Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội

Lời mở đầu Xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp và Khu chế xuất là một trong những nội dung cơ bản của quyết sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định cho thời kỳ phát triển mới của Cách mạng nước ta. Trong thời gian qua, mỗi KCN ra đời tại Hà Nội đã trở thành địa điểm quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo điều kiện lớn để tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

doc47 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế - xã hội Thủ đô và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Việc phát triển khu công nghiệp cũng thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trong 14 năm qua, các khu công nghiệp Hà Nội đã thu hút được nhiều dự án mới, lớn của các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới như: Canon, ToTo, Panasonic, Sumitomo Bakelite, Daewoo - Hanel…. Vấn đề thu hút vốn vào các khu công nghiệp ở Hà Nội bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn những tồn tại, yếu kém đặc biệt là những vấn đề được đặt ra kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Để tìm ra những giải pháp nhằm phát huy những thành công, kết quả; hạn chế những tồn tại đó của các Khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội, em chọn đề tài: “ Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội” để nghiên cứu. Mặc dù đã được tham khảo nhiều tài liệu có giá trị cũng như sự hướng dẫn nhưng cũng không tránh được những sai sót trong các vấn đề đưa ra. Em rất mong có sự đóng góp của thầy cô để đề án được chính xác và có tính khoa học cao hơn. Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Văn Hùng đã giúp đỡ em hoàn thành Đề án này. Chương I: Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp (KCN) I. Lý luận chung về đầu tư 1. Khái niệm về đầu tư Trong các lý thuyết kinh tế hiện đại tồn tại khá nhiều ý kiến bàn luận xung quanh khái niệm và bản chất của đầu tư, mỗi ý kiến đưa ra đều đúng trên khía cạnh mà lý thuyết xem xét. Vì vậy, cần có một cách nhìn tổng quan để hiểu được bản chất của đầu tư. Đầu tư đó là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đó bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó là tiềm lực vật chất, tiềm lực phi vật chất, con người, tài nguyên, tiềm năng tài chính, phi tài chính, tài nguyên hữu hình, vô hình… 2. Khái niệm về vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư 2.1 Vốn đầu tư Vốn đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của vốn nói chung. Trên phương diện kinh tế nó là biểu hiện bằng tiền cho toàn bộ những chi phí đã chi ra để thực hiện mục đích đầu tư, tạo nên năng lực sản xuất và các khoản đầu tư phát triển khác. Theo quan điểm kinh tế vĩ mô, vốn đầu tư trong kinh tế bao gồm hai nội dung chính là: Vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định và vốn đầu tư tài sản lưu động. Tăng quy mô cũng như hiệu quả sử dụng vốn là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Điều này được thể hiện qua hệ số ICOR ICOR = I : đầu tư trong kỳ : GDP tăng thêm Vốn đầu tư phát triển gồm: vốn đầu tư Xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố định; vốn lưu động bổ sung; vốn đầu tư phát triển khác. Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, vốn đầu tư xây dựng cơ bản là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động đầu tư này đòi hỏi một lượng vốn lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư. Vốn lưu động bổ sung bao gồm những khoản đầu tư dùng để mua sắm nguyên vật liệu, thuê mướn lao động… làm tăng thêm tài sản lưu động trong kỳ của toàn bộ xã hội. Vốn đầu tư phát triển các hoạt động khác bao gồm tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm gia tăng thêm năng lực phát triển cho cả xã hội, nâng cao trình độ dân trí, nâng cao trình độ chuyên môn, cải thiện môi trường sống, điều kiện làm việc cho người lao động; có thể kể đến như chi phí thăm dò, khảo sát và qui hoạch ngành, vùng lãnh thổ; chi phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia… Ngay từ xa xưa các nhà kinh tế đã đánh giá rất cao vai trò của vốn đối với sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Theo luận điểm của nhà kinh tế học người Anh William Petty “ lao động là cha, đất đai là mẹ” của mọi của cải vật chất đã chứng tỏ rằng khi đó người ta đã nhận thức được những yếu tố cơ bản để tạo nên mọi của cải cho xã hội, đó là nguồn lực con người và đất đai. Kế thừa những tư tưởng đó Mac đã chỉ ra nguồn gốc chủ yếu của vốn tích lũy là lao động thặng dư do những người lao động tạo ra, và nó sẽ tiếp tục quá trình vận động của mình để tạo thêm nhiều của cải vật chất cho xã hội. Tuy nhiên, để có vốn thì vấn đề đầu tiên là phải xác định nguồn vốn, đây là hai vấn đề có mối quan hệ biện chứng. 2.2 Nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn cho đầu tư phát triển là thuật ngữ để chỉ các nguồn tích lũy, tập trung và phân phối cho đầu tư. Xét về bản chất, nguồn vốn này chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào tái sản xuất xã hội. Điều này đã được các nhà kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị học Mac – Lênin và kinh tế học hiện đại chứng minh. Đặc biệt khi Keynes đã đưa ra và chứng minh được luận điểm “ đầu tư chính bằng phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu dùng và tiết kiệm chính là phần dôi ra của tiêu dùng” Thu nhập = tiêu dùng + đầu tư Tiết kiếm = thu nhập – tiêu dùng Vì vậy: Tiết kiệm = đầu tư hay S = I Điều kiện cân bằng này chỉ đạt được trong nền kinh tế đóng, trong nền kinh tế mở phần tích lũy của nền kinh tế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhu cầu đầu tư, khi đó vốn có thể được nước thiếu vốn có thể tiến hành các hoạt động như xuất khẩu vốn hoặc nhập khẩu vốn. Mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được thể hiện trên tài khoản vãng lai: CA = S – I Trên thực tế hai hoạt động này thường diễn ra song hành đối với mỗi nền kinh tế nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn. II. Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư vào các KCN 1. Khái niệm KCN Theo nghĩa rộng thì KCN bao gồm tất cả các khu vực được chính phủ nước sở tại cho phép chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp, nó là khu biệt lập có chế độ mậu dịch và thuế quan riêng, không phụ thuộc vào chế độ mậu dịch và thuế quan phổ thông của nước đó. Theo quan niệm này KCN bao gồm các cảng tự do, các khu vực mậu dịch tự do, và các khu vực phi thuế quan, các khu vực công nghiệp tự do, các khu vực ngoại thương. Theo nghị định 36/CP quy định về KCN, Khu chế xuất( KCX) của Chính phủ ban hành ngày 24- 4- 1997 thì: KCN là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống. Trong KCN có thể có các doanh nghiệp chế xuất”. 2. Đặc điểm của KCN Cho đến nay, các KCN đã được phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mặc dù có sự khác nhau về quy mô, địa điểm và phương thức xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng nói chung các KCN có những đặc điểm chủ yếu sau: * Về tính chất hoạt động: Là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mà không có dân cư (gọi chung là doanh nghiệp KCN). KCN là nơi xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất sản phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị kinh doanh dịch vụ gắn liền với sản xuất công nghiệp. Theo điều 6 Quy chế KCN, KCX, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 36/CP thì doanh nghiệp KCN có thể là các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên tham gia trong hợp đồng hợp tac kinh doanh. Các doanh nghiệp này được quyền kinh doanh trong các lĩnh vực cụ thể sau: - Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng. - Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu dung ở trong nước, phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kĩ thuật, quy trình công nghệ. - Nghiên cứu, triển khai khoa học – công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới. - Dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp. * Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường xá, hệ thống điện nước, điện thoại… Thông thường việc phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN do một công ty xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đảm nhiệm. Ở Việt Nam những công ty này là do các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước thực hiện. Các công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN sẽ xây dựng các kết cấu hạ tầng sau đó được phép cho các doanh nghiệp khác thuê lại. * Về tổ chức quản lý: Trên thực tế mỗi KCN đều thành lập hệ thống Ban quản lý các KCN cấp tỉnh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trực tiếp thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN. Ngoài ra tham gia vào quản lý tại các KCN còn có nhiều Bộ như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Xây dựng… 3. Chính sách, phương pháp, công cụ thu hút vốn đầu tư vào KCN Để tăng cường thu hút vốn đầu tư vào KCN, Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. a. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu · Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: áp dụng thuế suất 20% đối với cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong KCN; thuế suất 15% đối với cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong KCX cũng như cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong KCN; và thuế suất 10% đối với cơ sở kinh doanh phát triển hạ tầng mới thành lập từ dự án đầu tư phát triển hạ tầng KCN, KCX và doanh nghiệp chế xuất mới thành lập trong lĩnh vực sản xuất không phân biệt trong hay ngoài KCX. Ngoài ra, quy định miễn thuế theo thời hạn cũng được áp dụng cụ thể đối với các cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại KCN, KCX như sau: + Thứ nhất, miễn thuế 2 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 06 năm tiếp theo đối với cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong KCN. + Thứ hai, miễn thuế 03 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong KCX, cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong KCN. + Thứ ba, miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh phát triển hạ tầng mới thành lập từ dự án đầu tư phát triển hạ tầng KCN, KCX; doanh nghiệp chế xuất trong lĩnh vực sản xuất không phân biệt trong hay ngoài KCX. · Đối với thuế xuất nhập khẩu: + Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. b. Nhà nước tạo rất nhiều sự hỗ trợ cho các nhà đầu tư + Hỗ trợ chuyển giao công nghệ: Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên chuyển giao công nghệ, khuyến khích việc chuyển giao công nghệ vào Việt Nam và có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ. + Hỗ trợ đào tạo:   Quỹ hỗ trợ đào tạo của doanh nghiệp sẽ được miến, giảm thuế. Chi phí đào tạo sẽ được tính vào chi phí hợp lý làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ còn có kế hoạch, chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. + Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN, KCX, khu công nghệ cao: Chính phủ khuyến khích và có chính sách ưu đãi các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN, KCX và khu công nghệ cao. Nhà nước tạo điều kiện thực hiện xây dựng đồng bộ, kịp thời các công trình kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các KCN như: Hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước, bãi thải công nghiệp, điểm nút giao thông, bệnh viện, trường học, trường dạy nghề... đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ của các KCN. + Hỗ trợ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng trong hàng rào KCN, KCX. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cân đối nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ nhà đầu tư đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào KCN, KCX. + Ưu đãi trong trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và các công trình hạ tầng ngoài hàng rào KCN. Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng được thuê đất với giá thấp nhất theo khung giá do UBND tỉnh qui định và cho miễn, giảm tối đa các loại thuế theo qui định trong trường hợp xây dựng nhà ở cho công nhân và các công trình hạ tầng ngoài hàng rào KCN. + Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghệ cao Chính phủ dành nguồn vốn đầu tư từ ngân sách để hỗ trợ đối với các trường hợp sau: * Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài các khu chức năng và các công trình dịch vụ công cộng quan trọng trong khu kinh tế. * Bồi thường giải phóng mặt bằng trong các khu chức năng và tái định cư, tái định canh cho các hộ gia đình bị thu hồi đất. * Đầu tư công trình xử lý nước thải và chất thải tập trung của các khu chức năng. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào KCN Việc xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, cởi mở để thu hút vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài là một vấn đề hết sức cấp bách đối với nước ta hiện nay. Với nguyên tắc vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng nước ta tìm mọi cách để huy động được các nguồn vốn hiện đang còn nằm rải rác , nhàn rỗi trong dân cư, trong các doanh nghiệp, trong cả nền kinh tế. Với mục tiêu như vậy, câu hỏi đặt ra là làm sao thu hút được vốn đầu tư trong nước? làm sao có thể thu hút được nguồn vốn từ bên ngoài? Không còn cách nào khác là chúng ta phải xây dựng một môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn. Việc này không thể làm một sáng, một chiều nhưng chúng ta có thể xây dựng môi trường đầu tư đủ thuyết phục để thu hút đầu tư trong một thời gian tương đối ngắn là xây dựng các KCN. Môi trường đầu tư trong KCN được hiểu là các yếu tố ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN. 4.1. Các yếu tố về khung pháp lý Hoạt động của các doanh nghiệp KCN xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng. Ban quản lý KCN đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật như: Quy chế KCN,KCX, Khu công nghệ cao, Luật đầu tư trong và ngoài nước, Luật lao động, Luật môi trường… Nếu các luật này được ban hành với nôi dung cụ thể , đồng bộ và được sử dụng có hiệu lực thống nhất giữa các cơ quan thi hành luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trong KCN, tránh được những khiếu kiện không cần thiết, hay những vi phạm pháp luật không đáng có. 4.2. Các yếu tố liên quan đến đất đai và cơ sở hạ tầng *Về giá đất: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư phải thuê lại đất từ công ty phát triển hạ tầng KCN. Như vậy giá thuê đất trong KCN sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. *Về quy hoạch: Quy hoạch cũng là một vấn đề nổi cộm ở nhiều địa phương trong cả nước. Quy hoạch rồi lại điều chỉnh quy hoạch sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng trong việc tái tạo mặt bằng sản xuất. Vì vậy nếu quá trình quy hoạch được thực hiện công khai, dân chủ và nhất quán thì thuận lợi cho quá trình giải phóng mặt bằng và thu hút vốn đầu tư. *Về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng trong KCN bao gồm cơ sở hạ tầng bên trong và cơ sở hạ tầng bên ngoài hàng rào. Cơ sở hạ tầng trong hàng rào bao gồm: Hệ thống thoát nước, hệ thống điện, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống thông tin…. Tất cả yếu tố này ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng bên ngoài hàng rào bao gồm quà trình vận chuyển, tiêu thụ, cung cấp nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp khu công nghiệp.Vì vậy nều các cơ sở trong và ngoài hàng rào đồng bộ với nhau và chất lượng của các cơ sở hạ tầng này tốt sẽ thúc đẩy độ triển khai KCN và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. *Về thủ tục hành chính: Ban quản lý các KCN phải cố gắng hoạt động theo cơ chế một cửa, tại chỗ, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp. Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính này ở nước ta còn rất chậm chạp, rườm rà gây khó dễ cho các nhà đầu tư. Vì vậy, để thu hút được các doanh nghiệp thì cần phải cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian phê duyệt, quyết định cấp giấy phép đầu tư, cũng như thẩm định thiết kế kỹ thuật, thẩm định môi trường cho các dự án phải được rút ngắn và đó cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí giao dịch trong quá trình sản xuất kinh doanh. 4.3. Vấn đề liên quan đến dịch vụ: *Các dịch vụ cho KCN: Vị trí của các KCN hầu như tập trung ở ngoại ô thành phố, vì vậy muốn thu hút lao động đặc biệt là lao động có tay nghề cao thì dịch vụ ở các KCN cũng phải đầy đủ như nhà ở, trường học, chợ, ngân hàng, siêu thị, bệnh viện…. *Giá dịch vụ: bao gồm các cước dịch vụ điện, nước, viễn thông, phí vận chuyển…Việc tính toán một tỉ lệ phí dịch vụ hợp lý sẽ tạo được ưu thế cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư vào các KCN. * Tuyển dụng lao động: Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, như vậy chất lượng lao động và giá cả lao động cũng sẽ quyết định hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Việt Nam là một nước đông dân số, vì thế có nguồn lao động rất dồi dào, nhưng do trình độ văn hóa còn kém phát triển nên lao động có tay nghề thấp chiềm tỷ trọng cao. Khả năng đáp ứng nhu cầu về lao lao động có tay nghề cao còn rất hạn chế, nên hầu hết các doanh nghiệp trong KCN đều phải tự đào tạo lao động cho mình. Chính vì vậy sẽ làm chậm quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì thời gian đào tạo dài và chi phí quá lớn. Nếu dịch vụ cung cấp lao động trong các KCN thỏa mãn nhu cầu của các doanh nghiệp thì họ sẽ đầu tư nhiều hơn. *Dịch vụ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp: Thông tin ngày càng trở nên là một yếu tố quan trọng trong việc củng cố và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Là một doanh nghiệp sản xuất trực tiếp việc quản lý nhân sự, tiền lương, vật tư sản xuất chiếm một vị trí quan trọng việc quản trị doanh nghiệp. Hệ thống thông tin tại doanh nghiệp sẽ hỗ trợ rất tích cực cho công tác quan lý này, giúp nhà quản lý có thể đạt hiệu quả tối đa. Có một hệ thống công nghệ thông tin tốt, hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng mọi lúc mọi nơi. 4.4. Các chính sách hỗ trợ: Hệ thống các chính sách hỗ trợ là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư. Đó là những chính sách ưu đãi về thuế, về tiền thuê đất, về phương thức trả tiền thuê đất, về tín dụng…chính sách hỗ trợ ở KCN nào càng nhiều thì ở đó khả năng mời chào các nhà đầu tư càng lớn. Chương II: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN tập trung ở Hà Nội giai đoạn 2002- 2007 I. Các KCN tập trung ở Hà Nội 1. Những điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào các KCN tập trung Hà Nội Lợi thế về địa điểm đầu tư của các KCN và KCX ở Hà Nội: Hà Nội là Thủ đô nước CHXHCN Việt Nam - là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Việt Nam là một thị trường tiêu thụ có triển vọng với số dân khoảng 80 triệu, mức tăng dân số trung bình 1 triệu người/năm. Nền tảng công nghiệp hiện tại đang được phát triển sẽ tạo nên rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Hà Nội có trên 62% số cán bộ khoa học và quản lý có trình độ đại học và trên đại học của cả nước. Người Hà Nội có trình độ dân trí và tay nghề khá cao, có khả năng tiếp nhận nhanh chóng các công nghệ hiện đại cũng như trình độ quản lý tiên tiến. Giá nhân công lao động ở mức hợp lý. Tình trạng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông đô thị, thông tin liên lạc và tài chính - ngân hàng được phát triển đồng bộ, thuận lợi và tương đối hiện đại vào loại nhất của Việt Nam; đáp ứng tất các yêu cầu của nhà đầu tư. Từ Hà Nội có thể nhanh chóng tiếp cận sân bay quốc tế Nội Bài và các cảng biển lớn nhất miền Bắc Việt Nam, như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân (Quảng Ninh). Cơ sở hạ tầng các KCN & KCX được xây dựng hiện đại, đồng bộ và tiện lợi. Bảng 1: Bảng tổng hợp các KCN Các KCN Tổng vốn đầu tư Diện tích (ha) Thời gian thuê đất đến KCN Sài Đồng B 120,36 tỷ đồng 97,11 2047 KCN Thăng Long 90.329.271 USD 302 2047 KCN Nội Bài 29.950.000 USD 100 2044 KCN Hà Nội – Đài Tư 12.000.000 USD 40 2045 KCN Sài Đồng A 152.000.000USD 407 2052 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội Khu công nghiệp Sài Đồng B: KCN Sài Ðồng B được phát triển bởi Công ty Ðiện - tử Hà Nội (Hanel), là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội. Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng: 120,36 tỷ đồng. Quy mô phát triển KCN Sài Ðồng B có diện tích đất chiếm 97,11 ha và được phát triển làm 03 giai đoạn. Giai đoạn 1 (48,5 ha), đã cho thuê. Giai đoạn 2 (48,61 ha). Giai đoạn 3: Xây dựng các công trình phụ trợ khác. Thời gian thuê đất: Tới năm 2047 Đường trong KCN: Ðường chính rộng 26m, được thiết kế có công suất chịu tải 30DH. Hệ thống đường phụ rộng 20,5m. Hệ thống cấp điện: Ðiện 22kV, công suất 50MV Hệ thống cấp nước: Hệ thống cấp nước của Hanel có thể cung cấp 10.000 m3 nước đạt tiêu chuẩn Việt Nam Hệ thống thông tin liên lạc: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) sẽ quản lý và điều hành các dịch vụ thông tin liên lạc ở KCN. Các chủ thuê đất sẽ ký hợp đồng với VNPT. Hệ thống xử lý chất thải công nghiệp: Mỗi hãng thuê đất phải xin phép Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt hệ thống xử lý chất thải. KCN Thăng Long: KCN Thăng Long được phát triển bởi Thăng Long Industrial Park, một công ty liên doanh giữa tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Công ty cơ khí Ðông Anh (Bộ Xây dựng), được thành lập theo Giấp phép đầu tư số 1845/GP do Bộ Kế hoạch & Ðầu tư Việt Nam cấp ngày 22/2/1997. Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng là 76.846.000 USD. Cơ sở hạ tầng Quy mô phát triển: KCN Thăng Long có diện tích đất chiếm 302 ha và được phát triển làm 03 giai đoạn: Giai đoạn 1 (121,23 ha) đã cho thuê. Giai đoạn 2 (80 ha) thực hiện trong thời gian từ 2000 - 2001. Giai đoạn 3 thực hiện trong thời gian từ 2003 - 2004. Ðã được cấp chứng chỉ quản lý môi trường ISO-14001. Thời gian thuê đất: Tới năm 2047 Ðường trong khu vực: Ðường chính rộng 37m đến 42m, với 3 làn đường một chiều mỗi phía trên tổng số 6 làn đường. Ðường phụ rộng 26m, với một làn đường mỗi phía trên tổng số 2 làn đường. Hệ thống cấp điện: Mạng lưới cung cấp điện 22kV được đặt ngầm dưới lòng đất. Hệ thống cấp nước: Sau khi được xử lý tại nhà máy lọc nước, nước tiêu dùng công nghiệp được cung cấp bởi hệ thống ống nước bằng sắt mềm đặt ngầm dưới lòng đất. Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc, cũng được đặt ngầm dưới lòng đất, sẽ cho phép mở rộng để đáp ứng nhu cầu tăng lên về truyền dữ liệu tốc độ cao. Hệ thống xử lý nước thải: Nước thải của các đơn vị thuê đất sẽ được thu hồi bằng hệ thống ống ngầm và được xử lý trước khi cho chảy vào kênh chạy qua các KCN. KCN Nội Bài: KCN Nội Bài được phát triển bởi Công ty phát triển Nội Bài, một Công ty liên doanh giữa Renon (Malaysia) và Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội, được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 839/GP do Bộ Kế hoạch & Ðầu tư Việt Nam cấp ngày 12/4/1994. Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng là 29.950.000 USD. Cơ sở hạ tầng Quy mô phát triển: KCN Nội Bài có diện tích đất chiếm 100ha và được phát triển làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 (50ha) hiện đã cho thuê 50%. Giai đoạn 2 (50 ha) đang triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật Thời gian thuê đất: Tới năm 2044. Kích thước các lô linh động: KCN Nội Bài đáp ứng rất linh động các nhu cầu đất khác nhau và có thể lựa chọn các lô có kích thước từ 0.25 ha đến 1 ha. Nếu có nhu cầu lớn hơn có thể thuê các lô liền kề nhau. Đường trong khu vực và đường đến: + Nội bộ: Có 2 cổng vào và ra khỏi KCN. Hệ thống đường trong khu vực được quy hoạch hoàn chỉnh. + Ngoài khu: Có thể đến qua đường Sóc Sơn (đường 13) đến quốc lộ số 3. Hệ thống cấp điện: Trạm biến thế 110kV/220kV, công suất 40MVA. Hệ thống cấp nước: 7500 m3/ngày đêm. Hệ thống thông tin liên lạc: 2000 đường dây, đường điện thoại cáp quang. Hệ thống xử lý nước thải: Hệ thống xử lý nước thải hiện đại sử dụng phương pháp xử lý sinh học. KCN Hà Nội - Đài Tư: KCN Hà Nội - Đài Tư được phát triển bởi Taiwan - Hanoi Industrial Park Development Corporation, một công ty 100% vốn của Đài Loan, được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 1358/GP do Bộ Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam cấp ngày 23/8/1995. Tổng vốn đầu tư: 12.000.000 USD. Cơ sở hạ tầng: KCN Hà Nội – Đài Tư có diện tích đất chiếm 40 ha, trong đó đất xây dựng xí nghiệp, kho tàng: 32,1276 ha (chia thành 31 lô); đất xây dựng công trình công cộng: 1,0781 ha đất giao thông, bến bãi: 4,8129 ha; và đất xây dựng các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: 1,928 ha. KCN Hà Nội - Đài Tư sẽ cung cấp điều kiện kỹ thuật hạ tầng và xây dựng các nhà máy, các công trình công cộng có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Đài Loan. Thời gian thuê đất: Tới năm 2045. KCN Sài Đồng A: Đây là KCN liên doanh giữa công ty điện tử Hanel và tâpk đoàn Deawoo của Hàn Quốc. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 152.000.000 USD.Diện tích đất sử dụng là 407 ha. Trong đó có KCN 197 ha, khu thương mại 100 ha, khu vui chơi giải trí 128 ha. Thời gian cho thuê đất đến năm 2052. KCN Sài Đồng A nằm cách trung tâm Hà Nội 5 km và cách cảng Hải Phòng 94 km. 2. Các chính sách đã thực thi để thu hút vốn đầu tư vào KCN tập trung ở Hà Nội 2.1. Ưu đãi về thuế Thành phố áp dụng tất cả các chính sách ưu đãi về thuế đối với tất cả các doanh nghiệp đầu tư vào KCN tập trung, kể cả doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng. Tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh trong KCN đều được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành đối với từng sắc thuế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh trong KCN, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh và công ty phát triển hạ tầng KCN là doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện nộp thuế như sau: + Đối với doanh nghiệp chế xuất: 10% lợi nhuận thu được và được miễn thuế lợi tức 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận đối với doanh nghiệp sản xuất, 15% lợi nhuận thu được và được miễn thuế lợi tức 2 năm kể từ khi kinh doanh bắt đầu có lợi nhuận đối với doanh nghiệp dịch vụ. + Đối với doanh nghiệp KCN: 15% lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu dưới 50% sản phẩm của mình và được miễn thuế lợi tức 2 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận. Trường hợp xuất khẩu từ 50-80% sản phẩm của mình thì được miễn giảm thêm 50% thuế lợi tức trong vòng 2 năm tiếp theo, 10% lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp xuất khẩu trên 80% sản phẩm và được miễn thuế lợi tức 2 năm và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận. + Đối với doanh nghiệp dịch vụ: 20% lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp dịch vụ và được miễn thuế lợi tức trong 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận và giảm 50% trong những năm tiếp theo. Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, doanh nghiệp trong KCN nộp khoản thuế là 5% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài. 2.2. Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất Đối với công ty phát triển cơ sở hạ tầng: Nếu là doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN thì có thể được xem xét để chậm nộp tiền thuê đất trong một khoảng thời gian nhất định dưới hình thức cho doanh nghiệp được nhận nợ thuê đất thuộc vốn ngân sách nhà nước, được ưu đãi cho vay vốn tín dụng nhà nước, được huy động nguồn vốn theo quy định của luật pháp để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Các ưu đãi đối với doanh nghiệp thuê đất trong các KCN là được trực tiếp thuê đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian thuê. Doanh nghiệp đầu tư vào các KCN được ưu tiên vay vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước để thực hiện di chuyển nhà xưởng, máy móc, thiết bị. Nếu là mặt bằng nhà xưởng cũ là thuê của nhà nước thì được thuê lại để sử dụng. 2.3. Các hỗ trợ khác từ phía Thành phố Hà Nội: · Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí cho công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị thực hiện dự án. · Đối với các công trình ngoài hàng rào KCN: Ngân sách thành phố đầu tư toàn bộ hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào; đường vào, hệ thống cấp nước sạch, điện… · Còn các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào: - Ngành điện đầu tư đưa điện bán đến chân công trình của doanh nghiệp. - Ngân sách hỗ trợ một phần để giải phóng mặt bằng (30%), hỗ trợ một phần kinh phí xây lắp các công trình trong hàng rào. - Cải cách thủ tục hành chính “một cửa, tại chỗ” triệt để theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội. Các nhà đầu tư khi đến Ban quản lý các KCN và KCX Hà Nội được giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính (giấy phép đầu tư, đăng ký nhân sự, thiết kế kỹ thuật…) theo mô hình cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”. Các thủ tục của các nhà đầu tư được giải quyết công khai, minh bạch, rõ ràng, hiệu quả nên tiết kiệm được cho nhà đầu tư nhiều thời gian không cần thiết và đáp ứng được đòi hỏi rất lớn của các nhà đầu tư. * Đối với các công trình xây dựng nhà ở cho công nhân: các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân KCN – KCX được hưởng các ưu đãi sau: được tiếp cận với nguồn tín dụng nhà nước và được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Mặt khác, Thành phố Hà Nội sử dụng ngân sách để hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực có dự án xây dựng nhà ở cho công nhân. Miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được Nhà nước giao để thực hiện dự án nhà ở cao tầng. Trường hợp xây dựng nhà ở cho công nhân không phải là nhà cao tầng trong phạm vi dự án thì được giảm 50% tiền sử dụng đất. Nếu gặp khó khăn có thể cho phép chủ dự án được chậm nộp tiền sử dụng tối đa không quá 3 năm kể từ ngày ký quyết định giao đất. * Miễn tiền thuê đất đối với phần diện tích được Nhà nước cho thuê để thực hiện dự án xây dựng nhà cao tầng trong suốt thời gian thực hiện dự án. Miễn thuế sử dụng đất trong trong thời hạn 3 năm kể từ khi được giao đất đối với phần diện tích được Nhà nước giao để thực hiện dự án xây dựng nhà cao tầng cho công nhân. Ngoài ra, hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuộc diện chịu thuế Giá trị gia tăng, chủ dự án được kê khai khấu trừ thuế Giá trị gia tăng đầu vào của công trình xây dựng nhà ở cho công nhân khi tính thuế Giá trị gia tăng phải nộ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24953.doc