Lời nói đầu
Theo guồng máy kinh tế Thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng từng bước phát triển, mức sống của người dân ngày càng được tăng lên đáng kể. Với mức thu nhập bình quân khoảng 600$/1năm người dân không chỉ đơn giản mong muốn kiếm tiền để đáp ứng các nhu cầu cơ bản như ăn uống, mặc, đi lại… mà còn mong muốn được thoả mãn các nhu cầu giải trí, du lịch, nghỉ ngơi, mong muốn được đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình mình tránh khỏi những rủi ro bất ngờ. Bên cạnh đó nhận thức của người dâ
45 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n về lợi ích của BHNT mang lại cho người thân và chính bản thân mình ngày càng cao, ngoài ra họ cũng xem đây là một loại hình tiết kiệm hấp dẫn.
Mặc dù đây là một thị trường có tiềm năng rất lớn song người dân vẫn chưa thực sự hiểu một cách sâu và rộng rãi đã tạo ra những khoảng trống trên thị trường và đây là cơ hội tốt để các đối thủ cạnh tranh nhảy vào.
Vậy cần phải làm gì như thế nào để mở rộng và phát triển thị trường này một cách bền vững và nhanh nhất? Xuất phát từ thực tế tình hình của thực trạng BHNT ở Việt Nam kết hợp với những lý luận đã được trang bị thị trường tôi xin mạnh dạn chọn đề tài:"Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường BHNT ở Việt Nam "
Đề án được trình bày theo 3 phần như sau:
Phần I: Tổng quan về thị trường BHNT
Phần II: Thực trạng của thị trường BHNT ở Việt Nam.
Phần III: Một số giải pháp.
Mặc dù trong quá trình tìm hiểu về lý luận và thực tế để hoàn thành đề án tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tâm nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn: Thạc sỹ: Phạm Thị Đinh cùng với sự cố gắng của bản thân nhưng do nhận thức và trình độ của mình còn có hạn nên chắc chắn rằng trong bài viết này còn rất nhiều thiếu sót và hạn chế.
Vì vậy, tôi rất mong muốn được tiếp thu và chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp, chỉ bảo để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức, đồng thời hoàn thành được đề án của mình.
Phần i
Tổng quan về BHNT
I. Lịch sử hình thành và phát triển của BHNT.
Ông Hunbert D. Nelli tiến sỹ ở Mỹ đã viết trong bản đánh giá lịch sử của BHCN như sau:"Lịch sử sẽ giải thích hiện tại và được hướng dẫn cho tương lai" vì vậy tìm hiểu sự phát triển BH nói chung và BHNT nói riêng là rất cần thiết
Từ thời ông bà tổ tiên ta trước đây đã cố gắng tìm ra một số phương pháp bảo vệ cho bản thân và gia đình họ được an toàn. Đầu tiên họ thiên về sống theo nhóm để giúp đỡ lẫn nhau bởi vì cho rằng nếu sống thành từng nhóm thì mới có khả năng săn bắn thú vật để kiếm tìm thực phẩm nhiều hơn là sống một mình và nếu một người trong nhóm mà chết thì người khác trong bộ tộc lại nhận vợ con của người chết làm vợ con mình cách bảo vệ đầu tiên này thực sự là chia sẻ rủi ro hoặc là BH. Vậy BH ra đời từ rất sớm nhưng ban đầu nó chỉ dưới hình thức tương hỗ, và chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản BH là một phương pháp an toàn để đối phó với những rủi ro và những nguy hiểm của cuộc sống như: chết, ốm đau, tai nạn, mất việc làm, trộm cắp… Nhưng BHNT chỉ mới ra đời từ thế kỷ 16 và hợp đồng BHNT đầu tiên được ra đời từ năm 1583 do một công dân ở London thực hiện, đó là ông William gybbons (người được BH) Ông chỉ phải đóng 32 bảng Anh phí BH và khi ông chết(trong năm đó) người thừa kế của ông được hưởng số tiền là 400 bảng Anh. HĐ này đã kết thúc với lời cầu nguyện" Chúa hãy ban cho ông sức khoẻ và cuộc sống lâu dài"
Trong những ngày đầu tiên này việc tính toán chi phí của BHNT là rất khó khăn, do đó người ta quy định tất cả các thành viên của hội đều đóng cùng một số tiền như nhau và không quá 45 tuổi thì được chấp nhận BH, sau khi có một số tiền chắc chắn được để dành như một quỹ bảo hiểm, họ sẽ cân đối lại và số dư của quỹ sẽ được chia cho những người thừa kế của những người đã chết trong năm đó. Loại BH này không có cơ sở vững chắc. Vì quyền lợi BH không được biết trước. Thêm vào đó là bị hạn chế về tuổi (dưới 45 tuổi) phí BH đóng bằng nhau, mặc dầu những người trẻ cũng có thể có rủi ro nhiều ít khác nhau.
Vào thế kỷ thứ 18 các CTBH tương hỗ ở Anh đã bắt đầu nghiên cứu tỷ lệ chết cho từng lứa tuổi khác nhau. Điều này đã cho phép họ bắt đầu hoạt động trên nguyên tắc hoạt động khoa học. Từ những quan điểm riêng lẻ, hầu hết yếu tố quan trọng BH là toàn bộ của một phần sự bồi thường cho những tổn thất tài chính nghiêm trọng. Hiểu một cách đơn thuần là một sự chuyển nhượng rủi ro. Dưới đây là đại diện của những mức độ khác nhau trong việc phát triển các tổ chức BH.
* Các công ty BH tương hỗ ở Anh.
Công ty BH tương hỗ đầu tiên là hội BHNT và hưu trí, hội này do các nhà buôn bán vải lụa thành lập ngày 4/10/1699. Nhưng chỉ ít năm sau đó đã bị thất bại, chìm đắm trong nợ nần. 70 năm sau công ty BHNT suốt cuộc đời đã được hình thành. Nó chỉ giới hạn 200 thành viên và quyền lợi BH theo một mức duy nhất và không quy định, phụ thuộc vào số người chết trong năm. Trên cơ sở số tiền đã dành được họ đã chia đều cho những người thừa kế của những người bị chết trong năm đó.
Năm 1720 hai công ty BH của Anh là công ty hối đoái Hoàng Gia(the Royal exchane) và công ty góp vốn cổ phần chính ở London(magor stock comfaich) đã cố gắng để dành độc quyền BH trong nước. Họ đã đưa ra các yêu sách để giữ quyền độc quyền (1761). Nhưng vừa mới đưa ra thì đã lại chống đối kịch liệt và hiến chương của nhà vua đã huỷ bỏ hình thức CTBHNTCP. Sau đó người thiết lập công ty cổ phần đã ở sang thành lập CTBH tương hỗ, không cần độc quyền
Năm 1765 CTBHNT ra đời, lần này người ta thận trọng hơn trong việc quản lý các HĐBH. Khi cần thiết họ đã sử dụng việc đánh giá rủi ro cho những người BH. Vì vậy mà HĐ của họ đảm bảo hơn trong tương lai. Đây là lần đầu tiên BHNT được thực hiện trên nguyên tắc BH hiện đại.
* Hội BH tưởng hỗ ở Mỹ
Hiệp hội ái hữu ở Mỹ không hoàn toàn giống ở Anh. Các đẳng cấp người Anh như những người già, những người sống trong rừng đã được những người Anh sinh sống, lập nghiệp lâu đời ở Mỹ, họ đã lợi dụng tình cảm anh em, họ hàng để đưa vào. Trong khi đó hội của những người Mỹ bị hạn chế tới tình hình chính trị, văn học, các câu lạc bộ thương mại trong nước… Một số nhà chức trách cho rằng cần xem cần xem xét đến các lớp thượng lưu vì họ không có hội ái hữu. Dân số thưa thớt và việc mở rộng lãnh thổ là những nhân tố ảnh hưởng trong thế kỷ 19.
Hội BHNT tương hỗ đầu tiên được thành lập là hội giúp đỡ những người nghèo, các mục sư giáo hội trưởng lão bị khốn cùng, những người goá chồng, trẻ con và mục sư… tổ chức này do hội nghị tôn giáo của các nhà thờ đề nghị và thành lập năm 1759 ở Philadephia. Đây là công ty BHNT lâu đời nhất tồn tại trên thế giới mặc dầu ngày nay người ta chỉ được biết với cái tên ngắn gọn: Quỹ của các mục sư giắc hội trưởng lão.
Đầu thế kỷ 19 các công ty BH tương hỗ nổi tiếng khác cũng ra đời, kể cả công ty BHNT tương hỗ ở Anh được thành lập năm 1835 ở Boston. Đó là một khó khăn cho cơ quan pháp luật trong việc quản lý BH. Năm 1942 công ty BHNT tương hỗ ở New york được thành lập tíêp đó là công ty New Jersey(1845) Thời gian này các công ty BH tương hỗ rất phổ biến ở Mỹ. Năm 1849 cơ quan luật pháp ở New Jork được thành lập. Họ yêu cầu các công ty BH muốn thành lập phải nộp cho nhà nước 100000 USD nhằm mục đích ngăn chặn việc tăng thêm các công ty BH tương hỗ. Bởi vì tại thời điểm đó số tiền không phải là nhỏ đối với các CTBH mới thành lập.
* Các công ty BHNT Châu Âu
BHNT ở Châu Âu, theo dự đoán là không thịnh vượng cho đến khi CNTB được thừa nhận và toán học được phát triển. Năm 1787 công tyBHNT đầu tiên của Pháp ra đời nhưng đến năm 1792 bị thất bại, tháng 12/1819 công ty BHNT khác của Pháp được thành lập. ở Đức năm 1828 công ty BHNT đầu tiên được ra đời và phát hành BH tồn tích(tích luỹ). công ty BHNT Prudential của Anh được thành lập năm 1853 nó là công ty đi đầu trong công nghiệp BH và bắt đầu bán ra thị trường năm 1853.
* BHNT ở Châu á
Công ty BHNT đầu tiên ra đời năm 1868 hoạt động dưới hình thức kinh doanh là công ty BHNT Meji của Nhật Bản. Sau 20 năm độc quyền, đến năm 1888- 1889 hai CTBH lớn là Kyoei và công ty BHNT hữu hạn Nippon ra đời và phát triển đến ngày nay.
Các công ty BHNT của Anh và Nhật đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển BHNT ở các nước Châu á khác. Ví dụ ở Triều Tiên các Công ty BHNT của Anh hoạt động hầu hết trên cả nước cho đến 1905 thì Nhật dành được độc quyền. Công ty BHNT do Sim được thành lập 1929 là công ty BHNT duy nhất do Triều Tiên làm chủ. Cho đến những năm 1960 nền công nghiệp BHNT hiện đại của Triều Tiên thực sự bắt đầu phát triển. ở Singapo Công ty BHNT trong nước ra đời năm 1908 đầu tiên là Công ty BHNT trách nhiệm hữu hạn miền Đông đã được thành lập để cạnh tranh với công tyBH nước ngoài.
ở VN từ năm 1954 đã xuất hiện BHNT nhưng cho đến tháng 8/1996 hợp đồng BHNT đầu tiên được Bảo Việt phát hành đánh dấu sự ra đời của tổ chức BHNT Việt Nam.
BHNT là một loại hình BH lớn và quan trọng trên thế giới. Nó ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập quốc dân ở các nước triển khai BHNT.
Theo số liệu thống kê cho thấy Nhật Bản là nước dẫn đầu về BHNT, sau đó là Nam Triều Tiên, Nam Mĩ, Island, Canada, Neitherlandr… và Mĩ đứng thứ 6. Một nước có nền kinh tế phát triển hơn thì vai trò BHNT lớn hơn bởi vì chính sách kinh tế được đảm bảo. Đại hội đồng liên hợp quốc đã thừa nhận rằng BHNT: "có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp một sự đảm bảo kinh tế cá thể và sự cố gắng phát triển dân tộc bao gồm việc huy động nguồn tiết kiệm cá nhân.
II. Tổng quan về thị trường BHNT
1. Khái niệm về BHNT, thị trường BHNT.
* BHNT?
BHNT là sự cam kết giữa nưgời bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, mà trong đó người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia (hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm) một số tiền nhất định khi có những sự kiện đã định trước xảy ra (NĐBH bị chết hoặc sống đến 1 thời điểm nhất định), còn người tham gia phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn. Nói cách khác, BHNT là quá trình bảo hiểm các rủi ro có liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ con người.
Đối tượng tham gia BHNT là tính mạng, cuộc sống hay tuổi thọ.
* Thị trường BHNT
* Thị trường BH là nơi mua và bán các sản phẩm BH
Sản phẩm BH là loại sản phẩm dịch vụ đặc biệt, là loại sản phẩm vô hình không thể cảm nhận được hình dáng, kích thước hình dáng, kích thước màu sắc v.v...sản phẩm BH là sản phẩm không được bảo hộ bản quyền, là sản phẩm mà người mua không mong đợi sự kiện BH xảy ra đối với mình để được bồi thường hay trả tiền BH.
Thị trường BHNT là nơi mua bán các sản phẩm BHNT. Sản phẩm tham gia vào tổ chức BHNT có người mua, người bán và các tổ chức trung gian.
* Người mua - khách hàng là những cá nhân hay tổ chức có tính mạng, cuộc sống hay tuổi thọ có thể gặp rủi ro cần BH thì mua các dịch vụ BHNT hoặc trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức trung gian. Khách hàng bao gồm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của một loại sản phẩm. Khách hàng hiện tại là khách hàng đang tham gia quá trình mua và sử dụng sản phẩm đó, khách hàng tiềm năng là khách hàng có thể tham gia vào quá trình mua và sử dụng sản phẩm đó trong tương lai. Khách hàng tiềm năng phải thoả mãn các điều kiện.
+ Có nhu cầu về sản phẩm
+ Có khả năng tài chính
+ Là đối tượng thoả mãn các điều kiện của sản phẩm
+ Người có thể tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với họ. Những người hội đủ các điều kiện trên mới có thể trở thành khách hàng tiềm năng.
* Người bán là các doanh nghiệp Bảo hiểm. Theo tính chất sở hữu, DNBH có thể chia ra doanh nghiệp Nhà nước,doanh nghiệp cổ phần,doanh nghiệp liên doanh…Theo quy mô tổ chức,có thể chia ra tổng công ty, công ty… Các DNBH bán các sản phẩm BHNT trực tiếp cho khách hàng hoặc thông qua các tổ chức trung gian.
* Tổ chức trung gian là cầu nối giữa người mua và người bán. Tổ chức trung gian gồm các công ty (hoặc hãng) môi giới và đại lý BH.
2. Những đặc trưng cơ bản của tổ chức BHNT.
Thị trường BHNT cũng như các loại thị trường khác đều có những đặc trưng chung, đó là:
2.1 Cung - cầu về BHNT luôn luôn biến động
Cung về BHNT do các doanh nghiệp BHNT thực hiện. Các doanh nghiệp ngày một nhiều và luôn luôn đưa ra thị trường những sản phẩm mới thích ứng với thị trường.
Sản phẩm bán hàng ngày một nhiều và luôn gắn liền với sự phát triển của KH- KT của nền kinh tế, của quá trình hội nhập và toàn cầu hoá… Điều đó chứng tỏ sản phẩm BHNT không dừng lại con số ban đầu mà luôn được cải tiến, hoàn thiện và sáng chế, phát triển ra cái mới.
Cầu về BHNT của dân cư, của các tổ chức XH, của DN…. cũng không ngừng tăng lên. Khi nền kinh tế phát triển thì các tổ chức KTXH cũng phát triển theo, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư cũng được cải thiện…. do đó, nhu cầu đa dạng về sản phẩm dịch vụ BHNT cũng tăng lên. Chẳng hạn những năm đầu của thế kỷ XX, dịch vụ BHNT chỉ có trên (dưới) vài chục sản phẩm nhưng đến nay đã tăng lên hàng trăm loại.
Cung sản phẩm BHNT biến động trên cơ sở biến động của cầu về BHNT mà tăng thì cung cũng tăng theo.
2.2 Giá BHNT phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Giá của sản phẩm BHNT thực chất là phí BH. Phí BH là số tiền mà ngươi mua - khách hàng nộp cho DNBH trên cơ sở thoả thuận giữa người mua và người bán về một dịch vụ bán về một dịch vụ BH nào đó. Phí bán hàng được thoả thuận giữa người mua và người bán cũng có thể xem đó là giá chấp nhận của thị trường về dịch vụ(hay sản phẩm) BH. Phí BH bao gồm phí thuần và phụ phí (hoặc phí hoạt động trong BHNT) Phí BH được tính toán trên cơ sở STBH (số tiền người mua chấp nhận với người bán - người BH đưa ra) với tỷ lệ phí BH(R). Nhưng trong BHNT phí BHNT phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như: độ tuổi của người được BH, tuổi thọ bình quân của con người, số tiền BH, thời gian BH, phương thức thanh toán, lãi đầu tư, tỷ lệ lạm phát và thiểu phát của đồng tiền, lãi kỹ thuật, lãi tỷ lệ tử vong… Vì vậy, quá trình định phí ở đây rất phức tạp, đòi hỏi phải nắm vững đặc trưng của mỗi loại sản phẩm, phân tích dòng tiền tệ, phân tích được chiều hướng phát triển của mỗi sản phẩm trên thị trường nói chung
- Phí BHNT luôn luôn thau đổi theo thời gian. Bởi vì mỗi thời gian có xác xuất rủi ro khác nhau, mức độ thiệt hại khác nhau, điều kiện BH cũng thay đổi theo nhận thức của con người… cũng ảnh hưởng đều đến chi phí quản lý cuộc sống đến cơ sở đầu tư của các DNBH.
Như vậy, phí BH (giáBH) phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài những yếu tố trên, phí BH còn phụ thuộc vào quy luật cung - cầu thị trường, quy luật cạnh tranh.
2.3 Cạnh tranh và liên kết diễn ra liên tục.
Thị trường BHNT cũng như các thị trường khác sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để tranh giành khách hàng, để thu nhiều lợi nhuận diễn ra liên tục, gay go, quyết liệt. Cạnh tranh diễn ra nhiều khía cạnh và thủ thuật. Do đặc điểm của sản phẩm BH "đổ xô" vào những sản phẩm mà thị trường chấp nhận (ngoài việc tung vào thị trường những sản phẩm mới) bằng cách để hoàn thiện nó hơn các doanh nghiệp khác bằng cách tuyên truyền quảng cáo sâu rộng, hấp dẫn để thu hút khách hàng và đặc biệt là giảm phí và tăng tỷ lệ hoa hồng để giành giật khách hàng, chiếm lĩnh thị trường … Thực tế sôi động này đã được chứng minh khi thị trường BH Việt Nam có sự góp mặt của các thành phần kinh tế, sự ra nhập của các công ty liên doanh và các công ty có 100% vốn nước ngoài.
Cùng với cạnh tranh là liên kết. Cạnh tranh càng mạnh thì liên kết càng phát triển. Liên kết càng thường diễn ra giữa các doanh nghiệp mới, còn yếu về tiềm lực để tạo ra sức cạnh tranh, liên kết với các doanh nghiệp có thế mạnh để hoà hoãn, cùng phát triển tránh gây thiệt hại cho nhau… liên kết còn diễn ra giữa các doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn để tăng sức mạnh doanh nghiệp nhỏ đảm bảo an toàn trong cạnh tranh và cũng để tăng đồng minh cho các doanh nghiệp lớn.
Liên kết còn là nhu cầu của thị trường BHNT mới hình thành và phát triển điều kiện thị trường thế giới đã ổn định, có tiềm lực. Liên kết cũng là xu hội nhập và toàn cầu hoá.
Thị trường BHNT Việt Nam tuy mới hình thành và phát triển, nhưng cạnh tranh cũng diễn ra gay gắt giữa các doanh nghiệp với đủ thủ thuật và mánh khoé. Cạnh tranh cũng gây thiệt hại đáng kê cho một số doanh nghiệp, nhưng cũng mang lại cho các thành công các doanh nghiệp có lợi thế … để đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp trước sự cạnh tranh gay gắt các doanh nghiệp liên kết lại trong tổ chức "Hiệp hội BH"để điều hoà và giữ thế cân bằng trong kinh doanh trước hiện tượng giảm phí và tăng tỷ lệ hoa hồng BH một cách tuỳ tiện, đồng thời tiến hành liên kết dưới hình thức liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài để tăng tiềm lực kinh tế và kinh nghiệm kinh doanh để mở rộng thị trường…
2.4 Thị phần của các DNBHNT luôn thay đổi
Thị phần BHNT là tỷ lệ phần trăm (%) của mỗi doanh nghiệp BHNT chiếm trong thị trường BHNT. Thị phần càng lớn chứng tỏ vị thế doanh nghiệp càng cao, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng phát triển. Nói đến thị phần là nói đến thị trường phát triển không còn mang tính độc quyền. ở đây các doanh nghiệp BHNT có cơ hội như nhau, song doanh nghiệp nào giành được thị phần nhiều hơn là do doanh nghiệp đó làm tốt công tác quảng cáo tiếp thị, do chất lượng dịch vụ tốt hơn, khâu chăm sóc khách hàng tốt hơn, phí BH có thể thấp hơn, giám định và chi trả STBH nhanh gọn và kịp thời hơn…
Như vậy thị phần của các doanh nghiệp luôn luôn thay đổi do số lượng các doanh nghiệp tham gia vào thị trường thay đổi, do chiến lược Marketing chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả v.v…của các doanh nghiệp thay đổi không những giữ vững thị phần của mình mà còn giành giật được thị phần của các doanh nghiệp khác. Điều này được thể hiện qua sơ đồ sau.
Toàn bộ thị trường BHNT
Thị trường BHNT tiềm năng
Bộ phận không tiều dùng tuyệt đối
Thị trường BHNT thực tế
Bộ phận không tiêu dùng tương đối
Thị phần của DN
Thị phần của các DN khác
Qua sơ đồ trên có thể thấy rằng các doanh nghiệp có thể mở rộng phát triển thị phần của mình bằng cách lấn chiếnm sang "bộ phận không tiêu dùng tương đối" đây chính là bộ phận khách hàng tiềm năng mà các doanh nghiệp BHNT cần quan tâm khai thác. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh hợp lý để thu hút bộ phận này. Đây là bộ phận dân cư có nhu cầu về BHNT, nhưng chưa có thông tin chính xác về các dịch vụ BHNT trên thị trường. DN nào có chiến lược tuyên truyền, quảng cáo, phục vụ tốt… sẽ thu hút thêm khách hàng ở bộ phận này góp phần tăng thị phần của doanh nghiệp. Mặt khác các doanh nghiệp BHNT cũng phải tung ra thị trường những sản phẩm mới để thu hút dân cư trong bộ phận không tiêu dùng tuyệt đôí - bộ phận không có nhu cầu đối với dịch vụ BHNT có trên thị trường.
Ngoài ra, thị trường BHNT còn có những đặc điểm như:
* Thị trường BHNT ra đời muộn hơn so với các thị trường khác, kể cả thị trường BH nói chung. Sự ra đời lại phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội phải phát triển
Những điều kiện về kinh tế như:
- Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm quốc nội (GDP)
- Tổng sản phẩm quốc nội tính bình quân một đầu người dân
- Mức thu nhập của dân cư
- Tỷ lệ lạm phát của đồng tiền
- Tỷ giá hối đoái….
Những điều kiện xã hội bao gồm
- Điều kiện về dân số
- Tuổi thọ bình quân của người dân
- Trình độ học vấn
- Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
Ngoài điều kiện về kinh tế - xã hội thì môi trường pháp lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự ra đời và phát triển của BHNT thông thường ở các nước luật kinh doanh BH, các văn bản, quy định có tính pháp quy phải ra đời trước khi ngành BH phát triển. Luật BH và các văn bản có liên quan sẽ đề cập cụ thể đến các vấn đề như: tài chính, đầu tư, hợp đồng, thuế… Đây là những vấn đề mang tính chất sống còn cho hoạt động kinh doanh BHNT. Chẳng hạn ở một số nước phát triển. Nhà nước thường tạo điều kiện thuận lợi cho BHNT bằng cách có chính sách ưu đãi. Mục đích là nhằm tạo điều kiện cho các nhãn cơ hội để tiết kiệm tự mình lập nên quỹ hưu trí, từ đó cho phép giảm bớt phần trợ cấp từ Nhà nước. Mặt khác còn đẩy mạnh được quá trình tập trung vốn trong các công ty BH để từ đó có vốn dài hạn đầu tư cho nền kinh tế. Còn ở nước ta cũng như ở một số nước ở Châu á không đánh thuế doanh thu đối với các sản phẩm BHNT. Sự ưu đãi này là đòn bẩy tích cực để BHNT phát triển.
* Thị trường BHNT là thị trường cung cấp các sản phẩm liên quan đến rủi ro, đến sự bấp bênh của cuộc sống tính mạng, tuổi thọ của con người.
* Thị trường BHNT là một thị trường dịch vụ tài chính, do đó chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước….
3. Các loại hình BHNT cơ bản
BHNT đáp ứng rất nhiều mục đích khác nhau. Đối với những người kiểm tra mục đích chính của họ hoặc là để bảo vệ con cái và những người ăn theo tránh khỏi những nỗi bất hạnh về cái chết bất ngờ của họ hoặc tiết kiệm để đáp ứng các nhu cầu về tài chính trong tương lai… Do vậy, người BH đã thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm BHNT, thực chất là đa dạng hoá các loại hợp đồng nhằm đáp ứng và thoả mãn mọi nhu cầu của người tham gia BH. Trong thực tế có 3 loại hình BHNT cơ bản
- BH trong trường hợp tử vong
- BH trong trường hợp sống
- BHNT hỗn hợp
Ngoài ra, người BH còn áp dụng các điều kiện bổ sung cho các loại hợp đồng BHNT cơ bản như:
- BH tai nạn
- BH sức khoẻ
- BH không nộp phí khi thương tật
- BH cho người đóng phí…
Thực chất, các điều khoản bổ sung không phải là BHNT, vì không phụ thuộc vào sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người mà là BH các rủi ro khác có liên quan đến con người. Tuy nhiên đôi khi người tham gia BH vẫn rất cần thiết phải tham gia để bổ sung cho hợp đồng cơ bản (hợp đồng tiêu chuẩn)
3.1 BH trong trường hợp tử vong
Đây là loại hình phổ biến nhất trong hợp đồng BHNT và được chia làm 2 nhóm.
a) BH tử kỳ (còn được gọi là BH tạm thời hay BH sinh mạng có thời hạn)
Được ký kết BH cho cái chết sảy ra trong thời gian đã quy định của hợp đồng. Nếu cái chết không xảy ra trong thời gian đó thì người được BH không nhận được bất kỳ một khoản hoàn phí nào từ số phí BH đã đóng. Điều đó, cũng có nghĩa là người BH không phải thanh toán số tiền BH cho người được BH. Ngược lại, nếu cái chết xảy ra trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng, thì người BH phải có trách nhiệm thanh toán STBH cho người thụ hưởng BH được chỉ định trong hợp đồng BH
* Đặc điểm:
- Thời hạn BH xác định,
- Trách nhiệm và quyền lợi mang tính tạm thời,
- Mức phí BH thấp vì không phải lập nên quỹ tiết kiệm cho người được BH.
* Mục đích
- Đảm bảo các chi phí mai táng chôn cất
- Bảo trợ cho gia đình và người thân trong một thời gian ngắn
- Thanh toán các khoản nợ nần về những khoản vay hoặc thế chấp của người được BH
BH tử kỳ còn được đa dạng hoá thành cac loại hình BH sau.
* BH tử kỳ cố định: Có mức phí BH và STBH cố định không thay đổi trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Mức phí thấp nhất mà người BH không thanh toán khi hết hạn hợp đồng. Hợp đồng hết hiệu lực sau ngày ra hạn hợp đồng không nộp phí BH. Loại này chủ yếu nhằm thanh toán cho các khoản nợ tồn đọng trong trường hợp ngươi được BH bị tử vong.
*BH tử kỳ có thể tái tục: Loại này có thể tái tục vào ngày kết thúc hợp đồng và không yêu cầu có thêm bằng chứng nào về sức khoẻ của người được BH, nhưng có giới hạn về độ tuổi (thường độ tuổi tối đa là 65). Tại thời điểm tái tục, phí BH tăng lên vì độ tuổi của người được BH tăng lên.
* BH tử kỳ có thể chuyển đổi: Đây là loại hình BH tử kỳ cố định nhưng cho phép người được BH có sự lựa chọn chuyển đổi một phần hay toàn bộ hợp đồng thành một hợp đồng BHNT trọn đời hay BHNT hỗn hợp tại một thời điểm nào đó khi hợp đồng đang còn hiệu lực. Phí BH được tính dựa trên hợp đồng BHNT trọn đời hay hỗn hợp mới theo độ tuổi của người có hợp đồng.
Loại hình hợp đồng này phát hành này như một sự bảo chứng cho khoản tiền vay. Đồng thời nó còn nhằm yếu tố tiết kiệm trong trong tương lai của người được BH.
* BH tử kỳ giảm dần: Đây là loại hình BH mà có một bộ phận của STBH giảm hàng năm theo một mức quy định. Bộ phận này giảm tới không vào cuối kỳ hạn hợp đồng. Đặc điểm của loại này:
- Phí BH giữ cố định
- Phí BH thấp hơn phí BH tử kỳ cố định
- Giai đoạn nộp pjó BH ngắn hơn rhời han hợp đồngđẻ tránh việc rhanh toán vạo cuối thời hạn của hợp đồng khi mà số tiền BH còn rất nhỏ.
Loại hình BH này đáp ứng nhu cầu của người tham gia khi họ nợ một khoản tiền và phải trả góp (trả dần)
* BH tử kỳ tăng dần: Loại này được phát hành nhằm giúp người tham gia BH có thể ngăn chặn được yếu tố lạm phát của đồng tiền. Có nghĩa là số tiền BH thực trong hợp đồng bị giảm do đồng tiền sụt giá trong một khoảng thời gian. Để ngăn chặn có thể:
+ Tăng STBH theo một tỷ lệ % được lập hàng năm.
+ Hoặc đưa ra các loại hợp đồng ngắn hạn vào sau đó tái tục với STBH tăng dần.
Như vậy, loại hợp đồng này có đặc điểm là phí BH sẽ tăng dần theo STBH và phải dựa trên tuổi tác của người được BH khi tái tục hợp đồng.
* BH thu nhập gia đình: Loại hình BH này nhằm đảm bảo thu nhập cho một gia đình khi không may người trụ cột trong gia đình bị chết. Quyền lợi BH mà gia đình nhận được sau cái chết của người trụ cột trong gia đình có thể:
+ Nhận được toàn bộ (trọn gói) nhận được từng phần dần dần cho đến khi hết hạn hợp đồng.Nếu người được BH còn sống đến hết hạn hợp đồng, gia đình sẽ không nhận được bất kỳ một khoản thanh toán nào từ công ty BH.
* BH thu nhập gia đình tăng dần.
* BH tử kỳ có điều kiện: Điều kiện ở đây là việc thanh toán trọn cấp chỉ được thực hiện khi người được BH bị chết, đồng thời ngừời thụ hưởng quyền lợi BH được chỉ định trong hợp đồng phải còn sống.
b) BHNT trọn đời (BHNT trường sinh)
Loại hình BH này cam kết chi trả cho người thụ hưởng BH một STBH đã được ấn định trước trên hợp đồng, khi được BH chết vào bất kỳ lúc nào kể từ ngày ký hợp đồng. Phương châm của người BH ở đây là:"BH đến khi chết" Ngoài ra, có một số trường hợp loại hình BH này còn đảm bảo chi trả cho người được BH ngay cả khi họ sống đến 100 tuổi.
Đặc điểm
- STBH trả một lần khi người được BH bị chết
- Thời hạn BH không xác định
- Phí BH có thể đóng 1 lần hoặc đóng định kỳ và không thay đổi trong suốt quá trình BH
- Phí BH cao hơn so với BH sinh mạng có thời hạn, vì rủi ro chết chắc chắn sẽ xảy ra, nên STBH chắc chắn phải chi trả
- BHNT trọn đời là loại hình BH dài hạn, phí đóng định kỳ và không thay đổi trong suốt quá trình BH, do đó đã tạo nên một khoản tiết kiệm cho người được thụ hưởng BH vì chắc chắn sẽ sảy ra, nên STBH chắc chắn phải chi trả STBH
Mục đích
- Đảm bảo các chi phí mai táng, chôn cất.
- Đảm bảo thu nhập để ổn định cuộc sống gia đình
- Giữ gìn tài sản, tạo dựng và khởi nghiệp kinh doanh cho thế hệ sau.
Hiện nay loại hình BH này thường có các loại hợp đồng sau:
đ BHNT trọn đời phi lợi nhuận: Loại này có mức phí và số tiền BH cố định suốt cuộc đời. Vì vậy khi thanh toán số tiền BH cho người thụ hưởng không có khoảng lợi nhuận được chia
à BHNT trọn đời có tham gia chia lợi nhuận: Loại hợp đồng này cũng tương tự như hợp đồng trên, nhưng khi thanh toán số tiền BH cho người thụ hưởng quyền lợi, họ được chia một phần lợi nhuận như đã thoả thuận trong hợp đồng.
à BHNT trọn đời đóng phí liên tục: Loại này yêu cầu người được BH phải đóng phí liên tục cho tới khi chết. Vì đóng phí liên tục nên số phí phải đóng hàng năm sẽ thấp hơn so với các hợp đồng khác và mức phí này là bằng nhau giữa các năm.
à BHNT trọn đời đóng phí một lần: Đây là loại hình BH mà người được BH chỉ đóng phí một lần khi ký kết một lần còn người BH phải đảm bảo chi trả bất cứ lúc nào khi cái chế của người được BH xuất hiện. Khoản phí đóng một lần là rất lớn nên người tham gia hạn chế. Loại hợp đồng này rất cổ điển, tuy nhiên nó vẫn được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của người có thu nhập cao trong xã hội.
à BHNT trọn đời quy định số lần đóng phí BH: Loại này không đòi hỏi người được bảo hiểm phải đóng phí liên tục hay một lần mà quy định rõ số năm đóng phí bảo hiểm. Ví dụ: Đóng làm 5 lần, 10 lần, 15 lần hoặc đóng đến độ tuổi quy đinh, chẳng hạn đến 60 hoặc 65 tuổi. Tổng số phí đóng mỗi lần phụ thuộc vào số lần đóng phí. Nếu người được BH chết trước khi hết thời hạn đóng phí thì quyền lợi BH sẽ được thanh toán cho người được thụ hưởng BH và không phải trả thêm các khoản phí còn chưa trả hết.
Loại hợp đồng này rất phù hợp với những người sau khi nghỉ hưu, thu nhập giảm, việc tiếp tục đóng phí BH là một gánh nặng đối với họ, trong khi họ vẫn có nhu cầu được bảo hiểm.
3.2. BH trong trường hợp sống. (BH sinh kỳ)
Thực chất của loại hình BH này là người BH cam kết chi trả những khoản tiền đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định hoặc trong suốt cuộc đời người tham gia bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm chết trước ngày đáo hạn thanh toán thì sẽ không được chi trả bất kỳ một khoản tiền nào.
Đặc điểm
- Trợ cấp định kỳ cho người được BH trong thời gian xác định hoặc cho đến chết.
- Phí BH đóng môt lần.
- Nếu trợ cấp định kỳ đến khi chết thì thời gian không xác định.
Mục đích:
- Bảo đảm thu nhập cố định sau khi về hưu hay tuổi cao sức yếu.
- Giảm bớt nhu cầu phụ thuộc vào phúc lợi xã hội hoặc con cái khi tuổi già.
- Bảo trợ mức sống trong những năm tháng còn lại của cuộc đời.
Như vậy, với một khoản phí BH phải nộp khi ký hợp đồng mà người tham gia lựa chọn, người BH sẽ thanh toán một khoản trợ cấp định kỳ hàng tháng cho người được BH. Nếu khoản trợ cấp này thanh toán định kỳ cho đến hết đời, người ta gọi là"Bảo hiểm niên kim nhân thọ trọn đời". Nếu chỉ được thanh toán trong một thời kỳ nhất định người ta gọi là "Bảo hiểm niên kim nhân thọ tạm thời".
Các khoản trợ cấp định kỳ chỉ bắt đầu được thanh toán vào một ngày ấn định và chỉ được trả khi người được bảo hiểm còn sống. Tuy nhiên, còn một số công ty BH còn áp dụng cácđiều khoản bổ sung để hoàn phí bảo hiểm cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm khi người được bảo hiểm bị tử vong. Thế nhưng trường hợp này rất ít thấy.
Loại hình bảo hiểm này rất phù hợp với những người khi về hưu hoặc những người không được hưởng trợ cấp hưu trí từ BHXH đến độ tuổi tương ứng với tuổi về hưu đăng ký tham gia, để được hưởng những khoản trợ cấp định kỳ hàng tháng. Vì vậy, tên gọi "Bảo hiểm trợ cấp hưu trí" , " Bảo hiểm tiền hưu", "Niên kim nhân thọ", …v.v được các công ty bảo hiểm vận dụng linh hoạt.
3.3. BHNT hỗn hợp
Thực chất của loại hình BH này là bảo hiểm cả trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hay còn sống. Yếu tố tiết kiệm và rủi ro đan xen lẫn nhau vì thế nó được áp dụng rộng rãi và ở hầu hết trên thế giới.
Đặc điểm:
- Số tiền BH được trả khi: hết hạn hợp đồn hoặc người được bảo hiểm bị tử vong trong thời hạn hợp đồng.
Thời hạn bảo hiểm xác định (thường là 5 năm, 10 năm, 20 năm….)
- Phí bảo hiểm thường đóng định kỳ và không thay đổi trong suốt thời hạn BH.
- Có thể được chia lãi thông qua đầu tư phí bảo hiểm và cũng có thể được hoàn phí khi không có điều kiện tiếp tục tham gia.
Mục đích:
- Đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và người thân
- Tạo lập quỹ giáo dục, hưu trí, trả nợ.
- Dùng làm vật thế chấp, vay vốn hoặc khởi nghiệp kinh doanh …
Khi triển khai BHNT hỗn hợp, các công ty ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV211.doc