Mở đầu
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Việt Nam chuyển sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Trong bước ngoặt này, khu vực doanh nghiệp Nhà nước - bộ phận trọng yếu của kinh tế Nhà nước đã bộc lôn rất nhiều bất cập, phát triển tràn lan, cơ sở vật chấtk7 lạc hậu, vốn thiếu, cơ chế quản lý có nhiều lúng túng, hoạt động kém hiệu quả không đáp ứng được yêu cầu nhanh tính xã hội hoá của lực
47 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng sản xuất, ngăn trở không nhỏ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Cùng với hiện nay, nước ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn hội nhập thành công, năng lực cạnh tranh c\ủa cả nền kinh tế nói chung, của từng doanh nghiệp và của từng sản phẩm nói riêng phải không ngừng được nâng cao. Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới, sắp xếp lại DNNN. Hàng loạt các giải pháp đã được tiến hành, trong đó giải pháp cổ phần hoá DNNN được xác định là một trong những giải pháp quan trọng.
Trong những năm qua, CPH DNNN đã được thực hiện và bước đầu có kết quả song kết quả đó chưa cao, số DNNN được CPH còn ít; tiến độ CPH còn chậm nhiều lúc như dậm chân tại chỗ; nhiều mục tiêu của CPH vãn chưa đạt được như mong muốn. Câu hỏi đặt ra là: Cần phải làm gì để thúc đẩy nhanh và hiệu quả quá trình CPH DNNN ở Việt Nam?
Là một sinh viên năm thứ hai khoa kinh tế, em rất quan tâm tới vấn đề này. Do đó, em đã chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình CPH DNNN ở Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu khoa học. Qua đề tài này, em muốn góp một tiếng nói nhỏ bé của mình về vấn đề này.
Chương I
Cơ sở khoa học và kinh nghiệm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
I. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước - sự lựa chọn tất yếu
1. Sự ra đời của công ty cổ phần
Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn tại và hoạt động, trong đó chính trị cổ phần (CTCP) là một loại hình rất phổ biến. CTCP không phải là sản phẩm riêng có của CNTB mà là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thị trường đã được thực lế lịch sử khẳng định kể từ giai đoạn đầu của phương thức sản xuất TBCN.
Từ khi ra đời đến nay, CTCP đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm gắn chặt tới trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội hoá và trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường. Sự ra đời và phát triển của CTCP không nằm trong ý muốn chủ quan của bất cứ lực lượng nào, mà là một quá trình kinh tế khách quan.
CTCP ra đời và phát triển hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan; nó là kết quả tất yếu của quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu tập trung vốn lớn, trong một khoảng thời gian ngắn với sự hạn chế của mỗi nguồn vốn riêng lẻ, có nguyên nhân sâu xa từ sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội, được tác động trực tiếp bởi cạnh tranh và sự phát triển của các quan hệ tín dụng, ngân hàng.
2. Đặc điểm của công ty cổ phần :
a. Về quan hệ sở hữu:
Đây là một hình thức tổ chức doanh nghiệp có nhiều chủ đồng sở hữu. Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là các cổ phần. Cổ phần là phần vốn cơ bản của công ty thể hiện một lượng giá trị thực tế tính bằng tiền. Số tiền cổ phần được ghi vào một tờ giấy gọi là cổ phếu. Cổ phiếu chứng minh tư cách thành viên của người góp vốn vào CTCP. Những thành viên này gọi là cổ đong. Mỗi cổ đông có thề mua một hoặc nhiều cổ phần ở mỗi CTCP. Cổ phiếu có hai loại là ghi tên và không ghi tên người mua cổ phiếu. Cổ phiếu có ghi tên thường được bán cho những người là sáng lập viên và thành viên của Hội đồng quản trị. Cổ phiếu không ghi tên (cổ phiếu thường) được bán rộng rãi trên thị trường và được tự do chuyển nhượng khi có sự đồng ý của Hội đồng quản trị của CTCP của CTCP. Quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích của mỗi cổ đông ở CTCP phụ thuộc vào số lượng cổ phần mà họ sở hữu trong công ty. Cổ đông nào có số lượng cổ phần khống chế thì sẽ nắm được quyền chi phối hoạt động của công ty.
b. Về quan hệ tổ chức :
CTCP do nhiều chủ đồng sở hữu nên các cổ đông không thể trực tiếp thực hiện vai trò chủ sở hữu của mình mà phải thông qua thực hiện đại diện làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý công ty bao gồm Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, giám đốc điều hành và ban kiểm soát.
Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Thông qua Đại hội, các thủ tục thành lập CTCP được tiến hành và điều lệ của công ty được xây dựng; các công việc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như bàn định phương hướng, tổng kết năm tài chính, phân chia lợi nhuận, bầu và bãi miễn thành viên Hội đồng quản trị trong các nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Ban kiểm soát là những người kiểm tra, giám sát hoạt động của CTCP theo điều lệ và bảo vệ lợi ích của cổ đông. Những người này không nằm trong Hội đồng quản trị và ban giám đốc.
Tuy sự phân công quyền lực giữa các bộ phận tổ chức của CTCP ở mỗi nước có sự khác nhau song nguyên tắc chung là phải đảm bảo thực hiện quyền của chủ sở hữu, vai trò của chủ kinh doanh và sự kiểm soát của Đại hội cổ đông thể hiện ở những quy định trong điều lệ và hoạt động của ban kiểm soát.
c. Về quan hệ phân phối:
Được thực hiện theo nguyên tắc vốn góp của các cổ đông và lợi nhuận của CTCP. Lợi nhuận của công ty sau khi chi dùng cho các khoản chung cần thiết, phần còn lại chia đều cho các cổ phần. Lợi nhuận mà mỗi cổ đông thu được tỷ lệ thuận với vốn đóng góp của họ, được gọi là lợi tức cổ phần. Mức lợi tức cổ phần cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào trình độ và kết quả kinh doanh của công ty.
Qua những đặc điểm trên cho thấy, nếu ở các công ty khác, người sở hữu tài sản đồng thời là người tổ chức và quản lý hoạt động của công ty, ảnh hưởng với bạn hàng... thì ở CTCP, người sở hữu là "người sở hữu thuần tuý", và việc điều khiển hoạt động và quản lý của công ty được thực hiện thông qua chế độ cho thuê giám đốc. Chủ sở hữu chỉ thực hiện quyền sở hữu của mình thông qua việ thu cổ tức trên cơ sở kết quả hoạt động của công ty, tham gia Đại hội cổ đông, quyết định các vấn đề có chiến lược của công ty. Người giám đốc chỉ đơn thuần điều khiển và quản lý vốn của người khác, chỉ là một người làm thuê. Lao động của anh ta là lao động quản lý, giá cả của lao động "được quy định trên thị trường giống như bất cứ lao động nào khác".
Như vậy, về bản chất, CTCP là một hình thức tổ chức doanh nghiệp mà vốn của nó được hình thành từ sự đóng góp của nhiều người thông qua việc mua cổ phiếu do công ty phát hành.
3. Vai trò của công ty cổ phần:
Từ khi ra đời đến nay, các CTCP đã đóng vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội được thực tế lịch sử ghi nhận.
Một là, CTCP làm cho quy mô sản xuất được mở rộng một cách nhanh chóng, sớm ra đời các doanh nghiệp lớn cần một lượng vốn lớn mà không một chủ thể riêng lẻ nào có thể thực hiện được.
Hai là, CTCP thu hút rộng rãi vốn xã hội vào mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong các CTCP, một cổ phần góp vốn được ghi trên mặt cổ phiếu (mệnh giá cổ phiếu) thường được quy định từ mức rất thấp. VD: Pháp: 3 Frăng; Mĩ: 1-5 USD, Đức: 1-7 DM... Vì thế, cách huy động vốn của CTCP không chỉ thu hút được vốn từ các nhà đầu tư lớn mà còn tạo ra cơ hội để người lao động kể cả người nghèo có thể mua được cổ phiếu. CTCP là một hình thức để thu hút vốn tiền tệ trong xã hội. Người mua cổ phiếu là người tìm kiếm tương lại của CTCP, họ không chỉ mong đợi thu được một khoản lợi tức bằng mức gửi vào ngân hàng, mà còn hy vọng vào tương lại làm ăn phát đạt của CTCP sẽ đưa lại thu nhập cao hơn. Sự khơi thông nguồn vốn qua CTCP là một sự phản ánh tính chất xã hội hoá các hàng hoá yếu tố sản xuất. Đây là tiêu chí của nền kinh tế hàng hoá phát triển.
Ba là, từ chỗ được hình thành trên cơ sở xã hội hoá. CTCP lại đẩy nhanh xã hội hoá sản xuất, thu hút đông đảo lực lượng xã hội vào quản lý, đồng thời vẫn đề cao vai trò quản lý chyên nghiệp.
Bốn là, hoạt động củac8 khơi thông nguồn vốn đầu tư gắn chặt với sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Lợi nhuận và thua lỗ liên quan trực tiếp đến vấn đề đầu tư. Để có nhiều lợi nhuận, người chủ tiền tệ phải đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, từ bỏ các doanh nghiệp kém lợi hoặc có ít lợi nhuận. Họ chỉ mua cổ phiếu của các công ty có tương lại phát đạt. Như vậy, cổ phiếu là một công cụ tài chính quan trọng định hương đầu tư của xã hội vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế có tương lai. Điều này càng trở nên có ý nghĩa đối với các nước muốn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại trong sự kết hợp vai trò của cơ chế thị trường với sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Tất nhên, để có sự chuyển dịch và lưu thông nguồn vốn xã hội qua các CTCP, cần phải ra đời và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK). Thông qua đó, người chủ tiền tệ mới có điều kiện tiếp cận thông tin, lựa chọn và quyết định đầu tư vào cổ phiếu ở các doanh nghiệp mà mình mong muốn nhất.
Năm là, CTCP tạo ra cơ chế phân bổ rủi ro đặc thù, đồng thời tạo ra khả năng tồn tại lâu bền cho doanh nghiệp, đây là một đặc thù mà các loại hình doanh nghiệp khác không thể có được.
II. Kinh nghiệm CPH DNNN ở Trung Quốc
Nước ta tiến hành CPH DNNN trong bối cảnh thế giới đã và đang diễn ra trào lưu biến đổi tương quan giữa Nhà nước và thị trường theo hướng ưu tiên thị trường trong các hoạt động kinh tế. Trào lưu này diễn ra ở nhiều nước, song do mục đích nghiên cứu và giới hạn của đề tài mà em chỉ tập trung vào thực tiễn CPH DNNN ở Trung Quốc - đây là nước mà Việt Nam có nhiều nét tương đồng với mong muốn tìm kiếm kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc thúc đẩy CPH DNNN ở nước ta.
Đầu những năm 80, Trung Quốc có 348.000 DNNN, sản xuất 423,8 tỷ nhân dân tệ giá trị sản phẩm chiếm 80,3% tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn quốc. Căn cứ vào yêu cầu của quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận thây hoạt động của DNNN có nhiều vấn đề đáng lo ngại. Trong đó, nồi lên:
- Hiệu quả kinh tế thấp, không ít doanh nghiệp bị thua lỗ hơn nứa đã thua lỗ ngày càng tăng.
- Gánh nặng nợ nần trong các DNNN càng lớn.
- Các DNNN phải gánh chịu quá nhiều chức năng xã hội.
- Tình trạng thất thoát tài sản Nhà nước quá nghiêm trọng.
- Thiết bị của doanh nghiệp già cỗi, khách hàng lạc hậu
Trước tình trạng đó, Trung Quốc chủ trương đổi mới DNNN, trong đó có việc chuyển đại bộ phận DNNN thành CPH ( CPH DNNN).
1. Về quan niệm:
Trung Quốc dựa trên những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác để tiến hành CPH DNNN. Họ nhận thức rằng, kinh tế cổ phần là sản phẩm tất yếu của sự vận động của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, gắn liền với kinh tế hàng hoá và hoạt động tín dụng, là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, CTCP đã từng thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế các nước TBCN. Trung Quốc đã vận dụng những nhận thức nói trên vào việc xây dựng CTCP trong nền kinh tế của mình. Trung Quốc đặtvấn đề CPH một bộ phận DNNN là một phần hữu cơ trong tổng thể các đổi mới DNNN, mà đổi mới DNNN là khâu then chốt của cải cách kinh tế. Trung Quốc nhấn mạnh: cải cách kinh tế bao gồm cấu trúc lại cơ cấu ngành và cơ cấu sản xuất vĩ mô vào vi mô, đổi mới quản lý sản xuất và kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Muốn như vậy, một mặt phải chuyển đổi DNNN thành doanh nghiệp hiện đại, trong đó có sự tách biệt giữa sở hữu và kinh doanh, giữa Nhà nước và doanh nghiệp; mặt khác, phải đẩy mạnh CPH một bộ phận DNNN. Đồng thời, coi tiền đề cải cách doanh nghiệp là xây dựng đồng bộ cơ chế thị trường. Trong tổng thể đó, mỗi khâu đều có vị trí quan trọng của nó, không cô lập và tách rời nhau, khi tiến hành khâu này phải đồng thời tiến hành khâu kia.
2. Về tiến trình cổ phần hoá:
Năm 1994, Trung Quốc đã chính thức chủ trương cho thí điểm CPH ở một số nơi như Thượng Hải, Thẩm Dương, Bắc Kinh, Quảng Châu..., nhưng mới chỉ coi đó là hình thức kinh doanh chủ yếu của kinh tế hợp tác ở thành phố và DNNN loại nhỏ.
Năm 1991, Trung Quốc mới chính thức triển khai CPH DNNN. Khi đó, cả nước có 3.200 doanh nghiệp cổ phần thí điểm, không kể các doanh nghiệp cổ phần hợp tác thuộc kinh tế hương trấn.
Năm 1993, 10.300 doanh nghiệp cổ phần đã phát hành cổ phiếu trị giá 400 tỷ NDT.
Năm 1994, 47% cổ phiếu được bán cho công nhân viên chức trong doanh nghiệp, 46% thuộc quyền sở hữu của pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, chỉ có 7% cổ phiếu phát hành ra ngoài xã hội.
Năm 1995, cả nước có trên 12.000 CTCP có sở hữu hỗn hợp trong dó Nhà nước sở hữu 40%, các pháp nhân 40%, cá nhân 20%,
3. Hình thức tiến hành CPH DNNN:
CPH DNNN ở Trung Quốc được tiến hành dưới 3 hình thức:
Một là, DNNN cùng với các doanh nghiệp trong nền kinh tế tham gia nắm giữ cổ phiếu hình thành CTCP. Hình thức góp cổ phần của các doanh nghiệp giữ cổ phiếu hình thành CTCP. Hình thức góp cổ phần của các doanh nghiệp có thể là: Lấy tài sản cố định như nhà xưởng, thiết bị quy ra giá trị để góp cổ phần; lấy vốn dự trữ để đầu tư vào các doanh nghiệp khác; lấy tài sản vô hình như khách hàng, bản quyền, nhãn mác để tham gia cổ phần. Các CTCP kiểu này có lợi cho việc hợp tác kinh tế theo chiều ngang, có lợi cho việc di chuyển hợp lý và kết hợp tối ưu các yếu tố sản xuất nên được phát triển rất nhanh.
Hai là, hình thức bán cổ phần cho công nhân viên chức trong nội bộ doanh nghiệp. Thông qua hình thức này, CNVC có cổ phần, trở thành cổ đông tại doanh nghiệp mà mình làm việc. Lợi ích của họ và doanh nghiệp gắn liền với nhau tăng tính làm chủ của người lao động đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên , hình thức CPH này nảy sinh những mâu thuẫn giữa thu nhập trước mắt của CNVC với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp và thường xuất hiện tình trạng phân phối chênh lệch về phía CNVC.
Ba là, CPH DNNN bằng cách phát hành công khai cổ phiếu ra xã hội, trong đó, có doanh nghiệp trực tiếp phát hành cổ phần trên thị trường để tập trung vốn, mở rộng, xây dựng mới doanh nghiệp hoặc phát triển các mặt hàng hiện có của doanh nghiệp; có doanh nghiệp lại lấy cơ quan tiền tệ làm chủ, các doanh nghiệp lớn đóng góp cổ phần, phát hành cổ phiếu ra ngoai xã hội. Hiện nay, hình thức CPH này không nhiều.
4. Những kết quả đạt được của CPH DNNN ở Trung Quốc:
Thứ nhất, thúc đẩy tập trung vốn, góp phần tích cực vi phạmà giải quyết vấn đề thiếu vốn của doanh nghiệp. Trong hơn 10.000 DNNN đã chuyển sang CTCP có hơn 700 doanh nghiệp đã bán cổ phiếu trên thị trường với giá trị lưu thông hơn 500 tỷ NDT, chiếm 7,3 GDP của Trung Quốc năm 1996. Đã có hơn 100.000 người làm việc trên TTCK, 31 triệu người đã mua cổ phiếu loại B tại lục địa, số vốn tập trung của cả 2 loại công ty này gộp lại là 13 tỷ USD. Đó là một nguồn vốn quan trọng giúp ích nhiều cho việc đầu tư vào các công trình trọng điểm và các dự án cải tạo ở Trung Quốc.
Thứ hai, CPH DNNN tạo thuận lợi cho chuyển đổi cơ chế kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại (đây là mục tiêu quan trọng nhất ở Trung Quốc_. Thông qua quá trình này, doanh nghiệp được tách ra rời với chính quyền, quyền sở hữu tách rời quyền kinh doanh, phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, khi DNNN chuyển sang CTCP thì doanh nghiệp không còn đơn thuần thuộc sở hữu Nhà nước nữa, nên chính quyền không còn chỗ dựa để can thiệp trực tiếp vào doanh nghiệp.
Thứ ba, với tư cách là đơn vị SXKD thuộc kinh doanh độc lập trong khuôn khổ luật pháp và chính sách của Nhà nước, dưới sự giám sát của cổ đông và toàn xã hội, các CTCP phải trực tiếp đi vào thị trường, tham gia cạnh tranh, tự tìm tòi để tồn tại và phát triển. Do vậy, các CTCP sẽ vừa phải thận trọng, vừa phải năng động trong hoạt động SXKD phù hợp với đòi hỏi của cơ chế thị trường.
Thứ tư, chuyển DNNN thành công ty cổ phần đã tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc có thể thiết lập và phát triển những tập đoàn doanh nghiệp qui mô lớn, có sức cạnh tranh, rất cần thiết cho công cuộc phát triển trong nước va vươn ra thị trường thế giới.
5. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ tực tế CPH DNNN ở Trung Quốc:
Một là, cần có quan niệm đúng về vai trò CTCP và sự cần thiết phải CPH DNNN, trên cơ sở đó có sự nhất trí cao trong quan điểm và tổ chức thực hiện. Tuy đã mười mấy năm tiến hành CPH nhưng nhiều lý luạn và thực tiễn vẫn chưa được giải quyết. Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định luận điểm có thể coi là kết luận của cuộc tranh cử từ nhiều năm nay: "chế độ cổ phần là một hình thức tổ chức vốn của xí nghiệp hiện đại, có lợi cho việc phân tách quyền sở hữu với quyền kinh doanh, có lợi cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của xí nghiệp và tiền vốn. CNTB có thể sử dụng chế độ cổ phần, XHCN cũng có thể sử dụng cổ phần. Không thể nói chung chung cổ phần là công hữu hay tư hữu, vấn đề quyết định là xem ai nắm được quyền không chế cổ phiếu". Kết luận này là cơ sở cho việc đẩy mạnh triển khai CPH DNNN ở Trung Quốc. Đây là một bài học kinh nghiệm quí đối với Việt Nam trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường nói chung và CPH DNNN nói riêng.
Hai là, thành lập các cơ quan quản lý, điều hành CPH. Các cơ quan này thay mặt Nhà nước quản lý tài sản Nhà nước và kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh, tạo bước tiến vững chắc cho CPH.
Ba là, CPH theo thứ tự doanh nghiệp có quy nô nhỏ trước, qui mô vừa và lớn sau gắn với hình thành tập đoàn CTCP. Bởi CPH DNNN là công việc mới mẻ. Nếu đi ngay vào thực hiện ở doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn e rằng không đủ kinh nghiệm cần thiết. Việc triển khai CPH ở những doanh nghiệp có quy mô nhỏ sẽ là nơi tốt nhất để đào luyện trong thực tế "những nhà kinh doanh đỏ" cho chương trình CPH tiếp theo CPH DNNN nhỏ còn có tác dụng để huy động vốn để mở rộng, đổi mới khách hàng, công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời làm bài học kinh nghiệm cho việc CPH các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn.
Bốn là, coi trọng hình thức CTCP mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối để đảm bảo duy trì vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Trung Quốc cho rằngm CTCP do Nhà nước nắm cổ phần chi phối là hình thức hợp lý để chắp nối mối quan hệ giữa Chính phủ và doanh nghiệp, giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân. Trung Quốc quy định rõ loại DNNN cần CPH. Các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành như: quốc phòng, dầu mỏ, năng lượng nguyên từ, hàng không, cấp nước, điện lực, bưu chính, đường sắt, tiền tệ, in giấy bạc, Nhà nước cần phải nắm giữ, không đưa ra CPH. Còn các doanh nghiệp thuộc các ngành khác đều được CPH, tuỳ tính chất ngành nghề và mức độ phân bổ sở hữu cổ phần mà quyết định tỷ lệ cổ phần của Nhà nước.
Năm là, mạnh dạn phát động quần chúng, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo , không áp đặt cho bất cứ doanh nghiệp nào, song cũng không buông lỏng mà thường xuyên
Nắm tình hình, khuyến khích những doanh nghiệp làm tốt, khêu gợi và hướng dẫn những doanh nghiệp làm sai trái quan điểm của Đảng.
Tuy nhiên, việc tiến hành CPH DNNN ở Trung Quốc cũng không phải là hoàn toàn suôn sẻ, mà đang đứng trước những phức tạp và khó khăn cần giải quyết. Đó la:
- Việc thực hiện CPH làm tăng thêm vai trò "chủ thể của kinh tế XHCN và vai trò "chủ đạo" của kinh tế Nhà nước hay không, mấu chốt là ai khống chế được cổ phiếu. Để khống chế được cổ phiếu trong các CTCP đòi hỏi Nhà nước và tập thể phải có thực lực đủ mạnh và phương pháp kinh doanh thich hợp.
- Việc thực hiện CPH như thế nào là không dễ dàng bởi đây là việc làm mới mẻ chưa từng có trong lịch sử xây dựng CNXH.
- Vấn đề giải quyết gánh nặng phúc lợi là một khó khăn lớn nhất và phức tạp nhất trong việc thực hiện CPH DNNN. Do trách nhiệm về phúc lợi xã hội hạn chế về sa thải dư thừa, các doanh nghiệp thua lỗ rất khó khăn trong việc chuyển đổi tình trạng tài chính của mình như chuyển sang CTCP.
Chương II
Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
và thực trạng cổ phần hoá
I. Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam và sự lựa chọn giải pháp cổ phần hoá.
1. Thực trạng DNNN trong bước chuyển bước sang kinh tế thị trường
Các DNNN ở nước ta được thành lập từ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thực hiện chủ trương củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất (QHSX) trê phạm vi toàn quốc, bằng việc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và đầu tư mới của ngân sách, số lượng các DNNN tăng nhanh, nhất là ở 2 cấp tỉnh và huyện. Tính đến tháng 12/1989, cà nước có 12.084 DNNN (trong đó có 1.695 doanh nghiệp do trung ương quản lý và 10.389 doanh nghiệp do các cấp địa phương quản lý), với số vốn khoảng 10 tỉ USD, chiếm 85% tổng vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước 70% tổng giá trị tài sản xã hội, thu hút trên 90% lực lượng lao động khách hàng, cán bộ khoa học, cán bộ quản lý được đào tạo có hệ thống của cả nước, tạo ra tr ên 30% tổng sản phẩm xã hội.
Trong mấy chục năm xây dựng và phát triển, hệ thống DNNN đã góp phần không nhỏ vào phát triển nền kinh tế, quốc phòng phục vụ kháng chiến chống thực dan Pháp và Đế quốc Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, xây dựng QHSX mới nhằm xoá bỏ chế độ người bóc lột người, thực hiện công nghiệp hoá đất nước theo hướng XHCN. Các DNNN đã đóng vai trò chủ yếu trong việc sản xuất và cung ứng cho xã hội các tư liệu sản xuất,sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ và là lực lượng chủ đạo sản xuất hàng xuất khẩu. DNNN đã cung ứng 100% sản lượng điện cho toàn xã hội, các sản phẩm công nghiệp như thép các loại, máy cắt gọt kim loại, máy bơm nước, xi măng, thuốc tân dược, giấy viết và các sản phẩm dịch vụ như bưu chính viễn thông, vận tải đường sắt, vận tải viễn dương... DNNN còn đảm đương những trách nhiệm xã hội to lớn như tạo việc làm (nhất là đối với những người thuộc diện ưu tiên: những người có công với nước trong thời kỳ kháng chiến, con em thương binh, liệt sĩ...), bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức và cán bộ khoa học khách hàng, là đội ngũ quân chủ lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.
Song, trước yêu càu của giai đoạn đổi mới, khi nền kinh tế chuyển Đảng vận hành theo cơ chế thị trường, những mặt yếu kém của DNNN cũng bộc lộ rõ rệt, nhất là tình trạng hoạt động kém hiệu quả, thể hiện:
- Hiệu quả sử dụng thiết bị của DNNN còn rất thấp: theo bao cáo của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường, hệ số sử dụng công suất máy móc, thiết bị chỉ vào khoảng 30 - 50%. Về thời gian, khoảng 80% tổng số máy móc thiết bị của nước ta chỉ được sử dụng 1 ca/ngày; 79% số thiết bị (thậm chí một số ngành chỉ có 45% thiết bị) có hệ số sử dụng thời gian từ 0,2 trở lên (tính bằng thời gian làm việc thực tế so với thời gian làm việc theo chế độ.
- Mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu của hầu hết các DNNN là rất lớn , từ 50% trở lên, thậm chí quá cao so với mức bình quân của các nước đang phát triển. Tiêu hao vật chất lớn dẫn đến tỷ lệ chất thải cao, tác động tiêu cực không nhỏ đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Chất lượng sản phẩm của nhiều DNNN rất thấp, khả năng cạnh tranh yếu, 15% số sản phẩm đạt tiêu chẩn xuất khẩu, 6% ở độ dưới trung bình để tiêu dùng nội địa, 20% là sản phẩm kém chất lượng. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, trong khu vực DNNN đã tồn tại hiện tượng hàng hoá ứ đọng với khối lượng lớn.
- Nhiều doanh nghiệp Nhà nước hiệu quả kinh doanh thấp, có năm tỷ suất lợi nhuận còn thấp hơn so với tỉ lệ lạm phát. Từ năm 1990, để chuyển Đảng kinh tế thị trường Nhà nước đã xoá bỏ cơ bản chế độ bao cấp cho DNNN , bên cạnh một số doanh nghiệp dần thích nghi với cơ chế mới hầu hết các nối đất thuộc địa phương quản lý vẫn thua lỗ và không thể tiếp tục hoạt động. Tính đến tháng 1 năm 1992, cả nước còn 9.290 DNNN thực tế hoạt động (giảm 2.794 doanh nghiệp so với 1989).
Mức đóng góp vào ngân sách của doanh nghiệp Nhà nước năm 1992 bằng thuế và khấu hao cơ bản chỉ có 36,61%, nếu tính trừ khấu hao thì phần nộp thuế chỉ còn 26,28%. So với tỉ lệ tổng sản phẩm xã hội của DNNN trong nền kinh tế là 41,61% thì không phải là cao.
- Trình trạng mất và thất thoát lớn về vốn diễn ra hết sức nghiêm trọng. Tổng vốn kinh doanh của tất cả các DNNN năm 1992 so với năm 1991 tăng 15,66%, nếu tính tỉ lệ lạm phát 1992 là 17,6% thì vốn của DNNN đã giảm đi 1,94% tổng số vốn các DNNN có được tính đến 31/12/1992, nếu trừ đi vốn vay tín dụng trong năm, thì chỉ còn bằng 91,34% so với năm 1991. Nếu tính sự giảm giá của đồng vốn do lạm phát, thì tổng số vốn của DNNN không phải mất đi 8,66% mà là 26,26%,
2. Các mâu thuẫn của DNNN và đối sách của Nhà nước ta.
2.1. Các mâu thuẫn của DNNN.
Tình trạng hoạt động kém hiệu quả đặt các DNNN của nước ta trước những bất cập mà mâu thuẫn nổi lên là:
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nhanh tính xã hội hoá của lực lượng sản xuất với tình trạng cơ sở vật chất, khách hàng và lao động của DNNN còn nhiều bất cập.
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước với tình trạng kém hiệu quả của DNNN.
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu hình thành đồng bộ cơ chế quản lý đối với DNNN còn nhiều vướng mắc, chưa được tháo gỡ triệt để, thể hiện ở chưa đổi mới triệt để chế độ sở hữu đối với DNNN; Tình hình tài chính chưa lành mạnh; cơ chế khuyến khích vật chất đối với giám đốc và lao động giỏi trong DNNN còn hạn chế; nhiều doanh nghiệp không chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán; thiếu cơ chế thuế và sử dụng giám đốc doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu mới của kinh tế thị trường.
Các mâu thuẫn trên đặt DNNN của nước ta trước những thách thức gay gắt về trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh, về vai trò và trọng trách mà nó phải đảm nhiệm và về cơ chế vận hành. Thực trạng đó đòi hỏi Nhà nước phải có những biện pháp kiên quyết và hữu hiệu.
2.2. Đối sách của Nhà nước:
Để giải quyết các mâu thuẫn trên, nhằm phát triển DNNN trong nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương biện pháp đổi mới DNNN. Các chủ trương và biện pháp được bắt đầu từ việc cải tiến quản lý ở doanh nghiệp, tiếp đến là đổi mới chính sách ở cả tầm vĩ mô, kể từ năm 1986 đã triển khai mạnh mẽ. Các chủ trương, chính sách đã ban hành như: quyết định 25/C P ngày 21/10/1991 của Chính phủ nhằm phát huy quyền chủ động SXKD và quyền tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, Quyết dịnh 217/HĐB T ngày 14/11/1997 ban hành các chính sách đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh XHCN đối với DNNN trong đó nhấn mạnh quyền tự chủ của doanh nghiệp. Để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động, Nhà nước đã công bố pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 29/9/1989, pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 12/1/1990. Chính phủ đã kí Nghị định 27/HĐB T ngày 23/3/89 ban hành điều lệ mới về liên hiệp xí nghiệp quốc doanh, Nghị định 28/HĐB T ngày 22/3/1989 ban hành điều lệ liên doanh và Quyết định 38/HĐB T ngày 10/4//1989 về liên kết kinh tế trong sản xuất và lưu thông dịch vụ. Tiếp đó là các Quyết định 195/HĐBT ngày 2/12/1989, Quyết định 144/HĐBT ngày 10/5/1990, nhằm chấn chỉnh tài chính al tài chính, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn SXKD cho doanh nghiệp, chấn chỉnh quản lý tiền lương, tiền thưởng... Ngày 10/5/1990, Chính phủ ban hành Quyết định 143/HĐBT về việc tiếp tục đổi mới xí nghiệp quốc doanh nhằm tổng kết kết quả đổi mới DNNN và chủ trương thí điểm mô hình quản trị trong một số DNNN, chuyển xí nghiệp quốc doanh thành CTCP, thực hiện mô hình khoán, cho thuê xí nghiệp quốc doanh, nghiên cứu xây dựng văn bản pháp quy đối với trường hợp xí nghiệp quốc doanh phải phá sản. Ngày 20/11/1991, Nghị định 338/HĐB T được ban hành nhằm xác lập quy chế thành lập và giải thể DNNN. Ngày 8/6/1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lại ra Quyết định 202/CT và Quyết định 203/C T để thúc đẩy việc tiếp tục làm thí điểm chuyển một số DNNN thành CTCP...
Các chủ trương, quyết định, nghị định trên tập trung vào các giải pháp sắp xếp lại DNNN, tổ chức liên hiệp các xí nghiệp, tổ chức quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp và quyền kiểm soát của Nhà nước, xoá bỏ chế độ bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản... , trong đó chuyển một số DNNN thành CTCP (CPH DNNN) là một chủ trương lớn và là giải pháp quan trọng.
II. Tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam
Kể từ khi có chủ trương CPH DNNN của Đảng và Chính phủ đến nay, việc triển khai CPH đã trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn thí điểm và giai đoạn mở rộng, hiện nay Việt Nam đang ở đánh giá 3: thúc đẩy CPH.
1. Giai đoạn 1: Cổ phần hoá thí điểm (từ 5/1990 đến 4/1996).
Tiếp theo những đổi mới trong việc sắp xếp lại DNNN, đổi mới cơ chế quản lý, thực hiện quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức liên hiệp xí nghiệp, ngày 10/5/1990, Chính phủ ra Quyết định 143/HĐBT, trong đó chủ trương thí điểm chuyển một số DNNN thành CTCP. Kể từ thời gian này, nước ta bước vào giai đoạn thí điểm CPH. Tuy nhiên từ khi ban hành quyết định này đến giữa năm 1992 vẫn không triển khai được trong thực tiễn, chưa có DNNN nào chuyển thành CTCP . Vì vậy, để thúc đẩy việc tiếp tục làm thí điểm chuyển DNNN thành CTCP, ngày 8/6/1992, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ) phải ra quyết định 202/C.T và Quyết định 203/CT. Tiếp đó, ngày 4/3/1993, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị 84/TTg nhằm xúc tiến thực hiện thí điểm CPH DNNN và các biện pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với DNNN. Lần này, nhấn mạnh và làm rõ thêm các mục tiêu của việc làm thí điểm, đồng thời chira danh sách cụ thể một số DNNN do Chính phủ trực tiếp chỉ đạo thí điểm. Ngoài ra, giao cho mỗi bộ, mỗi tỉnh chọn từ 2 - 4 doanh nghiệp để tiến hành thí điểm CPH.
CPH DNNN là một việc làm mới mẻ, hết sức nhạy cảm về mặt chính trị vì nó liên quan đến vấn đề sở hữu của Nhà nước và con đương đi lên CNXH, cho nên phải có sự thống nhất về tư tưởng lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tháng 11/1991, Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) đã nêu rõ trong Nghị quyết: "chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng phạm vi thích hợp". Tại Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, tháng 11/1994, Đảng ta nêu quan điểm chỉ đạo: "Để thu hút thêm vốn, tạo thêm động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy DNNN làm ăn có hiệu quả, cần thực hiện các hình thức CPH có mức độ thích hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó sở hữu Nhà nước chiếm tỉ lệ cổ phiếu chi phố". Nghị quyết của Bộ chính trị về tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò chủ đạo của DNNN (só 10-NQ/TW ngày 17//3/1995) nghi rõ: "Thực hiện từng bước vững chắc việc CPH một bộ phận doanh nghiệp không cần Nhà nước đầu tư 100% vốn. Tuỳ tính chất, loại hình doanh nghiệp mà tiến hành bán một tỉ lệ cổ phần cho công nhân viên chức làm việc tại doanh nghiệp để tạo thêm động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy phát triển và bán cổ phiếu cho tổ chức hay cá nhân ngoài doanh nghiệp để thu hút thêm vốn, mở rộng quy mô SXKD". Nghị quyết của Quốc Hội tại kỳ họp thứ 4 (khoá IX), tháng 12/1993 đã nêu rõ: "Đổi mới cơ bản về tổ chức và cơ chế quản lý DNNN, thực hiện._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV162.doc