Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---------------- Phạm Đăng Đoan Thuần Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---------------- Phạm Đăng Đoan Thuần Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.

pdf82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đinh Phi Hổ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2008 TÓM TẮT LUẬN VĂN Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi tỉnh Bến Tre, từ đó gợi ý chính sách nhằm phát triển trang trại chăn nuôi của tỉnh. Đề tài sử dụng mô hình hồi qui Cobb Douglas để xác định mối tương quan giữa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả hồi qui cho thấy hình thức tổ chức sản xuất (nông hộ/trang trại), qui mô đàn, vốn đầu tư tài sản cố định, kiến thức nông nghiệp và loại hình sản xuất (chăn nuôi thuần/kinh doanh tổng hợp) có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại. Trên cơ sở kết quả mô hình hồi qui tác giả đề xuất một số chính sách phát triển trang trại chăn nuôi tỉnh Bến Tre như sau: sửa đổi tiêu chí định lượng phân loại hộ/trang trại chăn nuôi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế; qui hoạch vùng chăn nuôi, nâng cao chất lượng con giống, hỗ trợ vay vốn đầu tư để tạo điều kiện phát triển qui mô đàn – thay đổi công nghệ trong chăn nuôi ; nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho chủ trang trại; khuyến khích đa dạng hóa loại hình sản xuất kinh doanh, liên kết sản xuất – kinh doanh, phát triển loại hình kinh doanh cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro trong nông nghiệp. LỜI CAM ĐOAN Tôi Phạm Đăng Đoan Thuần, là tác giả của đề tài nghiên cứu nầy. Tôi xin cam đoan đề tài nầy do chính bản thân tôi thực hiện, không sao chép hay góp nhặt các công trình nghiên cứu của một tổ chức hay cá nhân nào khác. Các số liệu thu thập bảo đảm tính khách quan và trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sự tranh chấp hay bị phát hiện có hành vi không trung thực liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu nầy. Để hoàn thành đề tài nầy, người viết phải chịu ơn của nhiều người. Trước hết xin chân thành cảm ơn các giảng viên của trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh và đặc biệt là các giảng viên của khoa Kinh tế phát triển cùng quí thầy cô trong và ngoài nước của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright trong niên khoá 1998 – 1999 đã truyền đạt kiến thức cho người viết trong suốt thời gian theo học. Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đinh Phi Hổ, người hướng dẫn khoa học cho người viết, thầy đã giành nhiều công sức và thời gian để hướng dẫn và chỉnh sửa đề tài để người viết có hướng nghiên cứu, lý luận sâu sắc và cụ thể hơn. Nhân đây xin cảm ơn những đồng nghiệp, những đồng chí công tác trong các cơ quan như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, Trung tâm Khuyến nông Bến Tre, Cục thống kê Bến Tre, các trang trại/hộ chăn nuôi heo … đã tạo điều kiện giúp người viết thu thập tài liệu, thông tin, số liệu hữu ích cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tinh thần cho người viết trong suốt thời gian theo học và thực hiện đề tài nầy. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1-Đặt vấn đề:................................................................................................................8 2-Mục tiêu nghiên cứu:..............................................................................................10 3-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .........................................................................10 4-Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................10 4.1-Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:...........................................................10 4.2-Thước đo hiệu quả kinh tế trang trại ...............................................................11 4.2.1- Tổng thu nhập của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ (Total Revenue – TR).........................................................................................................................12 4.2.2-Lợi nhuận của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ (Profit - P):.................12 4.2.3-Thu nhập lao động gia đình của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ (Family Labor Income - FLI): ...............................................................................12 4.2.4-Tỉ suất lợi nhuận (Profit – Cost Ratio, PCR): ..............................................12 4.3-Mô hình kinh tế lượng - giải thích các biến trong mô hình và giả thiết giá trị kỳ vọng của biến độc lập:......................................................................................13 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN..............................................16 1.1. Các lý thuyết liên quan trong quá trình phân tích của đề tài: .............................16 1.1.1. Lý thuyết lợi thế kinh tế theo qui mô: .........................................................16 1.1.2. Lý thuyết về chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp: ......................17 1.1.3. Mô hình Harrod- Domar..............................................................................18 1.1.4. Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng của World Bank: ..................18 1.2. Các khái niệm cơ bản và xu hướng phát triển trang trại gia đình trên thế giới: .19 1.2.1. Các khái niệm cơ bản : ................................................................................19 1.2.2. Xu hướng phát triển trang trại gia đình ở một số nước Châu Âu:...............20 1.2.3. Xu hướng phát triển trang trại gia đình ở một số nước Châu Á:.................21 1.3.Thực tiễn ở Việt Nam: .........................................................................................23 1.3.1. Quá trình nhận thức và lý luận phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam ....23 1.3.1.1 Kinh tế trang trại và kinh tế nông hộ trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam .......................................................................................................................23 1.3.1.2. Tính tất yếu khách quan trong việc phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam: ......................................................................................................................28 1.3.1.3. Vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam: .................................................................31 1.3.2. Thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam:.....................................32 1.3.2.1- Thực trạng phát triển kinh tế trang trại giai đoạn trước khi có NQ 03/2000/NQ-CP:....................................................................................................32 1.3.2.2-Thực trạng phát triển kinh tế trang trại giai đoạn sau khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP.....................................................................................................33 CHƯƠNG II-PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG .............................................................38 2. 1.Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre:...............................................38 2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:................................................................38 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre: ........................................................39 2.1.3. Tổng quan về tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Bến Tre: ....................41 2.2.Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre: .....................43 2.2.1- Quá trình hình thành và phát triển: .............................................................43 2.2.2. Phân tích hiệu quả phát triển kinh tế trang trại: ..........................................45 2.2.2.1. Phân tích sơ bộ kết quả điều tra, khảo sát: ...............................................45 2.2.2.2. So sánh hiệu quả kinh tế của trang trại và nông hộ:.................................52 2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh nông nghiệp trong khu vực điều tra: ..........................................................................53 CHƯƠNG III. HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP ........................................................59 3.1.Cơ sở của việc xây dựng giải pháp ......................................................................59 3.1.1.Tính tất yếu của việc phát triển mô hình kinh tế trang trại ..........................59 3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế trang trại ...............................60 3.2. Nội dung các giải pháp: ......................................................................................61 3.2.1. Các vấn đề cụ thể cần xem xét sau kết quả phân tích, đánh giá:.................61 3.2.2. Gợi ý giải pháp: ...........................................................................................62 KẾT LUẬN ...................................................................................................................60 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………62 Phụ lục 1………………………………………………………………………...63 Phụ lục 2………………………………………………………………………...64 Phụ lục 3………………………………………………………………………...65 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HỘP Bảng 1.1. Trang trại một số nước Châu Âu .................................................................214 Bảng 1.2. Trang trại một số nước Châu Á ...................................................................225 Bảng 1.3. Số trang trại phân theo địa phương trước khi có NQ 03/2000/NQ-CP .......336 Bảng 1.4. Số trang trại phân theo địa phương..............................................................336 Bảng 2.1. Tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2003 - 2007....4235 Bảng 2.2. Tình hình phát triển trang trại Bến Tre năm 2007......................................458 Bảng 2.3. Thống kê số mẫu điều tra theo khu vực địa giới hành chính.......................458 Bảng 2.4. Thống kê giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và chuyên môn.......................39 Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu về nguồn lực đầu vào của trang trại/nông hộ .......................47 Bảng 2.6. Thiết bị sử dụng trong trang trại/nông hộ ………………………………….42 Bảng 2.7. Hiệu quả kinh tế của trang trại so với nông hộ..............................................52 Bảng 2.8. So sánh một số chỉ tiêu khu vực điều tra với số liệu chung của cả nước (tính bình quân cho một trang trại) .........................................................................................53 Bảng 2.9 : Kết quả hồi qui với biến phụ thuộc Y (lnthu nhập)………………………..54 Hộp 1 - Ngành chăn nuôi kêu cứu .................................................................................51 Hộp 2 - Phát triển kinh tế trang trại Bến Tre ................................................................53 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1. Bản đồ địa lý tỉnh Bến Tre .............................................................................39 Đồ thị 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2007.....................................40 Đồ thị 2.2. Nguồn thu thập thông tin kinh tế, kỹ thuật nông nghiệp của trang trại/nông hộ ....................................................................................................................................51 MỞ ĐẦU 1-Đặt vấn đề: Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông dân, được hình thành và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Hay nói một cách khác trang trại được hình thành từ cơ sở của các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ cái vỏ bọc sản xuất tự túc, tự cấp khép kín vươn lên sản xuất nhiều nông sản hàng hóa, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh. Trải qua hàng mấy thế kỷ đến nay, kinh tế trang trại gia đình tiếp tục phát triển từ những nước tư bản công nghiệp lâu đời đến các nước đang phát triển, các nước công nghiệp mới và đi vào các nước xã hội chủ nghĩa với cơ cấu và qui mô sản xuất khác nhau. Ngày nay loại hình trang trại gia đình đã khẳng định là loại hình có qui mô hiệu quả nhất trong sản xuất nông nghiệp thay thế dạng nông hộ phân tán và xí nghiệp tư bản qui mô lớn. Ở nước ta, trang trại đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhưng có những giai đoạn việc phát triển loại hình kinh tế này chưa được coi trọng. Tuy nhiên từ khi có chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách khuyến khích phát triển nên số lượng trang trại tăng lên nhanh chóng, hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu thành phần chủ trang trại cũng ngày càng đa dạng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến nay cả nước có khoảng 120.000 trang trại, bình quân mỗi năm số trang trại tăng gần 6%, diện tích đất sử dụng trên 900.000 ha, đa số trang trại là quy mô nhỏ. Các trang trại chuyên trồng cây nông nghiệp chiếm 55,3%, chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 10,3 %, lâm nghiệp chiếm 2,2%, nuôi trồng thuỷ sản chiếm 27,3% và sản xuất kinh doanh tổng hợp chiếm 4,9%. Hàng năm, các trang trại tạo khoảng 30 vạn việc làm thường xuyên và 6 triệu ngày công lao động thời vụ, đóng góp cho nền kinh tế trên 12.000 tỷ đồng giá trị sản lượng. Việc phát triển nhanh cả số lượng lẫn chất lượng trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Kinh tế trang trại ở tỉnh Bến Tre, cũng như các địa phương khác trong cả nước, đã và đang từng bước khẳng định vai trò – vị trí của nó trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do việc phát triển kinh tế trang trại ở Bến Tre thời gian qua mang tính tự phát nên tính bền vững không cao, đa số trang trại gặp khó khăn trong tổ chức liên kết sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường, định hướng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Những vấn đề vướng mắc cần nhanh chóng giải quyết để phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là trang trại chăn nuôi, trong giai đoạn hiện nay ở Bến Tre là: [1] Các loại hình trang trại phát triển một cách tự phát, thiếu qui hoạch, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên chưa hiệu quả, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng hóa sinh học. [2] Năng lực chuyên môn, tay nghề, trình độ quản lý, khả năng tiếp cận thị trường, tiếp thu – vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật còn yếu, kiến thức về pháp luật, đặc biệt là về các chủ trương chính sách phát triển kinh tế trang trại của các chủ trang trại còn hạn chế. [3] Chất lượng sản phẩm hàng hóa của trang trại chưa cao, chủ yếu dưới dạng nông sản thô; sản phẩm tiêu thụ khó khăn. Nhiều chủ trang trại chưa nắm được nhu cầu của thị trường nên sảu xuất còn thụ động, hiệu quả thấp. Tuy nhiên đa số trang trại còn e ngại trong việc mở rộng sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả của kinh tế trang trại trong nông nghiệp nông thôn tỉnh Bến Tre có so sánh với hiệu quả kinh tế hộ để góp phần nghiên cứu tìm phương án giải quyết những vướng mắc, tồn đọng từ đó khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế trang trại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. 2-Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng phát triển của kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre trong bối cảnh kinh tế xã hội của cả nước và với xu hướng toàn cầu hóa có so sánh với hiệu quả kinh tế trang trại với kinh tế hộ từ đó rút ra nhận định về những thành tựu, hạn chế và tiềm năng phát triển. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi tỉnh Bến Tre. - Trên cơ sở lý thuyết, thực tiễn kiến nghị, đề xuất các giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi. 3-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Là các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của loại hình trang trại chăn nuôi tại Bến Tre. - Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung vào phân tích, định lượng các yếu tố tác động đến doanh thu của trang trại và nông hộ để so sánh đối chiếu. Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển trang trại căn cứ trên kết quả định lượng các yếu tố tác động thông qua việc chạy mô hình hồi quy trong phạm vi số liệu trang trại chăn nuôi và nông hộ tỉnh Bến Tre. - Địa bàn khảo sát: đề tài chỉ tập trung phân tích đánh giá số liệu thống kê, số liệu điều tra thu thập của tỉnh Bến Tre có so sánh với số liệu chung của cả nước. 4-Phương pháp nghiên cứu: Thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu, số liệu lịch sử. Điều tra trực tiếp, khảo sát thực tế. Thống kê mô tả, ứng dụng mô hình kinh tế lượng. Phân tích, đối chiếu, so sánh. 4.1-Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: - Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu: Sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp - dùng phương pháp bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu thực tế của các biến độc lập và phụ thuộc để phân tích. Việc điều tra thử được tiến hành trên 9 trang trại để rút kinh nghiệm cho người phỏng vấn và điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp. Trong quá trình tổ chức thu thập dữ liệu và trực tiếp lấy mẫu phỏng vấn có phối hợp với cán bộ khuyến nông huyện. Cở mẫu được xác định dựa trên cơ sở số liệu thống kê số lượng trang trại chăn nuôi năm 2007 của tỉnh Bến Tre. Thời gian bắt đầu điều tra từ 01/04/2008 đến 01/06/2008. Mẫu được phân bố tập trung vào 4 huyện Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày và Thị Xã Bến Tre. Số lượng mẫu trang trại được lấy nhiều gấp đôi nông hộ vì đây là đối tượng chính để nghiên cứu, mẫu nông hộ lấy chủ yếu để so sánh đối chiếu. Tiêu chí định lượng để phân loại hộ/trang trại chăn nuôi trong quá trình chọn mẫu được dựa trên thông tư liên tịch Hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2000. 210 hộ, trang trại đã được phỏng vấn. Số bảng câu hỏi hợp lệ là 170 bảng, đạt tỷ lệ 80,95%. - Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng Excel và phần mềm SPSS để nhập, xử lý dữ liệu điều tra. Sau giai đoạn làm sạch dữ liệu căn bản tiến hành lọc dữ liệu lập các bảng thống kê mô tả, kiểm định, phân tích Anova và chạy mô hình hồi qui tuyến tính. Áp dụng mô hình kinh tế lượng hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng lên doanh thu của trang trại/hộ chăn nuôi. 4.2-Thước đo hiệu quả kinh tế trang trại Đề tài phân tích thu nhập (doanh thu), chi phí, lợi nhuận, thu nhập lao động gia đình và tỉ suất lợi nhuận để phản ánh hiệu quả của kinh tế trang trại so với kinh tế nông hộ. Sử dụng hàm số: Y = f(Xi), với i є [0,7] (0.1) Trong đó, Y là biến phụ thuộc để chỉ doanh thu của trang trại/nông hộ trong năm điều tra. Xi là các biến độc lập đại diện cho các yếu tố tác động đến thu nhập của trang trại/nông hộ trong năm điều tra. 4.2.1- Tổng thu nhập của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ (Total Revenue – TR) Tổng thu nhập được tính bằng tổng các loại sản phẩm nhân với giá sản phẩm tương ứng 1 n i i i TR Q P = =∑ (0.2) Trong đó: Qi : khối lượng sản phẩm thứ i Pi : giá đơn vị sản phẩm thứ i 4.2.2-Lợi nhuận của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ (Profit - P): Lợi nhuận (P) được tính bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp của trang trại/nông hộ P = TR – TC (0.3) 4.2.3-Thu nhập lao động gia đình của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ (Family Labor Income - FLI): Thu nhập lao động gia đình được tính từ thu nhập ròng của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ và thu nhập của lao động gia đình trong quá trình lao động, trực tiếp tổ chức sản xuất: FLI = P + LCo (0.4) Trong đó, LCo = ngày công x đơn giá thị trường (Chi phí cơ hội của lao động gia đình) 4.2.4-Tỉ suất lợi nhuận (Profit – Cost Ratio, PCR): Tỉ suất lợi nhuận được tính bằng lợi nhuận/tổng chi phí. 100PPCR x TC = (0.5) Trong đó, PCR: tỉ suất lợi nhuận; P: lợi nhuận; TC: tổng chi phí 4.3-Mô hình kinh tế lượng - giải thích các biến trong mô hình và giả thiết giá trị kỳ vọng của biến độc lập: Đề tài sử dụng mô hình kinh tế lượng để tìm ra những nhân tố kinh tế, xã hội, chính sách có tác động đến sự thay đổi thu nhập của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ. Mối tương quan giữa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng được thể hiện bằng hàm sản xuất Cobb Douglas (trích Nguyễn Trọng Hoài, 2007 – 2008): 3 5 6 71 2 4 1 2 3 4 5 6 7 b b b bb b bY aX X X X X X X= (0.6) Phương trình có thể chuyển sang dạng tuyến tính bằng cách lấy logarit hai vế như sau: Ln(Y)= ln(a)+b1ln(X1)+b2ln(X2)+b3ln(X3)+b4ln(X4)+b5ln(X5)+b6ln(X6)+b7ln(X7) (0.6) Trong đó, Y là biến phụ thuộc là thu nhập của trang trại/hộ trong năm; bi là hệ số co dãn của hàm sản xuất, các hệ số này được ước lượng bởi phương pháp hồi qui. X1: là biến giả, đại diện cho hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, X1 nhận giá trị 1 nếu là trang trại gia đình và giá trị 0 nếu là nông hộ. Kỳ vọng X1 mang dấu (+) vì theo lý thuyết thì hình thức kinh tế trang trại hiệu quả hơn kinh tế nông hộ. X2 : là biến giả đại diện cho giới tính của chủ hộ/trang trại, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam và giá trị 0 nếu là nữ. Kỳ vọng X2 mang dấu (+) vì giả thiết nếu chủ hộ/trang trại là nam thì doanh thu sẽ cao hơn chủ hộ/trang trại là nữ. X3 : (qui mô đàn gia súc) là biến đại diện cho qui mô đàn heo của hộ/trang trại tại thời điểm khảo sát. Kỳ vọng X3 mang dấu (+), điều này có nghĩa là qui mô đàn đồng biến với lợi nhuận và thu nhập lao động gia đình của nông hộ/trang trại. giả định qui mô đàn càng lớn thì hiệu quả kinh tế mang lại càng cao. X4: (diện tích đất nông nghiệp) là biến đại diện cho qui mô đất nông nghiệp. Kỳ vọng X4 mang dấu (+), giả định qui mô đất đai càng lớn thì doanh thu càng cao. X5: (tổng vốn đầu tư cố định) là biến đại diện cho vốn đầu tư của nông hộ/trang trại. Kỳ vọng X4 mang dấu (+). Giả định vốn đầu tư càng lớn hiệu quả kinh tế càng cao. X6: (kiến thức nông nghiệp) là biến kiến thức chung của chủ nông hộ/trang trại về nông nghiệp. Biến này dùng để xem xét ảnh hưởng của mức độ tham gia của nông dân vào các hoạt động cộng đồng lên kế hoạch và kết quả sản xuất của họ, kỳ vọng biến X6 mang dấu (+). Biến này được đo lường theo bảng sau (trích Đinh Phi Hổ, 2003): Hoạt động Điểm Câu hỏi Cơ cấu % 1-Tiếp xúc thường xuyên với cán bộ khuyến nông. Tham gia tập huấn kỹ thuật nông nghiệp. 2 42 45 20 2-Được chọn làm nơi thí điểm các kỹ thuật mới hay là điểm trình diễn khuyến nông 2 49 20 3-Thành viên của Câu lạc bộ Nông dân (CLB nông dân), tổ nông dân liên kết sản xuất 2 52 20 4-Thường xuyên đọc sách báo, theo dõi các chương trình nông nghiệp 2 53 54 20 5- Sử dụng Internet để tìm hiểu thông tin kỹ thuật nông nghiệp, kinh tế 2 55 20 Tổng cộng 10 100% X7: (loại hình sản xuất) Là biến giả đại diện cho loại hình sản xuất của trang trại/nông hộ. X7 nhận giá trị 0 nếu là trang trại/hộ chăn nuôi, và giá trị 1 nếu là trang trại/hộ kinh doanh tổng hợp. Kỳ vọng X7 mang dấu (+) vì giả thiết nếu trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp thì thu nhập sẽ cao hơn trang trại chăn nuôi. Kiểm định giả thiết: Kiểm định ý nghĩa thống kê của các biến hồi quy để xác định các biến giải thích có thực sự ảnh hưởng đến biến phụ thuộc hay không (trích từ Nguyễn Trọng Hoài, 2007 – 2008). Sử dụng giá trị p-value trong bảng kết quả hồi quy Coefficients của SPSS, nếu giá trị p-value được tính nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05 thì bác bỏ giả thiết H0. Kiểm định đa cộng tuyến: áp dụng phương pháp nạp biến Stepwise trong SPSS xác định hệ số phóng đại phương sai (VIF). Sử dụng VIF của mỗi biến để xác định đa cộng tuyến, nếu VIF > 10 thì biến đó cộng tuyến cao (trích từ Kinh tế lượng cơ sở của Damodar N. Gujarati, Hào Thi và Thục Đoan dịch). 5-Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Việc vận dụng những lý thuyết về sản xuất nông nghiệp và kinh tế phát triển để xác định những yếu tố đặc trưng của kinh tế trang trại và với biện pháp thu thập số liệu thực tế đã chứng minh được sự tập trung quy mô của những yếu tố này ở kinh tế trang trại có sự khác biệt rõ rệt so với kinh tế nông hộ. - Vận dụng những lý thuyết về sản xuất nông nghiệp và kinh tế phát triển để xác định những yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất của kinh tế trang trại, lượng hoá tác động của các yếu tố này lên hiệu quả kinh tế của trang trại. - Áp dụng mô hình kinh tế lượng để chứng minh được những yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúng đến lợi nhuận trang trại và thu nhập lao động gia đình từ đó có thể đề xuất các chính sách ưu tiên và các giải pháp huy động hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bến Tre. CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 1.1. Các lý thuyết liên quan trong quá trình phân tích của đề tài: 1.1.1. Lý thuyết lợi thế kinh tế theo qui mô: Theo lý thuyết lợi thế kinh tế theo qui mô (Robert S.Pindyck và Daniel L.Rubinfeld, trích từ Võ Thị Thanh Hương, 2007), việc đo lường sản lượng gia tăng tương ứng với sự gia tăng của tất cả các yếu tố đầu vào là vấn đề cốt lõi để tìm ra bản chất của quá trình sản xuất trong dài hạn. Hiệu suất tăng dần theo quy mô khi sản lượng tăng hơn hai lần trong lúc các yếu tố đầu vào tăng gấp đôi. Như vậy lợi thế kinh tế theo qui mô là đặc trưng cho một quy trình sản xuất trong đó một sự tăng lên trong số lượng sản phẩm sẽ làm giảm chi phí bình quân trên mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất ra. Điều này xảy ra khi qui mô sản xuất lớn hơn, cho phép công nhân và nhà quản lý chuyên môn hóa các nhiệm vụ của họ và khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất như đất đai, máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển.... Sự phát triển các xí nghiệp, nhà máy có hiệu suất tăng dần theo qui mô sẽ có lợi thế kinh tế hơn là để nhiều cơ sở sản xuất nhỏ cùng tồn tại. Đối với sản xuất nông nghiệp, chúng ta nhận thấy qui mô về diện tích đất, vốn, lao động, máy móc trang bị của kinh tế nông hộ đều rất nhỏ so với qui mô của trang trại. Qui mô nhỏ về diện tích đất và vốn sản xuất sẽ là trở ngại cho việc áp dụng các công nghệ mới như cơ giới, thâm canh gắn bảo vệ môi trường...Kinh tế trang trại với diện tích đất, vốn, lao động, máy móc trang bị ...tập trung lớn hơn sẽ thuận tiện cho cơ giới hóa, giải phóng sức người, áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới, chi phí sản xuất sẽ giảm nhanh theo qui mô sản lượng tăng... do vậy kinh tế trang trại có hiệu suất cao hơn và có lợi thế kinh tế theo qui mô. 1.1.2. Lý thuyết về chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp: Wharton C. (1971) đã đưa ra 6 nguyên nhân chính giải thích lý do mà nông dân không sẵn lòng áp dụng kỹ thuật mới (trích Đinh Phi Hổ, 2003): Không biết hoặc không hiểu về kỹ thuật mới do đó không dám áp dụng; Không có đủ năng lực để thực hiện: vì không có kiến thức và kỹ năng mới để thực hiện kỹ thuật mới; Không được chấp nhận về mặt tâm lý văn hoá và xã hội: do nông dân sản xuất theo tập quán nông nghiệp truyền thống, cách tính toán không phải trên giấy mà bằng kinh nghiệm và suy nghĩ riêng; Không thích nghi: do không biết kỹ thuật mới có thích nghi với điều kiện địa phương không. Không khả thi về kinh tế: do chi phí tăng cùng với sản lượng tăng nhưng lợi nhuận thấp hơn cách tính truyền thống. Không sẵn có điều kiện để áp dụng. Trong 6 yếu tố ảnh hưởng chính đến việc nông dân không sẳn lòng áp dụng kỹ thuật mới thì có đến 3 yếu tố là do kiến thức nông nghiệp hạn chế của nông dân. Kiến thức nông nghiệp của nông dân có thể xem như là tổng thể các kiến thức về kỹ thuật, kinh tế và cộng đồng mà người nông dân có được và ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình. Có thể thấy ngoài những yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất như giống mới, phân, thuốc, trang bị cơ giới và vốn thì kiến thức nông nghiệp đã trở nên yếu tố quan trọng giúp nông dân thành công trong hoạt động sản xuất. Theo Alfred Marshall (1890), kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản xuất. Theo S.C Hsiesh (1963), kiến thức nông nghiệp của nông dân phụ thuộc vào mức độ họ tiếp cận với các hoạt động cộng đồng ở vùng nông thôn. C.R. Wharton (1963) cho rằng với tất cả các nguồn lực đầu vào giống nhau hai nông dân với sự khác nhau về trình độ kỹ thuật nông nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác nhau. Như vậy, nông dân phải có đủ kiến thức để kết hợp các nguồn lực thì sản xuất mới hiệu quả, nhất là các chủ trang trại với quy mô sản xuất lớn nếu không có kiến thức để kết hợp các nguồn lực do tích lũy phát triển đã trở nên lớn và phức tạp thì không những không tận dụng được lợi thế kinh tế theo qui mô mà còn bị ảnh hưởng bởi hiện tượng hiệu suất kinh tế giảm dần theo quy mô. 1.1.3. Mô hình Harrod- Domar Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp (trích Đinh Phi Hổ, 2003). Đó là số tiền dùng để mua hoặc thuê ruộng đất, đầu tư hệ thống thủy nông, vườn cây lâu năm, xây dựng chuồng trại, đầu tư phát triển đàn gia súc – gia cầm, mua máy móc thiết bị, nông cụ và tiền mua vật tư (phân bón, nông dược, thức ăn gia súc, thuốc thú y). Vốn trong nông nghiệp được phân thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản cố định như tư liệu lao động có giá trị lớn, sử dụng trong một thời gian dài vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu và giá trị của nó được chuyển dần sang giá trị sản phẩm sản xuất ra theo mức độ hao mòn. Ví dụ máy móc nông nghiệp, nhà kho, sân phơi, công trình thủy nông, gia súc làm việc, gia súc sinh sản, vườn cây lâu năm. Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản lưu động là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ, được sử dụng trong một thời gian ngắn, sau một chu kỳ sản xuất nó mất đi hoàn toàn hình thái ban đầu và chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm sản xuất ra . Ví dụ: phân bón, thuốc trừ sâu - dịch bệnh, thức ăn gia súc, nguyên vật liệu. Harrod- Domar cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chính là lượng vốn sản xuất tăng thêm ._.có được từ đầu tư và tiết kiệm của quốc gia. ứng dụng trong kinh tế trang trại khi quy mô vốn tự có tích lũy qua năm tháng và vốn vay tăng lên giá trị tổng sản lượng và năng suất lao động của trang trại sẽ tăng nếu vốn được đầu tư đúng. 1.1.4. Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng của World Bank: World Bank đã đưa ra mô hình “phân phối lại cùng với tăng trưởng”. Tư tưởng là nguồn lợi thu được từ tăng trưởng kinh tế cần được phân phối lại sao cho cùng với thời gian thực hiện tăng trưởng, phân phối thu nhập được cải thiện hoặc ít nhất là không xấu đi trong khi quá trình tăng trưởng vẫn tiến lên. Để có thể thực hiện “phân phối lại cùng với tăng trưởng” trong nông nghiệp cần thực hiện các chính sách: Trợ giúp đào tạo nghề nhằm cải thiện trình độ văn hóa, kỹ năng lao động nhằm giúp họ có thể dễ chuyển sang khu vực kinh tế công nghiệp. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông thôn và tài trợ vốn cho các hộ nông dân sản xuất ở vùng nông thôn. Đầu tư và mở rộng mạng lưới dịch vụ cộng đồng như nước sạch, chăm sóc sức khoẻ, cung cấp hàng hoá thiết yếu về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu khác ở nông thôn. - Quy định về mức tiền lương tối thiểu, hỗ trợ về vốn và khuyến khích phát triển các dự án thu hút nhiều lao động không có trình độ. Ứng dụng trong nông nghiệp: khi phát triển kinh tế trang trại tăng trưởng trong nông nghiệp sẽ tăng nhanh nhưng đồng thời sẽ diễn ra quá trình tích tụ đất và vốn dẫn đến một số nông dân sản xuất nhỏ phá sản, như vậy bất bình đẳng xã hội sẽ gia tăng, mô hình đã chỉ ra đó là điều tất yếu nhưng có thể giải quyết như mô hình World Bank nhà nước tài trợ vốn để phát triển những lãnh vực mà người nghèo có thể thụ hưởng. 1.2. Các khái niệm cơ bản và xu hướng phát triển trang trại gia đình trên thế giới: 1.2.1. Các khái niệm cơ bản : -Kinh tế nông hộ: Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn. Kinh tế nông hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và các yếu tố sản xuất khác nhằm đem về thu nhập ròng cao nhất. Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào sự tích lũy, tự đầu tư để sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi cảnh nghèo đói và vươn lên giàu có, từ tự túc, tự cấp rồi lên sản xuất hàng hóa và gắn với thị trường. -Kinh tế trang trại: là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp - phổ biến được hình thành và phát triển trên nền tảng kinh tế nông hộ và cơ bản mang bản chất kinh tế hộ. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại gắn với sự tích tụ, tập trung các yếu tố sản xuất kinh doanh (đất đai, lao động, tư liệu sản xuất – vốn, khoa học kỹ thuật và công nghệ) để nâng cao năng lực sản xuất và sản xuất nhiều sản phẩm hàng hoá với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất. Kinh tế trang trại là loại hình kinh tế phát triển bậc cao của kinh tế nông hộ. Kinh tế trang trại có các đặc trưng cơ bản sau: - Là một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp dựa trên nền tảng kinh tế hộ. - Có nền tảng kinh tế hộ và mang bản chất kinh tế hộ, được thể hiện trên ba khía cạnh: (1) người quản lý chính là chủ hộ hoặc là một thành viên có đủ năng lực và được sự tín nhiệm của chủ hộ; (2) trang trại có thể sử dụng lao động làm thuê nhưng lao động của gia đình vẫn là yếu tố trụ cột; (3) có thể tích tụ, tập trung thêm các yếu tố sản xuất để nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất. - Con đường hình thành và phát triển cơ bản của trang trại là tái sản xuất mở rộng không phải chủ yếu bằng phát triển chiều rộng mà chủ yếu phát triển chiều sâu – thâm dụng kỹ thuật bởi yếu tố vốn, khoa học – kỹ thuật – công nghệ, bởi năng lực quản trị sản xuất kinh doanh được tăng cường. - Sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường và chấp nhận cạnh tranh để phát triển. 1.2.2. Xu hướng phát triển trang trại gia đình ở một số nước Châu Âu: Cuối thế kỷ XVII, vương quốc Anh là nước công nghiệp hóa sớm nhất thế giới, quan niệm rằng: trong nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, nông nghiệp cũng phải xây dựng các xí nghiệp tập trung qui mô lớn như các xí nghiệp công nghiệp. nhưng vì đặc điểm của nông nghiệp là phải tác động vào những vật sống (cây trồng, vật nuôi) nên không phù hợp với hình thức sản xuất tập trung qui mô lớn, sử dụng lao động làm thuê tập trung nên cuối cùng hiệu quả của các trang trại gia đình vẫn chiếm ưu thế hơn các xí nghiệp nông nghiệp tư bản qui mô lớn. Cho đến nay, ở các nước tiên tiến trang trại gia đình vẫn tồn tại và phát triển mạnh. Ngay ở Mỹ, một nước có nền nông nghiệp tiên tiến nhất, quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp tiến hành mạnh nhất thì số trang trại gia đình vẫn tồn tại và phát triển. Các số liệu dưới đây cho chúng ta hình dung được tình hình phát triển của kinh tế trang trại ở một số nước công nghiệp phát triển trong giai đoạn Chủ Nghĩa Tư Bản hiện đại. Bảng 1.1. Trang trại một số nước Châu Âu ĐVT: 1.000 Thập niên 50 Thập niên 60 Thập niên 70 Thập niên 80 Anh Số trang trại 453 467 327 254 Diện tích bình quân (ha) 36 41 55 71 Pháp Số trang trại 2285 1588 1263 801 Diện tích bình quân (ha) 14 19 23 35 Tây Đức Số trang trại 2051 1709 1075 983 Diện tích bình quân (ha) 11 10 14 15 Hà Lan Số trang trại 453 467 327 254 Diện tích bình quân (ha) 36 41 55 71 Nguồn: Đào Thế Tuấn, 1997, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam 1.2.3. Xu hướng phát triển trang trại gia đình ở một số nước Châu Á: Các quốc gia như Nhật bản, Đài Loan, Hàn Quốc khi lao động nông nghiệp bắt đầu suy giảm thì quy mô trang trại tăng lên, song mức tăng không lớn. Đặc điểm trang trại ở các nước này là có quy mô nhỏ phù hợp với việc canh tác bằng các phương tiện cơ giới nhỏ, các trang trại ở đây nhờ sự tác động của công nghiệp đã đẩy mạnh thâm canh nhờ vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa họa kỹ thuật để cơ giới hóa , hiện đại hóa các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khi đã thực hiện được công nghiệp hóa nền kinh tế , nông nghiệp các nước này được sự hổ trợ mạnh mẽ của công nghiệp để phát triển và các trang trại nhỏ của họ tiếp tục tồn tại theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất và hiện đại hóa các hoạt động của mình . Họ tìm cách tăng thu nhập bằng cách sản xuất các sản phẩm cao cấp cho người thành thị, các sản phẩm ít rủi ro hơn . Ngoài ra họ còn tìm nguồn thu nhập phi nông nghiệp để tăng thêm khoản thu nhập vốn không nhiều từ lĩnh vực nông nghiệp . Bảng 1.2. Trang trại một số nước Châu Á ĐVT: 1.000 Thập niên 50 Thập niên 70 Thập niên 80 Thập niên 90 Nhật Số trang trại 6176 5342 4661 3691 Diện tích bình quân (ha) 0,8 1,1 1,1 1,38 Đài Loan Số trang trại 744 808 916 739 Diện tích bình quân (ha) 1,12 0,91 0,83 1,21 Hàn Quốc Số trang trại 2249 2507 2379 1772 Diện tích bình quân (ha) 0,86 0,9 0,94 1,2 Thái Lan Số trang trại 3214 4018 4464 5245 Diện tích bình quân (ha) 0,35 3,72 3,56 4,52 Nguồn: Đào Thế Tuấn, 1997, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam Như vậy, ở các nước khác nhau qui mô trang trại cũng khác nhau và thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên, trình độ cơ giới hóa và năng suất lao động của mỗi nước. ở nước có bình quân diện tích đất nông nghiệp thấp thì diện tích đất nông nghiệp bình quân của mỗi trang trại không lớn lắm, nhưng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các chủ trang trại tập trung đầu tư theo chiều sâu có thể tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng lớn trên đơn vị diện tích và thu lợi nhuận cao. 1.3.Thực tiễn ở Việt Nam: Việc thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương (khóa IV), Nghị Quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân đã đặt nền móng cho sự ra đời của kinh tế trang trại. Với những thành tựu của công cuộc đổi mới, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển vượt bậc, nhiều hộ nông dân bước đầu có tích lũy đã tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển. Sau Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII và đặc biệt là sau khi Luật đất đai ra đời năm 1993 qui định 5 quyền sử dụng đất, thì kinh tế trang trại thực sự có bước phát triển nhanh và đa dạng đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. 1.3.1. Quá trình nhận thức và lý luận phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 1.3.1.1 Kinh tế trang trại và kinh tế nông hộ trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam 1.3.1.1.1 Khía cạnh pháp lý về quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam: Chỉ thị 100 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoàn, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp năm 1981 đã tạo nền tảng cho kinh tế hộ phát triển. Nghị quyết 10 NQ/TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn. Các thành phần kinh tế được đảm bảo quyền bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo đảm quyền sử dụng đất đai, giao đất, giao rừng sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp đã tạo nền tảng cho các nông hộ được phát triển với qui mô sản xuất lớn hơn. Nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII (tháng 12/1997) khẳng định “kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau được phát triển chủ yếu để trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc, khuyến khích việc khai thác đất hoang”. Tháng 11 năm 1998, Nghị quyết của Bộ Chính trị số 6 NQ/TW khóa VIII chuyên đề vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn tiếp tục khẳng định “ở nông thôn Việt Nam hiện nay đang phát triển những mô hình trang trại nông nghiệp, phổ biến là trang trại gia đình, thực chất là các hộ sản xuất hàng hóa với qui mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả.” Ngày 02 tháng 02 năm 2000 nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế trang trại trong công cuộc phát triển nông nghiệp, phát triển đất nước chính phủ đã ra nghị quyết chính phủ về kinh tế trang trại Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP để qua đó thống nhất nhận thức về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại: phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới. Định hướng chính sách cụ thể như: Chính sách đất đai; Chính sách thuế; Chính sách đầu tư, tín dụng; Chính sách lao động; Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường; Chính sách thị trường; Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại. Thông tư số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2000, thông tư liên tịch Hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại. Thông tư số 82/2000/TT- BTC ban hành ngày 14 tháng 08 năm 2000 hướng dẫn chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại tuy nhiên nội dung vẫn còn mang tính chất rất định hướng, để áp dụng được còn cần các hướng dẫn cụ thể của UBND từng tỉnh. Thông tư số 62/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 20 tháng 5 năm 2003 thông tư liên tịch hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại. Thông tư 74/2003/TT-BNN ngày 4 tháng 7 năm 2003 ban hành để sửa đổi, bổ sung Mục III Của Thông tư liên tịch 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại. Ngoài ra các tỉnh tùy theo tình hình cụ thể địa phương mà đưa ra các nghị quyết và chính sách để cụ thể hoá chính sách trung ương. 1.3.1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của trang trại, tiêu chí nhận dạng trang trại và loại hình trang trại: -Những đặc trưng cơ bản của trang trại: theo kết quả hội nghị nghiên cứu kinh tế trang trại Việt Nam của Ban Kinh tế Trung ương + Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính sản xuất hàng hóa rõ rệt. + Các trang trại có sự tập trung tích tụ cao hơn rõ rệt so với mức bình quân của các hộ kinh tế gia đình trong xã hội, ở từng vùng về các điều kiện sản xuất (đất đai, vốn, lao động); đạt khối lượng và tỉ lệ sản phẩm hàng hóa lớn hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn. + Nhìn chung chủ trang trại là những người có ý chí làm giàu,có điều kiện làm giàu và biết làm giàu, có vốn, trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý, có hiểu biết nhất định về thị trường, bản thân và gia đình thường trực tiếp tham gia lao động quản lý, sản xuất của trang trại đồng thời có thuê mướn thêm lao động để sản xuất, kinh doanh. + Kinh tế trang trại mang tính chất sản xuất hàng hóa, gắn liền với thị trường, chính vì vậy có nhu cầu cao hơn hẳn kinh tế hộ mang nặng tính tự cấp, tự túc về tiếp thị, về sự tác động của khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, về sự phát triển của công nghiệp, trực tiếp là công nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản, chế tạo nông cụ nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm vá đáp ứng được đòi hỏi của khác hàng về quy cách, chất lượng sản phẩm để bảo đảm tiêu thụ hàng hóa, cạnh tranh trên thị trường. Qui mô sử dụng (cũng là mức độ tích tụ) các điều kiện sản xuất (đất đai, vốn, lao động) là những yếu tố cơ bản nhất, quyết định tính chất hàng hóa của trang trại. Theo Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục thống kê xác định đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại là: + Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá với quy mô lớn. + Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thuỷ sản hàng hoá. + Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất; sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ. - Tiêu chí định lượng để xác định kinh tế trang trại: Theo thông tư liên tịch Hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2000 một hộ sản xuất nông - lâm nghiệp – thủy sản được xác định là trang trại phải đạt cả hai tiêu chí sau: * Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân/năm: Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên. Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên. * Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế. a. Đối với trang trại trồng trọt (1) Trang trại trồng cây hàng năm: Từ 2ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung. Từ 3ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. (2) Trang trại trồng cây lâu năm: Từ 3ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung. Từ 5ha trở lên đối với ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Trang trại trồng hồ tiêu 0,5ha trở lên. (3) Trang trại lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước. b. Đối với trang trại chăn nuôi (1) Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò…): Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên. Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên. (2) Chăn nuôi gia súc (lợn, dê…): Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với hơn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên. Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa); dê thịt từ 200 con trở lên. (3) Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, v.v... có thường xuyên từ 2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi). c. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản - Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên). d. Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và thuỷ đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá (tiêu chí 1). - Loại hình trang trại: * Theo tiêu thức về cách áp dụng mô hình sản xuất: + Trang trại trồng trọt: là các trang trại trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, hoặc trồng cây lâm nghiệp . + Trang trại chăn nuôi: là trang trại hoạt động chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò, v.v...; chăn nuôi gia súc: lợn, dê,v.v...; chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, v.v... + Trang trại nuôi trồng thuỷ sản. + Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp: là trang trại có từ 2 hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản khác nhau trở lên và mỗi hoạt động đều đạt về quy mô hoặc mức giá trị hàng hoá và dịch vụ như quy định cho trang trại. * Theo tiêu thức về tính chất và quy mô sở hữu gồm có: Trang trại gia đình, trang trại tiểu chủ, trang trại tư nhân. Các trang trại trên còn khác nhau về tính chất và quy mô sử dụng lao động. trang trại gia đình chủ yếu sử dụng lao động gia đình, trang trại tiểu chủ chủ yếu sử dụng lao động thuê mướn, song số lao động thuê mướn thấp hơn mức qui định của pháp luật để xác định doanh nghiệp tư nhân. Trang trại tư nhân thì hoàn toàn sử dụng lao động thuê mướn với số lao động thuê mướn bằng hay lớn hơn mức qui định của pháp luật để xác định doanh nghiệp tư nhân. Cả ba loại hình trang trại trên cần được khuyến khích phát triển, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay cần ưu tiên phát triển kinh tế trang trại gia đình vì loại hình trang trại này gần gũi với kinh tế nông hộ và phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nông nghiệp hiện tại. 1.3.1.2. Tính tất yếu khách quan trong việc phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam: * Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam là tất yếu khách quan phù hợp qui luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất: Xuất phát từ quy luật quan hệ sản xuất phải thích ứng với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất – trình độ của đội ngũ lao động trong nông nghiệp – nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ, hệ thống khuyến nông và các chính sách phù hợp trong nông nghiệp ngày càng được nâng cao. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải thiết lập quan hệ sản xuất mới để tạo động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát trỉển nhanh hơn. * Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam là tất yếu khách quan phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: - Trang trại ra đời tạo mối quan hệ mới giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình phát triển: công nghiệp phát triển tạo ra nhiều sản phẩm mới phục vụ cho nông nghiệp. Nhưng với một nền nông nghiệp kém phát triển thì không đủ điều kiện để ứng dụng những thành quả của công nghiệp phát triển cũng như không đáp ứng đủ nhu cầu nông sản hàng hóa cho một xã hội phát triển bởi sự kích thích của công nghiệp. Sự ra đời và phát triển của kinh tế trang trại ở nước ta vào lúc này đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết - chính nó sẽ tạo ra sự ghép nối hợp lý để đưa công nghiệp và nông nghiệp đất nước đi vào con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá . - Sự hình thành kinh tế trang trại là kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất công nghiệp. Đồng thời do đặc điểm ưu thế vốn có của mình nên nền kinh tế trang trại có khả năng đáp ứng những nhu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn đặt ra. Mặt khác sự phát triển của kinh tế trang trại sẽ tạo ra điều kiện và động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa nhanh hơn, hiệu quả hơn. Mà chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất công nghiệp là nội dung chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa ở nước ta. - Trang trại với ưu thế về quy mô, vừa có điều kiện tăng năng suất lao động, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích vừa có khả năng khai thác hữu hiệu lợi thế so sánh của từng vùng , lãnh thổ sẽ thực hiện tốt việc sản xuất ra hàng loạt sản phẩm với chi phí thấp nhất nên có điều kiện để cạnh tranh trong nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường . Trên cơ sở đó thúc đẩy tăng trưởng cả thị trường đầu ra lẫn thị trường đầu vào. Điều này có tác dụng kích cầu trong tương lai và đây là biện pháp để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp ở nước ta . * Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam là tất yếu khách quan phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế và quá trình hội nhập: Trong thời gian qua kinh tế nông hộ đã có những đóng góp quan trọng về vốn, đất, lao động và kinh nghiệm phục vụ cho việc mở rộng sản lượng nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên khi nền kinh tế nước ta hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, cụ thể với việc gia nhập WTO, nông dân không còn được bảo hộ bởi các biện pháp hành chính như hạn ngạch nhập khẩu hay thuế bảo hộ và cung nông sản hướng tới đáp ứng cầu của thị trường thế giới thì kinh tế trang trại có nhiều lợi thế hơn (Đinh Phi Hổ, trích trích từ Võ Thị Thanh Hương, 2007): - Lợi thế về quy mô sản xuất: diện tích đất, vốn sản xuất, lao động, máy móc, thiết bị của trang trại đều lớn hơn nông hộ. Với quy mô các yếu tố đầu vào lớn, chi phí sản xuất sẽ giảm nhanh bởi quy mô sản lượng tăng. Chi phí là yếu tố quyết định cạnh tranh sản phẩm. Do đó phát triển kinh tế trang trại nông sản Việt Nam mới có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và các nước phát triển. - Lợi thế về tỷ suất hàng hoá, đồng nhất chất lượng sản phẩm, và thương hiệu của sản phẩm: Kinh tế trang trại với quy mô sản xuất lớn tập trung sẽ dễ thực hiện quy hoạch phân vùng chuyên môn hóa sản xuất theo lợi thế so sánh, tạo ra sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm tạo thương hiệu riêng cho sản phẩm của trang trại hay vùng. Yêu cầu của thị trường thế giới đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm và nguồn gốc uy tín của nhà sản xuất, điều này chỉ có sản xuất theo quy mô lớn như trang trại thì mới có khả năng đáp ứng. - Lợi thế về ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp: Quy mô lớn của diện tích đất và vốn sản xuất sẽ tạo thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ mới, cơ giới hoá, thâm canh tăng năng suất đất đồng thời gắn với bảo vệ môi trường, không phá rừng. Do đó phát triển kinh tế trang trại thì nông dân mới duy trì bền vững sức mạnh cạnh tranh của mình khi hội nhập với nông dân thế giới. - Lợi thế về nâng cao năng suất lao động: Việt Nam hoàn toàn bất lợi do năng suất lao động nông nghiệp còn quá thấp so với các nước trong khu vực. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới Worldbank (2000), năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam chỉ khoảng 244 USD, tương đương 75% của Trung Quốc, 33% so với Indonesia, 25% so với Thái Lan, 18% so với Philipines và 4% so với Malaysia. Năng suất lao động phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố sau: Năng suất ruộng đất (Gía trị sản phẩm tính trên 1 ha) và năng suất đất-lao động (diện tích đất nông nghiệp tính trên 1 lao động). Năng suất lao động thấp sẽ làm chi phí sản xuất cao và khó mà cải thiện được thu nhập cho nông dân. Kinh tế trang trại với tư liệu sản xuất, vốn, sức lao động được tập trung trên qui mô lớn mới có điều kiện phát huy ưu thế phân công lao động cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo điều kiện cải thiện, nâng cao năng suất lao động. Kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất mà kinh tế nông nghiệp trên thế giới đã và đang trải qua. Hình thức tổ chức sản xuất này đang tỏ ra có ưu thế, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của nền sản xuất xã hội, phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp thế giới. Tóm lại kinh tế trang trại là mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp mà sự xuất hiện của nó nảy sinh từ những yêu cầu khách quan của quá trình phát triển cơ chế kinh tế thị trường và phù hợp với chủ trương thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong lĩnh vực nông nghiệp . 1.3.1.3. Vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam: - Kinh tế trang trại với lợi thế về qui mô đất và vốn lớn, sản xuất tập trung chuyên môn hoá sẽ đi đầu trong việc cơ giới hoá sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm nông sản đầu ra là đầu vào cho công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp. Cơ giới hóa sẽ giải phóng nguồn lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ. - Trang trại cũng sẽ đi đầu trong việc thâm canh tăng năng suất, ứng dụng công nghệ mới, sử dụng giống mới, sử dụng nhiều phân bón thuốc hoá học một cách hợp lý, yêu cầu nhiều hơn đối với dịch vụ và đầu vào. Từ đó trang trại sẽ tạo cầu đối với công nghiệp hoá học, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp và các ngành dịch vụ cho nông nghiệp để các ngành này phát triển. - Kinh tế trang trại góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động. Trang trại còn là nơi để hộ nông dân học hỏi cách thức tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh. Chủ trang trại với lợi ích thiết thực lâu dài sẽ có ý thức và quan tâm đến việc khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy phát triển kinh tế trang trại góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động, cơ giới hóa nông nghiệp, kích thích các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp và các ngành dịch vụ nông nghiệp phát triển do đó thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam 1.3.2. Thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam: 1.3.2.1- Thực trạng phát triển kinh tế trang trại giai đoạn trước khi có NQ 03/2000/NQ-CP: Trước khi có nghị quyết 03/2000/NQ-CP và thông tư 69 hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại nên mỗi vùng có một cách nhìn khác nhau về kinh tế trang trại. Số liệu và các chỉ tiêu về kinh tế trang trại trước khi có NQ 03/2000/NQ-CP được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.3: Số trang trại phân theo địa phương trước khi có NQ 03/2000/NQ-CP Chỉ tiêu Yên Bái Kon Tum Đắc Lắc Lâm Đồng Bình Dương Bình Phước - Số trang trại - Diện tích bình quân ( ha ) - Lao động thuê thường xuyên (người ) - Lao động thời vụ (người ) - Vốn đầu tư bình quân (triệu đồng) 9226 6-10 8-10 25-30 80-100 998 2-5 3-5 30-40 105 4000 6,3 4-10 - 100 1063 2-5 3-5 - 75 1247 11,06 3-5 21 229 2076 9,3 3-10 - 200 Nguồn: Tư liệu về kinh tế trang trại, Ban Vật giá chính phủ. NXB TP. HCM 1.3.2.2-Thực trạng phát triển kinh tế trang trại giai đoạn sau khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP Sau khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. * Giai đoạn từ năm 2000 đến 2006: Bảng 1.4: Số trang trại phân theo địa phương 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nước 57069 61017 61787 86141 110832 114362 Đồng bằng sông Hồng 1646 1834 1939 5031 8131 9637 13863 Đông Bắc 2793 3201 3210 4859 4984 5473 4704 Tây Bắc 282 135 163 367 400 395 522 Bắc Trung Bộ 4084 3013 3216 4842 5882 6706 6756 Duyên hải Nam Trung Bộ 3122 2904 2943 6509 6936 7138 7808 Tây Nguyên 3589 6035 6223 6650 9450 9623 8785 Đông Nam Bộ 9586 12705 12126 14938 18921 18808 16867 Đồng bằng sông Cửu Long 31967 31190 31967 42945 56128 56582 54425 Nguồn: Tư liệu về kinh tế trang trại, Ban Vật giá chính phủ. NXB TP.HCM Số lượng trang trại tăng nhanh, loại hình sản xuất đa dạng đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp Kinh tế trang trại phát triển nhanh về số lượng ở tất cả các vùng trong cả nước, đến thời điểm 01/7/2006, cả nước có 113730 trang trại, so với năm 2001 tăng 52713 trang trại (+86,4%), so với năm 2004 tăng 2898 trang trại (+2,5%). Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là những vùng có nhiều đất đai, mặt nước thuận lợi để mở rộng qui mô trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản là những vùng tập trung số lượng trang trại nhiều nhất. Ba vùng này có 80077 trang trại, chiếm 70,4%. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 54.425 trang trại chiếm gần 50% số trang trại cả nước. Loại hình sản xuất của trang trại ngày càng đa dạng và có sự chuyển dịch về cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng các trang trại trồng cây hàng năm và cây lâu năm và tăng tỷ trọng các loại trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất kinh doanh tổng hợp. Trang trại sử dụng ngày càng nhiều ruộng đất, dấu hiệu tích tụ ruộng đất - điều kiện tiên quyết cho nền sản xuất lớn nông nghiệp. Tại thời điểm 01/7/2006, diện tích đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản do các trang trại đang sử dụng là 663,5 nghìn ha, tăng 290,3 nghìn ha so năm 2001 (bình quân 1 trang trại sử dụng 5,8 ha). Trong cơ cấu đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trang trại đang sử dụng năm 2006, đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ trọng lớn nhất với 286,4 nghìn ha (43,2%); đất trồng cây lâu năm 148 nghìn ha (22,3%); đất lâm nghiệp 94,7 nghìn ha (14,3%) và đất nuôi trồng thuỷ sản 134,4 nghìn ha (20,2%). Diện tích đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân 1 trang trại cao nhất là ở vùng Tây Bắc 9,82 ha, Đông Bắc 8,87 ha, Bắc Trung Bộ 7 ha, chủ yếu là do các vùng này có nhiều trang trại lâm nghiệp (tiêu chí qui định từ 10 ha trở lên). Đặc điểm đất đai của các trang trại là đất sản xuất liền bờ, liền khoảnh, qui mô lớn nên rất thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, bảo vệ, vận chuyển sản phẩm và nhất là cơ giới hoá, thủy lợi hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Kinh tế trang trại phát triển góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Tại thời điểm 01/7/2006, các trang trại đã sử dụng 395,9 nghìn lao động làm việc thường xuyên, gấp 1,7 lần so năm 2001; trong đó lao động của hộ chủ trang trại là 291,6 nghìn người, chiếm 73,6% tổng số lao động, còn lại là lao động thuê mướn. Do tính chất thời vụ của sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nên ngoài lao động thuê mướn thường xuyên, các trang trại còn thuê mướn lao động thời vụ.._.ng công trình khí sinh học tương ứng với qui mô chăn nuôi để giải quyết ô nhiễm môi trường nhằm đạt tiêu chuẩn quy định về cấp giấy chứng nhận trang trại. Khi được cấp giấy chứng nhận trang trại sẽ có điều kiện hưởng được những chính sách ưu đãi trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho họ yên tâm tăng quy mô đàn. - Nâng cao chất lượng con giống: chất lượng con giống là yếu tố tiên quyết trong phát triển đàn gia súc, quyết định sự thành công trong ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng. Chủ trang trại không thể phát triển quy mô đàn nếu không tìm được con giống chất lượng cao. Vì thế việc quản lý, nâng cao chất lượng con giống là công tác cấp bách cần được triển khai thực hiện. Trước mắt, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật để Trung tâm giống gia súc – gia cầm tỉnh hoàn thiện hệ thống quản lý con giống. Đảm bảo thực hiện Chương trình giống và nuôi giữ giống gốc để chọn lọc, đánh giá và bình tuyển giống trước khi đưa ra sản xuất đại trà. Tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống heo trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các cơ sở này phải có sổ sách theo dõi - quản lý lưu giữ số liệu về con giống, từng bước áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý con giống. - Thực hành quy trình chăn nuôi tốt: Hướng dẫn trang trại/người chăn nuôi thực hành Quy trình "Thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn (VIETGAHP)" ban hành kèm theo Quyết định số 1506/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. * Đối với việc tăng cường vốn đầu tư tài sản cố định, thay đổi công nghệ: - Đảm bảo chủ trang trại chăn nuôi được vay vốn tại các tổ chức tín dụng (hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách... ) để đầu tư sản xuất kinh doanh bình đẳng như các thành phần kinh tế khác. Chủ trang trại được vay vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Quyết định số 423/2000/QĐ-NHNN1 ngày 22 tháng 9 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại và Quyết định số 312/2003/QĐ-NHNN ngày 4 tháng 4 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn bổ sung về cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản theo Nghị quyết số 02/2003/NQ-CP của Chính phủ. Chủ trang trại được vay vốn tín dụng đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển quy định tại Quyết định số 02/2000/QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nông nghiệp. Tạo điều kiện cho trang trại tiếp cận các nguồn vốn vay chính thức, tăng tỉ lệ vốn vay chính thức trong cơ cấu vốn vay đầu tư phát triển sản xuất của trang trại. - Phòng chính sách của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn hỗ trợ trang trại xây dựng dự án khả thi để vay vốn đầu tư thuộc các chương trình dự án (chương trình giải quyết việc làm, chương trình xóa đói, giảm nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia...). - Tăng cường mức hỗ trợ cho trang trại nuôi heo sinh sản từ 50% lãi suất tiền vay ngân hàng trong 2 năm (đối với phần chi phí đầu tư xây dựng chuồng trại đúng quy trình kỹ thuật của ngành nông nghiệp) lên 3 năm. Thời gian vay vốn từ 10 – 15 năm. * Đối với kiến thức nông nghiệp: Đào tạo nâng cao tri thức và kỹ năng sản xuất nông nghiệp cho chủ trang trại để họ có thể quản lý tốt trang trại của mình. Hoạt động khuyến nông là cách tốt nhất để thực hiện điều này. - Nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, quản lý, năng lực thị trường và kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế - đặc biệt là về Hiệp định vệ sinh an toàn thực phẩm: Đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về giống vật nuôi, biện pháp giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi, xúc tiến thương mại. Từ đó xây dựng các chương trình giáo dục, đào tạo và các chương trình tập huấn kỹ năng (quản lý kinh tế, kiến thức pháp luật, tin học…) cho chủ trang trại. Đưa nội dung đào tạo bồi dưỡng chủ trang trại vào chương trình khuyến nông, chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn. - Khuyến khích các chủ trang trại góp vốn vào Quỹ hổ trợ phát triển nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ để áp dụng vào trang trại. - Hiện nay hoạt động khuyến nông cho trang trại chưa được chú trọng đúng mức, mặc dù hàng năm có tổ chức một số lớp tập huấn chuyên đề trang trại nhưng chủ yếu chỉ để phổ biến chính sách, quy định, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận trang trại. Các nội dung khác liên quan đến nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ quản lý…hầu như chưa được đề cập đến. Do vậy, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cần sớm hình thành bộ phận chuyên trách công tác khuyến nông phát triển trang trại và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm. Xây dựng, phát triển và hoàn thiện mạng lưới khuyến nông đến tận xã - ấp. Phát huy thành quả của Dự án Tăng cường năng lực khuyến nông (2007 – 2009), duy trì hoạt động mạng lưới khuyến nông viên xã phục vụ phát triển kinh tế trang trại. - Tổ chức nghiên cứu, dự báo và khuyến cáo về thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước. Xây dựng kênh cung cấp thông tin thị trường giúp trang trại định hướng sản xuất theo thị trường. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. * Các giải pháp khác: - Trong điều kiện nguồn lực cho phép (vốn, đất đai, lao động, kiến thức nông nghiệp…) cần khuyến khích chủ trang trại đa dạng hóa loại hình sản xuất kinh doanh để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. - Tạo điều kiện cho trang trại, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hợp tác, liên kết dưới nhiều hình thức: Gia tăng hình thức hợp đồng hai chiều, nhất là khâu cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm mà Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ đã cho cơ chế. Khuyến khích các hình thức liên kết giữa các trang trại trong khâu sơ chế nông sản để nâng sức cạnh tranh, tránh bị ép giá, trong đó phải đặc biệt quan tâm đến các hình thức liên kết như các tổ, nhóm liên kết sản xuất, hợp tác xã. - Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp thường hay gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, vì vậy cần khuyến khích phát triển loại hình kinh doanh cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro về giá nông sản, dịch bệnh cho chủ trang trại theo nguyên tắc thỏa thuận, tự nguyện, cùng có lợi. KẾT LUẬN Thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam cũng như ở Bến Tre phù hợp với qui luật phát triển mà các nhà khoa học – kinh tế đã đúc kết, phù hợp với xu thế phát triển trang trại trên thế giới, phù hợp với xu thế tất yếu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Cơ sở lý luận mà đề tài đã đề cập cũng như kết quả thống kê mô tả và phân tích đánh giá số liệu điều tra cho thấy hiệu quả và vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình tăng trưởng và phát triển nông nghiệp nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống nông dân. Tuy nhiên, để trang trại thực sự phát huy hiệu quả, tác động tích cực đến việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, là tiên phong trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn cần phải có quan điểm và chính sách thích hợp. Chính phủ cần có những chính sách đồng bộ để tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế nông hộ phát triển theo mô hình kinh tế trang trại, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát huy tiềm năng, nguồn lực sẳn có. Ủy ban nhân dân các địa phương phải tăng cường chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo trang trại quyền được hưởng đầy đủ các chính sách và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Kinh tế trang trại là nhân tố mới để phát triển nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Đối với ngành chăn nuôi việc phát triển bền vững mô hình chăn nuôi trang trại, tập trung là xu thế tất yếu khi nước ta chính thức tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việc tổ chức chăn nuôi theo mô hình trang trại tập trung sẽ tạo điều kiện tăng năng suất, cải tiến chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái. Vì thế, hơn lúc nào hết, Nhà nước cần tiếp sức cho khu vực kinh tế này. Những chính sách thông thoáng, phù hợp về vốn, đầu tư, thị trường... cho chăn nuôi trang trại sẽ là những giải pháp thiết thực, là nguồn lực để ngành chăn nuôi nước ta nói chung và ngành chăn nuôi tỉnh Bến Tre nói riêng vượt qua thách thức, phát triển bền vững trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 ngày 10 tháng 4 năm 2006. 2- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Báo cáo tổng hợp nghiên cứu phân tích chính sách nông nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ WTO. 3-Cục Thống kê Bến Tre (2007), Niên giám thống kê năm 2007. 4- Damodar N. Gujarati, Kinh tế lượng cơ sở, Hào Thi và Thục Đoan dịch 5- GSO (2001), Báo cáo kết quả điều tra nông thôn năm 2001. 6- GSO (2007), Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006. 7-Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp - Lý thuyết và thực tiễn, Nxb Thống kê. 8- Đinh Phi Hổ (2005), Kinh tế trang trại nhìn từ góc độ kinh tế học, Tạp chí kinh tế phát triển, số tháng 9/2005. 9- Đinh Phi Hổ, Lê Thị Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng (2006) Kinh tế phát triển - Lý thuyết và thực tiễn, Nxb Thống kê. 10-Võ Thị Thanh Hương (2007), Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương-Hiệu quả kinh tế và giải pháp phát triển. 11-Ngân hàng Thế giới (2005), Việt Nam – Thúc đẩy công cuộc phát triển nông thôn – Từ Viễn cảnh tới Hành động. 12-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre (2005, 2006, 2007), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế trang trại. 13-Trần Trác (chủ biên) (2000), Tư liệu về kinh tế trang trại, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. 14-Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (2007), ảnh hưởng của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đối với nền kinh tế Việt Nam, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 15-Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2007), Báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2008. 16-www.agroviet.gov.vn 17-www.bentre.gov.vn PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH Tóm tắt kết quả mô hình - Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .875a .766 .764 .36700 2 .904b .817 .815 .32529 3 .908c .825 .822 .31905 4 .912d .832 .828 .31324 5 .915e .837 .832 .30951 Hệ số hồi quy của các biến độc lập - Coefficients Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients Collinearity Statistics M odel B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF 5 (Constant) 3.016 .141 21.454 .000 Ln qui mô đàn .530 .036 .685 14.766 .000 .462 2.167 Ln vốn cố định .281 .039 .298 7.119 .000 .567 1.763 Ln KTNN .116 .041 .093 2.829 .005 .923 1.083 Phân loại hộ/tr. trại -.142 .053 -.097 -2.692 .008 .770 1.299 Loại hình sản xuất .113 .050 .073 2.236 .027 .932 1.073 Coefficient Correlationsa Model lnqmd lnvcd lnKTNN phan loai loaihinhsanxuat lnqmd 1.000 -.592 -.106 -.365 -.206 lnvcd -.592 1.000 -.070 .007 .072 lnKTNN -.106 -.070 1.000 -.058 -.069 phan loai ho/trang trai -.365 .007 -.058 1.000 .012 Correlations loaihinhsanxuat -.206 .072 -.069 .012 1.000 lnqmd .001 .000 .000 .000 .000 lnvcd .000 .002 .000 1.393E-5 .000 lnKTNN .000 .000 .002 .000 .000 phan loai ho/trang trai .000 1.393E-5 .000 .003 3.195E-5 5 Covariances loaihinhsanxuat .000 .000 .000 3.195E-5 .003 PHỤ LỤC 2 Đồ thị 1. Mối tương quan giữa thu nhập (doanh thu) và qui mô đàn Đồ thị 2. Mối tương quan giữa tỉ suất lợi nhuận và qui mô đàn PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM Đề tài: Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ, TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TỈNH BẾN TRE NĂM 2008 Mẫu điều tra số:_________; Ngày____/____/2007 Huyện:___________________________________ Xó/Thị trấn:_______________________________ Ấp:______________________________________ Dạng hộ: Trang trại Nụng hộ (Đánh dấu x vào dạng hộ/trang trại được phỏng vấn) Họ và tên Điều tra viên______________________ Bến Tre, tháng 4 năm 2008 BẢNG CÂU HỎI Ngày phỏng vấn: ____________ Tên chủ hộ / trang trại: _____________________________ † Nam † Nữ Tuổi: ____________________ Địa chỉ: ___________________ Điện thoại: _________________ PHẦN I : THÔNG TIN CHUNG Câu 1. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết trình độ học vấn của chủ hộ / trang trại: Lớp_____________________________________________________________________ Câu 2. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết trình độ chuyên môn của chủ hộ/trang trại: Chưa qua đào tạo † Sơ cấp † Trung cấp, cao đẳng † Đại học trở lên † Câu 3. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết số năm hoạt động kinh doanh của hộ / trang trại:______năm Lưu ý đối với điều tra viên: - Đối với nông hộ chỉ hỏi câu hỏi 4a. - Đối với trang trại hỏi cả câu 4a, 4b, 4c; câu 5a và 5b. Câu 4a. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết loại hình hoạt động kinh doanh của hộ / trang trại: Trồng trọt † Chăn nuôi † Sản xuất kinh doanh tổng hợp † Câu 4b. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết trang trại đã được cấp giấy chứng nhận chưa? Được † Chưa được † Đang chờ † Nếu trả lời CHƯA hỏi tiếp câu 5, nếu ĐƯỢC hỏi câu 6. Câu 4c. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết lý do tại sao chưa được cấp giấy chứng nhận? ______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ Câu 5a. Ông/Bà quản lý trang trại theo hình thức nào? Trực tiếp quản lý † Thuê người quản lý † Câu 5b. Trình độ của người quản lý trang trại (nếu có) Chưa qua đào tạo † Sơ cấp † Trung cấp, cao đẳng † Đại học trở lên † Câu 6. Gia đình/Trang trại của Ông/Bà có bao nhiêu công đất (1.000 m2)? __________ công Câu 7. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết nguồn gốc đất của gia đình/trang trại là từ đâu? Đất chuyển nhượng † _________ công Đất có sẳn của gia đình † _________ công Đất thuê mướn † _________ công Câu 8.Trang trại Ông/Bà có bao nhiêu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản? __________công Câu 9. Ông/Bà vui lòng cho biết tình hình lao động của các thành viên trong hộ/trang trại 9a.Tình hình tình hình lao động của các thành viên trong hộ Số người -Lao động chính (từ 15 đến 60 tuổi) ___________ -Lao động phụ (dưới 15, trên 60 tuổi) -Số người cần phải nuôi dưỡng trong hộ (trẻ em, người già...không thể làm việc được) ___________ ___________ 9b.Tình hình tình hình lao động của các thành viên trong trang trại -Lao động gia đình -Lao động thuê mướn thường xuyên - Lao động thuê mướn thời vụ ___________ ___________ ___________ Câu 10. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết đối với lao động thuê mướn thường xuyên Ông/Bà có ký hợp đồng không? † 3 tháng † 6 tháng † 12 tháng † Không ký hợp đồng Câu 11. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết lao động thuê mướn tại trang trại có nguồn gốc từ đâu? † dân địa phương _________người † từ nơi khác đến _________người Câu 12. Ông/Bà có gặp khó khăn trong việc thuê mướn lao động hay không? Có † Không † Nếu có, đó là những khó khăn gì và vào thời điểm nào trong năm: ______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ Câu 13. (dành cho trang trại) Xin Ông/Bà vui lòng cho biết một số thông tin cơ bản về lao động thuê mướn thường xuyên tại trang trại TT Giới tính Tuổi Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn 1 2 3 Câu 14. (dành cho nông hộ) Xin Ông/Bà vui lòng cho biết một số thông tin cơ bản về lao động tại nông hộ: TT Giới tính Tuổi Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn 1 2 3 Câu 15. Câu 15a. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết một số thông tin về đất đai của hộ/trang trại? Câu 15b. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết đất đai của hộ/trang trại Ông/Bà đã có sổ đỏ chưa? Loại đất Công Đã có Chưa có Đang chờ Đất thổ cư … … … Đất sản xuất nông nghiệp … … … Đất khác … … … Câu 16. Đối với đất trồng cây hằng năm xin Ông / Bà vui lòng cho biết các thông tin sau: Diện tích (công) Loại cây trồng (năm 2007) Sở hữu Thuê Số năm kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ/trang trại Cây lúa Rau màu Cây hằng năm chủ yếu khác (kể ra).................................. ............................................. Câu 17. Đối với đất trồng cây lâu năm xin Ông / Bà vui lòng cho biết các thông tin sau: Diện tích (công) Loại cây trồng Sở hữu Thuê Số năm kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ/trang trại Cây .......................... Cây ........................... Cây ........................... Cây ........................... Cây ........................... Câu 18. Đối với chăn nuôi / nuôi trồng thủy sản xin Ông / Bà vui lòng cho biết các thông tin sau: Tên vật nuôi Số lượng (con hoặc kg) Số năm kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ/trang trại Heo Bò Dê Gia cầm Thủy sản Câu 19. Xin Ông / Bà vui lòng cho biết các hạng mục xây dựng chính trong nông hộ/trang trại? Hạng mục Diện tích (m2) Năm xây dựng Giá trị năm xây dựng (1.000đ) Giá trị ước tính hiện nay (1.000đ) Thời gian khấu hao Nhà lưới Hệ thống tưới phun Cơ sở chế biến Sân phơi Chuồng trại Hầm Biogaz Nhà kho Khác (kể ra) 1- 2- Câu 20. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết thông tin về các loại máy móc thiết bị có trong nông hộ/trang trại? Loại máy móc, thiết bị Số lượng Năm mua Giá trị năm mua (1.000đ) Giá trị ước tính hiện nay (1.000đ) Thời gian khấu hao Máy bơm nước Máy phát điện Máy cày Máy gặt Máy chế biến hàng nông sản Máy chế biến TAGS Xe tải các loại Khác (kể ra) 1- 2- PHẦN 2: THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NĂM 2007 Câu 21. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết thông tin sau đây về các loại vật nuôi tại hộ/trang trại cho đến năm 2007 Loại vật nuôi Hạng mục Heo Bò Dê Gia cầm Tổng đàn 1-Heo: Heo đực giống Nái đẻ và nuôi con Nái chờ phối và nái chửa Heo hậu bị Heo thịt Heo cách ly 2-Bò Bò đực Bò cái mang thai và nuôi con Bò cái tơ Bò thịt 3-Dê Dê đực Dê nái mang thai và nuôi con Dê cái tơ Dê thịt 4-Gia cầm Gà hướng trứng Gà hướng thịt Câu 22. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết thông tin về chi phí đầu tư cho các loại vật nuôi sau đây (nếu Ông/Bà có nuôi) Đơn vị tính 1.000đ Loại vật nuôi Hạng mục Heo Bò Dê Gia cầm 1-Chi phí con giống Đực giống Cái giống Thịt 2-Chi phí vận chuyển con giống 3-Chi phí khác Câu 23. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết thông tin về chi phí, doanh thu từ các loại vật nuôi sau đây (nếu Ông/Bà có nuôi) Đơn vị tính 1.000đ Loại vật nuôi Hạng mục Heo Bò Dê Gia cầm 1- Chi phí Chi phí thức ăn Chi phí thuốc thú y, sát trùng chuồng trại Chi phí tu bổ, bảo trì máy móc- chuồng trại hằng năm Chi phí bổ sung đàn Chi phí mua vật rẻ tiền mau hỏng Chi phí lao động: Lương công nhân/tháng Lương quản lý/tháng Lao động công nhật/ngày Chi phí điện, nước Chi phí khác Thuế 2-Doanh thu * Sản lượng Bán làm con giống Bán thịt Trứng Sản phẩm phụ * Đơn giá Bán làm con giống Bán thịt Trứng Sản phẩm phụ * Doanh thu Bán làm con giống Bán thịt Trứng Sản phẩm phụ Câu 24. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết những khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm của các loại vật nuôi trên? (Lưu ý: có thể có nhiều chọn lựa) † Giá cả không ổn định † Giá thấp † Giá thức ăn, thuốc TY cao † Thiếu vốn † Thiếu nguồn tiêu thụ †Thiếu kiến thức kỹ thuật †Thiếu lao động † Thiếu thông tin thị trường † Thiếu đất †Thiếu nguồn nước † Đất bạc màu † Thiên tai, sâu bệnh †Môi trường ô nhiễm † Khác ............................................................................................. Câu 25. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết thông tin về các hoạt động sản xuất kinh doanh khác (nếu có) của gia đình/trang trại Ông/Bà trong năm 2007? Loại hình hoạt động kinh doanh Số năm kinh nghiệm Chi phí trong năm (1.000đ) Doanh thu trong năm (1.000đ) Câu 26. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết những khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh? (Lưu ý: có thể có nhiều chọn lựa) † Giá cả không ổn định † Giá thấp † Chính sách nông nghiệp không phù hợp † Thiếu vốn † Thiếu nguồn tiêu thụ †Thiếu kiến thức kỹ thuật † Thiếu lao động † Thiếu thông tin thị trường † Thiếu mặt bằng † Khác ............................................................................................. Câu 27. Theo Ông/Bà những chính sách nông nghiệp nào sau đây gây trở ngại cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh nông sản? † Hạn điền † Tiêu thụ sản phẩm † Bình ổn giá † Khác............................................................................................. Câu 28. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết đối với diện tích vượt hạn điền địa phương đang thực hiện chính sách gì: † Thu thuế đất † Không thu † Khác....................................................................... Câu 29. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết Ông/Bà có dự định phát triển đàn hoặc mở rộng qui mô/loại hình chăn nuôi khác trong những năm tới không? † Có † Không có Câu 30. Nếu có, xin Ông/Bà vui lòng cho biết những thông tin sau đây: Loại vật sẽ nuôi (kể ra) 1.............................. 2.............................. 3............................. Qui mô (số đầu con) Ứng dụng giống và qui trình kỹ thuật mới † Có † Không † Có † Không † Có † Không Lý do dự định nuôi loại vật nuôi này † Truyền thống gia đình † Giá cả ổn định † Thích đi tiên phong † Xu hướng hội nhập, mở cửa † Chính sách ưu đãi của tỉnh † Đón đầu sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến trong tỉnh † Học theo người lân cận † Chuyển giao khoa học kỹ thuật kịp thời (khuyến nông) † Lý do khác............. ................................... Câu 31. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết trong năm 2007 ngoài nguồn thu nhập có được từ việc trực tiếp sản xuất kinh doanh nông nghiệp, các thành viên khác trong gia đình còn có nguồn thu nhập nào khác sau đây không? Nguồn thu nhập Số tiền (1.000đ) Từ lương Tiền công làm thuê trong nông nghiệp Tiền công cho thuê/vận hành máy móc thiết bị trong nông nghiệp Cho thuê (nhà cửa, tài sản) Làm bán thời gian ở các cơ sở dịch vụ, thủ công nghiệp... Hoạt động khác PHẦN III: THÔNG TIN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NĂM 2007 * NGUỒN VỐN CHO SẢN XUẤT, KINH DOANH: Câu 32. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết hộ/trang trại có vay vốn từ hệ thống ngân hàng nhà nước và các quỹ dự án để sản xuất kinh doanh không? † Có † Không Câu 33. Nếu không xin Ông/Bà vui lòng cho biết lý do tại sao: ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ Câu 34. Nếu có xin Ông/Bà vui lòng cho biết các thông tin sau đây: Mục đích vay Nơi vay Số tiền vay (1.000đ) Lãi suất (%/tháng) Thời gian vay (tháng) Số tiền phải trả trong năm 2007 Số tiền còn nợ Trồng trọt - - - Chăn nuôi - - - Nuôi trồng thủy sản Lĩnh vực khác Câu 35. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết những khó khăn gặp phải khi vay tiền từ các tổ chức trên? (Lưu ý: có thể có nhiều chọn lựa) † Thời hạn vay ngắn † Lãi suất cao † Thủ tục rườm rà † Đi lại nhiều lần † Phải có tài sản thế chấp † Mất nhiều thời gian † Lý do khác Câu 36. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết hộ/trang trại có vay tiền từ các nguồn vay khác (vay bạn bè-bà con, vay nóng trên thị trường) để sản xuất kinh doanh không? † Có † Không Câu 37. Nếu không xin Ông/Bà vui lòng cho biết lý do tại sao: ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ Câu 38. Nếu có xin Ông/Bà vui lòng cho biết các thông tin sau đây: Mục đích vay Nơi vay Số tiền vay (1.000đ) Lãi suất (%/tháng) Thời gian vay (tháng) Số tiền phải trả trong năm 2007 Số tiền còn nợ Trồng trọt - - - Chăn nuôi - - - Trồng trọt Nuôi trồng thủy sản Lĩnh vực khác Câu 39. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết gia đình/trang trại Ông/Bà có từng được hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất từ nhà nước hoặc các tổ chức nào khác không? † Có † Không Câu 40. Nếu có xin Ông/Bà vui lòng cho biết các thông tin sau đây: Tên tổ chức Mục đích sử dụng Thời điểm Số tiền vay/hỗ trợ (1.000đ) Lãi suất (%/tháng) Thời hạn vay (tháng) Trồng trọt Chăn nuôi Kinh doanh khác * KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Câu 41. Xin vui lòng cho biết gia đình/trang trại Ông/Bà nắm bắt, học hỏi thông tin kỹ thuật sản xuất nông nghiệp từ những nguồn nào? (Lưu ý: có thể có nhiều chọn lựa) † Tự học hỏi và tích lũy kinh nghiệm † Bạn bè, nông dân trong vùng † Cán bộ nông nghiệp † Cán bộ khuyến nông / khuyến nông viên † Các đoàn thể, tổ chức † Phát thanh, truyền hình, sách báo † Các điểm trình diễn † Công ty kinh doanh vật tư-sản phẩm nông nghiệp † Nguồn khác (kể ra)....................................................................................................................... Câu 42. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết Ông/Bà có bao giờ tiếp xúc, học hỏi kỹ thuật sản xuất và quản lý sản xuất từ Cán bộ khuyến nông / khuyến nông viên không? † Có † Không Câu 43. Nếu có xin Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ tiếp xúc với Cán bộ khuyến nông / khuyến nông viên? † Hàng tuần † Hàng tháng † Hàng quý † Hàng năm Câu 44. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết lần tiếp xúc với Cán bộ khuyến nông / khuyến nông gần đây nhất là lúc nào? † tuần trước † tháng trước † ba tháng trước † không nhớ rõ Câu 45. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết thông tin và hình thức truyền đạt nào sau đây được Cán bộ khuyến nông / khuyến nông viên giới thiệu và hướng dẫn cho Ông/Bà? Hình thức truyền đạt Thông tin † Tọa đàm † Huấn luyện, hội thảo † Tiếp xúc tại nhà † Tiếp xúc tại điểm trình diễn, đồng ruộng † Hình thức khác......................................... † Khuyến cáo kỹ thuật † Khuyến cáo chọn qui trình kỹ thuật † Khuyến cáo kỹ năng quản lý sản xuất † Khuyến cáo, giới thiệu giống mới † Các vấn đề về vệ sinh môi trường, nông sản an toàn VSTP Câu 46. Khi được giới thiệu, hướng dẫn thông tin, kỹ thuật mới Ông/Bà có cảm thấy chúng có ích cho việc sản xuất của mình không? † Rất có ích † Có ích † Bình thường † Không có ích † Không biết Câu 47. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ áp dụng thông tin, kỹ thuật được khuyến cáo? † Rất nhiều † Khá nhiều † Ít † Không áp dụng Câu 48. Ông/Bà thu được lợi ích gì từ việc áp dụng thông tin, kỹ thuật được khuyến cáo (nếu có) † Năng suất cao hơn † Chất lượng nông sản tăng † Chi phí sản xuất giảm † Giá bán nông sản cao hơn † Hiểu biết thêm về chính sách † Hiểu biết thêm về thị trường † Giảm ô nhiễm môi trường † Lợi ích khác................................................... Câu 49. Khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới Ông/Bà có được nhận hỗ trợ về vốn, vật tư hay con giống không? † Có † Không Câu 50. Nếu có, xin Ông/Bà vui lòng cho biết từ nguồn nào? † Các chương trình, dự án phát triển † Trung tâm Khuyến nông † Sở nông nghiệp và PTNT † Công ty kinh doanh † Nguồn khác (ghi rõ) __________________________________________________________ Câu 51. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết hình thức hỗ trợ vốn nào là thích hợp nhất? † Hỗ trợ không thu hồi một phần giá trị con giống, vật tư † Cho vay với lãi suất thấp † Không cần hỗ trợ † Hình thức khác (ghi rõ) _______________________________________________________ Câu 52. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết Ông/Bà có tham gia sinh hoạt CLB Nông dân, hợp tác xã sản xuất, tổ nông dân liên kết sản xuất không? † Có † Không Câu 53. Ông/Bà có theo dõi các chương trình về nông nghiệp trên truyền hình, đài phát thanh không? † Có † Không Câu 54. Ông/Bà có đọc sách, báo về nông nghiệp không? † Có † Không Câu 55. Ông/Bà có đọc các trang Web trên Internet về nông nghiệp không? † Có † Không * TIÊU THỤ SẢN PHẨM Câu 56. Sản phẩm của Ông/Bà được tiêu thụ chủ yếu ở đâu? † Trong tỉnh † Ngoài tỉnh † Xuất khẩu † Không biết Câu 57. Ai là người thu mua sản phẩm của Ông/Bà? (có thể có nhiều lựa chọn) † Thương lái địa phương † Hợp tác x㠆 Thương lái từ tỉnh khác đến † Công ty, cơ sở chế biến nông súc sản † Khác _____________________________________________________________ Câu 58. Các công ty, cơ sở chế biến nông sản có ký hợp đồng để tiêu thụ sản phẩm của Ông/Bà không? † Có † Không Câu 59. Ông/Bà có muốn ký hợp đồng để tiêu thụ sản phẩm với các công ty, cơ sở chế biến nông sản không? † Rất muốn † Cũng muốn † Chưa biết † Không muốn * LIÊN KẾT, HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH Câu 60. Ông/Bà có tham gia liên kết, hợp tác trong sản xuất với các tổ chức khác không? † Hộ nông dân khác † Hợp tác x㠆 Trang trại khác † Công ty kinh doanh nông sản, vật tư nông nghiệp † Khác (ghi rõ) _________________________________________________ Xin chân thành cám ơn sự hợp tác và đóng góp quí báu của quí Ông/ Bà ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA0550.pdf
Tài liệu liên quan