Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai

ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia đều được lấy kinh tế làm thước đo tiêu chuẩn với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội phồn vinh. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp là một ngành quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế không chỉ đối với nước ta mà với nhiều nước trên thế giới. Muốn phát triển kinh tế thì nông nghiệp là một trong những lĩnh vực cần đặc biệt quan tâm và “Nhận thức đúng vai trò của nó trong chiến lược phát triển kinh tế và thực hiện đồng bộ hàng loạt nhữ

doc54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng vấn đề liên quan đến nông nghiệp”. (1) Một trong những vấn đề nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế đó là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng là vấn đề quan trọng hiện nay của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mấu chốt là tìm các giải pháp có hiệu quả khả thi đưa vào thực tiễn để chuyển dịch cơ cấu đạt kết quả nhanh và có tính bền vững cao nhằm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Việt Nam là một nước nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Năm 2005 “Trong GDP tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản còn 20,9%”(2), chiếm đến 80% dân số sống, lao động, làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp. Nên đây là một vấn đề đang được các ngành, các cấp quan tâm, coi đó là một giải pháp quan trọng, cơ bản để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm từng bước công nghiệp hoá - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao “Trong nông nghiệp, sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ và có hiệu quả cao với thị trường; việc đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất còn chậm; công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn vẫn còn lúng túng” (3), sản xuất chủ yếu vẫn tập trung vào trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp vẫn chưa được chú trọng. Như vậy để nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt của kinh tế nông nghiệp đòi hỏi cấp bách phải có các giải pháp chủ yếu nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đây là một yêu cầu quan trọng và có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Hòa cùng công cuộc đổi mới của đất nước, nền kinh tế của huyện Bảo Yên trong những năm qua mặc dù đã có nhiều chuyển biến, nhưng cơ bản nền kinh tế của huyện còn mang nặng dấu ấn một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, manh mún mang tính chất cá thể nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra chậm. Theo số liệu nguồn Niên giám (1). Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn. Tác giả TS. Đinh Phi Hổ, NXB Thống kê - 2003, tr 3. (2). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, tr 145. (3). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, tr 164. thống kê huyện Bảo Yên năm 2006, trong lĩnh vực Ngành Nông nghiệp : Ngành trồng trọt chiếm 64,99%, ngành chăn nuôi chiếm 34,89%. Trong nội bộ Ngành trồng trọt : tỷ trọng cây lương thực còn chiếm tới 49,8%, cây công nghiệp ngắn ngày (đậu, lạc) chiếm 7,2%, cây công nghiệp dài ngày (chè, quế) chiếm 20,8%, cây ăn quả chiếm 16,2%, các loại cây thực phẩm chiếm 6 %. Để khai thác một cách triệt để lợi thế của huyện, nhanh chóng thay đổi bộ mặt nông nghiệp nông thôn, từng bước hình thành các vùng chuyên canh và nguyên liệu phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng kinh tế trên địa bàn huyện thì chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp là một vấn đề quan trọng mang tính cấp thiết. Xuất phát từ những yêu cầu trên nhằm giúp kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tìm ra những giải pháp, bước đi trong những năm tới đạt hiệu quả cao nhất. Em đã chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài : “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai”. Đây là một vấn đề có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học và giải quyết những vấn đề thực tiễn cấp bách đang được đặt ra trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta nói chung và ở huyện Bảo Yên - Lào Cai nói riêng. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phân tích đánh giá về thực trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở huyện Bảo Yên, đánh giá những mặt đã đạt được, những hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó đưa ra những quan điểm, phương hướng, mục tiêu và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Bảo Yên trong những năm tiếp theo. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn rất đa dạng, nhưng xuất phát từ tình hình cụ thể của huyện Bảo Yên và nguồn tài liệu để nghiên cứu tham khảo. Vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sự chuyển đổi của nội dung này trong 3 năm (2004- 2006) và những giải pháp chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Bảo Yên trong giai đoạn 2007 - 2010. Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu trên đề tài tập trung vào các phương pháp nghiên cứu : phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phân tích hệ thống, thống kê kinh tế; tổng hợp, kế thừa những kết quả đã nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chuyên đề ở các cơ quan trung ương và địa phương. Kết cấu đề tài : - Đặt vấn đề. - Chương I : Một số vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Chương II : Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. - Chương III : Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. Với những kiến thức đã được trang bị, em trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của PGS-TS Lê Thị Anh Vân, giảng viên trực tiếp hướng dẫn viết đề tài, các thầy cô Khoa Khoa học quản lý trường Đại học Kinh tế quốc dân, các đồng chí lãnh đạo Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Bảo Yên, Văn phòng HĐND - UBND huyện, Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê và một số phòng ban cơ quan chuyên môn khác trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện và cung cấp tài liệu giúp đỡ để hoàn thành đề tài. CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP. I. Cơ cấu kinh tế. 1. Khái niệm cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và chất lượng tương đối ổn định của các bộ phận kinh tế trong những điều kiện về thời gian và không gian nhất định của nền kinh tế. 2. Phân loại cơ cấu kinh tế. Cũng như cơ cấu kinh tế nói chung, nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp(KTNN) bao gồm : cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kỹ thuật. Sự phân công lao động theo ngành là cơ sở hình thành cơ cấu ngành, sự phân công lao động phát triển ở trình độ cao, càng tỷ mỷ thì sự phân công chia ngành càng đa dạng và sâu sắc. Trong lịch sử phát triển xã hội loài người trong thời gian dài kinh tế nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi chưa phát triển, những nước kém phát triển tỷ trọng trong trồng trọt trong nông nghiệp chiếm rất cao, đại bộ phận nông dân chủ yếu tham gia lao động trồng trọt chỉ có số ít là kết hợp và chăn nuôi. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học - kỹ thuật đặc biệt sự phát triển của nông nghiệp hiện đại, cơ cấu KTNN được cải biến nhanh chóng theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH.) 2.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành. Hiện nay trong nông nghiệp không chỉ bao gồm ngành trồng trọt và chăn nuôi nó còn gồm cả ngành lâm nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Do vậy trong cơ cấu ngành còn phải xét tới sự chuyển dịch của ngành lâm nghiệp và ngành dịch vụ. Cơ cấu ngành của KTNN bao gồm các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong mỗi nhóm ngành lại được chia thành những ngành hẹp hơn. Trong trồng trọt lại chia thành cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây dược liệu… Trong lĩnh vực chăn nuôi được phân chia thành : đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm… Kinh nghiệm trong nước và thế giới cho thấy chuyển dịch cơ cấu KTNN mang tính qui luật: từ trồng trọt mở ra lâm nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, sản xuất hàng hóa. Trong một thời gian khu vực kinh tế nước ta chậm chuyển biến, nông nghiệp chiếm vị trí chủ yếu, cơ cấu chậm chuyển dịch nguyên nhân chủ yếu là lực lượng sản xuất kém phát triển, năng suất lao động thấp, phân công lao động chưa cụ thể sâu sắc nên tình trạng thiếu lương thực kéo dài. Từ 1990 trở lại đây sản xuất lương thực đạt được thành tựu to lớn, đưa giống lúa có năng suất và chất lượng cao vào gieo trồng đã tạo thành sản phẩm hàng hoá để xuất khẩu; do vậy làm cho cơ cấu KTNN chuyển dịch nhanh chóng theo hướng có hiệu quả. Những nước có trình độ kém phát triển nông nghiệp chiếm đại bộ phận trong nền kinh tế thì sự phát triển của lực lượng sản xuất đặc biệt là tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh chóng theo hướng CNH, HĐH. 2.2. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế Trong suốt thời kỳ bao cấp ở nước ta trước đây, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chuyển biến chậm, chỉ tồn tại hai loại hình kinh tế : kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Đến đại hội VI của Đảng với nội dung chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế phát triển đa dạng và nhiều thành phần. Đáng chú ý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nổi lên các xu thế sau : đó là sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó : kinh tế hộ nổi lên thành kinh tế độc lập, tự chủ, đây là thành phần kinh tế năng động nhất, tạo ra sản phẩm hàng hóa phong phú đa dạng cho xã hội. Trong quá trình phát triển kinh tế hộ chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa nhỏ tiến tới hình thành các trang trại, nông trại (sản xuất hàng hóa lớn). Thành phần kinh tế quốc doanh có xu hướng giảm mạnh. Nhà nước đang có biện pháp sắp xếp, rà soát lại, hoặc chuyển sang các chức năng khác cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Thành phần kinh tế tập thể (kinh tế HTX) cũng chuyển đổi chức năng của mình sang các hợp tác xã (HTX) kiểu mới làm chức năng hướng dẫn sản xuất và công tác dịch vụ phục vụ cho nguyện vọng của các hộ nông dân mà trước đây chức năng của HTX là trực tiếp điều hành sản xuất. Như vậy sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế cùng với việc chuyển đổi chức năng của nó làm cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp có những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng phát huy hiệu quả của các thành phần kinh tế. 2.3. Cơ cấu kinh tế theo vùng. Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công lao động theo lãnh thổ đó là hai mặt của một quá trình gắn bó hữu cơ với nhau. Sự phân công lao động theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên những vùng lãnh thổ nhất định, nghĩa là cơ cấu vùng lãnh thổ chính là việc bố trí các ngành trong sản xuất nông nghiệp theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thế tiềm năng to lớn. Ở đây, xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ đi vào chuyên môn hóa và tập trung hóa hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn tập trung có hiệu quả cao với các vùng chuyên môn hóa khác, gắn cơ cấu của từng khu vực với cơ cấu kinh tế của cả nước. Trong từng vùng lãnh thổ coi trọng chuyên môn hóa kết hợp với phát triển tổng hợp đa dạng. Để hình thành cơ cấu vùng lãnh thổ hợp lý thì cần bố trí các ngành trên vùng hợp lý, để khai thác đầy đủ tiềm năng của từng vùng. Đặc biệt cần bố trí các ngành chuyên môn hóa dựa trên những lợi thế so sánh từng vùng đó là những vùng có đất đai tốt, khí hậu phù hợp, đường giao thông thuận lợi và các khu công nghiệp có sẵn. II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ. 1. Khái niệm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giành một phần tài nguyên của một bộ phận kinh tế này cho một bộ phận kinh tế khác theo hướng có lợi hơn, đáp ứng nhu cầu sản phẩm xã hội và tăng thu nhập của người lao động. 1. 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lực lượng sản xuất phát triển gắn liền với phân công lao động xã hội, chi phối sự hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế. Khi nền kinh tế tự cấp tự túc thì lực lượng sản xuất trì trệ kém phát triển dẫn đến cơ cấu KTNN chậm chuyển biến. Chuyển nền kinh tế thuần nông sang sản xuất hàng hóa thì lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội mới phát triển ở trình độ cao. Mặt khác sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội là xu thế tất yếu khách quan của sự phát triển xã hội. Vì vậy chuyển dịch cơ cấu KTNN cũng là một tất yếu khách quan. Trong điều kiện nước ta hiện nay, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, nguồn lao động trẻ dồi dào nhưng vẫn ở dạng tiềm năng chưa được huy động và khai thác đầy đủ, hợp lý. Bởi vậy rất cần thiết để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu phải dựa trên cơ sở tiềm năng sẵn có hình thành cơ cấu mới nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đó tạo ra một tỷ suất hàng hóa lớn hơn, hiệu quả kinh tế ngày càng cao, bền vững góp phần đắc lực vào quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước. Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế thị trường đang ngày một phát triển và tác động mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề trên địa bàn cả nước. Theo cơ chế đó mọi thành phần kinh tế, mọi khu vực sản xuất kinh doanh tiến hành sản xuất phải nắm vững và bám sát thị trường. Trong nền kinh tế hàng hóa phát triển các yếu tố sản xuất như : tài nguyên, sức lao động, công nghệ, các sản phẩm dịch vụ tạo ra và ngay cả chất xám đều được coi là đối tượng mua bán, là hàng hóa và cơ cấu KTNN trong cơ chế thị trường cũng phải đảm bảo và tuân thủ các mối quan hệ đó. Trong nền kinh tế thị trường giá cả điều tiết hành vi của người sản xuất từ đó tạo ra một thiết chế làm nảy sinh mối quan hệ tỷ lệ nhất định trong cơ cấu kinh tế, vấn đề đặt ra là bằng nhận thực và hành động các cơ quan hoạch định chính sách, của các nhà quản lý có giải pháp điều chỉnh thông qua hệ thống các chính sách kinh tế định hướng cho sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế hiệu quả cao nhất. Những vấn đề có một cơ cấu kinh tế hiệu quả cao trong nền kinh tế thị trường thì cơ cấu đó phải thoả mãn được những yêu cầu của thị trường đặt ra. Như vậy chuyển dịch cơ cấu KTNN phải xuất phát từ những căn cứ mà thị trường đòi hỏi và phải thỏa mãn tốt mọi nhu cầu thị trường. 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và chất lượng tương đối ổn định của các ngành sản xuất nông nghiệp trong những điều kiện về thời gian và không gian nhất định của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu KTNN nói riêng không phải là bất biến mà sẽ vận động phát triển và chuyển hoá từ cơ cấu cũ sang cơ cấu kinh tế mới. Sự chuyển dịch đó đòi hỏi phải có thời gian và phải trải qua những bậc thang nhất định của sự phát triển. Đầu tiên là sự thay đổi về lượng, khi lượng đã tích luỹ đến độ nhất định tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất. Đó là quá trình chuyển hóa dần từ cơ cấu kinh tế cũ thành cơ cấu kinh tế mới phù hợp và có hiệu quả hơn. Tất nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó sự tác động của con người có ý nghĩa quan trọng. Do vậy chuyển dịch cơ cấu KTNN đến trạng thái phát triển tối ưu đạt được hiệu quả, thông qua các tác động điều khiển có ý thức, định hướng của con người, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các qui luật khách quan. 2. Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển của tỉnh, của nền kinh tế. 2.1 Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển của tỉnh Lào Cai(1). Trong thời gian qua sản xuất nông lâm nghịêp chuyển dich theo hướng tích cực. Góp phần xoá đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đạt 1.176 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 9,51%. Từ năm 2000 đến năm 2005 tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 72,9% xuống còn 70,2%; chăn nuôi và dịch vụ tăng từ 27,1% lên 29,9%. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác tăng từ 8 triệu đồng lên 14 triệu đồng. Thành tựu vượt trội về nông nghiệp là tăng mạnh về năng xuất và sản lượng cây lương thực. Việc qui hoạch sản xuất hàng hoá được quan tâm đã và đang hình thành các vùng chuyên canh lúa, ngô, đạu tương, rau, quả hàng hoá. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được đẩy mạnh. Trên 85% diện tích được cấy giống lúa năng xuất cao. Nhiều cây con có năng xuất, chất lượng và giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất , thử nghiệm và từng bước sản xuất đại trà như giống hoa cao cấp, cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu. Chăn nuôi phát triển theo hướng hàng hoá, nhất là chăn nuôi đại gia súc, bình quân hàng năm đàn trâu tăng 4,5%, đàn bò 5,3%, đàn lợn 6,5%, đàn gia cầm 5,5%. Công tác tuyển trọn giống được chú trọng như sinh hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, phục tráng con giống địa phương có tính vượt trội như bò vàng Xi Ma Cai, trâu Bảo Yên. Thuỷ sản có bước phát triển mới, chuyển một số diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 1.152 ha tăng 24% so với năm 2000; Giá trị thuỷ sản tăng bình quân hàng năm 13,1%. Một số giống thuỷ sản mới được đưa vào sản xuất như tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính, chép lai ba mầu... đang hình thành; phát triển cá mô hình nuôi cá hồi, cá tầm nước lạnh ở vùng cao. (1) Báo cáo chính trị của BCH đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIII- nhiệm lỳ 2005 – 2010) Công tác bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm, kinh tế lâm nghiệp phát triển mang tính toàn diện. Phát triển rừng phòng hộ gắn với kinh tế, môi trường sinh thái và du lịch, hình thành vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: Bảo tồn và phát triển thêm nhiều loại cây quý hiếm. Một số cây trồng vừa có chức năng phòng hộ vừa có giá trị kinh tế được đưa vào sản xuất như măng bát độ, dổi tàu, lát Mê Xi Cô... Từng bước xã hội hoá nghề rừng với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Tỷ lệ tán che phủ rừng tăng từ 37,2% năm 2000 lên 44,3%. Kinh tế trang trại phát triển ở quy mô vừa và nhỏ, toàn tỉnh có 200 trang trại, chủ yếu tập trung ở huyện Bảo Thắng, Bát Xát, Bảo Yên. Có 169 hợp tác xã với gần 9000 xã viên và 13.780 lao động. Các hợp tác xã sau khi chuyển đổi, củng cố đã và đang thích ứng với cơ chế mới, sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, nông thôn được cải thiện, thu nhập hộ gia đình tăng 2,2 lần. Hoạt động dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn có bước phát triển, một số ngành nghề chuyền thống được khôi phục. Bước đầu được thực hiện cơ giới hoá trong một số khâu sản xuất và bảo quản sau thu hoạch. Cơ cấu thu nhập khu vực nông thôn có sự thay đổi tích cực, sản xuất nông nghiệp chiếm 88, 54%, sản xuất tiểu thủ công nghiệp 1,45% và dịch vụ 10%. Hàng năm dành 60% - 70% vốn đầu tư phát triển cho vùng nông thôn (đạt 2.500 tỷ đồng). Đến năm 2003 có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Đến năm 2005 có 75% số xã có điện lưới quốc gia, 62% số hộ dân được sử dụng điện, 70% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, 12.584 hộ được hỗ trợ tấm lợp, sắp xếp ổn định dân cư 6.970 hộ, số hộ có nhà xây kiên cố và bán kiên cố nông thôn tăng 5%. Thu nhập bình quân hộ gia đình nông thôn tăng từ 6,6 triệu đồng lên 13,5 triệu đồng. Có 18.700 hộ sản xuất kinh doanh giỏi, 30.600 hộ giầu và khá, tỷ lệ hội đói nghèo còn 41,01%... Mục tiêu trong thời gian tới là chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nội ngành nông lâm nghiệp theo hướng nâng cao tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ. Đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc, thuỷ sản và phát triển rừng kinh tế. Đầu tư khai thác có hiệu quả lợi thế về công nghiệp, du lịch và kinh tế cửa khẩu để tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 2.2. Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển của nền kinh tế. “Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm có : trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản có vị trí hết sức quan trọng nó đáp ứng vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của cả nước và của từng địa phương. Đặc trưng trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối tượng của sản xuất là những cây trồng vật nuôi. Trong sản xuất nông nghiệp, sự hoạt động của lao động và tư liệu sản xuất có tính thời vụ, được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và mang tính khu vực. Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu quá trình công nghiệp hóa, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp ảnh hưởng quyết định đến tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Do đó nghiên cứu mối quan hệ về vai trò nông nghiệp đối với phát triển kinh tế có ý nghĩa quan trọng cả khía cạnh lý thuyết và thực tiễn. Hầu hết các nước đang phát triển rơi vào cái bẫy của tình trạng “vòng lẩn quẩn của nghèo khổ” Các yếu tố trong sơ đồ vừa là “nhân” vừa là “quả” đã hình thành một vòng lẩn quẩn làm cho nhiều quốc gia khó thoát khỏi tình trạng nghèo đói - kém phát triển. Khía cạnh kinh tế xuất phát từ mức thu nhập bình quân đầu người thấp dẫn tới tích lũy, đầu tư và năng suất thấp rồi trở lại thu nhập thấp. Khía cạnh xã hội xuất phát từ sinh đẻ nhiều (dân số tăng nhanh) dẫn đến dinh dưỡng thấp, bệnh tật cao, đông con và dẫn đến tình trạng dốt nát, rồi lại ảnh hưởng trở lại sinh đẻ nhiều. Kết hợp với thu nhập thấp (khía cạnh kinh tế) làm cho tình trạng nghèo đói trở lên trầm trọng hơn. Để thoát khỏi tình trạng trên trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang phát triển thường chọn các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, vận tải, thông tin, thương mại - dịch vụ là những mục tiêu tác động để đẩy nhanh mức tăng trưởng nền kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt đối với những nước có ưu thế về tiềm năng tự nhiên gắn với nông nghiệp thì nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này. Vai trò của nông nghiệp được thể hiện chủ yếu qua 2 khía cạnh : kích thích sự tăng trưởng nền kinh tế và đóng góp vào mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế” (1). Được thể hiện qua sơ đồ vòng luẩn quẩn như sau : Sơ đồ : Vòng luẩn quẩn của nghèo khổ Năng suất Sinh đẻ nhiều Bệnh tật Đầu tư Thu nhập thấp Dinh dưỡng Đông con Dốt Tích luỹ (1). Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn. TS. Đinh Phi Hổ. NXB thống kê - 2003 tr 7 Khía cạnh xã hội Khía cạnh kinh tế “Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản phẩm tối cần thiết đó là : lương thực, thực phẩm. Những sản phẩm này cho dù trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” (1). Qua các vấn đề nêu trên đã chứng minh vai trò quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, nó là một ngành không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia và nhất là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu KTNN đáp ứng sự phát triển của kinh tế thị trường, đáp ứng về yêu cầu nông sản phẩm của xã hội, nhu cầu tiêu dùng của dân cư, là điều kiện để mở rộng thị trường, tạo cơ sở thay đổi bộ mặt nông thôn nói chung và bộ mặt nông nghiệp nói riêng, đồng thời tạo ra một nền sản xuất chuyên môn hóa cao, thâm canh tiên tiến và các ngành liên kết với nhau chặt chẽ hơn. 3. Nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Cơ cấu KTNN là một khái niệm mang tính khách quan, tính lịch sử xã hội, nó không những vận động mà còn biến đổi và phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu KTNN là một quá trình do vậy sự hình thành vận động, biến đổi và phát triển là kết quả sự tác động thường xuyên và tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu KTNN, tựu trung lại có 3 nhân tố ảnh hưởng chủ yếu sau : 3.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên 1). Giáo trình Kinh tế nông nghiệp. Trường ĐH Kinh tế quốc dân. NXH thống kê HN-2004, tr 5 Các nhân tố tự nhiên tác động một cách trực tiếp tới sự hình thành, vận động và biến đổi cơ cấu KTNN, nhóm này gồm vị trí địa lý, điều kiện đất đai, điều kiện khí hậu, thời tiết, nguồn nước, rừng, biển… tuy tác động ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến mỗi nội dung cơ cấu KTNN không giống nhau, trong đó cơ cấu vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nhiều nhất : trong các điều kiện tự nhiên nêu trên thì điều kiện đất đai, khí hậu, vị trí địa lý có ảnh hưởng rất rõ nét tới sự phát triển của nông nghiệp ( theo nghĩa rộng gồm: Nông, Lâm, Ngư nghiệp), qua nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành khác. Trong mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ có vị trí địa lý khác nhau, điều kiện khí hậu ( lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ) , điều kiện đất đai ( nông hoá, thổ nhưỡng, địa chất), các nguồn tài nguyên tự nhiên (nước, rừng, biển, các tài nguyên mỏ), hệ sinh thái khác nhau về số lượng và qui mô các phân ngành chuyên môn nông lâm ngư nghiệp giữa các vùng có sự khác nhau dẫn tới sự khác nhau về cơ cấu ngành, thể hiện rõ nét từ sự phân biệt về cơ cấu các ngành kinh tế trong nông nghiệp giữa vùng Đồng bằng - Trung du - Miền núi. Ngay giữa các vùng cơ cấu kinh tế các ngành cũng khác nhau khá rõ do tính đa dạng và phong phú của tự nhiên nước ta và sự phân bổ nguồn lực không đồng đều. Một số vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển một số ngành sản xuất tạo ra lợi thế so với vùng khác, đây là cơ sở tự nhiên để hình thành các vùng kinh tế. Ngoài sự tác động ảnh hưởng nói trên thì điều kiện tự nhiên còn ảnh hưởng tới các cơ cấu, các thành phần kinh tế và cơ cấu kỹ thuật trong kinh tế nông nghiệp. Thông thường những vùng nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì các thành phần kinh tế của các vùng đó phát triển với qui mô và tốc độ lớn hơn. Sự phát triển của các thành phần kinh tế tạo điều kiện làm nảy sinh nhu cầu ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ, làm cho ứng dụng của Khoa học- Công nghệ - Kỹ thuật tiến bộ, hiện đại ngày càng được nâng cao trong cơ cấu kỹ thuật. 3.2. Nhân tố kinh tế - xã hội Nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu KTNN bao gồm thị trường, hệ thống các chính sách vĩ mô của Nhà nước, vốn, cơ sở hạ tầng nông thôn, sự phát triển các khu công nghiệp và đô thị, kinh nghiệm và tập quán truyền thống sản xuất của dân cư, dân số, lao động… Trong nền kinh tế hàng hóa nhân tố thị trường có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển kinh tế nói chung và biến đổi của cơ cấu kinh tế nói riêng. Người sản xuất hàng hóa chỉ sản xuất và đem ra thị trường trao đổi những sản phẩm mà họ thấy chúng đem lại lợi nhuận thoả đáng và người sản xuất tự xác định khả năng tham gia cụ thể của mình vào thị trường những loại sản phẩm hàng hóa có lợi nhất, do đó trên thị trường sẽ xuất hiện các loại hàng hóa dịch vụ với qui mô và cơ cấu phản ánh cơ cấu kinh tế ở từng vùng từng địa phương. Ngày nay quá trình hợp tác và giao lưu kinh tế ngày càng mở rộng, hầu hết các quốc gia đều thực hiện các chiến lược kinh tế mở, thông qua quan hệ thương mại quốc tế các quốc gia ngày càng tham gia sâu hơn vào quá tình hợp tác và phân công lao động quốc tế đó là nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu KTNN nói riêng; tạo cho các quốc gia khai thác và sử dụng mọi nguồn lực của mình có lợi nhất trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh. Qua đó có cơ hội tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật mới thu hút nguồn đầu tư… nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nhà nước sử dụng các chính sách kinh tế công cụ quan lý vĩ mô khác để quản lý nền kinh tế thể hiện sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường trên cơ sở đảm bảo các yếu tố của thị trường để các qui luật khách quan của thị trường phát huy những tác động tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng, phát triển với tốc độ cao và ổn định. Để hình thành hay chuyển đổi một cơ cấu kinh tế nông nghiệp đòi hỏi phải có điều kiện vật chất nhất định tương ứng với yêu cầu hình thành và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Để đáp ứng đòi hỏi về các điều kiện vật chất này nhất thiết phải đầu tư và phải có vốn đầu tư; các nguồn vốn đầu tư chủ yếu để hình thành và chuyển đổi cơ cấu KTNN gồm : nguồn nước của các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp; nguồn vốn ngân sách; nguồn vốn cho vay của các ngân hàng; nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng; nguồn vốn đầu tư trực tiếp hay gián tiếp của nước ngoài. Giải quyết tốt vấn đề vốn là một trong những điều kiện quan trọng nhất để phát triển KTNN và xây dựng cơ cấu KTNN hợp lý và phù hợp với yêu cầu khai thác tốt các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn. Sự phát triển của các khu công nghiệp và đô thị cũng là một nhân tố quan trọng nó tạo ra khả năng cung cấp kỹ thuật và công nghiệp ngày càng tiên tiến, tạo ra các nguồn vốn đầu tư ngày càng dồi dào cho khu vực KTNN. Vấn đề dân số, lao động và trình độ của người lao động, người quản lý và kinh nghiệm tập quán truyền thống của dân cư ở các vùng cũng là nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển chuyển dịch cơ cấu KTNN. 3.3 Nhân tố về tổ chức kỹ thuật Nhóm nhân tố này bao gồm các hình thức tổ chức sản xuất; sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất . Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là phạm trù khách quan nhưng lại là sản phẩm hoạt động của con người. Sự tồn tại, vận động, biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp được quyết định bởi sự tồn tại và hoạt động của các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp lá cơ sở của sự hình thành và phát triển của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và các thành phần kinh tế. Các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp tồn tại và hoạt động qua các hình thức tổ chức tổ chức sản xuất với các mô hình tổ chức tương ứng; Do vậy các hình thức tổ chức trong nông nghiệp với các quy mô tương ứng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Từ những năm 1990 đến nay trong nông nghiệp nước ta kinh tế hộ được thừa nhận trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, kinh tế tư nhân được tạo điều kiện phát triển, ki._.nh tế quốc doanh và kinh tế tập thể được cải biến theo nội dung mới, sự thay đổi về các mô hình sản xuất nêu trên đã tạo ra những điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn phát triển mạnh mẽ tạo ra những thay đổi đáng kể trong cơ cấu KTNN; tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Trong trồng trọt tỷ trọng cây lương thực giảm, cây công nghiệp và cây ăn quả tăng lên, hình thành vùng chuyên canh tập trung cây công nghiệp dài ngày. Ngày nay, khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và ứng dụng chúng vào sản xuất có vai trò ngày càng to lớn, góp phần hoàn thiện các phương pháp sản xuất nhằm khai thác, sử dụng hợp lý hiệu quả các nguồn lực xã hội và khu vực nông thôn. Như vậy chúng ta thấy rằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, hơn nữa các yêu tố đó lại tác động theo hai chiều có thể tích cực hoặc có thể tiêu cực và thay đổi thường xuyên; do vậy cần phải nhận thức đúng đắn các yếu tố trên để có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất phát huy lợi thế, giảm thiếu bất lợi, tránh sa vào chủ quan, duy ý chí. 4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế và hiệu quả cơ cấu phát triển kinh tế Để phản ánh cơ cấu kinh tế thường sử dụng các chỉ tiêu như cơ cấu đầu vào, cơ cấu đầu ra. Nhóm các chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu đầu vào bao gồm : - Cơ cấu đất đai - Cơ cấu đầu tư - Cơ cấu lao động - Cơ cấu kỹ thuật Nhóm các chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu đầu ra gồm : - Cơ cấu giá trị các loại sản phẩm - Cơ cấu giá trị các loại sản phẩm hàng hóa. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cơ cấu kinh tế : Hiệu quả cơ cấu kinh tế chính là xem xét việc bố trí cơ cấu đầu vào (đất đai, vốn, lao động …) đã hợp lý chưa và biểu hiện của nó chính là cơ cấu đầu ra (cơ cấu giá trị sản phẩm, cơ cấu giá trị hàng hóa. Như vậy phản ánh hiệu quả cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp sử dụng các chỉ tiêu sau : - Năng suất đất đai - Hiệu quả sử dụng vốn - Năng suất lao động - Giá trị sản lượng/1 đơn vị diện tích (1 đơn vị diện tích tạo ra bao nhiêu giá trị sản lượng). - Giá trị sản lượng/1 lao động (1 lao động tạo ra bao nhiêu giá trị sản lượng). - Giá trị hàng hóa/1 đơn vị diện tích - Giá trị hàng hóa/1 lao động - Lợi nhuận - Thu nhập Các chỉ tiêu trên có thể áp dụng để phản ánh cơ cấu kinh tế, hiệu quả cơ cấu KTNN trong cả nước, từng vùng lãnh thổ và các thành phần kinh tế, tuỳ thuộc vào các phạm vi nghiên cứu mà sử dụng các chỉ tiêu, phương pháp thích hợp. 4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chính là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế mà cụ thể là xem xét sự thay đổi của cơ cấu đầu vào từ đó xem xét sự thay đổi cơ cấu đầu ra. Thực tế chính là việc sử dụng các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế nhưng đã được bố trí sắp xếp lại từ đó đem so sánh với các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế trước đây để làm rõ quá trình chuyển dịch. Như vậy sự thay đổi các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu hay sự chuyển dịch có thể hợp lý hoặc có thể không hợp lý mà biểu hiện là xem xét tới sự thay đổi cơ cấu đầu ra. Phản ánh hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) là dựa trên các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của CCKT nhưng có sự so sánh giữa các năm để thấy sự biến đổi của chỉ tiêu này; sự biến đổi của hiệu quả CCKT chính là hiệu quả của quá trình chuyển dịch, tốt hay xấu ta phải xem xét tới từng chỉ tiêu tiêu cụ thể như năng suất đất đai tăng hay giảm; hiệu quả sử dụng vốn tốt hay xấu; năng suất lao động tăng hay giảm; giá trị sản lượng sản phẩm hàng hóa/1 đơn vị diện tích tăng hay không… Như vậy để phản ánh chuyển dịch hay hiệu quả chuyển dịch ta sử dụng các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu và hiệu quả cơ cấu nhưng xem xét ở trạng thái động để thấy được sự thay đổi của cơ cấu chính là quá trình chuyển dịch và sự biến động là hiệu quả của quá trình chuyển dịch. Việc sử dụng các chỉ tiêu trên để đo lường hiệu quả chuyển dịch cơ cấu KTNN xuất phát từ yêu cầu nghiên cứu và phụ thuộc vào nội dung CCKT. Ngoài ra có thể sửdụng phương pháp so sánh theo không gian và thời gian của các chỉ tiêu nói trên, mức độ khác nhau về hiệu quả kinh tế sẽ phản ánh tính hợp lý hay không hợp lý CCKT nông nghiệp trong cả nước, từng vùng qua các thời kỳ khác nhau, với cơ cấu kinh tế khác nhau. Các chỉ tiêu trên được sử dụng trên cả nước và ý nghĩa so sánh với từng khoảng cách 4 đến 5 năm trở lên. Ngoài những chỉ tiêu nói trên xuất phát từ yêu cầu sản xuất nông nghiệp hiện đại còn dựa trên một số căn cứ - Đánh giá hiệu quả của cơ cấu sản xuất trên cơ sở bình quân các loại nông sản phẩm sản xuất trên đầu người so với nhu cầu tiêu dùng. - Khả năng cung cấp nguyên liệu của sản xuất nông nghiệp cho công nghiệp chế biến. - Cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng và giải quyết việc làm cho người lao động. - Cơ cấu nông nghiệp phải đạt hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản lượng nông sản trên 1 ha phải tăng so với trước, tỷ trọng giá trị sản lượng hàng hóa cao. - Cơ cấu nông nghiệp phải nâng cao thu nhập cho các nông dân và hiệu quả trên 1 đồng vốn bỏ ra đạt tỷ lệ cao. Khi nền kinh tế phát triển đời sống dần được nâng cao con người không chỉ hướng tới đời sống vật chất mà còn nhu cầu đời sống tinh thần, từ khi đổi mới đến nay người nông dân không phải lo ăn lo mặc mà có nhu cầu tăng lên về văn hóa tinh thần như đi thăm quan nghỉ mát, đi du lịch…, phúc lợi xã hội được quan tâm phát triển với nhiều cơ sở dịch vụ nâng cao, đáp ứng từng bước nhu cầu phát triển kinh tế. III. Những kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. 1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Gia lai. Gia Lai có diện tích tự nhiên: 15.495km2, dân số 858.240 người. Trong đó địa bàn nông thôn chiếm 97% về diện tích và 78% về dân số, gần 65% dân số là nông thôn thuộc dân tộc ít người. Trình độ dân trí thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Gia Lai có tiềm năng rất đa dạng nhất là về đất, rừng có khả năng phát triển lớn tập trung về nông – lâm nghiệp và chế biến nông lâm sản và thực phẩm. Đất đai và khí hậu phù hợp với sự phát triển của nhiều loại cây trồng như: Cao su, Cà phê, chè, điều, lạc, mía... và chăn nuôi đại gia súc. Trước năm 1990 Gia Lai sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu và trong tình trạng tự cung, tự cấp. Còn sản xuất nông nghiệp chỉ chú trụng vào khâu khai thác, các cơ sở vật chất ở nông thôn yếu kém, giáo đục, y tế, văn hoá kém phát triển. Từ năm 1991 đến nay thì bộ mặt nông thôn ngày nay được đổi thay thể hiện ở các mặt như sau: Về nông nghiệp: Mức tăng trưởng bình quân năm là 6,18%, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 48% GDP. Tổng sản lượng lương thực quy thóc 172.000 tấn năm 2005 lên 192.000 tấn năm 1997. Từng bước hình thành vùng cây công nghiệp tập trung mang tính sản xuất hàng hoá lớn phù hợp với hai vùng khí hậu Đông và Tây trường sơn. Cây cao su từ 15.570 ha với sản lượng mủ khô 1.074 tấn năm 1991 tăng lên 21.700 ha với sản lượng mủ khô là 4.840 tấn. Cây Cà phê từ 6.522 ha với sản lượng 3.640 tấn năm 1991 tăng lên 18.600 ha với sản lượng 8.383 tấn năm 1995. Các cây: Chè, Mía, Điều đều tăng nhanh so với năm 1990. Về chăn nuôi: Chủ trương của tỉnh là Sin hoá dàn bò và nạc hoá đàn lợn. Năm 1991 Gia Lai có 192.000 con trâu, bò nay đa tăng lên 280.000 con. Về lâm nghiệp: Chủ trương của tỉnh là tập trung vào làm công tác lâm sinh gắn với các chương trình phủ xanh đất chống, đồi núi trọc. Trồng rừng năm 1991 là 710 ha tăng lên 2.080 ha năm 1995 và đạt 3.400 ha năm 1997 Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cùng với việc đẩy mạnh sản xuất và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đồng thời công nghiệp chế biến nông – lâm sản, vật liệu xây dựng ... cũng được phát triển mạnh mẽ. Hiện nay chủ trương của tỉnh xây dựng hệ thống các nhà máy chế biến Nông - Lân nghiệp có công nghệ cao gắn liền với địa bàn có vùng nguyên liệu mà chủ yếu là nông thôn , ven thị trấn. 2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiêp ở tỉnh Quảng Ngãi. Quảng Ngãi là một tỉnh ở ven biển miền trung, đông dân, bình quân ruộng đất thấp ( 720m2/người), đồi núi dốc, độ sói mòn cao, đất trống, đồi núi trọc nhiều, lụt bão liên tục, cơ sở hạ tầng nông thôn thấp kém. Quảng Ngãi đã chủ trương cải tiến cơ cấu kinh tế nông nghiệp xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống văn hoá phong phú lành mạnh, có cơ sở hạ tầng đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của nông dân bảo đảm công bằng xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng. Cùng với chủ trương phát triển kinh té nhiều thành phần và xác định hộ xã viên là là đơn vị kinh tế tự chủ, đã thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông – lâm – ngư – công nghiệp và dịch vụ một cách toàn diện - kết quả giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng bình quân là 5,1%; công nghiệp 14,5%. So với cả nước thì chậm, nhưng với Quảng Ngãi là bước phát triển tích cực bởi cùng với kết quả đó là sự đổi mới cơ chế quản lý trong nền kinh tế. Về chuyển dịch mùa vụ: Trước đây sản xuất lương thực là vấn đề trung tâm nên các tỉnh miền trung có xu hướng mở rộng diện tích 3 vụ lúa trên đất trũng, thất bát lớn bởi vụ đông xuân gieo mạ sớm khi lúa trổ bị sương muối, rét và các đợt gió mùa đông bắc làm thiẹt hại mùa màng, còn vụ mùa cấy chậm nên bị bão lụt thất thu. Vì vậy tỉnh đã tập trung nghiên cứu thay đổi cơ cấu mùa vụ và cây trồng để tránh thiên tai và đã đạt được một số kết qủa: + Sản lượng lương thưc tăng từ 32 vạn tấn/ năm lên 36 vạn tấn/ năm. +Sản lượng mía tăng từ 41 vạn tấn/ năm lên 55 vạn tấn/ năm... + Sản xuất lúa 3 vụ lãi được 3,5 triệu đồng/ha/năm. + Chuyển đổi cơ cấu trồng 2 vụ lúa cộng 1 vụ đậu xanh lãi 5,6 triệu đồng/ha/năm. + Vùng sản xuất 2 vụ lúa cộng vụ lạc lãi 4,2 triệu đồng/ha/năm * Những biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Quảng Ngãi: - Thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi kết hợp với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật váo sản xuất. - Đa dạnh hoá sản phẩm mở rộng ngành nghề, tạo ra vùng sản xuất hàng hoá tập trung. - Phát triển nông nghiệp phải gắn với lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp chế biên, dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng. - Mở rộng quy mô ứng dụng các công thức luân canh trên nhiều vùng, nhiều chất đất để rút được những kết luận chính xác phù hợp với thực tiễn địa phương. - Cải tạo vườn tạp thành vườn kinh tế trồng cây ăn quả có giá trị cao, như vải thiều, chôm chôm, nhãn... - Chăn nuôi phát triển theo hướng thương phẩm. - Giao đất rừng lâu dài cho hộ xã viên, có chính sách khuyến khích nhân dân xây dựng mô hình nông lâm kết hợp xây dựng mô hình khuyến nông, trình diễn để nông dân học tập và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. - Sản xuất công nghiệp phát triển để tạo đầu ra cho sản xuất nông nghiệp theo cơ cấu kinh tế mới. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở Quảng Ngãi đang phát triển theo hướng tích cực, gắn với đầu tư nâng cấp cơ sỏ hạ tầng nông thôn. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CÁU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẢO YÊN TỈNH LÀO CAI. I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI. 1. Về điều kiện tự nhiên (1) Bảo Yên là một trong 9 huyện, thành phố của tỉnh Lào Cai có tổng diện tích tự nhiên 82.384 ha, chiếm 12,95% so với diện tích tự nhiên toàn tỉnh (diện tích tự nhiên toàn tỉnh 635.708 ha) là huyện miền núi phía Bắc giáp huyện Bảo Thắng, huyện Bắc Hà, phía nam giáp huyện Lục Yên và Văn Yên tỉnh Yên Bái, phía đông giáp huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp huyện Văn Bàn. Trung tâm huyện lý cách thành phố Lào Cai 75 km về phía Tây Nam. Là địa bàn cư trú của 16 dân tộc sinh sống với dân số 75.370 người (tính đến 12/2005) chiếm 13,1% so với dân số toàn tỉnh; mật độ dân số bình quân 91 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,5%. Địa giới được chia thành 18 đơn vị hành chính, trong đó có 17 xã và 1 thị trấn, có 8 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 của Chính phủ , mạng lưới giao thông có trục đường quốc lộ 70 và tuyến đường sắt chạy từ cửa khẩu quốc tế Lào Cai về Hà Nội. Quốc lộ 279 chạy từ huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu sang huyện Quang Bình - Hà Giang. Có sông Hồng và sông Chảy chạy qua địa bàn huyện. Độ cao trung bình từ 200 - 450m, cá biệt có chỗ độ cao 900 m so với mặt nước biển. Độ dốc từ 160 – 250 chiếm 32%; Độ dốc từ 250 – 350 chiếm 41% tổng diện tích tự nhiên. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bảo Yên đến sản xuất nông nghiệp có thể rút ra một số tác động mạnh mẽ đến thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện. Những yếu tố chính về điều kiện tự nhiên, chi phối nhiều đến sản xuất nông nghiệp của huyện gồm yêu tố đất đai, khí hậu, nguồn nước. 1 Nguồn: Từ kế hoạch sử dụng đất huyện Bảo Yên giai đoạn 2006 - 2010. 1.1. Về đất đai Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu và khảo sát, quy hoạch đất đai cấp huyện năm 2001, quy hoạch đất đai cấp xã năm 2004, huyện Bảo Yên có các loại đất sau : - Đất nông nghiệp 46.357,7 ha chiếu 56,2% diện tự nhiên. Trong đó sản xuất nông nghiệp 10.899,6 ha; đất lâm nghiệp 35.238,6 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 219,44 ha. - Đất phi nông nghiệp : 4.449,2 ha, chiếm 5,4% diện tích tự nhiên. Trong đó đất ở 479,5 ha; đất chuyên dùng 1.060,7 ha; Đất nghĩa trang, nghĩa địa 64,9 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.844,2 ha. - Đất chưa sử dụng 31.676 ha chiếm 38,4% diện tích tự nhiên. Về tình hình quản lý đất chưa sử dụng hàng năm đều giảm để sử dụng vào san xuất nông lâm nghiệp (đất chưa sử dụng giảm 2.400 ha so với năm 2004). Tình hình sử dụng đất của các tổ chức và hộ gia đình đã ổn định, đúng ranh giới và mục đích được giao. Công tác giao đất nông nghiệp và đất ở đã cơ bản hoàn thành để đảm bảo cho người có đất sản xuất và đất ở ổn định lâu dài. - Theo kết quả điều tra của trung tâm khoa học tự nhiêm và công nghệ quốc gia năm 2005 huyện có 5 nhóm đất chính và 13 loại đất như sau: * Nhóm đất đỏ vàng: 73.682 ha chiếm 89,79% diện tích tự nhiên, phân bố khắp địa bàn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình Fe-ra-lít. Trong điều kiện nóng ẩm nhiều mưa quá trình lý, hoá và sinh học phát triển mạnh phá huỷ khoáng nguyên sinh và thứ sinh để tạo thành đất, tầng đất trở nên dầy và ít lẫn đá. Tuỳ theo loại đá mẹ quá trình Fe-ra-lít hình thành nên các loại đất có màu sắc khác nhau. Trên địa bàn huyện Bảo Yên nhóm đất đỏ vàng bao gồm: + Đất đỏ vàng trên đá biến chất và đá trầm tích(Fs): Trên địa bàn huyện Bảo Yên loại đất này khá phổ biến( 71.032 ha) chủ yếu được hình thành trên đá: Gơ-nai, đá Phi-rít, A-pa-tít. Đặc trưng loại đất này là từng dầy trung bình , lẫn đá, màu sắc không đồng nhất, phân hoá tầng yếu, kết cấu tốt, thành phần cơ giới nhẹ, các chất dinh dưỡng khá, ít chua. + Đất nâu đỏ trên đá vôi(Fv): Loại đất này chiếm tỷ lệ không đáng kể, phân bố lẻ tẻ ở khu vực Điện Quan. Đất Fv có thành phần cơ giới nặng song do giầu can xi và mùn nên đất có kết cầu viên, dễ thoát nước. + Đất vàng nâu trên đấ trầm tích(Fp): là loại đất phát sinh, phát triển trên nền phù sa cổ được hình thành nhờ quá trình tích luỹ, trầm tích nê-ô-gen. Loại đất này khá dầy do qúa trình bồi tích, đất có hàm lượng dinh dưỡng cao, tơi xốp tuy nhiên lẫn khá nhiều cuội, sỏi, cuội tảng. Loại đất này được phân bố dọc sông Hồng, sông Chảy địa hình phân bố dạng đồi thấp,liền dải, lượn sóng. + Đất vàng nhạt trên đá cát( Fq): Đất này được hình thành trên đá giầu thạch anh, hoạc có tỷ lệ si- líc cao, đất có màu vàng nhạt, tầng đất không dầy( 50-60 cm), thành phần cơ giói nhẹ, đất chua( PHKCl<4). Đất Fp ở Bảo Yên chủ yếu phân bố dọc theo các triền núi có độ cao trên 400m khu vực sông Chảy. + Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa : (F1): Loại đất này được hình thành tại chỗ do quá trình canh tác luá nước nâu đời, do chế độ canh tác lúa nước làm biến đổi tính chất về cả mặt lý, hóa, sinh học. Trên địa bàn huyện Bảo Yên đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa phân bố chủ yếu ở các xã: Điện Quan, Tân Tiến, Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Xuân Hoà. + Đất nâu vàng trên phù xa cổ (Fe): Chiếm tỷ lệ thấp nằm dọc sông Hồng, đất nâu vàng được hình thành do quá trình bồi tích từ lâu đời hoặc do quá trình biến đổi của dòng chảy, tầng đất dầy có màu nâu đậm, thành phần cơ giới trung bình, hàm lượng dinh dưỡng cao. * Nhóm đất đen( Rse): Có 718 ha chiếm 0,87% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố chủ yếu ỏ xã điệm Quan, nằm trên các đồi, đỉnh bằng hoặc chân sườn thấp . Đất đen được hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá Séc-pen-ti-nít, do đó hàm lượng Ca, Mg trong đất khá cao. Đất có màu đen hoạc đen xám , ít chua, tỷ lệ sét trong đất cao do đó đất cứng , độ ẩm cây héo cao về mùa khô. * Đất phù xa: 1.332 ha chiếm 1,62% diện tích tự nhiên toàn huyện; nhóm đất này bao gồm : Phù sa sông Hồng, phù sa sông Chảy và phù sa các suối khác. * Đất phù sa sông Hồng (Ph): Có 230 ha phân bố dọc 2 bên sông Hồng. Đất PH có màu tím, nâu tươi, thành phần cơ giới thịt trung bình hoặc thịt nhẹ có kết cấu viên, đất chung tính hoặc kiềm yếu, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất cao, tầng đất này dầy rất thuận lợi cho phát triển các cây trồng nông nghiệp. + Đất phù sa sông Chảy(PC): có 302 ha phân bố dọc hai bên sông Chảy thành dải không liên tục, đất thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cát cao, đất rời rạc, tỷ lệ sỏi, cuội cao, đất ít chua hoặc trung tính, tầng dầy trung bình thuận lợi cho việc phát triển các loại rau, màu. + Đất phù sa ngòi, suối(Py): có 800 ha. Phân bố dọc theo các suối lớn song tập trung chủ yếu ở Nghĩa Đô. Loại đất này được hình thành qua qúa trình nắng đọng, bồi tụ nâu đời, hoặc sự chuyển dời dòng chảy kết hợp với quá trình canh tác lâu đời làm biến đổi cơ lý tính đất. Đất (Py) có độ phì khá , ít chua, tầng đất chung bình, có khả năng thâm canh cao các cây trồng nông nghiệp. * Đất thung lũng dốc tụ(DL): Trên địa bàn có khoảng 793 ha. Đây là loại đất thứ sịnh được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở chân sườn hoặc khe dốc . Đất DL có độ phì phụ thuộc vào các loại đất vùng lân cận , tầng đất dầy, thành phần cơ giới thịt trung bình đất chua, phân bố rải rác trên lãnh thổ huyện. * Đất mùn đỏ vàng trên núi cáo: Có 5.958 ha chiếm 7,25% tổng diện tích tự nhiên. Trên địa bàn lãnh thổ huyện có hai loại: + Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất : có 5.889 ha + Đất mùn đỏ vàng trên đá mác-a xít: có 69 ha. + Loại đất này được hình thành trên đai cao từ 900m trở lên, chủ yếu tập trung trên đỉnh cao dãy con voi và dãy Khao Tanh , với quá trình phong hoá và tích lũy mùn diễn ra khá mạnh trong điều kiện nóng ẩm mưa nhiều. Với đặc điểm về tài nguyên đất như trên trong quá trình khai thác sử dụng và sản xuất nông, lâm nghiệp cần phải tập trung triệt để các loại đất thích hợp với sản xuất nông nghiệp do đó với đất đồi núi có độ dốc trong quá trình khai thác phải chú ý các biện pháp chống sói mòn đất như các mô hình ruộng bậc thang, canh tác theo phương thức nông lâm kết hợp và bền vững. 1.2. Về khí hâu Bảo Yên nằm trong vùng thung lũng sông Hồng và sông Chảy, độ cao trung bình so vơí mực nước biển không lớn (~ 400 m ) do đó khí hậu mang tính chất nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều. - Một năm có 4 mùa, tuy nhiên chỉ có hai mùa rõ rệt : Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nóng nhất là tháng 6,7; Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất ~ 29o C, tháng thấp nhất ~ 15oc . * Nắng: Bảo Yên là vùng có cường độ chiếu sáng cao so với các huyện khác trong tỉnh. Kết quả quan trắc do trạm khí tượng Bảo Yên cho thấy số giờ trung bình cả năm 1344 giờ , năm cao nhất lên đến 1600 giờ. Số giờ nắng trung bình theo tháng có sự chênh lệch lớn giữa các mùa ( nóng, lạnh) trong năm, tháng 6 tháng 7 thường có từ 160 –235 giờ. Tháng 1 thường dao động từ 30 đến 100 giờ. * Mưa: Lượng mưa trên địa bàn khá phong phú, mùa mưa, mùa khô trùng với mùa nóng , mùa lạnh. Lượng mưa phân bố không đều qua các tháng trong năm tháng 6,7 tổng lượng mưa trung bình 335 mm, có những năm đến 550mm, tháng 2 thường dưới 40 mm. Tổng lượng mưa dao động trong năm từ 1450 mm đến 1994 mm. * Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối, bình quân hàng năm dao động từ 84% đến 86% tháng cao nhất trong năm 89%, thấp nhất 81%. * Gió: Gió mùa ảnh hưởng yếu, thường đến chậm hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ, hướng gió chủ yếu trong mùa đông, mùa hè là đông và tây. Tốc độ gió thường yếu, sức gió mạnh nhất trong cơn báo chỉ đạt cấp 6, ít gây tác hại nghiêm trọng. Tuy nhiên hiện tượng lốc cục bộ đôi khi vẫn xảy ra gây ảnh hưởng xấu tới đời sống con người và sản xuất. Thời tiết khí hậu tháng 11, 12, tháng 1, 2 năm sau nhiệt độ xuống thấp nên ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Về chế độ mưa không đồng đều thường tập trung vào các tháng mùa hè và mùa thu, ngược lại từ tháng 01 đến tháng 02 năm sau ít mưa (dưới 40mm/tháng) gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Những tháng có lượng mưa lớn tháng 6, 7, 8 đã gây nên sói mòn rửa trôi đất màu ở nơi đồi núi trọc hoặc độ che phủ ít thảm thực vật. Nhìn chung các yếu tố trên thấp hơn so với các vùng khác ở phía Bắc, đầy là những yếu tố hình thành các tiểu vùng đất đai, khí hậu có liên quan đến việc sử dụng giống cây trồng. 1.3. Về thuỷ văn Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện dầy đặc và phân bố khá đều trên lãnh thổ. Sông Hồng, sông Chảy là hai dòng chảy lớn chảy qua địa phận huyện. - Sông Hồng bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ( Trung Quốc) chảy qua thị xã Lào Cai, huyện Bảo Thắng và địa phận huyện Bảo Yên với tổng chiều dài khoảng 20km theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Sông Hồng lòng rộng, sâu, độ dốc lớn dòng chảy tương đối thẳng nên nước chảy xiết, mạnh, đặc biệt về mùa mưa lũ. Lưu lượng nước sông Hồng không điều hoà, mùa mưa lũ lưu lượng nước lớn ( khoảng 4830m3/s) mực nước cao (Độ cao tuyệt đối 86,85 m) thường gây lũ lụt ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống con người. Mùa kiệt lưu lượng nước nhỏ ( 70m3/s) mực nước thấp ( 74,25m) ảnh hưởng tới mực nước ngầm trong toàn vùng. Sông Hồng là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của địa bàn dọc hai bên sông. Nước sông Hồng có hàm lượng phù sa lớn( Mùa lũ lượng phù sa 6000-8000g/m3, nước mùa cạn 50g/m3 nước). Do đó các vùng đất ven sông được phù sa bồi đắp có độ phì nhiêu màu mỡ, rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. - Sông Chảy: Sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam( Trung Quốc) chảy qua địa phận các huyện: Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên. Sông Chảy chảy qua địa phận huyện Bảo Yên với tổng chiều dài 37 km theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Đoạn sông Chảy chảy qua huyện lòng sông sâu, hẹp, nhiều thác ghềnh do đó ít có tác dụng trong sản xuất và đời sống dân sinh . Sông chảy có lưu lượng nước thất thường( Mùa lũ 1670m3/s, mùa kiệt 17,6m3/s). Lượng phù sa trong nước không đáng kể do đó khả năng bồi đắp phù sa thấp, chỉ tạo thành một số thung lũng kiểu hẻm vực. Tuy nhiêm trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội sông Chảy có khả năng trong khai thác vật liệu xây dựng cũng như xây dựng các tuyến du lịch sinh thái bằng đường thuỷ. Ngoài 2 sông chính trên địa bàn còn có 11 con ngòi và hệ thống khe suối nhỏ đều khắp trên lãnh thổ. Mạng lưới ngòi, khe, lạch là những yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đời sống của đồng bào các dân tộc vùng cao. Đặc biệt ngòi Nghĩa Đô có tác động rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển vùng lương thực Vĩnh Yên-Nghĩa Đô. 2. Về kinh tế xã hội 2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Bảo Yên giai đoạn 2004 - 2006 (1) Những năm qua cùng với sự phát triển chung của toàn tỉnh, được sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình dự án về phát triển kinh tế xã hội ở miền núi. Huyện Bảo Yên đã có bước phát triển đáng kể. Tổng sản phẩm xã hội (GDP) của huyện tăng từ 307.935triệu đồng năm 2004 lên 438.000 triệu đồng năm 2006 (theo giá cố định năm 1994). Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP hàng năm từ năm 2004 đến năm 2006 đạt 10,6 – 12,43%. GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt 5,728triệu đồng, (GDP bình quân chung toàn tỉnh đạt 5,15triệu đồng). Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch, tăng tỷ trọng cây công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ thương mại, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp; Tuy vậy nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong GDP, công nghiệp xây dựng cơ bản, dịch vụ chiếm tỷ trọng còn thấp, quá trình chuyển dịch còn chậm và chưa ổn định. Cơ cấu tỷ trọng kinh tế thể hiện tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm từ 60,25% năm 2004 xuống còn 58% năm 2006, bình quân giảm 0,75%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng từ 15,84% năm 2004 lên 17% năm 2006. Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng từ 23,91% năm 2004 lên 25% năm 2006. Với thực trạng nền kinh tế như vậy đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có nhiều cố gắng vươn lên để góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hoá nền kinh tế của huyện. (1) Trích từ Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên khoá XII (nhiệm kỳ 2000 – 2010) Biểu 1 : Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Bảo Yên Giai đoạn 2004 - 2006 Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh Tăng trưởng 2006/2004 Dân số người 74.239 75.370 76.463 103 Tổng sản phẩm XH (GDP) tr.đồng 307.935 378.760 438.000 142,23 Tốc độ tăng trưởng GDP % 10,6 12,3 12,43 117,26 Cơ cấu GDP % 100 100 100 100 - Nông lâm nghiệp % 60,25 59,65 58 96,26 - Công nghiệp - XDCB % 15,84 16,05 17 107,32 - Thương mại - dịch vụ % 23,91 24,3 25 104,55 GDP bình quân đầu người 1000đ 4.148 5.025 5.728 138,1 Sản lượng lương thực tấn 28.542 29.058 29.559 103,56 Bình quân lương thực/người kg/người 384 385 386 100,52 Tổng thu thuế và phí trên địa bàn tr.đồng 9.315 10.235 11.410 122,50 (Nguồn: Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên khoá XIII (nhiệm kỳ 2005-2010) . 2.2. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp của huyện đối với tỉnh Lào Cai Bảo Yên là huyện cửa ngõ, vùng thấp của tỉnh, có những tiềm năng thế mạnh nhất định. Tuy nhiên vẫn là địa bàn huyện miền núi, địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, kinh tế nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra còn chậm. So sánh một số chỉ tiêu của huyện với tỉnh năm 2006 như sau : Biểu 2 : So sánh một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp của huyện Bảo Yên với tỉnh Lào Cai năm 2006 Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Huyện Bảo Yên Tỉnh Lào Cai So sánh % (huyện/ tỉnh) Dân số người 76.463 576.850 13,25 Diện tích tự nhiên km2 824,83 6.357,08 12,97 Giá trị sản xuất nông nghiệp tr.đồng 155,048 1.349.616 11,48 Bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp/người tr.đồng 2,027 2,339 86,66 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp % 100 100 - Ngành trồng trọt % 64,91 59,84 108,47 - Ngành chăn nuôi % 34,89 33,90 102,92 - Ngành dịch vụ % 0,2 6,26 3,19 Diện tích gieo trồng ha 11.406 86.413 13,20 Sản lượng lương thực tấn 29.559 182.170 16,22 Bình quân lương thực đầu người kg 386 316 122,15 Sản lượng thịt hơi các loại tấn 3.045 25.446 11,96 Bình quân sản lượng thịt hơi/người kg 40,0 44,1 91,60 Tỷ trọng diện tích gieo trồng cây lâu năm/tổng diện tích gieo trồng % 7,6 13,76 55,23 (Nguồn : Tính toán từ số liệu thống kê tỉnh Lào Cai năm 2006). 2.3. Tình hình dân số và lao động Số liệu thống kê dân số huyện Bảo Yên năm 2006 là 76.463 người; mật độ bình quân 93 người/km2, phân bố không đồng đều, tập trung ở trung tâm thị trấn, thị tứ, trung tâm xã, ven đường quốc lộ 70, quốc lộ 279; tại các xã vùng sâu vùng xa mật độ dân số thấp như Tân Tiến, Vĩnh Yên, Điện Quan, Minh Tân, Thượng Hà, Xuân Thượng, Tân Dương, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dao động ở mức bình quân chung 1,5%. Dân số nông nghiệp 64.968 người chiếm 85% dân số chung toàn huyện. Trình độ dân trí thấp, số lao động có trình độ kỹ thuật cao rất hạn chế, lao động giản đơn là chủ yếu, chưa được qua đào tạo, chủ yếu là lao động thủ công theo kinh nghiệm, phân công lao động chưa rõ rệt và chưa có kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý, do vậy huyện cần phải quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, bố trí sản xuất phù hợp điều kiện địa phương, đặc thù, bản sắc dân tộc. Biểu 3 : Dân số và lao động năm 2006 huyện Bảo Yên Số TT Tên xã, thị trấn Diện tích tự nhiên (km2) Nhân khẩu (người) Lao động (người) Thị trấn Phố Ràng 13,61 8.257 3.840 Xã Tân Tiến 58,83 1.957 919 Xã Nghĩa Đô 38,41 4.595 2.173 Xã Vĩnh Yên 62,14 4.430 2.127 Xã Xuân Hoà 75,32 7.115 3.348 Xã Xuân Thượng 41,63 3.590 1.685 Xã Tân Dương 31,85 3.022 1.446 Xã Việt Tiến 32,92 2.658 1.261 Xã Long Khánh 56,45 2.825 1.323 Xã Long Phúc 24,29 1.567 746 Xã Lương Sơn 38,04 2.850 1.389 Xã Yên Sơn 26,45 2.130 1.030 Xã Minh Tân 33,84 2.652 1.240 Xã Thượng Hà 65,78 4.966 2.312 Xã Điện quan 42,78 3.490 1.642 Xã Kim Sơn 69,24 6.876 3.122 Xã Cam Cọn 46,73 4.320 2.090 Xã Bảo Hà 66,52 9.163 4.165 Tổng cộng 824,83 76.463 35.858 Nguồn liên giám thống kê huyện Bao Yên năm 2006 2.4 Các lĩnh vực xã hội Về giáo dục y tế ; Trên địa bàn huyện có 72 trường, 818 phòng học các cấp với 22.300 học sinh. Công tác giáo dục tiếp tục phát triển về quy mô và chất lượng. Có 18/18 xã, thị trấn duy trì phổ cập giáo dục tiểu học xoá mù chữ và đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2006. Hệ thống cơ sở y tế có 18 trạm y tế xã, thị trấn; 02 phòng khám đa khoa; 01 bệnh viện cấp huyện. Mạng lưới y tế được củng cố từ huyện đến cơ sở. Công tác dân số GĐ&TE được quan tâm thực hiện tốt. Công tác văn hoá- thể thao từ huyện đến cơ sở được quan tâm từng bước nâng cao đời sống tinh thần nhân dân; Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ và rộng rãi trong toàn huyện . Các xã văn hoá, điểm văn hoá được đầu tư xây dựng từng bước đáp ứng nhu cầu, phong trào văn hoá thể thao trên địa bàn huyện ngày càng được quan tâm. 3. Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện (1) 3.1. Giao thông Trục giao thông chính là quốc lộ 70 chạy qua địa bàn huyện 51km do Bộ Giao thông Vận tải quản lý đi qua 7 xã theo hướng từ Bắc xuốgn Nam, từ cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Nội. Tuyến đường tỉnh lộ 279 chạy qua địa bàn 53 km theo hướng Đông - Tây đi qua 6 xã từ tỉnh Hà Giang sang tỉnh Lai Châu. Đường liên xã 18 tuyến tổng chiều dài 175 km. Tuyến dài nhất là._.ượng, trám, Lát, Luồng thanh hoá… 2.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi Tập trung phát triển mô hình trang trại hợp lý để chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê theo hướng có hàng hoá đáp ứng nhu cầu tại chỗ và cung cấp cho thị trường bên ngoài. Đưa trị giá ngành chăn nuôi đến năm 2010 đạt 62,0 tỷ đồng, tăng so với năm 2006 là 32,5 tỷ đồng. - Đàn trâu tốc độ tăng bình quân khoảng 4,5 – 5,5% năm đảm bảo sức kéo, sinh sản, bù đắp số trâu thải loại, giết mổ, bán ra thị trường, đàn trâu từ 18.430 con năm 2006 tăng lên 24.000 con năm 2010. Thực hiện đề án bảo tồn và phát triển đàn trâu huyện Bảo Yên”. - Đàn bò tốc độ tăng 4,5% - 5,5% năm, hướng chính là cung cấp thịt, da… tăng tỷ trọng thịt bò trong tiêu dùng xã hội. Sind hóa đàn bò địa phương để tăng thể trọng và chất lượng thịt đạt hiệu quả, đàn bò đạt 3000 con năm 2010, tăng 2,05 lần so năm 2006. - Đàn lợn tăng bình quân 4,5% - 5% năm, chuyển mạnh sang nuôi lợn hướng nạc phù hợp nhu cầu tiêu dùng, đàn lợn từ 44.013 con năm 2006 tăng lên 49.000 con năm 2010. - Đàn dê tập trung phát triển ở vùng đồi núi đa với qui mô 3.600 con năm 2006 lên 5000 con năm 2010. - Đàn gia cầm, thuỷ cầm từ 302.000 con năm 2006 lên 312.500 con năm 2010. - Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2006 là 180 ha đến năm 2010 tăng lên 220 ha, tốc độ tăng 3,3% năm. - Phát triển một số mô hình khác như nuôi ong, nuôi rắn, ba ba, nhím, nuôi cá lồng đặc sản trên sông suối. 2.3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ Theo qui luật chung việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ là tập trung nguồn lực phát triển sản xuất, tăng tỷ trọng các loại cây, loại con có năng suất cao và có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện phát triển của vùng lãnh thổ đó chứ không phát triển theo kiểu dàn trải, tập trung cho phát triển ngành, nghề mà những lĩnh vực kinh tế nông nghiệp có lợi thế; hạn chế các ngành nghề không phù hợp với điều kiện thực tế của huyện. II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẢO YÊN TỈNH LÀO CAI 1. Quy hoạch bố trí lại các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá Quy hoạch nông nghiệp là cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển của huyện, tạo tiền đề cho việc xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp, có căn cứ khoa học “Trong phát triển kinh tế nông nghiệp phải có kế hoạch vì nó chính là một công cụ chủ yếu có vai trò rất quan trọng, bởi vì nó hỗ trợ cho Nhà nước sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên hạn chế và đối phó với tính không chắc chăn của môi trường; công cụ kế hoạch mở ra khả năng to lớn để Nhà nước quản lý có kế hoạch toàn bộ nền kinh tế quốc dân vì bao hàm trong kế hoạch có chiến lược phát triển kinh tế và qui hoạch phát triển” (1). Sản xuất nông nghiệp ở Bảo Yên trong những năm qua do nhu cầu thị trường và thực tế sản xuất trên địa bàn huyện đã hình thành các trang trại sản xuất một số cây trồng vật nuôi hàng hóa mà trước đây chưa đề cập đến như cây nguyên liệu giấy, cây mây, cây xoài, trâu thịt. Mặt khác những năm qua có nhiều tiến bộ về giống cây trồng vật nuôi các mô hình đa dạng hóa cây trồng v.v… đã tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp do đó cần rà soát hoàn chỉnh qui hoạch đất đai cấp xã và toàn huyện. Thực hiện Nghị quyết số 04NQ/HU ngày 16/6/2006 khoá XIII nhiệm kỳ (2005 - 2010) của Huyện uỷ Bảo Yên về việc tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp giai đoạn 2005 - 2010. Thực hiện chủ trương trên và để góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện trong phần phương hướng đã đề cập cần tiến hành điều tra, bổ sung nắm vững nguồn lực có liên quan đến sản xuất nông nghiệp và qui hoạch bố trí lại các ngành sản xuất trong nông nghiệp, trong đó tập trung qui hoạch các vùng sản xuất cây trồng vật nuôi có tính chiến lược của huyện theo hướng tập trung chuyên môn hóa để tạo ra sản xuất hàng hóa.Trong đó tập trung vào một số đề án. (1) Giáo trình quản lý học KTQD I, trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội - 2001, trang 305. - Đè án “ Thâm canh tăng vụ giai đoạn 2006 – 2010”. Tổng diện tích lúa nước hiện nay có 2.084ha, hàng năm đã có 1.650ha lúa và 1.570 ha ngô thâm canh. Mục tiêu sản xuất tăng vụ từ 750 – 800ha ( 40% diện tích lúa nước) chuyển dịch cơ cấu cây trồng và bố trí hợp lý, đưa giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác từ 13 triệu đồng lên 20 triệu đồng vào năm 2010. Quy hoạch vùng sản xuất tập trung như đậu tương 151ha ở xã Kim Sơn , Cam Cọn, Bảo Hà , Nghĩa Đô, Vĩnh Yên. V ùng sản xuất Khoai tây, khoai lang 340ha ở xã Lương Sơn, Tân Dương, Long Khánh Nghĩa Đô, Bảo Hà. Vùng rau các loại 280ha ở xã Bảo Hà, Nghĩa Đô, TT Phố Ràng, Yên Sơn, Lương Sơn, Vĩnh Yên . Thực hiện đề án sẽ tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích canh tác( thu nhập 10 – 15 triệu đồng / 1 ha ). Tạo được tập quán sản xuất vụ đông để dần đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính trong năm. - Đề án “ Phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010” . Diện tích rừng đến 2006 là 37.300ha: Diện tích có khả năng phát triển rừng 26.080ha ( chiếm 31,6% diện tích tự nhiên) quy mô đề án trồng mới 3.799 ha. Khoanh nuôi tái sinh làm giầu rừng 2.421ha; đến 2010 diện tích có rừng 41.25 ha đạt tỷ lệ độ che phủ 50%. Giá trị lâm nghiệp đạt 150 tỷ đồng vào năm 2010, từng bước chuyển 30 -40% lao động nông thôn sang kinh doanh nghề rừng( từ 7000-10.000 lao động). Hàng năm cung cấp 50 tấn tre, vầu, nứa và 20 nghìn m3 gỗ các loại phục vụ chế biến tại các cơ sở biến tiểu thủ công nghiệp của huyện . - Đề án “ Bảo tồn và phát triển đàn trâu huyện Bảo Yên”. Quy mô phát triển 18/18xã, thị trấn nhằm điều tra khảo sát, bình tuyển đàn trâu sinh sản; chọn lựa trâu đực giống, nhà nước hỗ trợ 80%, dân đóng góp 20% như ( chuồng trại, chăn dắt, chăm sóc). Mục tiêu chọn lọc trâu đực giống tốt trọng lượng > 450 Kg/con; Chọn trâu cái sinh sản có trọng lượng > 350 kg/ con để phối giống ( bình quân 1 trâu đực trên 20 trâu cái sinh sản) hàng năm tỷ lệ tăng đàn đạt ít nhất 4%, nâng cao trọng lượng trâu sơ sinh bình quân 1,0 đến 2kg/con nhằm góp phần tăng nhanh sản phẩm, nâng cao tầm vóc đàn trâu và sản lượng thịt. Đến 2010 đạt 24.000 con, hàng năm bán ra ngoài tỉnh từ 1800 – 2000 con, giá trị bán ra 14 – 17 tỷ đồng. 2. Giải pháp về thị trường Để từng bước phát triển nền sản xuất hàng hóa phải gắn với thị trường và “Phát triển thị trường nông thôn, nâng cao sức mua của khu vực nông thôn sẽ đóng vai trò quan trọng, thậm chí đôi khi còn quyết định đến cả qui mô, tốc độ phát triển của công nghiệp dịch vụ, thị trường đầu ra” được mở rộng sẽ góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp; nông nghiệp phát triển sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa phục vụ và thúc đẩy công nghiệp phát triển. Thị trường “Đầu vào” của sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn được đảm bảo tốt sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đây chính là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân nông thôn có thể tái sản xuất sức lao động, mở mang dân trí, từ đó cung cấp nguồn năng lực có chất lượng để phát triển kinh tế, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Thị trường nông thôn phát triển tất yếu sẽ kích thích sự phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và ngược lại nó sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng và phát triển thị trường, thuận tiện cho việc trao đổi, lưu thông hàng hóa cũng như sự đi lại giao lưu văn hóa giữa các vùng nông thôn, giữa nông thôn với thành thị. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa tất yếu thị trường là yếu tố quyết định và quan trọng nhất; vì vậy phải mở rộng và phát triển thị trưởng, đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hóa. Để phát triển thị trường nông thôn cần tập trung thực hiện các chính sách và giải pháp : - Thứ nhất là đẩy mạnh việc điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất cả trong nông nghiệp, ngành nghề nông thôn và công nghiệp phục vụ sản xuất và đời sống nông thôn. - Thứ hai là tăng cường vai trò thương mại quốc doanh trên thị trường nông thôn. - Thứ ba là tiếp tục đổi mới việc đầu tư hỗ trợ và hoàn thiện các chính sách nhằm phát triển thị trường nông thôn, nhất là các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản phẩm. - Thứ tư là qui hoạch phát triển hợp lý mạng lưới chợ nông thôn góp phần giải quyết cả “Đầu vào” lẫn “Đầu ra” của sản xuất(1) Theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đến 2010 với cây trồng, vật nuôi mang tính hàng hóa cao có sự gia tăng đáng kể nên cần giải pháp về thị trường về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của huyện phải mở rộng nhất là các loại sản phẩm hàng hóa đi vào sản xuất ổn định, đạt sản lượng theo kế hoạch. Để thực hiện được giải pháp về thị trường đối với điều kiện thực tế huyện Bảo Yên - Lào Cai cần phải : - Đào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức về thị trường, đẩy mạnh tìm kiếm thị trường trong nước và quốc tế, tư vấn cho địa phương để đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm; để đạt được phải có chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. - Tổ chức tốt thông tin về thị trường đặc biệt là dự báo cung cầu của thị trường và thông tin qua nhiều kênh đến người sản xuất, thông qua hệ thống khuyến nông, khuyến lâm; đồng thời đưa ra những thông tin về tập quán, sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng để phát triển chiều rộng lẫn chiều sâu. (1) Tạp chí bảo hiểm xã hội, số ra tháng 7/2002, trang 6 - Tạo điều kiện cho mạng lưới thương nghiệp làm trung gian tiêu thụ sản phẩm có giải pháp hạn chế và tiến tới không được để lúa bị rớt giá gây thiệt hại cho nông dân. Hình thành các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã để dần biến nơi đây thành trung tâm thương mại, du lịch, công nghiệp. Đồng thời tạo thành các tuyến đường trục lộ, tạo ra các tụ điểm dịch vụ nông thôn, có cơ chế gắn bó giữa người sản xuất và người tiêu thu. Các trung gian đó có thể do người sản xuất tự nguyện lập ra dưới hình thức hiệp hội cũng có thể do tổ chức kinh tế Nhà nước thực hiện đặc biệt quan tâm nơi mà năng lực tiếp thị của người sản xuất còn hạn chế hay nhu cầu chuyên môn hóa trong sản xuất hàng hóa và lưu thông yêu cầu đáp ứng. - Từng bước động viên để thay đổi tập quán tiêu dùng của nhân dân, thay đổi nhận thức tức là thay đổi sinh hoạt tiêu dùng; không những đủ ăn, ăn no mà phải ăn ngon, có chất lượng… nâng cao sức mua của nhân dân qua đó tác động thị trường để thị trường phát triển và tác động ngược lại. 3. Giải pháp về vốn Việc nâng cao khả năng khai thác các nguồn vốn vào mục đích đầu tư, cải tiến cơ cấu kinh tế cần vốn lớn và luôn là vấn đề cấp thiết không chỉ riêng đối với ngành nông nghiệp. Nói đến vốn là cả vốn thu hút và vốn vay, mỗi vấn đề phải có phương pháp giải quyết khác nhau, có các cơ chế chính sách khác nhau thì mới đạt hiệu quả cho người vay và cho vay. Cần có các giải pháp thực hiện như sau : - Tích cực huy động vốn nhàn rỗi trong dân thông qua hệ thống tài chính tín dụng ngân hàng, thựctế nguồn vốn này còn lớn chưa được khai thác triệt để. Nếu có cơ chế hợp lý sẽ huy động được nhiều hơn để đầu tư cho nông nghiệp bởi vì xét trên góc độ lợi ích chung thì Ngân hàng Nhà nước nói chung và Ngân hàng huyện Bảo Yên nói riêng có thể bù lỗ cho chênh lệch về lãi xuất giữa tỷ lệ huy động và tỷ lệ lãi xuất cho vay bởi nó có tác động tích cực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy việc huy động vốn đã khó những vay vốn cũng là vấn đề nan giải vì ta còn thiếu đồng bộ trong hệ thống chỉ đạo và các qui chế, hình thức cho vay nên hệ thống ngân hàng chưa mạnh dạn mở rộng tín dụng nông thôn cho các hộ dân vay nhất là đối với người nghèo vì sợ mất vốn, do vậy cần phải đẩy mạnh phát triển thị trường vốn và thị trường nông thôn. - Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn ngắn hạn nông thôn, mở rộng mạng lưới hoạt động ngân hàng tới các xã gắn với các tổ chức tín dụng, tăng cường hình thức huy động và tiết kiệm gắn với cơ chế tái đầu tư cho nông dân, mở rộng các loại hình dịch vụ thanh toán thuận tiện nhất đến từng người dân. Từng bước miễn giảm thuế và các khoản đóng góp cho nông dân nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống, tăng sức mua ở nông thôn. - Phát huy tốt vai trò của các quĩ tín dụng nhân dân, của các đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội làm vườn v.v… trong việc hỗ trợ sản xuất tạo việc làm; phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các hiệp hội để tạo mọi điều kiện và môi trường pháp lý để tận dụng và khai thác có hiệu quả nguồn vốn vay. - Sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách chi cho mục tiêu phát triển kinh tế sẽ là đòn bẩy thay đổi nhanh chóng cục diện cơ cấu kinh tế nông nghiệp tạo sức bật mới về kinh tế. Khai thác mở rộng, huy động các nguồn thu, tăng thu ngân sách từ 10 – 15% để đầu tư cơ sở hạ tầng, chủ yếu là cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp. - Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi các dự án đầu tư trong nước và cả nước ngoài vào lĩnh vực nông lâm nghiệp. Nói chung giải pháp về vốn là vấn đề không chỉ đối với riêng huyện Bảo Yên - lào Cai mà còn đối với các tỉnh, huyện khác cần tìm cách giải quyết, song chúng ta phải từng bước giải quyết một cách hai hòa, không nóng vội nếu không sẽ xảy ra hậu quả về kinh tế và xã hội. 4. Giải pháp về ruộng đất Đẩy nhanh hơn nữa việc rà soát điều chỉnh đất nông lâm nghiệp theo luật đất đai 2003 để giúp nông dân yên tâm sản xuất phục vụ mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện đề ra. Trong những năm qua huyện đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách ruộng đất và sử dụng lâu dài đúng mục đích cho các hộ nông dân. Tuy nhiên ruộng đất vẫn bị chia lẻ, manh mún, ảnh hưởng đến quá trình chuyển đất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa thành vùng tập trung, để có sản phẩm hàng hóa đặc sản của từng vùng, tăng thu nhập, thực hiện xóa đói giảm nghèo v.v…Trong thời gian tới huyện cần tập trung giải quyết các vấn đề sau : - Thực hiện nhanh chóng Luật đất đai, sớm hoàn thành tốt thủ tục cấp quyền sử dụng đất cho nhân dân (lâu dài và tạm thời). - Tập trung hoàn thiện công tác giao đất giao rừng, phấn đấu diện tích đất nông lâm nghiệp đều có chủ. - Khuyến khích việc chuyển đổi, tích tụ, tâp trung ruộng đất liền vùng, liền khoảnh để tập trung thâm canh thành vùng sản xuất lớn. - “Tính toán rà soát toàn diện đất nông nghiệp để chuyển 20% đến 25% diện tích đất nông nghiệp (tương đương 2.280ha – 2.850ha) sang thâm canh cây có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định như đậu tương, khoai tây, lạc, ớt để xuất khẩu. Trồng cây công nghiệp ngắn ngày có thế mạnh; nuôi thuỷ sản v.v… Chuyển diện tích đất sản xuất 2 vụ lên 3 vụ/năm; trong đó đưa vụ đông lên thành vụ chính với cơ cấu cây trồng phù hợp để tăng hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác và tăng thu nhập bằng tiền cho nông dân”…(1). 5. Giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Lịch sử sản xuất nông nghiệp ở thế giới nói chung, ở nước ta nói riêng cho thấy phải đặc biệt quan tâm việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng khối lượng sản phẩm nông nghiệp và làm thay đổi phương thức canh tác. Để thực hiện phát triển các loại cây trồng, vật nuôi như phần phương hướng đã đề cập, giải pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng là phải tổ chức làm tốt việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa nhanh những giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, địa lý của huyện áp dụng mô hình “ 3 giảm, 3 tăng” có hiệu quả, đưa một số giống mới nhằm thay đổi hẳn năng xuất, chất lượng sản phẩm, kỹ thuật canh tác trên đất dốc theo hướng nông - lâm kết hợp, cụ thể cần tập trung thực hiện một số vấn đề sau : “Chuyển sản xuất lương thực từ số lượng sang chất lượng gắn với thâm canh và gieo trồng giống lúa ngô chất lượng cao để nâng giá trị của một đơn vị sản phẩm (lúa, ngô) lên gấp 2 đến 3 lần hiện nay, góp phần giảm chi phí vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm” (2). Sử dụng triệt để giống ngô cao sản (Bioxit, 3Q, ...), đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn, khoai tây, cây ăn quả có múi chất lượng cao (quýt, cam sành); đặc biệt là giống lúa Hương thơm số 1, Sén cù… Mở rộng mô hình hệ thống canh tác mới để thực hiện đa dạng hóa cây trồng, tăng nông sản hàng hóa, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Chuyển chăn nuôi từ tự cấp tự túc sang chăn nuôi hàng hóa theo quy mô trang trại (chủ yếu là đại gia súc như trâu, bò, dê hàng hóa) gắn với việc trồng cỏ voi, cỏ Ghi Nê , cỏ Pangola, khoanh vùng và thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh dịch trên đàn gia súc, đồng thời phải đảm bảo được giống vật nuôi, nhằm đưa chăn nuôi trở thành sản xuất chính chiếm tỷ trọng 30% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp vào năm 2010. Từng bước áp dụng phương thức chăn nuôi theo kiểu bán công nghiệp trong hộ gia đình, xây dựng các bể chữa Biôga để tận thu sản phẩm phụ trong chăn nuôi, giữ gìn môi trường sinh thái, tăng nhanh sản phẩm chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. (1,2) Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên khoá XIII (nhiệm kỳ 2005 - 2010). Làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, đầu tư giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện của huyện. Hỗ trợ một phần cây cơ giống, máy chế biến nông sản quy mô hộ gia đình, làng bản như chế biến chè, thức ăn gia súc, hoa quả tươi, các sản phẩm từ lúa, ngô ... để giải quyết việc là, tạo sản phẩm hàng hoá cho nhân dân. 6. Đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn. Hạ tầng cơ sở ở một số địa phương là môi trường để phát triển sản xuất nông nghiệp ở địa phương đó. Nếu hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn như giao thông, thuỷ lợi, cơ sở dịch vụ nông nghiệp càng hoàn thiện thì càng tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, đa dạng hóa sản phẩm. Do đó việc đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn là một giải pháp không thể thiếu được trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trên thực tế ở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai những năm qua cho thấy để đưa được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện cho nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất có một ý nghĩa quan trọng tạo cơ chế thoả đáng để thu hút các thành phần kinh tế, tuyệt đối không để người dân phải đóng góp nhiều. những năm qua thực hiện chương trình 135 đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, lồng ghép các chương trình, dự án khác như WB, CT 134, CT Kiên cố hoá kênh mương, chương trình định canh định cư được Nhà nước đầu tư xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng cho một số xã. Song so với yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa trong huyện thì cần phải tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như tiếp tục xây dựng hệ thống thuỷ lợi đảm bảo cho thâm canh đa dạng hóa cây trồng, xây dựng đường giao thông thôn bản, xây dựng và nâng cao năng lực hoạt động của các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm Vật tư; Đầu tư các cơ sở chế biến nông, lâm sản tại huyện và các trung tâm cụm xã như xã Nghĩa Đô, Điện Quan, Long Khánh, Bảo Hà... để đáp ứng kịp thời đòi hỏi yêu cầu cho các hộ dân sản xuất và ổn định sản xuất. 7. Đẩy mạnh công tác khuyến nông Trong sản xuất nông nghiệp nông thôn hiện nay công tác khuyến nông có một vị trí quan trọng, nó là cầu nối giữa Nhà nước với nhà nông, giữa tiến bộ khoa học kỹ thuật với sản xuất ở cơ sở, vì vậy ta phải đẩy mạnh công tác khuyến nông. Trong những năm qua công tác khuyến nông của huyện Bảo yên đã góp phần không nhỏ trong công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện và đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết với nhà nông. Song công tác khuyến nông của huyện Bảo Yên đến nay vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là về công tác cán bộ, về đội ngũ cán bộ của Trạm Khuyến nông huyện được biên chế ít, trình độ của cán bộ đa số trình độ trung cấp nên trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. địa bàn của huyện rộng, đội ngũ cán bộ khuyến nông ở cơ sở chưa đủ mỗi xã một người, mà một cán bộ phụ trách 2 - 3 xã, dẫn đến việc chỉ đạo, hướng dẫn cho nhà nông đôi khi chưa kịp thời. Vậy muốn đẩy mạnh công tác khuyến nông trước hết phải quan tâm đến công tác cán bộ, trước hết cần tuyển dụng cán bộ đủ biên chế đối với Trạm Khuyến nông của huyện và nên biên chế mỗi xã một cán bộ khuyến nông cơ sở, mỗi thôn bản bồi dưỡng tại chỗ 1 khuyến nông viên. Đồng thời quan tâm đến trình độ của cán bộ cần cử đi đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ, thường xuyên mở lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở để kịp thời nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Ngoài ra cần có cơ chế hỗ trợ thực hiện các chương trình khuyến nông của hộ nông dân yêu cầu và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhà nước làm tốt công tác dịch vụ kỹ thuật tới các hộ nông dân. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động về công tác khuyến nông, thường xuyên kiểm tra chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ khuyến nông ở cơ sở… 8. Các giải pháp và cơ chế hỗ trợ nguồn lực nhằm giúp các hộ nông dân phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa (1) Trong những năm qua huyện Bảo Yên đã thực hiện tốt những chính sách về kinh tế mà Nhà nước đã ban hành nhằm khuyến khích, động viên các hộ nông dân đầu tư phát triển sản xuất như chính sách vay vốn tín dụng, chính sách thuế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Để tạo điều kiện cho nền kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển huyện Bảo Yên cần nghiên cứu và xây dựng một số giải pháp và cơ chế sau : 8.1. Giải pháp kinh tế. - Hỗ trợ khuyến khích nông dân sử dụng giống mới, tham gia vào mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng việc sử dụng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất và vốn chuyển giao công nghệ. (1) tham khảo và trích một số nội dung trong cuốn kinh tế nông nghiệp TS. Đinh Phi Hổ. NXBTK-2000 tr 239-245) - Hỗ trợ vốn và trợ giá để phát triển cây trồng vật nuôi đặc sản và phát triển những sản phẩm mà huyện chủ trương phát triển mạnh để tạo sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn (như : ngô, đậu tương, chè, cây ăn quả…). - Hỗ trợ khuyến nông, động viên đối với cán bộ khuyến nông tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác tại cơ sở, trợ giúp các hộ gia đình về mặt áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. - Tạo điều kiện cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ để khuyến khích các hộ gia đình phát triển chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp để hình thành các trang trại chăn nuôi quy mô vừa tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. - Từng bước có giải pháp và cơ chế khuyến khích xuất khẩu lâm sản, tận dụng cơ hội và tiềm năng qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai với thị trường Vân Nam Trung Quốc - Đẩy nhanh việc rà soát quy hoạch đất tại cấp xã để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân yên tâm sản xuất. 8.2. Bảo vệ môi trường tự nhiên Rừng, đất và nước cùng gắn bó với thảm thực vật - sinh vật là các yếu tố quyết định tạo nên cân bằng sinh thái. Do vậy huyện phải căn cứ vào tình hình thực tế đề ra các quy định để bảo vệ môi trường tự nhiên như việc sử lý các chất thải của nhà máy bột giấy 10.000 tấn/năm tại khu 9 thị trấn Phố Ràng; Việc xây dựng lò gạch sản xuất vôi; Ngói phải tính đến nguồn khói thải ảnh hưởng tới con người và sản xuất nông nghiệp, việc phun thuốc bảo vệ thực vật sử dụng quá nhiều phân bón hoá học, việc quy định xây dựng sử dụng bãi rác của thị trấn trung tâm huyện, quy định bảo vệ rừng sinh thái, rừng phòng hộ của huyện nhằm đảm bảo nguồn sinh thuỷ không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sản xuất và sinh hoạt 8.3. Chăm sóc môi trường sức khoẻ - dinh dưỡng và văn hoá. Cải thiện môi trường về sức khoẻ, dinh dưỡng và văn hóa cho người dân nông thôn là nhân tố quyết định của phát triển nông nghiệp bền vững vì chúng ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực ở nông thôn. Vậy ta phải làm tốt công tác chăm sóc môi trường sức khoẻ cho nhân dân, như phòng dịch, khám bệnh miễn phí, xây dựng công trình nước sạch nông thôn. Đồng thời làm tốt công tác truyền thông văn hóa, đưa thông tin đến cơ sở, tổ chức chiếu phim, văn nghệ ở vùng sâu, vùng xa, đầu tư, nâng cấp đài truyền hình trung tâm huyện, cấp phát hệ thống thu DTH cho những vùng lõm chưa phủ sóng truyền hình, để nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, qua đó làm giảm dần sự chênh lệch về đời sống giữa nông thôn với thành thị. 9. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực lao động nông thôn “Phải tổ chức nghiên cứu, khảo sát đánh giá đầy đủ thực trạng về số lượng, chất lượng nguồn lực lao động và tình hình sử dụng lao động hiện nay ở các hộ gia đình nông thôn, hợp tác xã, tổ hợp tác… Trên cơ sở đó xác định hướng củng cố về số lượng, tăng chất lượng nguồn lao động, hướng phân bổ lại lao động gắn với việc sử dụng các nguồn lực khác cho phu hợp với khả năng, trình độ, sức khoẻ và yêu cầu sản xuất hàng hóa nông nghiệp hiện đại, phát triển nhanh hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn”.(1) Duy trì và đẩy mạnh việc mở các lớp ngắn hạn về kỹ thuật nông nghiệp, mở các cơ sở dạy nghề ở các xã có điều kiện phát triển tiểu thủ công nghiệp . Ở vùng nông thôn sử dụng một phần lao động sản xuất nông nghiệp sang sản xuất lâm nghiệp như trồng mới, khoanh nuôi bảo vệ rừng, sản xuất cây công nghiệp dài ngày như chè, quế. Ở các vùng thị tứ, thị trấn có kế hoạch đưa lao động đi đào tạo cở các trường công nhân kỹ thuật để phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở chế biến tại địa phương. Phấn đấu đưa cơ cấu lao động nông nghiệp giảm từ 81,6% năm 2006 còn 77% năm 2010. Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng từ 5,9 lên 8,6%. Lao động thương mại, dịch vụ tăng từ 12,5% lên 14,4% vào năm 2010 10. Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể tại địa phương (1) Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn thực trạng và giải pháp : TS Chu Tiến Quang, NXB chính trị quốc gia Hà Nội - 2004, trang 239. Cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể có vai trò rất quan trọng trong việc lãnh đạo nhân dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Cấp uỷ Đảng và chính quyền ở địa phương phải đưa ra được những định hướng chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phân vùng sản xuất, định hướng sản xuất các nghề tiểu thủ công nghiệp… phù hợp với địa phương. Để thực hiện được các chủ trương, quyết định đó góp phần không nhỏ đó là các tổ chức đoàn thể, tích cực tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nông dân thực hiện và đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính quyền vào cuộc sống. Huyện Bảo Yên tỷ lệ ngươi dân tộc thiểu số chiếm 77,2% dân số toàn huyện, trình độ dân trí hạn chế, do đó việc tổ chức triển khai và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các chương trình, dự án kinh tế trọng tâm đến người dân thì vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban ngành phải trực tiếp cầm tay chỉ việc với phương châm “ nói cho dân hiểu, làm cho dân tin” và khi người dân tai nghe mắt thấy thực tế kết quả thì chủ trương chuyển dịch CCKT dễ dàng và thuận lợi. 11. Sự liên kết bốn nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp. Để thực hiện việc chuyển dịch CCKT mang lại hiệu quả cao cần có sự liên kết chặt chẽ, trong đó Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo điều hành. Nhà nông với vai trò là nơi cung cấp sản phẩm nông nghiệp ra thị trường. Nhà khoa học giữ vai trò cung ứng chuyển giao khoa học công nghệ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Nhà doanh nghiệp đóng vai trò là cầu nối giữa sản xuất nông nghiệp với thị trường tiêu thụ sản phẩm. III. KIẾN NGHỊ Để góp phần phát triển nền kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai trong những năm tới, vận dụng tri thức và kiến thức đã được học tập, nghiên cứu, những vấn đề thực tiễn của nền nông nghiệp huyện Bảo Yên trong những năm qua. Sau thời gian thực tập tôt nghiệp em xin có một số đề nghị, kiến nghị như sau : 1. Nhà nước: - Đề nghị Trung ương, tiến hành đồng thời các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nông thon, ưu tiên các dự án huy động vốn trong nước và nước ngoài để đầu tư vào sản phẩm chủ yếu, công nghệ chế biến nông lâm sản. 2. Tỉnh: - Mở rộng quan hệ thị trường, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để phát huy thế mạnh của địa phương. - Quan tâm, thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động, nhằm nâng cao tay nghề và đưa nghề mới vào để sản xuất những mặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Trong đõ hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người nông dân. - Cần xây dựng quy hoạch, đề án chiến lược phát triển cụ thể phù hợp với từng ngành, từng khu vực, từng giai đoạn. Trong quá trình thực hiện phải có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các ngành trong tỉnh, huyện, xã, thôn tránh tình trạng mạnh ai ấy làm. Có cơ chế và chính sách khuyến khích việc tập trung, tích tụ ruộng đất. 3. Huyện: - Đội ngũ cán bộ khuyến nông viên cơ sở, nhất là tại thôn bản phải được bố trí sắp xếp, đào tạo cơ bản, có chế độ phụ cấp phù hợp để động viên, khuyến khích. Đồng thời có quy hoạch bố trí kế cận làm cán bộ xã lâu dài. Công tác khuyến nông phải được tổ chức lại để phát huy chức năng, nhiệm vụ của mình là đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. - Hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể về sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản làm cơ sở cho kế hoạch hoá và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Huy động nguồn lực xây dựng một số cơ sở công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn huyện góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và xuất khẩu như chế biến măng bát độ, chế biến chè, chế biến nước hoa quả như cam, quýt, chế biến bột giấy… - Bố trí tạo điều kiện tổ chức các đoàn cán bộ, hội viên ở cơ sở nông thôn đi tham quan, giao lưu học tập kinh nghiệm, mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trong và ngoài tỉnh phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương để áp dụng và nhân ra diện rộng. Bảo Yên, ngày 15 tháng 01 năm 2007 SINH VIÊN VIẾT BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đặng Văn Dụng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5354.doc
Tài liệu liên quan