Một số giải pháp quản lý môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững khu vực vịnh Hạ Long

LỜI NÓI ĐẦU Khu vực vịnh Hạ Long không chỉ bao gồm vùng nước cùng với gần hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ với nhiều cảnh quan kỳ ảo, khu vực còn bao gồm các phần lục địa như thành phố Hạ Long , thị xã Cẩm Phả, huyện Hoành Bồ, huyện Yên Hưng và phần Đảo Cát Bà thuộc thành phố Hải Phòng là những nơi có nhiều hoạt động phát triển có liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển của khu vực vịnh Hạ Long. Do đặc thù về vị trí địa lý và các đều kiện về tài nguyên thiên nhiên, hoạt động khai thác than,

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp quản lý môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững khu vực vịnh Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảng biển, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản, lâm nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng..v..v..trong khu vực không chỉ có ý nghĩa với sự phát triển của khu vực mà còn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Điểm nổi bật trong các hoạt động phát triển đã và đang diễn ra một các hết sức sôi động trong khu vực là cùng trên một vùng lãnh thổ tương đối chật hẹp hội tụ rất nhiều yếu tố tạo tiền đề cho nhiều hoạt động phát triển phong phú và đa dạng. Các hoạt động phát triển truyền thống như khai thác than và sản xuất vật liệu xây dựng, đánh bắt thuỷ hải sản, phát triển cảng biển, giao thông thuỷ bộ…gần đây lại tiếp tục có những cơ hội được đẩy mạnh hơn, hoạt động du lịch và dịch vụ ngày càng có cơ hội phát triển nhanh hơn, đô thị hoá và những nhu cầu cho phát triển dân sinh ngày càng tăng thêm nhiều và nhanh hơn…Những yếu tố đó một mặt tạo nên những cơ hội phát triển kinh tế xã hội của khu vực mặt khác cũng đặt ra những mâu thuẫn và thách thức ngày càng khắc nghiệt đối với yêu cầu phát triển bền vững, đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà khoa học và mọi tầng lớp nhân dân phải có trách nhiệm đóng góp sức lực và trí tuệ vì sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi thành viên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do sự phát triển không cân đối giữa các ngành và các khu vực kinh tế, đã và đang làm cho môi trường khu vực bị xuống cấp nhanh chóng đồng thời chịu áp lực đang tăng lên của cộng đồng địa phương đoì hỏi phải có một môi trường sạch và bền vững. Do đó, trong vấn đề quản lý môi trường cho khu vực vịnh Hạ Long vừa là đòi hỏi cấp thiết cho việc bảo vệ Di sản thiên nhiên , vừa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vững của khu vực cũng như góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và năng lực quản lý bảo vệ môi trường của các cơ quan liên quan. Được sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáoTS- Ngô Thắng Lợi, em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “Một số giải pháp quản lý môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững khu vực vịnh Hạ Long”. Hy vọng đề tài sẽ tác động tích cực tới chiến lược phát triển bền vững kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói chung và khu vực vịnh Hạ Long nói riêng. Nội dung của đề tài bao gồm: Chương I: Sự cần thiết của vấn đề quản lý môi trường đảm bảo phát triển bền vững khu vực Vịnh Hạ Long. Chương II: Phân tích thực trạng môi trường và quản lý môi trường khu vực Vịnh Hạ Long. Chương III: Các giải pháp chủ yếu quản lý môi trường đảm bảo phát triển bền vững khu vực Vịnh Hạ Long. CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC VỊNH HẠ LONG I. MÔI TRUỜNG VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. 1.Môi trưòng: * Định nghĩa: Trong “luật bảo vệ môi trường” đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ IV thông qua ngày 27/12/1993 có định nghĩa khái niệm môi trường như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. * Bản chất hệ thống của môi trtường: Dưới ánh sáng của khoa học công nghệ-kỹ thuật hiện đại, môi trường cần được hiểu như là một hệ thống. Nói cách khác, môi trường mang đấy đủ những đặc trưng của hệ thống. Những đặc trưng cơ bản của hệ thống môi trưòng: + Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp: Cơ cấu của hệ môi trường được thể hiện chủ yếu ở cơ cấu chức năng và cơ cấu bậc thang. Dù theo chức năng hay theo bậc thang, các phần tử cơ cấu của hệ môi truờng thưòng xuyên tác động lẫn nhau, quy định và phụ thuộc lẫn nhau. + Tíng động: Hệ môi trưòng không phải là một hệ tĩnh mà nó luôn luôn thay đổi trong cấu trúc của nó, trong quan hệ tương tác giữa các phần tử cơ cấu và trong từng phần tử cơ cấu. Bất kỳ một sự thay đổi nào của hệ đều làm cho nó lệch khỏi trạng thái cân bằng trước đó và hệ lại có xu hướng lập lại thế cân bằng mới. Đó là bản chất của quá trình vận động và phát triển của hệ môi trường. Vì thế cân bằng động là một đặc tính cơ bản của môi trường với tư cách là một hệ thống. + Tíng mở: Môi trường dù với quy mô lớn, nhỏ như thế nào cũng đều là một hệ thống mở. Các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục “chảy” trong không gian và thời gian. Vì thế, các vấn đề về môi trường mang tính vùng, tính toàn cầu, tinh lâu dài và cần được giải quyết bằng nỗ lực của toàn thể cộng đồng, bằng sự hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới với một tầm nhìn xa, trông rộng vì lợi ích của thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau. + Khả năng tự tổ chức và tự điều chỉnh: Đặc tính cơ bản này của hệ môi trường quy định tính chất, mức độ, phạm vi can thiệp của con người đồng thời tạo mở hướng giải quyết cơ bản lâu dài cho các vấn đề môi trường cấp bách hiện nay (tạo khả năng tự phục hồi của các tài nguyên sinh vật đã suy kiệt, xây dựng các hồ chứa và các vành đai cây xanh, môi trương thuỷ và hải sản…) * Phân loại môi trường: Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, tồn tại nhiều cách phân loại môi trương. Về đại thể có thể phân loại môi trường theo các dấu hiệu đặc trưng sau: + Theo chức năng (thành phần) + Theo quy mô + Theo mức độ can thiệp của con nguời + Theo mục đích nghiên cứu và sử dụng 2.Phát triển bền vững: * Khái niệm: “Phát triển bền vững” là một sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làn thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của ccộng đồng người này không làm thiệi hại đến lợi ích của cộng đồng người khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ mai sau và sự phát triển của loài người không đe doạ sự sống còn hoặc làm suy giảm nơi sinh sống của các loài khác trên hành tinh (các loài cộng sinh). “Phảt triển bền vững” là một bài toán cực khó, không phải lúc nào cũng có thể giải quyết một cách tối ưu được, bởi vì trong thực tế, người ta thường đứng trước một sự lựa chọn không dễ dàng, hoặc cái này hoặc cái kia. Song xuất phát từ một cái nhìn tổng thể, một chiến lược phát triển có tính toán đầy đủ các nhân tố, các khía cạnh, từ kinh tế đến phi kinh tế và một khả năng dự báo tưong lai có tính hiện thực thì phát triển bền vững vẫn được đánh giá là một phương pháp phát triển lành mạnh và có giá trị nhất. 3.Mối quan hệ giưã môi trường và phát triển bền vững: Bảo vệ môi trường là một yêu cầu của quá trình phát triển bền vững. Tuy vậy giưãvấn đề môi trường với mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì nảy sinh các mâu thuẫn với nhau. Vì vậy trong quá trình phát triển, nảy sinh ra hai khuynh hướng: Thứ nhất: Quan điểm hy sinh môi trưòng và các yếu tố khác để tăng trưởng kinh tế nhanh. Ở các nước đang phải đối đầu với nghèo đói, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển thì khuynh hướng “phát triển với bất cứ giá nào” vẫn được tôn sùng trên thực tế. Những người quá sốt ruột với tình trạng lạc hậu, kém phát triển của nước mình thường lập luận rằng: “cứ phát triển kinh tế đã rồi sẽ tính sau” . Kết quả là môi trường bị suy thoái làm cho cơ sở của phát triển bị thu hẹp; tài nguyên của môi trường bị giảm sút về số lượng và chất lượng, trong điều kiện dân số ngày càng tăng lên, chính là nguyên nhân gây nên sự nghèo khó, cùng cực của con người. Thứ hai: Ngược lại với khuynh hướng trên là khuynh hướng “tăng trưởng bằng không hoặc âm” để bảo vệ các nguồn tài nguyên hữu hạn hoặc “chủ nghĩa bảo vệ” chủ trương không can thiệp vào các nguồn tài nguyên sinh học để bảo vệ chúng hay “chủ nghĩa bảo tồn” chủ trương không động chạm vào thiên nhiên, nhất là tại các địa bàn chưa được điều tra nghiên cứu đầy đủ. Tất cả những khuynh hướng quan điểm trên đều là không tưỏng đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nơi mà tài nguyên thiên nhiên là nguồn vốn của mọi hoạt động phát triển. Như vậy, phát triển và môi trường không pbải là hai vế luôn luôn đối kháng và mâu thuẫn lẫn nhau theo kiểu loại trừ, có cái này thì không có cái kia. Do đó không thể chấp nhận cách đặt vấn đề “phát triển hay môi trường” mà phải đặt vấn đề “phát triển và môi trường” nghĩa là phải lựa chọn và coi trọng cả hai, không hy sinh cái nàyvì cái kia. Phát triển và môi trưòng có mối quan hệ tưong tác rất chặt chẽ, thường xuyên, phụ thuộc và quy định lẫn nhau. Phát triển và môi trường biểu hiện mối quan hệ đa dạng, đa chiều giữa con người và thiên nhiên. Cách mạng khoa học và kỹ thuật thúc đẩy mối quan hệ tương tác đó. Xã hội cần hướng tới mội sự phát triển bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trưòng lấy con người làm trung tâm. II. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG : Sự cần thiết cua quản lý môi trường : Vấn đề quản lý và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay đang là vấn đề cấp thiết, xuất phát từ các vấn đề sau : Thứ nhất : Sự xuống cấp của môi trường do hậu quả của sự phát triển kinh tế đặt ra yêu cầu quản lý môi trưòng. Là một nước đang phát triển , Việt Nam đang trên con đường xây dựng phát triển, đòi hỏi sử dụng ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên, các chất thải trong sản xuất cũng ngày càng tăng lên, đã đang và sẽ làm nhiễm bẩn môi trường không khí, đất, nước, làm cho môi trường sống của con người ngày xấu đi, nhất là ở một số vùng mỏ và khu công nghiẹp tập trung, là môi đe doạ đối với tài nguyên sinh vật ở các vùng lân cận. Mặc dù nền kinh tế chưa phát triển, song tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động của ngành gây ra(công - nông – lâm- nghư- giao thông vận tải – dịch vụ) cũng không kém phần nghiêm trọng. Đặc biệt tình trạng ô nhiễm cục bộ ở các khu công nghiệp và các đô thị đã thể hiện rõ hơn, nhất là ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường do đất xói mòn. Hiện nay nước ta đang phải đương đầu với những vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng và xói mòn đất, khai thác quá mức tài nguyên ven biền, đf doạ các hệ sinh thái ngập nước nói chung và sự can kiệt tài nghuyên do mất dần các loại động vật hoang dã và các nguồn gen. Thứ hai : Quản lý nhằm sử dụng tốt hơn tài nguyên môi trường. Cần phải nhận thức rằng, vấn đề bảo vệ môi truờng ở Việt Nam thực chất là ván đề và khoa học các nguồn tài nguyên -thiên nhiên, các điều kiện tự nhiên và tiềm năng lao động gắn bó mọi chặt chẽ và chủ độnh ngay trong mọi quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh té- xã hội. Đó là một trong những đường lối có tính chiến lược. Thứ ba : Sự gia tăng dân số đặt ra vấn đề quản lý môi trường. Mức tăng dân số là mối đe doạ môi trường lớn nhất nước ta. Mật độ dân số trung bình của nước ta là 200/Km2, thuộc loại cao trên thế giới. Tốc độ tăng dân số nhanh, trong khi diện tích đất canh tác không tăng, làm cho bình quân diện tích đất canh tác theo đầu người rất thấp (thấp nhất khu vực Đông Nam Á) và lại xu hướng giảm dần. Diện tích rừng phá hàng năm (20 vạn ha) làm cho diện tích rừng càng giảm . Tàn phá thảm thực vật rừng còn phá huỷ cả các nguồn gen quý giá của các động vật hoang dã, phá huỷ đất rừng, làm cạn nguồn nước ngầm và nước mặt làm cho nhiều vùng trở thành hoang mạc. Dân số tăng nhanh cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở nước ta đã làm gia tăng những khối lượng khổng lồ các chất phế thải vào môi trường sống, làm hỏng đất, ô nhiễm nguồn nước và không khí. Nhiều khu công nghiệp như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Biên Hoà, Việt Trì vv… các chỉ số về mức độ độc hại do ô nhiễm đã vượt quá giới hạn cho phép rất nhiều. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường: Sự tác động của nhà nước về môi trường bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm sự cố môi trường. Xây dựng quản lý các công trình bảo vệ môi trường, công trình có liên quan bảo vệ môi trường. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật và hệ thống tiêu chuẩn về chất lượng môi trường . Tổ chức, xây dựng quản lý hệ thống quan trắc định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các cơ sở sản xuất- kinh doanh và các dự án phát triển. Cấp, thu hồi giấy chứng nhận hợp chuẩn môi trường. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các tranh chấp khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường, sử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đào tạo cán bộ về môi trường, giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến thức về khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hợp tác khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Chiến lược cụ thể hoá chính sách bảo vệ môi trường ở một mức độ nhất định. Chiến lược xem xét mối quan hệ giữa các mục tiêu do chính sách xác định và nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó, trên cơ sở ấy lựa chọn các mục tiêu khả thi, xác định các phương hướng biện pháp thực hiện mục tiêu.Luật pháp quy định, chế định về bảo vệ môi trường: Thông thường hệ thống luật bảo vệ môi trường của một quốc gia bao gồm hai thành phần chính là luật chung và luật về sử dụng hợp lý các thành phần môi trường cụ thể ở một địa phương. Luật chung gọi là luật bảo vệ môi trường. Còn luật biểu, rừng, đất đai , tài nguyên khoáng sản … là luật về các thành phần môi trường. Quy định là những văn bản dưới luật, nhằn cụ thể hoá hoặc hướng dẫn thực hiện các nội dung của luật. Quy định có thể do chính phủ trung ương hay địa phương, do cơ quan hành pháp hay luật pháp ban hành. Chế định là các quy định về chế độ, thể lệ, tổ chức quản lý bảo vệ môi trường, chẳng hạn quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan bộ, sở kế hoạch, công nghiệp, môi trường của Việt Nam.Kế hoạch môi trưòng : Bảo vệ môi trường là công tác có quy mô lãnh thổ lớn, thời gian dài, quan hệ đén nhiều ngành, nhiều người thuộc nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội, vì vậy chỉ có thể thực hiện tốt khi tiến hành kế hoạch hoá. Nội dung cơ bản của kế hoạch hoá môi trường là: Điều tra cơ bản về chất lượng môi trường, thu thập số liệu để làm cơ sở cho kế hoạch trung hạn, ngắn hạn, hoặc dài hạn. Bảo vệ môi trường là phải duy trì môi trường cơ bản, nhằm tạo điều kiện tái tạo lại môi trường, phát huy đặc điểm tự điều chỉnh của môi trường. Vì vậy phải đật các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong kế hoạch chung phù hợp với điều kiện bảo vệ và duy trì môi trường cơ bản nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Kế hoạch hoá môi trường phải đảm bảo tính đồng bộ cân đối mục tiêu và nguồn lực, gắn chặt với chính sách vốn đầu tư. Tái sản xuất chất lượng môi trường rất tốn kém, lợi ích thu được có khi còn thấp hơn chi phí và thời gian thu hồi vốn thường lâu. Vì vậy việc tạo vốn cho kế hoạch hoá môi trường là rất quan trọng.Thông tin, dữ liệu môi trường : Bao gồm hệ thống quan sát, đo đạc các thông số kỹ thuật về tài nguyên môi trường, tạo nên cơ sở dữ liệu thống nhất về quốc gia. Các công cụ này có vai trò quyết định sự đúng đắn, độ chính xác của việc xác định hiện trạng, dự báo diễn biến tình trạnh tài nguyen và môi trường.Kế toán môi trường : Kế toán môi trường là sự phân tích, tính toán nhằm xác định định hướng với độ chính xác nào đó về sự gia tăng hay suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia. Những thông tin số liệu đó được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình xác định các mục tiêu và chương trình phát triển của quốc gia. Nội dung của kế toán môi trường gồm có: đo đạc số lượng, đánh giá chất lưọng tài nguyên và sau đó là xác định giá trị của dự chữ tài nguyên dưới dạng tiền tệ để có thể đánh giá được cái “mất” và “được” khi khai thác, sử dụng tài nguyên.3.6. Quản lý tai biến môi trường:Rủi ro, tai biến môi trường gây ra tổn hại to lớn về môi trường. Chúng xảy ra đột ngột mà nguyên nhân từ thiên nhiên hoặc con người.Quản lý rủi ro là phải:Xác định tai biến.đánh giá khả năng thiệt hạiĐánh giá xác suất gây tai biếnXác định đặc trưng tai biếnTuy nhiên các nước cần có chính sách quản lý thích hợp cho từng loại tai biến.3.7. Giáo dục môi tường: Giáo dục môi trường có vai trò to lớn trong sự nghiệp bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia. Những nội dung chủ yếu của công cụ này là: Đưa giáo dục môi trường vào trường học Cung cấp thông tin cho nững người có quyền ra quyết định. Đào tạo chuyên gia về môi trường. 3.8. Nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ: Bảo vệ môi tường được tiến hành trên cơ sở khoa học và công nghệ ở trình độ cao. Các công cụ không phải là khuôn mẫu chung cho mõi quốc gia mà bằng kinh nghiệm thực tế của mình, mỗi quốc gia, mỗi địa phương phải nghiên cứu và triển khai đồng thời vận dụng thích hợp những kiến thức về khoa học và công nghệ môi trường. 3.9. Đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trương là một công cụ có hiệu lực để bảo vệ môi trường. Đó là công cụ để thực hiện chính sách, chiến lược, thực thi pháp luật, quy định, làm cho các kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội mang tính bền vững. 3.10. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường: Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường chính là sử dụng sức mạnh của thị trường để bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái. Các công cụ trong quản lý môi trường bao gồm: Ngân sách bảo vệ môi trường Thuế tài nguyên Thuế môi trường: + Thuế ô nhiễm bầu không khí + Thuế ô nhiễm tiếng ồn + Thuế ô nhiễm các nguồn nước Các loại phí và lệ phí Các biện pháp tài chính ngăn ngừa ô nhiễm + Giấy phép chuyển nhượng + Thu tiền ký quỹ + Thu tiền cam kết Các biện pháp thu hút vốn trong nước cho công tác bảop vệ môi trường: + Các khoản đóng góp của tư nhân, của các tổ chức phi chính phủ và của các đoàn thể. + Phát hành “tín phiếu xanh” + Xổ số và các biện pháp khác như thu một phần lệ phí từ các sự kiện quốc gia và quốc tế (thế vận hội, hội chợ, triển lãm, truyền hình có thu tiền, hội thi hoa hậu…) Vay nợ nước ngoài Tiền viện chợ của nước ngoài Trợ cấp tài chính Chính sách giá cả và tiêu chuẩn Thưởng phạt về môi trường Trên đây là 10 công cụ quản lý về môi trường tuy nhiên vớ tầm quan trọng và sự phát triển qua từng thời kỳ có thể sẽ còn tiếp tục bổ sung hoàn thiện các công cụ quản lý về môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia. III. Sự cần thiết phải đặt vấn đề quản lý môi trường ở khu vực vinh Hạ Long. Những mâu thuẫn giữa phát trtiển bền vững kinh tế xã hội và môi trường khu vực vinh Hạ Long: Tăng trưởng kinh tế cùng với tốc độ đô thị hoá nhanh tại Quảng Ninh nói chung, khu vực vịnh Hạ Long nói riêng có thể và tất yếu nảy sinh các mâu thuẫn trong tiến trình phát triển, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, thiết thực để đảm bảo cho khu vực phát triển bền vững, ổn định. Thực tế đã nảy sinh các vấn đề sau: + Khu vực vịnh Ha Long là nơi hội tụ nhiềm tiềm năng kinh tế quan trọng, nhưng lại có một phạm vi không gian lãnh thổ hẹp, đan xen nhau nên tất yếu sẽ dẫn đến sự tranh chấp giữa các ngành, các lĩnh vực về cơ hội đầu tư và không gian lãnh thổ. Quá trình phát triển nếu không có sự bố trí, điếu chỉnh về cơ cấu ngành và hoạch định không gian phát trtiển, thi sẽ rất dễ gây cản trở nhau, nhất la giữa công nghiêp – du lịch – cảng biển – khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản và đặc biệt là sẽ ảnh hưởng đến tình trạng gây suy thoái tài nguyên môi trường. + Mâu thuẫn giữa khai thác sử dụng vùng biển vên bờ để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng với tình trạng suy thoái ngày càn gia tăng tài nguyên biển, nguồn lợi cảnh quan tự nhiên của vịnh do khai thác quá mức và mức độ ô nhiễm ngày càn trầm trọng. + Mâu thuẫn giưã tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá nhanh với kết cấu hạ tầng cơ sở và phát triển xã hội không đảm bảo. Đây là hình thức lớn, đặt ra nhiều áp lực lớn cần phải giải quyết. Nhất là kết cấu hạ tầng về giao thông, cung cvấp điện nước, đất đai, nhà ở, hệ thống xử lý nước thải và côing trình công cộng. Giải quyết việc làm, chống nạn thất nghiệp, đảm bảo an ninh trật tự đô thị, chống các tệ nạn xã hội đang là những vấn đề cấp bách. + Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá nhanh với vấn đề ô nhiễm và suy thoái tài nguyên môi tường. Việc khai thác phát triển mạnh mẽ các hoật động kinh tế cũng như sự gia tăng dân số, dẫn đến tài nguyên môi trường trong khu vực bị suy thoái nặng nề. Môi trường bị ô nhiễm nặng, kể cả môi trường không khí và môi trường nước. Các chất thải rấn từ các khu công nghiệp, khu du lịch , khu dân cư, bệnh viện thải ra làm ô nhiễmmôi trường xung quanh. Đặc biệt việc thải trực tiếp xuống biển, ảnh hưởng tới môi trường biển và vịnh Hạ Long. Việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản đã biến đổi môi trường, huỷ hoại rừng ngập mặn ven biển ảnh hưởng đến khả năng tái sinh nguồn thuỷ sản và đa dạng sdinh học trong khu vực. + Mâu thuẫn giữa đô thị hoá với bảo vệ Di sản vịnh Hạ Long. Các hoạt động kinh tế và dân sinh, đặc biệt là các hoạt đông xung quanh khu vực vịnh và trên vịnh hiện tại đã có ảnh hướng không nhỏ đến môi trường khu vực. Khi các hoạt động này ra tăng nhất là sau khi các kku công nghiệp hình thành, cảng biển phát tiển lớn nếu không có các giải pháp xử lý hữu hiệu, chắc chắn sẽ tác động ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường vịnh. Thứ hai: Quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong sự phát triển của khu vực. Khu vực vịnh Hạ Long là một đỉnh của tam giác kinh tế phía Bắc Việt Nam. Do đặc thù phát triển kinh tế xã hội, trong nhiều năm qua khu vực này chưa được quan tâm thích đáng đến việc bảo vệ môi trường, nên đã xuất hiện những mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế xã hội với yêu cầu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của nhânn dân địa phương và khách tham quan; mâu thuẫn giữa các ngành kinh tế trong khu vực như mâu thuẫn giưa phát triển khai thác than với phát triển du lịch…Đó là những thực tế tồn tại hiện nay mà nguyên nhân không phải đâu xa lạ, chính là lối sống bừu bãi xử sự thiếu văn hoá của một số người, một số cơ sở kinh tế đối với môi trường thiên nhiên. Thứ ba: Quản lý nhằm giải quyết một số vấn đề môi trường cấp bách cần được quan tâm của khu vực. Hiện nay, ở khu vực có nhiều vấn đề môi trường cấp bách cần được quan tâm giải quyết; quản lý chất thải đô thị và chất thải công nhiệp đặc biệt là chất thải trong khai thác than; ô nhiễm môi trường và các đô thị; suy giảm chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước ven biển vịnh Hạ Long; suy thoái và thay đổi không hợp lý các kiểu sử dụng đất (đất rừng, đất nông gnhiiệp, đất ven biển, bãi triều lầy, rừng ngập mặn..); suy thoai rừng, các hệ tài nguyên sinh vật rừng, biển, các hệ sinh thái nông gnhiệp; suy thoái cảnh quan vùng vịnh Hạ Long. Do đó, việc quản lý môi trường cho khu vực vịnh Hạ Long vừa là đòi hỏi cấp thiết cho việc bảo vệ môi trường khu vực vừa bảo vệ Di sản thế giới, vùa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vữn của khu vực cung như góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và năng lực quản lý bảo vệ môi trường của các cơ quan liên quan. CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC VỊNH HẠ LONG. I. Những vấn đề cơ bản về khu vực vịnh Hạ Long có liên quan đến môi trường khu vực. 2. Điều kiện tự nhiên Địa hình: Khu vực có tác động đến môi trương vịnh Hạ Long là thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Hoành Bồ, phía Đông huyên Yên Hưng và phía đông Đảo Cát Bà. Tất cả các khu vực này đều nằm quanh vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long năm ở ngay phía Nam thành phố với hàng trăm đảo đá vôi. Caca hoạt động khai thác diễn ra ở vùng đồi núi nằm song song vói bờ biển từ thành phố Hạ Long đến Cẩm Phả. Khu vực bờ biển tương đối hẹp, nên việc lấn biển được tiến hành trên diện rộng. Khí hậu: Khí hậu trong khu vực chủ yéu bị ảnh hưởng bởi gió mùa đông Bắc khô (tháng10-11 đến 3-4) và gió mùa hè ẩm (tháng 5-6 đến 9-10). Lượng mưa hang năm khoảng 1800-2000 mm. Trong vùng mùa mưa thường có cường suất tác động làm tăng xói mòn ở những lưu vực rừng bị chặt phá và các mỏ làm tăng tải lượng rửa trôi, độ đục lớn gây bồi lắng ở các sông suối và ven bờ biển, long vịnh. Điều kiện địa chất: Vịnh Hạ Long được bao quanh bởi những hòn đảo đá vôi ngoài biển và những dãy núi đá ở trong đất liền. Thềm vịnhh được bao phủ bằng một lớp trầm tích mịnh sâu khoảng 1,5-2.0 m. Bờ biển coa các bãi triều, các bãi triều phần lớn được che phủ bởi rừng ngập mặn, được nhờ một phần vào hệ thốnglạch và kênh thuỷ triều nhỏ. Ngoài ra còn có một số vỉa đá và các bãi biển ở bờ Bãi Cháy và phía Bắc đảo Tuần Châu được bao phủ băbf cát lục địa. Cát có vỏ sò trộn lẫn ở các bờ biển nhỏ đảo đá vôi ở phía Nam vịnh Hạ Long.. Phù sa thô được tìm thấy ở hầu hết các khu vực vịnh Bãi Cháy và từ Cái Dăm Tuần Châu-Đầu Bên danh giới vịnh Bái Tử Long. Điều kiện thuỷ văn. Có 5 con sông lớn chảy vào vịnh là sông Mip, sông Trới, sông Diễn Vọng, sông Mông Dương. Sông Diễn Vọng thoát nước ra lưu vực phía Đông vịnh Bãi Cháy. Tổng khối lượng nứoc bề mặt được ngoại suy sử dụng mối liên hệ giữa diện tích lưu vực và lượng nước mưa thực, được tính băng cách nhân lượng nước mưa với tỷ lệ thải vào dòng chảy. Ước tính lượng nước rửa trôi bề mặt của các con sông chính là 806.000.000 m³/năm, chiếm82% tổng lượng mưa. Di sản văn hoá và Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều di tích văn hoá và lịch sử nổi tiếng như; Yên Tử (quê hương của phật giáo Việt Nam), Long Tiên (đền) và Bài Thơ (Di tích thành cổ), Trà Cổ(Di tích đình cổ), Bạch Đằng (Chiến trường trung cổ), Cửa Ông(đền).v.v. đều gắn liền với du lịch và hội hè. UNESCO đã công nhận Vịnh Hạ Long là khu vực Di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 12/1994. Liền kề phía Tây ở công viên quốc gia Cát Bà đã được khảo sát đánh giá được 745 loài thực vật và có năm loài trong số này là quí hiếm và nhiều động vật quí hiếm khác. Trên đảo của Vịnh có rất nhiều hang động đẹp, trong đó phải kể đến như: Động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt… Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái đặc trưng khác. 2.1. Tài nguyên đất : Trong vòng từ năm 1992-2000 diện tích rừng bị khai thác để làm nông nghiệp, để phát triển đô thị hoá và phục vụ cho khai thác mỏ là 2100 ha (giảm khoảng 10%). Diện tích vực nước bị giảm đi gần đây chủ yếu do các hoạt động lấn biển. Từ năm 1995 – 2001, diện tích khai thác than liên tục tăng. Mặt khác, diện tích bãi triều giảm xuống 50%. Rừng ngập mặn tăng lên vào năm 1998 nhưng lại giảm xuống vào năm 2001. Sự thay đổi hình thức sử dụng đất hiện nay cho thấy khu vực nghiên cứu đang chịu nhiều tác động lớn lên hệ sinh thái đất ngập nước, rừng ngập mặn so với trước. Tổng diện tích đất được sử dụngtrong khu vực là103.300 ha, trong đó diện tích đất khai thác than chiém 5,2% và diện tích đất ở chiếm3,7% ( hai loại này có tác động rất lớn đến môi trường). Diện tích mặt nướclà7600 ha, chiém 7,4% tổng diện tích đất. 2.2. Tài nguyên rừng: Theo số liệu của Cục Thống Kê tỉnh Quảng Ninh năm 2001, diện tích tự nhiên toàn tỉnh là593.857 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là198.986 ha ( rừng tự nhiên là126.071 ha và diện tích rừng trồng là 72903 ha). Tỷ lệ rừng che phủ đạt khoảng 38%, trong đó rừng giàu chiếm khoảng 0,2% và rừng trung bình 4,8%. Thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng nhanh chóng phủ xanh đất tróng đồi trọc, tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra mục tiêu nâng tỷ lệ rừng che phủ lên tới 45% vào năm 2005. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo và buộc các đơn vị khai thác than mua gỗ từ các tỉnh khác, do đó khối lượng gỗ khai thấc đã giảm từ 100.000 m³ năm 1990 xuống còn 10.000 m³ năm1997 và nhỏ hơn 10.000 m³ năm 2000. Tỉnh cũng đã tiến hành nhiều biện pháp trồng rừng như dự án 264, 327 và PAM.v.v. Nhờ có các dự án này hàng năm có thêm 5500 đến 6000 ha diện tích rừng và hai năm 2000, 2001 đã có 6500 ha rừng được trồng. Việc khai thác rừng đã ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan và tác động không tốt đến phát triển du lịch sinh thái trong khu vực nghiên cứu. Các vùng núi đặc biệt là hành lang đường quốc lộ18B từ Hoành Bồ đến Mông Dương có nhiều tiềm năng, cần phải được bảo vệ rừng để phát triển du lịch sinh thái trong tương lai. Tài nguyên nước và sử dụng nước. Khu vực nghiên cứu có lưu vực lớn và có nhiều vị trí có trhể xây dựng các công trình hồ, đập chứa nước. Các hồ chứa nước và các đập nước. Đập lớn nhất là đập Yên Lập với ttổng sức chứa xấp xỉ 130 triệu m³; trong đó nước được dùng cho sinh hoạt và cho công nghiệp là 3000m³/ngày và nước để tưới là 70 triệu m³/năm cho huyện Yên Hưng. Sông lớn nhất là sông Diễn Vọng. Nướcir sông này được sử dụng để cấp nước sinh hoạt và nước cho công nghiệp ở các khu vực Hòn Gai, Hà Tu, Cẩm Bình, Cẩm Phả và Cửa Ông. Nước sông Trới dùng để cấp nước cho sinh hoạt, nứoc cho công nghiệp ở khu vực Đồng Đăng, Giếng Đáy, Bãi Cháy.Nước cấp cho khu vực Bãi Cháy lấy ở đập Đồng Ho năm ở nhánh sông Trới có duyng lượng 20.000m³/ngày. Nhu cầu sử dụng nước: Trong khu vực vịnh có rất nhiều cảng nhỏ và co 9 cảng chính. Hoạt đông giao thông vận tải biển là rất lớn. Các hoạt động tham quan du lịch trên biển cung phát triển rất mạnh. Ngoài ra, còn có hơn 3000 ngư dân ssống trên biển Than và hoạt động của các mỏ than đang là một ngành công nghiẹp quan trọng của cả nước, cung cấp nguồn năng lượng để thúc đẩy công nhiệp hoá và đô thị hoá trong khu vực vịnh, song việc khai thác, sàng tuyển, vận chuyển than gây nên những vấn đề nghiêm trọng cho môi trường. Các khoáng sản phi kim loại như đá vôi, sét silic, cát và sỏi dùng làm vật liệu xây dựng chiếm ưu thế. Trong số những vật liệu này, đấ vôi đóng vai trò quan trọng nhất về mặt kinh tế trong khu vực vịnh. Hầu hết lượng đá vôi này được tiêu thụ trong khu vực, chủ yếu phục vụ sản xuất xi măng. 2.5.Tài nguyên du lịch. Vịnh Hạ Long được coi là một trong những khu vực có tiềm năng du lịch lớn nhất trong cả nước. Những núi đá vôi trên biển đẹp tuyệt vời đã được cả thế giới công nhận. Vịnh Hạ Long cũng mang nhiều giá trị văn hoá và giá trị lịch sử quan trọng. Ngoảia Quảng Ninh có rất nhiều bãi biển đẹp dọc thẻo 250 km đường bờ biển như Bãi Cháy, Trà Cổ, Minh Châu, Quan Lan, Vĩnh Trung và Vĩnh Thực. Trong khu vực gần kề có công viên Cát Bà là công viên Quốc Gia duy nhất và có sinh vật đa dạng nhất ở khu vực bờ biển và biển Bắc Việt Nam với rất nhiều loại động vật và thực vật không tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế._. giới. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực vịnh Hạ Long. Khu vực vịnh Hạ Long bao gồm thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, một phần huyện Yên Hưng,huyện Hoành Bồ. Diện tíc đất tự nhiên của thành phố Hạ Long là123 km², huyện Hoành Bồ là 911km², thị xã Cẩm Phả là 486km², một phần của huyện Yên Hưng là 83,6 km². 3.1.Dân số: Tổng dân số trong khu vực hiện nay là 500,4 ngàn người, trong đó thành phố Hạ Long là 165 ngàn, thị xã Cẩm Phả là 152,2 ngàn, huyện Hoành Bồ 55,1 ngàn và huyện Yên Hưng 128,1 ngàn người. 3.2.Tổng sản phẩm (GDP) và các lĩnh vực kinh tế của khu vực. Tỷ trọng GDP theo các lĩnh vực kinh tế không giống phần lớn các khu vực khác ở Việt Nam, công nghiệp và dịch vụ là 2 ngành mũi nhọn của tỉnh, nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp. Sự phát triẻn của các ngành kinh tế chủ yếu của khu vực được phân tích cụ thể sau đây: Ngành công nghiệp: Hiện nay ngành công nghiệp khai thác than và các ngành công nghiệp có liên quan đang đóng vai trò quan trọng trong khu vực nghiên cứu. Ngoải ra, trong khu vực còn có các ngành cơ khí, đóng tàu, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm. Các cơ sở công nghiệp lớn thuộc Nhà nước và đến tận bây giờ vẫn được bao cấp, không phải cạnh tranh trong nước và quốc tế. Việc thiếu cạnh tranh này đã dẫn đến tình trạng đầu tư không đáng kể và đầu tư thêm vào việc cải tiến nhà máy, thậm chí thiếu cả kinh phí định kỳ cho việc vận hành và bảo dưỡng cơ bản. Do đó một số cơ sở công nghiệp trong khu vực đang hoặc sẽ phải đương đầu với khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khó khăn trong việc dành ra các nguồn tài chính cần thiết để giải quyết vấn đề môi trường, ngăn chặn ô nhiễm. Các nguồn than ở Quảng Ninh đã được khai thác trước thời Pháp thuộc và tổng sản lượng trước đây ưóc tính 200 triệu tấn. Sản xuất than hiện nay của tổng công ty than khoảng 10 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 8,4 triệu tấn sản xuất ở khu vực vịnh Hạ Long. Doanh thu hàng năm ước tính 3 nghìn tỷ đồng và đóng góp 24% tổng GDP của tỉnh. Tuy nhiên, nhiều mỏ sử dụng công nghệ khai thác lạc hậu, năng suất thấp. Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường rất hạn chế. Năm 1997-2001 ngành đã thành lập quỹ môi trường (1% giá thành) nhưng vấn đề môi trường vùng than vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc như bụi, nước thải, bồi lấp… Ngành du lịch. Du lịch là một lĩnh vực tăng trưởng quan trọng của khu vực vịnh. Du lịch có tiềm năng cung cấp sự đa dạng và cân bằng đối với cơ cấu cômng nghiệp của khu vực. Lượng khách đã tăng đều tư 1990-2001 đặc biệt là khách quốc tế tăng lên đáng kể. Du khách trong nước bị thu hút bởi các lễ hội truyền thống và những ngôi chùa nổi tiếng cũng như vịnh Hạ Long. Trong vòng vài năm qua, các hoạt động du lịch đang có những biến đổi khá rõ rệt, điều này được phản ánh không chỉ ở số lượng du khách mà còn ở sdự phát triển cơ sở hạ tầng, số lượng các doanh nghiệp du lịch, thu nhập và loại hình hoạt động du lịch. Các khách sạn lớn bao gồm một số ít khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế tập trung ở Bãi Cháy. ở Cẩm Phả chỉ có các nhà khqách phục vụ chủ yếu cho cán bộ công nhân viên Nhà nước đi công tác. Tuy nhiên, chất lượng phòng và dịch vụ vẫn còn thấp và không đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. Ngoảia còn có rất nhiều khqách sạn mini do tư nhân đầu tư quản lý kinh doanh ở khu vcj Bãi Cháy. C\ác khách sạn này do co các thiết kế chất lượng kém, chỗ ở chất lượng rẫt thấp, nên khả năng kinh doanh dịch vụ chưa cao. Các phương tiện vận tải danh cho khách du lịch tập tung ở Bãi Cháy. Số lượng tàu du thuyền cũng tăng lên nhanh chóng từ 10 chiếc năm1990 cho đến nay 2001 đa có 150 chiếc với công suất 30 khách/tàu. Một ngày có khoảng 5000-7000 khacvghs du lịch bằng tàu trên vịnh Hạ Long. Ngoai ra con có 90 xe khách du lịch trong tỉnh được đưa vào phục vụ. Ngành nông -lâm-ngư: + Nông nghiệp: Tổng số đất nông nghiệp của tỉnh là 55603 ha, co 3 khu vục nông nghiẹp ở Hạ Long , Cẩm Phả , Hoành Bồ tuy nhiên sản xuất nông nghiệp lại không đóng vai trò quan trọng. +Ngư nghiệp: Theo điều tra khảo sát Sở Thuỷ Sản Quảng Ninh, tổng sản lượng cá ở khu vực là khoảng 4000-5000 tấn/ năm.Các chủng loại chính của khu vực là cá sông, cá mú, cá vược, cá tráp, tôm he, tôn sú, xa bờ là cá ngừ và cá thu. Ngoài ra con có các loài nhiễm sắc thể và giáp xác hai mảnh vỏ rất phong phú, đa dạng, chất lượng cao. + Lâm nghiệp: Phá rừng là vấn đề chính ở khu vực.Theo thống kê tỉnh Quảng Ninh, năm 1983 có khoảng 507000ha đất rừng, năm 1995 giảm xuống còn 208000ha và 176655 ha năm 2002 và sẽ còn tiếp tục giảm trong những năm tiép theo. Trong khu vực cón tương đối ít rừng ngập mặn ven biển phần lớn là rừng tái sinh. 3.3. Khái quát về hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng * Hệ thống các cảng và cảng biển - Cảng nổi Hòn Gai: Cảng Hòn Gai nằm trong khu vực Hòn Gai với diện tích vùng nước của cảng là 787,5ha, độ sâu: 8,1m chiều dài của tuyến luồng tàu hiện tại là 11km, chiều rộng của luồng 0,81m. Lượng hàng hoá bốc dỡ lớn nhất ở cảng này là xi măng (khoảng 4000 tấn/tháng). - Cảng than Hòn Gai: nằm ở vị trí đầu bán đảo Hòn Gai, gần như đối diện cảng dầu B12 qua eo Cửa Lục. Bến cảng dài 200m, độ sâu mực nước 7,5m, được sử dụng chỉ để xuất than. Cảng có hệ thống vận hành 24h/ngày. - Cảng than cột 5: Cảng nằm ở khu 5 (cọc 5) phường Hồng Hà - TP Hạ Long. Có một bến dài 200m trong vùng triều. Chiều dài tuyến luồng tàu là 4km từ cầu Trắng đến vịnh Hòn Gai. Cảng dùng cho xà lan vận chuyển than cỡ từ 200 đến 250 tấn. Việc nâng cấp cảng trong tương lai dự kiến sẽ tăng lượng hàng xuất từ 200.000 đến 500.000 tấn/năm. Xà lan có công suất 400 tấn có thể cập bến sau khi nạo vét. - Cảng dầu B12: nằm ở vị trí cửa vào của vịnh Bãi Cháy dưới sự quản lý của công ty xăng dầu B12. Các tàu chở dầu có kích cỡ từ 400 DWT đến 3600 DWT, phần lớn trong số đó là tàu Trung Quốc, Malaysia, và Panama. Có 5 phao ngoài khơi để các loại tàu chở dầu tới 300.000 DWT neo đậu và dỡ hàng. Dầu được bơm vào bằng đường ống từ những phao này và được lưu trữ trong kho chứa. - Cảng Cái Lân: Cảng Cái Lân nằm ở vịnh Bãi Cháy, cách Hải Phòng 100km. Cảng được nối với biển khơi bằng tuyến luồng từ vịnh Bãi Cháy qua vịnh Hạ Long vào vịnh Bắc Bộ. - Cảng than Vũng Đục: Nằm ở phía Nam thị xã Cẩm Phả, cách cảng than Cửa Ông 10km. Cảng do công ty Duyên Hải trực thuộc UBND tỉnh quản lý. Một số công ty than sử dụng sau bãi chứa và hệ thống xếp dỡ trong cảng. Có 2 lần cửa để xếp dỡ hàng trong khu vực cảng. Khoảng 200.000 đến 300.000 tấn than được vận chuyển mỗi năm. * Đường giao thông: Tổng chiều dài đường đô thị ở TP Hạ Long là 480km, trong đó 153 km đường nhựa, 327 km còn lại là đường cấp phối. Đường quốc lộ 18 nối vịnh Hạ Long với Hà Nội về phía Tây và nối với thị trấn giáp biên Việt - Trung, Móng Cái về phía Đông. Ngoài ra đường quốc lộ 18B có 50km đi qua huyện Hoành Bồ đến Mông Dương ở Cẩm Phả, đường rộng 5-7m. Việc khôi phục và cải tạo đường 18 không chỉ quan trọng và cấp bách đối với sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực mà còn quan trọng đối với vùng tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc. Ngoài ra, bến phà ở Cửa Lạc làm chậm bớt thời gian đi lại và có thể trở thành chướng ngại vật cho sự phát triển kinh tế tương lai. Cầu Bãi Cháy sẽ đi vào khởi công 6/2002 do Thủ tướng phê duyệt. Hiện nay, đường sắt từ Hà Nội đến Bãi Cháy dừng ở km 4 phía Tây cảng Cái Lân. Ngày nay công suất sử dụng các đường tàu rất hạn hẹp vì các kích thước khác nhau, vận tốc tàu chậm. * Tình hình cấp nước: Nguồn nước ở khu vực nghiên cứu bao gồm cả nước mặt và nước ngầm. Có thể tìm thấy nước ngầm ở tầng ngậm nước trên khu vực bờ biển và có 2 nguồn nước mặt có thể dùng để cấp nước công cộng là các sông chính như: sông Diều Vọng và sông Đông Ho. Công ty cấp nước Quảng Ninh chịu trách nhiệm vận hành xử lý và phân phối nước. Các cơ sở cấp nước chính bao gồm nhà máy khai thác và xử lý nước Diều Vọng (phân phối nước cho cả Hòn Gai và Cẩm Phả) và nhà máy khai thác và xử lý Đồng Ho (phân phối nước cho khu vực Bãi Cháy). Ước tính công suất sản xuất tối đa của hệ thống hiện nay là 15.000m3/ngày. Có thể khai thác nguồn nước ngầm nông bằng cách đào các giếng nông và trong khu vực được nghiên cứu có rất nhiều giếng, song những giếng này rất dễ bị ô nhiễm bề mặt và mực nước rất dễ thay đổi theo mùa và nói chung không thích hợp cho hệ thống cung cấp nước công cộng. Chỉ có 7 giếng sâu được sử dụng cho cấp nước công cộng nhưng trữ lượng lại có hạn. Do vậy, các nguồn cấp nước công cộng chính cho Hòn Gai - Cẩm Phả là sông Diều Vọng và cho Bãi Cháy là sông Đồng Ho. 1) Các cơ sở xử lý và phân phối nước hiện có: Các cơ sở chính cho công ty cấp nước Quảng Ninh vận hành bao gồm nhà máy khai thác và xử lý Diều Vọng, phân phối nước, phân phối nước cho cả Hòn Gai và Cẩm Phả. Nhà máy khai thác và xử lý nước Đồng Ho phân phối nước cho khu vực Bãi Cháy. Công suất cấp nước trên lý thuyết của đập Diều Vọng và nhà máy xử lý là 60.000m3/ngày nhưng trên thực tế chưa bao giờ đạt được công suất này. Ước tính công suất sản xuất tối đa của hệ thống hiện nay là 150.000m3/ngày. Lượng nước thật sự đến người tiêu dùng còn giảm hơn do tình trạng ống cấp nước, bơm thiết bị điện và thiết bị xử lý rất tồi. Tổng lượng nước phục vụ hiện nay ở Hòn Gai là 268.5 (m3) ngày và ở Cẩm Phả là 2.863m3/ngày. Trên thực tế, tất cả nước công cộng cấp cho khu vực Bãi Cháy là từ nhà máy khai thác và xử lý nước Đồng Ho với công suất 20.000m3/ngày. Độ tin cậy vào nước cấp ở đây tốt hơn ở Hòn Gai và Cẩm Phả rất nhiều nhưng tổng số nước cấp ra hiện nay vẫn chỉ là 2.835m3/ngày. 2) Kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước hiện nay: Hợp đồng cải tạo hệ thống cấp nước và phân phối nước cho Bãi Cháy, Hòn Gai, Cẩm Phả do ngân hàng thế giới (WB) tài trợ đã được ký vào mùa xuân năm 1999 với thời gian xây dựng là 3 năm. Công tác cải tạo trong giai đoạn đầu nhằm làm cho nước cấp ổn định hơn và đối với sông Diều Vọng thì cải thiện chất lượng nước bằng cách thay điểm lấy nước đến đập mới xây Cao Vân. Đập này sẽ cung cấp lượng nước ổn định 60.000m3/ngày trong giai đoạn 1 và đã có các kế hoạch nâng cao lượng nước cấp các điểm này lên gấp đôi trong tương lai (120.000 m3/ngày). Mục tiêu của dự án là đã cung cấp nước cho dân đạt tỷ lệ số dân được dùng nước sạch lên 40% vào năm 2001 và mục tiêu lâu dài là 80% vào năm 2005. 3) Tiêu thụ nước: Theo công ty cấp nước Quảng Ninh, mức tiêu thụ trung bình tính theo đầu người các hộ gia đình đã lấp đường ống là 871/ngày tại Hòn Gai, 100 lít/ngày tại Cẩm Phả và 110 lít/ngày tại Bãi Cháy. Mức tiêu thụ nước từ các nguồn khác ít hơn ở trong khu vực là khoảng 20 lít/ngày đêm. Các dự báo về nhu cầu sử dụng nước: 110 lít/ngày vào năm 2002 và 150 lít/ngày vào năm 2005. 4) Hệ thống thoát nước * Hệ thống thoát nước hiện tại, Hòn Gai, Bãi Cháy, Cẩm Phả đều có mương thoát nhưng phần lớn tương đối ngắn và dẫu nước từ các kêh dẫn nhỏ dọc theo dải bờ biển hẹp ra biển. Lúc đầu, dự định chỉ dùng các kênh này để thoát nước mưa nhưng các hộ dân đã có thời gian nối cống nước thải với các mương thoát. Kết quả là ở các khu đông dân cư như hiện nay. Hệ thống này làm nhiệm vụ kết hợp cả 2 chức năng. Chỉ có một trạm xử lý nước thải được xây dựng ở Bãi Cháy để giải quyết vấn đề liên quan đến xả nước thải gần bãi tắm biển. * Hệ thống vệ sinh tại chỗ: Khoảng 85% hộ gia đình có hố xí hoặc toilet riêng, phổ biến nhất là hố xí đào, hố xí 2 ngăn và hố xí bệt. Trong vài năm qua để có một số khảo sát và phiếu câu hỏi không chính thức được nhiều tổ chức khác nhau tiến hành tại các khu vực khác nhau và đây là các kết luận: Thứ nhất: Các hộ ở trung tâm khu đô thị thương mại và đặc biệt là các hộ dọc theo đường chính đang thay đôỉ rất nhanh sang sử dụng toilet bệt có bể phốt. Thứ hai: Hầu hết các công trình mới phát triển ở gần các tuyến đường chính được xây dựng hệ thống bể phốt và các bể phốt đều được nối với mương thoát vệ sinh tại các phố gần kề. Các bể phốt cũ và bể phốt nằm xa đường chính thường thấp xuống đất mà không phải vào mương dẫn. Thứ ba: Có khoảng 3000 dân sống trên biển và thải nước thải trực tiếp xuống biển * Phát triển du lịch và xả nước thải Vịnh Hạ Long là một khu du lịch thu hút một lượng khách lớn trong nước và nước ngoài. Khu du lịch nằm ở trung tâm một dải hẹp dọc theo bờ biển phía nam của Bãi Cháy, trong tương lai sẽ gồm cả khu Đông Nam Hùng Thắng và hầu như mọi du khách đều ở khu vực này. Nơi ăn nghỉ chính của khách du lịch là các khách sạn lớn nhà nước và các khách sạn tư nhân ở khu vực vườn đào Hùng Thắng. Còn có khá nhiều khách sạn mini ở khu Vườn Đào và phía sau các khách sạn lớn, trên núi cao. Hầu hết các khách sạn có các bể phốt thải ra mương thoát và dẫn về trạm nước xả Cái Dâu. Có thể nói về cơ bản lượng nước thải ở khu vực du lịch Bãi cháy (kể cả Đông Nam Hùng Thắng) được đưa về trạm xử lý nước thải nhằm giảm bớt sức ép ô nhiễm ven bờ Vịnh Hạ Long. Ngoài nguồn ô nhiễm liên quan đến du lịch còn có các chất thải từ các thuyền du lịch ở vịnh Hạ Long. Phần lớn khách du lịch đến thăm Hạ Long đều đi du thuyền đến thăm đảo và toilet ở 140 tàu chở khách du lịch hiện tại đang thải trực tiếp ra biển và trong tương lai từng tàu thuyền phải có bể xử lý độc lập. II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC VỊNH HẠ LONG 1. Hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm môi trường: Môi trường khu vực Vịnh Hạ Long chịu ảnh hưởng của những tác động do: - Hoạt động phát triển công nghiệp và khai thác than. - Quá trình đô thị hoá - Hoạt động phát triển cảng biển - Hoạt động phát triển du lịch Tất cả các hoạt động nêu trên đều gây ảnh hưởng tiêu cực cho những khu vực Vịnh Hạ Long. Tức là làm tăng mức độ ô nhiễm ở đây. Cần phải phân tích cụ thể thực trạng ô nhiễm của khu vực do từng yếu tố tác động gây nên. Điều đó có tác dụng trong việc phân tích và tìm ra các giải pháp cho quản lý môi trường: 1.1. Nguồn gây ô nhiễm do khai thác than Hoạt động khai thác than làm ô nhiễm môi trường không khí, thải ra một lượng bụi và khí độc. Tại mỏ lộ thiên. Khi nổ mìn lượng bụi sinh ra có thể lên tới 5000mg/m3 không khi: trong mỏ hầm lò, khi vận tải than lượng bụi thải ra dao động từ 1.200 - 2.200mg/m3 không khí, trung bình khai thác 1.000 tấn than thải ra 11- 12kg/bụi. Khi trởi nắng kéo dài hoặc vào mùa khô, khu vực mỏ và các vùng lân cận thường xuất hiện những đám mây bụi lớn. Bụi mỏ làm gia tăng những căn bệnh về phế quản, phổi, tai mũi họng, mắt v.v.. làm giảm tuổi thọ và gây nguy hại tới sức khoẻ của cư dân xung quanh khu vực khai thác than. Số liệu của Trung tâm y tế dự phòng Quảng Ninh năm 1998 cho biết: Bụi lắng tại khu vực nội thị là: Thị xã Cẩm Phả: 106 + 27 g/m2/tháng Cọc C: 155 + 33 g/m2/tháng Cửa ông: 184 + 7g/m2/tháng Tiêu chuẩn giới hạn là 8g/m2/tháng. Lượng bụi tại 3 địa chỉ nêu trên đến gấp từ 13-23 lần giới hạn cho phép. Bụi lắng tại phường Hồng Hà: 94,1 g/m2/tháng. Cọc 8 Hòn Gai; Nội thị Hòn Gai; 50 g/m2/tháng, gấp khoảng 6-11 lần mức giới hạn, nguyên nhân do ô tô vận chuyển than, vật liệu trên đường gây ra. Từ đánh giá hiện trạng môi trường do tác động của việc khai thác than ở vùng Quảng Ninh, rút ra một số kết luận như sau: + Việc khai thác than đã có tác động trực tiếp đến môi trường tỉnh Quảng Ninh. + Rừng bị phá huỷ một cách nghiêm trọng. Vùng đồi núi thấp ở khu vực xung quanh thành phố Hạ Long và nhiều nơi khác không còn rừng, chủ yếu là đồi trọc với những cây bụi, cây lau lách. + Việc bảo vệ môi trường ở thành phố Hạ Long nói chung và khu vực vịnh Hạ Long nói riêng đã trở thành những vấn đề cấp bách. Những yêu cầu bức xúc về phát triển kinh tế xã hội với những ngành mũi nhọn như du lịch, công nghiệp, thương mại không thể tách rời với việc bảo vệ môi trường. 1.2. Nguồn gây ô nhiễm do phát triển công nghiệp Tỷ lệ nước cấp cho công nghiệp dao đọng từ 14%. ở Bãi Cháy từ 43% ở Cẩm Phả. Tuy nhiên, phần lớn nước cung cấp cho các nhà máy được sử dụng cho toilet nhiều hơn cho sản xuất. Cuộc khảo sát do Sở KHCN và MT tỉnh Quảng Ninh tiến hành cho thấy mặc dù luật bảo vệ môi trường yêu cầu xử lý nước thải tại chỗ nhưng hiện nay nước thải công nghiệp vẫn thường được xả ra mà không qua xử lý. Nếu có thì thường được xử lý qua các bể phốt cho nước thải sinh hoạt chứ không phải là qua quá trình xử lý nước thải công nghiệp. Tuy nhiên, phân tích về việc xả nước thải công nghiệp được tiến hành vào năm 2000. Nghiên cứu cho thấy phần lớn nước thải ra đều yếu và tải lượng ô nhiễm hiện nay từ ngành công nghiệp tương đối nhỏ, trừ các khu vực khai thác và chế biến than. ở Bãi Cháy, tất cả các ngành công nghiệp chính đang nằm tập trung hoặc đang trong kế hoạch tập trung trên một khu công nghiệp liên hợp ở bờ Bắc Bãi Cháy. Khu vực ở ngay phía Bắc Giếng Đáy là trung tâm của công nghiệp sản xuất gạch ngói và khu công nghiệp mới dự định sẽ phát triển ở khu vực cảng nước sâu Cái Lân mới. Cần hiểu rằng tỉnh Quảng Ninh có ý định các nhà xây dựng các khu liên hợp công nghiệp phải đưa cả hệ thống thu gom và xử lý nước thải vào cơ sở hạ tầng. Hiện nay có 2 nhà máy công nghiệp gây ô nhiễm chính ở Hòn Gai là nhà máy bia ở phía Bắc, thải nước thải ra vịnh Bãi Cháy và một nhà máy chế biến hải sản (Công ty xuất khẩu I) ở trung tâm Hòn Gai, thải nước thải ra vịnh Hạ Long. Hiện nay, ở Cẩm Phả công nghiệp than chiếm ưu thế mặc dầu đã có các kế hoạch xây dựng các ngành công nghiệp khác bao gồm một nhà máy cán thép, một nhà máy xi măng và một nhà máy nhiệt điện trong tương lai. Nước thải từ các hoạt động khai thác mỏ cũng ảnh hưởng đáng kể đối với chất lượng nước ngầm cũng như nước sông. 1.3. Nguồn gây ô nhiễm từ khu vực đô thị a) Hiện trạng thoát nước và vệ sinh ở các khu đô thị + Khu vực Hạ Long: ở Hòn Gai: Hệ thống cống chung thoát cả nước mưa và nước bẩn ra ven bờ vịnh Hạ Long, các xí nghiệp công nghiệp có nước bẩn cũng chưa được xử lý trước khi thải ra biển. Một số nhà cao tầng làm sạch bằng hố tự hoại, phần còn lại là dùng hố xí 2 ngăn. + ở bãi Cháy: Các khách sạn, nhà nghỉ nước thải làm sạch bằng tự hoại rồi xả ra vịnh Hạ Long. Rác tại khu vực Hòn Gai xử lý tại bãi rác Đèo Sen bằng phương pháp chôn lấp, nghĩa địa của khu Hòn Gai tại Đèo Sen. Rác ở khu Bãi Cháy được chôn lấp tại Hà Khẩu một phần được đem đốt. + Khu vực Cẩm Phả: Hệ thống cống chung, chủ yếu là dùng hố xí 2 ngăn tới gần 90%, số bể tự hoại rất ít. Nghĩa địa tại chân Đèo Bụt, rác đổ xuống vịnh Vũng Đục. b) Nguồn gây ô nhiễm từ các chất thải rắn * Thu gom và đổ thải chất thải sinh hoạt: Trong nghiên cứu khả thi cho ngành vệ sinh của dự án cấp thoát nước và vệ sinh môi trường thành phố Hạ Long, công ty Kampsax ước tính rằng với 280.000 người sống trong khu vực thành phố Hạ Long và Cẩm Phả sẽ thải ra khoảng 65.000 tấn rác mỗi năm, nhưng không phải tất cả rác đều được chôn lấp. Một số vật liệu như chai, vỏ lon đồ hộp và những thứ tương tự được các gia đình để riêng ra để bán hoặc được những người bới rác thu gom. Mặt khác, chất thải cũng được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau như quét phố, chợ, khách sạn, các công ty thương mại và công nghiệp, các văn phòng nhà nước, các trường học, bệnh viện... Công ty vệ sinh môi trường thành phố Hạ Long và công ty môi trường đô thị Cẩm Phả chịu trách nhiệm thu gom và đổ thải rác thải sinh hoạt. Khả năng của các công ty có hạn nên các công ty này không thể thu gom tất cả các lượng rác thải sản sinh ra. Tỷ lệ thu gom bằng các hình thức thu gom rác trong những vùng chính thuộc địa bàn nghiên cứu được tóm tắt như sau: Rác thải thu gom tại Hòn Gai được đưa tới bãi đổ thải ở Đèo Sen phía Đông Bắc Hòn Gai. Hiện tại đây là bãi đổ không có kiểm soát, nằm cạnh một nghĩa trang, hoạt động từ 11/1994. Bãi thải lộ thiên và không có bãi ngấm và không có công trình xử lý chất lỏng do rác thải ra. Vì đất có độ thấu tương đối cao nên có khả năng ô nhiễm đất và mạch nước ngầm trong khu vực. Chất thải của khu Bãi Cháy hiện nay được đổ ở Hà Khẩu, một bãi thải mới do tỉnh đề xuất và đã được công ty Kampcax nhất trí chọn, nay đã hình thành một bãi rác nằm trong quy hoạch ở phía Tây thành phố. Khu vực này cách bến phà khoảng 10km, nằm phía đầu thung lũng với diện tích khoảng 6ha. Bãi thải này sẽ được trang bị một hệ thống đường bao và công trình xử lý rác. Tuy nhiên hệ thống này sắp tới mới được thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường theo quy định. Chất thải của Cẩm Phả được đưa tới bãi đổ ở Vũng Đục, một bán đảo nằm phía Nam thị xã, nối với đất liền bằng một con đường. Chất thải được đổ vào một khu vực giữa đảo và con đường rồi được máy ủi san từ bãi đổ sang bờ Bắc của Vịnh. Khi triều cường, khu vực này bị ngập lụt do đó các chất thải có thể cuốn ra biển, làm bẩn bờ biển. Ngoài ra, chất lỏng từ khu thải còn chảy trực tiếp ra biển. Hiện trạng môi trường này tất nhiên là không thể chấp nhận được nhưng việc đổ rác ở đây vẫn phải tiếp tục một khi vẫn chưa có một bãi thải phù hợp nào khác để thay thế. * Thu gom và đổ thải các chất thải công nghiệp và các chất thải khác: Công ty vệ sinh môi trường Hạ Long và công ty vệ sinh đô thị Cẩm Phả đảm nhiệm việc thu gom rác ở chợ, khu buôn bán, các ngành công nghiệp, cơ quan nhà nước và các bệnh viện cũng như rác sinh hoạt thải ra từ các hộ gia đình. Khó có thể xác định riêng được lượng rác thải công nghiệp, tuy nhiên theo dự đoán số lượng rác loại này không đáng kể và chỉ giới hạn ở loại rác thải từ căng tin và văn phòng hơn là loại rác thải công nghiệp. Các nhà máy công nghiệp nói chung có trách nhiệm tự thu xếp việc vận chuyển rác tới bãi thải. Hiện chưa có một công trình khảo sát nào đề cập tới chất lượng chất thải công nghiệp được chuyển tới bãi đổ chất thải rắn nhưng nhìn chung có rất ít rác công nghiệp ở bãi đổ thải ngoài gạch vụn xây dựng. Một cuộc khảo sát bằng câu hỏi do Sở KHCN và MT tiến hành đưa ra các câu hỏi về lượng rác thải, các đặc trưng và phương pháp đổ thải, 23 nhà máy trả lời câu hỏi đưa ra ước tính là mỗi ngày họ thải ra khoảng xấp xỉ 42 tấn rác. Phương pháp hiện nay được áp dụng với rác thải kể cả cho các công ty môi trường đô thị thu gom là đưa đến các bãi chôn lấp tập trung, đưa đến đất trống hay bờ sông chôn lấp, đốt và bán hay tái chế cho nhiều mục đích khác nhau. Cuộc khảo sát này cũng chỉ ra lượng rác thải độc hại do các ngành công nghiệp hiện nay tương đối nhỏ. Khảo sát này được tiến hành ở các bệnh viên và trong số 10 bệnh viên trả lời có 7 bệnh viên đưa ra ước tính lượng rác thải bệnh viện. Ước tính có khoảng 76 tấn rác thải bệnh viên mỗi năm. Phương pháp xử lý là thiêu, khử trùng, xử lý hoá chất, chôn và thu gom và đổ đến các bãi đổ thải. Các công ty môi trường ước tính mỗi năm có hơn 40 tấn rác thải bệnh viên được thu thập ở thành phố Hạ Long và Cẩm Phả. 1.4. Gây ô nhiễm từ các nguồn khác * Ô nhiễm hydrocabua dầu: Nước trong Hạ Long đã bị ảnh hưởng của ô nhiễm dầu mỏ ở những mức độ khác nhau phụ thuộc vào thời gian nhập dầu hoặc không nhập dầu. Khi có tàu nhập dầu mức độ ô nhiễm lên tới 1,75 mg/lít. Theo báo cáo của trung tâm kiểm soát MTTCKT Thuỷ Vân ở vào thời gian Vịnh có tàu nhập dầu và xà lan vào lấy dầu, do không kiểm soát chặt chẽ việc xả các chất thải có chứa dầu xuống biển nên nồng độ hydrocabua dầu tăng từ 0,1-0,3 mg/l. Hàm lượng dầu từ 0,1-0,3-1mg/lít chiếm 14% diện tích Vịnh. Trong khi đó giới hạn cho phép về dầu mỏ trong nước biển để phát triển thuỷ sản là 0,05mg/lít và đối với du lịch biển và tắm biển là 0,03 mg/lít. * Nhiễm kim loại nặng trong nước biển vịnh Hạ Long Đồng (Cu) trong nước biển tại khu vực cảng Cửa Lạc ở ngưỡng báo động. Kẽm (Zn) trong nước biển tại cảng dầu, phà Bãi Cháy, cảng Hòn Gòn đều ở mức cao hơn giới hạn cho phép từ 2,8-3,7 lần. Hiện nay mức độ thải ở khu vực vịnh Hạ Long đang có nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu và xử lý sớm, nhất là vấn đề nước thải và khí bụi nhiều yếu tố nhiễm bẩn như dầu, kẽm đi quá giới hạn cho phép. Vì vậy, cần có các biện pháp hữu hiệu để hạn chế mức độ gây ô nhiễm môi trường của phát triển gây ra các tác động lên môi trường ở mức nghiêm trọng vừa do việc phà rừng và rửa trôi lớp trầm tích như việc cải tạo một số đoạn của đường 18A, 18B, đường và cầu ra đảo Tuần Châu. Các dự án phát triển về đường sắt cũng gây ra một số tác động môi trường ở mức nghiêm trọng do việc phá rừng và rửa trôi lớp trầm tích. Với việc phát triển đô thị hoá thì lượng nước thải sinh hoạt xả thải sẽ ngày càng cao, như vậy các giá trị thông số hữu cơ ô nhiễm trong nước sẽ ngày càng cao. Nước thải sinh hoạt là nhân tố chính góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm tới nguồn nước của khu vực. Việc xây dựng nâng cấp các cơ sở hạ tầng phát sinh lượng bụi rất lớn gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực. Ngoài ra, lượng xe cộ, các phương tiện giao thông tăng nhanh đã dẫn đến tăng các lượng chất khí độc hại tới môi trường khu vực. 2.2. ảnh hưởng của các hoạt động phát triển công nghiệp và khai thác than tới môi trường Cũng như quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, qui trình công nghiệp hoá cũng gây ra những mối đe doạ nghiêm trọng đối với môi trường. Các dự án phát triển công nghiệp chủ yếu chính là một trong những nhân tố quyết định mức độ ảnh hưởng lên môi trường. a) ảnh hưởng do phát triển công nghiệp xây dựng Các dự án phát triển, đặc biệt là các khu công nghiệp, các nhà máy thép, nhiệt điện, luyện thép gây ra các tác động tương đối nghiêm trọng đối với môi trường do đó chất thải ô nhiễm. Ngoài ra, các hoạt động này còn tác động ở mức nghiêm trọng vừa do việc khai hoang rừng ngập mặn hoặc bãi triều và tác động lên môi trường ở mức không đáng kể do phá rừng và rửa trôi lớp trầm tích. Việc mở rộng các nhà máy gạch, ngói, nhà máy đóng tàu, nhà máy xi măng cũng gây ra các tác động tới môi trường ở mức độ vừa do việc đổ chất thải ô nhiễm, khai hoang rừng ngập mặn hoặc các bãi triều và tác động có tính nghiêm trọng không đáng kể đối với môi trường do việc phá rừng và trôi các lớp trầm tích. Các hoạt động công nghiệp như cảng, nhà máy đóng tàu, giao thông vận tải trên sông, biển... làm cho nước của vịnh bị ô nhiễm dầu mỡ và một số kim loại nặng như: Cu, Zn, Pb... hàm lượng các kim loại nặng đó trong vùng biển Hạ Long đều rất cao và nhiều nguyên tố đã vượt ngưỡng cho phép nhất là khu vực Bãi Cháy, phần Đông Bắc vịnh Cửa Lục, lân cận cảng Cái Lân, cảng Hòn Gai. b) ảnh hưởng do việc khai thác than Các hoạt động khai thác than làm cho lượng rửa trôi SS và xói màu đất tăng lên, diện tích đất trống gia tăng. Mặc dù công nghiệp khai thác than đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với các thành phần kinh tế của Quảng Ninh mà còn đối với nền kinh tế quốc dân song tỉnh đang cố gắng đẩy mạnh tính đa dạng của cơ cấu kinh tế, tránh phụ thuộc quá nhiều vào ngành than. Do khai thác than nên địa hình bị biến dạng liên tục, có nơi đào khoét thành hồ, có nơi đổ đất thải thành các “núi, đồi, sườn”. Nơi được đổ tạo thành các bãi thải lấn biển, vùi lấp các bãi tự nhiên và đồng bằng cũng như thềm biển, huỷ hoại lớp đất màu tự nhiên, làm biển đổi đường bờ biển, suy giảm hệ sinh thái và huỷ diệt cả rừng ngập mặn. Các hoạt động khai thác, chế biến than để tác động xấu đến chất lượng nước bao gồm cả nước sông - suối, nước tầng nông và nước biển ven bờ, làm gia tăng lượng chất rắn lơ lửng làm thay đổi độ pH, tăng nồng độ kim loại nặng và lượng sunfat trong nước. Công nghiệp khai thác than còn làm cho môi trường bị ô nhiễm bởi lượng bụi lơ lửng và các khí độc hại do quá trình khai thác gây ra làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí và mỹ quan của khu vực. Với sản lượng khai thác than như hiện nay thì nhu cầu về gỗ trụ mỏ hàng năm từ 180.000m3 đến 200.000m3 gỗ/năm, đây là nguyên nhân làm cho đất rừng giảm nhanh, và ngày càng suy giảm. Sự suy giảm tài nguyên rừng không chỉ mất đi nguồn tài nguyên quan trọng mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ môi trường, gây xói mòn đất, làm kiệt quệ nguồn sinh thuỷ vào mùa khô, giảm khả năng điều tiết lũ vào mùa mưa, mất đi vẻ đẹp thiên nhiên, mất nơi cư trú của nhiều loài động vật, phá vỡ cân bằng sinh thái. 2.3. ảnh hưởng của các hoạt động phát triển cảng biển tới môi trường Các loại cảng biển và cầu cảng khác nhau đang hoạt động hoặc chuẩn bị hoạt động trong tương lai cho một số tàu thuyền bao gồm tàu chuyển than, phà, tàu chở dầu, thuyền của ngư dân và thuyền du lịch chạy trên vịnh Hạ Long và xung quanh vịnh đã và sẽ gây ra những sự cố môi trường làm tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên, tổn hại đến xã hội, đời sống của con người ở khu vực. Việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cảng biển theo quy hoạch tổng thể phát triển của khu vực một mặt đem lại những hiệu quả tích cực đối với môi trường như việc cải tạo cảng Hòn Gai, cảng dầu b12... thì cũng gây ra các tác động lên môi trường ở mức tác động có tính nghiêm trọng không đáng kể. - Cảng Cái Lân: Công suất của cảng trong những năm vừa qua đạt từ 0,8-1 triệu tấn/năm và dự kiến đến 2005 đạt 1,5 triệu tấn và 2010 đạt 14 đến 25 triệu tấn. Các chỉ số SS, dầu, các sự cố tàu đã gây ra các tác động tới môi trường khu vực. Cần có các biện pháp phòng chống ô nhiễm trước khi triển khai thực hiện và xử lý nước thải đầu ra. - Cảng than Cửa Ông: Ô nhiễm dầu và tăng tỷ lệ SS - khả năng xảy ra ô nhiễm dầu do việc thải chất thải có chứa dầu và do hiện tượng dò rỉ dầu sau các vụ va chạm tàu tăng nhanh do số lượng tàu ngày càng tăng. Tỷ lệ SS cũng tăng lên do sự gia tăng các hoạt động tàu thuyền cũng như hoạt động nạo vét. Cảng dự kiến đến năm 2010 đạt 5-6 triệu tấn. - Cảng dầu B12: Nước trong vịnh bị ô nhiễm do dầu tràn hoặc dầu dò rỉ từ các thùng chứa, ống bị vỡ hay đáy tàu bị dò rỉ. Tuy nhiên, theo dự tính của tỉnh cảng dầu B12 sẽ được chuyển tới đảo tương lai. Việc di chuyển này có thể hạn chế bớt các tác động đến môi trường. Công suất cảng hiện tại đạt 0,8 triệu tấn, đến năm 2005 đạt 1,5 triệu tấn và 2,0 triệu tấn vào năm 2010. Tổng sản lượng hàng hoá của cụm cảng vùng nghiên cứu sẽ lên tới 25-30 triệu tấn/năm vào năm 2010. Hàng năm có khoảng 1200 tàu lớn các loại hoạt động trong phạm vi vùng vịnh: Trong đó tàu du lịch có tới 500 chiếc hoạt động/ngày. Mật độ tàu thuyền như vậy dễ gây va chạm và xảy ra sự cố ô nhiễm là không thể tránh khởi. Trong trường hợp không va chạm thì nước thải của các con tàu này cũng là nguồn ô nhiễm rất lớn. TT_Tên cảng_Đơn vị_Năm 2000_Dự báo 2005__1_Cảng dầu B12_Tấn/năm_2.560_5.800__2_Cảng hàng hoá _nt_240_500__2.4. ảnh hưởng của các hoạt động phát triển du lịch tới môi trường Những năm gần đây, cùng với trào lưu phát triển chung của du lịch thế giới, ngành du lịch Quảng Ninh đã có những bước tiến đáng ._.n môi trường cho từng đơn vị sản xuất kinh doanh. Khen thưởng và kỷ luật đối với từng cá nhân, tập thể thực hiện tốt và không tốt việc bảo vệ môi trường. Khen thưởng và kỷ luật theo khung hành vi. Khuyến khích thành lập quỹ môi trường vùng. Ban hành quy chế về lệ phí môi trường cho từng ngành sản xuất, công ty, hộ gia đình theo hình thức sản xuất, kinh doanh, lệ phí phải dựa trên 2 yếu tố: Nguồn phát thải lớn hay nhỏ và doanh thu của tập thể, cá nhân đó. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn ra xây dựng cơ sở xử lý môi trường, sau thu lệ phí. Những đề xuất có tính chất nguyên tắc nêu trên cần được cụ thể hoá cho từng nội dung quản lý môi trường khác nhau, cho từng thời điểm khác nhau và cuối cùng là phải trở thành những văn bản pháp quy cụ thể áp dụng lâu dài trong việc quản lý và bảo vệ môi trường khu vực vịnh Hạ Long. 2. Các giải pháp về khoa học - công nghệ Một trong những vấn đề mấu chốt để phát triển sản xuất và tạo khả năng cạnh tranh là không ngừng đổi mới công nghệ. Vì vậy, phải đặt tiến bộ khoa học - công nghệ là nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế và tạo môi trường chính sách tốt hơn cho các công tác khoa học - công nghệ. Nhanh chóng chuyển hướng hoạt động khoa học - công nghệ gắn với cơ sở sản xuất kinh doanh, hướng trọng tâm vào nghiên cứu ứng dụng triển khai bằng các dự án chuyển giao công nghệ xuất phát từ nhu cầu thiết thực của từng ngành, từng sản phẩm mũi nhọn hoặc quan trọng. Liên kết giữa khoa học với đào tạo và sản xuất thành một thể thống nhất. Ưu tiên áp dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là hướng vào công nghệ tin học nhằm phục vụ công tác quản lý và chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội, áp dụng và phát triển công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và công nghệ chế biến và bảo vệ môi trường. Củng cố nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học công nghệ. Hàng năm ưu tiên dành một khoảng kinh phí thoả đáng để đầu tư bổ sung và trang bị mới các thiết bị công nghệ hiện đại đối với các ngành quan trọng: cơ khí, than- chế tạo, chế biến v.v.. Các dự án phát triển lớn: Cảng Cái Lân, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất v.v.. phải được xem xét kỹ lưỡng về mặt công nghệ, môi trường, đảm bảo tính hiện đại, tiên tiến, hiệu quả đồng thời bảo vệ được môi trường và phát triển bền vững trong khu vực. Quảng Ninh phải có những chính sách, quy chế đặc biệt để bảo vệ tài nguyên, môi trường, nhất là môi trường và cảnh quan sinh thái của vịnh Hạ Long. Mọi công trình và dự án phát triển trong tỉnh phải được đánh giá đầy đủ về tác động môi trường. Việc phát triển cảng Cái Lân và các cảng chuyên dùng phải tính toán quy mô phù hợp trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển công nghiệp trên địa bàn, bao gồm cả tuyến hành lang đường 18- phát triển du lịch, dịch vụ ở khu vực Bãi Cháy - Hạ Long cũng như của cả dải ven biển. 3. Các giải pháp về sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long Ngày nay, việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là một phương pháp được chấp nhận để ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam. Nếu xem xét việc sử dụng các công cụ này để quản lý môi trường vịnh Hạ Long thì có thể đạt được nhiều kết quả cao. Bởi vì các công cụ kinh tế tạo cho cá nhân quyền tự do để quyết định các giải pháp có hiệu quả nhất về mặt kinh tế đối với các yêu cầu về mặt môi trường. Các công cụ kinh tế thường được sử dụng để đưa chi phí khắc phục hậu quả về môi trường và hạch toán, ngoài các chi phí cho các biện pháp ngăn chặn và giảm bớt ô nhiễm. Theo các điều kiện kinh tế - xã hội và tài chính địa phương, hai nguyên tắc sau được đưa ra để xem xét khả năng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường vịnh là: a) Những người gây ô nhiễm thuộc lĩnh vực Nhà nước hay tư nhân ở khu vực vịnh Hạ Long phải trả tiền để xử lý tải lượng ô nhiễm gây ra (nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền). b) Người hưởng lợi từ vịnh Hạ Long phải đóng góp dựa trên khả năng có thể chi trả (nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền). Theo số liệu điều tra của tổ chức JICA về khả năng sẵn sàng chi trả của khách du lịch và dân địa phương cho hoạt động bảo tồn môi trường vịnh Hạ Long cho thấy: khoảng 75% khách du lịch (cả khách Việt Nam sẵn sàng chi trả của khách du lịch và dân địa phương cho hoạt động bảo tồn môi trường vịnh Hạ Long cho thấy: khoảng 75% khách du lịch (cả khách Việt Nam và khách nước ngoài) và hơn 80% dân địa phương tại Quảng Ninh sẵn sàng trả tiền bảo tồn môi trường vịnh Hạ Long. Số tiền trung bình của khách nước ngoài sẵn sàng chi trả là 3,1 USD/người/năm. Khách du lịch người Việt Nam là 0,3 USD/người/năm, của địa phương là 0,1 USD/người/năm. Căn cứ vào các nguyên tắc trên và sự bằng lòng chi trả của người dân một số công cụ kinh tế sau đây có thể áp dụng trong quản lý môi trường. Những công cụ kinh tế_Lĩnh vực hoạt động__ 1. Trợ cấp/ giảm thuế/ miễn thuế_Các hoạt động cụ thể để giảm mức độ ô nhiễm___Các hoạt động tái chế hoặc tái sử dụng rác thải hoặc gây ô nhiễm___Chương trình VAC, trồng rừng, trồng cây phân tán lấy gỗ nhiên liệu___Khôi phục rừng ngập mặn, phủ xanh đất trống đồi trọc___Cho các xí nghiệp, nhà máy vay với lãi suất thấp để đầu tư bảo vệ môi trường.___Tái và khôi phục thảm cây tại các khu vực ngưng khai thác khoáng sản.__ 2. Thuế, phí môi trường_Sử dụng nước sạch của các hộ gia đình, khách sạn, khu công nghiệp.___Phí tham quan hang động, tắm biển.___Thu gom, xử lý rác thải.__ 3. Trực tiếp đầu tư từ ngân sách._Trang thiết bị quan trắc, thanh tra, kiểm tra môi trường.___Công nghệ sạch___Xử lý chất thải sinh hoạt đô thị___Lò đốt rác thải sinh hoạt đô thị__4. Thuế, phạt từ mức trung bình đến nặng kèm bồi dưỡng thiệt hại và có thể truy tố._Gây ô nhiễm nguồn nước vịnh.___Xả rác và chất thải rắn tuỳ tiện vào vịnh___Vi phạm khu di sản thiên nhiên___Chặt phá rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn__5. Thuế, phí, phạt mức thích hợp kể cả phạt vi cảnh._Du lịch, dịch vụ, tham quan gây ô nhiễm, mất vệ sinh___Công nghệ lạc hậu phát thải cao quá tiêu chuẩn___Phương tiện giao thông vận tải quá cũ, quá nhiều phát thải.__Trong số các công cụ kinh tế thì việc sử dụng công cụ phí nước thải, khí thải trong lệ phí môi trường được khuyến khích nhiều nhất vì việc áp dụng chúng rất đơn giản, chính xác trong hệ thống thuế Việt Nam. Chẳng hạn, có thể cho phép thu thuế môi trường đối với một số hoạt động có tác hại đến môi trường. Với số tiền thu được sẽ đầu tư có trọng điểm vào các dự án nghiên cứu thực thi các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường. Ngoài ra, từ kinh nghiệm hoạt động quỹ môi trường của ngành than có thể thành lập quỹ môi trường cho tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, Tổng công ty than Việt Nam đã dành hơn 1% doanh thu của họ cho các mục đích môi trường như các biện pháp môi trường và bồi thường môi trường. Theo các quan chức của Tổng công ty than số tiền của quỹ môi trường đã lên xấp xỉ 30 tỷ đồng mỗi năm, 50% số quỹ này được các doanh nghiệp sử dụng và còn lại giành cho các dự án môi trường ưu tiên hàng đầu trong khu vực sử dụng. Như vậy, nếu như quản lý môi trường tỉnh Quảng Ninh được thành lập nó sẽ cùng với quỹ môi trường ngành than góp phần vào công tác bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long. Việc tạo cơ chế và tổ chức thực hiện gây quỹ môi trường Quảng Ninh cần được huy động và khai thác từ nhiều nguồn, cụ thể là: 1) Thuế tài nguyên: Là một loại thuế thực hiện điều tiết thu nhập và hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước, đối tượng tính thuế thường là giá trị tài nguyên khai thác được. Tại Quảng Ninh, đây là một nguồn thu không nhỏ do những hoạt động khai thác than, vật liệu xây dựng, nguồn lợi thuỷ sản đang và vẫn sẽ là mũi nhọn kinh tế của tỉnh. 2) Thuế, phí và lệ phí môi trường Thuế môi trường là nguồn thu ngân sách của nhà nước, nhằm bù đắp các chi phí mà xã hội phải bỏ ra để giải quyết các vấn đề như: chi phí y tế, chi phí mất ngày công lao động, phục hồi môi trường, phục hồi tài nguyên, xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm. Trong trường hợp ngành than ở Quảng Ninh thuế môi trường phải phản ánh sự suy thoái của chất lượng môi trường khu vực (bao gồm các thiệt hại do chất thải, suy giảm giá trị cảnh quan, tổn thất gỗ chống lò, suy thoái nguồn nước, gia tăng bệnh tật, những thiệt hại đối với các ngành kinh tế khác như du lịch, giao thông, nông lâm ngư nghiệp). Hiện tại, việc sử dụng 1% doanh thu của ngành than mới chỉ giải quyết được một phần trách nhiệm mà phí môi trường của ngành phải thực hiện. 3) Các công cụ khuyến khích, cưỡng chế thi hành: Có thể áp dụng như: Nhân sinh thái, chứng chỉ ISO 14000, phí không tuân thủ, quy trách nhiệm pháp lý, phạt tiền. 4) Huy động nguồn kinh phí từ du khách và ngành du lịch: Để bảo vệ và phát triển giá trị các môi trường khu du lịch, đặc biệt ở Hạ Long nơi hàng năm có hàng triệu lượt khách thăm. Kết quả khảo sát của một số dự án quốc tế và môi trường ở Quảng Ninh đã cho thấy đây là một nguồn tài chính không nhỏ và có tính chất khả thi cao. Bên cạnh việc du khách mong muốn và sẵn sàng đóng góp cho môi trường Hạ Long, ý thức của nhân dân địa phương chắc chắn sẽ được nâng lên thành những hành động thực tế hàng ngaỳ. 5) Quỹ môi trường Việt Nam Hiện nay, nước ta chưa có quỹ môi trường quốc gia, mới có ban điều hành quỹ môi trường toàn cầu của Việt Nam. Trong thực tế đã có một số nguồn kinh phí hoạt động như quỹ môi trường các ngành và cấp địa phương (quỹ môi trường ngành than, quỹ môi trường Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...). Trong tương lai, quỹ môi trường quốc gia sẽ phải đóng vai trò chủ đạo đối với các quỹ môi trường khác của đất nước. 6) Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) Là một cơ chế tài chính hình thành tự sự đóng góp của các quốc gia trên thế giới, chủ yếu là các nước phát triển với mục đích hỗ trợ theo phương thức đồng tài trợ những dự án có lợi cho môi trường toàn cầu. Kinh phí hàng năm của quỹ rất lớn: khoảng 2 - 3 tỷ USD, dùng để trợ giúp tạo điều kiện cho những nỗ lực thực hiện các Công ước quốc tế và bảo vệ môi trường như: Công ước về đa dạng sinh học (Quảng Ninh có thể đề nghị hỗ trợ cho dự án vườn quốc gia trên biển Bái Tử Long), công ước khung về biến đổi khí hậu (quỹ có thể hỗ trợ cho việc tăng hiệu suất sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp, giảm phát thải khí nhà kính, loại bỏ dần các chất làm suy yếu tầng ôzôn) bảo vệ vùng nước quốc tế (thí dụ có thể đề xuất dự ans bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn Bắc Cửa Lạc - bảo vệ và ngăn ngừa ô nhiễm cho vùng nước Cảng Cái Lân - nơi có mối quan hệ mật thiết với chất lượng nước vịnh Hạ Long). Những ý tưởng dự án này có thể huy động được nguồn vốn trên 1 triệu USD cho mỗi dự án. Tuy nhiên, khó có thể áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường vịnh nếu không có sự hỗ trợ thể chế và các quyết định về chính trị của cơ quan TW như Bộ KHCN và MT, Bộ Tài chính và các cơ quan thuế. Chính vì việc áp dụng trực tiếp đến một khu vực địa phương chứ không phải trên khắp quốc gia sẽ cản trở sự phát triển tiềm năng địa phương, do đó tính cạnh tranh về kinh tế yếu đi. 4. Các giải pháp quản lý môi trường cho từng ngành Để bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Bộ Chính trị đã ra chỉ thị 36-CT/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” nhằm mục tiêu ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường ở những nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu đô thị và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế, xã hội bền vững nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Quán triệt tinh thần chỉ thị 37-CT-TW, căn cứ vào đặc điểm phát triển kinh tế - xã hộỉ Quảng Ninh và những vấn đề môi trường bức xúc ở khu vực vịnh Hạ Long dưới đây đề cập những giải pháp trong quản lý môi trường cho ngành du lịch và công nghiệp khai thác than nhằm giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường vùng lãnh thổ nói chung và khu vực vịnh Hạ Long nói riêng. 4.1. Xây dựng cơ chế quản lý tổng hợp vùng khai thác than Hiện nay, việc quản lý công nghiệp than tương đối biệt lập với quản lý đô thị, quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên cảnh quan du lịch, tài nguyên nước và các hoạt động kinh tế khác. Sở KHCN và MT đảm nhận việc bảo vệ và quản lý môi trường vùng Quảng Ninh, trong khi đó việc khai thác, chế biến vận chuyển than tác động lớn đến môi trờng lại do các cơ quan khác quản lý. Sự phối hợp của các cơ quan nói trên trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ môi trường, tài nguyên còn rất yếu. Hay nói cách khác cơ chế quản lý đơn ngành hiện nay không thích hợp với việc quản lý và bảo vệ môi trường. Nhằm giải quyết toàn diện vấn đề môi trường liên quan tới ngành công nghiệp than trước hết cần xây dựng lại cơ chế quản lý tổng hợp bền vững ngành này. Nội dung cơ bản của cơ chế này là: - Gắn liền phát triển và quản lý ngành công nghiệp than đối với đô thị hoá - cấp nước - giao thông - thuỷ lợi - lâm nghiệp - du lịch và bảo vệ môi trường trong một thể thống nhất. - Quản lý chặt chẽ mọi sản phẩm khai thác than (than và các chất thải, nước thải). - Quản lý sử dụng chất thải rắn vào mục tiêu phát triển của khu vực (VD: chất thải trong quá trình khai thác lộ thiên có thành phần thích hợp cho việc làm nguyên vật liệu xây duựng như sắt acgilit, sét - bột kết có thể làm chất phụ gia cho sản xuất). - Có chế độ khuyến khích các phương án hoạt động khai thác than bền vững: Cân đối hài hoà lợi ích khai thác than và bảo vệ môi trường tốt, lợi ích của thể hệ hôm nay và thế hệ mai sau. - Kết hợp chặt chẽ lợi ích của quốc gia với cộng đồng địa phương, giữa cơ quan phản ánh tổng TW với cơ quan địa phương. - Tăng cường chức năng, quyền lực và nhiệm vụ cho Tổng công ty Than Việt Nam và các công ty thành viên giúp các cơ quan này đủ sức phối hợp đồng bộ khai thác than với đô thị hoá, cấp nước, giao thông, thuỷ lợi... trong mới liên kết chặt chẽ với các ban ngành khác. - Giao vùng đất có khoáng sản than, vật liệu xây dựng cho các công ty, các mỏ trực thuộc Tổng công ty than để mỗi công ty này có trách nhiệm cải tạo vùng đất sau khi khai thác than vào mục đích như phát triển khu đô thị, khu du lịch, vui chơi giải trí, hồ chứa nước. Để hoà nhập việc khai thác than với bảo vệ môi trường giảm thiểu ô nhiễm cần thiết phải gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công nhân mỏ với tài nguyên và môi trường vùng mỏ bằng giao cho họ quyền sử dụng lâu dài đất mỏ trong thời gian từ 30-50 năm. Có như vậy, họ mới ý thức được rằng họ là chủ thực sự của lò khai thác than và sau khi than đã chuyển hết sang hình thức sử dụng khác. - Phát triển quy hoạch môi trường: quy hoạch tối là một bộ phận không thể thiếu được trong công tác quản lý môi trường mặc dù lập ọt quy hoạch môi trường phù hợp không phải là điều dễ dàng thực hiện. Vì vậy, cần phải xây dựng một kế hoạch môi trường mẫu cho mỏ tiêu biểu trong giai đoạn tiếp theo tất cả các mỏ đều xây dựng kế hoạch môi trường của riêng mình dựa trên kế hoạch môi trường mẫu và Tổng công ty Than Việt Nam chuẩn bị một kế hoạch môi trường tổng thể cho toàn khu vực. - Phục hồi môi trường tại các nơi đã khai thác than bằng cách tái phủ xanh đất trống đồi trọc. Đẩy mạnh diện tích phủ xanh tại các khu vực bị khai thác kiệt quệ. - Lắp đặt các hệ thống sử lý nước thải lại các nhà máy sàng tuyển than và các cống xả nước thải mỏ. 4.2. Quản lý du lịch tổng thể phục vụ phát triển du lịch vịnh Hạ Long bền vững. a) Những nguyên tắc phát triển bền vững du lịch vịnh Hạ Long Để đảm bảo tính bền vững, sự phát triển của du lịch Hạ Long tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau: * Khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu. Nếu các tài nguyên du lịch được khai thác một cách hợp lý, đảm bảo quá trình tự duy trì hoặc tự bổ sung được diễn ra một cách tự nhiên hoặc thuận lợi hơn do có sự tác động của con người thông qua việc đầu tư, tôn tạo thì sự tồn tại của các tài nguyên đó sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển của du lịch qua nhiều thée hệ. Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên cần dựa trên cơ sở các nghiên cứu kiểm kê, đánh giá và quy hoạch sử dụng cho các mục tiêu phát triển cụ thể, đồng thời qua mỗi giai đoạn phát triển đến cần có sự theo dõi và điều chỉnh khai thác thích hợp. * Bảo vệ, đề cao các tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu chất thải. Việc thiếu trách nhiệm bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên và không kiểm soát chất thải từ hoạt động du lịch sẽ dẫn đến sự suy thoái môi trường mà hậu quả của nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế- xã hội nói chung. Tại vịnh Hạ Long vấn đề bảo vệ và đề cao các tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá còn gắn liền với ý nghĩa giữ gìn di sản cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Do vậy, việc thành lập và bảo vệ các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. * Phát triển phù hợp với quy hoạch kinh tế xã hội Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành cao, vì vậy mọi phương án phát triển cần được tính toán kỹ lưỡng phù hợp với quy hoạch phát triển của các ngành liên quan như giao thông vận tải, xây dựng đô thị, bưu chính viễn thông... và quy hoạch kinh tế, xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng, địa phương. Tại khu vực Hạ Long vấn đề này cần lưu ý trong quá trình làm hài hoà các mục tiêu kinh tế với việc bảo tồn tài nguyên với các giá trị môi trường, văn hoá, xã hội khi xây dựng chiến lược chung, lập chính sách - kế hoạch và quá trình ra quyết định. * Chia sẽ lợi ích với cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương là những người gây tác động trực tiếp đến tiềm năng tài nguyên du lịch. Chính vì vậy, việc chia sẽ lợi ích của cộng đồng địa phương là một nguyên tắc quan trọng trong phát triển bền vững du lịch, việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà sẽ làm tăng ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với sự phát triển của du lịch bởi lúc này quyền lợi của họ đã gắn liền với sự phát triển . * Đào tạo cán bộ Đối với mỗi sự phát triển, con người đóng vai trò quyết định. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh du lịch Hạ Long trong quá trình hội nhập với du lịch khu vực và quốc tế. Ngoài việc đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ du lịch về tài nguyên môi trường còn nâng cao ý thức trách nhiệm góp phần bảo vệ các giá trị đó trong quá trình phát triển. b) Các giải pháp Để giúp cho ngành du lịch của khu vực phát triển đúng hướng, khai thác các tiềm năng có hiệu quả, đồng thời gìn giữ được tài nguyên, môi trường vịnh Hạ Long và bảo vệ được di sản thế giới cần thực hiện đồng thời các giải pháp sau: - Cần có quy hoạch phát triển du lịch Hạ Long đảm bảo phù hợp với cảnh quan và bảo hộ được tài nguyên chung. - Các dự án phát triển du lịch tại khu vực này phải được cân nhắc một cách hợp lý, đặc biệt phải có cách đánh giá tác động môi trường về cả những tác động trước mắt cũng như lâu dài theo đúng quy định của luật pháp. - Các quy hoạch và cấu trúc hạ tầng cơ sở tại các đô thị du lịch như Hòn Gai, Bãi Cháy cần phù hợp với các khu dân cư và các cơ sở của các ngành kinh tế khác trong khu vực. Các hệ thống xử lý chất thải phải theo đúng các yêu cầu kỹ thuật và được đặt ở vị trí phù hợp. - Thành lập hội đồng quản lý phát triển du lịch của khu vực để giám sát, quản lý các hoạt động du lịch và có những quyết định kịp thời đảm bảo cho sự phát triển bền vững du lịch tại đây. - Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của ban quản lý vịnh Hạ Long nhằm phát huy có hiệu quả năng lực của đội ngũ cán bộ thi hành nhiệm vụ đạt hiệu quả cao về kinh tế, đồng thời phát huy được những giá trị về tự nhiên, lịch sử, văn hoá, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch bền vững. - Thu hút đầu tư, vốn trong nước và nước ngoài và các dự án phát triển du lịch cơ bản như: tu bổ các công trình di tích lịch sử, văn hoá tôn tạo các hang động, bãi biển... - Xây dựng quy chế, nội dung quản lý cụ thể, hợp lý về khai thác kinh doanh du lịch với việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao dân trí cho cộng đồng và khách du lịch. Xác định rõ vai trò của du lịch với các cấp các ngành, cơ quan và quần chúng nhân dân nhằm nâng cao nhận thức xã hội và du lịch, tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển. - Có kế hoạch áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên cũng như việc xử lý các thông tin về các hoạt động du lịch để có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong từng giai đoạn và từng hoạt động phát triển. - Cải tạo các điều kiện vệ sinh trên các tàu du lịch và đảo: + Nước thải từ các tàu du lịch cần được thu gom tại các trạm dịch vụ di động hoặc cố định đặt tại các điểm thuận lợi. Theo như kế hoạch của quản lý vịnh thì năm 2002 đã có 4 tàu trang bị bơm và thùng chứa nước thải. Các tàu thu gom này đặt tại các cầu tàu chính, các trạm xăng nổi và các điểm thuận lợi khác. Nước thải thu gom được sẽ được bơm theo đường ống nước thải sinh hoạt nổi từ các trạm phục vụ cố định. + Rác thải từ các tàu du lịch sẽ được chủ tàu có trách nhiệm thu gom trên tàu của mình, sau đó đặt vào thùng rác ở tất cả các đầu cầu. + Trên các đảo, bãi tắm phải xây dựng những nhà vệ sinh đảm bảo an toàn và đặt những thùng rác ở vị trí thuận lợi. + Phải có chương trình toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo, nâng cao kiến thức về môi trường cho đội ngũ cán bộ, nhân viên hướng dẫn du lịch. 5. Các giải pháp quản lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm do đô thị hoá và phát triển bền vững đô thị. Quá trình đô thị hoá ở Quảng Ninh bắt nguồn từ phát triển ngành công nghiệp khai thác than. Ngày nay, ngoài chức năng là trung tâm công nghiệp, các đô thị Quảng Ninh còn có các chức năng khác như cảng biển, thương mại, du lịch... các hoạt động kinh tế đa dạng ở vùng này càng đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, từ đó cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường. Để giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm của khu vực đô thị Hạ Long, Cẩm Phả đến vịnh Hạ Long cần tập trung vào các vấn đề sau: 5.1. Kiểm soát đô thị Kiểm soát đô thị hoá bao gồm hàng loạt các vấn đề có liên quan tới tất cả các vấn đề đời sống xã hội và các hoạt động chính trị, kinh tế, y tế, kỹ thuật. Vì vậy, đòi hỏi phải nghiên cứu những nguyên tắc, đặc điểm của sự hình thành các thành phố cũng như những xu hướng của chúng từ đó có thể đẩy mạnh các xu hướng tích cực đồng thời thanh toán, xoá bỏ, hạn chế các hậu quả có hại. Muốn vậy phải thực hiện các vấn đề sau: - Kiểm soát các cơ sở kinh tế của thành phố. - Xác định các phân khu chức năng của đô thị và công nghiệp, sau đó bố trí hợp lý các khu công nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, các khu có tính nhạy cảm với môi trường. - Các biện pháp hạn chế dân sự phát triển có tính tự phát mang lại lợi ích cục bộ trước mắt của các ngành kinh tế riêng lẻ. Bởi vì trong xu thế chung ngành nào cũng muốn đạt hiệu quả tối đa của mình mà quên đi lợi ích lâu dài của toàn vùng. Điều đó gây nên những đối lập khó dung hoà, làm cho tài nguyên bị kiệt quệ. - Việc xây dựng phát triển các thành phố thâm nhập một cách hữu vào khung cảnh của thành phố, kết hợp nhịp nhàng với môi trường bao quanh những nơi có mật độ dân cư đông đúc, điều quan trọng tránh tình trạng sử dụng môi trường tự nhiên quá mức cần phải để thiên nhiên giữ nguyên chức năng làm sạch của nó. - Tiến hành cải thiện điều kiện vệ sinh thành phố bằng cách xây dựng các vành đai công viên xung quanh các trung tâm dân cư, tích cực áp dụng một cách tốt nhất các thành tựu khoa học công nghệ trong việc xử lý chất thải thành phố. Tóm lại, quá trình đô thị hoá có kiểm soát bao hàm đồng thời và bắt buộc một chương trình rộng lớn về sử dụng đúng đắn, giữ gìn và cải tạo môi trường tự nhiên. Trong xây dựng các đô thị lớn cần luôn chú ý giành riêng những lãnh thổ nhằm mục đích đền bù dưới dạng công viên quốc gia, khu vực nghỉ ngơi, giải trí. 5.2. Quản lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp. * Quản lý rác thải sinh hoạt - Các chỉ tiêu thu gom và chôn lấp rác thải sinh hoạt: Chỉ tiêu thu gom rác thải sinh hoạt ở các đô thị Hạ Long, Cẩm Phả để đáp ứng tiêu chí bảo tồn cho đến năm 2010 như sau: Thông số_Hòn Gai_Bãi Cháy_Cẩm Phả_Tổng số__Khả năng thu gom chất thải rắn (tấn/năm)_105,759_44,992_41,856_192,607__Tỷ lệ thu gom_85%_85%_80%_84%__Số lượng được thu gom (tấn/năm)_89,895_28,243_33,485_161,623__Số lượng chưa được thu gom (tấn/năm)_15,864_67,749_8,371_30,984__- Xử lý phân loại chứa rác tại nguồn Phân loại là bước quan trọng trong khâu dọn và chứa rác tại nguồn thải vì đây là nơi tốt nhất để phân loại các chất thải ra làm loại tái sử dụng hay tái chế. Dưới đây là những phương pháp đề xuất chứa rác tại nguồn và thu gom chất thải. Khu vực_Phương pháp chứa rác_Phương pháp thu gom__ Khu vực mật độ dân cư đông_Các thùng chứa rác gia đình với phương pháp thu gom tận cửa_Xe tải nèn rác hay xe đẩy tay thu tận cửa___Các thùng chứa rác di động lớn tại điểm thu gom trong các khu vực thuận tiện cho xe vận chuyển đi vào._Thu gom hoặc đổ các côngtennơ bằng xe tải___Các xe cút kít rác đẩy tại các điểm thu gom giành cho các khu vực khó đi lại._Thu gom các thùng rác bằng xe đẩy tay đối với khu vực khó tiếp cận.__ Khu vực có mật độ dân cư thấp_Các thùng chứa rác di động tại các điểm thu gom trong khu dân cư đi lại thuận tiện._Thu gom hoặc đổ vào côngtennơ di động bằng xe tải___Xe cút kít rác đẩy tay tại các điểm thu gom trong khu vực khó đi lại._Thu gom các thùng rác bằng xe đẩy tay.__Khu vực thương mại _Các thùng chứa rác tại các điểm thu gom trong khu vực đi lại thuận tiện._Thu gom các côngtennơ di động hoặc thùng đựng bằng xe tải.__- Chôn lấp rác thải sinh hoạt: Tất cả các bãi chôn lấp rác thải tại thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Bãi Cháy đều không đáp ứng yêu cầu do vậy cần phải có phương án xây dựng các bãi chôn lấp rác thải: + Nâng cấp bãi chôn lấp rác thải tại Hà Khẩu + Xây dựng mới bãi rác thải ở Quang Hanh. + Đóng cửa bãi rác thải tại Cái Lân (Bãi Cháy) và Vũng Đục (Cẩm Phả). * Quản lý chất thải công nghiệp: - Thu gom rác thải công nghiệp: Tất cả các ngành công nghiệp phải chịu trách nhiệm về hoạt động thu gom. Phương pháp thu gom tuỳ thuộc vào lựa chọn của các ngành công nghiệp. Ví dụ như ngành công nghiệp có thể thoả thuận thương mại với các nhà thầu tư nhân hoặc công ty vệ sinh môi trường đô thị cho dịch vụ thu gom và chuyên chở rác thải. - Phân loại - xử lý và làm chuyển hoá chất thải rắn: Một số ngành công nghiệp có thể sử dụng một phần hay tất cả những vật liệu đã qua sử dụng được tách riêng hay đã qua xử lý của các ngành công nghiệp khác. Cái nỗ lực khuyến khích sử dụng lại các nguyên liệu này bằng cách đặt ra các ngành công nghiệp “tương thích” ở gần nhau. - Chôn lấp rác thải công nghiệp: + Phương án kinh tế để đổ các rác thải không độc hại là sử dụng bãi chôn lấp. Việc chôn lấp rác thải công nghiệp tại các bãi chôn lấp diễn ra tại các bãi thải có quản lý và kiểm soát. + Đối với rác thải độc hại có thể áp dụng phương pháp đốt rác, sử dụng các thiết bị chôn lấp rác thải đặc biệt, cất giữ hay tích trữ dài hạn. 5.3. Quản lý nước thải Các khu vực ưu tiên quản lý nước thải là khu vực Bãi Cháy, trung tâm Hòn Gai và Cẩm phả. Vấn đề xây dựng và quản lý các trạm xử lý nước thải và hệ thống cống tại các khu vực này là rất cần thiết. Theo dự án cấp nước và vệ sinh môi trường thành phố Hạ Long, toàn bộ nước thải khu vực Bãi Cháy sẽ được tập trung về trạm Cái Dâu để xử lý sau đó thải nước đạt TCCP ra biển. ở khu vực Hòn Gai có thể xây dựng 2 trạm xử lý nước thải tập trung. Một trạm ở khu vực Bãi Triều ở gần bãi thải Đèo Sen, nước qua xử lý đổ ra vịnh Cửu Lục. Trạm thứ hai ở khu đất giữa phường Bạch Đằng và phường Hồng Hà. Tại các khu vực công nghiệp như khu công nghiệp Cái Lân, khu công nghiệp Hoành Bồ nước thải phải được thu gom tại một trạm bơm trung chuyển trong khu vực và được xử lý tại một nhà máy sau khi đạt TCCP mới được xả ra biển. KẾT LUẬN Khu vực vịnh Hạ Long theo kế hoạch sẽ phát triển là một khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không có những biện pháp đối phó thích hợp thì suy thoái môi trường do các tác động của hoạt động kinh tế xã hội càng trở nên nghiêm trọng và các tác động tiêu cực đó sẽ ảnh hưởng ngược lại đến sự tăng trưởng kinh tế. Do đó, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường được xem là một trong những vấn đề quan trọng của khu vực này. Đề tài đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường khu vực Vịnh Hạ Long như: giải pháp về tổ chức và cơ chế chính sách cho quản lý môi trường khu vực, giải pháp về khoa học công nghệ, về việc áp dụng các công cụ kinh tế. Giải pháp quản lý môi trường cho từng ngành, và các giải pháp quản lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm do đô thị hoá và phát triển bền vững đô thị... Tuy nhiên, với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng như hiện nay và dự báo trong tương lai tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực sẽ còn tăng cao hơn nữa. Do đó, nếu không có các biện pháp quản lý môi trường hữu hiệu để đối phó với những tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế - xã hội gây ra thì trong tương lai việc đánh mất môi trường tự nhiên của khu vực vịnh Hạ Long là không thể tránh được. Như vậy, cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành ở địa phương cùng trao đổi nghiên cứu tiếp tục bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện hơn nữa các giải pháp quản lý môi trường cho phù hợp với những yêu cầu bức xúc mà môi trường đòi hỏi trong từng giai đoạn phát triển của khu vực, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói chung và sự phát triển bền vững của khu vực vịnh Hạ Long nói riêng. Em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn thầy giáo TS. Ngô Thắng Lợi đã quan tâm hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ các phòng ban của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, Sở KHCN và MT tỉnh Quảng Ninh, Sở Thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh, Sở Nông - Lâm - Ngư nghiệp tỉnh Quảng Ninh, Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Sở Địa chính tỉnh Quảng Ninh, Tổng công ty than Việt Nam. Chi cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh cùng toàn thể các ban- ngành, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh và khu vực thành phố Hạ Long đã tạo điều kiện thuận cho tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3670.doc
Tài liệu liên quan