Một số giải pháp thúc đẩy tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài sản quốc gia. Không ai có thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của nó. Đất đai xuất hiện ở mọi nơi, liên quan tới mọi hoạt động sống của con người. Góc độ vĩ mô, đất đai cấu thành nên giang sơn đất nước. Góc độ vi mô nó là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội – an ninh- quốc phòng…Cùng với đất đai và nhà ở là tài sản không thể

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiếu của mỗi con người, của mỗi gia đình, vùng miền, quốc gia. Nó phần nào thể hiện được mức sống, văn hoá của mỗi vùng miền cũng như của từng quốc gia. Ngày nay, với tốc độ tăng dân số nhanh cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, đất đai và nhà ở nói chung và đất ở và nhà ở đô thị nói riêng đang là vấn đề bức xúc và nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Trong những năm qua thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, Hà Nội đã tiến hành công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên toàn thành phố đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.Tuy nhiên theo đánh giá của Thành uỷ; ủy ban nhân dân Thành phố thì tiến độ công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận còn chậm, chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và yêu cầu của công tác quản lý, cản trở không nhỏ đến các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường. Quá trình thực tập tại Phòng Tài nguyên môi trường huyện Đông Anh càng khiến em nhận thức rõ ràng hơn tính cấp thiết của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở giai đoạn hiện nay. Được sự hướng dẫn tận tình của … và các cô chú trong Phòng em đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài : “Một số giải pháp thúc đẩy tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá các văn bản pháp luật liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tìm hiểu công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất ở trên địa bàn huyên Đông Anh.Từ đó đánh giá, phân tích và rút ra nguyên nhân ,bài học kinh ngiệm qua đó đưa ra giải pháp cụ thể đẩy nhanh tiến độ công tác cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất ở tại huyện Đông Anh. Phạm vi nghiên cứu Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đối với cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn huyện Đông Anh. Kết cấu chuyên đề Ngoài phần Lời nói đầu và phần Kết luận chuyên đề được chia làm 3 chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở khoa học của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Chương 2: Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Đông Anh. Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Đ ông Anh. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Thế Phán và các cô chú trong Phòng Tài nguyên môi trường huyện Đông Anh đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Do thời gian có hạn và trình độ hiểu biết còn hạn chế, chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2007 Sinh viên thực hiện Nguyễn văn Duy Chương1:Cơ sở khoa học của việc Đăng ký cấp GCN quyèn sử dụng đất ở. 1.1/Khái niệm và vai trò của đất đai. 1.1.1/Khái niệm. Theo hiến pháp 1992 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật đất đai năm 1993 có ghi: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sảm xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu vực dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”. 1.1.2/ Vai trò của đất đai. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Đất đai là sảnt phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Nếu không có đất đai không có sự sống trên trái đất này. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội. Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu và không thể thay thế được của các ngành sản xuất vật chất. Trong nông nghiệp đất đai vừa là tư liệu lao động vừa đối tượng lao động. Trong quá trình phát triển xã hội, đất đai luôn là đối tượng lao động: để thu hút được nhiều nông sản con người cùng với kinh nghiệm và khả năng lao động với những phương pháp khác nhau, tác động tích cực vào ruộng đất bằng hàng loạt các quá trình lao động như cày, bừa, chăm sóc …nhằm thay đổi chất lượng ruộng đất, tạo ra những điều kiện thuận lợi để sản xuất và tăng nông sản phẩm. Đồng thời đất đai cũng là tư liệu lao động: con người lợi dụng một cách có ý thức các tính chất tự nhiên của đất đai như lý học, hóa học, sinh vật và các tính chất khác để tác động lên cây trồng. Đất đai cùng với những điều kiện tự nhiên khác là một trong những cở sở quan trọng nhất để hình thành các vùng kinh tế của cả nước nhằm khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng trong cả nước. Ở nước ta trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng trong cả nước. ở nước ta trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cả nước có 7 vùng kinh tế sinh thái : Miền núi Trung du Bắc Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng, Duyên Hải Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mỗi vùng cóa một vị thế khác nhau đòi hỏi Nhà nước ta phải quản lý sử dụng soa cho đạt hiệu quả cao nhất, sử dụng tiết kiệm nhất, năng suất cao nhất, nhằm phát thiển nhanh nền kinh tế đất nước. Đất đai nói chung và đất ở nói riêng là loại tài nguyên không thể tái tạođược. Đặc biệt đất ở các khu đô thị, thị trấn thị xã, đất đai càng trở nên khan hiếm và thị trường đất đai ngày càng trở nên sôi động nhu cầu đất đai ngày càng tăng. Trước đây, các nhu cầu về ăn,mặc là hàng đấu thì ngày nay phát triển kinh tế, đời sống nhân dân tăng lên thì nhu cầu về chỗ ở đang trở nên nóng bỏng và cấp bách, mọi người luôn có xu hướng đổ ra thành phố thị trấn, thị xã để mua nhà, mua đất ở. Vì vậy vấn đề quản lý đất đô thị càng trở nên khó khăn, phức tạp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng đất đai nói chung và đất đô thị nói riêng phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao vai trò của quản lý đất đai của Nhà nước, đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội, đồng thời đảm bảo lợi ích riêng của từng cá nhân, tạo điều kiện thúc đẩy người sử dụng đầu tư vào đất đai để cải tạo đời sống xã hội, phát triển kinh tế , thu hút đầu tư ….vì vậy, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( CGCNQSDĐ ) ở là công tác không thể thiếu được trong các nội dung quản lý Nhà Nước về đất đai và đảm bảo quyền sử dụng đất ở của người dân, tạo tâm lý yên tâm cho người dân sống và sản xuất trên chính mảnh đất của mình. 1.2. Vai trò và sự cần thiết phải CGCNQSDĐ ở. 1.2.1./ Quyền sử dụng đất. Chế độ sử dụng đất đai là một chế định quan trọng của Luật đất đai. Trong đó, các quy phạm pháp luật quy định bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất sử dụng. Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất. Nhà Nước là chủ sở hữu toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nước, có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đất đai. Nhưng đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, trên thực tế Nhà Nước không trực tiếp sử dụng đất mà giao một phần đất đai cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân trong quá trình sử dụng đất đai. Thông qua các quy phạm pháp luật về đất đai về Nhà nước quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai, một cách hợp pháp, đúng mục đích sử dụng đất, đạt hiệu quả kinh tế cao và tiết kiệm. Bởi vậy, việc hoàn thành chế độ sử dụng đất đai là rất cần thiết và cấp bách. 1.2.2./Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Khái niệm: GCNQSDĐ ở là một chứng thư pháp lý xác nhận quyền hạn hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Đây là cơ sở của mối quan hệ pháp lý giữa Nhà Nước và người sử dụng đất trong quá trình quản lý và sử dụng đất. GCNQSDĐ xác định quyền hạn, nghĩa vụ của một người sử dụng đất như mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, diện tích sử dụng đất… CGCNQSDĐ ở thể hiện ý chí của Nhà nước đối với chức năng nắm quyền lực trong tay đồng thời đảm bảo, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền của người có đất ở tho pháp luật của Nhà nước quy định. Hiện nay trong quan hệ chuyển đổi, chuyển nhượng đất, cho thuê đất trong điều kiện cơ chế thị trường, CGCNQSDĐ ở có giá trị như một ngân phiếu. Quyền của người được sử dụng đất ở. Theo pháp luật, các hộ gia đình và cá nhân khi được CGCNQSDĐ thì được chuyển quyền sử dụng đất như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, thừa kế, thế chấp. Quyền chuyển đổi. là hình thức chuyển quyền sử dụng đất, trong đó các bên giao đất và chuyển quyền sử dụng đất được quy định tại bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai. Thực trạng sử dụng đất hiện nay là manh mún, phân tán nên việc chuyển đổi quyền sử dụng đất là cần thiết nhằm sử dụng đất một cách hiệu quả hơn và tổ chức sản xuất một cách hợp lý hơn. Quyền thừa kế: là việc chuyển quyền sử dụng đất cho người chết sang người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp với quy định của bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai. Luật đất đai quy định: cá nhân, hộ gia đình, được giao đất ở sau khi chết , quyền sử dụng đất của họ được để lại cho người thừa kế theo quy định của pháp luật. Quyền chuyển nhượng: là hình thức chuyển quyền sử dụng đất, trong đó người sử dụng đất (gọi là bên chuyển quyền sử dụng đất) chuyển giao đất cho người được chuyển nhượng( gọi là bên nhận sử dụng đất).còn người được chuyển nhượng trả tiền cho người chuyển nhượng. Hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ở do không có nhu cầu hoặc chuyển đi nơi khác được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở. Quyền thế chấp: là hình thức chuyển quyền sử dụng đất cho bên sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời gian thế chấp. Việc thực hiện quyền thế chấp là tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất phát triển sản xuất và là cơ sở pháp lý giữa người đi vay và tổ chức cho vay vốn. Quyền cho thuê: là bên cho thuê chuyển giao đất cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải sử dụng đất đúng mục đích,trả tiền thuê và trả lại đất khi hết thời hạn thuê. 1.2.3./ Vai trò quản lý của Nhà nước về đất ở. Là một bộ phận trong lĩnh vực đất đai nên quản lý đất ở cũng mang những nội dung quản lý của Nhà nước về đất đai. Thông qua quy hoạch chiến lược, quy định, lập kế hoạch phân bổ đất đai cũng như đất ở và phát triển nhà ở có cở sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế- xã hội của đất nước; đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao và tiết kiệm , đảm bảo xây dựng và phát triển nhà hợp lý , giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp người sử dụng đất có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và sử dụng đất hiệu quả cao. Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, Nhà nước nắm chắc toàn bộ quỹ đất đai về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế xã hội có hệ thống , có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả và xây dựng phát triển đô thị một cách hợp lý. Thông qua vào việc ban hành những quy định về quan hệ đất đai cũng như chính sách giá cả, chính sách thuế , chính sách đầu tư…Nhà nước muốn kích thích các tổ chức , các chủ thể kinh tế , các cá nhân sử dụng đầy đủ hợp lý đất đai, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái. Thông qua việc kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng đất đai, Nhà nước nắm chắc diễn biến sử dụng đất và xây dựng, cải tạo phát triển nhà ở, phát hiện những vi phạm và giải quyết các vi phạm về luật đất đai. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Điều tra, đo đạc, khảo sát đánh giá, lập bản đồ địa chính và các khu dân cư. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất ở, thống kê kiểm kê đất đai. Cấp GCN quyền sử dụng đất. Thanh tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý và sử dụng đất đai. Giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Nhà nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất, quản lý, Nhà nước chỉ giao cho các tổ chức, cá nhân hộ gia đình sử dụng đất.Do đó để đảm bảo được vai trò quản lý của Nhà nước vừa đảm bảo được quyền sở hữu đất đai, vừa đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất đai và tạo điều kiện pháp lý thông thoáng, tâm lý yên tâm cho người sử dụng đòi hỏi phải được cấp GCN quyền sử dụng đất ở. 1.3./ Nội dung dăng ký CGCNQSDĐ ở. 1.3.1/ Các căn cứ pháp lý của việc CGCNQSDĐ ở. Việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở tại đô thị được căn cứ vào các văn bản sau. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Luật đất đai ngày 14/07/1993, Luật sửa đổi ổ sung một số điều của Luật đất đai ngày 2/12/1998 và Luật sửa dổi ổ sung một số điều luật đất đai ngày 29/6/2001. Luật đất đai 2003. Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của chính phủ về việc chuyển đổi chuyển nhượng cho thuê, thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 1/1/2001 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 17/199/NĐ-CP. Quyết định 23/2005/ QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội về việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở. Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa chính về hướng dẫn đăng ký đât đai hồ sơ địa chính và cấp GCN quyền sử dụng đất. Nghị định số 60/cp ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị ; Công văn số 647/CV/ĐC ngày 31/5/1995. Một số văn bản khác. 1.3.2/Các trường hợp xảy ra trong công tác CGCNQSDĐ ở. Các trường hợp được xét CGCNQSDĐ ở. Hộ gia đình , cá nhân đang sử dụng đất ổn định toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất có một trong các loại giấy tờ sau đây được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp thì diện tích đất sử dụng có giấy tờ được cấp GCN quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: Những giấy tờ quyền sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam. GCN quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất; sổ địa chính; Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất. Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993, nay UBND xã, phường, thị trấn xác nhận đã sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 . Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. Giấy tờ mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê theo quy định tại Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về mua bán kinh doanh nhà ở. Giấy tờ về quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân được cơ quan Nhà nước có thưaảm quyền giao đất để xây dựng nhà ở, đã thực hiện nộp tiền sử dụng đất ở. Giấy tờ về nhà, đấtcủa hộ gia đình , cá nhân do tổ chức phân, giao khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất để xay dựng nhà ở, đã thực hiện nộp tiền sử dụng đất ở. Giấy tờ mua bán nhà ở, đất ở của các đối tượng chính sách;giấy tờ mua bán nhà ở, đất ở của các tổ chức kinh doanh sau khi người mua nhà ở đã thực hiện nộp tiền mua nhà ở, đất ở. Quyết định giao đất theo kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, Quyết định giao đất đã tái định cư giải phóng mặt bằng đã thực hiện nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Pháp Luật. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở mà trước đây Nhà nước quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước nhưng thực tế Nhà nước chưa quản lý hộ gia đình cá nhân đó vẫn đang quản lý, sử dụng thì hộ gia đình cá nhân đó tiếp tục dược cấp GCN và không phải nộp tiền sử dụng đất. Hộ gia đình cá nhân đang sử đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản trên mà giấy tờ có ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ chuyển đổi khác có chữ ký của các bên có liên quan nhưng đến trước ngày 01/7/2004 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được UBND xã,phường xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp GCN quyền sử dụng đất.Trường hợp chuyển quyền sử dụng đâtsau ngày 01/7/1994 phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất. Hộ gia đình ,cá nhân được công nhận , cho phép sử dụng bản án hoặc Quyết định có hiệu lựcpháp luật của tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền, Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, Quyết định giải quyết tranh chấp đât đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã thi hành,đã được giao đấttrên thực địa thì sẽ xét duyệt cấp GCN quyèn sử dụng đất ở (đối với diện tích đất được công nhận, cho phép được sử dụng) sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định thửa đất hoặc một phần thửa đất nhưng không có một trong các loại giấy tờ theo quy định nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993, được UBND xã, phường xác nhận không có tranh chấp, phù hợp với sử dụng đất,quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm khu dân cư nông thôn đã được phê duyệt, công bố thì cấp GCN quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích trong hạn mức quy định . Trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất sau ngày 01/7/1994 thì được cấp GCN quyền sử dụng đất. Hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất ổn định không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1/Điều 5 quyết đinh 23/2005/QĐ-UB nhưng đất đất đã được sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004, nay được UBND xã, phường , thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp vói quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị , hoặc xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được phê duyệt, công bố thì được cấp GCN quyền sử dụng đất; Trường hợp thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định tại khoản 3 Điều 13 bản quy định này. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 mà chưa đươc cấp GCN quyền sử dụng đất ; trường hợp thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định tại khoản 3/Điều 12 quyết định 23/2005/QĐ-UB. Các trường hợp không được CGCNQSDĐ ở và xử lý các trường hợp đó a. Không CGCNQSDĐ ở cho các trường hợp sau. Lấn chiếm đất công , đất chưa sử dụng do UBND phường xã tiếp nhận quản lý diện tích đất công, đất chưa sử dụng. Tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng nhà ở sau ngày 09/04/2002 Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị số 17/2002/CT-UB. Đã có quyết định thu hồi đất thực hiện dự án theo quy hoạch. Thuộc đối tượng sử dụng đất quy định tại khoản 5,6 Điều 5 có thửa đất nằm hoàn toàn trong phạm vi không được quy hoạch là đất ở, đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố trước thời điểm sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất do UBND phường, xã, thị trấn xác nhận. Thuộc đối tượng sử dụng đất quy định tại khoản 5,6 Điều 5 có thửa đất nằm hoàn toàn trong hạm vi hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, cầu cống, đê điều, di tích lịch sử, văn hóa an ninh quốc phòng mà thừoi điểm sử dụng đất sau ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về phạm vi hành lang bảo vệ công trình nói trên. Thời điểm sử dụng đất do UBND phường xã xác nhận; Các trường hợp mua bán, chuyển nhượng cho, tặng mà đất đó nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ các công trình kỹ thuật, giao thông,càu cống, đê , điện, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh , … tại thời điểm sau khi coa quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về vi phạm hành lang bảo vệ công trình nói trên. Thời điểm mua bán, chuyển nhượng cho, tặng do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận; Các trường hợp mua bán,chuyển nhượng cho, tặng mà đât đó nằm trong quy hoạch kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được quy hoạch không phải là đât ở tại thời điểm sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bó. Thời điểm mua bán, chuyển nhượng, cho tặng do UBND phường, xã, thị trấn xác nhận. b. Xử lý các trường hợp không được CGCNQSDĐ ở: Các trường hợp quy định ở trên,UBND quận ,huyện,phường,xã,thị trấn phải kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật để trả lại hiện trạng ban đầu; công bố danh sách công khai tại trụ sở UBND phường, xã, thị trấn cụm dân cư kiểm tra giám sát. UBND quận,huyện căn cứ vào quy hoạch được phê duyệt,lập phương án sử dụng đất theo quy định cảu pháp luật; Các trương hợp không đủ điều kiện cấp GCN được quy định tại mụa c,d,e,f Khoản 1,điều 6,Quyết định 23/205/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội .UBND phường,xã,thị trấn lập hồ sơ công bố danh sách chủ sử dụng địa điểm,vị trí,diện tích,lý do công khai tại trụ sở UBND phường,xã,thị trấn cụm dân cư để nhân dân biết,đồng thời báo cáo văn phòng đăng ký đất và nhà ghi vào hồ sơ địa chính. 1.3.3 Thẩm quyền xét CGCNQSDĐ ở: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền cấp GCN quyền sử dụng đất cho các đối tượng sau: Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích chuyên dùng ở vùng nông thôn và các mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tại đô thị. Các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội ở trong nước sử dụng mọi loại đất. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất. UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCN quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Giám đốc sở địa chính, trưởng phòng địa chính cấp quận huyện có thẩm quyền chứng nhận biến động lên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp thuộc quyền của uỷ ban nhân dân cùng cấp. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp GCN quyền sử dụng đất cho các đối tượng nào thì có thẩm quyền thu hồi GCN quyền sử dụng đất cho đối tượng đó. Chính phủ đủ điều kiện được uỷ quyền cấp GCN quyền sử dụng đất. 1.3.4/ Nội dung GCNQSDĐ ở . Tên chủ sử dụng đất. Thửa đất được quyền sử dụng Thửa đất số: được quy định duy nhất theo sổ mục kê, còn sổ địa chính được đánh số theo tên chủ sử dụng) là số thửa đất. Tờ bản số: số thứ tự của bản đồ, đối với mảnh đất chưa lấy được bản đồ thì ký hiệu:00. Đối với thửa đất sử dụng bản đồ, sơ đồ khác thì ghi số hiệu bản đồ đó vào. Diện tích thì có nhiều số lẻ sau số thập phân nhưng chỉ lấy(làm tròn) một chữ số sau số thập phân. Diện tích đất quy định làm nhà thì phải ghi trong ngoặc. Địa chỉ thửa đất: Địa chỉ chính xác nơi có thửa đất ấy thuộc xã nào, thôn nào, quận nào, huyện nào. Mục đích sử dụng: Trường hợp có quyết định cho thuê đất, giao đất ghi theo quy định. Trường hợp đất sử dụng đất ổn định thì phải ghi theo hiện trạng sử dụng đất và được công nhận . Đất sử dụng nhiều mục đích thì ghi kết hợp các mục đích chính ghi trước, mục đích phụ ghi sau và cụ thể từng thửa bao nhiêu Hình thức sử dụng: Nếu sử dụng chung thì đánh dấu vào ô chung, sử dụng riêng thì đánh vào ô riêng, nếu cả hai thì đánh dấu vào cả hai ô, nhưng phải ghi rõ bao nhiêu diện tích chung, bao nhiêu diện tích riêng. Nguồn gốc sử dụng đất Được Nhà nước giao, cho thuê thì ghi được Nhà nước giao cho thuê theo quyết định nào, ngày tháng năm nào, cơ quan nào cấp còn do thừa kế thì phải ghi lại thừa kế từ ai. Thời hạn sử dụng đất tương ứng với mục đích sử dụng đất . Tài sản gắn liền với đất : Có tài sản gì thì ghi tài sản đó (tài sản gắn liền với đất). Trường hợp nhà chung cư ghi diện tích sàn. Ghi chú: thêm những thông tin cần thiết đối với các thông tin ở trên. Mục sơ đồ thửa đất : Để cả trang vẽ sơ đồ thửa đất lên và ghi chú giáp danh. Yêu cầu : Thể hiện đúng kích thước, đọc đúng hướng so với hướng bắc, đúng hình thể và ghi chiều dài các kích thước dọc theo các cạnh của thửa và ở đỉnh ghi toạ độ đỉnh. Vẽ vị trí của cây lâu năm và các công trình khác trên thửa đất Vẽ chỉ giới quy hoạch sử dụng đất. Vẽ vị trí nhà, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ công trình liên quan đến thửa đất. Ghi tỉ lệ của sơ đồ này. Mục sổ vào sổ CGCNQSDĐ : Nếu huyện cấp thì ghi H. Nếu tỉnh cấp thì ghi T. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận.Gồm một bảng có ba cột. Ngày tháng năm có quyết định thay đổi, biến động, xác nhận thay đổi, nội dung thay đổi. Nội dung thay đổi và sơ sở pháp lý. Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. 1.3.5/Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo điều 36 khoản 1 của Luật đất đai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan quản lý đất đai Trung ương phát hành. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay thực hiện theo quy định của Tổng cục quản lý ruộng đất (nay thuộc tổng cục địa chính) ban hành tại Quyết định số 201/ĐKTK ngày 14/7/1989. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất.và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. 1.3.6/ Đối tượng đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đối tượng kê khai, đăng ký: Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nhưng phải có quan hệ trực tiếp với nhà nước trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì phải tiến hành kê khai đăng ký diện tích đất mà mình sử dụng. Cá nhân sử dụng đất: chính bản thân cá nhân đó hoặc người được cá nhân uỷ quyền. Người được uỷ quyền phải có giấy uỷ quyền do cá nhân ký và có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong hồ sơ đăng ký phải đề tên cá nhân sử dụng đất. Hộ gia đình: chủ hộ là người đứng ra đăng ký hoặc người được chủ hộ uỷ quyền thay mặt cho hộ gia đình. Người được uỷ quyền phải có giấy uỷ quyền do chủ hộ ký và có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong hồ sơ đăng ký phải đề tên chủ hộ. Diện tích đất phải kê khai đăng ký Diện tích đất phải kê khai đăng ký là toàn bộ diện tích đất do các hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào các mục đích khác nhau. Toàn bộ Diện tích đất được cơ quan nhà nước chưa đủ thẩm quyền giao đất Phần diện tích đất đi thuê, đi mượn, nhận khoán không được kê khai đăng ký Diện tích đất đang sử dụng; Diện tích đất được cơ quan có thẩm quyền giao bao gồm cả diện tích đất khác đang cho thuê, mượn, diện tích đất chưa đưa vào sử dụng và diện tích đang tranh chấp Đối tượng được phép đăng ký và CGCNQSDĐ Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Người được nhà nước giao đất cho thuê đất trừ trường hợp thuê đất công ích của xã Người nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế và tặng cho đất hợp pháp, người nhận quyền sử dụng đất sau khi giải quyết hợp đồng Người trúng đấu giá hoặc đấu thầu quyền sử dụng đất Người sử dụng đất ổn định không có tranh chấp, đúng mục đích và có một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: Người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Người mua thanh lý hoặc hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở Người sử dụng đất không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc vẫn được phép đăng ký thì phải có các điều kiện sau: sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993; có chứng nhận của UBND ; biên lai đóng thuế; không có tranh chấp và phải thuộc quy hoạch sử dụng đất. Người sử dụng đất có đầy đủ các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp mang tên người khác: phải có giấy tờ chuyển nhượng, tặng cho có tất cả chữ ký của các bên có liên quan; phải có xác nhận của UBND sở tại xác nhận không có tranh chấp. Những điều cần lưu ý khi đăng ký CGCNQSDĐ : Đối với trường hợp có tài sản trên đất thì tài sản đó được nghi nhận trên GCNQSDĐ . Các loại đất không được phép CGCNQSDĐ : Đất công cộng như sân chơi, khu vui chơi công cộng, trụ sở UBND, đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích do UBND xã, phường, thị trấn quản lý sử dụng. Đất do nhà nước thu hồi nhưng chưa sử dụng, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương không được phép đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chụi trách nhiệm quản lý các loại đất này. Đất do nhà nước thu hồi nhưng chưa sử dụng, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương không được phép đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chụi trách nhiệm quản lý các loại đất này. Đất thuê, thuê lại, mượn, nhận khoán của tổ chức, cá nhân khác… Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường. Đối với diện tích đất chung, nhà ở chung thì việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện như sau: Nếu các Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất chưa thoả thuận được phương thức chia diện tích đất, nhà ở chung thì tiến hành đăng ký phần riêng cho từng Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, phần diện tích đất, nhà ở chung thì đăng ký chung; Nếu các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tự thoả thuận chia diện tích đất chung, nhà ở chung đó thì tiến hành kê khai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nghi rõ sơ đồ; Các Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không thoả thuận được phương thức phân chia thì tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng hộ nhưng phải nghi quyền sử dụng đất chung trên mỗi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó. Trường hợp đất thuộc sở hữu chung của dòng họ nhưng được pháp luật thừa nhận thì CGCNQSDĐ đất nghi chung cho cả dòng họ. Diện tích đất nằm trong diện tích quy hoạch để chuyển sang sử dụng vào mục đích khác sẽ tiến hành đăng ký, CGCNQSDĐ đất : Người sử dụng đất sử dụng đúng mục đích quy định trước thời điểm quy hoạch vẫn được đăng ký với các điều kiện sau: Có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc được uỷ ban nhân dân xã chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp; người sử dụng đất đã thực hiện nghĩa vụ tài chính trong suốt thời gian sử dụng đất. Đối tượng sử dụng đất không hợp pháp không được đăng ký CGCNQSDĐ tuỳ theo mức độ vi phạm mà có các biện pháp sử lý phù hợp: vi phạm nghiêm trọng tiến hành thu hồi lại diện tích đất đang sử dụng; mức độ vi phạm nhẹ sẽ chuyển sang thuê đất trong ngắn hạn. Sử dụng không hợp pháp ảnh hưởng nghiêm trọng hay không ảnh hưởng đều tiến hành thu hồi và tuỳ vào mức độ vi phạm có biện pháp xử lý phù hợp. Sử d._.ụng đất hợp pháp trước khi ban hành các quy định về bảo đảm an toàn hành lang nếu ảnh hưởng không nghiêm trọng đến sự an toàn của công trình đó thì cho phép đăng ký CGCNQSDĐ, nếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của hành lang bảo vệ thì tiến hành giải toả và đền bù như trường hợp đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 1.4/ Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác CGCNQSDĐ ở. 1.4.1/ Các chính sách pháp luật. Luật đất đai 2003 là cơ sở pháp lý cho việc quản lý đất đai trên địa bàn cả nước, dưới luật đất đai còn có các nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai như nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29- 10-2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai; nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;nghị định số 17/2006/ NĐ-CP ngày 27-01-2006 của Chính phủ về việc bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai và nghị định số 187/2004/NĐ- CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.Quyết định 23/2005QĐ-UB ngày 18/02/2005 của UBND thành phố Hà Nội về cấp giấy quyền sử dụng đất ở ….. 1.4.2/ Thuế và các chính sách tài chính. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở để nhà nước thu thuế vỳ vậy đây là nguồn thu rất quan trọng do đó việc áp dụng thu thuế và các khoản thu tài chính khác cần được công khai, minh bạch đặc biệt là các khoản phí phải nộp trong quá trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cần có các biểu thu đầy đủ, công khai tạo tâm lý tin tưởng của người sử dụng đất khi đăng ký. Đó là một trong những lý do ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên 1.4.3/ Sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của ngời sử dụng đất. Người dân là đối tượng sử dụng đất, đối tượng có quan hệ trực tiếp với nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vai trò quan trọng với người sử dụng đất nên họ sẽ chấp hành các quy định khi tham gia đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên không phải người sử dụng đất nào cũng có sự hiểu biết đầy đủ về pháp luật và các chính sách của nhà nước nên quá trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phụ thuộc vào sự hiểu biết của người sử dụng đất. Nếu ở địa phương nào công tác tuyên truyền pháp luật và các chính sách về đất đai được làm tốt thì sự hiểu biết của người sử dụng đất được nâng cao do đó việc tiến hành đăng ký,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được diễn ra nhanh chóng và ít khiếu kiện, khiếu nại hơn. Chương 2 : Thực trạng của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 2.1. Khái quát chung đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh, thành phố xã hội ảnh hưởng đến công tác CGCNQSDĐ ở. 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý Là một trong các huyện ngoại thành của Hà Nội, Đông Anh có : Diện tích: 18.230 ha (182,3 km2) Dân số: 276.750 Người (Tính đến năm 2003) Mật độ dân số: 1544 người/km2. Huyện Đông Anh gồm 23 xã (Bắc Hồng, Cổ Loa, Dục Tú, Đại Mạch, Đông Hội, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê,Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn, Vĩnh Ngọc) và thị trấn Đông Anh nằm tại phía Bắc Hà nội, có tổng diện tích là 18.230 ha và được giới hạn như sau: Phía Đông, Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh; Phía nam giáp sông Hồng; Phía Đông nam giáp huyện Gia Lâm; Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc; Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà nội Theo Điều chỉnh quy hoạch tổng thể Thủ đô Hà nội, khu vực đô thị của huyện Đông Anh có diện tích hơn 8.989 ha chiếm 49% diện tích toán huyện, được giới hạn như sau: Phía Đông: Tiếp giáp với tuyến đường sắt Yên Viên- Đông Anh kéo dài lên phía Bắc vào phần đất của xã Thuỵ lâm. Phía Bắc kéo dài từ một phần đất của xã Xuân Nộn đến phía Nam ga Bắc Hồng. Phía Tây đi qua một phần xã Nam Hồng và Đại Mạch. Phía Nam tiếp giáp với đê sông Hồng và sông Đuống. Địa hình – khí hậu Mang đặc điểm chung của khí hậu thủ đô bốn mùa rõ rệt : xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm ổn định từ 250C – 280C, độ ẩm trung bình năm cao hơn các quận trong nội thành vì huyện nằm giáp các con sông; vào khoảng 90%. Khí hậu của huyện thích hợp với ngành nông nghiệp. Môi trường – văn hoá Vẫn là một trong các huyện ngoại thành Hà Nội, mức sống của người dân bình quân vẫn chưa cao nên kiến trúc cảnh quan của huyện vẫn phần nào giữ được nét truyền thống xưa kia. Ngoài diện tích đất đô thị, đất khu công nghiệp, đất ở còn một phần không nhỏ diện tích đất nông nghiệp – là nơi cung cấp lượng rau sạch cho phần lớn dân số thủ đô. Có di tích lịch sử nổi tiếng là thành Cổ Loa, đầu xuân thu hút rất nhiều khách du lịch từ mọi vùng quê của Tổ quốc đến dự lễ hội và vãn cảnh. Việc tôn tạo, gìn giữ khu di tích đã và đang được cơ quan có thẩm quyền quan tâm vì nó tạo cho huyện kiến trúc cảnh quan cổ kính đồng thời gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Dân số Dân số của huyện Đông Anh hiện nay là 25 vạn người. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,5%, trong đó tăng cơ học không đáng kể. Theo quy hoạch tổng thể Thành phố Hà nội, dự kiến đến năm 2020 dân cư trong toàn huyện là 83 vạn người, trong đó số dân cư sống trong khu vực đô thị là 67,2 vạn người, chiếm 80%, số dân cư tăng cơ học từ bên ngoài vào huyện đến năm 2020 là 50 vạn người. Trong khu vực nông nghiệp số dân là 15,8 vạn người trong đó số lao động là 8 vạn người chiếm 50% dân cư. Kinh tế Hiện nay, về cơ bản Đông Anh vẫn là một huyện nông nghiệp. Dự kiến đến năm 2020, cùng với các khu đô thị Gia lâm, Sài Đồng, khu vực đô thị của huyện Đông Anh sẽ phát triển thành một bộ phận của Đô thị mới Bắc sông Hồng, bao gồm: Khu vực đô thị Bắc Thăng Long: Thuộc phía Tây nam huyện Đông Anh, nằm xung quanh đầm Vân Trì. Đây là khu đô thị cửa ngõ của Thủ đô liên hệ với sân bay quốc tế Nội bài, là khu vực đô thị phát triển đồng bộ: dân cư, công nghiệp, nghỉ ngơi, du lịch. Khu vực đô thị Cổ Loa: Nằm phía Đông Nam của huyện Đông Anh. Phía Bắc có khu di tích Cổ Loa và phía Nam giáp sông Hông và sông Đuống. Đây là khu đô thị kết hợp giữa việc bảo tồn, tô tạo di tích cảnh quan và xây dựng mới, giữ vai trọng tâm trong bố cục không gian. Khu vực đô thị Đông Anh (khu đô thị 37): Được phát triển trên cơ sở thị trấn huyện lỵ Đông Anh, là trung tâm công nghiệp, trung tâm dịch vụ và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật. Trong quá trình đô thị hoá khu vực nông thôn huyện Đông Anh đến năm 2020 sẽ được thu hẹp, chuyển đổi từ cơ cấu cây trồng chủ yếu là trồng lúa sang khu vực chăn nuôi bò sữa, lợn trồng rau hoa, lúa đặc sản và phát triển cây công nghiệp, dần dần trở thành vành đai thực phẩm, sinh thái cho đô thị của Thành phố và lân cận. Cơ sở hạ tầng a/ Hệ thống giao thông đối ngoại Đường sắt: Huyện Đông Anh có 3 tuyến đường sắt chạy qua với 4 nhà ga: Tuyến cầu Thăng Long - Ga Bắc Hồng, có ga Vân Trì là tránh với diện tích khoảng 4,5 ha. Tuyến và ga này nằm trong ranh giới của phần đô thị. Tuyến Hà Nội- Thái Nguyên, có 2 ga. Ga Cổ Loa là ga tránh có diện tích khoảng 4,5ha. Ga Việt Hùng là ga mới. Là ga lập tàu với diện tích khoảng 67,5ha. Tuyến Đông Anh - Việt Trì - Phố Lu. Ga Bắc Hồng là đầu mối có diện tích khoảng 67,5ha. Đường bộ: Khu vực đô thị trên địa bàn huyện Đông Anh được nối trực tiếp với các tuyến quốc lộ: quốc lộ 2 đi Việt Trì - Lào Cai, quốc lộ 3 đi Thái Nguyên (và qua quốc lộ 3 đầu nối với quốc lộ 18 đi Quảng Ninh). Các tuyến quốc lộ này được liên kết với nhau và với các quốc lộ khác thông qua đường vành đai 3, đoạn chạy trên địa phận huyện Đông Anh có chiều dài khoảng 19 km. Tổng diện tích giao thông đường bộ đối ngoại là 103,22 ha. b/ Hệ thống giao thông đường bộ Hệ thống đường chính và đường liên khu vực được xác định theo quy hoạch tổng thể. Do quốc lộ 18 đã dịch lên phía Bắc ra ngoài huyện, tuyến đường đã dự kiến trước đây làm quốc lộ 18 trong quy hoạch tổng thể sẽ trở thành tuyến đường đô thị. Hệ thống các tuyến đường chính trong khu vực đô thị bao gồm các tuyến đường với 4 loại mặt cắt. Hệ thống các tuyến đường liên khu vực bao gồm 5 tuyến đường với mặt cắt ngang rộng 50m là Cầu Yên Viên- Cổ loa- Đầm Vân Trì, Phương Trạch- Nguyên Khê, Đê Sông Hồng- Cổ Loa (dọc kênh Long Tiểu), Nam và Tây khu công nghiệp Thăng Long. Hệ thống đường khu vực là các tuyến đường phân chia ranh giới của các đơn vị ở và việc tổ chức hệ thống vận tải công cộng trong và ngoài đơn vị ở. Đường khu vực có mặt cắt ngang chủ yếu rộng đến 40m. c/.Hệ thống giao thông vận tải công cộng: Hệ thống này được tổ chức để đến năm 2010 bảo đảm được 30% nhu cầu đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng và năm 2020 đảm bảo từ 45-50%. Để thực hiện được mục tiêu này, cùng với một mạng lưới tuyến xe buýt có mật độ cao, trong khu vực còn có 3 tuyến đường sắt đô thị đi qua (chủ yếu đi trên cao): Tuyến từ Cầu Thăng Long đến sân bay Nội Bài, tuyến từ Cầu Nhật Tân qua trung tâm Phương Trạch đến Nguyên Khê (và có thể kéo dài lên Sóc Sơn), tuyến đi từ Gia lâm qua sông Đuống, Nam Cổ Loa, Phương Trạch đi đến khu công nghiệp Bắc Thăng Long. d/.Giao thông tĩnh: Diện tích các bãi đỗ xe được bố trí tập trung hoặc phân tán trong các diện tích cây xanh sinh thái của các khu vực. Vị trí và quy mô của các diện tích giao thông tĩnh sẽ được cụ thể hoá trong các quy hoạch chi tiết. Việc khai thác sông Hồng, sông Đuống vào giao thông vận tải sẽ được tiến hành cùng với việc nạo vét, chỉnh trị và kè bờ sông Hồng. Tổng diện tích giao thông đối nội từ cấp đường khu vực trở lên là 1411,52 ha chiếm 15,7% diện tích đất đô thị. e/. Hệ thống giao thông trong khu vực nông thôn Hệ thống giao thông nông thôn được xác định trên cơ sở các tuyến đường đô thị dự kiến xây dựng trên địa bàn và quy hoạch mở rộng các tuyến đường hiện có. Các tuyến giao thông vừa đảm bảo giao thông đến từng thôn xóm với mặt cắt Ê 17,5m, đồng thời liên kết các trung tâm xã, trung tâm cụm xã trong huyện. Các tuyến đường liên huyện, xã hiện có được cảI tạo nâng cấp và xây dựng mới một số tuyến với mặt cắt dự kiến rộng 25m. Trong đồ án đã đề xuất các tuyến đường cụt vào các thôn xóm với mặt cắt Ê 10,5m, lòng đường có bề rộng tối thiểu 5,5m để các xe cơ giới có thể ra vào được. Phần đô thị của huyện Đông Anh có cơ cấu và hình thái phát triển không gian của thành phố vườn, gồm khu trung tâm hiện đại, xây dựng cao tầng và các làng xóm truyền thống được giữ lai, chỉnh trang cải tạo theo hướng đô thị hoá và khu vực nhà ở mới thấp tầng có mật độ xây dựng thấp được xây dựng theo hình thức nhà vườn. Các khu đô thị hoá có tiện nghi cao về các loại hình dịch vụ, hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, có chất lượng cao về cây xanh và môi trường sinh thái. Phần đô thị này nối với khu vực phía Nam- Hà Nội hiện nay, qua các tuyến đường bộ, đường sắt đô thị, cầu vượt sông Hồng. Hình thành 2 trục không gian chính: Trục không gian thương mại, dịch vụ, hành chính tại khu trung tâm Phương Trạch và trục không gian lịch sử, cảnh quan, du lịch tại khu di tích Cổ Loa. 2.1.3. Đánh giá chung về huyện Đông Anh Các điều kiện tự nhiên của huyện tạo những thuận lợi và những khó khăn với công tác CGCNQSDĐ nói chung và với hộ gia đình, cá nhân nói riêng. Với đặc trưng là phát triển nông nghiệp nên diện tích đất chủ yếu đất nông nghiệp, biến động đất đai không lớn, các giao dịch thường là chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp dưới hình thức đổi “đất lấy đất”. Do đó, tính tranh chấp của các vụ khiếu kiện đất đai không gay gắt. Tuy nhiên, xu hướng chung của thành phố là đưa huyện Đông Anh nhanh chóng phát triển trở thành một quận của thủ đô. Tỷ trọng các ngành thương mại, dịch vụ ngày càng tăng và các ngành nông nghiệp thì giảm, diện tích đất ở và đất đô thị đang tăng là một thách thức với phòng tài nguyên môi trường của huyện trong công tác CGCNQSDĐ. Nó không chỉ đơn giản cấp giấy cho diện tích đất ở mà là sự chuyển đổi từ các loại đất này sang đất khác. 2.2. Tình hình quản lý sử dụng đất tại huyện Đông Anh 2.2.1. Thực trạng cơ cấu sử dụng đất của huyện Hiện nay, huyện Đông Anh có 1 thị trấn với diện tích đất chỉ chiếm 2,4% diện tích đất đai của huyện. Dự kiến đến năm 2020 khu vực đô thị đạt 49% diện tích toàn huyện và được phân chia thành các khu vực sau: Khu vực đô thị thuộc Thành phố Hà nội trung tâm bao gồm 3 khu vực đô thị với diện tích 8.989 ha, chiếm 49% diện tích toàn huyện. Khu vực nông thôn của huyện (phần còn lại) có diện tích 9.241 ha chiếm 51% diện tích toàn huyện. Khu vực này chia thành hai phần: phần nằm ngoài đê sông Hồng và sông Đuống với diện tích 2.420 ha và phần khu vực nông thôn với diện tích 6.821 ha. Bảng 1: Thống kê diện tích đất đai của huyện Đông Anh 2004 STT Tên đơn vị (phường ) Diện tích đất tự nhiên (ha) Hiện trạng sử dụng đất(ha) Đất ở Đất nông nghiệp Đất công nghiệp Đất khác 1 Bắc Hồng 898,99 113,34 77,38 - 708,27 2 Cổ Loa 113,04 18,98 94,06 3 Dục Tú 379,92 60,08 75,56 3,22 240,46 4 Đại Mạc 723,13 40,47 318,95 31,76 331,68 5 Đông Hội 488,09 67,48 214,77 55,48 150,36 6 Hải Bối 240,61 64,45 - 32,85 143,31 7 Kim Chung 393,44 37,52 250,45 - 95,47 8 Kim Nỗ 471,40 248,60 190,74 - 32,06 9 Liên Hà 494,76 35,45 111,63 1,03 346,65 10 Mai Lâm 90,68 24,76 - - 65,92 11 Nam Hồng 120,34 47,08 71,36 - 1,90 12 Nguyên Khê 619,69 62,00 323,74 49,50 184,45 13 Tàm Xá 527,21 53,15 332,22 34,43 107,41 14 Thụy Lâm 486,94 43,94 276,25 - 166,75 15 Tiên Dương 589.36 208.6 102 5.24 1.89 16 Uy Nỗ 1353.2 234 157 12.06 156.02 17 Vân Hà 556.3 98.76 98.06 18.5 138 18 Vân Nội 742.6 154.32 7.53 - 0.98 19 Việt Hùng 1415.02 222.5 16.9 0.54 101 20 Võng La 985.26 186.5 24.53 9.8 40.5 21 Xuân Canh 307.98 201 - 0.2 106.78 22 Xuân Nộn 225.53 198 - 4.63 22.9 23 Vĩnh Ngọc 148.75 92.5 25.61 - 30.64 Huyên Đông Anh 18.230 2.715 6.772 686.02 8056.98 ( Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Đông Anh) Khu vực đô thị Trung tâm công cộng, dịch vụ thương mại Trong 8 khu đô thị có 8 trung tâm công cộng dịch vụ (ký hiệu TT8 đ TT14), trong đó có 3 trung tâm là trung tâm cấp thành phố gồm trung tâm Phương Trạch (TT9), trung tâm Nam Cổ Loa (TT14A và TT14B), 5 trung tâm còn lại là trung tâm của khu đô thị. Tổng diện tích 8 trung tâm là 418,3 ha, đạt chỉ tiêu 6,2 m2/người, không kể các công trình thể dục thể thao. Ngoài các trung tâm trên, trong đô thị còn có các khu vực để bố trí công trình nghiên cứu, đào tạo chiếm 67,7 ha, đạt chỉ tiêu 1m2/người. Các khu công viên cây xanh Trong phần đô thị huyện Đông Anh có 1 công viên cấp thành phố và 19 công viên cấp đô thị (ký hiệu X41- X60), chiếm diện tích 1951,12 ha, trong đó có 551,72 ha diện tích mặt nước mang tính chất cảnh quan và điều hoà nước mặt, chiếm 6,1% diện tích của khu vực đô thị. Hệ thống cây xanh cách ly, cây xanh sinh thái Hệ thống này chiếm 582,8 ha và được bố trí tại các khu vực như hành lang bảo vệ của các tuyến đê, đường đô thị, mương và điện cao thế; Hành lang cách ly giữa khu công nghiệp và khu dân cư; hành lang cách ly giữa các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (như trạm xử lý nước thải; trạm biến thế, ...) với khu dân cư. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung Tổng diện tích các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung trong khu vực đô thị là 1249,78 ha, bao gồm: khu công nghiệp Thăng Long và trung tâm giao lưu hàng hoá phía Đông đường Thăng Long (ký hiệu CN 12) rộng 335 ha, được bố trí công nghiệp cơ khí, chế tạo máy, điện tử và một số loại hình công nghiệp khác. Cụm công nghiệp Tây đường Thăng Long (ký hiệu CN 13) có diện tích 31,31 ha được duy trì trên cơ sở công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng hiện có. Do nằm sâu trong khu vực đô thị nên cụm công nghiệp này cần chuyển sang công nghiệp sạch như sản xuất cấu kiện xây dựng bằng thép, cơ khí, chế tạo máy ... với cấp vệ sinh công nghiệp IV và V có khoảng cách khu dân cư 50 - 100 m. Cụm công nghiệp Tây đường sắt (ký hiệu CN 14) có diện tích 37.51 ha, dự kiến đây là cụm công nghiệp địa phương cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với cấp độ vệ sinh công nghiệp cấp IV và V. Khu công nghiệp Đông Cổ Loa (ký hiệu CN15) có diện tích 108.82, phần diện tích nằm trong huyện Đông Anh là 77,96 ha. Loại hình công nghiệp ở đây là công nghiệp sạch, chủ yếu là cơ khí, sinh học. điện tử, gắn liền với khu vực nghiên cứu công nghệ cao tại phía Bắc của khu công nghiệp này. Khu công nghiệp Đông Anh (ký hiệu CN 16) có diện tích 768 ha là khu công nghiệp đa ngành (có quy hoạch chi tiết riêng). Quy hoạch các khu ở :68 đơn vị ở và 2 đơn vị ở có yêu cầu riêng là Phương Trạch và di tích Cổ loa có tổng diện tích 3.095,39 ha và được bố trí như sau: Khu đô thị O30 có 4 đơn vị ở với dân số khoảng 30.700 người, tổng diện tích đất là 306,18 ha, đất ở chiếm 94,85 ha mật độ xây dựng 30- 35%. Khu đô thị O31 gồm hai phần (31A và 31B) được tổ chức thành 11 đơn vị ở với dân số khoảng 102.600 người, tang diện tích đất là 427,84 ha, đất ở chiếm 261,37 ha, mật độ xây dựng 30- 35%. Khu đô thị O32 gồm hai phần (O32A và O32B) được tổ chức thành 12 đơn vị ở với dan số khoảng 101.200 người, tổng diện tích đất là 585,92 ha, đất ở chiếm 325,19 ha, mật độ xây dựng 30-35%. Khu đô thị O33 được tổ chức thành 4 đơn vị ở với tổng diện tích đất là 137,94 ha, đất ở chiếm 84,17 ha, mật độ xây dựng 30-35%. Ngoài ra ở đấy còn có đơn vị ở Phương Trạch có yêu cầu riêng, nằm trong ranh giới Trung tâm công cộng, dịch vụ thương mại cấp thành phố. Quy mô dân số là 75.100 người. Khu đô thị O34 chia thành hai phần( 34A và 34B) được tổ chức thành 9 đơn vị ở và một đơn vị ở có yêu cầu riêng nằm trong ranh giới khu di tích Cổ Loa với dân số khoảng 98.200 người, tổng diện tích đất là 392,98 ha, đất ở chiếm 227,36 ha, mật độ xây dựng 30-35%. Khu đô thị O35 chia thành hai phần (O35A và O35B) được tổ chức thành 8 đơn vị ở với dân số khoảng 74.700 người, tổng diện tích đất là 318,31 ha, đất ở chiếm 168,85 ha, mật độ xây dựng từ 30- 40%. Khu đô thị O36 chia thành hai phần (O36A và O36B) được tổ chức thành 8 đơn vị ở với dân số khoảng 79.100 người, tổng diện tích đất là 338,33 ha, đất ở chiếm 183,51 ha, mật độ xây dựng 30-35%. Khu đô thị O37 chia thành ba phần (O37A, O37B và O37C) được tổ chức thành 12 đơn vị ở với dân số khoảng 110.500 người, tổng diện tích đất là 587,89 ha, đất ở chiếm 341,66 ha, mật độ xây dựng 30-35%. Khu vực nông thôn Các khu dân cư nông thôn Thị trấn Đông Anh và các xã Kim Nỗ, Vân Nội, Kim Chung nằm trọn trong phần đô thị và sẽ chuyển dần thành các đơn vị ở- phường trong đô thị. Phần lớn diện tích các xã Mai lâm, Đông Hội, Xuân Canh, Vĩnh Ngọc,Tiên Dương và Cổ Loa đều thuộc phần đô thị, chỉ còn một phần nhỏ diện tích đất nông thôn hoặc đất ngoài bãi. Các xã này được tổ chức nhà vườn và cây xanh sinh thái của đô thị. Dân cư trong các khu vực còn lại sẽ hướng các tiện nghi dịch vụ công cộng tại các khu đô thị liền kề. Các xã còn lại vẫn có diện tích đủ lớn để duy trì hoạt động về quản lý và hành chính như hiện tại, được phân thành hai loại: Liền kề với khu vực đô thị gồm: Đại Mạch, Nam Hồng, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Xuân Nộn và Uy Nỗ chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình đô thị hoá. Mỗi xã có một trung tâm xã (ký hiệu TTX), khi đô thị mở rộng sẽ trở thành thị tứ hoặc trung tâm đơn vị ở và sử dụng các dịch vụ công cộng không thường xuyên như trường phổ thông trung học, phòng khám đa khoa ... chung với khu vực đô thị liền kề. Tách xa khỏi khu vực đô thị gồm: Liên Hà, Thuỵ Lâm, Vân hà, Dục tú và Việt Hùng. Ngoài việc xây dựng các trung tâm xã, dự kiến xây dựng một trung tâm cụm xã (ký hiệu TTCX) tại xã Liên Hà, nơi tập trung đầu mối giao thông liên huyện, xã, tiếp cận thuận lợi khu vực đô thị và ga Việt Hùng. Tại đây bố trí các công trình công cộng dịch vụ không thường xuyên như trường phổ thông trung học, bệnh viện ..., các cơ sở dịch vụ sản xuất nông nghiệp, khu công nghiệp nông thôn. Khu vực tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp Tiếp tục phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống tại các làng, xã và liên xã có đủ quy mô để tạo thành một cơ sở kinh tế, thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạn chế các tác hại về môi trường : Công nghiệp thu gom, bảo quản và chế biến rau, hoa, quả, sữa; Giết mổ hoặc chế biến thực phẩm theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc (lợn nạc ...)… Quỹ đất khoảng 170 ha (10-12ha/xã) dành cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp (chỉ tiêu 10m2/người). Dự kiến xây dựng một khu công nghiệp nông thôn tại khu trung tâm cụm xã (trung tâm dịch vụ nông thôn) Liên Hà với quy mô dự kiến 20-25 ha để thu hút các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ phục vụ trực tiếp cho phát triển nông nghiệp. Một số nhận xét Từ số liệu trên cho thấy đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, bởi đây là khu dân cư nông thôn ở ngoại thành, là nơi cung cấp lương thực thực phẩm như rau xanh, hoa quả… Đặc biệt các loại đất khác còn nhiều, chưa có sự quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý. Vì vậy, đây là nơi có tiềm năng thu hút các nhà máy, xí nghiệp… là địa điểm thuận lợi cho các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Việc xây dựng và quy hoạch một cách đồng bộ nhằm khai thác và sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả cao nhất. Tình hình đất ở : bình quân diện tích đất ở theo nhân khẩu : 52,674 m2/người; theo hộ gia đình: 222,153 m2 /người. Như vậy, theo bình quân diện tích này thì người dân sống rất thoải mái và rộng rãi. Diện tích của huyện có sự biến động lớn đất ở nhiều xã được cắt chuyển thành phường nên có sự thay đổi về địa giới hành chính và còn chưa phân bố hợp lý. Vì vậy, cần phải có sự quy hoạch lại các khu đất ở, quy định chặt chẽ mục đích sử dụng đất tránh lãng phí. Nhà ở là một loại bất động sản vì nhà ở là tài sản không thể di dời được. Mỗi chủ sở hữu đều có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt theo quy định của pháp luật. Trên địa bàn huyện sở hữu nhà mang các hình thức sau: Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước: là nhà ở được tạo lập bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Nhà ở thuộc các tổ chức lập bằng vốn đất ở các tổ chức này huy động hoặc nhà ở đất ở các tổ chức, cá nhân biếu tặng hợp pháp. Nhà ở thuộc sở hữu tư nhân: là nhà ở đất ở tư nhân tạo bằng cách xây dựng, mua bán, thừa kế hợp pháp. Hiện nay trên địa bàn huyện nhà ở thuộc sở hữu tư nhân là chủ yếu, còn nhà ở thuộc các tổ chức kinh tế- chính trị – xã hội còn chiếm tỷ lệ nhỏ nên cần phải đẩy nhanh công tác CGCNQSDĐ ở cho người sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia giao dịch trên thị trường bất động sản. 2.2.2. Tình hình biến động quỹ đất giai đoạn 2000 – 2006 của huyện. Qua số liệu đã thống kê, kiểm kê từ năm 2000 – 2006 xác định được sự biến động trong cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện như sau : Bảng 2 : So sánh biến động đất đai năm 2006 so với năm 2000 của huyện Đông Anh Đơn vị : ha LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH NĂM 2000 (ha) DIỆN TÍCH NĂM 2006 (ha) TĂNG(+) GIẢM(-) 1/ Đất nông nghiệp 7512 6772 -9.85% 2/ Đất ở 2506.5 2715 +7.67% 3/. Đất công nghiệp 670.24 686.02 +2.3% 4/ Đất khác Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 1085.6 2356.6 -5.3% Đẩt quốc phòng an ninh 865.3 1478.54 +11.2% Đất có mục đích công cộng 972 1150.9 +6.5% Đất tín ngưỡng 788.7 720 -0.7% Đất sông suối mặt nước chuyên dùng 1256.3 928.76 -7.1% Đất chưa sử dụng 672.8 213.42 +13.5% Đất khác 852.52 852.52 0 Tổng 18.230 18.230 0 (Theo nguồn số liệu phòng địa chính và nhà đất huyện Đông Anh) Theo bảng số liệu trên nhận thấy, giai đoạn năm 2000-2006 huyện đã có những chuyển biến lớn trên mọi lĩnh vực kinh tế và xã hội. Điều đó được thể hiện rõ qua sự biến động của các loại đất sử dụng trên địa bàn huyện : Đất nông nghiệp giảm 9.85% so với năm 2000. Đất ở tăng 7.67% so với năm 2000. Đất công nghiệp tăng 2.3% so với năm 2000. Các loại đất khác có tăng và chỉ loại đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp giảm 5.3%. Tổng diện tích các loại đất không tăng, nó chỉ chuyển đổi từ các loại đất này sang đất khác. Đó là sự chuyển dịch từ loại đất nông nghiệp, đất mặt nước chuyên dùng, đất tín ngưỡng tôn giáo, đất công trình sự nghiệp sang các loại đất khác. Đó là sự chuyển đổi hợp lý giữa các loại đất phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Đất dùng cho các mục đích công cộng và đất quốc phòng là loại đất có nhiều biến động do quá trình đô thị hoá, xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng nâng cao hiệu quả quy hoạch kiến trúc cảnh quan thủ đô. Bên cạnh các dự án được triển khai mở rộng quỹ đất công cộng Nguyên nhân chủ yếu của những biến động đất trên là do: Quá trình đô thị hoá phát triển kinh tế tăng nguồn cung nhà ở và cung các loại đất phi nông nghiệp, giảm đất nông nghiệp. Sai số cho phép trong cách đo đạc tính toán Quá trình chuyển đổi các loại đất từ loại này sang loại khác. Một số khu đất sử dụng không hiệu quả được thu hồi và sử dụng vào mục đích khác. Lấn chiếm, sử dụng đất sai quy hoạch. 2.2.3. Công tác quản lý đất của huyện Đông Anh tính đến năm 2006. Huyện Đông Anh xuất phát điểm là một huyện thuần nông, vị trí địa lý cũng như khí hậu ở đây tương đối phù hợp với nghề trồng lúa. Ngày nay, khi đất nước đang phát triển, các loại hình kinh doanh ngày càng phong phú đa dạng kéo theo hàng loạt các nhu cầu bất động sản làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Mặc dù là một huyện ngoại thành, nhưng Đông Anh cũng là huyện của Hà Nội - trung tâm kinh tế - văn hoá – xã hội của đất nước. Chính vì vây, đây là một trong những nơi tiến hành đô thị hoá sớm nhất trên cả nước. Cho đến nay, Đông Anh đã trở thành một huyện có tỷ lệ các loại đất rất đa dạng, tạo ra những khó khăn nhất định trong công tác phân loại đất để tiến hành CGCNQSDĐ. Xác định được vai trò quan trọng của quản lý đất đai nói chung và quản lý công tác CGCNQSDĐ nói riêng, trong những năm qua cùng với sự ra đời của bộ luật đất đai mới năm 2003 cán bộ địa chính của phòng đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng quản lý đất đai và đã có những kết quả đáng khích lệ. Huyện đã có sự phân loại các loại đất : nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng; trong các loại đất lại chia rất rõ ràng cụ thể cho từng loại đất; có sự phân biệt giữa đất đô thị và đất nông thôn. Đó chính là căn cứ quan trọng cho việc quản lý đất đai. Các khâu thực hiện trong quá trình đăng kí và xét duyệt luôn được làm đúng theo các trình tự quy định của pháp luật. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong năm 2006 vừa qua, huyện đã lập báo cáo thuyết minh về tình hình sử dụng đất trên địa bàn và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Tuy nhiên hiện nay, tình hình thực hiện các dự án về khu đô thị, thương mại có nhiều biến động và chậm tiến độ nên ảnh hưởng đến công tác lập quy hoạch của huyện. Thực hiện theo các chủ trương, chính sách của Nhà nước, trong năm 2006 vừa qua huyện đã tiến hành kiểm kê, rà soát lại tình hình sử dụng đất trên địa bàn mình quản lý. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai: luôn cố gắng giải quyết kịp thời, thoả đáng các đơn thư khiếu kiện đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất của người dân trên đại bàn. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã thuộc huyện thực hiện công việc đúng chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra . Số giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà bất hợp pháp trên địa bàn đã giảm đi đáng kể. Người dân đã nhận thấy được quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Vì vậy nên khi thực hiện chuyển nhượng về đất đai đều có sự chứng thực của cơ quan có thẩm quyền – cán bộ địa chính xã hoặc huyện. Hiện nay, cơ cấu sử dụng các loại đất đang dần chuyển đổi. Đòi hỏi cán bộ quản lý đất đai phải có trình độ để tiến hành phân loại cho chính xác các loại đất cũng như quy hoạch sử dụng đất trên các xã của huyện. Công tác quản lý đất của huyện còn nhiều thô sơ, thủ công gây những khó khăn trong quản lý sử dụng đất giai đoạn đổi mới hiện nay. 2.3. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại địa bàn huyện Đông Anh. Từ tình hình thực tế trên, Uỷ ban nhân dân huyện Đông Anh đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh công tác CGCNQSDĐ , xác nhận hồ sơ pháp lý ban đầu, giúp chính quyền các cấp quản lý chặt chẽ về nhà ở , với mục tiêu để phục vụ công tác quản lý nhà nước đồng thời đáp ứng được yêu cấu nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Công tác CGCNQSDĐ được tổ chức kê khai đăng ký lập hồ sơ ban đầu thực hiện nguyên tắc cấp theo nguyên tắc không có tranh chấp, ổn định trên cơ sở tự khai, tự chịu trách nhiệm về tài sản sở hữu của mình. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp tính đến năm 2004 đạt 39.623 giấy chứng nhận trên tổng số 43.704 giấy chứng nhận đạt 90,66%. Cấp giấy chứng nhận theo quyết định 65/QĐ - UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc cấp giấy chứng nhận đất ở, ao và vườn liền kề khu dân cư nông thôn năm 2003 đã cấp được 4249/6000 kế hoạch. Cấp giấy chứng nhận theo Quyết định 69/QĐ- UB ngày 18/8/1999 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành quy trình kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở năm 2003 đã cấp được 1589/2100 kế hoạch đạt 74,04%. Bảng 3: Tổng hợp việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn của 3 khu đô thị năm 2004 STT Tên thị trấn Số HS phải kê khai đăng ký Số hộ đã kê khai đăng ký Số GCN đã cấp Số GCN đã giao Số hồ sơ còn lại 1 Đông Anh 2.926 2.926 1.412 1.412 1.514 2 Cổ Loa 1.100 1.100 560 560 540 3 Bắc Thăng Long 2.171 2.171 1.247 1.247 924 Tổng 6.197 6.197 3.219 3.219 2.978 Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Đông Anh Từ bảng trên ta thấy, đến tháng 2 năm 2004 hội đồng xét duyệt của phòng tài nguyên môi trường và địa chính huyện cấp được 3.219 giấy chứng nhận trong tổng số hồ sơ kê khai đăng ký là 6.197 chiếm 51,94%; đã giao hết số giấy chứng nhận đã cấp còn lại số hồ sơ chưa cấp là 2.978 giấy chứng nhận. Bảng 4: Tổng hợp việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất ao và vườn liền kề khu dân cư nông thôn của 20 xã TT Tên phường Số HS phải kê khai đăng ký Số HS đã kê khai đăng ký Số HS trình duyệt đã cấp Số HS còn lại 1 Bắc Hồng 1.527 1.527 532 995 2 Dục Tú 2.093 2.093 833 1.260 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32229.doc
Tài liệu liên quan