Mục lục
Mở đầu 3
Chương I: ngành công nghiệp đá xẻ và các sản phẩm từ đá. 5
I.1. Đặc điểm ngành công nghiệp sản xuất đá xẻ và tiềm năng lợi thế của Thanh Hoá về đá xẻ…………………………………………………………..............5
I.2. Các sản phẩm đá xẻ Thanh Hoá 10
Chương II: Thực trạng phát triển sản xuất đá Xẻ ở Thanh hoá. 15
II.1. Khả năng sản xuất của ngành công nghiệp đá xẻ Thanh Hoá 13
II.1.1 Nhân lực và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 13
II.1.2. Máy móc - Kỹ thuật, Công nghệ 16
II.1.3. Về mặt bằng sả
63 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển ngành đá xẻ Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất………………………………………………18
II.2. Chính sách giá, chất lượng, dịch vụ của các doanh nghiệp trong ngành 19
II.2.1. về chất lượng sản phẩm đá xẻ 19
II.2.2. về giá cả 19
II.2.3. về dịch vụ marketing 20
II.2.4. về sản phẩm đá xẻ 21
II.3. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm đá 21
II.3.1. Lượng tiêu thụ...................................................................................21
II.3.2. Nhóm khách hàng và khu vực thị trường.........................................27
II.3.3. Phương thức tiêu thụ..........................................................................27
II.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành đá xẻ Thanh hoá.28
II.4.1. Nhóm nhân tố ngoài ngành..............................................................28
II.4.2. Nhóm nhân tố nội bộ ngành............................................................ 31
II.5. Những yếu kém cơ bản trong sản xuất và kinh doanh đá xẻ ở Thanh Hoá 34
II.5.1 Vấn đề quy hoạch phát triển:...............................................................34
II.5.2. Còn thụ động chưa mở rộng thị trường..............................................35
II.5.3 Đào tạo nhân lực:.................................................................................36
II.5.4. Môi trường sống:................................................................................36
II.5. 5. Quản lý nhà nước..............................................................................38
Chương III. Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường các sản phẩm đá xẻ và phát triển ngành công nghiệp đá xẻ thanh hoá.39
III.1. Định hướng phát triển ngành…………………………………………....39
III.1.1. Chính sách đối với ngành đá xẻ Thanh Hóa.....................................40
III.1.2. Quan điểm phát triển của tỉnh đối với ngành đá xẻ Thanh Hoá.......40
III.2. Các giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp đá xẻ Thanh Hoá....45
III.2.1. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước và hiệp hội đá xẻ, đẩy mạnh quy hoạch phát triển sản xuất đá xẻ ở Thanh Hoá...................................................45
III.2.2. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc...................................49
III.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực..................................................................50
III.2.4. Liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất đá xẻ Thanh Hoá trong sản xuất và kinh doanh....................................................................................................52
Kết luận 58
Danh mục các doanh nghiệp tác giả điều tra…………………………………59
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………………61
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tỉnh Thanh Hoá là một trong những tỉnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho ngành khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó ngành Công nghiệp sản xuất đá xẻ là một ví dụ. Đây là một nghề mới xuất hiện ở Thanh Hoá từ năm 1983, Đá xẻ Thanh Hóa được biết đến và sử dụng trong nước và quốc tế tạo nên tiếng tăm với cái tên quen thuộc trong nhiều khách hàng đó là “ Đá Thanh Hoá ”và Tỉnh Thanh Hoá còn được biết đến là “ Quê hương của đá xẻ”.
Ngày nay, với chính sách khuyến khích kinh doanh của Đảng và Nhà nước. Trên thị trường xây dựng, trang trí nội ngoại thất thì nhu cầu về các sản phẩm từ đá xẻ ngày một lớn, do vậy mấy năm gần đây ngày càng có nhiều nhân dân bỏ vốn đầu tư vào việc khai thác và sản xuất các sản phẩm đá xẻ, tiêu thụ cả ở thị trường trong nước và quốc tế. Chính điều này làm cho ngành công nghiệp sản xuất đá xẻ ngày một phát triển về quy mô số lượng đơn vị sản xuất, khối lượng đá khai thác và sản xuất......Các sản phẩm của công nghiệp sản xuất đá xẻ trở thành một trong những sản phẩm chủ yếu của Tỉnh. Giai đoạn hiện nay được đánh giá là thời kỳ phát triển của ngành đá xẻ sau nhiều năm “ thăng trầm” trước đó.
Công nghiệp sản xuất đá xẻ phát triển đóng góp đáng kể cho tổng thu nhập hàng năm của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương....đang là một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên sự phát triển của công nghiệp đá xẻ ở tỉnh Thanh Hoá mấy năm gần đây đã bộc lộ nhiều hạn chế về khai thác và sản xuất, việc phát huy nguồn lực bên trong và bên ngoài chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của ngành trong tỉnh, việc quy hoạch, quản lý và tạo động lực thúc đẩy ngành còn nhiều bất cập. Nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm đá xẻ còn hẹp và chưa được khai thác tối ưu...Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của công nghiệp sản xuất đá xẻ tỉnh Thanh Hoá.
Việc nghiên cứu, phân tích để đề ra các giải pháp thúc đẩy sản xuất, phát triển ngành công nghiệp đá xẻ tỉnh Thanh Hoá trong thời gian qua là một vấn đề thực sự cấp thiết. Do vậy tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu Một số giải pháp nhằm phát triển ngành đá xẻ Thanh Hóa, với mong muốn góp phần tạo nên cái nhìn toàn diện về ngành đá xẻ Thanh Hoá hiện nay và trong tương lai, giúp chính quyền, các doanh nghiệp kinh doanh đá xẻ tỉnh Thanh Hoá trong việc đánh giá và tìm ra hướng đi.
2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Khâu khai thác, sản xuất, tiêu thụ của Công nghiệp đá xẻ Thanh Hoá.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Toàn bộ ngành công nghiệp đá xẻ Thanh Hoá.
- Thị trường các sản phẩm đá xẻ Thanh Hoá: Trong nước: ( Hà Nội, Thanh Hoá, Hải Phòng, Nam Định…). Nước ngoài: ( EU, Mỹ, Nhật)
- Nguồn số liệu lấy từ 2001 – 2005.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
- Phương pháp duy vật lịch sử- duy vật biện chứng.
- Phương pháp điều tra chọn mẫu, thống kê, so sánh và toán học.
5. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng ngành công nghiệp đá xẻ Thanh Hoá trong thời gian qua. Từ đó chỉ rõ mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức, những việc đã làm được và chưa làm được, tìm ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của các vấn đề trên, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kién nghị nhằm phát triển công nghiệp sản xuất đá xẻ trong thời gian tới nói chung.
6. Bố cục đề tài :
Ngoài hai phần là Lời mở đầu và phần Kết Luận đề tài được chia làm 3 chương chính như sau:
Chương I: Ngành công nghiệp đá xẻ và các sản phẩm từ đá Thanh Hóa.
Chương II: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa.
Chương III : Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa.
Chương I
Ngành công nghiệp đá xẻ
và các sản phẩm từ đá Thanh hóa
I.1. Đặc điểm ngành công nghiệp sản xuất đá xẻ và tiềm năng lợi thế của Thanh Hoá về đá xẻ.
I.1.1. Khái quát lịch sử hình thành ngành công nghiệp đá xẻ Thanh Hóa.
Từ những năm 80, 90 thế kỷ XX, đá xẻ là một sản phẩm mới, được ưa chuộng trên thị trường trong nước và chủ yếu sản phẩm đó là của các cơ sở sản xuất của tỉnh Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá còn được mệnh danh là “ Quê hương của đá xẻ" và cái tên "Đá Thanh Hoá” như là niềm tự hào của người dân Thanh Hoá là tài sản vô hình không dễ gì có được, có vị trí rất lớn trong tâm trí của người dân Thanh Hoá.
Tuy là ngành đã có ở Thanh Hoá từ rất sớm (từ năm 1983) song trong quá trình phát triển của nó cũng liên tục gặp khó khăn, từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, máy móc thô sơ, năng xuất lao động thấp, thị trường nhỏ, hẹp, trải qua thăng trầm của những năm 1990 thế kỷ trước, thì ngày nay nó đã trở thành ngàng công nghiệp quan trọng của tỉnh Thanh Hoá, là một trong ba ngành mũi nhọn có sản phẩm xuất khẩu chủ yếu (Năm 2004 lợi nhuận về xuất khẩu đá chính ngạch đạt trên 9 triệu USD, còn theo hạn tiểu ngạch, theo gián tiếp qua công ty Thương Mại ước tính khoảng 5 triệu USD. Chiếm khoảng 13% giá trị xuất khẩu của cả tỉnh . Giải quyết trên 6100 lao động nhàn rỗi tại địa phương. Năm 2005 doanh thu giá trị xuất khẩu lên đến 16744.000USD). Mở rộng sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh với nhiều hình thức khác nhau với qui mô khác nhau, được tỉnh đánh giá là ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh trong thời gian tới.
I.1.2.Đặc điểm của công nghiệp sản xuất đá xẻ tỉnh Thanh Hoá.
1.1.2.1. Nguồn nguyên vật liệu đá cho sản xuất không thường xuyên:
Đặc thù của việc sản xuất sản phẩm đá phụ thuộc lớn ở nguồn nguyên liệu đá,vì sản phẩm đá không giống các loại sản phẩm khác, giá trị của nó là ở độ cứng và mầu sắc
Loại đá sản xuất chủ yếu là đá MARBLE, đá Bông Mai, Đá GRANIT.. với mầu sắc đa dạng, song nguồn đá này thường có lẫn tạp trong mỏ đá với các loại đá khác, do đó khi khai thác không phải liên tục gặp được vỉa đá cần cho sản xuất và với khối lượng khai thác nhiều khi không đáp ứng đủ năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường về sản phẩm đá của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đá, nên vẫn có tình trạng gián đoạn trong quá trình sản xuất mặc dù năng lực khai thác và sản xuất đá với nhu cầu về sản phẩm đá vẫn có. Lấy ví dụ: một số doanh nghiệp sản xuất đá ở Hà Trung liên tục từ Tháng 12/2004 đến 2/2005 phải ngừng sản xuất do không khai thác được đúng nguồn đá. Theo số liệu điều tra của tác giả thì có 23/40 doanh nghiệp cho rằng mỏ đá có tầm quan trọng nhất đối với sản xuất của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Công nghệ - kỹ thuật giản đơn và hao mòn máy móc thiết bị lớn.
Công nghệ và kỹ thuật trong công nghiệp sản xuất đá xẻ tương đối đơn giản, là ngành khai thác, sản xuất hàng loạt, cơ cấu máy móc thiết bị tham gia khai thác và sản xuất không nhiều, Cơ khí hoá là chủ yếu và tự động hoá giản đơn.
Ví dụ: Quy trình sản xuất:
Cắt đá
đóng gói
Khai thác Đá
Xẻ thô
Mài, đánh bóng
*Mỗi giai đoạn lại có yêu cầu riêng :
- Đối với khai thác từ mỏ, công nghệ đánh mìn đá phải đảm bảo yêu cầu :
+ Số lượng khai thác được nhiều nhất, hao phí do vỡ vụn ít nhất
+ Số lượng Đá toàn khối lớn nhất,số lượng đá bị vỡ bên trong “om” ít nhất
+ Khối đá liên kết còn lại trên mỏ cho lần khai thác sau nhiều.
+ Giữ gìn cảnh quan môi trường...
- Đối với việc sản xuất tại xưởng : sau khi đá được vận chuyển về xưởng, thợ kỹ thuật của xưởng xẽ phân tích khối đá sau đó thiết kế các sản phẩm có thể làm từ khối nhằm tối ưu nhất cho khối đá, phần này đòi hỏi kỹ thuật cao.
(Quy trình sản xuất trên là quy trình chung nhất cho ngành đá xẻ tuy nhiên có nhiều loại sản phẩm từ đá có công nghệ phức tạp hơn như : Đá chẻ, Đài phun nước, Bàn, Ghế, Bồn tắm, Chậu rửa mặt.....)
Đây là ngành sản xuất thường xuyên phải tiếp xúc đá với cường độ, mức độ cao nên sự hỏng hóc và hao mòn máy móc diễn ra thường xuyên và lớn. Hao mòn về phương tiện vận chuyển đá, cẩn cẩu đá, mài, cắt , băm đá trong quá trình sản xuất..v.v.. nên doanh nghiệp chi phí cho sửa chữa và thay thế các phương tiện sản xuất hằng năm và thời gian gián đoạn trong sản xuất lớn. Điều này đã tác động trực tiếp tới việc tăng giá thành của sản phẩm đá xẻ.
1.1.2.3. Vốn đầu tư ban đầu và trong quá trình sản xuất không lớn.
Do cấu máy móc thiết bị không nhiều, quy trình sản xuất đơn giản nên vốn ban đầu cho khai thác và sản xuất không lớn để có thể tham gia ngành. Đầu tư cho mặt bằng sản xuất, máy móc, nhà xưởng... với số vốn ít nhất là trên 200 triệu đồng để có thể mở một cơ sở sản xuất nhỏ mang tính chất hộ sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên theo điều tra của tôi trong thời gian qua ở Thanh Hoá rất nhiều người bỏ vốn tham gia vào công nghiệp đá xẻ, số lượng các Doanh nhân bỏ vốn thành lập doanh nghiệp với số vốn từ 1-5 tỷ đồng có 6/40 doanh nghiệp ở 3 hình thức là : Công ty TNHH, Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân, Hiện tại có 47 doanh nghiệp tham gia Hiệp Hội sản xuất và kinh doanh Đá xẻ Thanh hoá, còn lại có trên 60 cơ sở sản xuất đá xẻ có số vốn ban đầu dưới 1 tỷ đồng...tổng thể cả tỉnh Thanh Hoá có gần 120 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất lớn nhỏ, tập trung chủ yếu ở 4 địa phương chính là Đông sơn, Hà Trung, TP.Thanh Hoá và Vĩnh Lộc, ngoài ra có rải rác tại nhiều nơi trong tỉnh với quy mô rất nhỏ. Điều này cho thấy công nghiệp đá xẻ ở Thanh Hoá ngày càng được mở rộng, tuy nhiên đang còn mang tính manh mún, tự phát và có phần phân tán trong tỉnh và trong nội vùng thuộc tỉnh. Đây cũng là mặt hạn chế của đá Thanh Hóa trong việc giữ gìn tài nguyên cho sản xuất lâu dài và cũng không tránh khỏi việc một số doanh nghiệp Thương Mại lợi dụng các doanh nghiệp nhỏ để ép giá, ghìm giá bán với các doanh nghiệp lớn nên gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
1.1.2.4. Điều kiện lao động nặng nhọc và nguy hiểm, công nhân không gắn bó với nghề:
Nghề này có thể được coi là nghề “nguy hiểm và nặng nhọc” bởi tính chất công việc đòi hỏi phải có sức khoẻ và lao động với cưòng độ lớn, dễ tiếp xúc với môi trường lao động độc hại gây các bệnh nghề nghiệp. Tính nguy hiểm trong quá trình khai thác đánh mìn, vận chuyển, quá trình sản xuất (xẻ, cắt...) dễ nguy hiểm đến tính mạng công nhân. Các bệnh nghề nghiệp có thể phát sinh do tiếng ồn, bụi do bột đá được thải ra. Do tính chất công việc nặng nhọc, nguy hiểm nên công nhân không gắn bó với nghề. Số lượng lao động tham gia ngành không cần nhiều. Không cần lao động kỹ thuật cao (trừ hàng Mỹ nghệ) chủ yếu lao động qua đào tạo đơn giản có thể tham gia sản xuất. ở Thanh Hoá hiện nay số lượng doanh nghiệp có số lao động từ 50-70 nguời bình quân hàng năm là 32 doanh nghiệp, còn lại là dưới 50 lao động, có nhiều cơ sở sản xuất chỉ có 5-10 lao động. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm đá Thanh Hóa.
I.1.3. Tiềm năng, lợi thế của Thanh Hoá về đá xẻ:
1.1.3.1. Nguồn nguyên liệu cho sản xuất đá:
Do đặc điểm về địa hình, cấu tạo địa chất đã ban tặng cho tỉnh Thanh Hoá tài nguyên đá có giá trị với khoảng 10 tỷ tấn tương đương với 28 tỷ m3 đá trên toàn tỉnh. ở Thanh Hoá có các loại đá chủ yếu phục vụ cho sản xuất đá xẻ là : đá GRANIT, đá MARBLE, đá Bông mai ..., trong đó đá MARBLE giá trị kinh tế nhất lại chỉ có ở tỉnh Thanh Hoá, đây là lợi thế quan trọng của tỉnh Thanh Hoá.
- Đá GRANIT : Chiếm khoảng 1,02% tổng số đá cho sản xuất đá xẻ, mầu sắc phong phú, tập trung phân tán tại Hà Trung, Đông sơn, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Bá Thước, Thọ Xuân, Lang Chánh. Trong đó đá có độ cứng tốt nhất là ở Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Lang Chánh, Bá Thước. loại đá này hiện nay ở Thanh Hoá mới chỉ ở dạng khai thác còn chưa có đơn vị sản xuất do mức độ khai thác không thường xuyên, lại trữ lượng thấp và dải dác nên ít người dám đầu tư sản xuất, vả lại mức độ cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại từ các địa phương như Bình Định, Trung Quốc, ấn Độ…là rất lớn.
- Đá MARBLE : Chiếm trên 90% tổng số đá cho sản xuất đá xẻ, có đặc điểm ưu việt về độ cứng, mầu sắc phong phú với các gam mầu cơ bản là : Đen, Đen pha trắng, vàng, xanh, xanh nâu… phù hợp với nhiều loại sản phẩm đang được thị trường quốc tế ưa chuộm như: đá lát nền, đá lát cầu thang, bồn rửa… Với trữ lượng đá khoảng …m3. Phân bổ ở : Hà Trung, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, Bá Thước, Thọ Xuân, Lang Chánh… trong đó chủ yếu là mỏ lộ thiên, là loại đá đang được khai thác và sản xuất chủ yếu hiện nay mà chỉ có ở tỉnh Thanh Hoá mới có. Đây cũng là loại đá được đánh giá cao trên thị trường, làm nên tiếng tăm cho sản phẩm đá xẻ Thanh Hoá, mà có lợi thế cạnh tranh lớn với các sản phẩm cùng loại khác ở các địa phương khác.
- Đá Bông Mai : Chiếm tỉ trọng 2-5% trong tổng số đá sản xuất với mầu sắc chủ yếu là trắng và vàng cũng là loại đá chủ yếu cho sản xuất đá ở Thanh Hoá
- Đá SPILIT GABRO( đá Hoa Cương): Chiếm tỷ trọng còn lại, chủ yếu tập trung tại Hà Trung ( khoảng 540.000 m3), Vĩnh Lộc, Đông Sơn và dải dác trên toàn tỉnh, đây cũng là loại đá có giá trị kinh tế cao như đá GRANIT đang được khai thác và sản xuất song vơí số lượng không lớn như đá MARBLE, với sản phẩm là đá lát nền, cầu thang, tam cấp, ốp chân các công trình xây dựng như : Tượng đài, viện bảo tàng, công sở......
Tóm lại nguồn nguyên liệu đá Thanh Hoá phong phú, đa dạng trữ lượng khai thác lớn, có loại Đá MARBLE là loại đá duy nhất chỉ có ở Thanh Hoá đang được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng, có trữ lượng lớn nhất, phân bổ tập trung dễ dàng cho việc khai thác và sản xuất đá.
1.1.3.2. Tên tuổi của Đá Thanh Hóa đã được khẳng định.
Như đã trình bầy ở trên, tiếng tăm về các sản phẩm đá đã có từ rất lâu, từ những năm 1980,1990 thế kỷ 20, trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong tiềm thức của nhiều người khi nói về đá xẻ luôn nghĩ tới đá xẻ Thanh Hoá, vả lại trên thị trường quốc tế sản phẩm đá xẻ Thanh Hoá đã sớm có mặt ở các thị trường lớn như Đông Âu, Bắc Âu, và đang có xu hướng phát triển trên thị trường Mỹ và Tây ÂU, đây là điều kiện tốt cho việc xây dựng thương hiệu Đá xẻ Thanh Hoá trên thị trường.
1.1.3.3. Những thuận lợi về giao thông vận chuyển.
Những vùng có nguồn nguyên liệu đá có đặc đIểm thuận lợi về giao thông vận chuyển:
+ Gần đường quốc lộ 1A bao gồm Hà Trung, thành phố Thanh Hoá.
+ Gần đường Hồ Chí Minh bao gồm : Ngọc Lặc, Thọ xuân, Cẩm Thuỷ…
+ Gần đường Quốc lộ 217 nối liền đường Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh.
+ Gần nhà ga bến bãi như : Hà Trung( Ga Đò Lèn, Bỉm Sơn) Gần sông Lèn, Sông Mã, Sông Chu có thể đi ra cảng Hải Phòng.
Đây là điểm thuận lợi nhằm giảm chi phí vận chuyển, giảm giá thành cho các sản phẩm từ đá Thanh Hóa.
I. 2. Các sản phẩm đá xẻ Thanh Hóa.
Qua điều tra bằng bảng hỏi đối với 40 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đá xẻ Trên địa bàn 3 huyện: Hà Trung, Đông Sơn, Thành Phố Thanh Hóa. Tôi đã xác định được các loại sản phẩm chủ yếu được sản xuất hiện nay là.
Bảng 1: Mô tả sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp và các
địa phương.
Địa phương
Sản phẩm
Hà Trung-Vĩnh Lộc
(có 8 DN)
Đông Sơn
(có 26 DN)
TP Thanh Hoá
(có 6 DN)
1. Đá ốp tường
7
14
6
2. Đá lát nền nhà
8
17
5
3. Đá mỹ nghệ
4
8
0
4. Đá lát sân
6
11
3
5. Bồn rửa
1
7
0
6. Chậu tắm
1
6
0
7. Chậu rửa mặt
1
7
0
8. Bồn hoa
0
4
0
9. Đài phun nước
3
4
0
10. Đá lát cầu thang
8
16
3
( Nguồn : Điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi do tác giả tiến hành.)
Từ kết quả trên ta thấy, hiện nay phân theo nhu cầu- mục đích sử dụng về sản phẩm đá xẻ thì được chia thành hai loại chủ yếu như sau:
- Các sản phẩm trang trí nội thất:
Đối tượng khách hàng chủ yếu là: các khách sạn lớn, các trụ sở hoặc văn phòng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, một số các công trình xây dựng dân dụng…phù hợp với khách hàng cần sự mạnh mẽ, quí phái, cổ điển…và phải là đơn vị mạnh, có tài chính lớn. Nhóm sản phẩm này phục vụ cho việc lát nền bằng đá đánh bóng, đá ốp chân tường, đá lát cầu thang ( chủ yếu là đá Granit, Marble.). đến đá mỹ nghệ trang trí trong các phòng lớn, Các sản phẩm trong nhà vệ sinh, phòng tắm như: bồn tắm, chậu rửa mặt, đá ốp tường…. Hiện nay đối tượng khách hàng chính với loại sản phẩm này là thị trường Tây Âu, Bắc Âu, và một số là thị trường trong nước.
- Các sản phẩm đá cho các công trình ngoài trời:
Chủ yếu được dùng để lát sân, nền công trình, hè phố, ốp chân các công trình ngoài trời, ốp tường bề mặt ngoài, làm các công trình bằng đá như tượng, đài phun nước…cho các công trình xây dựng, trụ sở, các công trình dân dụng hoạc công cộng. Với giá thành cao, sản xuất hàng loạt. Đối tượng khách hàng chủ yếu là chủ các công trình xây dựng nói trên của các thị trường Tây Âu, Bắc Âu, Mỹ… một số là thị trường trong nước nhưng rất hạn chế.
Một số sản phẩm đá xẻ tiêu biểu của đá Thanh Hóa.
( H1) Đá ốp tường ( H2) Đá Chẻ
( H3) Đá lát cầu thang ( H4) Bồn tắm, Lavaabo…
( H5) ốp tường trong phòng (H6)Đá ốp tường ngoài trời
( H7) Đèn ( H8)
Chương II
Thực trạng phát triển ngành công nghiệp đá xẻ thanh hoá
II.1. Khả năng sản xuất của ngành công nghiệp đá xẻ Thanh Hoá.
II.1.1. Về nhân lực và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
- Đánh giá lao động thành 3 đối tượng:
+Quản trị viên điều hành doanh nghiệp và cơ sở sản xuất.
+Công nhân có kỹ thuật.
+Đối tượng lao động giản đơn(Công nhân khai thác, sản xuất).
- Hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh đá phụ thuộc vào trình độ (ở từng bộ phận, chức năng của đội ngũ nhân lực), điều kiện lao động, chính sách của đơn vị đối với công nhân viên doanh nghiệp.
Qua điều tra của tác giả về nguồn nhân lực hiện tại của các doanh nghiệp như sau:
Bảng 2: Nhóm các Quản trị viên trong doanh nghiệp xét về trình độ:
Các cấp đào tạo
Các cấp quản trị
Đã qua đào tạo
Cao học
Đại học
CĐ, Trung cấp
Chưa Đào tạo
DN
CNg
DN
CNg
DN
CNg
DN
CNg
Quản trị cấp cao
0
0
9
9
11
12
20
20
Quản trị viên Trung gian
0
0
12
16
11
21
17
25
Quản trị viên cơ sở
0
0
12
21
11
22
17
54
( chú thích: - DN: Số lượng doanh nghiệp có nhân lực ở trình độ trên
- CNg: Số lượng nhân lực trong doanh nghiệp ở trình độ.)
100% các cơ sở sản xuất nhỏ thì quản trị viên cấp cao cũng là quan trị viên cơ sở và quản trị viên trung gian đều chưa qua đào tạo.
*Từ bảng số liệu và quá trình tìm hiểu của tác giả nhận xét :
- Các doanh nghiệp có quy mô lớn thì có trình độ của Quản trị viên cấp cao và trung gian ngày một cao, tổ chức sản xuất phù hợp với quy mô và sự phát triển của doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ thì số lượng quản trị viên có trình độ cao ít, hầu hết là chưa qua đào tạo, làm ăn theo lối mòn truyền thống chưa áp dụng chiến lược trong kinh doanh.
- Số lượng doanh nghiệp mà có các quản trị viên cấp cao có trình độ học vấn chưa cao, ảnh hưởng tới tầm chiến lược và phát triển của doanh nghiệp, lối cư sử trong kinh doanh có phần bị hạn chế.
- Với trình độ của các cấp quản trị như trên thì việc yếu kém trong các nghiệp vụ như : quản trị kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị Marketing là đương nhiên, điều này dẫn đến khả năng hội nhập của các doanh nghệp đá xẻ Thanh Hoá còn nhiều hạn chế.
*Nguyên nhân:
- Do tính tự phát của nhân dân khi tham gia ngành, phần lớn số lượng các quản trị viên các doanh nghiệp xuất thân từ nông dân, thợ thủ công nhỏ, khi ngành đá mới ra đời và phát triển thì đổ xô vào ngành đá, nhiều năm liên tục chỉ tồn tại và phát triển với quy mô nhỏ, vốn ít và bị lệ thuộc ở các doanh nghiệp lớn ở thị trường đầu ra.
- Số lượng các doanh nghiệp lớn có trình độ của quản trị viên cấp cao ngày một cao, là do phát triển từ những cơ sở sản xuất nhỏ, tồn tại có được đi học năng cao kiến thức, hoặc do sự đầu tư vào ngành ngay tư ban đầu với số vốn lớn, nên trình độ của quản trị viên quản trị số vốn này phải tương đối lớn, VD: Công ty liên doanh VINASTONE, Cty TNHH Đại Nam......
Bảng 3: Nhóm các công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp:
Đã qua đào tạo
Cao Học
Đại học
CĐ, Tr.Cấp, ĐT nghề
Chưa đào tạo
Thợ cơ khí, sửa chữa
0
1
7
60
Kỹ thuất sản xuất
0
0
3
72
Kiểm tra sản phẩm
0
0
5
18
*Từ bảng trên ta nhận xét:
- Tuy đây là ngành có công nghệ và kỹ thuật giản đơn, nhưng để sử dụng tối ưu hoá cần có đội ngũ cán bộ giám sát kỹ thuật lành nghề, có tay nghề, trình độ. Số lượng này còn ít và hạn chế.
- Chưa nhiều thợ kỹ thuật có trình độ cao, tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn lớn, quy mô sản xuất rộng, tổ chức sản xuất hợp lý, chặt chẽ.
- Chưa có đội ngũ thợ cơ khí – sửa chữa máy móc cố tay nghề, trình độ cao trong khi đây là ngành mà có sự hỏng hóc máy móc diễn ra liên tục, với độ nghiêm trọng cao ở những bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.
*Nguyên nhân:
- Việc đào tạo nghề trong tỉnh chưa rộng ở các trung tâm đào tạo nghề, Công nhân chủ yếu được đào tại doanh nghiệp bằng kinh nghiệm là chính.
- Ngành chưa thực sự tạo được động lực đủ lớn để thu hút được lao động kỹ thuật cao.
- Các trung tâm đào tạo công nhân trong và ngoài tỉnh chưa có, chưa đưa công nghệ – kỹ thuật sản xuất đá xẻ vào chương trình đào tạo của mình cho đội ngũ công nhân phục vụ cho các danh nghiệp sản xuất đá xẻ.
( Đáng chú ý là hầu hết các doanh nghiệp khi tác giả tìm hiểu thì không có cán bộ kỹ thuật trong việc khai thác đá có hiệu quả, đó là việc: xác đinh vị trí đánh mìn đá, định dạng các mạch đá, vỉa đá để khai thác đá không bị nát vụn đá, “om” đá, giữ gìn mỏ đá, khai thác có hiệu quả. Thứ nữa là chưa có cán bộ kỹ thuật trong việc định dạng chính sác nhằm tối ưu hoá tảng đá được đưa từ mỏ và dùng để xẻ thô. Điều này ảnh hưởng lớn tới năng xuất, độ hao phí của nguyên liệu đá xẻ, ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của doanh nghiệp).
Nhóm công nhân giản đơn:
*Qua điều tra số lượng công nhân chủ yếu trong doanh nghiệp : có 17/40 doanh nghiệp có lao động địa phương chiếm trong khoảng 70-90% tổng lao động, số còn lại có số công nhân địa phương chiếm > 90% lao động. Điều này cho thấy mặt tích cực của ngành sản xuất đá xẻ trong việc giải quyết lao động tại địa phương, song cũng từ thực tế các doanh nghiệp cho thấy, các công nhân địa phương chủ yếu là nông dân, ý thức về sản xuất công nghiệp còn rất kém, nhất là trong tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật trong sản xuất nhiều công đoạn chưa tốt, khả năng nắm bắt kỹ thuật còn hạn chế, nên trong thao tác còn chậm.
*Nguyên nhân:
- Công nhân chủ yếu là nông dân, ý thức sản xuất của người nông dân còn hạn chế so với người công nhân nhất là trong việc kỷ luật lao động.
- Tuy chúng ta thấy rõ nhiều điều thuận lợi nếu lấy lao đông tại chỗ, nhưng với số đông là nông dân địa phương nghề nghiệp chính của họ là làm nông nghiệp, nghề làm đá chủ yếu lúc nông nhàn và coi đó là nghề phụ do đó ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất của doanh nghiệp. Công nhân này 100% là “ Công nhân áo nâu”
- Đây là nghề “ Nặng nhọc và nguy hiểm” do đó mức độ gắn bó với nghề của công nhân là rất thấp, không coi nghề đá là nghiệp thay cho nghề Nông nghiệp mặc dù nghề này có thu nhập cao hơn ( 100% Doanh nghiệp trả lương cho Công nhân trung bình trên 500.000VNĐ/1 tháng).
- Qua điều tra cũng cho thấy số lượng các doanh nghiệp có các tổ chức Đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Chi hội phụ nữ là 6. Điều này cho thấy các doanh nghiệp chưa thấy hết vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tạo sự gắn bó giữa công nhân với doanh nghiệp, với nghề, tạo sự tin tưởng và chỗ dựa tinh thần quan trong cho công nhân yên tâm sản xuất.
II.1.2.Về Máy móc – thiết bị , kỹ thuật – công nghệ.
Máy móc thiết bị cho khai thác và sản xuất đá xẻ chủ yếu bao gồm: máy xẻ, máy cắt, máy đánh bóng đá, tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm xẽ có các máy móc, thiết bị chuyên dùng khác nhau, như máy: bào, băm, đánh cạnh đá... Các phương tiện vận chuyển chủ yếu là : máy cẩu, xe tải...để tham gia sản xuất.
Theo kết qủa điều tra của tác giả thì khả năng sản xuất của các doanh nghiệp đá Thanh Hoá thể hiện như sau.
Bảng 2: Quy mô sản suất và hao phí sản xuất của các doanh nghiệp đá Thanh Hoá ( đơn vị : Doanh nghiệp)
Quy mô
và hao
phí
Địa phương
CXKT <1000m3 đá/Năm
CXKT >1000m3 đá/Năm
Vốn< 1TỷVNĐ
Vốn>1Tỷ VNĐ
Vốn <1tỷ VNĐ
Vốn>1TỷVNĐ
=<3%
=<7%
>7%
=<3%
=<7%
=<3%
=<7%
=<3%
=<7%
HàTrung-Vĩnh Lộc
4
1
2
0
0
0
0
0
1
Đông Sơn
18
2
2
2
0
0
1
1
0
TP Thanh Hoá
3
0
0
1
1
1
0
0
0
Tổng
25
3
4
3
1
1
1
1
1
32
4
2
2
( CXKT: Công xuất Khai thác)
Theo số liệu của Sở Công nghiệp và Sở Kế Hoạch - Đầu tư Tỉnh Thanh Hoá thì kết quả sản xuất được thể hiện trong bảng sau:
Sản Phẩm
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm
2005
% So Sánh
04/03
05/04
Đá ốp, Lát
1000m2
26
45
55
170.5
122.2
*Từ kết quả trên ta có thể đánh giá :
- Với các doanh nghiệp lớn thì độ hao phí sản phẩm ít hơn các doanh nghiệp nhỏ.
- Số lượng các doanh nghiệp lớn ít hơn các doanh nghiệp nhỏ thể hiện lối sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát do nhu cầu thị trường chưa có sự quy hoạch cụ thể.
*Nguyên nhân:
- Doanh nghiệp đã đầu tư vốn lớn bao giờ cũng có cơ cấu tổ chức sản xuất chặt chẽ giữa các khâu, các bộ phận trong sản xuất do đó quản lý quá trình sản xuất có quy củ, hệ thống làm giảm hao phí trong quá trình sản xuất hơn so với các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ bởi ở các doanh nghiệp này việc quản lý và tổ chức sản xuất thiếu quy củ, không có các bộ phận chức năng quản lý quá trình sản xuất.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn đã đầu tư đồng bộ hơn vào máy móc thiết bị hiện đại, nhất là trong khâu vận chuyển đá từ Mỏ đến Cơ sở sản xuất, các khâu trong quá trình sản xuất có máy móc hiện đại làm giảm hao phí, đồng thời do được đầu tư máy móc hiện đại nên doanh nghiệp có khả năng sản xuất tận dụng những phế liệu dùng lại cho sản xuất chinh và một phần dùng cho sản xuất phụ, các phế liệu không dùng lại của các cơ sở sản xuất nhỏ được thu gom làm nguyên liệu cho các doanh nghiệp lớn, phế liệu không dùng lại của doanh nghiệp lớn chủ yếu dùng để san lấp mặt bằng.
- ở các mỏ khác nhau thì có chất lượng đá khác nhau do đó có sự khác nhau về hao phí.
- Hiện tại ở các khu công nghiệp vấn đề sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị còn hạn chế ( chưa có cơ sở sửa chữa máy móc thiết bị ) chủ yêu là tự sửa chửa nên đáp ứng nhu cầu sản xuất còn hạn chế.
II.1.3. Về Mặt bằng sản xuất:
Mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp tập trung chủ yếu là vấn đề về nơi làm việc của các doanh nghiệp. Theo quyết định số 467/2003/QĐ-UB ngày 12/02/2003 của UBND tỉnh Thanh Hoá về ban hành quy định tạm thời một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Việc thực hiện quyết định này đối với ngành đá xẻ thì tập trung quy hoạch giải phóng mặt bằng, cấp đất, cấp mỏ cho các nhà đầu tư tham gia sản xuất đá xẻ tại Hà Trung, Vĩnh Lộc, Đông Sơn, Thành phố Thanh Hoá...tạo thành các khu, cụm công nghiệp làng nghề với diện tích từ 7-13 ha. Theo kết quả báo cáo của sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh Thanh Hoá thì hiện nay diện tích cho các khu công nghiệp sản xuất đá xẻ là 35ha, cấp được trên 2 tỷ m2 mỏ đá cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất tại:
+Hà Trung: Khu Hà Phong – Hà Đông ( với khoảng 13ha), Cụm Hà Lĩnh (khoảng7ha), cụm Hà Tân (khoảng3ha).
+Đông Sơn: Khu Đông Hưng (khoảng 15ha).
+Vĩnh Lộc: Cụm Vĩnh Minh ( khoảng 10ha)
+Thành Phố Thanh Hoá: nằm dải dác.
Phương thức thực hiện là :
- Huyện cho quy hoạch các khu công nghiệp sau đó mời tham gia đầu tư, khi đã có doanh nghiệp đăng ký đầu tư rồi Huyện cùng doanh nghiệp tham gia công tác giải phóng mặt bằng với hình thức Huyện là trung gian giải quyết hành chính giữa Doanh nghiệp và nhân dân cùng thoả thuận đền bù nên tốc độ nhanh tránh khiếu kiện.
- Huyện hỗ trợ và cùng Doanh nghiệp xây dựng các cơ sở hạ tầng: điện, đường, ...bảo vệ an ninh cho doanh nghiệp nhanh chóng, an toàn để đi vào sản xuất.
Ngoài các doanh nghiệp tham gia vào các khu công nghiệp còn một số doanh nghiệp cực nhỏ lại tập trung dải dác gần các mỏ đá có được tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất:
Theo điều tra của t._.ôi về việc đánh giá những ảnh hưởng của Mặt bằng sản xuất hiện tại tới việc sản xuất của doanh nghiệp thì có 29% Doanh nghiệp trả lời là tốt nhất, 18 % trên Trung Bình 32 %Trung Bình 21 %Kém.
II.2.Chính sách giá, chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp trong ngành:
II.2.1. Về chất lượng sản phẩm Đá Xẻ:
Khác với các sản phẩm khác khi nói tới chất lượng sản phẩm là nói tới các chỉ tiêu chất lượng với các đơn vị cấu thành sản phẩm, nhưng với đá xẻ thì khác chất lượng của đá được phản ánh ngay qua mầu sắc, độ cứng, độ bóng của đá, khách hàng có thể nhận biết ngay khi nhìn thấy sản phẩm, riêng 2 yếu tố về độ cứng và mầu sắc không thể tách rời. Với các sản phẩm khác nhau có màu sắc đặc trưng khác nhau.
II.2.2. Về giá cả:
Cạnh tranh về giá cả chủ yếu sử dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí. Khác với các sản phẩm khác về thành phần cấu tạo chỉ bao gồm các loại đá, qua quá trình công nghệ sản xuất đá tạo nên sản phẩm mà không có nguyên liệu phụ, trong khi đó thuế tài nguyên đá không cao. Điều này cho thấy chiến lược giảm chi phí ở chỗ giảm các nguồn đầu vào : lao động, vốn ... điều này lại rất phù hợp với các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ... Một vấn đề đáng qua tâm hiện nay là : giá bán của đá xẻ ngày một giảm từ 20USD/1m2 tháng 9/2004 đến nay còn 7USD/m2 ( đá lát nền hè phố) và chính các cơ sở sản xuất nhỏ chủ yếu là đơn vị gia công cho các doanh nghiệp lớn, vấn đề này do mấy nguyên nhân sau:
+ Cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau trong cùng một vùng, không thống nhất về giá giữa các doanh nghiệp, kinh doanh theo kiểu mạnh ai nấy làm, tranh giành khách hàng lẫn nhau, nên liên tục bị ép giá từ khách hàng khiến giá trượt giảm nhanh chóng.
+ Do nguồn nguyên liệu đá đang còn dồi dào, kiểm soát về nguồn tài nguyên kém, thuế tài nguyên thấp, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ thấp hơn các doanh nghiệp lớn nên giá thành ở các doanh nghiệp nhỏ thấp hơn ở các doanh nghiệp lớn, do đó giá bán của doanh nghiệp nhỏ nhỏ hơn doanh nghiệp lớn. Điều này buộc các doanh nghiệp lớn tăng cường việc nhờ gia công ở các doanh nghiệp nhỏ, vô hình chung đã tạo động lực cho việc sản xuát tự phát, manh mún, cạnh tranh của các doanh nghiệp với nhau là cạnh tranh về cơ sở gia công, đôi khi là ngay chính đơn vị gia công với doanh nghiệp nhờ gia công.
Việc cạnh tranh thiếu lành mạnh khiến giá giảm là điều không tốt cho sản phẩm đá xẻ, bởi đây là sản phẩm mới ra thị trường, cũng là sản phẩm đặc biệt do đó chính sách “ Hớt váng” đưa giá cao là hợp lý hơn cả trong khi đó sản phầm đá xẻ ngay từ đầu đã bị khách hàng coi nhẹ thì việc phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới gặp nhiều khó khăn.
II.2.3. Về dịch vụ và Marketing:
Hiện nay dịch vụ cho sản xuất đá xẻ chưa được quan tâm đúng mức, thể hiện đã có dịch vụ tư vấn xây dựng, lắp đặt hoặc hướng dẫn lắp đặt các sản phẩm tại các công trình xây dựng, công tác xúc tiến bán hàng, nhưng việc thực hiện chưa chuyên nghiệp, không xuất phát từ lợi ích của khách hàng. Marketing cũng vậy, theo kết quả điều tra của nhóm tác giả thì có 23 doanh nghiệp cho rằng khó khăn trong công tác marketing là chưa có phương pháp tiếp cận, có 14 là chưa có mạng lưới phân phối, có 35 là khách hàng chưa quen sản phẩm, trong đó có tới 6 doanh nghiệp cho rằng khó khăn bởi tất cả các yếu tố đó.
II.2.4. Về sản phẩm đá xẻ.
Với truyền thống sản xuất đá sẻ lâu đời, hiện nay đã có hàng chục công ty, hàng trăm cơ sở sản xuất đá sẻ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên, cũng như nền kinh tế thị trường non trẻ của Việt Nam, việc sản xuất và kinh doanh đá sẻ cũng chỉ thực sự phát triển từ vài năm trở lại đây. Cùng với đó là những khái niệm chưa hoàn chỉnh của các doanh nghiệp cũng như của các cơ quan chức năng về cạnh tranh của thị trường. Điều đó tất yếu dẫn đến sự thờ ơ, quan tâm chưa đúng mực của các doanh nghiệp về vai trò của việc nghiên cứu các lý thuyết về cạnh tranh. Và cuối cùng sẽ dẫn tới việc kinh doanh kém hiệu quả, không khai thác hết tiềm năng sản xuất của ngành. Đây là sự lãng phí không đáng có, và nếu kéo dài có thể trở thành sự đe dọa cho sự phát triển của đá sẻ Thanh Hoá trước sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu đá sẻ nội địa khác và đá nước ngoài, đặc biệt là đá Trung Quốc.
II.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm đá xẻ :
II.3.1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm:
Theo kết quả điều tra của tác giả thì có khoảng 10 % doanh nghiệp có mức tiêu thụ sản phẩm hàng năm đạt trong khoảng từ 40-80% sản phẩm, còn lại có 90% đoanh nghiệp có mức tiêu thụ >80% sản phẩm / hàng năm. Mức lợi nhuận hằng năm, có 67% doanh nhiệp có lợi nhuận < 100 triệu VNĐ, còn 33% doanh nghiệp có lợi nhuận trong khoảng 100-500 triệu VNĐ. Theo báo cáo của ban kinh tế tỉnh uỷ Thanh Hoá , thì năm 2004 sản phẩm đá tiêu thụ là 2.300.000 tấn, doanh thu đạt 61 tỷ đồng nộp ngân sách 519 triệu vnđ.
Điều này cho thấy mức độ tiêu thụ là tương đối lớn, song lợi nhuận thu về nhỏ bởi với năng lực tài chính hạn chế, hầu hết theo đơn đặt hàng thụ động của nước ngoài hoặc các nhà kinh doanh lớn tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh do đó chưa chủ động chiếm lĩnh thị trường, mở rộng sản xuất và tiêu thụ. Về tình hình tiêu thụ sản phẩm đá xẻ ta xem bản báo cáo về giá trị xuất khẩu và giá trị xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu đá xẻ của một số doanh nghiệp trong mấy tháng cuối năm năm 2005 như sau:
Bảng 5: Giá trị xuất khẩu của các
doanh nghiệp sản xuất Đá xẻ Thanh Hóa
Đơn vị: 1000USD
Tên đơn vị
Gtrị XK 2002
Gtrị XK 2003
Gtrị XK 2004
Đá Quí Hảo
165
195
72
DN Hải Sâm
114
177
117
Đông Lạnh Thành phố (XNK Tsản)
3137
1974
2902
Cty Thảo Hà
110
285
DN Hng Tùng
203
412
323
Cty Tân Thành
335
593
366
DN Anh Tuấn
171
186
132
DN Minh Hương
962
1024
532
Cty Thanh Nghệ
94
6
DN Trần Hoàn
8
120
126
DN Quí trọng
21
16
Cty Tiến độ
520
443
Cty Thanh Sơn
39
128
DN Lu Thuỷ
7
DN Tuấn Hùng
26
Tổ hợp Hùng Sơn
214
177
XN Tự lập
148
279
347
Cty Trường Sơn
62
Cty Đại Nam
48
171
275
Cty Lam Sơn
40
Cty CP Thanh An
32
95
17
Cty Hà Thanh Bình
386
441
20
HTX Hồng Phúc
128
283
751
Cty LD Tự lập
190
417
313
LD Vinastone
1792
Cty Tiến Thịnh
217
Nguồn: Sở Công nghiệp Thanh Hóa.
( Trang bên là số liệu về số lượng xuất khẩu, giá trị xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn kinh doanh lớn tại Thanh Hóa.)
II.3.2. Nhóm khách hàng và khu vực thị trường.
Khu vực thị trường ta có thể chia như sau:
+ Thị trường trong nước: Tập trung ở các thành phố lớn: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh.....v..v... Đối tượng khách hàng chủ yếu đó là các nhà xây dựng công trình, đối tượng công trình cụ thể là: Các tượng đài, Quảng trường, công viên, đài tưởng niệm, nhà bảo tàng, ......các công trình dân dụng trong gia đình.
Với các sản phẩm chủ yếu là : Đá lát sân, đá lát nền, đá ốp cầu thang, đá ốp các bậc tam cấp, đá làm Lavabô, bồn tắm...........,
+ Thị trường ngoài nước: Hiện tại đã có một số doanh nghiệp xuất khẩu trưc tiếp và uỷ thác xuất khẩu đến các nước: Bỉ , Đài Loan, Hà Quốc, Hà Lan, Mỹ......., Đối tượng khách hàng chủ yếu của các doanh nghiệp là các doanh nghiệp Thương mại trong nước và nước ngoài. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu là : Đá ốp , lát.........
II.3.3.. Phương thức tiêu thụ sản phẩm đá:
Phương thức tiêu thụ sản phẩm chính hiện nay của các doanh nghiệp đá Thanh Hoá là : bán hàng trực tiếp qua đơn đặt hàng, bán hàng qua công ty Thương Mại. Trong hoạt động thương mại Quốc tê thì chủ yếu sử dụng phương pháp giao dịch thông thường.Theo số liệu điều tra của nhóm tác giả thì : số doanh nghiệp bán hàng trực tiếp 9/40, số doanh nghiệp bán hàng qua công ty thương mại 5/40, số doanh nghiệp bán hàng cả hai hình thức là :26/40. Nếu xét theo mức vốn thì có 3 doanh nghiệp có mức vốn khoảng (1-5tỷ VNĐ) thực hiện theo cả hai hình thức, số lượng còn lại thực hiện theo một trong hai hinh thức. Xét từng hình thức như sau:
- Về Hình thức bán hàng trực tiếp theo đơn đặt hàng:
Đây là hình thức chủ yếu, đơn đặt hàng do các công ty nước ngoài chủ yếu là Hà Lan, Bỉ, Mỹ... , Đặt hàng trực tiếp tại các công ty xây dựng , các công trình xây dựng trong nước, song số lượng này rất ít. Đơn đặt hàng có thể là các công ty Thương Mại, hoặc ngay cả doanh nghiệp sản xuất đá ( Cty Liên Doanh VINASTONE là một ví dụ), việc các doanh nghiệp sản xuất đá có số vốn lớn hơn đặt gia công ở các cơ sở sản xuất nhỏ giúp các cơ sở đó phát triển, tận dụng tối đa chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên việc này cũng làm cho nhiều cơ sở sản xuất nhỏ ra đời với vốn kỹ thuật kém dẫn đến hao phí tài nguyên đá, và phần nào đó hình thức này làm cho các doanh nghiệp trở nên thụ động trong sản xuất, một số lớn lại trông chờ, ỷ lại các doanh nghiệp có thị trường liên tục, điều này là không tốt bởi sự không chủ động này khiến doanh nghiệp có thể bị ép giá từ khách hàng, hoặc có thể bị giải tán hàng loạt. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là việc các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu thị trường còn ít, có 8 doanh nghiệp có điều tra thị trường, với số kính phí trích ra là nhỏ hơn 10% lợi nhuận. Số lượng còn lại thì không quan tâm.
-Về Hình thức bán hàng qua công ty Thương mại
Hình thức này được một số các doanh nghiệp có số vốn nhỏ sử dụng là chủ yếu, hoặc một số doanh nghiệp có vốn lớn thông qua công ty thương mại nước ngoài. Theo điều tra thì các công ty thương mại có cả công ty thuộc tỉnh, công ty ngoài tỉnh và công ty nước ngoài, Đối với công ty ngoài tỉnh thì chỉ có ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty nước ngoài có một doanh nghiệp áp dụng. Việc các doanh nghiệp lựa chọn hình thức này sẽ giúp cho việc lưu thông một cách mạnh mẽ, tuy nhiên dễ bị ép giá và cạnh tranh không lành mạnh.
-Một số chú ý về phương thức tiêu thụ sản phẩm hiện nay,
+Đó là việc các doanh nghiệp chưa đầu tư thoả đáng vào việc tìm hiểu và điều tra thị trường, việc bán hàng nhiều khi do cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy làm, làm hẹp thị trường dẫn đến khó khăn trong việc ấn định giá cả, mở rộng hình thức tiêu thụ.
+Hỗ trợ về chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm của các cơ quan nhà nước còn hạn chế, các phương pháp xúc tiến bán hàng chưa được áp dụng rộng rãi.
+Các doanh nghiệp chưa nghĩ tới việc xây dựng thương hiệu cho “Đá Thanh Hoá” trên các sản phẩm của mình, cho nên còn kém cạnh tranh, hội nhập thị trường Quốc tế.
II.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.
II.4.1. Các nhân tố ngoài ngành.
Xem xét các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành như: Môi trường kinh tế, môi trường công nghệ, môi trường văn hoá- xã hội, Môi trường tự nhiên, Môi trường pháp lý, Môi trường toàn cầu. Tác giả nhận thấy môi trường pháp lý và môi trường toàn cầu là có sự tác động lớn đến sự phát triển của ngành, do đó tác giả tập trung phân tích hai yếu này như sau:
* Quản lý của tỉnh với đá xẻ Thanh Hoá:
Với các chính sách của nhà nước và của Tỉnh Thanh Hoá được thể hiện nội dung ở phần 1.4.1 nói rõ về quản lý của tỉnh trong quy hoạch và xây dựng chiến lược cho các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh nói chung và ngành công nghiệp sản xuất đá nói riêng.
+ Quản lý của tỉnh trong quy hoạch sản xuất đá xẻ:
Thực hiện quyết định 467/ NQ-UB của UBND tỉnh Thanh Hoá, Sở công nghiệp đã hướng dẫn, xây dựng Quy hoạch phát triển Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001-2010 cho các huyện , thị xã, Thành phố , chỉ đạo xây dựng cụm công nghiệp làng nghề, tại các địa phương. Đối với công nghiệp đá xẻ từ năm 2001 đến nay đã quy hoạch được khu công nghiệp làng nghề : Hà Phong- Hà Đông ( Hà Trung)với diện tích 13ha có 9 doanh nghiệp đang sản xuất, các cụm công nghiệp ra đời như Hà Lĩnh ( Hà Trung), Cụm Vĩnh Minh( Vĩnh lộc)... đi vào sản xuất có kết quả cao.
- Việc quy hoạch đồng thời mặt bằng sản xuất , đường xá, điện, hệ thống sử lý chất thải..v..v tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất.
- Hạn chế trong việc quản lý quy hoạch đó là chưa quy hoạch các đối tượng là cơ sở sản xuất nhỏ, cực nhỏ để co cụm dễ dàng trong việc quản lý sản xuất, nhất là trong quản lý môi trường ô nhiễm do chất thải ở các khu này. ( hiện nay có khoảng gần 60 cơ sở không nằm trong quy hoạch ).
+ Quản lý của tỉnh trong xây dựng chiến lược phát triển sản xuất đá xẻ:
- Chiến lược xây dựng nghề sản xuất đá xẻ là một trong các ngành mũi nhọn của tỉnh, sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
- Chính sách xây dựng thương hiệu cho đá Thanh Hoá. (1 trong 10 đề tài trọng tâm của tỉnh Thanh Hoá năm 2005)
- Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, nghiên cứu sản phẩm, phát triển thị trường.
- Có địa phương như huyện Hà Trung thực hiện chính sách điều kiện tham gia khu công nghiệp với các nhà đầu tư vào khu công nghiệp Hà Phong, đó là phải thoả mãn điều kiện về vốn lớn, có đủ năng lực sản xuất cao, số công nhân lớn, đảm bảo về giải quyết chất thải ... nên đã đưa vào khu công nghiệp những đơn vị có quy củ, hệ thống.
- Có nhiều chính sách khuyến khích phát triển của ngành công nhiệp đá xẻ nhưng còn tồn tại nhiều hạn chế như : việc cấp giấy phép khai thác đá cho các doanh nghiệp thời hạn 1 năm là không hợp lý, trong khi lằng nhằng về thủ tục hành chính trong việc cấp phép này, lấy ví dụ một số doanh nghiệp Hà Trung sau một năm hết hạn khai thác đã xin cấp phép mới trong khi thủ tục chuyển lên xong, ngày 10/1/2005 đã được duyệt nhưng mãi đến 3/3/2005 vẫn chưa được cấp giấy phép, làm chậm tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.
* Môi trường toàn cầu.
Sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới như tham gia ASEAN, gia nhập APTA, APEC, và tiến tới gia nhập WTO. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất đá xẻ, tuy nhiên cúng có nhiều thách thức lớn, thể hiện:
- Cơ hội:
+ Tuy hiện nay đã có một số doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường một số nước, nhưng chủ yếu các doanh nghiệp vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp chỉ đảm nhận vai trò Uỷ thác xuất khẩu phần lớn các doanh nghiệp còn lại đảm nhận việc gia công cho một số công ty thương mại lớn, nên tuy vẫn thu được lợi nhuận nhưng lợi nhuận đó chưa thực sự đúng với phần mà doanh nghiệp xứng đáng được hưởng. Nguyên nhân của tình trạng này là : Các doanh nghiệp không có đủ tiềm lực để tìm hiểu thị trường, các thông tin về thị trường nước ngoài ít, Việc các doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm đối tác về đá xẻ Thanh Hoá gặp khó khăn......., Vì vậy, khi hội nhập là cơ hội để các doanh nghiệp Thanh Hoá tiếp cận và mở rộng thị trường nước ngoài.
+ Tham gia hội nhập, các doanh nghiệp Thanh Hoá sẽ có cơ hội được tiếp nhận những kinh nghiệm trong quản lý, kinh doanh, khoa học công nghệ. ...
- Thách thức:
Thách thức chủ yếu của đá xẻ Thanh Hoá trong quá trình hội nhập đó là các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ân Độ, ... và các nước khác đầu tư vào ngành trong khi sự chuẩn bị về mọi mặt để hội nhập của các doanh nghiệp Thanh Hoá còn nhiều vấn đề yếu kém.
II.4.2. Phân tích môi trường nội bộ ngành.
Trong đề tài này, tác giả xin phép được đề cập đến mô hình năm áp lực của M.Porter, nhằm đưa ra những vấn đề căn bản của cạnh tranh, từ đó phân tích thực trạng cạnh tranh đối với ngành sản xuất đá sẻ tỉnh Thanh Hoá.
M.Porter đã nêu ra 5 lực lượng cạnh tranh trong môi trường ngành, đó là: các đối thủ cạnh tranh hiện có, những đối thủ cạnh tranh tiềm năng, các nhà cung cấp, những khách hàng, và các sản phẩm thay thế.
Cạnh tranh
tiềm ẩn
áp lực của Khách hàng
Doanh nghiệp và đối thủ hiện tại
áp lực của nhà cung ứng
Sản phẩm
thay thế
- Đối thủ cạnh tranh hiện có:
Sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm đá của Thanh Hoá đó là của các địa phương: Quảng Nam, Bình Định, Ninh Bình, các sản phẩm của nước ngoài như: Trung Quốc, ấn Độ, Pakistan...
Thị trường trong nước thì chỉ có : Quảng Nam, Bình Định, Ninh Bình và Trung Quốc nhưng cũng chỉ có thể cạnh tranh với sản phẩm đá của Thanh Hoá ở một số loại sản phẩm mà thôi, Ví dụ như : Đá Granit ốp cầu thang, chân tường hay còn có thể lát nhà.
Một số loại sản phẩm đá Mỹ nghệ như: Đài phun nước, chậu hoa, đồ nội thất như bàn, ghế ... là các sản phẩm của Quảng Nam, Ninh Bình. Còn lại rất nhiều các sản phẩm khác không thể cạnh tranh với đá Thanh Hoá bởi như đã nói ở trên với lợi thế có loại đá MARBLE với trữ lượng lớn, phù hợp với nhiều loại sản phẩm, đang được ưa chuộng nên trong nước chủ yếu là sản phẩm của đá Thanh Hoá, các sản phẩm của các địa phương khác cạnh tranh yếu.
Thị trường Quốc tế: hiện nay khi các đã vươn ra quốc tế, thị trường chủ yếu là các nước EU, Mỹ, Nhật, Đài Loan...., với các sản phẩm là đá MARBLE dùng để lát đường, hè phố, hay các sản phẩm mỹ nghệ trang trí nội thất như lát nền, bồn tắm, chậu rửa mặt. Đối thủ cạnh tranh với đá Thanh Hoá chủ yếu cạnh tranh hai loại sản phẩm là đá lát nền nhà và đá lát hè phố của các nước như Trung Quốc, Ân Độ, Paskistan. Các sản phẩm của các quốc gia khác có nhiều nét đặc trưng giống đá của Thanh Hoá nên đây thực sự là đối thủ nguy hiểm nhất.
-Đối thủ cạnh tranh tiềm năng:
Là một ngành mới phát triển nên trong tương lai sẽ còn nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường. Hơn nữa, theo xu thế hội nhập, sẽ ngày càng có nhiều các sản phẩm từ đá sẻ nước ngoài tham nhập vào thị trường nội địa và thị trường nước ngoài_đây là một thách thức rất lớn đối với đá sẻ Thanh Hoá.
Tuy nhiên rào cản tham gia ngành là tương đối lớn vì chi phí cho vốn ban đầu sản xuất lớn, đối thủ hiện tại có tiềm lực kinh tế mạnh, có thị trường đầu ra. Các đối thủ trong nước có thể cạnh tranh với đá Thanh Hoá rất ít vì đây là nguồn tài nguyên mà Thanh Hoá là lợi thế hơn cả.
- Các nhà cung cấp:
Như đã nói ở trên về đặc điểm của ngành đá xẻ Thanh Hoá về nguyên vật liệu là không thường xuyên, dẫn đến việc không cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất của doanh nghiệp, nên luôn bị ép giá và tồn hàng. Chính sách cấp phép khai thác mỏ của Tỉnh còn nhiều bất cập trong các thủ tục hành chính, một số vướng mắc trong việc giải toả mặt bằng khai thác đá cũng dẫn đến tình trạng mất cân đối sản xuất, nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất của doanh nghiệp có, trong khi không được khai thác nguyên liệu để sản xuất. Ví dụ: Các doanh nghiệp sản xuất đá ở huyện Hà Trung, tỉnh cấp giấy phép khai thác đá một năm đã là ít, sau khi hết hạn các doanh nghiệp xin ra hạn thêm thì từ 10/1/2005 đến 3/3/2005 mới song được thủ tục ban đầu , thông thường đoanh nghiệp phải chờ đến 1 năm mới có giấy phép mới, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ sản xuất và cơ hội của các doanh nghiệp.
- Khách hàng:
Thị trường của các doanh nghiệp đá xẻ Thanh Hoá bao gồm cả thị trường trong và ngoài nước (chủ yếu là thị trường Đông Âu và Bắc Âu). Đối với thị trường trong nước, yêu cầu về sản phẩm là chưa cao. Tuy nhiên, thị trường nước ngoài là một thị trường khó tính về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm. áp lực chính của khách hàng đó chính là giá cả của sản phẩm đá. Tình trạng ép giá từ phía khách hàng, nhất là ở thị trường nước ngoài thể hiện rõ rệt, nguyên nhân là do thị trường chưa rộng dẫn đến cung>cầu, Việc cung ứng sản phẩm nhiều khi không đáp ứng đúng nhu cầu thị trường dẫn đến tồn kho trong khi đó lại thiếu sự thống nhất giữa các doanh nghiệp trong việc bán hàng, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, chưa có ý thức cộng đồng của các doanh nghiệp ngay trong Tỉnh đã là cơ sở cho khách hàng ép giá. Điều đó đòi hỏi ở các doanh nghiệp có trình độ sản xuất cao, kỹ thuật tốt, mạng lưới phân phối rộng, hiệu quả_đây chính là những yếu tố khiến việc cạnh tranh của sản phẩm đá sẻ Thanh Hoá với các sản phẩm nước ngoài trở nên khó khăn
- Sản phẩm thay thế:
Sản phẩm thay thế lớn nhất đối với sản phẩm đá đó là gạch ốp lát, sứ, sành...Hiện nay trên thị trường trong nước có các loại sản phẩm của Italia, Trung Quốc, các công ty của Việt Nam như sứ Thanh Trì, Long hầu.....ưu điểm của đồ gạch men và sứ đó là : nhẹ, rẻ, dễ vận chuyển, sản xuất liên tục, hàng loạt, mầu sắc đa dạng, phù hợp với đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, thích mầu sắc nhân tạo hoặc với các công trình xây dựng mang tính công cộng, v..v... hiện nay thị trường trong nước chủ yếu sử dùng loại sản phẩm này là :
Thị trường xây dựng nhà cửa, các công trình xây dựng công cộng ở Nông Thôn, đây là thị trường rộng lớn bởi vì khi thu nhập tăng cao ở nông thôn người dân chủ yếu đầu tư vào việc xây dựng nhà ở....với túi tiền có hạn, tâm lý thích vẻ đẹp nhân tạo, chưa quen với việc sử dụng các sản phẩm từ đá, với việc xây dựng quy mô nhỏ, ít phải vận chuyển xa thì các sản phẩm như gạch lát nền, ốp tường....lại phù hợp hơn cả. Với các công trình xây dựng công cộng như bệnh viên, trường học thì không cần thiết thể hiện sự mạnh mẽ, quí phái, trang nghiêm mà sản phẩm đá mang lại do đó đá tiêu thụ ở thị trường nông thôn là rất khó khăn. Tuy nhiên một số sản phẩm vẫn được ưa chuộng ở thị trường nông thôn như đá lát cầu thang, đài phun nước ở các công sở...
Thị trường đô thị, mấy năm trước kia hầu như loại sản phẩm này chiếm ưu thế, sản phẩm đá hầu như không xuất hiện, nhiều chủng loại gạch, sứ cho nhiều loại khách hàng có thu nhập cao và thấp ( như Gạch của Italia cho tầng lớp trung và thượng lưu, Trung Quốc cho tầng lớp bình dân). Nhưng ngày nay khi mà nhu cầu thay đổi trong một bộ phận lớn nhân dân thành thị do thu nhập ngày một cao, họ mong muốn các đồ dùng trang trí nội thất cần có sự sang trọng, nổi bật vẻ đẹp tự nhiên, mạng mẽ, phong cách mà chỉ có sản phẩm đá xẻ mới có được, hay các công trình xây dựng công cộng như vỉa hè, lòng đường dành cho người đi bộ (ở nước ngoài), các công trình kiến trúc cổ, các trụ sở sang trọng, các khách sạn dành cho giới thượng lưu....thì các sản phẩm từ đá lại thể hiện rõ ưu điểm hơn các sản phẩm thay thế do đó đây chính là thị trường chính của các sản phẩm đá xẻ.
II.5. Những yéu kém cơ bản trong sản xuất và kinh doanh đá xẻ ở Thanh Hoá:
II.5.1 Vấn đề quy hoạch phát triển:
- Chưa thực hiện đồng bộ trong quy hoạch về thời gian, các bước, các giai đoạn phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Chưa có chính sách quy hoạch các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ thành các cụm công nghiệp nhỏ nhất định, hiện nay các doanh nghiệp này mọc lên một các tự phát, các điều kiện về cơ sở mặt bằng rất kém nhất là khâu sử lý chất thải, việc phân tán không tập trung dẫn đến việc khó về quản lý doanh nghiệp, khó tạo điều kiện đồng bộ trong việc giúp đỡ doanh nghiệp, trong khi đó các doanh nghiệp cực nhỏ này với số vốn ít, năng xuất lao động thấp, hao phí cao lại là đối tượng cản trở cho sự phát triển chung của toàn ngành.
- Trong quy hoạch chưa đặt ngưỡng với các doanh nghiệp tham gia vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đó là việc đặt điều kiện về vốn, lao động, mặt bằng thuê, thị trường, hao phí sản xuất, các điều kiện về bảo hộ lao động, môi trường... nhằm tập trung các doanh nghiệp có quy mô lớn, tập trung nguồn lực nhằm giảm hao phí nguồn tài nguyên, sử dụng hợp lý, tối ưu nguồn lực hiện có, tránh tình trạng ở các ngành công nghiệp khác đồng ý cho cả các doanh nghiệp kém về tiêu chuẩn chất lượng tham gia vào khu công nghiệp đến lúc các doanh nghiệp này lại là tác nhân làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác, ảnh hưởng tới môi trường sống trong khu, cụm công nghiệp,... mà không sao có thể đưa ra khỏi khu công nghiệp được. Có nơi đã đặt ngưỡng nhưng đặt nưỡng thấp nên vẫn chưa phát huy được ưu điểm của việc đặt ngưỡng tại các khu công nghiệp.
- Quy hoạch và phát triển chưa thực sự đồng bộ với các yêu cầu của sản xuất như cơ sở hạ tầng nhiều nơi chưa tốt trong việc vận chuyển đá về nơi sản xuất, vận chuyển hàng bằng Contener ..., chưa có điểm sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng máy móc thiết bị nhằm giảm thời gian ngưng hoạt động do trục trặc về thiết bị.
- Chưa có quy hoạch trong việc khai thác các mỏ đá theo hướng khai thác hạn chế, sử dụng hiệu quả, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, tạo điều kiện khai thác lâu dài, hiệu quả cho các thế hệ sau.
- Chưa có quy hoạch trong việc xây dựng chiến lược sử dụng mỏ đá khi khai thác hết nguồn tài nguyên này. Ví dụ có thể phát triển du lịch sinh thái khi mỏ đá đã bị khai thác hết chẳng hạn.
II.5.2. Còn thụ động chưa mở rộng thị trường.
- Do nguồn lực còn hạn chế do đó các doanh nghiệp chưa chủ động tìm kiếm thị trường nhất là thị trường nước ngoài, hàng xuất chủ yếu từ các công ty thương mại giới thiệu hoặc thuê gia công, một số doanh nghiệp có thị trường là do doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp đặt vấn đề liên doanh hoặc đặt gia công.
- Một số doanh nghiệp có thị trường nước ngoài ngoài nhưng thị trường hẹp, chưa đủ nguồn lực để có thể mở rộng thị trường nước ngoài, trong khi đó sản phẩm đá xẻ Thanh Hoá chưa có thương hiệu cho mình, điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp đá xẻ khi bán sản phẩm ở nước ngoài phải htông qua thương hiệu của các doanh nghiệp khác, điều này nếu không giải quyết sớm có thể ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn ngành sau naỳ khi các doanh nghiệp trong nước đã mạnh thì yếu tố lấy lại thương hiệu là vấn dề khó khăn. Điều này đã được gặp ở nhiều trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam khi bước vào hội nhập.
- Trong khi các doanh nghiệp đang cố gắng mở rộng thị trường nước ngoài thì thị trường trong nước hầu như chưa được quan tâm tạo nền móng cơ bản chưa đến mức bỏ ngỏ cho sản phẩm đá của các địa phương khác và của nước ngoài ( Trung Quốc ) chiếm lĩnh song sự quan tâm phát triển thị trường trong nước là chưa lớn, nhất là chưa quan tâm đến phát triển mạng lưới phân phối, các cửa hàng của sản phẩm đá Thanh Hoá.
II.5.3. Đào tạo nhân lực:
- Chưa có chính sách cụ thể trong việc đào tạo nhân lực dành riêng cho ngành đá xẻ về đội ngũ quản trị viên doanh nghiệp, các thợ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật cung cấp cho các doanh nghiệp, khu công nghiệp của địa phương và từng doanh nghiệp.
- Ngành chưa tạo được động lực mạnh về vốn, bảo hộ lao động, lương, khả năng thăng tiến để thu hút lao động có trình độ cao vào phục vụ ngành nhất là lao động là ngươì trong tỉnh Thanh Hoá đang học tập ở ngoài tỉnh.
- Nhiều doanh nghiệp chưa tạo được sự gắn bó với nghề của lao động, chưa coi đây là nghề chính, quan trọng, tâm lý còn e ngại về hình thức sở hữu tư nhân, ý thức kỷ luật lao động, nắm bắt kỹ thuật của lao động chưa tốt.
II.5.4. Môi trường sống:
-Ngành công nghiệp đá xẻ cũng là ngành gây ra nhiều ô nhiễm cho môi trường sống chung quanh, như :
+Ô nhiễm về tiếng ồn: của việc khai thác nổ mìn đá, do các động cơ máy xẻ, máy nổ, máy mài...trong quá trình sản xuất đá.
+Ô nhiễm từ bụi đá: bụi đá xuất hiện ở quá trình khai thác đá, vận chuyển đá, quá trình sản xuất, bụi này hoà lẫn vào không trung bay vào các khu vực dân cư gần đó gây tác hại nhiều về môi trường sống.
+Ô nhiễm từ bột đá: Trong quá trình sản xuất như: xẻ thô, mài- đánh bóng, cắt đá... nước đóng vai trò phụ trợ nhằm làm mềm đá để quá trình sản xuất trên diễn ra dễ dàng tránh hao mòn máy móc, vấn đề là khi thực hiện các công đoạn trên thì nước xẽ kéo theo một lượng bột đá tương đối lớn chảy ra bên ngoài, bột đá này chứa thành phần các chất : Ca, P, Si, SiO2 ... các chất này khi gặp nước ngấm vào đất làm ô nhiễm nguồn đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tại các địa phương.
- Thực trạng hiện nay về vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên hầu như đang còn thả nổi, việc không đồng bộ trong quy hoạch khai thác, tự phát trong sản xuất dẫn đến nhưng cơ sở sản xuất nhỏ không nằm trong quy hoạch thì vấn đề ô nhiễm môi trường cũng không được quản lý một cách có hệ thống, dẫn đến chất thải từ bột đá chảy thẳng ra ruộng, kênh, ao... làm ô nhiễm nguồn đất nông nghiệp ở nhiều địa phương.
- Các cơ sở sản xuất đá không được quy hoạch, nằm ngay gần khu dân cư, dẫn đến vấn đề ô nhiễm về tiếng ồn, bụi đá chưa có phương án kiểm soát và hạn chế.
- Qua điều tra của nhóm tác giả thì có 100% ( 40/40) doanh nghiệp sản xuất đá xẻ trả lời là có quan tâm tới vấn đề môi trường, giải pháp của các doanh nghiệp này là xây bồn, bể chứa chất thải, song chưa có giải pháp sử lý chất thải này. Nếu theo đà sản xuất ngày một tăng như ngày nay thì xẽ không đủ bể để chứa lượng chất thải như trên, không biết doanh nghiệp sẽ sử lý như thế nào. Bên cạnh đó hiện nay cũng không có quy định đồng bộ về quy trình xây dựng bể chứa ở các doanh nghiệp, thả nổi trong việc xây các bể chứa này, dẫn đến việc dò rỉ , vỡ bể cũng làm ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên của ngành đá xẻ có liên quan trực tiếp tới sự phát triển của ngành, bởi vì việc phát triển bền vững là xu thế tất yếu hiện nay, nếu chi phí cho việc xử lý hậu quả của ô nhiễm lớn hơn so với lợi nhuận thu được thì ngành lại là tác nhân gây hại cho nền kinh tế quốc dân. Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề nhạy cảm được xã hội quan tâm, nếu không quản lý tốt vấn đề này thì xẽ trở thành vấn đề của xã hội, ảnh hưởng tới thế hệ sau khi khai thác và sản xuất đá.
II.5.5. Quản lý nhà nước.
- Yếu kém trong nhận thức về kinh tế thị trường trong cán bộ quản lý ở địa phương không đồng đều, dẫn đến trong công tác quản lý và tạo điều kiện, định hướng phát triển ngành công nghiệp đá xẻ còn gập nhiều khó khăn, Việc quán triệt chính sách của của nhà nước, của địa phương đến cán bộ nhân dân còn hạn chế.
- Yếu kém trong các thủ tục hành chính nhất là thủ tục cấp đất, cấp giấy phép khai thác mỏ, các thủ tục còn rườm rà, phức tạp chưa thông thoáng ở một số cấp.
- Chưa có hệ thống chính sách dành riêng cho ngành công nghiệp đá xẻ.
- Vai trò định hướng chưa rõ ràng đối với tổng thể ngành, mới chỉ dùng lại ở những nhiệm vụ chung chung, mà chưa định hướng cụ thể nhiệm vụ các giai đoạn, thị trường tiêu thụ, loại sản phẩm ... chính vì vậy mà hoạt động sản xuất khai thác đá thời gian qua còn mang tính tự phát, tự do , manh mún, nhỏ lẻ không tập trung ở nhiều vùng có mỏ đá dẫn đến việc khai thác lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên, công tác quản lý sản xuất không được đảm bảo làm nẩy sinh nhiều vấn đề xã hội.
Chương III
Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường các sản phẩm đá xẻ và phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa.
III.1. Định hướng phát triển ngành đá xẻ
III.1.1. Chính sách đối với ngành sản xuất Đá xẻ ở Thanh Hoá.
- Chính sách của Tỉ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32262.doc