Tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần May 10: LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO là một cột mốc quan trọng, đánh dấu sự hoà nhập của Việt Nam vào dòng chảy của nền kinh tế thế giới. Nó đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và cũng không ít khó khăn. Để tồn tại và phát triển, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, thị trường, thay đổi phương thức kinh doanh, phải có những... Ebook Một số giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần May 10
70 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thay đổi để thích ứng với môi trường kinh doanh.
Dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng khá lớn của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trên thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp dệt may phải dừng bước trước những khó khăn thách thức của quá trình hội nhập. Nhưng cũng có những doanh nghiệp đứng vững và thích nghi được với môi trường thời hội nhập, tận dụng được các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế và cùng với điểm mạnh của doanh nghiệp mình dần vươn lên khẳng định vị trí của doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó, công ty cổ phần May 10 đã có những thay đổi bước đầu trong phương thức sản xuất kinh doanh của mình. Công ty đang chuyển dần từ hình thức sản xuất thụ động gia công sang phương thức sản xuất chủ động tự kinh doanh bằng thương hiệu của mình. Để làm được điều đó, công ty vừa phát triển mở rộng mạng lưới tiêu thụ ở trong nước, vừa thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu chính, một thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới, hứa hẹn nhiều cơ hội cho công ty cũng như cho các doanh nghiệp khác của nước ta khi xuất khẩu vào thị trường này. Nhưng Nhật Bản cũng được đánh giá là một thị trường có không ít khó khăn đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào thị trường này. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phẩn May 10, cùng với những kiến thức đã được học và khả năng của mình, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần May 10”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Đề tài này đi sâu vào việc tìm giải pháp cho một thị trường cụ thể, thị trường Nhật Bản. Từ việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động xuất khẩu của công ty sẽ giúp nhận thức được vị trí của công ty trên thị trường để có định hướng phát triển trong tương lai. Đồng thời đưa ra được những giải pháp hữu ích để công ty có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật Bản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản, thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới, thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn thứ ba của Việt Nam .
Phạm vi nghiên cứu: thực trạng và kết quả xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2003 – 2007.
4. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của việc thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp sang thị trường Nhật Bản
Chương II: Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường Nhật Bản.
Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặccủa Công ty cổ phần May 10 sang thị trường Nhật Bản.
Do kiến thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài của tôi không thể tránh khỏi thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô và các bạn để tôi hoàn thiện chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS – TS Nguyễn Thừa Lộc, các anh chị trong Phòng Xuất nhập khẩu – Công ty cổ phần May 10 đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA DOANH NGHIỆP SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
I. Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu của doanh nghiệp
1. Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp. Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá, dịch vụ. Dưới giác độ phi kinh doanh như làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại thì hoạt động đó lại là việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia. (7, Trang 272)
2. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế, mục tiêu của các doanh nghiệp là mở rộng thị trường, tăng doanh số bán, tiếp thu kinh nghiệm. Xuất khẩu là phương thức thâm nhập thị trường quốc tế ít rủi ro và chi phí thấp nên được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng trong thời gian đầu khi mới thâm nhập vào thị trường quốc tế.
Không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá, phải khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình. Một khi doanh nghiệp có uy tín trên thị trường quốc tế thì cũng tạo được sự tin tưởng lớn hơn đối với khách hàng trong nước. Nhờ đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nội địa sẽ cao hơn, sức tiêu thụ hàng Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, có thể coi nó là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất khẩu mang lại cho doanh nghiệp nguồn lợi nhuận không nhỏ thông qua việc tăng doanh số bán. Đây là vai trò quan trọng nhất của xuất khẩu đối với doanh nghiệp.
Trên thị trường quốc tế, mức độ cạnh tranh gay gắt hơn nên doanh nghiệp phải không hoá của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể, lợi nhuận cũng sẽ tăng.
Xuất khẩu giúp doanh nghiệp tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý kinh doanh, công nghệ, vốn, thị trường… và những bài học quốc tế quý giá. Từ đó, họ có được những thủ thuật, chiến lược kinh doanh giúp việc kinh doanh có hiệu quả hơn.
3. Các hình thức xuất khẩu
3.1 Xuất khẩu trực tiếp
Là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các khách hàng ở thị trường nước ngoài. Công ty sẽ thực hiện tất cả các chức năng của xuất khẩu.
3.2 Xuất khẩu gián tiếp
Là việc các công ty bán hàng hoá ra thị trường nước ngoài thông qua người thứ ba (trung gian thương mại). Các trung gian thương mại chủ yếu trong kinh doanh xuất khẩu là các đại lý, nhà môi giới. Với hình thức xuất khẩu này công ty sẽ ít gặp rủi ro hơn nhưng lại thiếu sự liên hệ với thị trường, không kiểm soát được thị trường và có thể mất đi những cơ hội kinh doanh.
3.3 Tái xuất khẩu
Là hình thức kinh doanh xuất khẩu mà công ty xuất khẩu trở lại ra nước ngoài những hàng hoá mà trước đây đã nhập khẩu, không qua chế biến, gia công tại nước tái xuất, nhằm thu về lượng ngoại tệ lớn hơn lượng ban đầu bỏ ra. Luôn có ba chủ thể tham gia trong hình thức xuất khẩu này: bên xuất khẩu, bên tái xuất khẩu và bên nhập khẩu.
3.4 Xuất khẩu đối lưu
Là hình thức mua bán hàng hoá quốc tế trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua và lượng hàng hoá bán đi có giá trị tương đương với lượng hàng hoá nhận về. Nhờ hình thức kinh doanh này, các bên có được hàng hoá phục vụ cho nền kinh tế đất nước khi thiếu ngoại tệ để nhập khẩu, giảm được các thủ tục phức tạp về thanh toán.
3.5 Gia công quốc tế
Là hình thức kinh doanh quốc tế trong đó một bên (bên đặt gia công) sẽ cung cấp nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho bên khác (bên nhận gia công) để chế biến ra sản phẩm theo yêu cầu, giao lại cho bên kia để nhận một khoản tiền (được gọi là phí gia công)
3.6 Xuất khẩu tại chỗ
Là hình thức kinh doanh xuất khẩu còn khá mới nhưng đã được phổ biến rộng rãi. Các doanh nghiệp bán hàng hoá, cung cấp các dịch vụ của mình cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nước ngoài ngay trên lãnh thổ quốc gia mình. Do đó, giảm được chi phí cũng như rủi ro, góp phần gia tăng lợi nhuận.
3.7 Xuất khẩu uỷ thác
Là hình thức kinh doanh xuất khẩu trong đó các công ty chỉ đóng vai trò trung gian xuất khẩu thực hiện những thủ tục cần thiết để xuất hàng thay cho nhà sản xuất và hưởng phí uỷ thác.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp
4.1 Nhân tố môi trường vĩ mô
* Nhân tố kinh tế, chính trị, luật pháp
Kinh tế ngày càng phát triển, sự phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu sắc. Ngành sản xuất hàng may mặc có xu hướng chuyển dần từ các nước công nghiệp mới NICs sang các nước đang phát triển. Mặt khác, nhu cầu hàng may mặc ngày càng lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng may mặc phát triển.
Nhân tố chính trị, luật pháp ảnh hưởng đến sự hình thành các cơ hội thương mại cũng như khả năng hạn chế rủi ro, thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế. Chính trị ổn định thì việc kinh doanh sẽ giảm bớt được rủi ro, có thể dự báo trước những rủi ro, thực những kế hoạch kinh doanh dài hạn do nhu cầu của khách hàng thay đổi từ từ, có thể dự báo được. Ngược lại, chính trị không ổn định rủi ro sẽ rất lớn do nhu cầu thay đổi đột ngột, các hoạt động diễn ra khó khăn hơn…
Xuất khẩu không chỉ chịu ảnh hưởng của luật pháp quốc gia mà còn chịu ảnh hưởng lớn của luật pháp và thông lệ quốc tế. Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, công bằng, minh bạch là một tiền đề quan trọng trong kinh doanh.
* Nhân tố văn hoá xã hội
Yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhu cầu của khách hàng về may mặc, hành vi mua sắm của khách hàng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố văn hoá, nhất là các phong tục tập quán. Thế giới có rất nhiều nền văn hoá đa dạng với rất nhiều phong tục tập quán khác nhau. Vì thế, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thật kỹ về văn hoá, phong tục tập quán của quốc gia mà mình muốn thâm nhập.
* Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với các nước trên thế giới
Với khẩu hiệu “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới” quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng được mở rộng. Việt Nam là thành viên của ASEAN, APEC, WTO. Việt Nam cũng tăng cường mối quan hệ hợp tác đa phương và song phương với các quốc gia cũng như các tổ chức khác trên thế giới như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, EU…Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại thương với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhờ đó, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có cơ hội bán sản phẩm của mình ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, được hưởng những ưu đãi nhất định.
* Các rào cản đối với hàng may mặc xuất khẩu
Một số quốc gia thường dùng các biện pháp về thuế, hạn ngạch, các rào cản kỹ thuật để bảo vệ ngành may mặc trong nước, ngăn chặn hàng may mặc từ nước ngoài vào. Nhưng do xu hướng mậu dịch tự do hiện nay nên các nước đó phải xoá bỏ dần các biện pháp về thuế, hạn ngạch đồng thời tăng dần các rào cản kỹ thuật. Các rào cản thường được các nước nhập khẩu hàng may mặc áp dụng là: tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn về môi trường, trách nhiệm xã hội, luật chống bán phá giá.
* Môi trường cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phải kể đến các nước ASEAN như Thái Lan, Indonexia, Singapore,… Họ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn chúng ta: có sẵn thị trường, khoa học công nghệ tiên tiến, các điều kiện phục vụ sản xuất tốt hơn, chi phí rẻ hơn…Trung Quốc cũng là một đối thủ cạnh tranh đáng “gờm”. Hàng Trung Quốc có ưu điểm là giá rẻ nên dễ xâm nhập thị trường hơn.
Khách hàng cũng là đối tượng có ảnh hưởng không nhỏ tới mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp. Thu nhập, mức sống của người dân ngày càng tăng, sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng nên họ có nhiều sự lựa chọn hơn và yêu cầu ngày càng cao hơn về sản phẩm. Doanh nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, có như thế mới “đứng vững” được trên thị trường.
Những nhà cung cấp nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nếu số lượng nhà cung cấp ít trong khi số nhà sản xuất quá nhiều có thể dẫn tới trường hợp doanh nghiệp không mua được nguyên vật liệu đầu vào hoặc bị ép giá, phải mua với giá cao…
4.2 Nhân tố nội bộ doanh nghiệp
* Nhân tố con người
Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh để đảm bảo sự thành công. Nhờ con người, các yếu tố vốn, kỹ thuật, công nghệ,…mới có thể kết hợp với nhau để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nếu con người không có trình độ thì dù máy móc có hiện đại, vốn có lớn đến đâu cũng không phát huy được tác dụng. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu, phải tiến hành hoạt động kinh doanh của mình tại thị trường nước ngoài, nơi có những đặc điểm hoàn toàn khác hẳn trong nước về thị hiếu, sở thích, văn hoá, luật pháp… lại xa xôi về mặt địa lý. Nếu đội ngũ cán bộ công nhân viên không có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, không tổ chức tốt bộ máy quản lý, mạng lưới thông tin thì việc kinh doanh sẽ không có hiệu quả. Tổ chức quản lý tốt không chỉ quản lý tốt từng bộ phận mà còn phải gắn kết được các bộ phận với nhau, tổ chức được mạng lưới thông tin nội bộ doanh nghiệp. Các bộ phận phòng ban thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt, tránh mâu thuẫn, chồng chéo, cạnh tranh không lành mạnh giữa các bộ phận. Thực hiện tổ chức quản lý tốt làm cho doanh nghiệp trở thành một khối thống nhất, hoạt động nhịp nhàng, liên tục, hiệu quả cao hơn.
* Nhân tố tài chính
Nhân tố tài chính quyết định quy mô của doanh nghiệp cũng như cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào hoạt động kinh doanh cũng như khả năng phân phối, sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồn vốn đó. Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh thì sẽ tạo được niềm tin đối với đối tác, tạo điều kiện tốt để thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt được cơ hội kinh doanh.
* Nhân tố công nghệ
Trình độ tiên tiến, hiện đại của máy móc trang thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chi phí, giá thành cũng như chất lượng hàng hoá, quyết định mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng, khả năng cạnh tranh, khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp… từ đó góp phần khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Một doanh nghiệp được trang bị máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn các doanh nghiệp khác.
* Chất lượng hàng hoá
Đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của doanh nghiệp, bởi khách hàng nước ngoài thường có yêu cầu cao về chất lượng hàng hoá. Hàng hoá có chất lượng tốt thì mới thu hút được khách hàng, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tạo điều kiện nâng cao giá bán mà không làm ảnh hưởng đến doanh số, từ đó tạo dựng được uy tín của doanh nghiệp. Ngược lại, hàng hoá chất lượng kém sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán, giảm uy tín của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, đảm bảo giá cả phải chăng, chất lượng ổn định.
Ngoài ra còn có các nhân tố khác ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp như thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp, các nguồn cung cấp đầu vào…
II. Nội dung hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
1. Các nội dung của hoạt động xuất khẩu
1.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường
Đây là bước đầu tiên mà bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia kinh doanh trên bất kỳ thị trường nào cũng phải thực hiện để đưa ra được những phương án kinh doanh hiệu quả nhất. Chúng ta có thể sử dụng nguồn thông tin sơ cấp hoặc thứ cấp khi nghiên cứu thị trường. Có hai phương pháp để tiến hành nghiên cứu thị trường:
· Nghiên cứu tại bàn: nghiên cứu thị trường một cách khái quát thông qua các nguồn thông tin thứ cấp, đó là các thông tin có sẵn trong các báo cáo, trong các nghiên cứu của các cơ quan quản lý…
· Nghiên cứu tại hiện trường: nghiên cứu thị trường một cách chi tiết thông qua nguồn thông tin thứ cấp. Đó là nguồn thông tin mà doanh nghiệp phải bỏ kinh phí, thời gian, nhân lực… để tìm hiểu thực tế thị trường nhằm thu thập được những thông tin cần thiết.
Khi tiến hành nghiên cứu thị trường doanh nghiệp phải nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:
+ Dung lượng thị trường: nghiên cứu lượng cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, sức cung của nhà cung cấp, nhà phân phối hiện tại trên thị trường để xác định xem dung lượng thị trường lớn hay nhỏ.
+ Hàng hoá trên thị trường: nghiên cứu cả về mặt định tính và định lượng. Về định tính, cần nghiên cứu nhu cầu của thị trường, chu kỳ sống sản phẩm, tính chất thời vụ trong sản xuất và tiêu dùng… để rút ra kết luận là sản phẩm có xuất khẩu được không. Về định lượng, cần xem xét xem hàng hoá đó nếu xuất khẩu có đạt hiệu quả không thông qua việc xác định các chỉ tiêu như tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, theo chi phí…
+ Giá cả hàng hoá quốc tế: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá và cơ sở để xác định giá quốc tế.
+ Nghiên cứu bạn hàng: về các thông tin như tư cách pháp lý, năng lực tài chính, uy tín và mức độ ảnh hưởng trên thị trường, quan điểm kinh doanh…
Ngoài ra có thể nghiên cứu một số nội dung như sức ép cạnh tranh trên thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng thâm nhập thị trường…
1.2 Lựa chọn đối tác và lập phương án kinh doanh
Sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu lựa chọn mặt hàng, thị trường, đối tác phương thức kinh doanh rồi từ đó lập ra các phương án kinh doanh.
Để xác định được mặt hàng xuất khẩu thì công ty phải xem xét quy định của Chính phủ, của pháp luật về hàng hoá doanh nghiệp định xuất khẩu, những yếu tố liên quan đến khách hàng và thị trường về hàng hoá định xuất khẩu…
Khi lựa chọn thị trường xuất khẩu doanh nghiệp dựa vào những thông tin về cung cầu, mức độ ổn định về các mặt kinh tế, xã hội, mục tiêu của doanh nghiệp để từ đó đưa ra được cách thức thâm nhập thị trường sao cho hiệu quả nhất, xác định được thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
Lựa chọn đối tác kinh doanh của doanh nghiệp (đối tác cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, đối tác cung cấp tín dụng, bạn hàng xuất khẩu…) theo các tiêu chí đã đề ra thông qua sự hợp tác từ trước đến nay, qua giới thiệu, qua quảng cáo...
Sau khi lựa chọn được mặt hàng, thị trường và lựa chọn được đối tác kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành xây dựng phương án kinh doanh để thực hiện mục tiêu của mình.
1.3 Lựa chọn hình thức và biện pháp giao dịch đàm phán để ký kết hợp đồng xuất khẩu
Công tác giao dịch và đàm phán vô cùng quan trọng trong việc đưa ra các điều khoản chủ yếu của hợp đồng các bên. Mục đích cuối cùng của công tác giao dịch và đàm phán là ký kết được hợp đồng. Đó là sự thoả thuận giữa các bên về việc mua bán hàng hoá quốc tế: bên bán có nghĩa vụ chuyển cho bên mua quyền sở hữu hàng hoá, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Tuỳ thuộc vào điều kiện và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp mà đưa ra hình thức giao dịch và đàm phán phù hợp. Các điều khoản chủ yếu trong hợp đồng là: điều khoản về tên hàng, chất lượng, số lượng, bao bì và kí mã hiệu hàng hoá, giá cả hàng hoá, điều khoản về giao nhận hàng, điều khoản về thanh toán .
1.4 Công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu
Công tác tạo nguồn được thực hiện sau khi doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng xuất khẩu. Kế hoạch tạo nguồn được xây dựng và thực hiện tuỳ thuộc vào mặt hàng mà doanh nghiệp xuất khẩu. Đối với các công ty sản xuất thuỷ hải sản thì việc tạo nguồn được thực hiện là việc thu mua nông sản, tiến hành sơ chế hay sản xuất tiếp tuỳ thuộc vào yêu cầu hàng hoá và yêu cầu của khách hàng. Đối với các công ty sản xuất hàng xuất khẩu như hàng may mặc, việc tạo nguồn là việc mua nguyên vật liệu đầu vào, sau đó tiến hành phân công sản xuất đến từng phân xưởng, cá nhân cụ thể.
Để thực hiện tốt công tác tạo nguồn, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ các nguồn cung ứng nguyên vật liệu sao cho đáp ứng các yêu cầu trong hợp đồng đã ký. Các doanh nghiệp thường ưu tiên lựa chọn các nhà cung ứng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, giá cả và chất lượng sản phẩm ổn định. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc nước ta phải lựa chọn nguồn nguyên vật liệu nước ngoài với giá thành cao hơn do khả năng sản xuất trong nước hạn chế và yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm của khách hàng.
1.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Đây là công việc chính trong quá trình xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành tổ chức thực hiện hợp đồng theo đúng quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp thường làm những việc sau:
+ Xin giấy phép xuất khẩu: đối với mặt hàng Nhà nước quản lý bằng giấy phép, doanh nghiệp phải gửi đơn lên cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy phép xuất khẩu.
+ Bước đầu thực hiện những công việc của khâu thanh toán và chuẩn bị hàng hoá: tuỳ thuộc vào phương thức thanh toán được quy định trong hợp đồng mà doanh nghiệp tiến hành thực hiện các công việc của khâu thanh toán. Sau đó tiến hành chuẩn bị hàng hoá theo hợp đồng đã ký theo các bước tập trung hàng hoá thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì, kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu.
+ Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu: doanh nghiệp xuất khẩu có nghĩa vụ tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi giao hàng (về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì…)
+ Thuê phương tiện vận tải: nếu hợp đồng quy định phương tiện vận tải thức hiện theo điều kiện C hoặc D thì doanh nghiệp xuất khẩu có nghĩa vụ thuê tàu.
+ Mua bảo hiểm: nếu trong hợp đồng có quy định thì doanh nghiệp xuất khẩu phải mua bảo hiểm cho hàng hoá.
+ Làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu: gồm các việc khai báo hải quan, xuất trình hàng hoá và thực hiện các quy định của cơ quan Hải quan.
+ Tiến hành các thủ tục để bên mua thanh toán tiền hàng: tuỳ thuộc vào phương thức thanh toán mà doanh nghiệp thực hiện các công việc để được bên mua thanh toán tiền hàng.
+ Giải quyết khiếu nại (nếu có)
1.6 Đánh giá kết quả thực hiện
Sau khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá kết quả đã đạt được để từ đó có kế hoạch cho quá trình kinh doanh tiếp theo. Các chỉ tiêu thường sử dụng để đánh giá kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp là: tổng doanh thu xuất khẩu, tổng chi phí thực hiện, lợi nhuận xuất khẩu, so sánh giá xuất khẩu với giá quốc tế…
2. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp
2.1 Sự cần thiết của việc thúc đẩy xuất khẩu
Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển mà không mở cửa nền kinh tế của mình. Xuất khẩu là một trong những cách thức mở cửa nền kinh tế được nhiều quốc gia áp dụng nhất. Như đã phân tích, xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. Vì thế, nhiều quốc gia xem việc thúc đẩy xuất khẩu là rất quan trọng. Thúc đẩy xuất khẩu giúp các nước trên thế giới có thể khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của mình, đồng thời giảm thiểu được những bất lợi, từ đó tạo ra được nhiều hàng hoá hơn, giúp người tiêu dùng có thể được tiêu dùng nhiều hơn với giá cả thấp hơn. Cũng nhờ đó, các quốc gia trên thế giới có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ hơn, giảm dần chênh lệch giữa các quốc gia, góp phần làm cho quá trình phân công lao động quốc tế được thuận lợi hơn.
Đối với Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đây là một hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi mà thị trường trong nước ngày chật hẹp và sức cạnh tranh từ hàng hoá ngoại nhập ngày càng tăng. Nhờ thúc đẩy xuất khẩu doanh nghiệp có thể:
+ Có cơ hội mở rộng thị trường: được hoạt động trên thị trường thế giới rộng lớn, nhu cầu phong phú và đa dạng, sức tiêu thụ hàng hoá cao, khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn.
+ Cơ hội mở rộng mối quan hệ làm ăn kinh doanh với các đối tác nước ngoài, có thêm điều kiện học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng để hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình.
+ Góp phần cải thiện đời sống người công nhân, giảm tỉ lệ thất nghiệp, gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
2.2 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm, điều kiện riêng với những mục tiêu khác nhau. Vì thế, biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau. Mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất với điều kiện, mục tiêu của mình sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. Các biện pháp thường áp dụng là nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức, hoàn thiện hoạt động marketing…
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng cũng như doanh nghiệp. Nó là một trong những yếu tố góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Sản phẩm muốn xuất khẩu được phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Một khi sản phẩm không đảm bảo yêu cầu sẽ không được xuất khẩu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên tất cả các mặt, có khi gây hậu quả nghiêm trọng. Chất lượng của sản phẩm dịch vụ được thể hiện qua các tính năng và mức độ thoả mãn nhu cầu, mục đích sử dụng của khách hàng. Nhưng các tính năng này được hình thành qua nhiều quá trình chứ không phải do một khâu nào đó trong một quá trình. Do đó, chất lượng sản phẩm phải được chú ý ở tất cả các khâu, các quá trình.
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức, chất lượng nguồn nhân lực: đây là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có sự sắp xếp, phân công công việc một cách hợp lý giữa các bộ phận phong ban, giữa các cá nhân. Mỗi bộ phận, phòng ban, mỗi cá nhân đảm nhiệm những nhiệm vụ cụ thể, các nhiệm vụ đó được chia càng nhỏ càng tốt. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần tập thể của tất cả các cá nhân, xây dựng tác phong làm việc công nghiệp, hiện đại trong toàn doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đối với cán bộ quản lý, nâng cao kiến thức và khả năng làm việc, nhất là những cán bộ liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nâng cao trình độ, tay nghề của công nhân, những đối tượng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải làm tốt ngay từ khâu lựa chọn, tuyển dụng kết hợp với việc tổ chức các chương trình đào tạo, các cuộc thi tay nghề trong quá trình sản xuất. Có những chính sách khuyến khích khả năng sáng tạo của cán bộ, công nhân viên. Nhờ thế, năng suất lao động sẽ tăng lên, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Tổ chức tốt công tác tạo nguồn: công tác tạo nguồn có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó quyết định tiến độ của quá trình sản xuất kinh doanh, quyết định chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác tạo nguồn, đảm bảo yêu cầu: đúng, đủ, đồng bộ, chất lượng, kịp thời. Để thực hiện được yêu cầu đó cần phải tìm được những nhà cung cấp có uy tín, có giá cả và chất lượng ổn định. Doanh nghiệp phải duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài với những nhà cung cấp đó, đồng thời phải tổ chức tốt việc dự đoán cung cầu nguồn hàng trên thị trường hiện tại cũng như tương lai, dự đoán tình hình biến động của giá cả. Có như thế, doanh nghiệp mới khai thác được những lợi thế của mình và tận dụng được thuận lợi mà nhà cung cấp dành cho mình. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc nước ta thì việc thiết lập mối quan hệ làm ăn chặt chẽ và lâu dài với các nhà cung cấp có vai trò rất quan trọng. Các doanh nghiệp này còn yếu về mặt nguyên vật liệu sản xuất chính, nên chủ yếu thực hiện gia công, sản xuất thuê cho nước ngoài. Vì thế phải phụ thuộc rất lớn vào các nhà cung cấp nước ngoài. Việc tìm được nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo về chất lượng, giá cả hợp lý và có sự ổn định về giá cả, chất lượng là một việc làm không dễ. Chính vì vậy, doanh nghiệp nào có những nhà cung cấp riêng, duy trì được mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với các nhà cung cấp là một giải pháp hữu hiệu thúc đẩy xuất khẩu.
+ Hoàn thiện hoạt động Marketing: đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng may mặc nói riêng, vai trò của hoạt động marketing rất quan trọng. Bên cạnh việc duy trì những thị trường truyền thống doanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu thị trường để tìm ra những thị trường mới và tiến hành thâm nhập bằng các công cụ phù hợp. Một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay của các doanh nghiệp là thương hiệu. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn sản phẩm của khách hàng, nó thể hiện vị thế của doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Một sản phẩm có thương hiệu được khẳng định trên thị trường quốc tế chắc chắn tìm được chỗ đứng lâu dài hơn trong lòng người tiêu dùng.
Ngoài ra, còn có các biện pháp khác như biện pháp về công nghệ, khả năng ứng dụng thương mại điện tử,…để thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp. Công nghệ có tiên tiến, hiện đại và có kế hoạch đổi mới, chuyển giao công nghệ thì mới nâng cao được chất lượng sản phẩm, giảm bớt các khâu, các gia đoạn không cần thiết, hạn chế lao động thừa. Áp dụng thương mại điện tử là một giải pháp mới, thật sự cần thiết trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Nhờ thương mại điện tử doanh nghiệp giảm bớt được chi phí, thời gian, nhân lực, thương hiệu của doanh nghiệp được quảng bá rộng khắp hơn, có thể tìm được những đối tác lơn với những hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn…
III. Khái quát về thị trường hàng may mặc Nhật Bản
1. Đặc điểm về thị trường về may mặc
Đặc điểm của sản phẩm may mặc:
+ Là nhu cầu tất yếu của con người. Dù người già hay trẻ, giàu hay nghèo thì không thể không dùng sản phẩm may mặc. Do đó, mặt hàng này rất phong phú và đa dạng do lứa tuổi, sở thích, thị hiếu, phong tục tập quán… khác nhau.
+ Là sản phẩm có tính thời vụ cao. Sản phẩm may mặc phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Trên thế giới có nhiều khu vực địa lý khác nhau với khí hậu khác nhau và thay đổi theo mùa. Sản phẩm may mặc phải thay đổi theo từng vùng, theo từng mùa khác nhau.
+ Là sản phẩm có tính thời trang cao. Nhu cầu về sản phẩm may mặc ngày nay được xem là nhu cầu làm đẹp, nhu cầu thời trang, nó luôn thay đổi theo thời gian, theo phong cách và cá tính của từng người.
+ Chu kỳ sống sản phẩm ngắn. Mỗi sản phẩm may mặc gắn liền với một mẫu mã, kiểu cách nhất định, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng tại thời điểm nó được tung ra thị trường. Sau đó sẽ bị lỗi mốt, không còn được ưa chuộng và thay vào đó là sự xuất hiện của sản phẩm mới hợp thời trang hơn.
+ Việc sản xuất hàng may mặc cần nhiều nhân công và cần có sự khéo léo, tỉ mỉ vì để sản xuất ra một sản phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn: thiết kế, cắt, may, thuê thùa, là…
+ Chất lượng của hàng may mặc có nhiều cấp độ khác nhau, từ bình dân đến cao cấp tuỳ thuộc vào thu nhập của từng người.
Đặc điểm của thị trường may mặc:
+ Thị trường hàng may mặc luôn sôi động với những hoạt động mua và bán bởi nhu cầu về sản phẩm may mặc rất đa dạng, số lượng lớn và thường xuyên.
+ Thị trườn._.g không co giãn về giá. Vì sản phẩm may mặc yêu cầu về công nghệ thấp hơn các sản phẩm nên mặc dù gia thay đổi nhưng cầu trên thị trường không đổi, cạnh tranh về giá không quan trọng.
+ Những nhà kinh doanh, phân phối có uy tín, tên tuổi trên thị trường là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng khi mua sản phẩm may mặc do người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của nhãn hiệu và vị thế của nhà phân phối, nhà kinh doanh khi quyết định mua sản phẩm.
2. Đặc điểm thị trường hàng may mặc Nhật Bản
* Nhật Bản là một thị trường mở quy mô lớn với số dân hơn 127 triệu người triệu người và có mức sống khá cao (GDP theo đầu người năm 2006 đạt 38.500 USD). Nhật Bản được coi là một trong những thị trường có đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Nhìn chung người Nhật Bản có độ thẩm mỹ cao và tinh tế do họ có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hàng hoá trong và ngoài nước. Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại của người Nhật Bản ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng hơn 3.000 tỷ Yên, gồm cả hàng gia dụng, trong đó nhập khẩu chiếm tới 50%.
* Hàng may mặc nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được chia làm 4 nhóm:
+ Nhóm hàng thời trang cao cấp: mang tính thời trang từ mẫu mã, màu sắc, chất lượng, kiểu dáng và thường được nhập từ Châu Âu và Mỹ.
+ Nhóm hàng từ nguyên liệu thô: loại hàng này ít có ở Nhật, ví dụ như hàng Casomia, Angora, Mohair.
+ Nhóm sản phẩm dùng nhiều sức lao động: là những sản phẩm làm bằng tay, được sản xuất ở những nước có mức tiền lương thấp.
+ Nhóm sản phẩm thủ công truyền thống: được nhập từ nước ngoài vào Nhật.
* Các hàng hoá thời trang được nhập khẩu ưa chuộng ở Nhật là các nhãn hiệu nổi tiếng và có chất lượng. Tuy nhiên giới thanh niên Nhật lại căn cứ vào giá cả và chất lượng để mua hàng. Người Nhật rất nhạy cảm với những thay đổi theo mùa. Vì thế, các nhà nhập khẩu Nhật quan tâm nhiều hơn đến việc nhập những sản phẩm hợp thời trang và hợp mùa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của các đối tượng khách hàng.
* Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân và mùa thu mát mẻ, dễ chịu. Mùa hạ nóng, ẩm ướt. Mùa đông lạnh và khô. Do đó ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng của người Nhật. Hàng may mặc xuất khẩu vào Nhật cần phải phù hợp với từng mùa cả về mặt chất liệu và kiểu dáng.
* Từ năm 1997, do thuế tiêu thụ tăng và đồng Yên mất giá nên mức tiêu dùng hàng dệt may của Nhật bị giảm sút. Các nhà kinh doanh Nhật đã thay đổi cơ cấu kinh doanh, thu hẹp quy mô sản xuất, tập trung nghiên cứu các sản phẩm mang tính thời tran, vòng đời ngắn. Hiện nay, hình thức kinh doanh phổ biến ở Nhật là người sản xuất nhận luôn khâu bán hàng.
* Hàng may mặc nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản tăng rất nhanh. Từ những năm 1987 đến nay, hàng nhập khẩu luôn chiếm tới 60% giá trị và hơn 60% số lượng trên thị trường Nhật Bản. Trung Quốc đứng đầu danh sách các nước xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản, chiếm từ 60 – 70%. Hiện nay, hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông giảm dần trong khi nhập khẩu từ các nước Việt Nam, Thái Lan, Indonexia và các nước ASEAN khác ngày một gia tăng.
* Hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản không phải theo một quy định nào, tức là được nhập tự do vào Nhật. Hàng dệt may sử dụng một phần da hay phụ kiện da phải tuân thủ theo công ước Washington. Nhãn hiệu hàng dệt may phải đảm bảo các yêu cầu quy định của Nhật.
* Hàng may mặc nhập khẩu vào Nhật luôn đi qua hệ thống phân phối bắt đầu từ các công ty thương mại tổng hợp hoặc các công ty chuyên ngành, sau đó đến các nhà bán buôn, những người bán lẻ, cuối cùng là người tiêu dùng. Hoặc việc nhập khẩu sẽ do chi nhánh của các công ty thương mại tại nước xuất xứ thực hiện, sau đó hàng hoá sẽ được chuyển qua công ty mẹ tại Nhật hoặc giao cho các hãng may hoặc cửa hàng bán lẻ.
3. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
Ngành dệt may trong đó có may mặc là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay. Tỷ trọng xuất khẩu dệt may trung bình chiếm khoảng 8% tổng kim ngạch của cả nước. Nhật Bản là trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ ba của Việt Nam (sau Mỹ và EU). Đồng thời, Việt Nam cũng đứng thứ ba (sau Trung Quốc và EU) trong các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật. Đây là một thị trường nhập khẩu (phi hạn ngạch) đầy hứa hẹn đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Có thể chia kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Nhật Bản trong những năm qua thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1997 – 2000: là thời kỳ tăng trưởng cực thịnh của mặt hàng dệt may Việt Nam tại thị trường này, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 25%/năm và đạt 619 triệu USD trong năm 2000.
+ Giai đoạn 2001 – 2003: thời kỳ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may bị giảm sút liên tục từ 619 triệu USD năm 2000 xuống còn 591 triệu USD năm 2001, 489 triệu USD năm 2002 và chỉ còn 478 triệu USD năm 2003.
+ Giai đoạn 2004 – nay: Kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng dần. Năm 2004 đạt 531 triệu USD, tăng 11% so với năm 2003 và chấm dứt thời kỳ liên tục giảm sút của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Năm 2005 đạt 603 triệu USD, năm 2006 đạt 627 triệu USD. Năm 2007 đạt 675 triệu USD. Mục tiêu phấn đấu 2008 là tăng kim ngạch 20%, đạt 810 triệu USD.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
I.Khái quát chung về Công ty cổ phần May 10
Tên công ty: Công ty cổ phần may 10
Tên viết tắt: Garco 10
Tên giao dịch quốc tế: Garment 10 Joint Stock Company (Garco 10 JSC)
Trụ sở chính: Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội
Điện thoại: 84 48276923 Fax: 84 48276925
Email: ctymay10@garco10.com.vn Website: http:// www.garco10.com.vn
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (1, Trang 5 – 10)
1.1 Quá trình hình thành công ty
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, các cơ sở sản xuất quân trang này đều được đặt tên theo bí số của quân đội như X1, X30, AK1, AM1, BK1, CK1,… Đây chính là những đơn vị tiền thân của xưởng May 10.
Tại chiến khu Việt Bắc, xưởng may AK1, BK1, CK1 được sáp nhập thành xưởng may Hoàng Văn Thụ, sau đó đổi tên thành xưởng may 1 mang bí số X1. Đến năm 1952, X1 được đổi tên thành xưởng May 10 (X10), mà hiện nay là công ty cổ phần May 10.
1.2 Quá trình phát triển của công ty
*Từ năm 1952 – 1960: : lớn lên và trưởng thành trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa
Xưởng May 10 di chuyển về khu rừng Bộc Nhiêu (Định Hoá – Thái Nguyên). Tại đây, May 10 đã đi vào hoạt động ổn định, sản xuất vượt gian khổ để phục vụ kháng chiến.
Năm 1954, May 10 được chuyển về Hà Nội. Cùng sáp nhập với xưởng May X40 từ Thanh Hoá chuyển ra và thợ may quân nhu liên khu V, lấy tên gọi là xưởng May 10. Nhiệm vụ của xưởng May 10 vẫn là may quân trang, quân phục.
Năm 1956, xưởng May 10 trở thành đơn vị sản xuất quân trang lớn nhất của Cục quân nhu - Tổng cục hậu cần và chính thức đi vào hoạt động trong điều kiện hoàn cảnh mới: đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc.
*Từ năm 1961 – 1964: giai đoạn chuyển từ bao cấp sang hạch toán kinh tế
Tháng 2/1961 xưởng May 10 đổi tên thành xí nghiệp May 10 và chuyển từ bao cấp sang làm quen với hạch toán kinh tế. Nhưng nhiệm vụ chủ yếu vẫn là sản xuất quân trang, quân phục phục vụ cho bộ đội.
*Từ năm 1965 – 1972: giai đoạn sản xuất trong khói lửa chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ
Xí nghiệp May 10 nằm trong khu kinh tế quan trọng nên trở thành mục tiêu đánh phá của không quân Mỹ. Mặc dù phải sơ tán hai đợt và bị địch tàn phá nặng nề nhưng xí nghiệp vẫn thực hiện tốt công tác phòng tránh địch phá, bảo toàn được máy móc thiết bị.
*Từ năm 1973 – 1975: Giai đoạn khôi phục sản xuất, gấp rút phục vụ các chiến trường để giải phóng miền Nam
Năm 1973, May 10 được giao nhiệm vụ mới: may nhiều quân trang phục vụ cho quân giải phóng. Vì tiền tuyến lớn, cả xí nghiệp làm việc không kể mệt nhọc, không kể ngày đêm.
*Từ năm 1975- 1985: chuyển hướng sang may gia công xuất khẩu
Sau năm 1975, xí nghiệp May 10 chuyển sang bước ngoặt mới trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình: chuyên sản xuất gia công làm hàng xuất khẩu. Thị trường chủ yếu lúc này của xí nghiệp là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
*Từ năm 1986 đến nay: giai đoạn vươn lên trong điều kiện kinh tế mới
Từ năm 1986 – 1990, hàng năm xí nghiệp May 10 sản xuất cho thị trường khu vực Liên Xô và Đông Âu từ 4 – 5 triệu áo sơ mi.
Năm 1990 – 1991 do Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, lãnh đạo xí nghiệp đã chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường khu vực hai như: Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, CHLB Đức…
Ngày 14/11/1992, Bộ Công nghiệp nhẹ đã quyết định chuyển xí nghiệp May 10 thành công ty May 10 thuộc tổng công ty Việt Nam, với tên giao dịch quốc tế là Garco 10 (quyết định số 1090/TCDM).
Ngày 22/04/2004, Bộ Công nghiệp đã ra quyết định cho phép công ty May 10 cổ phần hoá. Ngày 7/1/2005, Công ty May 10 chính thức ra mắt công ty cổ phần với tên giao dịch quốc tế là Garco 10 JSC. Công ty May 10 có vốn điều lệ là 54 tỷ đồng. Trong đó, cổ phần Nhà nước giữ 51%, cổ phần bán cho người lao động trong công ty 49%.
Đến nay, Công ty đã khẳng định được tên tuổi của mình trong ngành may mặc Việt nam. Công ty đã nhận được những chứng nhận, những giải thưởng cao quý, khẳng định chất lượng, thương hiệu của Công ty:
+ Là đơn vị duy nhất trong ngành Dệt – May Việt Nam được nhận giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương do tổ chức chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương (APQO) trao tặng năm 2003
+ Giải thưởng Sao vàng đất Việt 20006 – 2007; Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng quốc gia 2006; Top 10 thương hiệu mạnh toàn quốc 2006; Top 5 ngành hàng của thương hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao.
+ Công ty đang áp dụng 3 hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế: ISO 9001 – 2000, ISO 14000 – 2003 và SA 8000,
2. Chức năng của Công ty cổ phần May 10
Công ty cổ phần May 10 là một công ty cổ phần thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX) có chức năng chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc như: Jacket các loại, comple, quần âu… và đặc biệt sản phẩm mũi nhọn của công ty là áo sơ mi nam.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành theo ba phương thức chính là:
+ Nhận gia công toàn bộ theo hợp đồng: công ty sẽ nhận nguyên vật liệu và phụ liệu từ phía khách hàng theo hợp đồng, sau đó tiến hành gia công thành thành phẩm hoàn chỉnh rồi giao cho khách hàng.
+ Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: công ty sẽ căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ đã ký với khách hàng, tiến hành tự sản xuất rồi xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng đã ký.
+ Sản xuất hàng nội địa: công ty thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu đầu vào, đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
3. Tổ chức bộ máy của Công ty (1, Trang 8 – 20)
3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Mô hình quản lý của May 10 được tổ chức theo kiểu trực tuyến, chức năng với 2 cấp quản lý là cấp công ty và cấp xí nghiệp, các bộ phận chức năng không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc (xem sơ đồ trang bên).
*Chức năng của các bộ phận quản lý
Ban giám đốc: có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong Công ty. Đứng đầu là tổng giám đốc, giúp việc cho tổng giám đốc có phó tổng giám đốc và ba giám đốc điều hành.
Tổng Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất, có nhiệm vụ quản lý chung mọi hoạt động của các phòng ban chức năng, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó tổng giám đốc và giám đốc điều hành: thay mặt tổng giám đốc giải quyết các công việc khi tổng giám đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình. Có ba giám đốc điều hành phụ trách các khối phòng ban khác nhau.
*Các phòng ban chức năng: là trung tâm điều khiển tất cả mọi hoạt động của Công ty, phục vụ sản xuất chính, tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc những thông tin cần thiết cũng như sự phản hồi kịp thời để giúp xử lý công việc có hiệu quả hơn. Chức năng của từng bộ phận như sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần May 10
Tổng giám đốc
ĐDLĐ về ATSK
Phó tổng GĐ
GĐ điều hành 1
ĐDLĐ về MT
ĐDLĐ về CL
Giám đốc diều hành 2
Giám đốc điều hành 3
P. Kinh doanh
Phòng QA
Tổ kiểm kê
Tổ quản trị
Trưởng ca A
Phòng kế hoạch
Các XN may
Tổ hòm hộp
Trưởng ca B
Khối văn phòng
Ban đầu tư
Phòng kế toán
Phòng kỹ thuật
Các PX phụ trợ
XN thành viên
Phòng kho vận
Trường đào tạo
Tổ cắt A
Tổ là A
Các tổ máy
Các tổ máy
Tổ cắt B
Tổ là B
(Nguồn: Ban tổ chức hành chính của công ty May 10)
Phòng kế hoạch: là bộ phận tham mưu cho Ban giám đốc, quản lý công tác kế hoạch và xuất nhập khẩu, công tác cung ứng vật tư cho sản xuất, xây dựng, đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị.
Phòng kinh doanh: tham mưu cho Ban giám đốc tổ chức hoạt động kinh doanh tại thị trường trong và ngoài nước, nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo giới thiệu sản phẩm, đàm phán ký kết hợp đồng.
Phòng kỹ thuật: có chức năng quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, cơ điện, tổ chức sản xuất nghiên cứu các ứng dụng phục vụ cho sản xuất.
Phòng tài chính kế toán: có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc về công tác kế toàn tài chính, nhằm sử dụng tiền, vốn đúng mục đích, hợp lý, có hiệu quả phục vụ sản xuất kinh doanh.
Ban đầu tư phát triển: tham mưu cho Ban giám đốc về quy hoạch đầu tư phát triển công ty. Lập các dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và giám sát các công trình xây dựng cơ bản.
Văn phòng công ty: là đơn vị tổng hợp, vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ quản lý sản xuất kinh doanh, vừa phục vụ về hành chính xã hội.
Phòng chất lượng (QA): tham mưu giúp việc trong công tác quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả.
Các Xí nghiệp may thành viên: là các đơn vị sản xuất chính của công ty, tổ chức sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm may từ khâu nhận nguyên phụ liệu, tổ chức cắt, may, là gấp, đóng gói đến nhập thành phẩm vào kho theo quy định.
Các phân xưởng phụ trợ: đảm nhiệm các nhiệm vụ sản xuất các chi tiết nhỏ, góp phần hoàn thiện sản phẩm.
Phòng kho vận: quản lý việc nhập và xuất kho các loại nguyên vật liệu, các bán thành phẩm và thành phẩm, quản lý quá trình vận chuyển sản phẩm đến các kênh tiêu thụ
Trường công nhân kỹ thuật may - thời trang: trực thuộc Ban giám đốc, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật phục vụ cho quy hoạch cán bộ, sản xuất kinh doanh, công tác xuất khẩu lao động, đưa nhân viên, học sinh đi tu nghiệp, học tập ở nước ngoài.
3.2 Cơ cấu các bộ phận sản xuất của công ty
Công ty có 13 xí nghiệp thành viên (trong đó có 6 xí nghiệp ở Hà Nội, 7 xí nghiệp ở các địa phương khác) và 3 phân xưởng phụ trợ.
Xí nghiệp may 1, 2 ,5 (ở Hà Nội) chuyên sản xuất áo sơ mi các loại. Xí nghiệp Veston 1,2 (Hà Nội) và Veston 3 (Hải Phòng) chuyên sản xuất áo Veston. Các xí nghiệp còn lại chủ yếu sản xuất áo sơ mi, Jacket và quần âu.
Ba xí nghiệp Veston được tổ chức sản xuất theo dây chuyền hàng ngang, mỗi ca sản xuất ra một bộ sản phẩm hoàn chỉnh. Các xí nghiệp còn lại thì được tổ chức theo kiểu dây chuyền hàng dọc, mỗi dây chuyền sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Trừ hai xí nghiệp đặt tại Thanh Hoá và Quảng Bình tiến hành hạch toán độc lập, các xí nghiệp còn lại đều hạch toán phụ thuộc vào Công ty cổ phần May 10.
Các phân xưởng phụ trợ: là những đơn vị có nhiệm vụ sản xuất các chi tiết nhỏ, tham gia vào hoàn thiện sản phẩm. Gồm có 3 phân xưởng: Phân xưởng bao bì; phân xưởng thêu, in, giặt, là; phân xưởng cơ điện
4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
4.1 Lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh của Công ty
Công ty cổ phần May 10 chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm hàng may mặc thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam. Các sản phẩm chính công ty đang sản xuất là:
+ Sơ mi nam, nữ các loại.
+ Bộ trang phục dành cho tuổi teen nữ.
+ Veston, Jacket các loại.
+ Váy các loại: MM teen, váy cleopatre…
+ Quần áo ngủ, thể thao, quần áo bảo hộ lao động.
+ Quần: quần nam các loại(quần âu, quần soóc), quần âu nữ, quần soóc, quần đùi cho trẻ em.
Trong đó, sơ mi nam là sản phẩm mũi nhọn của Công ty, đem lại nguồn doanh thu lớn cho Công ty hàng năm. Ngoài ra, Công ty còn mở rộng kinh doanh sang các khác như: kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp hàng tiêu dùng, kinh doanh văn phòng, bất động sản và nhà ở cho công nhân đào tạo nghề, xuất nhập khẩu trực tiếp.
4.2 Thị trường của Công ty
Thị trường trong nước: những năm gần đây, Công ty đặc biệt quan tâm đến thị trường trong nước. Do thu nhập bình quân tăng lên nhu cầu sử dụng sản phẩm may mặc có chất lượng của người dân tăng lên. Nắm bắt được nhu cầu đó, Công ty May 10 đã mở rộng mạng lưới các cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm của Công ty trên địa bàn cả nước. Đến nay, hệ thống các shop, cửa hàng của Công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Bình, Thanh Hoá,…
Thị trường nước ngoài: là thị trường đem lại doanh thu và lợi nhuận hàng năm cho công ty, được thực hiện thông qua hình thức gia công xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB. Sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, sản phẩm của Công ty đã thâm nhập vào những thị trường mới như Hàn Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ, Canada và các nước Mỹ La tinh với số lượng và doanh thu không ngừng tăng lên. Hiện nay, Công ty là đối tác chiến lược của các đối tác tên tuổi trên thế giới như: Target, K- mart, Supereme, New M… (ở thị trường EU, Mỹ), Itochu Corp ở thị trường Nhật…
II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất khẩu của May 10 trong những năm gần đây (2004 – 2007)
1. Doanh thu và lợi nhuận
Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần May 10 đạt được rất nhiều thành công. Hàng năm, công ty đưa ra thị trường trung bình từ 4 – 5 triệu áo sơ mi. Doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu 1.
Bảng 1: Doanh thu, lợi nhuận của Công ty từ năm 2004 – 2007
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tỉ lệ %
(1)
(2)
(3)
(4)
(2)/(1)
(3)/(2)
(4)/(3)
Tổng Doanh thu (không VAT)
464.772
552.985
631.600
481.200
118.98
114.2
76.19
DT xuất khẩu
376.486
488.572
542.648
422.740
129.77
111.07
77.90
Doanh thu FOB
260.140
343.423
405.068
346.414
132.01
118
85.52
DT gia công
116.346
145.149
137.400
76.326
124.76
94.66
55.55
DT Nội địa
85.608
64.413
89.132
58.460
75.24
138.4
65.56
Lợi nhuận
6.021
13.842
15.830
16.500
172.5
114.36
107.28
(Nguồn: Phòng kế hoạch - Công ty cổ phần May 10 )
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tổng doanh thu của Công ty trong 3 năm từ 2004 – 2006 đều tăng, riêng năm 2007 doanh thu lại giảm. Còn lợi nhuận đều tăng trong 4 năm.
Năm 2005 so với năm 2004 doanh thu tăng 11,98% (tương ứng tăng 88.213 triệu đồng), lợi nhuận tăng 72,5% (tương ứng mức tăng 7.821 triệu đồng).
Năm 2006 so với năm 2005 doanh thu tăng 14,2% (tương ứng tăng78.615 triệu đồng), lợi nhuận tăng 14,36% (tương ứng mức tăng 1.988 triệu đồng).
Năm 2007 so với năm 2006 doanh thu lại giảm 23,81% (tương ứng giảm 150.400 triệu đồng) nhưng vẫn đạt 101,31% kế hoạch. Còn lợi nhuận vẫn tăng 7,28% (tương ứng mức tăng 670 triệu đồng), đạt 102,48% kế hoạch đề ra.
Tổng doanh thu của Công ty trong 3 năm 2004 – 2006 tăng lên chủ yếu là doanh thu thực hiện trên thị trường quốc tế. Doanh thu xuất khẩu trong 3 năm này tăng mạnh. Năm 2005 tăng 29,77% so với năm 2004 (tương ứng tăng 112.086 triệu đồng), năm 2006 tăng 11,07% so với năm 2005 (tương ứng tăng 54.076 triệu đồng). Trong đó doanh thu từ hoạt động xuất khẩu theo phương thức FOB chiếm khoảng 70%, doanh thu từ phương thức gia công chiếm khoảng 30%. Như vậy Công ty đang đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường quốc tế, đặc biệt là thực hiện các hợp đồng FOB có giá trị cao hơn so với hợp đồng gia công.
Tuy nhiên năm 2007 so với năm 2006, doanh thu xuất khẩu lại giảm 23,1% (tương ứng giảm 119.908 triệu đồng), trong đó doanh thu FOB giảm 14,48% (tương ứng giảm 58.654 triệu đồng) chỉ đạt 80,87% kế hoạch đã đề ra, doanh thu từ hợp đồng gia công giảm 44,44% (tương ứng giảm 61.074 triệu đồng). Điều này là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Công ty là giảm xuất khẩu theo hợp đồng gia công, tăng xuất khẩu FOB (hợp đồng gia công có xu hướng giảm từ năm 2006, giảm 6,64% so với năm 2005, tương ứng giảm 7.749 triệu đồng).
Còn doanh thu từ thị trường trong nước chỉ chiếm dưới 15% tổng doanh thu của Công ty trên cả hai thị trường và có sự biến động, không ổn định. Năm 2005 doanh thu nội địa giảm 24,66% so với năm 2004 (tương ứng giảm 21.195 triệu đồng). Nhưng năm 2006 doanh thu nội địa lại tăng 38,4% so với năm 2005 (tương ứng tăng 24.719 triệu đồng). Điều này cho thấy chính Công ty đã quan tâm hơn đến thị trường trong nước. Công ty đã chú ý nghiên cứu nhu cầu của thị trường trong nước, đầu tư và phát triển thị trường nội địa song song với đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
2. Lao động và hiệu quả sử dụng lao động
Từ một công ty chỉ có chưa tới 1000 lao động thì đến nay đã lên tới gần 6500 người và chắc chắn sẽ còn tăng trong thời gian tới, chủ yếu là công nhân sản xuất. Tình hình sử dụng lao động của công ty thể hiện qua bảng số liệu dưới 2.
Bảng 2: Bảng thống kê lao động và thu nhập của Công ty May 10
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tỉ lệ %
(1)
(2)
(3)
(4)
(2)/(1)
(3)/(2)
(4)/(3)
SL lao động
người
5,680
6,580
7,005
7,015
115.85
107.7
100.1
LĐ gián tiếp
người
641
650
650
526
101.4
100
80.9
LĐ trực tiếp
người
5,039
5,930
6,355
6,489
117.68
107.2
102.1
Tổng quỹ lương
Tr.đ
100,030
106,161
109,300
138,325
106.13
103.6
126.6
Tiền lương và các khoản t/đ
Tr.đ
87,103
92,442
98,000
102,132
106.13
106
104.2
Thu nhập khác
Tr.đ
11,504
12,071
7,600
8,324
104.93
62.97
109.5
Thu nhập bquân
Tr.đ/ng/th
1.467
1.502
1.549
1.907
102.39
103.1
123.1
( Nguồn: Phòng kế toàn – Tài chính - Công ty cổ phần May 10 )
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong 4 năm gần đây, số lượng lao động của Công ty đều tăng. Năm 2005 tăng 15,85% so với năm 2004 (tương ứng tăng 854 người). Năm 2006 tăng 7,7% so với năm 2005 (tương ứng tăng 427 người). Năm 2007 chỉ tăng 1% so với năm 2006 (tương ứng tăng 10 người).
Số lượng lao động của Công ty có sự gia tăng như vậy chủ yếu là do số lượng lao động trực tiếp của Công ty trong 4 năm qua tăng nhanh, tốc độ tăng cao, trung bình tăng 10.2%/năm. Mức tăng cao nhất là năm 2005 tăng 17,68% (tương ứng tăng 801 người). Còn số lượng lao động gián tiếp tăng chậm, trung bình chỉ 0,5%/năm. Xu hướng trên phản ánh đặc điểm của ngành may mặc, một ngành chủ yếu sử dụng lao động tay chân, đòi hỏi sự khéo léo của người lao động. Vì vậy, khi quy mô sản xuất của Công ty tăng lên, máy móc trang thiết bị còn chậm được đổi mới thì nhu cấu về lao động trực tiếp của công ty tăng lên là tất yếu và thực tế là số lượng lao động trực tiếp của Công ty không ngừng tăng lên.
Cũng dựa vào bảng trên, chúng ta có thể tính toán được rằng cứ 1 lao động gián tiếp sẽ quản lý trung bình 9 lao động trực tiếp. Số lượng lao động trực tiếp vẫn tiếp tục tăng và lao động gián tiếp có xu hướng giảm là một tín hiệu đáng mừng của Công ty. Công ty cần quan tâm, chú trọng hơn vào công tác đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên các phòng ban chức năng, đồng thời có các biện pháp nhằm nâng cao trình độ quản lý, đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động, giảm chi phí góp phần tăng khả năng cạnh tranh của Công ty.
Không chỉ gia tăng về số lượng lao động, trong 4 năm qua thu nhập của người lao động cũng không ngừng được tăng lên. Điều này được thể hiện thông qua sự gia tăng của tổng quỹ lương và thu nhập bình quân của người lao động trong 4 năm qua. Trung bình quỹ lương tăng 12,11%/năm, thu nhập bình quân của người lao động tăng trung bình 9.53%/năm. Đặc biệt là trong năm 2007 vừa qua, cả tổng quỹ lương và thu nhập bình quân của người lao động đều có mức tăng rất cao: tổng quỹ lương tăng 26,6%, thu nhập bình quân tăng 23,1%. Nếu giữ được mức tăng này trong những năm tới thì đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện, có điều kiện nâng cao mức sống, từ đó góp phần nâng cao trình độ sản xuất, đóng góp tốt hơn sự phát triển của công ty.
Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty được thể hiện trong bảng số liệu 3.
Qua bảng số liệu ta thấy, năng suất lao động của Công ty trong các năm từ 2004- 2006 rất cao, trung bình 80.25% Tr.đ/ng, cao nhất là năm 2006, năng suất lao động đạt 90,16 Tr.đ/ng/. Có được kết quả này là nhờ công ty đã quen dần với việc cổ phần hoá, hoạt động có hiệu quả hơn, đồng thời chú trọng hơn đến công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên.
Tuy năm 2007, năng suất lao động của Công ty có giảm hơn so với 3 năm trước đó (chỉ đạt 68,06 Tr.đ/ng) nhưng năm 2007 lại là năm Công ty có mức lợi nhuận tính trên một lao động cao nhất, đạt 2,35 Tr.đ/ng và đây cũng là năm mà người lao động của Công ty có thu nhập bình quân cao nhất (1.907 Tr.đ/ng). Do đó, công ty cần có những biện pháp sao cho vừa tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận tính trên một lao động lại vừa tăng thu nhập cho người lao động.
Bảng 3: Năng suất lao động của Công ty cổ phần May 10
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng số lao động
Người
5.680
6.580
7.005
7.015
Tổng doanh thu
Tr.đ
446.772
552.985
631.600
481.200
Lợi nhuận
Tr.đ
6.021
13.842
15.830
16.500
Lợi nhuận/Tổng LĐ
Tr.đ/ng
1.06
2.3
2.26
2.35
Năng suất lao động
Tr.đ/ng
78.66
84.04
90.16
68.06
(Nguồn: Phòng Kinh doanh - Công ty cổ phần May 10 )
3. Thị trường xuất khẩu và tình hình xuất khẩu của công ty
Từ năm 1975, Công ty đã chuyển hướng sang may gia công xuất khẩu cho đến nay, Công ty vẫn luôn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình. Thị trường xuất khẩu chính của công ty là Mỹ, EU và Nhật Bản. Tình hình xuất khẩu của Công ty trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng số liệu 4:
Nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của Công ty trong 4 năm gần đây:
Kim ngạch xuất khẩu: Trong 4 năm (2003 – 2006) kim ngạch xuất khẩu của Công ty luôn tăng. Riêng năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm so vơi năm 2006.
Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu tăng 30,5% so với năm 2003, tương ứng tăng 2.647.000 USD.
Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu tăng 21,6% so với năm 2004, tương ứng tăng 8.219.000 USD.
Bảng 4: Tình hình xuất nhập khẩu của Công ty từ năm 2003 – 2007 (Đơn vị: 1000USD)
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tỷ lệ %
04/03
05/04
06/05
07/06
Kim ngạch XK
Theo hợp đồng
18.530
21.177
29.396
32.844
28.327
130,5
121,6
111,7
86,2
XK tính đủ NPL
72.501
76.067
86.068
92.284
84.100
104,9
113,2
114,2
85,6
Sơ mi
14.784
18.982
22.028
16.328
15.572
128,4
116
74,2
95,4
Veston
3.160
4.625
1.903
7.567
9.732
146,4
41,1
397,7
128,6
Jacket
580
496
144
491
787
85,4
29,1
340,9
160.3
Quần áo khác
5,68
73,3
5.321
8.457
9.735
1.288,7
7.261,8
158,9
151,1
Mỹ
9.125
10.212
16.691
17.421
13.712
110.9
163.4
106,9
78,7
Nhật Bản
1.246
1.562
2.269
2.968
3.165
125.4
145.3
130,8
106,6
EU
4.376
4.579
6.245
6.840
5.478
104.6
136.4
109,5
80,1
Thi trường khác
3.783
4.824
4.191
5.615
5.963
127.5
97.8
133,9
106,2
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Công ty cổ phần May 10 )
Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu tăng 11,7% so với năm 2005, tương ứng tăng 3.448.000 USD.
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu giảm 14,4% so với năm 2006, tương ứng giảm 4.517.000 USD
Giai đoạn 2003 – 2006, kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu của Công ty ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, mức tăng tuyệt đối giữa các năm lại có xu hướng giảm dần và năm 2007, kim ngạch xuất khẩu lại giảm 14,4% so với năm 2006 chứng tỏ hoạt động xuất khẩu của Công ty chưa được đầu tư nhiều. Mặt khác, Công ty ở vị trí chấp nhận giá nên mặc dù số lượng sản phẩm xuất khẩu cao nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa tăng tương xứng.
Sản phẩm xuất khẩu: sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Công ty là áo sơ mi. Sản lượng áo sơ mi xuất khẩu luôn chiếm vị trí số một trong tổng sản lượng sản phẩm xuất khẩu của Công ty. Trong 3 năm (2003 – 2005), sản lượng sản phẩm áo sơ mi xuất khẩu tăng (năm 2004 tăng 28,4%, năm 2005 tăng 15,9%) nhưng năm 2006 và 2007 lại có xu hướng giảm (năm 2006 giảm 25,8% so với năm 2005, năm 2007 giảm 4.6% so với năm). Thay vào đó là sự gia tăng rất về sản lượng xuất khẩu của sản phẩm áo jacket, veston và quần áo các loại. Năm 2006, sản lượng xuất khẩu áo Jacket và veston đều tăng trên 200% (Jacket tăng 240,9%, veston tăng 297,7%). Đặc biệt là sự gia tăng nhảy vọt của quần áo các loại trong 3 năm 2005 - 2007. So với năm 2004, sản lượng quần áo các loại xuất khẩu tăng năm 2005 ở mức rất cao (đạt 7126,8%). Năm 2006, đạt mức tăng 158,9%, năm 2007 đạt 115,1%. Năm 2007, các sản phẩm xuất khẩu này đều tăng so với năm 2006. Điều này chứng tỏ rằng Công ty đã và đang mở rộng danh mục các mặt hàng xuất khẩu của mình.
Thị trường xuất khẩu: thị trường xuất khẩu chính của Công ty là Mỹ, EU và Nhật Bản. Sản lượng sản phẩm của Công ty tiêu thụ trên các thị trường này luôn chiếm tỉ lệ cao trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Thị trường Mỹ, trung bình chiếm khoảng 38 – 42% kim ngạch xuất khẩu của Công ty, EU 28% - 34%, Nhật Bản 7 – 11%.
Thị trường Mỹ: là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty. Kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này trong 4 năm 2003 – 2006 đều tăng, chỉ riêng năm 2007 giảm. Năm 2004 tăng 10,9% so với năm 2003, năm 2005 tăng 63,4% so với năm 2004, năm 2006 tăng 6.9% so với năm 2006. Riêng năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường Mỹ giảm 21,3%. Sự giảm sút này không chỉ có ở công ty May 10 mà còn xuất hiện ở các công ty xuất khẩu hàng may mặc khác ở nước ta. Trong năm 2007, các đơn hàng từ phía Mỹ có xu hướng giảm rõ rệt do Chính phủ Mỹ đang xem xét để áp dụng chế độ giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam. Vì thế, các nhà ._.AY 10 SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
I. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty
1. Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2010 và 2020
Mục tiêu chung: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và thế giới.
Mục tiêu cụ thể:
Tốc độ tăng trưởng
Giai đoạn 2006-2010
Giai đoạn 2011-2020
- Tăng trưởng sản xuất hàng năm
15 – 17%
11 – 12%
- Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm
14 – 16%
11 – 12%
Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2020:
+ Tập trung nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh để đẩy mạnh xuất khẩu.
+ Phát triển mạnh các sản phẩm thời trang tại các thành phố và đô thị lớn, đồng thời thực hiện chuyển dịch các cơ sở sản xuất sử dụng nhiều lao động ra các vùng nông thôn.
+ Ưu tiên phát triển các sản xuất hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu dệt may trong nước, đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia thiết kế mẫu mã và công nhân lành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của ngành. Đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động đảm bảo sự phát triển ổn định của ngành.
2. Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty cổ phần May 10
Mục tiêu lớn nhất của công ty May 10 là trở thành công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc. Vì vậy, công ty đã và đang đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện tiết kiệm trên mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong thời gian tới công ty tiếp tục giữ vững, mở rộng thị trường nội địa phục vụ cả hai nhóm khách hàng: nhóm khách hàng sử dụng sản phẩm cao cấp và nhóm khách hàng sư dung sản phẩm giá rẻ. Đồng thời duy trì các thị trường xuất khẩu hiện tại (Mỹ, EU, Nhật Bản…), tăng kim ngạch xuất khẩu sang các nước khác (Nga, các nước Nam Phi… ), phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu tăng 50% so với năm 2006.
II. Giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Nhật Bản
1. Giải pháp đối với Công ty cổ phần May 10
1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm
Như chúng ta đã biết, chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của cả khách hàng cũng như của doanh nghiệp. Trong thời kỳ giá cả gia tăng đến “chóng mặt” như hiện nay, giá cả nguyên phụ liệu ngày càng tăng thì doanh nghiệp không thể dựa vào việc giảm giá bán để cạnh tranh vì như thế sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động khác của doanh nghiệp. Biện pháp tốt nhất để cạnh tranh, tạo được uy tín và giữ chân được khách hàng là nâng cao chất lượng sản phẩm, bao gồm chất lượng thành phẩm và chất lượng dịch vụ sau bán hàng.
Để làm được việc đó, trước hết công ty cần phải đảm bảo chất lượng các yếu tố đầu vào, vấn đề quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Muốn như vậy, cần quan tâm đến việc xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu. Đặc biệt là với các nhà cung cấp nước ngoài do khách hàng chỉ định. Công ty có thể yêu cầu khách hàng của mình đôn đốc nhà cung cấp thực hiện cung cấp đầu vào đúng thời gian, tiến độ, đồng bộ đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Nâng cao chất lượng của đội ngũ công nhân lao động là vấn đề quan trọng không kém. Chất lượng làm việc của tất cả các công nhân từ cắt, may, là,… đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trong đó, công nhân may vai trò quyết định, quan trọng nhất. Bởi vì đặc điểm của sản phẩm may mặc là ngoài thiết kế đẹp, thời trang, chất liệu tốt thì vấn đề thẩm mỹ của đường may cũng được quan tâm không kém. Một đường may đẹp, đều, chắc chắn, không bị sùi, đúng quy cách về ly của khách hàng, ép mép phẳng… tất nhiên được khách hàng ưa thích, lựa chọn nhiều hơn.
Không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của nhân viên QA và nhân viên kiểm tra sơ bộ thành phẩm tại mỗi tổ làm việc. Họ là người đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng yêu cầu khách hàng, là người có những sáng kiến về cải tiến chất lượng sản phẩm. Do đó, họ phải là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, tay nghề tối thiểu phải bậc 5, được trang bị những thiết bị kiểm tra tiên tiến, hiện đại, phải được xây dựng hệ thống thông tin về tiêu chuẩn chất lượng,… để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trọng của mình là kiểm tra chất lượng sản phẩm. Một quyết định sai của nhân viên QA trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của bán thành phẩm cũng như của thành phẩm, từ đó ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của công ty.
Vấn đề công nghệ cũng phải được quan tâm khi nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty cần có sự đầu tư mua các công nghệ, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, các dây chuyền sản xuất phù hợp với yêu cầu sản xuất của công ty. Không thể thiếu được những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của chính đội ngũ lao động trong công ty, những người am hiểu nhất về tình hình sản xuất của công ty. Công ty cần phải có những chính sách khen thưởng hợp lý đối với những sáng kiến, cải tiến của người lao động, có các biện pháp khuyến khích người lao động phát huy khả năng sáng tạo của họ.
1.2 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường
Trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay thì việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc bạn hàng, người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho doanh nghiệp. Đây là một việc làm có ý nghĩa quan trọng giúp công ty có được nguồn thông tin đẩy đủ, chính xác và kịp thời để có thể đưa ra được những quyết định chiến lược khi xuất khẩu vào thị trường này.
Nhật Bản không chỉ là một thị trường có khả năng tiêu dùng lớn mà còn là một thị trường gần gũi về mặt địa lý và có nhiều điểm tương đồng về văn hoá đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới của Việt Nam (sau Mỹ) và lớn nhất châu Á. Ở Việt Nam, hơn một nửa các công ty ty Nhật Bản có văn phòng đại diện và hoạt động của họ rất hiệu quả, thường xuyên theo dõi và nắm vững tình hình thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhật Bản tương đối khó tính trong việc lựa chọn đối tác làm ăn. Khi chọn được đối tác nhập khẩu họ thường có nhu cầu thẩm định hàng hoá. Mặt khác, người Nhật có thói quen đến tận nơi mua hàng để xem cơ sở của đối tác, để họ có thể tin tưởng hơn vào chất lượng sản phẩm. Đặc biệt người Nhật rất chú trọng đến môi trường, họ đưa ra nhiều quy định về an toàn thực phẩm để bảo vệ sản xuất trong nước và có xu hướng ngày càng thắt chặt. Trong khi đó, các doanh nghiệp của Việt Nam chưa thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường, còn thiếu thông tin, còn thụ động chờ đợi các đơn hàng nên chất lượng sản phẩm không đồng đều, giá thành còn cao, thời gian giao hàng không đảm bảo. Để xuất khẩu được hàng hoá sang thị trường Nhật Bản các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhập gia tuỳ tục, tức là phải tìm hiểu rõ các phong tục tập quán cũng như thị hiếu của người Nhật. Đồng thời phải đảm bảo được yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường này.
Tuy nhiên, Công ty May 10 còn yếu về mặt nghiên cứu thị trường nước ngoài. Công ty mới chỉ tìm kiếm các đối tác chứ chưa thực hiện việc thu thập thông tin, tìm hiểu môi trường nước ngoài. Công ty mới chỉ thực hiện công tác nghiên cứu thị trường đối với thị trường trong nước, còn với thị trường nước ngoài công ty vẫn chưa chủ động, vẫn còn tâm lý chờ đợi các đối tác. Nguyên nhân của tồn tại trên là do Ban Marketing của công ty mới được thành lập. Ban Marketing được chia làm ba bộ phận thực hiện ba nhiệm vụ chính: tìm kiếm đối tác, tìm kiếm nhà cung cấp nguyên phụ liệu, lập chiến lược. Ba bộ phận này có quan hệ tương tác với nhau. Cần có sự kết hợp chặt chẽ hoạt động của ba bộ phận này để có thể bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.
Hiện bộ phận tìm kiếm khách hàng có 2 nhân viên và chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm bạn hàng đơn thuần. Công ty nên kết hợp việc tìm kiếm bạn hàng với những thị trường cụ thể và tăng thêm 2 nhân viên nữa. Phân chia nhiệm vụ cụ thể cho các nhân viên để nâng cao hiệu quả của việc tìm kiếm khách hàng. Một nhân viên phụ trách thị trường EU, một nhân viên phụ trách thị trường Mỹ, một nhân viên phụ trách thị trường Nhật Bản và các thị trường khác. Thông tin thu thập từ các thị trường này sẽ được ba nhân viên này phân tích, đưa ra những dự đoán cung cầu, giá cả cũng như mức biến động của cung cầu, giá cả trong tương lai…đồng thời đưa ra những chiến lược đối với từng thị trường cụ thể. Các thông tin trên sẽ được nhân viên còn lại tổng hợp và chuyển đến phòng kế hoạch, bộ phận chiến lược của công ty để tiến hành lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh xuất khẩu phù hợp với đối tác trên từng thị trường cụ thể.
Nhiệm vụ nghiên cứu thị trường nhà cung cấp hiện nay chỉ do một nhân viên đảm nhiệm nên chưa hoàn thành tốt khối lượng công việc khá lớn: tìm hiểu và thống kê số lượng các nhà cung cấp nguyên phụ liệu may mặc có uy tín, tìm hường tiếp cận, nghiên cứu sự biến động của thị trường nguyên phụ liệu, dự báo cung cầu, giá cả… và quan trọng là phải dự báo tương đối chính xác số lượng nguyên phụ liệu cần cho hoạt động của công ty trong một thời kỳ nhất định nhằm hạn chế ảnh hưởng do sự biến động của thị trường. Trong thời gian tới nên có thêm một nhân viên nghiên cứu thị trường nhà cung cấp. Có như thế mới hoàn thành tốt công việc, phối hợp nhịp nhàng hơn với hai bộ phận còn lại.
Bộ phận lập chiến lược kinh doanh cần kết hợp chặt chẽ với hai bộ phận trên. Trên cơ sở những thông tin và kết quả thu thập được của bộ phận tìm kiếm khách hàng và bộ phận nghiên cứu nhà cung cấp, bộ phận lập chiến lược kinh doanh đưa ra những chiến lược phù hợp với từng thi trường cụ thể( chiến lược về giá, chiến lược nguồn hàng,…).
Nhiệm vụ của các thành viên cũng như các bộ phận trong ban Marketing của công ty hiện nay chưa được phân công một cách rõ ràng, cụ thể. Công ty cần có sự phân công, mô tả công việc một cách chi tiết, chính xác, giao nhiệm vụ đến từng nhân viên, có chế độ kiểm tra giám sát đối với việc hoàn thành công việc vủa các nhân viên này.
Để thực hiện tốt hoạt động nghiên cứu thị trường công ty cần đa dạng các nguồn thông tin thu thập. Bên cạnh các nguồn thông tin chính thống công ty đang sử dụng, cần khai thác các nguồn thông tin khác như Internet, các báo cáo của các tổ chức nghiên cứu về thị trường, có thể thuê nghiên cứu, mua thông tin thị trường, và nếu có thể thì trực tiếp thực hiện các cuộc nghiên cứu tại thị trường. Cũng cần phải đổi mới cách thức xử lý, lưu trữ thông tin đã thu thập được nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu thị trường. Cùng với việc triển khai hệ thống ERP công ty cần tích hợp thêm hệ thống thông tin thị trường để có thể tối đa được hiệu quả của hệ thống. Nếu điều kiện cho phép, công ty có thể mở các văn phòng đại diện, các chi nhánh của mình tại thị trường Nhật Bản, cũng như các thị trường khác để thu thập thêm nhiều thông tin hơn, nâng cao mức độ chính xác của thông tin.
1.3 Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu May 10
Giá trị mà thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO. May 10 đã sản xuất được những sản phẩm thương hiệu AOYAMA - Nhật Bản với giá bán một bộ veston từ 500 – 1000 USD, những sản phẩm áo sơ mi Vanrgaff, Jacques Britt, J.C Penny, Gillberto… với giá bán từ 80 – 100 – 200 EUR. Sản phẩm sơ mi và veston của May 10 có chất lượng cao như vậy nhưng giá bán chỉ bằng 1/4 hoặc 1/5 giá bán của các sản phẩm có thương hiệu trên thế giới. Thương hiệu May 10 đã được nhiều quốc gia khác biết đến và tạo được ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng. Công ty đã dành nguồn kinh phí đáng kể để quảng bá thương hiệu và hình ảnh của mình trong thời gian qua, thông qua các hoạt động và các phương tiện khác nhau như truyền hình VTV, truyền hình Hà Nội, báo chí, tạp chí của cả Trung ương và địa phương, các hoạt động thời trang, các hoạt động tài trợ… Công ty cần tiếp tục thực hiện quảng bá hình ảnh công ty và thương hiệu May 10 ở cả thị trường trong và ngoài nước. Đây là một trong những yếu tố tác động đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Sản phẩm của công ty có tạo được ấn tượng, uy tín đối với khách hàng thì khả năng khách hàng tiêu dùng sản phẩm của công ty mới được nâng lên.
1.4 Nâng cao khả năng thiết kế, đa dạng hoá sản phẩm
Không chỉ có May 10 mà các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu của Việt Nam đều còn kém về khả năng thiết kế. Mẫu mã sản phẩm chủ yếu do khách hàng cung cấp, doanh nghiệp chỉ việc tổ chức sản xuất theo mẫu mã khách hàng yêu cầu nên còn thụ động trong việc tổ chức sản xuất. Để tồn tại và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, công ty cần tập trung vào công tác nghiên cứu mẫu mã sản phẩm theo hai hướng chính: thứ nhất là sáng tác theo ý tưởng của mình, có tham khảo các mẫu mốt đang thịnh hành trên thế giới; thứ hai là khai thác mẫu mốt qua các thông tin trên mạng, có tham khảo các mẫu thời trang tại thị trường của khách hàng nước xuất khẩu. Tiếp tục duy trì liên kết với các công ty nước ngoài để gửi nhân viên đi đào tạo về thiết kế thời trang, liên doanh với các Trường Đại học, các tổ chức về thời trang trong nước để tổ chức các khoá đào tạo thiết kế thời trang nhằm nâng cao khả năng thiết kế của công ty.
Đồng thời với việc nâng cao khả năng thiết kế, công ty cũng cần thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tính thời trang là một trong những đặc điểm nổi bật của hàng may mặc. Sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm may mặc luôn thay đổi và có yêu cầu ngày càng cao. Công ty phải đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu sở thích người tiêu dùng để có thể tạo ra được những sản phẩm thời trang, thoả mãn nhu cầu khách hàng.
1.5 Chú trọng công tác thâm nhập thị trường và kênh phân phối sản phẩm
Trước đây, các doanh nghiệp nhập khẩu hàng may mặc Nhật Bản luôn đưa ra những hợp đồng giá trị lớn do quan điểm chỉ có nhà sản xuất quy mô lớn mới cho ra đời những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Điều này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam bị mất đơn hàng chủ yếu do đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ vốn và quy mô nhà xưởng. Nhưng hiện nay, họ không phân biệt về quy mô sản xuất của doanh nghiệp nữa. Họ đưa ra những đơn hàng nhỏ lẻ, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, miễn là đảm bảo tốt tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá.
Người tiêu dùng Nhật có xu hướng thích sử dụng sản phẩm may mặc của Việt Nam hơn do giá cả tương đối và kỹ thuật sản xuất luôn được đảm bảo và đang có chiều hướng thích làm các đơn hàng bán thành phẩm (FOB). Đó là cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để có thể ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, khách hàng Nhật Bản có yêu cầu cao về kỹ thuật và tính chính xác trong vấn đề giao hàng nên khi mới làm đơn hàng đầu tiên các doanh nghiệp đều cảm thấy hơi khó, nhưng khi đã làm tốt và tạo được mối quan hệ thì mọi việc sau đó diễn ra rất dễ dàng.
Việc tiếp cận thị trường Nhật Bản cũng có tính đặc thù. Doanh nghiệp có hàng tốt tự chào bán chưa chắc người Nhật đã mua. Muốn bán được hàng hoá cho người Nhật cần phải có quan hệ cá nhân. Chúng ta đã biết, người Nhật có thói quen khi mua hàng hay bắt tay với đối tác thường thông qua một người bạn hay một đối tác trung gian giới thiệu, sau đó mới trực tiếp bàn bạc. Để có điều kiện làm quen, thiết lập mối quan hệ đối tác với các nhà kinh doanh Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam nên tích cực tham gia các hội chợ triển lãm tại Nhật để nắm thông tin về thị trường Nhật và để cho người Nhật có điều kiện hiểu hơn về doanh nghiệp.
Trong thực tế, khi hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản thì chi phí lưu thông cộng thêm cước phí vận chuyển có thể làm đội giá lên rất cao. Các doanh nghiệp nên thoả thuận trực tiếp với các nhà phân phối và nhà bán lẻ, bỏ qua chợ bán buôn. Tháng 6/2007 vừa qua, tại hai cuộc hội thảo xúc tiến thương mại tại Fukuoka và Tokyo đã có hàng trăm doanh nghiệp Nhật Bản tham gia. Nhiều doanh nghiệp phân phối lớn của Nhật cho biết họ sẵn sàng tiếp nhận các mặt hàng chất lượng cao của Việt Nam đưa vào hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại… Các doanh nghiệp Việt Nam nên nắm bắt cơ hội này để có thể ký được những hợp đồng xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Nhật Bản.
1.6 Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử
Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, thương mại điện tử là phương thức giao dịch hữu hiệu và được sử dụng phổ biến đối với doanh nghiệp. Đây là cách tiếp cận, thâm nhập thị trường nhanh nhất, tiết kiệm chi phí nhất và hiệu quả nhất. Với các doanh nghiệp Việt Nam, việc ứng dụng thương mại điện tử còn khá mới mẻ. Công ty nên đầu tư, phát triển các ứng dụng của thương mại điện tử trong các giao dịch ngoại thương với các đối tác nước ngoài nói chung cũng như các đối tác Nhật Bản nói riêng.
Xây dựng Website riêng của công ty là một ứng dụng thương mại điện tử quan trọng. Trang Web của công ty thể hiện sự năng động, chuyên nghiệp trong làm ăn kinh doanh của công ty trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Nhờ trang web có nhiều khách hàng Nhật Bản biết đến công ty hơn. Đây là một lợi thế giúp công ty có thể thâm nhập vào thị trường nhanh nhất. Trang web là phương tiện cung cấp thông tin nhanh nhất, đầy đủ và kịp thời nhất. Khách hàng có thể biết được thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp chỉ sau vài ba phút. Theo cách là truyền thống, nếu khách hàng muốn biết thông tin, hình ảnh về sản phẩm của công ty thì công ty phải gửi catologue cho khách hàng qua bưu điện. Việc làm này vừa mất nhiều thời gian, vừa tốn kém và có thể làm mất đi cơ hội kinh doanh. Qua trang web, khách hàng có thể nhận ngay được Catologue sản phẩm của công ty, giảm thiểu thời gian, chi phí, lại có thể cập nhật từng phút, từng ngày. Vì thế, công ty nên có sự đầu tư thích đáng vào việc xây dựng và quản lý trang web, thường xuyên cập nhật tin tức về sản phẩm, về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty… lên trang web.
Sử dụng thư điện tử cũng là một trong những ứng dụng thương mại điện tử mà công ty cần đẩy mạnh trong thời gian tới. Thư điện tử giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, ngôn ngữ trình bày không cần phải trau chuốt, không kiểu cách như khi trình bày trên giấy.
Thay vì cách trao đổi thông tin truyền thống với khách hàng thông qua các văn bản giấy, công ty nên sử dụng việc trao đổi bằng các văn bản điện tử. Các hợp đồng buôn bán được soạn thảo trên giấy và phải đóng dấu có thể được thay thế bằng các văn bản điện tử và sử dụng chữ ký điện tử để xác nhận. Như thế, thời gian giao dịch với khách hàng được rút ngắn lại, giảm được chi phí giấy tờ, chi phí vận chuyển. Nên sử dụng việc truyền đạt thông tin điện tử ngay trong nội bộ công ty sẽ giúp rút ngắn thời gian truyền đạt thông tin, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Công ty còn có thể ứng dụng thương mại điện tử trong việc thanh toán với các đối tác đặt gia công, với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu nước ngoài. Thanh toán theo cách truyền thống thì các giấy tờ trong chứng từ thanh toán phải là văn bản được đóng dấu. Nếu thanh toán điện tử thì toàn bộ chứng từ đó được chuyển thành các dữ liệu điện tử, có sử dụng chữ ký điện tử. Nhờ đó, giúp rút ngắn thời gian lưu chuyển thông tin, rút ngắn thời gian thực hiện giao dịch.
Vai trò quan trọng của thương mại điện tử là không thể phủ nhận. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống ứng dụng thương mại điện tử, công ty còn phải đầu tư kinh phí để đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty thành thạo việc sử dụng các ứng dụng của thương mại điện tử. Có như thế, công ty mới giành được lợi thế trong kinh doanh so với các doanh nghiệp khác.
2. Một số kiến nghị
2.1 Đối với Chính phủ, Nhà nước
+ Nâng cao vai trò của Chính Phủ trong việc định hướng và quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu. Đưa ra những chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động.
+ Nên tăng ngân sách Nhà nước cho hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng được hệ thống thu thập thông tin về các thị trường xuất khẩu của Việt Nam và cung cấp một cách nhanh chóng, kịp thời cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội kinh doanh.
+ Tiếp tục ban hành các khuôn khổ pháp lý cho thương mại điện tử, có các biện pháp hỗ trợ và bảo vệ người tiêu dùng khi thực hiện giao dịch điện tử.
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về hải quan nói riêng, có sự đồng bộ giữa hệ thống pháp luật của Việt Nam với hệ thống pháp luật của nước ngoài và thông lệ quốc tế. Đảm bảo sự đồng bộ giữa chính sách pháp luật hải quan và pháp luật trong các lĩnh vực khác. Áp dụng hải quan điện tử một cách rộng rãi trong cả nước nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, hạn chế được tình trạng tham nhũng.
+ Tiếp tục thực hiện chế độ tự kê khai thuế, xây dựng hệ thống thu thuế minh bạch, đơn giản, tiếp tục thực hiện rà soát hệ thống pháp luật về thuế để hạn chế những kẽ hở có thể bị lợi dụng khi thực thi pháp luật về thuế.
2.2 Đối với Bộ Công thương và các cơ quan có liên quan
* Bộ Công thương:
+ Cung cấp các thông tin về tình hình xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Các thông tin này cần được cập nhật thường xuyên theo từng mặt hàng, từng thị trường. Đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong việc cấp giấy phép xuất khẩu, cấp hạn ngạch.
+ Tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Thông tin về các hội chợ triển lãm phải đảm bảo đến được với tất cả doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức khác nhau (phổ biến nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất là thông qua Website của Bộ)
* Hệ thống ngân hàng: tăng cường khả năng cung cấp tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc. Các doanh nghiệp thường gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất. Khách hàng lại thường xuyên đặt những đơn hàng có số lượng cũng như giá trị lớn. Bản thân doanh nghiệp không thể huy động đủ vốn để đầu tư mà cần có sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng giúp doanh nghiệp có thể vay được vốn với lãi suất phải chăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ thống ngân hàng cũng cần được hiện đại hoá công nghệ thanh toán, đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ ngân hàng điện tử, có sự kết nối giữa các ngân hàng nhằm rút ngắn thời gian thanh toán
* Cơ quan hải quan: xoá bỏ những quy định đã trở nên lạc hậu, đơn giản hoá hơn nữa thủ tục hải quan, giảm thiểu giấy tờ, thủ tục hành chính trong kê khai làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá. Áp dụng hải quan điện tử rộng rãi hơn. Rút ngắn thời gian từ lúc làm thủ tục hải quan đến lúc có được quyết định thông quan.
2.3 Đối với Tổng Công ty dệt may Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt Nam
+ Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu thị trường Nhật Bản, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin về thị trường này cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đây là một thị trường có những đặc điểm đặc thù về văn hoá, thị hiếu… nên cần phải có sự đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu để cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cơ bản nhất về thị trường Nhật, cũng như đưa ra cho các doanh nghiệp những vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường này.
+ Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ký kết được những hợp đồng có giá trị lớn. Các hội chợ triển lãm do Hiệp hội Dệt may tổ chức cần được công bố rộng rãi, phổ biến tới tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc. Các hội chợ triển lãm quốc tế tổ chức tại Nhật Bản có liên quan đến hàng may mặc cần được thông báo kịp thời cho các doanh nghiệp để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị tham gia, có cơ hội giới thiệu doanh nghiệp với người tiêu dùng và các đối tác Nhật Bản (vì đây là kênh thâm nhập thị trường Nhật có hiệu quả nhất).
+ Các chuyến thăm và làm việc của các doanh nghiệp Nhật Bản tại nước ta nói chung và đối với Tổng Công ty Dệt may Việt Nam nói riêng chứng tỏ sự quan tâm của doanh nghiệp Nhật tới thị trường Việt Nam. Vì thế, cần phải thông tin đầy đủ và kịp thời về các sự kiện này tới các doanh nghiệp dệt may trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp xúc, tìm hiểu và làm việc với các doanh nghiệp Nhật Bản.
+ Tổ chức chương trình đào tạo, học tập kinh nghiệm từ nước ngoài cho doanh nghiệp. Có chính sách khen thưởng các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong xuất khẩu, có các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
Hiện Nhật Bản đã đạt được tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn” với hàng dệt may trong EAP với 6 nước ASEAN ((Singapore, Malaysia, Philipines, Indonesia, Bruney và Thái Lan) và các nước này đã hạ mức thuế quan xuống 0%. Do đó Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực do thuế của ta vào thị trường Nhật vẫn khoảng 10%. Hàng may mặc của công ty May 10 và các doanh nghiệp khác của nước ta muốn được hưởng mức thuế ưu đãi 0% (theo Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản, VJEPA đang được đàm phán và sẽ ký kết trong năm 2008) thì phải đảm bảo yêu cầu xuất xứ “hai công đoạn”, tức là phải sản xuất từ nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam, của Nhật hoặc từ các nước thành viên của ASEAN. Điều này rất khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may nước ta vì hiện ngành này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu và trên 80% nguồn nguyên phụ liệu được nhập từ các nước ngoài Nhật và ASEAN. Vì vậy, phát triển các ngành sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may cần được chú trọng, đầu tư và có những chiến lược phát triển phù hợp trong thời gian tới. Có như thế mới giảm được sự phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nước ngoài, giúp hàng may mặc của Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường Nhật cũng như các thị trường khác.
Ngày 1/4/2008 vừa qua, Bộ truởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam - Sakaba đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản. Đây là một văn kiện pháp lý quan trọng, xác lập mối quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ và toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản trong thời gian tới. Các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc nên tận dụng những cơ hội mang lại từ Hiệp định này để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chính phủ và các Bộ, ban ngành củng cố hơn nữa quan hệ hợp tác ngoại giao, kinh tế thương mại với Nhật Bản.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, Công ty cổ phần May 10 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nói riêng cũng như thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường khác. Kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này tăng đều từ năm 2003 – 2007, trung bình 7 – 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đây là một trong những thị trường nhập khẩu chính hàng may mặc của công ty. Tuy nhiên đây cũng là thị trường có nhiều thách thức đối với công ty, một trong những thị trường có những đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm. Do đó, trong thời gian tới, công ty cần chú trọng hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường Nhật Bản cũng như các thị trường xuất khẩu khác của công ty. Đồng thời, công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã sản phẩm, dần dần tạo sự chủ động trong khâu thu mua nguyên phụ liệu đầu vào, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công nhân viên trong công ty nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận cho công ty.
Xuất khẩu là một chiến lược quan trọng của nước ta trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, không chỉ May 10 mà các doanh nghiệp khác trong nước nên có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Nhất là những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài. Có như thế mới đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước.
MỤC LỤC
KẾT LUẬN DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Doanh thu, lợi nhuận của Công ty từ năm 2004 – 2007 27
Bảng 2: Bảng thống kê lao động và thu nhập của Công ty May 10 28
Bảng 3: Năng suất lao động của Công ty cổ phần May 10 30
Bảng 4: Tình hình xuất nhập khẩu của Công ty từ năm 2003 – 2007 32
Bảng 5: Bảng thống kê các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty May 10 giai đoạn 2003 – 2007 42
Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty May 10 trung bình giai đoạn 2003 – 2007 34
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu của công ty May 10 sang thị trường Nhật Bản trong những năm gần đây (2003 - 2007) 40
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần May 10 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Công ty cổ phần May 10 (1998), “Có một May 10 ở Việt Nam”, NXb Chính trị Quốc gia.
Công ty cổ phần May 10, Báo cáo tổng hợp cuối năm 2003 – 2007.
Công ty cổ phần May 10, Báo cáo tài chính, các chỉ tiêu chủ yếu, xuất nhập khẩu trực tiếp…
GS.TS Bùi Xuân Lưu (2006), “Giáo trình Kỹ thuật ngoại thương, Nxb Lao động – xã hội.
PGS.TS Đỗ Đức Bình, TS. Nguyễn Thường Lạng (2004), “Giáo trình kinh tế quốc tế”, Nxb Lao động – xã hội.
GS.TS Hoàng Đức Thân (2006), “Giáo trình Giao dịch và đàm phán kinh doanh”, Nxb Thống kê.
PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2003), “Giáo trình kinh doanh quốc tế”, tập 2, Nxb Lao động - Xã hội.
GS.TS Võ Thanh Thu (2006), “Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu”, Nxb Lao động – xã hội.
Vũ Hữu Tỉ, “Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”, Nxb Giáo dục.
Một số luận văn tốt nghiệp Khoá 45, Khoa thương mại.
Một số Website:
www.baothuongmai.com.vn
http:// www.garco10.com.vn (Công ty cổ phần May 10)
www.vnagency.com.vn (Thông tấn xã Việt Nam)
www.mof.gov.vn (Bộ Tài chính)
www.mot.gov.vn (Bộ Công thương)
www.nhatban.net
www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn
www.vcci.com.vn
www.vietnamtextile.org.vn (Hiệp hội dệt may Việt Nam)
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2006), “Cẩm nang xuất khẩu cho các doanh nghiệp”, Nxb Văn hoá thông tin.
Tài liệu hội thảo quốc tế:”Doanh nghiệp may Việt Nam và những thách thức khi kết thúc hiệp định dệt may, các chiến lược và chính sách”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học East Anglia (Anh), tháng 3 – 2007.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11609.doc