MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HABECO Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội
HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
BRNGK Bia – Rượu – Nước giải khát
IPSI Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp – Bộ Công Thương
ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế
SABECO Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TPĐU Thực phẩm đồ uống
VBL Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
DANH
99 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3215 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 2.1: Số lượng các doanh nghiệp sản xuất theo chuyên ngành
Bảng 2.2: Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất theo thành phần kinh tế
Bảng 2.3: Cơ cấu số lượng DN sản xuất phân bố theo vùng
Bảng 2.5: Giá trị tăng thêm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát,
tỷ trọng ngành trong ngành công nghiệp và trong GDP cả nước
Bảng 2.6: Lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành
Bia – Rượu – Nước giải khát
Bảng 2.7: Cơ cấu và chyển dịch cơ cấu sản phẩm
Bảng 3.1: Tổng công suất và số nhà máy của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát dự kiến đến hết năm 2015
Bảng 3.2: Phân bố công suất sản xuất theo vùng đến năm 2015
Hình 1.1: Nhu cầu về bia, rượu của Việt Nam dự báo đến năm 2015
Hình 2.1: Cơ cấu nhà máy SX bia theo công suất
Hình 2.2: Cơ cấu nhà máy SX rượu theo công suất
Hình 2.3: Cơ cấu nhà máy SX NGK theo công suất
Hình 2.4. Cơ cấu thị trường tiêu thụ Bia trong nước
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển khá lâu, từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Đây là một ngành sản xuất thực phẩm đồ uống quan trọng, gắn liền với nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, ngành luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, trung bình trên 14%/năm, sản phẩm của ngành đã chiếm được một vị trí nhất định ở thị trường trong nước và từng bước vươn ra thị trường bên ngoài. Đóng góp của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát về giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm cũng không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, ngành còn đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế như chất lượng sản phẩm nhìn chung còn thấp, năng lực cạnh tranh kém, quy hoạch phát triển ngành còn nhiều bất cập...
Trong thời kỳ mở cửa hội nhập, những áp lực mà ngành Bia – Rượu – Nước giải khát phải chịu là rất lớn. Theo cam kết khi gia nhập WTO, những hỗ trợ cho ngành từ Nhà nước sẽ giảm xuống. Chính sách bảo hộ bằng hạn ngạch bị bãi bỏ, thuế nhập khẩu sẽ giảm theo lộ trình làm cho các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát từ bên ngoài sẽ xuất hiện nhiều hơn ở thị trường trong nước và cạnh tranh gay gắt với sản phẩm do ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta sản xuất. Đây thực sự là một thách thức lớn bởi thị trường nội địa là thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam. Không chỉ gặp khó khăn trên “sân nhà”, sản phẩm của ngành khi xuất sang thị trường các nước cũng sẽ gặp nhiều trở ngại bởi các rào cản thương mại như quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật...Càng ngày yêu cầu về chất lượng sản phẩm càng cao, trong khi chất lượng sản phẩm do ngành Bia – Rượu – Nước giải khát nước ta sản xuất còn thấp, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, có thể nói hội nhập mở ra cho ngành một thị trường rộng lớn trước mắt nhưng để thâm nhập được vào những thị trường này thì không hề đơn giản, nhất là ở các thị trường cao cấp.
Mặt khác, rượu bia là những sản phẩm mà Nhà nước không khuyến khích sử dụng. Chính phủ đã và sẽ ban hành nhiều chính sách có tác động đến ngành để đảm bảo sự phát triển hài hòa cho toàn xã hội. Điều này đặt ra yêu cầu phải có biện pháp để phát triển ngành nhưng vẫn đảm bảo các quy định mà Nhà nước đã ban hành.
Với nhận thức đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp để đưa ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta phát triển nhanh, bền vững, phù hợp với xu hướng và điều kiện mới.
Với mục tiêu và nội dung dự kiến như trên, ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Sự cần thiết phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam
Chương 2: Đánh giá tình hình phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Chương 3: Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chuyên đề đã thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin, sử dụng phương pháp so sánh chuỗi, so sánh chéo và xin ý kiến chuyên gia để nghiên cứu tình hình phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta từ năm 2000 đến nay. Trên cơ sở thấy được các thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của chúng, kết hợp với việc tìm hiểu những điều kiện tác động đến ngành trong thời gian tới để đề xuất các giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Hoa, giảng viên Khoa Kế hoạch & Phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đã nhiệt tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề thực tập; TS. Vũ Văn Cường - Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ và các chuyên viên Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương đã cung cấp các tài liệu, góp ý để tôi hoàn thành chuyên đề này.
Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức thực tế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của cô giáo, các cô chú, anh chị tại cơ quan thực tập để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM
Một số vấn đề cơ bản về ngành Bia – Rượu – Nước giải khát
Để có cơ sở cho các hoạt động phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, chuyên đề sẽ trình bày một số đặc điểm của ngành và những nhân tố tác động đến sự phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam.
Đặc điểm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát
Là một ngành sản xuất đồ uống, sản phẩm của ngành phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát là một ngành công nghiệp chế biến, từ những nguyên liệu đầu vào như nước, hoa quả, đại mạch...để sản xuất ra các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát phục vụ nhu cầu về đồ uống cho con người.
Sản phẩm của ngành là những thực phẩm, do đó chất lượng của nó tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng VSATTP là yêu cầu hàng đầu đối với bia, rượu, nước giải khát.
Tiêu chuẩn về VSATTP đặt ra cho các sản phẩm của ngành thường được chia thành hai nhóm chính:
Yêu cầu vệ sinh an toàn về chỉ tiêu lý hóa: đưa ra giới hạn an toàn về các chất hóa học, các chỉ tiêu lý tính được phép có trong sản phẩm
Yêu cầu vệ sinh an toàn về chỉ tiêu vi sinh: quy định các giới hạn về vi sinh vật được phép có trong sản phẩm
Ở Việt Nam, yêu cầu về VSATTP đối với các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát đã được quy định trong Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (số 12/2003/PL-UBTVQH11, ban hành ngày 26 tháng 07 năm 2003) và một số tiêu chuẩn cụ thể đối với từng sản phẩm...Chẳng hạn như tiêu chuẩn cho sản phẩm nước khoáng thiên nhiên đóng chai, nước tinh lọc hay đối với các loại bia, rượu...
Để đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP cần đảm bảo các điều kiện từ khâu sản xuất đến phân phối, tiêu dùng. Do bia, rượu, nước giải khát là những thực phẩm chế biến nên có thời hạn sử dụng không dài. Các sản phẩm bia tươi, bia hơi chỉ sử dụng được trong vòng một đến hai tuần; bia lon, bia chai, nước hoa quả, nước uống bổ dưỡng có thường có thời hạn sử dụng 6 tháng; nước khoáng, nước tinh lọc thì trong khoảng một năm...Từ đặc tính này của sản phẩm mà việc sản xuất bia, rượu, nước giải khát phải đặc biệt chú trọng gắn kết với hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
1.2. Công nghệ, các yếu tố đầu vào có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng sản phẩm
Các yếu tố đầu vào: Là một ngành chế biến nên nguyên liệu đầu vào có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng đầu ra của sản phẩm, đặc biệt đối với ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, tính chất của các yếu tố đầu vào có thể mang lại những đặc trưng riêng cho sản phẩm.
Chẳng hạn như tính chất của nguồn nước trong việc sản xuất bia, rượu, nước giải khát, đây là một nguyên liệu chính mà ảnh hưởng của nó tới đặc trưng của sản phẩm có thể thấy khá rõ. Trong sản xuất nước khoáng, những nguồn nước khoáng khác nhau với hàm lượng các chất khoáng như natri, canxi, kali, magiê, iôt, florua và HCO3 nặng nhẹ khác nhau sẽ cho ra các loại nước khoáng khác nhau và tính chất của chúng sẽ thích hợp với từng lứa tuổi và tình trạng sức khỏe khác nhau của người tiêu dùng. Hay trong sản xuất bia, nguồn nước cũng đóng vai trò rất quan trọng, cùng một công nghệ và các yếu tố đầu vào khác như nhau, nguồn nước khác nhau có thể mang lại những loại bia có hương vị hoàn toàn khác nhau. Ở Việt Nam, bia Hà Nội với “nguồn nước truyền thống hàng trăm năm” đã tạo ra hương vị đặc biệt, in sâu vào tiềm thức người tiêu dùng1.
Về công nghệ: Công nghệ là yếu tố tác động mạnh đến năng suất, mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu, tạo ra chất lượng và sự phong phú về chủng loại sản phẩm. Các công nghệ tiên tiến, hiện đại thường tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, công suất lớn hơn và chất lượng ổn định hơn.
Đặc biệt, công nghệ có vai trò quyết định đối với chất lượng sản phẩm bia, rượu, nước giải khát. Sự phát triển của công nghệ thường cho phép sản xuất ra những sản phẩm an toàn hơn do loại bỏ được nhiều chất độc hại trong các khâu chế biến. Hơn nữa, quy trình sản xuất có thể là bí quyết riêng để tạo ra một sản phẩm. Điều này đúng cho cả những loại bia rượu truyền thống cũng như hiện đại.
Các hãng sản xuất bia, rượu châu Âu với truyền thống lâu đời luôn nắm giữ những quy trình chế biến để tạo ra các sản phẩm đặc biệt, có hương vị độc đáo mà không nơi nào có được. Trong sản xuất rượu vang, thay đổi quy trình chế biến có thể tạo ra gần như bất cứ loại vang nào bằng cách phối hợp các loại men khác nhau cũng như điều chỉnh hàm lượng vi mô của gần 800 hóa chất các loại có trong trái nho. Muốn có hương vị mang chất nhiệt đới của rượu Chardonnay, chỉ cần chọn đúng loại men hoặc điều chỉnh nhiệt độ lò men để kích hoạt hợp chất 3MHA chứa mùi lạc tiên (chanh dây) trong trái nho. Cần thêm vị tiêu cay nồng cho rượu Shiraz thì kích hoạt hợp chất Isobutyl methoxypyrazine trong trái nho bằng cách điều chỉnh mức độ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời của nho…
1 Sách “Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam, từ truyền thống đến tương lai”, trang 256
Đối với những làng nghề thủ công cũng vậy, ngoài những đặc điểm về nguyên liệu đầu vào, các làng nghề thường có các cách chế biến sản phẩm rất độc đáo làm cho sản phẩm của họ có hương vị khác biệt với sản phẩm ở các nơi khác.
1.3. Rượu, bia là những sản phẩm Nhà nước hạn chế sử dụng, phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Rượu, bia là những đồ uống có cồn, có tác dụng kích thích, có thể dẫn đến các tác dụng tiêu cực. Lạm dụng rượu bia gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng và trật tự an toàn xã hội. Rượu, bia đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu. Không chỉ thế, lạm dụng rượu, bia còn khiến cho con người không làm chủ được hành vi, là nguyên nhân trực tiếp của nhiều vấn đề xã hội như: nghèo đói, tai nạn giao thông, bạo lực, tội phạm…Chi phí do lạm dụng rượu bia cũng tạo gánh nặng cho nền kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển. Theo số liệu thống kê ở nhiều nước, phí tổn do rượu, bia gây ra thường chiếm từ 2% đến 8% GDP của quốc gia. Tình trạng sử dụng rượu, bia tràn lan ở một số nơi đã làm cho trật tự an toàn xã hội và an toàn giao thông trở thành vấn đề báo động 1.
Chẳng hạn như ở Việt Nam, bình quân mỗi ngày cả nước có khoảng 40 người bị chết vì tai nạn giao thông, trong đó có không ít trường hợp liên quan đến bia, rượu. Bởi vậy, Nhà nước ta hạn chế việc lạm dụng các sản phẩm này và thông qua đánh thuế tiêu thụ đặc biệt để định hướng tiêu dùng. Trong những năm vừa qua , thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu, bia ở Việt Nam nằm trong khoảng 20%
1 Thông tin từ Hội thảo: “Chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của sử dụng rượu bia” do Viện Chiến lược và chính sách y tế tổ chức sáng ngày 18/3/2009, tại Hà Nội
đến 75% giá trị sản phẩm. Đây là một yếu tố làm tăng giá của các sản phẩm rượu, bia.
Các yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam
2.1. Các yếu tố bên ngoài
Đây là những yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát. Việc tìm hiểu các yếu tố này là để tìm ra các cơ hội cũng như thách thức mà ngành sẽ gặp phải, từ đó có các biện pháp để phát triển ngành hợp lý. Ở đây, chuyên đề sẽ trình bày một số yếu tố mà tác động của nó là tương đối lớn đối với ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam.
2.1.1. Bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế
Tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và đặc biệt với việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), có nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam.
Về cơ hội: Cơ hội mà hội nhập mang lại cho các ngành kinh tế nói chung và ngành Bia – Rượu – Nước giải khát nói riêng đó là sự mở cửa thị trường các nước, tự do hóa thương mại, không bị phân biệt đối xử, thuế nhập khẩu vào các nước thành viên của WTO sẽ được giảm đáng kể, tăng khả năng xuất nhập khẩu cho sản phẩm, nguyên liệu của ngành.
Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, sản phẩm bia, rượu, nước giải khát các nước sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển.
Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được biết đến và được đánh giá cao hơn. Bên cạnh đó, sức ép của hội nhập làm cho các chính sách kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện hoạt động, xóa bỏ những rào cản bất hợp lý trong thương mại quốc tế, góp phần làm trong sạch bộ máy Nhà nước, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, tạo được hệ thống chính sách minh bạch. Những yếu tố đó sẽ tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành.
Thách thức: Bên cạnh các cơ hội, sẽ có khá nhiều thách thức đối với ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam, đặc biệt khi mà thị trường của ngành lại chủ yếu là thị trường nội địa. Mở cửa thị trường các nước đồng thời với việc chúng ta phải mở cửa thị trường trong nước, các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát từ các nước sẽ tràn vào, sản phẩm trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập ngoại, đặc biệt khi thuế nhập khẩu đang giảm theo lộ trình. Chẳng hạn như đối với rượu, thuế nhập khẩu sẽ giảm từ mức 80% xuống 65% và sẽ xuống còn 35% trong vòng 5 năm theo lộ trình cam kết gia nhập WTO.
Tự do hóa thương mại đi kèm với sự tăng cường chính sách bảo hộ và các rào cản thương mại hiện đại. Các rào cản kỹ thuật về chất lượng, nhãn mác, bao bì, vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ… là một ví dụ. Đối với các thị trường cao cấp, các tiêu chuẩn này lại càng khắt khe. Các sản phẩm của Việt Nam chất lượng chưa cao nên có thể nói mặc dù thị trường rộng mở nhưng để thâm nhập vẫn rất khó khăn.
2.1.2. Tình hình kinh tế thế giới và trong nước
Tình hình kinh tế thế giới và trong nước cũng mang lại những cơ hội và thách thức, tác động đến sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.
Về cơ hội: Trước hết, Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm ở mức cao (từ 7 – 8%/năm trong 5 năm gần đây), mặc dù năm 2008, 2009 đang bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nhưng dự kiến sẽ lấy lại đà tăng trưởng sau năm 2010 và tiếp tục phát triển với tốc độ cao trong 10 năm nữa.
Cùng với tăng trưởng kinh tế, đời sống và thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu về bia, rượu, nước giải khát sẽ ngày một tăng cao.
Với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, con người thân thiện và đặc biệt có hệ thống chính trị ổn định, Việt Nam đang là một điểm đến cho du khách. Sản phẩm bia, rượu, nước giải khát có mối liên hệ khá chặt chẽ đến các hoạt động vui chơi, giải trí…nên sự phát triển trong ngành dịch vụ, du lịch sẽ làm tăng nhu cầu về sản phẩm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.
Về thách thức: Bên cạnh những cơ hội có được, sự biến động về kinh tế của thế giới và trong nước cũng đã gây ra những thách thức không nhỏ đối với ngành.
Khủng hoảng kinh tế thế giới đang tác động đến hầu hết các nền kinh tế và dự báo sẽ còn để lại hậu quả ít nhất đến năm 2010, nhu cầu về sản phẩm cũng như đầu tư đối với ngành Bia – Rượu – Nước giải khát sẽ giảm xuống.
Lạm phát trong năm 2008 làm cho chi phí sản xuất tăng cao trong khi chưa thể điều chỉnh giá ngay lập tức đã gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi nhuận của toàn ngành.
2.1.3. Dân số, thị hiếu, phong tục tập quán của người dân
Dân số và các đặc điểm về thị hiếu, phong tục tập quán cũng là những nhân tố tác động mạnh đến nhu cầu về bia, rượu, nước giải khát.
Về cơ hội: Cơ hội cho ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam đó là nước ta có dân số khá đông, hơn 85 triệu dân, trong đó tỷ lệ dân số trẻ cao, có đến 85% dân số dưới độ tuổi 40, nhu cầu về sản phẩm của ngành lớn.
Việt Nam không chịu ảnh hưởng nhiều của tôn giáo nên lượng tiêu thụ rượu bia khá cao. Đặc biệt đối với rượu, người Việt Nam không chỉ uống nhiều vào các dịp lễ tết, hội hè mà còn có thói quen dùng rượu cả trong ngày thường. Thách thức: xu hướng “Tây Âu hóa” trong lớp trẻ và một bộ phận dân cư có thu nhập cao với nhu cầu sử dụng bia, rượu ngoại tăng lên, hay thói quen sử dụng các sản phẩm tự chế biến như rượu tự nấu, các loại nước giải khát tự chế đã gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta.
2.1.4. Sự phát triển của khoa học – công nghệ
Cơ hội: sự phát triển của khoa học – công nghệ đã tạo ra các máy móc thiết bị hiện đại, nguồn nguyên liệu phong phú hơn và chất lượng cao hơn...Nếu áp dụng được những tiến bộ này vào sản xuất, ngành Bia – Rượu – Nước giải khát sẽ có được nhiều sản phẩm tốt với chủng loại và mẫu mà phong phú hơn, tăng năng suất lao động, giảm mức tiêu hao nguyên nhiên liệu, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thách thức: khi mà khoa học – công nghệ bên ngoài liên tục phát triển, trong khi chúng ta lại thiếu vốn và trình độ lao động thấp, không có điều kiện để đầu tư và áp dụng công nghệ mới sẽ làm cho sản phẩm trong nước có chất lượng thấp hơn, giá thành cao hơn dẫn đến khó cạnh tranh hơn.
2.1.5. Điều kiện tự nhiên
Cơ hội cho ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đó là nước ta có khí hậu nhiệt đới với nhiều loại hoa quả hương vị độc đáo, cùng với nguồn nước khoáng thiên nhiên dồi dào và phong phú. Đây thực sự là nguồn nguyên liệu vô cùng quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tiểu ngành công nghiệp sản xuất nước hoa quả và nước khoáng. Điều này càng có giá trị hơn khi thị hiếu của người tiêu dùng đang ngày càng nghiêng về những loại sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Hơn nữa, với khí hậu nóng và khô, nhu cầu về bia, rượu, nước giải khát ở Việt Nam là rất lớn.
Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên của Việt Nam lại không thuận lợi cho phát triển một số nguyên liệu. Đặc biệt trong công nghiệp sản xuất bia, trong những nguyên liệu chính có đại mạch và houblon nhưng cả hai loại đều không phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Mặc dù ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đã cố gắng tạo nguồn nguyên liệu này trong nước nhưng không thành công. Trong thời gian qua, ngành phải nhập khẩu 100% hoa Houblon và đại mạch. Cuối năm 2007 trở lại đây, giá nguyên liệu tăng nhanh đột biến đã ảnh hưởng sâu rộng đến các nhà sản xuất đồ uống. Đối với một số nguyên liệu khác, việc thường xuyên xảy ra thiên tai, dịch bệnh…đã dẫn đến sự thiếu ốn định trong nguồn cung các nguyên liệu này.
2.1.6. Chính sách, pháp luật của Nhà nước
Chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng là yếu tố có tác động đến ngành Bia – Rượu – Nước giải khát. Để đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội, Chính phủ đã và sẽ ban hành một số chính sách ít nhiều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.
Một số văn bản, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam
Nội dung
Tác động
- Luật Đầu tư nước ngoài
- Luật khuyến khích đầu tư trong nước
CƠ HỘI
Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế đầu tư vào ngành Bia – Rượu – Nước giải khát
- Quyết định số 28/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đến năm 2010
- Quy hoạch ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 (đang được Bộ Công Thương trình thủ tướng phê duyệt)
- Xác định hướng đi cho ngành Bia – Rượu – Nước giải khát
- Là cơ sở để phát triển ngành một cách có hệ thống và bền vững hơn trong thời gian tới
- Pháp lệnh VSATTP
- Các tiêu chuẩn về chất lượng đối với nước khoáng thiên nhiên và nước tinh khiết đóng chai...
- Các tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm rượu trắng, rượu màu, rượu mùi
- Nghị định số 40/2008/NĐ-CP quy định về việc sản xuất và kinh doanh rượu
- Tạo cơ sở cho việc nâng cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm
- Tăng cường kiểm soát về mặt đầu tư, hạn chế việc phát triển tràn lan các cơ sở sản xuất rượu
Quyết định số 149/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về VSATTP giai đoạn 2006-2010 trong đó nêu ra các chương trình dự án nhằm đề ra các tiêu chuẩn về VSATTP, thực hiện kiểm nghiệm, giám sát và quản lý chất lượng VSATTP trong chế biến nông sản và thực phẩm
Thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm
- Thông tư số 12/1999/TT-BTM quy định về quảng cáo, khuyến mại, địa điểm kinh doanh rượu...
- Quy định về chi phí quảng cáo khuyến mại là 10% doanh thu
THÁCH THỨC
Gây khó khăn cho việc quảng bá sản phẩm, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp mới vào ngành
Quy định về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm bia hơi từ 30% lên 40% vào năm 2008
Làm tăng chi phí sản xuất bia hơi, tăng giá thành và giảm khả năng cạnh tranh, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất bia hơi
- Luật GTĐB và Luật GTĐB sửa đổi (áp dụng từ ngày 01/07/2009) hạ thấp nồng độ cồn được phép có trong máu và trong khí thở đồng thời tăng mức xử phạt
- Chính sách quốc gia về phòng chống và lạm dụng rượu bia mà CP có thể ban hành trong thời gian tới, đi kèm tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục về tác hại của rượu bia
Làm thay đổi hành vi tiêu dùng và có thể ít nhiều tác động làm giảm lượng cầu về rượu bia
2.2. Các yếu tố bên trong
2.2.1. Yếu tố vốn
Vốn sản xuất đứng trên góc độ vĩ mô có tác động trực tiếp đến tăng trưởng của ngành được đặt ra dưới khía cạnh vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền, nó bao gồm toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất. Những yếu tố này tác động lên đường cung của thị trường bia, rượu, nước giải khát.
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát có số lượng nhà máy khá lớn tuy nhiên về trang thiết bị thì không đồng đều. Những nhà máy có công suất lớn của ngành đều được trang bị máy móc, thiết bị đầy đủ và khá hiện đại. Chẳng hạn như trong ngành bia, các nhà máy công suất trên 50 triệu lít/năm, thiết bị được đầu tư khá đồng bộ, tiên tiến: có hệ thống điều khiển tank1 lên men, hệ thống lọc, dây chuyền rửa chai, chiết lon, chiết chai, chiết keg2 tự động. Hay trong ngành nước giải khát, các công ty có công suất lớn hoặc có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất nước ngọt đều có dây chuyền sản xuất tiên tiến, có công ty còn đầu tư dây chuyền sản xuất vỏ chai ngay tại nhà máy.
Tuy nhiên, trong ngành rượu, hầu hết các cơ sở sản xuất đều chưa có hệ thống thiết bị đồng bộ. Các thiết bị được đầu tư theo phương thức thiếu đâu bù đấy. Số các cơ sở có đầy đủ hệ thống rửa chai, chiết chai, dán nhãn in ngày tháng tự động chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Đối với các cơ sở sản xuất nhỏ, công suất bé trong toàn ngành Bia – Rượu – Nước giải khát thì máy móc thiết bị đều không đầy đủ và không đảm bảo chất lượng. Số lượng cơ sở này lại rất lớn nên có thể nói vốn sản xuất vẫn còn là một điểm yếu của ngành.
1 Thiết bị lên men trong hệ thống máy móc sản xuất bia
2 Một hình thức đóng gói sản phẩm bia, có các loại 20l, 50l…
Vốn đầu tư là nguồn để tạo ra vốn sản xuất. Nguồn vốn đầu tư của ngành được huy động chủ yếu từ các doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng trong và ngoài nước, vốn từ nguồn phát hành cổ phiếu doanh nghiệp, vốn đầu tư tư nhân và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện nay thị trường bia, rượu, nước giải khát ở Việt Nam đang có mức tiêu thụ nhỏ nên sức hút đầu tư lớn. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư này chỉ tập trung ở các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ở khu vực kinh tế tư nhân thì vốn đầu tư nhỏ dẫn đến sự ra đời của rất nhiều cơ sở nhỏ lẻ trong ngành.
2.2.2. Yếu tố lao động
Lao động là một yếu tố đầu vào của sản xuất. Theo quan niệm truyền thống, lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn và được xác định bằng số lượng người hay thời gian lao động. Tuy nhiên, các quan điểm hiện đại lại thường nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực. Đó là các lao động có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong lao động sản xuất.
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta có số lao động khá lớn, đến nay có khoảng hơn 37.000 lao động. Tuy nhiên, xét theo quan điểm hiện đại, yếu tố lao động của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát vẫn còn yếu. Lao động qua đào tạo và lao động có thể áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ chưa nhiều, số chuyên gia trong ngành về các lĩnh vực công nghệ thực phẩm, hóa sinh…còn ít. Điều này đã gây khó khăn cho ngành trong việc áp dụng các công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động.
2.2.3. Trình độ công nghệ của ngành
Công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, nó là yếu tố giúp chuyển từ phát triển ngành theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. Công nghệ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất được khối lượng sản phẩm lớn hơn, tối thiểu hóa chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng và độ ổn định cho sản phẩm, cải tiến và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm.
Công nghệ là sự kết hợp giữa “phần cứng” và “phần mềm”. Phần cứng phản ánh kỹ thuật của phương pháp sản xuất, được hiểu là toàn bộ những điều kiện vật chất bao gồm máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng…Kỹ thuật là cơ sở vật chất quyết định tăng năng suất lao động. Như đã nói trong phần vốn sản xuất, kỹ thuật của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta còn thấp, mới chỉ có các doanh nghiệp lớn có máy móc thiết bị được nhập khẩu khá hiện đại, còn lại hầu hết các doanh nghiệp có máy móc, trang thiết bị lạc hậu so với thế giới. Phần mềm bao gồm ba thành phần: thành phần con người với kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, kinh nghiệm…trong lao động; sau đó là thành phần thông tin bao gồm các bí quyết, quy trình, phương pháp…và cuối cùng là thành phần tổ chức, thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp, điều phối và quản lý. Có thể nói rằng trình độ công nghệ của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta vẫn còn thấp, hệ quả trực tiếp nhất đó là làm cho sản phẩm do ngành sản xuất ra có chất lượng thấp, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
2.2.4. Yếu tố chất lượng và thương hiệu
Chất lượng của các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát bao gồm nhiều yếu tố, trong đó, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là yêu cầu hàng đầu, sau đó là thỏa mãn các nhu cầu khác của người tiêu dùng. Chất lượng là yếu tố sống còn của sản phẩm và doanh nghiệp. Cùng với sự gia tăng mức sống, yêu cầu về chất lượng sản phẩm sẽ ngày càng cao. Do đó, chất lượng sản phẩm có thể nói là nhân tố tạo nên khả năng cạnh tranh chính, là gốc rễ để phát triển và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp và cho ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.
Thương hiệu là tất cả sự cảm nhận của người tiêu dùng hay khách hàng mục tiêu về sản phẩm hay doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp lợi thế rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh.
Với một thương hiệu mạnh, người tiêu dùng sẽ có niềm tin với sản phẩm của doanh nghiệp, sẽ yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, trung thành với sản phẩm và vì vậy tính ổn định về lượng khách hàng hiện tại là rất cao. Hơn nữa, thương hiệu mạnh cũng có sức hút rất lớn với thị trường mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương hiệu giúp các doanh nghiệp này giải được bài toán hóc búa về thâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
Có một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng vững chắc trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường về giá, phân phối sản phẩm, thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài... Một trong những khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là vốn thì thương hiệu chính là một cứu cánh của họ trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài.
Ngoài ra, nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp khi đã thực hiện đăng ký sẽ được đặt dưới sự bảo hộ của pháp luật, chống lại những tranh chấp thương
mại và các hiện tượng làm hàng nhái, hàng giả.
Trước nhu cầu đời sống và mức thu nhập ngày càng cao, nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đã cao hơn nhiều so với trước đây. Thương hiệu chính là yếu tố chủ yếu quyết định khi họ lựa chọn mua sắm, bởi thương hiệu tạo cho họ sự an tâm về thông tin xuất xứ, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, một thương hiệu hiệu mạnh có thể làm tăng lợi nhuận và lãi cổ phần. Xem xét bất kỳ một nhãn hiệu nào trong số những thương hiệu hàng đầu thế giới như Coca-Cola, Pepsi, Hennessy,…chúng ta có thể thấy họ đều rất coi trọng thương hiệu. Tất cả những công ty lớn này đều coi thương hiệu của họ có ý nghĩa nhiều hơn là một công cụ bán hàng. Họ coi đó là một công cụ quản lý có thể tạo ra giá trị trong kinh doanh.
Thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệ._.p mà còn là tài sản quốc gia, khi thâm nhập thị trường quốc tế thương hiệu hàng hóa thường gắn với hình ảnh quốc gia thông qua nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đặc tính của sản phẩm. Một quốc gia càng có nhiều thương hiệu nổi tiếng thì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế càng cao, vị thế quốc gia đó càng được củng cố trên trường quốc tế tạo điều kiện cho việc phát triển văn hoá - xã hội, hợp tác giao lưu quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới.
Thương hiệu có vai trò hết sức quan trọng trong tất cả các ngành trong đó có ngành Bia – Rượu – Nước giải khát. Ở Việt Nam hiện đã có một số sản phẩm có thương hiệu như Bia Hà Nội, Bia 333, Rượu Vodka, Nước khoáng Lavie, Đảnh Thạnh…Tuy nhiên, có thể thấy rằng các thương hiệu hiện có là của các doanh nghiệp lớn và đã trải qua quá trình phát triển từ lâu. Viêc xuất hiện các thương hiệu mới rất ít. Nguyên nhân của hiện tượng này là do để xây dựng được một thương hiệu không phải là việc đơn giản, bên cạnh đó còn nhiều doanh nghiệp trong ngành chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu, chưa chú trọng trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Thậm chí nhiều cơ sở sản xuất không tạo thương hiệu riêng cho mình mà tìm cách “ăn theo” các thương hiệu nổi tiếng bằng cách sản xuất hàng nhái, hàng giả.
Chất lượng sản phẩm thấp và không có thương hiệu dẫn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm yếu, khó khăn trong việc giữ vững và mở rộng thị phần, gặp nhiều bất lợi trong sản xuất, kinh doanh.
2.2.5. Yếu tố nguyên liệu
Nguyên liệu là yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng đối với một ngành chế biến như ngành Bia – Rượu – Nước giải khát. Nguyên liệu ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành trên các mặt chất lượng, số lượng và sự ổn định.
Chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Nguyên liệu chính để sản xuất bia bao gồm malt bia, houblon, nước và các enzym, ngoài ra ở nước ta còn sử dụng gạo để làm nguyên liệu thay thế với mục đích chính là hạ giá thành sản phẩm. Phần lớn các nguyên liệu sản xuất bia của ngành phải nhập khẩu từ nước ngoài, thường xuyên biến động cả về giá và lượng, tác động không tốt cho sản xuất trong nước.
Nguyên liệu sản xuất rượu như tinh bột, hoa quả sản xuất rượu vang, rỉ đường hay hoa quả sản xuất nước giải khát ở nước ta cơ bản đáp ứng được về lượng nhưng chất lượng không cao do đó ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra các sản phẩm rượu và nước giải khát.
2.2.6. Công tác quản lý ngành
Yếu tố quản lý luôn có vị trí quan trọng, tác động đến sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế nói chung và ngành Bia – Rượu – Nước giải khát nói riêng. Quản lý ngành bao gồm quản lý về quy mô phát triển của ngành như: quy mô và số lượng doanh nghiệp, sự phân bố mạng lưới sản xuất, các chỉ tiêu về sản lượng, mức tăng và tốc độ tăng trưởng...; quản lý về hiệu quả hoạt động của ngành trong mối quan hệ với toàn nền kinh tế. Xác định được hướng đi đúng cho ngành Bia – Rượu – Nước giải khát và có các biện pháp tổ chức thực hiện tốt sẽ đảm bảo cho ngành phát triển bền vững, hài hòa với sự phát triển của xã hội.
Thông qua các công cụ như các chính sách, quy hoạch phát triển ngành hay thông qua các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta đang được quản lý với mục tiêu phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới.
Bên cạnh hoạt động quản lý ở tầm vĩ mô, các doanh nghiệp trong ngành cũng cần phải xây dựng được một mô hình quản lý gọn nhẹ, năng động và hoạt động có hiệu quả.
Việc tìm hiểu đặc điểm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát và các yếu tố tác động là cơ sở để có các hoạt động phát triển ngành một cách hợp lý và hiệu quả. Tuy nhiên, phải biết được lý do tại sao cần phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trong thời gian tới? Phần tiếp theo của chuyên đề sẽ trả lời cho câu hỏi này.
Sự cần thiết phải phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam
Vai trò của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trong nền kinh tế quốc dân
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đã có nguồn gốc phát triển từ lâu. Càng ngày đời sống nhân dân càng được cải thiện, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát càng tăng lên. Không chỉ đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm, ngành Bia – Rượu – Nước giải khát còn là một ngành kinh tế quan trọng, có mức tăng trưởng và đóng góp vào ngân sách Nhà nước tương đối lớn. Bên cạnh đó, ngành còn tạo được công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động và góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân
Không chỉ có ăn, mặc, ở, đi lại, uống cũng là một trong những nhu cầu không thể thiếu của con người.
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các loại nước uống tự nhiên như nước suối, nước mưa…để bổ sung lượng nước cho cơ thể. Đời sống xã hội ngày càng cao thì nhu cầu về uống cũng tăng lên. Từ nước uống chỉ mang tính chất giải khát đơn thuần, chuyển sang nước uống vừa có tính chất giải khát vừa mang tính chất bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe hay để thỏa mãn các nhu cầu khác.
Các sản phẩm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng. Từ nước khoáng, nước tinh khiết, nước giải khát có gaz đến các loại nước hoa quả, nước uống bổ dưỡng, các sản phẩm bia hơi, bia lon, bia chai hay rượu trắng, rượu vang…đã góp phần đáp ứng được những nhu cầu tất yếu của người dân, giảm một lượng nhập khẩu đáng kể.
1.2. Đóng góp về giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và kim ngạch xuất khẩu
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành không ngừng tăng lên, từ giá trị 10.037 tỷ đồng năm 2000 lên 26.745 tỷ đồng (tính theo giá cố định 1994) vào năm 2007. Trong ba phân ngành, ngành bia có giá trị sản xuất lớn nhất. Đóng góp về giá trị sản xuất của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát vào ngành sản xuất thực phẩm đồ uống cũng tương đối cao, hàng năm chiếm tỷ trọng khoảng 22%.
Về giá trị tăng thêm, ngành Bia – Rượu – Nước giải khát có giá trị tăng thêm tăng liên tục cả về con số tuyệt đối, cả về tỷ trọng đóng góp vào giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Năm 2000, giá trị tăng thêm của ngành đạt 5.246,46 tỷ đồng, chiếm 6,88% giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và 1,92% GDP. Sau 7 năm, giá trị tăng thêm của ngành đã đạt hơn 13000 tỷ đồng, chiếm 8,79% giá trị tăng thêm ngành công nghiệp và 2,85% GDP cả nước.
Không chỉ đóng góp về giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm, ngành Bia – Rượu – Nước giải khát còn đóng góp về kim ngạch xuất khẩu cho cả nước. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bia, rượu, nước giải khát có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình trên 21%/năm. Đến năm 2007, ngành đã đóng góp trên 55 triệu USD vào kim ngạch xuất khẩu cả nước, trong đó, xuất khẩu nước giải khát đạt kim ngạch lớn nhất, 39.149,5 nghìn USD, chiếm hơn 70% kim ngạch của toàn ngành.
1.3. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước
Ngoài các khoản thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng…ngành Bia – Rượu – Nước giải khát còn đóng góp vào ngân sách Nhà nước một lượng lớn thông qua thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nộp ngân sách Nhà nước của ngành tăng nhanh từ năm 2000 đến nay. Trong giai đoạn 2000-2005 tốc độ tăng nộp ngân sách của ngành Bia – Rượu – nước giải khát là 17,02%/năm; nếu tính cả giai đoạn 7 năm thì tốc độ tăng trưởng đạt 16,43%/năm. Năm 2000, nộp ngân sách Nhà nước của ngành gần 33.000 tỷ đồng, đến năm 2007 con số này đạt 94.856 tỷ đồng, chiếm hơn 55% trong ngành thực phẩm đồ uống và 3,3% tổng thu ngân sách. Trong ba phân ngành, ngành bia nộp ngân sách Nhà nước lớn nhất và chiếm hơn 90% tổng nộp ngân sách của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.
1.4. Giải quyết vấn đề lao động
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát phát triển, số lượng cơ sở sản xuất tăng nhanh hàng năm thu hút và giải quyết việc làm ổn định cho trên 37 ngàn lao động. Trong đó, số lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nước giải khát nhiều nhất, chiếm trên 50% số lao động toàn ngành. Hơn nữa, lao động trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát có thu nhập cao so với mức trung bình của xã hội (thu nhập bình quân năm 2006 là 2,616 triệu đồng/người/tháng, năm 2007 là 2,89 triệu đồng/người/tháng).
1.5. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
Để sản xuất ra các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát cần phải sử dụng những nguyên liệu đầu vào là sản phẩm của ngành nông nghiệp như đại mạch, gạo, hoa quả…Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát phát triển làm tăng nhu cầu về các nguyên liệu này và kéo theo ngành nông nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, cùng với sự mở rộng về quy mô, nhu cầu về máy móc thiết bị cũng tăng lên, tạo điều kiện cho ngành cơ khí, chế tạo máy phát triển.
Sản phẩm bia, rượu, nước giải khát thường được đóng lon, đóng chai và không ngừng thay đổi về mẫu mã, điều này đã thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất bao bì, nhãn mác phát triển theo. Hơn nữa, hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm được đặc biệt chú trọng trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, hoạt động này kéo theo các ngành dịch vụ như giao thông vận tải, kinh doanh buôn bán sản phẩm…phát triển.
Nhu cầu Bia – Rượu – Nước giải khát của Việt Nam và một số nước trên thế giới đến năm 2015
Căn cứ vào các dự báo về dân số và kinh tế, sản lượng sản xuất sản phẩm trong thời gian qua với sự điều chỉnh chuyên gia cho phù hợp, nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp – Bộ Công Thương (IPSI) năm 2008, đã đưa ra dự báo nhu cầu bia, rượu của Việt Nam như sau:
Hình 1.1: Nhu cầu về bia, rượu của Việt Nam dự báo đến năm 2015
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của IPSI
Từ hình vẽ trên ta thấy nhu cầu tiêu thụ bia, rượu ở Việt Nam đến năm 2015 được dự báo là vẫn đang tăng, đặc biệt là nhu cầu về bia sẽ tăng mạnh.
Theo thống kê của nhóm nghiên cứu, hiện tại mức tiêu thụ bia bình quân của người dân nước ta là 15,8 lít/năm, bằng 2/3 so với mức tiêu thụ chung của toàn thế giới. Mức tiêu thụ rượu bình quân là 3,9 lít trong đó mức tiêu thụ chung của toàn cầu là 6 lít. Có thể nói, nhu cầu trong nước về sản phẩm bia rượu là đang còn rất lớn.
Về nước giải khát, trong thời gian qua, nhu cầu nước giải khát của Việt Nam còn ở mức rất thấp so với khu vực và thế giới. Tuy nhiên trong những năm gần đây, lượng tiêu thụ nước giải khát đã có tốc độ tăng khá cao cùng với đà tăng trưởng thu nhập của người dân và quy mô của nền kinh tế.
Cũng theo tổng hợp của nhóm nghiên cứu IPSI, năm 2005 Việt Nam tiêu thụ bình quân đầu người 12,14 lít nước giải khát nhưng đến năm 2007 đã tăng lên 18 lít/người. Tiêu thụ nước giải khát cả nước đã tăng trung bình 14,76% trong 7 năm từ năm 2000 đến năm 2007. Riêng trong 2 năm 2006 và 2007 đã tăng trưởng tới 23%/năm. Dự báo giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng tiêu thụ nước giải khát của nước ta sẽ đạt 16-17%/năm; giai đoạn 2011-2015 sẽ đạt 14-15%/năm. Đến năm 2010, tiêu thụ nước giải khát bình quân đầu người của Việt Nam sẽ bằng mức trung bình của thế giới 24-25 lít/năm; năm 2015 tiêu thụ 44-45 lít.
Theo các tổ chức nghiên cứu về xu thế tiêu thụ bia, rượu trên thế giới, suất tiêu thụ của các nước đang phát triển đang và sẽ tiếp tục tăng trưởng liên tục trong thời gian tới. Trong đó, các nước đang phát triển ở khu vực châu Á có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất.
Như vậy nhu cầu về bia, rượu, nước giải khát ở cả trong và ngoài nước được dự báo là đang tăng lên trong giai đoạn từ nay đến năm 2015. Tiếp theo, chuyên đề sẽ xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu về sản phẩm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở trong nước thời gian qua và sức ép mà ngành phải chịu để từ đó thấy thêm được lý do cần phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam trong thời gian tới.
Khả năng đáp ứng nhu cầu của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam và xu hướng phát triển công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát trên thế giới
3.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam
Sản phẩm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta trong thời gian qua chủ yếu là phục vụ nhu cầu nội địa.
Đối với sản phẩm bia: ngành bia trong nước có đủ khả năng đáp ứng cho thị trường trung cấp và bình dân. Riêng thị trường bia cao cấp thì mới chỉ đáp ứng được một lượng nhỏ, thị trường này chủ yếu vẫn do các hãng bia ngoại chiếm lĩnh. Xuất khẩu bia còn ít, đến năm 2007 mớt chỉ đạt 13,3 triệu lít với giá trị 8,3 triệu USD.
Đối với sản phẩm rượu: ngành rượu là ngành đang còn chậm phát triển. Sản phẩm rượu có chất lượng, rượu công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt đối với sản phẩm rượu cao cấp thì hầu hết phải nhập ngoại.
Đối với nước giải khát: ngành nước giải khát đã đáp ứng được một lượng lớn nhu cầu, đặc biệt trong phân ngành nước khoáng và nước tinh lọc. Nước giải khát sản xuất trong nước đã xuất khẩu đi nhiều nước, trong đó có cả các thị trường cao cấp. Kim ngạch xuất khẩu nước giải khát cũng lớn nhất trong cả ba phân ngành bia, rượu, nước giải khát. Tuy nhiên, sự có mặt của rất nhiều hãng nước giải khát hàng đầu thế giới làm cho thị trường trong nước cũng đang diễn ra sự cạnh tranh rất gay gắt.
3.2. Xu hướng phát triển công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát trên thế giới
Đối với công nghiệp sản xuất bia: Trong vòng 10 năm cuối của thế kỷ XX, ngành công nghiệp bia thế giới đã tăng trưởng bình quân 2%/năm. Tổng sản lượng bia toàn thế giới vào năm 2000 đạt xấp xỉ 140 tỷ lít và đến năm 2007, con số này vượt trên 175 tỷ lít với mức tăng trưởng bình quân 3,36%/năm, cao hơn 1,7 lần so với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 10 năm trước.
Quá trình phát triển của ngành sản xuất bia có thể chia thành các giai đoạn: trước năm 1995, ngành phát triển ở châu Âu; trong giai đoạn 1995-1998, châu Mỹ đã vượt qua châu Âu trở thành nơi sản xuất bia nhiều nhất thế giới, trong đó Mỹ luôn là quốc gia dẫn đầu về sản lượng bia hàng năm; đến năm 1999, vị trí này đã trở về với châu Âu. Những năm gần đây, thị trường bia châu Á đã có những bước phát triển nhảy vọt. Trong năm 2006, sản lượng bia châu Á đã tăng lên gần 1,5 lần so với năm 2000, đạt 50,8 tỷ lít, với mức tăng trưởng bình quân 6,4 %/năm. Trong các nước châu Á, Trung Quốc nổi lên và trở thành nước dẫn đầu về sản lượng bia của thế giới với sản lượng gấp 1,5 lần của Mỹ. Dự báo trong giai đoạn tới, sản lượng bia châu Á sẽ vượt qua châu Âu và châu Mỹ để trở thành khu vực có sản lượng bia lớn nhất. Các nước Đông Nam Á hiện cũng đang được các nhà đầu tư về sản xuất bia đặc biệt quan tâm vì đây là những thị trường giàu tiềm năng, có mật độ dân số cao, thời tiết nóng và nền kinh tế đang có tốc độ phát triển nhanh.
Đối với ngành sản xuất rượu, đây là một trong những ngành sản xuất quan trọng có đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước và tạo dựng thương hiệu quốc gia của một số nước, nhất là những nước có truyền thống sản xuất rượu lâu đời như Pháp, Ý, Tây Ban Nha. Vị trí 4 quốc gia dẫn đầu về sản lượng rượu vang trong giai đoạn 2000-2006 vẫn thuộc về Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Mỹ. Tuy nhiên ở vị trí dẫn đầu, sản lượng rượu của Pháp đang ngày càng giảm dần và đến năm 2006, vị trí này đã thuộc về Ý. Úc và Trung Quốc là những quốc gia trong những năm gần đây luôn có sự tăng trưởng cao về sản lượng rượu với mức tăng bình quân trong giai đoạn 2000-2006 lần lượt là 8,6%/năm và 25,2%/năm.
Ngành sản xuất nước giải khát đang phát triển với tốc độ rất nhanh cả về chủng loại và sản lượng, trong đó phải kể đến các tập đoàn và các công ty đa quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời và chiếm thị phần lớn trên thế giới như Coca-Cola, Pepsi…với doanh thu hàng năm đạt hàng chục tỷ USD. Mặt hàng truyền thống là các loại nước giải khát pha chế từ đường, hương liệu, mầu, CO2, và một số loại hóa chất khác đã chiếm lĩnh được thị trường quốc tế trong suốt thế kỷ XX. Ngày nay, nhu cầu sử dụng nước giải khát có chứa các chất dinh dưỡng như các loại axit amin, vitamin, muối khoáng…được sản xuất từ các loại trái cây tăng cao. Đây được coi là mặt hàng chiến lược chủ yếu của thế kỷ XXI nên nhiều quốc gia như Mỹ, Hà Lan, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan, Trung Quốc…đã tập trung nghiên cứu và sản xuất được nhiều loại nước giải khát từ các loại trái cây như cam, dứa, xoài, xê-ri, ổi, táo, lê….có chất lượng cao đã mau chóng chiễm lĩnh được thị trường.
Kết luận
Từ những thông tin ở trên ta có thể thấy rằng ngành Bia – Rượu – Nước giải khát là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Không chỉ đáp ứng nhu cầu về bia, rượu, nước giải khát cho con người, ngành còn đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm cũng như kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bên cạnh đó, ngành Bia – Rượu – Nước giải khát cũng đã giải quyết công ăn việc làm cho lao động và đóng góp ngân sách Nhà nước một lượng đáng kể.
Theo dự báo, nhu cầu về các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát ở trong nước và trên thế giới đang còn rất lớn, đây là một cơ hội tốt cho ngành phát triển trong thời gian tới. Mặc dù có điều kiện và cơ hội để phát triển nhưng thời gian qua sản phẩm bia, rượu của ngành mới cơ bản đáp ứng được nhu cầu ở thị trường bình dân, xuất khẩu sản phẩm cũng chưa nhiều. Nước giải khát đã có một số sản phẩm cao cấp nhưng lại đang bị cạnh tranh rất mạnh bởi sản phẩm của các hãng nước giải khát hàng đầu thế giới. Công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát vẫn đang phát triển mạnh. Đặc biệt trong thời gian tới, xu hướng ngành công nghiệp này sẽ tập trung ở châu Á và khu vực Đông Nam Á, điều này vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng sẽ tạo sức ép rất lớn cho ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam.
Có thể thấy rằng việc phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam trong những năm tiếp theo là rất cần thiết. Để có được giải pháp hợp lý và hiệu quả, cần biết được trong thời gian qua ngành Bia – Rượu – Nước giải khát phát triển như thế nào? Ngành đã đạt được những thành tựu, hạn chế nào và nguyên nhân là gì? Chương 2 của chuyên đề sẽ trả lời cho câu hỏi này.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
Thực trạng phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Để đánh giá thực trạng phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, chuyên đề sẽ xem xét trên một số mặt như quy mô phát triển; hiệu quả hoạt động; về sản phẩm và về thị trường của ngành.
Về quy mô phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát
Quy mô phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát sẽ được xem xét trên các mặt số lượng doanh nghiệp hoạt động; quy mô của các nhà máy và sự bố trí các doanh nghiệp trong ngành.
Về số lượng doanh nghiệp
Từ năm 2000 đến nay, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát không ngừng tăng lên. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, số lượng doanh nghiệp biến động theo xu thế tăng lên và không xảy ra hiện tượng đột biến do vậy số liệu sẽ được xem xét ở năm 2000 và từ năm 2005 trở lại đây.
Bảng 2.1. Số lượng các doanh nghiệp sản xuất trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát phân theo chuyên ngành
Chuyên
Ngành
Số lượng doanh nghiệp
Tốc độ gia tăng số lượng DN bình quân (%/năm)
2000
2005
2006
2007
2000-2005
2006-2007
Bia
137
163
167
151
3,54
-3,75
Rượu
28
77
75
78
22,42
0,65
Nước giải khát
602
727
771
1013
3,85
18,04
Tổng cộng
767
967
1013
1242
4,74
13,33
Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê
Từ bảng trên ta thấy số lượng các doanh nghiệp sản xuất của ngành tăng khá nhanh, nhất là giai đoạn 2006-2007 tăng hơn 13%/năm. Năm 2007 ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đã có 1242 doanh nghiệp sản xuất, tăng 475 doanh nghiệp so với năm 2000. Trong ba phân ngành, ngành sản xuất nước giải khát có số doanh nghiệp lớn nhất, sau đó đến ngành bia. Ngành rượu có số lượng doanh nghiệp ít nhất.
Đối với lĩnh vực sản xuất bia: trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, số doanh nghiệp tăng lên với tốc độ bình quân hàng năm là 3,54%. Từ năm 2005 đến năm 2007, số lượng doanh nghiệp biến động không đều. Năm 2006 ngành bia chỉ tăng thêm 4 doanh nghiệp so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 số doanh nghiệp lại giảm xuống khá nhanh, giảm tới 13 doanh nghiệp so với năm 2006. Nguyên nhân của hiện tượng này là do một số doanh nghiệp sản xuất bia nhỏ đã sáp nhập vào các doanh nghiệp lớn, một số khác do hoạt động không hiệu quả dẫn đến giải thể.
Đối với ngành rượu: từ năm 2000 đến năm 2005, với cố gắng tăng cường rượu sản xuất công nghiệp, giảm dần rượu tự nấu chất lượng thấp và rượu nhập ngoại, số doanh nghiệp sản xuất rượu tăng khá nhanh. Năm 2000 cả ngành rượu mới chỉ có 28 doanh nghiệp thì đến năm 2005 con số này đã lên tới 77 doanh nghiệp, tăng bình quân trên 22% một năm. Tuy nhiên, rượu công nghiệp sản xuất trong nước phải chịu sự cạnh tranh mạnh của rượu nhập ngoại về chất lượng và rượu tự nấu, rượu lậu về giá nên từ năm 2005 đến nay, số lượng doanh nghiệp biến động không đều. Năm 2006 tăng lên so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 số doanh nghiệp sản xuất rượu lại giảm xuống. Mặc dù vậy có thể thấy sự biến động trong ba năm này là không lớn.
Riêng ngành sản xuất nước giải khát có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất và tăng liên tục trong cả giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Đặc biệt, năm 2007 số doanh nghiệp đã tăng đột biến so với năm 2006, có tới 242 doanh nghiệp mới ra đời trong năm này. Lý do là đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu về nước giải khát tăng nhanh tạo nên sức hút đầu tư vào lĩnh vực này lớn. Hơn nữa, khoa học công nghệ hiện đại đã cho ra đời nhiều loại thiết bị xử lý nước quy mô gia đình và bán công nghiệp như các thiết bị lọc nước, thiết bị khử trùng bằng ozon hoặc đèn tử ngoại với vốn đầu tư không lớn. Điều này dẫn đến số doanh nghiệp trong ngành nước giải khát tăng rất nhanh, đặc biệt là số lượng các cơ sở sản xuất nhỏ.
1.2. Về quy mô các doanh nghiệp
Trong lĩnh vực sản xuất bia: tính đến năm 2007 cả nước có 151 doanh nghiệp sản xuất bia ở 52 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với tổng năng lực sản xuất là 2.713 triệu lít/năm, riêng Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO), Công ty Liên doanh nhà máy Bia Việt Nam (VBL) và Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (HABECO) đã chiếm 51,96% năng lực sản xuất bia của toàn ngành, 148 doanh nghiệp còn lại chiếm 48,04% năng lực sản xuất.
Trong số các nhà máy sản xuất bia chỉ có 7 nhà máy công suất 100 triệu lít/năm trở lên đang hoạt động, có khoảng 20 nhà máy công suất từ 50 triệu lít đến dưới 100 triệu lít đang hoạt động hoặc đang trong giai đoạn đầu tư; 21 nhà máy có công suất từ 20 triệu lít đến dưới 50 triệu lít; 10 nhà máy công suất từ 10 triệu lít đến dưới 20 triệu lít/năm. Còn lại là các nhà máy có công suất thấp, thiết bị công nghệ lạc hậu, đa số không đạt yêu cầu về vệ sinh và an toàn.(Danh sách ở phụ lục 1)
Hình 2.1: Cơ cấu nhà máy SX bia theo công suất năm 2007
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra ngành của nhóm nghiên cứu, IPSI, 2008
Có thể thấy rằng tỉ trọng nhà máy sản xuất bia có công suất lớn (trên 100 triệu lít/năm) hiện đang còn khá nhỏ, chỉ chiếm 5% trong tổng số nhà máy. Trong khi đó, những nhà máy có công suất dưới 20 triệu lít/năm lại có một tỉ trọng lớn, chiếm tới 61%.
Đối với lĩnh vực sản xuất rượu: Có thể nói rằng quy mô của ngành rượu nước ta vẫn còn nhỏ. Tính đến năm 2007, cả nước mới có 78 doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp với năng lực sản xuất là 107,22 triệu lít/năm. Trong số các nhà máy đang hoạt động, chỉ có 2 nhà máy có công suất từ 10 triệu lít/năm trở lên; 5 nhà máy có công suất từ 3 triệu lít đến 6 triệu lít/năm; 12 nhà máy có công suất từ 0,5 triệu lít đến 2 triệu lít/năm. Còn lại là các nhà máy sản xuất nhỏ lẻ, công suất dưới 0,5 triệu lít/năm. (Danh sách ở phụ lục 2)
Hình 2.2: Cơ cấu nhà máy SX rượu theo công suất năm 2007
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra ngành của nhóm nghiên cứu, IPSI, 2008
Từ hình trên có thể thấy rằng số lượng nhà máy sản xuất rượu có công suất trên 10 triệu lít/năm chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ (3%) trong khi số nhà máy có công suất dưới 0,5 triệu lít/năm lại chiếm tới 76%.
Đối với lĩnh vực sản xuất nước giải khát: tính đến năm 2007 có 1013 doanh nghiệp sản xuất nước giải khát với năng lực sản xuất là 2.129 triệu lít/năm. Trong số các nhà máy sản xuất, chỉ có 4 nhà máy có công suất trên 100 triệu lít/năm; 26 nhà máy có công suất từ 20 triệu lít đến 70 triệu lít/năm; 42 nhà máy có công suất từ 5 triệu lít đến 17 triệu lít/năm. Còn lại là các nhà máy, cơ sở sản xuất có công suất bé. (Danh sách ở phụ lục 3)
Hình 2.3: Cơ cấu nhà máy SX NGK theo công suất
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra ngành của nhóm nghiên cứu, IPSI, 2008
Nhìn vào hình 2.3 có thể thấy được sự thiếu cân đối trầm trọng trong cơ cấu nhà máy sản xuất nước giải khát. Số lượng nhà máy có công suất trên 100 triệu lít/năm chỉ chiếm một tỉ trọng hết sức nhỏ bé. Ngược lại, những nhà máy có công suất dưới 5 triệu lít/năm lại chiếm tỉ trọng rất lớn, tới 93% trong số nhà máy hoạt động trong lĩnh vực này.
Tóm lại, xét trong toàn ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, số lượng doanh nghiệp tương đối nhiều. Tuy nhiên, các nhà máy có quy mô nhỏ đang chiếm tỉ trọng rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nước giải khát.
1.3. Về bố trí các doanh nghiệp trong ngành:
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia. Cơ cấu doanh nghiệp theo thành phần kinh tế như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: %
2000
2005
2006
2007
DN Nhà nước
32,72
3,93
3,06
2,66
DN ngoài Nhà nước
65,58
92,24
93,39
95,01
DN có vốn ĐTNN
1,69
3,83
3,55
2,33
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê
Xét theo thành phần kinh tế, số lượng các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, tăng từ 65,58% năm 2000 lên trên 95% năm 2007. Trong khi đó số lượng doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước lại giảm rõ rệt. Năm 2000, số lượng doanh nghiệp Nhà nước đang chiếm trên 32% thì đến năm 2007 chỉ còn xấp xỉ 3%. Đặc biệt, trong giai đoạn 2000-2005, số doanh nghiệp Nhà nước giảm rất nhanh, từ 32,72% năm 2000 xuống còn 3,93% năm 2005. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong thời kỳ 2000-2005, nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa hoặc trở thành các công ty con của SABECO và HABECO.
Cũng xét theo thành phần kinh tế, số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2007 cho thấy, nếu dựa trên các tiêu chí về vốn và lao động để đánh giá quy mô doanh nghiệp trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát thì các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn nhất (445 tỷ đồng/DN; 242 người/DN), sau đó đến khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (384 tỷ đồng/DN; 226 người/DN) và sau cùng là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (9 tỷ đồng/DN; 18 người/DN).
Về bố trí các doanh nghiệp theo không gian, mạng lưới sản xuất của ngành đã được thiết lập trên cả 6 vùng trong cả nước. Các doanh nghiệp phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng và vùng Duyên hải miền Trung.
Bảng 2.3. Cơ cấu số lượng DN sản xuất phân bố theo vùng1
Đơn vị tính: %
2000
2005
2006
2007
Vùng Đồng bằng sông Hồng
14,08
24,41
26,65
23,35
Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
4,30
4,55
4,64
4,75
Vùng Duyên hải miền Trung
15,91
22,54
16,88
21,01
Vùng Tây Nguyên
0,65
2,79
3,06
3,46
Vùng Đông Nam Bộ
21,90
35,16
38,01
33,82
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
43,16
10,55
10,76
13,61
Tổng
100
100
100
100
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê
1 Phân vùng kinh tế theo Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ
Năm 2000, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nhất. Tuy nhiên từ năm 2005 đến nay, các doanh nghiệp lại tập trung nhiều hơn ở Vùng Đông Nam Bộ. Vùng Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung cũng có sự phát triển nhanh về số lượng và đã vượt qua vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Nếu xét theo chuỗi thời gian, trong giai đoạn 2000-2005, mặc dù tỉ trọng doanh nghiệp trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long giảm rất nhanh nhưng không thể nói rằng số doanh nghiệp trong vùng giảm xuống. Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp vẫn tăng lên nhưng với tốc độ tăng chậm hơn so với các vùng khác. Bắt đầu từ năm 2005, tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp của vùng đã nhanh dần lên dẫn đến tỉ trọng số doanh nghiệp
ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng tăng lên.
Tỉ trọng về số lượng doanh nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng Duyên hải miền Trung trong ba năm gần đây cũng biến động không đều. Nguyên nhân vẫn là do tốc độ gia tăng số doanh nghiệp không đều giữa các năm và sự tăng lên hay giảm xuống chỉ là xét theo các con số tương đối. Riêng vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Tây Nguyên mặc dù có số lượng doanh nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng lại có xu hướng chung là tăng chậm trong cả giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007.
Theo điều tra của nhóm nghiên cứu IPSI năm 2008, trong từng vùng, năng lực sản xuất tập trung chủ yếu ở các thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với ngành sản xuất bia, thành phố Hà Nội chiếm 19,53% tổng năng lực sản xuất toàn quốc, TP. Hồ Chí Minh (19,7%), Bình Dương (7,57%), Cần Thơ (2,4%), Hải Phòng (2,3%), Đà Nẵng (1,73%)…Các cơ sở sản xuất rượu công nghiệp thì tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Từ một số thông tin ở trên có thể thấy rằng: quy mô hoạt động của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta tương đối lớn và đang có sự phân hóa về số lượng doanh nghiệp giữa các lĩnh vực sản xuất; phân hóa về quy mô giữa các doanh nghiệp trong ngành và trong việc bố trí các doanh nghiệp này. Chuyên đề sẽ tiếp tục mô tả thực trạng phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát dựa trên việc xem xét hiệu quả hoạt động của ngành thông qua một số chỉ tiêu.
Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của ngành
Hiệu quả hoạt động của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát sẽ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và lợi nhuận của ngành. Ở đây, chuyên đề sẽ so sánh các chỉ tiêu này giữa từng phân ngành bia, rượu, nước giải khát và giữa ngành Bia – Rượu – Nước giải khát với ngành sản xuất thực phẩm đồ uống (TPĐU) và toàn ngành công ngh._.– Rượu – Nước giải khát đến năm 2015
Dựa trên quan điểm và định hướng phát triển, kết hợp với thực trạng phát triển của ngành trong thời gian qua, mục tiêu phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đến năm 2015 là:
Về mục tiêu tổng quát: xây dựng ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có thương hiệu hàng hóa mạnh trên thị trường; các sản phẩm có chất lượng cao, có uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hóa về chủng loại, bao bì, mẫu mã; có khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập, đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu.
Trong thời gian tới, mục tiêu của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát là phát triển nhanh, hiệu quả, phù hợp với bối cảnh quốc tế và khu vực, phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển ngành của thế giới và khu vực, phát huy được tiềm năng, lợi thế của đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế quốc dân và tiến tới xuất khẩu sản phẩm.
Bên cạnh mục tiêu chung ở trên, ngành có các mục tiêu cụ thể sau:
Về sản lượng và cơ cấu sản phẩm:
Đối với sản phẩm bia, mục tiêu đến năm 2015 sản lượng bia đạt 4.293 triệu lít, trong đó giảm dần tỷ lệ bia hơi, giữ ổn định tỷ lệ bia lon và tăng tỷ lệ bia đóng chai lên 66,7%.
Đối với sản phẩm rượu: mục tiêu đến năm 2015 sản lượng rượu đạt 500 triệu lít. Về cơ cấu, giảm tỷ trọng rượu tự nấu xuống còn 62,35%.
Đối với sản phẩm nước giải khát: mục tiêu đến năm 2015 sản lượng nước giải khát đạt 4.205 triệu lít. Về cơ cấu, theo xu hướng phát triển của thị trường thì nhu cầu các loại nước quả, nước bổ dưỡng và đồ uống không gaz tăng nhanh trong thời gian tới. Do đó mục tiêu đến năm 2015, tỷ trọng nước quả tăng lên 8,91%; đồ uống không gaz tăng lên 7,68%; nước uống có gaz giảm xuống còn 15,8%; nước khoáng và nước tinh lọc chiếm 67,6%.
Về công suất đầu tư mới và đầu tư mở rộng:
Trên cơ sở mục tiêu sản xuất bia, rượu, nước giải khát, dự tính khả năng phát huy công suất của các nhà máy trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 đạt khoảng 80% thì tổng công suất thiết kế và số lượng các nhà máy vào cuối năm 2015 như sau:
Bảng 3.1: Tổng công suất và số nhà máy của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát dự kiến đến hết năm 2015
Bia
Rượu
Nước giải khát
Tổng công suất thiết kế (triệu lít)
5.385
235
5.227
Số lượng nhà máy
158
90
1.013
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu, IPSI, 2008
Về phân bố công suất sản xuất theo vùng:
Bảng 3.2: Phân bố công suất sản xuất theo vùng đến năm 2015
Đơn vị: %
Bia
Rượu
Nước giải khát
Vùng Đồng bằng sông Hồng
33,16
29,49
27,11
Vùng Trung du miền núi phía Bắc
4,77
9,16
3,94
Vùng Duyên hải miền Trung
27,46
12,63
14,28
Vùng Tây Nguyên
1,99
5,09
1,08
Vùng Đông Nam Bộ
24,80
29,91
28,97
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
7,82
13,72
24,62
Cả nước
100
100
100
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu, IPSI, 2008
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên từ thực trạng phát triển ngành trong thời gian qua cần thiết phải tìm ra các giải pháp để ngành Bia – Rượu – Nước giải khát phát triển phù hợp với các quan điểm, định hướng cũng như mục tiêu đã đề ra. Tiếp theo chuyên đề sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành đến năm 2015.
Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam
Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
1.1.1. Giải pháp về nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ
Khoa học công nghệ là động lực thúc đẩy ngành Bia – Rượu – Nước giải khát phát triển. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu và vấn đề môi trường. Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ giúp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát theo chiều sâu, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành. Do vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường tiên tiến…cho ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.
Các doanh nghiệp lớn trong ngành cần chú trọng đầu tư cho trung tâm hoặc phòng nghiên cứu chuyên ngành của mình trang thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ khoa học đủ mạnh để nghiên cứu các sản phẩm mới, nghiên cứu cải tiến công nghệ hiện có.
Thực hiện chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển và của các công ty hàng đầu thế giới; có chương trình phối hợp với các viện nghiên cứu, các trường đại học để nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến theo xu hướng phát triển của thế giới.
Việc đổi mới máy móc thiết bị, đặc biệt là máy móc thiết bị từ nước ngoài đòi hỏi phải có vốn lớn. Do đó các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có các phương án nâng cấp thiết bị, sử dụng thiết bị chế tạo trong nước có chất lượng tương đương thiết bị nhập khẩu nếu có thể để tiết kiệm chi phí.
Đối với các dự án đầu tư nhà máy mới, cần chú trọng đầu tư các nhà máy có công suất lớn, thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến.
Các dự án đầu tư mở rộng và đầu tư theo chiều sâu cần thực hiện triệt để việc hiện đại hóa công nghệ, thay thế công nghệ và thiết bị lạc hậu hiện có bằng công nghệ và thiết bị hiện đại, chú trọng xử lý chất thải bảo vệ môi trường.
1.1.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên nguồn nhân lực của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát hiện nay đang có chất lượng thấp, do đó phát triển nguồn nhân lực là việc làm cấp thiết cho sự phát triển lớn mạnh của cả ngành.
Muốn thực hiện được điều này, các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực.
Nhu cầu lao động tăng thêm của ngành từ nay đến năm 2010 là trên 1000 người và đến năm 2015 cần thêm khoảng 6000 người. Dự tính trung bình hàng năm số lao động nghỉ theo chế độ 4% tổng lao động thì trung bình 1 năm cần bổ sung thêm khoảng 1500 người. Như vậy, trung bình hàng năm cần đào tạo để bổ sung cho ngành Bia – Rượu – Nước giải khát 2500 lao động, trong đó, cán bộ kỹ thuật và quản lý (đại học và trên đại học) khoảng 500 người; trung cấp và công nhân kỹ thuật khoảng 1300 người. Các doanh nghiệp phải chủ động phối hợp với các trường đại học trong và ngoài nước, trung tâm dạy nghề để đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân lành nghề theo nhu cầu của đơn vị.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo lại lao động theo định kỳ, kể cả đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề để có đủ trình độ tiếp thu, vận hành công nghệ, thiết bị mới, thích nghi với điều kiện cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Do hiện nay vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đang được quan tâm hàng đầu do dó cần tăng cường phổ biến các kiến thức về chất lượng VSATTP để đây trở thành ý thức thường trực trong người lao động.
Doanh nghiệp cử các cán bộ đi đào tạo tại các trường và trung tâm nổi tiếng thế giới của một số quốc gia có nền công nghiệp bia, rượu, nước giải khát phát triển; cần nghiên cứu xây dựng hệ thống đánh giá và đãi ngộ xứng đáng, có cơ chế thu hút và giữ người tài.
1.1.3. Giải pháp về phát triển nguyên liệu cho ngành
Nguyên liệu là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm và chi phí sản xuất. Quy hoạch phát triển nguyên liệu cho ngành không những tạo điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giúp cho quy hoạch phát triển ngành hợp lý hơn và nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, việc đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất bia, rượu, nước giải khát thời gian qua còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới cần có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu để đảm bảo chất lượng và ổn định cho sản xuất.
Đối với ngành bia, trong thời gian qua chúng ta phải nhập khẩu một lượng lớn đại mạch nên cần có kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu này để hạn chế nhập khẩu. Do giống đại mạch hiện có không thích hợp với khí hậu nước ta nên cần tăng cường phối hợp với các nhà khoa học để tìm ra các giống đại mạch mới phù hợp hơn. Việc xây dựng vùng nguyên liệu đòi hỏi nhiều vốn và độ rủi ro lại khá cao vì vậy nên để những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh thực hiện. Cụ thể là các Tổng công ty như SABECO, HABECO sẽ phối hợp với các địa phương để nghiên cứu trồng đại mạch trong nước.
Các doanh nghiệp sản xuất rượu vang cần chủ động xây dựng vùng nguyên liệu cho chính mình. Cần có sự liên kết chặt chẽ với các hộ nông dân, các địa phương để tạo ra các vùng nguyên liệu tập trung có chất lượng cao, ổn định lâu dài cho doanh nghiệp.
Đối với công nghiệp sản xuất nước giải khát, do nhu cầu nước giải khát có nguồn gốc từ tự nhiên đang rất lớn nên cần ưu tiên phát triển vùng nguyên liệu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào khâu chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, sơ chế để có được vùng nguyên liệu tập trung, năng suất cao, chất lượng phù hợp yêu cầu chế biến của ngành. Doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học, nhà nông, phát huy các lợi thế sẵn có để phát triển các vùng nguyên liệu cho sản xuất nước giải khát. Đẩy mạnh công tác thăm dò và đánh giá chất lượng các nguồn nước khoáng ở các địa phương để có thể khai thác, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
1.1.4. Giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm
Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng sản phẩm còn yếu, chưa theo kịp được sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát. Điều này đã tạo điều kiện cho các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát chất lượng kém xuất hiện một cách phổ biến, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành và xã hội. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, ngoài các biện pháp về cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nguyên liệu như đã nói ở trên, công tác quản lý chất lượng sản phẩm cũng cần phải được cải thiện.
Muốn vậy, trước hết phải có được một khuôn khổ pháp lý đầy đủ và có hiệu lực tạo cơ sở cho công tác quản lý. Thực tế hiện nay các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm bia, rượu, nước giải khát còn thiếu. Chẳng hạn như đối với rượu, đến nay mới chỉ có ba tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho ba loại là rượu trắng, rượu màu và rượu mùi, các loại rượu khác vẫn chưa có...Do vậy trong thời gian tới, cơ quan quản lý ngành cần phối hợp với các bộ ngành liên quan như Bộ Y tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng...để xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng về bia, rượu, nước giải khát sao cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và các cam kết cũng như xu hướng chung của thế giới. Đồng thời với việc xây dựng các tiêu chuẩn, cơ quan quản lý ngành cũng cần tiếp tục có sự phối hợp với các cơ quan khác như Cục quản lý thị trường, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm...trong việc theo dõi, kiểm soát thực hiện.
Ngoài ra, dựa trên vai trò và chức năng của mình, cơ quan quản lý ngành cần thúc đẩy phong trào nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua các hoạt động như tôn vinh các doanh nghiệp hay sản phẩm có chất lượng tốt, tổ chức các hoạt động bình chọn...để khuyến khích doanh nghiệp tự giác cải thiện chất lượng sản phẩm.
1.2. Giải pháp về thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu
1.2.1. Giải pháp về thị trường
Do thị trường luôn biến động nên các doanh nghiệp trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát cần xây dựng chiến lược kinh doanh, tổ chức nghiên cứu thị trường để nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu khách hàng. Đặc biệt đối với sản phẩm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, thói quen và “gu” tiêu dùng rất quan trọng trong việc lựa chọn sản phẩm, do vậy cần nghiên cứu kỹ những yếu tố này để có giải pháp hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu, giữ vững và phát triển thị phần.
Doanh nghiệp nên xây dựng và phát triển tốt hệ thống đại lý và tiêu thụ sản phẩm, phát huy vai trò của các chi nhánh nhằm tăng tính chủ động trong kinh doanh. Doanh nghiệp cần tham khảo, học hỏi các mô hình phân phối hiện đại của các tập đoàn hàng đầu thế giới. Chẳng hạn như ở Việt Nam hiện nay, Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã tổ chức được hệ thống sản xuất và phân phối theo hướng chuyên môn hóa: các nhà máy chuyên về sản xuất sản phẩm, hệ thống 9 công ty thương mại, 1000 nhà phân phối chuyên về phân phối bán hàng, đồng thời đang có kế hoạch đưa mảng marketing về hệ thống này. Đây chính là một trong những lý do thành công trong việc giữ vững và mở rộng thị phần của SABECO.
Nghiên cứu phương thức quảng bá hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp một cách hiệu quả cũng là việc rất cần thiết. Tích cực tham gia các giải thưởng, các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm là một trong những hoạt động quảng bá có hiệu quả.
Các doanh nghiệp chủ động mở rộng thị trường, tích cực tìm hiểu, tìm cơ hội xuất khẩu vào các thị trường mới, có tiềm năng. Bên cạnh đó, tích cực tận dụng vai trò của thương nhân Việt Nam ở nước ngoài để đẩy mạnh việc đưa các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát thâm nhập thị trường, nhất là những khu vực có cộng đồng người Việt sinh sống.
Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát cần tổ chức tốt mạng lưới thông tin dự báo tình hình thị trường, giá cả, cung cầu hàng hóa để cung cấp cho các hội viên và doanh nghiệp.
1.2.2. Giải pháp về xây dựng và bảo vệ thương hiệu
Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt, thương hiệu chính là tài sản vô hình nhưng rất lớn của doanh nghiệp. Thực tế phát triển thời gian qua cho thấy, các doanh nghiệp không có thương hiệu rất khó phát triển và tồn tại. Tuy nhiên xây dựng được thương hiệu nổi tiếng và có uy tín vô cùng khó khăn, nó không chỉ đòi hỏi nhiều chi phí, thời gian mà còn nhiều điều kiện khác nữa. Bởi vậy các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển thương hiệu cho các sản phẩm của mình.
Đối với các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát, thói quen và thị hiếu chi phối mạnh đến quyết định tiêu dùng sản phẩm. Bởi vậy, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm này nên dựa trên cơ sở truyền thống, bản sắc dân tộc và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú trọng đến chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với các thương hiệu Việt đã nổi tiếng, có uy tín trong nước như Bia Sài Gòn, bia Hà Nội, rượu vodka Hà Nội, Lúa mới, vang Thăng Long, vang Đà Lạt, nước khoáng Lavie, Vĩnh Hảo…cần có chiến lược phát triển lâu dài trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã, đa dạng sản phẩm, mở rộng sản xuất để giữ vững và phát triển thị phần. Củng cố và phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm bảo đảm tin cậy, thuận lợi, uy tín với khách hàng. Đặc biệt các doanh nghiệp cần chủ động đưa ra các biện pháp để chống lại việc bị làm giả, làm nhái sản phẩm của mình như cải tiến mẫu mã sản phẩm, dán tem chống hàng giả…Kinh nghiệm đối với sản phẩm nước uống tinh khiết Joy của Coca Cola, với việc đầu tư dây chuyền sản xuất chai có dập chữ nổi lên vỏ chai, sản phẩm này đã ít bị làm giả và làm nhái đi rất nhiều.
Các giải pháp cải thiện quy hoạch phát triển ngành
2.1. Giải pháp về quản lý quy hoạch ngành
Quy hoạch phát triển hợp lý là yêu cầu để phát triển bền vững các ngành kinh tế nói chung và ngành Bia – Rượu – Nước giải khát nói riêng. Do quy hoạch ngành trong thời gian qua còn nhiều bất cập nên thời gian tới cần có các biện pháp để cải thiện công tác này.
Trước hết cần nâng cao vai trò của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát, tăng cường phối hợp hoạt động giữa Hiệp hội với cơ quan quản lý ngành để có các giải pháp đồng bộ và hiệu quả.
Về quy hoạch ngành, trên cơ sở hiện trạng phân bố năng lực sản xuất của các tiểu ngành bia, rượu, nước giải khát theo vùng kinh tế; quy hoạch phát triển sản phẩm đến từng thời kỳ; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước phân theo 6 vùng kinh tế; khả năng thu hút đầu tư ở mỗi vùng; các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển ngành một cách hợp lý.
Đối với ngành bia, quy hoạch phát triển sản xuất sẽ tập trung cao tại vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. Đây là những nơi có sẵn tiềm năng về sản xuất sản phẩm bia với chất lượng cao đồng thời là những nơi tiêu thụ nhiều bia nhất. Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn và Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội đóng ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn là những đơn vị nòng cốt. Vùng Duyên hải miền Trung với điều kiện khí hậu nóng, địa hình trải dài, sức tiêu thụ tại địa phương là rất lớn. Tiếp theo là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhu cầu cũng đang tăng khá nhanh nên cần phải chú ý các phương án đầu tư nâng công suất hoặc đầu tư mới một cách hợp lý trong các vùng này.
Quy hoạch phát triển sản xuất rượu sẽ tập trung cao tại vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. Đây là những nơi có sẵn tiềm năng về sản xuất rượu đồng thời là những nơi tiêu thụ rượu nhiều nhất. Vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc sẽ là những vùng phát triển mạnh rượu vang từ hoa quả. Đặc biệt là vùng Tây Nguyên, sẽ có những dự án lớn trồng nho và sản xuất rượu vang đặc sản. Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phát triển các loại nước uống lên men. Các vùng còn lại chủ yếu sẽ phát triển rượu trắng và rượu pha chế kết hợp với tinh chế các sản phẩm rượu truyền thống ở địa phương.
Việc bố trí các cơ sở sản xuất nước giải khát cũng phải dựa trên nhu cầu thị trường và các điều kiện sản xuất. Trong thời gian tới, sẽ phải tập trung phát triển sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Duyên hải miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là những nơi có tiềm năng về sản xuất và là nơi tiêu thụ nhiều nước giải khát. Trong các vùng, vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung và Trung du miền núi phía Bắc có điều kiện để phát triển nước giải khát từ hoa quả. Nước khoáng và nước tinh lọc thì nhu cầu đang lớn và có điều kiện để phát triển ở tất cả các vùng.
Trên thực tế, Nhà nước muốn kiểm soát không phải về sản lượng mà về quy hoạch theo vùng và phát triển ở những vùng chưa có nhà máy, tính đến hiệu quả kinh tế chứ không chỉ riêng hiệu quả tài chính, tránh xây dựng thêm nhà máy bia ở các thành phố lớn. Ví dụ như Chính phủ đã cho phép Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn xây dựng thêm một nhà máy bia công suất 100 triệu lít/năm ở khu vực Đông Nam Bộ, nhưng nhà máy đặt tận Củ Chi chứ không phải ở TP. Hồ Chí Minh.
Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp nhỏ trong ngành quá nhiều, công nghệ, thiết bị lạc hậu, vệ sinh thực phẩm và môi trường không đảm bảo nên trong tương lai không cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án nhỏ, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Cần đẩy mạnh việc sắp xếp lại các nhà máy sản xuất bia, rượu, nước giải khát thuộc sở hữu nhà nước hoạt động không hiệu quả theo các hình thức sáp nhập, cổ phần hoá, chuyển hướng sản xuất kinh doanh, bán, khoán, cho thuê và các hình thức khác.
Để tăng cường công tác quản lý quy hoạch, tránh đầu tư tràn lan theo phong trào, gây mất cân đối và lãng phí trong đầu tư, đối với dự án ngành bia từ 50 triệu lít trở lên phải có ý kiến của Bộ Công Thương và trên 150 triệu lít phải có ý kiến của Chính phủ. Đối với dự án ngành rượu, vì là mặt hàng hạn chế kinh doanh nên dự án có công suất từ 10 triệu lít trở lên phải có ý kiến của Bộ Công Thương và trên 50 triệu lít phải có ý kiến của Chính phủ.
2.2. Giải pháp về vốn đầu tư
Vốn đầu tư của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trong thời gian qua còn hạn chế dẫn đến sự xuất hiện của quá nhiều các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, công suất thấp, công nghệ lạc hậu. Điều này không chỉ là nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa về quy mô trong bức tranh quy hoạch ngành mà còn là nguyên nhân dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp.
Trước hết, các doanh nghiệp trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát cần có các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động như cơ cấu lại tổ chức, áp dụng các công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động…tạo điều kiện tăng quy mô vốn của doanh nghiệp.
Đẩy mạnh việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước kể cả các tổng công ty nhà nước. Khuyến khích các công ty cổ phần thực hiện việc niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Do nhu cầu đầu tư còn lớn nên trong trong thời gian tới cần tiếp tục thu hút vốn đầu tư vào ngành bằng cách đa dạng hoá hình thức đầu tư và phương thức huy động vốn, khuyến khích huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu, liên doanh, liên kết.
Cung cấp thông tin về các dự án và có chính sách đãi ngộ hợp lý để huy động vốn trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.
Một số kiến nghị với Chính phủ
Về công tác quản lý
Do thực tế hiện nay, các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm bia, rượu, nước giải khát vẫn còn chưa đầy đủ. Vì vậy, để tạo cơ sở thống nhất trong việc đảm bảo và kiểm tra chất lượng cho sản phẩm, Nhà nước cần bổ sung và điều chỉnh các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với điều kiện trong nước và thông lệ quốc tế; tăng cường các hoạt động chứng nhận, đảm bảo và công nhận lẫn nhau về chất lượng.
Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan để xây dựng những biện pháp, những rào cản thương mại hợp lý, phù hợp với các quy định của WTO và các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết nhằm bảo vệ sản xuất bia, rượu, nước giải khát trong nước như quy định về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Cần tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho thị trường bia, rượu, nước giải khát bằng cách tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát biên giới và thị trường trong nước, hoàn thiện hệ thống hải quan để chống hàng lậu, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Hiện nay, chế tài xử lý đối với các vi phạm còn nhẹ. Theo Nghị định số 06/2009/NĐ-CP (về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doạn rượu và thuốc lá), đối với vi phạm sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh khi không có giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng; xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nhập lậu rượu có giá trị đến 5.000.000 đồng…Thậm chí có trường hợp sản xuất nước uống tinh khiết từ nước giếng trái phép cũng chỉ bị phạt 500.000 đồng. Với mức xử phạt nhẹ sẽ không đủ sức răn đe, do đó cần nghiên cứu điều chỉnh tăng mức xử phạt sao cho hiệu quả hơn.
Các cơ quan chức năng của Nhà nước như Cục Sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cần tăng cường giám sát bảo hộ thương hiệu, nhãn mác, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm…đấu tranh chống hàng nhái, hàng giả.
Vì việc phát triển sản xuất rượu công nghiệp trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn do rượu tự nấu giá rẻ nên phải có các biện pháp hữu hiệu để hạn chế rượu tự nấu. Tăng cường bộ máy kiểm soát ở địa phương, thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu tự nấu. Yêu cầu có giấy phép đối với sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh…
Đặc biệt, trong chính sách thuế, phải có lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý. Trước khi ban hành các chính sách có tác động lớn đến ngành, cần tham khảo ý kiến doanh nghiệp, công khai, minh bạch các chính sách.
2. Hỗ trợ về thị trường
Cần có sự phối hợp giữa các bộ ban ngành, tổ chức thường niên hội chợ triển lãm trong nước để các doanh nghiệp tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm; hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, giới thiệu quảng bá sản phẩm ở nước ngoài theo chương trình xúc tiến thương mại quốc tế.
Nhà nước hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường trong nước và ngoài nước cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3. Hỗ trợ về phát triển vùng nguyên liệu
Việc nghiên cứu và phát triển vùng nguyên liệu thường đòi hỏi vốn lớn và có độ rủi ro khá cao. Do đó, Nhà nước cần có những hỗ trợ về vốn, các trung tâm nghiên cứu, đất đai…trong việc nghiên cứu, thử nghiệm phát triển vùng nguyên liệu.
KẾT LUẬN
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đã trải qua quá trình phát triển từ cuối thế kỷ XIX đến nay và ngày càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Không chỉ đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát cho người dân, ngành còn có đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và vào ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó ngành Bia – Rượu – Nước giải khát cũng đã tạo được công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động và góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, bên cạnh các cơ hội để phát triển ngành còn phải chịu khá nhiều thách thức. Chính những hạn chế của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát sẽ cộng hưởng với các thách thức làm cho ngành gặp rất nhiều khó khăn trong những năm tới. Việc tìm ra giải pháp để phát triển ngành là hoàn toàn cần thiết và chính là lý do để tôi thực hiện đề tài “Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015”.
Trong khuôn khổ chuyên đề này, đề tài đã cố gắng làm rõ các nội dung:
Thứ nhất: Đặc điểm và những nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát
Thứ hai: Sự cần thiết phải phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam
Thứ ba: Những thành tựu cũng như hạn chế và nguyên nhân của chúng trong quá trình phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam thời gian qua
Các nội dung trên nhằm phục vụ mục tiêu cuối cùng của đề tài đó là tìm ra các giải pháp để phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta đến năm 2015.
Các nhóm giải pháp mà chuyên đề đưa ra bao gồm:
- Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Trong nhóm này có các giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm và các giải pháp về xây dựng, bảo vệ thương hiệu và mở rộng thị trường.
- Nhóm giải pháp nhằm cải thiện quy hoạch phát triển ngành. Trong nhóm này gồm các giải pháp tăng cường công tác quản lý quy hoạch ngành và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.
Để phát triển được, ngoài nỗ lực của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Ở đây chuyên đề cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ như cần tăng cường hoạt động quản lý, có những hỗ trợ về thị trường cũng như tạo điều kiện để phát triển vùng nguyên liệu cho ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.
Với mục tiêu là tìm ra các giải pháp để phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đến năm 2015 nhưng do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức thực tế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo, các cô chú, anh chị tại cơ quan thực tập để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Khương Bình (2006), WTO với doanh nghiệp Việt Nam. Những cơ hội và thách thức hậu gia nhập WTO, Nxb Lao động, Hà Nội.
2. Bộ Công nghiệp (2003), Báo cáo Hội nghị công nghiệp chế biến toàn quốc.
3. Bộ Công nghiệp (2005), Báo cáo Tổng kết tình hình phát triển công nghiệp năm 2001-2005 và định hướng kế hoạch 5 năm 2006-2010.
4. Bộ Công Thương (2008), Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2008 và kế hoạch năm 2009 của ngành công thương.
5. Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam (2003), Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát từ truyền thống đến hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia.
6. GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
7. Quyết định Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010.
8. Tổng cục Thống kê (2000-2007), Số liệu điều tra doanh nghiệp, Số liệu điều tra dân số và lao động.
9. Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp – Bộ Công Thương (2008), Báo cáo tổng hợp dự án “Quy hoạch phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”.
10. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Đầu tư và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.
Một số trang web: -
-
-
PHỤ LỤC 1
Các doanh nghiệp sản xuất bia có công suất từ 50 triệu lít/năm trở lên năm 2007
TT
Tên công ty, nhà máy
Công suất (triệu lít)
1
Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (HABECO)
200
2
Công ty TNHH nhà máy bia Hà Tây
100
3
Công ty bia Huế
100
4
Tổng công ty Bia Rượu NGK Sài Gòn (SABECO)
200
5
Công ty LD NM Bia Việt Nam
230
6
Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
150
7
Công ty CP Bia và NGK Việt Hà
75
8
Công ty LD bia Đông Nam Á
60
9
Công ty CP Bia Hà Nội – Hải Phòng
55
10
Công ty Bia Sài Gòn – Phủ Lý
50
11
Công ty CP Bia NGK Hạ Long Quảng Ninh
50
12
Công ty SXKD XNK Hương Sen
50
13
Công ty Bia Thanh Hóa
70
14
Công ty Foster’s Đà Nẵng (công ty VBL Đà Nẵng)
50
15
Công ty Bia Sài Gòn – Bình Dương
50
16
Nhà máy bia Sanmiguel
50
17
Nhà máy bia Sài Gòn – Cần Thơ
50
18
Công ty Foster’s Tiền Giang (công ty VBL Tiền Giang)
50
19
Công ty bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh
50
PHỤ LỤC 2
Các doanh nghiệp sản xuất rượu có công suất từ 0,5 triệu lít/năm trở lên năn 2007
TT
Tên công ty, nhà máy
Công suất (triệu lít)
1
Công ty CP rượu Hà Nội
10
2
Công ty CP Thăng Long
5
3
Công ty Rượu Đồng Xuân
5
4
Công ty kỹ nghệ TP Phú Yên
5
5
Công ty CP rượu quốc tế
13
6
Nhà máy Quang Hùng (Cần Thơ)
6
7
Công ty TNHH Rượu từ thiện
2
8
Công ty CP rượu Việt Nam
3
9
Công ty TNHH Thiên Phước
2
10
Công ty XNK Nam Hà Nội
1,6
11
LD rượu Việt Pháp
1,2
12
Công ty PT CN Châu Âu (Hưng Yên)
0,5
13
Công ty rượu La Martinniquaice
1
14
Công ty TP Huế
1,5
15
Công ty Thành Đô (Quảng Ngãi)
1
16
Công ty CP TP Lâm Đồng
1
17
Công ty CP Rượu Bia Đà Lạt
0,5
18
HTX Nhơn Lộc (Bình Định)
0,5
19
Công ty Bia Thanh Hóa
1
PHỤ LỤC 3
Các doanh nghiệp sản xuất NGK có công suất từ 35 triệu lít trở lên năm2007
TT
Tên công ty, nhà máy
Công suất (triệu lít)
1
Pepsico
220
2
Nước quả Ninh Bình
156
3
Cty Đường Quảng Ngãi
115
4
Cty TNHH San Miguel VN (Đồng Nai)
110
5
Cty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát (Bình Dương)
70
6
Cty TNHH Uni President VN (Bình Dương)
60
7
Cocacola Ngọc Hồi
52,5
8
Nhà máy Coca cola Non Nước
50
9
LD nước khoáng LA
50
10
Cty Bia NGK Sài Gòn – miền Tây
50
11
Cty TNHH 1TV NK&TMDV Quảng Ninh
48
12
Cty San Miguel Việt Nam
44
13
Nước giải khát Chương Dương
40
14
Nước khoáng Quảng Ngãi
36
15
Cty DONA NEWTOWER
35
16
Redbul – Bình Dương
35
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21873.doc