MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. NỘI DUNG 4
Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG 4
1. Khái niệm về Lâm nghiệp 4
1.1. Khái niệm về rừng 4
1.2. Khái niệm về Lâm nghiệp 4
2. Vai trò của ngành Lâm nghiệp 5
2.1. Lâm nghiệp có vai trò cung cấp gỗ và các lâm sản phục vụ cho nhu cầu xã hội 5
2.2. Lâm nghiệp có vai trò phòng hộ bảo vệ sản xuất, cũng như đời sống của nhân dân 7
2.3. Lâm nghiệp có vai trò điều hoà khí hậu đảm bảo môi trường sinh thái 7
2.4. Phát triển Lâm nghiệp có v
63 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp phát triển nghề rừng ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai trò thu hút lao động, góp phần tăng thu nhập cho nhân dân và góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo 8
2.5. Một số vai trò khác 8
3. Đặc điểm của sản xuất Lâm nghiệp 9
3.1. Những đặc điểm chung so với ngành Nông nghiệp 9
3.1.1. Sản xuất Lâm nghiệp có chu kì dài, đối tượng là các loại cây trồng có qui luật sinh trưởng và phát triển riêng 9
3.1.2. Sản xuất Lâm nghiệp mang tính thời vụ cao 10
3.1.3. Sản xuất Lâm nghiệp cũng như Lâm nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên Việt Nam 10
3.14. Lao động chủ yếu chưa qua đào tạo 11
3.2. Những đặc điểm riêng khác mà chỉ có ở ngành Lâm nghiệp 11
3.2.1. Hoạt động sản xuất Lâm nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ giữa khai thác và tái sinh 11
3.2.2. Sản xuất Lâm nghiệp tiến hành trên những điều kiện khó khăn 12
3.2.3. Về mặt cơ chế 12
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nghề rừng 13
4.1. Thời tiết khí hậu 13
4.2. Đất đai 13
4.3. Kết cấu hạ tầng 14
4.4. An ninh lương thực 15
4.5. Các chính sách của nhà nước 16
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG TRONG NHỮNG NĂM QUA Ở HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG 17
I.NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG 17
1. Vị trí điạ lý của huyện Yên Thế 17
2. Thời tiết khí hậu của huyện 18
3. Tình hình đất đai của huyện 18
4.Tình hình dân số, lao động 22
5.Cơ sở hạ tầng 23
5.1. Hệ thống giao thống vận tải 23
5.2. Một số điều kiện khác 24
6. Tình hình phát triển kinh tế của huyện 25
7. Tình hình xã hội 28
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG TRONG NHỮNG NĂM QUA Ở HUYỆN YÊN THẾ 28
1. Qui mô và cơ cấu của rừng huyện 28
2. Thực trạng phát triển giống cây Lâm nghiệp ở huyện 31
3. Thực trạng trồng và chăm sóc rừng 33
3.1. Thực trạng trồng rừng 33
3.2. Thực trạng chăm sóc rừng 36
4. Quản lý và bảo vệ rừng 36
5. Hiện trạng khai thác rừng 39
6. Giá trị sản xuất Lâm nghiệp trên đ ịa bàn huyện 40
7. Đánh giá chung 42
Chương 3 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG Ở HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG TRONG NHỮNG NĂM TỚI 45
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG NĂM TỚI 45
1. Phương hướng chung 45
2. Nhiệm vụ cụ thể trong năm 2007 46
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG HUYỆN YÊN THẾ TRONG NHỮNG NĂM TỚI 47
1. Phân vùng quy hoạch rừng 47
2. Nâng cao trình độ thâm canh 50
3.Tăng cường công tác quản lý đối với công tác trồng và bảo về rừng 51
4. Phát triển trồng rừng đảm bảo tác dụng nhiều mặt của rừng 53
5. Có chính sách huy động vốn cho sản xuất lâm nghiệp 53
6. Xây dựng các cơ sở chế biến lâm sản, tạo ra nhiều lâm sản hàng hoá 54
7. Tăng cường công tác quản lý của nhà nước 55
8. Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường 57
C. KẾT LUẬN 58
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Rừng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt đối với dân tộc ta từ ngày lập nước và trong quá trình kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nhờ sự che trở của rừng đã bảo vệ và nuôi sống quân, dân ta, giúp chúng ta thực hiện thành công các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày nay rừng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cũng như bảo vệ sự an toàn của nhân dân. Trong kinh tế rừng có vai trò cung cấp gỗ và các lâm sản từ rừng phục vụ cho các ngành kinh tế phát triển như : Công nghiệp sản xuất giấy, các ngành thủ công mỹ nghệ, cung cấp thuốc, dược liệu chữa bệnh. Bên cạnh đó Ngành Lâm nghiệp phát triển sẽ thu hút một lượng lớn lao động góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp của đất nước, đảm bảo môi trường sinh thái cho nhân loại …Nói rừng tạo ra sự an toàn cho cuộc sống của nhân dân đó là nhờ chức năng phòng hộ nhiều mặt của rừng. Rừng có thể chắn gió, chắn cát, chắn sóng … bảo vệ mùa màng giúp cho quá trình sản xuất của nhân dân tiến hành thuận lợi, cuộc sống của nhân dân được đảm bảo. Nhờ rừng mà mỗi khi mùa mưa về làm giảm tương đối tình trạng lũ lụt, giảm được các hiện tượng nở đất nhờ đó bảo vệ an toàn cho nhân dân.
Tuy nhiên trong xu thế phát triển chung của nhân loại tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. Ở Việt Nam nếu trước đây tỷ lệ rừng chiếm diện tích tự nhiên thì đến năm 2005 tỷ lệ này chỉ còn khoảng . Như vậy diện tích rừng đã giảm nhanh chóng, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của con người ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới..
Không có rừng chúng ta mất đi nguồn nước ngầm, diện tích rừng giảm gián tiếp làm cho tầng Ozon của chúng ta đã bị thủng nhiệt độ của trái đất tăng, lũ lụt thường xuyên xảy ra, làm cho môi trường bị ô nhiễm, các loài động vật mất nơi cư chú và bị tuyệt chủng … Đây chỉ là một số tác động mà con người đã nhận thức được. Tuy nhiên vì mục đích của sản xuất, vì cái lợi trước mắt người ta đã tàn phá các cánh rừng một cách không thương tiếc làm cho nguồn tài nguyên rừng bị cạn kiệt. Bên cạnh đó người ta cũng chứng minh được nếu biết bảo vệ và khai thác hợp lý thì không những đem lại thu nhập cho người trồng rừng mà cuộc sống của chúng ta cũng được đảm bảo về mặt môi trường, đây là điều kiện để phát triền bền vững nền kinh tế.
Vấn đề bảo vệ rừng không còn là vấn đề của một địa phương, một quốc gia, một khu vực hay châu lục mà ngày nay bảo vệ và phát triển rừng đã trở thành vấn đề chung của toàn nhân loại. Vấn đề trồng rừng, bảo vệ rừng ngày nay đã trở thành vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại. Mỗi cá nhân hãy tự ý thức về việc trồng và bảo vệ rừng vì cuộc sống của thế hệ chúng ta và vì tương lai con em chúng ta.
Ở huyện Yên Thế hiện nay có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển Lâm nghiệp với diện tích tự nhiên là 30125,2 ha ( thống kê năm 2005 ) địa hình chủ yếu là đồi núi phù hợp với ngành Lâm nghiệp, trong 23952,4 ha đất Nông nghiệp thì đất Lâm nghiệp là 14623,6 ha chiếm 61,05% so với đất Nông nghiệp và chiếm 48,54% so với diện tích tự nhiên toàn huyện. Hiện nay ngành Lâm nghiệp ở huyện Yên Thế đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Đây là cơ sở tốt cho việc phát triển của ngành Lâm nghiệp trong những năm tiếp theo.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ những vấn đề nêu trên qua quá trình thực tập ở huyện em đã lựa trọn đề tài : “ Một số giải pháp phát triển nghề rừng ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang ”. làm chuyên đề tốt nghiệp.
Qua việc nghiên cứu đề tài này thì em có thể tìm hiểu rõ một số vấn đề cụ thể sau :
- Tìm hiểu được hệ thống những vấn đề lý luận về phát triển rừng.
- Đánh giá đúng thực trạng phát triển rừng ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp để phát triển nghề rừng ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp để tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về quá trình phát triển cũng như sử dụng để tổng hợp trong nghiên cứu. Sau đây là một số phương pháp nghiên cức đựơc sử dụng trong đề tài này:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
…
4. Nội dung và kết cấu của đề tài
Dựa trên việc nghiên cứu và tìm hiểu thực tế để tài này sẽ chỉ ra thực trạng ngành Lâm nghiệp ở huyện Yên Thế trong những năm đă qua. Qua đó em đưa ra một số giải pháp để tiếp tục đưa ngành Lâm nghiệp của huyện phát triển mạnh hơn nữa.
Nội dung của đề tài này được chia làm 3 chương :
Chương 1 : Một số vấn đề lí luận phát triển nghề rừng
Chương 2 : Thực trạng phát triển nghề rừng trong những năm qua ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang
Chương 3 : Phương hướng và một số giải pháp phát triển nghề rừng ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang trong những năm tới
Trong quá trình làm đề tài em đã có rất nhiều cố gắng song do phương pháp tiếp cận, do hạn chế về thời gian cũng như các nhân tố chủ quan và khách quan khác. Nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy !
B. NỘI DUNG
Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG
1. Khái niệm về Lâm nghiệp
Nói đến Lâm nghiệp người ta thường nghĩ ngay tới rừng, rừng là đặc trưng của ngành Lâm nghiệp, mọi hoạt động của ngành Lâm nghiệp chủ yếu là thông qua rừng. Do vậy để hiểu được khái niệm về ngành Lâm nghiệp thì trước tiên ta cần hiểu khái niệm về rừng và xuất phát từ khái niệm về rừng chúng ta có thể hiểu được khái niệm về ngành Lâm nghiệp
1.1. Khái niệm về rừng
Theo giáo trình Kinh Tế Lâm Nghiệp : “ Rừng là một quần thể sinh vật bao gồm có : thực vật, động vật, vi sinh vật và các yếu tố của môi trường sinh thái như đất, nước, thời tiết, khí hậu … Trong đó, thực vật rừng đóng vai trò chủ đạo và mang tính đặc trưng so với các thực vật khác. Đây là nhân tố cơ bản tạo nên những đặc điểm của Lâm nghiệp so với những ngành khác kể cả nông nghiệp ”.
1.2. Khái niệm về Lâm nghiệp
Cũng theo giáo trình : “ Kinh Tế Lâm Nghiệp ” thì hiện nay ở trên thế giới và ở Việt Nam vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về Lâm nghiệp, sau đây là một số quan điểm chủ yếu :
Quan điểm thứ nhất quan niệm rằng, Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân, có nhiệm vụ trồng cây, gây rừng, chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng rừng nhằm cung cấp lâm sản, phòng hộ và bảo vệ môi trường sống.
Quan điểm thứ hai cho rằng, Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất độc lập của nền Kinh tế quốc dân có nhiệm vụ trồng cây gây rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng, khai thác vận chuyển lâm sản từ rừng.
Xuất phát từ hai quan điểm trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về Lâm nghiệp như sau : “ Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế có nhiệm vụ trồng cây, gây rừng, chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ rừng; Khai thác vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng đồng thời duy trì tác dụng phòng hộ nhiều mặt của rừng ”.
Theo em định nghĩa về Lâm nghiệp có thể hiểu như sau : ngành Lâm nghiệp đó là một ngành sản xuất độc lập trong nền kinh tế nó có phương pháp sản xuất cụ thể, có đối tượng và những đặc trưng riêng. Trong đó nổi bật nên là vai trò của rừng trong ngành, mọi hoạt động của ngành Lâm Nghiệp chủ yếu thông qua rừng. Các hoạt động của ngành lâm Nghiệp hầu như đều gắn chặt với rừng . Đó là các hoạt động trồng, chăm sóc và bảo về rừng, và bên cạnh đó là hoạt động khai thác rừng và Lâm sản cũng như việc vận chuyển khi khai thác. Việc phát triển ngành Lâm nghiệp không chỉ là việc khai thác các nguồn lợi từ ngành Lâm nghiệp mà chúng ta còn phải chú ý đến công tác bảo vệ rừng đảm bảo cho tác dụng phòng hộ nhiều mặt của rừng. Đây là một vai trò rất to lớn mà chỉ có riêng ngành Lâm nghiệp mới có.
Ngành Lâm nghiệp có vai trò quan trọng trong ngành Nông nghiệp cũng như nền kinh tế nói chung. Hàng năm ngành Lâm nghiệp đem lại lượng ngoại tệ lớn thông qua xuất khẩu gỗ hoặc các vật dụng chế biến từ sản phẩm của ngành lâm nghiệp, từ các động thực vật quý hiếm được khai thác từ rừng. Ngành lâm nghiệp cũng thu hút được một khối lượng lớn lao động … Điều này càng nói lên vị trí quan trọng của ngành Lâm nghiệp đối với nền kinh tế.
2. Vai trò của ngành Lâm nghiệp
2.1. Lâm nghiệp có vai trò cung cấp gỗ và các lâm sản phục vụ cho nhu cầu xã hội
Lâm nghiệp là ngành kinh tế độc lập nhưng lại gắn chặt với rừng. Do vậy mà vai trò nổi bật của ngành Lâm nghiệp đó là vai trò cung cấp gỗ, cũng như các lâm sản khác phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống cũng như nhu cầu của các ngành thủ công Trạm khắc gỗ, và ngành công nghiệp chế biến gỗ :
- Sở dĩ gỗ được chuộng dùng trong đời sống như vậy là do vai trò to lớn của gỗ đối với cuộc sống : Từ xa xưa thì gỗ đã được sử con người sử dụng làm vật liệu để dựng nhà, hiện nay ở nước ta tại một số tỉnh phía bắc thì gỗ vẫn được sử dụng rộng rãi trong việc làm nhà. Bên cạnh đó thì gỗ còn là nguyên liệu của các ngành Trạm khắc cổ truyền, qua bàn tay của các nghệ nhân điêu khắc thì những khối gỗ trở thành những hình ảnh nhân văn như các pho tượng trong các chùa triền, hay là hình ảnh của những vị tướng sĩ anh hùng dân tộc …Không những vậy ngày nay gỗ còn được sử dụng phổ biến để làm sàn nhà, bàn ghế, giường tủ …; đây là những vật dụng quan trọng trong ngôi nhà và nó có giá trị kinh tế rất cao (đặc biệt những vật dụng này được làm từ những loại gỗ quí như : Lim, Sến, Táu , Lát Hương …), tuy nhiên cũng có một số vật dụng rất nhỏ cũng được làm từ gỗ như : tăm, đũa … Đây là những vậy dụng thiết yếu cho cuộc sống không thể thiếu trong đời sống của nhân dân Việt Nam. Như vậy ta có thấy được vai trò to lớn của gỗ nhờ tính năng đa dạng thích ứng rộng của gỗ. Mà nguồn cung cấp gỗ thì chỉ có ở rừng – Ngành Lâm nghiệp không một ngành nào trong nền kinh tế có thể cung cấp được loại nguyên liệu này.
- Bên cạnh vai trò chính là cung cấp gỗ thì rừng còn có một số vai trò cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cung cấp các thực phẩm mang tính đặc sản cho các nhà hàng …
- Rừng là nguồn gốc cung cấp dược phẩm được sử dụng làm thuốc Nam, đây là các phương thuốc bí truyền được các đồng bào dân tộc ít người sử dụng. Các phương thuốc này có tác dụng to lớn trong việc chữa trị, đảm bảo sức khoẻ cho người dân.
Không những vậy rừng còn là nơi cung cấp các sản phẩm làm thảo mãn các thú vui của con người như các sinh vật cảnh và ngày nay các thú vui này đang trở thành một nét văn hoá trong đời sống của con người. Đời sống ngày càng phát triển thì các nhu cầu về cây cảnh cũng như cũng như các động vật đặc biệt là chim cảnh.
Chính vì vai trò tác dụng kinh tế to lớn của các sản phẩm Lâm nghiệp mà con người đã tàn phá một cách không thương tiếc đối với rừng, làm cho tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. Do vậy cần có những giải pháp thích hợp để đưa ngành Lâm nghiệp phát triển tương xứng với vai trò của nó.
2.2. Lâm nghiệp có vai trò phòng hộ bảo vệ sản xuất, cũng như đời sống của nhân dân
Rừng không chỉ có tác dụng là cung cấp gỗ và các lâm sản từ rừng, mà rừng còn có tác dụng quan trọng trong việc phòng hộ bảo vệ sản xuất, mùa màng. Tác dụng phòng hộ của rừng thể hiện ở nhiều mặt :
- Thứ nhất, rừng có tác dụng chống xói mòn, sụt nở đất: nhờ tán cây khi mưa xuống nước được chuyển dần từ tán lá qua thân cây và ngấm dần vào đất
( tạo thành nguồn nước ngầm phong phú ) từ đó làm giảm cường độ dòng chảy, giảm thiểu được tình trạng lũ lụt, xói mòn và sụt nở đất. Từ đó bảo vệ được độ phì nhiêu cho đất và bảo vệ được quá trình sản xuất.
- Thứ hai, thông qua hệ thống rừng phòng hộ làm giảm đáng kể lượng muối, cát … xâm nhập vào ruộng đồng. Như vậy mà rừng có tác dụng trong việc bảo vệ mùa màng, đảm bảo cho việc sản xuất được tiến hành thuận lợi.
2.3. Lâm nghiệp có vai trò điều hoà khí hậu đảm bảo môi trường sinh thái
Thông qua quá trình hô hấp của cây xanh, chúng hút CO2 từ môi trường và thải ra O2 . Chính nhờ quá trình hô hấp này mà một lượng lớn CO2 của không khí do sinh hoạt của con người tạo ra (đặc biệt là các ngành Công nghiệp của xã hội ) được cây xanh hút và tạo ra O2. Nếu không có lượng O2 thì không biết con người sẽ lấy O2 ở đâu để thực hiện quá trình hô hấp, và như vậy thì cuộc sống của con người sẽ bị đe doạ.
Tuy nhiên ngày chúng ta vẫn sử dụng một lượng O2 khổng lồ mà không phải trả bất cứ một chi phí nào cho ngành Lâm nghiệp. Đây là một vấn đề gây nhiều tranh cãi, trong những năm tới vấn đề phải trả chi phí cho ngành Lâm nghiệp khi sử dụng O2 đã được tính đến, việc này là rất cần thiết để đảm bảo sự công bằng cho các ngành. Tuy nhiên việc chi trả như thế nào và bao nhiêu là điều cần được tính toán kỹ lưỡng.
2.4. Phát triển Lâm nghiệp có vai trò thu hút lao động, góp phần tăng thu nhập cho nhân dân và góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo
Cũng như bất kể một ngành sản xuất trong nền kinh tế ngành Lâm nghiệp cần một khối lượng lớn lao động. Lao động trong ngành Lâm nghiệp có những đặc thù riêng. Lao động trong ngành Lâm nghiệp rất đa dạng đủ mọi lứa tuổi, và có trình độ khác nhau. Lao động có trình độ cao đã qua đào tạo ( các chuyên gia, các kỹ sư đã tốt nghiệp Đại học – Cao đẳng ) cũng rất nhiều, bên cạnh đó thì lao động thủ công hầu hết là chưa qua đào tạo cũng có. Lao động trong ngành Lâm nghiệp chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, kiến thức về ngành Lâm nghiệp của đội ngũ lao động này chủ yếu là thông qua việc truyền thụ kinh nghiệm. Trong những năm trở lại đây thì việc tập huấn, triển khai khoa học kỹ thuật cho ngành lao động ngành Lâm nghiệp đã được chú trọng và trình độ của người lao động đã được nâng cao đáng kể.
Nhìn một cách tổng thể thì lao động trong ngành Lâm nghiệp cần một lượng lớn cả những lao động trình độ cao và những lao động tay chân. Nhưng nhìn chung ở Việt Nam hiện nay thì lao động trong ngành Lâm nghiệp thì lao động thủ công chiếm phần lớn. Mà những lao động này chủ yếu có cuộc sống rất khó khăn do vậy trong thời gian tới cần có nhiều chính sách hỗ trợ lao động trong ngành Lâm nghiệp.
Do vậy nếu ngành Lâm nghiệp phát triển mạnh sẽ thu hút một lượng lớn lao động trong xã hội. Có thể giảm bớt được tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, khi người lao động có việc làm thì họ cũng có thu nhập và như vậy thì cuộc sống của họ cũng được đảm bảo hơn. Đây cũng là một giải pháp làm giảm tỉ lệ đói nghèo trong nông thôn.
2.5. Một số vai trò khác
Ngoài những vai trò trên thì ngành Lâm nghiệp còn có một số vai trò khác như: phục vụ nghiên cứu khoa học, là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật … Sở dĩ ngành Lâm nghiệp có vai trò nghiên cứu khoa học là do ngành Lâm nghiệp là ngành sản xuất độc lập và có giá trị kinh tế cao, do vậy để phát triển ngành Lâm nghiệp có hiệu quả thì cần phải nghiên cứu tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của đất rừng từ đó tìm ra các loại cây trồng phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao.
3. Đặc điểm của sản xuất Lâm nghiệp
Giữa ngành Lâm nghiệp và Nông nghiệp có rất nhiều điểm chung. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì ngành Lâm nghiệp là một ngành nhỏ của ngành Nông nghiệp ( Ngành Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm có: Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản ).Sự phân chia giữa ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp chỉ là tương đối. Do vậy ngành Lâm nghiệp cũng mang đẩy đủ những đặc điểm của ngành Nông nghiệp tuy nhiên sự biểu hiện các đặc điểm đó ở hai ngành vẫn có những đặc điểm riêng. Ở một đặc điểm thì ngành Nông nghiệp biểu hiệu đậm nét hơn, nhưng ở đặc điểm khác thì ngành Lâm nghiệp lại biểu hiện đậm nét hơn.
3.1. Những đặc điểm chung so với ngành Nông nghiệp
3.1.1. Sản xuất Lâm nghiệp có chu kì dài, đối tượng là các loại cây trồng có qui luật sinh trưởng và phát triển riêng
Đây là đặc điểm chung của ngành Nông nghiệp và cũng là đặc điểm của ngành Lâm nghiệp. Ngành Lâm nghiệp với đối tượng là các cơ thể sống đó là cây trồng và vật nuôi ( chủ yếu là cây trồng ). Mà mỗi loại cây trồng vật nuôi lại có chu kì sinh trưởng và phát triển riêng, ứng với mỗi một điều kiện tự nhiên của mỗi vùng thì những đặc điểm này lại biểu hiệu khác nhau. Do vậy ở mỗi vùng thì có một số cây trồng có thể phát triển thuận lợi, và một số loại thì không thể phát triển được, ví dụ như ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long thì chỉ có cây Chàm mới có thể phát triển được , chúng ta không thể đem cây Bạch Đàn trồng ở vùng đó được.
Chính vì đặc điểm này mà chúng ta cần tìm hiểu và nắm vững các quy luật sinh trưởng của các loại cây trồng, cũng như tính thích ứng của mỗi loại cây trồng để có thể lựa chọn được những loại cây trồng phù hợp với từng loại điều kiện. Cũng như vậy cần tìm hiểu rõ các qui luật phát triển để có thể tác động vào đúng thời kỳ đúng giai đoạn để đạt được kết quả cao nhất.
Trong ngành Lâm nghiệp thì một chu kỳ sản xuất của cây trồng thường là rất dài. Trung bình một chu kỳ sản xuất thường kéo dài ít nhất là 5 năm. Tuy nhiên với việc khoa học ngày càng phát triển thì có một số loại giống Bạch Đàn được sản xuất bằng phương pháp dâm hom, cấy mô thì đã rút ngắn được thời gian của một chu kỳ sản xuất xuống còn 3 năm.
Chính đặc điểm này của ngành Lâm nghiệp đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất Lâm nghiệp phát triển. Vì muốn phát triển thì yêu cầu phải đầu tư một lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, do đó khă năng thu hút vốn đầu tư để phát triển Lâm nghiệp là kém hơn so với các ngành khác ( ngay cả với Nông nghiệp ).
3.1.2. Sản xuất Lâm nghiệp mang tính thời vụ cao
Cũng như ngành Nông nghiệp trong sản xuất Lâm nghiệp thì tính thời vụ là rất cao. Tính thời vụ của sản xuất Lâm nghiệp là do hai lý do chính đó là : do quy luật sinh trưởng phát triển của mỗi loại cây mang lại, hay nói cách khác đó là do tính sinh học qui định, và do điều kiện tự nhiên qui định.
Tính thời vụ do đặc điểm sinh học của từng loại cây được biểu hiện trong một chu kì sống của cây thì tuỳ vào từng thời điểm cây trồng có khả năng sinh trưởng mạnh (đối với cây Lâm nghiệp thì thời gian cây sinh trưởng mạnh nhất kéo dài từ năm thứ 2 đến hết năm thứ 4 ) và ứng với mỗi giai đoạn phát triển của cây thì cần lượng phân bón, chất dinh dưỡng khác nhau. Do vậy nếu nắm rõ được thời gian sinh trưởng thì chúng ta có thể tác động vào cây trồng vào những giai đoạn thích hợp nhất, từ đó thu được hiệu quả cao nhất.
Tính thời vụ do điều kiện tự nhiên qui định đó là điều kiện của từng vùng và ở nước ta thì điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến thời vụ trồng cây. Thời vụ tốt nhất là những tháng có mưa đó là thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm.
Tính thời vụ trong Nông nghiệp cũng như trong Lâm nghiệp đều ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất, do vậy trong quá trình phát triển cần tìm ra những biện pháp để giảm thời vụ sản xuất.
3.1.3. Sản xuất Lâm nghiệp cũng như Lâm nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa do vậy nó có rất nhiều những ảnh hưởng đến nền Nông – Lâm nghiệp nước ta. Điều kiện tự nhiên của nước ta ảnh hưởng tới số lượng loại cây trồng, cũng như sự phát triển của mỗi loại cây, sự ảnh hưởng này mang tính chất hai mặt rõ rệt :
- Về thuận lợi: chính nhờ vị trí của Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt gió mùa quanh năm nóng ẩm, mưa nhiều điều này tạo ra nguồn giống cây rất phong phú. Ở mỗi miền có một số loại cây đặc trưng riêng. Nhìn chung sự phát triển của cây trồng ở Việt Nam là rất thuận lợi.
- Về khó khăn : Cùng với quần thể sinh vật phong phú thì thời tiết khí hậu ở Việt Nam cũng tạo ra rất nhiều loại sâu bệnh có hại. Về mùa mưa thường có lũ ảnh hưởng tới việc vận chuyển và khai thác Lâm nghiệp, mùa khô thiếu nước cây trồng khó phát triển được.
3.14. Lao động chủ yếu chưa qua đào tạo
Lao động trong ngành Lâm nghiệp rất đa dạng, tuy nhiên lao động chủ yếu chiếm phần lớn là lao động gia đình chưa qua đào tạo trường lớp. Lao động bao gồm lao động trong và ngoài độ tuổi lao động. Tuy nhiên do đặc điểm của sản xuất Lâm nghiệp tiến hành trên địa bàn rộng lớn, chủ yếu là vùng dân tộc ít người sinh sống. Do vậy trong ngành Lâm nghiệp lao động thường phân bố thưa, nguồn lao động rải rác, không đều nhau giữa các vùng.
3.2. Những đặc điểm riêng khác mà chỉ có ở ngành Lâm nghiệp
3.2.1. Hoạt động sản xuất Lâm nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ giữa khai thác và tái sinh
Tái sinh rừng đó là khả năng phát triển lại của cây rừng sau khi đã khai thác. Sau khi khai thác những gốc cây có thể tự nẩy trồi và nếu được chăm sóc tốt thì những mầm cây này có thể phát triển mạnh mẽ và trở thành những cánh rừng mới mà không phải trồng lại. Tuy nhiên khả năng tái sinh tuỳ thuộc vào từng loại cây và thường thì rừng chỉ tái sinh và phát triển tốt khi rừng đó khai thác năm đầu tiên, còn khi khái thác năm thứ 2 trở đi thì khả năng tái sinh giảm rất nhiều.
Trong sản xuất Lâm nghiệp hoạt động khai thác rừng và tái sinh rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trồng và tái sinh rừng tạo ra những cánh rừng và có những cánh rừng thì việc khai thác mới được thực hiện. Khai thác rừng là điều kiện để thực hiện tái sinh rừng. Khi khai thác cần tiến hành khai thác đúng kỹ thuật để đảm bảo tỷ lệ tái sinh tốt.
Đây là đặc điểm riêng có của Lâm nghiệp bởi vì trong sản xuất Nông nghiệp sau khi thu hoạch khả năng tái sinh của các cây trồng Nông nghiệp là rất kém, nếu để tái sinh thì hiệu quả kinh tế là rất thấp. Do vậy có thể coi đây là đặc điểm riêng có trong ngành sản xuất Lâm nghiệp.
3.2.2. Sản xuất Lâm nghiệp tiến hành trên những điều kiện khó khăn
Hoạt động của ngành Lâm nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăn về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Về điều kiện tự nhiên như chúng ta đã biết sản xuất Lâm nghiệp tiến hành trên địa hình là các đồi núi dốc, hiểm trở. Với điều kiện này thì cơ sở hạ tầng rất thấp kém, giao thông không thể phát triển việc vận chuyển là giống, phân bón … là rất khó khăn. Về mặt kinh tế xã hội cũng rất khó khăn phần lớn dân cư ở đây là đồng bào dân tộc ít người, trình độ học vấn kém. Cuộc sống còn nhiều khó khăn, tình trạng sống du canh du cư còn phổ biến ở nhiều nơi do vậy ảnh hưởng xấu tới việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
3.2.3. Về mặt cơ chế
Hiện nay chúng ta đang thực hiện quá trình mở cửa nền kinh tế và chuyển dần từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Đây là bước đi đúng theo qui luật phát triển của thế giới. Tuy nhiên đối với ngành Lâm nghiệp một ngành cần nhiều sự hỗ trợ của nhà nước thì trong khi đổi mới nhà nước cần phải chú trọng để đảm bảo tỷ lệ hỗ trợ cho ngành Lâm nghiệp hợp lý. Khi tiến hành đổi mới cơ chế nền kinh tế thì sẽ có nhiều điều kiện để tiếp thu khoa học công nghệ và các nguồn vốn hỗ trợ từ nhà nước để phát triển ngành Lâm nghiệp.
Cùng với xu hướng chung đó thì ngành Lâm nghiệp cần phải chủ động thích ứng, đi lên và phát triển mạnh mẽ, để tương xứng với vai trò và tiềm năng của ngành Lâm nghiệp.
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nghề rừng
4.1. Thời tiết khí hậu
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của nghề rừng. Thời tiết, khí hậu trước tiên ảnh hưởng trực tiếp tới sự phong phú của quần thể sinh vật.Thời tiết khí hậu ảnh hưởng quyết định tới sự đa dạng của số lượng, chủng loại cây trồng của ngành Lâm nghiệp.
Thời tiết khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh trưởng, phát triển của các loại cây Lâm nghiệp. Ứng với mỗi một điều kiện thời tiết, khí hậu khác nhau thì có một hoặc một số loại cây trồng phù hợp với điều kiện đó. Do đó trên thế giới mới có nhiều loại rừng khác tùy theo từng khu vực địa lý ( chúng ta có các loại rừng : Rùng ôn đới, rừng nhiệt đới, Rừng lá Kim …) . Thời tiết, khí hậu là một trong những nhân tố tạo nên tính thời vụ cho sản xuất Lâm nghiệp.
Bên cạnh đó thời tiết, khí hậu cũng tạo ra những sinh vật và côn trùng đặc trưng, mỗi loại sinh vật và côn trùng này có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới sự phát triển của cây rừng.
Chính nhờ sự ảnh hưởng này đã đem lại những điều kiện thuận lợi khó khăn riêng để phát triển nghề rừng. Về mặt thuận lợi thời tiết, khí hậu có thể tạo ra năng suất sinh khối cho mỗi loại cây, tạo ra sự phong phú về chủng loại các loại giống cây Lâm nghiệp. Bên cạnh đó nó cũng đem lại những ảnh hưởng khó khăn tới sự phát triển của Lâm nghiệp đó là tạo ra nhiều loài sâu hại khác nhau, sự ảnh hưởng của thời tiết như hiện tượng lũ lụt, hạn hán …
4.2. Đất đai
Cũng như trong Nông nghiệp, đất đai trong Lâm nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Nếu không có đất thì không có rừng, không có đất thì không thể tiến hành sản xuất Lâm nghiệp được.
Đất đai trong Lâm nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành các loại rừng, bởi vì ứng với mỗi loại đất thì có một hoặc một số cây trồng phù hợp phát triển trên đất đó. Điều này là do thành phần cơ giới của đất qui định, ví dụ như đất ngập nước ở Đồng bằng Sông Cửu Long thì chỉ có cây Chàm mới phù hợp, đất đồi núi thì đa dạng hơn : Bạch đàn, Keo …
Không chỉ có thành phần cơ giới của đất mới ảnh hưởng tới rừng, mà ngay cả vị trí của đất cũng ảnh hướng tới tính chất, đặc điểm của mỗi loại rừng. Nhờ vậy chúng ta có thể phân biệt một cách rõ ràng các loại rừng và từ đó có chính sách phù hợp với từng loại rừng. Vị trí của đất hình thành nên các loại rừng : Rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh tế …
Đất đai đã đem lại nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Lâm nghiệp. Ở Việt Nam do sự phong phú về các loại đất mà có rất nhiều loại cây trồng thích hợp như: Keo, Bạch Đàn, Trám, Lim, Sến …Việc hiểu rõ cơ cấu thành phần đất và vị trí của nó sẽ đem lại nhiều thuận lợi trong việc lực chọn cây trồng hợp lý, tuỳ thuộc vào chức năng phòng hộ, hay là rừng kinh tế. Trong các loại rừng kinh tế chúng ta cũng có thể tiến hành lựa chọn các loại cây phù hợp với từng loại đất để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh đó thì đất để trồng rừng chủ yếu trên các đồi núi có địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, việc vận chuyển cây giống cũng như khi khai thác khó khăn. Đây là những ảnh hưởng hạn chế sự phát triển của ngành Lâm nghiệp.
4.3. Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng là tổng thể các điều kiện tác động tới toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành Lâm nghiệp nói riêng. Kết cấu hạ tầng ở đây có thể kể đến : Đường giao thông, Bưu điện, Mạng điện quốc gia, Thuỷ lợi …
Kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển của ngành Lâm nghiệp. Trước tiên đường giao thông ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển giống cây, phân bón, khi khai thác thì ảnh hưởng tới việc vận chuyển gỗ. Ngoài ra đường giao thông còn ảnh hưởng tới khả năng giao lưu giữa các vùng. Nếu có mạng lưới đường giao thông tốt thì đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề rừng, và ngược lại giao thông đi lại khó khăn sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nghề rừng.
Các điều kiện khác như là : Mạng lưới điện quốc gia, Bưu điện … cho phép chúng ta tiếp cận được các chủ trương chính sách của nhà nước một cách kịp thời và đầy đủ. Một vấn đề nảy sinh đó là kết cấu hạ tầng phải đồng bộ, nếu làm được điều này thì hiệu quả kinh tế đem lại là rất lớn.
Như vậy có thể kết luận rằng kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển của ngành Lâm nghiệp, sự ảnh hưởng này là rất quan trọng. Nếu chúng ta có một kết cấu hạ tầng đồng bộ và đầy đủ thì việc trồng rừng sẽ rất thuận lợi. Nếu kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ thì việc trồng rừng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ở Việt Nam hiện nay kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuât Lâm nghiệp là rất yếu và thiếu điều này gây nhiều trở ngại cho việc phát triển của nghề rừng. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng là rất tốn kém do vây phải khắc phục dần dần, không thể một sớm một chiều có thể khắc phục được ngay.
4.4. An ninh lương thực
Ông cha ta đã có câu : “ Có thực mới vực được đạo ”, ý nói muốn làm b._.ất cứ việc gì trước tiên phải lo cái bụng. Cũng như vậy muốn đẩy mạnh được phong trào trồng rừng thì trước tiên cần phải đảm bảo được bữa ăn hàng ngày cho người trồng rừng. Có như vậy người ta mới yên tâm làm ăn, nếu không có ăn thì người trồng rừng sẽ trở thành người phá rừng.
An ninh lương thực đây là vấn đề cót lõi để có thể phát triển kinh tế. Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm tới vấn đề này. Đây không chỉ là vấn đề của ngành Lâm nghiệp mà đây là vấn đề mang tính chất chiến lược của mỗi quốc gia. An ninh lương thực có đảm bảo thì chính trị mới ổn định, dân mới tin vào đảng và nhà nước.
Trong Lâm nghiệp an ninh lương thực rất quan trọng, phần lớn dân cư hoạt động trong ngành Lâm nghiệp chủ yếu là dân nghèo, thiếu ăn. Do vậy nếu đảm bảo được lương thực cho họ thì việc phát triển rừng sẽ tiến hành rất thuận lợi. Thiếu lương thực sẽ sinh ra nhiều thứ bệnh, trước tiên thiếu lương thực thì sức khoẻ của con người không được đảm bảo do vậy khả năng lao động kém, thiếu lương thực có thể người trồng rừng sẽ trở thành người phá rừng vì bữa cơm hàng ngày …
Như vậy an ninh lương thực góp vai trò rất quan trọng để có thể phát triển nghề rừng. Chính vì vậy đảng và nhà nước khi tiến hành thực thi các chính sách về phát triển rừng cần chú ý tới chính sách : “ An ninh lương thực ” . Trong những năm qua chúng ta thực hiện rất tốt chương trình này thong qua các chương trình hỗ trợ cho người trồng rừng.
4.5. Các chính sách của nhà nước
Các chính sách nhà nước đây là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện quản lý, hướng dẫn trong ngành Lâm nghiệp nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung. Thông qua các chính sách nhà nước về Lâm nghiệp nhà nước đề ra chiến lược phát triển cho ngành Lâm nghiệp, từ đó có chủ trương biện pháp cụ thể để thực hiện cho từng giai đoạn. Các chính sách Lâm nghiệp cần đảm bảo những nguyên tắc chung và một số nguyên tắc riêng như : Đảm bảo sự gắn bó chặt chẽ giữa tính kinh tế và xã hội, Phải đảm bảo tính hỗ trợ.
Ngoài ra trong từng điều kiện cụ thể của mỗi giai đoạn, mỗi năm các chính sách nhà nước góp phần giải quyết các vấn đề bất cập của ngành Lâm nghiệp. Các chính sách là các văn bản hướng dẫn cho các địa phương thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đây là cơ sở, là hành lang pháp lý để các tác nhân sản xuất yên tâm thực hiện.
Một hệ thống chính sách hoàn thiện và đồng bộ sẽ giúp cho ngành Lâm nghiệp hoạt động dễ ràng và thông suốt. Ở Việt Nam chúng ta đã ban hành một số chính sách cơ bản về Lâm nghiệp như:
- Chính sách giao đất, giao rừng
- Chính sách đầu tư
- Chính sách thuế sử dụng đất nông, lâm nghiệp
- Chính sách hỗ trợ lâm nghiệp
- Chính sách khuyến nông, khuyến lâm
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG TRONG
NHỮNG NĂM QUA Ở HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG
I.NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG
1. Vị trí điạ lý của huyện Yên Thế
Yên Thế là một huyện miền núi nằm ở phía Tây - Bắc tỉnh Bắc Giang, diện tích tự nhiên của huyện Yên Thế là 30125,2 ha bằng 7,88% so với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Giang. Huyện Yên Thế là huyện có diện tích lớn thứ tư của tỉnh, huyện cách trung tâm Thành phố Bắc Giang 27 Km.
Vị trí địa lý : Phía Bắc huyện giáp với huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. Phía Đông giáp với huyện Lạng Giang - Bắc Giang. Phía Tây giáp với huyện Phú Bình – Thái Nguyên. Nam giáp với huyện Tân Yên.
Ta nhận thấy Yên Thế là huyện miền núi nhưng có vị trí tương đối thuận lợi cho việc phát triển thương mại, giao lưu hàng hoá. Huyện có hệ thống đường giao thông tương đối thuận lợi ( đã được trải nhựa ). Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống đường sắt nối liền Hà Nội và Lạng Sơn, và tuyến đường sắt thông với Thái Nguyên. Ở huyện Yên Thế có thể giao lưu trực tiếp với Hà Nội thông qua Cầu Vát ở Hiệp Hoà. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho Yên Thế có thể phát triển kinh tế đặc biệt là thương mại mà không phải ở huyện nào trong tỉnh cũng có được.
Tuy nhiên bên cạnh đó ta cũng thấy được một số khó khăn của huyện Yên Thế Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, ở huyện trình độ canh tác, thâm canh còn thấp. Đi lên sản xuất hàng hoá với xuất phát điểm thấp. Cơ sở hạ tầng của huyện là tương đối thấp kém do vậy kìm hãm sự phát triển kinh tế của huyện (đặc biệt là việc vận chuyển tiêu thụ sản phẩm Nông sản cho nông dân ).
2. Thời tiết khí hậu của huyện
Thời tiết khí hậu của huyện Yên Thế cũng như thời tiết của tỉnh Bắc Giang đó là nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng đông bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng, mùa xuân, mùa thu khí hậu mát mẻ ôn hoà. Nhiệt độ trung bình của huyện là 23,40C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 với 290C, tháng nhiệt độ xuống thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ là 15,90C. Độ ẩm giao động từ 73 – 87%.
Lượng mưa trung bình cả năm 1518,4 mm tập trung vào mùa mưa khoảng 78,9% lượng mưa cả năm. Nắng trung bình hàng năm từ 1500 – 1700 giờ.
Như vậy ta thấy về thời tiết khí hậu cho phép chúng ta có thể phát triển nền nông – lâm nghiệp với đa dạng hoá các loại cây đặc là các cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới. Khí hậu thời tiết huyện tạo ra cho cây trồng có năng suất sinh khối lớn, và có một hệ thống rừng đa dạng ngoài việc cung cấp gỗ có thể phát triển Du lịch Sinh Thái. Ngoài các cây trồng thì động vật cũng rất đa dạng về chủng loại.
Ngoài những thuận lợi nói trên thì thời tiết khí hậu cũng tạo ra nhiều khó khăn cho phát triển nông – lâm nghiệp đặc biệt thời tiết tạo ra nhiều loại sâu bệnh, côn trùng gây hại, và các thiên tai do thiên nhiên gây ra …
3. Tình hình đất đai của huyện
Diện tích đất tự nhiên của huyện Yên Thế là 30125,2 ha trong đó đất chủ yếu gồm các loại chủ yếu sau:
- Nhóm đất phù sa nằm trên vùng địa hình bằng phẳng độ dốc 0 – 80 . Đây là loại đất phụ hợp cho sản xuất nông nghiệp, rau mầu. Trong đó đất Phù sa được bồi với diện tích 180 ha được phân bố ở vàn cao, đất Phù sa không được bồi 280 ha được phân bố ở trong đê, và đất Phù sa sông suối với diện tích 1835 ha phân bố ở vùng ven các sông suối
- Nhóm đất xám bạc màu có diện tích 3663 ha. Đây là loại đất giàu Kali, tơi, xốp thoát nước tốt rất phù hợp với các loại cây ăn quả, ăn củ.
- Nhóm đất đỏ vàng có tổng diện tích 21980 ha phân bổ trên toàn địa bàn huyện và ở cả 3 dạng địa hình. Đây là loại đất chủ yếu trên địa bàn huyện chiếm tỷ trọng lớn ( 73% ).
- Nhóm đất tầng mỏng có nhiều sỏi đá: Diện tích 650 ha, phân bổ chủ yếu ở sườn đồi, loại đất này có đặc điểm bạc màu và có độ phì kém chủ yếu phục vụ phát triển Lâm Nghiệp.
Bảng1 : Cơ cấu đất tự nhiên của huyện Yên Thế năm 2005
Chỉ tiêu
Năm 2005 (ha)
Tỷ lệ %
Tổng diện tích đất tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất Lâm nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
30125,2
23952,4
14623,6
9328,8
5068,5
1104,3
100
79,51
48,54
30,97
16,82
3,67
( Nguồn : Niên giám thống kê năm 2005 )
Với tổng diện tích tự nhiên là 30125,2 ha trong đó thì đất Nông nghiệp chiếm phần lớn, diện tích đất Nông nghiệp là 23952,4 ha ( chiếm 79,51% diện tích đất tự nhiên ), diện tích đất phi nông nghiệp là 5068,5 ha ( chiếm 16,82% diện tích đất tự nhiên ) và đất chưa sử dụng là 1104,3 ha ( chiếm 3,67% diện tích đất tự nhiên ). Như vậy có thể thấy được rằng nền kinh tế chủ yếu của huyện dựa trên sự phát triển của ngành nông nghiệp. Với tiềm năng đất nông nghiệp như vậy thì huyện có thể phát triển một nền nông nghiệp mạnh mẽ. Trong những năm tới huyện cần có chủ trương chính sách thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và sự phát triển của công nghiệp cũng như dịch vụ trên cơ sở tăng giá trị tuyệt đối của ngành nông nghiệp, nhưng giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ.
Trong diện tích đất Nông nghiệp thì được chia thành các loại đất chính sau
Bảng2: Cơ cấu đất Nông nghiệp của huyện Yên Thế giai đoạn 2000 - 2005
Đơn vị : ha
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng diện tích đất nông nghiệp
21830,0
22063,9
21530,4
22953,1
23952,4
1. Đất sản xuất Nông nghiệp
8087,8
8576,3
8096,2
8936,4
9093,8
2. Đất Lâm nghiệp
13228,2
13014,2
13014,2
13725,3
14623,6
3. Đất nuôi trồng Thuỷ sản
494,0
455,9
455,9
280
225,7
4. Đất Làm muối
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
5. Đất Nông nghiệp khác
20,0
17,5
17,5
11,4
9,3
0,0
( Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005 )
Qua bảng số liệu ta thấy trong tổng diện tích đất Nông nghiệp thì diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn. Sau đó là đất nông nghiệp thuần tuý, đất nuôi trồng thuỷ sản, … Như vậy ta thấy xét về mặt diện tích thì phát triển Lâm nghiệp có lợi thế tuyệt đối so với các ngành khác trong nông nghiệp ( nông nghiệp theo nghĩa rộng ). Đây là điều kiện tốt để phát triển ngành Lâm nghiệp, trong thực tế những năm qua thì ngành lâm nghiệp huyện cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo cho nhân dân trong huyện.
Sự biến động của đất Nông nghiệp có xu hướng tăng, tổng diện tích đất Nông – Lâm nghiệp năm 2005 tăng so với năm 2000 là 2122,4 ha, phần diện tích đất nông nghiệp tăng này chủ yếu là dựa trên việc khai thác những diện tích đất hoang hoá chưa sử dụng để đưa vào sử dụng. Trong 2122,4 ha đất Nông nghiệp tăng thì diện tích đất Lâm nghiệp tăng nhiều nhất so với năm 2000 thì diện tích đất Lâm nghiệp năm 2005 tăng 1395,4 ha, sau đó là đất Nông nghiệp tăng 1006 ha. Còn đất nuôi trồng Thuỷ sản và đất Nông nghiệp khác thì giảm, phần diện tích giảm này một phần được chuyển đổi thành diện tích đất Nông nghiệp và Lâm nghiệp, phần khác thì phục vụ cho nhu cầu nhà ở.
Trong sự biến động của diện tích đất Nông - Lâm nghiệp thì năm 2003 giảm so với năm 2002 ( giảm 533,5 ha trong đó chỉ giảm ở đất Nông nghiệp còn các loại đất khác không có sự biến động ). Sở dĩ có sự giảm này là do quá trình CNH – HĐH diễn ra do vậy diện tích đất Nông nghiệp chuyển đổi để xây dựng các nhà máy chế biến cũng như phục vụ nhu cầu xây dựng nhà ở tăng mạnh do vậy phần diện tích đất Nông nghiệp ở ven các tuyến đường trung tâm huyện được qui hoạch để xây dựng nhà ở và nhà xưởng.
Đất ở huyện Yên Thế cũng tương đối đa dạng, trong huyện có 9 đơn vị đất đai chính có tính chất khác nhau, và được phân bố ở cả vùng bằng và vùng núi cho phép phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau, điều này cho phép phát triển hệ thống sinh thái đa dạng. Do vậy có thể khẳng định huyện Yên Thế có điều kiện đất đai rất thuận lợi để phát triển ngành lâm nghiệp.
Bên cạnh đó thì đất đai có độ phì chung không cao, với địa hình chủ yếu là đồi núi thì đất thường xuyên bị rửa trôi đây là điều bất lợi cho sản xuất Nông nghiệp.
Ngoài ra trong lòng đất ở Yên Thế còn có một số khoáng sản như : Than các loại ở xã Đồng Hưu, Đông Sơn, Quắng Sắt ở xã Xuân Lương (trữ lượng khoảng 500 nghìn tấn). Đây cũng là những điều kiện thuận lợi để thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế huyện. Đặc biệt là công nghiệp khai thác cũng như phát triển dịch vụ.
Như vậy ta có thể thấy rằng điều kiện đất đai ở Yên Thế là tương đối phong phú, từ tính chất của đất tới qui mô của đất đai rất phù hợp cho sự phát triển của ngành Nông nghiệp nói chung cũng như ngành Lâm nghiệp nói riêng. Ngoài ra đất đai ở huyện Yên Thế còn có cả khoáng sản điều này cho phép huyện phát triển ngành công nghiệp khi thác.
4.Tình hình dân số, lao động
Theo điều tra ngày 1 tháng 5 năm 2005 thì năm 2005 tổng dân số trên địa bàn huyện Yên Thế là 93748 người, trong đó năm 2004 dân số của huyện là 93083 người.
Bảng 3 : Dân số và Lao động huyện Yên Thế năm 2005
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2004
Năm 2005
Dân số
Cơ cấu
(%)
Dân số
Cơ cấu (%)
Dân số
Cơ cấu (%)
1.Dân số
2.Tổng số hộ
- Hộ Nông nghiệp
- Hộ phi Nông nghiệp
3. Tổng Lao động
- Nông - Lâm nghiệp
- Công nghiệp
- Thương mại - Dịch vụ
4. Mật độ dân số
Người
Hộ
-
-
Người
-
-
-
Người/Km2
89010
1370
1124
246
46285
36565
7406
2314
296
100
100
82
18
100
79
16
5
-
93083
15514
11791
3723
50265
36693
9048
4524
309
100
100
76
24
100
73
18
9
-
93748
20833
15416
5417
51614
35097
10323
6194
311
100
100
74
26
100
68
20
12
-
( Nguồn : Niên giám thống kê năm 2005 )
Như vậy so năm 2004 thì năm 2005 dân số huyện Yên Thế tăng 665 người, so với năm 2000 thì dân số năm 2005 tăng là 4738 người.Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 là 1,297%. Đây là tỷ lệ tăng phù hợp cho sự phát triển của kinh tế. Mật độ dân số trung bình năm 2005 là 311 người/ Km2. Mật độ dân số trung bình năm 2004 của huyện là 309 người/Km2.
Theo điều tra ngày 1 tháng 5 năm 2005 thì số người trong độ tuổi lao động của toàn huyện là 51613 người ( tăng 1348 người so với năm 2004 ) chiếm 55,05% so với tổng dân số, lao động năm 2004 là 50265 người ( chiếm 54 % ). Ta cũng thấy rằng tỉ lệ lao động trong Nông nghiệp giảm dần thay vào đó là sự tăng lên của lao động trong ngành Công nghiệp và Thương Mại - Dịch Vụ. Đây là xu hướng biến động phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
Như vậy ta thấy lực lượng lao động trên địa bàn huyện là rất lớn. Điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế vì tạo ra lực lượng lao động rất lớn. Bên cạnh đó nó cũng tạo ra sức ép lớn cho nền kinh tế về vấn đề giải quyết việc làm hạn chế thất nghiệp. Hiện nay thất nghiệp chủ yếu là thất nghiệp trá hình. Đây là loại thất nghiệp có việc làm nhưng không thường xuyên mà chỉ có việc làm khi ở mùa vụ còn lại phần lớn thời gian thì lao động không có việc làm.
Nhìn chung lực lượng lao động ở huyện Yên Thế ở trình độ thấp. Hầu hết lao động là lao động thủ công chưa qua đào tạo. Trong xu thế hội nhập kinh kế quốc tế thì yêu cầu về chất lượng nguồn lao động ngày càng nâng cao. Do đó cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực hợp lý đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lao động. Để giải quyết vấn đề này cần thực hiện một số giải pháp như : Mở các lớp đào tạo chính quy cũng như dạy nghề, nâng cao chất lượng của các giáo viên giảng dạy- nâng cao chất lượng đào tạo.
Về mật độ dân số phân bổ không đều giữa các thị trấn cũng như các xã trong huyện. Dân số tập trung nhiều ở hai thị trấn Cầu Gồ và thị trấn Bố Hạ với mật độ dân số lần lượt là 1459 người/Km2 và 4110 người/ Km2 ( số liệu năm 2005 ). Cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của toàn huyện.
5.Cơ sở hạ tầng
5.1. Hệ thống giao thống vận tải
Ở Yên Thế hệ thống giao thông vận tải nhìn chung còn yếu tuy nhiên trong những năm qua đã có sự đầu tư vào hệ thống đường bộ. Ngoại trừ các tuyến đường sắt đi qua huyện thì trong những năm qua hệ thống đường ô tô tới xã và thị trấn đã được đầu tư nâng cấp. Điều này được thể hiện thông qua số xã có đường nhựa, đường đá, đường cấp phối đến trung tâm xã. Đến năm 2005 thì các xã đã không còn đường đất. Với tổng số 21 xã và thị trấn trên toàn huyện ta có số liệu về đường ô tô tới trung tâm các xã, thị trấn là
Biểu 4 : Hệ thống đường ô tô tới xã và thị trấn
Một số chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1.Số xã - thị trấn chưa có
0
0
0
0
0
0
2.Số xã - thị trấn đã có :
- Đường nhựa
- Đường đá
- Cấp phối
- Đường đất
21
11
0
4
6
21
11
0
4
6
21
11
3
4
3
21
11
3
7
0
21
13
3
5
0
21
13
3
5
0
( Nguồn : Niên giám thống kê năm 2005 )
5.2. Một số điều kiện khác
- Về điện : hiện nay 100% các hộ trên địa bàn huyện đều được sử dụng điện quốc gia. Điện không chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt mà còn phục vụ cho nhu cầu sản xuất trên địa bàn huyện.
- Về thuỷ lợi : Huyện có mạng lưới song ngòi tương đối thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất cũng như sinh hoạt. Ngoài ra Huyện cũng đã chú trọng tới việc xây đấp các hồ chứa nước ( Hồ Đá Ong, Hồ Cầu Dễ, Hồ Gác Hai … ). Bên cạnh đó thì lượng nước tự nhiên hàng năm cũng rất lớn, lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1518,4 mm lượng mưa tương đối lớn so với cả nước. Tuy nhiên sự phân bố lượng mưa là không đều giữa các tháng trong năm, về mùa mưa lượng mưa rất lớn thường gây lũ lụt, về mùa khô mạch nước ngầm xuống thấp không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây cối mà còn ảnh hưởng tới sự sinh hoạt của người dân ( về mùa mưa thì nước sinh hoạt ít đi và nhiều khi bị thiếu ).
- Về y tế : hiện ở tất cả 21 xã thị trấn đều có trạm y tế phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân địa phương. Đến năm 2005 thì trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện, có 2 phòng khám đa khoa khu vực. Cũng năm 2005 thì số Bác sỉ và trên đại học là 47 người, y sĩ có 105 người … tổng số nhân viên trong ngành là 241 người. Trong những năm qua hệ thống y tế đã hoạt động rất có hiêụ quả góp phần tăng thể lực cũng như trí lực cho nhân dân trên địa bàn huyện.
- Về trường học : hiện trong toàn huyện năm 2005 có 56 trường học, và có 573 phòng học và có 686 lớp học. Với tổng học sinh là 20 706 (học sinh). Tính đến năm 2005 thì trên địa bàn huyện đã tiến hành phổ cập song trung học cơ sở.
- Về Bưu chính viễn thông : tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều đã có điện thoại. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2005 trên toàn huyện đã có 5570 máy điện thoại cố định. Ngoài ra mạng lưới bưu điện đã phát triển tới tận các xã, mỗi xã đều có trung tâm bưu điện riêng.
6. Tình hình phát triển kinh tế của huyện
Trong những năm qua thực hiện quá trình đổi mới nền kinh tế huyện Yên Thế đã đạt được nhiều thành quả to lớn. Nền kinh tế tăng trường ổn định, giai đoạn 1991 – 1995 tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt 6,87%/năm ( trong đó nông nghiệp tăng 5,66%, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 7,75% và dịch vụ tăng 9,65% ), giai đoạn 1995 – 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP trung bình là 5,91%/năm. Tốc độ tăng trưởng từ năm 2001 – 2005 tăng mạnh được cụ thể trong bảng sau :
Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP giai đoạn 2001 – 2005
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP ( % )
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tăng trưởng GDP
6,1
6,3
7,5
8,1
8,3
Nông nghiệp
6,3
5,9
5,6
6,0
7,0
Công nghiệp & Xây dựng
5,2
6,8
12,7
17,3
18,0
Dịch vụ
6,8
8,2
10,8
9,1
8,9
( Nguồn :Báo cáo kế quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 20005 )
Cơ cấu nền kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đây là xu hướng phát triển tiến bộ của mọi nền kinh tế. Có được điều này là nhờ chủ trương chính sách của tỉnh và huyện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong những năm qua huyện đã có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ ( Đặc biệt là công nghiệp chế biến và các dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp ) và giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp trên cơ sở tăng giá trị tuyệt đối của ngành nông nghiệp. Trong Nông nghiệp để tăng giá trị tuyệt đối của ngành Nông nghiệp thì huyện đã tiến hành áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống mới, thực hiện chế độ tưới tiêu cũng như phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Bảng 6: Cơ cấu kinh tế huyện Yên Thế 2000 – 2005
Đơn vị : %
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
100
100
100
100
100
1. Nông nghiệp
59,0
60,0
58,7
56,5
55,5
2. Công nghiệp
21,2
19,8
21,7
22,0
22,5
3. Dịch vụ
19,8
20,2
19,6
21,5
22,0
( Nguồn :Báo cáo kế quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 20005 )
Trong cơ cấu kinh tế của huyện Yên Thế thì nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế. Tỉ trọng ngành Nông nghiệp có xu hướng giảm dần từ 60 % năm 2002 còn 55% năm 2005, trong khi đó tỉ trọng ngành Công nghiệp, ngành Thương mại - Dịch vụ tăng. Sự chuyển dịch cơ cấu này là phù hợp với qui luật phát triển. Trong những năm tới cần tiếp tục giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ lệ của ngành công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên sự tăng giảm này phải trên cơ sở tăng giá trị tuyệt đối của ngành nông nghiệp
Bảng7: Giá trị sản xuất, cơ cấu ngành nông nghiệp huyện 2000, 2004, 2005
(Tính theo giá năm 1994)
Các chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2004
Năm 2005
Giá trị
(T.Đồng)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(T.Đồng)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(T.Đồng)
Cơ cấu
(%)
Tổng số
225654
100
358919
100
232205
100
1. Nông nghiệp
205910
91,25
341107
95,04
212167
91,37
2. Lâm nghiệp
2156
1,0
12997
3,62
14889
6,41
3. Thuỷ Sản
17588
7,75
4815
1,34
5149
2,22
( Nguồn : Niêm giám thống kê huyện Yên Thế năm 2005 )
Qua bảng số liệu ta thấy giá trí sản xuất của toàn ngành nông nghiệp năm 2004 tăng so với năm 2000 là 133265 triệu đồng. Sở dĩ có được điều này là do sự áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, gieo trồng đúng thời vụ, đưa giống mới vào sản xuất, phòng trừ sâu bệnh kịp thời…. Đến năm 2005 thì giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp lại giảm 126 714 triệu đồng so với năm 2004. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do năm 2005 xảy ra nhiều thiên tai thời tiết rét đậm vào tháng 1 gây ảnh hưởng đến mùa vụ, dịch cúm gia cầm cũng ảnh hưởng tới giá trị của ngành chăn nuôi …
Trong cơ cấu giá trị đáng chú ý có ngành Lâm nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc về giá trị, từ 2156 triệu đồng năm 2000 lên 14889 triệu đồng năm 2005. Ngành Lâm nghiệp đã thu được thành tựu như vậy là do chủ trương chuyển đổi kinh tế của huyện, huyện đã xác định phát triển ngành lâm nghiệp đây là một lợi thế của huyện Yên Thế và là một trong những biện pháp phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo. Thực tế trong những năm qua của huyện Yên Thế đã chứng minh hướng đi này là đúng.
7. Tình hình xã hội
Năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Yên Thế là 9,2% tăng 102% so với kế hoạch. Trong đó Nông – Lâm nghiệp tăng 5,5%; Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng tăng 19,5%; và Thương mại - dịch vụ tăng 12%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 là 30,43% giảm 4,91 năm 2005.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG TRONG NHỮNG NĂM QUA Ở HUYỆN YÊN THẾ
1. Qui mô và cơ cấu của rừng huyện
Trong 14623,6 ha đất Lâm nghiệp thì lại được chia ra thành nhiều loại đất khác nhau, ứng với mỗi loại đất là một loại rừng cụ thể.
Bảng 8: Diện tích đất các loại rừng năm 2001 và năm 2005
Loại đất rừng
Năm 2001
Năm 2005
Diệ tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diệ tích (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích
8925,8
100
14623,6
100
1. Rừng sản xuất
6693,2
74,99
11411,2
78,03
2. Rừng phòng hộ
2138,2
23,96
3118,0
21,32
3. Rừng đặc dụng
94,4
1,05
94,4
0,65
( Nguồn : Niên giám thống kê năm 2005 - Qui hoạch sử dụng đất 2001 - 2005 )
Như vậy ta thấy đất rừng ở huyện Yên Thế chủ yếu là đất cho rừng sản xuất chiếm 78,03% so với tổng diện tích đất rừng của huyện. Đất rừng để trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chiếm phần nhỏ ( 21,97% ). Ta cũng thấy được sự biến động tăng của đất rừng ( tăng 5697,8 ha ) đặc biệt là đất rừng trồng tăng 4718 ha, phần diện tích đất rừng tăng còn lại là do phần diện tích đất rừng phòng hộ. Với điều kiện đất đai thuận lợi như vậy cùng với chủ trương phát triển nghề rừng của huyện Yên Thế thì hiện nay tổng diện tích rừng của huyện Yên Thế năm 2005 là 14410,7 ha và năm 2006 là 14699,3. Như vậy ta thấy được sự phát triển mạnh mẽ của ngành Lâm nghiệp huyện Yên Thế. Sau đây là qui mô và cơ cấu rừng trong năm 2005 và 2006 :
Năm 2006 tổng diện tích rừng là 14699,3 ha tăng 288,6 ha so với năm 2005 ( tổng diện tích rừng năm 2005 là 14410,7 ha ). Diện tích rừng năm 2006 tăng là do diện tích rừng trồng tăng mạnh, tăng 432,1 ha ( diện tích rừng trồng năm 2006 là 13146,0 ha trong đó diện tích rừng trồng năm 2005 là 12703,9 ha ). Trong khi đó rừng tự nhiên lại giảm 153,5 ha ( năm 2006 diện tích rừng tự nhiên là 1553,3 ha, diện tích rừng tự nhiên năm 2005 là 1706,8 ha ) . Nhìn vào tổng thể ta có thể thấy trong năm 2006 trong huyện đã có chủ trương phát triển trồng rừng nhờ vậy mà diện tích rừng năm 2006 tăng, và đặc biệt tổng diện tích rừng năm 2006 là 14699,3 ha trong đó diện tích đất được qui hoạch cho lâm nghiệp chỉ là 14623,6 ha . Như vậy ta thấy trong năm 2006 diện tích rừng đã phát triển mạnh mẽ điều này là tốt đối với ngành lâm nghiệp, nó thể hiện vai trò vị trí ngành lâm nghiệp ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế. Điều này chứng tỏ rằng sản xuất lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo, lợi ích đem lại từ trồng rừng là rất lớn, chính vì những lợi ích này mà nhân dân đã đẩy mạnh diện tích rừng trồng, chuyển đổi các diện tích đất khác sang sản xuất lâm nghiệp. Sự chuyển đổi này đã làm cho diện tích rừng tăng lớn hơn so với phần diện tích đất đã qui hoạch cho Lâm nghiệp.
Bên cạnh đó ta thấy diện tích rừng tự nhiên giảm điều này là do phần diện tích rừng tự nhiên kinh tế đã đi vào chu kỳ khai thác. Diện tích rừng tự nhiên giảm nhưng diện tích rừng phòng hộ tự nhiên vẫn được đảm bảo. Tổng diện tích rừng phòng hộ huyện là 1406,1 ha ( trong đó rừng tự nhiên còn lại là 1553,3 ha ).
Trong tổng diện tích rừng của huyện Yên Thế năm 2006 14699,3 ha thì có 1401,1 ha rừng phòng hộ và có 13298,2 ha rừng sản xuất. Như vậy trong huyện tỉ lệ rừng sản xuất là rất lớn điều này phản ánh tiềm năng phát triển nghề rừng của huyện.
Rừng ở huyện Yên Thế được phân bổ ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện trừ hai thị trấn đó là thị trấn Cầu Gồ và thị trấn Bố Hạ. Sự phân bổ cụ thể của rừng ở huyện Yên Thế như sau :
Bảng 9: Sự phân bổ và độ che phủ của rừng huyện Yên Thế
STT
Xã, Thị trấn
Diện tích tự nhiên
(ha)
Diện tích có rừng
(ha)
Tỷ lệ che phủ tự nhiên
(%)
1
An Thượng
792,86
165,5
20,9
2
Bố Hạ
588,8
6,7
1,1
3
Canh Nậu
3570
2358,3
50,8
4
Hương vỹ
687,1
102,1
14,9
5
Hồng Kỳ
920,0
263,3
26,2
6
Phồn Xương
780,21
104,4
13,4
7
TT.Bố Hạ
107,51
-
-
8
TT. Cầu Gồ
197,24
-
-
9
Tam Hiệp
899,6
439,5
43,0
10
Tam Tiến
2994,0
2017,7
39,8
11
Tiến Thắng
2126,3
1007,5
35,3
12
Tân Hiệp
735,11
188,9
25,7
13
Tân Sỏi
682,0
42,2
6,2
14
Xuân Lương
2512,5
1365,9
31,1
15
Đông Sơn
2613,6
1401,7
42,1
16
Đồng Hưu
2169,3
1271,6
37,2
17
Đồng Kỳ
710,0
102,7
14,5
18
Đồng Lạc
790,0
83,0
10,5
19
Đồng Tiến
3819,0
2265,4
30,1
20
Đồng Vương
2436,0
1412,9
30,3
Tổng
30125,15
14699,3
32,4
( Nguồn : Hạt kiểm lâm huyện Yên Thế )
( Chú ý : tỉ lệ che phủ tính ở bảng trên đó là chỉ tính đối với diện tích rừng > 3 năm tuổi ).
Năm 2006 tỉ lệ che phủ tự nhiên của huyện Yên Thế là 48 %, trong những năm tới huyện có chủ trương phát triển trồng rừng và nâng độ che phủ lên 49,2 % năm 2007.
Để đảm bảo cho sự phát triển trồng rừng trong những năm tới huyện có chủ trương qui hoạch đất để phát triển ngành Lâm nghiệp. Tổng diện tích đất qui hoạch cho phát triển Lâm nghiệp là 943,3 ha phần đất qui hoạch cho lâm nghiệp được lấy từ diện tích cây Lau, lách là 385,1 ha, diện tích đất cây bụi là 374,4 ha và từ rừng gỗ tái sinh nhiều là 183,8 ha. Trong 943,3 ha đất qui hoạch cho lâm nghiệp trong đó có 548,2 ha qui hoạch cho trồng rừng phòng hộ, còn lại 465,1 ha qui hoạch cho rừng sản xuất.
2. Thực trạng phát triển giống cây Lâm nghiệp ở huyện
Trong ngành Lâm nghiệp cũng như ngành sản xuất khác thì giống cây rất quan trọng. Chất lượng giống cây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của cây trồng, đặc biệt trong ngành lâm nghiệp một ngành có chu kì sản xuất dài, vốn đầu tư lớn thì chất lượng giống càng quan trọng nó ảnh hưởng lớn tới chi phí cũng như hiệu quả của quá trình sản xuất. Nếu giống cây có chất lượng tốt thì thời gian sinh trưởng ngắn, cây phát triển tốt và như vậy làm giảm bớt được chu kỳ sản xuất. Trong những năm tới huyện Yên Thế có chủ trường đưa giống mới vào sản xuất đặc biệt là các giống cây có chất lượng. Để làm được điều này cần tiến hành quản lý tốt các cơ sở sản xuất giống từ nguồn gốc cây mẹ, cũng như quá trình sản xuất. Đưa ra nhiều điều kiện khắt khe cho các cơ sỏ sản xuất giống. Nếu cơ sở nào không đủ tiêu chuẩn sẽ không cấp phép hoặc tịch thu giấy phép kinh doanh.
Giống cây trồng ngành Lâm nghiệp của Huyện chủ yếu do 3 cơ sở sản xuất giống đó là : Lâm trường ( LT ) Yên Thế, LT Đồng Sơn, Cơ sở sản xuất giống ( CSSXG ) Rừng dài ở Bản rừng dài – Tam tiến – Yên thế, và 59 hộ sản xuất cây trồng khác ( nhưng không đáng kể ). Sau đây là kế hoạch sản xuất giống cây Lâm nghiệp năm 2007
Bảng 10: Kết quả sản xuất giống cây lâm nghiệp
Đơn vị : Cây
Các cơ sở
Kế hoạch năm 2007
Đã thực hiện tính đến Tháng 1 năm 2007
Tổng KH
Trong đó
Tổng sản xuất
Trong đó
B. Đàn
Keo
B. Đàn
Keo
1. LT Y.Thế
2. LT Đ. Sơn
3.CSSXG R.Dài
750 000
5 triệu
1.2 – 1.5 triệu
540 000
4 triệu
210 000
1 triệu
236 000
8 vạn
120 000
5,7 vạn
116 000
2,3 vạn
( Nguồn : Điều tra thực tế )
Bên cạnh đó còn phải kể đến 48 hộ sản xuất giống cây lâm nghiệp trên toàn địa bàn huyện ( không có số liệu thống kê cụ thể ). Tất cả các giống cây trồng được sản xuất trên địa bàn huyện không chỉ phục vụ cho nhu cầu trồng rừng trên địa bàn huyện mà còn phục vụ cho một số huyện khác trong tỉnh như Tân Yên, Lạng Giang, Lục Ngạn …
Các giống cây chủ yếu : bao gồm các loại cây như Bạch đàn, Keo, Chám, Mây nếp, Nhãn …. Trong đó chủ yếu là Bạch đàn và Keo đây cũng là hai giống cây trồng chính ở trong Huyện
- Bạch Đàn chủ yếu là bạch đàn hom và mô ( nếu chăm sóc tốt sau 3 năm cho thu hoạch ) dòng PN14, U6 trong đó chủ yếu là PN14 cây giống mẹ được mua tại Quảng Ninh. Đây là những giống cây có chất lượng cao, có chu kỳ kinh tế ngắn có thời gian từ sản xuất đến khai thác ngắn do vậy có thể rút ngắn được thời gian sản xuất tăng khả năng thu hồi vốn . Nhờ vậy có thể nâng cao được hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng.
- Keo chủ yếu là trồng bằng cách giâm hom, giống chủ yếu là BV10 và một số keo hạt tai tượng
3. Thực trạng trồng và chăm sóc rừng
3.1. Thực trạng trồng rừng
Để đảm bảo thực hiện tốt việc trồng rừng thì cần đủ chi phí để đảm bảo cho việc trồng rừng được tiến hành. Chi phí trồng rừng đã được cụ thể hoá thành các định mức kinh tế kỹ thuật. Theo định mức kinh tế kỹ thuật thì chi phí trồng mới vào khoảng 1.673.575 đồng và chi phí này được chia cụ thể như sau :
Bảng 11 : Chi phí trồng mới 1ha rừng
Các chỉ tiêu
Chi phí (đồng )
1.Xử lí thực bì
2. Đào hố ( 40x40x40 cm )
3. Lấp hố
4.Phân bón lót
5.Chi phí vận chuyển (Cây giống+phân )
6. Dặm cây (10% )
7. Chi phí thiết kế
314715
566487
239183
125886
264361
62943
100000
Tổng chi phí
1673575
( Nguồn : Lâm trường Đồng Sơn )
Hiện nay trong toàn huyện Yên Thế tổng diện tích rừng trồng của huyện năm 2006 là 13146 ha.Trong năm 2006 trên toàn ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32092.doc