Mục lục
Trang
Lời nói đầu
Đối với bất kỳ quốc gia nào, hệ thống kết cấu hạ tầng có vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước, hệ thống kết cấu hạ tầng tạo cơ sở tiền đề cho phát triển tất cả các ngành kinh tế. Trong hệ thống kết cấu hạ tầng thì năng lượng, đặc biệt là điện là nguồn năng lượng không thể thiếu đối với các ngành sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sử dụng cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng, cho đời sống con người.
ở V
77 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện lực giai đoạn 2001 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt Nam, ngành điện vẫn là một trong những ngành Nhà nước độc quyền, chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước, sản phẩm là loại hàng hoá đặc biệt, đòi hỏi quá trình sản xuất phải gắn liền với quá trình tiêu dùng. Với những đặc điểm này thì để nền kinh tế phát triển điện phải đi trước một bước.
Tầm quan trọng của ngành điện đối với nền kinh tế là không thể phủ nhận, không phải ngẫu nhiên mà Lênin cho rằng "chủ nghĩa cộng sản chính là chính quyền Xô Viết cộng với điện khí hoá" (Lênin toàn tập). Và theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với các đồng chí lãnh đạo và nhân dân rằng "dù trong hoàn cảnh trường hợp nào cũng phải chú ý đến điện, nước. Tiếp quản điện nước tốt thì quyết định thành công mọi công việc..." (theo Tạp chí Điện lực số 3 năm 1997).
Việt Nam là một trong 20 nước nghèo nhất thế giới chịu sự tàn phá nặng nề của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đang trên con đường hội nhập toàn cầu và phát triển kinh tế - thì điện lực là một nhân tố quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đã đề ra "xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của nền sản xuất. Đời sống vật chất tinh thần được nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dâu giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh".
Để đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong thời gian tới ngành điện phải có chiến lược phát triển từ nay đến 2010. Qua thực tế nhiều năm và hai năm đầu thực hiện chiến lược ngành điện còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu.
Thấy được tính thực tế của vấn đề nêu trên, kết hợp với quá trình thực tập tại Viện Chiến lược chính sách công nghiệp - Bộ Công nghiệp và sự giúp đỡ của cô giáo và các chuyên viên trong Viện. Em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài:
"Một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành Điện lực giai đoạn 2001 - 2010".
Bố cục của luận văn bao gồm:
Phần I: Sự cần thiết khách quan của chiến lược phát triển ngành Điện lực
Phần II: Thực trạng phát triển ngành điện lực Việt Nam giai đoạn 1991 - 2000 và chiến lược phát triển giai đoạn 2001 - 2010
Phần III: Một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện giai đoạn từ nay đến 2010
Do thời gian hạn hẹp cộng với kinh nghiệm thực tế còn ít nên bài viết không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng cán bộ hướng dẫn và các bạn.
Phần I: Sự cần thiết khách quan của
chiến lược phát triển ngành điện lực
I- Đặc điểm và vai trò của ngành điện lực.
1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành điện.
Khác với nhiều loại hàng hoá của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân ngành điện có những đặc thù riêng của nó.
- Sản phẩm của ngành điện là điện năng (đơn vị: kwh) sản phẩm này được sản xuất và phân phối bằng các hình thức đặc biệt. Khác với các loại hàng hoá khác, trong quá trình sản xuất (phát điện), lưu thông, phân phối, truyền tải, cung ứng, tiêu thụ (quá trình chuyển hoá năng lượng điện thành dạng năng lượng khác) được diễn ra đồng thời trong cùng thời gian. Chính vì lẽ đó điện năng không thể tồn kho, tích trữ, cũng không có bán thành phẩm, phế phẩm. Điện năng sản xuất theo nhu cầu, sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ bấy nhiêu. Tính đồng thời của quá trình sản xuất, phân phối tiêu thụ điện đòi hỏi các khâu sản xuất phải được tiến hành chặt chẽ, đồng bộ có sự phối hợp ăn khớp chặt chẽ trong toàn bộ quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng. Ngành điện là ngành đòi hỏi kỹ thuật cao. Để điều hành quá trình sản xuất phân phối đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý tập trung. Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các nhà quản lý kinh doanh điện phải có quá trình dự báo phụ tải để có được phương thức tối ưu nhất trong việc huy động nguồn thuỷ điện, nhiệt điện (nhiệt điện than, dầu khí đốt) nhằm khai thác tối đa có hiệu quả các nguồn năng lượng sơ cấp sẵn có trong thiên nhiên, đặc biệt là thuỷ điện.
Điện là ngành sản xuất tập trung nhưng tiêu dùng phân tán đòi hỏi mạng lưới điện trải theo chiều dài đất nước và đi vào các cụm dân cư, điều này đồng nghĩa với việc hao tổn điện năng trên đường tải và khó khăn trong công tác quản lý và tiêu dùng điện.
Điện là loại sản phẩm có thể sản xuất bằng nhiều công nghệ khác nhau như công nghệ về nhiệt điện, công nghệ về thuỷ điện về hạt nhân nhưng chất lượng điện là đồng nhất.
- Trong tổng sản lượng điện năng phát ra của Việt Nam thì điện năng từ thuỷ điện chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ ngành (chiếm 54,1% tổng sản lượng), nhưng thuỷ điện lại phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. Đó là nơi phải có sự chênh lệch về địa hình tạo ra lưu thông dòng chảy lớn như thuỷ điện Hoà Bình (Sông Đà), thuỷ điện Trị An, thuỷ điện Sơn La).
- Điện là ngành thuộc nhóm ngành công nghiệp nặng. Do vậy cũng như các ngành công nghiệp nặng khác ngành điện đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Ngoài các chi phí đầu tư để xây dựng các công trình phát điện ra, còn bao gồm chi phí đầu tư để xây dựng hệ thống truyền tải (máy biến áp + cột + hệ thống dây dẫn), chi phí về công tơ điện, chi phí về nhân sự v.v… Dự tính nhà máy thuỷ điện Sơn La chi phí đầu tư lên tới 4-5 tỷ USD.
2. Vai trò của ngành điện lực.
Trong thời đại ngày nay, khi xã hội loài người bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học và công nghệ hiện đại thì nhu cầu về năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng ngày càng cao, kinh nghiệm các nước trên thế giới và trong khu vực cho thấy: ở bất kỳ quốc gia nào trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì tốc độ phát triển của ngành năng lượng nói chung và của ngành điện nói riêng, bao giờ cũng có mức tăng trưởng nhanh hơn so với các ngành khác. Vì vậy đòi hỏi ngành điện lực phải luôn đi trước một bước, làm động lực thúc đầy nền kinh tế - xã hội phát triển một cách mạnh mẽ và toàn diện. Đúng như văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đã khẳng định:
"Kinh nghiệm thực tế nhiều năm cho thấy, trong bước đầu công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, vai trò của điện năng cực kỳ quan trọng. Nó quyết định nhịp độ phát triển của toàn bộ nền kinh tế và nâng cao đời sống xã hội".
Mục đích cuối cùng của các chính sách quốc gia suy cho cùng thường nhằm vào phát triển con người. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân làm cho chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện một cách nhanh chóng. Những lợi ích cơ bản mà điện mang lại đối với đời sống con người có thể khái quát như sau:
a. Điện đối với đời sống xã hội.
Để đánh giá chất lượng cuộc sống thì cần phải căn cứ vào 3 yếu tố: tuổi thọ bình quân; mức độ biết chữ và thu nhập bình quân đầu người (theo qui đổi ngoại tệ hoặc sức mua tương đương). Điện là nguồn nhân lực góp phần nâng cao đời sống con người, nâng cao dân trí và trình độ văn hoá giáo dục.
Điện góp phần làm tăng phúc lợi của con người thông qua hệ thống chiếu sáng về ban đêm. Điều này giúp cho con người có thể tiến hành các công việc sản xuất, học tập, vui chơi giải trí về ban đêm… tác động tích cực tới nền kinh tế đóng góp phần kích cầu đối với nền kinh tế, ngành công nghiệp giải trí gia tăng sản lượng trong các ngành kinh tế. Hệ thống chiếu sáng đô thị và các đường quốc lộ tác động không nhỏ tới hoạt động của ngành giao thông vận tải, không ngừng làm tăng dung lượng lưu chuyển hàng hoá của các thành phần kinh tế. Ngoài ra hệ thống chiếu sáng vào ban đêm còn tạo ra một cảnh quan môi trường trong sáng lành mạnh tác động gián tiếp tới lĩnh vực an ninh quốc phòng trong việc giữ gìn trật tự an ninh xã hội.
Không chỉ mang lại phúc lợi cho con người thông qua chiếu sáng. Điện còn góp phần làm thay đổi nếp sống và các phương tiện sử dụng trong gia đình. Việc sử dụng điện thay thế than trong nấu ăn là một phần đáng kể. Điều này mang lại lợi ích cho con người trong hai lĩnh vực: lĩnh vực kinh tế (giảm bớt thời gian, nhanh hơn, tiện hơn; và có tác dụng đối với bảo vệ môi trường sinh thái của con người. Thực tế là khi điện ra đời và phát triển thì các dụng cụ lao động dần dần được chuyển sang dùng điện, các dịch vụ gia đình được cung ứng tiện lợi hơn như quạt điện, bàn là, máy điều hoà nhiệt độ… không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện đời sống của con người.
Ngoài những lợi ích mà điện mang lại cho con người về mặt vật chất thì điện còn mang lại văn minh đối với đời sống con người, nâng cao dân trí, nâng cao đời sống xã hội thông qua phát thanh truyền hình. Qua đó vốn sống kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật không được trau dồi giúp con người nắm bắt nhanh những kiến thức khoa học hiện đại, vận dụng vào sản xuất và đời sống. Đây là tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển của một nước.
b. Điện đối với phát triển kinh tế.
* Điện đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Đặc điểm chung của ngành nông nghiệp là sản xuất theo thời vụ và gián đoạn do vậy việc sử dụng điện trong sản xuất nông nghiệp cũng mang tính chất thời vụ nên sẽ là rất tốt nếu ngành nông nghiệp cũng đầu tư chung với các ngành khác của xã hội để phát triển điện. Vì ngành nông nghiệp thường là trọng tâm của các chương trình phát triển nông thôn, trước hết là phân phối lương thực rồi đến tạo công ăn việc làm, ngành nông nghiệp thường được ưu tiên trong các kế hoạch mở rộng mạng lưới điện đến các vùng nông thôn.
Mảng quan trọng mà điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là mục đích cấp nước và tưới tiêu. Một khi hệ thống thuỷ lợi vận hành tốt sẽ mang lại lợi ích về kinh tế rất lớn. Giúp cho mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp trên nhiều ruộng đất khác nhau mà vẫn đảm bảo có đủ nước tưới. Việc sử dụng điện thay thế dầu Dizen là các phương pháp cấp nước thủ công sẽ bảo đảm cung cấp nước tưới tiêu một cách kịp thời và ổn định góp phần làm tăng năng suất cây trồng và giải pháp bớt sức lao động của người nông dân. Đặc biệt là cây lúa thể hiện tính thời vụ một cách rõ nét vì vậy việc cung cấp nước phải kịp thời cho kịp thời vụ và cho cả một diện tích rộng đặc biệt là trong mùa khô. Vì vậy sự trợ giúp của điện trong việc tưới tiêu là rất quan trọng.
Ngoài công cụ bơm nước tưới tiêu, điện còn giúp cho các hộ nông dân giảm bởi thời gian lao động, thay thế lao động thủ công bằng việc áp dụng hàng loạt các loại máy móc cơ khí vừa và nhỏ vào thu hoạch mùa màng và chế biến sản phẩm. Điều này giúp cho việc tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra kịp thời vụ và góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Trước khi chưa có các loại máy móc các nông sản chủ yếu được bán hoặc xuất khẩu thô chưa qua chế biến với giá trị thấp. Ngày nay công tác chế biến và bảo quản giúp cho giá trị kinh tế của nông sản và các sản phẩm nông nghiệp tăng cao. Vì vậy góp phần nâng cao thu nhập của toàn xã hội.
Ngoài ra điện còn tạo điều kiện phát triển các làng nghề truyền thống nhờ đưa máy móc sử dụng điện vào làm tăng năng suất lao động: mộc điêu khắc trên đá… như máy xẻ, cưa, cắt, khoan… góp phần xoá đói giám nghèo ở nông thôn.
+ Điện đối với quá trình công nghiệp hoá nông thôn:
Trước hết, đối với khu vực nông thôn, điện góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, nâng cao trình độ văn hoá giáo dục cho người dân nông thôn, giúp cho con người xã hội ngày càng phát triển. Điện giúp cho người dân nông thôn giảm bớt lao động thủ công, có điều kiện áp dụng máy móc vào sản xuất, góp phần làm tăng lợi ích kinh tế đối với nông sản, tăng năng suất cây trồng, tăng thâm canh gối vụ làm cho hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ngày càng cao, đây là nhân tố tạo động lực cho sự phát triển kinh tế ở mỗi địa phương.
Thứ hai, điện khí hoá nông thôn giúp cho mỗi địa phương, mỗi tỉnh khai thác tối đa tiềm năng vốn có của mình, giúp đa dạng hoá ngành nghề, mở rộng sản xuất, sản xuất gia tăng xuất khẩu nâng cao đời sống nhân dân. Điện phát triển gắn liền với việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, có tác động qua lại thúc đẩy sự phát triển các vùng lạc hậu. Đối với mỗi địa phương, điện tạo đà phát triển cho tất cả các ngành nghề truyền thống, các loại hình sản xuất dịch vụ đơn lẻ, tạo ra sự kết nối tương trợ nhau trong các loại hình sản xuất trong vùng, giúp vùng phát triển một cách đồng bộ.
Thứ ba, ngày nay giữa khu vực nông thôn và thành thị luôn tồn tại một dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị với kỳ vọng của người nông dân về cuộc sống hiện đại, có thu nhập cao ở thành thị. Nếu những điều kiện trên được áp dụng ngay tại các làng quê thì sẽ góp phần thúc đẩy phát triển các khu vực nông thôn, giảm bớt chênh lệch giữa nông thôn và thành thị điều này đồng nghĩa với việc mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho khu vực thành thị, thông qua việc làm giảm sức ép về nhà ở, y tế, giáo dục ở các đô thị góp phần ngăn ngừa các tệ nạn xã hội.
+ Điện góp phần tạo điều kiện phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn: Điện, đường, trường, trạm là những hạ tầng cơ sở quan trọng đối với phát triển nông thôn. Vì vậy để phát triển khu vực nông thôn nước ta thì việc phát triển điện nông thôn là hết sức cần thiết trong việc phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng. Nếu như ta xây dựng được đường, trường, trạm thì các thiết bị sử dụng trong đó nếu như không có điện thì sẽ không phát huy được hiệu quả.
* Vai trò của điện với phát triển công nghiệp.
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ đạo của nền kinh tế là xương sống của nền kinh tế. Việc phát triển công nghiệp là tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ phát triển của một đất nước. Công nghiệp cung cấp máy móc thiết bị, nguyên vật liệu công cụ sản xuất cho tất cả các ngành kinh tế. Ngược lại công nghiệp là nơi tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất của các ngành khác. Trước đây ngành công nghiệp ra đời và phát triển bắt đầu bằng máy hơi nước, động cơ Dizen và khi điện ra đời dần thay thế các nguồn năng lượng trong công nghiệp góp phần phát triển ngành công nghiệp. Vì vậy vai trò của điện đối với công nghiệp là vô cùng quan trọng. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư năm 1990 điện dùng cho sản xuất công nghiệp chiếm 46% tổng điện năng thương phẩm sản xuất ra (2848,6 triệu kwh) và đến năm 2000 là 8145 triệu kwh (37%). Như vậy, mặc dù con số tương đối về tỷ lệ sử dụng điện cho công nghiệp có giảm đi nhưng mức sản lượng điện về mặt tuyệt đối sử dụng cho công nghiệp tăng rất nhanh. Điện sử dụng cho công nghiệp là rất lớn chiếm gần một nửa sản lượng điện năng thương phẩm sản xuất ra, điều đó cho thấy điện có vai trò rất to lớn đối với hoạt động sản xuất công nghiệp, nó là nguồn năng lượng chính không thể thay thế trong ngành công nghiệp điện giúp cho sản xuất được cải tiến, năng suất lao động không ngừng gia tăng. Điện cho phép áp dụng nhiều máy móc với kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.
Có thể khẳng định rằng không một ngành công nghiệp, một hoạt động sản xuất công nghiệp nào là không phải sử dụng điện. Do vậy, điện có tầm quan trọng hàng đầu quyết định tới kết quả hoạt động của ngành công nghiệp.
* Vai trò của điện với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đứng trước những thời cơ, thuận lợi và những nguy cơ thử thách mới, hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ VII của Đảng đã xác định "Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá" và coi "đây là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu thời gian tới" Hội nghị cũng đã xác định "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, giữ vững được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa".
Cơ cấu kinh tế có thể hiểu là tổng thể các bộ phận hợp thành của nền kinh tế cùng các mối quan hệ chủ yếu về định tính và định lượng, ổn định và phát triển giữa các bộ phận ấy với nhau hay của toàn bộ hệ thống trong điều kiện của một nền sản xuất xã hội trong hoàn cảnh kinh tế xã hội nhất định và trong khoảng thời gian nhất định. Cơ cấu kinh tế không chỉ thể hiện ở quan hệ tỷ lệ mà quan trọng hơn là mối quan hệ tác động qua lại về nội dung bên trong của hệ thống kinh tế.
Cơ cấu kinh tế bao gồm: cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế v.v..
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình phát triển các bộ phận của nền kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giưã các bộ phận đó và làm thay đổi mối quan hệ tương quan giữa chúng so với thời điểm trước đó.
- Nhìn lại 15 năm đổi mới ta thấy cơ cấu kinh tế đã có một bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp tăng khá về giá trị tuyệt đối song tỷ trọng giảm từ 38,7% (năm 1990) xuống còn 25% (năm 2000) tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 22,7% lên khoảng 34,5%; dịch vụ từ 38,6% lên 40,5% trong GDP. Để làm được như vậy đóng góp của ngành điện không nhỏ. Nhờ có điện trong ngành nông nghiệp có thể đưa máy móc vào thực hiện một số khâu: tưới tiêu, sấy, đông lạnh… giúp cho bảo quản tốt nông sản, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản làm cho giá trị ngành nông nghiệp tăng liên tục ngoài ra còn giải phóng bớt một phần lao động nông nghiệp sang hoạt động các ngành khác. Đối với công nghiệp, điện có vai trò vô cùng quan trọng, tất cả các nhà máy, xí nghiệp đều sử dụng điện, và điện còn giúp cho đưa được máy móc, công nghệ hiện đại vào sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng khối lượng và giá trị ngành công nghiệp và tốc độ tăng công nghiệp thời gian qua là 12,9%.
- Xét về mặt cơ cấu lãnh thổ có sự tồn tại chênh lệch giữa các vùng phát triển và khó khăn. Vì vậy cần phải có chính sách hợp lý để các vùng phát triển có điều kiện bức lên để theo kịp xu thế hội nhập; các vùng khó khăn làm thế nào phải bớt khó khăn hơn có nhiều điều kiện hơn để khai thác tiềm năng của vùng. Để làm được điều đó có một phần đóng góp không nhỏ của ngành điện vì điện là một trong yếu tố của kết cấu hạ tầng dù ở đâu muốn phát triển phải có hệ thống kết cấu hạ tầng tốt. ở các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn điện có vai trò đáp ứng đủ nhu cầu để phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp, tạo ra một sức bật lớn đối với cả nước và tạo ra sức lan toả đối với các khu vực xunh quanh tạo điều kiện khai thác các nguồn nội lực và vốn từ bên ngoài. Đối với các vùng nghèo khó khăn, Nhà nước ta có chương trình 135 đưa điện về tới các vùng sâu vùng xa hải đảo, miền núi để nâng cao đời sống nhân dân nâng cao trình độ văn hoá xã hội, hiểu biết thông qua các phương tiện thông tin đại chúng dùng điện: ti vi, đài, loa phát thanh. Như vậy điện có vai trò quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế để giảm bớt chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị - nông thôn; giữa miền xuôi - miền ngược.
II- Sự cần thiết của chiến lược phát triển ngành điện lực
1. Chiến lược và phân loại chiến lược theo phạm vi.
1.1. Chiến lược.
Thuật ngữ "chiến lược" có nguồn gốc từ rất lâu, trước đây thuật ngữ này được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự. Ngày nay thuật ngữ này đã được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực chính trị kinh tế, và văn hoá xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế ở cả phạm vi vĩ mô và vi mô. ở phạm vi vĩ mô chúng ta có các thuật ngữ: "chiến lược phát triển kinh tế xã hội"; "chiến lược phát triển ngành"; "chiến lược hướng nội (hướng ngoại). ở phạm vi vi mô, thuật ngữ chiến lược cũng được kết hợp với các khái niệm, phạm trù quản lý doanh nghiệp hình thành các thuật ngữ "chiến lược marketing", "chiến lược sản xuất", "chiến lược kinh doanh", v.v.
Sự xuất hiện các khái niệm trong lĩnh vực kinh tế không chỉ là sự vay mượn khái niệm mà bắt nguồn từ sự cần thiết phải ánh thực tiễn khách quan của quản lý kinh tế trong cơ chế thị trường.
"Chiến lược" thường được hiểu là hướng và cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra mang tính toàn cục, tổng thể và trong thời gian dài, đi cùng với khái niệm chiến lược là chiến thuật, được hiểu là hướng và cách giải quyết nhiệm vụ mang tính từng mặt, từng thời điểm, từng khu vực nhằm thực hiện chiến lược đã đề ra. Có nhiều định nghĩa về chiến lược, song có thể nhận thấy có ba đặc trưng của chiến lược là: cho một tầm nhìn dài hạn nói chung từ 10 năm trở lên, chứ không phải những mục tiêu, giải pháp cụ thể, ngắn hạn; làm cơ sở cho những hoạch định (bao gồm cả kế hoạch) phát triển toàn diện, cụ thể trong tầm trung hạn và ngắn hạn; mang tính khách quan, có căn cứ khoa học, chứ không chỉ dựa vào mong muốn chủ quan của những người trong cuộc.
1.2. Phân loại chiến lược theo phạm vi.
1.2.1. Chiến lược kinh doanh.
Do có các cách tiếp cận khác nhau về chiến lược mà các quan niệm về chiến lược được đưa ra cũng khác nhau, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung, thống nhất về phạm trù này. Có thể nêu một số quan niệm sau:
- M.porter cho rằng "chiến lược là nghệ thuật tạo lập các lợi thế cạnh tranh".
- Raymond Alain Thietart trong cuốn "Chiến lược của công ty" cho rằng "chiến lược là nghệ thuật mà doanh nghiệp dùng để chống lại cạnh tranh và giành thắng lợi".
- "Chiến lược là nhằm phác hoạ những quỹ đạo tiến triển đủ vững chắc và lâu dài, xung quanh quỹ đạo đó có thể sắp đặt những quyết định và những hành động chính xác của doanh nghiệp". Đó là quan niệm của Alain Charles. Martinet, tác giả cuốn sách "chiến lược", người đã được nhận giải thưởng của Harvard L'expansion năm 1983.
- Nhóm tác giả Garry D.Smith Dannyr. Arnold, BopbyG.Biznell trong cuốn "Chiến lược và sách lược kinh doanh" cho rằng: "chiến lược được định ra như là kế hoạch sơ đồ tác nghiệp tổng quát dẫn dắt hoặc hướng tổ chức đi đến mục tiêu mong muốn. Kế hoạch tác nghiệp tổng quát này tạo cơ sở cho các chính sách (định hướng cho việc thông qua quyết định) và các thủ pháp tác nghiệp".
- Quan niệm của Alfred Chandler (Trường Đại học Harvard) cho rằng: chiến lược kinh doanh bao hàm việc định các mục tiêu cơ bản dài hạn của đơn vị kinh doanh đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó".
Nhìn chung các quan niệm trên về thuật ngữ "chiến lược" đều bao hàm và phản ánh các vấn đề sau:
+ Mục tiêu của chiến lược.
+ Thời gian thực hiện.
+ Quá trình ra quyết định chiến lược.
+ Nhân tố môi trường cạnh tranh.
+ Lợi thế và yếu điểm nói chung và theo từng hoạt động nói riêng của doanh nghiệp.
Như vậy, ta thấy chiến lược của doanh nghiệp là một "sản phẩm" kết hợp được những gì môi trường có, những gì doanh nghiệp có thể và những gì doanh nghiệp mong muốn.
Tóm lại, trong hoạt động của doanh nghiệp, chiến lược là "một nghệ thuật thiết kế, tổ chức các phương tiện nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn và có mối quan hệ với mọt môi trường biến đổi và cạnh tranh".
1.2.2. Khái niệm về chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội là hệ thống các phân tích, đánh giá và lựa chọn về quan điểm, mục tiêu tổng quát định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội và các giải pháp cơ bản trong đó bao gồm các chính sách về cơ cấu, cơ chế vận hành hệ thống kinh tế xã hội nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra trong một khoảng thời gian dài.
Như vậy mục tiêu xây dựng các chiến lược phát triển là đạt tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và tìm ra hướng đi tối ưu cho quá trình phát triển, xây dựng và quản lý bằng chiến lược là một yêu cầu bức thiết đặt ra và có ý nghĩa quan trọng đối với mọi quốc gia trong nền kinh tế thị trường. Điều này xuất phát từ:
- Xây dựng và quản lý bằng chiến lược phát triển sẽ giúp các nhà lãnh đạo phải xem xét và xác định đất nước sẽ đi theo hướng nào và khi nào thì đạt tới một điểm cụ thể nhất định.
- Trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở, môi trường mà các quốc gia gặp phải luôn biến động nhanh chóng, những biến đổi này thường tạo ra các cơ hội và nguy cơ bất ngờ. Phương thức quản lý bằng chiến lược sẽ giúp các nhà quản lý nhằm vào các cơ hội trong tương lai, tận dụng các cơ hội đó và giảm bớt các nguy cơ liên quan đến điều kiện môi trường.
- Có xây dựng và quản lý bằng chiến lược phát triển, các nhà lãnh đạo và quản lý mới đưa ra được các quyết định tác nghiệp phù hợp.
Như vậy, chức năng chủ yếu của chiến lược là định hướng, vạch ra các đường nét chủ yếu cho sự phát triển của đất nước trong thời gian dài vì vậy chiến lược mang tính chất định tính là chủ yếu (như các quan điểm, phương hướng, chính sách,…). Tuy vậy, chiến lược cũng phải có tính định lượng ở một mức độ cần thiết. Để định hướng, chiến lược cần phải làm tốt cả mặt định tính cũng như định lượng, tức là có cả các tính toán, các dự báo, các luận chứng cụ thể.
Về mặt thời gian của chiến lược, các nước lựa chọn trong khoảng thời gian từ 10 đến 20 và 25 năm. Thông thường là xây dựng chiến lược cho 10 năm, nhưng cũng cần phải có các chiến lược "dài hơi" hơn để thuận lợi cho việc bố trí chiến lược 10 năm. Các chiến lược 20, 25 năm còn gọi là "tầm nhìn". "Tầm nhìn" có nội dung tổng quát hơn, mềm hơn, định tính hơn so với chiến lược. Điều quan trọng là phải thống nhất tầm nhìn với chiến lược sao cho những bước đi trước "thuận" và tạo tiền đề cho bước đi sau, đồng thời có khả năng để điều chỉnh.
Về mặt nội dung bao gồm: nhận dạng thực trạng nền kinh tế, quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển, hệ thống các chính sách và giải pháp.
1.2.3. Khái niệm về chiến lược phát triển ngành.
Khi nghiên cứu sự phát triển của đất nước, người ta thường coi nền kinh tế quốc dân là một tổng thể gồm nhiều ngành khác nhau và mỗi ngành là một bộ phận của tổng thể đó. Theo logic đó thì chiến lược phát triển ngành sẽ là một bộ phận cấu thành quan trọng trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nó cũng mang những đặc điểm cơ bản như chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhưng ở phạm vi hẹp hơn. Nó cũng cho tầm nhìn dài hạn 10-15 năm hoặc lâu hơn nữa về triển vọng phát triển ngành; làm cơ sở cho hoạch định chính sách phát triển, quy hoạch kế hoạch phát triển ngành ở trung hạn, ngắn hạn, mang tính khách quan và có căn cứ khoa học.
Chiến lược phát triển ngành được xem là sự hoạch định đường hướng của Nhà nước trong việc tạo ra thể chế của ngành trong nội bộ nền kinh tế cũng như với thị trường thế giới.
2. Yêu cầu của một bản chiến lược phát triển ngành.
Chiến lược rất đa dạng với nhiều loại hình khác nhau, nên khi xây dựng chiến lược phải tuỳ theo bối cảnh và đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi thời kỳ mà lựa chọn cho phù hợp. Chính vì vậy yêu cầu đối với chiến lược, trước hết cần không đi theo "lối mòn" trong tư duy và sự hoạch định. Để chiến lược thực sự mới, sáng tạo, đột phá, thiết thực thì từ hoạch định chiến lược đến hành động không còn tách rời phân cách, cần căn cứ vào xuất phát từ những yếu tố chủ yếu sau đây:
- Từ thực tiễn của cuộc sống và phát triển đất nước, tìm ra những vấn đề đang nổi cộm và gay gắt, đồng thời cũng chứa đựng những điều kiện và kinh nghiệm cho phép giải quyết những vấn đề đó.
- Từ xu thế của thời đại, từ đó thấy được thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại, những xu thế tiến hoá và phát triển; những thách thức và cơ hội, v.v… Tất cả đều tác động vào sự phát triển của tổng thể nền kinh tế nói chung và cũng như các ngành trong nền kinh tế nói riêng, từ đó cần phải học hỏi để có kinh nghiệm, giải pháp trong chiến lược.
Chiến lược phát triển ngành phải quan tâm đến quá trình ra quyết định về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và đối tượng mà yếu tố cơ bản của nó là phân tích đánh giá về các mặt: thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức. Từ đó xác định được xuất phát điểm của ngành nghiên cứu cái mà có thể sẽ quyết định đến những khả năng phát triển trong tương lai của ngành.
Cần phải có tính nhất quán trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như trong chiến lược phát triển ngành nói riêng. Nghĩa là các chính sách phát triển ngành phải thống nhất trong tổng thể các chính sách kinh tế, chính sách xã hội thể hiện vai trò tác động của chính phủ nhằm đạt được những mục tiêu chung về phát triển kinh tế xã hội.
Chiến lược phát triển ngành (điện lực) không chỉ quan tâm những gì đang diễn ra trong ngành mà còn quan tâm rộng rãi tới các ngành khác trong tổng thể nền kinh tế quốc dân.
3. Nội dung của chiến lược
Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, một bản chiến lược phát triển đòi hỏi phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Chúng ta đang ở đâu?
- Cần phải làm gì?
- Cần phải làm như thế nào?
- Cần phải làm bằng cách nào?
Do vậy nội dung của chiến lược phải bao gồm các bộ phận sau: các quan điểm cơ bản, các mục tiêu phát triển và hệ thống các giải pháp - chính sách lớn nhằm thực hiện mục tiêu đó.
3.1. Đánh giá thực trạng.
Quá trình đánh giá thực trạng, phải được đánh giá toàn diện trong một khoảng thời gian dài tương đương với thời gian của chiến lược sẽ xây dựng. Nó là cơ sở để rút ra các kết luận đúng đắn cho câu hỏi chúng ta đang ở đâu?
3.2. Các quan điểm cơ bản.
Quan điểm cơ bản của chiến lược là những tư tưởng chỉ đạo và chủ đạo thể hiện tính định hướng của chiến lược, quan điểm thể hiện trung thành ý tưởng của người hoạch định đường lối phát triển. Nó quyết định con đường đi và phương hướng của các giải pháp lớn. Việc xác định quan điểm cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra các bước ngoặt của con đường phát triển, tạo ra động lực cơ bản xuyên suốt quá trình phát triển.
3.3. Các mục tiêu phát triển.
Mục tiêu là mức phấn đấu cần phải đạt được thông qua một thời kỳ nhất định. Mục tiêu bao gồm cả phần định tính và phần định lượng phản ánh một cách toàn diện những biến đổi quan trọng trong vấn đề nghiên cứu:
- Về mặt định tính, mục tiêu được miêu tả bằng lời văn. Chẳng hạn mô tả bước tiến mới của đất nước trên những phương diện như: trình độ hiện đại hoá của nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế xã hội khi kết thúc một thời kỳ chiến lược…
- Về mặt định lượng, mục tiêu định lượng hướng vào một số chỉ tiêu quan trọng và chủ yếu nhất. Chẳng hạn như: mức tăng bình quân GDP trong thời kỳ: sản phẩm chủ yếu; cơ cấu thành phần, vùng lãnh thổ; tỷ lệ lao động làm việc trong các thành phần….
3.4. Hệ thống các giải pháp và chính sách.
Hệ thống các giải pháp - chính sách là hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra: các giải pháp là thể hiện tính đột phá của chiến lược, nhằm vào các khâu yếu, khó khăn phức tạp.
Chính sách và giải pháp bao gồm nhiều loại như:
- Đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý
- Các chính sách và giải pháp về vốn
- Các chính sách về lao động, việc làm
- Chính sách về khoa học công._. nghệ
- Chính sách về bộ máy tổ chức cán bộ.
4. Sự cần thiết của chiến lược phát triển ngành điện.
Như đã phân tích ở trên chiến lược phát triển ngành điện có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, xuất phát từ vai trò của ngành điện đối với nền kinh tế.
Về lý luận cũng như thực tiễn cần khẳng định rằng việc xây dựng chiến lược phát triển ngành điện là hết sức cần thiết bởi các lý do sau:
+ Chiến lược mang tính lâu dài, nó đưa ra mục tiêu tổng quát, to lớn cho sự phát triển ngành điện ví như những vấn đề đó không thể thực hiện trong thời gian ngắn mà phải lâu dài đáp ứng 100% số xã có điện, đưa mức tiêu thụ điện lên 800 - 900 kwh/người năm, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá. Để làm được như vậy ngành điện cần phải có chiến lược cho một thời kỳ dài, như thế mới đủ thời gian huy động nguồn lực: vốn, lao động, công nghệ,… cần thiết phục vụ cho sự phát triển ngành.
+ Do xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, sự phát triển tiến bộ khoa học không ngừng nó tác động ngày càng sâu sắc tới nền kinh tế của hầu hết các quốc gia. Việt Nam, có vị trí quan trọng trong khu vực ASEAN (khu vực kinh tế sôi động) để phù hợp với xu hướng quốc tế Việt Nam phải đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mà ngành điện là ngành tiền đề cho phát triển công nghiệp. Vì vậy ngành điện cần phải có chiến lược dài hạn đưa ra mục tiêu mang tính định hướng cho phù hợp (biến động) xu thế nền kinh tế. Để thực hiện mục tiêu đó phải thông qua các kế hoạch 5 năm và cụ thể bằng các dự án xây dựng các công trình nguồn và lưới điện, kế hoạch huy động vốn.v.v.
+ Các chiến lược ngành phản ánh một cách toàn diện sự phát triển các mục tiêu như: mục tiêu chiến lược về nguồn lưới điện; mục tiêu huy động vốn, mục tiêu tài chính, mục tiêu về đào tạo nhân sự và tăng thu nhập cán bộ công nhân viên của ngành… và các giải pháp về thể chế và chính sách để tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các mục tiêu đặt ra.
+ Chiến lược phát triển ngành điện là một bộ phận cấu thành chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Do vậy chiến lược phát triển ngành điện đưa ra phải phục vụ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nếu như ngành điện không có chiến lược dài hạn sẽ dẫn đến tình trạng khai thác lãng phí nguồn lực đặc biệt là nhiệt điện dầu (DO) chi phí rất đắt, hoặc không quản lý tốt việc kinh doanh điện sẽ dẫn đến không thực hiện được lợi ích xã hội từ tiêu thụ điện của các hộ gia đình nghèo… Như vậy cần phải có chiến lược lâu dài không chỉ đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành điện mà còn đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội.
III- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành điện
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất điện
Để sản xuất điện phục vụ phát triển kinh tế đất nước và nhu cầu sử dụng điện của nhân dân thì phải kết hợp với nhiều yếu tố: tài nguyên, nguồn vốn, lao động, công nghệ.
1.1. Nhân tố tài nguyên.
Đối với bất kỳ quốc gia nào, nhân tố tài nguyên là yếu tố tiên quyết để phát triển ngành điện. Như ta đã biết, ngành điện là ngành đặc thù, sản phẩm sản xuất ra là đồng nhất nhưng có thể sử dụng nhiều công nghệ khác nhau là do có thể sử dụng nhiều nguồn tài nguyên khác nhau như thuỷ năng, than, dầu, khí, gió, địa nhiệt, v.v...
Để sản xuất điện như đối với nước ta do các tiềm năng thuỷ điện lớn, mật độ sông dày đặc, các dòng sông có độ dốc cao, lưu lượng nước trong các con sông hàng năm lớn. Do vậy, với tiềm năng thuỷ năng to lớn như vậy là điều kiện để nước ta phát triển nguồn thuỷ điện nên hiện nay thuỷ điện ở nước ta chiếm tỷ trọng trên 50% sản lượng điện phát ra của cả nước. Còn đối với những nước như ở Châu Phi thì tiềm năng thuỷ điện thấp khó có thể phát triển nguồn thuỷ điện thành nguồn điện cung cấp chính, chủ yếu cho sản xuất và tiêu dùng. Chính vì vậy đối với các nguồn năng lượng khác sử dụng để sản xuất điện năng cũng đều phải dựa vào tiềm năng hiện có cho sản xuất điện hiện tại và lâu dài; dựa vào khả năng khai thác và sử dụng chúng để có thể lựa chọn nguồn đầu vào mang tính chiến lược cho phát triển điện.
1.2. Vai trò của nhân tố nguồn vốn.
Nhân tố nguồn vốn có vai trò khá quan trọng trong phát triển điện. Như đã biết, ngành điện là ngành công nghiệp nặng, đòi hỏi số vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm. Nguồn vốn sử dụng trong ngành điện chủ yếu cho phát triển nguồn và lưới điện, hoạt động sản xuất kinh doanh, tư vấn, cơ khí điện, v.v... trong đó đầu tư cho nguồn và lưới điện chiếm phần lớn. Như vậy, khi có đủ các điều kiện về tiềm năng nguồn năng lượng nào đó phục vụ sản xuất điện, khi đó vốn sẽ quyết định việc có hình thành được một nhà máy sản xuất điện hay không và quyết định quy mô nhà máy sản xuất điện đó liệu có tận dụng được tối đa nguồn năng lượng đó không. Đối với một nước còn nghèo như nước ta, thì nhu cầu sử dụng vốn đầu tư cho tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế là rất lớn, trong khi đó ngân sách Nhà nước hạn hẹp nên việc mong được sử dụng nguồn vốn từ ngân sách là rất khó. Do vậy nguồn vốn đầu tư cho các công trình đòi hỏi ngành điện phải tự cân đối. Để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn điện là rất khó khăn nên đối với nước ta nguồn vốn càng có nghĩa quan trọng để phát triển điện.
Xuất phát từ vai trò của ngành điện việc truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ đòi hỏi phải xây dựng hệ thống truyền tải bao gồm trạm truyền tải, lưới điện, cáp điện. v.v. Muốn có lưới điện truyền tải cũng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khá lớn đặc biệt các công trình lưới điện cao áp 500 KV, 200 KV. Hơn thế nữa nước ta có chiều dài hơn 2000Km mà nguồn điện chủ yếu ở miền bắc, thiếu hụt ở miền Trung và miền Nam nên cần có sự truyền tải từ Bắc vào Nam. Do đó càng đòi hỏi nguồn vốn lớn đầu tư cho đường dây 500KV Bắc - Nam
1.3. Vai trò của lao động và công nghệ
Đối với bất kỳ lĩnh vực gì của nền kinh tế đều cần đến lao động để duy trì và phát triển hoạt động. Giống như các lĩnh vực khác, thì ngành điện cũng phải cần đến lao động để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn thế nữa, do đặc thù của ngành điện, quá trình sản xuất - truyền tải - tiêu dùng diễn ra cùng một lúc do đó cần phải có lao động trong cả ba khâu để điều hành một cách tập trung. Do vậy ngành điện là ngành đòi hỏi sử dụng tương đối nhiều lao động, đặc biệt trong khâu kinh doanh tiếp xúc với khách hàng. Thêm vào đó ngành điện là ngành đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại. Để duy trì và vận hành bảo dưỡng cần lao động phải cõ kỹ thuật cao để điều hành và xử lý sự cố nguồn và lưới điện. Xuất phát từ vai trò của ngành điện đối với phát triển kinh tế nên khi có sự cố thì tất cả các ngành kinh tế phải dừng lại. Do đó phải có những lao động kỹ thuật cao xử lý những tình huống đó hoặc như đối với các nhà máy nhiệt điện đòi hỏi nhiệt độ trong các lò hơi cao đến vài nghìn 0C. Nên việc chế tạo nồi hơi và chế độ làm lạnh, đáp ứng yêu cầu đặt ra đòi hỏi trình độ khoa học trong công nghệ và trình độ lao động có kỹ thuật cao để đáp ứng nhu cầu
2. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu sử dụng điện
Cũng giống như đối với bất kỳ sản phẩm nào sản xuất ra đều để đáp ứng một nhu cầu sản xuất hay tiêu dùng nào đó. Điện để sản xuất ra là để đáp ứng hầu hết các lĩnh vực sản xuất và một phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện sinh hoạt phục vụ đời sống cho nhân dân. Nói như vậy có nghĩa là việc sản xuất điện muốn duy trì sự tồn tại và phát triển phải luôn có cầu về sử dụng điện.
- Xuất phát từ sự tiện ích của điện đã dần thay thế các nguồn năng lượng cũ như than, hơi nước… Thực tế là từ khi điện ra đời thì các dụng cụ lao động dần chuyển sang dùng điện. Khi khoa học ngày càng tiến bộ chế tạo ra nhiều công cụ lao động sử dụng điện hơn giải phóng sức lao động. Do đó nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn.
- Xuất phát từ vai trò của điện đối với hoạt động sản xuất. Ngày nay hầu hết các hoạt động sản xuất đều sử dụng điện, điện là nguồn năng lượng không thể thiếu, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp. Cùng với sự tiến bộ khoa học công nghệ thì vai trò của điện càng trở nên quan trọng. Hơn nữa, ngành công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong ngành kinh tế, nên qui mô của ngành công nghiệp ngày càng lớn. Chính phủ các nước đều cố gắng thúc đẩy công nghiệp phát triển ví như Việt Nam. Đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2010 là từ 7-7,5% trong đó công nghiệp tăng 8,5-9% mà tỷ trọng điện sử dụng trong công nghiệp khoảng 37% vào năm 2000. Như vậy tốc độ và quy mô của công nghiệp ngày càng lớn thì cầu về tiêu thụ điện là rất lớn và còn kể đến là điện phục vụ sản xuất trong nông nghiệp và dịch vụ đó cũng là cầu rất lớn tiêu thụ điện. Bên cạnh đó là điện trong sinh hoạt, ngày nay hầu hết các thiết bị sinh hoạt trong gia đình, cơ quan công sở đều sử dụng điện: quạt, bếp, điều hoà, tủ lạnh, tivi.. nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu nâng cao mức sống con người ngày càng đòi hỏi cao do đó các dịch vụ thiết bị sinh hoạt có nhu cầu càng cao nên nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn.
Tóm lại, xuất phát từ sự tiện ích, vai trò của điện đối với sản xuất, đời sống con người thì cầu về điện ngày càng lớn và điện trở thành nguồn năng lượng không thể thiếu đối với nền kinh tế với những phân tích như vậy cầu về điện ngày càng lớn. Do vậy điện cần phải đi trước một bước để phát triển kinh tế.
Phần II: Thực trạng phát triển ngành điện lực Việt Nam giai đoạn 1991 - 2000 và chiến lược phát triển giai đoạn 2001 - 2010.
I- Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện.
1. Tình hình sản xuất điện.
Hiện nay, sau hơn 10 năm tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện của ngành tăng 2,8 lần từ 2659 MW năm 1990 lên 7604 MW năm 2001, trong đó Tổng Công ty điện lực Việt Nam (EVN) 7005 MW chiếm gần 95% tổng công suất lắp đặt của cả nước; trong đó thuỷ điện chiếm khoảng 54,1%, nhiệt điện chiếm khoảng 16,9%, nhiệt điện khi chiếm khoảng 21,2% và Dizen chiếm khoảng 7,8% với công suất như vậy nhưng trong thực tế vào mùa khô các nhà máy thuỷ điện không phát huy được hết công suất gây tình trạng thiếu điện trầm trọng. Ví dụ, mùa khô 1998, để không phải cắt điện, Tổng Công ty điện lực Việt Nam đã phải tiến hành nhiều biện pháp tình thế như huy động 100% công suất của các nguồn điện khác (nhiệt điện, tua bin khí). Vì vậy tính đến tháng 4/1998, sản lượng điện đạt từ các nguồn này rất cao, tua bin khí đạt 1,553 tỷ kwh vượt 222% các nhà máy nhiệt điện đạt 1,104 tỷ kwh tăng 10,75%. Trong khi đó sản lượng thuỷ điện chỉ đạt 2,388 tỷ kwh, hụt 19% so với cùng kỳ năm 1997. Sản lượng điện phát ra năm 1985 là 5.068 triệu kwh đến năm 2000 sản xuất ra là trên 26.000 triệu kwh (tăng gấp 5,1 lần) tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1985 - 1996 là 11,4% (nếu tính từ 1993 - 1999 là 15,8%).
1.1. Nguồn điện phát ra từ thuỷ điện.
Năm 1990 cả nước mới chỉ có 4 nhà máy điện lớn: Hoà Bình, Thác Bà, Trị An, Đa Nhim ngoài ra còn có một số nhà máy thuỷ điện nhỏ công suất ước đạt khoảng 15,6 MW. Trong đó công suất của các nhà máy: Hoà Bình: 480 MW; Thác Bà: 120 MW; Trị An: 400 MW.
Bảng 1: Công suất các nhà máy điện đến năm 2001.
STT
Tên nhà máy
Công suất (MW)
Năm 1990
Năm 2001
I
Tổng Công ty điện lực Việt Nam (EVN)
2659,3
7005
Thuỷ điện
1175,6
3975,8
Hoà Bình
480
1920
Thác Bà
120
120
Trị An
400
420
Đa Nhim
160
167
Thác Mơ
150
Vĩnh Sơn
66
Sông Hinh
70
Yaly
540
Hàm Thuận Da My
476
Thuỷ điện nhỏ
15,6
46,33
Nhiệt điện than
711
645
Phả Lại
440
440
Uông Bí
153
105
Ninh Bình
100
100
Thái Nguyên
12
-
Việt Trì
6
-
Nhiệt điện dầu (FO)
233
198
Thủ Đức
165
165
Cần Thơ
33
33
Chợ Quán
35
-
Tua Bin khí
163
1890,6
Thủ Đức
54
128
Cần Thơ
150
Hải Phòng
75
Thái Bình
34
Bà Rịa
327,2
Phú Mỹ 2-1
565.4
Phú Mỹ 1
720
Dizen
376,7
295,81
II
Các nhà máy điện độc lập
599,15
III
Tổng
2659,3
7604,38
Số liệu từ tổng Công ty điện lực Việt Nam (EVN)
Đa Nhim: 167 MW và đến năm 2001 số nhà máy thuỷ diện là 9 nhà máy lớn và các nhà máy thuỷ điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt là 3975,8 (MW) như vậy cùng với việc đưa vào hoạt động thêm các nhà máy thì sản lượng điện sản xuất ra từ nguồn thuỷ điện tăng liên tục: tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1990 - 2000 là 9,8%. Cũng theo bảng số liệu 2 thì tỷ lệ sản lượng điện sản xuất từ nguồn thuỷ điện chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%) trong tổng sản lượng điện được sản xuất ra.
1.2. Nguồn nhiệt điện.
Nguồn nhiệt điện bao gồm nhiệt điện than và nhiệt điện dầu (khí) theo số liệu từ bảng số liệu thì đến năm 1990 cả nước có 5 nhà máy nhiệt điện than: Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình, Thái Nguyên, Việt Trì và 3 nhà máy nhiệt điện khí. Đến năm 2001 chỉ có 3 nhà máy nhiệt điện than và 2 nhà máy nhiệt điện khí. Mặc dù số nhà máy nhiệt điện giảm (chủ yếu đóng cửa các nhà máy có công suất nhỏ) sản lượng từ nhiệt điện vẫn tăng do huy động công suất hoạt động của các nhà máy. Do đó sản lượng điện giai đoạn 1990 - 2000 tăng 11,24% tuy nhiên tỷ lệ sản lượng điện sản xuất ra từ nhiệt điện chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng điện chỉ có 19,08% tính đến năm 1999.
1.3. Nguồn điện Dizen.
Nguồn Dizen chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng sản lượng điện phát ra chỉ chiếm 1,16% năm 1999 với tổng sản lượng điện sản xuất ra là 263 triệu kwh và tổng công suất lắp đặt là 195,81 MW.
1.4. Nguồn điện tua bin khí.
Nguồn tua bin khí tính đến năm 1990 mới chỉ có 3 nhà máy: Thủ Đức, Hải Phòng, Thái Bình với tổng công suất lắp đặt là 163 MW nhưng đến năm 2001 cả nước có 5 nhà máy điện tua bin khí với tổng công suất lắp đặt là 1890,6 MW. Do vậy sản lượng điện sản xuất ra tăng trong giai đoạn 1990 - 2001 tăng 76,75% với sản lượng năm 1999 đạt 6227,0 triệu kwh. Theo bảng số liệu ta thấy tỷ lệ điện sản xuất ra từ tua bin khí ngày càng tăng trong tổng số điện năng thương phẩm sản xuất ra. Năm 1990 chỉ chiếm 0,67% đến năm 1990 tỷ lệ này là 27,61% lớn hơn sản lượng của các nhà máy nhiệt điện. Chỉ sau sản lượng của các nhà máy thuỷ điện.
Kết luận, tốc độ tăng bình quân hàng năm của ngành điện giai đoạn 1990 - 1999 là trên 11% trong đó tốc độ gia tăng của các nguồn từ tua bin khí tăng nhanh nhất 76,75% chiếm 27,61% tổng sản lượng điện sản xuất năm 1999. Còn điện phát ra từ các nguồn thuỷ điện và Dizen có chiều hướng giảm dần, tuy nhiên nguồn thuỷ điện vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên 50%. Chỉ có nguồn điện từ Dizen giảm mạnh do chi phí sản xuất cao và tác động xấu đến môi trường sinh thái. Trong tương lai, các nguồn năng lượng mới cần được đưa vào sản xuất nhiều hơn, do đó đòi hỏi Nhà nước cần có những biện pháp chính sách đầu tư ưu tiên hơn nữa để phát triển các nguồn năng lượng mới.
2. Thực trạng lưới điện.
Lưới điện có vai trò truyền tải điện từ các nhà máy điện tới các trung tâm phụ tải và tới nơi tiêu dùng, tạo mối liên kết trao đổi điện năng một cách linh hoạt, hiệu quả giữa các miền của đất nước và giữa các nước trong khu vực, lưới điện truyền tải bao gồm: cao thế; trung và hạ thế. Tính đến năm 2000 nước ta có 5 đường dây cao thế 500 kw bao gồm: đường dây Hoà Bình - Hà Tĩnh (một mạch), Hà Tĩnh - Đà Nẵng (1 mạch), Đà Nẵng - Pleiku (1 mạch), Pleiku - Phú Lâm (1 mạch), Yaly - Pleiku (2 mạch) với tổng chiều dài 1532 km đường dây với dung lượng các trạm biến của lưới điện truyền tải 2700 MVA (bao gồm các trạm Hoà Bình, Pleiku, Đà Nẵng, Phú Lâm). Như vậy với tổng chiều dài 1532 km đường dây cao thế 500kw cơ bản gần như trải dọc chiều dài đất nước nối liền lưới điện giữa các miền tuy nhiên để đảm bảo cung cấp điện về tới tất cả các tỉnh, huyện của cả nước cần có các đường dây trung và hạ thế và tính tới năm 2000 cả nước có tổng chiều dài 3257 km đường dây 220 kv với dung lượng của các trạm biến áp truyền tải là 5922 MVA tính riêng 2 năm 2000 - 2001 đưa thêm được 1010 km với dung lượng 2938 MVA. Như vậy với hệ thống điện như trên ta thấy hệ thống điện được hợp nhất toàn quốc với tốc độ tăng gần 3,4 lần về lưới điện và các trạm biến áp so với năm 1990: năm 1990 cả nước có 43 ngàn km đường dây (cao thế + trung và hạ thế) với dung lượng các trạm biến áp truyền tải là 10000 MVA lên 153000 km đường dây với dung lượng 38400 MVA. Vì vậy đến nay 100% số huyện có điện lưới và điện tại chỗ, 85% số xã và 77,4% số hộ nông thôn có điện. Mức độ phủ điện tới vùng sâu vùng xa như vậy đã cao hơn một số nước trong khu vực với hệ thống truyền tải được đầu tư nâng cấp như vậy tổn thất điện năng đã giảm rõ rệt từ 25,68% năm 1990 xuống còn 14% năm 2001.
3. Thực trạng vốn đầu tư và tình hình tài chính của ngành điện.
Nhu cầu về điện phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ngày càng lớn. Điều đó đặt ra nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với ngành điện đòi hỏi ngành điện phải phát triển xây dựng các công trình điện đáp ứng nhiệm vụ đặt ra. Để làm được như vậy ngành điện cần một lượng vốn đầu tư lớn đầu tư cho xây dựng các công trình nguồn và lưới điện vì ngành điện là ngành công nghiệp nặng đòi hỏi khối lượng vốn đầu tư lớn có thời gian thu hồi chậm.
Thực tế thời gian qua cho thấy cùng với sự phát triển của ngành điện khối lượng vốn đầu tư tăng lên liên tục năm 1990 tổng vốn đầu tư mới chỉ có 409,63 tỷ VNĐ đến năm 2001 là 12.433,6 tỷ VNĐ tăng hơn 3 lần. Trong đó vốn đầu tư cho các công trình nguồn là 3902,3 tỷ các công trình lưới là 40809 VNĐ, các công trình khác là: 4450 tỷ VNĐ (theo bảng 6). Ngoài ra hàng năm ngành còn phải trả nợ vốn vay từ các nguồn là 2850 tỷ VNĐ. Như vậy để cân đối với đầu tư cho xây dựng các công trình thì ngoài nguồn vốn tự tích luỹ ngành còn phải đi vay: vay nước ngoài và vay trong nước. Các nguồn vay nước ngoài là chủ yếu tính đến 31/12/2001 ngành điện phải vay 2568 triệu USD trong đó vốn vay nước ngoài là 2521,9 triệu USD (chiếm trên 90%) với lãi suất ưu đãi và dư nợ vay là 1781 triệu USD. Các nguồn vay trong nước lãi suất cao hơn và chủ yếu là vay thương mại. Đây là bất lợi đối với ngành khi sử dụng vốn vay trong nước. Đối với nguồn vốn vay nước ngoài chủ yếu là vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế và sự tài trợ của chính phủ các nước trong đó các tổ chức tài chính: ngân hàng JBIC của Nhật là 1408,825 triệu USD, ngân hàng thế giới 695 triệu USD, Ngân hàng phát triển Châu á ADB 130 triệu USD, tổ chức Sida của Thuỵ Điển là 47,878 triệu USD. Ngoài ra chính phủ các nước Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Đức .v.v…
II- Thực trạng về các nguồn lực của ngành.
1. Cơ sở vật chất của ngành.
Tính đến năm 2001 cả nước có 14 nhà máy thuỷ điện lớn nhỏ công suất lắp đặt 3975,8MW; 3 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất lắp đặt là 645 MW; nhiệt điện dầu (FO) là 2 nhà máy với tổng công suất là 198 MW; Tua bin khí là 5 nhà máy với tổng công suất lắp đặt 1890,6 MW; Diezel với công suất đặt là 295,81 MW, ngoài ra còn một số nguồn sản xuất điện nhỏ khác là 599,15MW với tổng đầu tư là 12433,6 tỷ đồng và để truyền tải điện thì ngành đã xây dựng được 13206 km đường dây cao thế với tổng vốn đầu tư là 869,9 tỷ đồng; đường dây trung và hạ thế là 140646 km với tổng vốn đầu tư là 3211,0 tỷ đồng cùng với đó là xây dựng được các trạm biến áp phụ tải bao gồm cả cao thế và trung, hạ thế với công suất là 38460 MVA. Như vậy tổng đầu tư giai đoạn 1991 - 2001 ước đạt gần 55000 tỷ đồng với tổng tài sản cố định đến năm 2001 ước tính 48.000 tỷ đồng bao gồm cả tài sản của các cơ sở sản xuất kinh doanh cơ khí điện.
2. Số lượng và chất lượng nguồn lao động.
Thực trạng lao động ngành điện.
Về mặt số lượng.
Bảng 3: Số lượng lao động ngành điện lực
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng
36.798
39.498
40.153
41.190
45.651
49.170
Điện lực tỉnh
29.223
31.859
32.428
33.461
37.793
40.691
Nhà máy điện
7.575
7.639
7.725
7.729
7.858
8.479
Nguồn: Viện chiến lược chính sách công nghiệp
Như vậy đến năm 2000 ngành điện có 54.744 lao động trong đó 40.691 lao động làm việc trong điện lực các tỉnh. Cơ cấu giới trong ngành điện thì lao động nữ chiếm trên 50% tổng lao động của ngành, lao động nữ chủ yếu thực hiện các công việc tại điện lực các tỉnh: ghi chỉ số công tơ, thu tiền điện v.v… So với các nước trong khu vực thì số nhân viên ngành điện phục vụ 1000 dân là trên 40 người còn ở mức cao, chất lượng nguồn lao động: chất lượng lao động ngành điện hiện nay còn thấp gần 80% lao động chưa qua đào tạo. Trên 10% lao động đạt trình độ đại học và trên đại học, năng suất lao động thấp nên số lượng lao động trong ngành điện cao làm cho chi phí tiền lương lớn.
3. Ngành cơ khí điện.
Ngành cơ khí điện hoạt động với mục tiêu cung cấp các thiết bị cho ngành điện: máy biến áp, dây cột điện, công tơ điện, cáp điện, sứ điện…
Ngành cơ khí điện thời gian qua cũng được ngành điện quan tâm phát triển từ chỗ hầu hết các thiết bị điện phải nhập ngoại, đến nay các Công ty cơ khí điện đã sản xuất được máy biến áp 110 KV công suất đến 63 MVA; sản xuất được các vật tư chủ yếu cho các công trình đường dây điện: cột điện, cáp điện, sứ điện... việc phát triển cơ khí điện đã tiết kiệm đáng kể ngoại tệ cho đất nước.
Xuất phát từ vai trò của ngành cơ khí điện cùng với những gì cố gắng trong thời gian qua ngành cơ khí điện đã góp phần cung cấp vật tư cho phát triển nguồn và lưới điện. Hơn nữa để tiếp nhận khoa học kỹ thuật điều hành duy trình hoạt động phát và truyền tải điện năng thì trước hết phải xuất phát từ ngành cơ khí điện nắm bắt công nghệ hiện đại để sản xuất các thiết bị đòi hỏi trình độ cao.
III- Đánh giá về những thành tựu và hạn chế ngành điện thời gian qua.
1. Những thành tựu đã đạt được đối với sự phát triển ngành điện lực.
Từ năm 1991 - 2001, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên, ngành điện lực Việt Nam đã có chuyển biến tích cực. Mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, nhìn chung ngành điện lực đã được mục tiêu cơ bản được Đảng và Nhà nước ghi nhận. Nổi bật là:
+ Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã từng bước khắc phục được tình trạng thiếu điện trầm trọng, nhất là khu vực miền Trung và miền Nam, trong những năm cuối thấp kỷ 80, từ việc phải cắt điện luân phiên đến nay về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và tiêu dùng đời sống nhân dân sau hơn 10 năm, công suất các nhà máy điện tăng 2,8 lần từ 2650 MW năm 1990 lên 7604 MW năm 2001; khối lượng các đường dây và dung lượng trạm biến áp truyền tải và phân phối điện năng hơn 3,4 lần so với năm 1990, trong đó đường dây tăng từ 43 ngàn km lên 153 ngàn km năm 2001, công suất các trạm biến áp tăng từ 10 ngàn MVA năm 1990 lên 38,4 ngàn MVA năm 2001. Từ lưới điện riêng rẻ các miền: Bắc, Trung, Nam; với sự xuất hiện hệ thống 500 KV Bắc - Nam đã hình thành hệ thống điện hợp nhất toàn quốc. Hiệu quả vận hành được nâng cao, tỷ lệ tổn thất điện năng đã giảm từ 25,68% năm 1990 xuống còn 13,99% năm 2001 mỗi năm giảm 1,06%. Theo số liệu năm 1999 tỷ lệ tổn thất điện năng của Việt Nam so với một số nước trong khu vực ta thấy tỷ lệ tổn thất điện năng của ta còn cao so với Nhật là 5,4%, Thái Lan là 9% tuy nhiên so với Lào, Cămpuchia, Philipin thì tỷ lệ tổng thất của các nước này cao hơn (số liệu bảng).
Đến nay, 100% số huyện có điện lưới và điện tại chỗ 85% số xã, 77,4% số hộ nông thôn (khoảng 9,9/12,8 triệu hộ) có điện vượt17,4% so với nghị quyết đại hội Đảng VIII. Mức độ phủ điện lưới các hộ vùng sâu vùng xa đã cao hơn một số nước trong khu vực, như Indonexia mới đạt 55%, Philipin đạt 70%, Srilanca là 56%, Lào và Cămpuchia dưới 20%. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng vượt bậc của các địa phương và ngành điện. Hơn nữa, với sự nỗ lực của ngành điện đã đưa giá điện của Việt Nam xuống thấp hơn giá điện trung bình của một số nước trong khu vực năm 1999 giá điện của Việt Nam là 4,72 censt/kwh trong khi đó của Hàn Quốc: 6,27 censt/kwh, của Nhật: 18,2 censt/kwh (số liệu bảng).
+ Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã bảo toàn và phát triển khối lượng lớn vốn đầu tư và tài sản. Trong giai đoạn 1994 - 2001 đã đầu tư gần 55.000 tỷ đồng cho xây dựng nguồn và lưới điện, đạt tốc độ đầu tư hơn 36%/năm ước tính tài sản cố định năm 2001 là 48.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1991 - 2001 tổng lợi nhuận ước đạt 12.922 tỷ đồng và tổng thu nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 14.850 tỷ đồng.
+ Cùng với việc sản xuất kinh doanh điện, ngành cơ khí điện cũng đã được quan tâm phát triển. Từ chỗ hầu hết các vật tư thiết bị điện đều phải nhập ngoại, đến nay Công ty cơ khí điện đã sản xuất máy biến áp đến 110KV, công suất đến MVA; sản xuất được các vật tư chủ yếu cho các công trình đường dây điện: cáp điện, cột điện... việc phát triển cơ khí điện đã tiết kiệm đáng kể ngoại tệ cho đất nước.
+ Trong quan hệ với khách hàng ngành cố gắng đơn giản thủ tục cấp điện, gửi thư lấy ý kiến khách hàng, gặp thường xuyên các đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
+ Hiện nay cơ cấu ngành điện của Việt Nam, mức độ độc quyền có xu hướng giảm, Nhà nước khuyến khích khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào khâu phát điện và đến năm 2001 khu vực tư nhân tham gia lắp đặt được 599,15 MW, còn việc truyền tải điện bằng đường dây cao thế, do Nhà nước làm, đường dây hạ thế Nhà nước có chính sách kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm. Do vậy đã làm giảm bớt gánh nặng của Nhà nước về chi phí và đã huy động được mọi thành phần kinh tế và nhân dân vào việc phát triển ngành điện đáp ứng sản xuất và đời sống nhân dân.
Bảng 4: Giá điện trung bình của các nước trong khu vực
Đơn vị: cents/kwh
TT
Tên nước
Tại thời điểm
Trung bình
1
Lào
12/1999
1,39
2
Indonesia
12/1999
3,11
3
Việt Nam
1/2001
4,27
4
Thái Lan
9/1999
5,57
4a
PEA (Thái Lan)
9/1999
5,74
4b
MEA (Thái Lan)
9/1999
6,35
5
Malaysia
8/1999
6,25
6
Hàn Quốc
12/1999
6,27
7
Singapore
12/1999
6,57
8
Đài Loan
12/1999
6,69
9
Philipine
12/1999
10,17
10
Hồng Kông
12/1999
12,77
11
Brunei
1999
15,2
12
Campuchia
12/1999
15,92
13
Nhật Bản
3/1999
18,02
Nguồn: Tổng Công ty điện lực Việt Nam
Bảng 5: Tỷ lệ tổn thất các nước trong khu vực
TT
Tên nước
Tại thời điểm
Tổn thất
1
Nhật
1999
5,4
2
Thái Lan
1999
9
3
Malaysia
1999
11
4
Indonesia
1999
12
5
Việt Nam
1999
15,3
6
Lào
1999
16
7
Philipine
1999
17
8
Campuchia
1999
23
Nguồn: Tổng Công ty điện lực Việt Nam
+ Về công tác đào tạo thời gian qua ngành thành lập được 2 trường cơ khí điện để đáp ứng nhu cầu cán bộ và công nhân cho ngành và hàng năm cử 36 cán bộ đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài.
2. Những hạn chế và nguyên nhân.
+ Do địa hình nước ta phức tạp với chiều dài đất nước hơn 2000 km nên việc đưa điện tới các vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn, đặc biệt các đồng bào dân tộc thiểu số ở trên núi cao, ở hải đảo dân cư thưa thớt, địa hình hiểm trở nên việc đưa điện đến đó gặp nhiều khó khăn. Do vậy nhiều xã vẫn chưa có điện. Hơn nữa, do điều kiện tự nhiên địa hình, khoáng sản của từng vùng, miền khác nhau nên việc khai thác các tiềm năng phục vụ phát triển nguồn điện khác nhau: Miền Bắc có nhiều tiềm năng khai thác phát triển điện hơn miền Trung và miền Nam nên có sự thiếu điện nghiêm trọng ở miền Trung và miền Nam. Năm 1005 miền Bắc sản lượng điện phát ra là: 9372,88 triệu kwh, điện năng tiêu thụ: 4922,461 triệu kwh; miền Trung sản lượng điện phát ra: 375,1 triệu kwh, điện năng tiêu thụ 1056,304 triệu kwh; miền Nam điện năng phát ra là: 5888,08 triệu kwh, điện năng tiêu thụ: 5226,222 triệu kwh. Do đó sự phân bố không đồng đều giữa các miền như vậy, nên cần phải có xây dựng hệ thống lưới điện kéo dọc chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam để phân phối điện năng đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ở miền Trung và miền Nam. Do đó làm tăng chi phí đầu tư cộng với đường truyền tải dài làm cho tổn thất điện năng là rất lớn nên tổn thất điện năng của Việt Nam còn cao hơn một số nước trong khu vực.
+ Do chính sách của Nhà nước duy trì giá điện ở mức thấp để khuyến khích sản xuất và đảm bảo mặt lợi ích xã hội: tất cả các hộ gia đình được sử dụng điện ở mức giá thấp. Do đó có một bất hợp lý là doanh thu điện không bù đắp được chi phí sản xuất, không thu hút được nhiều đầu tư của các thành phần kinh tế vào việc phát triển nguồn điện.
Kết luận: Với sự cố gắng của ngành điện trong thời gian qua, bên cạnh những mặt đạt được còn nhiều hạn chế. Vì vậy để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Đòi hỏi ngành điện phải có chiến lược dài hạn khắc phục hạn chế còn tồn tại, khai thác hết các tiềm năng để phát triển ngành điện xứng đáng với vai trò của nó.
IV- Một số chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành điện lực đến 2010.
Mục tiêu chiến lược trong phát triển ngành điện là đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng; đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Dự báo trong 10 năm tới tốc độ tăng nhu cầu sử dụng điện bình quân khoảng 10-12%/năm. Năm 2005, điện năng sản xuất đạt sản lượng khoảng 50 tỷ kwh, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2005 có thể đạt 13% (Tuy nhiên qua tình hình 2 năm đầu 2001, 2002 tốc độ tăng trưởng 5 năm có thể đạt 15%, đến năm 2005 điện năngđạt 53,5 tỷ kwh); năm 2010 đạt sản lượng từ khoảng 80 tỷ kwh (tốcđộ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 10%). Nhu cầu sử dụng điện bình quân từ 340 kwh/ người/ năm hiện nay lên 800-900 kwh/người/ năm vào năm 2010. Như vậy trong 10 năm tới mức tiêu thụ điện bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp hơn so với mức tiêu thụ hiện nay của một số nước trong khu vực (Trung Quốc năm 1999 đạt 985; Thái Lan: 1700; Malaysia: 2340; Singapore: 8242; Hàn Quốc là: 5170; Nhật Bản: 7150 kw/người/ năm.
Để đáp ứng nhu cầu điện năng tăng lên như mục tiêu đặt ra tất yếu phải phát triển các công trình nguồn và lưới điện, mục tiêu đặt ra là giai đoạn 2001-2010 cần lắp đặt thêm 10.600 MW các loại nguồn thuỷ điện nhiệt điện (than, khí) và nhập khẩu.
1. Phát triển các công trình nguồn điện.
1.1. Các công trình thuỷ điện.
Các công trình thuỷ điện được ưu tiên phát triển để tận dụng nguồn năng lượng rẻ, tái tạo, ưu tiên đầu tư các công trình có hiệu quả kinh tế cao và các công trình có lợi ích tổng hợp: cấp điện, chống lũ, cấp nước,...
Trong hơn 20 năm tới sẽ xem xét xây dựng hầu hết các nhà máy thuỷ điện có khả năng xây dựng trên các dòng sông: Đà, Lô, Cả, Mã, Chu,... ở miền Bắc; sông Sê Xan, Vũ Gia - Thu Bồn ở miền Trung; sông Đồng Nai ở miền Nam. Dự._.ặt khác, địa phương và nhân dân nhiều tỉnh không quyết tâm lo kinh phí theo cơ cấu vốn qui định nên việc thực hiện đầu tư đối với ngành điện càng khó khăn.
Vì vậy, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì theo định hướng của Nhà nước và Bộ Công nghiệp sẽ từng bước nâng giá điện bình quân lên tới 7 cents/1kwh. Chỉ có tăng giá điện mới hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn vào ngành điện. Như vậy, nếu giá điện nâng lên từng bước lên 7cents thì ngành điện có thể tự trang trải trong sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ nhận định trên, phương hướng và chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại cộng với những kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư đối với ngành điện của các nước NICs và ASEAN thì ngành điện Việt Nam cần có các biện pháp thu hút vốn đầu tư như sau:
Đa dạng hoá phương thức đầu tư nguồn điệ và lưới điện phân phối, khuyến khích đầu tư nước ngoài dưới dạng BOT, BOO, IPP, JV hoặc liên doanh đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Triển khai các dự án liên doanh công trình thuỷ điện, đặc biệt đối với công trình thuỷ điện Sơn La.
Thời gian chuyển giao các công trình BOT không nên quá dài đối với các tua bin hơi không quá 20 năm, tua bin khí không quá 15 năm. Nên có chủ trương thu hút các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển các công trình thuỷ điện.
Tiến hành cổ phần hoá một số nhà máy điện và lưới điện phân phối để giải quyết khó khăn về vốn đầu tư và tăng hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh điện năng.
Luôn luôn coi trọng "vốn trong nước quyết định" vốn nước ngoài quan trọng trong việc tạo vốn phát triển ngành điện. Trong đó vấn đề cốt lõi là phải định đúng giá thành và giá bán sản phẩm trên cơ sở đánh giá lại tài sản cố định sát với giá trị thực, cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh để vừa đảm bảo được yêu cầu duy trì sản xuất bình thường, vừa đáp ứng được yêu cầu tích luỹ cho tái đầu tư mở rộng sản xuất và phát triển kinh doanh, vay được vốn, trả được nợ trong nước và ngoài nước, từ giá điện được điều chỉnh trên sẽ tăng được nguồn huy động vốn trong nước, đảm bảo yếu tố vốn trong nớc là quyết định.
Về nguồn vốn trong nước: ngoài nguồn vốn ngân sách đầu tư cho một số đối tượng theo kế hoạch Nhà nước hàng năm, ngành điện có thể khai thác các nguồn sau:
Từ năm 1995-2000, ngành điện được phép để lại 100% nguồn vốn khấu hao cơ bản để đưa vào đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm.
Vay tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân hàng đầu tư và phát triển và phát triển và theo hạn mức hàng năm.
Nguồn thu tiền điện ở các địa phương để cải tạo lưới điện nông thôn nguồn do tăng giá điện.
Ngành điện có thể đầu tư bằng nguồn vốn viện trợ chính thức ODA theo hiệp định vay của chính phủ Việt Nam, các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB. Đây là nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp hoặc không có lãi suất và thời hạn kéo dài rất phù hợp với các công trình hạ tầng cơ sở điện.
Nguồn vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế khác và các Công ty tập đoàn kinh tế tư nhân nước ngoài, kể cả việc mua vật tư thiết bị trả chậm (vay thương mại).
Nguồn vay trực tiếp nước ngoài (FDI) cần mở ra và áp dụng hình thức BOT, JV,... cho một số công trình nguồn điện để giảm bớt vốn vay.
Ngoài ra sử dụng giải pháp liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất vật tư, phụ tùng thiết bị điện năng để đổi mới, hoàn thiện, hiện đại hoá dây chuyền công nghệ nâng cao chất lượng và khả năng chế tạo đồng bộ trong nước.
3.2. Thu hút và sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi ODA của nước ngoài.
ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế cho các nước đang phát triển các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán nhằm mục đích giúp các nước này tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Thực tế nhiều năm qua cho thấy đến nay các tổ chức tín dụng đã cam kết cho Tổng Công ty điện lực Việt Nam vay trên 2 tỷ USD, trong đó trên 60% đã được sử dụng. Nguồn ngoại lực đáng kể này đã tạo điều kiện cho Tổng Công ty đồng loạt xây dựng nhiều công trình điện lưới và đã đưa vào vận hành như nhà máy điện Phú Mỹ 2.1., Hàm Thuận - Đam My, Nhiệt điện Phả Lại 2…; xây dựng và mở rộng 50 trạm biến áp 110 kv và 220 kv.
Tuy nhiên việc thu hút ODA còn nhiều điều bất hợp lý là việc xin ODA còn nhiều phiền hà ở các khâu trình duyệt, do cơ cấu hành chính còn nhiều hạn chế về mặt thời gian và thủ tục, gây khó khăn cho công tác thu hút vốn; thứ hai Tổng Công ty điện lực Việt Nam chưa tự chủ về được cân đối tài chính và tự vay tự trả vốn đầu tư cho phát triển nguồn và lưới điện.
Do vậy trong chiến lược 2001 - 2010 để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn vay ODA cần:
3.2.1. Tăng cường khả năng tự lập báo cáo (tiền) khả thi trong khâu xác định và xây dựng dự án.
Thực tiễn đã chứng minh chuẩn bị dự án là giai đoạn quan trọng nhất cả một chu trình dự án. Dự án nào được chuẩn bị tốt thì việc thực hiện sẽ suôn sẽ, thuận lợi, tỷ lệ giải ngân sẽ cao và ngược lại việc chuẩn bị dự án ở đây là công tác lập báo cáo tiền khả thi và khả thi cho dự án.
3.2.2. Giảm thiểu thời gian và thủ tục cho các khâu thẩm định và phê duyệt dự án.
Hiện nay có khoảng 23 quốc gia, 6 tổ chức quốc tế và liên chính phủ, 18 tổ chức quốc tế và khu vực cung cấp ODA cho Việt Nam, mỗi nhà tài trợ có một qui trình thủ tục cung cấp ODA khác nhau. Do đó, tạo nên sự khác nhau về thủ tục trong các khâu chuẩn bị dự án. Do đó đòi hỏi phải hài hoà trong chính sách và thủ tục giữa các cơ quan hữu quan của Việt Nam và các tổ chức tài trợ tức là phải hợp tác cùng nhau tiến tới áp dụng một hệ thống chuẩn mực chung trong các khâu của dự án. Ngoài ra chính phủ cũng cần tiếp tục cải tiến về thủ tục và tình tự giải ngân cho các dự án ODA sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế trong vòng 56 ngày. Để đơn giản hoá thủ tục thanh toán, chính phủ nên có các qui định giảm bớt các bước kiểm soát trung gian, tăng cường trách nhiệm của các ban quản lý dự án.
- Giúp cải thiện môi trường quản lý và tăng cường thể chế rất quan trọng, nhưng không yêu cầu những khoản kinh phí điều kiện lớn nên có cần tiến hành không chậm trễ. Luật điện lực cần sớm được xem xét và ban hành làm cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động điện lực, cho các hoạt động kiểm soát và điều phối thị trường điện, trên cơ sở đó quyền lợi của người mua, người bán điện được bảo vệ.
- Cần mở rộng hơn nữa trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của các cơ quan tham gia quản lý nguồn vốn ODA tránh tình trạng nhiều đơn vị quản lý mà vẫn lỏng lẻo, chậm chạp. Để có thể quản lý và giám sát được các hoạt động của các cơ quan thì cần tăng thêm nhiệm vụ và quyền hạn cho họ khi tham gia quá trình quản lý thực hiện dự án.
3.2.3. Tăng cường khả năng tự chủ và tín nhiệm tài chính trong các cam kết với nhà tài trợ.
Các dự án ngành điện hiện nay đều phải vay lại ODA từ chính phủ. Do đó chính phủ cần nhanh chóng ban hành qui chế quản lý về vay và trả nợ nước ngoài một cách chi tiết và rõ ràng, đây là một cam kết của chính phủ đối với việc sử dụng hiệu quả ODA và cam kết trả đúng hạn. Các nhà tài trợ thường nhấn mạnh vai trò làm chủ của các nước tiếp nhận viện trợ, vai trò làm chủ của phía tiếp nhận được phát huy cũng chính là xác định một cách rõ ràng trách nhiệm chủ yếu của phía tiếp nhận đối với quá trình phát triển và vai trò hỗ trợ của nhà tài trợ. Vai trò của EVN cần được đề cao nay từ khâu đề xuất viện trợ, hình thành và thiết kế dự án, tổ chức thực hiện, theo dõi và đánh giá kết quả thu được.
3.3. Giải pháp về giá điện
3.3.1. Giải pháp tăng giá điện.
Do tổng nhu cầu đầu tư và trả nợ giai đoạn 2001-2010 lên đến 21,866 tỷ USD, trong đó trả nợ 8,54 tỷ USD để cân đối khối lượng lớn vốn cho đầu tư và trả nợ thì nguồn khấu hao để lại cho đầu tư là 6,49 tỷ USD (chiếm 29,69%) không đủ để trả nợ. Như vậy nguồn chủ yếu cho đầu tư là thu từ tăng giá điện 4,46 tỷ USD và vốn vay là 10,36 tỷ USD. Với số vốn vay trên 10 tỷ USD, bình quân mỗi năm vay 1 tỷ USD là quá lớn, khả năng vay trong nước là rất hạn chế nên phần lớn là vay nước ngoài. Nếu vay nước ngoài thì phải đáp ứng tỷ lệ tự đầu tư trên 30% theo yêu cầu của các nhà cho vay. Nếu không tăng giá điện thì nguồn vốn 4,56 tỷ USD sẽ không thể huy động được. Tăng giá điện cũng là hình thức phát huy nội lực của toàn dân để đầu tư xây dựng nguồn và lưới điện, đáp ứng nhu cầu điện năng của nền kinh tế; đồng thời tăng giá điện mới đủ sức kêu gọi nước ngoài đầu tư xây dựng các nhà máy điện.
Tuy nhiên việc tăng giá điện chỉ là giải pháp tình thế trong giai đoạn hiện nay của ngành cho các công trình nguồn và lưới điện rất lớn. Việc tăng giá điện là vấn đề rất nhạy cảm nó làm tăng chi phí sản xuất của các ngành kinh tế và tăng chi phí sinh hoạt của người dân. Trong khi đó mức sống dân cư còn thấp, điều này có thể đi ngược với mục tiêu là nhằm nâng cao về mặt lợi ích xã hội từ việc sử dụng điện. Tuy nhiên việc tăng giá điện theo đúng lộ trình của ngành thì giá điện của nước ta vẫn còn thấp hơn nhiều nước trong khu vực và việc tăng giá điện này nhằm hỗ trợ cùng với sự cố gắng của ngành điện lực và các địa phương để đưa điện về tới vùng sâu, vùng xa nơi chưa có lưới điện quốc gia. Như vậy đây chính là sự tương trợ lẫn nhau giữa những nơi có điện với những nơi chưa có điện, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền ngược.
3.3.2. Giải pháp về phụ thu tiền điện.
Chương trình điện khí oá nông thôn Việt Nam không thể thực hiện trong ngày một ngày hai mà cần phải thực hiện trong thời gian dài với nguồn đầu tư rất lớn. Tuỳ mỗi địa phương có vị trí địa lý kinh tế khác nhau mà có những giải pháp thực hiện khác nhau. Đối với những tỉnh nghèo nông thôn và miền núi thì nguồn vốn để thực hiện chương trình điện khí hoá phần lớn do Nhà nước bỏ ra, địa phương đóng góp rất nhỏ. Tuy nhiên đối với những thành phố, tỉnh mà người dân có mức thu nhập cao thì tiến hành thu tiền điện để cố gắng thực hiện điện khí hoá nông thôn là việc làm cần thiết và thiết thực. Tuy còn nhiều ý kiến trái ngược nhau nhưng đây là giải pháp đảm bảo tính công bằng giữa người dân nông thôn và người dân thành thị. Việc làm này có ý nghĩa như một hành động đóng góp công ích giúp đỡ của những đối tượng đã có may mắn được dùng điện trước đối với những nơi chưa có điện.
Dưới đây là một số đơn vị địa phương thực hiện thành công giải pháp này và đã tiến hành điện khí hoá 100% các xã trong địa bàn.
* Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành thu tiền điện từ năm 1991 đã thu được trên 700 tỷ đồng. Số tiền này đã được thực hiện theo nguyên tắc: ngành điện trực tiếp thu và chuyển về kho bạc Nhà nước, do sở tài chính quản lý nhưng để thực hiện chương trình điện khí hoá theo kế hoạch của thành phố đến nay bằng tiền phụ thu thành phố đã điện khí hoá được 78 xã.
Tỉnh Khánh Hoà: Tiến hành thu giá trần đến từng hộ tiêu thụ ở nông thôn là 650đ/kwh dùng cho ánh sáng sinh hoạt và 1000đ đối với đối tượng tiêu dùng khác. Số tiền chênh lệch giưã giá trần và giá quy định được sử dụng như sau: 80% được gửi vào kho bạc Nhà nước, tỉnh quản lý để tiếp tục phát triển và hoàn thiện lưới điện các xã ở vùng xa, vùng sâu chưa có điện; 15% được dùng để trả lương cho thợ điện ở các thôn; 5% trả cho ngành điện để phát hành hoá đơn tiền điện cho từng hộ. Như vậy với biện pháp phụ thu tiền điện bằng việc quy định giá trần cộng với sự lãnh đạo sát sao của tỉnh, sự tham gia tích cực của các ngành hữu quan và đặc biệt là sự tham mưu hữu hiệu của ngành điện lực Khánh Hoà, đến cuối năm 2000, 100% người dân Khánh Hoà đã có điện dùng.
Thành phố Hải Phòng: Việc phụ thu tiền điện từ tháng 4/1998; đã áp dụng mức phụ thu hợp lý tuỳ theo các đối tượng dùng điện khác nhau.
Phụ thu 100 đ/kwh đối với các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh dịch vụ thương mại khách sạn du lịch, ăn uống, dịch vụ sinh hoạt, ngân hàng.
Phụ thu 50đ/kwh đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp xây dựng, vận tải, bưu điện và điện lực.
Phụ thu 30đ/kwh đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan đoàn thể, bảo hiểm, các đơn vị sự nghiệp có thu, các doanh nghiệp hoạt động công ích.
Phụ thu 20đ/kwh đối với các hộ gia đình sử dụng điện phục vụ sinh hoạt.
Phụ thu 20.000đ/KVA đối với các máy biến áp mới lắp đặt của các khách hàng dùng điện trong nước.
Phụ thu 30.000đ/ đồng hồ 3 pha đối với các đồng hồ 3 pha lắp vào đường dây dân dụng.
Mỗi tháng thành phố thu được 900 triệu đồng, số tiền này được chuyển về kho bạc tỉnh, sở tài chính quản lý để thực hiện điện khí hoá gọn cho từng xã. Mỗi tháng xây dựng hoàn thiện từ 2-3 xã chuyển cho ngành điện quản lý bán điện cho từng hộ theo giá quy định. Việc thực hiện điện khí hoá nông thôn ở các địa phương khác nhau, mức độ quy định cũng khác nhau, do đó kinh phí thực hiện cho từng xã ở từng nơi chênh lệch nhau rất nhiều nhưng bằng vốn phụ thu hay vốn Nhà nước cấp cũng đều là của người dân lao động đóng góp. Nếu thực hiện phụ thu đối với doanh số bán điện thì Nhà nước luôn phải đánh đổi giữa hiệu quả ứng với giá tăng lên mà người lao động và các doanh nghiệp phải trả do đó tuỳ thuộc vào mức độ sẵn sàng chi trả của từng địa phương mà có chính sách phụ thu hợp lý sao cho người dân vẫn dùng điện mà vui vẻ trả tiền điện.
4. Cải cách dịch vụ khách hàng.
Cải cách dịch vụ khách hàng là việc mà ngành điện lực cần phải tổ cố gắng hơn nữa trong việc đảm bảo cung ứng đủ điện cho nền kinh tế và sinh hoạt xã hội; nhằm đảm bảo chất lượng cung ứng điện: cung cấp điện liên tục, ổn định, an toàn, tin cậy. Với mục tiêu như vậy để dịch vụ khách hàng tốt hơn cần phải:
- Để giảm được lượng công nhân viên ghi chỉ số và đảm bảo ghi chỉ số điện năng thanh toán với khách hàng được chính xác, loại bỏ các hiện tượng tiêu cực trong việc ghi chỉ số công tơ, Tổng Công ty sẽ ứng dụng công nghệ mới trong việc ghi chỉ số công tơ điện cho hơn 3,8 triệu khách hàng với tổng vốn đầu tư ước khoảng 1.360 tỷ đồng.
- Tiếp tục cải tiến hoàn chỉnh các qui trình nghiệp vụ, hợp lý hoá trong nghiệp vụ kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và công khai với khách hàng, giảm số lần và thời gian khắc phục sự cố. Thực hiện ứng dụng các công nghệ tin học, thông tin vào quản lý khách hàng và thu tiền điện. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 305 tỷ đồng.
- Trong giai đoạn 2001 - 2010, Tổng Công ty điện lực dự kiến đầu tư cho chương trình quản lý nhu cầu, nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng điện vào các giờ thấp điểm trong ngày, sử dụng các thiết bị dùng điện có hiệu suất cao và tiết kiệm điện với mục tiêu cắt giảm được 80-100MW công suất giờ cao điểm, giảm phát hoặc mua từ các nguồn điện có giá thành cao và giảm đầu tư nguồn điện.
Với những giải pháp trên giúp cho khách hàng tin tưởng hơn, quan hệ giữa khách hàng với ngành điện được tốt hơn giúp cho khách hàng thấy thoải mái khi thanh toán tiền điện vì số tiền họ phải trả đúng với số điện họ tiêu thụ và việc thanh toán được nhanh hơn.
III- Một số kiến nghị
Để thực hiện được chiến lược phát triển giai đoạn 2001 - 2010, xin kiến nghị với chính phủ như sau:
Dựa vào diễn biến xã hội, cho phép thực hiện điều chỉnh giá điện như lộ trình đã được phê duyệt và tiếp tục cho phép chuyển một phần chênh lệch tăng giá điện sang đầu tư xây dựng các công trình nguồn và lưới điện. Đề nghị chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế tự động điều chỉnh giá điện khi các yếu tố đầu vào có sự thay đổi lớn đến tính giá điện.
Ưu tiên cân đối đủ vốn tín dụng đầu tư ưu đãi cho các công trình đầu tư phát triển điện từ các nguồn vốn vay ưu đãi ODA với lãi suất bằng lãi suất các tổ chức tài chính cho vay cộng với chi phí quản lý, vốn tín dụng song phương thức và tín dụng Nhà nước cho đầu tư phát triển.
Hỗ trợ cấp vốn ngân sách cho phần đầu tư nguồn và lưới điện phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và điện khí hoá nông thôn, các công trình thuộc kết cấu hạ tầng mang tính chất công ích; cấp vốn ngân sách để đầu tư cung cấp điện bằng các nguồn năng lượng tại chỗ ở những nơi không thể cung cấp được bằng lưới điện quốc gia.
Tách phần dịch vụ công ích trong việc cung cấp điện cho nông thôn, miền núi khỏi sản xuất kinh doanh, do nếu đảm bảo tính công bằng xã hội (lợi ích xã hội), thì với thu nhập thấp thì với lộ trình tăng giá điện trong chiến lược của ngành, khó có thể mà sử dụng điện cho đời sống và sản xuất để đạt mục tiêu 800 - 900 kwh/người năm vào năm 2010 do vậy nên tách dịch vụ công ích ở khu vực này khỏi sản xuất kinh doanh để ngành điện cân đối tài chính đảm bảo để đầu tư theo đúng chiến lược đặt ra của ngành.
Đề nghị chính phủ trình quốc hội cho phép Tổng Công ty được giảm tỷ lệ thuế VAT xuống 5%.
Kiến nghị chính phủ nghiên cứu cấp cho Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được thí điểm quyết định đầu tư các dự án nhóm A đã có trong danh mục của TSĐV tính đến 2005 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt nhằm giảm thời gian chuẩn bị đầu tư, đảm bảo đúng tiến độ đưa các công trình vào vận hành.
Đầu tư phát triển các nhà máy điện phải theo đúng định hướng phát triển đã được phê duyệt trong tổng sơ đồ, tránh tình trạng khủng hoảng thừa gây nên lãng phí trong đầu tư, cũng như khủng hoảng thiếu, không cấp đủ điện cho phát triển kinh tế, ràng buộc tiến độ xây dựng đối với các chủ đầu tư phải đưa công trình vào đúng tiến độ.
Đề nghị chính phủ có cơ chế tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải toả đề bù, chỉ đạo các địa phương lập đơn giá đền bù hợp lý, thành lập ban chỉ đạo đền bù các công trình điện lớn do Bộ Công nghiệp chủ trì.
Đề nghị chính phủ cho phép Tổng Công ty điện lực Việt Nam được chỉ định thầu tư vấn các công trình điện và bỏ giai đoạn lập tiền khả thi các dự án lưới điện nhóm A.
Đề nghị Bộ Công nghiệp hoàn thiện cơ chế chính sách và khuôn khổ pháp lý cho việc áp dụng đa dạng hoá các hình thức đầu tư phát triển nguồn và lưới điện phân phối.
Đề nghị chính phủ cho phép Tổng Công ty Điện lực Việt Nam cổ phần hoá các nhà máy điện không có vai trò quan trọng để huy động vốn đầu tư.
Kết luận
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự cố gắng nỗ lực của ngành điện mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức, thời gian qua ngành điện Việt Nam đã từng bước khắc phục được tình trạng thiếu điện trầm trọng. Từ chỗ phải cắt điện luôn phiên đến nay về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống nhân dân: 100% số huyện có lưới điện và điện tại chỗ, 85% số xã, 77,4% số hộ nông thôn có điện vượt 17,4% so với Nghị quyết Đại hội Đảng VIII. Tuy nhiên sản lượng điện bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp (năm 2001 mới chỉ đạt 340kwh/người/ năm) so với các nước trong khu vực; cơ cấu nguồn điện còn bất hợp lý, do quá dựa vào nguồn thuỷ điện đến mùa khô nên tình trạng thiếu điện trầm trọng. Do đó phải huy động các nguồn điện khác có gía thành cao, hiệu quả thấp kém. Thêm vào đó, hệ thống truyền tải điện quá cũ và thiếu đồng bộ.
Do vậy trong chiến lược phát triển ngành điện giai đoạn 2001-2010 ngành điện mà cụ thể là Tổng Công ty Điện lực Việt Nam nỗ lực hơn nữa trong việc huy động nguồn vốn để phát triển nguồn và lưới điện một cách hợp lý theo đúng tổng sơ đồ V.
Bộ Công nghiệp, chính phủ cần có nhiều cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn cho ngành điện thực hiện chiến lược của mình.
Tài liệu tham khảo
1. Quy hoạch ngành điện lực cho 6 vùng kinh tế - Viện Chiến lược chính sách công nghiệp - Bộ Công nghiệp.
2. Chiến lược phát triển ngành điện lực giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020.
3. Giáo trình Dự báo phát triển kinh tế xã hội - TS. Lê Huy Đức
4. Giáo trình Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội - TS. Lê Huy Đức
5. Giáo trình Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội- TS. Ngô Thắng Lợi
6. Tạp chí Điện lực - Số 3 năm 1997
- Số 1, 2, 3, 11, 12 năm 2000
- Số 1, 2, 3 năm 2001
- Số 1, 2, 3 năm 2002
- Số 1 năm 2003
7. Việt Nam phát triển kinh tế theo hướng rồng bay - NXB Chính trị Quốc gia
Mục lục Bảng
Bảng 1: Công suất các nhà máy điện đến năm 2001. 27
Bảng 2: Cơ cấu và sản lượng điện phát ra từ năm 1991 28
Bảng 3: Số lượng lao động ngành điện lực 30
Bảng 4: Giá điện trung bình của các nước trong khu vực 36
Bảng 5: Tỷ lệ tổn thất các nớc trong khu vực 36
Bảng 6: Một số chỉ tiêu năm 1999 - 2000
Bảng 7: Các công trình điện than sẽ đưa vào vận hành trong giai đạn 2002-2010. 41
Bảng 8: Công suất các nhà máy điện khí các giai đoạn 41
Bảng 9: Các đường dây 500 KV dự kiến xây dựng giai đoạn 2001-2010 44
Bảng 10: Các trạm 500 KV dự kiến xây dựng giai đoạn 2001-2010 44
Bảng 11: Lộ trình tăng giá điện của Việt Nam 46
Bảng 12: Cân đối nguồn vốn dùng cho đầu tư các công trình điện 2001-2010 47
Bảng 2: Cơ cấu và sản lượng điện phát ra từ năm 1991
Năm
Sản lượng điện SX (Tr.kwh)
Tỷ lệ (%)
Thuỷ điện (Tr.kwh)
Tỷ lệ (%)
Nhiệt điện (Tr.kwh)
Tỷ lệ (%)
Diezen (Tr.kwh)
Tỷ lệ (%)
Tua bin khí (Tr.kwh)
Tỷ lệ (%)
1991
9152,0
100
6316,6
69,0
2424,8
26,49
309,8
3,38
100,8
1,1
1992
9625,0
100
5604,9
58,0
3470,0
35,95
319,1
3,31
258,0
2,67
1993
10661,5
100
7965,4
74,7
1776,3
16,66
318,6
2,99
601,2
5,64
1994
12284,2
100
9246,4
75,2
2123,6
17,29
281,8
2,99
632,6
5,15
28
1995
14636,0
100
10369,6
70,8
2817,4
19,25
320,0
2,19
1128,4
7,71
Tốc độ PTBQ 91-95
11,1
100
15,0
8,98
-4,94
89,3
1996
16960,0
100
1156,5
65,7
3509,0
20,69
366,3
2,16
1298,4
11,37
1997
19151,0
100
11975,0
62,5
3696,2
19,30
377,3
1,97
3102,5
16,20
1998
20660,0
100
11908,0
57,6
4169,2
20,18
281,0
1,36
4301,8
20,82
1999
22730,0
100
11853,6
52,1
4337,0
19,08
263,0
1,16
6227,0
27,61
2000
26575.7
100
14568,44
54,82
4253,21
16,00
240,39
0,9
7115,04
26,77
Tốc độ PTBQ 95-00
12,2
4,6
15,3
-4,82
64,2
Nguồn: Vụ Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bảng 6: Một số chỉ tiêu năm 1999 - 2000
Các chỉ tiêu
Đơn vị
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Công suất
MW
2659
3022
3177
4014
4278
4570
4649
4937
5282
5625
6173
7604
Sản lượng
tr. kwh
8679
9209
9704
10661
12284
14636
16946
19151
21665
23558
26561
30608
Tiêu thụ điện
6185
6548
6930
7839
9284
11198
13375
15303
17725
19550
22404
25858
Đường dây
km
42937
48718
49383
55819
63885
69844
91244
101780
105096
134962
195919
153851
Cao thế
5046
6337
6644
7180
7344
9828
10317
10244
11090
11224
11626
13206
Trung và hạ thế
37891
42381
12739
48639
56541
60016
80927
91536
94006
123738
134294
140646
Trạm biến áp
MVA
10028
11241
12660
13724
17084
18440
24373
25248
27933
30124
33939
38460
Cao thế
4423
5075
5426
5928
8769
9354
10032
11213
12660
13612
15968
18962
37
Trung và hạ thế
5605
6,16
7234
7796
8315
9086
14341
14035
15273
16512
17917
19499
Tổn thất
%
25,68
24,34
24,86
23,27
22,5
21,4
19,27
18,08
16,09
15,33
14,03
14,00
Doanh thu SXKD
tỷ đ.
835,2
1933,9
3258,3
4236,8
4688,6
609,0
8149,6
10236,2
12290,1
12619,9
14890
17521,1
Giá bán bình quân
đ/kwh
135,04
293,73
470,17
540,48
505,02
537,51
609,33
668,92
693,37
645,52
664,62
677,59
Vốn đầu tư
tỷ đ.
409,63
604,05
1253,13
5720,15
3473,23
1847,18
3874,52
5181,27
8880,30
11147,6
12667,7
12433,6
Nguồn
tỷ đ.
265,77
377,39
635,03
1993,68
1229,84
1003,76
3874,52
2896,02
5438,69
6927,83
8340,54
3902,2
Lưới 500 Kv
tỷ đ.
404,60
3418,40
1336,2
22825
125,56
34,3
31,07
104,7
Lưới 220 Kv
tỷ đ.
34,25
35,60
16,53
103,47
202,84
277,07
228,83
597,19
1033,69
501,13
403,35
765,2
Lưới 110 Kv
tỷ đ.
70,62
126,03
101,79
93,31
422,44
228,55
215,21
723,59
614,4
518,53
478,83
1044,3
Lưới 35 Kv
tỷ đ.
7,33
22,22
33,15
90,42
257,26
188,22
199,98
763,29
1133,49
1619,11
1602,74
2166,7
Nguồn: Tổng Công ty điện lực Việt Nam
Bảng 12: Cân đối nguồn vốn dùng cho đầu tư các công trình điện 2001-2010
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng
Tổng nhu cầu đầu tư và trả nợ vốn vay
1.027
1.178
1.671
1.951
2.214
2.429
2.616
2.748
2.916
3.117
21.866
Tổng mức đầu tư hàng năm
837
982
1.278
1.449
1.509
1.459
1.426
1.348
1.433
1.600
13.322
Các công trình nguồn điện
430
514
756
934
971
862
735
607
665
793
7.267
Các công trình lưới điện
407
469
522
516
530
553
602
656
715
778
5.748
Các công trình khác
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Góp vốn liên doanh
0
0
0
0
7
44
88
85
54
30
307
Trả nợ vốn vay gốc và IDC
190
196
393
501
705
970
1.190
1.400
1.483
1.517
8.544
47
Cân đối nguồn vốn dùng cho đầu tư
1.027
1.178
1.671
1.951
2.214
2.429
2.616
2.748
2.916
3.117
21.866
Nguồn vốn tự tích luỹ
381
465
778
798
1.115
1.352
1.506
1.586
1.675
1.853
11.509
Vốn khấu hao cơ bản
328
408
498
543
577
642
764
839
908
986
6.493
Vốn tự tích luỹ năm trước chuyển sang
5
2
120
86
199
133
71
5
3
9
634
Trừ: Vốn tự tích luỹ chuyển sang năm sau
-2
-120
-86
-199
-133
-71
-5
-3
-9
-3
-631
Tăng giá điện và thu sử dụng vốn chuyển đầu tư
33
164
207
324
424
597
622
685
710
793
4.560
Quỹ đầu tư phát triển
17
12
39
43
47
51
55
59
63
68
454
Vốn ngân sách cấp khác
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Vốn vay
645
713
893
1.153
1.098
1.077
1.110
1.162
1.241
1.265
10.358
Nguồn: Viện chiến lược chính sách công nghiệp
Phụ lục
Phụ lục 1:
Điện năng sản xuất các nguồn hệ thống điện toàn quốc giai đoạn 2001-2010
TT
Chỉ tiêu / Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
A
Điện năng sản xuất
28.479
33.185
38.484
40.097
42.172
47.094
49.720
54.101
60.512
68.874
I
Thuỷ điện
18.215
16.721
16.721
16.721
16.721
16.894
19.763
22.591
25.106
28.076
II
Nhiệt điện than
3.218
5.854
6.543
7.371
7.952
11.970
13.946
13.656
13.809
13.879
III
Nhiệt điện dầu
1.117
1.026
847
1.288
799
293
163
235
209
242
IV
Tua bin khí (khí + dầu)
5.834
9.569
14.373
14.717
16.699
17.938
15.848
17.619
21.387
26.676
B
Mua (BOT + IPP + JV)
2.122
2.014
1.839
6.346
11.156
14.367
21.037
27.301
33.101
38.654
Cân đối chung
1
Điện thương phẩm
25.752
29.426
34.050
39.211
45.122
51.980
60.134
69.548
80.416
92.958
2
Điện năng yêu cầu
30.601
35.200
40.480
46.552
53.535
61.565
70.800
81.420
93.633
107.678
3
Điện năng sản xuất + Mua
30.601
35.200
40.323
46.443
53.328
81.461
70.757
81.402
93.613
107.528
4
Điện năng thiếu hụt
0
157
109
207
104
43
18
20
150
Phụ lục 2:
Công suất các nguồn điện hệ thống điện toàn quốc giai đoạn 2001-2010
Phụ tải cao - phụ tải 15%/năm
TT
Chỉ tiêu / Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
A
Tổng công suất của EVN
6.566
7.736
7.862
8.097
8.666
9.656
10.809
12.169
13.379
14.614
I
Thuỷ điện
3.929
4.109
4.069
4.069
4.069
4.179
5.032
5.912
6.402
7.397
II
Nhiệt điện than
586
1.186
1.186
1.186
1.186
1.786
2.086
2.086
2.086
2.086
III
Nhiệt điện dầu
185
185
185
185
185
185
185
185
185
185
IV
Tua bin khí (khí + dầu)
1.776
2.176
2.362
2.617
3.206
3.506
3.506
3.986
4.706
4.946
B
Tổng công suất (BOT + IPP + JV)
490
490
970
1.382
2.202
2.922
2.225
4.725
5.957
6.757
Cân đối chung
1
Tổng công suất nguồn
7.056
8.226
8.832
9.479
10.868
12.578
15.534
16.894
19.336
21.371
2
Pmax hệ thống
5.616
6.429
7.357
8.420
9.630
11.000
12.600
4.453
16.544
18.938
Phụ lục 3:
Điện năng sản xuất và năng lượng, nhiên liệu sơ cấp tiêu thụ giai đoạn 2001-2010
Phụ tải cao - phụ tải 15%/năm - tần suất thuỷ điện 50%
TT
Chỉ tiêu / Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Điện năng sản xuất - GWH
1
Thuỷ điện
18.215
18.383
18.383
18.383
18.383
18.568
21.833
24.920
27.174
31.125
2
Nhiệt điện than
3.218
4.874
5.497
6.906
9.130
13.237
16.666
18.259
20.600
23.001
3
Nhiệt điện khí
5.100
8.170
14.396
18.968
22.266
28.457
30.197
34.844
37.461
40.094
4
Nhiệt điện dầu FO
3.225
2703
1.925
1.765
1.226
349
294
213
378
993
5
Nhiệt điện dầu DO
1.263
1.060
173
148
2.061
535
310
338
190
1.327
Tổng
31.021
35.190
40.374
46.479
53.374
61.475
70.764
81.407
93.624
107.618
Cơ cấu điện năng sản xuất
1
Thuỷ điện
58,7%
52,2%
45,5%
39,6%
34,4%
30,02%
30,9%
30,6%
29,7%
28,9%
2
Nhiệt điện than
10,7%
13,9%
13,6%
14,9%
17,1%
21,5%
23,6%
22,4%
22,0%
21,4%
3
Nhiệt điện khí
16,4%
23,2%
35,7%
40,8%
41,7%
46,3%
42,7%
42,8%
40,0%
37,3%
4
Nhiệt điện dầu FO
10,4%
7,7%
4,80,9%
3,80,9%
2,30,9%
0,60,9%
0,40,9%
0,30,9%
0,40,9%
0,9%
5
Nhiệt điện dầu DO
10,4%
3,0%
0,4%
0,3%
3,9%
0,9%
0,4%
0,4%
0,2%
1,2%
Nhiên liệu sử dụng - than, dầu 1.000 tấn; khí triệu m3
1
Dầu DO
244
309
50
43
428
109
61
66
36
244
2
Dầu FO
787
725
519
484
328
90
75
55
94
226
3
Than
2.633
2.382
2.574
3.262
4.523
6.226
7.608
8.120
9.139
10.168
4
Khí
1.384
1.787
3.160
4.009
4.477
5.898
6.016
6.909
7.370
7.831
Phụ lục 46:
Bảng cân đối tài chính 2001 - 2010
Phương án phụ tải cao
Đơn vị tính: triệu USD, tye giá bình quân: 15.000 VND/USD
TT
Khoản mục
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
A
Giá điện bình quân cents/kwh
5,0
4,9
5,4
6,0
6,5
6,8
7,0
7,0
7,0
7,0
7,0
B
Báo cáo lãi lỗ (SXKD điện)
1
Tổng doanh thu
997
1.146
1.479
808
2.206
2.605
2.951
3.239
3.584
3.931
4.345
2
Tổng chi phí sản xuất
920
1.047
1.204
1.469
1.737
2.019
2.177
2.425
2.688
2.991
3.302
3
Trích nguồn tăng giá điện chuyển đầu tư
131
171
284
377
541
554
605
616
684
4
Lãi (lỗ) trước thuế lợi tức
77
98
84
167
186
209
232
260
291
323
359
5
Thuế thu nhập doanh nghiệp
25
31
27
54
60
67
74
83
93
103
115
6
Nộp thu sử dụng vốn đầu tư
33
33
33
36
40
47
56
68
80
94
108
7
Lợi nhuận thuần
19
34
24
78
86
95
102
109
118
126
136
C
Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
1
Tỷ lệ tự đầu tư - SFR %
25.95
18,9%
25,4%
25,7%
25,5%
25,7%
26,6%
22,6%
14,8%
24,1%
25,1%
2
Tỷ lệ thanh toán nợ - DSCR (lần)
2,78
1,72
2,01
1,66
1,60
1,49
1,36
1,24
1,13,
1,21
1,25
3
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng giá trị tài sản
2,22%
2,18%
1,355
2,48%
2,57%
2,79%
2,46%
2,42%
2,54%
2,65%
2,70%
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0125.doc