1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH MẠO HIỂM
1.1 Lý luận về du lịch
1.1.1 Định nghĩa về Du lịch
Du lịch là một ngành “công nghiệp không khói” góp phần tăng thu nhập quốc gia và giải quyết
công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động. Ngày nay nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt
Nam đã ưu tiên phát triển ngành du lịch như một ngành mũi nhọn quốc gia mình. Vì vậy trước tiên
để có thể khai thác hiệu quả ngành này chúng ta cần phải hiểu được bản chất của nó.
Theo
50 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3131 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel
Oragnization: IUOTO): du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư
trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề
hay một việc kiếm tiền sinh sống...tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma _ Italia ( 21/8 –
5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở
bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú
không phải là nơi làm việc cuả họ.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: họat động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện
tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể
du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện
Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách thì: khách du lịch là loại
khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn sinh họat cao cấp mà không theo
đuổi mục đích kinh tế.
Theo quan niệm đầy đủ về góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịch, Khoa Du lịch và khách sạn
(Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội) đã đưa ra định nghĩa trên cơ sở tổng hợp những lý luận và
thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây: “Du lịch là một
trong những ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi
hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống,
tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại
những lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân doanh nghiệp”.
Trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ “du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch
là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định".
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian cuả du khách: du lịch là một trong những hình thức di
2
chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà
không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc, theo góc độ này ta thấy đây là khái niệm nhằm tránh
được sự di cư tự tự do do từ vùng này sang vùng khác.
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu
tham quan giải trí nghĩ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên
cứu khoa học và các nhu cầu khác
Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành
phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế,
vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.
1.1.2 Phân loại du lịch:
Tuỳ theo các tiêu chí khác nhau mà du lịch mạo hiểm được phân thành các nhóm khác nhau. Và
thông thường người ta chia thành các nhóm tiêu chí như sau:
Phần loại theo tài nguyên.
Phân loại theo nhu cầu làm nảy sinh du lịch.
Phân loại theo lãnh thổ hoạt động.
Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch.
Phân loại theo phương tiện giao thông.
Phân loại theo loại hình lưu trú.
Phân loại theo lứa tuổi du khách.
Phân loại theo hình thức tổ chức.
Xin xem chi tiết ở phần Phụ Lục
1.1.3 Khái niệm về sản phẩm dịch vụ du lịch
1.1.3.1 Khái niệm:
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ và hàng hóa cung cấp cho du khách nhằm đáp ứng những nhu cầu
và mong muốn của khách du lịch nó được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự
nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một
vùng hay một quốc gia nào đó. Do vậy cần nắm vững được thị hiếu, tâm lý, thói quen, tập quán của
khách để đáp ứng một cách thích ứng nhất bằng cách đa dạng hoá các sản phẩm du lịch bởi sản
phẩm du lịch là một yếu tố cạnh tranh giữa các vùng miền.
3
1.1.3.2 Các yếu tố hợp thành sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch bao gồm yếu tố vô hình và yếu tố hữu hình. Yếu tố hữu hình là hàng hóa, yếu tố
vô hình là dịch vụ.
Xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình du lịch thì chúng ta có thể
tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản sau:
Dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống.
Dịch vụ tham quan, giải trí.
Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm.
Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
1.1.4 Đặc điểm của sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch là một dịch vụ đặc biệt, là những sản phẩm dịch vụ mà bản thân chúng không hề
bị tiêu hủy. Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Thành
phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80-90% về mặt giá trị), hàng hóa chiếm
tỉ trọng nhỏ. Sản phẩm du lịch khác với sản phẩm vật chất cụ thể ở chỗ dịch vụ không thể được cầm,
nắm, nghe hay nhìn thấy trước khi mua. Khách hàng chỉ nhận được sản phẩm du lịch ngay khi nó
được cung cấp và vì thế , cần có những dấu hiệu hay bằng vật chứng vật chất về chất lượng dịch vụ
như con người , thông tin, địa điểm, thiết bị, biểu tượng giá cả.... Chính vì vô hình mà sản phẩm du
lịch nói riêng và sản phẩm dịch vụ nói chung được cho là rất mong manh, người cung cấp cũng như
người tiếp nhận không thể lưu giữ lại, không thể đem tiêu thụ hay bán ra ngoài trong một thời gian
sau đó. Tính mong manh góp phần làm cho chất lượng dịch vụ khó kiểm soát . Doanh nghiệp không
thể dựa vào lần kiểm tra cuối cùng nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ mình cung cấp. Do vậy, việc
đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn. Mặt khác, quá trình cung cấp dịch vụ xảy ra liên
tục, tức là quá trình cung cấp và tiếp nhận dịch vụ tiến hành đồng thời, cùng một lúc với sự hiện
diện của khách hàng trong suốt thời gian sản xuất . Do đó, chất lượng dịch vụ sẽ rất khó đoán trước
mà dựa theo phán đoán chủ quan cao, phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh mà phụ
thuộc vào khách du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa
mức độ kì vọng và mức độ cảm nhận của khách về chất lượng sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với các yếu tố tài nguyên du lịch. Do vậy, sản phẩm
du lịch không thể dịch chuyển được. Trên thực tế, không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách
du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu của mình
thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch.
Đặc điểm này của sản phẩm du lịch là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho các nhà
kinh doanh du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch cũng mang tính dị chủng
và không ổn định. Nguyên nhân là chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào người thực hiện, thời gian, địa
4
điểm cung cấp. Đây là một đặc điểm quan trọng mà nhà cung ứng cần lưu ý nếu muốn nâng cao chất
lượng dịch vụ của mình.
Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng sản phẩm du lịch trùng nhau về thời gian và không gian, và dĩ
nhiên, chúng ta không thể tích lũy , dự trữ dịch vụ cũng như không thể kiểm nghiệm trước. Ví dụ:
một phòng của khách sạn, một chỗ ngồi trên máy bay không bán được thì không thể cất giữ vào
kho. Do vậy, để tạo sự ăn khớp giữa sản xuất về tiêu dùng là rất khó khăn. Việc thu hút khách du
lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm du lịch là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các nhà kinh doanh du
lịch.
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không diễn ra đều đặn mà có thể chỉ tập trung vào những
thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm ở bộ phận nhà hàng), trong tuần (đối với sản phẩm
của thể loại du lịch cuối tuần), trong năm (đối với sản phẩm của một số loại hình như: du lịch nghỉ
biển, du lịch nghỉ núi…)
Vì vậy, trên thực tế, hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính mùa vụ. Sự dao động về thời
gian trong tiêu dùng du lịch gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh của nhà kinh doanh du lịch. Khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh
du lịch luôn là vấn đề trăn trở cả về mặt thực tiễn cũng như về mặt lý luận.
1.2 Lý luận về Du lịch mạo hiểm
1.2.1 Khái niệm về loại hình du lịch mạo hiểm.
Định nghĩa từ mạo hiểm: Theo từ điển điện tử baamboo mạo hiểm là
sự sự liều lĩnh làm một việc biết là nguy hiểm, có thể mang lại hậu quả rất tai hại có thể ảnh hưởng
đến tài sản thậm chí là tính mạng nhưng vẫn làm. Theo nhóm nghiên cứu, “Mạo hiểm” có nghĩa là
sự thử thách, sự tiềm ẩn khả năng rủi ro trong một hành động.
Xét về bản chất, du lịch mạo hiểm là sự kết hợp giữa các hoạt động khám phá thiên nhiên, tìm
hiểu văn hoá và lịch sử kết hợp với các hoạt động thể thao như leo núi, chèo thuyền băng
rừng…Cho nên muốn phát triển loại hình du lịch mạo hiểm trước hết phải dựa trên cơ sở của loại
hình du lịch sinh thái-văn hoá . Vì vậy việc vận động từ các loại hình du lịch sinh thái-văn hoá lên
loại hình du lịch mạo hiểm là một vận động tất yếu của quá trình đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
Qua quá trình nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu nhóm thuyết trình đưa ra khái niệm của mình về
loại hình du lịch như sau:
Loại hình du lịch mạo hiểm: là loại hình phát triển ở những vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp
(có nhiều thác ghềnh, vách núi, biển…) và có cơ sở vật chất tương đối phát triển. Nó dựa trên nhu
cầu tự thể hiện mình, tự rèn luyện mình, tự khám phá bản thân của du khách thông qua các chương
trình do nhà khai thác đặt ra hay tự du khách yêu cầu. Loại hình này cần sự hỗ trợ rất nhiều của các
5
trang thiết bị hỗ trợ và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn về tình mạng cho du
khách, do vậy loại hình này cần nhiều vốn về cơ sở vật chất cũng như đào tạo về nguồn lực trong
công tác hướng dẫn. Bên cạnh đó du lịch mạo hiểm là loại hình kết hợp với các hoạt động bảo vệ
môi trường sinh thái đồng thời nâng cao đời sống kinh tế của dân cư trong vùng.
Phân tích quan điểm của nhóm
Loại hình du lịch mạo hiểm mang lại cảm giác mạnh và sảng khoái, giải tỏa được tính hiếu kỳ,
mang lại niềm vui và sức sống mới cho du khách theo, bên cạnh đó du lịch mạo hiểm còn là một
hình thức để giúp con người suy nghĩ logic, học hỏi nhiều kinh nghiệm và ứng phó trước các tình
trạng khó khăn nhưng nó phải đồng thời đảm bảo tính mạng và tài sản của khách du lịch.
Không phải nhất thiết tất cả các chuyến mạo hiểm đều dựa vào thiên nhiên, trong một vài trường
hợp du lịch mạo hiểm có thể tổ chức được ở trong các thành phố lớn theo ý đồ của nhà tổ chức đó là
sự kết hợp giữa các yếu tố giải trí và mạo hiểm ở công viên, cầu vượt.. trong thành phố hoặc là
những trò chơi mang tính xếp hạng giữa các đội chơi kết hợp với các yếu tố mạo hiểm
Du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch sinh thái kết hợp với các hoạt đông thể thao nó góp phần làm
đa dạng sản phẩm du lịch địa phương và từ đó tạo nên được sức hấp dẫn để thu hút du khách nước
ngoài lẫn du khách trong nước. Du lịch mạo hiểm cũng góp phần khai thác tốt các tài nguyên du lịch
của địa phương và góp phần tăng mức sống của người dân địa phương cũng như quảng bá du lịch ở
thành phố đó.
Du lịch mạo hiểm là loại hình tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái vì vậy công tác đảm bảo
vệ sinh môi trường sinh thái là hết sức cần thiết để vừa đảm bảo khai thác du lịch có hiệu quả vừa
không làm ô nhiểm môi trường sinh thái gây tác động xâu đến hệ động thực vật, nguồn nước, không
khí trong vùng.
1.2.2 Cơ sở để xem là du lịch mạo hiểm.
Để đánh giá cơ sở để xem là du lịch mạo hiểm nhóm xin đánh gia trên ba yếu tố đó là sân chơi, luật
chơi và người tổ chức.
Sân chơi: Phải có địa điểm tổ chức thuận lợi và thích hợp cho việc xây dựng các hoạt động du lịch
mạo hiểm như phải có các cánh rừng, thác nước, sông hổ…nhưng các địa điểm này đã được khảo
sát và đảm bảo về thời tiết cũng như địa hình.
Luật chơi:các nghị định của nhà nước ban hành về luật du lịch. Có các tiêu chí tối thiểu để đánh giá
tiêu chuẩn an toàn của nhà tổ chức.
Người tổ chức: các nhà cung ứng dịch vụ với các cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chuẩn. Có các thiết bị
bảo hộ an toàn cho du khách đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho
du khách tham gia. cần có những thông tin để du khách tham gia có thể lựa chọn được những tour
6
phù hợp cho du khách
1.2.3 Đặc điểm của loại hình du lịch mạo hiểm.
Loại hình du lịch mạo hiển là một trò chơi cảm giác mạnh có thể hoặc không kết hợp di chuyển từ
vùng này sang vùng khác theo lịch trình đòi hỏi phải có sự khảo sát kỹ lưỡng lịch trình các chyến đi
và khu chọn làm địa điểm đễ thực hiện chuyến đi cho tour, bởi trên nguyên tắc địa điểm được chọn
phải mang đầy đủ tính chất của một địa điểm phục vụ cho du lịch mạo hiểm như tạo được sự thử
thách cho du khách, phải gần gũi với thiên nhiên, gắn liền với văn hoá và phong tục của địa phương.
Du lịch mạo hiểm rất an toàn khi có sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại. Và tùy theo mức độ của
trò chơi mà việc trang bị các thiết bị là khác nhau.
Đội ngũ nhân viên trong các tour phải là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, không
những giỏi về nghiệp vụ mà còn phải có kiến thức về những vùng đoàn sẽ đi qua. Thông thường các
hướng dẫn viên trong tour mạo hiểm là các huấn luyện viên.
Tóm lại đặc điểm của du lịch mạo hiểm là một loại hình sử dụng nhiều không chỉ về tài chính
mà còn về nguồn nhân lực
1.2.4 Phân loại du lịch mạo hiểm
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm du lich mạo hiểm nên có một số cách nhiều cách phân loại như:
Dựa vào tính chất và đặc điểm của du lịch mạo hiểm có thể phân du lịch mạo hiểm thành ba loại
+ Du lịch mạo hiểm trên cạn: bao gồm các môn leo vách núi, leo núi, đi bộ băng rừng..
+ Du lịch mạo hiểm dưới nước: Chèo thuyền vượt thác, lướt ván, khám phá đại dương, đua
cano….
+ Du lịch mạo hiểm trên không: Các môn Bungy Jump, nhảy dù, bay tàu lượn…
Dựa vào mục đích chuyến đi có ba loại:
+ Du lịch “phượt”, du lịch “bụi với mục đích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm bản thân và chinh
phục những thử thách trong thiên nhiên
+ Team building xây dựng tinh thần tập thể trong các công ty, tổchức… hình thành cách làm việc
có phân tích logic… theo đúng mục đích của nhà tổ chức team building.
+ Khám phá nghiên cứu của các nhà khoa học: Nghiên cứu, khảo sát, phân tích tìm hiểu các loại
động, thực vật, các hiện tượng tự nhiên.
Dựa vào mức độ mạo hiểm có thể chia làm ba loại:
+ Loại hình có mức độ mạo hiểm thấp: như đạp xe đạp , chèo thuyền, đi bộ băng rừng
+ Loại hình có mức độ mạo hiểm trung bình: leo vách núi, chèo thuyền vươt thác..
7
+ Loại hình có mức độ mạo hiểm cao: đây là các hoạt động mang tính chất rủi ro cao, hay địa điểm
tổ chức là những nơi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (xem phục lục 10 địa điểm du lịch mạo hiểm
nhất trên thế giới).
1.2.5 Các sản phẩm-dịch vụ dành cho loại hình du lịch mạo hiểm:
Cũng như các loại hình khác, du lịch mạo hiểm cần có các sản phẩm và dịch vụ đặc biệt dành riêng
cho nó, qua nghiên cứu nhóm xin đưa ra các sản phẩm-dịch vụ như sau
Các sản phẩm dành cho du lịch mạo hiểm là
các trang thiết bị đảm bảo an toàn cho du lịch
mạo hiểm: như mũ bảo hiểm, áo phao cứu
sinh, túi ngủ, túi khô mái chèo, quần áo
chuyên dụng cho các loại hình du lịch dưới
nước. Các hoạt động trên cạn như leo núi, băng rừng, leo vách… Thuyền Kayak cho 1 người
núi cần có dây leo, móc khoá, lều bạt, mũ bảo hiểm các dụng cụ bảo vệ đầu gối, khuỷ tay, máy bộ
đàm… các hoạt động trên không như nhảy dù, tàu lượn cần mũ bảo hiểm, các dụng cụ bảo vệ đầu
gối và khuỷ tay, dù nhảy…tuỳ theo các hoạt động mà các thiết bị giống nhau được thiết kế khác
nhau ví dụ như nón bảo hiểm của leo núi khác với nón bảo hiểm các hoạt động dưới nước. Bất kỳ
loại hình nào của du lịch mạo hiểm cũng đều trang bị hộp y tế và thiết bị thông tin liên lạc đơn giản
nhất là bộ đàm. Bên cạnh đó là các trang thiết bị dùng để di
chuyển: như xe đạp địa hình, xe môtô phân khối lớn như minskhơ,
xe cào cào Ở bộ môn dưới nước có thuyền kayak, bè cao su cho
hai người, sáu người, tàu lượn…
Dịch vụ cơ sở lưu trú cho loại hình du lịch mạo hiểm cũng rất
phong phú khi tham gia này ngoài thiên nhiên ngoài các cơ sở lưu trú là các Thuyền Kayak cho
2 người
khách sạn đạt tiêu chuẩn thì tuỳ theo nội dung, và địa điểm có các dịch vụ lưu trú như nhà dân, nhà
tổ chim, cắm trại ngoài trời để phù hợp với các hình thức lưu trú của du khách.
Các dịch vụ bổ trợ đi kèm trong các tour mạo hiễm như khuâng vác, dẫn đường dành cho các loại
hình như đi bộ trong rừng, chèo thuyền dọc các con sông, leo núi bên cạnh đó dịch vụ nấu ăn luôn đi
kèm với các môn thể thao này ngoài ra dịch vụ cứu hộ phải luôn luôn đi kèm trong bất kỳ loại hình
nào của du lịch mạo hiểm. Ngoài ra còn có các dịch vụ bán và cho thuê trang thiết bị hỗ trợ cho du
lịch mạo hiểm.
Ngoài ra còn các dịch vụ giúp du khách di chuyển đến các địa điểm tổ chức các tour du lịch mạo
hiểm như dịch vụ cáp treo để chơi trò leo núi, cần trục để chơi trò bungy jump, xe khách đưa đón du
khách, trong những trường hợp các phương tiện xe khách không thể tiếp cận được điểm tổ chức thì
8
các dịch vụ như thuê xe gắn máy, đi xe bò, xe ngựa…Các dịch vụ này giúp tạo công ăn việc làm cho
các nguồn lao động tại chỗ và cải thiện cuộc sống của các dân cư sống ven các địa điểm tổ chức.
1.2.6 Đặc điểm của đối tượng khách tham gia du lịch mạo hiểm
Loại hình du lịch mạo hiểm thông thường không dành cho tất cả mọi người như các loại hình
khác, khách tham gia du lịch mạo hiểm đa phần là giới trẻ tuổi từ 18-35, có sức khoẻ tốt, ham mê
thể thao muốn trải nghiệm bản thân và thử thách thông qua các chuyến đi, bên cạnh đó còn tìm hiểu
văn hoá, con người, địa lý các vùng miền đi qua và hoà mình vào thiên nhiên qua các tour mạo
hiểm.
Khách du lịch tham gia loại hình du lịch mạo hiểm là những người tham gia dài ngày và có khả
năng chi trả cao. Vậy những người tham gia du lịch mạo hiểm là những người có quỹ thời gian nhàn
rổi lớn và ngân sách đi du lịch lớn.
Các đối tượng tham gia du lịch mạo hiểm phần lớn là các khách người Châu Âu (đặc biệt là người
Pháp), Mỹ, và một số nước phát triển ở Châu Á. Bởi vì về phong tục và văn hoá người Châu Âu
muốn khám phá và mạo hiểm. Nhưng với xu hướng hội nhập hoá toàn cầu hiện nay thì khoảng cách
ấy đang bị xích lại. Nhìn chung giới trẻ hiện nay đều có cái nhìn rất lạc quan về loại hình du lịch
mới này
Đặc biệt hiện nay các công ty đang áp dụng team building một hình thức của du lịch mạo hiểm cho
các nhân viên trong công ty nhằm mục đích xây dựng tính đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của các nhân
viên thông qua các tour mạo hiểm với loại hình này sẽ giúp xoá bỏ những khoảng cách trong xã hội
và giúp các thành viên trong một tổ chức có cơ hội hoàn thiện bản thân và tinh thần làm việc nhóm.
Đây là loại hình du lịch được tổ chức theo đội hoặc nhóm để tham gia các trò chơi và để hoàn thành
được các trò chơi này thì tinh thần đồng đội và khả năng chỉ huy của trưởng nhóm hết sức quan
trọng.
Trong xã hội hiện nay khi áp lực công việc cũng như nhịp sống ngày càng tăng cao thì hiện tượng
strees càng trở nên phổ biến và một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm căng thẳng là thư
giãn và cùng đồng nghiệp tham gia những trò chơi tập thể. Chính vì vậy, Teambuilding phát triển
mạnh ở các nước phát triển và đang bắt đầu được các đơn vị kinh doanh du lịch ở Việt Nam quan
tâm
1.2.7 Khuynh hướng du lịch mạo hiểm trong tương lai.
Với xu hướng quốc tế hoá khoảng cách giữa các quốc gia đang bó hẹp lại, cũng như cuộc cách
mạng của khoa học kỹ thuật sẽ làm cho trong tương lai du lịch mạo hiển sẽ thu hút một số lượng lớn
9
du khách đặc biệt là giới trẻ tham gia loại hình này. Bên cạnh đó cuộc sống của con người ngày
càng trở nên áp lực do vậy ngày càng nhiều người tìm đến du lịch mạo hiểm hơn để tìm lại cân bằng
trong cuộc sống. Với phong cách của một loại hình đòi hỏi nhiều yếu tố về thể chất lẫn tinh thần của
người tham gia do vậy nên du lịch mạo hiểm là một cách cho giới trẻ thề hiện phong cách của họ
qua chuyến đi.
Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, dân số thế giới tăng nhanh làm cho nhiều đô thị mọc lên,
khiến cho các địa điểm tổ chức ngày càng thu hẹp dần bắt buộc các nhà khai thác phải tìm những
địa điểm mới cho việc tổ chức các tour du lịch mạo hiểm như ở Nam Cực, sa mạc thậm chí là ở
ngoài không gian
Tương lai các nhà khai thác sẽ đưa vào những tour du lịch mới hơn nữa bởi những khoảng cách địa
lý, những vùng miền đã được khám phá, nhu cầu của du khách ngày càng đòi hỏi phải đáp ứng thoả
mản tính hiếu kỳ của du khách Do đó trong tương lai sẽ phát triễn các môn du lịch ra bên ngoài
khoảng không vũ trụ với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật con người sẽ có những chuyến du lịch ra
ngoài vũ trụ, lên mặt trăng hay hành tình nào đó. Hiện nay loại hình team building là một dạng rất
được ưu chuộng và phát triễn đến các nước đang phát triễn, ở Việt Nam team building được các
doanh nghiệp sử dụng như một công cụ để liên kết với các cộng đồng trong công ty và thông qua
teambuilding là những bài học kinh nghiệm mà những người lảnh đạo muốn truyền cho nhân viên
của mình.
Với các tour đặt biệt như vậy, cộng với yếu tố nhàn rỗi của ngừơi dân ngày càng tăng khiến cho thời
lượng của các tour mạo hiểm ngày càng được kéo dãn ra. Một tour du lịch mạo hiểm gồm 3 môn
phối hợp phải tốn ít nhất là 1 tuần, các tour của khách nước ngoài phải tốn hơn một tháng và đặc
biệt là các tour di chuyển ra ngoài khoảng không vu trụ.
1.3 Kinh nghiệm tổ chức và khai thác du lịch mạo hiểm một số nước trên thế giới:
Trên cơ sở thực tiễn, nhóm đã thấy được một số nét tương đồng về điều kiện địa lý, tự nhiên… của
tỉnh Đăk Lăk với tỉnh Chiang Mai của Thái Lan, mặc khác Thái Lan là một cường quốc về du lịch
trong khu vực Đông Nam Á, người Thái Lan làm du lịch rất giỏi và sáng tạo các sản phẩm du lịch
mạo hiểm của họ đa dạng và phong phú, đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp do vậy những tour
mạo hiểm của họ là một kinh nghiệm rất có ích để cho chúng ta có thể học hỏi cách tổ chức của họ.
Vì có giới hạn trong đề tài nên nhóm chỉ dẫn dắt được các sản phẩm chính của Thái Lan, một số
quốc gia khác nhóm đưa vào phần phụ lục.
Chiang Mai Thái Lan
Vượt thác: Bắt đầu từ làng Sob Kai du khách có thể chơi trò vượt thác (white water rafting) trên
các thuyền phao lớn chứa được sáu người. Trước khi vào cuộc, du khách sẽ hướng dẫn tập dượt cho
cả đoàn những động tác chèo và phổ biến ba nguyên tắc để chơi: an toàn, an toàn và tuyệt đối an
10
toàn.
Sau khi thành thục, các du khách bắt đầu vượt chặng thác đầu tiên. Sau đó chặng thứ hai là chặng
mà thử thách tăng lên bội phần (chặng nguy hiểm nhất với một đoạn thác đổ, thuyền có thể bị lật và
nhấn chìm). Nếu chẳng may bị rớt xuống nước du khách sẽ được các nhân viên cứu hộ đưa lên lại
thuyền sau 1 giờ dưới nuớc, và kết thúc chuyến phiêu lưu trên dòng thác tại làng Muang Kut sau ba
chặng đường gian nan.
Ở Muang Kut có sẵn một đống thân tre dài ngoằng nằm ngổn ngang trên mặt đất. Với phương châm:
"Hãy tưởng tượng các bạn là một nhóm quân buộc phải vượt qua dòng sông Meakok này mà không
có tàu thuyền gì cả; chỉ có tre, dây thừng và những thùng phuy này thôi. Hãy tự cứu lấy mình!". Du
khách sẽ được hướng dẫn viên chỉ dẫn cách để ghép những thân tre thành một cái bè "cứu mạng".
Mất hơn một giờ, chiếc bè thô sơ nhưng chắc chắn sẽ đưa du khách về lại khu nghỉ mát thơ mộng
Maekok River Village.
Cycling: chặn kế tiếp là chinh phục đoạn đường rừng dốc dài 16km ở độ cao 1.300m bằng xe đạp.
Chỉ mất hai tiếng đạp xe cả đoàn đã có thể thư giãn ngâm mình ở suối nước nóng Fang Hot Springs
nổi tiếng, nên thơ.
Elephant ride: Nếu so với Việt Nam mà cụ thể là ở Đăk Lăk đàn voi của tỉnh từng đã có một lực
lượng hùng hậu, nhưng do không khai thác đúng cách lại không có chính sách bảo tồn và gìn giữ,
đàn voi Đăk Lăk đã giảm đi rất nhiều về số lượng. Trong khi đó tại Thái Lan họ đã làm rất tốt, ngoài
đưa voi làm phương tiện vận chuyển du khách họ còn dùng voi là một hình ảnh của du lịch thông
qua việc cho du khách chiêm ngưỡng những đàn voi sống tự nhiên hoang dã nhưng được chăm sóc
chu đáo chứ không cột xích như đàn voi Đăk Lăk . Ở Thái Lan người ta cưỡi voi khám phá rừng
nhiệt đới tại thung lũng cũng là khu bảo tồn voi Mae Taeng (Chiang Mai): những chú voi lội trên
những khúc sông cạn, đưa du khách ngang qua những khu chăm sóc voi ngoài trời, ngắm nhìn
những chú voi con vui đùa, nghịch nước với mẹ..
Trò chơi gồm 12 chặng đường gian khổ: những con đường nhỏ quanh co ôm lấy sườn núi, một
bên là vực sâu, một bên là rừng và cuối cùng là đường độc đạo hướng thẳng lên đỉnh núi. Chặng 1-
5: làm quen với môtô. Chặng 6-10: một thách thức thực thụ: vượt đường lầy lội, chinh phục đỉnh
cao. Chặng 11-12: về đích khi trời chập choạng tối trên đường đèo quanh co.
Bungy jump : Du khách sẽ bắt gặp "hung thần" của chuyến là một cần cẩu cao 50m đưa họ lên đến
"đỉnh thế giới". Chân du khách được "băng bó" và đính chặt vào một dây cao su chuyên dụng.
Người điều khiển sẽ bày cho bạn cách nhảy, phải cắm đầu xuống trước và... rơi tự do. Đây là một
cảm giác giống như đứng ở ban công một tòa nhà 12-13 tầng và nhảy xuống! Đó là trò bungy jump,
trò mạo hiểm quen thuộc thường thấy trong spot quảng cáo "Một cảm giác rất Yomost!".
Ở Chiang Mai chỉ có một điểm duy nhất để chơi bungy jump, nơi có rất nhiều ngôi sao nổi tiếng của
Thái Lan và các nước đến chinh phục "hung thần". Trò chơi này đòi hỏi sự an toàn rất cao, và các
thiết bị hỗ trợ hiện đại vào cuộc. Mỗi người có một tấm bằng chứng nhận "cú nhảy thành công vào
11
ngày xx xx 20xx".
Bay dù lượn là tiết mục trong ngày thứ sáu của lịch trình. Sau các hiệu lệnh, chiếc dù lượn từ từ
tăng tốc trên đường băng rồi chợt vút lên cao. Nhà cửa, cây cối, đường sá nhỏ dần. Tay cầm cần
điều khiển độ cao, chân điều khiển hướng dù lượn, "phi công" báo cáo: "Độ cao 800 feet, sức gió
35mph, thời gian bay 15 phút, lộ trình bay vòng quanh ngoại ô Chiang Mai, qua đỉnh núi cao nhất
khu vực, qua hồ nước lớn và trở về sân bay. Báo cáo hết.
Leo vách núi du khách được trang bị những chiếc giày leo núi chuyên dụng, dây an toàn, nón bảo
hộ, bột làm khô tay, du khách từng bước, từng bước leo đến đỉnh cao nhất. Những thử thách đầu
tiên có vẻ dễ dàng nhưng càng lên cao càng khó. Có những vách đá không hề có chỗ bám và cách
duy nhất để chinh phục nó là phải miết 10 đầu ngón tay vào những khoảng lõm của đá để giữ, hai
chân luôn tìm chỗ để tì và tạo sức bật. Những giọt mồ hôi bắt đầu túa ra cho đến khi ướt đẫm áo.
Đến đỉnh rồi lại phải trở xuống nữa. Tay bám lấy dây an toàn, tư thế ngồi ngả người ra sau, bật
thẳng chân ra để tìm bãi đáp.Tất cả đều nằm trong sự giám sát của các huấn luyện viên và các thiết
bị hỗ trợ hiện đại.
Điều kiện thiên nhiên của Đăk Lăk cũng cho phép chúng ta tổ chức được những tour thú vị, thậm
chí hơn tour mạo hiểm ở Chiang Mai nữa. Và trong tương lai nếu thu hút được vốn đầu tư vào loại
hình du lịch mạo hiểm và sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền thì du lịch mạo hiểm Đăk
Lăk sẽ trở thành một thương hiệu của khu vực Tây Nguyên
12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH MẠO
HIỂM Ở ĐĂK LĂK HIỆN NAY.
2.1 Tiềm năng du lịch Đăk Lăk.
2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên.
Tài nguyên rừng:
Diện tích đất có rừng của Đăk Lăk là 608.886,2 ha, trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha, rừng
trồng là 14.397,3 ha. Độ che phủ rừng đạt 46,62% (năm 2004). Đăk Lăk có 4 rừng đặc dụng là:
Vườn quốc gia Chư Yang Sin huyện Krông Bông, Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar huyện Lắk và
Rừng lịch sử văn hóa môi trường Hồ Lắk huyện Lắk, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô huyện Ea Kar
mỗi khu có diện tích từ 20 đến 60 nghìn ha, và những thảm thảm rừng đa sinh thái với hơn 3 nghìn
loài cây, 93 loài thú, 197 loài chim trong đó nhiều loại động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ
Việt Nam và thế giới.
Tài nguyên mặt nước:
Mặc dù là một tỉnh vùng cao nhưng mật độ bao phủ mặt nước của tỉnh là 47.000 ha mặt nước, với
một hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá dày và phong phú, phân bố tương đối đồng đều. Do địa
hình dốc nên khả năng trữ nước kém, những khe suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô.
Đáng chú ý là sông Sêrêpôk với 2 nhánh sông chính là sông Krông Ana và Krông Nô, sông Krông
H’năng và sông Đồng Nai. Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn tỉnh hiện nay
còn có rất nhiều hồ, có đến trên 500 hồ nước tự nhiên và nhân tạo lớn là một tỉnh nắm giữ kỉ lục
Việt Nam về tỉnh có nhiều hồ nhất bao gồm các hồ tự nhiên và hồ nhân tạo như hồ Lắk, Ea Kao,
Buôn Triết, Ea sô, … nhất đây là một tiềm năng không nhỏ về phát triển chăn nuôi thủy sản và phát
triển du lịch.
2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn.
Dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống và lao động, nhưng ở Đăk Lăk đã có hơn 44
dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh tạo nên nét đặc trưng riêng cho nền văn hóa lâu đời của Đăk Lăk.
Người Êđê và người Mnông là hai dân tộc đại diện cho vùng đất Tây Nguyên với một bề dày lịch sử
và văn hóa. Bên cạnh đó Đắk Lắk còn có kho tàng sử thi phong phú nhất Việt Nam với 292 pho, đã
sưu tầm 77 pho (gồm 12 sử thi Êđê và 65 sử thi M’nông). Nổi tiếng nhất là Bài ca chàng Đam San
(Klei khan Y Đam San) của dân tộc Êđê. Đắk Lắk là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không
gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi
vật thể nhân loại. Chỉ một đội cồng chiêng nổi tiếng của người Đắk Lắk, vỏn vẹn chỉ có 8 nam và 3
13
nữ mà họ đã đem tài năng và vốn văn hóa của mình đi biểu diễn khắp nơi trong cả nước và còn sang
Thụy Điển dự lễ hội Womek. Đắk Lắk còn có chiếc ghế Kpan (được làm gỗ nguyên khối) dài nhất
Việt Nam. Ghế Kpan là tài sản qu._.ý của những gia đình giàu có và uy thế người Êđê. Chiếc Kpan lớn
nhất dài 11,46m, dày 8cm, bề mặt 68cm, cao 48cm hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Văn hóa
dân tộc tỉnh Đắk Lắk. Nói đến Tây Nguyên không thể không nói tới lễ hội voi ở nơi đây bởi tỉnh là
nơi có đàn voi nhà đông nhất với 54 con , lễ hội này được coi là lễ hội voi lớn nhất Việt Nam, với 30
chú voi thiện chiến dự thi nhiều môn như đá banh, đua voi, xiếc.... Bên cạnh đó các Lễ hội Cồng
chiêng, Lễ hội cà phê đã được nhà nước công nhận và tổ chức đều đặn hàng năm như một giá trị
truyền thống. Đáng chú ý khi đến thăm Đắk Lắk là những ngôi nhà dài truyền thống theo huyền
thoại có thể "dài như tiếng chiêng ngân" hoặc các bến nước của các buôn làng đồng bào dân tộc
thiểu số tại chỗ, một nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất này và ấn tượng với du khách bằng
những sản phẩm gia dụng như bàn, ghế và cả thuyền độc mộc đẻo từ những cây rừng lớn nguyên
vẹn...
Là một mảnh đất có bề dày về văn hóa và lịch sử nên Đăk Lăk có rất nhiều di tích có giá trị, có rất
nhiều di tích đã và đang được kiểm kê, công nhận và xếp hạng. Ngoài những di tích khảo cổ như
khu mộ táng Ea Knuếk (Krông Păc), mộ Chăm Hòa Sơn (Krông Bông), tháp Yang Prong (Ea
Súp)...trong tình còn có hàng chục di tích lịch sử và văn hóa, như: Nhà đày Buôn Ma Thuột.,Đình
Lạc Giao, Buôn Dliêya (Krông Năng), buôn căn cứ trong chống Pháp và chống Mỹ, Buôn Cháy (Cư
Mgar), buôn căn cứ trong chống Mỹ , Hang đá Đăk Tuôr (Krông Bông) trụ sở của Tỉnh ủy trong
vùng căn cứ thời kỳ chống Mỹ, Hang đá Khuê Ngọc Điền (Krông Bông) , Đèo Phượng Hoàng
(MĐrăk), Hang Ba tầng (Lăk) Chùa Khải Đoan (TP.Buôn Ma Thuột) , Mộ Khun Ju Nốp (Buôn
Đôn)
2.1.3 Tiềm năng khai thác du lịch mạo hiểm ở Đăk Lăk.
Là một tỉnh trung tâm Tây Nguyên, Đắk Lắk có hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng không
tương đối hoàn chỉnh, tạo cho tỉnh một vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội và thực sự có tiềm năng phát triển du lịch.
Cảnh quan của Đắk Lắk có vẻ đẹp tự nhiên, đa dạng, phong phú, thơ mộng và hùng vĩ với cấu tạo
địa hình thể hiện sự hòa hợp của những dòng sông xen lẫn núi đồi ao hồ, ghềnh thác và những khu
vực rừng nguyên sinh tạo nên những thác nước đẹp nổi tiếng, đầy thử thách quanh năm mịt mờ
sương khói như thác Thủy Tiên, Bảy Nhánh,… nhiều hồ lớn với diện tích hàng trăm héc ta như hồ
Lắk, Ea Đờn,… đặc biệt là hồ Ea Súp thượng với diện tích 1440 ha phù hợp cho việc tổ chức các
hoạt động du lịch mạo hiểm
Đắk Lắk còn nổi tiếng với nhiều khu vườn nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên đã được quy hoạch
như Vườn Quốc gia YokDon, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô,…với
14
nhiều loài động thực vật như voi rừng, lợn rừng, hưu nai và đặc biệt là voi.
Thu hút và gây ấn tượng mạnh mẽ cho khách du lịch đến Đắk Lắk không chỉ là những cảnh quan
thiên nhiên kỳ thú mà còn bởi Đắk Lắk có một nền văn hóa truyền thống đặc sắc, phong phú, đậm
đà bản sắc dân tộc, đầy huyền thoại với những bản trường ca Đam San, Xinh Nhã,…những sản
phẩm làng nghề truyền thống: dệt thổ cẩm, đan lát điêu khắc, những lễ hội và phong tục độc đáo, âm
thanh vang vọng của các loại cồng chiêng, đàn đá, các nhạc cụ làm từ chất liệu của núi rừng, những
lời ca, điệu múa của cộng đồng 44 dân tộc anh em, thể hiện tâm hồn cao nguyên đầy trữ tình và
cháy bỏng khát vọng yêu cuộc sống.
2.2. Thực trạng du lịch của tỉnh Đăk Lăk trong những năm qua.
2.2.1 Cơ sở hạ tầng.
Cơ sở lưu trú:
Hệ thống cơ sở vật chất trong ngành du lịch cả nước nói chung và của tỉnh Đăk Lăk nói riêng trong
thời gian qua đã có một số tiến triển đáng kể, nhưng vẫn chưa sánh kịp so với các nước trong khu
vực và thế giới. Tổng cơ sở lưu trú cả nước đạt gần 9.000 cơ sở với 180.051 buồng. Trong đó 4.283
cơ sở lưu trú xếp hạng chuẩn từ 1 sao đến 5 sao chiếm 49.94%. Thực tế các khách sạn đạt tiêu chuẩn
quốc tế đặc biệt là khách sạn 5 sao còn quá ít và chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn nên dễ gây ra
tình trạng “cháy phòng” dẫn đến việc tăng giá cao và ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ.
Bảng 1 : Số liệu các cơ sở lưu trú tại Đăk Lăk
Tiêu
chuẩn
Chưa
xếp loại
1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao
Số lượng 68 7 6 2 2 (đang
xây)
0
Nguồn từ sở du lịch Đăk Lăk
Tại Đăk Lăk hiện nay cơ sở lưu trú chất lượng cao vẫn còn hạn chế toàn tỉnh chỉ có 2 khách sạn đạt
tiêu chuẩn 3 sao 6 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 7 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao và hơn 68 khách
sạn và nhà nghỉ chưa xếp hạng với tổng số phòng là 1748 phòng, 3298 giường. Và hiện tại 2 khách
sạn 4 sao đang trong giai đoạn thi công thuộc sở hữu của tổng công ty cao su Đăk Lăk và công ty
trách nhiệm hữu hạn Hoàng Nguyên sẽ được đưa vào hoạt động trong tương lai để góp phần tăng
khả năng tiếp đón các đoàn du khách trong và ngoài nước đến với Đăk Lăk. Nhưng hầu hết các cơ
15
sở hiện tại thiếu tính thiết kế trong bài trí, trang trí, ít dịch vụ vui chơi, giải trí trong khách sạn mà đa
phần là kết hợp giữa nhà hàng và khách sạn. Trình độ quản lý và tác phong phục vụ còn yếu đã ảnh
hưởng trực tiếp đến hình ảnh của các cơ sở lưu trú. Trong khi đó các khách quốc tế yêu cầu rất cao
về cơ sở lưu trú thì đây cũng là một hạn chế rất lớn cho du lịch tỉnh Đăk Lăk.
Giao thông vận tải
Hiện nay toàn tỉnh Đăk Lăk có hơn 397,5km đường quốc lộ, trong đó:
- Quốc lộ 14: 126 km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông
- Quốc lộ 26: 119 km, từ ranh giới tỉnh Khánh Hòa đến TP Buôn Ma Thuột
- Quốc lộ 27: 84 km, từ TP Buôn Ma Thuột đến ranh giới tỉnh Lâm Đồng
- Quốc lộ 14C: 68,5 km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông.
Và ngoài ra còn có 14 tỉnh lộ với tổng chiều dài 460 km, gần 70 % trong số đó đến cuối tháng 2 năm
2006 đã được rải nhựa. Đường giao thông nội tỉnh được đầu tư mở mới và nâng cấp thuận lợi có thể
thông thương đến biên giới Campuchia mặt khác các tuyến đường đến các khu du lịch đã được nhựa
hóa gần như là đến chân cổng các khu du lịch. Thêm vào đó cùng với việc Chính phủ đầu tư tuyến
đường Hồ Chí Minh, hàng loạt các công trình đầu tư nhằm khai thác lợi thế của tuyến giao thông
này. Điển hình là việc đầu tư xây dựng cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) và các trục giao thông sẽ
hình thành nhánh của con dường xuyên Á bắt đầu từ Côn Minh (Trung Quốc) - Myanmar - Lào -
Thái Lan qua cửa khẩu Bờ Y tạo mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các tỉnh Đông Bắc Thái Lan,
Nam Lào với các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ.Với một vị trí thuận lợi
như vậy, trong tương lai Đắk Lắk sẽ là một trung tâm giao lưu hàng hoá giữa các vùng và tạo điều
kiện cho các ngành du lịch, dịch vụ phát triển trong những năm tới đây.
Đây cũng là điều kiện khá lý tưởng để thu hút khách du lịch các nước theo tuyến đường bộ này vào
Tây Nguyên - Đắk Lắk cũng như khuyến khích du khách Đắk Lắk đi du lịch nước ngoài. Thế nhưng
đường xá của tỉnh không được đảm bảo về chất lượng, trên các đoạn đường tỉnh lộ, những “ổ gà”
hay “ổ khủng long” nằm chiếm ngay trên đường (ảnh minh hoạ) gây ảnh hưởng xấu đến giao thông
và dễ xảy ra tai nạn, ngoài ra các đoạn đường vào điểm du lịch như thác Krông Kmar, khu du lịch
sinh thái-văn hoá Buôn Đôn …bị “lở loét” phần nào đã ảnh hưởng đến thời gian di chuyển, và tính
an toàn cho du khách. Các lái xe chạy trên các quốc lộ 14, 26, 27 ( là các quốc lộ có bề ngang hẹp)
thường phóng nhanh, vượt ẩu để tranh dành khách đã tạo nên ấn tượng xấu trong lòng khách du lịch.
Đường hàng không
Hàng ngày có các chuyến bay từ Buôn Ma Thuột đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và
ngược lại bằng máy bay cỡ trung A320.
Cụm cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đang tiếp tục được đầu tư xây dựng hệ thống sân bãi và cơ
sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông trong tương lai.
16
Xe buýt
Hiện nay có tuyến xe buýt dến tất cả các điểm thuộc thành phố Buôn Ma Thuột và từ thành phố
Buôn Ma Thuột đi đến trung tâm hầu hết các huyện trong tỉnh góp phần đáng kể vào việc đáp ứng
nhu cầu đi lại và hạn chế tai nạn giao thông. Nhưng một thực trạng hiện hữu là các tuyến xe buýt
đều không đi đến điểm tham quan du lịch, mà cách khu du lịch một đoạn đường khá xa từ 5km-7km
như khu du lịch Draysap, hồ Lăk, thác Krông Kmar.. chỉ có khu du lịch cầu treo Buôn Đôn có tuyến
xe buýt từ thành phố Buôn Ma Thuột- Khu du lịch Buôn Đôn nên lượng khách ở đây rất đông vào
những ngày cuối tuần. Vì lý do đó mà xe buýt vẫn chưa là phương tiện thông dụng cho các khách du
lịch bản địa lựa chọn khi đi du lịch trong tỉnh.
2.2.2 Thực trạng về hoạt động:
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến không chỉ Việt nam mà cả ngành du lịch toàn cầu hứng
chịu những ảnh hưởng mạnh mẽ. Mức tăng trưởng của du lịch thế giới đã giảm 2% trong năm 2008
và Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) cũng dự báo “con gà đẻ trứng vàng” sẽ dừng lại ở con số 0
trong năm 2009. Trong năm 2008 ngành du lịch Việt Nam đã tiếp đón khoảng 4,25 triệu lượt khách
du lịch quốc tế, tăng khoảng 2% so với năm 2007. Tuy nhiên mức tăng trưởng này tương đối chậm
hơn mức 16% đạt được trong năm 2007 do suy thoái kinh tế toàn cầu. Riêng tại Đăk Lăk nhóm nhận
thấy rằng hiện nay tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động không nhỏ đến du lịch của
Tỉnh Đăk Lăk. Mặc dù vậy tỉnh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định.Trong năm
2008, Đắk Lắk có nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch lớn tổ chức như Lễ hội cà phê Buôn Ma
Thuột lần thứ 2, Trại sáng tác âm nhạc và múa, Giải bóng đá thiếu niên toàn quốc… đã thu hút được
một lượng khách lớn đến với Đắk Lắk. Nhóm nghiên cứu xin minh hoạ bằng biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 2.1: Lượt khách nội địa và quốc tế đến Đăk Lăk từ năm 2005- Quý I 2009
17
0
50000
100000
150000
200000
250000
2005 2006 2007 2008 Quý I
2009
Lượt khách nội địa
Lượt khách quốc tế
(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đăk Lăk)
Qua biểu đồ cho ta thấy rằng lượng khách quốc tế trong những năm qua ở tỉnh có dấu hiệu đang
tăng lên, nhưng mức tăng trưởng không ổn định, tốc độ tăng trung bình đạt 15,94% (năm 2005-
2008) riêng năm 2007 lượt khách quốc tế đã giảm 3.128% so với năm 2006 . Nhưng dấu hiệu đáng
mừng ở đây là năm 2008 lượng khách quốc tế đến tỉnh Đăk Lăk lại tăng 14% so với năm 2007 mặc
dù năm 2008 là năm mà ngành du lịch quốc tế và trong nước gặp nhiều khó khăn. Lượt khách nội
địa năm 2007 tăng đáng kể 17,5% so với năm 2006 và có dấu hiệu chùn lại tăng 2,7% trong năm
2008. Trên đà đó trong quý I năm 2009 ngành du lịch của tỉnh tiếp tục duy trì tốc độ tăng
trưởng.Tổng số khách đón tiếp đạt 56.000 lượt khách đạt 18.67% kế hoạch năm 2009 tăng 2.26% so
với cùng kỳ năm 2008, trong đó khách quốc tế xấp xỉ 5.000 lượt khách, đạt 20% kế hoạch năm 2009
giảm 37.23% so với cùng kỳ năm 2008. Thực tế cho thấy rằng tác động của khủng hoảng kinh tế
toàn cầu dịch cúm gia cầm H5N1và mới đây là dịch cúm lợn H1N1 đã hạn chế lượng khách quốc tế
đến du lịch ở tỉnh, trong khi đó lượng khách du lịch nội địa tăng nhanh là do các đoàn khách trong
nước đến khảo sát, công tác và dự hội nghị, khách đến với mục đích du lịch thật sự còn ở mức thấp.
Nhìn chung du lịch của tỉnh Đăk Lăk hiện nay chỉ thu hút chủ yếu được lượng khách nội địa và một
lượng nhỏ khách nước ngoài. Xét cho cùng bởi vì các sản phẩm du lịch ở Đăk Lăk chủ yếu là các
sản phẩm du lịch văn hoá-lịch sử và du lịch sinh thái, những sản phẩm này tuy phù hợp với khách
quốc tế bởi theo thị hiếu, khách quốc tế rất thích tìm hiểu những nền văn hoá mới, các phong tục tập
quán của đồng bào dân tộc thiểu số ở Đăk Lăk, các khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nhưng do các
sản phẩm du lịch còn “thô” và chưa có nét đặc sắc nên chưa có thể thu hút được du khách quốc tế
trong khi đó loại hình này ít phù hợp với khách trong nước. Đây cũng là lúc mà các cơ quan chức
18
năng hay các doanh nghiệp hoạt động du lịch ở tỉnh cần phải thay đổi các sản phẩm du lịch sao cho
phù hợp với khách nội địa thu hút được lượng khách nội địa đầy tiềm năng này.
(Nguồn: từ Tổng cục thống kê (GOS) ngày 31-08-2005)
Trong cơ cấu chi tiêu của du khách, khoảng chi phí cho phương tiện đi lại chiếm 1/3 (năm 2005 là
32%) trong tổng số các khoản chi tiêu; tiếp đến là chi cho cơ sở lưu trú để nghỉ ngời chiếm gần một
phần tư (năm 2005 là 21,8%), thứ ba là chi cho ăn uống và chi mua sắm hàng hoá, quà tặng, quà
lưu niệm mỗi khoản chiếm khoảng 15%.Các khoản chi tham quan, chi cho nhu cầu văn hoá, thể
thao, vui chơi, giải trí; chi cho y tế, săm sóc sức khoẻ đều chiếm rất nhỏ trong tổng các khoản chi.
Về mức chi tiêu bình quân một ngày-khách khoảng từ 300 đến dưới 400 nghìn đồng ( theo điều tra
của Tổng cục Thống kê (GSO) công bố số liệu ngày 31-08-2005). Như vậy ta có thể thấy được
ngành du lịch của tỉnh chỉ hút đựơc lượng khách có mức thu nhập trung bình trở xuống, lượng
khách có mức chi tiêu cao còn rất hạn chế chủ yếu tập trung vào lượng khách nước ngoài và một
phần khách nội địa sang trọng, rất nhiều lý do được đưa ra như cơ sở phục vụ du lịch chưa đáp ứng
được nhu cầu của loại khách này, các sản phẩm du lịch nghèo nàn, trùng lắp, chưa có những sản
phẩm du lịch sang trọng. Theo nhóm nghiên cứu thì du lịch tỉnh Đăk Lăk vẫn chưa tận dụng hết thế
mạnh của mình để thu hút mạnh mẽ lượng khách có mức chi tiêu trung bình, cũng như khách có
mức chi tiêu cao. Thiết nghĩ để phát triển du lịch bền vững cần phải tạo được nhiều công ăn việc
làm cho các đồng bào dân tộc tại chỗ và các cư dân sinh sống ven các khu du lịch cũng như phải
đảm bảo sinh thái môi trường, trong khi đó những khách có mức chi tiêu cao và những khách hạng
sang lại góp phần tạo nên đảm bảo điều đó. Vì vậy với chủ trương phát triển du lịch bền vững thì
ngành du lịch tỉnh Đăk Lăk cần phải chú trọng thu hút nhiều hơn thị trường du khách đầy tiềm năng
này.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu chi tiêu của
khách du lịch khi đến Đăk Lăk
32%
46%
21.80%
Đi lại
Lưu trú
Ăn uống, mua hàng
hoá
19
2.2.3 Thực trạng khai thác du lịch ở Đăk Lăk:
Đắk Lắk là một trong những tỉnh giàu tiềm năng về du lịch của Việt Nam với nhiều di tích, thắng
cảnh và truyền thống văn hóa đa dạng. Đặc biệt, Đắk Lắk có Bản Đôn là một địa danh đã được đưa
vào bản đồ du lịch thế giới vì truyền thống săn bắt, thuần dưỡng voi rừng và ở Đăk Lăk có nhiều
thắng cảnh đẹp và hoang sơ đang được đưa vào khai thác như khu dịch lịch sinh thái buôn đôn, khu
du lịch Lăk, thác KrôngKmar, thác Draysap, thác Gia Long, vườn quốc gia Yokdon, Chư Yang
Sing…bên cạnh đó còn có những khu du lịch văn hoá lịch sử như Bảo tàng dân tộc Đăk Lăk, hang
đá Đaktour, tháp chăm Yang Prong…Đặc biệt trong những năm gần đây ngành du lịch của tỉnh đã
đạt được một số thành tựu đáng khích lệ như tổ chức được nhiều sự kiện lớn, doanh thu tăng đều
qua các năm (xem biểu đồ doanh thu)
Qua biểu đồ doanh thu ta thấy doanh thu của ngành du lịch tỉnh tăng đều qua các năm, tốc độ tăng
doanh thu ước đạt 19% từ năm 2005 đến 2008, tiêng quý I năm 2009 của tỉnh ước đạt 40 tỷ đồng,
đạt 24,24% kế hoạch năm 2009 và tăng 11,09% so với cùng kỳ năm 2008 đó là một kết quả rất khả
quan cho ngành du lịch tỉnh nhà.
Biểu đồ 2.3: Doanh thu của ngành du lịch
tỉnh Đăk Lăk qua các năm
40
152
125
102
90.7
0
20
40
60
80
100
120
140
160
Tỷ Đồng 90.7 102 125 152 40
2005 2006 2007 2008 Quý I 2009
(Nguồn: sở vă n hoá-thể thao- du lịch Đăk Lăk)
20
Biều đồ 2.4 Tỉ trọng cơ cấu ngành ở
Đăk Lăk
66.50%
12.40%
21.10%
Nông - Lâm nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Tuy nhiên do xuất phát chủ yếu từ ngành nông nghiệp là chính tỷ trọng nông-lâm nghiệp chiếm
66.5%, tỷ trọng ngành công nghiệp là 12,4% và tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 21.1% nên ta thấy
đóng góp của ngành du lịch vào tổng thu nhâp của tỉnh là còn chưa cao. Thật sự ngành du lịch của
tỉnh có xuất phát điểm thấp chỉ mới bắt đầu đi vào hoạt động thực sự vào năm 1994, các hoạt động
du lịch còn tính chất còn bộc phát, nhiều khu du lịch sinh thái chủ yếu dựa vào các khu sinh thái có
sẵn, việc xây dựng và đầu tư chỉ mang tính chất sơ xài, thiếu đồng bộ.
(Nguồn: sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đăk Lăk)
Các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh chủ yếu là xây dựng cổng để thu tiền vé chứ
ít chú trọng việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng như thay đổi nội dung chương trình hoạt động
dẫn đến tình trạng các tài nguyên thiên nhiên bị khai thác một cách lãng phí và kém hiệu quả. Một
số khu du lịch như Lăk, Buôn Đuôn.. bước đầu đã có đầu tư vào khu resort nhưng không đúng qui
cách làm mất đi cảnh quan vốn có của thiên nhiên, nhóm lấy ví dụ điển hình là ở khu du lịch Lăk
resort khi đến khu du lịch này đập vào mắt du khách đầu tiên là hệ thống nhà vệ sinh và chắc qua
một quản đường dài du khách sẽ cảm thấy cách bố trí rất “hiểu ý” du khách nhưng khi bước vào nhà
WC các du khách thường quay ra ngay lập tức vì không thể chịu được sự mất vệ sinh và hôi thối .
Hay mới đây nhất nhóm nghiên cứu xin trích dẫn một đoạn trong bài “du lịch đuổi khách ở Bản
Đôn” của tác giả Công Thành trên website “Nước
không có mà tắm, nhà sàn thì hôi hám, chăn đệm toàn rận, đã vậy còn bị lừa nữa! Bản Đôn ơi…Đến
một lần rồi thôi!”. Các cơ lưu trú còn èo ọp, không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của du
khách, thái độ của nhân viên còn hời hợt với du khách và bảng dịch vụ (xem phụ lục) thì giá ở “trên
trời” đó là những kết luận của du khách khi đến với Bản Đôn. Du khách đến du lịch ở tỉnh Đăk Lăk
không chỉ riêng gì Bản Đôn mà hầu như các khu du lịch khác ở Đăk Lăk đều được “đối xử” như
vậy, giống như vừa bị lừa, vừa bị móc túi mà không nhận đuợc gì sau chuyến đi.
21
Qua khảo sát của nhóm nghiên cứu 45% du khách cho rằng còn rất nhiều rác ở các điểm du lịch,
mặc dù các bảng “cấm xả rác” xuất hiện nhiều nhưng rác vẫn tồn tại, điều đáng nói ở đây là không
có một nhân viên vệ sinh nào của các khu du lịch đến gom và xử lý rác mà chỉ có một số người dân
địa phương thu nhặt những vỏ lon, vỏ chai...Rác thải đã làm ảnh hưởng đến nguồn nước và môi
trường xung quanh gây nên tác động xấu cho ngành du lịch của tỉnh ảnh hưởng đến việc phát triển
du lịch. Với chủ trương của tỉnh là phát triển du lịch bền vững nhưng với thực trạng hiện nay các
khu du lịch đang bị khai thác một cách quá lãng phí, và tình trạng ô nhiểm chẳng mấy chốc các tài
nguyên du lịch ở Đăk Lăk sẽ có nguy cơ ô nhiểm nặng.
Bên cạnh đó các sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu và trùng lặp chưa có sự đầu tư nghiên cứu
đổi mới trong sản phẩm, các tour du lịch sinh thái chủ yếu là cưởi voi, thăm khu buôn làng, thăm
khu sinh thái mà hầu như mức độ trùng lặp giữa các địa phương là rất cao.. thậm chí hai khu du lịch
nằm sát gần nhau chỉ cách nhau khoảng 7 km đó là khu du lịch cầu treo ở Buôn Đôn (Tổng công ty
du lịch Biệt Điện quản lý) và khu du lịch sinh thái Buôn Đôn (Tổng công ty cao su Đăk Lăk quản
lý) các sản phẩm du lịch như cưởi voi, đi thuyền độc mộc, xem biểu diễn cồng chiên, đi bộ trong
rừng….là hoàn toàn giống nhau một mặt các sản phẩm du lịch còn theo lối mòn nặng về tham quan
mà chưa tạo ra được sự khác biệt do vậy khách du lịch chỉ cần đến khu du lịch Cầu Treo Buôn Đôn
là họ có thể cảm nhận được hết các sản phẩm ở khu du lịch Sinh Thái- Văn Hóa Bản Đôn mà không
cần đến đó, gây nên tình trạng dư thừa ở khu du lịch Bản Đôn. Điều này không những không làm
nổi bật lên nét đặc trưng cho từng khu du lịch ở Đăk Lăk mà còn làm cho khách cảm thấy nhàm
chán và có cảm giác chỉ cần đi du lịch ở một điêm ở Đăk Lăk là có thể hình dung được cả vùng hay
chỉ đến Đăk Lăk một lần rồi thôi.
Vì khí hậu của Đăk Lăk được phân chia làm hai mùa rõ rệt nên ngành du lịch cũng chịu nhiều tác
động của yếu tố mùa vụ, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung khai thác vào mùa cao điểm du lịch
của tỉnh, thông thường mùa cao điểm thường tập trung vào những ngày lễ lớn và những ngày cuối
tuần trong mùa nắng, ngược lại vào mùa mưa (mùa thấp điểm) các tháng lại trong năm cả ngành du
lịch của tỉnh rơi vào tình trạng ngủ đông. Đây không chỉ là một thực trạng của du lịch Đăk Lăk mà
của toàn ngành du lịch Việt Nam, xuất phát từ hầu hết các sản phẩm du lịch của tỉnh chỉ phù hợp
cho mùa nắng, nhưng trong mùa mưa thì các sản phẩm này lại không phát huy được ưu điểm của nó
điều này dẫn đến tình trạng lãng phí trong việc khai thác nguồn lực du lịch. Thêm một thực tế nữa
xuất phát từ độ dài các ngày nghĩ lể ở nước ta ngắn và vào thời điểm này lượng cầu tăng đột biến
dẫn đến việc các du khách chỉ tập trung về Đăk Lăk đông trong các ngày lễ ảnh hưởng đến chất
lượng phục vụ, giá cả sản phẩm du lịch bị đôn lên gây thiệt hại cho du khách tham gia du lịch trong
tỉnh.
22
Gần đây một số sản phẩm mới được một vài doanh nghiệp tung ra nhưng ngay lập tức bị sao chép
dễ gây cản trở sự sáng tạo của số doanh nghiệp chịu khó tìm tòi và đổi mới khiến các doanh nghiệp
này cảm thấy nản và dễ buông xuôi. Các doanh nghiệp không chỉ riêng trong ngành du lịch mà tất
cả các ngành nghề khác đều mong chờ với sự ra đời và thích ứng của luật sở hữu trí tuệ sẽ bảo vệ
những con người lao động sáng tạo không ngừng tìm tòi nhằm phát minh ra nhiều sản phẩm và dịch
vụ góp ích cho xã hội và đất nước.
2.2.4 Thực trạng quảng cáo- xúc tiến:
Xúc tiến thương mại là một trong những nhân tố quan trọng nhằm góp phần đưa được hình ảnh du
lịch Việt Nam cũng như du lịch của tỉnh Đăk Lăk ra bạn bè quốc tế và giúp cho ngành du lịch ngày
càng vững mạnh và phát triễn bền vững. Tuần lễ du lịch quốc gia không chỉ là dịp quảng bá lịch sử,
văn hóa, con người ở địa phương mà còn góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và
nâng cao thu nhập cho người dân. Trong những năm gần đây và đặc biệt là đầu năm 2009 ngành du
lịch Việt Nam đã diễn ra nhiều sự kiện, hoạt động lễ hội, liên hoan hội chợ được tổ chức trong và
ngoài nước với quy mô lớn nhằm quản bá các cảnh đẹp Việt Nam cũng như tiềm năng và các thế
mạnh của du lịch Việt Nam. Giữa tháng 2 năm 2009 một chương trình giới thiệu Du lịch Việt Nam
tại TP.Melbourne, Úc với chủ đề “Ấn tượng Việt Nam – Impressive Vietnam” nhằm giới thiệu hình
ảnh du lịch Việt Nam và thu hút các nhà đầu tư, hợp tác và đẩy mạnh hơn nữa hơn nữa công tác du
lịch của hai bên. Ngoài ra còn có các sự kiện như quản bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình
CNN và trên taxi tại Anh, tham gia hội chợ du lịch hằng năm lớn nhất thế giới tại Beclin, Đức..
Trong nước có các hoạt động như Carnavan Hạ Long năm 2009, hội chợ du lịch hằng năm ở Thành
Phố Hồ Chí Minh, tổ chức năm du lịch đều đặn ở các vùng miền khác nhau trong cảc nước …Riêng
với du lịch Đăk Lăk, vào tháng 11/2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được
UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã làm tăng
thêm giá trị của nền văn hóa nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk. Trong những năm qua tỉnh đã tổ chức nhiều
hoạt động du lịch thu hút du khách như Festival cồng chiêng năm 2007, lễ hội cà phê lần I… đã thu
hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Đăk Lăk, ngoài ra tỉnh cũng đã phát hành bộ
đĩa CD-Rom về bản đồ hành chính – thương mại – du lịch Đắk Lắk , bên cạnh đó tỉnh đã phối hợp
với Đài truyền hình Việt Nam, Truyền hình TP.HCM quay nhiều bộ phim quảng bá cho du lịch Đắk
Lắk như: “Sắc xuân Đắk Lắk”, “Đắk Lắk, Cao nguyên điểm hẹn”, “Bên dòng Sêrêpôk”, “Tây
Nguyên mùa dã quỳ”…Đặc biệt vào giữa tháng 12-2009 tỉnh sẽ tổ chức tuần lễ du lịch với chủ đề
“Huyền thoại voi Tây Nguyên” nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá, các thành tựu, tiềm năng du
lịch to lớn của tỉnh cũng như góp phần quảng bá và xây dựng thương hiệu cho du lịch Đăk Lăk.
Năm 2008 tỉnh đã hỗ trợ 500 triệu đồng cho công tác xúc tiến quản bá du lịch như dựng panô tấm
lớn để quảng cáo du lịch Việt Nam, tập hợp và tổ chức vận động thành lập hợp tác xã voi ở Buôn
23
Đôn; xây dựng bộ phim giới thiệu về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng của người Buôn Đôn,
tham gia các hội chợ quảng bá du lịch do Tổng cục Du lịch tổ chức trong và ngoài nước nhằm tuyên
truyền quảng bá và kêu gọi đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của hoạt động du lịch tỉnh nhà.
Sự ra đời của hiệp hội du lịch tỉnh Đăk Lăk đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc xây dựng một
thương hiệu cho du lịch Đăk Lăk, là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các thành phần kinh
tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch và những lĩnh vực khác có liên quan ở Đắk Lắk. Đây là nơi để
các hội viên hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng
sản phẩm du lịch, ổn định giá dịch vụ, đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu ra thị trường trong nước
và quốc tế.
Thế nhưng công tác xúc tiến hiện nay còn mang tính chất phong trào, chưa mang lại hiệu quả cao,
và còn nhiều bất cập một phần là do chi phí dành cho việc xúc tiến còn hạn chế mặt khác các cá
nhân và tổ chức chưa có nhiều động lực mạnh mẽ bởi lợi ích của việc xúc tiến chưa gắn liền với lợi
ích cá nhân. Đăk Lăk có nhiều cảnh đẹp và văn hoá đa dạng nhưng hầu như ít người biết đến, thậm
chí nhiều ngừơi còn nghĩ rằng Buôn Ma Thuột và Đăk Lăk là hai tỉnh khác nhau. Nguyên nhân do
công tác quảng bá còn quá yếu và thiếu thông tin cho khách hàng tìm kiếm trong quyết định đi du
lịch của mình. Chúng ta khó có thể tìm kiếm những thông tin mới về ngành du lịch của tỉnh, bên
cạnh đó trung tâm xúc tiến và đầu tư là một cơ quan xây dựng hình ảnh thương hiệu của du lịch tỉnh
nhưng cũng rất hạn chế trong việc cung cấp thông tin quảng bá du lịch của tỉnh nhà, ngoài ra các tổ
chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở Đăk Lăk vẫn chưa chú trọng hiều đến việc xây
dựng thương hiệu cho chính mình. Các banel, áp phích ít được chú ý về mặt hình thức lẫn nội dung,
ít được tu bổ và làm mới nên dẫn đến hiện trạng xuống cấp và mất đi hình ảnh về du lịch của tỉnh
Đăk Lăk trong mắt du khách
2.2.5 Thực trạng về công tác quản lý của cơ quan nhà nước:
Nếu một cá nhân nào đến với du lịch Đăk Lăk sẽ không khó để họ nhân ra rằng công tác quản lý
của tỉnh còn lỏng lẻo, chưa thật sự hỗ trợ và liên kết với nhau trong việc quản lý các điểm du lịch
dẫn đến tình trạng nhếch nhác của một số khu du lịch như rác thải, tình trạng khai thác bừa bãi ảnh
hưởng đến cảnh quan và môi trường xung quanh khu du lịch, ngòai ra các cơ quan chức năng vẫn
chưa có những phương án đảm bảo an toàn cho du khách khi đến tham quan các khu du lịch, các du
khách đến đây tham quan là chủ yếu nhưng vấn đề an toàn chưa được coi trọng mà chủ yếu là xây
các cổng thu tiền vé, dẫn đến nhiều trường hợp đau lòng xảy ra, nhiều du khách thiệt mạng khi đi
chơi thác, voi quật chết và làm bị thương du khách xảy ra hàng năm nhưng không có công tác đảm
bảo an toàn cho du khách khiến thực trạng nhức nhối này diễn ra hàng năm, ngoài ra các sản phẩm
lưu niệm kém chất lượng, hàng giả, nhái mác rất nhiều như nhẫn đuôi voi, rượu Amakon, rượu
24
cần.... Nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa vào cuộc thật sự để chấm dứt tình trạng này dẫn đến
sự thiệt hại cho khách du lịch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh du lịch tỉnh nhà.
Mặc khác các cơ quan chức năng vẫn chưa phối hợp đồng bộ nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp
tạo ra nhiều sản phẩm du lịch thú vị và độc đáo. Nhóm lấy ví dụ như để tổ chức một tour băng rừng
các doanh nghiệp phải rất vất vả mới xin được giấy phép vào các khu rừng quốc gia hay những khu
vực cấm hay việc xử lý các vi phạm giao thông vẫn chưa linh hoạt cho du khách, khi khách du lịch
vi phạm luật giao thông thì chưa giải quyết linh hoạt để du khách có thể tiếp tục chuyến du lịch theo
đúng lịch trì... Là một trong những ngành được ưu tiên phát triển nhất tỉnh nhưng sự thiếu quan tâm
và chỉ đạo nghệch ngoặc khiến cho du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, các chính sách hỗ trợ
đầu tư còn nhiều bất cập và thủ tục hành chính rề rà đã ngán ngẩm các nhà đầu tư. Công tác xây
dựng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch còn quá kiếm khuyết. một số nơi hệ thống đường
xá vào khu du lịch đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa thấy cơ quan chức năng nào lên tiếng.
Để đánh giá thực trạng của công tác quản lý nhà nước nhóm nghiên cứu đánh giá trên ba khía cạnh:
nguồn nhân lực, cách thức quản lý và công cụ quản lý
Nguồn nhân lực: Một thực tế nửa là nguồn nhân lực đang làm trong các cơ quan ngành du lịch còn
rất yếu và thiếu, họ chưa đưa ra được một chính sách cụ thể để phát triển du lịch mà chủ yếu còn
trông chờ nhiều vào các điều kiện thiên nhiên ưu đãi, do đó chưa chú trọng vào việc thu hút vốn đầu
tư mà chủ yếu là trông chờ ăn sẵn. Thực trạng này đã phần nào nêu rõ lý do tại sao Đăk Lăk xin
không đăng cai năm du lịch 2009, lảnh đạo của tỉnh đưa ra lý do rằng trong tình hình kinh tế hiện
nay, tỉnh không thể chi một khoản kinh phí lớn để tổ chức sự kiện. Mặt khác, với điều kiện cơ sở hạ
tầng hiện tại, Đắc Lắc sẽ khó phục vụ tốt một lượng lớn khách đến trong những lễ hội chính của
năm du lịch. Nhưng theo nhóm nghiên cứu đó chưa phải là một lý do thuyết phục, có thể là do cơ sở
hạ tầng chưa đáp ứng cho công tác tổ chức, hay kinh phí cho công tác tổ chức là lớn nhưng lý do
chính là do một mặt vì sản phẩm du lịch của tỉnh còn nghèo nàn, chưa độc đáo và chưa có khả năng
thu hút du khách mặt khác đội ngũ làm công tác trong ngành du lịch còn quá mỏng và thiếu kinh
nghiệm. Nếu như vấn đề nhân lực được giải quyết, với một đội ngũ những người làm công tác tổ
chức tốt và chuyên nghiệp có thể sẽ giúp cho địa điểm tổ chức năm du lịch 2009 sẽ diển ra ở Đăk
Lăk, và qua đó giúp cho ngành du lịch của tỉnh học hỏi nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác tổ
chức những sự kiện lớn. Điều này đồng nghĩa với việc Đăk Lăk đã mất đi một cơ hội lớn để xây
dựng và giới hình ảnh của mình rộng rãi ra bên ngoài hơn nữa. Tuy nhiên nhóm cũng đã tiếp xúc và
làm việc với một số thành viên trẻ tuổi rất hoạt bát, năng động và sáng tạo trong đội ngũ lảnh đạo
đầy nhiệt huyết, với đội ngũ này trong tương lai sẽ mở ra một viển cảnh tươi sáng cho ngành du lịch
ở Đăk Lăk. Theo nhóm thuyế._. qua việc kết nối với các tour ở
TPHCM và một số tỉnh khác lân cận như Nha Trang (motor bike, leo núi, băng rừng), Đà Lạt
(Cycling, chèo thuyền..) ngoài ra các tour chủ yếu là tự phát, do vậy để chủ động thu hút khách du
lịch đến với Đăk Lăk, nhóm xin đưa ra mô hình 8P để thu hút khách du lịch bao gồm:
Product (Sản phẩm): Tập trung đổi mới và củng cố lại các sản phẩm hiện tại như trình bày ở trên.
Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Chiêu thị và xúc tiến du lịch), People (Nhân sự),
Packaging (Trọn gói), Programe (Chương trình và sự kiện) và cuối cùng là Partnership (Đối tác).
Trong phần này nhóm xin đưa ra một số giải pháp cho công tác Chiêu thi- xúc tiến từ đó sẽ kéo theo
các yếu tố khác thoả mãn 8P trong mô hình trên. Xét thấy về nhu cầu thị hiếu hiện tại cũng như thực
41
trạng của nền kinh tế thế giới, hơn bao giờ hết du lịch tỉnh Đăk Lăk cần hướng tới đối tượng khách
nội địa đã và đang mang lại một nguồn thu nhập lớn cho du lịch tỉnh. Các du khách tham gia các
tour du lịch mạo hiểm đến Đăk Lăk đều đi theo hình thức “bụi” hoặc “phượt” là những hình thức tự
do không theo chương trình của các công ty du lịch do đó các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
tỉnh cần thu hút lượng khách đầy tiềm năng này. Du khách nội địa là những người mua sắm nhiều
sản phẩm du lịch của địa phương dịch vụ cưởi voi, rượu cần, đồ mỹ nghệ…nếu như các chương
trình trong tour mạo hiểm được dàn trải đều và nhiều thử thách thu hút người tham gia thì chính
những du khách này là phương tiện quảng bá tiết kiệm và hiệu quả nhất của ngành du lịch tỉnh nhà.
Thực tế là các tour du lịch mạo hiểm đều chiếm một lượng thời gian khá nhiều của du khách nhưng
các kỳ nghĩ hiện tại ở nước ta khá ngắn thêm vào đó là khoảng cách giữa các trung tâm đến Đăk Lăk
khá xa (8h nếu đi bằng xe khách từ TPHCM) do vậy cần kết hợp với ngành hàng không và một số
dịch vụ như lưu trú,nghĩ dưỡng… nhằm tạo ra các tour trọn gói và giảm được giá tour để thu hút
khách nội địa vì giá của các tour này thường không rẻ. Nhưng xét trong dài hạn thì đối tượng khách
nước ngoài sẽ là khách hàng chính cho du lịch mạo hiểm của Đăk Lăk bởi loại hình này phù hợp với
thị hiếu và khả năng chi trả của khách nước ngoài, do vậy việc xây dựng các cơ sở lưu trú đạt
chuẩn, nội dung các chương trình trong tour chu đáo và kỹ lưỡng, đánh bật lên được nét văn hoá đa
dạng và phong phú của tỉnh, giới thiệu được các cảnh quan kỳ vĩ đầy thử thách với các du khách. Tổ
chức quảng bá và xúc tiến môn du lịch mạo hiểm của tỉnh thông qua các banel, áp phích, tham gia
các chương trình hội chợ du lịch trong và ngoài nước nhằm xây dựng thương hiệu du lịch mạo hiểm
cho Đăk Lăk có thể kết hợp với tỉnh Nha Trang, Đà Lạt để tổ chức các cuộc thi du lịch mạo hiểm
nhằm thu hút khách trong và ngoài. Bên cạnh đó Đăk Nông là một tỉnh mới tách ra từ Đăk Lăk và
dòng sông SêrêPôk lại chảy qua địa phận hai tỉnh vì vậy cần kết hợp với chính quyền tỉnh bạn trong
việc tổ chức các tour mạo hiểm trên dòng này. Ngoài ra việc phối hợp với công ty cà phê Trung
Nguyên nhằm quảng bá các hình ảnh du lịch mạo hiểm của tỉnh trên bao bì của sản phảm cà phê
Trung Nguyên sẽ tạo gây được hiệu quả vì thông qua thương hiệu nổi tiếng của cà phê Trung
Nguyên du lịch mạo hiểm Đăk Lăk sẽ định vị được thương hiệu của mình được nhiều người trong
và ngoài nước biết đến. Nhưng hiện nay các sản phẩm du lịch mạo hiểm của Đăk Lăk còn quá sơ
khai chưa hoàn thiện về nội dung lẫn hình thức do vậy việc giới thiệu hình ảnh là giải pháp hiện thời
nhằm thu hút các nhà đầu tư và khai thác dịch vụ để xây dựng loại hình này ngày càng phổ biến ở
Việt Nam cũng như Đăk Lăk.
Chiến lược S-T :
3.2.3 Giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường:
Du lịch mạo hiểm là một loại hình gắn liền với tự nhiên và trực tiếp tác động đến môi trường tự
nhiên thông qua các hoạt động của con người. Đăk Lăk là một tỉnh có thế mạnh về sinh thái, hầu
như toàn bộ sản phẩm du lịch của tỉnh đều dựa vào khai thác môi trường tự nhiên. Như ở phần thực
trạng nhóm đã phân tích thì hiện nay vấn đề ô nhiểm đã xuất hiện tại nhiều khu du lịch do ý thức
42
của người dân và du khách. Vì vậy giải pháp đặt ra hiện nay là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
du lịch sinh thái, đây không còn là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng của tỉnh, các doanh nghiệp
trong và ngoài tỉnh mà là còn của chính du khách và dân bản địa. Trước tiên các hướng dẫn viên du
lịch phải là người ý thức được điều này và làm gương cho các du khách. Cần tuyên truyền vấn đề
đảm bảo vệ sinh môi trường trên xe trước khi tham gia vào các chương trình của chuyến đi. Cần
phải có tiêu chuẩn đánh giá phù hợp cho các khu du lịch “xanh và sạch” để đánh giá vấn đề vệ sinh
môi trường. Bố trí thùng rác, nhà vệ sinh hợp lý thân thiện với môi trường. Việc xây dựng các nhà
nghĩ trong rừng hay ở các khu vực ven sông phải đảm bảo mỹ quan với môi trường xung quanh.
Việc thu gom rác ở những khu vực đoàn đi qua, không thải rác xuống nước việc đào các hố chôn rác
ở những điểm tập trung là cần thiết. Trong các nhà nghĩ ven sông hay trong rừng việc sử dụng các
nguồn năng lượng tự nhiên khi mà mạng lưới điện không đến được như năng lượng mặt trời, các
tuapin công suất nhỏ đặt ở các thác nước nhằm tạo được nguồn năng lượng sạch và không gây ô
nhiểm. Các định chế-chế tài nên được áp dụng cho việc xử phạt, hay lệ phí môi trường là cần thiết.
Phát động những tour du lịch cộng đồng trong công tác dọn dẹp vệ sinh môi trường, trồng rừng…
nhằm đảm bảo và xây dựng một nền du lịch phát triển bền vững, đây là công việc mất nhiều thời
gian do vậy cần tiến hành từng bước không nên nóng vội.
3.2.4 Giải pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi tham gia một số loại hình du lịch
mạo hiểm:
+ Cung cấp các thông tin về những rủi ro mà du khách có thể găp phải trong chuyến đi. Thông qua
việc in các sách báo, ấn phẩm chỉ ra cho du khách biết những hiểm hoạ họ có thể gặp phải khi tham
gia loại hình này và các cách xử lý khi gặp những tình huống đó. Các nhà tổ chức phải lên kế hoạch
thật cụ thể và chi tiết, bên cạnh đó phải có các phương án phòng ngừa rủi ro.
+ Yếu tố đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia loại hình du lịch mạo hiểm là hết sức quan
trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của du khách, do vậy để làm được điều
này trước tiên tỉnh Đăk Lăk nên quy hoạch phát triển các khu du lịch thể thao mạo (gần các trung
tâm y tế huyện hay thành phố Buôn Ma Thuộc) hiểm nhằm chuyên môn hoá loại hình này ở tỉnh
làm tốt việc này sẽ thu hút một lương lớn khách từ xưa đến nay hay tham gia vào các tour bụi. Nhà
khai thác phải khảo sát các địa điểm tổ chức tour kỷ lưỡng, phù hợp với tính chất địa hình và thời
tiết để thiết kế các tour phù hợp nhằm đảm bảo tính an toàn cao nhất cho du khách khi tham gia loại
hình này.
+ Kiểm tra tình trạng sức khoẻ hiện tại của du khách, các bệnh tiền sử, nồng độ cồn, đặc biệt với
môn thể thao dưới nước việc kiểm tra khả năng bơi lội là rất cần thiết trước khi cho du khách tham
gia loại hình này
+ Trang bị các trang thiết bị hỗ trợ đầy đủ và đạt yêu cầu cho du khách, các thiết bị thông tin liên lạc
cho du khách hỗ trợ cho chuyến đi, thường xuyên bảo trì, sửa chữa và cấn thiết thì có thể trang bị dự
43
phòng nhằm đảm bảo an toàn cho chuyến đi.Kiểm tra tình trạng sử dụng của các trang thiết bị bằng
cách ghi vào sổ nhật ký của trang thiết bị. Kiểm tra thể trạng và trọng lượng của người tham gia để
có thể lựa chọn trang thiết bị phù hợp với người tham gia.
+ Hướng dẫn các kỹ năng sơ cứu tại chỗ như hô hấp nhân tạo, băng bó, rửa vết thương cho du khách
khi tham gia chương trình.
+ Cần thực hiện công tác huấn luyện kỹ năng cho du khách khi tham gia du lịch mạo hiểm, bên cạnh
đó việc thành lập các trung tâm thực hành cho du khách trước khi tham gia vào chuyến đi là rất cần
thiết, như ở thành phố Hồ Chính Minh các trung tâm leo núi (quận 2), chèo thuyền …để khách tham
gia có thể thực hành các kỹ năng cơ bản trước khi chinh phục các thử thách thật sự.
+ Sử dụng các hướng dẫn viên địa phương đã qua đào tạp sẽ bao gồm một số kỹ năng truyền thống
của người địa phương như cách lấy nước trong ống tre, cách nấu cơm không cần xoong, cách tránh
thú rừng hay côn trùng… khi tham gia các tour trong rừng là rất cần thiết.
+ Mua bảo hiểm du lịch mạo hiểm cho du khách là một trong những cách giúp phòng ngừa rủi ro
gián tiếp.
Chiến lược W-O:
3.2.5 Giải pháp xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực cho loại hình du lịch mạo hiểm:
Trong bất cứ công việc gì con người vẫn là hạt nhân quan trọng trong tất cả các lĩnh vực, trong
ngành du lịch nếu không có con người thì cho dù cảnh quan có đẹp đến mấy thì cũng nằm trong hai
chữ “tiềm năng”. Vì thế, để khai thác những thế mạnh về sinh thái và nhân văn đòi hỏi du lịch của
tỉnh Đăk Lăk cần có đội ngũ những người làm du lịch chuyên nghiệp. Đặc biệt là đối với loại hình
du lịch mạo hiểm, loại hình này yêu cầu những hướng dẫn viên phải có có những kiến thức về
nghiệp vụ bên cạnh đó còn phải có nhiều kỹ năng khác như sơ cứu, khả năng xử lý những trường
hợp rủi ro…Nhưng trong thực tế ở Việt Nam hiện nay, du lịch mạo hiểm chưa có một giáo trình hay
tài liệu nào chuyên nghiệp nào được đưa vào giảng dạy ở các trường đại học, cao đằng hay trung
cấp nghề nào. Vì vậy để giải quyết bài toán khó này, nhóm xin đưa ra hai giải pháp cho ngành du
lịch ở Việt Nam và ngành du lịch ở Đăk Lăk.
Đối với ngành du lịch Việt Nam trong trước mắt cần thành lập các trường nghiệp vụ du lịch mạo
hiểm ở một số địa phương mạnh về loại hình này và ở một số trung tâm thành phố lớn như Hà Nội,
Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang…, hay đưa bộ môn du lịch mạo hiểm vào
giảng dạy như một nghành học trong ngành du lịch ở tất các các trường đại học, cao đẳng hay trung
cấp du lịch trong khắp cả nước. Việc cấp chứng chỉ hay văn bằng cho một cá nhân nào đó hoàn
thành xong một khoá học như chứng chỉ về dù lượn, chứng chỉ các môn thể thao dưới nước là cần
thiết để thuận tiện cho việc phù hợp với nghiệp vụ sau này, ngoài ra những người tốt nghiệp phải có
chứng chỉ sơ cứu do các cơ quan y tế cấp. Do vậy cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan
44
chức năng trong việc thành lập các trường nghiệp vụ du lịch mạo hiểm. Việc biên soạn giáo trình
cho công tác học tập và giảng dạy là vô cùng cần thiết, bởi hiện nay ở Việt Nam chưa có sách báo
hay giáo trình nào phân tích và mổ xẻ những khía cạnh của loại hình này để làm điều này cần phải
học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới thông qua việc áp sử dụng các tài liệu nước ngoài và
áp dụng sao cho phù hợp với nền giáo dục và điều kiện thực tế ở Việt Nam . Câu hỏi lớn đặt ra là ai
sẽ là người đứng trên bục để giảng dạy môn học mới này? vì từ trước đến nay du lịch mạo hiểm
chưa được quan tâm đúng mức, theo nhóm nghiên cứu chúng ta có thể thuê các chuyên gia nước
ngoài đang hoạt động du lịch mạo hiểm ở các địa phương có thế mạnh về loại hình này, hay các
huấn luyện viên của các môn thề thao như leo núi, chèo thuyền, đi bộ, đua xe đạp..và một số chuyên
gia bên ngành hàng không giảng dạy cho các môn dù lượn, khinh khí cầu…Nhà nước nên dành ra
những suất học bổng du học ra nước ngoài ở những nước có loại hình này phát triển như Ấn Độ,
Thái Lan,… để các sinh viên học tập trong nước yêu mến du lịch mạo hiểm có cơ hội học hỏi và
trao dồi thêm kinh nghiệm nhằm phục vụ loại hình du lịch mạo hiểm nước nhà nhưng để tránh tình
trạng chảy máu chất xám và thu hút được nhân tài thì nhà nước phải có những chính sách ưu đãi
nhằm giữ chân và tạo điều kiện để các cá nhân có thể phát huy được hết bản thân vì ngành du lịch
không chỉ là một ngành đơn thuần mang tính thương mại mà còn giáo dục cho con người lòng yêu
quê hương đất nước, lòng mến khách của con người Việt Nam
Riêng ở Đăk Lăk việc đảm bảo nguồn nhân lực trong nghành du lịch mạo hiểm là hết sức khó khăn,
nhưng ban đầu cần tận dụng thế mạnh về ưu đãi thiên nhiên cũng như nguồn lao động tại chỗ. Do
tính chất của sản phẩm du lịch mạo hiểm là sản phẩm cần có nhiều sản phẩm bổ trợ như các dịch vụ
khuâng vác, dịch vụ dẩn đường, Tỉnh có thể mở các khoá huấn luyện cơ bản cho những người dân
bản địa về nghiệp vụ và ngoại ngữ, bởi những người địa phương họ am tường về địa lý cũng như
phong tục của địa phương mình bên cạnh đó cũng giúp tạo điều kiện công ăn việc làm,c ải thiện
cuộc sống cho nguồn lao động tại chỗ từ đó đi đúng hướng với mục tiêu phát triển du lịch bền vững
của tỉnh. Đội ngũ những người làm công tác rừng như lâm sinh, những người bảo vệ rừng, những
người dân bản đia là lực lượng nhân lực rất cần thiết cho loại hình mới này của Đăk Lăk. Tỉnh có
thể thuê các huấn luyện viên chuyên nghiệp bên Đà Lạt sang giảng dạy hay các huấn luyện viên các
môn chèo thuyền, xe đạp, leo núi của trong chính nguồn lực của tỉnh để làm công tác giảng dạy và
huấn luyện bên cạnh đó tỉnh nên in ấn và phát hành miễn phí những tài liệu này cho các hướng dẫn
viên du lịch người bản địa để họ có cái nhìn sâu sắc hơn về loại hình này. Tỉnh cần có những chủ
trương, chính sách thu hút người tài, tránh trường hợp sau khi ra trường những nguồn nhân lực của
tỉn ở lại các trung tâm thành phố lớn làm việc. Việc nhanh chóng đưa ngành du lịch vào giảng dạy ở
trường đại học Tây Nguyên là rất cần thiết vì hiện nay trường là một trung tâm đào tạo lớn ở Tây
Nguyên và miền Trung trong tương lai khi qui mô và tầm vóc của trường mở rộng ra thì việc mở
thêm nghành du lịch là tất yếu. Do vậy tỉnh cũng nên chủ trương liên kết với các các trường trong
45
khu vực hay thành phố Hồ Chí Minh về một số ngành quản lý kinh doanh du lịch, đào tạo hướng
dẫn viên, nghiệp vụ và đặc biệt là ngoại ngữ.
Bản thân các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải không ngừng nâng cao chất lượng của nguồn nhân
lực của chính doanh nghiệp mình thông qua việc tạo điều kiện để các nhân viên có thể phát huy
được thế mạnh của mình, cần có chế độ đánh giá, khen thưởng nhằm khuyến khích các nhân viên
không ngừng rèn luyện nâng cao chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
3.2.6 Giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng:
Du lịch mạo hiểm là một loại hình ít chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng trên thực tế
để thu hút được du khách đến với loại hình mới này của Đăk Lăk thì việc xây dựng hệ thống giao
thông thuận tiện, an toàn hiện đại rút ngắn khoảng thời gian di chuyển của du khách sẽ góp phần
kéo được nhiều du khách hơn đến với Đăk Lăk. Trước mặt tỉnh cần nâng cấp và mở rộng quốc lộ 14
vì đây là tuyến đường giao thông huyết mạch nối với thành phố Hồ Chí Minh nơi mà khuynh hướng
tham gia loại hình du lịch mạo hiểm ngày càng nở rộ sau đó là các quốc lộ 26 và 27 đây là hai quốc
lộ nối với hai tỉnh có loại hình du lịch mạo hiểm rất mạnh. Bên cạnh đó công tác kiểm tra chất lượng
các phương tiện giao thông một cách chặt chẽ và đội ngũ tài xế cần phải có trách nhiệm và thái độ
đúng khi tham gia giao thông. Ngoài ra việc nâng cấp lại sân bay Buôn Ma Thuột để tạo ra sự lựa
chọn phương tiện di chuyển mới cho du khách. Các khu du lịch sinh thái hiện đang được khai thác ở
Đăk Lăk đều hoàn toàn có khả năng khai thác du lịch mạo hiểm, và các khu du lịch này cách thành
phố Buôn Ma Thuột không quá xa (từ 25km-65km) nên cần đảm bảo chất lượng các tuyến đường
tỉnh lộ. Mở thêm tuyến giao thông xuyên tỉnh từ huyện Krông Bông sang tỉnh Khánh Hòa nhằm
phát triển vùng kinh tế khu vực này, đẩy mạnh phát triển du lịch đến các buôn làng, khu hang đá
lịch sử Đăktour, và một số cảnh quan thác ở đây. Do vậy việc quy hoạch các khu du lịch thể thao
mạo hiểm tại các cụm du lịch Lăk-KrôngBông, cụm KrôngAna-Cưkuin, cụm Buôn Đôn, Cụm
Krông Pak, Eakar, Madrac và vùng phụ cận tạo thành các cụm du lịch mạo hiểm xung quanh thành
phố Buôn Ma Thuột nên trước tiên Buôn Ma Thuột phải là một trung tâm của bốn cụm này. Việc
xây dựng Buôn Ma Thuột là một thiên đường cà phê thông qua quảng bá thì chắc hẳn lượng du
khách đến đây sẽ rất nhiều và vực dậy được các cụm du lịch lân cận, muốn làm được điều đó thành
phố Buôn Ma Thuột cần xây dựng các trung tâm vui chơi, giải trí, mua sắm, nghĩ dưởng… Xây
dựng các cơ sở lưu trú ở các cụm du lịch mạo hiểm như motel, stay home, nhà trên cây, cắm trại
ngoài trời…để du khách tham gia có nhiều lựa chọn trong chuyến đi. Chi tiết mô hình các khu du
lịch mạo hiểm sẽ được giới thiệu phần sau.
46
Một thực tế không chỉ riêng cho du lịch Đăk Lăk mà cả nước Việt Nam là hiện nay các trang thiết bị
hỗ trợ cho du lịch mạo hiểm có giá thành rất cao và thông thường là nhập từ nước ngoài, các doanh
nghiệp trong nước ngoài vấn đề về nhân sự cho nghành du lịch thì vấn đề trang thiết bị hỗ trợ cũng
là một bài toán khó cho các doanh nghiệp muốn kinh doanh loại hình này. Do đó trước mắt chính
phủ nên có những chính sách ưu đãi về thuế cho việc nhập khẩu những mặt hàng này song song với
việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài vào hợp tác đầu tư xây dựng với các
doanh nghiệp trong nước đủ năng lực nhằm sản xuất mặt hàng này ngay trên thị trường Việt Nam để
giảm bớt giá thành.
Chiến lược W-T:
3.2.7 Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong loại hình du lịch mạo hiểm:
Như đã phân tích ở phần lý luận du lịch mạo hiểm là loại hình ẩn chứa nhiều sự rủi ro, bởi du khách
tham gia trực tiếp vào những hoạt động thể thao chứa đựng yếu tố mạo hiểm. Do vậy chúng ta cần
phải có những phương pháp nhận diện rủi ro để cung cấp cho du khách tham gia biết được những
nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn mà họ có thể gặp phải trong chuyến đi của mình. Để làm được điều này
các cơ quan chức năng có liên quan cũng như các doanh nghiệp khai thác phải liệt kê những rủi ro
này. Qua tìm hiểu một số phương pháp thì nhóm đưa ra những nhận diện sau:
Nhận diện rủi ro:
+ Rủi ro từ các yếu tố bất khả kháng như động đất, lở núi, lũ lụt, lũ quét…
+ Rủi ro từ công tác tổ chức-hướng dẫn của nhà khai thác khi không cung cấp thông tin đầy đủ về
những rủi ro cho khách, không phân tích, khảo sát điều kiện địa hình trước khi tổ chức tour, không
kiểm tra sức khoẻ du khách, không dự báo điều kiện thời tiết, không kiểm tra các trang thiết bị trước
khi tổ chức.
+ Rủi ro từ các trang thiết bị: Tình trạng của trang thiết bị không đáp ứng được an toàn cho du
khách, trang thiết bị không thích hợp với kích cỡ và trọng lượng của du khách.
+ Rủi ro do tâm lý chủ quan của du khách: không tuân theo hướng dẫn của huấn luyện viên, tự ý
tách khỏi đoàn…
+ Rủi ro do pháp lý: chưa có luật ban hành về những vấn đề nảy sinh trong du lịch mạo hiểm dể dẫn
đến tình trạng tranh chấp kiện tụng khi xảy ra rủi ro.
+ Rủi ro về văn hoá: Đăk Lăk là một vùng có rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, việc khai thác du
lịch sẽ ảnh hưởng đến đời sống văn hoá, các phong tục, tục lệ của người đồng bào do vây cần cung
cấp thông tin cho du khách nhằm tránh các hiểu lầm về văn hoá. Như khi vào buôn làng dân tộc Êđê
không được gọi lợn nuôi là “heo mọi”..
+ Rủi ro về chính trị: do Đăk Lăk nằm trong vùng có chính trị nhạy cảm, do vậy khi tổ chức các
nhà khai thác phải có phương án phòng ngừa trong việc di chuyển du khách của họ ra khỏi khu vực
khi có biến động chính trị xảy ra.
47
Phân tích rủi ro:
Các rủi ro khi tham gia các tour mạo hiểm thông thường là do yếu tố về con người nó nằm khâu tổ
chức là chủ yếu, từ việc không cung cấp đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ, công tác dự phòng y tế cứu
nạn, các phương tiện cứu hộ còn thô sơ. Các nhà tổ chức cần nghiên cứu kỹ địa hình trước khi đưa
ra sản phẩm, các công tác cứu hộ và phòng chống rủi ro cần đảm bảo khi tổ chức tour.
3.2.8 Mô hình liên kết các tuyến du lịch mạo hiểm ở Đăk Lăk:
Cơ sở xây dựng mô hình: Với điều kiện địa lý đa dạng với nhiều sông suối thác ghềnh, nhiều cánh
rừng nguyên sinh trải dài và rộng thì du lịch mạo hiểm Đăk Lăk rất thích hợp để tổ chức các tour
này không chỉ riêng cho du khách ưa khám phá mà còn là chủ đề thu hút nhiều nhà khoa học đến
nghiên cứu và tìm hiểu các loại động thực vật cũng như khám phá huyền thoại của dòng sông chảy
ngược Sêrêpok. Văn hoá của Đăk Lăk đa dạng với hơn 44 dân tộc thiểu số việc giữ gìn và phát huy
những bản sắc văn hoá thông qua các tour dài ngày giúp du khách hiểu hơn vấn đề này. Qua phân
tích thực trạng nhóm nghiên cứu thấy rằng sự liên kết giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh là quá
yếu vẫn theo chủ trương “mạnh ai nấy làm” dẫn đến các sản phẩm du lịch không chỉ riêng du lịch
mạo hiểm nghèo nàn, rời rạc, kém đa dạng, không kết hợp với nhau gây ra sự nghèo nàn và nhàm
chán. Do vậy thông qua mô hình ta sẽ thấy các địa phương liên kết lẫn nhau.
Mục đích của mô hình sẽ giúp cho các địa phương trong tỉnh liên kết với nhau tạo ra các sản phẩm
du lịch phong phú,đa dạng và đặc biệt trong mô hình này với cách sắp xếp phù hợp với thời gian và
đối tượng du khách tham gia, du khách có thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác hoặc chỉ tham
gia tại một vùng nhưng vẫn đảm bảo các tour không trùng lập nhau. Tuỳ thuộc vào quỹ thời gian mà
người tham gia có thể tham gia các tour ngắn ngày hoặc dài ngày, tuỳ thuộc vào sức khoẻ và ngân
sách cho chi tiêu du lịch người tham gia có thể tham gia các tour có tính mạo hiểm thấp hoặc cao,
giá thành thấp hoặc cao…
Miêu tả: Với thành phố Buôn Ma Thuột với một ngôi sao màu đỏ là trung tâm liên kết với các cụm
du lịch khác thành phố Buôn Ma Thuột phải là trung tâm hạt nhân thu hút khách với các cơ sở lưu
trú hiện đại, nhiều khu vui chơi giải trí, nghĩ dưỡng, các bảo tàng trưng bày các hiện vật văn hoá lịch
sử của tỉnh và là trung tâm đầu nảo trong việc truyền thông tin cho du khách trong suốt cuộc hành
trình. Bên cạnh đó việc liên kết với các tỉnh bạn như Nha Trang, Lâm Đồng tại các đầu mút quan
trọng là Lăk và Madrak bởi hai địa phuơng này có thế mạnh về du lịch mạo hiểm và thường xuyên
đưa khách khám phá Đăk Lăk.Quan trọng hơn là liên kết với Campuchia thông qua những tour đi
rừng xuyên quốc gia sẽ mở ra các tour du lịch quốc tế trong khu vực tam giác vàng Việt Nam-Lào-
CamPuchia. Qua mô hình ta thấy việc bố trí đường đi không trùng lặp nhau làm cho các chương
trình khám phá trở nên đa dạng, trên mô hình ta thấy hình ảnh nằm trên đường đi thể hiện việc di
chuyển bằng đường sông xuôi theo chiều của dòng sông và không thể đi ngược lại còn những hình
48
ảnh nằm giữa hai đường đi như xe đạp, xe motor, đi bộ xuyên rừng là cách có thể di chuyển theo hai
chiều, như vậy tuỳ theo nhu cầu của người tham gia mà các tour có thể dài ngày hay ngắn hày phù
hợp với quỹ thời gian của người tham gia. Dựa vào điều kiện tự nhiên từng khu vực mà nhóm đưa
vào những môn thể thao phù hợp với từng vùng và tốc độ phát triển của khu du lịch đó vì vậy việc
qui hoạch các cụm du lịch mạo hiểm để phát huy thế mạnh dựa vào đặc tính địa hình của các khu du
lịch. Màu vàng tượng trưng cho cụm du lịch Krông Păk -Madrăc- Eakar và các vùng phụ cận đây là
một vùng bình nguyên, khí hậu mát mẻ thích hợp cho việc tổ chức các loại hình như nhảy dù, tàu
lượn, bắn súng…Màu xanh chuối của cụm KrôngAna-Cưkuin là nơi của những con thác hung hãng
trên dòng sông Sêrêpôk như Draysap, Gia Long nơi đây phù hợp cho các hoạt động chèo thuyền
vượt thác, leo vách núi. Khu vực Lăk-Krông Bông màu xanh nước biển đậm tượng trưng cho rừng,
các dòng thác hoang sơ, hồ Lăk… và các buôn làng của người Êđê và Mnông nơi đây rất phù hợp để
tổ chức các tour băng rừng, lướt ván, leo núi… Cuối cùng là cụm du lịch Buôn Đôn-CưMgar-Easup
với màu xanh nước biển lạt ngoài những ưu đãi thiên nhiên về rừng núi đây còn là nơi chứa đựng
nhiều câu chuyện huyền thoại về đàn voi của tỉnh nơi đây phù hợp để tổ chức các tour vượt
thác,cưỡi voi vượt sông, đi bộ xuyên rừng..
Mô hình thể hiện lên được sự liên kết giữa các địa phương trong khu vực trong việc di chuyển từ
vùng này sang vùng khác kết hợp với các hoạt động du lịch mạo hiểm khác nhau, qua đó ta cũng
thấy rõ được tiềm năng khai thác du lịch mạo hiểm riêng biệt của từng vùng là khác nhau
3.3 Một số kiến nghị của nhóm:
Các kiến nghị với cơ quan nhà nước:
o Cần ban hành những cơ chế, chính sách phát triển du lịch mạo hiểm sao cho phù hợp với thông
lệ quốc tế phù hợp với xu thế hội nhập của thời đại, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đẩy
mạnh khai thác, kinh doanh loại hình du lịch mạo hiểm.
o Nên có những chính sách ưu đãi về thuế đối với các trang thiết bị nhập từ nước người.
o Có chính sách ưu đãi hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất các thiết bị hỗ
trợ du lịch mạo hiểm.
o Ưu đãi về thuế thu nhập cho các doanh nghiệp khai thác loại hình du lịch mạo hiểm.
o Tăng cường vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là đường bộ để có thể tiếp cận
và khai thác các khu du lịch mạo hiểm mới.
o Ðẩy mạnh hơn nữa việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, bãi bỏ các giấy phép con, giải quyết
thủ tục tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm theo hướng một cửa, tức là một cơ quan cấp
phép, các ngành, địa phương hữu quan phối hợp hỗ trợ triển khai thực hiện, không được có biểu
hiện cản trở doanh nghiệp trong quá trình tổ chức tua du lịch mạo hiểm cho khách tại Việt Nam.
49
o Có chính sách xã hội phù hợp cho các đồng bào dân tộc vùng xâu vùng xa, để xoá đói giảm
nghèo tránh tình trạng chặt phá rừng, cũng như công tác tư tưởng cho các dân tộc Tây Nguyên để
tránh các thế lực thù địch thực hiện âm mưu chia rẽ dân tộc trong khối đại đoàn kết dân tộc.
Kiến nghị với Tổng cục du lịch Việt Nam:
o Thành lập hiệp hội du lịch mạo hiểm Việt Nam nhằm định hướng và phát triển loại hình mới
này. (chi tiết về tổ chức vàcơ cấu hiệp hội xem ở phần phụ lục)
o Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào vào việc khai
thác và quản lý du lịch.
o Xây dựng những chỉ tiêu cơ bản đối với loại hình du lịch mạo hiểm để quản lý các doanh
nghiệp kinh doanh và khai thác loại hình này đồng thời bảo vệ quyền lợi và đảm bảo an toàn cho du
khách
o Tham gia các hội chợ du lịch quốc tế và các sự kiện tương tự khác nhằm quảng bá loại hình du
lịch mới của Việt Nam.
o Phối hợp và giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước trong việc tổ chức các sự kiện du lịch mạo
hiểm.
o Tổ chức các hội thao, hội thảo bàn về các kinh nghiệm tổ chức, khảo sát và xây dựng những
môn thể thao mới cho loại hình du lịch mạo hiểm.
o Nhanh chóng thành lập các trường nghiệp vụ du lịch mạo hiểm, đưa bộ môn này vào trong tất
cả các trường đại học, cao đằng trung cấp du lịch trên cả nước.
o Cần có chính sách nâng cao trình độ dân trí cho người dân tỉnh Đăk Lăk, tổ chức các chương
trình giáo dục những người dân làm du lịch và người dân sống ven các khu du lịch trong việc đảm
bảo an toàn vệ sinh môi trường và ý nghĩa sâu sắc của việc làm du lịch.
o Liên kết với các doanh nghịêp kinh doanh bảo hiểm để xây dựng mức bảo hiểm mới phù hợp
với xu hướng mới của loại hình này hiện nay.
Kiến nghị với ngành du lịch tỉnh Đăk Lăk:
o Cần định hướng đi thích hợp cho việc phát triển và mở rộng loại hình du lịch mạo hiểm ở các
địa phương trong tỉnh.
o Liên kết giữa các địa phương trong tỉnh để tạo nên những sản phẩm du lịch mạo hiểm phong
phú và đa dạng
o Tổ chức các chương trình xúc tiến quảng bá để xây dựng thương hiệu du lịch mạo hiểm của
tỉnh nhà.
o Hợp tác với các tỉnh lân cận như Đà Lạt, Nha Trang để phát huy thế mạnh của tỉnh về tự nhiên,
thông qua việc tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho loại hình du lịch mạo hiểm. Tận dụng để phát
huy sức mạnh của tỉnh và khắc phục điểm yếu của mình.
o Phối hợp các cơ quan chức năng khác trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
đầu tư, khai thác và hợp tác với các doanh nghiệp trong tỉnh.
50
o Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức chuyên môn về công tác quản lý cũng và vững vàng đạo đức
nghề nghiệp.
o Phát triển du lịch theo xu hướng phát triển du lịch bền vững gắn liền việc đảm bảo môi trường,
đảm bảo an toàn cho du khách và giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc địa phương.
Kiến nghị với hiệp hội du lịch Đăk Lăk:
Sơ nét về hiệp hội du lịch Đăk Lăk: Được thành lập vào cuối năm 2008, dù chỉ vừa mới ra đời
nhưng hiêp du lịch Đăk Lăk đã thể hiện được vai trò của mình thông qua những hoạt động xúc tiến
quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh, đảm bảo các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tỉnh hỗ trợ
lẫn nhau và cạnh tranh lành mạnh. Trên đà đó trong tương lai với vai trò của mình hiệp hội sẽ mở ra
một tương lai tươi sáng cho ngành du lịch tỉnh nhà với sự đa dạng hóa sản phẩm, tư vấn các doanh
nghiệp về luật pháp…. Sự ra đời của hiệp hội du lịch tỉnh giúp cho các doanh nghiệp có thể liên kết
với nhau cùng nhau hoạt động trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh và tiếp tục đưa thương
hiệu du lịch Đăk Lăk đến nhiều địa phương khác trong nước cũng như tầm thế giới.
Trên thực tế hiệp hội chỉ là một tổ chức xã hội nghề nghiệp nên gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí
cũng như nguồn nhân lực trong khi đó du lịch mạo hiểm là loại hình đòi hỏi rất nhiều trên nhiều
phương diện khác nhau do vậy trách nhiệm trên vai của hiệp hội trước mắt và về lâu dài là rất khó
khăn và gian nan.
Nhóm nghiên cứu xin đưa một vài kiến nghĩ sau để hiệp hội du lịch Đăk Lăk có thể phát triển và
mở rộng loại hình du lịch mạo hiểm.
o Cần xác định cụ thể nhựng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà hiệp hội phải vươn đến trong
tương lai.
o Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có thể tham gia vào hiệp hội.
o Liên kết chuổi các sản phẩm du lịch và các dịch vụ du lịch để tạo thành một chuổi thống nhất về
sản phẩm trong việc đa dạng hóa sản phẩm
o Hiệp hội cần xác định các xu hướng mới của thị trường nhằm đưa ra các sản phẩm du lịch mới
phù hợp với thời đại.
o Tham gia nhiều hơn các hoạt động du lịch trong và ngoài nước để xúc tiến quảng bá hình ảnh
riêng của du lịch tỉnh.
o Thực hiện nhiều hoạt động trong việc bảo vệ du khách và đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch
vụ.
._.