Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nan trong điều kiện hội nhập vào tổ chức thương maị thế giới WTO

LờI NóI ĐầU Như chúng ta đều biết nước ta là một nước nông nghiệp là chủ yếu và hiện đang trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thì nền nông nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Đặc biệt, khi Việt Nam chúng ta đã là thành viên chính thức của đại gia đình WTO thì đã và đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền nông nghiệp Việt Nam. Trong sản xuất nông nghiệp, thì vấn đề xuất khẩu nông sản Việt Nam đang là một trong những vấn đề khá bức xúc hiện nay. Và cà phê h

doc51 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nan trong điều kiện hội nhập vào tổ chức thương maị thế giới WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện cũng là một trong số mặt hàng nông sản đó vì cà phê là mặt hàng chủ yếu để xuất khẩu, là một trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nhưng vấn đề gây ra thắc mắc cho chúng ta và những người dân, kiều bào ở xa Tổ quốc là với vị trí xuất khẩu thứ 2 thế giới chỉ sau Brazil nhưng tại sao cà phê Việt Nam vẫn không có được thương hiệu của riêng mình? Đây là câu hỏi đặt ra không chỉ với những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và người trồng cà phê mà là đối với tất cả chúng ta. Vậy, làm sao để nông sản Việt Nam nói chung và cà phê nói riêng có thể đứng vững và cạnh tranh được trên thị trường thế giới cũng như trong sân chơi WTO đó vẫn là câu hỏi lớn cho chúng ta. Trước thực tế đó chính phủ cũng như bản thân các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu Việt Nam đã đề ra các biện pháp, các chính sách cũng như chiến lược để có thể ngày càng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên trường quốc tế mà trong đó có cà phê. Chính vì những lý do trên mà chúng em đã chọn đề tài: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong điều kiện hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới - WTO.. Hơn nữa, chúng em với tư cách là một sinh viên kinh tế thì chúng em cho rằng việc tìm hiểu, nghiên cứu là rất cần thiết. Nó không chỉ giúp cho chúng em trong việc học chuyên ngành, làm đề án, chuyền đề, luận văn tốt nghiệp sau này mà còn giúp cho bản thân chúng em có những hiểu biết cần thiết về thực tế nền nông nghiệp Việt Nam đi lên trước những yêu cầu của hội nhập WTO. Từ đó chúng em dần có thể trang bị cho mình những kiến thức bổ ích để không chỉ phát triến nền nông nghiệp mà còn góp phần vào phát triển nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, do khuôn khổ đề tài và kiến thức còn có hạn nên chắc chắn trong bài viết của chúng em còn nhiều thiếu sót. Chính vì vậy, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn đọc. PHầN NộI DUNG CHƯƠNG I: NHữNG VấN Đề Lý LUậN Và THựC TIễN THúC ĐẩY XUấT KHẩU Cà PHÊ VIệT NAM TRONG ĐIềU KIệN HộI NHậP WTO I. Vị trí của ngành cà phê trong nền nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung Cây cà phê ở Việt Nam khi được thừa hưởng những điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai, đã không ngừng tăng nhanh về sản lượng và diện tích. Cà phê ngày càng khẳng định vị thế của mình, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến để tiêu dùng một phần ở trong nước và phần lớn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước. Ngoài ra, việc phát triển sản xuất cây cà phê cho phép sử dụng hợp lí và hiệu quả về tư liệu sản xuất, đất đai, khí hậu, lao động,góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân. Như vậy, nó đã góp phần giải quyết một trong những vấn đề bức xúc của nền kinh tế nước ta hiện nay. Song song vớí đó là việc phát triển sản xuất cà phê đóng góp cho quá trình thực hiện phân công lao động xã hội trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày càng hợp lý hơn. Khi ngành cà phê phát triển theo hướng chuyên môn hoá kết hợp đa dạng hoá sản xuất như vùng cà phê Tây Nguyên, Đông Nam Bộcùng với các cây trồng khác là cơ sở để phá thế độc canh của cây lương thực. Như vậy, cây cà phê có vai trò và ý nghĩa kinh tế to lớn nhất định đối với nền kinh tế cũng như đối với nông nghiệp và bản thân ngành trồng trọt. II. Những vấn đề lý luận về xuất khẩu cà phê Việt Nam Nói về xuất khẩu có rất nhiều định nghĩa được đưa ra, nhưng trong đó có một định nghĩa đã được chấp nhận rộng rãi là: “Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ. Vậy, hàng hoá xuất khẩu được hiểu gắn với khái niệm thương mại hàng hoá- theo quy ước của Liên Hợp Quốc và WTO là những sản phẩm hàng hoá hữu hình hoặc gia công tại các cơ sở sản xuất, khu chế biến với mục đích để tiêu thụ tại thị trường nước ngoài (xuất khẩu) đi qua hải quan. Hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá khác biệt so với hàng hoá tiêu dùng trong nước. Những hàng hoá xuất khẩu phải đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng của nước nhập và chất lượng hàng hóa phải đáp ứng được các thông số kĩ thuật, môi trường và có tính cạnh tranh cao. 1. Vai trò của xuất khẩu cà phê Việt Nam Cà phê là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và có lịch sử phát triển lâu đời. ở nước ta lịch sử phát triển cây cà phê đã có từ hàng trăm năm. Cây cà phê đã được các nhà truyền đạo Công giáo đưa vào trồng đầu tiên ở hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, sau đó được nhân rộng sang các tỉnh khác. Tuy nhiên, chỉ sau khi đất nước giải phóng hoàn toàn 1975 thì lúc này cây cà phê mới thực sự được quan tâm chú trọng và bắt đầu phát triển với qui mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá. Đến nay, cây cà phê đã có mặt gần như khắp các vùng đất nước và trở thành ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và là một trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Và với vị trí đó việc xuất khẩu cà phê có một vai trò rất là quan trọng như sau: Một là, thông qua xuất khẩu cà phê có thể tăng thu ngoại tệ cho đất nước, giúp cho nền kinh tế có được động lực phát triển mạnh mẽ, có thể khai thác lợi thế của đất nước một cách có hiệu quả nhất. Đồng thời, càng khẳng định vị thế của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Hai là, việc xuất khẩu cà phê ra ngoài quốc gia sẽ làm cho giá trị của chính sản phẩm đem xuất tăng lên từ đó có thể tác động đến sản xuất theo hướng tích cực như: ổn định sản xuất cà phê. Ba là, thông qua việc xuất khẩu thì sản phẩm cà phê của Việt Nam thực sự được gia nhập vào thị trường thế giới, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ và từ đó thì thế giới có thể biết đến sản phẩm của Việt Nam. Đồng thời có thể giải quyết được vấn đề thị trường - là một khâu quan trọng để xác định giá trị của sản phẩm cà phê được sản xuất ra. Điều đó góp phần mở rộng giao lưu hợp tác trên thế giới và ngày càng khẳng đinh vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nội dung của xuất khẩu cà phê là những hoạt động để có thể xuất khẩu được cà phê bao gồm: Để có thể xuất khẩu được cà phê ra thị trường thế giới thì cần có những hoạt động trước khi xuất như sau: Định hướng sản xuất theo nhu cầu của thị trường: Trong nền sản xuất hàng hoá thì chính tiềm năng tiêu thụ, hay nói cách khác chính do nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về một loại hàng hóa nào đó là động lực quyết định phương hướng sản xuất, kinh doanh trong các cơ sở sản xuất chứ không phải tuỳ thuộc vào khả năng sẵn có của cơ sở, càng không tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của ai đó muốn sản xuất ra bất cứ hàng hóa với bất kỳ mẫu mã nào. Chính vì vậy việc sản xuất, bán đều phục vụ cái mà người tiêu dùng cần. Cà phê cũng là một hàng hóa cũng sản xuất ra chủ yếu là để xuất khẩu. Do đó điều quan trọng đầu tiên là định hướng sản xuất theo nhu cầu của thị trường. Ngày nay, chúng ta cũng biết khi cuộc sống vật chất ngày càng được nâng cao thì con người luôn hướng tới đời sống tinh thần, sự ra đời của sản phẩm đồ uống đa dạng là tất yếu. Cà phê cũng không đứng ngoài xu thế đó, với nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới ngày càng tăng thì các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới cũng tạo ra nhiều sản phẩm cà phê phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Chính vì vậy mà ngành cà phê Việt Nam cũng cần phải có những bước đi mới để bắt kịp với xu thế này. Xây dựng hệ thống thu mua sản phẩm: Đối với các sản phẩm nông sản thì khi sản xuất ra nhưng để có thể tiêu thụ được không phải là vấn đề đơn giản, trong trường hợp không thuận lợi thì người sản xuất luôn bị thiệt. Việt Nam chúng ta thì cây cà phê được thừa hưởng những điều kiện tự nhiên thuận lợi nên dễ phát triển với diện tích, sản lượng ngày càng tăng. Như vậy một vấn đề đặt ra đối với ngành cà phê là làm sao gắn kết được giữa người sản xuất - chế biến - tiêu dùng. Từ đó, đòi hỏi các doanh nghiệp cà phê phải tổ chức thu mua một cách đồng bộ có thể tập trung thu mua về một mối là nơi có thế giao dịch giữa cả người mua và bán. Để có thể đảm bảo cả về chất lượng cũng như số lượng và vừa ổn định được giá thu mua. Từ việc thu mua này thì giúp cho người trồng cà phê vừa yên tâm cho việc sản xuất lại không phải chạy đi giao bán cà phê khắp nơi, không bị ép giá đồng thời giảm được chi phí vận chuyển cho người mua là không phải thu mua rải rác từ hộ gia đình, trang trại. Vấn đề xây dựng thương hiệu cà phê: Theo quyết định số 253/03/QĐ_TT ngày 25/11/2003 của Thủ Tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010 cho rằng: Xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia là một chương trình xúc tiến thương mại quốc gia dài hạn, nhằm xây dựng, quảng bá nhãn hiệu sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ), tên thương mại chỉ dẫn địa lý,và tên gọi xuất xứ hàng hoá, được mang biểu trưng của thương hiệu quốc gia trên thị trường trong và ngoài nước. Và đối với doanh nghiệp cà phê khi đã xây dựng được thương hiệu là một quá trình rất lâu dài trước hết doanh nghiệp này phải có được sản phẩm cà phê chất lượng tốt - được sự tin cậy của người tiêu dùng. Sau đó, doanh nghiệp này cần có chiến lược kinh doanh hợp lý thì sẽ chiếm lĩnh được thị trường. Vậy thương hiệu cà phê có ý nghĩa gì? Thương hiệu cà phê được thành lập nó có ý nghĩa rất lớn đối với từng doanh nghiệp. Trước hết, giá trị thương hiệu cà phê là tổng hoà các mối liên kết và thái độ của khách hàng và các nhà phân phối trong và ngoài nước đối với một thương hiệu cà phê: Nó cho phép công ty hay doanh nghiệp đạt được lợi nhuận và doanh thu lớn hơn so với sản phẩm cà phê tương tự mà không có thương hiệu. Điều này sẽ giúp cho thương hiệu cà phê của từng doanh nghiệp trở nên có thế mạnh, ổn định với lợi thế khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho cà phê xuất khẩu Việt Nam cần phải gắn liền với bản sắc văn hoá của dân tộc ta để khi khách hàng quốc tế khi thưởng thức cà phê nhìn vào thương hiệu có thể liên hệ đến văn hoá, con người Việt Nam đặc biệt khi nước ta đã gia nhập WTO. Tìm kiếm thị trường và quảng bá sản phẩm cà phê Việt Nam ra thị trường quốc tế: Một khi các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo nhu cầu thị trường và xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm đó thì việc tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm là một chìa khoá thành công đối với các doanh nghiệp cà phê. Từ đó, yêu cầu các doanh nghiệp phải chủ động tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình bằng cách tìm kiếm đối tác, mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh doanh hay mở các cơ quan đại diện và sử dụng các phương thức thương mại khác: đổi hàng, các hiệp định chính phủ ...Đồng thời, phải nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê, đảm bảo uy tín với khách hàng để có thể củng cố thị trường. Song song với việc tìm kiếm thị trường mới cho cà phê Việt Nam - của các nước là thành viên khác của WTO thì chúng ta cũng phải củng cố tăng cường vị trí vốn có của cà phê chúng ta trên các thị trường chính như: Mỹ, Đức, EU... Vấn đề tổ chức và ký kết các hợp đồng xuất khẩu: Vấn đề tổ chức và ký kết các hợp đồng xuất khẩu để giúp cho dây truyền thu mua chế biến, xuất bán diễn ra một cách linh hoạt, đồng bộ, nhanh chóng. Đồng thời có thể đảm bảo với đối tác đúng kỳ hạn, số lượng cũng như chất lượng xuất từ đó có thể tăng uy tín của doanh nghiệp xuất cà phê Việt trên thị trường thế giới. Giải quyết các vấn đề về tranh chấp: Thông qua các hiệp đinh của các chính sách Việt Nam đồng thời cũng không được trái với các hiệp định quốc tế để có thể giải quyết được các tranh chấp (giá, mua - bán, thị trường,…) và có thể đảm bảo được lợi ích cho cả hai bên tham gia. Trên cơ sở đó nhà nước có thể khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp này đạt được hiệu quả tốt nhất. 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê như: chất lượng cà phê, cơ cấu cà phê xuất khẩu, chính sách của chính phủ, quảng bá thương hiệu,...Nhưng tựu chung lại có thể xem xét ở hai nhóm nhân tố sau: . Nhân tố bên trong Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng cà phê Đối với sản xuất nông nghiệp thì đất và nước là hai yếu tố cơ bản và cần thiết. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được, không thể có sản xuất nông nghiệp khi không có đất. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với tài nguyên đất ở nước ta khá đa dạng như: đất phù sa, đất ferarit là 2 loại đất chiếm diện tích lớn nhất ngoài ra còn có đất đỏ bazan, một loại đất rất thích hợp với việc trồng cà phê được phân bố rộng khắp lãnh thổ. Tuy nhiên, tập trung nhều ở Tây Nguyên với 1,36 triệu ha (chiếm 66% diện tích đất đỏ bazan của cả nước) và ở Đông Nam Bộ. Song song với đó là được thừa hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa phân bố đều các tháng trong năm, đặc biệt là những tháng cà phê sinh trưởng (tháng 3, tháng 4). Như vậy, ở Việt Nam đã tụ hội những điều kiện cho cây cà phê phát triển. Bên cạnh những điều kiện khách quan mang lại cho cây cà phê, thì còn các điều kiện chủ quan đó là: giống tốt, trình độ chuyên môn của người trồng, kỹ thuật chăm sóc...hay là sự tăng trưởng của nền kinh tế. Vì khi mà những điều kiện kinh tế - xã hội được cải thiện thì mới có thể quan tâm đầu tư cho sự phát triển cây cà phê về vốn, kỹ thuật, khoa học công nghệ Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cà phê Trước tiên, chúng ta cần phải xem xét kỹ thuật canh tác và giống cũng như các khâu chăm bón cho cây có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của cây. Đối với cây trồng nói chung và cây cà phê nói riêng thì khâu chọn giống rất là quan trọng. Để chọn được giống tốt thì phải lựa chọn những cây mà sai quả và có chất lượng tốt nhất để làm giống cho vụ sau. Muốn giữ được đặc tính di truyền của cây thì phải ươm hạt giống đến khi cây tốt được khoảng 2 lá thì cho vào bầu đất, nhưng bầu đất đó phải được trộn phân hữu cơ đã để khoảng 2 tuần. Sau đó chăm sóc cho cây tốt cách bầu khoảng 15 - 20 cm thì trồng vào đất có chiều dài khoảng 60 cm và chiều sâu khoảng 50cm đảm bảo cho cây phát triển. Đây là qui trình rất nghiêm ngặt cần được thực hiện nghiêm túc để cây trồng phát triển cho năng suất và chất lượng cao. Một mặt, để nâng cao năng suất chất lượng cà phê phải được tăng cường đầu tư và kỹ thuật chăm sóc cây và đặc biệt là công tác thâm canh nâng cao năng suất. Đồng thời, phải tuyển chọn và phát triển những giống cà phê mới có chất lượng cao. Ngoài nhân tố đó thì còn có khâu chế biến và bảo quản cũng ảnh hưởng đến chất lượng cà phê. Đó là hai khâu quan trọng vì qua quá trình chế biến thì giá trị của cà phê tăng lên rất nhiều lần đồng thời với đó là phải yêu cầu giữ được phẩm chất của từng loại cà phê. Thị trường tiêu thụ và nhu cầu sản phẩm cà phê Thị trường tiêu thụ là nơi kết thúc vòng tuần hoàn khép kín từ việc sản xuất đến lưu thông. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, hàng hoá rất nhiều không chỉ trong mà còn ngoài nước và chính vì thế người tiêu dùng có rất nhiều cơ hội để lựa chọn. Để sản phẩm cà phê được lựa chọn và có nhiều thị trường tiêu thụ thì phải có sản phẩm cà phê tốt, thơm ngon, hương vị đặc trưng, an toàn cùng với chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Từ đó vừa giữ được thị trường mà có thể mở rộng thị trường khác nữa ngày càng tăng được sức cạnh tranh của cà phê nước mình. Năng lực cạnh tranh của quốc gia Xét về mặt kinh tế thì tiêu chí này có liên quan trực tiếp đến thu hút đầu tư của nước ngoài cho phát triển. Theo các nhà kinh tế thế giới để xem xét sức cạnh tranh của một quốc gia có 5 tiêu chí đó là: ổn định kinh tế - chính trị, hiệu lực bộ máy hành chính quốc gia, kết cấu hạ tầng, lực lượng lao động, tình trạng tham nhũng. Muốn nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia thì phải phát triển hoàn thiện 5 tiêu chí đó. Xem xét một cách toàn diện thì năng lực cạnh tranh của quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Khi sức cạnh tranh yếu thì nó sẽ cản trở và không hỗ trợ và nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá. Theo tổ chức diễn đàn thế giới thì Việt Nam xếp hạng 81/117 nền kinh tế có chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2005, hạng 80 về cạnh tranh kinh doanh, hạng 92 về năng lực hoạt động của các cơ quan công quyền. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Vấn đề này nó được xem xét qua sự tăng doanh số nhưng quan trọng hơn là xem xét thị phần chiếm lĩnh. Như vậy nếu doanh nghiệp có sức cạnh tranh sẽ tạo được chỗ đứng cho hàng hoá của mình. Đối với các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu thì điều đó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trong sản xuất kinh doanh có một qui luật quan trọng nếu nhà doanh nghiệp nào nhận ra và ứng dụng được thì sẽ gặt hái được nhiều thành công. Qui luật đó đòi hỏi: nơi nào đông nhà kinh doanh thì phải tìm đến thị trường mới còn trống vắng để kinh doanh vắng thì tìm đến, đông thì tránh xa. Điều đó minh chứng là các hãng nổi tiếng là các hãng nổi tiếng trên thế giới đều đã mở rộng đến các nước, Châu á, Châu Âu, Phi, Mỹ, tìm kiếm những thị trường còn ít đối thủ cạnh tranh hoặc còn trống chưa ai đến, chưa ai dám đến. Nếu như các doanh nghiệp có hàng hoá chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đạt tiêu chuẩn an toàn, sản xuất với chi phí thấp hạ giá thành ngoài ra xây dựng, quảng bá được thương hiệu khi đó sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hoá của mình đồng thời mở rộng được thị trường xuất khẩu, tạo sự ổn định cho hàng hoá của doanh nghiệp mình. Đối với cà phê thì hiện nay ở Việt Nam cũng có thương hiệu cà phê cũng rất nổi tiếng đó là thương hiệu cà phê Trung Nguyên cũng là một thành công với chiến lược này. Năng lực cạnh tranh của chính sản phẩm xuất khẩu Đây là yếu tố có tính chất quyết định và ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại cũng như chỗ đứng của hàng hoá đó trên thị trường trong khi yêu cầu của con người ngày càng cao cùng với cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Các yếu tố chất lượng, giá cả, phân phối có ý nghĩa quyết định đối với sức cạnh tranh của hàng hoá. Nếu một mặt hàng vừa có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý và hàng hoá có độ an toàn cao cùng với đó là quảng cáo độc đáo thị có sức hấp dẫn thu hút được nhiều khách hàng. Đặc biệt, khi nước ta đã gia nhập WTO thì vấn đề đó càng trở nên quan trọng nếu muốn tăng sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp mình. Do đó, phải nâng cao chất lượng, chủng loại đa dạng, sử dụng công nghệ hiện đại để tăng hiệu quả bán hàng đồng thời tránh được sự ép giá. Mặt khác chu kỳ sống của từng loại sản phẩm ngày càng rút ngắn, các hàng hoá có hàm lượng khoa học - công nghệ cao sẽ chiếm lĩnh thị trường so với các mặt hàng truyền thống. Cuộc phấn đấu để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế quốc gia là vấn đề rất lớn, vấn đề sống còn khi hội nhập kinh tế không chỉ của Việt Nam mà của toàn thế giới. 3.2. Nhân tố bên ngoài Chính sách của chính phủ đối với xuất khẩu nông sản Với những chính sách như cắt giảm, miễn thuế xuất khẩu hàng nông sản, mở rộng từng bước, tiến tới tự do hoá đối tượng xuất khẩu, giảm dần rồi xoá bỏ giấy phép xuất khẩu, từng bước thu hẹp sử dụng hạn ngạch đã có tác động mạnh thúc đẩy đến việc xuất khẩu các hàng nông sản. Chính sách về bảo hộ Hiện nay, hầu hết các nước phát triển như Mỹ, Nhật, thị trường EU đều có chính sách bảo hộ đối với hàng nông sản của mình. Điều đó gây cản trở rất lớn đối với hàng hoá của các nước đang phát triển - trong đó có Việt Nam. Hơn nữa khi WTO qui định rỡ bỏ các rào cản thuế quan để tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì các quốc gia lại lập nên hàng rào phi thuế quan để ngăn chặn dòng nông sản phẩm từ các nước đang phát triển tràn vào. Điều đó thì ảnh hưởng trực tiếp đối với các sản phẩm nông sản của nước ta (trong đó có cà phê) vào các thị trường này. 4. Tác động của hội nhập đối với nền kinh tế và yêu cầu cho hàng nông sản Việt Nam 4.1. Tác động của hội nhập đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Xu thế tự do hoá, toàn cầu hoá làm cho không gian thị trường rộng mở, các rào cản sẽ dần bị xoá bỏ, tạo điều kiện cho các nước tăng cường hoạt động thương mại và đầu tư phát triển. Lợi ích lớn nhất mà Việt Nam thu được từ việc hội nhập là tăng cường tiềm lực kinh tế thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất - nhập khẩu, thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, hình thành một môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nước ngoài. Về trung hạn, hội nhập kinh tế sẽ góp phần tăng vốn đầu tư nước ngoài đang giảm sút hiện nay, nhanh chóng phục hồi nhịp độ tăng trưởng kinh tế, nhất là tới khi hội nhập hoàn toàn. Trong đó, phần quan trọng của mức gia tăng này là nhờ đẩy mạnh xuất khẩu. Gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam sẽ bị tổn thương hoặc bị tấn công bởi những hành vi bảo vệ mậu dịch hoặc trừng phạt kinh tế của các quốc gia khác trong trường hợp có tranh chấp kinh tế, thương mại hay những lý do chính trị nào đó, thị trường cho hàng hoá của Việt Nam sẽ được mở rộng và ổn định hơn. Tuy nhiên, tư cách thành viên WTO không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế, mà nó cũng đặt nền kinh tế quốc dân và chính phủ phải đối mặt với những thách thức lớn. Thứ nhất, toàn bộ thể chế kinh tế phải được chuyển đổi nhằm thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại và đầu tư, chuyển giao công nghệ, nếu không sẽ gặp khó khăn trước những đối thủ cạnh tranh hùng mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ không được bảo vệ khi xảy ra tranh chấp thương mại. Thứ hai, những vấn đề nảy sinh từ việc thúc đẩy nhanh chóng tiến trình cải cách khu cực kinh tế nhà nước, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Trong quá trình toàn cầu hoá, vai trò của khu vực kinh tế nhà nước tiếp tục suy giảm, trong khi việc thực hiện và các biện pháp để đạt được mục tiêu đó mang tính xã hội và có ảnh hưởng đáng kể tới nhiều tầng lớp xã hội có liên quan. 4.2. Yêu cầu cho hàng nông sản Việt Nam Việt Nam chúng ta đã chính thức gia nhập WTO (7/01/2007). Đây là một sự kiện quan trọng đối với đất nước ta đã và đang mở ra cho đất nước những cơ hội và thách thức. Vào WTO không có nghĩa là đất nước chúng ta sẽ phát triển mà chúng ta phải thay đổi và biết nắm bắt các cơ hội thì sẽ tồn tại và phát triển còn nếu không chúng ta sẽ thất bại. Điều mà chúng ta có thể nhận thấy ngay khi gia nhập WTO và xu hướng toàn cầu hoá đã mở rộng thị trường, loại bỏ dần các rào cản, tạo điều kiện để các quốc gia xúc tiến hoạt động thương mại và đầu tư phát triển. Đó là những điều kiện thuận lợi đối với các ngành kinh tế, các sản phẩm xuất ra thị trường thế giới. Nhưng song song với đó thì mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn đối với các doanh nghiệp trong nước và hệ thống rào cản phi thuế quan đối với các sản phẩm xuất khẩu. Trong các vòng đàm phán của WTO thì vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất vẫn là nông sản phẩm. Bởi nông phẩm là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của rất nhiều quốc gia do đó nó có ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội của rất nhiều quốc gia - trong dó có Việt Nam. Chính vì vậy, sau nhiều vòng đàm phán gay cấn (Tokyo, Urugoay) cuối cùng thì các thành viên của WTO đã đi đến thống nhất và kí kết hiệp định nông nghiệp vào năm 1994 và chính thức có hiệu lực kể từ tháng 1 năm 1995. Với nội dung chủ yếu là để mở cửa thị trường nông sản thế giới AOA hướng tới giải quyết 4 vấn đề cơ bản: - Sự mất cân đối giữa cung và cầu đối với nông sản, để từ đó xoá bỏ đi chênh lệch về giá cả giữa thị trường nội địa và thị trường thế giới. - Xoá bỏ sự bảo hộ về sản phẩm nông nghiẹp nội địa bằng các chính sách hỗ trợ nhằm giảm đi các tiêu cực đối với các Quốc gia đang phát triển. Một minh chứng cho hiện tượng này là sự kiện bán phá giá tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ. - Cắt giảm hỗ trợ sản xuất nông sản để làm giảm gánh nặng về mặt tài chính đối với các nước phát triển. Cuối cùng là nhằm nâng cao vai trò và vị thế của WTO trong việc giải quyết tranh chấp về vấn đề sản phẩm nông nghiệp giữa các nước thành viên. Với các vấn đề và nội dung đưa ra trên thì các cam kết mở rộng thị trường nông sản AOA được tập trung vào ba lĩnh vực chủ yếu: tiếp cận thị trường, hỗ trợ sản xuất nội địa, trợ cấp xuất khẩu. + Tiếp cận thị trường: Hiệp định nông nghiệp quy định các thành viên phải tạo điều kiện cho hàng hóa của các thành viên khác tiếp cận thị trường nội địa thông qua việc cắt giảm thuế nhập khẩu, thuế hoá các rào cản phi thuế quan và mở cửa thị trường tối thiểu. + Hỗ trợ sản xuất nội địa: Hiệp định nông nghiệp quy định những khoản hỗ trợ có ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại quốc tế thì phải cắt giảm, trong khi đó những hỗ trợ của chính phủ kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển nhưng không bóp méo thương mại quốc tế thì không phải cắt giảm. + Trợ cấp xuất khẩu: Hiệp định nông nghiệp quy định các quốc gia thành viên phải cắt giảm trợ cấp xuất khẩu. Các nước không được phép tăng cường trợ cấp và xây dựng các biện pháp trợ cấp xuất khẩu mới. III. Cơ sở thực tiễn: Tình hình sản xuất, xuất khẩu cà phê trên thế giới và kinh nghiệm của ngành cà phê Brazil 1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới Theo dự báo của tổ chức cà phê quốc tế (IOC), sản lượng cà phê thế giới dự đoán tăng trung bình 1,3%/năm trong thời kỳ 2001 - 2010. Tuy vậy, nhịp độ tăng trưởng sẽ khác nhau giữa các nước sản xuất. ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai nhiều, lao động rẻ, tăng sản xuất và có những chính sách ưu đãi đối với cà phê, dự đoán diện tích và sản lượng sẽ tăng. Những nước này gồm: Colombia, Costa Rica, Inđô... Và theo tổ chức này, cà phê thế giới vụ 2005/2006 chỉ đạt 106.65 triệu bao giảm 1,6% so với vụ 2004/2005, thấp hơn so với mức tiêu thụ ước đạt 117 triệu bao. Trong đó cà phê chè Arabica đạt 69,80 triệu bao, giảm 10,8 %, cà phê vối Robusta đạt 36,84 triệu bao tăng 4,33%. Xuất khẩu cà phê thế giới đã giảm gần 11% trong nửa vụ 2005/2006 và các nhà nhập khẩu đã phải dùng tới dự trữ để thoả mãn nhu cầu. Kết quả là dự trữ cà phê thế giới liên tục giảm sút. IOC ước tính cung /cầu cà phê thế giới niên vụ 2006/2007 sẽ gần cân đổi ở mức khoảng 120 triệu bao, khác với tình trạng dư thừa của nhiều quốc gia trước đây. Theo (IOC) sản lượng cà phê Châu Mỹ vụ 2005/2006 (từ 10/05 đến 9/6) ước tính giảm 8% so với vụ trước đó. Trong đó sản lượng cà phê Robusta tăng tới 62,8% và điều đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Sản lượng cà phê Châu Mỹ Đơn vị: (triệu bao: mỗi bao :60kg) Ước 2004/2005 Ước 2005/2006 Tổng cộng 72,304 66,503 + Arabica 67,146 58,104 + Robusta 5,158 8,394 I. Nam Mỹ 56,476 49,441 1. Brazil 39,272 32,944 2. Colombia 12,042 11,592 3. Ecuador 0,938 1,139 II. Mexico và Trung Mỹ 15,808 17,062 1. Mexico 3,867 4,060 2. Guatemala 3,703 3,675 3. Honduras 2,575 3,159 4. Costarica 1,887 1,778 Nguồn: ICO (Hiệp hội cà phê thế giới) Còn sản lượng cà phê Châu á - Châu Đại Dương niên vụ 2005/2006 ước tính tăng 5% so với vụ trước. Trong đó lượng cà phê Arabica ước tính tăng 4,84% và sản lượng cà phê Robusta giảm 0,3% điều đó thể hiện ở bảng sau: Bảng 3: Sản lượng cà phê Châu á - Châu Đại Dương niên vụ 2004/2005 và 2005/2006. Đơn vị (triệu bao, mỗi bao: 60kg) Niên vụ 2005/2006 Niên vụ 2005/2006 Tổng cộng 28,587 29,799 - Arabica 4,084 4,072 - Robusta 24,549 25,727 1. Việt Nam 14,549 13,500 2. Inđônêxia 7,536 8,657 3. ấn Độ 4,592 4,567 4. Pupua Newguila 0,977 1,267 5. Thái Lan 0,884 1,000 6. Các nước khác 0,404 0,808 Nguồn: ICO (Hiệp hội cà phê thế giới) Vụ cà phê 2006/2007 tổng cung cà phê thế giới đạt 146,9 triệu bao, tăng gần 7% so với ước tính của vụ 2005/2006. Với nguồn cung gia tăng xuất khẩu cà phê thế giới được phục hồi, đạt 92,8 triệu bao tăng 7,2 triệu bao so với vụ 2005/2006. Trong đó Brazil chiếm 27,75 triệu bao tăng 3,7 triệu bao, xuât khẩu cà phê Việt Nam tăng 1,3 triệu bao, Pêru tăng 1,1 triệu bao, Mêxico tăng 900.000 bao. Về nhu cầu tiêu thụ: cà phê thế giới bình quân tăng khoảng 2%/năm. Đặc biệt nhu cầu cà phê vối sẽ tăng nhiều hơn so với cà phê chè. Dự kiến nhu cầu cà phê thế giới 2010 khoảng 7 triệu tấn. Về giá cả: theo dự báo của Mỹ và ICo, giá cà phê thế giới nhìn chung sẽ tăng do sự hạn chế cung cà phê của hiệp hội các nước sản xuất cà phê thế giới (ACPC) và nhu cầu uống cà phê thế giới tăng. Bên cạnh đó, sự thay đổi cuả thời tiết như hạn hán, sương mù cũng ảnh hưởng tới sản lượng và sản xuất cà phê nên giá cà phê sẽ tăng ở mức bình quân là 4.200 - 4.500USD/ tấn đối với cà phê Arabica và 1.800 -2.200USD/ tấn đối với cà phê Robusta. 2. Kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu của một số nước trên thế giới 2.1. Brazil Như chúng ta đã biết, Brazil là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Theo tổ chức cà phê thế giới (ICO) niên vụ 2005/2006 sản lượng cà phê thế giới đạt khoảng 106,65 triệu bao (mỗi bao là 60 kg) giảm 6,1% so với 119,8 triệu bao của niên vụ trước. Trong đó, sản lượng cà phê của Brazil đạt khoảng 40,62 triệu bao và của Việt Nam đạt 12,17 triệu bao. Cũng niên vụ này, tổng lượng cà phê xuất khẩu thế giới đạt 90,4 triệu bao, giảm 0,4% so với 90,76 triệu bao của niên vụ 2004/2005, trong đó Brazil xuất khẩu 26,23 triệu bao, giảm 3.6% còn Việt Nam 11.67 triệu bao giảm 12.6% so với niên vụ trước. Sự thành công của Brazil đã để lại cho Việt Nam nhiều kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, chế biến và mở rộng thị trường như sau: Một là, nhiều chuyên gia cà phê đã khái quát ngành cà phê của Brazil bằng sáu chữ truyền thống - chất lượng - hiện đại. ở nước này, hầu hết cà phê đều được sản xuất tại các nông trường lớn, chuyên canh và được áp dụng những kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến và công nghệ chế biến hiện đại, chủng loại sản phẩm cà phê cũng rất đa dạng, chủ yếu là loại cà phê hảo hạn và cà phê hữu cơ Bên canh đó, chính phủ đã có chương trình hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp sản zuất, xuất khẩu cà phê rang sang cà phê hoà tan, cà phê đặc sản đồng thời sẽ tài trợ 50% chi phí nghiên cứu và phát triển cho các nhà sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến. Hai là, để phục hồi giá cà phê, Brazil đã tìm cách hạn chế thu hoạch khi giá thế giới giảm và chất lượng cà phê không cao do thời tiết xấu. Bộ Nông Nghiệp nước này cho biết nếu thực thi được sẽ cho phép các nhà sản xuất có cơ hội dữ lại nguồn hàng để đợi giá cao và ít bị động trước những thay đổi về thuế v._.à chính sách. Ba là, chính phủ Brazil muốn ngành công nghiệp chế biến cà phê của mình đi theo hướng xuất khẩu cà phê chế biến mới do đó đang có kế hoạch hỗ trợ cho các nhà máy chế biến mới. Bốn là, cũng như một số quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu khác, Brazil đã bắt đầu nhận thức được những thuận lợi trong việc đẩy mạnh tiêu dùng cà phê trong nước và hiện cũng tích cực khuyến khích điều này. Brazil không chỉ là nước sản xuất cà phê đứng đầu thế giới mà còn được xếp thứ 2 sau Mỹ trong việc tiêu thụ cà phê. Hiện nay, Brazil tiêu thụ 13 triệu bao mỗi năm, chiếm khoảng 40% sản lượng trung bình hàng năm của nước này. Nếu tính theo đầu người, trung bình mỗi người Brazil uống 4,9 kg cà phê mỗi năm. Ngành cà phê Brazil đã đặt mục tiêu đưa lượng tiêu thụ nội địa tăng thêm 1,5 triệu bao mỗi năm thông qua các chương trình quảng cáo và khuyến mại, đẩy con số bình quân đầu người lên 5,3 kg/năm. 2.2. Colombia Là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới sau Brazil, khối lượng cà phê xuất khẩu của Colombia chiếm 14% thế giới. Giá cà phê của Colombia tương đối cao so với cà phê khác trên thế giới. Đối với Colombia xuất khẩu cà phê là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 2 sau dầu mỏ. ở Colombia hiện có trên 3000 nông trại từ 1 đến 100ha trung bình 3.4ha/nông trại. Cà phê của Colombia nổi tiếng là cà phê chè dịu, rửa sạch đạt chất lượng cao 100% Colombia. Liên đoàn cà phê Colombia là cơ quan giám sát và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh cà phê cả thị trường trong và ngoài nước. Trong hơn 60 năm thì tổ chức này đống vai trò quan trọng và có ảnh hưởng đến các lĩnh vực quản lý và ban hành các chính sách về cà phê. Khoảng 50% 60% sản lượng cà phê của vụ được nông dân bán trực tiếp cho liên đoàn ở mức giá thấp hoặc là bán cho người xuất khẩu ở mức giá cao hơn chút ít so với liên đoàn khi thị trường cho phép. Việc xuất khẩu cà phê do liên đoàn và tư nhân thực hiện, các nhà xuất khẩu tư nhân thì chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ, còn liên đoàn có xu hướng xuất khẩu sang Châu Âu. CHƯƠNGII: THựC TRạNG XUấT KHẩU Cà PHÊ VIệT NAM I. Lợi thế trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê Việt Nam 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Đất đai Diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam tuy hạn chế (có 7,3 triệu ha diện tích đất nông nghiệp đang được sử dụng) nhưng về chất lượng đất tương đối tốt. Hầu hết lớp đất canh tác dày, kết cấu tơi xốp, chất dinh dưỡng trong đất khá cao cho phép phát triển cây trồng đa dạng trong đó có cây cà phê. Loại đất thích hợp nhất cho cây cà phê phát triển là đất đỏ Bazan ở Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ có chất mùn và tỷ lệ khoảng vật cao, tơi xốp, dễ thoát nước. Sau đất đỏ Bazan là đất đỏ, đất vàng, đất xám, đất đen,.. cũng rất thích hợp cho cây cà phê phát triển, loại đất này được phân bố khắp nơi trên toàn quốc. 1.2. Khí hậu Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chế độ gió mùa, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao, bức xạ lớn, trải dài theo phương kinh tuyến từ 8030’ đến 23030’ vĩ độ Bắc. Điều kiện khí hậu và địa lý rất thích hợp với việc phát triển cây cà phê đã đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng. ở 16014’ có đèo Hải Vân nằm trong dãy núi Bạch Mã, cuối dãy Trường Sơn, nằm ngang ra đến biển tạo nên một bức tường thành cao trên 1000 m ngăn gió mùa Đông Bắc và chia địa lý khí hậu Việt Nam thành hai miền. Miền địa lý khí hậu phía nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thích hợp với cà phê vối Rusbuta. Miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica. 2. Điều kiện kinh tế - xã hội. 2.1. Nguồn nước tưới tiêu Cùng với đất, nước là yếu tố ảnh hưởng khả năng khai thác của nông nghiệp, chi phối tính chất mùa vụ cũng như năng suất và sản lượng cây cà phê. Số mưa lý tưởng 1000 - 1200mm trong một năm ở hai đồng bằng lớn không chỉ cung cấp nguồn nước quý giá mà còn cung cấp nguồn phâm đạm thiên nhiên dễ hấp thụ. Ngoài ra dòng chảy mặt trên lãnh thổ khoảng 300 tỷ m3 cùng hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt đã đảm bảo chất lượng nước tưới tiêu cần thiết cho việc trồng cà phê. 2.2. Về nguồn nhân lực Việt Nam là nước với trên 75% lao động hoạt động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây chính là lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu cà phê ở nước ta. Hàng năm số lao động này được bổ sung khoảng 1,3 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Bên cạnh vấn đề giải quyết sức ép về giải quyết việc làm thì đây chính là lợi thế về nguồn nhân lực Việt Nam. Chúng ta luôn có một lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ với chất lượng tương đối cao so với nền nông nghiệp kém phát triển. Lợi thế này rất có khả năng đảm bảo sự phát triển xuất khẩu cà phê trong tương lai. 2.3. Về vị trí địa lý và cảng khẩu Với bờ biển trải dài hơn 3620km trải dài từ bờ biển Móng Cái đến bờ biển Hà Tiên, với nhiều bờ biển quan trọng như: Hải Phòng, Cửa Ông, Đà Nẵng, Vũng Tàu đã tạo cho nước ta lợi thế về xuất khẩu đường biển. Mặt khác chúng ta lại có giao thông đường biển rất thuận lợi do hệ thống đường biển nói chung đều nằm sát đường hàng hải quốc tế và có thể hành trình theo tất cả các tuyến đi Đông Bắc á, Đông Nam á - Thái Bình Dương, Trung Cận Đông, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi Nên có thể tiến tới việc xuất khẩu cà phê ra nhiều thị trường trên thế giới. II. Thực trạng sản xuất và xuât khẩu cà phê Việt Nam Tình hình sản xuất và chế biến cà phê Việt Nam 1.1. Cấu trúc ngành cà phê Việt Nam Trong tổng 500.000ha cà phê, các nông trường và các doanh nghiệp Nhà nước, gồm các doanh nghiệp TW và các doanh nghiệp địa phương, chỉ nắm giữ 10 - 15%, còn lại 85 - 90% thuộc về các hộ nông dân, các chủ trang trại. Quy mô trang trại không lớn lắm, trường mỗi hộ chỉ có từ 2 - 5ha cà phê. Trang trại lớn có từ 30 - 50ha nhưng số này chưa nhiều. VINACAFE là một tổng công ty Nhà nước với 100% vốn của Nhà nước và là hội viên lớn nhất của Hiệp hội cà phê Việt Nam. Đây là một doanh nghiệp lớn, có tới 70 công ty, xí nghiệp và nông trường. Hàng năm VINACAFE xuất khẩu một lượng lớn 20 - 25% sản lượng cà phê của cả nước. Theo thống kê của cả nước niên vụ 2000/2001 (từ tháng 10/2000 đến tháng 9/2001) của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, số lượng sản xuất của 44 Tổng công ty hội viên đã báo cáo về văn phòng Hiệp hội đạt 774.451,94 tấn, chiếm 81,11% so với số lượng xuất khẩu của 149 đơn vị đã xuất khẩu toàn ngành là 874.676 tấn, trong đó có 78 doanh nghiệp hội viên (số lượng: 793.363 tấn chiếm 90,7%) và 71 doanh nghiệp ngoài Hiệp hội (số lượng: 81.313 tấn chiếm 10,3%). Trong số doanh nghiệp ngoài Hiệp hội có 3 doanh nghiệp xuất khẩu lớn hơn cả là công ty Olam (100% vốn nước ngoài) xuất khẩu 21.326 tấn; công ty Dakman (liên doanh) xuất khẩu 18.076 tấn; VINAFIMEX xuất khẩu 13.719 tấn. Với tổng diện tích đạt trên 500.000 ha và sản lượng trên 10 triệu tấn mỗi năm, cà phê hiện nay được xếp sau gạo trong danh mục hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Để đạt được sản lượng cao như vậy, ngành cà phê Việt Nam thu hút được khoảng 300 nghìn hộ gia đình với trên 600 nghìn lao động, đặc biệt vào tháng 3 thu hoạch con số này có thể lên tới 700.000 - 800.000. Như vậy, số lao động của ngành cà phê đã đạt 7,83% tổng số lao động của toàn quốc nói chung và 2,93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp nói riêng. 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê Việt Nam Cách đây 25 năm, vấn đề phát triển cây cà phê được đặt ra với nhưng bước khởi đầu rầm rộ, chủ yếu là tại địa bàn 2 tỉnh Đăclăk và Gia Lai Kom Tum. ở Tây Nguyên vào thời gian này, cả nước mới chỉ có không đầy 20.000 ha tăng trưởng kém, năng suất thấp, với sản lượng chỉ khoảng 4.000 - 5.000 tấn. Đế nay vào năm 2000 cả nước có 500.000 ha cà phê, hầu hết sinh trưởng khoẻ năng suất cao, tổng sản lượng đạt 80 vạn tấn. Những con số đó vượt xa mọi suy nghĩ, mọi mục tiêu chiến lược của ngành. Diện tích cà phê ở Việt Nam bắt đầu tăng nhanh vào nửa cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Đến nay, năm 1992 giá cà phê thế giới tụt xuống rất thấp do các nước sản xuất cà phê trên thế giới tung lượng cà phê tồn kho từ những năm trước do tổ chức cà phê thế giới quốc tế còn áp dụng chế độ hạn ngạch xuất khẩu. Sau năm 1992 giá cà phê lại phục hồi dần đạt tới đỉnh cao năm 1994, 1995. Lúc này, người nông dân, gia đình cán bộ công nhân viên ở Tây Nguyên và cả những người ở thành phố Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh xô đi tìm đất, mua vườn làm trang trại trồng cà phê, dẫn đến sản lượng cà phê qua từng năm. Nhưng sau đó vào năm niên vụ 2000/2001 thì giá cà phê lại giảm mạnh chỉ còn hơn 400 USD/tấn và ngay lập tức phản ứng của người dân đã phá bỏ cà phê để trồng các cây khác làm diện tích cà phê bắt đầu giảm từ 556.000 ha niên vụ 2000/2001 còn 491.100 niên vụ 2005/2006. Và đến niên vụ vừa qua thì diện tích cà phê lại tăng trên 500.000 ha. Ta có thể thấy sự biến động quá nhanh của ngành cà phê Việt Nam qua con số diện tích, sản lượng và năng suất cà phê sau: Bảng 4: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng cà phê Việt Nam qua các niên vụ như sau: Niên vụ Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suât (tấn/ha) 1993/1994 150.000 181.200 1,208 1994/1995 215.000 211.920 0,986 1995/1996 295.000 236.280 0,801 1996/1997 350.000 342.300 0,978 1997/1998 410.000 413.580 1,009 1998/1999 460.000 404.206 0,879 1999/2000 520.000 700.000 1,346 2000/2001 556.000 900.000 1,590 2002/2003 522.200 699.500 1,340 2003/2004 510.200 739.700 1,445 2004/2005 496.800 896.000 1,805 2005/2006 491.400 890.700 1,812 2006/2007 501.300 813.100 1,622 Nguồn: Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam Cùng với sự biến động của diện tích trồng cà phê thì sản lượng và năng suất cà phê cũng có biến động mạnh. Khi diện tích trồng cà phê lớn nhất vào niên vụ 2000/2001 cũng là lúc sản lượng cà phê cũng đạt được những con số cao nhất tương ứng là: 900.000 tấn và năng suất đạt cao nhất và niên vụ 2005/2006 là:1,812 tấn/ha. 1.3. Chế biến và chất lượng cà phê Về chế biến, sau năm 1975, khi đi vào phát triển sản xuất cà phê, chúng ta mới có ít xưởng chế biến cũ kĩ, chắp vá, ở phía Bắc có một số xưởng chế biến ở Đồng Giao, Phủ Quỳ với thiết bị lắp đặt từ 1960 - 1962 do Cộng Hoà Dân Chủ Đức chế tạo, ở phía nam có một số xưởng của doanh điện cũ như Rissi, Delphante để lại công suất không lớn. Cùng với việc mở rộng diện tích trồng cà phê, chúng ta đã bắt tay và xây dựng các xưởng chế biến mới, bắt đầu từ những thiết bị lẻ, rồi đến các dây truyên sản xuất sao chép của nhà máy cơ khí 1/5 Hải Phòng, nhà máy A74 Bộ Công Nghệ ở Thủ Đức Tp Hồ Chí Minh. Gần đây, nhiều công ty, nông trường đã xây dựng các xưởng chế biến mới khá hoàn chỉnh với thiết bị nhập từ Đức và Brazil. Một loạt hơn chục dây truyền chế biến cà phê của hãng Pinhalense - Brazil được đưa vào Việt Nam. Tiếp đó, lại xuất hiện nhiều xưởng lắp ráp thiết bị do cơ sở Công Nghệ Việt Nam chế tạo mô phỏng có cải tiến công nghệ của Brazil. Cơ sở chế biến với thiết bị mới, chất lượng sản phẩm khá được xây dựng trong vòng 5,7 năm trở lại đây đảm bảo chế biến được khoảng 150.000 tấn đến 200.000 tấn cà phê nhân xuất khẩu. Hiện nay, sản lượng cà phê chủ yếu là cà phê vối Rusbuta với phương pháp chế biến chủ yếu là chế biền khô, cà phê thu hái về được phơi khô nhờ tận dụng năng lượng mặt trời. Đối với những năm mưa kéo dài trong vụ thu hoạch người ta phải sấy trong các lò sấy đốt bằng than đá, củicũng có một số doanh nghiệp dùng máy đánh nhớt một phần nhỏ sản lượng cà phê là cà phê Arabica các doanh nghiệp nhà nước đều chế biến theo phương pháp ướt. Không ít nơi dùng máy chọn màu Sarbex trong khâu phân koại, loại bỏ cà phê hạt đen, nâugóp phần nâng cao chất lượng cà phê. Về chất lượng, Việt Nam đã có một sản lượng cà phê khá lớn với phẩm chất thơm ngon vốn có của giống nội địa. Tuy nhiên, cà phê hạt xuất khẩu lai không có chất lượng tương xứng và vì vậy thua thiệt về giá cả sản xuất so với các nước khác. Một thời gian dài trước đây, công nghệ chế biến cà phê không được quan tâm đầy đủ, có sự thiếu sót về nhận thức, có khó khăn về vốn đầu tư, trình độ thấp kém chậm đổi mớiLàm cho tổn thất sau thu hoạch khá lớn (không dưới 10%) và có những cơ sở sản xuất tổn thất nghiêm trọng thất thu hàng chục tỷ đồng vì chất lượng hạt xấu. Mặt khác, hơn 80% cà phê sản xuất ra là từ hộ nông dân sản xuất nhỏ thiếu điều kiện sơ chế tối thiểu. Đồng thời, cà phê xuất khẩu nước ta chủ yếu là cà phê nhân, thô chưa thật sự là cà phê thành phẩm nên giá trị xuất khẩu chưa cao. 1.4. Chi phí sản xuất, chế biến, vận chuyển cà phê Việt Nam xuất khẩu Sản lượng cà phê tăng nhanh nhưng tới nay ngành cà phê Việt Nam vẫn còn ít cơ sở chế biến vào loại hoàn chỉnh đó cũng là nguyên nhân làm cho chi phí chế biến cà phê xuất khẩu tăng nhanh (tổn thất hạt trên 10%). Tổng công suất của các cơ sở chế biến này cũng chỉ đảm bảo được khoảng từ 20 - 25% sản lượng cà phê. Số còn lại được chế biến phân tán thủ công hoặc bằng các nông trường nhỏ theo phương pháp thủ công hay các thiết bị không đồng bộ. Loại cà phê chế biến như vậy gọi là cà phê xô, được bán với giá thấp cho các nhà buôn nước ngoài có cơ sở tái chế để phân loại lại và trước khi cung cấp cho rang xay. Chi phí phân loại và chi phí bù đắp rủi ro phân loại thường khá lớn (khoảng 40USD/tấn) nên cà phê Việt Nam thường được bán với giá thấp hơn cà phê Inđônêxia - nơi có cơ sở chế biến và phân loại tốt hơn. Đó là chưa kể tới việc những năm mất mùa hoặc sâu bệnh có khi mất trắng gây không những tổn thất cho người nông dân mà khi đó còn gây ra tình trạng khan hiếm cà phê cho các cơ sở chế biến dẫn đến chi phí đầu vào ở các nới này cũng gia tăng. Mặt khác, chi phí vận chuyển cà phê Việt Nam cũng rất lớn vì giao thông khó khăn cho việc vận chuyển. Với tất cả lý do đó làm chi phí đầu vào tăng làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê. Hiện tượng này được khắc phục dần gần đây khi Việt Nam bắt đầu đầu tư vào thiết bị chế biến, phân loại nên tỷ trọng cà phê có chất lượng cao tăng dần giúp giảm chi phí góp phần nâng cao giá trị xuất. 2. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam 2.1. Thực trạng xuất khẩu của cà phê Việt Nam 2.1.1. Khối lượng, giá cả và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam Trong vòng 20 năm trở lại đây ngành cà phê đã có nhiều chuyến biến nhanh chóng đưa sản lượng cà phê tăng lên hàng trăm lần. Do nhờ chính sách mới của Nhà nước phù hợp với nguyện vọng của nông dân là làm giàu trên mảnh đất của mình, dựa vào sức lao động cần cù của bản thân mình. Về nguyên nhân khách quan phải nói rằng là do giá cà phê trên thị trường thế giới những năm gần đây diễn biến theo hướng có lợi cho người sản xuất, giá cà phê bán ra cũng cao hơn và thu nhập của người dân cũng tăng đáng kể. Sự kích thích của giá cả cũng đã thúc đẩy cà phê Việt Nam phát triển nhanh chóng và mắt trái của tác dụng đó là dẫn đến sự phát triển vượt mục tiêu của kế hoạch, ngoài tầm kiểm soát của ngành cà phê. Bản kế hoạch về cà phê đầu tiên xây dựng năm 1980 đặt mục tiêu cho ngành cà phê Việt Nam chỉ có 180.000 ha với 200.000 tấn. Sau nhiều điều chỉnh con số đó cũng chỉ lên tới 350.000 ha với 450.000 tấn nhưng thực tế hoàn toàn khác. Những con số thống kê điều tra vào năm 2000 cho thấy diện tích cà phê cả nước lên tới trên 500.000 ha với sản lương 900.000 tấn đưa Việt Nam lên vị trí thứ 2 thế giới về sản xuất cà phê. Đây là một con số gây bất ngờ cho nhiều người cả trong ngành cà phê Việt Nam. Nó góp một phần đáng kể vào việc cung cấp dư thừa cà phê trên thị trường đẩy giá cà phê về mức thấp nhất trong thời gian mấy chục năm qua, trong đó ngành cà phê Việt Nam chịu thiệt thòi vì sản lượng cà phê xuất khẩu lớn nên thua lỗ ngày càng nhiều. Xem xét tình hình về lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu từ niên vụ 1997/1998 đến 2006/2007 có thể thấy sự tăng trưởng nhanh chóng về lượng xuất khẩu của cà phê cùng với sự giảm sút nhanh chóng về giá cả. Bảng 5: Sản lượng xuất khẩu, đơn giá bình quân và kim ngạch xuất khẩu của cà phê Việt Nam qua các năm: Niên vụ Xuất (tấn) Kim ngạch (triệu USD) Đơn giá BQ (USD/MT) 1997/1998 395.481 500 1.521,0 1998/1999 404.206 593,8 1.373,0 1999/2000 653.678 585,3 823,0 2000/2001 874.676 381,9 436,6 2003/2004 749.400 504,9 673,7 2004/2005 877.600 641,0 772,9 2005/2006 822.400 735,5 894,3 2006/2007 798.100 950,0 1.190 Nguồn: Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam Theo bảng trên ta thấy rằng lượng xuất khẩu của cà phê Việt Nam tăng qua từng niên vụ 1997/1998 từ 395.481 tấn đến 877.600 tấn tốc độ phát triển bình quân là 126,64% trong khi giá trị lại sụt giảm mạnh. Đặc biệt, thấp nhất vào niên vụ 2000/2001là 436,6 USD/MT cùng kì năm 5 về trước nó là 2.633 USD/MT tức giảm 6,301 lần. Và vào niên vụ tiếp sau đó thì lượng xuất bắt đầu giảm vào niên vụ 2006/2007 còn 798.100 tấn. Cà phê Việt Nam đã có mặt từ lâu nhưng chỉ thực sự phát triển trong vùng 20 năm trở lại đây nhất là từ đầu thập kỷ 90 như bảng trên. Từ chỗ hàng năm chỉ xuất khẩu trên dưới 10.000 tấn, đến 1992 lượng cà phê xuất khẩu đã vượt qua mức đó và trở thành một trong những mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm. Niên vụ 1995/1996 sản lượng xuất khẩu vượt mức 200.000 tấn là 221.496 tấn và chỉ sau 2 năm đã đạt 395.418 tấn, kết quả này đã đưa Việt Nam vượt qua Ugandar và Inđônêxia để trở thành nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Nếu tính tất cả các chủng loại cà phê Việt Nam đã vượt qua Mêxicô để chiếm vị trí 3, chỉ sau Brazil và Colombia. Tỷ trọng của Việt Nam trong thương mại cà phê quốc tế hiện nay khoảng 7%. Còn vào niên vụ 2001/2002 cà phê xuất khẩu Việt Nam bắt đầu giảm do hạn hán, mất mùa nên xuất khẩu chỉ còn 711.000 tấn và đến niên vụ 2006/2007 đạt 13,3 triệu bao (mỗi bao 60 kg). Về kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam còn phụ thuộc lớn vào giá cả, có năm cà phê Việt Nam đã thu được 560 triệu USD. Nếu tính theo năm từ 1/1/1997 đến 31/12/1997 Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 395.000 tấn tăng 56% so năm 1996, đạt giá trị xấp xỉ 500 triệu USD đứng thứ 6 (sau dầu thô đạt giá trị 3.270 triệu USD; dệt may đạt 2.750 triệu USD; thuỷ sản đạt 2.023 triệu USD, giày - dép đạt 1.867 triệu USD; gạo đạt 726 triệu USD) về giá trị kim ngạch xuất khẩu. Từ năm 1998 đến 2000 dù giá cà phê giảm nhưng nhờ lượng xuất khẩu tăng nhanh nên kim ngạch xuất khẩu cà phê vẫn giữ ổn định ở mức cao: năm 1998 bằng 593,8 triệu USD, năm 1999 bằng 585,3 triệu USD và năm 2000 giá cà phê giảm sút mạnh nhưng nhờ sản lượng tăng 72% nên kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt trên 500 triệu USD, năm 2002 đạt 317 triệu USD và niên vụ 2005/2006 đạt 735,5 triệu USD. Đặc biệt, theo Intimex-News ngày 2/1/2007 cho rằng: “Giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 2006 đạt 950 triệu USD. Trung tâm thông tin thương mại (Bộ thương mại ) cho biết: Sau khi giảm nhẹ vào giữa tháng 10, từ đầu tháng 11 đến nay, giá cà phê xuất khẩu Việt Nam đã tăng khoảng 40 USD/tấn. Hiện nay, giá cà phê xuất khẩu 5% đen và vỡ hoại 2 giao dịch ở mức 1.425 - 1.430 USD/tấn. Như vây, giá xuất khẩu cà phê của nước ta đã bám sát thế giới hiện chỉ thấp hơn 20USD/tấn so với giá giao dịch tại thị trường London, so với mức chênh lệch có lúc lên đến trên 400USD/tấn hồi tháng 8 trên thị trường nội địa, giá thu mua cà phê nhìn chung vẫn ổn định. Do vậy, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 950 triệu USD. Đó là một trong những thành công lớn nhất của cà phê xuất khẩu Việt Nam. 2.1.2. Cơ cấu cà phê, chủng loại xuất khẩu của Việt Nam Về cơ cấu cà phê xuất khẩu Việt Nam thì cà phê vối (Robusta) chiếm tỷ trọng quá lớn - nước ta là nước có khối lượng cà phê Robusta xuất khẩu lớn nhất thế giới với 98% tổng khối lượng xuất khẩu. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, khối lượng cà phê chè (Arabica) chiếm khoảng 65% còn cà phê Robusta chỉ chiếm 35%. Về giá cả, cà phê Arabica thường có giá trị cao hơn nhiều so với cà phê Robusta, thông thường gấp từ 2,25 lần. Sự chênh lệch về giá cả cà phê Arabica và cà phê Robusta ngày càng cao: năm 1995, giá cà phê Arabica là 3.240USD/tấn còn cà phê Robusta là 2.820USD/tấn (gấp 1,15 lần ) thì đến năm 1999, giá tương ứng là 1.628USD/tấn và 624USD/tấn (gấp 2,61 lần). Thời giá tháng 7/2005, trong khi giá cà phê Arabica là 2.681USD/tấn thì giá của cà phê Robusta là 1.112USD/tấn, tức gấp 2,41 lần. Về cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu, cho tới nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân, thô, chiếm tới 95% khối lượng cà phê xuất khẩu. Cà phê nhân thường có giá trị xuất khẩu không cao (cà phê qua chế biến có giá trị gia tăng và lợi nhuận rất cao). Ví dụ, năm 2001 trong lúc giá xuất khẩu cà phê nhân chỉ có khoảng 437 USD/tấn thì giá xuất khẩu cà phê hoà tan là 3.461 USD/tấn gấp 8 lần, trong khi giá thành của 1 tấn cà phê hoà tan là 1.331USD (tỷ lệ 2,6 nhân bằng 1hoà tan). Cà phê rang xay cũng vậy, giá xuất khẩu cao gấp 4,38 lần so với giá cà phê nhân , trong khi tỷ lệ chế biến qui đổi rất thấp (1 rang xay bằng 1,19 nhân). 2.1.3. Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam Hiện nay, bạn hàng chủ yếu của cà phê Việt Nam vẫn là Mỹ (chiếm tỷ trọng trên 20% lượng xuất khẩu), và Châu Âu chiếm 40% (riêng Đức chiếm 11,2%) còn lại là các thị trường khác (trong đó Nhật Bản vẫn nằm trong số 10 bạn hàng lớn nhất nhưng tỷ trọng tương đối nhỏ - khoảng trên 3% nên khủng hoảng kinh tế tại nước này không ảnh hưởng gì đến tiến độ xuất khẩu cà phê Việt Nam. Năm 2002 thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng từ 61 lên 64 nước. Và hiện nay, vào tháng 11/2006 vừa qua, khi nước ta gia nhập vào WTO thì cơ hội đó sẽ mở ra cho cà phê Việt Nam với 150 thị trường xuất khẩu. Hiện nay, cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị cao đứng thứ 2 sau gạo, giá trị cà phê xuất khẩu thường chiếm gần 10% tổng kim ngach xuất khẩu hàng năm. Niên vụ 2005/2006 Việt Nam đã xuất khẩu cà phê của mình đi 73 nước, trong đó 10 nhập khẩu cà phê hàng đầu - đó cũng chính là thị trường chính xuất khẩu cà phê của Việt Nam bao gồm: Bảng 6: 10 nước nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất niên vụ 2005/2006 STT Tên nước Số lượng (tấn) Gía trị ( triệu USD) Tỷ phần so với tổng xuất khẩu (%) 1 Mỹ 177.700 97,5 21,6% 2 Đức 92.100 76,1 11,2% 3 Tây Ban Nha 63.900 53,8 7,77% 4 Italia 62.600 54,2 7,612% 5 Anh 46.400 36,7 5,642% 6 Nhật Bản 29.400 25,9 3,575% 7 Pháp 27.500 22,7 3,344% 8 Thuỵ Sỹ 27.100 19,5 3,295% 9 Bỉ 23.400 19,3 2,845% 10 Hàn Quốc 23.000 18,2 2,797% Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 20năm đổi mới XB:Thống kê Hà Nội - 2006 2.1.4. Hoạt động Marketing cà phê xuất khẩu Việt Nam hiện nay Marketing là hoạt động tiếp thị và bán hàng là một trong những khâu quan trọng nhất của các sản phẩm, nó được coi là khâu then chốt, khâu kết thúc của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam rất chú trọng đến hoạt động này vì điều đó nó khẳng định doanh nghiệp cà phê đó có làm ăn có lãi hay không. Sơ đồ 1: Ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp cà phê Thị trường tiêu thụ thế giới Theo dõi và khuyếch trương bán (quảng cáo sp, thương hiệu cà phê của DN mình) QĐịnh mặt hàng( cà phê hoà tan, cà phê nhân ấn định loại sp cà phê Định sức bán ( sức cạnh tranh của cà phê VN) Giao tiếp thương mại(tìm đối tác nhập) Chọn thị trường đích và mục tiêu Định giá bán (có sự thông qua giá cà phê thế giới) Định kênh phân phối +- Với cà phê Việt Nam, sản xuất ra chủ yếu là dùng cho xuất khẩu, mà xuất khẩu chủ yếu lại là cà phê chỉ qua chế biến sơ: cà phê nhân, cà phê thô. Chính vì vậy, hoạt động Marketing chủ yếu là hoạt động của doanh nghiệp thu mua cà phê của hộ gia đình, chủ trang trại (có thể là cà phê chưa qua chế biến hoặc đã qua chế biến sơ). Sau đó các doanh nghiệp này tiến hành chế biến tiếp cho đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Nhìn vào sơ đồ trên chung ta có thể thấy rõ hoạt động Marketing của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê diễn ra một cách rất linh hoạt và có trình tự. Đó là các khâu từ định giá, kênh phân phối, mặt hàng xuất khẩucho đến quảng bá, tìm đối tác, để xuất cà phê ra thị trường tiêu thụ - đó cũng là một thành công mang tính chiến lược của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Vịêt Nam. Để xuất khẩu ra thị trường thế giới, hoạt động Marketing của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê dẫ diễn ra theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Hoạt động Marketing của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ra thị trường thế giới Nông dân Các cơ sở chế biến xay xát Doanh nghiệp XK cà phê DN chế biến cà phê trong nước Doanh nghiệp XK cà phê trong Hiệp hội Người bán buôn Đại lý Ngưòi bán lẻ Người tiêu dùng Doanh nghiệp XK cà phê ngoài Hiệp hội Thị trường thế giới 90% 10% Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy:Việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam do hầu hết các doanh nghiệp trong Hiệp hội cà phê - ca cao xuất khẩu (chiếm tới 79%) và còn lại là do các doanh nghiệp ngoài Hiệp hội đảm nhận. Mặt khác, tiêu dùng cà phê trong nước của nước ta còn quá ít. Trong khi sản lượng cà phê Việt Nam hàng năm là 700.000 - 800.000 tấn thì lượng cà phê tiêu thụ nội địa chỉ đạt ở mức xấp xỉ 10%. Theo Hiệp hội cà phê thế giới, tiêu dùng nội địa cà phê của Việt Nam hiện chỉ đạt gần 3,6% thấp nhất trong số các nước xuất khẩu cà phê. Mức chênh lệch ngày càng khập khiễng nếu so với sản lượng tiêu dùng nội địa trung bình của các nước thành viên Hiệp hội cà phê thế giới là 25,61%. 2.2. Kết quả đạt được của xuất khẩu cà phê Việt Nam Cà phê Việt Nam đang đứng vị trí thứ 2 về lượng xuất khẩu chỉ sau Brazil (nhưng đứng thứ nhất về xuất khẩu cà phê Robusta). Diện tích, sản lượng, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê cuả không ngừng tăng lên. Chỉ trong thời kỳ từ 1994 - 2004, tốc độ bình quân hàng năm đạt được như sau: Về diện tích đạt: 15,04%, về sản lượng đạt: 16,58% với sản lượng xuất khẩu đạt: 43% và kim ngạch xuất khẩu đạt : 10,94%. Đặc biệt, về doanh số xuất khẩu cà phê qua một số năm như sau: Từ năm 1998 - 2000, dù giá cà phê xuất khẩu giảm do lượng tăng nên doanh số vẫn dữ mức cao: năm 1998 là 593,8 triệu USD; 1999 là 585,3 triệu USD. Vào năm 2000 giá cà phê giảm sút lớn nhưng nhờ lượng tăng 72% nên doanh số vẫn đạt 500 triệu USD; năm 2002 do mất mùa giá cà phê thế giới giảm mạnh nên đạt: 322 triệu USD. Đến niên vụ 2004/2005 đạt 641 triệu USD; niên vụ 2005/2006 đạt 735,5 triệu USD vừa qua năm 2006 doanh số đạt mức cao: 950 triệu USD. 3. Đánh giá kết quả và những vấn đề đặt ra cho ngành cà phê xuất khẩu của Việt Nam. 3.1. Đánh giá kết quả đạt được và sự thành công của thương hiệu cà phê Trung Nguyên - G7 Việt Nam 3.1.1. Đánh giá chung về kết quả đã đạt được Với những thành tựu về sản xuất và xuất khẩu mà ngành cà phê đã mang lại cho đất nước những đóng góp đáng kể vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân mà còn đóng góp vào tăng trưởng nền kinh tế quốc gia. Trồng cà phê ở Việt Nam tạo việc làm cho hơn 600 nghìn người nông dân vùng trung du, miền núi và số người có cuộc sống liên quan đến cà phê là trên 1 triệu người. Cà phê chiếm 8% giá trị sản lượng nông nghiệp, 25% giá trị xuất khẩu nông sản của đất nước. Với sản phẩm chủ yếu hiện nay có cà phê Robusta và cà phê Arabica. Trong đó thì cà phê chè có giá trị xuất khẩu cao đã được mở rộng ra các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là đầu tư của nông dân đối với các yếu tố đầu vào như phân bón, tưới tiêu quá cao với mong muốn đạt được năng suất cao đã làm giảm hiệu quả đầu tư và nâng cao giá thành sản xuất. Nên sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới không cao (cụ thể giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới thường thấp hơn trên các sàn giao dịch ở London, NewYork từ 30 - 40USD/tấn). Và sản xuất chủ yếu thực hiện ở các hộ nông dân và chủ trang trại nhỏ. 3.1.2. Đánh giá khả năng cạnh trạnh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới - Về giá thành: Hầu hết sản phẩm cà phê xuất khẩu của ta đều thấp hơn giá của các sản phẩm cà phê cùng loại ở các nước trong khu vực và thế giới. Hiện nay cà phê Việt Nam(đã qua sơ chế) có giá 750 - 800USD/tấn, trong khi đó của ấn Độ là 1.412USD/tấn cà phê chè; 962,9USD/tấn cà phê vối; của Colombia là 2.118USD/tấn cà phê chè và của Inđônêxia là 921,9USD/tấn cà phê vối. - Về chất lượng: Đã đạt được tiêu chuẩn theo hệ thống quản lý tiêu chuẩn nhưng so với các nước khác trên thế giới thì vẫn chưa bằng. - Về mẫu mã: Đã phong phú nhưng chưa bằng các nước trong khu vực và trên thế giới vì chúng ta xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân. -Về bao bì: Cà phê là một trong 2 trong 10 sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng chưa có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. -Về điều kiện mua bán: Chưa đa dạng và thuận tiện như các nước trong khu vực mà thậm chí việc thanh toán của Việt Nam với một số nước còn gặp nhiều khó khăn. 3.1.3. Sự thành công của thương hiệu cà phê Trung Nguyên - G7 Việt Nam. Ngày nay, nếu đi trên các đường phố các bạn sẽ bắt gặp rất nhiều quán cà phê Trung Nguyên và nó luôn có phong cách riêng. Nhiều chuyên gia kinh tế đã công nhận cà phê Trung Nguyên là một thành công kỳ diệu của việc xây dựng thương hiệu tại Việt Nam. Chỉ trong vài năm từ 1999 là một xưởng sản xuất nhỏ tại Buôn Mê Thuật, hiện nay Trung Ngưyên đã khẳng định sự có mặt của mình khắp mọi miền đất nước. Thế mới biết Trung Nguyên, một thương hiệu mới xuất hiện mà có sức hấp dẫn biết dường nào. Đến năm 2001, đã có trên 400 quán cà phê trong cả nước bởi vì ông chủ Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ rất biết chiều lòng khách hàng khi đã biết khám phá và trình làng trên 30 loại cà phê có những hương vị độc đáo riêng. Với tính đa dạng của sản phẩm đã tạo cho người thưởng thức có dịp làm quen với nhiều cà phê độc đáo, rất riêng chỉ tìm thấy ở Trung Nguyên. Không chỉ dừng lại ở đó, vào năm 2002 tại Tokyo, quán cà phê Trung Nguyên lần đầu tiên xuất hiện. ở đây cà phê Trung Nguyên có sức cạnh tranh lớn, mỗi tách cà phê chính hiệu của Trung Nguyên cao hơn cà phê của Nhật 25% và cao hơn cả tập đoàn cà phê Mỹ Sarrbucks đầy uy lực 50%. Đặc biệt cà phê Trung Nguyên thực sự bước vào hành lang Đông Tây mà bước đột phá ngoạn mục là G7. Đó chính là mũi tên nhằm hướng vào G7, những quốc gia giàu có, phát triển nhất thế giới và chiếm lĩnh được thị trường của các đại gia lừng danh thế giới này. Cà phê Trung Nguyên sẽ làm cho vị thế cà phê Việt Nam trở nên vững chắc, tạo lập một thế đứng cho cà phê Việt trên thị trường quốc tế rộng lớn, đầy tiềm năng. Đến nay, cà phê Trung Nguyên đã có vị thế ở thị trường Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31892.doc
Tài liệu liên quan