Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU

Tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU: LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi có một mạng lưới sông ngòi dày đặc và một bờ biển dài với những loài thuỷ sản phong phú và có giá trị cao. Chính vì vậy mà ngành thuỷ sản xuất khẩu của nước ta rất phát triển, mỗi năm đóng góp rất lớn cho nền kinh tế. Do đó, thị trường xuất khẩu là một vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới kim ngạch xuất khẩu của ngành. Trong các thị trường xuất khẩu, EU là một thị trường rất tiềm năng với kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hằng năm ... Ebook Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ đứng thứ hai sau thị trường Nhật Bản. Nhưng hiện nay, xuất khẩu sang thị trường EU đang gặp rất nhiều khó khăn do EU là một thị trường khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng, mà vấn đề này đang là một thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Do vậy em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU” làm đề tài cho đề án của mình. Đề tài gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Chương II: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU. Chương I: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM Đặc điểm hàng thuỷ sản và xu hướng tiêu dùng của thế giới Đặc điểm hàng thuỷ sản Thuỷ sản là nguồn thực phẩm quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta bởi hàng thuỷ sản có những đặc điểm sau: Hàng thuỷ sản được ưa chuộng: Đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hàng thuỷ sản là một trong những mặt hàng thực phẩm được ưa thích tiêu dùng. Ngành thuỷ sản cung cấp những sản phẩm quý cho tiêu dùng dân cư, là nguyên liệu để phát triển các ngành khác như công nghiệp chế biến,… Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đã khẳng định: hầu hết các loại sản phẩm thuỷ sản đều là các loại thực phẩm dễ tiêu hoá, giàu chất đạm, phù hợp với mọi lứa tuổi, ít gây bệnh về tim mạch, béo phì và ung thư. Về thành phần dinh dưỡng, so với các loại sản phẩm hàng thuỷ sản có ít chất mỡ, nhiều chất khoáng và chất đạm cũng cao. thịt bò Cá thu Cá mối Cá Hồng đạm 16,2– 19,2% 18,6% 16,4% 11,8% mỡ 11 – 28% 0,4% 1,6 – 2,3% 5,9% chất khoáng 0,8 – 1,0% 1,2% 1,2% 1,4% Hàng thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao: các mặt hàng thuỷ sản, đặc biệt là sản phẩm đã được chế biến có giá bán cao hơn hàng tươi sống và sơ chế, đem lại giá trị gia tăng cho các nhà xuất khẩu nhờ vào chất lượng cao và phù hợp với thị hiếu đa dạng, phong phú của người tiêu dùng trong nước cũng như thế giới, có ưu thế là giải quyết được nhiều vấn đề về việc làm, đồng thời thu được nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước, đặc biệt đối với các nước có khí hậu nhiệt đới ẩm với mạng lưới sông ngòi dày đặc như Việt Nam. Như vậy, thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản sẽ có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của toàn ngành nông, ngư nhiệp. Quá trình sản xuất hàng thuỷ sản phải gắn liền với khâu chế biến và hàng tiêu thụ: thuỷ sản là hàng tươi sống, trong thời gian ngắn nhanh hư hỏng, như vậy cần bảo quản tốt việc sơ chế và chế biến. Như vậy, các thuyền đánh bắt xa bờ phải trang bị công nghệ hiện đại phù hợp với hàng thuỷ sản để đảm bảo độ tươi của hàng thuỷ sản thực sự là vấn đề cấp bách để hàng thuỷ sản có đủ điều kiện xuất khẩu, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho hàng xuất khẩu. Việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phân tán: việc điều kiện địa lý, khí hậu phù hợp, tiềm năng về biển. Việt Nam có 3260 km bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ, từ 8o23' bắc đến 21o39' bắc. Diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải của Việt Nam rộng 226.000 km2, độ sâu trung bình 1.140 m và vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. Việt Nam còn có một mạng lưới sông ngòi dày đặc trong đất liền và ngoài bờ biển có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có những hòn đảo có nhiều dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quốc... Bên cạnh đó khí hậu của Việt Nam là khí hậu nhiệt đới, ẩm ướt quanh năm thích hợp cho nhiều nguồn sinh vật nói chung và nhiều loài thủy sản nói riêng tồn tại và phát triển. Vì vậy, nhà nước cần quan tâm đến việc xây dựng và thực hiện việc quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản từ khâu khai thác, nuôi trồng, khai thác đến việc chế biến và tiêu thụ, kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm thuỷ sản có tính thời vụ: tính thời vụ là đặc trưng của việc nuôi trồng thuỷ sản, bởi nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu và chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á, nên về mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất ở Bắc Bộ từ 13 – 17oC, ở Nam Bộ nhiệt độ từ 25 – 27oC. Ngược lại trong thời kỳ gió mùa xích đạo, nhiệt độ cao và phân bổ đồng đều trong cả nước. Biên độ nhiệt trong năm chênh lệch nhiều giữa hai miền Nam - Bắc, ảnh hưởng nhiều đến việc nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt thuỷ hải sản. Vì thế mùa đông lạnh của miền Bắc không thể nuôi trồng thuỷ sản nên hàng trái vụ thì giá cao còn hàng chính vụ không tiêu thụ được do đặc điểm của khâu chế biến thuỷ sản đánh bắt được phải chế biến nhanh. Xu hướng tiêu dùng của thế giới Thuỷ sản được đánh giá là nguồn thực phẩm quan trọng đối với con người. Hàng thuỷ sản chứa nhiều khoáng chất và ít lượng chất béo, rất tốt cho sức khoẻ. Ngày nay, trước sự bận rộn của công việc và vai trò ngoài xã hội, việc giảm thời gian dành cho nấu nướng là xu hướng tất yếu của người phụ nữ. Xu hướng tiêu thụ hiện nay là loại thực phẩm không tốn nhiều thời gian chế biến. Thuỷ sản cũng là một trong các sản phẩm đó. Thuỷ sản tươi sống rất dễ bị hư hỏng và thời gian bảo quản cũng không dài, gây bất lợi cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc chế biến thuỷ sản tươi sống mất rất nhiều thời gian, không còn phù hợp với những người quá bận rộn. Rất nhiều người nội trợ đã chọn mua những loại thực phẩm chế biến sẵn. Hiện nay, chỉ tính riêng mặt hàng mực, tính sơ sơ đã có: mực hấp, mực cắt khoanh, râu mực, mực ống nguyên con, mực nhồi thịt, chả mực thìa là... Ngay như cá, nếu trước kia các nhà sản xuất thường để cả con, bán cân, thì nay cá được cắt thành từng khúc, chế biến theo nhu cầu, mục đích của người mua, như các loại: đầu cá hồi làm sạch, basa cắt khúc, basa filê, basa cuộn lá chanh, basa kho tộ, điêu hồng filê, cá thu cắt khúc… Do quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá con người luôn tất bật với công việc nên thời gian vào bếp rất ít, cộng với việc thuỷ sản dễ bị hư hỏng. Vì vậy xu hướng tiêu dùng hàng thuỷ sản đã chế biến tăng lên. Chính việc đưa ra nhiều mặt hàng tiện dụng có giá trị gia tăng cao, giúp cho người phụ nữ ngày nay bớt dần áp lực, vất vả trong việc bếp núc, đang và sẽ tạo nên nhu cầu tiêu thụ rất lớn. Các doanh nghiệp hiện nay cũng đang chuyển sang chế biến sẵn các mặt hàng thuỷ sản phục vụ cho người tiêu dùng. Chỉ tính với Việt Nam thị trường thực phẩm chế biến, sơ chế vài năm gần đây đang có tốc độ phát triển từ 20- 40% mỗi năm. Do vậy ngành công nghiệp chế biến lại có cơ hội phát triển, giải quyết được nhiều vấn đề về lao động, tận dụng được hết giá trị sử dụng của mặt hàng, lợi nhuận cao. Bên cạnh việc xu hướng tiêu dùng các loại sản phẩm chế biến sẵn, người tiêu cùng cũng có xu hướng mua các loại sản phẩm đã qua sơ chế như các loại cắt khúc, mực làm sẵn để giảm thời gian vào bếp. Chính vì vậy các loại thuỷ sản đã qua sơ chế cũng rất được ưa chuộng. Các loại thuỷ sản có mùi vị trung tính, dễ dàng kết hợp với các món ăn khác cũng được tiêu thụ nhiều như các loại tôm, các động vật thân mềm. Đặc điểm của thị trường EU EU là một trong 3 thị trường xuất nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giưói cùng với Nhật Bản và Mỹ. Đặc điểm nổi bật của hoạt động thương mại thuỷ sản của các nước EU là kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản chủ yếu được diễn ra trong nội bộ các nước thành viên của khối(83%). EU chỉ xuất khẩu một tỉ lệ nhỏ sản phẩm sang Nhật Bản, Thụy Sĩ, một phần nhỏ sang Mỹ và một số thị trường khác. Sản lượng xuất khẩu thủy sản của EU Tên nước 1990 1995 2000 2003 2004 EU-25 5.649.497 6.090.814 6.262.869 EU-15 3.474.905 4.709.596 5.320.027 5.659.320 5.818.816 Ailen 183.367 295.154 217.497 261.445 255.520 Anh 367.122 431.806 397.022 500.650 495.144 Áo 627 4.602 3.863 10.114 12.316 Bỉ 123.141 147.698 168.468 Bồ Đào Nha 96.205 104.247 98.735 117.069 116.470 Đan Mạch 767.164 1.262.550 1.216.172 1.198.442 1.178.373 Đức 360.392 505.806 568.101 550.076 568.606 Hà Lan 783.310 806.707 808.858 957.175 1.038.053 Hy Lạp 15.066 35.382 83.632 93.465 96.704 Italy 97.383 128.275 141.660 126.220 128.918 Lucxămbua 5.268 2.627 2.094 Pháp 354.877 391.469 485.950 488.566 516.038 Phần Lan 3.298 11.794 16.300 10.540 18.903 Tây Ban Nha 280.125 480.292 841.431 884.610 864.513 Thuỵ Điển 110.508 175.169 312.397 310.624 358.698 Các thành viên mới của EU Ba Lan 103.016 110.893 104.470 Extônia 89.569 118.863 102.774 Hungary 6.594 4.928 8.323 Latvia 15.073 67.208 74.505 Litva 5.268 2.627 2.094 Manta 2.084 3.395 1.470 Séc 12.630 13.887 15.352 Síp 736 566 2.567 Xlovenia 2.520 2.237 3.042 Xlovakia 641 866 431 (Nguồn: eurostat) ·  Bảng: Giá trị xuất khẩu thủy sản của  EU (đơn vị tính: triệu ECU/EUR ) Tên nước 1990 1995 2000 2003 2004 EU-25 12.863 13.962 14.191 EU-15 6.262 8.092 12.442 13.335 13.461 Ailen 204 275 332 384 385 Anh 718 880 1.180 1.305 1.327 Áo 2 14 9 30 36 Bỉ 546 686 719 Bồ Đào Nha 232 225 319 337 344 Đan Mạch 1.708 2.201 2.842 2.799 2.776 Đức 445 652 1.126 1.093 1.050 Hà Lan 1.055 1.194 1.697 2.058 1.979 Hy lạp 70 139 326 310 331 Italy 192 279 422 420 428 Luxămbua 25 20 19 Phần Lan 12 18 17 12 11 Pháp 764 775 1.231 1.214 1.242 Tây Ban Nha 542 954 1.857 2.041 2.070 Thuỵ điển 136 199 511 628 744 Các thành viên mới của EU  Ba Lan 216 271 356 Extônia 81 112 95 Hungary 10 9 6 Latvia 33 66 76 Litva 27 83 104 Manta 9 32 14 Séc 30 40 45 Síp 7 4 22 Xlovenia 7 7 7 Xlovakia 2 3 4  (Nguồn eorostat Mặt hàng chính Các sản phẩm xuất khẩu chính là cá ngừ, cá tuyết và cá bơn tươi hoặc ướp lạnh. Năm 2004, tổng giá trị thủy sản xuất khẩu của các nước thành viên EU đạt giá trị 14 triệu EUR. Bên cạnh cá tươi hoặc ướp lạnh, việc xuất khẩu cá cắt khúc to và các loại cá philê (tươi, ướp lạnh hay đông lạnh), cá đã chế biến hay bảo quản và các loài giáp xác cũng đóng vai trò quan trọng trong ngoại thương thủy sản của EU. Nhập khẩu thủy sản Tình hình chung EU là là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới với sản lượng là 9,7 triệu tấn với giá trị 23.791 triệu EUR (số liệu năm 2004). Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Italy và Anh là những thị trường nhập khẩu chính, giá trị nhập khẩu thủy sản hàng năm vượt 1 tỷ USD và các nước này cũng chiếm gần 80% giá trị nhập khẩu thủy sản của EU. Tuy nhiên, như trên đã trình bày, phần lớn sản phẩm thuỷ sản được nhập khẩu từ các nội bộ các nước trong khối. Ngoài ra, để bổ sung một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, chủ yếu là các sản phẩm thuỷ sản nước ấm, EU cũng nhập khẩu thuỷ sản từ hơn 180 nước khác trên thế giới. ·  Bảng: Sản lượng nhập khẩu của EU (đơn vị: tấn) Tên nước 1990 1995 2000 2003 2004 EU-25 9.193.205 10.057.917 9.640.792 EU-15 6.779.497 7.575.794 8.591.529 9.454.333 9.000.378 Ailen 67.480 67.946 64.534 64.334 55.750 Anh 974.533 880.725 869.053 897.414 910.090 Áo 69.077 59.650 54.760 63.812 73.700 Bỉ 288.011 288.562 315.385 Bồ Đào Nha 224.827 287.053 338.655 371.407 348.023 Đan Mạch 640.596 926.524 1.217.350 1.617.944 1.322.191 Đức 1.151.367 1.148.082 1.169.608 1.076.138 1.017.875 Hà Lan 694.144 873.153 796.430 836.394 727.079 Hy Lạp 87.287 106.139 163.433 188.621 174.950 Italy 723.310 735.813 838.486 918.607 930.833 Luxămbua 14.197 10.049 9.357 Pháp 886.008 919.601 1.029.220 1.082.320 1.106.745 Phần Lan 114.995 107.213 89.969 93.214 102.408 Tây Ban Nha 719.218 1.005.387 1.443.906 1.657.080 1.569.960 Thuỵ Điển 161.329 154.299 213.918 288.438 336.314 Các thành viên mới của EU Ba Lan 277.204 251.478 290.471 Extônia 41.790 44.159 38.976 Hungary 46.732 43.912 35.758 Latvia 35.135 35.057 30.382 Litva 58.288 72.921 84.611 Manta 17.113 31.031 27.014 Séc 65.321 62.145 68.192 Síp 16.047 17.506 22.835 Xlovenia 14.123 13.639 15.887 Xlovakia 29.924 26.737 26.288 (Nguồn: eurostat)          Theo số liệu thống kê sơ bộ, sản lượng thủy sản nhập khẩu tiếp tục giảm trong năm 2005 so với năm 2004. ·  Bảng : Giá trị nhập khẩu của của EU (đơn vị tính: triệu ECU/EUR) Tên nước 1990 1995 2000 2003 2004 EU-25 22.645 24.182 23.791 EU-15 12.524 14.791 21.969 23.411 22.918 Ailen 80 76 124 109 111 Anh 1.056 1.517 2.383 2.245 2.284 Áo 119 146 179 216 242 Ba Lan 282 354 242 770 Bỉ 1.138 1.226 1.243 Bồ Đào Nha 479 604 963 1.009 1.017 Đan Mạch 921 1.278 1.942 1.929 1.851 Đức 1.506 1.950 2.560 2.420 2.246 Hà Lan 665 949 1.372 1.587 1.483 Hy lạp 166 181 356 Italy 1.963 1.918 2.812 3.219 3.146 Luxămbua 77 68 67 Phần Lan 109 94 132 162 166 Pháp 2.298 2.497 3.329 3.427 3.402 Tây Ban Nha 1.762 2.362 3.831 4.452 4.216 Thuỵ Điển 355 418 771 931 1.053 Các thành viên mới của EU Ba Lan 329 344 417 Extônia 23 46 47 Hungary 40 50 42 Latvia 25 28 30 Litva 58 84 98 Manta 22 28 26 Séc 83 91 94 Síp 32 33 42 Xlovenia 30 34 41 Xlovakia 33 33 35 (Nguồn trích: eurostat) Mặt hàng thủy sản nhập khẩu Nhập khẩu thủy sản của một số nước thành viên EU  ü Anh Tuy có điều kiện thuận lợi trong việc đánh bắt hải sản (chiếm tới 1/5 sản lượng hải sản của EU), nhưng Anh vẫn phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhập khẩu tôm của Anh không lớn so với cá do thói quen tiêu dùng của người Anh là thích ăn các loại cá đã qua chế biến (như cá rán, cá viên,…), mặt hàng tôm chủ yếu để phục vụ cộng đồng người châu Á sinh sống ở Anh, được nhập khẩu từ Ailen (chiếm khoảng 22% kim ngạch nhập khẩu), Bănglađét (14,4%), Ấn Độ (13,4%), Đan Mạch (8%), …. ü Đức Hằng năm, lượng tôm nhập khẩu vào Đức đáp ứng khoảng 2/3 nhu cầu thị trường nội địa thông qua hệ thống nhập khẩu của trên 150 công ty vào 7 chuỗi siêu thị lớn, 10 ngàn nhà bán lẻ và gần 1 ngàn nhà hàng lớn nhỏ. Tôm nhập khẩu vào Đức khá đa dạng về chủng loại từ trên 80 nước, trong đó chủ yếu từ Banglađét, Ấn Độ, Bỉ, Anh, Inđônêxia,… Nhập khẩu tôm nước ấm vào Đức dưới dạng đông lạnh (không đầu, bóc vỏ hoặc cả vỏ) và các dạng chế biến chín sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do ngày càng có nhiều hộ gia đình ở Đức ăn thuỷ sản và tôm. Tôm cũng là mặt hàng được tiêu thụ mạnh ở hệ thống các nhà hàng tại Đức hiện nay. ü  Hy lạp Theo thống kê gần đây nước cung cấp thủy sản cho Hy Lạp nhiều nhất là Đan Mạch với 32.700 tấn, Italy 14.900 tấn, Hà Lan 12.400 tấn. Nhập khẩu từ Đan Mạch chủ yếu gồm bột cá làm thức ăn chăn nuôi. ü Italy Tổng sản lượng thủy sản của Italy chỉ vào khoảng 0,6 triệu tấn/năm, trong khi với 57 triệu người và hàng chục triệu khách du lịch, Italy phải nhập khẩu hàng năm từ 0,9-1 triệu tấn thủy sản. Italy là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ 5 thế giới và thứ 3 của EU. Giá trị nhập khẩu thủy sản của Italy đạt kỷ lục là 2,8 tỷ USD năm 1998 và giảm xuống 2,54 tỷ USD năm 2000 (giảm 9,5%); năm 2001 đạt 2,72 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2000; năm 2002 đạt 2,9 tỷ USD, tăng 7,0% so với năm 2001. Giá trị nhập khẩu của Italy ổn định trong năm 2003 (3.219 triệu EUR) và năm 2004 (3.149 triệu EUR). Thị trường nhập khẩu thủy sản của Italy hầu như ít biến động trong nhiều năm qua. Giá trị nhập khẩu thủy sản năm 2000 chiếm 10,5% giá trị nhập khẩu lương thực thực phẩm và 1,1% tổng giá trị nhập khẩu của Italy. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Italy là cá ngừ đóng hộp, mực đông lạnh, tôm và cá philê đông lạnh. Các nước cung cấp chủ yếu các sản phẩm này cho Italy là Thái Lan, Achentina, Êcuađo, Đan Mạch, Ấn Độ,….. ü  Pháp Hiện nay, Pháp là  nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ tư thế giới và thứ nhì trong khối EU. Giá trị nhập khẩu thủy sản hàng năm chiếm 11,5% giá trị nhập khẩu lương thực thực phẩm và 1% tổng giá trị nhập khẩu của Pháp. Có 3 nhóm sản phẩm thủy sản nhập khẩu chính của thị trường Pháp là cá tươi và cá, giáp xác, nhuyễn thể đông lạnh; và thủy sản đóng hộp, thủy sản tẩm bột,... Trong các mặt hàng nhập khẩu thì cá philê đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo là tôm đông lạnh. Tiêu thụ tôm của Pháp phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Hàng năm, Pháp nhập khẩu trên dưới 600 triệu euro tôm các loại, chiếm 20% trong tổng số 3,21 tỷ euro kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của nước này. Pháp nhập khẩu khá nhiều chủng loại tôm khác nhau, lớn nhất là tôm đông lạnh thuộc họ Penaeus, từ 10 thị trường chủ yếu, trong đó đáng lưu ý là Mađagasca, Braxin, Hà Lan,… Hai mặt hàng cá philê đông lạnh và tôm đông lạnh chiếm gần 26% giá trị nhập khẩu thủy sản của Pháp năm 2000. Song nhập khẩu đang có xu hướng giảm. Bảng : Giá trị nhập khẩu hai sản phẩm thủy sản chính của Pháp (Đơn vị: triệu đôla) Sản phẩm 2000 2001 2002 Cá đông lạnh 428 442 451 Tôm đông lạnh 410 417 406 (Tạp chí Seafood, số 2/2002) ü Tây Ban Nha Tây Ban Nha là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới, đứng đầu EU. Năm 2000, giá trị nhập khẩu là 3,35 tỷ USD, tăng 24,5% so với mức năm 1991, nhưng còn kém mức kỷ lục 3,5 tỷ USD năm 1997; năm 2001đạt 3,71 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2000 và năm 2002 đạt 3,85 tỷ USD, tăng 3,77% so với năm 2001. Giá trị nhập khẩu của Tây Ban Nha bằng 16,8% giá trị nhập khẩu thủy sản toàn EU. Tây Ban Nha nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm tôm đông lạnh, cá tươi và đông lạnh, nhuyễn thể, cá hun khói và cá đóng hộp. Tôm đông lạnh là sản phẩm chính với sản lượng cao nhất hàng năm đạt 9,0 đến 9,6 tấn. Các thị trường nhập khẩu chính của Tây Ban Nha là Trung Quốc, Achentina, Colombia, Ấn Độ, Thái Lan và Malaixia,…. Bảng : Giá trị nhập tôm đông lạnh của Tây Ban Nha (2000-2002) (Đơn vị: triệu đôla) Năm 2000 2001 2002 Giá trị 596 611 608 (Nguồn: Seafood  số.4, 2002) Nhóm các thành viên EU ở Bắc Âu Các nước thành viên EU thuộc Bắc Âu đều có biển, nguồn hải sản tương đối phong phú, có nghề đánh bắt hải sản truyền thống nên có thế mạnh về xuất khẩu hải sản (trong đó có tôm, nhất là các loại tôm nước lạnh). Nhập khẩu tôm của các nước này chủ yếu có tính chất bổ sung chủng loại cho nhau giữa các nước trong khu vực. Nhập khẩu từ khu vực châu Á không lớn do sức tiêu thụ của các nước này khá thấp (do dân số ít, khách du lịch đến Bắc Âu không đông và người dân không có tập quán ăn nhiều hải sản) Xuất khẩu thuỷ sản và cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Đặc điểm của thị trường sản phẩm thuỷ sản Là một thị trường đa dạng và đa cấp thị trường Thuỷ sản là một ngành sản xuất nông nghiệp chuyên môn hoá hẹp, sản xuất nhiều loại thuỷ sản như: các loại cá, tôm các loại, nhuyễn thể các loại và các loại thuỷ hải sản. Mặt khác, nhờ môi trường điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển ngành thuỷ sản với nhiều loại phong phú trên các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn bao gồm cả việc nuôi trồng, khai thác và đánh bắt. Các loại sản phẩm thuỷ sản đa dạng về số lượng cũng như hình thức chế biến. Cũng giống như các thị trường hàng hoá khác, thị trường thuỷ sản bao gồm nhiều cấp: cấp cơ sở, cấp địa phương, cấp trong nước và cấp nước ngoài. Thị trường sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu nước ta những năm gần đây rất phát triển và sôi động. Các sản phẩm thuỷ sản chiếm được vị thế cao trên thị trường thế giới, nhất là EU, Mỹ, Nhật… và kim ngạch tăng liên tục. Như vậy thuỷ sản của Việt Nam có vị thế khá cao trong thương mại thuỷ sản thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo được chỗ đứng trên các thị trường tiềm năng thì thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam cũng gặp phải rất nhiều khó khăn mà khó khăn lớn nhất là đáp ứng được chất lượng của sản phẩm khi xuất khẩu. Thị trường Nhật Bản và EU là hai thị trường khó tính nhất của thuỷ sản Việt Nam. Đối với thị trường EU, tỷ lệ Thị trường sản phẩm thuỷ sản nước ta vừa mang tính phân tán rộng lại vừa có tính tập trung quy mô lớn. Thị trường sản phẩm thuỷ sản phát triển không đồng đều giữa các vùng và giữa các khu vực trong cả nước. Quan hệ cung - cầu sản phẩm thuỷ sản trên thị trường từng bước ổn định hơn. Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu (nguồn: trung tâm tin học, Bộ Thuỷ Sản) Từ nhiều năm nay, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể, các loại thủy sản đông lạnh và các loại thủy sản khô. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của nước ta ngày càng bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác. Con tôm đang được phát triển nuôi rất rầm rộ trên toàn thế giới, sản lượng tôm ngày càng tăng, đến nay theo ước tính có thể đạt gần 3 triệu tấn, thỏa mãn tương đối tốt nhu cầu tiêu thụ chung của thế giới. Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào, con tôm có thể nói là mặt hàng cạnh tranh gay gắt nhất trong các mặt hàng thuỷ sản thương mại trên thế giới, con tôm Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để duy trì tiềm năng xuất khẩu. 9 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu tôm đạt gần 112 nghìn tấn, trị giá trên 1,067 tỷ USD, chỉ tăng rất nhẹ 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. Xuất khẩu tôm vẫn giữ vị trí là mặt hàng xuất khẩu số một, chiếm 39,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của nước ta. Xuất khẩu tôm tăng trưởng nhẹ là kết quả của nhiều yếu tố như sản lượng tôm nguyên liệu trong nước không tăng, giá tôm nguyên liệu luôn giữ mức cao so với nhiều nước sản xuất tôm trong khu vực và giá thành sản xuất nói chung tăng. Xu hướng của nhiều doanh nghiệp chế biến hiện nay là tăng tỷ trọng sản phẩm tôm giá trị gia tăng, phù hợp với nhu cầu của các thị trường lớn như Nhật và Mỹ. Vị trí mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 là cá tra. Mấy năm gần đây con cá tra thể hiện rõ tiềm năng to lớn trên vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản Việt Nam. 9 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu cá tra đạt trên 272,7 nghìn tấn, trị giá trên trên 709 triệu USD, tăng khá mạnh 37,2 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. xuất khẩu cá tra chiếm 26,2% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Hiện nay, EU, Đông Âu và một số nước Bắc Mỹ vẫn có nhu cầu cao đối với philê cá tra đông lạnh, đây là sự thay thế thích hợp cho philê cá thịt trắng hiện đang sụt giảm dần sản lượng trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, kết hợp với tiềm năng công suất nuôi đang tăng mạnh trong nước, giá nguyên liệu đang ở mức vừa hợp lý, xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục lập kỷ lục mới trong những năm tiếp theo. Xuất khẩu cá ngừ cũng đạt được tiến bộ lớn, đạt trên 39,2 nghìn tấn, trị giá trên trên 111 triệu USD, với sức tăng trưởng khá cao 27,8% so với cùng kỳ năm 2006. Đơn giá của cá ngừ đại dương khá cao, vì vậy đây cũng là đối tượng sản phẩm thu hút sự đầu tư phát triển của các ngư dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Một điểm đáng chú ý và lạc quan trong tình hình thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam là mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh đạt mức tăng trưởng có thể nói là cao nhất trong mấy năm gần đây với 35,5% cao hơn về giá trị so với cùng năm ngoái, đạt 60,4 nghìn tấn, trị giá 205,5 triệu USD, chiếm 7,7% tổng xuất khẩu thuỷ sản của nước ta. Xuất khẩu mặt hàng này đạt được kết quả khả quan một phần là nhờ sản lượng khai thác trong vài năm gần đây đã cải thiện lên khá nhiều. Xuất khẩu cá các loại là mảng hàng hóa quan trọng luôn giữ mức tăng trưởng khá. Tính đến tháng 9 năm 2007, xuất khẩu cá đạt trên 85 nghìn tấn, trị giá gần 249,1 triệu USD, tăng 17,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. Dự đoán, xuất khẩu cá các loại sẽ tiếp tục nhịp độ tiến triển như trong thời gian qua. Bên cạnh các mặt hàng chủ lực, xuất khẩu hàng khô và hải sản khác chỉ tăng ở mức khiêm tốn về giá trị và có giảm nhẹ về khối lượng. Tuy nhiên, tổng xuất khẩu của các mặt hàng này cũng chiếm một phần đáng kể trong toàn bộ giá trị xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam với giá trị trên 365,6 triệu USD. Chương II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU Thị trường thuỷ sản EU Xu hướng tiêu dùng ở EU Hiện nay EU là thị trường rộng lớn, gồm 27 quốc gia. Thị trường EU tổng hợp nhiều đặc điểm tiêu dùng của mỗi quốc gia làm cho nhu cầu tiêu dùng hết sức phong phú mang đặc điểm của từng vùng lãnh thổ. Về mặt hàng tiêu thụ Các sản phẩm chế biến được tiêu thụ phổ biến ở EU gồm các mặt hàng tươi, cắt khúc, luộc, tẩm bột, đóng hộp hay hun khói. Thị trường EU chia thành hai khu vực chính: Các nước Tây Bắc Âu và các nước Địa Trung Hải. Các nước Tây Bắc Âu ưa chuộng các loài nước lạnh (cá trích, cá thu, cá minh thái, cá bơn, cá hồi). Khu vực Địa Trung Hải ưa chuộng nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và cá tuyết. Cá ngừ, cá hồi, cá bơn và tôm là loài thủy sản được ưa chuộng ở khắp châu Âu. Về xu hướng tiêu thụ EU là khu vực chủ yếu nhập khẩu ròng thủy hải sản do sản lượng sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người ở EU rất cao, đứng thứ hai thế giới sau Nhật Bản. Tổng mức tiêu thụ ở thị trường EU mỗi năm vào khoảng 10 triệu tấn, bằng 12% tổng mức tiêu thụ của thế giới. Tây Ban Nha, Pháp, Italia là những thị trường tiêu thụ hải sản lớn nhất ở châu Âu. Nếu như ở Pháp loại cá tươi và cá phi lê được bán nhiều hơn cá nguyên con thì ở Ba Lan lại chuộng loại mặt hàng này hơn. Đặc biệt người Pháp còn ưa chuộng các loại động vật thân mềm, đặc biệt là hến. Ở thị trường Đức, đến 90% các sản phẩm thủy hải sản tiêu thụ lại là cá. Những động vật có vỏ (trai, sò, tôm, cua…) lại không được tiêu thụ mạnh. Không giống như các nước ở khu vực Địa Trung Hải, hầu hết người tiêu dùng ở Đức quan tâm đến những sản phẩm thủy hải sản được bảo quản và chế biến sẵn. Ở Tây Ban Nha, cá tươi là mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất. Tuy nhiên động vật thân mềm, loài giáp xác (tôm, cua) và đặc biệt là mực ống cũng được người tiêu dùng ưa chuộng. Ở Italia, phần lớn hải sản được bán dưới dạng tươi hoặc ướp lạnh, động vật thân mềm đặc biệt phổ biến. Italia cũng là một thị trường quan trọng đối với mực phủ, hiện nay sức tiêu thụ tôm càng và hến có mức tăng trưởng đáng kể. Người tiêu dùng châu Âu đang chuyển hướng mạnh sang tiêu thụ tôm biển loại nhỏ và tôm pandan nước ấm. Xu hướng này có thể nhận thấy ở hầu hết các nước châu Âu, ngoại trừ Đức. Hiện nay một số loài cá đang được tiêu thụ rất mạnh ở châu Âu như cá tra, cá basa của Việt Nam và cá rô Sông Nile với khối lượng tăng lên nhanh chóng. Những loài thủy hải sản mới này được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng do có mùi vị trung tính và giá thấp. Hướng tới các sản phẩm có lợi cho sức khoẻ: Người tiêu dùng ngày càng thích ứng với dạng sản phẩm an toàn. Họ thích các sản phẩm ít béo và có giá trị dinh dưỡng cao. Thuỷ sản có hàm lượng prôtêin, các vitamin và chất khoáng cao thích hợp cho nhu cầu này. Ngoài ra, các sản phẩm thuỷ sản có chất lượng thường đóng vai trò chống lại các nguy cơ về sức khoẻ. Một trong những trường hợp rõ nét nhất là dầu cá, được biết đến như axít béo Ômega - 3 có tác dụng tích cực trong việc phòng tránh các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, thuỷ sản không chỉ hoàn toàn có lợi cho sức khoẻ. Chẳng hạn, một số cảnh báo chính thức đã được đưa ra cho người tiêu dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần phải hạn chế một số loài thuỷ sản như cá ngừ và cá kiếm vì hàm lượng thuỷ ngân quá cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng các chất kháng sinh trong nuôi tôm và cá đã dẫn đến hàm lượng các chất này trong các sản phẩm cao, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của thuỷ sản. Hướng tới sự thuận tiện: Trong những thập kỷ gần đây, thời gian dành cho mua sắm và chế biến món ăn đã bị rút ngắn. Vai trò của phụ nữ trong xã hội ngày càng tăng, nhiều hộ gia đình bận rộn với công việc. Vì vậy, nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng và dễ chế biến sẵn cũng tăng lên. Với xu hướng này thì các sản phẩm thuỷ sản dường như phù hợp hơn cả vì chúng được chế biến dễ dàng và nhanh chóng. Một số dạng sản phẩm thích nghi với xu hướng này như : Phi lê cá: nhiều người tiêu dùng muốn mua sản phẩm làm sẵn. Ðóng gói theo khẩu phần ăn: tiện lợi hơn khi chia khẩu phần. Ðã qua sơ chế: để giảm thời gian nấu. Dễ dàng chế biến và nấu: giảm thời gian nấu. Mùi vị trung tính: dễ dàng kết hợp với các món khác. Về mức tiêu thụ. Tiêu thụ thuỷ sản theo đầu người của EU-15 rất cao với 26,3 kg/người năm 2002, cao hơn 10 kg so với mức trung bình của thế giới (16,3 kg/người) và cao hơn mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân ở Mỹ (21,3 kg /người), Song tiêu thụ thuỷ sản của các nước trong khối EU rất khác nhau. Các nước vùng Ðịa Trung Hải và Xcăngđinavơ là những nước tiêu thụ thuỷ sản chính. Tây Ban Nha và đặc biệt là Bồ Ðào Nha có mức tiêu thụ theo đầu người cao nhất. Tây Ban Nha là nước đông dân cư và cũng là một thị trường quan trọng đối với các sản phẩm thuỷ sản. Tiêu thụ thuỷ sản ở Pháp đạt trên mức trung bình của EU, đứng sau Tây Ban Nha. Ðức và Áo là hai nước xếp sau cùng về mức tiêu thụ thuỷ sản với 14,9 kg và 14,7 kg. Các nước khu vực trung tâm châu Âu có truyền thống tiêu thụ ít thuỷ sản hơn. Đối với yếu tố giá: khoảng 2 năm trở lại đây, một số nước (Hà Lan, Anh và Pháp) đã trải qua thời kỳ gọi là chiến tranh về giá giữa các nhà bán lẻ. Ðức luôn được xem là thị trường quan tâm tới giá cả. Giá cả tăng khiến người tiêu dùng chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm có giá thấp hơn. Trong môi trường cạnh tranh, nhu cầu cho các sản phẩm đơn giản và giá rẻ được thể hiện rõ nét và thành công của các sản phẩm cá vược sông Nile, cá rô phi và cá tra, ba sa của Việt Nam. Những loài này thường có giá rất hấp dẫn Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU có xu hướng tiêu dùng có trách nhiệm với xã hội: Với tư cách là những công dân, người tiêu dùng ở những nước châu Âu thể hiện mối quan tâm của mình về các hoạt động liên quan đến môi trường và xã hội của các công ty sản xuất thực phẩm. Những người này thường thúc ép chính phủ và các công ty quan tâm đến các vấn đề này. Một số vấn đề họ quan tâm đến nhiều nhất là: Sự khai thác quá mức các ngư trường, sự suy thoái trữ lượng thuỷ sản và sự cạnh tranh giữa các hoạt động khai thác và bảo tồn thiên nhiên. Các vấn đề về vệ sinh và môi trường khi nuôi như sử dụng kháng sinh, ô nhiễm nguồn nước, sử dụng cá làm thức ăn động vật. Các khía cạnh xã hội trong nuôi trồng và khai thác như vấn đề về giới, vị thế của các nhà sản xuất thủ công. Phân đoạn thị trường Trên thị trường EU hình thành 3 nhóm tiêu dùng chính. Nhóm có khả năng thanh toán cao chiếm 20% dân số nên xu hướng tiêu dùng của nhóm này là thích những hàng hoá có chất lượng tốt, hiếm. nhóm có khả năng thanh toán trung bình chiếm 68% dân số nên xu hướng ti._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12600.doc
Tài liệu liên quan