Một số giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè ở Nghệ An

MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 B. NỘI DUNG 4 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ 4 I. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ. 4 1.Vai trò của sản xuất - chế biến chè. 4 2. Đặc điểm của sản xuất, chế biến chè. 8 2.1. Đặc điểm của sản xuất chè. 8 2.2. Đặc điểm của chế biến chè. 10 II. YÊU CẦU CỦA VIỆC SẢN XUẤT- CHẾ BIẾN CHÈ TRONG THỜI GIAN TỚI 11 1. Cắt giảm thuế quan, thuế khoá và các biện pháp phi thuế quan để mở rộng thị trường. 12 2. Giảm hỗ trợ trong nước. 12 3. Gi

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè ở Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm Chè. 13 4. Đảm bảo chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm Chè. 13 5.Các sản phẩm chè phải đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. 14 III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ. 14 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè. 14 1.1.Nhân tố điều kiện tự nhiên. 14 1.2. Nhân tố lao động. 15 1.3.Nhân tố kết cấu hạ tầng. 16 1.4. Khả năng chế biến Chè. 17 1.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Chè. 17 1.6. Chính sách của Nhà nước. 18 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế biến chè. 18 2.1. Khả năng sản xuất chè. 18 2.2. Công nghệ chế biến. 18 2.3. Thị trường tiêu thụ. 19 IV. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ VIỆT NAM 19 1.Tình hình sản xuất. 19 2. Tình hình chế biến. 20 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 23 I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ , XÃ HỘI CỦA TỈNH NGHỆ AN ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ 23 1. Khái quát tình hình tự nhiên - kinh tế - xã hội 23 2. Những thuận lợi khó khăn cho việc phát triển sản xuất - chế biến chè Nghệ An 25 2.1. Những điều kiện thuận lợi 25 2.2. Những khó khăn cho sản xuất - chế biến chè ở Nghệ An. 25 II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM VƯA QUA. 27 1.Thực trạng sản xuất chè nguyên liệu. 27 2. Thực trạng chế biến chè 38 III. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT- CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN. 42 1. Hiệu quả chung của sản xuất- chế biến chè Nghệ An. 42 1.1.Hiệu quả sản xuất. 42 1.2.Hiệu quả chế biến. 43 2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An 43 CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM TỚI 45 I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT- CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN 45 1. Mở rộng diện tích trồng chè 45 2. Phát triển sản xuất chè theo hướng tập trung sản xuất hàng hoá lớn 46 3. Mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm 46 4. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm 47 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN 47 1. Rà soạt, điều chỉnh, bổ sung qui hoạch phát triển vùng chè nguyên liệu 47 2. Tăng cường công tác đầu tư nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất, chế biến 49 2.1 Nghiên cứu đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất 49 2.2. Nghiên cứu lựa chon các vật tư phân bón phù hợp 50 2.3. Đầu tư các dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến và hiện đại 51 2.4. Công tác khuyến nông cũng cần được đẩy mạnh 53 3. Giải pháp về vốn. 53 4. Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ và người lao động 55 4.1. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ. 55 4.2.Nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động. 56 5. Trên cơ sở chuyên môn hoá cây Chè cần tiến hành trồng và nuôi cây con thích hợp với điều kiện của vùng Chè. 56 6. Tăng cường mối liên kết giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ sản phẩm Chè. 57 7. Đảm bảo các chế độ chính sách mà người lao động được hưởng. 59 C. KẾT LUẬN 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Sự cần thiết của đề tài Nghệ An là tỉnh có điều kiện khó khăn, địa hình chủ yếu là đồi núi với các loại đất : đất đỏ Bazan, cát pha, đất đá vôi … các loại đất ở đây có độ mầu mỡ kém, hơn thế với khí hậu cũng rất khắc nghiệt đặc biệt là về mùa nóng có gió Lào, đặc trưng của các tỉnh miền trung. Do vậy việc lựa chọn các cây Nông nghiệp phù hợp, có hiệu quả kinh tế là rất khó khăn, nhất là các huyện miền núi phía tây. Thường thì ở đây cần những cây trồng có khả năng chống chịu cao. Các cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày là những cây có ưu thế phát triển nhất như: Cây Cao su, cây chè, cây Cafê, cây Cam,… Trong các loại cây này thì cây chè có khả năng thích ứng rộng. Phát triển cây chè cho phép phát huy hiệu quả các nguồn lực nông nghiệp, nhất là nguồn lực đất đai và nguồn lực lao động . Ngày nay ở nhiều nơi cây chè đã đem lại hiệu quả thiết thực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Chè được xem là một trong 10 nông sản hàng hoá có giá trị xuất khẩu lớn trong nước, đem lại một nguồn thu ngoại tệ lớn. Chè là sản phẩm được ứng dụng rất nhiều trông ngành công nghiệp chế biến đồ uống, công nghiệp chế biến dược phẩm, mỹ phẩm…Vì vậy Chè là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Sản xuất - chế biến chè phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong những năm qua cây chè đã rất được chú trọng phát triển ở các vùng núi phía tây Nghệ An và đã khẳng định được vị trí của mình trong sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Cây chè Nghệ An phát triển không những chỉ ra rằng Nghệ An đã tìm ra cây trông thích hợp cho các huyện miền núi của mình mà còn đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho nhân dân các huyện miền núi phía tây của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Thực tế cho thấy cây chè Nghệ An có năng suất cao nhưng chất lượng thấp hơn rất nhiều vùng trồng chè khác trên cả nước. Mặt khác trong điều kiện gia nhập WTO, sản phẩm chè đang có nhiều cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ và cạnh tranh công bằng với sản phẩm chè các nước. Để thích ứng với điều kiện mới, ngành chè nói chung cần có những bước đi, những giải pháp chuẩn bị phát triển. Riêng ngành chè Nghệ An cần chú trọng hơn nữa trong sản xuất và chế biến chè để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định vị trí của mình với ngành chè cả nước. 2. Mục đích nghiên cứu Trong quá trình thực tập tại sở Nông nghiệp và phát triển nông thô tỉnh Nghệ An, em đã tìm hiểu về ngành Nông nghiệp và đã lựa trọn để tài : “ Một số giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè ở Nghệ An ”. làm chuyên đề tốt nghiệp. Qua việc nghiên cứu đề tài này thì em có thể tìm hiểu rõ một số vấn đề cụ thể sau : - Tìm hiểu được hệ thống những vấn đề lý luận về phát triển sản xuất, chế biến chè. - Đánh giá đúng thực trạng phát triển ngành chè ỏ Nghệ An. - Đề xuất phương hướng, giải pháp để đưa ngành chè Nghệ An tiếp tục phát triển hơn nữa, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Nghệ An nói chung, và đặc biệt là một số huyện phía tây của tỉnh. 3. Phương pháp nghiên cứu Để có thể hoàn thành đề tài này, em đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp để tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về quá trình phát triển cũng như sử dụng để tổng hợp trong nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Sau đây là một số phương pháp nghiên cức đựơc sử dụng trong đề tài này: - Phương pháp thống kê - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp … 4. Nội dung và kết cấu của đề tài Trên cơ sở tìm hiểu nắm vững về ngành chè của Nghệ An , qua đó em thấy được thực trạng phát triển của trồng cũng như chế biến chè của tỉnh. Từ thực trạng đó em đã chỉ ra những khó khăn, cũng như những thuận lợi của tỉnh để phát triển ngành chè. Và cuối cùng em đã đưa ra phương hướng cũng như một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành chè ( trồng và chế biến chè ) tỉnh Nghệ An. Nội dung của đề tài này được chia thành 3 chương : Chương 1 : Cơ sở lý luận về sản xuất - chế biến chè Chương 2 : Thực trạng sản xuất - chế biến chè Nghệ An trong những năm vừa qua. Chương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè Nghệ An trong thời gian tới. B. NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ. 1.Vai trò của sản xuất - chế biến chè. Chè là loại cây công nghiệp lâu năm đã có lịch sử và phát triển hơn 100 năm. Trong dân gian chè đã trở thành thứ nước uống phổ biến của nhân dân ta. Không chỉ bởi vì nó rẻ mà nó còn rất tốt cho sức khoẻ con người. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sản phẩm chè được xem là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. - Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm chè. + Nước chè vừa có tác dụng giải khát về mùa hè vì trong chè có Vitamin C, vừa có tác dụng chống lạnh vào mùa đông. Mặt khác, trong chè còn có chất Cafein làm cho tinh thần sảng khoái và minh mẫn, giảm stress cho cơ thể con người. + Trong chè có các chất Tanmiaxit, Cafein, Rophilin, Teobromin…Vì vậy nó có tác dụng giảm liều lượng Cholesterol trong máu, kích thích tiêu hoá các chất mỡ. Giúp con người sản xuất các loại thuốc chữa bệnh béo phì. + Cũng vì chè có tác dụng lợi tiểu nên người ta có thể sử dụng chè chữa bệnh Gan dàng hoàng đảm cấp tính. Khi uống chè kết hợp với một số loại thuốc khác sẽ có tác dụng hạn chế cơ thể sinh chứng thấp nhiệt nội thịnh khi viêm gan. + Trên thế giới người ta cũng phát hiện rằng chè có các chất có thể hạn chế bệnh ung thư và các tia phóng xạ. Các chất Vitamin C, chất Polyphenol và một số chất chống oxihoá có trong chè có tác dụng ức chế các tế bào ung thư phát triển và có thể ngăn cản sự hợp thành các chất Nikosamine trong cơ thể giúp hạ thấp tỷ lệ phát sinh ung thư. Chất Tanin trong chè có tác dụng chống tổn thương của các tia phóng xạ từ các thiết bị công nghiệp như tivi, máy vi tính, máy điều trị bệnh ung thư… + Ngày nay con người cũng tìm ra những tác dụng mới từ cây chè. Nước chè chứa một lượng lớn chất chống oxy hoá như: Catechins (có trong chè xanh), chất Thearuligins (có trong chè đen) là những chất có nguồn sức mạnh chống lại nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh tim. Ngoài ra trong chè còn có nhiều Vitamin (PP, K, B2) và một số axit cần thiết cho cơ thể con người. Nhờ những giá trị dinh dưỡng của cây chè đối với con người nên chè là một loại cây có giá trị kinh tế tương đối cao. Với những tác dụng mà chè đem lại, người ta có thể đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến như: Công nghiệp chế biến đồ uống, công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm… từ nguyên liệu chè. Hiện nay nhu cầu về chè trong nước cũng như xuất khẩu ngày một tăng lên, đặc biệt là công nghiệp chế biến phát triển, xuất hiện nhiều mặt hàng mới có chất lượng cao. Vì vậy chè có thị trường tiêu thụ (đối với Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu) tương đối ổn định và còn có thể được mở rộng hơn nữa. Do vậy có thể khẳng định rằng sản xuất - chế biến có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. - Phát triển chè cho phép phát huy hiệu quả nguồn lực nông nghiệp nông thôn, nhất là nguồn lực đất đai và nguồn lực lao động. + Chè vốn là một loại cây công nghiệp có khả năng thích ứng với các vùng đất đồi và có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, chất lượng cao tạo ra hiệu quả kinh tế cao trên cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Chính vì vậy sau khi đưa sản xuất chè ở những vùng đồi bỏ hoang, vùng đất đồi chưa có cây trồng thích hợp…cây chè đã trở thành một cây kinh tế mũi nhọn làm cho năng suất đất, hiệu quả sử dụng vốn cao. Mặt khác còn khai thác được điều kiện tự nhiên của vùng địa phương một cách tốt nhất. Cây chè phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, của địa phương sẽ cho thu hoạch, năng suất và sản lượng trên một đơn vị diện tích cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Khi ở địa phương sản xuất - chế biến chè phát triển, cho thu nhập ổn định, người nông dân sẽ tự động tìm đến cây chè như một giải pháp nâng cao cuộc sống của họ. Từ đó phần diện tích tận dụng để đưa vào sản xuất chè tăng, phần diện tích bỏ hoang giảm, nguồn lực đất đai được tận dụng để phát huy hiệu quả của nó. + Nguồn nhân lực sẽ được tận dụng và phát huy hiệu quả khi đưa vào phát triển sản xuất - chế biến chè nhất là ở khu vực miền núi, nông thôn. Ở Việt Nam hiện nay có hơn 70% dân cư sống tại nông thôn, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Đây là điều kiện tạo ra một lực lượng lao động dồi dào. Tuy sức ép về thất nghiệp không cao như các thành phố lớn nhưng do đặc điểm sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên thất nghiệp trá hình làm cho năng suất lao động giảm rất nhiều, hiệu quả lao động thấp. Một trong những vấn đề quan trọng trong giai đoạn hiện nay là phải giảm lao động trong nông nghiệp chuyển sang phục vụ cho ngành công nghiệp và dịch vụ. Và điều quan trọng hơn cả là sử dụng hiệu quả nguồn lực nhân lực dồi dào hiện nay ở nông thôn. Nhưng do nền kinh tế Việt Nam ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh, nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu của nhiều bộ phận dân cư. Do đó, mở rộng sản xuất - chế biến chè thu hút được nhiều lao động miền núi, góp phần tăng hiệu quả sử dụng nguồn lao động. Cây chè là cây công nghiệp lâu năm thích ứng với điều kiện địa hình dốc lại không tranh chấp đất với cây lương thực, phát triển thuận lợi ở những vùng núi cao, những nơi có độ ẩm cao. Ở nước ta chè phát triển thuận lợi tại các vùng: Trung du - miền núi phía Bắc, cao nguyên Nam Trung Bộ…Sản xuất - chế biến chè cần một lượng lao động tương đối lớn. Theo tính toán của các nhà khoa học đưa ra đối với 1 ha chè sản xuất kinh doanh cần tiêu tốn một lượng chi phí nhân công như sau: Bảng1: Chi phí nhân công hàng năm cho 1 ha chè sản xuất – kinh doanh. STT Chi phí nhân công theo loại công việc Đơn vị tính Năng suất( tạ/ ha) < 60 60-100 >100 1 Làm cỏ Công 60 60 60 2 Bón phân Công 20 25 25 3 Thu hái Công 218 230 245 4 Phun thuốc trừ sâu Công 20 20 20 ( 1 Dây chuyền chế biến công suất 12 tạ cần 20 lao động thường xuyên) Do vậy phát triển sản xuất - chế biến chè tạo công ăn việc làm ổn định và thường xuyên cho người nông dân ở nông thôn, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp nâng cao thu nhập cho người nông dân. Nguồn lực đất đai, lao động được sử dụng có hiệu quả sẽ kéo theo các nguồn lực khác cũng được phát huy. - Chè là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, đời sống kinh tế dài từ 10 đến 12 năm.Nhưng cây chè lại cho thu hoạch sớm( thường là sau 3 năm kiến thiết cơ bản), đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhanh chóng thu hồi vốn, thu nhập kinh tế vững chắc vì sản lượng và năng suất chè tăng ổn định, thị trường tiêu thụ chè lại rộng lớn. Do vậy sản xuất - chế biến chè vừa nhanh chóng đem lại hiệu quả, vừa đảm bảo cuộc sống ổn định lâu dài cho công cuộc xoá đói giảm nghèo khu vực nông thôn, miền núi Việt Nam trong đó có Nghệ An. - Sản xuất - chế biến chè tạo ra những sản phẩm chè có giá trị xuất khẩu cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Vì vậy chè là một trong 10 sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Cùng với khoa học công nghệ phát triển, người ta tìm thấy rất nhiều công dụng ở chè, các ngành công nghiệp chế biến lấy nguyên liệu chè cũng từ đó có vị trí quan trọng. Chè không đơn thuần dùng làm đồ uống, mà còn là thuốc chữa bệnh. Trong rất nhiều sản phẩm như mỹ phẩm, kem đánh răng, nước rửa chén bát…đều có thành phần của chè. Bởi vậy sản xuất - chế biến chè ngày càng được chú ý phát triển. Ở các nước phát triển có công nghệ hiện đại, chú trọng phát triển nghiên cứu công dụng của chè, công nghiệp chế biến từ chè cho nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Còn đối với Việt Nam, chủ yếu là xuất khẩu chè thô nguyên liệu, đem lại nguồn thu ngoại tệ tương đối lớn. Trong những năm gần đây, tổng giá trị xuất khẩu chè đạt trên dưới 100 triệu USD (năm 2005 đạt 100 triệu USD). Đây là nguồn lực góp phần tích luỹ vốn tái sản xuất xã hội. - Sản xuất - chế biến chè góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng bộ mặt nông thôn mới. Cây chè là cây công nghiệp có giá trị kinh tế tương đối cao, thích ứng với điều kiện tự nhiên nhiều vùng miền núi nước ta. Tăng cường mở rộng sản xuất - chế biến chè góp phần làm tăng diện tích cây công nghiệp lâu năm, đưa nông nghiệp phát triển đúng hướng đó là: Sản xuất những cây có giá trị kinh tế cao, phát huy được hiệu quả cảu các yếu tố nguồn lực, nhất là đất đai và lao động, tạo ra thu nhập ổn định cho người nông dân, các công trình phúc lợi như: Giao thông, trường học, y tế…cũng từng ngày được củng cố. Sản phẩm chè chủ yếu được xuất khẩu, vì vậy sản xuất - chế biến chè phát triển vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, vừa tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận với công nghệ sản xuất - chế biến hiện đại, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Cũng từ đó làm tăng tỷ lệ đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp. - Phát triển sản xuất - chế biến chè tạo ra những bản sắc văn hoá riêng từng vùng, từng địa phương. Ở Việt Nam hình thức sản xuất chè chủ yếu là vườn đồi hộ gia đình, có một số trang trại…Mỗi nơi lại hình thành nên một phong tục uống chè như: Uống nước từ là chè tươi ở vùng đồng bằng sông Hồng, uống nước từ lá, cả thân, búp chè tươi ở Nghệ An, ở Hà Giang thì người ta uống nước của chè mạn lên men một nửa…Trên thế giới nổi tiếng nghệ thuật trà đạo của Nhật Bản…Hay như ở Inđônêxia cánh đồng chè bậc thang được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. - Ngoài ra sản xuất - chế biến chè không chỉ đem lại lợi ích kinh tế - xã hội, sản xuất chè phát triển còn giúp phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc, góp phần vào bảo vệ môi trường sinh thái. Bởi vậy có thể khẳng định rằng: Phát triển sản xuất - chế biến chè có vai trò hết sức quan trọng không chỉ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội mà trong cả lĩnh vực môi trường tự nhiên hơn nữa trong những năm tiếp theo. 2. Đặc điểm của sản xuất, chế biến chè. 2.1. Đặc điểm của sản xuất chè. - Cũng như những cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp, cây chè có những yêu cầu sinh thái riêng, không phải nơi nào cũng thích hợp để trồng chè và đem lại hiệu quả. Chè chỉ phù hợp với những điều kiện tự nhiên kinh tế nhất định. Cây chè có đời sống là rất dài song đời sống kinh tế kéo dài trong khoảng 10 – 12 năm, sau khoảng thời gian này người sản xuất nên trồng mới lại cây chè. Mỗi mùa, mỗi giai đoạn cây chè lại có yêu cầu chăm sóc khác nhau. Như: + Giai đoạn đầu kiến thiết cơ bản: Chè trồng yêu cầu đất có độ sâu, tơi xốp, chỉ bón phân hoai mục, giữ chè luôn luôn sạch cỏ… + Giai đoạn sản xuất – kinh doanh: Thì cần bón phân theo những định kỳ nhất định, với đúng liều lượng. - Sản xuất chè cũng mang tính thời vụ (đây là đặc trưng của sản xuất nông nghiệp). Do cây chè có yêu cầu sinh trưởng và phát triển riêng biệt, song thời vụ thu hoạch chè chỉ thể hiện rõ nét qua các mùa. Chè cho nhiều sản lượng vào mùa xuân, mùa thu và cho ít sản lượng vào mùa hè, mùa đông. Vào tháng 12, chè ngừng cho búp tươi, nên từ cuối tháng 12, đầu tháng 1 chè được đốn chờ thu hoạch lại. Còn bình thường chè cho thu hoạch khá thường xuyên, khi đã đi vào thời kỳ sản xuất – kinh doanh, các lần thu hoạch kéo dài cả tháng, cả mùa nếu diện tích lớn, nhân công ít. Người ta ước tính một nhân công có thể làm việc thường xuyên (cả chăm sóc thu hoạch) với 0,7ha. Đây là đặc điểm khá đặc biệt trong sản xuất chè. Thường thì các cây nông nghiệp khác chỉ cho thu hoạch 1 lần trong một mùa vụ (đối với cây ngắn ngày), 1 lần trong năm (đối với cây lâu năm, cây ăn quả). - Sản xuất chè được tiến hành trên phạm vi đất đai rộng lớn, trên địa hình dốc vì vậy phải đi đôi với bảo vệ tránh các hiện tượng rửa trôi, sói mòn. Sản xuất chè nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định, đủ cung cấp cho chế biến. Bình quân một dây chuyền chế biến chè đen công suất đạt 10 – 12 tấn / ngày, chè xanh vào khoảng 6 – 8 tấn / ngày. Có thể thấy nhu cầu nguyên liệu chè là rất lớn. Trong khi đó năng suất bình quân 1 ha vào khoảng 54 -57 tạ búp tươi/ 1 năm. Từ đó sản xuất chè phải được tiến hành trên phạm vi đất đai rộng lớn và tập trung. Sản xuất chè phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên của vùng, của địa phương. Cũng là sản xuất chè nhưng ở mỗi vùng lại khác nhau như ở Sơn La có chè Tuyêt Shan, ở Nghệ An có chè PF1, ở Lâm Đồng có chè Ôlong…Vì vậy khi tiến hành sản xuất cần chú ý đặc điểm này để xây dựng kế hoạch, quy hoạch vùng sản xuất. - Lao động trong sản xuất chè chủ yếu là ở nông thôn. Lao động mang tính chất thủ công, ở trình độ thấp. Vì vậy trong sản xuất chè nếu có sự chỉ dẫn kỹ thuật chăm sóc, thu hái qua các đợt tập huấn, chương trình khuyến nông…mọi người có thể thực hiện theo được. Như chúng ta đã biết hình thức sản xuất chè chủ yếu ở nước ta là vườn đồi hộ gia đình, nên các gia đình có thể tận dụng lao động là các thành viên trong gia đình. Vì vậy lực lượng lao động sản xuất chè bao gồm cả những người ngoài độ tuổi lao động. 2.2. Đặc điểm của chế biến chè. - Chế biến chè là sử dụng nguyên liệu chè búp tươi để chế biến các sản phẩm chè khô phục vụ trực tiếp nhu cầu của người tiêu dùng. Sự hoạt động của các nhà máy chế biến phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất chè. Trên thực tế các nhà máy chế biến thường được bố trí ở gần khu nguyên liệu để có thể tập trung được nguồn nguyên liệu một cách nhanh nhất và giảm chi phí vận chuyển cũng như tránh tình trạng ôi, héo chè. Do sự phụ thuộc chặt chẽ vào sản xuất chè nên chế biến chè cũng mang một số đặc điểm sau: + Sản xuất chè mang tính thời vụ, nên việc chế biến cũng mang tính thời vụ. Khi có nguyên liệu (tức là khi thu hoạch chè búp tươi) các nhà máy chế biến hoạt động. Các nhà máy này sẽ hoạt động thường xuyên nếu hoạt động thu hái diễn ra thường xuyên. Còn khi không đủ hoặc không có chè nguyên liệu, nhà máy chế biến ngừng hoạt động. + Các nhà máy cũng phải bố trí phân tán theo vùng nguyên liệu. Thường mỗi vùng nguyên liệu có một nhà máy chế biến chè hoạt động. Mỗi nhà máy này phải có kho bảo quản nguyên liệu và chứa sản phẩm vì khối lượng chè rất lớn. - Bên cạnh đó chế biến chè cũng mang một số đặc điểm riêng: + Việc chế biến chè cần tuân theo quy tắc, quy trình kỹ thuật nhất định đó là tuân thủ các giai đoạn kỹ thuật của nó. Ví dụ chế biến chè đen có các giai đoạn sau: Chè nguyên liệu → làm héo → vò → sấy khô → sàng phân loại. Mỗi giai đoạn là một khâu quan trọng trong dây chuyền chế biến, không thể làm tắt làm ẩu được. Nó quyết định tới chất lượng của sản phẩm chè tạo ra. Vì vậy mỗi doanh nghiệp chế biến chè cần phải chú ý đến đặc điểm này để tạo ra những sản phẩm cao phù hợp thị hiếu người tiêu dùng từ đó đảm bảo thị phần của mình trên thị trường. + Sản phẩm chế biến rất đa dạng và phong phú. Ngoài 2 loại chè chủ yếu: Chè đen và chè xanh, hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm chế biến từ chè. Chỉ riêng chè phục vụ đồ uống đã có: Chè Nhài (chè ướp hương nhài), chè Sen (chè ướp hương Sen)…Sản phẩm chè đã và đang ngày càng thoả mãn được nhu cầu người tiêu dùng, đồng thời khai thác tốt những lợi ích mà chè mang lại. + Lao động trong chế biến chè có trình độ kỹ thuật cao hơn so với sản xuất chè vì cơ sở chế biến luôn luôn có dây chuyền chế biến kỹ thuật cao. Vì vậy trong chế biến, yêu cầu người công nhân phải có trình độ, phải qua lớp tập huấn, đào tạo kỹ thuật… mới đảm bảo sử dụng một cách có hiệu quả công nghệ chế biến đó. Ngày nay khoa học công nghệ rất phát triển công nghệ chế biến chè phát triển cao đòi hỏi trình độ người lao động trong chế biến ngày càng cao. + Vốn đầu tư trong chế biến chè rất lớn. Tổng số vốn đầu tư cho một dây chuyền trong chế biến chè đen, công suất 12tấn/ngày vào khoảng 4250 triệ đồng, còn đối với một dây chuyền chế biến chè xanh công suất 6tấn/ngày cần tổng vốn là 4180 triệu đồng. Các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất – kinh doanh của mình. Mặc dù vậy trong những năm tới cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chế biến nhằm tạo ra sự đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm chè, giảm thiểu tình trạng xuất khẩu thô giá trị thấp của sản phẩm chè. II. YÊU CẦU CỦA VIỆC SẢN XUẤT- CHẾ BIẾN CHÈ TRONG THỜI GIAN TỚI . Sau 11 năm ra sức đàm phán, ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO ( tổ chức Thương mại Thế giới). WTO là định chế cơ bản nhất và hiện đang chiếm khoảng 98% thương mại thế giới. Mục đích của WTO là làm cho thương mại thế giới được tự do, công bằng và dễ tiên liệu hơn. Gia nhập WTO là một trong những thành quả tốt đẹp mà VIệt Nam đạt được. Việt Nam có cơ hội tiếp cận với thị trường thế giới, tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại của thế giới, được đối xử công bằng bình đẳng theo luật pháp Quốc tế. Song song với nó là những khó khăn đang chờ đợi chúng ta: Hàng hoá của ta phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt về mọi mặt. Riêng nông sản hàng hoá trong đó có chè là một lĩnh vực nhạy cảm trong WTO. Cuối cùng hiệp định về nông nghiệp cũng được ký kết với các quy định mới liên quan đến việc cắt giảm thuế, giảm trợ cấp sản xuất trong nước và xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu…tăng sự cạnh tranh trên thị trường một cách công bằng hơn nhằm điều chỉnh quan hệ thương mại hàng hoá nông sản. Gia nhập WTO, việc sản xuất – chế biến chè trong những năm tới có những yêu cầu mới mà các doanh nghiệp cần phải tuân thủ nhằm đảm bảo sản phẩm chè đưa vào thị trường thế giới có thể cạnh tranh tốt nhất và không vi phạm cam kết WTO. ( Nguồn tài liệu: WWW. NCIEC. GOV.VN) 1. Cắt giảm thuế quan, thuế khoá và các biện pháp phi thuế quan để mở rộng thị trường. Như chúng ta đã biết, mức thuế MFN hàng nông sản hiện hành, bình quân là 24,8%, mức thuế cam kết giảm bình quân là 10,6% theo thuế ngoài hạn ngạch và 20% tính theo thuế trong hạn ngạch. Riêng các sản phẩm chế biến, mức thuế cam kết giảm nhiều hơn so với nông sản thô khoảng từ 40 – 50%. Thời gian hoàn thành cắt giảm là 2010 đến 2012. Sản phẩm chè Việt Nam là một trong những sản phẩm chế biến thô nên mức thuế hiện hành là 50%, mức thuế cam kết cắt giảm là 20%. Thời hạn hoàn thành cắt giảm là 2010. Việc này tạo điều kiện cho sản phẩm chè thâm nhập vào thị trường một cách tương đối dễ dàng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Nghĩa là chè Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường quốc tế, nhưng chè các nước khác cũng có cơ hội xâm nhập vào thị trường VIệt Nam. Sản phẩm chè sẽ đối mặt với sử cạnh tranh không nhỏ. Các doanh nghiệp sản xuất - chế biến chè cần xây dựng cho mình bước đi, kế hoạch cụ thể đúng hướng vừa tận dụng được các thuận lợi trong việc cắt giảm thuế, vừa giảm thiểu những khó khăn mà nó đem lại. Cam kết cắt giảm thuế phải được thực thi theo đúng thời hạn không vi phạm hiệp định nông nghiệp. 2. Giảm hỗ trợ trong nước. Theo yêu cầu của WTO phải giảm mức hỗ trợ đối với toàn bộ lĩnh vực phát triển ngành chè. Việc cắt giảm này phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Các nước phát triển mức cắt giảm là 26%, các nước đang phát triển là 13%. Trước đây việc hỗ trợ trong nước thường mang tính giải quyết tình thế, chưa xây dựng thành các chương trình sẵn. Hỗ trợ chủ yếu cho các doanh nghiệp, nông trường, ít hỗ trợ cho nông dân, nhất là dân nghèo, dân các vùng đặc biệt khó khăn. Còn quy định của WTO là mỗi chính sách hỗ trợ phải được xây dựng thành chương trình do Nhà nước phê duyệt, có tiêu chí rõ ràng, không phân biệt đối xử khi áp dụng, hỗ trợ trong nước là phải hỗ trợ sản xuất trực tiếp. Yêu cầu này của WTO sẽ khuyến khích người sản xuất trực tiếp, giảm sự ỷ lại của các doanh nghiệp và có thể lường trước được mọi tình huống xảy ra. Nhưng trong điều kiện hiện nay, người làm chè chủ yếu sống ở khu vực nông thôn có thu nhập thấp, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất - chế biến chè hết sức hạn chế, việc Nhà nước hỗ trợ là hết sức quan trọng, yêu cầu cắt giảm hỗ trợ trong nước sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho sản xuất - chế biến chè. Vì vậy cần phải rà soát hệ thống chính sách hỗ trợ trong nước, điều chỉnh cho phù hợp với WTO. 3. Giảm trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm Chè. Chè Việt Nam nói chung, chè Nghệ An nói riêng chủ yếu là để xuất khẩu dưới dạng chè khô nguyên liệu, sức cạnh tranh rất thấp. Vì vậy trợ cấp xuất khẩu hết sức cần thiết, để đảm bảo lợi ích cho người làm chè, giúp người sản xuất - chế biến yên tâm vì nhận được hỗ trợ. Nhưng quy định của WTO yêu cầu ngành chè phải cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu, đối với các nước phát triển cắt giảm36%, các nước đang phát triển cắt giảm 24%. Về mặt khối lượng cắt giảm trợ cấp xuất khẩu 21% đối với các nước phát triển và 14% đối với các nước đang phát triển. Đây là yêu cầu nhằm đảm bảo công bằng, thương mại hàng hoá tự do cho nông sản nói chung và thương mại tự do cho sản phẩm chè nói riêng. Thị trường chè có sự cạnh tranh bình đẳng. Song bước đầu Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với sản phẩm chè đến từ nhiều quốc gia khác. 4. Đảm bảo chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm Chè. Sự cạnh tranh khốc liệt là hoàn toàn có thể xẩy ra, trong khi đó năng lực cạnh tranh của Chè Việt Nam tương đối thấp. Đảm bảo và nâng cao chất lượng Chè là yếu tố quyết định sức cạnh tranh. Bên cạnh đó để giảm thiểu rủi ro thì cần phải đa dạng hơn nữa các sản phẩm chè. Việc đa dạng hoá sản phẩm chè phải dựa trên cơ sở chuyên môn hoá, nghĩa là cũng cần có sản phẩm chủ lực, mang yếu tố đặc biệt. Khi mọi yếu tố hỗ trợ bị căt giảm thì doanh nghiệp phải chủ động hơn trong công tác nghiên cứu thị trường để tạo ra những sản phẩm thích ứng với thị hiếu người tiêu dùng. 5.Các sản phẩm chè phải đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong Hiệp định nông nghiệp, WTO đặt ra các tiêu chuẩn thống nhất chung về hàng hoá. Trong đó có tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm yêu cầu mỗi nước gia nhập phải tuân thủ. Đây là yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người sử dụng. Ngành chè chúng ta phải có những khuyến cáo, những hướng dẫn và những đợt kiểm tra, thanh tra việc giữ gìn vệ sinh an toàn sản phẩm chè…nhất là hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng…Đảm bảo cho sản phẩm chè là sản phẩm sạch và có giá trị dinh dưỡng cao như công dụng vốn có của nó. III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ. 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè. Cũng như các cây trồng khác, cây Chè chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Nhân tố điều kiện tự nhiên. Như chúng ta đã biết, cây Chè cũng có những yêu cầu sinh trưởng và phát triển riêng, nó chỉ phù hợp với những điều kiện tự nhiên nhất định cụ thể: - Về đất: Cây Chè không yêu cầu quá khắt khe, tuy vậy đất cũng phải đảm bảo các yêu cầu sau: Đất sâu, có phản ứng chua, nhiều mùn dễ thoát nước và có độ dốc thoải( có thể trồng trên đất có độ PH từ 4 – 6,5 Kcal, thuận lợi nhất là từ 4,5 – 5,5Kcal). Và nó sinh trưởng tốt nhất ở đất có thành phần cơ giới cát pha, thịt nặng, đất tơi xốp và tầng đất dày 1m có mạch nước ngầm sâu hơn 1m. Không phải đất ở vùng nào cũng thích hợp để trồng chè và mang lại hiệu quả kinh tế. Đất cằn cỗi chè rất khó phát triển và cho hiệu quả thấp( cho búp thấp). Đất úng nước chè dễ chết, tầng dầy đất mỏng sẽ không đảm bảo đời sống kinh tế 10 – 12 năm, vốn có của chè…Ngoài ra, đất để trồng chè yêu cầu một diện tích rộng lớn, để phát triển vùng chè nguyên liệu, đủ cung cấp cho nhà máy chế biến. Về thời tiết- khí hậu: + Cây chè có thể sinh trưởng ở lượng mưa từ 1000 – 4000mm, và trung bình là 1500 ._.– 2000mm, yêu cầu tốt nhất là lượng mưa phân phối đều xen kẽ ngày mưa, ngày nắng. Nếu lượng mưa không đủ để tưới cho chè, hoặc phân phối không đều sẽ hình thành nên năng suất không đều ở búp chè tươi. Ở Việt Nam chẳng hạn: Mùa xuân và mùa thu lượng mưa đồng đều và đủ, năng suất chè đạt mức cao hơn mùa hè và mùa đông. + Cây Chè yêu cầu độ ẩm tương đối cao. Độ ẩm không khí cần thiết từ 70 – 90%, độ ẩm không khí thích hợp nhất là từ 80 – 85%. Nếu độ ẩm không khí thấp, cây chè sinh trưởng kém, búp chóng già, chóng héo và ảnh hưởng rất lớn làm giảm hàm lượng đường trong chè. Nếu độ ẩm thích hợp, chè sẽ có năng suất cao chất lượng tốt và bớt đắng hơn. + Chè ngừng sinh trưởng ở 100 C, sinh trưởng chậm ở 15 – 200 C, phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 22 – 250C. Trên 300C chè chậm phát triển và 400 C trở lên chè ngừng sinh trưởng và chết cháy. Như vậy nhiệt độ cũng ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng và phát triển của cây chè. Ngoài ra, nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển chất Tanin, một chất quan trọng trong chè. Nhìn chung nhân tố điều kiện tự nhiên góp phần không nhỏ vào quá trình sản xuất chè. Đây là nhân tố làm nên lợi thế so sánh tạo lên những sản phẩm chè mang tính đặc trưng của mỗi vùng. Biết khai thác tốt điều kiện tự nhiên, khắc phục những hạn chế của điều kiện tự nhiên là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất chè. 1.2. Nhân tố lao động. Trong sản xuất chè cần một khối lượng lao động không nhỏ( bình quân 1 ha cần tới 2 lao động thường xuyên và 2 lao động thời vụ). Nếu khối lượng lao động không đủ đáp ứng, thì cường độ lao động sẽ rất cao, nhất là mùa thu hoạch không kịp ảnh hưởng tới chất lượng chè búp tươi và ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng chè búp tươi lứa sau. Ở Việt Nam, khối lượng lao động nông thôn rất dồi dào cho việc sản xuất trồng chè. Hơn nữa yêu cầu trình độ lao động trong sản xuất chè không cao, nguồn lao động nông thôn dễ dàng đáp ứng. Điều quan trọng là làm thế nào để người dân yên tâm sản xuất chè và làm thế nào để giải quyết việc làm trong giai đoạn chè không cho thu hoạch nhằm giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp trá hình trong sản xuất ngành chè. 1.3.Nhân tố kết cấu hạ tầng. Kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển ngành chè bao gồm: Giao thông, thuỷ lợi, điện, cơ sở chế biến, bưu chính viễn thông. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất chè, là điều kiện hết sức quan trọng để phát triển sản xuất chè một cách bền vững, tạo nên tiềm lực lâu dài. - Giao thông: là điều kiện không thể thiếu được để phát triển các vùng sản xuất chè nguyên liệu, nhằm chuyên chở các vật tư, chè búp tươi, chè khô và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Giao thông thuận lợi thì việc đi lại, việc vận chuyển sẽ rất dễ dàng. Mặt khác tạo nên sự giao lưu giữa các địa phương, giữa các vùng với nhau, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. - Thuỷ lợi: Đối với sản xuất chè, thuỷ lợi đóng góp không nhỏ vào hiệu quả của nó. Đặc biệt là vào mùa khô hạn, chè thiếu nước, thiếu độ ẩm gây nên những tổn thất trong năng suất, chất lượng và chè có thể chết. Ngoài ra cần có các công trình chống rửa trôi, sói mòn vào mùa mưa lớn. Chè thường được trồng trên địa hình dốc việc rửa trôi, xói mòn là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy cần có các vành đai cây cối và hệ thống thoát nước riêng, phù hợp với địa hình vùng chè. - Điện: Có ý nghĩa quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, chế biến và tưới tiêu cho chè. Nó là nguồn năng lượng thắp sáng cho người dân, là nguồn năng lượng giúp các nhà máy chế biến hoạt động có hiệu quả, tiết kiệm được vốn và chi phí lao động. - Cơ sở chế biến: Cơ sở chế biến là điều kiện quan trọng, mỗi vùng chè nguyên liệu cần xây dựng các cơ sở chế biến, để thu gom nguyên liệu chè búp tươi và chế biến ban đầu. Cơ sở chế biến ở quá xa vùng chè nguyên liệu, sẽ gây ảnh hưởng tới chi phí vận chuyển đi lại và chất lượng của Chè. - Bưu chính viễn thông: Chè là sản phẩm hàng hoá (chủ yếu là để xuất khẩu). Vì vậy cần phải cập nhật thông tin hàng ngày, nhanh nhạy để nghiên cứu và dự báo biến động của thị trường, để có các bước chuẩn bị trong sản xuất chè. Bưu chính viễn thông phát triển là cầu nối quan trọng giữa chính sách Nhà nước với nhân dân. Mọi văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện… phải kịp thời với người dân để phục vụ công tác sản xuất – tiêu thụ chè. 1.4. Khả năng chế biến Chè. Sản xuất chè tạo ra một nguồn nguyên liệu tương đối lớn. Nhưng việc tạo ra nguyên liệu đó phải phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chế biến của nhà máy chế biến, các lò chế biến mini. Nếu khả năng chế biến không đủ để chế biến nguồn nguyên liệu dẫn tới tình trạng nguyên liệu thừa, doanh nghiệp không thể mua hết. Chè nguyên liệu sẽ bị tư nhân ép giá, người nông dân chịu rất nhiều thiệt hại vì sản phẩm của họ là sản phẩm tươi dễ bị hư hỏng. Còn nếu khả năng chế biến vượt xa khả năng cung ứng, nguyên liệu chè thiếu, công suất của nhà máy không được khai thác đầy đủ, hiệu quả chế biến không cao và có khả năng xảy ra tình trạng tranh mua nguyên liệu, giá chè nguyên liệu tăng cao, doanh nghiệp chế biến chịu nhiều thiệt hại. Vì vậy khi tiến hành hoạt động quy hoạch vùng Chè, sản xuất chè cần chú ý tới khả năng chế biến chè của nhà máy chế biến và ngược lại. 1.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Chè. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè là yếu tố quyết định nhất đến việc sản xuất chè, nếu không có thị trường tiêu thụ, sản phẩm tạo ra bị ứ đọng, ngành chè không thể phát triển được. Sản xuất chè không thể mang lại thu nhập cho người nông dân. Thị trường cần sự ổn định cả về cung cấp vật tư phân bón, thu mua chè nguyên liệu búp tươi và tiêu thụ sản phẩm chè tạo ra. Bởi vậy khi tiến hành sản xuất và mở rộng sản xuất cần quan tâm tới thị trường tiêu thụ sản phẩm chè cả về số lượng, chất lượng và giá cả…Để sản xuất đạt mức hiệu quả cao nhất, sản xuất chè phải có nơi thu mua chè ổn định, uy tín. 1.6. Chính sách của Nhà nước. Sản xuất chè chủ yếu tiến hành ở khu vực miền núi, nông thôn, mọi tiềm lực kinh tế đều ở mức thấp, nhất là vốn, khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng…Chính sách hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo đầu ra…là những chính sách tác động rất lớn tới khả năng phát triển của Chè. Khuyến khích nông dân yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo cho chính bản thân mình. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế biến chè. 2.1. Khả năng sản xuất chè. Chế biến chè là khâu quan trọng để tạo ra sản phẩm chè khô, sản phẩm phục vụ trực tiếp nhu cầu thị trường. Sản lượng búp tươi chè sản xuất ra không thể không được chế biến. Ngược lại xây dựng một cơ sở chế biến cần có nguồn sản xuất chè nguyên liệu. Khả năng sản xuất chè ảnh hưởng rất lớn tới quy mô cũng như chất lượng chè chế biến. Quy mô sản xuất chè lớn thì quy mô chế biến cũng lớn. Chất lượng chè búp tươi tốt sẽ cho sản phẩm chế biến tốt. Nếu búp chè quá già, quá xèo chè khô sẽ có rất nhiều bồm và cuống. Vì vậy sản xuất chè phải đáp ứng được nhu cầu của chế biến, phải đảm bảo nhà máy chế biến hoạt động hiệu quả công suất vốn có của nó. Vốn đầu tư nhà máy chế biến phải dựa vào khả năng sản xuất và vùng Chè sản xuất. 2.2. Công nghệ chế biến. Mỗi dây chuyền công nghệ chế biến khác nhau sẽ cho các sản phẩm Chè chế biến có chất lượng khác nhau. Công nghệ chế biến càng hiện đại thì sản phẩm chè càng có chất lượng cao. Ngày nay khoa học công nghệ phát triển, các dây chuyền chế biến tự động thay thế cho các lò chế biến thủ công trước đây. Sản phẩm chè đồng đều và có sự sàng lọc kỹ càng, công suất chế biến cũng cao hơn, chất lượng chè được đảm bảo. Công nghệ chế biến phát triển tạo ra sản phẩm có phục vụ tốt nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, nó cũng làm giảm cường độ lao động, giảm những công việc nặng nhọc, năng suất lao động cao, sản phẩm đa dạng hơn… 2.3. Thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ không những ảnh hưởng lớn tới sản xuất, mà nó còn có ảnh hưởng rất lớn tới chế biến chè. Thị trường tiêu thụ luôn là yếu tố quyết định tới sản xuất chế biến chè, là cơ sở quan trọng để tiến hành sản xuất - chế biến chè. Điều kiện tự nhiên phù hợp, những sản phẩm tạo ra không có thị trường tiêu thụ thì sản xuất - chế biến chè không đạt hiệu quả kinh tế, đem lại lợi ích gì cho người dân, doanh nghiệp. Nếu thị trường tiêu thụ rộng lớn, ổn định ngành chè mới có cơ sở để phát triển được. Vì vậy trong ngành chè sản xuất - chế biến và tiêu thụ là 3 quá trình phải gắn kết vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Sản xuất - chế biến dựa trên cơ sở có thị trường tiêu thụ (điều kiện tiên quyết của nền kinh tế thị trường). Sản xuất phải có cơ sở chế biến thu mua, chế biến chè phải có thị trường tiêu thụ sản phẩm chè chế biến. IV. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ VIỆT NAM Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, cái nôi của cây chè. Cây chè vốn tồn tại ở Việt Nam trước năm 1884 và nó rất phù hợp với tự nhiên ở đây, nhất là vùng núi phía Bắc và cao nguyên Nam Trung Bộ. Ở nước ta lượng mưa bình quân hàng năm là 1700 – 2000mm, nhiệt độ trung bình là 21 -22,60C, độ ẩm 80 – 85% và có loại đất phiến thạch sét, bazan màu mỡ rất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây chè. Vì vậy từ xưa sản phẩm chè đã có chất lượng cao ở các vùng núi phía Bắc, từng là sản phẩm quý tiến cống cho Vua sử dụng. Ngày nay chè vẫn khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế. Tình hình sản xuất. Cây Chè ở Việt Nam chủ yếu được trồng ở vĩ tuyến Bắc từ11,5 – 22,5. Riêng những vùng thấp có độ cao so với mực nước biển nhỏ hơn 300m, vùng giữa có độ cao từ 300 - 600 m, vùng cao độ cao từ 600 – 1000m đã cho sản phẩm chè chất lượng cao. Các giống chè chủ yếu được gieo trồng là chè trung du( chiếm đến 59%); chè Shan( 27,3%) và các giống chè được nhập từ các nước Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Inđônêxia… Chè Việt Nam được phân bổ chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc, phía Nam và một số ở vùng núi miền Trung. Nổi bật lên là các tỉnh Hà Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên (ở phía Bắc); Lâm Đồng (ở phía Nam); Nghệ An (ở Bắc Trung Bộ). Đây là những tỉnh có lợi thế sản xuất chè lớn nhất trong cả nước. Ở mỗi một vùng, điều kiện tự nhiên khác nhau nên trình độ thâm canh được áp dụng cũng khác nhau. Đến năm 2005 tổng diện tích gieo trồng chè cả nước đạt 118504 ha giảm 312ha so với năm 2004 nhưng tăng 20226 ha so với năm 2001. Trong đó diện tích chè cho sản phẩm là 94265 ha tăng 4,54% so với năm 2004. Năng suất bình quân cả nước năm 2005 là 56,97 tạ / ha, tăng 2,77 tạ/ha so với năm 2004, tăng hơn 10 tạ/ha so với năm 2001. Mức biến động về năng suất tăng tương đối ổn định. Sản lượng chè búp tươi cả nước năm 2005 đạt 537049 tấn, tăng 8,92% so với năm 2004 và tăng 55,99% so với năm 2001. Sản lượng chè búp tươi tăng nhanh qua các năm, thể hiện ở ngành chè được mở rộng và phát triển mạnh. Bảng 2: Kết quả sản xuất chè Việt Nam 2001-2005 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Diện tích gieo trồng ( Ha ) 98278 109128 116349 118816 118504 Diện tích chè kinh doanh (Ha ) 74679 77279 86121 90963 94265 Năng suất (Tạ búp tươi/ha ) 46,1 54,8 52,1 54,2 56,97 Sản lượng (Tấn ) 344398 423667 448608 493084 537049 ( Nguồn: Tổng cục Thống kê.) Trong đó tập trung sản lượng Chè búp tươi lớn nhất ở các tỉnh: Lâm Đồng, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang…Trong các tỉnh còn lại Nghệ An càng ngày càng góp phần lớn vào sự phát triển ngành Chè của cả nước. 2. Tình hình chế biến. Cả nước hiện có hơn 600 doanh nghiệp chế biến, bao gồm các công nghệ chế biến nhập khẩu chủ yếu từ các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Ý…Tổng công ty Chè Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh lớn nhất chịu trách nhiệm chính đối với ngành Chè. Hiện nay, tổng công ty Chè Việt Nam có khoảng 25 nhà máy chế biến, 2 trung tâm tinh chế và đóng gói, 2 nhà máy chế tạo công cụ máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp chế biến nhỏ trong nước, 1 Viện nghiên cứu tiếp thu kỹ thuật. Ngoài ra Tổng công ty Chè Việt Nam còn có một trung tâm kiểm nghiệm chất lượng Chè duy nhất trong cả nước. Chủng loại sản phẩm Chè chế biến Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Từ các sản phẩm truyền thống đến các loại Chè được thu thập từ nước ngoài. Và ngày nay Việt Nam có những sản phẩm Chè chính là: Chè đen (Orthordox, otc), Chè Ô Long, PouChung, Gunpowder, chè xanh kiểu Nhật, các loại chè dược thảo, Chè ướp hương hoa quả…Những sản phẩm này đáp ứng rất tốt nhu cầu của người tiêu dùng, nhất là các nước nhập khẩu rất tin tưởng vào chất lượng Chè Việt Nam. Năm 2005 các nhà máy chế biến đã hoạt động và chế biến được 115 nghìn tấn chè khô các loại. Riêng Tổng công ty Chè Việt Nam chế biến được 25 nghìn tấn chiếm 21,7% tổng sản lượng chè khô cả nước. Bảng 3 : Sản lượng chè chế biến Việt Nam 2001-2005 Đơn vị: Tấn Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Sản lượng chè chế biến 73710 90721 95062 105586 115000 ( Nguồn: Tổng cục thống kê.) Ở Việt Nam vẫn xảy ra tình trạng có quá nhiều nhà máy chế biến trong khi quy hoạch diện tích trồng chè còn ít, dẫn tới tình trạng thiếu nguyên liệu, các nhà máy chế biến, các doanh nghiệp tranh chấp nhau mua nguyên liệu chè búp tươi. Sản phẩm chè chế biến Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu ra nước ngoài. Năm 2006, Việt Nam đã xuất khẩu được 105 000 tấn chè khô các loại, đem lại tổng giá trị110,5 triệu USD, tăng 19,3% về mặt sản lượng và 14% về mặt giá trị xuất khẩu. Chè Việt Nam có mặt trên 67 thị trường, thị trường lớn nhất là Pakistan, Đài Loan, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ. Các cái tên như Chè Thái Nguyên, Chè Tân Cương, Chè Bảo Lộc…là những cái tên chè Việt Nam được yêu thích trên thị trường quốc tế cũng như thị trường trong nước. Chè Việt Nam chủ yếu được chế biến ở dạng chè khô nguyên liệu, sản phẩm chè tinh chế còn rất hạn chế, nên khi xuất khẩu có giá trị thấp. Chất lượng chè khô chế biến khá song hầu như không có thương hiệu. Ngoài Vinatea của Tổng công ty chè Việt Nam, chỉ có những sản phẩm mang tính chất đặc sản của vùng như: Thái Nguyên, Lâm Đồng… CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ , XÃ HỘI CỦA TỈNH NGHỆ AN ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ 1. Khái quát tình hình tự nhiên - kinh tế - xã hội Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, toạ độ địa lý từ 18033’10” đến 19024’43” vĩ độ bắc và 102052’53” đến 105045’ 30” Kinh đông, phía Bắc giáp với tinht Thanh Hoá, phía Nam giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp với nước ban Lào, phía đông giáp với Biển Đông. Đồng thời tỉnh Nghệ An nằm ở phía Đông Bắc dãy núi Trường Sơn, địa hình đa dạng phức tạp lại bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi, sông suối , hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng ở huyện Kỳ Sơn với dộ cao 2711 m so với mặt nước biển, thấp nhất là đồng bằng Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao 0,2 m so với mặt nước biển. Khí hậu đặc trưng là nhiệt đới gió mùa, Nghệ An là một trong những tỉnh chịu sự tác động trực tiếp của giáo mùa Tây Nam khô và nóng từ tháng 4 đến tháng 8 gió mùa Đông Bắc lạnh ẩm ướt từ thánh 11 đến tháng 3 năm sau . Nhiệt độ trung biènh là 24,20 C , tổng lượng mưa hang năm là 1610,9 mm, độ ẩm trung bình 84% có khi xuống thấp 42 % vào tháng 7. Tổng chiều dài sông suối là 9828 Km, mật độ trung bình 0,7Km/Km2. Tỉnh Nghệ An có diẹn tích tự nhiên là 1648729 ha, trong đó đất Nông nghiệp là 20710 ha, đất Lâm nghiệp là 1 195 477 ha, diện tích đồi núi chiếm 83 % diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Với các loại đất chủ yểu như : đất đỏ Bazan, Cát pha … Dân số của cả tỉnh là 3002748 người, mật độ dân số trung bình 184 người/km. Trong đó có 63% dân số trong độ tuổi lao động . Đa số dân cư sống ở vùng nông thôn, miền núi, thu nhập thấp đời sống còn nhiều khó khăn. Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, có mạng lưới giao thông phát triển và đa dạng, có các quốc lộ 7, 48, 46, 15,1A ngoài ra còn có 132 Km đường Hồ CHí Minh chạy qua các huyện miền núi trung du của tỉnh, có 124 km đường sắt trong đó có 94 km Bắc Nam và có 7 ga, có sân bay Vinh – Đà Nẵng, Vinh – Tân Sơn Nhất, có 2 cửa khẩu kinh tế : Nậm Cán và Thanh Thuỷ … Năm 2006, các công trình thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu chung cho 162 052 ha, sửa chữa, nâng cấp một số công trình thuỷ nông ở các huyện , kiên có hoá được 59km kênh mương loại III, đưa tổng chiều dài kênh mương được kiên cố hoá năm 2006 là 4259 km, hệ thống thủy lợi cơ bản đã hoàn thiện. Cũng trong năm 2006 toàn tỉnh đã có hơn 4000 máy Cày nhỏ đa chức chủ yếu làm đất, đưa tỉ lệ diện tích làm đất bằng cơ giới đạt 30% diện tích gieo trồng, 80% khối lượng hang hoá được vận chuyển bằng cơ giới, các khâu xay xát, tuốt lúa bằng cơ giới đã đạt 80 – 90%. Đến nay trên toàn tỉnh hiện có 40 nhà máy, xí nghiệp chế biến Cà phê, Cao su, Chè, Dứa, đường … Trong những năm vừa qua GDP toàn tỉnh liên tục tăng, năm 2005 GDP toàn tỉnh đạt 10 292 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 9, 65% , trong đó nông – lâm - thuỷ sản đóng góp 34,14 %. Bảng 4: GDP tỉnh Nghệ An 2001 – 2005 theo giá cố định năm 1994 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 2002 2003 2004 2005 GDP tỷ đồng 6901 7654 8523 9386 10292 Nông- Lâm- Thuỷ sản % 42,28 41,04 37,95 36,92 34,14 ( Nguồn : Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 ) Riêng trong nông nghiệp năm 2006 giá trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng là 6,11% trong đó nông nghiệp tăng 6,77%, lâm nghiệp tăng 1,18%, thuỷ sản tăng 6,84% đưa giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản năm 2006 lên 3753 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế nội ngành Nông nghiệp tiếp tục được phát triển đúng hướng năm 2005 Nông nghiệp có 78,6 %, Lâm nghiệp 14%, thuỷ sản 7,5%. Trong Nông nghiệp thuần tuý tỷ trọng chăn nuôi năm 2005 là 31,5 % . 2. Những thuận lợi khó khăn cho việc phát triển sản xuất - chế biến chè Nghệ An 2.1. Những điều kiện thuận lợi - Với 83% diện tích đất là đồi núi, khoảng hơn 13 000 ha đất đỏ Bazan, những huyện miền núi phía tây Nghệ An có khă năng đáp ứng khá tốt những yêu cầu sinh thái của cây chè về đất đó là : có độ dốc, có độ chua. - Cây chè yêu cầu độ ẩm cao vào khoảng 80 -90% trong khi đó độ ẩm trung bình của Nghệ An là 84%, tổng lượng mưa cũng khá lớn 1610,9 mm mỗi năm …rất thích hợp để trồng chè - Nguồn nước của tỉnh Nghệ An khá rồi dào với tổng lượng nước hàng năm là 28109 m3, trong đó 14109m3 là nước mặt đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất và phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân - Năm 2006 dân số toàn tỉnh Nghệ An là 30 2748 người xếp thứ tư cả nước, và có 63% dân số trong độ tuổi lao động như vậy Nghệ An có một lực lượng lao động dồi dào để phát triển sản xuất - chế biến chè. - Nghệ An là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước rất thuận lợi cho sự vận chuyển giao lưu, tiêu thụ sản phẩm chè. - Việc phát triển ngành chè đã được tỉnh Nghệ An đặc biệt chú ý, cây chè được xác định là cây kinh tế mũi nhọn, cây xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã có những chính sách thích hợp từng bước phát triển như chính sách về vốn, chính sách hỗ trợ sản xuất, chính sách khoa học- kỹ thuật, chính sách thuế… - Thị trường xuất khẩu chè có nhiều biến động song cơ bản vẫn giữ được bạn hàng truyền thống và khả năng mở rộng thị trường là rất lớn trong điều kiện gia nhập WTO hiện nay. 2.2. Những khó khăn cho sản xuất - chế biến chè ở Nghệ An. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi tỉnh Nghệ An vẫn phải đối mặt với những khó khăn không nhỏ để phát triển cây chè trở thành cây kinh tế mũi nhọn, cây kinh tế chủ lực trong nông nghiệp, nông thôn. - Ở Nghệ An thời tiết, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, có một mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, nắng gắt kèm với gió khô Tây nam ( hay còn gọi là gió Lào ), nhiệt độ thường lên tới 37-390C , ẩm độ thường xuống dưới mức 40%. Cây chè luôn trong tình trạng hạn nặng, không cho thu hoạch, bị cháy hoặc chết. Bên cạnh đó vào mùa đông nhiệt độ thường xuông thấp 10-180C , cây chè thường chậm hoặc ngừng phát triển. Lượng mưa phân bố không đều, mưa lớn vẫn thường xảy ra làm cho đất trồng chè bị bào mòn mạnh, chất dinh dưỡng cho chè dễ bị rửa trôi. Nên sản phẩm chè Nghệ An có vị đắng hơn so với chè các vùng do hàm lượng đường ít hơn. - Để khắc phục được điều kiện thời tiết, khí hậu tỉnh Nghệ An cần một khối lượng vốn không nhỏ để xây dựng các hệ thống tưới tiêu, vốn trồng rừng phòng hộ, vốn mua phân bón bổ sung… Nhưng mặc dù GDP toàn tỉnh tăng mạnh, bình quân 9,5-10,5%/năm song Nghệ An vẫn thuộc trong những tỉnh nghèo trong cả nước. Dân cư chủ yếu sống ở nông thôn, miền núi đời sống còn nhiều khó khăn (hiện toàn tỉnh có tỷ lệ hộ đói nghèo lên đến 9,6%). Nguồn vốn chủ yếu dựa vào ngân sách của tỉnh. - Sự nhận thức một số người sản xuất chưa cao, còn mang năng tư tưởng của người sản xuất nhỏ. Nghệ An cũng là tỉnh có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống bao gồm : Thái, Thổ, HMông, Khơmú, Ơdu…Nên vẫn xảy ra tình trạng nông dân trồng, chăm sóc chè không đúng kỹ thụât và bán sản phẩm chè búp tươi cho tư thương để giải quyêt nhưng khó khăn trước mắt. - Giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ trực tiếp cho sản xuất - chế biến chè đều tăng liên tục tác động trực tiếp đến đời sống và khả năng đầu tư của người nông dân. Bên cạnh đó giá chè tăng không đáng kể nên sức cạnh tranh của cây chè với cây trồng khác thấp. Nhìn chung về mặt tương đối cây chè vẫn là cây có nhiều ưu thế để phát triển trên mảnh đất miền trung khắc nghiệt. Mảnh đất có rất ít cây công nghiệp dài ngày phát triển tốt hơn, và có tính chống chịu. II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM VƯA QUA. 1.Thực trạng sản xuất chè nguyên liệu. Những năm gần đây cây chè công nghiệp đã được chú trọng phát triển,có rất nhiều dự án đầu tư phát triển, nhiều đề án được xây dựng và phê duyệt. Để khuyến khích được đông đảo các hộ nông dân tham gia vào sản xuất, tỉnh đã có những chính sách phù hợp nhằm đưa cây chè từng bước phát triển mạnh như: - Chính sách trợ giá giống và tiến bộ kỹ thuật: Hộ trồng mới chè công nghiệp bằng các giống chè có năng suất, chất lượng cao LDP1, LDP2 được hỗ trợ 100đồng/ bầu giống chè với mật độ trồng là 16000 bầu/ha, hỗ trợ 1000 đồng/bầu giống chè Tuyết Shan với mật độ 3300 bầu/ha ( Quyết định số 07/2006 QĐ.UBND ngày 18/01/2006.). Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An là chủ đầu tư nguồn kinh phí đầu tư này. - Chính sách đầu tư tín dụng : các hộ trồng chè dược vay vốn với lãi suất ưu đãi để trồng chè mới trong vùng qui hoạch, thời gian vay vốn dài ( trong đó có quy dịng vốn vay trên một đơn vi diện tích là không qua 10 triệu đồng/ha ). - Chính sách đầu tư trở lại 100% thuế sử dụng đất Nông nghiệp. Từ năm 2001 trở đi, ngân sách tỉnh tiếp tục cấp lại cho công ty đầu tư phát triển chè Nghệ An và các doanh nghiệp sản xuất Nông nghiệp có đất qui hoạch trồng chè 100% tiền thuế sử dụng đất Nông nghiệp để phục vụ cho mục tiêu thâm canh trồng chè công nghiệp, trong đó 20% dùng cho công tác khuyến nông và 80% dùng cho đầu tư xây dựng cơ bản. - Hiện nay cây chè Nghệ An chủ yếu phân bổ ở các huyện miền núi phía Tây. Năm 2006, diện tích trồng chè được phân bổ như sau : Bảng 5 : Sự phân bố diện tích cây chè năm 2006 Các huyện trồng chè Đơn vị Diện tích chè Tổng diện tích toàn tỉnh Ha 5478,9 1. Yên Thành Ha 1,0 2. Quỳnh Lưu Ha 1,7 3. Thanh Chương Ha 3190,0 4. Anh Sơn Ha 1497 5. Quì Châu Ha 1,1 6. Quì Hợp Ha 253 7. Quế Phong Ha 57,3 8. Con Cuông Ha 272,4 9. Kỳ Sơn Ha 201,4 ( Nguồn : Cục thống kê tỉnh Nghệ An năm 2006 ) Theo nghiên cứu khảo sát của tỉnh, các huyện miền núi phái tây có rất nhiều đồi núi , trong đó đồi núi có độ thấp < 250 chiếm hơn một nửa. Đất ở đây có nhiều cây ưa chưa như Sim, Mua … sinh trưởng phát triển. Trước đây phần diện tích đồi núi này dường như là bỏ hoang. Ngoài ra ở đây còn có hơn 13 000 ha đất đỏ Bazan quí hiếm, thích hợp cho các cây công nghiệp đặc biệt là cây chè. Và khi cây chè được đưa vào sản xuất đã cho hiệu quả cao, và nó đã trở thành cây kinh tế mũi nhọn, chủ lực của tỉnh. - Nhờ những chính sách hỗ trợ của tỉnh và sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, các điạ phương, người dân đã được hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, yên tâm sản xuất. Trình độ thâm canh của người sản xuất chừ Nghệ An đang từng bước được nâng cao. Góp phần lớn trong việc tăng năng suất, sản lượng chè toàn tỉnh, cải thiện phần nào khó khăn để phát triển cây chè . + Trước đây giống chè chủ yếu của Nghệ An là giống chè trung du, lá nhỏ, gieo trồng bằng hạt vừ giống chè PH1 trồng bằng cành giâm. Chính vì vậy cây chè cho năng suất và chất lượng thấp, giống chè trung du cho năng suất chỉ vào khoảng 40 -50 tạ/ ha , giống chè PH1 cho năng suất khá song đòi hỏi đầu tư lớn. từ năm 2001 trở lại đây công tác nghiên cứu và cải thiện giống đã được tỉnh chú ý. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh đã có những giống chè cho năng suất cao, tính chống chịu tốt, chất lượng được đảm bảo như : LDP1, LDP2 là hai giống chè thích hợp trên các vùng chè Anh Sơn, Thanh Chương. Ngoài ra đưa thêm giống chè Tuyết Shan, Keo am tích, Hùng đỉnh bạch thích hợp cho công nghệ chế biến chè xanh tại Kỳ Sơn và Quế Phong. Kết quả đến năm 2005 cơ cấu giống chè các địa phương trên toàn tỉnh đã thay đổi cơ bản theo hướng tích cực, diện tích các giống chè LDP1, LDP2 và một số giống chất lượng cao chiếm 77%, giống chè trung du còn khoảng 600 ha chiếm 8,3%, còn lại là giống chè PH1. Phần lớn các giống chè được ươm từ cành tỉnh chịu trách nhiệm nghiên cứu tuyển chọn giống chè thích hợp, cung cấp một lượng giống chè trồng thử ban đầu. Còn khi được đưa vào sử dụng phổ biến và mở rộng diện tích người nông dân được hướng dẫn kỹ thuật ươm giống tại chỗ. Ươm giống bằng cành phải bắt đầu từ khâu chăm sóc cành và chọn cành chè đủ tiêu chuẩn để làm hom chè sau đó được ươm vào các bầu là các túi ni lông chứa đầy đất tơi nhỏ và có lỗ thông hơi. Chăm sóc các bầu giống phải tuân thủ theo qui trình chặt chẽ để đảm bảo giữ ẩm, nhiệt độ vừa, ánh sáng, chất dinh dưỡng, lượng nước phải đảm bảo cho các mầm giống đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng. Phương pháp giâm cành đã trở nên phổ biến và thành thạo. Đến nay các xí nghiệp, hộ gia đình chủ yếu tự sản xuất giống để trồng, tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn vào khoảng 70 – 80 %. + Khi có giống rồi người nông dân được hướng dẫn chọn đất, thiết kế vườn chè và kỹ thuật canh tác tăng năng suất. Chọn đất dốc nhỏ hơn 250 tầng đất dày 1m độ Ph từ 4,5 – 5,5 Kcl, có mực nước ngầm sâu hơn 1m. Thiết kế vườn chè tiện cho quản lý, chăm sóc, thu hoạch và tận dụng được diện tích đất. Vườn chè đợc phân thành lô diện tích từ 0,2 – 0,5 ha, chiều dài mỗi hang từ 50 -75 m, tối đa là 100m. Thiết kế hàng thẳng đối với những vùng đất phẳng hoặc có độ dốc nhỏ hơn 60, hàng là những đường đồng mức có xen kẽ hàng xép vơi độ dốc 6 – 200, từ 20 – 250 thiết kế hàng theo kiểu bậc thang. Kỹ thuật canh tác đất có nhiều điểm khác biệt, hàng được đào sâu 40 cm. bề rộng 30 cm, đào theo chiều dài hàng dài ( khác với tiêu chuẩn kỹ thuật 30x30 cm ). Điều này là do điều kiện đất đai, đào sâu hơn rồi tận dụng lớp mặt tơi xốp, nhiều mùn cho vào hàng làm đất trồng mới. + Dặm chè ban đầu chỉ bón phân hoai mục, tiến hành chăm sóc, phải giữ cho chè luôn sạch cỏ, và có thể phủ phân xanh cho chè, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho chè sinh trưởng, phát triển. Bón phân cho chè thời kỳ kiến thiết cơ bản chủ yếu là phân hữu cơ, song thời kỳ kinh doanh khâu bón phân phải đúng thời kỳ qui định, thường rạch sâu 15 – 20 cm rồi mới bón, bón xong cày lấp đất lại tránh những ngày nắng to, bón phân hữu cơ2 – 3 năm 1 lần, bón càng nhiều càng tốt. Riêng vào tháng 2, tháng 3 cần bón thêm Kaliclorua để chống rét và thúc đẩy hút đạm. Người sản xuất còn được hướng dẫn ủ phân xanh, rơm rạ … phủ cho chè nhằm giữ ẩm, chống sói mòn đất, tăng độ mùn và chống những thay đổi đột ngột của thời tiết. Các loại phân bón sử dụng chủ yếu là : Đạm Ure, Kaliclorua, Xupe lan … + Trong những năm vừa qua do yêu cầu chất lượng phải được đảm bảo nên công tác phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc hoá học hạn chế đến mức thấp nhất, chủ yếu phòng là chính. Do đó công tác bảo vệ thực vật đã có hiệu quả và đảm bảo chất lượng chè sạch. + Để có một vườn chè rộng lớn, chi phí đầu tư là không nhỏ. Người nông dân chỉ có đóng góp ngày công lao động và phân hữu cơ, còn lại chủ yếu là vay. Bảng 6: Mức đầu tư cho 1ha chè trồng mới TT Loại vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền (đ) I Phần vốn vay 8 210 000 1 Bầu giống Bầu 16 000 400 6 400 000 2 Đạm SA Kg 160 3 000 480 000 3 Kali Kg 100 3 800 380 000 4 Lân Kg 500 1 500 750 000 5 Hạt cây phân xanh Kg 5 20 000 100 000 6 Cây che bóng Kg 200 1 000 200 000 II Phần vốn người lao động 15 000 000 1 Khai hoang Công 4,5 600 000 2 700 000 2 Xây dựng vườn đồi và trồng mới Công 465 20 000 9 300 000 3 Phân hữu cơ Tấn 20 150 000 3 000 000 Cộng I, II 23 210 000 ( Nguồn : Đề án phát triển vùng chè nguyên liệu giai đoạn 2006 – 2010 ) Chè trồng mới trước khi đưa vào kinh doanh phải trải qua giai đoạn 3 năm kiến thiết cơ bản. Trong giai đoạn này chế độ chăm sóc phải hết sức chú ý. Để có một vườn chè kinh doanh đạt tiêu chuẩn cho năng suất cao, mức đầu tư chăm sóc cho 1 ha chè kiến thiết cơ bản trong vòng 3 năm là 6 640 000 đồng. Bảng 7: Mức đầu tư chăm sóc 1 ha chè kiến thiết cơ bản. TT Loại vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền(đ) I Phần vốn vay đồng 1 940 000 1 Đạm SA Kg 320 3 000 960 000 2 KaLi Kg 100 3 800 380 000 3 Lân Kg 400 1 500 600 000 II Phần vốn người lao động 4 700 000 Chi phí nhân công Công 235 20 000 4 700 000 Cộng I , II 6 640 000 ( Nguồn : Đề án phát triển vùng chè nguyên liệu giai đoạn 2006 – 2010 ) Vì vậy để có 1 ha chè cho sản phẩm, đu vào thời kỳ kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế, thì tổng mức đầu tư vốn lên tới 29 850 000 đồng. Ngoài ra trong thời gian kinh doanh chè vẫn được bón các loại phân, lân, dạm … bồi dưỡng cho chè theo định kỳ hàng năm. Bảng 8: Mức đầu tư hàng năm đối vơi 1ha chè sản xuất kinh doanh TT Loại vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền(đ) I Phần vốn vay Đồng 2 031 000 1 Đạm SA Kg 320 3 000 960 000 2 KaLi Kg 120 3 800 456 000 3 Lân Kg 410 1 500 615 000 II Phần vốn người lao động 4 900 000 Chi phí nhân công Công 245 20 000 4 900 000 Cộng I , II 6 931 000 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32093.doc
Tài liệu liên quan