trường Đại học Kinh tế Quốc dân
khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế
chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế
chuyên đề tốt nghiệp
Đề tài:
một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần
và phát triển công nghệ detech
Giáo viên hướng dẫn : ts. đàm quang vinh
Sinh viên thực hiện : trần anh tuấn
Lớp : qtkdqt
Khóa : K 45
Hệ : Chính quy
Hà Nội 04 - 2007
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Trần Anh Tuấn.
Sinh viên lớp: Quản trị Kinh doanh Quốc tế 45
Khoa
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Nhập khẩu của Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Detech, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech, tôi đã nghiên cứu một số tài liệu của công ty, và để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình tôi có tham khảo một số tài liệu khác cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS Đàm Quang Vinh. Nghiên cứu khoa học là một vấn đề có tính chất kế thừa, tìm tòi, và nghiên cứu, tuy nhiên kết quả nghiên cứu trên là thành quả của chính tôi và không sao chép cũng như liên quan đến một đề tài nào khác tương tự. Có gì không đúng với những điều đã nói trên tôi xin hoàn toàn chiụ trách nhiệm .
Hà Nội, ngày 28 thỏng 04 năm 2007
Sinh viờn
Trần Anh Tuấn.
Lời nói đầu
Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp có vững thì nền kinh tế của một đất nước mới mạnh. Để tồn tại và phát triển bền vững, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu vươn lên tự khẳng định mình và tìm cho mình một chỗ đứng chắc chắn trong nền kinh tế. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả thông qua việc tối thiểu hoá các chi phí bỏ ra và tối đa hoá lợi nhuận thu về, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường như hiện nay. Do đó vấn đề nâng cao lợi nhuận càng trở nên bức bách đòi hỏi các nhà quản trị tài chính tại mỗi một doanh nghiệp phải hơn bao giờ hết đưa ra những phương án, chiến lược kinh doanh tối ưu nhất phù hợp với tình hình thực tế của thị trường. Bởi như ta đã biết, lợi nhuận là sự phản ánh rõ nét và sinh động nhất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. và tăng trưởng kinh tế.
Trước thách thức đó, ngành sản xuất và kinh doanh xe đạp, xe máy cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong ngành phải nỗ lực phát triển theo nhịp độ phát triển của đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng trên của lợi nhuận, sau một quá trình học tập tại đại học kinh tế quốc dân và thực tập tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech, được sự huớng dẫn tận tình của thầy giáo Đàm Quang Vinh, các cô chú trong công ty, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech” làm bài luận văn tốt nghiệp để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn.
Nội dung bài luận văn gồm những phần chính sau:
Chương 1: Những luận điểm chung về nhập khẩu,Lợi nhuận và khả năng tăng lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển nhập khẩu tạo tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech.
Chương 1Những luận điểm chung về nhập khẩu,Lợi nhuậnvà khả năng tăng lợi nhuận của hoạt động nhậpkhẩu
1.1. Một số vấn đề cơ bản về nhập khẩu,lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1.1.một số luận điểm cơ bản về nhập khẩu.
1.1.1.1)Khái niệm về hoạt động nhập khẩu
Trước khi hiểu về hoạt động nhập khẩu tìm hiểu sơ qua về thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường vượt qua ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia), thông qua hoạt động mua bán lấy tiền làm môi giới. Đây là một trong những hình thức chủ yếu của hoạt động kinh doanh quốc tế.
Trong những năm vừa qua, thương mại đóng vai trò ngày càng tăng đối với phần lớn các nền kinh tế thế giới. Một chỉ số để đánh giá tầm quan trọng của thương mại đối với một quốc gia là xem xét tương quan giữa quy mô thương mại của một nước với tổng sản lượng của nước đó. Trên thế giới, nhiều nước có chỉ số này lớn hơn 100% (chẳng hạn như Singapore), tức là giá trị thương mại của nước đó đã vượt qua giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra.
Kinh doanh xuất nhập khẩu là một bộ phận quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hoá, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dung trên phạm vi toan thế giới, trong đó nghiệp vụ nhập khẩu la một nghiệp vụ hết sức quan trọng. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh ngoại thương, mà hàng hoá và dịch vụ được quốc gia này mua của quốc gia khác.
Hoạt động này tạo ra xu hướng hợp tác hoá toàn cầu, các nước có điều kiện liên kết, hợp tác kinh tế, đồng thời phát huy được thế mạnh và tận dụng được lợi thế của nước khác phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của nước mình.quá trình nhập khẩu hàng hoá là quá trình mua hàng hoá từ nước ngoài theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, sau đó tổ chức tiêu thụ hàng hoá ở thị trường trong nước. Như vậy, được coi là hoàn thành nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu phải trải qua hai giai đoạn: Mua hàng nhập khẩu và tiêu thụ hàng nhập khẩu.
1.1.1.2) Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu:
- Hoạt động kinh doanh nhập khẩu có vòng luân chuyển bao giờ cũng chậm hơn so với hoạt động kinh doanh trong nước do phải thực hiện 2 giai đoạn Mua và Bán.
Đối với hoạt động nhập khẩu là mua của nước ngoài và bán cho thị trường trong nước.
Do đó để xác định hoạt động kinh doanh nhập khẩu, người ta chỉ xác định khi hàng hoá đã luân chuyển được một vòng, hay khi thực hiện xong một thương vụ ngoại thương.
Việc kinh doanh nhập khẩu với nước ngoài đều phải thông qua các hợp đồng kinh tế, các hiệp định, nghị định thư và phải được nhà nước (Bộ thương mại) cấp hạn ngạch (quota)
Mô hình kinh doanh nhập khẩu bao gồm nhiều loại khác nhau và kinh doanh nhiều loại hàng hoá - vật tư khác nhau như: xăng dầu, thiết bị, rau quả tươi, hàng mây tre đan, thủ công mỹ nghệ...
Thời điểm nhập khẩu hàng hoá và thời điểm thanh toán thường có khoảng cách dài.
Phương thức thanh toán chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng.
Hai bên Mua, Bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật khác nhau, tập quán kinh doanh khác nhau. Do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh, tập quán kinh doanh của 2 nước và luật thương mại quốc tế.
Điểm nổi bật của hàng nhập khẩu là hàng hoá bao giờ cũng được đóng gói nguyên đai nguyên kiện, bên ngoài có ghi các ký hiệu mã để thuạn tiện cho việc giao nhận, vận chuyển, trừ một số hàng rời không đóng gói được sẽ có quy định riêng. Mặt khác, hàng nhập khẩu luôn được giao nhận theo từng lô và dứt điểm theo từng chuyến hàng, do đó việc theo dõi và quản lý hàng nhập khẩu có nhiều thuận lợi. ở Việt Nam, xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng từ lâu đã được coi là một hoạt động không thể thiếu trong nội dung của các hoạt động kinh tế đối ngoại, là một phương tiện quan trọng để phát triển nền kinh tế đất nước. Hoạt động xuất nhập khẩu góp phần vào mục tiêu đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu không có nguồn bổ sung kỹ thuật tiên tiến thành một nước sản xuất nông nghiệp hiện đại, năng suất lao động cao, quy mô sản xuất lớn. Tuy nhiên, nhập khẩu hàng hoá không phải là con đường chính để phát triển một nền kinh tế thị trường, trái lại muốn thực hiện thành công công cuộc CNH – HĐH đất nước, nước ta cần phải thực hiện chính sách thay thế hàng nhập khẩu trong chiến lược phát triển lâu dài của mình. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nhập khẩu trong việc phát triển kinh tế của các nước đang phát triển như nước ta hiện nay.
1.1.2. Các phương thức và hình thức kinh doanh nhập khẩu.
1.1.2.1. Phương thức nhập khẩu.
Hiện nay doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể tiến hành theo phương thức sau:
Nhập khẩu theo Nghị định thư: Là phương thức kinh doanh mà ở đó các doanh nghiệp chỉ được phép mua các mặt hàng có tên trên các điều khoản ghi trên Nghị định thư. Chính phủ ta và chính phủ nước ngoài ký kết những nghị định thư và Hiệp định thư về trao đổi hàng hoá giữa hai nước và giao cho một số đơn vị có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thực hiện. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, số lượng các đơn vị kinh doanh theo phương thức này ít, chỉ trừ những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt.
Nhập khẩu ngoài nghị định thư (Nhập khẩu tự cân đối): Là phương thức hoạt động trong đó các doanh nghiệp phải tự cân đối về tài chính và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Theo phương thức này, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động tổ chức hoạt động nhập khẩu của mình từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng như: Tìm kiếm mặt hàng, tổ chức giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng trên cơ sở tuân thủ các chính sách kinh tế, pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng ở hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu do tính phù hợp của nó trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2.2. Hình thức nhập khẩu.
Hiện nay, hoạt động nhập khẩu được tiến hành theo các hình thức sau:
Nhập khẩu trực tiếp: Theo hình thức này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc các tỉnh, thành phố có điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, khả năng tài chính, có nhiều kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế được Nhà nước và Bộ Thương mại cấp giấy phép cho phép trực tiếp giao dịch, ký kết trực tiếp hợp đồng mua và bán với nước ngoài thanh toán bằng ngoại tệ (chủ yếu là ngoại tệ mạnh) trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.
Nhập khẩu uỷ thác: Là hình thức mà các doanh nghiệp địa phương có ngoại tệ nhưng không có điều kiện và chưa được Nhà nước cho phép nhập khẩu trực tiếp mà phải nhờ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trung ương hoặc địa phương khác nhập khẩu hộ mình. Với hình thức này, doanh nghiệp nhận uỷ thác nhập khẩu là đơn vị được hưởng hoa hồng theo sự thoả thuận giữa hai bên.
Nhập khẩu hỗn hợp: Hình thức này là sự kết hợp của hai hình thức trên, có nghĩa là doanh nghiệp vừa được Nhà nước nhập khẩu trực tiếp vừa nhờ các doanh nghiệp khác nhập khẩu hộ.
Cả ba hình thức trên chủ yếu được thực hiện theo hợp đồng kinh tế, ngoài ra còn có thể thực hiện theo Hiệp định.
1.1.3.Lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1.3.1 Bản chất lợi nhuận
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên gọi riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh (Theo điều 3 của luật doanh nghiệp được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày12/06/1999 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2000). Doanh nghiệp là nơi trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Có thể nói lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng quát nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Từ xưa đến nay, các nhà kinh tế học đặc biệt quan tâm tới kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Từ đó đã cho ra đời rất nhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận:
- Các nhà kinh tế học trước Mark cho rằng: " Cái phần trội lên nằm trong giá bán so với chi phí sản xuất gọi là lợi nhuận "
- Karl Mark khi lý luận về giá trị thặng dư của Chủ nghĩa tư bản đã cho rằng: " Giá trị thặng dư hay phần trội lên nằm trong toàn bộ giá trị của hàng hoá, trong đó lao động thặng dư hay lao động không được trả công của công nhân đã được vật hoá thì tôi gọi là lợi nhuận "
- Các nhà kinh tế học hiện đại, mà đại diện là David-Beggs, Samuelson lại cho rằng: " Lợi nhuận là khoản thu nhập dôi ra , bằng tổng số thu về trừ đi tổng số chi ra ".
Các khái niệm trên tuy ra đời vào các hoàn cảnh khác nhau song tựu chung lại các nhà kinh tế học đều khẳng định rằng lợi nhuận chính là số thu dôi ra so với chi phí đã bỏ ra. Đó chính là bản chất của lợi nhuận.
Hiện nay, từ góc độ của doanh nghiệp có thể thấy rằng lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.3.2. Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp được chia thành 3 loại chính
- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh với chi phí của hoạt động kinh doanh bao gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế phải nộp theo quy định ( trừ thuế thu nhập doanh nghiệp )
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận từ hoạt động bất thường: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của hoạt động bất thường.
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không thì điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không? Vì thế lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời còn là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc.
Đối với doanh nghiệp, thông thường lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh chiếm một tỷ trọng chủ yếu trong tổng lợi nhuận, do dó đây cũng chính là trọng tâm của công tác quản lý lợi nhuận ở doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần phải khai thác tối đa các khoản lợi nhuận tư hoạt động tài chính và hoạt động bất thường nhằm làm tăng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn .
1.1.3.3. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp
Thông thường lợi nhuận cuả doanh nghiệp được xác định như sau :
= + +
Thứ nhất: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh được xác định là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động kinh doanh.
= - - -
Thứ hai : Lợi nhuận hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
= - -
Thứ ba: Lợi nhuận từ hoạt động bất thường là khoản lợi nhuận không dự tính hoặc những khoản thu mang tính chất không thường xuyên. Những khoản lợi nhuận bất thường có thể do chủ quan hoặc khách quan mang lại.
= - -
Sau khi đã xác định được lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ. Phần còn lại của lợi nhuận sau khi trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp chính là lãi thực của doanh nghiệp hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng)
= -
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu.
1.1.4.1 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp .
Như chúng ta đã biết, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường . Trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm chủ yếu, và là trọng tâm quản lý của doanh nghiệp. Bởi lẽ đó, để phấn đấu tăng lợi nhuận, ta cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào hai nhân tố là doanh thu tiêu thụ sản phẩm và giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ . Đây cũng chính là các nhân tố cần phải xem xét để từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.1.4.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm .
Ta có thể nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng để từ đó xem xét sự ảnh hưởng của nó tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.1.4.2.1 Nhân tố giá bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ
Giá cả là một cán cân để đo lường lợi ích kinh tế giữa người bán và người mua. Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, thì việc thay đổi giá bán cũng ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu. Việc thay đổi giá bán dù lên hay xuống đều do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Để đảm bảo được doanh thu , doanh nghiệp phải có những quyết định về giá cả. Giá cả phải bù đắp chi phí đã tiêu hao và tạo nên lợi nhuận thoả đáng để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Do đó việc định ra một giá bán hợp lý là vấn đề luôn đặt ra với các doanh nghiệp khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh.
1.1.4.2.2 Nhân tố số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ :
Số lượng sản phẩm tiêu thụ càng lớn thì doanh thu tiêu thụ càng cao, thi đó nếu các nhân tố khác không thay đổi thì lợi nhuận trong kỳ sẽ tăng lên và ngược lại. Việc tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ lại tuỳ thuộc vào kết quả công tác sản xuất trên cả các mặt khối lượng, chất lượng, chủng loại mặt hàng và thời hạn. Do đó doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tốt các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, nhân công, máy móc…Ngoài ra doanh nghiệp còn phải có cách thức tổ chức bán hàng hợp lý, có các phương tiện vật chất đảm bảo cho công tác bán hàng như hệ thống kho bãi, cửa hàng… đồng thời có các chiến lược marketing sao cho phù hợp.
1.1.4.2.3 Nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ
Trong điều kiện hiện nay, sản xuất cái gì là do thị trường quyết định. Kết cấu sản phẩm đưa ra tiêu thụ cũng ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu tiêu thụ, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận tiêu thụ. Để nâng cao hiệu quả, các doanh nghiệp thường có xu hướng đa dạng hoá sản phẩm sản xuất. Họ đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ khác nhau, thậm chí còn tung ra những sản phẩm có chất lượng khác nhau từ loại bình thường tới tốt tuỳ vào túi tiền của khách hàng.
1.1.4.2.4. Nhân tố chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ
Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm hàng hoá được cung cấp ngày càng nhiều, nó tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho khách hàng. Điều này cũng khiến doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt để tiêu thụ được sản phẩm, góp phần tăng doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận. Trong cuộc cạnh tranh đó, để chiến thắng đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi lẽ chất lượng luôn là công cụ sắc bén giúp sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường
1.1.5. Nhóm nhân tố biến động giá quốc tế.
1.1.5.1. Tỷ giá hối đoái.
Trong điều kiện nề kinh tế mở hiện nay,các quan hệ về kinh tế ,chính trị cho nên phát sinh những quan hệ thanh toán quốc tế.Phương tiện thanh toán dùng trong giao dịch quốc tế ghi theo đơn vị tiền tệ của một nước hay ngoại hối đối với nước khác.
Đồng tiền của một nước là công cụ chi trả bắt buộc và chỉ có giá lưu thông trên lãnh thổ nước đó.Vì thế, để có thể mua bán hàng hoá, dịch vụ, chi trả nợ nần cho nhau …đòi hỏi phải đổi tên nước này ra tiền nước khác, từ đó phát sinh ra vấn đề tỷ giá hối đoái.Doanh nghiệp cần quan tâm đến tỷ giá vì lợi nhuận là mục đích cuối cùng của kinh doanh .
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc tính bằng tiền tệ của một nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữthuế quan hai đồng tiền của các quốc gia khác nhau.
Để nhận biết được sự tác động của tỷ gía hối đoái đối với các hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, người ta thường phân loại tỷ giá hối đoái theo các tiêu thức chủ yếu sau đây :
+ Căn cứ vào phuơng tiện tiện chuyển ngoại hối, tỷ giá được phân thành hai loại :
Tỷ giá điện hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện.Đây là tỷ gía cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.
Tỷ giá thư hối :là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.
+ Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế :
-Tỷ giá séc :là tỷ giá mau bán các loại séc ngoại tệ.
- Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ.
-Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả tiền ngay bằng ngoại tệ.
- Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại hối bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng.
- Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại hối được thanh toán bằng tiền mặt.
+ Căn cứ vào thời điểm mua bán vào ngoại hối, tỷ giá được chia ra 4 loại:
Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá mua bán ngoại hối của chuyến giao dịch ngoại hối đầu tiên trong ngày.
Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá mua bán ngoại hối của một chuyến giao dịch cuối cùng trong ngày.
Tỷ giá giao nhận ngay: Là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện chậm nhất sau hai ngày làm việc.
Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn :là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận sẽ được thực hiện theo thời gian nhất định ghi trong hợp đồng.
+ Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, tỷ giá được chia làm hai loại :
Tỷ giá mua : là tỷ giá của ngân hàng mua ngoại hối vào.
Tỷ giá bán :là tỷ giá của ngân hàng bán ngoại hối ra.
+ Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối: Tỷ giá hối đoái được chia ra 4 loại:
Tỷ giá chính thức : là tỷ giá do nhà nước công bố được hình thành trên cơ sở ngang giá vàng.
Tỷ giá hối đoái thả nổi tự do :là Tỷ giá được hình thành tự phát trên thị trường do quan hệ cung cầu ngoại hối quy định, không có sự can thiệp của chính phủ.
Tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý: là Tỷ giá được hình thành tự phát trên thị trường do quan hệ cung cầu ngoại hối quy định, không có sự can thiệp của chính phủ.
Tỷ giá cố định: là Tỷ giá chỉ được phép biến động trong phạm vi nhất định.
1.1.5.2. Hàng rào mậu dich.
1.1.5.2.1.Thuế quan và tác động của nó tới nhập khẩu.
Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu của mỗi quốc gia.
Thuế quan nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng nhập khẩu, thêo đó người mua trong nước pahỉ trả cho những hàng hoá nhập khẩu một khoản lớn hơn mức mà người xuất khẩu ngoại quốc nhận được. Chính nội dung kinh tế thực tế này sẽ gây nên tác động của thuế nhập khẩu đối với hoạt động trao đổi thương mại quốc tế.
Công ty phải có cách nhìn nhận, đánh giá một cách cụ thể về mức thuế đánh vào những mặt hàng nhập khẩu của công ty để từ đó tìm ra những giải pháp tối đa hoá lợi nhuận của công ty từ hoạt động nhập khẩu nói riêng và hoạt đọng kinh doanh nói chung.
Thuế quan có thể tính với nhiều hình thức khác nhau. Thuế quan nhập khẩu có thể tính như sau:
Thuế quan tính theo một đơn vị vật chất của hàng háo nhập khẩu. đây là hình thức thuế đơn giản nhất, dễ tính toán vì nó không phụ thuộc vào giá cả của hàng hoá thường có biến động:
P1=Po + Ts.
Trong đó : Po là giá nhập khẩu.
Ts là thuế tính theo đơn vị hàng hoá.
P1 là giá cả hàng hoá sau khi nhập khẩu.
Thuế quan tính theo giá trị hàng hoá là mức thuế tính theo tỷ lệ phần trăm(%) của mức giá hàng hoá trả cho nhà xuất khẩu ngoại quốc:
P1= Po(1+ t)
Trong đó : P1: là giá cả hàng hoá sau khi nhập khẩu.
Po :là giá nhập khẩu.
t :là tỷ lệ phần trăm đánh vào giá hàng.
Như vậy thuế quan nhập khẩu tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.Chính vì vậy thuế quan nhập khẩu được áp dụng phổ biến ở mọi nước tuy rằng mức thuế là khác nhau.Tuy nhiên kết quả kinh tế của thuế nhập khẩu là nó làm cho giá trị hàng hoá trong nước cao vượt hơn mức gái nhập khẩu và chính người tiêu dùng trong nước phải trang trải cho gánh nặng thuế quan này.Điều đó đưa đến tình trạng giảm mức cầu của người tiêu dùng đối với hàng nhập khẩu và làm cho hạn chế mức nhập khẩu.Đây là một khía cạnh trong mục tiêu của chính sách thương mại nhưng đôi khi việc thực hiện mục triêu này lại đi quá mức cần thiết.Đưa đến quá trình trao đổi thương mại quốc tế, và ảnh hương tới các doanh nghiệp.Bởi vậy việc quy định thuế nhập khẩu luôn luôn là một đề tài được quan tâm và doanh nghiệp cần nắm bắt và thích ứng kịp thời với sự thay đổi của nhà nước.
Thuế quan nhập khẩu có vai trò rất quan trọng và đến nay nó vẫn được sử dụng rrộng rãi nhất trong chính sách thương mại.Bởi vậy sự phân tích các tác động của thuế quan nhập khẩu đến hoạt động đến thương mại quốc tế và hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng của các doanh nghiệp.
Đối với một nghành và một nước nhỏ khi đánh thuế nhập khẩu sẽ không làm ảnh hưởng đến giá cả thế giới. Sự phân tích cân bằng cục bộ của thuế quan chỉ ra rằng:
Thông thường thuế quan nhập khẩu dẫn đến giá nội địa của hàng nhập khẩu cao lên, làm cho mức tiêu dùng nội địa giảm đi, sản xuất trong nước có điều kiện tăng lên do khối lượng hàng nhập khẩu bị giảm bớt.Chính phủ là người nhận được khoản thu về thuế.Có sự phân phhói lại thu nhập từ người tiêu dùng nội địa ( vì phải mua hàng với mức giá cao hơn) sang người sản xuất trong nước( vì nhận được mức giá cao hơn), đồng thời cũng có sự phân phối lại từ các nhân tố dư thừa của một quốc gia sang các nhân tố khan hiếm của quốc gia đó.
Thuế quan nhập khẩu dẫn đến sự kém hiệu quả vì gây ra những tổn thất hay còn gọi là chi phí bảo hộ.Hiện nay điều này giảm đáng kể do Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vì vậy doanh nghiệp phải tìm ra phương hướng để sao cho hoạt động có hiểu quả nhất cũng như cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp nước ngoài .
Thuế quan danh nghĩa là thuế quan được áp dụng đối với sản phẩm cuối cùng.Nhưng có nhiều loại hàng hoá trung gian cũng được đưa vào mua bán quốc tế, nếu áp dung thuế quan đối với hàng hoá trung gian thì lợi nhuận của nghành sử dụng các nguyên liệu này có lẽ sẽ giảm xuống và toàn nghành trở lên không được bảo hộ. Bởi vậy, nhiều trường hợp người ta không đánh thuế hoạc đánh thuế rất ít so với đánh thuế vào sản phẩm cuối cùng để khuyến khích sản xuất trong nước, Thuế quan danh nghĩa là quan trọng đối với mức độ bảo hộ thực tế lại có ý nghĩa đối với nhà sản xuất vì nó cho biết việc bảo hộ ở mức nào để họ có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Mức độ bảo hộ thực tế là tỷ lệ % giữa thuế quan danh nghĩa với phần giá trị gia tăng nội địa.Chính tỷ lệ này sẽ nâng cao thêm giá của một đơn vị sản phẩm cuối cùng.Tỷ lệ này nói lên mức bảo hộ thực tế cao hay thấp cho các nghành sản xuất trong nước.
Như vậy:
Mức độ bảo hộ thực tế =(Thuế quan danh nghĩa/giá trị gia tăng nội địa)x 100.
Mức bảo hộ thực tế (fi) thường tính theo công thức sau :
fi=( Vi’ – Vi)/Vi
hoặc : ti = (t-ai*ti)/(1- ai)
Trong đó : fi là mức độ bảo hộ thực tế trường hợp thứ i.
Vi’ :giá trị gia tăng trong ngành i khi áp dụng thuế nhập khẩu.
Vi) : giá trị gia tăng trong ngành i trong chế độ buôn bán tự do ( không có thuế quan).
t : tỷ lệ thuế quan danh nghĩa đối với sản phẩm cuối cùng.
ti: tỷ lệ thuế quan danh nghĩa đối với sản phẩm trung gian trường hợp thứ i.
ai :tỷ lệ giữthuế quan giá trị sản phẩm trung gian với giá trị sản phẩm cuối cùng khi không có thuế quan.
Thông thường mức độ bảo hộ cao hơn khi nhập khẩu từng linh kiện đều cao hơn so với trường hợp nhập khẩu nguyên chiếc.Công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech áp dụng hình thức nhập khẩu các linh kiện xe đap, xe máy để về sản xuất lắp ráp thành nguyên chiếc .
1.1.5.2.2.Hạn ngạch (Quota).
Hạn ngạch hay hạn chế số lượng ( Quota) đã trở nên ngày càng quan trọng trong những năm gần đây, một công cụ phổ biến quan trọng trong những năm gần đây, một công cụ phổ biến trong hàng rào phi thuế quan.Hạn ngạch được hiểu là quy định của nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định, thông qua hình thức cấp giấy phép ( Quota xuất – nhập khẩu).Quota nhập khẩu là hình thức phổ biến hơn.
Hạn nghạch nhập khẩu đưa tới sự hạn chế số lượng nhập khẩu , đồng thời gây ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hoá.Do mức cung thấp, giá cân bằng sẽ cao hơn so với giá trong điều kiện thương mại tự do.Như vậy hạn nghạch nhập khẩu tác động tương đối giống với thuế nhập khẩu.Do hạn nghạch nhập khẩu nên giá hàng nhập nội địa sẽ tăng lên và nó cho phép các nhà sản xuất trong nước thực hiện một quy mô sản xuất với hiệu quả thấp hơn với điều kiện thương mại tự do.Như vậy hạn ngạch nhập khẩu cũng dẫn tới sự lãng phí nguồn lực của xã hội giống như đối với thuế nhập khẩu là công cụ quan trộng để thực hiện chiến lược sản xuất hay thay thế nhập khẩu,bảo hộ nền sản xuất nội địa.Đối với chính phủ và các doanh nghiệp, hạn nghạch cho biết trước số lượng hàng nhập khẩu( Điều này lại khác với thuế quan nhập khẩu vì nó phụ thuộc vào mức độ co dãn của quan hệ cung – cầu ).
Hạn nghạch nhập khẩu có tác động khác với thuế quan nhập khẩu ở hai điểm:
Một là, nó đem lại thu nhập cho chính phủ và không có tác dụng hỗ trợ cho các loại thuế khác.Song hạn nghạch đưa lại lợi nhuậncó thể rất lớn cho những người xin được giấy phép nhập khẩu theo hạn nghạch( dẫn tới hiện tượng tiêu cực khi “ xin” hạn ngạch nhập khẩu).
Hai là, hạn ngạch nhập khẩu có thể biến một doanh nghiệp trong nước thành một nhà độc quyền.Đó cũng là lý do của nhận định cho rằng hạn nghạch có tác hại nhiều hơn thuế quan.Song điều này có thể giải quyết bằng cách thực hiện bán đấu giá giấy phép nhập khẩu theo hạn nghạch.
Tóm lại, hạn nghạch nhập khẩu mang tính chắc chắn hơn là thuế nhập khẩu nên doanh nghiệp trong nước ưa thích nó hơn, còn người được hưởng lợi nhiều nhất là doanh nghiệp chứ không phải là nhà nước.
1.1.5.2.3.Hạn chế xuất khẩu tự nguyện.
Đây là một hình thức của hàng rào mậu dịch phi thuế quan.Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một biện pháp hạn chế xuất khẩu, mà theo đó, một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách “ tự nguyện”, nếu không họ sẽ sử dung phương pháp trả đũa kiên quyết.Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ những mặt hàng của doanh nghiêp nhập khẩu có bị hạn chế không, và hạn chế như thế nào để tìm ra những giải pháp kịp thời cho doanh nghiệp.
1.1.6. Các biện pháp để gia tăng lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu.
Qua nghiên cứu, xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu, ta có các biện pháp gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp như sau:
1.1.6.1.Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá.
a.chính sách chiết khấu.
Là chính sách của ngân hàng trung ương dùng cách thay đổi lãi xuất chiết khấu để điều chỉnh Tỷ giá hối đoái trên thị trường.khi tỷ giá hối đoái trên thị trường nâng cao đến mức báo động cần phải can thiệp thì ngân hàng trung ương nâng cao lãi xuất chiết khấu. Khi lãi xuất chiết khấu tăng, lãi xuất cho vay trên thị trường cũng tăng lên, kích thích nguồn vốn nước ngoài để thu lãi cao, do đó tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.Ngược lại khi ngân hàng trung ương áp dụng lãi xuất chiết khấu thấp ,tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên.
b.Phá giá tiền tệ.
Phá giá tiền tệ là việc hạ thấp sức mua của tiền tệ nước mình so với các ngoại tệ hay là nâng cao tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ.Phá giá tiền tệ có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, hạn chế nhập khẩu hàng hoá.
c.Nâng giá tiền tệ.._.
Là việc nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, tức là hạ thấp tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ.ảnh hưởng của việc nâng giá tiền tệ đối với ngoại thương của một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ, nghĩa là nó có tác dụng hạn chế xuất khẩu, đẩy mạnh nhập khẩu, do đó nó duy trì sự ổn định của tỷ giá không bị sụt suống.
d.Chính sách hối đoái.
Đây là biện pháp can thiệp trực tiếp để tác động đến tỷ giá hối đoái.Ngân hàng trung ương hay cơ quan ngoại hối của nhà nước dùng các nghiệp vụ trực tiếp mua bán ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái.Khi tỷ giá hối đoái lên cao tới mức làm ảnh hưởng xấu tới các hoạt động kinh tế trong nước cũng như hoạt động kinh tế đối ngoại , ngân hàng trung uơng tung ngoại tệ ra bán đẻ kéo tỷ giá hối đoái hạ xuống.hoạc ngược lại.
Việc áp dụng chính sách hối đoái thường dẫn đến những phản ứng trái ngược nhau của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước bắt chủ yếu từ lợi ích kinh tế.Những mâu thuẫn này thường xảy ra giữtỷ giá các nhà xuất khẩu hàng hoá muốn nâng cao tỷ giá hối đoái lên còn các nhà nhập khẩu muồn hạ thấp tỷ gía hối đoái xuống.
1.1.6.2. Khai thác tiềm năng sản xuất kinh doanh của công ty.
Là doanh nghiệp trưởng thành và lớn lên trong giai đoạn Đảng và Nhà nước quyết tâm thực hiện chính sách cải cách đổi mới, Detech cũng như nhiều doanh nghiệp khác được nhiều thuận lợi khi được hoạt động trong những chính sách, cơ chế mới ngày càng thông thoáng, giúp cho doanh nghiệp được chủ động và có điều kiện phát huy nội lực của mình. Detech có tiềm năng sản xuất kinh doanh rất lớn. Detech luôn chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ với những dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm luôn được nâng cao, mẫu mã luôn được cải tiến. Sản lượng hàng năm của công ty không ngừng tăng đáp ứng nhu cầu của sản xuất trong nước, thoả mãn nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Do đó công ty một mặt đào sâu khai thác, chiếm lĩnh thị trường hiện có, đặc biệt là thị trường nội địa, mặt khác phải luôn nghiên cứu khảo sát tìm kiếm những thị trường mới để đầu tư khai phá, qua đó tạo động lực cho doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô và phát triển vững chắc lâu dài. Với suy nghĩ đó, Detech đó mở rộng hoạt động kinh doanh rộng lớn nhằm khai thác hết tiềm năng sản xuất kinh doanh của công ty.
1.1.6.3. Mở rộng thị trường tăng doanh số bán hàng từ đó tăng lợi nhuận.
Thị trường là yếu tố quyết định đầu ra của doanh nghiệp và cũng chính thị trường quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu không tìm ra thị trường cho sản phẩm của mình thì không thể tồn tại được. Tại thời điểm này Detech không nhanh chóng tìm kiếm thị trường mới là nước ngoài mà tập trung phát triển nội địa, nếu không quyết tâm đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất để làm ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cao hơn, đa dạng hơn của khách hàng thì sớm muộn Detech cũng sẽ đi vào ngõ cụt và phá sản như nhiều doanh nghiệp chậm đổi mới khác.Thấm thía sâu sắc bài học này, Detech một mặt đào sâu khai thác,chiếm lĩnh thị trường nội địa, một mặt luôn nghiên cứu khảo sát thị trường mới để đầu tư khai phá trong tương lai, qua đó tạo động lực cho doanh nghiệp mở rộng quy mô và phát triển vững chắc lâu dài.
1.1.6.4.Sự can thiệp của chính phủ vào tỷ giá tác động đến thương mại quốc tế.
Sự can thiệp của chính phủ nhằm khuyến khích xuất khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu .Để khuyến khích xuất khẩu, chính phủ có thể sử dụng biện pháp trợ cấp xuất khẩu.Điều này chưa tác động trực tiếp đến công ty do công ty chỉ nhập khẩu chứ chưa hoạt động kinh doanh theo hình thức xuất khẩu.Khi nhà nước sử dụng chính sách hạn chế nhập khẩu sẽ làm tăng giá cả nhập khẩu và dẫn đến giảm xuống nhu cầu nhập khẩu.Điều này tác động trực tiếp đến công ty, tức là cầu về ngoại tệ sẽ giảm xuống, giá đơn vị nội tệ trong nước sẽ tăng lên.Việc áp dụng hạn nghạch, tức là hạn chế số lượng hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu hay việc áp dụng chính sách cấm vận hoặc cấm nhập khẩu đối với một hay một nhóm hàng hoá và dịch vụ đặc biệt nào đó đều có ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái vì chúng ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu vì vậy ảnh hưởng đến cung tiền trong nước trên thị trường ngoại hối.
chương 2hực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech.
2.1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của công ty.
Cùng với công cuộc đổi mới cơ cấu nền kinh tế từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước ta đã chủ trương khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh đó, Công ty Hỗ trợ phát triển công nghệ DETECH được thành lập.
Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech tiền thân là công ty hỗ trợ phát triển công nghệ Detech trực thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia,được thành lập ngày 11/02/1991.đến ngày 22/10/2002 công ty dưựoc cổ phần hoá và chuyển đổi thành công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech.việc chuyển đổi này dựa trên các căn cứ sau:
- Căn cứ vào NĐ số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 của chính phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
- Căn cứ vào QĐ số 1459/2002/QĐ-KHCNQG ngày 22/10/2002 của giám đốc trung tâm KHTN và CNQG về việc chuyển đổi công ty hỗ trợ phát triển công nghệ thành công ty cổ phần và phát triển công nghệ.
Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ detech thuộc loại hình công ty cổ phần hoạt dộng theo luật doanh nghiệp và các quy dịnh khác của nhà nước.
Tên tiếng anh: Technology Development Suppỏting Join Stock Company.
Tên goai dịch: detech.JSC
Trụ sở chính: 47 hoà mã - quận hai bà trưng - hà nội
Số điện thoại: 049781926 hoặc 049761731.
Số fax: 048212721 - 9781924
* Các bước phát triển của công ty.
Kể từ ngày thành lập đến nay công ty đã trải qua nhiều thăng trầm và cùng đi lên với sự phát triển của đất nước. Ngay sau khi được thành lập công ty đã tiến hành thành công các các hoat đông: Đại diện sở hữu trí tuệ,tư vấn công nghệ và thiết kế đóng tàu cao tốc cũng như các phương tiện vận tải khác.
Năm 1993 Detech bắt đầu tiến hành lắp ráp xe may dạng: CKD.
Năm 1998 Detech đầu tư trang thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến xây dưng nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe máy công xuất 80000 đến 100000 chiếc trên/năm với các chủng loại xe từ 100 cc đến 150 cc.
Năm 1999:Detech triển khai sản xuất đông cơ xe gắn máy với công xuất 500000chiếc/năm.
Năm 2000:Tổng số lượng xe gắn máy detech bán ra trên toàn quốc đạt 50000 xe chiếm 3% lượng xe bán ra trên toàn quốc .
Năm 2005 :Detech đã xây dựng đượ mạng lưới bán hàng rộng khắp trên toàn quốc với tông số trên 300 đại lý.
Năm 2002 :Detech nghên cứu phát triển các kiểu dáng xe đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng đồng thời mở rông các sản phẩm như điều hoà nhiệt độ,máy giặt,...Detech được tổ chức:BVQI (vương quốc Anh), cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
Năm 2003:sản phẩm Detech DT 100 đã nhận được nhiều giả thưởng :
- Huy chương vàng nhãn hiệu hàng hoá tin cậy tại hội chợ triển lãm quôc tế hàng hoá có nhãn hiệu được bảo hộ lần thứ 1-2003 FEGOT 2003.
- Huy chương vàng tại hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao - phù hợp tiêu chuẩn.
- Cúp sao Việt tại hội chợ Việt Nam Motorshow 2003.
Năm 2004: detech tiến hành đầu tư tiến hành máy móc trang thiết bị để xây dưng nhà máy lắp ráp ô tô Detech với công xuất 8000 đến 10000 xe/năm.Tổng số vốn đầu tư lên tới 25 triệu USD, dự án chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 2004 đến 2005 với sồ vốn đầu tư 10 triệu USD; giai đoạn 2:từ 2005 đến 2007 với số vốn đầu tư 15 triệu USD.
Detech đã đầu tư xây dựng một hệ thống dây chuyền hiện đại gồm:
- Hệ thống bể sử lý bề mặt.
- Hệ thống sơn điện ly.
- Dây chuyền sơn và sấy bề mặt.
- Dây chuyền lắp ráp.
- Dây chuyền kiểm tra.
- Hệ thông đường thử xe.
Hiện nay nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động vớí 3 loại sản phẩm chính là xe Ben 2,5 và 4 tấn ,xe tải nhẹ 900 kg.dự kiến trong giai đoạn tới nhà máy sẽ tiến hành sản xuất một số loại xe như xe buýt,xe mini van,xe pick up,xe suv và các loại xe chuyên dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Năm 2005: Detech đã khẳng định được vị thế của doanh nghiệp có vị thế trên thị trường Việt Nam qua hàng loạt các giải thưởng như:
- Cúp vàng tốp ten thương hiệu Việt.
- Cúp vàng cho sản phẩm uy tín năm 2005.
- Danh hiệu nổi tiếng năm 2005.
Để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng từ năm 2003 Detech đã triển khai xây dựng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được BVQI của Anh đánh giá chấp nhận.
2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
2.1.2.1.Chức năng của công ty.
- Nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng để sản xuất và đưa ra thị trường các sản phẩm cho phù hợp.
- Giới thiệu và đua sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng thông qua các đại lý của công ty.
- Nghiên cứu các hoạt động của công nghệ.
- Nhận sự uỷ thác, làm đại lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Ngoài ra, Công ty còn có thể tiến hành các hoạt động sản xuất, gia công hàng hoá phục vụ cho việc xuất khẩu hoặc kinh doanh trong nước.
Một số lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty:
- Kinh doanh nhà và bất động sản.
- Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc nội, ngoại thất. Đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp: thiết kế quy hoạch đô thị, khu công nghiệp.
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và đầu tư xây dựng khu công nghiệp, công nghệ cao.
- Tiến hành các hoạt động khoa học công nghệ: xử lý nước và môi trường, thiết kế, chế tạo các phương tiện thuỷ, trong đó có tàu thuỷ cao tốc và các dịch vụ khoa học công nghệ khác.
- Thiết kế, sản xuất phụ tùng, lắp ráp và kinh doanh ôtô, xe gắn máy.
- Thực hiện đại diện sở hữu trí tuệ và dịch vụ sở hữu trí tuệ.
Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị máy móc, phụ tùng, phương tiện giao thông vận tải và các mặt hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân dân.
- Sản xuât kinh doanh các thiết bị điện, điện dân dụng, điện lạnh, điện tử, máy phát thanh truyền hình và các máy điện tử.
Gia công chế tác và kinh doanh vàng bạc đá quý.
2.1.2.2..Nhiệm vụ.
Công ty phải tiến hành kinh doanh theo đúng pháp luật, chịu trách nhiệm về kinh tế và dân sự đối với các hoạt động kinh doanh và tài sản của mình.
Phát huy ưu thế của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế, củng cố và mở rộng các mối quan hệ kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng sản xuất trong và ngoài nước. Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau.Với mục đích thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm góp phần vào tiến trình phát triển kinh tế đất nước đồng thời nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên toàn công ty.Do đó công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech có các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức sản xuất kinh doanh xe hai bánh gắn máy và ô tô tải.Ngoài ra công ty còn tiến hành sản xuất kinh doanh máy dặt,máy điều hoà nhiêt độ.
- Không ngừng cải tiến cơ cấu quản lý,tăng năng xuất lao động,hạ giá thành sản phẩm,...Nắm bắt nhu cầu thị trường và xây dựng phương án kinh doanh có hiệu quả.
- Quản lý,sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có đồng thời tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh ,đầu tư đổi mới trang thiết bị,máy móc ,công nghệ.
- Nghiên cức thực hiện hiệu quả các biện pháp,nâng cao chất lượng sản phẩm,khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Quản lý,đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên đẻ theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ.
- Công ty phải tiến hành kinh doanh theo đúng luật pháp,hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước,chịu trách nhiệm về kinh tế và dan sự đối với các hoạt động kinh doanh và tài sản của mình.
- Công ty cũng có nhiệm vụ chăm lo đời sông vật chất và tinh thần cho toàn thể các bộ công nhân viên trong công ty.
2.1.3.Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
*) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Hình 1:
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Phòng Hành chính tổng hợp
Phòng Tổ chức cán bộ
Phòng Bán hàng
Phòng Xuất nhập khẩu
Phòng Tài chính – Kế toán
Văn phòng Sở hữu trí tuệ
Trung tâm Đầu tư và triền khai dự án
Trung tâm Công nghệ thông tin
Trung tâm Thiết kế tàu thuỷ cao tốc
Phó Tổng giám đốc
Chi nhánh TP. Hỗ Chí Minh
Chi nhánh Tỉnh Cao Bằng
Chi nhánh Tỉnh Hưng Yên
Nhà máy Chế biến phụ tùng ô tô, xe máy
Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech là môt đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Công ty có bộ máy tổ chức thực hiện theo cơ cấu trực tuyến nghĩa là các phòng ban, phân xưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc.
*) Ban giám đốc của công ty bao gồm tổng giám đốc và hai phó giám đốc trong đó tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước,là người đứng đầu điều hành mọi hoạt động của công ty. Phó giám đốc là người chịu trách nhiệm quản lý điều hành các mảng hoạt động mà giám đốc giao phó đồng thời có thể thay mặt giám đốc để quản lý điều hành các hoạt động mà giám đốc uỷ quyền. Công ty có hai phó giám đốc thì một phó giám đốc sẽ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trụ sở chính tại 47 Hoà Mã-Hà Nội.Một phó giám đốc sẽ quản lý các chi nhánh của Công ty ở thành phố Hồ Chí Minh, Cao Bằng và Hưng Yên.
Gần đây công ty đã nối mạng cho tất cả các máy tính của công ty trong các phòng ban,vì vậy mà việc quản lý cũng có phần đơn giản hơn trước, do đặc thù là một công ty sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên bộ máy quản lý của công ty cũng khá phức tạp. Tuy nhiên ban giám đốc của công ty đã có sự phân công nhiệm vụ rất cụ thể và hợp lý cho từng phòng ban chức năng.
Các phòng ban trực thuộc công ty gồm có:
+ Phòng hành chính tổng hợp có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ truyền đạt thông tin từ ban lãnh đạo tới các đơn vị và ngược lại. Trực tiếp thực hiện các công việc thuộc bộ phận văn phòng của công ty như công tác văn thư lưu trữ,phòng tổ chức cán bộ: Có nhiệm vụ quản lý hồ sơ của toàn công ty, sắp xếp, bố trí nhân lực, tuyển dụng và lập hồ sơ cán bộ công nhân viên,theo dõi hợp đồng lao động trong công ty,giả quyết các chế độ lao động, bảo hiểm xã hội, sức khoẻ, tiền lương, tiền thưỏng theo quyết định của nhà nước và công ty.
2.1.4.Một số đặc điểm kinh doanh của công ty.
Nghành nghề kinh doanh của công ty.
Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech là công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau,cơ cấu mặt hàng của công ty rất đa dạng ,hiện nay công ty hoạt động trong các lĩnh vực chính:
- Thiết kế, sản xuất phụ tùng, sản xuất và kinh doanh hai bánh gắn máy.
- Sản xuất , lắp ráp và kinh doanh máy giặt, máy điều hoà nhiệt độ.
- Thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý và đại diện sở hữu trí tuệ.
- Kinh doanh nhà và bất động sản.
- Thiết kế tổng thể mặt hàng, kiến trúc nội, ngoại thất, thiết kế quy hoạch đô thị, khu công nghiệp.
-Xây dựng các công trình dân dụng,công nghiệp và đầu tư xây dựng khu đô thị,chế tạo các phượng tiện thuỷ.
-Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin.
-Xuất nhập khẩu vật tư,máy móc ,thiết bị ,phụ tùng,phương tiện giao thông vặn tải và các mặt hàng tiêu dùng ,nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân dân.
Với nghành nghề kinh doanh đa dạng,để có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh ,mở rộng thị trường,đồng thời đáp ứng nhanh nhất,tốt nhất nhu cầu của khách hàng thì đòi hỏi công ty phải có một đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ để nắm bắt được khoa học kỹ thuật tiên tiến ,nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Bên cạnh đó cần tiến hành hoạt động phân bổ lao động vào các phòng ban chức năng ,các bộ phận một cách phù hợp nhằm xây dựng một cơ cấu lao động tối ưu.
Thị trường của công ty.
Trong những năm qua công ty đã phải nỗ lực hết mình để tìm kiếm thị trường ,tìm kiếm đầu ra cho hàng hoá.Hiện nay sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên khắp các tỉnh thành trên cả nước.Là công ty vừa sản xuất, vừa kinh doanh phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong cả nước công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech đã thiết lập được hệ thống phân phối rộng khắp cả nước.Hiện nay với gần 300 đại lý trên 64 tỉnh thành cả nước công ty đã có một thị trường rông lớn ở trong nước .Các sản phẩm của công ty hiện nay đã dần đi vào đời sống của người Việt Nam.Với các chi nhánh ở Hưng Yên,Cao Bằng,TP Hồ Chí Minh đang hoạt động có hiệu quả.Công ty đã thiết lập được nhiều quan hệ với bạn hàng trong cả nước từ thành phố đến đồng bằng và các tỉnh miền núi.
Với chủ trương này càng mở rộng thị trường,hiện nay thị trường hoạt động của công ty không chỉ được mở rộng ở trong nứoc mà còn phát triển ra nước ngoài.Công ty đã taọ dựng được mối quan hệ bạn hàng với nhiều nước, chủ yếu là các nước ASEAN,Châu Âu,Đài Loan,Trung Quốc, Mỹ,...Công ty đã từng bước mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và có sự chuyển hướng sang một số thị trường mới,đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của công ty.
2.1.4.1.Khách hàng:
Công ty DETECH trải qua thời gian tồn tại, hoạt động và phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn song Công ty vẫn đứng vững với các mặt hàng kinh doanh phong phú, đa dạng. Đến nay các mặt hàng của Công ty có khả năng thu hút khách hàng khá lớn với quy mô rộng khắp và với nhiều khách hàng khác nhau. Công ty DETECH tự hào là bạn hàng không thể thiếu được của các Bộ, nghành lớn cũng như các công ty đa quốc gia: Uỷ ban TDTT Quốc gia, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục…
Trong các lĩnh vực kinh doanh và sản xuất như: xe gắn máy, điện tử - điện lạnh…khách hàng của Công ty chủ yếu là người tiêu dùng.
Bằng nỗ lực và uy tín của mình Công ty Detech ngày càng được bạn hàng trong và ngoài nước tin tưởng.
2.1.4.2..Nhà cung cấp .
Thị trường cung cấp vốn, hàng hoá, vật tư, linh kiện, nguyên vật liệu cho Công ty rất đa dạng, có nhiều công ty có uy tín về vốn, chất lượng hàng hoá và công nghệ khoa học kỹ thuật tham gia cung ứng cho Detech, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, Công ty luôn đặt uy tín và chất lượng lên hàng đầu, và vì thế việc lựa chọn các nhà cung cấp đảm bảo uy tín, tạo được nguồn hàng ổn định, hợp lý về giá cả, phong phú về chủng loại là điều mà DETECH hết sức quan tâm.
Từ ngày 10/08/1998, DETECH được hãng ASTRAL, một hãng chuyên sản xuất thiết bị lọc nước công nghiệp Tây Ban Nha chấp nhận là đại lý chính thức tại Việt Nam. Sau khi đã được làm đại lý cho ASTRAL, DETECH đã nhập các thiết bị và hiện luôn sẵn có hàng tại cửa hàng trưng bày số 47 Hoà Mã và kho hàng 107 Nguyễn Phong Sắc, Hà nội đáp ứng nhu cầu khách hàng đồng thời phục vụ cho việc bảo hành, bảo dưỡng thiết bị.
DETECH cũng là nhà phân phối của AZCOZON, hãng chuyên sản xuất các loại thiết bị khử trùng của Mỹ.
2.2.Phân tích và đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech.
2.2.1.Những thuận lợi và khó khăn của công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech.
2.2. 1.1Thuận lợi.
- Công ty có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có tinh thần đoàn kết, có trách nhiệm với công việc.
- Công ty có cơ chế hoạt động kinh doanh, cơ chế quản lý tài chính nội bộ linh hoạt, thông thoáng phù hợp với tình hình thực tế, tạo quyền chủ động cho các đơn vị cấp dưới.
- Ngành nghề kinh doanh của công ty là đa dạng từ sản xuất cho đến kinh doanh thương mại.
- Công ty đã tạo dựng được tên tuổi và uy tín trên thị trường bằng chính các sản phẩm của mình.
2.2.1.2. Khó khăn .
- Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mai thế giới WTO cũng là một thách thức lớn đối với công ty do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có công nghệ tiến tiến và vốn lớn. Kéo theo một loạt các thay đổi trong cơ chế chính sách của nhà nước bước đầu gây khó khăn cho các doanh nghiệp .Các doanh nghiệp phải tìm hiểu thông tin đồng thời đưa ra các giải pháp thích hợp để giúp công ty thích nghi với những thay đổi này. Bên cạnh đó là sự gia tăng sức ép cạnh tranh từ các công ty nước ngoài khi Việt Nam gia nhập WTO cũng tác động không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp. Những khó khăn trên đòi hỏi doanh nghiệp phải có những nỗ lực rất lớn, nhạy bén voi sự biến động của thi trừơng moíư giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
- Thị trường trong nước có nhiều biến động phức tạp, nhất là mặt hàng xe đạp xe máy trong khi thị trường nước ngoài của công ty hầu như không có. Việc tiêu thụ vật tư cũng gặp nhiều khó khăn do thị trường không ổn định. Giá cả giảm liên tục do cạnh tranh.
2.2.2. Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty
Khi tiến hành xem xét tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, ta không thể không xét đến tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp đó. Bởi bất kỳ doanh nghiệp nào để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có vốn. Vốn được coi là tiền trong lĩnh vực kinh doanh góp phần đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vấn đề ở chỗ phải quản lý và sử dụng chúng thế nào để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Xuất phát từ đặc điểm trên, ta đi vào xem xét tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn để hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech.
2.2.2.1. Tình hình sử dụng tài sản của công ty.
Công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech có đặc điểm sản xuất kinh doanh là thiên về kinh doanh thương mại và dịch vụ, cho nên ta dễ dàng nhận thấy cơ cấu tài sản của công ty nghiêng về phần tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Cụ thể như sau:
Qua nghiên cứu chi tiết cơ cấu tài sản của công ty ở bảng sau, ta thấy:
Bảng 1: Cơ cấu tài sản
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
%
A. TSLĐ & ĐTNH
19495089721
90,01
14254262414
81,80
-5240827307
-26,88
1. Tiền
1132372433
5,81
993371805
6,97
-139000628
-12,28
2. Các khoản phải thu
5003658089
25,67
6262409896
43,93
1258751807
25,16
3. Hàng tồn kho
4234584141
21,72
5051651139
35,44
817066998
19,30
4. TSLĐ khác
7652263058
39,25
1946829574
13,66
-5705433484
-74,56
5. Chi sự nghiệp
1472212000
7,55
0
0,00
-1472212000
-100,00
B. TSCĐ & ĐTDH
2163779071
9,99
3171608658
18,20
1007829587
46,58
1. TSCĐ
2117852120
97,88
2955377395
93,18
837525275
39,55
2. Chi phí XDCB dở dang
45926951
2,12
216231263
6,82
170304312
370,82
Tổng tài sản
21658868792
100,00
17425871072
100,00
-4232997720
-19,54
( nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2006)
Thứ nhất: Tổng tài sản của công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 là 4.232.997.720 đồng với tỷ lệ giảm là 19,54%. Sở dĩ có sự giảm sút như trên là do bộ phận tài sản lưu động của công ty năm 2002 giảm so với năm 2005. Cụ thể là năm 2002, lượng tài sản lưu động giảm 5.240.827.307 đồng tương ứng giảm 26,88%. Nguyên nhân của việc giảm tài sản lưu động này là do lượng vốn bằng tiền của công ty giảm. So với năm 2005, năm 2006 bộ phận này giảm tới 139.000.628 đồng (giảm 12,28%). Tuy sự giảm bộ phận này chỉ có ý nghĩa tại thời điểm đánh giá, song điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2006 là kém hơn so với năm 2005. Bên cạnh đó, bộ phận tài sản khác và chi sự nghiệp cũng đều giảm. Đối với tài sản lưu động khác, ta thấy năm 2006 bộ phận này giảm tới 5.705.433.484 đồng (giảm 74,56%) so với năm 2005. Giảm nhiều nhất là chi sự nghiệp, đây là bộ phận giảm tới 100%. Khác với các khoản trên, năm 2006 là năm gia tăng các khoản phải thu và hàng tồn kho của công ty. Thật vậy, lượng hàng tồn kho của công ty tăng mạnh từ 4.234.584.141 đồng năm 2005 lên 5.051.651.139 đồng năm 2006 với tỷ lệ tăng là 19,3%. Tuy nhiên ta có thể giải thích nguyên nhân của hiện tượng này là do trước ngày 31/12/2006 công ty vừa nhập về số lượng lớn vật tư, xe máy chưa kịp đưa ra tiêu thụ. Khác với lượng hàng tồn kho, các khoản phải thu của công ty tăng lên chứng tỏ việc tổ chức công tác thanh toán của công ty chưa tốt, khả năng thu hồi vốn chậm dẫn tới tình trạng vốn của công ty bị các đối tác chiếm dụng khá lớn. Ta có thể thấy năm 2006 các khoản phải thu của công ty tăng lên rất nhiều, tăng tới 1.258.751.807 đồng (tăng 25,16%).
Nếu như năm 2006 ở công ty bộ phận tài sản lưu động giảm thì ngược lại bộ phận tài sản cố định và đầu tư dài hạn lại tăng đáng kể so với năm 2005. Cụ thể là năm 2006, công ty đã đầu tư thêm vào làm bộ phận này tăng thêm 46,58% (1007829587 đồng).Trong đó ta có thể thấy tài sản cố định tăng 39,55% (837.525.275 đồng), chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 170.304.312 đồng (370,82%). Sự gia tăng này chứng tỏ công ty đã chú trọng hơn vào công tác đổi mới trang thiết bị, nhà xưởng…Hy vọng điều này sẽ giúp cho công ty làm tốt hơn nữa công tác sản xuất kinh doanh của mình.
Một điều có thể thấy là tuy bộ phận tài sản cố định và đầu tư dài hạn có tăng song tổng tài sản của công ty không vì thế mà không giảm, điều này cho thấy công ty có sự giảm sút về quy mô.
Thứ hai: Về cơ cấu tài sản: Ta thấy rất rõ là trong hai năm 2005- 2006 cơ cấu tài sản của công ty đều nghiêng về phần tài sản lưu động (năm 2005 bộ phận này chiếm 90,01%, năm 2006 chiếm 81,80%). Trong cơ cấu của tài sản lưu động ta thấy sự thay đổi lớn nhất trong hai năm là: trong khi năm 2005 lượng tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng lớn nhất (39,25%) thì sang năm 2006, lượng tài sản này chỉ còn chiếm 13,66%, thay vào đó các khoản phải thu tăng lên chiếm tỷ trọng cao nhất (43,93%). Cơ cấu trong tài sản cố định và đầu tư dài hạn không có sự thay đổi lớn đáng kể.
2.2.2.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty .
Đối với mỗi doanh nghiệp, việc phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn sẽ giúp cho các nhà đầu tư, đối tác, bạn hàng…có cái nhìn đúng đắn về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Điều này là rất quan trọng với cả công ty lẫn các đơn vị quan tâm đến,bởi lẽ nó giúp cho các đơn vị đó đưa ra quyết định có nên đầu tư hay cộng tác với doanh nghiệp nữa không. Bởi lẽ khi doanh nghiệp có cơ cấu nguồn vốn nghiêng quá nhiều về bên nợ thì chứng tỏ doanh nghiệp đó không an toàn về mặt tài chính và ngược lại.
Công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech , việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng rất cần thiết. Qua bảng 2 (cơ cấu nguồn vốn) ta thấy:
Công ty Cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech có vốn pháp định 25 tỷ VNĐ, doanh số trung bình của 3 năm 2004 ,2005,2006 là 298 tỷ đồng.
Bảng 2: Tổng số tài khoản qua 3 năm :2004,2005và 2006
Thụng số
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1.Tổng số tài khoản
21.556.760.955
127.820.461.513
168.324.808
2.Tài sản lưu động
17.156.509.301
122.709.725.869
158.876.431.332
3.Tổng tài sản nợ
21.553.760.955
127.820.461.513
168.324.808.804
4.Nợ phải trả trong kỳ
18.552.296.384
155.370.062.257
161.160.948.677
5.Nguồn vốn chủ sở hữu
3.001.464.611
12.450.399.256
7.163.860.127
6.Nguồn vốn kinh doanh
1.442.299.686
2.208.554.004
2.127.063.364
7.Nộp ngõn sỏch nhà nước
4.590.198.595
65.466.694.806
65.462.638.685
8.Lợi nhuận
239.543.856
9.679.829.908
10.000.000.000
Các giải pháp huy động vốn:
Công ty Detech huy động vốn thông qua tín dụng với Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Tổng số tiền tín dụng được cấp đến thời điểm này là 43 tỉ đồng. Là một Công ty có quy mô tương đối lớn và đang trên đà phát triển, Công ty Detech đã làm tăng vốn của mình lên tới hơn 108 tỉ đồng. Nguồn vốn được phân chia thành vốn tài sản cố định như nhà xưởng, nhà kho… và một phần dùng làm vốn kinh doanh.
2.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Song song với việc tiến hành xem xét tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech , ta tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh để có cái nhìn chính xác nhất về sự hoạt động của công ty trong hai năm 2005- 2006.
Qua thực tế sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm gần đây:
Bảng 3: kết quả sản xuất- kinh doanh của công ty 2005- 2006
Đơn vị tính: đồng
STT
Chỉ tiêu
đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
1
Giá trị sản xuất công nghiệp
đồng
5393108947
4514145435
-878963512
2
Tổng doanh thu (từ các hoạt động)
đồng
60600269533
47607916525
-12992353008
Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh
đồng
60154042115
47387773325
-12766268790
Doanh thu từ hoạt động tài chính
đồng
332715736
165737001
-166978735
Doanh thu từ hoạt động bất thường
đồng
113511682
54406199
-59105483
3
Tổng chi phí (từ các hoạt động)
đồng
60594884973
47597671592
-12997213381
Chi phí từ hoạt động kinh doanh
đồng
60164996879
47178490149
-12986506730
Chi phí từ hoạt động tài chính
đồng
429734267
418956443
-10777824
Chi phí từ hoạt động bất thường
đồng
153827
225000
71173
4
Nộp thuế nhập khẩu
triệu đồng
6645
929
-5716
5
Phải nộp ngân sách
triệu đồng
152
152
0
6
Bình quân lao động trong kỳ
người
86
80
-6
7
Thu nhập bình quân tháng
đồng/ người
845000
882000
37000
8
Kim ngạch xuất khẩu
USD
0
84000
84000
9
Kim ngạch nhập khẩu
USD
1950000
1701000
-249000
10
Xe đạp sản xuất và tiêu thụ
chiếc
10450
8924
-1526
11
xe máy bán được
chiếc
2759
3761
1002
12
Tổng lợi nhuận trước thuế
đồng
5384560
10244933
4860373
lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
đồng
-10954764
209283176
220237940
lợi nhuận từ hoạt động tài chính
đồng
-97018531
-253219442
-156200911
lợi nhuận từ hoạt động bất thường
đồng
113357855
54181199
-59176656
13
Tổng lợi nhuận sau thuế
đồng
3661501
6966554
3305053
- Giá trị sản xuất công nghiệp của công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 là 878.963.512 đồng ứng với tỷ lệ giảm 25,8%. Đây là số giảm khá lớn, nguyên nhân do tình hình tiêu thụ xe đạp- mặt hàng sản xuất của công ty- gặp khó khăn khiến doanh thu mặt hàng này giảm.
- Tổng doanh thu từ các hoạt động của công ty cũng giảm, hơn nữa số giảm lại khá lớn,tới 12.992.353.008 đồng. Chỉ trong vòng có hai năm mà doanh thu của công ty giảm nhiều như vậy cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty gặp khó khăn. Doanh thu giảm cùng với việc tổng vốn của công ty cũng giảm chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty bị thu hẹp.
- Thuế nhập khẩu mà công ty phải nộp nhà nước năm 2006 giảm 5.716 triệu đồng so với chủ yếu do kim ngạch nhập khẩu của công ty thấp hơn năm 2005. Thật vậy, do tình hình thị trường ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5270.doc