Một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ Viễn thông của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2001-2010

LỜI GIỚI THIỆU Nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển mình hoà vào dòng chảy của nền kinh tế thế giới và khu vực. Trước những thách thức và vận hội mới , vượt qua khó khăn chọn một hướng đi đúng đắn cho phát triển kinh tế nước nhà đố là nhiệm vụ quan trọng cuả Việt Nam trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá .Trong điều kiện Đảng và nhà nước ta đang chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước thì yêu cầu phát triển mạnh và hiện đại hoá nhanh chóng các phương tiện truyền t

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ Viễn thông của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2001-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông hết sức cấp bách đặc biệt là lĩnh vực Viễn thông Tin học . Có thể nói, với vai trò là một ngành kết cấu hạ tầng của đất nước Viễn thông Tin học ngày càng khẳng định thế mạnh của mình hơn bao giờ hết nhất là khi thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới , kỷ nguyên của công nghệ thông tin và những kỹ thuật hiện đại , Việt Nam và các quốc gia trên toàn cầu không tự cho phép mình được chậm trễ . Có thể hơi cao xa một chút khi nói rằng chỉ một thông tin cũng có thể làm cho một quốc gia trở nên phồn thịnh, khi mất một trong tin làn cho một quốc gia trở nên bị nghèo đói . Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng không thể thay thế của lĩnh vực Viễn thông Tin học . Tổng công tuy Bưu chính Viễn thông Viễn thông Việt Nam đã và đang khawngr dịnh vai trò của mình với những đóng góp to lớn cho việc phát triển Bưu chinghs Viễn thông Việt Nam . Để có hướng đi mới trước những biến đổi của thời cuộc thì việc đề ra , triển khai thực hiện chiến lược phát triển cho Tổng công ty trtong giai đoạn đàu của thế kỷ 21 là hết sức cần thiết cố vai trò quyết định trong việc định hướng xác định vị thế của Tổng công ty trong môi trường cạnh tranh đầy biến động này. Nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược phát triển dịch vụ Viễn thông đối với sự phát triển của lĩnh vực Viễn thông nói riêng và ngành Bưu chính Viễn thông nói chung.với những kiến thức đẫ được trang bị trong thời gian học tập tại khoa Kinh tế Phát triển - Trường đại học KTQD, bên cạnh đố được sự giúp đỗ và hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung, cùng các cô chú anh chị trong phòng Quy hoạch- Viện Kinh tế Bưu điện.Em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình là : "Một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ Viễn thông của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2001-2010 ". Nội dung đề tài bao gồm: Chương I: Những vấn đề chung về Chiến lược Phát triển Chương II: Tình hình thực hiện Chiến lược Phát triển dịch vụ Viễn thông của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam thời gian qua Chương III: Một số giải pháp thực hiện Chiến lược Phát triển dịch vụ Viễn thông của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung cùng các cô chú, anh chị trong Viện Kinh tế Bưu điện đã giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN I. VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP . Khái niệm chung về chiến lược phát triển Thuật ngữ chiến lược phát triển có nguồn gốc nghệ thuật từ xa xưa , nhưng đến nay nó đã được sử dụng vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế chính trị văn hoá xã hội. Xét trên quan điểm vi mô có thể tiếp cận với thuật ngữ này theo nhiều cách khác nhau . Chiến lược là việc xác định những con đường và những phương tiện vận dụng để đạt tới các mục tiêu đã được xác dịnh thông qua các chính sách ( Aillere nhà kinh tế học người Pháp - sách kế hoạch và chiến lược phát triển doanh nghiệp ). Chiến lược là sự kết hợp giữa định tính và định lượng , định tính là chủ yếu , định lượng ở mức cần thiết ( khi nghiên cứu tính toán cần làm cụ thể chi tiết nhiều phương án, song khi lựa chọn và xác định thì rất có mức độ tương đối vững chắc , hiện thực cơ động ,và mềm dẻo ). Để định hướng đúng cần cố gắng làm tốt cả nghiên cứu cả về mặt định tính(quan điểm, phương hướng, chính sách ... ) và cả về mặt định lượng (có tính toán , dự báo luận chứng cụ thể ) để có đủ căn cứ lựa chọn . Theo cách tiếp cận khác chiến lược được xem như là một hệ thống các phân tích đánh giá và lựa chọn về các căn cứ của chiến lược , các quan điểm cơ bản , các mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu các định hướng phát triển trong các lĩnh vực của đời sống xã hội các giải pháp cơ bản chủ yếu là các chính sách về bồi dưỡng khai thác huy động phân bổ và sử dụng các nguồn lực phát triển các biện pháp và tổ chức thực hiện chiến lược . Chiến lược vạch ra một bức tranh rõ ràng về con đường đi đến mục tiêu , chiến lược chỉ rõ các nguồn lực cần thiết phải có và tổ chức các nguồn lực để đạt được các mục tiêu và chỉ rõ các chính sách , chủ yếu cần phải tuân theo . Chiến lược là một phương tiện để doanh nghiệp trả lời các câu hỏi ‘ chúng ta muốn đi đến đâu chúng ta có thể đi đến đâu và đi đến đó như thế nào , chúng ta có những gì và người khác có những gì ‘. Ngày nay xu hướng quốc tế hoá các quan hệ kinh tế cùng với sự khan hiếm ngày càng gia tăng của các nguồn lực , nguồn tài nguyên sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật , sự thay đổi của tiêu dùng xã hội làm cho môi trường kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp và biến đổi khôn lường . Đối mặt với môi trường như vậy , các doanh nghiệp phải nắm bắt các xu thế biến động của môi trường , tìm ra những nhân tố then chốt , khai thác thế mạnh , hạn chế mặt yếu đánh giá đúng đối thủ , cạnh tranh để đề ra và thực hiện những chiến lược đúng đắn đảm bảo sự phát triển ổn định , bền vững của doanh nghiệp . Như vậy chúng ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về chiến lược . Chiến lược bao hàm việc ấn điịnh các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp. Đồng thời, lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó ( ALfred chandler- kinh tế phát triển số 21/1/1997). Chiến lược phát triển của doanh nghiệp là hệ thống các mục tiêu dài hạn các chính sách và biện pháp chủ yếu về sản xuất kinh doanh về tài chính và về giải quyết nhân tố con ngươì , nhằm đưa doanh nghiệp phát triển lên một bước mới cao hơn trước . Như vậy chiến lược của doanh nghiệp là một sản phẩm kết hợp giữa những gì môi trường có , những gì doanh nghiệp mong muốn . Nói cách khác trong đời sống của doanh nghiệp thì chiến lược là một nghệ thuật thiết kế tổ chức các phương tiện nhằm đạt đến các mục tiêu dài hạn và có mối quan hệ với môi trường biến đổi và cạnh tranh . Chiến lược bao gồm mục tiêu chiến lược , các chủ trương hoạt động chính yếu , các chính sách huy động nguồn lực quan trọng . Trong kinh tế thị trường , các doanh nghiệp cạnh tranh , giành giật khách hàng trên cơ sở các ưu thế về chất lượng , giá cả hàng hoá ... Vì vậy đã hình thành nên các chiến lược bộ phận như: chiến lược sản phẩm thị trường , chiến lược về khoa học công nghệ , chiến lược tài chính , đầu tư , chiến lược về con người .Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược giảm thiểu chi phí , chiến lược tạo ra những khác biệt về công dụng , chất lượng sản phẩm , chiến lược trọng tâm hoá thị trường klhách hàng . Khi đã có chiến lược tương đối đúng đắn , doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều hàng , hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng vì thế mà phát triển hơn. Vai trò của chiến lượcvới sự phát triển của doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường, việc xây dựng và thực hiện chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Chiến lược đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp chiến lược giúp cho các cấp lãnh đạo cũng như nhân viên trong doanh nghiệp nắm bắt được những phương hướng hành động để thành công . Việc tập trung các quyết định chiến lược quan trọng vào các cấp lãnh đạo , doanh nghiệp sẽ đảm bảo được tính chuẩn xác của các thông tin về cạnh tranh trên thương trường . Theo đó chỉ có người chủ sở hữu doanh nghiệp mới có quyền quyết định lựa chọn hoặc thay đổi các mô hình chiến lược phát triển cho doanh nghiệp mình . Như vậy , chiến lược được thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tăng cường vị thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trong cơ chế thị trường Chiến lược giúp doanh nghiệp nhận rõ được hướng đi mục đích của mình. chiến lược là loại kế hoạch quan trọng đặc biệt , là kim chỉ nam cho người quản lý . Chiến lược phác thảo các mục tiêu và phướng hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ dài ( 5 năm , 10 năm ) tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và vững chắc trong môi trường kinh doanh thương xuyên biến động . Việc kết hợp ‘ mục tiêu chiến lược với mục tiêu tình thế ‘ trong thực hành kinh doanh là yêu cầu cần thiết để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và khắc phục những sai lầm do tính định hướng của chiến lược gây ra . Chiến lược giúp doanh nghiệp nắm bắt tận dụng những cơ hội vượt qua nguy cơ cạm bẫy của thị trường. Trong điều kiện môi trường hoạt động của các doanh nghiệp luôn biến đổi thì việc xây dựng chiến lược giúp các nhà quản trị tranh thủ được các cơ hội và giảm thiểu các nguy cơ trong tương lai . Hơn nữa chiến lược có tính tiến công, giành thắng lợi trên thương trường chiến lược được hoạch định và thực thi dựa trên sự phát triển và sử dụng các cơ hội kinh doanh, các lợi thế so sánh của doanh nghiệp là nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao . Xây dựng chiến lược tạo căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp đề ra các quyết định phù hợp với diến biến của thị trường. Chiến lược là cơ sở chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho triển khai thành công các hoạt động có quy mô, mức độ phức tạp lớn. Hoạt động không có định hướng, không được hoạch định cụ thể trước trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt sẽ khó tránh khỏi thất bại, đổ vỡ, phá sản . Kinh nghiệm cho thấy thành công hay thất bại chủ yếu là do quyết đoán là đúng hay sai, tức là hoạt động có chiến lược hay không, nếu có thì chiến lược đó đúng đắn hay sai lầm .. . Để quyết đoán đúng, để xây dựng được chiến lược phải có sự hiểu biết sâu rộng về cả lý thuyết và thực tế, phải dự đoán được tương đối chính xác Thiên - Địa - Nhân của từng tình huống, trường hợp cụ thể . Tóm lại thực tế đã cho chúng ta thấy phần lớn các doanh nghiệp có vận dụng quản lý chiến lược và xây dựng chiến lược thì đạt kết quả tốt hơn nhiều so với những gì mà họ đạt được trước đó cũng như so với các công ty không xây dựng chiến lược và vận dụng quản lý chiến lược sẽ không gặp phải các vấn đề khó khăn phức tạp mà thậm chí có thể bị phá sản. ở đây việc xây dựng chiến lược sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt được các rủi ro khi gặp phải các vấn đề trầm trọng và tăng khả năng của mình trong việc tranh thủ các cơ hội trong môi trường khi nó xuất hiện. Yêu cầu của chiến lược phát triển dịch vụ Viễn thông Cũng như bất kỳ một chiến lược kinh doanh nào, chiến lược phát triển dịch vụ viễn thông cũng phải tuân theo những yêu cầu sau. Chiến lược phải phù hợp với nhu cầu của thị trường, của khách hàng về số lượng và chất lượng. Chiến lược phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu của nền kinh tế xã hội, của doanh nghiệp đề ra. Chiến lược đề ra phải đảm bảo tính khả thi, phải tính toán tất cả các thông số liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh như trình độ phát triển của khoa học công nghệ, tài chính, lao động, thị trường, khách hàng ... Chiến lược phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành. II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG. Đối tượng lao động của hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ Viễn thông là tin tức. Tin tức do khách hàng mang đến yêu cầu chuyển cho người nhận. Những tin tức mà người nhận nhận được chính là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận mà ngành Bưu chính Viễn thông đã thực hiện trong quá trình sản xuất ( quá trình truyền đưa tin tức ), đối tượng lao động của viễn thông không chịu sự thay đổi nào ngoài sự thay đổi về vị trí không gian, đó là sự biến đổi duy nhất mà chỉ đối tượng lao động là tin tức mới có, còn bất cứ sự biến đổi nào khác đều là sự biến đổi của bản thân tin tức là sự mất giá trị sử dụng của chúng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gây thiệt hại cho người sử dụng. Điều này đòi hỏi việc trang bị kỹ thuật công nghệ tổ chức sản xuất ở tất cả các giai đoạn của quá trình truyền đưa tin tức phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt để đảm bảo tính chính xác của việc truyền đưa tin tức và của chất lượng sản phẩm. Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm dịch vụ Viễn thông. Như vậy sản phẩm dịch vụ Viễn thông chỉ trải qua hai khâu trung nhau đó là sản xuất và tiêu dùng, khác với các ngành sản xuất vật chất khác sản phẩm trải qua các khâu sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng. Vì vậy sản phẩm dịch vụ Viễn thông không thể sản xuất hàng loạt để dự trữ trong kho . Mọi sản phẩm đều cần phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng đã được xác định để đưa tới khách hàng sản phẩm dịch vụ Viễn thông không có sản phẩm hỏng, không có sản phẩm dịch vụ thứ phẩm như các ngành khác, do đó không có tình trạng sản xuất xong chờ bán hàng khó khăn, không có chi phí ở khâu trung gianvà trong gía thành của sản phẩm dịch vụ Viễn thông ,chất lượng khai thác dịch vụ Viễn thông, chất lượng của máy móc thiết bị ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng. Bên cạnh đó chu kỳ của qúa trình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ viễn thông diễn ra rất nhanh , các chi phí phát sinh đan xen vào nhau rất khó hạch toán theo từng công đoạn sản xuất hoặc theo từng loại sản phẩm . Và ngưòi sản xuất dịch vụ tiếp xúc trực tiếp với thị trường tiêu thụ sản phẩm và gần như là người bán hàng giới thiệu sản phẩm , thăm dò nhu cầu , hướng dẫn và kích thích nhu cầu phát triển. Quá trình truyền đưa tin tức là quá trình xuất hiện từ hai phía nó luôn diễn ra giữa hai người sử dụng. Người đưa tin và người nhận tin, sản phẩm dịch vụ viễn thông có ảnh hưởng đến công tác tổ chức sản xuất kinh doanh. Sản phẩm dịch vụ Viễn thông không phải là vật thể cụ thể, nó không phải là sản phẩm hàng hoá cụ thể. Mà sản phẩm dịch vụ viễn thông đó là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là sản phẩm dịch vụ Viễn thông không phải là hàng hoá mà đây là một loại hàng hoá đặc biệt, không thể lưu thông, dự trữ như các loại hàng hoá thông thường khácvà không thể trở thành đối tượng của thương nghiệp. Quá trình tạo ra sản phẩm hay quá trình sản xuất kinh doanh có rất nhiều dơn vị cùng tham gia. Hay nói cách khác qua trình sản xuất dịch vụ Viễn thông phải trải dài trên một vung không gian rộng lớn thường thì có nhiều người nhều nhóm người nhiều đơn vị sản xuất trong nước , có thể ở các xã , các huyện , các tỉnh khác nhau và có khi là nhiều đơn vị sản xuất ở các nước khác nhau cùng tham gia để phục vụ một cuộc trao đổi tin tức ,trong quá trình đó người ta sử dụng nhiều loại phương tiện thiết bị khác nhau. Việc thanh toán chỉ diễn ra ở một đầu của công đoạn sản xuất thường là nơi chấp nhận tin tức người gửi . Mặt khác , một người , một thiết bị, một dây truyền sản xuất có thể đồng thời tham gia thực hiện nhiều quá trình truyền đưa tin tức khác nhau, tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đặc điểm này có thể thấy rõ ở hầu hết các khâu , các bộ phận sản xuất dịch vụ, vì có ít nhất từ hai đơn vị tham gia vào quá trình truyền đưa tin tức. Do đó, chi phí sản xuất của một sản phẩm dịch vụ không chỉ phát sinh ở một đơn vị thành viên, chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đan chéo nhau , không thể hạch toán chi tiết cho từng ản phẩm. Vì vậy các số liệu chi phí của nó là tổng chi phí của các đơn vị thành viên cùng tham gia sản xuất sản phẩm, hay là các số liệu chi phí tổng hợp. Như vậy việc xác định phân bổ chi phí cho đúng phần đóng góp của mỗi người,mỗi bộ phận trong tổng sản phẩm hoàn thành và việc tính giá thành sản phẩm dich vụ luôn là vấn đề khó khăn. III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG Thực tế cho thấy môi trường và trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các nước , nhất là các khu vực rất khác nhau nên chúng ta không thể áp dụng một cách dập khuôn mô hình cũng như kinh nghiệm của các nước đi trước. Cải cách phải bắt đầu từ bản thân mỗi nước. Tuy nhiên kinh nghiệm mà các nước đi trước đẫ đạt được với những thành công và thất bại ở mức độ khác nhau đối với chúng ta là rất quý báu. ta có thể tham khảo một số kinh nghiệm triển khai chiến lược phát triển dịch vụ Viễn thông của một số nước: Hồng Kông Đầu năm 1998, Hông Kông đã là nơi đầu tiên trên thế giới đưa chương trình truyền hình tương tác vào phục vụ dân chúng , với hy vọng Hông Kông sẽ đii đầu trong các nước Châu á về việc kinh doanh dịch vụ thông tin tổng hợp và hiện đại .Hông Kông là một trong những nước có mạng Viễn thông tinh vi và thành công nhất trên thế giới : mạng nội hạt được số hoá hoàn toàn , đánh cước theo cuộc đàm thoại trong địa phận Hồng Kông ,cước phí liên lạc quốc tế thuộc loại thấp nhất trên thế giới .Hiện nay, khách hàng chỉ trả cước thuê bao hàng tháng là 47 đô la Hông Kông (6USD) cho dịch vụ điện thoại nhà riêng và 70 đô la Hông Kông (9USD) cho dịch vụ điện thoại kinh doanh, việc không phải trả cước theo cuộc đàm thoại trong địa phận Hông Kông có tác dụng thúc đẩy thú vị đối với tập quán sử dụng điện thoại . Một nhân tố mới được Hông Kông Telecom (HKT) và các doanh nghiệp khác phát hiện là tính đa dụng của dịch vụ điện thoại của HôngKông kết hợp với tập quán sử dụng tự do máy điện thoại đã lảm cho HôngKông trở thành thị trường tuyệt vời để kinh doanh các dịch vụ giá trị phụ thêm. Hông Kông cũng xác nhận một thực tế là một cơ cấu cước phí đơn giản là một sự hỗ trợ lớn trong việc thúc đẩy các mối quan hệ với khách hàng đưa đến kết quả là HKT thường xuyên được chọn là dịch vụ công cộng có nhiều thành công nhất ở Hông Kông. Để giữ được những thành công của mình trong dịch vụ Viễn thông , chiến lược kinh doanh của HKT đã thăm dò và phát hiện xu hướng của người dân HôngKông đối với việc sử dụng máy điên thoại: bằng các sử dụng các hệ thống hiện đại đưa các dịch vụ mới để tăng nhanh tổng doanh thu. Chính sách của HKT là tiếp tục duy trì chế độ cước đồng đều đối với dịch vụ điện thoại cơ bản nhằm duy trì thị trường, tạo nên sở thích sử dụng điện thoại của người dân và giữ vững quan hệ với khách hàng . Viễn thông ở Hông Kông đã chuyển mạnh sang cơ chế tự do hoá kinh doanh , trừ điện thoại nội hạt, telex (trong một tương lai gần sẽ đưa vào cạnh tranh ) và Viễn thông quốc tế (giấy phép của HKTI) đến năm2006) cobnf tất cả các dịch vụ và việc cung cấp thiết bị Viễn thông đều được cạnh tranh. Nhật Bản Nói đến Nhật Bản người ta thường hình dủng ra một nước Nhật thần kỳ với bước phát triển vượt bậc, Viễn thông nước này cũng đã khẳng định vị trí tiên phong của mình trên trường quốc tế, vào năm 1993 là 48 máy/100 dân, Nhật Bản được xếp vào hàng các nước có mật độ điện thoại cao nhất thế giới .Năm 1952 khi mật độ điện thoại ở Nhật mới chỉ đạt 1,8% thì chính sách của Nhật Bản tập trung vào việc mau chóng tăng mật độ và mở rộng diện phủ sóng .Tư tưởng chủ đạo của chính phủ Nhật Bản là "khi nhu cầu về điện thoại còn xa mới đáp ứng đủ thì việc phát triển mạng lưới bởi một công ty độc quyền sẽ tiết kiệm hơn nhiều là nhiều công ty cạnh tranh và cho rằng cơ quan Viễn thông của nhà nước giúp việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới ở cả những khu vực không có lãi nhằm đảm bảo thông tin cho toàn xã hội có hiệu quả hơn ( phát biểu của đại diện Bộ Bưu điện Nhật Bản tại hội nnghị phát triển Viễn thông Châu á -Thái Bình Dương - Singapore 5/1953). Kinh nghiệm phát triển thời kỳ này cho thấy biện pháp huy động vốn phát triển Viễn thông hữu hiệu nhất là phát hành các trái phiếu cho thuê bao .Đến năm 1982, riêng các trái phiếu và kỳ phiếu bắt buộc đối với thuê bao chiếm hơn 30% tổng số vốn đầu tư của công ty quốc doanh điện báo - điện thoại Nhật Bản (NTT). Nhờ chính sách huy động vốn đố tới năm 1978 Nhật Bản đã không còn tình trạng chờ đợi mắc máy điện thoại. Mật độ điện thoại tăng từ 1,8 máy/100 dân (1,5 triệu máy)năm 1952 lên 36,9 máy/100 dân (44,4 triệu máy) năm 1984. Sau khi nhu cầu các dịch vụ cơ bản của xã hội đã được thoả mãn và mạng lưới do NTT đầu tư bắt đầu có lãi ,Chính phủ Nhật Bản tiến hành cải tổ Viễn thông vào năm 1995. Tại sao tới năm 1985 Nhật Bản mới tiến hành tạo cạnh tranh trong mạng lưới dịch vụ Viễn thông .Bởi việc tạo cạnh tranh được bắt đầu khi: Mạng lưới Viễn thông đẫ cơ bản triển khai trên phạm vi cả nước; hệ thống thông tin phục vụ các cơ quan chính phủ và công tác an ninh quốc phòng dẫ hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho công việc điều hành, quản lý của chính phủ bằng nguồn ngân sách; khách hàng đã được phân loại giúp cho các nhà khai thác có được phương hướng kinh doanh có hiệu quả nhất; tích luỹ nội địa và thu nhập quốc dân trên đầu người hàng năm của Nhật Bản rất cao, đảm bảo sở hữu của Nhật Bản trong quá trình tư nhân hoá. Cải cách Viễn thông ở Nhật Bản được thực hiện theo hướng: mở cửa hoàn toàn cho tư nhân tham gia vào các dịch vụ Viễn thông từ nội hạt tới đường dài, quốc tế , tư nhân hoá công ty quốc doanh độc quyền NTT, tự do hoá thiết bị đầu cuối , Bộ bưu điện Nhật Bản đã ra quyết định phân thành hai loại công ty này: các công ty cung cấp các dịch vụ Viễn thông trên mạng lưới của mình các công ty thuê mạng lưới của các công ty trên để khai thác và kinh doanh dịch vụ Viễn thông. France Telecom France Telecom là nhà khai thác Viễn thông lớn thứ tư trên thế giới, năm 1994 có doanh số tổng hợp là 28,5 tỷ USD, lãi ròng 2 tỷ USD và đang khai thác trên 32 triệu đường dây điện thoại . Đặc điểm trong tổ chức Viễn thông Pháp :Theo luật 2/7/1990, France Telecom được hạch toán độc lập nhưng chưa dược giao vốn và nhân viên vẫn là viên chức nhà nước.Hạch toán trong France Telecom vẫn là hạch toán tập trung , hàng năm nộp ngân sách theo quy định của Quốc hội. Năm 1994 là năm đầu tiên France Telecom được áp dunghj luật thuế như một doanh nghiệp .France Telecom có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ cơ bản nhưng bên trong bộ máy đó lại có một bộ máy hoạt động thực sự nhu những công ty cở phần tư nhân trong những lĩnh vực mà France Telecom không còn độc quyền và cạnh tranh với các hãng khác trên thị trường Pháp và quốc tế. Cộng Hoà Liên Bang Đức Bưu điện Đức dược thành lập cách đây500 năm và hiện nay là một trong các hệ thống bưu điện có quy mô lớn và công nghệ hiện đại vào bậc nhất thế giới .Nhưng về hình thức, quản lý thì trong suốt lịch sử hình thành và hoạt động cho tới thời điểm 31/6/1994 Bưu điện Đức vẫn là một cơ quan sự nghiệp Nhà nước có thu, được chế đinh bằng một luật công là luật Bưu điện Đức . Chính phủ đẫ thực hiện chương trình cải cách theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: trước những năm 1989, tập trung vào việc xoá bỏ độc quyền và hình thành thị trường cạnh tranh dối với một số dịch vụ không thuộc diện chính sách xã hội .Thực hiện các công việc chuẩn bị để tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng quản trị doanh nghiệp. Giai đoạn 2: từ năm 1989 đến1994, là quá trình chuyển đổi ngành Bưu điện từ cơ quan sự nghiệp nhà nước trở thành các doanh nghiệp độc lập , hoạt động theo luật công ty. Giai đoạn 3: từ 1/1/1995, thực hiện việc bán cổ phần của công ty cổ phần bưu chính, công ty cổ phần Viễn thông và ngân hàng Bưu điện cho các nhà đầu tư và tư nhân . Theo quy định của nhà nước Đức, việc cổ phần hoá nói trên phải đảm bảo nguyên tắc ; đến năm 1998 Nhà nước vẫn nắm giữ 50% +1 cổ phần để giữ quyền kiểm soát đối với ba doanh nghiệp này.Gía cước các dịch vụ bưu điện của Đức được phân chia thành ba loại với chính sách và cơ chế ra quyết định khác nhau: Loại 1: doanh nghiệp tự định giá cước. Đó là đối với các dịch vụ có cạnh tranh trên thị trường. Gía và cước mua bán trên thị trường hình thành theo các quan hệ cung cầu và cạnh tranh . Loại 2: là loại giá cước bắt buộc do Nhà nước chỉ định, giá cước thấp dưới giá thành, ngành bưu điện bị lỗ rất lớn, song ngân sách không bù lỗ . Loại 3: là loại giá cước độc quyền : đó là các dịch vụ Viễn thông mà hiện do nhà nước nắm giữ toàn bộ quyền kinh doanh nhưng không thuộc loại thứ hai .Gía cước các dịch vụ này được hình thành trên cơ sở giá thành cộng với lợi nhuận độc quyền và do Bộ Bưu điện Đức là cơ quan quyết định sau khi có ý kiến của bộ kinh tế. Để hạn chế mặt tiêu cực của độc quyền, Chính phủ Đức quy định 6 nguyên tắc trong kinh doanh của bưu điện, tuy nhiên các nguyên tắc này còn thiếu tính cụ thể ; Dịch vụ Viễn thông phải bảo đảm phủ vùng, hiện đại, giá rẻ. Dân cư thuộc các vùng đều có cơ hội sử dụng dịch vụ bưu điện như nhau. Giá cước phải được định thống nhất trong cả nước. Không phân biệt đối xử giữa các khách hàng sử dụng dịch vụ bưu điện. Cần phải đảm bảo tính công bằng trong việc phân phối các nguồn lực của ngành bưu điện khi còn hạn chế. Cần chú ý đến lợi ích của những người thuộc diện chính sách xã hội,thí dụ người mù được miễn cước. Phải đảm bảo bí mật thông tin của người sử dụng dịch vụ Bưu điện. Từ kinh nghiệm của các nước ta có thể rút ra một số nhận xét trong chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ Viễn thông và ta có thể tham khảo nó. Thật vậy khi nhu cầu về máy điện thoại cao và khả năng cung của ngành Bưu điện còn thấp, thì tốt nhất để đáp ứng nhu cầu thị trường, đáp ứng nhu cầu của kinh doanh và phục vụ các doanh nghiệp cần xây dựng một cơ chế huy động vốn hữu hiệu nhất là từ chính những khách hàng sử dụng những dịch vụ này với tinh thần góp phần phát triển mạng điện thoại là góp phần xây dựng tài sản chung của quốc gia, phù hợp với tinh thần dân tộc. Để tạo thói quen sử dụng các dịch vụ này và kích thích tăng nhu cầu về tiêu dùng các dịch vụ Viễn thông cần phải có một chính sách và cơ chế giá cước các dịch vụ không quá phức tạp. Khi mức sống của người dân còn chưa cao, nhu cầu về các loại dịch vụ cơ bản còn là chủ yếu, nhu cầu về Viễn thông mới chủ yếu là mạng điện thoại, mạng lưới còn mỏng thì tốt nhất để xây dựng một mạng Viễn thông hạ tầng cơ sở của đất nước thì nên để một công ty nhà nước độc quyền, còn việc tạo cạnh tranh chỉ thực hiện khi các nhu cầu về dịch vụ cơ bản đã được thoả mãn, và cũng chỉ nên tiến hành tạo cạnh tranh từ từ, bắt đầu từ cho phép kinh doanh các thiết bị đầu cuối, sau đến kinh doanh các dịch vụ gia tăng giá trị, các dịch vụ có tính chất thương mại. Nhà nước cần có chính sách bảo hộ giúp cho các công ty nhà nước kinh doanh các dịch vụ cơ bản, nhưng đồng thời cũng có quy định chặt chẽ để các công ty này phải có trách nhiệm phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ cơ bản CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TYBƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA I. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991-2000 Quan điểm cơ bản trong chiến lược phát triển ngành Thông tin Viễn thông là một kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân đồng thời là công cụ phục vụ sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.Vì vậy lĩnh vực Viễn thông cần được Nhà nước quan tâm bằng những cơ chế , chính sách thích hợp để ưu tiên phát triển nhanh đi trước một bước nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế xã hội phát triển giữ vững an ninh quốc phòng, phục vụ dân sinh, nâng cao dân chí . Tiếp tục đi thẳng vào hiện đại hoá cập nhật với trình độ thế giới xây dưng mạng Viễn thông công cộng hiện đại vững chắc và đều khắp, các mạng thông tin đặc biệt phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, an ninh và quốc phòng cần phải được phát triển hiện đại đồng thời có độ bảo mật tin cậy cao . Có những chính sách, bước đi phù hợp trong việc mở cửa hội nhập với đời sống thông tin trên thế giới và khu vực. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho Viễn thông Việt Nam đứng vững và phát triển trong thị trường mở khi tham gia AFTA, gia nhập WTO,APEC… Kết hợp hài hoà giữa kinh doanh và phục vụ, giữa độc quyền và cạnh tranh, Nhà nước thống nhất quản lý mạng đường trục quốc gia và đi quốc tế. Tích cực chủ động tìm mọi nguồn vốn trong nước là quan trọng, tăntg cường hợp tác quốc tế để tìm nguồn vốn và công nghệ tiên tiến trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền an ninh quốc gia . Đặt con người vào vị trí trung tâm, chăm lo đời sống cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong ngành cả về mặt trí lực lẫn thể lực Căn cứ xây dựng chién lược phát triển dịch vụ Viễn thông của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 1991-2000 2.1 Tình hình kinh tế xã hội phát triển dịch vụ Viễn thông Thời kỳ 1991-2000 tình hình kinh tế xã hội nước ta đã có những đổi thay đáng kể so với trước, có thể coi đây là một bước chuyển mình tạo hành trang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ thông tin và kỹ thuật hịên đại , Nhìn lại những chặng đường đã qua ta khẳng định vai trò không thể thay thế cuả lĩnh vực trí tuệ này .Thực vậy với chính sách mở cửa nền kinh tế ,Nhà nước ta đã kêu gọi vốn đầu tư từ mọi nguồn mở ra một triển vọng phát triển kinh tế xã hội to lớn, một loạt các công trình, nhà máy, xí nghiệp, các dịch vụ công cộng khác ra đời lúc này nhu cầu trao đổi các thông tin về kinh tế xã hội trong và ngoài nước tăng nhanh, dẫn đến bắt buộc phải có một sự thay đổi lớn trong mạng lưới và dịch vụ Viễn thông về giá cả, số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, nền kinh tế tăng trưởng thì hệ thóng thông tin liên lạc cũng phải tăng lên. Kinh tế càng phát triển giao dịch giữa nước ta với các nước càng được mở rộng, từng giờ từng phút những khối lượng thông tin khổng lồ được truy cập chuyển tải, xử lý và gia tăng tốc độ vô cùng nhanh chóng. Bởi vậy việc mở rộng mạng lưới và gia tăng các loại hình dịch vụ Viễn thông cả về số lượng và chất lượng là một đòi hỏi tất yếu cần phải được đáp ứng. 2.2 Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đối với Viễn thông Đảng và Nhà nước ta nhận thấy rõ vai trò quan trọng của lĩnh vực này nên đề ra một số chủ trương chính bao gồm : Về lĩnh vực dịch vụ, tiếp tục duy trì độc quyền Nhà nước trong khai thác cung cấp dịch vụ Viễn thông từ nay đến năm 2000. Hình thức đầu tư nước ngoài cao nhất áp dụng cho lĩnh vực khai thác dịch vụ Viễn thông là hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) Về lĩnh vực công nghiệp sản xuất thiết bi, khuyến khích hợp tác với nước ngoài trong sản xuát thiết bị Viễn thông .Hình thức hợp tác cao nhất là liên doanh (JV) Về xuất nhập khẩu thiết bị, duy trì việc xếp các thiết bị Viễn thông vào danh mục hàng hoá miễn trừ ( tức là loại ra khỏi danh mục hàng hoá đua ra đàm phán và cam kết trong các tổ chức kinh tế). 2.3 Kế hoạch phát triển thông tin Bưu điện 1995-2000 Xuất phát từ yêu cầu của xã hội ngành đã đề ra một số nhiệm vụ chủ yếu cho giai đoạn này là: Hình thành mạng thông tin quốc gia thống nhất rộng khắp, vững chắc trong toàn quốc và đi quốc tế, đảm bảo phục vụ thông tin liên lạc cho sự lãnh đạo c._.ủa Đảng và Chính quyền các cấp cho các ngành kinh tế, an ninh, quốc phòng, đối ngoaị, văn hoá, xã hội và đời sống nhân dân. Đa dạng và hiện đại hoá các loại hình dịch vụ Viễn thông chất lượng ngày càng cao và thuận tiện như : tiếp tục phát triển đến tất cả các thành phố, thị xã . . . các dịch vụ fax truyền số liệu, thông tin di động, điện thoại công cộng, các dịch vụ qua điện thoại . . . . Đồng thời, phát triển chủ yếu vào các tỉnh lỵ thị xã lớn các đặc khu kinh tế ,các trung tâm thương mại những dịch vụ mới: thư điện tử , điện thoại thấy hình, hội nghị truyền hình truyền, số liệu với tốc độ cao. 2.4 Thực trạng và khả năng của ngảnh Bưu chính Viễn thông Bưu chính Viễn thông là một ngành kết cấu hạ tầng hết sức quan trọng đang trên đà tăng trưởng cao và phát triển bền vững.Ngành luôn đổi mới để làm sao nâng cao năng lực chất lượng phục vụ , đổi mới công nghệ trang thiết bị đi thẳng vào công nghệ hiện đại theo hướng tự động hoá và đa dịch vụ để đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát triển về thông tin liên lạc trong thời kỳ đổi mới. Chính vì vậy ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong những năm qua đã bứt hẳn lên , với bước tiến vững chắc, bắt kịp nhịp độ phát triển Bưu chính Viễn thông của thời đại. Bên cạnh đố, ngành đã chứng tỏ hoàn toàn có khả năng về phương diện tổ chức quản lý, con người để giải quyết nnhững vấn đề đặt ra cho qúa trình phát triển của ngành. 2.5 Xu hướng phát triển Viễn thông của thời đại Xu hướng hội tụ ngày càng tăng của các loại mạng lưới Viễn thông các loại dịch vụ Viễn thông và các hình thức kinh doanh khai thác Viễn thông của các nước đã và đang phát triển đã tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động cạnh tranh, đặc biệt là với sự tham gia của các thành phần tư nhân . Trong các nước công nghiệp phát triển đã hình thành rõ nét xu thế kết hợp ở cấp độ cao giũa các dịch vụ thông tin Viễn thông và các hoạt động kinh tế khác Sức ép về mặt kinh tế đòi hỏi phải khai thác và sử dụng hiệu quả hơn của các hệ thống Viễn thông Viễn thông trở thành một phương tiện hiện đại và là phương thức quan trọng để cung cấp các dịch vụ, hàng hoá cũng như thu hút các nguồn tài chính trong và ngoài nước . Quá trình phát triển Viễn thông có thể chia ra làm 3 giai đoạn: Giai đoạn bao cấp, giai đoạn công ty hoá, giai đoạn tự do hoá. Phần lớn các nước đã tiến hành tự do hoá. Ở các nước phát triển việc tự do hoá được bắt đầu khi : Cơ sở hạ tầng của mạng lưới đã rất phát triển diện bao phủ rộng, nhu cầu các dịch vụ cơ bản hầu như đã được đáp ứng, mật độ điện thoại xấp xỉ 30 máy/ 100 dân. Luật lệ các quy định về Viễn thông và các mặt liên quan tới Viễn thông đã khá đầy đủ. Các nhóm khách hàng có những nhu cầu cao ngoài các dịch vụ cơ bản đã hình thành . Ngân sách Nhà nước đủ mạnh để đảm bảo hệ thống thông tin của chính phủ quốc phòng, an ninh. Các nước đang phát triển chưa có đầy đủ các điều kiện trên, hơn nữa do kinh tế chưa phát triển, tích luỹ nội địa thấp, nhu cầu thông tin của xã hội lớn hơn khả năng thoả mãn của các nhà khai thác Viễn thông. Viễn thông ở các nước này chịu sức ép từ phía công chúng về khả năng cung cấp nhanh chóng máy diện thoại với chi phí phù hợp với thu nhập của người dân và sức ép từ các nhà đầu tư muốn mở rộng thị trường kiếm lời, Do vậy quá trình và kết quả rất khác nhau giữa các nước phát triển và đang phát triển từ đó tạo nên một sự chênh lệch về Viễn thông giữa các nước này, đòi hỏi những nước Viễn thông chưa phát triển phải xem xét và tạo ra cho mình một cơ sở hạ tầng Viễn thông vững chắc và phát triển . Mục tiêu phát triển dịch vụ Viễn thông giai đoạn 1991-2000 3.1 Mục tiêu tổng quát Xây dựng cơ sở hạ tầng Viễn thông - Tin học với công nghệ hiện đại. Đa dạng hoá hệ thống dịch vụ và các hệ thống hỗ trợ chăm sóc khách hàng, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của toàn xã hội với chất lượng cao . Nâng cao năng lực công nghiệp Viễn thông, Tin học; Hướng tới làm chủ công nghệ, sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển của mạng lưới và dịch vụ. Nâng cao chất lượng, giảm giá thành để đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế . Khai thác mọi tiềm năng thị trường, của hợp tác quốc tế, huy động mọi nguồn nội lực để kinh doanh có hiệu quả, đạt lợi nhuận cao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, nâng cao tiềm lực của Tổng công ty . Kết hợp tốt nhiệm vụ phát triển Viễn thông phục vụ phát triển kinh tế xã hội với đảm bảo an ninh, quốc phòng, thông tin phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước ,phát triển kinh tế xã hội .Thực hiện các nhiệm vụ chính trị và nghĩa vụ xã hội đã được Đảng và Nhà nước giao; phấn đấu đến năm 2000 có 85% tổng số xã có máy điện thoại. Tăng cường quản lý các mặt hoạt động của Tổng công ty theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời tích cực xây dựng và trình duyệt các cơ chế vận dụng phù hợp với đặc thù của ngành Bưu điện tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh . Không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý kinh tế kỹ thuật , nghiệp vụ. Phân định chức năng sản xuất kinh doanh và phục vụ . Nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài, mở rộng các quan hệ quốc tế ,chuẩn bị khả năng hội nhập với các tổ chức quốc tế và khu vực. Từng bước tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Nghiên cứu hướng đầu tư ra nước ngoài. Triển khai có hiệu qủa các hợp đồng hợp tác kinh doanh . Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có giác ngộ chính trị cao phát huy truyền thống ngành Bưu điện, nắm vững kiến thức quản lý kinh doanh kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại ,có nếp sống văn minh Bưu điện, đủ sức gánh vác nhiệm vụ trong thời kỳ mới Đảm bảo đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao trên cơ sở gắn với chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt các chính sách xã hội thể hiện truyền thống tình nghĩa, nhân ái của cán bộ công nhân viên Bưu diện . 3.2 Mục tiêu cụ thể Máy điện thoại đến năm 2000 đạt 3 triệu máy, mật độ gần 4 máy/100 dân. Số xã có máy điện thoại 9000 xã, thông tin di động đạt 310000 máy. Phát triển thuê bao Iternet chiếm 80% thị phần toàn quốc. Công nghiệp phấn đấu đến cuối năm 2000 đảm bảo cung cấp 40-45% về giá trị các sản phẩm công nghiệp cho toàn mạng lưới. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ Viễn thông hiện đại cập nhật. Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ Viễn thông giai đoạn 1991-2000 Để có thể tiếp tục duy trì tốc độ phát triển nhanh và bền vững trong thời gian qua và thực hiện các mục tiêu đề ra đối với lĩnh vực Viễn thông, một vấn đề có tầm then chốt là vốn đầu tư cho phát triển. Do nguồn đầu tư từ vốn ngân sách cho phát triển các công trình hạ tầng Viễn thông bị hạn chế, nên các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông cần tích cực chủ động tìm mọi nguồn vốn để phát triển mạng lưới. Với phương châm nguồn vốn trong nước là quan trọng, vốn nước ngoài là cần thiết . Vốn trong nước: cần chủ động huy động tối đa mọi nguổn vốn trong điều kiện cho phép để phát triển: Huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp trong nước thông qua hình thức hợp doanh, huy động vốn của người sử dụng Bưu điện, của cán bộ công nhân viên chức thông qua hình thức tín phiếu, vay tín dụng thương mại, vay vốn từ ngân sách địa phương . Vốn nước ngoài: cần tiếp tục phát huy những hình thức huy động vốn có hiệu quả, như hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) trong khai thác mạng lưới, hợp tác liên doanh trong sản xuất công nghiệp Viễn thông, thực hiện các hợp đồng vay tín dụng người bán trả chậm vay của các tổ chức tài chính quốc tế .Tuy nhiên với điều kiện thực tế trong nước và quốc tế đã có nhiều thay đổi , nên các hình thức huy động vốn trên cần được xem xét, tổng kết và rút ra những bài học kinh nghiệm để có thể tiếp tục áp dụng triển khai cho phù hợp. Về các hình thức hợp tác với nước ngoài cũng cần đánh giá : giai đoạn đầu khi nguồn nội lực của ta còn yếu cả về nguồn vốn lẫn trình độ kỹ thuật, kinh nghiêm quản lý , việc hợp tác với các đối tác nước ngoài trong khai thác mạng lưới (BCC) giúp Việt Nam một mặt giải quyết về vốn , mặt khác là giúp chúng ta đào tạo cán bộ , chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm, bí quyết quản lý .Sau một giai đoạn khi nguồn nội sinh đã lớn mạnh cần xem xét khả năng ta tự đầu tư phát triển bằng các nguồn vốn trong nước, tránh chia cắt thị trường .Vấn đề này cần có các chính sách thích hợp cho từng giai đoạn . Các dự án đầu tư phát triển đối với bất kỳ nguồn vốn nào kể cả trong và ngoài nước đều phải tuân thủ hết sức chặt chẽ các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản. Do đố để có các dự án đầu tư kịp thời, nhanh chóng phát huy hiệu quả cần có các biện pháp thích hợp từ việc lập kế hoạch đầu tư , xây dựng dự án, phê duỵêt dự án cũng như việc xin giấy phép thực hiện, đến việc thực hiện dự án sao cho đồng bộ nhanh chóng. Tránh tình trạng có vốn nhưng không có dự án hoặc dự án triển khai kéo dài . Công nghiệp Viễn thông tiên tiến, hiện đại là nguồn nội lực cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quyết định trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Viễn thông hiện đại và bền vững .Do đó cần có chính sách phát triển công nghiệp Viễn thông theo hướng hiện đại hoá có khả nằng sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế chủ động đáp ứng nhu cầu phát triển của mạng lưới và xuất khẩu. Trên cơ sở tiếp thu và chuyển giao công nghệ hiện đại trong lĩnh vực Viễn thông, đầu tư mở rộng sản xuất sang lĩnh vực điện tử, tin học, phát thanh truyền hình thành một ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ nhu cầu xã hội . Sự phát triển cao của công nghệ sẽ dẫn tới việc xoá nhoà danh giới vật lý của một số ngành như Viễn thông-Điện tử -Tin học và tiếp đó là phát thanh truyền hình. Do đó cần nghiên cứu có một tổ chức quản lý thống nhất các ngành trên để có thể xây dựng và phát triển một cách hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Về đào tạo, có chính sách thích hợp trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển mạng lưới Viễn thông của khu vực. Do nhu cầu về hiện đại hoá là rất lớn, công nghệ Viễn thông có xu hướng thay đổi rất nhanh , nên ngay từ bây giờ cần phải tăng cường và đổi mới phương thức đào tạo , tái đào tạo, bồi dưỡng để sớm có được một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cũng như quản lý đủ mạnh, năng động có trình độ ngang tầm quốc tế và khu vực , làm chủ được công nghệ hiện đại, tiên tiến, đồng thời có phẩm chất đạo đức có bản lĩnh kinh doanh trong cơ chế thi trường định hướng xã hội chủ nghiã có sự quản lý của nhà nước Trong khi thực hiện các mục tiêu chiến lược cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông với các ngành liên quan như Quốc phòng, Nội vụ, Phát thanh, Truyền hình… Để có thể tận dụng tối đa những năng lực mạng công cộng, tránh những đầu tư trùng lặp, tốn kém không cần thiết Có các chính sách điều tiết phù hợp nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối giữa vùng miền và lãnh thổ, đảm bảo cho người dân ở mọi miền của đất nước không phụ thuộc vào vùng địa lí, mức sống được truy nhập các dịch vụ thông tin một cách dễ dàng, không phân biệt. Bên cạnh đó cần tạo ra một thị trường rộng lớn kinh doanh các loại dịch vụ Viễn thông bằng các biện pháp và chính sách cụ thể về thị trường đó. III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991-2000 Tình hình thực hiện các dịch vụ Viễn thông Giai đoạn 1991-1995 Ta thấy nếu như trước đây sau khi đất nước dành được độc lập năm 1976 mật độ điện thoại mới chỉ là 0,13 máy/ 100 dân, mãi tới năm 1990 mới đạt được 0,2 máy/ 100 dân (tốc độ tăng rất chậm) thì trong thời kỳ (1991 - 1995) mật độ điện thoại tăng rất nhanh chóng với tốc độ tăng bình quân 49% năm. Đầu năm 1991 mật độ điện thoại là 0,21 máy/ 100 dân nhưng đến năm 1995 đã tăng tới 1,04 máy/ 100 dân. Dịch vụ điện thoại đã trở thành dịch vụ phổ cập, đại chúng với đa số các tầng lớp nhân dân được cung cấp rộng rãi và đều khắp trong cả nước tới tận các huyện, xã, các đồn biên phòng và ra tận các hải đảo xa xôi. Đến năm 1991 thuê bao trên mạng Viễn thông là 139000 máy nhưng đến năm 1995 thuê bao trên mạng tăng lên 774,746 máy với tốc độ tăng bình quân 54,52%. B01 Tình hình phát triển dịch vụ Viễn thông giai đoạn 1991 - 1995 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 SốTT Số huyện có tổng đài điên tử Số xã có máy điện thoại Mật độ điện thoại Tổng số kênh đi quốc tế Thêu bao truyền số liệu Số máy fax Vô tuyến nhắn tin Thông tin di động Card phone Điện thoại công cộng Số máy thuê bao phát triển trong năm Số máy điện thoại thuê bao trên mạng viễn thông Các chỉ tiêu huyện % Máy/100 dân Kênh Thuê bao 1000 mấy 1000 mấy 1000 mấy Máy 1000 mấy 1000 mấy 1000 máy Đơn vị 37/527 7,77 0,21 409 0,9 19 139 1991 97/527 10,2 0,26 620 2,1 0,15 0,8 50 42 181 1992 200/527 16,03 0,39 940 64 4,9 13,8 4 330 92 273 1993 409/527 41,95 0,64 1647 148 9 40 10 500 7,2 119 470,41 1994 527/527 60 1,045 2972 655 16,2 72 23,8 8,2 24 302,91 774,746 1995 94 73,39 49 64 220 106 68 218 153 233 106 54,52 Tốc độ tăng bình quân(%) Nguồn: báo cáo tổng kết công tác năm 1991 - 1995 của Tổng công ty Bưu chính- viễn thông Việt Nam Dịch vụ điện thoại công cộng phát triển nhanh chóng nhất chỉ tính riêng trong 2 năm (1994 - 1995) tăng với tốc độ 233% năm từ 7200 máy năm 1994 lên 24000 máy năm 1995. Dịch vụ điện thoại thẻ ( Cardphone) năm 1991 mới chỉ đưa vào thử nghiệm, năm 1992 chủ yếu phát triển ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lúc đầu chỉ có 50 điểm nhưng đến năm 1995 đã tăng lên 812 điểm. Sử dụng dịch vụ này rất thuận lợi cho khách hàng không lo sợ phải trả cước phí cao lại ít bị tính nhầm nên tốc độ tăng bình quân thời kỳ này là 153%. Dịch vụ nhắn tin và thông tin di động bắt đầu xuất hiện vào năm 1992 và trong giai đoạn (1992 - 1995) dịch vụ này tăng nhanh ( thông tin di động tăng bình quân hàng năm 218% và vô tuyến nhắn tin là 68%). Hai dịch vụ này đã được mở rộng hầu hết các tỉnh trên toàn quốc, người tiêu dùng từ chỗ chưa biết thông tin nhiều lắm về dịch vụ này và các dịch vụ đó chỉ là niềm mong ước bởi giá quá cao thì đến năm 1995 sự phát triển đã cho phép người tiêu dùng có khả năng sử dụng rộng rãi hai dịch vụ này. Dịch vụ fax đã có từ năm 1990 nhưng chưa phát triển, chủ yêú dùng cho các cơ quan thì đến năm 1995 đã tăng lên rất nhanh đã lên rất nhanh cả về số lượng cũng như chất lượng. Từ chỉ có 900 máy năm 1991 đã lên đến 16200 máy năm 1995 với tốc độ tăng bình quân cũng khá cao là 106%. Nét nổi bật của dịch vụ fax là nó không, chỉ phục vụ các cơ quan như quan niệm trước đây mà đã chuyển dần sang phục vụ nhu cầu của toàn dân. Số thuê bao của dịch vụ truyền số liệu cũng tăng lên đáng kể năm 1993 chỉ có 64 thuê bao nhưng đến năm 1995 đã có 655 thuê bao tốc độ tăng trung bình hàng năm 220%. Song dịch vụ này mới chỉ phục vụ cho ngành tài chính ngân hàng, hàng không, hàng hải. Dịch vụ gia tăng giá trị 108 mới ra đời còn xuất hiện duy nhất ở Hà Nội, đến năm 1993 đã phát triển ra 16 tỉnh, thành và năm 1994 mở rộng ra 38 tỉnh, thành, tăng 38% so với năm 1993. Số cuộc gọi 108 tăng lên đáng kể: lúc đầu chỉ có vài trăm cuộc gọi thì đến năm 1995 đã tăng thêm hàng trăm nghìn cuộc, song vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu sử dụng dịch vụ này của người dân. Một loại dịch vụ gia tăng khác mà hiện này người tiêu dùng quan tâm tới nhiều là HCD (home country direct) dịch vụ này mới xuất hiện vào năm 1995 ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, thu hút nhiều sự chú ý của người tiêu dùng, đặc biệt là người nước ngoài và việt kiều yêu nước, những người có thu nhập cao dịch vụ này chưa đáp ứng được hết nhu cầu tiêu dùng của khách hàng năm 1995, trong tương lai nhu cầu về dịch vụ này còn tăng nhiều hơn nữa. Dịch vụ Internet mới bắt đầu hình thành thử nghiệm ở Việt Nam năm 1994 và đến năm 1995 mới chỉ có vài mạng nhỏ như Netnam, Varnet, IDnet... nối với Internet qua cửa ngõ của các quốc gia khác. Số thuê bao khoảng 900 và chủ yếu là thư điện tử. Cho đến cuối năm 1995 Việt Nam đã có một tổng đài Host ở thành phố Hồ Chí Minh đã có tên khai báo ( domain name ) trên mạng Internet. Nhu cầu sử dụng điện thoại ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa cũng rất khả quan khi ban đầu năm 1991 mới chỉ có 7,77% số xã có máy điện thoại đến năm 1995 tăng lên 60% số xã trong cả nước có điện thoại tốc độ tăng trung bình số xã có máy điện thoại trong giai đoạn này 73,39%. 1.2 Giai đoạn 1996 - 2000 Tiếp theo thời kỳ 1991 - 1995 là thời kỳ quan trọng nhất đối với sự phát triển của ngành đó là thời kỳ 1996 - 2000. Từ bảng B02 ta thấy: Mật độ điện thoại tiếp tục tăng lên năm 1996 là 1,56 đến năm 2000 tăng lên khá cao 4,23 máy/ 100 dân, tăng 4 lần so với cuối năm 1995, tăng 1,32 lần so với năm 1999 tốc độ tăng bình quân về mật độ điện thoại ở giai đoạn này là 33,12 %. Mật độ điện thoại tăng là do số lượng máy thuê bao trên mạng tăng lên từ 768000 máy năm 1995, đến 1186000 máy năm 1996 và lên tới 3286405 máy năm 2000, tốc độ tăng bình quân của máy điện thoại thuê bao trên mạng giai đoạn này là 34,18%. Điện thoại công cộng và cardphone tiếp tục được, duy trì và phát triển. Tính đến hết năm 1996 điện thoại công cộng có 32600 máy tăng 36% so với năm 1995 và cardphone năm 1995 chỉ có 812 máy thì đến năm 2000 đạt được gần 5000 máy, tốc độ tăng bình quân của carphone giai đoạn này là 27,72%. Thông tin di động và vô tuyến nhắn tin tiếp tục phát triển. Đặc biệt là thông tin di động năm 1995 cả nước có 25800 máy thuê bao thì đến năm 2000 mạng thông tin di động đã được phủ sóng cả 61 tỉnh thành phố số thuê bao 616388 máy, tốc độ tăng bình quân là khá cao 92,18%. Mạng nhắn tin toàn quốc đến năm 2000 có 110370 máy đã phủ sóng tất cả các tỉnh thành trong cả nước, tăng 1,53 lần so với năm 1995, tốc độ tăng trung bình giai đoạn này là 9%. B02: Tình hình phát triển dịch vụ viễn thông giai đoạn 1996 - 2000 14 13 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 SốTT Số huyện cố tổng đài điện tử Số xã có máy điện thoại Mật độ điện thoại Mạng Internet điện thoại thấy hình Tổng số kênh đi quốc tế Thêu bao truyền số liệu Số máy fax Vô tuyến nhắn tin Thông tin di động Card phone Điện thoại công cộng Số máy thuê bao phát triển trong năm Số máy điện thoại thuê bao trên mạng viễn thông Các chỉ tiêu Huyện % Máy/100 dân Thuê bao Máy Kênh Thuê bao 1000mấy 1000 máy 1000 máy Máy 1000 máy 1000máy 1000 máy Đơn vị 527/527 60 1,04 120 2972 655 16,2 72 25,8 812 24 296 768 1995 527/527 65,8 1,56 390 4285 990 23 85 59 1800 418 1186 1996 527/527 71 2,07 1200 4836 4336 21,33 90,34 143,05 2748 32,6 429,3 1587,2 1997 527/527 78,9 2,63 11300 5013 6213 22,9 92,9 208,3 3980 437,7 2008,44 1998 527/527 80,89 3,2 29471 5379 7175 31,52 101,26 320,735 3915 460,452 2459,144 1999 527/527 85,8 4,23 60825 5535 8247 36,03 110,37 616,388 5000 829.163 3286,405 2000 527/527 7,45 33,12 369,62 14,18 92,48 14,3 9 92,18 27,72 26,64 34,18 Tốc độ tăng bình quân(%) Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 1996 - 2000 của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam Dịch vụ Fax có xu hướng phát triển chậm lại đặc biệt là các máy Fax công cộng giảm nhiều làm cho tổng số máy Fax của toàn mạng bị giảm xuống. Năm 1996 có 2300 thuê bao đến năm 1997,1998 giảm xuống. Năm 1996 có 23000 thuê bao đến năm 1997, 1998 giảm xuống 213.000 năm 1997 và 22.900 năm 1998 tuy nhiên dịch vụ này có xu hướng tăng lên đến năm 1999 là 31520 máy, năm 2000 là 36030 máy làm cho tốc độ tăng trung bình của loại dịch vụ này tăng 14,3%. Dịch vụ thuê bao truyền số liệu tiếp tục phát triển mạnh. Năm 1995 mớii có 655 thuê bao thì đến năm 2000 đã lên tới 8247 thuê bao tốc độ tăng bình quân 92,8% Năm 1996 bắt đầu mở rộng và phát triển dịch vụ HCD (Home Country Direct) và dịch vụ gia tăng giá trị 108 đến năm 2000 hai loại hình dịch vụ này vẫn tiếp tục tăng cao bởi người tiêu dùng có độ thoả dụng lớn khi tiêu dùng hai loại dịch vụ này. Nếu như năm 1994, 1995 mới chỉ là bước thử nghiệm thì đến năm 1996 chính thức mở dịch vụ VSAT, Inmasat và chuẩn bị cho việc cung cấp các dịch vụ Internet thì đến năm 2000 đã lên tới 60825 nếu ta so với lúc ban đầu khi mới hình thành loại dịch vụ này vào năm 1997, năm 2000 gấp hơn 50 lần năm 1997 và tăng 106,39% so với năm 1999, tốc độ tăng bình quân (1997 - 2000) là tương đối cao, có thể nói là rất lớn ở mức 396,62%. Dịch vụ này thật sự có tiềm năng phát triển trong tương lai, là một công cụ đắc lực cho một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ thông tin hiên đại và trí tuệ. Năm 1995, 60% số xã có máy điện thoại thì đến năm 2000 có 85,8% số xã có máy điện thoại, tốc độ tăng bình quân là 7,46% ở giai đoạn này. Nhận xét: Nhìn chung thời kỳ năm 1991 - 2000 dịch vụ viễn thông đã có bước phát triển mạnh mẽ với công nghệ tiên tiến, hiện đại tạo nên bước phát triển cho các năm kế tiếp; song so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta vẫn còn khoảng cách quá xa về số lượng điện thoại trên 100 dân, loại hình dịch vụ chưa nhiều. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ Viễn thông Giai đoạn 1991-1995 Từ bảng b03 ta nhận thấy Sản lượng điện thoại tăng lên cùng với nhịp độ tăng đời sống xã hội. Sản lượng điện thoại trong nước cũng như quốc tế đều tăng lên sau mỗi năm. Nếu như năm 1991 sản lượng điện thoại quốc tế là 10,7 triệu phút, sản lượng điện thoại đường dài trong nước là 32,3 triệu phút thì đến năm 1995 sản lượng điện thoại đường dài quốc tế tăng lên 207,5 triệu phút, sản lượng điện thoại đường dài trong nước cũng tăng lên rất nhanh đạt tốc độ bình quân 120%. Doanh thu Viễn thông giai đoạn 1991 - 1995 tăng lên rõ rệt, nếu như năm 1991 doanh thu mới đạt 524,4 tỷ đồng thì đến năm 1995đã lên tới 4246 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn là 69%. Với mức doanh thu này đã đưa ngành Viễn thông là ngành có doanh thu cao nhất trong các ngành (chỉ sau ngành dầu khí). Trong những năm tới doanh thu sẽ tiếp tục tăng do ngành đã phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ mới. Lợi nhuận của dịch vụ Viễn thông đem lại là rất cao, nếu như năm 1991 chỉ có 69,4 tỷ đồng thì đến năm 1995 là 1.026,9 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân là 96%. Doanh thu và lợi nhuận của ngành tăng nhanh dẫn đến việc nộp ngân sách của ngành cũng tăng nhanh. Năm 1991 nộp ngân sách mới chỉ có 70 tỷ đồng thì đến năm 1995 lên tới 512 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 52%. Bên cạnh đó thu nhập bình quân của người lao động cũng không ngừng tăng lên từ 229.000 năm 1991 đã tăng lên 1.357.000 năm 1995. Tạo cho cuộc sống của cán bộ nhân viên trong toàn ngành tăng lên rõ rệt cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, có thể nói với thu nhập cao sẽ tạo một động lực mạnh mẽ cho người lao động nâng cao hiệu quả làm việc từ đó sẽ làm cho năng suất lao động tăng lên. Tổng kết lại kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông mà Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông đạt được trong giai đoạn này là hết sức khả quan tạo ra một thế chân kiềng vững chắc cho việc mở rộng các loại hình dịch vụ viễn thông. Và nhất là tạo động lực phát triển cho giai đoạn sau. B03 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông giai đoạn 1991 - 1995 6 5 4 3 2 1 STT Thu nhập bình quân đầu người Nộp ngân sách Lợi nhuận Doanh thu viễn thông Sản lượng điện thoại đường dài quốc tế Sản lượng điện thoại đường dài trong nước Các chỉ tiêu 1000/người/ tháng Tỷ đồng Tỷ đòng Tỷ đồng Triệu phút Triệu phút Đơn vị 229 70 69,4 524,4 10,7 32,3 1991 392 110 127,3 986 36,8 119,3 1992 557 200 231,3 1795,5 64,4 234,6 1993 561 401 620,4 3091,5 136,5 449 1994 1357 512 1026,9 4246 207,5 760 1995 52 96 69 120,72 120 Tốc độntăng bình quân(%) Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 1991 - 1995 của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam Giai đoạn 1996-2000 B04 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ Viễn thông giai đoạn 1996-2000 6 5 4 3 2 1 STT Thu nhập bình quân đầu người Nộp ngân sách Lợi nhuận Doanh thu viễn thông Sản lượng điện thoại đường dài quốc tế Sản lượng điện thoại đường dài trong nước Các chỉ tiêu 1000đ/người/tháng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Triệu Phút Triệu Phút Đơn vị 1357 592 1026,9 4246 207,5 760 1995 1452 1023 1613 6006 273 1130 1996 1137 1205 1840 8022 335 1442 1997 1012 1500,93 2037,5 9007 387 1704,9 1998 1125 2380,88 2648,75 10358,05 420,17 1913,1 1999 1160 .2383,26 2781,19 12429,66 500 2494,6 2000 40,192 23,37 24,46 19,47 27,43 Tốc độntăng bình quân(%) Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 1996 - 2000 của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam Từ bảng B04 ta thấy: Sản lượng dịch vụ viễn thông vẫn tiếp tục tăng lên, giai đoạn 1996 - 2000 song sự tăng lên này không cao hơn so với giai đoạn 1991 - 1995 thậm chí còn thấp hơn rất nhiều thể hiện: Sản lượng điện thoại quốc tế năm 1996 là 273 triệu phút tăng 65,5 triệu phút so với năm 1995 đến năm 2000 là 500 triệu phút , tốc độ tăng bình quân thời kỳ này là 19,47%. Sản lượng điện thoại đường dài trong nước năm 1996 là 1130 triệu phút đến năm 2000 là 2494,6 triệu phút tăng 30,4% so với năm 1999, tốc độ tăng bình quân cho giai đoạn này là 27,43%. Doanh thu Viễn thông vẫn tiếp tục tăng so với các năm trước sang tốc độ tăng đã chậm lại thể hiện: Doanh thu năm 1996 đạt 6006 tỷ đồng đến năm 200 đạt 12429,66 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn này là 24,46% so với giai đoạn (1991 - 1995) là 69%, như vậy tốc độ tăng doanh thu giai đoạn này giảm 44,54% so với giai đoạn (1991 - 1995). Về lợi nhuận trong lĩnh vực viễn thông vẫn tăng lên, nhưng tốc độ tăng lợi nhuận giai đoạn 1996 - 2000 tăng chậm hơn so với giai đoạn (1991 - 1995) thể hiện: Năm 1996 đạt 1613 tỷ tăng 57,07% so với năm 1995, đến năm 2000 mức lợi nhuận đạt được là 2781,19 tỷ đồng tăng 5% so với năm 1999, tốc độ tăng bình quân mức lợi nhuận đạt được thời kỳ này là 23,37% giảm 72,63% so với giai đoạn (1991- 1995). Một trong những lý do làm cho mức lợi nhuận tăng chậm trong những năm gần đây là bởi do khối lượng đầu tư lớn, các khoản mục chi phí tăng làm hạn chế tốc độ tăng lợi nhuận, mặt khác bên cạnh mục tiêu phục vụ công ích ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, những nơi này hầu như không sinh lời. Do doanh thu và lợi nhuận tăng chậm nên tình hình nộp ngân sách cũng bị giảm sút năm 2000 nộp ngân sách 2383,26 tỷ đồng chỉ tăng 0,1% so với năm 1999 là 2380,88 tốc độ tăng bình quân đạt 40,192% giảm 11,81% so với giai đoạn (1991 - 1995). Kéo theo thu nhập bình quân đầu người của người lao động cũng giảm xuống năm 2000 thu nhập bình quân đâù người vào khoảng 1.160.000 với năm 1995 là 1.357.000 giảm 14,52% so với năm 1996 là 1.452.000 giảm 20,11% điều này làm cho việc tái sản xuất sức lao động của người lao động bị hạn chế cả về mặt vật chất lẫn tinh thần làm giảm hiệu quả làm việc của người lao động cũng sẽ kéo theo năng suất lao động bị giảm sút. Nhìn lại quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở giai đoạn này ta nhận thấy. Giai đoạn này kết quả hoạt động kinh doanh có xu hướng tăng chậm hơn so với giai đoạn (1991 - 1995), cả về tốc độ phát triển của các loại hình dịch vụ, sản lượng các dịch vụ và doanh thu lợi nhuận. Có nhiều lý do để lý giải điều này song có một vấn đề ảnh hưởng đến việc giảm sút này mà ta không thể không nói đến đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. Khi cuộc khủng hoảng này diễn ra nó gây ra những tác động không tốt đến nền kinh tế Việt Nam làm giảm sút tốc độ tăng trưởng cuả nền kinh tế nước ta, mà ngành Bưu chính viễn thông, đặc biệt là viễn thông là một ngành kết cấu hạ tầng của đất nước nó có vai trò to lớn trong việc đóng góp vào nền kinh tế tạo cho nền kinh tế nước tăng trưởng cao và phát triển bền vững, nên khi cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến nền kinh tế ắt hẳn ngành Viễn thông không tránh khỏi được những tác động này. Hy vọng trong những năm tiếp theo với chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông và cụ thể hơn là chiến lược phát triển dịch vụ Viễn thông đúng đắn ngành sẽ có bước phát triển mới bền vững Hiệu quả xã hội của dịch vụ Viễn thông. Với vai trò là ngành thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành mà còn mang lại hiệu quả cho xã hội trong giai đoạn 1991 – 2000. Song hiệu quả mà ngành đem lại cho xã hội rất khó tính toán được, bởi vậy ta xem xét hiệu quả xã hội qua việc phân tích mức sống của người lao động trong ngành, vấn đề giải quyết công ăn việc làm, nâng cao dân trí, giải quyết tốt các mối quan hệ trong phân phối, giữ vững an ninh quốc phòng... Trước hết do hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành đạt hiệu quả cao dẫn tới nhiều loại hình dịch vụ mới được mở rộng trên phạm vi cả nước như : Điện thoại di động, Fax, dịch vụ truyền số liệu... đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho toàn xã hội thông qua việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở phạm vi từng vùng, từng địa phương... làm giảm số người thất nghiệp. Mức sống của người lao động trong ngành cũng được đảm bảo, thể hiện mức lương trung bình của toàn bộ cán bộ công nhân viên chức trong ngành cao hơn hẳn so với các ngành kinh tế khác và góp phần nâng cao thu nhập cho đất nước. Ngoài ra ngành còn quan tâm đến công tác chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên chức, tiến hành khám sức khoẻ ban đầu và khám định kỳ cho người lao động. Đến năm 1997 toàn ngành đã có 80/81 đơn vị y tế cơ sở phục vụ cho công tác phòng khám chữa bệnh. Hàng năm ngành đầu tư vào lĩnh vực này 17 tỷ đồng, từ đó tạo cho mọi cán bộ công nhân viên ngành an tâm công tác, nhiệt tình thực hiện tốt mọi công việc được giao, do đó năng suất lao động cao. Ngành còn thực hiện chính sách xã hội khác thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, như quan tâm nuôi dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng tạo công an việc làm cho con em cán bộ trong ngành, phát triển văn hoá, thể thao... Sự phát triển của thông tin Viễn thông trong giai đoạn 1991 – 2000 đã góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ trong phân phối, buôn bán thể hiện đó là sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ làm ăn buôn bán trong và ngoài nước đưọc mở rộng. Trong giai đoạn của công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển củ._.g có sự tham gia cuả các thành phần kinh tế . Đẩy mạnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước . Tạo điều kiện cho sự tham gia lớn hơn của tư nhân trong nước vào thị trường Viễn thông , đẩy mạnh triển khai thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . Xúc tiến điều chỉnh cơ cấu sản xuất và đầu tư . Ngành chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp . Trong đó một trong những nhiệm vụ trọng tâm là chuẩn bị tách Bưu chính hoạt động độc lập với Viễn thông vào cuối giai đoạn 2003 – 2005 . Cải thiện môi trường đầu tư nhằm có thể huy động tốt hơn các nguồn vốn trong lẫn ngoài nước cho phát triển , trong đó chú ý tập trung cho môi trường thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài Chuẩn bị các điều kiện tiền đề cần thiết cả từ phía nhà nước lẫn doanh nghiệp chuẩn bị cho việc Việt Nam thực hiện AFTA vào giữa giai đoạn và hiệp định thương mại Việt – Mỹ . Mở rộng thị trường đi đôi với việc tổ chức lại thị trường nội địa chú trọng phát triển nông thôn . Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng hiện đại hoá cơ sở hạ tầng Viễn thông Năm 2005 mật độ điện thoại đạt 6 – 7 máy / 100 dân với số máy đạt từ 5,5 – 6 triệu máy . Thực hiện cáp quang liên tỉnh có công nghệ đồng bộ số , phấn đấu đến năm 2005 100% các tuyến truyền dẫn liên tỉnh được cáp quang hoá . Mở rộng diện phục vụ , phát triển Viễn thông nông thôn ,các vùng sâu , vùng xa . Năm 2005 đạt chỉ tiêu hầu hết các xã có máy điện thoại . Phát triển mạnh dịch vụ internet . Năm 2005 phổ cập dịch vụ Internet tới hầu hết các trường đại học , coa đẳng , viện nghiên cứu , bệnh viện trung tâm tỉnh .. trong cả nước phục vụ nhu cầu thông tin kinh tế xã hội , khoa học , giáo dục , đào tạo , y tế khám chữa bệnh từ xa . Tăng cường khai thác các dịch vụ gia tăng giá trị . Đưa các dịch vụ đa phương tiện vào khai thác thương mại ở một số tỉnh , thành phố lớn , triển khai nhanh các dịch vụ thương mại điện tử . Hoàn thành các dự án lớn trọng điểm , hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến cáp quang qua 6 nước Đông Nam Á [CCS] , triển khai đề án thông tin di động vệ tinh mặt đất toàn cầu GMPCS ; xây dựng nghiên cứu khả thi và triển khai phóng vệ tinh thông tin riêng của Việt Nam WNASAT, xây dựng tuyến cáp quang biển nội địa ; xây dựng các trung tâm điều hành Viễn thông quốc gia , các trung tâm bảo dưỡng vùng OMC ; xây dựng các trung tâm nghiên cứu Viễn thông hiện đại. Giai đoạn 2001 – 2010 Tiếp tục nâng năng lực hiệu quả quản lý nhà nước thúc đẩy thị trường phát triển , hoàn thiện thêm một bước cơ chế thị trường hàng hoá dịch vụ Viễn thông với sự tham gia cạnh tranh hạn chế của các nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với lộ trình mở cửa hội nhập . Duy trì phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trên thị trường Viễn thông . Khai thác có hiệu quả , nâng cao vai trò của các nguồn lực trong nước cho phát triển với sự tham gia ngày càng lớn hơn cảu đầu tư tư nhân trong nước vào phát triển thị trường Viễn thông . Hoàn thành quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất và đầu tư tăng nhanh năng suất lao động và hiệu qủa hoạt động doanh nghiệp . Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia , tiếp tục xây dựng theo bề rộng , tập trung chú trọng phát triển theo chiều sâu . Năm 2010 mật độ điện thoại đạt từ 10 – 12 máy / 100 người dân , đưa tổng số máy điện thoại lên khoảng 12 – 15 triệu máy , trong đó trên dưới 50% là máy điện thoại di động và số lượng thuê bao Internet lên khoảng 10 triệu đạt bình quân trên 50% số hộ gia đình trong cả nước . Hà Nội , Thành phố HCM đạt 35 – 40 máy / 100 dân , đảm bảo tốc độ và chất lượng theo yêu cầu của thông tin đa phương tiện , thương mại điện tử , đào tạo từ xa , chữa bệnh từ xa … Thị trường Bưu chính - Viễn thông đạt 2 – 3 tỷ USA tạo thêm việc làm cho xã hội . Về công nghiệp Viễn thông , tổng công ty sẽ có mạng lưới phân rải ở cả 3 miền Bắc , Trung , Nam , khoảng 30 xí nghiệp với một số dây truyền , trang bị hiện đại , sản xuất , lắp ráp được trên cơ sở đủ dùng các loại sản phẩm chủ yếu như cáp các loại , thiết bị truyền dẫn các loại ( vi ba số băng rộng , hệ thống thông tin cáp quang loại 2,5 G , 10G ), Tổng đài các loại cho thông tin cố định di động , kể cả loại ATM.. Cơ bản hoàn thành xa lộ thông tin quốc gia , mạnh lưới cơ sở hạ tầng . Thực hiện cáp quang hoá hầu hết các tuyến truyền dẫn từ tỉnh xuống huyện , tiếp tục nâng cấp hiện đại hoà mạng thuê bao điện thoại đường dài .. Yêu cầu vốn đầu tư từ 2001 – 2010 , cần khoảng 60.000 – 70.000 tỷ đồng Việt Nam , trong đó khoảng 2 tỷ USA huy động trong cả nước và nước ngoài ,lực lượng lao động lên gấp 5 lần , trung bình một công nhân điện thoại quản lý 150 – 170 dân máy , bình quân một nhân viên Viễn thông làm ra khoảng 70 – 80.000USD/năm. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY BC-VT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 Giải pháp về thị trường Để giữ vững được tốc độ phát triển bền vững , giữ vững thị phần các dịch vụ hiện có , mở rộng và chiếm lĩnh thị phần các dịch vụ mới đặc biệt là duy trì được vai trò của các nhà cung cấp chủ đạo , chuẩn bị hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả cần phải thực hiện các giải pháp về thị trường. 1.1 Tiến hành điều tra nhu cầu thị trường Tổ chức điều tra nhu cầu thị trường các dịch vụ Viễn thông , tin học trên quy mô toàn quốc trên cơ sở đó xác định nhu cầu tiêu dùng dịch vụ , các nhóm đối tượng khách hàng , thói quen sử dụng và các yếu tố tác động đến nhu cầu dịch vụ . Bởi khách hàng là người sử dụng dịch vụ viễn thông nên chính họ là người trả lời chính xác chất lượng các dịch vụ thoả mãn ở mức độ nào . Xác định nhu cầu của khách hàng là cơ sở để xây dựng các chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ , chiến lược giá cước , các biện pháp hỗ trợ xúc tiến . Nghiên cứu tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh về các dịch vụ bị cạnh tranh , các chính xách cạnh tranh để có cơ sở ra quyết định chính xác và có hiệu quả . Việc điều tra xác định nhu cầu sẽ giúp cho việc thường xuyên hoàn thiện và phát triển mạng lưới viễn thông phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của xã hội đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ có cơ sở hiện thực hơn, có khả năng chấp nhận của khách hàng cao hơn góp phần tăng lợi nhuận , tăng doanh thu cho doanh nghiệp . Với các loại dịch vụ viễn thông mới đưa ra việc xác đinh nhu cầu về các loại dịch vụ này là rât quan trọng và cũng rất khó khăn bởi khách hàng chưa biết về dịch vụ mới với các loại dịch vụ cùng loại như thế nào. Ta tiến hành phương án thử nghiệm trên thị trường xem phản ứng của người tiêu dùng đối với các loại dịch vụ mới như thế nào ? Thực hiện chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ viễn thông Xác định sản phẩm dịch vụ có lợi thế cạnh tranh ; sản phẩm dịch vụ có lợi thế cạnh tranh thấp cần có chính sách đầu tư phát triển hợp lý ( có chọn lọc, có điều kiện có thời gian ); sản phẩm dịch vụ công ích cần được nhà nước hỗ trợ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ phù hợp với năng lực mạng lưới , đáp ứng nhu cầu của khách hàng , công bố rộng rãi hệ thống chỉ tiêu chất lượng đến mọi đối tượng khách hàng và thực hiện kiểm tra giám sát thường xuyên . Chính sách quảng cáo khuyến mại Hoàn thiện các quy định về quảng cáo, khuyến mại, tăng cường hướng dẫn kiểm tra các đơn vị , thực hiện quảng cáo khuyến mãi nhằm tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả hoạt động . Xây dựng hình ảnh một tập đoàn kinh tế , kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và dẫn đầu trong kinh doanh dịch vụ Viễn thông trên thị trường VN . Tiến hành đồng bộ hoạt động khuyến mại ở các đơn vị thành viên trong tổng công ty nhằm giảm bớt sự chồng chéo giữa các đơn vị . Thiết lập hệ thống bán hàng , cung cấp các dịch vụ Viễn thông rông khắp , hợp lý nhằm tạo điều kiện tối đa cho khách hàng sử dụng , thông qua đó tạo khả năng kích cầu với các khách hàng tiềm năng . Tăng cường công tác quản lý , thông qua các phương tiện kỹ thuật khả năng giao tiếp và ứng xử của nhân viên giao dịch , đảm bảo theo sát và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cảu khách hàng . Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng , khách hàng thông qua các chương trình có quy mô lớn để quảng cáo , khuyến mại , gặp gỡ trao đổi với khách hàng , nâng cấp các dịch vụ sau bán hàng và xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng ( thanh toán cước phí , giải đáp khiếu lại , tư vấn dịch vụ ..) .. Xây dựng kế hoạch Marketing trở thành một bộ phận quan trọng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh ở các đơn vị thành viên và ở tổng công ty ; xây dựng các chỉ tiêu đánh giá kết quả , hiệu quả của công tác này. Chính sách giá cước Tiến hành điều chỉnh giá cước các loại dịch vụ Viễn thông cho phù hợp , giảm giá cước điện thoại đường dài đi các tỉnh các loại dịch vụ có tính chất thương mại cao , cước Viễn thông quốc tế của Việt Nam hiện nay còn cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới . Bởi vậy phải xem xét việc tiếp tục điều chỉnh giảm giá cước Viễn thông quốc tế chiều đi , cước thanh toán Viễn thông Quốc tế tiến tới mặt bằng các nước trong khu vực Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam là một đơn vị duy nhất cung cấp đầy đủ tất cả các loại hình dịch vụ Viễn thông với thị phần chiếm tới 97% . Tuy nhiên vãn có sự cạnh tranh mạnh trên một số khu vực thị trường có khả năgn thu lãi cao ở một số dịch vụ điện thoại di động , chuyển phát nhanh , chuyển tiền nhanh , Internet . Trong xu thế hội nhập và phát triển của Viễn thông thế giới và trong khu vực ngày càng xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới trong việc cung cấp các dịch vụ Viễn thông . Để duy trì và tăng thị phần , mở rộng thị trường dịch vụ viễn thông Tổng công ty Bưu chinh – Viễn thông Việt Nam cần có những hướng đi , nhưng chính sách phát triển thị trường đúng đắn , phù hợp với xu thế phát triển của xã hội để đạt được hiệu quả tốt nhất về mặt tài chính và xã hội. Giải pháp về vốn Huy động vốn Dự kiến tổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2001 – 2010 là rất lớn 60.000 tỷ đồng , bình quân mỗi năm là 6000 tỷ đồng . Để đạt được một lượng vốn đầu tư như vậy cần phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau và phải có những giải pháp để huy động thật thực tế , phù hợp , hết sức cụ thể mang lại hiệu quả cao. Huy động vốn nước ngoài Cần tiếp tục thực hiện linh hoạt các phương thức huy động vốn nước ngoài có hiệu quả trong thời gian qua như : vay trả chậm các ngân hàng lớn , vay ngân hàng nước ngoài , vay từ quỹ tiền tệ quốc tế. Vay trực tiếp của các công ty nước ngoài , đây là phổ biến đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung mà với doanh nghiệp dịch vụ Viễn thông cũng rất có hiệu quả , tuy nhiên cần thực hiện vay với thời hạn dài hơn , từ 7 – 10 năm với một mức lãi suất và điều kiện hợp lý , cần tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư Nguồn từ hợp đồng hợp tác kinh doanh . Đây là hình thức huy động vốn tốt, nước ngoài đầu tư phát triển , cùng khai thác phân chia sản phẩm hoặc hùn vốn lãi . Tuy nhiên cần giút kinh nghiệm từ mỗi lần thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh để có hiệu quả cao hơn cho lần sau, đồng thời phát huy những mặt thuận lợi, tiếp tục triển khai nó , với hình thức này việc rủi ro cho các nhà đầu tư được chia, nên các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng bỏ vốn vào đầu tư hơn . Cần xem xét , áp dụng hình thức BTO ( xây dựng chuyển giao – kinh doanh ) triển khai hình thức huy động vốn nước ngoài như phát hành chính sách trái phiếu Quốc tế Tiến hành xây dựng các kế hoạch dài hạn vận động nguồn ODA cho các dự án lớn , quan trọng như phát triển Viễn thông nông thôn , mạng đường trục Liên doanh trong công nghiệp Viễn thông . Hình thức này ngoài việc mang lại cho chúng ta nguồn vốn đầu tư mà còn có được các công nghệ hiện đại . bên cạnh đó học hỏi thêm được những kinh nghiệm quản lý của nước bạn. Đây là một hình thức rất hợp lý để chúng ta có thể tiếp cận được với các công nghệ hiện đại nâng cao Viễn thông Việt Nam lên một tầm cao mới. Hình thức tín dụng xuất khẩu trung, dài hạn là một hình phổ biến thu hút vốn rất có hiệu quả đối với các nước đang phát triển, tín dụng cho người bán và người mua. Huy động vốn trong nước Thật vậy, vốn nước ngoài là quan trọng tuy nhiên việc huy động nguồn vốn trong nước vẫn là chủ yếu, mục tiêu thu hút vốn đên năm 2010 là nguồn vốn trong nước phải chiếm 60% tổng vốn đầu tư để phát huy năng lực nội sinh, tạo ra thế chủ động cho Viễn thông Việt Nam trên thị trường Quốc tế và làm chủ công nghệ của mình , do vậy cần phải huy động hợp lý mọi nguồn tiềm lực trong nước cho phát triển và có những hình thức thu hút vốn hợp lý và hiệu quả . Vay trung hạn từ các tổ chức Ngân hàng trong nước, Tổng công ty và các đơn vị thuộc . Huy động các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước có vốn nhàn rỗi cùng liên doanh góp vốn chia lãi. Phát hành trái phiếu kể cả trái phiếu chính phủ , trái phiếu trong và ngoài ngành với lãi suất cố định tối thiểu thấp hơn lãi suất ngân hàng Tăng khấu hao cơ bản để tăng thêm số vốn xí nghiệp tự bổ xung , cần sử dụng công ty tài chính Bưu chính để thu hút vốn , công ty tài chính Bưu chính được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 25\11\98 cho đến nay chưa thu hút được nhiều nguồn vốn từ đây nhưng trong thời gian phải triển khai hình thức này bởi những ưu thế của nó là thu hút vốn được cả trong dân và từ các công ty khác bởi phần lãi khuyến khích . Xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp tất yếu có sự ra đời của các doanh nghiệp cổ phần Viễn thông, với việc phát hành cổ phiếu, cổ phần doanh nghiệp có thể thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn , cần thiết cho quá trình đầu tư và phát triển doanh nghiệp của mình . Xem xét thành lập dịch vụ tiết kiệm Bưu điện cho việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này Cần sử dụng triệt để và rộng rãi quỹ đầu tư phát triển của bản thân các doanh nghiệp Viễn thông Có thể áp dụng việc thu hút vốn bằng cách yêu cầu khách hàng ứng trước ; khách hàng muốn có điện thoại phải ứng trước một khoản tiền mà khoản tiền này không được tính lãi và trừ dần vào cước phí điện thoại sau này . Nét độc đáo của phương thức này là hình thức ưu tiên những khách hàng sử dụng điện thoại nhiều được đặt máy trước và khi đã có máy rồi thì tâm lý cố gắng dùng nhiều hơn để mau trả hết số tiền đã trả trước , mang lại hiệu sử dụng mạng lưới cao hơn Vốn ngân sách cho các công trình phát triển thông tin Viễn thông ở miền núi , hải đảo , vùng sâu , vùng xa. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động Việc huy động được nguồn vốn là rất khó khăn tuy nhiên khi đã có vốn trong tay rồi thì việc sử dụng nó sao cho có hiệu quả và hợp lý cũng rất khó khăn phức tạp , bởi vậy doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp như : Thực hiện tốt chuẩn bị dự án từ nghiên cứu đến việc lựa chọn một phương án tối ưu nhất . Việc lựa chọn phương án tối ưu nhất dựa trên cơ sở phân tích những yếu tố chính của hoạt động sản xuất kinh doanh đã đạt được, giá thành sản phẩm và chi phí đầu tư thấp nhất kết quả của việc nghiên cứu kết quả khả thi là đưa ra một dự án đầu tư với năng lực sản xuất xác định , tại một điểm lựa chọn sử dụng công nghệ hoặc một kỹ thuật nhất định nào đó, với nguyên liệu và đầu vào đã xác định , với việc xác định chi phí đầu tư , giá thành và doanh thu Trong việc nghiên cứu khả thi cần chú ý đến các điều kiện sản xuất cụ thể của thị trường địa phương và các yếu tố sản xuất sẵn có để để áp dụng công nghệ thích hợp nhằm cung cấp cơ sở về mặt thương mại , kỹ thuật kinh tế cho một quyết định đầu tư , song không phải dự án nào cũng đem lại doanh thu cao nhất cho doanh nghiệp . Trong một số dự án đầu tư phát triển Viễn thông của ngành ở vùng sâu , vùng xa , biên giới , hải đảo thường không đem lại hiệu quả , lợi nhuận cao , thậm trí có khi phải bù lỗ, nhưng đây dù là sự phục vụ cho không, không đem lại lợi nhuận cao cho ngành nhưng ngành cần tiếp tục đầu tư phát triển ở các vùng này , từ đó giải quyết tốt công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao dân trí, tạo thu nhập cho người dân giữ vững an ninh quốc phòng Cần quản lý tập trung vốn thống nhất trong tổng công ty , điều hoà vốn giữa các đơn vị thành viên , từng bước mở rộng phân cấp đi liền với trách nhiệm của doanh nghiệp, tham gia hoạt động trên thị trường tài chính trong và ngoài nước Đổi mới chế độ kế toán , kiểm toán , thanh tra tài chính, chế độ báo cáo thống kê , ứng dụng công nghệ trong quản lý tài chính, nâng cấp và từng bước áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế về công khai nghiệp vụ kế toán đối với hệ thông tài chính của tổng công ty nhằm kiểm soát và phân phối nguồn vốn. Giải pháp về công nghệ Viễn thông là ngành công nghệ sử dụng kĩ thuật cao đặc biệt là công nghệ bán dẫn , vi điện tử .. Việc hiện đại hoà mạng lưới dịch vụ viễn thông là một nhu cầu cấp bách và là một chủ trương hết sức cần thiết . Căn cứ vào tình hình thực tiễn của ngành , kinh nghiệp phát triển của nước ta và xu hướng phát triển hết sức nhanh chóng của công nghệ viễn thông , cho thấy việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật , chính sách đúng đắn đi thẳng vào công nghệ hiện đại cập nhật với trình độ thế giới là hết sức cần thiết và cần được ưu tiên phát triển . Lập ra quỹ chi phí cho việc nghiên cứu công nghệ mới về Viễn thông , thị trường hoạt động khoa học công nghệ của Tổng công ty thông qua việc trao đổi các sản phẩm , kết quả hoạt động khoa học công nghệ các tổ chức nghiên cứu , với các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm mới , các dịch vụ mới . Tập trung phát triển nhiều dịch vụ viễn thông mới, đặc biệt là Internet và thông tin di động , tổ chức thống nhất toàn quốc mạng nhắn tin và điện thoại dùng thẻ Việc nghiên cứu công nghệ Viễn thông mới dựa trên đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước, các viện ngiên cứu nhà nước và doanh nghiệp .. Tiến hành tổ chức việc nghiên cứu trong môi trường công nghệ đã ổn định , nghiên cứu dừng ở mức làm chủ kỹ thuật. Tập chung đón đầu một cách sâu sắc căn bản , tiến tới tự thiết kế, thay cho việc nhập khẩu các thiết bị Viễn thông từ nước ngoài bằng các thiết bị tự chế nhằm giảm chi phí cho ngành Nâng cao năng lực sản xuất và nghiên cứu phát triển của các đơn vị công nghiệp trong nước , phát huy hiệu quả của chuyển giao công nghệ , tiếp tục làm chủ công nghệ hệ thống thiết bị và sử dụng thiết bị Xây dựng các công ty liên doanh với các hãng có công nghệ để sản xuất các thiết bị Viễn thông trong nước , các sản phẩm có nhu cầu cao về số lượng đơn giá theo sản phẩm , tuổi thọ dài , tính năng đơn giản phục vụ các dịch vụ cơ bản mhư thiết bị đầu cuối , tổng đài , vô tuyến dung lượng nhỏ cho mạng Viễn thông nông thôn . Thúc đẩy hợp tác song phương với các đối tác có công nghệ cao có tiềm lực trong nghiên cứu và phát triển , có thiện chí chuyển giao công nghệ . Tăng cường tham gia vào các hoạt động của các tổ chức quốc tế về Viễn thông để tiếp thu những thành tựu khao học chuyên ngành mới nhất Việc hình thành lên một trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Viễn thông mới là cần thiết , kết quả của trung tâm này là những sản phẩm Viễn thông mới được ra đời thúc đẩy ngành Viễn thông phát triển. Thực hiện quản lý tiêu chuẩn chất lượng trên tất cả các mặt công nghệ – kỹ thuật, thiết bị , mạng lưới và dịch vụ theo hướng thống nhất đồng bộ , phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ITV và các tiêu chuẩn quốc gia Công nghệ hiện đại có đặc điểm là luôn thay đổi và dất rẽ bị lạc hậu . Vì vậy công ty cần tổ chức sao cho nó có thể nắm vững được những xu thế phát triển của các lĩnh vực mũi nhọn một cách cập nhất và trong mỗi bước phát triển cần phải tính toán đến các bước tiếp theo Cải tiến những sản phẩm Viễn thông cũ nhằm tạo ra những sản phẩm mới có tính năng sử dụng cao hơn , mẫu mã đẹp hơn , giá cả phù hợp Kết hợp hài hoà giữa công nghệ viễn thông truyền thông và công nghệ hiện đại tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ Viễn thông trong tương lai. Giải pháp về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực trong tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam đã có những thay đổi nhất định bởi các chính sách quản lý sử dụng lao động và các chính sách khuuyến khích nhằm phát tối đa năng lực của cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng công ty . Tuy nhiên với ngành đời hỏi kỹ thuật cao thì với 23% lao động có trình độ cao đẳng , đại học và trên đại học , so với 62,5% lao động công nhân chưa qua đào tạo vẫn có thể coi là khả quan Tiếp tục đi thẳng vào hiện đại phát triển mạnh các loại hình dịch vụ Viễn thông, ngang tầm các nước trên thế giới. Tất cả những điều đó đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động có kỹ thuật chuyên môn lành nghề, có khả năng tiếp cận, nắm vững làm chủ được công nghệ kỹ thuật thông tin hiện đại đang trên đà thay đổi hết sức nhanh chóng trên thế giới . Bởi vậy nhiệm vụ đặt ra cho thời gian tới đối với công tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vuực Bưu chính Viễn thông quan trọng và bức thiết do vậy cần phải: Tăng cường công tác đào tạo và tái đào tạo đội ngũ lao động hiện có, Tổ chức nhiều loại hình đào tạo, bồi dưỡng như gửi đi đào tạo tại các trung tâm đào tạo, đào tạo tại chỗ, đào tạo từ xa, đào tạo liên tục nhiều cấp trình độ.Từ đố mà tạo được tâm lý thi đua phấn đấu học hỏi nâng cao trình độ tay nghề kỹ thuật,kiến thức, trình độ quả lý cho đội ngũ cán bộ tại doanh nghiệp. tăng cường đầu tư cho các trung tâm đào tạo chuyên ngành Viễn thông, đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ từ nhiều nguồn với nhiều hình thức khác nhau. Nâng cấp các trang thiết bị,đồ dùng giảng dạy,đổi mới chương trình giảng dạy cập nhật kịp thời với những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới . Quan tâm đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu đàn về kinh tế, kỹ thuật Viễn thông,chú trọng đến đội ngũ kỹ sư phần mềm bổ xung cho ngành. Giới thiệu, cử các chuyên gia, công nhân kỹ thuật có tay nghề sang nước ngoài đào tạo nhằm tiếp thu những kiến thức công nghệ mới về Viễn thông . Lập lên các chương trình phát triển nhằm bồi dưỡng thu hút khuyến khích phát triển tài năng trể. Nhằm thực hiện tốt công việc tái sản xuất sức lao động của cán bộ công nhân viên.Tổng cônng ty còn có nhưng chính sách ưu đãi ,khuyến khích thích hợp bằng việc động viên cả về mặt vật chất lẫn tinh thần đối với cán bộ công nnhân viên . Khuyên khích các cán bộ công nhân viên tham gia tìm tòi những vấn đề mới nảy sinh về Viễn thông,tham gia ngiên cứu các đề tài khoa học ứng dụng và cần có những phần thưởng xứng đáng cho những đề tài khoa học được đưa vào ứng dụng nhằm kích thích niềm đam mê nghiên cứu của mọi người Có chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm có thể thu hút được các nguồn tiềm lực chất xám từ bên ngoài vào Cần phân bổ và sử dụng hợp lí hơn nữa nguồn lao động, bằng cách bố trí một lượng lao động xuống các xã vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa theo hình thức bắt buộc, hoặc tự nguyện, khuyến khích ưu đãi bằng các chế độ Bố trí, sử dụng lao động phù hợp với ngành nghề mà họ đã qua đào tạo Cần tuyển dụng thường xuyên lao động có trình độ, công nhân lành nghề nhằm bổ sung cho đội ngũ lao động còn thiếu hụt Tiến hành sàng lọc, đào thải những cán bộ công nhân viên yếu kém về năng lực làm việc Mở rộng qui mô ngành nghề trong học viện Bưu chính- Viễn thông nhằm thoả mãn nhu cầu về lao động cho toàn nghành Bưu điện Nhà nước cần hỗ trợ cho việc đào tạo và tái đào tạo đội ngũ cán bộ công chức, cán bộ quản lí nhà nước trong lĩnh vực Viễn thông nhằm nâng cao năng lực quản lí các hoạt động viễn thông trong Tổng công ty Phấn đấu đến năm 2000 tỷ lệ đại học- trung học- công nhân trong toàn tổng công ty là: 1-2-4 Để có đội ngũ lao động được bổ sung liên tục và có kế thừa, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông cần tham gia vào qui trình đào tạo hàng năm của các trường đại học, cao đẳng thông qua các hợp đồng thực tập, đào tạo thực tế tại cơ sở. Giải pháp về tổ chức và cơ chế nội bộ Để đạt được hiệu quả kinh tế xã hội đối với một doanh nghiệp thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân như tổng công ty Bưu chính- Viễn thông đòi hỏi phải có sự đổi mới về tổ chức sản xuất, tổ chức quản lí thay đổi hơn về chính sách từ chỗ chỉ lo thực hiện các dịch vụ cơ bản đến việc phát triển các dịch vụ khác phù hợp với khu vực địa lí, tâm lí của người sử dụng; giải quyết mâu thuẫn giữa kinh doanh và việc phát triển các dịch vụ Nghiên cứu từng bước thành lập mô hình tập đoàn Bưu chính- Viễn thông hoạt động trên nhiều lĩnh vực (công nghiệp Viễn thông, tài chính, bảo hiểm,du lịch, lữ hành. . .)với nhiều hình thức sở hữu (100% vốn nhà nước, trách nhiệm hữu hạn liên doanh, cổ phần, hợp tác kinh doanh); hình thành các Tổng công ty theo chuyên ngành phi địa giới hành chính (viễn thông, công nghiệp-thương mại, tài chính. . .); tập trung đầu tư xây dựng một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao theo hướng đi trước, đón đường như kinh doanh phần mềm tin học, kinh doanh các dịch vụ IP. . .. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh và đầu tư của tổng công ty theo hướng: công nghiệp viễn thông cung cấp các sản phẩm công nghiệp có chất lượng cao, công nghệ tiên tiến có ý nghĩa chiến lược để chủ động phát triển mạng lưới viễn thong; các dịch vụ tài chính đảm bảo cung cấp đầy đủ các nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, phát triển các dịch vụ Viễn thông và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; các dịch vụ Viễn thông đảm bảo đem lại nguồn thu lớn, khả năng sinh lợi cao để lôi kéo, thúc đẩy các dịch vụ khác, các hoạt động khác, tạo ra những đột phá mới cho phát triển Cải cách bộ máy quản lí của Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo hướng: bộ máy tinh gọn, trong sạch, có chất lượng và hiệu quả cao trong quản lý, điều hành . tăng cường phối hợp đồng bộ giữa các cấp quản lý trong tổng công ty, các cơ quan tham mưu, giúp việc trong hoạch định, điều hành cơ chế, các chính sách và các chương trình, dự án; hiện đạihoá hệ thống thông tin quản lý, đảm bảo các báo cáo nhanh nhạnh và có độ chính xác cao. Tăng cường chế độ giám sát, kiểm tra thực hiện các cơ chế, các chính sách đã được ban hành. Xây dựng cơ chế quản lý cho từng khối và giữa các khối sản xuất kinh doanh trong tổng công ty theo hướng: phân cấp mạnh và toàn diện giữa các cấp quản lý trong tổng công ty trên cơ sở gắn trách nhiệm vơí quyền hạn, nghĩa vụ với quyền lợi, tạo điều kiện và tiến tới hạch toán hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên, kể cả doanh nghiệp phụ thuộc, từng bước tiến tới hạch toán theo dịch vụ, chấp nhận ở mức độ nhất định sự không đồng đều trong phân phối thu nhập giữa các đơn vị thành viên; xây dựng cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm; cơ chế ràng buộc trách nhiệm của các vị trí lãnh đạo quan trọng ở các đơn vị thành viên đối với kết quả hoạt động của đơn vị. Thực hiện tốt công tác tổ chức quản trị, cho phép các doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp lãnh đạo doanh nghiệp đề ra những quyết định về chỉ đạo sản xuất, kinh doanh chính xác và kịp thời Tiến hành tổ chức sản xuất tốt đảm bảo cho dây chuyền sản xuất cân đối, cho phép doanh nghiệp khai thác tối đa các yếu tố vật chất trong sản xuất. Tổ chức lại và phát triển Viễn thông cần sử dụng thế mạnh của thị trường để làm điều kiện ràng buộc đối tác nước ngoài chuyển giao công nghệ. Trước mắt vẫn tiếp tục tập trung nhập dây chuyền sản xuất các thiết bị hiện đại để nhanh chóng có sản phẩm dịch vụ hiện đại nhằm đáp ưng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh dịch vụ Viễn thông. Đề nghị nhà nước, quốc hội sớm phê chuẩn luật bưu chính-viễn thông làm cơ sở pháp lí cũng như sản xuất kinh doanh các hoạt động dịch vụ Viễn thông trên toàn quốc Đề nghị nhà nước tạo một môi trường cạnh tranh công bằng cho ngành, đằc biệt có chính sách cụ thể để theo dõi, điều hành qui định hỗ trợ các doanh nghiệp khác cùng hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực Viễn thông Về thuế cần có chính sách thuế phù hợp với đối tượng là ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác để khuyến khích Bưu chính -Viễn thông phát triển .khi cần hoặc khó khăn về vốn thì có thể xin Nhà nước được giảm hoặc hoãn, cụ thể đối với các khoản thuế vốn khấu hao nộp ngân sách hàng năm có thể xin được để lại một mức độ nhất định để tái đầu tư nhà nước cũng cần có chính sách giảm thuế lợi tức cho ngành đối với việc mới đi vào hoạt động hoặc ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo Trong công tác xây dựng cơ bản đề nghị Nhà nước cho áp dụng đặc thù tổ chức xây lắp đấu thầu được áp dụng rộng rãi phù hợp với đặc điểm của ngành Đổi mới cước thuê bao cho phù hợp với người sử dụng và khuyến khích khách KẾT LUẬN Ngày nay Viễn thông tin học đang giữ một vai trò quan trong trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như sinh hoạt thường ngày của con người .Trong điều kiện đổi mới , mở rộng và hợp tác kinh tế của Việt Nam hiện nay thì việc nắm bắt được những thông tin một cách nhanh chóng , chính xác kịp thời là hết sức quan trọng . Chính nhờ mô hình đổi mới của Đảng và nhà nước ta , ngành Bưu điện trong những năm qua đã phát triển và lớn mạnh không ngừng ,đạt được những thành tựu to lớn về thông tin liên lạc .Hiện Bưu điện Việt Nam đang đi vào hiện đại hoá và phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Viễn thông - Tin học là một ngành quan trọng trong kết cấu hạ tầng phục vụ cho sự đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, là tiền đề để phục vụ cho đất nước đi vào công nghiệp hoá , hiện đại hoá . Bỏi vậy nhiệm vụ đặt ra choTổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam là cần phải phát triển Viễn thông đi trước một bước ở một trình độ thích hợp để tạo điều kiện cho các ngành khác cùng phát triển đi lên đóng góp vào sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội cho nước nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kế hoạch và chiến lược phát triển doanh nghiệp, Trường đại học KTQD, Chiến lược và sách lược kinh doanh, Garry D.Smioth, Danny R.Anold, Bobby G.Bczzell, Chiến lược kinh doanh của doanh nghiẹp trong nền kinh tế thi trường, PTS Đào Hữu Huân, NXB Giáo dục, Chiến lược phát triển mạng và dịch vụ Viễn thông giai đoạn 1996-2010, Báo cáo tổng kết công tác năm 1991 đến năm 2000 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Kế hoạch phát triển bưu chính Viễn thông giai đoạn 1996-2000 và định hướng phát triển Bưu chính Viễn thông đến năm 2010-2020 Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Giáo trình Kinh tế Phát triển, khoa KTPT Trường đại học KTQD Tạp chí Bưu chính Viễn thông Tạp chí thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế Bưu điện Tạp chí Phát triển Kinh tế Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6667.doc
Tài liệu liên quan