Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ tại Công ty cổ phần Intimex Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là đất nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới sau Braxin sản phẩm cà phê của Việt Nam đã xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới như EU,Mỹ ,Nhật…..Trong đó Mỹ là một thị trường nhập khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới việc chúng ta đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ từ lâu song kim ngạch xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường rộng lớn này là vẫn còn thấp chưa xứng với tiềm lực của các doanh nghiệp hai bên .. Vì thế trong tương lai các doanh n

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ tại Công ty cổ phần Intimex Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp xuất khẩu Việt Nam chúng ta phải tăng cường khả năng xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ hơn nữa Công ty cổ phần Intimex Việt Nam là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa và là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu của cả nước .Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam tôi có cơ hội được tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của công ty và viết chuyên đề thực tập : “ Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ tại công ty cổ phần Intimex Việt Nam ”. Chuyên đề thực tập gồm ba chương Chương I : Giới thiệu chung về công ty và các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu của doanh nghiệp Chương II : Thực trạng xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Intimex Việt Nam sang thị trường Mỹ Chương III: Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ tại công ty cổ phần Intimex Việt Nam Do kinh nghiệm thực tế chưa có lý thuyết được học và thực tiễn công việc có một khoảng cách xa thời gian thực tập ngắn ,tôi xin cảm ơn cán bộ lãnh đạo ,nhân viên trong phòng kinh doanh số 2 đã tạo mọi thuận lợi giúp đỡ tôi để tôi viết chuyên đề này, tôi xin cảm ơn các thày cô giáo trong khoa quản trị trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân đã giúp đỡ và tôi xin cảm ơn cô giáo : Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng Thắm là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi làm chuyên đề này. Trong quá trình làm bản báo cáo tổng hợp này, tôi không tránh khỏi những thiếu sót rất mong sự đóng góp ý kiến của thày cô giáo CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP Giới thiệu chung 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tiền thân của công ty là công ty xuất nhập khẩu Nội Thương , theo quyết định của thủ tướng Chính Phủ giao cho Bộ Nội Thương phụ trách việc trao đổi hàng hóa nội thương và hợp tác xã với nước ngoài. Ngày 10/08/1979 công ty xuất nhập khẩu Nội Thương được thành lập ,công ty ra đời đóng vai trò là trung tâm xuất nhập khẩu của ngành có nhiệm vụ thông qua xuất khẩu cải thiện cơ cấu hàng hóa do ngành Nội Thương quản lý và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra thị trương quốc tế Ngày 22/10/1985 thông qua quyết đính số 225/HĐBT đã chuyển công ty xuất nhập khẩu nội thương thành tổng công ty xuất nhập khẩu Nội Thương và Hợp tác xã Theo quyết định số 496/TM-TCCB của Bộ trưởng Bộ Thương Mại ngày 20/3/1995 , công ty xuất nhập khẩu Nội thương và Hợp tác xã Hà Nội được đổi thành công ty xuất nhập khẩu – Dịch vụ – Thương Mại , tên giao dịch là INTIMEX . Để thích ứng được những thay đổi trong công cuộc phát triển nền kinh tế .Ngày 01/08/2000 Bộ Thương Mại có quyết định số 1078/2000/QD-BTM về việc đổi tên công ty XNK- Dịch vụ – Thương Mại thành công ty xuất nhập khẩu INTIMEX Hiện nay công ty đã cổ phần hóa thành công và phát triển hoạt động kinh doanh của mình với tên gọi : Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam Công ty có tên giao dịch đối ngoại là : FOREIGN TRAGE ENTERPRISE INTIMEX ( viết tắt là INTIMEX) . Điện thoại : (84-4) 9.423.240 FAX : (84-4)94.24.250 Website: http//www. intimexco.com Trụ sở chính : 96 Trần Hưng Đạo – Hà Nội 1.2 Chức năng của công ty Mục đích của công ty là thông qua hoạt động xuất nhập khẩu ,hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại , khách sạn… Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế công ty đã không ngừng cố gắng để phát triển bằng cách liên doanh liên kết ,hợp tác đầu tư với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước theo pháp luật của Việt Nam . Công ty hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực sau Trực tiếp xuất khẩu và nhân ủy thác xuất khẩu: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là hàng hóa nông sản như cà phê, chè ,hồ tiêu, thủ công mỹ nghệ và, tạp phẩm. Trực tiếp nhập khẩu và nhận ủy thác nhậ khẩu: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty là máy móc công nghiệp, nguyên liệu , các mặt hàng tiêu dùng Kinh doanh siêu thị : Công ty đã có hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cân như Hưng Yên ,Hải Dương. Hệ thống siêu thị ra đời đã đáp ứng được nhu cầu mua sắm hàng hóa của nhân dân trên địa bàn Hà Nội 1.3 Nhiệm vụ của công ty Xây dựng và tổ chức thực hịên các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu. kinh doanh thương mại. liên doanh đầu tư hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước theo pháp luật. Xây dựng các phương án kinh doanh theo mục tiêu chiến lược của công ty Quản lý toàn diện , đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo pháp luật , chính sách của nhà nước và sự phân cấp quản lý của Bộ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty chăm lo đời sống , tạo điều kiện cho người lao động , thực hiện phân phối công bằng và thực hiện vệ sinh môi trường . Kinh doanh theo ngành nghề đăng ký kinh doanh và được quyền khiếu nại tố cáo trước cơ quan pháp luật về vụ việc vi phạm chính sánh kinh tế của nhà nước để bảo vệ cho lợi ích của công ty và nhà nước 1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các thời kỳ Trong những năm 1979 -1989, công ty là đơn vị chính cung cấp hàng tiêu dùng của các nước XHCN cho nhân dân cả nước và tạo ra việc làm cho hàng vạn người lao động sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Công ty XNK Intimex đã góp phần to lớn vào nhiệm vụ chính trị của Nhà nước giao phó và trở thành doanh nghiệp nổi tiếng và cung cấp hàng tiêu dùng nhập khẩu của các nước XHCN và thu mua hàng TCMN xuất khẩu. Thời kỳ 1989 -1990: công ty XNK Intimex là doanh nghiệp khởi xướng đề nghị chính phủ cho phép nhập khẩu hàng tiêu dùng của các nước tư bản để thu hồi ngoại tệ cho người lao động, học tập, công tác ở nước ngoài bước đầu tạo ra nguồn hàng tiêu dùng mới từ các nước tư bản để cung cấp cho người tiêu dùng trong nước. Intimex đã trở nên nổi tiếng với mọi người đi lao động, công tác, học tập nước ngoài trở về Việt Nam thời kỳ này và hoàn thành nhiệm vụ được giao phó, thu về cho Nhà nước hàng chục triệu USD mỗi năm.  Sau nghị quyết của hội nghị trung ương 6 của trung ương năm 1986 về việc mở cửa thị trường, Công ty đã cho chuyển đổi kinh doanh theo cơ chế khoán đến các đơn vị, phòng kinh doanh.  Thời kỳ sau năm 1998: Intimex bước sang trang mới với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu nông sản tập trung xuất khẩu cà phê, hạt tiêu...Intimex đã tạo ra đột biến về kim ngạch xuất khẩu. Sau 10 năm Intimex đã trở thành nhà xuất khẩu cà phê, hạt tiêu hàng đầu cả nước mỗi năm xuất khẩu từ 150.000-200.000 tấn cà phê, từ 10.000-15.000 tấn tiêu, chiếm 20% xuất khẩu cà phê ở Việt Nam và 15% tiêu của cả nước trở thành doanh nghiệp xuất khẩu nổi tiếng trong ngành thương mại cũng như trong và ngoài nước.  Từ 2000: Intimex lại bước sang một giai đoạn mới khi tham gia đầu tư các nhà máy chế biến nông sản như: Nhà máy tiêu sạch tại Bình Dương năm 2002 đầu tư 20 tỷ, đến nay đã hoàn vốn và có lãi từ năm 2006. Nhà máy tinh bột sắn xây dựng năm 2003 ở Thanh Chương, Nghệ An lúc đầu là 50 tấn sắn/ngày, đến nay đã nâng công suất lên 180 tấn/ngày, hàng năm xuất khẩu trên 20.000 tấn từ năm 2007 đã bắt đầu có lãi và trở thành nhà máy lớn nhất Miền Bắc hiện nay. Hiện Intimex đang đầu tư 2 nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao tại Bình Dương và Buôn Ma Thuột với công suất mỗi nhà máy 20.000tấn/năm. Ngoài ra Intimex còn đầu tư vào nuôi trồng chế biến thuỷ sản tại Diễn Kim - Nghệ An, Đồng Ghép - Thanh Hoá với diện tích gần 100 ha nuôi tôm công nghiệp được VASEP đánh giá là nơi nuôi tôm thẻ chân trắng hiện đại và lớn nhất Miền Bắc và nuôi tu hài tại Vân Đồn-Quảng Ninh với một triệu m2 mặt biển....  Để mở rộng địa bàn hoạt động, Intimex đã thành lập thêm các chi nhánh, xí nghiệp tại Tây Ninh, Bình Dương, Nghệ An, Đắc Lắc. Ngoài ra đơn vị còn sáp nhập thêm các đơn vị khác có nhiều khó khăn, thua lỗ như: Công ty nông sản 3 (Bộ Thương mại), xí nghiệp nuôi tôm Sầm Sơn, nhà máy thủy sản Hoằng Trường (Tỉnh Thanh Hoá)....nhờ đó mà Intimex đã phát triển mở rộng thị trường kinh doanh, sản xuất cả về lượng và chất.  Một trong những thế mạnh của Intimex nữa là với truyền thống kinh doanh bán buôn, bán lẻ thời kỳ bao cấp của ngành nội thương với cơ sở vật chất có sẵn, năm 2001 công ty lần đầu tiên xây dựng siêu thị đầu tiên của ngành thương mại tại Hà Nội nói riêng và Miền Bắc nói chung. Việc đi tiên phong về phát triển siêu thị của một doanh nghiệp Nhà nước của ngành thương mại đã thành công và đến nay Công ty đã có 14 siêu thị và TTTM tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hòa Bình, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột. Năm 2008 được người tiêu dùng bình chọn là siêu thị nổi tiếng: Hệ thống chuẩn siêu thị và TTTM mở rộng trong cả nước là định hướng chiến lược của Intimex trong thời gian tới.  Trong sự phát triển đổi mới hoạt động kinh doanh thì Intimex cũng là đơn vị tiên phong của ngành thương mại trong công tác cổ phần hoá, trở thành các công ty mẹ - con. Năm 2006 có 3 đơn vị của Intimex cổ phần hoá thành công và phát triển mạnh trở thành doanh nghiệp có doanh thu lớn thứ 5 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt năm 2008.  Intimex không chỉ phát triển trong kinh doanh, sản xuất đứng hàng đầu trong ngành và trong cả nước về một số ngành nghề sản xuất kinh doanh mà còn là nơi cung cấp nhiều cán bộ lãnh đạo các cấp cho Bộ Công thương, cho tham tán thương mại các nước, cho các doanh nghiệp khác và cho lãnh đạo các Hiệp hội ngành hàng.  Ba mươi năm qua ngay từ khi mới thành lập đến nay trải qua những năm tháng có lúc vinh quang nhưng cũng có lúc thăng trầm xong dù khó khăn đến đâu Intimex vẫn vươn lên mạnh mẽ, đến nay với trên 2000 cán bộ công nhân viên, địa bàn trải đều trên các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Năm 2008 với kim ngạch xuất nhập khẩu trên 400 triệu USD, doanh thu trên 9.000 tỷ nộp ngân sách trên 300 tỷ Công ty xuất nhập khẩu Intimex được xếp hạng 49/500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Công ty Intimex là một công ty có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu,đến nay công ty đã trở thành một đơn vị khá vững mạnh và kinh doanh rất có hiệu quả . Điều đó được thể hiện ở kết quả kinh doanh của công ty trong các năm 2006 – 2009 Kết quả kinh doanh của công ty trong 4 năm 2006 – 2009 Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của công ty năm 2006-2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Mã số 2006 2007 2008 2009 *. Tổng doanh thu (I=1+2+3+4) I 7.750 10.500 11.700 11.290 Trong đó : Bán hàng trên TT nội địa 1 3.050 3.370 4.170 4.060 Doanh thu từ xuất khẩu 2 4.680 7.100 7.500 7.200 Doanh thu từ dịch vụ 3 10 10 20 20 Doanh thu khác 4 10 20 10 10 * Tổng chi phí SX- KD (II=5+6+7) II 6.465 9.066 9.780 9.650 Trong đó : Giá vốn hàng bán 5 6.163 8.680 9.350 9.150 Chi phí bán hàng 6 203 266 280 320 Chi phí quản lý DN 7 99 120 150 180 Lợi nhuận trước thuế (8=I-II) 8 1.285 1.434 1.920 1.640 Lợi nhuận sau thuế (9=8-III) 9 515.8 522 1.176,2 835,8 *Các khoản nộp ngân sách (III=10+11+12+13+14+15) III 769,2 912 743,8 804,2 Trong đó : Thuế VAT 10 359,4 452,5 251 289 Thuế XNK 11 376,7 420 450 470 Thuế tiêu thụ đặc biệt 12 18 22 25 26 Thuế thu nhập DN 13 5,7 7 7,5 7,7 Thu trên vốn 14 7,4 8 8,3 8,5 Các khoản nộp khác 15 2 2,5 2 3 Bảng 1.2: Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận công ty giai đoạn (2006-2009) Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm DOANH THU LỢI NHUẬN Kế hoạch (KH) Thực hiện (TH) TH/KH Kế hoạch Thực hiện TH/KH ( +/_ ) ( % ) ( +/-) ( % ) 2006 7.511 7.750 239 103,2 1.022 1.285 263 125,7 2007 8.850 10.500 1.650 118,6 1041 1.434 393 137,7 2008 10.376 11.700 1.324 112,7 1550 1.920 370 123,8 2009 11.715 11.290 -425 96,4 1870 1.640 -230 87,7 Nhìn vào bảng trên ta thấy một số kết quả kinh doanh mà công ty đã đạt được trong những năm 2006 – 2009 là không ngừng tăng trưởng . Nhìn chung các chỉ tiêu đều vượt hơn so với năm trước,có được kết quả này chủ yếu là do hoạt động xuất nhập khẩu của công ty tăng mạnh trong đó hoạt động xuất khẩu đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó với bất cứ sự thay đổi nào ảnh hưởng tới xuất khẩu cũng tác động rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp ngày càng tăng Năm 2006 , công ty đã nộp VAT là 359.4 tỷ đồng , bằng 46,7% tổng số thuế nộp ngân sách. Tổng doanh thu đạt 7.750 tỷ đồng vượt mức kế hoạch năm là 239 tỷ đồng tương ứng với 3,2% tổng lợi nhuận đạt 1.285 tỷ đồng vượt mức kế hoạch năm là 263 tỷ đồng ( 25,7%). Năm 2007 công ty đã nộp VAT là 452.5 tỷ đồng chiếm 49,6% tổng số thuế công ty đã nộp ngân sách ,tổng doanh thu đạt 10.500 tỷ đồng vượt mức kế hoạch năm là 1.650 tỷ đồng tương ứng với 18,6% tổng lợi nhuận đạt 1.434 tỷ đồng vượt mức kế hoạch năm là 393 tỷ đồng ( 37,7%) Năm 2008 VAT mà công ty đã nộp 251 tỷ đồng bằng 33,74% tổng số thuế nộp vào ngân sách ,tổng doanh thu đạt 11.700 tỷ đồng vượt mức kế hoạch năm là 1.324 tỷ tương ứng với 12,7% tổng lợi nhuận là 1.920 tỷ vượt mức kế hoạch năm là 370 tỷ đồng ứng với 23.8% Năm 2009 công ty đã nộp ngân sách 289 tỷ đồng bằng 35,94% tổng số thuế nộp vào ngân sách .Tổng doanh thu đạt 11.290 tỷ đồng không đạt kế hoạch năm là 230 tỷ đồng tương ứng với 12,3% lý do công ty không hoàn thành kế hoạch là do xuất khẩu trực tiếp giảm điều này có thể lý giải năm 2009 nền kinh tế thế giới chịu cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra mạnh mẽ nhất ở các nước Mỹ , Nhật , tây Âu….Đây là những nước xuất khẩu chủ lực của công ty Ngoài ra còn có các khoản nộp ngân sách như : Thuế tiêu thụ đặc biệt thuế thu nhập doanh nghiệp ,thu trên vốn …Tuy nhiên số tiền mà công ty nộp vào ngân sách các loại thuế này không nhiều .Lợi nhuận tăng thể hiện sự cố gắng vượt bậc của công ty trong tình hình kinh doanh và cạnh tranh ngày càng khó khăn nhìn chung kết quả kinh doanh của công ty trong những năm qua liên tục tăng trưởng về mọi mặt doanh thu và lợi nhuận 1.5 Cơ cấu tổ chức của Công ty Công ty CP Intimex Việt Nam có bộ mày điều hành được cấu thành ba cấp bao gồm : Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc , ban kiểm soát Cơ cấu hội đồng quản trị Đứng đầu công ty là chủ tịch hội đồng quản trị , chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện phần vốn của nhà nước tại công ty ,chủ tịch có quyền quyết định cao nhất tại công ty và chịu trách nhiệm về phần vốn góp của nhà nước. Tiếp là phó chủ tịch hội đồng quản trị , phó chủ tịch hội đồng quản trị có trách nhiệm tham mưu cho chủ tịch hội đồng quản trị. Bốn thành viên hội đồng quản trị có quyền và trách nhiệm quản lý sự hoạt động của công ty và chịu trách nhiêm trước chủ tịch hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức Ban tổng giám đốc Tổng giám đốc là người đại diện duy nhất của doanh nghiệp trước pháp luật, có quyền quyết định nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp . Tổng giám đốc quản lý điều hành công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật cấp trên và toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty. Tiếp theo là phó tổng giám đốc và một kế toán trưởng. Phó tổng giám đốc là do tổng giám đốc lựa chọn và đề nghị chủ tịch bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty ,có trách nhiệm giúp cho giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kế toán thống kê , thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở công ty , thực hiện phân tích hoạt động kinh tế , báo cáo kết quả hoạt động của công ty theo quy Cơ cấu tổ chức Ban kiểm soát Ban kiểm soát có ba thành viên, đứng đầu là trưởng ban kiểm soát , trưởng ban kiểm soát và hai thành viên còn lại có trách nhiệm giám sát các hoạt động kinh doanh , điều tra và báo cáo các vi phạm cho chủ tịch hội đồng quản trị. Khối các phòng quản lý 1. Phòng quản lý siếu thị : Có chức năng quản lý chung các vấn đề của siêu thị , và chịu mọi trách nhiệm trước hội đông quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh của siêu thị 2. Phòng kinh tế tổng hợp : Có chức năng tham mưu , hướng dẫn và thực hiện các nghiệp vụ , công tác như lập kế hoạch thống kê ,công tác kho vận , công tác đối ngoại , pháp chế . 3 .Phòng kế toán tài chính : Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty các công tác báo cáo chế độ kế toán theo quy định của nhà nước theo định kỳ chế độ kế toán tài chính 4. Phòng tổ chức lao động tiền lương : Tổ chức sắp xếp và thực hiện chế độ đối với nhân viên của công ty . 5.Phòng quản trị : giúp giám đốc trong công tác tổ chức hoạt động hành chính , quản lý tài sản phục vụ cho công ty . 6. Phòng kinh doanh doanh xuất nhập khẩu ( 3phòng) có chức năng tổ chức hoạt động KDXNK . kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp theo điều lệ và giấy phép kinh doanh của công ty . Các phòng ban phải thường xuyên cung cấp đầy đủ thông tin chứng từ cho phòng kế toán tài chính để phòng kịp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Khối các công ty liên kết : Công ty cổ phần INTIMEX Sài Gòn Công ty cổ phần XNK INTIMEX Khối các công ty con : Công ty cổ phần sản xuất & thương mại INTIMEX Hà Nội Công ty INTIMEX có mạng lưới đơn vị trực thuộc như sau : 1.Xí nghiệp CNBTP Quang Minh 2.Xí nghiệp thương mai &dịch vụ INTIMEX 3.Chi nhánh INTIMEX Hải Phòng 4.Chi nhánh INTIMEX Quảng Nin 5.Chi nhánh INTIMEX Thanh Hóa 6. Chi nhánh INTIMEX Nghệ An 7.Chi nhánh INTIMEX Đà Nẵng 8. Chi nhánh INTIMEX Đồng Nai 9. Siêu thị INTIMEX Bờ Hồ 10.Siêu thị INTIMEX Hào Nam 11.Siêu thị INTIMEX Lạc Trung 12.Siêu thị INTIMEX Huỳnh Thúc Kháng 13.Siêu thị INTIMEX Định Công 14.Siêu thị INTIMEX Hòa Bình 15.Siêu thị INTIMEX Hưng Yên 1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê của DN 1.6.1 Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 1.6.1.1 Nhân tố pháp luật Mỗi quốc gia khác nhau có hệ thống pháp luật khác nhau để bảo vệ cho sự an toàn và phát triển của nền kinh tế nước đó trước hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài vào. Đối với hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng khi xuất khẩu đều chịu sự tác động của các nhân tố sau Các quy định về thuế, giá cả,chủng loại hàng hóa, khối lượng hàng hóa xuất khẩu….Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thê giới WTO vào ngày 11-1-2007 chúng ta đã chính thức trở thành thành viên trong đại gia đình WTO gồm 150 nước tham gia , khi hàng hóa nước ta xuất khẩu sang các nước trong tổ chức WTO đã được hưởng những ưu đãi thuế quan Ngành cà phê thu hút một lực lượng lao động khá lớn, bao gồm nhiều đối tượng khác nhau nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, việc đòi hỏi về chính sách tiền lương cũng đa dạng tùy theo từng đối tượng tham gia vào các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất cà phê.Vì vây các quy định về chế độ sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng ,bảo hiểm và các chế độ phúc lợi xã hội …mà nhà nước quy định Các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu cà phê như giá ,số lượng, phương tiện vận tải trong giao dịch xuất khẩu cà phê. Hiện nay cà phê thường được tính theo giá FOB tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh khi giao hợp đống xuất khẩu Luật pháp nước Mỹ rất phức tạp nhằm đảm bảo cho các DN trong nước hoạt động hiệu quả, trong công tác xuất khẩu cà phê công ty cần tìm hiểu kỹ luật pháp Mỹ cũng như cá c nước nhập khẩu khác để tránh tình trạng bị cáo buộc bán phá giá và phải chịu mức thuế cao so với các đối thủ cùng xuất khẩu khác. Đây là vấn đề mà ngành thủy sản chúng ta đã vấp phải vì thế ngành cà phê cần có sự tìm hiểu kỹ càng hơn luật pháp các nước nhập khẩu để không gây thua thiệt cho công ty Như vậy việc tìm hiểu yếu tố pháp luật là rất quan trọng vì nếu không biết các quy định về thuế của nước nhập khẩu thì các DN xuất khẩu sẽ gặp nhiều rủi ro gây thiệt hại nghiêm trọng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN 1.6.1.2 Yếu tố văn hóa xã hội Mỗi nước khác nhau có những phong tục tập quán khác nhau, những phong tục tập quán này được hình thành từ rất lâu do quá trình lao động sản xuất của nhân dân nước đó và đã trở thành thói quen của họ, của người dân mỗi nước. Việc xuất khẩu cà phê sẽ mang văn hóa của nước xuất khẩu vào nước nhập khẩu , nếu chúng ta cố tình giữ cho văn hóa Việt Nam thì đôi khi nó lại là rào cản cho việc xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ, việc sản phẩm cà phê có phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nước nhập khẩu nói chung và nước Mỹ nói riêng hay không, đòi hỏi các nhà xuất khẩu cà phê chúng ta phải có sự dung hòa giữa hai nền văn hóa Việt Nam và nước nhập khẩu. Nước Mỹ rất coi trọng tới xuất sứ hàng hóa , tuy nhiên ở Việt Nam việc sản xuất cà phê còn phân tán việc thu mua cà phê tập trung chủ yếu ở nhiều đơn vị nhỏ lẻ và hộ gia đình, điều này rất khó để lấy xuất sứ sản phẩm cho cà phê Việt Nam 1.6.1.3 Nhân tố kinh tế + Các chính sách kinh tế của nước nhập khẩu và Việt Nam giúp cho các DN xuất nhập khẩu nước đó có môi trường kinh doanh thuận lợi. Ở Việt Nam Đảng và Nhà Nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường và nước ta là nước có điều kiện về xuất khẩu hàng hóa nông sản đặc biệt là cà phê và hạt tiêu…vì thế nước ta có nhiều ưu đãi cho phát triển ngành cà phê + Nhân tố thu nhập : Khi mức sống của người dân cao thì quyết định mua một sản phẩm hàng hóa như cà phê sẽ không phụ thuộc vào thu nhập và ngược lại khi mức sống của người dân còn thấp thì việc quyết định mua cà phê hay không còn phụ thuộc vào những thay đổi về giá. Nước Mỹ là nước có nền kinh tế phát triển người dân Mỹ có thu nhập bình quân đầu người rất cao vì vậy giá rẻ không phải là điều kiện để quyết định mua hàng hay không. 1.6.1.4 Nhân tố về nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên Nguồn lực của DN có đủ lớn mới tiến hành hoạt động xuất khẩu hàng hóa được. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với nhiều vùng đất phù hợp cho cây cà phê phát triển hơn nữa chúng ta có nguồn nhân lực lớn phục vụ cho việc sản xuất cà phê .Đây là điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu của cà phê nước ta 1.6.1.5 Nhân tố về khoa học công nghệ Các yếu tố về khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ tới việc xuất khẩu cà phê, sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho việc giao thương buôn bán giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng hơn . Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet giúp cho các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu có những thông tin chính xác và kịp thời về đối tác để đưa gia các quyết định làm ăn chính xác hơn. Việt Nam chúng ta vẫn là một nước Nông nghiệp vì vậy các trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất và chế biến cà phê của nước ta còn lạc hậu, điều đó dẫn đến chất lượng cà phê của chúng ta còn thấp gây ra những khó khăn và thiệt hại cho xuất khẩu cà phê 1.6.1.6 Nhân tố về chính trị Một đất nước có nền kinh tế chính trị ổn định mới tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong nước và quốc tế tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, đất nước nào có nền chính trị không ổn định sẽ là rào cản rất lớn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng xuất khẩu .Việt Nam có nền chính trị tương đối ổn định các DN trong và ngoài nước tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam yên tâm sản xuất kinh doanh . Trong những năm vừa qua giá cà phê thế giới liên tục tăng các nhà đầu tư đã tiến hành đẩy mạnh đầu tư vào ngành cà phê ở Việt Nam vì đây là nguồn hàng cung cấp ổn định để xuất khẩu vì không bị ảnh hưởng của những biến động về chính tri 1.6.1.7 Nhân tố cạnh tranh quốc tế Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Braxin ,chúng ta muốn tồn tại và phát triển được thì một vấn đề hết sức quan trọng là phải dành thắng lợi đối thủ cạnh tranh về giá cả ,chất lượng…. để dành được những hợp đồng xuất khẩu. Sức cạnh tranh về giá cả và chất lượng của ngành cà phê chúng ta còn thấp so với các đối thủ . các đối thủ của chúng ta không chỉ có sức mạnh về chính trị . khoa học công nghệ mà ngày nay họ còn liên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn,tạo nên sức mạnh độc quyền trên thị trường cà phê thế giới. Chính vì vậy các DN phải biết tổ chức hợp lý hoạt động xuất khẩu và biết xây dựng cho mình một thương hiêu mạnh, ngoài giá còn phải biết nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.6.1.8 Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái, tức tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền cao hay thấp đựơc quyết định bởi các lực lượng thị trường, cung và cầu. Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội tệ. Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào bằng các đồng nội tệ. Giá cả ngoại tệ, tỷ giá hối đoái cũng được xác định theo quy luật cung cầu như đối với các hàng hoá thông thường. Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ sẽ làm cho giá ngoại tệ giảm, tức tỷ giá hối đoái tăng .Ngược lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ giá ngoại tệ sẽ tăng, tức tỷ giá giảm. ở vị trí cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ xác định trạng thái cân bằng, không có áp lực làm cho tỷ giá thay đổi. Ta có thể hình dung cơ chế hình thành tỷ giá được hiểu thị rừ khi cú sự khác nhau về cung và cầu ngoại tệ. Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường cần bán ra nhiều hơn lượng ngoại tệ cần mua vào, khi đó có một số người không bán được sẽ sẵn sàng bán với mức giá thấp hơn và làm cho giá ngoại tệ trên thị trường giảm. Tư duy tương tự, khi cầu lớn hơn cung, một số người không mua được ngoại tệ sẵn sàng trả giá cao hơn và gây sức ép làm giá ngoại tệ trên thị trường tăng .Khi cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường cần mua đúng bằng lượng ngoại tệ cần bán làm cho giá ngoại tệ không đổi, thị trường cân bằng .Chúng ta có thể thấy, tỷ giá hối đoái trên thị trường luôn thay đổi. Có rất nhiều nhân tố tác động gây ra sự biến động của tỷ giá hối đoái với những mức độ và cơ chế khác nhau . Đối với xuất khẩu tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp nếu tỷ giá tăng thì làm cho giá xuất khẩu hàng hóa tăng do đó cầu về hàng hóa xuất khẩu giảm ,các DN xuất khẩu thu được ít ngoại tệ hơn và ngược lại khí tỷ giá giảm các DN thu được nhiều ngoại tệ hơn . Do đó chính phủ cần có những chính sách tiền tệ phù hợp với từng thời kỳ kinh tế của đất nước để thúc đẩy xuất khẩu. 1.6.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 1.6.2.1 Nhân tố tài chính Tài chính của mỗi công ty phản ánh quy mô và năng lực kinh doanh của công ty đó,một công ty có năng lực tài chính vững mạnh thì sẽ có năng lực phục vụ tố hơn cho các dự án sản xuất kinh doanh của DN. Nguồn vốn kinh doanh của DN được chủ động giúp DN tránh được các biến động về lãi xuất so với các DN phải đi vay lãi ngoài khác. Công ty cổ phần Intimex Việt Nam là đơn vị hạch toán độc lập, chịu kết quả về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Tổng tài sản 679.231.421 Tài sản lưu động 521.896.902 Tài sản cố định 157.334.519 Tổng nguồn vốn 679.231.421 Nợ phải trả 449.131.421 Nguồn vốn chủ sở hữu 230.100.000 Nguồn : Phòng kinh doanh Các yếu tố này nó phản ánh năng lực của Intimex về nguồn vật chất cho sản xuất, các nguồn tài nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của DN và các năng lực của công ty trong tương lai. Khi ký kết các hợp đồng xuất khẩu mà đối tác chỉ thanh toán một phần hợp đồng để đảm bảo tài chính cho việc thu mua cà phê để thực hiện hợp đồng công ty có hai nguồn tài chính để thực hiên hợp đồng là nguồn tiền sẵn có và nguồn tiền đi vay ngoài . Đi vay thì phải chịu lãi suất do đó công ty có nguồn tài chính rồi rào thì lượng tiền vay ngoài sẽ ít đi do đó chi phí cho hợp đồng giảm xuống đồng nghĩa với lợi nhuân tăng lên và ngược lại 1.6.2.2 Nhân tố lao động Đội ngũ cán bộ lãnh đạo DN có trình độ cao ,có kiến thức chuyên môn sâu là sương sống cho sự phát triển của DN nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế của công ty .Người quản lý giỏi sẽ xắp xếp công việc và bố trí nhân lực theo một cách khoa học và logic. Nếu có người quản lý giỏi thôi thì chưa đủ nếu nhân viên ở dưới không làm được việc do đó trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên quyết định phần lớn hoạt động của công ty .Đối với công ty cổ phần Intimex Việt Nam việc cán bộ , nhân viên cần có khả năng ngoại ngữ tốt là yêu cầu cần thiết,nếu trình độ ngoại ngữ không tốt thì khả năng đọc và hiểu hợp đồng xuất khẩu kém dễ nhầm lẫn thậm chí bị đối tác lừa gây thiệt hại nghiêm trọng cho công ty về mặt kinh tế mà hình ảnh, uy tín công ty sẽ bị ảnh hưởng . Vấn đề nữa là mối quan hệ con người trong công ty .một công ty là môt gia đình lớn nếu gia đình đó các thành viên không đoàn kết suốt ngày đấu đá nhau thì sẽ bị tụt lại so với các gia đình khác ,một công ty như thế sẽ bị các đối thủ cạnh tranh của mình lợi dụng và không còn khả năng cạnh tranh với họ. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 2.1 Thực trạng sản xuất cà phê của Việt Nam 2.1.1 Diện tích và sản lượng cà phê Thực tế cho thấy thời kỳ trước năm 2001 diện tích trồng cà phê ở nước ta tăng lên một cách nhanh chóng ,nguyên nhân chính là do giá cà phê thế giới thời kỳ này có sự gia tăng đột biến người dân trồng cà phê với mơ ước làm giàu đã gia tăng chặt phá các loại cây chồng khác để lấy đất trồng cà phê, nhưng có một thực tế khắc nghiệt rằng năm cà phê được mùa thì giá cà phê giớt thảm hại làm cho bà con nông dân trồng cà phê điêu đứng , nông dân trồng cà phê lại chặt phá cây cà phê để trồng các loại cây khác .Trước thực trạng đó Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra các biện pháp chỉ đạo nhằm ổn định diện tích trồng cà phê để tránh tình trạng được mùa mất giá . Diện tích trồng cà phê của cả nước trong giai đoạn 2005-2009 đã có sự ổn định Bảng 2.1: Diện tích cà phê giai đoạn 2005-2009 Đơn vị : hecta(ha) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Diện tích 491.400 488.700 506.000 525.100 521.500 Nguồn :Tổng cục thống kê Qua bảng diện tích và sản lượng cà phê giai đoạn năm 2005-2009 ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 1: Diện tích cà phê của Việt Nam giai đoạn 2005-2009 Đơn vị : 100ha Nguồn :Vicofa Trong những năm qua diện tích cà phê cả nước đã có sự gia tăng ,nếu như năm 2005 cả nước có 491.400ha thì tới năm 2008 cả nước đã có 525.100 ha .Trong giai đoạn này chúng ta thấy rõ trong 3 năm 2006-2007-2008 diện tích trồng cà phê của cả nước đã có sự gia tăng điều đó có thể lý giải được là do giá cà phê thế giới tăng ,người nông dân trồng cà phê trong giai đoạn này tăng diện tích trồng cà phê . Niên vụ 2005-2006 diện tích trồng cà phê sụt giảm mạnh lả do giá cà phê thế giới giảm người trồng cà phê đã phá bỏ bớt diện tích trồng cà phê để trồng loại cây khác có hiệu quả kinh tế hơn như hồ tiêu, cao su….Việt Nam có diện tích cà phê tập chung nhiều nhất ở Tây Nguyên , Đắc Lắc, Gia Lai…ở đây đã hình thà._.nh các vùng chuyên canh cà phê có năng suất và chất lượng tốt . Sản lượng cà phê Năm 2005 sản lượng cà phê đạt mức 752,1 nghìn tấn .Nếu so sánh sản lương cà phê với năm 1976 là 7,2 nghìn tấn thì sản lượng cà phê tăng là 105lần . Năm 2008 sản lượng cà phê đạt mức cao nhất 996.3 nghìn tấn tuy nhiên bước sang năm 2009 sản lượng cà phê đã giảm xuống còn 951 nghìn tấn. Nguyên nhân là do năm 2009 nắng hạn kéo dài ở Tây Nguyên nhất là ở Đắc Lắc có tới 20 nghìn ha thiếu nước ,1000 ha bị mất trắng Bảng 2.2: sản lượng cà phê Việt Nam giai đoạn 2005-2009 Đơn vị : nghìn tấn Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Sản lượng 752.1 985.3 961.2 996.3 951 Như vậy năm 2008 diện tích cà phê đạt mức cao nhất là 525.100ha ,sản lượng đạt 996,3 nghìn tấn .Chúng ta đã hình thành hai vùng sản xuất cà phê lớn nhất trong cả nước là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ trong đó Đắc Lắc được coi là thủ phủ của cà phê cà nước với diện tích cà phê trên 174.740ha và sản lượng đạt trên dưới 435.000 tấn cà phê mỗi năm . Kế đến là Lâm Đồng đạt 170.000 tấn .Gia Lai 120.000 tấn ,cùng với việc tăng diện tích thì sản lượng cà phê cũng tăng lên do giá cà phê tăng người dân vẫn tiếp tục trồng và mở rộng diện tích. Năng suất cà phê Từ năm 2005-2009 năng suất cà phê trung bình của cả nước đạt 1.8 tấn/ha, năm cao nhất là năm 2006 năng suất đạt 2,016 tấn /ha. So với các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới như Braxin trung bình là 8 tạ/ha, Colombia trung bình là 8,5 tạ/ha … thì năng suất cà phê của Việt Nam cao hơn hẳn gấp2-3 lần các nước này. Điều này do chúng ta có các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cây cà phê, về khí hậu Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều, lượng mưa phân bố giữa các tháng trong năm nhất là các tháng cây cà phê sinh trưởng và phát triển,về đất đai chúng ta có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân bổ khắp chiều dài của đất nước nhưng tập chung chủ yếu ở hai vùng là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Với hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới năng suất cây cà phê là tài nguyên đất và khí hậu thì Việt Nam chúng ta hội tụ đủ hai yếu tố đó . 2.1.2 Đánh giá chung Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp khắc và Ba lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha. Trên cơ sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân, đến nay đã có trên 390.000 ha, đạt sản lượng gần 700.000 tấn. Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Thành tựu đó được ngành cà phê thế giới ca ngợi và chúng ta cũng đã từng tự hào vì nó. Tuy nhiên trong vài năm lại đây do kích thích mạnh mẽ của giá cả thị trường, cà phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch. Tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà nước, và chính vì thế mà sự tăng trưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động quan trọng trong việc góp phần đẩy ngành cà phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng thừa. Giá cà phê giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục 30 năm lại đây. Người ta hô hào trữ lại cà phê không bán, người ta chủ trương huỷ bỏ hàng loạt cà phê chất lượng kém... Thời đại hoàng kim của ngành cà phê đã qua đi, ngành cà phê bước vào thời kỳ ảm đạm và có phần hoảng loạn, đài phát thanh và báo chí thường xuyên đưa tin nông dân chặt phá cà phê ở nơi này, nơi khác...có thể nói đây là tình hình chung của ngành cà phê toàn cầu và nó tác động lớn đến ngành cà phê nước ta, một ngành cà phê đứng thứ nhì thế giới với quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng. Tình hình thị trường thế giới tập trung vào những thay đổi then chốt của nền kinh tế cà phê thế giới, cán cân cung cầu và vận động của giá cả thị trường. Ngoài cà phê Robusta hiện đang chiếm gần hết diện tích và sản lượng ra, Việt Nam đang thực hiện một chương trình mở rộng diện tích cà phê arabica, trong đó có cả một chương trình chuyển dịch cơ cấu giống đưa một số diện tích cà phê từ Robusta sang Arabica. Trong những năm qua các sản phẩm cà phê của nước ta đã không ngừng được cải tiến và có những tiến bộ lớn trong khâu chế biến và bảo quản .Vì vậy cà phê nước ta đã thu hút được nhiều đơn đặt hàng của nhiều nước trên thế giới .Ngoài ra nhờ có chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước giúp các công ty xuất khẩu hoạt động có hiệu quả hơn số lượng xuất khẩu cà phê ra nước ngoài ngày càng tăng 2.1.3 Sức cạnh tranh cà phê Việt Nam so với các nước khác cùng xuất khẩu vào thị trường Mỹ Hiện nay, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang gần 40 nước và vùng lãnh thổ. Thị trường xuất khẩu chính của cà phê Việt Nam là các nước: Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Anh, Pháp, Nhật Bản, Bỉ, Trung Quốc, Hà Lan, Ba Lan… trong đú Đức và Mỹ luôn là 2 thị trường tiêu thụ cà phê nhiều nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, giá xuất khẩu cà phờ của Việt Nam cũng thấp và bị phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường quốc tế. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chất lượng sản phẩm thấp hơn các nước khác và do các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn đứng ngoài sàn giao dịch quốc tế. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến cà phê Việt Nam có chất lượng thấp là do công nghệ sơ chế của Việt Nam còn yếu và chưa đồng bộ. Bên cạnh đó nông dân có thói quen thu hoạch cà phê lẫn lộn cả trái chín lẫn xanh. Vì thế, ngay cả khi công nghệ sơ chế tốt thì cà phờ hạt xuất khẩu của Việt Nam vẫn kém hơn các nước khác. Vì vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng cà phê hạt xuất khẩu để có mức giá xuất khẩu tốt hơn, Việt Nam cần gia tăng giá trị xuất khẩu của cà phê thông qua chế biến, thúc đẩy tiêu thụ trong nước, giảm sự phụ thuộc của ngành cà phê vào các nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, ngành chế biến cà phờ của Việt Nam mới chỉ phát triển ở một mức độ nhất định nên chưa phát huy được hết lợi thế của mình. Một điểm hạn chế nữa là trong suốt hơn 10 năm qua doanh nghiệp Việt Nam vẫn định giá cà phê bằng việc dựa vào thông tin bán lại của Reuters, trừ đi chi phí, quy ra tiền Việt theo tỷ giá hối đóai rồi đưa ra mức giá mua bán tại địa phương. Trong khi từ cả trăm năm nay, doanh nghiệp cà phê thế giới chỉ giao dịch qua thị trường kỳ hạn lớn như LIFFE (Luân Đôn), NYMEX (Niu Yooc). Một số doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay vẫn còn e ngại về cách thức giao dịch trên thị trường này. Việc tham gia sàn giao dịch thế giới sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh với thị trường nước ngoài. Trên thực tế, nhờ vào sự phỏng đoán thị trường và dựng hợp đồng kỳ hạn như một cụng cụ phần nào đó hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp 2.2: Thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ của công ty cổ phần Intimex Việt Nam 2.2.1: Hoạt động thu mua cà phê Nguồn cung ứng chủ yếu cà phê xuất khẩu của công ty cổ phần Intimex Việt Nam là các trạm thu mua ở các tỉnh có sản lượng cà phê lớn như ĐĂCLĂC, Lâm Đồng, Bình Phước…. .Các trạm thu mua này có nhiệm vụ thu mua các sản phẩm cà phê sơ chế và chưa sơ chế nhằm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.Công ty đã tổ chức được các mạng lưới thu mua rộng khắp nhất là ở các huyện vùng sâu vùng xa, để thu mua trực tiếp sản lượng cà phê cho bà con giúp bà con nông dân trồng cà phê bán trực tiếp cà phê của mình cho công ty mà cảm thấy thỏa mãn không bị thiệt thòi về giá .Việc mua hàng trực tiếp thế này sẽ giúp bà con tránh tình trạng ép giá và cân thiếu khi buôn bán với các trung gian. Hàng năm các trạm thu mua này đóng góp tới 70% nguồn cà phê xuất khẩu của công ty Ngoài ra công ty có còn thu mua của các DN cung ứng ,đại lý tư nhân…. Số lượng thu mua theo các hình thức này cũng rất đáng kể Mạng lưới thu mua của công ty ngày càng rộng khắp, với phương thức kinh doanh linh hoạt ,bám sát thị trường để có những hình thức thu mua hợp lý đem lại sự hài lòng và niềm tin cho bà con nông dân trồng cà phê. Công ty chủ động đầu tư ứng trước cho nông dân trồng cà phê một khoản vốn để bà con trang chải cho vụ tiếp theo. Khi cà phê vụ tiếp thu hoạch bà con bán sản lượng cà phê thu hoạch cho công ty với mức giá vào thời điểm bán, và thời gian bán không phụ thuộc vào công ty mà phụ thuộc vào ý muốn của bà con nông dân trồng cà phê Ngoài ra để chất lượng cà phê thu hoạch không bị ảnh hưởng do công tác bảo quản , công ty cho bà con gửi ở kho sau thu hoạch ,đồng thời công ty cho bà con ứng một khoản tiền lên tới 70% giá trị của lượng hàng mà bà con gửi ở kho của công ty . Khi nào bà con thấy được giá thì bán sản phẩm cho công ty , công ty sẽ làm thủ tục bù trừ và thanh toán các khoản còn lại. Đây là cách làm mới có nhiều ưu điểm nó tránh cho bà con gặp phải tình trạng bán cà phê ồ ạt ở đầu vụ và bị ép bán giá thấp do không có kho để bảo quản cà phê. Đối với các trạm thu mua ,công ty cấp ứng trước một khoản vốn nhất định để các trạm thu mua chủ động trong hoạt động thu mua của mình sau đó bán lại cho công ty vào từng thời điểm nhất định. Để khuyến khích các trạm thu mua công ty trả lương theo số lượng cà phê mà các trạm này bán cho công ty, nếu thu mua được nhiều thì sẽ được lương cao và ngược lại, công ty trả lương cho các trạm bán lại cho công ty là 25VNĐ/kg. Việc quản lý các trạm thu mua về chất lượng và giá cả là rất khó khăn để đơn giản cho việc quản lý này công ty áp dụng hình thức khoán . Công ty khoán toàn bộ việc thu mua và chế biến cho các trạm giá mà công ty mua lại ở các trạm là giá cà phê thành phẩm đảm bảo chất lượng xuất khẩu ,các trạm hoàn toàn chịu về kết quả kinh doanh lãi ,lỗ của mình từ đó tạo cho các trạm thế chủ động trong hoạt động kinh doanh. Các trạm thu mua có trách nhiệm trước công ty và pháp luật về chất lượng cà phê của mình. 2.2.2 : Công tác chế biến xuất khẩu cà phê Công ty cổ phần Intimex Việt Nam có mạng lưới thu mua rộng khắp trong cả nước . Hiện nay công ty đã có trên 50 trạm thu mua trực tiếp cà phê, đồng thời các trạm thu mua này cũng giữ vai trò là các cơ sở chế biến thành phẩm sản phẩm cà phê xuất khẩu của công ty. Nhằm giúp các trạm có thêm điều kiện về khả năng chế biến công ty đã trang bị cho các trạm các máy móc thiết bị chế biến qua đó làm giảm chi phí mang cà phê đi ra công chế biến , tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sau khi cà phê được chế biến xong ở các trạm , cà phê sẽ được các cơ quan giám định chất lượng xuống tận nơi để kiểm tra trước khi đưa cà phê đi xuất khẩu Ngoài các trạm chế biến vừa và nhỏ nằm rải rác ở các tỉnh, công ty có một nhà máy chế biến nhà cà phê xuất khẩu với chất lượng cao và công suất lớn, nguyên liệu phục vụ cho nhà máy chế biến công ty lấy từ hai nguồn là nguyên liệu thu mua taị chỗ và nguyên liệu lấy từ các trạm về để đảm bảo lượng cà phê dự trữ và cà phê phục vụ cho kế hoạch chế biến. Sơ đồ : Quy trình thu mua chế biến cà phê tại nhà máy Thu mua nguyên liệu thô Nhập kho trạm thu mua Gia công chế biến Giám định Đóng gói theo quy cách Vân chuyển nhập kho Tp Hồ Chí Minh Xuất khẩu 2.2.3 : Công tác xuất khẩu Đây là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu, nó là khâu quan trọng nhất vì nó quyết định hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Nhận thức rõ điều nay ban giám đốc của công ty đã có những phương án xuất khẩu thích hợp với từng điều kiện riêng của các lô hàng. Công đã có quan hệ mua bán vói các tập đoàn, công ty cà phê lớn trên thế giới như : Newman Groppe,Volcafe, Hacofco…… 2.2.4 :Thực trạng các phương thức xuất khẩu của công ty cổ phần Intimex Việt 2.2.4.1 :Phương thức xuất khẩu trực tiếp Công ty cổ phần Intimex là công ty xuất khâu cà phê hàng đầu và có quy mô lớn ở Việt Nam, cũng như bao công ty xuất khẩu cà phê khác ở Việt Nam xuất khẩu trực tiếp luôn là phương thức xuất khẩu chủ yếu của công ty . Thuân lợi của phương pháp xuất khẩu trực tiếp là công ty kiểm soát được nhiều hơn tiến trình xuất khẩu, có khả năng thu được lợi nhuận và nắm được chặt chẽ hơn người mua bên ngoài và thị trường liên quan , các hợp đồng được ký kết thông qua sự chào hàng của công ty. Nhưng phương thức này cũng bộc lộ nhiều hạn chế mà công ty gặp phải, xuất khẩu theo phương thức này công ty đã phải tốn nhiều thời gian hơn để tìm hiểu thị trường và tốn nhiều nhân sự và sử dụng nhiều nguồn tài lực của công ty. Là một công ty xuất khẩu trực tiếp công ty đã có những chính sác và biện pháp để lựa chọn được các thị trường mà công ty muốn thâm nhập và hệ thống phân phối riêng Mọi việc tìm đơn hàng và đối tác ở công ty chủ yếu do phòng kinh doanh và phòng tổng hợp thực hiện, so với các côn ty xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới họ có phòng giao dịch quốc tế hoặc phòng xuất nhập khẩu riêng. Việc giao nhiệm vụ tìm kiếm đối tác cho phòng kinh doanh là một mắt xích yếu trong cả quá trình tìm đối tác xuất khẩu của công ty, các phòng này không đủ nhân lực có trình độ chuyên môn sâu về một mặt hàng và một thị trường cụ thể nào đó . Như chúng ta đã biết thành công của một công ty tại thị trường nước ngoài phụ thuộc vào phương thức tiếp thị nhiều hơn chất lượng sản phẩm. Các công ty xuất khẩu lớn trên thế giới khi họ có một hệ thống phân phối thích nghi với mỗi thị trường, các hệ thống này bao gồm các đại diện thương mại ,các đại lý các nhà phân phối các nhà bán lẻ và những người tiêu thụ sau cùng. Đây là điều mà công ty chưa làm được , nhưng đây lại là hình thức chiếm tỷ trọng khá cao đạt 96% năm 2006 và có sự giảm nhẹ năm 2007 là 91% ,năm 2008 là 89,5% , năm 2009 là 85%. .Hơn nữa việc xác định giá để ký với đối tác công ty thường mua thông tin về thị trường từ hãng tin REUTERS với một giá rất đắt. Nguyên nhân chính của việc này vẫn là do công ty không có đủ tiềm lực về tài chính để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và mở rộng mạng lưới phân phối ở thị trường nước ngoài do đó thông tin về thị trường mà công ty mua được nhiều khi về tới công ty không còn được chính xác do đó có những quyết định chưa thật sự chính xác về giá . 2.2.4.2 : Xuất khẩu cà phê theo phương thức giao xa Hợp đồng theo phương thức giao xa là hợp đồng nhà nhập khẩu phải ứng trước cho doanh nghiệp 70% giá trị hàng hóa nhưng không chốt giá, mà vào thời điểm giao hàng mới chốt giá dựa vào giá giao dịch trên thị trường và trừ lùi một mức nhất định. Vì vậy, các doanh nghiệp bán hàng theo phương thức này có nguy cơ thua lỗ nặng, thậm chí bị đối tác kiện vì không có hàng giao theo hợp đồng, đây là tình trạng chung của các DN xuất khẩu cà phê nói chung và của Intimex. Thị trường nông sản diễn biến rất khó dự đoán, nếu giao xa khi giá thế giới tăng, doanh nghiệp sẽ được lợi so với giao ngay nhưng các nhà đầu cơ nước ngoài họ các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều lô hàng “bán trừ lùi” chưa chốt giá (do chờ giá sẽ lên), nên họ đã cố tình ép giá xuống ,các nhà đầu cơ nước ngoài họ có sức mạnh tài chính nên họ tìm cách và ép giá xuống . Tỷ lệ hợp đồng theo phương thức này ở công ty CP Intimex trong một số năm gần đây có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ vẫn còn cao trong tổng số sản lượng cà phê xuất khẩu của công ty. Nếu như năm 2007 tỷ lệ là này là 7% thì tới năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 5 %. Có những hơp đồng theo phương thức này công ty đã bị thua lỗ 2.2.4.3: Phương thức giao dịch qua sàn Mô hình giao dịch này đã được áp dụng từ rất lâu trên thế giới nhưng lại được đưa vào Việt Nam chưa lâu ,ưu thế lớn nhất của cách giao dịch này là người ta có thể bán cà phê trong tương lai theo mức giá hiện tại - mức giá mà các doanh nghiệp biết chắc là hợp lý. Vì thế,các doanh nghiệp cũng hạn chế được những rủi ro. Điều này không một phương pháp kinh doanh cà phê truyền thống nào đạt được một sàn giao dịch điện tử được thiết lập để người bán và người mua thỏa thuận giá cả và ký hợp đồng .Cà phê sẽ được chuyển giao ở một thời điểm nào đó mà hai bên thống nhất trong tương lai ,vào thời điểm đó, giá cà phê có cao hay thấp hơn giá đã thỏa thuận thì hợp đồng vẫn giữ nguyên giá trị ,cho nên, bên mua và bên bán có thể tính toán được lỗ lãi ngay khi vừa ra quyết định .Trong khi mua bán như vậy, cà phê là ảo nhưng lợi nhuận lại thực. Hình thức mua bán mới mẻ này thực chất là: ký hợp đồng trên mạng và bán cà phê qua điện thoại .Thông thường phiên giao dịch sẽ được kết thúc vào nửa đêm. Sau mỗi ngày làm việc như vậy, các bảng, biểu đồ giá cà phê cũng được xây dựng để các nhà sản xuất cà phê có thể dự đoán giá trong tương lai .Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta từ trước tới nay .Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu của mặt hàng này,bởi cà phê được đánh giá là mặt hàng có giá biến động nhanh và mạnh nhất trong 1 thập kỷ trở lại đây .Chưa kể ở nước ta, sản lượng cà phê các năm cũng rất không ổn định người trồng cà phê luôn sống trong tâm trạng nơm nớp về nỗi lo được mùa, mất mùa .Vì hạn hán dẫn đến sản lượng thấp, nhưng chưa chắc nông dân đã thua thiệt, bởi giá tự khắc sẽ được nâng lên ngược lại, được mùa, sản lượng tăng, nhưng nông dân chưa chắc đã thắng, bởi giá thị trường có thể sẽ bị giảm xuống .Đó chính là sự nhạy cảm và khó đoán biết của thị trường cà phê không chỉ với người nông dân mà ngay với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của nước ta, sụt giá bất ngờ vẫn là nỗi khiếp đảm luôn tồn tại . Công ty cổ phần Intimex Việt Nam đã và đang áp dụng hình thức giao dịch này, tuy chỉ ở mức độ khiêm tốn ,năm 2009 vào khoảng 5% lượng cà phê xuất khẩu của công ty . Đây là hình thức giao dịch có nhiều ưu điểm so với các hình thức giao dịch cũ nhưng lại chưa được áp dụng rộng rãi tại công ty vì một số nguyên nhân , thứ nhất là do nhà nước chưa ban hành các văn bản pháp lý về giao dịch ở thị trường kỳ hạn, trong làm ăn có lúc lỗ lúc thua ,lúc thắng thì không nói gì nhưng bị lỗ ở một số phiên giao dịch thì nguy to,vào lúc đó cơ quan chức năng của Nhà nước như công an, kiểm soát ,thanh tra thuế lại có thể sờ gáy DN ,Intimex là công ty cổ phần có phần vốn của nhà nước chiếm tới đa số khi thua lỗ công ty không biết dựa vào đâu trong bản hạch toán tài chính để hạch toán phần thua lỗ này. Vấn đề thứ hai là giá bảo lãnh khi giao dịch còn cao ,công ty Intimex đã tham gia trực tiếp giao dịch vơi Liffe nhưng phí bảo lãnh của VietinBank còn quá cao so với điều kiện của DN ,VietinBank thu phí bảo lãnh là 15USD/LOT giao dịch ( một LOT=5 tấn cà phê Robusta ) của nhà xuất khẩu Việt Nam. Vấn đề thứ 3 là giá ảo ,nếu coi giá giao dịch cà phê Robusta ở LONDON là giá chuẩn hay còn gọi là giá thị trường ,giá thật thì giá cà phê trong nước hiếm khi tuân theo sự lên xuống đó của giá LONDON. Lăm lúc giá cà phê ở LONDON giảm nhưng giá cà phê trong nước tăng bởi hàng loạt công ty đổ xô đi mua hàng để giao khi tới kỳ hạn ,đẩy giá trong nước lên cao. Cũng có kkhi giá LONDON tăng nhưng cà phê trong nước giảm giá bởi bước vào thu hoạch rộ, nhiều DN đổ xô chào bán để tháo kho cà phê đã đầy ắp ,đây chính là rủi ro lớn nhất mà công ty Intimex nói riêng và các DN xuất khẩu cà phê nói riêng gặp phải khi giao dịch qua sàn 2.2.5 : Kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Intimex Việt Nam Công ty cổ phần Intimex Việt Nam là một DN hàng đầu trong ngành xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu cà phê đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty ,công ty đã đạt được những thành công lớn hàng năm thu về nguồn ngoại tệ khá lớn chiếm từ 19%-22% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Công ty CP Intimex Đơn vị : Triệu USD Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Kim ngạch xuất khẩu của Intimex 132.600 194.326 291.710 343.905 550.751 Mức độ tăng giảm (%) 46,55 50,11 17,90 60,15 Nguồn của ICO Từ năm 2005-2009 kim ngạch xuất khẩu cà phê của Intimex luôn tăng với một tốc độ rất lớn điển hình nhất là năm 2009 kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng 60,15% ,tiếp theo là năm 2007 là 50,11%, năm 2006 là 46,55 %. Nguyên nhân là do năm 2007 và năm 2009 cà phê thế giới chịu ảnh hưởng của hạn hán kéo dài nên lượng cung cà phê bị giảm sút nghiêm trọng ,Việt Nam lại ít chịu ảnh hưởng của hiện tượng này nên chúng ta xuất khẩu được nhiều cà phê ra thị trường thế giới với mức giá cao, nếu như năm 2006 giá cà phê xuất khẩu trung bình của công ty là 1.100 USD/Tấn thì sang năm 2007 giá đã là 1.650USD/Tấn (tăng 50%) ,năm 2008 giá cà phê xuất khẩu bình quân là 1600 USD/Tấn thì bước sang năm 2009 giá đã tăng lên là 2270USD/Tấn (tăng 41,88%). Vì thế kim ngạch cà phê xuất khẩu của công ty luôn tăng Đối với thị trường Mỹ ,đây là một thị trường lớn của Intimex nên mang lại cho công ty một lượng ngoại tệ khá lớn, thông qua bảng kim ngạch xuất khẩu của Intimex sang thị trương Mỹ chúng ta sẽ thấy rõ Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Intimex sang thị trường Mỹ Đơn vị : 1000USD Năm 2006 2007 2008 2009 Kim ngạch 19.580 24.519 25.292 21.634 Mức độ tăng giảm (%) 25,20 3,1 -14,46 Năm 2007 được coi là năm thành công của cà phê xuất khẩu cả nước nói chung và cà phê xuất khẩu của Intimex nói riêng, kim ngạch năm 2007 trên thị trường MỸ đạt 24.519.000 USD tăng 25,20% so với năm 2006 . Kim ngạch xuất khẩu cà phê phụ thuộc vào yếu tố giá năm 2009 do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới mà trọng tâm là ở nước Mỹ lam cho giá cà phê xuất khẩu vào đây đã giảm dẫn tới kim ngạch giảm -14,46% so với năm 2008 . 2.2.6 :Cơ cấu sản phẩm Toàn ngành cà phê nói chung và công ty cổ phần Intimex Việt Nam nói riêng đều xuất khẩu chủ yếu hai loại cà phê là Robusta và cà phê Arabica, trong đó chủ yếu vẫn là cà phê Robusta chiếm khoảng 75% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu của toàn ngành Bảng 2.5: Loại cà phê xuất khẩu của Intimex vào thị trường Mỹ Loại cà phê ARABICA ROBUSTA Loại 1 Loại 2 Loại 1 Loại 2 Độ ẩm 12.5% max 13% max 12.5% max 13% max Hạt đen vỡ 2% max 5% max 2% max 5% max Tạp chất 0.5% max 0.5% max 0.5% max 1.% max Hạt cỡ N.16 90% 90% Hạt cỡ N.13 90% 90% Nguồn : Phòng tổng hợp 2.2.7 :Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần Intimex Việt Nam Công ty cổ phần Intimex Việt Nam là DN hàng đầu trong xuất khẩu cà phê, thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng mở rộng ,các thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Mỹ,Đức,Anh ,Italia,Tây Ban Nha,Nhật,Ba Lan,Hàn Quốc …..Trong năm 2009 cả nước xuất khẩu được 1.183.523 tấn cà phê thì công ty cổ phần Intimex Việt Nam đã xuất khẩu được 242.622 tấn cà phê chiếm 20.5% tổng lượng cà phê xuất khẩu của cả nước. Trong đó công ty đã xuất khẩu sang các thị trường . đứng đầu là Đức với lượng xuất là 36.393 tấn,Tây Ban Nha 21.815 tấn, Mỹ 26.689 tấn , Italia là 16.984 tấn ,Ba Lan 12.131 tấn, Hàn Quốc 12. 131 tấn …. Qua số liệu trên ta có biểu đồ các nước nhập khẩu cà phê hàng đầu của côn ty Biểu đồ 2 : Năm nước nhập khẩu cà phê hàng đầu của công ty 2.2.8: Đơn giá xuất khẩu bình quân của công ty giai đoạn 2005-2009 Nhìn chung giá cà phê xuất khẩu của công ty năm sau cao hơn năm trước , giai đoạn 2005-2006 giá cà phê xuất khẩu của công ty thấp hơn giá bình quân của cả nước điều ,nhưng từ năm 2007 tới nay giá cà phê xuất khẩu bình quân của công ty luôn cao hơn giá xuất khẩu bình quân của cả nước điều đó có thể lý giải một trong số các nguyên nhân sau, công ty đã cổ phần hóa vào đầu năm 2007 việc kinh doanh được hoàn thiện hơn , công ty đã ký được những hợp đồng tốt hơn .Nguyên nhân thứ hai là do công ty xuất khẩu được nhiều cà phê Arabica hơn ,cà phê Arabica có giá trị hơn cà phê Robusta. Năm 2008 khi mà giá cà phê của cả nước giảm hơn so với năm trước (năm 2007 ) thì giá cà phê xuất khẩu của công ty gần như không giảm để đạt được điều đó công ty đã ký được những hợp đồng cung cấp cà phê cho các đối tác nhập khẩu từ năm trước. Qua bảng số liệu sau chúng ta thấy rõ được điều đó hơn Bảng 2.6 :Bảng đơn giá xuất khẩu cà phê bình quân giai đoạn 2005-2009 Đơn vị : USD/ Tấn Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đơn giá bình quân của công ty 780 1.100 1.650 1.600 2.270 Đơn giá bình quân của cả nước 789 1.180 1.529 1.462 2.044 Qua số liệu bảng trên chúng ta vẽ được biểu đồ đơn giá xuất khẩu bình quân của công ty và của cả nước Biểu đồ 3: Đơn giá bình quân giai đoạn 2005-2009 Đơn vị : USD/ Tấn 2.2.9 : Lợi nhuận xuất khẩu cà phê của công ty sang thị trường Mỹ Công ty đã thành lập được trên 30 năm ,xuất nhập khẩu hàng nông sản vẫn là thế mạnh của công ty cụ thể hơn là xuất khẩu cà phê,chè, hạt tiêu….Để làm sáng tỏ điều này chúng ta đi xem sét bảng số liệu dưới đây Bảng 2.7 : Lợi nhuận xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Intimex sang thị trường Mỹ Đơn vị : Triệu Đồng Cà Phê Lợi Nhuận KH TH TH/KH +/- % Năm 2006 1.100 1.150 50 104,55 Năm 2007 1.120 1.267 147 113,13 Năm 2008 1.300 1.384 384 106,46 Năm 2009 1.260 1.160 -100 92,06 Nguồn : Phòng tài chính kế toán ( Số liệu này không bao hàm cả các chi nhánh của công ty) Qua số liệu trong bảng trên ta thấy rằng lợi nhuận đạt được từ xuất khẩu cà phê qua các năm luôn tăng lên . Giai đoạn từ năm 2006-2008 lợi nhuận xuất khẩu luôn vượt so với kế hoạch mong muốn ,cụ thể năm 2006 lợi nhuận từ xuất khẩu cà phê đạt 1150 triệu đồng tăng 50 triệu đồng ( 4.55%) so với kế hoạch .Năm 2007 là năm cà phê được giá nhưng sản lượng cà phê giảm do hạn hán kéo dài nhưng công ty vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch về lợi nhuận ,vượt 147 triệu đồng ( 13.13%). Năm 2008 tiếp tục là một năm xuất khẩu cà phê thành công của công ty với lợi nhuận đạt 1.384 triệu đồng tăng 384 triệu đồng (6,46%) so với kế hoạch. Năm 2009 là năm duy nhất trong giai đoạn này công ty không hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận , công ty chỉ hoàn thành được 92,06% so với kế hoạch về lợi nhuân tương ứng với mức giảm 100 triệu đồng. Có thể giải thích điều này do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho nhu cầu nhập khẩu cà phê ở một số thị trường truyền thống giảm mạnh như Mỹ ,EU, Nhật…. 2.2.10 : Chi phí xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Intimex Việt Nam sang thị trường Mỹ Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty và có kim ngạch xuất khẩu cao nhất , do đó chi phí và doanh thu bỏ ra để xuất khẩu cà phê là cao nhất. Sau đây ta xem chi phí xuất khẩu cà phê của công ty sang thị trường Mỹ Bảng 2.8 : Chi phí xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Intimex Việt Nam sang thị trường Mỹ Đơn vị: Triệu đồng Năm Mặt hàng 2006 2007 2008 2009 Cà Phê 18.400 22.350 23.200 20.115 Nguồn : Tài chính kế toán ( Số liệu này không bao hàm cả các chi nhánh của công ty) Tuy cà phê là mặt hàng có chi phí kinh doanh cao nhưng chi phí kinh doanh cao tương ứng với mức doanh thu xuất khẩu từ cà phê cao ,điều đó chưa nói được hiệu quả kinh doanh kinh doanh của công ty . Để có đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của công ty chúng ta đi đánh giá tỷ suất lợi nhuận của cà phê . Có hai chỉ tiêu đánh giá đó là tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ xuất lợi nhuận trên chi phí. Bảng 2.9 : Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Intimex Việt Nam trên thị trường Mỹ Đơn vị : % Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Pd Pc Pd Pc Pd Pc Pd Pc Cà phê 0.367 0.39 0.322 0.354 0.342 0.373 0.338 0.36 Ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Pd) của cà phê năm 2007 giảm so với năm 2006 là 0,045% và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (Pc) năm 2007 cũng giảm so với năm 2006 .Điều đó chứng tỏ năm 2007 hiệu quả sử dụng chi phí của công ty không được tốt bằng năm 2006 trong khi doanh thu từ năm 2006 của công ty lại ít hơn năm 2007.Điều đó có thể giải thích do năm 2007 giá cà phê thu mua tăng mạnh làm chi phí của công ty phải bỏ ra lớn để thu mua cà phê do công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu cà phê từ thời gian trước. Nếu không thu mua thì sẽ không đủ lượng hàng xuất khẩu đã ký và khi đó công ty sẽ bị phạt do vi phạm hợp đồng ,điều quan trọng hơn là công ty sẽ mất bạn hàng. Năm 2008 và năm 2009 tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ xuất lợi nhuận trên chi phí đều tăng so với năm 2007. Xét về năm 2009 so với năm 2008 thì hai chỉ số này có sự giảm nhẹ là do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2009 và Mỹ là nước chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất do đó hiệu quả xuất khẩu của công ty có sự giảm sút do chi phí gia tăng. 2.2.11: Thương hiệu cà phê của Intimex Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới sau Braxin nhưng có một nghịch lý rằng chúng ta chưa có một thương hiệu cà phê nổi tiếng nào trên thị trường quốc tế , mỗi năm ngành cà phê xuất khẩu từ 700-950 nghìn tấn cà phê ,trong đó hầu hết là cà phê Robusta ,đây là loại cà phê có xuất sứ địa lý từ Buôn Ma Thuật đã được nhiều người biết đến là cà phê có chất lượng cao do có hương vị đặc biệt cây cà phê được trồng trên vùng cao nguyên đất đỏ bazan với độ cao 500-700m trên mực nước biển .Công ty cổ phần Intimex Việt Nam nhiều năm qua đã chú trọng xây dựng hình ảnh công ty để làm nên một thương hiệu xuất khẩu cà phê mạnh của cả nước , với những nỗ lực của mình công ty đã xuất khẩu được rất nhiều đơn hàng có giá trị và được các DN thương mại hàng đầu trên thế giới biết tới và hợp tác làm ăn ,công ty đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam 2.3 : Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Intimex Việt Nam trên thị trường Mỹ 2.3.1:Những ưu điểm Trong những năm gần đây mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt của các thành phần kinh tế nhưng công ty vẫn tồn tại phát triển và tự khẳng định mình trong bối cảnh thương mại quốc doanh gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn hoàn thành nhiệm vụ và vượt các chỉ tiêu tăng trưởng về mặt quy mô Công ty đã cổ phần hóa thành công và làm ăn ngày càng có lãi đảm bảo thu nhập ổn định , và các chế độ bảo hiểm , lương thưởng cho cán bộ nhân viên trong công ty Đội ngũ nhân viên được chọn lọc và có trình độ chuyên môn và khả năng ngoại ngữ tốt do đó họ năng động và nhạy bén trong công việc, năng suất lao động của nhân viên ngày càng cao .Cán bộ lãnh đạo là những người có tài và tâm trong công việc với cơ chế quản lý kinh doanh mềm dẻo và linh hoạt nhạy bén thích nghi với sự vận động và phát triển của thị trường . Công ty xác định lấy xuất khẩu trong đó xuất khẩu nông sản là mũi nhọn đột phá để tăng trưởng và mở rộng quy mô kinh doanh Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu như sử dụng đòn bẩy trong quản lý tài chính để ưu tiên cho hoạt động xuất khẩu trực tiếp giành lấy chỗ đứng trên thị trường .Chú trọng tăn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31601.doc
Tài liệu liên quan