Một số giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay

MụC LụC Trang Lời mở đầu Trong suốt mấy thập kỷ tồn tại với tư cách là một hệ thống thương mại đa phương lớn nhất thế giới, GATT vẫn chỉ tập trung vào một chủ đề là cắt giảm thuế quan trong buôn bán, trao đổi hàng hoá (thương mại hàng hoá) giữa các nước. Chỉ với việc kết thúc vòng đàm phán Uruguay, một hiệp định riêng điều chỉnh thương mại trong lĩnh vực dịh vụ - GATS - mới ra đời. Điều này có một nguyên nhân quan trọng là chỉ trong hai thập kỷ gần đây, tỷ trọng thương mại dịch vụ với sự đó

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng góp của khoa học hiện đại. Sau khi GATS ra đời, các nước ASEAN cũng đề ra một hiệp định về dịch vụ của riêng mình có tên là Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ. Hiệp định này được ký trong dịp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ V (Bangkok, Thái Lan) ngày 15/12/1995. Để tiến tới mở cửa thị trường dịch vụ, Việt Nam phải nhanh chóng xác định chiến lược chuyển đổi kinh tế, coi trọng phát triển ngành dịch vụ vì nó đang chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam đã tạo điều kiện phát triển khu vực dịch vụ cả về lượng và chất. Ngược lại chính sự phát triển khu vực dịch vụ đã tạo ra những tiền đề đảm bảo cho sự tăng trưởng ở Việt Nam giữ ở mức tương đối cao trong khối trong thời gian dài. Công nghiệp hoá hiện đại hoá là những quá trình hết sức quan trọng không những để tạo tiền đề cho sự chuyển đổi cơ cấu ở Việt Nam, trong đó tỷ trọng khu vực dịch vụ ngày càng cao, mà còn tạo điều kiện vững chắc cho Việt Nam nhanh chóng biến chuyển từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp phát triển. Qúa trình hội nhập quốc tế và hội nhập khu vực là những nhân tố quan trọng vừa tạo điều kiện vừa là những thách thức lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới. Việc phối hợp, liên kết giữa Việt Nam và các nước trong khối ASEAN trên lĩnh vực dịch vụ sẽ tạo những tiền đề thuận lợi để thúc đẩy sự liên kết ở những lĩnh vực khác cũng như hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối. Hiện nay Việt nam tham gia hoạt động xuất nhập khẩu còn yếu, khả quan nhất là xuất khẩu lao động và du lịch, đây là dịch vụ vừa mang ngoại tệ, vừa mang lại công ăn việc làm cho người lao động. Cần chú trọng đến những ngành còn nhiều tiềm năng như y tế, giáo dục, xây dựng, kiểm toán, bảo hiểm và đặc biệt là lĩnh vực vận tải và giao nhận... Vậy Việt Nam cần phải làm gì để phát triển thị trường dịch vụ, mở cửa thị trường dịch vụ, đặc biệt là đối với thị trường ASEAN mà Việt Nam là thành viên chính thức của nó. Do vậy em chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm thúc đăy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Kết cấu của luận văn gồm : - Chương I: Lý thuyết về thương mại dịch vụ quốc tế và Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ. - Chương II: Thực trạng mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay. - Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do năng lực còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, em mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Chương I Lý thuyết về thương mại dịch vụ quốc tế và Hiệp định khung asean về dịch vụ. 1.1. Hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế. 1.1.1. Khái niệm, vai trò của thương mại dịch vụ quốc tế. * Khái niệm Thương mại dịch vụ là toàn bộ những hoạt động trao đổi, mua bán hay cung cấp các dịch vụ trên thị trường, ở đây dịch vụ chính là đối tượng của hoạt động thương mại. Trong đó dịch vụ được hiểu là những sản phảm vô hình (phi vật thể), được cung cấp ra thị trường với mục đích trao đổi (mua, bán). Trên thị trường dịch vụ được cung cấp thông qua các phương thức khác nhau, để đổi lây tiền công cho việc cung cấp dịch vụ đó. Nếu thương mại hàng hoá là việc trao đổi mua bán các sản phẩm vật thể thì thương mại dịch vụ là việc trao đổi các sản phẩm phi vật thể, tức là các sản phẩm mà chúng ta chỉ cảm thấy được mà không nhìn thấy, không sờ thấy được. Trong quan hệ thương mại quốc tế. Thương mại dịch vụ được định nghĩa là việc cung cập một dịch vụ: A. Từ lãnh thổ của một bên vào lãnh thổ của bên kia. B. Tại lãnh thổ của một bên cho người sử dụng dịch vụ của một bên. C. Bởi nhà cung cấp dịch vụ của một bên thông qua sự hiện diện thương mại tại lãnh thổ của bên kia. D. Bởi nhà cung cấp dịch vụ của một bên thông qua sự hiện diện thể nhân của một bên tại lãnh thổ của bên kia. Trong đó “cung cấp dịch vụ” được hiểu bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán và cung ứng một dịch vụ. Nhà cung cấp dịch vụ là bất kỳ người (thể nhân hoặc pháp nhân) cung cấp dịch vụ nào. Cho đến những năm của thập kỷ 70 trong quan hệ bán buôn quốc tế vị trí của dịch vụ vẫn còn chưa được chú trọng đúng mức. Các nhà kinh tế vẫn cho rằng “ngành dịch vụ là tập hợp chủ yếu những hoạt động phi thương mại”. Nhưng từ đầu thập kỷ 80 và nhất là đến cuối thế kỷ XX thương mại quóc tế đã phát triển rất mạnh mẽ. Năm 1982 kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chỉ đạt 400 tỷ USD thì đến năm 1992 đã đạt tới 1000 tỷ USD, năm 2000 con số này là 1435 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng quốc tế hàng năm của các ngành dịch vụ luôn đạt mức (7,7%/năm) so với tốc độ tăng trưởng kim ngạch hàng hoá 3 - 4%/năm. Trong một thập kỷ trở lại đây đầu tư trực tiếp đối với các ngành dịch vụ luôn chiếm 3/5 giá trị đầu tư trực tiếp. Những lĩnh vực đầu tư lớn nhất là các ngành du lịch, viễn thông, tài chính, vui chơi giải trí... Căn cứ vào Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của tổng hiệp định giao dịch quốc tế có thể phân hạng mục thông tường của thương mại dịch vụ thành: 1. Vận tải quốc tế 2. Du lịch quốc tế 3. Ngân hàng xuyên quốc gia 4. Bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc tế 5. Dịch vụ xử lý và truyền di các thông tin quốc tế, máy tính điện tử, tư liệu 6. Dịch vụ tư vấn quốc tế 7. Xuất khẩu dịch vụ về kiến trúc, nhận thầu công trình 8. Dịch vụ thông tin, bưu điện quốc tế 9. Các hạng mục dịch vụ quảng cáo, kế toán, kiểm toán quốc tế... 10. Cho thuê quốc tế 11. Dịch vụ duy tu bảo dưỡng, chỉ đạo kỹ thuật sau bán 12. Dịch vụ nghe nhìn quốc tế 13. Dịch vụ giáo dục, vệ sinh, văn hoá nghệ thuật 14. Dịch vụ thương mại bán buôn và sau khi bán 15. Các dịch vụ quốc tế khác Trong quan hệ thương mại đa biên chỉ đến vòng đàm phán Urugoay (1986 – 1994) thương mại dịch vụ mới được điều chỉnh chung bằng Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). Mục đích chính của GATS là tạo ra khuôn khổ pháp lý cho thương mại dịch vụ. Sau khi hiệp định này ra đời các nước ASEAN cũng ký một hiệp định về thương mại dịch vụ riêng của mình: Hiệp điịnh khung ASEAN về dịch vụ tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ V (Băng cốc – Thái Lan ngày 15/12/1995) nhằm đảm bảo cho một khuôn khổ mậu dịch tự do cho thương mại dịch vụ, củng cố và đẩy mạnh thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên, mở rộng tới một múc ưu tiên hơn nữa trong thương mại dịch vụ, cải thiện hiệu quả và khả năng cạnh tranh lĩnh vực công nghiệp dịch vụ của các nước, cho phép tự do hoá thương mại giữa các nước thành viên dựa trên quy tắc và điều khoản của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS. * Vai trò của hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế. Vai trò của hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế với vấn đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Thực tế đã chứng minh rằng sự phát triển mạnh mẽ của thương mại dịch vụ trong đó là tiền đề quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và ngược lại sự phát triển kinh tế, sự năng động của chính sách kinh tế ngày càng thúc đẩy mạnh mẽ hơn các ngành dịch vụ. Khi nói đến vai trò thương mại dịch vụ quốc tế đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chúng ta phải nhấn mạnh đến vai trò của các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất hàng hoá ví dụ như dịch vụ tư vấn quốc tế, dịch vụ thông tin, bưu điện quốc tế. Các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất phát triển, làm cho các ngành sản xuất phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, thông qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia và sự phát triển kinh tế của nền kinh tế thế giới. Đóng góp của ngành dịch vụ trong GDP của nền kinh tế thế giới giao động từ 40% (ở các nước đang phát triển) tới 70 – 80% (đối với các nước phát triển). Các ngành dịch vụ như du lịch , tài chính, công nghệ thông tin... đang trở thành các ngành kinh tế số một của nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thoả mãn nhu cầu và lợi ích của họ về các sản phẩm dịch vụ. Thông qua hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế có thể cải thiện cán cân thanh toán, ví dụ như dịch vụ du lịch khi lượng khách quốc tế tăng sẽ tăng nguồn thu bằng ngoại tệ, thông qua các nguồn vay từ các nước, các tổ chức tín dụng, ngân hàng thế giới để bổ sung nguồn vốn đầu tư trong nước trong khi nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ của chúng ta còn thấp, tăng thêm ngoại tệ bằng việc xuất khẩu lao động cho các nước thiếu lao động, tăng thêm việc làm. Ngoài ra hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế còn giúp cho các học hỏi được kinh nghiệp về quản lý kinh doanh về lĩnh vục dịch vụ. Vai trò của thương mại dịch vụ quốc tế trong việc thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nhiều ngành thương mại dịch vụ quốc tế ra đời như du lịch, vận tải, ngân hàng... phát triển thành một khu vực dịch vụ rộng lớn trong nền kinh tế của mỗi quốc gia và nền kinh tế thế giới tiến tới tự do về thương mại dịch vụ. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành dịch vụ và thương mại dịch vụ quốc tế đã góp phần to lớn vào việc thúc đẩy phân công lao động trong phạm vi quốc tế và phạm vi quốc gia, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng của các ngành thuộc khu vực dịch vụ. Hiện nay kinh tế thế giới đang chuyển dịch theo hướng cơ cấu kinh tế tối ưu đó là Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp. Vai trò của thương mại dịch vụ quốc tế trong vấn đề tạo công ăn việc làm. Các ngành dịch vụ với đặc trưng là sử dụng nhiều lao động sống. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành dịch vụ trong đó có thương mại dịch vụ quốc tế đã tạo nhiều cơ hội việc làm và chỗ làm việc cho nền kinh tế, các ngành dịch vụ đã thu hút một lượng lao động khổng lồ. Tại các nước phát triển tỷ lệ lao động trong các ngành cung cấp dịch vụ chiếm 80% lao động xã hội. Vai trò của thương mại dịch vụ quốc tế với vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống. Cùng với thương mại hàng hoá sự phát triển mạnh mẽ của thương mại dịch vụ góp phần thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu sản phẩm vật chất và tinh thần của con người nhằm tái sản xuất sức lao động của họ. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành dịch vụ và thương mại dịch vụ quốc tế nhất là các dịch vụ phục vụ cuộc sống như dịch vụ nghe nhìn quốc tế, dịch vụ thông tin, bưu điện quốc tế, dịch vụ du lịch quốc tế... giải phóng con người khỏi lao động căng thẳng, nặng nhọc, giúp con người phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống. Tóm lại sự phát triển của ngành dịch vụ và thương mại dịch vụ quốc tế luôn nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của con người và vì con người, vì vậy chúng có vai trò to lớn trong việc nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của dân cư và xã hội. Tuy nhiên thương mại dịch vụ quốc tế cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường bởi vì dịch vụ có tác động đến các yếu tố tự nhiên như nguồn nước, đất đai, cảnh quan, có những tác động có tác động phục hồi lại môi trường nhưng có những tác động không thể phục hồi, đòi hỏi sự tác động của Nhà nước, doanh nghiệp khắc phục những tác động tiêu cực đến môi trường. 1.1.2. Phương thức cung cấp dịch vụ trong hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế. Phương thức 1: Cung cấp qua biên giới: là khả năng một nhà cung cấp dịch vụ một nước cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng của nước khác mà không có sự hiện diện thương mại tại nước đó. Tức là người cung cấp dịch vụ và khách hàng vẫn ở nước mình, chỉ có dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ nước này sang lãnh thổ nước kia. Ví dụ như dịch vụ phát chuyển nhanh, dịch vụ vận tải đường ống. Phương thức 2: Sự di chuyển xuyên quốc gia của người tiêu dùng: đặc trưng của phương thức nàylà sự di chuyển của người tiêu dùng ra ngoài lãnh thổ của một nước và sử dụng dịch vụ ở ngoài lãnh thổ của nước đó, hay nói cách khác là khách hàng đến tận nước người cung cấp để mua dịch vụ. Ví dụ dịch vụ sửa chữa tàu biển, dịch vụ đào tạo, dịch vụ du lịch quốc tế. Phương thức 3: Hiện diện thương mại: người cung cấp dịch vụ thiết lập sự có mặt của mình tại nước khách hàng thông qua các pháp nhân như chi nhánh, đại lý, công ty con. Ví dụ dịch vụ tư vấn luật, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bán lẻ - phân phối. Phương thức 4: Hiện diện thể nhân: đặc trưng của phương thức này là khả năng cá nhân của một quốc gia khác cung cấp dịch vụ cho đối tượng tiêu dùng một nước tại nước đó. Ví dụ dịch vụ chuyên gia, dịch vụ nghiên cứu thị trường. 1.1.3. Xu hướng phát triển dịch vụ a. Xu hướng quy mô lớn và đa phương hoá. Xu hướng chung của nhân loại, khu vực dịch vụ đã và đang thu hút đông đảo lực lượng lao động xã hội. Thí dụ ở Mỹ năm 1940 số lao động trong ngành dịch vụ là 19.400.000 người, năm 1983 đã lên tới 66.340.000 người và đến năm 1995 có tới 73,3% lao động xã hội ở khu vực trên, tức trên 80 người làm việc ở khu vực dịch vụ. Theo dự báo của bộ lao động Mỹ thì 80% cơ hội việc làm là ở ngành dịch vụ. Ngay từ những năm 1990, ngành dịch vụ ở Mỹ đã chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 120 tỷ đôla là thu nhập do dịch vụ của các xí nghiệp xuyên quốc gia và 138 tỷ đôla là khoản thu nhập từ dịch vụ tiêu thụ ở biên giới. Nhiều quốc gia phát triển, cùng với khoản thu nhập dịch vụ do xuất khẩu, còn trực tiếp đầu tư ra nước ngoài vào các ngành dịch vụ chiếm trên 40% tổng giá trị đầu tư. Ngành dịch vụ đang tiến tới quy mô lớn và đa phương hoá. Ngành dịch vụ tiếp thu mô thức quản lý của ngành sản xuất hàng hoá, sử dụng một số lượng lớn thành quả khoa học kỹ thuật, thực hiện phương thức kinh doanh quy mô lớn. Năm 1994, giá trị sản phẩm dịch vụ của ngành điện tín của Liên minh Châu Âu là 150 tỷ đôla, tổng giá trị của ngành vui chơi, giải trí của Mỹ là 340 tỷ đôla, ngành báo chí và thư viện là 85 tỷ đôla. thu nhập của ngành dịch vụ máy tính là 11 tỷ đôla. Năm 1995, thu nhập của ngành quảng cáo toàn cầu là 310 tỷ đôla, trong đó Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản chiếm 3/4. Khu vực dịch vụ lớn mạnh theo phát triển mở rộng của khu sản xuất hàng hoá. Trên toàn cầu có nhiều công ty dịch vụ lớn có doanh thu hàng năm hơn 10 tỷ đôla là các ngân hàng và các công ty bảo hiểm. b. Xu hướng khu vực hoá và nhất thể hoá toàn cầu các hoạt động dịch vụ. Song song với xu hướng quy mô lớn và đa phương hoá trong hoạt động dịch vụ là xu hướng khu vực hoá và nhất thể hoá toàn cầu các hoát động dịch vụ. Trước hết là hợp tác về dịch vụ theo khu vực như hợp tác về dịch vụ giữa Việt Nam và các nước ASEAN, giữa Việt Nam với các nước APEC. Trong hợp tác tất yếu có sự cạnh tranh, đây là cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn cho các nước chậm phát triển. Khi kinh tế và xã hội phát triển, nhu cầu tiêu dùng các loại sản phẩm dịch vụ tăng nhanh đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ phải nắm bắt nhanh nhu cầu của khách hàng và những xu hướng phát triển của dịch vụ để có những chiến lược kinh doanh phù hợp lý. 1.2. Hội nhập của Việt Nam vào ASEAN và hiệp định khung ASEAN về dịch vụ 1.2.1. Sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) a. Những tiền đề chủ quan - khách quan Việc hiệp hội các quốc gia Đông Nam á gọi tắt là ASEAN (Association ofsoutheast Asian Nation) được thành lập ngày 8-8-1987 là kết quả của sự đấu tranh nội bộ trong khu vực và sức ép từ bên ngoài. Đây là kết quả tất yếu của lịch sử. ASEAN được thành lập chính do đòi hỏi mang tính cấp bách của thời đại: đó là xu hướng liên kết để phát triển. Trước khi ASEAN ra đời, ở Đông Nam á đã có vài cố gắng của các nước trong khu vực nhằm thành lập một tổ chức liên kết Đông Nam á. Một tổ chức tiền thân của ASEAN đã ra đời là Hiệp hội Đông Nam á (Association of southeast Asia – ASA) bao gồm 3 nước Malaixia, Thái Lan, Philipin được thành lập vào năm 1961. Tổ chức này ra đời trên cơ sở ý tưởng về 1 hiệp ước hữu nghị và hợp tác kinh tế Đông Nam á. ý tưởng này do cựu thủ tướng Malaixia Tuncu Abdul Rakhanan, đưa ra (1-1954) sau các buổi hội đàm của ông với tổng thống Philipin và Malaixia còn có các nước tham gia ký kết là Mianma, Campuchia, Indonexia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, các nước trung lập ở Đông Nam á tỏ ra thận trọng đối với thị trường này. Mianma, Campuchia, Lào, Thái Lan và Indônexia từ chối ra nhập tổ chức trên. Việc từ chối này có thể bắt nguồn từ tình hình Đông Nam á lúc đó rất phức tạp. ở Đông Dương lúc này có hai khối đối đầu quyết liệt là: ba nước Đông Dương với cuộc giải phóng dân tộc đấu tranh thực hiện cách mạng dân chủ ở Nam Việt Nam với bên kia là chính quyền bù nhìn có hậu thuẫn của Mỹ và đồng minh là Philipin và Thái Lan. Các nước trung lập thận trọng không muốn lôi kéo vào vòng tranh chấp. Việc gia nhập ASA dẫn tới đối đầu vô lý với các nước đang tiến hành cuộc cách mạng. Do vậy, ASA chỉ có ba thành viên là Thái Lan, Philipin và Malaixia. Thể chế của ASA được xác định tại hội nghị Băng Cốc (6/1961) tuyên bố Băng Cốc nêu lên những mục tiêu của tổ chức này là phát triển hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa các hội viên. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn sau đó ASA bị lâm vào tình trạng khủng hoảng do mâu thuẫn nội bộ của tổ chức này. Năm 1962 Malaixia và Philipin bùng nổ tranh chấp về lãnh thổ ở eo biển Xa Ba đồng thời khi liên bang Malaixia thành lập vào tháng 9/1963 đã bị Philipin là một thành viên của ASA cùng Indonexia từ chối công nhận. ASA lúc này bị nhấn chìm trong mâu thuẫn nội bộ tổ chức. Mặt khác, ASA là một tổ chức chỉ với ba thành viên cùng với mối liên kết lỏnh lẻo không đủ sức mạnh để rạo ra được uy tín trên trường quốc tế, mục đích đặt ra cho tổ chức này bị phá sản hoàn toàn. Cùng xuất hiện với ý tưởng thành lập tổ chức ASA đầu năm 60 kế hoạch thành lập nhón nước gồm Malaixia, Philipin, và Indonexia gọi tắt là Maphilindo cũng gặp thất bại trong trứng nước do một trong ba hạt nhân của ý tưởng này là Indonexia với chính sách đối nội hướng về nhóm á- Phi thực hiện chính sách đối đầu với do vì coi nước này là sản phẩm , con đẻ của chủ nghĩa đế quốc và cơ sở hợp tác tổ chức này chỉ bó hẹp ở các quốc gia chủng tộc Mã Lai. Do vậy, Maphilindo không được sự ủng hộ của các quốc gia huộc nhóm chủng tộc khác. Đây là yếu tố cơ bản cùng với sự đối đầu nội bộ của tổ chức tạo ra hậu quả làm kế hoạch này sụp đổ. Mặc dù việc xây dựng ASA và Maphilindo không thành nhưng nhu cầu hợp tác phát triển trong khu vực lại càng được củng cố và ngày một bức xúc sau cuộc đảo chính ở Indonexia, chính quyền Xuhacto đã thực hiện hàng loạt cuộc đổi mới trong chính sách đối ngoại, tập trung nhiều vào mối quan hệ với những nước láng giềng, huỷ bỏ chính sách đối đầu với phương tây. Indonexia tiến hành bình thường hoá mối quan hệ với ác nước có cùng chế độ chính trị trong khu vực, thực hiện việc chám dứt đối đầu với liên bang Malaixia, hành động này của Indonexia đã tháo gỡ được một ngòi nổ xung quanh tiềm ẩn trong khu vực Đông Nam á (8/1966 hai bên đã ký được hiệp định giải hoà). Cùng thời kỳ đó, quan hệ ngoại giao với Indonexia và Philipin cũng được khôi phục lại. Những biến đổi đó đã thổi vào đời sống chính trị và quan hệ đối ngoại trong khu vực một luồng sinh khí mới. Hy vọng khôi phục lại ASA có điều kiện để nhen nhóm. Tại hội nghị của uỷ ban thường trực của tổ chức này 3/1966 và tại cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao các nước ASA các thành viên đã bàn về việc xây dựng và thực hiện hợp tác kinh tế. Mặc dù không khí hoà bình và đối thoại có xu hướng bao trùm, mâu thuãn trong nội bộ tổ chức dường như đã mất đi, đường lối đối ngoại xích lại gần phương tây được một số nước trong khu vực thực hiện phần nào đã tạo điều kiện củng cố, tăng cường hoạt động của ASA sau thời gian dài khủng hoảng. Tuy vậy Idonexia với những tính toán riêng của mình vẫn từ chối không tham gia ASA (Indonexia đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của ASA với dân số đông nhất Đông Nam á đảo quốc mênh mông này đóng một vai trò to lớn góp phần tạo uy tín vững chắc cho ASA trên diễn đàn quốc tế). Tuy không ra nhập ASA, Indonexia vẫn luôn mong muốn hợp tác khu vực để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn. Mong muốn này chính là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành một tổ chức hợp tác khu vực trong tương lai. Trên cơ sở tình hình khu vực Đông Nam á thời gian này có thể nhận thấy rằng: sự thất bại của ASA và Maphilindo, việc thay đổi chính quyền ở Indonexia sau đảo chính quân sự 1965 là một trong những điều kiện cho sự hình thành ASEAN. Tuy nhiên, sự ra đời của tổ chức hợp tác khu vực này còn dựa trên một số yếu tố bên ngoài cũng như tính toán riêng của các nước hội viên và không thể không nhắc tới một động lực quan trọng đó là xu hướng liên kết ngày một thúc bách trong khu vực. b. Sự ra đời của ASEAN Các quốc gia Đông Nam á có sự khác biệt về nhiều mặt nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng. Trong quá khứ hầu hết các nước hội viên đều là thuộc địa của đế quốc, tinh thần độc lập đân tộc được hun đúc qua thời gian, ý thức về giá trị độc lập được gắn chặt với ý chí của nhân dân mỗi nước (chỉ có nước Thái Lan là nước tránh được việc trở thành thuộc địa). Các quốc gia này chỉ giành được độc lập sau thế chiến thứ hai. Vì vậy các nước thành viên đều chống lại các hình thức của chủ nghĩa đế quốc, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập coi đây là một trong những tư tưởng xuyên suốt và quan trọng nhất trong đường lối lãnh đạo đất nước. Mong muốn có được vị trí vững vàng trong khu vực., ổn định để xây dựng dân tộc, củng cố nền độc lập , tập trung phát triển kinh tế là mục tiêu của mỗi nước. Việc Mỹ leo thang chiến tranh ở Đông Dương, tranh giành ảnh hưởng với các nước lớn như Liên Xô, Trung Quốc làm các nước sáng lập lo ngại sẽ có đụng độ giữa các cường quốc và ảnh hưởng tới các mục tiêu của mỗi nước. Do vậy các nước này cho rằng biện pháp để cứu vãn tình hình là đoàn kết các nước trong khu vực vào trong cùng một tổ chức nhấn mạnh đến hợp tác tăng cường phát triển kinh tế và theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, coi đây là tấm lá chắn vững chắc để chống lại sự thống trị của các cường cuốc bên ngoài. Bên cạnh các yếu tố chủ quan trong khu vực còn có các yếu tố bên ngoài tác động vào việc hình thành tổ chức ASEAN. Ta cần thấy rằng câc trào lưu hình thành chủ nghĩa khu vực trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai như liên minh Châu Âu (EU), vùng thương mại tự do Bắc Mỹ (LAFTA)...đã tác động không lớn tới việc hình thành ASEAN. Trên cơ sở các nhân tố chủ quan và khách quan đó các nước Đông Nam á đều nhận thấy rằng việc hình thànhmột tổ chức khu vực sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua hợp tác kinh tế, buôn bán, phân công lao động, củng cố tình đoàn kết khu vực, nâng cao được uy tín của các nước trong khu vực và trên thế giới, trên cơ sở hợp tác khu vực sẽ tạo ra được các biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội mấcc nước thành viên gặp phải có hiệu quả nhất. Với mong muốn đó cuối năm 1996 Thanat Khoman, nguyên bộ trưởng ngoại giao Thái Lan đã bắt đầu chuyển đề án lập tổ chức Đông Nam á về hợp tác khu vực với bộ trưởng các nước Đông Nam á. Tuy nhiên từ dự thảo tới thực hiện phải trải qua cá cuộc đàm phán kéo dài để giải quyết khá nhiều bất đồng gữa các nước thành viên. Cuối cùng quan điểm của Indonexia đã được các nước chấp nhận để có thể thành lập được nước ASEAN. Sau cuộc thảo luận tháng 8/1967 bộ trưởng ngoại giao 5 nước: thái Lan, Malaixia, Indonexia, Xinhgapo đã họp tại Băng Cốc vào ngày 8/8/1967 ra tuyên bố Băng Cốc về việc thành lập hội các nước Đông Nam á (ASEAN). c. Các giai đoạn phát triển của ASEAN - Thời kỳ 1967- 1971: ASEAN ra đời vào thời kỳ được coi là khủng hoảng của khu vực Đông Nam á. Tại Việt Nam, Mỹ đã dấn sâu vào cuộc chiến trãnham lược và ngày càng trở nên thất bại nặng nề, phải áp dụng học thuyết Nichson từng bước leo thang chiến tranh. Cách mạng Đông Dương phát triển mạnh mẽ và được sự ủng hộ của nhân loại yêu chuộng hoà bình. Anh phải rút quân khỏi kênh Xuy-ê và rút các căn cứ quân sự tại Malaixia. Trong khi Liên Xô và Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vức Đông Nam á. ở một góc độ nhất định có thể nói ASEAN ra đời nhằm đối phó những khó khăn nội bộ và nhằm găn chặn làn sóng xã hội chủ nghĩa từ phía đông sang phía bắc, chống lại sự bành trướng của nước lớn. - Thời kỳ 1976- 1978: Sau cuộc đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước của Việt Nam, 2 năm là một giai đoạn ngắn ngủi nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong lịch sử ASEAN. Trong thười kỳ này ASEAN “rảnh rang” để dần thể chế hoá cơ cấu tổ chức của mình, định ra cơ chế hội nghị bộ trưởng ngoại giao (ASH), lập ban thư ký ASEAN tại Jakarta- Indonexia, thành lập 5 uỷ ban hợp tác kinh tế và 4 uỷ ban hợp tác chuyên ngành. Hợp tác kinh tế bắt đầu được chú trọng cùng với việc thể chế hoá mối quan hệ với các đối tác hợp tác thông qua cơ chế đối thoại giữa các nước ASEAN với các nước Mỹ, liên minh Châu Âu, Nhật, Canada, Hàn Quốc, ấn Độ. - Thời kỳ 1979-1990: Trong suốt một thập kỷ, Campuchia trở thành vấn đề chính chi phối hầu hết các hoạt động của ASEAN. Đây cũng là thời kỳ ASEAN đứng về phía Trung Quốc và phương tây chống lại Việt Nam, hành động này tiếp dẫn đến cuối thập kỷ 80 khi vấn đề Campuchia được giải quyết. Năm 1984 Brunây là thành viên thứ 6 của ASEAN. Trong thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ nhất của các nước thành viên ASEAN, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm liền của Singapo, Malaixia, Thái Lan đạt 2 con số. ASEAN đã đưa ra hàng loạt chương trình hợp tác kinh tế trong giai đoạn này như chương trình liên doanh công nghiệp (AIJV), chương trình ưu đãi thuế quan (PAT). Vị trí của ASEAN trên trường quốc tế được nâng cao. - Thời kỳ 1990 đến nay: Sau một loạt những biến động chính trị trên thế giới như Liên Xô sụp đổ, Đông Âu tan rã, thưòi kỳ hậu chiến tranh lạnh đã bắt đầu. Trong khu vực Mỹ rút quôn khỏi Philipin, hiệp định về Campuchia được ký kết, Việt Nam và Trung Quóc bình thường hoá quan hệ, lịch sử ASEAN được lật sang trang mới. ASEAN được tăng cường hợp tác với các nước Đông Dương, tạo môi trường ổn định để phát triển, qua đó mở rộng thị trường, tăng sức đối phó với các nước công nghiệp phát triển. Trọng tâm các hoạt động của ASEAN là hợp tác kinh tế. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 họp tại Singapo đã quyết định hoàn thành tiến trình thiết lậo khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 2006. Năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, Lào, Mianma được kết nạp vào 1997 đã đưa ASEAN lên thành 9 thành viên và tiến tới ASEAN 10 vào năm 1999 khi Campuchia được kết nạp. 1.2.2. Việt Nam ra nhập ASEAN a. Quan điểm của Chính phủ Việt Nam về tổ chức ASEAN và mức quan hệ của chúng ta với tổ chức này Giai đoạn 1967-1978: Vào cuối những năm 60 tình hình Đông Dương có những diễn biến phức tạp. Cuộc cách mạng của nhân dân chống lại can thiệp Mỹ và tay sai đang một lớn mạnh. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á ra đời năm 1967 trong bối cảnh Đông Nam á đang có sự đối đầu giữa các thế lực khác nhau. Các nước trong ASEAN đều ít nhiều dính líu đến cuộu chiến tranh Việt Nam. Philippin và Thái Lan là địa điểm xuất phát của lực lượng Mỹ đánh phá Việt Nam. Do vậy, cho tới khi có sự biến chuyển về chiến tranh, thắng lợi về mặt chiến lược của cách mạng Việt Nam diễn ra không ngừng (tổng tiến công 1968, đánh bại cuộc chiến tranh phá hại ở miền Bắc của không quân Mỹ...) làm cho thế lực của Mỹ ngày càng giảm sút, ảnh hưởng Trung Quốc và Liên Xô tăng lên trong khu vực. Tình hình đó làm cho ASEAN phải xem xét, đổi mới tính toán lại chiến lược của mình. Sự can thiệp ngày càng lớn của Trung Quốc và việc Mỹ rút quân khỏi Thái Lan... làm cho hơn lúc nào hết chính quyền các nước ASEAN bị gây áp lực, đe doạ tới sự ổn định của mỗi nước. Tháng 11/1971 tuyên bố ZOPFAN được ký kết, tuyên bố này chính là sự thay đổi về đường lối chính sách đối ngoại của các nước ASEAN. Mong muốn của các nước ASEAN khỏi sự can thiệp của các nước lớn, đặt ASEAN đứng ngoài cuộc chiến tranh giữa các thế lực khác, biến ASEAN thành một khu vực tư do không liên kết. Mặt khác tuyên bố ZOPFAN còn tạo điều kiện để các nước ASEAN thăm dò khả năng quan hệ với nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trước chính sách đối ngoại ngày một tiến bộ của các nước ASEAN cùng với hoạt động giảm bớt sự can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Chính phủ nước ta đã tỏ sự hoan nghêng và khuyến khích chúng ta tiến hành thiết lập một số chính sách với các nước thuộc ASEAN (năm 1970, Malaixia đình chỉ việc đào tạo cảnh sát cho chính quyền Sài Gòn, từ chối yêu cầu của Sài Gòn lên án cuộc tấn công của quân dân Việt Nam ở Nam Việt Nam. Xinhgapo chấp nhận để Việt Nam dân chủ cộng hoà đặt cơ quan tổng công ty xuất khẩu (7/1971), 1969, 1970 hai nước Philipin và Thái Lan công bố việc thực hiện kế hoạch rút quân và nhân viên khỏi Nam Việt Nam chúng ta cũng tiến hành thay đổi thái độ với Philipin... Tuy nhiên mối quan hệ của hai bên vẫn chưa có phát triển đáng kể). Đầu năm 1963 ở khu vực tình hình có sự thay đổi. Mỹ phải ký hiệp định Pari chấm dứt hoạt động quân sự ở Đông Dương xu thế hoà bình tập trung ở khu vực phát triển mạnh, chính quyền độc tài thân Mỹ Thanon ở Thái Lan sụp đổ, sức ép đòi rút quân Mỹ khỏi Thái Lan ngày một tăng. Vì vậy các nước ASEAN đều phải điều chỉnh mạnh mẽ chính sách đối ngoại của mình. ở bình diện quốc tế ASEAN tăng cường quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc, thực hiện chính sách cân bằng giữa các nước lớn (thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ, bình thường hoá quan hệ thương mại, thiết lập quan hệ ngoại giao giữa các nước ASEAN với Liên Xô và Trung Quốc). Trên khu vực ASEAN thực hiện nhiều hoạt động, cử chỉ thân thiện nhằm tạo cơ sở cho việc đặt quan hệ với Việt Nam. Sau khi ký hiệp định Pari chúng ta cũng tích cực triển khai các chính sách khu vực đẩy mạnh song phương với các nước ASEAN (thiết lập quan hệ ngoại giao với Malaixia và Xinhgapo năm 1973, tổ chức cho các nước ASEAN thăm viếng Việt Nam, xúc tiến quan hệ ngoại giao với Philipi. Bằng việc thiết lập ngoại giao với Thái Lan (8/1976) chúng ta đã thiết lập ngoại giao với đầy đủ các nước thành viên ASEAN. Quan hệ song phương Việt Nam với từng nước ASEAN đã ngày càng phát triển ỏ các lĩnh vực. Các bên tiến hành lập sứ quán ở Việt Nam và các nước ASEAN. Đây là thời kỳ quan hệ Việt Nam và các nước thuộc ASEAN có bước phát triển nhảy vọt tạo nền móng vững chắc cho quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức ASEAN. Giai đoạn 1979 -1988: Khi Việt Nam thực hiện quyền tự vệ chính đáng và theo yêu cầu của nhân dân Campuchia đưa quân vào Campuchi._.a quét sạch bè lũ Pôn Pốt. Quan hệ của Việt Nam và các nước ASEAN chuyển sang đối đầu. Chúng ta vẫn kiên định đường lối đối ngoại tôn trọng đối với các nước ASEAN vì một Đông Nam á hoà bình ổn định. Tuy nhiên thiện chí của Việt Nam bị một số nước ASEAN không ủng hộ. Sau khi tình hình Campuchia có biến chuyển tích cực một số nước như Indonexia và Mlaixia đã vượt lên vấn đề Campuchia để đi tới thực hiện ZOPFAN. Từ những biến đổi quan trọng đó, xu thế đối thoại giữa các nước Đông Nam á được phát triển theo một bước ngoặt mới. Giai đoạn 1988 -1991: Vấn đề Campuchia được dần tháo gỡ Việt Nam đơn phương rút quân khỏi Campuchia. Quan hệ song phương Việt Nam – các nước ASEAN phát triển. Các nước ASEAN thể hiện mong muốn hợp tác và thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào ASEAN. Đây là thời cơ có tính chất bước đệm, là đà phát triển cho quan hệ Việt Nam – ASEAN bước sang một thời kỳ mới : thời kỳ hợp tác và phát triển. Giai đoạn 1992 – trước khi Việt Nam là thành viên của ASEAN: Trước vận hội mới cho sự phát triển và hợp tác cùng với sự cần thiết về an ninh khu vực cả Việt Nam và các nước ASEAN đã thực hiện đường lối xích lại gần nhau. Quan hệ Việt Nam – ASEAN trở thành chính sách quan trọng với cả hai phía từ 1992 – tới khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN chúng ta đã tham gia vào rất nhiều hoạt động chung của tổ chức nhằm chuẩn bị cho sự tham gia vào ASEAN. Qua các hội nghị tổ chức việc Việt Nam ra nhập ASEAN đã được sự đồng tình và nhất trí cao, ASEAN trở thành đối tác quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam. b. Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN (28/ 7/ 1995) Sau một thời gian dài chuẩn bị , với thiện chí làm bạn với tất cả vì hoà bình ổn định và phát triển nhằm xây dựng Đông Nam á hoà bình hữu nghị và hợp tác. Ngày 28/7/1995 tại thủ đô Brunay. Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 28 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã thu hút sự quan tâm của bạn bè có thiện chí đối với Việt Nam. Sự kiện đặc biệt này có tầm quan trọng không riêng gì đối với Việt Nam, mà còn đối với cả Đông Nam á. Một kỷ nguyên mới đã thực sự sang trang ở khu vục này. Nhân tố Việt Nam trong ASEAN chỉ là nhân tố kinh tế, là sự có thêm một thị trường khoảng 80 triệu người sản xuất và trao đổi, mà còn là một nhân tố góp phần tạo nên sự ổn định chính trị trong khu vực. Chúng ta trân trọng thiện chí của các thành viên ASEAN khi các bạn đánh giá cao quyết định của Chính phủ ta. Bản thân mỗi người chúng ta cũng đánh giá cao quyết định của Nhà nước ta về sự hội nhập kinh tế đất nước vào khu vực. Sự hội nhập này là bước chuyển tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới nhằm tạo ra những điều kiện kinh tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc ta, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của toàn dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 1.2.3. Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng GDP của các nước ASEAN và cùng với sự phát triển của các nền kinh tế, tỷ trọng cả lĩnh vực này cũng có xu hướng tiếp tục tăng, đó là cơ sở tạo mối quan tâm chung của chính phủ các nước đối với vấn đề phát triển thương mại dịch vụ khu vực ASEAN. Đồng thời trên các diễn đàn tự do hoá thương mại đa phương, vấn đề thương mại dịch vụ vào khuôn khổ tự do hoá cũng đang trở thành một nội dung nóng bỏng. Các nước ASEAN nắm bắt được nhu cầu nội tại của mình và vị thế trên thế giới, trên cơ sở đó đã triển khai mạnh hợp tác về thương mại dịch vụ trong những năm gần đây. Tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 5 tại Thái Lan năm 1995, các nước ASEAN đã cùng nhau ký hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS). Mục tiêu của AFAS là: - Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực dịch vụ giữa các quốc gia thành viên nhằm nâng cao tính hiệu quả và cạnh tranh, đa dạng hoá năng lực sản xuất, cung cấp và phân phối dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài ASEAN. - Xoá bỏ đáng kể các hạn chế đối với thương mại dịch vụ giữa các quốc gia thành viên. - Tự do hoá thương mại dịch vụ bằng cách mở rộng chiều sâu và phạm vi tự do hoá vượt trên các cam kết mà các quốc gia thành viên đã cam kết tại GATS vứi mục đích thực hiện một khu vực thương mại tự do về dịch vụ. Các mục tiêu này được thực hiện thông qua việc xoá bỏ đáng kể các bện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế mở cửa thị trường giữa các thành viên và cấm các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế mở cửa thị trường mới hoặc có tính chất hạn chế và phân biệt đối xử hơn. Để thực hiện tự do hoá thương mại trong lĩnh vực dịch vụ các nước sẽ tiến hành đàm phán song phương về các biện pháp ảnh hưởng đến lĩnh cực dịch vụ cụ thể đạt được cam kết mở cửa thị trường cho các dịch vụ đó. Cam kết mở cửa thị trường đạt được qua đàm phán song phương sẽ dược dành cho các nước khác trên cơ sở Tối huệ quốc. Nguyên tắc đề ra cho đàm phán là cam kết phải ở mức cao hơn cam kết tại WTO. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 5 tháng 12 năm 1995 tại Băng Cốc Thái Lan, nguyên thủ các nước ASEAN đã quyết định chọn 7 lĩnh vực dịch vụ quan trọng là tài chính viễn thông, vận tải hàng hoá, vận tải hàng không, du lịch, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ xây dựng để bước đầu tự do hoá lĩnh vực dịch vụ. Vòng đàm phán thứ nhất về lĩnh vực dịch vụcủa các nứoc thành viên ASEAN đã quyết định chịn 7 lĩnh vực dịch vụ này. (1). Hàng không: Các dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy bay; dịch vụ bán vé và tiếp thị vận tải hàng không. (2). Dịch vụ kinh doanh: Kế toán và kiểm toán; dịch vụ thuế; dịch vụ cơ khí; dịch vụ pháp luật. (3). Xây dựng: Lắp đặt trước tại công trình; xây dựng công trình thương mại; xây dựng công trình giải trí công cộng; xây dựng khách sạn, nhà hàng; xây dựng phục vụ cơ khí dân sự; xây lắp; hoàn thiện công trình. (4). Dịch vụ tài chính: Bảo hiểm bao gồm các bảo hiểm nhân thọ, y tế, tai nạn; bảo hiển không phải con người; tái bảo hiểm và chuyển nhượng bảo hiểm; các dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm như dịch vụ môi giới và đại lý; dịch vụ ngân hàng như nhận tiền gửi, cho vay, dịch vụ thuê tài chính, chuyển tiền, thanh toán. (5). Vận tải hàng hải: Vận tải hàng hải quốc tế; vận tải hành khách quốc tế; dịch vụ đại lý vận tải hàng hải. (6). Viễn thông: Dịch vụ thư đện tử; hộp nhắn tin; dịch vụ chuyển dữ liệu điện tử; dịch vụ telex, dịch vụ điện báo. (7). Du lịch: Điều hành khách sạn quốc tế; điểm du lịch. Giai đoạn 1999 – 2001: - Tự do hoấ những ngành dịch vụ chung trong khuôn khổ AFAS và GATS. Ngành dịch vụ nói chung được xác định trên cơ sở ít nhất 4 nước thành viên đã đưa ra cam kết. - Tự do hoá dần phương thức cung cấp dịch vụ 1 và 2. - Tự do hoá dần từng bước trên cơ sở đàm phán đối với phương thức cung cấp dịch vụ 3 và 4. Giai đoạn 2001 – 2002: Hoàn tất việc tự do hoá đối với tất cả các ngành, hương thức cung cấp vào năm 2020. Tuy nhiên để tiến tới mục tiêu tự do hoá thương mại dịch vụ vào năm 2020 các nước lựa chọn khung thời gian thích hợp cho từng ngành dịch vụ cho phù hợp với điều kiện mỗi nước. Hiện nay các nước ASEAN đang nỗ lực nhanh chóng xác định phương án đàm phán của mình để đưa ra tại các vòng đàm phán tiếp theo. 1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và các nước ASEAN. * Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế là những đặc điểm của một hệ thống kinh tế như phương thức sở hữu của tư liệu sản xuất, cơ chế vận hành nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô GDP, các yếu tố lạm phát, sức biến đổi thu nhập, thuế, tỷ gá hối đoái, tình hình lạn phát, thị trường cạnh tranh Hoạt động kinh doanh nói chung hay hoạt động thương mại dịch vụ nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh tế. Ví dụ sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, thu nhập của dân cư tăng dẫn đến cầu tăng, nhất là các nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ khi đã thoả mãn các nhu cầu về hàng hoá. Trong khi sự chật hẹp của thị trường nội địa khó đáp ứng được nhu cầu đó do vậy hoạt động thưong mại dịch vụ quốc tế giải quyết được vấn đề trên, ví dụ như hoạt động du lịch quốc tế. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN sẽ tạo ra sự hoà hợp về kinh tế từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế, phát triển các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia, phát triển các loại hình dịch vụ giao dịch, truyền thông, thông tin quốc tế. Kinh tế phát triển, quá trình sản xuất được chuyên môn hoá cao phát triển các loại hình dịch vụ vận chuyển, quảng cáo, tư vấn, nghiên cứu thị trường... giữa các quốc gia trong khu vực. Thập kỷ 70 - 80 bước đi chiến lược - công nghiệp hoá “hướng xuất khẩu” đã làm cho bộ mặt kinh tế Đông Nam á thay đổi một cách toàn diện. Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam á phát triển nhanh và đang vươn tới trình độ của nền sản xuát hiện đại. Thời kỳ những năn cuối của thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80, nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí rất đáng kể trong GDP của các nước. Nhưng càng về sau thì tỷ trọng về nông nghiệp đã thu hẹp dần, nhường chỗ cho sự gia tăng của công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt một số nước như Thái Lan, Xinhgapo trong những năm gần đây công nghiệp và dịch vụ đã phát triển mạnh tới mức đã trở thành những yếu tố chi phối sự phát triển của nhiều ngành nghề khác cũng như quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của đất nước họ. Trong đó có ngành dịch vụ tài chính, bưu chính viễn thông, thương nghiệp...là những ngành phát triển hơn cả, tạo môi trường thuận lợi cho việc mở rộng các hoạt động liên quốc gia trong khu vực và tất nhiên là cả lĩnh vực thương mại dịch vụ. * Môi trường văn hoá - xã hội Văn hoá hình thành nên thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cư, từ đó hình thành nên thói quen, sở thích, cách cư xử của khách hàng trên thị trường. Xã hội càng phát triển thì tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng từ đó ảnh hưởng tới hoạt động thương mại dịch vụ. Thực vậy khi xã hội càng phát triển thì cuộc sống của con người ngày càng tăng, thời gian rảnh rỗi của con người tăng do đó phát triển các dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí... Tuy cùng có một nền văn minh lúa nước nhưng tính cách tập quán của từng dân tộc ở Đông Nam á không trộn lẫn với nhau. Những nét điêu khắc những điệu dân ca, nững điệu múa dân tộc và những truyền thuyết ... có nhiều nét tương đồng nhưng mang đậm bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia. Những nhạc cụ dân tộc với cùng chất liệu như tre, trúc, đồng nhưng hình dạng và cách sử dụng giai điệu, âm sắc khác nhau tạo thành sự phong phú, đa dạng của mỗi văn hoá, bắt nguồn từ lịch sử tập quán cũng như ngôn ngữ riêng của từng dân tộc. Văn hoá các dân tộc không ngừng biến đổi tạo nên sự đa dạng trên toàn vùng, người Đông Nam á luôn bồi đắp cho mình một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc mà người ta không tìm thấy đán hình đồng dạng ở bất cứ nước nào như cung điện cổ kính ĂngKo, Huế, những bài ca trữ tình Lào, những điệu múa duyên dáng Bali, Thái Lan, biểu hiện những sắc thái riêng biệt trong các đền chùa, các lễ hội, những nghi thức tế lễ tổ tiên, thần, thánh... Những tôn giáo lới như phất giáo như Phật giáo, Hối giáo, ấn độ giáo đều lần lượt truyền bá và cùng tồn tại ở các nước ASEAN nhưng đều đã biến đổi cho phù hợp với truyền thống nếp sống văn hoá của mỗi dân tộc. Tất cả những khác biệt về văn hoá xã hội của các nước ASEAN đã hấp dẫn du khách quốc tế đến không chỉ một nước trong các nước ASEAN mà còn tạo ra luồng khách nội bộ giữa các nước ASEAN với nhau. Điều đó không chỉ thúc đẩy sự phát triển cá loại hình dịch vụ du lịch của các nước ASEAN mà còn phát triển cấc loại hình dịch vụ khác khi du khách tiêu dùng các sản phẩm du lịch như dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ bưu chính viễn thông... và đặc biệt là thúc đẩy mối quan hệ thương mại dịch vụ trong khu vực, tăng cường giao lưu văn hoá, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc ASEAN. * Môi trường chính trị - pháp luật Môi trường này bao gồm: luật pháp, các chính sách và cơ chế của các quốc gia đối với ngành dịch vụ, định hướng phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, quốc gia đó có ưu tiên như thế nào cho phát triển ngành dịch vụ. Sự ổn định của chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động thương mại dịch vụ, vì rủi ro do môi trường chính trị là rất lớn. Khi các chính phủ thay thế lẫn nhau có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể về chính sách kinh tế, như Chính phủ có thể ngăn cấm di chuyển ngoại tệ hoặc can thiệp vào chính sách tài chính tiền tệ từ đó có thể ảnh hưởng rất lớn đến các dịch vụ tài chính. Một quốc gia có sự ổn định về chính trị sẽ có thuận lợi hơn trong việc kinh doanh các dịch vụ du lịch quốc tế và thu hút đầu tư vào kinh doanh các loại hình dịch vụ bởi người ta khó có thể quyết định đi du lịch ở một nước mà đang diễn ra chiến tranh... Định hướng phát triển nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế thị trường với vai trò điều tiết của nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay thì nền kinh tế thị trường của nước ta vẫn chưa thực sự hình thành ở nước ta, bóng dáng của nền kinh tế kế hoạch vẫn còn mờ nhạt trong khi đó một số quốc gia trong khối ASEAN đã hình thành nền kinh tế thị trường hoạt động rất linh hoạt và hiệu quả như Xinhgapo, Thái Lan. Hơn nữa các chính sách cơ chế của nhà nước đối với ngành dịch vụ còn nhiều bất cập, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện...tất cả những lý do trên đã gây cản trở cho mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và các nước ASEAN. * Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố liên quan như: tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu, thời tiết... Đối với mỗi một quốc gia thì môi trường môi trường tự nhiên có thể có những ảnh hưởng khác nhau đến các ngành dịch vụ từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động thương mại dịch vụ. Khu vực Đông Nam á là một hệ thống gồm các bán đảo, đảo và các quần đảo, các biển và vịnh nằm xen kẽ nhau nằm ở phần Đông Nam ở lục địa á Âu, trên chỗ tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và ấn Độ Dương. Đây là vị trí có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế lẫn quân sự của Đông Nam á, là đầu nối của hàng chục hàng không quốc tế quan trọng. Eo Malacca biển Đông với biển Andaman thuộc ấn Độ Dương là của ngõ trên tuyến đường biển quốc tế nối liền Đông á với Tây Âu và Châu Phi. Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam á tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình dịch vụ vận tải biển, dịch vụ hàng không quốc tế, du lịch biển... đồng thời thúc đẩy mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa các quốc gia của khu vực này. Chương II Thực trạng mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa việt nam và các nước asean trong giai đoạn hiện nay. 2.1. Những tư tưởng, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế quốc tế của Việt Nam 2.1.1. Những cư sở xuất phát của tư tưởng quan hệ quốc tế về kinh tế Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã xuất phát từ những nhận thức lý luận và thực tiễn sau đây để đề ra những tư tưởng, quan điểm mới của mình trong việc lãnh đạo và quản lý sự phát triển kinh tế đối ngoại của nhà nước. Một là, cho rằng mọi quốc gia không thể phát triển tối ưu nền kinh tế của mình nếu không hợp tác quốc tế, điều đó là do: - Không có quốc gia nào có đủ mọi loại tài nguyên để dùng làm nguyên liệu cho việc sản xuất của cải vật chất để đáp ứng toàn bộ nhu cầu của dân cư nước mình. Trong khi đó, nhu cầu của con người bao giờ cũng toàn diện và không ngừng tăng lên cùng với sự tăng lên của năng suất lao động xã hội. - Không có một quốc gia nào có đủ tri thức, trí tuệ về mọi mặt, để giải quyết những vấn đề kinh tế, kỹ thuật và quản lý, nảy sinh trong quá trình phát triển của quốc gia mình, mà mọi quốc gia đều phải dựa vào nhau mà bổ sung khiếm khuyết của quốc gia mình, hỗ trợ khiếm khuyết của quốc gia bạn. - Không có quốc gia nào không có những lúc thiếu , “thừa” vốn đầu tư . Lúc thiếu mà không có nguồn vốn bổ sung sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển. Lúc “thừa’ mà không có chỗ đầu tư cũng là sự lãng phí, để mất một khoản lợi, có thể sinh được từ vốn đó. - Không một quốc gia nào có năng suất lao động cao mà không tiến hành quá trình lao động sản xuất của quốc gia mình trên cơ sở chuyên môn hoá sâu và bằng một hệ thống sản xuất được trang bị tốt về khoa học và công nghệ. Ngay việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự phân công lao động xã hội trong nước và giữa các nước trên thế giới. Hai là, ngoài những lý do chung, có tính phổ biến nói trên, Việt Nam phải mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế còn là vì: - Điều kiện tài nguyên thiên nhiên Việt Nam có tính đặc thù. Tuy đất nước ta được gọi là “rừng vàng, biển bạc” nhưng không phải đã có đủ thứ tài nguyên cho một nền sản xuất toàn diện, cái gì cũng có. Nhiều loại tài nguyên tuy có nhưng sản lượng không lớn, nhất là khi dân số của nước ta còn tăng một cách đáng kể. - Trình độ khoa học - công nghệ nước ta thực sự thấp so với yêu cầu của sản xuất và quản lý. Nếu muốn tự có được những kiến thức để xử lý các vấn đề do thực tiễn nước ta để ra, chúng ta sẽ phải tốn phí lớn về nhân, tài, vật lực và thời gian nghiên cứu. Chỉ trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, vì thiếu kiến thức khoa học, công nghệ và vốn đầu tư mà nay tài nguyên của chúng ta không phải là giầu lắm, nhưng chúng ta cũng chưa có súc khai thác được hết. Rất nhiều tài nguyên chờ có sự liên doanh, liên kết với nước ngoài để được khai thác với hiệu quả cao. - Tích luỹ của nước ta còn quá nhỏ so với nhu cầu đầu tư, trong khi sức ép cuộc sống cộng đồngthế giới đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng nâng cao mức sống của toàn dân ta lên với ít nhất mười lần so với hiện nay. Để có mức sống như thế, chúng ta cần có vài trăm tỷ đôla trong một thời gian ngắn. Đó là điều không thể tạo ra được bằng tích luỹ nội bộ. - Bên cạnh những gì, có thể được xem như là một lý do, buộc chúng ta không thể “bế quan, toả cảng” còn có những nhân tố, được xem như là tiềm năng đất nước, có thể thông qua kinh tế đối ngoại mà khai thác chúng một cách tối đa, làm lợi cho quốc gia, dân tộc. Đó là những năng khiếu thủ công đặc biệt Việt Nam, những đặc sản thật sự Việt Nam, nguồn lao động Việt Nam, một số sở trường về khoa học công nghệ riêng của Việt Nam... Tất cả những thế mạnh này sẽ trở nên có ích chung cho nhân loại khi chúng ta giao hoà lao động với cộng đồng quốc tế. Ba là, tình hình quốc tế đã thay đổi khiến cho phương hướng nội dung, phương thức, phương pháp quan hệ quốc tế về kinh tế của nước ta không thể diễn bién ra như trước được. Đó là: - Vấn đề sự tồn tại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã buộc chúng ta không thể duy trì quan hệ kinh tế quốc tế theo tinh thần “quốc tế vô sản” như trước đây. - Thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, các mâu thuẫn quốc tế diễn ra một cách phức tạp, đa dạng, dưới mọi hình thức mới, khiến vừa tạo ra thuận lợi mới, vừa gây ra những khó khăn mới cho chúng ta trong việc xử lý các quan hệ quốc tế nói chung, quan hệ kinh tế nói riêng. Cuộc khủng hoảng của phe xã hội chủ nghĩa với sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu làm cho nước ta mất một đối tác lớn do đồng quan điểm về chính trị - kinh tế - xã hội. Với đối tác này, chúng ta có nội dung và cả cách quan hệ riêng. Trong bối cảnh thế giới mới, chúng ta cần có sự đổi mới nhất định về phương thức, biện pháp quan hệ quốc tế. Đó là điều không dễ, vì sự đổi mới này chỉ thực hiện trên cơ sở kiên định mục tiêu và bản chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế nước ta. Bốn là, nội bộ đất nước có nhiều yếu tố, cần được chiếu cố thoả đáng khi phát triển quan hệ quốc tế nói chung, quan hệ kinh tế quốc tế nói riêng, đó là: - Mối quan hệ giữa quá khứ đấu tranh cách mạng, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc và đối tượng của cuộc đấu tranh cách mạng đó với công cuộc hội nhập hiện nay của đất nước và thế giới mà đất nước cần hội nhập, đã từng một thời là đối tượng của cuộc chiến tranh cách mạng nói trên. - Mối quan hệ giữa mục tiêu lý tưởng, đã một thời gian dài soi sáng niềm tin và hy vọng của nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam theo Đảng cộng sản Việt Nam làm cách mạng, với cách làm kinh tế hiện nay và những kết quả hiển nhiên không dễ đồng nhất với mục tiêu, lý tưởng nó trên. Rõ ràng là từ nhiều thập kỷ nay, từ khi có Đảng, một xã hội không có người bóc lột người đã là cốt lõi của một xã hội tương lai, được biết bao lớp người tiền bối mà hi sinh cả đời mình cho cách mạng. Nhưng ngày nay lại phải chấp nhận, trong một chừng mực nhất định, tình trạng người bóc lột người đó, vì những lý do rất khách quan, khoa học, có tính quy luật, không thể làm khác được. Trên đây là tất cả những vấn đề, những trăn trở của một Đảng cầm quyền, của Nhà nước khi định đoạt con đường hợp tác quốc tế với kinh tế vì lợi ích lâu dài của quốc gia, dân tộc để sao cho con đường được vạch ra vừa không phản bội niềm tin và hy vọng của lớp lớp người cách mạng Việt Nam, vừa là thực tế đưa lại cơm ăn, áo mặc, học hành, sức khoẻ... cho nhân dân ta, vốn đã đang thiếu thốn qúa nhiều thứ do hậu chiến gây ra, một nền kinh tế đã nhiều năm dồn hết sức mình cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 2.1.2. Những tư tưởng quan điểm cơ bản của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế đối ngoại Xuất phát từ những tính toán về các nhân tố trên, Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có một hệ tư tưỏng, quan điểm chỉ đạo quan hệ quốc tế về kinh tế của Việt Nam như sau: Một là, thực hiện sự phát triển kinh tế trên cơ sở đảm bảo quyền độc lập tự chủ của dân tộc. Điều nay có nghĩa là, không được để lợi ích kinh tế xâm phạm lợi ích chính trị, tăng trưởng kinh tế, không được làm mất độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc. Hai là, phát huy thế mạnh sở trường, hạn chế thế yếu, sở đoản, phát huy nội lực, dùng nội lực để thu hút và sử dụng có hiệu quả ngoại lực vào việc phát triển nền kinh tế nước ta, khắc phục thế yếu, sở đoản tạo thêm thế mạnh mới. Ba là, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần “đôi bên cùng có lợi” trong hợp tác quốc tế về kinh tế. Bốn là, coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội toàn diện trong hợp tác quốc tế vè kinh tế, chống quan điểm “kinh tế đơn thuần” trong chỉ đạo kinh tế đối ngoại. Năm là, đa phương hoá quan hệ quốc tế về kinh tế. Đa phương hoá có hai nghĩa: quan hệ với tất cả các nước trên tinh thân “Việt Nam muốn là bạn của tất cả” như tuyên bố với thế giới của nguyên Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và trong từng nội dung, từng chương trình hợp tác quốc tế cùng lúc quan hệ với nhiều đối tác. Tư tưởng này mới ở chỗ, chúng ta không tự bó mình trong khuôn khổ phe xã hội chủ nghĩa, đem sự khác nhau về tư tưởng chính trị làm hàng rào ngăn cách sự hợp tác kinh tế quốc tế, bất kể tính thực hiện và hiệu quả của nó. Sáu là, đa dạng hoá quan hệ quốc tế về kinh tế. Phương hướng đa dạng hoá quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước ta vạch rảtong luật pháp bao gồm hợp tác về đầu tư, về buôn bán hàng hoá, về nghiên cứu và chuyển giao khoa học và công nghệ, về dịch vụ sản xuất kinh doanh và đời sống. Đa dạng hoá quan hệ quốc tế về kinh tế còn có nghĩa là đa dạng hoá về chủ thể quan hệ trong mỗi nước, trong đó có chủ thể là Chính phủ, có chủ thể là công dân - doanh nhân, các tổ chứcphi chính phủ. Trong từng hình thức quan hệ đã nêu, sự đa dạng hoá còn có nghĩa bao gồm nhiều hình thức nhỏ, cụ thể khác nhau. Chẳng hạn trong hợp tác đầu tư, vừa có đầu tư trực tiếp, vừa có đầu tư gián tiếp, vừa có xuất khẩu tư bản. 2.2. Thực trạng mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay 2.2.1. Thực tiễn hợp tác của Việt Nam và ASEAN trong lĩnh vực dịch vụ Các nhà lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đang xây dựng một chương trình tổng thể mới cho sự phát triển dịch vụ trong khối. Sự hợp tác khởi đầu vào năm 1999 và kết thúc vào năm 2010. Chương trình hợp tác cụ thể trên từng lĩnh vục được hoạch định qua các cuộc đàm phán cụ thể, diễn ra trong thời gian hợp tác nói trên. Việc đàm phán để đi đến hợp tác cụ thể sẽ diễn ra trên bảy lĩnh vực đã được nêu tại Hội nghị ASEAN V tại Bangkok đó là: hàng không, xây dựng, dịch vụ tài chính (bảo hiểm, ngân hàng...), vận tải biển, viễn thông, dịch vụ du lịch và dịch vụ kinh doanh (bao gồm các ngành dịch vụ và các phương thức cung ứng dịch vụ). (1). Dịch vụ hàng không Việt Nam tham gia phối hợp các chính sách trong hiệp hội sân bay quốc tế ASEAN, một tổ chức phối hợp bay của ASEAN được thành lập năm 1982. Chúng ta đã phối hợp nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật vận tải và không lưu cùng các nước trong khu vực. Tham gia các chương trình hành động và vận tải và liên lạc (POATC) nhằm phát triển nguồn nhân lực, mà nội dung của nó là nâng cao trình độ và năng lực công tác cho những người hoạt động trong ngành hàng không dân dụng tại các trung tâm của khối như ở Xinhgapo, Philipin, Thái Lan và Indonesia. Tham gia các trao đổi thông tin chuyên môn, như trao đổi kinh nghiệm hiện hành, sử dụng và khai thác thiết bị mới, các kết quả nghiên cứu chuyên ngành, các đổi mới trong công nghệ thông tin. (2). Dịch vụ vận tải biển Về mặt định hướng sau khi Việt Nam ra nhập ASEAN, ngành vận tải biển Việt Nam thừa nhận và dự định tiến tới thực hiện các nguyên tắc có tính định hướng sau đây trong hoạt động vận tải biển, mà Hội nghị vận tải và thương mại ASEAN lần họp năm 1980 đã ra quyết định. Đó là những định hướng cho hành động thống nhất của các nước trong khối trong việc xây dựng biểu giá cước vận chuyển, việc phân chia thị trường cung ứng vận tải quốc tế qua khu vực. Các thoả thuận trên được tập trung vào các lĩnh vực sau đây: - Mở rộng và hiện đại hoá các đội tàu buôn của các nước ASEAN lên mức ngang với năng lực vận tải của các hãng nước ngoài khối, đang hoạt động trong khu vực. - Liên kết chặt chẽ hoạt động của các đọi tàu của các nước trong khối nhằm giúp nhau sử dụng tối đa năng lực vận tải đã có nâng cao hiệu suất sủ dụng tàu lên mức cao nhất hơn hẳn trước đây. - Giảm mức thấp nhất tình trạng lép vế của vận tải của các nước ASEAN trong lĩnh vực vận tải toàn cầu. Nói cách khác là, mở rộng thanh thế, thị phần của các nước ASEAN ra khỏi khu vực của mình và ra cả thế giới. - Nối mạng thông tin khu vực nhằm phục vụ việc tiếp thị nhanh nhất cho mỗi nước và phục vụ tốt nhất sự phối hợp hành động giữa các nước trong khu vực trong việc giải toả hàng hoá, bến bãi, giải toả tàu, bảo quản, chứa chấp hàng quá cảng... Đồng thời những người làm công tác vận tải biển phát triển khả năng toàn diện trong lĩnh vực này. Theo lĩnh vực này, sẽ tăng cường hoạt động của hội những người vận tải biển (ASSTRAN). - Cải thiện môi trường pháp lý trong từng nước của khối ASEAN sao cho các doanh nghiệp vận tải của mọi nước trong khối thuận lợi hơn trong việc kinh doanh, liên kết với nhau để đủ sự cạnh tranh với mọi lực lượng vận tải quốc tế. Bản thân các Chính phủ sẽ làm hết sức mình cho môi trường này, đồng thời trực tiếp tham gia vào các chương trình phối hợp hành động với các tập đoàn vận tải, các tổ chức phi chính phủ khác. (3). Dịch vụ viễn thông Trên lĩnh vực bưu chính, viễn thông nước ta đã tham gia các chương trình lớn như chương trình cáp ngầm, hệ thống cáp quang, chương trình mạng lưới dịch vụ số (ISDN), hệ thống điện thoại di động, điện nhắn tin, dịch vụ liên lạc qua vệ tinh, chương trình xúc tiến xây dựng vệ tinh khu vực ASEAN. Chúng ta cũng tham gia vào chương trình phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các cuộc trao đổi nghiệp vụ, bồi dưỡng kién thức vận hành và quản lý hiện đại để có khả năng hội nhập khu vực và quốc tế. (4). Dịch vụ tài chính + Về sự hợp tác khu vực của Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm Chúng ta đã có những chuyển động sau đay trong việc hội nhập ASEAN về bảo hiểm: Một là, đã tham gia vào thống nhất ý chí cộng đồng về phương hướng, mục đích, yêu cầu của sự hợp tác là: - Bảo hộ nhau để đối phó với các biến động của thị trường bảo hiểm quốc tế tác động đến hoạt động bảo hiểm của công ty thuộc ASEAN. - Cung cấp cho nhau các thông tin giữa các cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm, cũng như giữa các bảo hiểm để mỗi nước, mỗi tổ chức thông tin ứng phó với thời cuộc quốc tế và khu vực. - Giúp nhau phát triển và hiện đại hoá nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là chất lượng, trong đó có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ. - Hỗ trợ nhau về tài chính, hình thành các quỹ đặc biệt giành cho các hoạt động liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực. - Điều chỉnh pháp luật mỗi nước theo hướng hài hoà hội nhập tạo môi trường pháp lý đồng thời ở mức chấp nhận được cho mỗi nước đẻ các tổ chức bảo hiểm mỗi nước có thể hoạt động dễ dàng, thuận lợi trong toàn khối. - Phối hợp tốt hơn các hoạt động tái bảo hiển trên tinh thần san sẻ để cân bằng cung cầu, giảm bớt các bất hoà trong phân chia lợi ích do tái bảo hiểm gây ra. - Thống nhất mẫu biểu thống kê, thống nhất cung ứng dữ liệu thống kê cho tổ chức bảo hiểm ASEAN. - Thực hiện một chương trình bảo hiểm bắt buộc đối với các chủ phương tiện cơ giới trong quan hệ với người thứ ba (nạn nhân cảu các vụ va chậm cơ giới), coi đó là trách nhiệm dân sự mà công dân tất cả các nươc trong khối phải theo. Những nhất trí trên đã được ghi nhận tại một nghị định thư của diễn đàn thứ nhất của các nhà quản lý bảo hiểm khối ASEAN, họp tại Brunây tháng 10/1998. Hai là, đã thống nhất ý chí với khối về các hình thức phối hợp hành động trong khối, mà cụ thể là: - Thành lập viện nghiên cứu đào tạo nhân lực cho ngành bảo hiển của khối. - Củng cố công ty tái bảo hiển ASEAN. - Mở rộng diễn đàn các nhà quản lý bảo hiểm ASEAN. Theo đó, diễn đàn đầu tiên được tổ chức tại Brunây tháng 10/1998. - Thành lập quỹ đặc biệt hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. - Thành lập Uỷ ban nghiên cứu về tử vong và bảo hiểm thân thể (Committee for Mortaliti Studies of assured lives - COMSAL). COMSAL đã hoàn thành công việc của mình, đã thông báo cho các thành viên những kết quả nghiên cứu có liên quan. - Mở các khoá đào tạo nhân lực. - Tiến hành một số hội thảo + Về dịch vụ ngân hàng Việt Nam đã nhất trí với khối về việc tự do hoá các dịch vụ ngân hàng, các hoạt động tín dụng, môi giới chứng khoán, bảo hiểm. Chính phủ Việt Nam đã cam kết với Chính phủ các nước trong khối nới lỏng quy chế chính sách trong việc quản lý các dịch vụ tài chính, tăng cường tiếp xúc đàm phán để làm cho việc tự do hoá dịch vụ tài chính được thực hiện triệt để trên thực tế, phù hợp với._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36997.doc