LỜI MỞ ĐẦU
Khu công nghiệp (KCN) là một mô hình kinh tế mới ở Việt Nam, nó xuất hiện trong những năm đầu của thập kỷ 90. Tuy thời gian phát triển chưa dài nhưng cũng đủ để KCN kịp khẳng định vai trò to lớn của mình trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong những đóng góp của KCN đó phải kể đến sự xuất hiện của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đây là một bộ phận hết sức quan trọng mà bất cứ KCN nào khi xây dựng đều đặt mục tiêu tăng cường thu hút nguồn vốn đó để ph
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn FDI vào các khu công nghiệp ở Thái Bình gđ 2009 -2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át triển. Chính vì vậy, Nghị quyết đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phần cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, được khuyến khích lâu dài. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tồng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền sản xuất hiện đại, vững mạnh phục vụ cho cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu, có khả năng hỗ trợ và kích thích phát triển năng lực cho các ngành khác, tiến tới đổi mới toàn bộ xã hội”
Trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng thì việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI vào các KCN nói chung đều hết sức khó khăn do vậy cần có những giải pháp, chính sách cụ thể nhằm đẩy mạnh việc thu hút đó.
Qua thời gian thực tập ở sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình, được tiếp cận nguồn tài liệu của cơ quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh, đặc biệt là vào các khu công nghiệp đã giúp tôi có được cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng việc thu hút FDI vào các KCN trong thời gian qua từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện thực trạng đó. Do vậy, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp ở Thái Bình giai đoạn 2009 -2015”. Đề tài nghiên cứu góp phần giải quyết vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay trong phát triển các khu công nghiệp đó là: “Làm thế nào để tăng cường thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình?”. Việc trả lời câu hỏi đó được cụ thể hóa trong các chương của đề tài. Do đó kết cấu của đề tài là:
Chương I: Lý luận chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu công nghiệp
Chương II: Thực trạng thu hút FDI vào các KCN ở Thái Bình giai đoạn 2002 – 2008
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút FDI vào các KCN ở tỉnh Thái Bình.
Để hoàn thiện đề tài này trở thành chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành của mình, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình từ khi định hướng đề tài đến khi hoàn thiện chuyên đề. Vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Cô giáo – Thạc sỹ Nguyễn Thị Hoa, Khoa Kế Hoạch và Phát triển đã hướng dẫn tôi về mặt lý luận và việc vận dụng nó vào giải quyết vấn đề nghiên cứu.
Các cán bộ của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình tạo điều kiện cho tôi hoàn thành thực tập chuyên ngành tại cơ quan.
Các cán bộ phòng quản lý đầu tư – Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Bình đã cung cấp tài liệu và hướng dẫn việc xử lý số liệu phục vụ cho phân tích vấn đề.
CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
I. VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thực tế đã chứng minh rằng trong xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa hiện nay, không một quốc gia nào trên thế giới có thể phát triển được mà không sử dụng nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên, vốn đầu tư nước ngoài được chia làm hai loại là: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (bao gồm các nguồn viện trợ chính thức ODA, viện trợ của các tổ chức phi chính phủ NGO, Vay thương mại) do đó phải biết cách cân đối giữa các nguồn vốn đầu tư nước ngoài sao cho thật hợp lý. Đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn được quan tâm hơn bởi nó không mang tính ràng buộc về chính trị giữa các quốc gia, vì vậy tăng cường thu hút FDI là một chủ trương quan trọng của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới góc nhìn của quỹ tiền tệ quốc tế IMF là đầu tư có lợi ích lâu dài của một Doanh nghiệp tại nước khác (nước nhận đầu tư), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả Doanh nghiệp.
Còn theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc thì, Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm sóat lâu dài của một pháp nhân hoặc một thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (Doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài).
Việt Nam cũng đưa ra quan điểm riêng của mình về đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện trong luật đầu tư 2005 như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này.
Tuy có nhiều khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI nhưng đều mang ý nghĩa tương tự, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, chuyên gia, nguyên vật liệu…của một dự án để khai thác một số lĩnh vực nào đó nhằm thu lợi nhuận. Và nó mang những đặc điểm sau:
Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của nhà đầu tư, họ tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả cao.
Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp hoạt động theo tỷ lệ góp vốn của mình.
Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm tổ chức, quản lý là mục tiêu mà các hình thức khác không giải quyết được.
Nguồn này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của hoạt động mà nó còn bao gồm cả vốn của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như đầu tư từ lợi nhuận thu được.
Như vậy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó không những giúp chúng ta giải quyết được vấn đề thiếu vốn đầu tư mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đặc biệt là kênh hiệu quả để thực hiện chiến lược chuyển giao công nghệ đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong thực tiễn có nhiều hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài được áp dụng là:
a. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Là văn bản được ký kết của hai hay nhiều bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không cần thành lập một tư cách pháp nhân. Do đó nó mang đặc điểm sau:
- Không ra đời một pháp nhân mới.
- Cơ sở hình thành của hình thức này là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong hợp đồng nội dung chính phản ánh trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên với nhau.
- Thời hạn cần thiết của hợp đồng do các bên thỏa thuận phù hợp với tính chất mục tiêu kinh doanh và được cơ quan cấp giấy phép kinh doanh chuẩn.
- Hợp đồng phải do đại diện của các bên có thẩm quyền ký, trong quá trình hợp tác kinh doanh các bên giữ nguyên tư cách pháp nhân của mình.
Doanh nghiệp liên doanh.
Theo khoản 2 điều 2 luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam quy định doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng kinh doanh hoặc hiệp định ký giữa chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam và chính phủ nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam; các doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Hình thức này có đặc điểm:
+ Thành lập pháp nhân mới hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Các bên chịu trách nhiệm về phần vốn của mình.
+ Phần góp vốn của bên hoặc của các bên nước ngoài không hạn chế mức tối đa nhưng tối thiểu không dưới 30% vốn pháp định và trong quá trình hoạt động không giảm vốn pháp định.
+ Cơ quan cao nhất của doanh nghiệp liên doanh là hội đồng quản trị mà thành viên của nó do mỗi bên chỉ định tương ứng với tỷ lệ góp vốn của mỗi bên nhưng ít nhất phải hai người. Hội đồng quản trị có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp theo nguyên tắc nhất trí.
+ Các bên tham gia liên doanh phân chia lợi nhuận và phân chia rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định hoặc theo thỏa thuận giữa các bên.
+ Thời hạn hoạt động không quá 50 năm trong trường hợp đặc biệt được kéo dài hơn nhưng không quá 20 năm nữa.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Theo điều 26 Nghị định 12 CP quy định: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. “Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Thời gian hoạt động không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy phép”.
Hợp đồng Xây dựng – vận hành – chuyển giao ( BOT)
Theo điều 12 khoản 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì Hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao là văn bản ký giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong thời hạn nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi thường công trình đó cho Việt Nam.
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – vận hành.
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – vận hành là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư kinh doanh trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
Hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT)
Theo khoản 13 điều 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì: Hợp đồng xây dựng chuyển giao là hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công nghệ đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
II. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở THÁI BÌNH
1. Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của khu công nghiệp (KCN)
Khái niệm
Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều có chủ trương xây dựng những khu vực tập trung để thu hút vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trước nhu cầu đó việc xây dựng các Khu công nghiệp bùng nổ ở các nước phát triển và đang phát triển nhằm hình thành các khu phát triển khoa học – kỹ thuật – công nghệ và thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước, do vậy Khu công nghiệp xuất hiện ở hầu hết các quốc gia. Mặc dù thuật ngữ KCN được sử dụng khá phổ biến nhưng nó bao gồm nhiều loại hình, nhiều mô hình tổ chức có tính chất hoạt động khác nhau. Một số loại hình KCN phổ biến trên thế giới là:
+ Công viên công nghiệp ( Industrial park).
+ Vùng công nghiệp (Industrial districts).
+ Khu công nghiệp (Industrial zones).
+ Khu chế xuất (Export Processing zones).
+ Khu công nghệ cao (High tech centres).
+ Đặc khu kinh tế (Special economic zones)…
Như vậy, KCN là một thuật ngữ để chỉ một vùng lãnh thổ quốc gia được xác định ranh giới địa lý rõ ràng trong đó các Doanh nghiệp công nghiệp tập trung đầu tư, hoạt động, phát triển do đó có cơ sở vật chất hạ tầng tốt, có môi trường kinh doanh tốt và thị trường tốt.
Khu công nghiệp là mô hình mới đối với nước ta ra đời cùng với chủ trương mở cửa và đường lối đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 khởi xướng. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996 xác định “Hình thành các KCN tập trung (bao gồm Khu chế xuất và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị ở các thành phố, thị xã nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lẫn với khu dân cư”.
Nghị định 36/CP của Chính Phủ ngày 24/4/1997 có đề cập: Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Theo định nghĩa trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì: Khu công nghiệp là một lãnh địa được phân chia và phát triển có hệ thống theo một kế hoạch tổng thể nhằm cung ứng các thiết bị kỹ thuật cần thiết, cơ sở hạ tầng, phương tiện công cộng phù hợp sự phát triển của một liên hợp các ngành công nghiệp.
Như vậy có thể hiểu KCN là một quần thể liên đoàn các xí nghiệp công nghiệp xây dựng trên một vùng có điều kiện thuận lợi về các yếu tố tự nhiên, về kết cấu hạ tầng xã hội … để thu hút vốn đầu tư (đặc biệt là vốn FDI) và hoạt động theo một kết cấu hợp lý các doanh nghiệp công nghiệp và các doanh nghiệp dịch vụ nhằm đạt kết quả cao trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh.
Những đặc trưng cơ bản của khu công nghiệp
Thứ nhất, về bản chất các KCN là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ công nghiệp.
Thứ hai, KCN được chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập do vậy có việc tạo môi trường đầu tư được cụ thể hóa trong các chính sách pháp luật, như những chính sách ưu đãi về thuế, hải quan, giá thuê đất, áp dụng những thủ tục hành chính đơn giản…nhằm tạo môi trường pháp lý và kinh doanh thuận lợi chó các nhà đầu tư để thu hút vốn đầu tư và công nghệ kỹ thuật mới của nước ngoài.
Thứ ba, KCN thực chất là hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ, hàng rào ngăn cách với phần lãnh thổ còn lại của vùng và nó được xây dựng cơ sơ hạ tầng và những tiện ích công cộng (điện, nước, giao thông, bưu điện..) hiện đại và thuận lợi với mục đích hấp dẫn các nhà đầu tư. Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, diện tích hợp lý với một KCN khoảng từ 10 ha đến 300 ha. Thông thường việc phát triển cơ sơ hạ tầng do một công ty xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng đảm nhiệm. Các công ty này có thể là doanh nghiệp liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước. Các công ty phát triển cơ sở hạ tầng khi xây dựng xong kết cấu hạ tầng được phép cho các doanh nghiệp khác thuê lại.
Cuối cùng, KCN chịu sự quản lý trực tiếp của Ban quản lý các KCN cấp tỉnh nằm tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây là cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với sự hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN, ngoài ra tham gia vào quản lý các KCN tập trung còn có nhiều Bộ như Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, Bộ Thương Mại, Bộ Xây Dựng…
2. Vai trò của KCN (đặc biệt là các KCN sử dụng FDI) đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Thái Bình
2.1 KCN là khu vực thu hút FDI quan trọng nhất của tỉnh
Trong quá trình thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, việc thu hút và sử dụng vốn FDI là một đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Do đó Nhà nước ta áp dụng nhiều chính sách để thu hút FDI bao gồm cả việc thành lập các khu vực tập trung mọi điều kiện tốt để thu hút FDI, như vậy KCN ra đời như một công cụ để tăng cường thu hút FDI vào địa phương.
Để có được cái nhìn tổng quát nhất về đóng góp của KCN trong việc thu hút FDI vào toàn tỉnh Thái Bình ta có bảng sau:
Bảng 1.1: Tổng hợp đầu tư nước ngoài vào KCN và vào toàn tỉnh Thái Bình lũy kế đến 31/12/2008
Đơn vị tính: USD
Chỉ tiêu
Số dự án FDI
Vốn đăng ký
Vốn thực hiện
Toàn tỉnh
45
254.254.391
113.940.024
KCN
35
227.988.311
80.780.370
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Thái Bình và Ban quản lý các KCN.
Tính đến 31/12/2008 toàn tỉnh thu hút được 45 dự án FDI vào các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh với tổng số vốn đăng ký là 254.254.391 USD. Trong đó, có 35 dự án được đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh với tổng số vốn đăng ký là 227.988.800 USD. Như vậy phần lớn số dự án được đầu tư vào các KCN, với tổng số vốn FDI đăng ký và vốn thực hiện chiếm trên 83% tổng số vốn FDI vào toàn tỉnh. Đây là một tỷ lệ khá lớn giúp ta khẳng định phát triển các KCN là một biện pháp quan trọng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này cũng dễ hiểu bởi từ chính những đặc điểm và mục tiêu của KCN đã giúp chúng có khả năng thu hút FDI hơn so với các khu vực khác. KCN được đầu tư xây dựng và quản lý một cách tập trung với cơ sở hạ tầng hiện đại và đầy đủ hơn các vùng khác đi kèm với các chính sách hỗ trợ riêng như chính sách về thuế, chính sách đào tạo lao động, chính sách đất đai…Nhờ quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng và Nhà nước, Thái Bình đã chủ động xây dựng các KCN thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, KCN đã góp phần hết sức to lớn trong việc huy động nguồn vốn FDI vào tỉnh. Như vậy, phát triển KCN trở thành một trong những phương thức huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Thái Bình cũng như trong cả nước.
Một đóng góp quan trọng của KCN trong quá trình phát triển là đã thu hút được nhiều nguồn vốn FDI vào phát triển hạ tầng cơ sở. Nó cũng xuất phát từ phương hướng chung của toàn tỉnh trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở. Khi nhà đầu tư quyết định đầu tư vào một khu vực nào đó thì việc trước tiên là họ phải đầu tư cải thiện môi trường xung quanh như xây dựng đường xá để vận chuyển hàng hóa nguyên vật liệu, hệ thống dẫn điện, nước, dây cáp….
Tại bốn khu công nghiệp của Thái Bình là KCN Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Cầu Nghìn, và Gia Lễ đã xây dựng đựoc gần 20km đường giao thông, 31 Km cống thoát nước mưa, lắp đặt 13,6 Km đường ống cấp thoát nước, lát hàng trăm m2 vỉa hè và toàn bộ hệ thống chiếu sáng. Tổng số vốn FDI đầu tư vào kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp lên đến vài chục tỷ đồng. Như vậy KCN với vai trò quan trọng trong thu hút FDI đã có những đóng góp to lớn với sự phát triển kinh tế xã hội của Thái Bình.
Góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn tỉnh
KCN được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh như giao thông, điện, nước cùng các chính sách ưu đãi, khuyến khích của Nhà nước nên đã thu hút được phần lớn các dự án đầu tư tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ công nghiệp cũng như khuyến khích xuất khẩu. Các KCN đã góp phần tạo nên các khu kinh tế trọng điểm, phát huy lợi thế so sánh và hiện tại của tỉnh để phát triển nhanh các ngành kinh tế đặc biệt là ngành công nghiệp. Như vậy có thể nói KCN tập trung thể hiện được tiềm năng phát triển công nghiệp của một địa phương và góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Năm 2002 là năm đầu tiên có dự án FDI đầu tư vào KCN ở Thái Bình, đến năm 2008 số dự án đã tăng lên thành 35, đều tập trung trong lĩnh vực công nghiệp với quy mô tăng dần, trong đó có 14 dự án đã đi vào sản xuất mang lại cho tỉnh giá trị sản xuất công nghiệp đáng kể:
Bảng 1.2: Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Thái Bình
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2005
2006
2007
2008
Doanh thu của các DN KCN
388,6
515,2
604,2
721,9
GTSX của toàn tỉnh
6.455
7.156
7.950
8.912
Tỷ trọng (%)
6,02
7,2
7,6
8,1
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình
Doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN tăng dần qua các năm và đóng góp vào giá trị sản xuất của Thái Bình ngày càng tăng, tỷ lệ đóng góp này từ năm 2005 luôn chiếm hơn 6% giá trị sản xuất toàn tỉnh.
Từ những đóng góp của KCN trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đã giúp cho cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Bình không ngừng chuyển dịch theo xu hướng chung – tăng tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ lệ nông nghiệp trong GDP toàn tỉnh.
Bảng 1.3: Cơ cấu GDP toàn tỉnh Thái Bình phân theo ngành lĩnh vực
giai đoạn 2003 -2008
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng GDP
100
100
100
100
100
100
Nông, lâm ngư nghiệp
45,79
45,56
42,27
39,86
37.08
36,85
Công nghiệp và xây dựng
19,35
21,22
22,86
24,98
27,03
28,12
Dịch vụ
34,86
33,22
34,87
35,16
35,89
35,03
Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thái Bình
Cơ cấu GDP chuyển dịch theo xu hướng và ổn định, tuy sự chuyển dịch này không hoàn toàn do các KCN mang lại nhưng KCN cũng đóng vai trò hết sức to lớn. Năm 2003, cơ cấu GDP của tỉnh còn khá mất cân đối (tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chiếm gần một nửa 45,79% trong khi đó công nghiệp chỉ khiêm tốn với 19,35%. Sau 5 năm phát triển thì cơ cấu này đã có sự chuyển biến rõ rệt, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 36,85%, tỷ trọng công nghiệp tăng lên 28,12 %. Do đó tỷ trọng của ba ngành lĩnh vực của tỉnh cân đối hơn, kết quả này đã giúp cho tỉnh khẳng định mình không những là một tỉnh nông nghiệp hàng đầu mà còn có tiềm năng phát triển công nghiệp cao.
Như vậy, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp kể cả doanh nghiệp trong và ngoài nước đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp cũng đồng thời làm tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Giải quyết công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh
Như ta đã biết, KCN là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn do đó nó đòi hỏi một lượng lớn lao động vào làm việc, góp phần giải quyết công ăn việc làm của một bộ phận lớn lao động trẻ trong tỉnh mới thoát ly lao động trong nông nghiệp. Thái Bình là một tỉnh thuần nông tuy nhiên đi cùng xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước, Thái Bình ngày càng khởi sắc với việc phát triển mạnh các KCN, cụm công nghiệp và làng nghề thủ công. Một bộ phận lớn lao động trong tỉnh được thu hút vào làm việc ở đây, giải quyết tạm thời vấn đề thất nghiệp mùa vụ đặc trưng của sản xuất nông nghiệp. Sau lực lượng này trở thành lao động chính trong khu công nghiệp do việc đẩy mạnh cơ khí hóa trong nông nghiệp.
Hằng năm, số dự án đầu tư vào KCN của tỉnh tăng lên từ 8 đến 10 dự án kèm theo vấn đề tuyển dụng và sử dụng lao động do đó giải quyết được một phần nhu cầu về việc làm của người dân trong tỉnh. Trong số các dự án đầu tư vào KCN ở Thái Bình thì đóng góp phần lớn là của các dự án FDI với quy mô lớn và khả năng thu hút nhiều lao động, mỗi dự án FDI đầu tư vào khu công nghiệp đều đăng ký sử dụng lao động trung bình khoảng 755 người. Dưới đây là bảng tổng hợp đóng góp của các dự án FDI ở KCN trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh:
Bảng 1.4: Bảng tổng hợp tình hình sử dụng lao động tại các khu công nghiệp với các dự án FDI
Đơn vị: Người
KCN/ chỉ tiêu
Số dự án FDI
Số lao động
Đăng ký
Sử dụng
KCN Nguyễn Đức Cảnh
3
5.800
2.026
KCN Phúc Khánh
29
16.258
6.635
KCN Gia Lễ
2
4.000
800
KCN Cầu Nghìn
1
400
0
Tổng
35
26.458
8.661
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Bình.
Theo số theo thống kê ở trên cho thấy, nhu cầu lao động trong các khu công nghiệp rất lớn tuy nhiên số lượng lao động đi vào sản xuất lại rất hạn chể (số lao động sử dụng chỉ bằng 32,73% số lao động đăng ký), một nguyên nhân dễ nhận thấy nhất là còn nhiều dự án đang triển khai xây dựng hoặc đã xây dựng nhưng chưa đi vào sản xuất. Điều này thể hiện khả năng tiếp tục thu hút nhiều lao động trong thời gian tới vào các khu công nghiệp để đảm bảo cho việc triển khai sản xuất các dự án FDI cũng như các dự án đầu tư trong nước khác.
Khu công nghiệp với đóng góp to lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm có ý nghĩa quan trọng về cả hai mảng phát triển kinh tế và xã hội. Phần lớn lao động ở Thái Bình được thu hút vào các KCN được chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang, mà như đã biết ngành nông nghiệp thường có thu nhập không cao do phải làm việc theo mùa vụ và phải sử dụng nhiều yếu tố trung gian. Giờ đây được chuyển sang làm việc trong các xí nghiệp công nghiệp với quy mô và thời gian làm việc cố định nên thu nhập tương đối cao và ổn định. Trung bình mỗi lao động trong các KCN có thu nhập từ 1.2 triệu đến 1.5 triệu, thời gian bắt đầu làm việc cũng hưởng lương từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng, sau một thời gian ngắn khi tay nghề đã ổn định họ sẽ được tăng lương dần, thời gian và chế độ làm việc đều được tuân theo luật lao động quy định và của doanh nghiệp FDI đã được điều chỉnh hợp lý. Do vậy đời sống của người lao động không ngừng được nâng cao, đời sống được cải thiện tạo điều kiện cho việc phát triển con người và nâng cao chất lượng xã hội.
2.4 Đẩy nhanh việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước đầu tư tiên tiến
Các KCN được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hợp tác kinh doanh, ngoài nguồn vốn mà các đối tác nước ngoài mang vào thì họ còn mang theo cả hệ thống công nghệ và trình độ sản xuất hiện đại, tiên tiến đi cùng một hệ thống quản lý khoa học, do vậy các KCN có vai trò rất lớn trong việc đẩy nhanh việc áp dụng tiến bộ công nghệ vào địa phương nơi mà xây dựng các khu công nghiệp đó. Ngoài ra còn có thể học hỏi được kinh nghiệm làm việc và quản lý của các nước tiên tiến
Điều này được thể hiện rõ nét trong bảng tổng hợp sau:
Bảng 1.5: Bảng phân loại trình độ công nghệ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Việt Nam.
Đơn vị: %
Thành phần kinh tế
Trình độ công nghệ so với thế giới
Hiện đại
Trung bình
Lạc hậu
Doanh nghiệp trong nước
11
35,6
53,4
Doanh nghiệp có vốn đâu tư nước ngoài
45,4
54,6
0
Nguồn: Vụ KCN, KCX , Bộ Kế Hoạch và Đầu tư năm 2004
Như vậy, đối với doanh nghiệp nước ngoài trong các khu công nghiệp ở Việt Nam không tồn tại trình độ công nghệ lạc hậu. Trong khi đó đối với doanh nghiệp trong nước thì tỷ lệ công nghệ lạc hậu chiếm quá nửa (53.4%). Con số này khiến chúng ta phải tự hỏi rằng các DN trong nước đến khi nào mới đuổi kịp được các doanh nghiệp nước ngoài? Có sự so sánh đó mới xác định được chúng ta đang đứng ở đâu và còn thiếu những gì? Do vậy cần phải tăng cường áp dụng tiến bộ công nghệ và học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến.
Các nhà đầu tư nước ngòai vào các Khu công nghiệp tại Thái Bình đều là các nước có trình độ cao về công nghệ, sản xuất và kinh nghiệm quản lý như Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc do đó ta có nhiều khả năng học hỏi và tiếp thu công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh trong tỉnh.
Khu công nghiệp chính là cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong việc đẩy nhanh áp dụng tiến bộ Khoa học công nghệ và học hỏi kinh nghiệm.
III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN NÓI CHUNG.
1. Khung pháp lý.
a. Các doanh nghiệp và các lĩnh vực được phép đầu tư trong KCN
Theo quy định của nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 do Chính phủ ban hành kèm theo quy chế KCN thì KCN có các loại hình doanh nghiệp sau:
Doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp muốn thành lập trong KCN phải đáp ứng được các điều kiện phù hợp với quy hoạch về ngành nghề, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn lao động.
KCN tập trung các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp này được phép đầu tư vào các lĩnh vực sau:
+ Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng.
+ Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu thụ ở trong nước; phát triển và kinh doanh bằng phát minh sáng chế, bí quyết kỹ thuật và quy trình công nghệ.
+ Nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới.
+ Dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp
Trong đó ngành công nghiệp được Nhà nước khuyến khích đầu tư là cơ khí, luyện kim, công nghệ thông tin, hóa chất, công nghệ hàng tiêu dùng và một số ngành khác.
Quản lý Nhà nước đối với KCN tập trung.
Tham gia quản lý Nhà nước đối với KCN bao gồm Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ công nghiệp và Thương mại và chịu trách nhiệm trực tiếp trong khâu quản lý là Ban quản lý các KCN tỉnh, thành phố nơi có KCN.
Về cơ bản, quản lý Nhà nước đối với KCN cũng có những nội dung chủ yếu như quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên xét dưới góc độ quá trình hình thành và phát triển của KCN và doanh nghiệp có thể chia làm ba giai đoạn:
+ Vận động đầu tư thành lập KCN và doanh nghiệp trong đó.
+ Thẩm định và cấp giấy phép đầu tư.
+ Quản lý hoạt động của KCN sau khi đã thành lập.
KCN tập trung phải được quản lý theo cơ chế “một cửa”. Quản lý theo cơ chế “một cửa” là tạo ra một cơ quan quản lý Nhà nước có thể đứng ra giải quyết, hoặc phối hợp với các cơ quan khác giải quyết mọi công việc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Mục đích của cơ chế này là giúp các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào KCN có một con đường đi thông thoáng nhất, tránh thủ tục rườm rà và quan liêu…Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính là rất quan trọng. Để doanh nghiệp nhanh chóng tiến hành sản xuất kinh doanh thì thời gian phê duyệt, quyết định cấp giấy phép đầu tư, cũng như thời gian thẩm định thiết kế kỹ thuật, thẩm định môi trường cho các dự án trong các KCN phải nhanh chóng. Cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian phê duyệt sẽ là một yếu tố giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí giao dịch trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Ban quản lý các KCN là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN, và Ban được ủy quyền cấp giấy phép đầu tư cho các loại dự án:
+ Phù hợp với quy hoạch của KCN
+ Doanh nghiệp chế xuất có quy mô vốn đến 40 triệu USD.
+ Các dự án sản xuất có quy mô vốn đến 10 triệu USD.
+ Các dự án dịch vụ công nghiệp có quy mô vốn đến 5 triệu USD.
+ Các dự án không thuộc danh mục các dự án có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường.
2. Đất đai và cơ sở hạ tầng
a. Đất đai:
Về giá thuê đất: Để tiến hành sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư phải thuê lại đất từ các công ty phát triển hạ tầng KCN. Như vậy giá thuê đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư đặc biệt ._.là các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp thuê đất trong KCN để đảm bảo giá thuê đất hợp lý thì cũng là một cách tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó phải gắn liền với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng và linh hoạt, giúp cho việc đầu tư và giải ngân vốn đầu tư gặp nhiều thuận lợi.
Về quy hoạch:
Quy hoạch là vấn đề nổi cộm ở nhiều địa phương trong cả nước. Quy hoạch phải bao quát tổng thể về ngành nghề, về vị trí xây dựng sao cho phù hợp. Tránh quy hoạch rồi lại điều chỉnh sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp muốn đầu tư vào đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng trong việc tạo mặt bằng sản xuất. Do đó quá trình quy hoạch nếu được công khai, dân chủ, nhất quán và khoa học thì thuận lợi cho quá trình giải phóng mặt bằng, thu hút và giải ngân vốn đầu tư đúng tiến độ.
b. Về cơ sơ hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng trong KCN bao gồm cơ sở hạ tầng trong hàng rào và ngoài hàng rào.
Cơ sở hạ tầng trong hàng rào KCN bao gồm: hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống thông tin … tất cả các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KCN.
Cơ sở hạ tầng ngoài KCN bao gồm: các vấn đề liên quan đến quá trình vận chuyển, tiêu thụ, cung cấp nguyên vật liệu … cho các doanh nghiệp trong KCN.
Vấn đề đặt ra là cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào phải đồng bộ với nhau, điều đó thúc đẩy tiến độ triển khai KCN và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cả sản xuất và tiêu thụ. Chất lượng cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố quan trọng đối với quyết định của nhà đầu tư. Nó được thể hiện ở chỗ: các công trình trong và ngoài hàng rào có hiện đại, đồng bộ, thuận tiện và có ổn định không? Ví dụ như trong vìệc cung cấp điện, nước nếu thất thường cũng sẽ là một nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN đặc biệt là doanh nghiệp kỹ thuật cao vì thế nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN.
3. Dịch vụ trong các KCN
Một trong những yếu tố quan trọng để tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong các KCN là điều kiện cung cấp dịch vụ ở KCN. Hầu hết vị trí của các KCN thường ở vùng ngoại thành, vì vậy muốn thu hút lao động đặc biệt là các lao động tay nghề cao ở nội thành thì các loại dịch vụ phục vụ đời sống phải đa dạng và giá cả dịch vụ hợp lý như dịch vụ nhà ở, bệnh viện, chợ, siêu thị, ngân hàng…
Bên cạnh chi phí quản lý KCN, doanh nghiệp trong KCN còn phải chịu cước dịch vụ (điện, nước, viễn thông, phí vận chuyển,…), do đó giá cả các loại dịch vụ này tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến việc ra quyết định của nhà đầu tư nước ngoài nhưng cũng góp phần làm tăng chi phí sản xuất cho doanh nghiệp, tăng giá thành sản phẩm dẫn đến giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Về việc tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI trong KCN: lao động là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, như vậy chất lượng lao động và giá cả lao động cũng sẽ quyết định hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp nhất là đối với doanh nghiệp công nghệ cao. Lao động ở Thái Bình tuy dồi dào nhưng phần lớn là lao động tay nghề thấp và chưa được qua đào tạo cả về chuyên môn, kỹ năng và tính kỷ luật. Do vậy, khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động có tay nghề cao ở một số lĩnh vực, đặc biệt là ngành công nghệ cao ở đây còn hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp trong KCN đều tự đào tạo lao động cho phù hợp với yêu cầu sản xuất của mình. Quá trình đào tạo và đào tạo lại lao động thường tốn nhiều thời gian và chi phí do đó sẽ làm chậm quá trình đi vào sản xuất của các dự án. Nếu trong các KCN có dịch vụ cung cấp lao động thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp thì sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN với đa dạng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh.
Dịch vụ cung cấp thông tin cho các Doanh nghiệp FDI:
Trong thời đại bùng nổ của thông tin như hiện nay thì việc sở hữu và quản lý được nguồn thông tin chính là bí quyết thành công của doanh nghiệp bởi nó giúp Doanh nghiệp củng cố vị thế, quảng bá hình ảnh và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, điều này còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trên lãnh thổ nước khác.
Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp sẽ hỗ trợ tích cực cho việc quản lý hành chính, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng ở mọi lúc mọi nơi. Điều quan trọng nhất hệ thống thông tin chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và các lãnh đạo trong quá trình quản lý, ra quyết định và các chính sách mới.
Hệ thống thông tin hiện đại nhất hiện nay là thông qua internet, có thể nói đây là một dịch vụ không thể thiếu, do vậy tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để lắp đặt hệ thống internet rộng khắp cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp chính là một ưu đãi lớn của Ban quản lý đối với các doanh nghiệp.
Trên đây là những lý luận chung nhất về khu công nghiệp và nguồn vốn FDI, qua đó ta thấy được mối quan hệ giữa chúng, KCN là bộ phận quan trọng nhất để thu hút FDI cho toàn tỉnh, còn FDI là nguồn vốn quan trọng giúp các KCN phát triển. Trên cơ sở những lý luận đó, ta có thể đưa ra những đánh giá về thực trạng thu hút FDI vào các KCN ở tỉnh Thái Bình trong thời gian qua.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG CÁC KCN Ở THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2002-2008
I. TỔNG QUAN VỀ CÁC KCN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN FDI Ở TỈNH THÁI BÌNH
1. Tiềm năng để phát triển các KCN ở Thái Bình
1.1 Điều kiện tự nhiên
Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, năm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Đây là một yếu tố thuận lợi để phát triển mạnh ngành công nghiệp của tỉnh trên cơ sở học hỏi, giao lưu và hưởng tác động lan tỏa của các khu vực lân cận.
Vị trí địa lý: 20.17 – 20.44 độ vĩ bắc; 106.06 – 106.39 độ kinh đông, phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Phía tây nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam; phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ. Do vậy Thái Bình có khả năng lưu thông cả đường bộ và đường thủy,
Thái Bình là một trong hai tỉnh trong cả nước (cùng với Hưng Yên) có địa hình tương đối bằng phẳng không có núi với độ dốc nhỏ hơn 1 %, rất thuận lợi cho việc giao thông đi lại, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ nên có tiềm năng phát triển các cơ sở sản xuất như chế biến thực phẩm, may mặc, thức ăn chăn nuôi, và kinh doanh các ngành dịch vụ.
Do là một tỉnh đồng bằng tuyệt đối nên Thái Bình không có các tiềm năng về khoáng sản như than đá, quặng sắt, tuy nhiên lại có mỏ khí đốt Tiền Hải (C) đã được khai thác và sử dụng từ năm 1986 với sản lượng khai thác bình quân mỗi năm hàng chục triệu m3 khí thiên nhiên phục vụ cho sản xuất đồ sứ, thủy tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng thuộc khu công nghiệp Tiền Hải.
Tổng diện tích đất toàn tỉnh hiện nay là 153.596 ha trong đó có 96.391 ha là đất nông nghiệp (chiếm hơn 62% tổng diện tích đất tự nhiên). Tỷ lệ này tương đối lớn đang cần đầu tư để chuyển phần có năng suất thấp, giá trị thu nhập không cao thành đất công nghiệp, do nông nghiệp đang được phát triển theo chiều sâu. Trên cơ sở đó có thể mở rộng thêm các khu công nghiệp hoặc xây dựng thêm khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phục vụ cho các dự án đầu tư kinh doanh có quy mô lớn.
1.2 Điều kiện về kinh tế xã hội
Tình hình xã hội - kinh tế - chính trị của Thái Bình có thể nói là ở mức ổn định. Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 8 -10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với xu hướng chung của cả nước (như đã phân tích ở chương I), đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện do đó môi trường sống không ngừng được cải thiện và lành mạnh hơn. Dưới góc độ chính trị, tỉnh cũng không có điểm gì nổi bật do người dân đều ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình mọi nguyên tắc, luật pháp về cơ bản đều được chấp hành nghiêm chỉnh. Với những yếu tố đó cũng tạo nên hình ảnh một Thái Bình tốt đẹp trong mắt các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng với dân số tương đối đông nếu không muốn nói là “đất chật người đông”,(với dân số 1868,5 nghìn người, mật độ dân số 1183 người/1km2) đây chính là tiền đề để xác định tiềm năng về cung lao động của tỉnh. Thái Bình có nguồn lao động dồi dào, do đó chi phí nhân công cũng tương đối rẻ là một điểm mạnh để thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất vì họ có thể tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất từ việc thuê lao động tại địa phương. Dân số đông không những là tiềm năng về cung lao động mà còn mang lại tiềm năng về thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp trong tỉnh do vậy có thể gây sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài có ý định đầu tư vào lĩnh vực tiêu thụ trong nước.
Là một tỉnh đứng đầu trong cả nước về sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản nên mức giá cả tiêu dùng tại Thái Bình rẻ tương đối so với các tỉnh lân cận. Các nhà đầu tư có thể nắm lấy đặc điểm này để sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm giảm được chi phí sản xuất. Gía cả và dịch vụ tiêu dùng rẻ làm cho chi phí lao động cũng rẻ hơn so với các vùng khác do đó có thể tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.3 Chất lượng nguồn lao động
Hiện nay tổng dân số của Thái Bình là 1863,5 nghìn người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,02%, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 1.730 nghìn người, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 23,5% - thống kê của sở lao động và thương binh xã hội tỉnh Thái Bình năm 2007. Dựa vào các số liệu đó có thể đánh giá được Thái Bình có nguồn lao động trẻ và dồi dào tuy nhiên phần lớn lao động trước làm việc trong khu vực nông nghiệp, đang chuyển đổi dần sang hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp. Tuy chưa có tay nghề chuyên môn và chưa qua đào tạo nhưng lực lượng này vẫn là một điểm nhấn quan trọng. Do trong một số ngành công nghiệp như dệt may, chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi thì lại không đòi hỏi tay nghề nhiều rất phù hợp với lao động nữ có sức khỏe và tính cần cù chăm chỉ. Hơn nữa các Doanh nghiệp FDI trong KCN hoạt động ở lĩnh vực này thường sản xuất dưới dạng dây chuyền chuyên môn hóa cao độ nên họ chủ yếu tuyển lao động phổ thông chưa qua đào tạo.
Đối với các ngành yêu cầu, đòi hỏi lao động được đào tạo đúng chuyên môn thì hiện tại Thái Bình chưa đáp ứng đủ tuy nhiên trong tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ việc đào tạo lao động cho sản xuất công nghiệp như liên kết với các trường dạy nghề, trường trung học đào tạo nghề tại tỉnh. Việc đào tạo nghề không đòi hỏi quá nhiều thời gian (chỉ từ 1 – 2 năm) do đó trong thời gian tới có thể nói Thái Bình sẽ đào tạo được những lực lượng lao động trẻ có tay nghề và sẵn sàng làm việc trong các KCN. Năm 2004 tỉnh ủy Thái Bình đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-TU về phát triển đào tạo nghề giai đoạn 2004 - 2010. Đến nay tỉnh đã đi gần hết quãng đường đào tạo nghề giai đoạn đó, việc thực hiện Nghị quyết đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Năm 2008, công tác quản lý đào tạo nghề ở Thái Bình không ngừng được đổi mới đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cho tỉnh, nhất là phát triển công nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay. Đến cuối năm 2007, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 22.870 người trong đó dạy nghề dài hạn cho 2.550 người, dạy nghề ngắn hạn cho 20.320 người chiếm 89%.
Trình độ dân trí của Tỉnh cũng ở mức cao, Thái Bình là một trong các tỉnh hoàn thành phổ cập tiểu học và trung học cơ sở sớm nhất trong cả nước và hiện nay đang phấn đấu phổ cập ở bậc trung học phổ thông. Đây là nền tảng vững chắc để có thể đặt mục tiêu và tin tưởng rằng chúng ta sẽ hoàn thành việc đào tạo nghề và vận dụng tốt trong quá trình làm việc.
2. Bức tranh chung về các KCN sử dụng FDI
Đến nay, Thái Bình đã hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết để xây dựng hạ tầng cơ sở và thu hút các dự án đầu tư nước ngoài ở 7 Khu công nghiệp với tổng diện tích 940 ha, thu hút 126 dự án trong đó có 4 khu công nghiệp thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng cộng 35 dự án FDI. Để đánh giá được thực trạng thu hút FDI vào các KCN trước tiên cần điểm qua các KCN đã và đang sử dụng nguồn vốn FDI để phát triển trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện nay.
2.1 Khu Công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh – Thành phố Thái Bình
Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh được xây dựng trên địa phận xã Phú Xuân và phường Tiền Phong nằm trên đường Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Thái Bình với tổng diện tích quy hoạch là 102 ha, trong đó có 70 ha dành cho sản xuất công nghiệp. Đây là vị trí xây dựng khá thuận lợi vì là địa phận đầu tỉnh giáp tuyến quốc lộ 10 đi Hà Nội thuận lợi cho giao thông liên lạc, không gian xây dựng đủ rộng để phát triển nhiều ngành nghề và lĩnh vực, có tiềm năng thu hút được nhiều dự án đầu tư.
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu ở KCN này là: sản xuất sợi, dệt, tẩy, nhuộm hoàn tất; may cao cấp xuất khẩu; và cơ khí phục vụ ngành may mặc.
Bảng 2.1 Tổng hợp dự án FDI vào KCN Nguyễn Đức Cảnh tính đến 31/12/2008
Đơn vị: USD
STT
Tên dự án
Thời gian đăng ký đầu tư
Tiến độ thực hiện
Vốn đầu tư
Đăng ký
Thực hiện
Tỷ lệ giải ngân (%)
1
Dự án sản xuất hàng may mặc xuất khẩu
12/05/04
Đã sản xuất
29.118.415
23.421.000
80,43
2
Dự án sản xuất nhãn mác phục vụ may mặc
25/11/05
Đã sản xuất
900.000
691.000
76,78
3
Dự án sản xuất thiết bị điện tử viễn thông
07/03/08
Đã sản xuất
8.000.000
1.470.573
18,38
4
Tổng hợp
38.018.415
25.582.573
67,29
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Bình
Hiện nay, KCN Nguyễn Đức Cảnh đã thu hút được 3 dự án FDI, hiện đã được triển khai và đi vào sản xuất. Tổng số vốn FDI đăng ký là 38.018.415 USD, vốn thực hiện đạt 67,29% (25.582.573 USD). Dự án đầu tiên được cấp giấy phép đầu tư vào năm 2004 là dự án sản xuất may mặc của công ty TNHH TAV Đài Loan với số vốn đăng ký 29.118.415 USD, đến thời điểm hiện nay giải ngân được 23.421.000 USD đạt 80,43%, vựợt xa so với tỷ lệ giải ngân của toàn KCN. Ngoài ra KCN này còn thu hút được các dự án về gia công chế tạo các thiết bị từ có chất lượng cao tuy mới được cấp giấy phép đầu tư tháng 3 năm 2008 nhưng chủ đầu tư đã nhanh chóng triền khai xây dựng và hiện nay đã đi vào sản xuất với công suất 5 triệu tấn sản phẩm, tuy nhiên tỷ lệ giải ngân vốn FDI của dự án này chưa tương xứng với vốn đăng ký vì chỉ đạt 18,38 %, do đây là dự án mới nên vốn sẽ được giải ngân tiếp tục trong các năm tiếp theo.
Khu Công nghiệp Phúc Khánh – Thành phố Thái Bình
Khu công nghiệp Phúc Khánh bao gồm hai KCN thành phần là khu do công ty Phát triển hạ tầng KCN quản lý và KCN do công ty Đài Tín quản lý.
Đây là Khu công nghiệp được quy hoạch đa ngành nghề, tuy nhiên vẫn tập trung vào các ngành nghề truyền thống như may mặc và gia công chế tác các sản phẩm cơ khí.
KCN Phúc Khánh nằm cạnh quốc lộ 10, được UBND tỉnh phê duyệt cấp giấy phép cho công ty CPHH phát triển KCN Đài Tín đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vào tháng 9 năm 2003, có tổng diện tích phê duyệt là 120 ha, với tổng số vốn đầu tư 13.300.000 USD, công ty Đài tín là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, thời gian hoạt động là 50 năm, hiện nay đã hoàn thành công trình hạ tầng giai đoạn đầu là 50ha, sau đó sẽ khai thác mở rộng thành 300ha.
Công ty CPHH phát triển KCN Đài Tín là một trong những công ty được Phòng Quản lý khu gia công chế xuất Bộ Kinh tế Đài Loan đỡ đầu thành lập và là do 12 doanh nghiệp đầu tư hợp thành bao gồm: Công ty Tư vấn kỹ thuật công trình, Công ty Tư vấn quản lý khai thác khu công nghiệp, Công ty Xây dựng, Công ty Thiết bị cơ điện, Công ty Thiết bị phòng cháy, chữa cháy và Công ty Tiêu thụ quốc tế của các loại sản nghiệp... để phát triển xây dựng cứ điểm sản xuất của các nhà đầu tư Đài Loan ở nước ngoài, tập hợp các doanh nghiệp có kinh nghiệm khai thác khu công nghiệp ở Đài Loan hợp thành Công ty CPHH phát triển KCN Đài Tín, từ việc khai thác khu công nghiệp ở nước ngoài đã mở ra con đường tiêu thụ quốc tế.
Hiện nay, Khu công nghiệp Phúc Khánh có hệ thống đường xá, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống chiếu sáng hoàn thiện và có trung tâm dịch vụ quản lý theo cơ chế một cửa tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong Khu Công nghiệp. Từ cuối năm ngoái đến nay, đã có trên 100 nhà đầu tư vào thăm khu công nghiệp. Các nhà đầu tư khác đang cùng Công ty Đài Tín bàn bạc về vấn đề thuê đất, diện tích đất cần thuê đã vượt quá 50 ha, mức đầu tư dự tính khoảng 45 triệu đô la Mỹ, bao gồm các ngành: Điện gia dụng, dây cáp điện, linh kiện ôtô xe máy, ngành điện lực…
Khu công nghiệp Phúc Khánh nằm cạnh đường Quốc lộ 10 của thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, cách Hà Nội 110 km, cách Hải Phòng 70 km và có đường quốc lộ 10 nối liền với Nam Định, Hải Phòng, có đường quốc lộ thông với 7 tỉnh phía Bắc, do vậy giao thông của tỉnh Thái Bình với các vùng khác rất thuận tiện, tiết kiệm được giá thành vận tải. Ngoài ưu thế về vị trí địa lý, các doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN Phúc Khánh còn được hưởng ưu đãi là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 6 năm, kể từ khi kinh doanh có lãi, giảm 50% trong 8 năm tiếp theo và được tỉnh Thái Bình hỗ trợ phí đào tạo công nhân mỗi người từ 350.000-700.000đ cộng thêm giá thuê đất trong KCN Phúc Khánh rất thấp, tiền thuê đất và phí cơ sở hạ tầng chỉ có 15 USD/m2 được sử dụng đến cuối năm 2052. ngoài ra, Phòng Quản lý khu gia công chế xuất Bộ Kinh tế Đài Loan sẽ xây dựng trung tâm cung cấp hàng hóa công nghiệp quốc tế (IDC), cung cấp các dịch vụ lưu thông hàng hóa, giới thiệu và triển lãm sản phẩm để thúc đẩy tiêu thụ. Khu công nghiệp Phúc Khánh đã và đang trở thành sự lựa chọn tốt nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước có ý định đầu tư sản xuất. Công ty Đài Tín rất hoan nghênh nhà đầu tư các nước đến tham quan và đầu tư vào khu công nghiệp Phúc Khánh trong thời gian tới.
Phúc Khánh là KCN đầu tiên của tỉnh thu hút được dự án FDI vào, và hiện nay cũng là KCN có nhiều dự án FDI nhất toàn tỉnh với tổng số 29 dự án đầu tư vào nhiều lĩnh vực. Dưới đây là bảng tổng hợp các dự án đầu tư vào KCN Phúc Khánh
Bảng 2.2 Tổng hợp số lượng dự án đầu tư vào KCN Phúc Khánh phân theo tiến độ thực hiện tính đến 31/12/2008
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu
Tiến độ thực hiện
Đã sản xuất
Chuẩn bị SX
Đang xây dựng
Dự án cấp mới
Số dự án
11
7
8
3
Vốn đăng ký
53.523.970
26.988.920
40.644.506
23.000.000
Vốn thực hiện
36.228.123
7.596.085
11.464.592
0
Vốn thực hiện/đăng ký (%)
67,69
28,15
28,21
0
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Bình.
Trong 29 dự án FDI đầu tư vào KCN Phúc Khánh có 3 dự án cấp mới, tính đến cuối năm 2008 thì cả 3 dự án này đều chưa bắt tay vào giải ngân vốn đầu tư. Bên cạnh đó có 11 dự án đã đi vào sản xuất nhưng số vốn thực hiện cũng chỉ đạt 67,69% vốn đăng ký, còn các dự án khác tỷ lệ này cũng chỉ đạt trên 28%, đây là một thông tin cho thấy được thực trạng giải ngân vốn chậm tại KCN này.
Khu Công nghiệp Gia Lễ - Thành phố Thái Bình
KCN Gia lễ trước thuộc địa phận huyện Đông Hưng nay được quy hoạch về thành phố Thái Bình với tổng diện tích quy hoạch là 100 ha với giai đọan đầu thực hiện đạt 84.4 ha. Đây là khu công nghiệp mới được thành lập tuy nhiên năm 2007 đã thu hút được hai dự án FDI đầu tư vào với tổng vốn đăng ký là 12.812.500 USD. Cụ thể tình hình đầu tư FDI vào khu công nghiệp này có thể tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 2.3: Tổng hợp các dự án đầu tư FDI vào KCN Gia Lễ tính đến 31/12/2008
Đơn vị: USD
Dự án
Thời gian đăng ký
Vốn đầu tư
Tiến độ
Đăng ký
Thực hiện
Thực hiện/đăng ký
DA sản xuất đèn LED chiếu sáng và trang trí
13/09/2007
10.000.000
412.500
4,13 %
Đang xây dựng
DA sản xuất may trang phục và đệm bảo vệ
10/2007
2.812.500
556.000
19,77%
Đang sản xuất
Tổng
12.812.500
968.500
7,55%
Nguồn: Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình.
Quan sát bảng trên ta dễ dàng nhận thấy thực trạng giải ngân vốn đầu tư trong KCN Gia Lễ, tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng số vốn đăng ký của cả KCN chỉ đạt 7,55% mặc dù các dự án này đều được cấp giấy phép đầu tư từ năm 2007. Do vậy có thể kết luận rằng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư tại KCN Gia Lễ chưa thật sự đạt yêu cầu.
Khu Công nghiệp Cầu Nghìn – Huyện Quỳnh Phụ
KCN Cầu Nghìn thuộc địa giới xã An Bài, huyện Quỳnh Phụ, có vị trí thuận lợi, cạnh vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh, giáp ranh với thành phố Hải Phòng và hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên với tổng diện tích quy hoạch 234 ha và giai đọan đầu thực hiện là 90,7ha. Ví trí khu đất quy hoạch có địa hình tương đối bằng phẳng, khu vực chủ yếu là ruộng canh tác, có bề mặt bị phân cách bởi hệ thống kênh mương và sông ngòi nên khu vực này không bị úng lụt trong mùa mưa. Bên cạnh đó, Khu công nghiệp đã xây dựng được một hệ thống cấp thoát nước thải hoàn toàn độc lập với hệ thống thoát nước mưa tạo điều kiện tốt cho sản xuất kinh doanh. Toàn bộ hệ thống nước thải của khu công nghiệp được thoát theo hướng từ Bắc xuống trạm xử lý nằm ở phía Nam của khu công nghiệp, có công suất 4.400m3/ ngày đêm. Đây là một thông tin hết sức thuận lợi cho các nhà đầu tư muốn đầu tư vào khu công nghiệp.
Bên cạnh thuận lợi trên thì các nhà đầu tư còn được hưởng một hệ thống cung cấp dịch vụ KCN hiện đại và đầy đủ như: Nguồn điện của Khu công nghiệp được lấy từ tuyến điện cao thế 110Kv xây mới hoàn toàn đảm bảo đủ điện năng cho sản xuất, hệ thống cung cấp nước và thông tin cũng được đảm bảo 24/24 giờ phục vụ cho quản lý và sinh hoạt được thông suốt.
Khu công nghiệp có tuyến quốc lộ 10 đi qua, nối từ Thái Bình đi Hải Phòng, đây là tuyến đường quan trọng cho việc phát triển của khu công nghiệp trong giao thông đối ngoại. Còn về giao thông đối nội: mạng lưới giao thông nội bộ khu công nghiệp được tổ chức theo dạng bàn cờ với các đường trục chính theo hướng Bắc Nam – Đông tây. Các tuyến đường xương cá vuông góc với các tuyến trục chính tạo thành mạng giao thông bàn cờ cung cấp giao thông thuận tiện và các tuyến hạ tâng kỹ thuật dọc theo đường đến các lô đất xây dựng nhà máy. Các tuyến đường nội bộ có kết cầu bê tông nhựa, quy mô lộ giới 35m và 17.5 m.
Như vậy có thể nói rằng KCN này có nhiều đặc điểm, điều kiện tốt để phát triển và thu hút các dự án đầu tư vào nhất là các dự án đầu tư nước ngoài.
Đây là khu công nghiệp được quy hoạch đa ngành nghề, bao gồm: chế biến thực phẩm, nông thủy sản, cơ khí dệt may, da giầy, vật liệu xây dựng, phân bón…
Tuy có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài vào nhưng hiện tại KCN Cầu Nghìn mới chỉ thu hút được 1 dựa án FDI về sản xuất thép với tổng số vốn đăng ký là 33.000.000 USD. Dự án này được cấp giấy phép đầu tư vào ngày 16/01/2008 hiện đang trong quá trình xây dựng với số vốn giải ngân là 2.687.500 USD. Đây là một dự án có quy mô khá lớn nếu không muốn nói là lớn nhất trong tất cả các dự án FDI đầu tư vào KCN và vào toàn tỉnh. Đó được coi như một mốc đánh dấu cho thành tựu về thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN ở tỉnh Thái Bình trong thời gian qua.
Nhận xét chung:
+Qua việc nghiên cứu đặc điểm của 4 khu công nghiệp đang sử dụng nguồn vốn FDI để phát triển ở Thái Bình thì thấy hầu hết các KCN đều có thuận lợi để thu hút được nhiều vốn đầu tư như về vị trí xây dựng, cơ sở hạ tầng hiện đại, giao thông vận chuyển và dịch vụ trong các khu công nghiệp. Trong số các KCN sử dụng FDI để phát triển thì phần lớn đều tập trung trên địa bàn thành phố Thái Bình.
+ Các Khu công nghiệp đều quy hoạch dưới dạng đa ngành nghề sản xuất và đa lĩnh vực sản xuất, nhưng hầu hết lại thiếu hệ thống xử lý nước xả thải đạt tiêu chuẩn nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
+ Phát triển, thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của các Khu công nghiệp ở Thái Bình.
II. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2002 – 2008
Năm 2002 là năm đầu tiên có dự án FDI đầu tư vào các KCN ở tỉnh Thái Bình, và từ đó đến cuối năm 2008, các KCN ở Thái Bình thu hút được 35 dự án FDI kể cả các dự án cấp mới với tổng số vốn đăng ký lên đến 227.988.311 USD, để đánh giá được thực trạng thu hút FDI vào các KCN ở Thái Bình chúng ta cần phân tích được nguồn gốc và cơ cấu nguồn vốn FDI.
Nguồn gốc và cơ cấu vốn FDI
Cơ cấu nguồn vốn theo đối tác
Hiện nay đã có 5 quốc gia có doanh nghiệp sang sản xuất kinh doanh vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Trong đó Đài Loan là quốc gia có nhiều dự án đầu tư nhất (28/35 dự án là của Đài Loan). Tuy nhiên vốn đăng ký của Đài Loan chỉ chiếm 57,02% tổng số vốn đăng ký, đây là một tỷ lệ tương đối nhỏ, bởi vì các dự án FDI của Đài Loan chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ như may mặc xuất khẩu, tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký chỉ đạt 38.11% cho thấy tiến độ giải ngân chưa đạt yêu cầu.
Bảng 2.4 Cơ cấu vốn đầu tư FDI vào các KCN ở Thái Bình theo đối tác:
Đơn vị: USD
STT
Đối tác
Số dự án
Vốn FDI
Vốn thực hiện/Đăng ký (%)
Đăng ký
Thực hiện
1
Đài Loan
28
130.426.506
49.701.110
38,11
2
Hồng kông
2
39.118.415
20.832.500
53,25
3
Hàn Quốc
1
3.243.970
2.476.187
76,33
4
Mỹ
1
10.000.000
4.470.573
44,71
5
Trung Quốc
3
45.199.420
3.300.000
7,3
6
Tổng
35
227.988.311
80.780.370
35,43
Nguồn Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Bình.
Sau Đài Loan là Trung Quốc với 3 dự án đầu tư vào KCN ở Thái Bình, tuy số dự án không nhiều như của Đài Loan nhưng quy mô dự án đăng ký lớn, trung bình khoảng 15 triệu USD một dự án, tuy nhiên số vốn thực hiện lại tương đối ít, do các dự án này có quy mô lớn nên vẫn đang trong quá trình xây dựng.
Hồng Kông vẫn là quốc gia đứng đầu trong danh sách các đối tác có quy mô dự án đăng ký lớn và tỷ lệ vốn sử dụng/vốn đăng ký lớn nhất. Quy mô dự án trung bình gần 20 triệu USD, với hơn 53% vốn đăng ký đã được sử dụng.
Hai đối tác còn lại là Hàn Quốc và Mỹ chỉ mới bước chân vào thăm dò và thử nghiệm tại các KCN ở Thái Bình nên không có gì nổi bật tuy nhiên mới là dự án đầu tiên mà quy mô lớn hơn 3 triệu USD cũng để lại triển vọng cho đầu tư giai đoạn sau.
b.Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Các KCN ở tỉnh Thái Bình hầu hết được quy hoạch đa ngành nghề nhưng vốn FDI đầu tư vào lại chỉ tập trung ở một số ngành nghề truyền thống, cụ thể được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn FDI theo lĩnh vực kinh doanh.
Đơn vị: USD.
STT
Ngành lĩnh vực
Số Dự án
Vốn Đầu tư
Vốn Đăng ký
Vốn Thực hiện
1
Công nghiệp nặng
12
125.623.000
35.339.243
2
Công nghiệp nhẹ
11
39.320.000
24.409.000
3
Công nghiệp chế biến
3
17.001.911
9.000.000
4
Công nghiệp SX đồ điện tử
9
46.043.400
12.032.127
5
Ngành dịch vụ
0
0
0
Tổng
35
227.988.311
80.780.370
Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình
Ngành công nghiệp nhẹ bao gồm các ngành dệt may xuất khẩu vẫn chiếm số lượng lớn và có thể coi đây là ngành nghề truyền thống trong các KCN ở tỉnh Thái Bình cũng bởi vì chúng phù hợp với nguồn lao động trong tỉnh. Một số ngành công nghiệp nặng đã bắt đầu được các nhà đầu tư nước ngoài khai thác ở các KCN tỉnh Thái Bình như sản xuất thép, phôi hợp kim nhôm ở Khu công nghiệp Phúc Khánh do Đài Tín quản lý cùng một số dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất đồ điện tử nhưng phần lớn vẫn ở dạng gia công chế tác và mới bắt đi vào sản xuất trong các khu công nghiệp. Tuy chỉ gia công chế tác nhưng vẫn đòi hỏi về tay nghề và trình độ nên lao động trong tỉnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này.
Số dự án được tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp nặng nhưng như đã trình bày ở trên do mới bắt đầu đi vào thử nghiệm nên tỷ lệ giải ngân vốn còn thấp, vốn thực hiện chỉ đạt 28,13% vốn đăng ký. Tương tự như lĩnh vực công nghiệp nặng là công nghiệp sản xuất đồ điện tử - tỷ lệ vốn đầu tư sử dụng trong các dự án cũng không cao (26,13%), do đây cũng không phải là thế mạnh của các KCN trong tỉnh. Hai lĩnh vực truyền thống như công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến do mang tính truyền thống nên việc đầu tư và sử dụng vốn đầu tư có khả quan hơn các lĩnh vực trên, tỷ lệ giải ngân đều đạt trên 50%.
c.Cơ cấu theo hình thức đầu tư
Nếu phân theo hình thức đầu tư thì toàn bộ các dự án đầu tư vào các KCN ở Thái Bình đều được đầu tư dưới hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư bỏ toàn bộ vốn đầu tư và chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn FDI vào các KCN ở Thái Bình qua các năm
Dự án FDI đầu tiên đầu tư vào KCN ở Thái Bình vào năm 2002 là dự án sản xuất các loại ắc quy của công ty ắc quy KORNAM của Hàn Quốc được đầu tư vào KCN Phúc Khánh. Tính đến cuối năm 2008 tổng số dự án FDI vào các KCN là 35 dự án, sau đây là bảng tổng kết dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN ở Thái Bình.
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp dự án FDI vào các KCN ở tỉnh Thái Bình theo năm giai đoạn 2002 – 2008
Đơn vị : USD
Năm
Số DA
Vốn đầu tư
Vốn thực hiện/vốn đăng ký (%)
Quy mô trung bình một Dự án
Vốn đăng ký
Vốn thực hiện
2002
1
3.243.970
2.476.187
76,33
3.243.970
2003
1
3.400.000
2.823.000
83,02
3.400.000
2004
5
40.992.921
28.617.937
69,81
8.198.584
2005
2
4.900.000
4.897.250
99.9
2.450.000
2006
2
9.000.000
7.593.062
84,37
4.500.000
2007
12
64.351.420
22.884.076
35,56
5.362.618
2008
12
102.100.000
11.488.858
11,21
8.508.333
Tổng
35
227.988.311
80.780.370
35,43
6.513.951
Nguồn: Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình
Sau 6 năm (2002 – 2008) số dự án FDI đăng ký vào KCN tỉnh Thái Bình đã tăng lên 35 dự án như vậy trung bình mỗi năm các KCN thu hút được 5 dự án. Những năm đầu tiên của giai đoạn, số dự án FDI đầu tư vào vẫn rất hạn chế, do thời gian đó các KCN của tỉnh chưa thực sự phát triển, phải đến tận năm 2007 các dự án FDI mới ồ ạt vào các KCN, mỗi năm trung bình 12 dự án được đăng ký tạo thành một bước ngoặt trong việc thu hút FDI vào các KCN, khiến cho bộ mặt của tỉnh thực sự khởi sắc.
Số vốn đăng ký cũng tăng mạnh theo thời gian, đến năm 2008 với con số đăng ký cao nhất là 102.100.000 USD vì Thái Bình vốn là một tỉnh thuần nông đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp nên với lượng FDI đổ vào như vậy sẽ giúp cho các KCN phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của nông nghiệp nông thôn. Năm 2008 là năm bùng nổ về thu hút FDI vào các KCN ở tỉnh Thái Bình tuy nhiên lượng vốn sử dụng lại rất ít do các dự án đó mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đang hoặc chưa tiến hành xâ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21819.doc