Một số giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Tài liệu Một số giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc: ... Ebook Một số giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

doc41 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Khu công nghiệp có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một địa phương, vùng hoặc một quốc gia, vì KCN là nơi tập trung các nguồn vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; thúc đẩy CDCC lao động, CDCC kinh tế theo hướng tích cực; góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái… Tuy nhiên trong quá trình phát triển KCN có những hạn chế, không đảm bảo yếu tố phát triển bền vững như: việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên lãng phí, làm suy kiệt nguồn tài nguyên, tác động xấu đến môi trường sống; việc đầu tư vào các KCN dàn trải do không có quy hoạch phát triển tốt đã không giải quyết tốt vấn đề việc làm, vấn đề phát triển các đô thị và các ngành cung cấp dịch vụ xung quanh KCN không được quan tâm… sẽ là những nguy cơ bất lợi cho sự phát triển bền vững nền kinh tế- xã hội. Do vậy việc tìm ra các giải pháp để xây dựng và phát triển các KCN một cách hợp lý, hiệu quả, không tác động xấu đến môi trường sống và hệ sinh thái xung quanh khu vực có KCN nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của quá trình phát triển bền vững... là hết sức cần thiết và mang tính thường trực cần được quan tâm đúng mức, đặc biệt trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO vào năm 2007. Từ tính cấp thiết đã nêu trên cùng với khả năng tiếp cận thông tin trong quá trình thực tập tại Sở KH& ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, Em mạnh dạn chọn đề tài: “Một Số Giải Pháp phát triển bền vững KCN tỉnh Vĩnh Phúc “ Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của cán bộ quý cơ quan nơi em được thực tập, đặc biệt là sự chỉ đạo hướng dẫn tận tình của Thầy giáo- Ths. Bùi Đức Tuân đã giúp em hoàn thành đề tài này! Mặc dù đã rất cố gắng, song không thể thiếu những khiếm khuyết về nội dung của đề tài, Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến và sự thông cảm của quý Thầy( Cô) để em hoàn thành tốt đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KCN I. Khái quát chung về sự hình thành KCN Theo Nghị Định của Chính Phủ số 29/ 2008/ NĐ- CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thì khái niệm khu công nghiệp được hiểu như sau: Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có danh giới địa lý xác định được thành lập theo điều kiện trình tự và thủ tục theo quy định của chính phủ. Các KCN bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 18, khi các nước tư bản phát triển bắt đầu quan tâm việc mở rộng thương mại quốc tế, đặc biệt vào nửa cuối thế kỷ XX cá khu công nghiệp trên thế giới phát triển mạnh mẽ khi các nước tư bản phát triển đang cạnh tranh mạnh mẽ trong các cuộc chiến tìm kiếm thị trường và trnh giành đòi phân chia lại thị trường thế giới. Ở giai đoạn này tại các nước phát triển đã đạt trình độ cao biểu hiện: vốn có hiện tượng thừa, giá nhân công cao, tài nguyên trở nên khan hiếm hơn... tất cả những điều này đã làm cho chi phí sản xuất tăng cao dẫn đến lợi nhuận của các nhà tư bản giảm. Trong khi đó tại các nước đang phát triển thì lại có nguồn tài nguyên dồi dào và phong phú, có quy mô dân số đông và trẻ …nhưng lại thiếu vốn và công nghệ hiện đại do nguồn vốn tích lũy trong nước và nhận viện trợ còn ở mức thấp và chưa được sử dụng một cách hiệu quả, năng lực quản lý còn bị hạn chế. Phát triển kinh tế đất nước là mục tiêu của hầu hết các quốc gia đang phát triển, Chính Phủ các nước này nhận thấy xu thế tất yếu là phải mở cửa thị trường trong nước, tăng cường thu hút đầu tư nhằm tận dụng tốt mọi nguồn lực cho phát triển bao gồm cả nguồn vốn trong nước và đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào các nước này cùng với khả năng tiếp cận với công nghệ hiện đại, trình độ quản lý hiệu quả… Giúp các nước này thực hiện thành công nhiệm vụ công nghiệp hóa- hiện đại hóa nền kinh tế trong nước và có đủ sức mạnh tham gia tốt quá trình phân công lao động thế giới ngày càng thể hiện rõ nét. Với những điều kiện thông thoáng về cơ chế chính sách từ phía chính phủ các nước đang phát triển, cùng với đó là khả năng tiết kiệm chi phí trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất và tiềm năng về một thị trường tiêu thụ sản phẩm đã thu hút được sự quan tâm đầu tư của các nhà tư bản từ các nước phát triển đổ vốn vào nhằm tận dụng lợi thế so sánh của các nước đang phát triển. Như vậy là có điểm gặp nhau giữa nhu cầu về dịch chuyển vốn đầu tư và sức hấp dẫn của thị trường tiêu thụ tiềm năng giữa các nước phát triển và các nước kém phát triển. Để phát triển kinh tế tại các nước kém phát triển thì phải thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước mà việc phát triển các khu công nghiệp là một trong số các nhân tố quan trọng trong quá trình đó. Vậy sự xuất hiện và phát triển các mô hình khu công nghiệp dưới nhiều hình thức là một tất yếu khách quan đã được thừa nhận và cần vận dụng phù hợp với bối cảnh của từng quốc gia và từng địa phương trong mỗi quốc gia. II. Đặc điểm, vai trò của KCN 1. Đặc điểm của KCN Là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp vào một địa điểm có giới hạn diện tích rõ ràng, cùng sử dụng cơ sở hạ tầng với mức phí là như nhau xét trong phạm vi cùng một KCN. Tại đây các doanh nghiệp có cơ hội tiết kiệm được chi phí sản xuất do khả năng tiếp cận với nguồn nguyên liệu tại chỗ( sử dụng đầu ra của nhà máy này để làm nguyên vật liệu cho nhà máy kia), từ đó nâng cao sức cạnh tranh của thành phẩm trên thị trường tiêu dùng. Các KCN hoạt động theo quy định chung của Chính phủ đã ban hành trong các văn bản pháp luật, bên cạnh đó có nhiều chính sách ưu đãi của Chính Phủ, nhưng đồng thời cũng có những chính sách hỗ trợ ưu tiên phát triển của các cấp các ngành ở chính quyền địa phương. Nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng chủ yếu từ nước ngoài đổ vào dưới dạng FDI hoặc do các tổ chức, cá nhân trong nước tham gia xây dựng dưới dạnh DDI. Có nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hữu cùng tồn tại và hoạt động trong một KCN theo những điều kiện bình đẳng với nhau và Sản phẩm của các cơ sở sản xuất này phần lớn dành cho xuất khẩu ra ngoài phạm vi quốc gia. Điều này góp phần cải thiện thâm hụt cán cân thương mại quốc tế do có sự gia tăng nguồn thu ngoại tệ. Cơ chế quản lý kinh tế trong các KCN phụ thuộc nhiều vào sự điều tiết của thị trường, song sự điều chỉnh bằng các chính sách vĩ mô từ phía chính phủ là rất quan trọng đối với sự phát triển của các KCN đặc biệt là công tác xúc tiến và cải thiện môi trường đầu tư. 2. Vai trò của KCN KCN có vai trò tiên phong trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, là nơi thử nghiệm các chính sách mới đặc biệt là chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách thu hút vốn đầu tư. Là trọng điểm kinh tế của địa phương, đóng góp lớn cho ngân sách, mở mang ngành nghề mới, là khu vực tạo ra nhiều việc làm mới…góp phần thúc đẩy sự hình thành các khu dân cư, khu đô thị mới kéo theo sự phát triển các ngành cung cấp dịch vụ mới đáp ứng các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Tạo điều kiện công nghiệp phụ trợ phát triển, tạo đà phát triển các ngành dịch vụ: Dịch vụ công nghiệp, tài chính- ngân hàng, dịch vụ lao động…giúp sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của địa phương. Là nơi sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, do hoàn cảnh chung ở các nước đang phát triển là thiếu vốn nên khong thể cùng một lúc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. Việc phát triển KCN sẽ giúp tập trung nguồn lực vốn rất hạn hẹp vào một số khu vực trọng điểm có nhiều lợi thế hơn so với các khu vực khác trong quá trình CNH- HĐH. Tạo điều kiện thắt chặt mối liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp hoạt động trong và ngoài hàng rào KCN; Là cầu nối, cửa ngõ khai thông nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy thực hiện tốt quá trình tham gia vào phân công lao động quốc tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. KCN được coi là đầu tàu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: tăng dần tỷ trọng CN-XD và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. KCn phát triển làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường góp phần tăng tỷ trọng xuất khẩu cùng với đó là tăng nguồn thu ngoại tệ. là nơi tiếp nhận vốn và công nghệ hiện đại từ các nước công nghiệp phát triển tạo điều kiện thuận lợi trong đổi mới trang thiết bị, khả năng quản lý được nâng cao theo hướng hiệu quả hơn. Là cầu nối nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, đem lại lợi ích cho cả nước nhận đầu tư và cả nhà đầu tư.KCN là nơi sản xuất ra hàng hoá hướng ra thị trường thế giới, là cửa ngõ khai thông kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, góp phần đẩy nhanh quá trình tham gia vào phân công lao động quốc tế, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. KCN là công cụ hướng đến phát triển bền vững, việc phát triển các KCN đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề một cách đồng bộ như: quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng đất đai hiệu quả nâng cao kỹ năng lao động bảo vệ môi trường, đô thị hoá theo hướng văn minh…. Thực hiện tốt những điều trên chính là giải quyết một phần quan trọng những đòi hỏi được đặt ra của quá trình phát triển bền vững nền kinh tế- xã hội của địa phương và của quốc gia. 3. Phân loại KCN theo tính chất ngành nghề và theo quy mô hoạt động Tuỳ theo vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của từng vùng từng địa phương để xác định quy mô và loại hình doanh nghiệp: Đối với các thành phố lớn và ở các vùng đô thị nên hình thành KCN có quy mô từ 100ha- 300ha với mục tiêu thu hút FDI. Với mục tiêu di dời các cơ sở công nghiệp trong nội thành vào các KCN thì quy mô thường không vượt quá 100ha, chủ đầu tư là các doanh nghiệp có vốn DDI. Đối với các tỉnh nằm liền kề các thành phố lớn nếu: phát triển theo mục tiêu thu hút FDI thì quy mô nên ở mức 200ha- 400ha nếu phát triển KCN nhằm phát huy nội lực bằng cách khai thác thế mạnh của địa phương, thì quy mô thường trên 100ha. Chủ đầu tư là các doanh nghiệp DDI. Vùng có cảng biển và khả năng tiếp cận tốt với nguồn nguyên liệu nên phát triển các KCN nặng với quy mô từ 300ha- 500ha. Thường do các doanh nghiệp liên doanh làm chủ đầu tư. Căn cứ vào tính chất ngành nghề và mục đích sản xuất, có các loại hình KCN: KCX là nơi chỉ sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu. KCN là nơi sản xuất các sản phẩm cung cấp cho cả thị trường trong nước và thị trường thế giới. KCNC là khu công nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại. Ngoài ra phân ra các loại hình KCN: KCN đa ngành, KCN chuyên ngành, KCN sinh thái, KCN hỗn hợp…. 4. Nguyên tắc bố trí các KCN KCN phải đặt cuối hướng gió, cuối nguồn nước nếu gần sông. Nơi đặt KCN phải đáp ứng được các nhu cầu về giao thông, cung cấp điện nước phục vụ sản xuất và các dịch vụ có liên quan đến phát triển bền vững các KCN. Các nhà máy có chất thải độc hại đối với môi trường và sức khoẻ con người thì cần phải có khoảng cách ly theo tiêu chuẩn:loại công nghiệp có chất thải độc hại cấp I: cách tối thiểu 1000m; cấp II: tối thiểu 300m; cấp III tối thiểu 100m; cấp IV tối thiểu 50m. Các KCN có chất phóng xạ, sản xuất chất cháy nổ, phải đặt ngoài phạm vi đô thị và đan cư sinh sống đồng thời phải đảm bảo các điều kiện an toàn theo tiêu chuẩn của các cấp có thẩm quyền quy định. Khoảng cách ly nên trông nhiều cây xanh sẽ góp phần giảm tác hại về tiếng ồn, khói bụi và cải thiện môi trường tự nhiên. III. Cơ sở lý luận phát triển bền vững các KCN 1. Quan niệm về phát triển bền vững Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là: tăng trưởng kinh tế ổn định thực hiện tốt tiến bộ- công bằng xã hội khai thác, sử dụng tiết kiệm- hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. Đảm bảo tốt các nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong tương lai. Sự phát triển bền vững của một quốc gia thể hiện: Có tốc độ tăng trưởng GDP và GDP/ Người đạt mức cao và ổn định; thường tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức bình quân 5%/ năm. Cơ cấu đóng góp vào GDP theo hướng tỷ trọng đóng góp của CN-XD và dịch vụ chiếm ưu thế so với ngành nông nghiệp. Công bằng xã hội được thực hiện, phân hoá giàu nghèo được giữ ở mức hợp lý, môi trường sống được bảo vệ và cải thiện ngày càng tốt hơn. Quá trình sản xuất kinh doanh được áp dụng công nghệ hiện đại, sử dụng nguồn lực hiệu quả và tiết kiệm, sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Công tác quy hoạch cân đối nguồn lực cho phát triển phù hợp với tình hình thực tiễn và xu thế phát triển. 2. Cơ sở lý luận phát triển bền vững các KCN Phát triển bền vững KCN là quá trình duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN duy trì ở mức cao và ổn định; dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn và công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời phải sử dụng các yếu tố đầu vào sản xuất hiệu quả nhất trên phương diện tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, có các biện pháp thiết thực để tái tạo cải thiện tài nguyên, bảo vệ môi trường sông và hệ sinh thái xung quanh khu vực có KCN. KCN góp phần thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập cho người lao động, đóng góp cho phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, góp phần CDCC kinh tế, CDCC lao động theo hướng tích cực, phát triển các KĐT mới, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn… Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu phát triển hàng đầu của mỗi quốc gia, trong quá trình đó xảy ra tình trạng tài nguyên bị sử dụng lãng phí, môi trường sống bị ô nhiễm và không được đảm bảo, bất bình đẳng diễn ra ngày càng sâu sắc do nhóm người yếu thế trong xã hội không được tiếp cận đầy đủ với các nhu cầu tối thiểu cho sự phát triển. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế chính là phục vụ và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn để mọi người đều có cơ hội phát triển đầy đủ khả năng của mình trong một xã hội công bằng và văn minh. Vì vậy phát triển bền vững là một tất yếu khách quan trong tiến trình lịch sử phát triển của loài người, cần được vận dụng tốt và phù hợp với hoàn canh riêng của từng địa phương, của từng quốc gia. Mặt khác, có một thực tế tồn tại là tại các nước đang phát triển nhu cầu về vốn và công nghệ hiện đại phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH là rất lớn, trong khi đó các nước này lại có lợi thế về đất đai, nguồn lao động trẻ và dồi dào, tài nguyên đa dạng và phong phú. Tất yếu có sự gặp nhau về mặt lợi ích giữa nhà đầu tư và các nước đang phát triển, và mô hình phát triển các KCN có thể thoả mãn những nhu cầu này. Vì vậy sự ra đời và phát triển các KCN là một tất yếu đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của vùng và quốc gia. Sự phát triển bền vững của KCN thể hiện: các doanh nghiệp trong KCN có năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng cao và ổn định sử dụng dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu và thân thiện với môi trường. Sản phẩm có chất lượng cao và có sức cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu thị trường. Đội ngũ quản lý và công nhân kỹ thuật có trình độ đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, xây dựng được một văn hoá doanh nghiệp vững mạnh. Có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống xung quanh. Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động, giải quyết tốt vấn đề việc làm cho các đối tượng có liên quan. Tích cực nâng cao chất lượng chất lượng sống của người lao động cả về vật chất và tinh thần. công tác quy hoạch phát triển KCN phải phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài, đảm bảo khai thác và phát huy lợi thế so sánh của từng khu vực. Cần cân đối tốt các yếu tố về nhu cầu nguồn lực giành cho phát triển kinh tế với các vấn đề bảo vệ môi trường và thực hiện công bằng xã hội. Quy hoạch phát triển KCN phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển đô thị, phát triển các ngành dịch vụ phát triển, có như vậy mới tăng sức hút của KCN đối với nhà đầu tư. Đồng thời chú ý đến chính sách chuyển dần KCN từ các vùng có thế mạnh dang các vùng có ít lợi thế hơn. Như vậy để phát triển bền vững các KCN cần đảm bảo hai yếu tố: một là, bền vững trong nội tại các KCN hai là, bền vững lan tỏa ra ngoài hàng rào KCN Bản thân các KCN phải được đặt ở những vị trí thích hợp, có tính chiến lược lâu dài, hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ đặc biệt là phải có khu xử lý chất thải tập trung. Phải đảm bảo việc giữ vững và cải thiện môi trường sinh thái khu vực trong cũng như ngoài hàng rào KCN. Về tình hình thu hút đầu tư khả quan, các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tạo ra nhiều công ăn việc làm mới, đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương… Có sự đấu nối, kết hợp hài hòa hệ thống hạ tầng kinh tế- xã hội như: BCVT, giao thông, điện, nước, nhà hàng, khách sạn, nhà ở cho công nhân, bệnh viện, trường học…. Một KCN trong quá trình xây dựng và phát triển phải chứa đựng những yếu tố trên thì mới được coi là KCN phát triển theo hướng bền vững. IV. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững các KCN 1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Đây là hai trong các yếu tố quyết định đến sự thành công của KCN. Vị trí đặt KCN thuận lợi sẽ đảm bảo cho hoạt động lưu thông hàng hóa đồng thời giảm chi phí vận chuyển giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Khí hậu, thời tiết, địa chất, khả năng cung cấp nguyên liệu của vùng cũng tác động quan trọng đến sự thu hút vốn đầu tư cho phát triển KCN. Quy mô quy đất tự nhiên giành cho phát triển KCN sẽ tạo ra khả năng mở rộng quy mô sản xuất của KCN trong tương lai, tạo cơ hội tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển theo hướng hiệu quả. Điều này lại làm gia tăng uy tín của KCN đối với nhà đầu tư. 2. Chất lượng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội của vùng Các KCN phải nằm trong khu vực được hưởng ưu đãi chính sách của nhà nước, vùng và địa phương. Được các cấp, ban ngành tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KCN. Vùng có các khu đô thị phát triển sẽ thuận lợi trong việc tập trung lao động có trình độ cao, tập trung được cơ sở nghiên cứu khoa học, có các trung tâm đào tạo có chất lượng, cùng với đó là hệ thống dịch vụ tài chính ngân hàng phát triển mạnh… sẽ đảm bảo được các nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững các KCN. Chính vì vậy các khu đô thị lớn luôn có sức hút mạnh mẽ đối với nhà đầu tư. 3. Cơ chế chính sách đối với sự phát triển bền vững các KCN Thể chế có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của KCN, bằng các công cụ trực tiếp hoặc gián tiết sẽ làm giảm hoặc tăng chi phí cơ hội của nhà đầu tư ở lĩnh vực này hoặc lĩnh vực khác, buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ khi muốn đầu tư. Sự ổn định của các chính sách tiến bộ sẽ tạo ra sự an tâm đối với nhà đầu tư, do có sự cam kết bảo đảm lợi ích lâu dài cho các nhà đầu tư khi họ tham gia kinh doanh theo quy định của pháp luật Thủ tục hành chính cần đạt được tính gọn nhẹ,linh hoạt mà vẫn bảo đảm tính hiệu quả. 4. Nguồn lao động đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng Cần đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đáp ứng đúng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và có tính đến nhu cầu trong tương lai. Điều này cho thấy sự cần thiết trong quy hoạch một chiến lược phát triển tổng thể nguồn nhân lực trong trung hạn và dài hạn. Mức chi phí cho tiền lương tương đối thấp so với các địa phương khác cũng là một nhân tố tác động mạnh đến tâm lý của nhà đầu tư trong giai đoạn đầu của sự phát triển KCN. V. Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững KCN T ỷ lệ diện tích đất công nghiệp tỷ lệ diện tích đất công nghiệp = diện tích đất công nghiệp/ diện tích tự nhiên KCN T ỷ lệ này thể hiện mật độ dày hay thưa số lượng các nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN. Th ể hi ện t ính hi ệu qu ả trong khai th ác v à s ử d ụng m ặt b ằng, t ỷ l ệ n ày ở m ức 60%- 70% l à h ợp l ý. Trong đ ó c ó: t ỷ lệ lấp đầy = diện tích đất công nghiệp đã cho thuê/ diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê Chỉ tiêu này được dùng để mức độ thành công trong việc thu hút đầu tư. Một KCN thành công trong thu hút đầu tư có thể đạt tỷ lệ lấp đầy 100%, tức là toàn bộ diện tích dùng làm nhà x ưởng phục vụ sản xuất và kinh doanh đã có nhà đầu tư đang hoạt động hoặc đang triển khai thực hiện cam kết đầu tư. Số dự án đầu tư: là một trong các chỉ tiêu dùng để so sánh hiệu quả khai thác giữa các KCN với nhau. cơ cấu ngành kinh tế tính trong tổng số dự án đầu tư vào một KCN phản ánh mức độ chuyên môn hóa và thế mạnh riêng của KCN đó. T ổng mức vốn đầu tư: phản ánh tính hiệu quả trong thu hút đầu tư, nếu quy mô vốn đầu tư vào KCN lớn sẽ góp phần nâng cao uy tín của KCN trong quá trình kêu gọi nhà đầu tư. Trong đó có: tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn cam kết thể hiện tình hình phát triển trong thực tế của các dự án cam kết tại các KCN. t ỷ lệ vốn đầu tư trên một diện tích đất công nghiệp = Tổng vốn đầu tư/ tổng diện tích đất công nghiệp. Dùng để xác định tính hấp dẫn trong thu hút vốn, có thể dùng chỉ tiêu này để so sánh tính hiệu quả trong khai thác và sử dụng mặt bằng giữa các KCN v ới nhau một cách chính xác hơn. Tổng số lao động làm việc trong các KCN, được dùng để đánh giá khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm của các KCN. Đây là một chỉ tiêu dùng để đánh giá tác động lan tỏa của việc phát triển các KCN. Tỷ lệ vốn đầu tư bình quân trên một công nhân = Tổng vốn đầu tư / tổng số lao động. Chỉ tiêu này được dùng để xác định trình độ khoa học công nghệ được áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần trăm đóng góp vào GDP = Tổng giá trị gia tăng của KCN / tổng GDP. Chỉ tiêu này phản ánh năng lực đóng góp của KCN vào tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ doanh thu trên một đơn vị diện tích = Tổng doanh thu / tổng diện tích đất công nghiệp. Dùng để phản ánh hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, sức tăng sản phẩm cho xã hội có thể so sánh chi phí cơ hội với việc sử dụng nguồn vốn và mặt bằng KCN vào mục đích sử dụng và khai thác khác. Tỷ lệ rác thải công nghiệp được xử lý. Được dùng để xác định tác động tới môi trường của KCN, đồng thời phản ánh tính chất bền vững của quá trình phát triển các KCN. PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN TẠI VĨNH PHÚC I. Giới thiệu chung về tỉnh Vĩnh Phúc Tỉnh V ĩnh Ph úc đ ược thành lập năm 1950 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Yên v à Ph úc Y ên. N ăm 1968, T ỉnh V ĩnh Ph úc s áp nh ập v ới Tỉnh Vĩnh Phú thành tỉnh Vĩnh Phú. Từ ngày 1/1/1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Cuối năm 2008 thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà Nước, Vĩnh Phúc đã bàn giao sự quản lý huyện Mê Linh cho H à Nội. Hiện nay tỉnh có diện tích đất tự nhiên là 1231 Km2 , dân số trên 1,1 triệu ng ười, có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huy ện 137 đơn vị xã, phường thị trấn, gồm 39 xã miền núi 1- VÞ trÝ ®Þa lý: VÜnh Phóc lµ mét tØnh thuéc vïng ch©u thæ S«ng Hång - MiÒn B¾c ViÖt Nam: PhÝa T©y B¾c gi¸p tØnh Tuyªn Quang PhÝa §«ng B¾c gi¸p tØnh Th¸i Nguyªn PhÝa §«ng Nam gi¸p Thñ ®« Hµ Néi PhÝa Nam gi¸p tØnh Hµ T©y PhÝa T©y gi¸p tØnh Phó Thä TØnh VÜnh Phóc cã 1 lîi thÕ "trêi cho" lµ tiÕp gi¸p víi thñ ®« Hµ Néi vµ gÇn S©n bay Quèc tÕ néi bµi. Trªn ®Þa phËn cña tØnh cã ®­êng s¾t Hµ Néi - Lµo Cai cã 4 ®­êng quèc lé 2A, 2B, 2C vµ QL 23 ch¹y qua. Tõ VÜnh Phóc cã thÓ dÔ dµng ®i Qu¶ng Ninh, L¹ng S¬n b»ng ®­êng Quèc lé 1A quèc lé 18 míi ®­îc x©y dùng. Cã 2 con s«ng lín (s«ng Hång vµ s«ng L«) vµ 3 con s«ng nhá ch¶y qua rÊt thuËn lîi cho giao th«ng ®­êng thuû, toµn bé x·, ph­êng cña tØnh ®· cã ®­êng « t« ®i ®Õn trung t©m x· 2- DiÖn tÝch tù nhiªn cña tØnh: 1231km2 Trong ®ã: §Êt n«ng nghiÖp: 87.298,70ha §Êt phi n«ng nghiÖp: 35.400,48ha §Êt ch­a sö dông: 2.724,96ha 3- Thêi tiÕt vµ khÝ hËu: + NhiÖt ®é trung b×nh n¨m 2005 : 23,2oC + Sè giê n¾ng trong n¨m 2005: 1.407,7 giê + L­îng m­a trong n¨m 2005: 1.484,2 giê + §é Èm trung b×nh n¨m 2005: 82,3% 3- D©n sè: 1,169 triÖu ng­êi, trong ®ã: nam: 566.137 ng­êi; n÷: 602.930 ng­êi. MËt ®é d©n sè: 852 ng­êi/ km2; D©n sè thµnh thÞ: 195.151 = 18,3%; D©n sè n«ng th«n: 973.916 = 81,7%. Lao ®éng trong ®é tuæi vµ ngoµi ®é tuæi cã lao ®éng thùc tÕ n¨m 2006: 765.420 ng­êi. Trong ®ã: Trong ®é tuæi lao ®éng: 736.750 = 63% d©n sè. II. Đánh giá chung về sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 1. Đặc điểm kinh tế- văn hóa xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Năm 1997 khi tái lập, Vĩnh Phúc vẫn là một tỉnh nghèo.Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp chiếm 52% GDP; công nghiệp chỉ chiếm 12%GDP. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội còn thấp kém, thu ngân sách chỉ ở mức gần 100 tỷ, chi ngân sách chủ yếu phải nhờ vào sự điều tiết của Trung ương. Thu nhập bình quân đầu người ở mức 130$/năm chỉ bằng 48% mức bình quân cả nước, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, đặc biệt là từ năm 1997 đến nay Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đã tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, vượt qua khó khăn và giành được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Nền kinh tế liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định: bình quân giai đoạn 1997-2007 đạt mức 17,5%/ năm; riêng năm 2007 đạt 22%; năm 2008 trong bối cảnh chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới bắt nguồn từ Mỹ, đồng thời thục hiện chia tách huyện Mê Linh về Hà Nội, vượt qua những thách thức, kinh tế Vĩnh Phúc vẫn đạt mức tăng trưởng 17,77% là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Trở thành tỉnh tự cân đối về thu- chi ngân sách kể từ năm 2004 và là một trong 15 tỉnh, thành phố có đóng góp cho ngân sách nhà nước. Thu ngân sách tăng nhanh, bình quân tăng 30%/ năm; trong đó thu nội địa chiếm 80%. Năm 2008 thu ngân sách của tỉnh đạt 9200 tỷ đồng gấp 100 lần thời điểm 1997; và đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng như cả nước (đứng thứ 2 sau Hà Nội ở khu vực Miền Bắc, và thứ 6 cả nước về thu nội địa). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, kết thúc năm 2008 tỷ trọng đóng góp của khu vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ đạt 83%, khu vực nông nghiệp chỉ còn 17%. Riêng công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/ năm, năm 2007 đạt 41%; giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2008 đạt 36000 tỷ đồng gấp 40 lần so với năm 1997. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 1323$/ người/ năm, cao hơn mức bình quân chung cả nước; xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả tích cực bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%/ năm tính đến hết 2008 còn 10,2%. Là một trong mười địa phương đứng đầu cả nước về giáo dục. Hệ thống y tế từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở được quan tâm đầu tư ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Về thu đầu tư: Các dự án đầu tư vào Vĩnh Phúc chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp (chiếm 90%). Sản phẩm công nghiệp chiếm thị phần lớn trong nước và có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Hiện nay Vĩnh Phúc được coi là một trung tâm sản xuất ô tô,xe gắn máy, gạch ốp lát hàng đầu của Việt Nam; Và đang có nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn đầu tư vào tỉnh như dự án đầu tư sản xuất máy tính của tập đoàn Hồng Hải(Đài Loan) có tổng vốn đầu tư 1 tỷ $ đang được tích cực triển khai… 2. Tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn Trong năm 2008 số doanh nghiệp dân doanh thành lập mới đạt 580 doanh nghiệp và 93 chi nhánh tăng so với năm2007 là 9,2%; Với tổng số vốn đăng ký đạt 3800 tỷ đồng tăng so với 2007 là 8,7%. Trong đó đã có 406 doanh nghiệp đi vào hoạt động chiếm 70% số doanh nghiệp trong năm. Luỹ kế đến năm 2008 tổng số doanh nghiệp được thành lập trên địa bàn đạt 2500 doanh nghiệp và 203 chi nhánh, với tổng số vốn đăng ký là 11187 tỷ đồng và số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm 80% tổng số doanh nghiệp đăng ký. Số doanh nghiệp dân doanh đóng góp vào NSNN ngày càng tăng, năm 2008 đạt 291 tỷ đồng tăng 32,75% so với năm 2007 và đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động. Thực hiện Quyết định số 1696/ QĐ- TTg, ngày 29/ 11/ 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008- 2010. Các doanh nghiệp đã tích cực triển khai các bước chuẩn bị chuyển đổi. Tiến độ thực hiện các dự án lớn Dự án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 2A, và 2B theo hình thức BT đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Đường xuyên Á đoạn qua Vĩnh Phúc dài 40 km, được đầu tư bằng nguồn vốn ADB đang đựoc triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Đường Nguyễn Tất Thành nối Quốc lộ 2A với 4 khu công nghiệp đã khởi công 10/ 13 gói thầu và đã giải phóng được 94% diện tích cần đền bù, hết năm 2008 khối lượng thực hiện ước đạt 10% so với dự toán… Đã hoàn thành quy hoạch mạng lưới điện Vĩnh Phúc đến năm 2015; Tiếp tục triển khai dự án năng lượng nông thôn RE II bằng nguồn vốn WB, hết năm 2008 cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng được 83 xã của dự án đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt cho nhân dân; Ngành điện lực đã tiếp tục triển khai xây dựng các trạm biến áp đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển công nghiệp và đô thị trên địa bàn tỉnh. Hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin được quan tâm đầu tư đặc biệt cho các khu công nghiệp và đô thị, hết năm 2008 có 391 trạm BTS trên toàn địa bàn đã cơ bản đảm bảo thông tin thông suốt cho toàn tỉnh. Hệ thống cấp nước toàn tỉnh được quan tâm đầu tư: dự án cải tạo mở rộng nhà máy cấp nước Vĩnh Yên đã hoàn thành, đầu tư xây dựng hệ thống đường ống cấp nước từ Vĩnh Yên đi các khu công nghiệp, hoàn thành đường ống D160 cấp nước từ Phúc Yên đến khu công nghiệp Bá Thiện, tiếp tục hoàn thiện dự án cấp nước Mê Linh 20000 m3 / ngày đêm… đã đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng cao của các khu công nghiệp và đô thị nằm trên địa bàn tỉnh. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp Hiện đại hoá- Công nghiệp hoá Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/ TU ngày 25/ 2/ 2008 về phát triển nguồn nhân lục có định hướng đến 2020; HĐND đã ban hành nghị quyết số 16 về đào tạo đội ngũ cán bộ công chức tỉnh Vĩnh Phúc, đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động khu vực nông nghiệp- nông thôn, các xã giành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ. Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, năm 2008 các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề của tỉnh được bổ sung tăng 25% chỉ tiêu đào tạo so với năm 2007; được tập trung đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất; ngoài ra còn giành 30 tỷ đồng để thực hiện các nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh theo mục tiêu của nghị quyết. Về giáo dục và đào tạo Ngành Giáo dục- Đào tạo có những chuyể._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22462.doc
Tài liệu liên quan