Lời Mở đầu
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc phát triển nguồn vốn nhân lực có ý nghĩa sống còn đối với sự thành bại của công cuộc công nghiệp hoá. Do đó không còn con đường nào khác là phải tiến hành công cuộc cách mạng hoá tri thức để tạo ra một nguồn lao động có chất lượng cao, làm tiền đề cho sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng.
Hà Tây là tỉnh nằm
84 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp phát triển hệ thống giáo dục-Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh hà tây từ nay đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là khu vực được định hướng phát triển kinh tế dựa trên hàm lượng tri thức cao. Tuy nhiên nền kinh tế Hà Tây còn chưa phát triển, dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, phương thức sản xuất lạc hậu; thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt gần 80% bình quân cả nước. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần do chất lượng nguồn lao động – một yếu tố cơ bản của sản xuất còn yếu kém. Xuất phát từ thực trạng đó, đề tài “Một số giải pháp phát triển hệ thống giáo dục-đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh hà tây từ nay đến năm 2010 ”được lựa chọn nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây.
Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận được chia thành ba chương:
Chương 1: Vai trò của giáo dục đối với việc phát triển nguồn nhân lực Chương 2: Thực trạng về hệ thống giáo dục-đào tạo của tỉnh Hà Tây trong thời gian qua
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống giáo dục -đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Tây.
Chương 1
Vai trò của giáo dục đối với việc phát triển nguồn nhân lực
I. Giáo dục và hệ thống giáo dục
1. Giáo dục và đặc điểm của hoạt động giáo dục
1.1 Khái niệm
Theo nghĩa rộng
Giáo dục theo nghĩa rộng – nghĩa xã hội học , là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có ý thức , có kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người
Như vậy theo nghĩa rộng của giáo dục thì giáo dục là một quá trình xã hội- quá trình giáo dục nhằm hình thành con người. Là một quá trình phát triển con người một cách tổng thể về các mặt sinh học, tâm lý và xã hội. Đó là quá trình làm tăng trưởng về số lượng và về chất lượng của các yếu tố bên trong ( sinh học) và các nhân tố bên ngoài (môi trường,xã hội, giáo dục ). Là sự ảnh hưởng của các nhân tố tự phát ( môi trường hoàn cảnh) và hiệu quả của các yếu tố tự giác (giáo dục của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội ) lên con người trong việc hình thành và phát triển nhân cách của họ. Nói đến giáo dục là nói đến những tác động tự giác, có mục đích, có kế hoạch của cá nhân và tổ chức xã hội lên con người.
Theo khái niện này hoạt động giáo dục có thể chia làm 3 loại :
Giáo dục nhà trường : gồm giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp
Giáo dục gia đình : đây là cơ sở của giáo dục nhà trường
Giáo dục xã hội : nó vừa có tác dụng kiểm nghiêm thành quả của giáo dục nhà trường , vừa là kéo dài bổ sung cho giáo dục nhà trường trong xã hội.
Trong các hình thức giáo dục nêu trên thì hình thức giáo dục nhà trường có ý nghĩa hết sức lớn lao. Sự phát triển của hình thức giáo dục này đã tạo nên hệ thống giáo dục quốc dân và là điều kiện quan trọng nhất để nâng cao chất lượng của lực lượng lao động .
Theo nghĩa hẹp
Giáo dục theo nghĩa hẹp là một bộ phận của quá trình sư phạm ( quá trình giáo dục) nhằm hình thành niềm tin lý tưởng động cơ, hành vi tình cảm , thái độ, những nét tính cách, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội, thuộc các lĩnh vực tư tưởng, chính trị, đạo đức, lao động, học tập, thẩm mỹ, vệ sinh...
Như vậy giáo dục theo nghĩa hẹp chỉ là một thành tố trong nhân cách con người. Vì thế nói đến giáo dục không được dừng lại ở giáo dục theo nghĩa hẹp mà luôn luôn phải được hiểu theo nghĩa rộng ( giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội, giáo dục từ tuổi thơ và giáo dục suốt đời theo nguyên tắc “ giáo dục thường-giáo dục liên tục ”
1.2 Đặc điểm của hoạt động giáo dục
Dưới giác độ kinh tế học và trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động giáo dục - đào tạo được coi là một trong những lĩnh vực cung cấp kiến thức – một loại hàng hoá dịch vụ công cộng cho xã hội. Bởi vì sản phẩm của giáo dục là cung cấp các kiến thức và kỹ năng cho người học. Khi người học được học tập chính là lúc họ đang được thụ hưởng các hàng hoá dịch vụ công cộng do hoạt động giáo dục cung cấp, kiến thức của họ được tích luỹ, kỹ năng của họ từng bước được trau dồi trong quá trình học tập, để cuối cùng họ có được một năng lực nhất định, trở thành người lao động có ích cho xã hội sau khi được học tập.
Các dịch vụ do hoạt động giáo dục cung cấp có một số đặc điểm:
Thứ nhất, Dịch vụ của hoạt động giáo dục chủ yếu là các dịch vụ công cộng, chúng phục vụ đồng thời cho nhiều người cùng sử dụng. Song chúng vừa mang tính chất là hàng hóa dịch vụ công cộng đại chúng, của toàn xã hội, vừa mang tính chất hàng hóa dịch vụ công cộng nhóm, câu lạc bộ, cho từng nhóm người nhất định, hoặc cho từng cá nhân.
Qua đặc điểm này, chúng ta có thể thấy các kho tàng kiến thức, kỹ năng… đã được tích luỹ, hệ thống lại và được biên soạn thành giáo trình, giáo khoa, tài liệu tham khảo… là sản phẩm mang tính chất cộng đồng chung toàn xã hội (thậm chí của toàn nhân loại), tất cả mọi người đều có quyền tiếp nhận, khai thác và sử dụng chúng. Với góc độ này thì sản phẩm của lĩnh vực giáo dục là hàng hóa dịch vụ mang tính chất đại chúng, không thể loại trừ bất cứ ai muốn sử dụng chúng.
Thứ hai, Dưới giác độ tiêu dùng, sản phẩm của hoạt động giáo dục không những không bị tiêu dùng mất đi, mà ngược lại chúng luôn được đổi mới, bổ sung. Tri thức, kỹ năng của con người ngày càng được tích luỹ, kế thừa, phát huy, đổi mới và bổ sung thêm từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm cho sản phẩm của hoạt động giáo dục ngày càng thêm phong phú. Với người được truyền thụ các kiến thức và kỹ năng..., họ không hề tiêu dùng hết ngay các kiến thức và kỹ năng đó, mà ngược lại chúng được vận dụng, ứng dụng... lâu dài trong quá trình lao động sau này của người được đào tạo. Thậm chí các kiến thức, kỹ năng ban đầu luôn được trau dồi, bổ sung, đổi mới từng bước hoàn thiện hơn để người lao động ngày càng phát huy năng lực tốt hơn trong công việc của họ.
Từ những đặc điểm của sản phẩm trong lĩnh vực giáo dục trên đây, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Một là, Kho tàng kiến thức và kỹ năng của nhân loại là vô tận, mỗi người chỉ có thể tiếp thu một lượng nhất định các kiến thức, kỹ năng thích hợp nào đó tương ứng với khả năng tâm, sinh lý học của bản thân, các điều kiện kinh tế - xã hội cho phép và đòi hỏi những năng lực khác mà xã hội đặt ra cho từng người. Chính vì vậy, xã hội phải có trách nhiệm tổ chức các cơ sở giáo dục đào tạo tương ứng với nhiều loại bậc học, ngành nghề khác nhau. Mỗi người căn cứ vào khả năng, điều kiện của bản thân và nhu cầu của xã hội để lựa chọn bậc học, ngành nghề thích hợp nhằm mục đích có được năng lực lao động tốt nhất phục vụ cho xã hội sau khi được học tập.
Hai là, Hoạt động giáo dục vừa đặt cơ sở nền tảng để người học tiếp thu các kiến thức, kỹ năng... vừa giúp người học hoàn thiện và phát huy năng lực của mình lâu dài trong quá trình lao động sản xuất. Đó là quá trình “đào tạo - tự đào tạo - đào tạo lại” diễn ra một cách thường xuyên và suốt đời đối với người lao động.
Ba là, Đầu tư các điều kiện cần thiết cho hoạt động giáo dục có thể nói là trách nhiệm chung của toàn xã hội, nhưng vai trò chủ đạo phải thuộc về Nhà nước. Việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm của xã hội, vì hoạt động giáo dục tạo ra năng lực cho mỗi thành viên của xã hội. Do đó, “xã hội hoá giáo dục - đào tạo" là vấn đề không có gì mới mẻ, đã tồn tại lâu đời từ trước tới nay. Song, ở đây cần nhận thức rằng Nhà nước phải giữ vai trò là người chủ đạo. Vì:
- Hoạt động giáo dục - đào tạo đòi hỏi nhiều tiềm lực lớn về cả con người và về cả vật chất, chỉ có Nhà nước là người có khả năng và điều kiện tốt nhất để giải quyết vấn đề này.
- Sự chủ đạo của Nhà nước giúp cho hoạt động giáo dục - đào tạo đi đúng định hướng ở tầm vĩ mô mà xã hội mong muốn.
- Nhờ có cơ chế thuế mà Nhà nước có thể thu hồi được chi phí đầu tư cho hoạt động giáo dục - đào tạo.
- Nhà nước là chủ đạo, nhưng không thể phó mặc tất cả cho Nhà nước, vì nguồn lực của Nhà nước tuy lớn, nhưng cũng rất có hạn và phải đáp ứng cho mọi lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội.
Bốn là, Nghĩa vụ của người học. Khi người học được học tập là đang được hưởng các hàng hoá dịch vụ do hoạt động giáo dục - đào tạo cung cấp. Được hưởng lợi phải trả tiền là nguyên lý thông thường của kinh tế học thị trường.
Năm là, Các cơ sở sử dụng lao động đã được đào tạo phải có nghĩa vụ trả chi phí cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Xã hội đào tạo năng lực cho người lao động, các cơ sở sử dụng lao động khai thác các năng lực đó và thu được các nguồn lợi cho mình. Họ cũng phải có nghĩa vụ trích một phần nguồn lợi (lợi nhuận) để trang trải chi phí cho hoạt động giáo dục - đào tạo mà xã hội đã bỏ ra trước đây - Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường. Cơ chế tốt nhất để các cơ sở sử dụng lao động hoàn trả chi phí cho hoạt động giáo dục - đào tạo là nộp thuế cho Nhà nước (thuế quỹ lương, thuế thu nhập doanh nghiệp...)
Tóm lại, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động giáo dục về mặt kinh tế học vừa là lĩnh vực cung cấp các hàng hoá dịch vụ công cộng cho xã hộ vừa là lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tư nhân, nhóm. Do đó, cần phải có những nhận thức và đối xử đúng đắn để lĩnh vực này cung cấp các hàng hoá dịch vụ với chất lượng ngày càng tốt hơn, thoả mãn nhu cầu của xã hội và đảm bảo phát triển một cách bền vững.
2. Hệ thống giáo dục đào tạo
Các bậc học,ngành học
Điều 6 , Luật giáo dục qui định hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm :
Giáo dục mầm non có nhà trẻ mẫu giáo;
Giáo dục phổ thông có hai bậc học là bậc tiểu học và bậc trung học ; bậc trung học có hai cấp học là cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ;
Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ;
Giáo dục đại học đào tạo hai trình độ là trình độ cao đẳng và trình độ đại học ; giáo dục sau đại học đào tạo hai trình độ là trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ ;
Phương thức giáo dục gồm giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy.
2.2. Tuổi đi học và thời gian học ở mỗi cấp
Theo chương I luật Giáo dục năm 1998 thì hệ thống giáo dục quốc dân thu hút khoảng 22 triệu người ,bao gồm trẻ em từ 3 tháng tuổi đến khoảng 24 tuổi và cao hơn :
Nhà trẻ nhận trẻ từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi
Trường mẫu giáo nhận trẻ từ 36 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi
Tiểu học nhận trẻ từ 6 tuổi, không nhất thiết phải từ 72 tháng tuổi mà tính theo năm sinh và năm vào lớp 1 là lớp đầu cấp của tiểu học, tiểu học có 5 lớp (từ lớp 1 đến lớp 5)
Trung học cơ sở nhận trẻ từ 11 tuổi, bao gồm 4 lớp (từ lớp 6 đến lớp 9)
Trung học phổ thông nhận trẻ từ 15 tuổi bao gồm 3 lớp (từ lớp 10 đến lớp 12). Ngoài ra , nếu trẻ có năng khiếu , muốn được vào tiểu học ,trung học trước tuổi , thì phải qua một hội đồng chuyên môn ( do trưởng phòng giáo dục quận huyện thành lập ) xem xét và kiến nghị với Trưởng phòng giáo dục quận huyện quyết định
Dạy nghề có lớp ngắn hạn ,thời gian học từ 3 tháng đến 12 tháng và lớp dài hạn ( từ 1 năm đến 2 năm ), trung học dạy nghề hay trung học chuyên nghiệp học từ 3 đến 4 năm . Muốn vào lớp dạy nghề ngắn hạn tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp tiểu học . Muốn và lớp dạy nghề dài hạn tối thiểu phải học hết phổ thông cơ sở . Muốn vào trung học dạy nghề phải có bằng phổ thông cơ sở .
Trung học chuyên nghiệp học 3 năm, cao đẳng học 3 năm, đại học từ 4 đến 6 năm. Muốn vào các trường cao đẳng hay đại học phải có bằng phổ thông trung học ,trung học nghề hay trung học chuyên nghiệp .
Thạc sĩ học 2 năm, muốn theo học thạc sĩ phải có bằng đại học.
Tiến sĩ học 3 đến 4 năm hoặc nhiều hơn .
Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân:
Đại học
18 tuổi
Sau đại học
Đào tạo thạc sĩ
Đào tạo tiến sĩ
Đại học,cao đẳng
Cao đẳng (3 năm)
Đại học (4-6 năm)
Trung học phổ thông
Trung học cơ sở
18 tuổi
15 tuổi
11 tuổi
11 tuổi
6 tuổi
Trung học nghề (3-4 năm)
Đào tạo nghề ngắn hạn (dưới 1 năm)
Trung học cơ sở (4 năm)
Trung học chuyên nghiệp ( 3-4 năm)
Trung học phổ thông (3 năm)
Trường nghề (6 tháng-2 năm
Tiểu học
Tiểu hoc( 5 năm)
Giáo dục mầm non
6 tuổi
3 tuổi
3 tuổi
24tháng
Nhà trẻ (1 năm)
Trường lớp mẫu giáo (3 năm)
. Các loại hình trường học
Trường công lập
Trường công lập do nhà nước tổ chức và chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, đầu tư về cơ sở vật chất và kinh phí thường xuyên, sở hữu trường thuộc nhà nước.
Trường bán công
Trường bán công do Nhà nước tổ chức : Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, điều hành ; nhà trường tự chủ về tài chính, tự cân đối các khoản thu chi, sở hữu trường thuộc nhà nước .
Trường dân lập
Đây là loại hình do tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân tổ chức ; chịu trách nhiệm quản lý điều hành, đầu tư cơ sở vật chất và tự cân đối các khoản thu chi, sở hữu trường là sở hữu xã hội và tập thể những người góp cổ phần . Các tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân được mở trường dân lập ở mọi cấp học, bậc học nếu có đủ điều kiện do Nhà nước qui định .
Trường tư thục
Trường tư thục do tư nhân tổ chức, tư nhân chịu trách nhiệm quản lý điều hành ,đầu tư về cơ sở vật chất và tự cân đối các khoản thu chi, sở hữu trường là sở hữu tư nhân. Tư nhân được mở trường tư thục mầm non,dạy nghề, trung học phổ thông và đại học.
II. Vai trò của giáo dục đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực
1. Tác động trực tiếp làm nâng cao trình độ nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là việc tăng tổng số những người trong độ tuổi lao động và thời gian làm việc có thể huy động được của họ ; về chất lượng nguồn nhân lực, đó là trình độ chuyên môn và sức khoẻ của người lao động.
Chất lượng của nguồn nhân lực có thể được nâng cao nhờ giáo dục đào tạo . Giáo dục đào tạo được coi là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lưọng nguồn nhân lực. Do đó, dù xét dưới góc độ nào thì giáo dục chắc chắn là một dạng quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng con người theo nhiều nghĩa.
Giáo dục giúp cho mỗi cá nhân thực hiện và áp dụng các năng lực và tài năng của mình, qua đó làm tăng năng suất lao động. Trường học trang bị những kiến thức đặc biệt, phát triển những kỹ năng cơ bản, tạo ra giá trị để thay đổi, làm tăng khả năng tiếp nhận những ý tưởng mới. Ngoài ra, cũng như các yếu tố khác, tiềm năng con người trong quá trình sử dụng, khai thác cũng bị “hao mòn”, vì thế giáo dục nhằm nâng cao chất lượng tiềm năng con người. Hơn nữa, trong quá trình phát triển kinh tế, con người luôn mong muốn hiểu biết và có tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy là cơ sở để tồn tại, tư duy ấy được phát triển trở nên hữu ích thông qua giáo dục.
Yêu cầu chung đối với giáo dục là rất lớn, nhất là giáo dục phổ thông. Con người ở mọi nơi đều tin rằng giáo dục là rất có ích cho bản thân mình. Bằng trực giác, mọi người có thể nhận thấy mối quan hệ giữa giáo dục và mức thu nhập. Mặc dù không phải cho tất cả mọi người, nhưng nhìn chung người có học vấn cao hơn sẽ có thu nhập cao hơn. Quốc gia có nền giáo dục tốt thì sản phẩm sản xuất ra nhiều, tạo ra giá trị vật chất to lớn, ngược lại nạn thất học tăng lên sẽ làm cho đất nước nghèo đi. Để đạt được trình độ giáo dục nhất định cần phải đầu tư khá lớn, kể cả chi phí của nhà nước cũng như chi phí của các cá nhân, đó chính là khoản đầu tư cho con người, đầu tư để phát triển. Giáo dục được thể hiện dưới nhiều hình thức nhằm không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn cho mọi người, kết quả của giáo dục làm tăng lực lượng lao động có trình độ, tạo khả năng thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, qua đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vai trò của giáo dục do đó được đánh giá qua tác động của nó đối với việc làm tăng năng suất lao động của mỗi cá nhân và của toàn xã hội.
Để có học vấn và kỹ năng tinh xảo hơn, để rút ngắn chu kỳ sản phẩm và khấu hao nhanh nguồn vốn nhân lực, ngoài việc học tập ở trường, việc học tập tại nơi làm việc là rất quan trọng. Do đó, học tập là quá trình được tiến hành bền bỉ suốt cuộc đời. Giáo dục cơ bản chính là giáo dục phổ thông từ mầm non đến trung học phổ thông nhằm phát huy năng lực học tập, giải thích thông tin và thích nghi với đổi mới tri thức trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Giá trị của giáo dục cơ bản là rất to lớn trong việc nâng cao tri thức của dân chúng nhưng giáo dục cơ bản không thể chi phối tất cả các lĩnh vực phát tiển của một quốc gia, đặc biệt khi quốc gia dó phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn trong nền kinh tế toàn cầu mới.
Giáo dục đại học có vị trí đặc biệt hơn vì nó là nền tảng tạo ra tri thức cho một xã hội thông tin. Công nghệ luôn đổi mới, con người cần phải có những kỹ năng mới, tất yếu phải phát triển giáo dục đại học. Tuy nhiên cũng có trường hợp việc mở rộng qui mô giáo dục đại học ở một số nước đang phát triển lại có tác động xấu, biểu hiện ở chỗ chưa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; ngoài ra có thể tạo ra một số lượng lớn lao động qua đào tạo không có việc làm hoặc làm việc không đúng nghề. Điều này phụ thuộc vào chính sách phát triển của mỗi quốc gia hoặc thể hiện nền kinh tế phát triển không ổn định.
2. Tác động gián tiếp tới chất lượng, số lượng nguồn nhân lực
Ngoài việc tác động trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục còn tác động tích cực đến sự nghiệp y tế, văn hoá, thể dục thể thao và KHH gia đình, từ đó ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nguồn nhân lực .
Tác động của giáo dục làm thay đổi nhận thức truyền thống của người dân, tù quan niệm “ đông con hơn nhiều của ” sang nhận thức mới “ gia đình ít con, ấm no, hạnh phúc “, đến việc chấp nhận và thực hiện các biện pháp tránh thai và sinh ít con. Từ đó hạn chế mức sinh, các gia đình có điều kiện chăm sóc sức khoẻ tốt hơn cho con em mình, từ đó làm tăng chất lượng nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, nhờ có giáo dục mà sự nghiệp y tế phát triển nhanh chóng với việc ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến trong sự nghiệp y tế, con người đã có phương pháp và phương tiện điều chỉnh hành vi sinh đẻ, đấu tranh chống lại bệnh tật, giảm bớt mức chết, kéo dài tuổi thọ, khoa học kỹ thuật, đặc biệt là y tế đang can thiệp trực tiếp vào toàn bộ quá trình tái sản xuất dân số, giúp cho quá trình này chuyển nhanh tới giai đoạn cân bằng hợp lý và vì vậy ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của nguồn nhân lực, đặc biệt về mặt chất lượng.
Ngoài ra giáo dục phát triển cũng có tác dụng tích cực đến sự nghiệp thể dục thể thao, văn hoá ... từ đó tạo ra môi trường văn hoá thể thao lành mạnh cho người dân, đáp ứng nhu cầu của học không chỉ về mặt vật chất mà còn cả tinh thần, từ đó phát huy toàn diện con người.
III. Vai trò của nguồn nhân lực trong tăng trưởng và phát triển kinh tế.
1. Vai trò của nguồn nhân lực trong tăng trưởng và phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế – xã hội là mục đích, mong muốn của các quốc gia đang phát triển (các nước có thu nhập thấp) nhằm rút ngắn và tiến tới xoá bỏ khoảng cách giàu nghèo, tiến tới một xã hội giàu có, công bằng và văn minh. Để đạt được mục đích ấy, mọi quốc gia đều phải nỗ lực vượt bậc với các biện pháp, chính sách kinh tế – xã hội toàn diện. Có rất nhiều yếu tố tác động tới vấn đề phát triển kinh tế, ở mỗi nước vai trò của các yếu tố đó là khác nhau. Đối với các nước đang phát triển, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đó là yếu tố nhân lực.
Ta đã biết rằng sự phát triển kinh tế là kết quả của việc kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất, thể hiện trong hàm sản xuất:
Q = F (x) = F ( C, L, R, T )
Q: Sản lượng (Quantity)
C: Vốn ( Capital )
L: Lao động ( Labour )
R: Tài nguyên ( Resource )
T: Công nghệ ( Technology )
Với mỗi cách kết hợp khác nhau mà ta tác động vào nền kinh tế sẽ thu được những kết quả tương ứng khác nhau của hàm sản xuất. ở các nước đang phát triển việc làm thay đổi kết quả của hàm sản xuất chủ yếu là thông qua việc tác động tới yếu tố lao động. Sở dĩ là như vậy vì ở các nước đang phát triển luôn xảy ra tình trạng thiếu vốn và nguồn tài nguyên thiên nhiên thì có hạn, việc tác động vào công nghệ sản xuất là hết sức khó khăn và đòi hỏi thời gian lâu dài. Hơn nữa, trong phát triển việc thay đổi các nhân tố sản xuất chủ yếu là theo hướng thay đổi về chất nên tất yếu phải tác động tới yếu tố nhân lực để phát triển nền kinh tế.
Các nước đang phát triển có đặc điểm là qui mô dân số lớn, lực lượng lao động đông đảo và gia tăng rất nhanh. Hơn nữa việc sử dụng nguồn lao động ở các nước này còn hạn chế, tỷ lệ thất nghiệp cao, có khi chiếm tói 20% lực lượng lao động. Trình độ chuyên môn, tay nghề còn thấp kém, chưa có tác phong lao động công nghiệp. Lao động mang nặng tính chất thủ công, thô sơ đã kìm hãm các yếu tố sản xuất khác đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ sản xuất, khai thác triệt để công suất máy móc thiết bị.
Yếu tố con người là chủ thể của quá trình phát triển kinh tế, ngoài các yếu tố khách quan thì nhân tố con người chính là yếu tố chủ quan gây nên sự tụt hậu trong phát triển kinh tế của các nước đang phát triển đối với các nước phát triển. Để rút ngắn, tiến tới xóa bỏ khoảng cách này, đòi hỏi phải có một hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện. Một trong những chính sách cần đặt lên hàng đầu đó là chính sách về phát triển tài nguyên con người - nguồn lực quan trọng nhất, là điểm tựa cho quá tình phát triển kinh tế xã hội ở các nước đang phát triển.
Như vậy, nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Giống như các yếu tố sản xuất khác, vốn nhân lực chịu sự tác động của thị trường, đó là thị trường sức lao động. Trong thị trường ấy có đầy đủ các quan hệ, các qui luật và các yếu tố tác động đến nguồn vốn nhân lực của nền kinh tế.
2. Vai trò của nguồn nhân lực trong nền kinh tế hiện đại.
Các nhà kinh tế đã khẳng định đầu tư cho con người thông qua hoạt động giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các chương trình đảm bảo việc làm và an sinh xã hội… đựoc xem là sự đầu tư hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, đây là tiêu chí tiên quyết của một nền kinh tế hiện đại.
Ngay từ những năm 50 – 60 của thế kỷ 20, nhiều nước đã tăng trưởng nền kinh tế thông qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hay nói cách khác, thông qua việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ. Việc phát triển của khoa học và công nghệ luôn gắn liền với phát triển nguồn nhân lực (với chất lượng đào tạo và chính sách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý). Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh để đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao và ổn định phải thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động kỹ thuật, nghĩa là nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Chất lượng nguồn nhân lực được tăng lên (học vấn, kỹ năng nghề nghiệp và sức khỏe) là tiền đề thành công của các nước công nghiệp mới ở châu á như: Hàn Quốc, Xinhgapo, Hồng Kông, Malaysia… Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc hấp thụ được các tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động kỹ thuật, đội ngũ trí thức. Do vậy, con đưòng duy nhất là phải đầu tư để phát triển nguồn nhân lực.
Trong nền kinh tế hiện đại, người ta quan tâm nhiều đến nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế mà ở đó tri thức chiếm hàm lượng chủ yếu trong một giá trị sản phẩm. Tri thức, tức là các thành tựu khoa học, trở thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các sản phẩm vật chất khác, tạo ra giá trị mới ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong GDP.
Trong nền kinh tế tri thức, tri thức, khả năng sáng tạo là yếu tố quyết định sức cạnh tranh của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Để có được nền kinh tế tri thức cần phải xây dựng một cơ sở hạ tầng vững chắc để phát triển khoa học và công nghệ, đồng thời phải đầu tư cho phát triển giáo dục, hay nói cách khác là phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Suy cho cùng tri thức là hệ quả, là tất yếu của sự phát triển nguồn nhân lực. Các nước muốn phát triển kinh tế tri thức phải đầu tư cho phát triển con người mà cốt lõi là đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là đầu tư phát triển nhân tài.
Nhờ có sự đầu tư phát triển nguồn nhân lực mà nhiều nước chỉ trong thời gian ngắn đã nhanh chóng trở thành nước công nghiệp phát triển. Sự đóng góp của tri thức đã ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong GDP của các nước (chẳng hạn Mỹ chiếm gần 50%, Anh 45,8%, Pháp 45,1%,…).
Chương 2
Thực trạng về hệ thống giáo dục-đào tạo của tỉnh Hà Tây trong thời gian qua.
I. Khái quát chung về những đặc điểm KT-XH chủ yếu của Hà Tây ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống
giáo dục-đào tạo
1. Điều kiện tự nhiên,dân cư .
. Đặc điểm tự nhiên
Hà Tây là tỉnh thuộc Châu thổ Sông Hồng bao bọc phía Tây và Nam thủ đô Hà Nội. Hà Tây có 12 huyện, 2 thị xã với 325 xã phường, thị trấn.Diện tích tự nhiên khoảng 2.192 km2, dân số 2,39 triệu người. Địa hình chia làm hai vùng khác nhau :Địa hình đồi núi phía tây gồm có 6 huyện thị xã, diện tích tự nhiên là 704 km2, địa hình đồng bằng tập trung ở phía Đông gồm 8 huyện thị xã còn lại với tổng diện tích 1.488 km2.
Về mặt tự nhiên Hà Tây hình thành trong một không gian với nhiều hình thái địa hình khác nhau đã tạo nên một vùng lành thổ có tiềm năng về sự đa dạng sinh học : Có đồng bằng,miền núi, có rừng, có hệ thống sông lớn bao quanh ,các sông nhỏ phân bố rộng khắp trên lãnh thổ kết hợp với các lợi thế tự nhiên khác như vị trí địa lý, đã tạo nên các thế mạnh về sản xuất nông nghiệp.
Là tỉnh nằm cạnh thủ đô Hà Nội và trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc ,tạo điều kiện cho Hà Tây có nhiều thuận lợi : Có một thị trường tiêu thụ rộng lớn để có thể tiêu thụ các nông sản hàng hoá, hàng tiêu thụ thủ công mỹ nghệ, Hà Tây có đồng bằng phì nhiêu có mức thâm canh cao, có vùng đồi gò với sinh thái đa dạng nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú có thể phát triển thành khu vực bảo tồn thiên nhiên động thực vật quý hiếm, tạo môi trường cảnh quan thiên nhiên cho du lịch, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí.
Hà Tây còn là địa bàn để mở rộng của Hà Nội, thông qua việc xây dựng các thành phố vệ tinh của thủ đô, là địa bàn xây dựng các khu công nghiệp lớn, xây dựng các trung tâm đào tạo, nghiên cứu, khu du lịch, văn hoá của quốc gia.
Bên cạnh những thuận lợi, điều kiện tự nhiên cũng tạo ra những khó khăn cho Hà Tây :
+ Có mật độ dân số cao, hiện tại kinh tế chủ đạo của toàn tỉnh là nông nghiệp, trong khi đó bình quân đất nông nghiệp trên đầu người rất thấp, chỉ có 514 m2.
+ Do vị trí và cấu tạo của địa hình, Hà Tây có một phần lãnh thổ thuộc các huyện đồng bằng nằm trong vùng phân lũ của quốc gia nên việc bố trí sử dụng, xây dựng cơ sở vật chất cho các công trình gặp khó khăn
Đặc điểm dân cư.
Dân số và lao động
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà năm 1999 thì dân số của tỉnh Hà Tây là 2.378.438 người trong đó có 1.162.684 nam và 1.225.754 nữ. Tốc độ tăng 1,5%/năm.
Bảng 1: Dân số Hà Tây từ năm 1999-2003
1999
2000
2001
2002
2003
Tỷ lệ sinh
2,02%
1,96%
1,90%
1,85%
1,80%
Tỷ lệ tăng tự nhiên
1,37%
1,31%
1,25%
1,20%
1,15%
Tổng dân số (người)
2378438
2409623
2439860
2469161
2525014
Dân số trong tuổi lao động năm 1996 là 1.147.800 người, tháng 4 năm 1999 là 1.292.000 trong đó 80% là lao động nông nghiệp, tốc độ tăng bình quân là 2%.
Hà Tây có nguồn lao động dồi dào, số người lao động trong độ tuổi có xu hướng trẻ hoá, có 1/3 số xã trong tỉnh có làng nghề tiểu thủ công nghiệp với 200.000 lao động có tay nghề, chất lượng lao động ở nông thôn có trình độ văn hoá khá, chất lượng lao động trong các cơ quan quản lý nhà nước và khối kinh doanh đáp ứng được với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới .
Thu nhập, tích luỹ, tiêu dùng của dân cư
Với chính sách kinh tế nhiều thành phần, dân cư phi nông nghiệp ở các thị xã ,thị trấn có điều kiện tìm việc làm. GDP bình quân đầu người đạt trên 300 USD/năm, cuộc sống nhân dân được cải thiện .
Trình độ học vấn và qui mô cơ cấu dân cư.
Mật độ dân số trung bình của Hà Tây là 1083 người/km2, trong đó khu vực đồng bằng trên 1000 người/ km2, vùng đồi núi 791 người/ km2.
Dân số ở nông thôn 2.196.115 người chiếm gần 90%. Hà Tây có 9 xã đồng bào dân tộc , trong đó có 7 xã ở vùng núi Ba Vì, 1 xã thuộc huyện Mỹ Đức, 1 xã thuộc huyện Quốc Oai với dân số khoảng 30.000 người, chủ yếu là người Mường, Dao.
Dân số trong tỉnh được phân bố như sau:
Huyện, Thị xã
Đơn vị hành chính
Dân số trung bình năm 1999
Tổng số
Trong đó
Tổng số
(người)
Trong đó
Xã
Phường
Thị trấn
Thành thị
Nông thôn
1-TX Hà Đông
9
4
5
97.057
64.000
33.057
2-TX Sơn Tây
15
9
6
108.600
35.500
75100
3-Huyện Ba Vì
32
31
0
1
242.870
13000
229870
4-H. Thạch Thất
20
19
0
1
143.889
5.503
138.386
5-H. Phúc Thọ
23
22
0
1
151.521
6.500
145.021
6-H. Đan Phượng
16
15
0
1
125.050
2.054
122996
7-H. Quốc Oai
20
19
0
1
142.736
11.580
131156
8-H. Hoài Đức
22
21
0
1
188.979
4.200
184779
9-H. Chương Mỹ
33
31
0
1
261.209
21.050
240.159
10-H. Thanh Oai
25
24
0
1
196.481
5.980
187.501
11-H. Thường Tín
29
28
0
1
193.481
5.980
187.501
12-H. ứng Hoà
30
29
0
1
191.950
1.441
90.509
13-H. Phú Xuyên
28
26
0
1
181.650
14500
167.150
14-H. Mỹ Đức
23
22
0
1
167.708
3.273
164.435
Tổng Số
325
300
11
14
2393549
192006
2201543
Hà Tây là tỉnh có trình độ dân trí cao, sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Là tỉnh được bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu học năm 1992, đạt chuẩn phổ cập giáo dục đúng độ tuổi năm 2000, đạt chuẩn PCGD Trung học cơ sở năm 2001. Người lao động qua đào tạo là 14,5%.
. Thực trạng phát triển của các đô thị
Hiện nay Hà Tây có 12 Huyện, 2 Thị xã với 325 xã, phường. Dân số đô thị năm 1998 có 212.000 người trong đó riêng thị xã Hà Đông và Sơn Tây có 120.000 người, chiếm khoảng 5% dân số. Các đô thị là các trung tâm huyện hiện tại phát triển chậm, qui mô dân số trung bình khoảng 8000-9000 người, lớn nhất khoảng 30.000 vạn người ( Chương Mỹ), nhỏ nhất 15.000 người (ứng Hoà )
Kinh tế đô thị chưa phát triển , về sản xuất nông nghiệp trừ 2 thị xã của tỉnh có những mặt phát triển , còn các đô thị phát triển dịch vụ là chính. Cơ sở hạ tầng hầu như không có gì lớn. Nhìn chung hiện tại đô thị hoá còn thấp.
2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Khái quát tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh
GDP và GDP bình quân đầu người.
Kể từ năm 1996._.-2000 ,nền kinh tế Hà Tây đã có bước chuyển biến tích cực : Tốc độ tăng GDP bình quân thời kỳ 1996 – 2000 của tỉnh là 7,3%/ năm ( cả nước cùng thời kỳ này là 6,8%/năm ). Giá trị GDP so với cả nước ít thay đổi ( nằm trong khoảng 1,8 – 2% GDP cả nước ) nhưng cơ cấu đã có sự chuyển đổi rõ rệt.
Bảng 2: GDP bình quân đầu người tỉnh Hà Tây 1996 – 2000
1996
1997
1998
1999
2000
Dân số tb ( 1000 người )
2.328,3
2.354,2
2.370
2.393,7
2.423
GDP ( giá hh, tỷ đ)
4.977,2
45301,9
6095,7
6755,0
7540
GDP/người ( giá hh, 1000 đ)
2036
2237
2548
2805
3112
Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư và cục thống kê Hà Tây 7/2000
Chỉ tiêu GDP bình quân theo đầu người năm 1996 đạt trên 2 triệu đồng/ nguời , năm 2000 đạt gần 3,112 triệu đồng/ người ( tương ứng với 200 USD giá hiện hành ), như vậy so với bình quân cả nước là thấp và không đạt chỉ chỉ tiêu so với NQĐH đề ra là 400 USD/ người/ năm. Như vậy, ở thời điểm năm 2000, bình quân GDP/người của Hà Tây gần bằng 60% mức bình quân cả nước và 48% bình quân vùng trọng điểm Bắc bộ.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong giai đoạn 1996-2000 cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có hướng chuyển dịch rõ rệt, tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm, từ 48,65% năm 1995 xuống 41% năm 2000. Công nghiệp xây dựng tăng 5%,các ngành dịch vụ tăng chậm,chỉ có 2,3%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch, thúc đẩy nền kinh tế Hà Tây phát triển theo hướng tiến bộ .
Bảng 3: cơ cấu kinh tế Hà tây
Chỉ tiêu
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng sp trong tỉnh (p- tỷđồng )
4064,5
4646,2
4817,8
5569,8
6561,0
7000,0
Cơ cấu GDP (%)
100
100
100
100
100
100
- Nông nghiệp
48,65
46,45
41,23
42,71
42,75
41,00
- Công nghiệp
25,06
26,70
29,50
29,06
29,21
30,50
- Dịch vụ
26,29
26,85
29,27
28,23
28,04
28,50
Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư và Cục thống kê Hà Tây 7/2000
Thực trạng phát triển các ngành kinh tế xã hội của tỉnh
Công nghiệp
Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tỉnh hiện nay còn nhỏ bé,nhất là công nghiệp cơ khí .Công nghiệp địa phương chủ yếu là sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, phục vụ hàng xuất khẩu chỉ có dệt may và hàng thủ công mỹ nghệ .Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 16% hàng năm, đạt giái trị 2.997 tỷ đồng năm 2000.Toàn tỉnh có 115 doanh nghiệp nhà nước, 220 doanh nghiệp tư nhân,171 công ty trách nhiệm hữu hạn, 35 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 634 triệu USD trong đó có 24 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất giải quyết thêm nhiều việc làm và đóng góp ngân sách cho địa phương.
Bảng 4: Giá trị sản xuất công nghiệp 1996 – 2000
Đơn vị: tỷ đồng
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
1787,2
2099,5
2289,8
2637
2997
Trong đó
Công nghiệp TW
165,1
145,8
163,0
160,0
184,0
Công nghiệp địa phương
1289,0
2680,6
1463,4
1527,7
1900,0
+ Quốc doanh
169,9
197,9
216,5
240,0
264,0
+ Ngoài quốc doanh
1199,1
1193,6
1247,3
1412,0
1558,5
KV có vốn đầu tư nước ngoài
333,01
562,2
663,0
825,0
990,0
Nguồn: Cục thống kê Hà Tây 7/2000
Ngành công nghiệp chưa thu hút được nhiều lao động, mới chỉ chiếm 16,61% trong tổng số lao động có việc làm ( năm 2002 ), số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở khu vực thành thị chiếm 42,03%, khu vực nông thôn chiếm 17,73%.
Nông nghiệp và nông thôn
Hiện nay sản suất nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh . Tình hình sản xuất nông nghiệp trong 10 năm qua đã có những bước tăng trưởng khá, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,6%. Năng suất cây trồng tăng 15,6%, đàn lợn tăng 3-4%. Cơ cấu nông nghiệp đã có bước thay đổi từ sản xuất tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hoá. Tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt từ 28,6% lên 29,5%.
Sản lượng lương thực đạt 1,027 triệu tấn vào năm 2000. Cơ cấu giống lúa, ngô, đậu tương đã chuyển dịch theo hướng tăng năng suất, chất lượng cao, chăn nuôi tiếp tục phát triển đạt giá trị 105,6 tỷ đồng năm 2000 (chiếm 31% giá trị sản xuất nông nghiệp).
Tình hình nông thôn được cải thiện đáng kể trong những năm đổi mới, nhất là từ khi có chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân. Nhiều trang trại được hình thành với nhiều loại hình kinh doanh . Trong nông thôn, số hộ giầu tăng lên, hộ nghèo giảm đi.
Giao thông
Mạng lưới giao thông cả đường bộ, đường sông, đường sắt khá phát triển, tạo điều kiện cho sự lưu thông hàng hoá của tỉnh thuận lợi. Nhưng đường bộ còn một số tồn tại : Chỉ đáp ứng lưu lượng xe thấp (4 xe/1000 dân), chất lượng xấu, cầu hẹp, tải trọng thấp, mặt đường hẹp. Đánh giá chung, loại đường tốt chỉ chiếm gần 10%, trung bình 30%, đường xấu 60%.
Du lịch
Ngành du lịch Hà Tây có một quá trình phát triển khoảng 3 thập kỷ nhưng phát triển còn chậm ,hiệu quả kinh tế chưa cao .
Tiềm năng du lịch Hà Tây được phân bố tập trung thành cụm tạo điều kiện quy hoạch hình thành các trung tâm du lịch lớn có sức thu hút khách coa đó là thắng cảnh Chùa Hương, cụm Ba Vì-Suối Hai,Đông Mô-Ngải Sơn-Sơn Tây
Văn hoá, xã hội
Hà Tây là tỉnh có trên 2300 di tích lịch sử văn hoá ,trong đó có hơn 300 di tích đã được xếp hạng .Thời gian này những di tích lịch sử văn hoá, một số đã được trùng tu, nâng cấp, có quy chế quản lý chặt chẽ.Về công trình văn hoá hiện đại thuộc tỉnh quẩn lý phần lớn đã xuống cấp, ở cấp huyện và xã, trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị thị trường một số công trình văn hoá không được duy trì phát triển mà phần lớn được chuyển sang phục vụ các nhu cầu khác như thư viện...
Hà Tây là một trong những tỉnh có phong trào thể dục thể thao mạnh (vật tự do, bơi lội, bóng đá nữ, điền kinh...). Hiện tại các công trình phục vụ cho thể dục thể thao cấp tỉnh, huyện, xã, còn thiếu hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu. Diện tích dành cho hoạt động thể dục thể thao hiện nay mới chỉ đạt 0,5 m2/ /người, bãi tập cho học sinh các cấp mới đạt bình quân 2,5 m2/học sinh.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành y tế phát triển khá đầy đủ ở cả 3 cấp tỉnh ,huyện và xã. Phát triển trong giai đoạn 2001-2010 cần tập trung tăng cường các cơ sở vật chất cho các bệnh viện, đặc biệt quan tâm tới y tế cơ sở .
Hà Tây là tỉnh có sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển, chất lượng giáo dục toàn diện nhất là giáo dục đạo đức ngày càng được chú trọng .Có khả năng đáp ứng nhu cầu học tập và học tập suốt đời cho nhân dân song cơ sở vật chất còn nghèo ,trang thiết bị thí nghiệm phục vụ cho học tập còn thiếu và chưa hiện đại .
Như vậy, Hà Tây là tỉnh có tiềm năng để phát triển kinh tế, tuy nhiên tốc độ phát triển kinh tế còn chậm so với yêu cầu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, công nghiệp quốc doanh còn nhỏ bé, thiết bị công nghệ còn lạc hậu, dịch vụ du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thu ngân sách chưa tương xứng với tiềm năng ,thu ngân sách chưa cân đối chi thường xuyên nhất là ngân sách xã.
3. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản đối với sự phát triển giáo dục -đào tạo
3.1 Những thuận lợi cơ bản
Những quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước về vai trò, vị trí của giáo dục đào-tạo đã tạo hành lang pháp lý và vận hội mới để phát triển giáo dục đào tạo .
Các cầp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội trong tỉnh đã quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về giáo dục- đào tạo và triển khai có kết quả trong thực tiễn tạo ra sự nhận thưqcs đúng đắn trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò của giáo dục đào tạo .
Hà Tây có truyền thống hiếu học. Đó là nền tảng rất tốt cho phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo .
Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã kịp thời có những chủ chương, cơ chế, chính sách sát đúng về phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo. Ngành giáo dục -đào tạo và các ban ngành có liên quan thường xuyên đôn đốc, kịp thời kiểm tra thực hiện nghị quyết, tham mưu cho tỉnh uỷ, HĐND,UBND tỉnh giải quyết kịp thời những khó khăn bức xúc trong công tác giáo dục đào tạo .
Có sự phấn đấu nỗ lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh, trách nhiệm của gia đình, xã hội về giáo dục học tập của con em mình.
3.2 Những khó khăn chủ yếu
Nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền về vị trí vai trò, nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong giai đoạn cách mạng hiện nay chưa sâu sắc, nhiều chi bộ, đảng viên trong các trường học hoạt động chưa hiệu quả.
Đôi ngũ cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, vai trò tham mưu cho các cấp uỷ, chính quyền ở từng cấp có mặt còn hạn chế.
Một bộ phận giáo viên chưa tâm huyết với nghề nghiệp, chậm đổi mới về phương pháp giảng dạy nên hiệu quả đạt thấp. Công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên chưa thường xuyên, giải pháp khắc phục còn hạn chế .
Các nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy và học còn thấp so với nhu cầu. Nhận thức về xã hội hoá giáo dục -đào tạo của các cấp các ngành còn chưa toàn diện, chưa khai thác có hiệu quả các nguồn lực để phat triển giáo dục đào tạo của tỉnh .
II.Thực trạng hệ thống giáo dục -đào tạo ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Hà Tây trong thời gian qua.
1. Thực trạng hệ thống giáo dục-đào tạo
Thực trạng giáo dục phổ thông.
Quy mô trường lớp
Trải qua hơn 15 năm đổi mới (1986-2004), cùng với sự tiến bộ và phat triển của giáo dục cả nước, sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Hà Tây ngày càng phát triển . Mạng lưới trường, lớp được phát triển và phân bố rộng khắp với các loại hình: công lập, dân lập, chính qui, phi chính qui, phục vụ cho nhu cầu học tập thuận lợi của học sinh và nhân dân trong tỉnh.
Giáo dục mầm non : Hệ thống các trường mầm non trong tỉnh được phát triển rộng khắp với các loại hình: Công lập, bán công, tư thục. Năm 2003 toàn tỉnh có 362 trường mầm non ( trong đó có 15 trường công lập, 338 trường dân lập). Nhìn chung, ở mỗi huyện, thị xã đều có ít nhất một trường mầm non công lập, tất cả các xã đều có trường mầm non bán công, ở mỗi cụm dân cư đều có các điểm trường Nhìn chung các trường mầm non trong tỉnh đáp ứng được nhu cầu của người dân và đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu trong độ tuổi đến trường.
Tiểu học
Số trường tiểu học tăng đều hàng năm. Năm 1992 có 305 trường tiểu học, thì đến năm 2002 có 351 trường, nhịp độ tăng bình quân 0,6%/năm. Mạng lưới trường tiểu học được phân bố đều ở các xã, phường tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học.
Bảng 5 : Qui mô trường lớp giáo dục phổ thông tỉnh Hà Tây
(2001-2003)
Chỉ tiêu
Năm học 2001-2002
Năm 2002-2003
Trường
Lớp
Trường
Lớp
Công lập
349
7660
349
7665
Bán công
0
0
0
1
Dân lập
2
5
2
8
Tống số
351
7665
351
7674
Mỗi xã, phường trong tỉnh đều có ít nhất 1 trường tiểu học. Việc đa dạng hoá các loại hình trường lớp còn hạn chế, toàn tỉnh mới chỉ có 2 trường tiểu học dân lập qui mô nhỏ.
Trung học cơ sở:
Cũng như bậc tiểu học, hệ thống các trường trung học cơ sở đã đảm bảo cho nhu cầu học tập của con em trong tỉnh. Mỗi xã phường trong tỉnh đều có ít nhât một trường THCS, hầu hết các trường là công lập. Số liệu về trường lớp học sinh 2 năm học như sau :
Bảng 6 : Thống kê trường lớp THCS
Chỉ tiêu
Năm học 2001-2002
Năm 2002-2003
Trường
Lớp
Trường
Lớp
Công lập
328
5020
328
5098
Bán công
0
20
0
44
Dân lập
0
4
0
4
Tống số
328
5044
328
5146
Số trường THCS tăng đều hàng năm, nhưng mức tăng thấp. Năm 1992 có 318 trường, đến năm 2003 có 328 trường ( không kể 6 trường PTCS ).
Trung học phổ thông:
Mỗi huyện thị xã đã có ít nhất 2 trường THPT, hàng năm số trường THPT tăng đều. Năm 2002 có 58 trường, tăng 13 trường so với năm 1996. Tới năm 2003, tỉnh đã có kế hoạch thành lập thêm 3 trường THPT ở các huyện thạch thất, Hoài Đức, Đan Phượng để mỗi huyện thị trong tỉnh có ít nhất 3 trường THPT. Tỉnh có một trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, 1 trường DTNT cấp 2-3 tại Ba Vì.
Bảng 7: Thống kê trường, lớp THPT
Chỉ tiêu
Năm học 2001-2002
Năm 2002-2003
Trường
Lớp
Trường
Lớp
Công lập
47
1336
47
1398
Bán công
8
593
8
594
Dân lập
3
17
3
19
Tống số
58
1946
58
2111
Số học sinh ra vào trường hàng năm
Bảng 8 : Số học sinh phổ thông tỉnh Hà Tây giai đoạn từ 1991-2003
Năm học
Số học sinh Mầm non
Số học sinh Tiểu học
Số học sinh THCS
Số học sinh THPT
1998-1999
275514
205809
71519
1999-2000
266403
205228
80745
2000-2001
73452
245831
204308
91162
2001-2002
73549
244105
209068
101357
2002-2003
73326
241210
210943
114432
Từ bảng trên có thể rút ra một số nhận xét sau:
Số học sinh tiểu học tăng chậm trong những năm từ 1991-1995 và giảm dần từ 1996-2002. Nhịp độ tăng bình quân giai đoạn 1991-1995 là 0,2%/năm. Nhịp độ giảm bình quân từ 1996-2002 là 2,4%/năm. Số học sinh từ năm 1991-2002 giảm 34792 học sinh ( khoảng 4000 học sinh/năm), trong khi đó số lớp chỉ giảm 70 lớp, điều đó biểu hiện sự nỗ lực phấn đấu của tỉnh trong việc hạ tỷ lệ bình quân số học sinh trong lớp, nhằm tăng cường chất lượng hiệu quả giáo dục
Số lượng học sinh THCS tăng bình quân 8,8%/năm giai đoạn 1991-2002. Hiện nay số lượng học sinh THCS có xu hướng chững lại, số lượng học sinh THCS so với 10 năm trước tăng gấp 1,9 lần.
Giai đoạn 1996-2002 số lượng học sinh tăng bình quân 12,9%/năm . Hiện nay số lượng học sinh THPT vẫn tiếp tục tăng. Số lượng học sinh THPT so với 5 năm trước tăng gấp 1,6 lần.
Tỷ lệ học sinh lưu ban của giáo dục phổ thông :
Đơn vị tính: %
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
1999-2000
1,03
1,18
1,3
1,24
0,08
1,1
0,56
0,32
0,07
1,5
1,1
1,2
2000-2001
1
0,89
1,06
0,94
0.08
1,2
0,69
0,37
0,05
1,2
0,9
0,8
2001-2002
0,83
0,58
0,93
0,66
0,03
0,9
0,54
0,51
0,48
0,9
0,6
0,4
2002-2003
0,76
0,29
0,73
0,17
0,05
0,8
0,57
0,42
0,24
0,7
0,4
0,4
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ học sinh lưu ban của giáo dục phổ thông có xu hướng giảm nhanh, đặc biệt là giáo dục tiểu học, đến năm 2003 tỷ lệ này là rất nhỏ, điều đó chứng tỏ có sự quan tâm phát triển đặc biệt tới giáo dục tiểu học .
Chất lượng học sinh
Mầm non
Số trẻ được đưa tới nhà trẻ chiếm 16,62% so với dân số 0-2 tuổi và số cháu đi học mẫu giáo chiếm 58,15% so với dân số 3-5 tuổi. Số học sinh huy động tới lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,6% số trẻ 5 tuổi.
Các trường mầm non trong tỉnh đã tổ chức dạy học, vui chơi, chăm sóc sức khoẻ cho các cháu. Toàn bộ các trường đã dạy theo chường trình quy định của bộ GD & ĐT, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao, đặc biệt tất cả trẻ 5 tuổi đến trường được học chương trình mẫu giáo 5 tuổi, chuẩn bị tốt cho việc học lớp 1. Hầu hết các trường trong tỉnh đã tổ chức tốt cho các cháu ăn tại lớp , góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho các cháu.
Tiểu học
Tỷ lệ học sinh đi học tiểu học so với số trẻ em trong độ tuổi ( 6-10 tuổi ) năm 1991 là 109%; năm 1995 là 108% và năm 2002 là 100,5%. Điều đó phản ánh thực tế là trong những năm đầu do sự nỗ lực thực hiện chương trình PCGD Tiểu học nên tỷ lệ này tăng dần, mức độ tăng không phải là quá nhanh. Sau 5 năm việc PCGD tiểu học đã hoàn thành, tỷ lệ trẻ nhập học ổn định, số học sinh tiểu học có xu hướng ổn định dần.
Tỷ lệ lên lớp của các khối lớp tiểu học tăng dần, đồng thời hạ thấp dần tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học. Chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo chuyển biến tốt. Qua 5 năm, từ 1999-2003 tỷ lệ học sinh học lực giỏi tăng từ 15,9 % đến 20,3% năm 2003, hạnh kiểm tốt tăng từ 81,3% đến 86%. Hiệu quả đào tạo chung là 96,3%
Trung học cơ sở
Tỷ lệ học sinh THCS so với dân số độ tuổi 11-14 năm 2000 là 91,4%.
Số học sinh lưu ban, bỏ học lúc đầu tăng,sau mấy năm gần đây nhìn chung là giảm. Chất lượng giáo dục ngày càng tăng, số học sinh xếp học lực giỏi, hạnh kiểm tốt và số học sinh đạt học sinh giỏi qua các kỳ thi cấp tỉnh cũng đều tăng hàng năm.
Hiệu quả đào tạo chung là 81,8%. Tỷ lệ này so với mặt bằng toàn quốc tương đối cao.
Bảng 9: Chất lượng giáo dục THCS Hà Tây
Đơn vị tính: %
Chất lượng
Năm học
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt nghiệp
Tốt
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
1996-1997
54,80
40,10
4,28
0,28
6,80
32,70
55,50
4,50
0,50
92,0
1997-1998
54,20
39,74
5,80
0,26
7,35
34,20
55,02
3,23
0,20
95,0
1998-1999
55,80
40,00
3,95
0,25
8,80
37,70
47,34
5,66
0,50
96,2
1999-2000
58,28
35,77
5,78
0,17
9,26
39,96
47,45
3,32
0,01
98,4
2000-2001
61,06
34,27
4,47
0,20
9,69
40,41
46,52
3,33
0,05
99,4
Nguồn: Sở giáo dục-đào tạo Hà Tây
Tỷ lệ học sinh THPT so với dân số độ tuổi 15-17 năm 2000 là 62,9%
Chất lượng giáo dục ngày càng tăng, số học sinh xếp loại học lực giỏi , hạnh kiểm tốt và số học sinh đạt học sinh giỏi qua các kỳ thi cấp tỉnh, quốc gia , quốc tế đều tăng hàng năm. Số học sinh lưu ban, bỏ học giảm.
Hiệu quả đào tạo chung là 83,8%
Đội ngũ giáo viên
Hà Tây đã có những chủ trương biện pháp thiết thực, tích cực, củng cố, xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ đáp ứng yêu cầu, xu thế phát triển của giáo dục tiểu học, THCS, THPT trong giai đoạn mới.
Đối với giáo dục mầm non : Đội ngũ giáo viên trong hệ thống mầm non chủ yếu là dân lập , năm học 2002-2003 toàn tỉnh có 6838 cán bộ giáo viên (trong đó hệ dân lập là 5987 người), số cán bộ giáo viên trong biên chế là 1442 người chiếm tỷ lệ 21,1%. Số cán bộ giáo viên nhà trẻ là 2234 người. Bình quân nhà trẻ 1,3 giáo viên/nhóm và mẫu giáo là 1,5 giáo viên/lớp
Bảng 10: Thống kê số lượng giáo viên mầm non( năm học 2002-2003)
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu
Tổng số CB-GV
Giáo viên nhà trẻ
Giáo viên mẫu giáo
Tổng số
Biên chế
Tổng số
Biên chế
Tổng số
Biên chế
Công lập
407
320
131
124
175
133
Dân lập
5987
800
1890
134
3317
196
Khối cơ quan
373
322
148
129
171
143
Tư thục
71
0
65
0
6
0
Tổng số
6838
1442
2234
387
3669
472
Số lượng giáo viên mầm non ngày một tăng, so với năm học 1996-1997 tăng 148 người. Chất lượng giáo viên cũng được chú trọng, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn năm học 2002-2003 là 73%, tăng hơn so với năm 1996-1997 có 36,2%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đội ngũ cán bộ giáo viên tăng là do việc huy động trẻ đến trường đạt tỷ lệ ngày càng cao
Năm 2002-2003 đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên ở bậc tiểu học, THCS, THPT như sau :
Bảng 11: Thống kê số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên bậc tiểu học, THCS, THPT (biên chế)
Đơn vị tính: người
Cán bộ giáo viên, nhân viên
Tiểu học
THCS
THPT
Tổng số
11066
10144
2846
Quản lý
861
736
162
Giáo viên
9617
8888
2422
Nhân viên
588
520
262
Giáo viên tiểu học tăng trung bình 134 người/năm, chiếm tỷ lệ tăng trung bình 1,6%/năm (giai đoạn 1996-2002), tuy nhiên vãn thiếu lượng giáo viên trầm trọng, cao nhất là năm học 1992-1993, đó là do sự biến động của số lớp tiểu học và số lượng học sinh trong những năm qua
Để giải quyết những khó khăn về thiếu giáo viên giảng dạy, UBND tỉnh Hà Tây đã chỉ đạo và giao chỉ tiêu đào tạo bổ sung cho các trường CĐSP, Trung học sư phạm 12+2 hàng năm, vì vậy đến năm 1999-2000 về cơ bản Hà Tây đã đủ giáo viên phục vụ nhu cầu giảng dạy ở các trường tiểu học. Đặc biệt những năm gần đây, số lượng giáo viên tiểu học đã thừa về số lượng và vẫn có xu hướng gia tăng.
Bảng 12: Số lượng giáo viên thừa ( + ), thiếu ( - )
Đơn vị tính: người
Năm học
Tiểu học
THCS
2000-2001
193
-178
2001-2002
184
-187
2002-2003
174
-192
Tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học, bên cạnh số lượng giáo viên ngoại ngữ và giáo viên dạy văn hoá tạm đủ thì số lượng giáo viên nhạc hoạ bố trí dạy ở các trường tiểu học còn thiếu nhiều.
Giáo viên THPT có nơi thừa rất thừa, như ở một số trường thị xã, có nơi lại rất thiếu , nhất là các môn toán, văn, kỹ thuật công nghiệp. Hầu hết giáo viên THPT đã đạt chuẩn, chỉ còn lại một số ít giáo viên thể dục có trình độ cao đẳng nhưng đang được đào tạo để đạt chuẩn.
Đối với hệ bán công dân lập các trường đều hợp đồng với giáo viên để dạy, chủ yếu là giáo viên trong các trường cong lập, điều này góp phần cải thiên đời sống cho giáo viên, song vấn đề sức khoẻ và thời gian chuẩn bị cho chuyên môn có phần còn hạn chế.
Về chất lượng đội ngũ giáo viên, theo kết quả điều tra năm 1997, 1998, và 2001 cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở tỉnh Hà Tây như sau :
Bậc, cấp học
Chỉ tiêu
Tổng số
Trình độ chuyên môn
ĐH
CĐ
TH
SC
Tiểu học
Số lượng
9617
522
2761
5951
419
Tỷ lệ %
5,4
28,7
61,5
4,4
Trung học cơ sở
Số lượng
8888
2186
6068
643
0
Tỷ lệ %
24,6
68,3
7,1
0
Cơ sở vật chất
Đối với giáo dục mầm non, do đặc điểm các trường mầm non trong tỉnh chủ yếu là trường dân lập (mới chuyển thành hệ thống trường mầm non bán công năm 2002), điều kiện kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn nên cơ ở vật chất trường lớp mầm non nói chung còn nghèo, các lớp học chủ yếu là nhà cấp 4. Mặc dù hiện nay các trường đã đảm bảo được phòng học cho học sinh, 50% số trường đã có sân chơi cho các cháu, song số cháu trong một nhóm, lớp còn cao. Trang thiết bị và đồ chơi phục vụ học tập còn thiếu nhiều.
Năm 2002, toàn tỉnh có 4260 phòng học ( công lập : 130 phòng; dân lập: 3857 phòng; cơ quan xí nghiệp: 209 phòng, tư thục : 64 phòng ) trong đó số phòng học cao tầng có 610 phòng, cấp 4 là 3236 phòng chiếm 75,9%, hiện nay toàn tỉnh còn có 414 phòng học tạm chiếm 9,7%. Bình quân học sinh/phòng của khối nhà trẻ là 15,5 cháu/phòng, mẫu giáo là 25 em/phòng.
Đối với trường tiểu học, THCS, THPT
Trước năm 2000, tỉnh có chủ trương phân cấp trong xây dựng cơ sở vật chất các trường học: Tỉnh xây dựng cơ sở vật chất cho các trường THPT, cấp huyện, xã xây dựng các trường THCS và Tiểu học. Do vậy, cơ sở vật chất các trường THPT đã tương đối đảm bảo, tất cả các trường đã có phòng học cao tầng kiên cố, các trường THCS, tiểu học cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn.
Để khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất cho các trường mầm non, tiểu học và THCS, từ năm 2000 tỉnh đã giành nhiều kinh phí để hỗ trợ xây dựng trường tiểu học và THCS. Năm 2002, bằng các nguồn vốn tỉnh đã đầu tư xây dựng mới 3 trường THPT, xây dựng xoá 75 phòng học tạm ở tiểu học, hỗ trợ xây dựng được 63 trường tiểu học, THCS và gần 30 trường mầm non ... với knih phí lên tới 57,115 tỷ đồng. Đây là sự quan tâm rất lớn của Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh đối với sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo
Theo báo cáo cuối năm 2001 và đầu năm 2002, số phòng học các cấp học như sau:
Bảng 13: Thống kê cơ sở vật chất bậc tiểu học, trung học năm 2002
Cấp học
Năm 2001
Năm 2002
Tổng số
Phòng cao tầng
Phòng cấp 4
Phòng tạm
Tổng số
Phòng từ cấp 4 trở lên
Phòng tạm
Tiểu học
5186
1653
3244
289
5246
5181
75
Trung học CS
3469
1784
1627
38
3610
3522
88
Trung học PT
1179
833
346
0
1220
1183
37
Tổng số
9834
4270
5237
327
10076
9886
190
Năm 2001 toàn tỉnh có 83 xã trường tiểu học và THCS còn chung cơ sở vật chất( năm 2002 đã tách được 30 trường ). Bàn ghế trong phòng học cơ bản đủ chỗ ngồi cho học sinh nhưng còn chưa đảm bảo kích thước quy định, nhất là học sinh tiểu học. Trong năm 2000-2001 đã xây mới được 544 phòng học ( có 421 phòng thuộc nhà cao tầng ), sửa chữa cải tạo được 1.961 phòng, đóng mới được 11.356 bộ bàn ghế, phát hành sách giáo khoa được 4.579.000 bản với 15,7 tỷ đồng, mua sắm thiết bị dạy học và sách tham khảo gần 110 triệu đồng.
Năm 2002 toàn ngành học phổ thông có 9.834 phòng học ( số phòng từ cấp 4 trở nên chiếm hơn 98% ) trong đó :
Giáo dục tiểu học : 5.186 phòng; Tỷ lệ lớp/phòng : 1,56
Giáo dục THCS : 3.469 phòng; Tỷ lệ lớp/phòng : 1,46
Giáo dục THPT : 1.179 phòng; Tỷ lệ lớp/phòng : 1,59
Hầu hết các trường có đầy đủ thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản để phục vụ giảng dạy học tập theo nội qui, quy chế, chuyên môn. Việc xây dựng củng cố, kiện toàn các phòng thí nghiệm, thư viện phòng ở các trường học có chuyển biến tốt, có 70 trường được đánh giá là trường điểm về xây dựng và sử dụng thí nghiệm, có 262 trường đạt chuẩn về thư viện trong đó có 142 trường tiểu họ, 93 trường THCS, 27 trường THPT; trang bị hơn 579 máy vi tính cho các trường phổ thông cùng nhiều sách báo tạp chícác loại góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục.
Tỉnh đã xây dựng thí điểm các phòng học bộ môn để phục vụ phương pháp giảng dạy mới ( THPT : 3 trường; THCS : 14 trường ), nhưng kinh phí đầu tư cho các phòng học theo bộ môn còn rất ít, chưa đáp ứng nhu cầu.
Nhìn chung cơ sở vật chất của các trường ở khu vực thị xã đạt tiêu chuẩn quốc gia nhưng ở một số huyện cơ sở vật chất vẫn còn rất nghèo nàn, có nơi trường lớp còn rất tạm bợ.
f. Thực trạng về tài chính cho giáo dục phổ thông
Thực trạng nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước
Tổng chi ngân sách cho giáo dục phổ thông
Bảng 14: Ngân sách cho giáo dục phổ thông
Đơn vị tính : Triệu đồng
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
NS GDPT
132466
176571
197361
207234
262471
282422
311489
Hàng năm ngân sách chi cho giáo dục phổ thông đều tăng, bình quân 7 năm từ 1996-2002 mỗi năm tăng 19,6%. Trong những năm gần đây, chính sách tiền lương có cải tiến, đội ngũ cán bộ, giáo viên tăng nên ngân sách có tăng nhưng chủ yếu để chi lương, kinh phí chi khác thấp chỉ đạt 15%/năm.
Cơ cấu ngân sách cho giáo dục phổ thông
Bảng 15: Cơ cấu ngân sách cho giáo dục phổ thông
Đơn vị tính : Triệu đồng
1997
1998
1999
2000
2001
2002
BQ
6 năm
Mầm non
8903
11406
11470
15173
17058
19246
5,39%
Tiểu học
68090
78345
80282
106610
114413
127016
39,37%
THCS
63034
71329
71628
95149
100488
110674
35,94%
THPT
30114
31232
32096
38489
42591
46745
15,48%
GDTX, KTTH-HN
6430
6980
6608
7050
7139
7287
3,81%
Do đặc điểm số trường mầm non bán công trong tỉnh là chủ yếu chiếm 90,1% nên ngân sách nhà nước chi cho giáo dục không lớn so với ngân sách sự nghiệp giáo dục hàng năm. Ngân sách nhà nước đảm bảo chi lương cho các cán bộ giáo viên trong biên ch, ngoài ra hỗ trợ để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp và mua sắm trang thiết bị cho các trường. Năm 2002, tỉnh đã đầu tư hơn 12 tỷ đồng để xây dựng các trường mầm non.
Đối với bậc tiểu học và trung học : Mức chi bình quân của Hà Tây đối với bậc tiểu học ngang với mức xây dựng của bộ GD-ĐT, cấp THCS và THPT mức chi hiện thấp hơn dẫn tới chi khác trong nhà trường không đảm bảo theo mức qui định khoảng 30%.
Ngoài ngân sách nhà nước, tỉnh đã đề ra chnhs sách địa phương, giành kinh phí hỗ trợ:
Trợ cấp cho giáo viên các trường mầm non dân lập từ 50 đến 65 nghìn đồng
Hỗ trợ cho giáo viên miền xuôi lên dạy ở các xã miền núi và xã giữa Sông Hồng 100.000 đồng/tháng.
Hỗ trợ giáo viên đi học 200.000 đồng/người/năm( đào tạo từ xa).
Mỗi năm cho phép trích từ ngân sách sự nghiệp giáo dục phổ thông 100 triệu đồng để tổ chức cho giáo viên giỏi đi tham quan, học tập trong và ngoài nước
Hàng năm tỉnh đã giành trên 40% tổng chi ngân sách toàn tỉnh chi cho giáo dục, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của tỉnh ngày càng phát triển .
Thực trạng nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước
Đóng góp của phụ huynh học sinh
Thực hiện quyết định của UBND tỉnh, phụ huynh học sinh trong một năm học thường phải nộp học phí và tiền xây dựng nhà trường.
Bảng 16: Đóng góp của phụ huynh học sinh
Đơn vị tính : Triệu đồng
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng phụ huynh đóng góp
60875
67656
68602
73438
77301
Tổng NSGD Phổ thông
197361
207234
262471
282422
311489
Tỷ trọng phần trăm giữa kinh phí phụ huynh góp và NS GDPT
30,8%
32,7%
26,14%
26%
24,8%
Qua số liệu ở bảng trên , cho thấy phụ huynh trong tỉnh đã hết sức cố gắng để đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh, tao điều kiện để cho con em nhân dân trong tỉnh được đến trường. Hàng năm, sự đóng góp của phụ huynh học sinh ngày càng tăng, nguồn kinh phí do nhân dân đóng góp thường chiếm gần 30% so với ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp giáo dục phổ thông trong tỉnh. Điều này khẳng định tỉnh đã chỉ đạo tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Đặc biệt, với đặc điểm 96,5% học sinh mầm non là học sinh hệ bán công, dân lập, sự đóng góp của phụ huynh học sinh đã thúc đẩy bậc học mầm non phát triển nhanh.
Đóng góp của các tổ chức xã hội
Do kinh tế của tỉnh còn khó khăn, dù các cơ quan đoàn thể, các tổ chức hội, các cá nhân thường xuyên có những học bổng cho học sinh nghèo học giỏi, thưởng cho học sinh suất sắc như Hội cựu chiến binh, Đoàn THCSHCM,... nhưng kinh phí đóng góp của các tổ chức xã hội còn quá nhỏ so với ngân sách chi cho giáo dục phổ thông.
1.2 Đánh giá sự phát triển giáo dục phổ thông
Trong những năm qua, sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông tỉnh Hà Tây đã có những kết quả sau:
Những mặt mạnh:
Quy mô giáo dục-đào tạo tăng nhanh. Tỉnh đã chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học năm 1992, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2002, phổ cập giáo dục THCS năm 2001.
Hệ thống mạng lưới trường lớp đa dạng hoá với nhiều hình thức giáo dục khác nhau, được phân bố rộng khắp, được xắp xếp theo địa bàn hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh .
Chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức nâng cao. Tỷ lệ học sinh đạt họ lực giỏi, hạnh kiểm tốt và học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia tăng đều hàng năm. Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học tăng, số học sinh đỗ tốt nghiệp ở các bậc học, cấp học từ tiểu học, THCS, THPT hàng năm đều đạt trên 96%. Hỗu hết các trường tiểu học đều dạy đủ 9 môn theo qui định, từ lớp 3 đến lớp 5 trong toàn tỉnh được bố trí học ngoại ngữ, năm 2001 được bộ GD-ĐT công nhận 52 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Các trường THCS tổ chức tốt các nội dung giáo dục pháp luật, quốc phòng, dân số, môi trường, nâng cao chất lượng giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp dạy nghề. Tỷ lệ tốt nghiệp bậc tiểu học, THCS, THPT hàng năm đều đạt cao.
Đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản, mức chuẩn hoá cao, có nhiều giáo viên giỏi, định mức giáo viên/ lớp có chuyển biến tích cực và gần đạt mức chuẩn qui định, cơ cấu loại hình giáo viên từng lớp được điều chỉnh đáp ứng yêu cầu giáo dục. Gần 60% giáo viên tiểu học, THCS có trình độ trên chuẩn, nhiều giáo viên THPT có trình độ thạc sỹ.
Các nguồn lực đầu tư cho giáo dục- đào tạo được tăng cường. Hàng năm chi ngân sách cho giáo dục trên 40% so với tổng ch._.05:50%: 638 phòng ´ 60 triệu/ph
-Năm 2010: 1091 phòng´60 triệu/phòng
38.280
65.460
-NSNN
-Dân góp
4. Tăng cường trang thiết bị thí nghiệm, thực hành :
+ Năm 2005:200 trường´ 75 triệu/trường
+Năm2010: 342 trường´ 75 triệu/trường
15.000
25.650
NSNN
5. Hỗ trợ để các trường TH đạt chuẩn QG
+Năm 2005: 150 trường´ 200 triệu/trường
+Năm 2010: 369 trường´200 triệu/trường
3.000
-NSNN
-Dân góp
6.Hỗ trợ kinh phí để đưa tin học vào dạy ở lớp 5 các trường tiểu học:
Năm 2005: 27 trường´ 10 máy/trường´10 triệu đồng/máy
Năm 2010: 342 trường´ 10 máy/ trường´ 10 triệu đồng/máy
2.700
34.200
-NSNN
-Dân góp
Tổng cộng
64.980
137.310
Giáo dục trung học cơ sở
Đơn vị tính : Triệu đồng
Mục tiêu
Kinh phí đến 2005
Kinh phí đến 2010
Nguồn
1. Nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở: 200 triệu đồng/năm
1.000
2.000
-NSNN
2. Xây dựng các trường THCS bán công chất lượng cao:
-Đến năm 2005: 7 trường´750 triệu/trường
-Đến năm 2010: thêm 7 trường´750 triệu/tr
5.250
10.500
-NSNN
3. Xây thêm phòng học để số lượng các trườnghọc 2 buổi/ngày :
Năm 2005: 50%: 120 phòng´60triệu/ph
Năm 2010: 200 phòng´ 60 triệu/phòng
6.000
12.000
-NSNN
-Dân góp
4.Tăng cường trang thiết bi thí ngiệm, thực hành theo chuẩn của Bộ GD& ĐT:
+Năm 2005:171 trường´150 triệu/trường
+Năm 2010:349 trường´150triệu/trường
26.650
52.350
-NSNN
5.Hỗ trợ để các trường THCS đạt chuẩn QG
+Năm 2005: 150 trường´200 triệu/trường
+Năm 2010:349´ 200 triệu/trường
30.000
69.800
-NSNN
-Dân góp
6.Hỗ trợ kinh phí để đưa tin học vào dạy ở các trường THCS và nối mạng Internet
85.500
104.700
-NSNN
-Dân góp
7.Trang bị phòng LAP cho các trường vào năm 2010: 349 trường´ 500 triệu /trường
174.500
-NSNN
-Dân góp
Tổng cộng
153.400
425.850
Giáo dục trung học phổ thông
Đơn vị tính : Triệu đồng
Mục tiêu
Kinh phí đến 2005
Kinh phí đến 2010
Nguồn
1. Xây dựng các trường THPT bán công chất lượng cao
22.500
35.000
NSNN
2. Xây dựng 1 trường trọng điểm
15.000
3. Xây thêm phòng học để các trường học 2 buổi/ngày
15.000
30.000
-NSNN
-Dân góp
4.Tăng cường trang thiết bị thí nghiệm, thực hành theo chuẩn của bộ GD & ĐT
14.500
33.000
NSNN
5.Hỗ trợ để các trường THPT đạt chuẩn QG
15.000
30.500
NSNN
6. Hỗ trợ kinh phí để đưa tin học vào dạy ở các trường THPT và nồi mạng Intrnet
45.750
45.750
-NSNN
-Dân góp
7. Trang bị phòng LAP cho các trường
33.000
-NSNN
-Dân góp
Tổng cộng
153.400
425.850
Tổng hợp kinh phí cho các mục tiêu lớn của giáo dục mầm non và giáo dcụ phổ thông
Đơn vị tính : Triệu đồng
Cấp, bậc học
Kinh phí dến 2005
Kinh phí đến 2010
Giáo dục mấm non
117.030
318.360
Giáo dục tiểu học
64.980
137.310
Giáo dục THCS
153.400
425.850
Giáo dục THPT
112.750
222.250
Tổng cộng
448.160
1.103.770
2. Giáo dục chuyên nghiệp
2.1 Hệ thống các trường trung tâm
Tới năm 2010 hệ thống các trường chuyên nghiệp và dạy nghề trong tỉnh như sau:
Bảng 33: hệ thống các trường chuyên nghiệp và dạy nghề tỉnh Hà Tây
đến 2010
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2010
SL
Tên trường
SL
Tên trường
SL
Tên trường
Đại học
0
2
ĐH SP Hà Tây
Đh DL Hà Tây
2
ĐH SP Hà Tây
Đh DL Hà Tây
Cao đẳng
3
CĐ SP Hà Tây
CD CĐ Hà Tây
CĐ KT Hà Tây
2
CD CĐ Hà Tây
CĐ KT Hà Tây
2
CD CĐ Hà Tây
CĐ KT Hà Tây
THCN
2
TH Y Tế
TH Kinh Tế
1
TH y tế Hà Tây
1
TH y tế Hà Tây
Dạy nghề
1
Trường DN TCMN Hà Tây
2
+Trường DN TCMN Hà Tây
+Trường DN trọng điểm
2
+Trường DN TCMN Hà Tây
+Trường DN trọng điểm
Ngoài ra để giúp cho việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức và dạy nghề cho học sinh, sinh viên và người lao động trong tỉnh, tiếp tục thành lập và xây dựng để tới năm 2005 tỉnh Hà Tây có 14 rtung tâm giáo dục thường xuyên, 14 trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp . Đảm bảo thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào học tại các trung tâm, đến năm 2005 có 10% trong độ tuổi và đạt 15% vào năm 2010. Số học sinh này vừa được học văn hoá, vừa được học nghề. Sau 3 năm học tại trung tâm, học sinh được cấp bằng bổ túc trung học phổ thông và có trình độ nghề được học bậc 2 của công nhân.
Đến năm 2005 thành lập 3 trung tâm dạy nghề( ngắn hạn) tại khu vực Sơn Tây, Hoài Đức, ứng Hoà, phát triển thêm các trung tâm ở khu vực Chương Mỹ, Phúc Thọ, Ba Vì... để toàn tỉnh có 14 trung tâm dạy nghề vào năm 2010.
.Dự báo về số lượng giáo viên,sinh viên
Bảng 34: Dự báo số lượng sinh viên các trường chuyên nghiệp và dạy nghề tới năm 2010
Trường
Năm học 2004-2005
Năm học 2009-2010
Chính quy
Không chính quy
Chính quy
Không chính quy
CĐ và ĐH
7.500
3.000
10.500
5.000
THCN
2.500
1.000
4.500
3.000
Dạy nghề
1.500
5.000
2.500
15.000
Dự báo về vốn cho đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề
Qui mô đào tạo tại các trường
Qui mô đào tạo thực tế hiện nay ở các trường chuyên nghiệp và dạy nghề công lập nói chung có 2 phần : Nhà nước cấp ngân sách và không cấp ngân sách, trong đó nhà nước chỉ cấp ngân sách đối với các chỉ tiêu được cấp ngân sách. Theo số liệu phân tích của bộ giáo dục và đoà tạo quy mô đào tạo năm 2000 như sau :
Bậc đào tạo
Phần nhà nước cấp NS (%)
Phần nhà nước không cấp NS (%)
Đại học, CĐ
65
35
THCN
62,5
37,5
Dạy nghề
20,6
19,4
Dự báo vốn cho đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề
Nếu giữ nguyên mức chi và quy mô đào tạo theo cơ cấu năm 2000 thì ngân sách cho đào tạo các trường chuyên nghiệp và dạy nghề tinht Hà Tây đến năm 2010 như sau:
Bảng 35: Dự báo kinh phí đào tạo các trường chuyên nghiệp và dạy nghề tỉnh Hà Tây đến năm 2010
Năm 2005
Năm 2010
CĐ,ĐH
THCN
Dạy nghề
CĐ,ĐH
THCN
Dạy nghề
NS Nhà nước
47.250
10375
3000
63000
18675
5000
Sinh viên đóng góp
101.25
2700
40500
14175
5400
6750
Tổng số
573.75
13075
42500
77175
24075
11750
2.4 Dự báo về nhóm các nghành nghề được đào tạo
Tới năm 2010, dự kiến các trường chuyên nghiệp và dạy nghề trong tỉnh đào tạo các nhóm ngành nghề như sau :
Bảng 36: Hệ thống nhóm các ngành nghề đào tạo tại các trường chuyên nghiệp và dạy nghề HàTây 2010
Trường
Nhóm ngành nghề đào tạo
ĐH Sư phạm Hà Tây
Đào tạo nhóm nghề sư phạm ở các trình độ đại học, cao đẳng bao gồm: + Đại học SP cho giáo viên THCS, giáo viên tiểu học (gồm hệ chính quy và phi chính quy).
+ Cao đẳng sư phạm cho giáo viên tiểu học, mầm non, giáo viên tin học, nhạc hoạ, thể dục...
+ Trung học sư phạm mầm non.
ĐH Du lịch Hà Tây
Đào tạo đại học cho nhóm các chuyên ngành nông nghiệp, kinh tế, giao thông vận tải, du lịch, thương mại, công nghệ.
CĐ CĐ Hà Tây
+ Đào tạo cao đẳng cho nhóm các chuyên ngành nông nghiệp, kinh tế giao thông vận tải, du lịch, thương mại, công nghệ
+ Đào tạo trung học cho nhóm các chuyên ngành nông nghiệp, kinh tế giao thông vận tải, du lịch, thương mại, công nghệ
+ Đào tạo nghề nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng ngắn và dài ngày cho các đối tượng trong tỉnh
CĐ Y tế Hà Tây
Đào tạo hệ bác sỹ thực hành, hệ trung học cho nhóm chuyên nghành y và dược như : kỹ thuật viên, nữ hộ sinh, dược sỹ trung cấp...
Trường DN trọng điểm và trường DN TTCMN
Dạy các nghề tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là các nghề truyền thống có hiệu quả kinh tế cao như : Sơn mài, điêu khắc, khảm...
Dạy các nghề tin học, công nghệ, điện tử, điện lạnh...
III Một số giải pháp phát triển hệ thống giáo dục-đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh hà tây từ nay đến năm 2010
1 Giải pháp về vốn đầu tư
1.1 Tạo nguồn tài chính đầu tư cơ sở vật chất ngành giáo dục đào tạo.
Đối với nguồn ngân sách nhà nước:
Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước bằng cách kết hợp các chương trình: chống xuống cấp cơ sở vật chất của ngành giáo dục; chương trình đầu tư cho vùng phân lũ, chậm lũ từ ngân sách tỉnh; chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục; chương trình cứng hóa trường học; ….
Kết hợp các nguồn vốn để đầu tư một cách hiệu quả nhằm làm thay đổi cơ bản cơ sở vật chất của các địa phương, vùng kinh tế trong đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho ngành y tế, giáo dục đào tạo.
Giải pháp ở đây là xây dựng được các đề án mang tính chiến lược, khoa học và xây dựng được các dự án hoàn chỉnh lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình một cách có hiệu quả.
Đối với nguồn ngoài ngân sách nhà nước:
- Uỷ ban nhân dân các cấp cần mạnh dạn vay vốn kho bạc, quĩ hỗ trợ đầu tư để đầu tư cho ngành giáo dục - đào tạo. Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển bền vững, quan trọng hơn việc đầu tư cho các chương trình như kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn… Do vậy cần có chương trình vay vốn để đầu tư cơ sở vật chất cho lĩnh vực này.
- Huy động đóng góp từ đối tượng hưởng lợi đảm bảo thu triệt để, thu đúng mức theo qui định của Nhà nước, có tính đến điều kiện cụ thể của địa phương khi xác định mức thu. Mức thu phải được công khai hóa, thể chế bằng văn bản pháp qui.
Hiện nay người dân phải đóng góp rất nhiều khoản cho công tác xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, các quĩ từ thiện, nhân đạo… nên nguồn vốn này bị phân tán, không đạt được mục đích, người dân không thấy được hiệu quả rõ ràng của nguồn tài chính do mình đóng góp, gây nên tình trạng người dân thực hiện nghĩa vụ đóng góp một cách đối phó. Do vậy, cần phải điều chỉnh lại chính sách huy động đóng góp của nhân dân vào các vấn đề xã hội theo hướng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giáo dục đào tạo vì đây là lĩnh vực quan trọng và mọi người dân đều được hưởng lợi trực tiếp từ sự phát triển của lĩnh vực này.
- Mở rộng đối tượng đóng góp: Thực chất hiện nay tại các lớp bán công chất lượng cao nhiều gia đình đã xin cho con mình đang học công lập sang học, cần khuyến khích hình thức đào tạo để tăng nguồn vốn đóng góp.
- Kêu gọi các nguồn tài trợ: nguồn tài trợ trong nước (các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân hảo tâm đóng góp); nguồn tài trợ từ nước ngoài (vốn ODA, viện trợ phi chính phủ, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn).
- Xây dựng quĩ ủng hộ cơ sở vật chất ngành giáo dục:
+ Kinh phí lập quĩ được huy động rộng rãi của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương nhằm hỗ trợ có mục tiêu việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành giáo dục.
+ Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là nơi sử dụng nhiều lao động của xã hội, vì vậy họ có nghĩa vụ đóng góp xây dựng quĩ. Cần phải ban hành qui định cụ thể về sự đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội đóng trên địa bàn; có những chế tài chặt chẽ nhằm đảm bảo các tổ chức đó thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Tạo nguồn vốn để xây dựng các dự án kêu gọi thu hút nguồn vốn đầu tư nhất là vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia và vốn đầu tư từ các nguồn viện trợ. Thời gian qua địa phương ít quan tâm đến việc bố trí vốn để làm dự án, chỉ mới đến năm 2002 tỉnh mới trích ngân sách đầu tư làm các dự án xin vốn viện trợ là quá chậm và còn ít, chỉ vài chục triệu đồng. Chỉ có dự án tốt được phê duyệt mới có điều kiện khả quan để kêu gọi vốn đầu tư.
1.2 Đầu tư có hiệu quả các nguồn tài chính.
- Xây dựng qui hoạch phát triển của ngành giáo dục- đào tạo làm căn cứ xây dựng các dự án đầu tư. Đầu tư phải xác định đúng đối tượng, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Việc xác định đối tượng đầu tư phải đảm bảo đúng qui định của pháp luật, phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế xã hội, tránh hiện tượng đầu tư dàn trải dẫn đến hiệu quả vốn đầu tư thấp.
- Tăng cường công tác quản lý đầu tư, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Đầu tư cơ sở vật chất thông qua hoạt động xây dựng cơ bản là lĩnh vực xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát lớn, nhiều khi lên đến 30-40% vốn đầu tư. Một trong những nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí như trên là do chưa thực hiện triệt để qui chế quản lý đầu tư và xây dựng, qui chế đấu thầu, tránh tình trạng ghi vốn rồi mới lập dự án, tránh tình trạng chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế để phát huy được khả năng tiết kiệm vốn đầu tư.
Mở rộng sự tham gia của nhân dân vào quản lý vốn đầu tư để nhân dân có thể thực hiện quyền giám sát, kiểm tra việc sử dụng nguồn tài chính do nhân dân đóng góp theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
2. Giải pháp về mặt tổ chức
2.1 Đổi mới quản lý giáo dục đào tạo
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với GD-ĐT. Đặc biệt coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng nề nếp kỷ cương. Chú trọng việc phát triển Đảng trong các cơ sở giáo dục đào tạo để cơ sở giáo dục nào cũng có Chi bộ, Đảng bộ. Phát huy vai trò công đoàn, đoàn TNCSHCM, đội TNTPHCM, hội cha mẹ học sinh, hội đồng giáo dục, hội khuyến học các cấp và đoàn thể, tổ chức xã hội khác trong sự nghiệp phát triển GD-ĐT.
Chỉ đạo thực hiện tốt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển GD-ĐT. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách và quy định trong các cơ sở GD-ĐT.
Tăng cường công tác dự báo và xây dựng kế hoạch định hướng sự phát triển của GD-ĐT
Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý giáo dục đào tạo ở các cấp ,tăng cường bộ máy thanh tra quá trình giáo dục đào tạo để đảm bảo thanh tra theo đúng quy định. Thành lập phòng khảo thí, phòng giáo dục thể chất và công tác chính trị ở sở GD-ĐT, góp phần quản lý tốt hơn công tác giáo dục chính trị, thể chất, công tác thi cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ các cấp.
Thực hiện phân cấp quản lý một cách hợp lý. Giao cho Sở GD_ĐT những trách nhiệm quyền hạn cần thiết trong quản lý ngân sách GD_ĐT và quản lý các cơ sở GD-ĐT, quản lý đội ngũ giáo viên và cán bộ giáo dục trong tỉnh.
Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức, kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Chú ý đúng mức đến việc bồi dưỡng phẩm chât đạo đức của cán bộ quản lý. Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật thích hợp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý.
Tăng cường nghiên cứu và áp dụng các kết quả của nghiên cứu về quản lý giáo dục-đào tạo.
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý dục, thu thập và cung cấp các số liệu đáng tin cậy và được cập nhật thường xuyên và GD-ĐT và KT-XH liên quan, giúp cho việc đánh giá tình hình và ra quyết định nhanh chóng, đúng đắn.
Mở rộng các trường bán công dân lập cùng với trường công lập
Từ thực trạng cơ sở vật chất hệ thống giáo dục tỉnh Hà Tây thời gian qua cho thấy, hệ thống các trường công lập không đủ dung nạp toàn bộ số lượng học sinh đang ngày càng tăng. Chỉ tính riêng việc thu hút học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông công lập hiện nay mới chỉ đạt 65%, không đáp ứng được nhu cầu về học tập cho mọi người dân. Mặt khác, với cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học thiếu thốn, lạc hậu như hiện nay ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác giáo dục, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Kinh phí cho sự nghiệp giáo dục hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách nhà nước. Trong khi ngân sách nhà nước cấp cho sự nghiệp giáo dục hiện nay mới đạt mức tối thiểu, đối tượng phục vụ, nhiệm vụ của ngành ngày càng lớn đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn nữa mới đáp ưng được nhu cầu giáo dục của nhân dân. Do vậy, phải có những chính sách nhằm hạn chế gánh nặng đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Xuất phát từ thực tế trên, việc phát triển các trường bán công, dân lập, các loại hình giáo dục tư nhân là một tất yếu khách quan, vừa đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội, vừa huy động được nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Việc xây dựng các cơ sở bán công, dân lập, tư thục… cần được xem như một biện pháp về xã hội hóa trong giáo dục đào tạo, huy động lực lượng này cùng với các cơ sở của Nhà nước giải quyết các yêu cầu về phát triển giáo dục. Các cơ sở này cần được chỉ đạo và quản lý như một bộ phận hữu cơ trong hệ thống chung của Nhà nước và được Nhà nước khuyến khích, giúp đỡ.
Việc hình thành một số cơ sở bán công, dân lập, tư thục hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thời gian qua đã bộc lộ nhiều đặc điểm đòi hỏi Nhà nước cần phải bổ sung cơ chế chính sách mới nhằm khuyến khích loại hình này phát triển. Cụ thể:
- Đối với các trường bán công, dân lập, các cơ sở giáo dục tư nhân cần thuê trụ sở, giá thuê được ưu đãi bằng mức khấu hao nộp ngân sách nhà nước.
- Nhà nước cấp đất và được áp dụng như đối với các cơ sở công lập (không thu thuế sư dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế trước bạ), nhưng được dự toán để coi là đó là khoản vốn do Nhà nước đầu tư, các trường này có nhiệm vụ bảo tồn và được kéo dài sử dụng trong 10 năm. Từ năm thứ 11 trở đi, các trường này phải có nghĩa vụ đối với Nhà nước như các tổ chức hoạt động sự nghiệp, dịch vụ khác. Nếu có nhu cầu mở rộng hoạt động mà vốn tự có không đủ thì Nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi để xây dựng và được vận dụng nguồn vốn vay này như các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên nhất đang hiện hành.
- Mở rộng việc cho phép các trường công lập liên doanh, liên kết hoặc huy động vốn của cán bộ công nhân viên để thực hiện chuyển sang hình thức bán công từng phần hoặc toàn bộ. Có chính sách hỗ trợ thích hợp ban đầu của Nhà nước về tài chính, tài sản cho cơ sở bán công tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
- Học sinh vào học các trường bán công, dân lập có nghĩa vụ đóng học phí tối đa không quá mức chuẩn do Nhà nước qui định và việc chi tiêu của các cơ sở này phải thực hiện theo sự hướng dẫn của Nhà nước.
Các giáo viên đang giảng dạy ở các trường công lập có nhu cầu hay tự nguyện tham gia giảng dạy ở các trờng bán công, dân lập, tư thục thì mọi quyền lợi được hưởng như giáo viên các trường công lập.
3. Đào tạo nghề tại các doanh nghiệp
Thực tế hiện nay khả năng vận dụng kiến thức được học ở nhà trường của học sinh ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp khi ra trường vào thực tế công việc còn hạn chế do thiếu sự thực hành thường xuyên. Các doanh nghiệp muốn sử dụng lao động đều phải đào tạo lại theo yêu cầu riêng của mình. Do vậy, nếu các doanh nghiệp tự đào tạo người lao động một cách có hệ thống thì doanh nghiệp có thể chủ động được nguồn nhân lực, còn người lao động sẽ được tạo thêm cơ hội tiếp cận với thực tế, hiệu quả hoạt động đào tạo sẽ được nâng cao.
Từ những thành công trong việc xây dựng mô hình nhà trường ở một số nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc…, những tập đoàn kinh tế đều thành lập những trường đại học, các trung tâm đào tạo nghề lớn với mục tiêu ban đầu là đào tạo kỹ năng cho người lao động có thể đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi công việc thực tế tại doanh nghiệp, dần dần phát triển đến việc đào tạo cả từ những cấp học thấp hơn nhằm tạo ra một hệ thống đào tạo hoàn chỉnh.
Tại Mỹ, 19% các trường trung học đang vận hành tại các doanh nghiệp mà trong đó các học sinh sản xuất các hàng hóa, dịch vụ cho những người khác với tư cách là một phận của sự học tập của học sinh tại nhà trường.
Tại Đan Mạch, doanh nghiệp đặt tại nhà trường đã được sử dụng như một bộ phận của trường học nghề để cung cấp kinh nghiệm sản xuất cho học sinh đang chờ ký hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp.
Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng có điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển, hệ thống các doanh nghiệp còn yếu, hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn nên vấn đề đầu tư xây dựng trường học trong các doanh nghiệp chưa thể thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên những lợi ích của việc xây dựng nhà trường trong các doanh nghiệp đã trở nên rõ ràng và là xu thế phát triển mới, do vậy cần có chính sách hợp lý để phát triển mô hình này. Theo chúng tôi, với điêu kiện kinh tế – xã hội như hiện nay cua tỉnh Hà Tây, đặc biệt trong giai đoạn tỉnh đang tiến hành xây dựng và phát triển nhiều khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, có thể áp dụng mô hình này dưới hình thức: mở các trung tâm dạy nghề đào tạo những nghề trực tiếp cho các doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý; liên kết đào tạo, ký hợp đồng đào tạo trực tiếp giữa doanh nghiệp với các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu… Đặc biệt có thể nhân rộng mô hình xây dựng các trung tâm dạy nghề trong các khu, cụm công nghiệp đào tạo những ngành, nghề phù hợp với các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đó, do ban quản lý các khu cụm công nghiệp quản lý…nhằm tạo ra đội ngũ lao động có thể đáp ứng ngay được yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp sau khi kết thúc đào tạo.
Chương trình đào tạo nội bộ rõ ràng đã khắc phục được những nhược điểm về khả năng thích ứng của người lao động đối với những yêu cầu công việc cụ thể. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rằng, đào tạo nội bộ là rất tốn kém, nên Nhà nước phải hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức. Nhà nước có thể có chính sách cho phép người sử dụng lao động được chiết khấu trừ vào thuế khoản chi phí cho đào tạo nội bộ, các chính sách hỗ trợ khác được hưởng như chính sách dành cho các cơ sở giáo dục bán công, dân lập và tư thục.
4. Phát triển đội ngũ giáo viên.
Phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục:
Giáo viên mầm non : Tăng cường đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng nhu cầu của các cơ sở GDMN công lập và ngoài công lập. Tiến tới chuẩn hoá đội ngũ giáo viên mầm non toàn tỉnh vào năm 2005, đặc biệt là giáo viên 9 xã miền núi và 2 xã giữa Sông Hồng.
Giáo viên phổ thông : Điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông, tăng cường giáo viên nhạc, hoạ, thể dục, giáo viên hướng nghiệp và dạy nghề để đa dạng hoá việc học và hoạt động của học sinh trong qua trình tiến tới học 2 buổi trên /ngày. Nâng cao dần tỷ lệ giáo viên tiểu học có trình độ CĐ lên 90% năm 2010. Tất cả giáo viên THCS có trình độ đại học vào năm 2010, nâng tỷ lệ những người có trình độ thạc sỹ trong đội ngũ giáo viên THPT lên 15% vào năm 2010. Tăng cường đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ để bổ sung đội ngũ có trình độ cao cho các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong tỉnh.
Giáo viên các trường nghề và THCN: Đào tạo bồi dưỡng và tiếp tục tuyển dụng đội ngũ giáo viên trong các trường dạy nghề và THCN theo chuẩn, bổ sung giáo viên cho những ngành mới. Thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ theo chu kỳ 5 năm/lần. Tạo điều kiện để giáo viên các trường THCN và dạy nghề đi học sau đại học để nâng tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học là 10% vào năm 2010. Phát triển đội ngũ giáo viên thỉnh giảng bao gồm công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân viên nghiệp vụ trình độ cao trong các doanh nghiệp, các giảng viên các trường đại học và các viện nghiên cứu công nghệ.
Giảng viên các trường cao đẳng, đại học: Có chính sách hợp lý để tuyển dụng được sinh viên giỏi bổ sung nguồn cho các trường CĐ, ĐH và tiếp tục cho đi đào tạo. Tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sỹ lên 40%, tiến sỹ lên 25% vào năm 2010 cho các trường cao đẳng và đại học trong tỉnh.
Thực hiện chính sách ưu đãi đối với đội ngũ giáo viên, thực hiện đúng định mức lao động, chế độ làm việc của giáo viên. Tiếp tục duy trì chính sách địa phương với giáo viên mầm non, giáo viên miền xuôi lên dạy học ở miền núi và các xã giữa Sông Hồng. Xây dựng chính sách bảo hiểm xẫ hội cho giáo viên các trường ngoài công lập. Hỗ trợ kinh phí cho giáo viên đi học nâng cao trình độ. Nâng lương cho giáo viên hợp đồng.
Nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên bằng phương pháp đào tạo từ xa là chính và các phương pháp khác tổ chức cho giáo viên được học tập để nâng cao trình độ với phương châm vừa dạy tốt, vừa học tập nâng cao.
5. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ,đổi mới nội dung ,phương pháp dạy học-giáo dục
Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động thầy giảng trò ghíang hướng dẫn học sinh chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri tức, dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường chủ động, tính tự chủ của học sinh sinh viên trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội.Tăng thực hành, thí nghiệm cho các bài giảng bằng cách bố trí học theo phòng bộ môn. Thay đổi tổ chức dạy học trong nhà trường: từ trò cố định ,thầy di chuyển từ lớp này sang lớp khác tới trò di động từ phòng bộ môn này sang phòng bộ môn khác, thầy cố định ở từng phòng bộ môn. Bỏ mô hình phòng thí nghiệm thực chất là kho chứa dụng cụ thí nghiệm và cán bộ phụ tá thí nghiệm hiện nay bằng các giáo viên trực tiếp quản lý đố dùng dạy học, thí nghiệm và sử dụng tốt trong quá trình giảng dạy qua các phòng bộ môn.
Thực hiện việc giảng dạy, tổ chức thi cử theo đúng chương trình qui định của bộ GD-ĐT
Trong đào tạo nghề, THCN và CĐ thực hiện đào tạo về kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trường kết hợp với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sảxuất kinh doanh. Lôi cuốn các chuyên gia làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia xây dựng chương trình, nội dung đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp
Phát triển các trường công lập trong đó có mức đóng góp học phí khác nhau: Miễn giảm cho đối tượng chính sách, cấp học bổng cho học sinh nghèo học giỏi
Nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào GD-ĐT để cải tiến cách học, cách dạy, cách đánh giá.
Đưa ngoại ngữ tin học vào giảng dạy cho các trường phổ thông từ tiểu học đến THCS và THPT. Chuẩn bị năm 2005 học sinh THPT được học ngoại ngữ thứ hai ở nơi có điều kiện.
Kết luận
Phát triển nguồn nhân lực đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng luôn có vị trí đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Thông qua thực hiện nghiên cứu đề tài, đề án đã có những đóng góp mới vào chính sách phát triển nguồn nhân lực thông qua hoạt động giáo dục và đào tạo của tỉnh Hà Tây
Một là, hệ thống hóa, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vai trò của nguồn nhân lực, của giáo dục và đào tạo trong phát triển kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại, nền kinh tế tri thức.
Hai là, Phân tích đánh giá đúng thực trạng nguồn nhân lực cũng như thực trạng ngành giáo dục đào tạo tỉnh Hà Tây, làm rõ những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế.
Ba là, xác định phương hướng, mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây.
Bốn là, hệ thống các giải pháp được đưa ra hoàn chỉnh, có tính khả thi.
Kinh tế nước ta và tỉnh Hà Tây nói riêng đang ngày càng phát triển, tuy nhiên những thành tựu đó mới chỉ là bước đầu. Để giữ vững và phát triển tiếp những thành quả đã đạt được đòi hỏi phải có những chính sách, biện pháp kinh tế đồng bộ, khả thi hơn nữa, trong đó có những chính sách về phát triển nguồn nhân lực. Với đề tài đã thực hiện, sinh viên mong muốn đóng góp một phần vào xây dựng, phát triển Hà Tây ngày càng hiện đại, văn minh.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Phát triển Nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo, kinh nghiệm Đông á --Lê Thị ái Lâm ( 2003 ).
H-KHXH, 2003
2. Về giáo dục – Phạm Minh Học
H-Chính Trị Quốc Gia, 2003
3. Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới. Chủ chương thực hiện, đánh giá
H- Chính Trị Quốc Gia, 2002
4. Joseph E.stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà nội.
5. Michael P.Todaro (1998), Kinh tế học cho thế giới thứ ba, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây (2000), Báo cáo rà soát qui hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2010.
7. Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục (2002), Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục.
8. Viện chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nxb Chính trị quốc gia – Hà Nội.
Mục lục
Lời mở đầu
Chương I: Vai trò của giáo dục đối với việc phát triển nguồn nhân lực 2
I. Giáo dục và hệ thống giáo dục 2
1. Giáo dục và đặc điểm của hoạt động giáo dục 2
2. Hệ thống giáo dục đào tạo 6
II. Vai trò của giáo dục đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực 9
1. Tác động trực tiếp làm nâng cao trình độ nguồn nhân lực 9
2. Tác động gián tiếp tới chất lượng, số lượng nguồn nhân lực 11
III. Vai trò của nguồn nhân lực trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. 12
1. Vai trò của nguồn nhân lực trong tăng trưởng và phát triển kinh tế 12
2. Vai trò của nguồn nhân lực trong nền kinh tế hiện đại 13
Chương II: Thực trạng về hệ thống giáo dục-đào tạo của tỉnh Hà Tây trong thời gian qua.
I. Khái quát chung về những đặc điểm KT-XH chủ yếu của Hà Tây ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống giáo dục-đào tạo 15
1. Điều kiện tự nhiên,dân cư . 15
2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 18
3. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản đối với sự phát triển giáo dục -đào tạo 22
II.Thực trạng hệ thống giáo dục -đào tạo ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Hà Tây trong thời gian qua 23.
1. Thực trạng hệ thống giáo dục-đào tạo 23
1.1. Thực trạng giáo dục phổ thông. 23
1.2. Đánh giá sự phát triển giáo dục phổ thông 37
1 .3. Thực trạng giáo dục chuyên nghiệp 40
2. Tác động của hệ thống giáo dục -đào tạo tới sự phát triển của nguồn nhân lực 44
2.1 Quy mô nguồn nhân lực 44
2.2 Cơ cấu nguồn lao động 45
3. Đánh giá chung 48
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống giáo dục -đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Tây 50
I. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển giáo dục đào tạo. 50
1. Định hướng chiến lược phát triển Giáo dục -đào tạo theo tinh thần nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII,nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng 50
2. Định hướng phát triển giáo dục -đào tạo của tỉnh Hà Tây 52
II. Dự báo về phát triển và phân bố mạng lưới hệ thống giáo dục -đào tạo từ nay đến năm 2010 53
1. Giáo dục phổ thông 53
2. Giáo dục chuyên nghiệp 66
III. Một số giải pháp phát triển hệ thống giáo dục-đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh hà tây từ nay đến năm 2010 70
1. Giải pháp về vốn đầu tư 70
1.1. Tạo nguồn tài chính đầu tư cơ sở vật chất ngành giáo dục đào tạo. 70
1.2. Đầu tư có hiệu quả các nguồn tài chính. 72
2. Giải pháp về mặt tổ chức 72
2.1. Đổi mới quản lý giáo dục đào tạo 72
2.2. Mở rộng các trường bán công dân lập cùng với trường công lập 73
3. Đào tạo nghề tại các doanh nghiệp 75
4. Phát triển đội ngũ giáo viên. 76
5. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học-giáo dục 78
Kết luận 79
Danh mục tài liệu tham khảo
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3046.doc