Tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam: LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc CNH - HĐH đất nước hiện nay, Nhà nước ta khẳng định phải dựa vào nội lực là chính, tuy nhiên xuất phát từ điều kiện của nước ta là một nước có nền kinh tế yếu kém, điểm xuất phát thấp cơ sở hạ tầng lạc hậu, thu nhập quốc dân và thu nhập thấp. Vì vậy nguồn vốn để CNH-HĐH trước mắt phụ thuộc nhiều từ nước ngoài mà chủ yếu là đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Để thu hút đầu tư nước ngoài cho công cuộc phát triển của quốc gia, khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) được đá... Ebook Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam
49 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh giá là một nhân tố quan trọng. Vì ở đó các công trình hạ tầng cơ sở được tập trung, đầu tư nhanh với chất lượng cao, hình thành các dịch vụ cần thiết và các thủ tục đơn giản đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Nhiều nước đã thành công trong công cuộc CNH-HĐH xây dựng những KCN,KCX như vậy.
Ở Việt Nam hiện nay KCN,KCX đã trở thành những thực thể kinh tế - xã hội không thể thiếu trong nền kinh tế, KCN,KCX đã góp phần tẳng sản lượng công nghiệp, tăng xuất khẩu, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập người dân hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, ... có được sự thành công này là do chính sách rộng mở của Nhà nước ta nhằm thu hút FDI cho phát triển KCN,KCX. Và trên thực tế lượng vốn FDI chiếm tỷ lệ rất cao trong KCN,KCX.
Như vậy, để tiếp tục phát triển KCN,KCX ở Việt Nam chúng ta cần thu hút nhiều hơn nữa các nguồn vốn vào KCN, KCX đặc biệt là FDI. Và trong khuôn khổ đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu về: "Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam".
Nội dung đề tài gồm 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và về khu CN, khu CX.
Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam trong thời gian qua.
Chương III: Phương hướng giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển KCN, KCX ở Việt Nam.
Mặc dù đã có nhiều sự cố gắng và nỗ lực trong quá trình thực iện bài viết. Nhưng chắc chắn bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý từ phía thầy giáo để bài viết trở nên hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo PGS.TS Phan Kim Chiến đã hướng dẫn giúp em hoàn thành đề tài này!
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ KCN, KCX
1. Một số lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hóa với quy mô và tốc độ này càng lớn, tạo ra một nền kinh tế sôi động mà ở đó tính phụ thuộc giữa các nước các quốc gia ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và cách mạng thông tin đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế tạo nên sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia. Đặc biệt là nhu cầu vốn đầu tư phát triển để công nghiệp hoá hiện đại hoá của các nước phát triển rất lơn. Mặt khác các nước phát triển đồi dào vào vốn và công nghệ muốn tìm kiếm những nơi thuận lợi, chi phí thấp để hạ giấ thành sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ. Chính vì vậy tạo nên một sự thu hút mạnh mẽ với đầu tư nước ngoài và đặc biệt phổ biến nhất vẫn là hình thức đầu tư trực tiếp.
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc điêm sau:
- Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của các nhà đầu tư họ tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu qảu cao.
- Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp hoạt động tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của mình.
- Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý là các mục tiêu mà các hình thức khác không giải quyết được.
- Nguồn vốn này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như đầu tư lợi nhuận thu được.
1.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hơn 10 năm kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được có tốc độ phát triển nhanh nhất trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là một nhân tố góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới kinh tế.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mang phạm vi quốc tế. Nó mang lại lợi ích cho cả hai bên và đồng vốn đầu tư bỏ rất rất hiệu quả.
Đặc biệt là ở các nước đang phát triển nó giải quyết được các vấn đề:
- FDI tăng cường vốn đầu tư bù đắp sự thiếu hụt về ngoại tệ góp phần tăng khả năng cạnh tranh và tăng xuất khẩu, bù đắp cán cân thnh toán.
- FDI góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động tạo điều kiện tích luỹ trong nước.
- FDI sẽ chuyển giao công nghệ kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến cho nước nhận đầu tư. Xét về lâu dài điều này sẽ góp phần tăng năng suất của các yếu tố sản xuất, thúc đẩy các ngành nghề mới đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao như điện tử tin học... Chính vì vậy nó có tác dụng lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng trưởng nhanh của nước nhận đầu tư.
Từ sự chuyên giao này cũng giúp cho các nước chủ nhà có được thuật tiên tiến, kinh nghiệm trong quản lý, đội ngũ cán bộ lao động được bồi dưỡng đào tạo nhiều mặt.
- FDI giúp các nước nhận đầu tư trực tiếp tiếp cận được với thị trường thế giới, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trong xu hướng khu vực hoá toàn cầu hoá.
Ngày nay đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một tất yếu khách quan trong điều kiện quốc tế hoá nên sản xuất lưu thông. Các quốc gia trên thế giới dù có thể chế chính trị khác nhau đều cần đến vốn đầu tư nước ngoài và coi đó là một nguồn lực cần khai thác.
Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có một số ít hạn chế cần được khắc phục như việc quản lý vốn do chủ đầu tư có kinh nghiệm về tranh sự quản lý của nước chủ nhà. Còn nước chủ nhà không có nhiều kinh nghiệm, còn sơ hở trong quản lý hoạt động các cơ sở có vốn nước ngoài. Tình trạng gin lận thuế, buôn lậu, ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra. Tuy nhiên với vai trò to lớn của FDI. Để nhằm khắc phục những hạn chế phát huy tính tích cực nhà nước ta đã đề ra nhiều các chính sách nhằm xác định các địa bàn dự án lĩnh vực ưu tiên khuyến khích đầu tư giành lại chữ "tín" của cộng đồng đầu tư nước ngoài nhằm thu hút nhiều hơn nữa FDI vào Việt Nam.
1.3. Các hình thức FDI trong thực tiễn.
Ở nước ta, bên cạnh nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn đầu tư nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng. Trong nguồn vốn nước ngoài, FDI được coi là nguồn vốn thích hợp đối với nước ta. Vai trò của FDI được coi là nguồn vốn thích hợp đối với nước ta, vai trò của FDI trong những năm qua đã được khẳng định, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Đầu tư nước ngoài hiện chiếm khoảng trên 13% GDP cả nước.
Cạnh tranh thu hút vốn đầu tư cũng đang diễn ra quyết liệt giữa nước ta với nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới, nhất là các nước khu vực Đông và Nam Âu, khu vực Đông Nam Á với hoàn cảnh tương tự, nhưng có một số mặt lợi thế hơn ta. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang có xu hướng chững lại. Giai đoạn 1991 -1995 vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giai đoạn 1996-2002 chỉ chiếm hơn 18,5%.
Trong thực tiễn FDI có nhiều hình thức thường được áp dụng là:
* Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định điều 7 nghị định 12/CP Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết quả hai bên hay nhiều bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không cần thành lập pháp nhân.
Hình thức này có đặc điểm:
- Không ra đời một pháp nhân mới.
- Cơ sở của hình thức này là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong hợp đồng nội dung chính phản ánh trách nhiệm quyền lợi giữa các bên với nhau (không cần đề cập đến việc góp vốn).
- Thời hạn cần thiết của hợp đồng do các bên thoả thuận phù hợp với tính chất mục tiêu kinh doanh và được các cơ quan cấp giấy phép kinh doanh chuẩn y.
- Hợp đồng phải do đại diện có thẩm quyền của các bên ký. Trong quá trình hợp tác kinh doanh các bên giữ nguyên tư cách pháp nhân của mình.
* Doanh nghiệp liên doanh:
Theo khoản 2 điều 2 luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam qui định "Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầ tư nước ngoài hợp tá với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Hình thức này có đặc điểm:
- Thành lập pháp nhân mới hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Các bên chịu trách nhiệm về phần vốn của mình
- Phần góp vốn của bên hoặc do bên nước ngoài không hạn chế mức tối đa nhưng tối thiểu không được dưới 30% vốn pháp định và trong quá trình hoạt động không giảm vốn pháp định.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh là hội đồng quản trị mà thành viên của nó do mỗi bên chỉ định tương ứng với tỷ lệ góp vốn của các bên nhưng ít nhất phải là 2 người, Hội đồng quản trị có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp theo nguyên tắc nhất trí.
- Các bên tham gia liên doanh phân chia lợi nhuận và phân chia rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định hoặc theo thoả thuận giữa các bên.
- Thời hạn hoạt động không quá 50 năm trong trường hợp đặc biệt được kéo dài không quá 20 năm.
* Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:
Theo điều 26 nghị định 12/CP qui định: "Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh "Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Thời hạn hoạt động không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy phép.
Ngoài 3 hình thức chủ yếu trên còn có các hình thức:
* Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT):
Theo điều 12 khoản 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: "Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao là văn bản ký giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong thời hạn nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam".
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
* Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT):
Theo khoản 13 điều 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam "Hợp đồng xây dựng chuyển giao là hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng. Sau khi xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý".
2. Một số vấn đề lý luận về KCN, KCX:
2.1. Khái niệm, đặc điểm KCN, KCX:
a. Khu chế xuất:
KCX - được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, nên có nhiều quan điểm khác nhau đánh giá về KCX
Theo điều 2 khoản 2 qui chế KCN, KCX "Khu chế xuất là khu tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu có ranh giới địa lý xác định không có dân cư sinh sống được chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập".
Theo tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp quốc (UNIDO) trong tài liệu: "Khu chế xuất tại các nước đang phát triển" ấn hành 8/1990 đã định nghĩa: "KCX là khu vực tương đối nhỏ phân cách về địa lý trong quốc gia nhằm mục tiêu thu hút vốn đầu tư các ngành công nghiệp về xuất khẩu, bằng cách cung cấp cho các ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư và mậu dịch thuận lợi đặc biệt hơn so với phần lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà. Trong đó, KCX nhập khẩu hàng hóa dịch vụ cho việc sản xuất để xuất khẩu và được miễn thuế trên cơ sở kho khóa cảng" (kho khoá cảng là khu hàng hóa được nhập vào tự do mà không chịu thuế tại xuất trừ các loại hàng hóa nhập vào bằng con đường khác từ thị trường nội địa).
Hiệp hội các KCX (World EPZ Asociation) thì định nghĩa là: "KCX bao hàm các khu vực, địa bàn do chính phủ nước sở tại cho phép thành lập như cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu công nghiệp tự do, khu ngoại thương".
Mặc dù có nhiều sự nhìn nhận đánh giá về KCX nhưng nhìn chung thì nó cùng mang những đặc thù giống nhau và điển hình là:
- Nhập khẩu miễn thuế NVL và thủ tục giản đơn... KCX không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu sản phẩm. Tuy nhiên những hàng hóa sản xuất trong khu chế xuất cũng có thể bán trong thị trường nội địa nếu thị trường nội địa có nhu cầu.
- Những doanh nghiệp trong khu chế xuất được hưởng mức thuế lợi tức là 10% là mức thuế thấp nhất và được miễn thuế thu nhập công ty trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm tiếp 50% trong 4 năm tiếp theo.
- Những doanh nghiệp trong KCX thường được cung cấp thủ tục hải quan nhanh chóng cho việc nhập khẩu vật liệu và xuất khẩu hàng hóa.
- Những doanh nghiệp trong KCX được sử dụng cơ sở hạ tầng tốt như đường sá, điện thoại, điện tín...
b. Khu công nghiệp.
Theo nghị định số 192/CP ngày 25.12.1994 của Chính phủ, các KCN được định nghĩa là: Các khu vực công nghiệp tập trung không có dân cư, được thành lập với các ranh giới được xác định nhằm cung ứng các dịch vụ để hỗ trợ sản xuất.
c. Sự khác nhau giữa KCN và KCX.
- KCX được xây dựng để t hu hút các đơn vị sản xuất sản phẩm xuất khẩu, còn KCN được mở ra cho tất cả các ngành công nghiệp. KCN, KCX kể cả sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước do vậy KCN có thể bao gồm KCX.
- Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp sẽ được hưởng một số ưu đãi nhất định trong đó đặc biệt ưu đãi với những hãng sản xuất hàng xuất khẩu do đó những hãng này mà nằm trong khu công nghiệp sẽ được hưởng những ưu đãi như trong khu chế xuất và cũng được hưởng những ưu đãi nha trong KCN.
Việc lựa chọn vị trí để xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất là rất quan trọng đòi hỏi phát huy được thế mạnh tiềm năng kinh tế của từng vùng.
2.2. Sự cần thiết phải phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong nền kinh tế.
Trong thời kỳ CNH, HĐH việc xây dựng các cụm công nghiệp tập trung là cần thiết và được nhà nước khuyến khích. Từ năm 1994 các KCN được xây dựng để cung ứng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo điều kiện để cho đầu tư nước ngoài và đặc biệt khuyến khích DN nhỏ và vừa gia nhập các khu công nghiệp. Lợi ích của việc sản xuất tập trung tại các cụm CN so với phát triển công nghiệp tản mạn là đảm bảo tiết kiệm về kết cấu hạ tầng, quản lý hành chính và quản lý môi trường mặt khác cung cấp các dịch vụ thuận lợi. Các KCN, KCX được hình thành cũng nhằm sự phân tán các cơ sở sản xuất trong khu dân cư sinh sống, vừa không thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu dân cư, làm ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng dân cư trong vùng, nhất là ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân.
Từ đầu những năm 90 đến nay sau khi xuất hiện những khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam và kiểm nghiệm lại kinh nghiệm của một số nước đang phát triển đi trước chúng ta khẳng định được vai trò quan trọng của KCN, KCX. Việc tập trung các doanh nghiệp chế biến nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư trong nước đã nhanh kỹ thuật mới vào sản xuất thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng các ngành mũi nhọn nâng cao vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền chế biến nông lâm hải sản hỗ trợ các ngành này và phục vụ xuất khẩu phân bố lại các khu vực san xuất và sinh hoạt thực hiện đô thị hóa nông thôn chuyển dời các cơ sở sản xuất từ nội đô ngoại vi, cải tạo môi trường sống cho dân cư đô thị, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động thành phố và nông thôn.
Việc thành lập khu chế xuất, khu công nghiệp là tạo ra các khu vực thuận lợi hơn cho việc phát triển kinh tế thu hút đầu tư. Chính vì vai trò to lớn của KCN, KCX rất cần thiết ở nước ta. Chỉ có KCX, KCN mới tạo ra được bước nhảy vọt, tạo ra nền kinh tế phát triển bền vững. Chọn được địa điểm vị trí và qui hoạch KCN, KCX cùng các đối tác hợp lý sẽ tạo ra cho nước ta một bộ mặt mới.
3. Cơ cấu của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Cơ cấu của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng thay đổi phù hợp hơn với yêu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế của đất nước. Những năm đầu, vốn FDI tập trung phần lớn vào thăm dò, khai thác dầu khí (32,2) và khách sạn du lịch, căn hộ cho thuê (20,6)%. Nhưng những năm gần đây, đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất của nền kinh tế (nhất là lĩnh vực công nghiệp) ngày càng gia tăng hiện chiếm 2/3 tổng nguồn vốn đầu tư chung. Trong đó, trên 60% số dự án là đầu tư khai thác nâng cấp các cơ sơ kinh tế hiện có. Cơ cấu ngành nghề được điều chỉnh theo hướng ngày càng hợp lý, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến nông lâm thủy sản và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, sử dụng nhiều lao động, ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại... Sự xuất hiện của nhiều công trình luôn như các nhà máy xi mâng Nghi Sơn, Sao Mai, Văn Xá, Phúc Sơn, Hải Long, các nhà máy cán thép ở Hải Phòng, Thái Nguyên, Đồng Nai, các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy các dự án liên lạc viễn thông, điện tử, các nhà máy đường ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Long An... Góp phần tăng nhanh năng lực sản xuất của các ngành, các địa phương, và từng bước hiện đại hóa một số lĩnh vực của nền kinh tế.
Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo lãnh thổ ngày một cân đối hơn. Trong những năm đầu, vốn đầu tư được tập trung chủ yếu ở khu vực phía nam, các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 25%số dự án và 20% tổng vốn đầu tư. Nhưng đến cuối năm 1999, các tỉnh phía Bắc đã chiếm 28,5% số dự án và 39%vốn đầu tư. Trừ việc thăm dò và khai thác dầu khí thềm lục địa, trên 80%vốn đầu tư được tập trung vào 3 vùng kinh tế trọng điểm là nơi có nhiều thuận lợi về kết cấu hạ tầng và thị trường để đem lại hiệu quả sản xuất cao nhất.
Hiện đã có hàng ngàn công ty nước ngoài thuộc 62 nước trong vùng lãnh thổ có dự án FDI ở Việt Nam, trong đó ngày càng xuất hiện nhiều tập đoàn, công ty xuyên quốc gia lớn, có năng lực về tài chính và công nghệ cao. Ngoài ra, chúng ta cũng chủ trương thu hút FDI của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ngoài vì đó là các doanh nghiệp năng động, thích ứng nhanh với biến động của thương trường, phù hợp với đối tác Việt Nam về khả năng góp vốn, năng lực tiếp thu công nghệ kinh nghiệm tổ chức quản lý, có điều kiện tạo nhiều việc làm mới. Khoảng ba phần tư vốn đầu tư nước ngoài là từ các nước NICs Đông á, ASEAN, Nhật Bản...
Tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoài hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện mới có 140 dự án liên doanh với nước ngoài (chiếm 7,8% dự án) với số vốn đăng ký là 562 triệu USD (chiếm 1,8% vốn đăng ký). Hình thức đầu tư chủ yếu hiện nay vẫn là doanh nghiệp liên doanh, chiếm tới 61% số dự án và 70% vốn đầu tư. Do chính sách của Việt Nam đối xử công bằng giữa các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo hình thức 100% vốn nước ngoài có xu hướng tăng lên, hiện chiếm 30% số dự án và 20%vốn đầu tư. Đầu tư theo 100% vốn của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cao hơn các quốc gia khác.
Đến cuối năm 1998 DTNN chiếm 100% công suất khai thác dầu thô, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, tủ điện, máy in, máy giặt, tủ lạnh điều hoà nhiệt độ, máy thu băng, đầu video, sỏi PE, PES, chiếm khoảng 70% chế biến thép và kết cấu thép, điển hình các loại: gần 43% cán thép,55% kéo sỏi, 40,7% sản phẩm may mặc, 32% sản xuất giàydép, 21,2% xi măng, 18% chế biến thực phẩm, 14% hoá chất. Tính chung, đầu tư nước ngoài đã tạo ra 25% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và gần 9% GDPchung của cả nước.
Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng ta đã du nhập những công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực viễn thông, khai thác dầu khí, hoá chất, điện tử…phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Một số ngày sử dụng nhiều, nguyên liệu trong nước như dệt may, sản xuất giày dép cũng có công nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến ở khu vực. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài cùng các phương thức kinh doanh đã tạo ra sự cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chất lượng sản phẩm và áp dụng phương pháp kinh doanh hiện đại. Đầu tư nước ngoài góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng nguồn thu ngân sách. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bằng gấp 50 lần so với năm 1991, chiếm 22,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Các khoản nộp ngân sách từ các hoạt động đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong những năm qua, năm 1994 là 128 triệu USD, năm 1996 là 263 triệu USD, từ 1997 đến nay khoảng trên 315 triệu USD, riêng năm 1999 giảm còn 260 triệu USD, khu vực đầu tư nước ngoài đã giải quyết việc làm trực tiếp cho khoảng 29 vạn lao động, ngoài ra, còn gián tiếp tạo việc làm cho gần 1 triệu lao động trong các ngành xây dựng, thương mại, dịch vụ liên quan đến đầu tư nước ngoài. Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam trông doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cao hơn cùng ngành nghề ở khu vực khác từ 30% - 50% bình quân tháng khoảng 70USD và tổng thu nhập của lao động hàng năm tăng lên tới 300 - 350 triệu USD.
Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang gặp khó khăn lớn, có chiều hướng giảm sút. Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư nước ngoài còn thiếu đồng bộ. Một số văn bản dưới luật ban hành chậm, thậm chí "thắt lại" gâp khó khăn cho thực hiện. Việc vận dụng luật pháp chính sách còn hiện tượng tuỳ tiện "trên thoáng dưới chặt".
Ngoài ra, tính ổn định của luật pháp chính sách chưa cao, chưa tạo ra sự an tâm của các nhà đầu tư. Công tác qui hoạch còn chậm, chưa chuẩn xác, việc cấp pháp đầu tư vào một số sản phẩm, lĩnh vực vượt qua nhu cầu hoặc một số năm đầu cấp phép thiên về tiêu thụ trong nước, tuy bổ sung thêm hàng hoá cho thị trường, nâng cao tính cạnh tranh, nhưng củng cố hiện tượng chèn ép sản xuất trong nước. Đầu tư trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và vào các địa bàn khó khăn còn rất hạn chế. Việc xúc tiến đầu tư chủ yếu là tuyên truyền chính sách, chưa đi vào các dự án công trình quan trọng điểm và chưa hướng mạnh vào các thị trường đối tác có tiềm lực tài chính và công nghệ công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài còn những mặt yếu kém, vừa có hiện tượng buông lỏng, vừa can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Một số thủ tục hành chính còn phiền hà dẫn đến tiêu cực của một số người thừa hành công vụ.
4. Kinh nghiệm của một số nước trong công cuộc phát triển KCN, KCX.
KCN đầu tiên của thế giới thành lập ở Anh vào năm 1986, người ta sớm nhận ra ưu điểm của hình thức tổ chức này do đó số lượng của khu công nghiệp được xây ngày càng tăng trên khắp thế giới.
Việt Nam là nước đi sau để thực hiện được mục tiêu "đi tắt đón đầu" trong phát triển kinh tế đòi hỏi chúng ta phải học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước để tiến hành phát triển KCN, KCX cho phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam.
4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Vào những năm 60 luật KCN được ban hành từ đó cho đến nay có 40 khu công nghiệp hoạt động. Nhà nước Thái Lan qui hoạch phát triển KCN dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Những KCN do Nhà nước bảo trợ tuy bị lỗ nhưng vẫn xây dựng để đảm bảo cho phát triển như khu công nghiệp Bắc Thái Lan. Có khoảng 11 KCN được xây dựng tại những vùng không nằm trong qui hoạch miễn là họ có thị trường.
Diện tích KCN, mặt bằng KCN có thể được mở rộng hơn so với diện tích được duyệt nếu được thoả thuận của người có đất mà mình được dùng. Về quản lý do cục quản lý KCN TháiLan và ngoài ra cục còn có chức năng kinh doanh.
Về chính sách đối với xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng, Nhà nước không ưu đãi cho vốn vay, tuy nhiên Nhà nước đứng ra bảo lãnh cho các Công ty Nhà nước vay mà không phải thế chấp. Mọi ưu tiên đều dành hết cho các khu công nghiệp trong nước. Mọi khách hàng muốn đầu tư vào khu công nghiệp họ sẽ được tạo điều kiện cần thiết để biết về KCN, nạng lưới KCN.
4.2. Kinh nghiệm của Đài Loan.
Đài Loan là một trong những quốc gia thành công trong việc phát triển KCN, KCX. Từ cuối những thập kỷ 50, Đài Loan đã nhận định được vị thế kinh tế của mình là loại hình kinh tế hải đảo đất chật người đông, tài nguyên nghèo nàn kinh tế phụ thuộc rất lớn vào ngành ngoại thương. Vì vậy Đài Loan chỉ phát triển những ngành công nghệp nhỏ sử dụng nhiều lao động. Các xí nghiệp vừa và nhỏ xuất hiện rất nhiều trong KCN, KCX và các doanh nghiệp này được hưởng cơ sở hạ tầng thuận lợi cùng một số ưu đãi khác.
Hiện nay Đài Loan có 3 KCX, 30 KCN, 2 KCNC. Trung ương quản lý 12 KCN có tầm quan trọng nhất nằm trong qui hoạch được chính quyền tự phê duyệt. Các khu công nghiệp còn lại do địa phương hoặc tư nhân quản lý.
Các KCN ở Đài Loan phân bố khắp nước hầu như huyện nào cũng có khu công nghiệp, mỗi khu công nghiệp là một hạt nhân để phát triển vùng.
Đây là những kinh nghiệm quí báu để cho Nhà nước Việt Nam đánh giá lại tiềm năng, năng lực, định vị lại vị thế của mình để phát triển khu công nghiệp một cách hợp lý.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI PHÁT TRIỂN KCN, KCX Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
1. Quá trình hình thành và phát triển của KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay.
a. Chủ trương phát triển KCN, KCX của Đảng và Nhà nước.
KCN, KCX ở Việt Nam ra đời cùng với chính sách đổi mới mở cửa do Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 khởi xướng. Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII năm 1994 đã nêu "quy hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu kinh tế đặt biệt, khu công nghiệp tập trung". Tiếp theo, Nghị quyết Đại hộ lần thứ VIII năm 1996 cũng đã xác định rõ "Hình thành các khu công nghiệp tập trung (bao gồm cả KCN, KCNC), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. ở các thành phố, thị xã, nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lẫn với khu dân cư". Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trunt ương Đảng khoá VIII cũng xác định phương hướng phát triển KCN trong thời gian tới là "phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả cá khu công nghiệp".
Để thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển và phân bố công nghiệp, Nhà nước Việt Nam quyết định chủ trương phát triển công nghiệp tập trung vào các KCN, KCX theo quy hoạch xác định. Phát triển KCN, KCX nhằm đáp ứng các mục tiêu tạo đà tăng trưởng công nghiệp, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và tăng bước phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh tự phát, phân tán, tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tưe phát triển hạ tầng, hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Đồng thời phát triển KCN, KCX cũng để thúc đẩy các cơ sở sản xuất, dịch vụ cùng phát triển, làm cơ sở cho việc phát triển các đô thị công nghiệp, phân bố hợp lý lực lượng sản xuất.
Việc phân bố và hình thành các KCN, KCX phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở điều kiện tự nhiên, môi trường và xã hội, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đảm bảo hiệu quả cao, phát triển bền vững, cụ thể là:
- Có khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi, có vị trí, quy mô diện tích phù hợp.
- Có khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu, thuận lợi ch việc vận tải,.
- Thuận lợi trong việc tấp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Có khả năng cung ứng lao động có chuyên môn.
- Có điều kiện đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội.
- Két hợp chặt chẽ phát triển KCN, KCX với quy hoạch đô thị và phân bố dân cư.
- Đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia.
b. Quy hoạch tổng thể phát triển KCN.
Ngày 6 tháng 8 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 519/TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996 - 2010, trong đó công bố danh mục 33 KCN sẽ hình thành. Sau đó, trên cơ sở nhu cầu phát triển của từng địa phương, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bổ sung quy hoạch và chấp thuận chủ trương, nâng tổng số KCN, KCX theo quy hoạch đến năm 2010 được chấp thuận cho đến nay là 125 Khu (trong đó có một số khu, quyết định thành lập KCN đồng thời bổ sung quy hoạch phê duyệt).
Bảng 1: Số các KCN theo quy hoạch đến 2010 tại các vùng
STT
Vùng
Số KCN
1
Vùng trung du miền núi phía Bắc
3
2
Vùng Tây Nguyên
5
3
Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long
15
4
Đồng bằng sông Hồng
29
5
Vùng duyên hải miền trung
27
6
Vùng Đông Nam Bộ
46
Tổng cộng
125
(Nguồn: Vụ quản lý KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Số liệu trên bao gồm cả các KCN đã được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (nguồn Vụ quản lý KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
c. Quá trình hình thành các KCN, KCX.
Nếu không tính các cụm công nghiệp hình thành từ những năm 60, 70 của thế kỷ XX ở Miền Bắc hay ở Miền Nam trước giải phóng Miền Nam năm 1975, Khu chế xuấ Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào tháng 9 năm 1991 với diện tích 300 ha là KCX đầu tiên ở Việt Nam. Trong 12 năm qua đã có 76 KCN, KCX được thành lập, trong đó 73 KCN, 3 KCX với tổng diện tích tự nhiên trên 15.200 ha (không kể Khu Dung Quất 14.000 ha và khu kinh tế Chu Lai) trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê gần 10.600 ha.
Bảng 2: KCN thành lập theo năm
Năm
Số KCN được thành lập
Diện tích (ha)
1991
1
300
1992
1
62
1994
5
714
1995
5
1201
1996
12
1937
1997
22
3107
1998
15
2805
1999
2
152
2000
1
698
2001
1
918
2002
9
3210
2003
1
112
Tổng cộng
76
15216
(Nguồn: Vụ quản lý KCN, KCX - Bộ kế hoạ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TLKT151.doc