Tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu: ... Ebook Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
57 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đang ở kỉ 21- thế kỉ của sự phát triển tột bậc về khoa học, công nghệ thông tin. Mọi thành tựu khoa học được ứng dụng nhanh chóng vào mọi lĩnh vực nhưng nhạy cảm nhất là lĩnh vực kinh tế. Sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm những phát minh, sáng kiến và kĩ thuật công nghệ .
Nằm trong sự khắc nghiệt của qui luật cạnh tranh, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng phải tìm mọi cách để khẳng định mình và để đánh giá được hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp người ta nhìn vào khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất .
Tuy tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của một chu trình sản xuất nhưng đây là khâu quan trọng nhất. Chỉ khi sản phẩm được tiêu thụ thì chu kì sản xuất kinh doanh mới có thể được nối tiếp. Tiêu thụ sản phẩm giúp cho các doanh nghiệp thu hồi vốn, tìm kiếm lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu là một trong những công ty có truyền thống, uy tín, có quá trình phát triển lâu dài và là một công ty sản xuất bánh kẹo lớn của miền Bắc.Trong những năm qua, do sự biến động của thị trường và khó khăn về vốn nên tình hình sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều trở ngại, không như trước kia trong thời kì bao cấp, nền kinh tế kế hoạch... việc sản xuất ra khối lượng bao nhiêu, được phân bố ở đâu đều theo các chỉ tiêu do nhà nước giao cho khâu lưu thông, doanh nghiệp cứ có hàng là bán được. Nhưng đến nay trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, có đủ các thành phần kinh tế hàng hoá tham gia làm cho lưu thông hàng hoá trở nên sôi động.
Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và công ty bánh kẹo Hải Châu nói riêng em xin lựa chọn đề tài :Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Phần II: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Phần III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu .
Với ý nghĩa thiết thực của đề tài nghiên cứu tìm ra một số biện pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, góp phần vào sự phát triển của công ty, hi vọng phần nào đó có thể ứng dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của công ty.
Em rất mong nhận được sự phê bình, góp ý chân thành của thầy, cô và các cô chú anh chị trong công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Sinh viên
Phạm Văn Hải
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1: Giới thiệu về công ty
1.1.1: Tên gọi
-Tên Tiếng Việt: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
-Tên giao dịch quốc tế: hai chau confectionery joint stock company
- Tên viết tắt: hachaco.jsc
1.1.2: Địa chỉ giao dịch
- Trụ sở: 15 Mạc Thị Bưởi - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
- Điện thoại: (04) 8624826 Fax: 04 8621520
- Email: pkhpt@fpt.vn
-Website:
-Tài khoản: 7301.0660F Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội
- Mã số thuế: 01.001141184-1
1.1.3: Loại hình doanh nghiệp
Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Châu là một công ty cổ phần trực thuộc Tổng Công Ty Mía Đường I – Bộ Nông Nghiệp và phát Triển Nông Thôn. Công ty thành lập ngày 02 tháng 09 năm 1965.
1.1.4: Ngành và lĩnh vực kinh doanh
Công ty CP bánh kẹo Hải Châu kinh doanh một số ngành và lĩnh vực sau:
- Sản xuất bánh kẹo, sôcôla, gia vị, mỳ ăn liền, và chế biến các loại thực phẩm khác.
- Sản xuất nước uống có cồn và không cồn.
- Sản xuất in ấn các loại bao bì thực phẩm; kinh doanh các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của công ty.
- Dịch vụ thương mại tổng hợp; cho thuê văn phòng nhà xưởng.
1.2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1.2.1: Giai đoạn 1 (1965-1975)
Ngày 2/9/1965 được sự giúp đỡ của hai tỉnh Quảng Châu và Thượng Hải Trung Quốc, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định thành lập nhà máy bánh kẹo Hải Châu nằm trên đường Minh Khai phái Đông Nam thành phố Hà Nội.
Khi thành lập nhà máy có 3 phân xưởng sản xuất bao gồm:
- Phân xưởng mỳ sợi với 6 dây chuyền sản xuất, công suất từ 2, 5 đến 3 tấn/1 ca.
- Phân xưởng kẹo với 2 dây chuyền sản xuất, công suất từ 1, 5 tấn/1 ca
- Phân xưởng bánh với 1 dây chuyền sản xuất công suất 2, 5 tấn/1 ca
Năm 1972 nhà máy bánh kẹo Hải Châu tách phân xưởng sản xuất kẹo sang nhà máy miến Tương Mai và sau này là nhà máy bánh kẹo Hải Hà. Cũng trong thời kỳ này, nhà máy có thêm 6 dây chuyền sản xuất mỳ lương thực của Liên Xô (cũ), xây dựng một dây chuyền thủ công sản xuất bánh kem xốp.
Nhiệm vụ và chức năng của nhà máy trong giai đoạn này là tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu cho chiến tranh và nhu cầu khác
1.2.2: Giai đoạn 2 (1976-1990)
- Đất nước được giải phóng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh
- Năm 1976 sát nhập với nhà máy chế biến sữa Mẫu Sơn (Lạng Sơn), nhà máy có thêm hai phân xưởng sấy phun để sản xuất sữa đậu nành và sữa bột trẻ em, công suất phân xưởng sữa đậu nành là 2 - 2, 5 tấn /ngày. Do hai loại sản xuất này kinh doanh không có hiệu quả nên nhà máy đã chuyển sang sản xuất bột canh, sản phẩm truyền thống của nhà máy.
- Năm 1978 Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm điều động về 4 dây chuyền sản xuất mỳ ăn liền công suất 2, 5 tấn/1 ca từ công ty Sam Hoa (Thành phố Hồ Chí Minh). Đây là thiết bị cũ của Nhật Bản cho nên hoạt động không hiệu quả, đến tháng 11 năm 1989 thì ngừng hẳn.
- Năm 1982 nhà máy thanh lý 6 dây chuyền sản xuất mỳ lương thực bổ sung hai lò thủ công sản xuất bánh kem xốp.
Nhiệm vụ của nhà máy trong giai đoạn này là thực hiện các kế hoạch cấp trên. Đầu vào đầu ra được Nhà nước đảm bảo. Tuy nhiên nhà máy cũng gặp phải những khó khăn:
+ Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn lạc hậu.
+ Sự hạn chế về trình độ quản lý kinh doanh của cán bộ, công nhân viên.
1.2.3: Giai đoạn 3 (1990 - 2000)
- Năm 1990 nhà máy đã lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bia với công xuất 2000 lít /ngày. Dây chuyền do nhà máy tự lắp đặt nên thiếu tính đồng bộ, công nghệ lạc hậu. Thêm vào đó sản phẩm sản xuất ra phải chịu thuế suất cao, năng suất thấp, không đem lại hiệu qủa kinh tế, vì vậy đến năm 1996 phải ngừng hoạt động
- Năm 1991 nhà máy lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh quy Đài Loan với công suất 2, 12 tấn/1 ca. Sản phẩm này đã phần nào đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng và trở thành một trong những sản phẩm chủ đạo của nhà máy.
- Năm 1995, Công ty bánh kẹo Hải Châu liên doanh với Bỉ, thành lập Công ty liên doanh sản xuất sôcôla, 70% sản phẩm sản xuất ra phục vụ cho xuất khẩu.
- Năm 1996 Công ty lắp đặt 2 dây chuyền sản xuất kẹo của Cộng hoà liên bang Đức:
+ Dây chuyền sản xuất kẹo cứng công suất 2400 kg /ca
+ Dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất 3000 kg /ca
Cũng trong năm này Công ty nghiên cứu đưa công nghệ bột canh iốt vào trong sản xuất.
- Năm 1998 Công ty đầu tư và mở rộng công suất dây chuyền sản xuất của Đài Loan lên gấp đôi.
- Năm 1998- 1999: nâng công suất dây chuyền bánh quy từ 2, 1 tấn/ca lên 3, 2 tấn/ca , đầu tư dây chuyền in phun điện tử, 2 máy đóng kẹo và một số thiết bị khác .
1.2.4: Giai đoạn 4 (2000 - nay)
- Giữa năm 2001: Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất nâng gấp đôi dây chuyền sản xuất bánh kem xốp về mặt năng suất.
- Năm 2000-2001: đầu tư dây chuyền sản xuất sôcôla, số tiền là 7 tỷ đồng làm tài sản của công ty tăng lên hơn 90 tỷ đồng.
- Năm 2002-2003: công ty đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất bánh mềm cao cấp của Hà Lan với công suất 2, 2 tấn /ca.
- Từ ngày 1/1/2005: công ty bánh kẹo Hải Châu đã chính thức cổ phần hoá, chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển.
2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
2.1:Sản phẩm
Bánh các loại: Bánh Hương Thảo, bánh Hướng Dương, bánh Hải Châu, lương khô, bánh quy kem, bánh quy bơ và bánh kem xốp các loại, bánh kem xốp phủ Sôcôla các loại....
Kẹo các loại: Kẹo hoa quả, kẹo cam, kẹo cốm, kẹo sữa dừa, kẹo sữa cứng sôcôla, kẹo tango, kẹo mềm sôcôla...
Bột canh các loại: Bột canh thường, bột canh Iốt, bột canh cao cấp.
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và không có cồn (hiện nay nước uống có cồn không còn kinh doanh nữa như rượu, bia, ...)
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mỳ ăn liền (trước đây).
Kinh doanh vật tư nguyên liệu bao bì ngành công nghiệp thực phẩm.
Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng Công ty được phép kinh doanh như vật tư nguyên liệu của ngành bột mỳ, sữa, mỳ chính không qua uỷ thác xuất khẩu và liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác.
Tính đến thời điểm hiện nay Công ty không còn kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và mỳ ăn liền nữa.
2.2:Thị trường
- Cung: Trong ngành bánh kẹo Việt Nam, công ty bánh kẹo Hải Châu có đối thủ cạnh tranh lớn nhất là công ty bánh kẹo Hải Hà. Ngoài Hải Hà, công ty bánh kẹo Hải Châu còn cạnh tranh với nhiều đối thủ khác như Biên Hoà, Quảng Ngãi, Tràng An, Hữu Nghị, Kinh Đô, Vinabico…, bánh kẹo nhập ngoại từ Singapo, Đài Loan, Mailaixia…
- Cầu: Công ty bánh kẹo Hải Châu đặt tại Hà Nội nhưng sản phẩm Hải Châu có mặt ở thị trường của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi khu vực thị trường có đặc điểm riêng vì vậy công ty bánh kẹo Hải Châu đã phân chia thị trường trong nước theo khu vực địa lý để nghiên cứu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.
Khu vực miền Bắc: Người dân sinh sống tại các tỉnh thành của Miền Bắc có thu nhập thấp nên thị trường phía Bắc rất nhạy cảm về giá. Người Miền bắc thích những sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo về kỹ thuật, có uy tín nhưng giá cả phải “chấp nhận được”, họ thích những màu nhã nhặn, hài hoà song phải toát lên vẻ lịch sự sang trọng và khi mua người miền Bắc thường quan tâm đến trọng lượng sản phẩm
Khu vực miền Trung: Dân cư thuộc khu vực miền Trung có thu nhập thấp, khi mua bánh kẹo họ thường quan tâm đến độ ngọt và hình dáng, đây là thị trường tiềm năng rất phù hợp với các sản phẩm của công ty
Khu vực miền Nam: So với miền Bắc và miền Trung thì người dân miền Nam có thu nhập cao hơn. Người miền Nam nhất là vùng Nam Bộ dành phần lớn thu nhập cho tiêu sài (khoảng 70% -80% thu nhập dành cho ăn uống). Họ ưa ngọt, ưa cay, thích những gam màu nóng (hay màu sặc sỡ) như đỏ, da cam, vàng…
2.3: Công nghệ
Công ty có 6 dây chuyền sản xuất chính gồm 2 dây chuyền sản xuất bánh quy, 2 dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, 1dây chuyền sản xuất kẹo và 1 dây chuyền sản xuất bột canh
Bảng 1: Tình hình trang thiết bị ở Công ty bánh kẹo Hải Châu
Tên thiết bị sản xuất
Công suất thiết kế
Trình độ trang thiết bị
1
Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp (CHLB Đức)
1 tấn /ca
Tự động các công đoạn, bao gói thủ công
2
Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp phủ Sôcôla (Đức)
0, 5 tấn/ca
Tự động các công đoạn sản xuất
3
Dây chuyền sản xuất mềm (CHLB Đức)
3 tấn /ca
Tự động các công đoạn, bao gói thủ công
4
Dây chuyền sản xuất kẹo cứng (CHLB Đức)
2, 4 tấn/ca
Tự động các công đoạn, bao gói thủ công
5
Dây chuyền sản xuất bánh Hải Châu (Đài Loan)
2,5- 3 tấn /ca
Tự động các công đoạn, bao gói thủ công
6
Dây chuyền sản xuất bánh Hương Thảo (Trung Quốc)
2,5- 3 tấn /ca
Thủ công bán cơ khí, nướng lò thủ công.
7
Dây chuyền sản xuất bột canh thường
15 tấn /ngày
Tự động các công đoạn
8
Dây chuyền sản xuất bột canh iốt
2- 4 tấn /ca
Tự động các công đoạn
9
Dây chuyền sản xuất bánh mềm (Hà Lan)
2, 2 tấn/ca
Tự động các công đoạn sản xuất
(Nguồn P -KHVT)
Tuy nhiên, tình hình chung về trang thiết bị vẫn chưa đồng bộ. Bên cạnh những dây chuyền sản xuất hiện đại còn có những dây chuyền sản xuất cũ kỹ, lạc hậu như dây chuyền sản xuất bánh Hương Thảo (Trung Quốc viện trợ 1965) làm chất lượng, mẫu mã chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của thị trường gây ảnh hưởng đến uy tín và thị phần về sản phẩm này của Công ty
Hình 1: Quy trình công nghệ sx bánh
Trộn NVL
Cán thành hình
Nướng
Chọn
Bao gói
Hình 2: Quy trình sx bánh kem xốp
Phối trộn NVL
Ép bánh
Phốt kem
Làm lạnh
Chọn cắt
Chọn cắt
Phú Sôcôla
Làm lạnh
Bao gói
Hình 3: Quy trình sx kẹo
Phối trộn NVL
Nấu
Làm nguội
Trộn hương liệu
Đóng gói
Cắt và bao gói
Vuốt kẹo
Quật kẹo
Hình 4: Quy trình sx bột canh
Rang muối
Xay nghiền
Sàng lọc
Trộn với phụ gia
Bao gói đóng hộp
Trộn với iốt
Trộn với phụ gia
Bao đóng gói hộp
2.4: Nhân sự
Tổng số cán bộ công nhân viên : 804 người (tại thời điểm 31/07/2006)
Trong đó :
- Chuyên viên, kỹ sư (trình độ đại học) : 123 người.
- Cao đẳng, kỹ thuật: 74 người
- Công nhân kỹ thuật: 89 người
- Phổ thông trung học: 518 người
2.5: Vốn
Vốn đầu tư ban đầu: Do chiến tranh đánh phá của Đế quốc Mỹ nên công ty không còn lưu giữ được số liệu đầu tư ban đầu.
Hiện nay số vốn pháp định của công ty là 30 tỷ đồng.
3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty
Hình 5: Sơ đồ bộ máy tổ chức của CTCP bánh kẹo Hải Châu
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Ban điều hành
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng đầu tư XDCB
Phòng tài vụ
Phòng kỹ thuật
Phòng hành chính bảo vệ
Phòng tổ chức
Phòng kinh doanh thị trường
Chi nhánh TP.HCM
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh Nghệ An
Chi nhánh Hà Nội
XN kẹo
XN gia vị thực phẩm
XN bánh cao cấo
XN Quy kem xốp
Bộ máy quản lý của Công ty.
- Số cấp quản lý của Công ty được chia làm hai cấp:
+ Cấp công ty
+ Cấp phân xưởng
Các phòng ban là cơ quan tham mưu cho giám đốc chuẩn bị các quyết định cho Giám đốc chỉ huy sản xuất về kinh doanh
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu hệ thống trực tuyến - chức năng.
- Hội đồng quản trị: Điều hành mọi hoạt động của công ty, ra các quyết định quản trị, thống nhất hoạch định các chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược phát triển của doanh nghiệp...
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có những quyền hạn và nghĩa vụ sau đây:
Kiểm tra các sổ sách chứng từ và tài sản của công ty.
Báo cáo trước đại hội cổ đông về các sự kiện tài chính bất thường sảy ra, những ưu, khuyết điểm trong quá trình quản lý tài chính của Hội đồng quản trị.
- Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Đại Hội Đồng về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty.
-Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật: Quản lý về quy trình công nghệ, nghiên cứu về sản phẩm mới, thiết kế hay cải tiến về mẫu mã bao bì, giúp giám đốc lãnh đạo về mặt sản xuất và phụ trách khối sản xuất, cố vấn khắc phục những vướng mắc từ phòng kỹ thuật trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị.
- Giám đốc kinh doanh: Phụ trách về công tác sản xuất kinh doanh của công ty giúp việc cho Tổng Điám Đốc các mặt sau:
+ Phụ trách về kế hoạch mua sắm vật tư, tiêu thụ sản phẩm, điều độ sản xuất của phòng kế hoạch vật tư, theo dõi thực hiện các công việc xây dựng và sửa chữa cơ bản, qua đó nắm bắt được nhu cầu của thị trường, thông báo cho giám đốc từ đó có quyết định điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và huy động, điều chỉnh hệ thống máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu đó.
+ Phụ trách công tác hành chính quản lý và đời sống và ban bảo vệ.
- Phòng kỹ thuật: Quản lý về quy trình công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, thiết kế hay cải tiến mẫu mã bao bì.Đồng thời quản lý toàn bộ máy móc thiết bị trong công ty, quản lý hồ sơ, lí lịch máy móc thiết bị, liên hệ với phòng KHVT để có những phụ tùng, vật tư dùng cho hoạt động sửa chữa, trình ban giám đốc và phòng KHVT chuẩn bị những phụ tùng cần thay thế, theo dõi việc sử dụng máy móc thiết bị cũng như việc cung cấp điện cho toàn công ty trong quá trình sản xuất.
- Phòng tổ chức: Phụ trách về công tác nhân sự, kế hoạch tiền lương, giúp Tổng giám đốc xây dựng các phương án tổ chức bộ máy cán bộ quản lý, đề ra các giải pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất, tổ chức các khoá học và các hình thức đào tạo khác nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân cũng như cán bộ quản lý.
- Phòng kế toán tài chính: Quản lý công tác kế toán thống kê tài chính, tham mưu cho Tổng giám đốc các công tác kế toán, thống kê, tài chính, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí sản xuất và giá thành, lập các chứng từ sổ sách thu – chi với khách hàng, nội bộ, theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của công ty, báo cáo giám đốc về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh lỗ lãi của công ty, tổng hợp đề xuất giá bán cho phòng kế hoạch vật tư.
- Phòng kế hoạch vật tư: Xây dựng các kế hoạch tiêu thụ sản xuất tác nghiệp, kế hoạch giá thành và tiêu thụ sản phẩm, tham gia xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, quản lý và chịu trách nhiệm cung cấp các loại vật tư, máy móc cũng như phụ tùng thay thế cho quá trình sửa chữa máy móc thiết bị và quản lý các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh
- Phòng hành chính: Quản lý công tác hành chính quản trị, tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác hành chính đời sống quản trị, tổ chức nhà ăn, nhà trẻ, mẫu giáo, y tế, quản lý sức khoẻ, quản lý văn thư, lưu giữ tài liệu.
- Ban bảo vệ: Tổ chức công tác bảo vệ công ty, tham mưu cho Tổng giám đốc về: công tác nội bộ, tài sản, tuần tra canh gác ra vào công ty, phòng ngừa tội phạm, xử lý vi phạm tài sản, tổ chức huấn luyện, bảo vệ, tự vệ, quân sự và thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Ban xây dựng cơ bản: Thực hiện công tác thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng để tiếp nhận máy móc thiết bị mới hoặc để nâng cao hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị cũ, kế hoạch xây dựng dài hạn và ngắn hạn, kế hoạch sửa chữa nhỏ.
- Các Xí nghiệp: Giám đốc xí nghiệp là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mọi hoạt động sản xuất của đơn vị. Các phó giám đốc XN, các nhân viên kinh tế giúp xí nghiệp hoàn thành nhiệm vụ.
4: Những kết quả hoạt động của công ty
4.1: Những kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty
4.1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Dưới đây là bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (2003-2006)
Bảng 8: Kết quả hoạt động sxkd
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
1
Giá trị tổng sản lượng
Triệu đ
152.000
126.021
140.081
145.023
150.139
2
Doanh thu
(không thuế VAT)
Triệu đ
178.855
178.000
194.400
181.585
208.670
3
Lợi nhuận thực hiện
Triệu đ
100%
1.811
2.598
4
Các khoản phải nộp
Triệu đ
6.400
11.475
11.877
12.198
13.417
5
Lao động và thu nhập
Triệu đ
-
Lao động bình quân
Người
1.030
1.080
1.058
852
804
-
Thu nhập bình quân
1.000đ
1.200
1.104
1.150
1.400
1.550
6
Sản phẩm chủ yếu
-
Bánh các loại
tấn
6.650
7.685
7.287
5.477
6.025
-
Kẹo các loại
tấn
1.840
2.275
1.295
758
834
-
Bột canh các loại
tấn
8.350
10.184
10.278
11.624
12.786
Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy Giá trị tổng sản lượng năm 2003 so với 2002 giảm nhưng những năm sau thì tăng dần và khá đều qua các năm. Cụ thể 2006 so với 2005 tăng 3,5%. Doanh thu và lợi nhuận năm 2005 có giảm nhưng đến 2006 do áp dụng công nghệ mới của Đức nên cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng đáng kể. Cụ thể doanh thu 2006 là 208.670 triệu đồng và lợi nhuận là 2.598 triệu đồng.
4.1.2: Tình hình sử dụng tài sản cố định
Bảng 9 : Tình hình sử dụng tài sản cố định của CTCP bánh kẹo hải châu
Các loại máy
móc thiết bị
C/s thiết kê
C/S thực tế
% TT so KH
Nguyêngiá
(tỷ vnđ)
Giá trị còn lại
Hao mòn (%)
Máy gói kẹo cứng
6 tấn /ca
5, 7 tấn/ca
95
0,5
0,25
50
Máy đánh trộn
1 tấn /ca
0, 8 tấn/ca
80
0,325
0
100
D/c bánh mềm
1, 1 tấn/ca
0, 6 tấn/ca
54,6
49
44,1
10
D/c sx sôcôla
2 tấn /ca
1, 1 tấn/ca
55
7
6,3
10
Máy phủ sôcôla
1, 8 tấn/ca
1, 3 tấn/ca
72,2
4,5
0,125
75
Máy ép lương khô
1,35 t/ca
1, 2 tấn/ca
88,9
0,5
0
100
D/c kem xốp
1, 6 tấn/ca
1, 5 tấn/ca
93,4
9
6,75
25
Nhận xét: nhìn vào bảng tình hình sử dụng tài sản của công ty ta thấy thiết bị của công ty còn tương đối mới và hầu hết số thiết bị của công ty là sử dụng chưa hết công suất thiết kế của máy điều này có thể sẽ dẫn tới làm tăng giá thành của sản phẩm do đó sẽ khó cạnh tranh với các công ty khác, hy vọng rằng trong thời gian tới công ty sẽ sử dụng máy đạt hiệu quả hơn để giảm giá thành sản phẩm dẫn tới tiêu thụ tốt hơn nữa.
4.2: Các kết quả hoạt động khác của doanh nghiệp
4.2.1: Chế độ tuyển dụng và đào tạo của công ty
Hiện nay ngoài việc tuyển dụng nhân viên theo quy trình tuyển dụng kiểu Âu -Mỹ công ty còn thực hiện chế độ tuyển dung là lao động đã qua đào dụng và có thể đáp ứng được ngay yêu cầu của công, những sinh viên đã thực tập tại công ty nếu đáp ứng được yêu cầu của công ty thì sau quá trình thực tập nếu họ có nhu cầu vào làm ở công ty thì sẽ được tuyển dụng. Hàng năm công ty có thực hiện chính sách đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên quản lý và thi lên tay nghề cho công nhân.
Tình hình lao động của công ty là tương đối hợp lý về cơ cấu, về mặt nhân viên quản lý thì hầu hết đã có bằng đại học, về công nhân kỹ thuật với tay nghề trung bình là 4/7 nên có thể đáp ứng được công nghệ của công ty. Về mặt tiền lương của công ty và đào tạo luôn luôn khuyến khích được tinh thần làm việc của công nhân nên năng suất lao động của công nhân cũng do đó mà tăng theo. Việc sử dụng theo gian lao động của công ty luôn theo đúng quy định của nhà nước và công tác tuyển dụng của công ty là khoa học đồng thời cũng mang những nét riêng của mình.
4.2.2: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu gồm: Bột mỳ, đường, sữa bột, muối, iốt, các chất phụ gia, xúc tác và chất liệu bao bì như glucose, dầu Shortening, cacao, hương liệu, lêcothin, tinh dầu, vani, bột tỏi, mỳ chính, NaHCO3 bao gói đóng hộp,.....
Trong đó bột mỳ, đường sữa bột và các nguyên vật liệu phụ gia hầu như đều phải nhập từ nước ngoài nên có chất lượng tốt nhưng giá thành còn cao. Công ty đã và đang cố gắng nghiên cứu tìm tòi nguồn nguyên vật liệu thay thế trong nước để hạ giá thành và ổn định nguồn nguyên vật liệu cung cấp
Do vậy, vật liệu ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm, trong đó công tác quản lý nguyên liệu, vật tư cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguyên vật liệu. Công ty luôn chú trọng tới công tác quản lý và sử dụng vật liệu để sản xuất có hiệu quả và tránh lãng phí nguyên vật liệu. Để xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu Công ty căn cứ vào: Định mức của nguyên vật liệu, tình hình thực hiện định mức của các kỳ trước, thành phần, chủng loại sản phẩm, trình độ của công nghệ. Công ty thường xuyên rà soát và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý tiết kiệm cho từng sản phẩm, từng công việc tận dụng phế liệu để đưa vào sản xuất.
- Công tác quản lý kho
Mỗi kho chứa các loại nguyên vật liệu khác nhau và được thủ kho trực tiếp quản lý, hệ thống thiết bị kho để quản lý bao gồm: xe đẩy vận chuyển, cân, thiết bị chống cháy nổ. Nguyên vật liêụ được nhập theo đúng số lượng và chất lượng căn cứ vào hoá đơn kèm phiếu nhập kho nguyên vật liệu được bố trí theo nguyên tắc hợp lý, dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy. Loại bỏ những nguyên vật liệu đã hết hạn sử dụng
- Công tác cấp phát nguyên vật liệu
Công việc cấp phát được tiến hành theo hình thức cáp phát hạn mức. Hàng tháng phòng kế hoạch vật tư, phòng kỹ thuật căn cứ vào kế hoạch sản xuất về khối lượng chủng loại vật tư dùng để sản xuất cũng như có kế hoạch sản xuất dự trữ gối đầu nguyên vật liệu từ đó cấp phát xuống từng phân xưởng.
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1: Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty bánh kẹo hải châu
1.1: Các mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Đây là những nhân tố sẽ chi phối và tác động trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong từng thời kì. Trong thời gian hoạt động của mình, công ty bánh kẹo Hải Châu thường xuyên đưa ra những chiến lược phát triển cho phù hợp với biến động của thực tế do đó luôn làm thay đổi kết quả tiêu thụ. Công ty luôn phải xác định đúng mục tiêu, lựa chọn đúng chiến lược kinh doanh thì khả năng tiêu thụ của công ty sẽ tăng lên rất nhiều, khi đó công ty biết chắc rằng thị trường cần gì và cần bao nhiêu, để từ đó có kế hoạch sản xuất họp lí tránh được tình trạng tồn kho, thúc đẩy tiêu thụ, quay nhanh vòng quay của vốn, tăng doanh thu, giảm bớt các chi phí không cần thiết.
1.2: Sản phẩm, thị trường
1.2.1:Sản phẩm:
Bánh các loại: Bánh Hương Thảo, bánh Hướng Dương, bánh Hải Châu, lương khô, bánh quy kem, bánh quy bơ và bánh kem xốp các loại, bánh kem xốp phủ Sôcôla các loại....
Kẹo các loại: Kẹo hoa quả, kẹo cam, kẹo cốm, kẹo sữa dừa, kẹo sữa cứng sôcôla, kẹo tango, kẹo mềm sôcôla...
Bột canh các loại: Bột canh thường, bột canh Iốt, bột canh cao cấp.
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và không có cồn (hiện nay nước uống có cồn không còn kinh doanh nữa như rượu, bia, ...)
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mỳ ăn liền (trước đây).
Kinh doanh vật tư nguyên liệu bao bì ngành công nghiệp thực phẩm.
Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng Công ty được phép kinh doanh như vật tư nguyên liệu của ngành bột mỳ, sữa, mỳ chính không qua uỷ thác xuất khẩu và liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác.
Tính đến thời điểm hiện nay Công ty không còn kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và mỳ ăn liền nữa.
1.2.2:Thị trường:
- Cung: Trong ngành bánh kẹo Việt Nam, công ty bánh kẹo Hải Châu có đối thủ cạnh tranh lớn nhất là công ty bánh kẹo Hải Hà. Ngoài Hải Hà, công ty bánh kẹo Hải Châu còn cạnh tranh với nhiều đối thủ khác như Biên Hoà, Quảng Ngãi, Tràng An, Hữu Nghị, Kinh Đô, Vinabico…, bánh kẹo nhập ngoại từ Singapo, Đài Loan, Mailaixia…
- Cầu: Công ty bánh kẹo Hải Châu đặt tại Hà Nội nhưng sản phẩm Hải Châu có mặt ở thị trường của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi khu vực thị trường có đặc điểm riêng vì vậy công ty bánh kẹo Hải Châu đã phân chia thị trường trong nước theo khu vực địa lý để nghiên cứu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.
Khu vực miền Bắc: Người dân sinh sống tại các tỉnh thành của Miền Bắc có thu nhập thấp nên thị trường phía Bắc rất nhạy cảm về giá. Người Miền bắc thích những sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo về kỹ thuật, có uy tín nhưng giá cả phải “chấp nhận được”, họ thích những màu nhã nhặn, hài hoà song phải toát lên vẻ lịch sự sang trọng và khi mua người miền Bắc thường quan tâm đến trọng lượng sản phẩm
Khu vực miền Trung: Dân cư thuộc khu vực miền Trung có thu nhập thấp, khi mua bánh kẹo họ thường quan tâm đến độ ngọt và hình dáng, đây là thị trường tiềm năng rất phù hợp với các sản phẩm của công ty
Khu vực miền Nam: So với miền Bắc và miền Trung thì người dân miền Nam có thu nhập cao hơn. Người miền Nam nhất là vùng Nam Bộ dành phần lớn thu nhập cho tiêu sài (khoảng 70% -80% thu nhập dành cho ăn uống). Họ ưa ngọt, ưa cay, thích những gam màu nóng (hay màu sặc sỡ) như đỏ, da cam, vàng…
1.3: Công nghệ
Công ty có 6 dây chuyền sản xuất chính gồm 2 dây chuyền sản xuất bánh quy, 2 dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, 1dây chuyền sản xuất kẹo và 1 dây chuyền sản xuất bột canh
Bảng 1: Tình hình trang thiết bị ở Công ty bánh kẹo Hải Châu
Tên thiết bị sản xuất
Công suất thiết kế
Trình độ trang thiết bị
1
Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp (CHLB Đức)
1 tấn /ca
Tự động các công đoạn, bao gói thủ công
2
Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp phủ Sôcôla (Đức)
0, 5 tấn/ca
Tự động các công đoạn sản xuất
3
Dây chuyền sản xuất mềm (CHLB Đức)
3 tấn /ca
Tự động các công đoạn, bao gói thủ công
4
Dây chuyền sản xuất kẹo cứng (CHLB Đức)
2, 4 tấn/ca
Tự động các công đoạn, bao gói thủ công
5
Dây chuyền sản xuất bánh Hải Châu (Đài Loan)
2,5- 3 tấn /ca
Tự động các công đoạn, bao gói thủ công
6
Dây chuyền sản xuất bánh Hương Thảo (Trung Quốc)
2,5- 3 tấn /ca
Thủ công bán cơ khí, nướng lò thủ công.
7
Dây chuyền sản xuất bột canh thường
15 tấn /ngày
Tự động các công đoạn
8
Dây chuyền sản xuất bột canh iốt
2- 4 tấn /ca
Tự động các công đoạn
9
Dây chuyền sản xuất bánh mềm (Hà Lan)
2, 2 tấn/ca
Tự động các công đoạn sản xuất
(Nguồn P -KHVT)
Tuy nhiên, tình hình chung về trang thiết bị vẫn chưa đồng bộ. Bên cạnh những dây chuyền sản xuất hiện đại còn có những dây chuyền sản xuất cũ kỹ, lạc hậu như dây chuyền sản xuất bánh Hương Thảo (Trung Quốc viện trợ 1965) làm chất lượng, mẫu mã chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của thị trường gây ảnh hưởng đến uy tín và thị phần về sản phẩm này của Công ty
Hình 1: Quy trình công nghệ sx bánh
Trộn NVL
Cán thành hình
Nướng
Chọn
Bao gói
Hình 2: Quy trình sx bánh kem xốp
Phối trộn NVL
Ép bánh
Phốt kem
Làm lạnh
Chọn cắt
Chọn cắt
Phú Sôcôla
Làm lạnh
Bao gói
Hình 3: Quy trình sx kẹo
Phối trộn NVL
Nấu
Làm nguội
Trộn hương liệu
Đóng gói
Cắt và bao gói
Vuốt kẹo
Quật kẹo
Hình 4: Quy trình sx bột canh
Rang muối
Xay nghiền
Sàng lọc
Trộn với phụ gia
Bao gói đóng hộp
Trộn với iốt
Trộn với phụ gia
Bao đóng gói hộp
1.4: Nhân sự
Tổng số cán bộ công nhân viên : 804 người (tại thời điểm 31/07/2006)
Trong đó :
- Chuyên viên, kỹ sư (trình độ đại học) : 123 người.
- Cao đẳng, kỹ thuật: 74 người
- Công nhân kỹ thuật: 89 người
- Phổ thông trung học: 518 người
1.5: Vốn
Vốn đầu tư ban đầu: Do chiến tranh đánh phá của Đế quốc Mỹ nên công ty không còn lưu giữ được số liệu đầu tư ban đầu.
Hiện nay số vốn pháp định của công ty là 30 tỷ đồng.
sản phẩm mới này là những sản phẩm cao cấp có bổ sung các loại vitamin và khoáng chất như canxi, DHA… Kinh Đô hiện đang là đối thủ cạnh tranh lớn của các công ty bánh kẹo trong cả nước trong đó có Hải Châu
2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
2.1: Kết Qủa tiêu thụ sản phẩm của công ty
2.1.1: Theo thị trường
Trong những năm gần đây, mỗi năm sự đòi hỏi, thích ứng về sản phẩm ngày càng tăng. Để hoà nhập với cơ chế thị trường đầy sôi động và sự cạnh tranh giữa các đối thủ ngày càng gay gắt, càng quyết liệt thì công ty đã hình thành một mạng lưới tiêu thụ với khoảng trên 450 đại lí được giải đều khắp 3 miền Bắc – Trung - Nam. Tuy nhiên do tình hình thị trường miền Nam rất phức tạp, do có nhiều công ty sản xuất bánh kẹo ở trong đó và cách xa về mặt địa lí nên việc tiêu thụ sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Châu trên thị trường miền Nam không mấy khả quan mặc dù công ty đã hết sức nỗ lực mở rộng mạng lưới đại lí tiêu thụ vào phía Nam. Biểu sau đây cho ta thấy tình hình tiêu thụ của công ty trên thị trường Hà Nội, miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
Bảng 2 . Tình hình tiêu thụ bánh kẹo theo thị trường
Đơn vị: tấn
TT
Khu vực
2004
2005
2006
S.lượng
%
S.lượng
%
S.lượng
%
1
Hà Nội
2.296
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36649.doc