LỜI NÓI ĐẦU
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, vốn được xem là điều kiện cần và đủ và là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đòi hỏi sự tự chủ cao về tài chính. Vốn chủ sở hữu càng nhiều, khả năng thanh toán cũngắnh khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, phải hoạt động theo cơ chế thị trường không có s
63 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Tổng Công ty Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự bao cấp và ưu đãi của Nhà nước trong khi tích luỹ tư bản hầu như chưa có, vốn ngân sách cấp không đáng kể, vốn đầu tư kinh doanh cần huy động bổ sung lại rất lớn. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp cho công tác huy động vốn tại các doanh nghiệp cần được đặt ra một cách nghiêm túc. Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động đa chức năng, đa ngành nghề, lĩnh vực trong đó hoạt động kinh doanh xây lắp đóng vai trò chủ đạo, nhu cầu vốn cho đầu tư cũng như sản xuất kinh doanh là hết sức lớn trong khi vốn chủ sở hữu chưa đủ để đầu tư trang bị thiết bị máy móc phục vụ thi công chứ chưa nói đến đầu tư phát triển.
Do đó, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp tăng cường huy động vốn cho Tổng công ty Sông Đà là cần thiết về lý luận và thực tiễn cho Tổng công ty Sông Đà nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Trước thực trạng đó, qua thời gian thực tập tại Tổng công ty Sông Đà, được sự hướng dẫn của cô Bùi Hồng Việt và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú, anh, chị trong Tổng công ty Sông Đà em chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Tổng công ty Sông Đà” làm nội dung nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I. Huy động vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương II. Thực trạng huy động vốn tại Tổng công ty Sông Đà.
Chương III. Một số giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Tổng công ty Sông Đà.
Chương I.
Huy động vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường.
Khái quát vể vốn.
Từ trước tới nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn, tuỳ theo cách tiếp cận riêng. Một cách khái quát, có thể nói, thực chất vốn chính là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Trong nền kinh tế thị trường, vốn được quan niệm là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và trong các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp. Như vậy, vốn là yếu tố số một của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong quản lý tài chính, các doanh nghiệp cần chú ý quản lý việc huy động và sự luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của tài sản và hiệu quả tài chính.
Vốn có các đặc trưng cơ bản:
Thứ nhất, vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định, có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp.
Thứ hai, vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, có như vậy mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô chủ và không ai quản lý.
Thứ năm, vốn được quan niệm như một hàng hóa đặc biệt, có thể mua bán quyền sử dụng vốn trên thị trường.
Phân loại vốn.
Để có thể quản lý vốn một cách có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải phân loại vôn. Theo đó, tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp được đa dạng hoá nhằm khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, do thị trường tài chính chưa phát triển hoàn chỉnh nên việc khai thác vốn có những nét đặc trưng nhất định. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ sớm tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn vào kinh doanh.
Theo các giác độ tiếp cận khác nhau, vốn của doanh nghiệp có thể phân chia thành các loại khác nhau:
Theo phương thức chu chuyển: Vốn của doanh nghiệp bao gồm 2 loại là vốn cố định và vốn lưu động.
- Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định của doanh nghiệp. Đây là các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh.
- Còn vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động là các tài sản có thời gian sử dụng ngắn, chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và thường có giá trị nhỏ.
Cách thức phân loại này rất quan trọng bởi vì vốn lưu động và vốn cố định có hình thái tồn tại và vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, do đó cần có các cơ chế quản lý khác nhau.
Theo thời gian huy động và sử dụng vốn: vốn được chia ra thành vốn thường xuyên và vốn tạm thời.
- Vốn thường xuyên là lượng vốn cần thiết đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách bình thường tại thời điểm mà nhu cầu vốn của doanh nghiệp là thấp nhất, vốn thường xuyên mang tính chất dài hạn và được huy động từ những khoản vay dài hạn.
- Vốn tạm thời là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên với toàn bộ khối lượng vốn của doanh nghiệp, mức dao động vốn tạm thời sẽ thay đỏi tuỳ thuộc vào tính chất kinh doanh của doanh nghiệp theo thời vụ, mức dao động này sẽ đạt mức tối đa tại thời điểm doanh nghiệp có nhu cầu vốn là cao nhất và bằng không tại thời điểm nhu cầu về vốn của doanh nghiệp là thấp nhất, tức là lúc này doanh nghiệp chỉ có nhu cầu vốn thường xuyên. Vốn tạm thời thường mang tính chất ngắn hạn, được huy động từ những khoản nợ ngắn hạn để đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn phát sinh của doanh nghiệp.
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu biến động về vốn để từ đó có phương thức tài trợ cho phù hợp. Nguồn vốn tạm thời thông thường được tại trợ bằng các khoản vốn ngắn hạn, có thời gian đáo hạn phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh thời vụ, doanh nghiệp huy động từ các nguồn này khi nhu cầu vốn tạm thời tăng lên.
Theo phạm vi huy động vốn: chia thành vốn trong doanh nghiệp và vốn ngoài doanh nghiệp.
- Vốn trong doanh nghiệp là nguồn vốn được huy động từ chính bản than doanh nghiệp bằng những biện pháp như vay nội bộ, vay cán bộ công nhân viên, trích từ lợi nhuận để lại, quỹ khấu hao và các quỹ đầu tư phát triển, thanh lý tài sản cố định, chênh lệch do đánh giá lại tài sản…Nhìn chung, hình thức huy động này đáp ứng được một phần nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào chính sách, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường mà tỷ lệ nguồn vốn này trong doanh nghiệp khác nhau, thông thường nó chiếm khoảng 30- 40% tổng nguồn vốn.
- Vốn bên ngoài doanh nghiệp là nguồn vốn được tạo thành từ việc đi vay, chiếm dụng của các đơn vị, tổ chức khác có quan hệ đối tác, hợp tác…kinh doanh với doanh nghiệp thông qua thị trường vốn, thị trường hàng hoá dịch vụ, các trung gian tài chính, thị trường chứng khoán… Có thể coi đâu là nguồn vốn chủ yếu được các doanh nghiệp tích cực tiếp cận và huy động vì có khả năng huy động được một khối lượng vốn lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp.
Theo nguồn hình thành: vốn chia thành vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Sau đây là các nguồn vốn và các phương thức huy động vốn (còn gọi là phương thức tài trợ) mà các doanh nghiệp có thể sử dụng.
Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Nguồn vốn chủ sở hữu: là số vốn của các chủ sở hữu hoặc các nhà đầu tư đóng góp mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Số vốn này thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp mà một doanh nghiệp sẽ có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận chủ yếu: Vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới.
Vốn góp ban đầu
Bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn góp ban đầu nhất định do các cổ đông- chủ sở hữu góp khi doanh nghiệp được thành lập. Tuỳ theo hình thức sở hữu của doanh nghiệp sẽ quyết định tính chất và hình thức vốn góp ban đầu của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước, chủ sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nước là Nhà nước. Hiện nay, cơ chế quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn của doanh nghiệp Nhà nước nói riêng đang có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế.
Đối với các doanh nghiệp, theo Luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có một số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chẳng hạn, đối với công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị cổ phần mà họ nắm giữ. Tuy nhiên, các công ty cổ phần cũng có một số dạng tương đối khác nhau, do đó cách thức huy động vốn cổ phần cũng khác nhau. Trong các loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các nguồn vốn cũng tương tự như trên; tức là vốn có thể do chủ đầu tư bỏ ra, do các bên tham gia đối tác góp…Tỷ lệ và quy mô góp vốn của các bên tham gia công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (như luật pháp, đặc điểm ngành kinh tế- kỹ thuật, cơ cấu liên doanh).
Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia
Vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, thông thường, quy mô số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn. Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia- nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp được giảm chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Rất nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại (retained earnings), họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng.
Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được nếu như doanh nghiệp đã và đang hoạt động, được phép tiếp tục đầu tư. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khả năng sinh lợi của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách khuyến khích tái đầu tư của Nhà nước.
Tuy nhiên, đối với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố rất nhạy cảm. Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần (cổ tức) nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty. Như vậy, giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ. Điều này một mặt, khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng mặt khác, dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kì trước mắt (ngắn hạn) do cổ đông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ hơn. Nếu tỉ lệ chi trả cổ tức thấp, hoặc số lãi ròng không đủ hấp dẫn thì giá cổ phiếu có thể bị giảm sút.
Khi giải quyết vấn đề cổ tức và tái đầu tư, chính sách phân phối cổ tức của công ty cổ phần phải lưu ý đến một số yếu tố có liên quan như:
Tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ.
Mức chia lãi trên một cổ phiếu của các năm trước.
Sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu công ty, tâm lý và đánh giá của công chúng về cổ phiếu đó.
Hiệu quả của việc tái đầu tư.
Phát hành cổ phiếu
Một nguồn tài chính rất quan trọng là phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Phát hành cổ phiếu được gọi là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp.
Cổ phiếu thường (Common Stock/Share)
Cổ phiếu thườmg (còn gọi là cổ phiếu thông thường) là loại cổ phiếu thông dụng nhất vì nó có những ưu thế trong việc phát hành ra công chúng và trong quá trình lưu hành trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu thường là chứng khoán quan trọng nhất được trao đổi, mua bán trên thị trường chứng khoán, điều đó cũng đủ để minh chứng tầm quan trọng của nó so với các công cụ tài chính khác.
Giới hạn phát hành: Việc phát hành cổ phiếu có nhiều ưu thế so với các phương thức huy động vốn khác nhưng cũng có những hạn chế và các ràng buộc cần được doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng. Giới hạn phát hành là một quy định ràng buộc có tính pháp lý. Lượng cổ phiếu tối đa mà công ty được phép phát hành gọi là vốn cổ phiếu được cấp phép. Đây là một trong những quy định của Uỷ ban chứng khoán nhưng nhằm quản lý và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán. Tại nhiều nước, số cổ phiếu được phép phát hành được ghi trong điều lệ của công ty, muốn tăng vốn cổ phần thì trước hết cần phải được đại hội đồng cổ đông cho phép, sau đó phải hoàn tất những thủ tục quy định khác.
Hầu hết các nước đều sử dụng giới hạn phát hành như một công cụ quan trọng để kiểm soát và hạn chế các rủi ro cho công chúng. Thông thường, một công ty có thể phát hành một lần hoặc một số lần trong giới hạn số cổ phiếu đã được cấp phép phát hành. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý và kiểm soát quá trình phát hành chứng khoán tuỳ thuộc vào chính sách cụ thể của Nhà nước và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống văn bản pháp quy về chứng khoán mới được xây dựng và đang trong quá trình hoàn thiện để tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp và lưu chuyển vốn trong nền kinh tế.
Sau khi phát hành, phần lớn những cổ phiếu nằm trong tay các nhà đầu tư- các cổ đông (shareholder). Những cổ phiếu này gọi là những cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, có thể chính công ty phát hành mua lại một số cổ phiếu của mình và giữ chúng nhằm mục đích nào đó. Những cổ phiếu được công ty mua lại như vậy gọi là cổ phiếu ngân quỹ. Những cổ phiếu này được coi như tạm thời không lưu hành, việc mua lại hoặc bán ra những cổ phiếu này phụ thuộc vào một số yếu tố:
- Tình hình cân đối vốn và khả năng đầu tư.
- Tình hình biến động thị giá chứng khoán trên thị trường.
- Chính sách đối với việc sáp nhập hoặc thôn tính công ty (chống thôn tính)
- Tình hình trên thị trường chứng khoán và quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
Mệnh giá và thị giá: Giá trị ghi trên mặt cổ phiếu gọi là mệnh giá (par value), giá cả của cổ phiếu trên thị trường gọi là thị giá. Giá trị của cổ phiếu được phản ánh trong sổ sách kế toán của công ty gọi là giá trị ghi sổ (book value), đó cũng chính là mệnh giá của các cổ phiếu đã phát hành.
Mệnh giá không chỉ được ghi trên mặt cổ phiếu mà còn được ghi rõ trong giấy phép phát hành và trên sổ sách kế toán của công ty. Tuy nhiên, mệnh giá chỉ có ý nghĩa khi phát hành cổ phiếu và đối với khoảng thời gian ngắn sau khi cổ phiếu được phát hành. Thị giá phản ánh sự đánh giá của thị trường đối với cổ phiếu, phản ánh lòng tin của các nhà đầu tư đối với hoạt động của công ty.
Quyền hạn của cổ đông: Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường chính là những người sở hữu công ty, do đó họ có quyền trước hết đối với tài sản và sự phân chia tài sản hoặc thu nhập của công ty. Cổ đông có quyền tham gia kiểm soát và điều khiển các công việc của công ty. Tuy nhiên, thông thường có một số lượng cổ đông của công ty, nên mỗi cổ đông chỉ có một quyền lực giới hạn nhất định trong việc bỏ phiếu hoặc chỉ định thành viên của ban giám đốc, một số công việc hay những vấn đề đặc biệt cần có sự nhất trí của đại đa số cổ đông.
Tuỳ theo việc quy định trong điều lệ công ty, có thể hình thành các phương thức bỏ phiếu khác nhau. Hai phương pháp được sử dụng rộng rãi là bỏ phiếu theo đa số và bỏ phiếu gộp. Bỏ phiếu theo đa số (majority voting) là việc cổ đông có thể dùng mỗi lá phiếu để bầu một người quản lý, các chức danh sẽ được bầu riêng rẽ. Điều này rõ ràng có lợi cho những người đang nắm đa số cổ phiếu của công ty vì họ có thể tạo áp lực mạnh hơn bằng số cổ phiếu nắm giữ. Cơ chế bỏ phiếu gộp (cumulative voting) cho phép cùng bỏ phiếu cho một số ứng cử viên nào đó, tức là một cổ đông có thể dồn toàn bộ số phiếu có trong tay cho một ứng cử viên được ưa chuộng. Đây là lý do tại sao một số các cổ đông thiểu số ủng hộ cơ chế bỏ phiếu gộp.
Trong điều lệ công ty có quy định rõ về phạm vi những sự vụ cần được đa số (trên 50%) cổ đông tán thành và những vấn đề cần được tuyệt đại đa số (75% trở lên) cổ đông nhất trí. Vấn đề chống thôn tính, bảo vệ công ty trước sự xâm thực bằng cổ phiếu của các công ty khác là một khía cạnh đặc biệt. Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu phải xét đến nguy cơ bị thôn tính. Do đó, phải tính đến tỷ lệ cổ phần tối thiểu cần duy trì để giữ vững quyền kiểm soát của công ty.
Cổ phiếu ưu tiên (Preferred Stock)
Cổ phiếu ưu tiên thường chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu được phát hành, Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc dùng cổ phiếu ưu tiên là thích hợp. Cổ phiếu ưu tiên có đặc điểm là nó thường có cổ tức cố định, người chủ của cổ phiếu này có quyền được thanh toán lãi trước các cổ đông thường. Nếu số lãi chỉ đủ để trả cổ tức cho các cổ đông ưu tiên thì các cổ đông thường sẽ không được nhận cổ tức của kỳ đó. Việc giải quyết chính sách cổ tức được nêu rõ trong điều lệ công ty. Phần lớn các công ty cổ phần quy định rõ: công ty có nghĩa vụ trả hết số lợi tức chưa thanh toán của các kỳ trước cho các cổ đông ưu tiên, sau đó mới thanh toán cho các cổ đông thường.
Các cổ phiếu ưu đãi có thể được chính công ty phát hành thu hồi lại (chuộc lại) khi công ty thấy cần thiết. Những trường hợp như vậy cần quy định rõ những điểm sau:
Trường hợp nào thì công ty có thể mua lại cổ phiếu.
Giá cả khi công ty mua lại cổ phiếu.
Thời hạn tối thiểu không được phép mua lại cổ phiếu.
Trong thực tế, ở một số nước, như Mỹ, rất hiếm khi cổ đông ưu tiên có quyền bỏ phiếu một cách đầy đủ, tuy nhiên, nếu có ít nhất 2/3 cổ đông ưu tiên nhất trí về một vấn đề nào đó thì ban lãnh đạo công ty phải xem xét ý kiến của họ. Trong trường hợp các cổ phiếu ưu tiên không được trả cổ tức thì các cổ đông của những cổ phiếu đó có thể có được quyền boe phiếu.
Một vấn đề rất quan trọng cần quan tâm khi phát hành cổ phiếu ưu tiên, đó là thuế. Khác với chi phí lãi vay được giảm trừ khi tính thuế thu nhập công ty, cổ tức được lấy từ lợi nhuận sau thuế, đó là hạn chế của cổ phiếu ưu tiên. Mặc dù vậy, cổ phiếu ưu tiên vẫn có những ưu điểm đối với cả công ty phát hành và cả nhà đầu tư.
Khi nào các hang phát hành và thu hồi cổ phiếu? Cần xem xét các khía cạnh sau:
Các hãng thường cố gắng cân bằng giữa nợ và vốn chủ sở hữu để giữ vững khả năng thanh toán và củng cố uy tín tài chính. Khi tỷ lệ nợ ở mức thấp, nếu cần vốn thì các công ty thường chọn cách phát hành trái phiếu, tức là tăng nợ mà không tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu. Ngược lại, khi tỷ lệ nợ ở mức cao, công ty phải tránh việc tăng thêm tỷ lệ nợ và chọn cách phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên thực tế các công ty không quan tâm nhiều tới việc giữ một mức cân bằng chính xác, việc điều chỉnh vốn chủ sở hữu và các khoản nợ thường ngẫu hứng và theo kiểu linh hoạt, tuỳ cơ ứng biến.
Một yếu tố đáng chú ý là sự phản ứng trước các biến động của thị trường chứng khoán: Phần lớn các cổ phiếu được phát hành bổ sung sau khi thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó tăng trên thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu tăng lên là một dấu hiệu có nhiều cơ hội đầu tư mở rộng vào những dự án có triển vọng trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên người ta chưa lý giải được một cách tường tận vì sao trên thực tế các công ty thường lựa chọn việc phát hành cổ phiếu sau khi có sự tăng giá cổ phiếu trên thị trường. Có thể do một số nguyên nhân như:
Do đòi hỏi cân bằng tỷ lệ nợ.
Do tỷ lệ P/E (Price- Earnings Ratio) ở mức cao, tức thị giá cổ phiếu tăng mạnh hơn tốc độ tăng của tỷ suất lợi nhuận ròng.
Do yếu tố tâm lý của công chúng và các nhà đầu tư trên thị trường.
Ngoài ra, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể được bổ sung từ phần chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định, từ chênh lệch tỷ giá.
Nợ và các phương thức huy động nợ của doanh nghiệp:
Để bổ sung vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ các nguồn: tín dụng ngân hàng; tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu.
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại:
Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn.
Không một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hoặc không sử dụng tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp.
Theo thời hạn, vốn vay ngân hàng có thể được phân loại thành: vay dài hạn (thường tính 3 năm hoặc 5 năm trở lên), vay trung hạn (từ 1- 3 năm) và vay ngắn hạn (dưới 1năm), tiêu chuẩn và quan niệm về thời gian để phân loại trong thực tế không giống nhau giữa các nước và có thể khác nhau giữa các ngân hàng thương mại.
Tuỳ theo tính chất và mục đích sử dụng, ngân hàng cũng có thể phân loại cho vay thành các loại như: cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay đầu tư tài sản lưu động, cho vay để thực hiện dự án. Cũng có thể phân loại cho vay theo ngành kinh tế, theo lĩnh vực phục vụ hoặc theo hình thức bảo đảm tiền vay.
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm nhưng nguồn vốn này cũng có những hạn chế nhất định, đó là những hạn chế về điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn (lãi suất).
Điều kiện tín dụng: các doanh nghiệp muốn vay tại các ngân hàng thương mại cần đáp ứng được những yêu cầu đảm bảo an toàn tín dụng của ngân hàng, doanh nghiệp phảo xuất trình hồ sơ vay vốn và những thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu. Trước tiên, ngân hàng phải phân tích hồ sơ xin vay vốn, đánh giá các thông tin liên quan đến dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn, các bảo đảm tiền vay.
Sự kiểm soát của ngân hàng: Một khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp cũng phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay. Sự kiểm soát này nói chung không gây khó khăn cho doanh nghiệp, tuy nhiên, trong một số trường hợp làm cho doanh nghiệp có cảm giác bị kiểm soát.
Lãi suất vay vốn: phản ánh chi phí sử dụng vốn. Lãi suất vay vốn ngân hàng phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường trong từng thời kỳ, nếu lãi suất vay quá cao thì doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí vốn lớn và làm giảm thu nhập của doanh nghiệp. Có những thời kì ở nước ta, lãi suất vay vốn khá cao và thiếu tính cạnh tranh ảnh hưởng tới việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cũng thường khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại (commercial credit) hay còn gọi là tín dụng của người cung cấp (suppliers’ credit). Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu hàng hóa, dịch vụ, Nguồn vốn tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ với các doanh nghiệp mà cả đối với nền toàn bộ nền kinh tế. Trong một số doanh nghiệp, nguồn vốn tín dụng thương mại dưới dạng các khoản phải trả (accounts payable) chiếm tới 20% tổng vốn, thậm chí có thể chiếm tới 40% tổng nguồn vốn.
Đối với doanh nghiệp, tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh, hơn thế, nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Các điều kiện ràng buộc cụ thể có thể được ấn định khi hai bên ký hợp đồng mua bán hay hợp đồng kinh tế nói chung. Tuy nhiên, cần nhận thấy tính chất rủi ro của quan hệ tín dụng thương mại khi quy mô tài trợ quá lớn.
Chi phí của việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng thể hiện qua lãi suất của khoản vay, đó là chi phí lãi vay, sẽ được tính vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Khi mua bán hàng hóa trả chậm, chi phí này có thể ẩn dưới hình thức thay đổi mức giá, tuỳ thuộc quan hệ và thoả thuận cụ thể giữa các bên. Trong xu hướng hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các hình thức tín dụng ngày càng được đa dạng hoá và linh hoạt hơn, với tính cạnh tranh hơn; do đó các doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp.
Phát hành trái phiếu công ty:
Trái phiếu là một tên chung của các giấy vay nợ trung và dài hạn, gồm: trái phiếu Chính phủ (government bond) và trái phiếu công ty (coprate bond), Trái phiếu còn được gọi là trái khoán.
Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.
Một trong những vấn đề cần xem xét trước khi khi phát hành là nên lựa chọn loại trái phiếu nào là phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và tình hình trên thị trường tài chính. Việc lựa chọn trái phiếu thích hợp là rất quan trọng vì nó liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Trước khi quyết định phát hành cần hiểu rõ đặc điểm và ưu nhược điểm mỗi loại trái phiếu. Trên thị trường tài chính nhiều nước hiện nay thường lưu hành những loại trái phiếu công ty sau:
Trái phiếu có lãi suất cố định: loại trái phiếu này thường được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất trong các loại trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất được ghi ngay trên mặt phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó, cả doanh nghiệp (người đi vay) và người giữ trái phiếu (người cho vay) đều biết rõ mức lãi suất của khoản nợ trong suốt thời gian tồn tại (kỳ hạn) của trái phiếu. Việc thanh toán lãi trái phiếu cũng thường được quy định rõ. Để huy động vốn trên thị trường bằng trái phiếu, phải tính đến mức độ hấp dẫn của trái phiếu, phụ thuộc những yếu tố:
Lãi suất của trái phiếu: người đầu tư muốn hưởng mức lãi suất cao nhưng doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải cân nhắc lãi suất có thể chấp nhận được đối với trái phiếu của họ. Lãi suất của trái phiếu phải được đặt trong tương quan so sánh với lãi suất trên thị trường vốn, đặc biệt là phải tính đến sự cạnh tranh với trái phiếu của các công ty khác và trái phiếu Chính phủ, khi đó để phát hành thành công trái phiếu, cần quy định mức lãi suất trái phiếu sao cho có thể cạnh tranh được với mức lãi suất đó. Một ràng buộc khác là chi phí lãi vay mà công ty phải trả cho các trái chủ, nếu đưa thêm các yếu tố khuyến khích vào trái phiếu thì có thể không cần nâng cao mức lãi suất.
Kỳ hạn của trái phiếu: là yếu tố rất quan trọng không những đối với công ty phát hành mà cả đối với nhà đầu tư. Khi phát hành, doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình thị trường vốn và tâm lý dân cư mới có thể xác định kỳ hạn hợp lý.
Uy tín của doanh nghiệp: không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thu hút được công chúng mua trái phiếu vì nhà đầu tư phải đánh giá uy tín của doanh nghiệp thì mới quyết định có mua hay không, các doanh nghiệp có uy tín và vững mạnh thì dễ dàng hơn trong việc phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn.
Trong việc phát hành trái phiếu cũng cần chú ý tới mệnh giá của trái phiếu vì nó có thể liên quan đến sức mua của công chúng, đặc biệt là ở Việt Nam khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp cần xác định một mức mệnh giá vừa phải để nhiều người có thể mua được, tạo sự lưu thông dễ dàng cho trái phiếu trên thị trường.
Trái phiếu có lãi suất thay đổi: tuy gọi là lãi suất thay đổi nhưng thực ra loại này có lãi suất phụ thuộc vào một số nguồn lãi suất quan trọng khác. Chẳng hạn, lãi suất LIBOR (London Interbank Offered Rate) hay lãi suất cơ bản (Prime Rate). Trong điều kiện có mức lạm phát cao và lãi suất thị trường không ổn định, doanh nghiệp có thể khai thác tính ưu việt của loại trái phiếu này. Do các biến động của lạm phát kéo theo sự dao động của lãi suất thực, các nhà đầu tư mong muốn được hưởng một mức lãi suất thoả đánh khi so sánh với tình hình thị trường. Vì vậy, một số người ưa thích trái phiếu thả nổi. Tuy vây, loại trái phiếu này có một số nhược điểm:
Doanh nghiệp không thể biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu, do đó gây khó khăn cho việc lập kế hoạch tài chính.
Việc quản lý trái phiếu cũng đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn do doanh nghiệp phải thông báo các lần điều chỉnh lãi suất.
Trái phiếu có thể thu hồi (callable bond): một số doanh nghiệp lựa chọn cách phát hành những trái phiếu có thể thu hồi, tức là doanh nghiệp có thể mua lại vào một thời gian nào đó. Trái phiếu như vậy phải được quyết định ngay khi phát hành để người mua trái phiếu được biết. Doanh nghiệp phải quy định rõ về thời hạn và giá cả khi doanh nghiệp chuộc lại trái phiếu, thông thường, người ta quy định thời hạn tối thiểu mà trái phiếu sẽ không bị thu hồi. Loại trái phiếu này có những ưu điểm sau:
Có thể được sử dụng như một cách điều chỉnh lượng vốn sử dụng, khi không cần thiết, doanh nghiệp có thể mua lại các trái phiếu, tức là giảm số vốn vay.
Doanh nghiệp có thể thay nguồn tài chính do phát hành trái phiếu loại này bằng một nguồn tài chính khác thông qua mua lại các trái phiếu đó.
Tuy nhiên, nếu không có những hấp dẫn nào đó thì trái phiếu loại này không được ưa thích.
Chứng khoán có thể chuyển đổi: các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty Mỹ, thường phát hành những chứng khoán kèm theo những điều kiện có thể chuyển đổi được. Sự chuyển đổi cho phép các bên (doanh nghiệp, người đầu tư) có thể lựa chọn cách thức đầu tư có lợi và thích hợp. Một số hình thức chuyển đổi như:
Giấy bảo đảm (warrant): người sở hữu giấy bảo đảm có thể mua một số lượng cổ phiếu thường. được quy định trước với giá cả và thời gian xác định.
Trái phiếu chuyển đổi (convertible bond) là loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổi thành một số lượng nhất định các cổ phiếu thường, nếu thị giá của cổ phiếu tăng lên thì người giữ trái phiếu có cơ may nhận được lợi n._.huận cao.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng và hình thức huy động vốn của doanh nghiệp.
Yếu tố chủ quan.
Chi phí vốn: để được sử dụng vốn, doanh nghiệp phải chịu một chi phí nhất định, đây là khoản lợi tức trả cho người sở hữu vốn, các nhà đầu tư chỉ chấp nhận cấp vốn cho doanh nghiệp khi họ được trả một khoản lãi xứng đáng. Thông thường, người đi vay muốn trả lãi suất thấp, người cho vay lại mong muốn mức lãi suất cao, vì vậy lãi suất vay vốn là mức lãi suất tại đó người cho vay và đi vay đều chấp nhận được.
Cơ cấu vốn: trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp hiếm khi chỉ sử dụng một nguồn vốn để tài trợ cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình ngay cả khi đó là là nguồn có chi phí thấp hơn các nguồn khác. Nguồn vốn tự có thường không đủ lớn để tài trợ cho toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp phải huy động vốn vay, tuy nhiên, việc duy trì tỷ trọng nguồn vốn tự có đủ lớn để đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp luôn là một yêu cầu đặt ra đối với người cho vay. Do mỗi nguồn vốn huy động có chi phí khác nhau, các nhà quản trị cần phải xây dựng được cơ cấu vốn tối ưu, cân nhắc chi phí và tỷ trọng của chúng, đảm bảo một tỷ lệ thích hợp giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợ vay sao cho lợi ích thu được là cao nhất.
Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: một doanh nghiệp kinh doanh có lãi, tình hình tài chính lành mạnh sẽ dễ dàng được các ngân hàng, các tổ chức tín dụng quyết định cho vay vì khả năng hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp cao, yếu tố rủi ro ít. Đây là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao với chi phí thấp, một doanh nghiệp có hiệu quả sử dụng vốn cao đồng nghĩa với một doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao. Đây là một yếu tố quyết định khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Yếu tố khách quan.
Chính sách kinh tế vĩ mô: là yếu tố các doanh nghiệp buộc phải nắm rõ và tuân thủ vô điều kiện. Việc huy động vốn của doanh nghiệp ( nguồn huy dộng, phương thức huy động, quy mô huy động) được quy định cụ thể phải thực hiện theo cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước được thể chế hoá bằng các quy định, Nghị định của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác.
Sự phát triển của thị trường tài chính: thị trường tài chính có ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp, thị trường tài chính Việt Nam hiện nay chưa phát triển một cách toàn diện, các tổ chức tài chính trugn gian tài chính chưa đủ tiềm lực để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn mà hoạt động tài trợ ngắn hạn cũng chưa phát huy hết hiệu quả, vì thế, khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Trong tương lai, việc phát triển thị trường tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng khả năng hút vốn vào kinh doanh, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.
Chương II.
Thực trạng huy động vốn tại Tổng công ty Sông Đà.
Khái quát quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty Sông Đà.
Lịch sử hình thành và phát triển.
Tên gọi đầy đủ bằng Tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
Tên giao dịch quốc tế: SONG DA CORPORATION
Tên viết tắt: SÔNG ĐÀ
Địa chỉ trụ sở chính: Nhà G10- phường Thanh Xuân Nam- quận Thanh Xuân- TP. Hà Nội.
Điện thoai: (84-4) 8541164/ 8541160
FAX: (84-4) 8541161
Email: tctsd@songda.com.vn
Website:
Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng được thành lập ngày 01 tháng 6 năm 1961 với tên gọi ban đầu là Ban chỉ huy Công trường Thuỷ điện Thác Bà sau đổi thành Công ty Xây dựng Thủy điện Thác Bà bởi nhiệm vụ chính của đơn vị lúc đó là xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Thác Bà có công suất 110 MW; Đây là công trình thuỷ điện đầu tiên, cánh chim đầu đàn của ngành thủy điện Việt Nam.
Từ năm 1979 - 1994, Tổng công ty tham gia xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Hoà Bình công suất 1.920 MW trên sông Đà - một công trình thế kỷ. Và cũng chính trong thời gian này, tên của dòng sông Đà đã trở thành tên gọi mới của đơn vị: Tổng công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà.
Ngày 15 tháng 11 năm 1995, theo Quyết định số 966/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Tổng công ty được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty 90 với tên gọi là Tổng công ty Xây dựng Sông Đà. Và ngày 11 tháng 3 năm 2002, theo Quyết định số 285/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Tổng công ty Xây dựng Sông Đà đã được đổi tên thành Tổng công ty Sông Đà.
Có thể nói, lịch sử phát triển của Tổng công ty Sông Đà luôn gắn liền với các công trình thuỷ điện, công nghiệp và giao thông trọng điểm của đất nước mà Tổng công ty đã và đang thi công. Đó là các nhà máy thuỷ điện Thác Bà (110MW), Hoà Bình (1.920MW), Trị An (400MW), Vĩnh Sơn (66MW), Sông Hinh (66MW), Yaly (720MW), Sê San 3 (273MW), Tuyên Quang (342MW), Sơn La (2.400MW)...; Đường dây 500kV Bắc - Nam; Nhà máy giấy Bãi Bằng, Nhà máy dệt Minh Phương, Nhà máy xi măng Bút Sơn; Đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, Quóc lộ 18, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân...
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty Sông Đà đã trở thành một Tổng công ty xây dựng hàng đầu của Việt Nam. Từ một đơn vị nhỏ bé chuyên về xây dựng thuỷ điện, đến nay Tổng công ty Sông Đà đã phát triển với hàng chục đơn vị thành viên hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước và trong rất nhiều lĩnh vực SXKD khác nhau: Xây dựng các công trình thủy điện, thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng, giao thông; Kinh doanh điện thương phẩm; Sản xuất vật liệu xây dựng; Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và đô thị; tư vấn xây dựng; Xuất nhập khẩu lao động và vật tư, thiết bị công nghệ cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Ngày nay Tổng công ty có một đội ngũ hơn 30.000 cán bộ và công nhân kỹ thuật lành nghề, trong đó có hơn 4000 cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ đại học và trên đại học.
Cùng với việc phát triển về số lượng các đơn vị thành viên và đội ngũ CBCNV, Tổng công ty Sông Đà liên tục đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý của cán bộ, kỹ sư cũng như tay nghề của công nhân và năng lực xe máy, thiết bị. Nhiều khoá đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề đã được tổ chức cho CBCNV của Tổng công ty. Hàng chục dự án đầu tư nâng cao năng lực xe máy, thiết bị đã được thực hiện. Hiện tại, Tổng công ty Sông Đà có một dàn xe máy, thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Thuỵ Điển, Phần Lan, Mỹ... Đặc biệt, trong lĩnh vực thi công công trình ngầm, Tổng công ty là đơn vị đầu tiên đưa vào sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại như máy khoan hầm và máy khoan néo anke của hãng ATLAS COPCO (Thụy điển), TAMROCK (Phần Lan), máy phun vẩy bê tông của hãng ALIVA (Thụy Sĩ), máy khoan ngược ROBBINS của hãng ATLAS COPCO (Mỹ)...
Với đội ngũ CBCNV lành nghề và giầu kinh nghiệm, với năng lực xe máy, thiết bị hiện đại, tiên tiến, Tổng công ty Sông Đà luôn hoàn thành các công trình được Nhà nước giao đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Với phương châm "phát huy nội lực, đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, tiến tới xây dựng Tổng công ty trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh", năm 2000 Tổng công ty đã nghiên cứu và triển khai đầu tư một loạt các nhà máy thuỷ điện với qui mô vừa và nhỏ, các dự án sản xuất xi măng, sắt thép, các khu đô thị và công nghiệp... Đó là các nhà máy thuỷ điện Ry Ninh 2 (8,1MW), Nà Lơi (9,3MW), Cần Đơn (80MW), Nậm Mu (15MW), Sê San 3A (100MW), Nậm Chiến (220MW), Sekaman 3 (300MW)...., Nhà máy thép Việt - ý (250.000 tấn/năm), Nhà máy xi măng Hạ Long (2,4 triệu tấn/năm), Hầm đường bộ qua đèo Ngang, Khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì... Đến nay, một số nhà máy như thủy điện Ry Ninh 2, Nà Lơi, Nậm Mu, Cần Đơn, Nhà máy thép Việt - ý đã đi vào hoạt động góp phần tăng đáng kể tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty.
Bằng những nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi, tập thể CNCNV Tổng công Sông Đà vinh dự được Đảng, Nhà nước và Chính phủ tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quí trong đó có 2 Huân chương Hồ Chí Minh, nhiều huân chương Độc lập và Huân chương Lao động các hạng. Đặc biệt, ngày 15 tháng 1 năm 2004, một vinh dự lớn lao đã đến với Tổng công ty Sông Đà: Đảng và Nhà nước đã quyết định phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho tập thể CBCNV Tổng công ty.
Phát huy những thành tích đã đạt được, tập thể CBCNV Tổng công ty Sông Đà đang tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cơ cấu tổ chức của TCT Sông Đà: (hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ- Công ty Con)
Cơ cấu tổ chức của Công ty Mẹ, gồm:
Hội đồng quản trị: bao gồm cả Hội đồng tư vấn phát triển Ban kiểm soát
Tổng giám đốc điều hành: Tổng giám đốc Tổng công ty và các Phó tổng giám đốc Tổng công ty
Bộ máy giúp việc:
+ Các phòng ban chức năng Tổng công ty:
PHÒNG KẾ TOÁN- TÀI CHÍNH:
Là phòng chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị Tổng công ty trong lĩnh vực:
1. Kế toán và hạch toán kinh doanh trong toàn Tổng công ty.
2. Giúp Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Tổng công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của Tổng công ty.
3. Kiểm soát hoạt động tài chính của các đơn vị trong Tổng công ty.
PHÒNG ĐẦU TƯ:
Tham mưu giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT trong các lĩnh vực:
1. Xây dựng và quản lý công tác kế hoạch.
2. Quản lý công tác đầu tư.
3. Thực hiện và quản lý công tác báo cáo kế hoạch và báo cáo thống kê.
4. Lập, thẩm định và trình duyệt các dự án đầu tư, các dự án liên doanh. liên kết trong và ngoài nước
PHÒNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT:
Phòng quản lý kỹ thuật Là Phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty về các lĩnh vực:
1. Quản lý kỹ thuật chất lượng
2. Quản lý tiến độ thi công các công trình
3. Ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
4. Công tác bảo hộ lao động.
5. Tổ chức đấu thầu, theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện các gói thầu.
PHÒNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ:
Phòng thiết bị công nghệ (TBCN) là Phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty về các lĩnh vực chính sau:
1. Tổ chức thực hiện công tác đấu thầu thiết bị, vật tư, phụ tùng.
2. Quản lý công tác lắp đặt thiết bị.
3. Nghiên cứu và đề xuất việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thiết bị vào sản xuất. ( Chuyển từ phòng Cơ khí Cơ giới sang )
4. Quản lý cơ giới .
5. Công tác cơ khí .
6. Nghiên cứu , đề xuất: Tính năng, tác dụng, khả năng sử dụng của các xe máy thiết bị mới, hiện đại để Tổng công ty xem xét quyết định đầu tư; Cải tiến biện pháp quản lý phù hợp từng thời kỳ về công tác quản lý cơ giới và việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực cơ khí .
VĂN PHÒNG TCT:
1. Tham mưu tổng hợp:
- Văn phòng Tổng công ty là cơ quan đầu mối giải quyết các công việc tham mưu giúp cho lãnh đạo Tổng công ty điều hành và chỉ đạo thống nhất và tập trung những công việc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
- Văn phòng Tổng công ty đảm nhiệm vai trò là chiếc cầu nối trong quan hệ công tác với cấp trên, cấp dưới, ngang cấp và với chính quyền, nhân dân địa phương và ngược lại.
- Văn phòng Tổng công ty thực hiện tốt nhiệm vụ truyền tin, truyền mệnh lệnh của lãnh đạo một cách nhanh chóng, đảm bảo tính chính xác.
2. Quản trị hành chính:
- Quản lý toàn bộ cửa và các trang thiết bị của cơ quan Tổng công ty.
- Đảm bảo các điều kiện và làm việc về cơ sở vật chất, không ngừng cải tiến và mua sắm những trang thiết bị văn phòng tiên tiến đưa vào sử dụng để phục vụ cơ quan.
PHÒNG TỔ CHỨC ĐÀO TẠO:
Phòng Tổ chức Đào tạo là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty về các lĩnh vực:
- Công tác tổ chức, công tác cán bộ.
- Chế độ chính sách đối với người lao động.
- Chế độ đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
PHÒNG KINH TẾ:
Phòng Kinh tế là phòng chức năng tham mưu giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực:
- Công tác Kinh tế.
- Công tác Hợp đồng kinh tế.
- Công tác tiếp thị, đấu thầu.
- Công tác hạch toán sản xuất kinh doanh.
+ Các BĐH, BQL dự án của Công ty Mẹ
+ Các đơn vị hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Công ty Mẹ:
Công ty hầm đường bộ qua Đèo Ngang
Trường cao đẳng nghề Sông Đà.
+ Các đại diện, văn phòng đại diện Công ty Mẹ
Danh sách các Công ty Con:
Công ty Cổ phần Sông Đà 1
Công ty Cổ phần Sông Đà 2
Công ty Cổ phần Sông Đà 3
Công ty Cổ phần Sông Đà 5
Công ty Cổ phần Sông Đà 6
Công ty Cổ phần Sông Đà 7
Công ty Cổ phần Sông Đà 8
Công ty Cổ phần Sông Đà 9
Công ty Cổ phần Sông Đà 10
Công ty Cổ phần Sông Đà 11
Công ty Cổ phần XD&TVĐT Sông Đà 17
Công ty Cổ phần Sông Đà 19
Công ty Cổ phần Sông Đà 25
Công ty Cổ phần Tư vấn Sông Đà
Công ty Cổ phần Cơ khí lắp máy Sông Đà
Công ty Cổ phần Thanh Hoa- Sông Đà
Công ty Cổ phần ĐT PTĐT&KCN Sông Đà (SUDICO)
Công ty Cổ phần CƯ NLQT&TM Sông Đà (SIMCO)
Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Sông Đà
Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long
Công ty Cổ phần Xi măng Sông Đà- Yaly
Công ty Cổ phần Thủy điện Cần Đơn
Công ty Cổ phần Thủy điện Ry Ninh 2
Công ty Cổ phần Thủy điện Nà Lơi
Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển điện Việt Lào
Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Chiến
Công ty Cổ phần Thủy điện Trà Xom
Công ty Cổ phần Thủy điện Sê San 3A
Danh sách các Công ty Liên kết:
Công ty cổ phần Sông Đà 12
Công ty cổ phần Sông Đà 27
Công ty cổ phần Thép Việt Ý
Công ty cổ phần xi măng Sông Đà- Hòa Bình
Công ty cổ phần May xuất khẩu Sông Đà
Công ty cổ phần Thủy điện Hương Sơn
Công ty cổ phần Thủy điện Bình Điền
Công ty cổ phần Đầu tư phát triển điện Miền Bắc I
Công ty cổ phần Thủy điện Sông Đà- Hoàng Liên
Công ty cổ phần Đầu tư phát triển điện Miền Trung
Công ty cổ phần Thủy điện Cửa Đạt
Công ty cổ phần BOT Quốc lộ 2
Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Vân Phong
Công ty cổ phần Bào Minh (TP.HCM)
Công ty liên doanh Sông Đà- JURONG
Công ty liên doanh TV Sông Đà- UCRIN
Công ty liên doanh tư vấn kỹ thuật TCT Sông Đà (Việt Nam)- FMC (CANADA)
Công ty tài chính Sông Đà
Công ty cổ phần đô thị Sông Đà
Các công ty (do các Công ty Con của TCT đầu tư vốn):
+ Các công ty do Công ty con của TCT Sông Đà chiếm quyền chi phối.
+ Các công ty liên kết của các Công ty con của TCT Sông Đà..
Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh:
Mục tiêu hoạt động:
Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Tổng công ty và tại các doanh nghiệp khác;
Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của tổ hợp Công ty Mẹ- Công ty Con.
Ngành, nghề kinh doanh chủ yếu:
Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, đường hầm, bưu điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế điện…
Kinh doanh điện.
Kinh doanh phat triển nhà ở, trụ sở cơ quan, khách sạn…
Tư vấn thiết kế xây dựng.
Sản xuất vật liệu xây dựng, thép xây dựng.
Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ và vật liệu xây dựng, may mặc…
Tổ chức hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Nghiên cứu đào tạo thuộc các lĩnh vực xây dựng, giao thông, công nghiệp, thông tin…
Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm 2007.
Các mặt đã đạt được:
Hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu của kế hoạch SXKD năm 2007, đạt tốc độ tăng trưởng 46%; sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao và bền vững.
Hoàn thành các mục tiêu, tiến độ tại các công trình trọng điểm. Đặc biệt đã hoàn thành mục tiêu chống lũ năm 2007 tại các công trình thuỷ điện.
Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
Công tác đầu tư: đã đang mở rộng đầu tư và hợp tác đầu tư với các Tổng công ty và các Tập đoàn lớn để đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế. Trong đó đã được giao làm chủ đầu tư TĐ Bảo Lâm (190MW), khu đô thị Nhơn Trạch (Đồng Nai), khu đô thị Đan Phượng (Hà Tây),… và hợp tác đầu tư các dự án: TĐ Luang Prabang tại Lào (1.410MW), TĐ Đăkrinh tại Quảng Ngãi,…
Đảm bảo đủ vốn cho SXKD và đầu tư. Bảo toàn và phát triển vốn chủ sỡ hữu của Tổng công ty.
Đảm bảo việc làm cho gần 30.000 CBCNV.
Những mặt tồn tại chính:
Về quản trị doanh nghiệp: Năng lực quản trị doanh nghiệp của lãnh đạo một số đơn vị còn hạn chế do chưa nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật nên chỉ đạo điều hành còn lúng túng và chưa đúng quy định.
Về công tác quản lý đầu tư: một số đơn vị còn chưa tuân thủ trình tự trong công tác quản lý và triển khai thực hiện đầu tư các dự án do chưa hiểu đầy đủ quy định của pháp luật về đầu tư nên còn lúng túng và thực hiện chưa đúng quy định.
Về công tác quản lý kỹ thuật: chất lượng công tác hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ nghiệm thu thanh toán của một số đơn vị chưa đạt yêu cầu. Vì vậy, dở dang luôn ở mức cao.
Về công tác quản lý hợp đồng: chưa xây dựng và củng cố bộ phận quản lý hợp đồng đủ mạnh đáp ứng yêu cầu công tác quản lý; việc theo dõi, đánh giá, giám sát thực hiện hợp đồng xây lắp chưa thực hiên được.
Về công tác xây dựng kế hoạch: hầu hết các đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác xây dựng kế hoạch, chất lượng công tác kế hoạch chưa cao, kế hoạch lập ra nhưng không đầy đủ các điều kiện đảm bảo để thực thi kế hoạch.
Về công tác sắp xếp đổi mới hoạt động của các tổ chức Đàng và các đoàn thể quần chúng còn chậm, chưa phù hợp mô hình công ty Mẹ- công ty Con.
Đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của tổng công ty.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà
giai đoạn 2001- 2007
Đơn vị : Đồng
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng Giá trị SXKD
109đ
2.115
3.000
4.300
6.193
7.375
10.500
15.300
Tăng trưởng GDP
%
45
42
43
44
19
42
46
Doanh thu
109đ
1.892
2.710
4.595
5.833
6.815
9.040
12.600
Nộp ngân sách
109đ
46,6
82,7
149
268
352
426
620
Lợi nhuận trước thuế
109đ
22
34
130
417
422
457
750
Lợi nhuận/ Doanh thu
%
1,16
1,25
2.83
6.78
6.19
5.06
6
Lợi nhuận/ Vốn CSH
%
8
10
26
36
31
18
16,4
TN BQ 1CBCNV/ tháng
103đ
966
1.398
1.543
1.703
1.844
2.126
2.670
Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ các năm 2001- 2007
Với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên Tổng công ty Sông Đà, trong các năm qua, tổng giá trị SXKD của Tổng công ty liên tục tăng, từ 2.115 tỷ đồng năm 2001 đến 15.300 tỷ đồng năm 2007, cao nhất từ trước tới nay.
Biểu đồ 1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2001- 2007
Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng công ty Sông Đà
Tốc độ tăng trưởng khá ổn định, thường xuyên đạt mứctrên 40%, đây là tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với những doanh nghiệp khác trong ngành. Cụ thể:
Năm 2002 so với năm 2001, tổng giá trị SXKD tăng 885 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 42%
Năm 2003 so với năm 2002, tổng giá trị SXKD tăng 1.300 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 43%
Năm 2004 so với năm 2003, tổng giá trị SXKD tăng 1.893 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 44%
Năm 2005 so với năm 2004, tổng giá trị SXKD tăng 1.182 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 19%
Năm 2006 so với năm 2005, tổng giá trị SXKD tăng 3.125 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 42%
Năm 2007 so với năm 2006, tổng giá trị SXKD tăng 4.800 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 46%
Bảng 2: Tổng giá trị sản xuất kinh doanh
Đơn vị: tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Xây lắp
1.018
1.517
2.175
2.788
3.192
5.516
7.662
Tỷ trọng (%)
48
50
51
45
43
53
50
2
SX công nghiệp
215
287
999
1.597
1.779
2.081
2.782
Tỷ trọng (%)
10
10
23
26
24
20
18
3
KD dịch vụ khác
882
1.196
1.125
1.808
2.405
2.890
4.856
Tỷ trọng (%)
42
40
26
29
33
27
32
Tư vấn xây dựng
18
48
81
112
120
231
445
KD nhà& hạ tầng
76
208
363
480
395
875
KD XNK
434
626
157
224
238
186
300
KD khác
430
446
682
1.108
1.568
2.092
3.236
4
Tổng GT SXKD
2.115
3.000
4.300
6.193
7.375
10.500
15.300
Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng công ty Sông Đà
Trong Tổng giá trị sản xuất kinh doanh, lĩnh vực xây lắp chiếm tỷ trọng lớn và ổn định qua các năm, trong khoảng 45%- 53%; sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm. Các lĩnh vực khác cũng có xu hướng tăng dần qua các năm.
Đánh giá tổng thể thì tổng công ty đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ và đều đặn, trong đó cơ cấu ngành nghề có sự dịch chuyển mạnh sang sản xuất công nghiệp, sự dịch chuyển cơ cấu này phản ánh sự thay đổi trong định hướng phát triển của Tổng công ty Sông Đà.Tỷ trọng xây lắp ổn định do Tổng công ty Sông Đà đã và đang thi công nhiều công trình thuỷ điện lớn bao gồm các công trình được Chính phủ chỉ định thầu và những công trình tự đấu thầu. Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh trong việc xây dựng thuỷ điện luôn khiến công ty phải quan tâm đó là vấn đề giải quyết lao động hậu các công trình thuỷ điện. Giải pháp được sử dụng hiện nay là đầu tư đa dạng hoá ngành nghề, trong đó chú trọng phát triển sản xuất công nghiệp. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu ban đầu là giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng công nhân dư thừa, đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể, đóng góp lớn cho sự phát triển của Tổng công ty.
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2002- 2007
Nguồn: phòng kế hoạch Tổng công ty Sông Đà
Tương ứng với xu hướng của giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu của Tổng công ty Sông Đà cũng có sự tăng trưởng, không ngừng tăng lên, đặc biệt năm 2003 đạt 170% so với năm 2002, đạt mức 4.595 tỷ đồng, tăng 1.885 tỷ đồng. Tuy nhiên lại có sự giảm tốc độ tăng vào năm 2005.
Biểu đồ 3. Tốc độ tăng lợi nhuận của Tổng công ty Sông Đà
giai đoạn 2002 – 2007
Nguồn: phòng kế hoạch Tổng công ty Sông Đà
Theo xu hướng tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận của Tổng công ty Sông Đà cũng tăng lên qua các năm, đặc biệt năm 2001, lợi nhuận đạt 22 tỷ đồng, thì đến năm 2003 đã tăng lên, đạt mức 130 tỷ đồng, tăng 96 tỷ, tăng 282% so với năm 2002. Tiếp theo, năm 2004, lợi nhuận công ty đạt 417 tỷ đồng, tăng 287 tỷ đồng, tương đương mức tăng 221%. Tuy vậy, mức tăng quá cao cũng dẫn tới, các năm 2005, 2006, lợi nhuận tuy vẫn tăng nhưng với tốc độ khá thấp, cũng do trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh, công ty gặp nhiều khó khăn: nhiệm vụ sản xuất nặng nề, giá trị sản xuất kinh doanh lớn; việc vay vốn đầu tư hết sức khó khăn với các điều kiện cho vay bất lợi; tiến độ cung cấp máy móc thiết bị không kịp thời. Đánh giá chung, lợi nhuận công ty đã từ 34 tỷ đồng năm 2001, tăng 716 tỷ, đạt mức 750 tỷ đồng năm 2007, gấp 34 lần chỉ trong 6 năm. Đây chính là kết quả của quá trình mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiều chính sách đổi mới…
Cùng với sự gia tăng của doanh thu và lợi nhuận trước thuế, theo đó, nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng từ 46,6 tỷ đồng năm 2001 lên 620 tỷ đồng năm 2007, góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Biểu đồ 4: Thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2001- 2007
.Nguồn: phòng kế hoạch Tổng công ty Sông Đà
Thu nhập bình quân 1 tháng của một cán bộ công nhân viên tăng đều đặn qua các năm: từ 966 nghìn đồng năm 2001, năm 2007 đã đạt mức 2.670 nghìn đồng, tăng 2,76 lần phản ánh sự tăng trưởng của Tổng công ty Sông Đà, đồng thời phản ánh sự quan tâm tới đời sống cán bộ công nhân viên.
Thực trạng huy động vốn tại Tổng công ty Sông Đà.
Tổng công ty Sông Đà là một trong những doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ xây dựng, được thành lập từ năm 1961. Trong thời gian này, Tổng công ty Sông Đà tham gia xây dựng nhiều công trình thuỷ điện lớn do Nhà nước cấp vốn. Vì vậy, mọi tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và Tổng công ty có quyền sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng hoạt động sử dụng vốn của Tổng công ty Sông Đà đều phải sử dụng đúng mục đích, trên nguyên tắc kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Tổng công ty và tại các doanh nghiệp khác; tối đa hoá hiệu quả hoạt động của tổ hợp Công ty mẹ- Công ty con.
Năm 1995 Tổng công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90- tức là Tổng công ty được thành lập theo quyết định 90/ QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm ít nhất là 5 đơn vị thành viên có mối liên kết về tài chính, công nghệ, chương trình đầu tư, dịch vụ cung ứng, vận chuyển. Theo quy định này, vốn của doanh nghiệp có thể do tự đầu tư hoặc do sự liên kết góp vốn của công ty Nhà nước đối với doanh nghiệp khác. Bên cạnh nguồn vốn do Ngân sách cấp, khi mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty phải tự tìm kiếm nguồn tài trợ và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trước các đơn vị cùng tham gia góp vốn.
Để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng lớn, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, Tổng công ty còn tiến hành huy động từ nhiều nguồn, bằng nhiều hình thức khác nhau. Để xem xét một cách toàn diện về tình hình huy động vốn của Tổng công ty Sông Đà, chúng ta nghiên cứu thông qua bảng cơ cấu nguồn vốn.
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty Sông Đà
giai đoạn 2004- 2007
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2004
31/12/2005
31/12/2006
30/09/2007
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Nợ phải trả
7.683
81,3
8.510
79,5
11.449
81,3
14.942
80,4
Nợ ngắn hạn
4.490
47,5
4.844
45,2
5.826
41,3
7.532
40,5
Nợ dài hạn
3.193
33,8
3.666
34,2
5.623
40,0
7.409
39,9
NV CSH
1.153
12,2
1.353
12,6
1.471
10,5
1.701
9,1
Vốn CSH
1.101
11,6
1.299
12,1
1.423
10,1
1.651
8,8
Nguồn kinh phí, quỹ khác
52
0,6
54
0,5
48
0,4
50
0,3
Lợi ích cổ đông thiểu số
618
6,5
847
7,9
1.156
8,2
1.948
10,5
Tổng NV
9.455
100,0
10.710
100.0
14.076
100,0
18.591
100,0
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2004-2007
Trước hết ta thấy, tổng nguồn vốn của Tổng công ty Sông Đà tăng nhanh qua các năm. Năm 2004, tổng nguồn vốn mới là 9.45 5 tỷ đồng, sau hai năm, giá trị này đạt mức 14,076 tỷ đồng, tăng gần 1,49 lần. Đến hết quý 3 năm 2007, tức chưa được 3 năm, tổng nguồn vốn đạt mức 18.591 tỷ đồng, gấp 1,97 lần năm 2004. Tổng công ty Sông Đà hoạt động với nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn đi vay từ bên ngoài và trong nội bộ doanh nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của Tổng công ty luôn đáp ứng được mục tiêu bảo toàn và phát triển, chỉ xét trong 4 năm 2004, 2005, 2006, 2007, nguồn vốn chủ sở hữu của tổng công ty liên tục tăng trưởng. Năm 2006, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 3.366 tỷ đồng, tức 31% so với năm 2005. Tính đến hết quý 3 năm 2007, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 4.515 tỷ đồng, tương đương 32% so với năm 2006. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm dần do nguồn vốn vay tăng liên tục với tốc độ cao hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu, năm 2004, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là 12,2%, năm 2005 tương ứng là 12,6%, thì tỷ lệ này năm 2006 giảm còn 10,5%, tới quý 3 năm 2007, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là 9,1%.
Nợ phải trả là nguồn vốn chủ yếu và có vai trò quan trọng đối với Tổng công ty, đáp ứng hầu hết nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng nguồn vốn, giá trị của nó cũng tăng liên tục qua các năm, từ 7.683 tỷ đồng năm 2004 tới 14.942 tỷ đồng quý 3 năm 2007, gấp 1,94 lần.
Vốn chủ sở hữu.
Bảng 4: Cơ cấu vốn chủ sở hữu
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2004
31/12/2005
31/12/2006
30/09/2007
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Vốn CSH
1.101
95,5
1.299
96,0
1.423
96,7
1.651
97,1
Vốn đầu tư của CSH
749,3
65,0
806,5
59,6
814,1
55,4
924,1
54,4
Thặng dư vốn cổ phần
7,4
0,4
Vốn khác của CSH
0,9
0,1
8,5
0,5
Quỹ đầu tư phát triển
75,8
6,6
195,7
14,5
246,1
16,7
274,5
16,1
Quỹ dự phòng tài chính
14,1
1,2
8,6
0,6
16,5
1,1
32,1
1,9
Quỹ khác thuộc vốn CSH
2,0
0,2
1,7
0,1
0,5
Lợi nhuận chưa phân phối
200,0
17,3
206,0
15,2
269,6
18,3
387,4
22,9
Nguồn vốn đầu tư XDCB
61,8
5,4
80,2
5,9
74,1
5,0
15,5
0,9
Nguồn kinh phí, quỹ khác
52
4,5
54
4,0
48
3,3
50
2,9
Nguồn vốn CSH
1.153
100,0
1.353
100.0
1.471
100,0
1.701
100,0
Nguồn: báo cáo tài chính năm 2004- 2007
Nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn liên tục tăng qua các năm về giá trị, đây là một tín hiệu tốt vì nguồn vốn chủ sở hữu tăng không những đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, mà còn tăng tính độc lập, tự chủ, hạn chế rủi ro cho Tổng công ty về năng lực tài chính.
Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của Tổng công ty có xu hướng giảm dần do nguồn vốn vay tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu, năm 2004, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là 12,2%, năm 2005 tương ứng là 12,6%, thì tỷ lệ này năm 2006 giảm còn 10,5%, tới quý 3 năm 2007, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là 9,1%.
Trong nguồn vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư của chủ sở hữu liên tục chiếm tỷ trọng lớn nhất, nguồn vốn này tăng nhanh qua các năm, từ 749,3 tỷ đồng năm 2004, quý 3 năm 2007 đã đạt mức 924,1 tỷ, tuy nhiên về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm nhẹ, từ 65% năm 2004, cuối quý 3 năm 2007 chỉ đạt 54,4%
Nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng là một nguồn quan trọng góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Nó không những góp phần làm tăng quy mô nguồn vốn của Tổng công ty, mà còn là cơ sở chứng minh hoạt động kinh doanh có lãi của doanh nghiệp. Năm 2004, giá trị của phần lợi nhuận để lại này đạt 200 tỷ đồng, sang năm 2006 đã đạt mức 269,6 tỷ, tới quý 3 năm 2007 đã lên tới 387,4 tỷ, như vậy, chưa tới 3 năm, nguồn lợi nhuận này đã tăng gần gấp đôi. Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng liên tục, 17,3% năm 2004, lên 18,3% năm 2006 và 22,9% quý 3 năm 2007.
Các nguồn quỹ, kinh phí và nguồn vốn chủ sở hữu khác, bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ hỗ trợ thất nghiệp, nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí quản lý cấp trên và từ một số nguồn chênh lệch tỷ giá, c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33067.doc