Tài liệu Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Chương Dương: ... Ebook Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Chương Dương
69 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NH NT Chương Dương 6
Bảng 1: Tình hình nguồn vốn qua các năm của Chi nhánh NH NT Chương Dương 15
Bảng 2: Tình hình dư nợ qua các năm của Chi nhánh NH NT Chương Dương 16
Bảng 3: Tỷ lệ nợ quá hạn 17
Bảng 4 : Báo cáo thu nhập chi phí 18
Sơ đồ 2 : Các loại thẻ Chi nhánh phát hành và thanh toán 20
Sơ đồ 3 : Quy trình phát hành thẻ tại NH TMCP Ngoại thương Chương Dương 26
Sơ đồ 4 : Quy trình thanh toán thẻ tại NH TMCP Ngoại thương Chương Dương 28
Bảng 5: Hạn mức chi tiêu ngày của thẻ ghi nợ 31
Bảng 6: Hạn mức chi tiêu ngày của thẻ tín dụng 32
Bảng 7: Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ qua các năm 33
Bảng 8 : Kết quả kinh doanh thẻ Mastercard và Visacard 35
Bảng 9: Kết quả phát hành thẻ ghi nợ Chi nhánh NH NT Chương Dương 36
Bảng 10: Thống kê ATM của Chi nhánh 38
Bảng 11: So sánh biểu phí thẻ một số ngân hàng 39
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NH NT, VCB : Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
NH NT Chương Dương : Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương.
DVCNT : Đơn vị chấp nhận thẻ
HM : Hạn mức.
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Do đó đòi hỏi phải có những phương tiện thanh toán mới đảm bảo tính an toàn, nhanh chóng, hiệu quả. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, nền kinh tế xã hội càng phát triển, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt càng giảm và tỷ lệ các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt càng tăng. Đỉnh cao của sự phát triển các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt là sự ra đời của tiền điện tử - thẻ. Trong bối cảnh nền kinh tế tài chính Việt Nam hiện nay, thẻ - công cụ chính của hoạt động ngân hàng bán lẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, có tác động lớn đến chính sách tiền tệ cũng như đến hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng.
Thẻ ngân hàng xuất hiện là sự kết hợp của khoa học kĩ thuật với công nghệ quản lý ngân hàng. Sự ra đời của thẻ là một bước tiến vượt bậc trong hoạt động thanh toán thông qua ngân hàng. Thẻ ngân hàng có những đặc điểm của một phương tiện thanh toán hoàn hảo :
- Đối với khách hàng, thẻ đáp ứng được về tính an toàn cao, khả năng thanh toán nhanh, chính xác.
- Đối với ngân hàng, thẻ góp phần giảm áp lực tiền mặt, tăng khẳ năng huy động vốn phục vụ cho yêu cầu mở rộng hoạt động tín dụng, tăng lợi nhuận nhờ khoản phí sử dụng thẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh thẻ trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hiện đại, chiếm một tỉ lệ tương đối lớn trong tổng doanh thu và lợi nhuận, ngay từ đầu những năm 90, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã chủ trương đưa dịch vụ thẻ tín dụng vào Việt Nam, và hiện là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ. Triển khai nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ,NH TMCP Ngoại thương Việt Nam có cơ sở thuận lợi để tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, góp phần xây dựng một môi trường tiêu dùng văn minh,tạo điều kiện cho sự hòa nhập của Việt Nam vào cộng đồng quốc tế.Bên cạnh đó cũng còn không ít khó khăn hạn chế để có thể phát triển dịch vụ thẻ trở lên phổ biến ở Việt Nam. Nhận thức được vấn đề này, sau quá trình tìm hiểu về hoạt động thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương,em đã chọn đề tài “ Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Chi nhánh NH TMCP Ngoại thương Chương Dương " lµm ®Ò tµi cho chuyªn ®Ò tèt nghiÖp cña m×nh.
Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1 : Tổng quan về NH TMCP Ngoại thương Chương Dương
Chương 2 : Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại NH TMCP Ngoại thương Chương Dương
Chương 3 : Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NH NH TMCP Ngoại thương Chương Dương
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo – thạc sĩ Vũ Trọng Nghĩa đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bản chuyên đề này.
Em cũng xin chân thành cám ơn các cán bộ nhân viên phòng Kế toán – Thanh toán và Dịch vụ khách hàng Ngân hàng NH TMCP Ngoại thương Chương Dương đã quan tâm và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tìm hiểu đề tài này .!
Chương I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG
1.1. Những thông tin chung
1.1.1. Vài nét sơ lược về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Chương Dương
NH NT Chương Dương là một trong 60 chi nhánh của NH NT Việt Nam, có vai trò tạo nguồn vốn, cung cấp các hình thức dịch vụ Ngân hàng, đáp ứng các nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn, góp phần thực hiện các mục tiêu, chương trình, giải pháp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề ra; định hướng phát triển kinh doanh của NH NT Việt Nam vào công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
NHNT Chương Dương là một tổ chức tài chính có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kế toán và kinh tế thống nhất trong hệ thống NHNT Việt Nam, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, đảm bảo và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro.
Từ một cơ sở ban đầu, đến nay Chi nhánh NH NT Chương Dương đã có 5 cơ sở, gồm: Trụ sở Chi nhánh và 4 phòng giao dịch .Gồm : PGD Khương Thượng, Thái Thịnh, Kim Ngưu, Minh Khai.
Chi nhánh NH NT Chương Dương có tên giao dịch quốc tế là: Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade Of Viet Nam – Chương Dương Branch.
Địa chỉ Địa chỉ: Số 564 Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội .
Số điện thoại: 04-38777102
Fax: 04 -36522949
Swift add : BFTV VNVX 054
- Hình thức sở hữu vốn: Ngân hàng Thương mại quốc doanh.
-Thành phần Ban giám đốc: 03 thành viên bao gồm:
- Bà Hoàng Thu Hương ( Giám đốc)
- Ông Hoàng Anh Tuấn ( Phó Giám đốc)
- Ông Ngô Quốc Kỳ ( Phó Giám đốc)
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh
Căn cứ vào Giấy phép thành lập và hoạt động và Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, ngân hàng TM CP NT Chương Dương được kinh doanh ngân hàng và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh sau: Huy động vốn; Nhận tiền gửi; Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh; Hoạt động tín dụng; Mở tài khoản cho khách hàng trong nước và ngoài nước; Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ; Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc, ủy thác, đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, cung ứng các dịch vụ bảo hiểm,tư vấn tài chính, tiền tệ, tư vấn đầu tư phù hợp với chức năng hoạt động của một ngân hàng thương mại…
Chi nhánh NH NT Chương Dương luôn hoạt động với phương châm thực hiện theo các mục tiêu, định hướng phát triển của ngành. Trong sự phát triển đầy tiềm năng của nền kinh tế đất nước, vững tin vào năng lực của chính mình, Chi nhánh NH NT Chương Dương tiếp tục đạt được những thành công, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, đồng thời là Ngân hàng đáng tin cậy của mọi người khách hàng trong và ngoài nước.
Nghiệp vụ chính của Ngân hàng là huy động vốn và cho vay, trước đây nguồn vốn chính của Ngân hàng là lấy từ ngân sách Nhà nước chỉ một phần nhỏ là tiền gửi của các Tổ chức kinh tế và những khách hàng truyền thống, bước sang giai đoạn mới hiện nay nhằm tăng sự chủ động về vốn của ngân hàng, Chi nhánh NH NT Chương Dương đã thực hiện đổi mới toàn diện hoạt động tín dụng của mình. Hoạt động huy động vốn được mở rộng với các đợt phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Hình thức này rất có hiệu quả trong việc gia tăng nguồn vốn cho Ngân hàng, giảm tỷ trọng vốn ngân sách trong tổng nguồn vốn của chi nhánh.
1.1.3 Quá trình hình thành phát triển của Chi nhánh
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT VN chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Sau khi thành lập, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó, hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, thực hiện các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT cũng tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nuớc và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Chi nhánh NH NT Hà Nội là chi nhánh cấp I được thành lập theo quyết định số 177/NHQD ngày 22/12/1984 của Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/03/1985, trụ sở chính đặt tại 78 Nguyễn Du Hà Nội là đơn vị thành viên trực thuộc NH NT Việt Nam.
Ngày 6/10/2003 Chi nhánh NH NT Chương Dương được thành lập, trở thành chi nhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh NHNT Hà Nội,với nhân sự ban đầu là 14 người,Cơ cấu gồm 3 phòng: phòng Tín dụng Tổng Hợp, phòng Kế tóan, phòng Ngân quỹ. Là đơn vị phụ thuộc nên việc hạch toán hoàn toàn phụ thuộc và chịu sự quản lý điều hành của NH NT Chi nhánh cấp I Hà Nội.
Năm 2006, Chi nhánh NH NT Chương Dương được tách ra từ Chi nhánh NH NT Hà Nội và trở thành chi nhánh cấp I thuộc NH NT Việt Nam theo Quyết định số 936/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT ngày 13/12/2006 của Hội đồng Quản trị NHNT Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 18/12/2006 .
1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản trị
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NH NT Chương Dương
Chi nhánh NH NT Chương Dương được đặt dưới sự lãnh đạo và điều hành của Giám đốc điều hành theo chế độ Thủ trưởng và đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Quản lý và quyết định những vấn đề về cán bộ thuộc bộ máy theo sự phân công và ủy quyền của Tổng Giám đốc NH NT Việt Nam.
Phó giám đốc Chi nhánh NH NT Chương Dương có nhiệm vụ: giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành một số mặt hoạt động theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ được giao theo chế độ quy định. Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các mặt công tác của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Mỗi phòng nghiệp vụ ở Chi nhánh NH NT Chương Dương do một trưởng phòng điều hành và có một số phó phòng giúp việc. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc toàn bộ các mặt công tác của phòng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NH NT Chương Dương
Giám đốc Chi nhánh
P.GD Chi nhánh
P.GD Chi nhánh
Phòng Quan hệ khách hàng
Phòng Ngân qũy
Tổ Kiểm tra nội bộ
Phòng Hành chính – Nhân sự
Phòng Giao dịch Khương Thượng
Phòng kế tóan-Thanh tóan và kinh doanh dịch vụ
Phòng Giao Dịch Thái Thịnh
Phòng Giao dịch Kim Ngưu
Phòng Giao dịch Minh Khai
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
a/ Phòng quan hệ khách hàng
Nhiệm vụ của phòng quan hệ khách hàng:
- Tham gia giúp ban giám đốc để thực hiện các chính sách, chủ trương của NH NT Việt Nam về tiền tệ, tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu, ngân hàng…
- Nghiêm cứu, phân tích kinh tế địa phương, giúp ban giám đốc xây dựng chương trình KH- KT-XH của thành phố và NH NT Việt Nam.
- Dự thảo các báo cáo sơ kết tổng kết quý, sáu tháng và năm để báo cáo chi nhánh NH NT Chương Dương, giúp ban giám đốc xây dựng chương trình công tác quý, sáu tháng và năm của chi nhánh.
- Bộ phận tín dụng chuyên trách thẩm định và cho vay, xem xét bảo lãnh đối với những dự án có mức ký quỹ dưới 100%, phát hành thư bảo lãnh đối với nước ngoài kể cả việc mở L/C và thanh toán L/C trả chậm với mức ký quỷ 100%.
- Quản lý và kiểm tra mẫu dấu đối với các ngân hàng nước ngoài.
- Tiếp nhận và trả lời các thông tin tài khoản khách hàng: số dư tài khoản, hoạt động và ra chi tiết liên quan đến tài khoản thông qua nhiều hình thức bao gồm giao dịch trực tiếp và thông qua các phương tiện thông tin liên lạc.
b/ Phòng kế toán thanh toán và kinh doanh dịch vụ
- Quản lý toàn bộ các tài khoản khách hàng và các tài khoản nội bộ trong ngoài bảng cân đối kế toán: mở tài khoản tiền gửi, xử lý toàn bộ các giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi cả bằng ngoại tệ và nội tệ của mọi đối tượng khách hàng với các loại tiền và băng mọi hình thức: tiền mặt, chuyển khoản, séc thanh toán các loại séc, ngân phiếu - thực hiên thanh toán nội bộ, thanh toán qua hệ thống điện tử và thanh toán bù trừ.
- Chịu trách nhiệm quản lý ngân hàng về mặt tài chính, ghi chép, tính toán, cập nhật các số liệu phát sinh hàng ngày, cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo để ra quyết định và luôn luôn tuân thủ các quy định về chế độ kế toán của Nhà nước cũng như quy định về ngoại tệ.
- Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ với các thành phần kinh tế theo luật của Ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng, mở tài khoản cho vay, theo dõi hợp đồng tín dụng, hồ sơ thanh toán xuất nhập khẩu và tính lãi theo định kỳ, thanh toán với nước ngoài theo đúng quy định của NH NT Việt Nam.
- Xử lý các nghiệp vụ thanh toán thẻ và phát hành séc Vietcombank.
- Tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý các chứng từ nhờ thu trong nước, nước ngoài, séc đích danh.
- Phát hành thư bảo lãnh ( dự thầu hay đấu thầu ) cho khách hàng trong nước ký quỹ 100% và các hồ sơ bảo lãnh của phòng tín dụng – tổng hợp thẩm định chuyển tiền đến.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
c/ Phòng hành chính - nhân sự
Chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt.
- Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong việc bố trí, điều động, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận cán bộ.
- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh trực thuộc, trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc Chi nhánh NH NT Chương Dương .
- Giải quyết những chế độ quy định với cán bộ công nhân viên, đào tạo và tuyển mộ nhân viên của ngân hàng.
- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông bảo vệ, y tế,lưu trữ, in ấn, telex, fax, quản lý tài liệu mật và bảo quản tài liệu tại kho chi nhánh.
- Thực hiện bảo vệ cơ quan bằng cách phối hợp với các phường có liên quan.
d/ Phòng Ngân quỹ
- Thu chi đồng Việt Nam và ngân phiếu.
- Thu chi các loại ngoại tệ: tiền mặt,ngân phiếu thanh toán, séc du lịch, giám định tiền thật, tiền giả.
- Quản lý kho tiền, tài sản thế chấp,chứng từ có giá .
- Thực hiện điều chuyển tiền mặt, đảm bảo định mức tồn quỹ VND, ngoại tệ, ngân phiếu, séc.
- Thực hiện các báo cáo của phòng theo quy định của NH NT Việt Nam
- Quản lý kho tiền và quỹ,tài sản thế chấp và các chứng từ có giá.
d/ Tổ kiểm tra – kiểm soát nội bộ
Thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh NH NT Chương Dương và các đơn vị trực thuộc theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị và của Tổng giám đốc Ngân hàng.
- Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh, về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo quy định của Nhà nước, của Ngân hàng.
- Báo cáo Tổng giám đốc NH NT Việt Nam, Giám đốc chi nhánh NH NT Chương Dương kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm, tồn tại.
- Làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra kiểm soát của ngành ngân hàng và các cơ quan pháp luật khác đến làm việc với chi nhánh.
1.3. Các đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thẻ của NH TMCP Ngoại thương Chương Dương
1.3.1. Các sản phẩm và dịch vụ của Chi nhánh NH NT Chương Dương
* Dịch vụ tiền gửi, thanh toán trong nước
- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho cá nhân và các tổ chức kinh tế. Khách hàng có thể gửi bằng đồng Việt nam hoặc ngoại tệ. Khi gửi vào bằng loại tiền nào sẽ được thanh toán cả tiền gốc và tiền lãi bằng loại tiền đó. Khách hàng gửi bằng ngoại tệ có thể đề nghị lĩnh bằng tiền Việt nam theo mức tỷ giá quy định của VCB. Mức lãi suất theo từng thời kì và theo mức kì hạn tiền gửi.
- Thanh toán đa dạng: thanh toán bằng chuyển khoản, tiền mặt…
* Dịch vụ thanh toán quốc tế
Là nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vực ngoại thương.
* Bao thanh toán
Đặc điểm sản phẩm: Bên bán/xuất khẩu hoặc Đại lý bao thanh toán của bên bán chuyển nhượng cho Vietcombank tất cả các quyền và lợi ích liên quan tới những khoản phải thu có thời hạn thanh toán dưới 180 ngày của bên bán để được Vietcombank và đại lý bao thanh toán của Vietcombank cung cấp tối thiểu 2 trong số các dịch vụ chủ yếu của bao thanh toán.
* Sản phẩm tín dụng
- Cho vay vốn trung dài hạn đối với tất cả các thành phần kinh tế.
- Cho vay vốn phục vụ nhu cầu đời sông đối với cán bộ, công nhân viên và các đối tượng khác.
- Cho vay theo dự án đầu tư, tài trợ xuất khẩu thương mại.
- Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, thương phiếu, các loại giất tờ có giá.
- Nhận ủy thác cho vay.
Đặc điểm sản phẩm: Thời hạn cho vay và mức cho vay thoả thuận trên cơ sở nhu cầu và khả năng hoàn trả của khách hàng và biện pháp bảo đảm tiền vay của khách hàng. Bảo đảm vốn vay: bằng tài sản hình thành từ vốn vay, hoặc tài sản bảo đảm khác của khách hàng hoặc của bên thứ ba, hoặc kết hợp các hình thức bảo đảm..
* Bảo lãnh
* Các dịch vụ khác
Trong đó, một số sản phẩm dịch vụ có liên quan đến thẻ của ngân hàng như:
- Chuyển tiền và nhận kiều hối qua tài khoản thẻ.
- Dịch vụ ngân hàng trực tuyến VCB-iB@nking: truy vấn thông tin, in các sao kê tài khoản theo thời gian của các loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
- Dịch vụ truy vấn thông tin tài khoản thẻ qua điện thoại di động VCB - SMS B@nking
- Thanh toán qua ATM: chuyển khoản, rút tiền, thanh toán hóa đơn điện nước, điện thoại…
1.3.2. Đặc điểm thị trường
Thị trường thẻ ở VN mới chỉ ở giai đoạn đầu, có thể nhìn thấy điều đó qua mật độ thẻ chưa cao, thói quen sử dụng thẻ thay tiền mặt chưa hình thành và đặc biệt môi trường cho việc sử dụng thẻ còn hạn chế. Theo thống kê của VISA năm 2007, mới chỉ có 1% dân số VN có thẻ tín dụng. Theo số liệu của ngân hàng Nhà Nước công bố tháng 3/2008, mới 10% dân số VN có tài khoản. Trong khi đó, số lượng người dân sử dụng thẻ tín dụng Visa ở các nước trong khu vực cao hơn rất nhiều: Singapore chiếm 68,5%, Thái Lan chiếm 10,6%; Malaysia là 20,3%. Do đó, theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành tài chính, Việt Nam là thị trường mới, còn rất nhiều tiềm năng cho sự phát triển của thẻ thanh toán.
Thẻ là một công cụ thanh toán hiện đại, có vài trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế, với các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp và các cá nhân, bởi vậy việc phát triển kinh doanh hoạt động thẻ là một chiến lược hàng đầu của các ngân hàng hiện nay.
Chi nhánh được thành lập và đi vào hoạt động nhằm mở rộng lượng khách hàng giao dịch, cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo các yêu cầu của NH NT Việt Nam như: Cho vay, thanh toán xuất nhập khẩu, mở tài khoản giao dịch cho khách hàng, phát hành và thanh toán thẻ, mua bán các loại ngoại tệ… để phục vục các khách hàng trong và ngoài nước hoạt động trên địa bàn Gia Lâm, Long Biên và các vùng lân cận. Đối với hoạt động tín dụng Chi nhánh chỉ tập trung vào việc phát triển khách hàng là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân và các khách hàng là thể nhân với các hình thức cho vay cầm cố, thế chấp tài sản là chứng từ có giá.
Mức sống và thu nhập của người dân trên địa bàn Hà nội là tương đối cao so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Đây là một yếu tố thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại như thanh toán thẻ, tuy nhiên Hà Nội cũng là nơi tập trung khá nhiều các Ngân hàng (Có hơn 80 Ngân hàng gồm các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài). Điều này làm cho tính cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng ở Hà Nội cao hơn so với các khu vực khác trong cả nước, đặc biệt là trong bối cảnh các ngân hàng đi sau coi mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ là một chiến lược hàng đầu.
Cùng với việc mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch như Khương Thượng, Minh Khai, Kim Ngưu, Thái Thịnh, hoạt động của chi nhánh đã vươn sâu hơn vào các quận nội thành như Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng…Việc mở rộng thanh toán thẻ gắn liền với xây dựng cơ sở vật chất, các điểm chấp nhận thẻ, hệ thống POS, ATM và tích cực xây dựng và thực hiện các chiến lược thâm nhập mở rộng thị phần thẻ cho ngân hàng.
1.3.3. Đặc điểm Công nghệ
* Công nghệ thanh toán: Có thể nói, hiên nay NHNT Việt Nam nói chung và NHNT Chương Dương nói riêng có công nghệ thanh toán hiện đại nhất trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. NHNT Chương Dương đang triển khai ứng dụng chương trình “Tầm nhìn 2010 – Hệ thống VCB Vision 2010”, đây là dự án của Ngân Hàng Thế Giới do Vietcombank triển khai dựa trên nền tảng công nghệ hiên đại nhất của Mỹ. Các ứng dụng nổi bật của chương trình này là:
- Là hệ thống xử lý trực tuyến và các dịch vụ hỗ trợ.
- Có hệ thống định hướng khách hàng.
- Giao dịch một cửa
- Gửi một nơi, rút nhiều nơi (điều này các Ngân hàng khác chưa làm được).
- Thanh toán tự động.
Trong năm 2007 được NH NT Việt Nam quan tâm, Chi nhánh NH NT Chương Dương đã trang bị thêm 30 máy vi tính, như vậy Chi nhánh cơ bản có đủ công cụ để thực hiện chương trình Core banking.
Trong năm 2008, chi nhánh tiếp tục được trang bị thêm 18 máy vi tính. Về cơ bản đã đáp ứng đủ số lượng máy tính tại các điểm giao dịch. Toàn bộ cán bộ nghiệp vụ của chi nhánh được đào tạo về chương trình CORE-BANKING. Thực hiện thành công việc chuyển đổi chương trình CORE-BANKING, đến nay việc vận hành chương trình đã đi vào ổn định.
* Về công nghệ thẻ, Ngân hàng đã phát hành đồng thời hai sản phẩm thẻ mang thương hiệu Visa và Mastercard theo chuẩn EMV (công nghệ thẻ chíp) và bắt đầu thay thế hai loại thẻ này hiện đang sử dụng công nghệ thẻ từ, kể từ ngày 27/4/2009.
EMV là chuẩn quốc tế về thẻ chip do 3 công ty hàng đầu thế giới là Europay, Visa, MasterCard và Europay đưa ra. Thẻ chip (còn gọi là thẻ thông minh) theo chuẩn EMV là sản phẩm thẻ được gắn chip điện tử với bộ vi xử lý như một máy tính thu nhỏ đa chức năng và ứng dụng, có khả năng lưu trữ các thông tin quan trọng được mã hóa với độ bảo mật cao (dữ liệu thẻ được bảo mật nhiều tầng bằng các lớp mã hóa và khóa hệ thống).
Sản phẩm thẻ chip của Vietcombank được tích hợp thành sản phẩm thẻ chip đa dụng với các tính năng OTP (Onetime password) và khả năng định danh khách hàng với chữ ký và ảnh của chủ thẻ được lưu trong con chip,do đó sản phẩm thẻ chip theo chuẩn EMV không chỉ mang lại cho khách hàng sự tiện dụng mà còn giúp giảm thiểu rủi ro, giả mạo nhằm tạo cho khách hàng sự yên tâm khi sử dụng sản phẩm thẻ.
Chi nhánh NH NT Chương Dương đã hoàn thành hệ thống thanh toán thẻ để chấp nhận thanh toán thẻ chip theo chuẩn EMV từ năm 2008 và tiếp tục tiếp nhận các yêu cầu đổi thẻ của khách hàng.
1.3.4. Nguồn nhân lực
Số lượng cán bộ công nhân viên tăng dần qua các năm, và hiện nay đang làm việc tại ngân hàng là 85 người bao gồm: Ban giám đốc gồm 3 người ( 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc phụ trách từng hoạt động của Ngân hàng); Bộ phận ngân quỹ gồm 15 người; Bộ phận kế toán gồm 30 người; Bộ phận tín dụng gồm 12 người; Bộ phận kiểm tra – kiểm toán gồm 5 người; Bộ phận Thanh toán quốc tế gồm 04 người; Bộ phận hành chính gồm 09 người; Thẩm định gồm 04 người; Lái xe 03 người.
Về trình độ lao động: Trong tổng số 85 cán bộ nhân viên có 2 người là Tiến sĩ, 10 người là Thạc sĩ, 60 người trình độ Đại học, 7 người trình độ Cao đẳng, 3 người trình độ Trung cấp, 3 người trình độ Sơ cấp. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo đội ngũ kế cận, từng bước nâng cao trình độ cán bộ, Chi nhánh NH NT Chương Dương đã cử nhiều cán bộ (đặc biệt là cán bộ trẻ) tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế….do trung ương tổ chức. Ngoài ra, chi nhánh còn tự tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ, phổ biến các văn bản nghiệp vụ mới đến các cán bộ liên quan. Mặt khác, khi đưa vào sử dụng chương trình CORE-BANKING trên toàn bộ hệ thống NH NT thì vấn đề đặt ra hàng đầu là phải tổ chức cho các cán bộ nhân viên học tập, làm quen với việc sử dụng chương trình mới. Việc đi học được Chi nhánh chia ra làm nhiều nhóm nhỏ, nhóm này học xong về hướng dẫn người khác và nhóm khác đi học để không làm gián đoạn hoạt động của Ngân hàng.
1.3.5. Kết quả kinh doanh của ngân hàng
* Về nguồn vốn
Bảng 1: Tình hình nguồn vốn qua các năm của Chi nhánh NH NT Chương Dương
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Số tiền
(tỷ.đ)
Tỷ trg
(%)
Số tiền
(tỷ.đ)
Tỷ trg
(%)
Số tiền
(tỷ.đ)
Tỷ trg
(%)
Sô tiên
(tỷ.đ)
Tỷ trg
(%)
Số tiền(tỷ.d)
Tỷ trg(%)
Tổng nguồn vốn
393,56
100
512
100
685,4
100
655,5
100
984
100
1.Theo thời gian
393,56
100
512
100
685,4
100
655,5
100
984
100
+TG không kì hạn và dưới 12 tháng
236,9
60,2
296,96
58
443,2
64,66
508
77,49
523
63,15
+TG trên 12 tháng
156,66
39,8
215,04
42
231
33,7
141,2
21,54
428
33.5
+TG khác
0
0,0
0
0,0
11,2
1.64
6,2
0,97
33
3,35
2. Theo loại tiền
393,56
100
512
100
685,4
100
655,5
100
984
100
+Nội tệ
277,07
70,4
339,46
66.3
361,91
52,8
347
52,94
526,4
53,5
+Ngoại tệ
quy đổi
115,49
29,6
172,54
33,7
323,49
47.2
308,5
47,06
457,6
46,5
3.Theo thành phần kinh tế
393,56
100
512
100
685,4
100
655,5
100
984
100
+ TG các tổ chức kinh tế
86,58
22
189
36,9
271,8
39.66
258,6
41.5
427
43,4
+Tiền gửi các TCTD
0
0,0
0
0,0
1,2
0,18
2,08
0,3
2
0,2
+TG dân cư
306,98
78
323
63,1
412,4
60,16
394.82
58.2
555
56,4
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của Chi nhánh NH NT Chương Dương)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nguốn vốn huy động của Chi nhánh NH NT Chương Dương ngày càng tăng. Tỷ trọng tăng trung bình lên đến hơn 30% mỗi năm, duy chỉ có năm 2008 là giảm so với năm 2007, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới trong năm 2008. Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn ta thấy rằng: nguồn vốn huy động nhiều nhất là tiền gửi dân cư và tiền gửi dưới 12 tháng. Tuy nhiên tiền gửi trên 12 tháng vẫn chiếm một tỉ lệ khá cao,luôn trên 30%,duy chỉ có năm 2008 có giảm (21,54%), và tăng trưởng nhanh trở lại vào năm 2009 (33,5 %), Đây là yếu tố thuận lợi cho chi nhánh mở rộng cho vay trung dài hạn.
Cơ cấu tiền gửi bằng ngoại tệ khá lớn, cũng là thế mạnh của NH NT nói chung và Chi nhánh nói riêng trong việc cho vay ngoại tệ.
* Về dư nợ
Bảng 2: Tình hình dư nợ qua các năm của Chi nhánh NH NT Chương Dương
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Số tiền
Tỷ trg
Số tiền
Tỷ trg
Số tiền
Tỷ trg
Số tiền
Tỷ trg
Số tiền
Tỷ trg
(tỷ.đ)
(%)
(tỷ.đ)
(%)
(tỷ.đ)
(%)
(tỷ.đ)
(%)
(tỷ.d)
(%)
1.Dư nợ theo thời gian
220.8
100
334,3
100
440,1
100
526,7
100
616
100
- Ngắn hạn
121,7
55,1
165,5
49,5
228
51,8
312,3
59,3
335,1
54,4
Trung hạn
29,1
13,2
72,5
21,7
78,1
17,7
100
19
67,76
11
- Dài hạn
70
15,0
96,3
28,8
122
30,5
114,4
21,7
213,14
34,6
2.Dư nợ theo thành phần kinh tế
220.8
100
334,3
100
440,1
100
526,7
100
616
100
- DN Nhà nước
36,9
16,7
62
18,2
37,8
8,6
53,2
10,1
54,8
8,9
Cty LD,TNHH,CP
176,8
80,1
271,2
81,3
397,8
90,4
468,8
89
558,7
90,7
- Dư nợ thành phần khác
7
3,2
1,1
0,5
3,5
0,8
4,7
0,9
2,5
0,4
3.Dư nợ theo loại tiền
220,8
100
334,3
100
440,1
100
526,7
100
616
100
Nội tệ
100,9
45,7
161,8
48,4
235,9
53,6
256
48,6
263,6
42,8
Ngoại tệ quy đổi
119,9
55,3
172,5
51,6
204,2
46,4
270,7
51,4
352,4
57,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của Chi nhánh NH NT Chương Dương )
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Dư nợ của Chi nhánh NH NT Chương Dương tăng đều qua các năm.
Tỉ trọng cho vay dài hạn tăng đều qua các năm, tập trung chủ yếu vào các dự án tài trợ dài hạn. Khi xem xét dư nợ theo kỳ hạn, năm 2007 dư nợ ngắn hạn là 228 tỷ chiếm 51.8% đến năm 2008 là 59.3% và đến năm 2009 là 54,4%. So sánh với nguồn huy động ngắn hạn ta thấy dư nợ ngắn hạn ở NH NT Chương Dương như vậy là phù hợp, bởi nguồn ngắn hạn được sử dụng chủ yếu cho vay ngắn hạn. Mặc dù cho vay trung dài hạn theo các năm đã tăng lên nhưng tỷ trọng còn bé.
Số lượng cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ cũng chiếm một số lượng lớn trong tổn dư nợ cho vay ngắn hạn, lý do là do VIETCOMBANK là thương hiệu mạnh về các hoạt động quốc tế về lĩnh vực ngân hàng. Chi nhánh đã có những biện pháp tốt để phát huy lợi thế này, bằng cách tìm những nguồn ngoại tệ với chi phí thấp để đáp ứng nhu cầu cho vay và đã luôn luôn đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng.
Các mặt hàng cho vay chủ yếu vẫn tập trung ở phần bón, sắt thép, xăng dầu, phục vụ nhu cầu nhập khẩu và thuỷ sản, gạo, cà phê phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Cho vay để xuất khẩu có rủi ro cao, đó là vì việc xuất khẩu hàng hoá sang các nước khác còn phụ thuộc nhiều vào quan hệ kinh tế giữa các nước, vào thị trường, vào tỷ giá. Với một nguồn vốn huy động nhiều, Chi nhánh nên mở rộng cho vay sang các doanh nghiệp kinh doanh trong nước.
* Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn
Để đánh giá chính xác chất lượng tín dụng, ta cần xem xét chính xác về nợ quá hạn, tình hình diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn từ năm 2007 đến năm 2009 được phản ánh trên bảng số liệu sau:
Bảng 3: Tỷ lệ nợ quá hạn
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tỷ lệ nợ quá hạn
4,68
3,13
0,6
Theo kỳ hạn
+Ngắn hạn
+Trung dài hạn
6,1
--
5,7
--
3,8
--
Theo TP Kinh tế
+KT Quốc doanh
+KT Ngoài quốc doanh
5,16
--
3,42
--
0,66
--
Theo Tiền tệ
+VNĐ
+Ngoại tệ quy đổi
2,28
9,1
1,1
7,9
0
4,1
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của NH NT Chương Dương qua các năm)
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng Ngân hàng Ngoại thương Hà nội thành công trong việc đảm bảo an toàn đối với các khoản vay. Trong khi tổng dư nợ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân tăng thì tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm. Năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn là 4,68%, đến năm 2009 chỉ còn 0,6%. Có được điều này là do trong những năm vừa qua Chi nhánh đã tích cực giám sát các khoản vay và thu nợ đầy đủ, đúng tiến độ, sát sao giải quyết trong công tác thu hồi nợ quá hạn khó đòi còn tồn đọng, trình cấp trên xét duyệt xử lý. Đặc biệt, thực hiện đề án tái cơ cấu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nợ quá hạn đã được bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro, dư nợ quá hạn ra theo dõi ngoại bảng để làm sạch bảng cân đối kế toán.
* Kết quả tài chính:
Bảng 4 : Báo cáo thu nhập chi phí
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
Tổng thu (tỉ đồng)
._.85,6
128,511
156,630
191,201
Tổng chi (tỉ đồng)
81,3
117,057
142,663
173,842
Chênh lệch (thu-chi)
(tỉ đồng)
4,3
11,454
13,967
17,359
Tăng trưởng năm sau so năm trước (%)
166,37
21,94
24,29
Chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra - đầu vào/tháng (%)
0,2
0,24
0,28
0,26
Hệ số tiền lương
1,35
1,45
1,35
1,85
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của Chi nhánh NH NT Chương Dương )
Tình hình tài chính của Chi nhánh NH NT Chương Dương có chiều hướng phát triển tốt qua các năm. Chênh lệch thu – chi luôn dương và tăng dần trong những năm tiếp theo. Năm 2007 chứng kiến mức tăng lợi nhuận kỉ lục, đây cũng là năm đầu sau hội nhập WTO và chứng kiến làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ trong và ngoài nước, thị trường trao đổi cho vay ngoại tệ sôi nổi. Năm 2008, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu,nhưng tình hình kinh doanh của ngân hàng vẫn có sự phát triển tốt, lợi nhuận vẫn tăng. Năm 2009, cùng với các chính sách hỗ trợ lãi suất, kích cầu đầu tư và sự phục hồi của nền kinh tế, lợi nhuận của ngân hàng tiếp tục có mức tăng trưởng cao hơn năm trước, đạt 24,29%, là tỉ lệ khá cao, đảm bảo thu nhập cho cán bộ nhân viên chi nhánh.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG
2.1. Đặc điểm dịch vụ thẻ của ngân hàng Chương Dương
2.1.1. Các sản phẩm thẻ mà chi nhánh ngân hàng NT Chương Dương đã phát hành và thanh toán
Cho đến thời điểm hiện tại, Chi nhánh đã phát hành 2 loại thẻ ghi nợ nội địa, 2 loại thẻ ghi nợ quốc tế, 3 loại thẻ tín dụng quốc tế là VISA, MASTERCARD và AMEX đồng thời nhận thanh toán cho cả 5 loại thẻ hàng đầu thế giới: MASTERCARD, VISA, AMEX, JBC, DINNERS CLUB. Như vậy có thể nói các dịch vụ về thẻ của ngân hàng là khá đa dạng.
Sơ đồ 2 : Các loại thẻ Chi nhánh phát hành và thanh toán
Vietcombank
Card
Phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa
Thẻ tín dụng quốc tế
Vietcombank Conenct24
Phát hành
Thanh toán
Visa
MasterCard
Amex
Visa
MasterCard
Amex
Diners Club
JCB
Phát hành và thanh toánThẻ ghi nợ quốc tế
Thẻ VCB MTV
Thẻ VCB Connectt24 Visa
Dịch vụ ATM
Vietcombank SG24
2.1.1.1 Thẻ tín dụng
Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay ... chấp nhận loại thẻ này.
Không chỉ dừng lại ở các tiện ích cơ bản của một chiếc thẻ ghi nợ như rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các ĐVCNT, các dịch vụ tiện ích dành cho chủ thẻ ghi nợ của Vietcombank ngày càng phong phú và đa dạng đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng.
* Thẻ Vietcombank Visa và Vietcombank MasterCard “Cội Nguồn” là hai dòng sản phẩm thẻ tín dụng được khách hàng ưa chuộng và sử dụng rộng rãi bởi tính an toàn, bảo mật và tiện lợi. Chủ thẻ Vietcombank Visa/ Vietcombank MasterCard “Cội Nguồn” được hưởng những quyền lợi sau :
ü Hạn mức tín dụng tuần hoàn từ 10 triệu đến
90 triệu VNĐ
ü “Chi tiêu trước, trả tiền sau” với thời hạn ưu đãi miễn lãi lên đến 45 ngày.
ü Mỗi chủ thẻ chính được phát hành thêm 02 thẻ phụ cho người thân
ü Được cung cấp sao kê hàng tháng miễn phí
ü Đến kỳ thanh toán, chủ thẻ có thể lựa chọn thanh toán hết hoặc thanh toán một phần dư nợ cuối kỳ.
* Thẻ Vietcombank American Express:sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế cao cấp, sang trọng bậc nhất và với dịch vụ đẳng cấp thượng hạng trên toàn thế giới.
ü Được chấp nhận tại hàng triệu điểm cung cấp hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại hàng triệu máy ATM có biểu tượng American Express trên toàn thế giới.
ü Sử dụng hạn mức chi tiêu cao nhất (có thể lên tới 250 triệuVNĐ/tháng)
ü Được yêu cầu cung cấp dịch vụ du lịch từ các văn phòng dịch vụ du lịch của American Express trên khắp thế giới, bao gồm:
+ Thông tin về du lịch
+ Tiện ích thanh toán (séc du lịch, đổi tiền, ứng tiền mặt khẩn cấp…)
+ Dịch vụ trợ giúp khẩn cấp toàn cầu, thay thế thẻ khẩn cấp
ü Miễn phí dịch vụ bảo hiểm y tế du lịch quốc tế với mức tối đa là 5.000 USD, miễn phí bảo hiểm mất mát, thất lạc hành lý lên tới 1.000 USD (áp dụng với sản phẩm thẻ Vietcombank American Express hạng vàng).
ü Chủ thẻ có nhiều sự lựa chọn trong việc thanh toán sao kê hàng tháng bằng cách nộp tiền mặt hoặc tự động trích nợ tài khoản theo ngày hoặc theo tháng.
* Thẻ Vietcombank Vietnam Airline American Express: là sản phẩm kết hợp của hai thương hiệu lớn tại Việt Nam là Vietcombank và Vietnam Airlines với thương hiệu thẻ tín dụng nổi tiếng trên thế giới American Express, sản phẩm thẻ Bông Sen Vàng mang các tính năng cao cấp nhất của thẻ tín dụng quốc tế American Express bao gồm:
ü Được bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối da dành cho chủ thẻ tín dụng quốc tế.
ü Được hưởng các chương trình ưu đãi điểm thưởng dành cho khách hàng thường xuyên Bông Sen Vàng (GLP) của Vietnam Airlines.
ü Với hạn mức tín dụng linh hoạt nhất, từ 10 đến 200 triệu VNĐ/tháng, thẻ Bông Sen vàng chính là sản phẩm thẻ đáp ứng được hầu hết các nhu cầu đa dạng của các chủ thẻ tín dụng trong và ngoài nước.
2.1.1.2. Thẻ ghi nợ nội địa
Là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ trong nước, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động, thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại, chuyển khoản, đóng phí bảo hiểm, dịch vụ trả tiền trước…
* Ra đời năm 2002, thẻ Vietcombank Connect 24 là sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên được phát hành tại Việt Nam và hiện đang được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc. Với nhiều giải thưởng có uy tín như giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt”, “Thương hiệu quốc gia”, thẻ Vietcombank Connect24 đã và đang mang lại những thay đổi lớn lao trong thói quen cũng như cách suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ công chúng đối với dịch vụ ngân hàng và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Tùy theo nhu cầu sử dụng, khách hàng có thể lựa chọn cho mình thẻ Vietcombank Connect24 với một trong ba hạng thẻ: hạng Chuẩn, hạng Vàng, hạng Đặc biệt.
* Sản phẩm thẻ Vietcombank SG24 là kết quả của sự kết hợp hoàn hảo giữa Vietcombank và Công ty truyền thông Sáng tạo Việt Nam (CMVN).
Được phát triển dựa trên nền tảng của thẻ Vietcombank Connect24 đã được đông đảo công chúng biết đến cùng với những tính năng bổ sung mang tính đột phá và ưu việt:
ü Thoả mãn nhu cầu mua sắm, chăm sóc sức khoẻ, giải trí… một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất với mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc. Mạng lưới ưu đãi tại hàng trăm khu spa, nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim…cao cấp và sang trọng.
ü Thực hiện các giao dịch tại hệ thống ATM của Vietcombank và các ngân hàng đại lý liên kết với Vietcombank.
ü Hạn mức sử dụng thẻ linh hoạt dựa trên số dư tài khoản cho phép bạn hoàn toàn chủ động cho những kế hoạch tài chính của mình.
ü Đem lại giá trị thặng dư cho bạn qua giá trị bảo hiểm tai nạn được đảm bảo bởi hãng bảo hiểm uy tín.
2.1.1.3. Thẻ ghi nợ quốc tế
Là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ trong nước, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại các đơn vị chấp nhận thẻ, sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán, phổ biến là USD.
* Thẻ Vietcombank Connect24 Visa phát huy tối đa những tính năng ưu việt sẵn có của thẻ Vietcombank Connect24 như kết nối trực tiếp vào tài khoản của khách hàng, thực hiện các giao dịch truy vấn thông tin tài khoản, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hoá đơn dịch vụ qua hệ thống máy ATM của Vietcombank và các ngân hàng liên minh. Vietcombank Connect24 Visa giúp chủ thẻ có thể chi tiêu tại hơn 30 triệu điểm chấp nhận thẻ Visa trên toàn cầu…Một giá trị cốt lõi của thẻ Vietcombank Connect 24 Visa là tính quốc tế hoá và hướng tới thói quen tiêu dùng thẻ thay thế thói quen rút tiền mặt, với các ưu đãi mang lại từ hai thương hiệu nổi tiếng là Connect 24 và Visa, chủ thẻ được hưởng dịch vụ bảo hiểm của Pjico với mức bảo hiểm miễn phí tối đa 10 triệu đồng tính năng bảo mật cao với 100% giao dịch thực hiện thông qua kết nối trực tuyến với ngân hàng.
- Thẻ Vietcombank Mastercard- Thẻ Phong Cách ra mắt với chức năng chính để kết nối khả năng thanh toán của người Việt ra toàn thế giới.
Bên cạnh những tính năng cơ bản của thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ Phong Cách được hưởng những chương trình ưu đãi như giảm giá, hưởng các dịch vụ tiện ích…tại những địa điểm mà giới trẻ ưa chuộng như các cửa hàng thời trang, trung tâm đào tạo, các cửa hàng mỹ phẩm…
2.1.2. Quy trình phát hành và thanh toán thẻ tại NH TMCP Ngoại thương Chương Dương
2.1.2.1. Quy trình phát hành.
* Hình thức phát hành thẻ
Thẻ ngân hàng ra đời gắn với nó là hai hình thức phát hành thẻ đã được áp dụng:
- Phát hành đơn lẻ: Đây là hình thức phát hành đầu tiên khi thẻ ra đời. Việc phát hành thanh toán và các điểm tiếp nhận thẻ thuộc về một ngân hàng. Tiện ích thanh toán của thẻ phụ thuộc vào phạm vi của những điểm tiếp nhận thẻ có kí hợp đồng với ngân hàng phát hành. Đối với ngân hàng chi phí cho việc phát hành thẻ và phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ là rất lớn. Như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận và lợi ích của việc kinh doanh thẻ cho ngân hàng. Chính vì những nhược điểm này mà hệ thống thanh toán liên ngân hàng đã được thành lập.
- Phát hành tập thể: Hai tổ chức thanh toán thẻ quốc tế MASTERCARD và VISACARD được thành lập cuối những năm 1970 đã đặt ra một mốc quan trọng cho sự phát triển lớn mạnh của thẻ với cơ cấu tổ chức nhiều ngân hàng thanh toán và phát hành rộng khắp thế giới, phạm vi thanh toán thẻ không có giới hạn. Các ngân hàng thành viên (gồm hai loại: thành viên chính thức và thành viên trực thuộc) được uỷ quyền phát hành và thanh toán thẻ có biểu tượng chung của tổ chức. Với ưu điểm chi phí phát hành thẻ thấp, khả năng lưu hành rộng rãi, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng và cho các bên tham gia thanh toán thẻ. Ngày nay, phát hành thẻ tập thể là hình thức phát hành phổ biến nhất thế giới.
* Thủ tục phát hành
Thủ tục phát hành thẻ tín dụng quốc tế và nội địa của VCB nói chung ta có thể thấy rất rõ qua sơ đồ sau :
Sơ đồ 3 : Quy trình phát hành thẻ tại NH TMCP Ngoại thương Chương Dương
Chi nhánh
Tiếp nhận hồ sơ phát hành thẻ
Tiếp nhận các yêu cầu khác của KH
Thẩm định hồ sơ
Cập nhật hồ sơ vào hệ thống
Xét duyệt và gửi yêu cầu in thẻ
Trao thẻ và Pin cho KH
Gửi sao kê cho KH
* Đối với thẻ cá nhân:
Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, cá nhân điền vào Phiếu đề nghị phát hành thẻ (theo mẫu) cùng với hồ sơ phát hành thẻ, trao giấy hẹn cho khách hàng.
Bước 2: Sau thời hạn ( tùy loại thẻ) nhận bộ hồ sơ đầy đủ, chi nhánh có trách nhiệm thẩm định bộ hồ sơ và quyết định chấp nhận hay từ chối phát hành thẻ.
- Nếu ngân hàng đồng ý phát hành thẻ, VCB và khách hàng thực hiện các bước sau:
Bổ sung các chứng từ cần thiết theo yêu cầu của VCB.
Thẩm định các thông tin về tài khoản cá nhân (số tài khoản, số CIF, số dư tối thiểu); Thẩm định các thông tin về cá nhân ( Chữ ký, Số CMT/hộ chiếu, Ngày sinh, địa chỉ, nơi công tác nếu có…).
Hoàn tất thủ tục (cầm cố, phong toả) về tài sản đảm bảo.
Chi nhánh tiến hành phân loại khách hàng:
+ Hạng đặc biệt: khách hàng thuộc dạng ưu tiên đối với ngân hàng.
+ Hạng I: khách hàng tín nhiệm, có quan hệ thường xuyên với ngân hàng.
+ Hạng II: các đối tượng còn lại.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì phải thông báo lại cho khách hàng trong vòng 02 ngày làm việc.
Bước 3: Kí hợp đồng phát hành thẻ.
Bước 4: Tiến hành tạo một hồ sơ quản lý thẻ: tên chủ thẻ, ngày sinh, số CMT, hạn mức tín dụng thẻ, đại chỉ thường trú, địa chỉ liên lạc,...
Bước 5: Gửi danh sách phát hành, nhận Pin, thẻ từ Trung tâm thẻ; giao Pin, thẻ mở khóa thẻ cho khách hàng.
Bước 6: Tiếp nhận và sử lý yêu cầu các yêu cầu của chủ thẻ liên quan đến việc sử dụng thẻ: in lại thẻ, in lại Pin; gia hạn thẻ; thay thế thẻ mất cắp, thất lạc; khóa, mở thẻ; ngừng và chấm dứt sử dụng thẻ và một số trường hợp khác như yêu cầu kết nối tài khoản, thay đổi số tài khoản…
* Đối với thẻ công ty:
Bước 1: Công ty gửi đến Chi nhánh văn bản đề nghị tham gia chương trình thẻ tín dụng công ty cùng với hồ sơ phát hành thẻ trên .
Bước 2: Căn cứ vào hồ sơ nhận được, Chi nhánh tiến hành thẩm định và xét duyệt phát hành thẻ cho các cá nhân được công ty đề nghị phát hành thẻ. Nếu đồng ý phát hành thẻ cho khách hàng, công ty và (các) cá nhân được công ty đề nghị cấp thẻ thực hiện tiếp các bước sau:
+ Bổ sung các chứng từ cần thiết theo yêu cầu của VCB.
+ Hoàn tất thủ tục (thế chấp, cầm cố, phong toả ) về tài sản đảm bảo.
Việc thẩm định phát hành và gia hạn thẻ phải trên cơ sở nắm rõ khách hàng, đảm bảo các nguyên tắc tín dụng và đảm bảo an toàn cho VCB .
Nội dung công tác thẩm định phát hành thẻ và gia hạn thẻ tương tự như nội dung thẩm định cho vay bao gồm các nội dung thẩm định theo thứ tự quan trọng như sau:
- Tư cách chủ thẻ (đối với thẻ cá nhân) hoặc uy tín công ty (đối với thẻ công ty).
- Khả năng thanh toán chủ thẻ (đối với thẻ cá nhân) hoặc công ty (đối với thẻ công ty).
- Tiềm lực tài chính chủ thẻ (đối với thẻ cá nhân) hoặc công ty (đối với thẻ công ty
- Tài sản đảm bảo.
- Các yếu tố ảnh hưởng khác .
Bước 3: Ký kết hợp đồng sử dụng thẻ.
Bước 4: Giao thẻ, PIN cho các cá nhân được uỷ quyền, mở tài khoản thẻ của khách hàng và quản lý tài khoản khách hàng.
Việc phát hành và giao thẻ cho khách hàng trực tiếp tại chi nhánh phải đảm bảo bí mật, an toàn cho khách hàng, cũng như tránh những thiệt hại cho VCB.
2.1.2.2. Quy trình thanh toán thẻ
Sơ đồ 4 : Quy trình thanh toán thẻ tại NH TMCP Ngoại thương Chương Dương
Hiện nay Chi nhánh chấp nhận thanh toán các loại thẻ tín dụng mang thương hiệu Visa, Mastercard, American Express( Amex), JCB và các loại thẻghi nợ do VCB phát hành.
- Quá trình giao dịch
+ Giao dịch được chuyển từ website của người bán tới máy chủ của OnePay.
+ OnePay chuyển giao dịch sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế.
+ Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ hỏi ý kiến cơ sở dữ liệu phát hành thẻ tín dụng.
+ Đơn vị phát hành thẻ sẽ khước từ hoặc chấp nhận giao dịch và chuyển kết quả / mã số hợp pháp ngược trở lại cho trung tâm thanh toán thẻ tín dụng.
+ Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả giao dịch sang cho OnePay.
+ Máy chủ OnePay lưu trữ kết quả và chuyển trở lại cho khách hàng/ người bán.
Trung bình các buớc này mất khoảng 3-4 giây.
- Quá trình thanh toán thẻ tín dụng
+ Máy chủ OnePay tự động chuyển các đợt giao dịch sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế.
+ Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế gửi tới cơ sở dữ liệu đơn vị phát hành thẻ tín dụng.
+ Đơn vị phát hành thẻ tín dụng xác minh giao dịch, chuyển kết quả, tiền sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế.
+ Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả quá trình giao dịch và tiền sang OnePay.
OnePay chuyển kết quả giao dịch tới người bán và chuyển tiền tới tài khoản ngân hàng của người bán.
Cụ thể:
* Tại đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT)
- Khi chủ thẻ xuất trình thẻ, ĐVCNT tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của thẻ, đối chiếu với danh sách thẻ cấm lưu hành, kiểm tra chứng minh thư hoặc hộ chiếu của khách hàng.
- Đưa thẻ qua máy đọc thẻ EDC, máy sẽ tự động cấp phép giao dịch. Nếu giá trị giao dịch lớn hơn hoặc bằng hạn mức thanh toán, ĐVCNT phải liên hệ với Trung tâm thẻ để xin cấp phép. Các giao dịch ứng tiền mặt đều phải xin cấp phép tại NH TMCP Ngoại thương Chương Dương trước khi thực hiện giao dịch.
- Sau khi giao dịch được chấp nhận, ĐVCNT yêu cầu khách hàng hoàn thành hoá đơn. Hoá đơn gồm 3 liên: 1 liên giao lại cho khách hàng, 1 liên gửi cho ngân hàng, 1 liên ĐVCNT lưu lại để tra soát nếu có.
+ Liên gửi cho ngân hàng phải được gửi trong vòng 7 ngày sau khi giao dịch được thực hiện.
+ Liên lưu lại ĐVCNT phải được lưu trong vòng 18 tháng sau khi giao dịch được thực hiện.
- Thực hiện truyền dữ liệu thanh toán đến ngân hàng: giao dịch được truyền đến trước 14h được báo có trong ngày, sau 14h được báo có trong ngày làm việc tiếp theo.
* Khi chi nhánh NH TMCP Ngoại thương Chương Dương là ngân hàng phát hành
Khi nhận được giấy báo nợ do Trung tâm thẻ gửi về, chi nhánh phát hành cập nhật hồ sơ quản lý thẻ, cuối tháng, chi nhánh in và chuyển bản sao kê các giao dịch đã thực hiện trong tháng cho khách hàng và tiến hành thu nợ khách hàng. Sau khi thu nợ khách hàng, chi nhanh gửi thông tin thu nợ về cho Trung tâm thẻ cập nhật hồ sơ quản lý thẻ.
2.1.2.3. Hạn mức tín dụng thẻ
Hạn mức của các loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ có thể thay đổi theo Quyết định của Tổng Giám đốc NHNT VN theo từng thời kỳ.
Cụ thể như sau:
Bảng 5: Hạn mức chi tiêu ngày của thẻ ghi nợ
ĐVT: triệu đồng
Loại thẻ
Tiền mặt
Chi tiêu
Chuyển khoản
HM 1 ngày
HM 1 lần
Số lần 1 ngày
HM 1 ngày
HM 1 lần
Số lần 1 ngày
HM
1 ngày
Số lần 1 ngày
Trong hệ thống NHNT và NHĐL
Ngoài hệ thống NHNT và NHĐL
Connect 24
(Hạng B)
10
2
10
20
10
20
30
10
Connect 24
(Hạng G)
15
2
15
20
10
20
30
10
Connect 24
(Hạng D)
20
2
20
20
10
20
30
10
SG24
20
2
20
30
20
20
50
10
MTV
20
2
6
20
50
20
20
70
10
(Nguồn: Phòng kế toán thanh toán và kinh doanh dịch vụChi nhánh NH NT Chương Dương )
Với thẻ ghi nợ nội địa Connect24 và SG24, hạn mức rút tiền mặt một ngày thấp hơn của một số ngân hàng khác, mức rút tiền của thẻ ghi nợ nội địa Agribank Success là 25 trđ/ngày, thẻ BIDV Power là 30 trđ/ngày…
Hạn mức chi tiêu của thẻ ghi nợ nội địa VCB cũng thấp hơn so với một số ngân hàng khác, như thẻ ACB 365 Styles có hạn mức chi tiêu là 30 trđ/ngày và 50 trđ/ngày đối với thẻ chuẩn và thẻ vàng, Agribank Success còn không hạn chế mức chuyển khoản tại các EDC/POS…Tuy nhiên, hạn mức tín dụng của thẻ VCB là hợp lý, bởi thẻ ghi nợ nội địa hướng tới đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình, hơn nữa khách hàng có thể lựa chọn từng hạng thẻ Connect24 hay sử dụng thẻ ghi nợ cao cấp SG24 với hạn mức lớn hơn tùy theo nhu cầu sử dụng.
Bảng 6: Hạn mức chi tiêu ngày của thẻ tín dụng
Đơn vị: triệu đồng
STT
CODE
HẠN MỨC NGÀY (TRIỆU ĐỒNG)
GHI CHÚ
CHI TIÊU
RÚT TIỀN MẶT
HẠN MỨC
SỐ G/D NGÀY
HẠN MỨC
SỐ G/D NGÀY
1
0011
Hết hạn mức
10
Hết hạn mức
10
2
0013
70
10
50
10
Mức chuẩn cho thẻ AMEX
3
0016
40
10
30
5
Mức chuẩn chi thẻ Amex vàng
4
0019
30
10
15
5
Mức chuẩn cho thẻ VISA & MasterCard vàng
5
0021
20
10
15
5
Mức chuẩn cho thẻ Amex Xanh & Cob
6
0023
10
10
5
3
Mức chuẩn cho thẻ VISA & MasterCard Bạc
(Nguồn: Phòng kế toán thanh toán và kinh doanh dịch vụChi nhánh NH NT Chương Dương )
Hạn mức thẻ tín dụng của các thẻ VCB thấp hơn các ngân hàng khác, thẻ VCB Visa/ VCB MasterCard CỘI NGUỒN có hạn mức tín dụng cho thẻ vàng từ 50-300 trđ, tuy nhiên Hạn mức chi tiêu mặc định tối đa là 30 trđ/ngày, trong khi đó thẻ Precious của BIDV có hạn mức tín dụng thẻ từ 50-150 trđ và hạn mức chi tiêu ngày là 40-120 trđ/ngày, thẻ Agribank MasterCard loại thẻ vàng có hạn mức thanh toán là 50 trđ /ngày với hạn mức tín dụng từ 100-300 trđ. Tuy nhiên với những khách hàng có nhu cầu chi tiêu lớn, có thể sử dụng sản phẩm thẻ VCB VietnamAirline American Express với hạn mức tín dụng linh hoạt từ 10-300 trđ, khách hàng có thể rút tiền tới 75% hạn mức/ngày và chi tiêu ngày là 100%/hạn mức/ngày. Đặc biệt thẻ tín dụng quốc tế cao cấp Amex có hạn mức tín dụng cao nhất từ 100-500 trđ, rút tiền với 75% hạn mức/ngày và chi tiêu 100% hạn mức/ngày. Đây thực sự là những sản phẩm mang lại điểm nhấn cho VCB về khả năng linh động trong hạn mức thanh toán mà các ngân hàng khác không có được.
Một điểm nổi bật trong công tác phát hành và thanh toán của chi nhánh là công tác phòng chống rủi ro. Rủi ro về thu nợ phát hành hầu như không có, chỉ chiếm khoảng 0,05%. Ngoài ra không có rủi ro nào khác. Thành công này xuất phát từ việc chi nhánh đã đề ra được một hệ thống biện pháp xử lý khi rủi ro xảy ra. Chi nhánh cũng đã tuân thủ chặt chẽ các quy định về việc phát hành thẻ do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đề ra, nhất là trong khâu thẩm định hồ sơ khách hàng. Bên cạnh đó, khi mua thẻ, khách hàng phải ký quỹ một số tiền nhất định. Do đó không xảy ra rủi ro tín dụng mà chỉ có một vài trường hợp nợ quá hạn.
2.1.3. Tình hình phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NH TMCP Ngoại thương Chương Dương
Bảng 7: Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ qua các năm
TT
Năm
Đề mục
2006
2007
2008
2009
1
Thanh toán quốc tế ($)
60.356
91.426
135.625
198.294,83
2
Phát hành thẻ ghi nợ nội địa (chiếc)
3844
5526
6125
6988
3
Phát hành thẻ ghi nợ quốc tế (chiếc)
325
421
451
572
4
Phát hành thẻ tín dụng (chiếc)
155
181
228
357
5
Doanh số sử dụng thẻ tín dụng (vnd)
925.625.324
2.125.362.245
3.265.325.158
4.418.415.705
6
Doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế (vnd)
20.256.359.245
24.265.326.258
23.326.259.245
31.162.130.746
7
Doanh số thanh toán thẻ C24 tại ATM của chi nhánh (vnd)
256.326.259.245
395.265.563.544
424.265.235.365
594.807.058.913
8
Đơn vị chấp nhận thẻ
3
9
11
17
(Nguồn: Phòng Kế toán -Thanh toán và Dịch vụ khách hàng)
Tốc độ tăng trưởng của thẻ ghi nợ nội địa khá cao, luôn trên 10%/năm và chiếm trên 90 % số lượng thẻ phát hành của chi nhánh, mức tăng cao nhất là năm 2007 với 43,8%, năm 2008 và 2009 mức tăng chỉ là 10,8% và 14,2% do những khó khăn và kinh tế và sự vào cuộc mạnh mẽ của các ngân hàng trên thị trường.
Số lượng thẻ ATM phát hành: từ 1.1.2003 – 28.2.2010 đạt 30.991 chiếc. Tại thời điểm 31/12/2009, tiền mặt tại các máy ATM là 2 tỷ đồng, tăng 3,6% so với thời điểm 31/12/2008, doanh số giao dịch qua ATM đạt gần 600 tỉ đồng, qua đó có thể thấy hoạt động thẻ ATM vẫn là hoạt động chủ lực trong công tác thẻ tại Chi nhánh.
Đây là một điều dễ hiểu vì tại thị trường Việt Nam, thẻ nội địa phát hành thì có đến 98% là thẻ ghi nợ và thẻ ATM nên việc một ngân hàng có số lượng máy ATM tương đối nhiều và một hệ thống thanh toán online như NH TMCP Ngoại thương Chương Dương thì cung cấp dịch vụ thẻ tốt và thu hút một số lượng lớn khách hàng lớn là điều dễ hiểu.
Số lượng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế còn quá ít, tuy tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao, như giai đoạn 2006-2007 (16,7% và 29,5%) và 2008-2009 (56,6% và 26,8%. Tuy nhiên, giai đoạn 2006-2009 đã có những bước phát triển vượt bậc so với giai đoạn 2003-2005 khi Chi nhánh mới được thành lập ( chỉ phát hành được 188 chiếc thẻ tín dụng và 407 thẻ ghi nợ quốc tế) .
Tổng số thẻ tín dụng chi nhánh đã phát hành: từ 1.1.2003 – 28.2.2010 đạt 1141 chiếc, Chi nhánh chưa thể hài lòng với con số này, và cần xây dựng những cách thức xúc tiến bán sản phẩm mới hiệu quả hơn.
Với thẻ tín dụng quốc tế, xét về doanh số sử dụng thẻ, thẻ do chi nhánh phát hành chủ yếu được dùng cho nhu cầu thanh toán và rút tiền mặt của các chủ thẻ ở nước ngoài. Việc sử dụng thẻ trong nước còn khá hạn chế do số lượng cơ sở chấp nhận thẻ trong thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ chưa nhiều. Khách hàng dùng thẻ để chi tiêu ở nước ngoài vẫn chiếm một tỷ lệ cao, khoảng 75%. Trong số đó có một phần lớn sinh viên, học sinh du học ở nước ngoài đều sử dụng thẻ của VCB để chi tiêu.
Bảng 8 : Kết quả kinh doanh thẻ Mastercard và Visacard
Loại thẻ
Chỉ tiêu
Năm
Số thẻ phát hành
Doanh số sử dụng
Số thẻ(cái)
Mức tăng giảm
Doanh số (triệu đồng)
Mức tăng giảm
MASTERCARD
2006
32
-
217
-
2007
39
+ 7,7%
402
+ 120,4%
2008
24
- 0,19%
886
+ 74,9%
2009
49
+ 91%
1124
+ 26,9 %
VISA CARD
2006
94
-
713
-
2007
133
+ 42%
1711
+ 140 %
2008
166
+24,8%
2126
+ 24,3 %
2009
249
+ 50%
3155
+ 48,4%
(Nguồn: Phòng Kế toán -Thanh toán và Dịch vụ khách hàng)
Hai loại thẻ tín dụng chủ yếu Chi nhánh phát hành là Visacard và Mastercard
Visa card là thẻ tín dụng được phát hành nhiều nhất và có doanh số sử dụng cao nhất, số phát hành tăng đều qua các năm và luôn trên 20 %/năm. Visacard vẫn là loại thẻ thông dụng nhất và có nhiều điểm thanh toán chấp nhận thẻ nhất của Chi nhánh. Với việc Vietcombank trở thành đầu mối thanh toán đối với các giao dịch thẻ Visa trong nước,với tư cách là ngân hàng thanh toán bù trừ nội địa các giao dịch thẻ Visa của các thành viên trong nước qua tài khoản của các ngân hàng thành viên mở tại Vietcombank. Cùng với việc đưa ra các sản phẩm mới như Visa Connect 24, Vietcombank Visa Debit…tích hợp nhiều tiện ích trong 1 thẻ, Visacard sẽ vẫn là loại thẻ chủ lực trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của Chi nhánh.
Thẻ Master có tốc độ tăng trưởng không đều cả trong số lượng phát hành và doanh số thanh toán.Năm 2007, lượng phát hành chỉ tăng 7 % nhưng doanh số sử dụng thẻ đã tăng kỷ lục,đạt trên 120 %, trong khi năm 2008 giảm nhẹ về lượng phát hành.Năm 2009 đánh dấu sự phát triển mạnh về số lượng thẻ Master tại chi nhánh( tăng 91%), xong điều đáng chú ý là doanh số sử dụng lại giảm dần tỉ lệ tăng trưởng. Lượng thẻ Mastercard phát hành chưa nhiều nhưng có doanh số thanh toán khá cao. Chi nhánh tiếp tục có nhiều ưu đãi cho việc phát hành loại thẻ này, như giảm giá chiết khấu tại các DV CNT Master.
Cụ thể các tình hình phát hành thẻ ghi nợ tại chi nhánh năm 2009 :
Bảng 9: Kết quả phát hành thẻ ghi nợ Chi nhánh NH NT Chương Dương
Năm 2009
Đơn vị: chiếc
Chi nhánh
PGD Khương Thượng
PGD Thái Thịnh
PGD Kim Ngưu
PGD Minh Khai
Tổng
1.Connect 24 và VCB SG24
4081
1271
1085
520
31
6988
Kế hoạch
3500
1300
900
600
0
6300
Thực hiện
116.6%
97.8%
120.5%
86.7%
111%
2.Connect 24 Visa
và MTV
263
147
123
39
0
572
Kế hoạch
175
100
50
25
0
350
Thực hiện
150.2%
147%
246%
116%
0
185%
Tổng
4344
1418
1208
559
31
7560
(Nguồn: Phòng Kế toán -Thanh toán và Dịch vụ khách hàng)
Số lượng phát hành thẻ theo loại
( 1.1.2009 - 31.12.2009 )
Đơn vị: chiếc
Amex Cobrand : …………………………………56
Amex Green : ……………………………………3
Master card Debitcard : ………………………….37
Master card EMV Standard : ................................10
Master card Standard : …………………………..2
Visa Debit card : ……………………………75
Visa card EMV Gold : …………………………..42
Visa card EMV Standard : ………………………84
Visa card Gold : …………………………………5
Visa card Standard : …………………………….43
Vietcombank Conect24 : ……………………. …5227
Vietcombank SG24 : ……………………………1761
Vietcombank MTV : …………………………….427
Vietcombank Conect 24 Visa : ………………….145
Tổng : …………………………………………...7917
(Nguồn: Phòng Kế toán -Thanh toán và Dịch vụ khách hàng)
Lượng thẻ phát hành vẫn tập trung ở chi nhánh, chiếm 57,4%, năm 2009 cũng là năm các phòng giao dịch chưa đạt mức kế hoạch đề ra, một phần do mới được thành lập như phòng giao dịch Kim Ngưu và Thái Thịnh.
Nhìn vào cơ cấu các loại thẻ phát hành trong năm 2009, có thể thấy thẻ ghi nợ nội địa vẫn là loại thẻ được phát hành nhiều nhất, chiếm 88,8% số lượng phát hành thẻ của Chi nhánh, tăng 111% so với kế hoạch. Thẻ Master chuẩn EMV tuy mới đưa vào phát hành nhưng đã có bước đầu được sự đón nhận của khách hàng, số lượng khách hàng đăng kí sử dụng thẻ Visa công nghệ thẻ chip cao hơn hẳn (126 thẻ so với 10 thẻ Master card EMV Standard).
Bảng 10: Thống kê ATM của Chi nhánh
Điểm đặt máy
Số lượng máy
Địa chỉ
Giờ phục vụ
Chương Dương Bưu cục Trung tâm 4
1
Bưu cục Trung tâm 4 - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm
24/24
Chương Dương Bưu cục Trung tâm 5
1
Bưu cục Trung tâm 5 - Đức Giang -Long Biên
24/24
Chương Dương Công ty Cơ khí Đông Anh
1
Công ty Cơ khí Đông Anh - TT Đông Anh
24/24
Chương Dương Cty TNHH Stanley Việt Nam
1
KCN Dương Xá, Gia Lâm
24/24
Chương Dương PGD Khương Thượng
2
105A12 Khương Thượng, Đống Đa
24/24
Chương Dương PGD Minh Khai
1
464 Minh Khai – Hai Bà Trưng
24/24
Chương Dương Trụ sở chính
2
564 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên
24/24
( Nguồn: )
Hiện nay chi nhánh hiện quản lý 9 ATM trên địa bàn các huyện Gia Lâm, Long Biên, Đống Đa, Hai Bà Trưng…, mạng lưới ATM như vậy còn tương đối mỏng so với một số chi nhánh ngân hàng khác. Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Gia Lâm, Agribank đã có 10 ATM, ICB có 9 máy và BIDV có 5 ATM…Các máy ATM của chi nhánh cũng chưa đặt gần các khu mua sắm lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị hay các trường đại học… Đây là điểm hạn chế trong việc triển khai các máy ATM tại Chi nhánh, gây nhiều khó khăn cho hoạt động giao dịch của khách hàng.
Đối với dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng, mạng lưới đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ (ĐVCNT) đóng một vai trò rất quan trọng. Hiện nay mạng lưới ĐVCNT của Chi nhánh là 46 cơ sở. Đối với toàn bộ hệ thống VCB và đối với mạng lưới ĐVCNT của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội, đây là một mạng lưới tương đối mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của thẻ trên thị trường. Tại các cơ sở này, số các đơn vị được lắp đặt máy EDC vẫn còn quá ít, do không đủ trang bị đồng loạt nên Chi nhánh chỉ trang bị cho những đơn vị có doanh số lớn, đây là một nhược điểm để các ngân hàng khác có thể thâm nhập vào các cơ sở chấp nhận thẻ của Chi nhánh trên địa bàn Hà nội.
Bảng 11: So sánh biểu phí thẻ một số ngân hàng
Đơn vị: 1000 đ
Ngân hàng
Vietcombank
ACB
ANZ
VIBank
Agribank
Incombank
BIDV
Tên thẻ ATM
Amex
Connect24
Visa Debit/ MasterCard Dynamic
Access
Values
Success
ATM C/S/G Card
Vạn dặm
eTran365
Số máy ATM
>1000
Không có
Tương thích với Sacombank
Tương thích với VCB
>600
>460
205
Phạm vi sử dụng
Nội địa + Quốc tế
Nội địa
Nội địa + Quốc tế
Nội địa + Quốc tế
Nội địa
Nội địa
Nội địa
- Giá thẻ chuẩn
Miễn phí
100
Miễn phí
350
90
5
70
30
50
- Giá thẻ vàng
Miễn phí
450
100
- Giá thẻ đặc biệt
Miễn phí
120
Phí chuyển khoản trong hệ thống
Miễn phí
Miễn phí
Miễn phí
Miễn phí
3
Miễn phí
Miễn phí
Phí rút tiền ngoài hệ thống
3.3
4%,min=50
2%,min=60
Miễn phí
Miễn phí
Phí rút tiền cùng hệ thống
Miễn phí
Miễn phí
Miễn phí (>30000 = 0.03%)
4 lần miễn phí /tháng
Miễn phí
Miễn phí
Miễn phí
Miễn phí
Phí chuyển lương
3.3%
3-4%
1.5
0.2%,
Phí thường niên
600(vàng), 400(xanh)
Miễn phí
100
10 USD
60-80 - 120
Miễn phí
40
( Nguồn:
M._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25531.doc