Tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc: LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam – Trung Quốc là hai nước láng giềng, việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa hai nước đã có từ rất lâu đời. Từ năm 1991 đến nay, sau 17 năm bình thường hóa quan hệ, Trung Quốc đã trở thành đối tác thuơng mại số một, là bạn hàng nhập khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau Mỹ và Nhật Bản.
Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của hai nước mở ra một tiềm năng lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn tồn tại... Ebook Một số giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
114 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều khó khăn đối với VN như: phải tuân theo các quy định của WTO; sửa đổi hệ thống luật pháp, chính sách, kinh tế và thương mại…
Những vấn đề đó đòi hỏi phải có các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước để từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tháng 7 vừa qua Bộ thương mại đã tổ chức hội thảo khoa học “Định hướng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh mới”.
Đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” mà em nghiên cứu sau đây nhằm đánh giá khách quan thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong thời gian qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc nói riêng và thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước nói chung.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục và tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu gồm ba chương:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc.
Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc.
Em xin cảm ơn TS. Trần Văn Bão đã tận tình hướng dẫn em thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu thương mại và các cán bộ của Viện đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Viện.
Em xin chân thành cảm ơn!CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC
1.1.Thị trường Trung Quốc đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam:
1.1.1. Tổng quan về thị trường Trung Quốc:
-Về vị trí địa lý:
Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa nằm ở phần nửa phía bắc của Đông bán cầu, phía đông nam của đại lục Á-Âu, phía đông và giữa châu Á, phía tây của Thái Bình Dương. Với 9,6 triệu km2, Trung Quốc đứng thứ 4 thế giới về diện tích, có đường biên giới lục địa dài 22.800km, đường bờ biển dài 18.000km; có biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía bắc), với Kazakstan, Kirghistan, Taghikistan (phía tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê Pan, Bu Tan (phía tây nam), với Myanma, Lào, Việt Nam (phía nam), với Triều Tiên (phía đông).
Riêng với Việt Nam, Trung Quốc có chung 1.350 km đường biên giới qua hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc và sáu tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu của Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc và Việt Nam còn được bao bọc bởi Vịnh Bắc Bộ - một trong những vịnh lớn nhất Đông Nam Á và thế giới. Chiều dài phía Trung Quốc là 695 km, phía Việt Nam là 763 km. Hiệp định phân chia Vịnh Bắc Bộ cũng đã được ký kết giữa hai nước đầu năm 2005, theo đó Việt Nam sở hữu 53,235% diện tích Vịnh, còn Trung Quốc có 46,775%.
-. Về nhân khẩu học:
Trung Quốc hiện có 34 đơn vị hành chính, gồm: 23 tỉnh (kể cả Đài Loan), 4 thành phố trực thuộc Trung Ương, 5 khu tự trị và 5 khu hành chính đặc biệt. Với dân số trên 1,3 tỷ người, Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới, chiếm 21% tổng dân số toàn thế giới, trong đó người Hán chiếm 93%. Trung Quốc là một nước đa dân tộc có 55 dân tộc thiểu số được chính thức công nhận như Choang, Mãn, Hồi, Tạng, Mông Cổ, Uigur…
- Về kinh tế:
Kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc. Bắt đầu từ cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô Viết sang nền kinh tế thị trường nhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng. Trung Quốc đã áp dụng phương châm mở cửa thị trường nội địa, thực hiện chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ ổn định nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh. Sau ba thập kỷ cải cách và phát triển, đến nay Trung Quốc đã thu được những kết quả rất ấn tượng, tổng GDP đã vượt 2200 tỷ USD (tháng 4.2007), dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới đạt 1330 tỷ USD (tháng 6.2007), mức tăng trưởng đạt 11,4% (năm 2007). Trung Quốc đã trở thành một cường quốc kinh tế và đang nhanh chóng tiến tới để trở thành siêu cường vào giữa thế kỷ này. GNI bình quân đầu người của Trung Quốc không ngừng tăng lên, hiện nay đã đạt 1740 USD, sức mua của thị trường Trung Quốc trở nên rất hấp dẫn đối với hoạt động xuất khẩu của các nước khác.
Trung quốc có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế khá lớn giữa Miền Đông và Miền Tây. Miền Tây với tổng diện tích 6,89 triệu km2, chiếm 72% và dân số khoảng 355 triệu người, chiếm 28,44% Trung Quốc, điều kiện sinh thái tự nhiên khá kém, cơ sở kinh tế yếu, trình độ phát triển thấp, GDP tính trên đầu người thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước do đó Trung Quốc có nhiều chính sách ưu đãi nhằm phát triển Miền Tây. Do kém phát triển nên đây là khu vực thị trường dễ tính, không đòi hỏi chất lượng hàng hóa quá cao, là cơ hội thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này của Trung Quốc.
Tại Đại hội lần thứ 16 của Đảng cộng sản Trung Quốc năm 2002 đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 xây dựng xã hội khá giả toàn diện cho 1,5 tỷ người và trong vòng 30 năm tiếp theo, đến năm 2050 sẽ trở thành quốc gia hiện đại, thịnh vượng và dân chủ.
Sự phát triển của Trung Quốc là vấn đề cần được chúng ta hết sức quan tâm, khi quan hệ của hai nước đang dần được mở rộng thì “sự thần kì của Trung Quốc” vừa là cơ hội, vừa là thách thức không nhỏ đối mới hoạt động kinh tế của Việt Nam.
- Đặc điểm thương mại của thị trường Trung Quốc:
+ Nhu cầu thị hiếu của thị trường Trung Quốc:
Trung Quốc có tốc độ phát triển của từng khu vực, từng vùng chênh lệch nhau rất rõ, có nhiều tầng lớp dân cư khác nhau, có mức thu nhập cũng khác nhau (miền Duyên hải rất phát triển như Thẩm Quyến với thu nhập bình quân đầu người trên 20 nghìn USD/năm, trong khi vùng miền Tây chỉ khoảng 300 USD/người/năm) do đó nhu cầu của thị trường Trung Quốc rất đa dạng và được xem là thị trường dễ tính.
Đặc trưng của thị trường rộng lớn này là chấp nhận sự tồn tại của hàng hóa nhiều quy cách và chất lượng không như nhau với mức giá rất khác biệt, có thể cách nhau hàng chục thậm chí hàng trăm lần. Người Trung Quốc thường rất nhạy cảm về giá và thường có xu hướng chọn sản phẩm có giá rẻ, tuy nhiên họ cũng sẵn sàng mua sản phẩm có mức giá đắt hơn khi bị tác động bởi các dịch vụ hậu mãi tốt hơn hay sản phẩm có chất lượng cao hơn.
Người tiêu dùng Trung Quốc rất coi trọng hàng nội địa , song hàng nhập khẩu vẫn được ưa thích hơn và lựa chọn tiêu dùng nếu có khả năng, nhất là hàng công nghệ cao. Hiện những sản phẩm công nghệ cao của nước ngoài được tiêu thụ nhiều ở Trung Quốc là xe hơi, máy vi tính, ti-vi, điện thoại…nhưng những sản phẩm như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa, lò vi ba…họ thường chọn sản phẩm nội địa.
Trung Quốc cũng nhập khẩu các loại hàng hóa, nguyên liệu thiết yếu mà trong nước không có hoặc chưa sản xuất được như thiết bị máy móc, nhiên liệu nhựa, sắt thép và hóa chất để phục vụ cho sản xuất. Trong những năm gần đây, nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc tăng bình quân hàng năm khoảng 30%, nhập khẩu nguyên liệu cũng tăng bình quân ở mức hai con số. Khi mức sống của người dân được cải thiện thì nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên đáng kể, Trung Quốc cũng phải nhập khẩu một khối lượng khổng lồ hàng tiêu dùng để có thể đáp ứng nhu cầu trong nước.
Thị trường Trung Quốc cho phép nhập khẩu những sản phẩm có chất lượng cao hơn hàng sản xuất trong nước với số lượng cần thiết và hợp lý. Chủ yếu nhập khẩu những sản phẩm công nghệ cao, tiên tiến để góp phần đổi mới các cơ sở sản xuất lạc hậu và để sản xuất được hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao. Không cho nhập khẩu những sản phẩm mà trong nước có thể đáp ứng được về số lượng và chất lượng. Trung Quốc còn kiểm soát có hiệu quả việc nhập khẩu hàng tiêu dùng, đặc biệt là hàng tiêu dùng cao cấp và hàng xa xỉ.
Từ sau khi gia nhập WTO, chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc càng được yêu cầu cao và cụ thể hơn.
+ Đặc tính của doanh nhân Trung Quốc:
Người Trung Quốc vốn hiếu khách, trong giao dịch làm ăn các chủ doanh nghiệp thường tổ chức ăn uống khá thịnh soạn, nhiều khi rất lãng phí. Việc đầu tiên khi gặp đối tác của họ là trao đổi danh thiếp, hỏi thăm tên tuổi, sức khởe, tình hình gia đình rồi mới bàn đến công việc. Trong giao dịch, lúc đầu họ thường rất cẩn trọng nhưng khi đã có sự tin tưởng với đối tác rồi thì rất dễ dãi, có thể chấp nhận cung cấp hàng trước và nhận tiền sau. Ngày nay, giới chủ doanh nghiệp thường gọi nhau theo họ rồi đến chức vụ để thể hiện sự tôn trọng.
Chính phủ Trung Quốc khuyến khích biên mậu thông qua việc giảm thuế nhập khẩu và thuế VAT nên các thương nhân Trung Quốc thường có sở trường làm biên mậu, họ thường sẵn sàng mua hàng biên mậu giá cao hơn so với chính ngạch. Kiểu kinh doanh này có thể gây rủi ro cho người bán hàng vì việc thanh toán trong hoạt động mua bán không thông qua ngân hàng.
Doanh nhân Trung Quốc luôn muốn có được sự quan tâm đặc biệt, được hưởng ưu đãi hơn hẳn người khác và không muốn bị thua thiệt với bất kỳ ai. Do vậy khi giao dịch đàm phán với người Trung Quốc, doanh nghiệp cần phải thể hiện sự công bằng, kiên định và có một quan điểm chính kiến thống nhất, nhờ đó sẽ dễ dàng được họ tôn trọng và tin tưởng hơn vào sự ổn định lâu dài trong quan hệ hợp tác. Khi đã hợp tác với nhau, họ thường đưa ra những góp ý chân thành và có trách nhiệm, doanh nghiệp nên đón nhận.
Doanh nghiệp Việt Nam khi quan hệ lần đầu với Trung Quốc nên liên hệ với các trung tâm tư vấn của Trung Quốc. Các trung tâm này có chức năng giúp các doanh nghiệp nước ngoài liên hệ với các đối tác ngoại thương của Trung Quốc, hay tư vấn kỹ thuật, kinh tế, thương mại…giúp họ tìm hiểu thị trường Trung Quốc, nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp và thị hiếu tiêu dùng của từng địa phương.
Khi có hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam nên cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về sản phẩm bằng tiếng Trung, các Catalogue cũng nên bằng tiếng Trung.
+ Môi trường chính sách liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc:
Chính sách ngoại thương của Trung Quốc được xây dựng dựa trên các nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Những biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là hàng rào thương mại (thuế quan, định giá hải quan, thuế VAT, hạn ngạch thuế quan, giấy phép nhập khẩu, yêu cầu về nhãn mác, kiểm dịch …).
Cũng như hầu hết các nước đang phát triển khác, thuế là một chính sách quan trọng của Trung Quốc góp phần bảo vệ những ngành sản xuất trong nước và tăng năng lực cạnh tranh của nển kinh tế. Kể từ năm 1992, Trung Quốc đã thúc đẩy việc giảm các mức thuế trong lộ trình xin gia nhập WTO. Đến năm 2005, toàn bộ mức thuế giảm xuống 10,1%, áp dụng thuế suất bằng 0% cho các sản phẩm công nghệ thông tin. Việc quản lý các họat động ngoại thương bằng các công cụ phi thuế quan như giấy phép, hạn ngạch có xu hướng giảm đi rõ rệt trong những năm gần đây.
Thuế quan: Hải quan Trung Quốc định thuế và thu thuế. Mức thuế nhập khẩu được phân thành thuế suất chung, thuế suất MFN và thuế suất áp dụng với các tổ chức mà Trung Quốc tham gia. Năm đặc khu kinh tế, thành phố mở và các khu ngoại thương được miễn hoặc giảm thuế ưu đãi. Đối với hàng hóa được chính phủ xác định là cần thiết cho sự phát triển của một ngành trọng điểm nào đó thì có thể được áp dụng mức thuế thấp hơn, ví dụ như ngành chế tạo ô tô, thép và các sản phẩm hóa học.
Trung Quốc có hai chính sách thuế xuất nhập khẩu: chính ngạch và tiểu ngạch (hay còn gọi là quốc mậu và biên mậu). Thuế xuất nhập khẩu chính ngạch do Chính phủ Trung ương đề ra theo biểu xuất thuế nhập khẩu chung, bao giờ cũng cao hơn thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch do chính quyền địa phương đề ra, không theo biểu thuế xuất nhập khẩu chung.
Định giá hải quan: Giá trị hàng nhập khẩu để định giá hải quan là giá CIF. Theo cam kết trong WTO, hải quan Trung Quốc có trách nhiệm xác định giá trị của tất cả hàng hóa được nhập khẩu vào nước này. Để định giá, nhân viên hải quan phải có được bảng giá của các loại hàng hóa nhập khẩu, dựa trên giá của thị trường quốc tế, giá của nước xuất khẩu và giá hàng sản xuất trong nước. Thông thường thì nhân viên hải quan sẽ chấp nhận giá của nhà nhập khẩu, tuy nhiên nếu có sự chênh lệch quá xa giữa giá của nước xuất khẩu và hàng nội địa thì việc ước tính giá trị của hàng hóa sẽ được căn cứ theo điều 7 luật “Các biện pháp xác định giá trị hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu” của hải quan Trung Quốc.
Thuế VAT: Ngoài thuế quan, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT). Mức thuế VAT được qui định chung cho các loại hàng hóa là 17%, riêng đối với đại bộ phận hàng nông sản và nhiên liệu được coi là hàng thiết yếu nên thuế suất VAT chung là 13%.
Hạn ngạch thuế quan: Trung Quốc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng nông sản như ngô, gạo, lúa mì, lúa mạch, dầu thực vật và phân bón. Khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã công bố mức hạn ngạch và những qui định kiểm soát mức hạn ngạch, theo đó lượng nhập khẩu trong hạn ngạch sẽ được hưởng mức thuế tối thiểu và vượt quá mức hạn ngạch đó sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn.
Kể từ 1/1/2004 Trung Quốc đã xóa bỏ việc quản lý hạn ngạch nhập khẩu cao su thiên nhiên.
Giấy phép nhập khẩu: Hàng hóa khi nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc phải có giấy phép nhập khẩu dù là hàng nhập khẩu theo hạn ngạch nhập khẩu hay hạn ngạch thuế quan, trong đó có len, ngũ cốc, hạt có dầu, bông, cao su thiên nhiên. Trung Quốc cũng đưa ra thêm những yêu cầu về giấy phép nhập khẩu đối với một số sản phẩm nhằm chống lại nạn buôn lậu như yêu cầu giấy phép đối với thương nhân kinh doanh mặt hàng thịt. Kể từ 1/1/2004, Trung Quốc xóa bỏ việc quản lý hạn ngạch nhập khẩu cao su thiên nhiên.
Hàng cấm nhập khẩu: Các loại vũ khí, chất nổ, vật gây sát thương; tiền giả và các giấy tờ giả mạo có giá trị; ấn phẩm, phim ảnh, băng đĩa, văn hóa phẩm có hại cho chính trị kinh tế và văn hóa đạo đức; các loại độc dược mạnh; thuốc phiện, heroin, các chất gây nghiện ảnh hưởng đến thần kinh; động vật, thực vật mang mầm bệnh; thực phẩm, thuốc men vật phẩm từ các vùng có dịch bệnh gây hại cho sức khỏe của con người; đồng nhân dân tệ (RMB); thực phẩm có chứa một số lợi phẩm màu và các chất phụ gia gây hại cho sức khỏe con người mà Bộ Y Tế đã công bố.
Yêu cầu về nhãn mác: Mọi hàng hóa lưu thông trên thị trường Trung Quốc đều phải có nhãn mác kèm theo thông tin liên quan bằng tiếng Trung Quốc. Cơ quan kiểm dịch và y tế quốc gia yêu cầu hàng thực phẩm nhập khẩu như kẹo, rượu, quả hạnh, pho mát, thực phẩm đóng hộp… phải được dán tem với nhãn đính laze chứng nhận an toàn thực phẩm. Kể từ 1/1/2001, Trung Quốc đã áp dụng những tiêu chuẩn mới về nhãn thực phẩm, yêu cầu thực phẩm nhập khẩu phải có nhãn viết bằng chữ Trung Quốc, nêu rõ loại thực phẩm, tên, nhãn hiệu thương mại, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nước sản xuất và hạn sử dụng. Trung Quốc tuyên bố áp dụng hệ thống dấu chứng nhận bắt buộc mới (CCC). Từ 1/8/2003, một số hàng nhập khẩu phải ghi dấu CCC trên sản phẩm khi đưa vào lưu thông trên thị trường Trung Quốc.
Kiểm dịch: Tất cả sản phẩm nông sản muốn nhập khẩu vào Trung Quốc phải được giám định vệ sinh dịch tễ. Đối với các loại thực phẩm nhập khẩu như lạc, hạt điều, hạt dẻ, đồ hộp phải được cơ quan nhà nước gắn chứng nhận đặc biệt bằng laze về an toàn thực phẩm. Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Trung Quốc đã cam kết tuân thủ hoàn toàn các điều khoản trong hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch. Từ 5/7/2005 Trung Quốc áp dụng quy định mới về yêu cầu đối với trái cây nhập khẩu nhằm ngăn chặn trái cây có hàm lượng độc tố cao xâm nhập vào thị trương Trung Quốc. Qui định mới trên bao bì là phải đề tên trái cây, nơi sản xuất, trọng lượng, mã số bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, địa điểm lưu trữ trái cây phải được các cơ quan kiểm dịch địa phương kiểm tra và quản lý.
1.1.2. Vai trò của thị trường Trung quốc đối với thương mại toàn cầu:
Sự phồn thịnh của Trung Quốc có ý nghĩa lịch sử đối với thế giới; bởi vì điều đó đã làm cho hơn một tỷ người trên hành tinh của chúng ta thoát khỏi nghèo đói, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp, biến nước này thành thị trường lớn và công xưởng lớn của thế giới, sản xuất hàng hóa có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân có thu nhập thấp ở nhiều nước, tránh phải mua hàng với giá quá đắt. Tuy vậy, với những ưu thế về dân số và lao động, tính cạnh tranh của Trung Quốc đang là thách thức to lớn đối với các nước, nhất là các nước láng giềng như Việt Nam, không chỉ trên thị trường thế giới mà cả thị trường trong nước.
Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, việc Trung Quốc ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu là một trong những nhân tố góp phần duy trì sự tăng trưởng của thương mại quốc tế. Từ năm 1980 Trung Quốc đã có những cải cách về thuế. Cùng với sự gia nhập WTO, Trung Quốc đã tự cam kết sẽ có những cải cách hơn nữa, những cải cách có thể gây ảnh hưởng sâu rộng và cũng đồng thời mang lại nhiều thách thức. Việc duy trì thực hiện các cam kết này sẽ đưa Trung Quốc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu và tạo ra thuận lợi cho hầu hết các quốc gia đối tác. Các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng đa dạng hơn và sự thâm nhậm ngày càng sâu rộng vào các nước công nghiệp đang diễn ra cùng với làn sóng nhập khẩu của Trung Quốc từ tất cả các khu vực, đặc biệt là châu Á. Cả xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng mạnh hơn thương mại thế giới trong hai mươi năm (tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 2007 lần đầu tiên vượt ngưỡng 2000 tỷ USD, đạt 2170 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2006).
Sự tăng trưởng của Trung Quốc có vai trò ngày càng tăng trong thương mại thế giới. Trung Quốc đã tăng sự thâm nhập của mình vào thị trường các quốc gia tiên tiến, đồng thời trở thành một điểm đến xuất khẩu quan trọng hơn, đặc biệt là đối với nền kinh tế khu vực. Nhập khẩu của Trung Quốc ở khu vực cũng tăng và hiện nay Trung Quốc trở thành một trong những điểm đến xuất nhập khẩu quan trọng nhất cho các nước châu Á khác. Sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Trung Quốc là một sự kiện có tính chất bước ngoặt đối với khu vực và cả nền kinh tế toàn cầu.
Cơ sở xuất khẩu của Trung Quốc đã được đa dạng hóa nhờ vào hàng dệt may và công nghiệp nhẹ. Sự đa dạng hóa trong xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng tăng. Từ đầu những năm 1990, Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu giày dép, quần áo, đồ chơi và các tạp phẩm khác, trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc xuất khẩu các mặt hàng gia dụng, hàng hóa du lịch, hàng điện tử vi tính như máy móc văn phòng và các trang thiết bị chế biến số liệu tự động, truyền thông, máy móc điện và các thiết bị âm thanh. Dưới sức ép của sự tăng trưởng của Trung Quốc, khả năng xuất khẩu của các nước châu Á sang thị trường nước thứ ba là hạn chế, chủ yếu tập trung vào hàng tiêu dùng. Nhưng nhu cầu tiêu dùng nội địa ngày càng tăng sẽ tạo lợi thế cho các nước châu Á xuất khẩu sang Trung Quốc các sản phẩm cần nhiều tài nguyên và vốn.
Mặc dù đã nảy sinh không ít vấn đề trong quá trình phát triển, như tình hình ô nhiễm môi trường sinh thái, sự bất bình xã hội của một số tầng lớp dân cư dẫn đến phản kháng bằng biểu tình, khiếu nại, bạo lực, tệ nạn tham nhũng,… nhưng một nước Trung Hoa hùng mạnh là một hiện tượng của thế giới hiện đại.
Sự phát triển của Trung Quốc là vấn đề cần được chúng ta hết sức quan tâm, vì Trung Quốc là nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” với Việt Nam, có truyền thống của mối quan hệ hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, nhưng cũng có hơn 12 năm (1978 – 2001) trong tình trạng băng giá. Hiện nay khi quan hệ hai nước được mở rộng thì “sự thần kỳ của Trung Quốc” vừa là cơ hội lớn, vừa là thách thức không nhỏ đối với họat động kinh tế của Việt Nam.
1.1.3. Lợi ích Việt Nam có được từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc:
- Củng cố và mở rộng thị trường:
Việt Nam đang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu, thị trường xuất khẩu đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Trung Quốc có diện tích và dân số lớn, có nhiều điểm tương đồng về kinh tế và xã hội với Việt Nam. Nhiều mặt hàng của ta rất được ưa chuộng trên thị trường này, như hàng nông sản, thủy sản và tiểu thủ công nghiệp. Tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, Việt Nam có thể củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Khu vực thuộc miền Tây và Tây Nam Trung Quốc thực sự là thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng đối với xuất khẩu của Việt Nam, về nhu cầu thị hiếu tiêu dùng trên thị trường này không khắt khe. Thâm nhập vào thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế so sánh đối với các doanh nghiệp nội địa của Trung Quốc vì quãng đường Việt Nam sang miền Tây Trung Quốc gần và dễ đi hơn so với các vùng khác trong lục địa Trung Quốc.
Từ trước tới nay, hầu hết các nhà xuất khẩu Việt Nam đều chưa tiếp xúc hoặc đàm phán trực tiếp với các doanh nghiệp nhập khẩu nông sản, rau quả của Trung Quốc mà đều qua các doanh nghiệp hoặc thương nhân trung gian của Trung Quốc. Bởi vậy, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, Việt Nam có thể mở rộng được thị trường xuất khẩu.
Thông qua việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, Việt Nam có được một thị trường xuất khẩu rộng lớn không đòi hỏi quá khắt khe với nhiều chủng loại hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa đang gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu như rau hoa quả nhiệt đới, thủy sản khô, tươi chưa chế biến, nhiều loại quặng thô, hàng thực phẩm, công nghệ phẩm,… Như vậy, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc giúp Việt Nam khai thác được nhiều chủng loại mặt hàng xuất khẩu nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam trong xuất khẩu sang thị trường này, và còn củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Thúc đẩy hội nhập kinh tế và khu vực:
Với ưu thế về vị trí địa lý, Việt Nam với các tỉnh biên giới Trung Quốc được coi là cầu nối giữa Trung Quốc và ASEAN. Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các tỉnh biên giới Trung Quốc không thuần túy là trao đổi thương mại giữa hai bên mà bao hàm cả trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN. Cụ thể, một khối lượng hàng hóa đáng kể buôn bán giữa Trung Quốc với Lào, Campuchia được vận chuyển qua Việt Nam. Như vậy thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc càng phát triển thì sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.
Khi khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc hình thành, trao đổi thương mại không chỉ được tăng trưởng giữa các nước ASEAN và Trung Quốc với nhau mà còn các khu vực khác trên thế giới. Vì vậy có thể nói rằng phát triển hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của Việt Nam với Trung Quốc chẳng những góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước mà còn góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
- Phát triển kinh tế - xã hội:
Hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông ngày càng sâu rộng thì các cửa khẩu Việt-Trung không chỉ là cửa ngõ kinh tế của hai nước mà đã trở thành cửa ngõ phát triển kinh tế cho cả khu vực. Trong tình hình đó, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình đối với đời sống nhân dân và trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của cả hai nước.
Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn: Phát triển xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc giúp cho các vùng nông thôn Việt Nam tiêu thụ hàng nông sản, nhất là các tỉnh biên giới. Các tỉnh này không những tìm được đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp mà còn giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều người dân.
Góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo: Ngoại thương phát triển góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, khơi dậy tiềm năng thế mạnh tiềm ẩn của các tỉnh biên giới Việt Nam, tạo điều kiện giảm bớt những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, giúp các địa phương cải thiện cơ bản tình hình kinh tế - xã hội. Phát triển ngành nghề sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế và nâng cao thu nhập của dân cư. Như vậy, kinh tế phát triển đời sống của dân cư sẽ được cải thiện.
Góp phần đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện rõ rệt diện mạo của cả nước, hình thành nhanh chóng nhiều trung tâm thương mại, dịch vụ và cụm dân cư mới ở các tỉnh biên giới, kích thích lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
Khoáng sản, nông sản và thủy sản là các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong đó nông sản và thủy sản được sản xuất ở các tỉnh phía Nam, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này sẽ góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của các tỉnh này, góp phần quan trọng trong việc ổn định và cải thiện đời sống của một bộ phận đông đảo nhân dân các tỉnh tham gia trồng trọt, sản xuất, chăn nuôi, chế biến nhóm hàng nông lâm thủy hải sản, rau quả nhiệt đới,…
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước, góp phần đáng kể trong tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố của cả Việt Nam và Trung Quốc, phát triển các ngành có thế mạnh, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc:
1.2.1. Môi trường kinh tế:
Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi truờng kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc. Xu hướng vận động hay bất cứ thay đổi nào của các yếu tố này đều tạo tạo ra thuận lợi hay hạn chế việc xuất khẩu hàng hóa ở các mức độ khác nhau đối với các loại hàng hóa khác nhau, thậm chí dẫn đến thay đổi mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Các yếu tố quan trọng của môi trường kinh tế và tác động của nó đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa:
- Tiềm năng của nền kinh tế: đây là yếu tố tổng quát, phản ánh các nguồn lực có thể có được huy động và chất lượng của nó. Tiềm năng của nền kinh tế bao gồm tài nguyên, con người, vị trí địa lý, dự trữ quốc gia…Liên quan đến định hướng và tính bền vững của cơ hội chiến lược của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
- Các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân: Tác động của sự thay đổi vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của các ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân, kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triển của các doanh nghiệp. Mặt khác, những thay đổi này ở nước nhập khẩu sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: xu hướng phát triển chung của nền kinh tế hoặc của từng ngành liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến khả năng tăng trưởng hay giảm thiểu, mở rộng hay thu hẹp quy mô xuất khẩu hàng hóa của VIệt Nam sang Trung Quốc.
- Lạm phát và khả năng giảm thiểu lạm phát: ảnh hưởng đến hiệu quả thực, thu nhập, tích lũy, kích thích hoặc kìm hãm tăng trưởng, xu hướng đầu tư, xu hướng tiêu dùng,…
- Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi đồng tiền quốc gia (đồng nội tệ): độ ổn định của đồng nội tệ, xu hướng tăng/giảm giá của đồng nội tệ, việc lựa chọn đồng ngoại tệ trong giao dịch thương mại… ảnh hưởng lớn đến khả năng thành công của từng thương vụ xuất khẩu hàng hóa.
- Hệ thống thuế, mức độ hoàn thiện và thực thi: Liên quan đến sự “công bằng” trong cạnh tranh, thể hiện xu hướng ưu tiên trong hoạt động kinh tế. Mức thuế xuất nhập khẩu đối với từng danh mục hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Mức độ toàn dụng nhân công (% thất nghiệp): Liên quan đến nguồn lực về lao động, chi phí nhân công, thu nhập của tầng lớp xã hội. Ảnh hưởng đến xu hướng tiêu thụ của các tầng lớp dân cư.
1.2.2. Môi trường văn hóa và xã hội:
Yếu tố văn hóa – xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và người tiêu dùng, do đó nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động xuất khẩu. Có thể nghiên cứu các yếu tố này từ những giác độ khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu, trong trường hợp này chúng ta đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng của các yếu tố này đến đặc điểm của thị trường xuất khẩu.Thị trường tiêu dùng hàng hóa xuất khẩu luôn bao gồm những con người thực với phong tục tập quán từng vùng, nhu cầu và khả năng thanh toán.
Tiêu thức thường được nghiên cứu khi phân tích yếu tố này bao gồm:
- Dân số: Số người hiện hữu trên thị trường. Tiêu thức này ảnh hưởng đến dung lượng thị trường có thể đạt đến. Thông thường, dân số càng lớn thì quy mô thị trường càng lớn, nhu cầu về một nhóm sản phẩm càng lớn, khối lượng tiêu thụ sản phẩm càng lớn và khi đó tiềm năng xuất khẩu vào thì trường đó càng lớn. Tóm lại có nhiều cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp nhập khẩu vào thị trường này. Đây là cũng chính là thuận lợi của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.
- Xu hướng vận động: tỷ lệ sinh tử, độ tuổi trung bình và các lớp người già trẻ, tiêu thức này ảnh hưởng đến nhu cầu và việc hình thành các dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu.
- Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ: lượng tiền mà người tieu thụ có thể sử dụng để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ. Trong điều kiện nguồn lực có hạn có lượng tiền sẽ được trang trải cho các nhu cầu theo tỷ lệ khác nhau. Điều này có ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm và việc đáp ửng sản phẩm.
- Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, nền văn hóa: bản sắc, đặc điểm văn hóa xã hội của từng quốc gia phản ánh quan điểm và cách thức sử dụng sản phẩm. Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu rõ phong tục tập quán của vùng mình định xuất khẩu hàng hóa để có những điều chỉnh về sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.
1.2.3. Môi trường chính trị - luật pháp:
Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về hệ thống chính trị, mô hình phát triển kinh tế và hệ thống xã hội. Hai nước cùng là nước xã hội chủ nghĩa, đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, đều đang tiến hành công cuộc đổi mới, cải cách và mở cửa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
Việt Nam và Trung Quốc đã thiết lập được khuôn khổ quan hệ ổn định, bền vững, lâu dài theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và ti._.nh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Hai bên đã thành lập Ủy ban chỉ đạo song phương. Các cuộc gặp cấp cao hai nước được tiến hành thường xuyên hàng năm; các hoạt động giao lưu hữu nghị, hợp tác giữa các ban, ngành, địa phương của hai nước cũng diễn ra sôi động; góp phần tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
Việt Nam và Trung Quốc đều quan tâm thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới, đều coi trọng việc giữ vững môi trường hòa bình, tranh thủ các điều kiện bên ngoài thuận lợi để thực hiện mục tiêu phát triển.
Sự phát triển các mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Trung Quốc và ASEAN, mà Việt Nam là một thành viên có vị thế và vai trò quan trọng, đồng thời lại là nước ASEAN liền kề với Trung Quốc, cũng là một yếu tố chính trị đối ngoại thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc.
Trong bối cảnh có sự gia tăng cạnh tranh giữa các nước lớn ở Đông Á – Thái Bình Dương nói chung và Đông Á nói riêng, Trung Quốc luôn e ngại Mỹ có thể lợi dụng, lôi kéo Việt Nam, đồng thời Trung Quốc cũng luôn đề phòng nhà cầm quyền Đài Loan, lợi dụng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam mưu đồ “Đài loan độc lập”. Các yếu tố này đều ảnh hưởng tới quan hệ thương mại song phương giữa hai nước.
1.2.4. Môi trường địa lý:
Các yếu tố thuộc môi trường địa lý cũng tác động đến cơ hội và sự thành công của hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Các yếu tố địa lý từ lâu đã được quan tâm, nó tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa, Việt Nam có lợi thế về địa lý khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc với đường biên giới chung dài 1.350km. Khoảng cách giữa hai nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và giá thành của hàng hóa, việc vận chuyển, trao đổi mua bán hàng hóa. Khí hậu, thời tiết, tính chất mùa vụ ảnh hưởng đến các chu kỳ sản xuất, tiêu dùng trong khu vực, đến nhu cầu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, các yêu cầu về sự phù hợp của hàng hóa, vấn đề dự trữ bảo quản hàng hóa, tính đa dạng theo hướng chuyên môn hóa hoặc lợi thế so sánh trong việc buôn bán…
1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển quan hệ thương mại Việt Nam –Trung Quốc giai đoạn đến 2015:
- Các yếu tố mang tính toàn cầu:
Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với các nước và với Trung Quốc nói riêng đang có sự thuận lợi từ sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Quá trình này giúp cho quá trình sản xuất sản phẩm được rút ngắn lại, tạo điều kiện cho các nước đi sau có thể bứt phá, đốt cháy giai đoạn, đuổi kịp và vượt các quốc gia khác. Tuy nhiên, nếu không tận dụng được cơ hội, nguy cơ tụt hậu càng cao. Đây là một thách thức to lớn đối với Việt Nam. Nếu không nỗ lực cải cách, Việt Nam sẽ có ít hơn lợi ích trong mối quan hệ kinh tế đối với Trung Quốc, đứng trước nhiều bất lợi phải đối phó.
Hệ thống pháp lý cho trao đổi thương mại toàn cầu đang ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện cho tất cảc các nước khai thác được lợi ích thương mại. Việt Nam và Trung Quốc là thành viên của WTO, điều này tạo thuận lợi cho quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước phát triển dựa trên các nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, các tranh chấp thương mại sẽ được giải quyết trên cơ sở pháp lý minh bạch và rõ ràng. Việc thực hiện các cam kết WTO sẽ là điều kiện thuận lợi cho hai nước mở rộng quan hệ thương mại. Bên cạnh đó, các thể chế thương mại toàn cầu ngày cành hoàn thiện cũng tạo thêm thuận lợi cho quan hệ hai nước với nhau và với các nước khác.
Trật tự kinh tế thế giới trong thế kỷ 21có nhiều thay đổi. Việt Nam đang có nhiều thuận lợi trong thương mại quốc tế với vị trí thuận lợi về địa lý kinh tế và địa chính trị, được các đối tác thương mại khác chú ý, đặc biệt là đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, Việt Nam cần có chiến lược đối tác thương mại rõ ràng trên cơ sở các nguyên tắc quốc tế và phân tích tình hình kinh tế, chính trị thế giới. Nếu không tỉnh táo, chạy theo lợi ích thương mại ngắn hạn phải đối phó với các vấn đề quốc tế phức tạp, mất đi cơ hội tận dụng ngoại lực để rút ngắn khoảng cách phát triển.
- Các yếu tố khu vực:
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) hình thành tạo thuận lợi cho quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Về thuận lợi: tạo cơ hội về thương mại và đầu tư cho Việt Nam, dành được ưu đãi từ phía Trung Quốc. Về khó khăn: gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc và phía các nước ASEAN, là đối phó với sự cạnh tranh của hàng Trung Quốc và các nước ASEAN ở thị trường trong nước và tình trạnh nhập siêu của nước ta với Trung Quốc, cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư từ phía Trung Quốc và các nước ASEAN.
Hợp tác khu vực được đẩy mạnh với nhiều hình thức mới và liên kết mới (hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN, ASEAN mở rộng hợp tác _ ASEAN+, tăng cường hợp tác Đông Á) tạo thuận lợi cho quan hệ hai nước.
Hợp tác tiểu vùng Mê Kông có những ảnh hưởng nhất định đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc. Thứ nhất, hợp tác tiểu vùng Mê Kông tạo điều kiện cho các nước cải thiện cơ sở hạ tầng. Thứ hai, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế như vận tải du lịch, khai thác tài nguyên, phát triển nông nghiệp, chuyển giao công nghệ. Thứ ba, tạo điều kiện phát triển vùng núi lạc hậu của Việt Nam và Trung Quốc, tạo không gian kinh tế cho phát triển thương mại.
- Các yếu tố của Trung Quốc:
Việc Trung Quốc gia nhập WTO có nhiều tác động đối với Việt Nam. Trước hết là quan hệ hai nước sẽ được phát triển trên cơ sở pháp luật quốc tế, sẽ bình đẳng hơn, qui mô thương mại được mở rộng nhờ cắt giảm các hàng rào thương mại. Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào Trung Quốc. Thứ ba, Việt Nam tận dụng cơ hội phát triển và hiện đại hóa của Trung Quốc để nhập khẩu công nghệ, thu hút đầu tư từ Trung Quốc. Bên cạnh những tác động tích cực nói trên, việc gia nhập WTO của Trung Quốc có những tác động tiêu cực đối với Việt Nam. Trước hết, gia tăng sức ép cạnh tranh từ phía Trung Quốc. Thứ hai, việc Trung Quốc gia nhập WTO làm bùng nổ quan hệ thương mại giữa hai nước, tuy nhiên, cũng làm gia tăng bất cập trong quản lý thương mại biên mậu, kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu, gia tăng tình trạng buôn lậu…
Chính sách phát triển các vùng miền của Trung Quốc đang tạo thuận lợi trong hợp tác của Việt Nam với các tỉnh Tây Nam và Đông Nam Trung Quốc. Sự thay đổi chính sách đầu tư trong một số lĩnh vực tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút FDI từ Trung Quốc và các nước khác vào các lĩnh vực thu hút nhiều lao động và sử dụng tài nguyên. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc đang tạo thuận lợi thu hút FDI của Việt Nam và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Hợp tác hai hành lang, một vành đai tạo thuận lợi về cơ sở hạ tầng giao thông cho trao đổi thương mại hai nước.
Sự phát triển quá nóng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ có tác động đến Việt Nam. Trước hết, là gia tăng nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu, năng lượng từ các nước trong đó có Việt Nam và điều này có thể gây sức ép cạn kiệt môi trường và tài nguyên thiên nhiên nước ta. Thứ hai, làm tăng giá, đặc biệt là nguyên liệu và năng lượng, hàng hóa, vật tư trên thế giới dẫn đến sự mất ổn định thị trường.
- Các yếu tố trong nước:
Việt Nam gia nhập WTO tạo thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ thương mại theo nguyên tắc bình đẳng hơn, tuy nhiên với sức cạnh tranh vượt trội của hàng hóa Trung Quốc, việc cắt giảm các hàng rào thương mại do thực hiện WTO sẽ là thách thức đối với Việt Nam tại thị trường trong nước.
Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế với khu vực sẽ là cơ hội để tham gia vào mạng lưới kinh doanh khu vực và toàn cầu, khai thác được lợi thế cạnh tranh để mở rộng thương mại. Các cơ hội đầu tư nước ngoài cũng sẽ được tăng cường, nhất là đầu tư từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên, việc tham gia liên kết kinh tế khu vực không chỉ đem lại cơ hội mà cả những tác động tiêu cực đối với Việt Nam. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết khi tham gia vào các liên kết kinh tế khu vực và các khu vực thương mại tự do sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách. Sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước ngày càng gia tăng. Các nền kinh tế trong khu vực đều có tiềm lực rất mạnh và cạnh tranh gay gắt với Việt Nam.
Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải cách kinh tế trong nước để đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững sẽ tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Trung Quốc.
1.2.6. Cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN trên thị trường Trung Quốc:
Trung Quốc chiếm một vị trí quan trọng trong thị trường xuất khẩu của ASEAN và tiềm năng nhập khẩu vào nước này còn rất lớn. Hiệp định thương mại ASEAN – Trung Quốc đã mở ra nhiều cơ hội cho các nước ASEAN đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này, tuy nhiên bên cạnh thuận lợi thì việc cạnh tranh giữa Việt Nam với các nước ASEAN trong xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc càng trở nên mạnh mẽ.
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước ASEAN với Trung Quốc
năm 2005
Đơn vị: tỷ USD
XK
NK
Việt Nam
Thái Lan
Malaixia
Inđônêxia
Philippin
Trung
Quốc
Việt Nam
-
894
(30%)
1.021
(26%)
439
(27%)
834
(67%)
2.552
(30%)
Thái Lan
2.357
(33%)
-
5.685
3.960
2.050
13.392
(33%)
Malaixia
1.160
(34%)
8.080
-
3.322
1.974
20.093
(33%)
Inđônêxia
678
(21%)
3.128
4.375
-
1.419
8.437
(22%)
Philippin
312
(27%)
1.882
3.220
322
-
12.869
(62%)
Trung Quốc
5.643
(35%)
7.819
(36%)
10.860
(33%)
8.350
(22%)
4.688
(33%)
-
Số % trong ( ) là tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2005
Nguồn: số liệu thống kê xuất khập khẩu của COMTRADE
Dựa vào bảng trên ta có thể thấy, trên thị trường Trung Quốc kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn rất khiêm tốn so với các nước ASEAN khác, ngay cả các nước có cơ cấu xuất khẩu tương đương như Thái Lan, Inđônêxia hay có trình độ phát triển kinh tế tương đồng như Philippin. Trong quan hệ thương mại Việt Nam và các nước lân cận, Việt Nam nhập siêu nhiều với Trung Quốc và với hầu hết các nước ASEAN -6 (ngoại trừ Philippin) trong khi hầu hết các nước ASEAN xuất siêu sang Trung Quốc.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào Trung Quốc của Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn 2001 – 2005 cũng cho thấy trong khi phần lớn các nước ASEAN đã tranh thủ được cơ hội Trung Quốc tăng cơ hội nhập khẩu thì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn thấp hơn các nước trong khu vực và thấp hơn tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu cảu Trung Quốc vào Việt Nam.
Cơ cấu xuất khẩu: hiện nay, khoảng cách phát triển công nghiệp giữa Việt Nam và các nước ASEAN đi trước còn khá lớn. Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam mặc dù tăng nhanh, hiện nay mới chỉ bằng 1/3 của Philippin và Inđônêxia, 1/5 Thái Lan và 1/7 Malaixia. Về chất lượng phát triển công nghiệp, so với các nước ASEAN khác, tỷ lệ công nghiệp trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam còn thấp. Số liệu bảng 2 cho thấy, ngoại trừ Inđônêxia còn dựa nhiều vào xuất khẩu nguyên nhiên liệu, các sản phẩm công nghiệp chiếm tới 70% - 80% kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN khác và trên 85% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc nhưng chỉ chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Về năng lực cạnh tranh xuất khẩu thì các nước có năng lực cạnh tranh mạnh về hàng công nghiệp công nghệ cao và trung bình như điện tử sẽ có khả năng xuất khẩu khi Trung Quốc tăng trưởng. Xuất khẩu những sản phẩm như dệt may, da giầy và những hàng hóa sử dụng nhiều lao động khác sẽ có xu hướng giảm khi Trung Quốc tăng trưởng. Xuất khẩu hàng nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên như dầu cọ, cao su, gỗ, dầu thô, gas và rất nhiều sản phẩm nông nghiệp và hải sản khác sẽ có triển vọng tăng lên. Như vậy sẽ có xu hướng Việt Nam tăng cung cấp nguyên nhiên liệu cho Trung Quốc và nhập khẩu hàng công nghiệp.
Bên cạnh lợi thế cạnh tranh thì các chính sách thương mại trong khu vực và đa phương cũng đem lại những thay đổi trong năng lực cạnh tranh.
Để giảm thách thức và tăng cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc, Việt Nam phải tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Việt Nam phải chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, phải có khả năng cung cấp ngày càng nhiều các mặt hàng công nghiệp cạnh tranh được trên thị trường khu vực và thế giới. Muốn vậy, phải xác định được những ngành có lợi thế so sánh, chuyển hướng chiến lược cho phù hợp với tình hình mới và tận dụng ngoại lực để vừa làm tăng nội lực vừa nhanh chóng tăng năng lực cạnh tranh.
Bảng 1.2: Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của ASEAN vào Trung Quốc
S
I
T
C
2002
2003
2004
2005
Tr.USD
%
Tr.USD
%
Tr.USD
%
Tr.USD
%
Thái Lan
Tổng kim ngạch
68107,9
100,0
80323,3
100,0
96247,9
100,0
110110,0
100,0
0
Thực phẩm và động vật sống
9650,5
14,1
10942,3
13,6
11934,3
12,4
12374,6
11,2
2
Nhiên liệu
2964,9
4,4
4195,9
5,2
5205,1
5,4
5622,7
5,1
3
Nguyên liệu thô, trừ nhiên liệu
1819,3
2,7
2126,0
26
3415,0
3,6
4767,8
4,3
5
Hóa chất và sản phẩm hóa chất
4166,2
6,1
5257,3
6,6
6909,1
7,2
8912,6
8,1
6
Sản phảm CNCT phân theo các NLC
8151,9
11,9
9391,5
11,7
11815,1
12,3
13637,4
12,4
7
Máy móc thiết bị và PTGT
28910,7
42,5
35191,0
43,8
42776,5
44,4
49192,2
44,7
8
Hàng công nghiệp
9873,6
14,5
10621,0
13,2
12038,6
12,5
13351,1
12,1
9
Các loại khác
2290,9
3,4
2233,5
2,8
1702,5
1,8
1826,2
1,7
Malaixia
Tổng kim ngạch
94058.3
100,0
104704,2
100,0
126500,2
100,0
140962,9
100,0
0
Thực phẩm và động vật sống
1967,6
2,1
2216,8
2,1
2635,6
2,1
2835,8
2,0
2
Nguyên liệu thô, trừ nhiên liệu
2214,9
2,3
2671,8
2,6
3279,9
2,6
3817,5
2,7
3
Nhiên liệu
8064, 4
8,6
10587,3
10,1
14628,6
11,6
18758,3
13,3
4
dầu mỡ động thực vật
4717,2
5,1
6375,4
6,1
6980,8
5,6
6498,2
4,6
5
Hóa chất và sản phẩm hóa chất
4386,7
4,7
5407,9
5,2
7069,0
5,6
7625,4
5,4
6
Sản phảm CNCT phân theo các NL chính
6538,4
6,9
7363,6
7,0
9789,9
7,7
10358,1
7,3
7
Máy móc thiết bị và PTGT
56655,1
60,2
59494,6
56,8
69047,0
54,6
76544,4
54,3
8
Hàng công nghiệp khác
8013,8
8,5
8851,9
8,5
10712,8
8,5
11740,0
8,3
9
Các loại khác
1159,5
1,2
1345,2
1,3
1898,2
1,5
2334,4
1,7
Inđônêxia
Tổng kim ngạch
57158,1
100,0
61058,0
100,0
64483,5
00,0
85659,9
0
0
Thực phẩm và động vật sống
3606,3
6,3
3666,0
6,0
3968,4
,2
4574,8
,3
2
Nguyên liệu thô, trừ nhiên liệu
4522,1
7,9
5317,2
8,7
6432,6
10,0
9016,7
10,5
3
Nhiên liệu
13909,5
24,3
15709,8
25,7
11462,2
17,8
23716,8
27,7
4
dầu mỡ động thực vật
2657,0
4,6
3013,8
4,9
4492,8
7,0
5026,2
5,9
5
Hóa chất và sản phẩm hóa chất
2969,2
5,2
3386,6
5,5
4015,9
6,2
4493,0
5,2
6
Sản phảm CNCT phân theo các NL chính
10926,0
19,1
11175,4
18,3
12866,5
19,9
14401,5
16,8
7
Máy móc thiết bị và PTGT
9788,7
17,1
9772,6
16,0
11522,7
17,8
13602,3
15,9
8
Hàng công nghiệp khác
8193,0
14,3
8484,7
13,9
9196,0
14,3
10272,4
12,0
9
Các loại khác
321,6
0,6
308,9
0,5
246,6
0,4
213,5
0,2
Philippin
Tổng kim ngạch
35208,2
100,0
36231,2
100,0
39680,5
100,0
41221,3
100,0
0
Thực phẩm và động vật sống
1390,6
3,9
1520,4
4,2
1548,1
3,9
1619,5
3,9
2
Nguyên liệu thô, trừ nhiên liệu
405,5
1,1
463,4
1,3
598,7
1,5
677,2
1,6
3
Nhiên liệu
417,1
1,2
564,8
1,6
500,9
1,3
774,6
1,8
4
dầu mỡ động thực vật
376,4
1,1
535,3
1,5
610,2
1,5
694,3
1,6
5
Hóa chất và sản phẩm hóa chất
375,5
1,1
406,5
1,1
461,7
1,1
553,4
1,3
6
Sản phảm CNCT phân theo các NL chính
1136,7
3,2
1258,1
3,4
1572,8
3,9
1712,0
4,1
7
Máy móc thiết bị và PTGT
26806,2
76,1
27103,9
74,8
30160,2
76,0
30768,3
74,6
8
Hàng công nghiệp khác
4152,0
11,8
4125,5
111,4
3990,9
10,1
4172,9
10,1
Việt Nam
Tổng kim ngạch
15029,2
100,0
16706,0
100,0
20149,4
100,0
26316,2
100,0
0
Thực phẩm và động vật sống
4021,1
26,8
4094,0
24,5
4384,3
21,8
5241,8
19,9
1
đồ uống và thuốc l á
45,1
0,3
74,3
0,4
141,9
0,7
156,2
0,6
2
Nguyên liệu thô, trừ nhiên liệu
409,5
2,7
513,4
3,1
627,6
3,1
827,1
3,1
3
Nhiên liệu
3442,4
22,9
3547,6
21,2
4151,1
20,6
6233,3
23,7
5
Hóa chất và sản phẩm hóa chất
220,4
1,4
256,0
1,5
337,8
1,7
419,4
1,6
6
Sản phảm CNCT phân theo các NL chính
982,3
6,5
1112,6
6,6
1342,9
6,7
1811,9
6,9
7
Máy móc thiết bị và PTGT
1388,5
9,2
1319,1
7,9
1791,7
8,9
2542,4
9,7
8
Hàng công nghiệp khác
4375,0
29,1
5656,7
33,9
7225,7
5,9
9008,1
34,2
9
Các loại khác
113,5
0,7
119,7
0,7
123,4
0,6
37,8
0,1
Trung Quốc
Tổng kim ngạch
325596,0
100,0
43827,8
100,0
593325,6
100,0
761953,4
100,0
0
Thực phẩm và động vật sống
14620,7
4,5
17531,1
4,0
18864,2
3,2
22480,3
3,0
2
Nguyên liệu thô, trừ nhiên liệu
4402,5
1,4
5026,8
1,1
5842,5
0,9
7484,4
1,0
3
Nhiên liệu
8435,2
2,6
11114,2
2,5
14480,3
2,4
17621,9
2,3
5
Hóa chất và sản phẩm hóa chất
15324,9
4,7
19580,8
4,4
26359,7
4,4
35772,1
4,7
6
Sản phảm CNCT phân theo các NL chính
52954,5
16,3
69018,4
15,7
100646,2
17,0
129120,7
16,9
7
Máy móc thiết bị và PTGT
126976,0
39,0
187772,5
42,8
268260,3
45,2
352233,9
46,2
8
Hàng công nghiệp khác
101152,5
31,1
126088,4
28,8
156398,2
26,3
194183,4
25,5
Số liệu Việt Nam từ năm 2001-2004
Nguồn: ITC tổng hợp số liệu từ Comtrade
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC
2.1. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc:
2.1.1. Tình hình chung về quan hệ thương mại hai nước:
Cùng với sự phát triển toàn diện của mối quan hệ Việt Trung, quan hệ thương mại hai nước cũng phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng về quan hệ hai chiều trong giai đoạn 2001-2006 đạt trung bình 24,09%/năm, riêng trong năm 2006 kim ngạch hai chiều đã vượt mức 10 tỷ USD, đạt mức 10,4 tỷ USD, tăng 19,2% so với năm 2005 và Trung Quốc trong 3 năm liền liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Chỉ riêng 5 tháng đầu năm 2007 kim ngạch hai chiều giữa hai nước đã đạt tới 5,6 tỷ USD, tăng 49,6% so với cùng kỳ năm 2006. Tính đến tháng 10/2007 con số này là 12,1 tỷ USD. Tiến đô tăng trưởng đều đặn này là dấu hiệu khả quan để đạt mục tiêu kim ngạch hai chiều 15tỷ USD vào năm 2010.
Bảng 2.1: Thống kê quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc
giai đoạn 2001-2006
Đơn vị: Tr. USD
Năm
Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều
Tỷ lệ tăng
(%)
Việt Nam XK
Việt Nam NK
2001
3.047
3,04
1.418
1.629
2002
3.654
19,9
1.495
2.158
2003
4.870
33,3
1.747
3.120
2004
7.191
47,6
2.735
4.456
2005
8.739
21,5
2.961
5.778
2006
10.420
19,2
3.030
7.390
2007
13.200
26,6
3.200
10.000
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
- Về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc liên tục tăng trong giai đoạn 2001 – 2007, lần lượt đạt 1.418 triệu USD, 1.495 triệu USD, 1.747 triệu USD, 2.735 triệu USD, 2.961 triệu USD, 3.030 triệu USD, 3.448 triệu USD. Tốc độ bình quân tăng trưởng về xuất khẩu đạt 13,54%/năm. Hiện nay Trung Quốc đã trở thành thị trường đứng thứ 3 trong xuất khẩu của Việt Nam.
- Về nhập khẩu: Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng mạnh trong giai đoạn 2001 – 2006, tốc độ tăng trung bình đạt 31,9%/năm. Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2006 lần lượt là: 1.629 triệu USD, 2.158 triệu USD, 3.120 triệu USD, 4.456 triệu USD, 5.778 triệu USD, 7.990 triệu USD. Trong đó năm 2006 có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh nhất và hiện nay Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất vào Việt Nam. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu ngày càng gia tăng trong quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc.
2.1.2. Thực trạng về cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc:
Trong suốt thời kỳ 1991 – 2000, Việt Nam liên tục xuất siêu sang Trung Quốc (chỉ trừ năm 1998 Việt Nam nhập siêu 74,9 triệu USD chiếm 17% so với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc của năm này). Tổng suất siêu của Việt Nam vào Trung Quốc từ năm 1991 đến 2000 là 502,8 triệu USD chiếm 12% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc và chiếm 0,7% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cùng thời kỳ này.
Đây là thời kỳ xuất siêu của Việt Nam vào Trung Quốc là khá cao, riêng năm 1994 và 2000 xuất siêu của Việt Nam đều đạt trên 100 triệu USD. Tuy nhiên trong thời kỳ này, xuất siêu của Việt Nam vào Trung Quốc qua các năm tăng giảm thất thường. Điều này cho thấy, xuất siêu của Việt Nam vào thị trường này còn nhiều hạn chế, chưa ổn định và có xu hướng giảm dần. Giai đoạn 1991 – 1995, tổng xuất siêu của Việt Nam vào Trung Quốc là 298,5 triệu USD, chiếm 46,8% so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Trung Quốc. Đến giai đoạn 1996 – 2000, con số này giảm xuống còn 204,3 triệu USD, chỉ chiếm 5,8% bằng 1/8 so với giai đoạn trước.
Kể từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã chịu sức ép nhập siêu rất mạnh từ Trung Quốc, giá trị nhập siêu từ Trung Quốc liên tục tăng mạnh qua các năm. Trong giai đoạn 2001 – 2006 mức độ nhập siêu của ta từ Trung Quốc ngày càng lớn, mức độ tăng trung bình là 1,84 tỷ USD/năm và hiên nay Trung Quốc đã vượt qua Đài Loan và Hàn Quốc trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của nước ta.
Bảng 2.2. Cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc
giai đoạn 1991 – 2007
Đơn vị: Triệu USD
Năm
XK của VN sang TQ
NK của VN từ TQ
Cán cân thương mại
Qui mô
Tôc độ
(%)
Qui mô
Tốc độ
(%)
Qui mô
Tỷ lệ so với XK (%)
1991
19,1
-
18,4
-
+0,7
+3,7
1992
95,6
400.5
31,8
72,8
+63,8
+66,7
1993
135,8
42.0
58,5
168,9
+50,3
+37,0
1994
295,7
117.7
144,2
68,7
+151,5
+51,2
1995
361,9
22.4
329,7
128,6
+32,2
+8,9
1996
340,2
-6.0
329,0
-0,2
+11,2
+3,3
1997
474,1
39.4
404,4
22,9
+69,7
+14,7
1998
440,1
-7.2
515,0
27,3
-74,9
-17,0
1999
746,4
69.6
683,4
32,7
+63,0
+8,4
2000
1.536,4
105,8
1.401,1
105,0
+135,5
+8,8
2001
1.418,1
92,4
1.629,1
114,5
-211,0
-14,9
2002
1.495,5
105,5
2.158,8
132,5
-663,3
-44,4
2003
1.747,7
116,9
3.122,3
144,6
-1.734,6
-99,3
2004
2.735,5
156,5
4.456,5
142,7
-1.721,1
-62,9
2005
2.961,0
108,2
4.778,9
129,7
-2.817,9
-95,2
2006
3.030,0
102,6
7.309,9
127,9
-4.369,0
-144,2
2007
3.200,0
105,6
10.000,0
135,3
-6.800
-212,5
Nguồn: Bộ thương mại
Bảng 2.3: Thống kê mức độ nhập siêu từ Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2007
Năm
Mức độ nhập siêu từ Trung Quốc (triệu USD)
Tốc độ tăng (%)
2001
211
0
2002
663
214,2
2003
1.374
107,2
2004
1.720
25,2
2005
2.817
63,7
2006
4.360
54,7
2007
6.800
56,0
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam.
Trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2006 các sản phẩm có kim ngạch nhập khẩu lớn từ Trung Quốc vào Việt Nam là những tác nhân chính khiến cho biên độ nhập siêu của ta từ Trung Quốc ngày càng gia tăng là:
- Xăng dầu các loại,
- Phân bón các loại,
- Máy móc, thiết bị phụ tùng,
- Sắt thép các loại,
- Nguyên phụ liệu, dệt, may, da và vải các loại,
- Xe máy dạng CKD, IKD.
Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu của các sản phẩm lớn từ Trung Quốc và tỷ trọng của các sản phẩm này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc
qua các năm thuộc giai đoạn 2001 – 2006.
Đơn vị: triệu USD
Tên sản phẩm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
KN
NK
TT
KN
NK
TT
KN
NK
TT
KN
NK
TT
KN
NK
TT
KN
NK
TT
Xăng, dầu các loại
231,6
14,2
473,4
21,9
721,1
23,09
739,8
16,6
884,3
16,3
555,3
7,5
Phân bón
các loại
62,3
3,8
57,6
2,6
244,2
7,8
391,9
8,7
264,2
4,5
298,7
4,04
Máy móc, thiết bị
phụ tùng
219,3
13,4
347,9
16,1
446,8
14,3
607,1
13,6
817,5
14,1
1.200
16,2
Săt thép
các loại
54,7
3,3
69
3,1
108,2
3,4
409,5
9,1
718
12,4
1.296
17,5
NPL, dệt, may, da và vải các loại
74,1
4,54
127,9
5,9
200,5
6,4
737,4
16,5
984,8
17,04
1.200
16,2
Xe máy dạng
CKD,
IKD
433,2
26,5
121,8
5,6
47,7
1,5
92,7
2,08
118,9
2,05
101,3
1,37
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam.
2.1.3. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc:
Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian qua gồm 4 nhóm chính là:
- Hàng nhiên liệu (than đá, dầu thô, cao su tự nhiên, quặng kim loại…)
- Nhóm hàng nông sản (lương thực, vhè, rau quả, hạt điều…)
- Nhóm hàng thủy sản tươi sống, thủy sản đông lạnh (như tôm, cua, cá…)
- Nhóm hàng tiêu dùng (thủ công mỹ nghệ, giày dép, đồ gia dụng cao cấp…)
Ngoài ra trong những năm gần đây Việt Nam còn xuất sang Trung Quốc mặt hàng công nghiệp là vi tính và linh kiện điện tử. Trong đó, nhiều mặt hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc đã khẳng định được thị phần và có sức cạnh tranh của mình như dầu thô, hàng hải sản, cao su, than đá, rau quả, hạt điều…tuy kim ngạch xuất khẩu chưa cao nhưng tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định.
Nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu, cao su, dầu mỏ, than đá vẫn chiếm trên 60% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc. Trong đó, dầu thô chiếm tới 50%, tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu dầu thô trong năm 2006 đã giảm trong khi tỷ trọng xuất khẩu than đá và cao su lai tăng lên. Cao su là mặt hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 51 triệu USD năm 2001 lên 852 triệu USD năm 2006. Cao su được coi là mặt hàng Việt Nam có lợi thế tuyệt đối. Kim ngạch xuất khẩu than đá cũng tăng từ 17,3 triệu USD năm 2001 lên 295 triệu USD năm 2006.
Trong khi nhóm nguyên nhiên liệu có tốc độ tăng trưởng cao thì xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, hải sản có xu hướng giảm đi. Kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản giảm từ 253 triệu USD năm 2001 xuống còn 65 triệu USD năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu rau củ quả giảm từ 145 triệu USD xuống còn 25 triệu USD năm 2006 trong cùng giai đoạn mặc dù rau củ quả và thủy hải sản vẫn được coi là mặt hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Trong nhóm nông, lâm, thủy sản, hạt điều là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 30 triệu USD năm 2001 lên 95 triệu USD năm 2006. Xuất khẩu cà phê, chè, gạo cũng có xu hướng tăng tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu còn thấp.
Một thành công trong cải thiện cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc là sự tăng trưởmg của các mặt hàng chế biến như giày dép, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ và hiện nay là mặt hàng máy vi tính và linh kiện, dây điện và cáp điện…Tuy kim ngạch xuất khẩu còn khá nhỏ bé nhưng tốc độ tăng trưởng ổn định cũng cho thấy Việt Nam có khả năng phát triển xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc.
Như vậy, trong những năm gần đây xu hướng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 1000 mặt hàng, chủ yếu là dầu thô, khoáng sản, nguyên liệu thô, nông sản thực phẩm…, trong khi đó Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam hơn 4000 mặt hàng chủ yếu là hàng tiêu dùng công nghệ phẩm, sắt thép, điện tử dân dụng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cho gia công hàng dệt may, da giày, hóa chất cơ bản, phân bón, giống cây trồng…Có điều cần lưu ý rằng hàng hóa từ Việt Nam xuất sang Trung Quốc (nhất là nông sản, thực phẩm) thường gặp khó khăn do phía Trung Quốc đột ngột thay đổi chính sách như đơn phương dừng thông quan đối với một số mặt hàng có lúc đã làm cho hàng ngàn tấn dưa hấu, xoài, hải sản tươi sống… phải tiêu hủy tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc. Các doanh nghiệp Việt Nam có qui mô nhỏ, vốn không lớn đã lao đao, thậm chí phá sản khi rơi vào tình trạng này.
Bảng 2.5: Thống kê các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang
Trung Quốc giai đoạn 2002 – 2006
Đơn vị: Tr. USD
TT
Mặt hàng
2002
2003
2004
2005
2006
1
Dầu thô
686.79
847.80
1.471.00
1.160.16
399.91
2
Cao su
88.66
147.00
357.00
519.20
851.38
3
Thủy sản
195.30
77.80
48.10
61.97
65.05
4
Rau quả
121.50
67.10
24.90
34.94
24.61
5
Hạt điều
38.10
52.40
70.20
97.36
94.49
6
Than đá
44.10
48.87
134.00
370.17
594.76
7
Dệt may
19.59
28.45
14.80
8.14
8
Máy tính, linh kiện
19.30
22.49
25.90
74.56
73.81
9
Đồ gỗ
11.30
12.38
35.00
60.34
94.07
Nguồn: Bộ thương mại.
2.1.4. Các phương thức xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc:
Có 4 phương thức xuất khẩu hàng hóa chủ yếu là: xuất khẩu trực tiếp, gia công xuất khẩu, tái xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ.
- Xuất khẩu trực tiếp là hình thức các nhà xuất khẩu của Việt Nam bán hàng trực tiếp hàng hoá cho thưong nhân Trung Quốc mà không phải qua trung gian nào.
Trong quan hệ xuất khẩu với Trung Quốc, Việt Nam có hai hình thức xuất khẩu trực tiếp là: xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu tiểu ngạch.
Xuất khẩu chính ngạch là: hình thức xuất khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại lưu thông qua các cửa khẩu quốc tế và quốc gia, phải chấp hành đầy đủ các thủ tục theo thông lệ và tập quán quốc tế. Trung Quốc gọi hình thức này là quốc mậu.
Xuất khẩu tiểu ngạch là hình thức xuất khẩu theo giấy phép của Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới. Trung Quốc gọi hình thức này là biên mậu.
- Gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu trong đó một đơn vị kinh doanh trong nước nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của nước ngoài rồi tiến hành gia công chế biến, sản xuất thêm. Sau đó xuất sang nước đó. Hình thức này thường được tiến hành ở những nước có trình độ công nghệ thấp, chưa có uy tín và thiếu thị trường.
- Tái xuất khẩu là hình thức nhập khẩu tạm thời hàng hóa từ nước xuất khẩu vào nước mình sau đó xuất sang nước thứ ba. Hình thức này thường xảy ra ở các nước làm trung gian xuất khẩu, có vị trí địa lý thuận lợi, có thị trường và có uy tín trong kinh doanh xuất khẩu.
- Xuất khẩu tại chỗ, đây là hình thức xuất khẩu mà hàng hóa chưa vượt ra khỏi biên giới của quốc gia đó. Đó là việc cung cấp hàng hóa cho các đoàn ngoại giao, đoàn khách du lịch nước ngoài hay hàng hóa được bán ra khỏi khu chế xuất của một nước. Hình thức này tạo ra thị trường xuất khẩu tại chỗ.
Từ khi hiệp định thương mại được kí kết vào năm 1991, hoạt động._. ở thế bị động, bị ép cấp, ép giá gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, các cơ quan chứa năng của chính phủ như Bộ Thương mại cần phải thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường và chính sách biên mậu của Trung Quốc để tham mưu cho Chính phủ, Bộ thương mại và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới cơ chế quản lý, đối sách cần áp dụng; thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời về chính sách buôn bán qua biên giới và những thay đổi về chính sách, cơ chế quản lý thương mại và thủ tục hải quan của Trung Quốc; hệ thống lại chính sách thương mại của Việt Nam và Trung Quốc in bằng hai thứ tiếng cung cấp cho doanh nghiệp để họ không bị động trong kinh doanh.
Cục xúc tiền thương mại, Bộ thương mại và Phòng thương mại & công nghiệp Việt Nam cần phối hợp tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam sang nghiên cứu thị trường, tham gia các hội trợ quốc tế lớn tổ chức tại Trung Quốc, đồng thời phối hợp với phía bạn tổ chức các cuộc hội thảo, hội chợ , triển lãm, hội chợ vùng biên, diễn đàn doanh nghiệp để cho danh nghiệp hai bên tham gia. Hai bên cần tổ chức thường xuyên hội chợ ,triển lãm, …đây là cách thông tin trực tiếp, phát huy hiệu quả nhanh. Qua đó, các doanh nghiệp có thêm thông tin về thị trường, có cơ hội tốt để quảng bá và bán sản phẩm, tìm đối tác và ký kết hợp đồng.
3.3.1.5. Tăng cường đối tác chống buôn lậu và gian lận thương mại:
Để phát triển được sản xuất trong nước và làm lành mạnh hóa quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai bên cần có các chính sách ngăn chặn nạn buôn lậu và gian lân thương mại. Trước mắt, cần tập trung vào các biện pháp cơ bản sau:
- Phối hợp chống buôn lậu giữa các ngành, Bộ thương mại là cơ quan chủ trì (chủ yếu là cục quản lý thị trường) làm đầu mối thực hiện các nội dung phối hợp gồm: rà soát, soạn thảo các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến công tác tổ chức, thực hiện đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, phối hợp trong việc trao đổi thông tin nghiệp vụ; xử lý vi phạm; phối hợp trong công tác kiểm tra, khiểm soát thị trường;…
- Xem xét lại hệ thống thuế và thủ tục hải quan, khắc phục những bất hợp lý và kẽ hở trong chính sách thuế đang tạo điều kiện cho buôn lậu phát triển.
- Bộ thương mại tổ chức tốt hơn công tác quản lý thị trường, tổ chức việc quản lý thị trường và thông tin qua lại giữa các đơn vị thực hiện; cần xây dựng lại nhiều kênh thông tin để chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa các chi cục đặc biệt là trên tuyến biên giới.
- Nghiêm túc thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hóa, Nhà nước nên có biện pháp xử phạt đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước không áp dụng qui chế ghi nhãn hàng hóa.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn thương nhân cũng như cho toàn dân hiểu và làm theo pháp luật.
- Thực hiện chính sách phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động vùng biên. Xóa đói giảm nghèo và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các tỉnh biên giới.
- Chính phủ và chính quyền các tỉnh biên giới cần tăng cường quản lý hàng hóa, áp dụng các biện pháp kiểm tra chặt chẽ, ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng qua biên giới.
- Cần sớm có cơ chế chính sách động viên, kích lệ bằng vật chất một cách hợp lệ cho các lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại thông qua Quỹ chống buôn lậu (vì đã bỏ việc trích thưởng).
3.3.1.6. Hỗ trợ thông tin thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc:
Các tham tán và đại sứ quán của Việt Nam tại Trung Quốc cần tích cực tìm hiểu về thị trường Trung Quốc để hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc khi các doanh nghiệp cần giúp đỡ.
Bộ thương mại cần tổ chức và hỗ trợ tổ chức phát triển thị trường tại Trung Quốc. Trong những năm tới Việt Nam cần tập trung vào hoạt động tổ chức, hỗ trợ phát triển thị trường cho các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực như: thủy hải sản, rau quả, cao su, đồ gỗ,…
Bộ thương mại cần tăng cường cung cấp thông tin hơn nữa cho các doanh nghiệp họat động xuất khẩu sang Trung Quốc để họ có thể dành thế chủ động và nâng cao hiệu quả kinh tế., cần thiết phải có một bộ phận chuyên nghiên cứu chiến lược và thương tin thị trường, cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc và liên quan đến mậu dịch biên giới từng khu vực. Trên cơ sở đó, các Bộ, Ngành cần xây dựng các phương án xuất khẩu phù hợp với khả năng phát triển kinh tế của Việt Nam, của các Bộ, Ngành và các tỉnh biển giới. Bộ thương mại phối hợp với các Bộ, Ngành khác có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến về pháp luật thương mại, chính sách thương mại của Trung Quốc.
3.3.1.7. Tăng cường hợp tác song phương với Trung Quốc:
Chính phủ, Bộ thương mại đàm phán với phía Trung Quốc nhằm tạo điều kiện hơn nữa về chính sách cho hàng xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, nhờ đó Việt Nam sẽ nâng cao được khả năng xuất khẩu, giảm bớt tình trạng nhập siêu đối với Trung Quốc.
Chính phủ cần đề nghị với phía Trung Quốc đamg phán để thống nhất Hiệp định khung về kiểm dịch đối với cả động vật và thực vật vì nếu để riêng rẽ sẽ có thể trở thành rào cản đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
Tiếp tục nghiên cứu và đàm phán với phía Trung Quốc thống nhất thực hiện kiểm tra hải quan một lần tại các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Rà soát và thống nhất lại mã số hàng hóa (HS) để tránh tình trạng hàng hóa khi xuất khẩu bị gây khó khăn do mã HS không thống nhất giữa hai bên.
Cần thử nghiên cứu khả năng hợp tác với một hoặc một số tỉnh của Trung Quốc về việc phân công sản xuất những mặt hàng mà mỗi bên có thế mạnh để có thể trao đổi với nhau nhằm mở rộng cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
3.3.1.8. Về chính sách tiền tệ, ngân hàng:
Ngành ngân hàng về trước mắt cần xây dựng quy chế hoạt động tiền tệ qua biên giới, các ngân hàng thương mại cần tiếp tục mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng thương mại của Trung Quốc. Cần có kế hoạch phối hợp với các ngành để thiết lập quan hệ quản lý đồng bộ về hoạt động tiền tệ qua biên giới, tích cực phòng chống tiền giả đưa vào trong nước. Bên cạnh đó, tổ chức sắp xếp lại các lực lượng kinh doanh ngoại hối thuộc các thành phần kinh tế tại các khu vực cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Các hoạt động này phải có sự thông qua, cấp phép và chịu sự quản lý chặt chẽ của các ngân hàng Nhà nước. Ngành ngân hàng tìm cách đưa hầu hết các hoạt động xuất khẩu qua biên giới (trừ hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới) qua thanh toán ngân hàng và tổ chức đổi tiền thuận tiện, có chính sách quản lý tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường tiền tệ. Phấn đấu để đưa tiền tệ Việt Nam thành đồng tiền chuyển đổi trên tài khoản vãng lai.
3.3.1.9. Các giải pháp khác:
Chính phủ cần hỗ trợ các tỉnh biên giới với Trung Quốc trong việc xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu: tài trợ vốn từ nguồn ngân sách; có các chính sách khuyến khích phát triển các khu kinh tế cửa khẩu. Hầu như các khu kich tế cửa khẩu trên tuyến biên giới với Trung Quốc đang thiếu kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, bị đình lại, nên rất cần sự hỗ trợ về vốn của chính phủ.
Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng “hai hành lang và một vành đai kinh tế”. Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ là động lực phát triển quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Điều chỉnh cơ chế quản lý hoạt động thương mại với Trung Quốc theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, không những hạn chế được rủi ro từ xuất khẩu tiểu ngạch, mà còn được hưởng ưu đãi về thuế từ việc thực hiện chương trình thu hoạch sớm (EHP). Các cơ quan chức năng của chính phủ nên điều chỉnh cơ chế quản lý để tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí cho các doanh nghiệp trong việc lấy giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc giám định hàng hóa, hướng dẫn và khuyến khích bà con nông dân sản xuất nông sản thực phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Công tác quản lý điều hành xuất nhập khẩu cần phải linh hoạt và có đối sách kịp thời với những diễn biến của thị trường Trung Quốc, và những thay đổi chinh sách phía bạn. Đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu, thống nhất về thu lệ phí tại các cửa khẩu, tạo điều kiện cho người và hàng hóa qua cửa khẩu công khai, minh bạch , tạo điều kiện thuận tiện cho xe tải hàng hóa, xe công vụ, xe doanh nghiệp qua lại một cách bình thường.
Việt Nam đang bị động hoàn toàn trong buôn bán biên mậu với Trung Quốc, do vậy, vấn đề cấp thiết là chúng ta phải xây dựng chiến lược phát triển biên mậu. Về hoạt động biên mậu, Trung Quốc có chiến lược rõ ráng, trong khi đó Việt Nam không có chiến lược, nên họ đã phát triển được kinh tế của các tỉnh biên giới, thay đổi hoàn toàn bộ mặt biên giới kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập.
3.3.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc:
3.3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động buôn bán chính ngạch và chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh:
Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam coi trọng cả xuất khẩu chính ngạch và buôn bán biên giới. Xuất khẩu chính ngạch có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng nhanh và ổn định của kim ngạch thương mại giữa hai bên. Hiện nay Trung Quốc đang dần thay đổi chính sách thương mại, đặc biệt là chính sách biên mậu theo chiều hướng giảm dần và tiến tới xóa bỏ ưu đãi đối với các hoạt động buôn bán biên mậu để phù hợp với các quy định của WTO. Chính vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch với Trung Quốc là thực sự cần thiết. Ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp Việt Nam nên thay đổi phương thức buôn bán, cần phải chuyển sang và phát triển buôn bán chính ngạch.
Doanh nghiệp của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc ít biết về luật lệ, chính sách của phía Trung Quốc và dễ dàng bị đối tác gây sức ép, nhất là với các chủng loại mặt hàng mang tính thời vụ như rau quả, hải sản tươi, hiệu quả tính được bằng ngày, giờ. Kết quả của các hoạt động diễn ra manh mún, nhỏ lẻ, hoàn toàn bị động và phụ thuộc vào đầu mối nhập khẩu phía bạn, xuất khẩu chủ yếu theo đường biên mậu.Các doanh nghiệp cần hạn chế xuất khẩu theo đường biên mậu, chuyển qua xuất khẩu chính ngạch.
Các doanh nghiệp phải cập nhật thông tin thường xuyên về thị trường Trung Quốc để chủ động trong hoạt động trao đổi hàng hóa, tránh thua thiệt như xuất khẩu quả tươi. Trong thực tế, các doanh nghiệp mới chú trọng lợi ích nhỏ trước mắt mà chưa nghĩ đến việc chuẩn bị để buôn bán chính ngạch lâu dài.
Để bắt đầu con đường buôn bán chính ngạch, các doanh nghiệp cần nhanh chóng: (1) Cập nhật hệ thống văn bản pháp luật thương mại của Trung Quốc, (2) Tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng và đặc điểm thị trường; (3) Thiết lập các văn phòng đại diện; (4) Tiến hành các chương trình xuc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, hướng tới xây dựng hệ thống đại lý phân phối và tìm kiếm đối tác; (5) Chuẩn bị nguồn hàng đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường, đạt tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phải tìm nguồn cung cấp đầu vào lớn và tương đối ổn định.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự thay đổi theo hướng tích cực trong tư duy, không nên có thái độ ỷ lại, chờ đợi sự hỗ trợ của các cơ quan chủ quản. Doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu nhu cầu thị hiếu, hệ thống pháp luật, tiếp cận, thâm nhập thị trường để tránh tình trạng bị động trong quan hệ trao đổi hàng hóa.
3.3.2.2. Đa dạng hóa các phương thức hoạt động thương mại:
Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam không nên chỉ giới hạn ở hai phương thức hoạt động thương mại chính là xuất khẩu chính ngạch và buôn bán tiểu ngạch, mà cần mở rộng và đa dạng hóa các phương thức thương mại:
- Phát triển mạnh hình thức khai thác và chế biến quặng xuất khẩu sang Trung Quốc, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu các sản phẩm thu được. Chúng ta không nên đẩy mạnh xuất khẩu quặng thô sang phía bạn như trước đây vì hiệu quả thu được rất thấp, không những thế còn làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- Để tăng cường hiệu quả của hoạt động thương mại, các doanh nghiệp nên chuyển dần từ buôn bán thuần túy sang hợp tác liên doanh, sản xuất, lắp ráp, tiêu thụ hàng hóa tại thị trường hai bên vầ xuất khẩu sang các thị trường khác như liên doanh sản xuất đồ điện gia đình, thức ăn gia súc, giày dép, thực phẩm, dược phẩm,…
- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc để thành lập các liên doanh chế biến hàng nông lâm hải sản tại thị trường của họ để tận dụng được nguồn nhân công rẻ, bán được hàng hóa với giá cao, tránh được hàng rào thuế quan, lại có thể tạn dụng được ưu thế về tài nguyên, đưa hàng đến tận thị trường tiêu thụ và tiếp cận được với hệ thống phân phối trên thị trường Trung Quốc.
- Các doanh nghiệp nên thành lập các công ty con hay mở văn phòng đại diện ở các khu vực cửa khẩu quốc tế, đồng thời cần sớm chuẩn bị các điều kiện hoạt động ở các khu kinh tế cửa khẩu để tạo thuận lợi cho các hoạt động gia dịch, mua bán hàng hóa.
- Sử dụng cá phương thức mua bán và thanh toán linh hoạt, phù hợp với đối tượng và tính chất mặt hàng xuất khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Cùng với việc phát triển các mặt hàng mà thị trường Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động liên kết với các doanh nghiệp phía bạn để ký hợp đồng xuất nhập khẩu dài hạn, xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu ổ định.
- Tận dụng mọi cơ hội để tham gia các hội chợ, triển lãm để giới thiệu mặt hàng của mình và phát triển phương thức xuất khẩu tại chỗ.
3.3.2.3. Tạo ra cơ cấu hàng hóa xuất khẩu phù hợp, nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm:
Sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Trung Quốc so với chính hàng hóa của họ và các nước khác còn yếu. Hơn nữa, các doanh nghiêph Việt Nam mơi chỉ bán những gì mình có, chứ chưa điều chỉnh cơ cấu sản xuất và xuất khẩu phát huy được lợi thế so sánh của ta và phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc.
Hàng nông sản Việt Nam có chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thấp so với các đối thủ cạnh tranh khác (Thái Lan, Mianma). Chính vì vậy để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, ngoài việc tạo ra một cơ cấu xuất khẩu phù hợp còn phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam bằng cách nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm.
Đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc không chỉ chú trọng tới các mặt hàng mà Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm cả tới các mặt hàng được hưởng ưu đãi trong EHF và hiện đang có khả năng cạnh tranh.
Tạo ra một cơ cấu xuất khẩu phù hợp với thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam, sản xuất ra những mặt hàng mới để tăng xuất khẩu. Đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch, vệ sinh, cải tiến bao bì để có thể thâm nhập vững chắc và tăng trưởng ổn định vào thị trường Trung Quốc.
Thủy hải sản là nhóm hàng rất được ưu chuộng và có nhu cầu nhập khẩu cao, hiện nay nhóm hàng thủy hải sản là mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam.
3.3.2.4. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa:
Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu thực hiện giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng nông, thủy sản theo EHF từ 1/1/2004. Đến nay, Việt Nam đã giảm hơn 400 dòng thuế, Trung Quốc giảm hơn 500 dòng thuế. Như vậy, tại thời điểm này, hàng hóa của hai nước đã có cơ hội thuận lợi để thâm nhập vào thị trường của nhau. Nhìn chung hàng nông sản của ASEAN xuất khẩu vào Trung Quốc đều được hưởng ưu đãi về thuế, tuy nhiên mức thuế nhập khẩu áp dụng đối với Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với hàng Thái Lan. Chính vì vậy cạnh tranh giữa các nước ASEAN trên thị trường Trung Quốc sẽ gay gắt. Để nâng cáo sức cạnh tranh về hàng hóa của mình các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng các biện pháp sau:
- Không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường Trung Quốc.
- Đầu tư đổi mới thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp cần có chính sách đầu tư đủ mạnh, có tính đột phá để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến mẫu mã, chủng loại sản phẩm đặc biệt là nâng cao chất lượng hàng hóa để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường Trung Quốc.
- Nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh, điều hành và quản lý doanh nghiệp giám đốc.
- Đối với hàng hóa, cần chú trọng đến bao bì, nhãn mác, áp dụng hệ thống mã vạch phổ cập đối với hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc để thuận lợi trong khâu bán lẻ tại các siêu thị, hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh với hàng nội địa của Trung Quốc, xây dựng chiến lược mặt hàng xuất khẩu thích hợp trong từng giai đoạn cụ thể.
3.3.2.5. Xây dựng kênh phân phối cho hàng xuất khẩu:
Một điều đặc biệt lưu ý trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc là hai bên doanh nghiệp của hai nước làm ăn đứng đắn, có tiềm lực, có uy tín, tuy nhiên còn có không ít các công ty, xí nghiệp giả mạo, lừa lọc đang hoạt động. Nếu không cảnh giác, các doanh nghiệp Việt Nam dễ bị lừa và không thể tránh khỏi tổn thất. Các doanh nghiệp của ta nên giao dịch trực tiếp với các công ty, tập đoàn có uy tín (lựa chọn các doanh nghiệp trong danh sách doanh nghiệp do Thương vụ Trung Quốc, Sở thương mại các tỉnh biên giới giới thiệu) để trao đổi hàng hóa hoặc hợp tác đầu tư. Hạn chế giao dịch qua thương nhân môi giới hoặc mua bán trôi nổi để hạn chế trường hợp mua bán xong không lấy được tiền. Trước khi ký hợp đồng với khách chưa quen biết nên thông qua cac hội xúc tiến mậu dịch của các sở thương mại. Cục quản lý hành chính công thương hoặc Cơ quan chuyên trách của Chính phủ Trung Ương hay địa phương của Trung Quốc để thẩm tra thực lực. Thông qua những bạn hàng lớn đáng tin cậy thiết lập các kênh phân phối trên thị trường Trung Quốc.
Một cách khác có thể có hiệu quả trực tiếp. nhưng cần phải có một khoản kinh phí đáng kể để thực hiện. Đó là đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng bằng cách lập văn phòng đại diện tại thị trường Trung Quốc để nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị hiếu khách hàng, đặc điểm và hệ thống pháp luật của thị trường, giới thiệu thị trường và tìm đối tác; hoặc lập hệ thống đại lý phân phối. Cách này chỉ phù hờp với những công ty lớn và có tiềm lực về tài chính. Còn đối với các công ty vừa và nhỏ thì có thể thông qua Cục xúc tiến thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, tham gia các hội chợ triển lãm để giới thiệu sản phẩm và tìm đối tác.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận mạnh mẽ vào các đầu mối cung cấp, chế biến lớn, hệ thống hoặc mạng lưới phân phối sản phẩm. Chủ động thiết lập mạng lưới tiêu thụ hàng ổn định, lâu dài cần tính tới khả năng lập cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Việt Nam tại Trung Quốc.
3.3.2.6. Đổi mới nhận thức và liên kết lại để tạo lợi thế cạnh tranh tổng lực:
Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nếu chỉ hoạt động đơn lẻ thì chit dừng lại ở thị trường biên giới, khó có thể tiến sâu vào thị trường nội địa, không những thế còn bị ép cấp, ép giá và xuất khẩu thu được hiệu quả thấp. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đổi mới nhận thức, liên kết, đồng tâm hiệp lực để tạo lợi thế cạnh tranh tổng lực trên thị trường Trung Quốc.
Để ACFTA thực sự có ý nghĩa, doanh nghiệp nước ta cần chủ động đổi mới bắt đầu từ nhận thức về cung cách kinh doanh từ sản xuất theo định hướng thị trường, làm tốt công tác phân loại sản phẩm, nâng cấp hệ thống bảo quản, tiếp thị và quảng bá thương hiệu. Doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm rõ để đáp ứng những quy định của Trung Quốc về kiểm dịch, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế cấp phép, thủ tục thanh toán, bảo hiểm.
Một yêu cầu không thể thiếu đối với doanh nghiệp là phải làm quen với cơ chế cấp C/O của ACFTA để đủ tiêu chuẩn hưởng các ưu đãi của khu vực mậu dịch tự do này.
Bên cạnh việc đổi mới nhận thức, doanh nghiệp Việt Nam cần phải đoàn kết chặt chẽ đẻ giành lại sự công bằng trên thương trường tránh tình trạng bị gánh chịu những rủi ro thua thiệt do bị ép cấp, ép giá. Chúng ta không thể làm ăn đơn lẻ mãi mà phải có tập thể, có như vậy mới có thể đứng vững trên thị trường Trung Quốc và cạnh tranh được với các đối thủ chính là Thái Lan trên thị trường này.
Để có thể liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là nhóm hàng nông sản thực phẩm, chúng ta nên thành lập một ủy ban tăng cường cạnh tranh quốc gia và phát huy sức mạnh các Hiệp hội. Nhiệm vụ chính của ủy ban là liên kết các doanh nghiệp lại thống nhất trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
KẾT LUẬN
Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, một bạn hàng nhập khẩu lớn. Cùng với sự phát triển quan hệ thương mại Việt – Trung, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc cũng phát triển nhanh và tương đối ổn định. Tuy nhiên, những thành quả mà Việt Nam đạt được chư tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình, Đây cũng chính là lý do em nghiên cứu đề tài này.
Đề tài đã có một số đóng góp nhất định trong vào việc cung cấp thông tin về tiềm năng và thế mạnh của Việt Nam trong quan hệ thương mại giữa hai nước, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc, chỉ ra những tồn tại và hạn chế; đề ra một số giải pháp để các cơ quan quản lý, doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.
Trong quá trình viết bài, em không tránh khỏi các sai sót. Em rất mong thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Văn Bão và các cán bộ của Viện nghiên cứu Thương Mại chỉ bảo và góp ý để bài chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC
Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 1/2007
Thị Trường
Tháng 1/07
Tháng 1/06
Chênh lệch
Lượng: Tấn
Trị giá: USD
Lượng: Tấn
Trị giá: USD
(%) lượng
(%) trị giá
Tổng cộng
65.390
107.121.230
57.737
88.262.550
13,25
21,37
Trung Quốc
41.045
69.661.503
37.880
59.200.068
8,36
17,67
EU
6.591
10.126.411
6.703
9.799.837
-1,67
3,33
Đức
3.138
4.967.442
2.253
3.590.128
39,28
38,36
Bỉ
992
1.209.062
1.463
1.614.438
-32,19
-25,11
Tây Ban Nha
856
1.390.367
792
1.149.209
8,08
20,98
Italia
737
1.070.550
678
1.028.387
8,70
4,10
Pháp
344
608.160
651
1.049.420
-47,16
-42,05
Phần Lan
262
454.520
161
262.738
62,73
72,99
Slôvakia
262
426.310
141
226.336
85,82
88,35
Anh
141
201.872
-100,00
-100,00
Ba Lan
141
225.398
-100,00
-100,00
Hà Lan
161
247.620
-100,00
-100,00
Thụy Điển
121
204.291
-100,00
-100,00
Hàn Quốc
4.087
5.626.021
3.980
5.008.319
2,69
12,33
Đài Loan
3.202
5.504.443
2.094
3.413.659
52,91
61,25
Mỹ
2.470
3.135.547
1.355
1.885.973
82,29
66,26
Nga
1.351
2.353.201
843
1.460.941
60,26
61,07
Nhật Bản
1.319
2.471.253
932
1.591.375
41,52
55,29
ấn độ
1.164
1.911.899
301
356.116
286,71
436,88
Malaixia
887
1.503.125
319
513.922
178,06
192,48
Thổ Nhĩ Kỳ
668
1.134.646
571
889.037
16,99
27,63
Brazil
366
480.586
120
179.641
205,00
167,53
Singapore
240
415.428
141
198.495
70,21
109,29
Achentina
177
334.548
101
167.979
75,25
99,16
Canađa
564
940.755
-100
-100
Hồng Kông
140
237.364
-100
-100
Inđônêxia
720
735.452
-100
-100
Thái Lan
531
819.669
-100
-100
Ucraina
616
1.112.005
-100
-100
Thị trường xuất khẩu hạt điều trong tháng 01/2007
(Lượng: tấn; Trị giá: 1.000 USD)
Thị trường
T01/08
So T12/07 (%)
So T01/07 (%)
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Mỹ
3.636
17.645
-17,49
-75,20
24,95
48,65
Trung Quốc
3.047
14.486
-27,61
-26,85
84,22
131,14
Hà Lan
2.379
11.473
37,04
41,80
146,02
159,39
Australia
916
4.337
1,66
2,75
36,31
44,53
Anh
697
3.546
37,48
45,63
56,63
75,10
Nga
575
2.510
57,53
55,32
180,49
215,58
Canada
343
1.668
-9,74
-14,20
45,96
92,08
Tây Ban Nha
319
1.756
564,58
557,68
*
*
UAE
224
1.332
397,78
372,34
*
*
Đức
206
1.034
29,56
32,23
44,06
52,91
Thái Lan
156
828
239,13
279,82
119,72
215,15
Nhật Bản
153
730
21,43
22,90
218,75
224,88
Bỉ
127
569
*
*
*
*
Pháp
95
532
18,75
51,57
131,71
234,56
Italia
83
290
-39,86
-27,68
-49,70
-41,84
Hy Lạp
64
353
300,00
275,53
*
*
Hồng Kông
60
271
-61,54
-62,62
*
*
Đài Loan
53
323
-45,92
-41,38
-48,54
-25,70
New Zealand
49
237
44,12
56,95
44,12
36,24
Thổ Nhĩ Kì
48
271
200,00
476,60
*
*
Thuỵ Sĩ
48
216
*
*
*
*
Những đơn vị đạt kim ngạch xuất khẩu cao trong tháng 01/2007
(ĐVT: 1.000 USD)
Đơn vị
Thị trường
xuất khẩu chính
T01/08
So T12/07
(%)
Cty Vật tư Tổng hợp Phú Yên
Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc
7.419
125,03
Cty TNHH Olam Việt Nam
Hà Lan, Australia, Nga
5.084
22,85
Cty XK Nông Sản Ninh Thuận
Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc
3.911
36,47
Cty Chế biến XNK NS Thực phẩm Đồng Nai
Nga, Trung Quốc, Mỹ
2.865
-20,62
Cty Cổ phần Chế biến hàng XK Long An
Mỹ, Trung Quốc, Nga
2.696
-1,57
Cty TNHH Thực phẩm Dân Ôn
Mỹ, Canada, Nhật Bản
2.664
-20,70
Cty TNHH SX và XK Nông sản Đa Kao
Hà Lan, Đức, Mỹ
1.941
-31,74
Cty TNHH Thảo Nguyên
Trung Quốc, Mỹ, TBN
1.667
-9,11
DNTN Xuân Lộc Phát
Mỹ, Hà Lan,Tây Ban Nha
1.577
12,08
Cty Cổ phần Long Sơn
Australia, Anh,Trung Quốc
1.569
101,36
Cty TNHH Chế biến NS Thực phẩm XK Tân An
Trung Quốc, Hà Lan, Anh
1.408
-33,31
Cty TNHH Hoàng Sơn I
Mỹ, Anh, Trung Quốc
1.340
-13,63
Cty CP XNK Hạt điều và Hàng NS TP TP.HCM
Bungari, Australia, Bỉ
1.130
-1,40
Cty TNHH Nam Long
Thái Lan, Hà Lan, Mỹ
1.093
-43,42
Cty TNHH Phúc Sinh
Tây Ban Nha, Canada, UAE
993
618,44
Cty TNHH Minh huy
Mỹ, Hà Lan, Australia
981
22,49
Cty TNHH Rals Quốc tế Việt Nam
Hà Lan, Mỹ, Bỉ
971
105,90
Cty Cổ phần XNK Intimex
Hà Lan, Đức, UAE
956
-36,06
Cty Cổ phần SX Thương mại Huỳnh Minh
Mỹ, Canada, Trung Quốc
947
24,42
Cty TNHH Nhật Huy
Hà Lan, Mỹ, Băng Đảo
935
13,17
Cty TNHH Trân Thiên Phúc
Mỹ, Hà Lan, Anh
861
101,83
Cty TNHH Thiên Ân Thịnh Phát
Mỹ, Hà Lan, Nga
824
37,13
Cty TNHH DPH
Mỹ, Trung Quốc, Australia
748
-33,35
Cty TNHH Hòa Thắng
Trung Quốc, Hà Lan, Mỹ
747
-23,05
Cty TNHH Song Hỷ
Trung Quốc, Mỹ, Australia
745
4,22
Cty Cổ phần Sơn Long
Trung Quốc, Mỹ, Australia
729
27,00
Cty TNHH Thắng lợi
Trung Quốc, Mỹ, Na Uy
724
33,09
Cty TNHH Bimico
Trung Quốc, Anh, Hà Lan
717
-21,58
Cty TNHH Tân Hoà
Mỹ, Hà Lan, Ixraen
714
164,35
Chi nhánh Tổng Cty Rau quả Nông sản
Australia, Mỹ, Tây Ban Nha
676
20,06
Cty TNHH Tấn Thành
Hà Lan, Trung Quốc, Mỹ
640
114,26
Cty TNHH Tuấn Minh
Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan
634
-19,50
Cty Cổ phần Thiên Tân
Trung Quốc, Hà Lan, Mỹ
628
122,88
Cty TNHH Liên Minh
Ixraen, Hà Lan, Mỹ
573
3,61
Cty TNHH Thiện Ân
Mỹ,Trung Quốc,Tây Ban Nha
567
-38,28
Cty TNHH Đại Hưng Phát
Trung Quốc
566
4,46
Cty Cổ phần XNK Tổng hợp I Việt Nam
Mỹ, Thái Lan, Hà Lan
559
70,12
Cty TNHH TM và Chế biến hàng XK Tứ Hải
Trung Quốc
528
17,87
Nguồn: http:/thongtinthuongmaivietnam.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách và tạp chí:
1. Bộ thương mại: Dự thảo Định hướng và các giải pháp xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc thời kỳ 2005-2010.
2. Bộ thương mại: Dự thảo Định hướng phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới . Tháng 7/2007.
3. PGS.TS.Nguyễn Duy Bột: Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu, NXB Thống Kê, Hà Nội_2001.
4. Đại học Kinh tế quốc dân: Giáo trình KInh tế thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội_2005.
5. Tổng cục thống kê: Mặt hàng xuất khẩu theo từng nước, khu vực sơ bộ năm 2007.
6. Tổng cục thống kê: Mặt hàng xuất khẩu theo từng nứơc, khu vực sơ bộ tháng 1 năm 2008.
7.Hồng Hà: Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: nhìn lại 10 năm và triển vọng, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 6-2001.
8. Trung Quốc gia nhập WTO, thời cơ và thách thức, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội – 2004.
Và một số trang web:
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Trang
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước ASEAN với Trung Quốc
năm 2005 20
Bảng 1.2: Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của ASEAN vào Trung Quốc 22
Bảng 2.1: Thống kê quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc
giai đoạn 2001-2006 27
Bảng 2.2. Cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc
giai đoạn 1991 – 2007 29
Bảng 2.3: Thống kê mức độ nhập siêu từ Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2007 30
Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu của các sản phẩm lớn từ Trung Quốc và tỷ trọng của các sản phẩm này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm thuộc giai đoạn 2001 – 2006 31
Bảng 2.5: Thống kê các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc giai đoạn 2002 – 2006 33
Bảng 2.6: Tương quan so sánh giữa xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu
tiểu ngạch 36
Bảng 2.7. Xuất khẩu dầu thô Việt Nam sang Trung Quốc qua các năm 38
Bảng 2.8: Số liệu thống kê cao su xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2008 40
Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc
qua các năm 42
Bảng 2.10: Thị trường xuất khẩu than 11 tháng đầu năm 2006 47
Bảng 2.11: Kim ngạch xuất khẩu than đá của Việt Nam sang Trung Quốc 48
Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam sang Trung Quốc 51
Bảng 2.13: Kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Vịêt Nam sang Trung Quốc 55
Bảng 3.1: Dự báo xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trương Trung Quốc năm 2010 84
Sơ đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam qua các tháng năm 2007 39
Sơ đồ 2.2: giá cao su xuất khẩu trung bình qua các tháng năm 2007 41
Sơ đồ 2.3: Lượng và giá điều XK trung bình từ tháng 1/2006 đến 12/2007 50
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VN: Việt Nam.
TQ: Trung Quốc.
XK: xuất khẩu.
NK: nhập khẩu.
KNXK: kim ngạch xuất khẩu.
KNNK: kim ngạch nhập khẩu.
Tr. USD: triệu USD.
GNI: tổng sản lượng quốc gia.
GDP: tổng sản phẩm quốc nội.
WTO: tổ chức thương mại thế giới.
Thuế suất MFN: thuế nhập khẩu ưu đãi.
Doanh nghiệp FDI: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
ÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11536.doc