lời nói đầu
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Việt Nam đang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu kết hợp song song với chiến lược thay thế nhập khẩu. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong đại hội lần thứ VII của Đảng cộng sản và và lần này trong đại hội IX đã khẳng định tiếp Đẩy mạnh sản xuất, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại.
Đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới, hoạt động xuất khẩu đóng vai
98 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoát động xuất khẩu hang may mặc ở Công ty may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho phát triển kinh tế, tăng thu ngoại tệ, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, cải tiến công nghệ kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là yếu tố không thể thiếu nhằm triển khai thực hiện chương trình CNH- HĐH đất nước. Nhận thức rõ vấn đề này, đảng và nhà nước ta đã xây dưng các chiến lược phát triển dài hạn, các chương trình, kế hoạch thực hiện cũng như đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu phát triển. Đây cũng là nhiệm vụ mà đảng và nhà nước giao cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó có công ty may Thăng Long .
Trong điều kiện đất nước ta đang đổi mới hiện nay, ngành may mặc được coi là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ của ngành là góp phần thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, góp phần thắng lợi sự nghiêp CNH - HĐN đất nước đảm bảo nhu cầu may mặc toàn xã hội, không ngừng tăng cường xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người lao động.
Công ty may Thăng Long là một công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của nước ta ra đời vào năm 1958 cùng với sự đổi mới về kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, công ty đã nhanh chóng thích nghi với thị trường, ổn định sản xuất và không ngừng phát triển sản xuất và kinh doanh của công ty. Hàng may mặc xuất khẩu là mặt hàng chính của công ty từ trước tới nay. Vì vậy để tiếp cận với thị trường nước ngoài đòi hỏi ngày càng cao như hiện nay đã đặt ra cho công ty may mặc Thăng Long những cơ hội và thử thách.
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc, duy trì và mở rộng nhiều thị trường nước ngoài là một vấn đề mang tính chiến lược đối với sự tồn tại và phát triển của công ty hiện nay. Vì vậy, qua thời gian thực tập ở công ty may Thăng Long , em đã nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của công ty và chọn đề tài :
“Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở công ty may Thăng Long làm chuyên đề tốt nghiệp của mình .
Chuyên đề tốt nghiệp bao gồm các phần sau:
Chương I : Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động xuất khẩu.
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở công ty
Mặc dù đã có cố gắng nhiều song do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm thực tế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, em mong nhận được những ý kiến của các thầy cô.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của giáo viên: Kiều Quốc Hoàn và các anh chị trong phòng thị trường của công ty may Thăng Long đã hướng dẫn trong quá trình thực hiện và hoàn thành bài viết này.
Chương I
một số vấn đề Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu.
I. Xuất khẩu hàng hoá và vai trò của xuất khẩu hàng hoá
1. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1. Khái niệm
Xuất khẩu là hoạt động nhằm tiêu thụ một phần tổng sản phẩm xã hội ra nước ngoài.
Hoạt động xuất khẩu là quả trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia và lấy ngoại tệ làm phương tiện thanh toán. Sự trao đổi mua bán hàng hoá là một hình thức của các mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của quốc gia.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức ở cả bên trong và bên ngoài đất nước nhằm thu được ngoại tệ, những lợi ích kinh tế xã hội thúc đẩy hoạt động xản xuất hàng hoá trong nước phát triển góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Các mối quan hệ này xuất hiện có sự phân công lao động quốc tế và chuyên môn hoá sản xuất.
Xuất khẩu là một phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế nhằm tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp góp phần chuyển cơ cấu kinh tế của đất nước
Hoạt động xuất khẩu thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và tối ưu giữa khoa học quản lý với nghệ thuật kinh doanh của doanh nghiệp, giữa nghệ thuật kinh doanh với các yếu tố khác như: Pháp luật, văn hoá, khoa học kỹ thuật… không những thế hoạt động xuất khẩu còn nhằm khai thác lợi thế so sánh của từng nước qua đó phát huy các lợi thế bên trong và tận dụng những lợi thế bên ngoài, từ đó góp phần cải thiện đời sống nhân dân và đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH, rút ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước phát triển, mặt khác tạo ra doanh thu và lợi nhuận giúp doanh nghiệp phát triển ngày một cao hơn.
1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu :
Hoạt động xuất khẩu (HĐXK) thể hiện nhu cầu về hàng hoá của quốc gia khác đối với quốc gia chủ thể. Và nó chỉ ra những lĩnh vực, sản phẩm có thể chuyên môn hoá được, những công nghệ và tư liệu sản xuất trong nước còn thiếu để sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu đạt được chất lượng quốc tế. Vì thế nó đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển đất nước, mở rộng quan hệ đối ngoại. Cụ thể :
Đối với doanh nghiệp (DN)
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nghĩa là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đây là yếu tố quan trọng nhất vì sản phảm sản xuất ra có tiêu thụ được thì mới thu được vốn, có lợi nhuận để tái sản xuất ,…mở rộng sản xuất, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển. Xuất khẩu sẽ mạng lại cho doanh nghiệp nhiều thuận lợi, nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài, tăng tài sản vô hình của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Đồng thời tạo thêm vốn để mở rộng lịnh vực kinh doanh, đào tạo cán bộ, đổi mới công nghệ, khai thác các tiềm lực hiện có, tạo ra được việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Cũng thông qua đó, doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm về hình thức trong kinh doanh, về trình độ quản lý, giúp tiếp xúc với những công nghệ mới, hiện đại, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực mới thích nghi với điều kiện kinh doanh mới nhằm cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng, phong phú.
Mặt khác thúc đẩy hoạt động xuất khẩu là đòi hỏi tất yếu trong nền kinh tế mở cửa. Do sức ép cạnh tranh, do nhu cầu tự thân đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển mở rộng quy mô kinh doanh mà xuất khẩu là một hoạt động tối ưu để đạt đực yêu cầu đó.
Đối với nền kinh tế:
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế. Nó là một bộ phận cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đối với nước ta. Với một nền kinh tế chậm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, không đồng bộ, dân số phát triển nhanh việc đẩy mạnh xuất khẩu để tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế là một chiến lược lâu dài. Để thực hiện được chiến lược lâu dài đó, chúng ta phải nhận thức được ý nghĩa của hàng hoá xuất khẩu, nó được thể hiện :
- Xuất khẩu tạo được nguồn vốn, ngoại tệ lớn, góp phần quan trọng trong việc cải thiện cán cân thanh toán, tăng lượng dự trữ ngoại tệ, qua đó tăng khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ phát triển kinh tế, phục vụ quá trính CNH- HĐN đất nước.
- Thông qua việc xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh chúng ta có thể phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng lợi thế các nguồn lực trao đổi thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Đây là yếu tố then chốt trong chương trình CNH- HĐH đất nước đồng thời phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hay xuất khẩu có tính cạnh tranh ngày càng cao hơn.
- Thông qua hoạt động xuất khẩu, tính cạnh tranh cũng được nâng cao chính nhờ sự cạnh tranh này mà chất lượng hàng hoá không ngừng được nâng cao lên tạo điều kiện tăng năng lực sản xuất, thể hiện nội lực kinh tế của đất nước không những thế xuất khẩu phát triển sẽ phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của mọi người mọi đơn vị sản xuất kinh doanh xuất khẩu và các tổ chức xã hội.
- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của người lao động.
- Hoạt động xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.Thông qua hoạt động xuất khẩu môi trường kinh tế được mở rộng tính cạng tranh ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải có sự đổi mới để thích nghi, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hoạt động xuất khẩu góp phần hoàn thiện các cơ chế quản lý xuất khẩu của nhà nước và của từng điạ phương phù hợp với yêu cầu chính đáng của doang nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu.
Mặt khác, hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt ngành sản xuất phát triển, đồng thời cũng thúc đẩy các ngành dịch vụ hỗ trợ hoạt động xuất khẩu phát triển như ngành bảo hiểm, hành hải, thông tin liên lạc quốc tế, dịch vụ tài chính quốc tế đầu tư ,… xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện tiền đề kinh tế kỹ thuật đồng thời việc nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều đó chứng tỏ xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo vốn, đưa kỹ thuật công nghệ nước ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước.
2. Các hình thức xuất khẩu.
2.1. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu hàng hoá do chính doanh nghiệp sản xuất hoặc đặt mua của doanh sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu những sản phẩm này với danh nghĩa là hàng của mình.
Để tiến hành một thương vụ xuất khẩu trực tiếp cần theo các bước sau:
+ Tiến hành ký kết hợp đồng mua hàng nội địa với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước sau đó nhận hàng và thanh toán tiền hàng cho các đơn vị sản
+ Ký hợp đồng ngoại thương (loại hợp đồng ký kết với các đối tác nước ngoài có nhu cầu mua sản phẩm của doanh nghiệp), tiến hành giao hàng và thanh toán tiền.
Với hình thức xuất khẩu trực tiếp này có ưu điểm là đem lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng, do không mất khoản chi phí trung gian và tăng uy tín cho doanh nghiệp. Nếu hàng thoã mãn yêu cầu của đối tác giao dịch. Nhưng nhược điểm của nó là không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng theo được, bởi nó đòi hỏi lượng vốn tương đối lớn và có quan hệ tốt với bạn hàng.
2.2. Xuất khẩu uỷ thác.
Đây là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp ngoại thương với vai trò trung gian xuất thay cho các đơn vị sản xuất băng các thủ tục cần thiết để xuất hàng và hưởng phần trăm phí uỷ thác theo giá trị hàng xuất khẩu.
Các bước tiến hành xuất khẩu uỷ thác :
+ Ký kết hợp đồng nhận uỷ thác cho cho đơn vị sản xuất sản phẩm xuất khẩu trong nước.
+ Ký kết hợp đồng với bên nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền .
+ Nhận phí uỷ thác từ đơn vị sản xuất.
Ưu điểm của hình thức này là hạn chế được rủi ro, trách nhiệm ít, bởi người đứng ra xuất khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng, không đòi hỏi vốn lớn. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được cho doanh nghiệp ngoại thương không cao. Còn đối với doanh nghiệp sản xuất khi thực hiện phương thức xuất khẩu này, họ sẽ mất một khoản phí uỷ thác và không được tiếp cận với khách hàng nước ngoài, tìm hiểu thị trường xuất khẩu.
2.3. Xuất khẩu gia công uỷ thác.
Khi tiến hành xuất khẩu theo hình thức này, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải đứng ra với vai trò nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phần về cho đơn vị sản xuất, xí nghiệp gia công. Sau đó, khi sản phẩm được hoàn thành nhận lại và xuất cho bên đối tác. Các bước tiến hành:
+ Ký kết hợp đồng gia công uỷ thác với đơn vị sản xuất trong nước.
+ Ký kết hợp đồng gia công với nước ngoài và nguyên vật liệu
+ Xuất khẩu lại thành phần cho bên nước ngoài.
+ Thanh toán chi phí gia công cho đơn vị sản xuất (bên nước ngoài thanh toán tất cả và doanh nghiệp thanh toán cho đơn vị sản xuất).
Để kinh doanh xuất khẩu ttheo hình thức này, doanh nghiệp không cần bỏ nhiều vốn kinh doanh nhưng hiệu quả tương đối cao, ít rủi ro thị trường tiêu thụ chắc chắn.Tuy nhiên, đây cũng là một hình thức phức tạp bởi nó đòi hỏi phải tìm được đối tác nước ngoài có nhu cầu. Vì thế, doanh nghiệp phải có uy tín lớn trên thị trường và năng động trong kinh doanh.
2.4. Gia công quốc tế.
Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh, trong đó bên đặt gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm để bên nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất thành phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công. Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhân gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công để nhận về một khoản thù lao (gọi là phí gia công) theo thoả thuận.
Hiện nay, hình thức gia công quốc tế được vận dụng khá phổ biến nhưng thị trường của nó chỉ là thị trường một chiều, và bên đặt gia công thường là các nước phát triển, còn bên nhận gia công thường là các nước chậm phát triển. Đó là sự khác nhau về lợi thế so sánh của mỗi quốc gia .
Đối với bên đặt gia công, họ tìm kiếm một nguồn lao động với giá rẻ hơn giá trong nước nhằm giảm chi phí sản xuất tăng lợi nhuận, còn bên nhận gia công có nguồn lao động dồi dào mong muốn có việc làm tạo thu nhập, cải thiện đời sống và qua đó tiếp nhận những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.
2.5. Xuất khẩu theo nghị định thư.
Hình thức xuất khẩu hàng hoá này được ký kết theo nghị định thư giữa hai chính phủ và hàng hoá ở đây thường là hàng trả nợ.
Xuất khẩu theo hình thức này sẽ hạn chế được rủi ro trong thanh toán (do nhà nước trả) tiết kiệm chi phí nghiên cứu thị trường, gia cả hàng hoá dễ chấp nhận. Nhưng xuất khẩu theo hình thức này đem lại lợi nhuận không cao.
Hiện nay, hình thức này không được áp dụng phổ biến bởi không đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên, hàng hoá không đều, phức tạp, chất lượng không cao...
2.6. Xuất khẩu tại chỗ.
Là hình thức mà hàng hoá xuất khẩu được bán ngay tại nước xuất khẩu. Doanh nghiệp ngoại thương không phải ra nước ngoài để đàm phán, ký kết hợp đồng mà người mua tự tìm đến doanh nghiệp để mua hàng. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng không phải làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá hay thuê phương tiện vận chuyển.
Đây là hình thức xuất khẩu đặc trưng, khác biệt so với hình thức xuất khẩu khác và ngày càng được vận dụng theo nhiều xu hướng phát triển trên thế giới.
2.7. Tái xuất khẩu.
Tái xuất khẩu là hình thức xuất khẩu những hàng hoá nhập khẩu nhưng qua chế biến ở nước tái xuất khẩu ra nước ngoài
Giao dịch trong hình thái tái xuất khẩu bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu. Với mục đích thu về lượng ngoại tệ lớn hơn so với số vốn ban đầu bỏ ra. Giao dịch này được tiến hành dưới ba nước:nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu.
Hình thức tái xuất khẩu có thể tiền hành theo hai cách.
+ Hàng hoá đi từ nước tái xuất khẩu đến nước tái xuất khẩu và đi từ nước tái xuất khẩu sang nước xuất khẩu. Ngược lại, dòng tiền lại được chuyển từ nước nhập khẩu sang nước tái xuất khẩu rồi sang nước xuất khẩu (nước tái xuất khẩu trả tiền nước xuất khẩu rồi thu tiền nước nhập)
+ Hàng hoá đi thẳng từ nước xuất sang nước nhập. Nước tái xuất chỉ có vai trò trên giấy tờ như một nước trung gian.
Hoạt động tái xuất khẩu chỉ diễn ra khi mà các nước bị hạn hẹp về quan hệ thương mại quốc tế do bị cấm vận hoặc trừng phạt kinh tế hoặc thị trường mới chưa có kinh nghiệm cần có người trung gian.
2.8. Buôn bán đối lưu.
Buôn bán đối lưu là hình thức giao dịch trong đó hoạt động xuất khẩu kết hợp với hoạt động nhập khẩu và người bán cũng đồng thời là người mua. Lượng hàng hoá trao đổi ở đây có giá trị tương đương với nhau .Do đó việc xuất khẩu hàng hoá này không phải là để thu ngoại tệ về mà nhằm thu về lượng hàng hoá có giá trị tương đương với lô hàng xuất khẩu.
Các loại hình buôn bán đối lưu.
+ Hình thức hàng đổi hàng: là hình thức giao dịch mà hai bên trực tiếp trao đổi hàng hoá dịch vụ có giá trị tương đương, không dùng tiền là phương tiện trung gian.
+ Hình thức trao đổi bù trừ: là hình thức xuất khẩu liên kết với nhập khẩu ngay trong hợp đồng, có thể trừ trước hay bù song song.
+ Nghiệp vụ đối lưu: là hình thức một bên giao thiết bị cho bên kia rồi mua lại thành phẩm hay bán thành phẩm.
Hình thức buôn bán đối lưu có ưu điểm là có thể thực hiện được khi các bên thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm, thiếu ngoại tệ. Hơn nữa, nó tránh được những rủi ro do biến động thị trường ngoại hối gây ra. Nhưng để thực hiện phương thức giao dịch này đòi hỏi phải tiến hành theo các yêu cầu sau:
+ Hai bên phải cùng tham gia vào cân bằng về mặt hàng hoá
+ Cùng cân bằng về giá cả
+ Cùng thoả thuận điều kiện giao hàng
Các yêu cầu trên được thực hiện đầy đủ sẽ tạo cho cả hai bên cùng thoả mãn với số lượng hàng mà mình nhận được. Do vậy, quan hệ giữa hai quốc gia sẽ ngày càng tốt đẹp và bền vững.
Tóm lại, với các hình thức xuất khẩu được trình bày ở trên, việc áp dụng vào hình thức nào là tuỳ thuộc vào bản thân từng doanh nghiệp và bên đối tác tham gia thoả hiệp. Mà mỗi hình thức dều có những mặt tích cực và mặt hạn chế, cho nên khi tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần nghiên cứu đánh giá xem xét nên xuất khẩu theo hình thức nào để thu về nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
II. Quá trình tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hoá
Hoạt động xuất khẩu là một quy trình kinh doanh bao gồm bốn bước sau. Mỗi bước có một đặc điểm riêng biệt và được tiến hành theo các cách thức nhất đinh.
1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài.
Nghiê n cứu thị trường nhằm nắm vững các yếu tố thị trường, hiểu hết các quy luật vận động của thị trường để kịp thời đưa ra các quyết định. Vì thế nó có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển và nâng cao hiệu suất các quan hệ kinh tế đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Vì thế khi nghiên cứu về thị trường nước ngoài, ngoài các yếu tố chính trị, luật pháp, cơ sở hạ tầng phong tục tập quán ,… doanh nghiệp còn phải biểt xuất khẩu mặt hàng nào, dung lượng thị trường hàng hoá là bao nhiêu, đối tác kinh doanh là ai, phương thức giao dịch như thế nào, sự biến động hàng hoá trên thị trường ra sao, cần có chiến lược kinh doanh gì để đạt được mục tiêu đề ra.
* Tổ chức thu thập thông tin
Công việc đầu tiên của người nghiên cứu thị trường là thu thập thông tin có liên quan đến thị trường về mặt hàng cần quan tâm. Có thể thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau. Trước hết là các thông tin từ các tổ chức quốc tế như trung tâm thương mại và phát triển của Liên hợp quốc, Hội đồng kinh tế và Châu á Thái Bình Dương, cơ quan thống kê và các tổ chức khác.
Nguồn tin qua trọng thứ hai là nguồn tin từ các bản tin, các thời báo án phẩm .
Một nguồn tin quan trọng nữa là nguồn tin từ các thương nhân có quan hệ làm ăn buôn bán.
Bộ phận tư vấn thị trường của trung tâm thương mại quốc tế đã hợp tác với cơ quan thống kê của liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác đưa ra số liệu thống kê và mậu dịch quốc tế. Dịch vụ thống kê mới của trung tâm thương mại quốc tế ưu tiên phục vụ cho các nước đang phát triển, đặc biệt là thông tin về thị trường hàng hoá mà các nước này quan tâm.
Một loại thông tin không thể thiếu được là thông tin thu thập từ thị trường , thông tin này gắn với phương pháp nghiên cứu tại thị trường. Thông tin thu thập tại hiện trường chủ yếu được thu thập được theo trực quan của nhân viên khảo sát thị trường, thông tin này cũng có thể thu thập theo kiểu phỏng vấn theo câu hỏi .Loại thông tin này đang ở dạng thô cho nên cần xử lý và lựa chọn thông tin cần thiết và dáng tin cậy.
* Tổ chức phân tích thông tin và xử lý thông tin
+ Phân tích thông tin về môi trường
Môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích cần phải thu thập và thông tin về môi trường một cách kịp thời và chính xác.
+ Phân tích thông tin về giá cả hàng hoá
Giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới biến động rất phức tạp và chịu chi phối bởi các nhân tố chu kỳ, nhân tố lũng đoạn, nhân tố cạnh tranh. Nhân tố lạm phát.
+ Phân tích thông tin về nhu cầu tiêu dùng.
Nhu cầu của thị trường là tiêu thụ được, chú ý đặc biệt trong marketinh , thương mại quốc tế, bởi vì công việc kinh doanh được bắt nguồn từ nhu cầu thị trường.
* Lựa chọn thị trường xuất khẩu. Trước hết cần xác định các tiêu chuẩn mà các thị trường đáp ứng
- Các tiêu chuẩn chung:
+ Chính trị pháp luật
+ Địa lý: khoảng cách khí hậu, sự phân bố
+ Kinh tế : Thu nhập tốc độ tăng trưởng
+ Tiêu chuẩn kinh tế
- Các tiêu chuẩn về quy chế thương mại và tiền tệ .
+ Bảo hộ mậu dịch: thuế quan, hạn ngạch giấy phép
+ Tình hình tiền tệ: tỷ lệ lạm phát, sức mua của đồng tiền
- Các tiêu chuẩn thương mại
+ Sản xuất nội địa
+ Xuất khẩu
Các tiêu chuẩn trên phải được đánh giá, cân nhắc điều chỉnh theo mức độ quan trọng. Thì thường sau khi đánh giá họ sẽ chiếm các thị trường, sau đó chọn thị trường tốt nhất.
2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu.
Kế hoạch kinh doanh xuất khẩu phải được xây dựng cụ thể tất cả các vấn đề liên quan đến việc xuất khẩu.
* Xây dựng kế hoạch tạo nguồn hàng: Nguồn hàng xây dựng được tạo bằng cách:
Đối với doanh nghiệp sản xuất thì tạo nguồn hàng là việc tổ chức hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp sản xuất cần phải trang bị máy móc, nhà xưởng nhiên liệu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu. Kế hoạch tổ chức sản xuất phải lập chi tiết, hoạch toán chi phí cụ thể cho từng đối tượng. Vấn đề công nhân cũng là một vấn đề quan trọng, số lượng công nhân, trình độ, chi phí. Đặc biệt trình độ và chi phí cho công nhân nhân tố này ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và giá thành sản xuất.
* Lập kế hoạch xuất khẩu
ở bước nghiên cứu doanh nghiệp đã chon thị trường xuất khẩu. doanh nghiệp lập kế hoạch xuất khẩu sang thị trường bao gồm: hàng hoá, khối lượng hàng hoá, giá cả hàng hoá, phương thức sản xuất.
- Sau khi xác định sơ bộ các yếu tố trên doang nghiệp cần phải lập kế hoạch dao dịch ký kết hợp đồng.
- Lập danh mục các khách hàng
- Lập danh mục các hàng hoá
- Dự kiến số lượng bán cho từng khách hàng
- Thời gian giao dịch
3. Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng
* Chuẩn bị cho giao dịch.
Để công tác chuẩn bị dao dịch diễn ra tốt đẹp doanh nghiệp phải biết đầy đủ các thông tinvề hàng hoá, thị trường tiêu thụ, khách hàng v.v..
Việc lựa chọn khách hàng để giao dịch căn cứ vào các điều kiện sau:
- Tình hình kinh doanh của khách hàng
- Khả năng về vồn, cơ sở vật chất của khách hàng
- Quan điểm kinh doanh của khách hàng
- Uy tín, danh tiếng quan hệ làm ăn của khách hàng
- Thái độ của khách hàng
* Giao dịch đàm phán ký kết.
Trước khi ký kết mua bán với nhau, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải trải qua quá trình giao dịch thương lượng các công việc bao gồm :
Chào hàng: là đề nghị của người xuất khẩu hoặc người xuất khẩu gửi cho người bên kia biểu thị muốn mua bán một số hàng nhất định và điều kiện, giá cả thời gian, địa điểm nhất định.
Hoàn giá: khi nhận được thư chào hàng nếu không chấp nhận điều kiện trong thư mà đưa ra đề nghị mới thì đề nghị này được gọi là hoàn giá.
Chấp nhận: là đồng ý hoàn toàn bộ tất cả các diều kiện trong thư chào hàng.
Xác nhận: hai bên mua bán thống nhất với nhau về các điều kiện đã giao dịch. Họ đồng ý với nhau và đồng ý thành lập văn bản xác nhận ( thường lập thành hai bản )
Ngày nay tồn tại hai loại giao dịch:
- Giao dịch trực tiếp: là giao dịch mà người mua và người bán thoả thuận bàn bạc trực tiếp.
- Giao dịch gián tiếp: là giao dịch thông qua các tổ chức trung gian.
Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà các doanh nghịêp chọn phương thức giao dịch thích hợp. Trong thực tế hiện nay, giao dịch trực tiếp được áp dụng rộng rãi bởi giảm được chi phí trung gian, dễ dàng thống nhất, có điều kiện tiếp xúc với thị trường, khách hàng, chủ động trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá
* Ký kết hợp đồng
Việc giao dịch đàm phán có kết quả tốt thì coi như đã hoàn thành công việc ký kết hợp đồng. Ký kết hợp đồng có thể ký kết trực tiếp hay thông qua tài liệu
Khi ký kết cần chú ý đến vấn đề địa điểm thời gian và tuỳ từng trường hợp mà chon hình thức ký kết.
4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Để thực hiện hợp đồng xuất khẩu thì doanh nghiệp phải thực hiện các công việc khác nhau. Tuỳ theo điều khoản hợp đồng mà doanh nghiệp phải làm một số công việc nào đó. Thông thường các doanh nghiệp cần thực hiện các công việc được mô tả theo sơ đồ.
Xin giấy phép xuất khẩu nếu cần
Sơ đồ : Quy trình xuất khẩu
Chuẩn bị hàng hoá
Kiểm tra L/C
Ký hợp đồng
Thuê tàu (nếu cần)
Kiểm tra hàng hoá
Làm thủ tục hải quan
Mua bảo hiểm (nếu cần)
Giải quyết tranh chấp (nếu có )
Thanh toán
Giao hàng
lên tàu
III. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá
1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá
Việc đánh giá hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là một việc cần thiết. Bởi vì nó cho phép doanh nghiệp xác định được hiệu quả của một hợp đồng xuất khẩu và của công việc kinh doanh. Qua việc đánh giá doanh nghiệp sẽ thấy được hạn chế của hoạt động để lần sau khắc phục đồng thời phát huy những ưu điểm, những mặt mạnh của doanh nghiệp.
Để đánh giá hoạt động xuất khẩu có hiệu quả hay không chúng ta phải so sánh những kết quả đạt được với những tiêu chuẩn thông qua hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả. Kết quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp có thể chia thành hai loại: Các kết quả định hướng, các kết quả định tính. Từ đó có các chỉ tiêu phản ánh kết quả định lượng và chỉ tiêu phản ánh kết quả định tính
* Các chỉ tiêu phản ánh kết quả định lượng .
- Lợi nhuận: là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp kết quả từng hợp đồng xuất khẩu, là chỉ tiêu phản ánh cuối cùng và quan trọng nhất . Lợi nhuận là số tiền có được sau khi đã trừ đi toàn bộ chi phí liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đó và tổng doanh thu có được của hợp đồng
Công thức tính lợi nhuận
P = TR - TC
trong đó : P : là lợi nhuận
IR: là tổng doanh thu
TC: là tổng chi phí
- Tỉ suất lợi nhuận:Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ lệ phần trăm (%) của lợi nhuận trên tổng doanh thu
Công thức tính: P’ = P/TR*100
Trong đó: P’ là tỷ suất lợi nhuận
- Hệ số sinh lời của chi phí P’’
Công thức tính: P’’ = P/TC*100
Trong đó P’’ là hệ số sinh lời của chi phí
Chỉ tiêu P’ nói lên rằng: tỷ lệ % lãi so với tổng chi phí của doanh nghiệp sau khi thực hiện hợp đồng, hay khả năng sinh lời của một đồng chi phí. Chỉ tiêu này có thể so sánh với tỷ suất lãi của ngân hàng hay so với một tiêu chuẩn nào đó.
- Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu là tỷ lệ giữa tổng chi phí tính bằng ngoại tệ trên doanh thu tính bằng ngoại tệ. Chỉ tiêu này đem so sánh với tỷ giá hối đoái của ngân hàng, nếu chỉ tiêu trên bé hơn tỷ giá thì thực hiện đường lối có hiệu quả và ngược lại.
Tỷ suất ngoại xuất khẩu = Chi phí (VND)/Doanh thu (ngoại tệ)
*Chỉ tiêu phản ánh kết quả định tính.
Hợp đồng xuất khẩu cũng như hợp đồng kinh doanh khác của doanh nghiệp, nó không chỉ nhằm vào mục tiêu lợi nhuận mà còn nhiều mục tiêu khác như: mở rộng thị trường, định vị sẩn phẩm, cạnh tranh.
Có nhiều doanh nghiệp chịu lỗ để đạt được mục tiêu về cạnh tranh, mở rộng thị trường, khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường, kết quả này có được sau một thời gian nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các hợp đồng xuất khẩu của mình. Kết quả này biểu hiện ở thị trường xuất khẩu hiện có của doanh nghiệp, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng được mở rộng đến đâu, khả năng khai thác thực hiện các thị trường.
Hiện nay vấn đề thị trường và khách hàng là vấn đề hết sức khó khăn nó trở thành mục tiêu không kém phần quan trọng. Khả năng mở rộng thị trường, quan hệ buôn bán với khách hàng như thế nào? Đặc biệt là quan hệ với khách hàng người nước ngoài. sau mỗi hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp phải xem xét lại quan hệ làm ăn có được phát triển hay không, mức độ hài lòng của khách hàng.
Uy tín của doanh nghiệp: doanh nghiệp cần phải xem xét uy tín của mình trên thương trường: sản phẩm của mình có được ưa thích, được nhiều người hay biết không ? Cần giữ uy tín trong quan hệ làm ăn buôn bán không vi phạm hợp đồng.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu .
2. 1. Các yếu tố vi mô
Các yếu tố thuộc doanh nghiệp là một trong các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng bao gồm:
2.1.1. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao thì khả năng tiêu thụ sản phẩm càng nhanh, sức cạnh tranh phụ thuộc năng lực tài chính của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, giá cả, biện pháp marketing, dịch vụ đi kèm.
+ Năng lực tài chính của doanh nghiệp: thể hiện ở vốn kinh doanh của doanh nghiệp, lượng tiền mặt, ngoại tệ, cơ cấu vốn .. những nhân tố này doanh nghiệp có thể tác động để tạo thế cân bằng và phát triển. Doanh nghiệp cũng phải có một cơ cấu vốn hợp lý nhằm phục vụ tốt cho hoạt động xuất khẩu. Nếu như cơ cấu vốn không hợp lý vốn quá nhiều mà không có lao động hoặc ngược lại lao động nhiều mà không có vốn thì doanh nghiệp sẽ không phát triển được hoặc phát triển mất cân đối. Vốn là một nhân tố quan trọng trong hàm sản xuất và nó quyết định tốc độ tăng sản lượng của doanh nghiệp.
+ Chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu những đặc trưng của nó thể hiện sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng nhất định, phù hợp với công dụng sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn.
+ Giá sản phẩm: giá cả ảnh hưởng đến khối lượng tiêu dùng sản phẩm, giá rẻ thì khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ nhanh hơn, khả năng tiêu thụ trên thị trường thế giới sẽ cao hơn, sẽ xuất khẩu nhiều hơn.
+ Biện pháp marketing: biện pháp này nâng cao thế lực của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh, marketing giúp các doanh nghiệp quảng cáo các sản phẩm của mình cho nhiều người biết, biện pháp marketing giúp cho doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình quảng cáo, xúc tiến bán hàng giới thiệu cho người tiêu dùng biết chất lượng, giá cả của sản phẩm mình.
+ Các dịch vụ đi kèm: Doanh nghiệp muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm thì dịch vụ bán hàng phải phát triển những dịch vụ này giúp tạo tâm lý tích cực cho người mua, khi mua và t._.iêu dùng hàng hoá và sau nữa cũng thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức trong kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là một vũ khí trong cạnh tranh lành mạnh và hữu hiệu.
2.1.2. Trình độ quản lý của doanh nghiệp.
+ Ban lãnh đạo doanh nghiệp: là bộ phận đầu não của doanh nghiệp là nơi xây dựng những chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp đề ra mục tiêu đồng thời giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Trình độ quản lý kinh doanh của ban lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Một chiến lược doanh nghiệp đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế của thị trường và của doanh nghiệp và chỉ đạo điều hành giỏi của các cán bộ doanh nghiệp sẽ là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
+ Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ phát huy được trí tuệ của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp phát huy tinh thần đoàn kết và sức mạnh tập thể, đồng thời vẫn đảm bảo cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh được nhanh chóng và chính xác. Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp giải quyết những vấn đề nảy sinh đối phó được với những biến đổi của môi trường kinh doanh và nắm bắt kịp thời các cơ hội một cách nhanh nhất hiệu quả nhất.
+ Đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh xuất khẩu: Đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường.
Hoạt động xuất khẩu chỉ có thể tiến hành khi có sự nghiên cứu tỷ mỷ về thị trường hàng hoá, dịch vụ, về các đối tác các đối thủ cạnh tranh, về phương thức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng ... Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ kinh doanh am hiểu thị trường quốc tế có khả năng phân tích và dự báo những xu hướng vận động của thị trường, khả năng giao dịch đàm phán,… Đồng thời thông thạo các thủ tục xuất nhập khẩu, các công việc tiến hành cũng trở nên rất cần thiết.
2.1.3. Các yếu tố khác
Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu còn phụ thuộc, chịu ảnh hưởng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có. Yếu tố này, phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm các nguồn vật chất dùng cho sản xuất, các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, các nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực của nó phục vụ cho tương lai. Đây là yếu tố cơ bản để doanh nghiệp có thể dữ vững phát triển sản xuất đồng thời là nền tảng cho công việc mở rộng sản xuất, nâng cao kỹ năng sản xuất của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.2. Các yếu tố vĩ mô.
2.2.1. Tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ, của một quốc gia tính bằng tiền của một nước khác, đó là quan hệ so sánh của hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau.
TGHĐ thực tế = TGHĐ danh nghĩa * chỉ số thực/Chỉ số giá trong nước
Tỷ số hối đoái danh nghĩa là tỷ giá được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng do nhân hàng nhà nước công bố hàng ngày.
Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau: như chênh lệch lạm phát, tình trạng cán cân thanh toán yếu tố tâm lý.
Khi giá đồng nội tệ tăng (lên giá) so với ngoại tệ thì gây khó khăn cho xuất khẩu, song lại tạo điều kiện cho nhập khẩu.
Ngược lại khi đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ sẽ có lợi cho xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái giảm sẽ tạo điều kiện cho nước ngoài đầu tư. Vì vậy việc quy định tỷ giá hối đoái sao cho hợp lý là vấn đề quan tâm của nhà nước.
2.2.2. Các yếu tố pháp luật.
Mỗi quốc gia đều có những bộ luật riêng và đặc điểm tính chất của hệ thống pháp luật của mỗi nước phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển kinh tế của từng nước. Các yếu tố pháp luật chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động của nên kinh tế và xã hội đang phát triển trong nước đó. Nó quy định phạm vi nội dung và mức độ hoạt động của tất cả các doanh nghiệp không chỉ trong một quốc gia mà cả trên thị trường quốc tế. Vì vậy doanh nghiệp xuất khẩu phải hiểu rõ môi trường pháp luật của quốc gia mình và các quốc gia mà doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hoá sang hoặc dự định xuất khẩu sang. Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ các mặt sau:
+ Các quy định về thuế, chủng loại, khối lượng, quy cách
+ Quy định về hợp đồng, giao dịch bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ.
+ Các quy định về quy chế sử dụng lao động, tiền lương tiền thưởng, bảo hiểm phúc lợi.
+ Quy định về cạnh tranh độc quyền.
+ Quy định về tự do mậu dịch hay xây dựng nên các hàng rào thếu quan chặt chẽ.
Như vậy: một mặt các yếu tố pháp luật có thể tạo điều kiện thuận lợi các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu bằng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhưng mặt khác nó cũng ra hàng rào cản trở sự hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu khi buôn bán ra nước ngoài hay căn cứ khi doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường nội địa, gây khó khăn cho doanh nghiệp tận dụng cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh.
2.2.3. Các yếu tố về văn hoá xã hội.
Các yếu tố về văn hoá xã hội tạo nên các loại hình khác nhau của nhu cầu thị trường, là nền tảng cho sự xuất hiện thị yếu tiêu dùng, sự yêu thích trong tiêu dùng sản phẩm cũng như sự tăng trưởng của các đoạn thị trường mới. Đồng thời các xu hướng vận động của các yếu tố văn hoá xã hội cũng thường xuyên phản ánh những tác động do những điều kiện về kinh tế và khoa học công nghệ mang lại.
Các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ có thể thành công trên thị trường quốc tế khi có những hiểu biết nhất định về môi trường văn hoá của các quốc gia, khu vực thị trường mà mình dự định đưa hàng hoá vào để đưa ra các quyết định phù hợp với nền văn hoá xã hội ở khu vực thị trường đó.
2.2.4. Các yếu tố kinh tế.
- Công cụ, chính sách kinh tế của các nước xuất nhập khẩu các quốc gia và những chính sách khác nhau sẽ tạo ra các cơ hội kinh doanh quốc tế khác nhau cho các doanh nghiệp.
Nếu như với các nền kinh tế phát triển cao, các liên kết khu vực và thế giới được thành lập với quy mô ngày càng lớn thì điều đó cho phép hàng hoá tự do qua lại biên giới các nước thì rõ ràng các hoạt động xuất khẩu cũng vì vậy mà phát triển.
- Hệ thống tài chính ngân hàng.
Hệ thống tài chính ngân hàng hiện đang phát triển hết sức mạnh , có ảnh hưởng trực tiếp tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Hệ thống tài chính ngân hàng có vai trò to lớn trong việc quản lý, cung cấp vốn đảm bảo việc thực hiện thanh toán một cách thuận tiện nhanh chóng cho các doanh nghiệp. Chính sách kinh tế quốc gia được thực hiện qua hệ thống tài chính ngân hàng tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, tạo những công trình xây dựng mới giúp cho hoạt động xuất khẩu, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp được thuận lợi.
Trong hoạt động xuất khẩu, vấn đề đảm bảo việc thanh toán được thực hiện tốt là hết sức quan trọng, đặt biệt đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu vì qua việc này doanh nghiệp thu hồi được vốn và có lợi nhuận.
Việc thanh toán chủ yếu thông qua ngân hàng. Như vậy ngân hàng trở thành cầu nối giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
- Nguồn lực tài nguyên và giá cả.
Với những quốc gia nhân lực dồi dào, tài nguyên phong phú và giá rẻ thì sản phẩm của họ có sức cạnh tranh về giá cả. Khi xuất khẩu sẽ tiêu thụ nhanh chóng.
- Sự ổ định của giá trị đồng tiền :
Nếu giá của đồng tiền dùng để thanh toán lên giá hoặc giảm giá thì lợi ích một trong hai bên sẽ bị thiết hại và họ sẽ xem xét có nên tiếp tục quan hệ thương mại với nhau nữa hay không khi lợi ích của họ không được đảm bảo.
2.2.5 Các yếu tố khoa học công nghệ.
Các yếu tố khoa học công nghệ quan hệ chặt chẽ với nhau hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng làm cho các doanh nghiệp đạt được trình độ công nghiệp hoá cao, quy mô tăng lên, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành, chất lương sản phẩm được đồng bộ và được nâng cao lên rất nhiều. Sự phát triển của khoa học công nghệ đẩy mạnh sự phân công và hợp tác lao động quốc tế, mở rộng quan hệ giữa các khối quốc gia tạo điều kiện cho hoạt đông xuất khẩu
2.2.6. Nhân tố chính trị.
Thương mại quốc tế có liên quan rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới, do vậy tình hình chính trị xã hội của mỗi quốc gia hay của khu vực đều có ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Chính vì thế ngưới làm kinh doanh xuất khẩu phải nắm rõ tình hình chính trị xã hội của các nước liên quan bởi vì tình hình chính trị xã hội sẽ ảnh hưởng tới hoạt đông kinh doanh xuất khẩu qua các chính sách kinh tế xã hội của các quốc gia đó . Từ đó có biện pháp đối phó hợp lý với những bất ổn do tình hình chính trị gây ra.
2.2.7. Các nhân tố cạnh tranh quốc tế
Cạnh tranh trên thị trường quốc tế khốc liệt hơn thị trường nội đại rất nhiều. Hoạt động xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển ngoài đối phó với các nhân tố khác thì sự thắng lợi của các đối thủ cạnh tranh là thách thức và là bức rào cản nguy hiểm nhất. Các đối thủ cạnh tranh không chỉ dựa vào sự vượt bậc về kinh tế, chính trị, tiềm lực khoa học công nghệ mà nay sự liên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn tạo nên thế mạnh độc quyền mang tính toàn cầu sẽ từng bước gây khó khăn bóp chết các hoạt động xuất khẩu của các quốc gia nhỏ bé.
Do vậy vượt qua được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu phát triển với hiệu quả hơn. Hoạt động xuất khẩu là một hoạt sản xuất kinh doanh phức tạp, không những chịu ảnh hưởng của những điều kiện môi trường khách quan và chủ quan trong doanh nghiệp mà phần lớn sự tác động của các yếu tố của môi trường vĩ mô trong nước cũng như quốc tế là những nhân tố giữ vai trò quan trọng và phần lớn quyết định sự tồn tại và phát triển của hoạt động xuất khẩu.Vì vậy doanh nghiệp phải biết tận dụng phát huy những thuận lợi của các nhân tố tích cực đồng thời phải biết đối phó với các yếu tố tiêu cực để giúp cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng được duy trì và phát triển. Có đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu thì mới có điều kiện mở rộng thị trường.
Chương II
Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở công ty may Thăng Long
I. Khái quát về công ty may Thăng Long
1. Quá trình hình thành và phát triển
Cùng với sự vận động của nền kinh tế nước nhà, công ty may Thăng Long đẵ có một quá trình lịch sử phát triển lâu dài với chặng đường 44 năm đầy tự hào, vẻ vang,luôn là doanh nghiệp đầu đàn của ngành may mặc Việt Nam.
Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về mặt tài chính, có đầy đủ tưc cách pháp nhân được mở tái khoản riêng ở các ngân hàng, theo pháp luật củ nước cộng hoà XHCNVN.
Công ty may Thăng Long thành lập ngày 8/5/1958 theo quyết định của bộ ngoại thương, khi mới thành lập công ty có trụ sở tại 15 Cao Bá Quát, công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước do đó nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp do ngân sách nhà nước cấp và mặt hàng kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp lúc bấy giờ chỉ gồm áo mưa, pijama, măng tô và quần áo Jean. Tới nay do nhu cầu SXKD thay đổi công ty chuyển về địa điểm chính tại 250 Phường Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Nguồn vốn kinh doanh của công ty cũng thay đổi do vốn lưu động của công ty thay đổi và có sự gia tăng do có đầu tư hàng năm của ngân sách nhà nước và bổ xung từ quỹ, các nguồn khác trong nước và ngoài công ty: Huy động nội lực, vay ngân hàng, vay từ các tổ chức kinh tế đảm bảo duy trì và phát triển nguồn vốn công ty đã chủ động mua sắm tài sản cố định để tăng năng lực sản xuất, thực hiện đầu tư theo chiều sâu. Do vậy sản phẩm của công ty luôn được đổi mới và đa dạng về chủng loại, kích cỡ màu sắc, chất lượng sản phẩm cao và gia thành có thể được người tiêu dùng có thể chấp nhận được. Hiện nay công ty đã sản xuất và gia công rất nhiều mặt hàng mới như: áo Jacket, áo dệt kim, Jilê, sơ mi nam nữ, quần âu,veston, quần áo trẻ em, quần áo bộ, các loại áo rét, thảm, bộ thể thao… Để đảm bảo thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh, số lượng lao động trong công ty cũng thườc xuyên được bổ xung tăng lên qua các năm. Do đặc điểm của nghành may mặc nên tỷ lệ nữ trong công ty khá cao nhân viên của công ty có tuổi đời khá trẻ bình quân là 26 tuổi đại đa số đã qua phổ thông trung học và qua các trường lớp đào tạo nghề may, bậc thợ bình quân trong công ty là 4/7. Hằng năm công ty thường tổ chức thi công nhân vào công ty, sát hạch tay nghề cho công nhân nên đội ngũ công nhân có đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu công việc thực tế của công ty. Đội ngũ cán bộ của công ty có trình độ chuyên môn cao, đa số có trình độ đại học và trên đại học, có khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính, Anh văn, có nhiều kinh nghiệm trong công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, có khả năng đảm đương nhiều vị trí quan trọng và có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo trong công việc làm ăn với nước ngoài . Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ giàu năng lực tâm huyết với công ty đã đóng góp công sức, trí tuệ không nhỏ vào thành công chung của công ty trong SXKD
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty :
* Chức năng :
Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên hoạt động của công tyđảm bảo thực hiện những chức năng sau :
+ Sản xuất, nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm may mặc có chất lượng co theo đơn đặt hàng trong nước và nước ngoài, sản xuất các sản phẩm nhựa, phục vụ hàng dệt may Việt Nam .
+ Nhận lưu gửi các trang thiết bị, phụ tùng thay thế, nguyên phụ liệu ngành dệt may chờ xuất khẩu .
+ Quản lý, chỉ đạo cung cấp những tiến bộ khoa học kỹ thuật các thiết bị kỹ thuật thích hợp cùng với chiến lược phát triển chúng cho các đơn vị thành viên .
* Nhiệm vụ:
Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong nền kinh tế thị trường nên công ty may công ty may Thăng Long có những nhiẹm vụ sau:
+ Có nghĩa vụ nhận sở dụng có hiệu quả, bảo toàn vốn của nhà nước giao, để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanhcũng như hoàn thành nghĩa vụ của nhà nước .
+ Thực hiện các khoản nợ phải trả, phải thu ghi trong bảng cân đối tài khoản của công ty tại thời điểm thành lập, trả các khoản tín dụng do công ty trực tiếp vay hoặc do công ty bảo lãnh vay
+ Quản lý hoạt động kinh doanh, đảm bảo cân đối vốn của nhà nước, đáp ứng nhu cầu thị trường và bình ổn giá cả những hàng hoá và dịch vụ thiết yếu đúng quy địng của nhà nước.
+ Đảm bảo và nâng cao thu nhập cho người lao động.
3. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
- Tên công ty :CÔNG TY MAY THĂNG LONG
- Tên giao dịch quốc tế : THĂNG LONG GARMEST COMPANY (ThaLoGa)
- Loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp nhà nước
- Cơ quan quản lý cấp trên : Tổng Công ty Dệt –May Việt Nam .
- Địa chỉ : 250 Minh Khai - quận Hai bà Trưng – Hà Nội .
- Số điện thoại : 862372-fax 84.4.623372
Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp tổ chức quản lý theo kiểu “Trực tuyến chức năng” có nghĩa là phòng ban tham mưu với giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình giúp ban giám đốc điều hành đưa ra những quyết định đúng đắn, có lợi cho công ty.Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty may Thăng Long gồm có :
Một tổng giám đốc
Ba phó giám đốc
Hệ thống các phòng ban và các xưởng sản xuất .
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty may Thăng Long:
(I) Ban giám đốc
1. Tổng giám đốc : Tổng giám đốc là người đứng đầu bộ máy công ty, thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt động của mình, điều hành mọi hoạt động của công ty .
2. Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất : Có trách nhiệm giúp việc cho tổng giám đốc về mặt kỹ thuật, thiết kế của công ty.
3. Phó tổng giám đốc điều hánh sản suất : Có trách nhiệm giúp việc cho tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động SXKD.
4.Phó tổng giám đốc điều hành nội chính : Co chức năng tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc, có nhiệm vụ trực tiếp điều hành công tác lao động, tiền lương, bảo hiểm y tế, tuyển dụng lao động, đào tạo cán bộ, chăm lo đời sông cho cán bộ công nhân viên.
(II). Các phòng ban trực thuộc:
1. Phòng kỹ thuật : Đây là đơn vị tham mưu giúp tổng giám đốc trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, quản trị, phác thảo, tạo mẫu hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng,và nhu cầu của công ty.
2. Phòng KCS : Là đơn vị xây dựng các phương án quản trị và nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí trong sản xuất. Phòng KCS có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng hàng may mặc trước khi giao cho khách hàng.
3.Văn phòng công ty : Là đơn vị tham mưu cho giám đốc về mặt tổ chức, xây dựng hệ thống nội quy, quy chế đảm bảo đúng chế độ chính sách của Đảng, của nhà nước và tình hình thực tế của công ty, tổ chức quản lý lao động.
4. Phòng kế hoạch sản xuất :có chức năng tham mưu cho giám đốc điều hành kế hoạch sản xuất của công ty , giúp ban giám đốc lập kế hoạch, theo dõi kế hoạch sản xuất, tiêu thụ ngắn và dài hạn.
5. Phòng kho : có nhiệm vụ quản lý và cấp phát nguyên vật liệu nhập về công ty. Phòng kho quản lý và bảo quản các thành phẩmdo xí nghiệp sản xuất ra và chờ thời gian giao hàng cho khách.
6. Phòng kế toán –tài vụ: có chức năng chuẩn bị và quản trị nguồn tài chính, phục vụ cho SXKD và các khoản lương cho các cán bộ công nhân viên trong công ty.
7. Phòng thị trường : có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường và lập kế hoạch sx kịp thời, đúng hạn trong hợp đồng.
(II). Các cửa hàng và các xí nghiệp :
1. Cửa hàng dịch vụ: làm công tác dịch vụ, phục vụ thêm cho đời sống của công nhân viên.
2. Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm (TTTM>SP): tại đây công ty trưng bày các mặt hàng sản xuất, vừa giới thiệu sản phẩm vừa bán, đồng thời tại đây cũng là nơi tiếp nhận các ý kiến đóng góp phản ánh từ người tiêu dùng.
3. Cửa hàng thời trang : Tại đây các mẫu quần áo được thiết kế tại xưởng thời trang và chúng mang tính chất giới thiệu là chính.
4. Xưởng thời trang : Thiết kế ra những mẫu mã mới.
5. Xí nghiệp dịch vụ và đời sống: Chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty, vệ sinh môi trường.
6. Xí nghiệp phù trợ: tham mưu giúp cho tổng giám đốc trong các lĩnh vực : Cơ điện, thiết bị máy móc, dập mài nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty.
7. Xí nghiệp 1&2: Chuyên sản xuất hàng sơ mi cao cấp cho công ty .
Xí nghiệp 3 :sản xuất áo jacket.
Xí nghiệp 4: Chuyên sản xuất quần bò .
Xí nghiệp 5 và 6 : chuyên sản xuất hàng dệt kim.
Sáu xí nghiệp trong công ty được trang bị máy móc hiện đại và theo quy trình công nghệ khép kín thong nhất từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất sản phẩm. Các xí nghiệp may thực hiện quá trình sản xuất hàng may mặc bao gồm các công đoạn : cắt, may, là, đóng gói sản phẩm.
(IV). Các chi nhánh và cơ sở khác :
Ngoài các bộ phận, các xí nghiệp tập chung tại công ty ở 250 Minh Khai, công ty may Thăng Long còn có ba chi nhánh ở Hải Phòng, Nam Định và Hà Nam
1. Chi nhánh ở Hải Phòng: bao gồm có xưởng may, xưởng sản xuất nhựa và kho ngoại quan
2. Xí nghiệp may ở Nam định :chuyên sản xuất hàng jacket, quần âu xuất khẩu
3. Xí nghiệp may Hà Nam: chuyên sản xuất quần jean, quần âu và áo dệt kim.
3.2. Quy trình công nghệ sản xuất :
Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công các mặt hàng may mặc theo quy trình khép kín từ A đến Z (bao gồm; cắt, may, giặt, là, đóng gói, đóng thùng nhập kho) với các loại may móc chuyên dùng và số lượng sản phẩm tương đối lớn được chế biến từ nguyên liệu chính là vải.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:
Nguyên liệu vải
Cắt
Đặt mẫu- Đánh số- cắt
May
May cổ – may tay- ghép thành phẩm
Kho thành phẩm
Đóng gói
Là
Giặt mài, tẩy
Thêu
Trải
vải
4. Thị trường của công ty may Thăng Long :
Đến nay công ty may Thăng Long đã có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp cùng với khả năng có thể huy động vốn dễ dàng hơn nên trong một số năm qua công ty đã rất nỗ lực trong công tác nghiên cứu thj trường, tìm các phương hướng mở rộng và phát triển thị trường đồng thời với việc không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của công ty để chủ động thoả mãn nhu cầu hàng may mặc luôn thay đổi và ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước, đặc biệt chú ý đến thị trường tiềm năng.
Với phương châm “giữ vững thị trường hiện có, mở thêm nhiều khách hàng mới, thị trường mới, đa dạng hoá sản phẩm, phong phú chủng loại mặt hàng chất lượng cao” phụ vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Nừu trong những năm qua mặc dù thị trương may mặc đang gặp nhiều khó khăn, nhưng sản phẩm của công ty may Thăng Long vân có mặt ở trên 40 nước trên thế giới.
Kết quả báo cáo năm 2002 cho thấy daonh thu xuất khẩu chiếm hơn 80% tổng doanh thu (Tổn doanh thu đạt được 185 tỷ đồng) ,trong đó phần ;ớn là xuất khẩu sang thị trường Mỹ, sau đó là Eu và Nhật Bản .
Tuy nhiên trên thị trương quốc tế công ty gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký như: Trung Quốc, thái Lan, Malaxia, Xingapore, Indonexia.. tất cả các sản phẩm của họ đều có chất lượng mẫu mã, chủng loại hơn ta giá thành những sản phẩm này thấp do chi phí sản xuất được giảm nhẹ nhờ áp dụng công nghệ cao, hiện đại. Không những thế họ còn luôn thay đổi mẫu mã, chủng loại để phù hợp với thị hiếu của khách hàng và những nhu cầu mới phát sinh của họ.
Mặc dù vậy với các thị trường xuất khẩu chính của Châu á thì hàng dệt may của Việt Nam vẫn có lợi thế về giá nhân công, giá nhân công của Việt Nam vân còn tương đối rẻ so với các nước trong khu vực. Đây là một lợi thế mà đất nước cần phát huy.Mặt khác thị trường các nước như EU,Mỹ, Nhật Bản với số dân đông và sức tiêu thụ hàng năm là rất lớn. Do đó đây vẫn là cơ hội lớn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nhanh chóng đầu tư máy móc đưa công nghệ hiện đại áp dụng vào sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh việc phát triển thị trường xuất khẩu, công ty may Thăng Long rất quan tâm đến thị trường nội địađể chiếm lĩnh thị trườngnội địa trong năm qua công ty đã tổ chức 80 điểm bán hàng giới thiệu sản phẩm tại các tỉnh thành trong cả nước. Tại thị trường nội địe công ty cũng phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ của hàng may mặc được nhập lậu, trốn thuế từ Trung Quốc, Hàn Quốc về với giá rẻ và mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên công ty vẫn không ngừng nghiên cứu thị trường, thị hiếu của khách hàng để trừ ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng
II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty may Thăng Long
1. Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước nên nguồn vốn của công ty là do nhà nước cung cấp nhưng khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường thì công ty phải tự hạch toán kinh doanh và phải có nhiệm vụ bảo tồn và phát triển nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp. Khi bước sang cơ chế thị trường, ở đó có sự cạnh tranh gay gắt các doanh nghiệp muốn làm ăn có hiệu quả là rất khó khăn mặc dù có thiết bị, có năng lực sản xuất mhưng không có thị trường tiêu thụ cũng không thể sản xuất được.
Trong các năm 2000-2001 và 2002 hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra trong điều kiện hết sức khó khăn và thách thức lớn.
- Hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn do thị trường EU 1 số cát nóng thiếu hạn nghạch, năm 2000 va 2001 chưa có hiệp định thương mại Việt Mĩ. Cạnh tranh gay gắt làm cho giá xuất khẩu giảm từ 10-30%.
- Thiên tai liên tiếp xảy ra, các mặt hàng nông sản rớt giá làm thị trường trong nước kém sôi động thêm vào đó hàng nhập lậu, trốn thuế với số lượng lớn gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Vốn lưu động thiếu, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa trên vốn vay, một số chi phí đầu vào tăng, (giá điện, than, cước phí vận tải, bưu chính viễn thông ) đã làm tăng giá thànhgiảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may.
Tuy nhiên, doanh nghiệp có một số thuận lợi như tình hình kinh tế chính trị ổn định, từ cuối năm 2001 hiệp định thương mại Việt Mĩ đã có hiệu lực, thị trường Mỹ chưa bị áp dụng Quota, sau sự kiện ngày11-9-2001 khách hàng có xu hướng chuyển đơn hàng đến các quốc gia an toàn, trong đó có Việt Nam.
Chiến lược tăng tốc phát triển gian đoạn từ 2001-2010 kèm theo các chính sách ưu đãi đã được chính phủ phê duyệt tại quyết định 55/2001/QĐ-TTG ngày 23/4/2001 tạo điều kiện cho ngành dệt may VIệt nam nói chung và công ty may Thăng Long nói riêng vươn lên hội nhập với khu vực và trên thế giới.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
Có thể thông qua các năm, trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn, những kết quả trên đây là rất đáng khích lệ. Mức tăng trưởng bình quân của 3 năm tương đối cao( giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19%, doanh thu tăng 19%, KNXK (tính đủ nguyên phụ liệu tăng 10,3%).
Như vậy so với nhiều chỉ tiêu chủ yếu đã vượt kế hoạch đề ra. Riêng chỉ tiêu kim nghạch xuất khẩu nếu loại trừ ảnh hưởng về giảm giá thì cũng có tỷ lệ tăng bình quân tương đương đương hoặc cao hơn mức tăng đề ra.
Đặc biệt trong năm 2002 công ty đạt nhịp độ tăng trưởng rất cao cụ thể: giá trị sản xuất công nghiệp tăng28% so với năm 2001(mức tăng bình quân của tông công ty dệt –may Việt Nam là 16,8%) tổng doanh thu tăng 23%, kim ngạch xuất khẩu( tính dủ nguyên phụ liệu) đạt được 46,6 triệu USD tăng 16,5% sản phẩm sản xuất chủ yếu (quy sơ mi chuẩn) tăng 10% , nộp ngân sách nhà nước đạt 3820 triệu đồng, tăng 16% đồng thời thu nhập của người lao động cũng tăng lên 15% so với năm 2001 tông doanh thu của công ty tăng cao, điêu này cò sự đóng góp to lón của doanh thu xuất khẩu. Bởi doanh thu xuất khẩu năm 2002 tăng 28% so vơi năm 2001 và chiếm 88,6% trong tổng doanh thu đạt được. Điều này chứng tỏ doanh thu măt hàng gia công xuât khẩu và gia công trong nước tăng. Tuy găp khó khăn về hạn ngạch tại thị trường EU và thị trường Nhật Bản bị thu hẹp đối với hai mặt hàng chủ lực nhưng do doanh nghiệp đã chủ động chuẩn bị từ trước nên khi thị trường Mỹ được mở ra đã kịp thời khai thác có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng được phát triển, thị phần nước ngoài ngày càng được mở rộng khai thác, doanh thu suất khẩu không ngừng tăng lên qua các năm. Kết quả trên cho ta thấy vai trò của hoạt động xuất khẩu trong công ty là hết sức quan trọng, nó đóng vai trò to lớn đỗi với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Tạo ra doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho doanh nghiệp. Đặc biệt trong những năm gần đây doanh thu từ hang mua đứt bán đoạn (hàng FOB) là hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy từ hàng bán FOB mang lợ nhuận cao. Cùng một số mặt hàng, nếu mua nguyên phụlliệu để may rồi bán thành phẩm, sau ki trừ đi các khoản chi phí sẽ có lãi, ít nhất hai lân so với khi chỉ may gia công mặt hàng đó cho khách hàng. Đồng thời là hàng bán FOB sẽ cố điều kiện tiếp cận trực tiếp với thị trường nắm bắt được nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng từ đó có thể chủ động sản xuất tránh được tính mùa vụ, bị động trong sản xuất mà các doanh nghiệp làm gia công thường gặp.
* Lợi nhuận:
Đồng thời với tăng doanh thu và tăng và tăng sản lượng, lợi nhuận củ công ty cũng tăng lên rõ rệt theo từng năm. Lợi nhuận là một trong những thước đo hiệu quả SXKD ở công ty. Lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên do đó công ty luôn đảm bảo khả năng trả lãi ngân hàng, trả lương cho người lao động và có nguồn vốn đầu tư thêm máy móc thiết bị mới. Hiên nay công ty áp dụng phương pháp phân tích tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm và luôn luôn được giá hợp lý khi tiến hành đàm phán với khách hàng, ký kết hợp đồng và đảm bảo có lãi cho công ty. Lợi nhuận của công ty được biểu hiện ở biểu dưới đây:
Đơn vị : triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Lợi nhuận
800
1400
1600
1800
2500
2800
Nhìn chung công ty may Thăng Long đã thích nghi nhanh chóng với cơ chế thị trường tạo được thế mạnh cạnh tranh khá mạnh trong thị trường may mặc nước ta hiện nay, đặc biệt là may mặc xuất khẩu. Công ty đã xây dựng được một mạng lưới thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, dần ổn định SXKD có hiệu quả. Mặc dù không tránh khỏi những rủi ro và còn có nhứng mặt tồn tạinhưng công ty sẽ vẫn tiếp tục nghiên cứu và giải quyết thoả đáng, tìm ra những giải pháp khả thi và hữu hiệu tìm ra phương hướng sản xuất kinh doanh đúng đắn để tiếp tục đầu tư, đổi mới để phát triển công ty, nâng cao uy tín vốn có của công ty trên thị trường may mặc nói chung và thị trường may mặc xuất khẩu nói riêng.
2.Kết quả xuất khẩu hàng may mặc của công ty:
Đối với công ty may Thăng Long hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động quan trọng nhất của công ty. Nếu so hoật đông xuất khẩu của công ty với toàn ngành thì hoạt động xuất khẩu của công ty còn nhỏ nhưng so với các hoạt động kinh doanh khác của công ty thì hoạt động xuất khẩu có vị trí quan trọng hơn cả. Vai trò đó thể hiện ở bảng sau:
Bảng: Doanh thu xuất khẩu năm 1998-2002:
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng doanh thu
Triệu đồng
78881
97000
114655
133000
158000
Doanh thu xuất khẩu
Triệu đồng
66911
82123
93162
109000
140000
DTXK/TDT
%
84.8
84.7
81.3
82
88.6
Qua bảng trên ta thấy doanh thu xuất khẩu của công ty không ngừng tăng lên qua các năm và nó chiêm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu doanh nghiệp.Đặc biệt năm 2002 doanh thu xuất khẩu đạt 140 tỷ đồng chiếm 88.6% tổng doanh thu .Kết quả đạt được như vậy là nhờ có chiến lược về thị trường và khách hàng của công ty nên sau khi hiệp định Thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực, công ty đã có rất nhiều khách hàng đến ký kết hợp đồng để xuất khẩu sang thị trường Mỹ như hãng SK (Hàn Quốc) ,khách hàng Lee của hãng Winmask, khách hàng Richbase ,hãng Meircarbby, hãng Wanshin, hãng Blooming, hãng Itochu, ..
2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc tại công ty:
Trong những năm qua công ty gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực cho nên nhập khẩu từ những thị trường xuất khẩu không hạn ngạch chính của doanh nghiệp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... lại giảm mạnh .Nhiều khách hàng đã cắt hợp đồng từ tháng 8 năm 1998 do tiêu thụ nội địa giảm mạnh , mặt khác thị trường truyền thống như EU có một số mặt hàng hết hạn ngạch. Tuy nhiên kể từ khi Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU thì cơ hội mở rộng thị trường của công ty được mở ra . Do đó kim ngạch xuất khẩu của công ty không phải giảm đi mà còn tăng lên rất nhiều, đây là xu hướng tốt mà công ty._.cần lưu ý khi doanh nghiệp định giá: Giá cả là một công cụ rất hữu hiệu tuy nhiên nó cũng như con dao hai lưỡi nếu doanh nghiệp định giá quá cao sản phẩm sẽ không tiêu thụ được. Còn nếu doanh nghiệp định giá quá thấp thì sẽ tạo ra tâm lý tiền nào của nấy, và doanh nghiệp đã tạo ra một cuộc chiến về gía mà trên thị trường thế giới công ty chỉ là một doanh nghiệp nhỏ không đủ sức trong cuộc chiến đó, do đó công cụ này sẽ phản tác dụng “gậy ông đập lưng ông”.
3.3. Về nghệ thuật bán hàng:
So với chục năm trước đây nghệ thuật bán hàng của ta đã khá hơn rất nhiều song vẫn còn là điểm yếu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Công cụ xúc tiến thương mại, tiếp thị, hệ thống nhân viên bán hàng còn yếu về chất lượng và thiếu về số lượng. Doanh nghiệp thiết lập mạng lưới chao đổi thông tin đại lý tiêu thụ và văn phòng dao dịch ở nước ngoài vẫn còn rất ít. Hạn chế này đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đến khả năng phản ứng nhanh, khả năng xoay chuyển tình thế của chủ doanh nghiệp. Quy luật đã chỉ ra rằng: sản xuất cần được thực hiện tại các khu vực có lao động rẻ, có hạ tầng cơ sở tốt và có nguồn lao động dồi dào. Còn thương mại cần được tiến hành ở các khu vực giàu, có nền kinh tế phát triển. Để giải quyết vấn đền này tự bản thân doanh nghiệp cần phải sớm xây dựng một đội ngũ nhân viên bán hàng và đội ngũ tiếp thị có kỹ năng giao tiếp và thiết lập các kênh phân phối rộng lớn. Đối với thị trường khu vực và toàn cầu doanh nghiệp cần liên kết hợp lực với những doanh nghiệp khác trong nghành để có mặt thường trực tại các thị trường tiềm năng.
3.4. Nâng cao uy tín tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, xúc tiến bán hàng công ty cần phải chú trọng đến uy tín của thương hiệu Thaloga
Uy tín thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng, cùng một mức chất lượng nhưng sản phẩm có thương hiệu uy tín, được nhiều người biết đến có thể bán với giá cao hơn hàng chục lần. Xu thế hội nhập WTO còn yêu cầu cao hơn cho thương hiệu doanh nghiệp: doanh nghiệp cần phải xử lý và quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO14000 và có trách nhiệm với xã hội, với người lao động theo tiêu chuẩn SA8000. Hiện nay doanh nghiệp đã áp dụng và thực hiện các nội dung của hai tiêu chuẩn trên, tuy nhiên cần thực hiện tốt hơn nữa để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng khi đến công ty đặt hàng và tăng nhanh sản lượng vào các thị trường tiềm năng, đặc biệt là thị trường Mĩ.
Uy tín của doanh nghiệp còn được thể hiện thông qua việc đảm bảo thời gian sản xuất và giao hàng đúng hợp đồng. Với Công ty may Thăng Long hiện nay thì phải nghiên cứu tìm hiểu thị truờng để tung sản phẩm vào đúng thời điểm thì mới có thể thu lợi nhuận cao và chiếm được các thị trường đó. Nếu Công ty chậm chân thì đối thủ sẽ vào trước, rất khó len vào hay hàng hoá của Công ty ra muộn có thể đã là loại hàng lỗi thời. Thêm nữa, các hợp đồng may mặc xuất khẩu hiện nay đòi hỏi phải thực hiện đúng hợp đồng, nếu Công ty giao hàng không đúng hẹn sẽ vừa tốn chi phí có liên quan, vừa có thể bị phạt rất lớn về hợp đồng và điều tệ hại hơn là có thể mất vĩnh viễn nhiều bạn hàng và uy tín kinh doanh bị sụt giảm. Để có thể đảm bảo thời gian, Công ty cần hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất và điều hành sản xuất để cho phép sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và sức lao động trong Công ty, đáp ứng tiến độ sản xuất để có thể góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, thực hiện mục tiêu tổng hợp của Công ty.
4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Ngày nay nhân sự là vấn đề của mọi vấn đề, chúng ta có thể bỏ hàng triệu USD để xây dựng nhà máy hiện đại, nhưng nếu “ekip” điều hành kém năng lực, tập thể lao động trực tiếp sản xuất không thành thạo, trình độ tay nghề không cao thì nhà máy không thể hoạt động có hiệu qủa. Vì vậy nhà nước nên có kinh phí đầu tư thoả đáng và cụ thể cho khâu đào tạo ngành may mặc. Đặc biệt kế hoạch đầu tư trường du lịch, thời trang với chương trình đào tạo ngang tầm với các nước tiên tiến để có thể đưa ra thị trường các sản phẩm mang yếu tố cạnh tranh cao rất cần được quan tâm
Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng đội ngũ công nhân tay nghề cao, nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu cho đội ngũ cán bộ kinh doanh của Công ty.
Tay nghề của người công nhân liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Công ty phải thường xuyên đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân các bậc thợ, đặc biệt cho các công nhân trẻ đang học việc. Khi Công ty nhập công nghệ may tiên tiến vừa cấp thiết tổ chức hướng dẫn công nhân cách thức vận hành, sử dụng đúng để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.
Trong sản xuất, Công ty cần quản lý chặt chẽ hơn về số lượng, chất lượng sản phẩm, định mức số lượng sản phẩm giao cho các công nhân. Thực hiện các biện pháp trả lương sản phẩm, thưởng phạt nghiêm minh hơn sẽ khích lệ sự say mê học hỏi trong công việc, tăng thêm sự gắn bó chặt chẽ giữa quyền lợi và trách nhiệm vụ công nhân với các sản phẩm mình làm ra.
Hiện nay Công ty thường tổ chức các cuộc kiểm tra tay nghề, thi công nhân có tay nghề giỏi. Đây là hình thức bổ ích có tác dụng to lớn kích thích người lao động không ngừng hoàn thiện khả năng chuyên môn.
Trong gian đoạn tới Công ty nên tiếp tục thực hiện thường xuyên hơn và tạo nội dung thi đua phong phú và thiết thực hơn, có nguồn động viên, cổ vũ bằngvật chất và tinh thần xứng đáng, kịp thời cho những người có tay nghề giỏi có tinh thần trách nhiệm và phấn đấu cao, cho những người có sáng kiến, sáng tạo trong lao động sản xuất giúp ích cho Công ty…Những hoạt động bổ ích như vậy sẽ tạo tinh thần đoàn kết, phân đấu trong toàn thể cán bộ công nhân viên, tạo động lực mạnh cho công nhân học hỏi và phấn đấu không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh doanh to lớn cho Công ty.
- Song song với việc đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao, Công ty còn phải nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn xuất nhập khẩu cho đội ngũ cán bộ kinh doanh. Sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng trở nên gay gắt hơn. cạnh tranh gay gắt khiến cho Công ty có rất ít cơ hội tăng giá bán sản phẩm. Mục tiêu của công ty hiện nay là làm sao tăng được tỷ suất lợi nhuận. Muốn vậy phải giảm chi phí tối đa để sao cho với một mức chi phí cố định thu được lãi cao nhất. Để giải quyết vấn đề này Công ty may Thăng Long và các Công ty khác trong nền kinh tế thị trường phải luôn chú trọng đến nhân tố con người trong Công ty bởi họ là đối tượng của công tác lãnh đạo, quản lý và là những người điều hành và thúc đẩy các hoạt động của Công ty. Trong đó phải chú ý đặc biệt đến đội ngũ cán bộ kinh doanh của Công ty.
Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp công nghiệp sản xuất hàng may mặc và nó có hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp nên càng đòi hỏi Công ty phải có một đội ngũ nhân viên tác nghiệp có đầy đủ năng lực để tìm hiểu một cách rõ ràng, chính xác kịp thời nhu cầu thị trường quốc tế, quy mô của nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu đó của Công ty và của sản xuất trong nước. Đồng thời nắm bắt chính xác, kịp thời của mọi thông tin về sự thay đổi đó (như diễn biến chính trị, quân sự, tài chính hay sự thay đổi chính sách của chính phủ nào đó). Tuy nhiên để có được đội ngũ nhân viên như vậy, mỗi nhân viên và cán bộ lãnh đạo của Công ty phải là những người giỏi về nghiệp vụ chuyên môn của mình ở vị trí của mình trong Công ty, đồng thời phải có khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ (tiếng Anh) trong hoạt động kinh doanh của mình, hiểu biết tâm lý, thị hiếu, thói quen của khách hàng trên các thị trường quan tâm. Các cán bộ phải luôn rèn luyện thói quen theo dõi, ghi nhận nghiên cứu và phân tích các thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ mà mình kinh doanh, thị trường và giá cả trên thị trường nước ngoài. Muốn vậy, Công ty trước hết cần thực hiện thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của kinh doanh trong và ngoài nước. Vì vậy Công ty trước hết cần thực việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, thực hiện việc trang bị các thiết bị thông tin liên lạc trong các phòng kinh doanh để kịp thời nắm bắt các nhu cầu và biến động của thị trường thông qua việc tham gia các mạng thông tin sẵn có ở thị trường Việt Nam.
Thêm vào đó khả năng tiếp thị tốt cũng là một trong các tiêu chuẩn không thể thiếu đối với Công ty may Thăng Long . Vì Công ty hoạt động xuất khẩu nên sự phát triển của Công ty đòi hỏi phải có khả năng tiếp thị hơn hẳn các doanh nghiệp chỉ hoạt động trong nước. Bởi vì thị trường ở đây mà Công ty tiếp cận là thị trường nước ngoài, nơi mà các đòi hỏi tiêu chuẩn phải cao hơn hẳn so với thị trường trong nước và phải luôn ở mức ngang bằng với các tiêu chuẩn chung của thị trường thế giới.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên, Công ty cần có chế độ khuyến khích cán bộ công nhân viên theo các khoá học tại chức và dài hạn, đi học tập bồi dưỡng kiến thức ở các trường đào tạo có tiếng như: ĐH KTQD, ĐH ngoại ngữ…Đặc biệt cần có hình thức đào tạo thích hợp và khẩn trương về khả năng ngoại ngữ cho một số cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu của Công ty.
5. Hoàn thiện quy trình xuất khẩu.
Quy trình xuất khẩu là một vấn đề quan trọng. Nếu có một quy trình xuất khẩu tốt và hợp lý thì sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển. Đồng thời tạo được nhiều lợi ích cho Công ty.
Trong quy trình xuất khẩu hiện nay của Công ty còn khuyết 2 nhiệm vụ: “Thuê tàu” và “mua bảo hiểm”. Đó là khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu. Cơ sở vật chất của Việt Nam còn kém, cụ thể là đội tàu nên các Công ty xuất khẩu chọn cơ sở giao hàng là “Giao lên tàu FOB”. Với điều kiện này thì công ty sẽ ít mạo hiểm, ít rủi ro về tổn thất hàng hoá nhưng Công ty lại mất một khoản lợi lớn từ nghiệp vụ bổ trợ này.
Trong thời gian tới Công ty cần thực hiện điều kiện giao hàng CIF. Với điều kiện này Công ty còn thu được lợi nhuận Công ty sẽ thực hiện sản xuất trong nước và bán ra nước ngoài trong nghiệp vụ thanh toán, Công ty hầu như chỉ có một phương thức tín dụng chứng từ. Phương thức này đảm bảo cho Công ty nhận được tiền hàng. Tuy nhiên nếu chỉ thực hiện được phương thức LC thì cứng nhắc không linh hoạt. Trong trường hợp hai bên có quan hệ lâu dài tin cậy lẫn nhau thì phương thức LC mất nhiều thời gian và phí mở. Do vậy Công ty cần linh hoạt trong phương thức thanh toán, đối với khách hàng truyền thống tin cậy thì có thể dùng phương thức này nhằm thu kèm chứng từ, nếu tin cậy hơn thì dùng phương thức chuyển tiền.
III . kiến nghị với Nhà nước .
Trong quá trình thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, ngành may mặc nói chung và Công ty may Thăng Long nói riêng đều gặp phải khó khăn mà tự thân không giải quyết được. Đồng thời các doanh nghiệp là một thực thể trong nền kinh tế nên phải hoạt động theo pháp luật nhà nước, do đó ngoài các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở phạm vi doanh nghiệp, vai trò của Nhà nước mà biểu hiện ở hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động này. Nó là nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh nó chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của Công ty may Thăng Long . Sau đây là một số kiến nghị với Nhà nước..
1. Cải cách hệ thống thuế để khuyến khích xuất khẩu.
Hệ thống thuế Việt Nam trong những năm qua mặc dù đã được sửa đổi bổ sung song còn tồn tại nhiều điểm bất hợp lí, có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Do đó vấn đề cấp bách hiện nay là cần phải cải cách hệ thống chính sách thuế hiện hành để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.
Việc cải cách hệ thống thuế trước hêt phải đảm bảo tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo nguồn vốn để thực hiện CNH-HĐH nền kinh tế đồng thời phải đảm bảo đồng bộ hợp lí, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư góp phần thúc đẩy xản suất kinh doanh.
Thêm vào đó, chính sách thuế phải đưa ra đơn giản dễ hiểu để thực hiện khuyến khích xuất khẩu và phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại. Chính vì vậy , hệ thống thuế nói chung và thuế đối với các lĩnh vực xuất khẩu nói riêng bao gồm các nội dung lớn là: ban hành một hệ thống thuế đồng bộ, xem xét lại các nội dung phạm vi điều chỉnh và thuế suất của tất cả các sắc thuế.
Bên cạnh đó nhằm khuyến khích hoạt động xuất khẩu hơn nữa thì quốc hội cần xem xét và điều chỉnh việc giảm miễn thuế đối với một số mặt hàng xuất khẩu. Nhà nước đã coi ngành dệt may là ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của đất nước thì nên áp dụng thuế suất 0% đối với NVL chính phải nhập khẩu như bông, vải sợi và áp dụng thuế suất ưu đãi cho các nguyên phụ liệu. Để chủ động xản suất hàng xuất khẩu và lại có thể tăng thuế này lên nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách đồng thời đảm bảo sản xuất nguyên liệu trong nước .
Hiện nay, thời hạn tạm mượn thuế nhập khẩu để sản xuất trong nước là 90 ngày là quá ngắn là bởi vì từ khâu kí kết hợp đồng mua nguyên phụ liệu sản xuất và xuất khẩu khó có thể thực hiện được trong thời gian đó. Vì vậy cần điều chỉnh một thời gian hợp lí theo chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên 120 đến 180 ngày để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong hoạt động xuất khẩu.
Hơn nữa việc hoàn thiện thuế tạm nhập tái xuất cần phải tiến hành nhanh chóng hơn, tránh để tình trạng chiếm dụng vốn lâu dài của nhà xuất khẩu. Nhà nước nên quy định cụ thể cơ quan nào thu thuế thì có trách nhiệm hoàn trả thuế để các doanh nghiệp không phải gõ cửa nhiều nơi đòi hỏi hoàn thuế.
Đối với luật thuế VAT, cần xem xét lại mức thuế suất, thuế doanh thu đối với doanh nghiệp may mặc là 10% là quá cao với thuế suất doanh thu trước đây là 2%-4%. Với thuế VAT là 10% doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế nhiều hơn trước 45-70% điều đó không phù hợp với một ngành đang rất cần đẩy mạnh xuất khẩu để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Mặt hàng may mặc là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của đất nước. Phát triển ngành sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng may mặc vừa tạo điều kiện sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có trong nước, tạo việc làm ổn định và nâng cao khả năng tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Do đó việc sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng may mặc cần được hưởng các ưu đãi đặc biệt so với các mặt hàng khác.
2.Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Các doanh nghiệp sản xuất hoạt động xuất khẩu hiện nay, đa số có nhu cầu đầu tư, đổi mới công nghệ và đòi hỏi một lượng vốn lớn thì mới có khả năng sản xuất ra các mặt hàng đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhà nước cần só chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp dệt may với lãi suất ưu đãi hơn vì khi đã đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại thì đương nhiên thời gian thu hồi vốn đầu tư không thể nhanh được.
Hơn nữa các tổ chức tài chính cũng cần phải căn cứ vào hoạt động của doanh nghiệp với mức tín dụng cho phép để vay không nên quá câu nệ vào lượng vốn pháp định của doanh nghiệp khi đi vay.
Nhà nước cần khẩn trương tạo điều kiện để thị trường chứng khoán có thể hoạt động được giúp cho Công ty có thể huy động vốn dễ dàng. Mặt khác, dự kiến nguồn vốn đầu tư chiều sâu để phát triển sản xuất và cho ngành dệt may là rất lớn, khoảng 5 tỷ USD đén năm 2010, do đó ngành phải phát huy mọi nguồn vốn trong và ngoài nước. Nguồn vốn tự đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài, vốn huy động trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì Công ty may Thăng Long rất cần tranh thủ Công ty nguồn vốn viện trợ của chính phủ với lãi suất ưu đãi để đầu tư vào các công trình may (thời hạn may từ 8-15 năm).
Hàng năm Chính phủ nên dành cho một phần ODA cho Công ty may Thăng Long với lãi suất ưu đãi để mua nguyên liệu (vải) dự trữ, đầu tư vào các dự án. Đồng thời phân bố vốn đầu tư sao cho có hiệu quả. Các công trình đòi hỏi vốn như ở các khâu quan trọng thì nên hướng vào các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các công trình đòi hỏi vốn nhỏ, công đoạn ngắn, kỹ thuật không phức tạp thì nên sử dụng vốn đầu tư trong nước.
Ngoài ra chính sách đầu tư vốn của Nhà nước với ngành Dệt may cần phải chú ý các vấn đề sau:
+ Nhà nước cấp đủ vốn lưu động định mức cho các doanh nghiệp dệt may bằng cách dùng vốn ngân sách để bổ sung cho vốn lưu động.
+ Cho phép Công ty giữ lại lợi nhuận sau thuế để đầu tư phát triển. Đồng thời ngân hàng nên nới lỏng điều kiệncho vay và hạ lãi suất hợp đồng vay phù hợp với tốc độ tăng cường giá cả. Bên cạnh đó cũng cần phải đổi mới cơ cấu vốn vay, tổng vốn trung và dài hạn để ngành may mặc có điều kiện đổi mới trang thiết bị.
+ Đầu tư phải phù hợp cân đối, khi xét duyệt dự án và cấp vốn đầu tư thì cần đầu tư cho ngành may mặc để giải quyết nguyên liệu may.
3.Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu.
Thủ tục hành chính, cách thức nghiệp vụ quản lý hoạt động xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến quá trình xuất khẩu hàng hoá. Hàng xuất khẩu hiện nay đòi hỏi thời hạn giao hàng phải đúng với hợp đồng nhưng ngành hải quan và các thủ tục kiểm tra xuất nhập khẩu hiện nay còn rườm rà và gây ra sự chậm trễ trong giao hàng cho khách.
Chúng ta thực hiện cải cách hành chính, kiện toàn bộ máy theo hướng gọn nhẹ, có hiệu quả, thực hiện theo nguyên tắc “quản lý một cửa” cho các hoạt động xuất nhập khẩu, khắc phục sự chồng chéo phiền hà đùn đẩy nhau trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
Trước hết Nhà nước cần phải hiện đạihoá ngành hải quan, hàng năm tổ chức các khoá huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan như Luật vận tải quốc tế, Luật thuế, ngoại ngữ… cho cán bộ ngành hải quan. Làm như vậy sẽ tránh gây thiệt hại cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu và cho nền kinh tế quốc dân.
4.Đảm bảo ổn định về chính trị và kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới
Có thể nói sự ổn định chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong những năm gần đây, cùng với ổn định chính trị và cố gắng đảm bảo ổn định vĩ mô nền kinh tế như: khắc phụctình trạng nhập siêu, kiềm chế lạm phát xuống còn mức thấp…Chúng ta đã thu hút được rất lớn đầu tư nước ngoài vào trong nước và đã tạo được cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế.
Trong những năm tới, để khuyến khích các hoạt động kinh tế đối ngoại và khuyến khích xuất khẩu thì bên cạnh việc đảm bảo ổn định chính trị vàkinh tế. Chúng ta cần giữ vững quan hệ hoà bình với các nước trong khu vực và trên thế giới đẩy mạnh quan hệ hợp tác hưu nghị với các nước, tạo bầu không khí thuận lợi cho hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu của đất nước nói riêng.
Ngoài ra, Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp để phát triển được ngành công nghiệp Dệt may. Đây là một trong những giải pháp hết sức căn bản, nhưng lại mang tính tổng hợp cao, bởi nó cần phối hợp của Chính phủ, của mọi ngành chức năng và các định chế xã hội, văn hoá…Về mặt cơ sở pháp lý, quyền sở hữu tài sản phải được quy định rõ ràng, các quy chế của Chính phủ phải được xác định một cách thận trọng, mức độ can thiệp hành chính tuỳ tiện được tối thiểu hóa, hệ thống thuế phải đơn giản, không tham nhũng, các tiến trình pháp lý phải công bằng và hiệu quả.
Việt Nam đang ở trong quá trình cải cách về mặt thể chế, do vậy cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện một môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp trước hết là trong nước.
5. áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt để khuyến khích xuất khẩu.
Có thể nói chưa bao giờ Việt Nam có một vị thế thuận lợi trong quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế như hiện nay. Việc nối lại quan hệ với các nước và các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới như IMF, WB, ADB, ký kết hiệp định về hợp tác thương mại với EU và với Chính phủ các nước khác. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với trên 105 quốc gia và tổ chức quốc tế, trong đó đã ký hợp tác thương mại với 58 nước đặc biệt là việc gia nhập ASEAN, tham gia AFTA…nên khối lượng buôn bán quốc tế của Việt Nam ngày càng tăng, hoạt động xuất khẩu ngày càng được thúc đẩy.
Chính vì vậy chính sách tỷ giá với tư cách là một công cụ điều tiết vĩ mô có vai trò ngày càng lớn đối vơi sự phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Hiện nay nền kinh tế tài chính nước ta (trong đó quan trọng nhất là tính hợp lý của tỷ giá, chế độ tỷ giá hối đoái hiện hành, thực trạng cán cân thanh toán lạm phát) tuy đã được hoàn thiện một bước song vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn mang tính bất ổn định, xu hướng mất giá của đồng tiền Việt Nam so với đòng ngoại tệ đặc biệt với đồng đôla Mỹ là tương đối rõ nét.
Do đó mục tiêu của tỷ giá hối đoái trong thời gian tới là phải thường xuyên xác lập và duy trì tỷ giá, ấn định phù hợp dựa trên sức mua thực tế của đồng tiền Việt Nam so với các ngoại tệ, phù hợp với cung cầu trên thị trường, đảm bảo ổn định trong kinh tế đối nội và tăng trưởng kinh tế đối ngoại là hết sức cần thiết.
Bất cứ giải pháp nào về tỷ giá hối đoái với nền kinh tế nước ta hiện nay đều không được phép phá vỡ sự ổn định tương đối của đông tiền Việt Nam đã đạt được trong quá trình đẩy lùi lạm phát thời gian qua.
Thêm vào đó cần phải giảm tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực của thị trường tài chính quốc tế và tổn thương đối với nền kinh tế thông qua các kênh tỷ giá và sự vận động của các luồng ngoại tệ và vốn.
Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi về phương diện thanh toán quan hệ ngoại hối cho các hoạt động kinh tế đối ngoại đồng thời hỗ trợ cải cách và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế để thực hiện nhanh chóng công cuộc CNH-HĐH đất nước. Hơn nữa bên cạnh mục tiêu dài hạn là ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát thì chính sách tỷ giá cần tạo hỗ trợ hợp lý cho mục tiêu khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu.
Đối với ngành Dệt may, cần khuyến khích xuất khẩu đồng thời cần nhập khẩu may móc thiết bị, công nghệ hiện đại và các nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất.Vì vậy việc duy trì một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý như hiện nay là tối ưu.
Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay khi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính không nhỏ, cần có giải pháp điều chỉnh tỷ giá một cách khéo léo. Khi điều chỉnh phải chú ý đến mối quan hệ chặt chẽ giữa tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu. Phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trên cơ sở phân tích các biến số như tỷ lệ lạm phát trong và ngoài nước, cán cân thương mại, khuynh hướng thay đổi giá của các đồng tiền và tâm lý của người dân. việc điều chỉnh cần thực hiện từ từ qua từng giai đoạn, nên tiến hành lúc có lạm phát và khi nhu cầu đối với hàng hoá của ta đang ở mức tăng.
Với ngành Dệt may chính sách nhiều tỷ giá là rất quan trọng vì mong muốn xuất nhiều mà nhu cầu nhập cũng rất lớn, nên áp dụng một tỷ giá cao cho xuất khẩu và thấp cho nhập khẩu.
Kết luận.
Phát triển quan hệ xuất nhập khẩu là kết quả tất yếu của quá trình tự do hoá thương mại, của quá trình phân công lao động, quá trình nâng cao vai trò tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy có mức độ khác nhau nhưng có thể nói mọi ngành công nghiệp, tập đoàn kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng của xuất nhập khẩu. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu mà các ngành công nghiệp sẽ tìm được cơ cấu sản phẩm cho phép khai thác tốt nhất lợi thế so sánh thúc đẩy tăng trưởng có hiệu quả.
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hiện làmục tiêu quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam nói riêng và Công ty may Thăng Long nói riêng.
Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu . thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc có ý nghĩa chiến lược, đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Trong chiến lựơc hướng về xuất khẩu, Công ty may Thăng Long đã tận dụng được các tiềm lực có sẵn trong nước, đẩy mạnh sản xuất để xuất khẩu sản phẩm, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động thu về một lượng ngoại tệ khá lớn phục vụ cho qua trình CNH-HĐH.
Qua quá trình thực tập ở Công ty may Thăng Long và việc tìm tòi tài liệu để hoàn thành đề tài này cho em nhận thức thêm tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và đối với nền kinh tế Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hướng phát triển XNK năm 1996-2000. Hà Nội năm 1996
Bộ Thương mại du lịch: Chính sách và biện pháp quản lý Nhà nước về XNK. Hà Nội, năm 1998
Hà Quốc Hội: Nghiệp vụ kinh doanh XNK. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1999
Trần Chí Thành: Quản trị kinh doanh XNK. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2000
Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội năm 1998
Nguyễn Đình Hương: Quan hệ thương mại Việt Nam- ASEAN và chính sách XNK của Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999
Tô Xuân Dân: Giáo trình Kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 1998
Nguyễn Kế Tuấn: Quản trị các hoạt động thương mại trong DNCN. Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội 1996
Bùi xuân Lưu: Giáo trình Kinh tế ngoại thương. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 1998
PGS-TS Đặng Đình Đào “ Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam, thực trạng và giải pháp” Tạp chí kinh tế và phát triển năm 2000
Lam Giang “Mở rộng khả năng xuất khẩu –thách thức lớn với ngành Dệt may”. Tạp chí Thương Mại số 3+4, năm 2000
Văn Tuý “Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu”. Tạp chí thông tin tài chính số 12/6/1999
Trần Lê Giang “Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Châu Âu- thực trạng và triển vọng”. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, tháng 5/1999
Các tài liệu của công ty may Thăng Long
Mục lục
Công ty Thăng Long
TALIMEX
TàI Sản Cố định Năm 2000
Tên TSCĐ
TSCĐ
Tăng TN
TSCĐ
Khấu hao
TCSĐ dùng trong SXKD
5950096393
1217793243
716889636
1633912156
Nhà cửa vật kiến trúc
2090163361
0
2090165361
41803305
1. Khu cửa hàng
355250641
355250641
7105012
2. Nhà mobin
239002000
239002000
4780040
3. Nhà sản xuất 2 tâng
802327700
802327700
16046554
4. Nhà điều hành sản xuất
655682677
644682677
12893653
5. Nhà vệ sinh tập thể
13293243
13293243
265864
6. Tường rào Giảng Võ
16609100
16609100
332182
7. Đường sân Giảng võ
19000000
19000000
380000
Máy móc thiết bị công tác
3553338032
1206153243
4759491275
1066001406
1. Dây chuyền máy may NB
542317140
542317140
16269514
2. Dây chuyền máy may ĐL
2613030072
1100569263
2613030072
78390902
3. Dây chuyền máy may NB
0
1105583980
1100569263
0
4. Máy móc thiết bị khác
397990820
503574800
119397246
Họ và tên : Bùi Bảo Lâm
MSV : 99D799
Lớp : QL3
đề cương luận văn tốt nghiệp
Lời nói đầu
Chương I : một số vấn đề Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu
I. Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc
1.Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1 Khái niệm
1.2Vai trò của hoạt động xuất khẩu
2.Các hình thức của hoạt động xuất khẩu
2.1. Xuất khẩu trực tiếp
2.2.Xuất khẩu uỷ thác
2.3. Xuất khẩu gia công uỷ thác
2.4 Gia công quốc tế
2.5 Xuất khẩu theo nghị định thư
2.6. Xuất khẩu tại chỗ
2.7.Tái xuất khẩu
2.8. Buôn bán đối lưu
II. Quá trình tổ chứ xuất khẩu hàng hóa
1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài
2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu
3. Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng
4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
III. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá
2.Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
2.1. Các yếu tố vi mô
2.1.1 Sức cạnh tranh của doanh nghiệp
2.1.2 Trình độ quản lý của doanh nghiệp
2.1.3. Yếu tố khác
2.2. Các yếu tố vĩ mô
2.2.1. Tỷ giá hối đoái
2.2.2 Các yếu tố pháp luật
2.2.3. Các yếu tố về văn hoá xã hội
2.2.4. Các yếu tố kinh tế
2.2.5 Các yếu tố khoa học công nghệ
2.2.6. Nhân tố chính trị
2.2.7. Các nhân tố cạnh tranh quốc tế
Chương II: thực trang hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty may Thăng Long
I. Khái quát về công ty may Thăng Long
1.Quá trình hình thành công ty và phát triển
2.Chức năng nhiệm vụ
3. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
3.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty may Thăng Long
3.2. Quy trình công nghệ của công ty may Thăng Long
4. Thị trường của công ty
II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty may Thăng Long
1.Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty
2.Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở Công ty may Thăng Long
2.1.Kim ngạch xuất khẩu
2.2 Tình hình mặt hàng kinh doanh trọng điểm của công ty
2.3 .Tình hình thị trường xuất khẩu của công ty
2.4. Phân tích hoạt động xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu
2.5 Hoạt động xúc tiến thương mại
3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty Thăng Long .
3.1Những thành tựu đạt được trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc:
3.2.Một số mặt còn tồn tại hiện nay
3.3 NGuyên nhân tồn tại
chương III: một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty may Thăng Long
I- Phương hướng của Công ty may Thăng Long trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc
1-Xu thế biến động thị trường thế giới
2. Phương hướng của công ty trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới
2.1 Mở rộng thị trường của công ty tới cac thị trường nhiều tiềm năng
2.2- Từng bước đẩy mạnh kinh doanh theo phương thức mua đứt bán đoạn (xuất khẩu trực tiếp)
2.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc
II- một số giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty may Thăng Long
1.Tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu
2.Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó trọng tâm là sản xuất hàng xuất khẩu
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng may mặc
3.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu
3.2. Giá thành sản phẩm hợp lý
3.3 Nghệ thuật bán hàng
3.4. Nâng cao uy tín nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
4.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
5. Hoàn thiện quy trình xuất khẩu.
III . Một số kiến nghị với Nhà nước
1. Cải cách hệ thông thuế để khuyến khích xuất khẩu .
2.Nhà nước cần cần tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
3.Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu. 84
4.Đảm bảo ổn định về chính trị và kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới 84
5. áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt để khuyến khích xuất khẩu.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3814.doc