Một số giải pháp phát triển nghiệp vụ tại các Công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Thực thi đường lối đổi mới của đại hội Đảng lần thứ VI đề ra từ năm 1986, nền kinh tế nước ta được đổi mới từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản quản lý của Nhà nước theo định hứơng XHCN. Đặc trưng của thể chế kinh tế thị trường là tự do sản xuất, tự do kinh doanh và tự do mậu dịch. Vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh được lấy từ những nguồn tiết kiệm nhỏ nhất trong xã hội. Vì vậy, để có thể tập trung

pdf78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp phát triển nghiệp vụ tại các Công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được những nguồn vốn tiết kiệm nho nhỏ và phân tán trong xã hội đòi hỏi phải có một hệ thống thị trường tài chính hoàn chỉ và hoạt động tốt. Một hệ thống thị trường tài chính hoàn chỉnh phải bao gồm hệ thống thị trường tiền tệ, hoạt động chủ yếu qua ngân hàng, và hệ thống thị trường vốn, mà trong đó thị trường chứng khoán là một định chế giữ vai trò quan trọng. Thị trường chứng khoán là một sản phẩm cao cấp của cơ chế thị trường. Thị trường chứng khoán không chỉ là một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả của nền kinh tế mà còn là kênh dẫn vốn hiệu quả từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ nơi kém hiệu quả sang nơi hiệu quả. Một thị trường chứng khoán năng động là một thứ tài nguyên bất tận và nó làm tăng thêm sức mạnh cho nền kinh tế hơn bất cứ loại tài nguyên nào với trữ lượng bao nhiêu, bởi vì việc huy động vốn và lưu động hóa được nguồn vốn sẽ kích thích phát triển mọi thành phần kinh tế và là chìa khóa để phát triển kinh tế. Tại Việt Nam, trong xu thế đổi mới và hội nhập kinh tế, việc phát triển thị trường chứng khoán như là một phần không thể thiếu trong việc hoàn thiện và phát triển thị trường Tài chính, đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trang 1 Sự kiện Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM được chính thức khai trương ngày 20 tháng 7 năm 2000 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện mô hình thị trường tài chính ở nước ta. Đây cũng là một bước đột phá của đường lối xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta với mục tiêu phát triển ngày càng hoàn chỉnh các loại thị trường. Tuy nhiên, để thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững và nhanh chóng trở thành kênh thu hút vốn thực sự hiệu quả cho nền kinh tế đòi hỏi phải có sự nổ lực rất lớn từ các chủ thể tham gia thị trường, mà trong đó công ty chứng khoán đóng một vai trò hết sức quan trọng. Công ty chứng khoán với chức năng làm cầu nối giữa cung cầu chứng khoán và giữ vai trò của những người đi tiên phong trong lĩnh vực hết sức mới mẻ này, các công ty chứng khoán cần phải được phát triển hơn nữa cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây là một việc hết sức quan trọng trong thời gian đầu thị trường chứng khoán đi vào hoạt động. Chính vì vậy, với công tác chuyên môn hiện tại kết hợp với những kiến thức đã học tại trường, tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp phát triển các nghiệp vụ của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam” làm luận văn tốt nghiệp, một mặt nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho bản thân, mặt khác với hy vọng đóng góp chút công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc phát triển chung của thị trường chứng khoán nói chung và các Công ty chứng khoán nói riêng. Tuy nhiên, do còn những hạn chế nhất định về thời gian, trình độ nhận thức, khả năng tiếp cận, thu thập và phân tích thông tin nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của Quý Thầy Cô. 2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài đưa ra những khái niệm tổng quan về Thị trường chứng khoán và Công ty chứng khoán - một chủ thể không thể thiếu tham gia thị trường chứng khoán; Đánh giá và phân tích thực trạng hoạt động của Thị trường chứng khoán và Công ty chứng Trang 2 khoán tại Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó, thông qua các số liệu và kinh nghiệm cá nhân, đưa ra các đề xuất phát triển các nghiệp vụ của các công ty chứng khoán thích hợp với điều kiện và tình hình kinh tế của Việt Nam. Đề tài mang lại cho người đọc nhận thức cơ bản về Thị trường chứng khoán và về Công ty chứng khoán, tầm quan trọng của nó, cũng như thực trạng hoạt động và các kết quả đạt được. Từ đó thấy được phương hướng phát triển các nghiệp vụ tại các Công ty chứng khoán tại Việt Nam. 3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài chỉ tập trung phân tích và đánh giá thực trạng các nghiệp vụ của công ty chứng khoán trong thời gian qua, từ đó đưa ra những đề xuất cụ thể thích hợp để phát triển các nghiệp vụ nhằm phát huy tốt vai trò. chức năng của công ty chứng khoán. Các phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong luận văn bao gồm phương pháp thống kê, đều tra, phân tích, tổng hợp, đúc kết và phương pháp chuyên gia. Trong đó, các phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích được sử dụng chủ yếu. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải phát triển hoàn thiện hệ thống thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Để phát triển thị trường chứng khoán, một mặt cần phải nâng cao hiểu biết của chứng khoán công chúng về chứng khoán và thị trường chứng khoán, cổ động, khuyến khích công chúng ủng hộ và đầu tư vào chứng khoán; Mặt khác, cần phải phát triển mạnh và đồng bộ các nghiệp vụ, dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu hoạt động và phát triển ổn định của thị trường chứng khoán. Công ty chứng khoán thông qua các hoạt động của mình đã đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, hoạt động nghiệp vụ của các Công ty chứng khoán tại Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn sơ khai, chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Vì vậy, việc Trang 3 phát triển đồng bộ các nghiệp vụ tại các Công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc phát triển Thị trường chứng khoán nói riêng và phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. 4. Bố cục luận văn : Luận văn gồm ba phần chính : Phần thứ nhất : Tổng quan về thị trường chứng khoán và Công ty chứng khoán Phần này nêu lên : ™ Khái niệm, cấu trúc cơ bản, nguyên tắc hoạt động và các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán; ™ Khái niệm, đặc trưng, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức và các nghiệp vụ của công ty chứng khoán; ™ Vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Phần thứ hai : Thực trạng hoạt động của TTCK và CTCK trong thời gian qua Phần này nêu lên thực trạng hoạt động của TTCK và các nghiệp vụ tại các CTCK trong thời gian qua. Từ đó, phân tích và đánh giá những mặt đạt được và một số khó khăn tồn tại. Phần thứ ba : Một số giải pháp nhằm phát triển các nghiệp vụ tại các CTCK trên TTCK Việt Nam ™ Nêu lên chiến lược và lộ trình phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010; Đề xuất một số giải pháp phát triển các nghiệp vụ tại CTCK trên TTCK Việt Nam dựa trên quan điểm cá nhân, kinh nghiệm thực tiễn và các tài liệu hội thảo, báo chí, … Trang 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1.1. Khái niệm Thị trường Chứng khoán là bộ phận cấu thành của Thị trường tài chính mà tại đó diễn ra hoạt động mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn. Thị trường Chứng khoán với các công cụ cổ phiếu, trái phiếu đa dạng cho phép các doanh nghiệp, các tổ chức Tài chính, tín dụng và Chính phủ, chính quyền địa phương huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đưa vào đầu tư phát triển. Nhờ đó, thị trường Chứng khoán được ví như “bà đỡ” cho các dự án kinh doanh tiến bộ nhất đi vào cuộc sống, là biện pháp chủ yếu của việc giải phóng năng lực sản xuất, điều mà đã được khẳng định trong hầu hết các công ty kinh doanh thành đạt nhất thế giới. 1.1.2. Cấu trúc cơ bản của thị trường chứng khoán : 1.1.2.1. Căn cứ vào tính chất phát hành hay lưu hành chứng khoán, TTCK được chia thành : ‰ Thị trường sơ cấp (Primary market) : là nơi diễn ra quá trình mua bán lần đầu các chứng khoán mới phát hành. Thị trường sơ cấp còn được gọi là Thị trường cấp 1 hay Thị trường phát hành. Thị trường sơ cấp có chức năng : - Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế - Tạo hàng hóa cho Thị trường thứ cấp Thị trường sơ cấp vừa có khả năng thu gom mọi nguồn tiết kiệm lớn nhỏ của từng hộ dân cư, vừa có khả năng thu hút nguồn vốn to lớn từ nước ngoài; các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ tạo thành nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế. Việc xây dựng một Trang 5 thị trường sơ cấp hoạt động hiệu quả với lượng hàng hóa đa dạng, phong phú, hấp dẫn công chúng và các nhà đầu tư, có ý nghĩa quyết định cho việc hình thành và phát triển thị trường thứ cấp. ‰ Thị trường thứ cấp (Secondary market) : là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp diễn ra giữa các nhà đầu tư với nhau, không làm tăng thêm quy mô về vốn, không thu hút thêm được nguồn tài chính mới. Khác với chức năng huy động vốn đầu tư của thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp về bản chất là nơi luân chuyển các nguồn vốn đã đầu tư. Giữa thị trường thứ cấp và thị trường sơ cấp có mối quan hệ nhân quả phụ thuộc lẫn nhau. Sẽ không có thị trường thứ cấp nếu không có thị trường sơ cấp. Ngược lại, thị trường thứ cấp góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường sơ cấp. 1.1.2.2. Căn cứ vào hình thức tổ chức TTCK được chia thành hai loại : ‰ Thị trường chứng khoán tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) Sở giao dịch chứng khoán là nơi tập trung các giao dịch chứng khoán một cách có tổ chức, tuân theo những luật lệ nhất định. Đây là cơ quan phục vụ cho hoạt động giao dịch chứng khoán : cho các thành viên thuê địa điểm để mua bán chứng khoán và thực hiện niêm yết chứng khoán. Sở giao dịch không có trách nhiệm ấn định hoặc can thiệp vào giá cả chứng khoán mà chỉ đảm bảo sao cho việc mua bán chứng khoán hoặc việc đấu thầu được diễn ra đúng pháp luật, công bằng. Vai trò của Sở giao dịch chứng khoán rất quan trọng, nếu được tổ chức tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển của TTCK. ‰ Thị trường phi tập trung (Over The Counter Market - Thị trường OTC) Thị trường phi tập trung (OTC) là nơi diễn ra giao dịch chứng khoán chưa niêm yết hoặc chưa hội đủ các điều kiện niêm yết. Trang 6 Thị trường OTC đại diện cho một thị trường thương lượng, nơi mà giữa người bán và người mua trực tiếp thương lượng với nhau về giá cả, khối lượng giao dịch … Điểm khác nhau căn bản giữa TTCK tập trung và thị trường OTC là tại TTCK tập trung, những giao dịch chứng khoán niêm yết diễn ra trong đám đông trên sàn giao dịch, đấu giá công khai; trong khi trên thị trường OTC, các giao dịch được đàm phán trực tiếp qua điện thoại hoặc qua hệ thống máy vi tính được nối mạng. Đây là một thị trường đầy năng động và hấp dẫn. Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC không đòi hỏi các tiêu chuẩn như ở Sở giao dịch chứng khoán. 1.1.3. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán : ‰ Nguyên tắc trung gian Thị trường chứng khoán có tổ chức hoạt động không phải trực tiếp do những người muốn mua bán chứng khoán thực hiện mà do những người môi giới trung gian thực hiện. Nguyên tắc trung gian nhằm bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, vì những người đầu tư không phải ai cũng có đủ trình độ chuyên môn để xác định được giá trị thực và giá trị tương lai của từng loại chứng khoán. Nếu không có những người môi giới có kinh nghiệm và có kỹ thuật chuyên môn có sự phân tích cần thiết về chứng khoán dựa trên những căn cứ xác đáng để có những nhận xét kỹ lưỡng, thì người đầu tư có thể bị lầm lẫn hoặc bị lường gạt. ‰ Nguyên tắc đấu giá Trên TTCK, giá cả chứng khoán được xác định theo quy luật cung cầu, trên cơ sở đấu giá công khai giữa những mua; giữa những người bán với nhau theo nguyên tắc ưu tiên cho người mua giá cao (đối với bên mua) và ưu tiên cho người bán giá thấp (đối với bên bán). Đối với giao dịch thỏa thuận thì giá được hình thành theo thỏa thuận giữa hai bên. ‰ Nguyên tắc công khai Trang 7 Tất cả hoạt động trên thị trường chứng khoán đều phải được công khai. Các loại chứng khoán được đưa ra mua bán trên thị trường, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty niêm yết, số lượng và giá cả từng loại chứng khoán đã mua bán đều được thông báo công khai trên thị trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nguyên tắc công khai đảm bảo mọi đối tượng tham gia thị trường đều bình đẳng về thông tin. ‰ Nguyên tắc có sự giám sát của Nhà nước TTCK cũng như các loại thị trường khác nó hình thành, tồn tại và phát triển tự nhiên theo nhu cầu hoạt động kinh tế. Nhưng TTCK là thị trường giao dịch hàng hoá “vô hình”. Do đó những hành vi lừa đảo, đầu cơ mua bán giả...thường nảy sinh và phát huy tác dụng hơn bất cứ loại thị trường nào. Do đó thị trường cần phải có sự giám sát của nhà nước thông qua hệ thống luật pháp. 1.1.4. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 1.1.4.1. Tổ chức phát hành : Tổ chức phát hành là người cung cấp hàng hóa cho TTCK . Đó là các công ty cổ phần, công ty TNHH, DNNN, các tổ chức tài chính, chính phủ, chính quyền địa phương, quỹ đầu tư, … thực hiện phát hành cổ phiếu, trái phiếu, kỳ pphiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, … qua TTCK để huy động vốn hoặc để đầu tư vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, … 1.1.4.2. Nhà đầu tư : Là chủø thể quan trọng tham gia thị trường chứng khoán với tư cách là người mua bán chứng khoán. Nhà đầu tư trên TTCK được chia thành 2 loại : ™ Nhà đầu tư cá nhân : là các cá nhân có tiền tiết kiệm, có vốn tạm thời nhàn rỗi và muốn đầu tư số tiền đó để để hưởng lãi định kỳ, hoặc hưởng chênh lệch giá. Tuy nhiên, trong đầu tư lợi nhuận luôn gắn với rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại. Vì vậy, các nhà đầu tư cá nhân Trang 8 luôn phải cân nhắc lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mình. ™ Nhà đầu tư tổ chức : các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, … tham gia thị trường với mục đích thu lợi cho mình, hoặc bình ổn giá chứng khoán. Các tổ chức này thường có các bộ phận chức năng với nhiều chuyên gia kinh nghiệm để thu thập, xử lý thông tin, nghiên cứu thị trường để đưa ra các quyết định đầu tư. Vì vậy, để giảm thiều rủi ro, họ thường đa dạng hóa danh mục đầu tư. 1.1.4.3. Các tổ chức tài chính trung gian : Là các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, … thực hiện một trong các nghiệp vụ như tự doanh, môi giới, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, lưu ký chứng khoán, tư vấn đầu tư. Sự tham gia của họ trên thị trường chứng khoán góp phần giúp cho thị trường hoạt động và phát triển lành mạnh, đều đặn, và bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư. 1.1.4.4. Cơ quan quản lý Nhà nước : Sự tham gia của cơ quan quản lý Nhà nước là rất cần thiết nhằm đảm bảo cho thị trường được hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, đảm bảo cho thị trường được hoạt động công bằng, công khai, trật tự, giảm thiểu những tiêu cực có thể xảy ra, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thành lập TTCK. Ngoài ra cơ quan quản lý Nhà nước còn là người cung cấp địa điểm và phương tiện phục vụ cho việc mua bán chứng khoán, đó là Sở giao dịch chứng khoán. 1. 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN : 1.2.1. Khái niệm, đặc trưng của Công ty chứng khoán: 1.2.1.1. Khái niệm Nguyên tắc trung gian là một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản nhất của TTCK. Theo nguyên tắc này, việc mọi hoạt động mua bán diễn ra trên TTCK Trang 9 tập trung đều phải thông qua tổ chức trung gian, đó là công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian chuyên kinh doanh chứng khoán, là đơn vị có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hạch toán độc lập. Tại việt nam, theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Công ty Chứng khoán quy định : “Công ty Chứng khoán là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được UBCKNN cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán”. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam : 1. Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và phát triển ngành chứng khoán 2. Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho kinh doanh Chứng khoán. 3. Có mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh như sau : • Môi giới Chứng khoán : 3 tỷ đồng Việt Nam • Tự doanh Chứng khoán : 12 tỷ đồng Việt Nam • Quản lý danh mục đầu tư Chứng khoán : 3 tỷ đồng Việt Nam • Bảo lãnh phát hành Chứng khoán : 22 tỷ đồng Việt Nam • Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán : 3 tỷ đồng Việt Nam 4. Giám đốc, Phó giám đốc (Tổng Giám đốc, Phó tổng giám đốc), các nhân viên kinh doanh của Công ty Chứng khoán phải đáp ứng đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh Chứng khoán do UBCKNN cấp. 5. Giấy phép bảo lãnh phát hành chỉ được cấp cho Công ty có giấy phép tự doanh. 1.2.1.2. Đặc trưng của công ty chứng khoán : ™ Chuyên môn hóa và phân cấp quản lý : - Các công ty chứng khoán chuyên môn hóa ở mức độ cao trong từng bộ phận, từng phòng ban, từng đơn vị kinh doanh nhỏ. Trang 10 - Do chuyên môn hóa cao nên dẫn đến cơ cấu phân cấp quản lý và làm nảy sinh quyền tự quyết trong công việc. - Một số bộ phận trong tổ chức công ty không thể phụ thuộc lẫn nhau (như bộ bộ môi giới và bộ phận tự doanh, hay bộ phận bảo lãnh phát hành, …) ™ Nhân tố con người : - Trong công ty chứng khoán, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, quan hệ với khách hàng là những yếu tố quan trọng nhất. Vì vậy nhân tố con người mang ý nghĩa quyết định trong việc phát triển công ty và mang lại hiệu quả hoạt động của công ty. - Khác với các công ty trong lĩnh vực khác, việc thăng tiến, cất nhắc lên những địa vị cao hơn đối với các chuyên viên trong công ty chứng khoán chưa hẳn là điều quan trọng nhất, vì khách hàng tín nhiệm họ bởi trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp chứ không hẳn vì địa vị, chức vụ. - Các chức vụ quản lý hay giám đốc trong công ty có thể có thu nhập ít hơn các nhân viên cấp dưới. ™ Ảnh hưởng của thị trường tài chính : Thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng có ảnh hưởng lớn đến khả năng chuyên môn, phát triển sản phẩm, dịch vụ và khả năng thu lợi nhuận của các công ty chứng khoán 1.2.2. Nguyên tắc hoạt động của Công ty chứng khoán - Tuân thủ pháp luật về chứng khoán và TTCK. - Xây dựng quy trình nghiệp vụ cho từng loại hình kinh doanh chứng khoán - Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của công ty. - Thu thập đầy đủ thông tin về tình hình tài chính và mục tiêu đầu tư của khách hàng; cung cấp thông tin thị trường đầy đủ, trung thực và kịp thời, chính xác cho khách hàng; Trang 11 - Bảo mật thông tin cho khách hàng, trừ những trường hợp phải cung cấp theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Sử dụng tiền gửi trên tài khoản của khách hàng theo đúng hợp đồng với khách hàng. Quản lý tách biệt tài sản, tiền và chứng khoán của khách hàng với tài sản, tiền và chứng khoán của công ty, không được sử dụng tiền và chứng khoán của khách hàng vào mục đích thu lợi của mình hoặc cho bên thứ ba. - Tách biệt tự doanh của công ty với môi giới, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành. - Thường xuyên duy trì mức vốn khả dụng tối thiểu theo quy định của pháp luật. - Thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, giám sát, kiểm soát nội bộ để hạn chế những tiêu cực của nhân viên, của công ty gây thiệt hại cho khách hàng. 1.2.3. Mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán : 1.2.3.1. Mô hình hoạt động : Hiện nay trên thế giới có hai loại mô hình hoạt động của công ty chứng khoán: - Công ty chuyên doanh chứng khoán : Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận; các Ngân hàng không được trực tiếp tham gia kinh doanh chứng khoán. Ưu điểm của mô hình này : + Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng + Tạo điều kiện cho TTCK phát triển do tính chuyên môn hóa cao hơn. Mô hình này được áp dụng ở nhiều nước như Mỹ, Nhật, Canada, … - Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán : Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này có ưu điểm là ngân hàng có thể đa dạng hóa, kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung, khả Trang 12 năng chịu đựng các biến động của thị trường chứng khoán là cao. Mặt khác, ngân hàng tận dụng được thế mạnh về vốn để kinh doanh chứng khoán; khách hàng có thể sử dụng được nhiều dịch vụ đa dạng và lâu năm của ngân hàng. Tuy nhiên, mô hình này bộc lộ một số hạn chế như không phát triển được thị trường cổ phiếu do các ngân hàng có xu hướng bảo thủ, thích hoạt động tín dụng truyền thống hơn là bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Mặc khác, theo mô hình này, nếu có biến động trên thị trường chứng khoán sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, dễ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính. Do những hạn chế trên mà trước đây, Mỹ và nhiều nước khác đã áp dụng mô hình này, nhưng sau cuộc khủng hoảng năm 1933, đa số các nước đã chuyển sang mô hình chuyên doanh chứng khoán, chỉ có Đức vẫn duy trì đến ngày nay. Tại Việt Nam, do quy mô các Ngân hàng thương mại nói chung là rất nhỏ bé, và đặc biệt vốn dài hạn rất thấp. Hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực tính dụng thương mại ngắn hạn, trong khi hoạt động của thị trường chứng khoán thuộc lĩnh vực vốn dài hạn. Khả năng khắc phục những yếu điểm này của ngân hàng Việt Nam còn phải lâu dài. Do đó, để bảo vệ an toàn cho các Ngân hàng, nghị định 144/CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định các Ngân hàng thương mại muốn kinh doanh chứng khoán phải tách ra một phần vốn tự có của mình thành lập một công ty chứng khoán chuyên doanh trực thuộc, hạch toán độc lập với ngân hàng. 1.2.3.2. Cơ cấu tổ chức : Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ mà công ty đó thực hiện và quy mô hoạt động kinh doanh của nó, tuy nhiên, phải đảm bảo tách biệt giữa hoạt động tư doanh với hoạt động môi giới và quản lý danh mục đầu tư. Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của CTCK như sau : Trang 13 Hình 1.1 : Sơ đồ tổ chức của Công ty chứng khoán Phó giám đốc phụ trách P. Môi giới P. tự doanh P. phân tích và tư vấn P. bảo lãnh phát hành P. Kế toán - Lưu ký Phó giám đốc phụ trách P. Tổ chức Hành chính Giám đốc Cơ cấu tổ chức công ty chứng khoán là hệ thống các phòng ban chức năng được chia làm hai khối tương ứng với hai khối công việc. ™ Khối I (FRONT OFFICE) : Do ít nhất một phó giám đốc trực tiếp phụ trách, thực hiện các giao dịch mua bán kinh doanh chứng khoán như : tự doanh, môi giới, bảo lãnh phát hành, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, quản lýdanh mục đầu tư. Đây là khối mang lợi thu nhập chính cho công ty chứng khoán. Nhìn chung, khối này có quan hệ trực tiếp với khách hàng bởi vì ngoài nghiệp vụ tự doanh, khối này mang lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu đó. ™ Khối II (BACK OFFICE): thường cũng do một phó giám đốc phụ trách, thực hiện các công việc yểm trợ cho khối I như hành chính tổ chức, kế toán , … 1.2.4. Các nghiệp vụ của Công ty chứng khoán 1.2.4.1 Môi giới chứng khoán : Là một hoạt động kinh doanh của CTCK trong đó CTCK đại diện cho khách hàng mua hoặc bán chứng khoán để hưởng hoa hồng. Ở nghiệp vụ này, CTCK thực hiện giao dịch hoàn toàn theo lệnh của khách hàng, và không chịu trách nhiệm đối với các quyết định của khách hàng. Tiền hoa hồng môi giới thường được tính phần trăm trên tổng giá trị của một giao dịch. Trang 14 Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, CTCK phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tiền cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa khách hàng và công ty. Trong trường hợp khách hàng của CTCK mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại tổ chức lưu ký là ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty chứng khoán có trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục giao dịch, mua bán cho khách hàng và phải ký hợp đồng bằng văn bản với tổ chức lưu ký. 1.2.4.2. Tự doanh chứng khoán : Là nghiệp vụ mà trong đó công ty chứng khoán thực hiện mua và bán chứng khoán cho chính mình. Công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ tự doanh nhằm mục đích thu lợi hoặc đôi khi nhằm mục đích can thiệp điều tiết giá trên thị trường. Chứng khoán tự doanh có thể là chứng khoán niêm yết hoặc chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra công ty chứng khoán có thể tự doanh chứng khoán lô lẻ của khách hàng, sau đó tập hợp lại thành lô chẵn để giao dịch trên TTCK. Theo điều 20 - quy chế hoạt động và tổ chức của công ty chứng khoán số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17/06/2004 quy định về hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán như sau : 1. Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch của chính mình 2. Khi tiến hành nghiệp vụ tự doanh, công ty chứng khoán không được : • Đầu tư vào cổ phiếu của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của CTCK. • Đầu tư quá 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết. • Đầu tư quá 15% số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết. Hoạt động tự doanh hiện nay được xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các công ty chứng khoán tại Việt Nam trong việc nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, do nghiệp vụ tự doanh và môi giới dễ nảy sinh xung đột lợi ích nên các nước thường quy định các công ty chứng khoán phải tổ chức thực Trang 15 hiện hai nghiệp vụ ở hai bộ phận riêng biệt nếu công ty chứng khoán đó được thực hiện cả hai nghiệp vụ. 1.2.4.3. Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư : Là hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua, bán, và nắm giữ các chứng khoán vì quyền lợi khách hàng theo hợp đồng được ký kết giữa công ty chứng khoán và khách hàng. Nghiệp vụ này được thực hiện khi một số nhà đầu tư tổ chức hoặc cá nhân muốn tham gia TTCK nhưng họ không có đủ điều kiện về thời gian hoặc kiến thức chuyên môn để quyết định đầu tư, vì vậy họ ủy thác cho CTCK đầu tư kèm theo thỏa thuận lãi, lỗ. Người ủy thác đầu tư thường không can dự vào việc đầu tư của CTCK và trả một khoản phí cho CTCK theo thỏa thuận. Các công ty chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ này ngoài việc được hưởng phí quản lý, họ còn có thể nhận được những khoản tiền thưởng nhất định khi mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Khi thực hiện quản lý danh mục đầu tư, công ty chứng khoán phải quản lý tiền và chứng khoán cho từng khách hàng ủy thác và sử dụng tiền trong tài khoản theo đúng các điều kiện quy định trong hợp đồng đã ký kết. Hợp đồng phải xác định rõ mức độ uỷ quyền của khách hàng cho công ty chứng khoán và điều quan trọng nữa là phải xác định khách hàng phải mọi rủi ro của hoạt động đầu tư. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, định kỳ, công ty chứng khoán phải gửi báo cáo giá trị các khoản đầu tư theo giá thị trường tại thời điểm báo cáo cho khách hàng. 1.2.4.4. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành : Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết. Trang 16 Tổ chức phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Hiện nay trên thế giới có một số hình thức bảo lãnh phát hành sau : — Bảo lãnh cam kết chắc chắn : Là hình thức bảo lãnh mà tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối hết hay không. — Bảo lãnh cố gắng tối đa : Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý phát hành cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng tối đa. Số chứng khoán còn lại nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành. Như vậy, kết quả của việc bán chứng khoán của tổ chức phát hành tùy thuộc vào khả năng, uy tín và việc lưa chọn nhà đầu tư của tổ chức bảo lãnh. — Bảo lãnh tất cả hoặc không : Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh phải bán hết số chứng khoán dự định phát hành, nếu không phân phối hết sẽ hủy bỏ đợt phát hành. Theo phương thức này, không có một sự bảo đảm đợt phát hành có thành công hay không, nên UBCKNN thường quy định số chứng khoán mà nhà đầu tư đã mua trong thời gian chào bán sẽ được giữ bởi một người thứ ba để chờ kết quả cuối cùng của đợt phát hành. Nếu đợt phát hành không thành công thì nhà đầu tư sẽ được trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc. — Bảo lãnh với hạn mức tối thiểu : Là phương thức kết hợp giữa phương thức bảo lãnh cố gắng tối đa và phương thức bảo lãnh tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định. Nếu số lượng chứng khoán bán ra dưới hạn mức này thì đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ và toàn bộ tiền đặt cọc mua chứng khoán sẽ được trả lại cho nhà đầu tư. Đây là phương thức bảo lãnh tương đối hiệu quả, vừa bảo vệ lợi ích cho tổ chức phát hành, vừa hạn chế rủi ro cho tổ chức bảo lãnh. Trang 17 Riêng tại Việt Nam hiện nay chỉ áp dụng hình thức bảo lãnh với cam kết chắc chắn nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của người đầu tư và gắn kết trách nhiệm của các CTCK. Điều này gây ra một số khó khăn cho các CTCK trong việc triển khai nghiệp vụ này. 1.2.4.5. Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán : Là dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán; tư vấn tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp; tư vấn cho ._. doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán. Đây là nghiệp vụ mà vốn của nó chính là kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ chuyên viên tư vấn của công ty chứng khoán. • Tư vấn tài chính (tư vấn cho người phát hành) : Đây là một mảng hoạt động quan trọng mang lại nguồn thu tương đối cao cho CTCK. Thực hiện tốt nghiệp vụ này sẽ góp phần hổ trợ phát triển các doanh nghiệp và tạo ra những hàng hóa có chất lượng cao trên thị trường. Khi thực hiện nghiệp vụ này, công ty chứng khoán phải ký hợp đồng với tổ chức được tư vấn và liên đới chịu trách nhiệm về nội dung trong hồ sơ xin niêm yết, … Hoạt động này tương đối đa dạng, bao gồm : + Xác định giá trị doanh nghiệp : Là việc định giá các tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp trước khi chào bán chứng khoán. Đây là khâu quan trọng trước khi phát hành chứng khoán vì nó dùng để đánh giá chứng khoán phát hành, đặc biệt là khi doanh nghiệp mới phát hành chứng khoán ra công chúng lần đầu. + Tư vấn về loại chứng khoán phát hành : Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp như tình hình tài chính, chiến lược phát triển của công ty, … mà xác định loại chứng khoán phát hành là cổ phiếu hay trái phiếu. + Tư vấn tái cơ cấu nguồn vốn : Là việc công ty chứng khoán giúp các doanh nghiệp tái cơ cấu nguồn vốn của mình cho phù hợp với điều kiện kinh doanh Trang 18 hiện tại, phù hợp với ngành nghề kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo kinh doanh an toàn. + Tư vấn chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp : Khi một doanh nghiệp muốn thâu tóm hay hợp nhất với một doanh nghiệp khác, họ tìm đến các công ty chứng khoán để nhờ trợ giúp các vấn đề kỹ thuật, phương pháp tiến hành, sao cho phù hợp và đỡ tốn chi phí, … • Tư vấn đầu tư chứng khoán : Là việc các chuyên viên tư vấn sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để tư vấn cho nhà đầu tư về thời điểm mua bán chứng khoán, loại chứng khoán mua bán, thời gian nắm giữ, tình hình diễn biến thị trường, xu hướng giá cả,… Đây là hoạt động phổ biến trên thị trường thứ cấp, diễn ra hàng ngày, hàng giờ với nhiều hình thức khác nhau. Việc tư vấn có thể bằng lời nói, hoặc có thể thông qua những bản tin, các báo cáo phân tích,… Khách hàng có thể gặp gỡ nhà tư vấn hoặc thông qua các phương tiện truyền thông như điện thoại, fax,… để nhờ tư vấn trực tiếp hoặc có thể gián tiếp thông qua các báo cáo phân tích, các ấn phẩm mà nhà tư vấn phát hành. Nhà tư vấn phải luôn là người thận trọng khi đưa ra những lời bình luận, những báo cáo phân tích của mình về giá trị các loại chứng khoán, vì những phát ngôn của các chuyên viên tư vấn có tác động rất lớn đến tâm lý nhà đầu tư và thường dễ có thể trở thành những lời tiên đoán, định hướng cho toàn bộ thị trường. Bởi vì các nhà đầu tư tin rằng các nhà tư vấn là những chuyên gia trong lĩnh vực này, họ có nhiều thông tin và kiến thức hơn những người khác và họ có thể đánh giá tình hình chính xác hơn. Điều đó có thể mang lại lợi nhuận cho người được tư vấn nhưng cũng có thể gây thiệt hại cho họ và làm ảnh hưởng đến TTCK. Theo quy định tại Việt Nam, khi thực hiện tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng, các công ty chứng khoán và nhân viên kinh doanh phải : • Tuân thủ đạo đước nghề nghiệp; Trang 19 • Bảo đảm tính trung thực, khách quan và khoa học của hoạt động tư vấn; • Không được tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của bất kỳ loại chứng khoán nào; • Không được có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó. • Bảo mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc pháp luật pháp luật có quy định khác; • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tư vấn và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ tư vấn khi vi phạm cam kết trong hợp đồng tư vấn. Tuy nhiên, các nhà tư vấn thường đánh giá tình huống theo kiến thức, kinh nghiệm và tư duy chủ quan của họ, do vậy việc đánh giá tình huống của mỗi nhà tư vấn là khác nhau. Tính khách quan và chính xác của các bản phân tích sẽ mang lại uy tín cho nhà tư vấn. 1.2.4.5. Các nghiệp vụ hổ trợ khác : Nhìn chung, các nghiệp vụ hổ trợ giao dịch chứng nhằm mục đích tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, … ™ Lưu ký chứng khoán : Là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán lưu ký. Lưu ký chứng khoán là một hoạt động rất cần thiết trên TTCK. Bởi vì trên TTCK tập trung, việc thanh toán các giao dịch diễn ra tại Sở giao dịch chứng khoán. Vì vậy, lưu ký chứng khoán một mặt giúp cho quá trình thanh toán tại sở giao dịch chứng khoán được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, dễ dàng. Mặt khác nó hạn chế rủi ro cho người nắm giữ chứng khoán như rủi ro bị rách, hỏng, thất lạc chứng chỉ chứng khoán. Trang 20 ™ Cho vay cầm cố chứng khoán : Là một hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay dùng số chứng khoán sở hữu hợp pháp của mình làm tài sản cầm cố để vay tiền nhằm mục đích kinh doanh, tiêu dùng, … ™ Cho vay bảo chứng : Là một hình thức tín dụng mà khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, sau đó dùng số chứng khoán mua được từ tiền vay để làm tài sản cầm cố cho khoản vay. ™ Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán : Là việc công ty chứng khoán ứng trước tiền bán chứng khoán cho khách hàng ngay sau khi lệnh bán chứng khoán của khách hàng được thực hiện tại TTGDCK. 1.2.5. VAI TRÒ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRÊN TTCK : Vai trò của Công ty chứng khoán được thể hiện qua các nghiệp vụ của CTCK. Thông qua các hoạt động này, công ty chứng khoán đã thực sự tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của TTCK nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. CTCK đã trở thành tác nhân quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển của TTCK. 1.2.5.1. Vai trò làm cầu nối giữa cung - cầu chứng khoán Công ty Chứng khoán là một định chế tài chính trung gian tham gia hầu hết vào quá trình luân chuyển của Chứng khoán : từ khâu phát hành trên Thị trường sơ cấp đến khâu giao dịch mua bán trên Thị trường thứ cấp. ™ Trên thị trường sơ cấp : Công ty Chứng khoán là cầu nối giữa nhà phát hành và nhà đầu tư, giúp các tổ chức phát hành huy động vốn một cách nhanh chóng thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Một doanh nghiệp khi thực hiện huy động bằng cách phát hành chứng khoán, thường họ không tự bán chứng khoán của mình mà thông qua một tổ chức chuyên nghiệp tư vấn và giúp họ phát hành chứng khoán. Đó là các tổ chức trung gian tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán,... Trang 21 Công ty chứng khoán với nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và bộ máy tổ chức thích hợp, họ thực hiện tốt vai trò trung gian môi giới mua bán, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư và người phát hành. Với nghiệp vụ này, Công ty Chứng khoán thực hiện vai trò làm cầu nối và là kênh dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu hay từ một bộ phận nào đó của nền kinh tế về các bộ phận khác đang có nhu cầu huy động vốn. ™ Trên thị trường thứ cấp : Công ty chứng khoán là cầu nối giữa các nhà đầu tư, là trung gian chuyển các khoản đầu tư thành tiền và ngược lại. Trong môi trường đầu tư ổn định, các nhà đầu tư luôn chuộng những chứng khoán có tính thanh khoản cao, vì họ luôn có nhu cầu chuyển số vốn tạm thời nhàn rỗi thành các khoản đầu tư và ngược lại. Công ty chứng khoán với nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư đảm nhận tốt vai trò chuyển đổi này, giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu thiệt hại về giá trị khoản đầu tư của mình. 1.2.5.2. Vai trò góp phần điều tiết và bình ổn giá trên Thị trường : Từ sau cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán thế giới ngày 28/10/1929, Chính phủ các nước đã ban hành những luật lệ bổ sung cho hoạt động của TTCK, trong đó đòi hỏi một sự phối hợp giữa Nhà nước với các thành viên tham gia Sở giao dịch chứng khoán nhằm ngăn chặn những cơn khủng hoảng giá chứng khoán có thể xãy ra trên thị trường, vì nếu TTCK bị khủng hoảng thì không những nền kinh tế bị ảnh hưởng mà ngay cả quyền lợi của nhà đầu tư, các CTCK cũng bị ảnh hưởng. Theo quy định của các nước, các CTCK có nghiệp vụ tự doanh phải dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng khoán vào khi giá giảm và bán chứng khoán dự trữ ra khi giá lên quá cao nhằm góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trường. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có quy định này. Dĩ nhiên, sự can thiệp của các công ty chứng khoán chỉ có hạn, phụ thuộc vào nguồn vốn tự doanh và quỹ dự trữ chứng khoán. Tuy vậy, nó vẫn có ý nghĩa nhất Trang 22 định, có tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường. Với vai trò này các CTCK góp phần tích cực vào sự tồn tại và phát triển bền vững của TTCK. 1.2.5.3. Vai trò cung cấp các dịch vụ cho TTCK : CTCK với các chức năng và nghiệp vụ của mình cung cấp các dịch vụ cần thiết góp phần cho TTCK hoạt động ổn định, cụ thể : • Thực hiện tư vấn đầu tư, góp phần giảm chi phí giao dịch cho nhà đầu tư: TTCK cũng tương tự như tất cả các thị trường khác, để tiến hành giao dịch, người mua, người bán phải có cơ hội gặp nhau, thẩm định chất lượng hàng hóa và thỏa thuận giá cả. Tuy nhiên, TTCK với những đặc trưng riêng của nó như người mua và người bán có thể ở rất xa nhau, hàng hóa là “vô hình”, vì vậy để cung cầu gặp nhau, thẩm định chất lượng, xác định giá cả thì cần phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho một giao dịch để phục vụ cho việc thu thập, phân tích, xử lý thông tin,… CTCK với lợi thế chuyên môn hóa, trình độ, kinh nghiệm nghề nghiệp sẽ thực hiện tốt vai trò tư vấn đầu tư, tìm kiếm đối tác và làm trung gian mua bán chứng khoán, giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí trong từng giao dịch. • Cung cấp cơ chế xác định giá cho các khoản đầu tư : công ty chứng khoán thông qua Sở giao dịch và thị trường OTC, cung cấp một cơ chế xác định giá nhằm giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng thực tế và chính xác các khoản đầu tư của mình. - Trên thị trường sơ cấp : Khi thực hiện nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành Chứng khoán, các CTCK thực hiện vai trò tạo cơ chế giá chứng khoán thông qua việc xác định và tư vấn cho các tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý. - Trên thị trường thứ cấp : Tất cả các lệnh mua bán thông qua các công ty chứng khoán được tập tại thị trường giao dịch tập trung và trên cơ sở đó, giá chứng khoán được xác định theo quy luật cung cầu. Như vậy, thông qua Sở Trang 23 giao dịch chứng khoán, CTCK có vai trò giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng và chính xác giá trị các khoản đầu tư của mình. Ngoài ra, CTCK còn cung cấp nhiều dịch vụ khác hổ trợ giao dịch chứng khoán. Với các nghiệp vụ đa dạng của mình, công ty chứng khoán giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển của TTCK, là chất “xúc tác”, chất “bôi trơn” không thể thiếu cho hoạt động của TTCK. 1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TTCK VÀ CÁC CTCK TRÊN THẾ GIỚI - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM : 1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật bản : • TTCK Nhật Bản đặt ra yêu cầu bảo vệ công chúng đầu tư là trên hết, chứ không ưu tiên bảo vệ các công ty niêm yết. Toàn bộ quá trình mua bán, đều được tiến hành dưới sự giám sát nghiêm ngặt của Sở giao dịch chứng khoán nhằm đảm bảo việc hình thành giá cả trung thực. Vì vậy, khối lượng và giá trị giao dịch trên TTCK Nhật Bản không ngừng tăng lên qua các năm. • Hàng hóa trên TTCK Nhật Bản có chất lượng cao : Tiêu chuẩn niêm yết trên TTCK Nhật Bản rất cao, yêu cầu phải có một CTCK đứng ra bảo lãnh; phải hội đủ các tiêu chuẩn về vốn, số cổ đông, mức lợi nhuận trước thuế ba năm gần nhất, ...Vì vậy thu hút được công chúng Nhật nhờ hàng hóa hấp dẫn. Thống kê cho thấy, TTCK Nhật Bản thu hút khoảng 20% tài sản cá nhân người Nhật đầu tư vào TTCK Nhật. • Các CTCK chuyên doanh trên TTCK Nhật Bản nâng cao hiệu quả hoạt động của mình bằng cách cung cấp các dịch vụ đa dạng liên quan đến chứng khoán như làm trung gian chuyển quyền sở hữu cổ phiếu của các CTCP, làm đại lý chi trả cổ tức, đại lý thu tiền mua trái phiếu phát hành ra công chúng, … Ngoài ra, luật pháp tại Nhật còn cho phép các CTCK chuyên doanh được thành lập các công ty con làm dịch vụ ngân hàng và tín thác đầu tư. 1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc : Trang 24 TTCK Hàn Quốc ra đời cách đây không lâu (1956), tuy nhiên hoạt động khá thuận lợi và phát triển rất nhanh và đã đóng góp một phần không nhỏ để đưa Hàn Quốc trở thành một nước có nền công nghiệp mạnh trên thế giới. Năm 1980, lượng vốn huy động qua TTCK không những đáp ứng nhu cầu vốn mà còn trở thành trung tâm cung cấp vốn cho nhiều tổ chức tài chính nước ngoài như Ngân hàng tái thiết Châu Á, … nhờ một số giải pháp sau : • Cải tiến hệ thống công nghệ thông tin và thực hiện giao dịch qua internet : Kể từ khi áp dụng hình thức giao dịch qua internet vào tháng 1/2001, số lượng tài khoản giao dịch tăng từ 800.000 đến khoảng 4,5 triệu đến cuối năm 2001. • Thực thi các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp và dân cư tham gia TTCK như : Ban hành luật thúc đẩy thị trường vốn, trong đó có một loạt các biện pháp khuyến khích niêm yết như : cho phép sử dụng chứng khoán niêm yết làm phương tiện đặt cọc, cho áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, tạo điều kiện tiếp cận với ngân hàng, … Nhờ đó, quy mô niêm yết tăng lên rất nhanh. 1.3.3. Kinh nghiệm của Malaysia : • Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán TTCK ở Malaysia được hình thành từ những năm cuối thế kỷ 19 và từ đó đến nay, ngành công nghiệp chứng khoán Malaysia đã có những bước tiến bộ vượt bậc, góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước và góp phần thúc đẩy Malaysia trở thành một trong những trung tâm tài chính quan trọng trong khu vực. Những thành tựu ngành chứng khoán Malaysia đạt được do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang lại. Nét nổi bậc là họ có một đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động điều hành, quản lý và nhân sự tại các định chế tài chính trung gian có trình độ chuyên môn sâu rộng, được đào tạo cơ bản, hệ thống kiến thức luôn được cập nhật. Chiến lược phát triển nhân sự cho ngành chứng khoán được chú Trang 25 trọng từ cơ quan quản lý của Chính phủ, tới các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường và ngay từ các trường đại học, viện nghiên cứu, … Những hoạt động đào tạo về chứng khoán ở Malaysia được tổ chức rất phong phú đa dạng. Chương trình đào tạo của các trung tâm, viện, trường được xây dựng một cách cụ thể và thiết thực đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các đối tượng tham gia thị trường. Bên cạnh các trường đại học cung cấp các kiến thức cơ bản, mang tính lý thuyết về tài chính, chứng khoán, các tổ chức đào tạo chuyên sâu về chứng khoán như Trung tâm phát triển ngành chứng khoán, … • Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin cho TTCK : Từ sau ngày 30/11/1992, toàn bộ việc mua bán chứng khoán của tất cả các quay giao dịch trên thị trường chứng khoán Malaysia đều được thực hiện tự động hóa hoàn toàn thông qua hệ thống SCORE. • Nới rộng tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài từ 30 % lên 49 % tổng số cổ phiếu của một công ty niêm yết. 1.3.4. Kinh nghiệm của Singapore : Chú trọng phát triển công nghệ thông tin Internet và công nghệ thông tin đã tạo nên những thay đổi cơ bản trong ngành công nghiệp chứng khoán Singapore và đem lại lợi ích to lớn cho ngành cũng như cho các nhà đầu tư. Internet đã thúc đẩy dòng thông tin đầu tư chuyển động tự do. Mặt khác, internet hứa hẹn những cơ hội kinh doanh ngày càng tăng. Trong điều kiện thông tin có sẵn như vậy, các CTCK cũng điều chỉnh thay đổi mô hình kinh doanh của mình cho phù hợp, bởi trước đây, các chương trình nghiên cứu và phân tích chỉ có những công ty lớn mới đủ sức trang trãi chi phí, thì nay đã trở nên quen thuộc với các nhà đầu tư nhỏ lẻ. 1.3.5. Kinh nghiệm của các nước Châu Âu : • Tăng cường và mở rộng mạng lưới lưu ký chứng khoán Thực tế cho thấy lưu ký chứng khoán không phải là hoạt động mang lại thu nhập cao cho các CTCK. Tuy nhiên, nghiệp vụ này được đẩy mạnh và mạng lưới rộng Trang 26 khắp sẽ thu hút được nhà đầu tư. Điều đó tạo tiền đề cho việc tăng thu của các định chế tài chính thông qua việc thu phí môi giới và cung cấp các dịch vụ tiếp theo cho nhà đầu tư. Vì vậy, thị trường lưu ký ở các nước Châu Aâu rất sôi động và cạnh tranh gay gắt. 1.3.6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam : • Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của TTCK; • Thứ hai, nâng cao số lượng và chất lượng hàng hóa trên TTCK, có các giải pháp khuyến khích các công ty hoạt động hiệu quả lên niêm yết; • Thứ ba, nới rộng tỷ lệ nắêm giữ của Người đầu tư nước ngoài trong một tổ chức niêm yết; • Thứ tư, có chiến lược đào tạo chuyên sâu và phát triển nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán; • Thứ năm, hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin; • Tăng cườøng mạng lưới lưu ký chứng khoán; • Đẩy mạnh hoạt động lưu ký chứng khoán bằng cách hiện đại hóa hệ thống lưu ký và mở rộng mạng lưới lưu ký. Trang 27 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TTCK VIỆT NAM 2.1.1. Tình hình chung về doanh số giao dịch và quy mô thị trường : Từ hai loại cổ phiếu trong phiên giao dịch đầu tiên của TTCK Việt Nam diễn ra vào ngày 28/07/2000 là cổ phiếu Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) và Công ty Cổ phần cáp và vật liệu Viễn thông (SAM) với tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết là 27 triệu cổ phiếu và tổng số vốn điều lệ là 270 tỷ. Đến nay (27/07/2004), sau bốn năm hoạt động, đã có 24 công ty niêm yết với tổng giá trị vốn điều lệ trên 1.240 tỷ đồng, và 154 loại trái phiếu chính phủ, 02 loại trái phiếu của ngân hàng đầu tư và phát triển, 1 loại trái phiếu đô thị với tổng giá trị niêm yết trên 17.780 tỷ đồng (bảng 2.1). Bảng 2.1 : Quy mô chứng khoán niêm yết trên TTCK Việt Nam Năm Loại chứng khoán Tỷ trọng Tổng KL Tỷ trọng Tổng GT (1.000 đ) Tỷ trọng 2000 Cổ phiếu 5 55,56 32.117.840 73,08 321.178.400 21,35 Trái phiếu 4 44,44 11.830.700 26,92 1.183.070.000 78,65 Cộng 9 100,00 43.948.540 100,00 1.504.248.400 100,00 2001 Cổ phiếu 11 37,93 50.011.720 63,38 500.117.200 14,76 Trái phiếu 18 62,07 28.893.380 36,62 2.889.338.000 85,24 Cộng 29 100,00 78.905.100 100,00 3.389.455.200 100,00 2002 Cổ phiếu 20 46,51 99.963.340 70,06 999.633.400 18,96 Trái phiếu 23 53,49 42.713.380 29,94 4.271.338.000 81,04 Cộng 43 100,00 142.676.720 100,00 5.270.971.400 100,00 2003 Cổ phiếu 22 17,60 112.001.080 48,48 1.120.010.800 8,60 Trái phiếu 103 82,40 119.043.380 51,52 11.904.338.000 91,40 Cộng 125 100,00 231.044.460 100,00 13.024.348.800 100,00 Cổ phiếu 24 13,26 124.199.140 41,12 1.241.991.400 6,53 Trái phiếu 157 86,74 177.830.380 58,88 17.783.038.000 93,47 Đến 27/07/ 2004 Cộng 181 100,00 302.029.520 100,00 19.025.029.400 100,00 Nguồn : Số liệu tổng hợp từ các báo cáo thường niên của TTGDCK Trang 28 Qua số liệu trên ta thấy, tổng giá trị niêm yết trên TTCK tăng đáng kể qua các năm, cụ thể năm 2001 tăng so với 2000 là 125%, 2002 tăng so 2001 là 55%, 2003 tăng so 2002 là 147%, 2004 tăng so 2003 là 46%. Theo thống kê của Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước cho thấy, tổng giá trị TTCK tính đến thời điểm cuối quý II/2004 bằng 3,4% GDP, tăng hơn 2 lần so với năm 2003. Tuy nhiên, giá trị niêm yết tăng chủ yếu là do tăng giá trị trái phiếu, còn giá trị cổ phiếu thì tăng không nhiều và chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong tổng giá trị niêm yết (chỉ chiếm 6,53%). Nhìn chung, quy mô hàng hóa trên TTCK Việt Nam là rất nhỏ so với TTCK của các nước trên thế giới. Theo Ông Trần Xuân Hà - quyền chủ tịch UBCKNN, một TTCK với 24 loại cổ phiếu niêm yết (xem phụ lục 2a) của các công ty có quy mô vốn chưa lớn không thể đại diện cho nền kinh tế Việt Nam để các nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận và đánh giá sức khoẻ cũng như triển vọng của cả nền kinh tế, nhằm đưa ra các quyết định đầu tư có cơ sở. Tương tự, lượng chứng khoán niêm yết quá ít, chủ yếu là trái phiếu, với lãi suất chưa hấp dẫn khiến các nhà đầu tư trong nước chưa có nhiều lựa chọn, các cổ phiếu niêm yết chưa phải là của những công ty mạnh nhất để thuyết phục nhà đầu tư. Mặt khác, tính thanh khoản của các loại chứng khoán là chưa cao. Điều này tạo tâm lý dè dặt trong việc đầu tư vào TTCK Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài, gây trở ngại không ít cho việc thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài nước. Tính đến ngày 28/07/2004, TTGDCK đã tổ chức thành công 839 phiên giao dịch với tổng giá trị giao dịch 14.736 tỷ đồng - bình quân mỗi phiên hơn 17,5 tỷ đồng. Trang 29 Bảng 2.2 : Thống kê giá trị giao dịch qua các năm Giá trị Giao dịch (ngàn đồng) Năm Số phiên GD Cổ phiếu Tỷ trọng (%) Trái phiếu Tỷ trọng (%) Cộng Bình quân phiên 2000 66 90.214.760 97,68 2.142.724 2,32 92.357.484 1.399.355 2001 151 964.019.550 93,17 70.701.514 6,83 1.034.721.064 6.852.457 2002 236 959.329.653 88,75 121.561.423 11,25 1.080.891.076 4.580.046 2003 247 502.022.234 16,74 2.496.299.253 83,26 2.998.321.487 12.138.953 Đến 28 /07/04 139 1.459.986.316 15,32 8.070.290.205 84,68 9.530.276.521 68.563.140 Cộng 839 3.975.572.513 10.760.995.119 14.736.567.632 17.564.442 Nguồn : Tổng hợp từ bản tin chứng khoán số 139/2004 ngày 28/07/2004 Về các định chế tài chính trung gian, từ 7 CTCK vào năm 2000, đến nay, TTCK đã có 13 CTCK với tổng số vốn là 605,75 tỷ đồng, 01 công ty quản lý quỹ và 5 ngân hàng lưu ký trong đó có 03 ngân hàng nước ngoài và 02 ngân hàng trong nước. Bảng 2.3 : Danh sách thành viên lưu ký tại TTGDCK STT TÊN TỔ CHỨC Năm cấp phép Công ty quản lý quỹ : 1 Công ty LD quản lý quỹ đầu tư chứng khoán VN 2003 Các ngân hàng lưu ký : 1 HongKong Bank (HSBC) 2000 2 Standard Chartered Bank 2000 3 Deutsche Bank 2001 4 Ngân hàng Đầu tư và phát triển TP.HCM 2003 5 Ngân hàng ngoại thương TP.HCM 2003 Và 13 Công ty chứng khoán : (bảng 2.5) Ngoài ra còn có một số quỹ đầu tư của nước ngoài như : Quỹ Việt Nam Frontier Fund (Mỹ); Quỹ đầu tư Việtnam Opportunities Fund (VOF) chính thực hoạt động vào tháng 11/2003 với quy mô vốn ban đầu là 10 triệu USD; Quỹ đầu tư Việt nam Enterprise Investment Ltd. (VEIL) do công ty Tài chính Quốc Tế IFC trực thuộc ngân hàng Thế giới ủy quyền cho ủy quyền cho Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital Trang 30 quản lý; Và Quỹ Mekong Enterprise Fund (MEF) có tổng số vốn đầu tư 16 triệu USD (được cấp phép vào cuối tháng 4/2002). 2.1.2. Tình hình về chỉ số VN-INDEX Qua bốn năm hoạt động, TTCK Việt Nam trãi qua nhiều thăng trầm và có thể được chia thành 3 giai đoạn (Hình 2.1) : - Giai đoạn 1 (Từ ngày khai trương đến cuối tháng 6-2001) : Giai đoạn thị trường phát triển cực nóng - Giai đoạn 2 (Từ cuối tháng 6-2001 đến đầu tháng 10-2003) : Giai đoạn thị trường cực lạnh. - Giai đoạn 3 (Từ cuối tháng 10/2003 đến nay) : Giai đoạn phục hồi. HÌNH 2.1 : BIỂU ĐỒ CHỈ SỐ VN-INDEX Từ phiên GD 28/07/2000 đến phiên GD 28/07/2004 2000 2001 2002 2003 2004 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600571.04 points 25/06/2001 130.9 points 24/10/2003 2000 2001 2 200 2003 2004 2 -> 5 5 10 2 2 279.71 points 01/04/2004 VNINDEX (222.190, 220.230, 222.190, -1.00999) Trang 31 2.1.2.1 . Giai đoạn 1 (Từ tháng 7/2000 đến cuối tháng 6-2001) : Trong giai đoạn này khủng hoảng thiếu hàng hóa, cầu vượt cung chứng khoán hàng chục lần, giá cổ phiếu liên tục tăng kịch trần và vượt xa giá trị thật của nó - bình quân tăng trên 7(bảng 2.5). Từ đó xuất hiện tình trạng nhà đầu tư găm giữ cổ phiếu không chịu bán ra vì thấy giá liên tục tăng. Vì vậy, hàng hoá vốn đã khan hiếm lại càng khan hiếm hơn. Tại các công ty chứng khoán còn xuất hiện cả cảnh tượng khách hàng đi xếp hàng để bốc thăm đặt lệnh từ 3h sáng và có cả những khách hàng đã phải bỏ cuộc vì không đủ kiên nhẫn. Chỉ số VN-INDEX liên tục tăng, từ 100 điểm trong phiên giao dịch đầu tiên, sau 11 tháng lên đến 571,04 điểm (phiên ngày 25/ 06/ 2001). Mức chỉ số này cao nhất từ trước đến nay. Bảng 2.4 Mức độ biến động giá của một số cổ phiếu Mã cổ phiếu Ngày GD đầu tiên Giá đầu tiên Giá cao nhất Ngày có giá cao nhất Mức tăng giá (%) REE 28/ 07/ 2000 16.000 95.000 25/ 06/ 2001 493.75% SAM 28/ 07/ 2000 17.000 78.500 20/ 06/ 2001 361.76% HAP 04/ 08/ 2000 16.000 146.000 20/ 06/ 2001 812.50% TMS 04/ 08/ 2000 14.000 141.000 22/ 06/ 2001 907.14% LAF 15/ 12/ 2000 17.000 82.500 25/ 06/ 2001 385.29% Nguồn: TTGDCK TP.HCM –Con số và sự kiện một năm hoạt động (28/07/2000 – 27/07/2001) Sở dĩ có tình trạng trên là do 2 nguyên nhân chính sau : Thứ nhất, hàng hoá quá nghèo nàn dẫn đến tình trạng mất cân đối về quan hệ cung cầu. Cầu cổ phiếu khá lớn trong khi đó lượng hàng hóa chỉ có 5 cổ phiếu được giao dịch với số vốn khoảng 320 tỷ VND nhưng trong đó có tới 60% - 70% lượng cổ phiếu này không được phép giao dịch (cổ phiếu ngân quỹ, cổ phiếu của Nhà nước, cổ phiếu của thành viên HĐQT. Chính điều này đã làm cho giá cả giao dịch cổ phiếu trên thị trường trong thời gian qua trở nên méo mó. Chỉ trong vòng khoảng 11 tháng giá các cổ phiếu đã tăng một cách đột biến, không phản ánh thực sự tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết và tình hình của nền kinh tế. Do đó, Trang 32 lợi ích của các nhà đầu tư khó được đảm bảo khi cổ phiếu mình đang nắm giữ không có chất lượng thực sự. Thứ hai, việc áp dụng các biện pháp hành chính trên thị trường không mang lại hiệu quả. Biện pháp quản lý hành chính đầu tiên đã được áp dụng ngay tại phiên giao dịch đầu tiên. Thông thường, khi cổ phiếu vừa mới lên sàn giao dịch thì biên độ được thả nổi. Tuy nhiên, để định hướng thị trường, đồng thời giúp nhà đầu tư có giá để tham chiếu và đưa ra quyết định hợp lý, TTGDCK áp đặt mức giá trần cho các cổ phiếu vừa lên sàn. Quyết định này được công bố chỉ 15 phút trước khi phiên giao dịch đầu tiên bắt đầu. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế cho rằng việc định giá trần của UBCKNN là mang tính chủ quan, do đó đánh giá không đúng giá trị của cổ phiếu công ty niêm yết, và hệ quả là một thời gian dài một số cổ phiếu không có giao dịch hoặc giao dịch rất ít do giá cổ phiếu giao dịch trước khi lên sàn cao hơn rất nhiều. Tiếp đến, thay vì tăng cường các giải pháp tăng cung để giải quyết tình hình khan hiếm hàng hóa thì cơ quan quản lý lại áp dụng các giải pháp hành chính để hạ nhiệt thị trường bằng cách điều chỉnh biên độ dao động từ 5% xuống còn 2%. Với biên độ dao động mới này đã ngăn ngừa nguy cơ giá chứng khoán "sốt" cao. Tuy nhiên một số nhà chuyên môn không đồng tình với những giải pháp tình thế này. Một thành viên CTCP Transimex cho ý kiến: "Khống chế mức dao động như vậy sẽ không thu hút được giới đầu tư, do đó vềø lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của các công ty niêm yết". Còn hiều nhà chuyên môn khác cho rằng việc co hẹp lại biên độ dao động chỉ là giải pháp mang tính đối phó trước việc giá cổ phiếu được đẩy lên cao. Sự co hẹp biên độ giá cổ phiếu sẽ làm giảm tính hấp dẫn, sôi động của TTCK. Biện pháp kế tiếp lànới rộng biên độ dao động giá lên 7% (13/06/2001) và giới hạn khối lượng mua là 2000 cổ phiếu/ lệnh mua (ngày 22/ 06/ 2001). Điều này Trang 33 cho thấy việc áp dụng các biện pháp hành chính chỉ mang tính nhất thời. Giá các cổ phiếu vẫn gần như tăng trần mỗi phiên cho đến cuối tháng 6/2001. 2.1.2.2. Giai đoạn 2 (Từ cuối tháng 6-2001 đến cuối tháng 10-2003) : Đây là giai đoạn "cực lạnh" của thị trường khi chỉ số VN-Index rớt xuống mức đáy của thị trường, từ 571,04 điểm xuống chỉ còn 130,9 điểm vào phiên ngày 24/ 10/ 2003. Thị trường khủng hoảng thừa hàng hoá, giá chứng khoán liên tục giảm đồng loạt, hầu hết đều chạm đáy thấp nhất kể từ khi lên sàn, thậm chí có những cổ phiếu rơi vào tình trạng giao dịch dưới mệnh giá (BBC, DPC, REE). Giá trị và khối lượng giao dịch trong giai đoạn này giảm mạnh. Thị trường trong giai đoạn này diễn ra trái ngược với giai đoạn trước, giá chứng khoán giảm liên tục và kéo dài với biên độ dao động giá chứng khoán là 7%. Từ cuối tháng 6-2001 đến cuối tháng 10-2001, chỉ trong vòng 3 tháng chỉ số VN- Index đã tụt xuống từ 571.04 điểm còn 203,12 điểm (phiên GD 05/ 10/ 2001). Từ cuối tháng 10/2001 đến cuối tháng 11/2001, giá chứng khoán tăng trở lại đôi chút, chỉ số VN-Index đạt trên 300 điểm, nhưng sau đó thị trường lại tiếp tục chứng kiến một đợt giảm giá mạnh lần thứ hai làm chỉ số VN-Index giảm tới khoảng 130,9 điểm. Nguyên nhân chủ yếu là do : Thứ nhất, các nhà đầu tư đánh giá được giá trị thật của doanh nghiệp, từ đó định giá cổ phiếu chính xác hơn. Mặt khác các biện pháp "hạ nhiệt" ở giai đoạn 1 phát huy tác dụng. Sau đó, để tránh nguy cơ rớt giá quá mức, TTGDCK đã có quyết định tăng giới hạn khối lượng mua lên 5000 cp/lệnh (vào ngày 20/ 07/ 2001), tiếp đến là 9.900cp như ban đầu. Ngày 10/ 10/ 2001, điều chỉnh biên độ giá còn 2%. Thứ hai, nhà đầu tư hầu hết là cá nhân nhỏ, đầu tư theo cảm tính và tâm lý đám đông, thiếu kiến thức chuyên môn, lại hoạt động mang tính đầu cơ ngắn hạn, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ổn định của TTCK. Khi giá chứng khoán càng Trang 34 giảm càng nhanh với biên độ 7%, nhà đầu tư càng hoảng loạn liên tục bán tháo cổ phiếu. Thứ ba, sự rớt giá trong thời điểm này còn một nguyên nhân khác xuất phát từ hệ quả của giai đoạn 1. Đó là trong giai đoạn thị trường nóng, các nhà đầu tư cầm cố cổ phiếu để tiếp tục mua vào. Đến khi giá rớt liên tục vuợt quá mức quy định trong hợp đồng cầm cố, áp lực trả nợ vay buộc các nhà đầu tư phải bán chứng khoán cầm cố để trả nợ. Thêm vào đócác kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn, đặc biệt là cơn sốt giá bất động sản tăng vọt từ cuối năm 2001. Tiếp theo là giá vàng tăng liên tục trong thời._.TTCK. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, thứ nhất cần sớm có chính sách thuế cho tổ chức nước ngoài tham gia đầu tư vào TTCK Việt Nam nhằm thu hút lượng vốn lớn đầu tư nước ngoài vào Việt nam; Thứ hai, có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thị trường tránh sự rút vốn ồ ạt khi thị trường suy yếu, NHNN nên có những quy định thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong từng giai đoạn cụ thể. 3.2.1.3. Có giải pháp tăng cung hàng hóa • Đẩy mạnh tốc độ cổ phần hóa DNNN, gắn cổ phần hóa với việc niêm yết; xử lý nghiêm khắc các trường hợp cố tình cản trở việc cổ phần hóa vì xung đột lợi ích cục bộ. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia niêm yết như : hổ trợ chi phí quãng cáo thương hiệu cho các công ty mới niêm yết; có chính sách ưu đãi thuế thu nhập cho các CTCP thực hiện niêm yết sớm trước một mốc thời gian quy định nào đó, sau đó áp dụng hình thức niêm yết bắt buộc; Có chính sách bắt buộc về việc công bố thông tin bình đẳng đối với cả các công ty chưa niêm yết và CTNY, … Trang 63 • Cho phép hoặc thí điểm cho phép các công ty liên doanh chuyển sang CTCP và thực hiện niêm yết. Các công ty này thường có kinh nghiệm quản lý, điều hành nên sẽ thu hút được người ĐTNN. Hiện nay với hơn 2.000 công ty liên doanh hoạt động hiệu quả, có uy tín trên thị trường, đây thực sự là nguồn hàng hóa tiềm tàng cho TTCK Việt Nam. • Xúc tiến xây dựng TTGDCK Hà nội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng nhanh càng tốt nhằm một mặt tạo thuận lợi trong giao dịch của các nhà cổ đông sở hữu cổ phiếu của các doanh nghiệp này; Mặt khác có nhiều lựa chọn hơn do nguồn hàng đa dạng. • Khuyến khích và có quy định, hướng dẫn cụ thể để đưa các công cụ chứng khoán phái sinh như chứng quyền, trái phiếu chuyển đổi, ... giao dịch trên TTCK. Trong thời gian đầu khi mà TTCK chưa hiệu quả, việc cho phép giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư, vì với nghiệp vụ này, những người đầu tư tuy có số vốn nhỏ nhưng có cơ hội thu được lợi nhuận cao. Ngoài ra, việc cho phép thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh trên TTCK mở ra cho nhà đầu tư thêm một hình thức đầu tư mới và tạo thêm sự hứng thú nơi nhà đầu tư. 3.2.1.4. Có giải pháp kích cầu chứng khoán • Kích cầu thông qua việc tăng cung các hàng hóa có chất lượng cao nhằm thu hút đầu tư. Muốn vậy, Nhà nước cần thí điểm đưa các doanh nghiệp lớn làm ăn có hiệu quả cao niêm yết trên TTCK, áp dụng các hình thức niêm yết bắt buộc. • Có chính sách bán cổ phiếu ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa dựa trên số năm cống hiến và năng lực của người lao động thông qua các biện pháp khuyến khích như: người lao động có thể mua cổ phiếu của công ty họ với giá ưu đãi. Việc thanh toán có thể tiến hành theo phương thức trả góp. Ngoài ra, người lao động có thể vay tiền mua cổ phiếu từ công ty hoặc ngân hàng trong hạn mức tín dụng bằng cách thế chấp cổ phiếu. Không áp Trang 64 dụng lãi suất cho tiền vay từ quỹ phúc lợi trong công ty trong một thời gian nhất định, ... • Khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức thông qua chính sách thuế. Vì việc tham gia của các nhà đầu tư tổ chức một mặt gia tăng lượng cầu rất lớn, mặt khác tạo nên sự ổn định của thị trường do quyết định đầu tư của họ được tính toán kỹ và tương đối chính xác, do đó phản ánh đúng thị trường. • Khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư. Kinh nghiệm tại các nước công nghiệp phát triển và các nước công nghiệp mới, vai trò của các quỹ đầu tư tập thể có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tập hợp những nguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng để đầu tư vào chứng khoán. Đối với Việt nam, vai trò của các quỹ đầu tư tập thể còn có ý nghĩa cao hơn. Bởi lẽ ý thức tiết kiệm trong dân chúng Việt nam là cao, tuy nhiên vốn tiết kiệm của họ là tương đối nhỏ do thu nhập còn thấp, kinh nghiệm đầu tư chứng khoán lại không có, vì vậy cần có những tổ chức đại lý đầu tư, quỹ đầu tư. Hình thức này ít rủi ro hơn so với bỏ tiền đầu tư trức tiếp do tính chuyên nghiệp trong đầu của các quỹ cao hơn. • Mở rộng tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài : Theo kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, đa số nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế về tỷ lệ sở hữu cổ phần ở các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề mà không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng hay các lĩnh vực kinh tế nhạy cảm. Trong xu thế hội nhập và liên kết với các TTCK Thế giới, việc hạn chế này xem tỷ lệ sở hữu này sẽ là rào cản cho chúng ta trong quá trình hội nhập, làm hạn chế tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt nam, làm chậm quá trình phát triển của TTCK. Theo thống kê hiện nay đã có 12/24 CTNY mà tỷ lệ nắm giữ của nhà ĐTNN đã đạt đến mức tối đa 30%, còn lại các CTNY khác tình hình kinh doanh không hấp dẫn nhà đầu tư. Qua đó cho thấy tỷ lệ 30% cho đến nay là không đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các nhà ĐTNN. Vì vậy, vì những lợi ích trên, Trang 65 Chính phủ có thể nâng tỷ lệ nắm giữ của người ĐTNN lên đến 49% và có thể hơn 49% tùy thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động của CTCP. 3.2.1.5. Có chính sách khuyến khích các CTCK mở rộng địa bàn hoạt động và đa dạng hóa nghiệp vụ thông qua việc mở đại lý nhận lệnh, phòng giao dịch ở những địa bàn đông dân cư như hổ trợ chi phí thành lập, chi phí quảng cáo, kịp thời có văn bản hướng dẫn các CTCK thực hiện khi có nghiệp vụ mới phát sinh ... Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện thành lập CTCK. Chính sách khuyến khích mở rộng phạm vi hoạt động của các CTCK là rất quan trọng, vì một mặt nó giúp thu hút được toàn bộ vốn nhàn rỗi trong xã hội ở mọi miền để đầu tư cho nền kinh tế, mặt khác thông qua các chi nhánh, đại lý nhận lệnh giao dịch chứng khoán là một kênh tuyên truyền kiến thức và hoạt động của TTCK rất hiệu quả. 3.2.1.6. Tăng cường hoạt động giám sát, công bố thông tin như lập Website của TTGDCK và cập nhật thường xuyên các tin tức của các CTNY, CTCK để nhà đầu tư truy cập thông tin, xử lý nghiệm khắc các trường hợp gian lận, che giấu thông tin, … vì thông tin trên TTCK có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của TTCK. Việc thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác làm cho các nhà đầu tư mất phương hướng và tạo ra những biến động mang tính giả tạo. 3.2.1.7. Thực hiện phổ cập rộng rãi kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán trong mọi giới thông qua việc liên kết với các phương tiện truyền thông tổ chức các chương trình về lĩnh vực chứng khoán, tổ chức các lớp phổ biến kiến thức cơ bản về chứng khoán, mở các buổi hội thảo, buổi phổ cập kiến thức miễn phí, … nhằm nâng cao nhận thức cho người dân tham gia vào họat động của TTCK, Phải làm cho công chúng hiiểu biết các loại chứng khoán và những ưu điểm, nhược điểm của nó; người đầu tư chứng khoán được những lợi ích gì. Bên cạnh đó, ngay bản thân các công ty chứng khoán cũng cần đến họat động tiếp thị đầu tư chứng khoán… đây là một họat động đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều thành viên trên thị trường. Trang 66 3.2.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ tại các công ty chứng khoán : Hiện nay thu nhập của các CTCK Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào hoa hồng môi giới từ khách hàng cá nhân nhỏ. Hoạt động này sẽ tạo ra nguồn thu nhập không ổn định vì doanh thu môi giới dao động theo tình hình thị trường. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, các CTCK phải nâng cao sức cạnh tranh và phát triển hơn nữa các nghiệp vụ đã đăng ký kinh doanh. 3.2.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực của các CTCK - Thứ nhất, nâng cao năng lực tài chính : Đây là điều kiện không thể thiếu để các CTCK mở rộng quy mô và phát triển các nghiệp vụ. Tuy nhiên, để thực hiện nghiệp vụ tự doanh và bảo lãnh phát hành thì các CTCK cần năng cao năng lực tài chính hơn nữa mới có thể triển khai mạnh các nghiệp vụ này được. Muốn vậy, các CTCK cần chủ động tìm nguồn tài trợ tăng vốn để có thể thực hiện được các hợp đồng bảo lãnh lớn như tận dụng các nguồn vốn, quỹ, hoặc tìm kiếm các nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài. Ngoài ra, cần có tinh thần hợp tác giữa các CTCK trong quá trình hoạt động, tránh những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh làm suy yếu bản thân các công ty và ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của toàn bộ thị trường. - Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh : Các CTCK cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới cũng như có khả năng cạnh tranh với nước ngoài khi các hàng rào bảo hộ bị xóa bỏ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cạnh tranh trong cùng một môi trường. Các CTCK cũng cần chủ động có lộ trình tự nâng cao năng lực cho mình để đáp ứng xu thế hội nhập với các TTCK Thế giới. Muốn vậy, ngay từ bay giờ, các CTCK cần hoàn thiện tất cả các công việc chuẩn bị từ, từ cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy nhân sự, mạng lưới đến các quy trình nghiệp vụ. Mặt khác, cần xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển các nghiệp vụ thích hợp với thế mạnh và tiềm lực của mình. Cụ thể : Trang 67 + Đối với những công ty có tiềm lực tài chính lớn, hoặc có lợi thế được sự hổ trợ mạnh về vốn từ công ty mẹ thì chú trọng phát triển nghiệp vụ tự doanh và bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành. Vì vậy, đối tượng khách hàng nhắm đến là các tổ chức có nhu cầu tham gia TTCK, các CTCP. + Đối với những công ty năng lực tài chính còn yếu nhưng có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm thì nên chú trọng nghiệp vụ môi giới, tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán và nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư vì các nghiệp vụ này không cần nhiều vốn nhưng thu nhập mang lại tương đối lớn. Vì vậy, đối tượng khách hàng nhắm đến là các nhà đầu tư cá nhân, các tổ chức đầu tư, và nhất là các CTCP. - Thứ ba, triển khai hết và triển khai mạnh và đồng bộ cả các nghiệp vụ đã được đăng ký kinh doanh. Hiện nay, có 9 trong 13 CTCK đăng ký thực hiện cả 5 nghiệp vụ. Tuy nhiên, có một số nghiệp vụ hầu như chỉ được các CTCK đăng ký mà không triển khai hoặc triển khai cầm chừng, ví dụ như nghiệp vụ bão lãnh phát hành, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư. Vì vậy, đẩy mạnh việc triển khai tất cả các nghiệp vụ sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của các CTCK. Mặt khác các CTCK cần đa dạng hóa đa dạng hóa các nghiệp vụ hơn nữa. - Thứ tư, nhanh chóng bổ sung nguồn nhân lực và tăng cường đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ. Nhân tố con người trong mọi doanh nghiệp của mọi ngành nghề đều có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Với TTCK, là một thị trường hết sực mới mẻ tại Việt nam, nhân tố con người càng phải được đưa lên hàng đầu. Vì hàng ngày, các nhà đầu tư tiếp xúc với các nhân viên của CTCK. Trình độ, kinh nghiệm, sự hiểu biết của các nhà môi giới, nhà tư vấn càng cao thì khả năng thuyết phục, lôi cuốn các nhà đầu tư càng nhiều. Mặt khác, họ cũng là những người đi tiên phong trong lĩnh vực này, họ cần phải được học hỏi nhiều hơn những kinh nghiệm, kiến thức về TTCK của các nước trên thế giới. Để làm được như vậy, Trang 68 có thể nói đây là thời gian thuận lợi nhất, các CTCK cần nâng cao chất lượng, chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân viên của mình bằng việc gửi đi học đào tạo chuyên sâu ở trong và ngoài nước, nhận vốn liên doanh liên kết với tổ chức chuyên nghiệp nước ngoài để tận dụng lợi thế trong kinh nghiệp quản lý, các kỹ năng tác nghiệp chuyên nghiệp của phía đối tác nước ngoài. Các chương trình đào tạo phù hợp với từng vị trí và công tác đào tạo phải được thuờng xuyên và liên tục. - Thứ năm, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao việc công bố thông tin qua Internet : Thông tin trên TTCK đóng một vai trò rất quan trọng trong các quyết định đầu tư. Vì vậy, để phổ biến rộng rãi thông tin cũng như kiến thức chứng khoán đến công chúng và để có cơ sở để các nhà đầu tư quyết định tham gia đầu tư vào TTCK, các CTCK cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các Website của mình. Về nội dung, ngoài các mục giới thiệu về công ty, tình hình giao dịch, giá cả trên thị trường, ... các CTCK nên chú trọng giới thiệu các kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK, các công ty niêm yết (ngành nghề kinh doanh, các thế mạnh và rủi ro, lợi nhuận qua các năm, chính sách, chiến lược kinh doanh, ... ), biểu phí, các nghiệp vụ, các văn bản mới, ... Ngoài ra, các địa chỉ website này cần được xây dựng sao cho có thể truy cập được một số ngôn ngữ thông dụng khác như tiếng Anh, tiếng Hoa để phục vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài. - Thứ sáu, tăng cường giải pháp chiến lược khách hàng : Hiện nay các CTCK chỉ đăng quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành, các bản tin TTCK. Điều này ít có tác dụng thu hút thêm nhiều khách hàng mới, bởi vì đọc giả của các tạp chí này thông thường là các nhà đầu tư đã tham gia TTCK. Vì vậy, các CTCK cần chủ động quãng cáo thương hiệu, hình ảnh rộng rãi trên các báo chí thông dụng được công chúng biết đến nhiều nhất; Mặt khác, cũng tăng cường quãng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh, ... Trang 69 - Thứ bảy, nâng cao hiệu quả hoạt động : Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp để ngày càng cũng cố lòng tin cho các nhà đầu tư, tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư yên tâm tham gia thị trường, thuyết phục và lôi kéo các thành viên khác tham gia thị trường. 3.2.2.2. Giải pháp phát triển các nghiệp vụ: • Nghiệp vụ môi giới : Đây là nghiệp vụ hướng tới các nhà đầu tư tham gia thị trường. Số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường càng lớn phí môi giới thu được của các CTCK càng có cơ hội nâng cao. Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện các giải pháp sau : - Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin và tiến tới giao dịch qua internet nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng, đây là một giải pháp hết sức cần thiết. Hiện nay, hầu hết các CTCK đều áp dụng hình thức đặt lệnh từ xa thông qua fax, điện thoại, chỉ một vài các công ty thực hiện đặt lệnh qua internet. Giao dịch qua mạng tạo rất nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư không có thời gian để trực tiếp đi đến CTCK đặt lệnh. Tại Việt Nam, VCBS là CTCK thứ 9 tham gia thị trường. Tuy nhiên, nhờ có hệ thống kỹ thuật công nghệ tiên tiến đã áp dụng hình thức đặt lệnh qua Internet đã thu hút số lượng khách hàng đến mở tài khoản tăng vọt, số tài khoản giao dịch tại VCBS hiện nay đã bắt kịp, thậm chí nhiều hơn so với các CTCK đàn anh. Vì vậy, các CTCK cần hiện đại hóa hơn nữa hệ thống công nghệ thông tin để sao cho khách hàng có thể truy cập tài khoản tiền cũng như chứng khoán của mình và đặt lệnh từ xa mà không cần phải đến hoặc gọi đến CTCK hỏi số dư trước khi đặt lệnh. Làm được điều này, các CTCK đã nhắm đến được một nhóm khách hàng hết sức quan trọng và đầy tiềm năng, đó là tầng lớp trí thức. Đối với nhóm khách hàng này, trong giờ giao dịch thì họ phải có mặt tại công sở. Vì vậy, việc hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin của các CTCK là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tham gia TTCK của họ. Trang 70 - Tăng cường mở các đại lý nhận lệnh tại các tỉnh thành trong cả nước : Hiện nay, cả nước có 13 CTCK và 8 chi nhánh, đại lý nhận lệnh của các CTCK. Con số này quá ít ỏi so với 64 tỉnh thành trong cả nước. Chưa kể các Chi nhánh, đại lý nhận lệnh và cả những CTCK chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và một số ít các tỉnh lân cận thành phố như Vũng Tàu, đồng Nai, Cần Thơ, ... Trong khi đó các tỉnh khác như Khánh Hòa, Gia Lai, Vĩnh Long, Bình Dương, ... tiềm lực kinh tế rất mạnh nhưng chưa có các chi nhánh, đại lý của các CTCK. Vì vậy, các CTCK cần chú trọng mở thêm nhiều đại lý hơn nữa để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới. - Chú trọng tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên môi giới đáp ứng các yêu cầu: Có kỹ năng truyền đạt thông tin; kỹ năng tìm kiếm khách hàng; kỹ năng khai thác thông tin và kỹ năng bán hàng. - Xử lý và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho nhà đầu tư : Đây là vấn đề phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhân viên môi giới. Vì vậy, thường xuyên rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn cho nhân viên môi giới là điều mà các CTCK luôn luôn phải quan tâm chú trọng. Ngoài ra, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cũng góp phần đáng kể trong việc cung cấp thông tin kịp thời cho nhà đầu tư. - Thực hiện các chiến lược thu hút khách hàng như ưu đãi phí cho khách hàng mới mở tài khoản, hoặc khách hàng có doanh số giao dịch lớn, nhớ ngày sinh nhật của khách hàng để chúc mừng, … để khuyến khích, tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Trong giao tiếp với khách hàng cần nhã nhặn, lịch sự, kiên nhẫn giải thích thắc mắc của khách hàng và hạn chế đến mức cần thiết việc sử dụng xen kẽ tiếng nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam, bởi vì thành phần nhà đầu tư trên TTCK rất đa dạng, không phải ai cũng biết ngoại ngữ, điều này gây khó chịu cho khách hàng. Ngoài ra, tăng cường tiếp cận các khách hàng tiềm năng. - Thực hiện nâng cao kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư : Hiện nay, phần lớn công chúng kể cả trong giới trí thức, nhà doanh Trang 71 nghiệp, các nhân viên ngân hàng hiểu biết về thị trường chứng khoán rất lờ mờ, không nói có một bộ phận lớn không hề biết gì về thị trường chứng khoán. Vì vậy, việc góp phần nâng cao hiểu biết cho nhà đầu tư của các công ty chứng khoán là rất cần thiết. Có thể áp dụng các hình thức sau : + Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về phân tích đầu tư chứng khoán tại Công ty cho các nhà đầu tư đã tham gia TTCK. + Tổ chức các lớp học, các buổi thuyết trình về kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, các quy định, nguyên tắc giao dịch chứng khoán cho các nhà đầu tư tiềm năng. + Liên kết với các cơ quan, đơn vị, các trường Đại học, Cao đẳng tổ chức các buổi toạ đàm về kiến thức chứng khoán và thị trường chứng khoán trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh. • Nghiệp vụ tự doanh : - Đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động đầu tư : Hiện nay, tự doanh trái phiếu tại các CTCK chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị tự doanh do đầu tư trái phiếu ít rủi ro hơn, số còn lại đa số là cổ phiếu niêm yết, còn cổ phiếu chưa niêm yết chưa được các công ty quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy kinh doanh cổ phiếu chưa niêm yết mang lại lợi nhuận cao hơn. Bởi vì kinh doanh trái phiếu thì lãi suất chỉ cao hơn đôi chút so với lãi suất ngân hàng. Còn cổ phiếu niêm yết trên TTCK thì giá cả cũng đã ổn định, ít có biến động giá. Nếu chỉ chờ hưởng cổ tức hàng năm thì hiệu quả của đồng vốn tự doanh cổ phiếu niêm yết cũng không cao. Còn kinh doanh cổ phiếu chưa niêm yết thì rủi ro cao hơn, tuy nhiên cơ hội hưởng chênh lệch giá cũng rất cao, nhất là lúc cổ phiếu sắp được niêm yết. Điều này cũng không nằm ngoài quy luật rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao. Vì vậy, các CTCK cần chú trọng đa dạng hóa đầu tư sang cổ phiếu chưa niêm yết. Mặt khác, các CTCK cũng nên quan tâm và mạnh dạn đầu tư vào các dự án của các công ty, tổ chức khác. Trang 72 - Đẩy mạnh và khai thác triệt để nghiệp vụ giao dịch chứng khoán kỳ hạn (còn gọi là nghiệp vụ REPO - viết tắt từ Repurchase Agreement). Trong nghiệp vụ này, giữa người bán và người mua chứng khoán ký một hợp đồng thỏa thuận mà theo đó người bán đồng ý mua lại chứng khoán đã giao dịch tại một mức giá và một thời điểm cho trước. Chứng khoán giao dịch của nghiệp vụ này có thể là chứng khoán niêm yết hoặc chưa niêm yết, mà thông thường là các loại trái phiếu. Đối tác của CTCK có thể là một cá nhân, một tổ chức tài chính, hoặc một công ty chứng khoán khác. Đẩy mạnh nghiệp vụ một mặt giúp các CTCK giải quyết vốn tạm thời nhàn rỗi hoặc giải quyết nhu cầu vốn trong ngắn hạn, một mặt thu hút khách hàng do cung cấp thêm dịch vụ cho khách hàng, và điều quan trọng hơn nữa đó là góp phần kích hoạt thị trường trái phiếu thứ cấp, điều mà hơn hai năm trước đây chưa làm được. Tại nhiều nước trên thế giới, nghiệp vụ này được áp dụng phổ biến và mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các CTCK và được đánh giá là nghiệp vụ tương đối an toàn trong việc gia tăng nguồn thu nhập cho các CTCK; Mặt khác góp phần bình ổn thị trường trái phiếu trung và dài hạn. Tại Việt Nam, nghiệp vụ này chỉ mới được áp dụng vào cuối năm 2003. Do đó chỉ mới có một số công ty thực hiện, trong đó mạnh nhất đó là CTCK Agriseco. Vì vậy, các CTCK, mà nhất là các CTCK thuộc các NHTM quốc doanh cần vận dụng triệt để thế mạnh của mình nhờ sự hổ trợ của các ngân hàng mẹ triển khai mạnh nghiệp vụ này. - Chú trọng đến việc bổ sung nhân lực và nâng cao trình độ, năng lực của bộ phận tự doanh. Trong thời gian qua, hoạt động tự doanh của các CTCK còn ở mức hạn chế và cầm chừng một phần là do năng lực và số lượng nhân viên tự doanh chưa đáp ứng với yêu cầu công việc. Do đó, họ còn thiếu tự tin trong việc quyết định các khoản đầu tư lớn mang tính rủi ro cao. Một số công ty chưa thực hiện nghiệp vụ tự doanh hoặc thực hiện mang tính tập dợt. Vì vậy, các công ty cần đẩy manh hơn nữa nghiệp vụ này và đào tạo một cách bài bản cho nhân viên bộ phận tự Trang 73 doanh. Nếu hoạt động tự doanh của các CTCK được đẩy mạnh thì sẽ trực tiếp tác động đến mạnh đến lượng cầu và chắc chắn sẽ làm tăng đáng kể sức cầu của thị trường. Điều này góp phần ổn định thị trường, tạo niềm tin cho nhà đầu tư. - Kết hợp với phân tích cơ bản, các công ty cần xây dựng chương trình phân tích kỹ thuật để hoạt động tự doanh đạt hiệu quả cao hơn và chuyên nghiệp hơn. • Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư : - Tăng cường phổ cập kiến thức và quãng cáo rộng rãi về nghiệp vụ này đến các nhà đầu tư, vì đây là nghiệp vụ tương đối mới mẻ đối với cả CTCK và nhà đầu tư. Hình thức giới thiệu dịch vụ mới này nên dùng các tờ rơi để quảng cáo rộng rãi đến các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về nghiệp vụ này. - Chủ động tách bạch giữa bộ phận này với các bộ phận môi giới và tự doanh để có thể dễ dàng mở rộng nguồn nhân lực và chủ động trong việc xây dựng chiến lược phát triển nghiệp vụ; Mặt khác tạo sự tin tưởng hơn cho các nhà ủy thác đầu tư về tính khách quan cũng như tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư. - Aùp dụng một số chính sách ưu đãi cho nghiệp vụ này như : • Miễn hoặc giảm phí giao dịch; • Khách hàng chỉ trả phí quản lý danh mục cho CTCK khi mức sinh lời của danh mục cao hơn lãi suất ngân hàng cùng kỳ hạn tại cùng thời điểm,; • Hạ thấp giá trị tối thiểu của một hợp đồng quản lý danh mục đầu tư để thu hút được nhiều đối tượng nhà đầu tư, đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư tham gia “thử nghiệm” trong giai đoạn đầu. Theo tôi mức giá trị tối thiểu đề nghị là 10 triệu đồng. - Đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách nghiên cứu, phân tích và đầu tư vào các cổ phiếu chưa niêm yết để tạo cơ hội nâng cao lợi nhuận của danh mục. • Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành : - Các CTCK cần có kiến nghị với Nhà nước về hình thức bảo lãnh phát hành, cho phép thêm hình thức bảo lãnh với nổ lực tối đa và hình thức bảo lãnh với hạn Trang 74 mức tối thiểu để các CTCK có thể triển khai nghiệp vụ này mạnh hơn. Bởi vì, trong điều kiện thị trường sơ cấp còn yếu kém như hiện nay, các công ty chứng khoán còn thiếu năng lực về vốn, về trình độ kinh nghiệm, hình thức bảo lãnh với cam kết chắc chắn phần nào càng làm cho các CTCK trở nên thận trọng hơn trong việc triển khai hoạt động này. Điều này vô hình chung lại càng giảm khả năng phát triển của thị trường sơ cấp. - Tăng cường công tác tiếp xúc với các doanh nghiệp cổ phần hóa, các CTCP, các tổ chức phát hành để tư vấn phát hành. Có thể thực hiện tư vấn tài chính cho các CTCP trước, sau đó sẽ tiến tới bảo lãnh phát hành. - Nâng cao tiềm lực tài chính của công ty, khai thác triệt để các thế mạnh của công ty để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị được bảo lãnh. - Tăng cường quan hệ hợp tác giữa các CTCK để đồng bão lãnh phát hành đối với các hợp đồng có giá trị lớn, nâng cao tính chuyên nghiệp các dịch vụ cung cấp. - Kết hợp với các ngân hàng cho vay CB-CNV mua chứng khoán của tổ chức phát hành, nhằm tạo thuận lợi cho đợt phát hành. - Nâng cao trình độ chuyên môn của CNV bộ phận bảo lãnh phát hành nhằm giúp cho đợt bảo lãnh phát hành được thực hiện trôi chảy và thành công tốt đẹp, nhằm tạo được sự tin tưởng cho các CTCP; Sự yếu kém về chuyên môn của bộ phận này có thể gây thiệt hại cho khách hàng, hoặc có thể làm cho cả tổ chức phát hành và nhà đầu tư cảm thấy thủ tục nhiêu khuê và nản chí trong việc đầu tư và huy động vốn qua TTCK. • Nghiệp vụ tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán : - Đối với nghiệp vụ tư vấn tài chính : cần tăng cường công tác tiếp thị, tiếp xúc với các doanh nghiệp để phổ biến kiến thức cơ bản về lợi ích của từng loại hình doanh nghiệp, từng cơ cấu tài chính, các mặt mạnh mặt yếu của các đòn bẩy, ... cho các CB-CNV trong doanh nghiệp, nhất là các cán bộ chủ chốt. Đi sâu, đi sát với tình hình của đơn vị để có những ý kiến tư vấn có giá trị và thiết thực. Trang 75 - Đối với tư vấn niêm yết : Việc làm đầu tiên và hết sức quan trọng là tích cực tuyên truyền về lợi ích của việc niêm yết chứng khoán cho khách hàng : • Thứ nhất, niêm yết giúp cho cổ phiếu của công ty được trao đổi dễ dàng hơn; • Thứ hai, niêm yết góp phần làm giảm chi phí tài chính khi công ty tăng vốn; • Thứ ba, niêm yết giúp cho nhãn hiệu và hình ảnh của công ty được công chúng biết đến nhiều hơn, thuận tiện cho việc huy động thêm vốn sau này của công ty; • Thứ tư, niêm yết giúp các công ty có cơ hội tăng thêm số lượng cổ đông, từ đó góp phần tăng lượng khách hàng của công ty hơn. Từ nhận thức về lợi ích của việc niêm yết để các CTCP quyết định "đánh đổi" việc công khai hóa thông tin để nhận được một nguồn lợi lớn hơn mà việc niêm yết cổ phiếu trên TTCK đem lại. Đồng thời, tư vấn cho các CTNY trong việc công bố thông tin, các báo cáo sau niêm yết, … - Đối với nghiệp vụ tư vấn đầu tư : Nên thực hiện thu phí đối với khách hàng để gắn kết trách nhiệm và sự đầu tư đúng mức của các nhà tư vấn. Mặt khác phải nâng cao hơn nữa chất lượng nghiệp vụ này. Muốn vậy, các CTCK phải xây dựng chương trình và tập trung đẩy mạnh phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của các công ty niêm yết. Trên cơ sở đó có những tham vấn tốt cho nhà đầu tư, tạo sự tin tưởng cho nhà đầu tư. Việc tư vấn tốt của các CTCK đối với nhà đầu tư có tác dụng thu hút các nhà đầu tư mới về giao dịch tại công ty. • Các nghiệp vụ hổ trợ khác : Ngoài việc đẩy mạnh các hoạt động hổ trợ giao dịch chứng khoán niêm yết, các CTCK cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hổ trợ giao dịch chứng khoán chưa niêm yết. Theo thống kê hiện nay có trên 1.700 CTCP, trong đó số CTNY chỉ có 24 công ty. Vì vậy, hổ trợ giao dịch chứng khoán chưa niêm yết là tiềm năng rất lớn và có nhiều cơ hội cho các CTCK tham gia. Các giải pháp gồm : Trang 76 • Đẩy mạnh nghiệp vụ giao dịch chứng khoán kỳ hạn của các chứng khoán chưa niêm yết nhằm tạo tính thanh khoản các chúng, qua đó khuyến khích các nhà đầu tư mua chứng khoán của các công ty chưa niêm yết, giúp cho thị trường giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết sôi động hơn. • Cung cấp dịch vụ làm trung gian chuyển nhượng cho các cổ phiếu chưa niêm yết để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc mua bán cổ phiếu chưa niêm yết. Mặt khác, tạo đầu mối giao dịch cho các chứng khoán chưa niêm yết nhằm giúp các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào chứng khoán chưa niêm yết và giúp thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới tham gia TTCK, từ đó giúp các CTCP dễ dàng hơn trong việc huy động vốn. • Cung cấp dịch vụ quản lý sổ cổ đông cho các công ty chưa niêm yết : Hiện nay, số lượng các chưa niêm yết rất lớn, trong khi đó có rất nhiều công ty chưa quen việc quản lý sổ cổ đông hoặc có nhu cầu chuyển việc quản lý sổ cổ đông cho các CTCK. Vì vậy, thực hiện thêm nghiệp vụ này mở ra tmột thị trường đày tiềm năng cho các CTCK, góp phần cải thiện thu nhập cho các công ty . • Đẩy mạnh hoạt động lưu ký chứng khoán bằng cách hiện đại hóa hệ thống lưu ký và mở rộng mạng lưới lưu ký. Trang 77 PHẦN KẾT LUẬN Việc xây dựng Thị trường chứng khoán ở nước ta là một sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Tuy nhiên đó là chúng ta chỉ mới vượt qua khó khăn bước đầu. Việc phát triển một Thị trường chứng khoán sao cho đó thực sự là một kênh thu hút vốn trung dài hạn đầu tư cho nền kinh tế là điều khó khăn gấp bội. Để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển lớn mạnh và bền vững cần hội đủ ba yếu tố tạo tiền đề, đó là hàng hóa, người đầu tư và các tổ chức trung gian. Hai yếu tố đầu chúng ta đã có. Nền kinh tế có trên 1.500 công ty cổ phần, với giá trị vốn không dưới 10.000 tỷ và đang ngày càng gia tăng do luật doanh nghiệp đang phát huy tác dụng mạnh trong đời sống kinh tế, hoạt động cổ phần hóa đang ngày càng cho kết quả tốt hơn, các CTCP hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Tiền nhàn rỗi trong công chúng đựợc đánh giá là rất lớn và không ngừng mở rộng. Có những ước đoán tích cực đưa ra những con số trong khoảng từ 8 - 10 tỷ USD và họ sẵn sàng đưa vào đầu tư chứng khoán nếu có một thị trường với quy mô hợp lý và hoạt động lành mạnh. Chỉ còn yếu tố thứ ba đó là các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường chứng khoán Việt Nam - mà trong đó Công ty chứng khoán đóng một vai trò hết quan trọng - thì còn yếu và thiếu. Vì vậy, việc phát triển các công ty chứng khoán là hết sức cần thiết. Với những tiền đề hết sức thuận lợi, cùng với sự tăng trưởng ổn định ở mức cao của nền kinh tế Việt nam nói chung và sự lớn mạnh của các công ty chứng khoán, hy vọng rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có những bước phát triển đột phá và thực sự trở thành kênh thu hút vốn hiệu quả cho nền Kinh tế. Trang 78 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA1027.pdf
Tài liệu liên quan