Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch đến tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007-2010 và định hướng 2020

Lời cam đoan Tụi Nguyễn Thuý Ngọc xin cam đoan rằng bài chuyờn đề: "Một số giải phỏp nhằm thu hỳt khỏch du lịch đến tỉnh Phỳ Thọ giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng 2020” là nghiờn cứu của tụi. Trong bài tụi cú sử dụng cỏc tài liệu tham khảo của cỏc tỏc giả, và tụi đó trớch dẫn trong bài. Tụi xin cảm ơn Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Phỳ Thọ đó cho tụi thực tập tại tại Sở và cung cấp cho tụi cỏc số liệu. Tụi xin chõn thành cảm ơn Giỏo viờn hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Minh Hoà đó hướng dẫn tụi hoà

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch đến tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007-2010 và định hướng 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thành chuyờn đề này. Phần mở đầu Lý do chọn đề tài. Phú Thọ có bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích cách mạng kháng chiến đều có khả năng khai thác phục vu cho tham quan du lịch. Phú Thọ có nhiều di tích nổi tiếng như: Khu di tích Đền Hùng (Lâm Thao), đầm Ao Châu, Ao Giời, Suối Tiên, khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn, vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, đền Mẫu Âu Cơ, đình Lâu Thượng, Hùng Lô, Đào Xá, chùa Xuân Lãng, chùa Phúc Khánh…. Phú Thọ còn là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc của tổ tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, lễ hội Đền Hùng, hội phế (Hiền Quang), hội làng Đào Xá, Sơn Vi, nhiều làn điệu dân ca, xoan ghẹo, nhiều trò diễn dân gian, nhiều truyền thuyết – huyền thoại về dựng nước, nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười giàu tính nhân văn, mang nét đặc sắc của vùng đất Tổ, đặc trưng văn hoá Lạc Hồng. Đây là miền đất du lịch hấp dẫn không chỉ với khách du lịch trong nước mà còn hấp dẫn cả khách quốc tế đến thăm quan tìm hiểu các tập tục văn hoá của Việt Nam từ thời sơ khai. Tuy nhiên, so với tiềm năng thì sự phát triển của du lịch Phú Thọ trong thời gian qua chưa thực sự tương xứng, lượng khách đến Phú Thọ tăng không đều qua các năm, khách quốc tế ít. Những hạn chế này đã đặt ra cho các nhà quản lý kinh tế, những người đang công tác trong ngành du lịch Phú Thọ băn khoăn là làm thế nào để có thể thu hút, phát triển được nguồn khách đến với Phú Thọ ngày càng tăng nhằm đưa nền kinh tế này trở thành ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh, đóng góp vào nguồn ngân sách tỉnh cao và tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh Phú Thọ. Vì lý do đó mà tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch đến tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007 – 2010 và định hướng 2020” để nghiên cứu làm chuyên đề tốt nghiệp 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở những vấn đề lý luận về nhu cầu khách du lịch và nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch, luận văn đã phân tích thực trạng tình hình du lịch Phú Thọ, thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch đến Phú Thọ trong thời gian qua; rút ra được nguyên nhân và hạn chế của tình hình, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thu hút khách du lịch đến Phú Thọ và nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu sự biến động của số lượng khách du lịch đến Phú Thọ, nghiên cứu khả năng, điều kiện thu hút khách và những giải pháp phát triển nguồn khách du lịch đến Phú Thọ. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ, nghiên cứu Sở Thương mại - Du lịch Phú Thọ và một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: nghiên cứu những năm qua và dự báo một số năm tới. Phạm vi đề xuất gồm các giải pháp vĩ mô thuộc cơ quan quản lý Nhà nước và các giải pháp vi mô của doanh nghiệp kinh doanh du lịch. 4. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp so sánh, phương pháp thống kê thực nghiệm, phương pháp phân tích tổng hợp. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương I- Khách du lịch và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch. Chương II- Thực trạng hoạt động phát triển nguồn khách của tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua. Chương III- Một số giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Phú Thọ Chương I: Khách du lịch và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch. 1.1. Tổng quan về du lịch và khách du lịch. 1.1.1. Khái niệm du lịch. Theo quan điểm tổng hợp: Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội ngày càng phổ biến, phát sinh các mối quan hệ kinh tế và phi kinh tế, bao gồm 4 nhóm nhân tố tương tác với nhau, khách du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng cư dân và chính quyền nơi đến du lịch. Các chủ thể trên tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ đối với hoạt động du lịch. Đối với khách du lịch: du lịch mang lại cho họ sự hài lòng vì được thưởng thức một khoảng thời gian thú vị, đáp ứng nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, thăm viếng tham quan. Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch: họ xem khách du lịch như một cơ hội kinh doanh để thu lợi nhuận qua việc cung ứng các loại hàng hoá và dịch vụ du lịch cho du khách. Đối với chính quyền sở tại: du lịch được xem như là một nhân tố thuận lợi đối với nền kinh tế địa phương. Chính quyền quan tâm đến số công ăn việc làm mà du lịch tạo ra, thu nhập dân cư, các khoản thuế thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch. Đối với cộng đồng cư dân địa phương: du lịch được xem như là một cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập, đồng thời họ cũng là nhân tố tạo ra sự hấp dẫn đối với khách du lịch bởi lòng hiếu khách và những nét văn hoá đặc trưng của địa phương. 1.1.2. Các loại hình du lịch. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch được phân thành: Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia. Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch: Du lịch chữa bệnh: khách du lịch do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ. Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: đây là loại hình du lịch có tác dụng làm giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người ra khỏi công việc hàng ngày Du lịch thể thao: cũng nhằm mục đích thư giãn nhằm để con người mạnh khoẻ hơn. Du lịch văn hóa: nhằm mở mang kiến thức, thoả mãn tính tò mò. Du lịch công vụ: mục đích chính của loại hình này là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác nhiệm vụ nào đó. Du lịch thương gia: mục đích là tìm hiểu thị trường, nghiên cứu dự án đầu tư, ký kết hợp đồng. Du lịch tôn giáo: nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo đạo giáo khác nhau. Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương: loại hình này nhằm thoả mãn những người xa quê muốn về thăm hỏi họ hàng. Du lịch quá cảnh: do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước nào đó trong thời gian ngắn để đến nước khác. 1.1.3. Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là tất cả những cái nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến hành trình du lịch. Sản phẩm du lịch được hợp thành từ nhiều bộ phận khác nhau: dịch vụ vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí... Sản phẩm du lịch chủ yếu mang tính chất vô hình, dịch vụ và tài nguyên chiếm 80%-90%. Việc tạo ra và tiêu thụ sản phẩm du lịch thường có sự trùng lặp về không gian và thời gian. Do đó để thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm, người mua hàng được đưa đến nơi sản xuất và tiêu thụ tại chỗ. Do đặc điểm này, khách du lịch không thể thấy sản phẩm du lịch trước khi mua. Việc tiêu dùng sản phẩm có tính thời vụ. Thông thường các hoạt động du lịch có liên quan đến hoạt động ngoài trời tức là phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Do đó việc tiêu dùng dịch vụ càng mang tính thời vụ rõ nét. 1.1.4. Khách du lịch. 1.1.4.1. Khái niệm khách du lịch. Có không ít khái niệm về khách du lịch, mỗi nước, mỗi học giả có một khái niệm khác nhau. Tuy nhiên lịch sử về khái niệm khách du lịch có từ cuối thế kỷ XVIII bắt nguồn từ Pháp. Trong thời kỳ này khái niệm về khách du lịch quy định :những người được coi là khách du lịch là người đến một địa điểm mới (khác với nơi cư trú thường xuyên) nhưng không được ở quá một năm tại đó, họ phải phát sinh hoạt động thành toán nhằm tiêu tiền tiết kiệm của họ tại nơi đến du lịch. Các định nghĩa thời này đều mang tính phiến diện, chưa phản ánh một cách đầy đủ và chính xác nhất các đối tượng được coi là khách du lịch. Việc xem xét đối tượng nào là khách du lịch là việc rất quan trọng. Nó phục vụ cho công tác thống kê du lịch, từ những số liệu tăng trưởng về lượng khách du lịch để từ đó có chính sách kinh tế hoặc đầu tư một cách đúng đắn thích hợp vào ngành du lịch tránh tình trạng cung vượt cầu hoặc ngược lại. Có thể cụ thể hoá khái niệm về khách du lịch như sau: Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến, có thời gian lưu lại ở nơi đến từ 24 giờ trở lên (hoặc sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) và không quá một khoảng thời gian quy định của từng quốc gia. Cần phân biệt hai loại khách du lịch cơ bản: Những người mà chuyến đi của họ có mục đích chính là nâng cao hiểu biết tại nơi đến về các điều kiện, tài nguyên tự nhiên, kinh tế, văn hoá được gọi là khách du lịch thuần tuý. Những người thực hiện chuyến đi vì một mục đích khác như công tác, tìm kiếm cơ hội làm ăn, hội họp...Trên đường đi hay tại nơi đến những người này sắp xếp thời gian cho việc tham quan nghỉ ngơi. Để nói lên được sự kết hợp đó, chuyến đi của họ gọi là du lịch công vụ, du lịch thể thao, du lịch thăm thân... 1.1.4.2. Phân loại khách du lịch Tổ chức du lịch Thế giới (WTO) ngày 4-3-1993 Hội đồng liên hợp quốc UNSC (United Nations Statistical Commisson) đã công nhận những thuật ngữ như khách du lịch quốc tế, khách du lịch trong nước, khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc gia để thuận tiện trong việc soạn thảo thiết kế du lịch giữa các nước trên thế giới trong đó: Khách du lịch quốc tế (International) gồm: Khách du lịch quốc tế (Inbound tourist) gồm những người nước ngoài đến du lịch một quốc gia, khách quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist) gồm những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài. Khách du lịch trong nước ( Internal tourist) gồm những người là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi du lịch trong nước. Khách du lịch nội địa (Domestic tourist) khách du lịch trong nước cộng khách du lịch quốc tế đến, 3 loại khách du lịch trên là thị trường cho cơ sở lưu trú và là nguồn khách của quốc gia. Khách du lịch quốc gia (National tourist) khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài. ở nước ta việc phân chia khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa theo Pháp lệnh du lịch. 1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp dẫn khách du lịch. 1.2.1. Chính sách của Nhà nước và địa phương Chính sách của chính quyền có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của du lịch nói chung, thu hút khách du lịch nói riêng. Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú. Mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không trợ giúp cho các hoạt động du lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển được. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển của ngành du lịch, điều này được thể hiện tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã định hướng đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trên quan điểm chung này, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo một cách xác thực: ban hành một loạt các văn bản quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hành lang pháp lý cho du lịch phát triển, thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch ở Trung ương, chủ trương tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch quốc gia và khu du lịch ở các tỉnh. Tổng cục du lịch đã phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo các Sở du lịch, Sở thương mại - du lịch và các doanh nghiệp du lịch triển khai đồng bộ, khẩn trương chương trình hành động quốc gia về du lịch trên tất cả các mặt, tuyên truyền quảng bá du lịch, gắn hoạt động du lịch với các hoạt đông văn hoá, làng nghề truyền thống, nâng cao chất lượng an toàn, an ninh ở các điểm, khu du lịch, giải quyết các thủ tục tạo thuận lợi cho các hoạt động du lịch. 1.2.2. Sự ổn định an ninh chính trị và an toàn cho khách du lịch. Không khí chính trị ổn định đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật văn hoá và chính trị giữa các dân tộc. Trong phạm vi các mối quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng. Du lịch nói chung, du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển trong bầu không khí hoà bình, ổn định trong tình hữu nghị giữa các dân tộc. Những đất nước ít xảy ra các biến cố chính trị, quân sự thường có sức hấp dẫn đối với đông đảo quần chúng nhân dân, các du khách tiềm năng. Du khách thích đến những đất nước và vùng du lịch có không khí chính trị ổn định, họ cảm thấy an toàn cho tính mạng và tài sản của mình. Tại những nơi này, du khách có thể đi lại tự do mà không có sự chú ý đặc biệt nào. Những điểm du lịch mà tại đó không có sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo, không có khủng bố, du khách có thể gặp gỡ dân bản xứ, giao tiếp và làm quen với phong tục tập quán của địa phương. Sự phát triển của du lịch sẽ gặp phải những khó khăn nếu ở đất nước xảy ra những sự kiện làm xấu đi tình hình chính trị ổn định hoà bình, trực tiếp hoặc gián tiếp đe doạ đến sự an toàn của du khách. An ninh và an toàn xã hội không đảm bảo là những nhân tố ảnh hưởng rất xấu đến số lượng khách du lịch. Đất nước ta trong suốt những năm qua, tình hình chính trị luôn ổn định, đường lối chính trị và phát triển kinh tế của Việt Nam là muốn làm bạn với tất cả các nước trên tinh thần hoà bình và hữu nghị. Mặc dù trên thế giới đang xảy ra chiến tranh, khủng bố ở nhiều nước, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến thân thiện và an toàn. Đây là những yếu tố rất thuận lợi đã góp phần hấp dẫn, thu hút một lượng khách du lịch đáng kể trong thời gian vừa qua, trong đó khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng. 1.2.3. Sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch. Điều kiện đầu tiên để hình thành và phát triển ngành du lịch là tài nguyên du lịch. Theo Pháp lệnh du lịch, tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch. Các tài nguyên này tạo nên những yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch mà thiếu nó không thể tạo ra sự hấp dẫn du lịch và đương nhiên không thể hình thành và phát triển ngành kinh tế du lịch. Khung cảnh thiên nhiên độc đáo, khí hậu mát mẻ trong lành, thế giới động thực vật đa dạng là những yếu tố rất quan trọng để hấp dẫn và thu hút du khách. Con người thường phấn đấu để cuộc sống của mình ngày càng đầy đủ về tiện nghi, để đạt được mục đích ấy họ đã làm cho cuộc sống của mình ngày càng xa rời thiên nhiên. Trong khi đó với tư cách là một thành tạo của thiên nhiên, con người lại muốn quay về gần với thiên nhiên. Do vậy du lịch trở về với thiên nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến. Bên cạnh đó, các tài nguyên có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá cũng có sức thu hút đặc biệt đối với du khách, những tài nguyên này phục vụ một cách đắc lực cho nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của con người. 1.2.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch của địa phương Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó hệ thống cơ sở hạ tầng là một trong những điều cần thiết, có quan hệ chặt chẽ với các hoạt đông kinh doanh du lịch. Trình độ cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hiện đại hay lạc hậu có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển của du lịch. Một điểm đến du lịch, nếu có cơ sở hạ tầng tốt, sẽ góp phần tích cực trong việc hấp dẫn và thu hút khách. Sớm ý thức được điều đó nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chính sách ưu tiên, đầu tư vốn cho việc xây dựng sân bay, bến cảng, điện, nước ... cùng với kết cấu hạ tầng khác theo hướng ngày một hiện đại, phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho hoạt động du lịch, nhờ đó tăng nhanh doanh thu và thu nhập ngoại tệ từ du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển và thu hút ngày càng nhiều du khách. 1.2.5. Cộng đồng dân cư đia phương Ngoài các yếu tố trên, thì cộng đồng cư dân cũng có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc hấp dẫn và thu hút khách. Trình độ dân trí, truyền thống văn hoá, phong tục tập quán ... của các cư dân địa phương luôn là mục tiêu muốn khám phá của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Tại những nơi có truyền thống văn hoá độc đáo, phong tục tập quán cổ xưa, du khách có thể dễ dàng hoà mình, gặp gỡ, giao tiếp với cư dân địa phương và được đón tiếp một cách thân thiện, hiếu khách, những nơi mà thái độ cư xử của dân chúng đối với du khách văn minh, lịch sự ... Tất cả những điều tốt đẹp của cộng đồng cư dân địa phương sẽ là một thông điệp có sức hấp dẫn rất lớn trong việc thu hút và lưu giữ khách. 1.2.6. Chất lượng phục vụ du lịch Một chương trình du lịch hấp dẫn cần đạt được điều kiện đầu tiên trong quá trình xây dựng chương trình là làm sao cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch phải phù hợp với chủ đề chính và chủ đề bổ sung. Các tuyến, điểm tham quan trong chương trình mang nội dung chủ đề chính phải xuyên suốt, đóng vai trò trung tâm. Đồng thời cũng phải có sự phù hợp giữa các tuyến, điểm tham quan với tổng thời gian của các chương trình. Chất lượng phục vụ của doanh nghiệp khách sạn được thể hiện thông qua chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng của đội ngũ nhân viên, tính đa dạng và phong phú của các dịch vụ bổ sung trong khách sạn, chất lượng tổ chức cung ứng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ được coi là nhân tố không thể thiếu trong việc tạo ra sức hấp dẫn, thu hút khách, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Nâng cao chất lượng phục vụ phụ thuộc vào bốn nhân tố sau: Chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật: cơ sở vật chất kỹ thuật phải đảm bảo tính hợp lý trong hoạt động của các doanh nghiệp du lịch. Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phải đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, phù hợp với loại - hạng khách sạn, nhà hàng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách, phù hợp với môi trường và loại hình du lịch. Chất lượng của đội ngũ nhân viên: quá trình cung ứng dịch vụ là quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa khách hàng với nhân viên. Vì vậy cung cách đối xử, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định hiệu quả kinh doanh và chất lượng phục vụ. Văn minh phục vụ: trong kinh doanh du lịch, văn minh phục vụ là một yêu cầu không thể thiếu, thái độ cư xử văn minh, thân thiện sẽ rút ngắn khoảng cách và bỡ ngỡ ban đầu của khách du lịch với đội ngũ nhân viên phục vụ, khách sẽ cảm thấy hài lòng và có ấn tượng tốt đẹp, điều này góp phần quan trọng trong việc thu hút và lưu giữ khách. Văn minh phục vụ thể hiện qua các yếu tố: tinh thần, thái độ phục vụ, khả năng thuyết phục, khả năng nắm bắt tâm lý, khả năng làm chủ quy trình phục vụ, mối quan hệ ứng xử giữa các nhân viên. 1.2.7. Giá cả các sản phẩm dịch vụ du lịch. Giá cả của sản phẩm du lịch là nhân tố rất nhạy cảm đối với quyết định mua của khách du lịch. Giá cả và chất lượng có mối quan hệ biện chứng với nhau, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần chú ý đến mối quan hệ này để đưa ra mức giá thích hợp nhằm thu hút khách nhiều hơn. Giá cả sản phẩm dịch vụ du lịch được xác định trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng như: chất lượng dịch vụ, tính độc đáo của sản phẩm du lịch, mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch, mức giá bán trên thị trường. Doanh nghiệp du lịch nên áp dụng chính sách giá linh hoạt cho từng đối tượng khách cụ thể và theo mùa du lịch để vừa không lãng phí cơ sở vật chất vừa thu hút được khách. 1.2.8. Uy tín của doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay thì uy tín của doanh nghiệp du lịch có vai trò rất quan trọng trong việc lôi kéo và thu hút khách. Uy tín của doanh nghiệp được thể hiện thông qua niềm tin và sự lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của khách du lịch. Một doanh nghiệp tạo được uy tín và giữ vững uy tín trong quá trình kinh doanh thì số lượng khách quen đến với doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn và thông qua lượng khách quen này sẽ thu hút đáng kể số lượng khách du lịch tiềm năng. Uy tín của doanh nghiệp là một trong những điều kiện cùng với các điều kiện khác thúc đẩy sự phát triển nguồn khách cho doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn là tiêu chuẩn để nhà cung cấp khách xem xét lựa chọn bạn hàng. Chương II. Thực trạng hoạt động phát triển nguồn khách của tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua. 2.1.Các điều kiện để phát triển kinh doanh du lịch tại tỉnh Phú Thọ. 2.1.1.Tài nguyên du lịch và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh Phú Thọ. Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, được tái lập ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú. Với diện tích tự nhiên là: 3.519.56 ha. Phú Thọ có 12 huyện, thành, thị gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 10 huyện: Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phú Ninh với 273 cơ sở xã, phường, thị trấn. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị – kinh tế của tỉnh. Cách thủ đô Hà Nội 80km và các tỉnh xung quanh 100-300km, là điểm tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc; phía Bắc giáp Tuyên Quang, Yên Bái; phía Nam giáp Hoà Bình; phía Đông giáp Vĩnh Phúc, Hà Tây và phía Tây giáp Sơn La. Với vị trí cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội và địa bàn trọng điểm kinh tế phía Bắc. Nơi trung chuyển hàng hoá thiết yếu của các tỉnh miền núi phía Bắc. Các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh thành phố khác trong cả nước. 2.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên: Các điều kiện tự nhiên của Phú Thọ, đặc biệt là địa hình đa dạng đã tạo cho Phú Thọ một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn với các loại hình có thể khai thác như : du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch sinh thái... Đáng chú ý trong số đó phải kể đến đầm Ao Châu (huyện Hạ Hòa), vườn quốc gia Xuân Sơn (huyện Thanh Sơn), mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy (huyện Thanh Thủy), Ao Giời - Suối Tiên (huyện Hạ Hòa) v.v. * Đầm Ao Châu: Thuộc thị trấn Hạ Hoà của huyện Hạ Hòa cách thành phố Việt Trì 60 km về phía Tây Bắc, có diện tích mặt nước 300 ha, xung quanh có núi non trùng điệp tạo thành 99 ngách nước đan cài vào các khe núi. Trong Đầm có hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ được phủ bởi lớp thực vật đa loài phong phú. Mặt nước trong xanh, không khí trong lành không bị ô nhiễm. Với không khí trong lành, phong cảnh đẹp, đầm Ao Châu là một điểm du lịch lý thú và hấp dẫn đối với du khách không chỉ trong nội tỉnh mà còn của cả các tỉnh lân cận và Hà Nội với các loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, bơi thuyền, câu cá, leo núi, săn bắn... * Vườn quốc gia Xuân Sơn: Thuộc địa phận xã Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn cách thành phố Việt Trì 80km, nơi đây có hệ thống núi cao từ 1.000-1.400 mét, với khoảng 15.000 ha rừng nguyên sinh và đặc trưng của Xuân Sơn là có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, nhiều loại động vật, thực vật quy hiếm, nhiều suối, thác nước. Đặc biệt có khoảng 16 hang động đá vôi do quá trình phong hoá, thuỷ hoá tạo thành, có hang động chiều dài từ 5.000 đến 7.000 mét, nhiều nơi lòng hang rộng đến 50 mét, thạch nhũ tạo thành muôn hình vạn trạng, màu sắc lung linh huyền ảo. Vườn quốc gia Xuân Sơn là nơi duy nhất trong vùng trung du miền núi phía Bắc có khí hậu phù hợp với loài rau Sắng đặc sản có giá trị kinh tế cao. Ngoài các giá trị về sinh học và cảnh quan hang động đá vôi, trong vườn quốc gia Xuân Sơn còn có những dân tộc Mường, Dao cư trú từ lâu đời và cách biệt với các địa phương khác nên còn giữ được nhiều phong tục, tập quán và các nét văn hóa bản địa chưa bị pha tạp. * Khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ: Thuộc địa phận xã La Phù, huyện Thanh Thủy cách thành phố Việt Trì 30 km. Đây là khu mỏ nước khoáng nóng có diện tích khoảng 3 km2, mới được tìm thấy từ năm 1999. Qua nghiên cứu cho thấy trong nước khoáng nóng có nhiều chất vi lượng có lợi cho sức khoẻ, nhiệt độ trung bình của nước nóng 37 – 400 C. Tuy nhiên, người dân trong khu vực có mỏ nước nóng đã khai thác một cách tự phát, mở các phòng tắm phục vụ cho nhu cầu tắm nước nóng thư giãn và chữa bệnh của nhân dân trong vùng và các tỉnh lân cận cũng như khách du lịch từ Hà Nội lên. * Ao Giời - Suối Tiên: Suối Tiên thuộc địa phận xã Quân Khê, huyện Hạ Hòa cách thành phố Việt Trì 70 km, nằm trên núi Nả có độ cao từ 1.000 đến 1.200 mét, được phủ bởi màu xanh của rừng nhiệt đới, tại đây còn tồn tại nhiều động, thực vật qúy hiếm. Từ trên núi Nả có các dòng suối chảy quanh năm, qua nhiều tầng, bậc tạo thành gần 20 dòng thác bạc, có vẻ đẹp kỳ ảo. Một vài năm trở lại đây, Ao Giời - Suối Tiên đã trở thành một địa chỉ du lịch leo núi, cắm trại, nghỉ dưỡng quen thuộc đối với nhân dân trong tỉnh Phú Thọ và các tỉnh phụ cận. * Thác Cự Thắng: thuộc xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn cách thành phố Việt Trì khoáng 60 km. Đây là vùng rừng núi với suối và thác nước còn nguyên sơ chưa được đầu tư khai thác, cảnh quan đẹp và hấp dẫn, là địa điểm lý tưởng cho người dân trong vùng và các tỉnh lân cận nghỉ cuối tuần. * Thác Ba Vực: thuộc xã Yên Lương - Thanh Sơn cách thành phố Việt Trì 70km. Nhìn chung, tài nguyên du lịch tự nhiên của Phú Thọ khá phong phú, hấp dẫn và được phân bố đều trên toàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, những tài nguyên này còn đang ở dạng tiềm năng. Để có thể trở thành các điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch và mang lại doanh thu cao cho ngành du lịch của Phú Thọ, cần phải có sự đầu tư và quan tâm đúng mức của các cấp các ngành trong tỉnh. 2.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn : Phú Thọ là tỉnh có lịch sử lâu đời, vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam. Qua các cuộc tìm kiếm, khai quật khảo cổ cho thấy Phú Thọ có rất nhiều hiện vật đồ đá, đồ đồng minh chứng cho thời kỳ các Vua Hùng dựng nước Văn Lang, trong đó có các di chỉ nổi tiếng như: Gò Mun, Sơn Vi, Làng Cả, Phùng Nguyên ... Phú Thọ còn lưu giữ nhiều các di tích, sự tích, truyền thuyết về đời sống sinh hoạt văn hoá, công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Các lễ hội diễn ra trên quê hương Phú Thọ cũng rất đa dạng, phong phú, mang nét văn hoá đặc sắc của những bản làng như: Hội Đền Hùng, Hội Phết - Hiền Quan, Hội bơi chải - Bạch Hạc, Hội rước Voi - Đào Xá, Hội rước chúa Gái - Hy Cương, Hội ném còn của đồng bào Dân tộc Mường... Phú Thọ còn có kho tàng thơ ca, hò, vè rất đặc sắc, những làn điệu hát Xoan, hát Ghẹo, hát Đối, hát Ví mang âm hưởng của miền quê Trung du. * Khu di tích lịch sử Đền Hùng Khu di tích lịch sử đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao là nơi thờ cúng các Vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90 km. Từ Hà Nội du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai. Đền Hùng là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia, thuộc đất Phong Châu - địa danh mới là Lâm Thao - là đất của nhà nước Văn Lang trước đây. * Đền Mẫu ÂAu Cơ: thuộc địa phân xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa. Đền được xây dựng từ thời Hậu Lê trên mảnh đất rộng giữa cánh đồng, nằm ẩn dưới gốc cây đa cổ thụ, mặt quay về hướng Nam, bên tả có giếng Loan, bên hữu có giếng Phượng, phía trước có núi Giác, sau lưng sông Hồng uốn khúc như rồng thiêng bao bọc, xung quang đền có cây cối xum xuê. Kiến trúc Đền có những chạm gỗ quý giá được coi như những tiêu bản của nền nghệ thuật đương đại. Đền Mẫu Âu Cơ là di tích thờ Quốc Mẫu quan trọng trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Phú Thọ. Hàng năm thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương về thăm tế lễ. * Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Hùng: được xây dựng vào năm 2001, tại Ngã 5 Đền Giếng, dưới chân núi Nghĩa Linh, Bộ Quốc phòng đã xây dựng bức phù điêu có hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên phong. Đây là công trình có quy mô hoành tráng được ghép với 81 khối đá xanh có trọng lượng 253 tấn, cao 7 mét, rộng 12 mét đặt trang trọng trong quẩn thể di tích lịch sử Đền Hùng. * Di tích kiến trúc nghệ thuật: Thể hiện qua nghệ thuật kiến trúc các đình, chùa, đền miếu hay một số khu phố cổ, thành lũy pháo đài, đặc biệt tập trung tại Phong Châu, Tam Thanh, Việt Trì như đình Hy Cương, đình Hùng Lô, đền Mẫu Âu Cơ, đền Hiền Quang, đình Bảo Đà, đình Lâu Thượng, đình Đào Xá.v.v. * Chùa Phúc Thánh: chùa tọa lạc trên núi Ngạc Phác, xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, chùa do phu nhân thứ 5 của Vua Lý‎ Thần Tông là Lê Thị Xuân Lan dựng năm 1145. Bà đã tu hành và mất tại đây năm 1171, trên điện thờ bức tượng bà (tượng Thánh Mẫu). Mộ bà táng ở phía Tây chùa. Chùa Phúc Thánh là một trong số ít những ngôi chùa thời Lý còn lại đến nay với nhiều chi tiết kiến trúc cổ kính làm bằng gỗ Chò Chỉ. *Lễ hội truyền thống: Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, một hình thức sinh hoạt tập thể của người dân sau những ngày lao động vất vả, là dịp để mọi người hướng về những sự kiện trọng đại hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng hay vui chơi giải trí. Vì vậy lễ hội có tính hấp dẫn cao với du khách và là một trong những tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị. Lễ hội Đền Hùng: Được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch và được Nhà nước lấy đây là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và được tổ chức theo nghi lễ quốc gia. Lễ hội Đền Hùng là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng, nhắc nhở người dân Việt Nam cùng chung sức xây dựng đất nước ngày thêm phồn vinh. Lễ hội hàng năm thu hút hàng chục vạn du khách từ khắp mọi miền đất nước. Hội hát Xoan, hát Ghẹo: Trong gia sản to lớn về dân ca và nghệ thuật sân khấu cổ truyền hát Xoan và hát Ghẹo là hình thức rất độc đáo. Ngoài giá trị về nghệ thuật, âm nhạc trong hát Xoan, hát Ghẹo còn ẩn chứa tư tưởng bên trong của loại hình nghệ thuật này. Đó là tình, là nghĩa đối với nhau và dành cho nhau. Hội Cồng Chiêng của người Mường: người Mường có nhiều dịp sử dụng Cồng Chiêng như; chúc tết, đám cưới, đám ma, mừng nhà mới, trong các nghi lễ và cầu mùa.. * Làng nghề truyền thống: Làng Mây tre đan Đỗ Xuyên: là một làng nghề và những sản phẩm nghề độc đáo Nghề đan cót nứa chắp có từ bao đời nay. Sản phẩm nứa Chắp của Đỗ Xuyên đã có mặt trên thị trường thế giới với các sản phẩm như đĩa, bát, .... Nghề làm Nón lá: Sơn Nga, Sai Nga, Thanh Nga, nón Phú Thọ có nét thanh tú, hài hòa, bình dị, bền đẹp ._.rất phù hợp với khách du lịch quốc tế. Làng mộc Minh Đức: Xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông, cùng với thời gian sản phẩm mộc Minh Đức đã có mặt ở mọi miền của tổ quốc, được gắn tên làng cho sản phẩm của mình luôn là niềm ước mơ của mỗi người dân Minh Đức 2.1.1.3. Đánh giá về việc khai thác tài nguyên của tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua Việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch còn nhiều bất cập và chồng chéo, nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia quản lý và khai thác một điểm tài nguyên. Do vậy, việc xây dựng quy hoạch, việc đầu tư tôn tạo và bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa được quan tâm thỏa đáng. Nhiều tài nguyên và môi trường du lịch đang có nguy cơ suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý và những tác động tiêu cực của con người và thiên tai ngày càng tăng. Đầu tư cho phát triển du lịch còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc trưng có chất lượng cao của riêng Phú Thọ đồng thời tạo sức cạnh tranh chung với các tỉnh trong Vùng Trung du Miền núi phía Bắc. Đầu tư cho công tác bảo tồn, phát triển các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch; công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao... chưa được chú trọng đúng mức. Nhận thức xã hội về ngành kinh tế du lịch của toàn dân vẫn còn yếu. Việc khuyến khích và hỗ trợ cho cộng đồng dân cư - nơi có tài nguyên du lịch tham gia vào các hoạt động du lịch ở Phú Thọ hiện đã được nâng cao nhưng còn manh mún và yếu; và do đó không khuyến khích được họ tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Hệ thống các cơ chế chính sách (đặc biệt là các cơ chế chính sách ưu đãi); các quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch còn thiếu, chưa thật thông thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý và phát triển. Tình hình khai thác các tài nguyên du lịch ở Phú Thọ trong thời gian vừa qua còn quá nhiều điều bất cập, tồn tại thiếu tính định hướng phát triển, thiếu đầu tư tôn tạo và bảo vệ, nhiều tiềm năng bị mai một, khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả. Để khắc phục được tình trạng này nhằm đưa hoạt động kinh doanh du lịch của Phú Thọ phát triển bền vững, thu hút được ngày càng nhiều khách du lịch đòi hỏi các ngành, các cấp đặc biệt bản thân các doanh nghiệp du lịch phải có chương trình hoạt động tổng hợp nhằm huy động mọi nguồn lực đầu tư thích đáng vào việc khai thác và tôn tạo các tài nguyên du lịch ở Phú Thọ. 2.2.2. Cơ sở hạ tầng liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch. Cơ sở hạ tầng xã hội được xem như một yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển du lịch của một địa phương cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ cho kinh doanh du lịch thì có nhiều nhưng trong chuyên đề này chỉ phân tích một số cơ sở hạ tầng xã hội có liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch đó là: 2.2.2.1. Hệ thống giao thông vận tải. Giao thông đường bộ: Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi có hệ thống giao thông đường bộ phát triển khá nhiều so với các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và được phân bố tương đối đều, hợp lý. Mật độ đường ô tô đạt 1.09km/km2, cao hơn của cả vùng Đông Bắc (0.62km/km2). Toàn bộ hệ thống đường bộ của tỉnh Phú Thọ dài 3.965 km. Trong đó, có 5 tuyến quốc lộ với chiều dài qua tỉnh là 262 km, 31 tuyến đường tỉnh với chiều dài 730km, 94 tuyến huyện lộ dài 639 km, 94,6 km đường đô thị, 1.722,6 km đường xã và liên xã... Ngoài ra còn hàng nghìn km đường dân sinh và lâm nghiệp. Giao thông đường sắt: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có một tuyến đường sắt thuộc mạng đường sắt quốc gia là tuyến Hà Nội - Lào Cai và 3 tuyến nhánh phục vụ các khu công nghiệp, nhà máy, với tổng triều dài 89,5 km. Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, riêng đoạn qua Phú Thọ dài 74,9 km, giao thông đường sắt góp phần vận chuyển một lượng lớn hành khách và hàng hoá, tạo sự giao lưu giữa Phú Thọ và các tỉnh cũng như xuất khẩu hàng hoá qua cảng Hải Phòng. Đây là tuyến đường sắt nối trung tâm kinh tế Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và từ đó có thể thông sang Trung Quốc. Giao thông đường thủy: Tỉnh Phú Thọ có ba con sông lớn chảy qua: Sông Hồng, Sông Lô, Sông Đà, gặp nhau tại thành phố Việt Trì. Ngoài ra, còn có một số sông nhánh như Sông Chảy, Sông Bứa. Hầu hết các huyện, thị xã đều có sông chảy qua tạo thành một mạng lưới đường thuỷ rất thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế đặc biệt là giao thông đường thuỷ của tỉnh. Tuy nhiên thì giao thông đường thuỷ để phục vụ công tác du lịch thì chưa được sử dụng phù hợp. 2.2.2.2. Hệ thống cung cấp điện, nước. Hệ thống cấp nước: Hệ thống cung cấp nước sạch của tỉnh Phú Thọ còn rất hạn chế chủ yếu nhờ vào 2 nhà máy nước Việt Trì và Phú Thọ, một số thị trấn cũng có trạm cung cấp nước, nhưng công suất nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu nước sạch. Tỷ lệ dân cư ở đô thị được dùng nước sạch còn rất thấp, số còn lại phải dùng nguồn nước giếng đào, giếng khoan UNICEF. ở các vùng nông thôn nước sinh hoạt một phần nhỏ được cung cấp bởi các trạm cấp nước sạch nông thôn, giếng khoan UNICEF, còn phần lớn vẫn phụ thuộc vào các nguồn sẵn có, nước chưa qua xử lý, không bảo đảm chất lượng vệ sinh. Nhà máy nước Việt Trì: có công suất 60.000m3/ngđ, mạng lưới đường ống từ Phi 600mm đến phi 800mm với tổng chiều dài 150km, cấp nước cho thành phố Việt Trì (60% dân), thị trấn Lâm Thao, thị trấn Phong Châu, thị trấn Hùng Sơn. Nhà máy nước Phú Thọ lấy từ nguồn nước sông Hồng, công suất thiết kế 6.000 m3/ngđ, mạng đường ống truyền dẫn phi 200mm mới được lắp, cấp nước cho thị xã Phú Thọ (90% dân) khu vực Z121 thuộc Phú Hộ và cấp sang huyện Thanh Ba. Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước mới chỉ đạt 10,5% tổng chiều dài đường, chủ yếu là thoát nước mặt và không qua xử lý. Việc xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa triệt để gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường. Các bãi chôn lấp chất thải rắn đếu chưa hợp vệ sinh, vị trí các nghĩa trang hầu hết chưa hợp lý, chưa đủ khoảng cách vệ sinh gây ô nhiễm nguồn nước; 2.2.2.3. Hệ thống bưu chính viễn thông. Mạng bưu chính, viễn thông thời gian gần đây đã được quan tâm phát triển. Số máy điện thoại tăng nhanh, năm 1995 toàn tỉnh có 5.594 máy thì năm 1997 lên 11.700 máy, bình quân 0,9 máy/ 100 dân. Từ năm 2003 đến nay, hạ tầng thông tin liên lạc của tỉnh Phú Thọ phát triển khá nhanh, đến năm 2007 đạt 14,2 máy điện thoại/100 dân, tăng 4 lần so với năm 2007. Hình thành, phát triển rộng khắp các dịch vụ Internet, hộp thư thoại... Chất lượng thông tin liên lạc của tỉnh có bước tiến vượt bậc, từ chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc thì nay đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mạng điện thoại di động cơ bản đã phủ sóng tới tất cả các trung tâm của huyện, thị; 100% doanh nghiệp, cơ quan ở tỉnh, huyện được trạng bị máy tính, kết nối Internet, nối mạng nội bộ. 2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch. 2.2.3.1. Hệ thống các cơ sở lưu trú tại Phú Thọ. Hệ thống các khách sạn tại tỉnh Phú Thọ đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2001 toàn tỉnh có 12 cơ sở lưu trú với 350 phòng và 652 giường thì đến năm 2005 tăng lên 69 cơ sở với 1.083 phòng, tốc độ tăng trưởng trung bình trong thời gian này là 55,9%. Tới cuối năm 2007 tăng lên đến 101 cơ sở, với khoảng 1.579 phòng, tăng 20% so với năm 2006. Bảng 2.1: Các cơ sở lưu trú tại tỉnh phú Thọ giai đoạn 2001 - 2007 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số CSLT DU LịCH Cơ sở 12 32 47 61 69 81 101 Số phòng Phòng 350 538 880 983 1.083 1.309 1.579 Số giường Giường 652 952 1.460 1.674 1.770 2.112 2.975 Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch Phú Thọ. Sự phân bố các cơ sở lưu trú ở Phú Thọ không đồng đều. Hầu hết các cơ sở lưu trú đều tập trung ở thành phố Việt Trì (49 cơ sở lưu trú), thị xã Phú Thọ 16/101 cơ sở lưu trú. Theo thống kê có tới 49/101 cơ sở lưu trú của tỉnh nằm ở thành phố Việt Trì và số cơ sở lưu trú này lại chủ yếu nằm trên trục Đại lộ Hùng Vương. Trong khi đó các khu, điểm du lịch khác của tỉnh như Đầm Ao Châu, Xuân Sơn... có rất ít các cơ sở lưu trú và các tiện nghi du lịch khác để phục vụ cho khách du lịch . Bảng 2.2 : Tổng hợp hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Phú Thọ năm 2007 Số KS, nhà nghỉ Số buồng CSLT Số giường CSLT Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1. Tổng số 101 100% 1.579 100% 2.975 100% 2. Xếp hạng CSLT - 1 sao 6 5,9% 177 11,2% 270 6,9% - 2 sao 12 11,9% 566 35,8% 911 30,6% - 3 sao 1 0,9% 75 4,7% 143 4,8% - Đủ tiêu chuẩn 82 81,3% 761 48,3% 1.651 57,7% 3. Quy mô CSLT - Dưới 10 phòng 73 72,4% 680 43,2% 1.507 50,8% - Từ 10 đến 19 phòng 3 2,9% 75 4,7% 128 4,3% - Từ 20 đến 49 phòng 19 18,8% 544 34,4% 817 27,4% - 50 phòng trở lên 6 5,9% 280 17,7% 523 17,5% Nguồn : Viện NCPT Du lịch. Nhìn chung hệ thống cơ sở lưu trú toàn tỉnh có quy mô nhỏ. Năm 2007 có tới 73/101 cơ sở lưu trú (chiếm 72,4%) quy mô dưới 50 phòng, trong đó có 19 cơ sở lưu trú quy mô từ 20 đến 49 phòng (chiếm 18,8%). Quy mô trung bình một khách sạn ở Phú Thọ là 75 phòng/1cơ sở lưu trú. Hầu hết các khách sạn ở Phú Thọ mới chỉ đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của khách du lịch. Trang thiết bị ở một số khách sạn đã cũ không đồng bộ cần nâng cấp. Một số phòng nghỉ ở các khách sạn tư nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất không hợp lý, vệ sinh chưa đảm bảo theo yêu cầu. Ngoài dịch vụ lưu trú và ăn uống, ở một số khách sạn hiện nay phát triển thêm các dịch vụ mới như massage, karaoke... *Cơ sở ăn uống: Các cơ sở ăn uống bao gồm restaurant, coffee-shop, bar, quán ăn nhanh v.v. Các tiện nghi phục vụ ăn uống có thể nằm trong các cở sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn hoặc có thể nằm độc lập bên ngoài các các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí... nhằm phục vụ khách du lịch cũng như các tầng lớp dân cư địa phương. Hiện tại Phú Thọ có khoảng 95 phòng ăn (restaurants) nằm trong và ngoài các cơ sở lưu trú với khoảng 3.174 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú. Ngoài ra còn có các cửa hàng ăn uống tư nhân phục vụ các món ăn Việt Nam nằm chủ yếu ở khu vực thành phố Việt Trì. Tuy nhiên các nhà hàng này thường có quy mô nhỏ, khó có khả năng đón các đoàn khách lớn; bài trí của nhà hàng đơn giản, không có khu chế biến riêng biệt, món ăn chưa phong phú và vấn đề vệ sinh thực phẩm cũng chưa được chú trọng đúng mức. 2.2.3.2. Các cơ sở vui chơi giải trí. Các cơ sở phục vụ vui chơi giải trí bao gồm : Công viên, sân thể thao, nhà thi đấu, nhà văn hóa đã bước đầu được quan tâm đầu tư. Nhìn chung các điểm vui chơi giải trí có quy mô nhỏ, các loại hình sản phẩm đơn điệu, các phương tiện vui chơi giải trí, tham quan còn quá thiếu chưa thu hút được du khách cũng như kéo dài thời gian lưu trú của khách. 2.2.3.3. Cơ sở vận chuyển khách. Vận chuyển khách là một dịch vụ không thể thiếu trong một chuyến du lịch. Với phương tiện vận chuyển tốt, an toàn sẽ gây thiện cảm và tâm lý thoải mái cho du khách. Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 380 xe vận chuyển du lịch với năng lực vận chuyển là 10320 khách. Phần lớn các xe chỉ vận chuyển khách nội địa. Nhìn tổng thể thị trường vận chuyển khách du lịch đường bộ ở Phú Thọ còn tương đối lộn xộn. Các đầu xe của tư nhân và các thành phần kinh tế khác không có chức năng vận chuyển khách du lịch nhưng vẫn vận chuyển khách. Có lẽ đây cũng là hiện tượng phổ biến ở các địa phương. Điều này làm cho doanh thu vận chuyển khách thấp. 2.2.3.4. Hệ thống cơ sở dịch vụ. Hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các dịch vụ tài chính khác được hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện một cách hết sức nhanh chóng, chính xác và an toàn hỗ trợ một cách hữu hiệu trong việc nâng cao hoạt động kinh doanh. 2.2.4. Nguồn dân cư xã hội và lao động trong ngành du lịch Phú Thọ. 2.2..4.1. Nguồn dân cư Theo số liệu thống kê, năm 2007 toàn tỉnh có 661.200 người trong độ tuổi lao động trong đó lao động thuộc khu vực Trung ương 27.000 người), Địa phương 37.300 người; ngoài nhà nước 584.300 người; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 12.600 người. Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế gồm 661.200 người, tập trung đông nhất ở khu vực 1, lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản (480.000 người chiếm 80% dân số lao động); tiếp đến là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến (66.500 người, tương đương 10%). Lao động trong khu vực kinh tế dịch vụ những năm gần đây tuy có gia tăng song cũng còn chiếm tỷ lệ nhỏ (9%). Cơ cấu lao động này chứng tỏ trình độ phát triển kinh tế của tỉnh còn thấp, các tiềm năng chưa được khai thác, hoạt động kinh tế chưa đem lại hiệu quả cao. Bảng2. 3: Dân số tỉnh Phú Thọ năm 2007 Huyện, thị Tổng số Phân theo giới tính Phân theo khu vực Nam Nữ Thành thị Nông thôn Toàn tỉnh 1.326.813 639.239 687.574 208.379 1.118.434 TP.Việt Trì 141.040 71.930 69.110 96.548 44.492 TX.Phú Thọ 63.034 32.147 30.887 22.256 40.778 Huyện Đoan Hùng 107.318 54.732 52.586 6.526 100.792 Huyện Hạ Hòa 111.521 56.876 54.645 8.323 103.198 Huyện Thanh Ba 116.829 59.583 57.246 8.760 108.069 Huyện Phù Ninh 109.922 56.060 53.862 16.642 93.280 Huyện Yên Lập 81.482 41.556 39.926 7.429 74.053 Huyện Cảm Khê 129.943 66.271 63.672 5.953 123.990 Huyện Tam Nông 81.423 41.526 39.897 4.267 77.156 Huyện Lâm Thao 116.517 59.424 57.093 17.763 98.754 Huyện Thanh Sơn 190.740 97.277 93.463 13.912 176.828 Huyện Thanh Thủy 77.045 39.293 37.752 - 77.045 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2007. 2.2.4.2. Lao động ngành du lịch. Lực lượng lao động trong ngành du lịch tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong lực lượng lao động của tỉnh. Theo số liệu thống kê của Sở Thương mại - Du lịch Phú Thọ, năm 1996 lực lượng lao động trong ngành du lịch của Tỉnh là 282 người, năm 2000 tăng lên 375 người; tăng gấp rưỡi so với năm 1996, và đến năm 2007 là 824 lao động Cùng với sự phát triển du lịch của cả nước, Tỉnh Phú Thọ xác định du lịch phải có bước đột phá mới có thể đáp ứng được yếu cầu về các dịch vụ du lịch để phục vụ khách trong nước và quốc tế. Do vậy lực lượng lao động du lịch tất yếu phải tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng. Nắm bắt được tầm quan trọng của lực lượng lao động trong ngành du lịch tuy nhiên do các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể kinh doanh lưu trú du lịch nên việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm. Phần lớn đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ tại các nhà nghỉ chưa được qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ du lịch. Tại các khách sạn trình độ cán bộ công nhân viên một số chưa qua đào tạo, trình độ nghiệp vụ chuyên môn còn yếu. Ngoài những lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch do Tổng cục Du lịch hỗ trợ kinh phí và Sở Thương mại – Du lịch phối hợp với các Trường Cao đẳng du lịch, Khoa Du lịch Trường Đại học Thương mại tổ chức đào tạo cho các cán bộ nhân viên phục vụ tại các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh, còn hầu như các cơ sở lưu trú không có điều kiện để cử cán bộ, nhân viên đi đào tạo nâng cao tay nghề. Do vậy đội ngũ cán bộ công nhân viên tại các cơ sở lưu trú kinh doanh du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ đòi hỏi ngày càng cao của khách trong tình hình hiện nay. Năm 1996 số lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 11,3% tổng số lao động trong Ngành; đến năm 1998 giảm xuống còn 9%,và đến năm 2005 thì con số này cũng chỉ là 9,7% thay vào đó số lao động phổ thông tăng từ 40% năm 1996 lên 49% năm 1998 và đến những năm sau từ 2001 đến 2007 thì lao động phổ thông của tỉnh chiếm số lượng lớn chiếm tới 76,8% trong tổng số lao động trong ngành du lịch, số lao động phổ thông này hầu như chưa qua trường lớp về du lịch. Mặt khác, số lao động được đào tạo chuyên ngành về du lịch còn thấp, phần lớn lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn, số lao động phổ thông vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Bảng2. 4: Hiện trạng chất lượng lao động du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001 - 2007 Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Trình độ đào tạo 395 525 574 686 739 784 824 Đại học và trên đại học 22 54 58 61 72 85 103 Cao đẳng và trung học 143 172 194 208 221 236 254 Lao động phổ thông 230 299 322 417 446 489 528 Trình độ ngoại ngữ 99 135 151 166 178 191 202 Đại học và trên đại học 2 5 8 9 9 11 14 Trình độ A 44 61 66 72 77 80 84 Trình độ B 32 41 44 48 53 58 63 Trình độ C 21 28 33 37 39 40 43 Nguồn: Sở Thương mại- Du lịch Phú Thọ. Ngành du lịch Phú Thọ cũng đã chú trọng tới công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Từ năm 1997 đến nay Sở Thương mại - Du lịch Phú Thọ phối hợp với Trung tâm đào tạo của Tỉnh và Trường Thương mại - Du lịch liên tục mở các lớp ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cán bộ nhân viên làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch, giới thiệu cho cán bộ và nhân viên đi học, tập huấn ở các trường của Bộ Thương mại và Tổng cục Du lịch về quản lý doanh nghiệp, khách sạn. 2.3. Tình hình khách du lịch đến Phú Thọ và kết quả kinh doanh du lịch trong thời gian vừa qua. 2.3.1. Tình hình khách du lịch đến Phú Thọ trong thời gian vừa qua. Trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2001 – 2005 và tính đến năm 2007, lượng khách du lịch đến Phú Thọ liên tục tăng với mức tăng trưởng tương đối cao. Năm 2001 Phú Thọ mới chỉ đón được 63.756 lượt khách lưu trú và 1.700.000 lượt khách tham quan thì đến năm 2005 đã đón được 224.038 lượt tăng gấp 3,5 lần so với năm 2001 và 3.000.000 lượt khách tham quan, tăng gấp 1,76 lần. Tính đến cuối năm 2007 các cơ sở lưu trú đón được 288.800 lượt khách, tăng 10% so với năm 2006. 2.3.1.1. Nguồn khách du lịch quốc tế đến. Khách du lịch quốc tế đến Phú Thọ bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng chủ yếu là theo đường bộ từ Hà Nội (trung tâm phân phối khách lớn nhất miền Bắc) và tuyến đường sắt từ Vân Nam (Trung Quốc) lượng khách du lịch quốc tế từ Vân Nam - Trung Quốc đi qua Phú Thọ để vào du lịch nước ta khá lớn. Việc xây dựng các khu du lịch và các khu vui chơi giải trí sẽ thu hút lượng khách quốc tế đến Phú Thọ. Trung bình lượng khách quốc tế đến Phú Thọ đều tăng hàng năm với tốc độ tăng trung bình năm đạt 21,50%/năm. Ngày lưu trú của khách quốc tế: Khách đến Phú Thọ trung bình lưu trú khoảng 2,04 ngày/khách. 2.3.1.2. Nguồn khách du lịch nội địa Thị trường khách nội địa chiếm tỷ lệ lớn. Khách nội địa đến Phú Thọ chủ yếu với mục đích lễ hội, tín ngưỡng, hành hương về cội nguồn, tham quan di tích lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chữa bệnh, công vụ... Khách du lịch nội địa đến Phú Thọ thường là khách từ Hà Nội, các tỉnh lân cận và từ khắp cả nước. Khách du lịch nội địa đến Phú Thọ tăng trưởng mạnh, tỷ lệ sai lệch của dự báo so với thực tế từ +125,69% đến +65,9% (mốc dự báo 2010 thì tại thời điểm thực tế năm 2007 đã cao hơn 67%). Nguyên nhân chính của sự tăng đột biến này là do mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu du lịch đặc biệt là du lịch hành hương về với đất Tổ Hùng Vương, tìm hiểu những giá trị tinh thần và đời sống vật chất của xã hội cổ xưa, hạ tầng du lịch và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành bước đầu được cải thiện, nhiều sản phẩm du lịch được hình thành, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch . Bảng 2.5: Hiện trạng khách du lịch đến Phú Thọ thời kỳ 2003 - 2007 (Do các cơ sở lưu trú phục vụ) Đơn vị: Lượt khách Hạng mục 2003 2004 2005 2006 2007 Khách quốc tế 2.266 3.900 4.580 2.311 2.800 % so cả tổng 1,54% 2,1% 2,1% 0,8% 0,9% Khách nội địa 144.738 181.233 219.458 259.712 286.000 % so cả tổng 98,46% 97,9% 97,9% 99,2% 99,1% Tổng số khách 147.004 185.133 224.038 262.023 288.800 Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch Phú Thọ. Số lượng khách đến Phú Thọ có nhịp tăng trưởng tương đối bền vững, mức tăng trưởng tương đối cao. Nếu như năm 2003 Phú Thọ mới chỉ đón được 147.004 lượt khách thì đến năm 2007 đã đón được 288.800 lượt tăng gấp lần so với năm 2003. 2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trong thời gian vừa qua. Lượng khách tham quan đến Phú thọ tăng trưởng mạnh hơn rất nhiều so với dự báo trong quy hoạch năm 2003. Năm 2007 số lượng khách tham quan đến Phú Thọ đã vượt con số dự báo vào năm 2003 . Cụ thể đã đạt được những kết quả sau: Lượng khách du lịch, cơ sở lưu trú, lực lượng lao động đều vượt so với số liệu dự báo; doanh thu tăng khá so với các tỉnh lân cận. - Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, công trình dịch vụ được cải thiện cả về số lượng và chất lượng, tăng khả năng đón tiếp phục vụ du khách, góp phần làm thay đổi bộ diện mạo đô thị và hình ảnh của tỉnh. - Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, giới thiệu về quê hương và con người Phú Thọ cũng được chú trọng, nhất là trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2007, Chương trình Du lịch về cội nguồn 2008... - Công tác đầu tư được chú trọng và đúng hướng, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư đem lại hiệu quả cao về kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Bằng nhiều chính sách, biện pháp, đặc biệt là chính sách thông qua du lịch để thu hút đầu tư đã tạo được một nguồn vốn đầu tư lớn từ các thành phần kinh tế không chỉ cho du lịch mà cả cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. - Tổ chức không gian du lịch đã hình thành, phát triển một số các khu, điểm, tuyến du lịch đáp ứng nhu cầu đi du lịch của du khách. - Quản lý Nhà nước về du lịch đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan. Sở Thương mại - Du lịch Phú Thọ đã tham mưu giúp ủy ban Nhân dân tỉnh thực hiện được nhiều việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn 2.4. Các giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Phú Thọ trong thời gian vừa qua. Để phát triển nguồn khách du lịch quốc tế cũng như nội địa đến Phú Thọ, kinh doanh ngày càng có hiệu quả, làm cho du lịch có một vị thế xứng đáng trong sự phát triển kinh tế xã hội của Phú Thọ, cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ bao gồm các giả pháp ở tầm vĩ mô của các cơ quan quản lý Nhà nước và các giải pháp vi mô của các doanh nghiệp. 2.4.1. Các chính sách phát triển du lịch của tỉnh. Hoàn thiện cơ chế chính sách du lịch: Luật du lịch được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/1/2006 là cơ sở vững chắc cho việc quản lý các hoạt động du lịch trên phạm vi toàn quốc. Ngành Du lịch đang khẩn trương soạn thảo nghị định hướng dẫn thi hành luật Du lịch, Uỷ ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Thương mại Du lịch nghiên cứu và cụ thể hoá các văn bản nói trên thành những quyết sách, quy định chi tiết, phù hợp với điều kiện của địa phương và tạo hành lang pháp lý thuận lợi để đưa du lịch phát triển nhanh và bền vững. Một thuận lợi cơ bản đối với du lịch Phú Thọ là từ năm 2006 Tỉnh uỷ đã có Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch, trong đó xác định giai đoạn đến năm 2010 phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ngành du lịch cần căn cứ vào Nghị quyết này để tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh hoạch định các cơ chế chính sách phát huy sức mạnh tổng hợp như chính sách ưu tiên và khuyến khích đầu tư cho du lịch phát triển thông qua những ưu đãi (về đất đai, thuế, tín dụng, hỗ trợ đào tạo.) nhằm khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch nhất là các dự án ưu tiên đầu tư tại các khu trọng điểm phát triển du lịch, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh, xây dựng các khu du lịch, vui chơi giải trí thuộc quy hoạch trên địa bàn tỉnh. 2.4.2. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch. Hệ thống giao thông: Đầu tư xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Việt Trì và Việt Trì - Lào Cai với quy mô từ 4 đến 6 làn xe, dự kiến đi qua phía Bắc Phú Thọ; nâng cấp lên cấp III cho tuyến QL 2 đoạn Đền Hùng - Đoan Hùng, nâng cấp QL 70 lên cấp III, đoạn còn lại QL 32 lên cấp IV, duy trì, đảm bảo khai thác có hiệu quả QL 32C, QL 32B; Nâng cấp một số tuyến đường tỉnh thành đường quốc lộ; Cải tạo mặt nhựa các tuyến đường tỉnh; mở rộng một số tuyến đường huyện, đạt 40% mặt nhựa hoặc bê tông xi măng. Gia cố vật liệu cứng, đạt 80% mặt đường nông thôn được gia cố; Cải tạo nâng cấp cơ bản toàn bộ mạng lưới đường huyện, từng bước nâng cấp 100% các tuyến đường đạt cấp V hoặc cấp VI miền núi, mặt nhựa hay bê tông xi măng. Tiếp tục phát triển đường đô thị Việt Trì và thành phố Phú Thọ; hoàn thiện đường sông Thao thành vành đai thành phố Việt Trì; xây dựng trục đường đô thị của thị xã Phú Thọ nối ra các tuyến QL 2 và đường Hồ Chí Minh. Cải tạo nâng cấp năng lực tuyến Hà Nội - Lào Cai, chuẩn bị cho đầu tư tuyến đường sắt đôi Hà Nội - Lào Cai vào năm 2010; Đưa tuyến đường sắt ra khỏi khu vực thành phố Việt Trì; Nâng cấp và cải tạo các nhà ga hiện có thành các nhà ga tổng hợp vận chuyển khách và hàng hóa. Nâng cấp tuyến đường thuỷ Việt Trì - Tuyên Quang đạt tiêu chuẩn cấp III; Tuyến Hà Nội - Lào Cai đạt tiêu chuẩn cấp III, đoạn Hà Nội - Việt Trì đạt cấp II; Tuyến dọc sông Đà, đoạn Việt Trì - Hòa Bình đạt cấp III và IV; xây dựng các bến tàu thuyền chuyên dùng phục vụ khách du lịch và vận chuyển hành khách dọc sông Hồng, sông Đà, sông Lô. Cấp điện: Giai đoạn 2010 - 2015 xây dựng trạm 500kv công suất 1x450 MVA cung cấp từ tuyến đường dây 500 KV mạch kép Sơn La - Việt Trì- Sóc Sơn và tuyến 500KV Lào Cai- Việt Trì, nhập khẩu từ Trung Quốc; nâng công suất trạm 220 KV Việt Trì 125 + 250MVA; Xây dựng mới trạm 220 KV Phú Thọ đặt tại huyện Thanh Ba công suất 1x125MVA vào năm 2012 - 2013 để đảm bảo cấp nguồn cho các trạm 110KV; cải tạo 4 trạm 110KV; xây dựng mới 10 trạm 110KV. Cấp, thoát nước: Nâng mức cấp nước trên địa bàn tỉnh từ 162.496 m3/ngđ lên 280.505 m3/ngđ. Trong đó khu vực đô thị là 180.302 m3/ngđ, khu vực nông thôn là 100.203 m3/ngđ; từng bước nâng cao chỉ tiêu cấp nước trên đầu người, đảm bảo cung cấp cho 100% số dân trên địa bàn tỉnh. Nước thải sinh hoạt tại các đô thị thoát nước theo chu trình: bể tự hoại, công thu nước bẩn, trạm bơm, công trình sử lý nước bẩn; Nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư nông thôn thoát nước theo chu trình: Mương xây, xả ra ao hồ, làm sạch sinh học tự nhiên, tưới nông nghiệp. Mỗi khu công nghiệp đều phải xử lý nước bẩn công nghiệp riêng, đạt tiểu chuẩn môi trường. 2.4.3. Công tác tuyên truyền và quảng bá về du lịch Sản phẩm du lịch khác với các sản phẩm hàng hoá là sản phẩm du lịch không thể đem đến nơi khác trưng bày được, vì vậy việc quảng bá đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để góp phần cùng với các hoạt động khác nhằm phát triển nguồn khách trong thời gian tới Phú Thọ cần đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch nhằm tác động trực tiếp đến khách hàng và thị trường. Vai trò của công nghệ thông tin ngày càng lớn, vì vậy cần nhanh chóng xây dựng trang Web cho ngành du lịch của tỉnh. Đây chính là con đường ngắn và nhanh nhất để đưa các thông tin về du lịch Phú Thọ đến với khách du lịch khắp trên toàn thế giới. Xây dựng chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch hàng năm theo chuyên đề, gắn với xúc tiến quảng bá du lịch khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và cả nước; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan thông tin đối ngoại, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, Tổng cụ Du lịch để xúc tiến quảng bá hình ảnh của du lịch Phú Thọ ra nước ngoài để thu hút các doanh nghiệp đầu tư và thu hút khách du lịch. Tăng cường cung cấp thông tin, hướng dẫn cho khách du lịch, xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng, đặc biệt là ở thành phố Việt Trì, khu di tích Đền Hùng... Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, quảng bá về những sự kiện sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn Tỉnh như văn hoá thể thao, lễ hội truyền thống... tổ chức các chiến dịch xúc tiến, sự kiện quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của địa phương, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh chương trình hợp tác phát triển Thương mại – Du lịch 3 tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ, đầu tư và quảng bá cho chương trình du lịch về cội nguồn và Việt Trì - Thành phố lễ hội. 2.4.4. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch Phú Thọ. Nhân tố con người rất quan trọng trong kinh doanh du lịch. Hiện nay trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong ngành du lịch Phú Thọ chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Vấn đề quản trị nhân sự chưa được coi trọng ở các doanh nghiệp du lịch nhất là ở các khách sạn quốc doanh. Trong thời gian tới các doanh nghiệp du lịch phải có kế hoạch cụ thể trong việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên. Các doanh nghiệp cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: Tổ chức phân tích lại công việc để đánh giá xem các bộ phận thừa, thiếu lao động như thế nào từ đó có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo đúng với nghiệp vụ của từng bộ phận. Tăng cường chuyên môn hoá, đồng thời chú ý đến tính toàn diện trong nghề nghiệp khi bố trí lao động theo quy trình công nghệ. Cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên, giáo dục nhân viên tiết kiệm, sử dụng hợp lý, đúng mục đích những nguồn lực của doanh nghiệp nhằm giảm phần nào mức chi phí. Thực hiện phương thức trả lương, thưởng hợp lý gắn chặt với chất lượng và hiệu quả lao động, khuyến khích lao động tránh tình trạng không công bằng với nhân viên, đố kị giữa các nhân viên với nhau. Đầu tư nhiều hơn nữa cho việc đào tạo cả cán bộ quản lý và nhân viên bằng nhiều hình thức: gửi cán bộ đi đào tạo tại các trường có chuyên ngành du lịch, mở các lớp học ngắn hạn để đào tạo lại nghiệp vụ cho nhân viên, mời các chuyên gia về du lịch, các cán bộ của ngành du lịch, cán bộ của doanh nghiệp bạn về nói chuyện, hội thảo với cán bộ và nhân viên của doanh nghiệp, khuyến khích nhân viên học ngoại ngữ, nhân viên phải được cung cấp thông tin._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28541.doc
Tài liệu liên quan