Lời mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay phát triển kinh tế là một vấn đề mang tính chất toàn cầu mà mọi quốc gia đang đặt lên mục tiêu hàng đầu, đi đôi với nó là xu hướng quốc tế hóa các hoạt động kinh tế. Điều này khiến các quốc gia phải hòa nhập vào chính sách cộng đồng nói chung. Trước tình hình đó và để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, Đảng ta chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của
94 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Sở Giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà nước. Đó là tiền đề khách quan kích thích các tiềm năng trong nền kinh tế, thúc đẩy hàng hóa phát triển từng bước tham gia vào phân công lao động quốc tế cũng như tạo dựng tiền đề cho hoạt động tài chính tiền tệ, đặc biệt là hoạt động ngân hàng.
Đóng góp không nhỏ vào thành tựu to lớn ấy của đất nước phải kể đến vai trò quan trọng của nghành ngân hàng Việt Nam.Thật vậy, với vai trò là “huyết quản” của nền kinh tế để cho “dòng máu” tài chính tiền tệ lưu thông một cách thông suốt, với tinh thần đổi mới và sáng tạo trong suốt hơn 1 thập kỷ qua, nghành ngân hàng đã thực hiện tốt chính sách tiền tệ của Đảng và Nhà nước, đẩy lùi lạm phát, ổn định giá trị của đồng tiền, góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô. Trong sự phát triển không ngừng của nghành ngân hàng Việt Nam thì có thể nói thành tựu nổi bật nhất chính là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại (NHTM) với vai trò là trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn và thanh toán cho mọi họat động kinh tế trên phạm vi cả nước cũng như trên toàn cầu.
Thẻ là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng độc đáo và hiện đại ra đời dựa trên cơ sở khoa học công nghệ cao. Sự ra đời của thẻ đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong thanh toán của hệ thống ngân hàng và được xem là phương tiện thanh toán hàng đầu thay thế cho tiền mặt trong giao dịch và tiêu dùng quốc tế.
Nhận thức được ý nghĩa và lợi ích to lớn của việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam nói chung cũng như tại SGD NHNN &PTNT VN nói riêng. Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về nghiệp vụ thẻ tại SGD NHNN &PTNT VN em đã quyết định chọn đề tài :
“ Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ”.
2.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những thông tin và số liệu thu thập được bài luận văn của em muốn làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về thẻ,về thực trạng việc phát hành, thanh tóan thẻ và các hoạt động nhằm mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại SGD NHNN&PTNT VN.Qua đó đề ra những kiến nghị cũng như những giải pháp nhằm phát triển họat động kinh doanh thẻ tại SGD trong thời gian tới.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu mà đề tài tập trung tìm hiểu chính là thẻ và tình hình phát triển kinh doanh thẻ tại SGD NHNN & PTNT Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài luận văn của em đã sử dụng kết hợp phương pháp duy vật biện chứng với các phương pháp so sánh phân tích tổng hợp ,thống kê và duy vật lịch sử.
5.Tên đề tài và bố cục của luận văn
Đề tài : Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Bố cục :
Ngoài phần mở đầu, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo và kết luận thì nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về thẻ và hoạt động kinh doanh thẻ tại các NHTM
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ của SGD NHNN&PTNTVN
Chương III: Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của SGD NHNN&PTNT VN
Để hoàn thành bài luận văn này cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự động viên và hướng dẫn nhiệt tình của Cô giáo Vũ Ngọc Diệp thuộc bộ môn Ngân hàng chứng khoán, cùng với sự giúp đỡ của các anh chị tại SGD NHNN & PTNT VN . Tuy vậy, do thời gian có hạn, trình độ và kinh nghiệm thực tế của em còn hạn chế, bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.Vì vậy, em kính mong nhận được sự góp ý bổ sung của các thầy cô giáo, các cán bộ của SGD cùng toàn thể các bạn để em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày 11 tháng 6 năm 2008
Sinh viên
Hoàng Phương Anh
Chương I
Một số vấn đề cơ bản về thẻ Và hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại
Khái quát về thẻ ngân hàng
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ ngân hàng
Nhân loại đã trải qua nhiều thời kì phát triển và mỗi một giai đoạn lịch sử lại có một hình thái tiền tệ tương ứng. Trước đây khi xã hội chưa phát triển người ta dùng những hình thức tiền tệ giản đơn như vỏ sò, vỏ hến hay những vật giá trị khác làm vật trao đổi, tiếp đến là việc sử dụng vàng, bạc và tiền giấy làm phương tiện lưu thông và cất trữ. Ngày nay hình thái tiền tệ ngày càng đa dạng về hình thức và chủng loại. Thẻ-hay còn gọi là tiền điện tử được coi là phương tiện thanh toán hiện đại nhất thế giới hiện nay, ra đời và phát triển gắn liền với việc ứng dụng công nghệ tin học trong ngân hàng.
Là một lĩnh vực kinh doanh tương đối mới mẻ nhưng thẻ cũng có lịch sử hình thành và phát triển trong suốt mấy thập kỷ qua. Quan hệ giữa khách hàng và cơ sở cung ứng hàng hoá dịch vụ là tâm điểm của kinh doanh thẻ.
Vào đầu những năm 40, một số cơ sở tư nhân lớn mở rộng dịch vụ bán chịu cho khách hàng và cho phép họ trả tiền hàng hóa dịch vụ vào tài khoản của mình. Nhiều cơ sở cung ứng hàng hoá dịch vụ nhỏ cũng muốn thực hiện dịch vụ này nhưng họ nhận thấy không đủ khả năng. Điều đó tạo cơ hội cho các tổ chức tài chính và ngân hàng vào cuộc.
Hình thức sơ khai của thẻ là Charg-it, một hệ thống mua bán chịu do John Biggins sáng lập ra năm 1946. Hệ thống này cho phép khách hàng trả tiền cho các giao dịch mua bán lẻ tại địa phương. Các cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT) nộp biên lai bán hàng vào nhà băng của Biggins, nhà băng sẽ trả tiền cho họ và thu lại từ khách hàng đã sử dụng Charg-it.
Hệ thống mua bán chịu này cũng mở đường cho thẻ tín dụng ra đời do Ngân hàng Franklin National Bank ở Long Island NewYork phát hành lần đầu tiên năm 1951. Tại đây các khách hàng đệ đơn xin vay và được thẩm định khả năng thanh toán. Các khách hàng có đủ tiêu chuẩn sẽ được duyệt cấp thẻ. Thẻ này dùng cho các thương vụ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ. Khi thanh toán, cơ sở cung ứng hàng hoá dịch vụ sẽ ghi các thông tin về khách hàng trên thẻ vào hoá đơn bán hàng. Sau đó nhà phát hành thẻ thanh toán lại cho CSCNT giá trị của hàng hóa dịch vụ có một chiết khấu một tỷ lệ nhất định để bù đắp những chi phí của các khoản cho vay.
Trong những năm sau đó ngày càng có nhiều các tổ chức tham gia vào thị trường thẻ ngân hàng.
Vào năm 1959, một số ngân hàng phát hành thẻ tín dụng đã cung ứng thêm một dịch vụ mới đó là thẻ tín dụng tuần hòan. Với dịch vụ này, các chủ thẻ có thể duy trì số dư có trên tài khoản vay bằng một hạn mức tín dụng nếu họ hoàn thành việc thanh toán hàng tháng. Khi đó số tiền thanh toán hàng tháng của chủ thẻ sẽ được cộng thêm một khoản phí tính từ những khoản vay của chủ thẻ.
Vào năm 1960, Bank of America giới thiệu sản phẩm thẻ đầu tiên của mình – BANKAMERICARD. Thẻ BANKAMERICARD phát triển rộng khắp vào những năm tiếp theo và đạt được rất nhiều thành công. Những thành công của BANKAMERCARD đã thúc đẩy các nhà phát hành thẻ khác trên khắp nước Mỹ bắt đầu tìm kiếm phương thức cạnh tranh với loại thẻ này.
Năm 1966, 14 ngân hàng hàng đầu của Mỹ liên kết với nhau thành tổ chức Interbank- một tổ chức mới với chức năng là đầu mối trao đổi các thông tin về giao dịch thẻ.
Năm 1967, 4 ngân hàng bang California đổi tên của họ từ California Bankcard Association thành Western State Bankcard Association (WSBA). WSBA mở rộng mạng lưới thành viên với các tổ chức tài chính khác ở phía tây nước Mỹ. Sản phẩm thẻ của tổ chức WSBA là MASTERCHARGE. Tổ chức WSBA cũng cấp phép cho tổ chức Interbank sử dụng tên và thương hiệu của MASTERCHARGE.
Năm 1977, tổ chức thẻ BANKAMERICARD đổi tên thành VISA International
Năm 1979, MASTERCHARGE đổi tên thành MASTERCARD.
Sau đó, ngày càng có nhiều các tổ chức tài chính của các nước tham gia vào chương trình thẻ ngân hàng.
Ngoài các sản phẩm thẻ ở trên ra còn một số các sản phẩm thẻ khác được hình thành như American Express (1958), Dinner Club (1950), JCB (1961).
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền văn minh nhân loại và kỹ thuật máy tính phát triển như vũ bão, thẻ thanh toán ngày càng thu hút sự chú ý và nghiên cứu ứng dụng của nhiều nước kể cả những nước đang phát triển
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của thẻ ngân hàng
a) Khái niệm
Thẻ thanh toán hay thẻ chi trả là một phương tiện thanh toán tiền , hàng hóa ,dịch vụ mà không dùng tiền mặt hoặc có thể được dùng để rút tiền tại các ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động ATM.
b) Đặc điểm cấu tạo của thẻ.
Thẻ dù do bất cứ tổ chức nào phát hành đều được làm bằng plastic, có 3 lớp ép sát, lõi thẻ được làm bằng nhựa trắng cứng nằm giữa hai lớp tráng mỏng. Thẻ có kích thước chung theo tiêu chuẩn quốc tế là 5.50 cm x8.50 cm. Trên thẻ phải có đủ các thông tin sau:
Mặt trước của thẻ phải ghi:
- Loại thẻ (Tên và biểu tượng của ngân hàng phát hành thẻ)
- Số thẻ được in nổi.
- Tên người sử dụng được in nổi.
- Ngày bắt đầu có hiệu lực và ngày hết hiệu lực.
- Biểu tượng của tổ chức thẻ.
- Các đặc tính để tăng tính an toàn của thẻ, đề phòng giả mạo.
Mặt sau của thẻ có băng từ ghi lại những thông tin sau:
- Số thẻ
- Tên chủ thẻ
- Thời hạn hiêu lực
- Mã số bí mật
- Ngày giao dịch cuối cùng
- Mức rút tối đa và số dư
Ngoài ra thẻ còn có thể có thêm một số yếu tố khác theo quy định của các tổ chức thẻ quốc tế hoặc hiệp hội phát hành thẻ...Các ngân hàng khi phát hành thẻ thường sử dụng những thiết bị mang tính công nghệ cao để đảm bảo tính an toàn cho thẻ.
1.1.3 Phân loại thẻ ngân hàng
Trên thế giới có rất nhiều loại thẻ. Đứng trên từng góc độ khác nhau thì thẻ rất đa dạng và được chia thành nhiều loại.
a) Phân theo chủ thể phát hành :
Thẻ do các Tổ chức Tài chính và Ngân hàng phát hành : Đây là loại thẻ giúp cho khách hàng sử dụng linh hoạt tài khỏan của mình tại ngân hàng hoặc sử dụng một số tiền lớn do ngân hàng cấp tín dụng .
Thẻ do các Tổ chức phi ngân hàng phát hành : Đó là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành như Dinner Club ,Amex...
- Các sản phẩm thẻ do các tổ chức tài chính- ngân hàng phát hành có thể kể đến:
Thẻ ATM
Thẻ ghi nợ (Debit Card)
Thẻ tín dụng (Credit Card)
- Ngoài ra còn một số loại thẻ thanh toán khác không phải do các tổ chức tài chính ngân hàng phát hành mà do các công ty phát hành hoặc liên doanh với các tổ chức tài chính ngân hàng phát hành như :
Thẻ chi tiêu (Private Label Retail Card)
Thẻ của các công ty xăng dầu (Oil Company Card)
Thẻ giải trí (Travel & Entertainment Card)
b) Phân theo công nghệ sản xuất (hay kỹ thuật):
Thẻ từ (Magnetic Card):Được sản xuất dựa trên kỹ thuật từ tính với một giải băng từ chứa 2 rãnh thông tin ở mặt sau của thẻ.
Thẻ thông minh (Smart Card) : Là thế hệ thẻ mới nhất của thẻ thanh toán ,thẻ thông minh dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học nhờ gắn vào thẻ chip điện tử có cấu trúc như một máy tính hòan hảo .Thẻ thông minh có nhiều nhóm với dung lượng của chip điện tử khác nhau .
c) Phân theo tính chất thanh toán thẻ :
Thẻ tín dụng (Credit Card) : Đây là loại thẻ sử dụng phổ biến nhất theo đó chủ thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng quy định không phải trả lãi (nếu chủ thẻ hòan trả số tiền đúng kỳ hạn) để mua sắm hàng hóa dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận loại thẻ này.
Thẻ ghi nợ (Debit Card) : Đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp đến tài khoản tiền gửi thanh tóan của chủ thẻ . Loại thẻ này khi khách hàng rút tiền hay thanh tóan hàng hóa dịch vụ , giá trị giao dịch sẽ ngay lập tức được trừ ngay lập tức vào tài khỏan tiền gửi của chủ thẻ.
d) Phân theo phạm vi lãnh thổ:
Thẻ nội địa : Là thẻ do các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng trong nước phát hành hoặc mang thương hiệu của tổ chức thẻ quốc tế được sử dụng trong nứớc.
Thẻ quốc tế : Là loại thẻ sử dụng và chấp nhận trên tòan cầu ,dùng các ngoại tệ mạnh để thanh toán
1.1.4 Các chủ thể tham gia
Do lợi ích to lớn của thẻ mang lại càng ngày càng có nhiều người tham gia vào dịch vụ thẻ bao gồm các thành phần kinh tế trong xã hội , các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế .Trong thanh toán thẻ bao gồm các chủ thể sau :
a) Ngân hàng phát hành thẻ:
Là ngân hàng được phép phát hành thẻ và là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế cung cấp tín dụng cho khách hàng, tín dụng dưới hình thức thẻ tín dụng. Ngân hàng phát hành được quyền đưa ra những điều kiện về phát hành và thanh toán thẻ mà các ngân hàng đại lý phát hành thẻ phải tuân theo. Đồng thời ngân hàng phát hành có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ đồng thời chịu trách nhiệm thanh tóan thẻ đó . Ngân hàng phát hành thẻ có thể uỷ nhiệm cho một số chi nhánh Ngân hàng phát hành và quản lý thẻ.
b) Người sử dụng thẻ:
Là người trực tiếp mua thẻ tại Ngân hàng và dùng thẻ để mua hàng hoá, dịch vụ. Chủ thẻ có tên in nổi trên thẻ và được ngân hàng cho phép sử dụng trong một thời hạn nhất định để thanh tóan tiền và hàng hóa dịch vụ .Chủ thẻ bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ.
+ Chủ thẻ chính : là người đứng tên xin ngân hàng phát hành thẻ cấp thẻ để sử dụng.
+ Chủ thẻ phụ : là người được cấp thẻ theo đề nghị của chủ thẻ chính.
c) Đơn vị chấp nhận thẻ :
Là các đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ chấp nhận thanh tóan bằng thẻ .Cơ sở chấp nhận thẻ phải có hợp đồng với ngân hàng thanh tóan thẻ hoặc ngân hàng đại lý thanh tóan thẻ và có quyền yêu cầu ngân hàng thanh tóan thẻ cung cấp máy móc thiết bị phục vụ kiểm tra và thanh toán thẻ.
d) Hiệp hội các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ.
Là hiệp hội các tổ chức tài chính tín dụng tham gia phát hành thanh toán thẻ quốc tế hiện bao gồm tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master card, American Express, JCB .Chu trình của một giao dịch thanh toán hàng hóa dịch vụ hay rút tiền mặt bắt đầu từ chủ thẻ đến điểm tiếp nhận thẻ hay ngân hàng đại lý qua ngân hàng và tổ chức thẻ quốc tế cho đến khi chủ thẻ thanh toán cho ngân hàng những chi tiêu của mình. Chu trình này khép kín và thống nhất. Các chủ thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau qua đó hình thành nên một mạng lưới thanh toán thẻ rộng khắp trên tòan thế giới và khách hàng có thể được phục vụ bất cứ nơi đâu họ cần .Điều này cũng thể hiện quy mô mang tính toàn cầu của hệ thống thẻ Visa,Master Card.
f) Ngân hàng đại lý thanh toán :
Là các chi nhánh Ngân hàng do Ngân hàng phát hành thẻ quy định, Ngân hàng đại lý thanh toán có trách nhiệm thanh toán cho người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ khi nhận được biên lai thanh toán. Ngân hàng thanh toán thẻ khác với ngân hàng phát hành là nó chỉ đảm nhận các họat động thanh toán chứ không liên quan đến hoạt động phát hành. Đối tượng quản lý của ngân hàng thanh toán là các CSCNT. Riêng với thẻ quốc tế thì ngân hàng thanh tóan phải là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế.
1.2 Hoạt động kinh doanh thẻ tại các NHTM
1.2.1 Vai trò và lợi ích của hoạt động kinh doanh thẻ
a/ Đối với nền kinh tế:
Là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt vai trò đầu tiên của thẻ là giảm lượng tiền mặt trong lưu thông từ đó giúp giảm các chi phí in ấn, phát hành, vận chuyển, kiểm đếm, lưu trữ, bảo quản tiền….thậm chí chống lại việc sử dụng tiền giả trong nền kinh tế. Với hình thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giúp nhà nước quản lí nền kinh tế cả về vi mô và vĩ mô. Việc áp dụng công nghệ hiện đại của việc phát hành và thanh toán thẻ quốc tế sẽ tạo điều kiện cho việc hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới.
b/ Đối với toàn xã hội:
Thẻ là một trong những công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước. Thêm vào đó, chấp nhận thanh toán thẻ đã góp phần tạo môi truờng thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư, cải thiện môi trường văn minh thương mại và văn minh thanh toán, nâng cao hiểu biết của dân cư về các ứng dụng công nghệ tin học trong phục vụ đời sống. Hơn nữa thanh toán thẻ tạo điều kiện cho sự hoà nhập của quốc gia đó vào cộng đồng quốc tế và nâng cao hệ số an toàn xã hội trong lĩnh vực tiền tệ.
1.2.2 Lợi ích của thẻ thanh toán
a.Đối với chủ thẻ:
- Tiện lợi: Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, để rút tiền mặt hoặc tiếp nhận một số dịch vụ ngân hàng taị các cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ, máy ATM, các ngân hàng thanh toán thẻ trong và ngoài nước. Khi dùng thẻ thanh toán, chủ thẻ có thể chi tiêu trước, trả tiền sau (đối với thẻ tín dụng), hoặc có thể thực hiện dịch vụ mua bán hàng hoá tại nhà...
-An toàn: Các loại thẻ thanh toán làm bằng công nghệ cao, chủ thẻ được cung cấp mã số cá nhân nên đảm bảo bí mật tuyệt đối, các khoản tiền được chuyển trực tiếp vào tài khoản cho nên tránh mất mát hoặc trộm cắp.
-Linh hoạt: Khi sử dụng thẻ tín dụng có thể giúp khách hàng điều chỉnh các khoản chi tiêu một cách hợp lí trong một khoảng thời gian nhất định với hạn mức tín dụng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong tiêu dùng, sinh hoạt cũng như sản xuất.
b.Đối với cơ sở chấp nhận thẻ:
Cung ứng dịch vụ có chấp nhận thanh toán thẻ sẽ giúp bán được nhiều hàng hơn, do đó tăng doanh số, giảm chi phí bán hàng, tăng lợi nhuận. Đồng thời chấp nhận thanh toán bằng thẻ góp phần làm cho nơi bán hàng trở nên văn minh, hiện đại, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch, thu hút được nhiều khách hàng đến với cửa hàng. Các khoản tiền bán hàng được chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng do đó an toàn và thuận tiện hơn trong quản lí tài chính kế toán.
c.Đối với ngân hàng:
- Ngân hàng phát hành thẻ (NHPHT):
Thực hiện tham gia thanh toán thẻ, ngân hàng có thể đa dạng hoá các dịch vụ của mình, thu hút được những khách hàng mới làm quen với dịch vụ thẻ và các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp, vừa giữ được những khách hàng cũ. Mặt khác thông qua hoạt động phát hành, thanh toán thẻ ngân hàng có thể thu hút một nguồn vốn lớn để bổ sung vào nguồn vốn ngắn hạn từ hoạt động thu phí và lãi do việc phát hành thẻ mang lại. Cũng thông qua đó, uy tín và danh tiếng của ngân hàng được nâng lên nhờ việc cung cấp các dịch vụ đầy đủ (full service).
Ngân hàng thanh toán thẻ (NHTTT):
Ngân hàng thu hút được nhiêù khách hàng đến với ngân hàng mình, sử dụng các sản phẩm do ngân hàng cung cấp. Từ đó làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận thông qua hoạt động thu phí chiết khấu đại lí từ hoạt động thanh toán đại lí. Qua đó cũng làm tăng uy tín của ngân hàng trong nền kinh tế.
1.2.3 Quy trình phát hành và thanh tóan thẻ
a/ Quy trình phát hành thẻ
Sơ đồ 1.1 : Quy trình phát hành:
Trung tâm thẻ
Chi nhánh, phòng giao dịch
Khách hàng
(2)
(1)
(4)
(3)
(1) Khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ, ngân hàng hướng dẫn khách hàng làm đơn theo mẫu và nộp cho ngân hàng.
Tại chi nhánh phát hành: Nhận được bộ hồ sơ xin sử dụng thẻ, chi nhánh phát hành sẽ tiến hành xét duyệt yêu cầu. Ngân hàng thẩm định yêu cầu phát hành thẻ và phân loại khách hàng: hạng đặc biệt (VIP); hạng nhất hoặc hạng thường để trình lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.
Chi nhánh phát hành tạo và cập nhật hồ sơ quản lý thẻ. Ngân hàng nhập thông tin khách hàng vào hồ sơ để quản lý như: tên chủ thẻ, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, hạn mức tín dụng (đối với thẻ tín dụng); địa chỉ liên lạc,…
(2) Từ chi nhánh gửi dữ liệu ra trung tâm thẻ để yêu cầu phát hành: duyệt thẻ để tạo tệp dữ liệu, trình dữ liệu đến trung tâm thẻ, gửi giấy đề nghị phát hành thẻ (theo mẫu) bằng fax.
Tại trung tâm thẻ: Các thông tin về khách hàng sẽ được mã hoá sau đó gửi kèm số PIN cho chủ thẻ thông qua chi nhánh phát hành.
(3) Chi nhánh phát hành nhận thẻ từ trung tâm thẻ và giao thẻ, số PIN cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng bảo quản và sử dụng thẻ. Ngân hàng yêu cầu khách hàng giữ bí mật số PIN.
(4) Chi nhánh phát hành tiến hành phát thẻ cho chủ thẻ.Trong nhiều trường hợp chi nhánh phát hành yêu cầu trung tâm thẻ trực tiếp trao thẻ cho chủ thẻ.
b/ Quy trình thanh toán thẻ
Chủ sở hữu thẻ
Cơ sở chấp nhận thẻ
Ngân hàng phát hành thẻ
Ngân hàng đại lý
thanh toán thẻ
1b
1a
2
4
5
6
3
Sơ đồ 1.2 Quy trình thanh toán thẻ
(1a): Khách hàng lập và gửi đến Ngân hàng phát hành thẻ giấy đề nghị phát hành thẻ thanh toán (Nếu là thẻ ký quỹ thanh toán, khách hàng phải nộp thêm ủy nhiệm chi (UNC) trích tài khoản của mình hoặc nộp tiền mặt để lưu ký tiền vào tài khoản thẻ thanh toán tại Ngân hàng phát hành thẻ).
(1b): Căn cứ với đề nghị phát hành thẻ của khách hàng, sau khi kiểm tra thủ tục lập chứng từ và các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng, nếu thấy đủ điều kiện, Ngân hàng sẽ phát hành thẻ để cấp cho khách hàng và hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ khi thanh toán. Ngân hàng phát hành thẻ phải quản lý và giữ bí mật tuyệt đối mật mã sử dụng thẻ của khách hàng.
(2): Chủ sở hữu thẻ giao thẻ cho cơ sở chấp nhận thẻ để kiểm tra, đưa thẻ vào máy thanh toán thẻ, máy tự động ghi số tiền thanh toán và in biên lai thanh toán .
(3): Cơ sở chấp nhận thẻ giao thẻ và một biên lai thanh toán cho chủ sở hữu thẻ.
(4): Cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ lập bảng kê biên lai thanh toán và gửi cho Ngân hàng đại lý thanh toán để thanh toán.
(5): Ngân hàng đại lý thanh toán dựa vào biên lai thanh toán để thanh toán cho CSCNT.
(6): Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ với Ngân hàng phát hành thẻ qua thủ tục thanh toán giữa các Ngân hàng.
1.2.4 Hạn chế và rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ
Trong bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng hàm chứa rủi ro. Rủi ro và nguy cơ rủi ro có thể xuất hiện bất cứ lúc nào ,trong bất kỳ khâu nào của toàn bộ quá trình phát hành và thanh toán thẻ. Rủi ro không chỉ gây hậu quả lâu dài đối với người sử dụng và toàn xã hội mà còn gây mất lòng tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng . Từ đó, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Hiện nay vấn đề gian lận trong thanh toán thẻ và thẻ giả đạt tới trình độ cao nhờ khoa học kỹ thuật và công nghệ .Diebol một công ty hoạt động trong nghành công nghiệp trên thế giới đã tìm ra hàng loạt những mánh khóe lừa đảo của bọ tội phạm nhằm cố gắng lấy cắp tiền từ những chiếc máy ATM trên thế giới hoặc từ khách hàng sử dụng .Các rủi ro thưởng gặp gồm :
Đơn phát hành thẻ với thông tin giả mạo(Fraudulent Application)
Thẻ giả(Counterfeit Card)
Thẻ mất cắp, thất lạc và bị sử dụng(Lost-Stolen Card)
Chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng phát hành gửi và thẻ bị sử dụng(Never Received issue)
Tài khoản của chủ thẻ bị người khác lợi dụng để sử dụng(Account Takeover)
Thẻ bị giả mạo để sử dụng qua dịch vụ thanh toán thẻ qua thư, điện thoại(Mail, Tele phone order)
Nhân viên cơ sở chấp nhận thẻ giả mạo hoá đơn thanh toán thẻ
Thẻ bị giả mạo qua tạo băng từ giả(Skimming).
Ngoài các loại rủi ro chính trên, còn một số nguy cơ rủi ro khác có thể xuất hiện nếu các ngân hàng thương mại không chú trọng đúng mức đến việc quản lý hệ thống xử lý dữ liệu và quản trị hệ thống kỹ thuật.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến họat động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại
1.3.1 Các nhân tố chủ quan.
Trước hết vì thẻ là một sản phẩm ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và máy móc hiện đại nên ngân hàng cần có một lượng vốn lớn để cung ứng dịch vụ .Tiếp đó ,để trở thành thành viên của tổ chức thẻ quốc tế để được phát hành và thanh tóan thẻ ngân hàng phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh.Với những ngân hàng còn hạn chế về mặt tài chính đây là một vấn đề nan giải .Chi phí trang bị vận hành và bảo dưỡng máy ATM, mái cà thẻ và các thiết bị đầu cuối ...là khá lớn trong khi đó với tiến bộ khoa học kỹ thuật các thiết bị này cũng dễ bị lạc hậu.
1.3.1.1 Yếu tố nguồn vốn
Việc phát hành và thanh toán thẻ đòi hỏi phải có một chi phí lớn cho việc lắp đặt các máy móc thiết bị cũng như đưa chúng vào vận hành như ATM, EDC, POS, CAT, PRINTER...Chi phí bao gồm cả đầu tư cơ bản , chuyển giao công nghệ và thuê các chuyên gia ở giai đoạn đầu, đồng thời ngân hàng còn phải chi một khỏan tiền rất lớn cho các dịch vụ thuê đường truyền thanh toán.Vì vậy ,vốn là điều kiện đầu tiên để bất kỳ ngân hàng nào cũg phải xem xét khi tham gia họat động kinh doanh thẻ.Vốn tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng.
1.3.1.2 Yếu tố nguồn nhân lực
Con người là chủ thể của mọi họat động điều này được khẳng định từ trước tới nay. Là một phương tiện thanh toán hiện đại hoạt động thẻ mang tính tiêu chuẩn hóa cao độ và có quy trình vận hành thống nhất. Không như các phương tiện thanh toán truyền thống , thẻ thanh toán đòi hỏi một đội ngũ nhân lực có khả năng trình độ và kinh nghiệm tiếp cận , đáp ứng đầy đủ thông suốt quá trình họat động của nó. Con người là một nhân tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động thẻ diễn ra một cách thông suốt và hiệu quả đảm bảo cho thẻ có thể phát huy được những lợi ích vốn có của nó .Với những ngân hàng có đội ngũ nhân viên giỏi thì việc xử lý các vấn đề của hoạt động thẻ sẽ nhanh nhạy hơn, sự sáng tạo của họ trong việc cải tiến các sản phẩm hoặc đưa ra các sản phẩm mới cũng cao hơn.
1.3.1.3 Yếu tố công nghệ
Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng với hoạt động thẻ bởi đây là một sản phẩm hiện đại có ứng dụng một hàm lượng công nghệ cao.Công nghệ ở đây bao gồm cả vấn đề đầu tư ,lựa chọn và vận hành hiệu quả các trang thiết bị hiện đại của công tác phát hành cũng như thanh tóan thẻ. Hầu hết các ngân hàng có vị thế trong lĩnh vực thẻ đều là các ngân hàng có sự đầu tư khá đồng bộ cho công nghệ thẻ.
1.3.1.4 Tính đa dạng của sản phẩm cung ứng
Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến thị hiếu và sự thỏa mãn của chủ thẻ khi lựa chọn dịch vụ này.Với những ngân hàng cung ứng một danh mục sản phẩm thẻ đa dạng phong phú đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của từng đối tượng khách hàng thì tất yếu sức thu hút của ngân hàng để lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của mình sẽ lớn hơn các ngân hàng khác. Do sản phẩm càng đa dạng, khách hàng càng có nhiều cơ hội để lựa chọn và thỏa mãn tối đa nhu cầu của mình.
1.3.1.5 Chính sách chi phí của ngân hàng
Tâm lý chung cả bất kỳ người tiêu dùng nào đó là sau khi xem sản phẩm là cái gì thì đều rất quan tâm chú ý đến giá cả của sản phẩm đó, dich vụ thẻ cũng thế. Giá cả của dịch vụ này được thể hiện ở các loại phí bao gồm : phí phát hành, khiếu nại, phí đổi thẻ , phí tra soát, phí chuyển khoản ...hay có khi là mức sinh lời của các số dư dược duy trì trong tài khỏan của thẻ. Các ngân hàng coi đây là một yếu tố cạnh tranh trên thị trường thẻ vì vậy thường linh hoạt các mức phí thì sự gia tăng thị phần của họ trên thị trường này sẽ dễ dàng hơn các đối thủ còn lại.
1.3.1.6 Các chương trình khuyếch chương quảng cáo
Đã có sản phẩm thẻ tốt và giá cả phù hợp nhưng nếu như khách hàng không biết được nhiều đến nó thì mọi mục tiêu hay chiến lược trong kinh doanh cũng khó lòng mà đạt được. Đặc biệt đây là một sản phẩm còn mới và không phải ai cũng biết hết được tính năng của nó.Vì vậy, giới thiệu khuyếch trương và quảng cáo là yếu tố vô cùng cần thiết để có thể mở rộng và phát triển hoạt kinh doanh thẻ .Ngân hàng nào có bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường và triển khai các chương trình quảng cáo khuyếch chương về thẻ thì hiệu quả của họat động kinh doanh thẻ cũng như doanh số của họ đa phần sẽ vượt xa hơn các ngân hàng đối thủ nếu như không biết vận dụng phương thức này .
1.3.1.7 Công tác phòng chống rủi ro
Đây chưa phải là vấn đề nóng bỏng tại Việt Nam nhưng đã được quan tâm và đề cập đến một số quốc gia đi đầu về thẻ. Bởi yếu tố này góp phần tạo nên chất lượng dịch vụ cũng như tác động tới tâm lý của chủ thẻ. Sản phẩm thẻ nào mà có mức độ rủi ro, gian lận giả mạo càng cao thì khả năng chiếm lĩnh thị trường sẽ gặp khó khăn hơn nhiều so với sản phẩm an toàn, ít rủi ro, thậm chí có thể gây mất uy tín cho ngân hàng phát hành.
1.3.1.8 Mức độ liên minh, liên kết trong họat động thẻ
Liên minh, liên kết trong họat động thanh toán qua thẻ đang là một xu thế tất yếu bởi nó cho phép giảm đáng kể các chi phí đầu tư ban đầu và tăng thêm sự tiện lợi của dịch vụ này. Liên minh không chỉ dừng lại trong phạm vi nghành ngân hàng mà có thể mở rộng với các nghành liên quan khác như bưu chính viễn thông,..Những ngân hàng tham gia liên minh thẻ sẽ có nhiều cơ hội và tiền đề vững chắc hơn để đạt được các mục tiêu về thị phần cũng như uy tín trong lĩnh vực này.
1.3.2 Các nhân tố khách quan
1.3.2.1 Điều kiện pháp lý
Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào trong nền kinh tế cũng như các họat động khác đều chịu sự chi phối bởi các văn bản pháp luật .Thẻ ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật này, hoạt động pháp hành và thanh toán thẻ của các ngân hàng phụ thụộc nhiều vào môi trường pháp lý của mỗi quốc gia. Một hành lang pháp lý đồng bộ và thống nhất trong hoạt động thẻ sẽ tạo cho các ngân hàng chủ động trong chiến lược kinh doanh của mình. Khi có những văn bản quy định nhất định thì đòi hỏi các ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi hành lang pháp luật cho phép. Do vậy, từng văn bản của Chính phủ và của ngân hàng Nhà nước có tác động một cách trực tiếp đến hướng phát triển của Ngân hàng nói chung cũng như trong nghiệp vụ thẻ nói riêng.
1.3.2.2 Điều kiện về khoa học công nghệ
Thẻ ngân hàng được xây dựng và vận hành dựa trên cơ sở một nền tảng khoa học-công nghệ cao. Nếu không có những kỹ thuật công nghệ hiện đại thì chắc chắn thẻ ngân hàng không thể ra đời được. Trong quá trình phát hành cũng như thanh toán thẻ đòi hỏi phải có những máy móc hiện đại được kết nối với nhau thì khi đó khả năng thanh tóan mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đồng thời không có khoa học công nghệ kỹ thuật cao thì không thẻ bảo đảm cho thẻ vận hành một cách an tòan và bảo mật được.Một thực tế chứng minh rằng sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin là tiền đề để nâng cao tính hiệu quả và tiện ích của thẻ, cũng như phát triển số lượng thẻ trên thị trường.
1.3.2.3 Các điều kiện về mặt xã hội
Sự phát triển và tốc độ phát triển thẻ ở mỗi quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển trình độ phát triển nước đó. Vì điều này gắn liền với nhận thức của mỗi người dân về sản phẩm thẻ và những tính năng của nó.Vấn đề được thể hiện ở một số điểm sau :
- Thói quen sử dụng tiền mặt của công chúng: Thẻ là một phương tiện thanh toán kinh doanh tiền mặt. Khách hàng sử dụng thẻ phải mở tài khoản hay ký quỹ một số tiền nhất định tại ngân hàng. Chính vì thế thói quen và tâm lý ưa dùng tiền mặt có ảnh hưởng rất lớn đến họat động kinh doanh thẻ.Vì bản chất của thanh toán thẻ là không dùng tiền mặt và lúc nào cũng muốn sự tiêu dùng của mình được đảm bảo chắc chắn bằng một lượng tiền mặt nắm giữ trong người thì nh._.ất định sẽ gây ra những cản trở cho hoạt động thẻ .
- Quan niệm tiền tệ hiện đại : Triển vọng của việc sử dụng thẻ trước hết phụ thuộc vào ý niệm ,quan niệm tiền tệ hiện đại.Do thay đổi quan niệm về lưu thông ,tiền dự trữ nên nhân loại đang từng bứớc giảm dần khối lượng tiền thực ,tiến đến tiền chỉ còn là bút toán hoặc những tấm thẻ ghi chép giá trị sức lao động ,giá trị hàng hóa .Đó là nền tảng cở bản là tiền đề cho việc mở rộng và phát triển thẻ.
- Trình độ dân trí : Để cho người dân đến với thẻ đòi hỏi người dân phải hiểu được nó .Muốn hiểu được thẻ cũung như những tiện ích của nó thì chắc chắn rằng khả năng trình độ của họ cũng phải đạt đến một mức nhất định nào đó .Bởi thẻ là một phương thức thanh tóan hiện đại có ứng dụng hàm lượng công nghệ cao.ở những nước hay những khu vực có mặt bằng dân trí cao thì sự đón nhận các sản phẩm thẻ ra đời thường dễ dàng hơn.
- Sự ổn định về mặt chính trị xã hội : Đây là vấn đề mà bất kỳ một lĩnh vực nào cũng chịu ảnh hưởng không riêng gì thẻ.Khi mà chính trị xã hội không được ổn định thì bản thân người sử dụng thẻ cũng như các tổ chức cung ứng đều gặp những trở ngại nhất định.Chẳng hạn sự không an tòan tại các điểm đặt máy ATM hay xử lý các vấn đề phát sinh không được rõ ràng minh bạch do nguồn luật điều chỉnh gặp nhiều bất ổn.
- Sự ổn định về mặt chính trị xã hội : Đây là tiền đề là điều liện cơ bản cho việc phát triển họat động kinh doanh thẻ ở bất kỳ quốc gia nào.Thẻ tuy là một phương tiện thay thế cho tiền mặt nhưng giá trị và sức mua của nó vẫn bị chi phối bởi sự ổn định của đồng tiền .Với 1 quốc gia có đồng tiền mạnh và ổn định thì chắc chắn việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ sẽ thuận lợi hơn so với các quốc gia khác .
- Sự ổn định của nền kinh tế : Bất kỳ một nghành nào họat động trong mội trường kinh tế đều chịu ảnh hưởng một cách trực tiếp từ phía nền kinh tế .Đối với thẻ thì điều này lại càng được thể hiện rõ .vì thẻ gắn liền với thu nhập ,gắn liền với nhu cầu hàng hóa của nền kinh tế .Chỉ có nền kinh tế phát triển ổn định thì mới bảo đảm cho người dâncó một khỏan thu nhập cao và ổn định .Từ đó tạo điều kiện cho thẻ ra đời với chức năng nhằm nâng cao sức tiêu dùng của người dân.
Chương II
Thực trạng họat động kinh doanh thẻ
tại SGD NHNN&PTNT VN
2.1 Một số nét khái quát về SGD NHNN & PTNT VN
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của SGD NHNN&PTNT VN.
Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (SGD NHNN&PTNT VN) được thành lập dựa trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại sở kinh doanh hối đoái của NHNN&PTNT VN theo quyết định số 232/QĐ/HĐQT-02 của chủ tịch hội đồng quản trị NHNN & PTNT VN .
Trụ sở chính đặt tại tòa nhà số 2 Láng Hạ, quận Ba Đình thành phố Hà Nội.
Điện thoại : 048 313 729
Fax : 844 8313 761.
Theo cơ chế tổ chức và hoạt động, SGD thực hiện các nghiệp vụ theo ủy quyền của NHNN&PTNT VN và kinh doanh trực tiếp như một chi nhánh NHNN & PTNT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Năm 1999, SGD ra đời trong bối cảnh nền kinh tế xã hội của đất nước còn chịu nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 4,8 % giảm 1% so với năm 1998, lạm phát ở mức thấp 0.1%.Tỷ giá đồng Đôla so với đồng nội tệ liên tục tăng. Trong lĩnh vực ngân hàng tài chính do sản xuất kinh doanh bị đình trệ, nguồn vốn dư thừa không mở rộng được tín dụng. Nhà nước đã phải thực hiện chính sách kích cầu tín dụng bằng việc 5 lần giảm lãi suất, thời gian giảm rất ngắn ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch kinh doanh của các NHTM.Với sự cố gắng của lãnh đạo Sở và tập thể cán bộ công nhân viên, được sự chỉ đạo của đồng quản trị, Ban điều hành và các ban nghiệp vụ tại Trung tâm điều hành, SGD đã được thành lập từ tháng 5 năm 1999 với chức năng Sở đầu mối của toàn nghành. Trong năm đầu tiên của hoạt động này, hầu hết các mặt đều tăng trưởng so với năm 1998, tuy nhiên do tình hình kinh tế khó khăn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu của SGD.Vì vậy gây ra 1 số hạn chế trong hoạt động kinh doanh của Sở.
Bước sang năm 2000, tình hình kinh tế đất nước đã có những chuyển biến tích cực so với năm 1999 : tỷ lệ tăng trường GDP đạt 6,7%. Hoạt động của NHNN&PTNT VN tăng trưởng ổn định vững chắc. Sở đã đảm nhận tốt vai trò đầu mối thanh toán quốc tế, đồng thời đạt được những kết quả tích cực trong kinh doanh. Đặc biệt trong năm này, SGD tăng cường ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động kinh doanh, từng bước xây dựng SGD theo hướng ngân hàng hiện đại như tham gia thanh toán điện tử, đưa hệ thống máy ATM vào hoạt động sử dụng mạng REUTERS...Đây cũng chính là năm thẻ ghi nợ nội địa được chính thức triển khai tại SGD.
Từ năm 2000 đến nay, SGD dần dần đi vào ổn định và ngày càng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Riêng năm 2005 khi có quyết định của tổng giám đốc NHNN VN về thành lập tổ kinh doanh nguồn vốn và ngoại tệ thì SGD bắt đầu giảm dần chức năng đầu mối, tăng cường các hoạt động tự doanh. Sở đã liên tục có những cải tổ hoàn thiện bộ máy tổ chức cho phù hợp với hoạt động kinh doanh, phấn đấu là một chi nhánh đi đầu trong toàn bộ hệ thống NHNN.
Đáng kể đến là sự ra đời của tổ tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới với một nội dung đang đuợc nghiên cứu là phát triển sản phẩm thẻ. Có thể nói đây là tiền đề cho Sở có thể đa dạng hóa các sản phẩm cung ứng và phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại trong đó có thanh toán thẻ.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của SGD NHNN&PTNT VN.
2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của SGD NHNN&PTNT VN.
1. SGD thực hiện chức năng đầu mối quản lý ngoại tệ của NHNN&PTNT VN.
2. SGD thực hiện chức năng đầu mối các dự án đồng tài trợ và các dự án đầu tư của NHNN&PTNT VN khi được tổng giám đốc giao bằng văn bản .
3. SGD thực hiện tiếp nhận các nguồn vốn ủy thác đầu tư của chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước, tham gia các dự án tài trợ .
4. SGD thực hiện theo dõi hạch toán kế toán, các khoản vốn ủy thác đầu tư của NHNN&PTNT VN.
5. SGD thực hiện các hoạt động huy động vốn bao gồm :
- Khai khác và nhận tiền gửi tiết kiệm, không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước bằng đồng VN và đồng ngoại tệ .
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và thực hiện các hình thức huy động vốn khác.
- Vay vốn của các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi tổng giám đốc cho phép.
- Vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo quy định.
6. SGD thực hiện các hoạt động cho vay bao gồm :
- Cho vay ngắn hạn nhằm, đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh ,dịch vụ, đời sống cho các tổ chức các nhân trong và ngoài nước.
- Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
7. SGD thực hiện ung ứng các dịch vụ thanh tóan và ngân quỹ gồm
- Cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Thực hiện các dịch vụ thanh tóan trong nước cho khách hàng, thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của ngân hàng nhà nước và NHNN&PTNT VN.
9. SGD thực hiện kinh doanh các dịch vụ ngân hàng :
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật các tổ chức tín dụng, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước và các dịch vụ ngân hàng khác được nhà nước cho phép .
10. SGD thực hiện thanh tóan kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNN&PTNT VN.
11. SGD trực tiếp thử nghiệm các sản phẩm dịch vụ mới trong hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT VN.
12. SGD thực hiện kiểm tra, kiểm tóan nội bộ theo quy định của NHNN&PTNT VN.
13. SGD chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc NHNN&PTNT VN
14. SGD phối hợp với trung tâm đào tạo và các ban chuyên môn nghiệp vụ tại Trụ sở chính NHNN&PTNT VN và các tổ chức khác có liên quan trong việc đào tạo tập huấn nghiệp vụ chuyên đề cho các cán bộ trong SGD.
15. SGD thực hiện các nghiệp vụ khác do hội dồng quản trị, tổng giám đốc NHNN&PTNT VN.
2.1.2.2. Mô hình cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch NHNN & PTNT VN
Việc xem xét cơ cấu tổ chức của SGD sẽ đưa đến một cái nhìn toàn diện hơn, rõ ràng hơn từ đó tạo điều kiện cho việc tìm hiểu đánh giá về thực trạng họat động cả SGD nói chung cũng như họat động kinh doanh thẻ của Sở nói riêng theo quyết định số 195/QĐ/HĐQT-TCCB của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNN&PTNT VN ngày 19/5/2004 ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của SGd NHNN&PTNT VN” có thể khái quát nguyên tắc tổ chức và điều hành của SGD như sau :
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của SGD NHNN&PTNT
Tổng giám đốc
Phòng
tín
dụng
Phòng
kinh doanh ngoại
tệ
và TTQT
Phòng
nguồn vốn
và kế hoạch tổng hợp
Phòng
kế
toán
và
ngân
quỹ
Phòng
hành chính nhân
sự
Tổ kiểm tra&
kiểm
toán nội bộ
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Mỗi phòng ban trong SGD có nhiệm vụ riêng nhưng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc SGD. Được sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnh đạo Sở cùng với sự kết hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân, SGD NHNN & PTNT VN đang từng bước khẳng định được mình, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường, góp phần vào sự phát triển của toàn ngành cũng như toàn nền kinh kế. Với cơ cấu tổ chức chặt chẽ và nhận thức được vai trò quan trọng trong hoạt động của toàn hệ thống, ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, các phòng ban đã lỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tích trong hoạt động kinh doanh của mình. Giữ vững phương châm mà ban lãnh đạo của NHNN & PTNT VN đề ra ngay từ khi SGD thành lập: “Là bạn của tất cả khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế” trên nguyên tắc “tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo thông lệ quốc tế, các quy định hiện hành của thống đốc NHNN và của Hội đồng quản trị NHNN & PTNT VN”. Các công tác kinh doanh tiền tệ, cung ứng các dịch vụ ngân hàng như công tác thực hiện các nhiệm vụ theo uỷ quyền của NHNN & PTNT VN, được SGD từng bước xây dựng theo hướng ngân hàng hiện đại, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, chính xác an toàn. Vì vậy, hình ảnh cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với SGD ngày càng cải thiện nhiều hơn, đồng thời đóng góp thành tích không nhỏ vào hệ thống NHNN & PTNT VN. Với những thành tích đã đạt được đó SGD được coi là 1 trong 4 đơn vị có hoạt động lớn nhất trong hệ thống.
2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động của SGD NHNN& PTNT Việt Nam từ 2005-2007
2.1.3.1 Kết quả kinh doanh trực tiếp của SGD NHNN& PTNT VN.
a) Hoạt động huy động vốn :
Xuất phát từ đặc trưng của hoạt động ngân hàng là 1 tổ chức kinh doanh tiền tệ tài chính đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Vốn tự có chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với tổng nguồn vốn, phần lớn vốn được huy động từ đồng tiền nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi ở mọi cá nhân tổ chức, mọi thành phần kinh tế. Nguồn vốn huy động này sẽ được sử dụng để đáp ứng cho các nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình tái sản xuất với hình thứccấp tín dụng. Do đó, việc đánh giá hoạt động ngân hàng chính là theo dõi sự biến động tình hình huy động và sử dụng vốn.
Bảng 1: Kết quả nguồn vốn huy động của SGD từ 2005-2007
(Đơn vị :tỷ đồng )
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2005 so với
năm 2006
Năm 2006 so với
năm 2007
Tương đối
Tuyệt đối (%)
Tương đối
Tuyệt đối (%)
Tổng nguồn vốn
6488
8221
10990
1733
26.7
2769
33.7
I.Cơ cấu nguồn vốn phân theo thời gian
Không kỳ hạn
2479
4730
5606
2251
40.8
876
60.6
Có kỳ hạn
4009
3491
5348
-518
18
1857
13.8
II.Phân theo thành phần kinh tế
TG từ các TCKT-TC
4665
5734
8131
1069
22.9
2397
41.8
TG từ dân cư
1823
2487
2859
664
36.4
381
15
III.Phân theo đồng tiền huy động
Nội tệ
5236
6463
9012
1227
23.4
2549
39.4
Ngoại tệ
1252
1758
1978
506
40
220
12.5
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh SGD NHNN&PTNT VN)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Quy mô tổng nguồn vốn huy động của SGD NHNN&PTNT VN có xu hướng tăng nhanh, liên tục và ổn định qua 3 năm đảm bảo nhu cầu mở rộng đầu tư tín dụng.Năm 2006, tổng nguồn vốn huy động đạt 8221 tỷ tăng 26,7% tương đương với 1733 tỷ so với năm 2005 và năm 2007 tổng nguồn vốn huy động đạt 10990 tỷ tăng 33,7% tương đương với 2769 tỷ so với năm 2006.
Có được kết quả này là nhờ việc SGD đã chú trọng thực hiện các hoạt động Marketing và đầu tư thích đáng. Nguồn vốn huy động của SGĐ không chỉ tăng trưởng về mặt số lượng mà còn về chất lượng.
*Xét cơ cấu nguồn vốn phân theo thời gian :
Nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng tăng dần từ 38,2% năm 2005 đến 42,5% năm 2006,và 51% năm 2007. Tốc độ tăng của nguồn vốn không kỳ hạn đạt 40,8% năm 2006 và 60,6% năm 2007 cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của nguồn vốn có kỳ hạn (lần lượt là 18% và 13,8%). Xu hướng này là một dấu hiệu tốt cho hoạt động của ngân hàng trong việc gia tăng cơ cấu nguồn vốn rẻ và thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán hướng tới xây dựng nền kinh tế phi tiền mặt.
Để làm được điều này, ngân hàng đã áp dụng cơ chế trả lãi linh hoạt và chính sách khách hàng hợp lý. Trong vòng 3 năm qua, ngân hàng thường xuyên nắm bắt diễn biến lãi suất thị trường, thực hiện thay đổi với mục tiêu đảm bảo khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt, trong năm 2005 SGD đã 16 lần điều chỉnh các mức lãi suất huy động vốn và áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt. Đầu năm 2008, tình hình thị trường có nhiều biến động: đồng USD mất giá, giá vàng tăng, giá một số nguyên liệu đầu vào tăng, lạm phát… SGD đã có nhiều lần điều chỉnh lãi suất huy động VND và USD. Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, có thời điểm NHNN đã tăng mức lãi suất trần lên đến 12% cùng với sự tăng đồng loạt của khối NHTM, SGD cũng đã thay đổi mức lãi suất tiền gửi một cách hợp lý, góp phần vào mục tiêu bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát của nền kinh tế. Ngoài ra, ngân hàng luôn chủ động tích cực trong công tác huy động vốn với nhiều hình thức đa dạng: Tiết kiệm dự thưởng Agribank cup, tiết kiệm bậc thang và các chương trình khuyến mãi, truyền thông rộng rãi như tặng quà cho khách hàng vào các dịp đặc biệt,“Vui Xuân có thưởng”, “Đón giáng sinh với lộc xuân”. Trong năm 2007, ngân hàng đã triển khai nối mạng thanh toán điện tử với các tổ chức tín dụng trên địa bàn như ngân hàng An Bình, Ngân hàng Cổ phần Quốc Tế HSBC và đang đẩy nhanh tốc độ kết nối thanh toán với Viettel. Ngân hàng tiếp tục mở rộng thêm các điểm rút tiền tự động, nâng cấp và ứng dụng công nghệ mới trong việc phát triển các sản phẩm hiện đại, tiếp tục triển khai các dịch vụ trả lương qua tài khoản.
* Xét cơ cấu nguồn vốn phân theo đồng tiền huy động :
Tiền gửi nội tệ chiếm tỷ trọng lớn đạt 80,7% năm 2005, 78,6% năm 2006 và 82% năm 2007. Vốn huy động tính theo đồng ngoại tệ mặc dù tăng về số tuyệt đối nhưng lại không ổn định (Tốc độ tăng trưởng giảm từ 40% năm 2006 xuống còn 12,5% năm 2007) và chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với vốn huy động theo đồng nội tệ, trên thực tế nguồn vốn này chưa đáp ứng được nhu cầu giao dịch thanh toán và tín dụng vào một số thời điểm trong năm.
*Xét về cơ cấu nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế :
Nguồn vốn huy động trong dân cư chiếm tỷ lệ nhỏ là 21,8% năm 2005, 30,3% năm 2006 và giảm xuống còn 26% năm 2007. Trong khi đó tiền gửi tổ chức kinh tế tài chính lại chủ yếu và tập trung vào một số khách hàng lớn dẫn tới tính ổn định của nguồn vốn chưa cao .
Nhìn chung, nguồn vốn huy động tại SGD tăng trưởng mạnh và ổn định, đảm bảo nhu cầu mở rộng đầu tư tín dụng. Thành công này có được là do những nguyên nhân sau:
SGD luôn chủ động tiếp cận khách hàng, mở rộng các hình thức thanh toán như chuyển tiền điện tử, kết nối với khách hàng, chất lượng dịch vụ thẻ đáp ứng kịp thời các nhu cầu đa dạng của khách hàng…
Ngoài ra, SGD còn thực hiện đa dạng hóa các hình thức gửi tiền, mở nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng, tăng cường thông tin rộng rãi đến các báo, đài truyền hình, in tờ rơi quảng cáo để tuyên truyền tới các tổ chức, dân cư về sản phẩm huy động vốn và tiện ích của sản phẩm (hiện nay có khoảng 15 loại tờ rơi giới thiệu sản phẩm và dịch vụ đang triển khai).
Xây dựng nét văn hóa ngân hàng hiện đại trong phục vụ khách hàng, nâng cao trình độ và kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ nhân viên giao dịch, để tạo ấn tượng tốt, đem lại chất lượng phục vụ cao, làm hài lòng khách hàng.
b) Hoạt động cho vay vốn
Hoạt động cho vay vốn là hoạt động quan trọng đóng góp không nhỏ vào tổng doanh thu của Sở. Các năm gần đây, SGD đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức cho vay và đối tượng cho vay (thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau) nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bảng 2 : Kết quả hoạt động cho vay vốn của SGD từ 2005-2007
(Đơn vị tính : tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2005 so với năm 2006
Năm 2006 so với năm 2007
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tổng dư nợ
2051
2933
4290
882
43
1357
46.27
I.Dư nợ phân theo thời gian
Ngắn hạn
432
919
1895
487
112.7
106.2
976
Trung và dài hạn
1691
2013
2395
322
24.3
19
382
II.Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
Cho vay DNNN
1545
2593
2569
1048
67.83
-24
-0.9
Cho vay DNNQD
429.8
254.5
1000
175.3
-40.8
745.5
292.9
Cho vay N&HGĐ
76.2
85.5
721
9.3
12.2
635.5
743.3
III.Dư nợ phân theo đồng tiền huy động
Nội tệ
810.5
1597
2595
786.5
97
998
62.5
Ngoại tệ
1240.5
1336
1695
95.5
7.7
359
26.9
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD)
Tổng dự nợ cho vay tăng nhanh từ năm 2005, 2006, 2007 với các con số tương ứng là 2051, 2933 ( tăng 882 tỷ, tốc độ tăng 43%) và 4290 (tăng 1357 tỷ, tốc độ tăng 46,27%).
Dư nợ trung và dài hạn chiềm tỷ trọng chủ yếu và có xu hướng giảm dần(78,9% năm 2005, 68,7% năm 2006 và giảm xuống còn 55,8% năm 2007).
Cả dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng về lượng, tuy nhiên tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn lớn hơn. Năm 2005, dư nợ ngắn hạn tăng lên gấp đôi đạt 1895 tỷ. Trong khi đó, tốc độ tăng mức dư nợ trung và dài hạn lại có chiều hướng giảm, cụ thể: năm 2006 đạt 2031 tỷ, tăng 24,3% so với năm 2005, năm 2007 đạt 2395 tỷ, tăng 19% so với năm 2007.
Như vậy trong thời gian qua ngân hàng đã nỗ lực điều chỉnh cơ cấu cho vay với xu hướng tăng dư nợ cho vay ngắn hạn, đảm bảo sự cân bằng về thời gian giữa huy động và sử dụng vốn.
*Xét cơ cấu dư nợ phân theo đồng tiền sử dụng.
Tỷ trọng cho vay bằng đồng nội tệ liên tục tăng qua các năm tương ứng là 39,5%, 54,4% và 60,5%. Như vậy, cả dư nợ đồng nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng tăng trong đó cho vay bằng đồng nội tệ tăng mạnh nhất trong 2 năm vừa qua. Năm 2006 đạt 1597 tỷ đồng, tăng 97% so với năm 2005, dự nợ năm 2007 là 2595 tỷ đồng, tăng trưởng 62,5% so với năm 2006. Dư nợ bằng ngoại tệ tăng dần qua các năm với tốc độ tăng trưởng lớn dần là7,7% và 26,5%.
Tuy có sự tăng trưởng dần về mặt con số tuyệt đối cũng như về tốc độ tăng trưởng nhưng nhìn chung vốn huy động bằng ngoại tệ vẫn tăng trưởng cao và lớn dần. Đó là do tốc độ tăng trưởng vốn huy động bằng ngoại tệ tăng, nhưng nhỏ hơn nhiều so với sự gia tăng của vốn bằng nội tệ ( trung bình năm tăng 80%).Mặc dù có những cố gắng tích cực trong việc thu hút vốn huy động bằng ngoại tệ nhưng xét một cách tương đối thì sự gia tăng này vẫn là nhỏ so với nguồn vốn huy động bằng nội tệ. Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa trong việc khai thác nguồn vốn này, tránh tình trạng thiếu vốn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu thanh toán cũng như tín dụng đã xảy ra tại một số thời điểm vào năm 2007, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
*Xét cơ cấu dư nợ phân theo loại hình kinh tế:
Cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chiếm tỷ trọng đáng kể (trên 60%), con số này giảm dần và nhường chỗ cho nó là sự tăng lên trong dư nợ cho và doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD).
Các DNNN là khách hàng truyền thống của các ngân hàng quốc doanh (NHQD) nói chung cũng như của SGD NHNN&PTNT VN nói riêng. Do bị ảnh hưởng bởi cơ chế cũ và còn tồn tại một số ưu đãi nhất định nên đa số các doanh nghiệp này hoạt động thiếu linh hoạt, chủ động, một vài doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Trong khi đó, các DNNQD ngày càng phát triển, các chính sách của nhà nước đang tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp này, cổ phần hóa đang được đẩy mạnh nhằm thay đổi lại cơ cấu kinh tế, giải thể và phá sản các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Do đó việc nâng cao tỷ trọng cho vay đối với các DNNQD là một chính sách tín dụng đúng đắn, góp phần đa dạng hóa danh mục khách hàng cho vay, giảm thiểu rủi ro, tăng thu nhập cho ngân hàng từ việc đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Đây cũng là một dấu hiệu tốt trong việc thực hiện chủ trương của nhà nước trong việc tạo dựng một môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp VN.
c) Kết quả kinh doanh thông qua chức năng trung gian thanh toán của SGD
Bảng 3 : Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ SGD
từ 2005-2007
(Đơn vị tính : Triệu đồng )
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2005 so với năm 2006
Năm 2006 so với năm 2007
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
I.Hoạt động thanh toán quốc tế
DS thanh toán hàng XK
188
470.5
507.5
282.5
150.3
37
7.9
DS thanh toán hàng NK
14.5
37
59
22.5
155.2
22
59.9
Tổng DS
202.5
507.5
150.6
305
150.6
59
11.6
II. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
DS mua bán ngoại tệ
294.5
839.5
480
545
185
-359.5
-42.8
Chênh lệch mua bán
2670
2600
3900
-70
-4.5
1300
50
(Nguồn :Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005-2007 SGD)
Qua bảng số liệu trên ta thấy : Hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD vẫn tiếp tục phát triển, doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu tăng liên tục qua 3 năm, trong đó tăng mạnh nhất vào năm 2006 với tốc độ tăng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu là 150,3%, hàng xuất nhập khẩu là 155,2%. Sang năm 2007, tốc độ tăng trưởng này giảm xuống tương ứng là 7,9% và 59,5%.
Sự giảm sút này là do sự biến động về tỷ giá, chủ yếu là USD/VND và một số tác động bất lợi khác trong hoạt động thương mại. Điều này làm ảnh hưởng nhất định đến khả năng thu lợi nhuận của ngân hàng trong lĩnh vực này.
Trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, do tốc độ mua vào lớn hơn tốc độ lớn hơn tốc độ bán ra của ngoại tệ cho nên tỷ lệ mua bán ngoại tệ giảm đi đáng kể, năm 2006 chênh lệch mua bán ngoại tệ giảm đi 70 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007, doanh số mua bán ngoại tệ giảm 42,7% so với năm 2007. Tuy nhiên chênh lệch mua bán ngoại tệ tăng 1,3 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 19,5% tổng thu dịch vụ.
Như vậy, hoạt động thanh toán quốc tế có những biến động nhất định do sự thay đổi tỷ giá trên thị trường ngoại hối, nhưng nhìn chung vẫn được quan tâm, phát triển và tạo ra nguồn thu không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
d ) Hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính của SGD trong 3 năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực và đạt được kết quả khá cao đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của NHNN&PTNN VN.
Bảng 4: Kết quả hoạt động tài chính SGD NHNN & PTNT VN
(Đơn vị tính : tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm 2005 so với năm 2006
Năm 2006 so với năm 2007
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tổng doanh thu
500.36
640.7
859.5
140.34
27.24
218.8
49.07
Tổng chi phí
640.7
491.8
576.18
-148.9
-28.05
84.38
34.15
Lợi nhuận trước thuế
113.58
148.9
283.32
35.32
30.77
134.42
90.28
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh SGD)
Qua bảng số liệu về hoạt động tài chính của SGD ta thấy tổng doanh thu của SGD có xu hướng ngày càng tăng.Năm 2006 tổng doanh thu là 640.7 tỷ đồng tăng 27.24% (tương ứng với 140.31 tỷ) so với năm 2005, năm 2007 tổng doanh thu là 859.5 tỷ tăng 49.07 %(tương ứng với 218.8 tỷ) gần như gấp đôi so với năm 2006. Trong khi đó, tổng chi phí ngày càng giảm, lợi nhuận trước thuế ngày càng lớn với tốc độ tăng nhanh (năm 2006 đạt 1489 tăng 30,77 % so với năm 2005, năm 2007 đạt 28332 tăng đến 90,28%).Để đạt được kết quả như trên là do ngân hàng đã có những chính sách quản lý thu chi tích cực và hữu hiệu hơn trước. Sự tăng trưởng về doanh thu trong những năm gần đây đã tạo điều kiện cho SGD quan tâm đến công tác cán bộ và thực hiện các chế độ đãi ngộ với nhân viên. Quỹ tiền lương xác lập năm 2007 tăng 185% so với năm 2006 đạt 41 tỷ đồng.
2.1.3.2 Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNN&PTNT VN
Bảng 5: Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNN
(Đơn vị tính :triệu USD)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2005 so với năm 2006
Năm 2006 so với năm 2007
Tuyệt đối
Tương
đối(%)
Tuyệt
đối
Tương đối(%)
DS thu chi ngoại tệ
426.8
649.8
679
223
49
29.2
10.5
DS xuất khẩu ngoại tệ
178.3
219
180.3
40.7
219
-38.7
-17.76
- Về đầu mối ngoại tệ mặt : Doanh số thu chi ngoại tệ mặt của SGD không ngừng tăng lên nhanh chóng trong các năm từ 2005 đến 2007.Tăng nhanh nhất là trong giai đọan từ 2005 tới 2006 ( năm 2006 tăng 223 triệu USD tương đương 49% gần như gấp đôi so với cùng kỳ năm 2005 ). Năm 2007, tổng doanh số thu chi các loại ngoại tệ mặt đạt 697 triệu USD tăng 47,2 triệu USD (tăng 10,5%) so với cùng kỳ năm 2006. Như vậy, trong 3 năm gần đây SGD đã thực hiện tốt chức năng đầu mối ngọai tệ mặt đảm bảo thu chi ngọai tệ mặt kịp thời đầy đủ, an tòan, duy trì mức tồn quỹ phù hợp đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
-Về nhiệm vụ đầu mối xuất nhập khẩu ngoại tệ mặt: Doanh số xuất khẩu ngoại tệ mặt có xu hướng tăng lên trong giai đoạn từ 2005-2006 tuy nhiên lai giảm từ 2006-2007. Năm 2007 thực hiện xuất khẩu ngoại tệ mặt được 12 chuyến với tổng giá trị tương đương 180,3 triệu USD. các chuyến xuất khẩu với các đối tác nước ngoài thực hiện theo đúng quy trình, an tòan, tiết kiệm chi phí và đúng quy định của NHNN&PTNT VN.Như vậy, SGD đã từng bước xây dựng những tiền đề quan trọng cho việc mở rộng họat động xuất nhập khẩu ngọai tệ trực tiếp cho toàn hệ thống NHNN&PTNT VN.
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ của SGD NHNN & PTNTVN
2.2.1 Cách thức triển khai hoạt động thẻ của SGD NHNN&PTNT VN
NHNN &PTNT VN đã triển khai thí điểm nghiệp vụ thẻ từ năm 1999 nhưng chủ yếu mang tính nghiên cứu, thử nghiệm và mãi đến cuối năm 2003 mới thực sự bước đầu phát triển. Hoạt động thẻ của VBARD được chia thành hai bộ phận :
- Bộ phận thứ nhất có nhiệm vụ tiếp nhận yêu cầu phát hành và thanh toán của khách hàng tư vấn, khách hàng về sử dụng thẻ. Đây là bộ phận trực tiếp tiếp nhận yêu cầu phát hành sử dụng thẻ của VBARD.bộ phận này được cài đặt tại các chi nhánh phát hành thẻ, thường kết hợp với hoạt động của bộ phận kế toán để tạo điều kiện giúp khách hàng thuận lợi và tiết kiệm được thời gian khi giao dịch
- Bộ phận thứ hai không trực tiếp giao dịch với khách hàng mà làm nhiệm vụ phân tích tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh, thanh toán, phát hành và sử dụng thẻ trong toàn hệ thống trên cơ sở nguồn số liệu cập nhật từ các chi nhánh để đưa ra chiến lược về thẻ phù hợp với thị trường. Đây được gọi là trung tâm thẻ.
Xét dưới góc độ là một chi nhánh tự doanh, SGD chính là một trong hai bộ phận góp phần vào sự phát triển hoạt động thẻ của VBARD nói chung do đó những kết quả kinh doanh về thẻ tại SGD sẽ trực tiếp tác động đến sự lớn mạnh của cả hệ thống.
Có thể nói rằng hiện nay thẻ ngân hàng đã bắt đầu phát triển và cũng đã dần quen thuộc với thị trường VN. Trong vòng mấy năm qua, thị trường thẻ VN dường như sôi động hẳn lên nhờ được thổi vào đó một luồng sinh khí mới mà trước đó vấn đề thanh toán bằng thẻ vẫn còn rất mới lạ so với người VN. Tạo nên được diện mạo đó là do các ngân hàng thương mại đã quan tâm đầu tư phát triển lĩnh vực kinh doanh này.
SGD là một trong những chi nhánh hàng đầu của VBARD dưới sự chỉ đạo chung về chiến lược phát triển thẻ của hệ thống ngân hàng NHNN &PTNT VN đã có những lỗ lực đáng kể vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ của VBARD. Tính đến nay tuy chưa đầy 3 năm triển khai phát hành và thanh toán thẻ nhưng Sở cũng có rất nhiều cố gắng nhằm phát triển lĩnh vực này. SGD đang cùng hệ thống ngân hàng nông nghiệp triển khai ứng dụng phần mềm IPCAS, phân công cán bộ chuyên trách về thẻ và thành lập riêng một tổ chuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới trong đó có thẻ. Sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa ATM được bắt đầu phát hành tại Sở vào khoảng tháng 11/2003 đến cuối năm 2004 thì thẻ tín dụng nội địa được triển khai và đến năm 2008 thì các sản phẩm thẻ quốc tế sẽ được khai thác và phát triển.
2.2.2 Các sản phẩm thẻ của SGD NHNN&PTNT VN
Hiện nay, SGD NHNN&PTNT VN mới phát hành thẻ nội địa bao gồm thẻ tín dụng nội địa và thẻ ghi nợ nội địa. Các sản phẩm thẻ quốc tế mới đang trong giai đoạn triển khai và chuẩn bị phát hành. Trong năm 2008, SGD dưới sự chỉ đạo của NHNN&PTNV VN dự kiến sẽ phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa và Master. Đây là một trong những bước đột phá quan trọng của SGD NHNN&PTNT VN trong lĩnh vực ứng dụng sản phẩm mới nhằm nâng cao hiệu qua kinh doanh.
2.2.2.1 Thẻ nội địa
a. Thẻ ghi nợ nội địa (ATM, success)
Thẻ ghi nợ nội địa là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do NHNN&PTNT VN phát hành (vào 11/2003) cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và hạn mức thấu chi để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, rút tiền mặt tại đơn vị chấp nhận thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt trong phạm vi lãnh thổ VN.
Bắt đầu từ năm 2003, SGD khai trương dịch vụ ATM và phát hành thẻ ghi nợ nội địa.
- Chức năng tiện ích của thẻ ghi nợ nội địa :
Khi sử dụng thẻ ghi nợ nội địa của SGD NHNN&PTNT VN phát hành chủ thẻ được hưởng các tiện ích sau :
Thực hiện rút tiền mặt tại các điểm đáp ứng tiền mặt.
Giao dịch vấn tin số dư tài khoản của ngân hàng nông nghiệp .
Đổi mật khẩu .
Giao dịch chuyển tiền tại máy ATM của ngân hàng nông nghiệp .
Xử lý đa tệ .
Thanh toán hóa đơn máy ATM của NHNN.
Khai thác thông tin trên hệ thống máy ATM của NHNN&PTNT VN.
Thực hiện thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các máy ATM của NHNN&PTNT VN.
Thực hiện các thanh toán tiền hành hóa dịch vụ của các đơn vị chấp nhận thẻ.
Các giao dịch khác mà hệ thống chấp nhận thẻ của NHNN&PTNT VN cung cấp.
- Điều kiện sử dụng thẻ:
+ Có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy đ._.ác, việc triển khai các ứng dụng công nghệ tại SGD cũng như các chi nhánh khác mà tốt và nhanh chóng sẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hóa công nghệ của toàn hệ thống. Do đó, SGD cần có những cán bộ giỏi để tiếp nhận và vận hành tốt các công nghệ mới. Có như vậy hoạt động thẻ của toàn hệ thống mới phát triển thuận lợi và có cơ hội để SGD nâng cao thị phần về thẻ trong hoạt động cũng được mở rộng hơn.
Tầm quan trọng của công nghệ trong hoạt động thanh toán thẻ quốc tế là một điều đã được khẳng định, đặc biệt là trong quản lý rủi ro cho khách hàng cũng như bản thân ngân hàng. Do vậy một trong những định hướng lớn cần phải thực hiện là tăng cường đầu tư vào công nghệ cho nghiệp vụ thanh toán thẻ về phần cứng, phần mềm cũng như nhân lực. Có thể nói trình độ công nghệ là một yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ thanh toán thẻ và thành bại trong cuộc cạnh tranh giữa bối cảnh ngày càng nhiều ngân hàng thương mại được phép tham gia vào thị trường thẻ tại Việt Nam. Về mặt công nghệ, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài do được sự giúp đỡ của ngân hàng mẹ, với những nguồn lực tài chính và công nghệ dồi dào, đang có nhiều lợi thế so với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy vậy, trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển nhanh, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đi sau có thể lựa chọn ngay cho mình những giải pháp công nghệ hiện đại nhất, hiệu quả nhất phù hợp với ngân hàng mình.
Như vậy, vấn đề công nghệ nếu như SGD NHNN&PTNT VN muốn hoàn thiện và phát huy nó một cách có hiệu quả thì đòi hỏi phải có sự xem xét đánh giá một cách cụ thể để tìm ra những điểm cần khắc phục, từ đó có biện pháp phối hợp với phòng kỹ thuật nhằm hạn chế và hoàn thiện hệ thống mạng, các thiết bị để nhằm đạt được chuẩn mực của quốc tế trong vấn đề công nghệ .
3.2.1.6 Thành lập trung tâm thanh toán liên ngân hàng về thẻ.
Các nước phát triển đã xây dựng và thực hiện mô hình hệ thống thanh toán liên ngân hàng cho giao dịch thẻ với sự tham gia của các ngân hàng trong phạm vi một nước hoặc thậm chí một khu vực từ những năm 80. ở châu Âu, hệ thống này trở nên cực kỳ phát triển mang một thương hiệu riêng là Europay. Hệ thống Europay trước khi sát nhập vào TCTQT Mastercard International có quy mô và tầm cỡ như một TCTQT bao gồm rất nhiều ngân hàng tại tất cả các nước châu Âu. Ngay tại khu vực ASEAN nhiều nước trong khu vực đã thực hiện rất tốt và có hiệu quả mô hình kết nối hệ thống giao dịch tự động và thanh toán liên ngân hàng cho giao dịch thẻ, điển hình là Singapore và Thái lan. Việc kết nối được thực hiện thông qua một trung tâm chuyển mạch tự động. Ngoài việc xử lý giao dịch, trung tâm này còn là nơi trao đổi giao dịch và thực hiện thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng. Thường các nước triển khai hệ thống này do nhu cầu thanh toán giao dịch kết nối hệ thống ATM. Không chỉ dừng lại với việc xử lý giao dịch ATM, các nước còn phát triển trung tâm này thành nơi xử lý giao dịch và thực hiện thanh toán bù trừ toàn bộ giao dịch thẻ cả thẻ nội địa và thẻ quốc tế thực hiện thông qua mạng lưới CSCNT được trang bị POS của các ngân hàng.
Tại Việt Nam, hệ thống thanh toán liên ngân hàng đã được đi vào hoạt động nhưng chỉ xử lý các giao dịch chuyển tiền giữa các ngân hàng với nhau. Các giao dịch thẻ nội địa do không có một trung tâm xử lý riêng cho Việt Nam nên các ngân hàng phải thanh toán và xử lý giao dịch thông qua các TCTQT. Quá trình thanh toán này buộc các ngân hàng phải chịu phí trao đổi (Interchange Fee) của các TCTQT cho các giao dịch thẻ nội địa như giao dịch thẻ quốc tế. Do mức phí trao đổi cao như vậy, các ngân hàng Việt Nam không có khả năng hạ thấp mức phí thanh toán thẻ (Discount Rate) đặc biệt cho các giao dịch do họ phát hành tại mạng lưới CSCNT tại Việt Nam. Do vậy không tạo điều kiện khuyến khích chủ thẻ Việt Nam chi tiêu bằng thẻ cũng như khuyến khích các CSCNT Việt Nam chấp nhận thẻ do các NHTMVN phát hành.Việc thành lập một trung tâm thanh toán bù trừ cho giao dịch thẻ trong nội địa Việt Nam là cần thiết. Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam lớn và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có mở tài khoản tiền gửi tại SGD NHNo&PTNT Việt nam . SGD NHNo&PTViệt nam rất dễ dàng thoả thuận với từng ngân hàng về cơ chế thanh toán cũng như mức phí trao đổi để triển khai thanh toán bù trừ cho các giao dịch thẻ do SGD NHNO&PT Việt nam phát hành được sử dụng tại các CSCNT thuộc ngân hàng đó nhằm mục đích giảm phí phải trả cho các TCTQT. Tuy vậy, đây không phải là giải pháp tổng thể. Giải pháp tổng thể phải đầu tư xây dựng một hệ thống thanh toán thẻ liên ngân hàng kết nối với hệ thống thanh toán liên ngân hàng hiện tại và hệ thống xử lý giao dịch ATM và POS. Có như vậy, các ngân hàng có thể kết nối, xử lý giao dịch và thanh toán bù trừ cho nhau. Các ngân hàng sẽ có điều kiện ưu tiên áp dụng mức phí chiết khấu thanh toán thẻ tín dụng giao dịch nội địa đặc biệt thấp cho các CSCNT để khuyến khích việc sử dụng thẻ cũng như việc chấp nhận thẻ của khách hàng cả chủ thẻ vàCSCNT.b
3.2.1.7.Mở rộng mạng lưới ATM
Hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam đều tích cực đầu tư
vào việc mở rộng hệ thống ATM của mình và phát hành thẻ ATM nội địa. Tuy vậy, do hệ thống quản lý và xử lý dữ liệu ATM từng ngân hàng được xây dựng riêng lẻ, tuân theo các tiêu chuẩn khác nhau nên thẻ ATM do ngân hàng nào phát hành chỉ có thể sử dụng được tại hệ thống ATM của ngân hàng đó.
Để phát triển hệ thống giao dịch tự động ATM nhằm tăng tính thuận tiện cho khách hàng, tiết kiệm chi phí đầu tư cho bản thân các ngân hàng thương mại, phải tiến đến xu thế chung là các ngân hàng trong nước phải thống nhất một tiêu chuẩn chung về tổng thể hệ thống ATM và tổ chức kết nối hệ thống giao dịch tự động thành một mạng lưới duy nhất để khách hàng có thể sử dụng thẻ của ngân hàng này tại máy ATM của ngân hàng khác.
Tại Việt Nam, hầu hết các ngân hàng thương mại, cả các phương tiện thông tin đại chúng đều quan tâm đến vấn đề này. Vấn đề đặt ra là cần thiết phải kết nối nhưng kết nối như thế nào, chọn giải pháp kỹ thuật gì, chọn chuẩn công nghệ nào. Thống đốc NHNNVN đã thành lập một Tiểu ban chỉ đạo việc kết nối hệ thống giao dịch tự động của các NHTMVN. Nhiều cuộc họp giữa đại diện NHNNVN và các NHTMVN đã được thực hiện để đưa vấn đề này ra bàn bạc nhưng chưa đi đến giải pháp cụ thể. Cần phải có các chuyên gia về kỹ thuật và nghiệp vụ tham gia thêm. Yêu cầu đầu tiên của việc kết nối là các ngân hàng thương mại đều phải có hệ thống switch cho ATM và đảm bảo cung cấp dịch vụ 24/24 giờ. Nhiều NHTMVN, kể cả 3 ngân hàng thương mại quốc doanh NHCTVN, NHĐT&PTVN và NHNTVN chưa trang bị hệ thống switch ATM chuẩn và đang trong quá trình hoàn thiện việc triển khai hệ thống thanh toán trực tuyến trên toàn bộ hệ thống chi nhánh của mình cùng với dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng với tài trợ của WB. Do vậy, việc cung cấp giao dịch 24/24 giờ là chưa có khả năng.Với thực trạng của các NHTMVN hiện nay, em xin đề xuất ba giải pháp có thể lựa chọn để xây dựng một hệ thống kết nối toàn bộ mạng lưới giao dịch tự động ATM của các ngân hàng nội địa như sau:
Giải pháp 1
Sử dụng khung hệ thống sẵn có của SGD NHNN & PTNT VN: theo cách này, hệ thống giao dịch tự động ATM của SGD NHNN&PTNTVN sẽ là xương sống của hệ thống ATM cả nước. Các ngân hàng khác sẽ thực hiện kết nối hệ thống ATM của mình với hệ thống ATM của SGD NHNN&PTNT VN và phải tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống này, kết nối trực tuyến vào hệ thống thanh toán trực tuyến và hệ thống ngân hàng bán lẻ và đảm bảo cung cấp dịch vụ 24/24 giờ. Nhưng cũng có khó khăn lớn là SGD NHNN&PTNTVN phải đầu tư nâng cấp hệ thống đảm bảo xử lý giao dịch của toàn bộ hệ thống NHTMVN, phải xây dựng giao diện với các hệ thống của các NHTMVN khác. Hơn nữa, để đi đến giải pháp này, các ngân hàng thương mại khác sẽ phải cân nhắc khi tham gia do không muốn phụ thuộc quá lớn vào chuẩn và vào hệ thống của SGD NHNN&PTNTVN.
Giải pháp 2
Sử dụng một bên thứ ba trong nước làm nhà xây dựng và điều hành hệ thống: Bên thứ ba này có thể là một công ty độc lập hoặc Cục Công nghệ tin học của NHNN. Công ty này sẽ xây dựng lên một chuẩn kỹ thuật và yêu cầu các ngân hàng tuân thủ, đầu tư cho hệ thống kết nối và được hưởng phí giao dịch. Cách này có thể giải quyết các xung đột về lợi ích giữa các ngân hàng, tạo nên một hệ thống đồng bộ, thống nhất. Nhược điểm của phương án này là chi phí đầu tư lớn, thời gian triển khai dài, các ngân hàng có thể không có được sự chủ động cần thiết. Vấn đề lựa chọn công ty đủ năng lực và đạt yêu cầu của các NHTMVN không phải đơn giản trong điều kiện hiện nay. Công ty này phải có đủ năng lực tài chính, khả năng quản lý hệ thống, hiểu biết về nghiệp vụ thẻ và có phương án kinh doanh hợp lý. Nếu chọn Cục Công nghệ tin học NHNN làm nhà xây dựng và điều hành hệ thống cũng phát sinh nhiều vấn đề cần lưu tâm. Đây là cơ quan quản lý ngành phải kiêm nhiệm việc kinh doanh và phải tham gia đầu tư cũng với các NHTMVN. Ngoài việc phải đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, các chuyên gia sẽ phải đào tạo thêm để nâng cao nghiệp vụ thanh toán và nghiệp vụ thẻ cũng như hệ thống kết nối để đảm bảo sự vận hành thông suốt của hệ thống.
Giải pháp 3
Sử dụng hệ thống của Tổ chức thẻ quốc tế: các ngân hàng Việt Nam có thể sử dụng dịch vụ triển khai và vận hành mạng lưới thanh toán tự động do một tổ chức thẻ quốc tế ( TCTQT )cung cấp. Tổ chức này sẽ đầu tư xây dựng hệ thống , đặt ra các tiêu chuẩn về công nghệ kỹ thuật và nghiệp vụ cho các ngân hàng thành viên và thu phí xử lý giao dịch. Tổ chức thẻ Visa International đã có kinh nghiệm tham gia triển khai kết nối hệ thống giao dịch tự động nội địa tại một số nước trong khu vực. Thực hiện phương án này, các ngân hàng có khả năng tận dụng công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm của các tổ chức thẻ quốc tế, thời gian triển khai hệ thống ngắn. Tuy nhiên chỉ có những ngân hàng là thành viên của Visa và có hệ thống quản lý và xử lý giao dịch thẻ đạt tiêu chuẩn của Visa mới được tham gia. Lựa chọn hướng này cũng sẽ làm hệ thống NHTMVN phải phụ thuộc vào tổ chức thẻ quốc tế Visa và không thể ngăn cản sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam vào hệ thống. Hệ thống này cũng sẽ không thể kết nối với hệ thống thanh toán liên ngân hàng hiện tại để thành một hệ thống thống nhất hoạt động hiệu quả và đem lại lợi ích cho toàn bộ hệ thống NHTMVN và NHNNVN có thể quản lý dễ dàng hơn.
Cả ba giải pháp nêu trên đều có ưu thế và khó khăn khác nhau, cần phải xem xét và cân nhắc để tìm giải pháp thuận lợi và phù hợp với tình hình thực trạng của hệ thống NHTMVN.
3.2.1.8 Triển khai và áp dụng chính sách chi phí linh hoạt.
Giá sản phẩm thẻ phản ánh chi phí ,đối với ngân hàng là chi phí để có được sản phẩm đó.Việc xác định mức giá phù hợp đảm bảo lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng là vấn đề hết sức quan trọng.
Giá cả chất lượng của sản phẩm luôn là mối quan tâm đầu tiên của mọi khách hàng. Do đó để mở rộng thi phần và lôi kéo khách hàng các ngân hàng phải tập trung vào việc đưa ra các sản phảm chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn hay có tỷ lệ giá cả chất lượng phù hợp so với các đối thủ cạnh tranh. So sánh mức phí về thẻ của NHNN với 2 ngân hàng mạnh nhất về thẻ bằng 1 sản phẩm điển hình nhất là thẻ tín dụng nội địa có thể thấy mức phí thường niên của NHNN &PTNT VN cao hơn của VCB và thấp hơn ACB .Sản phẩm thẻ của ngân hàng nông nghiệp mà SGD đang triển khai nếu muốn phát triển và mở rộng hơn nữa thì cần có sự điều chỉnh linh hoạt hơn nữa trong chính sách chi phí,chẳng hạn tùy từng thời kỳ mà có mức phí phù hợp với mặt bằng lãi suất hay giá trị đồng tiền hoặc đưa ra mức phí ưu đãi với những khách hàng truyền thống…
3.3 Các kiến nghị
Để mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại SGD , làm cho hoạt động này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của SGD ngoài sự cố gắng lỗ lực của bản thân SGD thì rất cần có các cơ quan ban nghành cấp trên chỉ đạo tạo điều kiện để SGD có thể đạt được mục tiêu đã đề ra trong lĩnh vực này. Bởi về tư cách pháp lý SGD cũng chỉ là một chi nhánh tự doanh trong hệ thống NHNN &PTNT VN nên có những giới hạn nhất định ở một số mặt. SGD chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN&PTNT VN nên có những giới hạn nhất định trong quyền quyết định ở một số mặt .SGD chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN&PTNT VN mà cao hơn là NHNN chỉ đạo và hướng dẫn .Do đó các quyết định được ban hành từ các cấp chủ quan này sẽ tác động rất lơn đến hoạt động thẻ tại SGD.
3.3.1 Đối với chính phủ
- Nghiên cứu đề xuất Quốc hội ban hành mới hoặc bổ sung các văn bản pháp quy điều chỉnh hình thức thanh toán thẻ ở nước ta.
- Nhà nước nên có chủ trương chính sách để khuyến khích người dân mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng. Trước hết, bộ tài chính nên có những chính sách khuyến khích các cơ quan nhà nước trả lương cho cán bộ công nhân viên qua tài khoản.
- Sớm ban hành các chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, ưu đãi cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chỉ đạo các bộ nghành phối hợp với ngân hàng hoàn thiện khung pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán thẻ nói riêng để một mặt bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng kinh doanh thẻ và các cơ sở chấp nhận thẻ. Mặt khác, lấy đó làm căn cư cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc chống lại các cá nhân, tổ chức tội phạm trong lĩnh vực thẻ .
- Quy định về việc trả lương qua tài khoản và sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cho các khoản chi tiêu công. Trong tương lai cần sớm ban hành quy định các khoản chi tiêu ngân sách phải sử dụng phương tiện thanh toán điện tử.
- Thêm vào đó,Nhà nước có thể xem xét thực hiện chính sách ưu đãi cho dịch vụ thẻ như giảm thuế nhập khẩu các máy móc, thiết bị thẻ vì công nghệ thẻ là hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam, máy móc thiết bị thường là những máy móc hiện đại mà VN chưa thể sản xuất được. Chính vì vậy mà việc giao nhận sửa chữa thiết bị hiện nay chưa nhanh chóng buộc các ngân hàng phải tăng chi phí mua sắm thiết bị và dự phòng rất tốn kém.
- Để chống lại nạn lừa đảo Chính Phủ cần :
Ban hành các quy định nhằm cấm đoán mọi hoạt động làm giả các công cụ hoặc thiết bị thanh toán. Nghiêm cấm việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật có khả năng xâm nhập vào các giao dịch điện tử hoặc sản xuất ra các loại thiết bị hoặc công nghệ giả có khả năng chuyển tiền thông qua đường tiền điện tử .
Bổ sung luật lệ chống lừa đảo ,lập ra các loại tội danh dân sự và hình sự đối với hoạt động trộm cắp dù dưới tên cá nhân hoặc tên doanh nghiệp.
- Cải thiện môi trường kinh tế xã hội.
Một môi trường kinh tế xã hội ổn định và phát triển bền vững thì đời sống của người dân mới được cải thiện, quan hệ quốc tế mới được mở rộng ,mới có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thanh toán hiện đại của ngân hàng của ngân hàng. Kinh tế xã hội có phát triển thì ngân hàng mới có thể mở rộng đối tượng phục vụ của mình.Do đó ,chính phủ cần có những chính sách nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được ổn định.
Tạm miễn thuế VAT cho các đơn vị tham gia hoạt động phát hành và thanh toán thẻ từ 3 đến 5 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh, để ban đầu các ngân hàng có điều kiện giảm chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm thẻ.
3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước.
Ngân hàng nhà nước cần có chính sach và biện pháp hỗ trợ các NHTM trong nước nói chung và NHNN&PTNT VN nói riêng về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như các chiến lược có tính chất phát triển đồng bộ, các chế độ đãi ngộ đặc biệt để giảm bớt khó khăn trong cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài nhằm giúp các ngân hàng trong đó có SGD NHNN có thể mở rộng và phát triển hơn nữa hoạt động thẻ.
*Hoàn thiện khung pháp lý cho mọi họat động kinh doanh thẻ
Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục hòa thiện môi trường pháp lý khắc phục những bất cập giữa quy chế hiện hành về phát hành và thanh tóan thẻ với các văn bản pháp lý có liên quan .Ngân hàng nhà nước cần kiến nghị với chính phủ về việc sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan đến thanh tóan thẻ đảm bảo tính chất đồng bộ, tạo sự chủ động cho các ngân hàng thương mại trong phát hành và thanh tóan thẻ, trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh thẻ lâu dài.
Ngân hàng nhà nước cũng cần đưa ra các quy định cụ thể để kiểm soát cấc họat động giao dịch ATM như quy định giải quyết tranh chấp giữa ngân hàng và khách hàng, quy định bảo mật cho các ngân hàng ,quy định bảo vệ thông tin cá nhân và bồi thường cho khách hàng khi dịch vụ bị gián đọan.
Có thể nói đẻ các NHTM có thể yên tâm định hướng phát triển họat động kinh doanh thẻ tại VN trong khuôn khổ pháp luật ,chính phủ cần sớm nghiên cứu ban hành và ngân hàng nhà nước có những văn bản hướng dẫn cụ thể để góp phần tạo lòng tin cho ngân hàng cũng như khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ.
Tóm lại, có một hành lang pháp lý chung cho các NHTM họat động trên lãnh thổ VN từ đó các NHTM yên tâm có định hướng phát triển và họat động trong khuôn khổ của pháp luật là vấn đề hiện nay các NHTM nói chung đang hết sức quan tâm và mong chờ .Những văn bản chính thức hướng dẫn cụ thể của NHNN sẽ góp phần tạo lòng tin cho khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ của Ngân hàng nói chung cũng như của SGD nói riêng.
* Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng cá nhân hiệu quả.
Việc các ngân hàng yêu cầu khách hàng ký quỹ khi sử dụng thẻ tín dụng đã làm hạn chế sự phát triển của thẻ tín dụng ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân đó là do khách hàng chưa có đầy đủ thông tin về khách hàng, từ đó làm cho họ lúng túng, rụt rè khi đối mặt với tính chất tín dụng của thẻ vì thực chất mối quan hệ giữa chủ thẻ và ngân hàng phát hành trong trường hợp này là tín dụng tuần hòan. Một trong những vấn đề bức xúc cần giải quyết là việc các ngân hàng yêu cầu không muốn chia sẻ thông tin tín dụng cho nhau. Kết quả là không thể phát triển dịch vụ này tại Việt Nam. Để triển khai được nội dung này NHNN cần đưa ra các yêu cầu bắt buộc đối với các ngân hàng phát hành trong việc cung cấp các thông tin về chủ thẻ để bổ sung vào hệ thống thông tin dùng chung cho các NHMT. Nếu ngân hàng nào không cung cấp thông tin đầy đủ chính xác thì cần phải có cơ chế kiểm tra xử phạt nghiêm khắc. Bên cạnh đó, NHNN cần giới thiệu giúp các NHTM thu thập thông tin tài liệu cơ bản chuyên sâu về nghiệp vụ thẻ để tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước có điều kiện cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trong phát triển hoạt động kinh doanh thẻ.
*Xây dựng trung tâm chuyển mạch tài chính thanh toán thẻ liên ngân hàng.
Để tăng cường hệ thống máy ATM và các điểm thanh toán thẻ liên ngân hàng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng tiết kiệm cho chủ thẻ và tiết kiệm chi phí đầu tư của mỗi ngân hàng, biện pháp cần thiết là tăng cường liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng thương mại trong nước để phát triển thị trường thẻ Việt Nam. Mặc dù sự liên minh, liên kết đã có những manh nha đó là liên minh thẻ của Vietcombank với 11 ngân hàng và sự ra đời của công ty chuyển mạch tài chính quốc gia Banknet vào tháng 7/2004 với cổ đông lớn nhất là ngân hàng nông nghiệp. Tuy nhiên hai hệ thống này vì những lý do riêng do không muốn chia sẻ khách hàng, chia sẻ phần vốn, đã đầu tư cho hoạt động kinh doanh thẻ nên chưa muốn cùng nhau tham gia liên kết. Bởi vậy, với mục tiêu phát triển thị trường thẻ Việt Nam vì lợi ích của cả nền kinh tế và lợi ích của khách hàng, NHNN với vị thế và vai trò của mình cần đứng ra thành lập công ty chuyển mạch thanh toán thẻ liên ngân hàng và xử lý các giao dịch ATM. Trung tâm này có nhiệm vụ kiểm soát và thực hiện các lệnh thanh toán thẻ giữa các ngân hàng với nhau, đảm bảo các loại thẻ thanh toán do các ngân hàng khác nhau phát hành có thể thanh toán ở bất kỳ máy thành viên nào trong phạm vi cả nước. Điều này sẽ làm giảm tính phức tạp về hình thức thanh toán các giao dịch nội bội trong nước,tăng tốc độ thanh toán cho các tổ chức thẻ quốc tế và thống nhất chủ trương giao dịch thẻ Việt Nam chỉ dùng VND. Đồng thời qua trung tâm đó, các thành viên sẽ có mối quan hệ chặt chẽ hơn trong mọi lĩnh vực: Cập nhật nhanh nhất các thông tin về thẻ giả mạo tránh thất thoát cho các thành viên, kết hợp in ấn danh sách thẻ cấm lưu hành ,thống nhất về đồng tiền thanh toán, phí, tỷ giá…
*Nâng cao năng lực của hiệp hội thẻ Việt Nam.
Mô hình tổ chức hội thẻ ngân hàng Việt Nam cần có những phòng ban có chức năng nhiệm vụ cập nhật thông tin thanh toán thẻ, hướng dẫn ngân hàng thành viên dịch vụ thanh toán thẻ đảm bảo yêu cầu pháp ký trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tổ chức các cuộc hội thảo nghiệp vụ thẻ trong và ngoài nước để các ngân hàng tham gia nhằm học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giúp cho hoạt động kinh doanh thẻ ngày càng phát triển.
Hội thẻ ngân hàng cần thúc đẩy sự hỗ trợ, hợp tác giữa các ngân hàng để mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam,đề ra kế hoạch phát triển chung cho dịch vụ thẻ ngân hàng trên phạm vi toàn quốc.Tổ chức cán bộ nhân viên của các ngân hàng đi khảo sát, học tập về nghiệp vụ thẻ ngân hàng tại các ngân hàng nước ngoài.
Hội thẻ ngân hàng Việt Nam phải là nòng cốt tiếp tục đi đầu trong việc cải tiến hình thức ,phương thức hoạt động. Trong thời gian vừa qua, Hội thẻ ngân hàng VN đã thường xuyên làm việc với NHNN và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức thẻ nhằm tạo điều kiện hơn nữa trong việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại VN. Hội cũng đã thu hút hầu hết các ngân hàng thực hiện các dịch vụ thẻ thanh toán tại VN tham gia. Các ngân hàng trong hội đã thống nhất mức phí thanh toán tối thiểu và việc áp dụng thuế giá trị gia tăng được áp dụng cho các đơn vị chấp nhận thẻ tại VN nhằm mục đích đảm bảo lợi nhuận cho tất cả các ngân hàng và thị trường thẻ cạnh tranh lành mạnh .
Hội thẻ ngân hàng VN cần thu thập tình hình khó khăn, thuận lợi cũng như những vướng mắc của các ngân hàng trong việc phát hành và thanh toán thẻ để cùng nhau đề ra các giải pháp khắc phục.
Hội thẻ ngân hàng VN cần tổ chức các cuộc hội thảo ,hội nghị diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm ,đề ra kế hoạch phát triển chung cho dịch vụ thẻ ngân hàng trên phạm vi toàn quốc.
Hội cũng nên tổ chức phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế trong việc giúp đỡ các ngân hàng hoạch định chiến lược khai khác thị trường thúc đẩy hoạt động thanh toán và phát hành thẻ,cũng như ứng dụng những tiện ích của công nghệ thẻ đã ,đang và sẽ phát triển trên thế giới.
3.3.3 Đối với Ngân hàng nông nghiệp.
Với tư cách là cấp quản lý của SGD ,các quyết định và chiến lược trong hoạt động thẻ của NHNN sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh thẻ tại SGD. Do đó để hoạt động kinh doanh thẻ tại SGD được mở rộng và phát triển rất cần có những chỉ đạo ,điều chỉnh từ phía ngân hàng nông nghiệp cho các hoạt động hiện nay.
-Trước hết ,ban quản lý thẻ ngân hàng nông nghiệp cần tăng cường chỉ đạo cho trung tâm thẻ nỗ lực hơn nữa trong việc nghên cứu phát triển các loại thẻ. Với các loại thẻ cung ứng còn rất nghèo nàn như hiện nay thì mục tiêu chiếm lĩnh thị phần thẻ khó lòng mà đạt được. So với các ngân hàng thuộc khối nhà nước thì ngân hàng nông nghiệp quả thật đang chậm chân trong việc khai thác các sản phẩm thẻ quốc tế mà trong xu thế hội nhập hiện nay thì mảng thị trường đó được đáng giá là có tiềm năng rất lớn để phát triển. Vì vậy cần phải nhanh chóng thiết lập mối quan hệ hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế như Master hay Visa để triển khai các sản phẩm này. Ngay với mảng thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng nội địa đã được triển khai thì cũng nên tạo ra cái mới cho sảm phẩm chẳng hạn về mẫu mã, về hạn mức, về các dịch vụ gia tăng…làm được như thế sản phẩm thẻ của NHNN chắc chắn sẽ tăng tính hấp dẫn hơn đối với khách hàng.
- Tiếp đến là công tác quản lý cán bộ cần phải được thực hiện sát sao hơn nữa. Có lẽ so với các ngân hàng đầu nghành khác ,mức độ đồng bộ về trình độ của NHNN là thấp nhất. Ngay trong hoạt động thẻ, tại một số chi nhánh cán bộ phụ trách nghiệp vụ này dường như chưa thực sự tâm huyết để mở rộng và phát triển nó, nhiều tổ nghiệp vụ được thành lập nhưng chưa thực sự hoạt động hiệu quả. SGD NHNN nên xe, xét đánh giá, xếp loại cán bộ theo những đóng góp cụ thể của họ để khuyến khích sự đóng góp của mọi người.
- Đưa hệ thống Banknet vào hoạt động hiệu quả và phát triển các liên minh khác về thẻ.
- Cần có sự phối hợp với nghành bưu chính viễn thông trong hoạt động thanh toán thẻ.
Ngày nay sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, nhiều dịch vụ bưu chính viễn thông đã ra đời có thể kể đến 20 dịch vụ mà nghành bưu chính Viễn thông đã mang lại cho khách hàng liên quan đến lĩnh vực thương mại, thông tin, giải trí. Những dịch vụ trước đây tưởng như xa xôi thì ngày nay đang dần trở thành hiện thực như đọc báo trên điện thoại di động, tìm kiếm thông tin trên mạng… Và có thể không xa,các hãng điện thoại di động có những khe để cà những băng từ của thẻ (giống như máy cà thẻ tín dụng) thì hẳn là việc thanh toán thẻ ATM sẽ không nhất thiết chủ thẻ phải đến tận máy ATM của mình để thực hiện các giao dịch thanh toán chuyển khoản. Khi đó chủ thẻ chỉ cần lấy thẻ ATM của mình cà vào chiếc điện thoại di động, thông tin về thẻ (số thẻ, số pin, tên chủ thẻ, tài khoản …) sẽ được nạp vào một phần mềm chuyên dụng cài sẵn trên điện thoại khi đó các thao tác trên máy điện thoại di động sẽ tương tự như các thao tác tại máy ATM. Thông tin giao dịch sẽ được chuyển tải từ máy điện thoại di dộng đến trung tâm thanh toán thẻ của ngân hàng phát hành thẻ và việc giao dịch sẽ được thực hiện. Nếu việc giao dịch được thực hiện thì chủ thẻ sẽ không nhất thiết phải đến tận ngân hàng hay các nơi lắp đặt máy của ngân hàng để thanh toán và sản phẩm thẻ của ngân hàng nào có được tính ưu việt này chắc chắn sẽ manh tính cạnh tranh cao hơn, nhanh chóng tăng được thị phần hơn. Do đó, để phát triển công nghệ thanh toán thẻ SGD cùng với trung tâm thẻ cần đề xuất việc chủ động phối hợp với nghành bưu chính viễn thông lên hội đồng quản trị ,tổng giám đốc. Lợi ích thu được từ sự liên kết này chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ cho thành công trong chiến lược thẻ của NHNN&PTNT VN nói chung cũng như của SGD nói riêng.
Kết luận
Thẻ thanh toán là một phương thức thanh toán hiện đại, đa tiện ích, rất được ưa chuộng trên thế giới, hiện nay theo số liệu thống kê của các tổ chức thẻ trên thế giới nguồn thu từ dịch vụ thẻ chiếm khoảng từ 15-22% tổng thu dịch vụ của ngân hàng. Ngoài ra, việc tham gia thị trường thẻ đòi hỏi các ngân hàng luôn phải chú trọng đầu tư khoa học kỹ thuật nhằm hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Như vậy, thông qua việc triển khai nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ, các ngân hàng thương mại không những thực hiện đúng chủ trương hiện đại hóa công nghệ ngân hàng của Chính phủ mà còn tạo điều kiện thuận lợi để tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, góp phần xây dựng môi trường tiêu dùng văn minh và hòa nhập vào cộng đồng tài chính ngân hàng quốc tế. Do đó, phát hành và thanh toán thẻ là những nghiệp vụ kinh doanh không thể thiếu của một ngân hàng hiện đại, góp phần làm tăng thu nhập và làm phong phú thêm hoạt động ngân hàng.
. Tuy vậy, đối với SGD NHNN&PTNT VN hoạt động kinh doanh thẻ chỉ mới được triển khai trong vòng chưa đầy ba năm. Chính vì vậy, với kinh nghiệm còn chưa nhiều, trong thời gian qua, chi nhánh đã gặp phải không ít những khó khăn, thách thức. Song trong tương lai không xa, với tiềm năng to lớn của thị trường thẻ Việt Nam cộng với chiến lược kinh doanh đúng đắn và sự nỗ lực từ phía SGD, thêm vào đó là sự trợ giúp tích cực từ phía NHNN&PTNT VN.Em tin rằng SGD NHNN&PTNT VN sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn, đưa hoạt động kinh doanh thẻ trở thành một trong những hoạt động kinh doanh hàng đầu của mình, đồng thời củng cố và phát triển hơn nữa vị thế của mình trên thị trường thẻ Việt Nam.
Thông qua những phân tích đánh giá về thực trạng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại SGD NHNN&PTNT VN bài luận văn của em xin đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm góp phần nhỏ bé hoàn thiện hoạt động kinh doanh thẻ tại SGD.
Tuy nhiên, do tính mới mẻ của vấn đề và do sự hạn chế về năng lực của bản thân, những nhận xét, đánh giá là những ý kiến chủ quan của bản thân em nên không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các anh chị và các bạn để hoàn chỉnh hơn nữa kiến thức của của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Hoàng Phương Anh
Danh mục tài liệu tham khảo
Nghiệp vụ ngân hàng hện đại: David Cox, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 1994
Báo cáo sơ kết thường niên của NHNN&PTNT VN, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NHNN&PTNT VN
Các tài liệu về thẻ tín dụng của tổ chức thẻ tín dụng quốc tế Visa, Mastercard
Giáo trình Thanh toán quốc tế của Học viện ngân hàng
Quản trị Marketing dịch vụ: Chủ biên: PTS Lưu Văn Nghiêm- Nhà Xuất Bản Lao Động
Các tạp chí: Thời báo ngân hàng, Tạp chí ngân hàng, Tạp chí ngiên cứu khoa học ngân hàng, Thị trường tài chính tiền tệ, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng
Giáo trình Thẻ Thanh toán quốc tế và việc ứng dụng thẻ thanh toán quốc tế tại Việt
Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD tư 2005-2007
Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Mục lục
Trang
Danh mục sơ đồ, bảng , biểu đồ
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1 : Quy trình phát hành thẻ
Sơ đồ 1.2 :Quy trình thanh toán thẻ 13
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của SGD NHNN&PTNT 18
Bảng
Bảng 1: Kết quả nguồn vốn huy động của SGD từ 2005-2007 20
Bảng 2 : Kết quả hoạt động cho vay vốn của SGD từ 2005-2007 23
Bảng 3 : Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ SGD từ 2005-2007 25
Bảng 5: Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNN 26
Bảng 6: Số lượng thẻ phát hành của SGD từ 2005-2007 33
Bảng số 7: Doanh thu từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ 35
Biểu đồ
Biểu đồ 1 Số lượng thẻ phát hành của SGD từ 2005-2007 34
Biểu đồ 2: Số lượng máy ATM do SGD lắp đặt và quản lý từ 2005-2007 36
Danh mục chữ viết tắt
NNNN&PTNT VN Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
CSCNT Cơ cở chấp nhận thẻ
NHTM Ngân hàng thương mại.
SGD Sở giao dịch
HĐQT Hội đồng quản trị
WB World Banhk
DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
CN&HGD Cá nhân và hộ gia đình
UNC ủy nhiệm chi
UNT…………………. ủy nhiệm thu
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHPHT………………. Ngân hàng phát hành thẻ
NHTTT……………….. Ngân hàng thanh toán thẻ
TCTQT……………….. Tổ chức thẻ quốc tế
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33310.doc