Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Hưng Yên

LỜI NÓI ĐẦU Tăng trưởng và phát triển là mục tiêu của của tất cả các quốc gia trên thế giới, là thước đo về sự tiến bộ trong mỗi quốc gia. Điền này càng có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát triển. Mà thực trạng của các nước đang phát triển là tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng. Trong đó vốn lại là điều kiện tiên quyết cho sự tăng trưởng và phát triển. Như vậy để khắc phục tình trạng thiếu vốn các nước đan

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g phát triển cần phải huy động vốn từ bên ngoài. Đối với Hưng Yên trong những năm vừa qua, có thể thấy bộ mặt kinh tế của tỉnh có những bước thay đổi đáng kể, có tính nhảy vọt, đó là sự tăng trưởng GDP, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao các phúc lợi cho con người. Tuy nhiên, nhìn nhận lại và đặt sự phát triển ấy trong sự phát triển chung của thế giới thì sự phát triển ấy chưa phải là lớn, đặc biệt là tỷ lệ nông nghiệp trong cơ cấu vẫn còn lớn, trình độ kỹ thuật, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển hoàn thiện, công tác đào tạo chưa được chú trọng. Nói tóm lại, mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động đầu tư cần phải phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong khi đó một trong các yếu tố cũng như lĩnh vực để hoạt động đầu tư phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu đó là cần phải làm tốt công tác huy động, quả lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn phát triển cho sự phát triển kinh tế xã hội. Sau quá trình thực tập tại sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên em nhận thấy được tầm quan trọng của vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư nước ngoài nói riêng, em xin được đưa ra một số hiểu biết của mình thông qua đề tài: “ Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hưng Yên ”, gồm 3 chương: Chương I: Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chương II: Thực trạng đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên từ năm 2005-2008. Chương III: Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Hưng Yên. Đề tài này được hoàn thành dưới sự giúp đỡ tận tình của phòng Kinh tế đối ngoại của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên và dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô TS. Nguyễn Quỳnh Hoa. Em xin trân thành cảm ơn. Chương I: Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. I. Vai trò của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế 1. FDI: 1.1. Khái niệm FDI: VĐT là toàn bộ các khoản chi phí đang trong quá trình chuyển hóa thành vốn sản xuất. Hoạt động chuyển hóa vốn đầu tư thành vốn sản xuất gọi là hoạt động đầu tư. Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham trực tiếp vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư, họ biết được mục tiêu đầu tư cũng như phương thức hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm thu lợi nhuận. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. 1.2. Đặc điểm FDI. FDI có thể được thông qua việc xây dựng mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động, mua cổ phiếu để thôn tính hoạc sát nhập doanh nghiệp với nhau. Quyền quản lý điều hạnh hoạt động đầu tư tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp vốn. Nếu nhà đầu tư góp 100% vào vốn pháp định thì đối tượng hoàn toàn do chủ đầu tư điều hành và quản lý. Các chủ đầu tư FDI phải đóng góp một số lượng tối thiểu vào vốn pháp định theo quy định pháp luật mỗi nước FDI gắn với hoạt động chuyển giao công nghệ FDI cũng chịu sự chi phối của chính phủ nhưng ít bị lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên. FDI gắn với quá trình hội nhập kinh tế. Chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư là một minh chứng cho chính sách mở cửa và quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi nhuận của chủ đầu tư phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn pháp định và cam kết giữa các bên trong hoạt động đầu tư 1.3. Phân loại FDI. Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức song được phân thành một số loại cơ bản sau : 1.3.1. Phân theo bản chất đầu tư. - Đầu tư phương tiện hoạt động: Là hình thức đầu tư FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. - Mua lại và sáp nhập: Là hình thức đầu tư FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lương đầu tư vào. 1.3.2. Phân theo tính chất dòng vốn. - Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty - Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm. - Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay đê đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. 1.3.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tư - Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằn khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và rồi rào ở các nước tiêp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng rồi rào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. - Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng gía thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rể, gía các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thứê suấ ưu đãi, v.v. - Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trương hoặc giữ thị trường khỏi đối thử cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực vào toàn cầu. 1.4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo luật đầu tư trực tiếp sửa đổi ngày 29/11/2005 đầu tư trực tiếp nước ngoài có hình thức sau: + Hợp tác liên doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): Đây là loại hình đầu tư trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư, trên cơ sở quy định rõ đối tượng nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên tham gia. + Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Đây là loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, có thể là một tư nhân hay một tổ chức nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước nhận đầu tư, tự quản lý tự chịu trách nhiệm kết quả sản xuất kinh doanh. Loại hình này tồn tại chủ yếu dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân. + Doanh nghiệp liên doanh: Đây là hình thức đầu tư vốn do 2 bên cùng góp theo một tỷ lệ nhất định để thành lập một doanh nghiệp mới có hội đồng quản trị và ban điều hành cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh tồn tại chủ yếu dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo luật đầu tư của nước nhận đầu tư. Cả 2 bên đều phải có trách nhiệm với nhau và doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp của mình trong vốn pháp định. + Hợp đồng xây dựng - chuyển giao -kinh doanh (BTO): Đây là hình thức được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đẩu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư tiến hành chuyển giao cho nước nhận đầu tư toàn bộ công trình. Chính phủ nước nhận đầu tư sẽ chuyển giao quyền kinh doanh công trình này cho nhà đầu tư trong một thời gian nhất định để họ thu hồi được vốn đầu tư và có được lợi nhuận hợp lý. + Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT): Đây là hình thức được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đẩu tư nước ngoài dể xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Đối với loại hình này nhà đầu tư sẽ chuyển giao toàn bộ công trình cho nước nhận đầu tư sau khi xây dựng xong. Nước nhận đầu tư sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn và có được lợi nhuận hợp lý hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận của hợp đồng xây dựng chuyển giao. + Hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (BOT): Đây là hình thức ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư với hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư chịu trách nhiệm tiến hành xây dựng công trình, kinh doanh có lợi nhuận trong một thời gian nhất định. Sau khi kết thúc dự án, nhà đầu tư sẽ chuyển giao cho nước nhận đầu tư toàn bộ công trình mà không thu một khoản tiền nào. 2. Vai trò của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. 2.1. Mối quan hệ của FDI với tăng trưởng và phát triển. Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải dựa trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này khac nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng. Trong đó tư bản được coi là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Tư bản (vốn) là một trong những nhân tố sản xuất, tuỳ theo mức độ tư bản mà người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị … nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân đầu tư cho sản xuất nó còn tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư bản xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện.Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia … ) sức khoẻ cộng đồng, thuỷ lợi … Mối quan hệ giữa đầu tư vói tăng trưởng kinh tế được nghiên cứu qua các mô hình tăng trưởng của Solow (1956), Harrod (1939), Domar (1946) … Hầu hết các mô hình này nhấn mạnh tích luỹ tài sản là nguồn tăng trưởng kinh tế quan trọng và cho rằng tỷ lệ tiết kiệm càng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, vì tỷ lệ tiết kiệm cao đồng nghĩa tỷ lệ đầu tư cao. Mô hình Harrod – Domar cổ điển cho rằng đầu tư ra của bất kì đơn vị kinh tế nào hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng lượng vốn đầu tư trong quá trình sản xuất và việc bổ xung thêm vốn đầu tư. Phương trình g = s/k (1) s = S/Y = I/Y (2) Từ (1) và (2) ] g = I/k*Y (3) Trong đó: g: Tốc đị tăng trưởng. S: Mức tích lũy. Y: Là đầu ra. s: Tỷ lệ tích lũy I: Tổng vốn đầu tư k: ICOR (tỷ số gia tăng giữ vốn và sản lượng) Từ (3) ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng g tỷ lệ thuận với tổng vốn đầu tư I và tỷ lệ nghịch với hệ số ICOR . Mô hình khẳng định tầm quan trọng của vốn đầu tư, nền kinh tế muốn tăng trưởng thì nhất thiết phải có vốn đầu tư. Ngoài ra, mô hình giúp ta xác định được số vốn cần thiết để đạt được mục tiêu tăng trưởng đã địch. Như vậy hệ số ICOR của một nền kinh tế thấp thì chỉ cần một lượng vốn đầu tư nhất định sẽ tạo ra một tỷ lệ tăng trưởng cao hơn khi ICOR cao. Do đó ICOR chính là thước đo phản ánh năng lực đầu tư ( hiệu quả đầu tư). Như vậy vốn là động lực của tăng trưởng ngược lại tăng trưởng tác động rất lớn tới việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nói chung cụ thể: Khi đặt trong bối cảnh tổng quát và dài hạn, năng lực tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng xác định triển vọng huy động đầu tư một cách hiệu quả. Vấn đề tăng trưởng - phát triển ở đây được nhìn nhận như một yếu tố tạo ra sức hấp dẫn ngày càng lớn đối với lĩnh vực đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Mặt khác khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư xã hội. Đồng thời FDI khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế các nước đang phát triển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cụ thể: FDI góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng cường lực lượng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, cải thiện nguồn nhân lực, tăng việc làm mới, tăng nguồn thu ngân sách,…Như vậy FDI tác động rất lớn tới tăng trưởng-phát triển kinh tế, qua đây có thể thấy rằng mối quan hệ giữa FDI với tăng trưởng-phát triển là mối quan hệ ràng buộc nhau hay nói cách khác tăng trưởng-phát triển là đièu kiện thuận lợi để thu hút FDI và tăng cường thu hút FDI là động lực của tăng trưởng-phát triển. 2.2. Vai trò của FDI đối với nền kinh tế toàn cầu. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với hầu hết mọi nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ nó góp phần làm tăng nguồn vốn đầu tư còn thiếu hụt trong nước góp phần làm tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nghành, tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho nước nhận FDI Nói như vậy không có nghĩa là chỉ nước nhận FDI mới có lợi mà chính nước đầu tư cũng nhận được rất nhiều từ đó. Với việc tận dụng về chi phí sản xuất thấp hạ giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh từ đó nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư, tạo được thị trường cung cấp nguyên vật liệu dồi dào ổn định với giá rẻ, đầu tư nước ngoài cho phép các công ty có thể kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ ở thị trường trong nước, thông qua FDI các công ty của các nước phát triển chuyển được một phần sản phẩm sang các nước nhận đầu tư để tiếp tục sử dụng chúng như những sản phẩm mới ở các nước này từ đó tạo thêm lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Và nhất là các nhà đầu tư được phép bành trướng sức mạnh về kinh tế tăng cường khả năng của mình trên trường quốc tế Thực tế những năm qua đã chứng minh điều đó. Sau chiến trnah thế giới 2 nền kinh tế thế giới bị thiệt hại nghiêm trọng và Mỹ chính là quốc gia đã đầu tư hầu hết vao các nước Châu Âu nhờ đó các nước tham chiến cũng nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đã bị tàn phá trong chiến tranh. Và ở đây ta có thể thấy rõ vai trò của FDI đã góp phần giúp các nước khôi phục kinh tế. Nhưng cũng từ đó mà Mỹ trở thành cường quốc mạnh nhất trên thế giới trong suốt thập kỉ 20 mà đến nay vẫn chưa hề bị mất vị trí số 1 đó Sau khi khôi phục nền kinh tế các nước Tư Bản bắt đầu phát triển và lấy lại sự giàu có vốn có của mình. Điển hình hiện nay và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế thế giới là khối các nước phát triển G7 nay là G8. Đây là một khối có nền kinh tế rất mạnh, phát triển và giàu có. Một phần lí do để các nước trong khối G8 ngày càng mạnh và thể hiện vị thế của mình trên trường quốc tế cũng không thể không kể đển sự đóng góp của FDI vào các nền kinh tế này. Các quốc gia này có sự giao thương về kinh tế chính trị văn hoá xã hội và quan trọng là họ là những nước Tư Bản phát triển liên kết với nhau để khối TBCN luôn vững mạnh thế nên họ luôn giúp đỡ nhau về kinh tế là điều tất yếu. Đầu tư qua lại giữa các thành viên trong khối G8 đã góp phần duy trì được sự phồn thịnh của đất nước cũng như sự phát triển ổn định và các quốc gia này ngày càng mạnh và phát triển hơn nữa. Như vậy ta thấy được rằng FDI có vai trò khá quan trọng đối với các nước phát triển để họ ngày càng trở lên giàu có hơn. Mỹ luôn đứng đầu và Vương Quốc Anh đứng thứ 2 về thu hút đầu tư FDI trên Thế Giới. Năm 2007 FDI toàn cầu đã đạt 1538 tỷ USD trong đó Mỹ thu hút được 193 tỷ, Anh là 171 tỷ và Pháp là 123 tỷ. Đặc biệt là Liên Minh Châu Âu EU thu hút được 40% FDI toàn thế giới Đối với các nước Công Nghiệp mới NIC thì FDI giống như những điều kì diệu đưa họ lên những tầm cao mới. Vào khoảng thập niên 70 của thế kỉ 20 các nước này đều có những bước phát triển vượt bậc trải qua cuộc cách mạng công nghiệp mới và trở thành những nước công nghiệp mới. Đặc điểm nổi bật của khối này là họ có khả năng hấp thụ nguồn vốn đầu tư Tư Bản dồi dào từ nước ngoài. Chính vì vậy mà các nước này nhanh chóng vươn lên và ngày nay thậm chí có thể sánh ngang các nước phát triển, có chế độ chính trị cởi mở có thu nhập bình quân đầu người cao. Điển hình là Hongkong có thu nhập trên 30000USD. Các quốc gia trong khối NIC có nền kinh tế ngày càng phát triển và hiện cũng là các quốc gia thu hút được FDI rất lớn. Chính những điều đó góp phần làm cho tự do xã hội quyền dân chủ của các quốc gia này dần được cải thiện. Chuyển dich cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế tạo. Các nước NIC Châu Á nhờ nhận được lượng lớn FDI cùng với chính sách kinh tế năng động mà đã trở thành những con Rồng Châu Á như hiện nay Các nước đang phát triển hiện nay thì FDI đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Bởi lẽ trong giai đoạn đầu phát triển các quốc gia này đều lâm phải tình trạng tiêu dùng nhiều hơn đầu tư tiết kiệm thế nên nguồn vốn trong nước không nhiều. FDI đã giải quýêt tình trạng thiếu vốn góp phần quan trọng vào việc đưa nền kinh tế của các nước đang phát triển đi lên tăng trưởng kinh tế cao cùng với quá trình hội nhập để từng bước thay đổi bộ mặt của quốc gia làm tăng phúc lợi xã hội cải thiện đời sống dân cư. 2.3. Vai trò của FDI đối với kinh tế Việt Nam. Thực tế cho thấy, sự hiện diện của các nhà ĐTNN đã tạo ra bước chuyển biến mới, tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Điều này được thể hiện qua việc bổ sung nguồn vốn quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu. Nếu giai đoạn 1991-1995 tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷ USD, thì trong thời kỳ 1996-2000 con số này đã tăng lên 27,09 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh thu), tăng gấp 6,5 lần so với 5 năm trước. Trong giai đoạn 2001-2005 tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD, chiếm 44,7% tổng doanh thu), tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm 1996-2000. Riêng 2 năm 2006 và 2007 tổng giá trị doanh thu đạt mức kỷ lục 69 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu). Với những đóng góp đáng kể này, có thể nói, khu vực ĐTNN là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế năng động nhất, là "đòn bẩy" hữu hiệu, kích thích mạnh mẽ các thành phần kinh tế khác phát triển theo. Cùng với sự phát triển trên, mức đóng góp của khu vực ĐTNN vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Thời kỳ 1996-2000 (không kể thu từ dầu thô) các doanh nghiệp ĐTNN đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005, khu vực này đóng góp hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng 2 năm 2006 và 2007 khu vực này đã nộp ngân sách trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000 và bằng 83% thời kỳ 2001-2005. Ngoài ra, khu vực này còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, tính từ năm 1988 đến cuối năm 2007 đã có trên 1,26 triệu lao động trực tiếp (chưa kể số lao động gián tiếp khác) làm việc trong khu vực dịch vụ mà theo kết quả điều tra của Ngân hàng Thế giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho khoảng từ 2-3 lao động gián tiếp khác. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ĐTNN cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn người vào cuối năm 2000, tăng 80% so với 5 năm trước. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000 và đặc biệt, đến hết năm 2007 đã tăng tới mức 12% so với cuối năm 2005. Khu vực FDI hiện đang góp 100% sản lượng một số sản phẩm công nghiệp như dầu khí, ôtô, máy giặt, máy điều hòa, tủ lạnh, điện tử; 60% cán thép; 28% ximăng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 25% thực phẩm đồ uống. Từ những mặt tích cực nêu trên có thể khẳng định, vai trò và những đóng góp tích cực của ĐTNN là rất quan trọng, là một trong những kênh quan trọng thu hút vốn cho đầu tư phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm và đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước. Những thành tựu này là cơ sở vững chắc, giảm bớt những tác động tiêu cực và thách thức khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Hơn nữa, trong xu thế hiện nay, các tập đoàn kinh tế lớn đã và đang có những điều chỉnh về chiến lược đầu tư dài hạn, chuyển dịch nguồn vốn đầu tư tập trung ở một địa bàn sang các nước khác nhằm giảm bớt rủi ro. Do đó, đây cũng sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam tăng cường thu hút ĐTNN trong thời gian tới. Tuy vậy, FDI cũng có mặt trái, đó là: - Nhà đầu tư nước ngoài có thể kiểm soát thị trường địa phương, làm mất tính độc lập, tự chủ về kinh tế, phụ thuộc ngày càng nhiều vào nước ngoài; - FDI chính là công cụ phá vỡ hàng rào thuế quan, làm mất tác dụng của công cụ này trong bảo hộ thị trường trong nước; - Tạo ra sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước, có thể dẫn đến suy giảm sản xuất của các doanh nghiệp trong nước; - Gây ra tình trạng chảy máu chất xám, phân hoá đội ngũ cán bộ, tham nhũng... II. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào các địa phương. 1. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thu hút vốn. Bất kể dù là quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, dù phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa đều cần đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tất cả đều coi đó là nguồn lực quốc tế quan trọng cần được khai thác. Vậy làm thế nào để khai thác, quá trình khai thác hay thu hút đó chịu ảnh hưởng của một số nhân tô chính sau: 1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp. Quy định về thuế của Chính phủ cũng ảnh hưởng tới nhu cầu đầu tư, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp.nếu Chính phủ đánh thuế thu nhập cao sẽ làm giảm lợi ích của các nhà đầu tư và làm thu nhập của các doanh nghiệp giảm, điều này làm nản lòng các nhà đầu tư. Mặt khác Chính phủ có thể kích thích đầu tư bằng các hình thức miễn giảm thuế đối với các khoản lợi nhuận để dùng để tái đầu tư. Tóm lại khi Chính phủ giảm mức thuế làm cho đường cầu đầu tư dịch sang bên phải, do đó khoản đầu tư mong muốn tăng và ngược lại khi chính phủ tăng thuế. Cụ thể qua ( hình 1) dưới đây có thể mô tả tác động của thuế thu nhập đến cầu đầu tư. io DI DI’ i I I’ Hình 1. i: Lãi xuất. I: Vốn đầu tư D: Đường cầu đầu tư. 1.2. Môi trường đầu tư 1.2.1. Các nguồn lực và tiềm năng phát triển. Nguồn lực ở đây bao gồm: Nguồn lực về con người, thể hiện qua chất lượng và số lượng lao động, tiềm lực về khoa học và công nghệ tiên tiến vào quản lý và sản xuất. Tiềm năng phát triển bao gồm: Điều kiện tự nhiên (vị trí, địa hình, khí hậu), tiềm năng về tài nguyên (khoáng sản, tài nguyên đất, nước, rừng) và tiềm năng phát triển kinh tế chưa được khai thác hết của các ngành. Xét về ảnh hưởng của nguồn lực cho phát triển đến việc thu hút các nguồn vốn đầu tư. Mọi hoạt hoạt động sản xuất kinh doanh muốn thực hiện được phải cần nhân tố con người. Khi các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đem vốn đến một quốc gia, họ không thể di chuyển toàn bộ các nguồn lực và phương tiện đến quốc gia đó, vì vậy họ sử dụng nguồn lực tại chỗ là chủ yếu. Khi một nền kinh tế có nguồn lao động dồi dào và đáp ứng được nhu cầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động, ở đây xem xét cả về số lượng và chất lượng lao động. Số lượng lao động phụ thuộc vào quy mô dân số và tỉ lệ dân số ở trong độ tuổi lao động, một nguồn lao động có số lượng lớn sẽ đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất và vận hành dự án có quy mô lớn. Tuy nhiên, như vạy chưa đủ, trong khi đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao thì chất lượng lao động là vấn đề quan trọng hơn hết, nếu như hàng triệu lao động mà trình độ kĩ năng của họ chỉ muốn sản xuất thủ công, là các lao động cơ bắp thì chẳng có ý nghĩa gì. Chất lượng lao động thể hiện ở: truyền thống của quốc gia, địa phương và công tác giáo dục đào tạo. Khi lao động có chất lượng cao, thứ nhất họ sẽ tham gia vào sản xuất tốt hơn vì những kiến thức họ có không phải là nhỏ, bao gồm cả những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm qua thời gian. Hơn nữa, họ sẽ tiếp thu nhanh hơn khoa học kỹ thuật, giảm bớt chi phí đào tạo cho nhà đầu tư. Vấn đề về cơ cấu lao động cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến các nguồn vốn đầu tư. Cơ cấu ở đây bao gồm cơ cấu về lao động đã qua đào tạo, cơ cấu về các bậc, chuyên ngành và các lao động đã qua đào tạo. Xu thế hiện nay có các nhu cầu cao về công nhân kỹ thuật lành nghề hơn là các cán bộ quản lý. Vì vậy, việc điều chỉnh cơ cấu cũng như là vấn đề không nhỏ đối với các quốc gia. Tiềm năng phát triển của một nền kinh tế ảnh hưởng đến việc thu hút các nguồn đầu tư thông qua việc đầu tư nhìn nhận được những điểm có khá năng phát triển nhưng vì lí do nào đó chưa được khai thác hết từ đó, họ bỏ vốn vào những lơi còn chống đó. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên có ảnh hưởng rất lớn ở đây, thể hiện ở chỗ, một điều kiện tự nhiên thuận về địa hình khí hậu và vị trí trong giao lưu giữa các nền kinh tế sẽ thu hút được các nhà đầu tư vì ở đó sẽ đảm bảo cho sự ổn định sản xuất và thuận lợi cho xuất khẩu hang hóa. 1.2.2. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô ở đây được nhìn nhận thong qua: sự ổn định về kinh tế xã hội, ổn định về chính trị, môi trường kinh doanh và ổn dịnh trong các chính sách tiền tệ. Một quốc gia muốn thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tề xã hội, trước hết, đó phải là nơi không xẩy ra các cuộc chiến tranh, các cuộc chiến và khủng bố. Đó phải là một quốc gia có các chính sách ổn định, không có sự thay đổi liên tục về chính sách pháp luật, vì khi đó có ảnh hưởng rất lớn và theo xu hướng tiêu cực đối với các nhà đầu tư. Các chính sách tiền tệ phải làm sao hạn chế được lạm phát và chống giảm phát, song vấn đề là ở chỗ làm sao để kiểm soát được lạm phát ấy, giữ nó ở một tỷ lệ có lợi cho phát triển, tránh mất giá đồng tiền quá lớn. Các nhà đầu tư không thể yên tâm và ổn định sản xuất tại một nước mà giá trị của đồng tiền của nước đó liên tục thay đổi, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu của doanh nghiệp. Hơn nữa sẽ có ảnh hưởng lớn đến dòng chảy của vốn vào trong nước và ra nước ngoài, ở đây cần có một sự tương xứng giữa lãi xuất trong nước và trên thị trường thế giới. Vì vậy, lãi xuất phải có xu hướng cao hơn thế giới để các nhà đầu tư dồn nhiều vốn vào trong nước hơn. Mặt khác, một mức lãi xuất cao còn là điều kiện để bảo toàn nguồn vốn trong nước, tránh thất thoát ra ngoài. 1.2.3. Các chính sách khuyến khích vốn đầu tư. Một môi trường đầu tư thông thoáng và thuận tiện luôn là nơi mà các nhà đầu tư tìm đến. Vì vậy các quốc gia nói chung, các tỉnh nói riêng đều đã và đang thực hiện biện pháp nhằm cải tạo môi trường của mình, trong đó vai trò của các chính sách khuyến khích đầu tư, thủ tục đầu tư, các biện pháp ưu đãi đối với từng ngành, lĩnh vực và từng vùng cụ thể. Các nhà đầu tư mong muốn các thủ tục nhanh chóng và đơn giản, đồng thời có những ưu đãi thuế, giá thuế đất, và tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng… Trên đây là các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến thu hút các nguồn vốn đầu tư vào một nền kinh tế, những ảnh hưởng này được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau song nhìn chung nó sẽ có những tác động tích cực tới việc thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội khi các nhân tố này được cân bằng và giữ ở mức độ thích hợp còn như thế nào là thích hợp thì lại phụ thuộc vào điều kiện và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như tình hình chung của nền kinh tế thế giới. 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thu hút vốn vào Hưng Yên. 2.1. Điều kiện tự nhiên. Hưng yên được tái lập từ ngày 01-01-1997, sau 29 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng, Hưng yên là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông hồng, không có biển, tiếp dáp với 6 tỉnh là Hải Dương, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình, Bắc Ninh. Đơn vị hành chính của tỉnh gồm thị xã Hưng Yên và 9 huyện (Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm, Khoái Châu, Văn Giang, Kim Động, Ân thi, Tiên Lữ, Phù Cừ), với tổng diện tích tự nhiên là 923,45 km2 và dân số đến năm 2008 khoảng 1.167 triệu người. Hưng Yên có vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Trên địa phận phía Bắc của tỉnh có 23km quốc lộ 5A và trên 20km đường sắt tuyến Hà Nội-Hải Phòng, rất thuận tiện để ra cảng biển quốc tế Hải Phòng, sân bay quốc tế Nội Bài, đi Hà Nội, Quảng Ninh. Trên địa bàn còn có trục đường 39 nối giữa quốc lộ 5A qua Thị xã Hưng Yên đến quốc lộ 1A, cuối năm 2004 cầu Yên Lệnh qua song Hồng xây dựng song và đã trở thành một trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Đông Bắc-Bắc Bắc Bộ (Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh) với các tỉnh Tây-Nam Bắc Bộ (Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa,…). Các tuyến giao thông đường tỉnh, huyện, liên xã, liên thôn được phân bố tương đối đồng đều và hợp lý trên địa bàn tỉnh, đến nay đã nhựa hóa gần 80%. Bao bọc phía Tay và Nam của tỉnh có 2 tuyến giao thông đường thủy quan trọng qua song Hồng và song Luộc. Hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh tương đối phát triển, đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp. Trong quy hoạch phát triển khu vục kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ đã được chính phủ phê duyệt, dọc trục đường quốc lộ 5A từ Hà Nội đi Hải Phòng là Khu vục ưu tiên bố trí các khu công nghiệp, tạp chung phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, điện tử, chế biến… Cũng như các tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Hưng yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Hàng năm có 2 mùa nóng và lạnh rõ rệt. số giờ nắng trung bình 1.518 giờ/năm, trung bình số giờ nắng trong tháng là 24 ngày, nhiệt độ trung bình mùa hè 23,2 oC, mùa đông 16 oC. Tổng nhiệt độ trung bình cả năm từ 8.500-8.600 oC. Lượng mưa trung bình từ 1.450-1.650 mm, thángb5 đến tháng 10 chiếm tới 70% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 86%, thánh cao nhất 92%, thấp nhất là 79%. 2.2. Tài nguyên. Hưng Yê._.n là tỉnh đồng bằng, không có rừng, núi, biển. Tài nguyên khoáng sản bao gồm: nguồn than nâu với trữ lượng lớn khoảng 30 tỷ tấn đang lằm ở độ sâu 700-1000m nên chưa có điều kiện khai thác, ngoài ra còn tài nguyên là nước ngầm và nguồn cát đen. Với diện tích tự nhiên 923,45 km2 thì tài nguyên quan trọng nhất của tỉnh là khoảng 64.177 ha đất nông nghiệp trong đó đất trồng cây hàng năm là 57.074 ha cây lâu năm khoảng 716 ha, diện tích mặt nước luôi trồng thủy sản khoảng 4.000 ha. Đất nông nghiệp của Hưng Yên còn rất nhiều tiềm năng để khai thác. Ngoài các sản phẩm chính về nông nghiệp thì Hưng Yên còn có nhãn, vải, táo, cây dược liệu…cung cấp cho thị trường trong nước đang có xu thế tăng nhanh (đặc biệt thị trường Hà Nội) và xuất khẩu. 2.3. Cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng của Hưng Yên trong những năm qua không ngừng được nâng cấp, tu bổ, đó cũng là một trong những nhân tố đống góp cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất kinh doanh vào địa bàn tỉnh. Tỉnh đã quan tâm đầu tư cho CSHT cho tất cả các ngành như: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, giao thông, văn hóa, y tế, giáo dục… và được thể hiện cụ thể như sau: Đối với ngành nông-lâm nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất, cây trồng, vật nuôi đã được nâng cấp. Hệ thống thủy lợi được đầu tư, cải tạo, nâng cấp. Công tác phòng chống lũ lụt được thực hiện tốt. Một số công trình thủy lợi của trung ương trên địa nà như: Trạm bơm La Tiến, Trạm bơm Mai Xá, nâng cấp trạm bơm Triều Dương A… Bên cạnh đó, vùng đã xây dựng các vùng chuyên canh như trồng rau, cây ăn quả… ở các khu vực như Quảng Châu thị xã Hưng yên (nay là thành phố Hưng Yên), từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư vào chế biến nông sản, thực phẩm… Hệ thống giao thông luôn được tỉnh thường xuyên quan tâm và đó là nhiệm vụ quan trọng trong cơ sở hạ tầng. Hiện nay trên địa phận phía bắc của tỉnh có 23 km quốc lộ 5A và trên 20km đường sắt Hà Nội-Hải Phòng rất thuận tiện để ra cảng biển quốc tế Hải Phòng, sân bay quốc tế Nội Bài, đi Hà Nội, Quảng Ninh. Trên địa bàn còn có trục đường 39 nối giữa quốc lộ 5A qua Thị xã Hưng Yên đến quốc lộ 1A, cuối năm 2004 cầu Yên Lệnh qua song Hồng xây dựng song và đã trở thành một trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Đông Bắc-Bắc Bắc Bộ với các tỉnh Tây-Nam Bắc Bộ. Các tuyến giao thông đường tỉnh, huyện, liên xã, liên thôn được phân bố tương đối đồng đều và hợp lý trên địa bàn tỉnh, đến nay đã nhựa hóa gần 80%. Bao bọc phía Tây và Nam của tỉnh có 2 tuyến giao thông đường thủy quan trọng qua sông Hồng và sông Luộc dọc hai bên sông có trên 15 bến bốc xếp đang hoạt động. Như vậy hệ thống giao thông trong tỉnh đã được phát triển rộng khắp từ đường bộ, đường thủy, các tuyến đường tỉnh, huyện, xã và thôn xóm, đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân và còn đáp ứng được vận chuyển, giao lưu hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Và đây cũng là điều kiện quan trọng để thu hút các nhà đầu tư. Hệ thống lưới điện, nguồn nước trên địa bàn tỉnh tương đối phát triển và đồng bộ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng sử dụng điện và nước. Ngoài công tác xây dựng cơ sở, Hưng Yên rất chú trọng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực và để phục vụ cho công tác đào tạo thì tỉnh đang tập chung triển khai các đề án, chương trình và tiếp tục đổi mới, phát triển và hoàn thành mạng lưới trường, lớp. Chính vì vậy, trình độ đan trí nói chung và chất lượng nguồn nhân lực nói riêng không ngừng được nâng cao, có thể tiếp nhận được khoa học công nghệ tiên tiến... Cơ sở hạ tầng của ngành dịch vụ phát triển tương đối đồng đều và toàn diện bao gồm vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, tài chính, kho bạc... mặc dù vậy mạng lưới giao thông cũng không ngừng được cải tạo, nâng cấp để phù hợp với nhu cầu phát triển kinh-xã hội. Dịch vụ vận tải hàng khách và hàng hóa phát triển đa dạng, chất lượng vận tải hành khách được nâng lên, lượng hành khách sử dụng xe buyt ngày một tăng. Khố lượng vận chuyển hàng hóa tăng, hàng luân chuyển tăng, hành khách vận chuyển tăng, hành khách luân chuyển giảm. Bưu chính viên thông tiếp tục phát triển, mạng lưới viễn thông được mở rộng, chất lượng được nâng lên, giá cước giảm, nên số thuê bao tăng nhanh, toàn tỉnh hiện có 610 nghìn máy; trong đó có 160 nghìn thuê bao cố định và 450 nghìn thuê bao di động, bình quân ước đạ 53 máy/100 dân, mật độ thuê bao internet đạt 0,5 thuê bao/100 dân. Đến nay 100% trung tâm huyện, thị xã, thành phố và các khu công nghiệp có mạng chuyền dẫn cáp quang. 2.4. Cơ chế chính sách. Ngoài thực hiện luật khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài theo đúng quy định của Chính phủ, Hưng Yên đã đưa vào một số chính sách khuyến khích đầu tư vẫn và đang được các nhà đầu tư ghi nhận, như cải tiến quy trình tiếp nhận dự án, bố trí nguồn ngân sách cho công tác xúc tiến, vận động đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua mức thuế, tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh, chính sách tài chính, tín dụng; chính sách về lao động tiền lương; cải cách thủ tục hành chính…Cụ thể đối với các đầu tư nước ngoài, tỉnh đã thực hiện cơ chế đầu tư “một cửa”, theo đó các nhà đầu tư tiếp xúc, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hưng Yên thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên. Mọi giao dịch của các nhà đầu tư với các ngành và địa phương có liên quan do sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các ngành, địa phương để giải quyết. Công tác thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài có tác động tích cực trong sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh góp phần giải quyết nhiều việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Trong những năm qua Hưng yên đã thành công trong việc vận động thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài tỉnh, ngoài việc thực hiện tối đa các ưu đãi mà Nhà nước cho phép, tỉnh đã khai thác tốt vị trí địa lý ở khu vực này, với nguồn lao động khá dồi dào, kết hợp việc mạnh dạn trong công tác cải cách hành chính. Để thu hút dự án đầu tư vào địa bàn thuộc các huyện phía nam của tỉnh, khai thác lợi thế cầu Yên Lệnh, nhằm phát triển kinh tế khu vực thuộc các huyện phía nam; tỉnh đã quy hoạch các KCN ở khu vực này. Để tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư vào khu vực này, tỉnh đã vận dụng tốt khung chính sách của Nhà nước; công tác cấp giấy phép, giải phóng mặt bằng được thực hiện khá tốt, rút ngắn thời gian để tạo cơ hội nâng cao hiệu quả đầu tư cho các dự án. Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, tuyên truyền phổ biến đến từng hộ các chủ trương chính sách của Nhà nước và của tỉnh, để mọi người nhận thức rõ trách nhiệm của mình nên việc chấp hành trong công tác giải phóng mặt bằng khá tốt, ngoài ra còn những chính sách tạo việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề đối với hộ giành đất để phát triển công nghiệp; hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh hoạt động rất tốt, cơ chế huy động và cho vay tương đối linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất. Đối với các dự án ở các huyện phía nam của tỉnh có cơ chế ưu đãi cao hơn như: giảm đến mức thấp nhất các thủ tục hành chính ( ban hành các quy chế tiếp nhận các dự án đầu tư, với cơ chế một cửa, một đầu mối, nâng cao năng lực cán bộ làm trong lĩnh vực này trên tinh thần gắn quyền lợi và trách nhiệm), hỗ trợ một phần giải phóng mặt bằng… Ngoài ra tỉnh còn thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp như: hỗ trợ về thông tin quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, đản bảo ưu tiên cấp điện 24/24 giờ cho các doanh nghiệp sản xuất, riêng với các dự án ở quá xa mà ngành điện nước chưa đáp ứng được dịch vụ, thì căn cứ vào hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án, tỉnh hỗ trợ bằng nguồn vốn ngân sách. Về các chính sách thuế, tỉnh áp dụng giá thuê đất ở mức thấp nhất trong khung Nhà nước quy định. Nhìn chung, cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh Hưng Yên đã có những chuyển biến tích cực theo hướng tạo ra môi trường ngày càng thuận lợi hơn, đồng thời cũng có những biện pháp chủ động nhằm điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch , kế hoạch phát triển. 2.5. Văn hóa-lịch sử. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền được quan tâm thường xuyên, gắn với các ngày lễ, ngầy kỷ niệm; tuyên truyền đợt “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…Đang hoàn thiện qui hoạch tổng thể bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị Phố Hiến. Hướng dẫn và phổ biến kịp thời các văn bản quản lý nhà nước về văn hóa thể thao cho các đối tượng hoạt động văn hóa, gia đình văn hóa tiếp tục khởi sắc, đã tổ chức hàng ngàn buổi giao lưu, biểu diễn văn nghệ. Cơ bản hoàn thành việc trùng tu tôn tạo các di tích thuộc dự án khu di tích Phố Hiến giai đoạn II, khu di tích Hải Thưởng Lãn Ông, đang triển khai khu di tích Đa Hòa và đường vào khu di tích Tống Trân Cúc Hoa. 2.6. Dân số và lao động. Hưng Yên thuộc khu vực Sông Hồng, là một tỉnh có dân số đông. Tính đến 2008 Hưng Yên có khoảng 1.167 triệu người, mật độ bình quân khoảng 1,2652 người/km2, tốc độ tăng dân số trong những năm gần đây có xu hướng tăng năm 2008 tỷ lệ tăng dân số là 0,99% so với năm 2007. Thực hiện chương trình việc làm giai đoạn 2006-2010 của tỉnh, các cấp, các ngành đã tập chung và giải quyết việc làm cho lao động dôi dư, năm 2008 đã tạo thêm việc làm mới cho 24.390 lao động, đạt 101,6 % kế hoạch; xuất khẩu lao động được 2.540 người, đạt 72,5% kế hoạch năm. 2.7. Sư phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đối với đầu tư ổn định về kinh tế và chính trị luôn là điều kiện hàng đầu để thu hút đầu tư. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của Hưng yên luôn ở mức cao và ổn định. Về mặt bằng kinh tế chung của cả tỉnh đã có thay đổi lớn về cả chất và lượng. Tổng sản phẩm GDP năm 2007 đạt 12.271.735 triệu đồng (theo niên giám thống kê 2008), năm 2008 GDP tăng 12,33%.Cơ cấu kinh tế cũng chuyển biến theo hướng tích cực trong nhiều năm gần đây. Cụ thể: cơ cấu công nghiệp, xây dựng -nông nghiệp-dịch vụ năm 2007 và 2008 lần lượt là: (2007) 28,91%-41,08%-30,02% (theo niên giám thống kê 2008); (2008) 27,95%-41.17%-29,88% (theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2008). Giá trị sản xuất của các ngành hầu hết tăng vượt mức kế hoạch, riêng năm 2008 giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,25% (KH 4,0%); giá trị sản xuất công nghiệp dịch vụ tăng 23,5% (KH 23,5%); giá trị dịch vụ tăng 14,1% (KH 15%); Sự giảm đi của ngành nông nghiệp không có nghĩa rằng nghành này sẽ kéo lùi không và không phát triển nữa, vì Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp vẫn tăng so với kế hoạch. Vì vậy sự phát triển kinh tế của Hưng Yên trong những năm qua được đánh giá ở một số góc độ sau: thứ nhất, là các nguồn vốn đầu tư được sử dụng một cách hiệu quả cụ thể nó đã góp phần giải quyết việc làm nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ; cải thiện cơ sơ hạ tầng…thứ hai, là năng lực tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư. Thứ ba, là thu nhập bình quân đầu người; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ làng khu phố văn hóa… Có thể nói môi trường đầu tư của Hưng Yên đã có những bước phát triển mạnh mẽ kể từ ngay khi tái lập tỉnh đến nay, nó đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế trong xu thế ổn định. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp đồng bộ, luôn có những chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các nhà đầu tư muốn vào tỉnh… Mặc dù vậy Hưng yên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần đưa ra xem xét, tìm hướng giải quyết nhằm tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn… III. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào Hưng Yên. 1. Xuất phát từ vai trò của đầu tư phát triển. Để thấy được sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI nói chung và thu hút FDI vào Hưng Yên nói riêng trước tiên ta sẽ tìm hiểu vai trò của đầu tư phát triển. Vai trò của đầu tư phát triển là hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với sự phát triển của mọi nền kinh tế, chính vì vậy luôn phải tăng cường cho hoạt động đầu tư phát triển, muốn thực hiện được điều đó yêu cầu phải có vốn. Trong điều kiện và xu thế phát triển như hiện nay, nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển ngày càng cao, thứ nhất là do phải mở rộng quy mô của các hoạt động đầu tư, đầu tư không chỉ tiến hành các hoạt động nhỏ lẻ mà yêu cầu trên một quy mô lớn. Thứ hai, chất lượng các công trình đòi hỏi ngày càng cao, các máy móc, thiết bị đưa vào phải hiện đại và tất nhiên một khoản chi phí đầu tư đi kèm theo đó là không nhỏ. Hơn nữa các nguồn lực hiện nay ngày càng khan hiếm so với nhu cầu phát triển đó. Nguồn vốn của các nhà đầu tư thì có hạn, vì vậy, họ sẽ có nhiều lựa chọn cho hoạt động đầu tư của mình hơn. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh lẫn nhau trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư. Chính những lý do đó, ngày càng phải có những biện pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội. Các dự án này tiếp tục là yếu tố quan trọng để tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tăng trưởng kinh tế của tỉnh và bổ sung vốn cho phát triển kinh tế tỉnh. Đây là nguồn lựcquan trọng nhất để chủ động hội nhập. Một trong những vấn đề quan trọng nhất để chủ động hội nhập là nâng cao năng suất lao động và nâng cao chất lượng nguồn lực; các dự án này góp phần quan trọngvào chương trình giải quyết việc làm cho người lao động, ngoài ra sẽ tạo ra những làng nghề như mây trê đan, thủ công mỹ nghệ khác. Thông qua việc giải quyết lao động, chất lượng lao động xã hội cũng không ngừng được nâng cao qua việc nông dân chuyển thành người công nhân tiếp cận công nghệ hiện đại và các tác phong công nghiệp. Cũng trên cơ sở kinh tế phất triển, các hoạt động quản lý nhà nước cũng phát triển và hoàn thiện, năng lực hệ thống công chức cũng được nâng lên. 2. Xuất phát tư nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên. Tổng vốn đầu tư xã hội của tỉnh Hưng Yên giai đoạn từ năm 2005-2008 là 27694121 triệu đồng trong đó khu vực đầu tư nước ngoài (4026641,91 triệu đồng) chiếm 14, 54% tổng vốn đầu tư xã hội. Mặt khác theo dự báo tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển của Hưng Yên đến 2010 là khoảng 59.400 tỷ đồng (giá hiện hành). Trong khi đó tỉnh Hưng Yên dự kiến trong thời gian tới nguồn vốn ngân sách là có hạn, nguồn vốn của doanh nghiệp và của dân, nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ chiếm tỉ trọng chủ yếu trên địa tỉnh, theo dự kiến đến 2010: vốn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 6,3%, vốn vay 10,0%, vốn tự có của doanh nghiệp và dân cư 50,1%, vốn đầu tư nước ngoài 25%, vốn khác 8,6%. Như vậy theo dự kiến tỉnh Hưng Yên chỉ đáp ứng được khoảng 75% tổng vốn đầu tư xã hội, phần còn lại được huy động từ bên ngoài. IV. Kinh nghiệm thu hút FDI của Hải Dương trong những năm gần đây. Tính đến Tính đến 3 tháng đầu năm 2008, Hải Dưong thu hút được 171 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn hai tỷ USD, vốn thực hiện đạt hơn 828 triệu USD, tỉnh Hải Dương trở thànhmột trong mười tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Tuy nhiên, để tạo bước đột phá về thu hút FDI, Hải Dương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Là một trong các doanh nghiệp sớm đầu tư Hải Dương, đến nay, Công ty TNHH Ford Việt Nam đóng góp nguồn ngân sách chủ yếu cho địa phương. Trao đổi ý kiến với chúng tôi, ông tổng giám đốc công ty Mi-chen Pít, cho biết: Công ty được phép hoạt động tại Hải Dương từ năm 1995 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1997. Ðể đưa nhà máy vào hoạt động, công ty đầu tư hơn 100 triệu USD xây dựng nhà máy lắp ráp trên diện tích 30 ha, tại thị trấn Lai Cách (Cẩm Giàng, Hải Dương). Tính đến hết tháng 2-2008, công ty lắp ráp hơn 35 nghìn xe ô-tô các loại; trong đó, năm 2007 là hơn 5.000 nghìn xe, với mức doanh thu đạt 163 triệu USD, nộp ngân sách 48,5 triệu USD, chiếm khoảng 25% tổng thu ngân sách của tỉnh trong năm 2007; thu hút hơn 500 lao động tại địa phương, với mức thu nhập cao và ổn định. Công ty xi-măng Phúc Sơn đầu tư, sản xuất xi-măng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp nguồn ngân sách đáng kể và giải quyết lao động tại địa phương. Theo Tổng giám đốc Công ty Trần Kiên Nguyên, tháng 5-2005, công ty chính thức đưa vào sử dụng dây chuyền 1, công suất 1,8 triệu tấn/năm. Năm 2005, doanh thu của công ty chỉ đạt 35 triệu USD, năm 2007 đã tăng lên 91 triệu USD; nộp ngân sách địa phương 84 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần một nghìn lao động. Trên đây chỉ là những thí dụ chứng minh hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương. Theo Trưởng phòng kinh tế đối ngoại (Sở Kế hoạch - Ðầu tư tỉnh), Nguyễn Xuân Ðoan, việc thu hút các dự án FDI trên địa bàn tỉnh trong những năm qua có bước phát triển vượt bậc. Riêng năm 2006, thu hút hơn 663 triệu USD đầu tư 51 dự án FDI, gần bằng cả tổng lượng vốn đầu tư FDI của tỉnh trong mười năm trước đó. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Hồng Văn, đến hết năm 2007, tỉnh Hải Dương thu hút 169 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư khoảng hai tỷ USD, số vốn đăng ký thực hiện đạt hơn 800 USD. Ba tháng đầu năm 2008, tỉnh đã cấp phép thêm tám dự án FDI, nâng tổng số lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lên 171. Giám đốc Sở Kế hoạch - Ðầu tư tỉnh Hải Dương Ðỗ Quốc Tiến cho biết, từ năm 2005 đến nay, tình hình thu hút các dự án FDI trên địa bàn có bước phát triển vượt bậc. Trong ba năm (2001 - 2003), tỉnh thu hút 39 dự án FDI, trong đó có chín dự án đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN). Ðến hết năm 2007, tỉnh Hải Dương có 93/168 dự án FDI đi vào sản xuất, kinh doanh, với mức doanh thu đạt hơn 680 triệu USD, chiếm hơn 38% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, nộp ngân sách gần 64 triệu USD, giải quyết việc làm cho hơn 43 nghìn lao động. Phần lớn các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện các quy định của Luật Thuế. Các doanh nghiệp FDI đóng góp nguồn ngân sách lớn của địa phương như: Công ty TNHH Ford Việt Nam, Công ty xi-măng Phúc Sơn, Công ty cổ phần hữu hạn may Venture, Công ty TNHH IQ Linhks. Có được kết quả trên là do: Trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh đã tranh thủ được sự giúp đỡ, ủng hộ của Chính phủ, của các bộ, ngành trung ương; đồng thời phát huy lợi thế và vị trí địa kinh tế, môi trường sản xuất, kinh doanh và kết cấu hạ tầng khá thuận lợi tại địa phương; thủ tục hành chính được đơn giản hóa từng bước, phần nào giảm bớt phiền hà, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất, kinh doanh. Tỉnh thật sự quan tâm đến các doanh nghiệp, sẵn sàng tạo mọi điều kiện giúp đỡ và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai đầu tư; luôn coi sự thành công của doanh nghiệp chính là sự thành công của tỉnh. Giám đốc Ðỗ Quốc Tiến khẳng định: Chất lượng cải cách hành chính là yếu tố cực kỳ quan trọng tác động việc thu hút đầu tư và làm tăng hiệu quả đầu tư. Việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính với mô hình "một cửa", "một liên thông" tại các sở, ban, ngành, địa phương đã nâng cao trách nhiệm cho cán bộ, công chức khi thi hành công vụ; bước đầu đem lại những thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Ðồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến nêu rõ: Kết quả 20 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã đạt được khá rõ trên các mặt về số lượng doanh nghiệp, số lượng vốn đăng ký đầu tư, chất lượng đầu tư được quan tâm hơn. Tuy nhiên, việc thu hút các dự án FDI của tỉnh còn nhiều vấn đề bức xúc: Lĩnh vực đầu tư chưa cân đối theo ngành, vùng, đối tác đầu tư; các dự án FDI phần lớn nằm ven các trục quốc lộ thuận lợi về giao thông, hạ tầng, chưa có nhiều dự án đến từ các quốc gia phát triển; một số doanh nghiệp chưa quan tâm và chấp hành tốt pháp luật Việt Nam, cho nên xảy ra đình công, lãn công... Ðến năm 2010, tỉnh Hải Dương phấn đấu đạt 8.800 tỷ đồng vốn thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với số vốn thực hiện đầu tư hiện nay (hơn 800 triệu USD) đã vượt chỉ tiêu đến năm 2010. Vì vậy, những năm tới, tỉnh cần chọn lọc, thu hút các dự án FDI có vốn đầu tư lớn. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Hồng Văn, nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI phục vụ cho định hướng và mục tiêu "tăng tốc" đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh thực hiện: Tiếp tục xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp; bố trí sắp xếp các dự án theo quy hoạch; trong quá trình lập quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đặc biệt chú ý các vấn đề môi trường, cấp thoát nước; tổ chức tốt công tác xúc tiến, vận động đầu tư theo hướng trọng điểm, trực tiếp đi vào các nhà đầu tư lớn; tiếp tục thực hiện cải cách, nhất là thủ tục hành chính; nhất quán chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh; tập trung thu hút và phát triển các ngành công nghiệp có thị trường, có lợi thế cạnh tranh nhằm tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Chương II: Thực trạng đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên từ năm 2005-2008. I. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên từ năm 2005-2008. Trong suốt thời gian từ khi tái lập tỉnh đến nay nói chung cung như giai đoạn từ năm 2005-2008 nói riêng, với những cố gắng vượt bậc của Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên, tỉnh đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng cao; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư,…đã có nhiều sự chuyển biến rõ rệt, việc thu hút đầu tư đã đạt được những kết quả tốt; các mặt văn hóa-xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, quốc phòng-an ninh được củng cố, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Một số kết quả đạt được từ năm 2005-2008 như sau: Bảng 1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên theo giá so sánh phân theo khu vực kinh tế từ năm 2005-2008. (Đơn vị: Triẹu đồng.) Năm Tổng sản phẩm Sản phẩm của từng ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2005 5.312.081 1.779.345 1.959.151 1.573.585 2006 6.040.707 1.837.026 2.362.936 1.840.745 2007 6.871.056 1.914.276 2.844.447 2.112.333 2008 7.718.486 1.795.422 3.512.892 2.410.172 Nguồn: Niên giam thông kê tỉnh Hưng Yên năm 2008. Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên năm 2008. Nhờ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong giai đoạn 2005-2008 (tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2005-2008 của tỉnh đạt 13,17 % trong đó nông nghiệp tăng 4,81 %, công nghiệp tăng 27,48 %, dịch vụ tăng 16,05 %), quy mô kinh tế của tỉnh đã không ngừng được mở rộng. Quy mô GDP năm 2008 của tỉnh đạt 7.718.486 triệu đồng (giá cố định năm 1994), gấp 1,453 lần so với năm 2005 (5.12.81 triệu đồng). Trong đó, giá trị GDP của ngành nông nghiệp năm 2008 đạt 1.795.422 triệu đồng gấp 1,009 lần so với năm 2005; đặc biệt, giá trị của ngành công nghiệp và xây dựng năm 2008 đạt 3.512.982 triệu đồng, gấp 1,793 lần so với năm 2005; khối ngành dịch vụ, năm 2008, giá trị GDP của ngành là 2.410.172 triệu đồng, gấp 1,532 lần so với năm 2005. Bảng 2: cơ cấu ngành trong GDP của Hưng Yên từ năm 2005-2008. Đơn vị: % Năm Tổng số Cơ cấu (Tổng số=100%)-% Nông, lâm ngiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2005 100,00 30,50 38,03 31,47 2006 100,00 27,70 40,20 32,10 2007 100,00 28,91 41,08 30,02 2008 100,00 27,95 42,17 29,88 Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Hưng Yên năm 2008. Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên năm 2008. Trong cơ cấu GDP của tỉnh Hưng Yên cũng có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể tỉ trọng ngành nông nghiệp năm 2008 (27,95%) giảm 2,55% so với năm 2005 (30,50%), tỉ trọng ngành công nghiệp có xu hướng tăng mạnh năm 2008 (42,17%) công nghiệp tăng 4,14% so với năm 2005 (38,03%), với dịch vụ trong 2 năm gần đây 2007, 2008 lại có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Như vậy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hưng Yên đang theo chiều hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp hay nói cách khác sự chuyển dịch đang theo chiều hướng tiến bộ. Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, cơ cấu kinh tế trong nông nghệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm trồng trọt. Tuy nhiên trong trông trọt lại tăng giống lúa hất lượng cao,cây rau mầu theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất. Cụ thể tính đến năm 2008: diện tích sử dụng nuôi trồng thủy sản là 4.616 ha (năm 2005 là 400ha); số trang trại và gia trại là 3.600, trong đó có 2.400 trang trại đạt tiêu chí của tỉnh và tieu chí lien bộ (năm 2005 là 3.000, trong đó có 1.630 trang trại đạt tiêu chí); diện tích lúa chất lượng cao chiếm 45,7% trong tổng diện tích trồng lúa (năm 2005 diện tích lúa chất lượng cao chiếm 39,5% tổng diện tích trồng lúa). Công nghiệp phát triển với tốc độ cao, đều ở các khu vực do phát huy hết chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh từ năm 2005-2008 (27,48%) cao hơn bình quân chung của cả nước (7,7-7,9%) khoảng 19,68%. Chính điều này có tác động rất mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư, đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 là 7.700 tỷ đồng, đạt 100,9% KH tăng 30% so CK năm trước (5927 tỷ đồng). Trong đó: Công nghiệp trung ương 804 tỷ, tăng 36,4% so CK, địa phương 4.050 tỷ, tăng 35,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2.846 tỷ, tăng 20,8%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 gấp 2,03 lần năm 2005 cụ thể như sau: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 đạt 15.600 tỷ đồng, tăng 23,5 % so cùng kỳ, đạt KH năm. Trong đó: Công nghiệp nhà nước 1.417 tỷ, tăng 37,3% CK, công nghiệp ngoài nhà nước 8.363 tỷ, tăng 17,8% CK và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 5.820 tỷ, tăng 29,3% CK năm trước. Tổng mức lưu chuyển hành hóa bán lẻ hàng năm tăng (năm 2005 tăng 18,1% so cùng kỳ, năm 2008 tăng 26,1% so cùng kỳ), chủ yếu đói với các mặt hàng như ăn uống, chất đốt, vật liệu xây dựng, nhà ở, điện nước… Kết cấu hạ tầng có sự chuyển biến rõ rệt, mạng lưới giao thông được cải tạo nâng cấp, dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa phát triển đa dạng, chất lượng vận tải hành khách được nâng lên, lượng hành khách sử dụng phương tiện xe buýt ngày một tăng. Bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển, mạnh lưới viễn thông tiếp tục được mở rộng, chất lượng được nâng lên, giá cước giảm, nên số thuê bao tăng nhanh, toàn tỉnh trong năm 2008 hiện có 610 nghìn máy, mật độ thuê bao internet đạt 0,5 thuê bao/100 dân, 100% trung tâm huyên, thị xã và các khu công nghiệp đã có mạng truyền dẫn cáp quang. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 1,2 lần so với năm 2007; 1,6 lần so với năm 2006 và 2,1 lần so với năm 2005. Cụ thể trong năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 443 triệu USD, đạt 101,8%kh, tăng 20,2% so CK. Trung bình mỗi năm 2005-2008 đã tạo ra khoảng 2,3 vạn lao động thường xuyên, từ năm 2005-2008 đã tạo thêm khoảng 93.090 lao động. Tài chính, tín dụng: Nguồn thu ngân sách trong những năm gần đây tăng nhanh, bình quân thu ngân sách hàng năm giai đoạn 2005-2008 đạt trên 1,3 nghìn tỷ đồng. Tính đến năm 2008, năm 2008 là năm thu ngân sách đạt cao nhất, cụ thể ngân sách đạt 1.765 tỷ đồng, đạt 114,2% KH tỉnh giao, tăng 24,5% so CK;trong đó: Thu xuất, nhập khẩu 560 tỷ đồng, đạt 124,4% KH, tăng 4,9% so CK; Thu nội địa 1.200 tỷ đồng, đạt 110,1% so KH, tăng 36,6% so CK; Thu xổ số kiến thiết 5 tỷ đống, đạt KH. Nguồn thu ngân sách trong những năm gần đây tăng nhanh nhờ những chính sách thu hút đầu tư kịp thời, đúng hướng và do sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp đã triển khai các biện pháp một cách hiệu quả, nên đã đạt kết quả cao. Việc chi ngân sách về cơ bản đảm bảo đúng dự toán; kiên quyết thực hiện cắt giảm những khoản mua sắm ôtô, phương tiện, tài sản có giá trị lớn, sửa chữa trụ sở làm việc; hạn chế tối đa các khoản chi hội nghị, hội thảo, lễ hội, tổng kết, đón nhận huân, huy chương, danh hiệu thi đua; tiết kiệm trong việc sử dụng điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng, dầu; chi miễn giảm thủy lợi phí; đảm bảo kịp thời cho các đối tượng chính sách…Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tài chính, kiểm tra nội bộ với từng đơn vị sử dụng ngân sách. Tổng chi ngân sách địa phương lần lượt từ năm 2005 đến 2008 là: 1.164 tỷ đồng; 1.243 tỷ đồng; 1.686 tỷ đồng; 1979,6 tỷ đồng. Hệ thống ngân hàng và quỹ tín dụng phát triển ổn định về tổ chức mạng lưới và có những giải pháp phù hợp với thực tế của địa phương, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn và dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn tỉnh. Về văn hóa xã hội, công tác giáo dục được chăm lo nhiều hơn, tỷ lệ phổ cập giáo dục đạt 100%, dân trí từng bước được nâng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Trong giai đoạn từ nay đến 2010, toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh CNH-HĐH, vượt qua khó khăn thử thách, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa , cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực. Từng bước tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội và nâng cao tích lũy nội bộ nền kinh tế, đảm bảo các yếu tố phát triển bền vững, tạo tiền đề vững chắc phát triển kinh tế xã hội cao hơn. Tập chung giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đới sống nhân dân, nâng cao chất lượng đào tạo và các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao. Đảm bảo quốc phòng vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. II. Tình hình thu hút FDI tại Hưng Yên từ năm 2005-2008. 1. Quy mô FDI. Với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành trong hoạt động thu hút FDI trong thời gian qua, Hưng Yên đã đạt được những kết quả những kết quả đáng khích lệ trong lĩnh vực này điều này được thể hiện trước hết qua quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh. Tính từ 1997 đến trước năm 2005, Hưng Yên chỉ mới có 39 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 264.032 nghìn USD. Trong đó giai đoạn từ năm 2005-2008 tình hình thu hút FDI có sự thay đổi lớn cả về chất lượng và số lượng so với trước năm 2005, trong giai đoạn này Hưng Yên đã thu hút được 121 dự án với tổng vốn đầu tư là 918.424 nghìn USD. Riêng trong 2008, Hưng Yên đã thu hút được 50 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 472,006 nghìn USD. Như vậy riêng trong năm 2008 số dự án FDI xấp xỉ bằng số dự án FDI của cả giai đoạn 1997-trước 2005, tổng vốn đầu tư của năm 2008 gấp 1,8 lần so với cả giai đoạn từ 1997-trước 2005. Điều này thể hiện long tin của các nhà đầu tư nươc ngoài khi tiến hành đầu tư trên địa bàn tỉnh đồng thời cũng cho thấy Hưng Yên cũng là một địa bàn có nhiều tiềm năng và hấp dẫn đối với các nhà đàu tư nước ngoài. Tình hình thu hút vốn FDI của Hưng Yên được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3: ._.hông nội đồng... Về khung pháp luật, Việt Nam ban hành được hệ thống khung pháp luật về đầu tư nước ngoài, góp phần đáng kể vào quá trình hình thành và phát triển hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh trong lĩnh vực này. Môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư không nghừng được cải thiện, công tác quản lý Nhà nước về hoạt động FDI đã đi vào nề nếp, các cơ quan chuyên trách về hoạt động được thành lập và ngày càng hoàn thiện, phù hợp. Đội ngũ cán bộ làm công tác trong lĩnh vực FDI đã trưởng thành lên rất nhiều. Nước ta từ chỗ bị bao vây, cấm vận đã phát triển quan hệ kinh tế với hầu khắp các nước, gia nhập và có vai trò ngày càng tích cực trong nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, đặc biệt sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới-WTO, Việt Nam ngày càng nổi bật trên bản đồ thu hút đầu tư của quốc tế, được các nhà đầu tư coi như một điểm đến an toàn và hiệu quả. Ngoài những điều kiện thuận lợi Việt Nam còn gặp phải những khó khăn: Nền kinh tế phát triển chưa vũng chắc, chưa hiệu quả. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế thấp. Cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém gây khó khăn trong hấp thụ và tạo ra hiệu quả vốn FDI. Nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài còn thiếu. Thủ tục hành chính rườm rà gây chậm chễ quá trình cấp phép và đầu tư và đầu tư tình trạng thi hành pháp luật chưa nghiêm và tham nhũng vẫn đang trở thành quốc nạn. 1.2. Tình hình thế giới. * Bối cảnh quốc tế hiện nay có một số điểm thuận lợi đối với quá trình phát triển và thu hút FDI của Việt Nam như sau: Tình hình chính trị bất ổn, nạn khủng bố xảy ra ở một số quốc gi trong khu vực như Thái Lan, philipin, Indonesia… đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài không yên tâm mà chuyển hướng sang các nước có tình hình chính trị ổn định hơn. Trong khi đó Việt Nam là nước được đánh giá là nước có tình hình chính trị ổn định nhất trong khu vực. Xu hướng phân công lao động quốc tế và toàn cầu hóa nền kinh tế đang gia tăng mạnh cùng với sự phát triểnnhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã thuc đẩy sự hình thành và ra đời nền kinh tế tri thức, tạo nên sự chuyển dịch mạnh trong cơ cấu kinh tế quốc tế và gia tăng mạnh các dòng chuyển vốn trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ hiện đại vào các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong nhiều năm trở lại đây Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, năng động nhẩt trên thế giới. Trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có tốc độ tăng trưởng cao, điều này đã góp nhiều vào tăng trưởng của các quốc gia Châu Á do quan hệ thương mại chặt chẽ của khu vực này. Chính vì vậy các nước phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng có thêm nhiều cơ hội trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Giai đoạn từ 2005-2008 giá cả các mặt hàng trên thế giới tăng cao như: nguyên liệu sản xuất, dầu, thép…chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến động thái đầu tư của các nước trên thế giới. Từ năm 2006, Chính phủ các nước đã đề ra hàng Loạt những chiến lược khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Tại Singapore, Chính phủ đã thực hện hàng loạt các chính sách mở rộng thị trường quốc tế cho các công ty tư nhân. Tại Trung Quốc, Chính phủ thực hiện chiến lược hướng ra toàn cầu để thúc đẩy sự bùng nổ đầu tư ra nước ngoài. Tại Ấn Độ, Tổng thống đã khuyến khích các công ty Ân Độ đầu tư ra thị trường toàn cầu. Ngoài ra IFM và UNCTAD có một số đánh giá về đầu tư: trong những năm tới chiều hướng đầu tư quốc tế có chiều hướng tích cực mặc dù có nhiều nhân tố bất ổn; môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện tốt hơn, xu hướng liên kết khu vực được thực hiện , những thây đổi công nghệ và lực lượng lao động có kỹ năng tiếp tục diễn ra nhanh chóng và môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày càng mạnh khiến các công ty không ngừng tìm kiếm những địa bàn có chi phí thấp để đầu tư phát triển sản xuất.Như vậy từ những dấu hiệu trên đây cho thấy những nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng có thêm hàng loạt các cơ hội thu hút đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài. * Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, bối cảnh quốc tế hiện nay cũng đem lại những khó khăn nhất định cho Việt Nam: Cạnh tranh thu hút FDI trên thế giới và trong khu vực đang diễn ra hết sức gay gắt. Trong bố cảnh đó, các nước đang phát triển, nhất là các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN đã và đang cải thiện mạnh môi trường thu hút FDI nhằm vượt lên trên các nước khác. Chính điều này tạo lên sức cạnh tranh và là thách thức to lớn đối với Việt Nam. Cuối năm 2008, bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động do cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn cầu. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tới. 2. Các mục tiêu phát triển của tỉnh đến 2010. 2.1. Mục tiêu tổng quát. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, nâng cao vị thế của Hưng Yên trong vùng kinh tế trọng điẻm Bắc Bộ, tiến tới tiệm cận mức bình quân chung của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời tạo chuyển biến mạnh về chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm Đẩy nhanh tiến độ CNH-HĐH,xây dựng nền tảng cho tỉnh sớm trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020. Phát triển mạnh nguồn lực con người, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ; nâng cao một bước về trình độ công nghệ; chủ động và chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế quốc tế. Tỉnh cần tận dụng thế mạnh nắm bắt thời cơ để phát triển kinh tế-xã hội, khai thác có hiệu quả kinh tế đối ngoại, đảm bảo tự chủ về kinh tế tài chính. Phát triển văn hóa-xã hội gắn liền với tăng trưởng và phát triển bền vững về kinh tế; tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân; đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo tạo thêm nhiều việc làm cho lao động trong tỉnh; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Phát triển từng bước kết cấu hạ tầng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; đẩy mạnh cải cách bộ hành chính Nhà nước, thực hiện thắng lợi các mục tiêu thiên niên kỷ. Củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với làm tốt nhệm vụ quốc phòng an ninh. Phấn đấu đua tỉnh Hưng Yên thành một tỉnh có kinh tế phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là tỉnh có thu nhập khá trong cả nước. 2.2. Mục tiêu cụ thể. 2.2.1. Các mục tiêu kinh tế. Từ nay tới 2010, Hưng Yên phấn đấu đạt các mục tiêu chủ yếu sau đây: Tạo sự chuyển dịch mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh theo định hướng CNG-HĐH. Đến năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 20-21%, công nghiệp và xây dựng chiếm 47-48% dịch vụ chiếm khoảng 34-35% trong tổng GDP của tỉnh, phấn đấu mức GDP bình quân đầu người đạt 1200 USD và đưa Hưng Yên trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển vào năm 2020. Tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tốc độ tăng trưởmg GDP bình quân từ nay tới năm 2010 đạt 13,5%, trong đó ngành công nghiệp-xây dựng tăng bình quân 19,8%/năm, dịch vụ tăng bình quân 14,3%/năm, thủy sản tăng bình quân 3,1%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu đạt trên 20%/năm, năm 2010 có giá trị xuất khẩu đạt trên 450 triệu USD. Đẩy mạnh thu hút các dự án nước ngoài, tỉnh ngoài, góp phần quan trọng giải quyết nhu cầu vốn đầu tư phát triển tỉnh, dự kiến chiếm khoảng 50% tổng mức đầu tư trên địa bàn tỉnh. Dự kiến đến năm 2010 tổng vốn đầu tư tăng gấp khoảng 2,2 lần so với năm 2005 (5.200 tỷ đồng). Tỷ lệ tích lũy đầu tư trong GDP của tỉnh đến năm 2010 đạt từ 16-18%. 2.2.2. các mục tiêu xã hội. Đến năm 2010 giảm tỷ xuất sinh xuống 0,08%/năm để đạt mực tiêu giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1,2%. Phấn đấu đến 2010 có 100% trạm xá, phường có bác sỹ, bình quân 6 bác sỹ/1000 dân; đảm bảo 100% trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm chủng mở rộng phòng 6 bệnh của trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 15%. Hoàn thành chương trình kiên cố hóa các cơ sở y tế, giáo dục đào tạo trước năm 2010 với phương tiện kỹ thuật hiện đại, năm 2010 hoàn thành phổ cập THPT cho 100% số phường thị trấn và 60% số xã. Giải quyết việc làm cho khoảng 2,2 vạn lao động mỗi năm; hoàn chỉnh mạng lưới dạy nghề trong tỉnh, đảm bảo đến năm 2010 số lao động đã qua đào tạo chiếm 32-35% tổng số lao động của tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo; có chính sách ưu tiên đối với các vùng khó khăn; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 2% vào năm 2010. 2.2.3. Các mục tiêu quốc phòng an ninh. Kết hợp chặt chẽ giữa tăn trưởng kinh tế với tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; nâng cao sử dụng hiệu quả các nguồn lực vừa phục vụ quốc phòng vừa phục phụ sự nghiệp phát triển kinh tế. Thực hiện tốt nhiệm vụ tuyển quân, giao đủ chỉ tiêu, chất lượng ngày càng cao; xây dựng lực lượng quan đội, công an nhân dân, dân quân tự vệ, dự bị động viên thực sự vững vàng về chính trị tư tưởng, giỏi về kỹ thuật, chiến thuật nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. 3. Phương hướng và mục tiêu thu hút FDI vào tỉnh Hưng Yên. 3.1. Quan điểm về thu hút FDI của Hưng Yên. Nhìn nhận đúng vai tró của đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh xác định đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn quan trọng để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo điều kiện để chủ động hó nhập kinh tế quốc tế, tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ hiện đại tiên tiến. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực, thế mạnh của tỉnh, phục vụ cho quá trình CNH của tỉnh. Nội dung của việc thu hút FDI của Hưng Yên được thể hiện trong các quan điểm sau: 3.1.1. Quan điểm đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. Yêu cầu cơ bản của quan điểm này là phải đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình thu hút FDI. Thực tế trong thời gian qua cho thấy, công tác thu hút FDI của Hưng Yên mới chỉ tập trung thu hút nguồn vốn này về mặt lượng nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn đầu tư phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình CNH. Do vậy, quan điểm thu hút FDI của Hưng Yên trong thời gian tới tăng cường thu hút nhưng không phải bằng mọi giá mà thu hút trên cơ sở quy hoạch và định hướng phát triển của tỉnh, tạp trung vào các ngành mũi nhọn nhằm hình thành những ngành đầu tầu, phát huy tác dụng lan tỏa, lôi kéo các ngành khác cùng phát triển, các ngành tận dụng được lợi thế sẵn có của tỉnh như các ngành sử dụng nhiều lao động, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình thẩm định và đánh giá các tác động và sủ lý các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường… 3.1.2. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho FDI vào đầu tư trên đại bàn tỉnh. Quan điểm này xuất phát từ sự gắn bó chặt chẽ giữa lợi ích của tỉnh với quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh, giải quyết các vấn đề xã hội và phát triển kinh tế của tỉnh. Chính vì vậy, tỉnh luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, bảo đảm lợi ích của các nhà đầu tư. Thể hiện ở một số điểm sau: - Đảm bảo đối sử công bằng và thể hiện chế độ công khai, minh bạch về chính sách đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài; đảm bảo sự ổn định vế kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tạo cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời tháo gỡ khó khăn và chia sẻ những rủi ro mà nhà đầu tư gặp phải trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư. - Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư, cơ sở hạ tầng cho các nhà đầu tư. Thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai đối với các nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. 3.1.3. Quan điểm thống nhất lợi ích của địa phương và quốc gia. Lợi ích của địa phương thể hiện trên các khía cạnh: trật tự an ninh chính trị-xã hội, ổn định kinh tế tài chính, sự phát triển sản xuất và kinh doanh cuả các doanh nghiệp trong nước, an toàn về môi trường, đảm bảo nối sống văn hóa và lành mạnh, duy trì các giá trị văn hóa truyền thống. Quá trình tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta phải trả giá trên một số mặt nhất định như: thị trường trong nước bị chia sẻ và thu hẹp, một só doanh nghiệp trong nước không đứng vững trong cạnh tranh sẽ bị phá sản, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên lao động bị khai thác…vì không có sự trả giá này thì các nhà đầu tư (mục đích chủ yếu là lợi nhuận) không bao giờ bỏ vốn để đầu tư, vấn đề là phải tính toán cái giá phải trả không quá đắt. Bên cạnh đó phải có sự thống nhất giữa lợi ích của địa phương và lợi ích của quốc gia. Quy hoạch của địa phương cần thống nhất với quy hoạch của quốc gia, đảm bảo quá trình thu hút FDI của tỉnh không xâm phạm đến lợi ích của quốc gia nhất là về các lĩnh vực về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng. 3.1.4. Đa dạnh hóa các ngành nghề. Hiện nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hưng Yên Mới chỉ tập chung trong ngành công nghiệp là chính, năm 2007 mới có 1 dự án đàu tư vào nông nghiệp và 2 dự án đầu tư vào dịch vụ và 2008 không có dự án nào đầu tư vào nông nghiệp và có 1 dự án đầu tư vào dịch vụ. Vì vậy, tỉnh khuyến khích các dự án đầu tư vào ngành dịch vụ và nông nghiệp. Theo quan điểm này, Hưng Yên chủ trương đa dạng hóa và mở rộng phạm vi các ngành nghề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm khai thác tốt các lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế, xã hội của tỉnh. Đặc biệt ưu tiên các ngành nghề có hàm lượng khoa học công nghệ cao, các ngành sử dụng nhiều lao động địa phương, sản xuất các sản phẩm xuất khẩu. 3.1.5. Đẩy mạnh CNH-HĐH. Thực hiện quan điểm này nhằm tăng cường thu hút FDI phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp vaf dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và ngành công nghiệp chế biến nông sản nhằm ngắn kết nông nghiệp với công nghiệp, ứng dụng nhiều công nghệ kỹ thuật cao, tận dụng nguồn vốn và dây truyền công nghệ hiện đại từ phái các nhà đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động hợp tác và chuyển giao công nghệ thông qua các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 trở thành mọt tỉnh công nghiệp phát triển. 3.2. Phương hướng thu hút FDI của Hưng Yên. Xuất phát từ tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh còn nhỏ bé, ít về số lượng doanh nghiệp, vốn, công nghệ, thị trường. thành phần kinh tế quốc doanh chỉ chiếm khoảng 12-14% lại không nắm giữ được những ngành then chốt, mũi nhọn của tỉnh Hưng Yên đã có những chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng phát triển. Các thành phần kinh tế tham gia đầu tư được đối sử bình đẳng không có sự phân biệt. Vỡi các chủ trương như vậy, phướng hướng thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh và tập trung thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng vào các ngành công nghiệp như lắp ráp xe máy, dệt may,linh kiện điện tử, chế tạo các sản phẩm có giá trị cao và hàm lượng khoa học công cao nhằm nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh, nhất là các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh: - Các dự án có công nghệ hiện đại, than thiện với môi trường, có khả năng thúc đẩy các ngành khác phát triển. - Các dự án sớm có hiệu quả và đóng góp nhiều cho ngân sách. - Các dự án nuôi, trồng, chế biến nông sản thực phẩm có sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp, dần hình thành nền nông nghiệp hàng hóa. - Các dự án giải quyết nhiều lao động tại chỗ. Tập chung khuyến khích các dự án sử dụng nhiều lao động vào khu vực phía Nam của tỉnh, giảm bớt sự phát triển mất cân đối trong cơ cấu vốn đầu tư theo địa bàn của tỉnh. - Các dự án chế biến hàng xuất khẩu nhằm mở rộng và khai thác thị trường lớn như: EU, Mỹ, Nhật… 3.3. Mục tiêu thu hút FDI của Hưng Yên. Theo thống kê của Sở kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên, trong giai đoạn từ năm 2005-2008, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là 121 dự án, với tổng số vốn đầu tư là 918.424 nghìn USD. Hưng Yên phấn đấu đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,5%, GDP của tỉnh đạt 9.990 tỷ đồng. đây là mức tăng có thể đạt được sở dĩ vì năm 2008 tốc độ tăng trưởng đã đạt được là 12,33% nhờ vào sự tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản. Mặt khác theo dự báo và tính toàn bân đầu thì tổng vốn đầu tư xã hội cần thiết vào năm 2010 khoảng 59.400 tỷ đồng (giá hiện hành), tương với khoảng 3,7 tỷ USD, trond đó vốn đầu tư từ khu vực nhà nước chiếm từ 12-14%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 72-74%, đầu tư các doanh nghiệp nước ngoài chiếm từ 8-12%. Tuy nhiên nếu muốn xác định mục tiêu thu hút FDI đến năm 2010 là rất khó vì thực tế dù một nước nào hay tỉnh nào thì khả năng thu hút FDI đều phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận dự án. Hay nói cách khác mục tiêu thu hút FDI của Hưng Yên đến năm 2010 sẽ phụ thuộc vào khă năng tiếp nhận dự án của năm 2010. II. Các giải pháp tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Hưng Yên. 1. Nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư Hưng Yên. Môi trường đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình ra quyết định đầu tư hay tiếp tục đầu tư ở một quốc gia hoặc địa phương nào đó. Nếu địa phương nào có môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng thì sẽ có nhiều nhà đầu tư đến và có ý định đầu tư dài hơn. Hoàn thiện môi trường đầu tư không chỉ tập chung vào vấn đề hoàn thiện chính sách đầu tư nước ngoài mà còn tập trung vào hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính và các chính sách gián tiếp khác liên quan đến hoạt động FDI, đảm bảo dối sử nganh bằng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nội dung chính của giải pháp này bao gồm: - Hoàn thiện về chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài: Thường xuyên phải rà soát các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài để đảm bảo tính thống nhất không bị chồng chéo trong việc ưu đãi đầu tư nhằm phát hiện những vấn đề gây cản trở đến hoạt động đầu tư nước ngoài, bao gồm từ quá trình thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến giải thể doanh nghiệp, để từ đó có sự bổ sung, điều chỉnh cho hoàn thiện và phù hợp, vừa khuyến khích đầu tư vừa đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. - Nâng cấp và Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh để đáp ứng tốt cho các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư được tiến hành thuận lợi. Hiện nay cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Hưng Yên nhìn chung chưa mạnh, Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang của các khu công nghiệp còn chậm lên việc bố trí mặt bằng cho các dự án còn khó khăn, chưa có sẵn quĩ nhà xưởng cho các doanh nghiệp FDI có quy mô vừa và nhỏ thuê. Từ thực tế các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Hưng Yên chủ yếu là có qui mô vừa và nhỏ, vì vậy yêu cầu cần thiết đặt ra là việc xây dựng một diện tích nhà xưởng đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp FDI. Việc ngành đầu tư xây dựng nhà xưởng để kinh doanh, sản xuất nó vừa mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh, chuyên môn hóa cho nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa giảm chi phí ban đầu cho các doanh nghiệp FDI và họ có thể giảm có thể tổ chức sản xuất kinh doanh ngay. Hiện tại Hưng Yên có 6 KCN đã được quy hoạch nhưng mới chỉ có 3 khu có chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là KCN Phố Nối A, Phố Nối B, Thăng long II. Trong thời gian tới tỉnh cần có nhiều chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư có năng lực về xây dựng cơ sở hạ tầng. Muốn làm được điều này, trước hết tỉnh cần tạo điều kiện để giải phóng mặt bằng đảm bảo giải phóng mặt bằng nhanh đồng thời, phát huy và tận dụng mọi nguồn lực sẵn có của tỉnh nhằm xây dựng mới đi đôi với cải tạo toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị , trong khu và ngoài khu như hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư cơ sở hạ tầng KCN. - Cần Có thêm nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp FDI. Một dự án, khâu quan trọng là việc tiến hành triển khai dự án. Trong quá trình triển khai dự án họ có thể gặp những rắc rối trong giai đoạn sau khi cấp phép như các thủ tục có liên quan đến dự án, chính sách đát đai, giải phóng mặt bằng…. Do vậy tỉnh cần thực hiện những chính hỗ trợ đối với các nhà dầu tư nước ngoài về các vấn đề khó khăn đó. Trên thực tế đây là khó khăn chung của các doanh nghiệp. Việc chủ động tìm hiểu những khó khăn và giải quyết kịp thời những vướng mắc sẽ tạo ấn tượng tốt, góp phần thu hút và giữ chân các nhà đầu tư. Cần thêm nhiều chính sách ưu đãi về giá thuê đất, thuế, thông tin, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm trên báo trí, các phương tiện thông tin đại chúng… - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đây là một trong các giải pháp hữu hiệu để tăng cạnh tranh và hấp dẫn đối với hoạt động thu hút FDI của Hưng Yên. Trong thời gian tới tỉnh cần quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng hệ thống chất lượng giáo dục đào tạo đặc biệt đối với hệ thống đào tạo nghề, tăng cường đầu tư đối với các cơ sở dạy nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế mở các trường đào tạo nghề cho người lao động, nhất lao động ở vùng nông thôn bị lấy đất cho việc xây dựng các KCN nhằm tạo ra nguồn lao động có chất lượng phù hợp với yêu càu của các doanh nghiệp FDI. Việc nâng cao chất lượng nguồn nguồn nhân lực của tỉnh còn là điều kiện quan trọng cho phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần tạo ra động lực vững chắc cho quá trình tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên để đào tạo nghề phù hợp với các ngành nghề công nghệ cao, thiết bị tiên tiến yêu cầu về vốn rất cao nếu chỉ dựa vào nguồn vốn Trung ương và tỉnh thì sẽ không thực hiện được bởi mặc dù nguồn vốn của Hưng Yên có sự tăng trưởng đáng kể nhưng vẫn còn eo hẹp, nguồn vốn của Trung ương trong thời gian tới đang ưu tiên cho đầu tư các cơ sở đào tạo nghề ở vùng núi. Vậy phải xác định rõ quan điểm chủ đạo là tranh thủ tất cả các nguồn lực tập chung đào tạo nghề có tính chất chiến lược lâu dài. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nguời dân thấy rõ ý nghĩa và vai trò của đào tạo nghề trong công cuộc CNH-HĐH, khuyến khích học nghề trong nhân dân, đặc biệt trong thanh niên. 2. Hoàn thiện phương án quy hoạch của Hưng Yên. Bất kể đối với một quốc gia nào hay một địa phương nào, công tác quy hoạch và lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thông qua kế hoạch và quy hoạch phát triển các nhà lãnh đạo trước tiên có được tầm nhìn chiến lược đồng thời sẽ có những phương án kịp thời khi mục tiêu đặt ra không đạt được hoặc nếu muốn đạt được thì cần phải thay đổi hay bổ sung thêm điều kiện gì hay nói cách khác nó giúp cho các nhà lãnh đạo có thể cân đối các mục tiêu phát triển hiện tại cũng như trong tương lai. Đối với Hưng Yên từ thực tế cho thấy trong thời gian qua đội ngũ cán bộ quy hoạch còn thiếu. Do vậy công tác quy hoạch trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập như công tác quy hoạch tổng thể chưa khoa học, việc xác định vị trí, diện tích các KCN chỉ mang tính chất trước mắt không có tính chất lâu dài, chưa bảo đảm mối quan hệ cấu trúc của không gian kinh tế trong địa bàn tỉnh…Điều này đã dẫm đến một hậu quả là sự mất cân đối giữa các khu vực trong tỉnh, KCN và cơ sở hạ tầng của tỉnh chủ yếu tập chung ở khu vực phía Bắc của tỉnh, còn phía Nam thì việc thu hút đầu tư là hết sức khó khăn do cơ sở hạ tầng yếu kém… Như vậy đối với quá trình thu hút FDI, để đảm bảo thu hút được nhiều vốn và thực hiện được các mục tiêu tăng trưởng và phát triển, Hưng Yên cần phải làm tốt công tác quy hoạch, cần hoàn chỉnh quy hoạch đầu tư phát triển của tỉnh, nhất là quy hoạch các khu đô thị, các KCN, đầu tư phát triển KCN phải gắn với quy hoạch phát triển đồng bộ khu dân cư, các công trình dịch vụ, xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động, khuyến khích cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN đã được quy hoạch. Khi xây dựng các quy hoạch luôn phải gắn với các tiêu chí bền vững kinh tế, xã hội, môi trường và kết hợp với an ninh quốc phòng. Để làm được điều này đòi hỏi cần có sự phối chặt chẽ giữa các cấp các ngành trong tỉnh với các cơ quan Trung ương trong công tác điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch phát triển. Vì vậy giữa các cơ quan này phải thường xuyên có sự trao đổi thông tin để có sự thống nhất trong ban hành luật pháp, chính sách. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có các quy hoạch về phát triển KCN, hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn, tuy nhiên để thu hút hút được các nhà đầu tư cần tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện các quy hoạch trên đồng thời tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng về điện, nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Từ đó tạo đảm bảo được môi trường thuận lợi, hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài. 3. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Tăng cường các chính sách ưu đãi cho các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong từng thời kỳ, trong đó đẩy mạnh việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đầu tư nước ngoài, tạo mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. Cần có những biện pháp tích cực nhằm tuyên truyền, tiếp thị và quảng bá hình ảnh, môi trường và cơ hội đầu tư của tỉnh Hưng Yên. Phát hành một số lượng lớn tài liệu giới thiệu về tiềm năng, cơ hội đầu tư tại Hưng Yên như sách giới thiệu Hưng Yên, thông tin cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, danh mục chi tiết các dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài để giới thiệu với các nhà đầu tư tại các hội thảo xúc tiến đầu tư, triển lãm, hội chợ, phục vụ các cuộc tiếp khách, các chuyến công tác nước ngoài của lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành. Thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, văn bản pháp luật mới, cơ hội đầu tư tại tỉnh cho các nhà đầu tư, đại sứ quán, tổng lãnh sự quán các nước trên các trang web của tỉnh. Nghiên cứu, xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư dài hạn và kế hoạch hành động ngắn hạn từng năm trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hưng Yên cần tập trung xây dựng một chiến lược cụ thể cho từng khu vực về xúc tiến đầu tư. Một khi đã thông qua chiến lược xúc tiến đầu tư và kế hoạch hoạt động, cần thực hiện nghiêm túc theo đúng kế hoạch và chiến lược đã đề ra. Xúc tiến đầu tư phải gắn bó mật thiết với việc quản lý đầu tư nước ngoài để việc hỗ trợ nhà đầu tư thống nhất xuyên suốt trong cả giai đoạn chuẩn bị dự án đến triển khai hoạt động. Xúc tiến đầu tư tốt sẽ thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư, tạo tiền đề cho quản lý đầu tư và ngược lại quản lý đầu tư tốt cũng chính là một phương thức hữu hiệu, ít tốn kém nhất để vận động xúc tiến đầu tư. Kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tư trong các chuyến công tác của lãnh đạo địa phương ra nước ngoài hoặc cử người tham gia cùng các đoàn xúc tiến, vận động đầu tư của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thu hút, vận động đầu tư nước ngoài. Để tăng cường thu hút đầu tư Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu tư thường xuyên có các đoàn ra nước ngoài và có các nhà đầu tư nước ngoài về đầu tư trong nước. Trong những cơ hội như vậy Hưng Yên cần nắm bắt thông tin về các nhà đầu tư sau đó tìm cơ hội giới thiệu về môi trường đầu tư của tỉnh đồng thời tạo mối quan hệ về đầu tư giũa tỉnh với các nước. Như vậy cần tăng cường hơn nữa về công tác tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư. Hơn nữa cần đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ cho hoạt động FDI tức là: Cần phải có kế hoạch đào tạo một cách thường xuyên, liên tục, đặc biệt chú trọng cán bộ trực tiếp tham gia trong các liên doanh. Cần chuẩn bị những cán bộ có kiến thức đối ngoại, am hiểu luật đầu tư nước ngoài, các luật khác liên quan, biết ngoại ngữ. Tỉnh cũng cần đầu tư cho khối chuyên viên chuyên ngành mở rộng quan hệ với các tỉnh có kinh nghiệm, có hiệu quả về thu hút đầu tư. Tiếp xúc, giới thiệu và hợp tác với các cơ quan chức năng, các cơ quan hữu quan của Bộ, từ đó tham mưu cho lãnh đạo tỉnh xây dựng được một chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại. KẾT LUẬN Trên đây là một số vấn đề trong thực tế phát triển kinh tế xã - hội của tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua cũng như vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Có thể thấy rằng, mục tiêu phát triển và tăng trưởng không phải là của riêng một nền kinh tế mà nó là xu thế chung của mọi giai đoạn của nền kinh tế thế giới. Đối với Hưng Yên, các quy hoạch, chương trình phát triển và các chính sách nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra nhìn chung là phù hợp với điều kiện và khả năng của tỉnh, tuy nhiên nhiên đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài để thu hút những dụ án có cả qui mô và chất lượng thì cần phải tăng cường nâng cao chất lượng của các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển và các chính sách hơn nữa. Ngoài ra cần tăng cuờng, nâng cao hơn nữa công tác xúc tiến đầu tư. Trong khi các nguồn lực trong tỉnh còn hạn hẹp nhất là tài nguyên khoáng sản thì việc tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài rất quan trọng, cũng như cần phải nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực ấy. Chính vì vậy, cần phải có những biện pháp thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư vào tỉnh, đây là vấn đề mang tính quản lý vĩ mô, nếu chỉ riêng một đề tài này thì không thể nói hết và đầy đủ mọi khía cạnh của vấn đề đã được đặt ra, mà đây chỉ là những kiến nghị mang tính chủ quan và được thông qua nhìn nhận của cá nhân. Còn rất nhiều công việc mà tỉnh cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Với đề tài này, em không có tham vọng thay đổi những chính sách cũng như các biện pháp mà tỉnh đã và đang thực hiện, tuy nhiên em xin được đưa ra một số ý kiến: tăng cường các cuộc đối thoại giữa các lãnh đạo và các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm phát hiện sớm những vướng mắc khó khăn để kịp thời chỉ đạo giải quyết, từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư; thực hiện các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, giá điện nước…; tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc chấp hành các cam kết của các nhà đầu tư thông qua việc tiếp thu ý kiến phản hồi của người dân… ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21474.doc
Tài liệu liên quan