Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng may mặc ở Công ty may Thăng Long

lời nói đầu “…Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không? Dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu haykhông?…” Câu nói bất hủ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh năm xưa nay đã trở thành hiện thực. Vâng, mỗi chúng ta, ai ai cũng tự hào về một dân tộc anh hùng, tự hào là con dân của nước Việt. Dân tộc Việt Nam đã kiên cường, bất khuất trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc thì ngày nay lại càng giỏi dang hơn, chịu thương chịu khó hơn trong công cuộc kiến thiết xây dựng nước nhà. Giờ đâ

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng may mặc ở Công ty may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y Việt Nam có thể ngẩng cao đầu trước bạn bè năm châu bốn biển về những gì chúng ta dã, đang và sẽ đạt được trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bao gồm: Văn hoá, Chính trị, Quốc phòng An ninh, đặc biệt là lĩnh vực Kinh tế. Có thể nói, Đại Hội Đảng lần thứ VI đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại cho lịch sử phát triển đất nước, nó đã mở ra một kỉ nguyên mới, một thời kì mới, một giai đoạn mới cho nền Kinh tế Việt Nam, đó là: Nền Kinh tế thị trường, có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Song song với quá trình đổi mới không ngừng của nền Kinh tế thì hoạt động Kinh doanh Quốc tế cũng ngày càng phát triển ở Việt Nam. Khi đề cập tới Kinh doanh Quốc tế, chúng ta không thể không nhắc đến lĩnh vực Xuất khẩu bởi vì nó là hình thức kinh doanh cơ bản nhất và là một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của quốc gia. Tuy phải trải qua rất nhiều khó khăn thử thách trước sự biến động liên tục của thị trường thế giới ngày một khó tính nhưng Xuất khẩu nước ta vẫn đứng vững và các sản phẩm của Việt Nam không vì thế mà vắng bóng trên trường Quốc tế. Một trong số những mặt hàng Xuất khẩu chủ lực phải kể tới là hàng dệt may. Cũng như một số nước khác, ngành dệt may Việt Nam đã nhanh chóng trở thành mũi nhọn xuất khẩu và đang đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong tổng số các ngành Công Nghiệp nhẹ của đất nước. Nói đến dệt may không ai có thể phủ nhận sự đóng góp to lớn của Công ty may Thăng Long vào quá trình thực hiện chiến lược “ Hướng về xuất khẩu” mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong Đại hội VIII. Tự hào là Công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên trong cả nước được ra đời năm 1958, Công ty may Thăng Long tật sự xứng đáng với danh hiệu “Con chim đầu đàn của ngành dệt may Việt Nam”. Ngày nay các sản phẩm của Công ty đã có mặt ở nhiều quốc gia từ Châu á đến Châu Âu, nhờ đó kim ngạch xuất khẩu của ngành nói riêng và của cả nước nói chung không ngừng nâng cao. Mặc dù hiện nay, một số thị trường truyền thống như các nước Đông Âu, Liên Xô cũ đã bị thu hẹp đáng kể, song số lượng cũng như chất lượng hàng dệt may xuất khẩu của Công ty vẫn tiếp tục được cải thiện và gia tăng. Vì vậy, nghiên cứu nắm bắt thị trường, không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng luôn là phương châm hoạt động hàng đầu của Công ty may Thăng Long trong thời kì Công Nghiệp Hoá- Hiện Đại Hoá. Xuất phát từ tiền đề lí luận trên và bằng vốn kiến thức đã học, em quyết định chọn đề tài của đề án môn học là: "Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng may mặc ở Công ty may Thăng Long" Đề án được hoàn thành dựa trên cơ sở những lý luận chung của môn học Quản trị Kinh doanh Quốc tế kết hợp với các số liệu về tình hình hoạt động SXKD của Công ty may Thăng Long cùng nhiều tài liệu khác có liên quan. Bằng việc áp dụng tính khoa học biện chứng và sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp, em chia nội dung của Đề án thành 3 phần chính như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu dệt may đối với Việt Nam. Chương 2: Thực trạng tình hình hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3: Phương hướng, biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cho ngành dệt may Việt Nam. Chương I những vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối vơí việt nam I- khái niệm- các hình thức- vai trò của xuất khẩu 1- Khái niệm Xuất khẩu (XK) là việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. XK là hình thức KDQT lâu đời và quan trọng nhất. Nó xuất hiện từ khi hoạt động trao đổi quốc tế còn manh mún, phân tán với quy mô nhỏ. Song cho đến nay có thể nói, không một quốc gia nào có thể tăng trưởng và phát triển Kinh tế mà không đẩy mạnh XK. Mục đích của hoạt động XK là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Dựa trên cơ sở là sự phát triển hoạt động mua bán hàng hoá trong nước, hơn bao giờ hết XK đang diễn ra mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, dưới mọi hình thức đa dạng phong phú và không chỉ với hàng hoá hữu hình mà còn cả hàng hoá vô hình. Nhưng cho dù thế nào thì mục tiêu của XK vẫn nhằm đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. 2- Các hình thức XK chủ yếu a. XK trực tiếp: Là việc nhà SX trực tiếp tiến hành các giao dịch với khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình. Hình thức này được áp dụng khi nhà SX đã đủ mạnh để tiến tới thành lập tổ chức bán hàng riêng của mình và kiểm soát trực tiếp thị trường. tuy rủi ro KD có tăng lên song nhà SX có cơ hội thu lợi nhuận nhiều hơn nhờ giảm bớt các chi phí trung gian và nắm bắt kịp thời những thông tin về biến động thị trường để có biện pháp đối phó. b. XK gián tiếp: Là việc nhà SX thông qua dịch vụ của các tổ chức độc lập đặt ngay tại nước XK để tiến hành XK các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Hình thức này thường được các DN mới tham gia vào thị trường quốc tế áp dụng. Ưu điểm của nó là DN không phải đầu tư nhiều cũng như không phải triển khai lực lượng bán hàng, các hoạt động xúc tiến, khuyếch trương ở nước ngoài. Hơn nữa rủi ro cũng hạn chế vì trách nhiệm bán hàng thuộc về các tổ chức trung gian. tuy nhiên, phương thức này làm giảm lợi nhuận của DN do phải chia sẻ với các tổ chức tiêu thụ, không liên hệ trực tiếp với nước ngoài, vì thế nên việc nắm bắt thông tin về thị trường cũng bị hạn chế, dẫn đến chậm thích ứng với các biến động thị trường. c. XK theo nghị định thư ( XK trả nợ): Đây là hình thức mà DN tiến hành XK theo chỉ tiêu Nhà nước giao cho về một hoặc một số hàng hoá nhất định chio Chính phủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã kí kết giữa hai Chính phủ. Hình thức này cho phép DN tiết kiệm được các khoản chi phí cho nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, tránh sự rủi ro trong thanh toán. d. XK tại chỗ: Là hình thức KD XK đang có xu hướng phát triển và phổ biến rộng rãi bởi những ưu điểm của nó mang lại. Đặc điểm của loại hình này là hàng hoá không phải vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn có thể mua được. Do vậy nhà XK không cần đích thân ra nước ngoài đàm phán với người mua mà người mua tự tìm đến với họ. Mặt khác, DN sẽ tránh được những rắc rối hải quan, không phải thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá…nên giảm được lượng chi phí khá lớn. Đồng thời hình thức này còn cho phép DN thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận cao. e. Gia công quốc tế: Là một hình thức KD, theo đó một bên nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm (bên nhận gia công) của bên kia (bên đặt gia công) để chế biến thành thành phẩm rồi giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (tiền gia công).Đây cũng là hình thức đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở các nước có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phong phú. Bởi vì thông qua gia công, các quốc gia này sẽ có điều kiện đổi mới, cải tiến máy móc thiết bị và kĩ thuật công nghệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao năng lực sản xuất… g. Tái XK: Là việc XK những hàng hoá mà trước đây đã nhập khẩu về nhưng vẫn chưa tiến hành các hoạt động chế biến. Hình thức này cho phép thu lợi nhuận cao mà không phải tổ chức SX, đầu tư vào nhà xưởng, máy móc thiết bị....Chủ thể tham gia hoạt động XK này nhất thiết phải có sự góp mặt của 3 quốc gia: nước XK- nước NK- nước tái XK. 3- Sự cần thiết của XK nói chung và XK hàng dệt may nói riêng đối với VN a. Sự cần thiết của hoạt động XK - XK tạo nguồn vốn cho nhập khẩu. CNH đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường ngắn nhất để khắc phục nghèo nàn và lạc hâụ. Tuy nhiên, muốn có được điều này phải cần một số vốn lớn để NK hàng hoá, thiết bị, kĩ thuật công nghệ tiên tiến, hện đại. nguồn vốn này có thể lấy từ nhiều nguồn như: đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ… Nhưng nguòon vốn quan trọng nhất để NK là thu từ XK. Có thể khẳng định rằng, XK quyết định quy mô và toóc độ tăng trưởng của NK. - XK góp phàn chuyển dịch cơ cấu KT- Thúc đẩy SX phát triển Cơ cấu XK và SX thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ. Dó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu KT trong quá trình CNH- HĐH phù hợp với sự phát triển của nền KT thế giới là một tất yếu đối với nước ta. Có thể nhìn nhận theo 2 hướng khác nhau về tác động của XK đối với sự chuyển dịch cơ cấu KT và SX: Một là: XK chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do SX vượt quá nhu cầu nội địa. Trong khi nước ta còn chậm phát triển, SX nói chung còn chưa đủ cho tiêu dùng. Nếu chỉ thụ động dựa vào sự thừa ra của SX thì XK mãi mãi nhỏ bé, tăng trưởng thấp. Từ đó, SX và chuyển dịch cơ cấu sẽ diễn ra rất chậm chạp. Hai là: Coi thị trường mà đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức SX. Quan điểm này xuất phát từ chính nhu cầu thị trường thế giới để tổ chức SX. Điều này tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu KT mà nó thể hiện ở chỗ: + XK tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển. + XK tạo khả năng để mở rộng thị trường thiêu thụ. + XK tạo ra những tiền đề KT- kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng caonăng lực SX trong nước.Điều này có nghĩa là XK là phương tiện quan trọng đưa vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào VN để CNH- HĐH đất nước. + Thông qua XK, hàng hoá VN sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về mặt gía cả cũng như chất lượng. Điều này đòi hỏi các DN pahỉ luôn luôn thay đổi để thích nghi với thị trường. - XK có tác động tích cực đến gải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. -KT là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ đẩy quan hệ KT đối ngoại của nước ta. b. Vai trò của XK hàng may mặc đối với nền KT Việt Nam Như chúng ta đã biết, ngành dệt may có vị trí quan trọng đối với nền Kinh Tế Quốc Dân bởi vì nó vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng nội địa lại vừa là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của quốc gia nhờ việc xuất khẩu những sản phẩm của ngành. Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam được XK sang hơn 40 thị trường trên thế giới và tính đến năm 1999 tổng kim ngạch XK của ngành đạt 1700 triệu USD, đứng thứ 3 sau dầu thô và nông sản. Biểu1: Những thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam Đơn vị: Triệu USD Thị trường Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Thị trường không Quota Nhật Bản 325 252 280 Đài Loan 198 200 160 Nga 42 52 53 Hàn Quốc 76 40 31 Singapo 56 26 38 Mỹ 23 24 23 Astralia 17 10 14 Hồng Kông 27 13 7 Malaixia 8 4 6 Ba Lan 10 14 16 Lào 3 3 5 Thuỵ Sỹ 4 22 20 Thị trường cần Quota nước NK Đức 165 182 177 Pháp 32 55 40 Anh 32 55 40 Hà Lan 43 43 35 Bỉ 18 25 32 Italia 27 30 22 Tây Ban Nha 14 24 20 Canađa 18 22 18 Thuỵ Điển 11 11 10 Đan Mạch 6 19 7 Na Uy 6 6 4 Một trong những nguyên nhân mang lại kết quả như trên là nhờ sự phối hợp cũng như sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan quản lý Nhà nước nên hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam với cộng đồng chung Châu Âu được kí kết ngày 15/12/1992 và có hiệu lực thi hành ngày 1/1/1993. Từ đó đã mở ra cho ngành dệt may nước ta một cơ hội mới để thâm nhập vào thị trường tư bản đầy tiềm năng với hơn 350.000 triệu dân có mức thu nhập rất cao. Cho đến nay, ngành dệt may đã có quan hệ buôn bán với hơn 200.000 công ty thuộc hơn 40 nước trên thế giới và khu vực. Bằng việc đẩy mạnh XK dưới hình thức gia công hoặc theo phương thức thương mại thông thường với các nước công nghiệp phát triển như: Nhât Bản, Canada, Pháp…và các nước công nghiệp mới như: Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo, Trung Quốc trong đó chủ yếu là Hồng Kông thì giờ đây hàng dệt may Việt Nam lại có thêm thị trường Mỹ rộng lớn, sức mua cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành dệt may nước nhà vẫn còn có nhiều mặt hạn chế như sau: - Hàng hoá của ta SX chưa phù hợp với thị hiếu của khách hàng cũng như các tiêu chuẩn chất lượng ở một số thị trường khó tính. - Phương thức hoạt động chủ yếu là gia công XK. - Chưa chủ động trong việc thiết kế mẫu mã cho sản phẩm mà đa số dựa vào mẫu đặt hàng của khách. - Công tác tổ chức mạng lưới phân phối, Marketing ở thị trường nước ngoài chưa triển khai thống nhất. - Sự am hiểu về các phong tục tập quán, luật lệ của nước bạn vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, do chưa phải là thành viên của WTO nên hàng dệt may Việt Nam đang chịu hai bất lợi lớn so với các nước XK ở chỗ: còn bị hạn chế bằng hạn ngạch theo các hiệp định song phương, kể cả sau năm 2004 và chịu thuế suất nhập khẩu cao hơn ở nhiều thị trường quan trọng. Tuy nhiên, để xứng đáng với vai trò của mình trong nền KTQD, ngành công nghiệp dệt may đã đặt ra mục tiêu phát triển đến năm 2010 là: Biểu 2: Mục tiêu XK của ngành dệt may đến năm 2010: Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu Thực hiện 1995 Kế hoạch 2000 Kế hoạch 2005 Kế hoạch 2010 Kim ngạch XK 750 2000 3000 4000 Trong đó: Hàng may mặc 500 1630 2200 3000 Tỷ lệ 66,67% 81,5% 73,3% 75% (Nguồn: quy hoạch tổng thể phát triển ngành CN dệt may đến năm 2010 –Bộ Công Nghiệp) Với những gì đã, đang và sẽ đạt được, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào tương lai tươi sáng của ngành dệt may Việt Nam trong những năm tới, đặc biệt khi mà xu hướng Quốc tế hoá và Toàn cầu hoá đang diễn ra cao độ. II- Nội dung chính của hoạt động XK 1- Các bước tổ chức hoạt động XK Sơ đồ1: Trình tự các bước tổ chức hoạt động XK Thực hiện hợp đồng XK, giao hàng và thanh toán Đàm phán, ký kết hợp đồng XK Lựa chọn phương thức giao dịch Lựa chọn đối tác giao dịch Lựa chọn thị trường XK Lựa chọn mặt hàng XK Nghiên cứu thị trường 2- Các bước chính thực hiện hợp đồng XK Sơ đồ2:Trình tự các bướcthực hiện hợp đồng XKGiải quyết chanh chấp nếu có Làm thủ tục thanh toán Giục mở L/C và kiểm tra L/C Giao hàng lên tàu Làm thủ tục hải quan Mua bảo hiểm hàng hoá nếu có Thuê phương tiện vận tải Kiểm tra hàng XK Chuẩn bị hàng hoá XK Xin giấy phép XK III- các nhân tố ảnh hưởng tới XK 1- Các nhân tố bên ngoài DN - Các yếu tố cạnh tranh Sơ dồ3: Mô hình cạnh tranh 5 nhân tố của Michael E. Porter Những người mới bước vào KD nhưng có khả năng tiềm tàng rất lớn Người cung cấp Người mua Cạnh tranh giữa các công ty hiện tại Sản phẩm, dịch vụ thay thế Mỗi DN, mỗi ngành KD hoạt động trong môi trường và điều kiện cạnh tranh không giống nhau. Hơn nữa, môi trường này luôn thay đổi khi chuyển từ nước này sang nước khác. Khi tiến hành hoạt động KD XK sang nước ngoài, một số DN có khả năng nắm bắt nhanh cơ hội và biến thời cơ thuận lợi thành thắng lợi. Nhưng cũng có không ít DN gặp phải những khó khăn, thử thách, rủi ro cao vì phải đương đầu cạnh tranh với những công ty Quốc tế có nhiều lợi thế và tiềm năng hơn. Các yếu tố cạnh tranh mà một DN XK có thể gặp phải bao gồm: - Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Đó là sự xuất hiện các công ty mới tham gia vào thị trường nhưng có khả năng mở rộng SX, chiếm lĩnh thị trường, thị phần của các công ti khác. - Khả năng mặc cả của nhà cung cấp: là nhân tố phản ánh mối tương quan giữa nhà cung cấp với công ti ở khía cạnh sinh lợi, tăng giá hoặc giảm giá, giảm chất lượng hàng hoá khi tiến hành giao dịch với công ti. - Khả năng mặc cả của khách hàng: Khách hàng có thể mặc cả thông qua sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng hoá mua từ công ti hoặc đưa ra yêu cầu chất lượng phải tốt hơn với cùng một mức giá. - Sự đe doạ của sản phẩm, dịch vụ thay thế: Do giá cả của sản phẩm hiện tại tăng lên nên khách hàng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ thay thế. Đây là nhân tố đe doạ sự mất mát thị trường của công ti. - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Trong điều kiện này, các công ti cạnh tranh khốc liệt với nhau về giá cả, sự khác biệt hoá của sản phẩm hoặc việc đổi mới sản phẩm giữa các công ti hiện đang cùng tồn tại trong thị trường. - Các yếu tố văn hoá XH Các yếu tố văn hoá tạo nên các loại hình khác nhau của nhu cầu thị trường, là nền tảng cho sự xuất hiện thị hiếu tiêu dùng sản phẩm, cũng như sự tăng trưởng của các đoạn thị trường mới. Do có sự khác nhau về nền văn hoá đang tồn tại ở các quốc gia cho nên các nhà KD phải sớm có những quyết định nên hay không nên tiến hành XK sang thị trường đó. Điều này trong một chừng mực nhất định tuỳ thuộc vào sự chấp nhận của DN đối với môi trường văn hoá nước ngoài. Trong môi trường văn hoá, những nhân tố nổi lên giữ vị trí cực kì quan trọng là lối sống, tập quán, ngôn ngữ, tôn giáo. Đay có thể coi như là những hàng rào chắn các hoạt động giao dịch KD XK. - Các yếu tố KT Muốn tiến hành hoạt động XK thì các DN buộc phải có những kiến thức nhất định về KT. Chúng sẽ giúp cho DN xác định được những ảnh hưởng của DN đối với nền KT nước chủ nhà và nước sở tại, đồng thời DN cũng thấy được ảnh hưởng của những chính sách KT quốc gia đối với hoạt động KD XK của mình. Tính ổn định hay không ổn định về KT và chính sách KT của một quốc gia nói riêng, các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động XK của DN sang thị trường nước ngoài. Mà tính ổn định trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Có thể nói, đây là những vấn đề mà DN luôn quan tâm hàng đầu khi tham gia KD XK. - Các yếu tố chính trị Các yếu tố chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong KD, đặc biệt là các hoạt động KD XK. Tính ổn định về chính trị của các quốc gia sẽ là nhân tố thuận lợi cho các DN hoạt động XK sang thị trường nước ngoài. Không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có điều kiện để ổn định và phát triển hoạt động XK. Chính vì vậy, khi tham gia KD XK ra thị trường thế giới đòi hỏi các DN phải am hiểu môi trường chính trị ở các quốc gia, ở các nước trong khu vực mà DN muốn hoạt động. - Các yếu tố luật pháp Một trong những bộ phận của nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động XK của DN là hệ thống luật pháp. Vì vậy, trong hoạt động XK đòi hỏi DN phải quan tâm và nắm vững luật pháp: luật quốc tế, luật quốc gia mà ở đó DN đang và sẽ tiến hành XK những sản phẩm của mình sang đó, cũng như các mối quan hệ luật pháp đang tồn tại giữa các nước này. Nói một cách khái quát, luật pháp cho phép DN được quyền KD trong lĩnh vực, ngành nghề, và dưới hình thức nào. Ngược lại, những mặt hàng, lĩnh vực nào mà DN bị hạn chế hay không được quyền KD. Như vậy, luật pháp không chỉ chi phối các hoạt động KD của DN trên chính quốc gia đó mà còn ảnh hưởng đến cả các hoạt động KD XK. - Các yếu tố khoa học công nghệ Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ khá chặt chẽ với hoạt động KT nói chung và hoạt động XK nói riêng. Ngày nay, nhờ có sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã cho phép các DN chuyên môn hoá cao hơn, quy mô SXKD tăng lên, có khả năng đạt được lợi ích KT nhờ quy mô. Từ đó, DN có thể chống chọi được với sự cạnh tranh gắt gao trên thị trường Quốc tế. 2- Các nhân tố bên trong DN Các nhân tố thuộc DN là một trong các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động KD của DN nói chung và hoạt động XK nói riêng. Nó được hiểu như là nền văn hoá của tổ chức DN, được hình thành và phát triển cùng với quá trình vận hành DN. Nền văn hoá DN bao gồm nhiều yếu tố cấu thành: triết lí KD, tập quán, thói quen, truyền thống, phong cách sinh hoạt, lễ nghi được duy trì, sử dụng trong DN. Tất cả các yếu tố này đã tạo nên bầu không khí, một bản sắc và tinh thần đặc trưng riêng cho từng DN. Nếu DN nào có nền văn hoá phát triển cao thì sẽ có khí thế làm việc hăng say, đề cao sự sáng tạo, chủ động, trung thành. Ngược lại, một DN với nền văn hoá thấp sẽ là sự bàng quan, bất lực hoá đội ngũ lao động của DN. Do các nhân tố bên trong có vai trò quan trọng tới sự tồn tại và phát triển của DN, nên ngày nay hầu hết mọi DN đều chú trọng đầu tư đến những yếu tố này. Các yếu tố bên trong bao gồm: - Ban lãnh đạo DN: Đây là bộ phận đầu não của DN. Nếu ví DN như một đoàn tàu thì họ là những người cầm lái. Ban lãnh đạo là người đề ra các mục tiêu, xây dựng những chiến lược, kiểm tra giám sát việc thực hiện các kế hoạch. Vì vậy, trình độ quản lí của ban lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động XK của DN. - Cơ cấu tổ chức của DN: Một cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ phát huy được trí tuệ của các thành viên trong DN, phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh tập thể đồng thời vẫn đảm bảo cho việc ra quyết định, truyền tin và thực hiện SXKD nhanh chóng. Hơn nữa, với cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa các bộ phận, từ đó có thể giải quyết kịp thời mọi vấn đề nảy sinh. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên: Hầu hết các DN đều nhấn mạnh tầm quan trọng của những nhân viên có năng lựcvà có trình độ trong việc đạt các mục tiêu SXKD của doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy là vì, các hoạt động XK chỉ có thể tiến hành khi đã có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, đối tác, phương thức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng… Muốn vậy, DN phải có được đội ngũ cán bộ kinh doanh am hiểu luật pháp quốc tế, có khả năng phân tích , dự báo những biến đổi của thị trường, thông thạo các phương thức thanh toán quốc tế, có nghệ thuật giao dịch đàm phán kí kết hợp đồng. - Các nguồn lực khác: Đấy là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ hoạt động SXKD của DN như: + Văn phòng làm việc + Hệ thống nhà xưởng, nhà kho cùng các thiết bị vận tải + Máy móc thiết bị + Tình hình tài chính của DN Chương II thực trạng hoạt động Xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may thăng long I- quá trình hình thành, phát triển và một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của công ty may thăng long 1- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty từ khi thành lập cho đến nay Ngày 8/5/1958 Bộ Ngoại Thương quyết định thành lập “Công ty may mặc xuất khẩu” thuộc Tổng Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm có trụ sở ở số nhà 15 phố Cao Bá Quát, tiền thân của Công ty may Thăng Long ngày nay. Có thể nói, Công ty may mặc XK ra đời là sự mở đầu có tính chất khai sinh ra ngành may mặc XK Việt Nam nhằm góp phần thực hiện thắng lợi dường lối của Đảng và Nhà nước “ Hướng mạnh về XK, không ngừng mở rộng các quan hệ Kinh tế Quốc tế, để cho thế giới biết đến con người Việt Nam cũng như hàng hoá Việt Nam qua những sản phẩm may mặc XK. Đồng thời góp phần đảm bảo nhu cầu may mặc cho toàn XH”. Trong những ngày mới thành lập, Công ty chỉ có 28 cán bộ và khoảng 550 công nhân, tổng số máy móc thiết bị là 1700 máy khâu đạp (phần lớn là các máy cũ kĩ, lạc hậu). Nhưng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng cùng với việc ra đời tổ chức Công Đoàn và Chi Đoàn Thanh Niên đến ngày 15/8/1958, Công ty đã hoàn thành suất xắc năm kế hoạch đầu tiên. Tổng sản lượng Công ty đạt được là 391.129 sản phẩm so với chỉ tiêu kế hoạch đạt 112,8%, giá trị tổng sản lượng tăng840.822. Mặc dù những con số này tuy nhỏ bé, khiêm tốn nhưng đó lại là niềm tự hào vô cùng lớn lao của toàn bộ anh em trong Công ty, nó như những viên gạch đầu tiên xây nên một nền móng vững chắc cho sự phát triển thần kỳ của Công ty may Thăng Long sau này. Từ năm 1961-1965 là thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Công ty. Tuy gặp phải một số những khó khăn như: phải di chuyển địa điểm, tách ra thành hai công ty con nhưng bù lại thiết bị kỹ thuật được đổi mới, đội ngũ công nhân đã lớn mạnh và trưởng thành cho nên trong cả 5 năm đó, Công ty năm nào cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch. Năm 1966-1975, trong khi cuộc chiến tranh chống Đế quốc Mỹ xâm lược đang diễn ra ác liệt nhưng Công ty may Thăng Long vẫn tiếp tục trang bị thêm nhiều máy móc mới: 240 máy may có tốc độ 5000 vòng/ phút, 3 phân xưởng may và phân xưởng cắt đều được lắp máy hiên đại… Nhờ vậy mà hoạt động SXKD của Công ty thường xuyên được duy trì. Những thành quả trên đã góp phần thúc đẩy Công ty thực hiện tốt kế hoạch 5 năm lần hai (1967-1980). Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch năm thấp nhất là100,36% còn năm cao nhất là 104,36%. Hơn thế, Công ty đã thiết lập được nhiều mối quan hệ với các bạn hàng mới như: Pháp, Hungary, Thuỵ Điển. Trong thời kỳ 1980-1985 Công ty may Thăng Long đã quyết định làm một bước đột phá lớn, đó là: Thay vì nhận các vật tư, nguyên liệu do Nhà nước cấp, Công ty sẽ SX và gia công hàng XK bằng những nguyên liệu mà khách hàng đưa đến tức là Công ty đã chuyển từ XK mậu dịch sang SX gia công XK. Đồng thời Công ty cũng tiến hành gia công hàng may mặc XK cho các nước: Pháp, Thuỵ Điển, Hà Lan và Liên Xô cũ. Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra 3 chương trình Kinh tế lớn: “Đẩy mạnh SX lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng XK” thì cùng với các nhà máy, xí nghiệp khác, Công ty may Thăng Long cũng được giao phó trọng trách nặng nề đó. Thêm vào đấy, việc chấm dứt chế độ quan liêu bao cấp để chuyển sang nền Kinh tế Thị trường với những thay đổi như vũ bão của mọi thành phần kinh tế cũng khiến Công ty bị cuốn vào cơn lốc đổi mới. Tính đến năm 1989, Công ty đã xuất sang thị trường Liên Xô cũ và các nươc Đông Âu trên 50.000.000 sản phẩm sơ mi quy đổi. Nhưng rồi tình hình thế giới diễn biến ngày càng phức tạp, nước Cộng hoà liên bang Xô Viết cùng hàng loạt các nước Đông Âu khác nhanh chóng tan rã và sụp đổ làm cho hệ thống XHCN lung lay, dao động. Song song với những biến cố chính trị đó, các thị trường quen thuộc của Công ty cũng bị thu hẹp đáng kể. Trước tình trạng nan giải này, với lòng tin sắt đá và tinh thần trách nhiệm cao, ban lãnh đạo của Công ty một mặt quán triệt tư tưởng cho cán bộ công nhân viên hãy vững tin vào các đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, mặt khác nhanh chóng bắt tay xây dựng lại chiến lược SXKD cho Công ty trong thời kỳ mở cửa. Liên tục từ năm 1990 đến 1992, Công ty đã đầu tư một số vốn khá lớn để thay thế toàn bộ công nghệ SX cũ bằng dây chuyền SX hiện đại, tiến hành xắp xếp lại cơ cấu SXKD, cải tiến trong công tác quản lý, đặt nhiệm vụ tìm kiếm và mở rộng thị trường lên hàng đầu.Vì vậy Công ty đã sớm tiếp cận được thị trường Châu á mà điển hình là các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản. Với phương châm không ngừng nâng cao chất lượng hàng may mặc XK, năm 1993 Công ty mạnh dạn bỏ ra hơn 3 tỷ đồng mua 16.000 mét vuông đất tại Hải Phòng để xây dựng xưởng may, đồng thời đầu tư trên 6 tỷ đồng xây dựng thêm kho ngoại quan và xưởng SX ống ghen. Nhờ đó mà Công ty đã giải quyết cho trên dưới 200 lao động của thành phố hoa phượng đỏ. Năm 1996, Công ty còn đầu tư 6 tỷ đồng cho việc cải tạo, mua sắm thiết bị và thành lập thêm một đơn vị trực thuộc nữa ở Nam Định, thu hút 250 lao động dư thừa. Năm 1998 Công ty may Thăng Long tròn 40 tuổi cũng là 40 năm trưởng thành và phát triển chói lọi của Công ty. Năng lực SX của Công ty đã lớn mạnh hơn nhiều, có thể SX 5.000.000 sản phẩm / năm trong đó doanh thu XK đạt 66,911 tỷ đồng. Cho đến nay, sau gần 14 năm đổi mới, Công ty may Thăng Long đã tìm được chỗ đứng cho mình trên thị trường Quốc gia và thị trường Quốc tế. Năm 2000, năm chuyển giao thế kỷ, trải qua biết bao thăng trầm trong con đường phát triển của mình, Công ty đã tự rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn SXKD và luôn luôn phát huy sáng kiến, nghiên cứu tìm tòi các biện pháp để không ngừng thúc đẩy hoạt động XK mặt hàng may mặc. Biểu đồ: Giá trị tổng sản lượng của công ty may Thăng Long Biểu 3: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu SXKD của Công ty may Thăng Long TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 1 Tổng doanh thu: Doanh thu XK Doanh thu nội địa Tr. đ 48720 41215 2522 53910 41861 12049 64500 57515 7200 78881 66911 11970 97000 82123 14877 2 Tổng nộp ngân sách: Thuế VAT Thuế TNDN Thuế thu trên vốn Thuế khác Tr. đ 1267 207 580 460 20 1381 550 150 600 81 1500 300 150 620 430 1645 250 450 580 365 2874 1361 512 550 451 3 Kim ngạch XK theo giá FOB Kim ngạch XK theo giá HĐ Tr. $ 14,5 14 4,2 23 4,5 27,7 4,8 31 5,5 4 Giá trị SX công nghiệp Tr. đ 19320 22779 27500 35936 42349 5 Sản phẩm SX 1000sp 1967 1889 1509 1590 2567 6 Đầu tư XDCB Tr. đ 3850 5964 2000 16300 4500 7 Tổng số lao động Người 2071 2013 2000 1996 2000 8 Thu nhập bình quân 1000đ 567 620 735 835 920 9 Kim ngạch NK theo giá CIF Nhập thiết bị Nhập nguyên vật liệu Tr. $ 1000$ 10 8 542 7458 14 14000 16,1 1172 14928 7,8 59 7741 10 Lợi nhuận Tr.đ 525 530 800 997 1196 2-Đặc điểm Kinh tế – Kỹ thuật của Công ty may Thăng Long a. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của công ty Cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, Công ty may Thăng Long trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, có quyền tổ chức, điều hành hoạt động SXKD của mình, có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, có bộ máy quản lý theo mô hình chức năng- tham mưu. Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức của Công ty may Thăng Long Tổng giám đốc GĐ điều hành XNK- kỹ thuật GĐ điều hành SX GĐ điều hành nội chính Phòng kế toán, tài vụ Văn phòng Phòng thông tin Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch SX Phòng KD nội địa Xưởng thời trang XN phù trợ XN dịch vụ đời sống Nhà trẻ Nhà ăn Căng tin TCCB LĐTL Bảo hiểm dạy nghề Y tế Trung tâm thương mại 39 Ngô Quyền Cửa hàng giới thiệu sp và cửa hàng thời trang 250 Minh Khai Các XN thành viên Chi nhánh Hải Phòng XN may Nam Hà XN may1 XN may1 XN may1 XN may1 XN may1 XN may1 Phòng KCS Phòng kho Nhà trẻ Nhà ăn Căng tin Nhà trẻ Nhà ăn Căng tin XN may Nam Hà XN may Nam Hà b. Đặc điểm về cơ sở vật chất- kỹ thuật Hiện nay tổng diện tích của Công ty tại 250 Minh Khai khoảng15.000 mét vuông, trong đó diện tích nhà xưởng khoảng 7200 mét vuông. Đây là địa điểm thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư nguyên liệu, nắm bắt các thông tin KT- XH, những biến động trên thị trường để phục vụ cho quá trình SXKD. Với mặt bằng như vậy, Công ty đã trang bị 36 loại mấy móc khác nhau. Đại đa số các máy móc thiết bị thuộc thế hệ tương đối mới từ năm 1989- 1990 trở lại đây và được nhập từ những nước công nghiệp như: Nhật Bản, Tây Đức, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc. Năm 1993, Công ty đầu tư 2 tỷ đồng để nhập một hệ thống giặt mài quần áo bò. Năm 1996 nhập dây chuyền công nghệ tự động may áo sơ micao cấp với giá 800.000USD. Năm 1997, Công ty lại mua thêm một dây chuyền nữa khoảng 400 Tr.đ. Cho đến bây giờ, mỗi XN của Công ty may Thăng Long đều được trang bị trên dưới 150 máy các loại. Biểu 4: Hệ thống máy móc thiết bị của Công ty may Thăng Long Tên thiết bị máy móc S._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34970.doc
Tài liệu liên quan