Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh (VPBank)

Lời mở đầu Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang có những đổi mới mạnh mẽ trên tất cả các mặt, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là phải tập trung vào vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, vì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Với tỉ lệ chiếm 80-85% trên tổng thu nhập cho thấy các sản phẩm tín dụng có vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh, có ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực kinh doanh khác của Ngân hàng VPB

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh (VPBank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ank. Với tầm quan trọng của hoạt động tín dụng và mối tương quan của hoạt động này với các hoạt động kinh doanh khác tại Ngân hàng VPBank việc nghiên cứu đo lường và đưa ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cho công cuộc xây dựng phát triển bền vững của VPBank Nhận thức được tầm quan trọng trên của vấn đề trên, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại VPBank” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp. Chương i Tổng quan về Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường: Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cùng với sự phát triển của tín dụng ngân hàng là sự tăng lên của rủi ro tín dụng. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu ro rủi ro tín dụng là gì? Và nguyên nhân xuất hiện của nó để tìm cách đề phòng, hạn chế đến mức tối đa sự xuất hiện rủi ro trong quá trình hoạt động tín dụng của ngân hàng. Rủi ro tín dụng là rủi ro trong việc cấp Tín dụng do bên vay nợ không thực hiện được nghĩa vụ trả lãi hoặc hoàn trả vốn gốc của khoản Tín dụng. Có nghĩa là khách hàng vay vốn không trả được nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký hay nói cách khác khoản thu nhập dự tính sinh lời từ tài sản cho vay của ngân hàng không được hoàn trả đầy đủ về số lượng và thời hạn. Như vậy, Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có, được tạo ra khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng. Cụ thể hơn, rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng không trả được đúng nợ với ngân hàng xét trên cả hai khía cạnh: số lượng và thời gian. Như vậy rủi ro tín dụng có thể phân thành: Rủi ro mất vốn và Rủi ro đọng vốn. - Rủi ro mất vốn: Khi khách hàng không hoàn trả được một phần hoặc toàn bộ khoản tín dụng (xét trên khía cạnh số lượng). Do đó làm giảm vốn tự có của NHTM dẫn tới làm giảm sức mạnh tài chính của ngân hàng. - Rủi ro đọng vốn (rủi ro nợ quá hạn): Do khách hàng không hoàn trả nợ đúng hạn. Khi khách hàng không có khả năng hoàn trả đúng hạn làm cho các khoản cho vay của ngân hàng bị bất động hoá (xét trên khía cạnh thời gian). Từ đó gây ra các khoản chi phí cơ hội cho ngân hàng. Phần nguồn vốn huy động để cho khách hàng vay vẫn phải trả lãi (trả lãi tiền gửi, trả lãi cho các giấy tờ có giá, tả lãi các khoản vay, trả cổ tức cho các cổ đông…) nhưng lại không thể tạo các nguồn thu tương ứng. Như vậy làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, làm giảm các cơ hội tái đầu tư vốn và các cơ hội kinh doanh có hiệu quả hơn. Thêm vào đó có thể làm giảm uy tín của ngân hàng trong việc chi trả lãi cho khách hàng. 1.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 1.2.1. Nguyên nhân chung - Nguyên nhân bất khả kháng như: Thiên tai, lũ lụt, hạn hán gây ra các biến động xấu ngoài dự kiến trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng của mình, làm gia tăng khối lượng các khoản nợ quá hạn. - Nguyên nhân do những biến động kinh tế: Yếu tố điển hình thường được đề cập là chu kì kinh tế. Trong nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị đình trệ, thu nhập của mọi thành viên trong xã hội suy giảm, sức mua của người dân bị giảm sút, làm cho hàng hoá bán giảm đi nên doanh thu bán hàng giảm, lợi nhuận bán hàng giảm nên ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ ngân hàng. - Nguyên nhân từ việc thay đổi cơ chế chính sách: Trong những trường hợp có thay đổi về chính trị, điều chỉnh chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp và ngân hàng. Những điều chỉnh đó là cần thiết đối với sự phát triển của đất nước tuy nhiên lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, có thể dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng. - Nguyên nhân do ngân hàng thiếu thông tin về khách hàng, do thông tin không cân xứng, ngân hàng gặp rủi ro đạo đức. 1.2.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng a. Đối với khách hàng là cá nhân: Người vay bị thất nghiệp (có thể tạm thời hay kéo dài) dẫn đến không có thu nhập như dự kiến ban đầu nên không đảm bảo được khả năng trả nợ. Do những biến cố bất thường trong cuộc sống gây khó khăn cho khách hàng như: ốm đau, tai nạn, chết, li dị... Do người vay hoạch định ngân quỹ không chính xác, không dự tính được các khoản chi tiêu dẫn đến xác định sai thu nhập có thể sử dụng để trả nợ ngân hàng. b. Đối với khách hàng là doanh nghiệp : - Rủi ro phi tài chính Rủi ro đạo đức: Khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích. Nhiều vụ lừa đảo, lập hồ sơ giả, dự án giả để vay vốn ngân hàng đã, đang và sẽ còn diễn ra Rủi ro cạnh tranh: Thiếu thông tin về sẩn phẩm và công nghệ của đối thủ cạnh tranh. Sự cạnh tranh về hàng giả hàng nhái trên thị trường. Cạnh tranh thiếu lành mạnh của các đối thủ cạnh tranh. Do những thay đổi bất ngờ, ngoài ý muốn của các điều kiện kinh doanh, chẳng hạn biến động về giá cả, thị hiếu,…từ các thị trường cung cấp và thị trưòng tiêu thụ. - Rủi ro tài chính: phản ánh khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi cho chủ nợ.Rủi ro này có thể biểu hiện trên khía cạnh sau: Khách hàng không kiểm tra lại chi phí; Mức độ hiệu quả của khấc hàng trong việc tận dụng các nguồn lực tạo ra doanh thu yếu Khả năng tiêu thụ sản phẩm suy giảm Khả năng trang trải các chi phí tài chính có biểu hiện sấu; Khả năng thanh toán của khách hàng xuất hiện vấn đề; Tình hình biến động về khả năng sinh lời về thu nhập theo thời gian co chiều hướng suy giảm; Quy mô nợ dòn bẩy (nợ so với vốn cổ phần) không hợp lý, doanh nghiệp sử dụng vốn vay quá nhiều để tài trợ cho hoạt động kinh doanh thi rủ ro tài chính sẽ tăng lên Khách hàng phải đối mặt với những khoản trả bất thường làm gia tang nhu cầu thanh toán tiềm năng trong tương lai. 1.2.3. Nguyên nhân rủi ro do bản thân ngân hàng. - Do chính sách vay của ngân hàng không hợp lý, quá chú trọng về mục tiêu lợi nhuận nên bỏ qua những khoản cho vay lành mạnh. - Do ngân hàng không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không chính xác việc phân tích đánh giá khả năng tín dụng của người vay. Do cán bộ tín dụng thiếu trình độ chuyên môn cần thiết, do cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm. - Ngân hàng đã quyết định cho vay chỉ dựa trên cơ sở quy mô hoạt động của doanh nghiệp mà không căn cứ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp. - Do ngân hàng không thường xuyên thực hiện việc kiểm tra giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng tiền vay. - Cán bộ tín dụng có tư cách phẩm chất không tốt cố tình làm sai nguyên tắc trong quá trình thực hiện cho vay. 1.2.4. Nguyên nhân rủi ro trong việc thực hiện các đảm bảo tín dụng: - Bảo đảm bằng tài sản + Do ngân hàng thực hiện không tốt việc đánh giá, đảm bảo tín dụng, thực hiện không đầy đủ theo các quy định của pháp luật (tài sản có đủ điều kiện pháp lý, phải có tính thị trường, có giá trị ổn định) + Do giá trị của tài sản biến động giảm quá mức dự kiến của ngân hàng. - Bảo lãnh: Vấn đề chủ yếu của bảo lãnh là dù ngân hàng có cố gắng giải thích về trách nhiệm trả nợ tiềm tàng đến đâu, người bảo lãnh không bao giờ chờ đợi là sẽ được gọi được trả tiền. Nếu việc đó xẩy ra thì có thể quan hệ giữa người bảo lãnh và ngân hàng trở nên căng thảng, có thể khó thiết phục họ trả tiền nếu không kiện ra toà, mà việc này ngân hàng chỉ tiến hành khi không còn cách nào khác. 1.3. Các biện pháp đo lường rủi ro tín dụng 1.3.1. Phân loại nợ. Theo quyết định 493/2005/QĐ - NHNN đã quy định về phân loại nợ như sau - Nhóm 1:Nợ đủ tiêu chuẩn + Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn... - Nhóm 2:Nợ cần chú ý + Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại. - Nhóm 3:Nợ dưới tiêu chuẩn + Các khoản nợ quá hạn từ 90-180 ngày. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. - Nhóm 4:Nợ nghi ngờ + Các khoản nợ quá hạn từ 180-360 ngày. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90-180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. - Nhóm 5:Nợ có khả năng mất vốn + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. + Các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý. + Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại. 1.3.2. Các chỉ tiêu đo lường. Các chuyên gia cho rảng một số tài sản của ngân hàng( đặc biệt là các khoản cho vay) giảm giá trị hay không thể thu hồi là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Do vốn chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ cso nguy cơ đẩy ngân hàng đến phá sản. Thông thường rui ro tín dụng được đo lường thông qua: Nợ quá hạn Rủi ro tín dụng = ---------------------------- Tổng dư nợ Trong đó, Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc/ và lã đã quá hạn. 1.4. Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi to tín dụng. 1.4.1. Thực hiện một cách khoa học và đồng bộ quy trình cho vay: Quy trình cho vay có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một quy trình cho vay chặc chẽ và có hiệu quả là biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Quy trình cho vay là một quy trình kể từ khi khách hàng lập đơn xin vay cho đến lúc ngân hàng thu hồi hết nợ vay. Nó gồm 5 giai đoạn: Lập hồ sơ xin vay Giai đoạn phân tích tín dụng Giai đoạn quyết định tín dung Giai đoạn giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi to Giai đoạn kiểm tra và thanh lý hợp đồng Các giai đoạn trên có mối quan hệ chặc chẽ với nhau và đòi hỏi được thực hiện một cách đầy đủ sát sao của tong giai đoạn. tuy nhiên trong thực tế không co ít cán bộ tín dụng lơi lỏng hời hợt trong việc thực hiện các giai đoạn điều đó gây ra rủi ro. chính vì vậy, từ khi thiết lập cho đến khi kết thúc quan hệ tín dụng, các cán bộ ngân hàng phải áp dụng đồng bộ quy trình nhưng cũng phải hết sức linh hoạt mềm dẻo. Có như vậy hiệu quả đầu tư tín dụng mới được tăng cao rủi ro tín dụng mới được hạn chế ở mức thấp nhất. Tuy nhiên ngân hàng cần đặc biệt kiểm tra phân tích một cách toàn diện chặt chẽ về khách hàng trước khi cho vay, đồng thời phải kiểm tra giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay sau khi đã phát hành tiền vay. 1.4.2. Sử dụng các dảm bảo tín dụng phù hợp đối với từng khách hàng Đảm bảo tín dụng là cơ sở giúp các NHTM có khả năng thu hồi nợ vay một khi khách hàng không còn khả năng trả nợ. Đảm bảo tín dụng có thể là lời cam kết trả nợ thay của người bảo lãnh hoặc cam kết của người vay dùng tài sản đảm bảo để thế chấp hay câm cố các khoản vay. Tuy nhiên bản thân đảm boả tín dụng cũng tiềm ẩn những yếu tố rủi ro 1.4.3. Phân tán, chia sẻ rủi ro tín dụng Để tiến hành phân tán, chia sẻ rủi ro tin dụng,NH thực hiện dưới hai hình thức - Đa dang hoá đối tượng tín dụng: Cho vay nhiều đối tượng thuộc các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau, không cho vay quá nhiều để sản xuất kinh doanh một sản phẩm hàng hoá. Không nên đầu tư một số tiền lớn cho một khách hàng ma phải san sẻ ra nhiều khách hàng. - Liên kết đầu tư: trong kinh doanh có những doanh nhiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn mà một NH không thể đáp ứng được hoặc khó xác định khả năng mức độ rủi ro có thể NH liên kết đầu tư. Theo cách này thì NH cững đã phân tán rủi ro của mình cho NH khác. 1.4.4. Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng. Trong thời đại thông tin bùng nổ, thông tin đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. 1.4.5. Giảm thiểu rủi ro bằng cách thực hiện tốt việc phân tích tín dụng và đo lường mức độ rủi ro của mỗi khoản vay trước khi ra các quyết định cho vay. Ngân hàng nên tránh thực hiện cho vay với những khoản tín dụng có mức độ rủi ro cao. Nói cách khác, NH có thể tăng các điều kiện tín dụng để từ chối những khoản vay rủ ro 1.4.6. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp kết hợp hài hoà giữa mục tiên mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng 1.4.7. Sử dụng hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa. 1.4.8. Đào tạo ngồn nhân lực. Về cả trình độ chuyên môn và đạo đức 1.4.9. Trích lập dự phòng rủi ro. Trích lập dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống rủi ro. ở hầu hết các nước trong hoạt động của ngân hàng đều thành lập quỹ dự phòng bù đắp các khoản cho vay bị rủi ro và quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Quỹ dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp các khoản rủi ro khi ngân hàng làm ăn thua lỗ do nguyên nhân khách quan mang lại. Luật các tổ chức tín dụng (điều 82. Dự phòng rủi ro) có quy định: "tổ chức tín dụng phải dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng; Khoản dự phòng rủi ro này phải được hoạch toán vào chi phí hoạt động; Việc phân loại tài sản có mức trích, phương pháp lập khoản dự phòng và sử dụng khoản dự phòng để sử lý các rủi ro do thống đốc ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với bộ trưởng tài chính". 1.5. Các dấu hiệu rủi ro - Khách hàng có thể sử dụng vốn vay đúng mục đích nhưng nhận vốn chậm trễ so với kế hoạch thoả thuận với ngân hàng. - Chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp giảm sút, hàng tồn kho tăng lên quá mức, doanh số bán hàng giảm sút cùng các khoản công nợ gia tăng. Điều đó làm cho khả năng thanh toán giảm sút. - Khó khăn khi giải thích mục đích khoản vay. - Hoàn trả nợ vay ngân hàng chậm hoặc quá thời hạn. - Sự thay đổi nhà quản lí, hoặc sự thay đổi tổ chức hoạt động đều được coi như dấu hiệu xem xét. - Các thảm hoạ thiên nhiên như lũ lụt, hoả hoạn đều có thể là những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các biến dộng về chính trị xã hội sẽ tạo điều kiện nảy sinh rủi ro. - Khách hàng không kể ra được chính xác và đầy đủ thông tin tài chính, đặc biệt là những thông tin về những món nợ ghi trong danh mục. - Những ước tính quá khả năng về khả năng sinh lời và nguồn ngân quuỹ của khách hàng. - Khách hàng muốn mở rộng điều hành kinh doanh quá nhanh và quá tin vào lượng mua bán hàng hoá tăng sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề của khách hàng. - Doanh nghiệp luôn có những quyết định tức thì và luôn vội vã trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Doanh nghiệp bị các chủ nợ khác xem là chậm trả - Sự biến mất hay xuống giá tài sản thế chấp cầm cố, bảo lãnh. - Thái độ thù nghịch đối với các chủ nợ khác. - Doanh nghiệp mua bán trước khi thu xếp nguồn tài chính. - Công việc kinh doanh của doanh nghiệp nằm ngoài khu vực tài trợ kinh doanh bình thường của ngân hàng. Doanh nghiệp giao dịc buôn bán với nhiều chủ nợ. - Những khoản chi trội thường xuyên trong tài khoản kinh doanh . Chương 2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại vpbank 2.1. Sơ lược về tình hình hoạt động và phát triển của VPBank 2.1.1.Khái quát chung về VPBank a. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH – GP của Thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 12/08/1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2020 nên lĩnh vực hoạt động của VPBank hết sức đa dạng: Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn, tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư, vay vốn của NHNN và tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các tổ chức, cá nhân, chiết khấu thương phiếu, đầu tư liên doanh, liên kết, thực hiện thanh toán cho các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ,... Với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỉ VNĐ nhưng đến thời điểm 31/12/2007 vốn điều lệ VPBank đạt là 2.000tỉ VNĐ đã chứng tỏ sự trưởng thành nhanh chóng VPBank trên thương trường. Hiện tổng tài sản đạt hơn 18.2 ngàn tỉ VNĐ tăng 78%so với cuối năm 2006. Lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống đạt 313 tỉ VNĐ, gấp đôi so với năm 2006. Với chủ trương mở rộng mạng lưới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đem lại dịch vụ tốt hơn tới khách hàng, năm 2007 VPBank đã đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc trên toàn quốc.Tính đến cuối năm 2007 toàn hệ thống VPBank đã có tổng số 100 điểm giao dịch trên toàn quốc (chưa kể gần 30 điểm giao dịch khác đang chuẩn bị khai trương). Các chi nhánh, phòng giao dịch mới khai trương của VPBank trên toàn quốc đều đi vào hoạt động suôn sẻ và bước đầu đạt những kết quả khả quan. Dự án phần mềm ngân hàng lõi Corebanking T24 đã chính thức hoàn thành và đưa vào hoạt động phuc vu khách hàng từ tháng10/2007. Về dự án Thẻ: Đến nay VPBank đã phát hành 5 loại thẻ, mỗi loại thẻ đều hướng tới một nhóm khách hàng riêng biệt, bao gồm:Thẻ ghi nợ nội địa Autolink, thẻ VPBank Plantinum EMV MasterCard debit và credit, Thẻ VPBank MC2 EMV MasterCard debit và credit. 4 loại thẻ quốc tế là các loại thẻ công nghệ chíp đầu tiên tai Việt Nam với độ bảo mật và tính an toàn cao. b. Tổ chức và nhiệm vụ của Ngân hàng VPBank * Cơ cấu tổ chức Đến ngày 31/12/2007 tổng số nhân viên của VPBank là 2618 người.đội ngũ nhân viên của VPBank phần lơn là những người trẻ( hơn 70% cán bộ nhân viên VPBank có độ tuổi dưới 30 ) nhiệt tình va ham học hỏi, muốn gắn kết và cùng phát triển VPBank. Trong năm 2007, tính trên toàn hệ thống, phòng Nhân sự và Đào tạo đã tổ chức được 54 khoá đào tạo với 2108 lượt học viên và tổng chi phí đào tạo la 808.630.000 đồng. Trong đó, chủ yếu là đào tạo nhân viên tân tuyển do nhu cầu mở rộng mạng lưới và điểm gia dịch trong năm qua. Sơ đồ tổ chức đại hội cổ đông Văn phòng hội đồng quản trị Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Phòng kiểm toán nội bộ Hội đồng quản lý TS nợ, TS có Ban điều hành Các ban tín dụng Hội đồng tín dụng Phòng thanh toán Quốc tế – Kiều hối Phòng kế toán Phòng pháp chế Phòng ngân quỹ Văn phòng Phòng tổng hợp và phát triển sản phẩm Trung tâm Westem Union Trung tâm tin học Trung tâm thẻ Trung tâm đào tạo Các chi nhánh Công ty chứng khoán Các phòng Giao dịch Công ty quản lý TS VPBank c. Các hoạt động chính của NH - Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế và nước ngoài bằng VNĐ hoặc ngoại tệ.. - Hoạt động bao thanh toán. - Thực hiện thanh toán giữa các khách hàng. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với tổ chức kinh tế, cá nhân hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế. - Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng có liên quan đến nước ngoài khi được NHNH cho phép. - Kinh doanh dịch vụ: Thu chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, chiết khấu các loại giấy tờ có giá… 2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động chính của VPBank trong những năm qua a. Hoạt động huy động vốn. Huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng, vói mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản có, nâng cao vị thế của VPBank trog hệ thống ngân hàng. Do đó, trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như khu vực liên ngân hàng đều được VPBank khai thác triệt để và đã đạt được kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả huy động vốn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số dư Số dư Chênh lệch Số dư Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Nguồn vốn huy động 5638 9065 +3427 +61% 15355 +6290 +69% Theo kì hạn Ngắn hạn 4398 7252 +2854 +65% 12744 +5492 +76% Trung, dài hạn 1240 1813 +573 +46% 2610 +797 +44% Theo cơ cấu Huy động thị truờng I 3210 5678 +2468 +77% 12941 +7263 +128% Huy động thị truờng II 2398 3387 +989 +41% 2414 -973 -29% (Nguồn sử dụng: Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2005, 2006, 2007) Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn của VPBank từ 2005- 2007 (đơn vị: tỷ đồng) 5638 9065 15355 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 2005 2006 2007 Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, với nỗ lực của mình nguồn vốn của ngân hàng VPBank vẫn tăng trưởng cao.Đó là nhờ vào chính sách lãi suất phù hợp, đa dạng hoá các loại sản phẩm huy động, cùng với chương trình khuyến mãi với quà tặng hấp dẫn. Mặt khác, trong những năm gần đây VPBank đã tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động đồng thời thương hiệu ngân hàng cũng đã chiếm được vị trí vững chắc trong tiềm thức dân cư và doanh nghiệp do vậy việc huy động vốn cũng trở nên thuận lợi. Năm 2006, tổng nguồn vốn huy động là 9065 tỷ đồng tăng 3427 tỷ so với năm 2005 (tương đương +61%).. Đến năm 2007, tổng nguồn vốn huy đồng đạt 15355 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch năm 2007, tăng 6290 tỷ đồng so với năm 2006 (tương đương + 69%). Trong đó: Nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn huy động của VPBank( khoảng 80% ). Năm 2005 chiếm 78%, năm 2006 chiếm 80%, năm 2007 chiếm 83% tổng nguồn vốn huy động Việc huy động vốn từ thị trường I (Tổ chức kinh tế và dân cư) tăng mạnh. Năm 2006 tăng 2468 tỷ đồng so với năm 2005( tương đương +77%). Năm 2007 tăng 7263 tỷ đồng so với năm 2006 (tương đương 128%). Nguồn vốn thị trường II (Nguồn vốn liên ngân hàng) cũng được VPBank chủ động điều chỉnh cho phù hợp với khả năng sử dụng vốn. Năm 2007 là 2414 tỷ đồng, giảm 1210 tỷ đồng so với năm 2006. b. Hoạt động cho vay. Trong điều kiện nền kinh tế mở và liên tục tăng trưởng mạnh, những năm gần đây Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao hàng đầu trên thế giới. Nhu cầu vốn đầu tư tăng cao nên hoạt động tín dụng của ngân hàng khá sôi động. Trong thời gian từ 2005- 2007, ngân hàng đã đạt được kết quả như sau: Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Dư nợ Dư nợ Chênh lệch Tăng giảm (%) Dư nợ Chênh lệch Tăng giảm(%) Tổng dư nợ 3014 5031 2017 66.9 13217 8186 163 Theo loại hình cho vay Cho vay ngắn hạn 1405 2512 1107 78.8 6626 4114 164 Cho vay trung, dài hạn 1607 2485 878 54.6 6532 4047 163 Cho vay khác 2 34 32 1600 59 25 73.5 Theo tiền tệ Cho vay bằng đồng Việt Nam 2906 4760 1854 63.8 12596 7836 165 Cho vay bằng ngoại tệ 108 271 163 151 621 350 129 (Nguồn sử dụng: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007) Biểu đồ 2: Tình hình sử dụng vốn từ 2005- 2007 (đơn vị: tỷ đồng) Qua số liệu trên ta thấy: Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2006 đạt 6594 tỷ đồng tăng 2681 tỷ đồng (tương đương tăng 68%) so với năm 2005. Đến năm 2007, Dư nợ tín dụng đạt 13217 tỷ đồng tăng 8186 tỷ dồng so với cuối năm 2006 tương đương 163% so với cuối năm 2006 và vượt 53% so với kế hoạch của cả năm 2007. Trong đó, dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12596 tỷ đồng chiếm 95% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 6626 tỷ đồng chiếm 50% tổng dư nợ. Với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt nam, VPBank cần chú trọng vào khách hàng là nhữnh doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ, các cá nhân hộ gia đình. Chất lượng tín dụng của ngân hàng VPBank vẫn đảm bảo yêu cầu của ngân hàng nhà nước và quy chế của VPBank. Tỷ lệ nợ xấu (gồm các nhóm 3,4,5) của VPBank cuối năm 2007 ở mức 0.49% tổng dư nợ, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của ngành ngân hàng Việt Nam (khoảng 7%) Bảng 3: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng VPBank Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tỷ lệ nợ xấu 0.79% 0.59% 0.49% Biểu đồ 3: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng VPBank Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hang đã thực hiện tốt việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. ngân hàng đã triển khai một số giải pháp để hạn chế mức độ tăng của tỷ lệ NQH là: Chấp hành tốt quy trình cho vay, có quyết định đầu tư đúng vào các dự án, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ nhằm nâng cao trình độ, năng lực cán bộ nhất là cán bộ tín dụng. Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tạo ra một đội ngũ cán bộ tín dụng có tinh thần trách nhiệm cao, có phẩm chất đạo đức tốt. Nâng cao năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng, làm tốt việc kiểm tra sau khi cho vay, xử lý kiên quyết, triệt để đối với các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích. Cụ thể hoá một số quy định trong chế độ cho vay, chế độ kiểm tra của cán bộ tín dụng. Tăng cường công tác tự kiểm tra chuyên đề để chấn chỉnh và sửa chữa kịp thời sai sót. Thực hiện việc giao khoán công việc, thực hiện chế độ trả lương, khen thưởng, chế độ bảo hộ lao động, công tác phí kịp thời cho cán bộ tín dụng nhằm động viên khuyến khích cán bộ làm việc đạt năng suất, chất lượng cao. 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VPBank 2.2.1. Tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng VPBank Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở phân tích thực trạng tài chính của khách hàng và tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh với nguyên tắc cao nhất, đó là những khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi. Song trên thực tế các hợp đồng tín dụng, các nguyên tắc tín dụng vẫn luôn bị vi phạm bởi nhiều lý do, mà hậu quả xấu nhất là khách hàng không có khả năng trả nợ. Bất kỳ một Ngân hàng nào cũng xảy ra điều này trong hoạt động kinh doanh. Những rủi ro này mang tính tất yếu trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng, nhất là rủi ro trong kinh doanh tín dụng, đó chính là tình hình nợ quá hạn. Khi phân tích, đánh giá về thực trạng NQH của Ngân hàng VPBank qua các năm 2005-2006-2007 có một số yếu tố đặc biệt quan trọng, gây tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình NQH của các Ngân hàng đó là quy định trong chế độ cho vay của NHNN Việt Nam tại quyết định 1627/2001-QĐ-NHNN ngày 31/12/2001: Mọi vấn đề vi phạm cam kết thoả thuận của khách hàng nếu không được xem xét gia hạn nợ, điều chỉnh nợ… thì đều phải xử lý chuyển sang NQH (bất kể là gốc hay lãi), đặc biệt thực hiện theo quyết định số 493/2005-QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc “Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng” đã làm cho doanh số và số dư về NQH có sự gia tăng rất lớn, bất thường so với quy định cũ trước đây. Để hiểu sâu hơn về tình hình NQH tại Ngân hàng VPBank ta phân tích NQH theo các loại sau: 2.1.2. Nợ quá hạn phân theo thời gian. Theo quy định hiện hành của NHNN để đánh giá khả năng xử lý, thu hồi các khoản NQH, trong đó có vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết là phân loại NQH theo thời gian. Tổng quan về NQH của Ngân hàng VPBank phân theo thời gian bằng số liệu phân tích tại bảng sau: Bảng 3: Nợ quá hạn phân theo thời gian. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Nhóm II 28751 50.00 262077 79.63 Nhóm III 9309 16.19 12019 3.65 Nhóm IV 17329 30.14 28962 8.80 Nhóm V 2114 3.68 26081 7.92 Tổng nợ xấu 28752 50 67062 20.37 Tổng nợ quá hạn 57503 100 329139 100 (Nguồn sử dụng: Báo cáo phân tích nợ quá hạn theo thời gian và khả năng thu hồi của Ngân hang VPBank). Từ số liệu trên ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 1: Nợ quá hạn phân theo thời gian. 28751 9309 17329 2114 262077 12019 28962 26081 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2006 2007 Nhóm V Nhóm IV Nhóm III Nhóm II Thực hiện phân loại nợ theo QĐ số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam Năm 2006: Tổng nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 là: 57503 triệu, trong đó: - Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 28751 triệu chiếm 50% tổng nợ quá hạn. - Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 9309 triệu chiếm 16.19% tổng nợ quá hạn. - Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 17329 triệu chiếm 30.14% tổng nợ quá hạn. - Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 2114 triệu chiếm 3.68% tổng dư nợ quá hạn. - Nợ xấu (Nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5): 28752 triệu chiếm 50% tổng dư nợ quá hạn. Năm 2007: Tổng nợ quá hạn từ nhóm 2 đến nhóm 5 là: 329139 triệu, trong đó: - Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 262077 triệu chiếm 79.63% tổng nợ quá hạn. - Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 12019 triệu chiếm 3.65% tổng nợ quá hạn. - Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 28962 triệu chiếm 8.8% tổng nợ quá hạn. - Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 26081 triệu chiếm 7.92% tổng dư nợ quá hạn. - Nợ xấu (Nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5): 67062 triệu chiếm 20.37% tổng dư nợ quá hạn. Do tăng trưởng tín dụng lớn, năm sau cao hơn năm trước, nên nợ xấu cũng tăng về số tuyệt đối và tỷ lệ. Năm 2006 là 0.59% tổng dư nợ giảm 25% so 2005; Năm 2007 chiếm 0.49% giảm 17% so với năm 2006. 2.2.2. Các biện pháp Ngân hàng thực hiện phòng ngừa rủi ro tín dụng thời gian qua 2.2.2.1. Ngân hàng thận trọng hơn trong xét duyệt cho vay. VPBank đã có một qui trình chặt chẽ về qui trình xét duyệt cho vay. Ngân hàngVPBank đã xác định rằng khâu phán quyết cho vay là khâu quan trọng quyết định sự an toàn tín dụng. Về trình tự Ngân hàng nghiêm cấm bất cứ cá nhân nào cũng không được phán quyết cho vay dù là khoản vay nhỏ nhất đồng thời Ngân hàng thành lập một hội đồng tín dụng để tư vấn cho lãnh đạo ra quyết định tín dụng. Trong khi xét duyệt cho vay, các điều kiện cơ bản mà cán bộ tín dụng cần chú ý là: Phân tích tư cách pháp nhân của đơn vị vay vốn thông qua những quyết định thành lập, quyết định tổ chức và giấy phép kinh doanh, đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh và hiệu quả dự án thông qua việc phân tích tình hình tài chính của của đơn vị, thẩm định dự án, khoản vay một cách chi tiết, đầy đủ. 2.2.2.2. Kiểm tra chặt chẽ quy trình phát tiền vay, sử dụng vốn vay. Mục đích của biện pháp này là yêu cầu của cán bộ tín dụng giám sát và theo dõi kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch trả nợ, phát hiện dự báo những rủi ro có thể phát sinh, những khoản vay có vấn đề trước khi nó trở nên quan trọng, đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời tùy theo năng lực của cán bộ. Thực hiện giải ngân phù hợp với kế hoạch và tiến độ sử dụng vốn thực tế của khách hàng, thực hiện thanh toán trực tiếp giữa người mua người bán không qua trung gian. Quá trình giám sát nhằm theo dõi nắm bắt đầy đủ kịp thời mọi diễn biến của quá trình sử dụng tiền vay và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng: - Nội dung sử dụng tiền vay của khách hàng, người thụ hưởng tài khoản thanh toán, tính hợp lý của thời điểm tính toán căn cứ vào các chứng từ: Lệnh chuyển tiền, uỷ nhiệm chi… Xét xem hàng hoá dịch vụ gắn liền với sử dụng tiền vay căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho, thẻ kho… Xét xem việc lưu chuyển hàng hoá - tiền tệ: Khi hàng hoá đã chuyển sang trạng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31141.doc
Tài liệu liên quan