Phần mở đầu
I- Tính cấp thiết của đề tài
Hoà Bình một tỉnh miền núi có khí hậu trong lành, phong cảnh ngoạn mục. Núi rừng Hoà Bình là nơi giao lưu giữa những bản sắc dân tộc độc đáo của "Văn hoá Hoà Bình" và cộng đồng các dân tộc Mường, Dao, Thái, H'mông, Tày... đây là miền đất du lịch hấp dẫn không chỉ với khách du lịch trong nước mà còn hấp dẫn cả khách quốc tế đến thăm quan và tìm hiểu nền văn hoá của các dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, so với tiềm năng thì sự phát triển của du lịch Hoà Bìn
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn khách du lịch đến tỉnh hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h trong thời gian qua chưa thực sự tương xứng, còn nhiều hạn chế, lượng khách đến Hoà Bình tăng không đều qua các năm, tỷ lệ khách đến 2 lần thấp, khách quốc tế ít, thời gian lưu trú ngắn, công suất sử dụng buồng không cao và hiệu quả kinh doanh du lịch thấp. Tất cả những hạn chế này đã đặt ra cho các nhà quản lý kinh tế, những người đang công tác trong ngành du lịch tỉnh Hoà Bình băn khoăn là làm thế nào để có thể thu hút, phát triển được nguồn khách đến với Hoà Bình ngày càng tăng nhằm đưa nền kinh tế này trở thành ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh, đóng góp vào nguồn ngân sách tỉnh cao và tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh Hoà Bình.
Vì lý do trên đây việc nghiên cứu đề tài: "Một số giải pháp phát triển nguồn khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình" là hết sức cần thiết. Đó cũng là đề tài của luận văn tốt nghiệp này.
II- Mục đích của đề tài
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về nhu cầu khách du lịch và nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch, luận văn đã phân tích thực trạng tình hình phát triển du lịch Hoà Bình, thực trạng về các giải pháp thu hút khách du lịch đến Hoà Bình trong thời gian qua; rút ra được thành công, hạn chế và nguyên nhân của tình hình từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thu hút khách du lịch đến Hoà Bình và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
III- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu sự biến động của số lượng khách du lịch đến Hoà Bình, những nhu cầu và đặc điểm tiêu dùng của họ trong giai đoạn 1992 - 2002 và quý I/2003.
- Nghiên cứu khả năng, điều kiện thu hút khách và những giải pháp phát triển nguồn khách du lịch đến Hoà Bình.
+ Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại tỉnh Hoà Bình; Nghiên cứu Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình và một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập từ năm 1992 đến nay và dự báo một số năm tới.
- Về các giải pháp: Phạm vi đề xuất gồm các giải pháp vĩ mộ thuộc cơ quan quản lý Nhà nước và các giải pháp vi mô của doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
IV- Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp so sánh, phương pháp thống kê thực nghiệm, phương pháp phân tích tổng hợp.
V- Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương I- Khách du lịch và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch.
Chương II- Thực trạng kinh doanh du lịch và các hoạt động phát triển nguồn khách du lịch đến Hoà Bình trong thời gian qua.
Chương III- Phương hướng và các giải pháp phát triển nguồn khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2003 - 2010.
Chương I
Khách du lịch và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
1.1. Tổng quan về du lịch và khách du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế, xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Theo quan điểm tổng hợp: Du lịch là một hiện tượng kinh tế-xã hội ngày càng phổ biến, phát sinh các mối quan hệ kinh tế và phi kinh tế; bao gồm 4 nhóm nhân tố tương tác với nhau: khách du lịch,nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng cư dân và chính quyền nơi đến du lịch.
Các chủ thể trên tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ đối với hoạt động du lịch.
- Đối với khách du lịch: du lịch mang lại cho họ sự hài lòng vì được thưởng thức một khoảng thời gian thú vị, đáp ứng nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, thăm viếng tham quan.
- Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch: họ xem khách du lịch như một cơ hội kinh doanh để thu lợi nhuận qua việc cung ứng các loại hàng hoá và dịch vụ du lịch cho du khách.
- Đối với chính quyền sở tại: du lịch được xem như là một nhân tố thuận lợi đối với nền kinh tế địa phương. Chính quyền quan tâm đến số công ăn việc làm mà du lịch tạo ra, thu nhập dân cư, các khoản thuế thu được tế hoạt động kinh doanh du lịch.
- Đối với cộng đồng cư dân địa phương: du lịch được xem như là một cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập, đồng thời họ cũng là nhân tố tạo ra sự hấp dẫn đối với khách du lịch bởi lòng hiếu khách và những nét văn hoá đặc trưng của địa phương.
1.1.2. Khách du lịch
1.1.2.1. Khái niệm khách du lịch
Có không ít khái niệm về khách du lịch, mỗi nước, mỗi học giả có một khái niệm khác nhau. Có thể cụ thể hoá khái niệm về khách du lịch như sau: Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu lại ở nơI đến từ 24 giờ trở lên (hoặc sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) và không quá một khoảng thời gian quy định của từng quốc gia. Cần phân biệt hai loại khách du lịch cơ bản:
- Những người mà chuyến đi của họ có mục đích chính là nâng cao hiểu biết tại nơi đến về các điều kiện, tài nguyên tự nhiên, kinh tế, văn hoá được gọi là khách du lịch thuần tuý.
- Những người thực hiện chuyến đi vì một mục đích khác như công tác, tìm kiếm cơ hội làm ăn, hội họp...Trên đường đi hay tại nơi đến những người này sắp xếp thời gian cho việc tham quan nghỉ ngơi. Để nói lên được sự kết hợp đó, chuyến đi của họ gọi là du lịch công vụ, du lịch thể thao, du lịch thăm thân...
1.1.2.2. Phân loại khách du lịch
Tại nhiều nước trên thế giới thường có sự phân biệt giữa khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế. ở nước ta việc phân chia khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa theo Pháp lệnh du lịch.
- Khách du lịch quốc tế: theo điều 20, chương IV Pháp lệnh du lịch thì người được thống kê là khách du lịch quốc tế phải có các đặc trưng cơ bản sau đây:
+ Là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
+ Là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Mục đích chuyến đi của họ là tham quan, thăm thân, tham dự hội nghị, khảo sát thị trường, chữa bệnh, thể thao.
- Khách du lịch trong nước: là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam tạm thời rời nơi cư trú thường xuyên của mình với mục đích tham quan du lịch, sử dụng dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
1.1.2.3. Nhu cầu của khách du lịch
Nhu cầu du lịch được chia làm 3 loại:
- Nhu cầu thiết yếu: là nhu cầu cần thiết, bắt buộc đối với tất cả mọi người. Nhu cầu này không phải là động cơ, mục đích của chuyến đi. Trong kinh doanh du lịch phải chú ý đến nhu cầu này để đáp ứng cho khách du lịch cụ thể là nhu cầu vận chuyển, lưu trú, ăn uống.
- Nhu cầu đặc trưng: là mục đích của chuyến đi, chúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch cũng như việc lựa chọn sản phẩm du lịch. Đó là những nhu cầu về việc tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, chữa bệnh...
- Nhu cầu bổ sung: nhu cầu nảy sinh trong quá trình đi du lịch. Nhu cầu này không phải là thiết yếu nhưng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện một chuyến hành trình hấp dẫn và thuận lợi.
1.1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sự biến động của nguồn khách du lịch.
Sự biến động của nguồn khách du lịch luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý kinh doanh du lịch. Thông qua sự biến động của nguồn khách, các nhà quản lý và kinh doanh du lịch sẽ đề ra những giải pháp thích hợp nhằm thu hút khách.
Để xem xét, đánh giá sự biến động của nguồn khách, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau đây:
- Lượng khách tăng (giảm) tuyệt đối: chỉ tiêu này được phân tích thành ba chỉ tiêu thành phần. Đó là:
+ Lượng tăng ( giảm) tuyệt đối liên hoàn:
Công thức: ai = yi - yi-1
Trong đó: - ai là lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.
- yi mức độ của kỳ nghiên cứu thứ i.
- yi-1 mức độ của kỳ đứng liền trước đó.
+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc
Công thức: Di = yi – y1
Trong đó: - Di là lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc.
- yi là mức độ của kỳ nghiên cứu thứ i.
- y1 là mức độ của kỳ được chọn làm gốc.
+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình
Công thức: b = Sai / (n-1)
Trong đó: - b là lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình.
- Sai là tổng lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.
- n là số năm nghiên cứu.
- Tốc độ phát triển: chỉ tiêu này được phân tích theo 3 chỉ tiêu thành phần. Đó là:
+ Tốc độ phát triển liên hoàn:
Công thức: ti = yi / yi-1
Trong đó: - ti là tốc độ phát triển liên hoàn.
- yi là mức độ của kỳ nghiên cứu thứ i.
- yi-1 là mức độ của kỳ nghiên cứu đứng liền trước đó.
+ Tốc độ phát triển định gốc
Công thức: Ti = yi / y1
Trong đó: - Ti là tốc độ phát triển định gốc
- yi là mức độ của kỳ nghiên cứu thứ i
- y1 là mức độ của kỳ được chọn làm gốc
+ Tốc độ phát triển trung bình
Công thức: =
Trong đó: - là tốc độ phát triển trung bình.
- t2, t3, t4,...,tn là tốc độ phát triển liên hoàn của các năm nghiên cứu.
- n là số năm nghiên cứu
1.1.3. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tất cả những cái nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến hành trình du lịch.
Sản phẩm du lịch được hợp thành từ nhiều bộ phận khác nhau: dịch vụ vận chuyển, lưu trú, vui chơi giả trí...
Sản phẩm du lịch có những đặc điểm sau đây:
- Sản phẩm du lịch chủ yếu mang tính chất vô hình, dịch vụ và tài nguyên chiếm 80%-90%.
- Việc tạo ra và tiêu thụ sản phẩm du lịch thường có sự trùng lặp về không gian và thời gian. Do đó để thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm, người mua hàng được đưa đến nơi sản xuất và tiêu thụ tại chỗ. Do đặc điểm này, khách du lịch không thể thấy sản phẩm du lịch trước khi mua.
- Việc tiêu dùng sản phẩm có tính thời vụ. Thông thường các hoạt động du lịch có liên quan đến hoạt động ngoài trời tức là phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Do đó việc tiêu dùng dịch vụ càng mang tính thời vụ rõ nét.
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hấp dẫn thu hút khách du lịch
1.2.1. Những nhân tố chung
1.2.1.1. Sự phong phú và hấp dẫn của tài nguyên du lịch
Điều kiện đầu tiên để hình thành và phát triển ngành du lịch là tài nguyên du lịch. Theo Pháp lệnh du lịch, tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch.
Các tài nguyên này tạo nên những yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch mà thiếu nó không thể tạo ra sự hấp dẫn du lịch và đương nhiên không thể hình thành và phát triển ngành kinh tế du lịch.
Khung cảnh thiên nhiên độc đáo, khí hậu mát mẻ trong lành, thế giới động thực vật đa dạng là những yếu tố rất quan trọng để hấp dẫn và thu hút du khách. Con người thường phấn đấu để cuộc sống của mình ngày càng đầy đủ về tiện nghi, để đạt được mục đích ấy họ đã làm cho cuộc sống của mình ngày càng xa rời thiên nhiên. Trong khi đó với tư cách là một thành tạo của thiên nhiên, con người lại muốn quay về gần với thiên nhiên. Do vậy du lịch trở về với thiên nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến.
Bên cạnh đó, các tài nguyên có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá cũng có sức thu hút đặc biệt đối với du khách, những tài nguyên này phục vụ một cách đắc lực cho nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu ham hiểu biết của con người.
Điều rõ ràng là tính đa dạng, trình độ phát triển và chất lượng tài nguyên du lịch càng cao là một trong những điều kiện tiêu chuẩn trước tiên tạo nên sự hấp dẫn và thu hút khách của một quốc gia và một vùng.
Khi đánh giá các điều kiện tài nguyên du lịch, không nên đánh giá ở trạng thái tĩnh mà phải nhìn nhận tài nguyên du lịch ở khả năng phát triển của nó. Hơn nữa, cũng không nên nhìn nhận tài nguyên du lịch theo kiểu khép kín ở từng địa phương mà phải đặt tài nguyên du lịch của địa phương đó trong mối quan hệ với các địa phương khác.
1.2.1.2. Sự ổn định chính trị, an ninh, an toàn cho khách du lịch
Không khí chính trị ổn định đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật văn hoá và chính trị giữa các dân tộc. Trong phạm vi các mối quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng. Du lịch nói chung, du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển trong bầu không khí hoà bình, ổn định trong tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Về phương diện quốc gia có thể dễ dàng nhận thấy, những đất nước ít xảy ra các biến cố chính trị, quân sự thường có sức hấp dẫn đối với đông đảo quần chúng nhân dân, các du khách tiềm năng. Du khách thích đến những đất nước và vùng du lịch có không khí chính trị ổn định, họ cảm thấy an toàn cho tính mạng và tài sản của mình. Tại những nơi này, du khách có thể đi lại tự do mà không có sự chú ý đặc biệt nào. Những điểm du lịch mà tại đó không có sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo, không có khủng bố giao tranh, du khách có thể gặp gỡ dân bản xứ, giao tiếp và làm quen với phong tục tập quán của địa phương sẽ thu hút được nhiều du khách hơn những nơi họ bị cô lập với các dân cư sở tại.
Sự phát triển của du lịch sẽ gặp phải những khó khăn nếu ở đất nước xảy ra những sự kiện làm xấu đi tình hình chính trị ổn định hoà bình, trực tiếp hoặc gián tiếp đe doạ đến sự an toàn của du khách. An ninh và an toàn xã hội không đảm bảo là những nhân tố ảnh hưởng rất xấu đến số lượng khách du lịch.
Đất nước ta trong suốt những năm qua, tình hình chính trị luôn ổn định, đường lối chính trị và phát triển kinh tế của Việt Nam là muốn làm bạn với tất cả các nước trên tinh thần hoà bình và hữu nghị. Mặc dù trên thế giới đang xảy ra chiến tranh, khủng bố ở nhiều nước, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến thân thiện và an toàn. Đây là những yếu tố rất thuận lợi đã góp phần hấp dẫn, thu hút một lượng khách du lịch đáng kể trong thời gian vừa qua, trong đó khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng.
1.2.1.3. Chính sách của Nhà nước
Chính sách của chính quyền có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của du lịch nói chung, thu hút khách du lịch nói riêng. Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú. Mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không yểm trợ cho các hoạt động du lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển được.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển của ngành du lịch, điều này được thể hiện tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã các định đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trên quan điểm chung này, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo một cách xác thực: ban hành một loạt các văn bản quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hành lang pháp lý cho du lịch phát triển, thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch ở Trung ương, chủ trương tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch quốc gia và khu du lịch ở các tỉnh. Tổng cục du lịch đã phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo các Sở du lịch, Sở thương mại - du lịch và các doanh nghiệp du lịch triển khai đồng bộ, khẩn trương chương trình hành động quốc gia về du lịch trên tất cả các mặt, tuyên truyền quảng bá du lịch, gắn hoạt động du lịch với các hoạt đông văn hoá, làng nghề truyền thống, nâng cao chất lượng an toàn, an ninh ở các điểm, khu du lịch, giải quyết các thủ tục tạo thuận lợi cho các hoạt động du lịch.
1.2.1.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương phục vụ cho du lịch
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó hệ thống cơ sở hạ tầng là một trong những điều cần thiết, có quan hệ chặt chẽ với các hoạt đông kinh doanh du lịch. Trình độ cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hiện đại hay lạc hậu có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển của du lịch. Một điểm đến du lịch, nếu có cơ sở hạ tầng tốt, sẽ góp phần tích cực trong việc hấp dẫn và thu hút khách. Sớm ý thức được điều đó nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chính sách ưu tiên, đầu tư vốn cho việc xây dựng sân bay, bến cảng, điện, nước ... cùng với kết cấu hạ tầng khác theo hướng ngày một hiện đại, phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho hoạt động du lịch, nhờ đó tăng nhanh doanh thu và thu nhập ngoại tệ từ du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển và thu hút ngày càng nhiều du khách.
1.2.1.5. Cộng đồng cư dân địa phương
Ngoài các yếu tố trên, thì cộng đồng cư dân cũng có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc hấp dẫn và thu hút khách. Trình độ dân trí, truyền thống văn hoá, phong tục tập quán ... của các cư dân địa phương luôn là mục tiêu muốn khám phá của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Tại những nơi có truyền thống văn hoá độc đáo, phong tục tập quán cổ xưa, du khách có thể dễ dàng hoà mình, gặp gỡ, giao tiếp với cư dân địa phương và được đón tiếp một cách thân thiện, hiếu khách, những nơi mà thái độ cư xử của dân chúng đối với du khách văn minh, lịch sự ... Tất cả những điều tốt đẹp của cộng đồng cư dân địa phương sẽ là một thông điệp có sức hấp dẫn rất lớn trong việc thu hút và lưu giữ khách.
1.2.2. Những nhân tố thuộc về các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
1.2.2.1. Chất lượng phục vụ du lịch
Chất lượng phục vụ ảnh hưởng rất lớn ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của khách du lịch. Doanh nghiệp du lịch cần quan tâm trước hết là đến việc nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp lữ hành được thể hiện thông qua chất lượng thiết kế chương trình du lịch và chất lượng thực hiện chương trình du lịch. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành phụ thuộc vào tài nguyên du lịch, cách tổ chức thực hiện chương trình, chất lượng hướng dẫn viên du lịch và chất lượng sản phẩm của các nhà cung cấp. Một chương trình du lịch hấp dẫn cần đạt được điều kiện đầu tiên trong quá trình xây dựng chương trình là làm sao cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch phải phù hợp với chủ đề chính và chủ đề bổ sung. Các tuyến, điểm tham quan trong chương trình mang nội dung chủ đề chính phải xuyên suốt, đóng vai trò trung tâm. Đồng thời cũng phải có sự phù hợp giữa các tuyến, điểm tham quan với tổng thời gian của các chương trình.
Chất lượng phục vụ của doanh nghiệp khách sạn được thể hiện thông qua chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng của đội ngũ nhân viên, tính đa dạng và phong phú của các dịch vụ bổ sung trong khách sạn, chất lượng tổ chức các cung ứng dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ được coi là nhân tố không thể thiếu trong việc tạo ra sức hấp dẫn, thu hút khách, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy các doanh nghiệp cần coi trọng việc nâng cao chất lượng phục vụ.
Nâng cao chất lượng phục vụ phụ thuộc vào bốn nhân tố sau:
- Chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật: cơ sở vật chất kỹ thuật phải đảm bảo tính hợp lý trong hoạt động của các doanh nghiệp du lịch. Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phải đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, phù hợp với loại - hạng khách sạn, nhà hàng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách, phù hợp với môi trường và loại hình du lịch.
- Chất lượng của đội ngũ nhân viên: quá trình cung ứng dịch vụ là quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa khách hàng với nhân viên. Vì vậy cung cách đối xử, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định hiệu quả kinh doanh và chất lượng phục vụ.
- Văn minh phục vụ: trong kinh doanh du lịch, văn minh phục vụ là một yêu cầu không thể thiếu, thái độ cư xử văn minh, thân thiện sẽ rút ngắn khoảng cách và bỡ ngỡ ban đầu của khách du lịch với đội ngũ nhân viên phục vụ, khách sẽ cảm thấy hài lòng và có ấn tượng tốt đẹp, điều này góp phần quan trọng trong việc thu hút và lưu giữ khách. Văn minh phục vụ thể hiện qua các yếu tố: tinh thần, thái độ phục vụ, khả năng thuyết phục, khả năng nắm bắt tâm lý, khả năng làm chủ quy trình phục vụ, mối quan hệ ứng xử giữa các nhân viên.
- Tính đa dạng và phong phú của sản phẩm du lịch: nguồn khách du lịch thường rất đa dạng, có sự tham gia đầy đủ mọi thành phần và lứa tuổi, xuất phát từ nhiều quốc gia khác nhau, khác biệt về trình độ văn hoá, khả năng kinh tế. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp du lịch phải quan tâm để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách. Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ du lịch là một trong những biện pháp có ý nghĩa lớn trong việc hấp dẫn và thu hút khách.
1.2.2.2. Giá cả các sản phẩm dịch vụ du lịch
Giá cả của sản phẩm du lịch là nhân tố rất nhạy cảm đối với quyết định mua của khách du lịch. Giá cả và chất lượng có mối quan hệ biện chứng với nhau, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần chú ý đến mối quan hệ này để đưa ra mức giá thích hợp nhằm thu hút khách nhiều hơn.
Giá cả sản phẩm dịch vụ du lịch được xác định trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng như: chất lượng dịch vụ, tính độc đáo của sản phẩm du lịch, mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch, mức giá bán trên thị trường. Doanh nghiệp du lịch nên áp dụng chính sách giá linh hoạt cho từng đối tượng khách cụ thể và theo mùa du lịch để vừa không lãng phí cơ sở vật chất vừa thu hút được khách.
1.2.2.3. Uy tín của doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay thì uy tín của doanh nghiệp du lịch có vai trò rất quan trọng trong việc lôi kéo và thu hút khách. Uy tín của doanh nghiệp được thể hiện thông qua niềm tin và sự lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của khách du lịch.
Một doanh nghiệp tạo được uy tín và giữ vững uy tín trong quá trình kinh doanh thì số lượng khách quen đến với doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn và thông qua lượng khách quen này sẽ thu hút đáng kể số lượng khách du lịch tiềm năng.
Uy tín của doanh nghiệp là một trong những điều kiện cùng với các điều kiện khác thúc đẩy sự phát triển nguồn khách cho doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn là tiêu chuẩn để nhà cung cấp khách xem xét lựa chọn bạn hàng.
1.2.2.4. Hoạt động Marketing của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Ngày nay không một doanh nghiệp nào khi bắt tay vào kinh doanh lại không muốn gắn hoạt động kinh doanh của mình vào thị trường. Vì trong cơ chế thị trường chỉ có như vậy doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được. Hoạt động nghiên cứu thị trường là hoạt động rất quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp du lịch nào cũng phải tiến hành trong quá trình kinh doanh của mình. Nghiên cứu thị trường giúp cho doanh nghiệp nắm được thông tin về nhu cầu, động cơ đặc điểm tâm lý của khách, xu hướng biến động của thị trường. Trên cơ sở đó đưa ra những chính sách giá phù hợp với từng đối tượng, từng thị trường riêng biệt giúp doanh nghiệp thu hút khách một cách hữu hiệu nhất.
chương II
Thực trạng kinh doanh du lịch và hoạt động phát triển nguồn khách của tỉnh Hoà Bình trong thời gian vừa qua ( 1992 – 2002)
2.1. Khái quát về Sở Thương mại và du lịch Hoà Bình
2.1.1. Lịch sử hình thành.
Cùng với sự ra đời của thương mại cả nước, thương nghiệp Hoà Bình được thành lập từ tháng 8-1951 theo hệ thống ngành dọc dưới sự lãnh đạo của phân sở mậu dịch liên khu 3. Ban đầu chỉ là chi sở mậu dịch Hoà Bình đóng ở xóm Gừng, Mớ Đá thuộc châu Lương Sơn cũ, nay là Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, Hoà Bình.
Ngành thương nghiệp Hoà Bình, trong giai đoạn đầu đã đóng góp vai trò hết sức quan trọng đối với việc cung cấp nhu yếu phẩm cho quân đội, cán bộ nhân dân không những ở địa phương mà cả ở các tỉnh khác sơ tán đến như Hà Tây, Hà Nam …Thương nghiệp Hoà Bình còn là mắt xích quan trọng nối liền huyết mạch cung cấp nhu yếu phẩm cho Tây Bắc, Việt Bắc. Bên cạch những tổ chức trên còn một loạt các kho dự trữ ở Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn để đảm bảo cung cấp nhu cầu khi cần thiết, điều hoà cung cầu, bình ổn giá cả thị trường, giúp đỡ sản xuất phát triển.
Thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1965-1975): Thương nghiệp Hoà Bình đã chuyển hướng kinh doanh sang phục vụ, lấy phục vụ cán bộ và nhân dân là mục tiêu chính, tổ chức tốt nguồn hàng của địa phương và Trung ương, nguồn hàng viện trợ để tăng thêm nguồn hàng cho tỉnh.
Thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1976-1985): Thương nghiệp Hoà Bình hoạt động trong vị trí mới, ngoài nhiệm vụ phục vụ nhân dân các dân tộc miền núi còn phục vụ cho đội ngũ trên 3 vạn công nhân về xây dựng công trình thủy điện Hoà Bình.
Thời kỳ đổi mới (1986- ngày nay): Đây là thời kỳ nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá quan liêu bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Thương nghiệp cả nước nói chung và Hoà Bình nói riêng đứng trước nhiều thách thức lớn. Song được sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Thương mại, Tổng cục Du lịch và cơ chế chính sách của Nhà nước ngày càng thông thoáng và phù hợp, cùng với sự đồng lòng của cán bộ công nhân viên, toàn ngành phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, do đó ngành Thương mại - Du lịch đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
2.2. Các điều kiện để phát triển kinh doanh du lịch của tỉnh Hoà Bình
2.2.1. Tài nguyên du lịch và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh Hoà Bình
Hoà Bình là cửa ngõ Tây Bắc cách thủ đô Hà Nội không xa, có vị trí địa lý giao lưu thuận tiện cả đường bộ và đường thuỷ với các tỉnh lân cận và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Hoà Bình còn nằm trong tiểu vùng khu du lịch trung tâm bao gồm: thủ đô Hà Nội và 17 tỉnh xung quanh vùng trung tâm du lịch của cả nước.
Thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên du lịch có tiềm năng lớn cả về cảnh quan khí hậu, đồng thời có nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng.
2.2.1. 1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Có vị trí địa lý thuận lợi, vùng khí hậu phong phú đã tạo cho Hoà Bình những tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú, đa dạng và đặc thù phục vụ cho du lịch.
Với địa hình tương đối phức tạp có nhiều đồi núi xen kẽ nhau do đó đã hình thành các thác nước, hang động đẹp có cả giá trị về khảo cổ học, nhiều hồ nối tiếp nhau hết sức hùng vĩ và thơ mộng. Khu Liên hồ Phú Lão huyện Lạc Thuỷ; động Tiên Phi thị xã Hoà Bình; động Hoa Tiên, thác Lũng Vân huyện Tân Lạc...
Tài nguyên rừng, động thực vật thảm che phủ thực vật ở Hoà Bình cũng hết sức phong phú, cùng với nhiều khoáng sản quý, quặng màu đặc biệt là nguồn nước khoáng Kim Bôi … phục vụ đắc lực cho du lịch địa phương.
Những rừng có giá trị khai thác phục vụ cho du lịch có thể kể đến đó là rừng lim, rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ.
Điều đặc biệt ở Hoà Bình đó là hồ nước sông Đà mênh mông với hàng trăm hòn đảo nhỏ kết hợp với đập thuỷ điện tạo thành một cảnh quan và mô hình kinh tế thuỷ năng – thuỷ sản – lâm sản có đầy đủ thu hút khách du lịch trên mọi phương diện.
2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng có nhiều di tích chỉ khảo cổ, có nhiều truyền thuyết độc đáo, hấp dẫn như: Sử thi đẻ đất, đẻ nước; truyền thuyết ông Đùng bà Đùng… và cả các di tích lịch sử văn hoá, lịch sử cách mạng được xếp hạng tiêu biểu như :
- Di tích khảo cổ: Động Phú Lão huyện Lạc Thuỷ thuộc niên đại tầng văn hoá cách đây 10 vạn năm có nhiều xương răng động vật đã hoá thạch nằm trong trầm tích. Hang Muối huyện Tân Lạc là nơi cư trú của người nguyên thuỷ vào thời đại đá giữa thuộc nền văn hoá Hoà Bình có niên đại cách đây 10 nghìn đến 7 nghìn năm. Hang Khoài thuộc huyện Mai Châu là di tích chỉ khảo cổ thuộc thời đại đá giữa cách đây 11.000 đến 14.000 năm và các khu mộ cổ ở Kim Bôi, Mai Châu như khu mộ cổ Đống Thếch, Kim Truy.
- Di tích lịch sử văn hoá: Đền, miếu Trung Báo huyện Kim Bôi thờ các danh thần thiên tướng Đại Vương Tản Viên Sơn Thư Vương, Hiền Thánh Khuông Quốc Hiểu ứng Vương, Mẫu Thiên Tiên Bảo Hoa công chúa, Chùa Hang (Yên Thuỷ) trong hang đá các tượng phật tạc từ thế kỷ XVIII là di sản độc đáo thể hiện nhân bản hiếm khi của dân tộc Mường, cũng ở huyện này có hang Chùa là nơi cư trú của người nguyên thuỷ - thuộc nền văn hoá Hoà Bình. Động Mường Chiềng thuộc huyện Tân Lạc có chính, tả, hữu, hậu cung với nhiều nhũ đá, mang đá, cột đá kỳ thú. Ngoài ra còn động Tiên Phi (thị xã Hoà Bình); động Đá Bạc, Mãn Nguyện (Lương Sơn); hang Nước, động Thiên Tôn (Yên Thuỷ): hang Mỏ Luông (Mai Châu)… là những hang động mang nhiều dấu ấn thần tiên kỳ thù.
- Di tích lịch sử cách mạng: nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình đã nhất tề đứng lên làm cách mạng đã góp phần cùng cả nước đánh đổ thực dân đế quốc và phong kiến các di tích lịch sử âm vang mãi với những chiến công như:
+ Chiến khu Mường Khói – thuộc huyện Lạc Sơn đã kéo cờ khởi nghĩa 8/1945 giành chính quyền ở châu Lạc Sơn.
+ Khu căn cứ Hiền Lương huyện Đà Bắc nơi phong trào cách mạng huấn luyện cán bộ quân sự. Ngày 22/8/1945 lực lượng tự vệ đã phối hợp với quân chính quy giành chính quyền.
+ Di tích Dốc Tra xã Toàn Sơn huyện Đà Bắc nơi lưu giữ chiến công của Đội du kích Toàn Sơn và anh hùng liệt sĩ Triệu Phúc Lịch.
Ngoài ra khu căn cứ cách mạng Mường Diềm (Đà Bắc), khu căn cứ cách mạng Cao Phong, đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Cù Chính Lan ở Giang Mỗ Bình Thanh và nhà tù Hoà Bình.
Hoà Bình còn là cái nôi của nhiều dân tộc sinh sống ( Mường – Kinh - Thái- Dao- H’mông…) chứa đựng đầy ắp nguồn gốc bản sắc văn hoá và những làng nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan, thêu.. cùng với trang phục hấp dẫn của người Mường, người Thái, người H’mông vẫn giữ được nét đặc săc riêng, được phân biệt rõ nhất là trang phục của người phụ nữ từ kiểu dáng, màu sắc, họa tiết hoa văn. Ngoài ra, còn có các nguồn ẩm thực với các món ăn phong phú dân tộc như cơm Lam, rượu cần, rượu sữa…
Lễ hội ở Hoà Bình cũng đa dạng và mang đậm bản sắc văn hoá của các dân tộc. Lễ hội Cồng chiêng cầu phúc của bản Mường, lễ hội Chá Chiêng cầu mưa của dân tộc Tày, Thái…
Âm nhạc và múa ở Hoà Bình tiềm ẩn một khả năng lớn để phát triển về múa người Mường đặc trưng với múa xoè bùa, múa chuông, múa đắm đuống. Người Thái múa xoè, nhảy sạp. Người H’mông múa khèn bè, múa ô. Về âm nhạc, người Mường có hát mời trầu, hát vè. Người Thái còn hát gọi bạn, gọi người yêu. Người H’mông thể hiện qua khèn, đàn môi. Ngoài ra, còn có nhiều điệu hát ru, hát giao duyên của người H’mông và các dân tộc khác. Còn nhiều những nhạc cụ, đạo cụ khác nếu biết khi khai thác và phát triển thì chắc chắn sẽ hấp dẫn đối với khách du lịch đến với Hoà Bình.
Ngoài những tài nguyên nhân văn thuộc nền văn hoá Hoà Bình còn có tài nguyên là các công trình kiến trúc do con người xây dựng và đặc biệt đó là thuỷ điện Hoà Bình – công trình thuỷ điện lớn nhất Đông Nam á với các đường hầm, tổ máy, mặt đập và tượng Bác Hồ. Đây là công trình không những mang lại lợi ích về thuỷ điện mà còn có lợi ích về thuỷ lợi và điều hoà ._.mưa lũ và là một trong những điểm thu hút khách đến Hoà Bình, đặc biệt là khách đi với mục đích nghiên cứu.
Hoà Bình có tài nguyên phong phú để phát triển du lịch và sản phẩm du lịch sẽ có đặc thù cao là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch.
2.2.1.3. Đánh giá việc khai thác tài nguyên của tỉnh Hoà Bình trong thời gian qua
Vịêc quản lý và khai thác các danh lam thắng cảnh ở Hoà Bình chưa có sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa các ngành, các cấp, các địa phương các chủ thể quản lý dẫn đến tình trạng khai thác quá mức, ít được đầu tư bảo vệ và tôn tạo, chưa được qui hoạch một cách cụ thể do đó chưa xác định được hướng khai thác, quy mô đầu tư theo đúng nghĩa và chức năng của từng điểm cụm danh lam thắng cảnh.
Còn nhiều tài nguyên vẫn ở dạng tiềm năng ít được đầu tư khai thác, đặc biệt là một số hang động ở huyện Lạc Thuỷ, huyện Tân Lạc, tài nguyên rừng chưa được khai thác hiệu quả.
Các tài nguyên nhân văn cũng tương tự như vậy, khu mộ cổ, khu di tích lịch sử chưa được tổ chức khai thác cho khách du lịch tham quan nghiên cứu.
Nhiều phong tục tập quán sinh hoạt văn hoá đặc thù của dân tộc ít người bị mai một dần do sự xâm nhập của các sản phẩm văn hoá hiện đại do không được nghiên cứu, sưu tâm, gìn giữ đúng mức. Các lễ hội, lễ nghi theo truyền thống của đồng bào hiếm khi được tổ chức công diễn để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của khách du lịch.
Tóm lại, tình hình khai thác các tài nguyên du lịch ở Hoà Bình trong thời gian vừa qua còn quá nhiều điều bất cập, tồn tại thiếu tính định hướng phát triển, thiếu đầu tư tôn tạo và bảo vệ, nhiều tiềm năng bị mai một, khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả.
Để khắc phục được tình trạng này nhằm đưa hoạt động kinh doanh di lịch của Hoà Bình phát triển bền vững, thu hút được ngày càng nhiều khách du lịch đòi hỏi các ngành, các cấp đặc biệt bản thân các doanh nghiệp du lịch phải có chương trình hoạt động tổng hợp nhằm huy động mọi nguồn lực đầu tư thích đáng vào việc khai thác và tôn tạo các tài nguyên du lịch ở Hoà Bình.
2.2.2. Các cơ sở hạ tầng xã hội liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch
Cơ sở hạ tầng xã hội được xem như một yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển du lịch của một địa phương cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ cho kinh doanh du lịch thì có nhiều, luận văn này chỉ phân tích một số cơ sở hạ tầng xã hội có liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch đó là :
2.2.2.1. Hệ thống giao thông vận tải
ở Hoà Bình không có hệ thống đường sắt, đường hàng không chỉ có đường bộ và đường thuỷ.
+ Đường bộ:
Tính đến đầu năm 2003, toàn tỉnh Hoà Bình có tổng chiều dài đường bộ là 3668 km trong đó đường quốc lộ 225 km, đường ATK 186km, đường tỉnh lộ 157km, đường cấp huyện 3.070 km, còn lại là đường trục liên xã và đường cấp xã.
Các tuyến đường quan trọng có ý nghĩa phát triển kinh tế xã hội trong đó có du lịch .
Đường quốc lộ 6: con đường huyết mạch đảm bảo giao thông giữa Hoà Bình với Hà Nội, Hoà Bình với Sơn La, Lai Châu. Trong thời gian qua Nhà nước đã đầu tư nâng cấp quốc lộ này tương đối hoàn chỉnh, rút ngắn được thời gian di chuyển của khách.
Đường quốc lộ 21: nối liền Hoà Bình với Hà Nam. Đây là tuyến đường lưu thông hàng hoá và khách du lịch từ các tỉnh miền trung tới tham quan du lịch ở Lạc Thuỷ, Kim Bôi.
Đường quốc lộ 12: nối Hoà Bình với Thanh Hoá. Hiện nay tuyến đường này đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Khi tuyến đường này được hoàn thành thực hiện cho việc thực hiện các tour du lịch liên tỉnh.
Đường tỉnh lộ 433: nối liên thị xã Hoà Bình với Đà Bắc đoạn đường này chưa được đầu tư nên chất lượng đường chưa tốt cần chú trọng đầu tư đoạn đường này để tạo điều kiện phát triển kinh tế huyện Đà Bắc nói chung và đưa khách du lịch đến một số điểm di tích lịch sử ở Đà Bắc.
Đường tỉnh lộ 434: nối liền Hoà Bình giữa Hà Tây tuyến đường này được nâng cấp hoàn thành vào năm 2001, đây là tuyến đường quan trọng để nối cho khách du lịch từ một điểm du lịch của Hà Tây đến Hoà Bình.
Đường tỉnh lộ 436: nối liền Hoà Bình – Ninh Bình
Ngoài ra, còn có các tuyến đường cấp huyện, xã nối liền các điểm khu du lịch của Hoà Bình. Nhiều tuyến đường được dải nhựa rất thuận tiện cho việc vận chuyển khách du lịch.
Có thể nói nhờ cải thiện một số bước quan trọng, hệ thống giao thông đặc biệc là các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ đã làm cho việc đi lại giữa Hoà Bình với các tỉnh lân cận được thông suốt. Thời gian đi lại nhanh hơn trước, rút ngắn được khoảng cách về địa lý và tâm lý thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các tuyến du lịch mới để thu hút khách du lịch và theo đó làm tăng doanh thu và thu nhập cho ngành du lịch Hoà Bình.
+ Đường thuỷ:
Tổng số có 143 km trong đó đường do trung ương quản lý 98 km, đường do tỉnh quản lý 45km. ở Hoà Bình đường sông chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá. Đoạn đường sông phục vụ cho vận chuyển khách du lịch đi tham quan lòng hồ Sông Đà và các làng dân tộc trên khu lòng hồ. Trong tương lai Hoà Bình sẽ phát triển tuyến du lịch bằng tàu nổi từ lòng hồ Sông Đà đến Lai Châu, Sơn La.
2.2.2.2. Hệ thống cung cấp điện
Hoà Bình sử dụng hệ thống cấp điện quốc gia, nguồn cung cấp điện chủ yếu là thuỷ điện Hoà Bình. Nguồn điện đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhân dân và các cơ quan trong tỉnh. Tuy một số xã vùng sâu chưa có điện nhưng hiện nay điện lực Hoà Bình đang có chủ trương đưa điện lưới về tất cả các xã trong tỉnh. ở các điểm du lịch luôn luôn được đảm bảo cung cấp điện liên tục và ổn định. Tuy vậy hệ thống cung cấp điện vẫn tiếp tục được nâng cấp, cải tạo vì vậy đôi khi vẫn còn tình trạng gây sự cố cục bộ, không ổn định cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động kinh doanh du lịch.
2.2.2.3. Hệ thống cấp thoát nước
Hiện nay nước sinh hoạt cung cấp cho thị xã Hoà Bình và một số vùng lân cận được Công ty cấp thoát nước Hoà Bình đảm bảo. Đưa vào sử dụng 2 nhà máy nước với công suất 19.000m3/ ngày, có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh. Một số khu du lịch cách xa thị xã Hoà Bình vẫn được sử dụng nước ở các giếng khoan với số lượng hạn chế.
Hệ thống thoát nước được cung cấp nên khi có mưa lớn không xảy ra ngập úng luôn đảm bảo đường sạch đẹp không ảnh hưởng đến môi trường.
2.2.2.4. Hệ thống bưu chính viễn thông
Trong những năm gần đây, ngành bưu chính viễn thông nước ta đang được phát triển đáng kể và phát triển rất nhanh đặc biệt từ khi chính phủ xoá bỏ độc quyền bưu chính viễn thông. Thông tin liên lạc được với tất cả các nước trên thế giới và các địa phương trong nước bằng các thiết bị hiện đại. Mạng lưới bưu chính viễn thông ở Hoà Bình vẫn nằm trong xu hướng phát triển chung đó.
Tính đến đầu năm 2003 toàn tỉnh Hoà Bình có 8.712 máy, bình quân 1,2 máy/100 người dân. So với cả nước thì tỷ lệ này còn thấp. Hầu hết tất cả các xã đều có điện thoại và điểm bưu điện văn hoá xã. Các dịch vụ chuyển phát nhanh, thuận lợi đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với ngành du lịch.
Tóm lại: trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng – xã hội của Hoà Bình mặc dù được mở rộng đầu tư nâng cấp tạo những thuận lợi nhất định cho phát triển du lịch. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế trong đó có du lịch và đang hạn chế khả năng tiếp cận khai thác và phát triển các tuyến, điểm và khu du lịch giàu tiềm năng của tỉnh, cản trở nhịp độ đưa du lịch Hoà Bình trở thành ngành kinh tế trọng điểm trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thụât của ngành du lịch Hoà Bình
Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch có liên quan trực tiếp đến việc đón khách là hệ thống khách sạn, các cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống các công ty lữ hành và các cơ sở vận chuyển khách du lịch.
2.2.3.1. Hệ thống khách sạn ở Hoà Bình năm 1992 – 2002
Biểu 1: Thực trạng cơ sở lưu trú
Năm
Cơ sở lưu trú
Số lượng phòng
Số lượng giường
Quốc tế
Nội địa
Quốc tế
Nội địa
1992
5
39
60
84
199
1993
5
39
60
84
194
1994
5
42
72
90
217
1995
5
47
68
100
229
1996
7
62
171
157
423
1997
8
84
159
179
401
1998
8
84
159
179
401
1999
8
84
160
179
404
2000
8
119
155
204
435
2001
8
119
155
204
435
2002
25
171
230
306
568
Nguồn : Sở Thương mại – Du lịch Hoà Bình
Trong giai đoạn 1992 – 2002 số lượng khách sạn và phòng khách sạn tăng không nhiều và không đều. Trong một số năm số lượng khách sạn không tăng (số phòng có tăng). Với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, các thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân đầu tư nhiều vào việc xây dựng khách sạn. Tập trung vào thị xã Hoà Bình và Mai Châu. Vì vậy đến 2002 số lượng khách sạn tăng nhanh.
Lấy số lượng khách sạn và buồng khách sạn vào năm 1992 làm gốc, sử dụng công thức của Chương I tính toán các chỉ tiêu về số lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, lượng tăng( giảm) tuyệt đối định gốc, lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình; tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển trung bình của hệ thống khách sạn ở Hoà Bình trong giai đoạn 1992 – 2002.
Biểu 2: Mức độ biến động số cơ sở lưu trú ở Hoà Bình giai đoạn 1992-2002
Nội dung
ĐVT
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Cơ sở lưu trú
đơn vị
5
5
5
5
7
8
8
8
8
8
25
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn
đơn vị
0
0
0
2
1
0
0
0
0
13
Tốc độ phát triển liên hoàn
%
100
100
100
140
114
100
100
100
100
312
Biểu 3: Mức độ biến động số phòng khách sạn ở Hoà Bình giai đoạn 1992 – 2002
Nội dung
ĐVT
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Số lượng phòng
Phòng
99
99
114
125
233
243
243
244
274
274
401
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn
Phòng
0
15
11
8
10
0
1
30
0
127
Tốc độ phát triển liên hoàn
%
100
115
110
186,4
104
100
100,4
112
100
146
Biểu 4: Mức độ biến động số lượng phòng quốc tế ở Hòa Bình giai đoạn 1992-2002
Nội dung
ĐVT
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Số lượng phòng nội địa
Phòng
39
39
42
47
62
84
84
84
119
119
171
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn
Phòng
0
3
5
3
22
0
0
35
0
52
Tốc độ phát triển liên hoàn
%
100
108
112
132
135
100
100
142
100
144
Biểu 5: Mức độ biến động số lượng phòng nội địa ở Hòa Bình giai đoạn 1992-2002
Nội dung
Đơn vị
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Số lượng phòng nội địa
Phòng
60
60
72
68
171
159
159
160
155
155
230
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn
Phòng
0
12
-4
103
-12
0
1
-5
0
75
Tốc độ phát triển liên hoàn
%
100
120
94
251
93
100
100,6
97
100
148
Qua biểu 2 và biểu 3, 4, 5 ta thấy:
+ Lượng khách sạn tăng định gốc năm 2002 so với năm 1992 là 202 phòng, tốc độ phát triển trung bình hàng năm là 117%.
+ Số lượng buồng khách sạn tăng định gốc năm 2002 so với năm 1992 là 302 phòng. Tốc độ phát triển trung bình hàng năm là 115%.
+ Số lượng phòng quốc tế tăng định gốc năm 2002 so với năm 1992 là 132 phòng, tốc độ phát triển trung bình hàng năm là 116%.
+ Số lượng phòng khách nội địa tăng định gốc năm 2002 so với năm 1992 là 170 phòng, tốc độ phát triển trung bình hàng năm là 114 %.
Trong 11 năm qua, hệ thống khách sạn của Hoà Bình có tăng nhưng qua các năm tăng không đều. Có giai đoạn khách sạn không tăng nhưng đến năm 2002 số lượng khách sạn lại tăng lên đột ngột, sự phát triển không đồng đều về số lượng khách sạn trong giai đoạn 1992 – 2002 là do các nguyên nhân sau:
+ Trong giai đoạn 1992 – 1996 Hoà Bình chưa thực sự chú trọng vào phát triển du lịch do đó các khách sạn chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước, không có sự đầu tư, xây dựng khách sạn mới. Đến năm 2002 do chính sách phát triển du lịch của tỉnh kêu gọi các nhà đầu tư, đầu tư vốn xây dựng khách sạn và các điểm du lịch nên số lượng khách sạn tăng mạnh, chủ yếu là khách sạn tư nhân.
Công ty du lịch tỉnh và các cá nhân kinh doanh khách sạn chưa đầu tư mạnh vào việc cải tạo, nâng cấp mở rộng năng lực buồng để đón khách. Có đầu tư nhưng không nhiều.
+ Đến năm 2002 có sự chuyển biến mạnh về phòng khách sạn do có Nghị quyết 05 / NQ - TU của tỉnh Hoà Bình về sự phát triển du lịch đến năm 2005 và định hướng 2010.
Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ ở Hoà Bình được chia theo các hình thức sở hữu sau:
- Doanh nghiệp Nhà nước
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty cổ phần
- Công ty TNHH
- Hợp tác xã
Quy mô khách sạn, nhà nghỉ ở Hoà Bình còn nhỏ, khách sạn trung bình có từ 20 đến 50 phòng, không có khách sạn trên 100 phòng. Hầu hết các khách sạn tập trung ở thị xã Hoà Bình, còn ở các điểm du lịch khác chỉ có nhà nghỉ.
Với đặc điểm chủng loại và tỷ lệ phân bố của khách sạn ở Hoà Bình như trên ta thấy:
+ Mức độ tập trung khách sạn ở khu vực thị xã và ở các điểm du lịch không đồng đều, gây ra cạnh tranh gay gắt ở khu tập trung đông khách sạn.
+ Sự đa dạng về chủng loại cho phép phục vụ được nhiều thị trường có khả năng thanh toán khác nhau, yêu cầu chất lượng dịch vụ khác nhau.
+ Hầu như không có khách sạn qui mô nhỏ dưới 10 phòng nên dễ hơn cho các cơ quan quản lý.
2.2.3.2. Các cơ sở vui chơi giải trí
Cho đến nay các cơ sở vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương nói chung và khách du lịch nói riêng ở Hoà Bình còn nghèo nàn và đơn điệu. Ngoài một số danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc, di tích lịch sử, di tích văn hoá, phục vụ cho nhu cầu tham quan như thuỷ điện Sông Đà, lòng hồ Sông Đà, khu mộ cổ Đống Thếch … còn các hình thức vui chơi giải trí khác như leo núi, lễ hội, sinh hoạt văn hoá các dân tộc chưa được đầu tư khai thác mặc dù đây là thế mạnh của du lịch Hoà Bình. ở các khu vực khác của tỉnh không có hình thức vui chơi giải trí nếu có thì không lớn do chưa được đầu tư hợp lý.
- Khách đến Hoà Bình ngoài việc tham quan một số điểm du lịch thì không còn cách giải trí nào mang tính chất độc đáo, thể hiện bản sắc văn hoá đặc thù của địa phương. Chính vì vậy đã làm cho khách du lịch cảm thấy nhàm chán không kéo dài được thời gian lưu trú của khách, không kích thích chi tiêu, lượng khách quay lại lần hai thấp.
Từ thực trạng này cho thấy việc tăng tốc độ đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí tại Hoà Bình là một yêu cầu bức xúc hiện nay. Làm được điều này sẽ góp phần đáng kể trong việc thu hút khách và lưu giữ khách của du lịch Hoà Bình trong tương lai.
Hiện nay, Hoà Bình đang có một số dự án xây dựng khu du lịch trong đó có các dịch vụ vui chơi giải trí. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với ngành du lịch Hoà Bình.
2.2.3.3. Cơ sở vận chuyển khách
Vận chuyển khách là một dịch vụ không thể thiếu trong một chuyến du lịch. Với phương tiện vận chuyển tốt, an toàn sẽ gây thiện cảm và tâm lý thoải mái cho du khách.
* Vận chuyển đường bộ
Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 50 xe (8 – 45 chỗ) vận chuyển khách trong đó có 5 đều xe được phép vận chuyển quốc tế. Phần lớn các xe chỉ vận chuyển khách nội địa. Nhìn tổng thể thị trường vận chuyển khách du lịch đường bộ ở Hoà Bình còn tương đối lộn xộn. Các đầu xe của tư nhân và các thành phần kinh tế khác không có chức năng vận chuyển khách du lịch nhưng vẫn vận chuyển khách. Có lẽ đây cũng là hiện tượng phổ biến ở các địa phương. Điều này làm cho doanh thu vận chuyển khách thấp.
* Vận chuyển đường thuỷ
Do địa bàn tỉnh có hồ thuỷ điện, tạo thành tuyến du lịch trên lòng hồ nên có điều kiện phát triển du lịch vận chuyển khách bằng đường thuỷ. Tổng phương tiện tham gia vận chuyển có 8 chiếc, trong đó có 3 chiếc tàu và 5 chiếc thuyền với sức chở tổng cộng là 150 người. Những phương tiện này thuộc quyền quản lý của 2 đơn vị : Công ty du lịch tỉnh Hoà Bình và Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Ngoài ra còn có hàng chục phương tiện của tư nhân tham gia vận chuyển khách. Nhìn chung các phương tiện này cần được sửa chữa làm mới để đảm bảo an toàn, thẩm mỹ để thu hút khách và khai thác có hiệu quả khách du lịch hồ Hoà Bình.
2.2.3.4. Các Công ty lữ hành, đại lý lữ hành
Trước đây Hoà Bình có một đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế nhưng hiện nay đơn vị này không đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế nữa. Có 2 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa Công ty cổ phần thương mại du lịch Đà Giang và Công ty khách sạn Phương Lâm.
2.2.4 Nguồn dân cư xã hội và lao động trong ngành du lịch Hoà Bình
2.2.4.1. Nguồn dân cư
Tính đến cuối năm 2002 dân số toàn tỉnh khoảng 800 nghìn người trong đó dân tộc Mường chiếm 60,3%. Dân tộc Kinh chiếm 31% còn lại là dân tộc Thái, Tày, Dao, H’mông chiếm 8,7%. Như vậy 69 % dân số tỉnh thuộc dân tộc ít người. Phân bố tổng số lao động chiếm 57%. Lao động có trình độ chuyên môn chiếm 8%. Lao động tốt nghiệp PTTH chiếm 25%. Dân tộc Hoà Bình với nhiều phong tục tập quan riêng biệt, độc đáo, mến khách và thân thịên đặc biệt là truyền thống văn hoá và phong tục tập quán của 7 dân tộc anh em được lưu giữ lâu đời. Tất cả được quyện chặt vào nhau tạo nên bản sắc dân tộc độc đáo và đa dạng phục vụ đắc lực cho việc hấp dẫn và thu hút khách .
2.2.4. 2. Lao động ngành du lịch
Lao động trong du lịch tập trung chủ yếu ở khách sạn và các doanh nghiệp lữ hành.
Tính đến cuối năm 2002 lao động trong ngành du lịch có 427 lao động trong đó có số lượng lữ hành 73 lao động chiếm 17,1%.
Số lượng lao động trong khách sạn có 300 lao động 70,3%. Còn lại là lao động trong các dịch vụ khác: vận chuyển khách du lịch, khu vui chơi giải trí ...
Biểu 6. Hiện trạng lao động trong ngành du lịch Hoà Bình.
Trình độ
1997
1998
1999
2000
2001
2002
LĐ
%
LĐ
%
LĐ
%
LĐ
%
LĐ
%
LĐ
%
ĐH và trên ĐH
18
3,92
19
4,7
11
3
60
12,4
60
14
60
14
CĐ & TH
34
7,41
183
45,4
127
35
149
30,8
149
35
149
35
LĐ khác
407
88,7
201
49,9
226
62
275
56,8
218
51
218
51
Tổng
459
403
364
484
427
427
Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Hoà Bình
Như vậy, mặc dù lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng lại tăng dần qua các năm và đến 2002 chiếm 14%, lao động có trình độ cao đẳng và trung học hầu như không thay đổi, còn lao động khác giảm rất nhanh năm 1997 chiếm 88,67% đến năm 2002 chiếm 51%. Mặc dù lao động khác chiếm tỷ lệ vẫn cao nhưng đã có sự chuyển biến về trình độ lao động qua các năm của ngành du lịch Hoà Bình, chuyển biến này chứng tỏ ngành du lịch Hoà Bình đang có bước đầu tư mạnh vào lao động .
Biểu đồ 1 : Sự biến động về trình độ lao động trong ngành du lịch Hoà Bình
Một số nhận xét về lao động trong ngành du lịch của tỉnh Hoà Bình.
- Lao động trong các khách sạn Nhà nước có tuổi đời bình quân cao trong ngành. Có thâm niên công tác lâu năm. Trình độ dạy nghề tương đối cao do việc tích luỹ kinh nghiệm nên chất lượng phục vụ trong các khách sạn này nhìn chung đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên hạn chế của lao động trong khách sạn quốc doanh đó là thiếu lao động trẻ, tỷ lệ biết ngoại ngữ thấp. Vì vậy việc trang bị kiến thức về ngoại ngữ và nghiệp vụ quy trình quản lý theo công nghệ tiên tiến là rất cần thiết nhằm nâng cao nghiệp vụ chất lượng phục vụ trong khối khách sạn này.
- Lao động trong các khách sạn tư nhân chủ yếu là những người trong gia đình mặc dù số lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao nhưng hầu hết chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Việc đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn chỉ được tập trung vào một số lao động quản lý. Do đó ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ.
- Lao động trong lữ hành đáp ứng được yêu cầu về số lượng song về chất lượng còn hạn chế. Mặc dù Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình đã phối hợp với các trường có đào tạo chuyên ngành du lịch để tổ chức các khóa học về nghiệp vụ khách sạn, lữ hành nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Lao động trong du lịch Hoà Bình hầu hết không phải được đào tạo chính quy về du lịch, chủ yếu họ làm trái ngành mình được đào tạo. Tuy nhiên hầu hết đã được đào tạo thêm về nghiệp vụ du lịch phù hợp với công việc trong từng bộ phận. Vì vậy lao động phần nào đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng.
2.3. Tình hình khách du lịch đến Hoà Bình và kết quả kinh doanh du lịch trong thời gian vừa qua
2.3.1. Tình hình khách du lịch đến Hoà Bình trong thời gian vừa qua
Khách du lịch đến Hoà Bình là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của ngành du lịch, bởi vì họ vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của hoạt động kinh doanh tại nơi đến du lịch. Họ là đối tượng mà ngành du lịch hướng tới nhằm tăng doanh thu của mình. Mục tiêu của phần này là xem xét lượng khách du lịch đến Hoà Bình. Tuy nhiên người khách đến Hoà Bình có thể xem xét theo góc độ gồm :
+ Khách du lịch quốc tế
+ Khách du lich nội địa
Biểu 7: Hiện trạng số lượng khách đến du lịch Hoà Bình
Đơn vị : Lượt người
Năm
Tổng số
Trong đó
Quốc tế
Nội địa
1992
11.524
1.846
9678
1993
46.330
4.285
42.045
1994
59.878
8.775
51.103
1995
99.128
15.375
83.753
1996
142.021
18.310
123.711
1997
161.412
16.178
145.234
1998
176.962
24.880
152.082
1999
188.532
19.369
169.163
2000
208.149
22.660
185.489
2001
231.445
27.528
203.917
2002
253.000
30.000
223.000
Nguồn : Sở Thương mại- Du lịch Hoà Bình
Quý I năm 2002, tổng khách tham quan du lịch: 60.400 lượt khách, so với cùng kỳ năm trước 7,7%, so với kế hoạch năm 20,6%.
Trong đó: + Khách quốc tế 10.523 lượt khách.
+ Khách nội địa 49.877 lượt khách.
Qua quí I cho thấy hoạt động du lịch Hoà Bình vẫn duy trì và có bước phát triển đáng kể so với năm 2002. Nguyên nhân là do kết quả đầu tư cơ sở vật chất và quảng bá du lịch các năm trước mang lại, tuy nhiên kết quả vẫn chưa đạt kế hoạch năm đề ra.
Nguyên nhân chưa đạt được kế hoạch năm là do những biến động về chiến tranh Iraq và dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp đã gây tâm lý không được an toàn cho khách đi tham quan du lịch, có nhiều đoàn khách quốc tế và trong nước bỏ hợp đồng đã ký với các công ty du lịch của tỉnh.
2.3.1.1. Nguồn khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình
Do có sự mở cửa kinh tế của Nhà nước Việt Nam, các thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế đã giảm hơn nên số lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam nói chung và Hoà Bình nói riêng ngày càng tăng.
Chỉ tiêu cơ bản nhất để phản ánh thực trạng và tiềm năng phát triển của “cung” du lịch là quy mô của “cầu” du lịch. Qui mô “cầu” du lịch là số lượng khách du lịch do đó mọi biến động của “cung” du lịch có thể được đánh giá thông qua việc phân tích nguồn khách đến Hoà Bình trong giai đoạn 1992 – 2002 .
- Phân tích sự biến động của nguồn khách du lịch đến Hoà Bình qua các năm từ 1992 – 2002 để vạch rõ xu hướng mà qui luật phát triển của nguồn khách này .
- Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến du lịch Hoà Bình để tìm ra thị trường khách cũng như xu hướng biến động của nó.
- Một số đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình
* Sự biến động của nguồn khách du lịch Quốc tế đến Hoà Bình
Biểu 8: Mức độ biến động số lượng khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình
Năm
Khách du lịch quốc tế (Lượt khách)
Tỷ lệ tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn
(Lượt khách)
Tốc độ phát triển liên hoàn %
1992
1.846
1993
4.285
2.439
232
1994
8.775
4.490
204,8
1995
15.375
6.600
175,2
1996
18.310
2.935
119,1
1997
16.178
-2.132
88,4
1998
24.880
8.702
153,7
1999
19.369
-5.511
77,8
2000
22.660
3.291
117
2001
27.528
4.868
121,5
2002
30.000
2.427
109
Bằng cách sử dụng công thức trong Chương I kết quả tính toán các chỉ tiêu về lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc, tốc độ phát triển định gốc của nguồn khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình trong giai đoạn 1992 – 2002 .
Từ kết quả tính toán trên có thể nhận xét và đánh giá sự biến động của nguồn khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình trong giai đoạn 1992 – 2002 như sau:
- Lượng khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình tăng cao. Năm 2002 so với năm 1992 tăng 28.154 lượt khách vì xuất phát điểm của nguồn thấp.
- Lượng khách tăng (giảm) qua các năm không ổn định, lượng khách tăng không đều thậm trí có một số năm lượng khách giảm như năm 1999 giảm 5.511 lượt khách.
Nguyên nhân của việc tăng (giảm) lượng khách không đồng đều như vậy là do cơ cấu sản phẩm du lịch Hoà Bình còn nghèo nàn, đơn điệu chưa tạo được bản sắc độc đáo, riêng biệt, công tác quảng bá du lịch Hoà Bình chưa thực sự mạnh còn nhỏ lẻ, hình ảnh du lịch Hoà Bình chưa được tuyên truyền rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trên các trang báo và tờ rơi, thái độ của cư dân địa phương đối với du lịch và khách du lịch không thân thiện nên không đem lại sự hài lòng cho khách hàng và một phần cũng do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ trong khu vực.
- Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là: 132 %
Sự tăng ( giảm ) được nhìn thấy rõ hơn qua Biểu đồ số 2:
Biểu đồ 2: Mức tăng (giảm) lượng khách quốc tế đến Hòa Bình trong các năm qua
* Một số đặc điểm tiêu dùng của Khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình
- Thời gian lưu trú bình quân 1,5 đến 1,7 ngày. Kết quả này còn quá thấp so với một số tỉnh có ngành du lịch phát triển và so với cả nước. Điều này phản ánh một thực trạng là thị trường du lịch Hoà bình chưa thực sự hấp dẫn khách kéo chân du khách ở lại lâu hơn. Riêng năm 2002 số ngày lưu trú bình quân là 2,15 ngày, tăng rất nhiều so với năm 1992 ( 0,75 ngày). Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành du lịch Hoà Bình điều này có được là do một số tour du lịch được mở rộng thêm điểm du lịch. Một số tour mới được dựa vào kinh doanh và các dịch vụ vui chơi giải trí cũng được tăng lên. Điều này không những làm tăng thêm số ngày lưu trú của khách mà còn làm tăng doanh thu cho ngành du lịch, bán được nhiều sản phẩm du lịch.
- Về khả năng chi tiêu của khách trung bình 30 USD cơ cấu chi tiêu chủ yếu cho lưu trú, ăn uống và mua đồ lưu niệm. Chi tiêu cho dịch vụ vận chuyển và dịch vụ bổ sung tương đối thấp là do :
+ Khi khách đến Hoà Bình chủ yếu là sử dụng dịch vụ vận chuyển của công ty lữ hành gửi khách. Chỉ chi tiêu cho vận chuyển đường thuỷ khi đi tham quan hồ Sông Đà do đó chi phí cho vận chuyển thấp.
+ Do các cơ sở vui chơi giải trí của tỉnh còn đơn điệu nên khách đến đây chủ yếu đi tham quan các danh lam thắng cảnh tham dự một số lễ hội của người dân tộc, xem biểu diễn ca nhạc dân tộc nên chỉ cho vui chơi giải trí thấp chủ yếu là vé tham quan và vé xem ca nhạc .
+ Mục đích chuyến đi của khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình chủ yếu là du lịch thuần tuý, nghỉ ngơi, tìm hiểu bản sắc dân tộc và chữa bệnh, số lượng khách đi với những mục đích trên chiếm hơn 95% còn lại khách đi dự hội thảo, hội nghị, nghiên cứu thị trường đầu tư và các mục đích khác.
* Cơ cấu quốc tịch của khách du lịch quốc tế đến Hòa Bình
Theo thống kế khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình rất đa dạng về quốc tịch nhưng do số lượng không đến nhiều nên chia cơ cấu khách du lịch theo khu vực:
Qua biểu 9 ta thấy khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là khách Châu Âu trong đó chủ yếu khám phá thị trường khách du lịch Châu á và Châu Âu đã chiếm 97,7% (năm 2001) và 95,5% (năm 2002) đây có thể coi là thị trường mục tiêu của du lịch Hoà Bình. Khách du lịch Châu á chủ yếu là khách Nhật. Có thể coi thị trường khách du lịch Châu á và khách du lịch Châu Mỹ là thị trường tiềm năng về nguồn khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình trong những năm tới. Nếu sản phẩm du lịch Hoà Bình được củng cố, đổi mới trọng tâm trước khách du lịch đã đến Hoà Bình thì sẽ có ảnh hưởng tích cực đến người tiêu dùng du lịch của 2 thị trường được xem là tiềm năng này.
Biểu 9 : Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế
Đơn vị tính: %
Năm
Châu á
Châu Âu
Châu Mỹ
Khác
1992
14
78
4
4
1993
9
81
6
4
1994
11
78
8
3
1995
8
82
7
3
1996
9
8
6
4
1997
7
87
4
2
1998
5
90
3
2
1999
4
92
2
2
2000
3
93
2,5
1,5
2001
3
94,7
1,6
0,7
2002
3,7
91,8
3
1,5
Nguồn: Sở Thương mại du lịch Hoà Bình.
2.3.1.2. Nguồn khách du lịch nội địa
Tình hình kinh tế chính trị ổn định, đời sống kinh tế xã hội tăng lên, thời gian nghỉ dài hơn, phương tiện đi lại thuận tiện đi lại thuận tiện nên số lượng người dân đi du lịch trong cả nước tăng lên rất nhanh. Du lịch Hoà Bình cũng nằm trong bối cảnh đầy thuận lợi này.
Với tư cách là điểm đến du lịch, thị trường khách du lịch nội địa Hoà Bình được xác định là những người ở địa phương khác trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam đến Hoà Bình với mục đích du lịch, nghỉ ngơi kết hợp công việc, thăm thân, chữa bệnh, thể thao và các mục đích khác ngoài mục đích kiếm sống.
Theo thống kê của Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình số lượng khách du lịch nội địa đến Hoà Bình tăng trong các năm sau:
Biểu 10: Mức độ biến động số lượng khách du lịch nội địa đến Hoà Bình
Năm
Khách du lịch nội địa ( Lượt khách)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn
( Lượt khách )
Tốc độ phát triển liên hoàn %
1992
9.678
1993
42.045
32.367
434,4
1994
51.103
9.058
121,5
1995
83.753
32.650
164
1996
123.711
39.958
147,7
1997
145.234
21.523
117,4
1998
152.082
6.848
104,7
1999
169.163
17.081
111,2
2000
185.489
16.326
110
2001
203.917
18.428
110
2002
223.000
19.083
109,4
Qua biểu 10 ta thấy số lượng khách du lịch nội địa đến Hoà Bình trong giai đoạn 1992 – 2002 có nhiều biến động. Năm 1992 đón được 9.678 lượt khách đến năm 2002 đón được 223.000 lượt khách. Lượng khách tăng định gốc là 213.322 lượt khách. Tốc độ tăng định gốc là 2.304,2% tốc độ phát triển bình quân đạt 137%.
Như vậy số lượng khách du lịch nội địa đến Hoà Bình tăng lên rất lớn, một phần do số lượt khách ở năm gốc quá ít, chủ yếu do các danh lam thắng cảnh được nâng cấp một bước, các công trình cơ sở hạ tầng xã hội đặc biệt là đường giao thông được đầu tư, chỉnh sửa và mở rộng nên đã thu hút một lượng khách rất đông.
Khách du lịch nội địa chiếm tỷ lệ vượt trội trong tổng số khách đến Hoà Bình trong các năm qua và xu hướng này sẽ diễn ra trong thời gian tới do nhu cầu tham quan, nghĩ dưỡng của người lao động trong cả nước ngày càng tăng. Như vậy thị trường khách du lịch nội địa đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của du lịch Hoà Bình.
Sự tăng (giảm) được nhìn thấy rõ hơn qua biểu đồ số 3
Biểu đồ 3: Thực trạng lượng khách du lịch nội địa đến Hoà Bình qua các năm
Số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch nội địa tại Hoà Bình tương đối thấp, dao động từ 1,5 đến 2 ngày, chỉ tiêu này so với một số trung tâm du lịch lớn thì còn rất thấp. Khách du lịch nội địa đến Hoà Bình chủ yếu với mục đích tham quan. Mộ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37052.doc