MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: Sản lượng khai thác đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2002 – 2009 25
Biểu đồ 2: Sản lượng xuất khẩu đá vôi trắng giai đoạn 2001 – 2008 38
Bảng 1: Biến chuyển giá kim loại trung bình từng quý niêm yết trong năm 2008 4
Bảng 2: Tổng hợp dự báo tài nguyên đá vôi trắng phân theo cấp đá năm 2006 17
Bảng 3: Cấp phép thăm dò và khai thác đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An năm 2008 24
Bảng 4: Tổng hợp tình hình khai thác và sơ chế đá vôi trắn
69 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1977 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của các đơn vị năm 2008 27
Bảng 5: Sản lượng chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2002 – 2009 30
Bảng 6: Trình độ công nghệ các doanh nghiệp khai thác đá năm 2008 32
Bảng 7: Trình độ công nghệ thiết bị DN chế biến đá trắng siêu mịn năm 2008 34
Bảng 8: Biểu đánh giá ATLĐ các đơn vị khai thác - chế biến năm 2008 37
Bảng 9: Kết quả đạt được của các đơn vị kinh doanh đá vôi trắng năm 2008 40
Bảng 10: Dự báo nhu cầu bột đá vôi trắng cho ngành giấy đến năm 2020 47
Bảng 11: Dự báo nhu cầu bột đá vôi trắng cho ngành sơn, matít đến năm 2020 47
Bảng 12: Dự báo nhu cầu bột đá vôi trắng cho công nghiệp chất dẻo đến năm 2020 48
Bảng 13: Dự báo nhu cầu bột đá vôi trắng tại thị trường Việt Nam đến năm 2020 48
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KT & CB
: Khai thác và chế biến
TNDB
: Tài nguyên dự báo
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
DNTN
: Doanh nghiệp tư nhân
HTX
: Hợp tác xã
LHSX. XNK
: Liên hiệp sản xuất xuất nhập khẩu
BHLĐ
: Bảo hộ lao động
PCC
: Phòng cháy chữa cháy
ATLĐ
: An toàn lao động
LỜI MỞ ĐẦU
Nghệ An là một tỉnh có diện tích rộng, có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng trong đó có đá vôi trắng có trữ lượng lớn nhất, có giá trị kinh tế cao…Trong những năm vừa qua, ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn phát triển khá nhanh và có những đóng góp đáng kể cho quá trình phát triển KTXH.
Song song với những đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng ở Nghệ An còn nhiều tồn tại bất cập, có nhiều sai phạm trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và chế biến. Hậu quả là tài nguyên khoáng sản bị tranh giành, chia cắt, thất thoát, nghèo hóa, môi trường bị tổn hại, ô nhiễm, an ninh trật tự xã hội bị ảnh hưởng, hiệu quả kinh tế xã hội thấp, quyền lợi của nhà nước, của nhân dân trong vùng có tài nguyên bị ảnh hưởng.
Để khắc phục những tồn tại trên, đầu tiên rất cần thiết là phải tìm ra các giải pháp nhằm định hướng đúng đắn cho quá trình khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn trong giai đoan dài đến năm 2020 một cách có hiệu quả, bền vững, tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản, phù hợp với tình hình phát triển KTXH của địa phương.
Chính vì thế mà em lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục thì đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về ngành công nghiêp khai thác và chế biến đá vôi trắng
Phần II: Thực trạng về phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 - 2009
Phần III: Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020 .
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
1. Khái niệm, đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
1.1. Khái niệm ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng, là đầu tầu của nền kinh tế. Để trở thành một nước công nghiệp thì trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp phải chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Trong cơ cấu công nghiệp có sự đóng góp không nhỏ của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Vì vậy để có thể đưa Việt Nam cơ bản trở thàng nước công nghiệp vào năm 2020 thì việc phát triển các ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản nói riêng là hết sức cần thiết. Có hai cách tiếp cận về ngành công nghiệp này.
Thứ nhất, nếu theo cách phân ngành theo hệ thống SNA ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75CP ngày 27/10/1993 phân chia nền kinh tế quốc dân thành 20 ngành cấp I thì ngành công nghiệp khai thác mỏ và ngành công nghiệp chế biến thuộc phân ngành thứ 3 và thứ 4.
Thứ hai, theo khoản 8 và khoản 9 điêù 3 của luật khoáng sản quy định: “Khai thác khoáng sản là hoạt động xây dựng cơ bản hầm mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu khoáng sản”, “chế biến khoáng sản là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản, hoạt động khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác”. Như vậy, theo luật khoáng sản thì công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là quá trình từ khâu thăm dò khoáng sản, xây dựng cơ bản hầm mỏ, khai đào cho đến khâu phân loại, làm giàu khoáng sản.
Ngoài ra, để có thể bám sát đề tài phân tích về ngành công nghiệp này cần hiểu rõ một số khái niệm cơ bản liên qua đến lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản như sau:
Điều 3 của luật khoáng sản quy định:
Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản
Quặng là tập hợp khoáng sản trong đó hàm lượng các thành phần có ích( kim loại, hợp chất của kim loại...) đạt yêu cầu công nghiệp, có thể khai thác sử dụng có hiệu quả kinh tế.
Mỏ là bộ phận của vỏ trái đất, nơi tập trung tự nhiên các khoáng sản do kết quả của một quá trình địa chất nhất định tạo nên.
Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản là việc đánh giá tổng quan tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều tra khoáng sản, điều tra cơ bản địa chất, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khao sát, thăm dò khoáng sản.
Khảo sát khoáng sản là hoạt động nghiên cứu tư liệu địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển vọng để thăm dò khoáng sản.
Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện, xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác, kể cả việc lấy, thử nghiệm mẫu công nghệ và nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản.
Như vậy, trong đề tài này ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản được hiểu theo quy định của luật khoáng sản.
1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
1.2.1. Giá vật phẩm biến đổi ở phạm vi lớn
Một trong những đặc điểm quan trọng của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là giá vật phẩm biến đổi ở một phạm vi lớn. Thí dụ giữa năm 2008, đến cuối năm 2008, giá trung bình mỗi quý của nhôm niêm yết trên sàn LME (London Meta Exchange) mất một phần ba, giá đồng mất một nửa. Chúng ta có bảng biển chuyển giá kim loại trung bình từng quý niêm yết trong năm 2008 như sau:
Bảng 1: Biến chuyển giá kim loại trung bình từng quý niêm yết trong năm 2008
Vật phẩm
Đơn vị
2007
2008
X - XII
I – III
I - IV
VI – X
X – XII
Nhôm
$/mt
2.444
2.743,6
2.940
2.787
1.821
Đồng
$/mt
7.188
7.796
8.443
7.680
3.905
Vàng
$/toz
788
927
896
870
795
Quặng sắt
¢/kg
85
141
141
141
141
Chì
¢/kg
321
290
231
191
124
Kền
$/mt
29.291
28.975
25.682
18.961
10.834
Bạc
¢/toz
1.424
1.765
1.720
1.495
1.020
Thiếc
¢/kg
1.634
1.788
2.265
2.051
1.310
Kẽm
¢/kg
262
243
211
177
119
Nguồn: Ngân hàng thế giới
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy chỉ trong một thời gian ngắn nhưng giá của các vật phẩm có sự biến động rất lớn, đặc biệt là đối với kim loại đồng. Sự biến động này gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Nếu giá vật phẩm tăng lên thì có thể giúp các doanh nghiệp tăng doanh thu từ đó có thể thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, ngược lại nếu giá vật phẩm giảm xuốg khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn.
1.2.2. Trình độ công nghệ và nhu cầu lao động
Trước đây, khi mà trình độ công nghệ còn thủ công thì ngành công nghiệp khác và chế biến khoáng sản cần nhiều lao động phổ thông. Các xí nghệp khai thác chỉ cần mua thể lực chứ không cần đến tri thức của người lao động.
Bây giờ, khi trình độ công nghệ được cơ giới hoá.Trong khai thác cần ít lao động hơn nhưng đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn cao, biết vận hành và bảo dưỡng máy móc thiết bị.
1.2.3. Có nhiều loại quặng trên một mỏ
Sau khi phân loại đất đá chỉ có một chủng loại gọi là quặng. Nhiều quặng chứa khoáng vật có giá trị kinh tế khác nhau. Gần như tất cả các quặng đó đều có sắt ở trạng thái Sufit. Sau khi phân loại quặng thì có một, hai hay ba khoáng vật khác nhau. Thí dụ quặng kền thường cũng là quặng có thể có bốn kim loại như là đồng, kẽm, chì và bạc. Sau khi được tinh chế thì mỗi khoáng vật sẽ được biến chế thành kim loại dưới dạng nhiều chủng loại hợp kim và được đúc và cán thành nhiều dạng khác nhau: những thỏi lớn hay nhỏ, những tấm dày hay mỏng, những thanh có mặt cắt khác nhau, những chất đốt với đủ loại chỉ số octane và chất phụ gia. Từ mỗi dạng có thể sản xuất ra vô số sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng.
Như vậy, khi có nhiều quặng trên một mỏ sẽ giúp các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí trong quá trình khai thác, chỉ khai thác một mỏ nhưng lại thu được nhiều loại quặng khác nhau. Từ đó có thể làm tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên nó cũng gây khó khăn cho quá trình phân loại quặng. Vì có nhiều quặng khác nhau nên phải mất nhiều thời gian và trải qua nhiều công đoạn để phân loại nó.
2. Khái niệm, đặc điểm ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng
2.1. Khái niệm ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng
Như chúng ta đã biết ngành công nghiệp khai thác, chế biến đá vôi trắng là một bộ phận trong ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Chính vì vậy để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 thì việc phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng cũng hết sức quan trọng và cần thiết. Chúng ta có thể tiếp cận ngành công nghiệp này theo định nghĩa sau:
Ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng là ngành kinh tế bao gồm công tác thăm dò các mỏ đá vôi trắng, xây dựng cơ bản các hầm mỏ, khai đào cho đến khâu phân loại và tinh lọc đá vôi trắng để có sản phẩm tinh chế dùng làm nguyên vật liệu trong các ngành kinh tế khác.
2.2. Đặc điểm ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng
2.2.1. Địa điểm khai thác
Khác với các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng thường thực hiện tại các mỏ đá vôi trắng. Trong khi đó các mỏ đá thường tập trung tại các khu vực hẻo lánh, địa hình hiểm trở, cơ sơ hạ tầng và các tiện ích kèm theo kém phát triển. Theo số liệu thống kê của Cục địa chất khoáng sản Việt Nam thì có đến 80 % mỏ đá phân bố tại các vùng núi, địa hình khó khăn. Trong khi đó, một số mỏ phân bố rải rác, có trữ lượng nhỏ hàm lượng ít, chỉ có thể khai thác nhỏ, quy mô không đủ lớn để khai thác công nghiệp.
Ngoài ra, ngành công nghiệp KT & CB đá trắng phải đền bù giải phóng mặt bằng trong khu mỏ bị khai thác. Các chủ đầu tư phải có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác phải phục hồi môi trường theo quy địng của Luật Bảo vệ môi trường.
Trong quá trình khai thác thì tất cả các doanh nghiệp đều phải báo cáo với Uỷ ban nhân dân nơi thực hiện dự án về nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án về các loại chất thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát, thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2.2.2. Quy trình khai thác
Quá trình tìm kiếm, thăm dò và khai thác đá vôi trắng là một quá trình phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao, rủi ro lớn, tốn kém cả về thời gian và tiền của. Quy trình khai thác trải qua ba giai đoạn: khảo sát, thăm dò và khai thác.
Như vậy hoạt động thăm dò và khai thác đá vôi trắng là hoạt động qua nhiều khâu, khảo sát là khâu đầu tiên. Quá trình này gồm các giai đoạn như sau:
- Khảo sát địa chất khu vực mỏ trên cơ sở tài liệu do các cơ quan chức năng cung cấp.
- Tổng hợp công tác địa vật lý bằng các phương pháp từ trường, trọng lực hay địa chấn để tìm ra những nơi có cấu tạo mỏ.
Sau khi khảo sát, nhà đầu tư phải tiến hành thăm dò trữ lượng mỏ. Đây là khâu quan trọng trong quá trình tìm kiếm và khảo sát trữ lượng mỏ. Bởi lẽ quá trình này đòi hỏi sự chính xác cao, nếu không sẽ gặp nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện, đây cũng là quá trình quyết định nhà đầu tư có nên đầu tư vào mỏ đó không. Khâu này gồm các giai đoạn cơ bản sau:
- Tiến hành khoan tại nơi có cấu tạo mỏ và lấy mẫu để nghiên cứu chi tiêt.
- Thực hiện khoan nhiều mũi nhằm đánh giá trữ lượng một cách cụ thể và chính xác nhất.
Để có thể biết được chính xác trữ lượng và hàm lượng đá vôi trắng tại khu vực khảo sát, nhà đầu tư bước đầu phải tiến hành khoan và lấy mẫu để nghiên cứu. Tuy nhiên, trong khâu này đòi hỏi phải thực hiện nhiều mũi khoan tại các vị trí và độ sâu khác nhau như vậy mới có thể đánh giá chính xác trữ lượng mỏ. Đôi khi nhà đầu tư gặp rủi ro trong khâu này như: thực hiện khoan nhiều mũi nhưng không có kết quả, rất tốn kém. Do vậy, để làm tốt khâu này nhà đầu tư phải sử dụng những công nghệ thiết bị tiên tiến mới có thể tránh được những rủi ro đáng tiếc.
Sau khi thăm dò và khảo sát mỏ đã thực hiện thành công, nếu như mỏ đó có trữ lượng khoáng sản có thể khai thác với quy mô công nghiệp, nhà đầu tư sẽ tiến hành khai thác.
2.2.3. Ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng có lợi nhuận cao
2.2.3.1. Do giá thuê lao động và giá thuê đất rẻ
Do đặc thù của ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng thường được thực hiện tại các mỏ đá, trong khi đó các mỏ này thường tập trung ở những vùng khó khăn, nên giá lao động, tiền thuê đất đai ở đây rẻ hơn so với mặt bằng chung. Như vậy nếu đầu tư tại những vùng này thì tiền thuê đất, lao động là tương đối rẻ, dẫn đến giảm chi phí sản xuất trong khâu này.
2.2.3.2. Đá vôi trắng tự nhiên ngày càng khan hiếm
Tài nguyên đá vôi trắng tự nhiên có xu hướng ngày càng khan hiếm và cạn kiệt trong khi đó nhu cầu về sử dụng tài nguyên cho sản xuất ngày càng cao thì điều tất yếu là giá các mặt hàng này sẽ ngày càng tăng dẫn đến lợi nhuận đầu tư vào các ngành này là càng cao.
2.2.3.3. Ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng được hưởng nhiều ưu đãi
Ngành KT & CB đá vôi trắng là ngành đuợc hưởng nhiều chính sách, hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước. Theo luật đầu tư, đầu tư vào những vùngcó nghệ cao thì sẽ được hỗ trợ về thuế, thời hạn đóng thuế. Cụ thể, theo điều 5 của Luật khoáng sản: Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp khai thác và chế biến; có chính sách ưu đãi hoạt động khoáng sản tại các vùng xa, vùng sâu, vùng cao, nơi có cơ sở hạ tầng kém phát triển và đối với những khoáng sản có nhu cầu sử dụng trong nước; ưu tiên các dự án có áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến, làm ra sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Trong khi đó, các dự án đầu tư vào lĩnh vực này đều đảm bảo các điều kiện trên.
2.2.4. Ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng có tác động lớn đến môi trường
Khác với các ngành công nghiệp khác thì ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng có tác động lớn đến môi trường đất, nước và không khí trong quá trình khai thác và chế biến đá vôi trắng.
2.2.4.1. Môi trường đất
Vì các mỏ đá vôi trắng hiện nay chủ yếu khai thác bằng phương pháp lộ thiên nên có tác động trực tiếp tới môi trường đất trong và sau khi khai thác. Ngoài việc chiếm dụng đất để mở mỏ khai thác thì các mỏ đá trắng đều chiếm dụng một diện tích đất đáng kể sử dụng làm bãi thải. Đất đá thải trong quá trình khai thác và tuyển rửa được thải một cách bừa bãi, không có quy hoạch đã gây ra sự xáo trộn, làm ô nhiễm đáng kể tới môi trường đất. Do không có người tổ chức quản lý hợp pháp nên công tác phục hồi môi trường sau khai thác tại các khu vực này không được thực hiện, điều này đã làm thu hẹp diện tích canh tác giảm chất lượng đất và không ai khác, chính người dân địa phương phải gánh chịu....Ngoài ra, nước thải sau khi tuyển rửa do hoạt động khai thác trái phép theo các khe suối, con sông...gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường đất
2.2.4.2. Môi trường nước
Trong quá trình khai thác, chế biến đá nó tác động đến môi trường nước làm thay đổi diện tích mặt dòng chảy sông suối, làm thay đổi cân bằng nước khu vực, tăng độ đục, tăng các tạp chất huyền phù lơ lửng trong mặt nước, làm biến đổi và suy giảm chất lượng nước ảnh hưởng lớn đến dân sinh và canh tác nông nghiệp.
2.2.4.3. Môi trường không khí
Trong quá trình khai thác và chế biến các cơ sở này thải ra môi trường một nồng độ bụi rất lớn, thậm chí có những khu vực nồng độ bụi cao gấp 9 lần tiêu chuẩn cho phép như nghiền, sàng...Bên cạnh đó, các cơ sở này còn thải ra môi trường một lượng lớn khí độc hại như CO, SO2... đây là những khí rất độc hại đối với môi trường và người lao động chính cơ sở này. Mức độ tiếng ồn của các cơ sơ này cũng luôn cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn cho phép do tiếng mìn nổ. Nguyên nhân là do công nghệ khai thác đá của các cơ sở này chủ yếu là nổ mìn kết hợp với lao động thủ công, không được trang bị những thiết bị hút bụi tiên tiến, trong khi đó hầu hết các công đoạn của quá trình khai thác và chế biến đá đều phát sinh bụi từ nổ mịn, khoan phá đá, nghiền sàng, chuyên chở.....
II. VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG
1. Đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cũng như các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động khai thác và chế biến đá vôi trắng cũng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của nhà nước. Ngày nay, ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tiếp tục khẳng định vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Trong những năm qua ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng đã có sự phát triển đáng kể, đóng góp tích cực cho quá trình tăng trưởng và phát triển cuả đất nước. Sản lượng khai thác đá vôi trắng tăng cao, từ năm 2005 đến năm 2009 tăng 1,45 lần.
Hơn nữa ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng cũng có một vai trò lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng chiếm trên dưới 1,3% giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm của toàn ngành công nghiệp, điều này góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước ta
2. Tạo việc làm và nâmg cao trình độ chuyên môn cho lao động tại địa phương nơi có khoáng sản đá vôi trắng
Bên cạnh đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng có vai trò rất lớn đối với việc tạo công ăn việc làm cho các địa phương có mỏ đá vôi trắng.
Trong quá trình khai thác và chế biến đá vôi trắng, chủ đầu tư sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương, giải quyết việc làm cho một lượng lao động phổ thông lớn tại địa phương. Trong quá trình thuê mướn, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, phục vụ cho quá trình khai thác mỏ mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các địa phương, sẽ được chủ đầu tư cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho những địa phương có tiềm năng đá vôi trắng. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ quản lý đặc biệt đối với các địa phương khi có các chủ đầu tư nước ngoài đầu tư tại địa phương.
Ngoài ra, do đặc thù của ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng, vùng khai thác là những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, trình độ dân trí thấp, lượng lao động thất nghiệp tương đối cao. Do vậy, ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng có vai trò to lớn trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp ở những vùng này, giảm chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng. Có đến hàng ngàn lao động thất nghiệp có việc làm khi có dự án khai thác tại các vùng đó.
3. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ
Việc khai thác và chế biến khoáng sản kèm theo phát triển những ngành công nghiệp khác như: xi măng, vật liệu xây dựng, công nghiệp giấy, công nghiệp hoá chất…
Bên cạnh đó, quá trình khai thác và chế biến đá vôi trắng đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để phục vụ nhu cầu sản xuất của ngành công nghiệp này, do đó để có thể thuận tiện trong việc khai thác và chế biến thì chủ đầu tư và chính quyền địa phương phải xây dựng cơ sở hạ tầng và các tiện ích kèm theo như điện, nước, hệ thống giao thông… Điều đó đồng nghĩa với việc các ngành công nghiệp như xây dựng, giao thông cũng phát triển theo. Điều này tạo ra một nền kinh tế đa dạng về lĩnh vực ngành nghề, đồng thời cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
4. Thúc đẩy phát triển xã hội
Ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng đóng một vai trò rất lớn trong qúa trình phát triển kinh tế - xã hội, nó không chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà ngành còn giải quyết được những vấn đề bức xúc của xã hội như giải quyết tình trạng thất nghiệp ở vùng có kinh tế xã hội khó khăn, giảm chênh lệch phát triển giữa các vùng, xoá đói giảm nghèo…từ đó góp phần thúc đẩy phát triển xã hội. Đây là một trong những mục tiêu phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới.
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002 - 2009
I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH NGHỆ AN
1. Điều kiện tự nhiên
Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung Bộ nước Việ Nam, có diện tích đất tự nhiên là 16.487,2 km2, bao gồm một thành phố, 02 thị xã và 17 huyện trực thuộc, trong đó có 10 huyện miền núi và 7 huyện đồng bằng. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, Tây giáp nước Bạn Lào, Đông giáp với biển Đông.
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông – Nam. Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Hệ thống sông ngòi dày đặc; tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828km.Trong đó sông lớn nhất là sông Lam có chiều dài 361km với diện tích lưu vực là 17.730km2. Bờ biển dài 82km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát trển cảng biển: cảng biển Cửa Lò.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng và gió mùa Đông Bắc lạng, ẩm ướt.
Tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú, có đủ loại từ khoáng sản quý hiếm như vàng, đá quý đến các laọi như thiếc, bôxít…và các loại khoáng sản vật liệu xây dựng như đá vôi, đá xây dựng…trong đó có một số loại khoáng sản như thiếc, đá vôi…đã và đang được khai thác sử dụng ở quy mô công nghiệp với sản lượng khá cao.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh
2.1. Về kinh tế
Kết quả phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2005 – 2009 đã đạt được như sau:
Tốc độ tăng trưởng bình quân 2006 – 2009 đạt 9,56%, GTSX tăng 10,44% trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 14,77 %, dịch vụ tăng 11,18 %, nông nghiệp tăng 5,6%. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 34,4% năm 2005 xuống 33,05 năm 2006 và 30,47% năm 2009. Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 29,3% năm 2005 lên 30,35% năm 2006 va 32,07% năm 2009.
Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2005 đạt khoảng 120 triệu USD. Tổng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp năm 2005 đạt mức 55,11 triệu USD, chiếm 78,72% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Đến năm 2009, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 236,5 triệu USD. Tốc độ tăng bình quân 16,24%.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2005 – 2009 nền kinh tế của tỉnh đã từng bước phát triển ổn định với tốc độ tăng khá cao so với mức bình quân của cả nước. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển hoá theo hướng công nghiệp hoá. Phần lớn các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức so với chỉ tiêu đề ra, tạo tiền đề quan trọng cho bước phát triển trong giai đoạn tới
2.2. Về xã hội
Dân số của Nghệ An năm 2009 đạt trên 3,15 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 47,9 % dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2001 – 2009 là 0,93 %/năm.
II. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002 – 2009
1.Tiềm năng đá vôi trắng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2003
1.1. Số lượng, chất lượng, trữ lượng thăm dò đá vôi trắng của Nghệ An từ 2000 - 2003
Đá vôi trắng tỉnh Nghệ An được phân bố ở huyện Quỳ Hợp là chính. Phân bố chủ yếu trong địa phận 8 xã bao gồm: Xã Châu Hồng, Liên Hợp, Châu Cường, Châu Quang, Châu Lộc, Đồng Hợp, Thọ Hợp và Châu Đình, và đã thăm dò được 3 mỏ là:
1.1.1. Mỏ đá vôi trắng Châu Hồng
Mỏ đá vôi trắng Châu Hồng được Viện Khoa học công nghệ thăm dò năm 2002, có diện tích thăm dò là 0.52 km2 . Mỏ có trữ lượng cấp B:4.597 ngàn tấn, C1 :15.710 ngàn tấn, C2: 15.196 ngàn tấn .Tổng B + C1 + C2:55.503 ngàn tấn.
Trong đó cấp B - trữ lượng khoáng sản được thăm dò và nghiên cứu chi tiết đảm bảo việc giải thích những đặc điểm cơ bản về yếu tố thế nằm, hình dạng, cấu trúc thân quặng, phát hiện các kiểu quặng tự nhiên và công nghiệp, quan hệ giữa các lớp đá kẹp, đá nghèo quặng trong thân quặng, phân chia sơ bộ, giải thích chất lượng, đặc tính công nghệ cơ bản của khoáng sản.
Cấp C1 - trữ lượng khoáng sản được thăm dò và nghiên cứu với mức độ chi tiết đảm bảo để giải thích những nét chung về điều kiện thế nằm, hình dạng, cấu trúc thân quặng, các kiểu quặng tự nhiên và công nghiệp, chất lượng và tính khả tuyển của khoáng sản, các yếu tố tự nhiên xác định điều kiện tiến hành công tác khai thác.
Cấp C2 - trữ lượng khoáng sản được đánh giá sơ bộ về điều kiện thế nằm, hình dạng. Sự phân bố thân khoáng được xác định trên cơ sở các tài liệu địa chất và địa vật lí hoặc bằng sự phát hiện khoáng sản ở các điểm riêng lẻ tương tự với các khu nghiên cứu. Chất lượng khoáng sản được nghiên cứu theo mẫu đơn lẻ hoặc theo số liệu các khu mỏ thăm dò kế cận.
Đá vôi nằm trong tập 1, hệ tầng Bắc Sơn bị calcit hoá, có màu trắng sữa. Dung trọng (TB): 2.63 g/cm3 cường độ chịu kéo (TB): 42.25 kg/cm2 ; cường độ chịu nén (TB): 549.7 kg/cm3. Thành phần hoá (% TB của 1525 mẫu) : CaO: 55.38; SiO2: 0.07; Al2O3 : 0.13 ; MgO : 0.30 ; Fe2O3 : 0.027 ; Độ trắng: 80-90 và trên 90 %, đạt chỉ tiêu chất lượng đá vôi trắng.. Đá vôi hiện đang được khai thác, chế biến thành đá bloc và đá nghiền mịn.
1.1.2. Mỏ đá vôi Châu cường
Mỏ đá vôi Châu Cường được Công ty Khảo sát thăm dò năm 2000, có diện tích thăm dò là 2 km2. Mỏ có trữ lượng cấp C1: 10.460 ngàn tấn, C2: 8.243 ngàn tấn, C1 +C2: 18.703 ngàn tấn Đá vôi nằm trong tập 1, hệ tầng La Khê đã bị hoa hoá toàn bộ, có màu trắng, trắng sữa, hạt mịn - thô. Dung trọng (TB): 2.63g/cm3; cường độ chịu kéo (TB): 41.5 kg/cm2 ; cường độ chịu nén (TB): 537.5 kg/cm3. Thành phần hoá (% TB của 78 mẫu): CaO: 55.67; SiO2: 0.03; Al2O3: 0.04; S: 0.003; P: 0.003; MgO: 0.26; tổng Fe:0.024; độ trắng : 92.53 % đạt chỉ tiêu chất lượng đá vôi trắng xuất khẩu.. Đá vôi trắng hiện đang được khai thác, chế biến làm đá bloc và đá nghiền mịn.
1.1.3. Mỏ đá vôi Châu Quang
Mỏ đá vôi Châu Quang được công ty hợp tác kinh tế quân khu 4 thăm dò năm 2003, có diên tích thăm dò là 30 ha. Mỏ có trữ lượng cấp B: 1.593 ngàn tấn; C1: 12.235 ngàn tấn; C2: 5.111 ngàn tấn. B+ C1 + C2: 18.939 ngàn tấn Đá vôi nằm trong tập 1, hệ tầng Bắc Sơn bị calcit hoá, có màu trắng, trắng đục, phớt xanh. Tỷ trọng (TB) : 46,05kg/cm; cường độ chịu nén (TB): 517kg/cm3. Thành phần hoá 100%: Cao: 54,78 – 55,76; SiO2: 0,01 – 0,38; Al2O3: 0,01 – 0,1; MgO: 0,02 – 0,71; Fe2O3: 0,001 – 0,057; độ trắng: 92,42% - 96,25%, đạt chỉ tiêu chất lượng đá vôi trắng. Đá vôi trắng hiện đang được khai thác, chế biến làm đá bloc và đá siêu mịn.
Nguồn đá trắng phong phú ở Quỳ Hợp là nguồn nguyên liệu tốt phục vụ cho công nghiệp hoá chất ( sơn, cao su...) cũng như là nguồn nguyên liệu mỹ nghệ (tạc tượng) tốt.
1.2. Đặc điểm khoáng sản đá vôi trắng
1.2.1. Một số thuật ngữ liên quan đến đá vôi trắng của liên đoàn địa chất Bắc trung Bộ
- Thân khoáng sản đá vôi trắng là một thể địa chất có màu trắng, độ trắng tự nhiên > 85%, chiều dày thân khoáng > 5m, chiều dài từ hàng chục đến hàng trăm mét, có thành phần hoá học đạt tiêu chuẩn chất lượng làm bột siêu mịn chất độn công nghiệp; để làm đá mỹ nghệ, đá ốp lát còn đòi hỏi độ nguyên khối, độ trang trí, không lẫn các khoáng vật dễ gây ố, dễ bị ôxy hoá như pyrit, các sunfu khác.
- Thân khoáng đá vôi trắng là đá vôi màu trắng, hàm lượng CaO > 54%, MgO < 0,5%.
- Thân khoáng đá vôi dolomit trắng là đá vôi dolomit màu trắng, hàm lượng CaO > 32,03 0,5.
- Thân khoáng đá dolomit trắng là đá dolomit màu trắng, có hàm lượng CaO > 32,03 < 54%.
Các thân khoáng đá vôi trắng, đá vôi dolomit và đá dolomit trắng thường có cấu tạo là những lớp đơn nghiêng hoặc nếp lõm, dạng vỉa, thấu kính, ổ, có khi nằm xen kẹp với cáclớp mỏng đá vôi màu xám. Chiều dày các thân khoáng thay đổi từ 5 – 25m, có nơi từ 50 đến hơn 100m; góc cắm thoải từ 15 – 25 độ; vùng phía bắc Quỳ Hợp cắm về phía Tây Nam hoặc Đông Nam, vùng phía Nam Quỳ Hợp cắm về Đông Bắc hoặc Tây Bắc.
1.2.2. Đặc điểm chung của các thân khoáng
1.2.2.1. Thân khoáng đá vôi trắng
Thân khoáng đá vôi trắng có thành phần khoáng vật gồm calcit 100%, dolomit ít đến rất ít, thạch anh rất ít gặp.Thành phần hoá học: CaO 54,0/55,7%, MgO 0,05/0,5 %, SiO2 0,00/0,4 %, Al2O3 0,00/0,05 %, Fe2O3 0,00/ 0,05 %, độ trắng tự nhiên 85 – 96 %. Tính chất cơ lý: thể trọng 2,69/ 2,71T/m3, cường độ nén 396/ 530KG/cm2, cường độ kéo 41,5/ 54 KG/cm2, độ hút nước 0,23 %.
1.2.2.2. Thân khoáng đá vôi dolomit trắng
Thân khoán đá vôi dolomit trắng phân bố thành từng vỉa, thấu kính có chiều dày từ 5 – 25m. Đặc điểm khoáng vật: dolomit 1 /20%, calcit 99/80 %; thành phần hoá học: MgO 0,57/17%, CaO 32,03/54%, SiO2 0,05/0,62%, Fe2O3 0,00/0,05%, độ trắng tự nhiên 85/96%. Tính chất cơ lý: thể trọ._.ng 2,89T/m3, cường độ nén 627KG/cm2, độ rỗng 0,25%, độ hút nước 0,20 %.
1.2.2.3. Thân khoáng dolomit trắng
Thân khoáng dolomit trắng. Đặc điểm khoáng vật: dolomit 20/70%, calcit 30/40%; thành phần hoá học: MgO 17/20,5%, CaO 32,03/50%, SiO2 0,05/0,62%, Fe2O3 0,00/0,05%, Al2O3 0,00/0,05%. Tính chất cơ lý: thể trọng 2,89 T/m3, cường độ nén 627 KG/cm2, độ rỗng 0,25%, độ hút nước 0,20%.
1.3. Phân loại đá vôi trắng
1.3.1. Phân loại đá vôi trắng của liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ
Để phân tích đá hoa calcít màu trắng làm khoáng chất công nghiệp liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ đã phân chia thành 3 cấp như sau:
Cấp AI: Diện tích có quy mô lớn phân bố tập trung, đã có phân tích hoá và độ trắng rõ, có mỏ đã và đang thăm dò, có điều kiện giao thông thuận lợi.
Cấp AII: Diện tích có quy mô phân bố lớn, có nhiều mỏ khai thác thủ công tận thu, có kết quả phân tích hoá và độ trắng đủ để đánh giá khái quát chất lượng đá hoa; điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.
Cấp B: Diện tích có quy mô phân bố vừa, có kết quả phân tích hoá và độ trắng hạn chế có một vài mỏ khai thác thủ công tận thu; điều kiện giao thông khó khăn.
1.3.2. Dự báo tài nguyên đá vôi trắng phân theo cấp đá năm 2006
Với cách phân loại như trên có thể tổng hợp dự báo tài nguyên đá vôi trắng phân theo cấp đá năm 2006:
Cấp AI: Có tổng diện tích 7km2, trong đó ở vùng I xã Châu Hồng là 4km2 có khối AI1 và ở vùng III xã Châu Cường là 3km2 có khối AI2. Tổng tài nguyên dự báo P1 + P2 là 182,26 triệu tấn, trữ lượng thăm dò cấp C1 + C2 là 58,7 triệu tấn, tại đây đã thăm dò khai thác.
Trong đó tài nguyên dự báo cấp P1 là tài nguyên khoáng sản rắn được suy đoán chủ yếu trên cơ sở tài liệu điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 – 1/25.000 có tiền đề và dấu hiệu địa chất thuận lợi cho tạo quặng. Hoặc có thể suy đoán từ kết quả so sánh với các mỏ đã và đang khảo sát, thăm dò có bối cảnh địa chất tương tự.
Tài nguyên dự báo cấp P2 là tài nguyên khoáng sản rắn được phỏng đoán chủ yếu trong quá trình điều tra địa chất khu vực tỷ lệ 1/200.000 – 1/50.000. Hoặc phỏng đoán từ so sánh với những nơi đã được điều tra địa chất có mỏ, đới quặng, trường quặng thành tạo trong bối cảnh địa chất tương tự.
Cấp AII: Phân bố rộng khắp cả 4 vùng dự báo có tổng diện tích 12,5km2. Tổng tài nguyên dự báo P1 + P2 là 374 triệu tấn (290 triệu tấn đá cancít và 84 triệu tấn đá dolomít) trong đó cấp C1 + C2 = 77,6 triệu tấn, các diện tích AII quan trọng nhất phân bố ở xã Châu Hồng và xã Liên Hợp ( vùng I ) bao gồm các khối AII1, AII2, AII3, AII4.
Xã Châu Cường và xã Châu Quang ( vùng III ) gồm các khối AII5, AII6
Xã Châu Quang, Thọ hợp, và Châu Đình gồm có khối AII7, AII8 đá hoa cancít và khối AII9, AII10 đá hoa dolomit.
Cấp B: Gồm các khối B1 phía bắc xã Châu Cường, B2 và B3 phía Nam xã liên Hợp. Tổng diện tích 3 khối này là 8km2 với tổng tài nguyên dự báo P1+ P2 là 222,3 triệu tấn cancít và khối B4 có 30 triệu tấn dolomít.
Từ đó chúng ta có thể tổng hợp dự báo tài nguyên đá vôi trắng phân theo cấp đá năm 2006 như sau:
Bảng 2: Tổng hợp dự báo tài nguyên đá vôi trắng phân theo cấp đá năm 2006
a. Đá hoa calcít màu trắng
Số TT
Vùng
Khối
Diện tích Km2
Chiều cao m
Hệ số
Thể trọng
T/m3
Tài nguyên dự báo cấp P1 + P2
Tr.m3
Tr.tấn
1
I
AI1
4,0
135
0,07
2,63
37,80
99,41
2
AII1
3,0
115
0,07
2,63
24,15
63,51
3
AII2
2,5
120
0,07
2,63
21,00
55,23
4
II
AII3
1,5
120
0,07
2,63
12,60
33,14
5
AII4
0,5
100
0,07
2,63
3,50
9,21
6
III
AI2
3,0
150
0,07
2,63
31,50
82,85
7
AII5
2,0
100
0,07
2,63
14,00
36,82
8
AII6
1,0
120
0,07
2,63
8,40
22,09
9
B1
3,5
150
0,07
2,63
36,75
96,65
10
IV
AII7
1,0
130
0,07
2,63
9,10
23,93
11
AII8
2,0
125
0,07
2,63
17,50
46,03
12
B2
2,0
160
0,07
2,63
22,40
58,91
13
B3
2,5
145
0,07
2,63
25,38
66,74
Cộng
264,08
694,52
b. Đá hoa dolomi
1
IV
AII9
1,3
120
0,07
2,63
10,920
31,558
2
AII10
2,0
130
0,07
2,63
18,200
52,482
3
B4
1,2
125
0,07
2,63
10,400
30
Cộng
39,52
114,04
Cộng (a + b)
303,6
808,56
Nguồn: Liên đoàn điạ chất Bắc Trung Bộ
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tiềm năng đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An rất phong phú về chủng loại, tuy nhiên chất lượng đá vôi trắng không cao do hàm lượng MgO cao. Và điều kiện khai thác còn hết sức khó khăn do đặc điểm địa hình và cơ sở vật chất của tỉnh Nghệ An còn kém.
2. Thực trạng về công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An.
2.1. Về công tác thăm dò các mỏ đá vôi trắng
2.1.1. Điều tra điạ chất và khoáng sản
Về công tác điều tra địa chất và khoáng sản, tỉnh Nghệ An cùng với toàn miền Bắc đã được hoàn thành điều tra địa chất tỷ lệ 1: 500.000 vào năm 1965. Sau năm 1965, công tác lập bản đồ tỷ lệ 1: 20.000 được tiến hành và đến năm 1995 đã hoàn thành.
Công tác lập bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 cũng đã được tiến hành trên một số diện tích, như bản đồ 1: 50.000 vùng Bắc Quỳ Hợp ( do Đinh Minh Mộng chủ biên, 1971 ); bản đồ 1: 50.000 tờ Bản Chiềng, diện tích 350 km2 ( do Nguyễn Văn Đễ chủ biên , 1975 ); cụm tờ 1:50.000 Quì Hợp, diện tích 950 km2 ( do Trần Hữu Chung chủ biên, 1979 ); cụm tờ bản đồ 1:50.000 vùng Bắc Nghĩa Đàn, diện tích 1.425 km2 ( do Nguyễn Minh Tiêu chủ biên, 1983 ); cụm tờ Bắc Vinh, diện tích 1.700 km2; tờ Phu Loi, diện tích 360 km2; cụm tờ Tương Dương, gần 200 km2...
Công tác điều tra lập bản đồ địa chất và tìm kiếm thăm dò cùng với các nghiên cứu đã phát hiện nhiều khoáng sản có giá trị ở Nghệ An, trong đó có đá vôi trắng.
2.1.2. Quá trình điều tra nghiên cứu đá vôi trắng ở Nghệ An từ năm 1994 đến nay
- Năm 1994, thực hiện chương trình viện trợ phát triển của Liên Hợp Quốc, công ty khoáng sản do Lê Thạc Chiến làm chủ nhiệm đề án VIE / 89 /207 “ thăm dò điạ chất đá hoa tỉnh Nghệ An “ với mục tiêu đánh giá trữ lượng đá hoa có chất lượng với chỉ tiêu chủ yếu là màu sắc đẹp có độ nguyên khối tốt để cưa cắt đá ốp lát, tác giả đã nghiên cứu ở Châu Cường, Thung Khẳng ( Thọ Hợp ) tổng cộng 8 km2, sơ bộ nghiên cứu ở lèn chu ( Châu Đình ) đưa ra con số trữ lượng hơn 2,1 triệu m3, chưa nghiên cứu đá vôi trắng như là một khoáng chất công nghiệp.
- Năm 1998, công ty khoáng sản Nghệ An đã tiến hành thăm dò đá vôi trắng ở Châu Cường với mục tiêu: đánh giá chất lượng, trữ lượng đá vôi trắng làm nguyên liệu ngành giấy., nhựa, sơn và xuất khẩu. Diện tích thăm dò 2 km2, khoan 8 lỗ, phân tích mẫu hoá độ trắng tự nhiên. Tính trữ lượng cấp C1+ C2 là 58,7 triệu tấn trong đó cấp C1 là 10 triệu tấn.
- Năm 2001 – 2002 công ty TNHH Kinh doanh khai thác chế biến đá vôi trắng Nghệ An – DMC thăm dò ở Châu Hồngdiện tích hơn 1 km2 đánh giá tổng trữ lượng 55.5 triệu tấn, trong đó loại I: 54 639 ngàn tấn + cấp B: 4 579 ngàn tấn + cấp C1: 15710 ngàn tấn + C2: 34 332 ngàn tấn, loại II: 864 ngàn tấn.
- Năm 2003 công ty hợp tác kinh tế Quân Khu 4 đã tiến hành thăm dò đá trắng tại khu vực xã Châu Quang với diện tích 30 ha đã được hội đồng trữ lượng quốc gia phê duyệt tại quyết định số 513 / QD - HD ĐGTLKS ngày 27/03/2003: tổng trữ lượng 18 939 ngàn tấn, trong đó:
Cấp B: 1597 ngàn tấn, cấp C1: 12 235 ngàn tấn, cấp C2: 5 112 ngàn tấn.
- Năm 2005, liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ đã tiến hành khảo sát đánh giá toàn bộ đá trắng vùng Quỳ Hợp nhằm đánh giá chất lượng, trữ lượng đá vôi trắng. Để đánh giá chất lượng đá vôi trắng thực tế hơn trong điều kiện phân tích mẫu hạn chế liên đoàn Điạ chất Bắc Trung Bộ đã chia diện tích nghiên cứu thành 5 vùng:
Vùng I: Thuộc xã Châu Hồng và xã Liên Hợp
Vùng II: Thuộc xã Châu Lộc và xã Đồng Hợp.
Vùng III: Thuộc xã Châu Cường và Châu Quang
Vùng IV: Thuộc một phần xã Châu Quang, Châu Lộc, Châu Đình.
Vùng V: Thuộc khu vực Tân Kỳ
- Năm 2006, liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ đã tiến hành điều tra, đánh giá chất lượng đá vôi trắng vùng Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tân Kỳ và Con Cuông và đã khoanh định được 11 diện tích triển vọng tập trung các thân khoáng đá vôi trắng công nghiệp với diện tích 26 km2 gồm xã Châu Hồng 1 km2, xã Châu Tiến 1,5 km2, khu Đông Bắc Châu Cường 2,5 km2, khu Tây Bắc Châu Lộc 2,5 km2, khu Tây Bắc Thọ Hợp 7 km2, khu Đông Nam Châu Lộc 1,5 km2, khu Trung Độ 3 km2 và khu Nghĩa Thành 1 km2 và đã lựa chọn 3 diện tích có điều kiện thuận lợi nhất để đánh giá chi tiết 1: 10.000 là khu vực Châu Hồng, khu Châu Tiến và khu đông bắc Châu Cường.
Thứ nhất, Khu Châu Hồng: thuộc xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp. Diện tích đánh giá là 1 km2. Tại đây đã phát hiện được 4 thân khoáng thể núi như sau:
Thân khoáng số 2: Thân khoáng chủ yếu nằm lộ thiên, dưới là lớp đá vôi dày. Thành phần chủ yếu là đá vôi trắng, trắng trong, trắng tinh khiết, hạt trung bình đến lớn, có 2 lớp kẹp đá vôi xám dày từ 5 – 25 cm. Độ nguyên khối tốt. Thành phần khoáng vật: calcit gần 100 %, dolomit rất ít, thạch anh rất hiếm gặp. Thể trọng 2,96 – 2,71 T/m3, cường độ nén 396 – 530 KG/cm2, cường độ kéo 41,5 – 54 KG/cm2, độ hút nước (Wh ) 0,17 – 0,23 %, độ ẩm tự nhiên (W ) 0,106 %. Thành phần CaO 55,42 %, MgO 0,21 %, SiO2 0,13 %, Al2O3 0,03 %, Fe2O3 0,02 %, độ trắng (Wb ) 94,7 %. Chất lượng vôi trắng khá đồng đều. Trữ lượng và TNDB ( tài nguyên dự báo ) của thân khoáng C1 = 16.660,7 ngàn tấn, C2 = 15.741,5 ngàn tấn, P1 = 33.111,6 ngàn tấn.
Thân khoáng số 2a: Thân khoáng năm uốn theo thân khoáng số 2. Thân khoáng lộ thiên hoàn toàn. Nắm dưới thân khoáng là lớp đá vôi xám. Hàm lượng trung bình CaO 55,53 %, MgO 0,20 %, SiO2 0,14 %, Al2O3 0,04 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 94,49 %. TNDB của thân khoáng P1 = 6.864,5 ngàn tấn.
Thân khoáng số 2b: Thân khoáng dài 200m, rộng trung bình 80m, dày trung bình 17m. Thân khoáng lộ thiên hoàn toàn. Năm dưới thân khoáng là lớp đá vôi xám . Hàm lượng trung bình CaO 55,54 %, MgO 0,20 %, SiO2 0,15 %, Al2O3 0,02 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 94,28 %. TNDB của thân khoáng P1 = 874,8 ngàn tấn.
Thân khoáng số 3: Thân khoáng dày 750m, rộng 400 – 600m, dày từ 130 – 160m, phần lớn thân khoáng lộ thiên. Trong thân khoáng gặp 2 lớp kẹp đá vôi xám dày từ 15 – 22m, nằm dưới thân là tập đá vôi xám dày. Thành phần chủ yếu là đá vôi trắngm hạt trung bình đến lớn, đôi nơi có ít sọc dài nhỏ màu xám. Độ nguyên khối tốt. Thành phần khoáng vật: calcit 100 %, thạch anh và dolomit rất ít gặp hoặc chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ. Thành phần hoá học: CaO 54,41 %, MgO 0,25%, SiO2 0,15 %, Al2O3 0,04 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 94, 25 %. Chất lượng đá vôi trắng khá đồng đều. Trữ lượng và TNDB C2 = 9.811,2 ngàn tấn, p1 = 14.538,3 ngàn tấn.
Khu Châu Hồng có trữ lượng và TNDB lớn, chất lượng tốt, nằm trong khu vực thăm dò, khai thác của tỉnh, nằm ngoài khu rừng phòng hộ, xa khu dân cư, có điều kiện cơ sơ hạ tầng thuận lợi.
Thứ hai, Khu Châu Tiến: thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp. Diện tích thăm dò 1,5 km2. Tại đây đã phát hiện được 4 thân khoáng:
Thân khoáng số 5: Thân khoáng dài 800m, rông 84 – 130m, dày 50 – 105m, nằm nổi trên bề mặt địa hình, ở độ cao tuyệt đối 400 – 490m, có lớp phủ rải rác là đá vôi calcit màu xám dày từ 5 – 10m. Đôi chỗ có lớp kẹp mỏng đá vôi kém chất lượng. Phần trụ cũng là đá vôi trắng song chất lượng kém, có hàm lượng MgO cao. Thân phần thân khoáng chủ yếu là đá vôi trắng, trắng trong, hạt trung bình đến lớn, đôi nơi có ít sọc dài nhỏ màu xám. Độ nguyên khối tốt. Thành phần khoáng: calcit gần 99 – 100 %, tổng dolomit và thạch anh chiếm < 1 %. Thành phần hoá: CaO 53,35 %, MgO 0,34 %, SiO2 0,14 %, Al2O3 0,02 %, Fe2O3 0,04 %, Wb 93,30 %. Chất lượng đá vôi trắng khá đồng đều. Trữ lượng và TNDB của thân khoáng C2 = 5.277,9 ngàn tấn; P1 = 20.475,2 ngàn tấn.
Thân khoáng số 5a: Thân khoáng dài 200m, rộng 138m, dày 29m, nằm lộ thiên trên bề mặt địa hình ở độ cao tuyệt đối 340 – 345m. Nằm dưới cũng là đá vôi trắng nhưng chất lượng kém do MgO cao. Thành phần chủ yếu là đá vôi trắng, trắng trong, hạt trung bình đến lớn, đôi nơi có ít sọc dài nhỏ màu xám. Thành phần khoáng: calcit gần 99 – 100%, tổng dolomit và thạch anh chiếm < 1 %. Thành phần hoá CaO 55,26 %, MgO 0,40 %, SiO2 0,24 %, Al2O3 0,02 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 92,80 %. Chất lượng đá vôi trắng khá đồng đều. Trữ lượng và TNDB của thân khoáng C2 = 960,6 ngàn tấn, P1 = 2.536,7 ngàn tấn.
Thân khoáng số 5b: : Thân khoáng dài 200m, rộng 140m, dày 17m, nằm lộ thiên trên bề mặt địa hình ở độ cao tuyệt đối 480 - 484m. Trụ và vách của thân khoáng là đá vôi trắng nhưng chất lượng kém do MgO cao. Thành phần khoáng chủ yếu là đá vôi trắng. Thành phần hoá CaO 54,34%, MgO 0,24 %, SiO2 0,09 %, Al2O3 0,02 %, Fe2O3 0,01 %, Wb 95,10 %.TNDB của thân khoáng P1 = 1.458,0 ngàn tấn.
Thân khoáng 5c: Thân khoáng dài 200m, rộng 146m, dày 15m ,lộ ở độ cao tuyệt đối 545 – 555m. Nằm trên và dưới là đá vôi trắng chất lượng kém hơn do hàm lượng MgO cao. Thành phần quặng chủ yếu là đá vôi trắng, hàm lượng CaO 54,34 %, MgO 0,45 %, SiO2 0,12 %, Al2O3 0,02 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 94,07 %. TNDB của thân khoáng P1 = 1.069,2 .
Khu Châu Tiến có diện tích đá trắng khá lớn, chất lượng cao có ít ( CaO > 54 %, MgO 0,4 - > 1 %) chiếm phần lớn trong diện tích đánh giá. TNDB cấp P1 là 37.908,0 ngàn tấn, có độ nguyên khối tốt ( làm nguyên liệu đá mỹ nghệ và đá ốp lát ). Khu Châu Tiến có điều kiện hạ tầng thuận lợi, có thể tiếp tục tiến hành đánh giá thăm dò trong giai đoạn trước mắt.
Thứ ba, Khu đông bắc Châu Cường: Thuộc xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Diện tích đánh giá tỷ lệ 1: 10.000 là 2,5 km2. Tại đây 7 thân khoáng được lựa chọn đánh giá là thân khoáng số 35, 36, 37, 43, 44, 45 và 48.
Thân khoáng số 35: Thân khoáng dạng lưỡi liềm, dài 200m, rộng trung bình 100m, dày trung bình 16m, lộ ở độ cao tuyệt đối 330 – 335m. Nằm trên và dưới là các lớp đá vôi xám. Thành phần khoáng vật: calcit gần 99 – 100 %, dolomit và thạch anh gặp rất ít, tổng cả hai loại chiếm tỷ lệ < 1 %. Thành phần hoá học: CaO 55,16 %, MgO 0,40 %, SiO2 0,35 %, Al2O3 0,03 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 93,83 %. TNDB của thân khoáng P1 = 777,6 ngàn tấn.
Thân khoáng số 36: Thân khoáng dạng lưỡi liềm, dài 200m, rộng trung bình130m, dày trung bình 10m; Thân khoáng lộ ở độ cao tuyệt đối 372 – 378m. Thân khoáng nằm lộ thiên, thành phần chủ yếu là đá vôi trắng, phía trụ la lớp đá vôi xám dày 25m. Thành phần hóa học: CaO 55,48 %, MgO 0,23 %, SiO2 0,26 %, Ai2O3 0,03 %, Fe2O3 0,03 %, Wb 91,90 %. TNDB của thân khoáng P1 = 631,8 ngàn tấn.
Thân khoáng số 37: Thân khoáng dài 1100m, rộng 89m, dày 72m, nằm nổi lên trên bề mặt địa hình thành 3 khối núi. Phủ trực tiếp lên chúng là rải rác các tập đá vôi calcit màu xám dày từ 5 – 80m, một số nơi đá vôi trắng lộ thiên. Trong thân khoáng thỉnh thoảng chứa các lớp kẹp mỏng đá vôi kém chất lượng. Nằm dưới thân khoáng là đá vôi xám. Thành phần thân khoáng chủ yếu gồm đá vôi trắng, hạt tung bình đến lớn, đôi nơi có ít sọc dài nhỏ màu xám. Độ nguyên khối tốt. Thành phần hóa học: CaO 55,47 %, MgO 0,29 %, SiO2 0,20 %, Al2O3 0,02 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 93,92 %. Trữ lượng và TNDB của thân khoáng C2 = 11.385,7 ngàn tấn, P1 = 7.056,7 ngàn tấn.
Thân khoáng số 43: Thân khoáng có dạng chữ V, dài 400m, rộng trung bình 94m, dày trung bình 17m, nằm lộ thiên ở độ cao tuyệt đối 366m – 393m. Lớp trụ phía dưới là đá vôi xám. Thành phần hoá học: CaO 55,34 %, MgO 0,27 %, SiO2 0,10 %, Al2O3 0,01%, Fe2O3 0,01 %, Wb 94,60 %. TNDB của thân khoáng P1 = 1.555.200 ngàn tấn.
Thân khoáng số 44: Thân khoáng dài 400m, rộng trung bình 210m, dày trung bình 38m, lộ ở độ cao tuyệt đối 461 – 490m .Nằm trên và dưới thân khoáng là các lớp đá vôi xám dày từ 20 – 50m. Thành phần hoá học: CaO 55,59 %, MgO 0,32 %, SiO2 0,12 %, Ai2O3 0,02 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 93,26 %. TNDB của thân khoáng P1 = 7.776 ngàn tấn.
Thân khoáng số 45: Thân khoáng có dạng chữ V, dài 800m, rộng trung bình 78m, dày trung bình 56m, lộ ở độ cao tuyệt đối 225 – 257m. Trên và dưới là các lớp đá vôi xám. Thành phần hoá học: CaO 55,25 %, MgO 0,32 %, SiO2 0,22 %, Al2O3 0,03 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 94,22 %.TNDB của thân khoáng P1 = 8.164,8 ngàn tấn.
Thân khoáng số 48: Thân khoáng dài 400m, rộng 78m, dày 16m, lộ ở độ cao tuyệt đối 415m ( chân khối ), 420m (đỉnh khối ), tạo thành sườn tương đối thoải. Nằm trên và dưới thân khoáng là các lớp đá vôi xám. Thành phần hoá học: CaO 55,41 %, MgO 0,25 %, SiO2 0,27 %, Al2O3 0,04 %, Fe2O3 0,03 %, Wb 94,03 %.TNDB của thân khoáng P1= 2.916,0 ngàn tấn.
Khu đông bắc Châu Cường có 7 thân khoáng phân bố tương đối tập trung, có quy mô ở mức trung bình đến lớn, chất lượng quặng đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu công nghiệp. Tuy nhiên cấu trúc địa chất và điều kiện giao thông ít thuận lợi hơn so với Châu Hồng và Châu Tiến. Phần lớn các thân quặng nằm sát với rừng phòng hộ. Do đó khu đông bắc Châu Cường chỉ nên đầu tư đánh giá ở mức hạn chế và chưa nên thăm dò trong tương lai gần.
Quá trình thăm dò các mỏ đá vôi trắng có thể được tóm tắt như sau:
Trước năm 1994: Hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và khoáng sản, nghiên cứu và phát hiện đá vôi trắng.
Năm 1994: Tiến hành thăm dò và đánh giá trữ lượng hơn 2,1 triệu m3 tương đuơng với 5,523 triệu tấn.
Năm 1998: Đánh giá trữ lượng cấp C1 + C2 là 58,7 triệu tấn, trong đó cấp C1 là 10 triệu tấn, cấp C2 là: 48,7 triệu tấn.
Năm 2001 – 2002: Đánh giá tổng trữ lượng 55,503 triệu tấn, trong đó cấp B là: 5,443 triệu tấn, cấp C1 là: 15,710 triệu tấn, cấp C2 là: 34,320 triệu tấn.
Năm 2003: Đánh giá tổng trữ lượng 18,939 triệu tấn, trong đó cấp B là: 1,597 triệu tấn, cấp C1 là: 12,235 triệu tấn, cấp C2 là: 5,107 triệu tấn.
Năm 2006: Đánh giá tổng trữ lượng là: 59,8376 triệu tấn, trong đó cấp C1 : 16,6607 triệu tấn C2 : 43,1769 triệu tấn. Và tài nguyên dự báo P1 là: 109,8064 triệu tấn.
2.2. Về khai thác và sơ chế đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua
2.2.1. Thực trạng về cấp giấy phép cho các doanh nghiệp thăm dò và khai thác đá vôi trắng
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An, đến tháng 9/2007 trên địa bàn đã cấp 53 giấy phép thăm dò và khai thác đá xây dựng, trong đó có 29 giấy phép thăm dò và khai thác đá trắng. Trong các đơn vị khai thác chỉ có công ty liên doanh Việt Nhật (hiện nay là công ty đá vôi YABASHI) được cấp mỏ dài hạn với diện tích 51 ha, công ty khoáng sản Nghệ An do bộ công nghiệp (nay là bộ công thương) cấp, công ty hợp tác Quân khu 4 thăm dò 30 ha đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép, các đơn vị còn lại khác do tỉnh cấp tận thu với thời hạn khoảng 3 – 5 năm.
Ngoài ra, đến tháng 6 năm 2008 có thêm 6 cỏ sở sản xuất kinh doanh được Bộ Tài nguyên Môi trường cấp phép thăm dò đá trắng với thời gian thực hiện từ 6 đến 24 tháng ở các địa điểm Thung Xén, Thung Nậm, Thung Hẹo, Thung Dên của huyện Quỳ Hợp và khu vực Lèn Bút huyện Tân Kỳ.
Chúng ta có thể tổng hợp tình hình cấp phép thăm dò và khai thác đá vôi trắng cho các doanh nghiệp qua bảng sau:
Bảng 3: Cấp phép thăm dò và khai thác đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An năm 2008
TT
Tên đơn vị
Diện tích cấp (ha)
Thời gian cấp
Nơi cấp
1
Cty Bê tông đá hoa
4,5
25/1/2005
Tỉnh Nghệ An
2
Cty LD Việt Nhật
51,0
20/3/2005
Tỉnh Nghệ An
3
Cty LD DMC
49,0
3/5/2005
Tỉnh Nghệ An
4
Cty TNHH Toàn Thắng
3,0
16/5/2005
Tỉnh Nghệ An
5
Cty TNHH Tân Đại Thành
7,0
16/5/2005
Tỉnh Nghệ An
6
Cty TNHH Lam Hồng
6,0
11/6/2006
Tỉnh Nghệ An
7
Cty TNHH Thành Trung
3,5
16/6/2006
Tỉnh Nghệ An
8
DNTN Quang Sơn
2,6
5/9/2006
Tỉnh Nghệ An
9
DNTN Hải Hà
2,0
22/9/2006
Tỉnh Nghệ An
10
DNTN Anh Tuấn
3,0
28/9/2006
Tỉnh Nghệ An
11
HTX Tứ Lộc
4,5
4/10/2006
Tỉnh Nghệ An
12
HTX Liên Hợp
2,0
15/10/2006
Tỉnh Nghệ An
13
HTX Hợp Thịnh
2,0
23/10/2006
Tỉnh Nghệ An
14
HTX Thành Công
6,0
7/11/2006
Tỉnh Nghệ An
15
HTX Đồng Tiến
4,0
30/11/2006
Tỉnh Nghệ An
16
HTX Thanh An
3,0
3/4/2007
Tỉnh Nghệ An
17
Cty CP Tân An
2,0
4/5/2007
Tỉnh Nghệ An
18
Cty TNHH Quang Tiến
6,0
4/5/2007
Tỉnh Nghệ An
19
Cty TNHH Hợp Hưng
4,5
6/5/2007
Tỉnh Nghệ An
20
Cty Kim Loại Màu
13,0
14/5/2007
Tỉnh Nghệ An
21
Cty Khoáng sản
7,7
7/6/2007
BộCôngThương
22
Cty CP Trung Đức
5,0
15/6/2007
Tỉnh Nghệ An
23
Cty Hợp tác Quân khu 4
30,0
27/6/2007
Bộ TN & MT
24
Cty TNHH Quyết Thắng
7,2
3/7/2007
Tỉnh Nghệ An
25
HTX Quyết Thành
15,0
15/7/2007
Tỉnh Nghệ An
26
Cty TNHH Thuận Thành
6,0
15/7/2007
Tỉnh Nghệ An
27
Cty TNHH Vinh An
8,0
14/8/2007
Tỉnh Nghệ An
28
Cty TNHH Hương Liệu
4,0
26/10/2007
Tỉnh Nghệ An
29
Hộc cá thể Võ Duy Trưng
7,4
21/12/2007
Tỉnh Nghệ An
30
LHSX TP Hồ Chí Minh
15,6
16/1/2008
Bộ TN & MT
31
Cty TNHH Chính Nghĩa
29,0
28/3/2008
Bộ TN & MT
32
Cty CP Sơn Nam
12,0
22/4/2008
Bộ TN & MT
33
Cty TNHH Phú Thương
7,2
29/5/2008
Bộ TN & MT
34
Cty CP Hoàng Gia
19,5
22/6/2008
Bộ TN & MT
35
Cty TNHH Hoài Danh
17,6
26/10/2008
Bộ TN & MT
Cộng
369,8
Nguồn: Liên đoàn điạ chất Bắc Trung Bộ
Như vậy, tính đến năm 2008 trên địa bàn đã cấp phép thăm dò và khai thác đá vôi trắng cho 35 đơn vị, với diện tích được cấp là 369,8 ha. Nhưng chỉ có 30 đơn vị đi vào hoạt động, còn 5 đơn vị vẫn đang đầu tư đó là: Cty TNHH Chính Nghĩa, Cty CP Sơn Nam, Cty TNHH Phú Thương, Cty CP Hoàng Gia, Cty TNHH Hoài Danh.
2.2.2. Thực trạng về khai thác và sơ chế đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua
Gần đây việc khai thác đá vôi trắng diễn ra khá rộng rãi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trên địa bàn hiện đã phát hiện được 90 thân khoáng đá vôi trắng, phân bố chủ yếu ở huyện Quỳ Hợp có 75 thân khoáng, ở Tân Kỳ 14 thân và Quỳ Châu 1 thân với tổng trữ lượng địa chất được dự báo vào khoảng 700 triệu tấn ( trữ lượng thăm dò 133 triệu tấn ). Các thân quặng đá vôi trắng thường ở thể núi, chủ yếu khai thác khấu suốt lộ thiên, chọn lọc thủ công. Vì vậy thường để lại nhiều cộn chân núi và khai thác dàn trải, gây tổn hại đến môi trường và cảnh quan môi trường.
Trong những năm qua thì các doanh nghiệp đã tiến hành khai thác và đạt được kết quả như sau:
Biểu đồ 1 : Sản lượng khai thác đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2002 – 2009
Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường Nghệ An
Qua biểu đồ trên ta thấy sản lượng khai thác đá vôi trắng của các doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể qua các năm. Nếu như năm 2002 sản lượng đá vôi trắng khai thác được mới chỉ là 68.380 tấn thì đến năm 2003 tăng lên là 131.500 tấn. Như vậy là chỉ sau một năm nhưng sản lượng khai thác đá vôi trắng đã tăng lên gấp đôi. Đến năm 2009 thì sản lượng này đạt 552.300 tấn. Và tổng cộng sản lượng đá vôi trắng khai thác được từ năm 2002 – 2009 đạt 2,157180 tiệu tấn.
Tuy nhiên con số này còn khá khiêm tốn so với tiềm năng đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An. Theo đánh giá của liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ thì tổng trữ lượng đá vôi trắg thăm dò năm 2006 là 59,8376 triệu tấn. Như vậy sản lượng khai thác đá vôi trắng trong thời gian qua ở Nghệ An mới chỉ đạt được khoảng 3,5 % so với trữ lượng thăm dò.
Không chỉ khai thác mà trong thời gian qua thì các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu tiến hành sơ chế đá vôi trắng. Tính đến năm 2008 toàn tỉnh có 30 đơn vị hoạt động khai thác và tiến hành sơ chế đá vôi trắng. Tình hình khai thác và sơ chế đá vôi trắng của các doanh nghiệp năm 2008 được tổng hợp qua bảng số liệu sau:
Bảng 4: Tổng hợp tình hình khai thác và sơ chế đá vôi trắng của các đơn vị năm 2008
TT
Tên doanh nghiệp
Sản phẩm sơ chế
Đá hộc
(m3)
Bột đá trắng (tấn)
Đá granito
(tấn)
Đá ốp lát
( m2)
1
Cty Bê tông đá hoa
0
500
60
13000
2
Cty LD Việt Nhật
0
0
50000
0
3
Cty LD DMC
0
15000
0
0
4
Cty TNHH Toàn Thắng
0
14000
160
5000
5
Cty TNHH Tân Đại Thanh
0
0
180
15000
6
Cty TNHH Lam Hồng
0
0
0
41807
7
Cty TNHH Thành Trung
0
0
0
2600
8
DNTN Quang Sơn
0
0
2000
0
9
DNTN Hải Hà
0
0
1758
0
10
DNTN Anh Tuấn
0
60
30
7000
11
HTX Tứ Lộc
0
0
0
5390
12
HTX Liên Hợp
450
0
230
6430
13
HTX Hợp Thịnh
0
0
2000
5000
14
HTX Thành Công
3000
0
5000
9000
15
HTX Đồng Tiến
0
0
245
4398
16
HTX Thanh An
0
297
1290
5550
17
Cty CP Tân An
8000
0
0
0
18
Cty TNHH Quang Tiến
0
13000
0
0
19
Cty TNHH Hợp Hưng
0
1950
0
3500
20
Cty Kim Loại Màu
3760
0
0
0
21
Cty Khoáng sản
44000
26000
0
0
22
Cty CP Trung Đức
0
15830
0
0
23
Cty TNHH Quyết Thắng
0
1500
0
0
24
HTX Quyết Thành
0
8000
4000
0
25
Cty TNHH Thuận Thành
0
0
7500
0
26
Cty TNHH Vinh An
0
2000
3000
0
27
Cty TNHH Hương Liệu
0
1800
600
0
28
Hộc cá thể Võ Duy Trưng
0
1200
3600
0
29
LHSX TP Hồ Chí Minh
0
300
0
0
30
DNTN Lê Đình Âu
0
200
0
0
Cộng
59.216
101.643
81.653
123.675
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An
Như vậy, chỉ riêng trong năm 2008 vừa qua các doanh nghiệp hoạt động khai thác và sơ chế đá vôi trắng đã đạt được kết quả đáng kể: sản phẩm đá hộc đạt 59.216 m3, bột đá trắng đạt 101.643 tấn, đá granito đạt 81.653 tấn và đá ốp lát đạt 123.675 m2. Tuy nhiên kết quả này vẫn còn khá khiêm tốn so với trữ lượng thăm dò đá vôi trắng ở Nghệ An.
2.3. Về chế biến đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua
Công tác chế biến giữ vai trò hết sức quan trọng, có vị trí quyết định trong việc nâng cao giá trị cuả tài nguyên khoáng sản, vì vậy tỉnh Nghệ An đã có chủ trương khuyến khích đầu tư chế biến hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô hoặc xuất bán nguyên liệu.
Qua khảo sát 30 đơn vị sản xuất kinh doanh đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh hiện có 6 đơn vị chế biến bột siêu mịn, 3 đơn vị tạc tượng, 4 đơn vị chuyên xẻ cưa mài mòn còn lại các đơn vị khác đang ở dạng chế biến thô, sản phẩm chủ yếu là bột đá thô, bột đá ngô ( granito ). Vì vậy sản phẩm sản xuất ra thường bán với giá rất rẻ 50.000 – 180.000 đồng/tấn trong khi đó sản phẩm bột đá siêu mịn giá bán từ 58 – 300 USD/tấn.
Các cơ sở chế biến chủ yếu tập trung ở vùng Thung Khuộc - thị trấn Quỳ Hợp và rải rác ở các điểm mỏ, dọc trục đường giao thông vào mỏ, còn lại nằm ở đồng bắng Diễn Châu, khu công nghiệp Nam Cấm, Nghi Khánh – Nghi Lộc và tập trung nhiều vùng Trung Đô, Bến Thuỷ. Có 6 doanh nghiệp chế biến rải rác ở trong dân, vùng kho cảng Bến Thuỷ ảnh hưởng lớn đến môi trường và trật tự xã hội gây khó khăn cho công tác quản lý.
Kết quả chế biến đá vôi trắng đạt được trên địa bàn tỉnh qua các năm như sau:
Bảng 5: Sản lượng chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2002 – 2009
Năm
Sản phẩm chế biến
Bột đá mịn và siêu mịn
(1000 tấn)
Tốc độ tăng
(%)
Đá hộc + đá xay
+ đá blok
(1000 tấn)
Tốc độ tăng
(%)
Đá ốp lát
+ đá xẻ
(1000 m2)
Tốc độ tăng
(%)
2002
40
50
90
2003
60
50
78
56
123
36,7
2004
68
13,3
89
14,1
158
28,5
2005
80
17,6
120
34,8
160
1,3
2006
100
25
140
16,7
220
37,5
2007
150
50
150
7,1
280
27,3
2008
250
66,7
220
46,7
300
7,1
2009
500
100
400
81,8
340
13,3
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An
Từ bảng số liệu cho ta thấy sản lượng của tất cả các sản phẩm chế biến đá vôi trắng đều có sự tăng lên đáng kể qua các năm. Đặc biệt là đối với sản phẩm bột đá mịn và siêu mịn, nếu như năm 2004 tốc độ tăng chỉ đạt 13,3 % so với năm 2003 thì đến năm 2009 đạt 100 % so với năm 2008. Đối với sản phẩm đá hộc + đá xay + đá blok thì có sự biến động tăng giảm khác nhau qua các năm, năm 2004 tốc độ tăng là 14,1 % thì đến năm 2005 tăng lên 34,8 % nhưng từ năm 2005 – 2007 giảm xuống chỉ còn 7,1 % và đến năm 2009 đã tăng lên đến 81,8 % . Còn đối với sản phẩm đá ốp lát + đá xẻ thì tốc độ tăng lại có xu hướng giảm đi, năm 2006 tốc độ tăng là 37,5 % nhưng đến năm 2009 giảm xuống còn 13,3 %. Điều này cũng phù hợp với xu hướng trong tương lai. Các doanh nghiệp sẽ chú trọng đầu tư vào chế biến sản phẩm bột đá mịn và siêu mịn để thu được lợi nhuận cao hơn. Thế nhưng kết quả chế biến đá vôi trắng ở Nghệ An trong thời gian qua vẫn còn hết sức khiêm tốn so với tiềm năng to lớn của tài nguyên trên địa bàn.
2.4. Về trình độ công nghệ khai thác và chế biến đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua.
2.4.1. Trình độ công nghệ khai thác
Về trình độ công nghệ khai thác thì hiện chỉ có công ty đá vôi YABASH có dây chuyền khai thác khá hiện đại, đầu tư khai thác mang tính chất công nghiệp lớn, chất lượng thiết bị tốt nhưng công suất sử dụng thiết bị còn thấp và mới sản xuất đến đá nghiền thô, làm nguyên liệu xuất khẩu để nghiền bột siêu mịn ở các nước khác.
Ba đơn vị được Bộ Công Nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép thăm dò là công ty liên doanh Việt Nhật ( 2km2 ở khu vực Châu Cường ); công ty TNHH khoáng sản Nghệ An (1km2 ở khu vực Châu Tiến ) và công ty Hơp tác Quân khu 4 ( 30 ha ở Châu Quang ). Các đơn vị này đã đầu tư các dây chuyền khai thác, chế biến tương đối dồng bộ. Việc chế biến sâu đến bột siêu mịn vì nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là vì lý do thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp, nên chưa phát triển mạnh.
Các doanh nghiệp Việt Nam còn lại khai thác theo hình thức tận thu, đầu tư nhỏ lẻ, không đồng bộ, thiết bị chủ yếu của Trung Quốc và Việt Nam. Sản phẩm chủ yếu là đá hộc, đá block, đá xay sản xuất granito, đá ốp lát hoặc đá nghiền thô cỡ hạt 20 mm. Chỉ có Liên hợp săn xuất xuất nhập khẩu thành phố Hồ Chí Minh có dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại, sản xuất bột siêu mịn với cỡ hạt từ 2 – 7mm với công suất khoảng 80.000 tấn/năm và mới đây là Công ty cổ phần Trung Đức với công suất 20.000 – 40.000 tấn/năm
Nhìn chung các cơ sở khai thác đá vôi trắng, do tính chất đan xen của tài nguyên và điều kiện điều tra điạ chất không đầy đủ, thường tiến hành sản xuất lẫn lộn đồng thời cả 3 nhóm sản phẩm, gồm đá block, đá tạc tượng, đá nguyên liệu để xay nghiền đá trắng, đá vật liệu xây dựng thông thường....
Qua khảo sát các đơn vị khai thác đá vôi trắng trên địa bàn thì chỉ có công ty YABASHI có trình độ khai thác tương đối tốt, tính đồng bộ cao còn lại các đơn vị khác ở mức trung bình và kém.
Bảng 6: Trình độ công nghệ các doanh nghiệp khai thác đá năm 2008
TT
Tên doanh nghiệp
Khoan nổ mìn
Đập vỡ
Bốc xếp, VC
Nghiền
CB khác
Cấp điện nước
Tính đồng bộ
1
Công ty CP An Sơn
Bán cơ giới
Thủ công
Bán cơ giới
0
Bán cơ giới
Có
Trung bình
2
Công ty TNHH Tân Đại Thành
Bán cơ giới
Thủ công
Bán cơ giới
0
Bán cơ giới
Có
Khá
3
Công ty TNHH Toàn Thắng
Bán cơ giới
Thủ công
Bán cơ giới
0
Bán cơ giới
có
Trung bình
4
C/ty TNHH Thành Trung
Bán cơ giới
Thủ công
Bán cơ giớ
0
Bán cơ giới
có
Trung bình
5
DN tư nhân Quang Sơn
Bán cơ giới
Thủ công
Bán cơ giới
0
Bán cơ giới
có
Trung bình
6
HTX Hợp Thịnh
Bán cơ giới
Thủ côn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25701.doc