Một số giải pháp quản lý nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện công tác “dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp ở huyện Yên Phong

Đề án ĐỀ ÁN: Một số giải pháp quản lý nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện công tác “dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp ở huyện Yên Phong. MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP. Khái niệm và vai trò của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp. Khái niệm của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp. vai trò của công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 1.2. Quản lý hoạt động dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp.

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện công tác “dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp ở huyện Yên Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.2.1 Phương hướng chung. 1.2.2 Nguyên tắc thực hiện hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp . 1.2.3 Mục tiêu. 1.3 Quản lý hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp . 1.3.1 Bước 1: Ra nghị quyết chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo, ban thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp. 1.3.2 Bước 2: Quy hoạch đồng ruộng. 1.3.3 Bước 3: Xây dựng phương án chia ruộng. 1.3.4 Bước 4: Công khai hoá quy hoạch, phương án chia ruộng và thực hiện chia ruộng tại thực địa. 1.3.5 Bước 5: Điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. 1.3.6 Bước 6: Tiếp thu các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ vào địa phương sản xuất giống lúa, đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, rau màu, trồng hoa cao cấp. 1.3.7 Bước 7: Tổ chức thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp. 1.3.8 Bước 8: Kiểm soát hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp . 1.3.8.1 Chế độ thông tin báo cáo. 1.3.8.2 Đánh giá thực hiện hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp . CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH. 2.1 Một số nét khái quát về đặc điểm đất nông nghiệp huyện Yên Phong. 2.1.1 Quá trình manh mún hoá đất canh tác nông nghiệp. 2.1.2 Quá trình tích tụ đất nông nghiệp nông thôn. 2.1.3 Đất đai của huyện Yên Phong có mức độ manh mún lớn. 2.1.4 Những hạn chế do tình trạng nông nghiệp phân tán manh mún . 2.2 Thực trạng quản lý hoạt động dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở huyện Yên Phong. 2.2.1 Thực trạng thực hiện hoạt dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp huyện Yên Phong. 2.3 Quản lý hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp huyện Yên Phong. 2.3.1 Cơ cấu tổ chức. 2.3.2 Tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp huyện Yên Phong. 2.3.3 Đánh giá quản lý hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp huyện Yên Phong. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẨY NHANH CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN YÊN PHONG. 3.1 Những kinh nghiệp rút ra từ thực tiễn hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp . 3.2 Giải pháp quản lý đẩy nhanh đẩy nhanh hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở huyện Yên Phong. 3.2.1 Giải pháp tạo hành lang pháp lý cho hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp . 3.2.2 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ,và vận động quần chúng. 3.2.3 Quy hoạch sủ dụng đất gắn với tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá . 3.3 Kiến nghị. KẾT LUẬN. Mở đầu Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện nghị quyết số 10/NQ-TW của bộ chính trị ngày 27/2/1992 và thông báo số 29/TB-TU của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Bắc về việc giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho nông dân; nghị đinh số 64/NĐ-CP này 27/9/1993 của chính phủ ban hành về việc giao đất cho nông dân sử dựng lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Trong 2 năm 1992-1993 toàn Huyện đã giao ruộng ổn định lâu dài đến từng hộ cá nhân trong đó có để lại một phần diện tích đất công ích phục vụ cho mục đích chung. Chính điều này đã tạo lập cơ sở pháp lý đẻ hộ nông dân đảm bảo an ninh lương thực cho hầu hết người dân nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất gạo đóng góp nhiều cho xuất khẩu. Tuy nhiên trong quá trình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp tại Huyện Yên Phong trong những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn: Ruộng đất để sản xuất nông nghiệp phân tán, manh mún không đầy đủ, bình quân 12-15 thửa/ 1hộ, cá biệt có 18 thửa/hộ. Do vậy không phát huy được tiềm năng của đất, gây lãng phí nhân lực , chi phí sản xuất cao. Việc đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu nông nghiệp nông thôn để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cũng như công tác quy hoạch đầu tư cải tạo đồng ruộng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như: Muốn thăm đồng kiểm tra trước sâu bệnh… Thông thường phải mất một buổi sáng hoặc cả ngày; cày ruộng phải “nhảy cóc” mất công; muốn đưa cây con mới, có giá trị kinh tế cao vào sản xuất do ruộng đất manh mún công chăm sóc lớn đã làm giảm hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp. Từ thực tiễn trên, năm 1998-1999 Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện đã chủ trương cho phép thôn: Trác Bút, thị trấn Chờ và thôn Đông Mai xã Trung Nghĩa tiến hành chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn, xong mới chỉ là lấy tinh thần tự giác, kế hoạch chuyển dịch chưa cao, ruộng đất vẫn còn manh mún. Trong những năm gần đây do tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn được đẩy mạnh vào Huyện, nông nhân mong muốn được tích tụ ruộng đất để sản xuất hành hoá quy mô lớn, sản lượng, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao hơn. Uỷ ban nhân dân huyện Yên Phong đã xây dựng kế hoạch số 64/KH-UB ngày 15/6/2007 và thông qua ban chấp hành huyện Uỷ họp bàn và đã ra nghị quuyết số 20/NQ-HU ngày 28/6/2007 về thực hiện hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp rất quan trọng tạo ra “bước đệm” để sản xuất nông nghiệp nâng cao giá trị, tạo ra những sản phẩm chất lượng, khai thác tốt tiềm năng của mỗi địa phương. Nhưng nếu chỉ làm bằng khẩu hiệu mà không có giải pháp quản lý cụ thể, kịp thời thì mục tiêu khó trở thành hiện thực. Và nếu không đẩy mạnh quy hoạch dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, thay đổi cơ cấu cây trồng để sản xuất hàng hoá quy mô lớn thì công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn cũng chỉ nằm trên “bàn giấy”. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ tình hình thực tiễn hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Đề tài đã phân tích nghiên cứu thực trạng hoạt động và cơ chế quản lý của hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp, trên cơ sở đề xuất một số kiến nghị, giải pháp quản lý đẩy nhanh quá trình thực hiện hoạt động này trên địa bàn huyện Yên Phong. Bố cục đề tài Chương I: cơ sở lý luận về họat động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp Chương II: thực trạng quản lý hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Chuơng III: hoàn thiện hệ thống quản lý đẩy nhanh hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp huyện Yên Phong. Lời cảm ơn! Em xin chân thành cảm ơn sự động viên, hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền - giáo viên hướng dẫn. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Học Quan Lý; cùng các bạn sinh viên lớp quản lý kinh tế 47A đã quan tâm và tạo điều kiện cho cá nhân em hoàn thành tốt đề án. Mặc dù đã nổ lực tìm tòi, nghiên cứu tài liệu có liên quan, nhưng vì thời gian chưa được nhiều, kỹ năng và kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Em xin trân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP Khái niệm và vai trò của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp Khái niệm của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp Là việc chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành lớn giữa các hộ nông dân, đẩy mạnh quá trình tích tụ ruộng đất để đưa nền nông nghiệp vốn manh muốn, nhỏ lẽ phát triển thành sản xuất hàng hóa qui mô lớn. Dưới sự chỉ đạo thống nhất của các cán bộ Đảng viên từ cấp trung ương đến địa phương. Vai trò của công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . Cuộc cải cách kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn Việt Nam ở những năm đầu thập kỷ trước đã đem lại những thành quả to lớn về mặt kinh tế, xã hội cho đất nước. Từ một nước nhập khẩu lương thực, thực phẩm là chủ yếu, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, chúng ta đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới về một số mặt hàng nông sản như: gạo cà phê, tiêu, thuỷ sản … thu nhập và đời sống của người dân luôn được cải thiện. Tỷ lệ đói nghèo giảm đáng kể, đặc biệt là ở nông thôn…đóng góp vào thành quả to lớn trên không thể không kể đến các chủ trương, chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước đã ban hành trong quá trình đổi mới vừa qua . Một trong số đó là chủ trương dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là hướng đi tất yếu để đưa nền nông nghiệp vốn rất manh mún, nhỏ lẻ phát triển thành sản xuất hàng hoá qui mô lớn. Sau hơn mười năm thực hiện, từ những ý tưởng manh nha ban đầu rồi trở thành chủ trương lớn, dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp đã thu được những thành tựu đáng kể. Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp khắc phục tình trạng đất manh mún, phân tán. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân đã liền khoảnh, liền khu, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ cải tạo ruộng đồng, thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiết kiệm chi phí sản xuất và tạo điều kiện tốt hơn cho cơ giới hoá. Giảm bớt thời gian đi lại vận chuyển, thu hoạch cho các hộ nông dân. Tăng thêm diện tích canh tác do giảm bớt diện tích đất để làm bờ ruộng. Tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cũng như thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học-kỷ thuật vào sản xuất góp phần thực hiện mục tiêu cánh đồng có thu nhập 35triệu/ha; 50 triệu/ha của địa phương. Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp là cơ hội để qui hoạch và phát triển hệ thống giao thông thuỷ lợi, tạo điều kiện phát triển đa dạng hoá nông nghiệp. Quá trình dồn điền, đổi thửa cho phép khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, làm cho qui mô diện tích các mảnh ruộng tăng lên. Nhưng đi làm theo đó là sự tăng nhu cầu dịch vụ sản xuất, đặc biệt là nhu cầu đảm bảo tưới tiêu, vận chuyển sản phẩm và cơ giới hoá sản xuất trong tương lai. Vì vậy trong triển khai dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp việc mở rộng đường giao thông, thuỷ lợi, bê tông hoá kênh mương thuỷ lợi, cũng như giảm chi phí cứng bê tông hoá kênh mương. Đất công ích được rà soát và tập chung hình thành các khu vực cụ thể để thuận lợi cho việc sử dụng và quản lý của địa phương, theo như yêu cầu của nghị định 64. Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp tạo cơ sở cho viêc cải thiện công tác quản lý đất đai thông qua quá trình điều tra đất đai cập nhật quĩ đất, trao đổi và giao lại đất có sự tham gia tích cực của các hộ nông dân của địa phương. những lúc khó khăn, tồn tại liên quan đến tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai, giao đất chưa công bằng trước đây được giải quyết, tạo không khí phấn khởi, đoàn kết trong xóm. Phương đổi thửa đất nông nghiệphướng, mục tiêu và nguyên tắc thực hiện hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp . Phương hướng chung Thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp và đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư và nằm trong trương trình tổng thể của ban chấp hành Đảng bộ huyện thực hiện Nghị Quyết 10 của Đảng, Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 và Nghị Quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 20. Nguyên tắc thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp - Các cấp uỷ Đảng chính quyền và cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp và đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư. Để đảm bảo yêu cầu và nguyên tắc sau: - Phải quy hoạch lại đồng ruộng để có hệ thống giao thông thuỷ lợi thuận tiện cho sản xuất lâu dài, xây dựng các công trình văn hoá thể thao. Trên cơ sở tận dụng tối đa các công trình giao thông thuỷ lợi hiện có của địa phương, tránh lãng phí. - Trong chỉ đạo điều hành phải thực sự công khai, dân chủ phương án qui hoạch đồng ruộng. Phương án dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp và đưa khu chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, để dân bàn bạc tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong Đảng bộ và Nhân dân. - Diện tích đất canh tác của các hộ khi thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp phải trên cơ sở diện tích giao cho hộ đó năm 1993 trừ đi phần chênh lệch diện tích đã bị Nhà nước thu hồi (nếu có). Mục tiêu Năm 2007chỉ đạo thực hiện làm điểm dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở một xã để rút kinh nghiệm. Năm 2008 triển khai thực hiện ở tất cả các xã thị trấn trong huyện. Phấn đấu năm 2010 cơ bản hoàn thành dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Sau khi thực hiện xong mỗi hộ nông dân còn từ 1-3 mảnh ruộng và mỗi thửa ruộng có diện tích từ 1000m2 trở lên. 1.3 Quản lý hoạt động dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp 1.3.1 Bước 1: ra nghị quyết chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo, ban thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp a. Ở huyện Ban chấp hành huyện uỷ ra nghị quyết lãnh, chỉ đạo việc thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Thành lập ban chỉ đạo dồn điền, đổi thửa của huyện do đồng chí bí thư huyện uỷ làm trưởng ban, đồng chí phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế làm phó ban. Các thành viên là các cơ quan: kinh tế, tài nguyên môi trường, văn hoá thông tin, đài truyền hình, hạ tầng kinh tế, tài chính kế hoạch, chi cục thuế, mặt trận tổ quốc,hội đồng nhân dân. Ở xã Họp ban chấp hành mở rộng (ban chấp hành, cán bộ chuyên môn, hội đoàn thể xã, bí thư chi bộ, chủ nhiệm, trưởng thôn) ra nghị quyết chỉ đạo thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Hội đồng nhân dân xã ra nghị quyết thống nhất thực hiện. Thành lập ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp do đồng chí Bí thư Đảng Uỷ làm trưởng ban. Các thành viên gồm các ban nghành, đoàn thể của xã, bí thư chi bộ và trưởng thôn. Ở thôn Chi bộ ra nghị quyết chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp triển khai tới từng đảng viên, hội viên, và các chi bộ đoàn thể thôn, ban quản lý hợp tác xã nông nghịêp. Các thôn thành lập ban thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp do đồng chí bí thư chi bộ làm trưởng ban, đồng chí trưởng thôn làm phó ban, chủ nhiệm hợp tác xã làm phó ban, các thành viên là các ban, nghành đoàn thể và các đồng chí kinh nghiệm uy tín, am hiểu đồng ruộng. Đại hội xã viên hoặc hội nghị xã viên họp ra nghị quyết hoặc tổ chức phát phiếu thăm dò đến các hộ xã viên để tổng hợp các ý kiến thống nhất thực hiện chủ trương dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. 1.3.2. Bước 2: Quy hoạch đông ruộng a. Trước khi tiến hành quy hoạch đồng ruộng cần thực hiện các việc cụ thể sau: Thống kê toàn bộ diện tích đất nông nghiệp hiện có của từng hộ thành các bảng biểu Thống kê toàn bộ diện tích đất công ích hiện có b. Tíên hành quy hoạch Khi cần căn cứ vào bản đồ địa chính địa hình thực tế của các chân ruộng từng khu, từng vùng, các công trình hiện có của địa phương. Lập bản đồ quy hoạch gồm : Đất ở khu dân cư (nên chọn các vị trí thuận lợi có giá trị sinh lời) Các công trình công cộng của thôn (cần có sự thống nhất giữa thôn và các xã ) bao gồm nhà trẻ, mẫu giáo, nhà văn hoá thôn và sân thể thao … Các công trình thuỷ lợi đường giao thông nội đồng, kênh mương tưới tiêu, nghĩa địa, bãi giác thải…trong nội dung này phải tận dụng các công trình hiện có của địa phương đặc biệt là đường giao thông và các công trình thuỷ lợi. Đồng thời các tính toán sau khi chia ruộng các thửa đất của các hộ đều được tiếp cận với đường giao thông và các công trình tưới tiêu. Các vùng sản xuất theo địa hình của thôn (nên chia 3 vùng chính đó là vùng trũng, đồng vàn và đồng cao) c. Sau khi quy hoạch lại cần phải xác định một số nội dung sau: Diện tích của từng loại đất đã quy hoạch nêu ở trên (tô màu để nhân dân dễ nhận biết trên bản đồ và thống kê thành bảng biểu) Phần hạ tầng bổ sung thêm (chủ yếu là đường, kênh mương) cần xác định được kinh phí và khối lượng Các biện pháp thực hiện, thời gian hoàn thành và phải công bố công khai về bản đồ quy hoạch, kinh tế, tài chính và các vấn đề có liên quan khác để nhân dân được biết. Đối với những nơi có điều kiện thì có thể tiến hành làm hạ tầng nội đồng luôn 1.3.3 Bước 3: xây dựng phương án chia ruộng Để tiến hành phương án chia ruộng ngoài, ban thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp cần xây dựng phương án chia ruộng trước khi trình đại hội xã viên quyết định a. Nguyên tắc chia ruộng giữ nguyên số đối tượng, số khẩu, diện tích đã giao cho các hộ năm 1992 (sinh không thêm, chết không gảm, số khẩu tăng thêm không chia, diện tích thêm thu hồi, bồi thường của các hộ sẽ trừ đi). Trong quá trình chia nếu thiếu có thể lấy từ quỹ đất công ích của xã, của thôn để bù vào. Phương án chia ruộng Phương án chia ruộng là “hoà mực rũ rối” vì vậy cần phải đảm bảo tính dân chủ công khai dưới sự chỉ đạo của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền và giữ gìn sự đoàn kết trong thôn. Đối với các vùng trũng khó canh tác (trồng lúa năng suất thấp, bấp bênh) nên khuốn khích các hộ có nhu cầu chuyển đổi sang nhu cầu kinh tế tổng hợp (chăn nuôi, thuỷ sản, trồng trọt). Đối với vùng này ngoài định suất chung được chia như các hộ khác thì có thể chia theo hệ số tăng tuỳ theo tình hình vụ thể của từng địa phương sau khi đã thống nhất trước toàn dân (k = 1.1; k = 1.2) Tại khu đồng vàn (đất hai lúa) khuyến khích các hộ tự nguyện (các bộ, đảng viên, gia đình, anh em họ tộc…) nhận gọn thửa, gọn khu trên cơ sở đảm bảo số diện tích đất canh tác của mỗi hộ như trước khi chia ruộng (gọi là khu đồng tự nguyện) Các vùng còn lại tiến hành các phiếu chia ruộng. Trong quá trình chia có thể ưu tiên các gia đình chính sách, neo đơn không nơi nương tựa nhận ruộng gần, dễ canh tác 1.3.4. Bước 4: công khai hoá quy hoạch, phương án chia ruộng và thực hiện chia ruộng tại thực địa. a. Công khai hoá nội dung quy hoạch, phương án chia ruộng Ban thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp qua nội dung quy hoạch, phương án chia ruộng để chi bộ họp bàn thống nhất và ra nghị quyết. Sau đó tiến hành mở hội nghị xã viên để họp bàn thống nhất và ra nghị quyết thực hiện. Niêm yết các bản đồ quy hoạch, phương án chia ruộng tại nơi công cộng để toàn bộ nhân dân biết và tìm hiểu cụ thể. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân đặc biệt là vận động cá biệt các trường hợp chưa đồng ý với chủ trương dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. b. Chia ruộng tại thực địa Đo đạc diện tích đất của các hộ tự nguyện, tại vùng đất trũng (có gắp phiếu tứ tự) Số hộ còn lại, vùng còn lại tiến hành gắp phiếu tiếp theo. Thời điểm chia ruộng thuận lợi nhất là sau khi gặt lúa vụ mùa xong và trồng vụ đông. Lưu ý Trong quá trình chia ruộng cần lưu ý một số vấn đề sau: Để lại phần bờ thửa tối thiểu là 50 cm là phần đất công và giao cho các hộ gia đình tự quản lý. Đối với những hộ chư nhất trí với chủ trương dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp thì ở những giai đoạn này có thể “nhảy cóc” và bố trí các diện tích công ích của thôn xã, xen kẽ tại khu vực này. Đồng thời tập thể không chịu trách nhiệm về các điều kiện sản xuất của các hộ không ủng hộ dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. 1.3.5 Bước 5: điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các thôn xác định lại diện tích của từng hộ và tổng hợp lại theo ô thửa đã chia gửi về xã (kèm theo bản đò quy hoạch, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bảng biểu tổng hợp số hộ, số diện tích, số thửa) Xã tổng hợp, thẩm định và trình phòng tài nguyên môi trường. Phòng tài nguên môi trường tham mưu giúp uỷ ban nhân dân Huyện làm chủ các thủ tục điều chỉnh trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cấp sổ mới Bước 6: tiếp thu các chương trình, dự án đầu tư hổ trợ vào địa phương sản xuất giống lúa đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, hoa màu, trồng hoa cao cấp… Để hỗ trợ các thôn làm có hiệu quả, uỷ ban nhân dân Huyện đã tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, trước hết là các công tác triển khai từ Huyện đến thôn, từ Đảng ra ngoài quần chúng. Hỗ trợ kinh phí bằng ngân sách của Huyện: + Thôn có dưới 200 hộ : Hỗ trợ 20 triệu đồng + Thôn có từ 200 đến 400 hộ : Hỗ trợ 30 triệu đồng + Thôn có trên 400 hộ : Hỗ trợ 40 triệu đồng Kinh phí làm đường giao thông, kênh mương, cầu cống nội đồng Huyện cho phép các thôn được đấu thầu hồ ao, đấu thầu quyền sử dụng đất ở có quy hoạch để đầu tư xây dựng, Huyện chỉ thu tiền sử dụng đất theo quy định Bước 7: tổ chức thực hiện đồn điền đổi thửa Tổ chức triển khai Ở Huyện Uỷ ban nhân dân xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp giai đoạn 2007- 2010 trình ban thường vụ Huyên uỷ. Ban chấp hành Huyện uỷ họp ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp Huyện Yên Phong. Huyện uỷ thành lập ban chỉ đạo hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Ở Xã Trên cơ sở nghị quyết của ban chấp hành Huyện uỷ kế hoạch thực hiện dồn điền đổi thửa của đơn vị mình. Mở hội nghị họp bàn ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện chủ trương dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Thành lập ban chỉ đạo dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp Ở Thôn Họp chi bộ ra nghị quyết chỉ đạo thực hiện nghị quyết của cấp trên. Tổ chức hội nghị xã viên để thống nhất chủ trương. Thành lập ban thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. 1.3.7.2 Tổ chức vận đọng tuyên truyền Các tổ chức đoàn thể, quần chúng tổ chức họp bàn chuyên đề và vận động hội viên, đoàn viên trong thực hiện chủ trương dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp Tăng cường phổ biến các nghị quyết kế hoạch đồn điền đổi thửa của các cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng của Huyện, của cơ sở Lộ trình thời gian thực hiện Trong năm 2007 triển khai hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp đến các xã, thôn và chỉ đạo điểm thực hiện dồn điền đổi thửa tại xã Thụy Hoà sau đó tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Năm 2008 các xã thị trấn chọn 1-2 hợp tác xã làm xong công tác dồn điền đổi thửa, các hợp tác xã còn lại tiếp tục thực hiện các bước. Từ năm 2009 - 2010 cơ bản hoàn thành trong toàn huyện. 1.3.7.4 Chính sách hỗ trợ. Mỗi thôn thực hiện dồn điền đổi thửa xong huyện hỗ trợ như sau: + Thôn 200 hộ mức hỗ trợ 20 triệu đồng (trđ) + Thôn từ 200 - 400 hộ hỗ trợ 30 trđ + Thôn có 400 hộ trở lên hỗ trợ 40 trđ Kinh phí làm đường giao thông, kênh mương huyện cho phép các thôn đấu giá quyền sử dụng đất . Huyện chỉ thu tiền sử dụng theo quy định. 1.3.8 Bước 8: kiểm soát hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp Chế độ thông tin báo cáo. Các xã nghành báo cáo về ban chỉ đạo thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vào ngày 30 hàng tháng. Hàng tháng, quý uỷ ban nhân dân huyện, ban thường vụ huyện uỷ nghe và cho ý kiến chỉ đạo. Mỗi năm sơ kết một lần vào cuối năm. Hết năm 2010 tổng kết thực hiện kế hoạch. Thực hiện thắng lợi hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lơn, góp phần đưa năng suất, sản lượng, giá trị nông nghiệp vững mạnh, làm thay đổi dần tập quá sản xuất, làm thay đổi dần tập quán sản xuất lớn, sản xuất. Tuy nhiên thực hiện hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp là một việc khó khăn đòi hỏi phải quyết tâm cao, hăng say nhiệt nhiệt tình, vô tư, khách quan, dân chủ nhất là sự quyết tâm từ cơ sở và cán bộ được phân công thực hiện nhiệm vụ này. Huyện uỷ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân huyện quyết tâm thực hiện thành công chủ trương kế hoạch dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp huyện Yên Phong giai đoạn 2007-2010. Đánh giá việc thực hiện hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Ban kinh tế tỉnh uỷ, sở địa chính có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các nghành thực hiện nghị quyết của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, tổng hợp báo các kết quả về ban thường vụ huyện uỷ. Đánh giá hiệu lực của hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Nói đến hiệu lực của chính sách khả năng của nhà nước có thể xây dựng được chính sách hợp lý trong việc bắt buộc và động viên các đối tượng thực hiện chính sách nghiêm túc. Hiệu lực là so sánh giữa kết quả đầu ra với mục tiêu hoạt động dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp Hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp đã khắc phục được tình trạng đất đai manh mún trên địa bàn huyện. Trước khi thực hiện dồn điền đỏi thửa đất nông nghiệp, bình quân mỗi hộ có 18 thửa ruộng, nay mỗi hộ còn 1- 3 thưả ruộng, thửa to nhất 17 sào, thửa nhỏ nhất là 2 sào. Đồng thời bước đầu đã hình thành vùng sản xuất: lúa lai, lúa hàng hoá, rau an toàn. Lạc Nhuế: rau an toàn vói diện tích 20 ha. Đông tảo: rau an toàn với diện tích 10 ha, dự án đua chăn nuôi ra khỏi khu dân cư với diện tích 10 ha. Đánh giá tính phù hợp của hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Việc thực hiện mục tiêu của chính sách nhất định phải là công cụ để thực hiện mục tiêu cao hơn. Để đạt đươc mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp 2020; nông nghiệp vươn tới một nền sản xuất hàng hoá, đủ sức cạnh tranh là quá trình phấn lâu dài bỏ dần tư tưởng tiểu nông, nhỏ lẻ. Trong quá trình ấy hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp là quan trọng, tạo ra “bước đệm” để sản xuất nông nghiệp nâng cao giá trị, tạo ra những sản phẩm hàng hoá chất lượng, khai thác hết tiềm năng của mỗi địa phương. Đánh gía tính công bằng của hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Nguyên tắc của hoạt động dồn điền đổi thử đất nông nghiệp là phải đảm bảo tính công bằng, công khai minh bạch. Tuy nhiên hệ quả của hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp là sự hình thành nên các nhóm lợi ích khác nhau về ruộng đất và sự phát triển của thị trường đất nông nghiệp. Lợi ích có thể thu được của bộ phận các hộ khá giả hoặc những hộ có “vị trí” trong nông thôn, trong quá trình thực hiện hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Có thể khẳng định rằng những hộ khá giả và những người quan trọng trong nông thôn là những người thu được nhiều lợi ích hơn cả trong thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Sự gia tăng phân hoá ruộng đất giữa người giầu và người nghèo kéo theo sự phân hoá về kinh tế. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DỒN ĐIỀN DẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH. 2.1 Một số nét khái quát về đặc điểm đât nông nghiệp huyện Yên Phong. 2.1.1 Qúa trình manh mún hoá đất canh tác nông nghiệp. Thực chất của manh mún đất nông nghiệp của nước ta là ngay từ khi chia ruộng vì đa số thực hiện theo phương châm: có gần, có xa, có tốt, có xấu, có cao, có thấp… Nên ngay từ đầu mỗi hộ có trên dưới mười mảnh ruộng giải khắp các khu đồng. Trong tương lai quỹ đất không thể mở rộng và diện tích đất nông nghiệp còn tiếp tục bị thu hẹp do phát triển công nghiệp và đô thị. Ngược lại thì dân số lại liên tục tăng nhất là tại các vùng nông thôn, miền núi. Dân số tăng lên và quá trình tách hộ diễn ra liên tục. Đất canh tác nông nghiệp cũng liên tục được chia nhỏ theo số khẩu tách ra đó là quá trình manh mún hoá đất nông nghiệp tại khu vực nông thôn trong nhiều năm qua: Công nghiệp hoá Dân số tăng Diện tích đất nông nghiệp giảm Đất canh tác của nông dân giảm dần Đất canh tác của các hộ bị manh mún hoá Sa mạc hoá Đất bị nhiễm mặn Kết hôn, tách hộ Đô thị hoá Sơ đồ 1: Quá trình manh mún hoá đất nông nghịêp 2.1.2 Quá trình tích tụ đất nông nghiệp tại nông thôn Song song và ngược lại quá trình manh mún hoá đất là quá trình tích tụ ruộng đất canh tác nông nghiệp tại một bộ phận dân cư nông thôn trong thời gian gần đây. Hộ nông dân A có nghề phụ, đi công nhân Nhượng đất ruộng Hộ nông dân B tích tụ đất mở rộng sản xuất Hộ nông dân C bỏ dần nghề nông Hộ nông dân C cho con thoát ly Hộ C do DĐĐT có hiệu quả cao Hộ nông dân B phát triển VAC Hộ nông dân B tích tụ đất phát triển kinh tế trang trại Hộ nông dân A bỏ dần nghề nông Hộ nông dân A cho con thoát ly Kinh tế phát triển Kinh tế phát triển Kinh tế giàu lên Kinh tế giàu lên Nhượng đất ruộng Nhượng ruộng đất Nhượng ruộng đất Sơ đồ 2 : Quá trình tích ruộng đất Kinh tế phát triển Kinh tế giàu lên Quá trình đó được diễn ra theo hai hướng: Một là một số hộ gia đình phát triển được kinh tế và đầu tư cho thế hệ sau thoát li nên không tiếp tục tham gia sản xuất nông nghiệp trả lại ruộng đất canh tác cho chính quyền địa phương hoặc nhường lại quyền sử dung ruộng đất cho các hộ khác. Hai là quá trình phát triển sản xuất công nghiệp, lành nghề, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phi nông nghiệp tại một số địa phương nên đã thu hút được nhiều lao động nông nghiệp ra khỏi khu vực nông nghiệp. Do đó đất canh tác nông nghiệp được cho thuê, mượn hoặc nhượng lại cho các hộ ở lại tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp. Quá trình tích tụ diễn ra theo ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp, giảm số mảnh, tăng diện tích của mảnh. Giai đoạn 2: Chuyển nhượng hoặc cho thuê mượn quyền sử dụng đất dẫn đến giảm số hộ sử dụng đất, tăng diện tích đất nông nghiệp của hộ tạo điều kiện phát triển kinh tế trang trại, nông trại. Giai đoạn 3: Liên kết các trang trại, tạo lập khu sản xuất hàng hoá, tiếp theo là liên kết các vùng sản xuất hàng hoá lớn Đất đai nông nghiệp của huyện có mức đọ manh mún lớn . Huyện Yên Phong (sau khi tách bốn xã về thành phố Bắc Ninh) có 14 xã, thị trấn với 70 thôn làng, khu phố . Diện tích đất tự nhiên 9686 ha, diện tích đất nông nghiệp 6601 ha, dân số 126770 khẩu, với 70550 lao động, 28448 hộ; bình quân 6,9 sào/1 hộ: một khẩu có 2 sào, nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng, ngoài ra có một số nghề khác như : Nấu rượu ở Tam Đa, làm mì miến, bánh đa nem ở Yên Phụ, cô đúc nhôm ở Văn Môn… Thực hiện nghị quyết số 10- NQ/TW của bộ chính trị ngày 27/2/1992 và nghị định số 64- NĐ/CP ngày 27/9/1999 của Chính phủ ban hành về việc giao đất nông nghiệp cho nông dân sử dụng lâu dài với mục đích sản xuất nông nghiệp. Chính điều này đã tạo lập cơ sở pháp lý để nông dân là đơn vị sản xuất nông nghiệp tự chủ và nhờ đó tạo ra động lực nâng cao năng xuất, đảm bảo an ninh lương thực cho tất cả người dân trên địa bàn Huyện. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp tại Huyện trong những năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay đã gặp phải nhiều khó khăn: ruộng đất sản xuất nông nghiệp phân tán, manh mún, không đều, bình quân mỗi hộ 12 – 18 thửa/hộ, cá biệt có 21 thửa/hộ. Do vậy không phát huy được tiềm năng của đất, lãng phí nhân lực, chi phí sản xuất cao. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn cũng như công tác quy hoạch đầu tư cải tạo ruộng đất gặp rất nhiều khó khăn. Từ thực tế trên 1998-1999 Huyện Uỷ - Uỷ ban nhân dân Huyện có chủ trương cho phép nông dân thực hiện chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn và làm điểm ở: hợp tác xã Trác Bút, đông mai, xong mới chỉ lấy tinh thần tự giác, tự phát trong nhân dân nên hiệu quả đạt chưa cao, ruộng đất vẫn còn manh mún… Đòi hỏi cấp trên có chủ trương chỉ đạo ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24996.doc
Tài liệu liên quan