Mục lục
Lời nói đầu.
Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
1.Khái niệm và đặc điểm của dự án .
a. Khái niệm.
b. Đặc điểm của dự án.
2. Vai trò của dự án trong việc hoạch định phát triển .
3. Nội dung cơ bản của một dự án.
a.Căn cứ xây dựng dự án
b. Sản phẩm đầu ra của dự án.
c. Thị trường của sản phẩm dự án.
d. Công nghệ và kỹ thuật của dự án.
e. Khả năng đảm bảo và phương thức cung cấp các yếu tố đầu vào cho dự án.
f. Nhu cầu và nguồn cung cấp nhân lực.
79 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2001 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g. Tổ chức và tiến độ thực hiện dự án
h. Phân tích tài chính của dự án.
i. Phân tích kinh tế, tác động môi trường của dự án.
k. Kết luận và kiến nghị.
II. Vai trò của rừng với phát triển kinh tế xã hội.
1. Khái niệm chung về rừng.
a. Dưới góc độ sinh học.
b. Dưới góc độ kinh tế.
2. Vai trò của rừng với phát triển kinh tế xã hội.
a. Vai trò của rừng đối với kinh tế và đời sống.
b. Vai trò của rừng đối với môi sinh.
c. Vai trò của rừng đối với quốc phòng.
III. Sự cần thiết của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
1. Những nhân tố thuận lợi cho việc phát triển rừng.
2. Vai trò của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng với phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.
a. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng với tăng trưởng kinh tế .
b. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng với vấn đề xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội.
c. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng với việc ổn định chính trị và đảm bảo an ninh quốc phòng.
3. Lý do phải trồng mới 5 triệu ha rừng.
IV. Kinh nghiệm cải cách và phát triển rừng ở Trung Quốc.
Phần thứ hai:Thực trạng triển khai thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng .
I. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
1. Thuận lợi.
2. Những khó khăn tồn tại.
a. Về cơ chế kế hoạch hoá.
b. Về chính sách đầu tư thực hiện Dự án.
c. Về hệ thống tổ chức các Dự án cơ sở.
II. Kết quả thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong 2 năm 1999 - 2000.
1. Thực trạng rừng của nước ta trong thời gian qua.
2. Kết quả thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
Về chỉ tiêu khối lượng.
Về giải ngân vốn đầu tư bằng nguồn ngân sách.
Một số kết quả đạt được khác.
III Đánh giá kết quả thực hiện kết quả thực hiện Dự án trồng 5 triệu ha rừng.
1. Đánh giá về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch.
Về ưu điểm.
Về tồn tại.
2. Đánh giá chung 2 năm thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
IV. Kết luận.
Phần thứ ba: Một số giải pháp nhằm thự hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2001 - 2010.
I. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
1. Quan điểm về trồng rừng trong Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
2. Phương hướng phát triển cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
a. Phương hướng chung.
b. Phương hướng cụ thể.
3. Mục tiêu của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
4. Nhiệm vụ của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
II. Một số giải pháp nhằm thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
Giải pháp về vốn.
Giải pháp về đất đai.
Giải pháp về khoa học và công nghệ.
Cần thực thi đầy đủ và nghiêm túc các chính sách về hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm.
Cần thực hiện và quán triệt chủ trương ”Phát triển mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc hướng tới đóng của rừng tự nhiên.
III. Kiến nghị.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Trang
4
6
6
6
6
7
8
8
8
8
8
9
9
9
9
9
9
10
10
10
10
11
11
11
16
16
16
17
17
18
18
19
20
24
24
24
25
25
27
27
28
28
30
31
36
41
43
43
43
43
44
49
51
51
51
52
52
53
57
59
60
61
66
68
73
75
76
78
79
Lời mở đầu
Nước ta là một đất nước có tài nguyên rừng phong phú, đa dạng , nhiều loài gỗ và lâm sản có giá trị cao.Từ lâu, rừng đã gắn liền với cuộc sống của hàng chục triệu người dân, đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Vai trò của rừng ngày càng quan trọng nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nó cung cấp lâm đặc sản cho nền kinh tế quốc dân, đáp ứng các nhu cầu văn hoá , thẩm mỹ của con người đặc biệt là chức năng bảo vệ môi trường của rừng.Tuy nhiên trong những năm qua , rừng đã bị tàn phá nhiều do hiện tượng chặt phá rừng làm nương rẫy, do người dân không hiểu hết tầm quan trọng của rừng, độ che phủ của rừng giảm một cách trầm trọng. Vì vậy phấn đấu tăng diện tích rừng trồng, nâng cao độ che phủ của rừng là mục tiêu chủ yếu toàn Đảng, toàn đân ta trong thời kỳ tới. Một trong những biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu này chính là sự ra đời của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá X đã ra Nghị Quyết về dự án này. Ngày 29/07/1998, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 661/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng để thực hiện Nghị Quyết của Quốc hội. Tuy mới triển khai thực hiện nhưng Dự án 5 triệu ha rừng đã đem lại những kết quả đáng kể.
Xuất phát từ thực tiễn và qua thực tập tại Vụ Kế hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, em quyết định chọn đề tài nghiên cứu: "Một số giải pháp nhằm thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2001 - 2010 " cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Với nhận thức của mình sau gần 4 năm học và qua thời gian thực tập , em hy vọng có thể góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình nghiên cứu chung nhằm tìm ra biện pháp khả thi phục vụ cho việc thúc đẩy hoạt động trồng rừng ở nước ta .
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của chuyên đề bao gồm 3 phần:
Phần I : Cơ sở lý luận của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
Phần II : Thực trạng triển khai thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
Phần III : Một số giải pháp nhằm thực hiện Dự án trồng mới 5triệu ha rừng
Qua đây em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng, bác Huỳnh Lý và các cô chú trong phòng Thống kê Vụ Kế hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.Vì thời gian thực tập ngắn ngủi và sự hiểu biết còn hạn chế nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Phần thứ nhất
Cơ sở lý luận của dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
i. Lý luận chung về dự án.
1. Khái niệm và đặc điểm của dự án.
a. Khái niệm.
Từ khi thuật ngữ dự án ra đời, người ta thường dùng nó để chỉ những hoạt động, những quá trình rất khác nhau trong từng lĩnh vực cụ thể. Từ trước đến nay có rất nhiều các nhà khoa học kinh tế cũng như các nhà quản lý đã đưa ra các khái niệm rất khác nhau về dự án. Mỗi quan niệm nhấn mạnh về một số các khía cạnh của một dự án cùng các đặc điểm quan trọng của nó trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Nếu xét về hình thức, dự án là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống một dự kiến đầu tư trong tương lại.
Nếu xét ở góc độ nội dung, dự án được hiểu là một ý đồ tiến hành một công việc cụ thể nào đó nhằm đạt mục tiêu xác định trong khuôn khổ nguồn lực nhất định và khoảng thời gian nhất định.
Nếu xét ở góc độ kế hoạch, dự án được hiểu là một kế hoạch chi tiết về đầu tư phát triển, là đơn vị kế hoạch độc lập nhỏ nhất trong hệ thống kế hoạch hoá, làm cơ sở cho việc ra quyết định về đầu tư phát triển.
Từ các định nghĩa khái quát về dự án như trên, đến nay dự án đã được dùng rất rộng rãi và phổ biến cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với mỗi một lĩnh vực, dự án sẽ được cụ thể hoá một cách chi tiết hơn cho phù hợp với đặc điểm riêng có của lĩnh vực đó. Tuy nhiên những tính chất chung vốn có của dự án thì vẫn tồn tại và được thể hiện rất rõ nét ở tất cả các lĩnh vực.
b. Đặc điểm của dự án.
* Dự án có tính thống nhất: Dự án là một thực thể độc lập trong một môi trường xác định với các giới hạn nhất định về quyền hạn và trách nhiệm.
* Dự án có tính xác định: Dự án được xác định rõ ràng về mục tiêu phải đạt được, thời hạn bắt đầu và thời hạn kết thúc cũng như nguồn lực cần có với một số lượng, cơ cấu, chất lượng và thời điểm giao nhận.
* Dự án có tính lôgíc: Tính lôgíc của dự án được thể hiện ở mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận cấu thành dự án. Một dự án thường có bốn bộ phận sau:
- Mục tiêu của dự án: Một dự án thường có hai cấp mục tiêu: Mục tiêu phát triển và mục tiêu trực tiếp.
+ Mục tiêu phát triển là mục tiêu mà dự án góp phần thực hiện. Mục tiêu phát triển được xác định trong chiến lược, chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của vùng.
+ Mục tiêu trực tiếp là mục tiêu cụ thể mà dự án phải đạt được trong khuôn khổ nguồn lực nhất định và trong khoảng thời gian nhất định.
- Kết quả của dự án: Là những đầu ra cụ thể của dự án được tạo ra từ các hoạt động của dự án. Kết quả là điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu trực tiếp của dự án.
- Các hoạt động của dự án: Là những công việc do dự án tiến hành nhằm chuyển hoá các nguồn lực thành các kết quả của dự án. Mỗi hoạt động của dự án đều đem lại kết quả tương ứng.
- Nguồn lực cho dự án: Là các đầu vào về vật chất, tài chính, sức lao động cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Nguồn lực là tiền đề để tạo nên các hoạt động của dự án.
Bốn bộ phận trên của dự án có mối quan hệ lôgíc chặt chẽ với nhau. Nguồn lực của dự án được sử dụng tạo nên các hoạt động của dự án. Các hoạt động tạo nên các kết quả (đầu ra). Các kết quả là điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu trực tiếp của dự án. Đạt được mục tiêu trực tiếp là tiền đề góp phần đạt được mục tiêu phát triển.
2. Vai trò của dự án trong việc hoạch định phát triển.
- Dự án là công cụ để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược, quy hoạch và chương trình phát triển một cách có hiệu quả nhất.
- Dự án góp phần cải thiện đời sống dân cư và cải biến bộ mặt kinh tế xã hội của từng vùng và của cả nước.
- Dự án góp phần giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
Do có các vai trò trên, dự án phát triển rất được coi trọng hệ thống kế hoạch hoá hiện nay ở Việt nam.
3. Nội dung cơ bản của một dự án.
Các dự án khác nhau thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau có nội dung cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a. Căn cứ xây dựng dự án.
- Căn cứ pháp lý: Luật, các văn bản pháp lý.
- Căn cứ thực tế: Trình bày rõ bối cảnh hình thành dự án.
- Xác định các nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ quá trình hình thành và thực hiện dự án.
b. Sản phẩm đầu ra của dự án.
- Giới thiệu rõ sản phẩm đã được lựa chọn đưa vào dự án. Đặc điểm, tính năng công dụng.
-Vị trí của sản phẩm trong danh mục ưu tiên của Nhà nước.
c. Thị trường của sản phẩm dự án.
- Các luận cứ về thị trường sản phẩm được chọn:
+ Nhu cầu hiện tại.
+ Dự báo cầu trong tương lai.
- Dự kiến mức độ thâm nhập chiếm lĩnh thị trường của dự án trong suốt thời kỳ hoạt động.
- Các giải pháp thị trường: Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, lợi nhuận.
d. Công nghệ và kỹ thuật của dự án.
- Mô tả các thế hệ công nghệ và lý giải tại sao chọn công nghệ được mô tả trong dự án.
- Đánh giá tính hiện đại, tính phù hợp, các đặc điểm ưu việt và các hạn chế của công nghệ đã chọn.
e. Khả năng đảm bảo và phương thức cung cấp các yếu tố đầu vào cho dự án.
- Xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào.
- Xác định nguồn cung cấp các đầu vào đó.
- Xác định phương thức cung cấp nhằm đảm bảo cung cấp ổn định, đúng thời hạn, đúng chất lượng các đầu vào.
f. Nhu cầu và nguồn cung cấp nhân lực.
- Nhu cầu nhân lực trong từng thời kỳ của dự án.
- Nguồn cung cấp nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực.
- Xác định chi phí cho từng giai đoạn của dự án.
g. Tổ chức và tiến độ thực hiện dự án.
- Khái quát về phương án tổ chức thực hiện.
- Thời điểm thực hiện đầu tư.
- Tiến độ rót vốn cho các công việc của dự án.
- Kế hoạch huy động các nguồn vốn để đảm bảo tiến độ.
h. Phân tích tài chính của dự án.
- Xác định tổng vốn đàu tư và cơ cấu vốn đầu tư.
- Xác định doanh thu cho từng năm và cả đời dự án.
- Dự kiến chi phí cho dự án.
i. Phân tích kinh tế, tác động môi trường và xã hội của dự án.
- Đánh giá sự đóng góp của dự án đối với nền kinh tế quốc dân.
- Tác động của dự án đến môi trường.
- Tác động của dự án đến xã hội.
k. Kết luận và kiến nghị.
- Kết luận về khả năng thực hiện dự án, các lợi ích tài chính, lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và tác động của dự án đến môi trường.
- Các thuận lợi, khó khăn trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.
- Các kiến nghị với Nhà nước, Bộ ngành liên quan.
ii. vai trò của rừng với phát triển kinh tế xã hội.
1. Khái niệm chung về rừng.
a. Dưới góc độ sinh học.
Rừng là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng (gồm thực vật rừng, động vật rừng); đất rừng; khí hậu thuỷ văn; các loài vi sinh vật và môi trường sinh thái tạo thành một khối thống nhất hoàn chỉnh, có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau.
b. Dưới góc độ kinh tế.
Rừng là tư liệu sản xuất đặc biệt, loại tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành lâm nghiệp. Là nguồn tài nguyên đặc biệt có tác dụng cung cấp lâm sản, tác dụng phòng hộ và các tác dụng đặc hữu khác đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội.
Có ba loại rừng chủ yếu đó là: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
- Rừng đặc dụng: Là rừng và đất rừng do Nhà nước quy định nhằm bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ di tích lịch sử, bảo vệ sức khoẻ, nghiên cứu khoa học và phục vụ các lợi ích đặc biệt khác.
- Rừng phòng hộ: Là rừng và đất rừng dành cho việc phòng chống các nhân tố khí hậu có hại, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ chắn gió chống cát bay, phòng hộ chắn sóng bảo vệ đê và cây trồng, chống xói mòn đất, giữ độ ẩm của đất, cải tạo và nâng cao độ phì của đất tạo bóng mát cho người, gia súc.
- Rừng sản xuất: Là rừng và đất rừng để kinh doanh sản xuất gỗ và các loại lâm sản khác (dược liệu, tinh dầu, nhựa...).
Bao gồm:
+ Rừng sản xuất gỗ lớn.
+ Rừng sản xuất gỗ nhỏ.
+ Rừng sản xuất tre nứa.
+ Các loại lâm đặc sản khác: Măng, dược liệu...
2. Vai trò của rừng với phát triển kinh tế xã hội.
a. Vai trò của rừng đối với kinh tế và đời sống.
Rừng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với kinh tế và đời sống; rừng cung cấp những nguyên liệu lâm sản cần thiết cho những ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải; cung cấp những sản phẩm tiêu dùng trong đời sống nhân dân. Trong rừng nước ta có nhiều loại gỗ quý, những đặc sản nổi tiếng, những chim thú hiếm, những loại cây thuốc có giá trị và còn biết bao nhiêu loài cây mà cho đến nay chúng ta chưa biết hết tính năng, tác dụng cũng như ý nghĩa khoa học và giá trị kinh tế của nó. Rừng là loại tài nguyên sinh vật có khả năng tái sinh và phát triển không ngừng. Nếu rừng được khai thác và tái sinh theo đúng quy luật phát triển của nó thì rừng sẽ là cơ sở cung cấp lâm sản rất quan trọng, phục vụ yêu cầu xây dựng đất nước và thoả mãn nhu cầu nhiều mặt của nền kinh tế quốc dân và đời sống nhân dân. Nghề rừng là một trong những ngành hoạt động có khả năng đem lại thu nhập lớn cho quốc doanh, cho nền kinh tế tập thể, cũng như kinh tế phụ gia đình. Phát triển mạnh nghề rừng có ý nghĩa to lớn tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu người, góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương phân bố và sử dụng lao động trên phạm vi cả nước.
b. Vai trò của rừng đối với môi sinh.
Từ xa xưa, rừng đã được coi là một trong những yếu tố trụ cột của môi trường sống: Người nguyên thuỷ đã biết dựa vào rừng để thu hái hoa quả, cung cấp nhiên liệu cho sưởi ấm, làm vũ khí để săn bắn, làm lều lán, nhà cửa, hàng rào, bờ dậu, củng cố nơi ăn chốn ở. Trong quá trình tồn tại và phát triển dựa vào rừng, con người ngày càng thấy được những giá trị nhiều mặt của rừng trên các phương diện đặc biệt là môi trường sống.
b1. Vai trò của rừng đối với nước và thuỷ lợi.
* Rừng góp phần giảm lũ, tăng lưu lượng kiệt của sông suối.
Do rừng giữ lại một phần nước mưa qua các tán lá, thân và rễ cây nên đã giảm được các đỉnh lũ, điều đó có lợi cho việc phòng chống lũ của các hệ thống đê và các công trình thuỷ lợi. Việc điều tiết nước của rừng cũng góp phần quan trọng trong việc tăng lưu lượng kiệt về mùa cạn, tăng năng lực tưới nước của các công trình thuỷ nông, hạn chế nước mặn ở biển xâm nhập sâu vào các cửa sông gây khó khăn cho việc lấy nước ngọt để tưới cũng như cung cấp nước sinh hoạt.
Các hiện tượng: lũ lớn xảy ra nhiều trong thời gian gần đây đặc biệt là ở Miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long và tình hình lưu lượng kiệt giảm nhiều về mùa cạn có nguyên nhân quan trọng là do vốn rừng bị giảm sút, gây bất lợi cho việc phòng chống lũ lụt của đê, đập làm giảm năng lực tưới nước của nhiều công trình thuỷ lợi cũng như làm cho nước mặn lấn sâu thêm vào đất liền.
Có thể lấy dẫn chứng ở khắp mọi miền về hiện tượng lũ lớn xuất hiện ngày càng gia tăng và lưu lượng mùa kiệt giảm để thấy rõ ảnh hưởng của rừng đối với nước.
- Lũ lớn xuất hiện ngày một gia tăng.
+ Trên các lưu vực Sông Đà, Sông Hồng đã xuất hiện lũ lớn chưa từng có vào các năm 1971 và 1996.
Mức nước lũ ở Hà Nội ngày 21/8/1971 đã đạt tới mức chưa từng có là 14,13.
+ Lũ trên Sông Đà năm 1996 đạt xấp xỉ lũ lớn nhất xẩy ra năm 1971.
+ Trên Sông Thương đã đạt tới mức nước lũ chưa từng có là 7,81 vào ngày 23/7/1986.
+ Trên Sông ở Miền Trung từ những năm 1978 đến nay lũ cũng đạt tới mức chưa từng có vượt mức lũ lịch sử trước đây rất nhiều.
- Lưu lượng dòng chảy mùa kiệt giảm.
Do rừng giảm sút nên dòng chảy mùa kiệt nhất là trên các sông suối nhỏ đã cạn kiệt giảm sút nhanh chóng. Điều này đã gây bất lợi lớn cho các công trình thuỷ lợi sử dụng lưu lượng cơ bản để tưới.
Dưới đây xin dẫn chứng ở một vài công trình trong muôn vàn công trình.
+ Công trình đập Thác Huống ở Bắc Thái được thiết kế với lưu lượng kiệt trước đây là 12 m3/s nhưng đến năm 1998 chỉ còn 5- 6m3/s tức giảm đi trên 50% khiến cho năng lực tưới tiêu của công trình giảm, phải làm bổ sung thêm rất nhiều công trình hồ đập, trạm bơm để bổ sung nước cho hệ thống.
+ Tại hầu hết các công trình phai, đâp dâng sử dụng lưu lượng cơ bản để tưới và phát điện ở miền núi đều cho thấy lưu lượng kiệt đều giảm trên dưới 50% khiến cho năng lực tưới của công trình giảm, có công trình hầu như bị huỷ diệt mất tác dụng chính, vì vậy mặc dù nhiều tỉnh miền núi có phong trào làm thuỷ lợi rất mạnh nhưng không sao bù đắp được diện tích bị giảm sút ở các công trình thuỷ lợi nhỏ và nhiều công trình thuỷ điện nhỏ đã bị huỷ diệt không đủ lưu lượng để phát điện.
* Rừng góp phần làm giảm được bồi lắng, tăng ổn định cho các dòng chảy.
Do rừng không cho nước mưa rơi trực tiếp xuống đất nên giảm được động năng gây xói của dòng chảy mặt nhờ đó giảm được lượng phù sa bùn, cát, đá bồi lắng trong các hồ chứa nước, trước các cửa cống lấy nước và trên các kênh mương.
Hiện nay tình hình lượng phù sa bùn, cát của dòng chảy có xu hướng tăng nhất là hiện tượng tăng nhiều của các trận lũ đầu mùa, chứng tỏ do mất rừng, tác dụng của rừng đã bị giảm sút: đất lâm nghiệp và cả đất nông nghiệp bị xói mòn nhiều hơn trước, tình hình đó làm cho nhiều hồ chứa nước và các cửa cống lấy nước chóng bị bồi lắng và hàng năm phải dùng một đội tàu hút bùn để nạo vét hàng chục vạn mét khối bùn cát bồi lấp ở mười cửa cống trọng điểm ven Sông Hồng.
Do xói mòn tăng khiến cho dòng chảy lũ của nhiều sông suối mang nhiều thành phần rắn (cát, sỏi, đá...) đã gây phá vỡ cân bằng tự nhiên giữa sức tải của sông ngòi và các thành phần rắn làm cho một số sông ngòi không ổn định làm cho bề rộng mặt sông có thể tăng lên làm chuyển dịch các bãi cát di động gây bồi lấp nhiều cửa lấy nước dọc theo các bờ sông và cản trở đến giao thông thuỷ. Dòng chảy rắn lắng đọng làm cho đáy sông cao dần, mực nước mặt và nước ngầm cũng cao thêm, nguy cơ ngập lụt cũng tăng, nên luôn phải củng cố đê kè.
* Rừng góp phần làm giảm phá hoại của sóng biển, cát lấn, bảo vệ cho đê biển.
Đối với dải đất dọc bờ biển nước ta đã hình thành các loại cây chịu hạn mọc trên đất phèn, cát khô như phi lao, các loài cây sống ở vùng nước lợ mặn như: đước, sú vẹt, dừa nước, hoặc có loại mọc trên đất chua phèn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long như tràm. Các cây rừng này có một số được phát triển tự nhiên và được trồng đã góp phần tác dụng chống sóng cho đê biển, chống cát lấn và tham gia giữ đất bồi ở ven biển để khi có điều kiện thì thực hiện quai đê lấn biển, mở mang thêm diện tích đất trồng trọt. ở Miền Nam những rừng tràm như ở U Minh cũng góp phần quan trọng để giữ nước ngọt phục vụ cho tưới ruộng và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.
* Rừng góp phần làm tăng hơi nước trong khí quyển, tăng lượng mưa có lợi cho phát huy tác dụng của các công trình thuỷ lợi.
Rừng có tác dụng làm dịu nhiệt độ khu vực, tăng được lượng bốc hơi qua các tán lá, bụi cây, nên lượng hơi nước trong khí quyển được tăng lên và khi gặp những điều kiện nhất định hơi nước được ngưng đọng sẽ góp phần tăng lượng mưa, tăng thêm nguồn nước cho các sông suối lưu vực các hồ đập đều rất có lợi cho phát huy tác dụng của các công trình thuỷ lợi, ngược lại các hồ đập sau khi xây dựng xong và trữ nước cũng góp phần làm dịu khí hậu tăng độ ẩm khu vực, thuận lợi cho việc trồng rừng và phát triển rừng trên lưu vực các công trình.
b2. Vai trò của rừng trong giảm nhẹ hiệu ứng nhà kính.
- Rừng là bể hấp thụ khí CO2.
Thực vật phát triển được là nhờ có quá trình quang hợp. Quang hợp là quá trình diễn ra trong thực vật có diệp lục tố là xúc tác, tổng hợp những chất hữu cơ cần cho hoạt động sống của thực vật từ các hợp chất đơn giản. Nhờ quang hợp, các chất hữu cơ có trong thực vật được tạo ra, từ đó sản sinh ra nguồn thực phẩm cho các loài động vật. Mỗi năm do quang hợp trên trái đất tạo ra gần 150 tỷ tấn chất hữu cơ. Quá trình đó tiêu thụ gần 300 tỷ tấn CO2 và giải phóng gần 200 tỷ tấn O2 tự do.
ở rừng kín, rậm năng suất cao thuộc ôn đới lá rộng hay lá kim, khả năng hấp thụ CO2 khoảng 20- 25 tấn/ ha trong mùa sinh trưởng và thải ra 15- 18 tấn ôxy/ha. Quá trình đó tạo ra 14- 18 tấn/ha chất hữu cơ.
ở rừng mưa nhiệt đới thường xanh, mức hấp thụ khí CO2 trong năm lên tới gần 150 tấn/ha và thải ra gần 110 tấn khí ôxy/ha, tạo ra gần 40 tấn/ha chất hữu cơ.
- Thảm thực vật rừng và đất rừng còn là “nơi tích tụ Cacbon”.
Sinh khối của thảm thực vật rừng là một “bể chứa” Cacbon lớn trên trái đất.
Sinh khối, theo định nghĩa là khối vật chất hữu cơ được sản sinh ra trong một cơ thể sống, một quần thể sinh vật. Sinh khối tập hợp các sinh vật có trong hệ sinh thái ở thời điểm quan sát. Sinh khối có thể được biểu thị bằng số lượng cá thể, trọng lượng, đơn vị năng lượng... Trong phạm vi nghiên cứu vai trò dự trữ Cacbon của rừng, người ta chỉ tính đến sinh khối của thực vật. Đó là khối lượng chất hữu cơ (cùng với các chất vô cơ chứa trong cây) của thân, vỏ, cành, lá, gốc, rễ cây. Khối lượng của sinh khối thực vật được biểu thị bằng trọng lượng vật chất ở trạng thái khô, hoặc tính bằng khối lượng CO2 hay Cacbon. Sinh khối thực vật của rừng nhiệt đới chiếm 75% toàn bộ sinh khối rừng trên trái đất.
Khi rừng bị cạo mất thảm thực vật thì tác hại xảy ra ở cả hai khía cạnh: Mất bể hấp thụ CO2, đồng thời đất rừng cùng với thực vật còn lại sẽ là nguồn phát thải CO2 quan trọng. Vì lý do nạn phá rừng có ảnh hưởng lớn tới tình trạng gia tăng hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển trái đất. Mặt khác, việc khôi phục rừng, bảo vệ rừng, trồng rừng mới được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu giảm hiệu ứng nhà kính.
b3. Vài trò của rừng trong chống sa mạc hoá.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến quá trình hoang mạc hoá ở Việt Nam là do bị mất rừng gây ra sự thoái hoá đất đai đặc biệt là ở vùng đồi núi. Sự suy thoái đất do mất rừng thể hiện ở độ xói mòn cao, giảm tầng mùn và các chất dinh dưỡng trong đất, phá hoại cấu trúc của đất và mất khả năng giữ nước. Sau 50 năm từ năm 1945- 1995 khoảng 5 triệu ha rừng đã bị khai thác. Hiện nay nước ta có khoảng gần10 triệu ha là đất trống, đồi núi trọc trong đó hầu hết là giảm hoặc mất khả năng sản xuất. Sự suy thoái đất đai do môi trường bị tàn phá là quá trình hoang mạc hoá quan trọng nhất ở Việt nam.
c. Vai trò của rừng đối với quốc phòng.
Rừng có tác dụng to lớn đối với quốc phòng. Trải qua hàng nghìn năm chiến đấu chống giặc ngoại xâm, vai trò, tác dụng to lớn của rừng đối với quốc phòng luôn luôn được khẳng định. Việc trồng rừng, bảo vệ rừng ở các tỉnh biên giới, việc trồng cây gây rừng ở các vùng ven biển và khắp mọi nơi, ngoài các lợi ích trực tiếp về kinh tế còn do đòi hỏi của nhiệm vụ củng cố quốc phòng, trước mắt cũng như lâu dài.
iii. sự cần thiết của dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
1. Những nhân tố thuận lợi cho việc phát triển rừng.
Một là: Nhận thức về vai trò bảo vệ môi trường sinh thái của rừng trong các cấp, các ngành và trong nhân dân được nâng cao và đã được thể hiện trong quá trình xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển lâm nghiệp; đã có sự kết hợp giữa các chương trình, kế hoạch phát triển rừng với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội khác ở Miền Núi tạo ra môi trường kinh tế xã hội thuận lợi cho việc bảo vệ và phát triển rừng; vai trò và sự tham gia của người dân trong quá trình quản lý, bảo vệ và xây dựng rừng được nâng cao hơn.
Thực tiễn đã cho thấy, con người là nhân tố trung tâm, nhân tố quyết định trong hệ thống sinh thái “Đất đai- rừng cây- con người”. Chỉ trên cơ sở xây dựng mối quan hệ giữa con người với đất đai và rừng cây hợp quy luật thì mới có thể khôi phục và phát triển rừng, tạo nên một hệ sinh thái bền vững.
Hai là: Những thành tựu của ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực, kết quả của các chương trình xoá đói giảm nghèo, định canh định cư, tạo ra những tiền đề kinh tế xã hội quan trọng cho việc bảo vệ và phát triển rừng, làm giảm bớt sức ép phá rừng để làm nương rẫy. Do vậy, đã có nhiều khu rừng ở vùng cao đang trong quá trình khôi phục trở lại.
Ba là: Một đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành lâm nghiệp trên 10 vạn người đã được đào tạo và có kinh nghiệm với gần 7.000 cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học nắm bắt được những kỹ thuật tiến bộ của nghề rừng trong nước và quốc tế. Hệ thống đào tạo nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ htuật đã được hình thành. Hệ thống cung cấp giống cây lâm nghiệp được phân bố ở khắp các vùng trong nước. Nhiều kinh nghiệm quý về quản lý rừng đã được tích luỹ từ thực tiễn Việt Nam thông qua các chương trình dự án trong nước cũng như từ các dự án quốc tế thực hiện tại Việt Nam.
Bốn là: Đã quy hoạch, thiết lập được các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm, bước đầu hình thành những vùng rừng nguyên liệu tập trung cho các ngành công nghiệp quan trọng như giấy và than làm hạt nhân cho việc hình thành và phát triển hệ thống rừng mới ở Việt Nam. Việc trồng cây gây rừng đã trở thành một nếp quen thuộc trong nhân dân, duy trì thường xuyên 2 tỷ cây lấy gỗ trong khắp các làng mạc, thành phố, có tác dụng rõ ràng trong việc phòng hộ môi trường sống và cung cấp lâm sản cho các cộng đồng nông thôn. Một số hộ đã phát triển vườn rừng, đồi rừng, trang trại rừng từng bước phát triển sản xuất kinh doanh rừng như một nghề.
2. Vai trò của dự án trồng mới 5 triệu ha rừng với phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng được coi là công trình quan trọng quóc gia, nhằm khai thác tiềm năng to lớn về đất đai để phục hồi và phát triển tài nguyên rừng, tạo việc làm và thu nhập cho nông dân, góp phần phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo ở những vùng có rừng, nhất là vùng Miền Núi nơi đồng bào dân tộc sinh sống, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Vai trò của dự án được thể hiện rõ đối với tăng trưởng kinh tế, với vấn đề xoá đói giảm nghèo, với chính trị, an ninh quốc phòng.
a. Dự án trồng mới 5 ha rừng với tăng trưởng kinh tế.
Với điều kiện của Việt nam hiện nay, khi mà vốn vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho tăng trưởng và phát triển kinh tế; phát triển toàn diện nông nghiệp và kinh tế nông thôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta; quỹ đất chưa sử dụng vẫn còn có khả năng khai thác lớn và lao động chưa có việc làm đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội thì khai thác, sử dụng đất trống, đồi núi trọc để trồng rừng là một trong những biện pháp để giải quyết vấn đề trên.
Việt nam là một nước nông nghiệp với khoảng 80% dân số sống ở khu vực nông thôn, hàng năm lượng lao động ở Việt nam tăng thêm 1,2 triệu người mà mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ VIII đặt ra là mỗi năm phải tạo thêm 1,3- 1,4 triệu việc làm cho người lao động. Thực tế cho thấy lao động ở Việt Nam sử dụng không hết quỹ thời gian và chất lượng không cao.Do vậy việc tham gia trồng mới 5 triệu ha rừng sẽ hạn chế bớt lượng lao động dư thừa hiện nay. Bên cạnh đó việc trồng rừng cũng tạo ra những sản phẩm có thể xuất khẩu thu được lượng ngoại tệ lớn, góp phần làm tăng GDP của đất nước.
b. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng với vấn đề xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội.
Phần lớn các hộ tham gia trồng rừng là nông dân Miền Núi. Vì vậy đời sống của họ thường gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Sự ra đời của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã tạo thêm nhiều việc làm cho họ, làm tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống gia đình, làm cho khoảng cách về mức sống giữa các vùng thu hẹp lại. Việc tham gia trồng rừng với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ đã làm tăng sự đoàn kết giữa cán bộ với nông dân. Người nông dân thật sự phấn khởi và hăng say làm việc. Thực tế cho thấy việc thực hiện dự án đã đạt được những kết quả đáng kể, khích lệ tinh thần làm việc của nhân dân. Thực chất dự án đã góp phần thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và góp phần thực hiện công bằng xã hội cùng với những mục tiêu khác do Đảng và Nhà nước đề ra.
c. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng với việc ổn định chính trị và bảo đảm an ninh quốc phòng.
Chính trị ổn định và an ninh quốc phòng được bảo đảm là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cuộc sống của người dân Miền Núi được bảo đảm sẽ củng cố được đoàn kết dân tộc, ổn định chính trị xã hội, phát huy được sức mạnh của nhân dân cả nước để tập trung phát triển kinh tế. Việc trồng rừng và bảo vệ rừng ở các tỉnh biên giới và các vùng ven biển có tác dụng to lớn đối với quốc phòng trong cả thời bình và thời chiến. Đây là những vùng có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng và an ninh, vì vậy kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân dược cải thiện sẽ đáp ứng được mục tiêu về quốc phòng và an ninh trước mắt cũng như lâu dài, góp phần lập lại trật tự mới trong công tác bảo vệ, quản lý rừng và xây dựng phát triển lâm nghiệp theo tinh thần mới mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã vạch ra.
3. Lý do phải trồng mới 5 triệu ha rừng.
- Rừng là tài nguyên quý báu, là bộ phận rất quan trọng của môi trường sống, là nguồn cung cấp lâm sản cho nhu cầu của nền kinh tế và đời sống nhân dân. Từ xa xưa đến nay, con người vẫn sử dụng tài nguyên rừng làm thứ._.c ăn, vật liệu xây dựng, sinh hoạt và chất đốt. Bên cạnh đó con người vẫn phải lợi dụng chức năng phòng hộ môi trường một cách tối ưu như khả năng sinh thuỷ cho đầu nguồn sông suối, hồ nước, vùng dân cư, khả năng hạn chế gió bão, lụt, khả năng phòng chống hạn hán và sa mạc hoá, khả năng chống ô nhiễm môi trường nước mặn, môi trường không khí, khả năng chống xói mòn đất... Hiện nay, rừng tự nhiên trên thế giới được coi là di sản của tổ tiên để lại cho cộng đồng loài người, mất rừng sẽ gây các hậu quả nghiêm trọng cho loài chứ không phải một dân tộc, một quốc gia nào.
ở Việt nam, trong mấy thập kỷ qua, do nhiều nguyên nhân rừng bị tàn phá nghiêm trọng, đến nay độ che phủ của rừng chỉ còn 33,2%, gây ra hậu quả xấu đối với phòng hộ và bảo vệ môi trường và cung cấp lâm sản cho nhu cầu của đất nước. Đứng trước sự thách thức của hai nhu cầu bức xúc là môi trường sinh thái và lâm sản đè nặng lên một di sản của tổ tiên để lại là rừng tự nhiên đã bị hao hụt tới ngưỡng giới hạn, chỉ còn một con đường lựa chọn là “Bảo vệ rừng tự nhiên và đẩy mạnh tốc độ trồng rừng”. Vì vậy việc khôi phục lại vốn rừng là một yêu cầu rất khó khăn nhưng rất cấp bách.
- Trên địa bàn lâm nghiệp hiện có hơn 20 triệu đồng bào các dân tộc sinh sống, trong đó có khoảng 2 triệu còn sống du canh du cư, đời sống rất khó khăn, thiếu việc làm. Vì vậy cần phải có một chiến lược phát triển kinh tế xã hội Miền Núi đã được Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII đề ra. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng là một bộ phận chiến lược kinh tế xã hội của cả nước. Vì thế sự ra đời của dự án là rất đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và chủ trương của Đảng vè phát triển lâm nghiệp. Hiện nay, diện tích đất trống, đồi núi trọc ở nước ta rất nhiều, cần phải sử dụng một cách triệt để để tránh lãng phí tài nguyên trong khi có thể sử dụng.
- Rừng và đất rừng chiếm một nửa diện tích lãnh thổ, kinh tế rừng là một thế mạnh của nước ta. Nhưng tài nguyên rừng và đất đai chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả, tỷ suất hàng hoá thấp, chưa tạo được việc làm và đời sống ổn định cho đồng bào tại chỗ. Vì vậy phải tổ chức lại ngành kinh tế lâm nghiệp theo cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dưới dự quản lý của Nhà nước, nhằm sử dụng tốt tiềm năng đất đai, lao động, tài nguyên để tạo ra khối lượng hàng hoá lâm sản đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
IV. Kinh nghiệm cải cách và phát triển rừng ở Trung Quốc.
1. Tình hình chung.
Diện tích lãnh thổ của Trung Quốc vào khoảng 9,6 triệu km2. Vào năm 1949, khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, diện tích rừng của toàn quốc chỉ có 72 triệu ha, độ che phủ của rừng vào khoảng 7,5%. Từ đó Trung Quốc đã xây dựng nhiều lâm trường, Cục lâm nghiệp quốc doanh, lâm trường tập thể ở nông thôn, mở rộng phong trào toàn dân gây trồng rừng trên quy mô lớn để thực hiện công tác bảo vệ và bồi dưỡng tài nguyên rừng. Đợt thanh tra tài nguyên rừng 1989 - 1993, cho thấy diện tích rừng đã đạt được 133,7 triệu ha; trữ lượng gỗ 11,785 tỷ m3; độ che phủ của rừng 13,92%. Hiện nay lượng tăng trưởng của rừng ở Trung Quốc đã lớn hơn lượng tiêu hao, và liên tục trong nhiều năm nay đã đạt được “ 2 mục tiêu tăng trưởng tài nguyên rừng là: tăng diện tích và tăng trữ lượng rừng”.
Năm 1956, Trung Quốc mới thành lập khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên. Nhưng đến năm 1993, cả nước đã có 766 khu bảo tồn thiên nhiên, với diện tích vào khoảng 51 triệu ha, chiếm 5,34% tổng diện tích lãnh thổ. Mức tiêu dùng gỗ bình quân theo đầu người của Trung Quốc là 0,22 m3, chiếm 62% mức bình quân của thế giới. Lượng gỗ nhập khẩu của Trung Quốc vào khoảng 25,37 triệu m3/năm.
Sau 20 năm thực hiện cải cách và mở cửa lâm nghiệp Trung Quốc đã phát triển theo những hướng chủ yếu như sau:
+ Chuyển dịch từ chế độ kinh doanh lâm nghiệp chỉ dựa trên chế độ sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể sang chế độ kinh doanh lâm nghiệp dựa trên nền kinh tế nhiều thành phần (Nhà nước, tập thể, cá nhân, hợp vốn liên doanh, hợp tác...)
+Phát triển nhiều ngành công nghiệp chế biến lâm sản để nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên rừng và tăng cường tiềm lực và năng lực cạnh tranh trên thị trường .
+ Chuyển từ giai đoạn lấy việc sản xuất gỗ làm mục đích chính sang giai đoạn coi trọng cả các mặt môi trường, sinh thái và hiệu ích xã hội; chú trọng xây dựng các hệ thống rừng phòng hộ trọng điểm, sử dụng đất trống đồi trọc và xây dựng các dự án để giúp đỡ nhân dân các vùng miền núi thực hiện xoá đói giảm nghèo.
+ Thay đổi cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho lâm nghiệp. Trước đây, ngành lâm nghiệp chỉ dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước, đến nay đã chú trọng thu hút nhiều nguồn vốn từ cá nhân và toàn xã hội để xây dựng rừng.
+ Chú trọng các tác dụng bảo tồn tính đa dạng sinh học của rừng, bảo tồn cảnh quan rừng và các di sản văn hoá ở rừng.
2. Những chính sách cải cách và đổi mới chủ yếu.
Để đạt được quá trình chuyển biến nói trên, Trung Quốc đã thực thi một số chính sách và giải pháp rất quan trọng trong lâm nghiệp. Những nội dung cải cách chủ yếu bao gồm:
a. Cải cách thể chế lưu thông gỗ và lâm sản, thủ tiêu chế độ khống chế giá lâm sản, mở rộng thị trường lâm sản, kỹ thuật và lao động.
Từ năm 1985 đã quyết định huỷ bỏ chế độ thu mua gỗ ở rừng tập thể, cho phép mở rộng và tự do hoá thị trường gỗ, xác định giá cả gỗ khai thác ở rừng tập thể theo quy luật thị trường. Tiếp theo đó, đã bỏ dần chế độ phân phối gỗ theo kế hoạch đối với gỗ khai thác ở rừng Nhà nước, cho phép xí nghiệp lâm nghiệp cung cấp gỗ cho các xí nghiệp sử dụng gỗ theo chế độ “ chỉ xác định lượng chứ không xác định giá”. Giá cả gỗ khai thác ở các khu rừng của Nhà nước cũng do thị trường điều tiết. Nhà nước chỉ thực hiện phân phối gỗ cho các nhu cầu quân dụng, cứu nạn, sản xuất than và đường sắt và do các khu rừng ở Đông Bắc cung cấp. Vào thập kỷ 80, lượng gỗ cung cấp theo kế hoạch thống nhất chiếm 80% tổng số gỗ sản xuất ở các khu rừng quốc hữu, nhưng đến thập kỷ 90 đã giảm xuống còn 10%, đến 1998 đã cơ bản thủ tiêu chế độ này.
b. Thay đổi mô hình lâm nghiệp truyền thống lấy sản xuất gỗ làm chính, thực thi chính sách phân loại tài nguyên, phát huy hiệu ích sinh thái, xã hội của rừng.
Năm 1996 Trung Quốc đã thực thi chính sách phân loại tài nguyên rừng để kinh doanh . Theo đó Trung Quốc đã phân loại, dành 20% đất lâm nghiệp để sản xuất hàng hoá, dành 25% đất lâm nghiệp để xây dựng các khu rừng công ích, phát huy các hiệu ích sinh thái của rừng. Diện tích còn lại để xây dựng rừng đa mục đích (vừa sản xuất hàng hoá, vừa phòng hộ).
c. Xây dựng các khu rừng phòng hộ quy mô lớn ở các khu vực có điều kiện môi trường, sinh thái đã bị phá hoại hoặc bị xói mòn nghiêm trọng.
Vào cuối thập kỷ 70, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện các dự án để xây dựng các công trình sinh thái quy mô lớn để tăng cường khả năng phòng của rừng ở tất cả các trọng điểm cần phải phòng hộ. Thực tế cho thấy việc xây dựng rừng phòng hộ sinh thái theo các dự án công trình đã đem lại tác dụng rõ rệt trên cả các mặt: phòng hộ, phục hồi đất đai, cung cấp chất đốt, giải quyết việc làm.
d. áp dụng các chính sách kinh tế để phát triển nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho nhân dân ở các vùng miền núi, vùng đất cát.
ở Trung Quốc, trong 592 huyện nghèo khổ, có 496 huyện nằm ở vùng đồi núi (84%). Từ 1996, Trung Quốc đã lập các dự án mở mang tổng hợp các huyện này, thông qua việc phát triển tài nguyên rừng, lấy nghề trồng cây ăn quả làm trụ cột để tiến hành xoá đói giảm nghèo.
e. Thực thi các chính sách hỗ trợ kinh tế để phát triển lâm nghiệp như:
- Hỗ trợ kinh tế hoặc cho vay với lãi suất thấp để giúp đỡ tập thể và cá nhân tạo rừng. Chủ yếu là Nhà nước giúp đỡ cây giống, bù đắp lãi suất chênh lệch.
- Thu tiền nuôi rừng để chuyên dùng vào mục đích nuôi trồng rừng.
- Đối với các ngành sử dụng nhiều lâm sản như ngành than và ngành giấy phải trích một số tiền vốn theo tỷ lệ nhất định tính trên sản phẩm đã sản xuất được để lập quỹ chuyên dùng tạo rừng cho các ngành này.
Phần thứ hai
Thực trạng triển khai thực hiện dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng
i. những thuận lợi và khói khăn khi triển khai thực hiện dự án.
1. Thuận lợi.
a. Bước vào thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, chúng ta đã có những kinh nghiệm rút ra từ chương trình 327 thực hiện từ năm 1993- 1998, về các mặt tổ chức chỉ đạo, xây dựng mô hình, khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, xác định tập toàn cây trồng, cơ chế chính sách đầu tư, kế họch hoá, nhất là việc nghiên cứu điều chỉnh chính sách, làm thế nào để gắn được quyền lợi, nghiã vụ, lợi ích giữa Nhà nước và các thành phần kinh tế, chủ yếu là các hộ gia đình, tạo động lực mạnh mẽ thu hút các nguồn lực tham gia thực hiện chương trình.
b. Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung Luật đất đai, Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước... Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách mới về đầu tư, tín dụng, thuế... phê duyệt các dự án quy hoạch phát triển của các ngành giấy, điều, chè..., các Nghị định, Quyết định của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành tạo điều kiện thuận lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đến thực hiện dự án. Đồng thời, Nhà nước đã triển khai mạnh mẽ các chương trình mục tiêu quốc gia như: chương trình xoá đói giảm nghèo bao gồm công tác định canh định cư, giải quyết di dân tự do, xây dựng các vùng kinh tế mới...; chương trình các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135) đầu tư trên một nghìn xã chủ yếu vùng sâu vùng xa, biên giới thuộc các tỉnh Miền Núi, Khu 4, Duyên Hải Miền Trung và Tây Nguyên; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn... Các chính sách mới của Nhà nước và việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã có tác động tích cực, mạnh mẽ, trực tiếp đến tiến trình thực hiện dự án.
c. Chính phủ đã sớm ban hành Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, trên cơ sở đó các Bộ, ngành liên quan có văn bản hướng dẫn thực hiện, tương đối kịp thời như Thông tư liên tịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài Chính, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư về thực hiện Quyết định 661/QĐ-TTg; Thông tư của Bộ Tài Chính hướng dẫn về quản lý cấp phát vốn ngân sách Nhà nước cho dự án; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về nghiệp vụ, ký thuật thuộc lĩnh vực quản lý ngành. Tuy nhiên, trong các hướng dẫn của các Bộ, ngành qua thời gian triển khai thực hiện đã bộc lộ những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực hiện.
d. Sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, của Ban chỉ đạo cấp Bộ, ngành, đặc biệt là việc chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền các cấp, nhất là cấp tỉnh- yếu tố quan trọng có tính chất quyết định. Đồng thời hệ thống tổ chức thực hiện dự án từ Trung ương đến địa phương đã sớm thành lập, bước vào hoạt động có hiệu quả.
e. Ban quản lý các dự án cơ sở đã có kinh nghiệm về tổ chức chỉ đạo từ chương trình 327, với tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục khó khăn nhiều mặt (thủ tục phức tạp, vốn chậm), nhiều cơ sở đã tích cực chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ nhất là kế hoạch tạo rừng phòng hộ và đặc dụng đạt kết quả tốt.
2. Những khó khăn tồn tại.
a. Về cơ chế kế hoạch hoá.
* Về mục tiêu, nhiệm vụ:
Với dự án quy mô lớn, phạm vi rộng, thời gian thực hiện trên 10 năm, thực chất là dự án phát triển lâm nông nghiệp bền vững mà nhiệm vụ:
Đối với lâm nghiệp là bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, thực hiện nhiệm vụ quan trọng khôi phục lại khả năng phòng hộ, bảo tồn tính đa dạng sinh học quý hiếm của rừng, đồng thời cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho phát triển công nghiệp và các nhu cầu khác của nền kinh tế quốc dân.
Đối với nông nghiệp phát triển trồng mới 1 triệu ha cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây đặc sản có giá trị và hiệu quả kinh tế như cây sao su, chè, điều... các loại cây ăn quả, là thế mạnh, phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai ở nhiều vùng của nước ta. Trồng mới 1 triệu cây công nghiệp là cây kinh tế mạnh, nhưng đồng thời cũng tăng thêm độ che phủ, phát huy tác dụng phòng hộ khi chúng ta thực hiện tốt phương thức nông lâm kết hợp.
Về địa bàn thực hiện của dự án chỷ yếu là Miền Núi, vùng còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, dân trí thấp, đối tượng thực hiện phần lớn là đồng bào các dân tộc. Do vậy phải có bộ máy tổ chức chỉ đạo mạnh và cơ chế chính sách thoả đáng để huy động được nhân dân tại chỗ, đồng bào các dân tộc tham gia.
Nhưng dến nay dự án chưa xây dựng được phương án kế hoạch hành động cụ thể trình Chính phủ phê duyệt để trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch hàng năm chủ động, vững chắc, đạt được mục tiêu, nhiệm vụ, tiến bộ của dự án.
* Về đầu tư vốn.
Huy động từ nhiều nguồn: Nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn viện trợ nước ngoài, nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn của địa phương, nguồn vốn tín dụng đầu tư lãi suất ưu đãi, nguồn vốn của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Tuy dự án huy động nhiều nguồn vốn nhưng việc tổng hợp xây dựng kế hoạch không đồng bộ, đầy đủ, thiếu tính cân đối vì cơ chế từng nguồn vốn khác nhau, do vậy việc xây dựng kế hoạch hàng năm hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ban Điều hành dự án) chỉ nắm được phần vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho rừng phòng hộ và đặc dụng, nguồn vốn viện trợ (ODA), vốn tín dụng đầu tư của các dơn vị trực thuộc các Bộ và Tổng công ty; vốn tín dụng đầu tư cho dự án thuộc tỉnh không được thông báo cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và cũng không thông báo hạn mức cho các địa phương.
b. Về chính sách đầu tư thực hiện dự án.
* Việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ vùng rất xung yếu, xung yếu với mức 50.000đ/ha/năm, trong khoảng thời gian 5 năm thực tế là quá thấp, nhưng với khối lượng khoán hàng năm gần 2 triệu ha, thì mỗi năm Nhà nước phải chi hàng trăm tỷ đồng. Về lâu dài ngân sách thoả đáng, hấp dẫn về lợi ích, bằng nguồn thu lấy từ kết quả bảo vệ, khaonh nuôi tái sinh rừng... Trên cơ sở đó, mới đảm bảo gắn lợi ích của người dân với quá trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững và lâu dài.
* Vốn vay tín dụng cho trồng rừng sản xuất (cây công nghiệp và cây lâm nghiệp) hiện nay mức lãi suất còn cao, không thoả đáng đối với người trồng rừng. Vì đối tượng đất trồng rừng chủ yếu là đất xấu, bạc màu, cằn cỗi, dốc lớn, cây trồng sinh trưởng chậm, chu kỳ sản xuất trên dưới 10 năm, có loài cây phải 20 năm, nhiều yếu tố rủi ro, sản lượng thấp, giá trị sản phẩm gỗ không cao, khó tiêu thụ nên hiệu quả trồng rừng nói chung thấp.
* Mức đầu tư cho trồng rừng phòng hộ và đặc dụng, theo quy định đầu tư trực tiếp đến người trồng rừng và chăm sóc 3 năm: 2,5 triệu đồng/ha, trong đó trồng và chăm sóc năm đầu bình quân 1,75 triệu đồng/ha còn lại 0,75 triệu đồng chăm sóc 3 năm, bình quân 250.000đ/ha/năm. Nhiều địa phương phản ánh là thấp, không đảm bảo chất lượng rừng trồng.
c. Về hệ thống tổ chức các dự án cơ sở.
Các dự án cơ sở thuộc đối tượng rừng phòng hộ và đặc dụng, chủ yếu là các dự án Chương trình 327 chuyển sang chưa rà soát, điều chỉnh. Về quy mô, phạm vi, ranh giới, tính chất của dự án cũng chưa có quy định cụ thể, thống nhất. Trong thực tiễn, diện tích rừng phòng hộ khó tách biệt được rõ ràng với rừng sản xuất, ngay trong rừng phòng hộ cũng khó phân biệt ranh giới diện tích giữa loại rất xung yếu, xung yếu và ít xung yếu, cho nên việc điều chỉnh, sắp xếp các dự án cũng là tiêu chuẩn tương đối. Tình hình tổ chức các dự án cơ sở chưa thống nhất, ổn định nên thực tế đã nảy sinh một số mâu thuẫn, không hợp lý, có dự án bộ máy quản lý cán bộ trong biên chế Nhà nước nên được hưởng sự nghiệp chi thường xuyên, còn nhiều dự án phải chi lương cán bộ trong vốn quản lý phí, những dự án này phụ thuộc vào khối lượng nhiệm vụ hàng năm, tổng số vốn dự án nhiều hay ít thường không ổn định do khối lượng hàng năm tăng, giảm, mặt khác trong 6% còn lại chứa đựng các khoản chi về nghiệm thu khối lượng, các phát sinh khác, nên những dự án nguồn chi chủ yếu trông chờ vào vốn quản lý dự án thì rất khó khăn, cán bộ không yên tâm.
ii. kết quả thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong 2 năm 1999- 2000.
1. Thực trạng rừng ở nước ta trong thời gian qua.
Mặc dù Nhà nước và nhân dân đã có nhiều cố gắng bảo vệ và trồng rừng, nhưng rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích và trữ lượng, tới nay vốn rừng còn rất thấp.
Nếu tính từ năm 1943 nước ta có 14 triệu ha rừng, độ che phủ 43% thì đến năm 1995 chỉ còn 9,3 triệu ha, độ che phủ 28%, trong đó có 1,05 triệu ha rừng trồng. Theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc đến hết ngày 31/12/1999. Cả nước có 10.915.592 ha rừng các loại, độ che phủ tương ứng là 33,2%, trong đó diện tích rừng tự nhiên 9.444.198 ha, chiếm 86,5% tổng diện tích rừng cả nước, diện tích rừng trồng 1.471.394 ha, chiếm 13,5% tổng diện tích rừng cả nước.
Trong giai đoạn 1980- 1989, bình quân mỗi năm cả nước ta mất đi khoảng trên 100.000 ha rừng. Từ năm 1989 đến 1998 bình quân mỗi năm đã mất đi khoảng 60.000 ha rừng. Những tỉnh ở vùng núi cao, yêu cầu về phòng hộ rất lớn thì độ che phủ của rừng lại thấp so với mức bình quân chung của cả nưóc như : Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng... và diện tích đất trống đồi núi trọc ở các tỉnh này cũng khá nhiều làm cho tổng diện tích đất trống đồi núi trọc cả nước tăng lên. Hiện nay cả nước ta có gần 10 triệu ha đất trống đồi núi trọc. Đây là loại đất xấu, độ dày của tầng đất mỏng, đất đã bị thoái hoá mạnh, lại ở độ dốc cao. Vì vậy chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc gây trồng lại diện tích rừng ở những nơi này.
Trong những năm qua, ở nước ta đã có nhiều chương trình và dự án ở trong và ngoài nước phục vụ cho việc bảo vệ rừng và trồng rừng như Chương trình 327, dự án PAM... nên trong 10 năm từ 1988- 1998, độ che phủ của rừng trong toàn quốc được duy trì ở mức 28% và hiện nay là 33,2%. Một số nơi tỷ lệ đó tăng nhiều như: Quảng Nam 40,9%, Tuyên Quang 51,1%. ở nhiều nơi đã thành công trong phong trào khoanh nuôi, bảo vệ rừng và trồng rừng, xuất hiện các mô hình trang trại rừng, VAC, nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc... Do đó người nông dân Miền Núi có thêm việc làm, tăng thu nhập và có một số ít nông dân đã giầu lên thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh nghề rừng. Tuy phong trào trồng cây gây rừng đã có những điển hình tốt, có hiệu qủa nhưng chưa được rộng khắp. Diện tích rừng trồng được mới chỉ đủ bù đắp diện tích rừng tự nhiên bị mất đi, đất trống đồi núi trọc không giảm. Rừng trồng tập trung đạt hiệu quả thấp, đời sống đại đa số người dân làm nghề rừng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn và đói nghèo.
Trong báo cáo về kế hoạch tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 19998 - 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại phiên họp của Chính phủ ngày 27/5/1998 đã xác định rõ 4 nguyên nhân của tình trạng thên là :
- Phần lớn rừng không có chủ thực sự, hoặc khi có chủ thì lợi ích không đảm bảo cuộc sống nên không tạo ra động lực mạnh mẽ khuyến khích họ trồng và bảo vệ rừng.
- Khoa học kỹ thuật chậm được ứng dụng vào sản xuất, nhất là kỹ thuật về giống và chế biến.
- Tổ chức nghề rừng nặng về quốc doanh mà chưa có hình thức thích hợp để huy động sự tham gia đông đảo của nhân dân.
- Khả năng cung cấp gỗ, củi, ván công nghiệp trong nước tăng chậm, trong khi nhu cầu tiêu dùng lại tăng nhanh, tạo ra sức ép ngày càng lớn đối với rừng tự nhiên.
Diện tích rừng kiểm kê của các vùng kinh tế đến 31-12-1999.
STT
Vùng lãnh thổ.
Diện tích tự nhiên (ha)
Diện tích có rừng
Tỷ lệ che phủ (%)
Tổng số (ha)
Tự nhiên (ha)
Trồng (ha)
1
2
3
4
5
6
7
8
Toàn quốc
Đông Bắc
Tây Bắc
Đồng Bằng sông Hồng.
Bắc Trung Bộ
Duyên Hải Miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng Bằng sông Cửu Long
32.894.398
6.746.293
3.572.365
1.266.254
5.130.454
3.301.624
4.464.472
4.447.662
3.965.314
10.915.592
2.368.982
963.441
83.638
2.135.649
1.139.291
2.373.116
1.581.022
270.475
9.444.198
1.890.595
884.409
45.333
1.835.633
969.316
2.339.167
1.416.643
63.102
1.471.394
478.387
79.032
38.305
300.016
169.975
33.949
164.357
207.373
33,2
35,1
27,0
6,6
41,6
34,5
53,2
35,5
6,8
2. Kết quả thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong 2 năm 1999 - 2000.
Sau 2 năm thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã đạt được một số kết quả như sau:
TT
Chỉ tiêu khối lượng
Đvị tính ng/ha
KH 2 năm 1999 -2000
TH năm 1999 đến 9/2000
Tỷ lệ (%)
1
Giao khoán bảo vệ rừng
,,
2.000,0
1830.0
91,5
2
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
,,
350,0
533,0
152,3
3
Trồng rừng mới:
-Rừng phòng hộ đặc dụng
Trong đó : Gieo bay
-Rừng sản xuất cây Lâm nghiệp
-Rừng cây CN và cây lấy quả
-Rừng trồng bằng vốn viện trợ
-Rừng trồng bằng vốn NS địa phương và thu từ rừng
,,
,,
,,
,,
,,
,,
,,
418,6
134,6
10,0
136,0
146,0
45,0
20,0
357,7
128,7
10,0
135,8
18,8
33,0
42,0
74,3
95,6
100,0
99,9
12,5
73,3
210,0
4
Chăm sóc rừng
,,
1.181,0
898,0
76,1
Nguồn: Vụ Kế hoạch và Quy hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
a.Về chỉ tiêu khối lượng.
Tính đến khoảng tháng 8/2000 các chỉ tiêu bảo vệ, khoanh nuôi và chăm sóc rừng đạt và vượt kế hoạch, còn chỉ tiêu trồng rừng chưa đạt kế hoạch 2 năm (1999- 2000) một phần là vào thời điểm này các tỉnh Miền Trung và Miền Nam đang tiến hành trồng và nghiệm thu. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác chủ yếu là:
- Việc bảo vệ, khoanh nuôi và chăm sóc rừng có kỹ thuật đơn giản, dân dễ làm, hiệu quả cao tuy mức đầu tư còn thấp nhưng dân chấp nhận vì hiệu quả cao. Vì vậy, các địa phương cũng tập trung cho công việc này. Qua so sánh số liệu của kiểm kê rừng năm 1992 và phúc tra năm 1995 với năm 1999 thì sau 5 năm diện tích rừng đã tăng lên khoảng 1,5 triệu ha trong đó diện tích trồng mới tăng được trên 600.000 ha còn lại chủ yếu là do khoanh nuôi tái sinh. Cùng với việc đầu tư vốn cho khoán bảo vệ khoanh nuôi tái sinh đi đôi với biện pháp tuyên truyền giáo dục và ngăn chặn có hiệu qủa nạn phá rừng, đốt nương làm dãy đã làm cho rừng phục hồi nhanh đáp ứng được yêu cầu phòng hộ.
- Trong năm 1999: Mặc dù thời tiết không thuận lợi, Miền Bắc đầu năm hạn hán nặng, MIền Trung cuối năm bị lụt nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các Bộ, Ngành ở Trung ương và nỗ lực cao độ của các địa phương mà nhất là người lao động trong các dự án nên các chỉ tiêu chung hầu hết đã đạt và vượt, cụ thể: Giao khoán bảo vệ rừng được 1.583.000 ha (đạt 112,6%) khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng được 295.000 ha (đạt 114%), chăm sóc rừng được 563.200 ha (đạt 103%), trồng rừng mới phòng hộ, đặc dụng được 75.700 ha (đạt 112%), cây ăn quả được 15.400 ha (đạt 19%), trồng rừng bằng vốn viện trợ được 23.000 ha (đạt 100%), rừng trồng bằng vốn ngân sách địa phương thu từ rừng được 16.000 ha (đạt 100%). Nét mới trong năm đầu thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng năm 1999 là có sự phối kết hợp trong tổ chức, chỉ đạo và huy động nguồn lực của Trung ương, địa phương và vốn viện trợ từ bên ngoài. Ngoài vốn Trung ương đã cấp 314 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, vốn địa phương 48 tỷ đồng, vốn viện trợ quốc tế 69 tỷ đồng, vốn vay tín dụng ưu đãi 755 tỷ đồng. Xuất phát từ lợi ích thiết thực của dự án, nên nhiều nơi đã huy động nguồn vốn của địa phương trồng thêm rừng: Lạng Sơn 950 triệu đồng, Thừa Thiên Huế 2,8 tỷ đồng, Khánh Hoà gần 7 tỷ đồng, Đắc Lắc 4,1 tỷ đồng. Do vậy các chỉ tiêu chủ yếu về trồng rừng phòng hộ chung cả nước cũng như từng địa phương đều đạt và vượt kế hoạch : Sơn La vượt 1.747 ha, Tuyên Quang vượt 1.400 ha, Lạng Sơn vượt 200 ha, Yên Bái vượt 300 ha, Hà Giang vượt 300 ha ...
Một nét mới khác về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ là năm 1999 đã thí nghiệm phương pháp gieo bay (sử dụng máy bay gieo hạt) được 5000 ha, bằng 100% kế hoạch. Diện tích trồng rừng mới bằng kỹ thuật gieo bay tuy chưa nhiều và chỉ mang tính thử nghiệm, nhưng kết quả đạt được trong năm là đáng khích lệ, mở ra hướng đi mới đưa tiến bộ kỹ thuật vào Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng những năm tới.
Bên cạnh nội dung trồng mới rừng phòng hộ và rừng sản xuất cây lâm nghiệp là chính, năm 1999 dự án còn trồng mới 15.400 ha cây công nghiệp và cây ăn quả, triển khai các hoạt động lâm sinh khác như tu bổ, bảo vệ, chăm sóc, tái sinh rừng hiện có. Riêng 7 tỉnh miền Trung bị lũ lụt nặng cuối năm 1999, rừng trồng mới bị cuốn trôi, cây giống bị thất thoát, ban quản lý dự án đã phối hợp với các địa phương triển khai các hoạt động để hỗ trợ vốn, cây giống, kỹ thuật, đảm bảo tiến độ khôi phục, phát triển rừng phòng hộ sau lũ lụt và đạt kết quả tốt. Do đó diện tích trồng mới rừng phòng hộ năm 1999 của cả nước và nhất là các tỉnh miền Trung đều vượt kế hoạch đề ra.
Trong quá trìng triển khai dự án, đã xuất hiện nhiều điển hình và những cách làm mới, sáng tạo ở các địa phương. Đó là phương thức kết hợp giữa nguồn vốn của Nhà nước hỗ trợ với lao động của dân, khuyến khích và hướng dẫn nhân dân trồng các cây có hiệu quả kinh tế cao vào diện tích đất nhận khoán, bảo vệ, khoanh nuôi rừng để bù vào sự thiếu hụt kinh phí do định mức thấp; sử dụng tổng hợp các thành phần và tổ chức mới của kinh tế hộ là kinh tế trang trại vào các hoạt động mới của kinh doanh rừng. Các tỉnh có nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc hoặc có nhiều diện tích rừng tự nhiên bị nghèo kiệt như Đông Bắc và Tây Bắc đã chuyển trọng tâm hoạt động của dự án vào trồng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng đạt hiệu quả.Cao Bằng trong năm 1999 đã khoanh nuôi 40.000 ha, vượt chỉ tiêu 35.000 ha, Lai Châu khoanh nuôi 67.300 ha, vượt 57.300 ha, Ninh Thuận khoán bảo vệ 58.000 ha vượt 28000 ha, Cà Mau giao khoán 18000 ha, bằng nguồn vốn huy động thêm của dân.
- Năm 2000: Do có kinh nghiệm năm 1999 nên việc chuẩn bị dự án, cây con và hiện trường cho năm 2000 có kỹ lưỡng hơn. Mặc dù có khó khăn về vốn nhưng đến hết tháng 8 toàn quốc đã đạt được: Giao khoán bảo vệ rừng được 1.830.000 ha (đạt 100,27%), khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng được 412.000 ha (đạt 91,15%), chăm sóc rừng được 228.000 ha (đạt 113,1%), trồng rừng mới phòng hộ, đặc dụng được 50.200 ha (đạt 74,59%), trồng rừng sản xuất cây lâm nghiệp được 45.700 ha (đạt 114,25%), cây ăn quả được 2.300 ha (đạt 4,6%), trồng rừng bằng vốn viện trợ được 18.200 ha (đạt 68%), rừng trồng bằng vốn ngân sách địa phương thu từ rừng được 11.000 ha (đạt 55%).
Ta có thể thấy rõ hơn về kết quả đạt được qua một số bảng biểu sau:
Biểu số 01: Trồng rừng tập trung năm 1999- 2000
Đơn vị: ha
Năm
1999
2000
Cả nước
207.738
218.276
Địa phương
165.905
178.276
Miền Bắc
105.170
100.485
Miền Núi và Trung du.
Đồng bằng Sông Hồng.
Khu 4 cũ.
72.053
4.873
28.244
59.892
4.993
35.600
Miền Nam
60.736
77.791
Duyên hải MIền Trung.
Tây Nguyên.
Đông Nam bộ.
Đồng bằng Sông Cửu Long.
23.395
8.078
5.111
24.152
24.490
10.628
4.635
38.038
Trung ương
41.833
40.000
Bộ Quốc phòng.
Bộ Nội vụ.
Đơn vị khác, cả Bộ Nông nghiệp.
2.140
300
39.393
Nguồn: Vụ kế hoạch và quy hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nhìn chung kết quả đạt được còn thấp, chưa đạt so với yêu cầu đạt ra.
Biểu số 02: Trồng cây phân tán năm 1999- 2000.
Đơn vị: 1000 cây
Năm
1999
2000
Địa phương
234.186
241.162
Miền Bắc
123.100
120.077
Miền Núi và Trung du.
Đồng bằng Sông Hồng.
Khu 4 cũ.
54.700
17.500
50.900
49.277
19.900
50.900
Miền Nam.
111.086
121.085
Duyên hải Miền Trung.
Tây nguyên
Đông nam bộ.
Đồng bằng Sông Cửu Long.
26.882
2.848
6.610
74.746
16.750
16.600
6.200
81.535
Nguồn: Vụ Kế hoạch và Quy hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Biểu số 03: Chăm sóc rừng năm 1999- 2000.
Đơn vị: ha
Năm
1999
2000
Cả nước
408.180
422.907
Địa phương
370.340
382.907
Miền Bắc
226.101
224.787
Miền núi và Trung du.
Đồng bằng Sông Hồng.
Khu 4 cũ.
158.614
11.129
56.358
148.293
10.072
66.422
Miền Nam
144.239
158.120
Duyên hải Miền Trung.
Tây Nguyên.
Đồng Nam Bộ.
Đồng bằng Sông Cửu Long.
50.297
23.866
10.431
59.645
46.450
17.633
30.621
63.416
Trung ương.
37.840
40.000
Bộ Quốc phòng.
Bộ Nội vụ.
Đơn vị khác, cả Bộ Nông nghiệp.
2.140
35.700
Nguồn: Vụ Kế hoạch và Quy hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Về chăm sóc rừng thời gian qua đã đạt được những kết quả tốt so với kế hoạch đặt ra.
b. Về giải ngân vốn đầu tư bằng nguồn ngân sách.
* Quy định chung:
-Ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương) chỉ cấp phát cho các Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thuộc đối tượng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước theo quy định tại Quyết định số 661/ QĐ- TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ.
- Vốn ngân sách Nhà nước cấp phát cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng bao gồm vốn cấp phát đầu tư, vốn cấp phát sự nghiệp và vốn hỗ trợ trồng rừng sản xuất được cân đối trong kế hoạch chi ngân sách Nhà nước hàng năm do Quốc hội phê duyệt.
- Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước bố trí cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Bộ Tài chính thực hiện cấp phát cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước trực tiếp thực hiện kiểm tra, kiểm soát hồ sơ chứng từ có liên quan và tiến hành cấp phát vốn cho chủ dự án theo đúng chế độ quy định.
* Quy định cụ thể:
- Về vốn đầu tư dự án rừng phòng hộ và đặc dụng.
+ Bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở những vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tư bình quân không quá 50.000 đ/ha/năm, thời hạn không quá 5 năm.
+ Khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung cây công nghiệp, cây lấy quả, cây đặc sản đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở những vùng xung yếu và rất xung yếu (coi như chỉ tiêu bảo vệ rừng) với mức đầu tư không quá 50.000 đ/ha/, thời hạn không quá 5 năm.
+ Khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở những vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tư không quá 1.000.000đ/ha, thời hạn khoán 6 năm theo tỷ lệ vốn được phân bổ hàng năm và quy trình khoanh nuôi tái sinh rừng kết hợp trồng bổ sung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Trồng mới rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tư trực tiếp đến người trồng rừng bình quân 2,5 triệu/ha, bao gồm trồng mới và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ trực tiếp cho công tác lâm sinh bao gồm: Trạm bảo vệ rừng, công trình phòng chống cháy, phòng chữa sâu bệnh, vườn ươm...vớ._. 1998-2000: trồng mới 700.000 ha ( trong đó 260.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng), khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 350.000 ha.
- Giai đoạn 2001-2005: trồng mới 1,3 triệu ha ( trong đó 350.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng), khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 650.000 ha.
- Giai đoạn 2005-2010: trồng mới 2 triệu ha ( trong đó 390.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng.
II. Một số giải pháp nhằm thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2001-2010.
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trên địa bàn cả nước ta hiện nay là một dự án thực hiện trên địa bàn rộng, phức tạp cả về kỹ thuật và quản lý, lại yêu cầu vốn đầu tư lớn... Nên cần phải được tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ để sử dụng có hiệu quả nhân lực, vật lực của Nhà nước và nhân dân. Để đạt được 3 mục tiêu, 2 nhiệm vụ đã được ghi trong Quyết định số 661/ QĐ- TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, cần phải thực hiện các giải pháp sau:
Giải pháp về vốn.
Cơ sở của giải pháp.
Qua 2 năm thực hiện Dự án, bên cạnh những mặt đạt được về việc cấp phát, quản lý vốn còn có những vấn đề còn tồn tại. Do nguồn vốn từ ngân sách có hạn nên cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Đây là sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước cho đầu tư lâm nghiệp.
Nội dung của giải pháp.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư tới năm 2010 khoảng 63.200 tỷ đồng, trong đó phân theo mục tiêu đầu tư như sau:
Bảo vệ rừng: 1.200 tỷ đồng
Khoanh nuôi tái sinh: 600 tỷ đồng
Hỗ trợ trồng rừng cây gỗ quý hiếm: 100 tỷ đồng
Trồng rừng đặc dụng và phòng hộ: 3.000 tỷ đồng
Trồng rừng sản xuất: 10.000 tỷ đồng
Trồng cây công nghiệp lâu năm: 10.000 tỷ đồng
Phát triển chế biến: 37.200 tỷ đồng
Nghiên cứu, khuyến nông, khuyến lâm: 150 tỷ đồng
Giao đất lâm nghiệp: 180 tỷ đồng
- Xây dựng cơ sở hạ tầng: 500 tỷ đồng
- Quản lý dự án ( ở các địa phương): 270 tỷ đồng
Trong đó phân theo nguồn vốn và giai đoạn như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
Tổng số
1998-2000
2001-2005
2006-2010
Ngân sách
Tín dụng
6.000
57.200
1.470
12.700
2.250
24.670
2.280
19.830
Ngân sách Nhà nước đầu tư để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng; thực hiện giao đất, giao rừng, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và quán lý Dự án ở Trung ương và các địa phương.
Trồng rừng sản xuất, cây nông nghiệp lâu năm và phát triển các cơ sở chế biến nông lâm sản dựa vào vốn tự có của nông dân, các doanh nghiệp và vốn vay. Trong đó dự kiến huy động một phần từ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia: khoảng 2.200 tỷ đồng/năm, phần còn lại là FDI, ODA và các nguồn vốn vay quốc tế khác.
c. Sử dụng vốn đầu tư.
Vốn ngân sách Nhà nước.
- Đầu tư cho lâm sinh.
Nhà nước đầu tư ngân sách trồng rừng phòng hộ và đặc dụng, cho vay không lãi phát triển kinh tế hộ và cộng đồng bằng phương thức nông lâm kết hợp. Công tác định canh định cư, hạn chế nương rẫy và phát triển kinh tế xã hội miền núi cần tiếp tục bằng chương trình 327, vì chương trình này đã đi vào lòng dân, trồng được trên 400.000 ha rừng cho dù chỗ này, chỗ khác làm chưa tốt, cần kiểm tra, sửa chữa. Nên để cho người trồng rừng được hưởng 100% lợi ích của các cây trồng xen trong rừng phòng hộ như cây gỗ phụ trọ mọc nhanh, cây ăn quả, cây lương thực thực phẩm trồng xen, tạo động lực cho người dân tích cực tham gia.
Rừng phòng hộ là rừng Nhà nước, được quy hoạch tới trên 6 triệu ha nằm ở những nơi rất xung yếu trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn, cát bay, đê biển... cần được xác định chính xác, những nơi chưa có rừng cần được sắp xếp thứ tự ưu tiên trồng và cần được tổ chức thành các “khung rừng phòng hộ” có “ban quản lý” ổn định lâu dài như ban quản lý các khu rừng đặc dụng. Đây là chủ rừng thật sự, được giao đất theo luật, có nhiệm vụ không những chỉ xây dựng rừng phòng hộ (khoanh nuôi tái sinh và trồng mới), mà còn quản lý chăm sóc toàn bộ rừng phòng hộ kể cả sẵn có và mới trồng một cách lâu dài, ổn định để phát huy chức năng phòng hộ của rừng.
Cụ thể việc sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách cho Dự án là:
+ Cho bảo vệ rừng đặc dụng và phòng hộ rất xung yếu và xung yếu trên diện tích 2 triệu ha đã thực hiện theo chương trình 327 không quá 50.000 đ/ ha / năm, thời hạn không quá 5 năm.
+ Khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung không quá 1 triệu đồng/ ha/ năm, thời hạn khoán 6 năm.
+ Trồng rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tư trực tiếp đến người trồng rừng, bình quân là 2,5 triệu 1 ha gồm: trồng mới và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật.
+ Trồng rừng sản xuất: Hỗ trợ bình quân là 2 triệu đồng/ ha cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tự bỏ vốn trồng rừng sản xuất là các loài cây gỗ đặc biệt quý hiếm có chu kỳ trên 30 năm. Tuy trồng rừng sản xuất có mục đích là để sản xuất hàng hoá, tìm kiếm doanh lợi nhưng rất cần sự giúp đỡ tài chính của Nhà nước vì:
Những vùng đất hiện nay được bố trí để trồng rừng sản xuất thường là đất xấu ở vùng xa thị trường. Trồng rừng ở đó khó có khả năng đạt được thu nhập và doanh lợi cao, lợi thế trong cạnh tranh rất thấp.
Chu kỳ sinh trưởng của cây rừng rất dài, đòi hỏi vốn đầu tư phải lớn mới đạt tới một quy mô diện tích rừng trồng hiệu quả và còn phải xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng trồng rừng mới có thể tiến hành kinh doanh được.
Ngoài lợi ích cá biệt, trồng rừng còn có những lợi ích xã hội khác.
- Về kinh phí quản lý Dự án
Kinh phí quản lý dự án trồng rừng phòng hộ, đặc dụng được trích 8% trong tổng mức đầu tư ngân sách của Nhà nước, trong đó chia ra: các ngành ở Trung ương là 0,7%, tỉnh, huyện, xã là 1,3%, chủ Dự án ở cơ sở là 6%.
Để phù hợp với tình hình thực tế cần nghiên cứu xây dựng và làm rõ kinh phí chi cho quản lý bảo vệ 50.000 đ/ha/năm và suất đầu tư trồng rừng phòng hộ 2,5 triệu đ/ha được thể hiện trong từng vùng sinh thái về các điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện về khí hậu, độ dốc, độ cao khác nhau. Về suất đầu tư cho trồng rừng mới cần tính toán cho cả chu kỳ cây rừng. Có nghĩa là suất đầu tư đó gồm có:
Chi phí trồng rừng năm thứ nhất
Chi phí chăm sóc từ 3-5 năm, đến khi rừng khép tán
Chi phí quản lý bảo vệ trong suốt cả chu kỳ.
Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng.
Vốn tín dụng đầu tư.
Đầu tư tín dụng gây trồng rừng sản xuất lãi thấp theo luật đầu tư trong nước. Cũng có thể nghiên cứu sửa đổi theo hướng đơn giản các thủ tục (xây dựng dự án, thẩm định, vay vốn, giám sát, nghiệm thu, thu hồi vốn) bằng cách trợ cấp một ha trồng rừng sản xuất là 1 triệu đồng ứng trước một phần, nếu tỷ lệ sống sót cao sẽ ứng tiếp phần còn lại. Việc chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch, trồng lại là nhiệm vụ của chủ rừng vì đây là rừng sản xuất tư nhân.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư chủ yếu dùng để trồng rừng sản xuất. Để khuyến khích người dân tham gia trồng rừng một cách tích cực thì phải tạo mọi điều kiện thuận lợi như về thuế, lãi suất. Nên giảm mức lãi suất hơn nữa nhằm khuyến khích đầu tư theo định hướng và để hỗ trợ về vốn. Đối với các vùng đất xấu, khó trồng thì ngoài phần được hưởng mức ưu đãi chung cần được khấu trừ khỏi lợi tức chịu thuế hàng năm một khoản bằng tổng chi phí vận chuyển hàng hoá và chi phí đào tạo để trả cho các cơ sở, trung tâm đào tạo được Nhà nước thừa nhận.
Vốn từ nguồn ODA.
- Với viện trợ không hoàn lại nên tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, điện nước cho vùng sâu, vùng xa. Đồng thời hỗ trợ các cơ sở chế biến lâm sản.
- Với nguồn cho vay với lãi suất ưu đãi thì nên cho dân vay với lãi suất thấp để khuyến khích họ.
Vốn từ nguồn FDI.
Nên tập trung cho các cơ sở chế biến lâm sản và các dự án trồng rừng nguyên liệu nhằm sản xuất các mặt hàng như: giấy, gỗ ván nhân tạo, hàng xuất khẩu.
2. Giải pháp về đất đai.
* Cần thực hiện tốt hơn nữa chính sách về đất đai trong lâm nghiệp.
Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng ta đã có Nghị định số 163/1999/NĐ-CP. Nghị định này quy định số đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất lâm nghiệp. ở đây, chúng ta cần tổng kết, đánh giá bài học kinh nghiệm bổ ích cho việc chỉ đạo “bảo vệ và làm giàu rừng” hiện còn theo hướng:
- Giao đất Lâm nghiệp gắn với giao rừng và cáo giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng, đất rừng đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Đối với rừng đặc dụng, việc giao đất gắn với giao rừng được quy hoạch xây dựng rừng đặc dụng cho các ban quản lý rừng đặc dụng để bảo vệ và xây dựng tuân thủ theo các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với rừng phòng hộ, việc giao đất gắn với cho thuê đất ở khu vực rừng phòng hộ ít xung yếu để bảo vệ và trồng cây gây rừng theo hướng lâm nông kết hợp như đối với rừng sản xuất nhưng không làm ảnh hưởng tới chức năng phòng hộ. Ban quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
- Giao đất và cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy hoạch để trồng rừng sản xuất cho các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế, hộ gia đình và cá nhân.
- Hạn mức và thời gian giao đất và cho thuê đất rừng. Về hạn mức giao đất và thời hạn giao đất cho thuê đất cần phân biệt 2 trường hợp: Một là, đối với các tổ chức cần căn cứ vào các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hai là, đối với các hộ gia đình và cá nhân do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Về thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế và giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân đã được quy định là 50 năm hoặc trên 50 năm khi người được giao có nhu cầu.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân cần thực hiện và cần coi trọng việc chuẩn bị để đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ này ngay sau khi họ được giao đất và cho thuê đất.
Hỗ trợ các hộ trồng rừng, tập trung theo quy hoạch trên diện tích dất của hộ được Nhà nước giao cho sử dụng.
Rừng trồng của các hộ trên đất được Nhà nước giao cho sử dụng để cung cấp nguyên liệu công nghiệp theo hợp đồng với các nhà máy chế biến lâm sản, trồng rừng đặc sản hoặc rừng cung cấp gỗ gia dụng, củi đun, tre luồng, song mây... Dự kiến rừng trồng của các hộ trên đất được giao sử dụng 1.500.000 ha bằng 30% diện tích trồng 5 triệu ha rừng. Các hộ trồng rừng bao gồm hộ nông dân, cộng đồng thôn bản, đơn vị quân đội, công an vũ trang, các trường học, trại giam và cả tư nhân bỏ vốn, thành lập trang trại trồng rừng.
Các tổ chức nông lâm nghiệp hướng dẫn kỹ thuật và dự báo thị trường để các hộ lựa chọn cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.
Thành lập các đơn vị trồng rừng mới.
ở những nơi đất trống đồi núi trọc, vùng cao, vùng sâu vùng xa dân cư thưa thớt, phần lớn đất nước được quy hoạch là gây trồng rừng phòng hộ chưa có lâm nông trường thì thành lập đơn vị trồng rừng mới có bộ khung gồm cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên bảo vệ... làm nhiệm vụ thiết kế hiện trường sản xuất gieo vườn tạo cây con, bảo vệ rừng trồng.
Huy động lực lượng lao động nghĩa vụ phát dọn thực bì, làm đất, vận chuyển cây con, trồng rừng, chăm sóc rừng trồng làm đường băng cản lửa... theo mùa vụ ở từng địa phương.
Dự kiến các đơn vị trồng rừng mới trong cả nước sẽ trồng khoảng 750.000 ha chiếm 15% diện tích trồng 5 triệu ha rừng, trung bình chăm sóc rừng tới khi rừng khép tán là 300 công/ha, thì mỗi năm phải huy động cho các đơn vị trồng rừng mới là 18 triệu ngày công, nếu lao động nghĩa vụ là 10 công/người/năm thì phải huy động 1,8 triệu lượt người tới lao động tại các đơn vị trồng rừng đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngằnh theo kế hoạch huy động và tổ chức sản xuất theo mùa vụ ở từng địa phương, từ quỹ lao động nghĩa vụ hàng năm, từng địa phương tổ chức đội trồng rừng chuyên trách đảm bảo lực lượng lao động ổn định, có trình độ tai nghề thành thạo để đạt năng suất và chất lượng cao.
Tuỳ từng vị trí của từng đơn vị lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa, vừa đạt mục tiêu phòng hộ lợi ích kinh tế mới, giao cho hộ nông dân nhận khoán bảo vệ rừng và sản xuất lâm nông kết hợp, phần diện tích đã trồng chưa giao khoán được cho hộ nông dân, cộng đồng thôn bản, đơn vị quân đội... thì lực lượng kiểm lâm chịu trách nhiệm bảo vệ rừng trồng.
3. Giải pháp về khoa học và công nghệ.
Quá trình đổi mới từ lâm nghiêp Nhà nước tập trung sang lâm nghiệp xã hội mới có 10 năm, do đó khoa học về tổ chức sản xuất và khoa học về quản lý kinh tế đang còn nhiều bất cập, so với các nước Đông Nam á. Vì vậy vấn đề về khoa học và công nghệ trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng rất được quan tâm.
a. Về kỹ thuật lâm sinh.
Chọn giống, cải thiện giống và sản xuất giống đang là khâu rất yếu 9/10 giống lâm nghiệp hiện nay là chưa được chọn lọc vẫn đang được dùng trong sản xuất. Các loài cây quan trọng như phi lao, tếch, bạch đàn phải nhập mỗ loài vài ba dòng trội từ Trung Quốc nhưng công nghệ nhân giống bằng mô, hom lại đắt, chưa được sử dụng nhiều. Mâu thuẫn giữa việc chọn giống, sản xuất giống giao cho tổ chức chuyên môn để kiểm soát chất lượng với việc giao cho dân tự thu hái gieo ươm xô bồ để tăng thu nhập cho người trồng rừng vẫn chưa được giải quyết. Do đó phải đẩy nhanh việc chọn giống, giữ giống gốc, xây dựng vườn giống, vườn chuyển hoá đồng thời với nhập giống, nhập công nghệ và quản lý giống bằng chứng chỉ chất lượng và giấy phép hành nghề.
Về cơ cấu cây trồng và phương thức trồng rừng thực ra đã được giải quyết bằng cán bộ công nhân viên nguyên tắc: sinh thái học và mục tiêu điều chế rừng. Nguyên tắc thứ nhất thường được trình bày bằng công thức “đất nào cây ấy” nghĩa là mỗi điều kiện lập địa sẽ phù hợp cho một số loài cây trồng nhất định nào đó, lập địa càng khắt khe số loài cây phù hợp càng ít, ví dụ cát trắng chỉ có loài phi lao mọc được, đất đồi trọc lâu năm đã hoá đá ong chỉ có loài phi lao mọc được, đất đồi trọc lâu năm đã hoá đá ong chỉ có loài thông nhựa sống được. Ngược lại mỗi loài cây có khả năng thích nghi với 1 hoặc 1 số điều kiện lập địa khác nhau mà ta quen gọi là biên độ sinh thái rộng hay hẹp. Điều kiện cần lưu ý là các loài cây gỗ bản địa đã được chọn lọc lâu đời thích nghi với điều kiện sống hỗn loại trên đất rừng sâu ẩm nhiều mùn rất khó thích nghi với khi đem trồng thuần loại trong điều kiện đất xấu, khô, nắng. Đó chính là nguyên nhân thất bại thường thấy khi đem cây gỗ rừng tự nhiên (bản địa) ra trồng tại đất trống đồi núi trọc mà không có cây phụ trợ che bóng và cải tạo đất. Chính vì thế các nhà khoa học không bài xích bất kỳ loài cây nào mà đang cố gắng đảm bảo tính đảm bảo tính đa dạng sinh học cả trong rừng tự nhiên lẫn rừng trồng, cả các loài bản địa lẫn các loài nhập nội.
Nguyên tắc thứ hai là bất kỳ kinh doanh hoặc gây trồng một loài cây, một loại rừng nào cũng nhằm một mục tiêu nào đó, nếu có nhiều mục tiêu thì phải đặt mục tiêu chính và mục tiêu kết hợp.
Mục tiêu trồng rừng càng khác nhau đòi hỏi số lượng cơ cấu cây càng phong phú và càng không nên kỳ thị cây nhập nội hay cây bản địa, những loài cây đã nhập nội lâu năm mà ta đã nắm vững đặc điểm sinh thái đã có kinh nghiệm trồng như phi lao, keo lá tràm, keo chịu hạn, keo tai tượng. bạch đàn các loại, trám mọc nhanh... đã trở thành những cây đa tác dụng, dễ trồng cũng cần được quý như cây bản địa.
Về phục hồi rừng, có hai loại phương thức chính: một là, tái sinh tự nhiên; hai là trồng lại. Giữa 2 phương thức này là tác động của con người, ở mức thấp là khoanh nuôi. Vì vậy phương thức khoanh nuôi tái sinh được chia thành khoanh nuôi đơn giản khi số lượng cây con tái sinh khi cây đầy đủ và khoanh nuôi có tác động hay xúc tiến tái sinh khi cây con tái sinh không đâỳ đủ hoặc muốn rút ngắn giai đoạn thế tái sinh để nhanh thành rừng mục đích. Song không phải bất kỳ lập địa đất trống đồi núi trọc nào cũng có thể tiến hành khoanh nuôi tái sinh thành công, mà số lượng cây con tái sinh đã có trên mặt đất phải ở mức nào đó. Vì vậy nếu chưa có các điều tra chuyên đề này thì không thể giao kế hoạch khoanh nuôi tái sinh ở những nơi có đất trống đồi núi trọc được.
Bảo vệ rừng, chống cháy rừng, sâu bệnh hại.
Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng là kiểm lâm, đã được tăng cường tới 9.000 người, trung bình 1000 ha/1 kiểm lâm viên nhưng lực lượng kiểm lâm mới đảm nhiệm bảo vệ trên 1 triệu ha rừng đặc dụng. Rừng sản xuất do chủ rừng tự bảo vệ, rừng phòng hộ ngân sách phải chi hàng năm 100 tỷ khoán dân bảo vệ, đó là điều bất hợp lý không một nước nào làm và cần điều chỉnh bằng khoa học quản lý.
Cháy rừng và sâu bệnh hại chỉ xảy ra đối với một vài loại rừng và nếu theo phương châm phòng là chính thì cần tập trung xử lý phòng cháy tại rừng thông nhựa, thông 3 lá, thông đuôi ngựa và rừng tràm. Sâu bệnh hại cũng xuất hiện theo chu kỳ tại rừng trồng thuần loại tập trung diện tích lớn, dễ lây lan đặc biệt là các loài cây trồng sai vùng sinh thái, những loài cây quen mọc hỗ loại trong rừng tự nhiên nay đem trồng thuần loại.
Vì vậy phòng cháy, phòng sâu bệnh ngay trong kỹ thuật lâm sinh rút thành quy trình quy phạm, để ngay trong thiết kế trồng rừng đã không tập trung các diện tích thuần loại quá lớn, cần được ngăn cách bởi các băng rừng loài khác, hoặc băng trắng làm đường cản lửa, cản sâu bệnh và giao thông nhanh chóng khi cần chữa cháy. Việc trồng hỗn loại 2 loài hoặc nhiều loài theo băng, bình độ rộng hẹp tuỳ mục tiêu càn được khuyến khích trong dự án kể cả rừng phòng hộ lẫn rừng sản xuất.
Đẩy mạnh trồng rừng môi trường sinh thái, cải thiện điều kiện sống cho thành phố, đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp. Đây là loại rừng có tác dụng có hiệu quả dễ thấy nhất là chỉ số đánh giá mức độ văn minh và môi trường của từng nước, từng vùng. Các hình thức phổ biến của rừng sinh thái cần được thiết lập là “rừng môi trường, lâm viên”, quy mô vài trăm đến vài chục nghìn ha, bao bọc khu dân cư hoặc án ngữ các hướng gió chính tại ngoại vi đô thị làm băng, thành dải, các “vườn thực vật, các vườn sưu tập thụ mộc”, quy mô nhỏ hơn từ dăm bảy hécta tới vài chục hoặc một trăm hécta là các hình thức linh hoạt, dễ xen kẽ vào các khu dân cư, ngăn cách các nhà máy.
b. Về khoa học tổ chức sản xuất.
Đối với rừng sản xuất, một mặt phát triển các doanh nghiệp mới từ tư nhân, trang trại gia đình, công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh nước ngoài, còn cần tổ chức cải tiến các lâm trường quốc doanh theo hướng doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp lâm nghiệp Nhà nước. Thực chất của lâm trường quốc doanh cho tới nay qua khảo sát của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì chưa phải là một doanh nghiệp theo đúng luật vì một mặt phụ thuộc quá lớn vào cấp trên, không tự quyết đầu vào đầu ra, mặt khác không đủ điều kiện để tự chủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật như vốn cố định nghèo nàn...
Đối với rừng phòng hộ:
Quản lý tổ chức rừng phòng hộ chưa ổn định, đại đa số các khu rừng phòng hộ ở các tỉnh đều chưa có chủ thật sự để làm chức năng quản lý và chủ đầu tư. Bởi vậy về lâu dài cần thành lập các khu rừng phòng họ có Ban quản lý giống như rừng đặc dụng để làm chủ đầu tư và rất nhiều lưu vực phòng hộ không thành lập chủ rừng lâu dài.
Đối với rừng đặc dụng:
Trước mắt cần khắc phục hậu quả quá khứ các nhược điểm sau:
Một là khi thiết kế và phê duyệt luận chứng (nay là dự án đầu tư) các khu rừng đặc dụng còn để tỷ lệ đất trống đồi núi trọc quá lớn, tỷ lệ 10-20% có nơi tới 30%, như vậy về chất lượng mất hết ý nghĩa về tiêu chuẩn bảo tồn hệ sinh thái nguyên vẹn.
Hai là các khu rừng đặc dụng trùng lặp đơn điệu về các hệ sinh thái cần bảo tồn như hệ mưa ẩm hỗn loại thường xanh vùng đá vôi chẳng hạn, trong khi lại quá ít cho các hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng thông nhiệt đới.
4.. Cần thực thi đầy đủ và nghiêm túc các chính sách về hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm
Những chính sách đã được Thủ tướng chính phủ quy định về vấn đề hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm ở Quyết định 611/QĐ-TTg là rất rõ ràng và thông thoáng, chắc chắn sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy trồng rừng. Cụ thể là:
Đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng:
- Ưu tiên khoán cho các hộ định canh định cư, các hộ nghèo, hộ ở gần rừng và những hộ đã nhân khoán trước đây để bảo vệ khoanh nuôi tái sinh rừng đặc dụng và rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu. Khi hết thời hạn khoán nếu hộ nhận khoán có nguyện vọng và trong quá trình nhận khoán thực hiện bảo vệ rừng tốt thì được nhận khoán chu kỳ tiếp theo.
- Hộ nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu được khai thác củi và lâm đặc sản dưới tán rừng.
- Hộ nhận khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ sản phẩm tỉa thưa, lâm sản phụ dưới tán rừng.
- Hộ trồng rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ sản phẩm tỉa thưa, nông sản và lâm sản phụ dưới tán rừng.
Đối với rừng sản xuất
- Hộ đầu tư trồng rừng sản xuất là chủ rừng, có quyền quyết định thời điểm và phương thức khai thác rừng nhưng phải có trách nhiệm tái tạo rừng trong phạm vi không quá 2 năm khi khai thác.
- Mọi sản phẩm khai thác từ rừng trống, tre, nứa và lâm sản phụ khai thác từ rừng tự nhiên được tự do lưu lưu thông trên thị trường.
Gỗ và lâm sản khai từ rừng tự nhiên tái sinh thuộc rừng sản xuất của các chủ rừng là hộ gia đình và cá nhân được tự do lưu thông trên thị trường (trừ các loại được ghi trong danh mục động thực vật quý hiếm quy định tại Nghị định 18/ HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng nay là chính phủ. Khi khai thác và tiêu thụ chủ rừng chỉ cần báo với cơ quan kiểm lâm gần nhất hoặc UBND xã, thị trấn sở tại để trong vòng 10 ngày được cấp giấy chứng nhận các sản phẩm này là sản phẩm hợp pháp.
- Nhà nước khuyến khích chế biến và xuất khẩu sản phẩm rừng trồng đã qua chế biến. Trong trường hợp các cơ sở chế biến trong nước không sử dụng hết nguyên liệu hoặc chưa có đủ điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở chế biến thì được phép xuất khẩu sản phẩm rừng trồng dưới dạng nguyên khai.
- Nhà nước có chính sách tiêu thụ sản phẩm rừng trồng và các chính sách khác, đảm bảo lợi ích cho người trồng rừng.
Để thực thi tốt những chính sách nay, cần phải xác lập thật cụ thể những người chủ rừng đích thực của các khu trồng đã có và sẽ có trong dự án này. Làm được như vậy chắc chắn chúng ta sẽ đỡ lo về vấn đề bảo vệ các khu rừng trồng, vì khi họ là người chủ rừng thật sự, lâu dài, có mục đích kinh doanh sản phẩm rõ ràng thì họ sẽ tính toán, quyết định thời điểm và phương thức khai thác hợp lý nhất và có lợi nhất ở những khu rừng mà họ được làm chủ (kể cả lợi ích khi thu hoạch và lợi ích khi tái tạo rừng).
Thời gian tới cần phải tiếp tục hoàn thiện các giải pháp điều tiết vĩ mô đối với thị trường lâm sản, để thúc đẩy kinh doanh rừng sản xuất. Cần chú trọng các giải pháp sau đây:
- Tỉa thưa hợp lý các khu rừng trồng đã đến hoặc quá thời kỳ tỉa thưa, nhất là ở những khu rừng trồng có điều kiện tiêu thụ được sản phẩm tỉa thưa.
- Rà soát lại các kênh lưu thông gỗ từ người trồng rừng đến người tiêu thụ gỗ ở từng vùng để xoá bỏ ngay những tầng nấc trung gian không cần thiết. Cố gắng tạo nên một thị trường lâm sản, không độc quyền, có cạnh trạnh giữa các cơ sở chế biến.
- Giúp đỡ những người trồng rừng, xây dựng các hình thức hợp tác để tiêu thụ sản phẩm.
- Mở rộng các cơ sỏ chế biến gỗ sử dụng nguyên liệu từ rừng trồng.
- Kiểm soát chặt chẽ lượng gỗ khai thác bất hợp pháp từ rừng tự nhiên để tạo điều kiện nâng giá gỗ sản xuất từ rừng trồng lên mức đủ bù đắp chi phí, có doanh lợi hợp lý.
5. Cần thực hiện và quán triệt chủ trương phát triển mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên.
“Hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên” là một chủ trương đúng đắn phù hợp với quy luật khách quan, một tất yếu trong khi rừng tự nhiên nước ta bị tàn phá ở mức nghiêm trọng. Từ “Đóng” đã được nói rõ trong dự án: đóng cửa rừng tự nhiên là giảm lượng khai thác gỗ và lâm sản một cách hợp lý đối với rừng tự nhiên để toàn bộ rừng nghèo (kể cả rừng sản xuất và rừng phòng hộ) có điều kiện phục hồi ít nhất trong khoảng thơì gian 15 đến 20 năm. Để bù đắp lại lượng gỗ giảm đi đó cần thực hiện trồng và khai thác, sử dụng, chế biến gỗ rừng trồng tăng dần theo thời gian và nhập khẩu gỗ khi cần thiết,... nhằm phát triển sản xuất kinh doanh lâm nghiệp theo hướng lâu bền và tránh được những đột biến về thị trường lâm sản, đồng thời giải quyết được các mâu thuẫn về kinh tế- xã hội xảy ra khi thực hiện đề án này.
Ngoài ra cần chú ý đến các chính sách về thuế, chính sách ưu tiên các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng...
- Về thuế: đảm bảo các ưu tiên về thuế đất, miễn thuế chu kỳ đầu (lợi tức) và giảm các chu kỳ sau để chủ rừng có thể tái tạo rừng và có lãi. Nếu chủ rừng chế biến xuất khẩu sản phẩm từ rừng trồng cũng được xem xét miễn giảm. Đặc biệt là đảm bảo thủ tục khai thác đơn giản, quyền bán tự do kể cả xuất khẩu thì mới khuyến khích trồng rừng.
- Về chính sách ưu tiên các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng gồm tư nhân, hộ gia đình, cộng đồng thôn bản, hợp tác xã, lâm trường, doanh nghiệp nhà nước hoặc trách nhiệm hữu hạn, liên doanh liên kết cần được ưu tiên theo luật đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài. Đặc biệt chính sách phát triển rừng gắn chặt với phát triển kinh tế xã hội vùng dân cư miền núi.
III. kiến nghị
1. Cần xác định qũy đất: Xác định chính xác diện tích, ranh giới trên thực địa và bản đồ 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất), rà soát, điều chỉnh, sắp xếp ổn định các dự án nghiên cứu cơ sở thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng gồm: Dự án rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất và dự án trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc sản. Xác định diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng cần bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, diện tích để trồng rừng và trồng cây công nghiệp của mỗi tỉnh.
2. Cần xác định loài cây trồng : Cần lựa chọn và hướng dẫn cho nông dân trồng các loài cây phù hợp với điều kiện sinh thái, ngoài trồng cây gỗ cứng hoặc quý hiếm có chu kỳ dài phục vụ nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ, cần phải chọn các loài cây mọc nhanh, chu kỳ ngắn, có giá trị kinh tế cao như Bạch đàn lai, Keo lai, Tre nhập nội, Luồng. Cần nghiên cứu rõ đất ở từng vùng, từng địa phương để lựa chọn cây trồng thích hợp nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho nhân dân và bảo vệ môi trường tốt nhất.
3. Cần nghiên cứu cơ chế chính sách đối với trồng rừng sản xuất .
Vấn đề trồng rừng sản xuất bằng vốn vay tín dụng lãi suất thấp ngoài chính sách ưu đãi về đất đai, thuế ... trong luật khuyến khích đầu tư trong nước cần có giải pháp xử lý tổng hợp, đồng bộ từ kỹ thuật lâm sinh, đến tổ chức quản lý; phát triển, tạo cây giống thích hợp, sinh trưởng nhanh, chu kỳ ngắn, đầu tư thâm canh để có năng suất cao và gần nơi tiêu thụ, nhất thiết phải gắn vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến và thành một tổ chức quản lý thống nhất, để có thể hỗ trợ, điều hoà lợi nhuận ..., đầu tư, hoặc bù chênh lệch lãi suất cho khâu tạo vùng nguyên liệu. Không thể để tình trạng cơ sở chế biến sử dụng nguyên liệu từ rừng trồng thì có lãi, còn vùng nguyên liệu thì khó khăn, Nhà nước phải bao cấp.
4. Nhà nước nên xem xét lại một số vấn dề về chính sách sử dụng đất đối với người lao động vì hiện nay lợi ích người lao động ở lâm trường và người được giao trực tiếp trồng rừng là khác nhau, không thoả đáng đối với người lao động. Đề nghị Nhà nước xem xét lại để đảm bảo quyền lợi xứng đáng cho người lao động.
5. Về thị trường tiêu thụ: Phải có chính sách khuyến khích việc tiêu thụ hàng hoá lâm sản. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc chế biến lâm sản, thu hút nhân tài.
Ngoài ra đối với đội ngũ cán bộ cần phải được đào tạo thêm để nâng cao khả năng quản lý cũng như lòng nhiệt tình với công việc. Nên có chế độ ưu tiên hơn nữa đối với những người nhận đất ở vùng sâu, vùng xa, không có hoặc ít dân cư sinh sống để họ có động cơ làm việc.
kết luận
Tóm lại , vấn đề đặt ra là bằng mọi giá chúng ta phải trồng mới 5 triệu ha rừng và giữ được 10.915.529 ha rừng hiện có. Do nhiều nguyên nhân khác nhau , rừng ở nước ta đã lùi đến một ngưỡng tối thiểu để phát huy chức năng phòng hộ môi trường sống và chức năng cung cấp lâm sản cho xã hội. Vì vậy thực hiện việc trồng mới 5 triệu ha rừng đang là vấn đề cấp bách, cần thiết, là nhiệm vụ toàn Đảng và toàn dân ta, nó phải trở thành quyền lợi và nguyện vọng của toàn dân trong giai đoạn đất nước còn nghèo nhưng đất trống , đồi núi trọc và lao động lại dư thừa. Để thực hiện thành công công tác kế hoạch đề ra cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành, mọi kinh nghiệm đã được tích luỹ và những nguồn lực thoả đáng phải được huy động cho dự án. Tuy nó còn là sự phấn đấu không mệt mỏi, sự đóng góp tài chính, sức lực và trí tuệ của toàn Đảng và toàn dân ta nhưng chúng ta tin tưởng rằng, với sự tham gia tích cực của nhân dân và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, dự án này sẽ được thực hiện thành công , làm thay đổi căn bản tình trạng rừng, đưa lâm nghiệp nước ta thành một ngành đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nông dân, góp phần cải thiện môi trường sinh thái trong nước và trên thế giới.
danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình Chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Tạp chí lâm nghiệp số 9, 11, 12 năm 1998, số 11 năm 1999, số 5, 10 năm 2000.
Tạp chí kinh tế và dự báo số 3/2000.
Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
Thông tư số 28/1999/TT-LT ngày 03/02/1999 hướng dẫn việc thực hiện Quyết định 661/QĐ-TTg của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Thông tư số 28/1999/TT-BTC ngày 13/03/1999 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn việc quản lý, cấp phát vốn NSNN cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đìnhvà cá nhân sử dụng ổn định , lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
Quyết định số 03/2001/NĐ-TTg ngày 05/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ “ Về việc phê duyệt kết quả tổng kiểm kê rừng toàn quốc”.
Báo cáo kết quả 2 năm thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (1999 - 2000) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3841.doc