Một số giải pháp quản lý nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: Một số giải pháp quản lý nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Lê Thị Anh Vân Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường Lớp: Quản Lý Kinh Tế 44 B Hà Nội – Tháng 04/ 2006 LỜI MỞ ĐẦU Bước sang năm 2006, những niềm hy vọng đan xen với nỗi lo ngại đang dấy lên trong mỗi người, mỗi doanh nghiệp cùng với thời điểm gia n

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hập WTO đang xích lại gần. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ hội nhập thực sự vào những cơn lốc của cạnh tranh, diễn ra không chỉ ở thị trường nước ngoài, mà ngay cả trên sân nhà. Quá trình toàn cầu hoá đã và đang đặt ra bao cơ hội và thách thức cho từng con người, từng DN. Cơ hội lớn và thách thức cũng rất lớn. Nhưng cơ hội không tự biến thành hiện thực, nếu con người không hành động. Hành động lại phải hợp quy luật, cùng chiều vận động của dòng chảy lịch sử văn minh nhân loại. Quá trình chuyển động đó lại được quyết định bởi năng lực của mỗi người, mỗi DN, mỗi cộng đồng và nói rộng ra là mỗi dân tộc. Chuẩn mực cao nhất để tồn tại trong hội nhập kinh tế quốc tế chính là năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của cá nhân, từng DN, cộng đồng và dân tộc quyết định sự phát triển của cá nhân, DN, cộng đồng và dân tộc ấy trong thời đại toàn cầu hoá. Nhưng công cuộc cạnh tranh không chỉ diễn ra ở quy mô từng DN, mà chủ yếu ở mỗi ngành kinh tế, trên phạm vi quốc gia. Các DN thuỷ sản chúng ta đã thấm thía điều này qua hai vụ kiện phải gánh chịu và các chính sách bảo hộ bằng rào cản phi thuế quan khác, áp đặt từ thị trường. Do vậy, để thắng cạnh tranh, một quá trình tất yếu đang diễn ra và sẽ trở thành đòi hỏi bức thiết là quá trình tập hợp và hội tụ. Mọi thành tố tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu trong ngành thuỷ sản phải phối hợp với nhau theo nhiều hình thức đa dạng, tiến đến hội tụ sức mạnh, mới có thể cạnh tranh thắng lợi. Xuất phát từ thực tế đó, trải qua một thời gian nghiên cứu và thực tập tại Vụ Xuất Nhập Khẩu - Bộ Thương Mại, em chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ ”. Đây là một đề tài không phải là mới song vẫn mang tính thời sự của nó. Do điều kiện thời gian, cũng như những hạn chế nhất định về kiến thức cũng như kinh nghiệm, em rất mong nhận được, những nhận xét, góp ý, cũng như sự giúp đỡ của thầy cô, các cô chú, anh chị tại địa điểm thực tập, và bạn bè để hoàn thiện tốt hơn chuyên đề thực tập này. Chuyên đề thực tập này được trình bày gồm 3 phần: Phần 1: Lời mở đầu. Phần 2: Phần nội dung. Chương I: Tổng quan về các vấn đề năng lực cạnh tranh và hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ. Chương II: Tình hình xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của nhóm hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Chương III: Một số giải pháp quản lý nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Phần 3: Kết luận. PHẦN 2: NỘI DUNG Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1. Khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh thể hiện ở sự đua tranh giữa các thực thể khác nhau (mà ở đây là các doanh nghiệp, quốc gia) nhằm đạt được cùng một hay nhiều mục tiêu đặt ra (bao gồm mục tiêu kinh tế, chính trị). Cạnh tranh mang tính khách quan, vừa là động lực tự thân của kinh tế thị trường, thiếu cạnh tranh tức là thiếu động lực phát triển. Nếu đã định hướng phát triển kinh tế thị trường…, nhưng không thừa nhận cạnh tranh, ngại cạnh tranh, không tạo điều kiện cho cạnh tranh thì định hướng vẫn mãi chỉ là định hướng. Tác động phân hoá của cạnh tranh sẽ dẫn đến loại bỏ sự yếu kém, trì trệ, thúc đẩy năng động trong sản xuất, kinh doanh không được khai thông. 2. Khái niệm năng lực cạnh tranh 2.1. Năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh (hay khả năng cạnh tranh) của doanh nghiệp được đánh giá qua năng lực cạnh tranh của các hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp cho thị trường Đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ một doanh nghiệp tạo ra phải căn cứ vào khả năng đứng vững của hàng hóa đó trên thị trường (bao gồm thị trường trong và ngoài nước) trước sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ, sự tin cậy và ưa thích của người tiêu dùng dành cho sản phẩm của doanh nghiệp đó. 2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh kinh tế Trích từ Xvier-I-Martin, 2003. World Economic Forum, p.14 : Cùng với sự chuyển hướng quan trọng về kinh tế, xã hội, những nỗ lực quan trọng trong cải cách kinh tế và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thời gian qua đã được các tổ chức kinh tế quốc tế đánh giá tương đối cao nỗ lực của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên có một thực tế là năng lực cạnh tranh của Việt Nam ngày càng lùi xa vị trí xếp hạng đầu tiên trong bảng xếp hạng chỉ số cạnh tranh cả trong ngắn hạn và dài hạn. Năm 1998 Việt Nam đứng hàng thứ 43/53 nước (chỉ số cạnh tranh quốc tế của Việt Nam trong ngắn hạn). Năm 2000 là 53/58; năm 2002, thứ hạng cạnh tranh quốc tế của Việt Nam trong dài hạn (GCI) là 60/75; năm 2003 chỉ số GCI là 65/80. Đến năm 2005 vừa qua chỉ số GCI của Việt Nam càng giảm. Năm 2005, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã xếp Việt Nam tụt 4 bậc cạnh tranh trong xếp hạng cạnh tranh toàn cầu so với năm 2004. Và năm 2004, Việt Nam đã để tụt 17 bậc Nguồn: http:// www.vnexpress.net. . 2.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Như đã biết, khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp được đánh giá qua năng lực cạnh tranh của các hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp đó tạo ra. Năm 2003, cả nước vẫn còn 60% số mặt hàng có năng lực cạnh tranh yếu. Năm 2005, năng lực cạnh tranh của các mặt hàng của ta đã có sự cải thiện đáng kể, song vẫn còn ở tình trạng cạnh tranh yếu.. Trong 5 nhóm mặt hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh của Việt Nam, các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao nhất là may mặc và da giày, tuy nhiên chủ yếu là được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài dưới thương hiệu của nước ngoài. 3. Nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao năng lực cạnh tranh 3.1. Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 314 – Tháng 7/2004 . : Trong dài hạn, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào biến động của các chi phí đầu vào như chi phí về lao động, chi phí tài sản cố định… * Chi phí về lao động: Lao động Việt Nam thừa về số lượng, nhưng thiếu và yếu về chất lượng, năng suất lao động thấp. So với các nước trong khu vực, năng suất lao động ngành thuỷ sản Việt Nam chỉ bằng khoảng 90-95% năng suất lao động của Thái Lan. Ưu thế về lao động rẻ của Việt Nam đang mất dần. Giá nhân công của 2 ngành có năng lực cạnh tranh tốt nhất (dệt may và da giày) hiện đang bằng và cao hơn một số các nước khác trong khu vực. Để đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng, trình độ, ý thức nhiệt tình, tinh thần hợp tác, cần có chi phí đầu tư lớn, và như thế, giá thành tiếp tục tăng lên. Vì vậy đây thực sự là một nhân tố có ảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. * Chi phí về tài sản cố định: Trong nhiều doanh nghiệp chi phí về tài sản cố định đang và sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong giá trị của các hàng hoá và dịch vụ. Có thể thấy điều này qua giá trị tài sản cố định của khu vực đầu tư nước ngoài của Việt Nam, khu vực này có giá trị tài sản cố định chiếm khoảng 76% tổng vốn góp, nhưng trong đó có tới 38% tài sản chờ thanh lý. Trong khi đó, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của nhiều doanh nghiệp rất thấp. Bên cạnh đó là những khoản nợ phải trả khổng lồ phải trả lợi tức như: nợ phải thu, nợ khó đòi. Đây thực sự là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. * Chi phí tài chính: Chi phí tài chính là một khoản chi phí lớn phải kể đến trong hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cho thấy một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Doanh nghiệp muốn tồn tại, hoạt động có hiệu quả thì phải có một sức mạnh tài chính khá lớn, hoặc chí ít là khá ổn định. Có như vậy thì doanh nghiệp mới có điều kiện để hoạt động, kinh doanh tốt hơn đồng thời tránh được những rủi ro nhất định. * Các chi phí khác: Các chi phí đầu vào khác trong xu thế đều tăng, tính từ năm 1996 đến nay giá xăng dầu tăng hơn 50%, giá nước tăng 130%, giá điện tăng 40%, cước thông tin liên lạc quốc tế sau nhiều lần cắt giảm vẫn cao hơn các nước khác trong khu vực. Những chi phí này còn đẩy giá thành của những hàng hoá, dịch vụ sử dụng tỷ lệ lớn các đầu vào nội địa càng tăng. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân, ngoài một số khó khăn do tăng chi phí đầu vào như doanh nghiệp nhà nước, nhìn chung còn nhỏ bé, phân tán, trình độ công nghệ ứng dụng trong sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý tay nghề của người lao động còn hạn chế. Họ có khó khăn về vốn hoạt động, mặt hàng sản xuất kinh doanh, môi trường pháp lý, môi trường tâm lý, xã hội. 3.2. Môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp: Có thể nói cho đến nay, môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang trì trệ, có không ít các yếu tố gây cản ngại cho cạnh tranh xét về mọi mặt, cả môi trường kinh tế lẫn môi trường hành chính – pháp lý và môi trường xã hội. * Môi trường kinh tế: Nói đến cạnh tranh phải có đối thủ, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, và nếu không có sự phân biệt đối xử (như sự ưu ái hay hạn chế về quyền lợi và nghĩa vụ cho một số đối tượng) thì mặt bằng cạnh tranh được đảm bảo và mức độ cạnh tranh sẽ càng cao. * Môi trường hành chính – pháp lý: Luật Doanh nghiệp sau quá trình sửa đổi, lần đầu tiên đã thể chế hoá quyền tự do kinh doanh của công dân, của doanh nghiệp. Họ được kinh doanh trên tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Điều đó đã có tác dụng quan trọng trong việc dỡ bỏ hàng rào mang tính hành chính đối với việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng lạm phát giấy phép, thủ tục, các loại phí đã khiến cho các doanh nghiệp trong quá trình khởi sự và thực hiện dự án kinh doanh phải tiêu phí them khá nhiều thời gian, tiền của. * Môi trường xã hội: Nói chung, môi trường xã hội của cạnh tranh đã có được những cải thiện đáng kể so với 10 năm trước đây, song vẫn còn chứa đựng những bất cập, trái chiều, gây trở ngại không nhỏ cho cạnh tranh. Có thể thấy rõ điều này trong việc tiếp nhận thông tin về lộ trình hội nhập. Trong khi nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã ráo riết tuyên truyền về hội nhập, Chính phủ đã có chương trình quốc gia về hội nhập giao nhiệm vụ cụ thể tới các bộ, ban, ngành…thì tình trạng thiếu hụt thông tin về lộ trình hội nhập quốc tế ở một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp Việt Nam cũng tạo ra sự chậm trễ nhất định của các doanh nghiệp trong quá trình tự nâng cao năng lực cạnh tranh của họ. 4. Tiêu thức đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Để đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể đánh giá qua một số tiêu thức cơ bản sau: 4.1. Năng lực cạnh tranh về giá cả: Giá cả cũng như cơ sở của nó là giá thành của nhiều hàng hoá và dịch vụ Việt Nam cao hơn cả giá cả của hàng hoá và dịch vụ cùng loại của nhiều nước trong khu vực. Đơn cử như giá gạo của Việt Nam trong siêu thị là 10.000đ/kg, còn giá gạo của Thái Lan cùng loại nếu bỏ thuế thì chỉ còn 7.500đ/kg. Trong tương lai, năng lực cạnh tranh về giá của các hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp phụ thuộc vào sự biến động của giá thành hàng hoá và dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất ra cùng với những biến động về chi phí lưu thông của chúng. Một doanh nghiệp sẽ thực sự có chỗ đứng trên thị trường khi có giá thành rẻ hơn các nhà cung cấp khác. Do đó, khả năng cạnh tranh về giá là tiêu thức hàng đầu để đánh giá xem năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là như thế nào. 4.2. Tính cạnh tranh của chất lượng sản phẩm: Ngày nay, tiêu chí đầu tiên của các nhà nhập khẩu luôn là giá cả đi đôi với chất lượng. Một sản phẩm có thể có giá cả cạnh tranh song chưa chắc đã là sản phẩm được lựa chọn, nhất là đối với những mặt hàng như thuỷ sản thì tiêu chuẩn đầu tiên là chất lượng sản phẩm, sản phẩm không nhiễm khuẩn, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về chất lượng thì mới có cơ hội để bước qua hàng rào kỹ thuật sau đó mới là các nhà xuất khẩu khác. Do đó, doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Hơn nữa đây thực sự là con đường bền vững và hiệu quả để phát triển trong tương lai. 4.3. Tính linh hoạt của hệ thống phân phối và sức mạnh của thương hiệu: Một doanh nghiệp sản xuất ra hàng hoá với giá cả cạnh tranh, chất lượng tương đối tốt nhưng không có một hệ thống phân phối tốt, thì người tiêu dùng cũng không thể biết tới sự tồn tại của doanh nghiệp đó trên thị trường, cũng như sản phẩm của họ tốt ra sao. Do đó, một hệ thống phân phối linh hoạt cộng với một thương hiệu mạnh thực sự là một chiếc cầu nối lớn giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Đồng thời cũng là yếu tố làm tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm. II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU 1. Khái niệm xuất khẩu: Xuất khẩu là hoạt động thương mại giữa một nước với một nước (hoặc khu vực) khác. Về bản chất xuất khẩu là một trong hai mảng chính (hoạt động chính) của thương mại quốc tế là nhập khẩu và xuất khẩu. Hàng hoá trong thương mại quốc tế không chỉ dưới dạng hàng hoá hữu hình mà còn là hang hoá vô hình và chất xám. Tổng giá trị thương mại quốc tế của một quốc gia bằng tổng giá trị nhập khẩu và xuất khẩu của quốc gia đó. 2. Quản lý xuất khẩu 2.1. Khái niệm: Quản lý xuất khẩu là sự quản lý của Nhà nước bằng hệ thống các công cụ thích hợp mà Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia trong mỗi thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã định trong chiến lược xuất khẩu nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung của quốc gia đó. 2.2. Nội dung của quản lý xuất khẩu: Quản lý xuất khẩu chủ yếu bao gồm những nội dung sau: - Hoạch định chiến lược xuất khẩu: dựa vào nhu cầu của thị trường quốc tế là phương hướng định chỉ đạo phát triển sản xuất hàng xuất khẩu. Từng bước thay thế xuất khẩu sản phẩm truyền thống là những sản phẩm sơ chế, nguyên liệu thô, bằng những sản phẩm kỹ thuật cao, có giá trị lớn, có lợi thế so sánh nhất định. Hoạch định chiến lược xuất khẩu tập trung vào chiến lược hàng hoá, chiến lược thị trường và chiến lược tiêu thụ; - Xây dựng thể chế quản lý xuất khẩu hợp lý; - Quản lý hoạt động xuất khẩu hàng hoá: tập trung khai thác thị trường quốc tế và mở rộng xuất khẩu hàng hoá; 2.3. Các công cụ trong quản lý xuất khẩu - Thể chế quản lý nhà nước: Bộ máy quản lý nhà nước và cơ chế quản lý trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, xuất nhập khẩu. - Hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. - Thuế quan: Là công cụ kinh tế quan trọng của Nhà nước mà thông qua đó Nhà nước có thể khuyến khích hoặc hạn chế lượng hàng hoá xuất, nhập khẩu hoặc quá cảnh tuỳ theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. - Hạn ngạch (quota): Là việc hạn chế số lượng hàng hoá xuất và nhập khẩu nào đó thông qua hình thức cấp giấy phép. - Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: Là yêu cầu khách quan đối với các loại hàng hoá và dịch vụ nhằm bảo vệ người tiêu dùng. - Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Là công cụ trong việc thực hiện quản lý thương mại quốc tế. - Cấm hẳn nhập khẩu hoặc xuất khẩu một số loại hàng hoá nào đó. - Trợ cấp xuất khẩu: Được thực hiện dưới hai hình thức: + Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà sản xuất trong nước có hàng hoá xuất khẩu. + Cho vay ưu đãi đối với các bạn hàng nước ngoài để mua sản phẩm của mình. - Bán phá giá nhằm mục tiêu xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường nào đó và đánh bại các đối thủ cạnh tranh. - Bán phá giá hối đoái. 3. Vai trò của xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động quan trọng đối với một quốc gia, đối với sự phát triển của kinh tế quốc dân, là động lực kinh tế của quốc gia, điều tiết cung cầu thị trường trong nước. Hoạt động xuất khẩu cùng với hoạt động nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng cán cân thương mại quốc tế, và quốc gia. Điều chỉnh cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển của Nhà nước. Hoạt động xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài nhằm tăng nhanh quy mô xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Hoạt động xuất khẩu cũng góp phần bảo vệ thị trường trong nước trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các hàng hoá và dịch vụ nước ngoài. III. XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 1. Đặc điểm thị trường Mỹ 1.1. Mỹ - thị trường có sức mua lớn nhất, tự do nhất Với thu nhập bình quân đầu người hằng năm vào khoảng 36.200 USD/năm/người (theo số liệu thống kê năm 2000). Thu nhập của người dân Mỹ xếp vào hàng một trong những quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Với mức thu nhập đó sức mua của người Mỹ tương ứng cũng cao hơn nhiều quốc gia, cụ thể sức mua của người dân Mỹ cao hơn 1,7 lần so với sức mua của người Nhật Bản và các nước thuộc EU. Với tiềm lực về khả năng tài chính đó, thì thị trường Mỹ được đánh giá là một trong những thị trường có sức mua lớn nhất, đồng thời cũng là thị trường tự do nhất, thị trường của các sản phẩm xuất khẩu. Đây cũng một phần lý do khiến Mỹ trở thành nước nhập khẩu và cũng là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Đứng trước sức hấp dẫn lớn của một thị trường như vậy, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đều tiến quân rất mạnh mẽ vào thị trường Mỹ. Cho đến nay, Việt Nam đứng vào hàng thứ 72/170 nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ với các mặt hàng chủ lực là: thuỷ hải sản, giầy dép, dệt may… 1.2. Thị trường với các tiêu chuẩn đa dạng Thị trường Mỹ là một thị trường có nhiều tiêu chuẩn đa dạng. Nước Mỹ nhập nhiều hàng hoá đa dạng về chủng loại và cấp bậc chất lượng nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, nhãn mác, tiêu chuẩn về lao động, quy định về môi trường, vệ sinh dịch tễ, hạn chế về hạn ngạch,… Tuỳ theo ngành hàng mà phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia do viện Tiêu chuẩn Quốc gia Mỹ - ANSI đặt ra hoặc tiêu chuẩn ngành như: Quy định về kĩ thuật và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm do cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm FDA thuộc Bộ Y tế và dịch vụ Nhân đạo Mỹ, tổ chức vệ sinh dịch tễ hàng nông sản của Bộ Nông nghiệp. Những khác biệt về tiêu chuẩn sản phẩm và hệ thống chứng nhận sản phẩm có thể cản trở việc nhập khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ và có thể được sử dụng để đối xử đối với hàng nhập khẩu. 1.3. Thị trường có tính cạnh tranh cao Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường có tính cạnh tranh cao. Tính cạnh tranh của thị trường Mỹ xuất phát từ các đối thủ cạnh tranh có mặt trên thị trường Mỹ. Trước hết là cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành không chỉ bao gồm các nhà xuất khẩu đều là các đại gia xuất khẩu của thế giới nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ như: Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ…, mà còn bao gồm các nhà sản xuất nội địa được sự bảo hộ mạnh mẽ của Nhà nước; thứ hai là cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế như: thịt bò, thịt lợn, gia cầm, trứng…; thứ ba là cạnh tranh trong hệ thống phân phối; thứ tư là quyền lực của khách hàng - những nhà nhập khẩu… 1.4. Đặc điểm về luật pháp và những rào cản kỹ thuật Để vào được thị trường Mỹ các doanh nghiệp không những phải nắm bắt nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng và đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng và giá cả mà điều quan trọng không kém là phải thông thạo hệ thống luật pháp của Mỹ, nắm được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu. Sở dĩ, là vì hệ thống pháp luật của Mỹ vô cùng rắc rối, phức tạp và chặt chẽ. Ngoài hệ thống luật pháp liên bang thì mỗi bang lại có một sự khác biệt rất đáng kể về luật lệ. Tổng cộng tại 50 bang của Hoa Kỳ có tới trên 2700 chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan này đều có những quy định riêng của họ. Các yêu cầu này thường không thống nhất với nhau. Vì vậy, không thể tuỳ tiện áp dụng quy định của bang này ở một bang khác. Đối với Việt Nam hàng rào thuế quan và những rào cản thương mại thực sự là yếu tố làm giảm tính cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu của sản phẩm sang thị trường Mỹ. 1.5. Đặc điểm về văn hoá và con người Mỹ Văn hoá Mỹ có những đặc điểm khác biệt lớn so với văn hoá Châu Âu, hay Châu Á. Nó mang những đặc điểm về truyền thống và tiếp nhận kinh nghiệm mới. Sự đa dạng trong chủng tộc gồm nhiều cộng đồng dân tộc, dẫn tới sự đa dạng trong văn hoá Mỹ. Đây cũng là nguyên nhân mà sự lựa chọn, nhìn nhận giá trị, hành vi ứng xử và tiêu dùng rất đa dạng và khác nhau giữa những lãnh thổ khác nhau trên quốc gia Mỹ. Những đặc điểm khác biệt về văn hoá và con người Mỹ vừa tạo nên những cơ hội, đồng thời là những thách thức lớn đối với những doanh nghiệp muốn xâm nhập vào thị trường Mỹ. Tìm hiểu kỹ văn hoá và những đặc điểm riêng biệt của người Mỹ là một điều không thể thiếu đối với những doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển mạnh trên thị trường Mỹ. 2. Tiềm năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Việt Nam là một quốc gia ven biển Ở Đông Nam Á. Trong suốt sự nghiệp hình thành, bảo vệ và xây dựng đất nước, biển đã, đang và sẽ đóng vai trò hết sức to lớn. Chính vì vậy, phát triển, khai thác hợp lý một cách bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời với bảo vệ môi trường biển đã trở thành mục tiêu chiến lược lâu dài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Cùng với khai thác các nguồn lợi cá và hải sản biển, Việt Nam còn có một tiềm năng phong phú về các nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt và nước lợ, cùng với những điều kiện tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng các đối tượng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước biển, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư và làm giàu cho đất nước. 2.1. Ðiều kiện tự nhiên a) Mặt nước: Việt Nam có 3260 km bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ, từ 8o23' Bắc đến 21o39' Bắc. Diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải của Việt Nam rộng 226.000 km2 và Vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. Với 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển. Trong nội địa hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ thủy lợi, thủy điện, đã tạo cho nước ta có tiềm năng lớn về mặt nước với khoảng 1.700.000 ha. Chưa kể mặt nước các sông và khoảng 300.000 - 400.000 ha, eo, vịnh, đầm phá ven biển có thể sử dụng vào nuôi trồng thủy sản chưa được quy hoạch. Thêm vào đó là hơn 4000 đảo lớn nhỏ, hứa hẹn một tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản lớn. b) Nguồn lợi giống loài thuỷ sản. - Nguồn lợi cá nước ngọt: Ðã thống kê được 544 loài trong 18 bộ, 57 họ, 228 giống. Với thành phần giống loài phong phú nước ta được đánh giá có đa dạng sinh học cao. Trong 544 loài có nhiều loài có giá trị kinh tế. - Nguồn lợi cá nước lợ, mặn: Ðã thống kê 186 loài chủ yếu. Một số loài có giá trị kinh tế như: cá song, cá hồng, cá tráp, cá vược, cá măng, cá cam, cá bống, cá bớp, cá đối, cá dìa. Trong đó đã đưa vào nuôi: cá vược, cá giò, cá song, cá măng, cá cam.... - Nguồn lợi tôm: Ðã thống kê được 16 loài chủ yếu có giá trị kinh tế và đưa vào nuôi: tôm sú (P.monodon), tôm lớt (P.merguiensis), tôm he ẤN ĐỘ (P.indicus), tôm rảo (Metapenaeus ensis), tôm nương (P.orientalis), tôm hùm bông (Panulirus ornatus), tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). + Về nhuyễn thể: Có một số loài chủ yếu: trai, hầu, điệp, nghêu, sò, ốc...; hiện đang đưa vào nuôi: trai, nghêu, sò.... + Về rong tảo: với 90 loài có giá trị kinh tế trong đó đáng kể là rong câu (có 11 loài), rong mơ, rong sụn... c) Khí hậu, thời tiết và điều kiện tự nhiên thích hợp phát triển nuôi trồng thủy sản. Khí hậu, thời tiết Việt Nam chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, song ở mỗi miền có đặc trưng khác nhau. Song nhìn chung, chế độ khí hậu, thời tiết, các điều kiện tự nhiên đa dạng tạo điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản đa loài, nhiều loại hình. 2.2. Đặc điểm nguồn lợi hải sản Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế. Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương. Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 - 70 nghìn tấn/năm); hằng năm có thể khai thác từ 45-50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ v.v... Bên cạnh đó, còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai, v.v... 2.3. Thực trạng đội tàu khai thác và lao động nghề cá a) Năng lực tàu thuyền khai thác hải sản. Số lượng Qua 10 năm đổi mới, năng lực tàu thuyền khai thác hải sản đã phát triển nhanh. Năm 1986, toàn ngành thuỷ sản có 31.680 tàu thuyền máy với tổng công suất 537.500 CV, 29.000 phương tiện thủ công bao gồm bè mảng và thuyền gỗ từ 1 - 3 tấn/chiếc. Ðến nay số tàu thuyền có 72 nghìn chiếc tàu thuyền máy với tổng công suất 2,5 triệu CV và 29 nghìn thuyền thủ công. Cơ cấu - Cỡ loại tàu : Loại từ 90 CV trở lên hiện có khoảng 6.000 chiếc, đây được xem là đội tàu khai thác hải sản xa bờ. Trong số tàu thuyền máy có công suất dưới 90CV thì loại từ 45CV trở xuống chiếm khoảng 85% số lượng. Trong số tàu có công suất từ 45CV trở lên chỉ có khoảng 33% có máy định vị, 21% có máy dò cá; 63% có máy bộ đàm, 12,5% có máy thông tin liên lạc tầm xa. Phần lớn tàu thuyền thiếu phương tiện thông tin liên lạc, phao cứu sinh và phương tiện an toàn hàng hải nên chỉ có khả năng đánh bắt vùng gần bờ. - Cơ cấu nghề đánh bắt: Nghề nghiệp khai thác ở nước ta rất đa dạng phong phú về quy mô cũng như tên gọi. Theo thống kê chưa đầy đủ, có trên 20 loại nghề khác nhau, được xếp vào 6 họ nghề chủ yếu: - Nghề lưới kéo khoảng 34,2% số lượng tàu khai thác hải sản. - Nghề lưới vây chiếm 21,1% số lượng tàu khai thác hải sản. - Nghề lưới rê chiếm 20,4% số lượng tàu khai thác hải sản. - Nghề mành vó chiếm 5% số lượng tàu khai thác hải sản. - Nghề câu 17,3% số lượng tàu khai thác hải sản. - Nghề khác chiếm 2% số lượng tàu khai thác hải sản. Ngoài ra còn khoảng 10.000 tàu lắp máy 33 - 45CV có thể ra vùng xa bờ khai thác ở mức độ hạn chế khi thời tiết thuận lợi. b) Nguồn lực lao động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản Với trên 4 triệu dân sống ở vùng triều và khoảng 1 triệu người sống ở đầm phá tuyến đảo của 714 xã phường thuộc 28 tỉnh, thành phố có biển và hàng chục triệu hộ nông dân, hàng năm đã tạo ra lực lượng lao động nuôi trồng thuỷ sản đáng kể chiếm tỷ trọng quan trọng trong sản xuất nghề cá. Chưa kể 1 bộ phận khá đông ngư dân làm nghề đánh cá nhưng không đủ phương tiện để hành nghề khai thác cũng chuyển sang nuôi trồng thủy sản và lực lượng lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa nuôi trồng thủy sản. Trong nhiều năm qua nông, ngư dân đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản và là động lực quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản. 3. Những cơ hội và thách thức đối với thuỷ sản Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ 3.1. Những cơ hội Trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại Việt Nam vào Mỹ tăng nhanh, từ khoảng 800 triệu USD năm 2001, đến nay đạt 6,4 tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 5,2 tỷ USD. Dự kiến xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Hiện nay, Hoa Kỳ là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Thị trường Mỹ với quy mô nhập khẩu 1.300 tỷ USD mỗi năm với đầy đủ các chủng loại hàng hoá thuộc các phẩm cấp khác nhau, là thị trường có sức mua cao. Trong những năm qua, nhất là từ khi Việt Nam ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA), kim ngạch thương mại Việt Nam và Mỹ đã tăng rất nhanh, từ khoảng 800 triệu USD năm 2001 trước khi ký BTA, đến nay kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ đạt 6,4 tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 5,2 tỷ USD. Dự kiến xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Tính đến nay, Hoa Kỳ đã có 259 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng trị giá là 2 tỷ USD, đứng thứ 11 trong tổng số các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Điều đó chứng tỏ quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ ngày càng phát triển, hàng hoá Việt Nam có khả năng cạnh tranh tại thị trường Mỹ. Bên cạnh đó thị trường Mỹ cũng được đánh giá là một thị trường rộng lớn nhưng cũng rất khó tính và cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, để từng bước gia nhập và khẳng định vị trí trên thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý tìm hiểu kỹ đối tác, luật lệ cũng như tập quán kinh doanh của thị trường. Trong thời gian qua hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ cũng là do các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp xuất khẩu với các thị trường Mỹ, kể cả qua trung gian là ở các công ty Mỹ, các nhà bán buôn như Tracy... Các doanh nghiệp Việt kiều cũng đóng vai trò nhất định trong việc đưa hàng hoá Việt Nam vào Mỹ. Trong nhiều năm qua, nhiều doanh nghiệp kiều bào đã trực tiếp tham gia, hoặc tích cực phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá hay cung ứng dịch vụ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hy vọng trong thời gian tới, với số lượng đông đảo Việt kiều và các doanh nghiệp kiều bào tại Mỹ có thể đưa hoặc quảng bá hàng hoá Việt Nam sang xuất khẩu tại thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, việc Việt Nam sắp gia nhập WTO cũng sẽ đem lại cho kinh tế thuỷ sản Việt Nam những cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức. Về cơ hội, và thuận lợi thể hiện như sau: 1- Thuỷ sản sớm phát triển theo định hướng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Doanh nghiệp thuỷ sản đã được rèn luyện trước cơ chế thị trường. Việc gia nhập WTO sẽ mang lại cơ hội cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam trong việc xâm nhập thị trường thế giới, do các nước biết đến Việt Nam nhiều hơn. Các doanh nhân các nước sẽ quan tâm hơn đến xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam nói chung, trong đó có sản phẩm thuỷ sản. 2- Sự ưu đãi hơn về thuế quan, phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng hơn khi xảy ra tranh chấp thương mại, sẽ tạo điều kiện để hàng thuỷ sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. 3- Để đáp ứng yêu cầu của hội nhập, các cơ chế, chính sách cũng như các quy định về đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh, thú y thuỷ sản, về bao bì, nhãn mác… thường xuyên được rà soát, điều chỉnh và quy định cụ th._.ể, ngày càng thông thoáng. Việc thực hiện cơ giới hoá - hiện đại hoá trong ngành thuỷ sản, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho người lao động, năng suất lao động sẽ tăng lên, hạ giá thành sản phẩm và ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó là tiền đề để hàng thuỷ sản Việt Nam ngày càng có mặt sâu, rộng trên thị trường quốc tế và ngày càng được người tiêu dung các nước ưa chuộng. 4- Việt Nam là nước có tiềm năng lớn để phát triển thuỷ sản, cùng với yêu cầu mở cửa tiến trình hội nhập sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đến đầu tư vào phát triển thuỷ sản của Việt Nam, là điều kiện tốt để ngành thuỷ sản tiếp tục thu hút vốn đầu tư cho nuôi trồng, công nghệ khai thác, chế biến, xuất khẩu phát triển mạnh trong thời gian tới. 3.2. Những thách thức Trong thời gian vừa qua, bên cạnh các doanh nghiệp Việt Nam đã thành công trên nhiều lĩnh vực khi thâm nhập vào thị trường Mỹ. Cũng còn một số doanh nghiệp chưa thành công, nhất là doanh nghiệp thuỷ sản trong vụ kiện bán phá giá cá, tôm nên các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ phải nghiên cứu rất rõ, nhất là hệ thống luật pháp, thương mại của Mỹ và phải có chiến lược kinh doanh sản phẩm của mình vào thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, lượng hàng hoá rất hạn chế trong khi Mỹ là một thị trường rất rộng lớn. Chúng ta thâm nhập thị trường Mỹ phải đảm bảo có hàng hoá chất lượng, giá thành cạnh tranh, mẫu mã phù hợp với người tiêu dùng và nhất là số lượng phải đảm bảo khi các nhà cung cấp yêu cầu. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tích cực thông qua các hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng bá xúc tiến để thâm nhập thị trường Mỹ một cách hiệu quả. Một vấn đề cũng rất quan trọng khác cần phải quan tâm khi các doanh nghiệp Việt Nam muốn xâm nhập mạnh vào thị trường Mỹ, đồng thời cạnh tranh được với các nhà sản xuất khác là vấn đề chống bán phá giá (dumping). Đây là vấn đề không chỉ xảy ra đối với riêng Việt Nam, mà Trung Quốc và một số nước khác cũng gặp phải. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam phải nghiên cứu rất kỹ hệ thống luật pháp, khi chuẩn bị có vấn đề phá giá thì phải thông qua các Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng để cùng với các luật sư của Mỹ nghiên cứu kỹ các hệ thống luật pháp nhằm chống lại việc này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải cải tiến công nghệ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượng kháng sinh, hàng hoá đảm bảo yêu cầu về nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, bao bì để có thể xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Một vấn đề nữa rất quan trọng khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là vấn đề thương hiệu. Có những sản phẩm của các nước khác khi có thương hiệu thì giá trị đạt rất cao, còn hàng hoá chúng ta chất lượng rất tốt nhưng chưa có thương hiệu nên chúng ta phải bán với giá trị thấp. Chẳng hạn như việc chúng ta gia công hàng hoá cho nước ngoài có các thương hiệu Nike, Adidas... nhưng chúng ta chỉ được hưởng phí gia công trong khi các doanh nghiệp có thương hiệu này đạt được lợi nhuận rất lớn. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng cho mình thương hiệu tiến tới xây dựng thương hiệu riêng cho quốc gia mình. Ví dụ: khi nói đến Toyota là nói đến Nhật, nói đến Boeing là nói đến Mỹ, nói đến Mercedes là nói đến Đức. Đây thực sự là những thách thức lớn đối với ngành thuỷ sản Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập và toàn cầu hoá cùng với sự cạnh tranh gay gắt. Chương II: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHÓM HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ I. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG THỜI GIAN QUA 1. Kim ngạch xuất khẩu Là một nước xuất khẩu hải sản lớn nhất thế giới đồng thời cũng là nước nhập khẩu hải sản lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Nhật Bản, Mỹ được coi là một trong những thị trường nhập khẩu hải sản hấp dẫn hàng đầu thế giới. Thị trường Mỹ cũng được coi là một thị trường có vị trí chiến lược đối với ngành thuỷ sản Việt Nam nhờ nhu cầu nhập khẩu hàng thuỷ sản hàng năm của thị trường này rất lớn (khoảng 10 tỷ USD). Dù thị trường Mỹ đòi hỏi rất cao về chất lượng với hàng loạt các rào cản kỹ thuật và người tiêu dùng Mỹ quen ấn tượng với các nhãn hiệu có tên tuổi song dẫu sao những yêu cầu đó vẫn không quá khắt khe như ở thị trường EU. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây chúng ta đang phải đối mặt với đại dịch cúm gia cầm H5N1, thêm vào đó là việc Mỹ thực hiện kiểm tra rất gắt gao đối với sản phẩm thịt bò, do có lo ngại về căn bệnh bò điên xuất phát từ nước Anh. Trong điều kiện đó, người dân có tâm lý lo ngại khi sử dụng những sản phẩm này. Sản phẩm có nguồn gốc từ thuỷ sản được dịp lên ngôi, sản lượng thuỷ hải sản nhập khẩu vào Mỹ hàng năm tăng mạnh. Nắm bắt được điều đó, ngay từ những năm 1994, ngành thuỷ sản đã bắt đầu thực hiện các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của HACCP của Mỹ. Đến năm 2003 đã có 128 doanh nghiệp chế biến áp dụng tiêu chuẩn HACCP đủ điều kiện xuất khẩu hàng vào Mỹ. Nhờ vậy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ gia tăng nhanh chóng năm 1994 mới chỉ đạt 6 triệu USD, năm 1998 đạt 81 triệu USD, năm 2001 đạt 489 triệu USD, đến hết năm 2002 - một năm được coi là sóng gió đối với toàn ngành thuỷ sản - tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 2.014 triệu USD và Mỹ vẫn là nước đứng đầu về nhập khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam, đạt 640,6 triệu USD, tiếp sau là Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông… Bảng 1: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Kim ngạch XK (triệu USD) 5.78 19.49 33.98 39.83 80.20 129.50 298.22 489.03 655.65 782.23 592.82 633.985 Tốc độ tăng (%) 237.2 74.3 17.2 101.3 61.5 130.2 63.9 34.1 19.3 -24.2 6.94 Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP). Số liệu của bảng 1 cho thấy từ năm 1994-2001 trước khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ chưa được ký kết thì giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vẫn tăng đều đặn và tăng đột biến vào những năm 1995, năm 2000 và tại thời điểm năm 2001 Mỹ đã vượt Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 32% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực 10/12/2001 đã tạo ra một bước đột phá lớn trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Chính vì vậy mà năm 2002 đạt 55,65 triệu USD tăng 34,1%. Năm 2003 mặc dù ảnh hưởng của hai vụ kiện lớn của CFA song kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt 782,23 triệu USD – đây là năm đỉnh cao về mặt số lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản ở Mỹ của Việt Nam. Năm 2004 do ảnh hưởng của vụ kiện tôm, sản lượng và doanh thu xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ giảm đáng kể chỉ còn 592,82 triệu USD, giảm 24,2% so với năm 2003, đưa Mỹ từ vị trí thứ nhất xuống còn vị trí thứ hai sau Nhật Bản. Đây cũng là lý do chủ yếu khiến cho hai năm liên tiếp kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước không đạt mục tiêu đề ra. Hai tháng đầu năm 2005, xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên đến cuối năm 2005 thì tình hình có vẻ xấu đi, xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ giảm hẳn cả về số lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2004. Song nhìn chung so với cùng kỳ năm 2004 về khối lượng xuất khẩu năm 2005 đạt 91.674 tấn, tương ứng đạt giá trị là 633,985 triệu USD; so với cùng kỳ năm 2004 tổng khối lượng thuỷ sản xuất khẩu tăng +2,1%, giá trị tuyệt đối tăng +6,9%. Với tốc độ tăng trưởng đó Mỹ trở thành một trong những quốc gia nhập khẩu thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong các thị trường nhập khẩu lớn của thuỷ sản Việt Nam. So với cùng kỳ năm 2004, giá trị xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch tháng 12/2005 của cả nước đạt 263 triệu USD, tăng 15%; cả năm 2005 đạt 2,739 tỷ USD (gồm cả luỹ kế), tăng 14%. Có thể thấy rõ qua bảng số liệu xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tháng 12 năm 2005; ĐKL: khối lượng; GT: giá trị; triệu USD). Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tháng 12 năm 2005 phân theo nhóm thị trường Đơn vị: KL: khối lượng tấn; GT: triệu USD Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tháng 12/2005 phân theo nhóm thị trườngThị trường Tháng 12/2005 So với cùng kỳ 2004 (%) 2005 So với cùng kỳ 2004 (%) KL GT KL GT KL GT KL GT Nhật Bản 9.535 59,763 +21,6 +12,3 127.748 813,398 +8,2 +7,7 Mỹ 7.166 55,152 -14,4 -8,3 91.674 633,985 +2,1 +6,9 EU Trong đó: - Bỉ - Đức - Italia -Tây B.Nha 14.311 1.610 1.773 2.185 2.246 40,669 5,480 5,581 5,573 5,704 +142,5 +54,6 +43,6 +110,0 +151,5 +98,6 +36,3 +51,1 +88,0 +160,8 130.721 19.602 19.736 23.771 20.631 436,731 76,693 67,712 64,770 53876 +73,3 +51,4 +56,6 +66,6 +70,5 +79,0 +54,3 +58,2 +104,8 +56,8 Hàn Quốc 5.892 13,619 +14,7 +33,5 75.439 162,335 +7,9 +16,0 Trung Quốc Trong đó: - Hồng Kông 4.753 2.481 13,589 7,104 +36,1 +28,8 +22,4 +33,1 47.504 25.182 134,401 72,773 -0,5 -11,2 +2,4 -14,4 ASEAN Trong đó: - Xingapo 3.814 1.655 9,088 3,602 +38,8 +55,4 +15,1 +40,7 48.286 17.471 123,237 42,000 +13,2 -3,6 -25,6 -46,6 Đài Loan 2.241 9,222 +6,6 +24,2 34.653 121,675 +11,1 +14,9 Ôxtrâylia 2.307 9,039 +70,8 +30,5 21.760 96,772 +34,9 +24,6 Canada 741 4,467 -12,5 -7,8 11.659 68,725 +31,3 +25,2 Các nước khác 4.470 48,042 +182,4 +2,0 37.548 147,742 +97,5 +10,4 Tổng cộng 55.230 262,649 +40,3 +15,0 626.991 2739,000 +20,9 +14,1 Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Thương Mại. Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Thương Mại. Biểu đồ 2: Số lượng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2000-2005 Qua biểu đồ biểu diễn số lượng xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam trong giai đoạn 2000-2005, cho thấy số lượng: thuỷ sản xuất khẩu của nước ta tăng lên nhanh chóng qua các năm đặc biệt là năm 2005 với tổng sản lượng lên đến 531325.9 tấn. Trong các thị trường chủ lực của Việt Nam thì thị trường Nhật Bản được coi là thị trường có tính ổn định cao nhất, hơn nữa khối lượng thuỷ sản tăng dần lên qua các năm. Thị trường Mỹ là một thị trường có mức tăng trưởng vào cao nhưng loại không ổn định; sau một thời kỳ dài bắt đầu từ năm 1994 đến 2003 sản lượng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này liên tục tăng cả về số lượng và giá trị thì đến năm 2004 và 2005 đã có dấu hiệu giảm. Nguyên nhân là do hai vụ kiện chống bán phá giá và sự tăng cường hàng rào bảo hộ của chính quyền Mỹ. Có thể thấy rõ sự giảm sút trong giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành giai đoạn 2000-2005 trong biểu đồ dưới: Biểu đồ 3: Giá trị xuất khẩu giai đoạn 2000-2005. Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Thương Mại. Như vậy, cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã có sự thay đổi. Thị trường Mỹ tiếm ngôi trong những năm 2000-2003, trong hai năm trở lại đây thị trường này bắt đầu nhường chỗ cho sự trở lại của thị trường Nhật Bản. Có thể thấy rõ qua biểu đồ cơ cấu thị trường năm 2005. Thị trường Nhật Bản với thị phần chiếm đến 32% trong khi thị trường Mỹ chỉ chiếm 23%. Tuy nhiên điều cần phải nói ở đây là xu hướng này hoàn toàn phù hợp với xu thế của điều kiện hiện nay. Khi mà thị trường Nhật Bản được đánh giá là một thị trường có mức độ an toàn cao, điều kiện bảo hộ và các hàng rào thương mại, kỹ thuật không quá cao như ở các thị trường khác. Mặt khác thị trường Mỹ gần như có hành động quay lưng về phía các nhà xuất khẩu như Việt Nam thì các doanh nghiệp muốn tồn tại thì chỉ còn có con đường tìm kiếm thị trường khác: có thể bằng cách tiếp tục khai thác thị trường truyền thống như: Nhật Bản, EU, Trung Quốc… hay một số thị trường mới như các nước Châu Phi, Châu Mỹ… nhằm phát triển một thị trường mới, tránh sự quá phụ thuộc vào các thị trường chủ lực. Biểu đồ 4: Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu chính năm 2005 Nguồn: Tạp chí Thuỷ sản số tháng 02 năm 2006. Trong khi năm 2004 được coi là năm đầy biến động đối với thị trường tôm Mỹ. Khi nhập khẩu tăng mạnh vài năm liền thì các nhà sản xuất tôm nội địa lại đòi kiện tránh bị tác động bởi tôm nhập khẩu. Kết cục là Mỹ đánh thuế chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu từ 6 nước có sản lượng lớn nhất là Thái Lan, Trung Quốc, Êcuado, Việt Nam, Ấn Độ và Braxin. Vụ kiện đã làm giảm giá trị nhập khẩu tôm, nhưng lại làm tăng khối lượng nhập khẩu tôm lên 2,6%. Thêm vào đó là yêu cầu ký quỹ….. Một tác động tiêu cực làm nhu cầu tôm tại Mỹ lại tăng là nguồn cung cấp tăng và trong khi giá giảm. Vị trí giữa các nước cung cấp tôm cho thị trường Mỹ đã thay đổi. Việt Nam và Braxin có vẻ như bị ảnh hưởng nặng với khối lượng tôm xuất khẩu sang Mỹ tương ứng giảm 35% và 58%. Trong nửa đầu năm 2005, nhập khẩu tôm của Mỹ tiếp tục giảm 9% khối lượng còn 206.500 tấn và giảm 8% giá trị còn 1,38 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2004, Tuy vậy, nhập khẩu tôm lại tăng ngay sau khi xảy ra bão hồi tháng 9/2005. Trước đây, thị trường tôm Mỹ chủ yếu chịu ảnh hưởng của nhu cầu và tình trạng kinh tế, nhưng hiện nay dường như tình hình thời tiết và giá nhiên liệu tăng cũng làm giảm tiêu thụ tôm. Mặt khác do Chính phủ Mỹ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, cơ cấu thị trường cũng đã thay đổi, gây thiệt hại chủ yếu cho những công ty nhỏ và làm tăng nhập khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng vì chúng không phải chịu thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên sang đến năm 2006, năm được dự báo là giá thuỷ sản có triển vọng tăng cao thì thị trường Mỹ lại trở nên kém hấp dẫn hơn kể từ sau hai vụ kiện chống bán phá giá, cùng với hàng rào kỹ thuật và thương mại tăng lên bảo hộ cho nền sản xuất trong nước. Trong giai đoạn năm 2001-2003, các yếu tố như: xu hướng tỷ giá hối đoái nghiêng về USD, các loại rào cản thương mại ở Châu Âu và nhu cầu ở thị trường Nhật Bản thấp đã giúp Mỹ trở thành thị trường được quan tâm số 1 của các nhà XKTS trên thế giới. Các nguồn cung cấp thuỷ sản ồ ạt tràn vào thị trường Mỹ giúp giữ cho giá thuỷ sản ở mức tương đối thấp, từ đó mở rộng nhu cầu tiêu dùng ở nước này. Mặt khác giá thuỷ sản cũng phải đối mặt với sự gia tăng giá cả của các nguồn chi phí đầu vào và sự gia tăng của giá nhiên liệu, năng lượng. Như vậy, năm 2006 được coi là năm mà thị trường Mỹ sẽ có dấu hiệu sụt giảm so với những năm trước năm 2002, song vẫn có sự gia tăng về giá trị kim ngạch xuất khẩu so với những năm 2003, 2004 năm chịu tác động nhiều nhất của hai vụ kiện bán phá giá và hệ thống những tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe, những hàng rào thương mại nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước của chính quyền Bush. Như vậy mặc dù có những biến động lớn trong việc thay đổi cơ cấu thị trường, cũng như môi trường luật pháp, chính trị, kinh tế… nhưng có thể nói ngành thuỷ sản qua các năm đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nước nhà thể hiện qua số nộp ngân sách tăng đều qua các năm, có thể thấy qua biểu đồ sau: (Nguồn: Xem phụ lục số 1) 2. Cơ cấu xuất khẩu 2.1. Cơ cấu mặt hàng: Với số lượng mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ ngày càng được mở rộng, chủng loại càng phong phú hơn kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cũng vì thế mà ngày càng tăng lên, và đặc biệt mặc dù đã có những giảm sút nhất định nhưng vẫn duy trì được kim ngạch xuất khẩu ở thị trường đầy biến động này. Năm 2000 xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch toàn ngành theo mặt hàng cho thấy các mặt hàng là tôm đông lạnh, mực khô, cá đông lạnh là ba mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu cao nhất tương ứng là 65.29255 %; 14.29207%; và 11.21309%. Tiếp theo là các mặt hàng như mực đông lạnh; nghêu, ghẹ, ốc; cá ngừ; bạch tuộc đông lạnh… Tuy nhiên vì đa phần các mặt hàng này đều có nguồn chủ yếu từ khai thác tự nhiên; nhưng trong điều kiện của Việt Nam – trang thiết bị còn nhiều yếu kém, lạc hậu, công suất nhỏ, không có khả năng đánh bắt xa bờ thì sản lượng khai thác ngày càng tăng lên đã cho thấy nỗ lực không nhỏ của lực lượng ngư dân và các đội tàu ngư trường ngày càng được trang bị hiện đại hơn. Song nếu không có sự quan tâm thích đáng của Nhà nước đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên, cùng với việc khai thác một cách ồ ạt, không theo quy hoạch, thực hiện các biện pháp khai thác an toàn, bền vững thì việc cạn kiệt nguồn lợi ngoài khơi này là không tránh khỏi. Bảng 3: Giá trị XK thuỷ sản chính ngạch năm 2000 theo mặt hàng. Mặt hàng Số lượng (tấn) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Bạch tuộc đông lạnh 13421.5 26465141 1.789867 Cá đông lạnh 56052.47 165797767 11.21309 Cá khô 6514.29 16327905 1.104274 Cá ngừ 5912.37 22976484 1.553925 Cua 2952.2 10087848 0.682252 Mặt hàng khác 74260.65 220240677 14.89512 Hàng tươi sống 326.86 1036534 0.070102 Mực đông lạnh 21241.16 82416796 5.573939 Mực khô 26423.85 211323973 14.29207 Nghêu, ghẹ, ốc 16071 61178009 4.137536 Ruốc khô 1325.9 3455460 2.330261 Tôm đông lạnh 66703.88 654214953 65.29255 Tôm hùm, Tôm vỗ 79.54 542648 0.0367 Tôm khô 637.01 2545354 0.172 Total 291922.68 1478609549 100 Nguồn: Trung tâm tin học - Bộ Thuỷ sản Sang năm 2001, mặt hàng mực khô có sự giảm sút về giá trị xuất khẩu, cùng với sự giảm sút mực khô là sự giảm sút giá trị xuất khẩu của mặt hàng tôm, trong khi đó mặt hàng cá đông lạnh lại có sự gia tăng về sản lượng xuất khẩu. Các mặt hàng tôm hùm, tôm vỗ có sự gia tăng nhanh chóng về giá trị. Đây vốn là những sản phẩm có giá cao, do đó có sự tăng lên về giá trị là điều không có gì ngạc nhiên. Bảng 4: Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch năm 2001 theo mặt hàng. Mặt hàng Số lượng (tấn) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Bạch tuộc đông lạnh 20583.48 35183937 1.979422 Cá đông lạnh 74093.14 221947692 12.48661 Cá khô 12906.8 36844382 2.072837 Cá ngừ 14475.71 58592912 3.296393 Cua 5427.3 27997578 1.575122 Mặt hàng khác 99839.05 326470717 18.36699 Mực đông lạnh 21069.73 80707667 4.540552 Mực khô 18109.76 153809866 8.653226 Nghêu, ghẹ, ốc 18465.2 49542489 2.787223 Ruốc khô 2743.67 3802902 0.213948 Tôm đông lạnh 87151.18 777820214 43.75958 Tôm hùm, Tôm vỗ 105.22 2397462 0.134879 Tôm khô 520.5 2367936 0.133218 Total 375490.74 1777485754 100 Nguồn: Trung tâm tin học - Bộ Thủy Sản Năm 2002, chúng ta chứng kiến sự tăng vọt về giá trị xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch của mặt hàng cá đông lạnh, cho dù ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá cá da trơn và tranh chấp tên gọi catfish tại Mỹ, giá trị xuất khẩu cá đông lạnh vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng, đứng vào hàng thứ hai sau mặt hàng chủ lực là tôm đông lạnh chiếm 46.93537% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành năm 2002. Bảng 5: Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch năm 2002 theo mặt hàng. Mặt hàng Số lượng (tấn) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Bạch tuộc đông lạnh 26317.27 44220100 2.186061 Cá đông lạnh 112034.52 361646074 17.8783 Cá khô 17181.76 40214633 1.988047 Cá ngừ 20734.74 77463159 3.829462 Mặt hàng khác 115160.11 324044960 16.01946 Hàng tươi sống 9.3 67349 0.003329 Mực đông lạnh 28561.54 96000812 4.745888 Mực khô 18920.44 109207131 5.398754 Ruốc khô 3883.17 4164258 0.205864 Tôm đông lạnh 114579.98 949418477 46.93537 Tôm hùm, Tôm vỗ 971.89 14975404 0.740323 Tôm khô 303.26 1398559 0.069139 Total 458657.98 2022820916 100 Nguồn: Trung tâm tin học - Bộ Thuỷ sản. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch tiếp tục có sự gia tăng đáng kể mặc dù có nhiều tác động của hai vụ kiện lớn. Tuy nhiên mặt hàng tôm đông lạnh giảm sút nghiêm trọng về giá trị xuất khẩu và tỷ trọng, từ 46.93% năm 2002 xuống 25.88% năm 2003. Tuy nhiên, sang năm 2004, 2005 thì mặt hàng tôm đông lạnh lại tăng trở lại vượt quá 52%. Bảng 6: Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch năm 2003 theo mặt hàng Mặt hàng Số lượng (tấn) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Bạch tuộc đông lạnh 23351.14 43613050 4.843964 Cá đông lạnh 132270.71 405741072 27.43826 Cá khô 7222.04 16727460 1.498141 Cá ngừ 17362.11 47722955 3.601599 Mặt hàng khác 141798.66 497476506 29.41473 Hàng tươi sống 143.74 627804 0.029817 Mực đông lạnh 21462.05 68564663 4.452091 Mực khô 9902.55 57080033 2.054186 Ruốc khô 3656.28 3444306 0.758459 Tôm đông lạnh 124779.69 1057862963 25.88432 Tôm hùm, Tôm vỗ 33.2 374611 0.006887 Tôm khô 84.6 341383 0.017549 Total 482066.77 2199576806 100 Nguồn: Trung tâm tin học - Bộ Thủy Sản Bảng 7: Xuất khẩu chính ngạch năm 2004 theo mặt hàng Mặt hàng Số lượng (tấn) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Bạch tuộc đông lạnh 35688.49 71103642 2.96168783 Cá đông lạnh 165596.33 464727235 19.3573347 Cá khô 14755.54 47916251 1.99586088 Cá ngừ 20783.76 55054959 2.29321027 Mặt hàng khác 108802.32 322501820 13.4332038 Mực đông lạnh 26726.62 96517102 4.02023747 Mực khô 9793.97 65420451 2.72496525 Ruốc khô 6972.17 5208457 0.21694843 Tôm đông lạnh 141122.03 1268038595 52.8177512 Tôm khô 1084.62 4292603 0.17880027 Total 531325.85 2400781115 100 Nguồn: Trung tâm tin học - Bộ Thuỷ sản. Bảng 8: Xuất khẩu thuỷ sản tháng 12/2005 theo nhóm sản phẩm Sản phẩm Tháng 12/2005 So với cùng kỳ 2004 (%) 2005 So với cùng kỳ 2004 (%) KL GT KL GT KL GT KL GT Tôm đông lạnh 11.696 104,252 -1,9 -1,6 159.191 1371,556 +12,7 +8,8 Cá tươi/Đ.lạnh Trong đó -Cá da trờn -Cá ngừ 28.396 16.962 2.546 65,533 38,505 5,878 +79,5 +132,7 +50,2 +58,2 +100,6 +36,1 140.707 29.756 61.944 687,659 328,153 81,199 +31,4 +69,6 +45,1 +24,5 +43,3 +48,2 Mực và bạch tuộc đông lạnh 5.244 15,683 +47,5 +58,6 35.910 182,253 +2,3 +12,2 Hàng khô 2.333 11,728 +48,4 +62,3 35.910 130,354 +19,3 +28,0 Hải sản khác 27.070 109,836 +74,7 25,5 95.214 367,178 22,3 +13,7 Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Thương Mại Nguồn: Tạp chí Thương mại số tháng 2/2006. Biểu đồ 5: Tỷ trọng sản phẩm chính năm 2005 theo giá trị. Năm 2005, được đánh giá là năm có nhiều sự nỗ lực của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản. Đó là những doanh nghiệp như: Minh Phú Seafood Corp.; hay Camimex… Bảng 9: Tốp 10 doanh nghiệp XKTS năm 2005 DOANH NGHIỆP KL (tấn) GT( triệu USD) MINH PHÚ SEAFOOD CORP. 10.986 121,471 CAMIMEX 8.505 86,777 KIM ANH CO., LTD. 9.252 78,463 NAVICO 29.180 59,976 FIMEX Việt Nam 5.867 59,698 AMNADA FOODS (Việt Nam) LTD. 6.566 56,007 UTXI CO., LTD. 6.167 52,380 CAFATEX CORP. 7.921 51,715 SEA MINH HAI 4.701 49,990 CADOVIMEX 5.805 48,808 TỔNG CỘNG 94.949 665,284 Nguồn: Tạp chí Thương mại Thuỷ sản số tháng 2/2006. 2.2. Xuất khẩu tôm: Tôm là mặt hàng chủ lực của Việt Nam, đây là mặt hàng đem lại giá trị gia tăng và có khối lượng xuất khẩu lớn nhất của toàn ngành. Hơn nữa tôm Việt Nam được người tiêu dùng đánh giá là có chất lượng khá, thịt chắc ngon thơm. Nên việc thị trường tôm của Việt Nam mở rộng là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Trong năm 2005, tỷ trọng sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ cũng đã có sự gia tăng, tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với thị trường Nhật Bản. Có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ dưới: Nguồn: Tạp chí thương mại số tháng 2/2006 2.3. Mặt hàng cá: Năm 2005, xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ đã bắt đầu có sự gia tăng trở lại, nhất là mặt hàng cá tra, cá basa. Đây là mặt hàng phải gánh chịu vụ kiện bán phá giá của hiệp hội các nhà nuôi cá da trơn Mỹ, bên cạnh đó là việc ba bang của Mỹ thực hiện cấm không nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam đã gây nên hậu quả lớn đối với ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung và những bà con đồng bằng sông Cửu Long nuôi cá tra và cá basa nói riêng. Thêm vào đó là vụ kiện tranh chấp tên gọi “catfish” cũng gây không ít khó khăn, cản trở cho hoạt động quay trở lại thị trường Mỹ của doanh nghiệp Việt Nam. Nguồn:Tạp chí Thương mại tháng 2/2006. Có thể thấy tỷ trọng xuất khẩu cá các loại năm 2005 (giá trị) vào các thị trường qua biều đồ dưới. Qua biểu đồ này cũng cho thấy thị trường EU vẫn là thị trường lớn, đem lại nhiều lợi nhuận cho ngành xuất khẩu thuỷ hải sản Việt Nam.Tuy nhiên qua đây cũng cho thấy chỉ riêng 5 khu vực thị trường là Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Mỹ và EU đã chiếm đến 3/4 tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành. Đây là một bất cập lớn vì nếu không đa dạng thị trường thì ngành thuỷ sản nước ta sẽ không thể đứng vững được trước sự cạnh tranh của các đối thủ. Nguồn: Tạp chí Thương mại Thuỷ sản số tháng 2/2006. Thêm vào đó cũng cần thấy rằng trong thời gian tới, chúng ta không nên chỉ tập trung khai thác vào hai mặt hàng là cá tra, cá basa và tôm đông lạnh mà còn cần tập trung vào việc xây dựng thương hiệu và củng cố mặt hàng cá ngừ. Nguồn: Tạp chí Thương mại số tháng 2/2006. Đây là mặt hàng mới, có giá trị gia tăng cao, đây cũng là mặt hàng mà thị trường Mỹ chiếm ưu thế mạnh nhất, trong thời gian tới cần có biện pháp xúc tiến nhằm tăng thị phần mặt hàng này, đồng thời xây dựng một thương hiệu mạnh, thân quen với người tiêu dùng Mỹ, được đánh giá là có chất lượng tốt, an toàn, đảm bảo các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, hợp lệ về bao bì. 3. Phương thức xuất khẩu Tại Hoa Kỳ có nhiều loại công ty lớn, vừa và nhỏ với các kênh thị trường khác nhau. Các công ty lớn thường có hệ thống phân phối riêng và họ từ làm lấy tất cả các khâu từ nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối và tự nhập khẩu. Các tập đoàn và công ty lớn có tác động mạnh tới các chính sách của Chính phủ. Còn các công ty vừa và nhỏ vận động xung quanh hệ thống thị trường và được Chính phủ hỗ trợ. Đối với loại công ty vừa và nhỏ họ có nhiều cách bán hàng nhập khẩu tại Mỹ. Họ thường nhập khẩu hàng hoá về để bán tại Mỹ theo các cách phổ biến sau: 1- Bán sỉ cho các cửa hàng bán lẻ. Hầu hết các loại hàng hoá như: Trang sức, quần áo, đồ chơi, mỹ nghệ, tạp hoá đều có thể bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ thông qua các nhà nhập khẩu hay các người bán hàng có tính chất cá nhân và các công ty nhập khẩu hay các tổ chức buôn bán hàng hoá chuyên nghiệp. Cách bán hàng này rất có hiệu quả khi hàng hoá có nhu cầu tăng mạnh và có lợi nhuận cao. Nhìn chung nếu ngành hàng đa dạng đủ đáp ứng hết các chủng loại liên quan thì càng có hiệu quả hơn. 2- Bán cho các nhà phân phối. Thay bằng bán hàng cho người bán lẻ ta có thể bán hàng cho các nhà phân phối vì họ có hệ thống phân phối rộng khắp khu vực nào đó hoặc nằm trong nhóm ngành công nghiệp nào đó. Họ có khả năng bán hàng nhanh chóng trong thời gian ngắn. Nhưng cách này ta phải chia sẻ bớt lợi nhuận của mình cho các nhà phân phối. 3- Bán trực tiếp cho các nhà công nghiệp. Cách này có thể làm được khi các nhà máy công xưởng trực tiếp mua hàng của một số thương nhân nhỏ ở nước sở tại khi họ không có điều kiện để mua trực tiếp của các nhà xuất khẩu nước ngoài hoặc mua qua các nhà nhập khẩu trong nước. 4- Bán sỉ qua đường bưu điện. Có một số sản phẩm nhỏ và không đắt lắm có thể bán theo cách này qua một số trung gian bán buôn. Cách này có lợi là bán hàng trên diện rộng và không phải qua khâu trung gian phân phối hay bán buôn. 5- Bán lẻ qua đường bưu điện. Có một số nhà nhập khẩu không cần qua trung gian mà họ có thể trực tiếp gửi bưu kiện tới cho người mua. Để làm được cách này phải có hệ thống nghiên cứu thị trường chuẩn xác và có hiệu quả cao. Thiết kế được thị trường một cách chi tiết. 6- Có một số nhà nhập khẩu bán hàng theo catalog qua các nhà buôn theo kiểu này hay trực tiếp lập ra công ty để bán hàng theo catalog. Chìa khoá cho phương thức này là phải biết được địa chỉ của người hay công ty có nhu cầu thường xuyên về mặt hàng mình kinh doanh. 7- Bán lẻ. Nhà nhập khẩu tự tổ chức việc nhập khẩu và bán lẻ hàng hoá theo khả năng về thị trường của mình và tự gánh chịu mọi rủi ro về nhu cầu của thị trường cũng như là thu được toàn bộ lợi tức do nhập khẩu đem lại. Khi nhập khẩu họ phải biết được xu hướng của thị trường và phải tự làm lấy hết mọi việc trong mọi khâu buôn bán là điều chứa đựng nhiều rủi ro lớn. 8- Bán hàng qua các cuộc trưng bày hàng hoá trên các kênh truyền hình là hình thức mới và phải có hàng tức thời và bán theo giá công bố. 9- Bán hàng trực tiếp cho các nhà máy công xưởng với các điều kiện giống như ta bán cho các nhà bán buôn bán lẻ. 10- Làm đại lý bán hàng. Có một số người Mỹ có quan hệ tốt cả hai chiều với nhà xuất khẩu nước ngoài và hệ thống phân phối bán buôn bán lẻ trong nước thì họ thường làm đại lý cho nước ngoài để khỏi phải lo khâu tài chính cho kinh doanh. Họ chỉ cần đưa ra điều khoản LC chuyển nhượng là có thể giải quyết được việc này. 11- Bán hàng qua “ buổi tiệc giới thiệu bán hàng” (Bali Imports Party). MỘt số nhà nhập khẩu mua một số lượng hàng nhỏ về rồi mời người thân quen đến dự buổi giới thiệu bán hàng tại chỗ. Có một số nhà nhập khẩu trả hoa hồng cho ai đứng ra tổ chức và giới thiệu bạn hàng cho họ. 12- Bán ở chợ ngoài trời (Flea Market). Có hãng lớn đã từng tổ chức nhập khẩu và bán hàng ở ngoài trời với quy mô lớn và diện rộng khắp cả nước. Cách làm này đòi hỏi phải có diện quan hệ rộng với người bán hàng trong nhiều nước khác nhau và phải trả một phần lợi tức cho người bán hàng. Cách này yêu cầu phải đặt giá trực tiếp đến người tiêu dung. 13- Bán hàng qua các Hội chợ, triển lãm tại Mỹ. Có người mua hàng về kho của mình và quanh năm đi dự các hội chợ triển lãm khắp nước Mỹ để tìm kiếm các đơn đặt hàng tại quầy rồi về gửi hàng cho người mua theo đường bưu điện, các hãng chuyển phát nhanh Fedex hay UPS. Cách này chỉ có thể làm ở quy mô nhỏ với hàng đặc chủng, hàng mới và giá cao. 14- Bán hàng qua hệ thống Internet như dạng Amazon.com * Bán hàng cho các nguồn trung gian đặt hàng (soureing person). Người Mỹ hay làm nghề trung gian đi đặt hàng cho các tập đoàn hay các công ty lớn để nhập khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ. Họ đến gõ cửa ta và đặt mua hàng hoá. Cách tiếp cận thị trường qua trung gian loại này có một số điểm lợi cho ta. Họ mang hàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhanh chóng, ta không cần khâu nghiên cứu thị trường tốn kém và khó khăn khi ta ở nước khác. Tuy nhiên cách này có một số điểm không thuận: - Ai nắm được cơ cấu thị trường càng tốt thì người đó càng ở vào vị thế có lợi hơn và hay ép bên kia để ăn chênh lệch giá lớn. - Việc xác định giá cả rất phức tạp và mâu thuẫn nhau. Có khi giá bán lẻ và giá nhập khẩu chênh nhau hàng nhiều lần có khi lại rất sát nhau tuỳ thuộc vào cơ cấu giá thành ở nước sở tại. Thí dụ: Nếu thuế nhập khẩu và thuế nội địa lớn thì giá nhập khẩu và giá bán lẻ sẽ chênh nhau khá cao còn nếu hàng._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32294.doc