Tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp tại Công ty cổ phần máy tính và truyền thông VN - Vietcom: ... Ebook Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp tại Công ty cổ phần máy tính và truyền thông VN - Vietcom
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp tại Công ty cổ phần máy tính và truyền thông VN - Vietcom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Dạng kênh phân phối doanh nghiệp kinh doanh ổn áp có thể sử dụng 14
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất của công ty 36
Bảng 3: Cơ cấu lao động của Vietcom 39
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức công ty 43
Bảng 5 : Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu ngày 31/12/2007 45
Bảng 6: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây 46
Bảng 7: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2005 đến năm 2007 47
Bảng 9: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ty Vietcom 50
Bảng 10: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty 51
Bảng 11: Thống kê sản phẩm ổn áp sản xuất, tiêu thụ ba năm của công ty Vietcom 56
Bảng 12: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ổn áp của công ty 56
Biểu đồ 14: Doanh thu sản phẩm ổn áp của công ty Vietcom trong 3 năm 2005, 2006, 2007. 59
Biểu đồ 15: lợi nhuận sản phẩm ổn áp của công ty Vietcom. 60
Bảng 16 : Tỷ suất lợi hoạt động tiêu thụ ổn áp của công ty Vietcom 60
Bảng 17 : Định hướng hoạt động tiêu thụ ổn áp đến năm 2010. 66
Bảng 18: Bảng thống kê vị trí mở các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm 69
Bảng 19: Kết quả và hiệu quả của giải pháp 71
Bảng 20: Địa điểm dự kiến mở các đại lý 72
Bảng 21: tỷ lệ hoa hồng của các đại lý 72
Bảng 22: Kết quả và hiệu quả của giải pháp 73
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường luôn gắn liền với đặc tính cạnh tranh, nền kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh càng gay gắt. Trong điều kiện nền kinh tế mở như hiện nay tế mở như hiện tế mở như hiện ta, các doanh nghiệp phải tự mình trả lời 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Nếu doanh nghiệp nào trả lời được 3 câu hỏi này thì có thể tồn tại và phát triển được, nếu không thì sẽ thất bại.
Để trả lời tốt 3 câu hỏi trên thì doanh nghiệp cần phải tiêu thụ được sản phẩm của mình. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của nhưng lại trở nên quan trọng nhất trong quá trình kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Khi đó, hoạt động tiêu thụ không còn được hiểu đơn thuần chỉ là việc bán hàng hay trao đổi quyền sở hữu sản phẩm nữa, mà hoạt động tiêu thụ được hiểu là một quá trình từ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng… đến các hoạt động xúc tiến hỗ trợ tiêu thụ.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức thứ 150 của WTO, việc mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới đang được chúng ta thực hiện từng bước. Điều này mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nhưng cũng không ít những khó khăn phải đương đầu. Sự cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm, hàng hoá trên thị trường ngày càng trở nên khốc liệt.
Cũng như các công ty khác, Công ty Cổ Phần máy tính và truyền thông Việt Nam (Vietcom) đã có nhiều biện pháp nhằm tăng cường, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Đặc biệt, đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp của công ty vì đó là sản phẩm chính đem lại hiệu quả kinh doanh chính cho Vietcom. Cho đến nay, sản phẩm ổn áp của công ty cũng đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, cũng như uy tín, vị trí nhất định trong người tiêu dùng. Song để không ngừng nâng cao thế mạnh trên thị trường, đòi hỏi công ty quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác tiêu thụ sản phẩm æn ¸p.
Sau một thời gian thực tập tại Vìetcom, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ của anh, chị phòng kinh doanh, cùng cô giáo hướng dẫn tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp tại công ty cổ phần máy tính và truyền thông Việt nam (Vietcom)”. Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp tại các doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp tại công ty cổ phần máy tính và truyền thông Việt nam (Vietcom)
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp tại công ty cổ phần máy tính và truyền thông Việt nam (Vietcom)
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ỔN ÁP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
Tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp tại các doanh nghiệp
Khái quát chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp tại các doanh nghiệp
Đối với triết lí kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp kinh doanh ổn áp nói riêng thì sản xuất hàng hoá là sản xuất ra SP để bán nhằm thu lợi nhuận. Do đó, tiêu thụ sản phẩm ổn áp là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ổn áp. Trên thực tế thì có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình tái sản xuất mở rộng của các doanh nghiệp. Với doanh nghiệp kinh doanh ổn áp, là khâu cuối cùng, tiêu thụ sản phẩm ổn áp là vấn đề then chốt quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này.
Đối với tiêu thụ sản phẩm thì vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này. Theo quan điểm quản trị kinh doanh truyền thống thì: Tiêu thụ sản phẩm ổn áp là hoạt động đi sau sản xuất, chỉ thực hiện được khi đã sản xuất được sản phẩm này. Hay chỉ coi tiêu thụ sản phẩm ổn áp chỉ là bán hàng, là một khâu của quá trình tái sản xuất, là một bộ phận… hay quan niệm nó là một quá trình phức tạp.
Nhưng về cơ bản thì tiêu thụ sản phẩm được hiểu như sau: “Tiêu thụ sản phẩm ổn áp là một quá trình thực hiện giá trị hàng hoá, quá trình chuyển hoá hình thái giá trị của sản phẩm từ hàng sang tiền và sản phẩm chỉ được coi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng”.
Vị trí, vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp tại các doanh nghiệp
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Kết quả tiêu thụ phản ánh sự đúng đắn của mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động này khẳng định doanh nghiệp kinh doanh ổn áp có thực hiện được những mục tiêu mà mình đề ra hay không? Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thế nào? Chính vì vậy mà vấn đề tiêu thụ sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu, là cơ sở, là căn cứ để quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Tiêu thụ sản phẩm ổn áp là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp
Quá trình sản xuất kinh doanh là một quá trình tái sản xuất mở rộng gồm bốn khâu: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng. Mỗi khâu đảm nhận một nhiệm vụ nhất định và có mối quan hệ, tác động qua lại thống nhất, chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau. Trong đó, tiêu thụ là một khâu quan trọng, nó có vai trò quyết định tới các khâu còn lại, bởi vì sản phẩm sản xuất ra là để tiêu thụ trên thị trường và doanh nghiệp chỉ sản xuất kinh doanh cái mà thị trường cần chứ không sản xuất kinh doanh cái mà doanh nghiệp có. Sản phẩm hàng hoá sản xuất ra mà không bán được thì quá trình sản xuất không thể tiếp tục diễn ra. Việc tiêu thụ sản phẩm sẽ làm cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, đều đặn. Vì vậy khi quá trình tiêu thụ sản phẩm tốt, có hiệu quả thì doanh nghiệp mới bù đắp được chi phí và thu lợi nhuận để thực hiện tiếp quá trình sản xuất, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
* Tiêu thụ sản phẩm ổn áp giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu sản xuất và duy trì, phát triển, mở rộng thị trường của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này.
Tiêu thụ sản phẩm ổn áp là quá trình đưa các sản phẩm ổn áp từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng, nó là cầu nối giữa những người sản xuất, phân phối với người tiêu dùng. Để có thể tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp kinh doanh ổn áp cần phải tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Tiêu thụ sản phẩm mang lại vị thế và độ an toàn cho doanh nghiệp, quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó được người tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ sản phẩm ổn áp của doanh nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm ổn áp, sự thích ứng với nhu cầu của khách hàng và sự cần thiết của các hoạt động dịch vụ m à doanh nghiệp cung cấp. Có thể đánh giá vị thế của một doanh nghiệp trên thị trường bằng tỷ số giữa doanh số bán ra của doanh nghiệp với tổng lượng hàng hoá, sản phẩm bán ra trên thị trường. Tỷ trọng này càng lớn thì chứng tỏ vị thế của doanh nghiệp trên thị trường thông qua thị phần của nó, điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo và giữ uy tín trên thị trường.
* Tiêu thụ sản phẩm ổn áp là tiền đề để giúp doanh nghiệp ổn áp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Thông qua việc tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng trên từng khu vực thị trường đối với mỗi loại sản phẩm ổn áp khác nhau. Từ đó, doanh nghiệp tiến hành xây dựng các kế hoạch, chiến lược phù hợp, đề ra những biện pháp để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường bằng thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Tiêu thụ sản phẩm ổn áp còn mang lại những thông tin rộng rãi về thị trường giúp cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn để việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ là chiếc cầu nối thắt chặt thêm mối quan hệ hợp tác quốc tế, thúc đẩy thương mại quốc tế, nối liền thị trường trong nước và quốc tế.
* Quá trình tiêu thụ sản phẩm ổn áp ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của toàn xã hội.
Nếu sự ngưng đọng sản phẩm trong các tổ chức thương mại và các doanh nghiệp càng được rút ngắn thì tốc độ chu chuyển sản phẩm trong nền kinh tế ngày càng tăng lên, góp phần đẩy mạnh quá trình tái sản xuất - xã hội. Để hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục, hiệu quả thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp phải được tổ chức tốt. Việc quản lý tiêu thụ sản phẩm ổn áp ở doanh nghiệp thường dựa trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm theo quy định của doanh nghiệp.
Tóm lại, việc phát huy thế mạnh của tiêu thụ sản phẩm sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp. Hệ thống tiêu thụ hợp lý, khoa học sẽ góp phần làm giảm giá hàng hoá vì nó giảm được đáng kể chi phí lưu thông. Mặt khác, tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp ổn áp đẩy mạnh tốc độ chu chuyển hàng hoá, tăng nhanh vòng quay của vốn, góp phần nâng cao lợi nhuận đồng thời nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, từng bước tạo điều kiện cho hàng hoá của doanh nghiệp có được sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, phục vụ tốt hơn mọi nhu cầu của khách hàng và đem lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nội dung của tiêu thụ sản phẩm ổn áp của các doanh nghiệp
1. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn áp
Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cần thiết đối với doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn áp thì mục đích nghiên cứu thị trường là nghiên cứu xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm ổn áp trên một địa bàn, hoặc nhóm khách hàng nhất định. Trên cơ sở đó, nâng cao khả năng cung cấp để thoả mãn nhu cầu thị trường. Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng, giá bán, mạng lưới và hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường còn biết được xu hướng tiêu dùng, sự biến đổi nhu cầu khách hàng, sự phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm ổn áp của doanh nghiệp, thấy được các biến động của thu nhập và giá cả, từ đó có các biện pháp điều chỉnh phù hợp. Khi nghiên cứu thị trường sản phẩm, doanh nghiệp phải giải đáp được những vấn đề sau đây:
Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phẩm ổn áp của doanh nghiệp?
Khả năng tiêu thụ sản phẩm ổn áp của doanh nghiệp trên thị trường đó ra sao?
Doanh nghiệp cần phải xử lí những biện pháp gì có liên quan và có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ?
Những loại sản phẩm ổn áp nào có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn?
Với mức giá nào thì khả năng chấp nhận của thị trường là lớn nhất trong từng chu kỳ.
Yêu cầu chủ yếu của thị trường về mẫu mã, bao gói, phương thức thanh toán, phương thức phụ vụ….
Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm ổn áp ra sao?
Trên cơ sở điều tra nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp tiến hành lụa chọn được thị trường mục tiêu để từ đó dưa ra những biện pháp, chiến lược tiêu thụ sản phẩm ổn áp thích ứng với nhu cầu thị trường. Khi lựa chọn thị trường mục tiêu cần dựa vào các yếu tố:
Mục tiêu của doanh nghiệp kinh doanh: xâm nhập thị trường mới hay duy trì phát triển thị trường cũ.
Đặc điểm về sản phẩm của doanh nghiệp.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Chu kỳ sống của sản phẩm.
Sự hấp dẫn của đoạn thị trường.
Đây là nội dung quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động tiêu thụ vì trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và pháp triển được thì phải sản xuất kinh doanh dựa trên cái mà thị trường cần chứ không phải dựa trên cái doanh nghiệp có. Sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường phải được hiểu theo nghĩa thích ứng cả về số lượng và chất lượng, giá cả và thời gian mà thị trường đòi hỏi được thoả mãn.
2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ổn áp
Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành nhịp nhàng, liên tục theo kế hoạch đã định. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ổn áp là căn cứ để xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư, nguyên vật liệu và các bộ phận khách của kế hoạch sản xuất - kỹ thuật –tài chính doanh nghiệp…
Bằng các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ổn áp phải phản ánh được nội dung cơ bản sau: Khối lượng tiêu thụ sản phẩm ổn áp về hiện vật và giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm ổn áp và cơ cấu thị trường tiêu thụ và giá sản phẩm ổn áp …Các chỉ tiêu kế hoạch tiêu thụ có thể tính theo hiện vật và giá trị, chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối.
Trong xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp kinh doanh ổn áp có thể sử dụng các phương pháp như phương pháp cân đối, phương pháp quan hệ động và phương pháp tỷ lệ cố định …Trong số những phương pháp trên, phương pháp cân đối được coi là phương chủ yếu.
3. Chuẩn bị sản phẩm để xuất bán
Chuẩn bị sản phẩm để xuất bán cho khách hàng là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông. Muốn cho quá trình lưu thông được liên tục, không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp kinh doanh ổn áp phải chú trọng đến các nghiệp vụ sản xuất ở kho như: Dự trữ, Tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng hoá ở kho - bảo quản và ghép đồng bộ để xuất bán cho khách hàng. Tiếp nhận về đầy đủ vế số lượng và chất lượng hàng hoá từ các nguồn nhập kho theo đùng mặt hàng quy cách, chủng loại sản phẩm. Thông thường, kho sản phẩm của doanh nghiệp đặt gần nơi sản xuất sản phẩm. Nếu kho hàng đặt xa nơi sản xuất thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt việc tiếp nhận hàng hoá đảm bảo kịp thời, nhanh chóng, góp phẩn giải phóng nhanh phương tiện vận tải, bốc xếp, an toàn sản phẩm, tiết kiệm chi phí lưu thông.
4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm ổn áp
Tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều hình thức (kênh) khác nhau, theo đó sản phẩm ổn áp vận động từ các doanh nghiệp sản xuất sản xuất đến nơi tiêu thụ. Để hoạt động tiêu thụ có hiệu quả cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lí trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, các điều kiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng…
Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp kinh doanh ổn áp với người tiêu dùng sản phẩm có thể thực hiện qua kênh trực tiếp hoặc gián tiếp.
Sơ đồ 1: Dạng kênh phân phối doanh nghiệp kinh doanh ổn áp có thể sử dụng
Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm ổn áp
Người sử dụng sản phẩm ổn áp
Lực lượng bán hàng trực tiếp của DN
Lực lượng bán hàng trực tiếp của DNNgười bán lẻ
Người bán lẻ
Lực lượng bán hàng Người bán
Trực tiếp của DN buôn
Ngêi bán buôn
Người bán buôn C2
Người bán lẻ
Lực lượng
Bán hàng
Của DN
Kênh tiêu thụ trực tiếp là hình thức doanh nghiệp xuất bán thẳng sản phẩm ổn áp cho người tiêu thụ không qua một khâu trung gian nào. Hình thức tiêu thụ này có ưu điểm là giảm được chi phí lưu thông, thời gian sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh hơn, các doanh nghiệp kinh doanh ổn áp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với ngưòi tiêu dùng…..song nó cũng có nhược điểm là doanh nghiệp phải tiếp xúc với nhiều bạn hàng, phải dành nhiều công sức, thời gian vào quá trình tiêu thụ, nhiều khi làm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động chậm hơn..
Kênh tiêu thụ gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp xuất bán sản phẩm ổn áp cho người tiêu dùng cuối cùng có qua khâu trung gian. Sự tham gia nhiều hay ít của người trung gian trong quá trình tiêu thụ sẽ làm cho kênh tiêu thụ gián tiếp dài, ngắn khác nhau. Với hình thức tiêu thụ này các doanh nghiệp có thể tiêu thụ được một khối lượng lớn hàng hoá trong thời gian ngắn nhất, tử đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản hao hụt… Tuy nhiên hình thức tiêu thụ này làm cho thời gian lưu thông hàng hoá dài hơn, tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được các khâu trung gian…
Như vậy, mỗi hình thức tiêu thụ sản phẩm đều có ưu, nhược điểm, nhiệm vụ của phòng kinh doanh của doanh nghiệp là phải lựa chọn hợp lý các hình thức tiêu thụ sản phẩm sao cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ hoạt động bán hàng
Xúc tiến là hoạt động thông tin Marketing tới khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp kinh doanh ổn áp. Các thông tin bao gồm thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm ổn áp, về phương thức phụ vụ và những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được khi mua sản phẩm ổn áp của doanh nghiệp, cũng như những tin tức cần thiết từ phía khách hàng, qua đó để doanh nghiệp thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong hoạt động kinh doanh có các hoạt động xúc tiến mua hàng và xúc tiến bán hàng.
Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp ở doanh nghiệp. Xúc tiến bán hàng chứa đựng trong đó các hình thức và những biện pháp nhằm đẩy mạnh khả năng bán ra của doanh nghiệp. Xúc tiến bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường và nâng cao sức canh tranh của sản phẩm ổn áp trên thị trường, nhờ đó quá trình tiêu thụ sản phẩm ổn áp của doanh nghiệp được đẩy mạnh cả về số lượng và thời gian. Yểm trợ là các hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ ổn áp của doanh nghiệp. Xúc tiến và yểm trợ là các hoạt động rất quan trọng có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động tiêu thụ ổn áp, giúp doanh nghiệp có điều kiện mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, củng cố và phát triển thị trường. Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến, yểm trợ bán hàng phải kể đến là: Quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tham gia hội chợ, triển lãm….
6. Tổ chức hoạt động bán hàng
Bán hàng ổn áp là một trong những khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật, tác động đến tâm lý người mua nhằm đặt mục tiêu bán hàng.
Người bán hàng đặc biệt quan tâm đến quá trình tác động vào tâm lý của khách hàng vì những bước tiến triển về tinh thần, tâm lý, tính chủ quan và khách quan diễn ra rất nhanh chóng trong khách hàng. Sự diễn biến tâm lý của khách hàng thường trải qua 4 giai đoạn: Sự chú ý – quan tâm hứng thú - nguyện vọng mua - quyết định mua. Vì vậy, sự tác động của người bán đến người mua cũng phải theo trình tự có tính quy luật đó. Nghệ thuật của người bán hàng là làm chủ quá trình bán hàng về tâm lý, để điều khiển có ý thức quá trình bán hàng.
Để bán được nhiều hàng các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu của khách hàng như: Chất lượng, mẫu mã, giá cả ổn áp…và phải biết lựa chọn các hình thức bán hàng phù hợp. Thực tế có rất nhiều hình thức bán hàng như: Bán hàng trực tiếp, bán hàng thông qua mạng lưới đại lý, bán hàng theo hợp đồng, bán hàng thanh toán ngay, bán hàng trả góp và bán chịu, bán buôn, bán lẻ, bán qua hệ thống thương mại điện tử…
Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp
Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ ổn áp nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ …nhằm kịp thời có các biện pháp thích hợp để thúc đẩy qúa trình tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá hiệu quả hoạt động có thể xem xét trên những chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu định tính như:
Thị phần tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp: khả năng bao quát thị trường của doanh nghiệp như thế nào? Doanh nghiệp có khả năng không khi vào thị trường mới? Thị trường hiện tại của doanh nghiệp phải chăng đang tăng trưởng? Có khả năng mở rộng thị trường nữa không? Có thêm khách hàng mới vào thị trường không? Doanh nghiệp có thể giành thị phần từ đối thủ cạnh tranh không? Có thì phải bắt đầu từ đâu?
Chất lượng ổn áp do khách hàng phản hồi lại, lượng ổn áp trả lại hay tình trạng hư hỏng do lỗi của doanh nghiệp.
Hành vi thái độ cư xử, quan hệ với khách hàng, kết quả phát triển thị trường
Chỉ tiêu định lượng như:
Số lượng ổn áp tiêu thụ: M = Ođk + Ntk - ( Dck+H)
Mặt hàng, giá vốn hàng bán
Tổng chi phí sử dụng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp của doanh nghiệp.
TCP = TCPCĐ + TCPBĐ
Mức dự trữ hàng hóa DDT = m * t
DDT : lượng dự trữ bình quân trong kỳ
m : mức bán (mức sử dụng) bình quân trong ngày
t : thời gian dự trữ (ngày)
Lãi gộp = DT thuần - giá vốn hàng bán
Kết quả của việc phân tích, đánh giá, quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ là căn cứ để doanh nghiệp có các biện pháp thúc đẩy và hoàn thiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên mọi phương diện. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác, đồng thời phải làm dõ được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện kế hoạch tiêu thụ.
III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp tại các doanh nghiệp
1. Các yêu cầu đối với hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ ổn áp của doanh nghiệp
Đảm bảo tính chính xác, khoa học: Hệ thống chỉ tiêu mà doanh nghiệp chọn để đánh giá phải đảm bảo lượng hoá được kết quả, đảm bảo kết hợp phân tích định lượng với phân tích định tính.
Đảm bảo tính chính xác và thực tiễn: Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính toán phải dựa trên những số liệu, thông tin thực tế, đơn giản, dễ hiểu. Không nên sử dụng những phương pháp quá phức tạp, khó tính toán khi chưa có đủ điều kiện để sử dụng.
Phải đảm bảo tín toàn diện và hệ thống.
Hệ thống chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả phải đảm bảo tính so sánh và kế hoạch hoá.
2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiêu thụ ổn áp của doanh nghiệp
2.1 Các chỉ tiêu định tính đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm ổn áp của doanh nghiệp
2.1.1 Sự nổi tiếng của nhăn hiệu ổn áp của các doanh nghiệp trên thị trường
So với các sản phẩm ổn áp của đối thủ thì sản phẩm của doanh nghiệp đứng ở vị trí nào (ngang bằng, vượt hơn hay kém hơn). Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh là điều tất yếu nên vấn đề thương hiệu, nhãn hiệu cho ổn áp được quan tâm chú ý hơn bao giờ. Sự lưu lại trong trí nhớ của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp là vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn. Chỗ đứng, vị thế trên thị trường sẽ tạo điều kiện thúc đẩy việc tiêu thụ ổn áp của doanh nghiệp. Có thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm ổn áp và củng cố uy tín với khách hàng là nhiệm vụ của tất cả các doanh nghiệp. Trong tâm lý tiêu dùng của khác hàng, yếu tố nhãn hiệu sản phẩm chiếm một phần tương đối trong quyết định mua.
2.1.2. Mức độ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn áp của các doanh nghiệp
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động marketing được áp dụng tại doanh nghiệp để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn áp. Nếu khả năng tiêu thụ ổn áp của doanh nghiệp tốt thì doanh nghiệp sẽ tìm mọi biện pháp để mở rộng thị trường nhằm tăng lượng hàng bán, củng cố vị thế doanh nghiệp so với đối thủ.
Thị phần doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp của doanh nghiệp. Chỉ tiêu được phản ánh thông qua các khía cạnh như khu vực thị trường, tỷ lệ khách hàng hiện tại và tiềm năng mà được khai thác trong thời gian tới. Để xác định chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp phải căn cứ vào các số liệu thống kê kinh tế và tổng mức tiêu thụ mặt hàng cùng loại trong cả năm của toàn nền kinh tế quốc dân. Từ đó xác định thị phần sản phẩm ổn áp doanh nghiệp mình chiếm bao nhiêu phần trăm, ở mức độ nào, rộng hay hẹp, lớn hay nhỏ…. Nếu thị phần của doanh nghiệp càng lớn điều này cho thấy dấu hiệu khả quan về sự duy trì đứng vững trên thị trường của doanh nghiệp.
2.2. Hệ thống chỉ tiêu định lượng đo lường, đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm ổn áp trong các doanh nghiệp
2.2.1 Doanh thu từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp (MDT)
Doanh thu từ hoạt động tiêu thụ ổn áp là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, cung ứng dịch vụ kèm theo sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, sản phẩm bị trả lại.
Công thức:
M DT= S ( Pi * Qi )
Trong đó:
MDT: Doanh thu từ hoạt động tiêu thụ ổn áp
Pi: Đơn giá sản phẩm, dịch vụ thứ i
Qi: Lượng sản phẩm, dịch vụ thứ i được tiêu thụ
Đối với doanh nghiệp, là khoản thu nhập lớn nhất và thường xuyên nhất. Doanh thu từ hoạt động bán hàngvà cung cấp dịch vụ phụ thuộc vào khối lượng bán ra và giá cả sản phẩm. Trong kinh tế thị trường, khối lượng sản phẩm ổn áp bán ra càng nhiều, sẽ làm cho giá sản phẩm đó giảm xuống trong khi chất lượng hàng hoá không hề giảm. Điều đó giúp cho các doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng thị phần và quy mô của doanh nghiệp. Đây là xu hướng mà các doanh nghiệp thừơng hay áp dụng.
2.2.2 Lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp
Đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp của các doanh nghiệp, lợi nhuận chủ yếu là từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ kèm theo. Đây là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tiêu thụ ổn áp trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm ổn áp (bao gồm giá vốn hàng hoá và chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp). Đây là chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối, lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả càng cao.
Công thức:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
LN = MDT – (Gv + C)
Trong đó:
LN: Lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ.
MDT: Doanh thu từ hoạt động tiêu thụ.
Gv: Trị giá vốn hàng hoá đã tiêu thụ.
C: Chi phí (bán hàng và quản lý) bỏ ra cho hoạt động tiêu thụ.
2.2.3 Tỷ xuất lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp
Là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.
Công thức sử dụng:
LN
PLN = . 100%
MDT
LN: Lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ.
MDT: Doanh thu từ hoạt động tiêu thụ.
PLN: Tỷ xuất lợi nhuận
Đây là chỉ tiêu then chốt, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả tiêu thụ ổn áp của doanh ngiệp càng cao và ngược lại.nếu doanh thu bán sản phẩm ổn áp của doanh nghiệp thu được 100 đồng thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá tốc độ hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp (K)
- Xét về mặt giá trị
MDT+1
K=
MDT
Trong đó:
MDT: Chỉ tiêu doanh thu năm trước
MDT+1: Chỉ tiêu doanh thu năm sau
K < 1: Chỉ tiêu thực hiện năm nay kém hơn so với năm trước và tốc độ tiêu thụ sản phẩm ổn áp giảm
K = 1: Tốc độ tiêu thụ sản phẩm ổn áp không thay đổi, không có sự tăng trưởng
K > 1 : Tốc độ tiêu thụ sản phẩm ổn áp năm nay lớn hơn năm trước, doanh nghiệp có chiều hướng tăng trưởng.
- Xét về mặt hiện vật:
Số lượng ổn áp tiêu thụ năm sau
K =
Số lượng ổn áp tiêu thụ năm trước
2.2.5. Tốc độ chu chuyển sản phẩm ổn áp (hàng hoá).
- Số lần chu chuyển của hàng hoá, sản phẩm (L): Là số lần quay vòng của khối lượng sản phẩm ổn áp dự trữ trong một thời kỳ nhất định, nó phản ánh trong một thời kỳ nhất định khối lượng ổn áp dự trữ được đổi mới bao nhiêu lần.
Công thức
M
L =
D
Trong đó:
L - Số lần chu chuyển hàng hoá trong kỳ.
M – Mức tiêu thụ hàng hoá trong kỳ.
DDT - Mức dự trữ bình quân trong kỳ
DDTđược xác định bằng công thức sau:
1/2*DDT1+ DDT2+ DDT3+…+1/2*DDTn
DDT =
n - 1
Trong đó:
DDTi (với i= n- 1) Là mức dự trữ tại các thời điểm.
n- Số thời điểm.
Số lần chu chuyển sản phẩm,hàng hoá càng lớn nghĩa là tốc độ chu
chuyển sản phẩm, hàng hoá càng nhanh. Trong một thời kỳ nhất định, hàng hoá dự trữ được càng nhiều vòng thì số lượng tiêu thụ càng lớn và vốn sản phẩm quay được càng nhiều vòng từ đó sẽ tạo ra được càng nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Số ngày chu chuyển hàng hoá (N):
Phản ánh thời gian của một lần hàng hoá, sản phẩm dự trữ được đổi mới hay còn gọi là thời gian của một vòng quay hàng hoá dự trữ.
Công thức:
D
N =
m
Trong đó:
N : Số ngày chu chuyển hàng hoá, sản phẩm.
m : Mức lưu chuyển hàng hoá, sản phẩm bình quân 1 ngày
m được xác định bằng công thức:
M
m =
t
Số ngày chu chuyển hàng hoá phản ánh thời gian lưu thồng sản phẩm. Nếu số ngày chu chuyển càng ngắn càng tốt và ngược lại.
Ngoài các chỉ tiêu đo lường trên còn có các chỉ tiêu khác như: Tỷ suất chi phí bán hàng, hiệu quả sử dụng thiết bị ….
IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp
1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
1.1.Khách hàng
Ngày nay, đời sống của dân cư ngày càng được nâng lên, kinh tế xã hội phát triển. Máy móc thiết bị hiện đại được sử dung nhiều trong đời sồng cũng như trong công nhiệp. Sản phẩm ổn áp là sản phẩm không phải phục vụ trực tiếp nhu cầu sinh hoạt của con người nên khách hàng mà sản phẩm hướng tới cũng sai khác nhiều so với sản phẩm bình thường. Khách hàng ma sản phẩm chủ yêu hưóng tới là như cầu của các doanh nghiệp, các khách hàng công nghiệp tiêu thụ sản phẩm với số lần ít, nhưng khi mua thì lại mua với khối lượng rất lớn, giá trị cao. Còn những khách hàng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thì số lần mua nhiều, khối lượng ít, giá trị thấp.
Trong môi trường cạnh tranh và hội nhập, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn người cung cấp sản phẩm, khách hàng có thể chuyển từ nhãn hiệu này sang nhãn hiệu khác. Do vậy, quan hệ tốt với khách hàng để giữ khách hàng trung thành với mình là một yếu tố mà doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm ổn áp phải quan tâm, chú trọng.
1.2. Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn người đó sẽ thành công, sẽ tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp kinh doanh ổn áp cần xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo. Ch._.iến lược cạnh tranh cần phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp. Số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường, điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh trên từng khu vực, theo từng nhóm khách hàng, khúc thị trường theo từng mặt hàng, từng thời kỳ đều ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ ổn áp của doanh nghiệp
1.3. Thị trường
Thị trường là nơi doanh nghiệp thực hiện việc tìm kiếm đầu vào, đầu ra cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình, vì vậy bất cứ sự biến động của thị trường cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà trực tiếp là hoạt động tiêu thụ ổn áp. Quy mô thị trường ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp theo tỉ lệ thuận, quy mô thị trường lớn thì khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng thu lợi nhuận lớn, cơ hội chiếm lĩnh thị trường tăng lên, ngược lại nếu quy mô thị trường nhỏ thì khả năng tiêu thụ hàng hoá thấp, khả năng thu lợi nhuận bị giảm xuống.
Ảnh hưởng của thị trường đến hoạt động tiêu thụ ổn áp còn thể hiện ở mức độ xã hội hoá của nó (thị trường toàn quốc hay khu vực) tính chất của loại thị trường (thị trường sản xuất hay tiêu dùng, độc quyền hay cạnh tranh) tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng rất lớn đến số lượng, giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp tung ra trên thị trường. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ ổn áp của các doanh nghiệp.
2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
2.1. Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường
Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm ổn áp không cần phải điều tra nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu thị trường mà chỉ cần sản xuất đẩy đủ theo chỉ tiêu, giao nhận đầy đủ cho nhà nước là được. Nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường thì các doanh nghiệp kinh doanh ổn áp phải tự mình tìm kiếm thị trường.
Khi thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường thì các doanh nghiệp cần phải xem xét hai yếu tố cụ thể là quy mô và mức tăng trưởng của khúc thị trường, mức độ hấp dẫn về cơ cấu thị trường.
* Quy mô và sức tăng trưởng của thị trường
Khúc thị trường tiềm ẩn mà doanh nghiệp hướng tớì có những đặc điểm về quy mô và mức tăng trưởng vừa sức với doanh nghiệp không? Những công ty lớn ưa thích những khúc thị trường có khối lượng tiêu thụ lớn và thường coi nhẹ hay bỏ qua những khúc thị trường nhỏ. Những công ty nhỏ thì lại tránh những khúc thị trường lớn, bởi vì chúng đòi hỏi quá nhiều nguồn tài nguyên.
Mức tăng trưởng của thị trường ổn áp thường là một đặc điểm mong muốn, vì các công ty nói chung đều muốn có mức tiêu thụ s ản ph ẩm và lợi nhuận ngày càng tăng. Song các đối thủ cạnh tranh sẽ nhanh chóng xâm nhập những khúc thị trường đang tăng trưởng và làm giảm đi khả năng sinh lời của chúng.
* Đánh giá khả năng sinh lời của khúc thị trường
Một khúc thị trường có thể có quy mô và mức tăng trưởng mong muốn nhưng lại thiếu tiềm năng sinh lời. Có năm lực lượng quyết định mức độ hấp dẫn về lợi nhuận lâu dài của một thị trường hay khúc thị trường mà doanh nghiệp hướng tới.
Mối đe doạ của sự kình địch mạnh mẽ trong khúc thị trường
Mối đe doạ của những kẻ mới xâm nhập
Mối đe doạ về những sản phẩm thay thế
Mối đe doạ của quyền thương lượng ngày càng lớn của người mua sản phẩm
Mối đe doạ về quyền thương lượng ngày càng tăng của người cung ứng đầu vào
Để từ đó, các doanh nghiệp kinh doanh ổn áp có những dự báo về thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới như việc dự báo doanh số tiêu thụ ổn áp của doanh nghiệp và thị phần của doanh nghiệp khi doanh nghiệp khai thác khúc thị trường đó. Đưa ra cái nhìn tổng quát ban đầu về thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp định xâm nhập. Các đối thủ cạnh tranh, khả năng sinh lời và dự báo khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được là bao nhiêu…
2.2.Giá sản phẩm
Mức giá bán sản phẩm, các chính sách chiết khấu, giảm giá và đặc điểm tín dụng là những nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp kinh doanh ổn áp. Mức độ tăng giảm của khối lượng sản phẩm tiêu thụ khi giá bán sản phẩm thay đổi còn phụ thuộc vào mức độ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm ổn áp, giá trị sản phẩm ổn áp. Do vậy, các doanh nghiệp cần quyết định khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá cả như thế nào cho hợp lý nhất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để có giá cả phù hợp thì doanh nghiệp cần phải xem xét quy trình, chiến lược định giá sau:
Quy trình định giá một sản phẩm ổn áp
* Mục tiêu định giá của doanh nghiệp: Mọi hoạt động marketing, bao gồm cả mục tiêu định giá đều phải định hướng mục tiêu. Có các mục tiêu định giá như sau:
Định giá nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận
Định giá nhằm mục tiêu bảo đảm mức thu nhập được xác định trước.
Định giá nhằm mục tiêu doanh số bán hàng
Định giá nhằm mục tiêu phát triển các phân đoạn thị trường.
Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh đối đầu.
Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh không mang tính giá cả.
* Xác định đặc điểm của cầu sản phẩm ổn áp: Để định giá cho sản phẩm, doanh nghiệp ổn áp cần phải xác định được đặc điểm của cầu đối với sản phẩm đó. Điều này là dễ làm đối với một sản phẩm đã có bán hơn là đối với một sản phẩm mới. Có hai bước cần làm là xác định giá cả kỳ vọng của thị trường và ước tính lượng bán hàng ở các mức khác nhau.
Độ co giãn của cầu sản phẩm ổn áp theo giá là một thông số quan trọng phản ánh hành vi của thị trường trong việc mua sắm sản phẩm. Độ co giãn của cầu sản phẩm dệt may theo giá phản ánh lượng mua sắm của một sản phẩm ổn áp ở những mức giá khác nhau. Nếu cầu là co giãn, doanh nghiệp ít có cơ hội đặt giá cao và ngược lại nếu cầu không co giãn, doanh nghiệp có thể định giá cao hoặc tăng giá.
* Xác định chi phí sản phẩm: cần phải biết chi phí của một đơn vị sản phẩm ổn áp mà doanh nghiệp làm ra là bao nhiêu và khả năng hạ chi phí đơn vị này khi lượng sản xuất tăng lên. Để biết được điều này người ta thường phân tổng chi phí kinh doanh thành các chi phí cố định và chi phí biến đổi. Việc xác định các chi phí này cũng như xu hướng vận động của chúng là rất quan trọng đối với việc định giá sản phẩm hiện tại và lâu dài.
* Phân tích đối thủ cạnh tranh chính (trực tiếp) trên thị trường: Việc so sánh giá thành sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh ổn áp với đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp biết được họ đang có lợi thế hay ở trong tình thế bất lợi về chi phí. Về giá sản phẩm, doanh nghiệp có thể sưu tầm các báo giá của đối thủ cạnh tranh để biết chính sách giá của đối thủ. Qua việc mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp có thể đánh giá về chất lượng sản phẩm của đối thủ, dựa vào ý kiến của khách hàng mà có thể đặt được mức giá hợp lý. Doanh nghiệp cũng cần nắm bắt những thông tin về dịch vụ kèm theo và các hỗ trợ về phân phối cũng như xúc tiến bán và nghiên cứu cẩn thận để biết được những lợi ích mà đối thủ dành cho khách hàng so với giá mà khách hàng phải trả để có.
* Phương pháp định giá của doanh nghiệp: Có hai nhóm phương pháp định giá là định giá theo chi phí và định giá theo thị trường. Phương pháp định giá theo chi phí, chi phí được coi là quan trọng nhất để định ra giá bán. Doanh nghiệp chi phí rồi cộng thêm một mức lợi nhuận mong đợi để đưa ra giá bán. Trong các phương pháp định giá theo thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng được coi là quan trọng nhất để định ra giá bán của doanh nghiệp.
* Định giá cuối cùng của sản phẩm: Khi doanh nghiệp đi đến giá cuối cùng cho sản phẩm, một số yếu tố khác cần được xem xét như:
Tác động tâm lý của giá tới khách hàng.
Ảnh hưởng của các thành phần khác trong hỗn hợp marketing đến giá như sản phẩm, phân phối, xúc tiến
Ảnh hưởng của giá đến các bên khác (lực lượng bán hàng trực tiếp, nhà trung gian, đối thủ cạnh tranh, chính phủ….)
Chiến lược định giá sản phẩm ổn áp
Sau khi xác định ra mức giá cơ sở, doanh nghiệp sẽ phải thiết kế các chiến lược định giá để tạo nên sự phù hợp với mục tiêu của hỗn hợp marketing cho các kiểu sản phẩm, các nhóm khách hàng khác nhau, những khu vực địa lý khác nhau và trong những hoàn cảnh mua khác nhau. Các chiến lược định giá mà doanh nghiệp kinh doanh thường áp dụng là:
Các chiến lược định giá gia nhập thị trường
Các chiến lược định giá theo khu vực địa lý
Chiết khấu và bớt giá
Chiến lược một giá và giá linh hoạt
Định giá kích thích tiêu thụ
Định giá cho hỗn hợp sản phẩm
2.3 Chất lượng cuả sản phẩm
Khi bước vào nền kinh tế thị trường thì vấn đề chất lượng sản phẩm của doanh luôn luôn là quan tâm hàng đầu không chỉ của doanh nghiệp mà là của toần xã hội. Và đối với daonh nghiệp kinh doanh ổn áp cũng vậy. Chất lượng sản phẩm ổn áp là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển ngoài việc tối đa hoá khả năng sản xuất thì còn phải coi trọng về chất lượng sản phẩm thì mới tạo được uy tín với khách hàng, hoạt động tiêu thụ sản phẩm mới diễn ra trôi chảy được.
Nhìn chung thì sản phẩm ổn áp có nhiều loại và tương đối đa dạng. Ngoài sản phẩm chính có thể phục vụ nhu cầu của cả khách hàng nhr đến khách hàng lớn. Chất lượng sản phẩm ổn áp thì hầu hết các sản phẩm có chất lượng cao và được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Đây là một điểm mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình.
Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp.
Kiểu phân phối, cường độ phân phối và đặc điểm các cửa hàng, đại lý đều có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả tiêu thụ ổn áp. Chính sách phân phối còn giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng và mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Đối với sản phẩm ổn áp thì việc lựa chọn các cửa hàng, địa điểm phân phối không quan trọng lắm. Mà chủ yếu là doanh nghiệp có hình thức bán hàng trực tiếp, để cho khách hàng được trực tiếp cảm nhận về chất lượng của sản phẩm qua giới thiệu của lực lượng bán hàng trực tiếp cuả doanh nghiệp.
2.5 Nhân tố khác
Ngoài những nhân tố đã được phân tích ở trên, còn có các nhân tố khác như hệ thống dây chuyền, trang thiết bị của doanh nghiệp đã lỗi thời mà khả năng thay thế gặp khó khăn về vấn đề tài chính; Trong hoạt động quản lý của ban điều hành công ty còn có những sai sót và chậm chạp so với tốc độ của thị trường, chưa đổi mới tư duy trong quản lý điều hành; Doanh nghiệp chưa xác định chính xác được mức chi phí cụ thể cho từng hoạt động; Khả năng kiểm soát nguồn đầu vào của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp . Nếu không kiểm soát hoặc không đảm bảo ổn định chủ động về nguồn cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch của doanh nghiệp…
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ỔN ÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM(VIETCOM)
I. Khái quát về công ty cổ phần máy tính truyền thông Việt Nam (Vietcom)
CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
TÊN VIẾT TẮT: VIETCOM
TÊN GIAO DỊCH BẰNG TIẾNG ANH:
VIET NAM COMPUTER COMMUNICATION JOINT STOCKT COMPAN
TRỤ SỞ CHÍNH: SỐ 18 - NGUYỄN CHÍ THANH – BA ĐÌNH – HÀ NỘI
Tel: (84.4) 834 4665/ 771 5126/ 771 4982
Fax: (84.4) 834 3466
Quá trình hình thành và phát triển của Vietcom
Được Bộ công nghiệp nặng (nay là Bộ công thương) thành lập từ năm 1986. Công ty máy tính Việt Nam 1 (nay là Công ty cổ phần máy tính và truyền thông Việt Nam) theo các quết định số 219/2003/QĐ-BCN ngày 16/12/2003 và số 45/2004/QĐ-BCN ngày 10/6/2004 là một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực: máy tính, kỹ thuật tin học điện, điện tử, thiết bị văn phòng, …..
Lịch sử phát triển của công ty
Những năm 70: Cung cấp máy tính của Cộng hoà dân chủ nhân dân Đức (Đông Đức) cho các cơ quan nhà nước.
1984 - 1986: Cung cấp máy tính mini của Đông Đức cho các cơ quan nhà nước tại Hà Nội (bao gồm các nghành công nghiệp chủ chốt như Nội vụ, quốc phòng, ngoại thương, kế hoạch, khí tượng học, lâm nghiệp, công nghiệp, giáo dục và đào tạo,…..)
Bảo trì kỹ thuật hệ thống máy tính IBM 360 và IBM 370 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hợp tác với một công ty của Nhật thành lập trung tâm phần mềm quốc tế chuyên đào tạo các ứng dụng và phần mềm hệ thống đào tạo cho nhân viên tại thành phố Hồ Chí Minh.
1987 - 1990: kinh doanh PC (xuất xứ từ Singapore, Taiwan, Italy, France, Đức) tại thị trường trong nước và tái xuất khẩu sang thị trường Liên Xô và Đông Âu.
Lắp ráp TVmàu JVC 14”. Kết hợp với liên đoàn khoa học và sản xuất Microprocessesor Kiev lắp ráp bộ nhớ mở rộng theo khối SEV và bộ công nghiệp Việt nam.
1990 - 1992: lắp ráp và kinh doanh TV
Tham gia vào việc thành lập công ty liên doanh giữa Việt Nam và Pháp: Liên doanh GENPACIFIC.
Kinh doanh tất cả các loại máy tính (trừ máy tính của Mỹ vì cấm vận )
1993 – 1995: là nhà phân phối PC của BEAM – Australia (từ 1993 kinh doanh máy tính PC IBM thông qua BEAM).
Kinh doanh tất cả các sản phẩm của Compap, Acer, Siemens…và Đông Nam Á.
Lắp ráp TV màu Goldstar, Deawoo và nguồn cho PC. Trang bị dây truyền lắp ráp để lắp ráp monitor cho PC.
1996 – 1998: Trở thành nhà phân phối PC và AS/400 của IBM. Kinh doanh tất cả các sản phẩm khác của IBM như AS/400, RS/6000, mạng.
Tham gia vào các chương trình quốc gia về sản xuất thiết bị trường học và y tế trên CD và DVD.
Thiết lập mạng Industry–Inter–Intanet (3I – NET).
1999 – 2003: kinh doanh thiết bị tin học, cung cấp các giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin, đào tạo và chuyển giao công nghệ, xuất khẩu lao động.
2003 – 2004: Tư vấn thiết kế các giải pháp về hệ thống an toàn, hệ thống tự động hoá cho các loại hinh doanh nghiệp.
Tư vấn, thiết kế, triển khai các giải pháp về lĩnh vực tài nguyên môi trường như xử lý rác thải công nghiệp.
Tháng 8/2004: Chuyển đổi công ty máy tính Việt Nam 1- VIF thành công ty cổ phần máy tính và truyền thông Việt Nam (VIETCOM).
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty
Các lĩnh vực kinh doanh của Vietcom
Sản xuất, lắp ráp, kinh doanh các thiết bị, vật tư công nghệ tin học, truyền thông, đo lường tự động hoá, điện tử dân dụng và chuyên dụng.
Kinh doanh máy móc thiết bị dụng cụ, vật tư cho các nghành công nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thông tin.
Sản xuất, kinh doanh các phần mềm máy tính và các dịch vụ Internet.
Tư vấn chuyển giao công nghệ và dịch vụ khoa học công nghệ trong các lĩnh vực điện tử, tin học, truyền thông, đo lường tự động hoá và tài nguyên môi trường (không bao gồm tư vấn luật).
Đào tạo công nghệ và ngoại ngữ, dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm và tư vấn du học.
Dịch vụ cho thuê văn phòng căn hộ.
Kinh doanh dịch vụ ăn uống giải trí.
Hoạt động xuất khẩu lao động.
Đào tạo định hướng để xuất khẩu lao động
Các loại hàng hoá và dịch vụ chủ yếu mà doanh nghiệp đang kinh doanh
Giải pháp và phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin, sản xuất, lắp ráp máy tính thương hiệu Việt Nam.
Máy tính, thiết bị viễn thông, tổng đài, thiết bị ngoại vi khác.
Chế tạo, lắp ráp máy tự động, ổn áp STAND, bộ lưu điện BMT và các sản phẩm điện tử chuyên dụng Multimedia.
Quản trị nhân sự, quản lý kinh doanh phân phối, quản lý bán hàng.
Hệ thống thông tin quản lý và điều hành tác nghiệp, phát triển các ứng dụng theo yêu cầu của khách hàng, hệ thống quản lý sản xuất, quản trị doanh nghiệp ERP, cổng điện tử, hệ thống phần mềm ISO online, hệ thống phần mềm quản lý đào tạo.
Hệ thống đào tạo từ xa trên LAN/WAN, hệ thống điện, hệ thống thông tin, các thiết bị tự động hoá, báo động, báo cháy, điện lạnh.
Đào tạo công nghệ, đào tạo tin học phổ cập, chuyên đề, đào tạo hướng nghiệp xuất khẩu lao động, đào tạo ngoại ngữ Anh, Trung.
Tư vấn, cung cấp giải pháp,tích hợp hệ thống,tư vấn về môi trường: kiểm soát ô nhiễm và các giải pháp sử lý, tư vấn và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực điện tử, tin học và tự động hoá, tư vấn, thiết kế và đào tạo quản trị hệ thống mạng LAN, WAN.
Sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp các thiết bị truyền thông điều khiển.
Đặc điểm quy trình chế biến của công ty
Với đặc điểm ngành hàng kinh doanh của Vietcom nên công ty kinh doanh các mặt hàng chủ yếu là tin học về cả phần cứng và phần mềm như máy tính mang thương hiệu Vifcom…các sản phẩn điện tử như ổn áp, bộ lưu đổi điện …và các thiết bị truờng học.Quá trình sản xuất được mô tả theo quy trình sau:
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất của công ty
Bán thành phẩm
Vật tư
Hiệu chuẩn KT cuối cùng
Sản xuất chi tiết
LR bộ phận cuốicùng
Bao gói
nhập kho
Lắp ráp cụm
chi tiết
Các sản phẩm của công ty được sản xuất tại các phân xưởng. Tên và nhiệm vụ của từng phân xưởng như sau:
Phân xưởng cơ dụng: Đây là phân xưởng sản xuất phụ trợ có nhiệm vụ sửa chữa các loại máy móc cho toàn bộ công ty và cho các phân xưởng khác
Phân xưởng đột dập: Sản xuất các chi tiết phôi liệu bằng gia công áp lực như cắt, đục, đột dập, gò hàn
Phân xưởng cơ khí: Chuyên gia công các chi tiết cơ khí, thực hiện các công đoạn phay, bào, tiện.
Phân xưởng ép nhựa: Chuyên sản xuất các chi tiết bán thành phẩm và lắp ráp thành phẩm.
Phân xưởng lắp ráp: + Lắp ráp các chi tiết cho tất cả các loại thành phẩm và lắp ráp các chi tiết
+ Lắp ráp các chi tiết và cụm chi tiết, lắp ráp thành phẩm cho các sản phẩm
Các sản phẩm của công ty (riêng máy tính được lắp ráp là chủ yếu) được lắp ráp bởi nhiều chi tiết, cụm chi tiết. Chúng được chế tạo tại công ty hoặc gia công bên ngoài hay nhập khẩu. Có chi tiết được dùng cho nhiều loại sản phẩm. Phần sản xuất các chi tiết cho các sản phẩm được tiến hành chung ở các phân xưởng, đến khâu lắp ráp cụm và sản phẩm cuối cùng thì sản xuất được tách riêng biệt.
Các phân xưởng sản xuất chính lấy vật liệu từ kho vật liệu, sau khi chế biến xong, bán thành phẩm có thể chuyển sang phân xưởng chế biến để tiếp tục chế biến hoặc đưa đến các phân xưởng lắp ráp để lắp ráp hoặc đưa đến các kho bán thành phẩm để dự trữ. Phân xưởng lắp ráp nhận các chi tiết từ kho vật liệu, từ các phân xưởng, kho bán thành phẩm để lắp ráp thành cụm chi tiết, thành phẩm. Các thành phẩm đều được chuyền đến phòng KCS để kiểm tra chất lượng nếu đạt tiêu chuẩn thì chuyển sang kho thành phẩm cuối cùng sản phẩm được bao gói và đưa ra thị trường.
Thông qua việc phân tích quá trình sản xuất của công ty ta có thể thấy rằng, các phân xưởng sản xuất chính là nơi phát sinh chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, tiền lương công nhân sản xuất. Do đó, việc theo dõi các loại chi phí này ở các phân xưởng là điều quan trọng nhằm giảm chi phí sản xuất.
Cơ cấu, tổ chức bộ máy của công ty Vietcom
Do tính phức tạp trong chế tạo và yêu cầu cao về kỹ thuật của sản phẩm nên đòi hỏi đội ngũ lao động trong công ty phải có trình độ, thành thạo công việc, đội ngũ cán bộ kỹ thuật phải đủ trình độ để đảm đương các công việc thiết kế, kiểm tra, vận hành, quản l ý các quá trình sản xuất. Nhận thức được vấn đề này là hết sức quan trọng với công ty nên hàng năm công ty trích một phần lợi nhuận cho quỹ đầu tư phát triển, dành phần lớn quỹ cho việc tổ chức đội ngũ cán bộ kĩ thuật, cho công nhân sản xuất đi học để nâng cao trình độ, dễ dàng tiếp xúc với công nghệ hiện đại.
4.1 Cơ cấu lao động của Vietcom
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển công ty của mình, Công ty Vietcom luôn luôn đặt yếu tố con người lên vị trí hàng đầu và công tác tổ chức cán bộ được xem là quan trọng nhất. .
Bảng 3: Cơ cấu lao động của Vietcom
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
LĐ DVKS
83
104
127
Nam
66
83
102
Nữ
17
21
25
2
Trình độ lao động
Trên đại học
4
6
9
Tốt nghiệp đại học
70
88
108
Trung cấp
9
10
10
3
Tuổi tác
Từ 20-35
85
75
95
Từ 36-50
15
19
24
Từ 51-60
10
10
8
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vietcom
Phân tích bảng cơ cấu lao động ta thấy được nhiều đặc điểm về lao động của công ty:
Về mặt giới tính, trong tổng số lao động của Vietcom thì gần 80% là nam giới, nữ giới chỉ chiếm 20%. Điều này hoàn toàn đúng với đặc điểm của Vietcom vì công ty hoạt động trên lĩnh vực máy móc kỹ thuật nên lao động chủ yếu là nam giới.
Về mặt trình độ lao động, với tiêu chí luôn luôn đặt người lao động ở vị trí quan trọng, Vietcom luôn tìm cách cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và đầu tư nhiều công nghệ mới, áp dụng chế độ khen thưởng, kỷ luật hợp lý. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học mỗi năm của công ty tăng bình quân 1.25% năm, còn tỷ lệ lao động trung cấp đã giảm đi.
Về mặt độ tuổi, lực lượng lao động của Vietcom đang có xu hướng trẻ hoá, số lượng lao động trong độ tuổi 20 -25 mỗi năm tăng trung bình khoảng 2,5%, còn tỉ lệ lao động trong độ tuổi 51-60 giảm đi.
Để thực hiện thành công định hướng phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới, công ty đã đẩy mạnh tất cả các khâu đào tạo, rèn luyện, đánh giá đến sắp xếp bố trí cán bộ, bố trí công việc thực tế, luôn chuyển công việc và tập sư, công việc tuyển dụng mới lao động nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ mới trong giai đoạn phát triển của công ty.
4.2. Quy mô của doanh nghiệp.
* Trụ sở chính: Công ty cổ phần máy tính và truyền thông Việt nam (VIETCOM)
Địa chỉ:
18 - Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội.
Tel: (84.4) 834 4665/ 771 5126/ 771 4982
Fax: (84.4) 834 3466
* Hệ thống các trung tâm và các các cửa hàng của công ty
Trung tâm công nghệ tin học số 5 (Vietcom – 5)
34D Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (84.4) 7471862
Fax: (84.4) 8573934
Trung tâm công nghệ tin học số 28 (Vietcom – 28)
28 Quang Trung
Tel: (84.4) 9746568
Trung tâm nhân lực công nghệ cao (Vietcom – MP)
18 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (84.4) 7716812
Fax: (84.4) 8343466
Trung tâm chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực (Vietcom – Centech)
18 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (84.4) 8316789
Fax: (84.4) 8318738
Trung tâm điện tử và công nghệ (Vietcom – Cetech)
18 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội
Tel/Fax: (84.4) 7716526/7718721
Cửa hàng công nghệ tin học số 6 (Vietcom 6)
219 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
4.3 Sơ đồ tổ chức của công ty Vietcom
Cao nhất là Đại hội đồng cổ đông, có quyền quyết định toàn bộ các vấn đề quan trọng của công ty. Đại hội cổ đông bẩu ra hội đồng quản trị của công ty nhằm quản lý hoạt động của công ty qua ban giám đốc. Đồng thời, Đại hội cổ đông bầu ra Ban kiểm soát của công ty, nhằm kiểm soát hoạt động của các phòng ban cũng như toàn bộ hoạt động của công ty.
Giám đốc: là người có quyền điều hành và chỉ đạo các hoạt động của công ty và trực tiếp chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về công tác điều hành các chính sách, chế độ của nhà nước.
Dưới giám đốc còn có phó giám đốc: là người tham mưu chuyên môn cho giám đốc,giúp giám đốc điều hành các lĩnh vực SXKD của công ty , thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc uỷ quyền, phân công.
Phòng hành chính tổng hợp: Có nhiệm vụ sắp xếp và quản lý có hiệu quả lực lượng lao động trong công ty, nghiên cứu xây dựng các phương ân nhằm thự hiện việc trả lương, phân phối tiền lương, tiền thưởng hợp lý trình giám đốc ký duyệt, tổng hợp các hoạt động phục vụ cho việc điều hành trực tiếp của gáim đốc công ty.
Phòng tài chính kế toán: đảm nhận chức năng chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán trong công ty theo đúng pháp luật của nhà nước, có nhiệm vụ tổ chức hạch toán thống kê các phân nghành để cung cấp thông tin kinh tế chính xác, kịp thời và đầy đủ, chính xác cho ban giám đốc.
Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ thực hiện tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, tham mưu cho ban giám đốc về phương hướng kinh doanhcủa từng mặt hàng, theo dõi tình hình mua bán hàng hoá, quản lý hàng hoá và thành thẩm tồn kho …..
Ban quản lý dự án: có nhiệm vụ thiết lập, thực hiện và quản lý các dự án sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá, hệ thống dịch vụ phục vụ cũng như chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp…..nhằm tăng lợi nhuận và tăng trưởng cho công ty, tham mưu và định kỳ báo cáo với ban giám đốc công ty.
Các trung tâm, cửa hàng ….: được điều hành trực tiếp bởi ban giám đốc công ty, cho chức năng thực hiện những nhiệm vụ được giao và tham mưu cho ban giám đốc trong việc vạch ra đường lối và chiến lược phát triển kinh doanh ngắn hạn hoặc dài hạn.
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức công ty
§¹I HéI §ång cæ ®«ng
HéI §ång qu¶n trÞ
Ban gi¸m ®èc c«ng ty
Ban kiÓm so¸t
Trung t©m ChuyÓn giao C«ng nghÖ
Trung t©m §iÖn tö C«ng nghÖ
Trung t©m C«ng nghÖ tin häc Vietcom28
Trung t©m XKL§ & nh©n lùc C«ng nghÖ cao
Trung t©m §µo t¹o tin häc
Phßng tæng hîp
Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n
Phßng KÕ ho¹ch vµ §Çu t
Trung t©m Qu¶n lý & Khai th¸c h¹ tÇng
5. Tình hình sản xuất kinh doanh và kết quả đạt được của doanh nghiệp trong những năm gần đây
5.1 Năng lực tài chính 2007 của Vietcom
Tiềm lực tài chính của công ty là một trong những nhân tố quan trọng phản ánh sức mạnh của đơn vị thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà công ty có thể huy động vào kinh doanh. Các chỉ tiêu được sử dụng như :
Nợ phải trả:
+ Nợ ngắn hạn : Vay và nợ ngắn hạn; Phải trả người bán; Người mua trả tiền trước; Thuế và các khoản phải nộp nhà nước; Chí phí phải trả; Phải trả nội bộ; Các khoản trả; phải nộp ngắn hạn khác
+ Nợ dài hạn
- Vốn chủ sở hữu:
+ Vốn chủ sở hữu : Vốn đầu tư của chủ sở hữu; Chênh lệch tỷ giá hối đoái; Quỹ đầu tư phát triển; Quỹ dự phòng tài chính; Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
+ Nguồn kinh phí và các quỹ: Quỹ khên thưởng, phúc lợi; Nguồn kinh phí
Bảng 5 : Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu ngày 31/12/2007
Chỉ tiêu
Số cuối năm 2007
Số đầu năm 2007
Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
6. Chí phí phải trả
7. Phải trả nội bộ
9. Các khoản trả, phải nộp ngắn hạn khác
II. Nợ dài hạn
B. Vốn chủ sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
7. Quỹ đầu tư phát triển
8. Quỹ dự phòng tài chính
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
II. Nguồn kinh phí và các quỹ
1. Quỹ khên thưởng, phúc lợi
2. Nguồn kinh phí
16,589,071,731
13,381,071,731
2,020,000,000
2,605,138,832
2,441,035,964
680,368,365
324,024,449
18,520,899
5,291,983,222
3,208,000,000
8,224,421,961
7,804,316,035
6,000,000,000
48,000,000
98,526,991
1,657,789,044
420,105,926
125,599,636
294506,290
19,042,104,515
14,593,105,260
2,428,545,179
4,800,511,166
1,715,769,400
545,549,907
324,024,449
520,655,385
4,258,049,774
4,448,999,255
7,244,294,368
6,909,294,368
6,000,000,000
-67,922,322
977,216,690
335,000,000
335,000,000
5. Tổng cộng nguồn vốn
24,813,493,692
26,268,398,883
Nguồn báo cáo tổng hợp của Vietcom
5.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcom trong ba năm 2005-2006-2007
Vietcom là một công ty có bề dầy kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh. Đến nay công ty đã trở thành một đơn vị khá vững mạnh và kinh doanh rất hiệu quả. Điều đó được thể hiện qua kết quả kinh doanh của công ty qua các năm 2004-2007
Bảng 6: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây
Đơn vị: Đồng
STT
CHỈ TIấU
NĂM 2005
NĂM 2006
Năm 2007
1
Tổng doanh thu
33,460,452,705
29,416,246,025
28,035,436,346
2
Doanh thu thuần bỏn hàng và cung cấp dịch vụ
33,460,452,705
29,416,246,025
27,986,729,768
3
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4,790,013,590
5,097,734,744
6,327,667,694
4
Chi phớ tài chớnh
586,768,364
808,041,580
735,914,014
5
Chi phớ bỏn hàng
2,842,976,636
4,488,700460
2,839,640,231
6
Chi phớ quản lý doanh nghiệp
620,934,704
774,660,012
943,842,190
7
Lợi nhuận sau thuế
758,719,369
1,052,526,991
1,657,789,044
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vietcom
Bảng 7: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2005 đến năm 2007
Đơn vị : %
TT
Chỉ tiêu
Năm
Mức tăng các năm
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
01
Tỷ suất lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần
14.32
17.33
22.61
21.02
30.47
02
Tỷ suất chi phí bán hàng/Doanh thu thuần
8.5
15.26
10.15
79.53
-33.49
03
Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp/ Doanh thu thuần
1.85
2.63
3.37
44.57
28.14
04
Tỷ suất chi phí tài chính/Doanh thu thuần
1.75
2.75
2.63
42.16
-4.36
05
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
2.26
3.58
5.92
58.41
65.36
06
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Tổng chi phí
18.73
14.89
36.68
-20.50
146.34
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vietcom
Qua bảng số liệu trên thấy:
Doanh thu của công ty giảm dần trong 3 năm, điều này chứng tỏ rằng thị phần của công ty giảm qua các năm: tổng doanh thu năm 2006 giảm so với năm 2005 giảm 12.09%, năm 2007 giảm so với năm 2006 là 3.24%. Như vậy, doanh thu giảm trong 3 năm.
Tuy nhiên việc xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcom cần phải dựa vào mức chi phí, lợi nhuận thu được từ một đồng doanh thu,... Từ biểu các bảng biểu, cho thấy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trong 3 năm và tốc độ tăng là tương đối không đều nhau.
Năm 2006 có lợi nhuận tăng 6.42% so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 thì mức tăng này so với năm 2006 là 22.36%. Tỷ lệ doanh lợi của doanh thu cho biết một đồng doanh thu thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhận thấy, tỷ lệ này năm 2007 tăng 30.47% so với năm 2006 nhưng năm 2006 với tỷ lệ 17.33% tăng 21.02% so với năm 2005 với tỷ lệ 14.32%. Như vậy cho thấy năm 2007 mức doanh lợi đạt cao nhất và do đó lợi nhuận sau thuế và tỷ xuất lợi nhuận sau thuế cũng sẽ chịu ảnh hưởng theo. Năm 2007 có tỷ suất lợi nhuận sau thuế tăng 65.36% so với năm 2006, năm 2006 cũng tăng 58041% so với năm 2005
Tổng chi phí toàn công ty qua các năm tăng, giảm cũng không đều do rất nhiều nguyên nhân, do tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, do việc tăng, giảm giá vốn hàng bán theo xu hướng tăng, giảm giá chung... và trong đó phải kể đến chi phí tăng lên là do khâu quản lý chưa tốt, trong 3 năm chí phí quản lý doanh nghiệp liên tục tăng. Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của công ty thì chi phí trong bán hàng chiếm tỷ lệ tương đối. Có thể nhận thấy chi phí bán hàng năm 2006 tăng đột biến và gần như gấp đôi chi chí bán hàng năm 2005 và năm 2007, trong khi đó thì doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 giảm 12.09% so với năm 2005. Như vậy mức tăng chi phí năm 2006 cao, mức doanh thu lại giảm nhiều mặc dù vậy giá vốn hàng bán cũng giảm nên lợi nhuận của công ty trong năm 2006 vẫn cao. Và đến năm 2007 thì chi phí cho hàng bán đã c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27886.doc