Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh tại Công ty kinh doanh và XNK Viglacera

Lời mở đầu Việt Nam đang trên đà phát triển và hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp trong năm 2020. Vì vậy, các ngành công nghiệp phải là ngành đi tiên phong trong công cuộc đổi mới này. Ngành công nghiệp kính xây dựng là một ngành còn non trẻ, nhưng đang giữ một vị trí quan trọng trong quá trình đổi mới. Trong thời gian tới, ngành có xu hướng phát triển nhanh. Tuy nhiên, ngành kính xây dựng đang vấp phải những khó khăn thách thức, vì là một ngành mới, nên một mặt chưa có kinh nghiệm,

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh tại Công ty kinh doanh và XNK Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một mặt còn yếu về nguồn lực nên khó có thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu từ bên ngoàI với giá thành rẻ và chất lượng cao. Vì vậy, ngành kính xây dựng của Việt Nam và đặc biệt là công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu cần phảI có chiến lược thích hợp để có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Mặt khác, công ty cũng đề nghị nhà nước có những chính sách để bảo hộ cho ngành kính xây dựng khắc phục khó khăn để phát triển đi lên. Đồng thời nhà nước cần có biện pháp ngăn chặn những hành vi nhập lậu hàng hoá và chống hàng giả để giúp ngành kính xây dựng phát triển. Qua thực trạng phát triển của ngành kính xây dựng và của công ty, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh”. Qua đó, em hy vọng ý kiến của mình sẽ góp phần khắc phục được những khó khăn của công ty đang gặp phải. Trong quá trình thực tập và viết chuyên đề này, em luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Tiến Dũng và toàn thể các cô, chú, của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera. Qua đây em chúc thầy và các cô chú trong công ty mạnh khoẻ và công tác tốt. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I Những lý luận về xuất khẩu hàng hoá I. Cơ sở lý luận của hoạt động ngoại thương. 1. lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adamsmith 1.1. Nội dung Theo lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, Adamsmith đã khẳng định vai trò của cá nhân và hệ thống kinh doanh. Ông cho rằng: “chỉ có cá nhân mới thẩm định những hành vi của mình và tư lợi không tương tranh nhau mà hoà nhập vào nhau theo một trật tự tự nhiên”. Theo ông, mỗi người khi làm công việc gì chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân nhưng nếu anh ta làm tốt công việc của mình thì điều đó có lợi cho một tập thể, một xã hội, một quốc gia. Như vậy sẽ có một bàn tay vô hình đã dẫn dắt mỗi cá nhân đến lợi ích chung ngoài ý muốn của cá nhân đó. Từ quan điểm này của Adamsmith thì chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào cá nhân và các doanh nghiệp, cứ để họ tự do hoạt động. Trong tác phẩm nổi tiếng của mình “ Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân giàu có của mỗi quốc gia” ông đã khẳng định “ sự giàu có của mỗi quốc gia đạt được không phải do những quy định chặt chẽ mà do bởi tự do kinh doanh” Adamsmith khẳng định nguyên tắc phân công lao động để tạo ra nhiều lợi nhuận làm cơ sở cho sự ra đời của lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Lợi thế tuyệt đối chính là chi phí sản xuất thấp hơn. Theo ông, hai quốc gia khi tham gia mậu dịch thì phảI dựa trên nguyên tắc hai bên phảI tự nguyện và cùng có lợi. Giả sử quốc gia gia I có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm A, nhưng không có lợi thế tuyệt đối về hàng hoá B; trong khi đó quốc gia II có lợi thế tuyệt đối về hàng hoá B, nhưng không có lợi thế tuyệt đối về hàng hoá A. Khi đó hai quốc gia có thể tham gia mậu dịch, trao đổi hàng hoá cho nhau. Quốc gia I sẽ sản xuất hàng hoá A để đổi lấy hàng hoá B từ quốc gia II và ngược lại. Chúng ta có thể minh hoạ cụ thể lợi thế tuyệt đối qua ví dụ sau: Giả sử trên thế giới có 2 quốc gia là Mỹ và Anh. Hai quốc gia này đều sản xuất hai hàng hoá đó là lúa mì và vải. Ta có bảng chi phí sản xuất của 2 quốc gia này như sau: Bảng 1: Chi phí sản xuất của Anh và Mỹ Sản phẩm Mỹ Anh Lúa Mì(giạ/người/năm) 6 1 Vải(mét/người/năm) 4 5 Theo lý thuyết tuyệt đối của Adamsmith thì Mỹ sẽ sản xuất lúa mì có hiệu quả hơn Anh, còn Anh thì sản xuất vảI có hiệu quả hơn Mỹ. Như vậy, Mỹ sẽ chuyên môn hoá sản xuất lúa mì, Anh chuyên môn hoá sản xuất vải và khi đó Anh và Mỹ sẽ mang sản phẩm của mình đi trao đổi thì cả hai quốc gia này đều có lợi. Nếu Mỹ đổi 6 giạ lúa mì với Anh để lấy 6m vải thì Mỹ sẽ có lợi 2m vải hay sẽ tiết kiệm được 1/2 giờ vì mỗi giờ ở Mỹ sản xuất được 4m vải. Tương tự như vậy, nếu Anh nhận được từ Mỹ 6 giạ lúa mì tức là Anh không mất 6 giờ để sản xuất lúa mì ở trong nước. Với thời gian này, Anh sẽ tập chung vào sản xuất vải thì sẽ được 30m vải. Trong đó 6m vải đem đi trao đổi với Mỹ, còn 24m vải để lại tiêu dùng, hay nói cách khác Anh đã tiết kiệm được 5 giờ lao động. 1.2. Khả năng áp dụng Ngày nay, lý thuyết lợi thế tuyệt đối vẫn còn có ý nghĩa, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Hầu hết các nước đang phát triển là những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú; nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ. Những nước này không đủ khả năng để sản xuất ra máy móc thiết bị vì thiếu vốn và kỹ thuật. Vì vậy các nước đang phát triển mang tàI nguyên và sức lao động của mình đem ra trao đổi lấy máy móc thiết bị và kỹ thuật của các nước phát triển. Khi tiến hành nhập tư liệu sản xuất, công nhân trong nước bắt đầu học cách sử dụng máy móc thiết bị mà trước đây họ chưa biết và sau đó học cách sản xuất ra chúng. Như vậy, hoạt động ngoại thương đã giúp các nước phát triển và đang phát triển bù đắp được sự yếu kém của mình. 2. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo Lợi thế so sánh là khả năng nâng cao mức sống và thu nhập thực tế của một nước thông qua việc mua bán trao đổi hàng hoá với nước khác trên cơ sở chi phí so sánh để sản xuất ra những hàng hoá đó. Dưới góc độ phân tích chi phí so sánh đã khắc phục được hạn chế của lợi thế tuyệt đối. Theo lý thuyết tuyệt đối của Adamsmith những quốc gia có chi phí sản xuất thấp mới có thể trao đổi hàng hoá với nước khác. Như vậy, nếu quốc gia I sản xuất hai hàng hoá có chi phí sản xuất đều cao hơn chi phí sản xuất của quốc gia II thì quốc gia I không tham gia trao đổi với quốc gia II vì sẽ không có lợi gì. Nhưng nếu nhìn từ chi phí so sánh thì quốc gia I vẫn có thể tham gia trao đổi với quốc gia II và cả hai bên đều có lợi. Ta xét ví dụ sau: Giả sử trên thế giới có hai quốc gia là Nga và Việt Nam, cả hai cùng sản xuất 2 loại hàng hoá và thép và quần áo. Bảng 2: Chi phí sản xuất của Việt Nam và Nga Sản phẩm Chi phí sản xuất (ngày công lao động) Việt Nam Nga Thép(1 đơn vị) 25 16 Quần áo(1 đơn vị) 5 4 Nếu theo chi phí sản xuất thì Việt Nam sản xuất thép và quần áo có chi phí cao hơn Nga. Theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối thì Việt Nam không có khả năng xuất khẩu sản phẩm nào sang Nga. Nhưng nếu xét theo chi phí so sánh ta sẽ thấy. Bảng 3: Chi phí so sánh giữa hai loại hàng hoácủa Việt Nam và Nga Sản phẩm Chi phí so sánh Việt Nam Nga Thép(1 đơn vị) 5 4 Quần áo(1 đơn vị) 1/5 1/4 Theo chi phí so sánh thì thấy rằng: chi phí sản xuất thép của Việt Nam cao hơn Nga: để sản xuất 1 đơn vị thép Việt Nam cần 5 đơn vị quần áo, trong khi ở Nga chỉ cần 4 đơn vị. Nhưng chi phí để sản xuất 1đơn vị quần áo của Việt Nam thấp hơn Nga: để sản xuất 1 đơn vị quần áo Việt Nam cần 1/5 đơn vị thép trong khi đó ở Nga cần 1/4 đơn vị thép. Điều này chỉ ra rằng, Việt Nam và Nga có thể trao đổi sản phẩm cho nhau. Nga sẽ xuất khẩu thép sang Việt Nam và Việt Nam sẽ xuất khẩu quần áo sang Nga, việc trao đổi này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước Nga và Việt Nam. Trước khi có ngoại thương, Nga sản xuất 1 đơn vị thép đổi lấy 4 đơn vị quần áo. Khi có hoạt động ngoại thương thì Nga sản xuất 1 đơn vị thép sẽ đổi được 5 đơn vị quần áo. Như vậy sau khi có hoạt động ngoại thương thì Nga sẽ được lợi thêm 1 đơn vị quần áo. Đối với Việt Nam, trước khi có ngoại thương, Việt Nam sản xuất 5 đơn vị quần áo thì đổi được 1 đơn vị thép. Khi có hoạt động ngoại thương thì Việt Nam chỉ cần 4 đơn vị quần áo đã đổi được 1 đơn vị thép. Như vậy, Việt Nam đã tiết kiệm được 1 đơn vị quần áo Như vậy nhờ có hoạt động ngoại thương mà lợi ích của 2 quốc gia đều tăng lên trong khi đó vẫn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hay nói cách khác đã làm nâng cao mức sống và thu nhập thực tế của một quốc gia 3. Lý thuyết của Heckscher- Ohlin 3.1. Các giả thiết của Heckscher- Ohlin - Thế giới chỉ có 2 quốc gia, chỉ có 2 loại hàng hoá( X,Y) và chỉ có 2 yếu tố đầu vào là lao động và tư bản - Hai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất hàng hoá giống nhau và thị hiếu của các dân tộc là như nhau - Hàng hoá X chứa nhiều lao động còn hàng hoá Y chứa nhiều tư bản - Tỉ lệ giữa đầu tư và sản lượng của cả hai loại hàng hoá trong 2 quốc gia là một hằng số. Cả hai quốc gia đều chuyên môn hoá sản xuất ở mức không hoàn toàn. - Cạnh tranh hoàn hảo trong thị trường hàng hoá và thị trường các yếu tố đầu vào ở cả hai quốc gia - Các yếu tố đầu vào tự do di chuyển trong từng quốc gia nhưng bị cản trở trong phạm vi quốc tế. - Không có chi phí vận tảI, không có hàng rào thuế quan và cảc trở ngại khác trong thương mại giữa hai nước. 3.2. Nội dung Giả sử có hai loại hàng hoá Y và X. Hàng hoá Y là hàng hoá chứa nhiều tư bản nếu tỉ số tư bản/ lao động được sử dụng để sản xuất hàng hóa Y lớn hơn hàng hoá X trong cả hai quốc gia. Theo định lý của Heckscher- Ohlin quốc gia nào có nhiều tư bản thì nên sản xuất nhiều hàng hoá Y. Quốc gia nào có nhiều lao động thì nên sản xuất nhiều hàng hoá X. Hay nói cách khác, quốc gia nào dồi dào về yếu tố sản xuất nào thì nên sản xuất nhiều hàng hoá chứa yếu tố sản xuất đó. Heckscher- Ohlin cho rằng do sở thích và phân phối thu nhập của các nước là như nhau, điều này dẫn đến nhu cầu giống nhau về hàng hoá cuối cùng và yếu tố sản xuất của các quốc gia. Do đó, việc cung cấp các yếu tố sản xuất của các nước khác nhau là nguyên nhân dẫn đến giá tương đối của các hàng hoá khác nhau, và từ đó dẫn đến thương mại giữa các nước. II. Các chiến lược phát triển ngoại thương của một số nước trên thế giới 1. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô được hầu hết các nước đang sử dụng. Đó là chiến lược dựa vào việc sử dụng các sản phẩm sẵn có của đất nước. Sản phẩm thô là những sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm khai khoáng vì thế nó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời tiết ở quốc gia đó. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô được các nước đang phát triển sử dụng vì các quốc gia này giàu có tài nguyên thiên nhiên. Nhưng về mặt khoa học công nghệ thì rất kém, vì vậy việc xuất khẩu sản phẩm thô là một hình thức phù hợp. Mặt khác, chiến lược này sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế. Ban đầu nền kinh tế sẽ phát triển theo chiều rộng nghĩa là các quốc gia bán tàI nguyên của mình để thu ngoại tệ về cho đất nước. Hoặc dùng chính sách thu hút đầu tư nước ngoàI vào công nghiệp khai khoáng và công nghiệp sản xuất sản phẩm nhiệt đới. Sự phát triển này sẽ làm cho tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tăng khả năng tích luỹ của nền kinh tế, đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô cũng tạo ra những biến đổi cơ cấu kinh tế. Ban đầu là sự phát triển công nghiệp khai khoáng và ngành công nghiệp chăn nuôi, trồng cây lương thực và cây công nghiệp có khả năng xuất khẩu, đồng thời với những ngành này là sự phát triển của công nghiệp chế biến, tạo ra các sản phẩm sơ chế như: gạo, cà phê, cao su….Sự phát triển của công nghiệp chế biến sẽ tạo cơ hội cho việc gia tăng các sản phẩm xuất khẩu. Mặt khác nó lại có tác động ngược lại với các ngành cung ứng nguyên liệu, tạo ra mối liên hệ ngược. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô góp phần tạo nguồn vốn ban đầu cho công nghiệp hoá. Vì quá trình công nghiệp hoá là một quá trình tích luỹ vốn lâu dàI và đặc biệt khó khăn trong giai đoạn đầu tiên. Vì vậy những nước có nguồn tàI nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú sẽ có điều kiện để tích luỹ nguồn vốn bằng cách khai thác nguồn tài nguyên của mình. Ngoài những tác động tích cực của chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô, thì nó còn có những trở ngại trong việc thực hiện chiến lược, đó là: Thứ nhất, việc cung cấp sản phẩm thô không ổn định, các sản phẩm chủ yếu là sản phẩm của ngành khai khoáng và nông nghiệp chưa qua sơ chế. Vì vậy, việc cung cấp các sản phẩm này phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và khí hậu. Thứ hai, cầu sản phẩm thô luôn biến động, chủ yếu là do hai nguyên nhân: - Theo quy luật tiêu dùng sản phẩm của E. Engel, các sản phẩm lương thực, thực phẩm về cơ bản sẽ tăng chậm hơn mức tăng thu nhập. Quy luật này làm cho sản phẩm thô co xu hướng giảm. - Do sự phát triển của khoa học công nghệ: sự thay đổi trong công nghiệp chế biến làm cho lượng tiêu hao về nguyên vật liệu có xu hướng giảm. Vì máy móc kỹ thuật ngày càng hiên đại, làm giảm lãng phí nguyên vật liệu đầu vào, tăng tối đa sản phẩm, làm giảm tối thiểu lượng phế thải. Mặt khác khoa học công nghệ cho ra đời nhiều loại nguyên vật liệu nhân tạo như: nilon, cao su, nhựa, giả da,… để thay thế cho những sản phẩm truyền thống. Thứ ba, do giá cả của sản phẩm thô có xu hướng giảm so với hàng công nghệ. Để so sánh tương quan giữa giá cả sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm nhập khẩu các nhà kinh tế sử dụng “ hệ số trao đổi hàng hoá”. In = Px/Pm Trong đó: In hệ số trao đổi hàng hóa Pm là giá bình quân hàng nhập khẩu Hệ số này phản ánh sức mua hàng nhập khẩu khi xuất khẩu 1 đơn vị hàng hoá khác. ở các nước đang phát triển thường xuất khẩu sản phẩm thô để có ngoại tệ nhập khẩu hàng công nghệ. Xu thế của thế giới hiện nay là giá của sản phẩm thô ngày càng giảm so với hàng công nghệ. Theo như nghiên cứu của 2 nhà kinh tế học Grilli và Yang đã chứng minh rằng giá của sản phẩm thô giảm bình quân là 0,65%/ năm so với hàng công nghệ Thứ tư, do thu nhập của sản phẩm thô biến động. Nguyên nhân của sự biến động này là do cung và cầu của sản phẩm thô luôn biến động, nó sẽ tác động đến thu nhập của sản phẩm thô. Do đặc điểm của sản phẩm thô là độ co giãn của đường cầu sản phẩm thô là rất thấp, trong khi đó cung của sản phẩm thô có độ co giãn rất cao. Các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng doanh thu của sản phẩm thô sẽ giảm mạnh hoặc có tăng thì rất ít cho dù được mùa hay mất mùa. 2. Chiến lược thay thế hàng nhập khẩu Chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu nhằm đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp trong nước mà trước hết là các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, sau đó là các ngành công nghiệp khác nhằm sản xuất sản phẩm nội địa thay thế các sản phẩm nhập khẩu. Để thực hiện chiến lược này đòi hỏi phải có những điệu kiện sau: Thứ nhất, tạo điều kiện để cho các ngành sản xuất trong nước có được thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng rãi. Do vậy chiến lược này chỉ có thể phát huy hiệu quả đối với những nước có dân số tương đối đông. Thứ hai, các ngành công nghiệp trong nước ban đầu có thể còn nhỏ bé nhưng phải tạo ra được những yếu tố đảm bảo khả năng phát triển. Những yếu tố này đòi hỏi phải thu hút vốn và công nghệ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thứ ba, chính phủ phải có những chính sách thích hợp. Vì ban đầu khi công nghiệp trong nước còn non trẻ, giá thành sản xuất thường cao hơn so với thị trường thế giới. Chính phủ cần phải xây dựng hàng rào bảo hộ bằng các hình thức như: trợ cấp, thuế quan, hạn ngạch để hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong nước để tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, chiến lược thay thế còn có những hạn chế: Thứ nhất, làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Bởi vì một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tỉ suất lợi nhuận của nhà sản xuất là thuế quan và hạn ngạch do chính phủ đặt ra. Do được sự bảo hộ của chính phủ nên các doanh nghiệp trong nước sẽ có được nguyên liệu đầu vào giá rẻ, làm giảm chi phí sản xuất, các doanh nghiệp yên tâm với sự bảo hộ của nhà nước. Nếu chi phí sản xuất tăng hay sức cạnh tranh của mặt hàng nhập khẩu giảm thì các doanh nghiệp lại chông chờ sự bảo hộ của chính phủ do đó đáng lẽ bảo hộ sẽ giảm dần theo thời gian thì các nhà sản xuất lại chông chờ bảo hộ tăng lên. Thứ hai, chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu làm nảy sinh nhiều tiêu cực, bảo hộ bằng thuế dẫn đến tình trạng chốn lậu thuế, hối lộ đội ngũ thuế quan. Bảo hộ bằng hạn ngạch thì dẫn đến tình trạng hối lộ các quan chức phụ trách phân phối hạn ngạch Thứ ba, chiến lược này còn hạn chế xu hướng công nghiệp hoá của đất nước. Chiến lược này thường bắt đầu từ công nghiệp hàng tiêu dùng, sau đó lại tiếp tục tạo thị trường cho các ngành sản xuất sản phẩm trung gian. Nhưng vì thị trường đối với sản phẩm trung gian như: hoá chất, luyện kim thường nhỏ hơn thị trường hàng tiêu dùng nên có trở ngại đối với vấn đề này. Do vậy, cũng lại chông chờ vào sự bảo hộ, sự bảo hộ này lại làm tăng giá đầu vào đối với các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Để đảm bảo lợi nhuận các ngành công nghiệp lại tiếp tục phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu làm cho các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu không có khả năng phát triển, hạn chế sự hình thành cơ cấu công nghiệp đa dạng ở đất nước. Thứ tư là, chiến lược này làm tăng nợ nước ngoàI của các nước đang phát triển. Do được bảo hộ nên các sản phẩm của sản xuất trong nước không có khả năng cạnh tranh và khả năng tiêu thụ trên thị trường quốc tế, trong khi vẫn phải nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu từ ngoài làm cho tình trạng nhập siêu của những nước này tăng lên. 3. Chiến lược phát triển hướng ngoại Trong suốt những năm 50, 60 của thế kỷ trước hầu hết các nước đang phát triển gặp phải những khó khăn do theo đuổi chiến lược hướng nội. Đặc biệt là khoản nợ nước ngoài ngày càng gia tăng, nền kinh tế tăng trưởng chậm, cơ cấu kinh tế mất cân đối. Do vậy, đầu những năm 60 một số nước đã chuyển hướng chiến lược, đi đầu trong các nước đang phát triển là những nước NICs. Họ đã thành công trong việc thực hiện chiến lược hướng ngoại, họ nhận thấy rằng để khắc phục vấn đề nợ nước ngoài, nguồn tài nguyên và thị trường nhỏ hẹp trong nước chỉ có cách là dựa vào thị trường quốc tế. Nội dung của chiến lược hướng ngoại của các nước NICs là sản xuất những mặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều nhất những yếu tố có sẵn trong nước, thực hiện nhất quán chính sách giá cả: giá hàng trong nước phải phản ánh sát với hàng trên thị trường quốc tế và phản ánh được sự khan hiếm của các yếu tố trong nước. ở phần lớn các nước đang phát triển, nguồn lao động dồi dào trong khi nguồn vốn lại khan hiếm. Chính sách của nhà nước là tiền lương và các chi phí khác, về nhân công phải thấp và lãi suất phải cao nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, như vậy vừa mang lại lợi nhuận, vừa tạo ra công ăn việc làm, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp cho đất nước. Do vậy, đối với các nước NICs trong thời kỳ đầu thực hiện chiến lược hướng ngoại thường tập chung vào sản xuất hàng công nghiệp và dịch vụ sử dụng nhiều lao động làm cho chi phí sản xuất sẽ tương đối thấp so với thị trường quốc tế. Sau khi các nước NICs đã thành công trong công việc lựa chọn chiến lược của mình thì một số nước đang phát triển khác và các nước ASEAN cũng lần lượt chuyển sang chiến lược hướng ngoại để khắc phục tình trạng khó khăn của mình. Nhưng điểm khác của các nước ASEAN so với các nước NICs là: Thứ nhất, phần lớn các nước ASEAN có dân số tương đối đông nên tạo ra được thị trường tiêu thụ rộng lớn. Thứ hai, các nước ASEAN đều có tài nguyên thiên nhiên đáng kể. Do vây, nội dung của chiến lược hướng ngoại của các nước ASEAN có những đặc điểm khác so với các nước NICs. Nội dung của chiến lược hướng ngoại của các nước ASEAN là tận dụng lợi thế so sánh để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, sử dụng nguồn tàI nguyên thiên nhiên để thúc đẩy quá trình tích luỹ ban đầu của đất nước. Khuyến khích sản xuất các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước. Chiến lược hướng ngoại đã tác động mạnh đến nền kinh tế của mỗi quốc gia. Chiến lược hướng ngoại tạo khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế mới, năng động. Sự phát triển của các ngành công nghiệp trực tiếp xuất khẩu đã tác động đến các ngành cung cấp đầu vào cho các ngành xuất khẩu tạo ra “ mối liên hệ ngược” thúc đẩy sự phát triển của những ngành này. Bên cạnh đó, khi vốn tích luỹ của nền kinh tế được nâng cao thì sản phẩm thô sẽ tạo ra “mối liên hệ xuôi” là nguyên liệu cung cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến và mối liên hệ xuôi này tiếp tục mở rộng. Sự phát triển của tất cả các ngành này sẽ làm tăng thu nhập của người lao động, tạo ra mối liên hệ gián tiếp cho sự phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và dịch vụ. Chiến lược hướng ngoại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chiến lược hướng ngoại tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho đất nước. Nguồn thu nhập này vượt xa các nguồn thu nhập khác kể cả vốn vay và đầu tư nước ngoài. Đối với nhiều nước đang phát triển, ngoại thương đã trở thành nguồn tích luỹ vốn chủ yếu của giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá. Đồng thời có ngoại tệ làm tăng khả năng nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị và nguyên liệu cần thiết cho sự phát triển của ngành công nghiệp. III. Các xu hướng phát triển của thương mại quốc tế có ảnh hưởng tới xuất khẩu 1. Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế vận động tất yếu của các nền kinh tế trên thế giới trong điều kiện hiện nay, khi quá trình toàn cầu hoá diễn ra hết sức nhanh chóng dưới sự tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Đối với những nước đang phát triển và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt để rút ngắn tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện để phát huy tối ưu hơn những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong mối quan hệ đó, giữa các quốc gia thành viên có sự giàng buộc theo quy định chung của khối. Nói cách kháI quát nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế và tàI chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại, đầu tư vào các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết 6 vấn đề cơ bản: + Đàm phán cắt giảm thuế quan + Giảm, loại bỏ hàng rào phi thuế quan + Giảm bớt hạn chế đối với dịch vụ + Giảm bớt trở ngại đối với đầu tư quốc tế + Điều chỉnh chính sách thương mại + Triển khai các hoạt động văn hoá, giáo dục… Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các nước tham gia hoạt động thương mại với nhau. Các quốc gia được bình đẳng trong quan hệ mua bán, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Các quốc gia trong cùng một tổ chức hợp tác quốc tế sẽ được hưởng những lợi ích mà tổ chức đó mang lại, xong các quốc gia này phảI chịu những giàng buộc mà tổ chức kinh tế này đưa ra. Vì thế, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các quốc gia. Nó buộc các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường. 2. Sự phát triển của khoa học công nghệ Ngày nay, khoa học công nghệ đã có những tiến bộ vượt bậc, máy móc và trang thiết bị ngày càng tinh vi, hiện đại, độ chính xác cao. Nhờ đó, nhiều loại sản phẩm mới được tạo ra với nhiều hình thức, mẫu mã, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Việc đưa khoa học công nghệ vào sản xuất đã làm cho năng suất lao động tăng cao, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm giá thành tạo nên sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Đồng thời, khoa học công nghệ sẽ giúp cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. 3. Một số xu hướng phát triển khác của thương mại quốc tế Bên cạnh xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng bảo hộ mậu dịch. Xu hướng này đã tồn tại từ lâu nhằm bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước. Cho đến nay vẫn còn nhiều lý do khác nhau để bảo vệ cho chế độ bảo hộ mậu dịch: Một là, chế độ bảo hộ mậu dịch để bảo vệ “ngành công nghiệp còn non trẻ” Hai là, lý lẽ tạo nên nguồn “tài chính công cộng”. Theo lý lẽ này, các loại thuế nhập khẩu là cần thiết để đảm bảo nguồn thu cho chính phủ đáp ứng các chi phí cho việc cung cấp các hàng hoá công cộng, để tiến hành việc trả nợ và giải quyết các khoản chi phí khác. Trong các loại thuế khác nhau đã được áp dụng như thuế doanh thu, thuế thu nhập hay thuế tiêu dùng, thuế nhập khẩu vẫn ít gây ra méo mó trong hoạt động thương mại hơn cả và việc thực thi sẽ có nhiều thuận lợi hơn do việc buôn bán quốc tế được tập trung ở một số cửa khẩu. Ba là, lý lẽ về khắc phục một phần “tình trạng thất nghiệp” thông qua việc thực hiện chế độ thuế quan bảo hộ. Theo lý lẽ này, các loại thuế nhập khẩu đánh vào các sản phẩm có thể thay thế nhập khẩu sẽ tạo điều kiện để mở rộng thêm việc sản xuất các loại sản phẩm mới và tạo việc làm cho người lao động trong nước. Bốn là, lý lẽ về việc thực hiện “ phân phối lại thu nhập” thông qua việc áp dụng chế độ bảo hộ. Theo lý lẽ này thì, các loại thuế nhập khẩu sẽ làm dịch chuyển một phần thu nhập của người tiêu dùng giàu có hơn sang cho những người sản xuất các loại hàng hoá được sản xuất trong nước tương ứng các hàng hoá nhập khẩu. Điều đó sẽ có lợi về mặt xã hội. Nhưng chúng ta cần phải hạn chế dần xu hướng này vì nó có thể làm cho các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào sự bảo hộ của nhà nước, làm giảm động lực phát triển của các doanh nghiệp. IV. Hoạt động về xuất khẩu hàng hoá 1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hoá Xuất khẩu hàng hoá là quá trình trao đổi hàng hoá qua cửa khẩu của 2 quốc gia và ngoại tệ được dùng làm phương tiện thanh toán. Đối tượng tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu bao gồm tất cả các doanh nghiệp, các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất. Riêng khu công nghiệp có đặc điểm riêng biệt, nó bao gồm khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và cho các hoạt động xuất khẩu. Nó bao gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động có ranh giới với mặt địa lý xác định do chính phủ quyết định thành lập, thường được ngăn cách bằng tường rào kiên cố để phân biệt với phần nội địa. Khu công nghiệp tập trung là một khu vực được xây dựng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, hoạt động xuất khẩu không nhất thiết phải diễn ra ở đường biên giới giữa hai quốc gia. Hoạt động xuất nhập khẩu có thị trường rất lớn và khó kiểm soát, thành phần trung gian trong hoạt động xuất nhập chiếm tỷ trọng khá lớn, hàng hoá phải vân chuyển qua cửa khẩu. Vì thế các quốc gia khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu thì phải thông qua những thông lệ quốc tế cũng như những quy định ở địa phương mà quốc gia đó mang hàng hoá đến. Đồng tiền thanh toán là những ngoại tệ mạnh. Hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta là một trong những vấn đề được coi trọng hàng đầu. Do đó Đảng và nhà nước đã có chủ trương mở rộng, phát triển kinh tế đối ngoại trong đó chú trọng đến vấn đề vật tư và thương mại hàng hoá dịch vụ. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá 2.1. Nhân tố kinh tế Các doanh nghiệp hoạt động đều vì mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì động cơ làm việc của doanh nghiệp càng lớn. Vì vậy, yếu tố kinh tế tác động trực tiếp và quyết định hoạt động của các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thì 2 yếu tố kinh tế có tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp là thuế và tỷ giá hối đoái. Thuế tăng sẽ làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm và ngược lại. Vì thế, nếu thuế tăng sẽ làm giảm động cơ làm việc của doanh nghiệp. Nếu tỷ giá hối đoái tăng lên nghĩa là giá trị của đồng nội tệ giảm xuống như vậy sẽ khuyến khích xuất khẩu vì cùng với một lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu có thể đổi được nhiều đồng nội tệ hơn, hàng xuất khẩu rẻ hơn, dễ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Và ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái giảm sẽ làm hạn chế xuất khẩu. 2.2. Nhân tố văn hoá- xã hội Mỗi quốc gia đều có một nền văn hoá khác nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu thì cần phải tìm hiểu văn hoá của quốc gia đó, tìm hiểu thị hiễu của quốc gia đó. Vì thị trường sẽ quyết định doanh nghiệp nên sản xuất sản phẩm gì và không nên sản xuất gì. Nếu không, doanh nghiệp sẽ đi đến tình trạng hàng hoá ứ đọng không tiêu thụ được và dẫn đến phá sản. 2.3. Nhân tố môi trường chính trị- pháp luật Một quốc gia có thể phát triển được thì trước hết phải có một môi trường ổn định. Sự ổn định chính trị có thể coi là một nhân tố đánh giá sự rủi ro của nhà đầu tư. Nếu chính trị ổn định tức là độ rủi ro ít, các nhà đầu tư sẽ mạnh dạn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nhưng chỉ có chính trị thôI thì cũng chưa đủ, nếu pháp lụât liên tục có sự thay đổi thì các doanh nghiệp sẽ không thể thích ứng được với sự thay đổi đó khiến cho nhà đầu tư sẽ gặp phảI rủi ro cao, nên không khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào sản xuất. Vì vậy, một trong những điều kiện mà các nhà sản xuất quyết định tham gia đầu tư sản xuất là sự ổn định về chính trị và pháp luật phải ổn định, rõ ràng. 2.4. Nhân tố cạnh tranh Trên thị trường hàng hoá tồn tại rất nhiều nhà doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất. Do vây, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Trong cơ chế thị trường, ngày càng xuất hiện nhiều công ty tư nhân. Vì thế, cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Đây là cuộc cạnh tranh nội bộ của mỗi ngành, mỗi công ty đều có những chiến lược khác nhau để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường. Vì thế, các doanh nghiệp cũng rất cẩn thận trong việc lựa chọn mặt hàng để sản xuất, rào cản ra nhập ngành càng lớn thì càng hấp dẫn các doanh nghiệp. 3. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với phát triển kinh tế 3.1. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá với tăng trưởng kinh tế Trong công thức tính GDP ta có: GDP = I + C + G + XK - NK Trong đó: I là đầu tư C là chi tiêu dùng G là chi tiêu của chính phủ XK là xuất khẩu NK là nhập khẩu Ta thấy, xuất khẩu là một thành tố quan trọng trong GDP. Ngày nay với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của ngoại thương càng trở nên quan trọng. Xuất khẩu tạo nên nguồn vốn quan trọng để nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu, vật tư, xăng dầu, tiêu dùng phục vụ sản xuất và đời sống. Ngoại tệ có được từ xuất khẩu hiện nay đã đóng góp trên 80% hàng hoá nhập khẩu. Nước ta chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô, sản phẩm có lợi thế về lao động nên xuất khẩu đã đóng góp rất nhiều trong việc giảI quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. 3.2. Xuất khẩu hàng hoá với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Khi xuất khẩu hàng hoá tăng lên, nó sẽ thu hút được nhiều lao động và các nhà doanh nghiệp. Từ đó, có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế do một số người thay vì sản xuất hàng hoá trước đây mà chuyển sang sản xuất kinh doanh m._.ặt hàng xuất khẩu nhằm tăng doanh thu và tăng thu nhập. Cũng từ đó sẽ xuất hiện nhiều hàng hoá bổ xung nhằm cung cấp sản phẩm hàng hoá và dịch vụ để ngày càng hoàn thiện hơn cho sản phẩm. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, nó sẽ kéo theo các ngành công nghiệp khác cùng phát triển. Như vậy, cơ cấu của nền kinh tế sẽ thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội. 3.3. Xuất khẩu hàng hoá đối với việc giải quyết việc làm Hiện nay, số người chưa có việc làm của Việt Nam khá cao. Để giải quyết việc làm cho những người còn thiếu việc làm và thất nghiệp là một nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới nhằm ổn định tình hình xã hội. Một trong những giải pháp được đưa ra là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Đây là cơ hội cho những lao động có trình độ thấp làm việc trong những công ty có sản phẩm xuất khẩu là sản phẩm thô do những hoạt động này cần nhiều lao động giản đơn. Các mặt hàng được thị trường nước ngoài chấp nhận càng nhiều thì càng tạo nhiều việc làm cho người lao động trong nước. Do đó khâu nghiên cứu thị trường để tìm hiểu về nhu cầu sản phẩm của họ là vấn đề rất quan trọng. Hiện nay, nước ta có một số mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn như là dệt may, thuỷ sản…trong thời gian qua đã có mức tăng trưởng khá cao và đã thu hút được nhiều lao động vào làm. Với một mức tăng trưởng của xuất khẩu cao, doanh nghiệp sẽ mở rộng được quy mô sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Chương II Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng I. Quá trình hình thành và phát triển của ngành kính xây dựng ở Việt Nam 1. Quá trình hình thành và phát triển Ngành kính xây dựng ở Việt Nam là một ngành còn non trẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Công ty sản xuất kính đầu tiên ở Việt Nam là công ty kính Đáp Cầu thuộc tổng công ty Viglacera, được thành lập vào năm 1990 theo quyết định của Bộ xây dựng. Công ty kính Đáp Cầu đã được nhà nước phong tặng “anh hùng lao động” và được tổ chức TUV CERT (TUV anlagente) cấp chứng chỉ hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. Trong quá trình phát triển công ty không ngừng mở rộng quan hệ với các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, thực hiện liên doanh liên kết đẩy mạnh sản xuất phát triển, đa dạng hoá phát triển các mặt hàng. Công ty kính Đáp Cầu chuyên sản xuất các loại mặt hàng kính xây dựng: kính tấm xây dựng, kính an toàn, kính bảo ôn, kính dán, kính cán và kính kéo ngang, kính cắt mài,… Công ty kính Đáp Cầu sử dụng máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại trên thế giới để phục vụ cho quá trình sản xuất kính: máy khoan, máy cắt, máy mài,… Kính tấm là loại kính phẳng trong suốt, được sản xuất theo phương pháp Foucault cải tiến trên hệ thống thiết bị hiện đại của Nga và Hàn Quốc. Kính tấm được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và trang trí nội thất: cửa sổ, cửa di, mặt bàn,…kính có chiều dày 2- 8mm đáp ứng tiêu chuẩn TC 08- 94 tương đương với tiêu chuẩn KSL 2001- 86 của Hàn Quốc. Sản phẩm kính bảo ôn của công ty kính Đáp Cầu được sản xuất theo công nghệ tiên tiến của hãng Z.Bavelloni ( Italia). Kính bảo ôn gồm có hai lớp kính tấm chất lượng cao, liên kết với nhau bởi một khung nhôm định hình, bên trong thanh nhôm có các hạt chống ẩm, bên ngoàI khung nhôm có bơm keo Silicol để gắn các tấm kính với nhau, khoảng giữa hai tấm kính tạo chân không hoặc khí trơ. Vì vậy kính có ưu điểm: khả năng ngăn cách tiếng ồn, khả năng cách nhiệt tốt, có khả năng tiết kiệm được 30% năng lượng, tính thẩm mỹ cao. Năng suất: 15- 50m2/h. Sản phẩm kính dán theo công nghệ Glassrobots OY của Phần Lan. Sản phẩm gồm các tấm kính được dán sơ bộ với nhau bằng lớp keo PVB ở nhiệt độ từ 30- 700C, được dán và ép chặt trong thiết bị nồi hấp có áp lực 15 bar, nhiệt độ 1500C . Năng suất dây truyền 50- 80 m2/h, sản phẩm đạt tiêu chuẩn DIN EN ISO: 12543- 1998- CHLB Đức. Sản phẩm kính an toàn được sản xuất theo phương pháp tôi nhiệt trên hệ thống thiết bị hiện đại của CHLB Đức và Nhật Bản. Sản phẩm kính an toàn có độ bền gấp 4- 5 lần so với kính thường, chịu những rung động lớn, va đập mạnh, có độ bền nhiệt cao. Khi vỡ tạo thành những mảnh nhỏ không sắc cạnh, không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vây, sản phẩm kính an toàn được sử dụng rộng rãi cho các phương tiện giao thông vận tải: kính ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, cửa sổ nhà cao tầng, kính quan sát trong các lò công nghiệp…Kính an toàn có nhiều loại: kính cong, kính phẳng, kính trắng, kính màu, có chiều dày từ 4- 8mm. Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Nhật Bản và Châu Âu. Sản phẩm kính cán và kính kéo ngang là loại kính mới được sản xuất. Năm 2003, công ty kính Đáp Cầu đã đưa vào vận hành hai dây truyền sản xuất kính tấm, kính kéo ngang với công suất 100 tấn/ ngày đêm với các thông số kỹ thuật chủ yếu sau: Kính hoa văn trang trí trắng và màu được sản xuất trên dây truyền hiện đại và đồng bộ của CHLB Đức có chiều dày từ 3- 10 mm, có 3 loại: xanh lá cây, xanh da trời, màu trà, với nhiều loại hoa văn sắc nét: kính ô ly trơn hoa, kính hoa hải đường, vân mây, kim cương…phù hợp với tiêu chuẩn DIN EN 572- 1996 CHLB Đức. Kích thước tấm kính Max: 3048*1524mm. Kính tấm kéo ngang trắng, màu có chiều dày từ 2- 10mm có 3 màu: xanh lá cây, xanh da trời, màu trà phù hợp với tiêu chuẩn nhà nước Trung Quốc GB 4871- 1995. Kích thước tấm kính Max: 3300*2500mm Kính thép loại hoa văn và trơn có chiều dày 7mm phù hợp với tiêu chuẩn Nhật Bản JIS R3204- 81. Kích thước tấm kính Max: 2500*1500mm Cùng với sự đI lên của đất nước, ngành kính xây dựng cũng không ngừng phát triển. Nhu cầu về mặt hàng kính xây dựng tăng lên nhanh chóng. Tổng công ty Viglacera cũng không ngừng đẩy mạnh hoạt động sản xuất của các công ty, tổng công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm kính xây dựng. Năm 2001 công ty kính nổi ra đời, công ty sản xuất theo công nghệ kính nổi- là công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Dây truyền sản xuất của công ty kính nổi được đầu tư thiết bị đồng bộ, hiện đại từ khâu phối liệu, lò nấu, tạo hình, ủ, cắt, bẻ đến khâu phụ trợ sản xuất như: điện, nước, khí bảo vệ đều được tự động hoá, điều khiển bằng hệ thống điều khiển tiên tiến PLC và DCS của Mỹ, Đức, ý, với phần mềm điều khiển do hãng EMERSON của Mỹ cung cấp. Công suất thiết kế của công ty kính nổi là 350 tấn thuỷ tinh/ ngày. Với các sản phẩm kính đa dạng về chủng loại, chiều dày và kích thước. Dây truyền công nghệ hiện đại của công ty có thể sản xuất ra kính trắng và kính màu các loại có độ dày từ 2- 12mm, với kích thước tấm kính nhỏ nhất là 1500*1200mm, kích thước tấm kính lớn nhất là 3300*5500mm. Chất lượng sản phẩm kính đạt tiêu chuẩn Nhật Bản JIS R3202- 1996 được dùng cho mục đích xây dựng và các sản phẩm sau kính như gương chất lượng cao, kính ô tô, kính dán, kính mài, kính mờ… 2. Vai trò của ngành kính xây dựng trong điều kiện hiện nay Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có sự phát triển khá và ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn trên 7%, song song với đó là sự phát triển của các ngành công nghiệp với tốc độ tăng trưởng khá cao trên 10%, các ngành công nghiệp kéo nhau cùng phát triển thông qua các “mối liên hệ ngược” và “mối liên hệ xuôi”. Theo mục tiêu của Đại hội Đảng IX Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Vì thế cần phải đẩy nhanh công nghiệp hoá đất nước, ngành công nghiệp phải chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 ngành: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Nên vai trò của ngành công nghiệp xây dựng nói chung và ngành công nghiệp kính xây dựng nói riêng là rất quan trọng. Nhu cầu về kính xây dựng ngày càng cao phù hợp với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Những sản phẩm của ngành kính như:kính bảo ôn, kính an toàn, kính cán,…cùng với kiến trúc hiện đại sẽ tạo ra những công trình nguy nga tráng lệ, tạo nên một diện mạo mới cho đất nước. Không những vậy nó còn bảo vệ ngăn cản tiếng ồn, tăng khả năng cách nhiệt, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ an toàn cho công trình và con người. Vì vậy, nhu cầu về kính xây dựng ngày càng cao. Để phục vụ cho sự phát triển, sản phẩm kính sẽ thay thế dần cho các nguyên liệu như gỗ. Đây là những yếu tố thúc đẩy ngành sản xuất kính phát triển. Các công ty trong nước cần phải nắm bắt được cơ hội này để mở rộng sản xuất và phục vụ thị trường trong và ngoài nước. II. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh. 1. Các mặt hoạt động của công ty 1.1. Chiến lược Marketing Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật và công nghệ có những bước phát triển nhanh chóng, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sức ép gay gắt của cạnh tranh thị trường, sự tồn tại của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào khả năng thích ứng với những đột biến của thị trường mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc hoạch định chiến lược dài hạn của kinh doanh. Công ty đã đưa ra những chiến lược chung nhằm giúp công ty phát triển vững chắc, thực hiện mục tiêu phát triển của mình. Nó đảm bảo những định hướng phát triển lâu dài và ổn định. Trước hết chúng ta phải đánh giá được đối thủ cạnh tranh của mình. Đối thủ lớn nhất của chúng ta là Trung Quốc, các mặt hàng của Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam, chiếm lĩnh thị trường làm cho lượng tiêu thụ các mặt hàng của Việt Nam giảm. Các mặt hàng của Trung Quốc thường rẻ hơn so vơí chúng ta rất nhiều và đa dạng về chủng loại, vì vậy để cạnh trạnh với hàng hoá Trung Quốc không còn cách nào khác là giảm giá thành sản phẩm để cạnh tranh. Nhưng để làm được điều đó thì rất khó, do đó chúng ta có thể chọn cách thứ hai là làm khác biệt hoá sản phẩm tạo ra cho sản phẩm một nét đặc trưng riêng biệt và phục vụ cho những thị trường khác nhau. Nhận biết được vai trò của chiến lược Marketinh công ty đã thực hiện chiến lược một cách toàn diện để tăng khả năng tìm hiểu thị trường của công ty. Chiến lược Marketinh bao gồm các chiến lược bộ phận : Chiến lược sản phẩm: Mục tiêu của chiến lược sản phẩm là tạo ra những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong thời gian qua, công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu đã kết hợp với các công ty sản xuất thuộc Tổng công ty Viglacera và các công ty trong nước như VFG, VIFG, Công ty kính Đáp Cầu, công ty kính nổi Bình Dương…đã không ngừng đẩy nhanh sản xuất và đa dạng hoá các loại sản phẩm, đưa ra nhiệu loại mặt hàng mới ra thị trường với đủ các loại kích cỡ khác nhau. Các sản phẩm kính có chiều dày từ 2mm đến 12mm, với nhiều màu sắc : màu trắng, màu xanh, màu trà… qua đó thu hút được sự quan tâm, chú ý của khách hàng, khách hàng có thể lựa chọn nhiều hơn. Mặt hàng gốm sứ cũng được chú trọng với nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú đã đáp ứng được nhiều khách hàng trong nước và trên thế giới. Mặt hàng gốm sứ chủ yếu xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Phi. Hiện nay, thị trường của ngành gốm được mở rộng ra thị trường của châu á, mặc dù ở gần nhưng trứơc đây sản phẩm của ta xuất khẩu sang thị trường châu á còn khiêm tốn do sức cạnh tranh của ta còn kém hơn so với các nước trong khu vực như Trung Quốc , Malaixia, Thái Lan,…Nhưng với công nghệ ngày càng tiên tiến và hiện đại, các sản phẩm của chúng ta ngày càng có chất lượng cao và được thị trường chấp nhận. Chiến lược giá cả: Chiến lược này dựa trên cơ sở của định giá và những ứng xử về giá nhằm kích thích nhu cầu mua sắm tiêu dùng sản phẩm của công ty. Giá bán là nhân tố hết sức quan trọng trong cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh yếu tố chất lượng tốt thì giá bán phải hợp lý thì sản phẩm mới có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Chiến lược này dựa trên chi phí sản xuất và tiêu thụ cũng như điều kiện cụ thể của thị trường và kinh doanh, chiến lược giá sẽ xác lập đường lối và hệ thống các giải pháp đảm bảo khả năng thích ứng giữa giá cả với những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của kinh doanh. Hiện nay, giá bán của ta cao hơn các nước trong khu vực, do đó chúng ta phải tìm cách hạ giá thành để có giá bán trong nước tương đương với các nước. Chiến lược phân phối: Mục tiêu của chiến lược này là tạo ra sức đẩy mạnh mẽ trong tiêu thụ hàng hoá đảm bảo khối lượng tiêu thụ lớn nhất với chi phí tiết kiệm nhất, độ an toàn cao nhất và thực hiện mở rộng thị trường kinh doanh. Nội dung chủ yếu của chiến lược phân phối là tổ chức điều hành các loại kênh phân phối, các phần tử trung gian cũng như hệ thống cơ sở vật chất và quá trình lưu thông hàng hoá trên thị trường. Trong chiến lược phân phối chúng ta cần quan tâm tới những đặc trưng của thị trường và thị hiếu của khách hàng. Chúng ta phải thuyết phục cả những khách hàng khó tính nhất bằng sản phẩm đạt chất lượng cao và sự phục vụ, chăm sóc chu đáo. Chiến lược xúc tiến: Mục tiêu chủ yếu của chiến lược xúc tiến là kích thích nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nâng cao uy tín và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nội dung của chiến lược này tập trung vào giải quyết những vấn đề cơ bản là quảng cáo, xúc tiến bán hàng, quan hệ công chúng trong kinh doanh và các dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp. 1.2. Các chủng loại mặt hàng xuất khẩu. Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu chuyên kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho xây dựng như: các loại kính xây dựng như kính tấm, kính cán, kính kéo ngang, kính an toàn, các sản phẩm sau kính, gương, gạch ốp lát, sứ vệ sinh… Như vậy, ta có thể thấy các mặt hàng xuất khẩu của công ty khá đa dạng và phong phú được xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau. ở thị trường Châu á thì sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng không đòi hỏi chất lượng quá cao như thị trường Thái Lan, Campuchia là các nước nhập khẩu các mặt hàng như gương, kính xây dựng cửa các loại… Thị trường Đông á là thị trường đang có triển vọng của chúng ta, với chủng loại hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là gốm sứ thuỷ tinh, kim ngạch xuất khẩu cao và là thị trường tiềm năng, hưá hẹn nhiều điều tốt đep. Thị trường Châu Mỹ là thị trường mới được khai thác hiện nay từ khi có Hiệp định thương mại Việt – Mỹ thì thị trường Mỹ đã và đang trở thành thị trường lớn cho tất cả các doanh nghiệp trong nước không chi cho mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ. Tuy nhiên thị trường này đòi hỏi chất lượng sản phẩm khá cao do đó để có thể tiếp cận được thị trường này thì yêu cầu về đổi mới sản phẩm là rất cần thiết trong đó khoa học kỹ thuật là nhân tố quyết định tạo nên chất lượng sản phẩm. Với thị trường Châu Âu thì Nga và các nước trong khu vực Đông Âu trước kia là thị trường truyền thống của kính xây dựng nước ta trong thời gian trước kia và hiện nay. Đối với thị trường này cần tiếp tục củng cố uy tín và giữ vững thị trường, mở rộng thêm thị phần để tăng khối lượng và chủng loại xuất khẩu. 1.3. Về tình hình vốn của Công ty Vốn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các công ty sản xuất kinh doanh. Nó đảm bảo khả năng sản xuất của công ty và khả năng phát triển của công ty trong tương lai. Vốn có hai loại là vốn cố định và vốn lưu động. Nguồn vốn cố định bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị…sẽ tạo ra điều kiện cho sản xuất phát triển.Chúng ta có thể nhìn vào phần vốn cố định của một công ty để biết được nó phát triển như thế nào. Vốn lưu động của công ty như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nguyên nhiên vật liệu…giúp công ty hoạt động được một cách thường xuyên và liên tục hơn. Trong nguồn vốn lại bao gồm vốn tự có và vốn vay. Công ty nào có số vốn tự có lớn hơn số vốn vay thì năng lực cạnh tranh của công ty đó càng mạnh. Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu là một thành viên của Tổng công ty Viglacera, nguồn vốn tự có của công ty lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng và ngày càng phát triển, tỷ lệ vốn tự có của công ty ngày càng lớn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng cả về thị trường trong nước và thế giới. Vì thế, nguồn vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều. Công ty có mối quan hệ rộng rãi và mật thiết với nhiều ngân hàng thương mại như Ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàng Đông á, ngân hàng Đầu tư và phát triển…mỗi tháng phải trả lãi hàng trăm triệu đồng. Qua đó ta có thể thấy, khả năng tài chính cũng như năng lực của công ty là rất lớn và công ty có khả năng tiến xa hơn trong thời gian tới. 1.4. Công tác tổ chức lao động. Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu sẽ kiện toàn bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty để đáp ứng kịp thời những yêu cầu nhiệm vụ ngày càng lớn. Thành lập bộ phận chuyên nghiệp thực hiện công việc xuất khẩu. Công ty sẽ triển khai công tác đào tạo, nâng cao trình độ của nhân viên và bổ sung nhân sự đưa nhà máy sản xuất Gương và sản xuất sản phẩm sau kính Viglacera vào giai đoạn sản xuất thử. Đồng thời, tăng cường củng cố nhân sự phòng xuất nhập khẩu, phòng tài chính kế toán, phòng kinh doanh để đảm bảo đủ nhân lực thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Hiện tại, công ty bao gồm 55 cán bộ công nhân viên, trong đó số người có trình độ đại học và trên đại học là 36 người chiếm 65.5%, số người có trình độ cao đẳng và trung cấp là 13 người chiếm 23.5%, số lao động phổ thông là 6 người chiếm 11%. Phần đông các cán bộ của công ty là những người trẻ tuổi vì thế sẽ rất năng động, sáng tạo, điều đó làm cho hoạt động kinh doanh của công ty trở nên nhanh chóng hơn. 2. Những kết quả đã đạt được. 2.1. Về mặt hàng kính xây dựng. Trong năm 2003 công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu (KD & XNK) đã đạt được những kết quả khả quan, cả về mặt hàng kính và các sản phẩm phụ của kính. Kết quả của việc tiêu thụ sản phẩm kính xây dựng được thể hiện qua bảng 1 với giá trị 70.9 tỷ đồng trong đó sản phẩm kính 3mm có giá trị 28.5 tỷ, kính 4mm có giá trị là 25.6 tỷ, kính 5mm có giá trị là 16.8 tỷ. Kết quả tiêu thụ sản phẩm phụ của kính được thể hiện qua bảng 2. Bảng 1: Doanh thu tiêu thụ hàng đại lý năm 2003. Tên hàng Đ. vị tính Số lượng Giá bán Dthu(đồng) Tỷ lệ hoa hồng Dthu hoa hồng Kính Bình Dương M2 2150000 70900000000 2127000000 Kính 3mm M2 950000 30000 28500000000 3% 855000000 Kính 4mm M2 800000 32000 25600000000 3% 768000000 Kính 5mm M2 400000 42000 16800000000 3% 504000000 Nguồn: Phòng kế toán Bảng 2: Kết quả kinh doanh năm 2003 tại miền Bắc STT Tên hàng Tên đơn vị ( tấn) Sản lượng Thuế NK+VAT(%) Tổng lợi nhuận( đồng) 1 Sô đa VIFG Công ty kínhVIFG 20000 7.67 299935000 2 Sô đa Đáp Cầu Cty kính Đáp Cầu 5000 7.64 107460000 3 Amiang Đáp Cầu Cty kính Đáp Cầu 2000 7.64 381192000 4 Sô đa VFG Cty kínhVFG 12000 12.66 195660000 Nguồn: Phòng kế toán Tính riêng các mặt hàng đã bán tại thị trường miền Bắc đã mang lại cho công ty tổng lợi nhuận trên 1 tỷ đồng sau khi đã nộp thuế và trả lãi ngân hàng. Theo như dự kiến thì mức tiêu thụ của công ty trong thời gian tới sẽ giảm trong thời gian tới, do sản phẩm kính trong lộ trình của Việt Nam tham gia hiệp định AFTA vào năm 2005 và chịu ảnh hưởng rất lớn khi hai công ty kính lớn là VFG và VIFG điều chỉnh giá sản phẩm. Như vậy thị trường kính sẽ có nhiều biến động lớn. Kế hoạch đặt ra đối với công ty KD & XNK trong năm 2004: Lượng tiêu thụ kính trên 1.5 triệu m2,gương Viglacera các loại trên thị trường phía Bắc. Đồng thời tiếp cận với các nhà máy gia công kính trong khu vực như: công ty cửa sổ Châu Âu, công ty cửa Việt Séc, nhà máy sản xuất kính an toàn,…để cung cấp trực tiếp phôi kính cho các đơn vị này. Nhận làm đại lý cho các sản phẩm bán kèm, với sản phẩm kính như: keo Silicon, găng cao su… Môi giới các sản phẩm của tổng công ty vào các công trình, nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty. Nghiên cứu lập phương án thuê đất tại khu công nghiệp Tiên Sơn- Bắc Ninh xây dựng kho trung chuyển, chứa Sô đa cung cấp cho các nhà máy kính tại Bắc Ninh, Quảng Ninh. Trong công tác xuất nhập khẩu: công ty dự kiến nhập khẩu kinh doanh trên 400000 tấn Sô đa cung cấp cho các công ty kính VFG, VIFG, công ty kính Đáp Cầu và các đơn vị sản xuất kính, sản xuất gạch ngói với giá trị hàng hoá lên tới 9778000 USD. Cũng trong năm 2004 kim ngạch xuất khẩu của công ty đã tăng 109% so với năm 2003, đạt 3.636 triệu USD. Nhờ những thành tích tốt trong công tác xuất khẩu, công ty đã được Bộ Thương Mại cấp bằng khen và thưởng 146 triệu đồng. Bảng3: Kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu năm 2004 STT Tên hàng Tên đơn vị Sản lượng(tấn) Thuế VAT đầu ra Lợi nhuận(USD) 1 Sô đa VIFG Công ty kínhVIFG 19000 142500 24744 2 Sô đa Đáp Cầu Cty kính Đáp Cầu 5000 37500 14342 3 Amiang Đáp Cầu Cty kính Đáp Cầu 2000 55200 4037 4 Sô đa VFG Cty kínhVFG 15000 112500 29435 Nguồn: Phòng Kế toán Nhưng thực trạng hoạt động của công ty cho thấy sản phẩm kính chỉ tiêu thụ được 16.9 tỷ đồng. Trong khi đó, kế hoạch tiêu thụ kính đại lý (nội địa) của công ty kính nổi là: 800000 m2 gồm có kính 3mm, kính 4mm và 5mm, đạt doanh thu 34.38 tỷ đồng. Bảng 4: Kết quả tiêu thụ hàng đại lý năm 2005 Stt Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Giá bán Doanh thu( 1000đ) Tỷ lệ hoa hồng Dthu hoa hồng(đ) kính nổi viglacera M2 800000 34379800 1031394000 1 kính 3mm M2 180000 30000 5400000 3% 162000000 2 kính 4mm M2 320000 45890 14684800 3% 440544000 3 kính 5mm M2 300000 47650 14295000 3% 428850000 Nguồn: Phòng Kế toán Năm 2005, công ty đã tiêu thụ được 1.5 triệu m2 kính xây dựng và gương các loại tại thị trường miền Bắc và 1 tỷ đồng hoa hồng đại lý. Các sản phẩm kính nổi thường được xuất sang thị trường quen thuộc là Campuchia,Thái Lan,… trong năm nay cũng xuất khẩu được khối lượng lớn, đây là tín hiệu tốt trong sản xuất và xuất khẩu, duy trì được mối quan hệ với khách hàng quen thuộc. Theo dự báo của Bộ kế hoạch và đầu tư và các bộ, kể từ năm 2004 trở đI thị trường Việt Nam sẽ thiếu kính xây dựng do nhu cầu xây dựng ngày càng tăng cao. Dự tính đến năm 2005 nhu cầu sử dụng kính khoảng 90 triệu m2 và còn tiếp tục tăng lên 110 triệu m2 vào năm 2006 và đến 2010 sẽ vào khoảng 156 triệu m2. Cũng trong năm 2005, công ty đã bàn bạc để thoả thuận với một số nhà máy sản xuất kính tư nhân đưa ra hình thức kinh doanh đổi hàng Soda và nhận phục vụ cho xuất khẩu, việc này làm tăng nguồn thu vừa là nóng thị trường trong nước đang cạnh tranh khốc liệt. 2.2. Về mặt hàng gốm sứ thuỷ tinh. Các mặt hàng về kính xây dựng đã đạt được nhiều kết quả tốt. Các mặt hàng về gốm sứ đã tận dụng được lợi thế so sánh trong nước để sản xuất và xuấtkhẩu hàng hoá: nguồn nhân lực dồi dào với khoảng 80 triệu dân, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm 50% dân số, đa số đó lại là người lao động lại sống ở nông thôn (80%). Họ là những người lao động rất cần thiết cho quá trình sản xuất gốm sứ. Với nguồn lao động dồi dào, lao động không cần trình độ vì thế giá lao động thấp, do đó chi phí sản xuất ra một sản phẩm giảm đi, tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty. Mặt khác, nguồn nguyên liệu lại có sẵn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Nhờ đó, ngành gốm sứ thuỷ tinh đã nhanh chóng phát triển và mở rộng sản xuất. Với dây truyền công nghệ hiện đại, kết hợp với nguyên nhiên vật liệu sẵn có các sản phẩm gốm sứ được sản xuất ra nhiều đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, ngoài ra còn xuất khẩu với một lượng lớn ra thị trường thế giới đặc biệt là thị trường châu á và châu Âu. Năm 2002 sản phẩm gạch Granite và Ceramic đã sản xuất nhiều, ở thị trường trong nước cung đã vượt quá cầu. Sản phẩm sản xuất nhiều không tiêu thụ hết. Các công ty xác định sẽ phải tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài với mục đích, vừa mở rộng thị trường ra thế giới vừa tăng thêm lợi nhuận cho nhà sản xuất. Vì thế, doanh thu của nhà sản xuất ngày càng tăng lên: kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2000 đã đạt 54 triệu USD với lượng hàng xuất khẩu tăng 16% so với năm 1996. Tình hình sản xuất mặt hàng gốm sứ có nhiều khả quan. Đối với ngành sứ vệ sinh: năm 2001 công ty sản xuất sứ vệ sinh với tổng công suất thiết kế là 2.37 triệu sản phẩm/năm đã cung cấp cho thị trường 2 triệu sản phẩm tăng 23% so với năm 2000, cung cấp chủ yếu cho thị trường nội địa. Các mặt hàng sứ vệ sinh xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Đại Loan, Irắc, Ucraina, Nga đã đạt được 5.5 triệu USD tăng 52% so với năm 2000. Đối với mặt hàng gạch ốp lát: Ceramic và Granite, ở Việt Nam có 32 nhà máy với công nghệ tiên tiến với công suất lắp đặt cuối năm 2001 là 85.1 triệu m2, đã sản xuất được 67.838 triệu m2 so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng của gạch ốp lát rất lớn 35% nhưng chỉ mới khai thác 86% năm suất. Bảng 5: tình hình xuất nhập khẩu gốm sứ vệ sinh qua các năm. Đơn vị: sản phẩm Mặt hàng Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 NK sứ vệ sinh 1021472 1385657 NK gạch ốp lát 327740 1736015 1734725 xuất khẩu sứ vệ sinh 1118412 3160000 5654000 Xuất khẩu gạch ốp lát 293308 3186000 Nguồn: Phòng kế toán. Tính đến cuối năm 2002, tổng công suất của toàn ngành lên đến 110 triệu m2/năm. Trong tổng số 110 triệu m2 đã và đang xây dựng thì có 21 triệu m2 gạch Granite. Về phân vùng sản lượng tính cả các nhà máy đang xây dựng sẽ đưa vào khai thác: ở miền Nam chiếm 55%, miền Bắc chiếm 30%, miền Trung chiếm 15%. Phần lớn các doanh nghiệp đã cải tiến quản lý và quan tâm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000. Đây là một trong những điều kiện thúc đẩy sản xuất tăng nhanh chất lượng, đảm bảo cho việc xuất khẩu . Một số doanh nghiệp đã nâng cao chất lượng, mở rộng mặt hàng có chất lượng cao ngang tầm các nước trong khu vực, nâng cao năng lực cạnh tranh… Trước sự hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là hội nhập AFTA và hội nhập WTO dự kiến vào năm 2006 Việt Nam đang khẩn trương đưa một số ngành vào lộ trình cắt giảm thuế theo quy định chung của quốc tế, trong đó mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh đã đi vào lộ trình cắt giảm thuế như sau: Bảng 6: Lộ trình thuế nhập khẩu gốm sứ của Việt Nam Đơn vị: %. Mặt hàng Đối với tất cả các nước Đối với ASEAN Dự kiến với các nước khác (ngoài ASEAN) Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2003 Năm 2006-2010 Gạch Ceramic 40 20 15 10 5 40 20 Sứ vệ sinh 40-50 20 15 10 5 40 20 Nguồn: theo tin tức Viglacera.com.vn Mặc dù còn nhiều khó khăn như mặt bằng giá ở Việt Nam còn cao, uy tín của sản phẩm trên thị trường còn thấp, các doanh nghiệp phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng ngành gốm sứ Việt Nam đang triển khai kế hoạch của Chính Phủ. Các doanh nghiệp gốm sứ Việt Nam rất mong muốn hợp tác với các nước khu vực, có thể tham gia các trương trình của hiệp hội Gốm sứ xây dựng ASEAN (CICA) như Hội chợ quốc tế khu vực. Thông qua đó ngành gốm sứ thuỷ tinh có thể giao lưu với các nhà sản xuất trên thế giới và trong khu vực, để không ngừng nâng cao chất lượng và mẫu mã của sản phẩm. Để chúng ta có thể hội nhập tốt và giữ vững được thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu thì chúng ta phải: Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng và đưa sản phẩm Việt Nam ngang tầm với các sản phẩm các nước tiên tiến, tạo ra uy tín vững chắc trên thương trường. Đồng thời tích cực áp dụng công nghệ mới, kỹ thuật sản xuất hiện đại. Để thực hiện hội nhập theo lộ trình giảm thuế phải đảm bảo chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí lưu thông, chi phí đầu tư để giảm giá thành, từng bước đưa mặt bằng giá Việt Nam đến năm 2005 tương đương với mặt bằng giá các nước trong khu vực. Do đầu tư ồ ạt đến nay công suất của gạch ốp lát Ceramic, Granite đã vượt xa so với nhu cầu của thị trường nội địa nên tạm dừng đầu tư mới, tập trung đầu tư khai thác chế biến nguyên liệu caolin, feldspat, frit, men màu cho gốm sứ để ổn định sản xuất vì một số nguyên liệu này chúng ta vẫn phải nhập khẩu vì thế nếu sản xuất được thì sẽ tiết kiệm được nguồn lực và giảm giá thành của sản phẩm. Đầu tư nâng cao năng lực cơ khí để đủ sức chế tạo thiết bị, phụ tùng cho ngành. Hợp tác với các nước ASEAN để đẩu tư các cơ sở sản xuất, khai thác tiềm năng của các nước trong khu vực để cung cấp cho các nước trong khu vực giảm bớt nhập khẩu từ các nước phương Tây xa xôi, vận chuyển tốn kém giá cả cao, tạo cơ sở vững chắc để sản xuất ổn định, nâng cao sức cạnh trạnh của các nước trong khu vực. Bước vào hội nhập kinh tế quốc tế các tổng công ty, các công ty các tập đoàn chủ động xây dựng chiến lược mở rộng thị trường mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới và đẩy mạnh công tác xuất khẩu. Tăng cường vai trò của VIBCA làm trung tâm thúc đẩy hợp tác gắn bó các doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế, tạo sức mạnh tổng hợp, nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Theo Bộ thương mại, do kinh tế phục hồi và tăng trưởng nhanh, các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, EU tiếp tục tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam : thị trường Mỹ đứng đầu với mức tăng trưởng năm 2004 là 4.5%; thị trường Nhật Bản tăng trưởng 3.4%; các thị trường khác tăng từ 2-3%. Đây là tín hiệu khả quan cho ngành gốm sứ của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2004, mặt hàng gốm sứ đã xuất khẩu với kim ngạch trên 225 triệu USD tăng 6-7% so với cùng kỳ năm 2003 và đến hết năm 2004 thì giá trị kim ngạch xuất khẩu sẽ lên tới 400 triệu USD. Ngoài ra, công ty Gốm việt đã có hợp đồng với tập đoàn American Trade Group (Mỹ), công ty có nhiệm vụ tạo mẫu và sản xuất những sản phẩm gốm sứ, phía đối tác Mỹ độc quyền bao tiêu toàn bộ những sản phẩm này. Thị trường của chúng ta ngày càng mở rộng, sản phẩm ngày càng được biết đến, theo thông tin đánh giá thị trường thì thị trường Đông á đang có triển vọng cho hàng gốm sứ mỹ nghệ. Thể hiện, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ của Việt Nam vào các thị trường Đông á trong tháng 8/2005 đạt 5.9 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ của Việt Nam 8 tháng đầu năm vào thị trường Đông á đạt 45.2 triệu USD, chiếm 28.7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ vào thị trường Đông á 8 tháng đầu năm là 15 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2004. Các mặt hàng gốm sứ xuất khẩu sang thị trường Đông á là: Vật liệu dùng để ốp lát không tráng men 15.04 triệu USD. Gốm sứ mỹ nghệ 9.52 triệu USD. Thiết bị vệ sinh có gắn thiết bị cố định bằng gốm sứ 6.08 triệu USD. Gốm sứ được dùng trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuất 4.75 triệu USD. Vật liệu ốp lát có tráng men 3.24 triệu USD. Gạch ngói, xây dựng 1.85 triệu USD. 8 tháng đầu năm 2005, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ đã tăng 18.6% so với cùng kỳ năm 2004. Do vậy mức tăng trưởng 40% về kim ngạch xuất khẩu của ngành này sang thị trường Đông á là một tín hiệu khả quan và hứa hẹn một hướng đi cho các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam. Trong đó nổi bật lên là thị trường Đài Loan và Hàn Quốc._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32577.doc
Tài liệu liên quan