MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động công ty qua các năm: 16
Bảng 1.2: Tài sản của công ty qua các năm từ 2005 đến 2008 17
Bảng 1.3: Nguồn vốn của công ty qua các năm từ 2005 đến 2008 18
Bảng 1.4: Chỉ tiêu tài chính của công ty 19
Bảng 1.5: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 đến năm 2008 22
Bảng 2.1: Hệ thống các của hàng và đại lý của CTCPTMXM 29
Bảng 2.2: Tình hình mua vào, và tiêu thụ xi măng theo sản lượng: 32
Bảng 2.3: Nhu cầu xi măng trong những năm gần
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại Công ty cổ phần thương mại xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đây 35
Bảng 2.4 : Dự báo tổng mức tiêu thụ xi măng trong những năm tới 37
Bảng 2.5 : Tình hình tiêu thụ xi măng tại các thị trường của công ty theo sản lượng 39
Bảng 2.6: Tỉ trọng tiêu thụ xi măng tại một số thị trường chính qua 4 năm 40
Bảng 2.7: Thị phần của công ty tại các thị trường năm 2008 40
Bảng 2.8: Tình hình mua vào, bán ra theo đơn vị sản xuất 42
Bảng 2.9 : Tình hình tiêu thụ xi măng của các đơn vị thành viên qua các năm 2006, 2007 và 2008 44
Bảng 2.10: Khung giá bán xi măng tại các nhà máy 45
Bảng 2.11: Các nhà máy xi măng liên doanh 48
Bảng 2.12: Công tác kinh doanh và tài chính, tiền lương lao động các năm 2006,2007 và 2008 50
Bảng 3.1 : Định hướng kinh doanh của công ty 2009 – 2010: 55
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản trị 8
Hình 1.2: Sơ đồ quy trình hoạt động của Công ty cổ phần thương mại xi măng: 12
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống kinh doanh tiêu thụ của công ty 27
Hình 2.2 Biểu đồ: Tình hình mua vào, tiêu thụ xi măng theo sản lượng 33
Hình 2.3 Biểu đồ: Thị trường xi măng 3 miền năm 2008 36
Hình 2.4 Biểu đồ: Thị phần trên thị trường xi măng Việt Nam năm 2007, 2008 37
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, môi trường kinh doanh luôn luôn thay đổi không ngừng, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt đặt ra những thách thức to lớn với các doanh nghiệp trước bài toán tồn tại và phát triển.
Vấn đề trọng tâm của doanh nghiệp hiện nay là phải đối mặt với việc thiếu thị trường và thiếu khách hàng. Do đó nhiệm vụ chiến lược của doanh nghiệp là tìm kiếm khách hàng, thị trường, duy trì thị trường đã có và tìm cách mở rộng thị trường. Công tác tiêu thụ sản phẩm được hiểu theo nghĩa rộng là các hoạt động liên quan đến việc bán hàng, là 1 hoạt động trong tám hoạt động quản trị chính của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thì hoạt động tiêu thụ là khâu quan trọng trong việc đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh, tái sản xuất được lưu thông liên tục, đảm bảo thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, nâng cao khả năng kinh doanh giúp doanh nghiệp có điều kiện tích lũy giá trị để tồn tại và phát triển.
Ngành công nghiệp xi măng là 1 trong những ngành công nghiệp phát triển sớm nhất của nước ta, không ai có thể phủ nhận được vai trò của ngành công nghiệp xi măng trong quá trình phát triển của đất nước ta. Trong những năm vừa qua ngành công nghiệp xi măng đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% đến 12%/ 1 năm. Vì thế chính phủ xác định xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế. Hiện nay khi Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường thì sự xâm nhập của các nhãn mác xi măng là 1 điều không thể tránh khỏi. Xi măng hiện nay không còn độc quyền của nhà nước nữa, sự xuất hiện của các nhà máy xi măng liên doanh, các nhà máy xi măng lò đứng và cãc nhãn mác xi măng nhập ngoại làm cho thị trường xi măng sôi động hơn bao giờ.
Công ty cổ phần thương mại xi măng ( tiền thân trước đây là công ty vật tư kĩ thuật xi măng) là 1 thành viên của tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam có nhiệm vụ là thực hiện thu mua xi măng của các nhà máy xi măng của tổng công ty rồi tổ chức lưu thông tiêu thụ tại các thị trường phía Bắc. Hiện nay, sau khi cổ phần hóa công ty đang phải đối mặt với những khó khăn trong tiêu thụ, thị phần của công ty đang có nguy cơ bị thu hẹp do sức ép gay gắt từ đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế công ty cần vượt qua những thử thách đó, đẩy mạnh khả năng tiêu thụ xi măng. Đấy cũng chính là lý do mà em chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình
“Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng ”
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm có 3 chương:
Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần thương mại xi măng
Chương II: Thực trạng tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng
Chương III : Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng Tổ chức lao động, Phòng thị trường xi măng cũng như các phòng ban khác, đặc biệt là sự tận tình giúp đỡ của THS. Trần Thị Thạch Liên đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Bài chuyên đề tốt nghiệp của em không tránh khỏi những sai sót em kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô để chuyên đề tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.!
Sinh viên
Đặng Quang Huy
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦNTHƯƠNG MẠI XI MĂNG
1.1. Thông tin chung về công ty:
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG "CHUYỂN ĐỔI (CPH) TỪ DNNN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ: 1775/QĐ-BXD NGÀY 25/12/2006 VÀ SỐ: 803/QĐ-BXD NGÀY 28/05/2007 CỦA BỘ XÂY DỰNG"
Tên giao dịch: CEMENT TRADING JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : CEMENT. T.,JSC
Địa chỉ trụ sở : 348 Đường Giải Phóng, phường Phương Liệt , quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.38643346 – 04.38642410
Fax: (84) 04.8642586
Webside: www.cement-t.com.vn
Số đăng kí kinh doanh: 0103018236
Ngày cấp 02/07/2007, thay đổi lần cuối 29/5/2008
Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động
Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần
Loại hình hoạt động : Doanh nghiệp
Vốn điều lệ: 60.000.000.000 đồng
Người đại điện theo pháp luật: Giám đốc Dương Công Hoàn
Ngành nghề kinh doanh:
Kinh doanh các loại xi măng, sản xuất và kinh doanh các loại phụ gia, vật liệu xây dựng và vật tư phục vụ sản xuất xi măng
Sản xuất và kinh doanh bao bì ( Phục vụ sản xuất kinh doanh xi măng, dân dụng và công nghiệp)
Sữa chữa ôtô xe máy, gia công cơ khí
Kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải đường sông, biển, sắt và đường bộ
Kinh doanh dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí
Xây dựng dân dụng, kinh doanh phát triển nhà và cho thuê bất động sản.
Kinh doanh thiết bị phụ tùng,vật tư, thiết bị, phụ gia, bao bì xi măng, Clinker và các chủng loại xây dựng
Kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện máy , xe máy xe đạp
Kinh doanh thiết bị văn phòng nội thất
Đại lý mua, đại lý kí gửi mua bán hàng hoá
Đại lý kinh doanh giao nhận hàng hoá
Kinh doanh ăn uống và các mặt hàng thuốc lá nội, bia
Kinh doanh các ngành nghề khác mà luật pháp không cấm
1.2. Quá trình ra đời và phát triển của công ty
1.2.1 Giai đoạn trước cổ phần
Trước khi cổ phần hoá Công ty Cổ phần thương mại xi măng có tên : Công ty vật tư kỹ thuật xi măng ( công ty VTKTXM). Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là 1 doanh nghiệp nhà nước, thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam ( nay là Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam), vốn kinh doanh thuộc quyền sở hữu nhà nước. Công ty có tư cách pháp nhân, hoạch toán độc lập, hoạt động chủ yếu của công ty là kinh doanh xi măng.
Tên giao dịch: Công ty vật tư kỹ thuật Xi măng
Trụ sở: số 348 đường Giải Phóng- Phường Phương Liệt, Quận Thanh xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.38641408 – 04.38643346
Fax: (84) 04.8642586
Số tài khoản: 36120098 Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng- Hà Nội
Qúa trình hình thành và phát triển của công ty là một quá trình hoàn thiện để phù hợp với hình thành và phát triển của đất nước và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của Tổng công ty xi măng Việt Nam trong từng thời kỳ cụ thể:
Ngày 12/02/1993 Bộ Xây dựng ra Quyết định số 023A/BXD- TLCD về việc thành lập: Xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng- trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xi măng ( nay đổi tên là Tổng công ty Công Nghiệp xi măng Việt Nam)
Ngày 30/9/1993, Bộ Xây dựng ra quyết định số 445/BXD- TCLĐ đổi tên Xí Nghiệp Vật Tư Kỹ Thuật Xi Măng thành Công ty vật tư kỹ thuật xi măng, trực thuộc Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam.( Nay là Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam) Lúc ấy công ty có nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Tổ chức bán lẻ xi măng tại địa bàn Hà Nội
+ Quản lý nguồn vốn góp tham gia liên doanh và sản xuất kinh doanh xi măng
Cuối năm 1994 đầu năm 1995 đã có cơn sốt xi măng, làm giá cả tăng vọt so với giá quy định của Tổng công ty xi măng quy định. Thị trường xi măng rất phức tạp.Trước những diễn biến phức tạp đó, để có những điều chỉnh làm bình ổn giá xi măng trên thị trường, ngày 10/7/1995 Tổng công ty xi măng có quyết định số 8330/TCT_ HĐQT giao bổ sung nhiệm vụ cho Công ty vật tư kĩ thuật xi măng tổ chức lưu thông, kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn Hà Nội theo phương thức làm tổng đại lý cho công ty xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, và chuyển giao 2 chi nhánh tại Hà Nội của 2 công ty xi măng Hoàng Thạch và công ty xi măng Bỉm Sơn để Công ty vật tư kỹ thuật quản lý. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/8/1995, quy định nhiệm vụ chức năng của công ty Vật tư kỹ thuật xi măng:
+ Tổ chức kinh doanh, lưu thông tiêu thụ xi măng và bình ổn giá cả xi măng trên thị trường Hà Nội và các tỉnh miền Mắc. Với phương thức làm tổng đại lý tiêu thụ xi măng cho 2 công ty là Công ty xi măng Hoàng Thạch và Công ty xi măng Bỉm Sơn.
+ Phương thức hoạt động : 2 công ty xi măng Hoàng Thạch và Bỉm sơn giao xi măng tại chân công trình, tại cảng, kho bãi,… theo yêu cầu của Tổng đại lý ( Công ty vật tư kỹ thuật) và Tổng đại lý tổ chức tiêu thụ cung ứng xi măng cho thị trường và gía bán do Tổng công ty xi măng quy định.
Ngày 23/5/1998 Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã ra quyết định số 606/XMVN-HDQT về việc; chuyển giao hai chi nhánh của công ty xi măng Bỉm Sơn tại Hà Tây và Hoà Bình cho công ty Vật tư kỹ thuật xi măng, và chuyển từ phương thức làm tổng đại lý cho các công ty sản xuất sang hình thức tổ chức kinh doanh, tiêu thụ xi măng có hiệu quả để nâng cao tính tự chủ trong kinh doanh đối với công ty.
Để mở rộng thị phần tiêu thụ xi măng, ngày 21/3/2000 Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đã ra quyết định số 97/XMVN-HDQT về việc : Chuyển giao tổ chức, nhiệm vụ, chức năng nhiệm vụ, tài sản, lực lượng, cán bộ công nhân viên đang làm nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng của 4 chi nhánh tại Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, và Lào Cai về cho công ty Vât tư kỹ thuật xi măng kể từ ngày 01/4/2000.
Ngày 27/3/2002 Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam có quyết định số 85/XMVN-HDQT về việc chuyển 2 chi nhánh của Công ty vật tư kĩ thuật xi măng tại Hà Tây và Hoà Bình cho Công ty xi măng Bỉm Sơn để tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn
1.2.2 Giai đoạn thực hiện cổ phần hoá.
Căn cứ Nghị định số 187/2004/NĐ-Cp ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc: chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
Thực hiện quyết định số 86/2005/QĐ- TTg ngày 22/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc: Điều chỉnh đề án sắp xếp đổi mới công ty nhà nước thuộc Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam.
Căn cứ Quyết định số 775/QĐ- BXD ngày 11/5/2006 của Bộ trưởng Bộ xâydựng, về việc: Thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam trong năm 2006
Căn cứ Thông tư số 126/2004/TT- BTC ngày 12/10/2006 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc : Chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần
Căn cứ Thông tư số 95/2006/TT- BTC ngày 12/10/2006 của Bộ tài chính
về việc: Sưả đổi bổ sung thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ tài chính.
Căn cứ vào văn bản số 959/XMVN- BCĐCPH của Tổng công ty xi măng Việt Nam về việc : Triển khai thực hiện cổ phần hoá.
Hình thức cổ phần hoá công ty được xác định như sau:
Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Thương mại Xi măng
Tên viết tắt tiếng Anh: cement.T.,JSC
Địa chỉ trụ sở chính: Số 348 đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận
Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.38643346, 04.38642410
Fax: (04).38642586
Webside: www.cement-t.com.vn
Email: ximang.jsc@vnn.vn
Hình thức cổ phần hóa: Kết hợp bán bớt một phần vốn nhà nước, vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
Vốn điều lệ:
+ Vốn điều lệ của công ty: 60.000.000.000 đồng ( sáu mươi tỉ đồng)
+ Cổ phần nhà nước nắm giữ/ vốn điều lệ: 59,64%( 35.786.140.000 đồng)
+ Các cổ đông khác / vốn điều lệ:40,36%.( 24.213.860.000 đồng)
Trong đó:
Cổ phần ưu đãi cho người lao động trong công ty: 24,99% ( tương ứng 1.499.600 CP)
Cổ phần bán công khai cho đối tượng khác: 15,37% ( tương ứng với 921.786 CP)
Cổ phần:
+ Mệnh giá một cổ phần: 10.000 Đồng/ 1 cổ phần.
+ Tổng số cổ phần phát hành: 6.000.000 CP= 60.000.000.000 Đồng
Trong đó:
+ Cổ phần nhà nước nắm giữ: 3.578.614CP=35.786.140.000 Đồng= 59,64%
+ Cổ phần ưu đãi cho CBNV: 1.499.600CP=14.996.000.000 Đồng= 24,99%
+ Cổ phần bán công khai cho các nhà đầu tư khác:
921.786 CP= 9.217.860.000 Đồng= 15,37%
1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập chuyển đổi theo mô hình cổ phần công ty tổ chức cán bộ quản lý theo cơ cấu bộ máy trực tuyến chức năng.
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ GIÁM ĐỐC
VP
Công ty
Tổ chức lao động
Thị trườngxi măng
Tài chính kế toán
Tiêu thụ xi măng
Quản lý dự án
Kinh doanh sắt thép
KD dịch vụ
VP đại diện Yên Bái
VP đại diện Vĩnh Phúc
VP đại diện Phú Thọ
VP đại diện Lào Cai
Chi nhánh Thái Nguyên
Trạm tiếp nhận xi măng
Kho xi măng
Cửa hàng bán xi măng
Đại lý bán xi măng
Cửa hàng kd sắt thép
Nhà PP cấp 2
Nhà PP cấp 2
Nhà PP cấp 2
Nhà PP cấp 2
CHbán XM
ĐLXM
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản trị
+ Hội đồng cổ đông: có quyền biểu quyết, là nơi có quyền quyết định cao nhất của công ty. Đại hội cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiễm thành viên hội đồng q uản trị, thành viên ban kiểm soát
+ Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để có những quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty như: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, kí hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc và quyết định mức lương của họ, trình bày các quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội cổ đông.
+ Ban kiểm soát: là nơi thực hiện giám sát Ban quản trị và Giám đốc trong việc quản lý, điều hành công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng cổ đông, thực hiện nhiệm cụ được giao, thẩm định các báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo công tác quản lý của Hội đồng quản trị, có quyền yêu cầu các thành viên của hội đồng quản trị, giám đốc chấm dứt các hành vi vi phạm nghĩa vụ của nhà quản lý và có giải pháp khắc phục hậu quả.
+ Giám đốc: là người đứng đầu có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỉ luật. Giám đốc là người điều hành, người quyết định mọi vấn đề trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những quyết định của mình, quy định nội quy lao động, lề lối làm việc của công ty phù hợp với pháp luật, quyết định các vấn đề về tổ chức cán bộ và đào tạo, kí kết các hoạt động liên quan hoạt động kinh doanh của công ty như mua bán tài sản, thế chấp, vay ngân hàng.
+ Phó giám đốc: là người hỗ trợ giúp việc giám đốc nhằm hoàn thành tốt công việc.
Phó giám đốc được ủy quyền thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng và báo cáo lại khi giám đốc có mặt tại công ty. Phó giám đốc được giao điều hành trực tiếp một số nghiệp vụ và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của mình. Phó giám đốc sẽ chia sẻ với giám đốc trách nhiệm quản lý các phòng ban, đảm bảo các phòng ban thực hiên đúng chức năng, thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc thi hành các quyết định.
+ Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ:
- Phòng tài chính kế toán : Bộ phận kế toán có nhiệm vụ trực tiếp hoạch toán theo quy định của Nhà Nước, xây dựng chỉ tiêu kế toán tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, chi trả tiền lương cho cán bộ nhân viên trong công ty, xây dựng và quản lý các quỹ chuyên dùng, thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong và ngoài nước, chấp hành chế độ báo cáo kiểm tra chuyên đề, thực hiện nghiêm túc các nghiệp vụ khác do Giám đốc giao cho đảm bảo bảo toàn và hạch toán vốn có hiệu quả.
- Văn phòng công ty: Chịu trách nhiệm quản lý các con dấu cũng như các loại hồ sơ lưu trữ, quản lý quá trình đầu tư trang thiết bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tạp vụ, y tế,….
- Phòng tổ chức lao động: Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức quản lý cán bộ, công nhân viên, công tác lao động tiền lương. Đề xuất với lãnh đạo trong việc sắp xếp, bố trị cán bộ; giải quyết các chế độ chính sách, lương thưởng; xây dựng và thực hiện các chương trình kế hoạch đào tạo; bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ nhân viên, Xây dựng kế hoạch lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, định mức tiền thưởng, bố trí điều phối lao động một cách hợp lý, đề xuất khen thưởng, kỉ luật,….
- Phòng kinh doanh sắt thép: Thực hiện công tác phát triển thị trường kinh doanh, đảm bảo chất lượng sắt thép mua về cũng như khi bán ra. Có những nghiên cứu thị trường thích hợp để có thể cung ứng lượng sắt thép đáp ứng đủ nhu cầu thị trường cũng như lượng dự trữ thích hợp.
- Phòng Thị trường xi măng và Phòng tiêu thụ xi măng:
Có nhiệm vụ nhận xi măng từ các công ty xi măng, quản lý bảo quản sau đó phân phối cho các cửa hàng đại lý để tiêu thụ. Tổ chức nghiên cứu điều tra nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình thị trường về nhu cầu, thị hiếu…của người tiêu dùng đối với các chủng loại xi măng để tham mưu, đề xuất các biện pháp hoàn thiện, phát triển mạng lưới kinh doanh, tiêu thụ xi măng nhằm đáp ứng sự thoả mãn nhu cầu cảu khách hàng. Có các chính sách khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, các phương thức cạnh tranh với các đối tác … để làm nắm bắt được thị trường và kinh doanh có hiệu quả.
- Phòng quản lý dự án: Quản lý công tác xây dựng cơ bản nội bộ; đầu tư xây dựng các dự án văn phòng nhà ở cao cấp cho thuê.
- Phòng kinh doanh dịch vụ: Thực hiện kinh doanh các dịch vụ khác như kinh doanh sơn và các mặt hàng khác.
- Văn phòng đại diện và các chi nhánh của công ty: Giúp công ty mở rộng thị trường , nắm bắt nhu cầu tiêu thụ xi măng thực tế tại địa bàn, từ đó có những tham mưu cho các phòng ban trong công ty có chuyên môn nhằm đưa ra những điều chỉnh cần thiết, và tổ chức tiêu thụ xi măng tới khách hàng.
1.4 Đặc điểm của công ty
1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty:
Thực hiện mua xi măng của công ty sản xuất xi măng trong Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam bao gồm: công ty xi măng Hoàng Thạch, công ty xi măng Bỉm Sơn, công ty xi măng Hải Phòng, công ty xi măng Bút Sơn, công ty xi măng Hoàng Mai và công ty xi măng Tam Điệp. Theo kế hoạch và tiến độ hợp đồng đã kí kết cuả công ty CPTMXM với các đơn vị
- Tổ chức lưu thông kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn các tỉnh : Thủ đô Hà Nội( Hà Tây), Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Cạn, Sơn La,Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang.
- Tổ chức hệ thống bán buôn và mạng lưới bán lẻ thông qua các đại lý, cửa hàng phục vụ cho nhu cầu của xã hội, và thực hiện bình ổn giá xi măng để tránh hiện tượng “ sốt xi măng” xảy ra trên thị trường.
- Thực hiện mua xi măng từ các nhà máy xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng theo kế hoạch tiến độ đã kí trong hợp đồng.
- Tổ chức công tác tiếp thị để bán hàng và nhằm nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ xi măng trên thị trường trong từng quý, trong từng mùa để có những công tác chuyển bị thích hợp đáp ứng đủ xi măng cho thị trường.
- Tổ chức hệ thống kho tàng, đảm bảo dự trữ đủ xi măng hợp lý trong kinh doanh, đặc biệt là mùa xây dựng, và tại thị trường Hà Nội
- Tổ chức và quản lý lực lượng, phương tiện vận tải, bốc xếp của đơn vị, khai thác sử dụng lực lượng vận tải của xã hội 1 cách có hiệu quả để đưa xi măng đến ga, cảng, đầu mối giao thông, kho, cửa hàng, đến chân công trình, địa bàn được phân công,..
- Lập kế hoạch ngân sách hàng năm trình Tổng công ty Công nghiệp xi măng phê duyệt
- Không ngừng cải tiến đổi mới phương thức kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ kĩ thuật nghiệp vụ quản lý cho người lao động trong công ty để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Quan hệ chặt chẽ với các các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan quản lý thị trường và các cấp các ngành có liên quan nhằm góp phần duy trì trật tự kỷ cương trong lĩnh vực tiêu thụ xi măng.
1.4.2. Đặc điểm về quy trình hoạt động và sản phẩm xi măng của công ty:
Công ty cổ phần thương mại xi măng là đơn vị trung gian cầu nối giữa người sản xuất và tiêu dùng xi măng. Phương thức kinh doanh của công ty là mua đứt bán đoạn, là công ty mua xi măng của nhà máy sản xuất sau đó bán lại cho các đơn vị và người tiêu dùng có nhu cầu. Quy trình này được thể hiện ở sơ đồ sau:
Hình 1.2: Sơ đồ quy trình hoạt động của Công ty cổ phần thương mại xi măng:
Sp tại công ty xi măng
Trạm tiếp nhận
Đường Bộ
Đường thuỷ
Đường sắt
C. Trinh
Kho
CH, ĐL
C. trinh
Kho
CH, ĐL
C.trinh
Kho
CH. ĐL
( Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)
Hiện nay, công ty thực hiện vận chuyển xi măng qua 3 con đường chính: đó là đường thuỷ, đường bộ và đường sắt. Công ty tiếp nhận xi măng từ các công ty xi măng: Công ty xi măng Hoàng Thạch, xi măng Hoàng Mai, xi măng Bút Sơn, xi măng Bỉm Sơn, xi măng Hải phòng và xi măng Tam Điệp. Sau đó vận chuyển đến đến các đại lý, hay kho hoặc đến tận chân các công trình.Hiện nay xi măng của các công ty được vận chuyển theo các đường như sau:
Xi măng Hoàng Thạch: Đường sắt, đường thủy và đường bộ
Xi măng Hải Phòng: Đường sắt , đường thủy và đường bộ
Xi măng Bút Sơn: Đường sắt, đường thủy và đường bộ
Xi măng Tam Điệp: Đường sắt và đường bộ
Xi măng Bỉm Sơn: Đường sắt và đường bộ
Xi măng Hoàng Mai: Đường sắt và đường bộ
Trước kia thì hình thức vận chuyển bằng đường bộ chiếm tới 60%- 70% lượng vận chuyển chính của công ty. Tuy nhiên hình thức vận chuyển này lại phát sinh ra hiện tượng đó là xi măng bị mua ngay tại otô, từ đó có hiện tượng bán phá giá xi măng và làm lũng đoạn thị trường. Chính vì hiện tượng đó mà hiện nay công ty đang chuyển nhiều sang hình thức vận chuyển bằng đường thuỷ và đường sắt. Công ty thực hiện kí kết hợp đồng với các nhà ga và các tàu thuỷ trong việc vận chuyển cũng như giao nhận hàng. Bên cạnh đó các khoang tàu và các khoang của tàu thuỷ cũng là “1 kho” di động rất tốt và làm tăng khả năng bảo quản xi măng. Công ty đang khuyến khích hình thức vận chuyển đến tận chân công trình, tránh qua kho, qua bãi nhiều lần. Vì quá trình lưu kho, bốc vác vô hình dung đã làm tăng chi phí, làm cho giá xi măng cao hơn. Quá trình giao nhận xi măng càng ít giai đoạn thì càng tốt. Hiện nay về hệ thống kho bải của công ty: Tại địa bàn Hà Nội thì có 23 cảng, và 5 ga. Xi măng đưa về Hà Nội được chuyển trực tiếp về Giáp Nhị. Kho có 4 địa điểm : Giáp Nhị và Vính Tuy ( đây là Tài sản của công ty), và 2 kho đi thuê đó là Yên Viên và Cổ Loa. Có những lúc tùy thời điểm mà công ty có thể thuê thêm kho An Khánh ở Hà Tây. Tại Thái Nguyên thì có cảng Đa Phúc, đường sắt thì xi măng đưa về ga Lưu Sá.
Trong quy trình hoạt động kinh doanh của công ty, thì hệ thống trạm tiếp nhận và tiến độ có vai trò quan trọng trong việc bảo quản xi măng, một mặt hàng mà yêu cầu về tính bảo quản là rất quan trọng. Chính hệ thống này, 1 mặt bảo quản xi măng, mặt khác cũng là đầu mối vận chuyển xi măng.
Công ty cổ phần thương mại xi măng chủ yếu kinh doanh các loại xi măng của các công ty xi măng thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam : xi măng Hải Phòng, xi măng Hoàng Thạch, xi măng Bút Sơn, xi măng Tam Điệp, xi măng Bỉm Sơn và xi măng Hoàng Mai. Các chủng loại kinh doanh chính của công ty đó là PC30, PC40, PCB30 và PCB40.
* Đặc điểm chính của xi măng poóc lăng hỗn hợp PCB30, PCB40
- Quy định chung: xi măng poóc lăng hỗn hợp là loại chất kết dính thủy, được chế tạo bằng cách nghiền mịn hỗn hợp clanhke xi măng poóc lăng với các phụ gia khoáng với một lượng thạch cao cần thiết hoặc bằng cách trộn đều các phụ gia khoáng nghiền mịn với xi măng poóc lăng không chứa phụ gia khóang. Clanhke xi măng poóc lăng dùng để sản xuất xi măng poóc lăng hỗn hợp co hàm lượng MgO không quá 5%. Phụ gia khóang bao gồm phụ gia khoáng hoạt tính và phụ gia đầy. Phụ gia khóang hạt tính bao gồm các loại vật liệu tự nhiên hoặc nhân tạo,ở dạng nghiền mịn, có tính chất puzôlan hoặc tính chất thủy lực. Phụ gia đầy gồm các loại vật liệu khoáng thiên nhiên hoặc nhân tạo thực tế không tham gia vào quá trình hidrat hóa xi măng. Phụ gia công nghệ gồm các loại phụ gia có tác dụng cải thiện tính chất của xi măng nhằm đáp ứng nhu cầu sự dụng hoặc để tăng cường quá trình nghiền, đóng bao và bảo quản của xi măng.
- Yêu cầu kĩ thuật: Mác xi măng poóc lăng hỗn hợp gồm: PCB30, PCB40 trong đó:
PCB là kí hiệu quy ước cho xi măng poóc lăng hỗn hợp, còn các trị số 30, 40 là giới hạn cường độ nén của mẫu vữa xi măng trên 28 ngày dưỡng hộ tính bằng N/mm2, xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6016: 1995
* Xi măng poóc lăng PC30, PC40
- Quy định chung: Xi măng poóc lăng là chất kết dính thủy, được chế tạo bằng cách nghiền mịn clanhke xi măng poóc lăng với một lượng thạch cao cần thiết.Trong quá trình nghiền có thể sử dụng phụ gia công nghệ tuy nhiên không quá 1% co với khối lượng clanhke. Clanhke xi măng poóc lăng được định nghĩa theo TCVN 5438-1991. Thạch cao để sản xuất xi măng poóc lăng có chất lượng theo quy định hiện hành. Phụ gia công nghệ gồm các chất cải thiện quá trình nghiền, vận chuyển, đóng gói hoặc bảo quản nhưng không ảnh hưởng đến tính chất của xi măng
- Yêu cầu kĩ thuật: Xi măng poóc lăng được sản xuất theo các mác sau: PC30, PC40
Trong đó: PC kí hiệu quy ước cho xi măng poóc lăng, các chỉ số 30, 40: là cường độ nén của mẫu vữa sau 28 ngày đóng rắn, tính bằng N/mm2 xác định theo TCVN 6016:1995( ISO 697: 1989)
1.4.3 Đặc điểm về lao động trong công ty:
Hiện nay Công ty cổ phần thương mại xi măng ( tính đến thời điểm ngày 28/02/2009) hiện có 290 cán bộ nhân viên. Cán bộ nhân viên của công ty bao gồm các nhà quản lý, các nhân viên kĩ thuật, các nhân viên bán hàng,…Bảng 1.1: Cơ cấu lao động công ty qua các năm:
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của công ty qua các năm được thể hiện qua bảng sau:
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
31/12/2208
Số người
Tỉ lệ(%)
Số người
Tỉ lệ(%)
Số người
Tỉ lệ(%)
Giới tính
Nam
194
57.73%
188
56.96%
165
55.74%
Nữ
142
42.27%
142
43.04
131
44.26%
Trình độ lao động
ĐH, CĐ
128
38.09%
127
38.48%
103
34.79%
PTTH
208
61.91%
203
61.52%
193
65.21%
Cơ cấu LĐ
Cán bộ quản lý
43
12.79%
39
11.81%
28
9.46%
Nhân viên nghiệp vụ
60
17.85%
69
20.90%
63
21.28%
Nhân viên bán lẻ
164
44.80%
151
45.75%
158
53.37%
Nhân viên phụ trợ
69
24.56%
71
21.54%
47
15.89%
Tổng số
336
330
296
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)
Có thể nhận thấy 1 điều rằng lượng lao động bình quân trong công ty ngày cảng giảm về số lượng ( như năm 2006 là 733 cán bộ, năm 2007 là 333 cán bộ và đến cuối năm 2008 là 314 cán bộ, cho đến hiện tại là 290 cán bộ). Nhận thấy tuy số lượng cán bộ nhân viên có giảm nhưng số lượng cán bộ nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng ngày càng tăng lên. Chính sự nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nó sẽ giúp cho hiệu quả trong công việc được nâng cao hơn nữa. Cán bộ quản lý là lực lượng có vai trò khá quan trọng trong quá trình phát triển của công ty. Họ hướng công ty đi đúng chức năng cũng như nhiệm vụ mà công ty được tổng công ty giao phó. Bên cạnh đó công ty thường xuyên cử cán bộ đi học thêm nâng cao kiến thức và nghiệp vụ để về làm việc được tốt hơn. Công ty luôn quan tâm đến đời sống của cán bộ nhân viên trong công ty, bên cạnh chăm lo về vật chất thì công ty luôn chú trọng đến đời sống tinh thần của cán bộ nhân viên. Đó là hội thi văn nghệ trong các ngày kỉ niệm các ngày lễ lớn của đất nước cũng như các ngày kỉ niệm của ngành, đó là những cuộc tranh tài trong các môn thể thao như tenis, bóng đá mini,… Chính những hoạt động như thế đã giúp cán bộ nhân viên trong công ty vui vẻ, thoải mái để bắt đầu vào những ngày làm việc có hiệu quả. Những thắc mắc kiến nghị của cán bộ nhân viên luôn được Ban giám đốc công ty giải đáp để người lao động yên tâm làm việc. Tính dân chủ trong doanh nghiệp luôn được đề cao, văn hóa doanh nghiệp dần được hình thành và có tác dụng tích cực trong sản xuất kinh doanh của công ty.
1.4.3 Đặc điểm về Tài sản, Nguồn vốn và một số chỉ tiêu tài chính của công ty:
1.4.3.1 Tài sản
Ta có bảng đánh gía khái quát về phần tài sản của công ty :
Bảng 1.2: Tài sản của công ty qua các năm từ 2005 đến 2008
Tài sản
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
I. Tài sản ngắn hạn
172.749.347.750
132.000.336.032
166.528.823.917
144.004.567.691
1. Tiền
72.252.647.508
66.648.718.754
93.818.152.022
64.846.578.033
2. ĐTTC ngắn hạn
3. Phải thu ngắn hạn
68.272.806.689
43.481.993.831
66.324.794.313
55.134.338.081
4. Hàng tồn kho
32.118.390.573
22.031.953.447
6.329.626.340
23.859.236.409
5. Tài sản ngắn hạn
105.502.980
17.700.000
56.251.242
164.415.168
II. Tài sản dài hạn
42.135.014.878
15.601.058.871
13.141.289.771
11.789.724.083
1. Các khoản phải thu dài hạn
76.168.908
76.168.908
76.168.908
0
2. Tài sản cố định
42.058.845.970
11.420.012.945
9.946.624.899
8.868.642.707
3. DDTTC dài hạn
0
0
0
0
4.Tài sản dài hạn khác
0
4.104.877.018
3.118.495.964
2.921.081.376
TỔNG TÀI SẢN
214.884.362.628
147.601.424.903
179.670.113.688
155.794.291.774
( Nguồn: Phòng kế toán )
Qua bảng đánh giá tài tài sản ta nhận thấy năm 2006 Tài sản của công ty đã có sự sụt giảm so với năm 2005 từ 172.749.347.750 đồng xuống 132.000.366.032 đồng, nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn của công ty. Cụ thể là hàng tồn kho và tài sản cố định khác có sự giảm sút mạnh, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng nhiều lắm đến quá trình phát triển của công ty. Vì đến năm 2007 tổng tài sản của công ty đã có sự gia tăng đáng kể từ 132.000.366.032 đồng năm 2006 lên 166.528.823.917 năm 2007. Nguyên nhân chính là do tài sản ngắn hạn của công ty đã tăng thêm đáng kể từ 17.700.000 đồng năm 2006 lên 56.251.242 đồng năm 2007 bên cạnh đó phải thu ngắn hạn năm 2007 cũng tăng lên đáng kể. Đến năm 2008 thì Tài sản ngắn hạn của công ty có giảm so với năm 2007 do: Tiền mặt trong công ty đã giảm rất nhiều so với năm từ 93.818.152.022 đồng năm 2007 xuống còn 64.846.578.033 đồng năm 2008, bên cạnh đó lượng hàng tồn kho của công ty lại tăng lên so với n._.ăm 2007. Lượng hàng tồn kho của năm 2007 chỉ dừng lại ở 6.329.626.340 đồng nhưng đến năm 2008 thì đã tăng lên 23.859.236.409 đồng. Đây là một vấn đề của công ty trong quá trình đẩy mạnh tiêu thụ, hạn chế lượng hàng tồn kho. Tránh ứ đọng vốn trong kinh doanh.
1.4.3.2 Nguồn vốn
Ta có bảng đánh giá khái quát về nguồn vốn của công ty:
Bảng 1.3: Nguồn vốn của công ty qua các năm từ 2005 đến 2008
Nguồn vốn
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
I. Nợ phải trả
152.741.903.792
102.364.184.808
115.497.633.410
90.486.806.868
1. Nợ ngắn hạn
109.567.860.263
98.331.827.685
112.582.154.941
89.012.806.868
2. Nợ dài hạn
43.174.043.529
4.032.357.123
2.915.478.469
1.474.000.000
II. Nguồn vốn CSH
62.142.458.836
45.237.240.095
64.172.480.278
65.307.484.906
1. Vỗn CSH
58.436.196.156
41.673.198.655
62.717.384.838
65.509.832.306
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác
3.706.262.680
3.564.041.440
1.455.095.440
202.347.400
Tổng nguồn vốn
214.884.362.628
147.601.424.903
179.670.113.668
155.794.291.774
( Nguồn: Phòng kế toán)
Tương ứng với tổng tài sản thì nguồn vốn của công ty cũng có những biến động. Tuy nhiên sự biến động có sự khác nhau trong tốc độ cũng như tỷ phần của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Cụ thể là : Nợ phải trả giảm từ 152.741.903.792 đồng năm 2005 xuống 102.364.184.808 đồng năm 2006 và tăng nhẹ lên 115.497.633.410 đồng trong năm 2007, đến năm 2008 thì dừng lại ở con số 90.486.806.868 đông.. Nợ phải trả tuy có tăng tuy nhiên nợ dài hạn của công ty đã giảm dần từ 43.174.043.529 đồng năm 2005 xuống 4.032.357.123 đồng năm 2006, năm 2007 chỉ còn 2.915.478.469 đồng và đến năm 2008 giảm xuống chỉ còn 1.474.000.000 đồng Điều này chứng tỏ rằng công ty đang làm ăn có lãi, đã thanh toán dần được các khoản nợ dài hạn của công ty. Dựa vào bảng phân tích biến động của Nguồn vốn ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng: Nguồn vốn chủ sỡ hữu của công ty đang có những biến động từ 62.142.458.836 đồng năm 2005 đã giảm xuống 45.237.240.095 đồng năm 2006 , lên 64.172.480.278 đồng năm 2007 và năm 2008 dừng lại ở 65.307.484.906 đồng. Đây là 1 tín hiệu rất tốt chứng tỏ công ty có tính chủ động về nguồn vốn rất cao.
1.4.3.3 Một số chỉ tiêu tài chính của công ty:
Từ bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2005 đến năm 2008 ta có được bảng phản ánh một số chỉ tiêu tài chính của công ty sau đây:
Bảng 1.4: Chỉ tiêu tài chính của công ty
TT
CHỈ TIÊU
ĐV
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Bố trí cơ cấu TS và NV
1.1
Bố trí cơ cấu TS
TSCĐ/ Tổng TS
%
19,60
10,57
7,31
7,56
TSLĐ/Tổng TS
%
80,40
89,43
92,69
92,44
1.2
Bố trí cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
%
71,08
69,35
64,28
58,08
Nguồn vốn CSH/ Tổng nguồn vốn
%
28,92
30,65
35,72
41,92
2
Khả năng thanh toán
Khả năng t.toán ngắn hạn
Lần
1,57
1,34
1,48
1,61
Khả năng thanh toán nhanh
Lần
1,28
1,11
1,42
1,34
Khả năng thanh toán bằng tiền
Lần
0,65
0,67
0,83
0,72
3
Tỷ suất sinh lời
3.1
Tỉ suất lợi nhuận/Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu
%
1,12
0,36
0,55
0,68
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
%
0.80
0,22
0,39
0,49
3.2
Tỷ suất lợi nhuận/Tổng TS
Lợi nhuận trước thuế/tổng TS
%
7,25
2,83
3,16
4,61
Lợi nhuận sau thuế/Tổng TS(ROA)
%
5,16
1,78
2,27
3,36
3.3
Lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu(ROE)
%
17,85
5,80
6,37
8,02
( Nguồn: Phòng kế toán)
Nhận xét:
Từ bảng 1 số chỉ tiêu tài chính trên ta có những nhận định sau:
- Các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán:
Nhận thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp qua các năm đều lớn hơn 1 điều này chứng tỏ mọi khoản nợ của doanh nghiệp có thể thanh toán được khi nó đến hạn thanh toán.
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp qua các năm đều lớn hơn 1 => công ty an toàn về mặt tài chính.
Khả năng thanh toán bằng tiền qua các năm là 0,65 0,67 0,83 và 0,72 đều bé hơn 1 chứng tỏ công ty sử dụng tiền có hiệu quả, không có hiện tượng tiền nhàn rỗi trong công ty
- Các chỉ tiêu thể hiện bố trí cơ cấu Tài sản và Vốn:
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng: Nợ phải trả luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Tuy nhiên những năm 2007 và 2008 thì nợ phải trả đang giảm dần trong cơ cấu Nguồn vốn của công ty. Được thể hiện qua các con số : năm 2005 là 71,08%, năm 2006 là 69,35% năm 2007 là 64,28% và đến năm 2008 đã giảm xuống chỉ còn 58,08% Chứng tỏ công ty đã có thể thanh toán được 1 phần những khoản nợ phải trả trong các năm trước. Đây là 1 tín hiệu mừng cho công ty trong giai đoạn hiện nay.
Trong cơ cấu tài sản của công ty thì tỉ lệ tài sản cố định đang giảm dần qua các năm . Đây là dấu hiệu của sự cổ phần hóa, công ty không quá tập trung vào tài sản cố định nữa mà chuyển sang tài sản lưu động. Tỉ lệ tài sản lưu động tăng dần qua các năm từ 80,40% năm 2005 lên 89,43% năm 2006, 92,69% năm 2007 và đạt đến 92,44% năm 2008.
- Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời:
Nhận thấy lợi nhuận sau thuế/Doanh thu của công ty trong những năm gần đây đang có xu hướng giảm dần từ 0,80% năm 2005 xuống 0,22% năm 2006 và tăng lên 0,39% năm 2007 đạt 0,49% vào năm 2008. Chứng tỏ rằng công ty đang gặp một chút khó khăn sau khi cổ phần hoá. Bên cạnh đó ROE hay Lợi nhuận sau thuế/ Nguồn vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng giảm qua các năm : từ 17,85% năm 2005 xuống 5,80% năm 2006 , có nhích lên 6,37% năm 2007 và đạt 8,02% vào năm 2008. Đây là một vấn đề mà công ty cần giải quyết vì sức sinh lời của đồng vốn chủ sở hữu không đạt được như mong muốn. Công ty cần nâng cao hơn nữa chỉ số ROE
1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2008
Bảng 1.5: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 đến năm 2008
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Doanh thu
1.384.997.779.489
1.150.536.096.326
562.153.042.096
1.056.881.066.556
2. Giá vốn hàng bán
1.286.461.266.869
1.062.399.156.910
532.903.331.037
1.005.576.895.237
3. Lợi nhuận gộp
98.536.512.620
88.136.939.416
29.249.711.059
51.304.171.319
4. Doanh thu hd tài chính
2.370.481.252
1.949.322.443
1.140.959.835
2.121.575.302
5. CP tài chính
993.316.625
2.826.875.446
1.169.316.459
2.334.520.432
6. CP bán hàng
65.442.814.154
67.023.455.863
20.543.032.608
32.744.980.296
7. CP quản lý dn
21.417.314.036
18.750.400.734
5.543.061.455
12.860.546.317
8. LN thuần
13.053.549.057
1.485.529.816
3.135.260.372
5.485.699.5766
9. Thu nhập khác
7.703.173.497
4.482.330.836
779.883.548
4.179.411.272
10. CP khác
5.177.949.863
1.777.281.131
143.998.311
2.482.691.425
11. LN khác
2.525.223.634
2.705.049.705
638.885.237
1.696.719.847
12.Tổng LN trước thuế
15.578.772.691
4.190.579.521
3.774.145.609
7.182.419.423
13. Thuế TNDN
4.481.889.353
2.527.170.677
1.306.504.450
2.330.665.587
14. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
0
964.289.138
249.743.679
386.693.632
15. LN sau thuế
11.096.883.338
2.627.697.982
2.717.384.838
5.238.447.468
( Nguồn: phòng kế toán)
Nhận xét:
- Qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm từ 2005 đến 2008 ta có thể nhận thấy. Lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm đã có những biến động nhất định, năm 2005 thì lợi nhuận rất cao đạt 11.096.883.338 đồng nhưng đến các năm 2006 sụt giảm nghiêm trọng, đến năm 2007 đã tăng lên 2.717.384.838 đồng và đến hết năm 2008 thì đã đạt 5.238.447.468 đồng. Điều này chứng tỏ hiện nay công ty đã bắt đầu phát triển trở lại sau khi cổ phần hóa. Công ty đã vượt qua được những khó khăn bước đầu khi cổ phần hóa từ tháng 7/ 2007.
- Chi phí bán hàng cuả công ty đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Nó phù hợp với quá trình cổ phần hóa của công ty, làm bộ máy quản trị cũng như các kênh bán hàng nhẹ gọn và mang lại hiệu quả. Giảm bớt các chi phí không cần thiết để làm giảm giá bán.
- Bên cạnh cùng chi phí bán hàng thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đang giảm dần theo xu hướng phát triển của công ty.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TIÊU THỤ XI MĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG
2.1. Quy trình tiêu thụ xi măng
2.1.1 Phương thức tiêu thụ xi măng của công ty :
Công ty cổ phần thương mại xi măng là đơn vị trung gian đứng giữa người sản xuất và tiêu dùng xi măng. Phương thức kinh doanh của công ty là mua đứt bán đoạn, là công ty mua xi măng của nhà máy sản xuất sau đó bán lại cho các đơn vị và người tiêu dùng có nhu cầu.
Hiện nay công ty có các phương thức tiêu thụ xi măng như sau:
* Căn cứ vào địa điểm giao hàng có
+ Bán hàng tại ga, bến cảng:
Với phương thức này xi măng được vân chuyển từ các nhà máy xi măng về tập trung tại các nhà ga, bến cảng theo đúng hợp đồng đã kí kết của công ty với các nhà máy. Tại đây, Công ty thuê 1 số xà lan, toa tàu để cất trữ và vận chuyển xi măng cho khách hàng theo đúng hợp đồng đã kí kết. Theo phương thức tiêu thụ này thì công ty đã giảm tối thiểu các chi phí trung chuyển. Với lợi thế của phương tiện đường sắt cũng như đường thủy thì nó phù hợp cho quy mô vận chuyển đường dài và số lượng lớn sẽ làm cho chi phí vận chuyển trên 1 khối lượng đơn vị sản phẩm nhỏ đi rất nhiều. Chính vì thế giá cả vận chuyển bằng phương thức này sẽ giảm xuống, tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Chính vì thế hiện nay đang được công ty khuyến khích rất nhiều. Tuy nhiên, để thực hiện phương thức này thì công ty phải cố gằng tìm kiếm những đối tác kinh doanh sử dụng số lượng lớn xi măng như các công ty xây dựng, các nhà thầu xây dựng,…
+ Bán hàng tại kho, tại các cửa hàng đại lý của công ty:
Xi măng sau khi qua các trạm tiếp nhận thì sẽ được vận chuyển bằng các phương tiện như đường thủy, đường sắt và đường bộ rồi sẽ được chuyển về các kho hàng, các cửa hàng rồi sau đó mới bán cho khách hàng. Với phương thức tiêu thụ này thì giá bán xi măng thường cao hơn do nó còn phát sinh chi phí lưu kho, chi phí bốc vác vận chuyển, chi phí bán hàng.
+ Bán hàng tại chân công trình:
Đây là phương thức tiêu thụ mà công ty sẽ là người trực tiếp giao hàng cho khách hàng có nhu cầu tại chân các công trình xây dựng, đảm bảo đủ số lượng cũng như chất lượng của xi măng. Phương thức tiêu thụ này thường áp dụng cho khách hàng mua với số lượng lớn hoặc các nhà thầu, công ty xây dựng.
+ Bán hàng tại các đầu mối giao thông:
Với phương thức tiêu thụ này thì công ty có trách nhiệm giao xi măng cho khách hàng tại các đầu mối giao thông như đã định, rồi khách hàng sẽ chủ động vận chuyển xi măng về bằng các phương tiện giao thông khác. Với phương thức này thì khách hàng mua xi măng thấp hơn so với mua xi măng tại kho và các đại lý.
* Căn cứ vào quy mô của đơn hàng và các hình thức thanh toán:
- Bán trực tiếp cho khách hàng thông qua các hệ thống cửa hàng, các đại lý của công ty
- Bán thông qua các hợp đồng kinh tế: Hình thức này chỉ áp dụng cho khách hàng là thành viên của tổng công ty công nghiệp xi măng Vệt Nam, hoặc các công ty xây dựng mua xi măng với số lượng lớn và ổn định.
* Căn cứ vào các hệ thống của công ty
+ Phương thức tiêu thụ qua hệ thống trực thuộc của công ty: Đó là các đơn vị thành viên thực hiện nhiệm vụ kinh doanh xi măng như : phòng thị trường và chi nhánh tại : Thái Nguyên, văn phòng đại diện tại Lào Cai. Vĩnh phúc, và Phú Thọ. Phương thức tiêu thụ sản phẩm xi măng qua hệ thống trực thuộc công ty luôn đảm bảo được lợi ích chung của xã hội, đảm bảo được việc làm cho người lao động, nhất là lực lượng lao động do cơ chế cũ trước đây để lại. Tất cả các kênh bán hàng theo hệ thống này đều nằm trong vòng kiểm soát của công ty, nó phải thực hiện đúng những quy định của công ty về chính sách giá bán, chính sách khuyến mại, mức độ dự trữ hàng hóa để cân đối cung-cầu trên thị trường. Hệ thống này đã thực sự trở thành công cụ để công ty thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá cả thị trường xi măng ở phía Bắc; phương thức tiêu thụ này để bảo vệ rất tốt lợi ích người tiêu dùng.
Nhược điểm của phương thức này là phát sinh quá nhiều đầu mối, có nhiều mối quan hệ chồng chéo, bộ máy tổ chức cồng kềnh, chi phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất rất lớn, chi phí lưu thông tiêu thụ cao, gây ra sự cạnh tranh nội bộ, làm giảm khả năng cạnh tranh của toàn công ty. Nhược điểm lớn nhất của phương thức này còn thể hiện ở chỗ lợi ích vật chất của các công ty sản xuất xi măng bị hạn chế do việc hình thành giá cả thị trường không xuất phát từ quan hệ cung-cầu, mà thường xuất phát từ biện pháp hành chính, đã làm giảm lợi nhuận của người sản xuất. Lượng dự trữ hàng hóa tăng cao mỗi khi cầu lớn hơn cung đã làm cho vốn bị ứ đọng nhiều, làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động... gây thiệt hại cho người sản xuất hạn chế rất nhiều khả năng cạnh tranh của công ty
+ Phương thức tiêu thụ qua các nhà phân phối của công ty: Hệ thống tiêu thụ qua các nhà phân phối đã tạo được điều kiện thuận lợi cho việc xã hội hóa quá trình tiêu thụ sản phẩm, nó phù hợp với quy mô sản xuất lớn đại công nghiệp; người sản xuất không phải đầu tư nhiều vốn cho việc xây dựng cơ sở vật chất hệ thống cửa hàng, kho tàng... của khâu tiêu thụ. Tiêu thụ qua hệ thống này làm giảm nhiều chi phí của quá trình tiêu thụ sản phẩm; giảm bớt được rất nhiều đầu mối, giảm bớt được nhiều mối quan hệ giữa công ty sản xuất xi măng với các khách hàng; tạo được điều kiện tốt để ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kinh doanh Thương mại. Mặt khác, có khả năng huy động các nhà phân phối hoạt động có hiệu quả nhất trong công việc tìm kiếm và khai thác thị trường. Chính vì vậy, mà phương thức này mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao khả năng cạnh tranh Tuy nhiên, hệ thống này không nằm trong vòng kiểm soát của công ty cho nên đã bộc lộ những hạn chế không nhỏ, khi hoạt động nó tạo ra những trở ngại nhất định cho việc thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá cả thị trường miền Bắc. Các nhà phân phối luôn có ý thức tìm kiếm lợi nhuận tối đa, vì vậy việc hình thành giá cả ở giai đoạn từ nhà phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng công ty khó có thể kiểm soát được, nhất là vào những lúc nhu cầu thị trường tăng cao
2.1.2 Sơ đồ hệ thống kinh doanh của công ty:
Hệ thống kinh doanh của công ty nó mang yếu tố quyết định đối với sự thành công hay thất bại của công ty trong lĩnh vực mà mình kinh doanh. Bên cạnh những yếu tố về quy mô cũng như số lượng các kênh phân phối, cá kênh trung gian thì yếu tố về sự phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của sản phẩm,…thì nó mới tạo nên hiệu quả cho một hệ thống kinh doanh tốt. Công ty cổ phần thương mại xi măng cũng ko nằm ngoại lệ đó. Với những đặc trưng riêng của xi măng thì hệ thống kinh doanh của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống kinh doanh tiêu thụ của công ty
Công ty cổ phần thương mại xi măng
Phòng tiêu thụ
Chi nhánh và NPP tại các tỉnh
Đại lý
Cửa hàng CTy
Đại lý
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Cửa hàng Cty
Các bộ phận cấu thành nên hệ thống kinh doanh tiêu thụ của Công ty:
a. Các chi nhánh và các văn phòng đại diện
Hiện nay công ty có 1 chi nhánh và 4 văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ bán xi măng cho khách hàng hoặc cung cấp cho các nhà phân phối cấp 2:
- Chi nhánh tại Thái Nguyên. Địa chỉ: Số 8/1 đường Cách mạng tháng 8, tổ 15 Phường Phú Xá Thành phố Thái Nguyên. Công ty tổ chức tiêu thụ xi măng qua các cửa hàng và các đại lý. Hiện nay chi nhánh Thái Nguyên quản lí địa bàn 2 tỉnh là Bắc Cạn và Cao Bằng.
- Văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc Địa chỉ: số 357 Mê Linh phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Văn phòng đại diện tại Phú Thọ. Địa chỉ: số 2446 đại lộ Hùng Vương, phường Vân Cơ, Thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ
- Văn phòng đại diện tại Lào Cai. Địa chỉ: số 179 Nhạc Sơn, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
- Văn phòng đại diện tại Yên Bái.
b. Phòng tiêu thụ xi măng:
Hiện nay phòng tiêu thụ xi măng quản lý 100 cửa hàng và đại lý ở Hà Nội
+ Do số lượng các cửa hàng và đại ký trên địa bàn Hà Nội nhiều nên vai trò của chúng là rất quan trọng trong việc quản lý, điều tiết xi măng và bình ổn giá xi măng trên thị trường, quản lý và dự trữ xi măng, quản lý chất lượng cũng như giá xi măng bán lẻ cuối cùng. Có thể nói, các cửa hàng là bộ phận quan trọng giúp Công ty có thể nắm được chính xác và kịp thời các diễn biến tình hình tiêu thụ xi măng trên thị trường, từ đó giúp công ty có những điều chỉnh phù hợp.
+ Các cửa hàng của Công ty:
Đây là các cửa hàng của công ty mở ra và giao cho cán bộ nhân viên của chính công ty quản lý. Cơ sở vật chất thiết bị do Công ty đầu tư và nhân viên của cửa hàng trực tiếp tham gia tiêu thụ xi măng.
+ Các của hàng đại lý xi măng của công ty:
Để có thể kinh doanh các sản phẩm xi măng cuả công ty, thì các chủ cửa hàng đại lý bên cạnh việc phải tự mình bỏ vốn đầu tư cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị thì cũng phải có những tiêu chuần nhất định như: vị trí kinh doanh tốt, có khả năng và năng lực về tài chính, có uy tín,……Sau khi kí kết các hợp đồng, thì công ty sẽ vận chuyển và bàn giao xi măng cho các cửa hàng. Và các cửa hàng này phải bán xi măng theo giá mà công ty đã quy định. Sau khi cửa hàng đã bán hết lượng xi măng thì cửa hàng sẽ nhận được 1 khoản hoa hồng . Hiện nay công ty đã có 1 mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trên 14 tỉnh thành phía Bắc. Tuy nhiên sự phân bố các cửa hàng này ko đồng đều mà chủ yếu tập trung ở Hà Nội, thị trường kinh doanh chủ yếu của công ty. Ta có bảng thể hiện số lượng cửa hàng cũng như các đai lý của công ty:
Bảng 2.1: Hệ thống các của hàng và đại lý của CTCPTMXM
STT
Địa bàn
Tổng
Đại lý
Cửa hàng
1
TP Hà Nội
100
26
74
2
CN Thái Nguyên
20
14
6
Tại các văn Phòng đại diện của công ty tại 4 tỉnh là Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai và Yên Bái thì có các nhà phân phối cấp 2.
c. Khách hàng của công ty:
Hiện nay khách hàng của công ty bao gồm:
- Khách hàng mua lẻ xi măng với số lượng ít: Với khách hàng này khi đến mua xi măng tại các cửa hàng bán xi măng của công ty sẽ được mua xi măng đúng với giá mà công ty đã quy định, phương tiện vận chuyển do chính khách hàng chủ động.
- Khách hàng đặt mua với số lượng lớn: Khách hàng đặt mua xi măng với số lượng lớn tại công ty như: các công ty xây dựng, các nhà thầu xây dựng,…sẽ mua xi măng với số lượng lớn. Khi khách mua hàng với đơn đặt hàng với số lượng lớn sẽ được được giảm giá chiết khấu, giảm giá cước phí vận chuyển cũng như các khuyến mãi bằng tiền cũng như hiện vật.
Nhận xét:
Qua sơ đồ hệ thống kinh doanh cũng như mật độ cũng như quy mô của các cửa hàng và đại lý phân phối xi măng của công ty ta rút ra những nhận xét sau:
+ Hệ thống kinh doanh của Công ty được phân thành các cấp rất rõ ràng như sau: Công ty ( với vai trò là nhà phân phối cáp 1) rồi đến các đại lý ( nhà phân phối cấp 2) sau đó đến người tiêu dùng . Có thể nhận thấy một điểu rằng khi mua xi măng với số lượng lớn thì khi mua trực tiếp ở nhà phân phối cấp 1( hay trực tiếp từ công ty) thì giá cả sẽ giảm hơn rất nhiều khi mua qua các nhà phân phối cấp 2,...
+ Hệ thống các của hàng của công ty hiện nay đã và đang kinh doanh có hiệu quả và cần được hoàn thiện hơn nữa.
2.1.3 Các quy định về chính sách giá cả:
Hiện nay, giá cả xi măng là một trong những vấn đề then chốt ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ xi măng cũng như kết quả kinh doanh của công ty. Hiện nay thị trường xi măng không còn độc quyển như trước kia nữa, đã xuất hiện thêm những nhà máy xi măng lò đứng của các địa phương tự đứng ra sản xuất cũng như các nhà máy xi măng liên doanh. Mà chất lượng xi măng của các nhà máy này cũng không thua kém chất lượng của các nhà máy xi măng của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam. Chính vì thế giá cả chính là một trong những yếu tố quan trọng đến việc người tiêu dùng chọn mua loại xi măng này hay loại xi măng kia.
Hiện nay mục tiêu của công ty là tối thiểu hóa các chi phi để xi măng đến tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý nhất, vì thế công ty phải tối thiểu hóa chi phí lưu thông và chi phí lưu kho. Chính những loại chi phí này nó làm tăng giá của xi măng, làm giảm tính cạnh tranh cuả công ty trên thị trường xi măng. Hiện nay Công ty luôn giữ một lượng hàng tồn kho nhất định theo quy định của Tổng công ty công Nghiệp xi măng Việt Nam. Như vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng trong cơ cấu giá thành của sản phẩm có 2 chi phí sẽ làm giá xi măng tăng lên đó chính là chi phí vận chuyển- bốc xếp và chi phí lưu kho.
Giá bán xi măng của Công ty = Giá vốn + Giá cước vận chuyển+ bốc xếp + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong đó:
- Giá vốn: Nó được thể hiện trong các hợp đồng mà công ty kí kết với các nhà máy sản xuất xi măng.
- Giá cước vận chuyển- bốc xếp : Trong thời kì hiện nay, giá cước vận chuyển có ảnh hưởng rất lớn đến giá xi măng khi đến tay người tiêu dùng.. Chi phí bao gồm toàn bộ chi phí từ khi nhận xi măng tại các đầu mối rồi vận chuyển đến tay người tiêu dùng.
- Chi phí chung: Bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lưu kho,..
Hiện nay, việc xây dựng chính sách giá như thế nào là 1 vấn đề then chốt của công ty, một mặt công ty phải có một mức giá đủ khả năng cạnh tranh với các loại xi măng liên doanh cũng như xi măng lò đứng đang xuất hiện tràn lan trên thị trường, mặt khác mức giá này còn phải đảm bảo lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh xây dựng mức giá bán hợp lý cho xi măng thì công ty còn các chính sách hỗ trợ tùy thuộc vào từng thời điểm như có thể tăng chi phí bán hàng hoặc khuyến mãi các đại lý để tăng khả năng tiêu thụ xi măng. Sau khi cổ phần hóa thì nhiệm vụ của công ty hiện nay chính là lợi nhuận và cổ tức hàng năm cho các cổ đông thì vẫn còn nhiệm vụ bình ổn thị trường để thực hiện nhiệm vụ của Tổng công ty mà nhà nước giao cho.
2.2 .Tình hình tiêu thụ xi măng của công ty:
2.2.1 Tình hình tiêu thụ theo sản lượng:
Công ty cổ phần thương mại xi măng là một thành viên cuả Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam với trách nhiệm chính là bình ổn giá xi măng tại thị trường miền Bắc cũng như tiêu thụ xi măng cho các công ty thành viên. Hằng năm công ty nhận kế hoạch định hướng sản lượng xi măng từ Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam giao xuống rồi cân đối và triển khai kế hoạch tổ chức tiêu thụ. Kế hoạch này do tổng công ty xem xét và đánh giá trên cơ sở nghiên cứu thị trường cũng như các biến động đến cung cầu . Công ty kí kết các hợp đồng với các công ty sản xuất xi măng của tổng công ty căn cứ mức tiêu thụ của các loại xi măng. Các hợp đồng naỳ bao gồm các điều khoản về: sản lượng, chủng loại cũng như các phương thức giao nhận, phương thức chuyển tiền, thời hạn giao nhận, cũng như các điều khoản nếu các bên vi phạm hợp đồng.
Ta có bảng tình hình mua vào, bán của xi măng
Bảng 2.2: Tình hình mua vào, và tiêu thụ xi măng theo sản lượng:
( Đơn vị: Tấn)
Năm
Mua vào
Bán ra
2005
2.041.292
2.029.473
2006
1.629.652
1.637.820
2007
1.326.382
1.362.977
2008
1.213.260
1.228.550
( Nguồn: phòng thị trường xi măng)
Hình 2.2 Biểu đồ: Tình hình mua vào, tiêu thụ xi măng theo sản lượng
Qua bảng và biểu đồ thể hiện tình hình tiêu thụ theo sản lượng. Ta có những nhận xét sau: Tình hình tiêu thụ xi măng của công ty hiện nay đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể năm 2005 đã tiêu thụ hết 2.029.473 tấn xi măng, nhưng đến năm 2006 đã giảm xuống 1.637.820 tấn ( giảm đi 391.653 tấn, tương ứng với mức giảm đi 19,29% so với năm 2005), năm 2007 lượng tiêu thụ chỉ đạt 1.362.977 ( giảm đi 274.843 tấn so với năm 2006, tương ứng với mức giảm 16,78% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì sản lượng xi măng tiêu thụ được chỉ còn có 1.228.550 tấn giảm 9,86% so với năm 2007. Tình hình tiêu thụ xi măng của công ty đang gặp khó khăng là do những nguyên nhân chính sau đây:
Các nguyên nhân bên ngoài:
Thứ nhất: Tính cạnh tranh gay gắt của thị trường thời kì hội nhập. Hiện nay xi măng không còn là mặt hàng độc quyền kinh doanh của nhà nước nữa, các thánh phần kinh tế khi có đủ điều kiện thì có thể tham gia sản xuất và kinh doanh xi măng: đó là các liên doanh trong nước cũng như liên doanh với nước ngoài, đó là các nhà máy xi măng lò đứng ở các địa phương. Các nhà máy liên doanh bên cạnh tiềm lực về vốn, công nghệ cũng như con người thì một yếu tố đó là sự canh tranh về giá cũng là một yếu tố mà làm cho công ty khó khăn trong tiêu thụ. Khi miếng bánh thị trường bị chia sẻ thì sản lượng tiêu thụ giảm cũng là một điều không quá bất ngờ.
Thứ hai: Yếu tố thời tiết. Hiện nay, thời tiết luôn luôn có những thay đổi bất ngờ, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của công ty. Đặc biệt là trận lụt lịch sử tại Hà Nội những ngày cuối tháng 10 đầu tháng 11 vừa rồi đã làm tình hình kinh doanh của công ty giảm sút nghiêm trọng. trong quý 4 năm 2008.
Thứ ba: yếu tố như xăng dầu, giá cước vận tải đang leo thang từng ngày cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu thụ của công ty. Cước vận tải và xăng dầu tăng làm cho giá cả xi măng tăng theo.
Thứ tư: Do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến. Khi mà cơn bão cuộc khủng hoảng kinh tế đã bắt đầu để lại những dấu vết cuả nó thì người dân thất nghiệp các nhiều, họ thiết chặt hơn trong chi tiêu thì nhu cầu về xây dựng trong giai đoạn này cũng đang giảm dần làm ảnh hưởng đến tiêu thụ của công ty.
Thứ năm: quý I hằng năm lượng tiêu thụ xi măng của công ty thương thấp hơn rất nhiều so với quý IV của công ty: do quý I hằng năm lượng vốn của các dự án xây dựng chưa được duyệt nên việc giải ngân vốn cho các dự án thường bị chậm chạp, bên cạnh đó thời tiết của miền Bắc là mùa mưa nhiều, rét buốt và đợt nghỉ tết nguyên đán kéo dài cũng làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ xi măng trong quý I.
Các nguyên nhân từ bên trong:
Thứ nhất: Sau khi cổ phần hóa thì công ty cũng đang gặp một số khó khăn nhất định trong quá trình kinh doanh: như vốn, bộ máy tổ chức ,…
Thứ hai: Sự phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường. Công ty quá chú tâm vào thị trường Hà Nội mà quên đi những thị trường khác cũng đầy tiềm năng khác. Chính vì sự phụ thuộc quá nhiều này mà khi có những biến động ở thị trường Hà Nội thì nó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất tình hình kinh doanh của toàn công ty.
Thứ ba: Sự cạnh tranh ngay trong nội bộ của công ty, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà phân phối, đại lý với chính công ty. Bên cạnh đó chính là sự cạnh tranh giữa công ty và các đại lý, chi nhánh của chính nhà sản xuất xi măng.
Thứ tư: Vẫn còn tư tưởng ỷ lại, không năng động trong công việc của một số lượng nhỏ cán bộ của công ty trong công việc, đây chính là những dư âm còn lại của cách làm việc khi còn được bao cấp của Nhà nước
2.2.2 Tình hình tiêu thụ theo thị trường.
a. Thị trường xi măng Việt Nam:
Xi măng là 1 trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ở nước ta cùng với các ngành than, dệt đường sắt,…Ngày 25/12/1889 khởi công xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên của Việt Nam tại Hải Phòng. Đến nay thì đã có nhiều công ty tham gia trực tiếp sản xuất xi măng trong cả nước: trong đó có 9 thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, 5 công ty liên doanh và hơn 50 công ty nhỏ và các trạm nghiền khác.
Tuy nhiên sản lượng sản xuất trong những năm qua không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng xi măng.
Bảng 2.3: Nhu cầu xi măng trong những năm gần đây
( Đơn vị: Tấn)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
SL
12,7
14,64
16,8
18,4
20
21,7
23,6
26,9
30,6
TT
13,62
16,48
20,5
24,38
26,5
28,2
32,1
35,8
39,1
NK
0,2
1,33
3,75
5,98
6,0
6,5
8,5
8,9
4,5
Trong những năm vừa qua ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% đến 12%/ 1 năm. Vì thế chính phủ xác định xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế.
Thị trường xi măng năm 2008 được thể hiện khá rõ nét qua bảng sau kết quả tiêu thụ xi măng năm 2008
Hình 2.3 Biểu đồ: Thị trường xi măng 3 miền năm 2008
(Nguồn: Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam)
Tình hình thị trường XM năm 2008:
Tiêu dùng XM của cả nước trong năm 2008 đạt 39,1 triệu tấn, tăng 7,7% so với năm 2007, tập trung trong 6 tháng đầu năm (17%) nhưng không tăng và giảm dần trong 6 tháng cuối năm, nguyên nhân:
Sự khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế toàn cầu ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam.
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư chậm, lãi vay ngân hàng cao, thị trường bất động sản đóng băng.
Thời tiết mưa bão và lũ lớn liên tục ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam; đặc biệt là trong Quý 3, 4 năm 2008.
Hiện nay thị trường xi măng Việt Nam vẫn đang là cuộc tranh chấp thị phần của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam( VICEM) với các liên doanh và các nhà sản xuất xi măng khác. Thị phần trên thị trên thị trường xi măng Việt Nam trong 2 năm 2007 và 2008
Hình 2.4 Biểu đồ: Thị phần trên thị trường xi măng Việt Nam năm 2007, 2008
(Nguồn: TCT CN xi măng VN)
Bảng 2.4 : Dự báo tổng mức tiêu thụ xi măng trong những năm tới
Năm
2009
2010
2015
2020
Tốc độ tăng %
10
10
5- 8
2,5 – 3
Nhu cầu( triệu tấn)
44,20
48,60
63- 65
68- 70
Dự kiến sản lượng( triệu tấn)
47,60
49,80
62,80
Trong năm 2009 dự kiến sẽ cung cấp đủ xi măng cho thị trường và có khả năng sẽ xuất khẩu. Theo Bộ Xây dựng, năm 2009, dự kiến cả nước sẽ có 18 dự án xi măng hoàn thành xây lắp và đưa vào sản xuất với tổng công suất 20,47 triệu tấn. Như vậy đến hết năm 2009, tổng công suất các nhà máy xi măng đạt gần 60 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ xi măng khoảng 44 - 45,5 triệu tấn, tăng 10 - 11% so với năm 2008, nên Bộ Xây dựng dự báo, năng lực sản xuất xi măng trong nước đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, không còn hiện tượng thiếu về nguồn.
Tuy nhiên, cũng như mọi năm, do việc phát triển các dự án xi măng mất cân đối nên thị trường phía Nam vẫn sẽ bị thiếu hụt. Tại khu vực miền Nam, tính đến nay chỉ có 4 nhà máy xi măng lò quay sản xuất từ nguyên liệu đá vôi, với tổng công suất 7,3 triệu tấn, khả năng sản xuất năm 2009 đạt 5,5 triệu tấn. Trong khi đó, theo thống kê 5 năm trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ xi măng phía Nam chiếm 38 - 40% nhu cầu cả nước. Năm 2009, nếu nhu cầu cả nước là 45 triệu tấn thì ở phía Nam khoảng 17,5 - 18 triệu tấn. Lượng còn thiếu khoảng 12 triệu tấn phải vận chuyển từ phía Bắc vào. Vận chuyển xi măng là giải pháp cấp bách song chi phí vận chuyển cao và không đồng đều khiến cho giá bán sẽ có biến động. Thực tế năm 2008, giá xi măng ở thị trường này leo thang chóng mặt bởi cung không đáp ứng cầu, nhiều đầu mối tiêu thụ tranh thủ găm hàng, nâng giá, buộc Chính phủ, Bộ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22020.doc