Tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt tại Công ty cổ phần Quảng cáo và sản xuất phim ProVietnam: ... Ebook Một số giải pháp nhằm phát triển gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt tại Công ty cổ phần Quảng cáo và sản xuất phim ProVietnam
95 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt tại Công ty cổ phần Quảng cáo và sản xuất phim ProVietnam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI
---------------------------
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN GAMESHOW TRUYỀN HÌNH MANG THƯƠNG HIỆU VIỆT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO VÀ SẢN XUẤT PHIM PROVIETNAM
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn
Lớp : Thương mại B
Khoá : 46 - Hệ chính quy
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương
Hµ Néi, 2008
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề tốt nghiệp được nghiên cứu độc lập của bản thân. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong chuyên đề được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực.
Tác giả
Nguyễn Anh Tuấn
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………………1
LỜI NÓI ĐẦU 2
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM GAMESHOW TRUYỀN HÌNH 5
1.1. Gameshow truyền hình và sự cần thiết phát triển Gameshow truyền hình 5
1.1.1. Trò chơi truyền hình (Gameshow) 5
1.1.1.1. Trò chơi truyền hình là gì? 5
1.1.1.2 Những nội dung Trò chơi truyền hình được khai thác trong những năm gần đây ở Việt Nam 5
1.1.1.3 Một số gameshow thành công và nổi tiếng nhất trên thế giới 6
1.1.1.4 Một số gameshow điển hình về sự thành công và có tuổi thọ lâu trên thế giới được Đài truyền hình Việt Nam mua bản quyền và Việt hoá 8
1.1.1.5 Một số chương trình gameshow trên đài truyền hình lớn khác trên cả nước 10
1.1.1.6 Mối quan hệ giữa Đài truyền hình (nhà đài), Doanh nghiệp sản xuất (nhà sản xuất), Doanh nghiệp tài trợ (nhà tài trợ) và khán giả 10
1.1.2 Sự cần thiết phát triển gameshow truyền hình 14
1.2 Nội dung phát triển gameshow truyền hình và hoạt động phát triển gameshow của các doanh nghiệp sản xuất 18
1.2.1 Nội dung phát triển gameshow truyền hình 18
1.2.2 Nội dung hoạt động phát triển Gameshow truyền hình 19
1.2.2.1 Nghiên cứu tiềm năng và mục tiêu phát triển gameshow của doanh nghiệp sản xuất 19
1.2.2.2 Xác định thể loại gameshow cần phát triển 20
1.2.2.3 Tổ chức các hoạt động nhằm phát triển gameshow truyền hình 22
1.2.2.4 Đánh giá hoạt động phát triển gameshow 24
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Gameshow truyền hình và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp sản xuất gameshow truyền hình 24
1.3.1 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 24
1.3.2 Yếu tố bên trong doanh nghiệp 28
1.3.3 Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp sản xuất gameshow truyền hình ở Việt Nam 30
Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM GAMESHOW TRUYỀN HÌNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO VÀ SẢN XUẤT PHIM PROVIETNAM 33
2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Quảng cáo và Sản xuất phim ProVietnam 33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 33
2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu 37
2.1.2.1 Sáng tạo ý tưởng kịch bản quảng cáo 37
2.1.2.2 Sản xuất phim quảng cáo 40
2.1.2.3 Sản xuất phim tư liệu, tài liệu, chuyên đề, phóng sự, phim tự giới thiệu cho doanh nghiệp 40
2.1.2.4 Cung cấp giải pháp truyền hình 41
2.1.2.5 Giám sát thực hiện kế hoạch media trên các kênh truyền thông: báo chí, truyền hình 43
2.1.2.6. Tổ chức các sự kiện 43
2.1.2.7. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật 43
2.1.2.8 Thiết kế - giàn dựng gian hàng triển lãm 44
2.1.2.9. Xây dựng quản lý mô hình đại lý – quy chuẩn đồng bộ 44
2.1.2.10 Thiết kế sáng tạo quà tặng 44
2.1.2.11. Thiết kế - In ấn 44
2.1.3. Quan hệ đối tác – Khách hàng của ProVietnam 45
2.1.3.1.Quan hệ đối tác 45
2.1.3.2 Khách hàng của ProVietnam 45
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 46
2.1.4.1. Doanh thu 46
2.1.4.2.Chi phí 49
2.1.4.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 51
2.1.4.4 Số lượng lao động của ProVietnam 52
2.2 Các hoạt động phát triển Gameshow truyền hình và phân tích thực trạng phát triển sản phẩm Gameshow truyền hình của ProVietnam 53
2.2.1 Các hoạt động phát triển Gameshow truyền hình của công ty 53
2.2.1.1 Hoạt động sáng tạo 53
2.2.1.2 Phân tích tài chính 55
2.2.1.3 Liên hệ với các đơn vị, đối tác kết hợp thực hiện và sản xuất chương trình 57
2.2.1.4 Hoạt động tìm kiếm nhà tài trợ 57
2.2.1.5 Đàm phán với đơn vị sẽ phát sóng chương trình: VTV, VTC, cáp và các đài địa phương 57
2.2.1.6 Sản xuất chương trình Demo (nếu cần thiết), cần làm khi đi kêu gọi tài trợ 59
2.2.1.7 Lên kế hoạch sản xuất chương trình đảm bảo thời gian, thời lượng phát sóng chương trình 59
2.2.2 Nhận xét và đánh giá thực trạng phát triển Gameshow truyền hình của công ty ProVietnam 61
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM GAMESHOW TRUYỀN HÌNH MANG THƯƠNG HIỆU VIỆT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO VÀ SẢN XUẤT PHIM PROVIETNAM 64
3.1 Xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình, dự báo xu hướng thị trường Gameshow truyền hình Việt Nam và phương hướng kinh doanh của công ty ProVietnam 64
3.1.1 Xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình 64
3.1.2 Dự báo xu hướng thị trường gameshow truyền hình Việt Nam 65
3.1.3. Phương hướng kinh doanh của công ty ProVietnam giai đoạn 2008 – 2010 68
3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển Gameshow Truyền hình mang thương hiệu Việt của của công ty ProVietnam 74
3.2.1 Đầu tư chắp cánh cho kịch bản gameshow mang thương hiệu Việt 74
3.2.2 Đầu tư cho sản xuất gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt 75
3.2.3 Giải pháp thu hút khán giả của gameshow mang thương hiệu Việt 76
3.2.4 Một số giải pháp khác 78
3.3 Tạo lập môi trường để thực hiện các giải pháp 84
3.3.1 Các kiến nghị đối với nhà nước 84
3.3.2 Các kiến nghị đối với ngành chủ quản 84
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
1 Cơ cấu Doanh thu của ProVietnam trong năm 2006 và 2007 49
2 Cơ cấu giá vốn của ProVietnam trong năm 2006 và 2007 52
3 Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh của ProVietnam trong
năm 2006 và 2007 53
4 Đánh giá về hiệu quả sử dụng chi phí thông qua chỉ tiêu tỷ lệ
chi phí trên doanh thu thuần 54
5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ProVietnam trong
năm 2006 và 2007 54
6 Cơ cấu lao động của ProVietnam 55
7 Một số chương trình truyền hình đang được ProVietnam hoàn
thiện về mặt ý tưởng và format 58
8 Một số dự án tiêu biểu dựa trên số liệu khách hàng đưa ra
ProVietnam đã và đang phân tích để xem xét tính khả thi
đưa vào sản xuất 59
9 Kết quả đàm phán của ProVietnam với các Đài truyền hình 61
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với xu hướng phát triển của truyền hình, gần đây chưa bao giờ khán giả truyền hình lại có dịp thưởng thức nhiều Trò chơi truyền hình(Gameshow) như hiện nay. Trên các kênh truyền hình lớn như VTV3, HTV7 có ngày phát đến hai, ba Gameshow. Đây đang là một hình thức kinh doanh mang lại nguồn lợi cho các bên tham gia và phần nào đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả xem truyền hình. Sau thành công của các chương trình SV96, Trò chơi liên tỉnh, Bảy sắc cầu vồng, Đường lên đỉnh Olympia… được VTV phát sóng, cũng kể từ đó các chương trình trò chơi truyền hình được mua bản quyền, làm theo công nghệ du nhập từ nước ngoài ngày càng rộ lên với nhiều hình thức phong phú. Cho đến thời điểm này Gameshow thuần Việt cứ ngày càng thưa vắng, rơi rụng dần (gần đây là cuộc chia tay của Ở nhà chủ nhật, một gameshow thuần Việt thành công và tuổi thọ lâu nhất) dành chỗ cho những Gameshow mua bản quyền từ nước ngoài. Không thể phủ nhận những Gameshow được mua bản quyền từ nước ngoài sức hấp dẫn riêng, sự thành công của chương trình cũng đã được kiểm chứng qua nhiều nước trên thế giới mua bản quyền phát sóng. Những gameshow này đang này đang lấn sân gameshow thuần Việt một cách rõ ràng.
Nhận thức được sự cấp bách của vấn đề nên sau một thời gian ngắn thực tập tại Công ty Cổ phần Quảng cáo và Sản xuất phim ProVietnam và qua nghiên cứu thực tiễn tôi lựa chọn đề tài là “Một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm Gameshow Truyền hình mang thương hiệu Việt tại Công ty cổ phần Quảng cáo và Sản xuất phim ProVietnam”. Với hi vọng góp phần vào việc xây dựng và phát triển Gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt. Và trong tương lai gần có thể bán lại bản quyền cho quốc tế.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá lý luận về gameshow truyền hình và phát triển gameshow truyền hình của các doanh nghiệp sản xuất và khai thác gameshow truyền hình.
- Nghiên cứu kinh nghiệm thành công của một số Gameshow truyền hình đã được Đài truyền hình Việt Nam mua bản quyền và Việt hoá.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động phát triển Gameshow truyền hình của công ty cổ phần Quảng cáo và Sản xuất phim ProVietnam.
- Tìm ra những giải pháp thích hợp để phát triển Gameshow truyền hình của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận về phát triển gameshow truyền hình của các doanh nghiệp sản xuất và khai thác gameshow truyền hình.
- Nghiên cứu thực tiễn hoạt động kinh doanh và hoạt động phát triển gameshow truyền hình của công ty ProVietnam.
- Phạm vi nghiên cứu: thực trạng phát triển gameshow truyền hình của công ty ProVietnam từ 2004 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê nin. Các phương pháp nghiên cứu kinh tế đặc trưng, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, so sánh, khảo sát, thực nghiệm và các phương pháp nghiên cứu kinh tế khác.
5. Những đóng góp của đề tài này
- Hệ thống hoá các lý luận cơ bản về gameshow truyền hình và phát triển gameshow truyền hình của các doanh nghiệp sản xuất và khai thác gameshow truyền hình.
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động phát triển gameshow truyền hình của công ty ProVietnam để tim ra được những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động phát triển gameshow truyền hình của công ty.
- Đửa ra các giải pháp phát triển gameshow truyền hình của công ty ProVietnam trong thời gian tới.
6. Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được chia thành 3 chương:
- Chương I: Những vấn đề cơ bản về phát triển sản phẩm Gameshow Truyền hình
- Chương II: Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm Gameshow Truyền hình của Công ty cổ phần Quảng cáo và Sản xuất phim ProVietnam
- Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm Gameshow Truyền hình mang thương hiệu Việt của Công ty cổ phần Quảng cáo và Sản xuất phim ProVietnam
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM GAMESHOW TRUYỀN HÌNH
1.1. Gameshow truyền hình và sự cần thiết phát triển Gameshow truyền hình
1.1.1. Trò chơi truyền hình (Gameshow)
1.1.1.1. Trò chơi truyền hình là gì?
Trò chơi truyền hình là một dạng hoạt động văn hoá, giải trí được hình thành sau khi truyền hình trở thành một phương tiện truyền thông đại chúng. Trò chơi truyền hình gồm rất nhiều loại hình như trò chơi trí tuệ, trò chơi vận động, trò chơi giải trí, trò chơi mạo hiểm,... nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung là hình thành, tồn tại và phát triển nhờ vào sức mạnh thu hút của truyền hình. Phần lớn các trò chơi truyền hình thường được thực hiện tại trường quay của đài truyền hình hoặc trong một diện tích hẹp phù hợp với hoạt động thu hình do đó số lượng người chơi thường không lớn. Hiện nay, các trò chơi truyền hình được các công ty chuyên cung cấp bản quyền trò chơi truyền hình sáng tạo và sản xuất thử. Các hãng truyền hình, các công ty quảng cáo sẽ mua lại bản quyền các trò chơi này và thực hiện chúng. Tại Việt Nam, trò chơi truyền hình phát triển với tốc độ rất nhanh, hầu hết tất cả các đài lớn đều cho ra đời nhiều chương trình mới. Có lẽ hoạt động mạnh nhất là kênh VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam.
1.1.1.2 Những nội dung Trò chơi truyền hình được khai thác trong những năm gần đây ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam Trò chơi truyền hình thường được khai thác và xây dựng dựa trên các nội dung như:
- Hẹn hò (dạng làm quen, tìm hiểu qua truyền hình)
- Thay đổi (ghi lại sự thay đổi của con người sau một thời gian dài)
- Truyền hình thực tế (cho khán giả theo dõi cuộc sống thật trong điều kiện cụ thể)
- Thi tài năng
- Thử thách
- Thi câu hỏi
- Tài liệu
- Tài liệu giải trí (đưa tình huống giả vào chuyện thật hoặc diễn chuyện thật).
1.1.1.3 Một số gameshow thành công và nổi tiếng nhất trên thế giới
Trên lĩnh vực giải trí truyền hình, trong nửa thế kỷ trở lại đây có thể nêu ra một số gameshow truyền hình đã thành công, nổi tiếng nhất trên thế giới và đã được nhiều quốc ra mua bản quyền như:
- Who wants to be a millionaire ? – Ai muốn làm triệu phú.
Kênh truyền hình phát sóng: ABC
Thời gian tồn tại: 1999 - 2002
Số lượng khán giả trung bình: 27,9 triệu (trong năm 1999-2000) Luật chơi: Người chơi trả lời các câu hỏi do chương trình đặt ra với mức độ khó tăng dần để đạt tới giải thưởng trị giá 1 triệu USD.
- Who wants to be a millionaire ? – Ai muốn làm triệu phú.
Kênh truyền hình phát sóng: Syndicated
Thời gian tồn tại: 2004 – nay
Số lượng khán giả trung bình: 4,5 triệu
Luật chơi: là phiên bản giống hệt chương trình của ABC, tuy nhiên phát sóng vào ban ngày.
- The price is right - Hãy chọn giá đúng
Kênh truyền hình phát sóng: CBS
Thời gian tồn tại: 1956 – nay
Số lượng khán giả trung bình: 5,6 triệu (trong mùa 2003 – 2004)
Luật chơi: Khán giả có mặt tại chương trình được chọn ngẫu nhiên để tham gia những trò liên quan đến việc đoán giá cả. Hai thí sinh còn lại cuối cùng sẽ thi đối đầu để giành trọn bộ giải thưởng ở vòng thi chung kết mang tên Showcase Showdown.
- Wheel of Fortune - Chiếc nón kỳ diệu
Kênh truyền hình phát sóng: Syndicated
Thời gian tồn tại: 1975 - nay
Số lượng khán giả trung bình: 12 triệu (trong tháng 5/2005)
Luật chơi: Người chơi tìm cách ghép các chữ cái vào ô trống để tìm ra từ hoặc cụm từ bị giấu. Trước mỗi lần đoán, họ được phép quay bánh xe một lần để xác định số điểm ghi được nếu trả lời đúng - tương ứng với số tiền nhận được khi thắng cuộc.
- Deal or No Deal
Kênh truyền hình phát sóng: NBC
Thời gian tồn tại: 2005 - nay
Số lượng khán giả trung bình: 14,8 triệu (trong năm 2006 - 2007)
Luật chơi: Những người chơi chọn ngẫu nhiên trong số 26 vali bất kỳ (bên trong có chứa các khoản tiền từ 10.000 -1 triệu USD) và cố gắng ghi điểm để giành giải thưởng trị giá cao nhất.
- Weakest Link
Kênh truyền hình phát sóng: NBC
Thời gian tồn tại: 20015 - 2003
Số lượng khán giả trung bình: 12,8 triệu (trong năm 2000 - 2001)
Luật chơi: Sau mỗi vòng câu hỏi các thí sinh sẽ chọn bỏ phiếu để chọn ra “mắt xích yếu nhất” (“weakest link”), nghĩa là người chơi có khả năng thua cuộc nhất. Hai thí sinh cuối cùng còn lại sẽ thi đối đầu để giành giải thưởng bằng tiền mặt.
- Are You Smarter Than a 5th Grader ?
Kênh truyền hình phát sóng: Fox
Thời gian tồn tại: tháng 2/2007 - nay
Số lượng khán giả trung bình: 12,5 triệu (trong năm 2006 - 2007)
Luật chơi: bên cạnh những bạn nhỏ học lớp 5, các thí sinh lớn tuổi phải trả lời hàng loạt câu hỏi ở trình độ tiểu học.
- The Singing Bee
Kênh truyền hình phát sóng: NBC
Thời gian tồn tại: tháng 7/2007 - nay
Số lượng khán giả trung bình: 11,3 triệu (trong mùa hè 2007)
Luật chơi: Các khán giả có mặt tại chương trình sẽ được chọn ngẫu nhiên để tham gia các trò chơi liên quan đến bài hát.
- Don’t Forget the Lyics !
Kênh truyền hình phát sóng: Fox
Thời gian tồn tại: tháng 7/2007 - nay
Số lượng khán giả trung bình: 8,5 triệu (trong mùa hè 2007)
Luật chơi: Giống như “Singing Bee”, những người chơi phải nhớ lại lời bài hát để giành giải thưởng bằng tiền mặt của chương trình.
- Jeopardy !
Kênh truyền hình phát sóng: Syndicated
Thời gian tồn tại: 1984 - nay
Số lượng khán giả trung bình: 10,7 triệu (trong tháng 5/2005)
Luật chơi: Mỗi chương trình sẽ có ba thí sinh cùng trả lời các câu hỏi và ghi điểm. Trả lời đúng được cộng thêm còn trả lời sai bị trừ điểm.
1.1.1.4 Một số gameshow điển hình về sự thành công và có tuổi thọ lâu trên thế giới được Đài truyền hình Việt Nam mua bản quyền và Việt hoá:
Gameshow là thể loại giải trí truyền hình rất thông dụng trên thế giới từ nửa thế kỷ qua. Sự bùng phát gameshow ở Việt Nam trong những năm gần đây bắt nguồn cũng là do Đài truyền hình Việt Nam đã đi đầu trong việc mua bản quyền của các gameshow đã thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thông thường để làm gameshow, toàn bộ êkip phụ trách (đạo diễn, biên tập, quay phim, nhân viên kỹ thuật...) đều ra nước ngoài tham khảo, học cách làm rồi mới trở về VN bắt tay thực hiện. Chính điều đó đã tạo ra cơ hội thuận lợi cho việc chuyển giao, học tập công nghệ, thiết bị và năng lực tổ chức hiện đại gameshow truyền hình.
Một số gameshow được Đài truyền hình Việt Nam mua bản quyền và Việt hoá đã và đang thành công ở Việt Nam như:
- Hãy chọn giá đúng là phiên bản của The Price Is Right (kênh CBS, Mỹ). Gameshow này đã bước qua tuổi 33 và có sức hút mạnh đến nỗi đã phát sóng được gần 7.000 show tại Mỹ. The Price Is Right được xếp vào hàng những trò chơi truyền hình có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử làng truyền thông thế giới.
- Chiếc nón kỳ diệu mua bản quyền của Wheel of Fortune (Sony Pictures Television, Mỹ). Chương trình này được phát sóng lần đầu cách đây tròn 30 năm và là một trong những show game thành công nhất của Mỹ cũng như thế giới.
- Ai muốn làm triệu phú? (Who Wants To Be A Millionaire?) phát sóng lần đầu tiên tại Anh quốc vào tháng 9/1998 và mỗi show có đến 19 triệu người xem trực tiếp. Series trò chơi truyền hình này là một trong những chương trình thành công nhất không chỉ ở "xứ sở sương mù" mà còn được đón nhận ở nhiều quốc gia. Tại Hy Lạp, "Who Wants To Be A Millionaire?" nhận 2 giải thưởng truyền hình danh tiếng, TV ETHNOS. Tại Ấn Độ, chương trình cũng đã kịp phá vỡ mọi kỷ lục của ngành truyền hình nước này.
- Ô cửa bí mật là tên gọi Việt hoá của Let’s Make a Deal - một gameshow nổi tiếng của Mỹ bắt đầu xuất hiện từ tháng 11.1962 và đã phát sóng được 44 năm qua.
1.1.1.5 Một số chương trình gameshow trên đài truyền hình lớn khác trên cả nước
- Đài truyền hình Việt Nam (VTV): Ai là triệu phú, Đấu trường 100, Trò chơi âm nhạc, Ở nhà chủ nhật, Thử thách nhân đôi, Hãy chọn giá đúng, Chắp cánh thương hiệu, Đường lên đỉnh Olympia, Vui khỏe có ích và Chắp cánh thương hiệu…
- Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV): Chung sức, Trúc xanh, Nốt nhạc vui, Siêu thị may mắn, Hát với ngôi sao, Vui cùng Hugo, Rồng vàng, Kim tự tháp, Vui để học, Stinky và Stomper, Nhịp sống sôi động, Chuyện nhỏ, Vượt lên chính mình, Chuyện không của riêng ai, Năng động, Ai nhanh hơn, Thử tài người hâm mộ, Mọi người cùng thắng, Bí mật gia đình...
- Đài phát thanh - truyền hình Hà Nội (HTV): Đuổi hình bắt chữ, Những ẩn số vàng, Vượt qua thử thách...
- Đài truyền hình Bình Dương (BTV): Đồng hành với BTV, Việt Nam quê hương tôi
- Đài phát thanh - truyền hình Hải Phòng: Con tàu may mắn, Siêu thị sao, Cuộc sống muôn màu, Sắc màu Hoa phượng...
1.1.1.6 Mối quan hệ giữa Đài truyền hình (nhà đài), Doanh nghiệp sản xuất (nhà sản xuất ), Doanh nghiệp tài trợ (nhà tài trợ) và khán giả
- Quan hệ giữa doanh nghiệp tài trợ - quảng cáo và doanh nghiệp sản xuất (nhà sản xuất hay các công ty quảng cáo)
Về phía doanh nghiệp tài trợ họ nên chọn kênh truyền thông nào (cụ thể ở đây là truyền hình) để quảng cáo sản phẩm. Khi lựa chọn truyền hình để tài trợ - quảng cáo thì không thể không nhắc đến các chương trình gameshow mà xã hội hoá việc sản xuất các chương trình truyền hình thì để tăng tính hiệu quả thì các doanh nghiệp tài trợ - quảng cáo sẽ tìm đến các doanh nghiệp sản xuất còn các doanh nghiệp sản xuất muốn có kinh phí sản xuất chương trình thì phải tìm đến các doanh nghiệp tài trợ - quảng cáo.
Thí dụ khi các doanh nghiệp tài trợ - quảng cáo muốn quảng cáo cho giới tiêu dùng trẻ ở thang phố Hồ Chí Minh thì các doanh nghiệp tài trợ - quảng cáo có thể lựa chọn chương trình gameshow Nốt nhạc vui của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV). Theo kết quả khảo sát của công ty CI – là công ty nghiên cứu thị trường thì Nốt nhạc vui là chương trình trò chơi truyền hình được yêu thích nhất ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo sau là các chương trình Trúc xanh, Rồng vàng, Vui cùng Hugo. Dẫn đầu các gameshow ở Hà Nội là Hãy chọn giá đúng.
Theo giám đốc tiếp thị công ty mỹ phẩm LG Vina, nơi có nhãn hiệu Essance tài trợ độc quyền cho gameshow Chung sức (Phát trên kênh HTV7 của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh - Đơn vị phối hợp Công ty Đông tây Promotion), cho biết, kinh phí tài trợ cho gameshow này, chiếm khoảng 15% chi phí marketing một năm của cả công ty. Ðó là một khoản kinh phí không nhỏ, đổi lại, họ sẽ được gắn logo lên sân khấu, được nhắc tên trong chương trình và một vài spot quảng cáo trong suốt chương trình.
Hiện nay ở Việt Nam sự tồn tại của một gameshow phụ thuộc vào hai con số thống kê duy nhất:
+ Một là, thống kê lượng người xem chương trình (rating)
+ Hai là, căn cứ vào doanh thu quảng cáo từ gameshow
Rating luôn là điều mà những người làm chương trình quan tâm nhất. Vì rating cao, có nghĩa là các spot quảng cáo đăng ký xếp hàng chờ vào chương trình ngày càng nhiều, giá tiền quảng cáo cao hơn và số tiền lấy được từ doanh nghiệp tài trợ - quảng cáo (năm sau) cũng có khả năng tăng cao hơn nữa.
Điều này cũng cho thấy một thực thế là các Doanh nghiệp sản xuất và Doanh nghiệp tài trợ - quảng cáo họ chỉ quan tâm đến rating. Rating chứng tỏ khả năng hấp dẫn của một gameshow ở Việt Nam, nhưng rating không nói lên được nhiều về chất lượng. Một trong những minh chứng cho điều này là một trò chơi truyền hình có nội dung bổ ích, khuyến khích giáo dục như Đường lên đỉnh Olympia đã tụt xuống thứ tám trong top ten gameshow do khán giả ở hai nơi có số lượng người xem lớn nhất trên cả nước Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bình chọn sau tám năm vận hành (số thứ hạng này được thống kê sau hai quí đầu năm 2007 do Đài truyền hình VN cung cấp). Sở dĩ như vậy là giữa rating và doanh thu quảng cáo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhà tài trợ luôn muốn tên tuổi của mình đến được với nhiều người nhất, và họ căn cứ vào rating để ký hợp đồng quảng cáo hoặc tài trợ một chương trình.
Tài trợ cho gameshow mang lại hiệu quả cao, dễ dàng đi liền một mạch để tạo hiệu ứng xã hội. Bởi không giống như tài trợ cho phim truyện truyền hình, khán giả có thể không quan tâm đến ai là nhà tài trợ khi bộ phim kết thúc lại phải tìm kiếm thêm một bộ phim khác để tài trợ. Tài trợ cho một gameshow thì trong thời gian lên sóng sẽ thu hút được một lượng khán giả trung thành. Và sự xuất hiện liên tục của logo, thương hiệu trên màn hình sẽ có tác động rất lớn đến tiềm thức của người tiêu dùng. Khán giả có thể liên hệ, nhớ ngay đến thương hiệu sản phẩm LG mỗi khi người ta nhắc đến tên chương trình Ðường lên đỉnh Olympia chẳng hạn.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất và đài truyền hình
Đằng sau những chương trình lớn và tổ chức thành công, không chỉ có đài truyền hình mà còn là những doanh nghiệp sản xuất, công ty quảng cáo và làm dịch vụ truyền hình với tên tuổi khá lẫy lừng như L.A.S.T.A (Rồng vàng, Vui cùng Hugo), Ðông Tây Promotion (Chung sức, Vui để học), Việt Ba (Chiếc nón kỳ diệu). Các công ty này thường phải liên hệ với hai phía. Với đài truyền hình, họ đưa ra lời đề nghị hợp tác, bản demo... Sau đó, đại diện công ty và đài sẽ lên đường ra nước ngoài khảo sát, xem xét quy trình sản xuất. Ðồng thời gửi bản demo chương trình và dự án tổ chức sản xuất đến nhà tài trợ. Nhận được sự đồng ý của truyền hình, các công ty này sẽ gấp rút xúc tiến việc mua bản quyền, phác thảo, làm dự án và chào một chương trình trọn gói đến nhà tài trợ tiềm năng.
Trong xu thế xã hội hoá, điều này có thể nhận thấy rất rõ Doanh nghiệp sản xuất muốn sản xuất chương trình cần tự lo chi phí, vậy nên họ cần tìm nhà tài trợ, quảng cáo. Muốn vậy, Doanh nghiệp sản xuất phải có chỗ để phát quảng cáo - book sóng, đó chính là các Đài truyền hình. Đài truyền hình không thể năng động như các công ty tư nhân trong việc tìm kiếm và sản xuất các trò chơi thu hút, bổ ích. Bởi vậy Đài truyền hình chọn mua chương trình từ Doanh nghiệp sản xuất.
Doanh nghiệp sản xuất bán chương trình đó cho đài truyền hình không bằng tiền mặt, mà đổi lại bằng các spot quảng cáo với số lượng được đài truyền hình tính toán tương đương với giá trị chương trình. Doanh nghiệp tài trợ và quảng cáo muốn được quảng cáo càng nhiều càng tốt và tìm mọi cách xuất hiện trước màn hình tivi...
- Quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất, đài truyền hình và doanh nghiệp tài trợ.
Doanh nghiệp sản xuất ký hợp đồng hợp tác với đài truyền hình là một chuyện. Mặt khác, sản phẩm được chào bán cho nhà tài trợ, tuy chưa ghi hình nhưng được dựng như một sản phẩm cụ thể với đầy đủ luận chứng về đối tượng xem, người tham dự, rating dự kiến, thuyết minh gameshow đó lại phù hợp với nhãn hiệu. Ðổi lại với việc cung cấp chương trình cho đài truyền hình, công ty quảng cáo sẽ được đài truyền hình đổi lại bằng một lượng spot quảng cáo cụ thể, từ đó phân phối tới các nhãn hiệu muốn quảng cáo. Tuy nhiên, cũng có một sốgameshow, công ty quảng cáo chỉ làm đại diện tiếp nhận quảng cáo cho chương trình.
Để có những gameshow truyền hình tốt, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp tài trợ và đài truyền hình phải có sự cởi mở, chia sẻ và phối hợp rất chuyên nghiệp.
1.1.2 Sự cần thiết phát triển gameshow truyền hình
Trước sự phát triển mạnh mẽ của truyền hình hiện nay, các gameshow đã mang lại một khoảng thời gian giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn thật sự bổ ích cho khán giả. Nhiều chương trình có tính trí tuệ cao giúp khán giả nâng cao tầm hiểu biết. Để có đươc một chương trình phục vụ khán giả, không ít chương trình bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để mua bản quyền từ nước ngoài. Điều mà khán giả cần ở những trò chơi truyền hình là sự giải trí.
Các chương trình trò chơi truyền hình với hình thức đa dạng, nội dung phong phú, từ kinh tế, văn hóa, du lịch... đến thường thức đời sống, gia đình, mọi đối tượng khán giả đều có thể chọn cho mình chương trình phù hợp để giải trí. Không chỉ vậy, nhiều trò chơi có tính tương tác cao giữa người chơi với khán giả xem trực tiếp cũng như xem qua truyền hình (tham khảo ý kiến khán giả, gọi điện thoại cho người thân...).
- Đường lên đỉnh Olympia(VTV3): là một cuộc thi kiến thức trên truyền hình dành cho học sinh THPT cả nước. Nội dung của các phần thi đều xoay quanh kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội được học trong nhà trường và một phần kiến thức nâng cao đòi hỏi các em phải quan sát và đọc thêm sách báo. Hình thức của các câu hỏi là kết hợp suy luận thông minh và, hoặc ghi nhớ kiến thức.
- Ai Là Triệu Phú(VTV3): là sân chơi mang tính trí tuệ, phù hợp với mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, tầng lớp xã hội, hay khả năng cá nhân. Mỗi cuộc chơi là một cuộc kiểm tra kiến thức, văn hoá, sự hiểu biết không giới hạn. Nó thách thức cả người chơi, người dẫn chương trình, những khán giả trong trường quay và tất cả khán giả ngồi trước màn ảnh nhỏ. Nó tôn vinh trí tuệ, giàu tính giáo dục, tính giải trí, hồi hộp, căng thẳng, sảng khoái và cũng rất thương mại" Sức hấp dẫn của chương trình không chỉ ở giải thưởng rất cao. Kinh nghiệm ở Anh và các nước đã phát sóng chương trình này cho thấy, chương trình là tác nhân hun đúc tinh thần ham học hỏi, rèn luyện bản lĩnh và sự tự tin trong ứng xử của mọi người. Tại những quốc gia chương trình đã có mặt, chương trình tạo ra cơn sốt “triệu phú”.
- Rung Chuông Vàng(VTV3): thật sự là một sân chơi trí thức lôi cuốn và hấp dẫn sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên thể hiện sự hiểu biết, góp phần bổ sung kiến thức cho thanh niên, sinh viên. Đồng thời tạo điều kiện để các trường có thể quảng bá hình ảnh và kết quả công tác đào tạo của mình thông qua Đài Truyền hình Viêt Nam tới người xem cả nước. Cuộc thi cũng giúp tăng cường mối quan hệ gắn bó, hiểu biết giữa thầy và trò, giữa các sinh viên trong nhà trường thông qua các tiết mục văn nghệ, các trò chơi tập thể có sự kết hợp giữa thầy, cô giáo và các em sinh viên
- Đấu Trường 100(VTV3): xoay quanh những câu hỏi về đời sống xã hội và kinh nghiệm sống, điểm gay cấn nhất của trò chơi này là người tham gia không thể dừng bất cứ lúc nào như trong Ai là triệu phú, Rồng vàng... Muốn chiến thắng họ phải bảo toàn số điểm đến phút chót và phải vượt qua tất cả 99 người khác.
- Chìa khóa thành công(VTV1): là một sân chơi hữu ích cho tất cả những ai đang sống và làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp ở mọi vị trí công tác: từ những nhà quản trị cao cấp đến nhân viên. Chương trình mong muốn mang đến cho cộng đồng sự giải trí cũng như những bài học nhẹ nhàng về quan hệ của con người trong kinh doanh, kỹ năng ứng xử trong kinh doanh.
- Hãy chọn giá đúng(VTV3): các nhà sản xuất giới thiệu sản phẩm của mình tới người tiêu dùng bằng cách tham gia đưa sản phẩm vào chương trình để người chơi chọn giá.
Có thể nói nội dung các Gameshow rất đa dạng nhiều gameshow còn góp phần vào việc chủ trương tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm cho khán giả xem truyền hình như:
- Chắp cánh thương hiệu(VTV3): có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc trong việc hỗ trợ nâng cao kiến thức pháp luật về Luật Sở hữu trí tuệ, giải đáp những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng Luật sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp. Điều này là hết sức cần thiết vì nó gắn liền với lợi ích của Doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Sự cố bất ngờ(HTV): mang tính giáo dục luật pháp. Người chơi có thể gặp những tình huống vi phạm luật ngoài đời và được hướng dẫn, giải thích về kiến thức pháp luật.
- Vượt lên chính mình(HTV): dành cho đối tượng là những thanh niên lao động mưu sinh vất vả có ý chí vượt khó, vươn lên để thành công.
Bên cạnh đó, một số chương trình hướng đến những người có thu nhập thấp, những gia đình đang gặp khó khăn, giúp đỡ cho những số phận không may mắn trong cuộc sống như: Ước mơ xanh, Vì người nghèo…
Việc một khán giả chỉ xem một vài trò chơi truyền hình là đương nhiên. Chính sự phát triển của các chương trình Gameshow truyền hình, việc chuyên sâu vào từng nhóm đối tượng người xem là cần thiết. Chẳng hạn, Hành trình văn hóa hấp dẫn nhóm khán giả thanh niên, Vui khỏe có ích dành cho người già, ở nhà chủ nhật dành cho các gia đình, Vườn cổ tích dành cho trẻ em, Đường lên đỉnh Olympia dành cho học sinh phổ thông trung học, Chúng tôi là chiến sĩ dành cho những người trong quân đội và người thân trong gia đình của họ, Rung chuông vàng nhằm đến đối tượng sinh viên là chủ yếu... Mặc dù lượng khán giả tập trung vào những đối tượng này nhưng mỗi chương trình vẫn có sức hấp dẫn với nhóm khán giả khác.
Chính nhờ có khả năng lôi kéo khán giả hết sức mạnh mẽ mà gameshow truyền hình là những chương trình đem lại doanh thu cho nhà đài, cũng như các đơn vị, tổ chức tham gia thực hiện. Chi phí sản xuất các chương trình truyền hình rất lớn, bình quân mỗi một giờ sản xuất gameshow chi phí khoảng 130 - 180 triệu đồng mới hoàn thành. Chỉ có nguồn thu từ quảng cáo và tài trợ mới có thể bù đắp được chi phí cho chương trình. ._.
Theo số liệu của Tài chính Việt Nam, nguồn thu quảng cáo của đài truyền hình trung ương và các đài địa phương lớn là trên 1.000 tỉ đồng/năm, các đài vùng sâu vùng xa cũng lên đến gần 100 tỉ đồng. Bất chấp giá quảng cáo trên truyền hình ngày càng đội lên cao ngất trời, hàng loạt nhãn hàng từ lớn đến bé đua nhau tài trợ cho những chương trình game show. Một mối lợi nữa gắn liền với gameshow truyền hình hiện nay là dịch vụ tin nhắn đi kèm. Phải nói rằng dịch vụ tin nhắn này cũng đem lại cho gameshow món lợi lớn chẳng kém gì lợi nhuận từ quảng cáo và tài trợ. Minh chứng gần đây nhất là đêm chung kết gameshow Vietnam Idol đã nhận được 723.024 tin nhắn bình chọn cho các thí sinh dự thi. Kết quả này có nghĩa là nhà đài thu về hơn 2,1 tỉ đồng chỉ trong một đêm đó. Theo nguồn tin chưa chính thức thì tổng số tiền gameshow Vietnam Idol 2007 thu được từ nhà tài trợ, quảng cáo và dịch vụ SMS lên tới hơn 8 triệu USD.
Gameshow là chương trình đem lại doanh thu cho nhà đài, phần doanh thu từ tài trợ, quảng cáo làm bớt gánh nặng chi từ Ngân sách nhà nước.
Sự xuất hiện của gameshow truyền hình đã chia bớt một phần chiếc bánh quảng cáo mà trước đây hoàn toàn thuộc về các loại hình giải trí khác như phim truyện, ca nhạc, thể thao… Điều này cũng có khía cạnh tích cực là một mặt nó tăng sự chọn lựa cho doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo; mặt khác nó thúc đẩy nhà sản xuất phải nâng cao chất lượng, tăng sức thu hút các chương trình phim ảnh, ca nhạc…Với gameshow truyền hình khán giả được xem các chương trình hay miễn phí còn nhà đài, các đơn vị, tổ chức có doanh thu quảng cáo sẽ làm phong phú chương trình.
1.2 Nội dung phát triển gameshow truyền hình và hoạt động phát triển gameshow của các doanh nghiệp sản xuất
1.2.1 Nội dung phát triển gameshow truyền hình
Thứ nhất, phát triển từng thể loại gameshow riêng biệt
- Nội dung truyền tải của gameshow phải mang nhiều màu sắc hơn nữa. Các gameshow đang xuất hiện trên các kênh truyền hình của Việt Nam với tố độ chóng mặt với tần xuất dầy đặc. Nhưng khá nhiều gameshow hiện nay nội dung chỉ thiên về ý nghĩa giáo dục thể hiện qua các hình thức hỏi đáp về kiến thức nên còn nặng nề, ít gameshow nội dung mang tính giải trí. Để một gameshow thành công, thật sự có ý nghĩa bổ ích và thu hút công chúng thì giải trí và bổ xung kiến thức cần hội đủ trong một gameshow.
- Liên tục hoàn thiện ý tưởng chương trình, format chương trình. Thực tế cho thấy sau một thời gian theo dõi chương trình khán giả sẽ chán các chương trình nếu không có những yếu tố mới.
Thứ hai, phát triển thêm các hình thức mới đi kèm bổ trợ cho gameshow để tăng tính tương tác giữa chương trình với công chúng khán giả hơn nữa
Việc đưa thêm các hình thức như gọi điện thoại, nhắn tin… trong gameshow được đặt ra xuất phát từ các mục đích sau:
- Công chúng khán giả được cùng tham gia vào chương trình, góp ý kiến đặt câu hỏi hay trả lời câu hỏi…sẽ làm cho chương trình hấp dẫn khán giả hơn do được hoà vào không khí của cuộc chơi, chương trình sẽ khách quan hơn. Có những phần trả lời câu hỏi tương tác, số khán giả trả lời câu hỏi lên tới 16.000 người trong vòng 30 phút.
- Tận dụng sự phát triển công nghệ - kỹ thuật truyền hình - viễn thông – Internet – báo chí.
- Tăng lợi nhuận. Kinh doanh và lợi nhuận đi đôi với nhau, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải trí truyền hình cũng vậy làm gì cũng phải nhìn vào hiệu quả kinh tế. --- Trong những năm gần đây gameshow là thị hiếu ở Việt Nam. Cho cộng đồng công chúng khán giả thì là món ăn tinh thần, cho các doanh nghiệp là quảng bá hình ảnh, thương hiệu.
1.2.2 Nội dung hoạt động phát triển Gameshow truyền hình
1.2.2.1 Nghiên cứu tiềm năng và mục tiêu phát triển gameshow của doanh nghiệp sản xuất
- Tiềm lực tài chính
Tiềm lực tài chính bao giờ cũng là cơ sở quan trọng để triển khai các chiến lược giải pháp cũng như các kế hoạch triển khai chiến lược nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược đã xác định. Khi hoạch định chiến lược không thể không chú ý đánh giá và dự báo tiềm lực tài chính trong thời kỳ chiến lược. Doanh nghiệp có khả năng tài chính lớn và dễ chuyển đổi sẽ có khả năng theo đuổi các chiến lược tăng trưởng khác nhau. Doanh nghiệp có nguồn tài chính hạn hẹp hoặc khó chuyển đổi sẽ ít có khả năng tận dụng các cơ hội trong thời kỳ chiến lược cụ thể.
- Khả năng trình độ tổ chức những êkíp sản xuất chương trình chuyên nghiệp trong tất cả các khâu làm chương trình là điều kiện cần có về con người và các thiết bị cần thiết khác để đảm bảo duy trì và phát triển các chương trình theo các mục tiêu đã xác định.
- Khả năng ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới vào tổ chức sản xuất chương trình
Khi yêu cầu về quy mô sản xuất chương trình tăng lên, thời gian sản xuất chương trình phải rút ngắn thì đầu tư thiết bị theo công nghệ hiện đại làm cho khả năng sản xuất chương trình được cải thiện, giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực, chất lượng chương trình sẽ cao lên.
Trong những năm gần đây các doanh nghiệp sản xuất trong nước đã và đang không ngừng đầu tư những thiết bị có độ tin cậy cao, ưu tiên những hệ thống dùng phần mềm, phần cứng quen thuộc và chuẩn hóa, khả năng vận hành dễ dàng, đảm bảo yêu cầu giảm thiểu nhân lực.
Đầu tư công nghệ cho sản xuất chương trình là biện phát hữu hiệu trong hoạt động sản xuất gameshow truyền hình. Nó không chỉ phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của nước ta mà còn phù hợp với công nghệ sản xuất gameshow truyền hình hiện đại trên thế giới.
Các doanh nghiệp hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực sản xuất nên vấn đề thiết bị công nghệ luôn giữ một vị trí then chốt trong hoạt động của các doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp đang đứng trước một cơ hội lớn bởi sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa về công nghệ, lĩnh vực giải trí gameshow truyền hình ở Việt Nam cũng đang ở giai đoạn phát triển vũ bão. Phía Nhà nước cũng đã tạo nhiều điều kiện quan tâm hỗ trợ, hàng loạt văn bản từ cấp trung ương đến các bộ,ngành, địa phương đã ra đời với nhiều chính sách ưu đãi và các biện pháp khuyến khích phát triển. Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg ngày 03 tháng 05 năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010 phát triển Gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt là một trong các dự án trọng điểm được ưu tiên hỗ trợ và khuyến khích phát triển.
1.2.2.2 Xác định thể loại gameshow cần phát triển
Theo quan điểm marketing sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng cống hiến những lợi ích cho họ và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.
Về cơ bản, sản phẩm gồm 3 cấp độ: sản phẩm cốt lõi là lợi ích căn bản của sản phẩm, sản phẩm hiện thực là kết cấu sản phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh hay bổ sung là những dịch vụ kèm theo, lợi ích bổ sung thêm cho sản phẩm cốt lõi.
Khi phát triển gameshow truyền hình các doanh nghiệp có thể phân tích 3 cấp độ trên đối với sản phẩm gameshow của mình để hình thành các cấp độ sản phẩm khác nhau. Cụ thể:
- Cấp độ cốt lõi (sản phẩm theo ý tưởng):
Gameshow truyền hình đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả. Làm việc, nghỉ ngơi và giải trí là ba loại hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người. Nhu cầu giải trí là một nhu cầu tất yếu của con người trong xu thế phát triển chung của xã hội hiện đại. Điểm mạnh của gameshow là loại hình giải trí khá tổng hợp. Nó cho phép thoả mãn nhiều nhu cầu cá nhân cùng một lúc. Do đó gameshow là loại hình giải trí ngày càng trở nên phổ biến đối với khán giả.
Gam eshow truyền hình đáp ứng nhu cầu quảng bá, giới thiệu cho doanh nghiệp tham gia tài trợ.
- Cấp độ hiện thực: Với những gameshow như Trúc xanh, Đường lên đỉnh Olympia, Vui để học, Hành trình văn hóa, Trò chơi âm nhạc... bên cạnh niềm vui giải trí nhẹ nhàng, khán giả còn được cung cấp thêm nhiều thông tin giúp bổ sung, nâng cao kiến thức ở mọi lĩnh vực âm nhạc, thể thao, du lịch... Chính yếu tố quan trọng này đã tạo nên sức cuốn hút và “tuổi thọ” lâu dài cho những gameshow trên.
- Cấp độ sản phẩm hoàn chỉnh hay bổ sung:
Giải thưởng cho người chơi, quà tặng cho khán giả tham gia vào chương trình…Thí dụ Giải thưởng giành cho nhà vô địch trong gameshow "Đối mặt" là 7 triệu đồng, giải nhì là 2 triệu đồng và 2 giải ba giành cho hai người thua ở vòng 4 là 500 đồng/giải. Ngoài ra, 4 người chơi cuối cùng sẽ được tặng một chiếc điện thoại và một bộ simcard với số tiền trong tài khoản trị giá 100 nghìn đồng do EVN Telecom cung cấp.
1.2.2.3 Tổ chức các hoạt động nhằm phát triển gameshow truyền hình
Khi một chương trình gameshow lên sóng truyền hình thì bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất gameshow nào cũng mong muốn gameshow của mình thành công và có tuổi thọ lâu trên sóng truyền hình. Để mô tả hiện tượng này trong marketing người ta dùng thuật ngữ “chu kỳ sống của sản phẩm”. Lý thuyết chu kỳ sống có thể áp dụng cho một sản phẩm gameshow truyền hình. Các nhà quản trị marketing cho rằng sản phẩm có đời sống thực tế có giai đoạn non nớt, trưởng thành và già nua. Tuy nhiên khi có chính sách marketing có thể kéo dai hay rút ngắn giai đoạn này. Chu kỳ sống của một gameshow là các giai đoạn phát triển của nó từ khi lên sóng truyền hình đến khi biến mất, được biểu hiện bằng rating - số lượng người xem gameshow đó.
- Đặc điểm của từng giai đoạn trong chu kỳ sống:
Một là, thống kê lượng người xem chương trình (rating)
+ Giai đoạn 1 - khi gameshow bắt đầu lên sóng, rating thấp do lượng người xem không biết đến chương trình.
+ Giai đoạn 2 - phát triển, rating tăng nhanh
+ Giai đoạn 3 - bão hoà, rating ổn định và giảm ở cuối giai đoạn
+ Giai đoạn 4 – suy thoái, rating giảm so gameshow lạc hậu
Hai là, số gameshow cạnh tranh
+ Giai đoạn 1: gameshow mới xuất hiện chưa có hay ít có gameshow cạnh tranh, chưa kể sau đó là những gameshow na ná nhau thí dụ như Ai là triệu phú - Rồng Vàng, Hãy chọn giá đúng – Siêu thị may mắn, Ai là ai - Đi tìm người bí ẩn…
+ Giai đoạn 2: số gameshow cạnh tranh ngày càng nhiều, cạnh tranh ngày càng gay gắt
+ Giai đoạn 3: số gameshow cạnh tranh max, một số gameshow biến mất
+ Giai đoạn 4: một số gameshow cạnh tranh đã rút lui
- Chính sách marketing gắn với từng giai đoạn:
Thứ nhất, chi phí cho hoạt động marketing
+ Giai đoạn 1: chi phí cao nhằm thông tin giới thiệu gameshow mới
+ Giai đoạn 2: chi phí vẫn còn ở mức cao
+ Giai đoạn 3: giảm bớt
+ Giai đoạn 4: giảm
Thứ hai, chiến lược truyền thông
+ Nhằm thông tin, giới thiệu gameshow mới
+ Tạo ra sự ưa thích đối với gameshow
+ Tạo ra sự trung thành
+ Tác động chọn lọc vào một số đối tượng
Thứ ba, chính sách phân phối (lựa chọn doanh nghiệp tài trợ - quảng cáo)
+ Thường sử dụng chính sách độc quyền hay chọn lọc, lựa chọn một hay một số nhà phân phối
+ Mở rộng kênh phân phối: phân phối chọn lọc hay rộng rãi
+ Mở rộng tối đa kênh phân phối, sử dụng phân phối rộng rãi
+ Giảm quy mô phân phối, chuyển sang phân phối chọn lọc
Thứ tư, chính sách giá
+ Thông thường đặt mức giá cao do chưa có đối thủ cạnh tranh
+ Giữ nguyên mức giá hoặc giảm chút ít để thu hút doanh nghiệp tài trợ - quảng cáo
+ Mức giá thấp nhất vì cạnh tranh gay gắt
+ Giá rẻ khi doanh nghiệp muốn rút lui khỏi thị trường; khá cao để thu lợi nhuận nếu tiếp tục kinh doanh
Thứ năm, chính sách sản phẩm
+ Gameshow chính chưa cải tiến ( chưa thay đối format )
+ Cải tiến gameshow ( thay đổi format )
+ Cải tiến khác biệt hóa tối đa
+ Lựa chọn gameshơ còn thu hút khán giả
1.2.2.4 Đánh giá hoạt động phát triển gameshow
Hiện nay ở Việt Nam sự tồn tại và phát triển của một gameshow phụ thuộc vào hai con số thống kê duy nhất:
- Một là, tức thống kê lượng người xem chương trình (rating)
Thí dụ lượng người xem các gameshow HTV(Kết quả khảo sát tháng 11-2004 của Công ty khảo sát thị trường TNS với đối tượng khán giả tại TP.HCM)
Chung sức: 45,8%Nhịp sống sôi động: 44,7%Trúc xanh: 42,4%Rồng vàng: 32,2%Nốt nhạc vui: 28,1%Vui để học: 11,8%
- Hai là, căn cứ vào doanh thu quảng cáo từ gameshow
Theo Trung tâm Quảng cáo và dịch vụ truyền hình TVAD, game show đang là mỏ vàng, chiếm 43% doanh thu của VTV3, trong khi phim truyện chỉ thu được non một nửa số đó. Như vậy quảng cáo trên trò chơi truyền hình là sự lựa chọn ưu tiên của các doanh nghiệp, các nhà tài trợ.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Gameshow truyền hình và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp sản xuất gameshow truyền hình
1.3.1 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
- Hội nhập kinh tế
Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp sản xuất trong nước có được không ít thuận lợi và tiềm năng phát triển, tuy nhiên bên cạnh đó cũng gặp phải không ít khó khăn và thách thức. Đặc biệt trong lĩnh vực giải trí truyền hình mà cụ thể là gameshow, mặc dù gameshow truyền hình trên thế giới đã phát triển lên đến đỉnh cao, song đối với Việt Nam thì mới chỉ là bắt đầu.
- Sự phát triển của nền kinh tế
Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng khá nhanh và vững chắc. Theo số liệu của tổng cục thống kê bộ tài chính và ngân hàng nhà nước Việt Nam, tỷ lệ tăng trưởng nền kinh tế ước tính năm 2001 là 6,89%; năm 2002 là 7,08%; năm 2003 đạt 7,34%; năm 2004 là 7,79%; năm 2005 là 8,43%; năm 2006 là 8,17% và năm 2007 là 8,48% dự kiến năm 2008 là 8,5%.
Tỷ lệ lạm phát năm 2004 là 9,5%; năm 2005 là 8,4%; năm 2006 là 6,6% và năm 2007 là 12,63% phản ánh sự phát triển nền kinh tế ổn định và nằm trong tầm kiểm soát của nhà nước.
Năm 2007 tỷ lệ lạm phát tương đối cao. Nhân tố này ảnh hưởng chung tới mọi lĩnh
vực, mọi doanh nghiệp sản xuất. Lạm phát đẩy chi phí gia tăng làm cho lợi nhuận giảm.
Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự phát triển của hầu hết các ngành nghề thuộc mọi lĩnh vực khác nhau. Cạnh tranh là quy luật của mọi sự phát triển, cạnh tranh dẫn tới tăng trưởng, tồn tại hay đào thải, suy vong…Lĩnh vực giải trí truyền hình nói chung và trong đó có gameshow nói riêng cũng nhờ đó mà phát triển, do đó ở Việt Nam gameshow đã dần được coi là một công cụ hữu hiệu trong cạnh tranh (có sự tham các doanh nghiệp tài trợ - quảng cáo).
Khi gameshow phát triển thì tổng thu nhập, lợi tức của đất nước tăng. Đơn giản gameshow phát triển kéo theo đó là các doanh nghiệp sản xuất ngoài hệ thống các đài truyền hình phát triển, kéo theo các doanh nghiệp tài trợ - quảng cáo tham gia vào chương trình và đương nhiên kéo theo sự phát triển của ngành quảng cáo và nhiều ngành khác như viễn thông... Riêng về hệ thống các đài truyền hình gameshow phát triển còn mang lại doanh thu cho đài truyền hình nộp ngân sách nhà nước.
- Đời sống nâng cao – Nhu cầu giải trí tăng
Thu nhập và đời sống các tầng lớp dân cư được cải thiện đáng kể. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê về mức sống dân cư, thu nhập bình quân năm 2003 - 2004 là 484 nghìn đồng/người/tháng, tăng 36% so với năm 2001 - 2002. Tốc độ tăng thu nhập bình quân 1 năm thời kỳ 2003 - 2004 là 16,6%, cao hơn mức 6% thời kỳ 1999 - 2001 và mức 8,8% thời kỳ 1996 - 1999. Bộ mặt đất nước đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại, chính trị - xã hội ổn định.
Đời sống kinh tế xã hội ngày càng được nâng cao, chất lượng cuộc sống cũng được nâng lên. Nhu cầu về vui chơi, giải trí chất lượng cao sau những giờ làm việc, học tập ngày càng được coi trọng. Do đó lĩnh vực giải trí truyền hình ngày càng phát triển, đặc biệt là gameshow truyền hình (gần đây khán giả xem truyền hình có thể nhận thấy sự xuất hiện liên tục của các chương trình gameshow vào tất cả các ngày trong tuần và vào những giờ “vàng” của truyền hình). Tất nhiên càng phát triển thì gameshow càng có nhiều ảnh hưởng lên mọi mặt cuộc sống như: kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, nền công nghệ kỹ thuật…
- Văn hoá xã hội
Gameshow phản ánh một phần văn hoá xã hội cho nên nó cũng góp phần hình thành các giá trị văn hóa xã hội. Sự ảnh hưởng của gameshow đến giá trị văn hoá: văn hoá là những yếu tố quyết định lối sống nhận thức, hành vi của con người trong xã hội với cộng đồng của mình và mỗi người trưởng thành đều mang trong mình văn hoá cơ bản cảu dân tộc. Gameshow trước hết phải đáp ứng được các giá trị văn hoá của cộng đồng, truyền bá các giá trị tốt đẹp về truyền thống gia đình…Nhưng đồng thời phải kế thừa giao thoa, du nhập các văn hoá mới đào thải các giá trị văn hoá lạc hậu. Chỉ như vậy gameshow mới được chấp nhận trong các giá trị văn hoá cơ bản truyền thống của cộng đồng.
Sự giao thoa văn hóa. Gameshow phát triển, nhiều sản phẩm gameshow mang văn hóa nước ngoài vào Việt Nam. Những người làm gameshow phải tìm hiểu, học hỏi văn hoá của chính quốc gia có gameshow mua bản quyền để qua đó xây dựng điều chỉnh gameshow đó sao cho phù hợp với văn hóa Việt Nam. Sự thành bại của một gameshow còn phụ thuộc vào truyền thống văn hoá của từng quốc gia.
Một số gameshow hướng đến những người có thu nhập thấp, những gia đình đang gặp khó khăn, giúp đỡ cho những số phận không may mắn trong cuộc sống như: Ước mơ xanh, Vì người nghèo… gameshow Theo dòng lịch sử để hướng người xem đến tính nhân văn của con người cũng như biết thêm nhiều về lịch sử vẻ vang của dân tộc.
- Công nghệ kỹ thuật:
Gameshow phát triển thì nhu cầu thưởng thức giải trí của khán giả càng cao, thúc đẩy công nghệ và kỹ thuật phát triển.
Sự chuyển giao công nghệ kỹ thuật hiện đại nhập khẩu khi mua bản quyền gameshow nước ngoài.
- Pháp luật
Pháp luật nước ta đã có nhiều cải cách và thay đối quy định cho hoạt động giải trí truyền hình trên lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập và chúng ta phải từng bước hoàn thiện. Pháp luật phải dẫn tới công bằng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài vẫn chua được phép sản xuất chính thức tại Việt Nam, có thể nói đây là sự bảo hộ cho ngành công nghiệp sản xuất chương trình truyền hình nước nhà. Tuy nhiên, lợi dụng những kẽ hở trong hệ thống các văn bản quản lý hoạt động giải trí truyền hình, các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài vẫn bằng nhiêu cách chiếm lĩnh và dẫn đầu thị trường.
1.3.2 Yếu tố bên trong doanh nghiệp
- Yếu tố công nghệ - kỹ thuật
Trong lĩnh vực giả trí truyền hình, trên thế giới các nước đã đi trước chúng ta nhiều năm và họ có cả một công nghệ trò chơi truyền hình. Thực tế, để có một chương trình trò chơi truyền hình hấp dẫn, đòi hỏi phải có một công nghệ sản xuất truyền hình chuyên nghiệp và hiện đại. Công nghệ - thiết bị sản xuất chương trình không đồng bộ khiến chất lượng chương trình kém. Ở nước ngoài, đạo diễn hình có thể ngồi bấm 15 - 17 màn hình để có 15 - 17 góc máy khác nhau. Bum, ray, dolly... rất đầy đủ, nhiều thiết bị hiện đại hỗ trợ. Ở Việt Nam, đạo diễn chỉ mong sao có được 5 màn hình, 5 góc máy, 5 cỡ cảnh cũng đã là khó khăn rồi. Vì vậy, sự đa dạng về hình ảnh trong lúc dựng cũng hạn chế. Hay gameshow Ai là triệu phú hiện đại, lộng lẫy là do được dành riêng trường quay S10, bố trí đồng bộ từ ánh sáng, quay phim đến đội ngũ thực hiện.
Việc đội ngũ sản xuất chương trình truyền hình sử dụng theo công nghệ không hiện đại, đồng bộ sẽ khiến cho việc sản xuất các chương trình truyền hình rất vất vả, tiến độ làm chương trình bị chậm, kéo dài. Ngược lại nếu công nghệ sản xuất chương trình hiện đại, đồng bộ sẽ làm cho hình ảnh trong chương trình phong phú và sinh động.
Hơn nữa trong xu hướng tổ chức các gameshow có tính tương tác rất cao giữa chương trình với khán giả thì yếu tố công nghệ là không thể thiếu. Khán giả được cùng tham gia vào chương trình, góp ý kiến, đặt câu hỏi hay trả lời câu hỏi... sẽ cảm thấy chương trình hấp dẫn hơn do được hòa vào không khí của cuộc chơi. Hơn thế nữa, người xem chương trình sẽ cảm thấy chương trình khách quan hơn, không phải được sắp xếp kịch bản trước.
- Yếu tố con người
Êkíp làm việc trong các Doanh nghiệp đa số còn tương đối trẻ và năng động song một số còn thiếu kinh nghiệm làm việc, bên cạnh đó nguồn nhân lực về lĩnh vực giải trí truyền hình lại thường xuyên đòi hỏi được đào tạo nâng cao trình độ, trong khi việc đầu tư đào tạo nhân lực này tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế. Đây cũng là một khó khăn cơ bản trong việc tạo ra các chương trình sân chơi thực sự mới mẻ cho khán giả.
Thông thường để làm gameshow, toàn bộ êkip phụ trách bao gồm đạo diễn, biên tập, quay phim, hoạ sỹ thiết kế, nhân viên kỹ thuật....Trong quá trình sản xuất chương trình chỉ một khâu nào đó yếu sẽ kéo những khâu khác xuống theo. Những khâu khác muốn giải quyết khó khăn đó cũng không có thời gian. Thí dụ: một gameshow có khoảng 20 người làm nhưng 5 người yếu thì 15 người còn lại không thể làm hết việc của 5 người đó. Chương trình truyền hình Sức sống mới cũng có một trường quay riêng với đội ngũ 60 người làm nên ngày nào cũng ra được chương trình.
- Yếu tố tài chính
Báo cáo tài chính có thể tiết lộ nhiều thông tin về những điểm mạnh nà những điểm yếu trong hoạt động của một doanh nghiệp. Chúng cũng là nền tảng để dự đoán sự phát triển tài chính trong tương lai của doanh nghiệp đó. Trong chừng mực mà kết quả hoạt động của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp cuối cùng được phản ánh trong phạm vi các báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì ssự phân tích tài chính có thể trả lời cho câu hỏi về hiệu quả của chiến lược hoạt động của doanh nghiệp.
Hiện nay muốn gameshow phát triển thì phải chịu đầu tư, kinh phí sản xuất chương trình có vai trò rất lớn tới chất lượng của chương trình.
- Yếu tố tổ chức sản xuất
Để có một chương trình gameshow chất lượng, hấp dẫn người xem, một ý tưởng là chưa đủ. Đó mới chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là kinh nghiệm tổ chức sản xuất. Việc tổ chức sản xuất một chương trình gameshow tưởng như đơn giản nhưng đòi hỏi một êkíp nhiều người làm việc với những yêu cầu cực kỳ khắt khe bên cạnh trang thiết bị hiện đại. Có thể nêu ra một phần rất nhỏ để tổ chức sản xuất ghi hình một chương trình gameshow trong trường quay: Lập nhóm nhân sự (khoảng 10 – 15 người trong đó có tổng đạo diễn, đạo diễn hình, quay phim, kỹ thuật, MC…), Người tổ chức sản xuất lên trước kế hoạch từ đầu, Phối hợp, Họp triển khai, Chạy chương trình và tổng duyệt (trước 1 – 2 ngày), Thực hiện chương trình tại trường quay, Rút kinh nghiệm (có thưởng phạt rõ ràng)…
1.3.3 Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp sản xuất gameshow truyền hình ở Việt Nam
Sự xuất hiện của các chương trình gameshow truyền hình không thể không thừa nhận là nó đã gây được làn sóng hâm mộ mới mà còn đóng góp một phần không nhỏ làm mới những chương trình giải trí trên truyền hình. Để duy trì và phát triển nó thì những vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp đó là:
- Luôn nhấn mạnh lý luận về giải trí
Tác dụng của giải trí là khiến con người ta cảm thấy thanh thản, giảm bớt áp lực, thoải mái về tinh thần, có được niềm vui và sự tiêu khiển. Tuy nhiên, nếu trong quá trình giải trí người chơi và người xem lại có được những lĩnh hội về kiến thức, thì điều này sẽ là một mũi tên trúng hai đích và nếu được như vậy thì chắc chắn không một khán giả nào từ chối chương trình đó. Điều này đòi hỏi các chương trình giải trí phải không ngừng tăng cường tính phục vụ, khiến khán giả có được sự lĩnh hội thực sự.
- Kết hợp với phương thức làm truyền hình thực tế
Truyền hình thực tế đang đổ bộ và trở thành xu hướng phát triển cho các đài truyền hình ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên, làm thế nào để vừa có thể áp dụng những kinh nghiệm làm truyền hình thực tế của nước ngoài vừa kết hợp với phong cách làm truyền hình trong nước? Đây cũng là một vấn đề khó đòi hỏi các doanh nghiệp khi thực hiện phải tìm tòi suy nghĩ thật kỹ. Đây là một vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện và phát triển thể loài gameshow được thực hiện theo phương thức làm truyền hình thực tế. Các doanh nghiệp phải biết vận dụng một cách khéo léo những công nghệ sản xuất chương trình mới nhằm thu hút số lượng khán giả lớn.
- Cải tiến hình thức tổ chức chương trình
Nếu là một gameshow tìm hiểu kiến thức sẽ không thể tránh khỏi hình thức một người hỏi và một người trả lời. Tuy nhiên, nếu lúc nào cũng là người dẫn chương trình đọc câu hỏi, người chơi trả lời, lâu dần, khán giả sẽ cảm thấy vô cùng nhàm chán. Để tránh sự lập lại, chương trình nên chọn những câu trả lời không có đáp án sẵn, khi trả lời, người chơi có thể có những đáp án và sự lựa chọn khác nhau, điều này sẽ gây được hưng phấn hơn cho khán giả. Sau phần trả lời của người chơi sẽ là những gợi ý của các chuyên gia được mời đến trường quay, đây luôn là những gợi ý mà khán giả khi nghe luôn cảm thấy được thu hoạch nhiều nhất. Những câu hỏi trong phần thi mà các chuyên gia đưa cho người chơi thường là những câu hỏi rất bất ngờ, chủ yếu để kích thích sự sáng tạo của người chơi. Điều này chứng tỏ rằng không phải các chương trình tìm hiểu kiến thức thường ít khán giả mà các chương trình đó phải không ngừng đổi mới, cải tiến hình thức tổ chức.
- Kết hợp mối quan tâm của xã hội với mối quan tâm của khán giả
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, những vấn đề nóng của xã hội và mỗi người dân luôn thể hiện rõ sự nhạy cảm của những người sản xuất chương trình với các vấn đề xã hội.
- Có sự kết hợp hài hòa với người dẫn chương trình
Không chỉ có người dẫn chương trình giỏi là có thể mang đến sự thành công cho chương trình mà sự kết hợp giữa những người dẫn chương trình và chương trình mới là yếu tố đem đến thành công cho chương trình đó.
- Thiết kế đơn nguyên chương trình phù hợp
Thiết kế đơn nguyên chương trình thực ra là nghệ thuật nắm bắt tiết tấu của chương trình, mỗi đơn nguyên được thiết kế tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp tới thành công hay thất bại của chương trình. Việc thiết kế các đơn nguyên vừa phải chú ý tới đặc điểm kỹ thuật truyền hình vừa phải nghĩ tới đặc trưng tiếp nhận của khán giả, khiến khán giả luôn được đi tới cao trào trong một trạng thái không vội vàng không chậm rãi của chương trình. Thí dụ một gameshow có tất cả 3 phần lớn, mỗi phần lớn lại được chia làm nhiều phần nhỏ phù hợp. Các đơn nguyên trong chương trình đó phải được thiết kế đơn giản, lưu loát, hợp lý khiến chương trình có được sự thống nhất về tính hoàn chỉnh và tính nghệ thuật.
Chương II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM GAMESHOW TRUYỀN HÌNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO VÀ SẢN XUẤT PHIM PROVIETNAM
2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Quảng cáo và Sản xuất phim ProVietnam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên công ty tiếng Việt: Công ty cổ phần Quảng cáo và Sản xuất phim ProVietnam
Tên giao dịch: ProVietnam advertising and film production
Logo:
Giấy phép ĐKKD số:0103006250 - Cấp ngày: 15/12/2004
Tài khoản: 108.20046868.019 – Ngân hàng TechcomBank Hoàn Kiếm.
Vốn pháp định: 10 tỷ đồng
Thành lập và đi vào hoạt động từ cuối năm 2004. ProVietnam định hướng phát triển thành một tập đoàn lớn mạnh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng giải pháp thương hiệu cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Với thế mạnh của mình là nghiên cứu thị trường và sản xuất phim quảng cáo, ngay từ khi khởi đầu ProVietnam đã tìm kiếm và chia sẻ những vốn hiểu biết của mình với các doanh nghiệp có tên tuổi. Hiện tại ProVietnam đã phát triển đồng đều các lĩnh vực liên quan hỗ trợ nhau trong kế hoạch quảng cáo truyền thông tại Việt Nam. Đó là:
Hãng phim ProVietnam: Với mục tiêu sản xuất các chương trình truyền hình chuyên nghiệp, hãng phim ProVietnam hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực sản xuất các thể loại phim đặc biệt là phim quảng cáo truyền hình cho các tổ chức doanh nghiệp.
Một trung tâm giải pháp về truyền hình – TVSlotion ra đời nhằm hỗ trợ các Đài THĐP trên toàn quốc về mặt tư vấn định hướng chương trình TH, sản xuất các chương trình truyền hình và triển khai các ShowgameTV. Đồng thời TVSolution còn đưa ra các giải pháp truyền hình gồm hệ thống kỹ thuật, công nghệ đồng bộ…và đồng thời dựa trên mối quan hệ này TVSolution còn triển khai cho khách hàng là các doanh nghiệp việc lên kế hoạch phát sóng quảng cáo truyền hình trên toàn quốc.
Thiết kế sáng tạo (Brand Identify) là lĩnh vực được ProVietnam quan tâm và triển khai đồng bộ ngay từ điểm khời đầu: Thực sự chỉ là những giá trị gia tăng cho khách hàng nhưng với đội ngũ thiết kế, sáng tạo bài bản được đào tạo chuyên sâu. ProVietnam hi vọng sẽ trở thành một trong những đơn vị cung cấp các dịch vụ về sáng tạo lớn mạnh tại Việt nam, đó là: Thiết kế logo, quy chuẩn đồng bộ thương hiệu, thiết kế in ấn ấn phẩm cao cấp, Kinh doanh ý tưởng, Thiết kế Website, gian hàng hội chợ,…
Một đội ngũ nghiên cứu và mở rộng thị trường cũng được ProVietnam đưa vào hoạt động mang tính bài bản, nhằm hỗ trợ các thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp, dịch vụ của chúng tôi bao gồm: Nghiên cứu các giải pháp thương hiệu phát triển sản phẩm, tổ chức sự kiện, Tư vấn marketing, thực hiện các hình thức marketing trực tiếp…
Dựa vào năng lực sáng tạo. Thế mạnh của ProVietnam là có thể đưa ra các ý tưởng khác biệt ấn tượng và độc đáo. Đó là các ý tưởng cho các clip quảng cáo truyền hình và những kế hoạch truyền thông quảng bá thương hiệu…
Dựa vào năng lực sản xuất. Thế mạnh của ProVietnam là có thể biến các ý tưởng thành hiện thực. Như việc tổ chức sản xuất phim, thiết kế và thi công xây dựng lắp đặt các gian hàng, các showroom hội chợ và thực hiện thiết kế-In ấn các ấn phẩm đặc biệt cao cấp.
Dựa vào mối quan hệ bền vững, xây dựng trên phương diện công việc với các đối tác chiến lược bằng sự kết hợp hài hoà cùng phát triển. ProVietnam có thế mạnh đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng các kế hoạch truyền thông đa phương tiện: Tổ chức và xây dựng các chương trình Gameshow trên các đài truyền hình. Lập kế hoạch phát sóng TVC trên truyền hình, kế hoạch quảng cáo trên Website, trên các phương tiện truyền thông khác như biển tấm lớn, báo chí, bảng điện tử…
Ngoài ra, ProVietnam còn cung cấp được tất cả các loại hình dịch vụ cho hoạt động PR(Public Relation – Quan hệ công chúng). Đó là các dịch vụ về biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ người mẫu, tiếp tân, thiết bị hội thảo, âm thanh, ánh sáng sân khấu…
Là công ty quảng cáo truyền thông, đa năng, hoạt động trong nhiều lĩnh vực liên quan đến Thương mại, Dịch vụ, tư vấn kế hoạch Quảng cáo truyền thông đa phương tiện…
ProVietnam có một đội ngũ được đào tạo bài bản, có nền tảng cơ bản và được đào tạo kinh nghiệm chuyên sâu tại nước ngoài, đồng thời tất cả những thành viên trong bộ máy đều đã được làm việc tại những công ty, những tập đoàn h._.uảng cáo lại cũng sẽ chỉ nhằm vào những chương trình có rating cao nhất.
+ Không chỉ có thêm kinh phí để nâng chất lượng gameshow, việc hợp tác còn giúp giải quyết vấn đề nhân lực. Trong hoàn cảnh cầu nhiều hơn cung như hiện nay, việc hợp tác làm gameshow sẽ góp phần làm đa dạng hoá sản phẩm, đưa ra nhiều lựa chọn cho từng thành phần khán giả
+ Việc hợp tác sẽ không chỉ bó hẹp trong nước mà còn vượt ra khỏi lãnh thổ quốc gia.
Hợp tác với nước ngoài còn tạo cơ hội để lĩnh vực giải trí truyền hình Việt Nam tiếp cận phong cách làm gameshow chuyên nghiệp của các nước. Sẽ là từ những gameshow thương hiệu Việt mang đậm phong cách tâm hồn Việt. Bạn bè các nước sẽ có dịp hiểu thêm về cuộc sống, con người Việt Nam. Đó chính là tâm nguyện chung của những người làm gameshow mang thương hiệu Việt trong tương lai.
3.1.3. Phương hướng kinh doanh của công ty ProVietnam giai đoạn 2008 – 2010
Trên cơ sở những kết quả kinh doanh đã đạt được giai đoạn 2004 - 2007 cũng như các thế mạnh, năng lực cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ mà ProVietnam đang có trên thị trường và uy tín, thương hiệu cùng mối quan hệ đã tạo dựng được với các đối tác trong nước, đồng thời căn cứ vào tốc độ phát triển chung của thị trường và triển vọng tăng trưởng kinh tế quốc dân, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2008 của công ty cổ phần ProVietnam ngày 31/01/2008 đã thông qua Chiến lược kinh doanh của công ty ProVietnam giai đoạn 2008 - 2010. Trong đó từ kết quả đánh giá Mô hình SWOT (Strengths - Weaknesses - Opportunities - Threats), công ty đã đề ra kế hoạch phát triển các ngành nghề kinh doanh.
Mô hình SWOT của ProVietnam giai đoạn 2008 - 2010:
Thế mạnh - Strengths:
- Công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý có chuyên môn và trách nhiệm cao, cùng với lực lượng nhân viên trẻ, năng động, yêu nghề tốt nghiệp ưu tú từ các trường đại học uy tín trên cả nước. Bên cạnh đó, công ty cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho cán bộ nhân viên học hỏi, nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức uy tín trong và ngoài nước.
- Công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quá trình kiểm soát các vấn đề như quản trị, luân chuyển và huy động vốn của các dự án có tính chất độ trễ thời gian trung bình và dài hạn; có kinh nghiệm trong việc định hướng công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
- Công nghệ sản xuất phim hiện đại: Sản phẩm phim truyện, phim quảng cáo, phim tư liệu, phim giới thiệu về doanh nghiệp, gameshow.. được sản xuất theo công nghệ hiện đại đồng bộ giúp tăng cường hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Công ty đã và đang vận dụng mô hình kinh doanh - đầu tư và công tác nghiên cứu và phát triển (R&D), qua đó giúp công ty vừa có thế mạnh mũi nhọn và tập trung là sản xuất phim truyền hình, gameshow, realityshow, đồng thời vẫn luôn có điều kiện nghiên cứu các cơ hội kinh doanh thuộc nhiều ngành nghề khác, hứa hẹn đem lại tỷ suất sinh lời tương đối cao.
- Thương hiệu và uy tín về sản phẩm, dịch vụ thuộc các ngành nghề công ty đang kinh doanh đã được khẳng định trên thị trường ở quy mô khá.
- Sự đoàn kết nhất trí, năng động sáng tạo đồng tâm vượt qua khó khăn gian khổ trong công việc của ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể nhân viên trong công ty sẽ tạo nên sức mạnh để đưa công ty chúng ta không ngừng phát triển.
- Văn hóa Công ty đã dần được hình thành theo hướng công ty thuộc sở hữu của đại chúng, trong đó nhân viên vừa là người lao động, vừa là những người sở hữu.
Điểm yếu - Weakness:
- Công ty mới được thành lập chưa lâu nên vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt là hạn chế về mặt tài chính. Do đó trong quá trình hoạt động kinh doanh Công ty vẫn đang phải đi vay vốn khá nhiều, cùng với việc phải trả chi phí cho việc sử dụng số vốn đó đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chung của Công ty.
- Cũng vì thời gian hoạt động chưa dài, chính vì vậy nên mặc dù có nền tảng văn hoá công ty là sở hữu tập thể gắn với trách nhiệm từng cá nhân qua việc sở hữu công ty, nhưng văn hoá công ty còn đang trong quá trình hình thành và hoàn thiện.
- Công ty chưa có các dự án sản xuất phim, gameshow lớn với phía nước ngoài mà chỉ mới bắt đầu đi vào nghiên cứu.
- Quy mô công ty còn nhỏ, vốn đầu tư còn thiếu nên gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các cơ hội kinh doanh lớn với khả năng sinh lời cao.
Cơ hội - Oppotunities:
- Công ty có nhiều cơ hội đón bắt những kinh nghiệm quản lý, trình độ công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài.
- Triển khai nhiều dự án có quy mô lớn đặc biệt là trong lĩnh vực giải trí truyền hình và sản xuất phim do có kinh nghiệm triển khai và uy tín từ nhiều năm trước.
- Xây dựng được đội ngũ nhân sự trẻ, chuyên môn sâu
Thách thức - Threats:
- Hệ thống pháp luật, đặc biệt pháp luật về Quảng cáo, xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam còn đang trong quá trình bổ sung và hoàn thiện, các cơ chế, thủ tục hành chính còn nhiều khó khăn, rườm rà và bất cập.
- Năm 2006, năm 2007 tỷ lệ lạm phát tương đối cao. Nhân tố này ảnh hưởng chung tới mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp và Công ty cũng không phải là một ngoại lệ. Lạm phát đẩy chi phí gia tăng, trong đó có áp lực tăng lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty làm cho lợi nhuận giảm.
- Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp trong nước có được không ít thuận lợi và tiềm năng phát triển, tuy nhiên bên cạnh đó cũng gặp phải không ít khó khăn và thách thức. Đặc biệt trong lĩnh vực quảng cáo, giải trí truyền hình, mặc dù lĩnh vực này trên thế giới đã phát triển lên đến đỉnh cao, song đối với Việt Nam thì mới chỉ là bắt đầu. Hơn nữa, ProVietnam lại là một doanh nghiệp tương đối trẻ, mới gia nhập làng quảng cáo, giải trí truyền hình và còn yếu cả tiềm lực công nghệ lẫn tài chính, do đó để tồn tại và phát triển, công ty luôn phải đương đầu với áp lực cạnh tranh trước các sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp nước ngoài đang thâm nhập thị trường và cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm dịch vụ của công ty.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty còn tương đối trẻ và năng động song một số còn thiếu kinh nghiệm làm việc, bên cạnh đó nguồn nhân lực về quảng cáo, sản xuất phim lại thường xuyên đòi hỏi được đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, trong khi việc đầu tư đào tạo nhân lực này tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế. Đây cũng là một khó khăn cơ bản trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
- Hệ thống quản trị chất lượng của công ty mới chỉ thực sự bắt đầu xây dựng và áp dụng, nên nguy cơ về đánh mất vị trí sản phẩm, dịch vụ, uy tín và thương hiệu Việt vẫn có thể xảy ra trong quá trình giao thời áp dụng hệ thống quản trị chất lượng vào kinh doanh.
- Khả năng mất nhân sự và thu hút thêm nhân sự gây ra xáo trộn trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty do văn hoá công ty chưa ổn định và vẫn đang áp dụng chính sách nhân sự cũ (đến năm 2009) không còn phù hợp với các biến động của thị trường như tình hình lạm phát, trượt giá, sự thay đổi về giá cả trên thị trường lao động,…
- Trong kế hoạch triển khai các dự án mới có nhiều dự án thuộc các ngành nghề công ty chưa có kinh nghiệm nhiều, nên có khả năng chịu những tác động bất ngờ từ phía các đối thủ cạnh tranh, …
Chiến lược phát triển ngành nghề trong giai đoạn (2007 - 2009):
Lĩnh vực chính và các hướng phát triển mới:
Công ty Cổ phần ProVietnam hướng tới mục tiêu hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực theo chiến lược nhất quán là ứng dụng tối đa công nghệ truyền hình - viễn thông vào các lĩnh vực kinh doanh và quản lý, đồng thời ưu tiên vốn phát triển bền vững lĩnh vực giải trí truyền hình, sau đó đến các dự án và lĩnh vực thuộc các ngành nghề khác đem lại tỷ suất sinh lời cao. Theo đó, trong giai đoạn 2008 - 2010, chiến lược hoạt động trong từng lĩnh vực của ProVietnam được đặt ra như sau:
Giải trí truyền hình:
Trong giai đoạn 2008 - 2010, công ty tiếp tục duy trì việc kinh doanh sản xuất phim truyền hình, quảng cáo đồng thời sản xuất gameshow, realityshow và các chương trình liên quan trong đó lấy việc sản xuất gameshow là trọng tâm.
Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển gameshow, talkshow theo hai hướng:
- Các chương trình nhằm nâng cao kiến thức người tiêu dùng.
- Các chương trình nâng cao kiến thức công nghệ thông tin và tin học phổ thông cho học sinh và sinh viên.
- Các chương trình hướng nghiệp
Công ty sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới đối tác các đài tuyền hình địa phương và các nhà cung cấp dịch vụ mạng, song song với việc mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với đài truyền hình Trung ương VTV và VTC, đặc biệt là việc thuê sóng truyền hình. Mục tiêu đặt ra trong giai đoạn này là trở thành doanh nghiệp sản xuất nhiều chương trình gameshow nhất Việt Nam, đồng thời trở thành đối tác chiến lược về cung cấp sản phẩm và dịch vụ truyền hình với các đài truyền hình Trung ương trong cả nước.
Viễn thông:
Công ty tiếp tục khai thác các dịch vụ và sản xuất các sản phẩm liên quan đến dịch vụ giá trị gia tăng trên truyền hình, điện thoại, thông qua việc khai thác đầu số nhắn tin 8XX6 và tổng đài 1900- 365-078 với hướng kinh doanh chiến lược là đưa các dịch vụ và sản phẩm mới, có tính hữu dụng cao thâm nhập thị trường. Các dịch vụ tập trung theo hướng sau:
- Hỗ trợ và cung cấp thông tin ứng dụng khoa học thường thức vào đời sống.
- Hỗ trợ các thông tin góp phần nâng cao kiến thức người tiêu dùng.
- Dịch vụ tìm kiếm nhanh các tiện ích đời sống bằng điện thoại.
Dựa trên những kế hoạch đó mục tiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 đến năm 2010 như sau:
- Trong lĩnh vực kinh doanh cung cấp giải pháp truyền hình, với số lượng trên 30 khách hàng đang sử dụng các giải pháp truyền hình mà công ty cung cấp hiện nay, cùng triển vọng gia tăng số lượng lớn khách hàng xuất phát từ nhu cầu sử dụng các phương tiện truyền thông ngày một nhiều mà các giải pháp truyền hình là thế mạnh của công ty. Công ty tin tưởng đặt ra mục tiêu doanh thu cho hoạt động sản xuất các chương trình thương mại, quảng cáo khoảng 8 tỷ đồng. Ngoài ra dịch vụ booking quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, làm chuyển động, popup quảng cáo giữa các chương trình truyền hình ước tính đem lại mức 2,8 tỷ đồng mỗi năm.
- Đối với hoạt động tổ chức sự kiện, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, thiết kế dàn dựng gian hàng triển lãm và xây dựng quản lý mô hình đại lý quy chuẩn đồng bộ doanh thu ước tính đạt 6,1 tỷ đồng mỗi năm.
- Đối với lĩnh vực sản xuất gameshow, talkshow công ty có kế hoạch đẩy mạnh với doanh thu khoảng 3,9 tỷ đồng mỗi năm. Bên cạnh đó, các dự án realityshow, dự án sản xuất phim truyền hình mà công ty hiện đang thực hiện cũng được công ty tiếp tục phát triển tiếp trong năm 2008, bước sang năm 2009 với doanh thu ước tính đạt mức7,2 tỷ đồng mỗi năm.
Nhìn chung các hoạt động kinh doanh khác của công ty trong các lĩnh vực trên chủ yếu đều là các hoạt động kinh doanh dịch vụ có giá trị gia tăng lớn. Do đó doanh thu đạt được tuy không cao nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho công ty do chi phí bỏ ra tương đối thấp, chủ yếu tốn kém chi phí về nhân sự và quản lý.
3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển Gameshow Truyền hình mang thương hiệu Việt của của công ty ProVietnam
Hiện nay chỉ tính trên hai kênh truyền hình lớn nhất cả nước là VTV và HTV có đến gần 40 gameshow phát sóng một tuần nhưng số gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt phát sóng trên hai kênh truyền hình lớn nhất cả nước này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các gameshow nước ngoài thu hút được nhiều khán giả là điều tất yếu, vì tất cả chương trình này trước khi đến Việt Nam đều đã có thời gian ra mắt và có lượng khán giả chú ý nhất định ở nước sản xuất và một số quốc gia. Làm thế nào để thu hút được khán giả xem các gameshow mang thương hiệu Việt. Phải chăng hiện nay nội dung chương trình gameshow phải chuyển tải ý nghĩa xã hội nhất định, những bài học kinh nghiệm thực tiễn đến người xem. Đứng trước vấn đề đặt ra như vậy tác giả xin đưa ra một số giải pháp cụ thể sau phát triển gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt.
3.2.1 Đầu tư chắp cánh cho kịch bản gameshow mang thương hiệu Việt.
Là khâu đầu tiên của quy trình sản xuất gameshow.
Để có thể định hướng / đặt hàng sản xuất gameshow thương hiệu Việt, các đài truyền hình hay doanh nghiệp sản xuất có thể thực hiện đầu tư cho kịch bản, xuất phát từ ý tưởng, kế hoạch về việc sản xuất gameshow, chẳng hạn như gameshow Hành trình văn hóa dành cho thanh niên, Đường lên đỉnh Olympia dành cho học sinh phổ thông trung học, Ở nhà chủ nhật là một chương trình có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho các gia đình về rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày…
Ở công đoạn này - nếu có, các đài truyền hình và doanh nghiệp sản xuất có thể đầu tư cho kịch bản qua hình thức tổ chức các chương trình thi viết kịch bản gameshow thương hiệu Việt. Các tác giả có thể tự do sáng tác, những tác phẩm được giải sẽ được thưởng và được tập hợp thành ngân hàng kịch bản để các đài truyền hình hay nhà sản xuất lựa chọn quyết định đầu tư sản xuất theo kế hoạch. Những tác phẩm kịch bản gameshow được hoặc không được giải khác và không được đài truyền hình hay doanh nghiệp sản xuất tổ chức cuộc thi đó quyết định đầu tư sản xuất nhưng có thể cho sản xuất gameshow ( coi như được duyệt ), thì đưa vào danh mục công khai “ kịch bản đã được duyệt” để tác giả có thể trực tiếp, tự do chào bán, chuyển nhượng quyền sử dụng tác phẩm cho các đài truyền hình hay các nhà sản xuất khác không tham gia tổ chức.
3.2.2 Đầu tư cho sản xuất gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt.
Là khâu chính tiếp theo của quá trình sản xuất gameshow.
Trong đầu tư cho sản xuất gameshow, Nhà nước thực hiện theo hai cách: đặt hàng (đầu tư 100% vốn) và trợ giá (70% vốn) và đều theo hình thức chỉ định sau khi duyệt dự toán chi phí sản xuất. Ở cả hai cách này, đứng về mặt pháp lý, vẫn còn những vi phạm về trình tự, thủ tục.
Cho nên, khi quyết định đầu tư vào sản xuất một kịch bản gameshow nào (có tổng vốn đầu tư trên 500 triệu đồng), thì bên quản lý về mặt sản xuất (Nhà nước ) tổ chức đấu thầu rộng rãi theo đúng trình tự, quy định hiện hành như với các dự án khác có vốn đầu tư của Nhà nước. Trong quá trình thực hiện dự án, có nghiệm thu phim từng phần (từng giai đoạn: Ghi hình ngoại cảnh - nếu có, Ghi hình trường quay, Dựng nháp, Dựng hoàn chỉnh, Duyệt phát sóng …) và giải ngân khi có quyết định cho phép phát sóng.
Dưới hình thức này, khái niệm chủ đầu tư và nhà thầu - người thực hiện dự án đã hình thành rõ. Doanh nghiệp sản xuất gameshow - nhà thầu sẽ phải thực hiện việc làm phim đúng yêu cầu về tài chính và nội dung. Còn Nhà nước - chủ đầu tư có thể lựa chọn được những dự toán làm gameshow khả thi với chi phí thấp nhất của những người thực hiện có trình độ sản xuất đáng tin cậy... thông qua hồ sơ dự thầu. Những gameshow nào được chủ đầu tư quyết định đầu tư sản xuất và trả nhuận bút kịch bản làm gameshow, thì đó là tài sản của Nhà nước và mọi nguồn thu sau này, nếu có, đều nộp về cho ngân sách nhà nước (cho tới khi hòa vốn) chứ không thuộc phần chia cho bất cứ doanh nghiệp sản xuất / người thực hiện nào như tình trạng hiện nay. Còn các nhà sáng tác (tác giả kịch bản, đạo diễn, quay phim...) chỉ có quyền nhân thân đối với tác phẩm đó mà thôi.
Đối với gameshow trợ giá, nếu thấy thuộc thể loại, đề tài được khuyến khích sản xuất, thì Nhà nước có thể quyết định chi một khoản từ ngân sách để trợ giá cho nhà sản xuất và sẽ không làm phát sinh quyền sở hữu đối với tác phẩm gameshow này.
3.2.3 Giải pháp thu hút khán giả của gameshow mang thương hiệu Việt
Khán giả đó là những người xem gameshow dưới mọi hình thức: xem ở trường quay, , xem trên Internet, xem qua mạng lưới truyền hình…Nên khán giả là người xem dù với bất kỳ hình thức nào.
Làm gameshow hướng về khán giả, là hướng tới nhân dân - hướng tới mọi tầng lớp trong xã hội: từ người xem bình dân tới vị học giả, từ chị nông dân tới ngài bộ trưởng, từ cậu thiếu niên tới các cụ già, từ anh công nhân tới các nhà nghiên cứu…Đó luôn luôn là mục đích của những người làm gameshow. Tuy vậy nên tùy từng đối tượng khán giả, tùy từng thời điểm thích hợp mà triển khai các gameshow với những nội dung, những phong cách thích hợp, thì dễ đạt những hiệu quả mong muốn.
Vai trò, vị trí khán giả trong thẩm định, đánh giá chất lượng gameshow rất quan trọng nhưng không phải duy nhất. Người ta hay dùng rating để đánh giá một gameshow thành công. Điều này không sai, nhưng chỉ nên là một trong nhiều tiêu trí để xem xét đánh giá một gameshow, mà còn bao gồm:
+ Những vấn đề mà gameshow muốn truyền tải và giải quyết
+ Giá trị Văn hóa, xã hội của gameshow
+ Những khám phá, tìm tòi
+ Yếu tố phổ cập
+ Doanh thu gameshow dưới mọi hình thức
Một gameshow hay, hấp dẫn là gameshow có nội dung sâu sắc, đươc thể hịện nhuần nhuyễn, đưa đến cho người xem những nhận thức mới, về vẻ đẹp của cuộc sống, con người, vẻ đẹp của nghệ thuật, của truyền thống văn hóa dân tộc, và thu hút được đông đảo các tầng lớp người xem. Do đó:
- Trước hết, phải làm gameshow hay, hấp dẫn. Hấp dẫn cả về nội dung truyền tải, nội dung chương trình. Điều này cần sự nỗ lực chung của nhiều phía: Từ quản lí nhà nước tới các Đài truyền hình, các Doanh nghiệp sản xuất, các Tác giả làm gameshow…và cả sự định hướng, phân tích một cách chuẩn mực của các Nhà phê bình và Phóng viên báo chí về lĩnh vực này. Khán giả xem gameshow chủ yếu là qua truyền hình nên có nhiều đối tượng nên cần có sự định hướng.
- Tăng cường công tác marketing, nhất là ở các doanh nghiệp sản xuất. Chi phí marketing nên hạch toán ngay vào chi phí sản xuất gameshow, để công tác marketing được chủ động, kỹ càng và có kế hoạch hơn.
- Tăng cường trách nhiệm của lí luận phê bình và báo chí trong thẩm định, đánh giá các gameshow, góp phần định hướng, gợi mở cho các tác giả sáng tác, cũng như hướng dẫn và định hướng thị hiếu, thẩm mĩ người xem gameshow. Lí luận phê bình và Báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện, khuyến khích các hiện tượng mới, các tìm tòi mới, các phong cách làm gameshow mới.
- Công tác phát sóng cần điều chỉnh theo phương châm tăng cường gameshow mang thương hiệu Việt và giảm bớt nhập gameshow nước ngoài. Xin đề nghị nghiên cứu việc khoán chỉ tiêu doanh thu làm gameshow Việt cho các đài truyền hình. Như vây việc phát sóng gameshow Việt mới thưc sự chiếm chỗ trong kế hoạch của các đài truyền hình, và các doanh nghiệp sản xuất.
3.2.4 Một số giải pháp khác
- Nâng cao Năng lực - Kỹ năng sản xuất của đội ngũ xây dựng làm chương trình. Đào tạo, nâng cao trình độ sử dụng trang thiết bị hiện đại trong sản xuất gameshow, gồm các nội dung:
+ Gửi nhân viên chuyên môn kỹ thuật sử dụng trang thiết bị hiện đại trong sản xuất và tổ chức sản xuất gameshow đi đào tạo ở nước ngoài.
+ Thuê chuyên gia nước ngoài giảng dạy, nâng cao trình độ cho nhân viên kỹ thuật sử dụng trang thiết bị hiện đại của ngành truyền hình.
- Đầu tư Công nghệ - kỹ thuật sản xuất Gameshow truyền hình. Thực tế, để có một chương trình truyền hình hấp dẫn, đòi hỏi phải có một công nghệ sản xuất truyền hình chuyên nghiệp và hiện đại. Điều đó lý giải vì sao các nước có ngành truyền hình còn đang phát triển như Việt Nam vẫn phải mua bản quyền nhiều chương trình hay của nước ngoài.
- Chủ trương xã hội hoá ( hợp tác trong và ngoài nước) trong việc thực hiện những chương trình giải trí truyền hình.
Bằng việc ban hành các văn bản về xã hội hoá các hoạt động văn hoá nghệ thuật; về đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực truyền hình. Hơn nữa, ngày 11-3-2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2005/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, quy định: “việc tham gia sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và hợp tác xã. Sản xuất sản phẩm công ích và cung ứng dịch vụ công ích sẽ được thực hiện theo phương thức đấu thầu”. Như vậy, các Đài truyền hình hiện nay sẽ bắt buộc phải tự nâng cao chất lượng sản phẩm của mình mới có thể thu hút được nguồn tài chính cho sản xuất các chương trình. Truyền hình Việt Nam đứng trước sự lựa chọn, tồn tại thì phải đổi mới bằng không không thể tồn tại trong xu thế hội nhập quốc tế khi không làm ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
- Tăng cường sự tương tác giữa người xem và chương trình đang diễn ra (trực tuyến)
- Nâng cao hợp tác
- Phát triển các sản phẩm Gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt
Để Gam eshow Việt phát triển thì vấn đề làm thế nào để các tác giả bên cạnh khả năng thiên phú về tầm nhìn (ý tưởng), các nhà quản lý cần thiết phải hỗ trợ họ những khả năng để thực hiện ý tưởng thông qua các tác phẩm và phổ biến tác phẩm đó đến khán giả (người tiêu dùng).
- Nâng cao vị thế cạnh tranh của Gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt đối với Gameshow truyền hình mang thương hiệu Ngoại.
Hiện nay trên thế giới lĩnh vực giải trí truyền hình trong đó có gameshow mang lại những khoản lợi nhuận kh á cao cho c ác nước phát triển như M ỹ, Anh, Pháp... Thông qua các sản phẩm này, các nước đã quảng bá được những hình ảnh về nền văn hoá, đất nước, con người của họ đến khắp thế giới, từ đó tác động trở lại ngành du lịch - cũng là lĩnh vực mang lại những khoản lợi nhuận đáng kể.
Trên nguyên tắc phi tập trung về quản lý và hỗ trợ tài chính cho các hoạt động văn hoá - giải trí; các khoản hỗ trợ của nhà nước được thực hiện bằng hình thức cấp tài trợ cho các dự án cụ thể trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh. Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất để thúc đẩy lĩnh vực giải trí truyền hình của mình, một số nước như Anh, Pháp, Hàn Quốc đã hình thành Quỹ phát triển với sự tham gia của rất nhiều nhà đầu tư của nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
Từ những tình hình như trên, việc tạo ra một nguồn tài chính dồi dào, ổn định mang tính xã hội hoá cao để hỗ trợ sản xuất phim là hết sức cần thiết và mang tính “thời sự” đối với sản xuất các chương trình giải trí truyền hình ở Việt Nam hiện nay.
Mô tả dự án: “Quỹ hỗ trợ phát triển cho sản xuất gameshow”:
Mục đích:
Quỹ hỗ trợ sản xuất gameshow hình thành với mục đích nâng cao chất lượng của gameshow mang thương hiệu Việt thông qua việc đào tạo kỹ năng làm việc và thể hiện ý tưởng sáng tạo ở các khâu kịch bản, đạo diễn, kỹ thuật, công nghệ sản xuất, quản trị sản xuất. Xây dựng mối quan hệ về quản trị sản xuất gameshow.
Nâng cao chất lượng, kỹ thuật, nội dung nhằm đưa gameshow Việt đến với công chúng. Tiến tới gameshow Việt sau 10 năm sẽ có tên tuổi trong khu vực.
Khuyến khích, hỗ trợ các tài năng trẻ (tác phẩm đầu tay).
Hỗ trợ các ý tưởng kịch bản xuất sắc, trên cơ sở đó tác giả có thể xây dựng dự án làm gameshow và thu hút được nguồn tài chính cho sản xuất tác phẩm.
Hỗ trợ quảng bá sản phẩm đối các dự án có khả năng. Xây dựng kỹ năng cho các nhà sản xuất gameshow trong tiếp thị và quảng bá sản phẩm.
Mục tiêu:
Thông qua các đài truyền hình để phát triển, bổ sung và hoàn thiện kỹ năng viết kịch bản và thể hiện ý tưởng qua các Demo.
Xây dựng nguyên tắc làm việc giữa các thành viên trong quá trình sản xuất gameshow; nâng cao vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong quy trình sản xuất gameshow phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hiểu biết và áp dụng Luật bản quyền tác giả theo công ước quốc tế và luật của Việt Nam đối với quá trình sản xuất gameshow.
Xây dựng chiến lược marketing và kỹ năng quảng bá sản phẩm. - Có kỹ năng xây dựng dự án nhằm thu hút các nhà đầu tư (Chính phủ, NGO, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước..)
Hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất gameshow mang tính xã hội hoá cao.
Nội dung hoạt động:
Giai đoạn I sẽ do Quỹ Ford tài trợ tập trung cho việc chuyển giao công nghệ và đào tạo thực tế
- Thành lập Hội đồng Quản trị “Quỹ Hỗ trợ phát triển sản xuất gameshow”
Hiện nay ở Việt Nam chưa có một Quỹ nào hoạt động theo mô hình xã hội hoá để hỗ trợ cho các hoạt động văn hoá - giải trí - nghệ thuật nói chung và truyền hình nói riêng, đây là một dự án thí điểm nên cần:
+ Xây dựng chức năng và nhiệm vụ của Quỹ trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số Quỹ tương tự như Anh, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc …
+ Xây dựng tuyên ngôn hoạt động “Hỗ trợ cho gamesho Việt có khán giả và có thương hiệu trong khu vực”
+ Thành lập Hội đồng Quản trị gồm các thành viên:
Đại diện cho Nhà đầu tư của Chính phủ (Bộ Văn hóa - Thông tin)
Đại diện cơ quan quản lý ngành
Đại diện tổ chức xã hội nghề nghiệp
Nhà sản xuất gameshow có uy tín và trình độ
Nhà Đạo diễn, Biên kịch
Nhà đầu tư không thuộc Chính phủ (NGO, Tư nhân …)
- Tổ chức các khoá học ngắn hạn với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia nước ngoài:
+ Khoá học về kịch bản nhằm trang bị cho học viên phương pháp đưa ra ý tưởng, làm việc giữa người đề xuất ý tưởng và người viết kịch bản, lựa chọn nội dung để có kịch bản tốt đáp ứng yêu cầu của khán giả
+ Khoá học Ngân sách và Tài chính nhằm trang bị cho học viên biết xây dựng một dự án làm gameshow hoàn chỉnh có thể thu hút được Nhà đầu tư. Xác định rõ Mối quan hệ (Relation) giữa đạo diễn – Kịch bản - Producer. Vai trò của Nhà sản xuất theo đúng nghĩa và phương thức làm việc khoa học dẫn đến thành công của gameshow.
+ Khoá học về Marketing gameshow và Quảng bá gameshow nhằm giúp học viên xác định được khán giả của mình và chiến lược phát triển khán giả, đặc thù của việc tiếp thị và quảng bá sản phẩm truyền hình, ảnh hưởng của nó đối với doanh thu của sản phẩm.
+ Khoá học về Quyền tác giả (IP0) và soạn thảo các hợp đồng nhằm giúp cho các học viên biết được Luật bản quyền của quốc tế khi gia nhập WTO, luật Việt Nam, các hợp đồng ký kết nhằm bảo vệ quyển lợi của Nhà sản xuất.
- Tập hợp tài liệu giảng dạy.
+ Ghi hình, ghi âm, đưa vào đĩa Ví dụ các bài giảng
+ Thu thập tài liệu (viết), biên soạn thành tài liệu cho giáo viên và học viên nghiên cứu và học tập
+ Cấp chứng chỉ
- Tuyển chọn ứng cử tham gia khoá học
+ Xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn ( Aplly)
+ Lựa chọn thông qua ý tưởng của học viên
- Hỗ trợ phát triển tài năng
+ Các ý tưởng xuất sắc sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí và giúp đỡ kêu gọi đầu tư để thực hiện sản xuất, ưu tiên lớp trẻ và các tác phẩm đầu tay.
Đối tượng thụ hưởng dự án:
- Các nhà sản xuất gameshow có quốc tịch Việt Nam tuổi dưới 45
- Những sinh viên khác có khả năng
Đơn vị tham gia dự án:
- Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Văn hoá Thông tin và Truyền thông
- Bộ Văn hoá Thông tin và Truyền thông
- Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển Văn hoá (A&C)
- Quỹ Ford
Cơ quan lập dự án:
Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Văn hoá Thông tin và Truyền thông, Trung tâm A&C
Kết quả dự án:
- Có khoảng 40 nhà sản xuất gameshow được đào tạo đầy đủ các kiến thức cơ bản và qui trìnhcông nghệ làm gameshow tiên tiến.
- Chất lượng kịch bản phục vụ được yêu cầu của khán giả
- Xây dựng được mối quan hệ khoa học giữa Đạo diễn-Kịch bản-Nhà sản xuất
- Biết xây dựng một dự án làm gameshow hoàn chỉnh để thu hút nhà đầu tư
- Thiết lập được 3 hoặc 4 nhóm làm gameshow chuyên nghiệp (đẳng cấp quốc tế)
- Chọn 1-3 kịch bản hay để hỗ trợ khoảng 10% kinh phí.
3.3 Tạo lập môi trường để thực hiện các giải pháp
3.3.1 Các kiến nghị đối với nhà nước
- Nhà nước cần hỗ trợ và khuyến khích đầu tư phát triển gameshow mang thương hiệu Việt, để gameshow Việt đóng góp có hiệu quả cho văn hoá, xã hội. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư và phát triển vào gameshow mang thương hiệu Việt.
- Có chính sách bảo trợ gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt, chính sách thuế phù hợp nhằm khuyến khích việc sản xuất gameshow mang thương hiệu Việt.
3.3.2 Các kiến nghị đối với ngành chủ quản
- Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quyền tác giả đối với chương trình gameshow.
Các Đài phát thanh và truyền hình và các cơ quan báo chí khác ở Trung ương và địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; mở chuyên mục giới thiệu pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về quyền tác giả đối chương trình gameshow.
- Đảm bảo tỷ lệ phát sóng hợp lý giữa gameshow thương hiệu Việt và gameshow nước ngoài.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giải trí truyền hình tăng cường quan hệ hợp tác với nhau. Đặc biệt là tăng cường phương thức xã hội hoá việc sản xuất các chương trình truyền hình để có được đóng góp của nhiều đối tượng, nhiều thành phần khác nhau.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp cùng kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực giải trí truyền hình vô tư, khách quan (không phân biệt trong hay ngoài đài truyền hình) để tạo ra môi trường kinh doanh sản xuất lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
- Đài truyền hình có trách nhiệm:
+ Tăng thời lượng phát sóng gameshow Việt Việt trên Truyền hình. Tính giờ hợp lí gameshow phát trên truyền hình
+ Hàng năm trích một khoản thu từ Quảng cáo trên các kênh truyền hình Nhà nước đầu tư lại cho sản xuất gameshow Việt
KẾT LUẬN
Hoạt động sản xuất gameshow truyền hình tại Việt Nam đang trên đà phát triển từng ngày nhưng gameshow mang thương hiệu Việt thì lại đang yếu dần. Gameshow Việt các ngành chủ quản quan tâm định hướng tạo điều kiện phát triển. Gameshow Việt phát triển song song với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.
Chuyên đề này đã đề cập tới những vấn đề về thị trường gameshow Việt Nam, qua đó thấy được các lực luợng cạnh tranh, các yếu tố chi phối thị trường.
Chuyên đề đặc biệt đi sâu vào tình hình hoạt động kinh doanh sản xuất tại Công ty Cổ phần Quảng cáo và sản xuất phim ProVietnam, qua đó ta có thể thấy được những thành công mà PrpVietnam đã đạt được cũng như những hạn chế mà ProVietnam cần khắc phục.
Qua chuyên đề tôi mong muốn đóng góp một phần để làm sáng tỏ phần nào tình hình phát triển của thị trường gameshow tại Việt Nam. Ngoài ra là một số giải pháp để có thể phát triển gameshow mang thương hiệu Việt với hi vọng sẽ giúp phần nào trong quá trình hoàn thiện và phát triển thương hiệu ProVietnam và có thể ứng dụng cho một số doanh nghiệp khác cũng như sự phát triển của gameshow Việt.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Nguyễn Thành Độ (Chủ biên), Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp - ĐHKTQD, NXB Lao động – Xã hội, 2002
2. PGS. TS. Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản – ĐHKTQD, NXB Giáo dục, 2002
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20545.doc