Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Y tế trên địa bàn Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU “Sức khoẻ là vàng”- lời đúc kết ấy đã khẳng định được tầm quan trọng của sức khoẻ Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, nhân tố con người luôn giữ vai trò quyết định, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực đồng thời cũng là nguồn lực năng động nhất trong mọi nguồn lực của sự phát triển. Để phát huy hết vai trò và ưu điểm của nguồn lực này, việc chăm sóc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đối với con người là điều rất cần thiết, trong đó, sức khoẻ của con người là đư

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Y tế trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc ưu tiên hơn cả, bởi vì có sức khoẻ, con người mới có thể học tập, nghiên cứu, lao động...để tạo ra những sản phẩm có ích phục vụ cho quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội của quốc gia. Như vậy, sức khoẻ không chỉ là tài sản của mỗi con người mà còn là tài sản của cả nhân loại, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ là trách nhiệm của cộng đồng, của mọi người dân, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Đoàn thể và các tổ chức xã hội, trong đó ngành Y tế giữ vai trò nòng cốt. Nhận rõ được tầm quan trọng của sức khoẻ và vai trò của ngành y tế trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, hàng năm, Nhà nước đã dành một phần từ ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế. Nhưng do ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, với chủ trương xoá bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế cũng có những thay đổi theo hướng “Giảm dần các khoản chi có tính bao biện từ ngân sách nhà nước, chi có trọng tâm trọng điểm” nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là “Nâng cao tính công bằng và hiệu quả trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân” ( Trích văn kiện Đại hội Đảng IX ) Trong những năm qua, ngành y tế Hà Nội đứng trước nhiều thử thách do diễn biến phức tạp của thời tiết, bệnh dịch cũng như tình hình kinh tế xã hội, nhưng cán bộ nhân viên ngành y tế Hà Nội với tinh thần trách nhiệm, yêu ngành, yêu nghề tận tụy với việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, không ngừng tăng cường công tác quản lý nhà nước, đa dạng hoá các loại hình phục vụ, đổi mới trang thiết bị, nâng cao kỹ thuật chuyên môn, đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân Thủ đô. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, ngành y tế Hà Nội còn có một số những tồn tại như : Trang thiết bị hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành, nguồn cán bộ có tay nghề chuyên môn cao còn thiếu nhiều, đặc biệt là cán bộ dược. Phần NSNN cho hoạt động y tế, trong quá trình phân bổ, quản lý và sử dụng còn nhiều kẽ hở dẫn tới lãng phí và giảm hiệu quả. Những tồn tại trên đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả chi NSNN cho hoạt động y tế. Nhận thức được tầm quan trọng cuả chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế và đứng trước những khó khăn, tồn tại trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội, trong quá trình thực tập tại Sở Tài chính- Vật giá Hà Nội, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Hà Nội”. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đánh giá quá trình sử dụng các khoản chi ngân sách cho sự nghiệp y tế, từ đó rút ra những ưu nhược điểm của công tác quản lý nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao tính tiết kiệm và hiệu quả của các khoản chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là quá trình quản lý chi các khoản chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Kết cấu đề tài : Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính được trình bày trong ba chương: Chương 1: Nhận thức chung về chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế Chương 2 : Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Chương 3 : Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội Trong quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài, em đã được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - Thạc sỹ Quách Thị Hồng Liên, cùng sự giúp đỡ của các cô, bác, anh chị trong Sở Tài chính - Vật giá Hà Nội.....giúp em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cám ơn! CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ 1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ NGHIỆP Y TẾ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. Con người là nhân tố trung tâm, vừa là mục đích, vừa là động lực của nền sản xuất xã hội. Mọi sáng tạo cũng như của cải vật chất và văn hoá đều do bàn tay, khối óc con người tạo nên. Nhưng con người muốn trở thành chủ thể tốt của những sáng tạo cũng như của cải vật chất và những văn hoá đó, thì trước hết đòi hỏi mỗi con người phải có sức khỏe tốt. Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi cá nhân nói riêng và của cả xã hội nói chung. Nó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của mỗi người, mỗi gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi quốc gia và sự phát triển của xã hội loài người.... Sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ là của cả cộng đồng, của mỗi người dân, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Đoàn thể và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế đóng vai trò nòng cốt. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, con người đã được thừa nhận là yếu tố quyết định so với nhiều nguồn lực tự nhiên khác, nguồn lực đặc biệt này vừa được coi là phương tiện, vừa là mục tiêu của sự phát triển; Nó đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong quan điểm mới về công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam khẳng định “ Nguồn lực là yếu tố quyết định để tạo ra công nghệ hiện đại và sử dụng chúng để tạo ra của cải cho xã hội, là yếu tố quyết định để chuyển giao công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước...Có thể coi nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiên đại hoá là nguồn lực của mọi nguồn lực khác. Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Muốn vậy, đòi hỏi phải có những chính sách kinh tế - xã hội phù hợp về văn hoá, giáo dục, y tế,.., thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Trong đó coi đầu tư cho sự nghiệp y tế cũng như đầu tư cho sự nghiệp giáo dục là “đầu tư chiều sâu cho sự phát triển kinh tế - xã hội”. Con người với kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng, kỹ xảo và thói quen lao động là yếu tố quan trọng cùng với tư liệu sản xuất (bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động) hợp thành lực lượng sản xuất. Chăm lo sức khoẻ cho con người chính là làm cho lực lượng sản xuất ngày càng vững mạnh và tiên tiến hơn, để phù hợp với quan hệ sản xuất hiện đại. Con người là trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, vừa là chủ thể của quá trình sản xuất, vừa là người thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng ta đã khẳng định : “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của việc xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của xã hội chủ nghĩa” ( Trích văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX). Xã hội muốn phát triển phồn thịnh văn minh thì nhân tố con người luôn giữ vai trò quan trọng; Xã hội đó phải được quản lý bởi những con người có năng lực có trí tuệ, và có sức khoẻ. Một xã hội phát triển là một xã hội mà ở đó, con người luôn tìm tòi, học hỏi những cái gì mới nhất, hiện đại nhất phục vụ hữu ích cho sự phát triển của đất nước; Một chính sách mới có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của xã hội, vì vậy, nó được đưa ra không phải bởi một người không có sự hiểu biết, không trải nghiệm thực tế, không có sự đánh giá chính xác về phản ứng của xã hội khi chính sách đó được áp dụng, và quan trọng là người đưa ra chính sách đó có thể biết được xã hội đang cần gì cho sự phát triển của mình. Muốn vậy thì con người phải được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ một cách tốt nhất để họ có cơ hội phát huy năng lực, chất xám phục vụ cho xã hội, phục vụ cho đất nước. Để đảm bảo được vấn đề này thì cần phải đầu tư một cách hợp lý cho sự nghiệp y tế hay chính là đầu tư cho sức khoẻ - nguồn gốc sâu xa của sự phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay, việc phát triển con người đã trở thành tiêu thức quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của các nước trên thế giới. Việc đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia không chỉ dựa vào chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân mà còn dựa trên ba tiêu thức cơ bản là : Thu nhập, trình độ giáo dục và tuổi thọ. Như vậy, một nước phát triển về kinh tế xã hội đồng nghĩa với việc khẳng định nước đó là nước có hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ tốt và có hệ thống y tế mạnh. Như vậy, có thể nói sự nghiệp y tế có vai trò hết sức quan trọng đối với sự chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của người dân cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia; Xã hội càng văn minh thì hoạt động y tế ngày càng phát triển đa dạng và phong phú. Đẩy mạnh hoạt động y tế là đẩy mạnh công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đẩy lùi bệnh tật, tăng tuổi thọ, đảm bảo sức khoẻ cho lực lượng sản xuất trong hiện tại cũng như tương lai, từ đó thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội. * Hệ thống y tế ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, hệ thống y tế của Việt Nam ngày càng được cải thiện và nâng cao cả về cơ sở vật chất cũng như trình độ chuyên môn. Hệ thống y tế được tổ chức theo 4 cấp (theo hình chóp), cấp thấp nhất là trung tâm y tế xã. Trên đó là các phòng khám đa khoa khu vực và các tuyến bệnh viện trên của chúng (các bệnh viện huyện), cả hai đều do trung tâm y tế huyện quản lý. Các bệnh viện tỉnh là cấp thứ hai trong hệ thống hình chóp với đỉnh trên cùng là các bệnh viện trung ương và các bệnh viện chuyên khoa do Bộ Y tế trực tiếp quản lý. Việt Nam có tất cả 30 bệnh viện trung ương và bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế, 196 bệnh viện tỉnh, 576 bệnh viện huyện và nhà hộ sinh, 929 phòng khám và 9920 trạm y tế xã. Một trong những thành tựu của Việt Nam trong vòng 30 năm qua là thành lập được một mạng lưới rộng lớn các trạm y tế xã trên khắp cả nước. Trung bình mỗi trạm y tế xã phục vụ 7019 người, tỷ lệ này của Việt Nam nhỏ hơn đáng kể so với nước láng giềng Campuchia(15000), và tương đương với Thái Lan(6762)- một đất nước có thu nhập đầu người cao gấp 4 lần Việt Nam 1.2. NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ . 1.2.1- Khái niệm chung về chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế . Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế được hiểu là sự thể hiện quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị, từ một bộ phận quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm duy trì, phát triển sự nghiệp y tế theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp; Hay đó là khoản chi để duy trì sự tồn tại và hoạt động của hệ thống y tế từ Trung ương xuống cơ sở nhằm thực hiện chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế là khoản chi thường xuyên thuộc lĩnh vực văn xã, nhưng so với các khoản chi thường xuyên khác, chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế có những nét riêng biệt : Thứ nhất, chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế là khoản chi vừa mang tính chất tiêu dùng hiện tại, vừa mang tính chất tích luỹ đặc biệt. Xét về hình thức bên ngoài và theo từng niên độ ngân sách thì đây là khoản chi mang tính tiêu dùng xã hội, nhằm thoả mãn nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội ở mỗi năm đó. Song khoản chi này gián tiếp tác động đến việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, nâng cao tri thức con người, tạo điều kiện cho nền kinh tế ổn định và tăng trưởng, tăng tích luỹ ngân sách. Vì vậy, nếu xét về bản chất bên trong và xét về tác dụng lâu dài thì khoản chi này tác động mạnh mẽ tới yếu tố con người, tác động đến sự sáng tạo ra của cải vật chất và văn hoá tinh thần, là nhân tố tác động đến sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế xã hội trong tương lai. Thứ hai, chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế là khoản chi chứa đựng nhiều yếu tố xã hội. Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế quyết định mức độ ưu đãi đối với các tầng lớp giai cấp trong xã hội mà đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, những đối tượng thuộc diện ưu tiên, những gia đình chính sách, những người có công với cách mạng, những đối tượng thuộc vùng sâu vùng xa và những vùng thường xuyên xảy ra dịch bệnh; Qua đó để thực hiện công bằng xã hội. Mặt khác, chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố xã hội ( phong tục, tập quán, mức sống...). chính những yếu tố này sẽ quyết định tới quan điểm hoạt động của sự nghiệp y tế . 1.2.2- Nội dung của chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế. Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế có nhiều nội dung chi tiết khác nhau và được phân ra dưới một số tiêu thức chủ yếu sau : * Theo chức năng ngành y tế Nội dung chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế gồm : Chi phòng bệnh, chi chữa bệnh, chi đào tạo, chi nghiên cứu khoa học y dược, chi quản lý hành chính và chi khác. Tác dụng của việc phân loại này là nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho chuyên môn nghiệp vụ của ngành y tế như thế nào, từ đó đánh giá được mức độ chi cho chuyên môn nghiệp vụ đã hợp lý chưa để có sự điều chỉnh phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. * Theo tính chất các khoản chi Nội dung chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế gồm: - Chi đầu tư như : Chi xây lắp, chi thiết bị, chi khác về đầu tư - Chi thường xuyên như : Chi lương cho cán bộ nhân viên y tế và đội ngũ bác sĩ, chi bù lỗ bù giá, chi công tác phí, chi hội nghị phí, công vụ phí, chi đào tạo và chi khác. Tác dụng của cách phân loại theo tính chất các khoản chi là có thể quản lý một cách chặt chẽ các khoản chi dành cho đầu tư và chi thường xuyên, từ đó có thể có được những thông tin chính xác về tình hình quản lý biên chế và quĩ lương, tình hình tuân thủ chính sách chế độ chi NSNN tại mỗi đơn vị thụ hưởng. * Theo tuyến chi : Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế gồm : Chi y tế cho tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã. Tác dụng của việc phân loại này là có thể xác định được mức độ chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế ở mỗi cấp để có sự điều chỉnh hợp lý, đảm bảo tính công bằng trong việc phân bổ kinh phí hoạt động y tế giữa các tuyến, phù hợp với nhu cầu phát triển của ngành y tế nói riêng và sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung của từng vùng. * Trong công tác quản lý các khoản chi tiêu thường xuyên của ngân sách nhà nước chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế được phân chia theo 4 nhóm chính sau : Nhóm 1 : Chi bộ máy Đứng trên góc độ tài chính, đây là khoản chi tiêu thường xuyên như : Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp và các khoản khác. Trong đó : - Tiền lương bao gồm : Lương ngạch bậc, lương tập sự, lương hợp đồng. - Tiền phụ cấp gồm : Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm thêm, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy hiểm và phụ cấp đặc biệt. - Tiền thưởng gồm : Thưởng thường xuyên, thưởng đột xuất và thưởng khác. - Phúc lợi tập thể gồm : Trợ cấp khó khăn thường xuyên, trợ cấp khó khăn đột xuất, tiền tàu xe, phúc lợi khác. - Các khoản đóng góp : Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Nhóm 2 : Chi quản lý hành chính Nhóm này bao gồm các khoản chi : Chi thanh toán dịch vụ công cộng (tiền điện, tiền nước, nhiên liệu, vệ sinh môi trường và dịch vụ công cộng khác); Chi vật tư văn phòng (gồm văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ và vật tư văn phòng khác); Chi thông tin liên lạc (gồm điện thoại, fax, tuyên truyền, ấn phẩm truyền thông...); Chi công tác phí (tiền vé máy bay, tàu xe, phụ cấp công tác phí, thuê phòng ngủ, khoán công tác phí và công tác phí khác); Chi hội nghi phí (gồm tài liệu, bồi dưỡng giảng viên, thuê phòng ngủ, thuê hội trường, chi bù tiền ăn và các chi phí khác). Nhóm 3 : Chi nghiệp vụ chuyên môn. Đây là khoản chi quan trọng nhất tác động trực tiếp đến công tác khám chữa bệnh. Khoản chi này bao gồm : Chi cho vật tư dùng cho chuyên môn, thiết bị chuyên dụng, in ấn chỉ, trang phục, bảo hộ lao động, sách, tài liệu, mua súc vật dùng cho hoạt động chuyên môn, thanh toán hợp đồng với bên ngoài, thuốc khám và điều trị... Nhóm 4 : Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên tài sản. Như mua ô tô, đồ gỗ, mây tre, máy tính, máy điều hoà nhiệt độ, các tài sản cố định có độ bền cao..., sữa chữa ô tô, xe chuyên dụng, đường điện, cấp thoát nước... Đây là nhóm chi không thể thiếu được của toàn ngành y tế. Hàng năm, do sự xuống cấp của các tài sản cố định dùng cho hoạt động y tế, đòi hỏi phải có kinh phí để đầu tư mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi lại và từng bước hiện đại hoá trang thiết bị ngành y tế ở những đơn vị y tế được nhà nước bao cấp. Chính nhờ nhóm chi này đã góp phần nâng cao năng lực hiện có của tài sản cố định, nâng cao chất lượng của các bệnh viện, phòng khám, qua đó giúp cho hoạt động khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao về chất lượng cũng như về quy mô. 1.2.3- Vai trò của chi ngân sách nhà nước đối với hoạt động y tế Y tế cần thiết có sự cung ứng của nhà nước hay nói cách khác, chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế là cần thiết vì sự nghiệp y tế có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Chất lượng, hiệu quả của các hoạt động y tế ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, mà sức khoẻ con người là tiền đề cần thiết để tạo ra trí tuệ - tài sản quý nhất của mọi tài sản. Thực tế cho thấy, quá trình phát triển kinh tế xã hội không diễn ra một cách thụ động mà nó phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của con người, con người không nắm vứng khoa học công nghệ tiên tiến, không có phẩm chất nhân cách phù hợp với nhu cầu công việc thì không thể đẩy mạnh phát triển kinh tế là điều tất yếu, điều đó nói lên rằng, y tế không phải là phạm trù phúc lợi đơn thuần mà nó tác động đến sự nghiệp kinh tế của mỗi quốc gia. Mặc dù chi tiêu công không mang lại lợi ích bằng tiền nhưng chính sự can thiệp của nhà nước đã góp phần vào việc đảm bảo công bằng xã hội; Thông qua những chính sách của mình, nhà nước điều tiết nguồn tài chính từ nơi thừa sang nơi thiếu, mà ở lĩnh vực y tế là từ người giàu sang người nghèo, sang những gia đình chính sách, có công với đất nước, mà điều này thì khu vực tư nhân không thể làm được. Nền kinh tế thị trường có những mặt trái của nó mà sự phân hoá giàu nghèo là một trong những mặt trái đó: Xã hội càng phát triển thì sự phân hoá giàu nghèo càng trở nên rõ rệt, người giàu thì càng giàu mà người nghèo thì càng nghèo, như vậy, tầng lớp nghèo có nguy cơ bị thiệt thòi, không đủ khả năng khám chữa bệnh khi ốm đau; Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế góp phần hỗ trợ những đối tượng nghèo khi ốm đau, từ đó góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Đồng thời, chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế là một trong những công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế của nhà nước đối với chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Thông qua việc xác định cơ cấu, tỷ trọng các khoản chi hay tổ chức sắp xếp lại mạng lưới y tế từ TW xuống cơ sở mà nhà nước tham gia điều chỉnh, hướng dẫn các hoạt động y tế đi đúng chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước đề ra trong từng thời kỳ. Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường rất khác biệt với vai trò đó trong nền kinh tế tập trung bao cấp. Trong nền kinh tế thị trường, chính phủ không phải là người duy nhất cung cấp các dịch vụ y tế mà cũng không phải là nhà tài trợ duy nhất cho các dịch vụ này như trong nền kinh tế mệnh lệnh, thêm vào đó là có sự cung ứng dịch vụ của khu vực tư nhân trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên vì mục đích lợi nhuận nên khu vực tư nhân đôi khi không quan tâm đến chất lượng, cũng như tính công bằng hiệu quả của các dịch vụ mình cung cấp, mà chi phí cho mỗi lần sử dụng dịch vụ này thường cao; Vì vậy dễ dẫn tới việc chỉ có người giàu mới có đủ tiền để chi trả cho sự thụ hưởng các dịch vụ này, do vậy làm giảm tính công bằng trong xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, việc các cá nhân phải tự chi trả cho các dịch vụ y tế thường tăng lên, điều này thường khiến cho người nghèo dễ bị tổn thương, trừ khi có những cơ chế hoạt động hữu hiệu nhằm tránh cho người nghèo phải chịu sự tăng giá của các dịch vụ y tế. Vì thế, chính phủ cần phải giữ vai trò trực tiếp trong việc tài trợ cho các chi phí chăm sóc y tế của người nghèo bằng cách cung cấp cho họ thẻ khám chữa bệnh đã được chính phủ mua trước. Trên thực tế, chính phủ có thể giảm vai trò của mình trong việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ y tế, chữa bệnh và tăng vai trò trong việc tài trợ cho các chi phí y tế (dành cho người nghèo). Những vai trò trên của chi ngân sách nhà nước được phát huy đến mức độ nào phụ thuộc nhiều vào tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế. Hiệu quả này không chỉ được đánh giá qua số chi nhiều hay ít mà nó được xem xét thông qua các chỉ tiêu đặc trưng cho y tế như : Số lần khám chữa bệnh, số người bị mắc và chết do các bệnh tăng hay giảm, tuổi thọ trung bình của người dân, số công trình ngiên cứu y dược đã hoàn thành được triển khai phát huy tác dụng như thế nào.... Những tiêu chí này được xem xét trong mối tương quan với số chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế. 1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ. 1.3.1- Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế Để các khoản chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế thực sự mang lại hiệu quả và phát huy được những vai trò to lớn của mình thì trong quá trình tổ chức quản lý phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau : Nguyên tắc thứ nhất : Quản lý theo dự toán. Quản lý theo dự toán là việc phân bổ, cấp phát, sử dụng và quyết toán các khoản chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế phải căn cứ vào dự toán chi đã được duyệt để thực hiện. Đây là nguyên tắc xuất phát từ yêu cầu bắt buộc của chu trình quản lý tài chính nhà nước. Mọi khoản chi từ ngân sách nhà nước chỉ có thể trở thành hiện thực khi các khoản chi đó đã nằm trong cơ cấu chi theo dự toán đã được cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt và thông qua. Mặt khác, do phạm vi chi của ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế rất rộng, phức tạp và đa dạng cho nên phải dự tính các khoản chi trong quá trình lập dự toán để trên cơ sở đó có thể lên cân đối chung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành ngân sách, hạn chế được tính tuỳ tiện về nguyên tắc ở các đơn vị thụ hưởng ngân sách, phát huy được tính chủ động về điều hành ngân sách và tăng cường công tác quản lý ngân sách của đơn vị. Nguyên tắc thứ hai : Chi tiêu phải đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả. Tiết kiệm là tiền đề để đạt được hiệu qủa. Hiệu quả ở đây phải gắn với mục tiêu của các khoản chi và mức chi phí cần thiết tối thiểu để đạt được mục tiêu đó. Sở dĩ có nguyên tắc này là vì tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc chủ đạo của mọi hoạt động kinh tế, tài chính nói chung và hoạt động chi thường xuyên nói riêng, bởi chúng ta luôn phải đối mặt với một thực tế là nguồn lực thì khan hiếm mà nhu cầu là vô hạn. Mặt khác, do các khoản chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế diễn ra trong phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp. Nhu cầu chi từ ngân sách nhà nước luôn gia tăng với tốc độ nhanh trong khi khả năng huy động nguồn thu chỉ có hạn, cho nên càng phải tôn trọng nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế. Nguyên tắc thứ ba : Kiểm soát chi qua Kho bạc. Mọi khoản chi đều phải chi trực tiếp qua Kho bạc bởi vì Kho bạc nhà nước là nơi quản lý quỹ của ngân sách nhà nước, do đó, Kho bạc nhà nước vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là khoản chi thường xuyên; Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế là một khoản chi thường xuyên nên phải quán triệt nguyên tắc này.Trong thực tiễn, chi ngân sách nhà nước trực tiếp qua Kho bạc tạo điều kiện cho Kho bạc nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản chi của ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế, đảm bảo ngân sách nhà nước được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Đứng trên giác độ cơ quan tài chính, thì cơ quan tài chính các cấp phải có trách nhiệm phối hợp với Kho bạc nhà nước kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng kinh phí của các đơn vị dự toán, có trách nhiệm thẩm định dự toán và thông báo hạn mức kinh phí quý cho các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách, kiểm tra việc sử dụng kinh phí, xét duyệt quyết toán chi của các đơn vị và tổng hợp quyết toán chi của các đơn vị đồng thời tổng hợp quyết toán chi ngân sách nhà nước. 1.3.2- Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế. Công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế là quá trình phân phối và sử dụng chi ngân sách nhà nước nhằm duy trì hoạt động của sự nghiệp y tế. Khoản chi này là một khoản chi hết sức quan trọng, được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, đòi hỏi phải nắm rõ, nắm chắc nội dung cụ thể của từng khoản chi để tiến hành chính xác, hiệu quả. Muốn làm được điều đó, Nhà nước phải sử dụng nhiều biện pháp và công cụ khác nhau. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế bao gồm : * Lập dự toán - Các căn cứ để lập dự toán . Thứ nhất : Chủ trương của nhà nước về duy trì và phát triển sự nghiệp y tế. Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc xây dựng dự toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế có một cách nhìn tổng quát những mục tiêu và nhiệm vụ mà NSNN phải hướng tới. Trên cơ sở đó xác lập các hình thức, các phương pháp phân phối nguồn vốn của NSNN vừa tiết kiệm, vừa đạt hiệu quả cao. Thứ hai : Dựa vào các chỉ tiêu kế hoạch phát triển y tế của nhà nước trong niên độ kế hoạch. Đây là việc cụ thể hoá các chủ trương của nhà nước trong từng giai đoạn thành các chỉ tiêu cho kỳ kế hoạch. Các chỉ tiêu này kết hợp với các định mức chi sẽ là yếu tố cơ bản để xác lập kề hoạch chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Thứ ba : Khả năng nguồn kinh phí để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của sự nghiệp y tế. Muốn đoán được khả năng này, người ta phải dựa vào cơ cấu thu NSNN kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu kỳ kế hoạch. Nhờ đó mà thiết lập mức cân đối tổng quát giữa khả năng và nhu cầu chi. Thứ tư : Các chính sách chế độ của Nhà nước liên quan đến y tế. Đây là cơ sở pháp lý cho việc tính toán và bảo vệ dự toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho quá trình chấp hành dự toán không bị rơi vào tình trạng hụt hẫng khi có sự điều chỉnh hoặc thay đổi một số chính sách, chế độ chi nào đó. Thứ năm : Kết qủa phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi NSNN cho sự nghiệp y tế kỳ trước. Xác định xem tính phù hợp của hình thức cấp phát, phương thức quản lý tài chính đối với mỗi loại hình đơn vị. Các thông tin thu được này là căn cứ mang tính thực tiễn cao đối với quá trình lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế. - Phương pháp lập dự toán : Việc lập kế hoạch chi NSNN cho sự nghiệp y tế theo phương pháp tính toán tổng hợp. Theo phương pháp này thì số chi kỳ kế hoạch cho mỗi loại hình đơn vị sẽ được xác định dựa trên định mức chi tổng hợp dự kiến cho một đối tượng và số đối tượng bình quân được tính định mức. Tổng số chi cho các loại hình đơn vị sẽ là số chi kỳ kế hoạch của NSNN cho sự nghiệp y tế. Phương pháp này được xác định như sau: Số chi y tế Số giường bệnh thực Định mức chi trong định = tế sử dụng bình quân X cho một mức năm kế hoạch giường bệnh Trong đó : Tổng số ngày điều trị cả năm kế hoạch Số giường bệnh bình quân = thực tế sử dụng năm KH 340 ngày * Chấp hành dự toán - Những căn cứ để tổ chức thực hiện bao gồm : Thứ nhất : Dựa vào mức chi đã được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán. Đây là căn cứ mang tính quyết định nhất trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, bởi vì hầu hết các nhu cầu chi đã có trong định mức, tiêu chuẩn và đã được cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt và thông qua. Thứ hai : Dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho sự nghiệp y tế trong kỳ báo cáo. Trong quản lý và điều hành các khoản chi của NSNN ta phải luôn tuân thủ theo quan điểm “ lường thu mà chi ”. Vì khoản chi cho sự nghiệp y tế luôn bị giới hạn bởi khả năng huy động các khoản thu. Thứ ba : Dựa vào các chính sách, chế độ chi ngân sách hiện hành. Đây là căn cứ mang tính chất pháp lý cho công tác tổ chức thực hiện kế hoạch. Bởi lẽ tính hợp lệ, hợp lý của các khoản chi ngân sách nhà nước sẽ được phán xét dựa trên cơ sở các chính sách chế độ chi của Nhà nước hiện đang có hiệu lực thi hành. - Các yêu cầu cơ bản trong quá trình thực hiện kế hoạch . Mục tiêu cơ bản của việc tổ chức thực hiện kế hoạch chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế là phải đảm bảo phân phối, cấp phát, sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Để đạt được những mục tiêu đó, trong quá trình tổ chức thực hiện phải đảm bảo các yêu cầu sau: Thứ nhất, đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, tập trung có trọng điểm trên cơ sở kế hoạch chi đã được xác định. Thứ hai, phải đảm bảo việc cấp phát vốn, kinh phí một cách kịp thời, chặt chẽ tránh mọi sơ hở gây lãng phí, tham ô làm thất thoát nguồn vốn của NSNN. Thứ ba, trong quá trình sử dụng các khoản vốn, kinh phí do nhà nước cấp phát phải hết sức tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả của các khoản chi. * Quyết toán NSNN cho sự nghiệp y tế Công tác quyết toán vốn và kiểm tra khoản chi là công việc cuối cùng trong chu trình quản lý ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế. Đây là quá trình nhằm kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, rút ra những kinh nghiệm và bài học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theo. Trong quá trình tổ chức quyết toán, phải đảm bảo được các yêu cầu là: Trong báo cáo quyết toán của các đơn vị y tế không được xảy ra tình trạng quyết toán chi lớn hơn thu. Nếu việc thực hiện công tác quyết toán NSNN cho sự nghiệp y tế được tốt sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc phân tích đánh giá quá trình chấp hành dự toán chi một cách chính xác, trung thực và khách quan. 1.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHI NSNN CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ. Chi ngân sách nhà nước chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, có thể kể đến như : * Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế và quan hệ phân phối ngân sách nhà nước. Sự tăng trưởng của một quốc gia nhanh hay chậm được thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập quốc dân cao hay thấp. Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, thu nhập quốc dân thấp thì một điều tất yếu là mức độ động viên vào ngân sách nhà nước sẽ thấp. Trong khi đó, nhu cầu chi tiêu ngày càng gia tăng mà nguồn tài chính đảm bảo cho chi tiêu lại bị._. hạn chế dẫn tới nguồn tài chính cung cấp cho sự nghiệp y tế cũng bị hạn chế. Ngược lại, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, mức động viên vào ngân sách nhà nước lớn và thuận lợi thì nguồn kinh phí dành cho sự nghiệp y tế sẽ cao hơn. Khi nguồn lực tài chính tập trung trong tay nhà nước, hình thành nên ngân sách nhà nước thì nguồn lực này sẽ được phân phối cho các lĩnh vực. Tuỳ vào từng thời kỳ mà khoản chi nào đó có thể chiếm tỷ trọng cao hay thấp trong cơ cấu chi của ngân sách nhà nước. Thực tế là, với một lượng tài chính nhất định nếu ta tăng chi quá cho lĩnh vực này thì tất yếu sẽ phải giảm chi cho lĩnh vực khác. Ngược lại, nếu tăng chi cho lĩnh vực khác mà phần ngân sách nhà nước dành cho sự nghiệp y tế không đảm bảo nhu cầu tối thiểu thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp y tế và chất lượng của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Vì vậy, tuỳ theo tình hình thực tế và thực trạng của từng ngành mà nhà nước sẽ xác định một phần ngân sách nhà nước hợp lý dành cho từng ngành trong đó có ngành y tế. * Phạm vi, mức độ bao cấp của nhà nước cho sự nghiệp y tế. Trong thời kỳ bao cấp, Nhà nước thực hiện chính sách khám chữa bệnh không mất tiền, vì thế, mặc dù mức độ chi cho sự nghiệp y tế lớn nhưng vẫn không có hiệu quả. Hiện nay với xu hướng giảm bớt các khoản chi mang tính bao cấp, thực hiện chi có trọng điểm trọng tâm và thực hiện xã hội hoá hoạt động y tế dẫn đến cơ cấu, nội dung chi cho sự nghiệp y tế cũng có những thay đổi. Tuy nhiên, trong cơ chế hiện nay, các khoản chi bao biện, bao cấp đã và sẽ dần được xoá bỏ song có nhiều các khoản chi khác lại xuất hiện hoặc đòi hỏi tăng lên. Ở một số nước, trong lĩnh vực y tế, nhà nước chỉ cấp phát kinh phí cho hoạt động phòng chống dịch bệnh, thanh toán tiền chữa bệnh cho những bệnh nhân nghèo, người có công với nước... ngoài ra, việc chữa các loại bệnh thông thường sẽ do bệnh nhân và gia đình tự đảm bảo kinh phí. Tuy nhiên, danh mục các đối tượng và lĩnh vực do nhà nước đảm nhận được quy định rất cụ thể, rõ ràng và được luật pháp hoá. * Tốc độ tăng dân số và tỷ lệ mắc bệnh trong nhân dân. Tốc độ tăng dân số và tỷ lệ mắc bệnh trong nhân dân sẽ ảnh hưởng lớn đến chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế. Dân số tăng nhanh trong khi ngân sách nhà nước còn hạn hẹp đã gây sức ép lớn về mặt xã hội, nhất là y tế. Dân số tăng nhanh cùng với điều kiện vật chất của người dân thiếu thốn, môi trường sinh thái bị ô nhiễm, đi kèm với nó là sự xuất hiện và tăng nhanh của bệnh dịch, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Để thanh toán và đẩy lùi bệnh dịch thì phải tăng cường đầu tư vào việc phòng bệnh và chữa bệnh. Mặt khác, tỷ lệ mắc bệnh trong nhân dân cao, mô hình bệnh tật của nước ta đang chuyển dịch theo mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển đòi hỏi các hoạt động y tế phải đổi mới và chuyển đổi để giải quyết vấn đề về bệnh tật. Điều này cũng ảnh hưởng tới nội dung và cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế. * Trang thiết bị cho hoạt động y tế Tình hình trang thiết bị của ngành y tế cũng ảnh hưởng tới chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động y tế tốt hiện đại, đảm bảo được nhu cầu khám chữa bệnh thì khoản chi cho mua sắm trang thiết bị dùng cho y tế sẽ giảm kéo theo chi ngân sách cho sự nghiệp y tế giảm và ngược lại. Hiện nay trang thiết bị y tế ở nước ta còn thiếu và lạc hậu, chưa đáp ứng được đầy đủ cho sự phát triển, các trang thiết bị y tế hiện đại hầu hết tập trung ở các bệnh viện lớn trong khi ở các bệnh viện tuyến huyện và tuyến cơ sở, trang thiết bị còn rất thô sơ, vì vậy vấn đề đặt ra là nhà nước phải chi nhiều hơn nữa cho mua sắm trang thiết bị y tế, đặc biệt là ở các bệnh viện tuyến cơ sở Ngoài những nhân tố kể trên, thì chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác như : Mạng lưới tổ chức của ngành y tế, khả năng và trình độ của ngành y tế, sự biến động về kinh tế, chính trị, xã hội và của các nhân tố cụ thể như : Giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái... Tất cả các nhân tố trên đều gây ảnh hưởng tới chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế nhưng mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố trong từng thời kỳ lại khác nhau. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí nội dung và cơ cấu các khoản chi của ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế một cách khách quan, phù hợp với yêu cầu của tình hình ngành y tế và tình hình kinh tế, chính trị trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Tóm lại, chương một của luận văn đã đề cập đến một số vấn đề lý luận chung về chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế. Nghiên cứu những lý luận chung về chi NSNN cho sự nghiệp y tế có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý các khoản chi này trong thực tiễn cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô để sao cho việc quản lý mang lại hiệu quả cao, đảm bảo được các mục tiêu vĩ mô của nhà nước. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 2.1.1- Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế chính trị của Hà Nội. Hà Nội là thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một thành phố lớn nằm ở hai bên bờ sông Hồng, thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ ngàn xưa. Hà Nội ở trung tâm Bắc bộ, tiếp giáp với 5 tỉnh : Phía bắc giáp với Thái Nguyên, phía đông giáp với Hoà Bình, Hải Dương, phía nam và tây giáp với Hà Tây và Vĩnh Phúc. Là thành phố có diện tích không lớn với 927,39 km2 nhưng dân số lại rất đông với 3.740 nghìn người, mật độ là 2.973 người/ km2. Hà Nội có 7 quận nội thành là Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy và 5 huyện ngoại thành là Gia Lâm, Từ Liêm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Đông Anh. Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước. “ Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế, một trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước”( Nghị quyết 08 của Bộ chính trị ngày 21/01/1983 ) Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của nước ta. Từ Thủ đô đi đến các thành phố, thị xã của vùng Bắc bộ cũng như của cả nước bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thuỷ đều rất dễ dàng và thuận tiện. Đây chính là những yếu tố gắn bó chặt chẽ Thủ đô với các trung tâm khác trong cả nước và tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội tiếp nhận kịp thời các thông tin thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới, tham gia quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực và hội nhập vào quá trình phát triển năng động của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Hà Nội là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị lớn của cả nước, cơ cấu kinh tế rất đa dạng và phức tạp. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm quốc nội là 9-10%. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các lĩnh vực như văn hoá, giáo dục, y tế cũng chịu sự tác động không nhỏ. Do mật độ dân số cao, lại phân bố không đồng đều, chủ yếu là tập trung ở nội thành, vì vậy, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, mạng lưới y tế của Hà Nội đã được tổ chức với nhiều mô hình các bệnh viện, với chuyên môn nghiệp vụ khoa học kỹ thuật từ tuyến cơ sở đến thành phố, bệnh viện chuyên khoa, đa khoa tập trung chủ yếu ở nội thành nên thường xảy ra tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn trong khi ở các trung tâm y tế cơ sở, các giường bệnh lại hoạt động không hết công suất. Hơn nữa, Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư và đa dạng các thành phần cùng với quá trình nhập cư ồ ạt vào thành phố, đó là điều kiện để bệnh dịch phát triển nên nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân càng trở nên quan trọng hơn. Do sự chênh lệch về điều kiện sống, mức thu nhập, khả năng của các bệnh viện ngoại thành hạn chế rất nhiếu so với các bệnh viện nội thành dẫn đến tình trạng thiếu đồng bộ về quản lý y tế giữa các địa phương trên địa bàn thành phố. Một vấn đề đặt ra là y tế là một loại hàng hoá công cộng tức là hàng hoá mà mọi người có thể tiêu dùng chung, vậy thì làm sao để hoạt động y tế được phân bổ đồng đều cho từng người dân. Muốn vậy, công tác quản lý chi phải được quản lý chặt chẽ, hợp lý đáp ứng kịp thời và đầy đủ những yêu cầu cần thiết về vốn của tuyến cơ sở để xây dựng nâng cấp ngày một hoàn thiện hơn để cho hoạt động của sự nghiệp y tế ngày một nâng cao. 2.1.2- Thực trạng ngành y tế Hà Nội những năm gần đây. Trong những năm gần đây, có nhiều sự kiện lớn và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển Thủ đô cũng như của ngành Y tế Hà Nội. NgànhY tế đã được Bộ Y tế, Thành uỷ, UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là chế độ chính sách và đầu tư. Năm 2002, ngành y tế Hà Nội đứng trước nhiều thử thách do diễn biến phức tạp của thời tiết và bệnh dịch... nhưng cán bộ và nhân viên ngành y tế Hà Nội với tinh thần trách nhiệm, yêu ngành yêu nghề tận tụy với việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, không ngừng tăng cường công tác quản lý nhà nước, đa dạng hoá các loại hình phục vụ, đổi mới trang thiết bị, nâng cao kỹ thuật chuyên môn, đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cuả nhân dân Thủ đô ngày càng cao. Năm 2002, hầu hết các cơ sở y tế thủ đô sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, tạo sự chuyển biến rõ rệt của toàn ngành trên mọi lĩnh vực. 2.1.2.1.Về hệ thống tổ chức Sở Y tế Bệnh viện thành phố Trung tâm y tế quận huyện Trung tâm y tế xã phường Bệnh viện huyện Ngành y tế Hà Nội hiện có 43 đơn vị : 31 đơn vị tuyến Thành phố và 13 đơn vị tuyến quận huyện. Tuyến xã phường có 228 trạm y tế. Chia theo khối có 3 đơn vị sản xuất kinh doanh (đã thực hiện cổ phần hoá) và 40 đơn vị hành chính và sự nghiệp trong đó có14 bệnh viện Thành phố, 8 trung tâm y tế quận huyện có giường bệnh, trung tâm chuyên khoa có nhiệm vụ phòng bệnh và trường TH y tế đào tạo cán bộ trung sơ cấp y dược. * Hệ thống nhân lực: Toàn ngành y tế Hà Nội hiện có 6855 cán bộ công nhân viên chức, tăng so với năm 2001 là 107% Phân theo cấp : - Thành phố : 4160 người chiếm 60,8% - Quận huyện : 1587 người chiếm 23,15% - Xã phường : 1108 người chiếm 16,16% Phân theo khối : - Khối hành chính : 57 người - Khối sự nghiệp : 6855 người - Khối sản xuất kinh doanh : 700 người Theo chức danh : Đại học Y có 1600 người chiếm 23,34 % toàn ngành, sau đại học 792 người chiếm 49,5% Đại học Y Đại học dược có 239 người trong đó sau đại học là 115 người chiếm 48,12% Đại học Dược. * Cơ sở vật chất, trang thiết bị Vì Hà Nội là trung tâm giao lưu văn hoá - kinh tế - chính trị của cả nước, là thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam nên cơ sở vật chất trang thiết bị y tế được trang bị khá đầy đủ, hiện đại. Tuy nhiên, cơ sở vật chất trang thiết bị này cũng chỉ được tập trung ở những bệnh viện lớn như bệnh viện Xanh Pôn, bệnh viện Thanh Nhàn.... còn ở các trung tâm y tế quận, huyện vẫn còn thiếu những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân thủ đô. 2.1.2.2. Những hoạt động chủ yếu của ngành y tế những năm gần đây - Công tác y tế dự phòng Chủ yếu triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh nên không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn Hà Nội. Bệnh sốt xuất huyết giảm 25%. Số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đủ 6 loại vắc xin là 48.250 trẻ đạt 99,3%, tiêm phòng Viêm não Nhật Bản cho 14.125 trẻ đạt 99,3%, số phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván 46500 người đạt 91,5%, loại trừ uốn ván trẻ sơ sinh. Tổ chức tốt chiến dịch trẻ 6-36 tháng tuổi được uống Vitamin A là 132.341 đạt 100%, phụ nữ sau khi sinh được uống Vitamin A 40.000 đạt 99%.Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại 400 cơ sở. Khám sức khoẻ định kỳ cho 3077 công nhân lao động, phát hiện 101 người mắc bệnh nghề nghiệp. - Y tế cơ sở và các chương trình y tế Tiếp tục duy trì hoạt động của y tế thôn đội, đảm bảo 100% thôn có nhân viên y tế hoạt động; Đảm bảo 100% bác sỹ công tác tại trạm y tế xã phường, tăng số lượt người khám bệnh/ đầu dân tại các trạm y tế từ 14,7% năm 2001 lên 18,2% năm 2002. Tiếp tục triển khai hoạt động có hiệu quả 30 chương trình y tế, các mục tiêu hoạt động của chương trình y tế quốc gia và Thành phố đều vượt so với kế hoạch đề ra như : Chương trình tiêm chủng mở rộng đạt 99,84% ; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi từ 16,5% xuống còn 15,5%, giảm số xã có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao ( trên 25% ) từ 43 xã xuống còn 23 xã.Tăng cường số giường bệnh ở các bệnh viện, đặc biệt là ở các bệnh viện quận huyện. Nhìn chung , số giường bệnh được sử dụng một cách tối đa và ngày một tăng lên, thể hiện qua bảng số 1 Bảng số 1 : Tình hình sử dụng giường bệnh của Thành phố qua 2 năm 2001 - 2002 Điểm Giường kế hoạch Giường thực hiện Tỷ lệ đạt(%) 2001 2002 2001 2002 2001 2002 Bệnh viện TP 2.730 2.740 2.956 3123,2 108 114 TTYT quận huyện 620 760 754 855,6 122 113 Toàn TP 3350 3500 3710 3978,7 110 114 ( Nguồn số liệu :Tình hình hoạt động sự nghiệp y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2002 - Sở Y tế Hà Nội) Qua bảng số liệu trên ta thấy, số giường bệnh sử dụng tăng dần lên, đặc biệt là số giường bệnh ở các TTYT quận huyện đã tăng lên một cách rõ rệt : Năm 2001 là 3350/3710 và năm 2002 là 3500/3978,7; Trong đó, số giường bệnh của các TTYT quận huyện năm 2001 là 620/754, năm 2002 là 760/855,6. Như vậy, trên thực tế, số giường bệnh luôn vượt kế hoạch đề ra; Điều này nói lên sự tín nhiệm của nhân dân đối với các bệnh viện ngày càng tăng lên, đặc biệt là các TTYT quận huyện đã và đang từng bước khẳng định mình. Một số chương trình khác như : Chương trình VSATTP, chương trình mục tiêu sức khỏe Tâm thần cộng đồng, chương trình phòng chống ma tuý và các chương trình khác đều đạt mục tiêu đề ra, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. - Công tác khám chữa bệnh Công tác khám chữa bệnh có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng chuyên môn từng bước được nâng cao hiệu quả. Thể hiện qua bảng số 2 Bảng số 2 : Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chuyên môn về khám chữa bệnh năm 2002 của ngành y tế Hà Nội Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh 2002/2001 Tỷ trọng % Số tuyệt đối 1- Tổng số lần khám 2.297.573 2.602.076 113,3 304.503 2- Tổng số BN khám 2.017.869 2.281.893 113,1 264.024 3- Số BN ngoại trú 483.468 91.462 18,9 -392.006 4- Số BN vào viện 144.326 154.303 106,9 9.977 5- Số BN chuyển viện 26.802 32.122 119,8 5.310 6- Số BN ra viện 140.274 149.981 106,9 9.707 7- Số BN tử vong 747 865 115,8 118 8- Chẩn đoán hình ảnh 359.294 457.721 127,4 98.427 9- Thăm dò chức năng 32.513 44.791 137,8 12.278 ( Nguồn số liệu : Thực hiện chỉ tiêu về khám chữa bệnh của ngành y tế Hà Nội qua 2 năm 2001- 2002 - Sở Y tế Hà Nội ). Qua số liệu trên cho thấy tổng số bệnh nhân khám năm 2002 tăng so với năm 2001 là 113,1% ứng với số tuyệt đối là 264.024 bệnh nhân, theo đó, số bệnh nhân ra viện tăng 106,9% so với năm 2001 ứng với số tuyệt đối là 9.707 bệnh nhân; Đây là dấu hiệu rất đáng mừng vì điều này chứng tỏ rằng chất lượng điều trị khám chữa bệnh ngày một nâng cao cả về trình độ chuyên môn lẫn công tác phục vụ bệnh nhân. Số bệnh nhân điều trị ngoại trú giảm rõ rệt từ 483.468 xuống còn 91.462, điều này chứng tỏ các bệnh viện ngày càng tạo được uy tín đối với các bệnh nhân; Hơn nữa, số bệnh nhân điều trị ngoại trú giảm được cũng do cơ sở vật chất của các bệnh viện được cải thiện nhiều, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân; Điều này cũng đồng thời được thể hiện qua số liệu chẩn đoán hình ảnh tăng từ 359.294 lần năm 2001 lên 457.721 lần năm 2002 đạt tỷ trọng là 127,4%( số tuyệt đối là 98.427 lần ), tổng số thăm dò chức năng tăng 137,8% ứng với số tuyệt đối là 12.278 lần. Tuy nhiên, số bệnh nhân chuyển viện lại tăng lên : Nếu như năm 2001, số bệnh nhân chuyển viện là 26.802 bệnh nhân thì năm 2002, số bệnh nhân chuyển viện là 32.122 tăng 119,8% ứng với số tuyệt đối là 5.310 bệnh nhân; Đồng thời, số bệnh nhân tử vong cũng tăng lên nhưng không đáng kể, năm 2001 là 747 bệnh nhân thì năm 2002, số bệnh nhân tử vong là 865 bệnh nhân. Như vậy, vấn đề là vẫn còn có những tồn tại trong việc điều trị cho các bệnh nhân ở các bệnh viện, tuy nhiên, vấn đề này chắc chắn sẽ được khắc phục trong thời gian ngắn. - Công tác dược Cung ứng đầy đủ thuốc chất lượng tốt cho công tác khám chữa bệnh, thực hiện tốt các quy chế chuyên môn dược, quản lý, bảo quản, xuất nhập thuốc đúng quy định. Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị và nhân lực cho khối dược, nhiều đơn vị đã và đang triển khai ứng dụng tin học trong quản lý dược. - Thực hiện xã hội hoá công tác khám chữa bệnh Xã hội hoá công tác khám chữa bệnh đã và đang được ngành y tế Hà Nội quan tâm nhằm giảm sự quá tải trong khâu khám và điều trị, giảm gánh nặng cho ngân sách, tạo điều kiện cho người bệnh được hưởng các dịch vụ y tế tốt nhất. Điều này được thể hiện qua một số chỉ tiêu như : Số giường xã hội hoá là 250, số bệnh nhân hiện có giường xã hội hoá là 57, số bệnh nhân vào viện xã hội hoá là 9.138. Tuy công tác xã hội hoá mới được thực hiện nhưng ngành y tế Hà Nội đã đạt được những chỉ số đáng mừng, đặc biệt là có một số mô hình tỏ ra có hiệu quả như : Trung tâm dịch vụ và tư vấn y tế của Trung tâm dịch vụ bác sỹ gia đình; Đơn vị tán sỏi ngoài cơ thể của bệnh viện Thanh Nhàn; Phòng khám đa khoa theo yêu cầu của TTVCCC Hà Nội; Phòng khám bán công chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện Việt Nam- CuBa.... 2.1.2.3- Nguồn vốn đầu tư và quản lý nguồn vốn Nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp y tế ngày càng phong phú đa dạng bao gồm : Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn bảo hiểm y tế, nguồn viện phí, nguồn tài trợ và viện trợ, nguồn kinh phí các chương trình và nguồn thu khác. Nhưng trong điều kiện hiện nay, nguồn vốn cho sự nghiệp y tế chủ yếu là từ 4 nguồn sau : Nguồn NSNN, nguồn viện phí, nguồn BHYT, nguồn tài trợ và viện trợ. Để cụ thể hơn, ta đi sâu vào nghiên cứu tình hình nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp y tế thành phố Hà Nội qua bảng số 3 Bảng số 3 : Tình hình nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội Đơn vị tính : Triệu đồng Các nguồn Năm 2001 Năm 2002 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng các nguồn 218.429 100,0 255.680 100,0 1. Nguồn NSNN chi TX 132.640 60,7 141.291 55,3 2. Nguồn NSNN đầu tư XDCB 15.712 7,2 19.930 7,8 3. Nguồn BHYT 28.872 13,2 30.320 11,9 4. Nguồn viện phí 24.286 11,1 42.456 16,5 5. Nguồn tài trợ và viện trợ 8.972 4,1 12.067 4,7 6. Nguồn kinh phí các C. trình 5.447 2,5 6.056 2,4 7. Nguồn thu khác 2500 1,2 3560 1,4 ( Nguồn số liệu : Sở Y tế Hà Nội ) 2.1.2.3.1 Nguồn ngân sách nhà nước: Đây là nguồn lầy từ NSNN hàng năm cung cấp chủ yếu trong hoạt động của khu vực y tế nhà nước. NSNN là nguồn kinh phí ổn định, là nguồn có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động chăm sóc sức và bảo vệ sức khoẻ nhân dân mà nguồn khác không thể thay thế được. Nguồn NSNN đầu tư cho hoạt động y tế được phân chia ra làm 3 mảng do ba phòng tài chính của Sở Tài chính - vật giá quản lý: Nguồn NSNN cấp cho hoạt động chi thường xuyên của sự nghiệp y tế do phòng Hành chính sự nghiệp cấp phát và quản lý; Nguồn NSNN cấp cho đầu tư phát triển sự nghiệp y tế (ĐTXDCB) do phòng đầu tư quản lý; Nguồn kinh phí cấp cho các chương trình do phòng quản lý ngân sách quản lý. Ở đây chỉ đi sâu vào NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế. Nguồn NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế là nguồn mang tính ổn định khá rõ nét và mang tính tiêu dùng chung cho toàn xã hội. Trong cơ chế quản lý tập trung bao cấp, nhà nước cung cấp các dịch vụ y tế miến phí thì tất yếu, phạm vi và mức độ chi cho sự nghiệp y tế phải trải rộng. Còn trong cơ chế thị trường có sự quảnlý của nhà nước, hoạt động y tế có sự chăm lo của cả nhà nước và nhân dân, nhờ đó mà nhà nước có thể từng bước thu hẹp và hạ thấp mức chi cho lĩnh vực này, tuy nhiên, nguồn NSNN cấp vấn chiếm phần chủ yếu trong tổng chi tiêu cho sự nghiệp y tế. Nguồn NSNN cấp cho sự nghiệp y tế trên điạ bàn Hà Nội tăng lên qua các năm( về số tuyệt đối), nếu như năm 2001 là 132.640 triệu đồng thì năm 2002 là 141.291 triệu đồng, nhưng tỷ trọng giảm tự 60,7% năm 2001 xuống còn 55,3% năm 2002. Điều này chứng tỏ là ngân sách nhà nước vẫn luôn là nguồn kinh phí chủ yếu đầu tư cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Hà Nội vì vẫn giữ tỷ trọng cao nhất trong các nguồn nhưng tỷ trọng đã giảm dần, thay vào đó, có nhiều nguồn lực khác đang chia sẻ nguồn kinh phí cho sự nghiệp y tế với nhà nước, thực hiện được đúng mục tiêu nhà nước và nhân dân cùng làm. Mặc dù tổng nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp y tế ngày càng tăng (năm 2001 là 218.429 triệu đồng thì năm 2002 là 255.680 triệu đồng) nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, đặc biệt là đối với các đối tượng nghèo và gia đình khó khăn, những người bị bệnh hiểm nghèo. Vì vây, phải đặc biệt quan tâm đến các nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp này, đặc biệt là đối với nguồn vốn từ NSNN bởi dịch vụ y tế là một dịch vụ không thuần tuý hoạt động theo cơ chế thị trường, do đó, muốn đảm bảo mục tiêu công bằng thì nguồn NSNN có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, trong quản lý và sử dụng các khoản chi NSNN cho sự nghiệp y tế cần phải theo một cơ chế và thủ tục chặt chẽ để đảm bảo các khoản chi NS cho sự nghiệp y tế ngày càng tiết kiệm và có hiệu quả. 2.1.2.3.2. Nguồn Bảo hiểm y tế (BHYT) Hoạt động của BHYT nhằm huy động sự đóng góp của các cá nhân, tập thể, cộng đồng xã hội để cung cấp nguồn tài chính cho việc khám chữa bệnh của những người có thẻ BHYT. Đây có thể được coi là một trong những giải pháp tối ưu trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân Bảng số 4 : Tình hình thu BHYT qua 2 năm 2001 - 2002 Đơn vị tính: Triệu đồng Nội dung Năm 2001 Năm 2002 2002 so với 2001 Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng% số tuyệt đối Tỷ trọng% Tổng thu từ BHYT 28.872 100 30.320 100 1448 5 ( Nguồn số liệu : Hoạt động BHYTtrên thành phố - Sở Y tế Hà Nội) Như vậy, số thu từ BHYT ngày càng tăng lên : Năm 2001 là 28.872 chiếm 13,2% trong nguồn vốn cho sự nghiệp y tế thì năm 2002 là 30.320 triệu đồng chiếm 11,9% trong nguồn vốn chi cho sự nghiệp y tế. Tuy nhiên, tổng thu từ BHYT chỉ tăng về số tuyệt đối còn về tỷ trọng trong nguồn vốn chi cho sự nghiệp y tế thì năm 2002 lại giảm so với năm 2001, năm 2001 là 13,2% thì năm 2002 là 11,9% (giảm 1,3%); Điều này chứng tỏ rằng nguồn thu từ BHYT cho sự nghiệp y tế chiếm tỷ trọng vẫn còn khiêm tốn so với các nguồn thu khác dành cho hoạt động y tế. Số thu từ BHYT được phân chia như sau : - 80% chi cho khám chữa bệnh, trong đó : + 5% để lại cho cơ quan đơn vị cho chăm sóc sức khoẻ ban đầu + 45% dành cho khám chữa bệnh ngoại trú, nhưng phải quyết toán theo thực chi, hàng quý nếu không chi hết phải chuyển sang quý sau + 50% dành cho điều trị nội trú - 18% chi cho bộ máy quản lý BHYT của thành phố - 2% nộp BHYT Việt Nam BHYT Việt Nam có trách nhiệm thanh toán đối với cơ sở khám chữa bệnh về trợ cấp BHYT cho người có thẻ BHYT do mình phát hành như sau : Người có thẻ BHYT điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc thành phố đề nghị BHYT Việt Nam làm thủ tục chi hộ. BHYT Việt Nam sẽ thanh toán một phần viện phí cho người được BHYT với cơ sở khám chữa bệnh thông qua BHYT thành phố giám định và thực hiện phương thức thanh toán đa tuyến. Bên cạnh những điểm tích cực thì nguồn vốn từ BHYT cho hoạt động y tế vẫc còn những mặt hạn chế sau : - Nguồn vốn BHYT chỉ cung cấp hoạt động khám chữa bệnh cho những người có thẻ BHYT, chưa cung cấp lực lượng vật chất cho các hoạt động khác của ngành y tế. - Chưa huy động được đông đảo các tầng lớp dân cư tham gia BH, đặc biệt là tầng lớp người nghèo vẫn chưa được hưởng nhiều dịch vụ y tế từ nguồn BHYT cung cấp. 2.1.2.3.3 Nguồn viện phí Nguồn viện phí là nguồn tài chính do các hộ gia đình cung cấp khi họ có người thân nằm viện. Việc thu viện phí do các bệnh viện thực hiện, viện phí là nguồn thu của ngân sách nhà nước nhưng không nộp vào NSNN mà thông qua việc ghi thu ghi chi NSNN. Với cơ chế này sẽ tiện lợi cho các bệnh viện nhưng sẽ hạn chế khả năng kiểm tra, giám sát và quản lý của cơ quan tài chính. Việc thu viện phí được áp dụng như sau : Đối với người bệnh ngoại trú, biểu giá thu một phần viện phí được tính theo lần khám bệnh và các dịch vụ mà người bệnh trực tiếp sử dụng. Đối với ngưòi bệnh nội trú, biểu giá thu một phần viện phí được tính theo ngày giường nội trú của từng chuyên khoa theo phân hạng bệnh viện và các khoản chi phí thực tế sử dụng trực tiếp cho người bệnh gồm tiền thuốc, máu, dịch truyền, xét nghiệm, phim Xquang Theo chế độ thì toàn bộ viện phí thu được sẽ để lại đơn vị. Tình hình thu viện phí của ngành y tế Hà Nội như sau: Bảng số 5 : Tình hình thu viện phí qua 2 năm 2001 - 2002 Đơn vị tính : Triệu đồng Nội dung Năm 2001 Năm 2002 2002 so với 2001 Số tuyệt đối Tỷ trọng ( % ) Số tuyệt đối Tỷ trọng ( % ) Số tuyệt đối Tỷ trọng ( % ) Số thu VP 24.286 100 42.456 100 18.170 74,8 (Nguồn số liệu : Sở Y tế Hà Nội) Số thu viện phí năm 2002 tăng so với năm 2001 là 18.170 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 74,8%. Điều này chứng tỏ rằng tình hình phục vụ chăm sóc sức khoẻ của các bệnh viện thành phố ngày càng được nâng cao và được nhân dân ngày càng tín nhiệm. Tổng nguồn thu viện phí được sử dụng như sau : - 70% sử dụng cho cơ sở khám bệnh, khám bệnh thu khoản viện phí đó để tăng kinh phí mua thuốc, dịch truyền, máu hoá chất, phim Xquang, vật tư, dụng cụ y tế kể cả quần áo, chăn màn, giường chiếu và vật tư rẻ tiền mau hỏng phục vụ người bệnh kịp thời. - 30% còn lại được sử dụng như sau: + 25%-28% dùng để khen thưởng cho những cán bộ công nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, phục vụ người bệnh tận tình. + 2%-5% còn lại chuyển về cơ quan chủ quản (bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế chuyển về bộ y tế; Bệnh viện của tỉnh thành phố trực thuộc TW chuyển về Sở Y tế; Bệnh viện của các ngành chuyển về bộ, ngành chủ quản) để thành lập quỹ hỗ trợ cho các bệnh viện không có điều kiện thu viện phí và khen thưởng cho các đơn vị cá nhân có thành tích trong công tác khám chữa bệnh Tuy nhiên, nguồn viện phí hiện nay vẫn còn một số hạn chế sau : - Viện phí đang áp dụng là viện phí tình một phần chứ chưa được tính đầy đủ giá trị của dịch vụ y tế, do đó, nhà nước vẫn phải bao cấp thay thế. Như vậy, nhà nước phải bao cấp cho cả người giàu lẫn người nghèo, mà ngưòi giàu sẽ được bao cấp nhiều hơn vì họ có khả năng tiếp cần và sử dụng dịch vụ y tế kỹ thuật cao mà người nghèo thì ngược lại - Do không tính đủ viện phí cho nên người dân không ý thức được hết sự miễm giảm đó làm cho họ dễ coi thường lao động nghề nghiệp y tế và dẫn đến những khó khăn trong việc miễn giảm viện phí. - Việc trích một phần viện phí làm quỹ phúc lợi cho các cơ sở thu viện phí, tuy có giảm bớt khó khăn cho các cán bộ công chức ở đó nhưng nó cũng gây ra một sự bất công bằng trong các cán bộ công chức ngành y tế, giữa nơi thu được nhiều viện phí với nơi thu được ít viện phí hoặc không thu được viện phí, trong đó có các chuyên khoa như tâm thần, phong ... 2.1.2.3.4 Nguồn tài trợ và viện trợ. Nguồn viện trợ bao gồm của LHQ, CP các nước. Trong những năm qua, nguồn tài trợ từ nước ngoài cho hoạt động y tế thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn hơn 4 %- 4,5% so với tổng nguồn cung cấp cho hoạt động y tế khu vực nhà nước: Cụ thể, năm 2001, nguồn kinh phí viện trợ là 8972 triệu đồng thì năm 2002 là 12.067 triệu đồng, tăng so với năm 2001 là 3.095 triệu đồng (tỷ trọng tăng từ 4,1% lên 4,7%) Nguồn tài trợ từ nước ngoài giúp cho việc thực hiện các chương trình dự án chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được tiến hành thuận lợi. Tiền viện trợ giúp cho công tác đào tạo cán bộ ngành y tế, giúp cho ngành y tế có điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với những cách thức quản lý hiện đại, khả năng tiếp nhận các máy móc, quy trình công nghệ mới cho hoạt động của ngành y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong các bệnh viện, tăng cường sức khoẻ cho nhân dân. Tuy nhiên, nguồn viện trợ cũng có những hạn chế sau : - Nó là nguồn kinh phí không ổn định vì nó phải phụ thuộc vào thái độ chính trị của nhà tài trợ; Việc sử dụng nguồn lực này cho hoạt động y tế phụ thuộc vào ý muốn của các nhà tài trợ. Do đó, không tạo được tính chủ động đối với các hoạt động chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và cũng sẽ phải chịu những ràng buộc nhất định khi nhận nguồn tài trợ, viện trợ. - Việc giải ngân cho các dự án do nước ngoài tài trợ trong đó có cả viện trợ không hoàn lại còn chậm, các chủ dự án cũng như các địa phương tiếp nhận nguồn này chưa nắm rõ được về việc quản lý và hạch toán nguồn viện trợ này nên tiến độ triển khai còn chậm. - Các nguồn viện trợ thường sử dụng cho một dự án nhất định phù hợp với tôn chỉ mục đích hoạt động cuả tổ chức quốc tế chứ không đáp ứng được mọi nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân. 2.2- THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ CẤP PHÁT CÁC KHOẢN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. 2.2.1. Cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cơ chế quản lý kinh phí cho hoạt động y tế trên địa bàn Hà Nội được thể hiện qua sơ đồ sau . Sở tài chính vật giá Hà Nội Sở y tế Hà Nội Phòng tài chính quận huyện Trung tâm y tế quận huyện Các bệnh viện trung tâm chuyên khoa Trung tâm y tế xã phường Như vậy, kinh phí của hoạt động sự nghiệp y tế được chia ra làm 2 mảng: Thứ nhất: Do tồn tại ngân sách cấp huyện nên kinh phí của các trung tâm y tế do ngân sách cấp huyện quản lý, kinh phí của các bệnh viện và trung tâm y tế chuyên khoa do ngân sách Thành phố quản lý nhưng được thông qua Sở y tế, Sở tài chính bàn giao toàn bộ kinh phí của các bệnh viện, trung tâm y tế chuyên khoa trực thuộc là các đơn vị dự toán cấp II của ngân sách thành phố. Sở Tài chính có trách nhiệm quản lý, kiểm tra tình hình cấp phát của Sở y tế cũng như việc sử dụng kinh phí tại các đơn vị trực thuộc. Thứ hai : Ngân sách quận huyện trực tiếp quản lý của các trung tâm y quận huyện trên địa bàn. Các trung tâm y tế quận huyện là đơn vị dự._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37129.doc
Tài liệu liên quan