LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về phát triển kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo đó yêu cầu các huyện trong tỉnh phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy kinh tế các huyện tăng trưởng và phát triển. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Triều đến năm 2010 được xây dựng năm 2001 và đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt. Đến nay qua quá trình thực hiện, một số yế
82 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - Xã hội huyện Đông Triều, tỉnh Quang Ninh đế năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tố và điều kiện đã có sự thay đổi, đặc biệt là xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước yêu cầu chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh và huyện cũng phải thay đổi cho phù hợp. Quá trình hội nhập kinh tế cũng đòi hỏi cần tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, trong đó hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là cầu nối giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, Quảng Ninh là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế quốc tế Đông - Tây. Để phát huy vai trò là cửa ngõ, đòi hỏi tỉnh phải huy động sự nỗ lực của tất cả các huyện, trong đó có huyện Đông Triều.
Để đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập trong thời kỳ mới, đòi hỏi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đông Triều phải có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Trong quá trình thực tập tại Viện Chiến Lược-Bộ KH ĐT tôi đã được tham gia chuyến công tác khảo sát, đánh giá tình hình thực tế về kinh tế-xã hội của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Triều, tỉnh Quang Ninh đế năm 2020” cho bài chuyên đề thực tập này
Mục đích của chuyên đề này nhằm đánh giá việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đông Triều giai đoạn 2001 – 2008; Đánh giá, xem xét quá trình huy động các nguồn lực nội sinh và ngoại sinh của huyện trong thời gian gần đây và từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm thực tốt điều chỉnh quy hoạch đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cho phù hợp với thời kỳ mới.
Với mục đích đó, cơ cấu của bài viết này được chia thành 3 chương :
Chương I: vai trò của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong hệ thống kế hoạch hóa kinh tế quốc dân
Chương II: Phân tích tình hình thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua
Chương III: Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển KT-XH huyện Đông Triều đến năm 2020
Trong quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề, tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành đến Cô giáo TS. Phan Thị Nhiệm và các cán bộ tại Viện Chiến Lược-Bộ KH ĐT đã hướng dẫn tôi rất tận tình giúp tôi hoàn thành tốt đợt thực tập
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HÓA KINH TẾ QUỐC DÂN
1. VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HÓA KTQD
1.1. Các khái niệm
- Quy hoạch: “Là tiến hành lựa chọn trong số những phương án cái nào tỏ ra rộng mở vào tương lai, rồi tìm cách bảo đảm cho sự thực hiện đó, điều đó lệ thuộc vào sự cung ứng các nguồn lực cần thiết…Vì rằng quy hoạch là quá trình ra quyết định và là hoạt động cung ứng nguồn lực cho nên quy hoạch mang tính chính trị, trong đó các phương án lựa chọn sẽ không mang lại lợi ích đồng đều và như nhau đối với tất cả các thành viên của xã hội…”
(Theo Margaret Roberts)
- Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội: Là một hoạt động nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và các vùng lãnh thổ nhằm xác định một cơ cấu ngành không gian của quá trình tái sản xuất xã hội thông qua việc xác định các cơ sở sản xuất phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống nhằm không ngừng nâng cao mức sống dân cư, hợp lí hóa lãnh thổ và phát triển kinh tế bền vững.
(Theo giáo trình Quy hoạch phát triển)
1.2. Bản chất của quy hoạch phát triển
Quy hoạch là một công cụ để quản lí sự phát triển của đất nước, thể hiện tầm nhìn, bố chí chiến lược về thời gian và không gian phát triển một ngành hay một vùng lãnh thổ
Quy hoạch phát triển là sự cụ thể hóa các chiến lược phát triển, là cơ sở định hướng cho kế hoạch 5 năm và hàng năm
Trong điều kiện kinh tế thị trường, quy hoạch phát triển có hai nội dung cơ bản là:
- Dự báo về mặt phát triển, nghĩa là dự báo phát triển đối với các ngành, lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ nghiên cứu. nó trả lời cho câu hỏi: Làm cái gì? Làm cho ai? Và làm bao nhiêu?
- Luận chứng các phương án tổ chức kinh tế-xã hội theo lãnh thổ, nó trả lời cho câu hỏi làm ở đâu?
Hai nội dung trên gắn kết chặt chẽ với nhau, chúng phải được trả lời một cách thỏa đáng, chính xác và rõ ràng
1.3. Vai trò của quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội
Do xã hội có nhiều thành phần kinh tế, nhiều chủ thể kinh tế khác nhau với mục tiêu hoạt động của chủ thể là theo đuổi lợi ích tối đa về họ, không quan tâm đến lợi ích xã hội do đó cần có quy hoạch về: dự kiến bố chí địa điểm, không gian sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí, bảo đảm lợi ích xã hội tốt nhất và tạo điều kiện tốt cho hoạt động của các thành phần kinh tế
Quy hoạch đánh giá được hiện trạng sử dụng đất và các thu nhập khác dự kiến được khả năng sử dụng đất làm căn cứ cho nhà quản lý nắm được số lượng
đất đai hiện còn lại và hướng mở rộng không gian sử dụng đất cho tương lai trước mắt và lâu dài
Bản quy hoạch cũng là căn cứ và thực tiễn, là nguồn cung cấp thông tin về mặt thực trạng phát triển kinh tế của các ngành, các lĩnh vực và nguồn lực, tài nguyên lao động, hợp tác trong vùng và quốc tế về dự kiến nhu cầu các ssanr phẩm chủ yếu và khả năng đáp ứng từng nhu cầu đó trong từng giai đoạn phát triển để nhà đầu tư nghiên cứu đưa ra quyết định quy mô, vị trí, công nghệ, thời điểm đầu tư của doanh nghiệp
2. CÁC LOẠI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI ĐANG ĐƯỢC THIẾT LẬP Ở VIỆT NAM
2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội lãnh thổ
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội lãnh thổ bao gồm:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của cả nước.
- Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm, các lãnh thổ đặc biệt (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng).
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh).
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH thành phố, thị xã và huyện, quận thuộc tỉnh (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện).
2.2. Quy hoạch phát triển ngành
Quy hoạch phát triển ngành bao gồm 3 nhóm ngành:
- Quy hoạch các ngành sản xuất và các sản phẩm chủ lực: Đây là loại qui hoạch “mềm”, phụ thuộc nhiều vào thị trường. Qui hoạch phát triển các ngành này nên đưa ra những định hướng chính, chưa đi vào chi tiết. Tuy nhiên cần bố trí cụ thể những công trình lớn có tính đột phá trên các vùng lãnh thổ cụ thể.
- Quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế: Các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế là các ngành mang tính chất nền tảng đảm bảo cho sự phát triển. Đây là những ngành đòi hỏi qui hoạch phải có tầm nhìn xa và rất xa (nhiều năm); cần có đầu tư lớn và thời gian thực hiện đầu tư dài; là điều kiện đảm bảo cho tất cả các hoạt động kinh tế xã hội. Để phát triển sản xuất các ngành này cần được đầu tư đi trước một bước và tuân thủ theo những tiêu chuẩn có tính bắt buộc. Qui hoạch phát triển KCHTKT được xem là qui hoạch “cứng”.
- Quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng xã hội: Các ngành thuộc kết cấu hạ tầng xã hội tạo ra các điều kiện vật chất, đảm bảo trước hết, trực tiếp cho các hoạt động xã hội, văn hoá tồn tại và phát triển. Đồng thời góp phần đảm bảo sự phát triển kinh tế của đất nước. Phát triển các ngành kết cấu hạ tầng xã hội là bắt buộc, xuất phát từ mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân.
Quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Quy hoạch phát triển ngành trên phạm vi cả nước có trước, làm cơ sở cho quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ.
3. NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KT-XH
3.1. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH lãnh thổ
3.1.1. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng
a) Phân tích, đánh giá và dự báo các yếu tố phát triển vùng.
- Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu tố này cho quy hoạch phát triển.
- Yêu cầu và vị thế của vùng quy hoạch đối với chiến lược phát triển KT - XH chung của cả nước.
- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dự báo khả năng khai thác chúng; các lợi thế so sánh cũng như những hạn chế của vùng.
- Kiểm kê, đánh giá phát triển dân số và phân bố dân cư gắn với yêu cầu phát triển KT - XH và các giá trị văn hoá nhân văn phục vụ phát triển.
- Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội về mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội của vùng.
b) Xác định vị trí, vai trò của vùng đối với nền kinh tế quốc dân cả nước, từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển vùng.
- Luận chứng xác định động lực, mối quan hệ gắn kết giữa vùng với các vùng bên ngoài và cả nước để xác định phạm vi và mục tiêu chủ yếu của vùng một cách phù hợp.
- Lựa chọn các mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP, tổng GDP, giá trị xuất khẩu và tỷ trọng đóng góp của vùng đối với cả nước, GDP/người, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của những ngành, sản phẩm có lợi thế so sánh trong nước và trong khu vực.
- Xác định các mục tiêu xã hội: tăng chỗ làm việc, giảm đói nghèo, giáo dục đào tạo nghề, chăm sóc sức khoẻ- khám chữa bệnh, phát triển văn hoá, thể thao, giảm tệ nạn xã hội.
- Xác định các tác động môi trường: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xây dựng môi trường phát triển bền vững.
c) Lựa chọn cơ cấu kinh tế, phương hướng phát triển các ngành, các sản phẩm chủ lực và lựa chọn cơ cấu đầu tư
d) Lựa chọn phương án phát triển kết cấu hạ tầng.
- Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới giao thông.
- Lựa chọn phương án phát triển nguồn và mạng lưới chuyển tải điện.
- Lựa chọn phương án phát triển các công trình thuỷ lợi, cấp nước, bảo vệ môi trường.
-Lựa chọn phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hôị chủ yếu (bệnh viện, cơ sở y tế chuyên sâu, trường đại học cao đẳng và dạy nghề; cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp vùng).
e) Lựa chọn phương án phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư trong vùng.
f) Luận chứng các giải pháp thực hiện quy hoạch.
- Giải pháp về huy động vốn đầu tư.
- Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
- Giải pháp về khoa học công nghệ.
- Giải pháp về cơ chế, chính sách.
- Giải pháp về tổ chức thực hiện.
3.1.2. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh
Ngoài những nội dung đã nêu trong quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH vùng, các nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh cần cụ thể hơn.
a) Khi phân tích và dự báo các yếu tố và điều kiện phát triển cần chú trọng yếu tố thị trường và xác định các lợi thế so sánh so với các tỉnh khác và có tính tới cạnh tranh quốc tế.
b) Trong phần xác định vị trí, vai trò của tỉnh đối với các tỉnh, thành phố kề cận, vùng lớn và cả nước cần làm rõ:
- Mức độ đóng góp của tỉnh vào GDP và tốc độ tăng GDP của vùng lớn cũng như của cả nước.
- Vai trò của tỉnh trong việc phát triển các sản phẩm quan trọng, xuất khẩu cho nền kinh tế quốc gia.
c) Đối với nội dung tổ chức KT - XH trên địa bàn tỉnh cần đi sâu nghiên cứu:
- Phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn.
- Phát triển hệ thống khu, cụm công nghiệp; khu kinh tế thương mại, các khu kinh tế đặc thù.
- Phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi hàng hoá.
- Phát triển mạng lưới giáo dục đào tạo (cả đào tạo nghề), hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe.
- Phát triển các vùng khó khăn gắn với ổn định dân cư, xoá đói giảm nghèo.
d) Khi xây dựng các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh cần đặc biệt làm rõ: chương trình, dự án đầu tư trọng điểm; biện pháp bảo vệ môi trường và tổ chức thực hiện quy hoạch.
e) Sản phẩm của quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh
- Báo cáo tổng hợp kèm hệ thống biểu bảng tổng hợp
- Báo cáo tóm tắt
- Báo cáo chuyên đề quy hoạch
- Bản đồ:
+ Bản đồ kèm theo báo cáo thuyết minh
+ Bản đồ báo cáo treo tường.
- Ngân hàng dữ liệu
3.1.3. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện
Nội dung chủ yếu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện bao gồm:
a) Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển, khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả lợi thế so sánh của huyện trong tỉnh và so sánh với các huyện lân cận: phân tích, đánh giá những lợi thế so sánh về các yếu tố và điều kiện phát triển của huyện trong tổng thể tỉnh và vùng. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng khai thác lãnh thổ huyện; đánh giá tiềm năng đóng góp vào ngân sách của huyện.
- Phân tích, đánh giá và dự báo khả năng huy động các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội vào mục tiêu phát triển của huyện trong tỉnh và vùng.
+Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu tố này cho quy hoạch phát triển của huyện.
+Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dự báo khả năng khai thác, bảo vệ chúng.
+Phân tích, đánh giá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân cư gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các giá trị văn hoá phục vụ phát triển.
+Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng về mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển cao hơn.
+Phân tích, đánh giá quá trình phát triển và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
+Khi phân tích và dự báo các yếu tố và điều kiện phát triển cần chú trọng yếu tố thị trường và xác định các lợi thế so sánh so với các huyện khác và có tính tới cạnh tranh quốc tế.
- Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố trong nước và quốc tế đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện; tác động của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Đánh giá về các lợi thế so sánh, hạn chế và cơ hội cùng các thách thức đối với phát triển huyện trong thời kỳ quy hoạch.
b) Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng.
Xác định vị trí, vai trò của huyện đối với nền kinh tế của tỉnh và vùng, từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển của huyện. Tác động của quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành đối với huyện trong thời kỳ quy hoạch. Luận chứng mục tiêu phát triển (gồm cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể).
- Đối với mục tiêu kinh tế: tăng trưởng kinh tế (tính theo giá trị sản xuất), giá trị xuất khẩu, một số sản phẩm chủ yếu và tỷ trọng đóng góp của huyện đối với tỉnh, đóng góp vào ngân sách, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh có so sánh với bình quân chung của tỉnh.
- Đối với mục tiêu xã hội: mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm đói nghèo, mức độ phổ cập về học vấn, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo, mức giảm bệnh tật và tệ nạn xã hội.
- Đối với mục tiêu môi trường: giảm mức độ ô nhiễm môi trường và bảo đảm các yêu cầu về môi trường trong sạch theo tiêu chuẩn môi trường (tiêu chuẩn Việt Nam).
c) Xác định nhiệm vụ để đạt mục tiêu đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Luận chứng phát triển cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển và phân bố các ngành và lĩnh vực then chốt và các sản phẩm quan trọng và lựa chọn cơ cấu đầu tư (kể cả đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm trong giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quy hoạch).
Luận chứng phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp phát triển và đào tạo nguồn nhân lực.
d) Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ huyện (lựa chọn phương án tổng thể khai thác lãnh thổ).
Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị, điểm dân cư tập trung và khu, cụm, điểm công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, làng nghề; phát triển hệ thống khu, cụm, điểm công nghiệp, làng nghề; khu thương mại, hệ thống chợ gắn với các điểm dân cư.
Tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn; phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi hàng hoá.
Xác định phương hướng phát triển cho những lãnh thổ đang kém phát triển và những lãnh thổ có vai trò động lực; phát triển các vùng khó khăn gắn với ổn định dân cư, xoá đói, giảm nghèo.
Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư.
e) Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài của các hoạt động kinh tế, xã hội của huyện và gắn với huyện khác trong tỉnh.
- Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới giao thông của huyện trong tổng thể mạng lưới giao thông của cả tỉnh.
- Lựa chọn phương án phát triển thông tin liên lạc, bưu chính, viễn thông.
- Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới chuyển tải điện gắn với mạng lưới chuyển tải điện của cả tỉnh.
- Lựa chọn phương án phát triển các công trình thủy lợi, cấp nước.
- Lựa chọn phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và phúc lợi công cộng. Phát triển mạng lưới giáo dục - đào tạo (cả đào tạo nghề), hệ thống y tế - chăm sóc sức khỏe và các cơ sở văn hoá - xã hội.
f) Định hướng quy hoạch sử dụng đất (dự báo các phương án sử dụng đất căn cứ vào định hướng phát triển ngành, lĩnh vực).
g) Luận chứng danh mục dự án đầu tư ưu tiên.
h) Luận chứng bảo vệ môi trường; xác định những lãnh thổ đang bị ô nhiễm trầm trọng, những lãnh thổ nhạy cảm về môi trường và đề xuất giải pháp thích ứng để bảo vệ hoặc sử dụng các lãnh thổ này.
i) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch; đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính toán cân đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện và luận chứng các bước thực hiện quy hoạch; đề xuất phương án tổ chức thực hiện quy hoạch.
- Giải pháp về huy động vốn đầu tư.
- Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
- Giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường.
- Giải pháp về cơ chế, chính sách.
- Giải pháp về tổ chức thực hiện.
k) Thể hiện phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện trên bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000 đối với các khu vực kinh tế trọng điểm.
Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng lớn làm căn cứ cho quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh làm căn cứ cho việc lập quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện.
3.1.4. Trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH lãnh thổ
- Bước 1: Đánh giá tác động (hay chi phối) của chiến lược phát triển KT - XH của cả nước và tác động của khu vực đối với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ quy hoạch. Đánh giá và dự báo các yếu tố và nguồn lực phát triển.
- Bước 2: Xác định vai trò của lãnh thổ quy hoạch đối với cả nước và đối với lãnh thổ lớn hơn mà nó nằm trong đó.
- Bước 3: Xác định mục tiêu, các phương án phát triển và tổ chức KT - XH theo lãnh thổ (như nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ đã nêu). Đồng thời, luận chứng các giải pháp chủ yếu và điều kiện đảm bảo thực hiện quy hoạch phát triển tổng thể KT - XH lãnh thổ theo các phương án đã được lựa chọn.
3.2. Nội dung của quy hoạch phát triển ngành
3.2.1. Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển ngành sản xuất và sản phẩm chủ lực
- Xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân và các mục tiêu phát triển của ngành.
- Phân tích, dự báo các yếu tố phát triển ngành, trong đó có phân tích, dự báo đầy đủ yếu tố thị trường và yêu cầu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Phân tích tình hình cạnh tranh trên thế giới và trong nước.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ. Phân tích cơ cấu ngành, sản phẩm chủ lực, đầu tư, khoa học - công nghệ, lao động, tổ chức sản xuất.
- Xây dựng quan điểm, mục tiêu và luận chứng các phương án phát triển cơ cấu ngành, sản phẩm chủ lực và các điều kiện chủ yếu đảm bảo mục tiêu quy hoạch được thực hiện (đầu tư, công nghệ, lao động).
- Luận chứng phương án phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ, nhất là đối với các công trình then chốt.
- Những vấn đề về bảo môi trường.
- Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách; đề xuất các phương án thực hiện theo các giai đoạn phát triển (nhất là giai đoạn 5 năm đầu tiên).
- Xây dựng danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm và tổ chức thực hiện quy hoạch.
3.2.2. Nội dung chủ yếu của quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế bao gồm
- Dự báo nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội; vai trò của ngành;
- Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kết cấu hạ tầng của khu vực tác động tới phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước trong thời kỳ quy hoạch;
- Luận chứng các phương án phát triển kết cấu hạ tầng trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ;
- Luận chứng các giải pháp, công trình đầu tư ưu tiên và tổ chức thực hiện
3.2.3. Nội dung chủ yếu của quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng xã hội bao gồm
- Xác định nhu cầu của dân cư về các dịch vụ thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng xã hội theo từng giai đoạn quy hoạch;
- Dự báo trình độ phát triển kinh tế- xã hội và tiến bộ khoa học, công nghệ của khu vực tác động tới nhu cầu của dân cư và phát triển kết cấu hạ tầng xã hội trong thời kỳ quy hoạch;
- Luận chứng các phương án phát triển và phân bố kết cấu hạ tầng xã hội trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ;
- Luận chứng các giải pháp, công trình đầu tư ưu tiên và tổ chức thực hiện;
- Luận chứng giải pháp và chính sách nhằm đảm bảo cho dân cư được thụ hưởng các dịch vụ của kết cấu hạ tầng xã hội
3.2.4. Căn cứ lập và trình tự lập các dự án quy hoạch phát triển ngành
Trên cơ sở đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các vùng lớn, vùng kinh tế trọng điểm, các Bộ quản lý chuyên ngành tổ chức lập quy hoạch phát triển ngành.
Trình tự lập dự án quy hoạch phát triển ngành
Bước 1: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến việc lập quy hoạch phát triển ngành; trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá các yếu tố và điều kiện phát triển và dự báo tác động của chúng đến quy hoạch phát triển ngành. Thu thập tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường có liên quan, nếu thiếu cần có kế hoạch điều tra bổ sung.
Bước 2: Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển ngành (nếu trước đây đã có quy hoạch thì khi đánh giá hiện trạng cần so sánh với mục tiêu quy hoạch đề ra).
Bước 3: Dựa vào các mục tiêu đặt ra của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, yếu tố thị trường trong và ngoài nước, khả năng các nguồn lực để luận chứng quan điểm, mục tiêu phát triển ngành cho các năm mốc của thời kỳ quy hoạch. Luận chứng các phương án phát triển và giải pháp chủ yếu đảm bảo thực hiện quy hoạch phát triển ngành. Dự kiến danh mục công trình đầu tư của quy hoạch ngành.
Bước 4: Xây dựng báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch phát triển ngành.
Bước 5: Cơ quan quản lý nhà nước trình quy hoạch lên cấp có thẩm quyền để thẩm định và phê duyệt.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU. TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU
1.1. Vị trí địa lý.
Huyện Đông Triều nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ địa lý:
- Từ 21029’04’’ đến 21044’55’’ vĩ độ Bắc;
- Từ 106033’ đến 106044’57’’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phũng và huyện Kinh Mụn tỉnh Hải Dương, phía Đông giáp thị xã Uông Bí, phía Tây giáp huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương.
Diện tích tự nhiên toàn huyện được xác định theo Chỉ thị 364/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 39.657,01 ha, bằng 6,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Huyện Đông Triều có 21 đơn vị hành chính, bao gồm 19 xã và 2 thị trấn Mạo Khê và Đông Triều. Dân số trung bình năm 2008 là 152.438 người, mật độ dân số 397 người/km2, cao hơn nhiều so với mức trung bình chung toàn tỉnh là 183 người/km2.
Đông Triều là huyện nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nằm gần các đô thị và thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương. Có hệ thống giao thông vận tải thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy và đường sắt. Đây là những điều kiện tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
1.2. Địa hình.
Đặc trưng địa hình của huyện Đông Triều là đồi núi trung du xen lẫn đồng bằng. Phía bắc và tây bắc là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông Triều, phía nam là vùng đồng bằng ven sông và được chia thành 3 vùng chính:
* Vùng đồi núi phía Bắc:
Bao gồm các xã: An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, có độ cao trung bình 300 - 400 m, đỉnh cao nhất là Am Váp cao 1031 m, đoạn giữa đứt gãy tạo thành thung lũng lớn Bình Khê - Tràng Lương.
Địa hình vùng đồi núi phía bắc thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp (cây ăn quả, cây công nghiệp v.v.)
* Vùng giữa:
Kéo dài từ Dốc Đỏ thuộc xã Hồng Thái Đông qua phía bắc Mạo Khê, Kim Sơn, Tràng An là vùng đồi thấp xen kẽ, có nguồn gốc là đất phù sa cổ. thích hợp phát triển nông nghiệp, chăn nuôi.
* Vùng đồng bằng phía Nam:
Vùng này chủ yếu do phù sa sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc bồi đắp tạo thành vùng đất màu mỡ, bao bọc vùng đồng bằng là hệ thống sông ngòi nối liền với sông Thái Bình rồi tỏa đi các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng và nhiều nơi khác. Địa hình của vùng thích hợp cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa.
1.3. Khí hậu.
Huyện Đông Triều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa phía bắc vì vậy khí hậu nơi đây mang những nét đặc trưng của miền Bắc, đó là khí hậu nóng, ẩm và mưa nhiều vào mùa hè, lạnh, khô vào mùa đông.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,20C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 30 - 320C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới là 380C, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 14,5 - 15,50C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 3,20C.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 83% tương đương với mức trung bình so với toàn tỉnh. Độ ẩm không khí thường thay đổi theo mùa và các tháng trong năm. Các tháng có độ ẩm không khí cao nhất là tháng 3,4 Và tháng 8 với độ ẩm trên 87%, các tháng có độ ẩm không khí thấp nhất là tháng 2-11-12 với độ ẩm 74 - 77%.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm ở Đông Triều tương đối thấp so với toàn tỉnh, đạt mức 1.442 mm, phân bố không đều trong năm và phân thành 2 mùa mưa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, chiếm 75-80% tổng lượng mưa, cao nhất là tháng 7 đạt 294 mm; Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm từ 20-25% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 chỉ có 4-30mm.
Chế độ gió - Bão: Cũng giống như các tỉnh miền Bắc khác, trên địa bàn huyện Đông Triều thịnh hành hai loại gió chính là gió đông nam và gió mùa đông bắc. Gió đông nam xuất hiện vào mùa mưa, thổi từ biển vào mang theo hơi nước và gây ra mưa lớn. Mỗi năm huyện chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 - 5 cơn bão với sức giật từ cấp 8 đến cấp 10, giật trên cấp 10. Gió mùa đông bắc xuất hiện vào mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 hoặc tháng 5 năm sau, tốc độ gió từ 3-4 m/s, gió đông bắc tràn về thường lạnh và mang theo giá rét
Thủy văn: Huyện Đông Triều có hệ thống sông suối khá lớn với 10 con sông bao bọc toàn bộ phía tây bắc, tây nam và phân bố dày đều trên toàn huyện. Sông lớn nhất là Kinh Thầy chảy qua địa phận Bắc Ninh, Hải Dương, qua Đông Triều ra Hải Phòng. Các sông nội huyện như sông cầu Vàng, sông Đạm và các suối nhỏ phía đông bắt nguồn từ các dãy núi phía Bắc thuộc cánh cung Đông Triều ở độ cao 600-700 m, chảy theo hướng bắc nam. Các sông nhánh này đều ngắn và dốc, trắc diện hẹp, bồi tụ ít, quanh co, uốn khúc, cửa sông hẹp, diện tích lưu vực nhỏ, lũ lên nhanh nhưng rút chậm nên dễ bị úng lụt kéo dài.
1.4. Tài nguyên thiên nhiên.
1.4.1. Tài nguyên đất.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đông Triều là 39.657,01 ha, bao gồm ba loại đất chủ yếu :
* Đất mặn: Diện tích 1.708 ha, chiếm 4,8% tổng diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở các xã ven sông Kinh Thầy, Đá Bạc, do tác động của con người và sự xâm nhập của nước biển nên hình thành 2 loại đất mặn như sau:
- Đất mặn chua: Diện tích 168 ha ở khu vực ven sông Đá Bạc thuộc các xã Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, Yên Đức. Đây là loại đất do phù sa bồi tụ bị nước mặn xâm nhập, nghèo bazơ, trữ lượng axit hữu cơ nhiều do quá trình phân hủy của sú vẹt tạo nên đất mặn và chua.
- Đất chua mặn: Diện tích 1.540 ha, bằng 3,8% diện tích đất tự nhiên. Tập trung nhiều ở các xã phía nam của huyện, thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình.
* Đất phù sa: Có diện tích 4.575 ha, chiếm 11,52% diện tích đất tự nhiên, bao gồm các dải đất chạy dọc ven theo các sông chính tronh huyện và chia làm 2 loại:
- Đất phù sa không được bồi, diện tích 3.375 ha, bằng 8,5% diện tích tự nhiên, phân phố ở các xã Bình Dương, Nguyễn Huệ, Thủy An, Việt Dân, Tân Việt, Hồng Phong, Hưng Đạo, Đức Chính, Tràng An, Xuân Sơn, Kim Sơn, Yên Thọ, Yên Đức, Hoàng Quế. Loại đất này thường nằm sâu trong đồng có đê ngăn cách hoặc ở địa hình cao, hàng năm không được bồi, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, thích hợp gieo trồng nhiều loại cây lúa, rau mầu.
- Đất phù sa cũ bạc màu: là lọai đất phù sa cũ, qua quá trình bị rửa trụi, bào mòn dẫn đến đất xấu. Thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, dễ lắng đọng, diện tích 1.200 ha, chiếm 3,02% diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở các xã vên quốc lộ 18A.
* Đất đồi núi: là loại đất chủ yếu ở huyện Đông Triều với diện tích 30.919,6 ha, chiếm 77,84% diện tích đất tự nhiên, bao gồm 4 loại đất chính là: đất lúa nước vùng đồi núi, đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm, đất feralit trên núi và đất feralit màu vàng nhạt.
1.4.2. Tài nguyên nước.
Huyện Đông Triều có nguồn tài nguyên nước rất phong phú, bao gồm cả nguồn nước mặt và nứơc ngầm.
Nước mặt: do có hệ thống sông suối khá lớn bao bọc toàn bộ phía tây bắc, tây nam và phía nam của huyện với mật độ phân bố đều trên bề mặt đất đai toàn huyện nên nguồn nước mặt khá dồi dào. Huyện có 44 hồ đập lớn nhỏ với tổng trữ lượng và dòng chảy vào khoảng 500 tỷ m3, đảm bảo cung cấp nước tưới sản xuất nông nghiệp phục vụ công nghiệp và đời sống dân sinh.
Nước ngầm: Nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn ở các xã Bình khê, Đức Chính, Tràng An, Tân Việt có khả năng khai thác phục vụ đời sống nhân dân theo chương trình Nước sạch nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp, kinh tế trang trại, vườn đồi và phát triển công nghiệp.
Chất lượng nguồn nước ngầm khá tốt, theo báo cáo kh._.ảo sát địa chất thì hàm lượng nước tại các xã Tân Việt, Đức Chính, Tràng An, Bình Khê đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt, riêng khu vực Mạo Khê có hàm lượng sắt trong nước nhiều, cần phải có biện pháp khử sắt trước khi đưa vào sử dụng.
1.4.3. Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Đông Triều là 15296,91 ha, chiếm 38% diện tích đất tự nhiên, trong đó rừng sản xuất 5.369,33 ha; đất rừng phòng hộ 9.413 ha; đất rừng đặc chủng 514,4 ha.
Diện tích đất rừng của huyện tập trung nhiều ở các xã: Tràng Lương (4.821 ha), An Sinh (4.322 ha), Bình Khê (2.651 ha), Hồng Thái Đông (687 ha), Hoàng Quế (622 ha), Hồng Thái Tây (504 ha), thị trấn Mạo Khê (425 ha), Thủy An (356 ha), Nguyễn Huệ (169 ha), các xã còn lại có từ 3 đến dưới 100 ha.
- Rừng tự nhiên có tổng trữ lượng gỗ là 140.400 m3, trong đó:
+ Rừng cấp trữ lượng V: 103.268 m3
+ Rừng non có trữ lượng: 37.132 m3
- Rừng non chưa có trữ lượng, chủ yếu là rừng tự nhiên đang được phục hồi sau khi khai thác kiệt và sau nương rẫy, được đầu tư khoanh nuôi tái sinh, chăm sóc bảo vệ, trở thành loài cây chủ yếu ưa sáng, mọc nhanh, diện tích 4.466,35 ha.
* Rừng trồng:
Tổng diện tích rừng trồng hiện có là 7.132,8 ha, chủ yếu là các loại gỗ: thông, keo, bạch đàn, sa mộc.
* Hệ thực vật rừng:
Hệ thực vật tại huyện Đông Triều nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung chịu ảnh hưởng của hệ thực vật Hoa Nam (Trung Quốc), có nhiều đặc điểm giống với hệ thực vật Hải Nam và nằm trong luồng di cư thực vật Đông Nam Trung Quốc.
- Thực vật ôn đới gồm có họ: giẻ, thích du, đỗ quyên…
- Thực vật nhiệt đới có họ: cà phê, xoan, dâu tằm, cam, trám…
* Hệ động vật rừng:
Huyện Đông Triều có khoảng 250 loài động vật hoang dã, trong đó:
- Thú gồm 8 bộ, 22 họ, 59 loài.
- Chim có 18 bộ, 44 họ, 154 loài.
- Bò sát, lưỡng thê có 37 loài.
Hiện nay các loài động vật vẫn tồn tại nhưng số lượng còn rất ít do quá trình săn bắt của con người, vì vậy huyện cần có biện pháp bảo vệ nguồn động vật quý hiếm này.
1.4.4. Tài nguyên khoáng sản.
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện gồm có 2 nhóm: nhóm khoáng sản nhiên liệu và nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng.
- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: chủ yếu là than đá, trữ lượng khoảng 60 triệu tấn, cho phép khai thác 1,5 - 2 triệu tấn/năm. Hiện tại mỗi năm khai thác trên 1 triệu tấn than sạch. Đây là nguồn tài nguyên tạo ra các ngành công nghiệp chủ đạo như nhiệt điện, cơ khí, sản xuất xi măng…
- Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng bao gồm:
+ Đất sét: nằm theo dải vòng cung Đông Triều từ Bình Dương đến Hồng Thái Đông, tập trung nhiều nhất ở Bắc Mã (Bình Dương), Việt Dân, Yên Thọ là những khu vực có vùng đất sét dùng để sản xuất gốm, sành sứ. Còn lại là sét thường có thể dùng để sản xuất gạch nung với trữ lượng trên 50 triệu m3, nếu khai thác tốt hàng năm có thể sản xuất từ 150 – 200 triệu viên gạch, ngói.
+ Cao lanh: tập trung ở xã Yên Đức đảm bảo cung cấp để sản xuất gốm sứ cổ truyền với sản lượng trên 10 triệu sản phẩm/năm.
+ Đá vôi: Phân bố ở xã Hồng Thái Tây và Yên Đức, mỗi năm có thể khai thác hàng chục vạn m3 để sản xuất xi măng, vôi và xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Cát, sỏi: trữ lượng nhiều ở các xã Hồng Thái Đông, Kim Sơn, Xuân Sơn… và các suối trên địa bàn huyện.
1.4.5. Tài nguyên cảnh quan văn hóa du lịch.
Huyện Đông Triều có nhiều địa danh nổi tiếng như chùa Quỳnh Lâm, đền An Sinh, chùa Ngọa Vân, am Long Động, chùa Hồ Thiên thuộc quần thể di tích Yên Tử cùng với di tích lịch sử đền An Biên, chùa Bắc Mã Nơi Bác Hồ dừng chân ở Hồng Thái Tây. Đặc biệt là cụm di tích lịch sử và khu danh thắng Yên Đức.
Ngoài ra trong huyện cũng có nhiều thắng cảnh đẹp khác như đèo Voi, hồ Bến Châu, Trại Lốc, khe Chè, khe Ươn với gần 3000 ha cây ăn quả tập trung tạo ra vùng khí hậu mát mẻ, môi trường sinh thái trong lành, có thể sử dụng làm các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
* Đánh giá chung việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Với những đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện cho thấy trong những năm gần đây, huyện đã tận dụng những lợi thế về đất đai để phát triển nông lâm nghiệp đa dạng nhằm thu hút nguồn lao động trên địa bàn huyện vào phát triển nông lâm nghiệp, đồng thời đã huy động nguồn tài nguyên vào sản xuất công nghiệp như sản xuất đồ gốm sứ, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác than v.v.
Quá trình huy động tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện còn tập trung nhiều vào khai thác các lợi thế tự nhiên, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm chế biến từ các nguồn tài nguyên còn hạn chế, sản phẩm thô là chủ yếu.
Quy mô khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên còn nhỏ bé, khai thác theo dạng thủ công là chính. Vì vậy, môi trường thiên nhiên chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của dân cư và môi trường cảnh quan thiên nhiên.
Quá trình sử dụng tài nguyên đất chưa khai thác triệt để, tỷ lệ đất chưa sử dụng còn cao, toàn huyện còn 8541,26 ha chưa sử dụng, chiếm 21% diện tích đất tự nhiên.
Sự kết hợp giữa nội lực với ngoại lực chưa chặt chẽ, nội lực còn tiềm tàng chưa khai thác, nguồn nội lực chưa có sức hút mạnh mẽ nguồn ngoại lực.
* Khả năng huy động nguồn tài nguyên trong tương lai.
Từ thực trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện và thực trạng khai thác các nguồn tài nguyên đã cho thấy những mặt mạnh, mặt hạn chế trong huy động các nguồn lực trên địa bàn huyện. Trong tương lai, sẽ có nhiều yếu tố tác động đến khai thác tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện, có thể dự báo một số yếu tố cơ bản sau:
- Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới vào cuối năm 2006 đã mở ra cơ hội tốt để Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đây là yếu tố thuận lợi để Quảng Ninh nói chung và Đông Triều nói riêng tham gia vào các hoạt động kinh tế của cả nước. Thị trường xuất nhập khẩu sẽ được mở rộng, thị trường đầu tư sẽ ngày càng lan toả rộng khắp, không chỉ tập trung vào các vùng trọng điểm như trước đây.
- Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và Quảng Ninh nói riêng sẽ tác động mạnh đế quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Đông Triều, đòi hỏi các nguồn tài nguyên của Đông Triều cần được sử dụng tương xứng với xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, điều đó đòi hỏi các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn trên địa bàn huyện sẽ được sử dụng phục vụ công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và phát triển các ngành dịch vụ.
- Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá và đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với thời kỳ kinh tế phát triển. Huyện Đông Triều có tiềm năng lớn về đất đai, cơ cấu đất vừa thích hợp cho phát triển nông lâm nghiệp lại vừa thích hợp cho phát triển công nghiệp là cơ hội để Đông Triều thu hút các nhà đầu tư vào khai thác tài nguyên trên địa bàn huyện.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, Đông Triều cũng sẽ gặp phải những thách thức đặt ra trong tương lai, đó là:
- Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi quá trình đô thị hoá phát triển nhanh chóng, do vậy một lực lượng lao động của khu vực nông thôn sẽ chuyển hướng sang hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ ở khu vực đô thị, điều đó gây sức ép lớn không chỉ trong lĩnh vực đào tạo ngành nghề để nâng cao chất lượng nguồn lao động mà còn gây sực ép lớn đến phát triển đô thị , đặc biệt là kết cấu hạ tầng.
- Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, có nghĩa là gia nhập nền kinh tế thị trường với sức cạnh tranh cao, đòi hỏi nền kinh tế Đông Triều phải có sức vươn mạnh mẽ, có đủ năng lực cạnh tranh với nền kinh tế bên ngoài mới có thể tồn tại và phát triển bền vững.
- Quá trình chuyển đổi kinh tế diễn ra nhanh chóng là quá trình khai thác các nguồn tài nguyên ngày càng tăng càng làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt đòi hỏi cần có chiến lược khai thác tài nguyên để đảm bảo quá trình phát triển ổn định và bền vững.
2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KT-XH CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU GIAI ĐOẠN 2000 – 2008
2.1. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Huyện Đông Triều có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng: đá vôi, đất sét, than, cát, sỏi thuận lợi cho phát triển công nghiệp, xây dựng cơ bản. Sản xuất công nghiệp thời gian qua có nhiều khởi sắc. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 đạt 244 tỷ đồng (giá so sánh), năm 2005 đạt 558 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 19,5%/năm, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI. Trong những năm 2006 – 2007 giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng luôn tăng trưởng cao, với mức 17% - 18%. Năm 2008 tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 947 tăng trưởng đạt 18,5% so với năm 2007
Tại thời điểm tháng 12 năm 2006, trên địa bàn huyện đã có 58 dự án sản xuất công nghiệp, trong đó có 16 dự án đã đi vào sản xuất, 16 dự án đang đầu tư và 21 dự án đang làm thủ tục đầu tư, với tổng số vốn đã thực hiện và đăng ký là 1250 tỷ đồng. Trong năm 2007 có bổ sung một số dự án, trong đó có dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Mạo Khê công xuất đợt đầu 220 MW, vốn đầu tư 3000 tỷ đồng, đưa vào hoạt động năm 2010, sau năm 2010 tiếp tục mở rộng với tổng công suất là 440 MW. Như vậy, tổng vốn đầu tư cho các dự án công nghiệp đã được đăng ký lên tới trên 4000 tỷ đồng .
Huyện đã chú trọng hiếm tỷ trọng nhỏ so với công nghiệp khai thác. Năm 2005, công nghiệp khai thác hơn đến công nghiệp chế biến, tuy nhiên ngành công nghiệp chế biến hiện vẫn cchiếm tới 62,71%, công nghiệp chế biến chiếm 37,29% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện. Xu hướng công nghiệp khai thác trong các năm tiếp theo cũng giảm , năm 2006 còn 61,5%, năm 2007 còn 59%
Bảng 01: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp (GSS).
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
GTSX ngành CN/ tổng số
47
49,4
54,8
56
56,8
Cơ cấu nội ngành:
100
100
100
100
100
- Công nghiệp khai thác
86,9
62,7
61,5
59
57
- Công nghiệp chế biến
13,1
37,3
38,5
41
43
Nguồn: Phòng thống kê huyện Đông Triều và phân tích số liệu thống kê kế hoạc thực hiện các chỉ tiêu năm 2007.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã có sự đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp của địa phương, trong số 933 cơ sở sản xuất công nghiệp đa có 925 cơ sở ngoài quốc doanh. Huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tuy nhiên, khu vực kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp huyện, chiếm tới 83% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Bảng 02: Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
2006
2007
2008
1. GTSX CN theo GSS
Tỷ.đồng
372
461
558
692
818,9
947
2. GTSX CN theo GHH
Tỷ.đồng
550
751
1267
1592
1816
2083,4
3. Số cơ sở SX CN
Cơ sở
948
933
933
949
965
970
4. Lao động sản xuất CN
Người
12511
12953
13788
14138
14986
15780
5. Sản phẩm CN chủ yếu
- Than sạch
Ng.tấn
696
1011
1215
1500
1200
2800
- Gạch nung
Tr.Viên
45,5
65,1
140,8
150
250
414
- Sành sứ
1000chiếc
618
1330
2453
3250
3520
1040
- Vôi
1000Tấn
9,6
15,1
11
15
17
24
Nguồn: Niên giám thống kê huyện năm 2005và tình hình thực hiện kế hoạch 2006-2007.
2.2. Thương mại - dịch vụ.
Năm 2000 tổng giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện là 80 tỷ đồng (giá 1994) - chiếm 13,9% tổng giá trị sản xuất toàn huyện. Năm 2005 tăng lên 230 tỷ đồng, đạt nhịp độ tăng bình quân 23,5%, chiếm 19,6% tổng GTSX toàn huyện. Năm 2007 tăng lên 346 tỷ đồng, đạt nhịp độ tăng trưởng gần 20%. Năm 2008 đạt 398 tỷ đồng, tăng trưởng đạt 18,5% so với năm 2007.
Thị trường giao lưu hàng hoá và các loại hình dịch vụ được mở rộng, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đảm bảo cung ứng hàng hoá cho mọi nhu cầu xã hội.
Tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực này năm 2005 là 3812 người, tăng 5,4% so với năm 2004, Năm 2006 số lao động trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn huyện đạt 4.284 người, chiếm khoảng 6,3% lao động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ của tỉnh Quảng Ninh. Số cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn nhà hàng trên địa bàn năm 2005 là 1.167 cơ sở, trong đó có 951 cơ sở (81,5%) hoạt động thương mại, còn lại là các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch của huyện vẫn còn thiếu thốn và yếu kém, nhìn chung huyện vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng, lợi thế du lịch của mình, vốn đầu tư cho các khu du lịch, vui chơi giải trí còn thấp.
Dịch vụ vận tải phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 12%, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá và đi lại của nhân dân. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển.
Dịch vụ bưu chính, viễn thông. Huyện đã chú trọng đầu tư nâng cấp mở rộng và phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông đến trung tâm các xã. Hoàn thành việc xây dựng điểm bưu điện văn hoá và 2 bưu cục loại 3. Chất lượng dịch vụ được nâng cao, phục vụ kịp thời nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Năm 2007, mật độ điện thoại đạt 14 máy/100 dân, tăng gần gấp 10 lần so với năm 2000.
Dịch vụ tài chính ngân hàng. Hoạt động tài chính đạt kết quả khả quan trong 5 năm qua. Ngân hàng tiếp tục đổi mới phương thức kinh doanh, đa dạng hoá việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và trong các doanh nghiệp, mở rộng một số điểm dịch vụ tín dụng thanh toán, cho vay, chuyển tiền nhanh chóng, an toàn. Số dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động kinh doanh qua các năm đều tăng, đáp ứng nhu cầu vay của các tổ chức, cá nhân để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng chính sách duy trì vốn vay, thực hiện các dự án về giải quyết việc làm có hiệu quả.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ của huyện vẫn còn tồn tại một số yếu kém như quy mô hoạt động nhỏ bé, chất lượng dịch vụ còn hạn chế, chưa tạo được sự chuyển biến đáng kể và chưa phát huy được hết tiềm năng của huyện. Chưa có đội ngũ cán bộ, nhân viên có đủ năng lực, trình độ để phục vụ và phát triển ngành thương mại, du lịch của huyện.
2.3. Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản
Giá trị sản xuất ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp năm 2000 là 250 tỷ đồng đồng (giá so sánh), năm 2005 tăng lên 384 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 9%/năm, vượt so với kế hoạch đề ra. Tỷ trọng ngành trồng trọt năm 2005 đạt 63%, tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 34%, dịch vụ nông nghiệp đạt 3%. Năm 2007 giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp đạt 327,8 tỷ đồng, trong đó trồng trọt đạt 159,8 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 148 tỷ đồng, nuôi trồng thủy sản đạt 16,8 tỷ đồng. Năm 2008 GTSX ngành Nông –Lâm- Thuỷ sản đạt 329 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2007.
Bảng 3: Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp
Đơn vị: %
Ngành
2001
2005
2006
2007
2008
Tổng số
100
100
100
100
100
Trồng trọt
64,5
63
62,2
51,4
52,4
Chăn nuôi
33
34
34,5
45
44
Dịch vụ
2,5
3
3,3
3,6
3,6
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện )
Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá hình thức sở hữu: kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã và các ngành nghề dịch vụ. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn tiếp tục được đầu tư, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, nhất là các xã vùng cao.
2.3.1. Trồng trọt.
Năm 2008 toàn huyện có 14.465 ha diện tích đất gieo trồng, trong đó có 11.097 ha trồng cây lương thực có hạt, 879 ha cây công nghiệp, 1881 ha cây thực phẩm.
Huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi nhanh cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, chủ động đưa các giống mới có ưu thế về năng suất, chất lượng vào gieo trồng. Tỷ lệ giống lúa thuần chủng có năng suất cao chiếm 75%, lúa lai chiếm 25%; diện tích lúa xuân muộn là 100%, lúa mùa sớm và trung vụ chiếm 90,5%. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ và hướng dẫn nông dân đẩy nhanh việc ứng dụng, tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật mới, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế vào sản xuất.
Năng suất lúa bình quân năm 2007 đạt 55,9 tạ/ha/vụ, năm 2008 giảm còn 36,4 tạ/ha. Sản lượng lương thực có hạt năm 2007 đạt 62.899,7 tấn, đạt mục tiêu đề ra, đã đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, một phần được chuyển sang hàng hoá. Tuy nhiên, năm 2008 do diện tích cây lương thực bị thu hẹp nên sản lường lương thực có hạt chỉ đạt 49.276 tấn, sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người đạt 308 kg.
Từng bước hình thành các vùng sản xuất cây trồng tập trung chuyên canh ổn định để tạo ra sản phẩm có giá trị hàng hoá. Tích cực chỉ đạo đầu tư tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, xây dựng mô hình cánh đồng có hiệu quả kinh tế cao như vùng trồng hoa chất lượng cao, rau an toàn ở thị trấn.
2.3.2. Chăn nuôi
Chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng phát triển, cơ bản giải quyết được nhu cầu thực phẩm trên địa bàn. Đến năm 2007 toàn huyện có 5312 con trâu, bình quân hàng năm tăng 2,9%; đàn bò có 575 con, đàn lợn có 81.050 con, bình quân hàng năm tăng 6,8%. Năm 2008 đàn trâu còn 5111 con, đàn bò 2.735 con, đàn lợn còn 85 ngàn con. Các mô hình chăn nuôi gia súc và động vật hoang dã có giá trị kinh tế được triển khai, tạo hướng cho đồng bào dân tộc thiểu số một số xã vùng cao tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống.
Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng: giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần từ 63% năm 2005 xuống còn 52,3% năm 2008; ngành chăn nuôi tăng dần từ 33% năm 2005 lên 44% năm 2008 và tỷ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăng từ 2,5% năm 2005 lên 3,6% năm 2008.
2.3.3. Lâm nghiệp
Huyện Đông Triều đã thực hiện tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng, rừng tái sinh phát triển nhanh; thực hiện nhiều chương trình thúc đẩy trồng rừng mới. Diện tích rừng khoanh nuôi đạt 400ha, diện tích rừng trồng tập trung đạt 2.374 ha, nâng độ che phủ lên 43,5%.
Cơ cấu cây trồng trong lâm nghiệp đang chuyển dịch từ cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả kinh tế.
Công tác quản lý, bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến tích cực, tỉnh đã tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, tổ chức giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, đơn vị lực lượng vũ trang quản lý, sử dụng, ký cam kết giữa hộ gia đình với thôn, xã về quản lý, bảo vệ rừng ...
2.3.4. Thuỷ sản
Nuôi trồng thuỷ sản đang có xu hướng phát triển. Huyện đã chỉ đạo chuyển đổi diện tích trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, với diện tích trên 401,85 ha ở 4 xã: Kim Sơn, Yên Đức, Hồng Phong, Hồng Thái Tây, đưa tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản lên 1.050 ha, tăng 774 ha so với năm 2005. Sản lượng thuỷ sản đạt 1.050 tấn, gấp hơn 2 lần so với năm 2005.
2.4. Các ngành văn hóa – xã hội
2.4.1. Y tế
Huyện Đông Triều có 1 Bệnh viện Đa Khoa huyện với 85 giường bệnh, 1 Trung tâm y tế than khu vực Mạo Khê (thuộc Tập đoàn than và khoáng sảnViệt Nam) với quy mô 130 giường bệnh; 1 Phòng khám đa khoa khu vực Mạo Khê, 21 trạm y tế xã, thị trấn. Ngoài ra, địa bàn huyện còn có 2 phòng khám đa khoa tư nhân và trên 100 cơ sở hành nghề Y, dược, y học cổ truyền tư nhân. Năm 2008 toàn huyện có 17/21 xã thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.
Công tác chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh có nhiều chuyển biến tích cực và được quan tâm đúng mức, đặc biệt là các xã miền núi, khu vực khó khăn của huyện. Chất lượng chuẩn đoán và điều trị được nâng cao, công tác giáo dục rèn luyện nâng cao Y đức và trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sỹ trong toàn huyện được chú trọng.
Mạng lưới y tế được kiện toàn và củng cố. Đến năm 2008, trên địa bàn huyện Đông Triều có 265 cán bộ y tế thuộc các đơn vị y tế công lập, trong đó:
- Trạm Y tế huyện Đông Triều có 82 cán bộ (11 thạc sỹ và bác sỹ chuyên khoa cấp 1; 17 bác sỹ; 1 cử nhân điều dưỡng; 7 y sỹ; 3 dược sỹ trung học; 6 nữ hộ sinh; 35 y tá).
- Trung tâm y tế than khu vực Mạo Khê có 87 cán bộ y tế( 6 bác sỹ chuyên khoa cấp I;17 bác sỹ; 13 y sỹ; 1 dược sỹ đại học và 3 dược sỹ trung học; 4 nữ hộ sinh; 45 y tá điều dưỡng và kỹ thuật viên trung cấp).
- Cơ quan Phòng y tế có 3 cán bộ y tế (2 bác sỹ chuyên khoa cấp 1, 1 bác sỹ).
- Trạm y tế các xã, thị trấn có 90 cán bộ y tế( 13 bác sỹ; 39 y sỹ 22 y tá, 16 nữ hộ sinh).
Đồng thời huyện đã coi trọng công tác tuyên truyền, tích cực đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình tới các xã. Tỷ suất sinh năm 2005 là 1,48%, giảm xuống còn 1,41% năm 2008. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giữ ở mức 1%. Việc chăm sóc sức khoẻ trẻ em được cải thiện, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 24,7% ( năm 2000) xuống còn 13,32%
( Năm 2005), năm 2008 còn 11%, tỷ lệ này đã ở mức thấp so với cả nước và tỉnh Quảng Ninh..
Chất lượng khám chữa bệnh của Trung tâm y tế huyện và một số trạm cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Công tác tuyên truyền về dân số- kế hoạch hoá gia đình chưa sâu rộng, tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn còn cao.
2.4.2. Giáo dục
Giáo dục - đào tạo có chuyển biến tích cực, quy mô giáo dục - đào tạo tiếp tục được mở rộng và phát triển, chất lượng dạy và học được nâng lên. Quy mô trường lớp được mở rộng, đội ngũ giáo viên được tăng cường và chuẩn hoá, từng bước đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Mẫu giáo: Tính đến 31/12/2008, toàn huyện có 187 lớp mẫu giáo với 339 giáo viên, thu hút 4.344 cháu, đạt tỷ lệ huy động 70% số cháu trong độ tuổi.
2003
2004
2005
2006
2008
Số lớp mẫu giáo
164
166
169
169
187
Số giáo viên
283
302
326
339
375
Số học sinh
3105
3299
3498
3517
3832
Nguồn: Tổng cục thống kê và tài liệu của phòng giáo dục
Giáo dục mầm non phát triển ở tất cả các xã, thị trấn, đã tạo điều kiện cho các cháu trong độ tuổi đến lớp. Tỷ lệ học sinh đến lớp tăng, năm 2000 có 3070 cháu, năm 2005 tăng lên 4344 cháu. Năm 2006-2007 toàn huyện có 99 nhóm trẻ với 1267 cháu, trong đó có 68 nhóm bán côngvới 820 cháu, tư thục có 38 nhóm với 252 học sinh.
Giáo dục phổ thông tăng cả về số lượng và chất lượng. Huyện hiện có 54 trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, với 959 lớp học, thu hút trên 30 ngàn học sinh các cấp, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trên địa bàn huyện. Toàn huyện có 21/21 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đã có 25/54 trường đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia giai đoạn I (chiếm 46%) - vượt chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên do điều kiện khó khăn, cơ sở vật chất cho dạy và học cơ bản đáp ứng yêu cầu, tuy nhiên, hệ thống các công trình như thư viện và các phòng chức năng còn thiêu so với quy định.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đạt cao, bậc tiểu học đạt trên 95%. Công tác phổ cập giáo dục được triển khai tích cực, giữ vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và xoá mù chữ. Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục chiếm tỷ lệ gần 30% so với tổng chi ngân sách toàn huyện.
Cùng với những kết quả đã đạt được, ngành giáo dục - đào tạo của huyện còn có những mặt hạn chế cần được quan tâm giải quyết như: Chất lượng đào tạo chưa thực sự đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho sự phát triển.
2.4.3. Văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao
Trong những năm qua, hoạt động văn hoá thông tin có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Được sự quan tâm của Huyện Uỷ, HĐND, UBND huyện cùng với sự nỗ lực phấn đấu, ngành văn hoá thông tin đã khắc phục khó khăn hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Công tác quản lý Nhà nước được cụ thể hóa từ các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực văn hoá thông tin đã tạo ra môi trường văn hoá thông tin phát triển lành mạnh. Năm 2005, số hộ đạt gia đình văn hóa là 81,36%, số làng đạt tiêu chuẩn văn hóa là 36,63%, số cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa là 57,89%. Năm 2007 số hộ đạt gia đình văn hóa là 80,8%, số làng đạt 52,33%, số cơ quan đạt 75,5%.
Hoạt động văn hoá thông tin diễn ra sôi nổi khắp nơi, nhất là vào dịp các ngày lễ lớn của dân tộc. Công tác thông tin tuyên truyền luôn chuyển tải kịp thời đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đến nhân dân Công tác xã hội hoá thông tin bước đầu được định hình, tạo đà cho sự phát triển diện rộng và giảm tải ngân sách. Bản sắc văn hoá dân tộc được phục hồi và phát huy như, tục cưới hỏi, hội làng v.v.. Nhiều di sản văn hoá được khôi phục và khai thác có hiệu quả. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được triển khai với nhiều hình thức phong phú phù hợp với ý Đảng, lòng dân.
Phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng được tổ chức nhân rộng. Phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh, số người tham gia luyện tập thường xuyên ngày càng cao. Duy trì các môn thể thao truyền thống, công tác xã hội hoá thể dục thể thao được quan tâm thực hiện. Công tác phát thanh, truyền thanh cơ bản đã phủ sóng toàn huyện, 100% số xã có trạm truyền thanh. Tăng cường quản lý các hoạt động thông tin tuyên truyền, tích cực đầu tư phát triển mạng lưới truyền thanh, truyền hình, thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng tin, bài.
2.4.4. Mức sống dân cư và các vấn đề xã hội
Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ, huyện Đông Triều đã triển khai tích cực và chỉ đạo thường xuyên, thực hiện nhiều biện pháp như: trợ giúp kỹ thuật sản xuất, giúp ngày công lao động, lồng ghép các chương trình mục tiêu, hỗ trợ giống mới có năng suất, giá trị kinh tế cao. Thông qua nguồn vốn của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn vốn vay ưu đãi người nghèo, vốn vay giải quyết việc làm, vốn hỗ trợ của tỉnh, vốn huy động đóng góp của nhân dân... đã thu hút được nhiều nguồn lực hỗ trợ các xã nghèo, hộ nghèo, giúp cho các hộ đói nghèo từng bước thoát khỏi cảnh đói nghèo, ổn định cuộc sống. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,83% năm 2000 xuống còn 3% năm 2005 theo tiêu chí cũ, theo tiêu chí mới năm 2008 còn 8%.
Chương trình giải quyết việc làm được triển khai đồng bộ, tích cực trên cơ sở chính sách đầu tư phát triển, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng, đã tạo thêm việc làm mới, thu hút thêm lao động, bình quân hàng năm đã giải quyết việc làm cho 3.000 lao động. Xu hướng cơ cấu lao động trên địa bàn đã có bước chuyển dịch dần theo cơ cấu kinh tế của huyện.
Các hoạt động từ thiện giúp đỡ người tàn tật, người có công, gia đình thưong binh liệt sỹ... được triển khai thực hiện sâu rộng trong nhân dân. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn” được nhân rộng, các hoạt động xã hội được tổ chức tốt.
Đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong những năm qua đã được cải thiện rõ rệt, các nhu cầu thiết yếu của nhân dân về ăn, ở, điện sinh hoạt, phương tiện đi lại, nghe nhìn, vui chơi giải trí được đáp ứng ngày càng tốt hơn.
2.4.5. Kết cấu hạ tầng kinh tế.
a) Giao thông vận tải
* Mạng đường bộ:
Hệ thống Quốc lộ:
- Chạy qua địa bàn huyện Đông Triều có quốc lộ 18A, 18B và tỉnh lộ 332; 333, và đường sắt Kép - Bãi Cháy.
- Quộc lộ 18A chạy từ Tây sang Đông, qua 14/21 xã, thị trấn trong huyện, là trục giao thông huyết mạch của các xã phía nam huyện Đông Triều.
- Quốc lộ 18B, từ thị xã Đông Triều đi các xã: Đức Chính - Tràng An - Bình Khê - Tràng Lương sang thị xã Uông Bí.
Hệ thống tỉnh lộ:
- Trên địa bàn huyện có 3 tuyến tỉnh lộ chạy qua, với tổng độ dài 9,3km, bao gồm các tuyến sau:
- Tỉnh lộ 332: từ Quốc lộ 18 (thị trấn Đông Triều) đi Phà Triều, dài 3 km, mặt đường 5 m đã trải nhựa.
- Tỉnh lộ 333: từ Quốc lộ 18 (Yên Lãng) đi Phà Đụn, dài 4,78 km, mặt đường rộng 3,5 m đã trải nhựa.
- Tỉnh lộ từ Quốc lộ 18 (TT Mạo Khê) đi Hoàng Thạnh, dài 1,52 km, mặt đường rộng 5m, đã trải nhựa.
Đường huyện:
Hệ thống đường huyện dài 52 km, bao gồm các tuyến:
- Mạo Khê - Bình Khê dài 10 km, mặt đường rộng 3,5m đã trải nhựa.
- Bình Dương (QL18)- An Sinh - Đức Chính dài 13 km, mặt đường rộng 3,5m, đã trải nhựa.
- Thị trấn Đông Triều (QL18) - Tràng An - Bình Khê - Tràng Lương - Thị xã Uông Bí. Dài 29km mặt trải nhựa.
Đường xã, thôn:
- Tổng độ dài 537,66 km, trong đó: đường liên xã dài 24 km, đường xã dài 513,66 km.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Đông Triều đảm bảo việc giao lưu từ thị trấn Đông Triều đến tất cả các xã trong huyện, ngoài ra, mạng lưới giao thông của huyện và xã đảm bảo sự giao lưu giữa các thôn tương đối thuận tiện. Mật độ đường bộ huyện Đông Triều tương đối cao so với các huyện trong tỉnh, tuy nhiên, tập trung chủ yếu tại các xã thuộc phía nam huyện, các xã phía bắc phân bố thưa so với các xã phía nam.
* Mạng đường thuỷ:
Địa bàn huyện Đông Triều có các sông chảy qua như; sông cầu Cầm dài 12 km, sông Đạm dài 5 km, sông Đá vách dài 15 km, sông Vàng dài 3 km và sông Kinh Thày ngăn cách Đông Triều và Hải Dương. Nhìn chung sông trên địa bàn huyện ngắn, độ sâu kém ít có giá trị trong vận chuyển đường thuỷ, Huyện chỉ có tuyến đường thuỷ từ Đông Triều đi Phà Rừng dài 46 km, có khả năng cho tàu và sà lan trọng tải dưới 400 tấn qua lại.
Địa bàn huyện có bến sông Hoàng Thạch phục vụ vận chuyển than và vật liệu xây dựng, quy mô còn nhỏ.
* Đường sắt.
Đông Triều có tuyến đường sắt Kép - Bãi Cháy chạy qua, song song với tuyến Quốc lộ 18, làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách từ Quảng Ninh đến mạng đường sắt quốc gia.
* Về vận tải.
Nhìn chung khối lượng vận chuyển hàng hoá và hành khách trên địa bàn huyện đều do lực lượng vận chuyển tư nhân đảm nhận, khối lượng vận chuyển được thực hiện bằng đường bộ chiếm tới 90% về hành khách và 80% về hàng hoá.
b) Hiện trạng cấp nước
Huyện có nhiều công trình hồ đập cung cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân, tuy nhiên mới có 2 cơ sở cung cấp nước tập trung tai Đông Triều và Mạo Khê, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh tuy đã tăng khá nhưng chỉ đạt mức 60% số hộ dân trong toàn huyện và 11% số hộ dân dùng nước máy (ở thị trấn Mạo Khê và thị trấn Đông Triều).
c) Hiện trạng cấp điện
Huyện Đông Triều hiện có 100% số xã dùng điện lưới quốc gia, 95 % số hộ có điện chiếu sáng.
Nguồn điện cung cấp cho huyện Đông Triều là mạng điện quốc gia. Trên địa bàn huyện có 5 tuyến đường dây cao thế:
- Tuyến Uông Bí - Phả Lại, mạch kép 110 kv.
- Tràng Bạch - xi măng Phúc Sơn 110 kv.
- Tràng bạch - Hoành Bồ mạch kép 220kv (2x45km).
- Uông Bí Tràng Bạch, mạch kép 220kv( 2x19km).
- Tràng Bạch - Phả Lại, mạch kép 220kv( 2x40km)
- Tràng Bạch Đông Hoà, mạch kép 220kv ( 2x34km)
Tình hình tiêu thụ điện năng :
Năm 2008, huyện Đông Triều tiêu thụ khoảng 58 triệu ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22077.doc