Lời mở đầu
Nền kinh tế nước ta đang ở giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Việc chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hoạt động theo sự vận hành của cơ chế thị trường đã mở ra một thời kỳ mới đầy những cơ hội phát triển cũng như là những thách thức lớn lao cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế ở Việt Nam.
Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã tham gia tích cực vào hoạt động kinh doanh khôn
69 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản của Công ty sản xuất - Dịch vụ & xuất nhập khẩu nam hà nội (haprosimex saigon), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chỉ bó hẹp ở thị trường nội địa mà còn mở rộng vươn ra thị trường nước ngoài. Trong những năm gần đây, nhờ vào chính sách khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, nhất là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã giúp cho nhiều doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh tốt góp phần đáng kể thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Một trong những doanh nghiệp khá thành công hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nội địa cũng như xuất nhập khẩu đó là Công ty sản xuất - dịch vụ & xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (Haprosimex Sài Gòn).
Công ty Haprosimex Sài Gòn là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương Mại Hà Nội, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản. Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của UBND Thành phố Hà Nội và các cơ quan quản lý cấp trên, Công ty đã không ngừng vận động và phát triển lớn mạnh. Hiện nay, Công ty là doanh nghiệp hạng nhất, hoạt động sản xuất -kinh doanh đa dạng trong đó xuất nhập khẩu là chủ yếu. Công ty đã thiết lập được quan hệ thương mại rộng lớn với khách hàng quốc tế ở 53 nước và khu vực trên thế giới, thương hiệu HAPROSIMEX SAI GON đã được các doanh nhân, thương nhân trên khắp thế giới biết đến và coi trọng
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Haprosimex Sài Gòn :
1. Sự hình thành của Công ty sản xuất - dịch vụ & Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (Haprosimex Sài Gòn) :
Ngày 14-08-1991 có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, có 1 thành viên và chưa có con dấu, với số vốn pháp định chỉ có 50 triệu đồng.
Tháng 1 năm 1992, tiền thân của Công ty sản xuất- dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội là Ban đại diện phía Nam của Liên hiệp Sản xuất - dịch vụ và Xuất nhập khẩu Tiểu thủ công nghiệp Hà Nội được thành lập và đã xin được con dấu, trực thuộc sự quản lý của Liên hiệp sản xuất - dịch vụ & xuất nhập khẩu . Qui mô của Công ty vào thời điểm này còn rất nhỏ bé, khiêm tốn : số lượng cán bộ chỉ có 10 người, với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt: 500.000 USD, doanh số 5 tỷ đồng.
Chức năng nhiệm vụ: thời điểm này Công ty chủ yếu hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Cơ cấu hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu trong thời gian này là hàng thủ công mỹ nghệ, ngoài ra còn có một số hàng nông sản mà chủ yếu là cafê, chè, tiêu, lạc nhân
2. Quá trình phát triển của Công ty Haprosimex Sài Gòn:
2.1. Giai đoạn đầu của Công ty(1992-1998)
Sau khi được thành lập với tên gọi là Ban đại diện phía Nam của Liên hiệp Sản xuất - dịch vụ và Xuất nhập khẩu Tiểu thủ công nghiệp Hà Nội, đến tháng 8 năm 1992 đã đổi tên thành Chi nhánh Liên hiệp Sản xuất - dịch vụ và Xuất nhập khẩu Tiểu thủ công nghiệp Hà Nội. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là 600.000 đồng / tháng. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tăng dần và quy mô của công ty ngày càng lớn
Năm 1993, số lượng cán bộ công nhân viên là 20 người, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên con số hàng triệu USD và đạt 3.100.000 USD, với doanh số là 35 tỷ đồng. Năm 1993, Công ty đã đổi tên thành : Chi nhánh Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Nam Hà Nội. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là 800.000 đồng/ tháng
Năm 1994, số lượng cán bộ công nhân viên là 35 người, kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên đạt ở mức hàng chục triệu USD và đạt 15.000.000 USD, với doanh số kinh doanh của Công ty là 108 tỷ đồng, thu nhập bình quân của mỗi cán bộ là 950.000 đồng/ tháng
Năm 1995, số lượng cán bộ công nhân viên là 50 người, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 14.000.000 USD, với doanh số kinh doanh của Công ty là 95 tỷ đồng, thu nhập bình quân của mỗi cán bộ đã đạt trên 1 triệu đồng/tháng và đạt là 1.050.000 đồng/ tháng
Năm 1996, số lượng cán bộ công nhân viên là 80 người, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 14.500.000 USD, với doanh số kinh doanh của Công ty là 181,125 tỷ đồng, thu nhập bình quân của mỗi cán bộ là 1.100.000 đồng/ tháng
Năm 1997, số lượng cán bộ công nhân viên là 95 người, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 14.500.000 USD, với doanh số kinh doanh của Công ty là 270 tỷ đồng, thu nhập bình quân của mỗi cán bộ là 1.200.000 đồng/ tháng
Năm 1998, số lượng cán bộ công nhân viên là 120người, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 15.000.000 USD, với doanh số kinh doanh của Công ty là 295 tỷ đồng, thu nhập bình quân của mỗi cán bộ là 1.300.000 đồng/ tháng
Qua bảng 1 cho ta thấy, số lượng lao động của Công ty qua các năm đều tăng. Vì đây là giai đoạn đầu hoạt động của Công ty (1992-1998) nên số lượng lao động của Công ty qua các năm đều được bổ sung để đáp ứng được chức năng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng của Công ty. Nhưng sự phát triển lực lượng lao động của Công ty là chưa ổn định, tốc độ phát triển không đồng đều qua các năm, trong đó tốc độ phát triển trong hai năm 1993 và 1998 là khá cao: năm 1993, số lượng lao động tăng 100% so với năm 1992 (tức là tăng gấp hai lần), và năm 1998, số lượng lao động tăng 89 % so với năm 1997
Bảng 1: Tình hình hoạt động của Công ty từ năm 1992-1998
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
Số lao động
(người )
10
20
35
50
80
95
180
Tốc độ tăng
(%)
-
100
75
42,86
60
18,75
89,47
Kim ngạch XNK
triệu USD
0,5
3,1
15
14
14,5
14,5
15
Tốc độ tăng
(%)
-
520
383,87
-6,67
3,57
0
3,45
Doanh số kinh doanh
tỷ đồng
5
35
108
95
181
270
295
Tốc độ tăng
(%)
-
600
208,6
-12,04
90,66
49,07
9,26
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty tăng dần nhanh năm 1992-1998, năm 1992 kim ngạch xuất nhập khẩu mới chỉ đạt 500 nghìn USD thì đến những năm 94-98 kim ngạch xuất nhập khẩu đều đạt hàng chục triệu USD. Kết quả này chứng tỏ Công ty đã đi đúng hướng, đang phát triển mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng. Tuy nhiên tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty qua các năm không đồng đều, trong đó năm 1993 và năm 1994 có tốc độ tăng cao nhất tương ứng là 520% và 384%, các năm 94-98 kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty đều tăng nhưng với tốc độ nhỏ, không đều và chỉ đạt ở mức vài phần trăm.
Theo số liệu tổng kết của bảng trên cho thấy, chỉ riêng năm 1995 doanh số kinh doanh của Công ty đạt 95 tỷ đồng, giảm 13 tỷ đồng so với năm 1994, còn lại doanh số kinh doanh của Công ty qua các năm đều tăng cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đang phát triển khá cao, góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh số kinh doanh qua các năm không đồng đều, tốc độ tăng nhanh trong năm 1993 và năm 1994, từ năm 1996 -1998 doanh số kinh doanh đều tăng nhưng tốc độ tăng lại giảm dần
Hình 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty (1992-1998)
Bảng 2: Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên của Công ty
(Từ năm 1992-1998 )
Năm
Đơn vị tính
Thu nhập bình quân
Tốc độ tăng (%)
1992
đồng/người/tháng
600.000
-
1993
đồng/người/tháng
800.000
33,33
1994
đồng/người/tháng
950.000
18,75
1995
đồng/người/tháng
1.050.000
10,53
1996
đồng/người/tháng
1.100.000
4,76
1997
đồng/người/tháng
1.200.000
9,09
1998
đồng/người/tháng
1.300.000
8,33
Nguồn : Phòng tổ chức hành chính
Theo bảng 2 ta thấy, mức thu nhập của cán bộ công nhân viên của Công ty theo các năm đều tăng phản ánh đời sống của cán bộ công nhân viên đã được quan tâm và không ngừng được cải thiện. Đây là mức thu nhập khá cao so với mặt bằng thu nhập của xã hội. Có được kết quả này là nhờ sự phát triển không ngừng của công ty từ khi được thành lập
2.2. Giai đoạn từ năm 1999-nay:
Đây là giai đoạn phát triển có nhiều biến động của Công ty trên cơ sở sát nhập với các Công ty và xí nghiệp khác.
-Ngày 02/01/1999, theo Quyết định số 07/QĐUB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Chi nhánh Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Hà Nội đã tiến hành sát nhập với Xí nghiệp Phụ tùng xe đạp xe máy Lê Ngọc Hân và Công ty đã đổi tên với tên gọi mới là: Công ty sản xuất - Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội ra đời
Trụ sở chính : 28B Lê Ngọc Hân -Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Có thể nói, sau khi ra đời công ty đã vấp phải rất nhiều khó khăn do đổi mới về cơ chế làm việc, bộ máy tổ chức hành chính và đặc biệt là những khó khăn về con người mới chưa kịp nắm bắt những công việc mới và hoạt động của công ty. Song với một ban lãnh đạo có tài năng và kinh nghiệm cũng như một đội ngũ nhân viên nhiệt tình với công việc, hoạt động kinh doanh của công ty đã dần đi vào thế ổn định. Sau khi sát nhập, số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty là 296 người, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh đạt 19,1 triệu USD và doanh số kinh doanh đạt mức 255 tỷ đồng, trong đó doanh số thực tự doanh (tổng doanh thu) là 96,1 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của một cán bộ công nhân viên là 1.500.000 đồng/tháng
-Năm 2000, số lượng cán bộ công nhân viên và người lao động của Công ty là 332 người, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng và đạt 20 triệu USD, doanh số kinh doanh đạt 286 tỷ đồng, trong đó doanh số thực tự doanh là 139 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là 1.550.000 đồng/tháng
Trước xu thế phát triển chung của thị trường trong và ngoài nước cũng như nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng về vấn đề dịch vụ và đặc biệt là sức ép từ các đối thủ cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, tháng 12/2000, UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 6908/QĐ-UB ngày 12/12/2000 sát nhập Công ty ăn uống dịch vụ bốn mùa vào Công ty sản xuất -XNK Nam Hà Nội, đổi tên Công ty sản xuất -Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội thành Công ty sản xuất-dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội, và chuyển Công ty về trực thuộc Sở Thương Mại để thực hiện quản lý về mặt Nhà nước
Tên giao dịch : Haprosimex Sai Gon
Tên viết tắt : Hapro
Trụ sở giao dịch chính của Công ty: chuyển đến 38-40 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội .
E-mail: hap@fpt.vn & haprosaigon@hn.vnn.vn
Website: http:/www.haprosimexsaigon.com
Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh:
77-79 Phó Đức Chính, Quận 1 TPHCM
E-mail: hap@hcm.vnn.vn & haprosimexsaigon@hcm.vnn.vn
Website:
Công ty sản xuất- dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương Mại Hà Nội, có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập với số vốn pháp định 6 triệu USD, có tài khoản tại ngân hàng ngoại thương, Công ty được sử dụng con dấu riêng theo quy định hiện hành.
-Năm 2001, số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty đã là 500 người, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 20 triệu USD, doanh số kinh doanh đạt 288 tỷ đồng, trong đó doanh số thực tự doanh là 169 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên đạt mức 1.600.000 đồng /tháng
-Năm 2002, số lượng cán bộ công nhân viên và người lao động tăng nhanh và đạt 661 người, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh và đạt 28 triệu USD, thị trường ngày càng được mở rộng, doanh số thực tự doanh là 265 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là 1.650.000 đồng /tháng
Tháng 3/2002 để triển khai dự án xây dựng Xí nghiệp Liên hiệp chế biến thực phẩm Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 1757/QĐ-UB ngày 20/3/2002 về việc sát nhập Xí nghiệp giống cây trồng Toàn Thắng thuộc Công ty giống cây trồng Hà Nội vào Công ty sản xuất - dịch vụ & xuất nhập khẩu Nam Hà Nội. Xí nghiệp giống cây trồng Toàn Thắng có 133 người và với diện tích là 66 ha
Từ khởi điểm với số vốn rất nhỏ bé là 50 triệu đồng nhưng đã được bổ sung tích luỹ từng bước. Cho tới nay, thời gian hoạt động phát triển chưa phải là dài, song hiện nay Haprosimex Sài Gòn là một trong những Công ty sản xuất kinh doanh hàng đầu của thành phố. Cho đến năm 2002 vốn cố định của công ty đã lên đến 20 triệu USD. Công ty đã có trụ sở riêng, văn phòng riêng, kho bãi, nhà xưởng phương tiện đi lại. Tài sản cố định của Công ty gồm có:
*Hai toà nhà trụ sở : một ở Hà Nội và một ở TP HCM
-Trụ sở 38-40 Lê Thái Tổ Hà Nội : 2.160 m2 nhà
-77/79 Phó Đức Chính TP HCM : nhà 7 tầng với 1.000 m2
*Ba nhà xưởng sản xuất thủ công mỹ nghệ và xí nghiệp sản xuất sắt
*Một nhà máy chế biến thực phẩm tại Quận Gia Lâm HN
-Văn phòng 28B Lê Ngọc Hân Hà Nôị : 400 m2 nhà
-Kho, xưởng sản xuất xã An Phú, Thuận An, Bình Dương : Nhà + Kho : 4000 m2 đất 8.000 m2
-Phương tiện xe : 5 chiếc, thiết bị văn phòng hoàn chỉnh
-Hai phòng trưng bầy trong các toà nhà.
Từ năm 1999-2002 là giai đoạn có nhiều sự biến động, số lượng cán bộ công nhân viên tăng nhanh, kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty cũng như doanh số kinh doanh đạt được những kết quả cao, thu nhập của cán bộ công nhân viên của Công ty tăng giúp cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. Sự biến động này được thể hiện qua các bảng sau:
Bảng 3: Tình hình kinh doanh của Công ty từ năm 1999-2002
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1999
2000
2001
2002
Kim ngạch XNK
Triệu USD
19,1
19,3
19,4
28,2
Tốc độ tăng
%
27,33
1,05
0,52
45,36
Doanh số kinh doanh
Tỷ đồng
255
286
288
350
Tốc độ tăng
%
-13,56
12,16
0,7
21,53
Nguồn: Phòng tổng hợp
Theo bảng trên ta thấy, kim ngạch Xuất nhập khẩu của Công ty từ năm 1999-2002 đều tăng nhưng với tốc độ tăng không đồng đều, tốc độ tăng trưởng của năm 2000 và năm 2001 nhỏ, trong khi đó năm 2002 kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng nhanh chóng 33% so với năm 2001. Kết quả này đạt được do Công ty đã nhận thức được vai trò quan trọng của công tác kinh doanh xuất nhập khẩu trong chiến lược phát triển của Công ty
Hình 2 : Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty (1999-2002)
Doanh số kinh doanh của công ty từ năm 1999-2002 đều tăng điều này phản ánh hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển nhưng với tốc độ tăng không đồng đều. Có được kết quả này là nhờ có sự chỉ đạo tận tình của Ban Giám đốc Công ty và mỗi cán bộ công nhân viên đều nỗ lực cố gắng hết mình để đưa công ty ngày càng phát triển trở thành một trong những đơn vị hàng đầu của Thành phố
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 1999-2002 phát triển khá, năm sau đạt kết quả cao hơn so với năm trước, chứng tỏ Công ty đã hoạch định chiến lược kinh doanh đúng hướng. Để có được kết quả như vậy, Công ty đã không ngừng cải tiến, phát triển quan hệ bạn hàng cả trong và ngoài nước nhằm tăng dần doanh thu và lợi nhuận, thu hút nhiều cán bộ công nhân viên có nghiệp vụ và tay nghề cao về với Công ty, từ đó nâng cao uy tín và sự tin tưởng của khách hàng khi làm ăn với Công ty, hiện tại Công ty đã có quan hệ bạn hàng với 53 nước và khu vực trên thế giới
2.3. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Công ty Haprosimex SaiGon:
Theo nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty đã được ghi trong điều lệ Công ty và mục tiêu kinh doanh là đáp ứng nhanh chóng và kịp thời cả về số lượng và chất lượng, dịch vụ cho mọi nhu cầu của khách hàng. Có thể khái quát chức năng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty như sau:
-Xuất khẩu các mặt hàng nông lâm hải sản, thủ công mỹ nghệ dựa trên điều kiện và tiềm năng to lớn về hàng xuất khẩu của các tỉnh
-Nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị vật tư kỹ thuật phục vụ đời sống của nhân dân thủ đô và các tỉnh trong nước
-Mục đích hoạt động của công ty là góp phần phát triển sản xuất thông qua liên doanh liên kết tạo thêm hàng xuất khẩu thu ngoại tệ để nhập khẩu vật tư kỹ thuật, hàng tiêu dùng nhằm phục vụ yêu cầu của sản xuất và đời sống của nhân dân
Nội dung hoạt động của công ty bao gồm:
Công tác xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chính, trọng tâm và là quan trọng nhất có tính chiến lược quyết định sự phát triển của công ty
-Tổ chức sản xuất, khai thác chế biến, kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng Thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản, lâm sản...
-Đưa hàng công nghiệp từ Hà Nội xuống các địa phương, cơ sở các tỉnh phía Nam để trao đổi lấy hàng xuất khẩu
-Công ty được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp, uỷ thác cho các đơn vị kinh tế khác. Công ty có quyền ký kết các Hợp đồng với các tổ chức kinh tế nước ngoài, đồng thời được dự các hội chợ giới thiệu sản phẩm, đàm phán quyết giá mua, giá bán với tất cả các tổ chức kinh tế nước ngoài và các tổ chức kinh tế trong nước
-Sản xuất - kinh doanh các mặt hàng Thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát ...
-Các dịch vụ thương mại, du lịch, khách sạn, ăn uống, quảng cáo
2.4. Ngành nghề kinh doanh (lĩnh vực hoạt động) của Công ty:
Dựa vào mục tiêu hoạt động và chức năng nhiệm vụ của Công ty, các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của Công ty là :
-Năm 1999, những ngành nghề kinh doanh Công ty tham gia:
+Sản xuất kinh doanh hàng nội thất, gia công các mặt hàng phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
+Sản xuất thu mua chế biến(kinh doanh) và xuất khẩu các mặt hàng nông sản, lâm sản, hải sản, khoáng sản, tiểu thủ công mỹ nghệ và hàng công nghiệp
+Nhập khẩu máy móc, thiết bị nguyên vật liệu phục vụ cho các ngành sản xuất và tiêu dùng bao gồm cả ngành sản xuất nước giải khát
+Dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá trong và ngoài nước
+Kinh doanh xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế
+Dịch vụ hội chợ quảng cáo thương mại
+Sản xuất, kinh doanh xe đạp các loại và phụ tùng xe đạp, xe máy
+Kinh doanh khách sạn, vũ trường, dịch vụ ăn uống, du lịch lữ hành
+Đại lý, đại diện cho thuê văn phòng
+Nhập khẩu dây chuyền thiết bị toàn bộ
+Dịch vụ tư vấn thương mại, chuyển giao công nghệ
-Ngày 14/5/2001, Công ty đã đăng ký bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh sau:
+Dịch vụ cung ứng lao động cho các nhu cầu về lao động giản đơn theo nhu cầu xã hội ( theo quyết định số 2717/QĐUB ngày 14/5/2001 của UBND thành phố HN)
Trụ sở giao dịch : như trên
-Ngày 14/11/2001, Công ty đã đăng ký kinh doanh bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh mới: kinh doanh bất động sản ; dịch vụ tư vấn môi giới nhà đất ( theo quyết định số 6817/QĐUB ngày 14/11/2001 của UBND thành phố HN)
-Ngày 3/4/2002, Công ty đã đăng ký bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh: xây dựng dân dụng và công nghiệp ( theo quyết định số 2179/QĐUB ngày 3/4/2002 của UBND thành phố HN)
-Ngày 8/11/2002, Công ty đã đăng ký bổ sung thêm các ngành nghề kinh doanh mới sau:
+Sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được chế biến từ động vật thực vật
+Sản xuất kinh doanh rượu bia, nước uống tinh khiết, các loại nước giải khát
+Sản xuất kinh doanh các loại chè uống
(Có quyết định số 7666/QĐUB ngày 08/11/2002 của UBND Thành phố HN)
II. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Haprosimex Sài Gòn:
1.Sản phẩm:
1.1. Trong lĩnh vực Xuất khẩu
Sản phẩm xuất khẩu chính là yếu tố quyết định sự thành bại của bất cứ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nào. Để đảm bảo cho xuất khẩu, công ty có một nguồn hàng dồi dào cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Hàng xuất khẩu của Công ty hiện nay đã và đang xuất khẩu được sang 53 nước và khu vực trên thế giới. Trong những năm tới công ty sẽ phát triển thêm những mặt hàng xuất khẩu và gia tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đặc biệt là các mặt hàng chủ lực sang các thị truờng cũ và những thị trường mới . Các sản phẩm xuất khẩu chính của công ty như:
-Hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm: mây tre đan lá, gốm sứ, sơn mài, đồ gỗ, thảm các loại, sắt mỹ nghệ, gỗ, gốm mỹ nghệ, hàng thêu...
-Hàng Nông sản bao gồm: tiêu đen, lạc nhân, chè, cà phê, gạo, bột sắn, dừa sấy, quế, hồi, nghệ....
-Hàng công nghiệp nhẹ: giầy dép, túi xách, đồ nhựa, may mặc ..
Trên đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay của công ty
Qua số liệu thống kê bảng 4, giá trị xuất khẩu các mặt hàng của công ty theo các năm đều tăng so với năm trước cho thấy hoạt động xuất khẩu của công ty ngày càng được mở rộng với tốc độ tăng trưởng cao, các mặt hàng xuất khẩu được đa dạng hơn . Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ và mặt hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn (trên 90%) trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp nhẹ khá nhỏ bé (dưới 10%). Từ đó có thể khẳng định được mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty là thủ công mỹ nghệ (chủ yếu là mây tre và gốm sứ) và hàng nông sản (chủ yếu là tiêu, lạc).
Đáng chú ý là giá trị xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ đều tăng qua các năm song tốc độ tăng ngày càng giảm và tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ năm 2000-2002 cũng có xu hướng giảm (năm 2000 là 47,12%, năm 2002 chỉ đạt 37,19% ), phản ánh mức độ cạnh tranh khó khăn của mặt hàng thủ công mỹ nghệ, tuy nhiên công ty vẫn được đánh giá là một trong những đơn vị đứng đầu cả nước về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Trong khi đó tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng nông sản ngày càng tăng (năm 2000 chỉ ở mức 40,44% đến năm 2002 đạt mức 60,77%), đặc biệt là năm 2002 giá trị xuất khẩu mặt hàng nông sản đã tăng đột biến (hơn 60%). Có được kết quả này một phần là nhờ vào biện pháp hỗ trợ tài chính của Nhà nước để khuyến khích xuất khẩu nông sản. Điều này chứng tỏ mặt hàng nông sản ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty và nó cũng phản ánh được sự phát triển mạnh của ngành nông sản
Bên cạnh những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Công ty nói trên, gần đây công ty còn mở rộng xuất khẩu một số mặt hàng và thị trường mới như:
Bảng 5 : Một số mặt hàng xuất khẩu mới của Công ty năm 2002
Đơn vị tính : USD
STT
Mặt hàng
Thị trường
Trị giá
1.
Vách ngăn nội thất bằng sản phẩm trúc
Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ
229.496
2.
Đồ chơi giả làm từ sắt phế liệu
Nhật, Bỉ, TBN, Isaren
109.836
3.
Bộ đồ ăn bằng tre ép
Singapo, Nauy, Đức, Anh, Thái lan, TBN, ý, Canada, Achentina
177.083
4.
Rương bộ 3 đựng quần áo làm từ mây guột
TBN, Bỉ, P.Lan, Đức ý, Isaren, Colombia, Pháp , Đ.Mạch,Hà Lan, Hy Lạp
267.770
5.
Dép sơ mướp
Nhật Bản
346.083
6.
Bộ đồ quà tặng bằng gốm sứ cao cấp
Đức
154.082
1.2. Lĩnh vực Nhập khẩu
Việc nhập khẩu các sản phẩm chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nước giải khát, cho các dự án xây dựng do phòng nhập khẩu, trung tâm XNK Máy & thiết bị, Trung tâm kinh doanh hàng tiêu dùng của Công ty. Bên cạnh đó Công ty cũng tham gia làm dịch vụ nhập khẩu uỷ thác dựa trên nhu cầu của khách hàng trong nước ở tất cả các tỉnh thành
Thị trường hàng Nhập khẩu thường từ các nước Công nghiệp phát triển và mặt hàng nhập khẩu thường là những máy móc kỹ thuật cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty theo yêu cầu của người uỷ thác.
Bảng 6 : Kim ngạch nhập khẩu đối với một số mặt hàng của công ty
Đơn vị tính: USD
STT
Mặt hàng
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1.
Nguyên liệu
4.885.260
3.732.190
2.
NVL Sản xuất
1.856.970
1.418.670
11.617.260
3.
Hàng tiêu dùng
396.530
302.940
722.760
4.
Máy móc thiết bị
401.800
306.960
704.980
5.
Dụng cụ y tế
59.270
45.280
6.
Hương liệu sản xuất
1.455.900
1.897.620
7.
Hương liệu thực phẩm
162.870
162.580
8.
Hóa chất
15.400
15.580
Tổng
9.234.000
7.878.499
13.045.000
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa :
Như đã trình bầy, chức năng và nhiệm vụ trọng tâm của công ty là nằm trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Song với những con người mới, năng động, chủ trương và phương hướng hoạt động mới, công ty nhận thấy rằng không thể bỏ qua thị trường trong nước. Từ định hướng đúng đắn về việc phải quan tâm đến thị trường trong nước, một thị trường tiêu thụ có tiềm năng dồi dào và sức mua lớn (hơn 80 triệu dân). Do vậy, mà những năm gần đây công ty đã bắt đầu có những hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa để mở rộng phạm vi hoạt động của công ty, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và cũng là để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu
Công ty chủ yếu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và chế biến thực phẩm
Đối với thị trường trong nước, Công ty chủ yếu kinh doanh loại hình dịch vụ như ăn uống, giải khát, khách sạn, du lịch, văn phòng cho thuê và tìm kiếm lao động cho các Công ty. Công ty mới triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng sau:
-Các mặt hàng chế biến thực phẩm : như thịt hộp, xúc xích ...
-Các mặt hàng đồ uống : rượu nếp Hapro, các loại nước giải khát ...
Công ty đang có nhiều kế hoạch dự định mở thêm nhiều loại hình dịch vụ khác nhằm tăng mức doanh thu và lợi nhuận, và đang tiến hành chủ trương Cổ phần hoá doanh nghiệp
Bảng 7: Hoạt động kinh doanh và tiêu thụ nội địa
Đơn vị tính: ngàn đồng
STT
Phòng ban
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Phòng Gốm
310.000
450.000
2
Phòng Gỗ
4.350.000
5.650.000
1.700.000
3
Phòng Xuất nhập khẩu II
930.000
1.200.000
4
TT TM-DL-DV Bốn Mùa
2.800.000
2.950.000
5
TT KD hàng TD phía Bắc
3.400.000
6
TT KD hàng TD phía Nam
900.000
7
TT XNK Máy và thiết bị
1.283.000
5.300.000
8
TT Bất động sản
9.700.000
9
Xí nghiệp sắt mỹ nghệ
2.350.000
3.800.000
2. Thị trường :
2.1.Khách hàng nước ngoài : đây là một số khách hàng chủ yếu trong số 53 nước và khu vực có quan hệ bạn hàng
+Châu Âu : Pháp, Đức, Italia, Anh, Bỉ... Đây là một thị trường tương đối khó tính. Đối với thị trường này, khách hàng thường có xu hướng tìm hiểu kỹ mặt hàng mà mình dự định đặt hàng, để tìm ra nơi đáng tin cậy để đặt hàng và nhận chào giá từ các Công ty, từ đó đi đến quyết định đặt hàng đối với Công ty nào và họ thường có xu hướng đặt số lượng nhiều ngay từ đầu.
+Châu á : Nhật, Hồng Kông, Singapo, Malaysia, Trung Đông... Đây là thị trường cực kỳ khó tính, khách hàng thường tìm hiểu kỹ về con người, cách thức tổ chức và cách làm việc, sau đó tìm ra một khách hàng đáng tin cậy để đặt hàng. Lúc đầu, họ thường đặt với số lượng ít sau đó tăng dần lên khi họ cảm thấy nhà cung cấp làm hài lòng họ, điều này đặc biệt đúng với các khách hàng người Nhật. Nắm bắt được điều này, Hapro đã chủ động đưa ra các phương hướng, đối sách phù hợp để bắt kịp với tâm lý của khách hàng. Từ đó tạo cơ sở cho việc ký hợp đồng từ nhỏ đến lớn
+Châu úc : Australia: Thị trường này có vẻ dễ tính hơn so với hai thị trường trên, cách thức làm việc của họ có vẻ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vì làm việc với khách hàng nước ngoài thường có khuôn khổ pháp luật dày đặc nên Công ty cũng chủ động trong việc làm hàng có chất lượng, mẫu mã đẹp nhằm nâng cao uy tín của mình, đồng thời giữ được khách hàng buôn bán lâu dài với Công ty, tạo lòng tin với khách hàng
+Châu Mỹ : Hoa Kỳ, Brazil, Argentina...
Bắc Mỹ có xu hướng làm ăn chặt chẽ. Kinh doanh với thị trường này đòi hỏi phải hết sức cẩn thận để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Công ty luôn có chiến lược cụ thể làm việc để làm sao đạt kết quả cao nhất và thu lợi nhuận
Nam Mỹ thì dễ tính hơn nhưng họ thường thiên về giá cả rẻ mà chất lượng đảm bảo. Chính điều này đòi hỏi Công ty rất cẩn thận với loại khách hàng này để làm sao chi phí bỏ ra rẻ, nhưng cũng đảm bảo về mặt chất lượng
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nước ngoài và mở rộng thị trường kinh doanh, Công ty có 1 số trang Web riêng giới thiệu cho từng mặt hàng vì thực tế giao dịch trên thị trường quốc tế khách hàng thường chọn đối tác kinh doanh chuyên sâu vào một số mặt hàng để mua và cứ 6 tháng /lần sẽ thay đổi mẫu mã hàng trên mạng như:
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ:
Mặt hàng nông sản :
Bảng 8: Giá trị xuất khẩu trên một số thị trường chính:
Đơn vị tính: USD
STT
Nước
1999
2000
2001
2002
1
Singapore
1.656.980
2.656.013
3.974.571
4.282.549
2
Thái Lan
818.003
581.588
633.552
1.686.921
3
Nhật Bản
721.313
993.162
1.197.121
1.505.839
4
Hôngkông
75.315
1.028.267
1.328.415
1.427.395
5
Malaisia
921.391
1.131.093
1.456.715
1.371.856
6
Trung Quốc
-
880.248
579.053
960.489
7
Inđônêsia
1.004.675
199.800
510.929
619.053
8
Trung Đông
-
-
454.159
778.896
9
Tây Âu
449.830
1.084.821
982.686
1.069.768
10
Bắc Âu
508.630
802.953
385.800
680.905
11
Nam Mỹ
442.835
773.256
-
831.029
Tổng cộng
6.659.700
10.131.200
11.503.000
15.214.700
Tốc độ tăng
-
52,13
13,54
32,27
Nguồn: Báo cáo kết quả 1999-2002, Phòng khu vực thị trường
Nhìn chung, thị trường xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây khá ổn định, kim ngạch xuất khẩu trên từng thị trường có xu hướng tăng lên theo từng năm, đặc biệt mặt hàng xuất khẩu sang các thị trường này là thủ công mỹ nghệ và nông sản. Tuy nhiên trên thực tế giá trị xuất khẩu trên từng thị trường vẫn còn ở mức khá thấp so với tiềm năng mà công ty có thể khai thác được, chỉ có một số thị trường như Singapore, Hongkong, Malaysia, Nhật Bản là có mức kim ngạch xuất khẩu khá cao. Trong khi đó với những thị trường lớn như Tây Âu, Bắc Âu, Trung Quốc là những thị trường rất lớn, có tiềm năng cao thì công ty lại chưa khai thác được. Chẳng hạn như giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc -một thị trường có sức tiêu thụ lớn (hơn một tỷ dân) lại chưa vượt quá con số 1 triệu USD/ năm, hay như thị trường các nước Bắc Âu thì kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn còn rất hạn chế trung bình chỉ đạt khoảng trên nửa triệu USD/năm, trong khi đó thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty vẫn tập trung vào khu vực Đông Nam á (Singapore, Malaysia..). Về mặt số lượng thị trường thì kể từ năm 1999 cho đến 2002, số lượng các thị trường mà công ty có mối quan hệ buôn bán đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là việc mở rộng sang các thị trường như Trung Đông, Nga và đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Vì vậy, công ty cần phải luôn xác định được những thị trường nào là thị trường chiến luợc và xuất khẩu mặt hàng gì được coi là mặt hàng mũi nhọn.
Chiến lược thị trường trong những năm tới của Công ty là : Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường kim ngạch xuất khẩu sang nhiều thị trường, giữ vững những thị trường truyền thống, đồng thời phát triển sang các thị trường lớn tiềm năng như thị trường Mỹ, Đông Âu, Châu Phi và Trung Đông. Để có được kết quả cao, điều quan trọng nhất mà công ty phải luôn ý thức được rằng để giữ uy tín và mối quan hệ lâu dài thì giá cả hợp lý và chất lượng hàng hoá phải luôn được đặt lên hàng đầu. Đảm bảo được hai yếu tố này thì công ty có thể giữ được mối quan hệ bạn hàng lâu dài cũng như có thể xâm nhập được vào một thị trường mà có đòi hỏi hết sức khắt khe như Mỹ, Nhật Bản
2.2. Khách hàng trong nước : Công ty có quan hệ bạn hàng với nhiều Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
+ Hàng thủ công Mỹ nghệ và nông sản : Công ty Mây Tre Ngọc Sơn, Công ty Gốm sứ Bát Tràng, Công ty TNHH Đại Lộc, Tổ sản xuất mây tre Huyền Thu, Công ty chè Mộc Châu, Công ty chè Thái Nguyên...
+Trong lĩnh vực dịch vụ Công ty phục vụ tất cả các khách hàng trong nước. ..
Trong thị trường này Công ty chủ động kinh doanh trên tất cả các tỉnh thành, đặc biệt Công ty chú trọ._.ng đến những khu vực đông dân cư và có mức thu nhập cao
Nhìn chung, thị trường hoạt động của Công ty rất rộng lớn, chỉ trong vòng 10 năm Công ty đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn rất nhiều đối tác tin cậy, vừa có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng, vừa tạo điều kiện mở rộng kinh doanh của Công ty, góp phần nâng cao mức thu nhập của anh em cán bộ công nhân viên
3. Bộ máy tổ chức của công ty :
Như đã trình bầy ở trên, sau nhiều lần sát nhập Công ty luôn có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về ngành hàng, đi sâu triển khai một số chức năng nhiệm vụ để phục vụ tốt hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổ chức bộ máy của công ty sản xuất - dịch vụ & xuất nhập khẩu Nam Hà Nội hiện nay được thiết kế theo mô hình phân cấp quản lý và tập trung lãnh đạo nhằm phát huy tối đa năng lực điều hành của các cấp quản lý và khả năng sáng tạo của cán bộ công nhân viên đáp ứng nhanh, chính xác các yêu cầu nhiệm vụ trong sản xuất - kinh doanh. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được thiết kế như sau: Sơ đồ
Ban Giám đốc Công ty bao gồm: Giám đốc và 4 Phó Giám đốc:
-Giám đốc là người đứng đầu công ty được UBND Thành phố Hà Nội bổ nhiệm, là có quyền hành cao nhất, có quyền ra mọi quyết định liên quan đến sự ổn định và phát triển của công ty và là người phải chịu mọi trách nhiệm trực tiếp trước Nhà nước, Sở Thương Mại Hà Nội về việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
-Giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc, các Phó Giám đốc là những người trực tiếp truyền đạt mọi mệnh lệnh và quyết định của Giám đốc tới từng phòng ban và từng cán bộ công nhân viên, được Giám đốc giao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách một mảng hoặc một bộ phận hoạt động của Công ty, bên cạnh đó các Phó Giám đốc còn là người ký Hợp đồng giấy tờ có liên quan khi được Giám đốc uỷ quyền. Hiện nay Công ty có 4 Phó Giám đốc
Phòng tổ chức hành chính: là phòng tổ chức quản lý về lao động tiền lương, thanh tra pháp chế và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Phòng tổ chức hành chính gồm một đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn. Đây là phòng cơ bản thuộc bộ máy hoạt động của bất kỳ công ty nào. Phòng tổ chức hành chính có chức năng nhiệm vụ như sau:
-Có nhiệm vụ tổ chức tuyển dụng, sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả cao lực lượng lao động của Công ty.
-Nghiên cứu, xây dựng, đưa ra các đề xuất và các phương án nhằm thực hiện việc trả lương, phân phối tiền lương, nâng hệ số lương, tiền thưởng hợp cho cán bộ công nhân viên một cách hợp lý để trình Giám đốc.
-Giúp Giám đốc trong việc tổ chức và thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước và công ty đối với cán bộ công nhân viên và người lao động.
Phòng Kế toán tài chính: với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng, hoàn thành tốt những nhiệm vụ được công ty giao, và cũng là phòng cơ bản trong bộ máy hoạt động của công ty. Phòng kế toán tài chính có các chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau:
-Chỉ đạo các công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán ở công ty theo cơ chế quản lý
-Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn nhằm đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty
-Tham mưu cho Giám đốc xét duyệt các phương án kinh doanh có hiệu quả và phân phối thu nhập
-Kiểm tra số liệu thực tế, thủ tục cần thiết của toàn bộ các chứng từ và việc thanh toán tiền hàng. Phòng sẽ hướng dẫn các đơn vị mở sổ sách theo dõi tài sản, hàng hoá, chi phí... xác định lỗ lãi, phân phối lãi của từng đơn vị.
Phòng tổng hợp: được phát triển trên cơ sở Bộ phận tổng hợp. Phòng tổng hợp có các chức năng và nhiệm vụ sau:
-Nghiên cứu đề xuất với GĐ Công ty xây dựng chương trình phát triển ngắn hạn, dài hạn hoặc chuyên đề đột xuất nhằm phát triển : thị trường, ngành hàng, mặt hàng, thương hiệu, ...của Công ty
-Nghiên cứu để tham mưu vận dụng các chế độ chính sách của nhà nước vào hoạt động kinh doanh của Công ty
-Tổng hợp, đôn đốc, kiểm tra các chỉ thị, quyết định, chủ trương của GĐ xuống cấp dưới
-Nghiên cứu, kiểm tra, đề xuất với GĐ nâng cao chất lượng toàn diện
-Đôn đốc, quản lý thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, tiêu chuẩn chất lượng ...đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh, giữ uy tín nhãn hiệu trên thị trường
-Giúp GĐ giải quyết các tranh chấp giữa các phòng ban, đơn vị, giữa đơn vị với khách hàng
-Lưu trữ 1 số tài liệu phục vụ sản xuất kinh doanh
Các đơn vị sản xuất kinh doanh khu vực Hà Nội:
+Phòng Xuất nhập khẩu 1: có chức năng
-Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức kinh doanh Xuất nhập khẩu, dịch vụ Xuất nhập khẩu, dịch vụ giao nhận khu vực phía Bắc. Từng bước mở rộng thị trường, trước mắt là khu vực Hà Nội và vùng phụ cận tiến tới toàn khu vực miền Bắc. Tăng cường tiếp thị, phát triển khách hàng và vùng cơ sở củng cố chữ tín và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
-Xây dựng mô hình tổ chức tinh gọn, có biện pháp điều hành quản lý khách hàng, hợp lý bảo đảm thực hiện nghĩa vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ có hiệu quả cao
-Xây dựng nguồn hàng, tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu các mặt hàng thêu ren, may mặc, đồ nhựa, hàng công nghiệp nhẹ, nông sản, dược liệu
-Làm đại diện nắm thông tin, mẫu mã để phục vụ việc chào bán của các phòng xuất nhập khẩu chuyên mặt hàng khu vực phía Nam
-Nhận làm dịch vụ Xuất nhập khẩu uỷ thác trọn gói hoặc từng phần
-Nhận làm dịch vụ đăng ký tờ khai, làm các thủ tục cho các lô hàng thông quan qua cảng, tổ chức vận chuyển, giao nhận theo sự uỷ nhiệm của khách hàng
-Nhận vận chuyển, bảo quản, giao tới địa điểm chỉ định của khách hàng trong phạm vi khu vực phía Bắc đối với các hàng hoá, vật tư, nguyên liệu, tư trang, vật dụng
+Phòng xuất nhập khẩu 2:
-Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức kinh doanh Xuất nhập khẩu, dịch vụ Xuất nhập khẩu
- Xây dựng nguồn hàng, tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu mặt hàng nông sản
- Nhận làm dịch vụ Xuất nhập khẩu uỷ thác trọn gói hoặc từng phần
+Phòng xuất nhập khẩu 3: được thành lập trên cơ sở phát triển từ Tổ thêu may, tổ chức kinh doanh theo các hướng sau:
-Xuất khẩu hàng thêu ren, may mặc, đan móc...
-Xuất khẩu các hàng tạp phẩm ( trừ mây tre, gốm sứ, thảm, sơn mài, sắt, gỗ)
-Tự khai thác thị trường để xuất nhập khẩu tổng hợp
-Có thể tham gia xuất khẩu các mặt hàng nông sản, dược liệu khi vào vụ
+Phòng Khu vực thị trường: đây là phòng có vai trò và nhiệm vụ hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty, có chức năng:
-Nghiên cứu, khảo sát, tiếp cận thị trường, duy trì và tìm ra nguồn hàng mới, tìm kiếm khách hàng, thực hiện quy trình xử lý thông tin, chào bán hàng xuất khẩu khu vực phía Bắc
-Lên khách hàng, triển khai, theo dõi quá trình thực hiện Hợp đồng Xuất khẩu, tổ chức giao hàng, lập chứng từ thanh toán, giải quyết tranh chấp
-Thực hiện xúc tiến thương mại, công tác lễ tân và xã giao đối ngoại
-Quảng cáo, tiếp thị, hội chợ, quản lý phòng mẫu
-Phối hợp chặt chẽ với phòng đối ngoại để đảm bảo giao dịch, chào bán theo khu vực không chồng chéo, thực hiện tốt chính sách khách hàng của Công ty
Mối quan hệ giữa các phòng xuất nhập khẩu 1, 2, 3, 4 với phòng khu vực thị trường: Là các phòng trực tiếp chịu trách nhiệm triển khai các hợp đồng mà phòng khu vực thị trường đã ký kết được với khách hàng nước ngoài, đảm bảo chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng đúng như quy cách mà khách hàng nước ngoài yêu cầu. Các phòng xuất nhập khẩu còn làm công tác khảo sát, tìm kiếm mẫu mã mới, độc đáo để phòng khu vực thị trường chủ động chào bán, tìm kiếm khách hàng. Các phòng xuất nhập khẩu là cầu nối giữa công ty với các cơ sở sản xuất, là các phòng hiểu rõ nhất về các thuận lợi, khó khăn mà cơ sở đang gặp phải qua đó sẽ báo cáo, tham mưu cho lãnh đạo công ty để công ty có các biện pháp hỗ trợ giải quyết kịp thời.
+Phòng quảng cáo:
-Chủ động xây dựng chiến lược, trực tiếp tổ chức thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, thúc đẩy thị trường sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài
-Nghiên cứu thiết kế, cái tiến, tạo mẫu mã hàng hoá, bao bì, kiểu dáng, nhãn hiệu đáp ứng nhu cầu thị trường
-Tổ chức quảng bá, trưng bầy, giới thiệu sản phẩm tại các phòng triển lãm, tổ chức hộc chợ trong nước
-Đặc trách khâu in ấn phẩm quảng cáo, catalogue
+Trung tâm kinh doanh hàng tiêu dùng: kinh doanh nội địa các mặt hàng gia dụng, tiêu thụ các sản phẩm gia dụng do công ty sản xuất ra để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ sau:
-Xây dựng, khai thác nguồn hàng để tổ chức kinh doanh bán buôn, bán lẻ hàng tiêu dùng và hàng công nghệ thực phẩm
-Nhận nhập uỷ thác hoặc làm đại lý phân phối tiêu thụ cho các hãng sản xuất trong và ngoài nước
-Nghiên cứu đề xuất để mở rộng mặt hàng mới bằng cách nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng để cung cấp cho thị trường
-Tổ chức hệ thống đại lý bán hàng trong thành phố và các tỉnh, thành phố khác trên phạm vi cả nước
-Trung tâm là đơn vị hạch toán báo sổ, lấy thu bù chi, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả
+Trung tâm xuất nhập khẩu máy và thiết bị : nhập khẩu các thiết bị máy móc cho công ty, bên cạnh đó cũng nhận nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị và cá nhân trong nước có nhu cầu. Trung tâm có chức năng nhiệm vụ:
-Chủ động xây dựng thị trường, tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước, tiến hành thương thảo các điều kiện kinh doanh trên cơ sở an toàn và đúng pháp luật
-Lập phương án kinh doanh theo từng thương vụ và trình Giám đốc hoặc cán bộ được uỷ quyền duyệt
-Xây dựng Hợp đồng KT trên cơ sở phương án kinh doanh trình Giám đốc hoặc cán bộ được uỷ quyền duyệt
-Tổ chức thực hiện Hợp đồng đã ký kết
-Thực hiện thanh lý Hợp đồng và đánh giá kết quả kinh doanh cho từng thương vụ cụ thể
-Xây dựng và quản lý phòng trưng bầy, quảng cáo giới thiệu, quy trình công nghệ, dịch vụ và chức năng tư vấn của thị trường
-Tổ chức sắp xếp và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ kinh doanh
+Trung tâm thương mại -dịch vụ - du lịch Bốn mùa:
-Tổ chức sản xuất, chế biến xây dựng mạng lưới để kinh doanh mặt hàng kem Bốn mùa truyền thống và các mặt hàng ăn uống, nước giải khát khác cho khách du lịch Hồ Gươm
-Tổ chức kinh doanh các mặt hàng công nghệ phẩm, thực phẩm công nghệ hàng tiêu dùng phục vụ đời sống
-Tổ chức kinh doanh văn phòng, phòng nghỉ, du lịch, các dịch vụ khác
-Thực hiện các dịch vụ nội bộ theo yêu cầu của Công ty
+Xí nghiệp Gốm Chu Đậu(tỉnh Hải Dương):
-Sản xuất các mặt hàng gốm mỹ nghệ để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu và kinh doanh nội địa
-Sản xuất hàng mẫu theo yêu cầu trưng bầy và chào bán
+Xí nghiệp sinh thái
-Tổ chức quy hoạch xây dựng khu sinh thái trên diện tích mặt bằng hiện có để thu hút khách vãng lai, khách nghỉ cuối tuần, khách du lịch trong và nước ngoài với các dịch vụ : trồng và kinh doanh hoa cây cảnh, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ, kinh doanh ẩm thực, quà tặng, thể thao vui chơi giải trí
-Có kế hoạch đầu tư đơn giản độc đáo mang tính dân tộc truyền thống tạo môi trường hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch và khách nghỉ bằng cảnh quan thiên nhiên sạch đẹp, không khí trong lành, hoa lá tốt tươi, món ăn dân dã phù hợp với thị hiếu của khách
-Tổ chức khu điều dưỡng sức khoẻ và chữa bệnh bằng thảo dược có chất lượng cao, đúng pháp luật
-Xây dựng kế hoạch và triển khai các mảng hoạt động của khu sinh thái từng bước vững chắc và tiến tới phát triển thành điểm du lịch sinh thái với các dịch vụ hoàn hảo
-Xí nghiệp là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng và có tài khoản tại Ngân hàng, xí nghiệp hoạt động trên nguyên tắc lấy thu bù chi, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả
+Xí nghiệp liên hiệp chế biến thực phẩm Hà Nội:
-Tổ chức quy hoạch vùng nguyên liệu để sản xuất chế biến các mặt hàng thực phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, các loại ngũ cốc ,rau quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị dây chuyền hiện đại đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm
-Xây dựng nhãn hiệu độc quyền "Hapro" cho các sản phẩm chế biến thực phẩm Hà Nội của xí nghiệp
-Xây dựng kế hoạch sản xuất -kinh doanh, tổ chức bố trí nhân sự phù hợp với nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả cao nhất
-Tổ chức hệ thống bán hàng
-Nghiên cứu nhu cầu thị trường
-Hạch toán phụ thuộc
Các đơn vị sản xuất kinh doanh khu vực phía Nam
+Phòng nhập khẩu : với chức năng chủ yếu là tìm nguồn hàng nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị, ngoài ra phòng nhập khẩu có thể tham gia hoạt động xuất khẩu
+Phòng nông sản : chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng nông sản, xây dựng nguồn hàng ổn định và tìm kiếm khách hàng.
Do mặt hàng nông sản thường xuyên có biến động về giá và mức độ biến động cao, hơn nữa số lượng, chất lượng hàng hoá lại phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên, hàng hoá khó bảo quản mau hỏng nên quá trình chào bán cũng như thực hiện hợp đồng đòi hỏi phòng nông sản phải tính toán kỹ lưỡng, dự đoán nhanh nhạy, tránh tối đa rủi ro tổn thất
+Phòng thủ công mỹ nghệ: được giao nhiệm vụ tổ chức và xây dựng nguồn hàng thủ công mỹ nghệ, tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu, xây dựng hệ thống đại lý kinh doanh
+Xí nghiệp sản xuất hàng sắt mỹ nghệ (Bình Dương):
-Tổ chức sản xuất các mặt hàng sắt, tre mỹ nghệ ... để tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu theo yêu cầu của Công ty
-Thực hiện kho hàng - tiếp nhận hàng hoá, tổ chức kiểm hoá, tái chế, đóng container phục vụ yêu cầu Xuất khẩu theo khách hàng của Công ty
-Sản xuất hàng mẫu theo yêu cầu trưng bầy và chào bán
-Xí nghiệp là một đơn vị hạch toán báo sổ, lấy thu bù chi, đảm bảo chi phí và giá thành hợp lý nhất phục vụ nghiên cứu Kinh doanh của Công ty
Ngoài ra Công ty còn tổ chức theo mô hình đa sở hữu, thành lập một số công ty cổ phần như: Xí nghiệp gốm sứ cổ phần Bình Dương, Công ty cổ phần Mành trúc Hapro- Bình Minh
4. Cơ cấu lao động:
Trong những năm qua, công ty luôn có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức sau các cuộc sát nhập, lực lượng cán bộ công nhân viên của công ty cũng có sự biến động để phù hợp với tình hình hoạt động thực tiễn
Bảng 9: Số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty (1999-2002)
Năm
Đơn vị
1999
2000
2001
2002
Số lao động
Người
296
332
500
750
Tốc độ tăng(%)
%
64,44
12,16
50,60
50
Nguồn : Phòng tổ chức hành chính
Qua số liệu bảng trên, có thể thấy được rằng số lượng cán bộ công nhân viên qua các năm đều tăng, chứng tỏ nguồn nhân lực của Công ty được bổ sung thường xuyên, dồi dào, nhưng không đều qua các năm trong đó năm 1999 có tốc độ tăng cao nhất (64,44 %) so với năm 1998. Tháng 3 năm 2002 sau khi sát nhập Xí nghiệp giống cây trồng Toàn Thắng Công ty tiếp nhận thêm 133 lao động và đưa số lượng cán bộ công nhân viên toàn công ty lên 750 lao động. Mặc dù phát triển nhanh về lực luợng lao động xong công ty đã triển khai kịp thời các giải pháp phát triển sản xuất - kinh doanh và bố trí việc làm cho 100% số lao động, 133 lao động nông nghiệp tại Xí nghiệp Toàn Thắng được đào tạo và điều chuyển về các phòng ban của công ty. Sự tăng lên về số lượng nhân viên qua các năm là kết quả của công tác thực hiện chủ trương của Ban Giám đốc Công ty đã tiến hành triển khai đầu tư sản xuất, mở rộng các ngành nghề kinh doanh như Xí nghiệp Gốm Chu Đậu, Xí nghiệp Liên hiệp thực phẩm, các hoạt động dịch vụ... Chính vì vậy đã thu hút được nhiều cán bộ và người lao động và tổ chức sắp xếp lao động hợp lý hơn. Không những lực lượng lao động của công ty tăng lên về số lượng mà về chất cũng được nâng cao.
Cơ cấu cán bộ công nhân viên của công ty được bố trí như sau :
Bảng 10: Cơ cấu lao động của công ty theo giới tính
Giới tính
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
GT (người)
TT (%)
GT (người)
TT (%)
GT (người)
TT (%)
Nam
192
57,8
275
55
416
60
Nữ
140
42,2
225
45
278
40
Tổng
332
100
500
100
694*
100
Nguồn: Báo cáo phòng tổ chức hành chính
*Số liệu trên không bao gồm lao động hợp đồng không chính thức
Cơ cấu lao động theo giới tính: lực lượng lao động là nam giới chiếm tỷ trọng lớn hơn so với lực lượng lao động nữ giới một phần là do khối lượng công việc của công ty rất nặng, đòi hỏi phải có những cán bộ năng động rất phù hợp với nam giới
Bảng 11: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Độ tuổi
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
GT (người)
TT (%)
GT (người)
TT (%)
GT (người)
TT (%)
<30
152
45,78
245
49
300
54,75
30-40
67
20,18
107
21,4
149
21,47
40-50
70
21,08
110
22
124
17,87
50-60
43
12,96
38
7,6
41
5,91
Tổng
332
100
500
100
694
100
Cơ cấu lao động theo độ tuổi: công ty có một lực lượng cán bộ công nhân viên trẻ (dưới 30 và 30-40) chiếm tỷ trọng lớn cho thấy đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty ngày càng được trẻ hoá bên cạnh đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm công tác lâu năm có trình độ cao đặc biệt là kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh hàng xuất khẩu nên công ty đã đạt được những kết quả tốt trong quá trình kinh doanh.
Bảng 12: Cơ cấu lao động theo trình độ
Trình độ
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
GT (người)
TT (%)
GT (người)
TT (%)
GT (người)
TT (%)
Trên đại học
0
0
4
0,8
6
0,86
Đại học
85
25,6
124
24,8
155
22,33
Cao đẳng
14
4,22
16
3,2
18
2,6
Tại chức
23
6,93
27
5,4
31
4,47
Công nhân KT
21
6,32
35
7,0
51
7,35
Lao động PT
189
56,93
294
58,8
433
62,39
Tổng
332
100
500
100
694
100
Cơ cấu lao động theo trình độ: cùng với sự gia tăng quy mô lực lượng cán bộ công nhân viên, lực lượng cán bộ công nhân viên có trình độ cao được nâng lên. Lực lượng cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng tăng lên qua các năm chứng tỏ công ty đang rất chú trọng sử dụng những đội ngũ cán bộ có trình độ, năng động để đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Số lượng lao động có trình độ phổ thông và công nhân kỹ thuật tăng nhanh qua các năm để bổ xung cho lực lượng lao động tại các xí nghiệp mà công ty mới xây dựng. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ có trình độ trên Đại học còn khiêm tốn: năm 2000: chưa có cán bộ nào có trình độ trên Đại học, năm 2001 có 4 cán bộ, năm 2002 có 6 cán bộ. Trong những năm tới cùng với sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đòi hỏi phải có nhiều hơn nữa những cán bộ có trình độ cao.
Công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng, phát triển do vậy mà quy mô lao động sẽ còn thay đổi nhiều qua từng năm
Nhờ hoạt động kinh doanh của công ty đạt kết quả tốt, đời sống cán bộ công nhân viên cũng ngày càng được ổn định hơn với mức thu nhập khá.
Bảng 13: Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên từ 1999-2002
Năm
Đơn vị tính
Thu nhập bình quân
% thực tế so với kế hoạch
Tốc độ tăng (%)
Kế hoạch
Thực tế
1999
đồng/người/tháng
1.400.000
1.500.000
107,14
15,38
2000
đồng/người/tháng
1.550.000
1.550.000
100
3,33
2001
đồng/người/tháng
1.550.000
1.600.000
103,22
3,22
2002
đồng/người/tháng
1.650.000
1.650.000
100
3,13
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Qua bảng 13 cho thấy mức lương của cán bộ công nhân viên từ 1999-2002 đều tăng, tuy việc tăng lên là không đồng đều qua các năm. Mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên của Công ty đạt ở mức khá cao so với mặt bằng thu nhập chung của lao động xã hội . Mặc dù phát triển nhanh về lực lượng lao động song công ty đã triển khai kịp thời các giải pháp phát triển sản xuất -kinh doanh vàbố trí 100% cán bộ công nhân viên đều có đủ việc làm và với thu nhập ổn định. Điều này chứng tỏ Công ty không những mở rộng được thị trường trong và ngoài nước, tăng được doanh thu, tăng được giá trị XNK qua từng năm mà còn đem lại cho Công ty một mức lợi nhuận lớn hơn, từ đó đem lại cho cán bộ công nhân viên trong Công ty một mức thu nhập cao hơn, nhờ đó đời sống cán bộ công nhân viên đã được cải thiện, kích thích mọi người làm việc hăng say, năng động hơn và trung thành gắn bó với Công ty lâu dài.
Công ty luôn quan tâm chăm lo đến quyền lợi của cán bộ công nhân viên, họ được phát huy quyền dân chủ thông qua tổ chức công đoàn và dân chủ trực tiếp của người lao động, được tham gia đóng góp ý kiến thông qua các Đại hội công nhân viên chức, các hội nghị chuyên môn, các cuộc tổ chức thảo luận phát huy sáng tạo của tập thể và cá nhân để nâng cao hiệu quả lao động, qua đó giúp bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng ...
5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần đây
Bảng 14 : Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm
Đơn vị tính : nghìn đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Tổng doanh thu (DT)
96.139.410
138.207.5601
168.719.790
270.332.020
Trong đó:DT hàng XK
92.753.757
120.377.447
157.044.795
233.580.080
2
DT thuần
96.139.410
138.207.561
168.719.790
270.332.020
3
Giá vốn hàng bán
78.908.126
113.135.784
138.559.459
221.672.256
4
Lợi tức gộp
17.231.283
25.071.776
30.160.331
48.659.764
5
Chi phí
-Chi phí bán hàng
-Chi phí quản lý DN
16.894.616
12.870.745
4.023.871
24.059.879
21.053.848
3.006.031
27.104.216
20.979.807
6.124.409
47.432.378
33.848.185
9.880.936
6
LN thuần từ HĐKD
336.667,530
1.011.897
3.056.116
4.930.643
7
LN HĐTC
-Thu nhập HĐTC
-Chi phí HĐTC
781,379
781,379
0
7.518,191
12.961,318
5.443,127
-1.444.886
15.429,792
1.460.315,49
-3.180.804
33.968
3.214.772
8
LN bất thường
-Thu nhập bất thường
-Chi phí bất thường
3.652,999
48.000
44.347,001
0
150
150
0
161
161
0
9
Tổng LN trước thuế
341.101,908
1.019.415,19
1.611.380,21
1.750.000
10
Thuế TNDN
109.152,611
326.212,862
515.641,666
560.000
11
LN sau thuế
231.949,297
693.202,331
1.095.738,54
1.190.000
Nguồn : Phòng kế toán tài chính
Bảng 15: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua các năm
Đơn vị tính : nghìn đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
TSLĐ và ĐT ngắn hạn
5.931.970
19.200.988
28.718.538
33.976.719
Tiền
643.394
2.329.875
4.193.260
5.776.042
Các khoản phải thu
1.886.473
13.207.314
19.721.069
20.386.031
Hàng tồn kho
1.948.761
3.864.046
3.630.574
4.077.206
Tài sản lưu động khác
1.453.372
599.753
1.173.635
3.737.440
2
TSCĐ và ĐT dài hạn
5.910.853
8.727.038
19.858.607
23.494.591
Tài sản cố định
5.910.853
8.727.038
18.361.703
21.723.613
CáckhoảnĐTTC dài hạn
0
0
0
Chi phí XDCB dở dang
0
0
1.469.613
1.738.681
Các khoảnkýquỹdàihạn
0
0
27.291
32.297
3
Tổng cộng tài sản
11.842.823
27.928.026
48.577.145
57.471.310
4
Nợ phải trả
6.947.040
22.230.438
40.605.604
48.726.729
5.
Nguồn vốn chủ sở hữu
4.895.783
5.697.588
7.971.541
8.744.585
Nguồn vốn kinh doanh
Trđó:-Ngân sách cấp
-Tự bổ xung
4.649.582
4.638.408
11.174
4.849.582
4.838.408
11.174
5.824.490
5.772.201
52.289
6.527.612
6.464.865
62.747
Chênh lệch tỷ giá
0
177.458
647.131
770.086
Quỹ phát triển KD
198.392
400.440
628.067
772.524
Quỹ dự trữ tài chính
33.907
94.521
124.551
146.970
Lãi chưa phân phối
0
0
432.030
Qũy khen thưởng, phlợi
4.567
166.251
305.936
518.057
Nguồn vốn ĐT XDCB
9.336
9.336
9.336
9.336
6.
Tổng cộng nguồn vốn
11.842.823
27.928.026
48.577.145
57.471.310
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tài sản của công ty qua các năm đều tăng, giá trị tài sản cố định và tài sản lưu động đều tăng lên phản ánh quy mô của công ty ngày càng lớn. Nguồn vốn kinh doanh của công ty được tăng theo các năm chủ yếu là do tăng nguồn vốn ngân sách cấp. Nguồn vốn kinh doanh của công ty phần lớn là từ ngân sách Nhà nước cấp (chiếm khoảng 98%) bên cạnh nguồn vốn tự bổ sung nhỏ bé cho thấy mức độ tự chủ về vốn thấp. Nguồn vốn công ty thực hiện hoạt động kinh doanh chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn do nhà nước cấp
Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được kết quả cao, doanh thu đều tăng qua các năm và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đặt ra
Bảng 16: Doanh thu của công ty từ năm 1998-2002
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu
% thực hiện so với kế hoạch
Tốc độ tăng so với năm trước (%)
Kế hoạch
Thực hiện
1998
45
48
106,67
-
1999
52,7
96,1
182,35
100,21
2000
116
139
119,83
44,64
2001
160
169
105,63
21,58
2002
191
270
141.36
59,76
Nguồn: Báo cáo kết quả năm 1998-2002
Năm 1999 là năm công ty thu được những thắng lợi to lớn, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong những năm tiếp theo với những kết quả ngoài sự mong đợi của ban lãnh đạo công ty. Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra, doanh thu năm 1999 công ty đã thực hiện đạt 182,35% so với chỉ tiêu kế hoạch. Năm 2000, 2001, 2002 công ty đều vượt mức kế hoạch đặt ra. Doanh thu của công ty qua các năm đều tăng với tốc độ cao, trong đó nổi bật là năm 1999 tốc độ tăng doanh thu đạt trên 100%, năm 2000 doanh thu tăng 44,64% so với năm 1999, năm 2001 doanh thu tăng 21,58% so với năm 2000, năm 2002 doanh thu tiếp tục tăng trên 50% so với năm 2001. Trong những năm tới với chiến lược phát triển của mình, công ty sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh chắc chắn doanh thu của công ty sẽ tăng cao hơn nữa
Bảng 17: Chi phí kinh doanh theo yếu tố
Đơn vị tính : nghìn đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1.
Chi phí quản lý DN
4.872.415
3.652.320
6.124.409
9.880.936
Lương+thưởng
1.221.760
362.916
1.727.598
2.788.000
Điện thoại+telex+fax+VPP
836.684
841.801
1.533.472
2.473.000
Chi phí giao dịch
175.984
695.661
420.036
678.000
Thuê nhà, kho, KHCB
973.543
371.004
864.078
1.094.000
Công tác phí
802.052
278.062
950.622
1.534.000
Bảo hiểmXH, kinh phí ngành
700.815
784.863
628.603
860.000
Chi phí hành chính khác
161.576
318.013
0
154.000
2.
Chi phí bán hàng
12.870.745
21.053.848
20.979.806
33.848.185
3.
Tổng cộng
17.743.159
24.706.168
27.104.216
43.729.121
4.
Tốc độ tăng chi phí quản lý(%)
-
-25,04
67,69
-
5.
Tốc độ tăng chi phí bán hàng(%)
-
63,58
-0,35
-
6.
Tốc độ tăng tổng chi phí(%)
-
39,24
9,71
61,34
Nguồn : Phòng kế toán tài chính
Theo số liệu bảng trên, ta thấy chi phí kinh doanh của công ty qua các năm đều tăng lên theo sự tăng lên về quy mô tổ chức cũng như quy mô hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công ty luôn cố gắng tìm ra các biện pháp nhằm tối thiểu hoá chi phí kinh doanh để tối đa hoá lợi nhuận
Bảng 18: Lợi nhuận của công ty
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
LN thuần từ hđ SXKD
336.667.530
1.011.897.002
3.056.115.908
-4.930.643.000
LN thuần từ hđ tài chính
781.379
7.518.191
-1.444.885.702
-3.180.804.000
LN thuần từ hđ bất thường
3.652.999
0
150.000
161.000
Tổng lợi nhuận
trước thuế
341.101.908
1.019.415.193
1.611.380.206
1.750.000.000
Kế hoạch
220.000.000
485.000.000
1.250.000.000
1.500.000.000
LN sau thuế
231.949.297
693.202.331
1.095.738.540
1.190.000
% thực hiện so với kế hoạch
155,05
210,19
128,91
116,67
Tốc độ tăng LN
70,55
198,86
158,06
108,61
Nguồn : Phòng kế toán tài chính
Lợi nhuận của công ty từ năm 1999-2002 đều tăng và vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, chứng tỏ công ty đã không ngừng phát triển, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, làm ăn có lãi lớn. Trong đó lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận (chiếm trên 95 %), còn lợi nhuận thu từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường là khiêm tốn, nhỏ bé. Với chiến lược phát triển của công ty trong những năm tới, lợi nhuận của công ty chắc sẽ tăng cao, đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách của nhà nước
Công ty sản xuất -dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội luôn coi xuất nhập khẩu hoạt động kinh doanh chính của công ty nên ban lãnh đạo công ty luôn tập trung mọi nguồn lực và sự quan tâm tới hoạt động xuất nhập khẩu.
Bảng 19: Thực trạng kim ngạch XNK của Công ty
Đơn vị tính : USD
STT
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Kim ngạch Xuất khẩu
10.131.256,41
11.503.474
15.214.740
2.
Kim ngạch Nhập khẩu
9.234.058,84
7.878.499
13.045.300
3.
Tổng Kim ngạch XNK
19.365.315,25
19.381.973
28.260.040
4.
Tỷ trọng XK/ồXNK(%)
Tỷ trọng NK/ồXNK(%)
52,32
47,68
59,35
40,65
53,84
46,16
5.
%thực hiệnso với năm trước
-Kim ngạch XK(%)
-Kim ngạch NK(%)
-Kim ngạch XNK(%)
144,73
76.31
101,39
113,54
85,32
100,10
132,27
165,58
145,80
Nguồn: Phòng tổng hợp
Hình 5: Kim nghạch xuất nhập khẩu của công ty (2000-2002)
*Từ năm 1999, sau khi công ty có một loạt những sự thay đổi và bổ sung về mặt nhân sự, cải cách và đổi mới cách thức hoạt động kinh doanh của công ty đã thực sự có bước đột phá và tìm được một chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong và ngoài nước
*Bước vào năm 2000, với những thành quả đáng khích lệ của năm 1999 là một thuận lợi không nhỏ của công ty đồng thời cũng là một sức ép khá lớn cho cán bộ công nhân viên công ty trong việc duy trì và phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được. Với đà phát triển của năm 1999, công ty đã mạnh dạn đặt ra chỉ tiêu 20 triệu USD cho kim ngạch xuất nhập khẩu và thực tế đã hoàn thành kế hoạch và tăng so với năm 1999 là 1%.
*Bước vào năm 2001, với những thành tựu khả quan của năm 2000 nhưng không phải ít những khó khăn:
-Năm 2001 hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế thế giới tiếp tục giảm sút, tác động của thảm hoạ ngày 11/9/2001 xẩy ra trên nước Mỹ đã làm tê liệt nhiều hoạt động kinh tế của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Giá mặt hàng nông sản giảm liên tục.
-Do chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của Nhà nước ta những năm gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu đặc biệt là mặt hàng thủ công mỹ nghệ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong và ngoài nước
-Thị hiếu về mặt hàng lại thay đổi nhanh chóng trong khi đó khả năng đáp ứng nhu cầu mẫu mã của công ty còn chậm
-Công ty phải đối phó trước sự tràn ngập của hàng hoá Trung Quốc vốn có ưu thế rẻ, mẫu mã đa dạng cộng với sự biến động trên thị trường tiền tệ Châu Âu cũng làm giảm sức mua
Tuy nhiên do đã xác định kinh doanh xuất nhập khẩu là loại hình kinh doanh có tính chất chiến lược quyết định sự phát triển của công ty, việc xây dựng thị trường nước ngoài là yêu cầu cấp bách và liên tục cần được đầu tư thích đáng nên năm 2001 công ty vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng năm sau c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC530.doc