MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài
Với chức năng là trung gian tài chính, hệ thống Ngân hàng đã giúp luân chuyển vốn trong nền kinh tế, từ nơi thừa sang nơi thiếu, qua đó nguồn vốn được sử dụng hiệu quả, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Với các Ngân hàng thương mại như quy mô, thời hạn, cơ cấu tài sản và các hoạt động dịch vụ ngoại bảng tổng kết tài sản, từ đó quyết định đến khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của Ngân hàng.
Thực hiện đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, tro
64 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn của Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Chi nhánh Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng những năm qua, ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành nói riêng đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới, tìm tòi và phát triển thêm những hình thức huy động vốn mới nhằm thu hút thêm nguồn vốn huy động. Chính vì vậy đã góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành cũng gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn trung và dài hạn. Do thực trang kinh tế hiện nay rất khó khăn khiến điều kiện kinh doanh cũng gặp rất nhiều bất lợi,sự cạnh tranh giữa các ngân hàng gay gắt về lãi suất cho vay.lãi suất huy động,chi phí dịch vụ..đã khiến Ngân hàng Đầu từ và Phát triển Hà Thành đứng trước một thách thức vô cùng lớn.
Nhận thức được vấn đề này, sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành, được tiếp cận với các hoạt động của Ngân hàng, em đã chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành" làm chuyên đề thực tập. Với đề tài này, huy động vốn nợ được tập trung nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lí luận cơ bản của vấn đề tăng cường khả năng huy động vốn của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích thực trạng phát triển khả năng huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành. Đánh giá những kết quả, những tồn tại và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh khả năng huy động vốn của chi nhánh trong điều kiện mức độ cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng gay gắt.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khả năng huy động vốn,tạo nguồn vốn là nguồn gốc của mọi hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Do vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những giải pháp phát triển tăng cường khả năng huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu việc phát triển khả năng huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (đã giới hạn) trong khoảng từ năm 2006 đến năm 2008.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng đồng bộ hệ thống các phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu như phương pháp biện chứng và logic, phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống, phương pháp thống kê và so sánh….
Kết cấu chuyên đề
Chuyên đề gồm ba chương.
Chương 1: Lý luận chung về huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành
Chương 3: Giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên trong chuyên đề của em khó tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy cô nhận xét và góp ý để cho chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới THS.Đặng Thị Lệ Xuân, người đã giúp đỡ em trong suốt quá trình làm chuyên đề thực tập, cùng các thầy cô trong khoa, ban lãnh đạo và các anh chị tại phòng kế hoạch tổng hợp NHĐT&PT chi nhánh Hà Thành đã nhiệt tình giúp đỡ và tận tình chỉ bảo cho em trong suốt thời gian qua, giúp em hoàn thành tốt bài chuyên đề thực tập này.
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
. Khái niệm, hoạt động chủ yếu NHTM
1.1.1. Khái niệm NHTM:
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
1.1.2. Hoạt động chủ yếu của NHTM:
Hoạt động cho vay
Là hoạt động cung ứng vốn của Ngân hàng trực tiếp cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên cơ sở thoả mãn các điều kiện vay vốn của Ngân hàng. Đây là hoạt động sinh lời chủ yếu cho Ngân hàng, phần lớn vốn của Ngân hàng tập trung cho hoạt động này. Khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, Ngân hàng có thể kiểm soát trực tiếp và thường xuyên mục đích sử dụng tiền vay. Các hình thức cho vay chủ yếu sau:
- Chiết khấu thương phiếu
- Cho vay ứng trước
- Cho vay vượt chi
- Tín dụng uỷ thác hay bao thanh toán
- Cho vay thuê mua
Hoạt động đầu tư
Đầu tư vào chứng khoán là hình thức phổ biến trong nghiệp vụ tài sản có của các NHTM và các tổ chức tín dụng. Ngân hàng có thể đầu tư vào trái khoán Chính phủ hoặc trái khoán công ty để thu lợi tức đầu tư, do đó mang lại thu nhập cho Ngân hàng. Hoạt động này cũng nâng cao khả năng thanh toán cho Ngân hàng, bảo tồn ngân quỹ.
Nghiệp vụ quản lý ngân quỹ
Các Ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và nhiều cá nhân. Nhờ đó, Ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều Ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó Ngân hàng chấp nhận quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.
Hoạt động mua bán ngoại tệ
Ngân hàng thực hiện kinh doanh ngoại tệ, đứng ra mua bán một loại tiền này, lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn thực hiện bởi các giao dịch như vậy có độ rủi ro rất cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao.
Bảo quản vật có giá
Các ngân hàng thực hiện việc lưu trữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng. Ngân hàng giữ vàng và giao cho khách hàng tờ biên nhận. Khách hàng phải trả phí bảo quản cho Ngân hàng.
Tài trợ các hoạt động của Chính phủ
Ngày nay, Chính phủ dành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các Ngân hàng. Các Ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ. Các ngân hàng phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được hoặc phải cho vay với các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp Nhà nước.
Bảo lãnh
Ngân hàng có thể bảo lãnh cho các khách hàng của mình, với sự bảo lãnh này khách hàng có thể dễ dàng tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Do khả năng thanh toán của ngân hàng rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của khách hàng, nên ngân hàng có uy tín bảo lãnh cho khách hàng. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh.
Hoạt động cho thuê thiết bị trung và dài hạn (Leasing)
Các ngân hàng có vốn lớn thường tiến hành mua tài sản về sau đó cho thuê. Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua. Hợp đồng cho thuê thường phải đảm bảo yêu cầu khách hàng phải trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê. Do vậy, cho thuê của ngân hàng cũng có nhiều điểm giống cho vay, và được xếp vào tín dụng trung dài hạn.
Cung cấp dịch vụ uỷ thác tư vấn
Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có rất nhiều chuyên gia tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và hoạt động tài chính. Dịch vụ uỷ thác còn phát triển sang cả uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư...
Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm
Các ngân hàng bán bảo hiểm cho khách hàng để đảm bảo trường hợp khách hàng gặp rủi ro.
Bên cạnh những dịch vụ như trên thì ngân hàng cũng cung cấp một số dịch vụ khác như: Thanh toán quốc tế, chuyển tiền...
1.2. Các hình thức huy động vốn của NHTM:
1.2.1. Nhận tiền gửi:
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM, khi một Ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó, ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư.
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh trạnh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau:
* Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi thanh toán): Đây là tiền gửi của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào Ngân hàng để nhờ Ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện. Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền này rất thấp (hoặc bằng không), thay vào đó chỉ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp. Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán (tài khoản có thể phát séc) cho khách hàng, thủ tục mở rất đơn giản, yêu cầu của Ngân hàng là khách hàng phải có tiền và chỉ thanh toán trong phạm vi số dư. Một số Ngân hàng sử dụng nhiều hình thức “biến tướng” của tài khoản thanh toán để nâng lãi suất loại tiền gửi này nhằm cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác.
* Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: Nhiều khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau một thời gian xác định. Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho hoạt động thanh toán song lãi suất lại rất thấp. Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền, Ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng đối với loại tiền gửi này. Nếu cấn chi tiêu, người gửi phải đến ngân hàng để rút tiền ra. Tuy không thuận lợi cho tiêu dùng bằng hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cao hơn tuỳ theo độ dài của kỳ hạn.
* Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm). Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đua ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn (ví dụ như tiền gửi với các kỳ hạn khác nhau, tiết kiệm bằng ngoại tệ, bằng vàng…). Ngân hàng có thể mở cho mỗi người tiết kiệm nhiều chương mục tiết kiệm (hoặc là sổ tiết kiệm) cho mỗi kỳ hạn và mỗi lần gửi khác nhau. Sổ tiết kiệm này không dùng để thanh toán tiền hàng và dịch vụ, song có thể thế chấp để vay vốn nếu ngân hàng cho phép.
* Tiền gửi của Ngân hàng khác: Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, Ngân hàng thương mại này có thể gửi tiền tại Ngân hàng khác. Tuy nhiên, quy mô này thường không lớn.
1.2.2. Nguồn đi vay:
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM. Tuy nhiên, khi cần, NHTM vay mượn thêm. Tại nhiều nước, NHTW thường quy định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn của chủ. Do vay nhiều Ngân hàng vào những giai đoạn cụ thể phải vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế.
a. Vay Ngân hàng Nhà nước (vay NHTW): Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM. Trong trường hợp thiếu hụt dữ trữ (dự trữ bắt buộc, dữ trữ thanh toán), NHTM thường vay NHNN. HÌnh thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn. Các thương phiếu đã được các NHTM chiết khấu (hoặc tái chiết khấu) trở thành tài sản của họ. Khi cần tiền, Ngân hàng mang những thương phiếu này lê tái chiết khấu tại NHNN. Nghiệp vụ này làm cho thương phiếu của NHTM giảm đi và dự trữ (tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHNN) tăng lên. NHNN điều hành vay mượn này một cách chặt chẽ, NHTM phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định. Thông thường, NHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng (thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của NHNN trong từng thời kỳ. Trong điều kiện chưa có thương phiếu, NHNN cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định.
b. Vay các NHTM khác: Đây là nguồn các Ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng. Các Ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ có thể sẵn lòng cho các Ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn. Ngược lại, các Ngân hàng đang thiếu hụt dữ trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo khả năng thanh khoản. Như vậy, nguồn vay mượn từ các Ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ NHNN. Quá trình vay mượn rất đơn giản, Ngân hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với Ngân hàng cho vay hoặc thông qua Ngân hàng đại lý (hoặc NHNN). Khoản vay có thể không cần đảm bảo, hoặc được đảm bảo bằng các chứng khoán của Kho bạc. Kết quả là dự trữ của Ngân hàng cho vay giảm đi và của Ngân hàng đi vay tăng lên.
c. Vay trên thị trường vốn: Giống như các doanh nghiệp khác, các Ngân hàng cũng vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu) trên thị trường vốn. Rất nhiều các NHTM thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Do vậy, các khoản vay trung và dài hạn nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn. Thông thường, đây là khoản vay không có đảm bảo. Những Ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suất cao sẽ vay mượn được nhiều hơn. Các Ngân hàng nhỏ thường khó vay mượn trực tiếp bằng cách này, họ thường phải vay thông qua các ngân hàng đại lý hoặc được bảo lãnh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Khả năng vay mượn vốn còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường tài chính,tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của Ngân hàng. Nghiệp vụ vay mượn tương đối phức tạp, Ngân hàng cần nghiên cứu kĩ thị trường để quyết định quy mô, mệnh giá, lãi suất và thời hạn vay mượn thích hợp. Các vấn đề chuyển nhượng, điều chỉnh lãi suất, bảo quản hộ… cũng được các Ngân hàng quan tâm.
1.2.3. Huy động khác
Loại này bao gồm nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán, các nguồn khác.
a. Nguồn uỷ thác
Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ… Các hoạt động này tạo nên nguồn uỷ thác tại Ngân hàng.
b. Nguồn trong thanh toán
Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C…). Những Ngân hàng là Ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dư từ tiền của các Ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay.
c. Nguồn khác: Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả…
1.2.4 Ưu và nhược điểm của các hình thức
* Tiền gửi ngân hàng :
- Ưu điểm :
+Rất linh hoạt, rộng lớn bao gồm: doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức xã hội,…Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng vừa là người cho vay đồng thời là người đi vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Với tư cách là người cho vay, nó cung cấp tín dụng cho các nhà doanh nghiệp, cá nhân. + Do là nguồn vốn huy động của xã hội với khối lượng và thời hạn khác nhau, do đó nó có thể thoả mãn các nhu cầu vốn đa dạng về khối lượng cũng như thời hạn và mục đích sử dụng. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư hàng hoá, trang trải các chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ, mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân. + Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì những doanh nghiệp này chưa có đủ điều kiện để tham gia vào thị trường vốn trực tiếp.
+ Góp phần đẩy nhanh nhịp độ tích tụ, tập trung vốn và tăng cường khả năng cạnh tranh giửa các doanh nghiệp.
+ Trong nền kinh tế thị trường, tiền tệ đóng vai trò vô cùng quan trọng, việc thắt chặt hay nới lỏng cung tiền tệ, kiềm chế lạm phát thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ tác động trực tiếp đến tình hình nền kinh tế.
+ Còn được sử dụng như một công cự quan trong để phát triển các ngành kinh tế chiến lược theo yêu cầu của chính phủ.
- Nhược điểm :
+ Thông tin về tài chính của cá nhân, doanh nghiệp, của ngân hàng không được thông suốt và cập nhật, khối lượng thông tin chưa được đầy đủ, cho nên chưa đáp ứng được tốt nhu cầu thông tin của các bên để đánh giá, thẩm định khoản vay và kiểm soát chất lượng tín dụng còn hạn chế. + Việc quản lý không tốt năng lực trả nợ của người vay có thể dẫn tới tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi.
+ Thủ tục còn nhiều vấn đề, còn chậm rườm rà, mất nhiều thời gian khiến gây khó chịu cho khách hàng.
* Nguồn đi vay :
- Ưu điểm :
+ Vay của ngân hàng nhà nước có thể được hưởng nhiều lợi ích, nhiều chương trình hỗ trợ và đảm bảo mức lãi suất thấp cho các ngân hàng cần vay vốn.
+ Trong nền kinh tế thị trường thì hiện tượng thừa thiếu vốn của các doanh nghiệp là thường xuyên xảy ra, vì vậy các doanh nghiệp, ngân hàng có thể huy động trên thị trường vốn đáp ứng được nhu cầu vốn của những doanh nghiệp thiếu vốn, và giúp các doanh nghiệp khác sử dụng được số vốn tồn đọng của mình.
- Nhược điểm :
+ Nghiệp vụ vay mượn tương đối phức tạp, cần điều tra thật kĩ lưỡng để có được quyết định đi vay phù hợp.
+ Các ngân hàng nhỏ thường khó có thể vay vốn do lãi suất cao, nên chỉ phù hợp với những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suất cao.
Có thể thấy các hoạt động trên có nhiều mặt mạnh và yếu riêng biệt, nhưng đối với tình hình tài chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành chủ yếu sử dụng loại hình huy động thông quá tiền gửi ngân hàng( nhận tiền gửi..) và huy động từ các nguồn ủy thác. Các hình thức đó được chi nhánh sử dung có hiệu quả đem lại nhiều lợi ích và khả năng huy động vốn cao.
1.3. Vai trò của huy động vốn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội và hoạt động kinh doanh của NHTM
1.3.1. Huy động vốn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Vốn đầu tư có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế, không những nó tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, mà còn đưa đất nước phát triển theo hướng ổn định, cân đối giữa các ngành nghề. Do vậy để phát triển kinh tế ta phải có vốn đầu tư, vậy vốn đầu tư lấy ở đâu và lấy bằng cách nào? Muốn có nguồn vốn này, ta phải huy động. Mặt khác mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi thành lập, không phải lúc nào cũng có đủ vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những tình huống thiếu vốn thì họ phải huy động để đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, để có thể huy động được số vốn mong muốn thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phải có các chiến lược huy động phù hợp với từng tình huống cụ thể, từng thời kỳ...
Tóm lại hoạt động huy động vốn là rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế nói chung và đầu tư phát triển nói riêng, nó đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế hoà nhập với kinh tế thế giới.
Trong hoạt động huy động này thì hệ thống ngân hàng đóng góp một phần quan trọng đặc biệt là ngân hàng đầu tư và phát triển với nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp vốn cho vay đầu tư phát triển.
1.3.2. Huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM
- Vốn huy động là cơ sở để NHTM tổ chức hoạt động kinh doanh.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn, đặc biệt phải huy động được một lượng vốn mới, bởi vì vốn huy động phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Điều đó có nghĩa là: Vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà là kinh doanh chủ yếu của NHTM, nếu không có vốn ngân hàng không thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh.
Vốn huy động quyết định đến quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của Ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ mang tính chất đặc thù của các NHTM. Hoạt động tín dụng cần một khối lượng vốn lớn, ổn định và có chi phí thấp. Chỉ có huy động vốn mới đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó. Vốn tự có có tính chất ổn định cao song không phải ngân hàng nào cũng có một khối lượng vốn tự có lớn để đáp ứng nhu cầu bên tài sản có. Vốn đi vay không ổn định mà chi phí vốn lại cao hơn so với huy động vốn từ dân cư và các tổ chức xã hội. Thông thường, các Ngân hàng nhỏ thường có các khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn, phạm vi khối lượng cho vay cũng nhỏ hơn so với các ngân hàng lớn. Thêm vào đó, do khả năng vốn hạn hẹp nên các ngân hàng nhỏ không phản ứng nhạy bén với sự biến động về lãi suất, gây ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Trong khi đó, ngân hàng có quy môn vốn lớn thì khả năng cho vay cũng tốt hơn, có nhiều điều kiện hơn trong việc mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng, đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng khả năng thu hút các khách hàng lớn, góp phần mở rộng thị trường tín dụng và các dịch vụ khác.
Vốn huy động quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường
Trong nền KTTT, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các ngân hàng phải đặc biệt coi trọng uy tín. Uy tín được thể hiện trước hết ở khả năng thanh toán, sẵn sàng chi trả cho khách hàng khi có nhu cầu. Do đó, đòi hỏi ngân hàng phải có tính chủ động cao đối với nguồn vốn của mình. Nguồn vốn tự huy động càng lớn, ngân hàng càng nắm được ưu thế trong việc sử dụng vốn và khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao và ngược lại.
Vốn huy động quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
Để nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi ngân hàng phải tiến hành nhiều giải pháp mang tính đồng bộ nhưng không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đội ngũ cán bộ, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng... Để thực hiện được các biện pháp đó đòi hỏi ngân hàng phải có một lượng vốn lớn. Mặt khác, khả năng huy động vốn lớn là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế. Chính điều này sẽ giúp Ngân hàng thu hút thêm nhiều khách hàng, qua đó làm cho doanh thu của Ngân hàng tăng lên, bổ sung thêm nguồn vốn cho Ngân hàng, từ đó mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường cơ sở vật chất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
1.4- Các yếu tố ảnh hưởng tới huy động vốn của NHTM:
1.4.1- Nhân tố chủ quan:
Các hình thức huy động vốn: đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của ngân hàng. Hình thức huy động vốn của ngân hàng càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu gửi tiền của dân cư sẽ tăng và vốn ngân hàng huy động được sẽ nhiều hơn.
Chính sách lãi suất cạnh tranh: lãi suất là yếu tố quan trọng khiến hành động gửi tiền của dân chúng vào ngân hàng, hay gửi từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hoặc chuyển tiền tiết kiệm sang đầu tư do lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến huy động vốn của ngân hàng. Trong thời gian vừa qua, để tăng sức cạnh tranh các ngân hàng thương mại đã đua nhau tăng lãi suất, làm cho lãi suất huy động tăng rất cao, có những ngân hàng có thời điểm đã tăng lãi suất lên 16%/ năm Vì vậy, để thu hút được khách hàng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành cần có chính sách lãi suất phù hợp vừa đảm bảo khả năng kinh doanh, vừa thu hút vốn huy động lớn.
Chính sách khách hàng: Nếu ngân hàng có chính sách khách hàng tốt thì số lượng khách hàng gửi tiền vào ngân hàng sẽ càng cao và ngược lại. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng, đối với những khách hàng lâu năm, thường xuyên của ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi, khuyến mại, nhằm giữ chân khách hàng.
Công tác cân đối giữa huy động và cho vay: Chiến lược sử dụng vốn đúng đắn và phù hợp còn phụ thuộc vào chiến lược sử dụng vốn. Nếu sử dụng vốn không hiệu quả thì ngân hàng cũng sẽ hạn chế khả năng huy động vốn và ngược lại. Lượng vốn huy động bằng VNĐ về cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu cho vay, đảm bảo cho việc sử dụng vốn có hiệu quả. Tuy nhiên, lượng vốn huy động bằng USD còn thấp nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay USD của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Công nghệ Ngân hàng: Trong cạnh tranh Ngân hàng không ngừng cải tiến công nghệ, bởi lẽ các dịch vụ đặc biệt về chuyên môn NH sẽ đa dạng, đổi mới ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành không ngừng nâng cao công nghệ ngân hàng, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật.
Chính sách cán bộ: Một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn được đặt đúng chỗ luôn tạo nền tảng cho thành công của một tổ chức. Nói chung, người ta muốn giao dịch kinh doanh với một hạng có bề dày kinh nghiệm và có đội ngũ cán bộ công nhận viên lịch thiệp và tận tình. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành luôn tạo điều kiện cho nhân viên không ngừng trau dồi, nâng cao kiến thức, tham gia các khoá học về nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn. Hàng năm, ngân hàng vẫn thường xuyên cử cán bộ đi học cao học, cũng như tham gia các khóa học nhằm hoàn thiện nghiệp vụ chuyên môn của mình.
Chính sách quảng cáo: Không thể phủ nhận vai trò to lớn của ngành quảng cáo hiện nay. Ngân hàng nếu làm tốt công tác này thì có khả năng huy động được nhiều vốn hơn.Sử dụng triệt để phương pháp quảng cáo có thể sẽ mang về rất nhiều lợi ích cho các ngân hàng nói chung và với ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà thành đã từng bước thực hiện có hiệu quả, và áp dụng tốt các chính sách quảng cáo.
1.4.2- Nhân tố khách quan
Nhân tố tiết kiệm của nền kinh tế: Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn của dân cư, tổ chức kinh tế, ... Do vậy, nếu các đơn vị này có tỷ lệ tiết kiệm cao thì nguồn vốn huy động được sẽ cao.
Nhân tố thu nhập của dân cư: Nếu thu nhập của dân cư càng cao thì khả năng có thể tiết kiệm càng cao và khi đó họ gửi tiền vào các tổ chức tài chính và mua các giấy tờ có giá sẽ càng cao và ngược lại.Ở ngay trên địa bàn thủ đô nên nguồn vốn trong dân cư là khá lớn tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành huy động được nguồn vốn lớn, giúp ích cho mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Nhân tố tâm lý tiêu dùng: Tiết kiệm tiêu dùng là hai nhân tố đối lập nhau nên tiêu dùng tăng thì tiết kiệm giảm và ngược lại. Do vậy, nếu tâm lý thích tiêu dùng của dân cư tăng thì tiền gửi vào ngân hàng sẽ giảm.
Môi trường pháp lý: Nếu môi trường pháp lí ổn định cụ thể là cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng được đảm bảo thì người dân sẽ an tâm gửi tiền vào ngân hàng ...
Yếu tố lạm phát: việc huy động vốn của ngân hàng còn phụ thuộc vào yếu tố lạm phát, nếu lạm phát quá cao thì người dân sẽ hạn chế việc gửi tiền tiết kiệm vì họ sẽ nhận được lãi suất thực âm và ngược lại. Thời gian qua, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam tương đối cao, điều đó đã khiến việc huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn, người dân đã chuyển từ tiết kiệm sang đầu tư.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HÀ THÀNH
2.1. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành:
Hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, dịch vụ Ngân hàng, thông qua hoạt động này Ngân hàng tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng đầu tư cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần, tích luỹ sản xuất lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Thực hiện việc thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
Thực hiện cho vay, bảo lãnh tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân trong địa bàn thành phố Hà Nội nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển.
- Huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế với nhiều hình thức ( tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi của các tổ chức kinh tế…)
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ.(trong đó cho vay trung, dài hạn đầu tư phát triển, cho vay các dự án theo chỉ định của Chính phủ, cho vay thiết bị theo hình thức cho thuê tài chính, cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay mua nhà trả góp…)
- Làm đại lý uỷ thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ của các nước, các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài và trong nước đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.
Đầu tư dưới hình thức: hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, cho vay đồng tài trợ.
2.2- Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành:
2.2.1. Diễn biến quy mô vốn huy động, tín dụng và các hoạt động khác:
Biểu 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008
Đơn vị: tỷ đồng, %
TT
Chỉ tiêu
TH 2006
TH 2007
KH 2008
TH 31/12/08
% HT KH
I
Huy động vốn
1
Cuối kỳ
3,113.00
4,888.10
4,660.00
5,004.80
107.4%
Trong đó: KBNN
-
-
100.00
157.30
157.3%
2
Bình quân (không gồm KBNN)
2,183.00
4,076.70
4,500.00
4,549.90
101.1%
II
Tín dụng
1
Dư nợ tín dụng
1.1
Tổng dư nợ
1,228.00
1,997.00
2,300.00
2,289.26
99.5%
1.2
Dư nợ tín dụng bình quân
1,117.00
1,204.00
1,915.00
2
Thu nợ hạch toán ngoại bảng
2.1
Thu nợ hạch toán ngoại bảng gốc
64.50
1.70
1.80
105.9%
2.2
Thu nợ hạch toán ngoại bảng lãi
13.30
3
Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn
3.1
Tỷ lệ nợ xấu
3.70
2.40
2.00
1.35
65.5%
3.2
Tỷ lệ nợ xấu gộp
2.40
2.00
1.35
65.5%
4
Cơ cấu tín dụng
4.1
Dư nợ TDH/Tổng dư nợ
15.52
21.00
15.60
74.3
4.2
Dư nợ NQD/Tổng dư nợ
9.37
92.00
93.01
101.1
4.3
Dư nợ có TSĐB/Tổng dư nợ
84.92
75.00
78.35
104.5
5
Dư lãi treo của dư nợ nội bảng
5.99
2.90
7.36
253.8
III
Dịch vụ, Bảo hiểm
1
Thu dịch vụ ròng
10.10
18.15
30.00
35.80
119.00
2
Doanh thu khai thác phí BH
1.20
1.60
1.64
102.5
IV
Kết quả kinh doanh
1
._.Chênh lệch thu chi thực (không gồm thu nợ HTNB, trước trích DPRR)
54
129
115.00
131.30
114.2
2
Trích Dự phòng rủi ro (thương mại)
78.84
9.90
9.90
100.0
Số phải trích
59.00
9.90
3
CLTC thực BQ đầu người
0.181
0.84
0.77
V
Định biên lao động
1
Số lao động cuối kỳ
145
147
188
188
100.0
Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động năm 2008
Nhìn vào Biểu trên, chúng ta có thể thấy qua các năm, BIDV không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ.BIDV đã vươn lên đứng vào nhóm bốn ngân hàng nhà nước có quy mô vốn và tổng tài sản lớn nhất. Ngân hàng cũng khẳng định vị trí hàng đầu của mình về tăng trưởng, lợi nhuận, công nghệ và phát triển mạng lưới.
Doanh thu hoạt động của Ngân hàng cũng không ngừng tăng cao. Dư nợ tín dụng đạt 57,3% so với kế hoạch. Chất lượng tín dụng của BIDV được duy trì và kiểm soát chặt chẽ, lượng dự phòng rủi ro tín dụng cũng được kiểm soát thường xuyên, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Với sự trợ giúp của công nghệ, năng suất lao động trong thời gian qua cũng được cải thiện, quy trình cung ứng các sản phẩm mới được triển khai và hoàn thiện, các cân đối lớn của ngân hàng như huy động, cho vay, cơ cấu dư nợ được quản lý tốt hơn.Tỷ lệ nợ xấu thấp năm 2008 đạt 65,5% kế hoạch đề ra..Các khoản cho vay xuất nhập khẩu không ngừng tăng cao.Khoản thu dịch vụ dòng đạt 35.9 tỷ,vượt kế hoặch 19%.BIDV đã huy động được nguồn vốn lớn đạt 5004,8 tỷ đồng vượt kế hoặch đề ra ,không ngừng tăng cao so với năm 2007
-Tổng tài sản:Tổng tài sản chi nhánh đến hết ngày 31/12/2008 tăng truởng mạnh so với 2007 với tốc độ tăng 36%,đạt 5.216 tỷ VND(tăng 1.789 tỷ VND)
-Huy động vốn:Huy động vốn của chi nhánh đạt 5004,8 tỷ VND,tăng trưởng 57% so với cùng kỳ năm trước.trong tổng nguồn huy động của chi nhánh,tiền gửi không kỳ hạn đạt 2.127 tỉ đồng,tăng 748 tỉ đồng,chiếm gần 50% tổng nguồn huy động, đây là nguồn tiền gửi với chi phí hoạt động thấp.Có được sự tăng trưởng vượt trội so với năm 2007 về nguồn tiền gửi không kỳ hạn là do trong năm chi nhánh mở rộng công tác với các công ty chứng khoán,các công ty quản lý quỹ,cung ứng dịch vụ một cách toàn diện và hiệu quả cho nhóm khách hàng này.Do vậy thị trường bị tác động bởi xu hướng giảm lãi suất và tác động ngược của thị trường chứng khoán cũng như việc đầu tư, đầu cơ vào bất động sản,khiến cho luồn tiền gửi có kì hạn của dân cư giảm mạnh nhưng chi nhánh vẫn duy trì được nền vốn tiền gửi thanh toán với quy mô lớn.
-Tín dụng
Tăng trưởng tín dụng trong giới hạn cho phép,dư nợ tín dụng tại thời điểm 31/12/2008 đạt 1.546 tỷ VND(tăng trưởng 14% so với đầu năm),gắn chặt việc tăng trưởng các nguồn vay với yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả,bảo đảm an toàn trong hoạt động.Những tháng đầu năm,chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc giải ngân tín dụng,dư nợ tín dụng gặp nhiều khó khăn trong thời gian dài, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của chi nhánh như dịch vụ,thanh toán….Trước khó khăn,thách thức đó tập thể cán bộ chi nhánh đã tập chung toàn lực cho việc tìm ra nhưng hướng đi,phát triển khách hàng,khai thác sản phẩm mới,do vậy bước vào quý 3 hoạt động của chi nhánh đã thực sự khởi sắc và có nhiều kết quả đáng khiách lệ.
Trong năm,chi nhánh đã đẩy mạnh việc triển khai các sản phẩm tín dụng tiêu dùng như sản phẩm cho vay mua ôtô, cho vay sinh viên (trường đại hoc FPT) cho vay mua hoặc sửa chữa nhà, cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán đồng thời đẩy mạnh tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.
Biểu 2 : Cụ thể từng mặt hoạt động năm 2008
Đơn vị: Tỷ đồng, %
STT
CHỈ TIÊU
TH 2006
TH 2007
TH đến 20/12/08
TH 31/12/08
KH 2008
% Hoàn thành KH
I. NHÓM CHỈ TIÊU CHÍNH
1
CLTC (ko gồm thu NB)
54
129
99.50
131.30
115
114.2
2
Dư nợ tín dụng cuối kỳ
1,229
1,998
2,034
2,289.26
2,300
99.5
2.1 Dư nợ Cho vay bán lẻ
136
103
116.7
115
101.5
3
Tỷ lệ nợ xấu
3.76
2.40
1.47
1.31
2.00
65.5
4
Tỷ trọng dư nợ bán lẻ
6.81
5.25
5.10
5.00
102.0
5
Thu dịch vụ ròng
10.11
18.15
34.50
35.8
30.00
119.33
6
DT khai thác bảo hiểm
-
1.20
1.60
1.64
1.60
102.5
II. NHÓM CHỈ TIÊU THAM CHIẾU
1
Thu nợ HTNB (gốc và lãi)
78.00
1.80
1.80
1.70
106
2
Trích DPRR
19
25.00
9.90
9.90
9.90
100
3
Tỷ trọng dư nợ TDH
16
15.52
16.78
15.60
21.00
74.3
4
Tỷ trọng dư nợ NQD
83
93.67
93.57
93.01
92.00
101.1
5
Tỷ trọng dư nợ có TSĐB
76
84.92
64.70
78.35
75.00
104.5
III. NHÓM CHỈ TIÊU QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH
1
Tỷ lệ nợ quá hạn
1.07
5.91
2.33
2
HĐV cuối kỳ
3,112.9
4,888
5,256
5,004.8
4,660
107.4
3
HĐV Bình quân
2,183.
4,121
4,600
4,483
4.500
99.62
4
Dư lãi treo của dư nợ nội bảng
1.2
5.8
8
7.36
2.78
264.75
Nguồn : Phòng nguồn vốn kinh doanh-Báo cáo tài chính 2008
a.Huy động vốn
Cùng với sự phát triển với tốc độ cao và đạt nhiều thành tựu của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2007, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh cũng có bước phát triển đột biến. Ngoài nguồn tiền gửi của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trung tâm lưu ký và các Công ty chứng khoán, Công ty Quản lý quỹ tăng trưởng mạnh trong năm 2007 do có sự đột phá của Thị trường chứng khoán (chiếm 30% trong tổng nguồn vốn), tháng 12/2007 Chi nhánh còn huy động được khoản tiền gửi 1.000 tỷ đồng của Ban trù bị thành lập NHTMCP FPT.
Ngay từ đầu năm 2008, sau khi NHTM CP FPT được cấp giấy phép thành lập và chuyển khoản 1000 tỷ đồng sang NHNN, Chi nhánh đã rất tích cực trong việc huy động tiền gửi của tổ chức đặc biệt của các Công ty Chứng khoán, các Công ty Quản lý Quỹ để bù đắp các khoản tiền trên. Đồng thời, Chi nhánh cũng luôn đẩy mạnh công tác huy động vốn, điều hành chính sách lãi suất thích hợp cùng với việc tăng cường, tiếp thị các khách hàng lớn.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ năm 2008, cũng như sự sụt giảm mạnh mẽ của Thị trường chứng khoán, dư tiền gửi của các Công ty chứng khoán, Công ty Quản lý quỹ, Trung tâm GDCK Hà Nội, Trung tâm lưu ký đã giảm hơn 50% so với năm 2007, đã ảnh hưởng bất lợi đến công tác huy động vốn của chi nhánh. Huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh ước đến 31/12/2008 chỉ đạt 5.004 tỷ VND, bằng 2.4% so với năm 2007 trong khi đó tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống tăng trưởng 19% so với năm trước. Đặc biệt là tiền gửi không kỳ hạn. Năm 2007 tiền gửi không kỳ hạn chiếm gần 50% tổng huy nguồn huy động, năm 2008 tiền gửi không kỳ hạn đạt 1.570 tỷ đồng chiếm 33% tổng nguồn vốn huy động và giảm 500 tỷ VND so với 31/12/2007, đây là nguồn tiền gửi với chi phí huy động vốn thấp. Nguyên nhân của sự sụt giảm về huy động vốn và đặc biệt là nguồn tiền gửi với chi phí rẻ là do trong năm 2008, Thị trường Chứng khoán Việt Nam giảm sâu và thị trường tài chính tiền tệ trong nước biến động phức tạp.
Bên cạnh đó, chỉ tiêu huy động vốn bình quân 2008 do những ảnh hưởng bất lợi nói trên cũng tăng không đáng kể so với 2007. Năm 2007, hoạt động ngân hàng phục vụ TTCK của chi nhánh Hà Thành phát triển khá mạnh, trong đó đặc biệt là hoạt động ngân hàng chỉ định thanh toán. Nhiều đợt IPO của nhiều công ty lớn thông qua Trung tâm GDCK Hà Nội được thực hiện thành công khiến chi nhánh thu hút được nguồn vốn giá rẻ khá lớn, huy động vốn bình quân năm 2007 tăng trưởng 88,8% so với năm 2006. Tuy nhiên sang năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, lượng cung hàng chứng khoán đã khá lớn và vượt qua lượng cầu khiến nhiều đợt IPO diễn ra không thành công, nguồn tiền gửi trên tài khoản của trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội và các công ty chứng khoán giảm mạnh, huy động vốn bình quân năm 2008 chỉ tăng trưởng 10% so với 2007.
Để khắc phục những khó khăn nói trên, trong năm 2008, Chi nhánh đã tập trung vào huy động nguồn tiền gửi có kỳ hạn với tính ổn định cao để giữ vững nền vốn thể hiện: tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân năm 2007 chiếm 18,55% tổng nguồn vốn, năm 2008 chiếm 27,68% tổng nguồn vốn. Có được sự tăng trưởng vượt trội so với năm 2007 về nguồn tiền gửi có kỳ hạn của dân cư năm 2008 là do BIDV đã đưa ra sản phẩm Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn với lãi suất cao rút gốc linh hoạt và điều hành lãi suất huy động vốn của BIDV những tháng giữa năm và cuối năm 2008 đã theo kịp với diễn biến thị trường.
b. Tín dụng
Trên nền lãi suất tiếp tục tăng cao và biến động phức tạp, Chi nhánh luôn kịp thời thay đổi lãi suất cho vay phù hợp với thị trường, đảm bảo tuân thủ lãi suất cho vay tối đa theo quy định của Hội sở chính và các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Kiểm soát cho vay bất động sản, cho vay kinh doanh chứng khoán theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tăng trưởng tín dụng trong giới hạn cho phép, dư nợ tín dụng tại thời điểm 31/12/2007 đạt 1.546 tỷ VND (tăng trưởng 14% so với năm 2006), 31/12/2008 đạt 2.289 tỷ VND (tăng trưởng 48,05% so với năm 2007 mặc dù trong năm 2008 dư nợ cho vay các Công ty Chứng khoán và Repo trái phiếu của Chi nhánh giảm 450 tỷ VND so với 31/12/2007), gắn chặt việc tăng trưởng các khoản vay mới với yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả, đảm bảo an toàn trong hoạt động. Nợ xấu, nợ quá hạn được kiểm soát chặt chẽ. Tập trung thu hồi các khoản tín dụng đáo hạn và lãi vay của các khoản thu này, dốc sức tận thu lãi treo, kiên quyết không để lãi treo phát sinh. Tập trung quyết liệt xử lý nợ xấu. Thắt chặt cho vay tiêu dùng, kiểm soát cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản.
Tín dụng phát triển theo đúng định hướng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tập trung phục vụ khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những nỗ lực phấn đấu của Chi nhánh trong năm 2008 đã góp phần nâng số khách hàng quan hệ tín dụng với Chi nhánh từ 80 khách hàng là doanh nghiệp với tổng dư nợ 1.228 tỷ VND lên 145 khách hàng là doanh nghiệp quan hệ vay vốn thường xuyên với dư nợ tín dụng của Chi nhánh đạt gần 2.300 tỷ VND trong đó, 93% khách hàng là khách hàng ngoài quốc doanh. Những tháng đầu năm 2008, Chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc giải ngân tín dụng, dư nợ tín dụng giảm trong một thời gian dài, ảnh hưởng đến những hoạt động khác của chi nhánh như dịch vụ, thanh toán….
Kết quả đạt được trong công tác tín dụng năm 2008:
Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3.5%
Tỷ lệ nợ xấu đạt 1.31% so với KH TW giao là 2%
Tỷ trọng dư nợ có TSĐB đạt 78.35%/Tổng dư nợ, hoàn thành 104.5% KH TW giao
Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn đạt 15.6%/Tổng dư nợ
Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh đạt 93%/Tổng dư nợ, hoàn thành 101% KH TW giao.
c. Các hoạt động khác :
Năm 2008, tiếp tục phát huy vị thế ngân hàng chỉ định thanh toán chứng khoán, Chi nhánh đã thành lập thêm 02 điểm giao dịch chuyên phục vụ nhu cầu kinh doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán lớn trên cơ sở triển khai mô hình hợp tác toàn diện với 03 công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam: Công ty Chứng khoán Bảo Việt, Công ty Chứng khoán VNS. Sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, các Điểm giao dịch trên đã thu được hiệu quả đáng kể. Thành công trong phát triển mạng lưới để đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa Ngân hàng chỉ định thanh toán và các công ty chứng khoán là tiền đề và định hướng đúng đắn để mở rộng các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng, ngày càng tiếp cận gần hơn đến đông đảo nhà đầu tư.
Chỉ tiêu KHKD về hiệu quả:
Kết quả kinh doanh, lợi nhuận đạt được năm 2007 là sự thể hiện rõ ràng và cụ thể nhất về sự chuyển biến mạnh mẽ, đột phá, vượt trội, toàn diện trong chất lượng, hiệu quả hoạt động tại Chi nhánh Hà Thành.
Bước sang năm 2008, do khó khăn chung của tình hình kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp, dẫn đến ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chi nhánh Hà Thành cũng không nằm ngoài diễn biến bất lợi đó. Tuy nhiên, do lường trước được những khó khăn trên, đồng thời luôn bám sát sự chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cũng như tìm ra được hướng đi đúng đắn và với một tinh thần nỗ lực, sáng tạo của một tập thể đoàn kết nhất trí, đến 31/12/2008 Chi nhánh đã đạt được kết quả sau:
Chênh lệch thu chi (Không bao gồm thu nợ hạch toán ngoại bảng) trong năm 2007 đạt 129 tỷ VND (Trong đó có 24 tỷ VND thu từ hoạt động đầu tư), tăng trưởng 252,5% so với năm 2006; Năm 2008 đạt 131.3 tỷ VND, hoàn thành 114.17% KH TW giao (trong đó thu từ hoạt động đầu tư đạt 321 triệu VND), tăng trưởng 102% so với năm 2007.
Có thể thấy rằng chênh lệch thu chi của Chi nhánh đã có bước chuyển biến tích cực theo thông lệ quốc tế. Nếu trong năm 2007 thu từ tiền gửi và hoạt động đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong chênh lệch thu chi của Chi nhánh, thu từ dịch vụ chỉ chiếm 14% thì bước sang năm 2008 thì thu từ dịch vụ chiếm 30% chênh lệch thu chi.
Năng suất lao động bình quân; Chênh lệch thu chi không bao gồm thu nợ hạch toán ngoại bảng bình quân đầu người năm, năm 2008 đạt 770 triệu đồng/người cao hơn mức bình quân của khối Chi nhánh (mức bình quân đạt 480 triệu đồng/người. Lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người năm 2008 đạt 462 triệu VND.
Trích DPRR năm 2008 đạt 9,9 tỷ VND đảm bảo trích đúng trích đủ DPRR của năm.
Thu nợ hạch toán ngoại bảng đạt 106% kế hoạch HSC giao mặc dù Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phát mại tài sản do ảnh hưởng thị trường bất động sản đóng băng.
Chỉ tiêu thu dịch vụ:
Năm 2008, bằng quyết tâm và tư duy sáng tạo, Chi nhánh Hà Thành đã thu được những kết quả mang ý nghĩa đột phá trong hoạt động dịch vụ, hoàn thành xuất sắc kế hoạch dịch vụ được giao: Thu dịch vụ ròng của Chi nhánh trong năm 2007 đạt hơn 18 tỷ VND tăng trưởng 80% so với năm 2006, hoàn thành 106% kế hoạch năm 2007; tiếp tục đà tăng trưởng đó, thu dịch vụ năm 2008 của Chi nhánh đạt 35.8 tỷ VND, tăng 97.25% so với năm 2007 và hoàn thành vượt mức 119.33% so với kế hoạch được giao. Trong đó có nhiều sản phẩm đạt được tốc độ tăng trưởng cao như:
Phí thanh toán quốc tế tăng 45%
Phí Thanh toán trong nước tăng 89%
Phí kinh doanh ngoại tệ tăng 33%
Phí bảo lãnh tăng 65%
Công tác phục vụ thị trường chứng khoán: Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán doanh số thanh toán bù trừ trong năm 2007 có sự tăng trưởng vượt bậc đạt 244.486 tỷ VND, tăng gấp 3 lần so với năm 2006. Sang năm 2008, mặc dù Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, song doanh số thanh toán bù trừ đến 31/12/2008 đạt 308.853 tỷ đồng, tăng hơn 26% so với năm 2007.
Về công tác triển khai sản phẩm mới: Tích cực triển khai cổng thanh toán trực tuyến với các Công ty Chứng khoán. Đến nay chi nhánh đã kết nối thành công cổng thanh toán trực tuyến với 4 Công ty chứng khoán: Công ty Chứng khoán Bảo Việt, Công ty Chứng khoán Artex, Công ty Chứng khoán Gia Anh, Công ty chứng khoán Alpha. Tuy nhiên, do hoạt động của các Công ty chứng khoán trong năm 2008 gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng chưa có các chế tài cụ thể đối với việc thực hiện theo đúng tinh thần của Quyết định 27/QĐ-BTC, phần lớn các Công ty đều lừng chừng trong việc chuyển tài khoản tiền của nhà đầu tư sang ngân hàng quản lý, do vậy việc triển khai sản phẩm này chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Chất lượng dịch vụ của Chi nhánh luôn được khách hàng đánh giá cao về phong cách chuyên nghiệp, xử lý nhanh chóng, chính xác, an toàn với một đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, năng động tạo hình ảnh một ngân hàng hiện đại thể hiện ở doanh số thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế tăng gấp 2 lần năm 2007 và đứng thứ 2 của khối các Chi nhánh.
Chỉ tiêu cơ cấu và an toàn hoạt động
Năm 2008, Chi nhánh Hà Thành cũng như toàn hệ thống gặp không ít khó khăn trong hoạt động tín dụng. Sức ép về nâng cao chất lượng hoạt động hướng tới chuẩn mực quốc tế kèm theo tác động của nền kinh tế hấp thụ vốn kém, lãi suất cho vay tăng cao khiến cho dư nơ tín dụng những tháng đầu năm sụt giảm, đồng thời, kế hoạch thu nợ ngoại bảng được nêu ra rất cấp thiết. Để giải quyết những vấn đề này, chi nhánh đã đề ra nhiều biện pháp, chính sách khách hàng để thúc đẩy hoạt động theo đúng chỉ đạo và định hướng của hệ thống. Kết quả là:
Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh duy trì dưới mức 1.3% tổng dư nợ, nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là 2%. Đây là nỗ lực to lớn của chi nhánh trong tình hình tỷ lệ nợ xấu của các TCTD hiện nay tăng cao
Thu nợ hạch toán ngoại bảng của Chi nhánh hoàn thành chỉ tiêu Hội sở chính giao.
Cơ cấu tín dụng theo đúng kế hoạch được giao và dần theo định hướng ngân hàng bán lẻ:
Tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn/Tổng dư nợ đạt dưới 20% luôn thấp hơn KH HSC giao.
Tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh/Tổng dư nợ đạt trên 90% luôn cao hơn KH được giao.
Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo/Tổng dư nợ đạt trên 75% luôn lớn hơn KH được giao.
Hoạt động đầu tư:
Năm 2008, dưới tác động tiêu cực của các nhân tố trên thế giới và nhân tố trong nước, thị trường chứng khoán Việt nam diễn biết rất không thuận, chỉ số Vnindex giảm gần 70% so với thời điểm đầu năm 2008, do vậy công tác đầu tư tại Chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn.
Hiện tại, Chi nhánh nắm giữ 07 cổ phiếu với giá trị đầu tư đạt 107 tỷ VND với thu nhập từ cổ tức đạt 1.945 triệu VND. Mặc dù thị trường chứng khoán năm 2008 gặp nhiều khó khăn, nhưng Chi nhánh Hà thành vẫn là Chi nhánh đầu tiên trong hệ thống thực hiện thành công cơ theo cơ chế đầu tư mới - đầu tư cổ phiếu niêm yết (thu lãi hơn 321 triệu đồng), tuy lãi thu về không lớn nhưng đây là hướng đi mới trong công tác đầu tư tại Chi nhánh nói riêng cũng như tại BIDV nói chung.
Biểu 3: Tăng trưởng vốn huy động trong giai đoạn 2006 – 2008
Đơn vị : Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Vốn huy động cuối kỳ
3113
4888
5004.8
Chênh lệch so với năm trước
+350
+1775
+116.8
Tốc độ tăng trưởng
25%
48.88%
34.3%
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh tháng 12/2008
Số liệu ở bảng trên cho thấy: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tăng nhanh qua các năm, vốn huy động năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2006 nguồn vốn huy động chỉ là 3113 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2008 số vốn mà ngân hàng huy động được đã là 5004,8 triệu, tức là sau hai năm vốn huy động đã tăng 1791,8 tỷ đồng (tăng gần 93%). Đóng góp vào sự tăng trưởng chung của vốn huy động là các nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế và dân cư nhưng chủ yếu vẫn là tiền gửi tiết kiệm của dân cư.
Biểu 4: Tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2006 - 2008.
ĐV: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
2007 so với 2006
2008 so với 2007
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
HĐV
3113
4888
5004.8
1775
48.88%
894
34.3%
HĐVTCKT
1858
3254
2852.8
1396
97.1%
61
88.4%
TGTK
1255
1634
1895
384
30.4%
528
31.9%
Nguồn: Phòng Nguồn vốn kinh doanh
Ta thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng rất mạnh, đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2006 - 2008. Ngân hàng đã tạo được uy tín trên thị trường ở địa bàn, nên đã thu hút được nguồn vốn còn nhàn rỗi trong xã hội, đặc biệt là trong khu vực dân cư, tạo được một nguồn vốn ổn định và không ngừng tăng trưởng, thị phần huy động vốn từ năm 2006 đến năm 2008 đã tăng 568 tỷ đồng. Thành công nhất trong khâu huy động vốn là huy động từ dân cư tăng từ 1255 tỷ đồng năm 2006 lên 1634 tỷ đồng năm 2007 và sang năm 2008 đạt 1895 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn huy dồi dào nhất là do năm 2008 kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn ko được đầu tư nhiều,làm giảm huy động vốn từ các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế nên Ngân hàng huy động được chủ yếu từ dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy tốc độ tăng tỷ trọng qua các năm chưa cao, năm 2008 so với năm 2007 tăng 1775 tỷ đồng (tăng 48.88%). Năm 2008 so với năm 2007 tăng 894 tỷ đồng (tăng 34.3%). Đây là nguồn vốn khá ổn định vì người dân chủ yếu gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi, họ không đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm một con số khá cao trong tổng nguồn vốn huy động được, năm 2006 chiếm 1858 tỷ đồng, sang năm 2007 là 2852 tỷ đồng, đến năm 2008 là 3254 tỷ đồng. Đây là sự tăng trưởng tương đối cao, năm 2007 so với năm 2006 tăng 994 tỷ đồng tăng 97,1%, năm 2007 so với năm 2006 tăng 402 tỷ đồng tăng 88,4%. Có được sự tăng trưởng mạnh này là do trên địa bàn thủ đô đang có nhiều dự án hợp tác giữa các doanh nghiệp, công ty tư nhân đang làm ăn có hiệu quả, có nhiều nguồn vốn nhãn rỗi đã gửi vào ngân hàng.
Như đã đề cập ở phần trên, đối tượng khách hàng chính của Ngân hàng là các Công ty xây dựng, Công ty Điện lực, Công ty bảo hiểm, Bưu điện, Công ty xăng dầu...Hoạt động chính của Ngân hàng cần một lượng vốn rất lớn. Nguồn vốn huy động có tốc độ tăng trưởng cao chính là cơ sở để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành đã duy trì nguồn vốn huy động với tốc độ tăng trưởng cao trong suốt giai đoạn 2006 - 2008.
Để đạt được thành quả trên là do Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn, sử dụng nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn trong dân cư, tiếp cận một số doanh nghiệp có uy tín và có số dư tiền gửi lớn như đã nêu trên. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác về nguồn vốn huy động ta còn phải xem xét kết cấu của từng loại so với tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn kinh doanh...
2.2.2.Cơ cấu vốn huy động:
Những năm qua nguồn vốn huy động không ngừng tăng trưởng với tốc độ khá cao, bên cạnh đó cơ câú nguồn vốn cũng được chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lý hơn.
Biểu 5: Kết cấu nguồn vốn huy động
Đơn vị : tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Huy động vốn
3113
4888
5004.8
Tốc độ tăng trưởng
25%
48.88%
34.3%
Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh
Huy động vốn năm 2006 là 3113 tỷ đồng, năm 2007 là 4888 tỷ đồng, năm 2008 là 5004.8 tỷ đồng. Những con số này đã chứng minh tỷ trọng của nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn tăng lên qua các năm, năm 2005 là 25%, năm 2006 là 48.88%, năm 2007 là 34.3%. Vốn huy động chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn là cơ sở để ngân hàng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng thị phần, chủ động trong thanh toán và các hoạt động khác. Mặt khác, nguồn vốn huy động được chi phí thấp sẽ giúp ngân hàng linh hoạt hơn trong việc đưa ra quyết định liên quan đến vấn đề tài chính.
Trong giai đoạn 2006 - 2008, nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế tăng nhanh qua các năm. Năm 2008 nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế là 1858 tỷ đồng (Chiếm 45,44% tổng vốn huy động) nhưng đến năm 2008 số vốn huy động đã được là 2852 triệu đồng (Chiếm 64.11% tổng vốn huy động). Tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ dân cư và đặc biệt là phát hành giấy tờ có giá lại giảm. Đến năm 2008, vốn huy động được từ việc phát hành giấy tờ có giá chỉ còn chiếm 4.17% tổng vốn huy động. Năm 2008, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm dân cư đã giảm 9.73% so với năm 2006.
* Cơ cấu huy động vốn phân theo nguyên tệ đã quy đổi
Biều 6: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo nguyên tệ đã quy đổi
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Tổng vốn huy động
3113.000
100%
4888.000
100%
5004.800
100%
VNĐ
2890.922
96,86%
4532.447
94.56%
4672.200
92.28%
USD
222.078
3,14%
335.921
5.2%
359.587
7.39%
EUR
0
0%
632
0.24%
1.213
0.33%
Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn của BIDV Hà Thành
Tỷ trọng vốn huy động bằng VND qua các năm có xu hướng giảm. Nếu năm 2006, vốn huy động bằng VND chỉ đạt 2890,922 tỷ đồng (Chiếm tỷ trọng 96,86% tổng vốn huy động) thì đến năm 2007 chỉ chiếm 94,56% tổng vốn huy động và trong năm 2008, tỷ trọng vốn huy động VND chỉ chiếm 92.28%.
Mặc dù trước sự biến động và có xu hướng mất giá của đồng USD nhưng vốn huy động bằng USD và EUR tăng qua các năm. Nếu như năm 2006, vốn huy động bằng USD chỉ là 222.078 tỷ đồng (Chiếm 3,14), thì đến năm 2007 con số này đã tăng lên 335.921 tỷ đồng (Chiếm 5,2%) và vốn huy động bằng EUR là 632 tỷ động (Chiếm 0,24%). Đến năm 2008, vốn huy động bằng USD đã tăng đáng kể, đạt 359.587 tỷ đồng (Chiếm 7,39%) và bằng EUR là 1.213 tỷ đồng (Chiếm 0,33%)
Như vậy, nguồn vốn huy động bằng VND chiếm tỷ trọng chủ yếu ngoại tệ không nhiều, do đó Ngân hàng cần tăng cường, mở rộng hoạt động nhận tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ, có như vậy mới phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để làm được điều đó, Ngân hàng cần phải bám sát sự biến động của tỷ giá đồng USD và VND.
* Cơ cấu vốn huy động phân theo thời hạn
Cơ cấu thời hạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của nguồn vốn huy động.
Biểu 7: Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn
Đv: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Tổng vốn huy động
3113
100%
4888
100%
5004.8
100%
Ngắn hạn
2680.6
86.11%
4066.816
83.20%
3864.7
77.22%
Dài hạn
432.4
13.88%
821.184
16.8%
1140.1
22.78%
Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn của BIDV Hà Thành
Ơ
Nguồn vốn ngắn hạn có xu hướng tăng lên qua các năm cả về số lượng và tỷ trọng. Nếu năm 2006, vốn ngắn hạn chỉ đạt 2680.6 tỷ đồng (chiếm 86.11%) thì đến năm 2008 vốn ngắn hạn đã tăng lên 3864.7 tỷ đồng (chiếm 77.22%). Trong giai đoạn 2006 - 2008, vốn ngắn hạn đã tăng 1184.1 tỷ đồng. Nguồn vốn dài hạn lại có xu hướng giảm về tỷ trọng mặt dù số lượng vẫn tăng qua các năm. Năm 2006, vốn dài hạn là 432.4 tỷ đồng (Chiếm 13.88%), nhưng đến năm 2008 đã tăng lên 1140.1 tỷ đồng (Chiếm 22.78%). Nguyên nhân là do trong thời gian này trên địa bàn có nhiều dự án lớn, tổ chức kinh tế lớn đang hình thành nên cần một lượng vốn dài hạn để hoạt động.
2.2.3. Phân tích hiệu quả huy động vốn
Trong giai đoạn 2006 - 2008, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành đã huy động được vốn lớn đáp ứng tốt nhu cầu cho vay, tốc độ tăng trưởng vốn huy động tăng nhanh qua các năm, vốn huy động năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2008 vốn huy động tăng 200% so với năm 2006.
Nguồn vốn huy động dồi dào nhất trên địa bàn là nguồn vốn huy động từ dân cư, năm 2008 nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 1895 tỷ đồng (Chiếm 59.72% tổng nguồn vốn huy động). Trong khi đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm một con số khá khiêm tốn (Chiếm 36.11% tổng nguồn vốn huy động) do trên địa bàn chỉ có doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nguồn vốn huy động bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008, nguồn vốn huy động bằng VND là 4672 tỷ đồng. Trong khi đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, cụ thể nguồn vốn huy động bằng USD chiếm 7,39% tổng nguồn vốn huy động, còn nguồn vốn huy động bằng UER chỉ chiếm 0,33% tổng nguồn vốn huy động.
Nguồn vốn huy động trong ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với nguồn vốn huy động dài hạn. Năm 2007, nguồn vốn huy động dài hạn chiếm
77,22% còn nguồn vốn huy động dài hạn chiếm 22,78% tổng nguồn vốn huy động.
Có thể nói rằng trong giai đoạn 2006-2008, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành đã đạt được những hiệu quả nhất định trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động ngắn hạn và dài hạn đều đáp ứng tốt nhu cầu cho vay ngắn hạn và dài hạn. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành đã tạo được uy tín trên địa bàn nên đã thu hút được một lượng vốn lớn trong dân cư. Mặt dù vậy, vẫn còn nhiều việc cần phải thực hiện để nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư của chi nhánh.Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động bằng USD còn quá thấp nên không đáp ứng được nhu cầu cho vay.
2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành:
2.3.1. Thành công:
Công tác huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành từ năm 2006 đến năm 2008 đạt kết quả tốt, năm sau cao hơn năm trước. Doanh số huy động lớn nhiều doanh số tín dụng, nhưng nguồn vốn huy động luôn có tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong giai đoạn 2006-2008, nguồn vốn huy động cuối kỳ đã tăng 92,5%. Tỷ trọng huy động trong tổng nguồn vốn cũng đã tăng đều qua các năm, năm 2006 tỷ trọng huy động vốn huy động là 76%, năm 2007 là 88%, năm 2008 là 92%. Sự tăng lên đáng kể của vốn huy động đã giúp Chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh.
- Nguồn vốn chuyển dịch theo cơ cấu ngày càng hợp lý hơn về thời hạn và loại tiền tệ, nguồn vốn dài hạn tăng dần qua các năm, qua đó làm tăng tỷ trọng của nguồn vốn dài hạn trong tổng vốn động.
- Ngân hàng đã sử dụng nhiều hình thức huy động: các loại tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi...
- Trình độ chuyên môn của cán bộ CNV ngày càng được nâng cao.
- Công tác kế toán thanh toán bước đầu đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Các năm trước năm 2006, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành chủ yếu tập trung vào các kỳ hạn chính như 3 tháng; 6 tháng; 9 tháng; 12 tháng, chưa có nhiều loại hình huy động vốn và các kỳ hạn, lãi suất đa dạng. Từ tháng 9/2005, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành triển khai Dự án Hiện đại hoá, theo đó đã đa dạng hoá các loại hình huy động với các kỳ hạn và lãi suất linh hoạt dựa trên nền tảng dự án Hiện đại hoá như: Tiết kiệm hưởng lãi theo ngày, tuần, tháng; hưởng lãi theo thời gian thực gửi, Tiết kiệm gửi một lần rút dần chi tiêu; Tiết kiệm bậc thang (số tiền gửi càng lớn thì lãi suất càng cao); Tiết kiệm trả lãi trước, lãi sau…Bên cạnh đó tích cực thực hiện các chương trình khuyến mại trong huy động vốn nhân dịp kỷ niệm thành lập BIDV, khuyến mãi BIC- BẢO AN đối với sản phẩm tiền gửi, tích cực vận động khách hàng tham gia mở tài khoản và phát hành thẻ ATM, miễn phí trả lương cho các đơn vị thực hiện trả lương tự động qua tài khoản cho cán bộ CNV hưởng lương từ NSNN và các khách hàng Doanh nghiệp….đã thu hút được đông đảo khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, đó là những thành công lớn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành trong công tác huy động vốn.
2.3.2- Hạn chế:
- Thị phần huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành còn thấp, chiếm 40% so với các TCTD trên địa bàn
- Chiến lược marketing còn hạn chế, thực chất là mới chỉ bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng, công tác tiếp thị để khách hàng hiểu sâu, cặn kẽ về các tiện ích của các sản phẩm còn hạn chế. Công tác marketing chưa chuyên nghiệp, chưa hình thành một bộ phận chuyên trách marketing, cán bộ marketing kiệm nhiệm, trình độ marketing còn yếu, vừa giao dịch, vừa kết hợp đi tiếp thị khách hàng không thường xuyên, ch._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21427.doc