Một số giải pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội

Lời nói đầu Đã qua đi rồi cái thời kỳ kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, khi mà đất nước chủ yếu tồn tại nhờ việc tự cung tự cấp và sự viện trợ của các nước XHCN anh em, lúc đó các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ tiêu, pháp lệnh của nhà nước và đồng thời trong thời kỳ này việc cạnh tranh hầu như không có do cầu luôn vượt cung. Do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hầu như không phát triển. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhất là v

doc33 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào lúc này khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì hoà chung với trào lưu kinh tế của đất nước làn sóng toàn cầu hoá đã có những tác động lớn đến sự phát triển của đất nước, nó len lỏi đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế và sẵn sàng cuốn trôi những chướng ngại mà nó gặp phải. Vì vậy để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải ngày càng củng cố và lớn mạnh để có thể đương đầu với những khó khăn và thách thức đó. Trong nền kinh tế thị trường với việc các doanh nghiệp tham gia với số lượng lớn nên cạnh tranh xảy ra hết sức gay gắt và quyết liệt; các doanh nghiệp luôn phải tìm mọi cách, mọi biện pháp để tồn tại và phát triển. Trong đó có vấn đề là phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, vì trong môi trường cạnh tranh các doanh nghiệp không có thế mạnh về cạnh tranh tất yếu sẽ mất thế mạnh trong kinh doanh và mất vị thế trong thị trường. Cạnh tranh tạo sự đa dạng của sản phẩm cũng chính là tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng và người tiêu dùng. Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội là một công ty nhà nước phải tiến hành sản xuất kinh doanh trong điều kiện tồn tại nhiều hãng, doanh nghiệp cùng sản xuất các loại rượu khác nhau, yêu cầu tăng năng lực cạnh tranh để tồn tại là tất yếu. Do những yêu cầu trên mà em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội”. Kết cấu đề tài được chia làm 3 phần: Phần 1: Những lí luận chung về cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Phần 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. Phần 3: Một số giải pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giảng viên, Thạc sĩ Nguyễn Duy Phúc đã giúp em hoàn thành tốt tiểu luận này. Phần I: Những lí luận chung về cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh là đặc trưng cơ bản của thị trường mà ở đó các chủ thể cạnh tranh với nhau để giành giật thị trường về phía mình.Thị trường là vũ đài cạnh tranh, là nơi gặp gỡ của các đối thủ. Vậy cạnh tranh là gì? 1.1. Khái niệm về cạnh tranh. Theo Mác: “ cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường để đạt mục tiêu kinh doanh cụ thể. Cạnh tranh thông qua các tín hiệu về giá cả, lợi nhuận tạo nên sự kích thích giữa các doanh nghiệp chọn hướng và các phương án đầu tư có lợi nhất. Tóm lại: “ Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt của các chủ thể hoạt động trên thị trường, dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm giành giật những điều kiện sản xuất và nơi tiêu thụ hàng, dịch vụ có lợi nhất đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển”. 1.2. Vai trò của cạnh tranh. Trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất nào thì sự so sánh, ganh đua luôn tạo ra một động lực để phát triển linh hoạt hơn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cạnh tranh diễn ra liên tục và gần như không có cái đích cuối cùng. Doanh nghiệp nào nắm được cơ hội tốt sẽ có sức cạnh tranh trên thị trường. Khi đã tham gia trên thị trường thì các doanh nghiệp không thoát khỏi sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, bởi đó là hai yếu tố khách quan mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đương đầu và sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp hữu hiệu để cạnh tranh giữ vững vị trí của mình trên thị trường. Do vậy vai trò của cạnh tranh là hết sức quan trọng. 1.2.1. Vai trò tích cực. Cạnh tranh có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với nền kinh tế và đối với người tiêu dùng. - Đối với doanh nghiệp: cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp do khả năng cạnh tranh tác động trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm mà tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định trong việc doanh nghiệp có nên sản xuất nữa hay không. Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy mỗi doanh nghiệp phải tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. - Đối với người tiêu dùng: Nhờ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà người tiêu dùng ngày càng nhận được nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng cả về chất lượng, mẫu mã và giá cả phù hợp. - Đối với nền kinh tế quốc dân: Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, cạnh tranh góp phần gợi mở những nhu cầu mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của các sản phẩm mới. Điều đó chứng tỏ chất lượng cuộc sống sẽ ngày càng được nâng cao. 1.2.2. Vai trò tiêu cực. Cạnh tranh tạo nên sự phân hóa giàu nghèo. Cạnh tranh cũng có thể dẫn đến xu hướng độc quyền trong kinh doanh làm cho một số doanh nghiệp phải lao đao khốn đốn. Ngày nay nhiều doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của mình bằng mọi cách, họ không quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng và hậu quả thì khó mà lường hết được. 1.3. Các hình thức cạnh tranh. Có rất nhiều loại hình cạnh tranh trên thị trường hiện nay, có thể nói là rất phong phú, đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, biểu hiện ở nhiều mức độ, căn cứ khác nhau. 1.3.1. Căn cứ vào các chủ thể tham gia thị trường gồm: - Cạnh tranh giữa những người bán với người mua. - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau. - Cạnh tranh giữa những người bán với nhau. 1.3.2. Căn cứ vào phạm vi ngành nghề gồm có: - Cạnh tranh trong nội bộ ngành. - Cạnh tranh giữa các ngành. 1.3.3. Căn cứ vào mức độ, tính chất cạnh tranh trên thị trường gồm: - Cạnh tranh hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh có nhiều người bán và không có một người nào có ưu thế để cung ứng và lượng hàng hóa, dịch vụ đủ quan trọng để ảnh hưởng tới giá cả trên thị trường. - Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh trên thị trường mà các sản phẩm trên thị trường được xem là không đồng nhất với nhau, mỗi sản phẩm có nhãn hiệu khác nhau. Mỗi loại nhãn hiệu lại có uy tín, hình ảnh khác nhau… Trong thị trường này người bán lôi kéo khách hàng về phía mình bằng nhiều cách như quảng cáo, khuyến mại, phương thức thanh toán, phương thức bán hàng. Loại hình cạnh tranh không hoàn hảo này rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay. - Cạnh tranh độc quyền: là hình thức cạnh tranh trên thị trường mà ở đó có một số người bán hoặc nhiều người bán, một số sản phẩm không đồng nhất. Mục tiêu kiểm soát hầu như toàn bộ số lượng hàng hóa bán trên thị trường và họ cũng quyết định giá cả. 2. Sự cần thiết khách quan của việc tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.1. Khái niệm về tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được biểu hiện như một “ mô mem động lượng” phản ánh và lượng hóa tổng hợp thế lực, địa vị, cường độ và động thái vận hành sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp trong mối quan hệ tương tác với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường mục tiêu và thời gian xác định. 2.2. Tính tất yếu khách quan của việc tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường tức là phải chấp nhận cạnh tranh. Cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Một mặt nó tạo cho doanh nghiệp một thế mạnh trên thị trường, mặt khác nó làm cho một số doanh nghiệp phải từ bỏ thị trường và chấp nhận phá sản. Do đó bằng mọi cách doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế bao cấp trước đây, cạnh tranh không xảy ra, các doanh nghiệp không phải lo lắng cả đầu vào và đầu ra, không phải lo cạnh tranh và do đó rất thụ động, chỉ biết sản xuất theo lệnh của cấp trên chứ không biết đến nhu cầu của xã hội. Vì vậy khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp nhà nước rất khó khăn vất vả để thích nghi với cơ chế mới. Để cạnh tranh và đứng vững trước các đối thủ mới là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, có nhiều vốn, kỹ thuật cao lại dầy dạn kinh nghiệm trong cạnh tranh thì vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhà nước nói riêng vừa là sự cần thiết cho sự tồn tại của doanh nghiệp vừa là để tăng tính cạnh tranh thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do đó “ tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan”. 3. Các yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là những lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh được thực hiện trong việc thỏa mãn nhất các yêu cầu của thị trường. Từ khái niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể thấy rằng các lợi thế của mỗi doanh nghiệp chỉ trở thành khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi nó thỏa mãn mức cao nhất nhu cầu của thị trường. Các yếu tố được xem là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ có thể là chất lượng sản phẩm, giá cả, mạng lưới tiêu thụ hay những tiềm lực về tài chính, trình độ của đội ngũ lao động, quy trình công nghệ hiện đại. Nếu như các doanh nghiệp mới chỉ có tiềm năng, lợi thế không thì chưa đủ mà họ phải biến những lợi thế đó thành khả năng cạnh tranh thực tế để có thể thỏa mãn được nhu cầu cao nhất của thị trường. Do đó có thể nói rằng chất lượng sản phẩm, hình thức mẫu mã, giá cả, mạng lưới tiêu thụ, khả năng của công ty và các dịch vụ trước, trong và sau bán hàng chính là các yếu tố trực tiếp tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 4. Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty. 4.1. Nhân tố bên trong. - Khả năng huy động sử dụng vốn: Vốn là yếu tố quyết định đến yếu tố chất lượng và số lượng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Khả năng về vốn lớn kết hợp với việc sử dụng vốn hiệu quả là yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Công nghệ: Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ xuất phát từ nghiên cứu thị trường về số lượng và chất lượng sản phẩm. Tùy từng khả năng của doanh nghiệp mà có sự lựa chọn mục tiêu trình độ đổi mới của doanh nghiệp.Doanh nghiệp nào có công nghệ lạc hậu thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thị trường sẽ ít và ngược lại. Trong nền kinh tế thị trường muốn tăng khả năng cạnh tranh, thu được nhiều lợi nhuận doanh nghiệp cần phải cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. - Đội ngũ lao động: Lao động không những là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất mà còn là yếu tố quan trọng, tác động có tính quyết định vào việc phát huy đồng bộ có hiệu quả các yếu tố khác. Trong quá trình phát triển mỗi doanh nghiệp phải phát huy hiệu quả nguồn nhân lực đồng thời ngày càng nâng cao số lượng cũng như chất lượng của nguồn lao động. 4.2. Nhân tố bên ngoài. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, yếu tố bên ngoài gây ảnh hưởng mạnh tới tiến độ sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp khác. Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi xuất tiền vay ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp… - Tốc độ tăng trưởng cao làm cho thu nhập dân cư tăng, khả năng thanh toán của họ tăng dẫn đến sức mua tăng. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp nào nắm được điều này và có đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu khách hàng( số lượng, giá bán, chất lượng, mẫu mã) thì chắc chắn doanh nghiệp đó thành công và có khả năng cạnh tranh cao. - Khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao thì hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sẽ cao, khả năng tích tụ và tập trung lớn. Họ sẽ đầu tư vào phát triển sản xuất với tốc độ cao và như vậy các nhu cầu, tư liệu sản xuất lại tăng, các doanh nghiệp lại có cơ hội kinh doanh và có khả năng cạnh tranh cao. - Lãi xuất cho vay của các ngân hàng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thiếu vốn phải đi vay ngân hàng. Khi lãi xuất của ngân hàng cao dẫn đến chi phí của doanh nghiệp tăng lên do phải trả tiền lãi vay lớn hơn, dẫn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp kém đi nhất là khi đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn. - Tỷ giá hối đoái và giá trị đồng tiền trong nước có tác động nhanh chóng và sâu sắc đối với từng quốc gia nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng ( nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở) sự tăng, giảm giá của đồng nội tệ có tác động hai chiều tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Nhân tố về chính trị pháp luật: Bao gồm các yếu tố như thuế, độc quyền các chế độ đãi ngộ đặc biệt các quy trình trong lĩnh vực ngoại thương, sự ổn định về tình hình chính trị quốc gia… - Các nhân tố về văn hóa xã hội như phong cách sống, tỷ lệ dân số, tỷ lệ sinh đẻ, quan niệm sống của từng nơi, từng khu vực. - Điều kiện tự nhiên gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí phân bổ của các tổ chức kinh doanh… - Các nhân tố thuộc môi trường ngành: Bao gồm các đối thủ cạnh tranh, cùng ngành và khác ngành xuất hiện trên thị trường, sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường ngành. Bên cạnh đó đối thủ tiềm ẩn cũng là đối thủ có ảnh hưởng rất lớn tới quy mô và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong các yếu tố bên ngoài, khách hàng cũng cạnh tranh với doanh nghiệp bằng cách mặc cả, ép giá xuống để có được sản phẩm chất lượng tốt hơn, rẻ hơn và được phục vụ nhiều hơn đồng thời còn làm cho các đối thủ cạnh tranh nhau gay gắt hơn. Người cung ứng cũng được xếp vào một trong những nhân tố bên ngoài vì người cung ứng có vai trò cung cấp yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Họ có quyền khẳng định thông qua sức ép của giá cả nguyên vật liệu. Tóm lại: Để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu kĩ những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời cần phải chuẩn bị những giải pháp tốt nhất để hạn chế mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, hiệu quả giữ vững được vị trí của mình trên thương trường. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải năng động, sáng tạo và quyết đoán trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phần II: Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần cồn rượu hà nội 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội 1.1. Đặc điểm chung của công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội được chuyển đổi lần đầu tiên từ công ty Rượu Hà Nội sang công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà Nước một thành viên Rượu Hà Nội theo quyết định số 172/ 2004/QĐ- BCN ngày 20/ 12/ 2004 của Bộ Công Nghiệp. Được phê duyệt tại quyết định số 55/2005/QĐ- HĐQT ngày 24/12/2004 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bia Rượu Hà Nội. Căn cứ đặc điểm và tình hình thực tế, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Rượu Hà Nội chọn hình thức cổ phần hóa theo quy định tại mục 2, điều 3, nghị định 187/ 2004/NĐ- CP ngày 16/11/2004 của Chính Phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần là: bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Tên gọi đầy đủ: Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Liquor Joint Stock Company. Tên viết tắt: HALICÕ ., JSC. Trụ sở chính: 94 Lò Đúc- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội- Việt Nam. Chi nhánh tại thành phố Chí Minh: 26 Nguyễn Huy Tự- Đa Cao- quận 4- TP. Hồ Chí Minh. Thương hiệu: HALICO. Ngành nghề kinh doanh: Sau khi chuyển sang công ty cổ phần, mục tiêu hoạt động chính của công ty là duy trì và khai thác có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh với các sản phẩm truyền thống. Đồng thời có điều kiện, công ty sẽ mở rộng thêm các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khai thác để duy trì hết tiềm năng sẵn có của mình. Sản xuất cồn, rượu và các loại đồ uống có cồn, không có cồn. Kinh doanh, xuất nhập khẩu cồn, rượu, các loại đồ uống có cồn, không có cồn, thiết bị vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất rượu, cồn và các mặt hàng tiêu dùng, công nghệ, thực phẩm. Tư vấn, chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, dây truyền sản xuất rượu, cồn. Sản xuất, kinh doanh các loại bao bì và các sản phẩm lương thực, thực phẩm. Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa. Kinh doanh khách sạn, nhà ở và dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng, cửa hàng. Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Vốn điều lệ của công ty cổ phần: Vốn điều lệ của công ty cổ phần là: 48.500.000.000 đồng. Bằng chữ: Bốn mươi tám tỷ năm trăm triệu đồng. Được chia làm: 4.850.000 cổ phần phổ thông. Mệnh giá mỗi cổ phần thống nhất: 10.000 đồng/ cổ phần. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội là doanh nghịêp Nhà Nước hoạt động kinh doanh thuộc Bộ Công Nghiệp Nhẹ được thành lập và tổ chức quản lý theo quyết định số 873/ CV ngày 27/ 10/ 2006 của Bộ Công Nghiệp Nhẹ. Là loại hình doanh nghiệp Nhà Nước có hội đồng quản trị, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước và các quy định khác của pháp luật. Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội được chuyển đổi từ công ty TNHH NN một thành viên Rượu Hà Nội mà tiền thân là nhà máy Rượu Hà Nội được thành lập năm 1898, tại 94 Lò Đúc. Đây là một trong bốn nhà máy ở Đông Dương do chi nhánh thuộc công ty Fontaine của Pháp xây dựng. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc thắng lợi đi lên chủ nghĩa xã hội, nhà máy rượu được chính phủ Việt Nam tiếp quản, cùng sự nỗ lực không ngừng của tập thể nhà máy đến tháng 11/1955 đã được khôi phục và sản xuất trở lại để phục vụ cho y tế, quốc phòng và nhân dân. Đầu tháng 5/ 1956, toàn bộ máy móc thiết bị đã được tu sửa hoàn toàn và tiến hành nghiệm thu toàn phần và cho sản xuất không tải để hiệu chỉnh. Nhờ áp dụng kinh nghiệm quản lý xí nghiệp của nước ngoài và của các nhà máy trong nước, kinh nghiệm hạch toán kinh tế, quản lý chất lượng sản phẩm, ngay từ khâu nguyên vật liệu đến khâu thành phẩm của Liên Xô. Lại một lần nữa trình độ và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân được nâng lên. Kế hoạch năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước, với chất lượng cao nhất, giá thành sản phẩm hạ nhất, nộp ngân sách nhanh nhất, được tặng nhiều bằng khen, huân chương lao động. Qua thời gian hơn 100 năm xây dựng và phát triển, công ty là một trong những đơn vị đầu ngành sản xuất rượu trong nước, là đơn vị thành viên của Tổng công ty Rượu Bia nước giải khát Việt Nam. Trong giai đoạn 1976- 1986 sản lượng cồn trung bình từ 6,2- 6,5 triệu lít/ năm, rượu mùi từ 7- 12 triệu lít/ năm với nhiều sản phẩm có uy tín trên thị trường trong nước và thế giới. Trong những năm trước đây là doanh nghiệp đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước và xuất khẩu thu được nhiều ngoại tệ. Tuy nhiên từ khi chuyển sang cơ chế thị trường công ty đã gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, sản lượng bị giảm sút do chậm đổi mới, vấn đề tiêu thụ gặp khó khăn vì mất thị trường xuất khẩu truyền thống cũng như chính sách thuế cao. Tuy nhiên với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên dưới sự lãnh đạo của Đảng, công ty đã dần từng bước ổn định lại sản xuất, bảo toàn và phát triển. Rượu Hà Nội thật sự tự hào khi sản phẩm của mình đã trở thành “ một nét văn hóa hà nội” và đó cũng chính là động lực mạnh mẽ nhất, thúc đẩy ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân nỗ lực lao động, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm, để có thể mang tới cho khách hàng những cảm giác sảng khoái, đầy đủ và nguyên vẹn nhất khi thưởng thức rượu hà nội. 1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đã có nhiều thay đổi căn bản về hình thức, nội dung hoạt động và đã đạt được những kết quả tốt. Do không ngừng củng cố tổ chức lại bộ máy sản xuất, dây truyền công nghệ được đổi mới nên đã nâng cao chất lượng sản phẩm, giao hàng cho khách hàng đúng thời hạn và đã được thị trường chấp nhận. Số lượng sản phẩm tại công ty sản xuất ngày một tăng, bình quân tăng 10%. Dự kiến năm 2007 sản xuất 15 triệu lít rượu tăng 1,5 lần so với năm 2006. Với phương thức kinh doanh đúng đắn có hiệu quả trong những năm gần đây, công ty đã sản xuất kinh doanh có lãi (đặc biệt là năm 2005, công ty đạt mức doanh thu cao nhất 240.137.560.000 đồng tăng hơn 1tỷ so với năm 2003) thực hiện tốt nghĩa vụ hoàn trả lãi cho ngân hàng đúng thời hạn, tạo được uy tín trên thị trường. Từ đó không ngừng nâng cao thu nhập bình quân cho người lao động ( từ 2,677 ngàn đồng năm 2003 tăng lên 5,000 ngàn đồng năm 2006). Tạo được việc làm thường xuyên cho gần 500 lao động các loại. Vượt qua nhiều khó khăn trong giai đoạn vừa sản xuất- kinh doanh để tự trang trải, vừa đào tạo đội ngũ lao động, vừa cải tạo mở rộng mặt bằng và nâng cấp nhà xưởng đổi mới công nghệ, công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đã phấn đấu hết mình và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Với định hướng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, công ty đã tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, hình thức đẹp phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trong những năm qua có thể nói năm 2005, công ty sản xuất- kinh doanh có hiệu quả nhất, nếu xét theo chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận. Có thể thấy rõ trong bảng kết quả sản xuất kinh doanh sau: Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh 01/01/2003- 30/06/2006 ( Đơn vị tính: 1000 đồng) stt Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 30/06/2006 1 Tổng tài sản 44,890,187 58,904,589 119,601,673 168,305,515 2 Vốn chủ sở hữu 19,957,172 38,010,735 62,182,557 39,517,689 3 Nguồn vốn kinh doanh 17,543,906 30,493,083 51,726.187 37,096,494 4 Nguồn vốn nhà nước 19,331,904 34,616,517 55,141,858 39,437,689 5 Doanh thu 111,490,205 115,036,771 240,137,560 202,720,678 6 Lợi nhuận trước thuế 2,210,146 11,802,426 35,103,896 44,925,924 7 Nộp ngân sách 34,900,066 47,434,445 86,251,992 79,619,834 8 Lợi nhuận sau thuế 1,444,529 8,441,989 25,274,805 31,866,471 9 Nợ phải trả 24,933,015 20,893,853 57,419,115 128,787,825 Trong đó: -Nợngân sách 8,588,223 9,430,123 15,562,262 19,022,242 -Nợngân hàng - - - - - Nợ quá hạn - - - - 10 Nợ phải thu 4,104,617 1,597,065 3,653,488 8,442,239 Trong đó: Nợ phải thu khó đòi 211,178 - - - 11 Sốlaođộng (người) 610 602 481 478 12 Thu nhập (ng/tháng) 2,667 3,000 5,000 5,000 Trong hệ thống sản phẩm của Halico, rượu vodka hanoi xanh, Lúa Mới, Nếp Mới… là các sản phẩm chủ yếu. Đặc biệt trong hai năm trở lại đây, sản lượng tiêu thụ rượu vodka hanoi nhãn xanh chiếm tỷ trọng 80-85%. Loại rượu vodka hanoi nhãn xanh với kết cấu các loại chai có dung tích và độ rượu hợp lý( dung tích 750ml; 300ml; độ rượu 39,5%V và 29,5%V ) được tung ra thị trường được người tiêu dùng đón nhận là một bước đột phá về chất lượng. Nhìn chung sản phẩm rượu của công ty được người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty còn chú trọng thay đổi bao bì, nhãn mác cho sản phẩm đẹp và hấp dẫn hơn. 2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. 2.1. Đánh giá chung tình hình cạnh tranh của công ty. Trong những năm qua tình hình cạnh tranh trên thị trường rượu, bia ngày càng trở nên gay gắt do sự có mặt của nhiều các công ty liên doanh với nước ngoài và sự trưởng thành của các công ty truyền thống. Với những điều kiện của bản thân và những điều kiện thuận lợi của môi trường bên ngoài đã giúp cho công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đạt được những thành tích đáng khích lệ song cũng gặp không ít khó khăn Thuận lợi: Công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần sẽ thuận lợi hơn cho việc điều hành sản xuất linh hoạt và chủ động hơn. Việc hoàn thành công tác cổ phần hóa trước năm 2007 được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập. Uy tín của thương hiệu sản phẩm Rượu Vodka của công ty được nâng cao. Công tác quản lý Nhà Nước về ngành Rượu ngày càng chặt chẽ. Việc quy định không sử dụng Rượu Ngoại trong các cuộc tiếp khách của các cơ quan ban ngành Chính Phủ. Tâm lý người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các sản phẩm có thương hiệu và đảm bảo an toàn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Khó khăn: Giá nguyên nhiên vật liệu tăng. Cụ thể giá điện tăng 7%, giá gạo tấm tăng 17%, giá sắn tăng 10%... Đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm cùng loại tham gia vào thị trường ngày càng nhiều với đa dạng hình thức sở hữu. Rượu cùng loại nhập ngoại và các sản phẩm thay thế có xu hướng tăng khi Việt Nam tham gia vào WTO. Nạn làm hàng giả, hàng nhái sản phẩm của công ty phát triển ngày càng tăng, đặc biệt là rượu vodka xanh chai nhỏ. Sức ép của việc phải di chuyển khu vực sản xuất tới Khu công nghiệp Yên Phong Bắc Ninh phải thực hiện xong vào cuối năm 2008. Thời tiết nóng sớm trong 2007 không thuận lợi cho công tác tiêu thụ sản phẩm. 2.1.1. Về sản phẩm. Trong tình hình hiện nay yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thị trường sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện trước hết ở chỗ sản phẩm của công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường hay không? Điều này chỉ thực hiện được nếu công ty có chiến lược sản phẩm đúng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng và chủng loại mặt hàng. Trên thực tế để tạo khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các công ty khác trên thị trường( như Rượu Đồng Xuân, Rượu miền Tây ) công ty luôn xác định chính sách sản phẩm là yếu tố quan trọng. Có chính sách sản phẩm tốt, hợp lý, hiệu quả tức là đã trả lời đúng câu hỏi sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Trong những năm qua phương châm của công ty là tập trung sản xuất các sản phẩm ngon, rẻ, chất lượng đáp ứng nhu cầu và thị hiếu mà thị trường cần. Do đó bên cạnh việc sản xuất với khối lượng lớn các loại rượu đóng chai có truyền thống lâu năm công ty còn tập trung đầu tư sản xuất sản phẩm rượu ngon. rẻ, chất lượng đáp ứng nhu cầu hàng ngày của đông đảo người tiêu dùng. Hiện tại công ty đang đầu tư nghiên cứu một sản phẩm mới có mẫu mã chất lượng cao hơn đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong tương lai. Bảng 2: Các chỉ tiêu đã đạt được từ 06/12/2006 đến 14/02/2007 stt Chỉ tiêu Đơn vị 12/2006 01/2007 02/2007 Tổng cộng 1 Doanh thu CN Tỷ vnd 25.3 65.855 41.713 132.868 2 S.L rượu sx Triệu lít 0,84 1,409 0,90 3,14 3 S.L rượu tiêu thụ trong nước Triệu lít 0,85 1,4 0,86 3,11 4 S.L rượu xuất khẩu lít 8.599 - Cồn sắn 186.704 186.704 - Cồn gạo 166.192 502.289 238.517 906.998 - Cồn gạo tái chế 88.696 47.101 135.797 - Cồn sắn tái chế 44.106 44.106 Tổng S.L cồn 352.896 590.985 329.724 1.273.605 2.1.2.Về giá cả. Trong những năm qua, công ty đã có những bước tiến quan trọng trong việc lựa chọn chính sách giá bán sản phẩm. Đây là vấn đề quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Sau khi nghiên cứu kỹ các yếu tố có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán sản phẩm, công ty đã áp dụng chính sách giá sau: Định giá sản phẩm theo thị trường: tức là giá bán sản phẩm xoay quanh mức giá thống trị trên thị trường có kết hợp với các giá trị gia tăng của thương hiệu. Xây dựng hệ thống nhiều giá: giá bán buôn và bán lẻ, giá bán đại lý, giá bán siêu thị- nhà hàng. Các chính sách trên đã giúp công ty đảm bảo được giá cả ổn định, giúp tăng sản lượng tiêu thụ, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững cho hiện tại và lâu dài của công ty. Bên cạnh đó, công ty chủ động giảm và tiết kiệm các loại nguyên vật liệu đầu vào; giảm chi phí tiền lương, tiền công trong giá thành sản phẩm( bằng cách tăng năng suất lao động, đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân và tiền công), giảm các khoản chi phí khác như chi phí cố định, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp… Vì vậy giá bán của công ty cực kỳ linh hoạt mềm dẻo được thay đổi phù hợp với từng vùng, từng thị trường phù hợp với nhu cầu của người mua. 2.1.3. Về trang thiết bị sản xuất. 2.1.3.1. Trang thiết bị sản xuất Cồn. Trong quá trình đưa vào sản xuất chưng cất liên tục vào cuối tháng 12/2006 và tháng 1/2007 cho kết quả công suất chưng cất đạt gấp 1,5 lần so với trước, hiệu sản tăng, chất lượng ổn định, góp phần giảm tiêu hao điện, nước, dầu FO, nhân công lao động và sản xuất có hiệu quả góp phần giảm nhẹ sức ép yêu cầu của thị trường. Sang năm 2007 công ty sẽ phấn đấu đẩy sản lượng gần gấp đôi so với những năm trước ( 24.000 lít cồn/ ngày). Các công đoạn đầu tư chiều sâu: Đẩy mạnh công suất Nấu và đường hóa nguyên liệu: Lắp đặt 02 cặp nồi nấu, đường hóa với dung tích mỗi thiết bị là 16m3 để có thể đẩy công suất nấu lên gấp đôi so với năm 2006 và có dự phòng sửa chữa bảo dưỡng. Để giảm kinh phí đầu tư và không bị lãng phí khi di chuyển sau 2 năm, các thiết bị này được chế tạo bằng thép đen. Nâng cao sức chứa của các thùng lên men. Sau khi đưa hệ thống 04 thùng lên men với dung tích chứa đựng là 80m3 trong tháng 1/2006 đã cho hiệu quả tốt. Sau khi cân đối có tính tới mức độ hư hỏng của các thùng lên men 60m3 được lắp đặt từ năm 1990 trở về trước cần phải sửa chữa thường xuyên sẽ cần phải lắp đặt thêm 02 thùng lên men 80m3 và hệ thống cầu thang lan can đường ống công nghệ ( chế tạo 02 thùng bằng thép đen để khỏi lãng phí khi di chuyển). Sửa chữa cải tạo hệ thống tháp thô, tinh và lắp đặt mới tổ hợp thiết bị làm mát nước( Cooling tower): Hệ thống tháp cấp của công ty được lắp đặt và đưa vào vận hành từ năm 1986 đến năm đã hư hỏng cần phải sửa chữa thay thế. Các công việc sửa chữa bao gồm thay bằng Inox 05 đoạn tháp, sửa chữa hệ thống tự động điều khiển, cải tạo hệ thống làm nguội, lắp đặt mới tổ hợp hệ thống cooling tower cho nước làm mát các khu vực đường hóa, lên men, chưng cất nhằm tiết kiệm điện, nước và đảm bảo vệ sinh thiết bị và môi trường. Nếu không lắp hệ thống cooling tower thì khó có thể vận hành chưng cất liên tục trong giai đoạn mùa hè. Lắp đặt hệ thống lò hơi mới 6 tấn/ h và cải tạo hệ thống lò hơi cũ: Hệ thống lò hơi cũ lắp đặt từ năm 1985 đã hư hỏng và lạc hậu cần thiết phải cải tạo lại hệ thống tự động và hệ thống phối khí & dầu để nâng cao sản xuấ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35827.doc
Tài liệu liên quan