Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

- 1 - MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ THƯƠNG HIỆU 1 1.1. Lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế 1 1.1.1. Khái niệm và các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế 1 1.1.2. Những hàng rào thương mại áp dụng trong hội nhập 2 1.1.3. Cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam 3 1.2. Lý thuyết về Lợi thế cạnh tranh quốc gia của MICHAEL PORTER 7 1.2.1. Mơ hình “kim cương” 7 1.2.2. Cải thiện mơi trường doanh nghiệp

pdf67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 1.2.3. Các giai đoạn tham gia cạnh tranh 11 1.2.4. Đánh giá về mơ hình “kim cương” của Porter 12 1.3. Thương hiệu và đăng ký bảo hộ thương hiệu 13 1.3.1. Khái niệm 13 1.3.2. Vai trị thương hiệu và giá trị tài sản thương hiệu 13 1.3.3. Đăng ký bảo hộ thương hiệu 17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 18 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KINH DOANH MÁY TÍNH THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ 19 2.1. Hiện trạng kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam 19 2.1.1. Thị trường máy tính Việt Nam 19 2.1.2. Hiện trạng kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam 24 2.2. Những ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam 27 2.2.1. Thuế nhập khẩu và VAT 27 2.2.2. Sở hữu trí tuệ 28 - 2 - 2.2.3. Sự quyết tâm và gia nhập mới của các máy tính thương hiệu nước ngồi 30 2.3. Phân tích SWOT kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam 31 2.3.1. Những cơ hội 31 2.3.2. Những nguy cơ 33 2.3.3. Những điểm mạnh 34 2.3.4. Những điểm yếu 36 2.4. Kinh nghiệm phát triển của máy tính DELL 38 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 39 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH DOANH MÁY TÍNH THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM 40 3.1. Xu hướng và dự báo thị trường máy tính Việt Nam 40 3.2. Định hướng phát triển ngành máy tính thương hiệu Việt Nam 41 3.2.1. Định hướng sản xuất - lắp ráp của ngành 41 3.2.2. Định hướng về các phần mềm kèm theo máy 43 3.2.3. Định hướng phát triển thương hiệu 44 3.3. Một số giải pháp phát triển ngành máy tính thương hiệu Việt Nam 45 3.3.1. Xác định thị trường mục tiêu và xây dựng chiến lược hợp lý 45 3.3.2. Hình thành những liên doanh trong ngành 47 3.3.3. Các giải pháp về phát triển thương hiệu 48 3.4. Các kiến nghị đối với Nhà nước 52 3.4.1. Xác định cơ quan cĩ thẩm quyền chứng nhận máy tính thương hiệu Việt Nam với những tiêu chí cụ thể, minh bạch 52 3.4.2. Xây dựng lộ trình cho việc thực thi các cam kết về sở hữu trí tuệ 53 3.4.3. Một số kiến nghị khác 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 55 PHẦN KẾT LUẬN 56 Tài liệu tham khảo Phụ lục - 3 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Máy tính là một thành phần cơ bản thuộc cơ sở hạ tầng của ngành cơng nghệ thơng tin (CNTT), cĩ vai trị quan trọng trong việc ứng dụng CNTT vào đời sống kinh tế - xã hội và mang lại những hiệu quả cĩ ý nghĩa to lớn. Thị trường máy tính Việt Nam đang rất sơi động với hàng trăm nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Ngồi máy tính thương hiệu nước ngồi đã xây dựng được một sự nhận biết khá rộng rãi, người tiêu dùng rất bối rối trước quá nhiều lựa chọn của những máy tính lắp ráp trong nước được cho là ngang bằng nhau, họ chưa nhận biết được sản phẩm với thương hiệu nào sẽ mang lại chất lượng ổn định, dịch vụ chu đáo. Máy tính thương hiệu Việt Nam với sự cam kết về chất lượng, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam đã hình thành từ cuối những năm 1990, qua quá trình phát triển đã đạt được một thị phần khá khiêm tốn, ước chừng 15-20% thị trường máy tính Việt Nam. Với mong muốn máy tính thương hiệu Việt do những doanh nghiệp Việt Nam cĩ tâm huyết xây dựng sẽ phát triển vững chắc hơn, người tiêu dùng sẽ dễ dàng ra quyết định trong việc mua sắm hơn với những máy tính Việt Nam cĩ thương hiệu nổi trội, tơi thực hiện đề tài “Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” cho Luận văn cao học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu : - Mục đích nghiên cứu: Đề tài đặt ra mục đích là xác định hướng phát triển, một số giải pháp để phát triển kinh doanh máy tính thương hiệu Việt trong điều kiện ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế. - 4 - - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là nêu lên những cơ sở lý luận, phân tích đánh giá thị trường máy tính Việt Nam, hiện trạng kinh doanh máy tính thương hiệu Việt, những tác động của hội nhập, làm cơ sở cho việc định hướng, đề ra những giải pháp. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn nghiên cứu tình hình cung - cầu máy tính ở Việt Nam trong những năm gần đây. - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào các doanh nghiệp làm máy tính thương hiệu Việt, người tiêu dùng. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài, các phương pháp được áp dụng gồm: - Phương pháp thu thập và xử lý thơng tin: tiến hành thu thập thơng tin, dữ liệu từ các nguồn khác nhau như báo chí, thơng tin trên mạng, các số liệu của doanh nghiệp, các báo báo của các tổ chức chuyên ngành (IDG, Hội tin học thành phố Hố Chí Minh,…), từ đĩ cĩ sự phân tích, đánh giá tổng hợp. - Phương pháp điều tra, thống kê: tiến hành điều tra ý kiến người tiêu dùng về mặt hàng máy tính, đối tượng điều tra là những người đã đi làm ở thành phố Hồ Chí Minh, đã cĩ thời gian tiếp xúc, sử dụng với máy tính; tiến hành thống kê và xử lý số liệu. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với một số chuyên gia trong ngành máy tính; với những cán bộ nhân viên phụ trách trực tiếp việc kinh doanh, bảo hành, lắp ráp của một doanh nghiệp làm máy tính thương hiệu Việt; với người sử dụng máy tính thơng thường,… - Các phương pháp khác: như phương pháp tổng hợp, phân tích, suy diễn, logic, … - 5 - 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Tổng quát, đánh giá được tình hình cung - cầu của thị trường máy tính Việt Nam, tình hình kinh doanh máy tính thương hiệu Việt, …. - Phân tích những ảnh hưởng của hội nhập, phân tích SWOT của kinh doanh máy tính thương hiệu Việt. - Đề xuất được các định hướng và giải pháp cụ thể để phát triển kinh doanh máy tính thương hiệu Việt. 6. Hạn chế của đề tài: Luận văn chưa tiến hành điều tra được nhiều các doanh nghiệp làm máy tính thương hiệu Việt để hiểu được những khĩ khăn, thuận lợi cụ thể của họ trong quá trình kinh doanh; chưa điều tra đầy đủ các nhĩm khách hàng là các doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ,… để cĩ đánh giá tốt hơn về yêu cầu của người sử dụng đối với mặt hàng máy tính, để cĩ cơ sở làm cho đề tài hồn thiện hơn. 7. Kết cấu nội dung: Nội dung luận văn gồm cĩ 3 phần chính với kết cấu theo 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh, hội nhập quốc tế và thương hiệu Chương 2. Đánh giá hiện trạng kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam và ảnh hưởng của hội nhập quốc tế Chương 3. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam ***** - 6 - CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ THƯƠNG HIỆU 1.1. Lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế: 1.1.1. Khái niệm và các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế là việc tham gia vào hệ thống thgương mại quốc tế, thiết lập những luật lệ và nguyên tắc vượt phạm vi một quốc gia để cải thiện thương mại kinh tế và sự hợp tác giữa các quốc gia. Cĩ năm mức độ hội nhập: - Khu vực mậu dịch tự do: là một thỏa hiệp hội nhập kinh tế trong đĩ những rào chắn về thương mại giữa các nước thành viên được tháo dỡ. Mỗi thành viên tham gia sẽ kiếm lợi trong việc chuyên về sản xuất những hàng hĩa và dịch vụ mà họ cĩ những thuận lợi tương đối và nhập những hàng hĩa và dịch vụ mà họ khơng cĩ những ưu điểm. - Liên minh thuế quan: là một hình thức hội nhập kinh tế mà trong đĩ tất cả những thuế quan giữa những nước thành viên đều được bỏ đi, chính sách thương mại chung đối với những nước khơng thành viên được thực hiện. Các nước bên ngồi liên minh sẽ phải đương đầu với hàng rào thuế quan giống nhau đối với việc xuất khẩu cho bất cứ thành viên nào trong nhĩm. - Thị trường chung: là một hình thức hội nhập mang các đặc tính: • Khơng cĩ hàng rào thương mại giữa các thành viên • Một chính sách thương mại chung đối với những nước bên ngồi • Tính chuyển động của những yếu tố sản xuất giữa các nước thành viên Một thị trường chung cho phép xác định thực những tiềm lực của sản xuất như vốn, lao động, kỹ thuật dựa trên cơ sở lý thuyết của những lợi thế tương đối. - Liên minh kinh tế: là một hình thức sâu hơn của hội nhập kinh tế cĩ đặc tính là việc di chuyển hàng hĩa, dịch vụ và những yếu tố sản xuất giữa các nước thành viên và một sự hội nhập đầy đủ về chính sách kinh tế. - Liên minh chính trị: thường cĩ từ những sự hội nhập kinh tế đầy đủ, trong đĩ tất cả các chính sách kinh tế đều giống hệt nhau và cĩ một chính phủ đơn nhất. - 7 - Điều này cho phép một sự hội nhập tồn diện, xảy ra khi các nước thành viên từ bỏ những quyền lực quốc gia thơng qua việc lãnh đạo của một chính quyền duy nhất. Một điển hình thành cơng là nước Mỹ, họ đã liên kết các bang độc lập thành một liên hiệp chính trị. Một số vấn đề cần được xem xét khi hội nhập: Thứ nhất, một quốc gia sẽ chọn mức độ hội nhập kinh tế thích ứng trên cơ sở những nhu cầu về kinh tế và chính trị, chứ khơng cần thiết phải trải quaWSQW tuần tự các hình thức từ việc tham gia một khu vực thương mại tự do, đến liên minh thuế quan, tiến dần lên thị trường chung hay một liên minh kinh tế. Thứ hai, sự hội nhập kinh tế trong hình thức thương mại tự do đưa đến kết quả đặc trưng là việc thành cơng cho tất cả các thành viên trong khối, khi mà mỗi thành viên cĩ thể chuyên mơn hĩa về những hàng hĩa và dịch vụ mà họ làm ra hiệu quả nhất và trơng cậy vào các thành viên khác trong khối để cung cấp các hàng hĩa cịn lại. Sự cạnh tranh gia tăng giữa các nước thành viên trong khối sẽ mang đến kết quả sản xuất hiệu quả, giá cả thấp hơn và xuất khẩu qua các nước khơng thành viên sẽ tăng lên. Ba là, việc kinh doanh của những nước thành viên cĩ thể đạt được những thuận lợi về kinh tế nội bộ và những thuận lợi về kinh tế ở ngồi nước do cĩ thể tiếp cận với những nguồn tài nguyên trong các nước thành viên để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Thứ tư, về ngắn hạn, vài nước trong khối sẽ chịu tổn thất vì những nước thành viên khác cĩ khả năng đạt được hiệu quả cao hơn và sẽ thống trị nhiều ngành cơng nghiệp và thị trường nào đĩ. Điều này dẫn đến một giai đoạn hiệu chỉnh khi mà các nước nghèo trong khối tiến đến cải thiện kỹ thuật của họ, huấn luyện nguồn lao động của họ, và định hướng lại nền kinh tế của họ hướng đến những thị trường nơi mà họ cĩ thể giành được và duy trì những ưu điểm của họ đối với các nước thành viên trong khối. 1.1.2. Những hàng rào thương mại áp dụng trong hội nhập: Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu nhưng khơng vì thế mà các quốc gia mở cửa hồn tồn nền kinh tế của mình để đĩn nhận hàng hĩa và dịch vụ - 8 - từ các quốc gia khác xâm nhập vào. Trong quá trình hội nhập, tùy vào đặc điểm của từng nền kinh tế mà các nước áp dụng một số hàng rào thương mại để bảo vệ nền kinh tế trong nước, khuyến khích sản xuất trong nước. - Thuế: Những hàng hĩa nhập khẩu sẽ bị đánh thuế nhập khẩu, thường dựa trên giá trị hàng hĩa. Thuế làm tăng nguồn thu cho chính phủ, hạn chế nhập khẩu và làm hàng hĩa trong nước hấp dẫn hơn. - Giới hạn số lượng: Giới hạn số lượng hay cịn gọi là hạn ngạch, để hạn chế số lượng cĩ thể nhập khẩu hay thị phần được cho phép. Nếu hạn ngạch bằng khơng gọi là cấm vận. - Cố định giá quốc tế: Trong một số trường hợp nhiều cơng ty quốc tế sẽ cố định giá hoặc số lượng bán bằng nỗ lực kiểm sốt giá, cho phép các nhà cạnh tranh liên hiệp lại với mục đích thích ứng với sự cạnh tranh quốc tế. - Những hàng rào phi thuế quan: Là những quy định, luật lệ, sự quan liêu làm chậm trễ hoặc cản trở việc mua bán hàng hĩa nước ngồi. Một số hình thức cụ thể như tiến trình chậm chạp của việc cho phép nhập khẩu, xây dựng những tiêu chuẩn chất lượng nhằm loại trừ nhà sản xuất nước ngồi, chính sách mua trong nước,…. Những hàng rào này giới hạn nhập khẩu và bảo vệ hoạt động bán hàng nội địa. - Giới hạn tài chính: Một số cách phổ biến nhất là những kiểm sốt ngoại tệ, hạn chế sự dịch chuyển tiền tệ, sử dụng tỷ giá hối đối theo cách cĩ lợi cho quốc gia,… - Kiểm sốt đầu tư nước ngồi: Là những giới hạn về đầu tư trực tiếp của nước ngồi, sự chuyển đổi hoặc chuyển tiền, bao gồm các hình thức: quy định một số ngành chỉ cho phép đầu tư trong nước, quy định những nhà đầu tư nước ngồi chỉ được giữ một tỷ lệ nhất định trong vốn sở hữu, giới hạn sự chuyển lợi nhuận ra nước ngồi, cấm trả tiền bản quyền cho cơng ty mẹ nhằm ngăn chặn sự kiệt quệ về vốn sau này. Những hàng rào này cĩ thể giới hạn nhiều hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế và chúng được áp dụng ngày càng tinh vi. 1.1.3. Cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam: - 9 - Việt Nam đã và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, từng bước ký kết các hiệp định thương mại song phương, khu vực và đa phương. Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và của Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), đã ký hiệp định song phương với Mỹ, chuẩn bị gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Các quan hệ thương mại với Nhật Bản, EU, Nga, Trung Quốc,… tiếp tục được mở rộng. Là một nước đang phát triển tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ cĩ thêm nhiều cơ hội để phát triển, cụ thể là: - Tạo khả năng mở rộng thị trường ra nước ngồi trên cơ sở các hiệp định thương mại đã ký kết với các nước, trong khu vực và tồn cầu. Khi gia nhập WTO, nước ta sẽ được hưởng những ưu đãi dành cho nước đang phát triển theo qui chế tối huệ quốc trong quan hệ với tất cả các nước thành viên của tổ chức này, nhờ thế hàng hĩa của ta sẽ xuất khẩu vào các nước này sẽ dễ dàng hơn. - Cĩ cơ hội mở rộng thu hút các nguồn vốn từ nước ngồi. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để thị trường nước ta được mở rộng, kéo theo cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngồi. Đây cũng là cơ hội để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước huy động và sử dụng vốn cĩ hiệu quả hơn. - Tranh thủ được kỹ thuật, cơng nghệ tiên tiến của các nước đi trước để đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật cho cơng cuộc xây dựng đất nước. Thơng qua thị trường trong nước được mở rộng, các kỹ thuật, cơng nghệ mới cĩ điều kiện du nhập vào, tạo cơ hội để chúng ta lựa chọn kỹ thuật – cơng nghệ phù hợp nhằm phát triển năng lực kỹ thuật, cơng nghệ quốc gia. Trong cạnh tranh quốc tế, cơng nghệ này cĩ thể là cũ đối với các nước phát triển nhưng lại là mới và hiệu quả đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. - Tạo cơ hội mở rộng giao lưu các nguồn lực của nước ta với các nước. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để nguồn nhân lực nước ta khai thơng với các nước. Chúng ta cĩ thể xuất khẩu lao động, đồng thời nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, các cơng nghệ mới, các phát minh sáng chế mà ta chưa cĩ. Bên cạnh những cơ hội trên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt nước ta trước những khĩ khăn và thách thức nhất định. - 10 - - Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng nước ngồi. Hội nhập kinh tế quốc tế cho phép mở rộng thị trường nhưng khả năng mở rộng thị trường hàng hĩa của nước ta ra khu vực và thế giới cịn hạn chế và phải đối đầu, cạnh tranh gay gắt với các nước cĩ trình độ phát triển cao hơn, đặc biệt là các nước ASEAN và Trung Quốc. Những sản phẩm hàng hĩa của ta phần lớn đồng dạng với các quốc gia này. Phải thừa nhận rằng, trong hội nhập hàng hĩa của Việt Nam rất khĩ mở rộng chiếm lĩnh được thị trường mà ngược lại chúng ta trở thành thị trường tiêu thụ hàng hĩa của các nước. Tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, chúng ta chấp nhận tư cách thành viên cạnh tranh ngang bằng với các nước khác trong khi khả năng cạnh tranh của nước ta cịn hạn chế. Theo đánh giá mới nhất của Diễn đàn kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tụt xuống 17 hạng: từ vị trí 60/102 năm 2003 tụt xuống hàng 77/104 năm 2004. Sự tụt hàng này diễn ra trong cả ba lĩnh vực chính dùng làm tiêu chí xếp hạng là chất lượng mơi trường kinh tế vĩ mơ, tình trạng của các định chế quốc gia và sự sẵn sàng tiếp cận cơng nghệ cao. - Thu hút đầu tư nước ngồi ngày càng giảm. Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi. Cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngồi đang diễn ra quyết liệt giữa các nước trong khu vực và thế giới. Thu hút đầu tư nước ngồi của Việt Nam khơng cao và xu hướng giảm vì các nước trong khu vực Đơng Nam Á cĩ một số mặt lợi thế hơn ta. Khi hàng rào thuế quan của các nước ASEAN bị bãi bỏ, các cơng ty đa quốc gia sẽ tập trung sản xuất tại những nước cĩ phí tổn thấp trong khu vực AFTA. Thách thức của Việt Nam là làm sao giữ được các cơ sở hiện cĩ của các cơng ty đa quốc gia và tạo cơ hội để các cơng ty đa quốc gia đầu tư vào nước ta. - Việt Nam trở thành bãi thải cơng nghệ. Thực tiễn trong khu vực thu hút đầu tư FDI của nhiều nước trên thế giới cho thấy các nhà đầu tư nước ngồi chỉ chuyển sang các nước nhận đầu tư các máy mĩc thiết bị và cơng nghệ thứ hai và thứ ba. Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển, đang lo ngại bị biến thành bãi thải cơng nghệ cho các nước phát triển, đặc biệt là những thiết bị đã qua sử dụng. - 11 - Một nghiên cứu mới đây về chất lượng cơng nghệ chuyển giao vào Việt Nam cho thấy, trên 727 thiết bị và 3 dây chuyền sản xuất nhập khẩu trong 42 xí nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi thì cĩ 76% thiết bị được sản xuất từ những năm 1950 – 1960, 50% là các máy mĩc đã qua sử dụng. Những con số này thể hiện chất lượng thấp của cơng nghệ nhập khẩu. Mặt bằng chung về trình độ cơng nghệ và trang thiết bị của Việt Nam lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với các nước cơng nghiệp phát triển, tỷ lệ trang thiết bị kỹ thuật cũ, cơng nghệ lạc hậu và trung bình chiếm 60-70%. - Chảy máu chất xám. Cán bộ khoa học kỹ thuật chạy từ cơ quan nhà nước sang các cơng ty nước ngồi, các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi là nguồn tuyển dụng của các cơng ty nước ngồi, trí thức Việt kiều khơng về nước làm việc, học sinh đi học nước ngồi khơng về nước mà ở lại làm việc nước sở tại. Hiện tượng chảy máu chất xám là rõ ràng do cơ chế chính sách cịn nhiều bất cập về lương, điều kiện làm việc, cơ chế hành chính trĩi buộc, địi hỏi khoa học đáp ứng ngay yêu cầu của thực tiễn,… Trong khi các cơng ty nước ngồi tại Việt Nam đã đa dạng hĩa phương thức thu hút nhân tài. - Cơ cấu kinh tế khơng hợp lý. Các cơng ty đa quốc gia phát triển mạnh định ra chiến lược phát triển kinh tế tồn cầu, hình thành hệ thống phân cơng lao động kiểu mới theo chiều hướng là các nước cơng nghiệp phát triển sẽ chiếm giữ quyền độc tơn sản xuất và làm chủ các sản phẩm cơng nghệ kỹ thuật cao, các nước đang phát triển sản xuất các mặt hàng sử dụng nhiều lao động, giá trị thấp, tốn nhiều nhiên liệu, khai thác tài nguyên. Ngành (%) 1990 1995 2000 2004 Nơng, lâm nhiệp – thủy sản 38.7 27.2 24.5 21.8 Cơng nghiệp – xây dựng 22.7 28.7 36.7 40.1 Dịch vụ 18.6 40.3 38.7 32.2 Bảng 1. Cơ cấu ngành qua các năm (1990 – 2004) Nguồn: Kinh tế 2004 -2005, Việt Nam & Thế Giới (Thời báo kinh tế Việt Nam) Tỷ trọng dịch vụ trong GDP giảm liên tục, các ngành dịch vụ cĩ tính chất động lực như giáo dục, khoa học cơng nghệ, tài chính tín dụng cĩ tỷ trọng thấp. - 12 - Ngành cơng nghiệp của ta chủ yếu là gia cơng, thiếu sự phát triển các ngành cơng nghiêp hỗ trợ và liên quan, các ngành sản xuất tư liệu sản xuất. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này làm cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng khơng hiệu quả, kém bền vững, chất lượng tăng trưởng thấp, khoảng cách giữa nước ta và các nước ngày càng rộng ra. Bài học quan trọng là phải xây dựng được một cơ cấu kinh tế hợp lý, một cơ cấu kinh tế phải tự sản xuất các tư liệu sản xuất cung cấp cho tồn bộ nền kinh tế. - Chấp nhận những chấn động cĩ thể xảy ra trong hệ thống kinh tế tồn cầu. Khi đấy, nếu năng lực quản lý kinh tế vĩ mơ kém, hệ thống tài chính – ngân hàng khơng hiệu quả, tệ tham nhũng và quan liêu hồnh hành, khơng phịng vệ tích cực thì nền kinh tế khĩ tránh khỏi sự đổ vỡ, khủng hoảng. Đây là một thách thức lớn đối với ta. Ngồi ra, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cịn cĩ thể gặp phải các thách thức khác do tác động tiêu cực của thị trường từ nước ngồi dội vào, sự xung đột giữa các nền văn hĩa,… Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của thời đại. Nhưng khơng vì thế mà chúng ta thúc ép mở cửa thị trường một cách vội vã, bởi hệ quả sẽ là sự phá hoại quá trình cơng nghiệp hĩa củac các nước đang phát triển do các ngành cơng nghiệp thay thế nhập khẩu bị sụp đổ trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với hàng hĩa của các nước phát triển. Chúng ta cần cĩ sự chuẩn bị đầy đủ, tiến trình hội nhập thích hợp để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tránh những tác động tiêu cực nêu trên, tạo ra những cơ hội thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao và bền vững. 1.2. Lý thuyết về Lợi thế cạnh tranh quốc gia của MICHAEL PORTER: Lý luận lợi thế cạnh tranh quốc gia của Porter ra đời năm 1990. Khi thiết lập cơ sở cho lý luận này, Porter muốn mơ tả tính đa dạng phong phú và sự phức tạp của tồn bộ thế giới cạnh tranh hiện thực. Ơng đã đi sâu nghiên cứu cơ sở kinh tế vi mơ - hoạt động của ngành, của các doanh nghiệp - do đĩ lý luận lợi thế cạnh tranh quốc gia của ơng cĩ tính thực tế và được ứng dụng ở nhiều quốc gia. - 13 - 1.2.1. Mơ hình “kim cương”: Mơ hình “kim cương” của Porter đặt trên cơ sở bốn yếu tố xác định và hai yếu tố biến thiên bên ngồi. Những yếu tố xác định bao gồm: điều kiện thâm dụng, điều kiện nhu cầu, các ngành cơng nghiệp liên kết và hỗ trợ, và mơi trường mà cơng ty cạnh tranh. 1.2.1.1. Nhĩm yếu tố thâm dụng: bao gồm, - Số lượng, kỹ năng và những chi phí về nhân lực - Sự phong phú, chất lượng và chi phí của những nguồn vật chất của quốc gia như đất đai, nước, chất quặng mỏ, nguồn năng lượng thủy điện,…. - Vốn kiến thức của quốc gia bao gồm nền khoa học kỹ thuật, những am hiểu thị trường ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng hàng hĩa và dịch vụ - Số lượng và chi phí về vốn cĩ sẵn đối với ngành cơng nghiệp tài chính - Chủng loại, chất lượng và chi phí sử dụng các cơ sở hạ tầng, bao gồm hệ thống giao thơng vận chuyển quốc gia, hệ thống truyền thơng, hệ thống chăm sĩc sức khỏe, và những yếu tố khác tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống trong nước. Việc đạt được lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào khả năng sử dụng một hoặc vài yếu tố thâm dụng. Để cải tiến sản phẩm, cơng ty phải thường tiếp cận những người cĩ những kỹ năng cần thiết, những nhà cạnh tranh trong nước là những người tạo áp lực cạnh tranh, tiếp cận khách hàng là những người muốn sản phẩm tốt hơn hay rẻ hơn, và cả những nhà cung cấp là người gợi ý và cung cấp nguyên vật liệu với giá thấp. Điều cần thiết cho một cơng ty gắn bĩ với ngành và để ra quyết định là tìm ra phương cách giải quyết vấn đề thơng qua những nổ lực đổi mới hơn là tìm cách dễ nhất liên quan với những bất lợi. 1.2.1.2. Những điều kiện về nhu cầu: bao gồm, - Sự cấu thành của các nhu cầu tại thị trường địa phương mà nĩ phản ánh bởi các khía cạnh thị trường, tính chất tinh vi và nhu cầu của người mua tại thị trường địa phương tốt như thế nào đối với những người mua khác tại thị trường nước khác - Kích cỡ và mức phát triển về nhu cầu tại một nước - 14 - - Những cách làm cho nhu cầu nội địa được quốc tế hĩa và đưa những sản phẩm và dịch vụ ra nước ngồi Porter cho rằng lợi thế cạnh tranh của một quốc gia sẽ mạnh hơn nếu cĩ sự gia tăng nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ. Việc hiểu nhu cầu người tiêu dùng cung cấp cho người bán nhiều lợi ích. Nhu cầu giúp người bán hiểu những gì người mua cần. Hơn nữa, khi những thay đổi trở nên cần thiết như nhu cầu của khách hàng muốn sản phẩm nhỏ hơn hay tiết kiệm nhiên liệu hơn, những người bán địa phương sẽ biết được và cĩ thể cải tiến hoặc điều chỉnh cho phù hợp với thị trường trước khi những nhà cạnh tranh ở xa cĩ thể phản ứng. 1.2.1.3. Các ngành cơng nghiệp liên kết và hỗ trợ: bao gồm, - Sự hiện diện của các ngành cơng nghiệp cạnh tranh quốc tế tạo nên sự ưu việt trong các ngành cơng nghiệp hiệu quả hơn, tiến nhanh đến chi phí sản xuất hiệu quả - Những ngành cơng nghiệp liên quan mang tính cạnh tranh quốc tế cĩ thể phối hợp và chia sẻ các hoạt động trong chuỗi mắc xích khi nĩ cạnh tranh Đây là những ngành cơng nghiệp dịch vụ chủ yếu. Khi nhà cung cấp ở gần nhà sản xuất, những cơng ty này thường cung cấp nguyên vật liệu với chi phí thấp mà những nhà cạnh tranh ở xa khơng cĩ được. Hơn nữa, nhà cung cấp biết những gì xảy ra trong mơi trường cơng nghiệp để dự đốn và phản ứng với những thay đổi. Bằng việc chia sẻ những thơng tin này với nhà sản xuất, họ giúp nhà sản xuất duy trì vị trí cạnh tranh. 1.2.1.4. Tổ chức, chiến lược cơng ty và sự cạnh tranh: bao gồm, - Những cách để điều hành xí nghiệp và được chọn để cạnh tranh - Những mục tiêu mà các cơng ty cũng như những nhân viên và các nhà quản lý tìm kiếm để đạt được - Những kình địch cạnh tranh nội địa và những sáng tạo và sự bền bỉ về những ưu thế cạnh tranh trong từng ngành cơng nghiệp Đây là hồn cảnh mà cơng ty sáng tạo, tổ chức và quản trị cũng như bản chất của sự cạnh tranh nội bộ. Khơng cĩ một hệ thống quản lý nào là thích hợp cho tất cả. Các quốc gia cĩ khuynh hướng điều hành tốt các ngành cơng nghiệp là những - 15 - ngành mà sự thực hành quản lý mơi trường quốc gia thuận lợi phù hợp với các nguồn lực cơng nghiệp của lợi thế cạnh tranh. Ví dụ, ở Đức cĩ khuynh hướng tổ chức theo cấp bậc và chú trọng đến kỹ thuật làm hài lịng. Các ngành điện quang, hĩa chất và máy mĩc phức tạp là các ngành yêu cầu kỹ thuật sản xuất chính xác, một tiến trình phát triển thận trọng, dịch vụ hậu mãi và một cơ cấu tổ chức cĩ tính kỷ luật cao. Một yếu tố quan trọng là sự cạnh tranh trong nước. Cạnh tranh trong nước và lợi thế cạnh tranh cĩ mối liên hệ với nhau. Những quốc gia đứng đầu thế giới thường cĩ nhiều nhà cạnh tranh địa phương mạnh. Theo Porter, cạnh tranh trong nước càng quyết liệt thì cạnh tranh quốc tế càng thành cơng. Sự thành cơng của cạnh tranh tồn cầu là kết quả của sức cạnh tranh mạnh mẽ trong nước dưới áp lực của các cơng ty trong việc cải tiến và đổi mới. Tuy nhiên, hai yếu tố khác là những cơ hội, vận may rủi và chính phủ cũng đĩng vai trị quan trọng. - Cơ hội và vận may rủi: những sự kiện về vận may rủi cĩ thể xĩa bỏ những ưu thế của một số nhà cạnh tranh ở những vị thế cạnh tranh tổng thể bởi những phát triển như những phát minh mới, những quyết định về chính trị của các chính phủ nước ngồi, các cuộc chiến tranh, các thay đổi quan trọng trong các thị trường tài chính thế giới hay tỉ giá hối đối, việc ngưng trệ về chi phí đầu vào như các cú sốc về dầu lửa, làn sĩng nhu cầu trong khu vực và thế giới tăng lên, và những đột phá về cơng nghệ trọng yếu. - Vai trị của chính phủ: chính phủ cĩ thể tác động đến tất cả bốn yếu tố xác định qua các hành vi như trợ cấp, chính sách giáo dục, các quy định hay bãi bỏ các quy định trong thị trường vốn, thành lập các tiêu chuẩn và quy định về sản phẩm địa phương, mua các hàng hĩa và dịch vụ, các luật thuế, và các quy định về chống độc quyền. Mỗi yếu tố xác định ảnh hưởng đến các yếu tố xác định khác và tất cả đến lượt mình bị ảnh hưởng bởi vai trị của chính phủ và các vận may rủi. - 16 - 1.2.2. Cải thiện mơi trường doanh nghiệp: Theo Porter, khái niệm tập hợp ngành là rất quan trọng và cần phải cải thiện mơi trường doanh nghiệp bằng cách tổ chức chúng lại theo ngành. Tập hợp ngành là đặc trưng của những ngành cĩ lợi thế cạnh tranh quốc tế. Tập hợp ngành là một phương thức của hoạt động kinh tế, vừa là cơng cụ đẩy mạnh cải cách kinh tế. Khái niệm tập hợp ngành chú trọng vào năng suất và quan hệ giữa các cơng ty. Tập hợp ngành gắn kết chính phủ, cơng ty, các hãng cung ứng và các thể chế địa phương với nhau quanh chương trình nghị sự chung cĩ tính khả thi. Biểu hiện chủ yếu của lợi thế cạnh tranh trong hình thức tổ chức ngành ở một số điểm sau: Thứ nhất, tồn tại hiệu ứng ngoại vi. Trong một vùng cĩ nhiều cơng ty, các cơng ty cĩ quy mơ khơng lớn, nhưng giữa chúng thực hiện sự phân cơng hợp tác ở trình độ cao, do đĩ năng suất cao, sản phẩm khơng ngừng được tiêu thụ trên thị trường nước ngồi. Cho nên, tồn bộ vùng tập hợp ngành cĩ được lợi tức quy mơ ngoại vi. Thứ hai, tiết kiệm được chi phí giao dịch, bao gồm chi phí vận tải, chi phí thơng tin, chi phí đàm phán,… Các cơng ty trong tập hợp ngành gần nhau về địa lý dễ xây dựng lịng tin với nhau, dễ tìm kiếm nhân tài, cĩ điều kiện thu thập thơng tin, do đĩ giảm được các khoản chi phí. Thứ ba, hiệu ứng sáng tạo và học tập lan toả nhanh. Tập hợp ngành là cái nơi đào tạo, huấn luyện để nâng cao trình độ nhân lực cho cơng ty. Các cơng ty ở gần nhau, sức ép cạnh tranh mạnh mẽ, nhu cầu khắt khe của khách hàng nơi sở tại thúc đẩy các cơng ty phải đổi mới cơng nghệ và trình độ quản lý. Đổi mới và sáng tạo ở cơng ty này dễ lan tỏa sang các cơng ty khác. Hiệu ứng sáng tạo là nguyên nhân quan trọng khiến tập hợp ngành cĩ lợi thế cạnh tranh. Ngồi ra tập hợp ngành cũng kích thích việc bồi dưỡng nhân tài cho các cơng ty mới. Thứ tư, hiệu ứng thương hiệu hàng hĩa và quảng cáo. Do ảnh hưởng tập hợp ngành lan rộng, làm cho người tiêu dùng cĩ ấn tượng tốt về nhãn hiệu hàng hố, làm tăng nhu cầu của khách hàng về loại hàng hĩa cĩ uy tín. Đơi khi ấn tượng này - 17 - lan tỏa sang những hàng hĩa bổ trợ khác của cơng ty khác, do đĩ hình thành nên nhĩm cơng ty cĩ lợi thế cạnh tranh. 1.2.3. Các giai đoạn tham gia cạnh tranh: Porter cho rằng, quá trình tham gia cạnh tranh quốc tế ở các ngành trải qua 4 giai đoạn. - Giai đoạn chạy đua các yếu tố sản xuất: Ở giai đoạn này, hầu như mọi ngành cĩ lợi thế cạnh tranh quốc tế đều được lợi từ những yếu tố sản xuất cơ bản nào đấy. Tại các nước này, các cơng ty tham gia cạnh tranh quốc tế chỉ cĩ thể giành phần thắng nhờ giá rẻ. Ở giai đoạn này, các ngành tham gia cạnh tranh quốc tế rất nhạy cảm với tính chu kỳ của nền kinh tế thế giới vì những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến gi._.á cả và nhu cầu tiêu dùng hàng hĩa. Nền kinh tế ở giai đoạn chạy đua các yếu tố sản xuất khơng thể tạo ra lực lượng sản xuất bảo đảm cho tăng trưởng liên tục. - Giai đoạn chạy đua đầu tư: Ở giai đoạn này, các cơng ty cĩ được cơng nghệ cao của nước ngồi bằng cách mua bản quyền phát minh sáng chế, gĩp vốn liên doanh hoặc bằng nhiều hình thức khác. Các cơng ty khơng chỉ sử dụng cơng nghệ của nước ngồi mà cịn cải tiến cơng nghệ đĩ cho phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước. Lợi thế chủ yếu trong giai đoạn này là nguyện vọng và năng lực đầu tư, chứ khơng phải là cung cấp cho thị trường loại sản phẩm nào hoặc sử dụng cơng nghệ sản xuất sản phẩm nào. Các cơng ty vẫn tiến hành cạnh tranh trên thị trường đã được tiêu chuẩn hĩa, nhạy cảm với giá cả, trình độ cơng nghệ tiên tiến, nhưng chưa phải là tiên tiến nhất, sản phẩm sản xuất ra lạc hậu so với sản phẩm cùng loại tiên tiến nhất một thế hệ. - Giai đoạn chạy đua sáng tạo: Các cơng ty bản địa khơng chỉ sử dụng cơng nghệ nhập khẩu mà phải cải tiến, sáng tạo ra cơng nghệ mới. Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là các ngành dịch vụ cao cấp và cơng nghệ cao thu được lợi nhuận rất cao và chiếm vị thế độc quyền. Chính phủ sẽ phát huy vai trị gián tiếp như khuyến khích sáng tạo các yếu tố sản xuất cao cấp, cải thiện chất lượng nhu cầu trong nước, kích thích việc hình thành ngành mới, giữ vững cạnh tranh trong nước. - 18 - - Giai đoạn chạy đua của cải: Sức cạnh tranh ngành đã giảm, cuộc chạy đua lúc này là tích lũy của cải đã làm ra. Các cơng ty mất dần lợi thế cạnh tranh. Hiện tượng thơn tính, sát nhập giữa các cơng ty diễn ra rộng khắp là dấu hiệu chuyển sang giai đoạn chạy đua của cải. Về khía cạnh xã hội, thời kỳ này xã hội suy thối, tỷ lệ thất nghiệp tăng, mức sống của người dân giảm. 1.2.4. Đánh giá về mơ hình “kim cương” của Porter: Lý luận về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Porter được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm vì những lý do sau: - Lý luận này thích nghi được với địi hỏi của thời đại, ra đời vào lúc mọi quốc gia trên thế giới đều tham gia vào cạnh tranh quốc tế. Trong thế giới ngày nay, hàng rào thương mại đã giảm đi rõ rệt, thị trường thế giới được mở rộng, ngày càng cĩ nhiều quốc gia đi theo con đường phát triển kinh tế thị trường, các nước đang tìm con đường phát triển phù hợp với mình. Trong bối cảnh đĩ, quan điểm cạnh tranh của Porter đã cung cấp khuơn khổ lý luận khả thi, tạo tiền đề cho các quốc gia nâng cao khả năng cạnh tranh. - Lý luận của Porter chẳng những lấp đi những khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế vi mơ của cạnh tranh mà cịn chỉ ra cho chính phủ những biện pháp cần thực thi để ổn định và điều chỉnh kinh tế vĩ mơ, tạo mơi trường cạnh tranh cho các cơng ty. - Lý luận của Porter chỉ ra con đường khắc phục sự bất bình đẳng giữa các cơng ty và chính phủ trong hoạt động cạnh tranh. Theo ơng, nhà nước khơng nên can thiệp sâu vào các hoạt động cạnh tranh cụ thể, khơng nên chiếu cố đặc biệt với riêng ngành nào; nhà nước nên khuyến khích sáng tạo, cải tạo mơi trường cho doanh nghiệp hoạt động để cĩ thể nâng cao năng suất. Nâng cao năng suất là mục tiêu quan trọng nhất vì vừa khai thác được thị trường vừa đạt được phồn vinh về kinh tế. 1.3. Thương hiệu và đăng ký bảo hộ thương hiệu: 1.3.1. Khái niệm: Hiệp hội marketing Hoa Kỳ đã định nghĩa: “Thương hiệu là tên gọi, biểu tượng, dấu hiệu, kiểu dáng hoặc sự phối hợp tất cả các yếu tố này để cĩ thể nhận - 19 - biết hàng hĩa hoặc dịch vụ của một người bán cũng như phân biệt nĩ với hàng hĩa hay dịch vụ của những người bán khác”. 1.3.2. Vai trị thương hiệu và giá trị tài sản thương hiệu: 1.3.2.1. Vai trị của thương hiệu đối với người tiêu dùng: Thương hiệu ngày càng cĩ vai trị quan trọng trong việc ra quyết định mua của người tiêu dùng. Thứ nhất, thương hiệu giúp người tiêu dùng ra quyết định mua hàng nhanh chĩng, đơn giản hơn. Các thương hiệu giúp người mua nhận biết những sản phẩm cụ thể, giúp họ dễ dàng mua những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ, giảm thời gian cần thiết cho việc cân nhắc, lựa chọn sản phẩm. Nhiều người tiêu dùng khơng thể phân tích và so sánh các sản phẩm cạnh tranh cùng loại trên cơ sở các đặc điểm vật chất nếu khơng cĩ nhãn hiệu/ thương hiệu gắn liền với sản phẩm. Thứ hai, thương hiệu giúp khách hàng biểu đạt lối sống, địa vị xã hội của mình. Việc mua các sản phẩm với thương hiệu nhất định cịn cĩ thể là một hình thức tự khẳng định hình ảnh của người sử dụng. Mỗi thương hiệu khơng chỉ đặc trưng cho những tính năng, giá trị sử dụng của sản phẩm mà cịn mang trên nĩ cả một nền tảng tượng trưng cho một dịng sản phẩm cung ứng cho những người cĩ địa vị xã hội. Ví dụ, người ta đi xe @, Dylan, hay Spacy khơng chỉ vì nĩ là chiếc xe máy mà cịn vì mong muốn biểu đạt thu nhập, cách sống hay muốn người khác ngưỡng mộ mình. Tuy nhiên, thương hiệu cĩ tác động đến người mua khác nhau giữa các loại sản phẩm và giữa các nhĩm người mua. Một số khách hàng cĩ thu nhập thấp, trình độ văn hĩa thấp sẽ cĩ hành vi mua theo tiêu chuẩn giá cả nên vai trị thương hiệu ít ảnh hưởng đến sự lựa chọn của họ. Những nhĩm khách hàng cĩ thu nhập cao, trình độ văn hĩa cao cĩ hành vi mua theo tiêu chuẩn giá trị thì thương hiệu chi phối lớn đến sự lựa chọn của họ. Ví dụ, tên thương hiệu quần áo cĩ thể quan trọng đối với thanh niên thành phố nhưng lại khơng cĩ ý nghĩa gì đối với người nơng dân. Thương hiệu khơng chỉ quan trọng đối với thị trường hàng tiêu dùng cá nhân, chúng cũng là trọng tâm của thị trường cơng nghiệp, dịch vụ. Đối với khách hàng tổ - 20 - chức, thương hiệu cũng là tiêu chuẩn quan trọng và là cơ sở chủ yếu để họ đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp. 1.3.2.2. Vai trị của thương hiệu đối với doanh nghiệp: Các thương hiệu thành cơng tạo ra tài sản cho doanh nghiệp nhờ thu hút và giữ được khách hàng trung thành. Khi một doanh nghiệp tạo ra được khách hàng trung thành, họ cĩ thể đạt được thị phần lớn, duy trì mức giá cao, đạt doanh thu và lợi nhuận cao. Trong thế giới hàng hĩa đa dạng và phong phú ngày nay, nhiều người tiêu dùng sẽ chỉ chú ý lựa chọn những thương hiệu sản phẩm nổi tiếng, quen thuộc và phù hợp với họ mà thơi. Gắn thương hiệu giúp người bán phát triển các khách hàng trung thành nhờ việc tạo nên việc mua lặp lại dễ dàng của khách hàng và thể hiện rằng cơng ty đứng đằng sau các sản phẩm của họ. Các thương hiệu của các sản phẩm hiện tại đã đạt được hình ảnh chất lượng sản phẩm cao cĩ thể được doanh nghiệp sử dụng để giới thiệu sản phẩm mới vì người tiêu dùng đã quen thuộc với nĩ. Gắn thương hiệu cho sản phẩm cũng làm thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến quảng bá vì khi quảng bá cho một thương hiệu sẽ gián tiếp quảng bá cho tất cả các sản phẩm đã gắn thương hiệu tương tự khác. Nhờ người mua trung thành với một thương hiệu cụ thể, thị phần của cơng ty sẽ đạt được một mức chắn chắn nhất định, cho phép các cơng ty sử dụng các nguồn lực của nĩ hiệu quả hơn. Một khi cơng ty đã phát triển được một mức độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, nĩ cĩ thể duy trì mức giá cao thay vì liên tục giảm giá để thu hút khách hàng. Thương hiệu tạo được sự bền vững về mặt vị thế cạnh tranh. Một thương hiệu đã cĩ được lịng tin của khách hàng thì nĩ sẽ dễ dàng đạt được lịng trung thành của khách hàng với thương hiệu. Địa vị thương hiệu mạnh cũng được chứng tỏ và ngày càng được củng cố trên thị trường. Xây dựng và duy trì được những thương hiệu nổi tiếng là một phương thức phịng vệ hữu hiệu nhất của các doanh nghiệp. Một thương hiệu thành cơng sẽ ngăn cản các đối thủ cạnh tranh cũng như các thương hiệu khác xâm nhập vào thị trường hiện tại của thương hiệu. - 21 - 1.3.2.3. Thương hiệu – tài sản lớn nhất của doanh nghiệp: Cựu chủ tịch cơng ty Quarter Oats đã nĩi: “Nếu phải chia đơi cơng ty thì tơi sẽ chọn thương hiệu và danh tiếng của cơng ty, để lại cho bạn tất cả tài sản khác”. Tài sản thương hiệu của một doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa giá trị thị trường của một doanh nghiệp và giá trị sổ sách trên bảng tổng kết tài sản của nĩ. Tài sản thương hiệu là tài sản cĩ giá trị nhất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tài sản thương hiệu cĩ thể là con số âm khi thương hiệu của một doanh nghiệp cĩ hình ảnh xấu đối với khách hàng tiềm năng. Thương hiệu là một loại sở hữu trí tuệ, khác với sở hữu hàng hĩa. Khi ra một quyết định mua hàng, ngồi các yếu tố giá cả, chất lượng và thời gian giao hàng, cảm giác phù hợp của sản phẩm do thương hiệu mang lại luơn là yếu tố khơng thể thiếu được đối với nhiều khách hàng. Như đã trình bày ở trên, giá trị thương hiệu cĩ ảnh hưởng nhất định đến quyết định mua của khách hàng. Thứ nhất, thương hiệu cĩ hình ảnh tốt, cung cấp lịng tin, sự bảo đảm về chất lượng giúp người mua giảm rủi ro và sự phức tạp khi chọn lựa. Thứ hai, con người sử dụng thương hiệu để biểu hiện cách sống, mong muốn, địa vị xã hội của mình. Khách hàng chọn các thương hiệu dựa trên sự đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Tài sản thương hiệu được quyết định bằng các yếu tố: sự nhận biết về thương hiệu, sự trung thành với thương hiệu, chất lượng được cảm nhận, các liên kết và hình ảnh thương hiệu, sự thỏa mãn khi sử dụng, các tài sản cĩ thuộc sở hữu độc quyền khác như bằng sáng chế, thương hiệu độc quyền và các mối quan hệ trong kênh phân phối. Tài sản thương hiệu đối với một tổ chức liên quan đến khả năng thu hút khách hàng của thương hiệu trong hiện tại và trong tương lai. Các thương hiệu nổi tiếng cĩ thể cĩ những đặc tính thu hút khách hàng cho các sản phẩm hay tập hợp sản phẩm mới bổ sung được gắn thương hiệu này. Nhờ vậy doanh nghiệp nhận được một chuỗi dịng thu nhập từ việc làm chủ sở hữu thương hiệu. - 22 - 1.3.2.4. Sức mạnh thị trường của những thương hiệu mạnh: Thương hiệu chỉ cĩ giá trị đối với doanh nghiệp nếu nĩ là thương hiệu mạnh. Đặc điểm cơ bản của một thương hiệu mạnh và thành cơng là nĩ khơng chỉ tăng thêm khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng mà cịn làm tăng giá trị cho sản phẩm nhờ đáp ứng những nhu cầu tâm lý nhất định của họ. Giá trị tăng thêm được đo bằng cảm giác lịng tin rằng thương hiệu cĩ chất lượng cao hơn hoặc được người tiêu dùng mong muốn nhiều hơn so với các sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh. Một số ưu thế mà một thương hiệu mạnh cĩ thể mang lại cho doanh nghiệp sở hữu nĩ: - Thương hiệu mạnh cĩ thể giúp doanh nghiệp đạt được các vị thế dẫn đầu trong ngành mà nĩ đang hoạt động. - Thương hiệu mạnh cĩ thể giúp doanh nghiệp sở hữu nĩ vượt qua những thời kỳ khĩ khăn. - Chu kỳ sống của sản phẩm mang thương hiệu mạnh thường dài hơn. - Các thương hiệu mạnh cĩ khả năng vượt ra khỏi biên giới các quốc gia. - Các thương hiệu mạnh thường cĩ khả năng phân phối rộng khắp và nhanh hơn. - Là động lực thúc đẩy cán bộ cơng nhân viên làm việc tích cực hơn, thu hút nhiều nhân tài cũng như dễ dàng giữ lại những nhân viên làm việc hiệu quả. - Các sản phẩm mang thương hiệu mạnh cĩ thể được khách hàng xem xét khơng chỉ đơn thuần là một hàng hĩa. Ngày càng cĩ nhiều sản phẩm và dịch vụ gần như chẳng khác gì nhau và chỉ cĩ một cách duy nhất để phân biệt chúng là tạo thêm những giá trị khác nữa trong tiềm thức của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ. Đĩ chính là cơng việc của xây dựng và phát triển những thương hiệu mạnh. - 23 - 1.3.3. Đăng ký bảo hộ thương hiệu: Thương hiệu mạnh là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp. Thương hiệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp chỉ khi nĩ được đăng ký bảo hộ và được pháp luật thừa nhận. Mặc dù giá trị của thương hiệu khơng thể hiện trên bảng cân đối kế tốn của doanh nghiệp, song với khả năng bán hoặc chuyển giao tên thương hiệu, một khoản ghi bằng tiền vẫn cĩ thể xuất hiện trong bảng cân đối. Các doanh nghiệp cần phải bảo vệ tài sản thương hiệu bằng cách đăng ký bản quyền sử dụng thương hiệu của họ trên thị trường để được pháp luật bảo hộ. Một thương hiệu khi đã đăng ký bản quyền trở thành một tài sản của doanh nghiệp được pháp luật bảo hộ quyền sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những thương hiệu mạnh, đã cĩ tiếng tăm trên thị trường. Những thương hiệu mạnh cĩ uy tín trên thị trường nếu doanh nghiệp khơng đăng ký bản quyền sẽ dẫn đến khả năng các cơng ty cạnh tranh khơng lành mạnh khác cĩ thể đăng ký bản quyền của họ và bán sản phẩm tương tự dưới các thương hiệu này. Khi này, doanh nghiệp sẽ mất quyền sử dụng thương hiệu và phải đấu tranh để địi lại gây tốn kém thời gian, tiền bạc và cơng sức. Vì vậy, trong chiến lược phát triển thương hiệu trên thị trường, các doanh nghiệp cần đăng ký bản quyền theo quy định của luật pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Việc đăng ký bản quyền sử dụng thương hiệu là quan trọng nhưng quan trọng hơn các doanh nghiệp phải biết xây dựng được các thương hiệu thành cơng trên thị trường. - 24 - KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tồn cầu, khơng một quốc gia nào đứng ngồi vì những tác động, ảnh hưởng mà nĩ mang lại cho các quốc gia thành viên. Điều đĩ khơng cĩ nghĩa hội nhập kinh tế quốc tế chỉ mang lại những lợi ích cho các nước thành viên, mà bên cạnh đĩ là cả những ảnh hưởng tiêu cực. Vấn đề đặt ra là các quốc gia cần xác định vị trí của mình trên trường quốc tế, những cơ hội và cả những nguy cơ mà hội nhập cĩ thể sẽ mang lại để cĩ lộ trình hội nhập phù hợp, cũng như cĩ những chính sách điều chỉnh, phát triển quốc gia hợp lý. Hội nhập kinh tế quốc tế khơng chỉ tác động đến tổng thể của một quốc gia, mà đến từng ngành, từng doanh nghiệp của quốc gia đĩ. Với ý nghĩa trên, chương 1 của Luận văn tập trung trình bày những lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế, về cạnh tranh quốc tế và về thương hiệu, làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, phân tích thực trạng kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam cũng như việc đưa ra những giải pháp phát triển cho ngành. Những nội dung chính mà chương 1 đã trình bày: - Lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế: khái niệm và các hình thức hội nhập, những hàng rào thương mại trong hội nhập, những cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam. - Lý thuyết về cạnh tranh quốc tế: tập trung vào lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter. - Lý thuyết về thương hiệu: khái niệm, vai trị và giá trị tài sản của thương hiệu, hoạt động đăng ký bảo hộ thương hiệu. - 25 - CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KINH DOANH MÁY TÍNH THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.1. Hiện trạng kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam: 2.1.1. Thị trường máy tính Việt Nam: Thị trường máy tính bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay và máy chủ. Mức độ tăng trưởng hàng năm của thị trường máy tính Việt Nam vào khoảng 15 - 20%. Hiện nay ước chừng Việt Nam cĩ 2 triệu máy tính. Cùng với những ứng dụng của cơng nghệ thơng tin, máy tính ngày càng đĩng một vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội hiện nay. Nhu cầu về máy tính ngày càng tăng ở cả các khu vực người tiêu dùng, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. + Thị trường cá nhân/ hộ gia đình: nhu cầu ngày càng tăng do địi hỏi từ học tập, cho cơng việc, nhu cầu giải trí, tìm kiếm thơng tin trên internet,… + Thị trường chính phủ: nhu cầu máy tính tăng từ định hướng cơng nghệ thơng tin của chính phủ với các đề án tin học hĩa quản lý hành chính nhà nước (đề án 112), đề án tin học hĩa của cơ quan Đảng, chính phủ điện tử, dự án của ngành giáo dục/ dạy nghề/ bưu chính viễn thơng/ ….. + Thị trường doanh nghiệp: nhu cầu trang bị thiết bị làm việc chủ yếu của doanh nghiệp hiện tại và doanh nghiệp mới, nhu cầu trang bị để đáp ứng các dịch vụ mới như game trực tuyến,… Ngồi ra cịn cĩ nhu cầu phát sinh từ các nguồn tài trợ của WB, ADB,… Năm 2004, số lượng tổng thể máy tính tại Việt Nam tăng 15,6% so với 2003. Thị trường cĩ khoảng 309.933 bộ (khơng bao gồm máy tính đã qua sử dụng và các phụ kiện nhập khẩu vào Việt Nam), tăng 41.998 bộ so với 2003 (267.935 bộ). Tổng giá trị đạt khoảng 250 triệu USD. Trong đĩ, máy tính nội địa lắp ráp trong nước chiếm hơn 70% thị phần. Do vậy, dù số lượng tổng thể thị trường tăng 15.6% nhưng tổng giá trị giảm nhẹ (- - 26 - 1.8%) do máy tính nội địa cĩ mức giá tương đối thấp. Thị trường đã theo xu hướng sản xuất, nhập khẩu các loại máy tính cĩ giá trị thấp phù hợp với thu nhập và yêu cầu sử dụng của người tiêu dùng Việt Nam. Máy tính để bàn vẫn chiếm thị phần chủ yếu với hơn 90% về số lượng và gần 73% về giá trị; tiếp theo là máy tính xách tay và máy chủ trên 10% về giá trị. 2004 Số lượng (bộ) % Số lượng Giá trị (triệu USD) % Giá trị Máy tính để bàn 279,348 90.13% 183.00 72.94% Máy tính xách tay 23,891 7.71% 41.20 16.42% Máy chủ 6,694 2.16% 26.70 10.64% Tổng cộng 309,933 100.00% 250.90 100.00% Bảng 2. Số lượng và giá trị các loại máy tính tiêu thụ năm 2004 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu IDG 2004) Kinh doanh mặt hàng máy tính mang tính chu kỳ, mùa kinh doanh nhộn nhịp thường vào nửa cuối quý 3 cho đến nửa đầu quý 1 của năm sau – luơn là thời gian diễn ra việc mua sắm mạnh mẽ nhất trong năm, vì là thời gian mà các cơ quan nhà nước giải ngân, người tiêu dùng tích lũy tiền vào cuối năm để mua sắm, các bậc phụ huynh trang bị máy tính cho con em mình nhân dịp năm học mới. Phân tích từ số lượng máy tính, mức tăng trưởng 15.6% chủ yếu là nhờ vào phân dịng thị trường máy tính để bàn dành cho người tiêu dùng với tỷ lệ khoảng 30%, dịng máy tính xách tay dành cho doanh nghiệp 29% và dịng máy tính để bàn dành cho doanh nghiệp 10%. Tuy nhiên, thị trường máy tính xách tay cho người tiêu dùng và thị trường máy chủ lại thụt lùi so với năm 2003. 2004 Số lượng (bộ) Tăng trưởng so với 2003 (%) Giá trị (triệu USD) Tăng trưởng so với 2003 (%) Máy tính để bàn dành cho cá nhân/ hộ gia đình 88,625 30.70% 52.90 10.20% Máy tính để bàn dành cho doanh nghiệp 190,723 10.10% 130.10 -6.00% Máy tính xách tay dành cho cá nhân/ hộ gia đình 1,506 -26.90% 2.00 -40.60% Máy tính xách tay dành cho doanh nghiệp 22,385 29.40% 39.30 20.30% Máy chủ 6,694 -13.40% 26.60 -19.50% Tổng cộng 309,933 15.60% 250.90 -1.80% - 27 - Bảng 3. Mức tăng trưởng của thị trường máy tính năm 2004 so với 2003 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu IDG 2004) Máy tính để bàn dành cho người tiêu dùng: Năm 2004, Thành Đồn TNCS TP.HCM phối hợp với Khu Cơng Nghệ Cao Sài Gịn (SHTP), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và cơng ty Điện tốn và truyền số liệu Việt Nam (VDC) cùng đồng thời triển khai chương trìng máy tính giá rẻ, bên cạnh chương trình máy tính Thánh Giĩng, máy tính G6 từ quý 3. Chính sự cạnh tranh này cho phép người tiêu dùng cĩ thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu, và vì vậy đã đẩy mạnh sức tiêu thụ trong dịp mua sắm cuối năm giúp cả năm tăng trưởng đến 30% về số lượng nhưng vì giá cả giảm nên gĩp mức tăng trưởng về giá trị chỉ tăng 10%. Máy tính để bàn dành cho doanh nghiệp: Khơng giống như máy tính để bàn dành cho người tiêu dùng, máy tính để bàn dành cho doanh nghiệp lại tăng đột biến vào quý 3 với tỷ lệ 22.7% nhờ vào việc giải ngân của chính phủ vào sự phát triển đồng đều của doanh nghiệp vừa và nhỏ, dẫn đến mức tăng trưởng 10% cho cả năm 2004 nhưng về giá trị lại giảm 6%. Máy tính xách tay: Thị trường máy tính xách tay giá rẻ cũng nhộn nhịp với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp máy tính tên tuổi như Acer, Toshiba, HP,… Tuy nhiên máy tính xách tay nĩi chung vẫn được xem là một mặt hàng cao cấp so với thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam. Dung lượng thị trường máy tính xách tay năm 2004 khoảng 23.891 chiếc cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp với tỷ lệ tăng 23,4%. Sau thời điểm ra mắt lần đầu tiên và nhanh chĩng bùng nổ trong 2 năm vừa qua. Máy tính xách tay dùng cho doanh nghiệp tăng đều trong cả năm 2004, cao nhất là vào quý 2 với tỷ lệ 22,8%. Tuy nhiên dịng máy tính xách tay dành cho người tiêu dùng giảm do sự cạnh tranh về giá của máy tính để bàn. Ba quý đầu 2004, khả năng tiêu thụ máy tính xách tay của người tiêu dùng VN rơi vào trạng thái “lạnh” thậm chí giảm 18,6% vào quý 3. Tuy nhiên dịp mua sắm của người tiêu dùng vào cuối năm đã giúp thị trường máy tính xách tay dành cho người tiêu dùng đạt mức tăng trưởng 27% so với quý trước. Trong khi máy tính xách tay dùng cho - 28 - doanh nghiệp chiếm từ 90% đến 95% thì máy tính xách tay dành cho người tiêu dùng chỉ chiếm từ 5% đến 10% trong tất cả các quý của năm. Thị trường máy chủ: Trong quý 2 và quý 3, thị trường máy chủ giảm nhẹ từ 13% đến 15% xuất phát từ 02 nguyên nhân chính. Thứ nhất, việc triển khai chậm trễ các dự án chính phủ do chi tiêu ngân sách tại các tổng cơng ty lớn như Tổng cơng ty dầu khí, Tổng cơng ty bưu chính viễn thơng, …, cịn hạn chế. Thứ hai, tỷ giá hối đối giữa USD/VND thay đổi đã tạo tâm lý ngần ngại cho các cơ quan khi mua máy chủ bằng ngoại tệ. Do quý 4 là thời gian triển khai các dự án bị trễ từ các quý trước nên trong quý này thị trường máy chủ tăng đột biến (dự kiến trên 100%) so với quý trước. Tuy nhu cầu của các doanh nghiệp đối với máy chủ vốn mang tính chất ổn định, nhưng cuối năm vẫn được xem là thời điểm tốt để chi tiêu hết ngân sách, nên nhu cầu mua sắm trang bị các thiết bị cơng nghệ thơng tin thường vào cuối năm. Dù vậy nhưng so với cùng kỳ năm trước, quý 4 của 2004 vẫn thấp hơn 8,7%. Việc tăng trưởng của thị trường máy tính để bàn tập trung vào các thương hiệu mạnh như IBM, Compaq, FPT Elead, CMS,…. mặc dù đã giảm 8% thị phần so với cùng kỳ 2004 nhưng các dịng máy tính “no-name” vẫn chiếm lĩnh phần lớn thị trường nhờ vào mức giá cạnh tranh và sự linh hoạt về linh kiện lắp ráp theo yêu cầu người tiêu dùng. Nếu khơng xét đến yếu tố chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng thì giá cả là yếu tố được các nhà sản xuất, nhà bán lẻ tận dụng tối đa để thúc đẩy tiêu thụ. Giá linh kiện ngày càng giảm tạo điều kiện thuận lợi cho máy tính lắp ráp trong việc cạnh tranh giá. Với sức ép này, máy tính thương hiệu cũng giảm giá, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giá giữa máy tính thương hiệu và máy tính lắp ráp trong nước. Thị trường máy tính xách tay được chia sẻ phần lớn bới 03 thương hiệu: Acer, IBM và Toshiba. Một vài thương hiệu khác cũng bắt đầu thu hút người tiêu dùng như Sony với thế mạnh về thương hiệu và chất lượng, Benq với thế mạnh về giá cạnh tranh và kiểu dáng phong phú bắt mắt. - 29 - Ngồi yếu tố nhu cầu, giá máy tính xách tay giảm liên tục cũng được xem là một trong những lý do cơ bản thúc đẩy thị trường này tăng mạnh. Các dịng máy tính xách tay dưới 1.000 USD như Acer 799 USD, Benq 768 USD,…. Nhìn chung, thị trường máy tính Việt Nam cĩ thể được tĩm tắt với những đặc điểm sau: + Về sản phẩm: vịng đời sản phẩm ngắn do tính năng, khả năng xử lý của sản phẩm tăng với tốc độ nhanh nhưng giá lại cĩ xu hướng giảm. + Về nhu cầu: ngày càng tăng và cĩ tính chu kỳ, việc kinh doanh sơi động thường từ cuối quý 3 cho đến hết năm. Nhu cầu từ đối tượng khách hàng là hộ gia đình tăng mạnh. + Về cung ứng: máy tính lắp ráp trong nước chiếm hơn 70% thị phần về số lượng nhưng về giá trị chỉ khoảng trên 50%, thống trị về máy tính để bàn. Ngược lại máy tính thương hiệu nước ngồi đạt xấp xỉ 95% cả về số lượng lẫn giá trị của mảng sản phẩm máy tính xách tay và máy chủ. 2004 Máy tính thương hiệu nước ngồi Máy tính lắp ráp trong nước Tổng thể thị trường Số lượng (bộ) 63,819 215,529 279,348 Thị phần (%) 22.85% 77.15% 100.00% Giá trị (triệu USD) 55.1 127.9 183 Máy tính để bàn Thị phần (%) 30.11% 69.89% 100.00% Số lượng (bộ) 22,904 987 23,891 Thị phần (%) 95.87% 4.13% 100.00% Giá trị (triệu USD) 39.5 1.7 41.2 Máy tính xách tay Thị phần (%) 95.87% 4.13% 100.00% Số lượng (bộ) 6,185 509 6,694 Thị phần (%) 92.40% 7.60% 100.00% Giá trị (triệu USD) 25.5 1.2 26.7 Máy chủ Thị phần (%) 95.51% 4.49% 100.00% Số lượng (bộ) 92,908 217,025 309,933 Thị phần (%) 29.98% 70.02% 100.00% Giá trị (triệu USD) 120.1 130.8 250.9 Tổng cộng Thị phần (%) 47.87% 52.13% 100.00% Bảng 4. Thị trường máy tính Việt Nam 2004 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu IDG 2004) - 30 - 2.1.2. Hiện trạng kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam: 2.1.2.1. Khái niệm: Thế nào là máy tính thương hiệu Việt Nam, trong khi hầu như tồn bộ linh kiện, cụm linh kiện đều được sản xuất từ nước ngồi là một vần đề đã và đang được tranh cãi. Các doanh nghiệp sản xuất - lắp ráp máy tính đều cĩ chung quan điểm rằng, thương hiệu là sự cam kết lâu dài về chất lượng sản phẩm, trong đĩ cĩ tính ổn định và tương thích giữa các linh kiện, dịch vụ bảo hành chu đáo. Để đảm bảo chất lượng, các doanh nghiệp sử dụng các cụm linh kiện cĩ chất lượng cao, cĩ uy tín, cấu trúc máy đồng bộ, … và sản phẩm cuối cùng phải qua một quá trình kiểm sốt chất lượng nghiêm ngặt. Máy tính thương hiệu Việt Nam là loại máy tính do người Việt Nam xây dựng nên, là một quá trình xây dựng sản phẩm mang tính lâu dài và nghiêm túc, cĩ cam kết và cĩ trách nhiệm, đảm bảo sản phẩm cĩ chất lượng và cĩ những giá trị cộng thêm như độ ổn định, tính tin cậy và dịch vụ hậu mãi. 2.1.2.2. Sự ra đời của máy tính thương hiệu Việt Nam: Thị trường máy tính Việt Nam phát triển qua 03 giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: sự thống trị của máy tính thương hiệu nước ngồi từ đầu những năm 1990 trở về trước. - Giai đoạn 2: sự xuất hiện các cửa hàng lắp ráp, kinh doanh máy tính nhỏ lẻ vào đầu những năm 1990. Các cửa hàng chủ yếu là kinh doanh thuần túy với mục tiêu thấp, ngắn hạn, chưa chú trọng đến thương hiệu. - Giai đoạn 3: sự hình thành và phát triển của các thương hiệu máy tính Việt Nam bắt đầu từ 1998. Các doanh nghiệp cĩ sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng, cĩ chiến lược xây dựng thương hiệu của riêng mình. Máy nhập nguyên chiếc chất lượng tốt, nhưng giá quá cao so với thu nhập người Việt Nam. Hơn nữa, với tốc độ cải tiến nhanh của kỹ thuật, cơng nghệ phần cứng thì việc sử dụng máy nhập ngoại hồn tồn với giá cao là lãng phí. Ngồi ra, dịch vụ bảo hành khơng được đáp ứng nhanh. - 31 - Máy tính lắp ráp no-name tại Việt Nam đã xuất hiện và chiếm phần lớn thị trường với ưu thế giá rẻ và cấu hình linh hoạt theo yêu cầu người tiêu dùng. Nhưng hạn chế của nĩ là chất lượng sản phẩm chưa ổn định, dịch vụ sau bán hàng chưa đảm bảo. Để khắc phục những hạn chế trên của máy tính thương hiệu nước ngồi và máy tính lắp ráp no-name trong nước, máy tính thương hiệu Việt Nam với chất lượng đảm bảo, giá cả vừa phải đã ra đời và dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Một khía cạnh khơng kém phần quan trọng của máy tính Việt Nam là uy tín của thương hiệu đối với người sử dụng thơng qua chương trình hậu mãi tốt, tận tình. 2.1.2.3. Hiện trạng kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam: Đến nay ước chừng cĩ khoảng 30 doanh nghiệp tham gia sản xuất - lắp ráp máy tính thương hiệu Việt, hơn 11 doanh nghiệp cĩ chứng nhận ISO 9001 so với 5 doanh nghiệp năm 2002 (CMS, FPT ELEAD, Mekong Green, VTB, T&H). Một số doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền lắp ráp máy tính hiện đại như VTB, CMS, FPT Elead, - thể hiện rõ quyết tâm xây dựng tên tuổi của máy tính thương hiệu Việt Nam. Khơng cĩ con số thống kê cụ thể nhưng ước chừng thị phần của máy tính thương hiệu Việt Nam chiếm gần 15% - 20% thị trường máy tính cả nước năm 2004 so với khoảng 10% năm 2003. Các nhà sản xuất máy tính thương hiệu Việt Nam cạnh tranh mạnh mẽ bằng việc lắp ráp và cung cấp máy tính giá rẻ cho người tiêu dùng, máy tính Thánh Giĩng chủ yếu dành cho thanh niên. Sự cạnh tranh này khơng chỉ giúp các nhà sản xuất máy tính thương hiệu Việt Nam mở rộng thị phần của chính họ mà cịn gĩp phần mở rộng thị phần nội địa so với máy tính nhập khẩu của các nhà sản xuất máy tính đa quốc gia. Với chiến dịch “Máy tính giá rẻ cho cộng đồng”, Việt Nam đang chứng tỏ nỗ lực nâng cao mặt bằng kiến thức về CNTT, đặc biệt trong giới thanh niên, được coi là một địn bẩy để phát triển ngành CNTT của đất nước. Top 5 Máy tính thương hiệu Việt Nam hàng đầu qua các năm do tạp chí PC World tổ chức hàng năm là CMS, FPT Elead, Mekong Green, Robo và T&H. Tuy - 32 - nhiên, cĩ sự cách biệt khá lớn giữa 02 thương hiệu hàng đầu là CMS và FPT Elead với các thương hiệu cịn lại và vị trí qua các năm cĩ sự thay đổi như sau: 2004 2003 2002 STT Doanh nghiệp Doanh số (triệu USD) Thứ hạng Doanh số (triệu USD) Thứ hạng Doanh số (triệu USD) Thứ hạng 1 CMS 9.50 2 7.47 1 5.00 1 2 FPT Elead 11.50 1 5.14 2 2.00 2 3 Mekong Green 4.04 3 2.08 3 1.70 4 4 Robo 2.99 4 1.97 4 1.80 3 5 T&H 1.95 5 1.91 5 1.70 5 Bảng 5. Top 5 Máy tính thương hiệu Việt Nam (Nguồn: Báo cáo CNTT hàng năm của Hội tin học Tp. Hồ Chí Minh) Hai đầu tàu trong ngành máy tính thương hiệu Việt là FPT Elead và CMS với tốc độ tăng trưởng khá nhanh: năm 2004 CMS tăng trưởng 27.2% so với 2003, doanh số cao hơn 2 lần so lới doanh số của doanh nghiệp liền sau. Đặc biệt FPT Elead là một thương hiệu “sinh sau đẻ muộn” trong ngành (cuối năm 2002) nhưng với chính sách đầu tư rõ ràng đã cĩ tăng trưởng vượt bậc: tăng trưởng gần 124% năm 2004 để vượt lên vị trí dẫn đầu so với vị trí thứ 2 trong 02 năm liền 2002 và 2003. Sự phát triển của các doanh nghiệp tham gia sản xuất – lắp ráp máy tính thương hiệu Việt khơng đồng đều. Ngồi FPT Elead và CMS cĩ doanh số cao xấp xỉ và trên 10 triệu USD, chỉ cĩ 03 doanh nghiệp cĩ doanh số xấp xỉ và trên 2 triệu USD, cịn lại dưới 2 triệu USD mỗi năm. Điều đáng ghi nhận là ngày càng cĩ nhiều doanh nghiệp tham gia xây dựng máy tính thương hiệu Việt Nam xuất phát từ những đơn vị lắp ráp máy tính nhỏ lẻ như Cơng ty Đầu tư & Phát triển Cơng nghệ Tin học Nguyễn Hồng với thương hiệu Vi-bird, Cơng ty Cổ phần Máy tính và Truyền thơng CƠNG NGHỆ XANH với thương hiệu Greentek, Cơng ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Vũ với thương hiệu “LV”,… ._. tranh và uy tín trên thị trường, cập nhật cơng nghệ và nghiên cứu sản phẩm mới. - Đăng ký bảo vệ quyền sử dụng nhãn hiệu - 51 - - Xây dựng chiến lược thương hiệu. Để phát triển cĩ định hướng lâu dài, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh vững chắc dựa trên định hướng chiến lược của việc phát triển thương hiệu của mình đến các thị trường tương lai. Xây dựng chiến lược rõ ràng là tiền đề của việc kinh doanh vững chắc và đúng hướng của một doanh nghiệp. Việc này cần được doanh nghiệp cam kết và đầu tư mạnh cho chiến lược dài hơi xây dựng thương hiệu gồm: sản phẩm, con người, quảng bá, phân phối bán hàng, dịch vụ sau bán hàng, phong cách phục vụ. 3.3. Một số giải pháp phát triển ngành máy tính thương hiệu Việt Nam: Các giải pháp phát triển ngành máy tính thương hiệu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở phân tích SWOT của ngành, định hướng phát triển của ngành và xu hướng của thị trường. 3.3.1. Xác định thị trường mục tiêu và xây dựng chiến lược hợp lý: Thị trường mục tiêu mà máy tính thương hiệu Việt Nam hướng đến là các hộ gia đình; các dự án, cơ quan chính phủ và giáo dục; các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cơ sở để xác định thị trường mục tiêu trên là đặc điểm, yêu cầu của các nhĩm khách hàng này và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. - Hộ gia đình: với yêu cầu học tập của con cái, nhu cầu cơng việc của chính chủ hộ và phương tiện giải trí của cả nhà, các hộ gia đình mong muốn trang bị cho gia đình một bộ máy cĩ tính ổn định tương đối, cĩ dịch vụ kèm theo khá tốt vì kiến thức của phần lớn người sử dụng thơng thường khơng cao, họ rất khĩ khăn với những trục trặc của máy tính. Thu nhập phần đơng của họ ở mức trung bình khá, khoản chi cho mua sắm máy tính với mức giá dưới 10 triệu đồng là lựa chọn của nhiều hộ gia đình. Nhu cầu của đối tượng khách hàng này ngày càng tăng. - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ: hầu hết là các doanh nghiệp Việt Nam cĩ nguồn vốn hạn chế. Chi phí đầu tư cho trang thiết bị văn phịng chiếm một khoảng đáng kể và là chi phí tạo tài sản cố định, được khấu hao trong khoảng thời gian 5 - 10 năm. Do đĩ khoản chi này cần cân nhắc một cách hiệu quả, khơng tốn kém quá nhiều. Nhu cầu trang bị máy tính cho hoạt động văn phịng của họ với cấu hình và mức giá vừa phải, ngoại trừ một số hoạt động mang tính chuyên mơn kỹ thuật cao - 52 - cần cĩ cấu hình đảm bảo. - Các cơ quan chính phủ và giáo dục: nhu cầu về máy tính chủ yếu đáp ứng cho các cơ quan hành chính, cơ quan cơng quyền với tính năng và cấu hình vừa phải, dùng nguồn chi từ ngân sách nhà nước với các quy định nhất định trong việc mua sắm; là cơ quan cĩ vai trị dẫn dắt trong phong trào người Việt dùng hàng Việt. Đây là một thị trường lớn với những đặc điểm và yêu cầu mà máy tính thương hiệu Việt với điểm mạnh về giá cả, chất lượng, dịch vụ và với sự phát triển ngày càng hồn thiện sẽ cĩ nhiều cơ hội chiếm được thị phần. Với thị trường mục tiêu đã được xác định, các doanh nghiệp cần cĩ những chính sách về sản phẩm, giá cả, dịch vụ và tiếp thị phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể. 3.3.2. Hình thành những liên doanh trong ngành: Để cĩ thể cạnh tranh trên thị trường với những “đại gia” máy tính thương hiệu nước ngồi nổi tiếng IBM, HP,…. cũng như cĩ nội lực đủ mạnh để cung cấp cho người sử dụng những sản phẩm với thương hiệu mạnh, trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam vốn khơng nhiều, kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm và chi phí đầu tư cho thương hiệu cịn hạn chế, giải pháp thành lập những liên doanh giữa các doanh nghiệp trong ngành là một hướng sẽ mang lại hiệu quả hơn. Với cùng một mục tiêu, cùng một tâm huyết, các doanh nghiệp được bổ sung về vốn, về con người, về kinh nghiệm, về ý tưởng, …. sẽ cĩ được các cơ hội thành cơng cao hơn. 3.3.3. Các giải pháp về phát triển thương hiệu: Thương hiệu là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng trong các quyết định mua sắm. Theo nhĩm những người cĩ kiến thức nhất định về máy tính, họ cĩ thể tự ra quyết định hoặc tư vấn cho người khác trong quyết định mua máy, thương hiệu cĩ vai trị chỉ đứng sau độ ổn định, cấu hình và giá cả của sản phẩm. Kiến thức kỹ thuật của người mua càng cao, ảnh hưởng của thương hiệu đến quyết định mua của họ càng lớn. Cĩ thương hiệu nổi bật, vượt tốp sẽ giúp doanh nghiệp cĩ cơ hội mở rộng thị phần hơn trong điều kiện cĩ quá nhiều sự chọn lựa tương đương đối với khách hàng. - 53 - Như đã đề cập ở trên, xây dựng và phát triển thương hiệu là một chiến lược tổng thể về sản phẩm, giá cả, quảng bá, phân phối, dịch vụ sau bán hàng và phong cách phục vụ. Chúng tơi xin phép chỉ đưa ra một số giải pháp ở một số yếu tố cĩ vai trị quan trọng trong chiến lược phát triển thương hiệu mà chúng tơi đã nghiên cứu. 3.3.3.1. Các giải pháp về sản phẩm: Sự thỏa mãn trong sử dụng của người tiêu dùng là con đường cơ bản để tạo nên giá trị thương hiệu nên sản phẩm cĩ chất lượng đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng là nền tảng để xây dựng các yếu tố khác của thương hiệu. Đầu tư, chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tạo niềm tin ở khách hàng. - Đầu tư vào dây chuyền lắp ráp để cĩ năng suất cao và chất lượng sản phẩm ổn định. - Tăng cường cơng tác nghiên cứu R&D, cĩ những tiêu chuẩn về cơng nghệ cho từng loại linh kiện đầu vào để tạo sản phẩm cĩ tính tương thích, chất lượng ổn định; thiết kế những sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng nhĩm khách hàng. Những tiêu chuẩn về cơng nghệ cho từng loại linh kiện từ R&D giúp hướng dẫn doanh nghiệp thương thảo với các đối tác để cĩ được nguồn cung ứng tốt. Với thơng tin về thị trường từ bộ phận marketing, từ bộ phận kinh doanh, giúp R&D thiết kế những sản phẩm cụ thể cho từng nhĩm khách hàng. Cụ thể, máy tính dành cho khách hàng là thiết kế, đồ họa thì cần cấu hình khác với dành cho khách hàng chơi game,… - Người sử dụng luơn mong đợi những bộ máy cĩ tính ổn định cao, giá cả vừa phải từ những nhà cung ứng máy tính. Đấy cũng là việc mà các doanh nghiệp làm máy tính thương hiệu phải áp dụng đối với việc tìm kiếm nguồn cung ứng linh kiện. - Tăng cường kiểm tra, kiểm sốt từng khâu trong quy trình lắp ráp máy, đặc biệt những khâu cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến tính ổn định của máy tính xuất xưởng như kiểm tra linh kiện đầu vào, các bước kiểm tra đầu ra, KCS. Việc kiểm sốt này được thực hiện với những thống kê số liệu cụ thể, cĩ phân tích nguyên nhân - hậu - 54 - quả, hướng giải quyết. Đối với những lơ linh kiện bị lỗi, cần cĩ biện pháp giải quyết triệt để với mục tiêu chất lượng sản phẩm xuất xưởng là yếu tố hàng đầu. Tránh tình trạng đã “lỡ” nhập hàng khơng tốt thì phải dùng cho sản xuất chứ bỏ thì “tiếc”. Nếu vậy sẽ làm xấu đi thương hiệu của doanh nghiệp đã dày cơng xây dựng. Tâm lý người tiêu dùng là rất yêu thích sản phẩm mà mình đang sử dụng nếu nĩ khơng cĩ vấn đề gì trục trặc so với những sản phẩm cùng loại mà họ khơng dùng. Nhưng nếu sản phẩm họ dùng bị vấn đề và thêm vào đĩ là khơng được giải quyết nhanh chĩng, thấu đáo thì sẽ “tiếng xấu đồn xa”, khơng những khách hàng này khơng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp nữa mà doanh nghiệp cịn mất đi những khách hàng tiềm năng, thương hiệu mang vết xấu. Bên cạnh chất lượng sản phẩm được nâng cao, cấu hình, tính năng của sản phẩm phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng khách hàng cụ thể cũng là một vấn đề cĩ ý nghĩa đến sự thành cơng của các doanh nghiệp trong ngành. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tăng cường việc thu thập và xử lý thơng tin từ hệ thống phân phối, từ khách hàng, từ thị trường để phục vụ hiệu quả cho việc xây dựng chiến lược sản phẩm, hạn chế theo hướng chủ quan của doanh nghiệp. 3.3.3.2. Các giải pháp về dịch vụ: Với định hướng phát triển ngành máy tính Việt Nam là một ngành dịch vụ, yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa những sản phẩm cùng loại này chỉ cĩ thể là những dịch vụ cộng thêm mà doanh nghiệp dành cho người sử dụng. Nắm bắt được mong muốn của người sử dụng và cung cấp dịch vụ đáp ứng khác biệt sẽ là một lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Với kết quả khảo sát ý kiến người sử dụng đối với các dịch vụ liên quan đến máy tính, các dịch vụ mong đợi của nhĩm được tư vấn gây khơng ít bất ngờ đối với người thực hiện khảo sát so với ý kiến của nhĩm tự quyết định. Dịch vụ bảo hành, bảo trì tại cơng ty bán hàng là dịch vụ mà tất cả các doanh nghiệp hiện nay đang thực hiện được nhĩm tự quyết định xếp vị trí số 1 về tính cần thiết, trong khi nhĩm được tư vấn lại xếp ở vị trí thứ 6, sau hàng loạt các dịch vụ khác. Dịch vụ mà nhĩm được tư vấn quan tâm nhiều nhất là cài đặt phần mềm - 55 - thơng dụng và các phần mềm liên quan đến ngành nnghề, bảo hành bảo trì tận nhà, tư vấn về cấu hình phù hợp với yêu cầu sử dụng, hướng dẫn sử dụng và sửa chữa những lỗi nhỏ thường gặp. Nhĩm tự quyết định Nhĩm được tư vấn Các dịch vụ Số điểm Xếp hạng Số điểm Xếp hạng Cài đặt phần mềm 107 6 297 1 Bảo hành, bảo trì tận nhà 126 3 283 2 Bảo hành, bảo trì tại cơng ty bán hàng 135 1 240 6 Giải đáp thắc mắc qua điện thoại 121 4 261 5 Tư vấn nâng cấp máy 119 5 267 4 Cập nhật về cơng nghệ máy tính 128 2 269 3 CLB về sử dụng máy tính 97 7 209 7 Tổng điểm 833 1826 Bảng 15. Đánh giá của người tiêu dùng về các loại dịch vụ liên quan máy tính (Nguồn: Kết quả khảo sát) Nắm bắt được mong muốn của khách hàng, các doanh nghiệp cĩ thể xem xét việc đa dạng hơn các dịch vụ cộng thêm. - Dịch vụ tư vấn về cấu hình phù hợp với yêu cầu sử dụng, các tính năng của máy, những hướng dẫn sử dụng cụ thể,… - Dịch vụ bảo hành, bảo trì tận nhà theo yêu cầu của từng khách hàng. Các doanh nghiệp cĩ thể chỉ cung cấp những dịch vụ này ở những khu vực tập trung nhiều khách hàng với những mức chi phí đưa ra sẵn, tùy vào sự lựa chọn của khách hàng. - Tăng cường cơng tác chăm sĩc khách hàng sau bán hàng, thăm hỏi khách hàng hàng tháng, hàng quý để hiểu hơn yêu cầu khách hàng, nắm bắt được những vấn đề khách hàng gặp phải và cĩ những hoạt động hỗ trợ kịp thời. Cơng tác này nên được thực hiện triệt để đối với khách hàng dự án, khách hàng cơng ty và xác suất theo tỷ lệ đối với khách hàng là người sử dụng cuối cùng. - Cập nhật thơng tin về cơng nghệ mới, những phần mềm, những tiện ích mới và nguồn tìm kiếm chúng trên website của doanh nghiệp. Cơng tác này được giới - 56 - thiệu cụ thể trong sách hướng dẫn sử dụng kèm theo máy khi xuất xưởng, tạo động lực để khách hàng viếng thăm website và cĩ được thơng tin cập nhật. Đây cũng là một hình thức tạo sự nhắc nhớ về thương hiệu đối với người sử dụng. - Tổ chức những lớp phổ biến về những kỹ năng sử dụng máy tính, những kiến thức chuyên sâu về từng chương trình ứng dụng cụ thể, … Để nắm bắt mong nuốn, nhu cầu của khách hàng và cĩ dịch vụ đáp ứng kịp thới, các doanh nghiệp nên tổ chức điều tra, lấy ý kiến của người sử dụng. Những yếu tố dịch vụ khách hàng, bảo hành phụ thuộc vào văn hĩa và cam kết của con người trong doanh nghiệp nên khĩ xây dựng và thay đổi hơn các đặc tính sản phẩm cụ thể. Và đây là lợi thế phân biệt đối với khách hàng. 3.3.3.3. Quảng bá, tiếp thị: Đây là một khâu rất quan trọng trong việc tạo sự nhận biết và nhắc nhớ của người sử dụng đối với thương hiệu. Những hoạt động cần được thực hiện để quảng bá thương hiệu: - Tăng chi phí cho quảng cáo, tiếp thị, đặc biệt trong giai đoạn đầu mới tung sản phẩm để tạo sự nhận biết rộng rãi. Các doanh nghiệp nên xem ngân sách tiếp thị, quảng bá là đầu tư, là một phần tài sản cĩ thể khấu hao và tiếp tục tái đầu tư cho thương hiệu để phát triển lâu dài. Tỷ lệ ngân sách đầu tư này cần phải được dựa trên nền tảng doanh số phát triển kinh doanh mới phù hợp với mức đố tăng trưởng của doanh nghiệp, nhưng trong giai đoạn đầu quản bá thương hiệu, khoản đầu tư này cần cao hơn. - Xác định phương tiện truyền thơng, quảng cáo phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Theo kết quả khảo sát, cùng là người tiêu dùng nhưng mức độ tìm hiểu thơng tin về máy tính của nhĩm tự quyết định và nhĩm được tư vấn qua những kênh thơng tin là khác nhau. Điểm chung ở họ là nguồn thơng tin từ internet khá phổ biến trong việc cung cấp thơng tin. - 57 - Nhĩm tự quyết định Nhĩm được tư vấn Nguồn thơng tin Số điểm Xếp hạng Số điểm Xếp hạng Trao đổi bạn bè, người quen 121 5 227 1 Báo chí, bản tin hàng ngày 138 2 205 3 Chào giá từ các cơng ty 124 4 176 5 Các tạp chí chuyên ngành về máy tính 136 3 194 4 Thơng tin trên internet 143 1 219 2 Phịng bán hàng của các cơng ty chuyên doanh 117 6 166 6 Trung tâm hỗ trợ khách hàng của các cơng ty chuyên doanh 102 7 155 7 881 1342 Bảng 16. Các kênh thơng tin mà người dùng tìm hiểu về máy tính (Nguồn: Kết quả khảo sát) Ngồi các yếu tố trên, chiến lược về giá cả, hệ thống phân phối và tổ chức của chính các doanh nghiệp cũng đĩng vai trị ảnh hưởng quyết định đến chiến lược chung phát triển thương hiệu, đặc biệt là sự cam kết của các doanh nghiệp trong ngành. 3.4. Các kiến nghị đối với Nhà nước: Để thực sự là một ngành cĩ ý nghĩa định hướng cho sự phát triển lâu dài của ngành cơng nghiệp cơng nghệ thơng tin và thúc đẩy cho sự phát triển các ngành cơng nghiệp khác trong phạm vi cả nước, ngành máy tính thương hiệu Việt Nam cần đến những tác động về quản lý, điều tiết ở tầm vĩ mơ của các cơ quan nhà nước. 3.4.1. Xác định cơ quan cĩ thẩm quyền chứng nhận máy tính thương hiệu Việt Nam với những tiêu chí cụ thể, minh bạch: Cĩ ý kiến cho rằng, máy tính thương hiệu Việt Nam là do người Việt Nam tạo nên. Như vậy cĩ thể hiểu rằng máy tính do những doanh nghiệp Việt Nam lắp ráp trong nước cĩ nhãn hiệu cụ thể thì gọi là máy tính thương hiệu Việt Nam. Việt Nam là tên một quốc gia. Máy tính được gọi là máy tính Việt Nam hay máy tính thương hiệu Việt Nam cần phải đạt được một số tiêu chí nhất định mang tầm quốc gia. Do đĩ khơng phải tất cả máy tính lắp ráp trong nước cĩ tên gọi cụ thể đều được gọi là máy tính thương hiệu Việt Nam. Đấy là quan điểm của chúng tơi. Vì vậy, nhà nước cần xác định một cơ quan cĩ thẩm quyền chứng nhận đâu - 58 - là máy tính thương hiệu Việt Nam với những tiêu chí cụ thể, minh bạch. Đây là một động lực để các doanh nghiệp Việt Nam cĩ sự đầu tư đúng mức và đúng hướng hơn, tạo ra những sản phẩm chất lượng cho xã hội. Đây cịn là một cách thức trung gian để bảo vệ người tiêu dùng trước tình trạng thị trường máy tính phát triển tràn lan mà khơng đảm bảo chất lượng như hiện nay. Các tiêu chí để bình chọn là: - Sự bình chọn của người tiêu dùng - Quy mơ đầu tư, quy mơ kinh doanh của doanh nghiệp - Quy trình hoạt động, kiểm sốt chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp - Các cam kết và thực hiện cam kết của doanh nghiệp đối với những sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng - ….. Tổ chức cĩ thẩm quyền chứng nhận này phải thực sự cơng tâm trong quá trình hoạt động, chi phí hoạt động của tổ chức do Nhà nước chi trả. Chi phí từ việc đăng ký tham gia của các doanh nghiệp hợp lý, khơng ràng buộc các doanh nghiệp phải tham gia hàng loạt các hoạt động mang lại lợi ích kinh tế cho tổ chức thì mới mới được tham gia bình chọn như thực tế hiện nay; hoặc chỉ chứng nhận qua loa mà khơng cĩ những tiêu chí đánh giá cụ thể. 3.4.2. Xây dựng lộ trình cho việc thực thi các cam kết về sở hữu trí tuệ: Quan điểm là Việt Nam sẽ tuân thủ các cam kết về sở hữu trí tuệ, về bản quyền phần mềm nhưng với lộ trình hợp lý với nền kinh tế Việt Nam. Về vấn đề này, mức độ ràng buộc, “ép” các nước đang phát triển thực hiện là khác nhau từ các quốc gia phát triển. Cụ thể, Mỹ sẽ bắt buộc Việt Nam thực thi quyền sở hữu trí tuệ với mức độ thấp hơn đối với Trung Quốc,… Trong khoảng thời gian này, chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện chính sách “ép đến đâu thực hiện đến đĩ” nhưng đồng thời cĩ kế hoạch chuẩn bị việc tuân thủ khơng thể tránh khỏi trong tương lai. - Thương thuyết với các chủ sở hữu phần mềm về lộ trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ, về giá cả phù hợp với khả năng tài chính của Việt Nam. - Cĩ kế hoạch phát triển và ứng dụng hệ điều hành nội địa, chú trọng đến tính - 59 - khả thi của chương trình này. - Phát triển các chương trình ứng dụng dựa trên phần mềm mã nguồn mở và cĩ kế hoạch áp dụng, trước hết là các cơ quan của chính phủ. - Tư vấn cho các doanh nghiệp về lộ trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Các doanh nghiệp ra thị trường chứng khốn quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm là những doanh nghiệp tiên phong trong việc này; một số cơ quan đứng đầu nhà nước, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cĩ quan hệ quốc tế là đối tượng thực thi tiếp theo. - Giáo dục ý thức của người dân về việc sử dụng các phần mềm cĩ bản quyền,…. 3.4.3. Một số kiến nghị khác: Thứ nhất, triệt để chống buơn lậu, gian lận thương mại dưới mọi hình thức, tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng. Thứ hai, xem xét đưa mặt hàng máy tính để bàn đã qua sử dụng vào danh mục hàng hĩa cấm nhập khẩu, hạn chế nguy cơ Việt Nam trở thành một bãi thải cơng nghệ. Đặc điểm của máy tính để bàn đã sử dụng nhập khẩu là tính mở rộng, nâng cấp cấu hình kém trong khi tốc độ phát triển của cơng nghệ máy tính rất nhanh, chỉ sau một thời gian sử dụng một đến hai năm là người sử dụng sẽ đứng trước nguy cơ khơng biết xử lý “đống sắt” như thế nào. Hơn nữa, giá cả máy tính lắp ráp trong nước đã ngày càng giảm. Thứ ba, giảm thuế nhập khẩu mặt hàng vỏ máy tính xách tay (cịn gọi là barebone) từ 10% hiện nay xuống cịn 5% như đối với các loại linh kiện máy tính khác, giúp khuyến khích sản phẩm máy tính xách thương hiệu Việt Nam phát triển. Thứ tư, phát triển thị trường cho máy tính thương hiệu Việt Nam với phong trào “người Việt dùng hàng Việt” mà đĩng vai trị tiên phong là các cơ quan Nhà nước. - 60 - KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Xác định hướng phát triển của máy tính thương hiệu Việt Nam là một ngành dịch vụ, yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh là các dịch vụ cộng thêm vào sản phẩm, đặc biệt là những dịch vụ khác biệt. Chương 3 của Luận văn đã tập trung đề ra những giải pháp phối hợp trên cơ sở phân tích SWOT của ngành đã thực hiện ở chương 2, những dự báo và xu hướng của thị trường máy tính Việt Nam, hướng phát triển của ngành và kết quả của cuộc khảo sát ý kiến người tiêu dùng về máy tính. Những giải pháp chính mà chương 3 đề ra: - Xác định thị trường mục tiêu của ngành là các hộ gia đình, các cơ quan chính phủ, giáo dục và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để từ đĩ cĩ chiến lược thích hợp đối với từng đối tương khách hàng - Hình thành những liên doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành để phát huy sức mạnh về vốn, về con người, về kinh nghiệm, về ý tưởng, …. của các doanh nghiệp tham gia liên doanh. - Tập trung vào xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu - yếu tố quyết định sự sống cịn của doanh nghiệp. Bên cạnh đĩ, ngành cần được sự hỗ trợ từ tầm vĩ mơ của Nhà nước về các tiêu chí của máy tính thương hiệu Việt Nam; về định hướng, lộ trình sử dụng phần mềm cĩ bản quyền cũng như những vấn đề về tiêu thụ, về mơi trường kinh doanh,… ===== - 61 - PHẦN KẾT LUẬN Xuất phát từ vai trị của máy tính quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, đặc biệt là máy tính do người Việt Nam tạo nên, mang thương hiệu Việt Nam, máy tính thương hiệu Việt Nam đã được xác định là một sản phẩm cơng nghiệp trọng điểm tiêu biểu cho ngành cơng nghiệp cơng nghệ thơng tin, cĩ ý nghĩa định hướng cho sự phát triển lâu dài của ngành cơng nghiệp cơng nghệ thơng tin và thúc đẩy cho sự phát triển các ngành cơng nghiệp khác trong phạm vi cả nước theo Quyết định số 19/2001/Qđ-TTg của Thủ tướng chính phủ và Thơng tư 04/2001/TT- BCN của Bộ cơng nghiệp. Ở tầm “vi mơ” hơn là thị trường máy tính Việt Nam, với mong muốn máy tính thương hiệu Việt Nam sẽ phát triển và đảm đương vai trị đầu tàu của thị trường này, Luận văn với đề tài “Một số giải pháp thúc đẩy phát triển máy tính thương hiệu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” đã đề ra một số định hướng, giải pháp phát triển ngành trên cơ sở nghiên cứu những cơ sở lý luận liên quan, thực trạng kinh doanh của ngành hiện nay và những tác động của hội nhập. Qua việc khảo sát ý kiến của người tiêu dùng đối với mặt hàng máy tính, chúng tơi đã tiếp cận sâu hơn về các yếu tố, các loại hình dịch vụ mà người sử dụng quan tâm, đánh giá của người sử dụng về các lọai máy tính hiện cĩ trên thị trường hiện nay,…. là cơ sở thực tế giúp chúng tơi đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của máy tính thương hiệu Việt Nam cũng như đề ra những giải pháp định hướng cho ngành. Chúng tơi cũng đã tiến hành phân tích, đánh giá SWOT của máy tính thương hiệu Việt Nam, làm cơ sở đề ra những chiến lược phối hợp, những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh doanh của ngành. Với những giải pháp và kiến nghị đề ra, cùng với những doanh nghiệp Việt Nam tâm huyết trong ngành vì thương hiệu Việt, với những chính sách điều tiết vĩ mơ của nhà nước, chúng tơi tin rằng máy tính thương hiệu Việt Nam sẽ sớm đảm đương được vai trị đầu tàu trên thị trường máy tính Việt Nam với niềm tin của người sử dụng. - 62 - TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: [1] Bộ thương mại (2004), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2004, Hà Nội. [2] Câu lạc bộ Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (2003), Thương hiệu Việt, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. [3] Trương Đình Chiến, chủ biên (2005), Quản trị thương hiệu hàng hĩa – Lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội. [4] Cục xúc tiến thương mại và Thời báo kinh tế Việt Nam (2005), Trang vàng thương hiệu Việt Nam. [5] Michael Dell (2005), Mơ hình bán hàng trực tiếp của Dell (Bản dịch tiếng Việtcủa Phương Thúy), NXB Giao thơng vận tải, Thanh Hĩa. [6] Bùi Lê Hà đồng biên soạn (2001), Quản trị kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh. [7] Đồn Việt Hải (2001), Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành cơng nghiệp điện tử tin học Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh. [8] Thu Hiền, “Năng động thị trường phần cứng”, Báo Kinh tế Việt Nam số 38 ngày 20 tháng 9 năm 2005, trang 36-37. [9] Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, bản dịch tiếng Việt của Luật gia Khâu Văn Sỹ. [10] Hội tin học TP. Hồ Chí Minh, Tồn cảnh cơng nghệ thơng tin Việt Nam năm 2002, năm 2003, năm 2004 [11] Học viện tài chính (2002), Chính sách thuế Nhà nước trong tiến trình hội nhập, NXB Tài chính, Hà Nội. [12] IDG (2005), Thị trường máy tính Việt Nam năm 2004 và dự báo đến 2008, Việt Nam. [13] Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2003), Một số quy định pháp luật về Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao cơng nghệ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [14] Quyết định số 19/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20 tháng 02 năm 2001 Về việc bổ sung sản phẩm máy vi tính vào danh mục các sản phẩm cơng - 63 - nghiệp trọng điểm được hỗ trợ theo Quyết định số 37/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2000 của Thủ tướng chính phủ. [16] Thời báo kinh tế Việt Nam (2005), “Cơ cấu lại nền kinh tế - Phấn đấu trở thành nước cơng nghiệp năm 2020”, Kinh tế 2004-2005: Việt Nam và Thế giới, trang 7- 9. [17] Thời báo kinh tế Việt Nam (2005), “Tăng trưởng nhanh và bền vững”, Kinh tế [18] Thơng tư số 04/2001/TT-BCN của Bộ cơng nghiệp ngày 06 tháng 06 năm 2001 về Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 19/2001/QĐ-TTg [19] Võ Thanh Thu (2003), Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh. [20] Tiếng nĩi bè bạn (2004), Gia nhập WTO – Việt Nam kiên định con đường đã chọn, NXB Chinh trị quốc gia, Hà Nội. [21] Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế - Lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến lược cạnh tranh của cơng ty, NXB Thế giới, Hà Nội. [22] Đặng Minh Tuấn (2004), Vietkey Linux - Khả năng ứng dụng phần mềm nguồn mở trong các hệ thống CNTT, Hội thảo hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam lần thứ 8, Kiên Giang. [23] Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2002), Đề án Tin học hĩa quản lý hành chính nhà nước tại Thánh phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2002-2005 (Đề án 112) [24] Viện nghiên cứu thương mại (2004), Phát triển hệ thống phân phối hàng hĩa ở 2004-2005: Việt Nam và Thế giới, trang 10-12. Thơng tin tại các Website: 1. www.vaip.org.vn (Hội tin học Việt Nam) 2. www.hca.org.vn (Hội tin học TP. Hồ Chí Minh) 3. www.pcworld.com.vn (Tạp chí PC World Việt Nam) 4. www.pcworld.com (Tạp chí PC World của Mỹ) 5. www.thuonghieuviet.com.vn (Thời báo Kinh tế Việt Nam & Cục xúc tiến thương mại) PHỤ LỤC 1. - 64 - PHIẾU ĐIỀU TRA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG MÁY TÍNH Kính gửi: Quý Anh/ Chị Xin chào quý Anh/ Chị, tơi là Lê Linh Giang, học viên lớp cao học 11 ngành kinh doanh Ngoại thương của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Với sự quan tâm và mong muốn ngành máy tính nước nhà ngày càng phát triển, tơi thực hiện đề tài “Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh doanh máy tính thương hiệu Việt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”. Để tiếp cận với quan điểm và đánh giá của người tiêu dùng đối với mặt hàng máy tính nĩi chung và máy tính thương hiệu Việt nĩi riêng, tơi thực hiện điều tra với các câu hỏi sau. Rất mong nhận được sự hỗ trợ của quý Anh/ Chị trong việc điều tra này. =========================================================== === Lưu ý: c Với câu hỏi mở, Anh/ Chị vui lịng điền thơng tin vào phần để trống (………………). d Với câu hỏi lựa chọn, Anh/ Chị khoanh trịn hoặc đánh dấu “X” vào câu trả lời phù hợp với sự lựa chọn, và điền thêm thơng tin vào phần để trống (…………….) nếu cĩ. e Với câu hỏi thang điểm từ 1 đến 5, Anh/ Chị điền mức điểm lựa chọn. 1/ Ngành nghề chuyên mơn của Anh/ Chị: ……………………………….. 2/ Anh/ Chị đã sử dụng máy tính từ năm: …………. 3/ Anh/ Chị sử dụng loại máy tính nào sau đây? a. Máy tính mang nhãn hiệu nước ngồi b. Máy tính lắp ráp cĩ thương hiệu cụ thể của Việt Nam c. Máy tính lắp ráp khơng cĩ thương hiệu cụ thể d. Máy tính đã qua sử dụng 4/ Trong các quyết định mua máy tính, Anh/ Chị là người: a. Tự chọn lựa và ra quyết định mua b. Được tư vấn từ người khác để ra quyết định mua c. Tư vấn cho người khác - 65 - {lựa chọn (c) cĩ thể xảy ra đồng thời với lựa chọn (a) hoặc (b)} 5/ Đối với Anh/ Chị, ngân sách dành cho việc mua máy tính là: a. Khơng đáng kể, sẵn sàng mua khi cĩ nhu cầu b. Là khoảng đầu tư đáng kể, cần cân nhắc c. Vượt quá mức cho phép 6/ Theo Anh/ Chị, máy tính nên được trang bị lại trong vịng ……… năm 7/ Khi ra quyết định mua máy tính, mức độ quan tâm của Anh/ Chị đến các yếu tố sau: Thang điểm: (1) - Hồn tồn khơng quan tâm (2) - Khơng quan tâm (3) - Khơng chắc quan tâm (4) - Cĩ quan tâm (5) - Rất quan tâm Thang điểm STT Các yếu tố 1 2 3 4 5 1 Giá cả 2 Cấu hình 3 Độ ổn định 4 Tính tương thích của các linh kiện 5 Các thiết bị ngoại vi kèm theo 6 Khả năng mở rộng để nâng cấp các thiết bị 7 Dịch vụ bảo hành 8 Trung tâm hỗ trợ khách hàng 9 Các hình thức khuyến mãi 10 Thương hiệu của sản phẩm 8/ Ý kiến đánh giá của Anh/ Chị về các dịch vụ liên quan đến máy tính. Thang điểm: (1) - Hồn tồn khơng cần thiết (2) - Khơng cần thiết (3) - Khơng chắc cần thiết (4) - Cần thiết (5) - Rất cần thiết Thang điểm STT Các yếu tố 1 2 3 4 5 1 Cài đặt phần mềm 2 Bảo trì tận nhà 3 Bảo trì tại cơng ty bán hàng - 66 - 4 Giải đáp thắc mắc qua điện thoại 5 Tư vấn nâng cấp máy 6 Cập nhật thơng tin về cơng nghệ máy tính 7 CLB về sử dụng máy tính 9/ Ngồi các dịch vụ kể trên, theo Anh/ Chị, các dịch vụ bổ sung nào sẽ mang lại tiện ích cho người sử dụng ? ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------- 10/ Anh/ Chị hãy nêu một số thương hiệu máy tính mà Anh/ Chị biết. Thương hiệu máy tính Thương hiệu máy tính 1. 6. 2. 7. 3. 8. 4. 9. 5. 10. 11/ Ý kiến đánh giá của Anh/ Chị về các loại máy tính trên thị trường Việt Nam STT Thang điểm: (1) - hồn tồn khơng tốt (2) - khơng tốt (3) - trung bình/ chấp nhận được (4) - khá tốt (5) - tốt Máy tính thương hiệu nước ngồi Máy tính lắp ráp thương hiệu Việt Nam Máy tính lắp ráp khơng cĩ thương hiệu Máy tính đã qua sử dụng 1 Giá cả 2 Cấu hình 3 Độ ổn định 4 Tính tương thích của các linh kiện 5 Các thiết bị ngoại vi kèm theo 6 Khả năng mở rộng để nâng cấp các thiết bị 7 Dịch vụ bảo hành - 67 - 8 Trung tâm hỗ trợ khách hàng 9 Các hình thức khuyến mãi 10 Thương hiệu của sản phẩm 11 Tổng quan chung 12/ Ngồi máy tính ở cơ quan, Anh/ Chị cĩ (hoặc sẽ) trang bị máy tính riêng cho bản thân hoặc gia đình khơng? a. cĩ b. khơng 13/ Nếu cĩ, máy tính của riêng Anh/ Chị hoặc gia đình Anh/ Chị hiện tại (hoặc sẽ) là : a. máy tính để bàn b. máy tính xách tay 14/ Anh/ Chị cập nhật thơng tin về máy tính và các loại linh kiện liên quan qua các nguồn nào? (1) - khơng bao giờ (2) - hiếm khi (3) - thỉnh thoảng (4) - thường xuyên (5) - rất thường xuyên Thang điểm STT Nguồn thơng tin 1 2 3 4 5 1 Trao đổi bạn bè, người quen 2 Báo chí, bản tin hàng ngày 3 Chào giá từ các cơng ty 4 Các tạp chí chuyên ngành về máy tính 5 Thơng tin trên internet 6 Phịng bán hàng của các cơng ty chuyên doanh 7 Trung tâm hỗ trợ khách hàng của các cơng ty chuyên doanh 15/ Nhận xét của Anh/ Chị về mặt hàng máy tính nĩi chung và máy tính thương hiệu Việt nĩi riêng. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chân thành cám ơn sự hỗ của quý Anh/ Chị. Chúc Anh/ Chị khỏe, thành cơng! ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA1527.pdf
Tài liệu liên quan